Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế

pdf 129 trang thiennha21 10625
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_dau.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHAN THỊ NHƯ HIẾU Niên khóa 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Phan Thị Như Hiếu TS. Hoàng Văn Liêm Lớp: K49B Tài chính Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 04 năm 2019
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, làm cơ sở để xác định đúng giá trị mà nhà đầu tư tìm kiếm cũng như các yếu tố chi phối, kìm hãm việc đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp thu hút các nhà đầu tư cá nhân trên đại bàn thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán cũng như giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 200 nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế, sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và xác định các nhân tố có ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế, đó là: Hình ảnh của công ty, Thông tin kế toán, Thông tin trung lập, Ý kiến từ nhà tư vấn, Nhu cầu tài chính cá nhân. Trong đó yếu tố Hình ảnh của công ty ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của của nhà đầu tư. Từ đó đề xuất một số giải pháp thu hút nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán.
  4. Lời Cảm Ơn Thực tập cuối khóa là một quá trình rất quan trọng đối với mọi sinh viên. Đây là cơ hội để chúng em tiếp cận được với môi trường làm việc thực tế, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc trong tương lai. Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, quý thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng với sự tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Liêm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điệu kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, cô chú cán bộ Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương – chi nhánh Huế đã tạo điều kiện cho em, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập cũng như đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bản thân mình hơn. Trong quá trình làm thực tập và làm báo cáo, mặc dù đã nổ lực hết mình để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu đề ra, song kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên, Phan Thị Như Hiếu
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1 Mục tiêu chung 3 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1 Thiết kế nghiên cứu 4 5.2 Quy trình nghiên cứu 4 5.3 Phương pháp lập bảng hỏi 5 5.4 Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu 6 5.5 Thang đo sử dụng 7 5.6 Thu thập dữ liệu 7 5.7 Kiểm tra và xử lý số liệu 8 5.8 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu 8 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu 11 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN 12 1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân 12 1.1.1 Chứng khoán 12 1.1.2 Đầu tư chứng khoán 12 1.1.2.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán 12 1.1.2.2 Mục đích đầu tư chứng khoán 13
  6. 1.1.2.3 Phân loại đầu tư chứng khoán 13 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà đầu tư cá nhân 14 1.1.3.1 Khái niệm: 14 1.1.3.2 Các đặc điểm chính của nhà đầu tư cá nhân: 15 1.1.3.3 Phân loại: 15 1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán 17 1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 17 1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán 18 1.2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 19 1.2.3.1 Chủ thể phát hành 19 1.2.3.2 Nhà đầu tư 20 1.2.3.3 Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán 20 1.2.4 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 23 1.2.5 Một số chỉ số tài chính tham chiếu khi đầu tư trên thị trường chứng khoán 24 1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài 26 1.3.1 Cơ sở lý thuyết với nền tảng là lý thuyết tài chính hành vi của Victor Ricciardi & Helen K.Simon 26 1.3.2Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân 29 1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân (1994)” 29 1.3.2.2 Mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (2005) 30 1.3.2.3 Mô hình nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Toàn và Ths. Nguyễn Thành Long về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP. HCM” 31 1.3.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 31 1.3.3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu 31 1.3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 33 1.3.3.3 Xây dựng thang đo 37
  7. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 40 2.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và thành phố Huế năm 2018 41 2.1.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 41 2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán tại thành phố Huế 45 2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu 46 2.2.1 Thống kê mô tả 46 2.2.1.1 Đặc điểm mẫu điều tra 46 2.2.1.2 Thống kê mô tả về giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế 50 2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha (Phụ lục 4) 56 2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 5) 59 2.2.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập 59 2.2.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc 63 2.2.4 Phân tích tương quan (Phụ lục 6) 64 2.2.5 Phân tích hồi quy (Phụ lục 7) 65 2.2.6 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế (Phụ lục 8) 70 2.2.7 Kiểm định sự khác biệt về quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư theo các đặc điểm nhân khẩu học (Phụ lục 9) 71 2.2.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 71 2.2.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi 71 2.2.7.3 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp 70 2.2.7.4 Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn 70 2.2.7.5 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 75 3.2.1 Đối với yếu tố hình ảnh của công ty 75
  8. 3.2.2 Giải pháp cho yếu tố ý kiến từ nhà tư vấn 76 3.2.3 Giải pháp cho yếu tố cho thông tin trung lập 78 3.2.4 Giải pháp cho yếu tố cho thông tin kế toán 78 3.2.5 Giải pháp cho yếu tố cho nhu cầu tài chính cá nhân 79 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 87
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT APEC: Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương DN: Doanh nghiệp EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần P/E: Chỉ số giá thị trường trên thu nhập ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán TCPH: Tổ chức phát hành TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTCK: Thị trường chứng khoán i
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt các giả thuyết 37 Bảng 1.2 Thang đo chính thức 38 Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra 46 Bảng 2.2 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hình ảnh của công ty” 50 Bảng 2.3 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin kế toán” 53 Bảng 2.4 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin trung lập” 54 Bảng 2.5 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Ý kiến từ nhà tư vấn” 55 Bảng 2.6 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Nhu cầu tài chính cá nhân” 55 Bảng 2.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến độc lập 57 Bảng 2.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc 58 Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 60 Bảng 2.10 Ma trận xoay nhân tố 60 Bảng 2.11 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test về nhân tố biến phụ thuộc 63 Bảng 2.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho của biến phụ thuộc 63 Bảng 2.13 Mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 65 Bảng 2.14 Kết quả phân tích hồi quy 66 Bảng 2. 15 Kết quả kiểm định One – Sample T-test 71 ii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu 5 Hình 1: Quy luật kiểm định Durbin Watson 10 Hình 1.1: Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi 27 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 33 Hình 2.1 Diễn biến các chỉ số thị trường trong năm 2018 42 Hình 2.2 GDP Việt Nam năm 2018 43 Hình 2.3 Thống kê tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các ngành trong 2018 44 Hình 2.4 Giá cổ phiếu các ngành giảm mạnh trong 2018 44 Hình 2.5 Dòng vốn ngoại vào VN Index giảm từ tháng 5 45 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thời gian tham gia thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân thành phố Huế 49 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư 49 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thống kê chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân 50 iii
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, cho đến nay trải qua gần 19 năm với những bước phát triển mạnh mẽ và nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định là một trong những thị trường thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư. Trong đó sự tham gia của số lượng lớn là các nhà đầu tư cá nhân. Từ con số 400 tài khoản vào ngày đầu tiên thị trường hoạt động ngày 28/7/2000 thì con số này đã đạt đến 766.725 tài khoản vào tháng 10 năm 2009, trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 763.578 tài khoản.Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán VN (VSD), số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tính đến ngày 31/01/2018 là 1.950.626 tài khoản. Trong đó, số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước là 1.939.205 tài khoản (chiếm tỷ lệ áp đảo 99,41%), số còn lại là của nhà đầu tư tổ chức. Qua con số thị trường mang lại, cho ta thấy được thị trường chứng khoán đã là một kênh đầu tư thu hút được số lượng nhà đầu tư cá nhân rất rất lớn, và ngày càng nhiều. Ngày 28 tháng 7 năm 2000 là ngày đầu tiên hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, gần 19 năm là khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng cũng không thể gọi là dài đủ cho một thị trường mới nổi hoàn thiện. Trong hoàn cảnh chung là rất nhiều thị trường chứng khoán các nước trên thế giới đã hình thành từ rất lâu, thì thị trường chứng khoán của nước ta vẫn là một thị trường còn non trẻ, quy mô hoạt động còn rất nhỏ và có nhiều biến động. Đặc biệt từ khi đi vào hoạt động đến nay, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có những biến động bất thường không thể dự đoán được qua từng giai đoạn khác nhau. Từ cột mốc ban đầu VN INDEX là 100 điểm, giá trị cổ phiếu đã biến động tăng giảm không ngừng với biên độ thay đổi rất lớn. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2005, giá cổ phiếu liên tục biến động trong khoảng từ 210 điểm đến 571,04 điểm. Bước sang năm 2006, thị trường chứng khoán bắt đầu bùng nổ mạnh đa số các cổ phiếu đều tăng giá liên tục bất chấp cổ phiếu tốt hay xấu và điểm cao nhất 1
  13. của VN INDEX vào ngày 12/03/2007 là 1170,67 điểm, ở giai đoạn này các nhà đầu tư đều coi đó là nơi tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Sau giai đoạn đó giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc không ngừng, VN INDEX giảm xuống mức đáy thấp nhất trong giai đoạn này là 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009. Kể từ đó đến nay, thị trường vẫn biến động không ngừng, tuy có những giai đoạn phục hồi tăng điểm khá cao nhưng dường như niềm tin của nhà đầu tư ít nhiều đã có sự suy giảm, các nhà đầu tư hầu như thận trọng hơn trong các quyết định giao dịch của mình. Nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường chứng khoán và tham gia đầu tư vào các thị trường khác. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân nói riêng cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung là điều cần thiết nhằm thu hút họ tham gia đầu tư trên thị trường này. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài những biến động không lường về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính của chính bản thân các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì ngay cả yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán cũng là một trong những yếu tố quyết định đầu tư chứng khoán hay không của các nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, tại địa bàn thành phố Huế với tâm lý thận trọng, ngại rủi ro và thích ổn định thì việc đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán đối với các cá nhân trên trị trường này cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn. Do đó việc nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán là điều then chốt cho việc ra quyết định đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân. Giúp cho nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút thị trường, phục hồi thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời giúp nhà đầu tư có cái nhìn thấu đáo, phân tích thị trường rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” làm đề tài khóa luận của mình. 2
  14. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp thu hút các nhà đầu tư cá nhân trên đại bàn thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán cũng như giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư. 2.2Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá tại thành phố Huế. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết cho việc thu hút các nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế trong việc tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế? - Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế. - Đối tượng khảo sát: Các nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại thành phố Huế, chỉ khảo sát các nhà đầu tư trong nước, không khảo sát nhà đầu tư nước ngoài. 4.2Phạm vi nghiên cứu 3
  15. - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nhà đầu tư cá nhân có tham gia đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát của nhà đầu tư cá nhân trong khoảng thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 3/2019. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ internet, các trang báo online trong thời gian từ năm 2018 – 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính, (2) Nghiên cứu định lượng  Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm: - Thu thập dữ liệu thứ cấp để đề xuất mô hình nghiên cứu. - Thu thập thông tin sơ cấp để hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng trong bước tiếp theo. Để thực hiện mục tiêu này tác giả đã tiến hành như sau: - Phân tích tài liệu để hiểu sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. - Phỏng vấn sâu với 10 đối tượng là nhà đầu tư cá nhân và nhân viên môi giới làm việc trong công ty chứng khoán APEC nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán và hiệu chỉnh thang đo.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đối với các nhà đầu tư cá nhân có đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế. 5.2Quy trình nghiên cứu Đề tài được thực hiện qua nhiều bước bắt đầu từ cơ sở lý thuyết cho đến thiết kế thang đo và đi vào nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phân tích dữ liệu để viết báo cáo tổng kết. Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như sau: 4
  16. Cơ sở lý thuyết Mô hình Thang đo 1 nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu định Thang đo Hiệu chỉnh lượng (n=200) chính thức thang đo Thống kê mô tả mẫu - Kiểm tra hệ số Conbach’s Alpha Đánh giá thang đo bằng hệ số tin - Loại bỏ các biến có trọng cậy Conbach’s Alpha số EFA nhỏ Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Đánh giá độ phù hợp của mô hình Phân tích hồi quy - Kiểm định sự khác biệt - Kiểm định mô hình Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 5.3Phương pháp lập bảng hỏi Bảng hỏi có tên: “Bảng câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” Bảng hỏi được thiết kế gồm 34 biến quan sát, được thể hiện dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Bảng hỏi điều tra bao gồm 2 phần chính: - Phần I, thông tin chung của người trả lời trong phần này khách hàng sẽ trả lời các câu hỏi về bản thân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập). 5
  17. - Phần II, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, ở phần này thì các nhà đầu tư cá nhân sẽ đưa ra ý kiến của bản thân về các biến trong bảng hỏi, mỗi biến sẽ được đánh giá dựa trên thang đo Likert bao gồm 5 cấp độ. 5.4Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu Kích thước mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tác giả đã sử dụng công thức của Cochran (1977) như sau: n = Do tính chất p+ q =1, vì vậy p×q sẽ lớn nhất khi p= q = 0,5 nên p×q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 7%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất: n = = = 196 Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy với số lượng 34 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 170 quan sát trong mẫu điều tra. Như vậy, từ các điều kiện để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, tác giả đã chọn cỡ mẫu lớn nhất là 196 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng và chất lượng bảng hỏi cũng như loại trừ các bảng hỏi thiếu thông tin hoặc kém chất lượng, tác giả bổ sung thêm 54 bảng hỏi nâng tổng số mẫu điều tra là 250 mẫu. Cách thức chọn mẫu: Dữ liệu phân tích được thu thập theo chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có khả năng gặp được nhiều đối tượng. 6
  18. 5.5Thang đo sử dụng Để làm rõ các khái niệm đã đề cập trong mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của khái niệm được xác định là có quan hệ nhân quả trong mô hình, do đó đã tiến hành đo lường “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” khái niệm bao gồm: “ảnh hưởng cua donah nghiệp”, “mục tiêu cá nhân”, “thông tin về cổ phiếu”, “thông tin về thị trường”, “tâm lý đám đông”, “sự tự tin”, “sự chấp nhận rủi ro”, “khuynh hướng mua bán cổ phiếu” với tư cách là biến độc lập của mô hình, khái niệm “quyết định” với tư cách là biến phụ thuộc. Thang đo cho những khái niệm này được tiếp nhận từ nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger [1994], Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), Al Anood Bin Kalli (2009). Sau đó dựa vào kết quả phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng tương ứng (Theo mức độ đồng ý tăng dần): 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý Sử dụng Thang đo định danh (Nominal Scale) với các biến định tính như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, 5.6Thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: - Thu thập các thông tin từ giáo trình, Website, sách báo, tạp chí để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu và các khóa luận tốt nghiệp để có thông tin tham khảo để phục vụ xây dựng hướng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp: - Các đánh giá của nhà đầu tư cá nhân về quyết định đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế thông qua điều tra bảng hỏi. 7
  19. 5.7Kiểm tra và xử lý số liệu Sau khi chúng ta thu thập đầy đủ bảng hỏi từ khách hàng thì tiến hành chọn lọc và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu còn các bảng hỏi đạt yêu cầu dùng để phân tích. Dữ liệu khi làm sạch sẽ được xử lý bảng phần mềm SPSS 16.0. 5.8Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, tiến hành phân tích theo: - Thống kê mô tả: Mục đích của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng được điều tra. - Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Conbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Sử dụng phương pháp này trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3), tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha: + Cronbach’s Alpha ≥ 0.95 chấp nhận được nhưng không tốt + 0.8 ≤ Cronbach’s Alpha 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. + Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn yêu cầu: Hệ số tải nhân tố > 0.5 + 0.5 ≤ KMO ≤1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. 8
  20. + Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. Tiêu chuẩn Kaiser (Keiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích dẫn từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Gerbing & Anderson, 1998). - Phân tích tương quan và hồi quy: Kiểm định giả thiết của mô hình cũng như xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân ở thành phố Huế bằng phương pháp hồi quy đa biến. Mô hình hồi quy đa biến sử dụng để giải thích mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có dạng như sau: Yi =β0 + β1X1 + β2X2+ βnXn+ei + Ký hiệu Xn biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ n tại quan sát thứ i. + Các hệ số βk được gọi là hệ số hồi quy riêng thể hiện sự ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc, khi biến độc lập thay đổi một đơn vị thì biến phụ thuộc thay đổi β đơn vị (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) + Thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. - Kiểm định dò tìm các vi phạm của hồi quy tuyến tính + R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. + Kiểm định Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Quy luật kiểm định Durbin Watson như sau: 9
  21. Không kết Không kết luận được luận được Không có tự tương quan 0 dl du 4-du 4-dl 4 Tự tương Tự tương quan dương quan âm Hình 1: Quy luật kiểm định Durbin Watson + Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp dùng nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Nếu VIF >10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. - Kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định của nhà đầu tư chứng khoán: Sử dụng kiểm định giá trị trung bình của tổng thể One-Sample T-Test, kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể bằng kiểm định Independent- Sample T-Test, kiểm định One-way ANOVA, kiểm định mối quan hệ giữa biến định danh và định tính thứ bậc trong tổng thể bằng kiểm định Chi Square test. + Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể: Giả thuyết: H0: μ = Giá trị kiểm định (Test value) H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết: Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0 Sig. ≥ 0,05: Chưa có cơ sơ bác bỏ giả thuyết H0. 10
  22. 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu Đề tài được chia làm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đề xuất nhằm thu hút nhà đầu tư cá nhân góp phần phát triển thị trường chứng khoán. Phần 3: Kết luận và kiến nghị 11
  23. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN 1.1Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân 1.1.1 Chứng khoán Theo khoản 3, điều 1, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán ban hành năm 2010 thì chứng khoán được định nghĩa như sau: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm các loại: - Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; - Hợp đồng góp vốn đầu tư; - Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; - Các loại chứng khoán khác do Bộ tài chính quy định” 1.1.2 Đầu tư chứng khoán 1.1.2.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng vào quá trình đầu tư được gọi là vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), đá quý, đất đai, bất động sản, tài nguyên, giá trị thương hiệu, phát minh sáng chế, Lợi ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục đích của hoạt động đầu tư như: Lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường, Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếu và trước hết là hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận. 12
  24. Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện dưới nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các tổ chức kinh tế. Như vậy, Đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó các chủ đầu tư bỏ vốn để mua các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường chứng khoán nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Nói cách khác Đầu tư chứng khoán giúp NĐT có thể thu được lợi nhuận từ phần lợi tức chia được và phần tăng giá chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, NĐT có thể được hưởng quyền quản lý, quyền kiểm soát DN. 1.1.2.2 Mục đích đầu tư chứng khoán Mục đích đầu tư chứng khoán trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư. Tiếp đến mục đích của đầu tư chứng khoán là để phân chia rủi ro có thể gặp trong tương lai nhờ đa dạng hóa các hình thức đầu tư, để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doạnh nghiệp với tư cách người nắm cố phần, vốn nhà đầu tư, song cũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trong những tình huống cụ thể. 1.1.2.3 Phân loại đầu tư chứng khoán Có nhiều cách phân loại đầu tư chứng khoán, nhưng phân loại theo mục đích đầu tư thì hoạt động đầu tư chứng khoán có thể chia thành: - Đầu tư ngân quỹ: Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền. 13
  25. Nhưng việc này tiềm ẩn khả năng phá sản do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục điều này, nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng - Đầu tư hưởng lợi: Khác với đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể có được từ lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh đó, NĐT có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác (nếu có). - Đầu tư phòng vệ: Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, song hàm chứa rủi ro cao. Vì vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp NĐT phòng tránh rủi ro như: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua - Đầu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Số lượng cổ phiếu nắm giữ thường quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của NĐT. Một số NĐT lớn, chủ yếu là NĐT tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. - Một hình thái khác của đầu tư nắm quyền kiểm soát là hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức đầu tư lớn tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các công ty chưa phát triển, đặc biệt yếu kém về công nghệ quản lý. Thông qua nắm quyền kiểm soát, họ thực hiện tái cấu trúc công ty, thay đổi quản lý, công nghệ và cải thiện hình ảnh trong công chúng đầu tư và sẽ thực hiện bán cổ phiếu khi giá tăng. 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà đầu tư cá nhân 1.1.3.1 Khái niệm: Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, thực hiện đầu tư trên tài khoản của chính mình để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân. 14
  26. 1.1.3.2 Các đặc điểm chính của nhà đầu tư cá nhân: - Nhà đầu tư cá nhân thường có vốn đầu tư nhỏ nên mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư là thấp, quy mô và khối lượng giao dịch cổ phiếu không được lớn như các nhà đầu tư tổ chức. - Nhà đầu tư cá nhân thường không có chiến lược đầu tư dài hạn và theo các triết lý đầu tư cụ thể, dễ bị tác động và bị tổn thương. - Quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thường diễn ra nhanh chóng do bản thân nhà đầu tư tự quyết định trên tài khoản đầu tư của mình. 1.1.3.3 Phân loại: Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có những thăng trầm qua từng giai đoạn khác nhau nhưng xu hướng chung là ngày càng sôi động, quy mô giao dịch tăng dần và lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia cũng tăng dần. Nếu xét về khía cạnh nghề nghiệp hay tầng lớp chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong đầu tư của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, từ người làm những ngành liên quan đến tài chính, nhân viên văn phòng làm ở công ty có điều kiên sớm tiếp xúc với thị trường chứng khoán, thì hiện nay có thêm sự xuất hiện của những người lao động tự do như buôn bán, nội trợ sinh viên Họ tham gia “đầu tư chứng khoán” đơn giản chỉ là mua thấp bán cao để thu lợi. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ những nhà đầu tư làm ở cơ quan tài chính nhà nước, các công ty chứng khoán, nhưng vẫn có những hoạt động cho riêng mình. Nhà đầu tư cá nhân có thể chia thành 2 nhóm: nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhóm nhà đầu tư không chuyên.  Đặc điểm nhà đầu tư chuyên nghiệp: - Có phương pháp đầu tư tương đối rõ ràng: trước khi họ muốn đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, họ thường sẽ tìm hiểu rất kỹ các thông tin liên quan đến cổ phiếu đó, tìm hiểu các thông tin về thị trường, nguồn thông tin mật có khả năng ảnh hưởng đến cổ phiếu. Với những kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của mình thì họ sẽ xây dựng thành một danh mục đầu tư hợp lý nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình. - Có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: đây là những nhà đầu tư làm các công việc liên quan đến ngành tài chính. Hầu hết những người này họ đều đã qua các trường 15
  27. lớp đào tạo về chứng khoán, do đó họ nắm mọi kiến thức về đầu tư và đánh giá thị trường tương đối chính xác. - Có vốn đầu tư tương đối lớn: với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng, họ xem thị trường chứng khoán là kênh đầu tư chính, số vốn lớn như vậy họ hoàn toàn có khả năng tác động đến thị trường. Tài sản của họ được coi là biến thiên liên tục theo biến đổi của thị trường. - Tiếp cận nguồn thông tin qua mối quan hệ bản thân: với khối tài sản khổng lồ, họ dễ dàng có những mối quan hệ rộng rãi với những người có địa vị và quyền lực trong xã hội, do đó họ sẽ dễ dàng có được những thông tin tương đối chính xác và độ bảo mật cao, với những “thông tin mật” như vậy, họ sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân. - Vẫn chịu ảnh hưởng của đám đông nhưng ở mức độ tương đối: là nhà đầu tư chuyên nghiệp họ dễ dàng phân biệt được những thông tin ảo trên thị trường, do đó họ sẽ không chạy theo đám đông như các nhà đầu tư không chuyên. Tuy nhiên tâm lý đám đông vẫn có trong họ nhưng với mức độ ít hơn và họ luôn xử lý thông tin bằng lý trí.  Đặc điểm của nhà đầu tư không chuyên: - Vốn đầu tư không nhiều: không xét đến những đại gia chứng khoán sở hữu hàng ngàn tỷ đồng, phần lớn các nhà đầu tư là nhỏ lẻ với số vốn ít ỏi từ vài chục triệu đến vài trăm triệu hay tỷ tham gia vào thị trường chứng khoán coi nó là một kênh tiết kiệm lời nhiều rủi ro cao do đó hoạt động của họ ít tác động tới diễn biến của thị trường. - Đầu tư thiên về xu hướng lướt sóng, ít nắm giữ lâu dài: nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đầu tư vào thị trường chứng khoán với suy nghĩ kiếm lời nhanh nhưng do hạn chế về vốn nên họ thường đầu tư lướt sóng, bán ra khi giá cổ phiếu tăng đến giá mong muốn để chốt lời nhưng khi thị trường đi xuống thì họ tỏ ra sợ hãi bán tháo. - Nắm bắt thông tin tương đối chậm, ít có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy: tuy các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã chuyên nghiệp hơn so với 18 năm trước nhưng trình độ quản lý tài chính, đọc hiểu báo cáo tài chính và hiểu rõ bản chất của công ty của ngành vẫn còn rất nhiều hạn chế, do đó họ gặp nhiều khó 16
  28. khăn trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư các nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào tin đồn (những thông tin không chính thức) và coi đó là nguồn thông tin đáng tin cậy. - Không có cách thức đầu tư rõ ràng: nhà đầu tư cá nhân thường không có cách thức đầu tư rõ ràng, họ thường đầu tư theo cảm tính do đó họ dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu càng nhiều càng tốt. Khi đạt được lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường dành một phần, thậm chí rất nhiều vào chi tiêu dùng mà ít khi dùng khoản lợi nhuận này cho hoạt động tái đầu tư. Thiếu kiến thức về thị trường, tâm lý không ổn định, dễ bị tác động bởi đám đông: thay vì bỏ thời gian ra tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, bổ sung kiến thức và biết chắc mình đang làm gì, nhiều nhà đầu tư lại quá dễ dàng mạo hiểm tiền của mình để nghe theo người khác. Họ thường đầu tư theo lời khuyên của nhân viên môi giới, các chuyên gia chứng khoán, bạn bè, người thân mà không xem xét lại lời khuyên đó có hợp lý hay không. 1.2Tổng quan về thị trường chứng khoán 1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán tiếng La tinh la BURSA, là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển. Thị trường chứng khoán định nghĩa theo Longman Dictionary Business English là một thị trường có tổ chức là nơi chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định. Các quan điểm trên đều được khái quát trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan điểm đầy đủ và rõ ràng phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. 17
  29. Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành. Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. 1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán Thứ nhất, tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân. Do có thị trường chứng khoán nên việc đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng hơn. Từ việc nguồn vốn bị ứ đọng từ nhiều nơi, không có khả năng sinh lời, cho đến khi có thị trường chứng khoán việc đầu tư, tích luỹ vốn sôi động và dồi dào hẳn lên. Thông qua đó nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, công ăn việc làm được giải quyết, thất nghiệp giảm. Bên cạnh, thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn từ dân chúng, như một nam châm cực mạnh hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Ngoài ra còn giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở. Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất họ có thể phát hành chứng khoán, vào thị trường để huy động vốn. Đây là phương thức tài trợ vốn qua phát hành và lúc đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Lúc này rủi ro đối với doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ thay. Một điều thuận lợi nữa, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua thị trường chứng khoán. Ngoài ra, khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, có nghĩa là đã có chữ tín đối với công chúng đầu tư. Như vậy các công ty chứng khoán sẽ là tác nhân kích thích giúp doanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn. Thứ ba, thị trường chứng khoán là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự đoán tương lai. Thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phức tạp, liên quan đến vận mệnh của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp 18
  30. trên thị trường chứng khoán đã bao hàm sự hoạt động của doanh nghiệp đó trong hiện tại và dự doán tương lai. Khi giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cao (hay thấp) biểu hiện trạng thái kinh tế tức là khả năng mang lại cổ tức cao (hay thấp) cho các cổ đông của doanh nghiệp đó. Triển vọng tương lai của các doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu và cũng như sự biến động của nó Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Thứ năm, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. 1.2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. 1.2.3.1 Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu địa phương, Trái phiếu công trình, Tín phiếu kho bạc. Công ty là chủ thể 19
  31. phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định. 1.2.3.2 Nhà đầu tư Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. – Các nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. – Các nhà đầu tư có tổ chức: Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm. 1.2.3.3 Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán a) Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đã ra đời. 20
  32. Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc Chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững. Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Tại Trung Quốc, ban đầu Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của TTCK. Cùng phối hợp thực hiện chức năng quản lý với Ngân hàng nhân dân còn có cơ quan Hội đồng Nhà nước trong lĩnh vực cổ phần hóa các doanh nghiệp. Do không nằm cùng trong một tổ chức độc lập nên việc quản lý thị trường không được chặt chẽ, kém hiệu quả. Ngày 29/12/1998, Luật chứng khoán Trung Quốc được thông qua đã tập trung việc giám sát, quản lý TTCK vào một cơ quan duy nhất đó là Uỷ ban giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc. Tại Anh cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK là Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB – Securities Investment Board). Uỷ ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo luật về các dịch vụ tài chính ban hành năm 1986. Tại Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities anh Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện việc quản lý thị trường chứng khoán. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Tại Nhật Bản, năm 1992, Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commission) được thành lập, năm 1998 đã đổi tên thành Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán chung do Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản đảm nhiệm. 21
  33. Tại Hàn Quốc, quản lý Nhà nước về TTCK có Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities Exchange Commission) và Uỷ ban giám sát chứng khoán (SSB – Securities Supervise Board) (từ năm 1998 đổi tên thành Financial Supervision Commision) được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế – Tài chính. Ban giám sát chứng khoán là cơ quan chấp hành của Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch chứng khoán thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ. Theo đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam. b) Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành TTCK thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán. c) Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản, thực hiện một số chức năng chính nhưsau: -Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán. -Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán -Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán hiện hành. -Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên. -Tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán 22
  34. -Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. d) Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. e) Các tổ chức hỗ trợ Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không cho phép thành lập các loại hình tổ chức này. f) Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành (TCPH) theo những điều khoản đã cam kết của TCPH đối với một đợt phát hành cụ thể. Hệ số tín nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng. Ví dụ, hệ thống xếp hạng Moody, sẽ có các hệ số tín nhiệm được ký hiệu là aaa, aa1, Baa1, hay B1 ; hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm về TCPH do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Các công ty đánh giá (xếp hạng) hệ số tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc phát hành các chứng khoán, đặc biệt là phát hành các chứng khoán quốc tế. 1.2.4 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán hoạt động theo 3 nguyên tắt cơ bản sau: nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai. - Nguyên tắt trung gian: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tổ chức trung gian hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới 23
  35. thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư Theo nguyên tắt trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh. - Nguyên tắc đấu giá: giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chủ của SGDCK. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất. - Nguyên tắc công khai: Tất cả các họat động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. SGDCK công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạc thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK. 1.2.5 Một số chỉ số tài chính tham chiếu khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Có rất nhiều chỉ số tài chính được sử dụng để phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nhưng trong đề tài này chỉ giới thiệu một số chỉ số chỉ số tài chính sau: a) Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA = (Tổng LN sau thuế) / (Tổng tài sản) Chỉ cần nhìn vào chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể biết được một doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Do 24
  36. vậy, giới chuyên môn gọi ROA là những con số biết nói của doanh nghiệp. Một con số có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của cả một công ty – doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. ROA càng cao cho biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn. Trên sàn chứng khoán, con số ROA lại càng có ý nghĩa. Cổ phiếu của doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao thì giá đắt hơn và cũng được ưa chuộng hơn. b) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(vốn chủ sở hữu) Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. c) Thu nhập trên cổ phần (EPS) Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư cá nhân cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu. d) Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (Price to Earning Ratio) Tỷ số P/E = Giá thị trường của một cổ phiếu / Lợi nhuận ròng (LN sau thuế) của một cổ phiếu 25
  37. Trong đó: - Giá thị trường của một cổ phiếu là giá đóng cửa cổ phiếu vào cuối ngày giao dịch. - Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu = Lợi nhuận ròng trong kỳ / Tổng số cổ phiếu Hệ số P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm, quyết định đến việc lựa chọn mã cổ phiếu của nhà đầu tư. Hệ số P/E thấp mang ý nghĩa sau: - Giá cổ phiếu đang ở mức thấp (và có khả năng tăng lên) - Lợi nhuận trên một cổ phần (EPS) đang ở mức cao - Hoặc có thể công ty đang có vấn đề về tài chính, có nguy cơ vỡ nợ, phá sản Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu, bằng cách nhân ngược lại: lấy giá trị hệ số P/E được công bố nhân với EPS của công ty. 1.3Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.3.1 Cơ sở lý thuyết với nền tảng là lý thuyết tài chính hành vi của Victor Ricciardi & Helen K.Simon Lý thuyết hành vi dựa trên việc điều tra về tâm, sinh lý học, xã hội học và các yếu tố tài chính đã tác động đến quá trình ra quyết định của cá nhân, một nhóm người hoặc tổ chức. Lý thuyết tài chính hành vi bao gồm: khái niệm về sự quá tự tin, khái niệm về sự đối lập với các kinh nghiệm trong quá khứ, lý thuyết về sự hối hận, khái niệm về những viễn cảnh trong tương lai, khái niệm về hành vi bầy đàn, . Trong suốt thập niên những năm 90, khái niệm về lý thuyết tài chính hành vi mới xuất hiện trên các tạp chí khoa học, các ấn phẩm về kinh doanh và một số tờ báo địa phương. Tuy nhiên lý thuyết tài chính hành vi đã xuất hiện cách đây hơn 150 năm và được xuất bản thành sách lần đầu tiên năm 1841 với tác phẩm “Mackay’s Extraordianry Popular Delusions And The Madness of Crowds”. Tác phẩm này đã chỉ ra được làm thế nào hành vi con người ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Lý thuyết tài chính hành vi sẽ cung cấp cho chúng ta biết làm thế nào để các nhà đầu tư hiểu rõ bản thân mình hơn từ đó họ có thể đưa ra những quyết định tốt hơn. 26
  38. Theo Victor Ricciardi & Helen K.Simon định nghĩa về lý thuyết tài chính hành vi được xây dựng dựa trên ba nền tảng chính là tâm lý học, xã hội học và tài chính. Những nhân tố này ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư: Cá nhân (nhà đầu tư chuyên nghiệp và nghiệp dư), nhóm (các cổ đông), tổ chức (tổ chức tài chính). Đối tượng ra quyết định được nghiên cứu trong đề tài này là nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, vì vậy sử dụng lý thuyết tài chính hành vi là phù hợp. Mô hình cơ bản của lý thuyết tài chính hành vi: Tâm lý học Xã hội học Tài chính hành vi Tài chính Hình 1.1: Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi  Tâm lý học Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi và quá trình suy nghĩ của con người. Một số hành vi của con người rất đơn giản nhưng hầu hết là rất phức tạp. Ngành tâm lý học thường giải thích các dạng khác nhau của hành vi liên quan đến: - Sự tiến hóa của sinh vật học - Những vẫn đề lien quan đến bộ não của con người - Xã hội, văn hóa và những kinh nghiệm bản thân hình thành nên nhận thức, thái độ và hành vi con người Khi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư, khái niệm tâm lý học sẽ trả lời một số câu hỏi như: 27
  39. - Tại sao các nhà đầu tư bị thu hút bởi loại cổ phiếu này mà không phải loại cổ phiếu khác? - Tại sao nhà đầu tư lại tỏ ra do dự khi mua cổ phiếu, mặc dù trước đó họ đã mặc cả để mua được cổ phiếu đó? - Tại sao các nhà đầu tư cảm thấy vẫn phải giữ lại cổ phiếu mà họ biết đã tăng kịch trần và thường việc giữ lại cổ phiếu này làm giảm lợi nhuận của họ? - Tại sao các nhà đầu tư vẫn không bán cổ phiếu mình thua lỗ khi vẫn biết cổ phiếu này đến giai đoạn suy tàn? - Tại sao các nhà đầu tư lại cảm thấy chán. Mặc dù họ đã sở hữu một danh mục đầu tư tốt và cảm thấy mong muốn đầu tư thêm để tạo ra nhiều hoạt động cho mình? - Tại sao các nhà đầu tư thường đầu tư theo lời bạn bè, người thân, báo chí hơn là các thông tin đã được công bố?  Xã hội học Là ngành khoa học nghiên cứu các hành vi trong xã hội của con người. Tập trung nghiên cứu chủ yếu việc ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội với thái độ và hành vi của con người. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người bao gồm: - Cấu trúc xã hội: gia đình, tổ chức mà con người đang sinh hoạt - Phạm trù xã hội: tuổi tác, giới tính, chủng tộc - Những vẫn đề thành lập xã hôi: quan hệ họ hàng, kinh tế, chính trị, tôn giáo  Tài chính - Chủ yếu đề cập đến việc xác định giá trị và việc ra quyết định. Cấu trúc của tài chính liên quan đến vấn đề vốn, giá cả, đầu tư và nguồn lực quản lý. - Thị trường tài chính là các thể chế, quá trình và cơ cấu giúp cho các công ty và cá nhân kinh doanh có thể huy động vốn để triển khai và thực hiện mục tiêu hoạt động. - Tầm quan trọng của thị trường tài chính nằm ở khía cạnh liên kết các quyết định chi tiêu của con người, trong cả đời sống cá nhân, gia đình lẫn xã hội. Cá nhân và nhà kinh doanh luôn có thể đóng vai trò thụ động hoặc chủ động trên thị trường tài chính. Đối với cá nhân thị trường tài chính giúp cải thiện nguồn thu nhập và tối ưu hóa 28
  40. tài sản trong tương lai. Đối với công ty nó tăng cường nguồn lực và cải thiện hiệu quả quản trị tài chính. Trong nghiên cứu này không khảo sát cả ba nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi, mà chỉ tập trung khảo sát các yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân 1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân (1994)” Nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger (1994) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, nghiên cứu được thực hiện năm 1994, trong bối cảnh tình hình thị trường chứng khoán Mỹ đang phát triển, chỉ số S&P 500 vào tháng 4/1994 là 444,27 điểm. (Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, trong giai đoạn tháng 7/1994 chỉ số VN – index dao động trung bình quanh ngưỡng 422,97 điểm). Nghiên cứu này xem xét các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu là: (1) Những yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân? (2) Trong những yếu tố tác động trên, có hình thành nên những nhóm yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân hay không? Trong nghiên cứu này có 137 bảng hỏi được đưa vào sử dụng, những người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của 34 yếu tố. Kết quả cho thấy việc tối đa hóa lợi ích rất quan trọng đối với nhà đầu tư cá nhân và có 7 nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là: (1) Thông tin trung lập (2) Thông tin kế toán (3) Thông tin về hình ảnh công ty (4) Nhóm yếu tố cơ bản (lợi nhuận kỳ vọng, cổ tức kỳ vọng, rủi ro cá nhân) (5) Yếu tố xã hội (6) Những khuyến nghị đầu tư của tổ chức, cá nhân, bạn bè 29
  41. (7) Nhu cầu tài chính cá nhân  Ưu điểm: - Đưa ra nhiều yếu tố khá đầy đủ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.  Nhược điểm: - Giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình còn thấp, nó cho biết mô hình chỉ giải thích được 51,2% biến thiên của dữ liệu bởi các biến độc lập. 1.3.2.2 Mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (2005) Nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (2005)” được tác giả thực hiện nghiên cứu tại hai thị trường tài chính lớn của UAE (UAE là một đất nước mới được thành lập năm 1971 khi bảy tiểu vương quốc Ả Rập sát nhập). Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger (1994) từ 34 yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân được tác giả lựa chọn và điều chỉnh lại cho phù hợp với nhà đầu tư cá nhân tại UAE (tại các tiểu vương quốc Ả Rập). Trong nghiên cứu này có 343 bảng hỏi hợp lệ được thu thập từ các nhà đầu tư cá nhân tại Dubai (203 bảng) và Abu Dhabi (140 bảng). Đây là 2 trong số 7 tiểu vương quốc lập nên Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Với 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân: (1) Hình ảnh của công ty, (2) Thông tin kế toán của doanh nghiệp, (3) Thông tin trung lập, (4) Ý kiến từ các nhà tư vấn, (5) Nhu cầu tài chính cá nhân. Kết quả của Hussen A. Hassan Al-Tamimi: Nhóm Thông tin kế toán có ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư UEA, gồm các yếu tố: cổ tức mong đợi, tính thanh khoản của cổ phiếu, tình trạng của báo cáo tài chính, việc chi trả cổ tức, cổ tức mong đợi. Nhóm Nhu cầu tài chính cá nhân là nhóm ít ảnh hưởng nhất đến quyết định của nhà đầu tư UAE gồm các yếu tố: Sự giảm giá mong đợi ở các thị trường tài chính quốc tế, nhu cầu đa dạng hóa, sự hấp dẫn của các kênh đầu tư không phải là chứng khoán. Hai yếu tố không mong đợi mà có ảnh hưởng ít đến quyết định của các nhà đầu tư UAE là yếu tố các lý do về tôn giáo và yếu tố ý kiến của các thành viên trong gia đình. 30
  42.  Ưu điểm: - Họ xây dựng một danh sách các câu hỏi để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân rất chi tiết, đầy đủ và ngôn từ dễ hiểu. - Dựa vào nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân nên khá đầy đủ. 1.3.2.3 Mô hình nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Toàn và Ths. Nguyễn Thành Long về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP. HCM” Nghiên cứu đã tiến hành quy mô mẫu với 192 nhà đầu tư cá nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân với mức độ tác động theo thứ tự từ cao tới thấp như sau: (1) Ý kiến của các nhà tư vấn, (2) Hình ảnh công ty, (3) Tâm lý đám đông, (4) Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính, (5) Sự tự tin thái quá. Để nâng cao hiệu quả các quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư cần cải thiện các hành vi đầu tư thông qua các nhân tố như tâm lý đám đông, sự tự tin thái quá, tham khảo ý kiến tư vấn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM, cần nâng cáo chất lượng báo cáo tài chính và hình ảnh công ty.  Ưu điểm: - Kết hợp các yếu tố tâm lý (Tâm lý đám đông, Sự tự tin thái quá) và yếu tố tài chính (Hình ảnh công ty, ý kiến từ nhà tư vấn, Chất lượng thông tin trên báo các tài chính) vào mô hình để đưa ra mô hình nghiên cứu.  Nhược điểm: - Số nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều, tuy nhiên ở đây nghiên cứu tiến hành với quy mô mẫu quá ít (192 nhà đầu tư cá nhân). 1.3.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 1.3.3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu Theo nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (2005)” đã nghiên cứu ở thị trường Các Tiểu 31
  43. Vương Quốc A Cập Thống Nhất (UAE) với 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân: Hình ảnh của công ty (Firm- image), Thông tin kế toán (Accounting information), Thông tin trung lập (Newtral information), Ý kiến từ các nhà tư vấn (Advocale information), Nhu cầu tài chính cá nhân (Personal financial needs). Lý do tác giả lựa chọn mô hình này bởi vì: - Thứ nhất, mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (1994)”, mà mô này đã được nhiều nước ứng dụng để thực hiện và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư khá chặt chẽ và đầy đủ. - Thứ hai, tác giả tiến hành lựa chọn và phân tích sự tương đồng của thị trường chứng khoán Vệt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ và UAE dựa trên nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger và Hussen A. Hassan Al-Tamimi. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều nét tương đồng với thị trường chứng khoán tại UAE như sau: Cùng là thị trường chứng khoán mới nổi, cùng thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2000. (Tại Việt Nam, ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Ngày 20/07/2000, thị trường giao dịch chứng khoán TP. HCM đã chính thức khai trương đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu niêm yết. Thị trường Abu Dhabi (bắt đầu hoạt động ngày 15/11/2000), vài tháng sau thị trường tài chính Dubai thành lập. Cùng là những nước có diện tích hẹp, hạn chế tài nguyên thiên nhiên áp dụng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển thị trường tài chính bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, thuế quan ưu đãi, - Thứ ba, mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) đã được Lê Hoàng Thu Dung (2014) thực hiện vào việc khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP. HCM – một thành phố năng động nhất cả nước và quy tụ số lượng lớn nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán. 32
  44. - Thứ tư, từ những ưu và nhược điểm rút ra từ mô hình của nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger và mô hình nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Toàn và Ths. Nguyễn Thành Long cho thấy mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) phù hợp hơn và phù hợp với nhà đầu tư cá nhân ở thành phố Huế. Từ đó tác giả áp dụng mô hình này trên địa bàn thành phố Huế với mong muốn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Huế. Mô hình nghiên cứu như sau: Hình ảnh của công ty H1 Thông tin kế toán H2 H3 Quyết định đầu tư Thông tin trung lập chứng khoán H4 H4 Ý kiến từ nhà tư vấn H5 Nhu cầu tài chính cá nhân Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu a) Hình ảnh của công ty (Firm- image) Dựa trên nền tảng nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi, Al Anood Bin Kalli đã đưa ra 9 thành phần về hình ảnh của công ty trước khi các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư: Tôn giáo, Cảm nhận về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, danh tiếng 33
  45. của các cổ đông của doanh nghiệp, vị thế công ty trong ngành, sự sáng tạo của thị trường tài chính có tổ chức, đạo đức kinh doanh, cảm nhận về nền kinh tế, danh tiếng công ty, các hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tốc độ phát triển. Nói cách khác, hình ảnh của công ty được các nhà đầu tư đánh giá tổng thể dựa trên nhận thức của họ về những tiêu chí tạo nên danh tiếng, mức độ uy tín và niềm tin của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên những tiêu chí đó. Hình ảnh của công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Các nghiên cứu trước đây hầu như đều chỉ ra rằng, hình ảnh của công ty có tác động dương trực tiếp đến quyết định đầu tư chứng khoán. Nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (1994)” đã được nhiều nước ứng dụng để thực hiện. Epstein (1994) đã kiểm tra nhu cầu thông tin xã hội của các nhà đầu tư cá nhân. Kết quả cho thấy các công ty có hình ảnh tốt về đạo đức công ty, quan hệ nhân viên và sự tham gia của cộng đồng về uy tín chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy tác giả đặt giả thuyết đối với khái niệm chất lượng cảm nhận trong nghiên cứu này như sau: Giả thuyết H1: Hình ảnh của của công ty có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. b) Thông tin kế toán (Accounting information) Theo Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), trước khi quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán họ thường quan tâm đến các thông tin kế toán như: Khả năng bán được của cổ phiếu, lợi nhuận kỳ vọng kiếm được, báo cáo tài chính, tình hình tài chính, cổ tức được trả, khả năng giá cổ phiếu, cổ tức kỳ vọng, thông tin quá khứ của cổ phiếu. Doanh nghiệp nên cung cấp đầy đủ, chính xác về các thông tin kế toán để các nhà đầu tư làm cơ sở trong việc xem xét, cân nhắc lựa chọn đầu tư. Theo Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger (1994) khi thông tin kế toán của doanh nghiệp được công bố đầy đủ thì các nhà đầu tư cá nhân sẽ có niềm tin hơn về doanh nghiệp, khi đó xu hướng đầu tư sẽ càng cao. Vì vậy tác giả đặt giả thuyết cho khái niệm thông tin kế toán cho nghiên cứu này như sau: 34
  46. Giả thuyết H2: Thông tin kế toán có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. c)Thông tin trung lập (Newtral information) Thông tin trung lập là nguồn thông tin tồn tại trên thị trường mà nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi đầu tư: thông tin trên các diễn đàn chứng khoán, thông tin từ báo chí, các tuyên bố của công ty chứng khoán. Theo Al Anood Bin Kalli (2009), nhà đầu tư thường xem xét đến yếu tố thông tin trung lập như: Sự biến động tăng giảm của chỉ số chứng khoán, tin tức từ báo chí, những tuyên bố từ chính phủ, tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu nhà nước, chỉ số kinh tế hiện hành (GDP), giá hiện tại của chứng khoán đang được niêm yết. Nhà đầu tư luôn quan tâm đến nguồn thông tin đáng tin cậy khi họ quyết định đầu tư, nguồn thông tin hiện nay khá nhiều nhưng vấn đề là tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy không phải đơn giản. Các nghiên cứu khác như Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger (1994), Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) cũng cho rằng thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không quyết định đầu tư khi không có các nguồn thông tin hỗ trợ. Do đó tác giả đặt giả thuyết cho khái niệm giá cả hành vi trong nghiên cứu này như sau: Giả thuyết H3: Thông tin trung lập có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. d) Ý kiến từ các nhà tư vấn (Advocale information) Theo Al Anood Bin Kalli (2009), các ý kiến từ nhà tư vấn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Bao gồm: - Thứ nhất, tư vấn người môi giới - Thứ hai, ý kiến của các thành viên trong gia đình - Thứ ba, ý kiến từ đồng nghiệp, bạn bè - Thứ tư, lời khuyên từ các nhà phân tích thị trường, tài chính Malmendier và Shanthikumar (2003) cho rằng các nhà đầu tư cá nhân bị ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư từ các khuyến nghị tích cực từ các nhà tư vấn bao gồm cả các nhà phân tích. Krishnan và Booker (2002) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư sử dụng các khuyến nghị của nhà phân tích để đưa ra 35
  47. quyết định ngắn hạn để nắm giữ hoặc bán cổ phiếu. Các kết quả chỉ ra rằng một dạng báo cáo giới thiệu tóm tắt của nhà phân tích tốt sẽ là một thông tin bổ sung hỗ trợ tích cực cho việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Do đó tác giả đặt giả thuyết cho khái niệm ý kiến từ các nhà tư vấn trong nghiên cứu này như sau: Giả thuyết H4: Ý kiến từ nhà tư vấn có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. e) Nhu cầu tài chính cá nhân (Personal financial needs) Nhà đầu tư cá nhân luôn mong muốn có được lợi nhuận cao từ việc đầu tư cổ phiếu, đây chính là khoản thu được từ sự chênh lệch giá thị trường khi thực hiện mua bán cổ phiếu. Khác với lợi nhuận mong muốn từ cổ tức với tỉ lệ chia nhất định, đến kỳ hạn cụ thể của nhà đầu tư mới có thể thu được. Đây chính là sự kỳ vọng vào cổ tức được chi trả của nhà đầu tư cá nhân khi họ đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp. Hay là mong muốn kiếm lợi nhuận từ cổ tức của nhà đầu tư. Mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định khác từ nhà đầu tư cá nhân. Đa số các nhà đầu tư trẻ tuổi, còn nhiều thời gian để khắc phục những sai lầm gây ra thua lỗ tạm thời, do vậy họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đổi mức lợi nhuận cao. Nhưng càng lớn tuổi, nhà đầu tư càng e ngại đối với những khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao. Khi đến tuổi sắp nghỉ hưu, họ có xu hướng chỉ tìm những cơ hội đầu tư ổn định với mức rủi ro thấp. Nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger (1994) đã đưa ra 6 yếu tố thành phần trong nhóm yếu tố tài chính cá nhân. Sự hấp dẫn từ những thị trường đầu tư khác: Sự đa dạng hóa cần thiết, rủi ro thấp, kỳ vọng thất bại thị trong thị trường tài chính quốc tế, sự thỏa mái của những quỹ tín dụng, kỳ vọng thất bại trong thị trường tài chính nội địa. Giả thuyết H5: Nhu cầu tài chính cá nhân có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. 36
  48. Bảng 1.1 Tóm tắt các giả thuyết Giả thuyết Phát biểu H1 Hình ảnh của công ty có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. H2 Thông tin kế toán có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. H3 Thông tin trung lập có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. H4 Ý kiến từ nhà tư vấn có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán. H5 Nhu cầu tài chính cá nhân có quan hệ dương đối với quyết định đầu tư chứng khoán (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 1.3.3.3 Xây dựng thang đo Thang đo lý thuyết ban đầu của đề tài nghiên cứu được xây dựng dựa trên thang đo của những nghiên cứu đi trước có trên thế giới (nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger [1994], Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), Al Anood Bin Kalli (2009). Sau đó dựa vào kết quả phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh thang đo, từ đó xây dựng thang đo chính thức cho đề tài như sau: 37
  49. Bảng 1.2 Thang đo chính thức Ký Nguồn gốc Nhân tố Biến quan sát hiệu thang đo Tôi quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của HA1 doanh nghiệp HA2 Tôi quan tâm đến uy tín của doanh nghiệp Tôi quan tâm đến thương hiệu của doanh HA3 nghiệp Tôi luôn quan tâm đến những doanh nghiệp HA4 Hình ảnh có tốc độ phát triển nhanh Al Anood Bin của công ty Tôi quan tâm đến vị thế của doanh nghiệp HA5 Kalli (2009) (HA) trong ngành (thị phần) Tôi quan tâm đến danh tiếng người lãnh đạo HA6 doanh nghiệp Tôi quan tâm đến chuẩn mực đạo đức của HA7 doanh nghiệp Tôi quan tâm đến lĩnh vực hoạt động của HA8 doanh nghiệp Tôi quan tâm đến tính minh bạch của các KT1 báo cáo tài chính Thông tin KT2 Tôi quan tâm đến kỳ hạn chia cổ tức Hussen A. kế toán KT3 Tôi xem xét đến tỷ lệ chia cổ tức Hassan Al- (KT) KT4 Tôi xem xét các kết quả phân tích kỹ thuật Tamimi (2005) KT5 Tôi xem xét tính thanh khoản của cổ phiếu KT6 Tôi cân nhắc giá hợp lý của cổ phiếu Tôi quan tâm đến sự biến động (tăng, giảm) Al Anood Bin TL1 của chỉ số chứng khoán Kalli (2009), Thông tin Tôi quan tâm đến thông tin phân tích cổ Robert A.Nagy trung lập TL2 phiếu trên các diện đàn chứng khoán & Robert (TL) TL3 Tôi quan tâm đến thông tin từ báo chí W.Obenberger TL4 Tôi quan tâm đến chỉ số kinh tế (GDP, lạm (1994) 38
  50. phát ) Tối quan tâm đến chính sách của Chính phủ TL5 (thuế, lãi suất, vay ) TL6 Tôi xem xét đến giá gần đây của cổ phiếu Tôi bị tác động từ chuyên viên phân tích thị YK1 trường có kinh nghiệm (quen biết) Tôi bị tác động từ ý kiến của nhân viên môi Ý kiến từ YK2 giới Al Anood Bin nhà tư vấn YK3 Tôi bị tác động từ ý kiến của người thân Kalli (2009) (YK) YK4 Tôi bị tác động từ ý kiến bạn bè Tôi bị tác động từ nhận định của các công ty YK5 chứng khoán Tôi đầu tư do sự hấp dẫn của thị trường NC1 chứng khoán Nhu cầu tài Tôi muốn sở hữu cổ phiếu nhiều công ty Hussen A. chính cá NC2 khác nhau Hassan Al- nhân Tôi muốn kiếm lợi nhuận từ việc mua bán Tamimi (2005) (NC) NC3 cổ phiếu NC4 Tôi muốn kiếm lợi nhuận từ cổ tức công ty Sự ủng hộ từ các nhà tư vấn ảnh hưởng đến QD1 quyết định đầu tư chứng khoán của tôi Nhu cầu tài chính cá nhân ảnh hưởng đến QD2 quyết định đầu tư chứng khoán của tôi Quyết định Hussen A. Quyết định đầu tư chứng khoán của tôi bị đầu tư QD3 Hassan Al- ảnh hưởng từ những hình ảnh của công ty (QD) Tamimi (2005) Quyết định đầu tư chứng khoán của tôi dựa QD4 trên thông tin kế toán tốt của doanh nghiệp Quyết định đầu tư chứng khoán của tôi dựa QD5 trên thông tin trung lập có uy tín (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 39
  51. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Thông qua mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger và mô hình nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Toàn và Ths. Nguyễn Thành Long. Tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho nội dung nghiên cứu của đề tài ở các chương tiếp theo. 40
  52. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và thành phố Huế năm 2016 - 2018 2.1.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán trong năm 2017 có diễn biến tích cực, đạt mức tăng trưởng ấn tượng cả về điểm số, quy mô và thanh khoản. Chỉ số VN-Index đạt 984,2 điểm, tăng 48%, chỉ số HNX-Index đạt 116,8 điểm, tăng 14,6% (năm 2016, VN-Index tăng 14,8%, HNX-Index tăng 0,2%). Giá trị giao dịch 2 sàn đạt bình quân 4.700 tỷ đồng/phiên, tăng 68% so với năm 2016. Vốn hóa thị trường, gồm cả sàn UPCoM, đạt 3,3 triệu tỷ đồng, tăng 30%. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh. Từ đầu năm đến hết tháng 11/2017, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đạt 5,29 tỷ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2016, tổng giá trị danh mục nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 32,5 tỷ USD, tăng 59% so với cuối năm 2016, khối này mua ròng 1,02 tỷ USD kể từ đầu năm đến hết tháng 11/2017, trong khi năm 2016 bán ròng khoảng 100 triệu USD. Hoạt động niêm yết diễn ra sôi động, tính riêng 9 tháng đầu năm 2017 có 18 công ty và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết mới, 72 đợt niêm yết bổ sung, đồng thời hủy niêm yết bắt buộc 8 công ty. Bên cạnh đó, hoạt động thoái vốn nhà nước diễn ra sôi động, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư nước ngoài tham gia. 41
  53. Hình 2.1 Diễn biến các chỉ số thị trường trong năm 2018 (Nguồn: VNDIRECT) Tính chung trong năm 2018, VN-Index đã giảm khoảng 9,3%, từ mức 984 điểm vào ngày 29/12/2017. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường ghi nhận đạt 232,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt gần 4.488 tỷ đồng. Cổ phiếu VN30 giao dịch phân hóa với 11 mã tăng giá, 14 mã giảm giá và 5 mã đứng giá tham chiếu. Sự giảm giá của nhóm VN30 là tác nhân chính gây giảm điểm của VN-Index. Những mã cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong năm qua là VNM, FLC, VHM, TCB, VRE khi lấy đi của chỉ số chung lần lượt 31 điểm, 23 điểm, gần 14 điểm, 10 điểm và 8,2 điểm. Ngược lại, những mã cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index trong năm qua là VIC, BID, BVH, SAB và NVL với mức đóng góp lần lượt 37 điểm, 11 điểm, 6,4 điểm, 4,8 điểm và 3,5 điểm. Thanh khoản trung bình phiên trong cả năm qua ở mức 201 triệu cổ phiếu, tăng gần 4,7% so với năm 2017. Trong năm 2018, khối ngoại đã mua ròng hơn 41 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE, tăng gần 71% so với năm 2017. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm gần 11% trong năm 2018 so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017. Các cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến HNX-Index 42
  54. trong năm 2018 là NCB, HHC, DGC, trong khi các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến HNX-Index là DL1, SHB, HUT. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, các nhóm ngành có số cổ phiếu tăng mạnh nhất trong năm 2018 là bảo hiểm, bất động sản và hóa chất với mức tăng lần lượt gần 25%, 21% và 2,5%. Ngược lại, các nhóm ngành có số cổ phiếu giảm mạnh nhất trong năm qua là Xây dựng vật liệu, Dầu khí và Viễn thông với mức giảm 34%, 31% và 24%. Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018, chỉ số VN-Index giảm gần 8,3 điểm chốt phiên ở mức 892,54 điểm. Áp lực bán gia tăng mạnh khiến các mã giảm điểm chiếm đa số. Mặc dù vậy, thanh khoản vẫn duy trì dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất với 2.542 tỷ đồng, cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng. Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2018 được công bố rất tích cực, trong đó GDP đạt 7,08%, mức cao nhất năm 2018, xuất siêu 7,2 tỷ USD. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường tài chính thế giới vẫn theo chiều hướng tiêu cực, không chỉ cản trở dòng tiền vào thị trường chứng khoán mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư. Hình 2.2 GDP Việt Nam năm 2018 (Nguồn: VNDIRECT) Tăng trưởng lợi nhuận trong 2018 là 16,6%: 43
  55. Hình 2.3 Thống kê tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các ngành trong 2018 (Nguồn: VNDIRECT) - Tăng trưởng lợi nhuận top 70 trong 2018 là 16,6%, thấp hơn mức 25% của 2017. - Ngân hàng và bất động sản là 2 ngành có tăng trưởng giảm mạnh nhất so với 2017. - Logistic, bán lẻ và năng lượng là các ngành có tăng trưởng cải thiện nhất. Cổ phiếu dầu khí có diễn biến tệ nhất 2018: Hình 2.4 Giá cổ phiếu các ngành giảm mạnh trong 2018 44
  56. (Nguồn: VNDIRECT) Dòng vốn ngoại bị rút mạnh trong nửa sau 2018: Hình 2.5 Dòng vốn ngoại vào VN Index giảm từ tháng 5 (Nguồn: VNDIRECT) Kết luận: Thị trường chứng khoán Việt Nam chia thành 2 xu hướng rõ rết trong 2018: -4 tháng đầu năm: xu hướng tăng, đạt đỉnh 1200 -8 tháng còn lại: điều chỉnh giảm Lý do: Định giá cổ phiếu khá cao so với mặt bằng, rủi ro đầu tư toàn cầu tăng cao, khối ngoại rút vốn, mặt bằng lãi suất tăng cao. 2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán tại thành phố Huế Theo thống kê của Cục thống kê Thừa Thiên Huế, năm 2017 dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.154.310 người, trong đó lực lượng lao động nam là 325628 và nữ là 311.610 người, số lao động đang có việc làm trong nền kinh tế là 616.241 người (phân theo loại hình kinh tế nhà nước có 81.475 người, ngoài nhà nước có 507.391 người và vốn đầu tư nước ngoài 27.375 người). Với nguồn lực dồi dào như vậy, tuy nhiên thị trường chứng khoán chưa được phổ biến tại thành phố Huế. Số lượng cá nhân tham gia 45
  57. TTCK còn quá ít so với tiềm lực tài chính trong dân, so với các loại hình đầu tư khác như gửi tiết kiệm hoặc đầu tư bất động sản. Tại Thừa Thiên Huế chỉ có công ty cổ phần chứng khoán APEC – chi nhánh tại Huế là thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Còn lại là Sàn giao dịch chứng khoán Đông Á Bank, Đại lý nhận lệnh giao dịch vàng Quỳnh Dương, Công Ty TNHH Chứng Khoán ACB (ACBs) - Đại Lý Nhận Lệnh Huế và chi nhánh công ty cổ phần chứng khoán An Bình tại Huế nhưng đa số các đại lý nhận lệnh này không có chức năng mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng, các dịch vụ của chứng khoán được thực hiện từ xa, rất bất tiện cho khách hàng. 26/02/2019, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE đã chính thức đưa 15.246.000 cổ phiếu của Cty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế, mã chứng khoán: HUB lên niêm yết và giao dịch, với tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 152 tỷ đồng. Doanh thu thuần hợp nhất trong năm 2017 và và 9 tháng đầu năm 2018 của Công ty lần lượt là 435,6 tỷ đồng và 286,8 tỷ đồng. Sau quá trình thẩm định hồ sơ niêm yết, HOSE đã ban hành Quyết định số 523/QĐ – SGDHCM ngày 18/12/2018 về việc niêm yết cổ phiếu Cty Cổ phần Xây lắp Thừa thiên Huế, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 25.000 đồng/cổphiếu và biên độ dao động giá là +/-20%. Ngày 27/7/2018, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế đưa 87,6 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt 876 tỷ đồng chính thức lên sàn UPCOM. Mã chứng khoán HWS. 2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu Trong tổng số 250 bảng hỏi được phát ra, sau khi kiểm tra thì có 50 bảng hỏi không đạt yêu cầu (phần lớn khách hàng điền thiếu thông tin). Vì vậy, 200 bảng hỏi được đưa vào phân tích. 2.2.1 Thống kê mô tả 2.2.1.1 Đặc điểm mẫu điều tra Với cỡ mẫu n = 200 Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra 46
  58. Tiêu chí Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 119 59,5 Giới tính Nữ 81 40,5 18-25 tuổi 28 14,0 26-35tuổi 106 53,0 Độ tuổi 36-55 tuổi 48 24,0 >55 tuổi 18 9,0 HSSV 0 0 Cán bộ công chức 101 50,5 Nghề nghiệp Kinh doanh 67 33,5 Khác 32 16,0 Cao đẳng 21 10,5 Đại học 124 62,0 Trình độ học vấn Sau đại học 35 17,5 Khác 20 10,0 Chưa có 0 0 10 triệu 41 20,5 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả năm 2019) - Về giới tính: Trong tổng số 200 bảng hỏi thu được, cho thấy có 119 nam chiếm 59,5% và 81 nữ chiếm 40,5% số lượng nam nhiều hơn nữ. Việc lấy mẫu có sự chênh lệnh về giới tính tuy nhiên có thể chấp nhận được vì trên thực tế nam có xu hướng đầu tư chứng khoán nhiều hơn nữ. - Về độ tuổi: đa phần đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi (chiếm 53%), kế đến là độ tuổi 36 – 55 tuổi (chiếm 24%) và độ tuổi từ 18 - 25 (chiếm 14%), cuối cùng là trên 55 chiếm 9%. Dữ liệu này khá phù hợp với điều kiện thực tế khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân còn trẻ, vượt trội so với bộ phận người lớn tuổi tham gia vào thị trường chứng khoán, những người trẻ tuổi thì họ ưa thích lĩnh vực kinh doanh mới nhiều lợi nhuận và chấp nhận rủi ro, còn những người lớn tuổi họ có tâm lý ngại rủi ro, họ ưa thích sự chắc chắn và ổn định, điều này cho thấy xu hướng trẻ hóa trong các nhà đầu tư. - Trình độ học vấn: Thống kê cho thấy số nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có trình độ từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn trong mẫu (62%), kế đến là trình độ sau đại học (17,5%), trình độ cao đẳng chiếm 10,5%, cuối cùng khác chiếm 10%. Điều này thể hiện thị trường chứng khoán tại thành phố Huế 47
  59. với đa phần là nhà đầu tư cá nhân đều là những người có trình độ, họ khá quan tâm đến thị trường chứng khoán điều này thể hiện tính chuyên nghiệp trong đầu tư chứng khoán hơn, những người có trình độ thì họ sẽ có kiến thức đầu tư hơn những người có trình độ thấp, điều này tốt cho thị trường chứng khoán. - Thu nhập: Kết quả thống kê cho thấy thu nhập của các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán phần lớn là thu nhập từ 5-10 triệu (chiếm 63%), kế đến là 20,5% những nhà đầu tư có thu nhập trên 10 triệu, số nhà đầu tư cá nhân có thu nhập dưới 5 triệu chiếm 16,5%. Đây cũng là mức thu nhập phù hợp với tình hình kinh tế ở thành phố Huế nói chung, đa phần nhà đầu tư vẫn có mức thu nhập khá để có thể vừa chi phối cho cuộc sống vừa có thể tham gia đầu tư chứng khoán để kiếm lợi nhuận. - Thời gian tham gia thị trường chứng khoán của nhà đầu tư: Nhìn vào biểu đồ, số nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường từ 1 – dưới 3 năm chiếm số lượng đáng kể (45,5%), số nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường từ 3 – 5 năm chiếm 27%. Số nhà đầu tư dưới 1 năm chiếm 15,5%. Trong khi đó nhà đầu tư tham gia thị trường trên 5 năm là 24 nhà đầu tư chiếm một tỉ lệ nhỏ (12%). Số lượng nhà đầu tư cá nhân có thời gian tham gia thị trường dưới 5 năm chiếm số lượng lớn và số nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trên 5 năm chiếm số lượng nhỏ trong mẫu thu thập. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán ở Huế chưa sôi động. 48
  60. Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thời gian tham gia thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân thành phố Huế (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) - Mức vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán: Nhìn vào biểu đồ cho thấy hơn một nửa số lượng các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán với mức vốn đầu tư là dưới 100 triệu đồng chiếm 61%. Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng có đến 92% nhà đầu tư cá nhân được khảo sát có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng và chỉ có 8% các nhà đầu tư có mức vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán trên 500 triệu đồng. Biểu đồ 2.2 Biểu đồ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) - Chiến lược đầu tư: Kết quả thống kê cho thấy, các nhà đầu tư cá nhân được khảo sát rất yêu thích chiến lược đánh ngắn hạn (lướt sóng) chiếm tỷ lệ 67%. Chiến lượt đầu tư ngắn hạn (lướt sóng) và trung hạn chiếm tỷ lệ 95% và chỉ có 5% số lượng người khảo sát chọn chiến lược đầu tư dài hạn. Điều này phù hợp với xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, bởi thị trường dường như đang trong thời gian chựng lại. Do vậy, số nhà đầu tư cá nhân đánh giá đầu tư dài hạn không nhiều. 49
  61. Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thống kê chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) 2.2.1.2 Thống kê mô tả về giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert với 5 mức độ: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý a) Đánh giá của nhà đầu tư về yếu tố “Hình ảnh của công ty” Bảng 2.2 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hình ảnh của công ty” Tổng số Giá trị Giá trị cao Giá trị Độ lệch chuẩn quan sát thấp nhất nhất trung bình HA1 200 1 5 3,42 0,984 HA2 200 1 5 3,44 1,030 HA3 200 1 5 3,37 1,018 HA4 200 1 5 3,35 1,016 HA5 200 1 5 3,36 1,013 HA6 200 1 5 3,32 1,045 HA7 200 1 5 3,31 1,100 50
  62. HA8 200 1 5 3,41 0,980 (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019 Từ bảng số liệu trên ta thấy, mức độ quan trọng của các biến trong nhóm nhân tố “Hình ảnh của công ty” được đánh giá ở mức trung bình từ 3,31 đến 3,44. Trong đó, biến quan sát HA2 có giá trị cao nhất là “Tôi quan tâm đến uy tín của doanh nghiệp” và và thấp nhất (HA7) là “Tôi quan tâm đến chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp”. Bên cạnh đó độ lệch chuẩn cũng khá lớn thể hiện mức chênh lệch trong đánh giá của cùng một biến cũng tương đối lớn do cùng một biến quan sát, có những nhà đầu tư đánh giá quan trọng nhưng theo quan điểm của nhà đầu tư khác yếu tố đó lại không quan trọng. Để thấy rõ hơn cụ thể mức độ quan trọng của các biến quan sát đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, ta tiếp tục đi vào phân tích cụ thể các biến: - Biến quan sát HA1 (Tôi quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp) được khách hàng đánh giá ở mức trung bình 3,42. Trong đó, có 48,5% nhà đầu tư được khảo sát đánh giá mức độ quan trọng đến rất quan trọng. - Biến quan sát HA2 (Tôi quan tâm đến uy tín của doanh nghiệp) được nhà đầu tư đánh giá ở mức cao nhất (3,44), mức đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 48,5%. Cho thấy nhà đầu tư rất quan tâm đến uy tín của doanh nghiệp. - Biến quan sát HA3 (Tôi quan tâm đến thương hiệu của doanh nghiệp), HA4 (Tôi luôn quan tâm đến những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh), HA5 (Tôi quan tâm đến vị thế của doanh nghiệp trong ngành), HA6 (Tôi quan tâm đến danh tiếng người lãnh đạo doanh nghiệp) được phần lớn khách hàng đánh giá từ mức 3 trở lên với tỷ lệ lần lượt là 81,5%, 80,5%, 81%, 80,5%. Qua đó thấy được nhà đầu tư quan tâm đến thương hiệu, tốc độ phát triển, vị thế của doanh nghiệp, danh tiếng người lãnh đạo doanh nghiệp. - Biến qun sát HA8 được nhà đầu tư đánh giá với mức độ trung bình 3,41 phần lớn rơi vào nhóm bình thường và quan trọng. 51
  63. - Còn lại biến quan sát HA7 (Tôi quan tâm đến chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp) có giá trị trung bình thấp nhất 3,31. Trong đó, nhà đầu tư được khảo sát có 78% đánh giá mức độ từ bình thường đến rất quan trọng. 52
  64. b) Đánh giá của nhà đầu tư về yếu tố “Thông tin kế toán” Bảng 2.3 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin kế toán” Giá trị thấp Giá trị Giá trị trung Độ lệch Tổng số quan sát nhất cao nhất bình chuẩn KT1 200 1 5 3,13 1,146 KT2 200 1 5 3,10 1,169 KT3 200 1 5 3,13 1,215 KT4 200 1 5 3,22 1,191 KT5 200 1 5 3,13 1,140 KT6 200 1 5 3,34 1,149 (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) Nhìn chung, các biến quan sát của yếu tố “Thông tin kế toán” được nhà đầu tư đánh giá ở mức trung bình giao động từ 3,10 đến 3,34. Trong đó biến quan sát KT6 được đánh giá ở mức cao nhất là “Tôi cân nhắc giá hợp lý của cổ phiếu”. Có 48% nhà đầu tư khảo sát đồng ý và rất đồng ý, chứng tỏ nhà đầu tư rất cân nhắc về giá của cổ phiếu trong quyết định đầu tư. Trong số các biến quan sát thì KT2 (Tôi quan tâm đến kỳ hạn chia cổ tức ) được nhà đầu tư đánh giá thấp nhất là 3,10. Với 37,5% nhà đầu tư được khảo sát cho rằng không đồng ý với tiêu chí này. Cho thấy kỳ hạn chia cổ tức chưa được nhà đầu tư quan tâm lắm trong quyết định đầu tư của mình. Các biến quan sát còn lại KT1, KT3, KT4, KT5 được đánh giá ở mức chấp nhận được. Mức đánh giá bình thường và đồng ý của nhà đầu tư hầu hết chiếm trên 70%. 53
  65. c) Đánh giá của nhà đầu tư về yếu tố “Thông tin trung lập” Bảng 2.4 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin trung lập” Tổng số quan Giá trị thấp Giá trị cao Giá trị trung Độ lệch sát nhất nhất bình chuẩn TL1 200 1 5 3,22 0,881 TL2 200 1 5 3,39 0,933 TL3 200 1 5 3,22 0,976 TL4 200 1 5 3,22 0,899 TL5 200 1 5 3,30 0,996 TL6 200 1 5 3,28 0,972 (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) Tất cả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin trung lập” được đánh giá với mức trung bình từ 3,22 đến 3,39. Nhìn chung, các giá trị trung bình của các biến quan sát có giá trị ở mức khá, phần lớn khách hàng chọn ở mức bình thường và đồng ý.Trong đó biến quan sát TL2 (Tôi quan tâm đến thông tin phân tích cổ phiếu trên các diễn đàn chứng khoán) có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm các nhân tố này. Điều này phần nào đó cũng phản ánh mức độ ảnh hưởng của thông tin phân tích cổ phiếu trên diễn đàn chứng khoán tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Để thấy rõ và cụ thể mức độ quan trọng của các biến quan sát đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, ta tiếp tục đi vào phân tích cụ thể các biến. (Phụ lục 2). Cả 6 biến quan sát đều cho thấy phần lớn nhà đầu tư đánh giá mức độ bình thường đến rất quan trọng. Đối với biến TL2 (Tôi quan tâm đến thông tin phân tích cổ phiếu trên các diễn đàn chứng khoán) có đến 81% nhà đầu tư đánh giá từ bình thường đến rất quan trọng và 19% còn lại đánh giá hoàn toàn không quan trọng và không quan trọng. Tương tự biến TL1 (Tôi quan tâm đến sự biến động (tăng, giảm) của chỉ số chứng khoán), TL2 (Tôi quan tâm đến thông tin phân tích cổ phiếu trên các diện đàn chứng khoán), TL3 (Tôi quan tâm đến thông tin từ báo chí), TL4 (Tôi quan tâm đến chỉ số kinh tế (GDP, lạm phát), TL5 (Tối quan tâm đến chính sách của Chính phủ (thuế, lãi 54
  66. suất, vay), TL6 (Tôi xem xét đến giá gần đây của cổ phiếu) với tỷ lệ lần lượt là 84,5%, 77,3%, 81,5%, 77,5%, 77,5%. d) Đánh giá của nhà đầu tư về yếu tố “Ý kiến từ nhà tư vấn” Bảng 2.5 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Ý kiến từ nhà tư vấn” Tổng số Giá trị Giá trị cao Giá trị Độ lệch chuẩn quan sát thấp nhất nhất trung bình YK1 200 1 5 3,36 1,052 YK2 200 1 5 3,29 0,953 YK3 200 1 5 3,15 0,971 YK4 200 1 5 3,12 0,988 YK5 200 1 5 3,24 1,068 (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) Có thể thấy rằng các biến quan sát của yếu tố “Ý kiến từ nhà tư vấn” được đánh giá với mức trung bình từ 3,12 đến 3,36. Biến quan sát được đánh giá cao nhất YK1 là biến “Tôi bị tác động từ chuyên viên phân tích thị trường có kinh nghiệm” và thấp nhất (YK4) là biến “Tôi bị tác động từ ý kiến bạn bè”. e) Đánh giá của nhà đầu tư về yếu tố “Nhu cầu tài chính cá nhân” Bảng 2.6 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Nhu cầu tài chính cá nhân” Tổng số Giá trị Giá trị cao Giá trị Độ lệch chuẩn quan sát thấp nhất nhất trung bình NC1 200 1 5 3,78 0,888 NC2 200 1 5 3,46 0,971 NC3 200 1 5 3,87 0,931 NC4 200 1 5 3,67 0,879 (Nguồn: Kết quả điểu tra xử lý số liệu của tác giả năm 2019) Từ kết quả trên, dễ dàng nhận thấy không có sự chênh lệch quá nhiều giữa giá trị trung bình của các biến quan sát, trong đó biến quan sát NC3 (Tôi muốn kiếm lợi nhuận từ việc mua bán cổ phiếu) được nhà đầu tư tham gia khảo sát đánh giá cao nhất 55
  67. với giá trị trung bình 3,87. Thấp nhất trong yếu tố nhu cầu tài chính cá nhân có thể kể đến biến quan sát NC2 (Tôi muốn sở hữu cổ phiếu nhiều công ty khác nhau) có giá trị trung bình chỉ 3,46. Tuy nhiên, nhìn chung thì các giá trị này có độ lệch chuẩn không cao như những nhân tố khác, điều đó cho thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân cũng đánh giá từ bình thường đến đồng ý đối với các nhu cầu tài chính cá nhân của quyết định đầu tư chứng khoán tại thành phố Huế. Nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu được đánh giá cao cho thấy được phần nào lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Từ bảng sô liệu khảo sát, có thể thấy rằng hơn 90% nhà đầu tư tham gia khảo sát đều cho rằng yếu tố “Nhu cầu tài chính cá nhân” ở mức chấp nhận được trong việc ra quyết định đầu tư chứng khoán của họ. 2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha (Phụ lục 4) Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hays, 1983). Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao, Hệ số Cronbach’s Alphatừ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được, Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được nếu thang đo mới. Hệ số tương quan biến - tổng (Item-total correlation) là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của các biến với các biến khác trong cùng một nhóm càng cao. Hệ số tương quan biến- tổng phải lớn hơn 0,3. Các hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo (Nunnally & Burnstein, 1994). 56