Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,) tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

pdf 59 trang thiennha21 19/04/2022 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,) tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_va_de_xuat_giai_phap_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,) tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHÀN THỊ HUỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐỖ TRỌNG (Eucommia ulmoides Oliv.,)TẠI THỊ TRẤN PHỐ BẢNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHÀN THỊ HUỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐỖ TRỌNG (Eucommia ulmoides Oliv.,)TẠI THỊ TRẤN PHỐ BẢNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Dưới sự chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo tại Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên suốt bốn năm học qua em đã phần nào trang bị được vốn kiến thức về cuộc sống và chuyên môn công việc cũng như những trải nghiệm thú vị về nghề nghiệp trong tương lai qua các đợt thực tế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Đoàn Thị Mai đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Sau hơn ba tháng nỗ lực cố gắng, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận. Để có được kết quả như vậy, ngoài sự say mê tìm tòi thu thập về lĩnh vực quy hoạch và sự nỗ lực bản thân em luôn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các ban ngành địa phương. Nhân dịp này em xin được được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn, các thầy cô bộ môn và tập thể lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Phố Bảng, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Trong quá trình thực tập mặc dù em đã nỗ lực rất nhiều nhưng năng lực bản thân còn hạn chế do vốn kinh nghiệm thực tế còn ít, mà phạm vi nghiên cứu rộng cho nên chắc chắn bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bản khóa luận được hoàn thiện hơn và thực sự trở thành tài liệu hữu ích cho công tác thực tế tại địa phương. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh Viên Phàn Thị Huệ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất qua 3 năm (2016 - 2018) 23 Bảng 4.2: Khối lượng sản phẩm ngành trồng trọt (2016 - 2018) 25 Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng cây dược liệu thị trấn Phố Bảng (2016 - 2018) 26 Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của thị trấn Phố Bảng 2018 28 Bảng 4.5: Số hộ trồng Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng ( 2016 - 2018) 30 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây Đỗ Trọng thị trấn Phố Bảng qua 3 năm 2016 - 2018 31 Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra 32 Bảng 4.8: Doanh thu từ cây Đỗ Trọng 10 năm (tính bình quân 1ha) 33 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất cây Đỗ Trọng của hộ điều tra (tính bình quân 1 ha) 34 Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Đỗ Trọng (tính bình quân 1 ha) 35 Bảng 4.11: Phân phối tiêu thụ Đỗ trọng của các hộ được điều tra theo từng kênh năm 2018 37 Bảng 4.12: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức mô hình sản xuất Đỗ Trọng 38 Bảng 4.13: Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất Đỗ Trọng của các hộ (n=85) 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ các kênh tiêu thụ Đỗ Trọng của các hộ tại thị trấn Phố Bảng 37
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Diễn giải BQ Bình quân DT Diện tích HGĐ Hộ gia đình HQKT Hiệu quả kinh tế KH - KT Khoa học kỹ thuật KHCN Khoa học công nghệ NN Nông nghiệp PCCCR - BVR Phòng cháy chữa cháy rừng - Bảo vệ rừng SD Sử dụng TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Đóng góp mới của đề tài 3 1.5. Bố cục của khóa luận 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 4 2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế 5 2.1.2. Giới thiệu chung về cây Đỗ Trọng 7 2.1.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái 7 2.1.2.2. Gây trồng Đỗ Trọng 8 2.1.2.3. Khai thác 9 2.1.2.4: Sơ chế 10 2.1.3. Vai trò cây Đỗ Trọng 11
  8. vi 2.1.3.1. Giá trị y học 11 2.1.3.2. Giá trị công nghiệp 12 2.1.3.3. Giá trị kinh tế 12 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Đỗ Trọng 12 2.1.4.1. Áp dụng KHCN vào trồng Đỗ Trọng 12 2.1.4.2. Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người dân 13 2.1.4.3. Thời tiết khí hậu 13 2.1.4.4. Thị trường đầu vào, đầu ra của việc trồng Đỗ Trọng 13 2.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 13 2.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô, mức độ của sản xuất 13 2.1.5.2. Chỉ tiêu về đánh giá kết quả kinh tế 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Tình hình trồng cây Đỗ trọng trên thế giới 15 2.2.2. Tình hình trồng cây Đỗ Trọng ở Việt Nam 16 PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng nội dung và phạm vi nghiên cứu 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 19 3.4.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 19 3.4.1.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 19 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 20 3.4.3. Phương pháp phân tích 20
  9. vii PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Bảng 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.1.1. Vị trí địa lý 21 4.1.1.2. Địa hình 21 4.1.1.3. Đặc điểm hệ thống giao thông 21 4.1.1.4. Khí hậu, Thuỷ văn 22 4.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 24 4.1.2.2. Điều kiện xã hội 27 4.2. Thực trạng phát triển sản xuất Đỗ Trọng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng 30 4.2.1. Tình hình sản xuất Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng 30 4.2.2. Tình hình sản xuất Đỗ Trọng của các hộ điều tra 32 4.2.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra 32 4.2.2.2. Phân tích hoạt động sản xuất Đỗ Trọng 33 4.2.3. Hiệu quả sản xuất Đỗ Trọng 35 Hiệu quả kinh tế mô hình Đỗ Trọng 35 4.2.4. Tình hình tiêu thụ Đỗ trọng 36 4.3. Phân tích SWOT trong sản xuất Đỗ Trọng của các hộ dân thị trấn Phố Bảng 38 4.4. Đề xuất giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv) tại thị trấn Phố Bảng 40 4.4.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hiệu quả và bền vững 40 4.4.2. Giải pháp về vốn 41 4.4.3. Giải pháp về giao thông 41
  10. viii 4.4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 41 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, với hơn 5.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây có sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu. Doanh thu hàng năm thuốc từ dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 80 tỉ USD và nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng tăng. Trong vài thập niên gần đây, nhiều nước đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của ngành Y tế, nhu cầu sử dụng dược liệu ở Việt Nam vào khoảng 60.000 - 80.000 tấn dược liệu/năm. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tuy nhiên, một phần lớn khối lượng dược liệu hiện nay vẫn phải nhập khẩu, trong khi Việt Nam lại là quốc gia có tiềm năng về nguồn tài nguyên dược liệu. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1976/QĐ-TTG ngày 30.10.2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến 2030’’, cơ sở để phát triển dược liệu ở Việt Nam [7]. Cây Đỗ Trọng là cây dược liệu, thân cây gỗ sống lâu năm có giá trị y học và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Loại cây này được trồng ở những nơi có
  12. 2 nhiệt độ trung bình hàng năm 13 - 17oC. Loại cây này đã và đang phát huy được thế mạnh so với các cây trồng khác, sử dụng hiệu quả đất đai, tận dụng nguồn lao động của địa phương, đóng góp vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế xã hội của những huyện vùng sâu, vùng xa. Không những vậy cây Đỗ Trọng còn giúp xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn. Thị trấn Phố Bảng là một xã miền núi khó khăn người dân nơi đây phải chịu cảnh đói nghèo nên cuộc cuộc sống khó khăn và thiếu thốn, thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp nên việc đưa ra một nghiên cứu mới là hết sức cần thiết nhưng để cây sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện lập địa thì cần phải có biện pháp gây trồng hợp lý. Cây Đỗ Trọng là loài vừa cung cấp gỗ, lại có thể làm thuốc. Xuất phát từ lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,) tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế cây Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị trấn Phố Bảng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng và đánh giá được hiệu quả của cây Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng. - Phân tích được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả và sản xuất cây Đỗ Trọng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng.
  13. 3 - Đưa ra định hướng và đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng có hiệu quả tại thị trấn Phố Bảng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp. - Nâng cao khả năng giao tiếp và xử lý tình huống. - Giúp hiểu thêm về tình hình trồng cây Đỗ Trọng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là tài liệu tham khảo giúp thị trấn Phố Bảng xây dựng quy hoạch phát triển cây Đỗ Trọng. Các giải pháp của đề tài có thể là những cơ sở cho những định hướng phát triển nhân rộng trồng cây Đỗ Trọng trong tương lai. - Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 1.4. Đóng góp mới của đề tài Đưa ra được một số giải pháp cụ thể, thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình trồng cây Đỗ Trọng. 1.5. Bố cục của khóa luận - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Tổng quan tài liệu - Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Phần 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế Mục đích của việc trồng cây Đỗ Trọng và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày tăng về vật chất tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm, để tạo ra khối lượng sản xuất lớn nhất đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội là mục tiêu của các hộ trồng Đỗ Trọng, nói cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm của chung toàn xã hội. 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Quan điểm này không phù hợp bởi vì cùng một kết quả sản xuất nhưng với hai mức chi phí khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc tổng thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng cao. Quan điểm này chưa đúng, bởi vì các yếu tố bên trong và bên ngoài nền kinh tế có ảnh hưởng khác nhau. Có quan điểm: Hiệu quả kinh tế là thước đo độ hữu ích của sản phẩm. Quan điểm này không thuyết phục vì giá trị sử dụng của mỗi sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào công dụng sản phẩm đó và nhu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm. Không thể so sánh các sản phẩm khác nhau nếu chỉ căn cứ vào giá trị sử dụng của chúng.
  15. 5 Quan điểm khác cho rằng: Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ở bất kỳ phạm vi nào, các nhà sản xuất nào đều tìm cách huy động và kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho chi phí ở mức nhỏ nhất và giá trị sản phẩm sản xuất la cao nhất. Mọi quá trình sản xuất đều liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản, đó là chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó. Quan điểm khác cho rằng: HQKT được hiểu là mối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần chi phí các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và tuyệt đối cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Với các hệ thống quan điểm trên đây chúng ta xét thấy khái niệm HQKT chưa được đầy đủ và toàn diện. Do vậy, cần có khái niệm bao quát hơn, chính xác hơn: HQKT là một phạm trù kinh tế liên quan đến sản xuất hàng hóa. HQKT biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Với một nguồn lực nhất định phải làm thế nào để tạo ra được nhiều sản phẩm nhất hoặc tạo ra lượng sản phẩm nhất định với chi phí bỏ ra ít nhất. HQKT phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực [9]. 2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự thỏa mãn ngày càng tăng về nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá về số lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hay không, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất,
  16. 6 Đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách, quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT. Qúa trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến quan hệ là so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối: - Quy luật cung - cầu - Quy luật năng suất cận biên giảm dần. HQKT là một đại lượng để đánh giá xem xét đến hiệu quả hữu ích được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải là thế nào để có chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định yếu tố đầu ra,
  17. 7 các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận, Xác định các yếu tố đầu vào đó là các yếu tố chi phí vật chất, công lao động vốn, [9] 2.1.2. Giới thiệu chung về cây Đỗ Trọng 2.1.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái Cây Đỗ Trọng là cây dược liệu, thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá, có giá trị y học. Cây cao từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám, lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa, mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhị cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Trung Quốc có trồng nhiều Đỗ Trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam nhưng chưa phát triển. Đỗ Trọng là cây Á nhiệt đới nhưng phạm vi thích ứng tương đối rộng. Đỗ Trọng có thể phân bố nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 13 -17oC, lượng mưa từ 500 - 1500mm. Nhiệt độ tháng giêng trên 0oC và tháng 7 nóng nhất dưới 29oC. Đỗ Trọng là cây ưa sáng nên cần trồng thưa, không nên trồng dưới tán cây khác. Ở Sa Pa (Lào Cai) có nhiệt độ bình quân năm là 15,8oC, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 10,2oC, tháng 7 là 20,4oC, lượng mưa là 2374.4mm. Như vậy về mặt nhiệt độ là hoàn toàn phù hợp, lượng mưa cao hơn nhưng phần lớn mưa vào tháng 5 đến tháng 9 là mùa sinh trưởng, như vậy
  18. 8 thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây. Đỗ Trọng không kén đất lắm, có thể là đất đồi, đất dốc, đất bằng trên cao đều sống được. Tuy vậy, nơi đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước, độ chua vừa phải (độ pH 5 - 7,5) thì Đỗ trọng sinh trưởng tốt, những nơi có điều kiện khí hậu phù hợp nhưng đất xấu thì phải tăng cường bón phân chuồng, tăng cường xới xáo cũng thu được kết quả. Đỗ Trọng có cây đực, cây cái riêng rẽ, vì vậy nếu trồng để lấy hạt giống thì nên có từ 15 - 20% số cây là đực để giúp cho việc thụ phấn tốt. Theo tài liệu nước ngoài, nếu trồng bằng cây con mọc từ hạt thì tỷ lệ đực/cái khoảng 4/6. Đỗ Trọng có khả năng tái sinh chồi rất mạnh, cây chồi mọc rất nhanh, người ta có thể lợi dụng đặc tính này để kinh doanh rừng chồi [8]. 2.1.2.2. Gây trồng Đỗ Trọng Chọn lấy hạt giống ở những cây mẹ khỏe mạnh, trên 20 tuổi. Cây ra hoa tháng 6 - 7, quả chín vào tháng 8 - 9. Khi thấy vỏ quả từ màu xanh chuyển sang màu nâu hay màu vàng xám, hạt tròn, để trên cây khoảng một tháng sau cho chín đều rồi thu hoạch. Khi thu hái thường dọn sạch ở dưới, hứng vải bạt hoặc nilon, vào buổi chiều lặng gió hoặc ít gió thì rung cho quả, hạt rụng rồi thu lượm về nhà. Hạt nhỏ, sau khi thu hoạch xong không nên phơi ra nắng mà chỉ hong nơi khô thoáng 3 - 4 ngày để tách hạt. Hạt sau khi làm sạch được cho vào túi hoặc lọ, cất khô, để nơi thoáng mát (nhiệt độ 15 - 20oC) đến mùa xuân (tháng 2 - 3) thì đem gieo. Hạt trước khi gieo có thể ngâm vào nước nóng 40oC để nguội rồi rửa hạt đem gieo. Đất vườn ươm cần làm nhỏ, kỹ, đánh luống cao 20 - 30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai 5 - 10kg cho một luống 10m2. Hạt Đỗ Trọng nhỏ nên khi gieo cần trộn hạt với tro hoặc đất mùn tơi xốp, khác màu với đất luống để gieo cho đều, gieo xong rắc một lớp mùn mỏng rồi dùng rơm rạ phủ lên mặt
  19. 9 luống giữ ẩm tưới nước 2 - 3 ngày một lần. Sau khi cây nảy mầm 10 - 15 ngày, có khoảng 2 - 3 lá thì bón thúc bằng nước phân loãng. Cây cao được 5 - 6cm thì cấy vào bầu. Thành phần ruột bầu ở Sa Pa làm là đất 95%, phân chuồng 4%, phân NPK 1%. Bầu có đường kính 8 - 10cm. Sau khi cấy cây vào bầu cần làm giàn che, hàng tháng tưới phân urê 1 lần với nồng độ 0,1kg/10 lít nước tưới cho 1 - 2 luống, hoặc cũng có thể tưới bằng nước tiểu loãng. Trước khi đem trồng 2 - 3 tháng thì ngừng bón thúc để cây cứng. Ngoài ra cũng có thể dùng biện pháp chiết cành để tạo cây con đem trồng. Tuy nhiên bằng biện pháp chiết cành để tạo cây con thì thường tạo ra số lượng ít, không thỏa mãn yêu cầu của các HGĐ. Phương pháp chiết tương tự như chiết các loài vải, cam, quýt. Cây con thường ươm ở vườn 1 năm (10 - 12 tháng). Vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân có thể đem cây con đi trồng. Hố cần đào trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng hoai, mỗi hố 2 - 3kg, trộn đều với đất. Hố đào 30x30x30cm. Tùy theo có trồng nông lâm kết hợp hay không mà trồng dày hay thưa. Nếu không trồng nông lâm kết hợp thì có thể trồng với mật độ 2500 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x2m) hoặc 1600 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x3m). Có thể trồng Đỗ Trọng xen với cây ăn quả như đào, lê, mận. Cần chú ý Đỗ trọng là cây ưa sáng nên không được để tán cây ăn quả che bóng Đỗ Trọng thì mới đạt yêu cầu. Có thể trồng cây ăn quả cách cây đỗ trọng 8 - 10m. Lúc đầu đất còn trống có thể trồng rau, lạc, đậu ở dưới tán, các năm sau khi cây lớn có thể tỉa cành để Đỗ Trọng phát triển chiều cao, tạo khoảng thân dưới cành dài sẽ thu hoạch lượng vỏ nhiều hơn [8]. 2.1.2.3. Khai thác Thu hái: Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước, lấy vỏ và gỗ, củi.
  20. 10 Vào tháng 4 - 5 hàng năm, dùng cưa tay cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, để giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc [10]. 2.1.2.4: Sơ chế Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để cho nhựa chảy ra. Sau đó khoảng một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn có thể bán được. Đỗ Trọng dày thịt: Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những sợi như sợi bông màu trắng, không bị sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3 loại theo thứ tự tốt xấu: 1. Đỗ Trọng miếng lớn: a. Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 53cm. b. Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 - 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 40cm. c. Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3 - 5mm, dài 20 - 60cm, rộng 17 - 40cm. 2. Đỗ Trọng miếng nhỏ: Những miếng nhỏ dày trên 3mm. 3. Đỗ Trọng mỏng thịt: Mặt vỏ mịn như vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gãy có sợi như sợi bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại: a. Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 - 93cm, rộng 17 - 40cm.
  21. 11 b. Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20 - 93cm, rộng 17 - 40cm. c. Loại ngoại lệ: Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách. Kỹ thuật bào chế vỏ Đỗ Trọng 1. Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm kỹ rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận). 2. Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục). 3. Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học). 4. Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3 - 5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) Kỹ thuật bảo quản: Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay [10]. 2.1.3. Vai trò cây Đỗ Trọng 2.1.3.1. Giá trị y học Tác Dụng Dược Lý Tác dụng hạ áp huyết: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ Trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ Trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư giãn cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ huyết áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
  22. 12 Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học). Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ Trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học). Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ Trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học). Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học) [1]. 2.1.3.2. Giá trị công nghiệp Gỗ màu trắng, cứng, không phân biệt giác, lõi, có thể làm đồ gia dụng, nông cụ, hoặc dùng trong kiến trúc. 2.1.3.3. Giá trị kinh tế Hiệu quả kinh tế từ các mô hình mang lại thu nhập cho người dân khá cao so với các mô hình như trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng khoai tây , Mô hình trồng Đỗ Trọng mang lại thu nhập cho người dân cao do bán được vỏ làm dược liệu, thân cành cho gỗ, củi. Góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Đỗ Trọng 2.1.4.1. Áp dụng KHCN vào trồng Đỗ Trọng Yếu tố này có nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm chi phí, nguồn lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải sử dụng đầu vào
  23. 13 tiết kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong trồng Đỗ Trọng phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến về khả năng áp dụng công nghệ vào trong sản xuất từ đó sẽ làm thay đổi hiệu quả của việc trồng Đỗ Trọng. 2.1.4.2. Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người dân Sự tiếp thu kỹ thuật mới của người nông dân và năng suất của cây Đỗ Trọng có mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác. Vì vậy kinh nghiệm và trình độ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc trồng Đỗ Trọng. 2.1.4.3. Thời tiết khí hậu Trong sản xuất nông lâm nghiệp các đối tượng sản xuất khác nhau thường bị ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu cũng khác nhau. Vì vậy trồng Đỗ Trọng cần xác định vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó đạt được hiệu quả kinh tế. 2.1.4.4. Thị trường đầu vào, đầu ra của việc trồng Đỗ Trọng Trong sản xuất nông - lâm nghiệp,phần lớn thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo so với các ngành khác, vì vậy khi tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán sản phẩm. 2.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô, mức độ của sản xuất Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, diện tích sản xuất, mức đầu tư tư liệu sản xuất, trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ gia đình nào đó. - Số tuyệt đối: Quy mô, năng suất, sản lượng Đỗ Trọng từ năm (2017 - 2018) của thị trấn Phố Bảng. - Số tương đối: So sánh quy mô diện tích, năng suất, sản lượng, của Đỗ Trọng qua các năm.
  24. 14 - Số bình quân: Sản lượng bình quân, giá bán bình quân, chi phí bình quân, doanh thu, lợi nhuận. 2.1.5.2. Chỉ tiêu về đánh giá kết quả kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị thu được trong quá trình sản xuất cây Đỗ Trọng GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: Qi: Là sản lượng Đỗ Trọng thu lần thứ i Pi: Là giá bán Đỗ Trọng tại lần thứ i - Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost): Là toàn bộ chi phí vật tư, dịch vụ mà hộ nông dân đã sử dụng trong quá trình sản xuất như: Chi phí về cây giống, phân bón (hữu cơ và vô cơ), thuốc bảo vệ thực vật, không bao gồm phí thuê lao động và khấu hao. Các chi phí này được tính bằng khối lượng tiêu hao nhân với giá bán trên thị trường. IC = ∑Cj Trong đó: Cj: Là chi phí cho trồng và chăm sóc cây Đỗ Trọng bỏ ra lần thứ j - Tổng giá trị gia tăng (VA) : Giá trị gia tăng trong sản xuất Đỗ Trọng tính bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI – Mix Income): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế nông nghiệp và tiền thuê lao động ngoài. MI = VA – A – T – L Trong đó: A: Là khấu hao giá trị tài sản cố định T: Là giá của thuế L: Là tiền thuê lao động ngoài (nếu có)
  25. 15 - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn + Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí TGO: TGO= GO / IC (lần) + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: TMI = MI / IC (lần) - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động + GO/ công lao động + VA/ công lao động + MI/ công lao động 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình trồng cây Đỗ trọng trên thế giới Họ Eucommiaceae chỉ có một chi (genus) và một loài là Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv). Đỗ Trọng được trồng nhiều ở Trung Quốc, như tỉnh Tứ Xuyên, Qúi Châu, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, và một phần ở phía nam lãnh thổ Liên Xô (cũ). Đỗ Trọng là cây sống chủ yếu ở vùng ôn đới. Ở Trung Quốc các vùng trồng nhiều Đỗ Trọng thường có nhiệt độ không khí trung bình khoảng trên dưới 15ºC. Cây có khả năng chịu lạnh cao, về mùa đông nhiệt độ không khí xuống thấp tới - 40ºC mà cây vẫn không bị chết. Eucommia ulmoides đôi khi cũng được trồng trong các vườn thực vật và trong các khu vườn khác tại Châu Âu, Bắc Mỹ và một vài khu vực khác. Eucommia ulmoides là loài duy nhất của chi Eucommia cũng như họ Eucommiaceae, trước đây được coi là một bộ phận riêng rẽ có tên gọi khoa học là Eucommiales. Nó là một trong 50 vị thuốc cơ bản trong y học cổ truyền Trung Hoa, nó được gọi là Đỗ Trọng. Trong đông y, Đỗ Trọng là một vị bổ gan thận, cường gân tốt, an thai, chủ trị chứng thận hư, đau lưng, liệt
  26. 16 dương (dương nuy), thai động, thai lậu, lụy thai. Trong các bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn, Đỗ Trọng có vai trò khá quan trọng [11]. Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, vỏ thân Đỗ Trọng được dùng chữa các chứng bệnh đau mỏi lưng và khớp gối, di tính (phối hợp với ngưu tất, tang ký sinh), có thai đau tức ở vùng hông, động thai (phối hợp với tục đoạn, táo nhục), cao huyết áp (với hạ khô thảo, hoàng cầm). Đỗ Trọng còn được dùng điều trị phù và cả những bệnh về thận, gan và bệnh thống phong. Dùng ngoài, nó có tác dụng chữa bệnh ngoài da. Gutta percha, dịch dạng sữa đặc của cây có tính chất đàn hồi và có thể dùng trong lâm sàng khoang miệng. Dùng bôi ngoài, dạng thuốc mỡ. Ở Nhật Bản, Đỗ Trọng cũng có công dụng bổ gan thận, cường gân, xương, an thai [1]. 2.2.2. Tình hình trồng cây Đỗ Trọng ở Việt Nam Đỗ Trọng được nhập trồng đầu tiên từ Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 1958, nhưng lần nhập nội này không có kết quả. Năm 1960, cây được nhập lại bằng hạt giống của Trung Quốc và được trồng ở Sa Pa với kết quả tốt. Từ một điểm trồng thử ở Sa Pa, đến nay Viện Dược Liệu đã tiến hành di thực Đỗ Trọng đến một số vùng núi cao khác như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sìn Hồ (Lai Châu), Son Bá Mười (Thanh Hóa), Ngọc Linh (Gia Lai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhìn chung, tại các điểm nghiên cứu trên, cây Đỗ Trọng đều đã sống, nhưng mức độ sinh trưởng phát triển có khác nhau. Tuy vậy, bước đầu cũng có thể nhận xét rằng Đỗ Trọng có thể trồng được ở các vùng núi cao, từ 1000m trở lên đối với miền bắc, nơi có khí hậu ẩm mát, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 18 - 20ºC. Cây trồng thử ở Trại thuốc Văn Điển (Viện Dược Liệu) hầu như sinh trưởng rất kém.
  27. 17 Những cây được gọi là Đỗ Trọng nam thường mọc trong các kiểu rừng thứ sinh, rừng có nhiều cây bụi, nhiều nhất ở các tỉnh miền trung: Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng [1]. Ở tỉnh Hà Giang những năm gần đây, cây Đỗ Trọng được tiếp tục phát triển rộng ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Ở thị trấn Phố Bảng của huyện Đồng Văn đã trồng Đỗ Trọng ở các độ cao 1200 - 1300m, 1500 - 1600m và 2000 - 2100m, Đỗ Trọng đều sinh trưởng bình thường và cho sản phẩm khá. Qua thực tiễn ở Phố Bảng và một số nơi khác thì các tỉnh vùng núi phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1000m có điều kiện khí hậu tương tự Phố Bảng, đều có thể trồng cây Đỗ Trọng.
  28. 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nội dung và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về đánh giá hiệu quả kinh tế, tình hình trồng cây Đỗ Trọng của các hộ gia đình tại thị trấn Phố Bảng - Đồng Văn - Hà Giang. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. - Phạm vi về thời gian: Thu thập những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận từ các tài liệu đã được công bố, số liệu điều tra từ các hộ trồng cây Đỗ Trọng năm 2016, 2017, 2018. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Tại địa bàn thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 20/02/2019 - 20/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Bảng. - Thực trạng phát triển sản xuất Đỗ Trọng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng - Phân tích thuận lợi khó khăn của mô hình trồng Đỗ Trọng. - Đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,) tại thị trấn Phố Bảng.
  29. 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 3.4.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin trên sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu đã được công. Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu báo cáo của thị trấn Phố Bảng về điều kiện lập địa của địa phương: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. 3.4.1.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn, phỏng vấn bán cấu trúc, phân tích SWOT, Chọn mẫu nghiên cứu Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức của Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%: n= Trong đó: n: cỡ mẫu N: Đơn vị tổng thể e: Sai số (10% sai số cho phép) Trên địa bàn thị trấn Phố Bảng có 561 hộ , số mẫu điều tra là 85 hộ Tại 3 thôn đã chọn, lựa chọn số mẫu tại mỗi thôn cụ thể sau: Thôn Khu Phố I : 25 hộ Thôn Phố Trồ : 29 hộ Thôn Phiến Ngài : 31 hộ
  30. 20 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên Microsoft Word và Microsoft Excel. 3.4.3. Phương pháp phân tích Một số phương pháp vận dụng trong phân tích nội dung đề tài được thực hiện như sau: - Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh số lượng cây Đỗ Trọng trong các năm, năng suất Đỗ Trọng, thời gian cho thu hoạch, tuổi thọ, quy mô, diện tích trồng qua các năm, Được áp dụng để cho ra kết quả và đánh giá hiệu quả của cây Đỗ Trọng. Từ kết quả đó tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các định hướng cũng như các giải pháp phù hợp. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài có tham khảo ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù này một cách linh hoạt và hợp lý, cần thiết. - Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được tôi sử dụng để phân tích tình hình trồng cây Đỗ Trọng của các hộ. Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được, tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian. Thấy được sự tăng lên hay giảm đi của hiện tượng và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. - Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả kết quả nghiên cứu.
  31. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Bảng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Phố Bảng nằm ở phía nam của huyện Đồng Văn, cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn khoảng 30km, giáp ranh với các vùng: - Phía Bắc giáp Trung Quốc - Phía Nam giáp xã Phố Cáo huyện Đồng Văn - Phía Đông giáp xã Sủng Là huyện Đồng Văn - Phía Tây giáp xã Phố Là huyện Đồng Văn 4.1.1.2. Địa hình Nằm trong tổng thể công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, có kiểu địa hình núi cao và phức tạp, độ chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, nằm ở độ cao trung bình từ 1.700 - 1.800m so với mực nước biển. Địa hình hiểm trở có độ dốc lớn, diện tích rừng chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng chưa khép tán được phân bố theo các sườn núi đất lẫn đá trên địa bàn 06 thôn, về mùa khô một số thôn thiếu nước sinh hoạt, sản xuất từ 3 đến 5 tháng. Địa hình rất khó khăn cho canh tác nông lâm nghiệp. 4.1.1.3. Đặc điểm hệ thống giao thông a) Hệ thống đường giao thông liên xã: Từ thị trấn Phố Bảng đi các xã Sủng Là, Phố Là, Phố Cáo đã có hệ thống giao thông thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao thương để phát triển kinh tế xã hội, cũng như an ninh quốc phòng. b) Hệ thống đường giao thông trong lâm nghiệp: Do địa hình hiểm trở phức tạp có độ dốc lớn chưa có hạ tầng giao thông dành riêng cho lâm nghiệp, hệ thống giao thông từ trung tâm thị trấn xuống
  32. 22 các thôn, bản chủ yếu là đường dân sinh hẹp, quanh co. Do vậy công tác PCCCR - BVR còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khu rừng ở xa khu dân cư. 4.1.1.4. Khí hậu, Thuỷ văn a) Khí hậu Khí hậu ở huyện Đồng Văn mang tính ôn đới, rét đậm vào mùa đông, mát mẻ về mùa hè, nhiệt độ trung bình 15oC, nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rõ rệt. Phân ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý . - Mùa mưa: Lượng mưa trung bình từ 600mm đến 1.000mm nhiệt độ trung bình từ 10oC đến 22oC độ ẩm từ 50 đến 85%, gió nhẹ (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm). - Mùa khô: Lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ trung bình từ 5oC đến 15oC độ ẩm từ 30 đến 70%, gió đông Bắc vừa và mạnh (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). b) Hệ thống thuỷ lợi: - Do địa lý tự nhiên, trên địa bàn thị trấn Phố Bảng không có sông, suối được hình thành hoặc nơi khác chảy qua. - Về thuỷ lợi chủ yếu xây dựng và tu sửa lại các bể chứa nước mưa để người dân sinh hoạt quanh năm, không có hệ thống ao, hồ chứa nước giành cho canh tác nông lâm nghiệp. Như vậy nông nghiệp canh tác chủ yếu nhờ nước trời, trồng cây dài ngày phải vào mùa mưa, Canh tác nông lâm nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mùa khô.
  33. 23 4.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất qua 3 năm (2016 - 2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mục đích sử TT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ dụng DT (ha) DT (ha) DT (ha) (%) (%) (%) I Nhóm đất NN 974,95 86,21 976,97 86,39 978,18 86,49 1 Đất SX NN 345,62 30,56 345,72 30,57 346,65 30,65 2 Đất lâm nghiệp 627,97 55,53 629,88 55,70 630,17 55,72 Đất nuôi trồng 3 0,82 0,07 0,82 0,07 0,82 0,07 thủy sản 4 Đất NN khác 0,54 0,05 0,55 0,05 0,55 0,05 Nhóm đất phi II 49,06 4,34 49,08 4,34 49,15 4,35 NN 1 Đất ở 13,75 1,22 13,77 1,22 13,82 1,22 2 Đất chuyên dùng 30,46 2,70 30,46 2,70 30,49 2,70 Đất cơ sở tín 3 0,02 0,002 0,02 0,002 0,02 0,002 ngưỡng 4 Đất nghĩa trang 0,83 0,07 0,83 0,07 0,83 0,07 5 Đất sông, ngòi 4 0,35 4 0,35 4 0,35 Nhóm đất chưa III 106,91 9,45 104,87 9,27 103,59 9,16 SD 1 Đất đồi chưa SD 50,96 4,50 48,92 4,32 47,64 4,21 2 Đất đá 55,95 4,95 55,95 4,95 55,95 4,95 Tổng DT đất tự nhiên 1130,92 100 1130,92 100 1130,92 100 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng 2018)
  34. 24 Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng đất qua 3 năm của thị trấn Phố Bảng, đất sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu, đất dành cho công nghiệp hầu như không có. - Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích nhóm đất này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích tự nhiên, từ năm 2016 đến 2018 diện tích đất nông nghiệp tăng do chuyển đất đồi núi chưa sử dụng sang đất lâm nghiệp. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Nhóm đất này cũng có xu hướng tăng chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở quan và các khu dân cư. - Nhóm đất đồi núi chưa sử dụng: Năm 2018 nhóm đất này giảm so với thống kê năm 2016 do chuyển mục đích sang đất lâm nghiệp. Trong thị trấn vẫn còn số diện tích đất chưa sử dụng, có thể coi đây là một tiềm năng để phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn đây là những vùng đất đồi, núi cao, có nơi là núi đá không có rừng đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân địa phương. Do đó huyện cần có những chính sách để có thể tận dụng hết nguồn tài nguyên đất của địa phương mình. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Thị trấn Phố Bảng là thị trấn thuần nông và còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Ngoài ra còn có các ngành thương mại và dịch vụ nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của thị trấn. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thị trấn trong thời gian từ trước tới nay.
  35. 25 Sản xuất nông nghiệp Bảng 4.2: Khối lượng sản phẩm ngành trồng trọt (2016 - 2018) 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) Chỉ Sản Sản Sản tiêu lượng lượng lượng 2017/2016 2018/2017 BQ (tấn) (tấn) (tấn) Cây lúa 465,4 449 452 96,47 100,66 98,54 Lúa 29,6 30,2 24,5 102,02 81,12 90,97 chiêm Lúa 435,8 418,8 427,5 96,09 102,07 99,04 mùa Ngô 25,6 10,2 12 39,84 117,64 68,47 Đậu 12,3 8,6 9,1 69,91 105,81 86,01 tương Cây rau 30 37,2 38 124 102,15 112,55 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng 2018) Cây lúa: Sản lượng lúa qua 3 năm đều có xu hướng giảm do sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Năm 2016 sản lượng đạt được là 465,4 tấn, đến năm 2017 đạt 449 tấn giảm 16,4 tấn so với 2017, sản lượng năm 2018 đạt 452 tấn giảm 13,4 tấn so với sản lượng năm 2016. Cây ngô: Người dân tận dụng diện tích đất trồng ngô đồi, ngô bãi đá. nên diện tích và sản lượng đạt được là chưa cao. Năm 2016 đạt sản lượng là 25,6 tấn, đến 2017 giảm xuống còn 10,2 tấn. Sản lượng của năm 2018 đạt 12
  36. 26 tấn giảm 13,6 tấn so với năm 2016, sản lượng ngô qua các năm giảm do ảnh hưởng cơn mưa đến năng suất của cây ngô. Cây đậu tương: Sản lượng có xu hướng giảm do thời tiết biến đổi, sâu bệnh ảnh hưởng năng suất cây đậu tương. Cây rau: Sản lượng rau được sản xuất có xu hướng tăng, người dân sản xuất rau sạch và đảm bảo chất lượng tự cung tự cấp và cung cấp ra thị trường. Vấn đề khó khăn của ngành trồng trọt hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa còn rất nhỏ hẹp, sản phẩm sản xuất ra chưa tìm được đầu ra hợp lý, các cơ sở chế biến còn quá ít và hoạt động với quy mô nhỏ. Mặt khác, giá cả nông sản lại thấp và bấp bênh, trong khi mức đầu tư lại lớn dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất đạt được không cao làm cho người nông dân không yên tâm sản xuất. Sản xuất lâm nghiệp Được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho các loại cây dược liệu phát triển. Hiện nay trên địa bàn thị trấn có một số loại cây dược liệu phân bố rải rác ở các khu, thôn như: Thảo Quả, Đỗ Trọng, Đương Quy, chương trình phát triển dược liệu trên địa bàn đã mang lại nhiều hi vọng cho một hướng đi mới, một sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng cây dược liệu thị trấn Phố Bảng (2016 - 2018) 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Sản Sản Sản DT (ha) lượng DT (ha) lượng DT (ha) lượng (tạ) (tạ) (tạ) Thảo Qủa 10 6,9 11 8,47 11,1 8,55 Đương Quy 1,8 720 1,8 702 2,3 920 Đỗ Trọng 4,4 123,2 5,3 159 5,5 165 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng 2018)
  37. 27 Qua bảng trên, ta thấy diện tích và sản lượng thu được từ cây dược liệu qua 3 năm đều có xu hướng tăng. Diện tích 10ha Thảo Qủa với năng suất 0,69 tạ/ha năm 2016 sản lượng thu được là 6,9 tạ. Năm 2018 diện tích trồng Thảo Qủa tăng 1,1 ha so với 2016. Với diện tích 11,1 ha và năng suất 0,77 tạ/ha, năm 2018 sản lượng thu được là 8,55 tạ. Cây Đương Quy năm 2016 có diện tích trồng là 1,8 ha, với năng suất 400 tạ/ha, đạt sản lượng là 720 tạ. Năm 2018 diện tích trồng Đương Quy tăng lên 2,3 ha, và đạt sản lượng là 920 tạ. Cây Đỗ Trọng năm 2016 diện tích trồng là 4,4 ha, năm 2017 là 5,3 ha tăng 0,9 ha so với năm 2016. Năm 2018 diện tích Đỗ Trọng là 5,5 ha, tăng 1,1 ha so với 2016. Năng suất Đỗ Trọng năm 2016 là 28 tạ/ha, sản lượng đạt được là 123,2 tạ. Năm 2017 năng suất 30 tạ/ha, sản lượng đạt được là 159 tạ và năm 2018 sản lượng đạt được 165 tạ. Thị trấn Phố Bảng có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn với khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho các loại cây dược liệu phát triển. Cây Thảo Qủa, Đương Quy, Đỗ Trọng là dược liệu quý đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Tình hình nhân khẩu và lao động Tổng số hộ của toàn thị trấn có 561 hộ, dân số 2.572 khẩu, trong đó hộ nghèo có 133 hộ, chiếm 23,71%. Có 09 dân tộc anh em cùng sinh sống, được phân bố tại 06 thôn. Mật độ dân số thưa thớt chủ yếu sống ở các sườn núi cao liền kề với các khu rừng, ven rừng trên địa bàn thị trấn. Trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế.
  38. 28 Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của thị trấn Phố Bảng 2018 Số lượng Chỉ tiêu ĐVT Cơ cấu (%) (người) Tổng nhân khẩu Người 2572 100 Nhân khẩu nông nghiệp Người 2471 96,1 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 101 3,9 Tổng số hộ Hộ 561 100 Hộ nông nghiệp Hộ 540 96,3 Hộ phi nông nghiệp Hộ 21 3,7 Tổng số lao động Lao động 1567 100 Lao động nông nghiệp Lao động 1524 97,3 Lao động phi nông nghiệp Lao động 43 2,7 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng 2018) Qua bảng trên ta thấy tổng hộ của xã là 561 hộ với 2572 nhân khẩu. Các hộ dân trên địa bàn xã chủ yếu là hoạt động lĩnh vực nông nghiệp chiếm 96,3% trong tổng số hộ. Tổng số lao động của toàn xã là 1567 lao động, điều này cho thấy nguồn lao động của xã khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Dân số trong thị trấn Phố Bảng chủ yếu là dân tộc thiểu số ít người. Đây là đặc điểm chung của dân số ở nhiều huyện miền núi nói chung và thị trấn Phố Bảng nói riêng. Về trình độ chuyên môn: Dân số thị trấn Phố Bảng phần lớn là dân tộc thiểu số, trình độ chuyên môn còn thấp. Người dân sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là thủ công, dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản địa nên năng suất lao động còn thấp. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán và phương thức lao động riêng đã làm cho việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất là trong việc
  39. 29 nhân rộng các mô hình nông - lâm kết hợp. Dân số thị trấn có 96,1% làm nông nghiệp và do đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của ngành nông nghiệp nên vào những ngày nông nhàn thì phần lớn lực lượng lao động không có việc làm. Vì vậy, việc tổ chức và mở mang thêm các ngành nghề ở thị trấn hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết để giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân. Y tế và chăm sóc sức khỏe Thường xuyên duy trì công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện công tác khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân tại trạm y tế thị trấn. Thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm chủng, tiêm phòng cho trẻ em theo định kỳ đầy đủ tại trạm y tế thị trấn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm. Các chương trình y tế quốc gia đều được triển khai theo đúng kế hoạch. Giáo dục Ngành giáo dục đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của mình, công tác giảng dạy tốt và huy động mọi trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường đạt 100%. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở duy trì thực hiện tốt công tác dạy và học, thực hiện đúng kế hoạch của trường đề ra về các nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc bàn giao học sinh về nghỉ hè tại địa phương quản lý, chuẩn bị tốt công tác cơ sở hạ tầng vật chất, trường học được xây dựng khang trang tạo điều kiện cho học sinh vui chơi và môi trường học tập tốt, giảng dạy đúng yêu cầu và đảm bảo chất lượng về giáo dục. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh cho năm học mới và khai giảng theo kế hoạch. Năm 2019 số học sinh tại các trường ,trường mầm non: 10 lớp với 219 học sinh và 19 cán bộ giáo viên, trường tiểu học 11 lớp với 220 học sinh, 24 cán bộ giáo viên, trường THCS 7 lớp với 150 học sinh, 16 cán bộ giáo viên. Văn hóa - thông tin - thể thao Thông báo các thôn treo cờ tổ quốc kỷ niệm các ngày lễ và ngày tuyển quân 2019. Tổ chức thành công hội xuân Kỷ Hợi 2019 với các trò chơi dân gian
  40. 30 đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các anh em dân tộc trong thị trấn. Công tác xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch hoạt động của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 2019. Luyện tập và tham gia văn nghệ tuyên truyền cùng đội tuyên truyền lưu động của tỉnh và huyện. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo quy ước thôn bản, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thường xuyên tập luyện TDTT, xây dựng phong trào bóng đá tại các thôn và tổ chức thi đấu giữa các đội trong các ngày kỉ niệm, ngày lễ, hội xuân, Góp phần nâng cao tinh thần TDTT rèn luyện sức khỏe. 4.2. Thực trạng phát triển sản xuất Đỗ Trọng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng 4.2.1. Tình hình sản xuất Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng Bảng 4.5: Số hộ trồng Đỗ Trọng tại thị trấn Phố Bảng ( 2016 - 2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số hộ Số hộ Số hộ STT Thôn Tổng số trồng Tổng số trồng Tổng trồng hộ Đỗ hộ Đỗ số hộ Đỗ Trọng Trọng Trọng Khu Phố 1 99 30 101 32 103 32 I 2 Phố Trồ 82 32 83 32 83 32 Phiến 3 95 38 95 40 95 40 Ngài Xóm 4 85 5 85 7 86 7 Mới 5 Tả Kha 94 6 95 7 95 7 Khu Phố 6 98 7 99 7 99 7 II Tổng 553 118 558 125 561 125 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng)
  41. 31 Qua bảng trên ta thấy được tổng số hộ trồng Đỗ Trọng giai đoạn 2016 - 2018 có xu hướng tăng, tuy nhiên không tăng nhiều, năm 2016 tổng số hộ trồng Đỗ Trọng là 118 hộ, thì năm 2017 tăng lên 125 hộ cụ thể tăng 7 hộ. Cây Đỗ Trọng được trồng nhiều hơn ở các thôn Khu Phố I, Phố Trồ, Phiến Ngài và đã trồng lâu năm và đã cho thu hoạch. Nhận thấy được tiềm năng phát triển cũng như nhìn thấy được hiệu quả từ các hộ trồng Đỗ Trọng. Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây Đỗ Trọng thị trấn Phố Bảng qua 3 năm 2016 - 2018 Năm Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT 2017/ 2018/ 2016 2017 2018 BQ 2016 2017 Diện tích Ha 4,4 5,3 5,5 120,45 103,77 111,80 Năng suất BQ Tấn/ha 2,8 3,0 3,0 107,14 100 103,50 Sản lượng Tấn 12,32 15,90 16,50 129,05 103,77 115,73 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Bảng, năm 2018) Qua bảng trên, nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng tăng lên qua các năm 2016 - 2018. Diện tích trồng Đỗ Trọng năm 2016 là 4,4 ha, năm 2017 là 5,3 ha tăng 20,45% so với 2016. Năm 2018 diện tích trồng Đỗ Trọng là 5,5 ha tăng lên 3,77% so với 2017. Bình quân 3 năm diện tích trồng Đỗ Trọng tăng 11,8%. Cùng với việc diện tích tăng thì năng suất cũng tăng lên qua 3 năm 2016 - 2018. Cụ thể năm 2016 năng suất Đỗ Trọng 2,8 tấn/ha, năng suất của năm 2017 và 2018 là 3,0 tấn/ha tăng lên 7,14% so với 2016. Bình quân năm 2016 - 2018 năng suất Đỗ Trọng tăng 3,5%. Sản lượng Đỗ Trọng qua 3 năm tăng, cụ thể năm 2016 đạt 12,32 tấn, năm 2017 đạt 15,90 tấn tăng 29,05% (tương ứng 3,58 tấn). Năm 2018 sản lượng Đỗ Trọng đạt 16,05 tấn tăng 3,77% (tương ứng 0,6 tấn) so với 2017. Bình quân sản lượng bình quân là 15,73%.
  42. 32 4.2.2. Tình hình sản xuất Đỗ Trọng của các hộ điều tra 4.2.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra Qua điều tra 85 hộ trồng Đỗ Trọng tại 3 thôn của thị trấn Phố Bảng ta thu được thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra như sau: Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra Thôn Khu Thôn Phố Thôn Chỉ tiêu ĐVT Phố I Trồ Phiến Ngài 1. Số hộ điều tra Hộ 25 29 31 2. Nhóm tuổi của hộ Người 28 – 30 Người 0 7 5 31 – 40 Người 7 8 9 41 – 50 Người 11 11 10 > 50 Người 7 3 7 3. Trình độ học vấn của chủ hộ Mù chữ Người 2 3 0 TH Người 15 9 13 THCS Người 8 14 16 THPT Người 0 3 2 4. Nhân khẩu trung Khẩu/hộ 5,85 5,68 5,38 bình của hộ 5. Lao động trung bình Lao 2,95 3,2 2,9 của hộ động/hộ 6. Thâm niên trồng Đỗ Năm 11,8 11,96 12,03 Trọng (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018)
  43. 33 Qua điều tra 85 hộ ta có thể rút ra được một số nhận xét sau: - Nhóm tuổi của chủ hộ được điều tra chủ yếu 31 - 50 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Do vậy là một thuận lợi đáng kể, góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho mỗi hộ. - Trình độ học vấn của các chủ hộ đa số là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, các chủ hộ có thể tiếp cận những thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất Đỗ Trọng. - Tình hình nhân khẩu bình quân trên một hộ trong khoảng từ 5,38 đến 5,85 khẩu/hộ. Lao động trung bình của một hộ nằm trong khoảng 2,9 đến 3,2 lao động/hộ. Điều này cho ta thấy được nguồn lực trong sản xuất Đỗ Trọng tương đối ổn định và đảm bảo. - Người dân trên địa bàn thị trấn trồng Đỗ Trọng từ lâu, thâm niên trung bình trồng khoảng 11,8 đến 12,03 năm. Nên hầu hết các hộ đều đã có kinh nghiệm trong sản xuất Đỗ Trọng. 4.2.2.2. Phân tích hoạt động sản xuất Đỗ Trọng Doanh thu của mô hình trồng cây Đỗ Trọng Bảng 4.8: Doanh thu từ cây Đỗ Trọng 10 năm (tính bình quân 1ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền STT Sản phẩm ĐVT (Đồng) (Đồng) 1 Vỏ Đỗ Trọng kg 2927 75.000 219.525.000 Tổng 219.525.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Dựa vào bảng 4.8 doanh thu của mô hình trồng Đỗ Trọng ta thấy, với diện tích bình quân 1 ha vỏ Đỗ Trọng có năng suất là 29,27 tạ/ha, giá bán 75.000 đồng/kg thì doanh thu từ sản phẩm vỏ Đỗ Trọng đạt 219.525.000 đồng. Cây Đỗ Trọng là cây sống lâu năm, sau khi trồng được 9 - 10 năm cây
  44. 34 cho thu hoạch lần 1, vì là cây thu hoạch vỏ nên khi thu hoạch, bóc 1/3 vỏ chung quanh thân Đỗ Trọng, sau vài năm đợi vỏ ở chỗ bóc đã liền lại như cũ, lúc đó lại tiếp tục thu hoạch đợt mới. Với mức doanh thu của mô hình trồng cây Đỗ Trọng đem lại, sẽ góp phần giúp người dân ổn định kinh tế hơn. Chi phí đầu vào cho sản xuất Đỗ Trọng Bảng 4.9: Chi phí sản xuất cây Đỗ Trọng của hộ điều tra (tính bình quân 1 ha) ĐVT: Đồng STT Nội dung Thành tiền Cơ cấu (%) 1 Chi phí trung gian 12.845.112 12,20 1.1 Giống 3000.000 2,85 1.2 Phân bón 2.170.300 2,06 1.3 Công cụ, dụng cụ 7.674.812 7,29 2 Chi phí công nhân 58.973.683 56,03 2.1 Chi phí trồng rừng 27.270.676 25,91 2.2 Chi phí chăm sóc 31.703.007 30,12 3 Chi phí kiến thiết ban đầu 33.436.170 31,77 Tổng chi phí 105.254.965 100,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Trong bảng số liệu trên, ta thấy được chi phí đầu tư cho 1 ha Đỗ Trọng của các hộ được điều tra. Để sản xuất thì nhất thiết phải bỏ ra một mức chi phí đầu tư nhất định với nhiều loại chi phí khác nhau tùy thuộc từng ngành sản xuất cây trồng, vật nuôi khác nhau. Với mô hình trồng cây Đỗ Trọng chi phí đầu tư là khá lớn. Tổng chi phí sản xuất 105.254.965 đồng, trong đó chi phí trung gian (giống, phân bón, ) chiếm 12,2% (tương ứng với 12.845.112 đồng). Chi phí nhân công (trồng rừng, chăm sóc) chiếm 56,03% (tương ứng 58.973.683 đồng, với mỗi ngày công là 180.000 đồng/ngày tương đương 328
  45. 35 ngày công) và chi phí kiến thiết ban đầu chiếm 31,77% (tương ứng 33.436.170 đồng), thời gian kiến thiết là từ năm thứ nhất đến năm thứ 8. Năm thứ 9 năm thứ 10 bắt đầu cho thu hoạch. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao người sản xuất cần giảm thiểu tổng chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả tăng năng suất. Trong 3 năm đầu cần nhiều công lao động để làm cỏ, dọn thực bì quanh gốc, chăm sóc để cây phát triển sinh trưởng tốt. 4.2.3. Hiệu quả sản xuất Đỗ Trọng Hiệu quả kinh tế mô hình Đỗ Trọng Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Đỗ Trọng (tính bình quân 1 ha) Chỉ tiêu ĐVT Giá trị 1. Giá trị sản xuất (GO) Đồng 219.525.000 2. Tổng chi phí (TC) Đồng 105.254.965 - Chi phí trung gian (IC) Đồng 12.845.112 - Giá trị công lao động Đồng 58.973.683 - Chi phí kiến thiết ban đầu Đồng 33.436.170 3. Giá trị gia tăng (VA) Đồng 206.679.888 4. Lợi nhuận (Pr) Đồng 114.270.035 Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC Lần 17,09 VA/IC Lần 16,09 GPr/IC Lần 8,89 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Dựa vào bảng 4.10 thể hiện hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Đỗ Trọng, giá trị sản xuất là 219.525.000 đồng, tổng chi phí là 105.254.965 đồng. sau khi trừ đi tất cả chi phí thu lại lợi nhuận là 114.270.035 đồng. Với diện tích 1 ha cần khá nhiều công lao động. Như vậy, mô hình này giúp tạo việc
  46. 36 làm cho người dân trong thời gian nông nhàn, vừa đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, giúp xóa đói giảm nghèo. Mô hình trồng Đỗ Trọng còn mang lại hiệu quả xã hội cho người dân rất cao, có thể thu hút được tất cả các lao động trong gia đình tham gia. Ngoài ra mô hình trồng Đỗ Trọng còn cho phép người dân có thể tận dụng lúc nông nhàn để chăm sóc, cũng có thể thu hút các lao động phụ trong gia đình. Đối tượng lao động tham gia vào mô hình là các lao động chính do công việc của mô hình là những công việc làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Xây dựng, chăm sóc mô hình trồng Đỗ Trọng diễn ra vào thời điểm sau khi người dân đã thu hoạch xong vụ chiêm. Khi đó sẽ tận dụng được thời gian nhàn rỗi của các lao động chính trong gia đình. Do Đỗ Trọng là loài cây cần được đầu tư và chăm sóc trong 3 năm đầu do đó đòi hỏi nhiều công lao động. Mô hình trồng Đỗ Trọng còn có tác động tích cực đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên mô hình trồng Đỗ Trọng trên đất dốc như ở thị trấn Phố Bảng có hiệu quả chống xói mòn đất được đánh giá là tốt do việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật vào việc trồng đúng thời vụ, mật độ, chăm sóc đúng kỹ thuật. Mặt khác người dân hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không gây tác động xấu tới môi trường xung quanh. Đây là mô hình sản xuất kinh doanh nên được áp dụng và nhân rộng. 4.2.4. Tình hình tiêu thụ Đỗ trọng Hai kênh chính trong thị trường tiêu thụ Đỗ Trọng: - Kênh 1: Từ các hộ sản xuất Đỗ Trọng Các thương lái thu mua Đỗ Trọng (trung gian thị trường) - Kênh 2: Từ các hộ sản xuất Đỗ Trọng Chợ
  47. 37 Bảng 4.11: Phân phối tiêu thụ Đỗ trọng của các hộ được điều tra theo từng kênh năm 2018 Số lượng Giá bán Kênh Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Hình thức (tạ) (đồng/kg) Kênh 1 62 69,9 66,8 Đổ đồng 75.000 Kênh 2 23 34,8 33,2 Đổ đồng 76.000 Tổng 85 104,7 100 - - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng số liệu trên, ta thấy thị trường tiêu thụ Đỗ Trọng của thị trấn Phố Bảng gồm 2 kênh tiêu thụ. Kênh 1 là các thương lái sẽ đến thu gom mua Đỗ Trọng của các hộ sản xuất Đỗ Trọng, gồm có 62 hộ trong tổng 85 hộ được điều tra, bán với giá là 75.000 đồng. Kênh 2 là các hộ sản xuất Đỗ Trọng mang ra chợ để bán, có 23 hộ trong tổng 85 hộ được điều tra và bán với giá 76.000 đồng. Các kênh tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ sau: Hộ sản xuất Đỗ Trọng (68,8%) (33,2%) s Chợ ả Các thương lái n Hình 4.1: Sơ đồ các kênh tiêu thụ Đỗ Trọng của các hộ x tại thị trấn Phố Bảng u ấ t Đ
  48. 38 Cụ thể hoạt động tiêu thụ của từng kênh như sau: Kênh thứ nhất: Từ các hộ sản xuất Đỗ Trọng Các thương lái thu mua Đỗ Trọng, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chính, kênh này chiếm sản lượng tiêu thụ lớn nhất thị trấn, chiếm khoảng 66,8% sản lượng (với 69,9 tạ trong tổng 104,7 tạ), tương ứng với 62 hộ trong tổng số 85 hộ được điều tra. Kênh này là do các tiểu thương là những người có vốn đến thu mua để làm người trung gian thu mua Đỗ Trọng từ tận nhà các hộ sản xuất Đỗ Trọng rồi vận chuyển đi bán đến người tiêu dùng. Kênh thứ hai: Từ các hộ sản xuất Đỗ Trọng Chợ, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm phụ của các hộ dân trong thị trấn, chỉ chiếm khoảng 33,2%. Kênh này do các hộ sản xuất phải tự vận chuyển mang ra chợ bán nên giá bán cũng cao hơn so với kênh 1. 4.3. Phân tích SWOT trong sản xuất Đỗ Trọng của các hộ dân thị trấn Phố Bảng Bảng 4.12: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức mô hình sản xuất Đỗ Trọng 1. Điểm mạnh (S) 2. Điểm yếu (W) - Diện tích đất lâm nghiệp lớn. - Giao thông ở miền núi nên còn khó - Có nhiều loại cây trồng có thể khăn cho việc vận chuyển giống trồng xen dưới tán Đỗ Trọng. cũng như các sản phẩm của Đỗ - Nguồn lao động dồi dào, người dân Trọng ra thị trường. có kinh nghiệm trồng lâu năm. - Trình độ dân trí chưa cao, chưa - Người dân chịu khó, nhiệt tình đồng đều, nên việc áp dụng khoa học tham gia xây dựng mô hình. kỹ thuật vào thực tế còn hạn chế. - Việc trồng Đỗ Trọng đem lại thu - Khó khăn về điều kiện vốn. nhập ổn định cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa bàn.
  49. 39 3. Cơ hội (O) 4. Thách thức (T) - Điều kiện tự nhiên của địa - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phương thuận lợi cho việc trồng toàn cầu, thời tiết ngày một khắc Đỗ Trọng. nghiệt hơn. - Cây Đỗ Trọng đem lại thu nhập - Địa hình đất dốc, nhiều đá, dễ bị cao cho người dân so với cây trồng xói mòn. khác, đẩy mạnh nền kinh tế địa - Luôn phải cạnh tranh với chất phương cũng như huyện, tỉnh phát lượng, mẫu mã với sản phẩm Đỗ triển. Trọng ở những vùng khác. - Có cơ hội phát huy tiềm năng kinh - Thị trường biến động giá cả dẫn tế vốn có của địa phương, thâm nhập đến tâm lý người dân không an tâm không chỉ thị trường trong nước mà sản xuất. cả nước ngoài. - Cung cấp một lượng lớn sản phẩm làm nguyên liệu chế biến, y học, xuất khẩu. Bảng 4.13: Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất Đỗ Trọng của các hộ (n=85) Một số khó khăn của người Ý kiến đồng ý Tỷ lệ STT dân (hộ) (%) 1 Địa hình 10 11,8 2 Giao thông 25 29,4 3 Tiếp cận KH – KT 15 17,6 4 Thị trường tiêu thụ 17 20 5 Vốn 18 21,2 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018)
  50. 40 Qua bảng 4.13 cho thấy người dân gặp một số khó khăn như: địa hình khó khăn, giao thông không thuận lợi, khả năng áp dụng KH - KT thấp, nguồn vốn để đầu tư sản xuất Đỗ Trọng hạn hẹp. Trong tổng 85 hộ dân được điều tra có 25 hộ cho rằng khó khăn lớn nhất là giao thông không thuận lợi chiếm 29,4%, địa hình khó khăn là 10 hộ (chiếm 11,8%) địa hình là đồi núi khó khăn trong việc vận chuyển các loại sản phẩm của Đỗ Trọng ra thị trường, vốn là 18 hộ (chiếm 21,2%) vốn ban đầu để đầu tư cho cây Đỗ Trọng cũng tương đối lớn vậy nên vốn cũng là một trong những khó khăn cho người dân. Khả năng áp dụng KH - KT là 15 hộ (chiếm 17,6%) do trình độ còn hạn chế nên việc áp dụng KH - KT vào trong sản xuất là một khó khăn. Ngoài ra các hộ nông dân sản xuất Đỗ Trọng còn gặp khó khăn khác như là thị trường tiêu thụ là 17 hộ (chiếm 20%). Trên đây là một số khó khăn điển hình mà người dân gặp phải khi sản xuất Đỗ Trọng. 4.4. Đề xuất giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv) tại thị trấn Phố Bảng 4.4.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hiệu quả và bền vững Tổng kết những kỹ thuật trồng đã được người dân thực hiện, đúc rút những kinh nghiệm trồng hiệu quả cây Đỗ Trọng ở các địa phương khác như Sa Pa, Lào Cai, phổ biến cho người dân. Áp dụng biện pháp chăm sóc thâm canh bao gồm: Các biện pháp kỹ thuật làm đất, tỉa cành, tỉa thưa, thường xuyên làm cỏ để cỏ dại không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Đỗ Trọng. Bón phân thúc theo định kỳ Thu hoạch dần, thu hoạch một lần Sơ chế, bảo quản,
  51. 41 4.4.2. Giải pháp về vốn Cây Đỗ Trọng là cây trồng cần sự đầu tư lớn về công và phân bón mới đạt hiệu quả cao, trong điều kiện thiếu thốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất và sản lượng chưa cao, đất còn bị bỏ trống do thiếu vốn, không có vốn để đầu tư cây Đỗ Trọng. Vốn sản xuất đối với người nông dân là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần có giải pháp về vốn hợp lý như sau: Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ cây giống cho người dân, phân bón, hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp. Khuyến khích người dân sử dụng vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. 4.4.3. Giải pháp về giao thông Giao thông là yếu tố quan trọng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, để mạng lưới giao thông phát triển thì cần sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đường giao thông tới điểm trồng Đỗ Trọng. Vận động người dân tham gia đóng góp vào việc xây dựng đường giao thông. Những nơi có giao thông thuận lợi kéo theo một nền kinh tế phát triển, muốn phát triển Đỗ Trọng có hiệu quả trước hết cần đầu tư xây dựng giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển các sản phẩm Đỗ Trọng . 4.4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Thị trường chính của cây Đỗ Trọng hiện nay, Đỗ Trọng chỉ được tiêu thụ trong khu vực thị trấn Phố Bảng và các xã lân cận trong huyện, người dân phải tự mang sản phẩm đến tận nơi tiêu thụ nên việc vận chuyển khó khăn. Chưa có thị trường tiêu thụ là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích trồng Đỗ
  52. 42 Trọng qua các năm không tăng nhiều. Vì vậy tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng. Trực tiếp bao tiêu sản phẩm, các công ty tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm đều thông qua hợp đồng kinh tế. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết với các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi nhất khuyến khích, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đến với địa phương đầu tư phát triển, bao tiêu sản phẩm. Đầu tư xây dựng, cơ sở chế biến sản phẩm tại địa bàn, giúp cho việc thu mua sản phẩm của người dân được thuận lợi thúc đẩy người dân mở rộng quy mô sản xuất.
  53. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Đỗ Trọng (Eucommia ulmoides Oliv.,” tôi đưa ra được một số kết luận sau: Điều kiện tự nhiên của thị trấn Phố Bảng thích hợp cho cây Đỗ Trọng phát triển. Nên cây Đỗ Trọng đã được các hộ dân của thị trấn Phố Bảng trồng và đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân trên địa bàn. Cây Đỗ Trọng đem hiệu quả kinh tế cao, giúp góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Năng suất và sản lượng Đỗ Trọng đều tăng qua các năm. Điều đó thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân tích về hiệu quả trồng Đỗ Trọng của các nhóm hộ. Cây Đỗ Trọng không kén đất, dễ trồng không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể trồng xen với cây ăn quả như đào, lê, mận. Đỗ Trọng là loài cây có tiềm năng phát triển tại thị trấn Phố Bảng. Ngoài ra giá trị của cây Đỗ Trọng còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Hơn nữa thị trấn Phố Bảng có đủ điều kiện như: Khí hậu, đất đai phù hợp cho cây Đỗ Trọng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh những mặt đạt được trồng Đỗ Trọng còn còn gặp một số hạn chế như: Trình độ kỹ thuật trồng Đỗ Trọng chưa đồng đều, chi phí đầu tư sản xuất cây Đỗ Trọng lớn, thời gian trồng cũng lâu nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư trồng và phát triển cây Đỗ Trọng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả bấp bênh không ổn định nên người dân vẫn chưa thật sự yên tâm để trồng và phát triển cây Đỗ Trọng.
  54. 44 5.2. Kiến nghị Đối với cấp cơ sở Trong những năm tới thị trấn cần xây dựng những phương án cụ thể để phát triển Đỗ Trọng. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm trồng Đỗ Trọng cho người dân, tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra thị trấn còn quan tâm tới công tác tìm thị trường đầu ra đối với sản phẩm Đỗ Trọng mới giúp người dân an tâm trồng Đỗ Trọng. Lãnh đạo chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban ngành trong huyện quản lý tốt công tác trồng và phát triển Đỗ Trọng. Có chính sách hỗ trợ giúp người dân trong việc trồng Đỗ Trọng như: Hỗ trợ tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, chính sách trợ giá, Đối với các hộ dân Các hộ dân tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hội thảo để nâng cao kinh nghiệm trong việc trồng Đỗ Trọng, cách phòng trừ sâu bệnh thường gặp. Có kiến nghị kịp thời về các vấn đề trong sản xuất như vốn vay, kỹ thuật, bệnh hại cây trồng, với chính quyền địa phương, với cán bộ khuyến nông để tìm cách giải quyết hợp lý.
  55. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Đỗ Huy Bích, Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Tr. 403 - 410. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2. Nguyễn Hữu Ngoan, GS.TS. Tô Dũng Tiến, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB nông nghiệp 3. UBND thị trấn Phố Bảng, Thống kê diện tích đất đai 2018 4. UBND thị trấn Phố Bảng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển 2016 5. UBND thị trấn Phố Bảng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển 2017 6. UBND thị trấn Phố Bảng, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển 2018 II. Tài liệu Internet 7. https:/laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/ghi-o-rung-duoc-lieu-quy-gia-nhat- viet-nam-512803.ldo 8. http:/m.baomoi.com/ky-thuat-trong-cay-do-trong-than-duoc-cho-nhung- nguoi-dau-lung/c/23253033.epi 9. kinh-te-trong-san-xuat-kinh-doanh 10. 11. http:/vi.m.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_tr%E1%BB8Dng
  56. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CÂY ĐỖ TRỌNG TẠI THỊ TRẤN PHỐ BẢNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Họ tên người phỏng vấn: Phiếu số: 1. Thông tin cơ bản về nông hộ 1.1. Họ và Tên chủ hộ: 1.2. Tuổi 1.3. Dân tộc: 1.4. Trình độ của chủ hộ: 1.5. Giới tính của chủ hộ: Nam Nữ 1.6. Thôn(xóm): T.trấn Phố Bảng, H.Đồng Văn, T.Hà Giang 1.7. Số nhân khẩu: (người) 1.8. Số lao động chính: (lao động) 1.9. Gia đình 2018 vừa rồi gia đình thuộc diện hộ nào sau? Hộ nghèo, cận nghèo Hộ trung bình Hộ Khá Hộ Giàu 2. Tình hình trồng cây Đỗ Trọng 1. Năm 2018 gia đình ông/bà có trồng thêm cây Đỗ Trọng không? Có Không 2. Gia đình trồng cây Đỗ Trọng được mấy năm rồi? 3. Trồng bao lâu thì cây Đỗ Trọng bắt đầu cho thu hoạch? 4. Ông (bà) lấy giống cây Đỗ Trọng ở đâu ? Tự sản xuất Mua Được hỗ trợ
  57. 5. Tình hình đầu tư, chi phí vật tư cho sản xuất cây Đỗ Trọng của hộ ĐVT: 1000 đồng STT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Giống cây 2 Phân NPK kg 3 Phân Đạm kg 4 Phân Lân kg Tổng chi phí 6. Đầu tư công cụ, dụng cụ cho sản xuất cây Đỗ Trọng của hộ ĐVT: 1000 đồng TT Các loại công cụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy phát cỏ cái 2 Cưa cầm tay cái 3 Cuốc cái 4 Xẻng cái 5 Dao cái 7. Tình hình chi phí dịch vụ sản xuất Đỗ Trọng trong hộ ĐVT: 1000 đồng STT Đối tượng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Trồng rừng công 2 Chăm sóc công 3 Bảo vệ công 4 Khai thác công Tổng
  58. 8. Ông (bà) diện tích - năng suất và sản lượng Đỗ Trọng của hộ ĐVT: 1000 đồng Năng suất Diện Sản Lượng BQ Đơn giá Thành tiền tích(ha) (tạ) (tạ/ha) 9. Mật độ trồng Đỗ Trọng của gia đình Cây/ha 10. Ông (bà)có tham gia buổi tập huấn khuyến nông nào không? Có Không 3. Tình hình tiêu thụ 11. Đối tượng mua Đỗ Trọng của ông (bà) là ai? Công ty chế biến dược liệu Người thu gom, thương lái Các nhà thầy thuốc cổ truyền Mang ra chợ bán Khác 12. Sau bao nhiêu năm thì gia đình thu hoạch được lứa Đỗ Trọng tiếp theo? 13. Ông(bà) thực hiện chiến lược tiêu thụ Đỗ Trọng như thế nào? Phân từng loại bán Bán đổ đồng
  59. 4. Những khó khăn thuận lợi trong quá trình trồng cây Đỗ Trọng 14. Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ Chỉ tiêu có không 1. Giá cả đầu vào(phân bón,thuốc trừ sâu ) 2. Thời tiết - khí hậu 3. Kiến thức sản xuất(giống, kỹ thuật ) 4. Thị trường tiêu thụ 5. Giá cả đầu ra 6. Dịch bệnh 7. Lý do khác(Phương tiện vận chuyển, đất đai, lao động ) 15. Thuận lợi trong quá trình sản xuất? 5. Vấn đề liên quan khác 16. Trong những năm tới gia đình ông(bà) có dự định mở rộng quy mô trồng cây Đỗ Trọng không? Có Không Nếu không vì sao 17. Gia đình có kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương? Cảm ơn ông /bà đã tham gia phỏng vấn!