Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 110 trang thiennha21 25/04/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_chi_thuong_xuyen_tu_ng.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hƣớng dẫn: Lê Thị Kim Phụng ThS. Nguyễn Thị Thu Trang LTrườngớp: K48A - K ế Đạitoán học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  2. LỜI CÁM ƠN Để có đƣợc những kết quả nhƣ ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng, những ngƣời đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt khoảng thời gian tôi học tập tại trƣờng. Và trên hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên phòng Kế toán Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc Thừa Thiên Huế, nơi mà tôi đã có cơ hội thực tập, tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin, số liệu để tôi có thể thực hiện tốt đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung và hoàn thiện tốt hơn. Rất mong đƣợc sự đóng góp của quý Thầy, Cô để cho tôi có thể hoàn thiện bài báo cáo này, đồng thời củng cố đƣợc những kiến thức và rút ra những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho công việc sau này. TrườngTôi xin chân thành Đại cảm ơn!học Kinh tế Huế Huế, ngày 23 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Thị Kim Phụng
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính CBCC Cán bộ công chức CITAD Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CQTC Cơ quan Tài chính KBNN Kho bạc Nhà nƣớc KSC Kiểm soát chi KTV Kế toán viên LCT Lệnh chi tiền LKB Liên kho bạc NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NSNN Ngân sách Nhà nƣớc NSTW Ngân sách Trung ƣơng SPĐT Song phƣơng điện tử TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc TCS Chƣơng trình thu thuế điện tử TK Tài khoản TMCP Thƣơng mại cổ phần TTSPTrường Đại họcChƣơng trìnhKinh thanh toán tế song Huế phƣơng điện tử TTV Thanh toán viên YCTT Yêu cầu thanh toán SVTH: Lê Thị Kim Phụng i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình CBCC tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 49 Bảng 2.2. Tình hình thu NSNN tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 51 Bảng 2.3. Tình hình chi NSNN tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 52 Biểu mẫu 2.1. Giấy rút dự toán ngân sách 59 Biểu mẫu 2.2. Uỷ nhiệm chi 66 Biểu mẫu 2.3. Bảng kê giao nhận chứng từ phân hệ quản lý chi 72 Biểu mẫu 2.4. Liệt kê chứng từ phân hệ quản lý chi 74 Biểu mẫu 2.5. Sổ chi tiết tài khoản 3931 76 Biểu mẫu 2.6. Giấy rút dự toán ngân sách 78 Biểu mẫu 2.7. Bảng kê giao nhận chứng từ phân hệ quản lý sổ cái 87 Biểu mẫu 2.8. Liệt kê chứng từ phân hệ sổ cái 89 Biểu mẫu 2.9. Sổ chi tiết tài khoản 3853 91 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán các khoản chi từ dự toán chính thức trong năm đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt 23 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp không kiểm soát dự toán đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt 23 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán các khoản chi từ dự toán chính thức đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 24 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp không kiểm soát dự toán đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 25 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp chuyển số tạm ứng thành thực chi bằng Lệnh chi tiền trong năm ngân sách 25 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng từ dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức 26 Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi tạm ứng từ dự toán tạm ứng bằng Lệnh chi tiền khi có dự toán chính thức trong năm 26 Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi tạm ứng từ dự toán tạm ứng bằng Lệnh chi tiền khi có dự toán chính thức trong thời gian chỉnh lý quyết toán 26 Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng đối với các trƣờng hợp không kiểm soát dự toán 27 Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp xử lý các khoản thực chi Ngân sách Nhà nƣớc không đƣợc quyết toán 27 Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi đối với đơnTrường vị thụ hƣởng mở tàiĐại khoản t ạhọci ngân hàng Kinh hoặc lĩnh titếền m ặHuết trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm 28 Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm 28 Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm 29 Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán thanh toán tạm ứng đối với chi từ dự toán trong năm 29 SVTH: Lê Thị Kim Phụng iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hạch toán khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng 30 Sơ đồ 1.16. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng 30 Sơ đồ 1.17. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng 31 Sơ đồ 1.18. Sơ đồ hạch toán thu hồi dự toán tạm ứng khi đã có hồ sơ thanh toán 31 Sơ đồ 1.19. Sơ đồ hạch toán thu hồi dự toán tạm ứng trong năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán 32 Sơ đồ 1.20. Sơ đồ hạch toán đối với khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau 33 Sơ đồ 1.21. Sơ đồ hạch toán đối với khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán đối với khoản dự toán không đƣợc phép chuyển sang năm sau 33 Sơ đồ 1.22. Sơ đồ hạch toán đối với khoản thực chi Ngân sách Nhà nƣớc không đƣợc quyết toán trƣờng hợp theo dõi khoản thực chi chƣa đƣợc thu hồi 34 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 41 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 44 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii MỤC LỤC v PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 I.3. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 I.5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 3 I.6. Kết cấu của đề tài 3 I.7. Tính mới của đề tài 4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC 6 1.1. Lý luận chung về Ngân sách Nhà nƣớc và chi Ngân sách Nhà nƣớc ở Kho bạc Nhà nƣớc 6 1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc 6 1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nƣớc 6 1.2. Lý luận chung về chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 8 1.2.1.Trường Khái niệm về chiĐại thƣờng họcxuyên Kinh tế Huế 8 1.2.2. Các phƣơng thức chi thƣờng xuyên 8 1.2.3. Điều kiện chi và thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên 13 1.3. Nội dung công tác kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 14 1.3.1. Chứng từ sử dụng 14 1.3.2. Sổ sách kế toán 15 1.3.3. Tài khoản kế toán 15 SVTH: Lê Thị Kim Phụng v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.4. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 22 1.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 34 1.4.1. Vai trò của kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 34 1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 34 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 36 2.1. Giới thiệu chung về Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 36 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 40 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 43 2.1.5. Tình hình lao động tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 49 2.1.6. Tình hình thu và chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc qua 3 năm 2015-2017 51 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 53 2.2.1. Chứng từ sử dụng 54 2.2.2. Sổ sách kế toán 57 2.2.3. Tài khoản sử dụng 57 2.2.4. Ví dụ minh họa 57 CHƢƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 92 3.1.Trường Đánh giá về công Đạitác kế toán học chi thƣ ờKinhng xuyên từ Ngântế Huếsách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 92 3.1.1. Ƣu điểm 92 3.1.2. Nhƣợc điểm 93 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 94 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 SVTH: Lê Thị Kim Phụng vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang III.1. Kết luận 97 III.2. Kiến nghị 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Ngân sách Nhà nƣớc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế ở nƣớc ta hiện nay. Việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Ngân sách Nhà nƣớc là một yêu cầu hết sức cần thiết, là trách nhiệm và là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, của các tổ chức và của các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong đó, chi Ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò then chốt bởi nó có sự tác động và ảnh hƣởng lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng công quỹ ngày nay đã gây ra rất nhiều lãng phí, công tác quản lý ngân sách còn có nhiều khuyết điểm. Hàng năm, mặc dù thu ngân sách đều vƣợt so với kế hoạch, năm sau thu cao hơn năm trƣớc nhƣng cân đối ngân sách quốc gia vẫn trong tình trạng rất khó. Một phần nguyên nhân là do các khoản chi thƣờng xuyên tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời thay mặt Nhà nƣớc kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có quan hệ với Ngân sách Nhà nƣớc. Trong những năm vừa qua, công tác kế toán Ngân sách Nhà nƣớc và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc nói chung và kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc nói riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác chi Ngân sách Nhà nƣớc trong thời gian qua vẫn chƣa đƣợc chặt chẽ, thậm chí một số nơi còn yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thoát lớn, gâyTrường thiệt hại nghiêm Đại trọng cho họcNgân sách Kinh Nhà nƣớc tếnhƣng Huế chƣa đƣợc xử lý nghiêm khắc và kịp thời. Trƣớc tình hình đó, việc tổ chức tốt công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc sẽ giúp cho đơn vị có đƣợc bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp, hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, nâng cao chất lƣợng kế toán Ngân sách Nhà nƣớc và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nƣớc các cấp tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nhận thức đƣợc vấn đề và tầm quan trọng nêu trên, nên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh giá tình hình thu chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc, từ đó đƣa ra một số ý kiến và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc nói chung và kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc nói riêng tại Kho bạc. Để thực hiện mục tiêu chung nêu trên, các mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra bao gồm: Thứ nhất, tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ ba, đánh giá và đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc nói riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. I.3. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài Đề tài có đối tƣợng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung, phƣơng pháp, đặc điểm quy trình kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. I.4. PhạTrườngm vi nghiên cứu Đạiđề tài học Kinh tế Huế Phạm vi về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập tại phòng Kế toán Nhà nƣớc và phòng Tổ chức cán bộ của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình thu chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc và tình hình lao động qua 3 năm 2015-2017, bên cạnh đó đi sâu SVTH: Lê Thị Kim Phụng 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu thực trạng phần hành kế toán chi thƣờng xuyên trong năm 2018 và đƣa ra các ví dụ minh họa trong tháng 3 năm 2018. I.5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành đƣợc khóa luận này, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc tôi sử dụng hầu hết xuyên suốt khóa luận để thu thập, nghiên cứu những thông tin liên quan đến đề tài từ các luật, nghị định, thông tƣ, công văn, văn bản và các tài liệu liên quan khác nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận về kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc, qua đó làm căn cứ để so sánh với tình hình thực trạng nghiên cứu đƣợc tại Kho bạc Nhà nƣớc. Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Phƣơng pháp này đƣợc tôi sử dụng trong quá trình thực tập tại Kho bạc nhằm theo dõi, quan sát quy trình hạch toán, quy trình luân chuyển chứng từ của nhân viên kế toán, đƣa ra các câu hỏi cũng nhƣ trao đổi những vƣớng mắc và những thông tin liên quan tới phần hành kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc mà không hiện hữu trong các tài liệu thu thập đƣợc. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin và số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc tôi sử dụng cho việc thu thập các báo cáo thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc qua 3 năm 2015- 2017 và các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc qua đó chắt lọc và xử lý các số liệu cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra thông qua việc sử dụng Excel để tính toán biến động của các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc qua các năm kết hợp với việc tổng hợp, so sánh các thông tin liên quan theoTrường thời gian phục v ụĐại cho việc đánhhọc giá. Kinh tế Huế Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Từ những thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc ban đầu tiến hành tổng hợp theo hệ thống, quy trình để đƣa ra những nhận định, nhận xét về công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc. I.6. Kết cấu của đề tài Đề tài đƣợc thiết kế bao gồm 3 phần: SVTH: Lê Thị Kim Phụng 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị I.7. Tính mới của đề tài Trong phạm vi tài liệu mà tôi đã tìm hiểu và tiếp cận đƣợc cho đến nay, việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc chƣa đƣợc đề cập đến. Cụ thể, đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nƣớc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” của tác giả Nguyễn Hoàng Nhân (2016) ở trƣờng Đại học Lao động - Xã hội đã làm rõ hệ thống cơ sở lý luận của những vấn đề về công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc và đánh giá đƣợc thực trạng công tác kế toán từ đó đã đề xuất đƣợc một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán hơn. Ngoài ra, tác giả Lê Thị Liễu (2008) ở trƣờng Đại học Nha Trang cũng đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác kế toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện Bố Trạch”. Đề tài làm rõ thêm vai trò của công tác kế toán thu, chi ngân sách tại Kho bạcTrường Nhà nƣớc, nêu lên Đại thực trạng học tổ chức côngKinh tác kế toán tế thu, Huế chi ngân sách góp phần hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nƣớc. Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, đề tài đã chỉ ra những thành quả và hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc huyện Bố Trạch nói riêng và Kho bạc Nhà nƣớc nói chung, từ đó tác giả đƣa ra một số biện pháp và đề xuất của cá nhân nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc. Chủ yếu các tác giả chỉ tìm hiểu tổng quát về thực trạng công tác kế toán thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc tại SVTH: Lê Thị Kim Phụng 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kho bạc Nhà nƣớc mà chƣa tập trung nghiên cứu những phần hành kế toán cụ thể. Nhận thấy đƣợc điều đó nên tôi quyết định chọn đề tài công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế để đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết hơn về kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc, so sánh thực tế với lý thuyết để từ đó đƣa ra những đánh giá, nhận xét của bản thân và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Lý luận chung về Ngân sách Nhà nƣớc và chi Ngân sách Nhà nƣớc ở Kho bạc Nhà nƣớc 1.1.1. Ngân sách Nhà nước Theo khoản 14, điều 4 của Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 qui định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.” 1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm Chi Ngân sách Nhà nƣớc là việc phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nƣớc nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nƣớc theo những nguyên tắc nhất định. Chi Ngân sách Nhà nƣớc là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đƣợc tập trung vào Ngân sách Nhà nƣớc và đƣa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi Ngân sách Nhà nƣớc là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hƣớng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nƣớc. 1.1.2.2. TrườngĐặc điểm Đại học Kinh tế Huế Đặc điểm chi ngân sách là không hoàn trả trực tiếp đối với những khoản chi ghi trong kế hoạch. Nên việc hoàn trả lại vốn đƣợc thực hiện theo cơ chế các khoản thu sử dụng vốn qua hệ thống phí, lệ phí đối với phục vụ sản xuất kinh doanh. Chi Ngân sách Nhà nƣớc là việc cung cấp nguồn kinh phí để bảo đảm chi cho hoạt của bộ máy quản lý nhà nƣớc và đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở, kết cấu hạ tầng, SVTH: Lê Thị Kim Phụng 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang hình thành các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó, tạo ra môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. 1.1.2.3. Phân loại Hiện nay có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ sau: (1) Theo chức năng và nhiệm vụ Chi Ngân sách Nhà nƣớc bao gồm: - Chi tích lũy: là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trƣởng kinh tế; là những khoản chi đầu tƣ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội. - Chi bảo đảm xã hội (chi tiêu dùng): là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tƣơng lai, bao gồm chi cho các hoạt động giáo dục; y tế; công tác dân số; khoa học và công nghệ; văn hóa; thông tin đại chúng; thể thao; lƣơng hƣu và trợ cấp xã hội; các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế; quản lý tài chính; an ninh, quốc phòng; dự trữ tài chính; trả nợ vay nƣớc ngoài, lãi vay nƣớc ngoài và các khoản chi khác. (2) Theo yếu tố thời hạn và phƣơng thức quản lý Chi Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc chia thành: - Chi thƣờng xuyên: bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của nhà nƣớc. - Chi đầu tƣ phát triển: là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nƣớcTrường và thúc đẩy tăng trƣĐạiởng kinh học tế. Kinh tế Huế - Chi trả nợ và viện trợ: bao gồm các khoản chi để nhà nƣớc thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nƣớc, vay nƣớc ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. - Chi dự trữ: là những khoản chi ngân sách nhà nƣớc để bổ sung quỹ dự trữ nhà nƣớc và quỹ dự trữ tài chính. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2. Lý luận chung về chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm về chi thường xuyên Theo khoản 6, điều 4 của Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 qui định: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” 1.2.2. Các phương thức chi thường xuyên Theo điều 6 của Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc và Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính: Việc chi trả kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cho đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nƣớc cho ngƣời hƣởng lƣơng và ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các khoản chi chƣa có điều kiện thực hiện việc chi trả trực tiếp, Kho bạc Nhà nƣớc tạm ứng hoặc thanh toán cho đối tƣợng thụ hƣởng qua đơn vị sử dụng ngân sách. Các phƣơng thức chi trả cụ thể nhƣ sau: 1.2.2.1. Tạm ứng Tạm ứng là việc chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc cho đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc trong trƣờng hợp khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc của đơn vị sử dụng NgânTrường sách Nhà nƣớc Đạichƣa có đủhọc hóa đơn, Kinh chứng từ theo tế quy Huế định do công việc chƣa hoàn thành. (1) Nội dung tạm ứng Tạm ứng bằng tiền mặt: nội dung tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc, bao gồm các khoản chi của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc thuộc nội dung đƣợc phép chi bằng tiền mặt quy định tại Điều 5 của Thông tƣ số SVTH: Lê Thị Kim Phụng 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng chuyển khoản cho các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc bao gồm: Chi mua vật tƣ văn phòng; Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân đƣợc phép tạm ứng bằng tiền mặt); Chi thuê mƣớn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị, ); Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành; Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dƣỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thƣờng xuyên và một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc. (2) Mức tạm ứng Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhƣng tối đa không vƣợt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vƣợt quá dự toán năm đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó, trừ trƣờng hợp sau: Thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc phải nhập khẩu trực tiếp từ nƣớc ngoài (hoặc thông qua một đơn vị nhập khẩu ủy thác) phải mở L/C tại ngân hàng và trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn; Các trƣờng hợp đặc thù khác có hƣớng dẫn riêng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, việc thanh toán đƣợc thực hiện trong phạm vi dự toán đƣợc giao, theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc với nhà cung cấp và theo quyết định củaTrường cấp có thẩm quyền. Đại học Kinh tế Huế Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dƣới 20 triệu đồng: Mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện và theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách. (3) Trình tự, thủ tục tạm ứng SVTH: Lê Thị Kim Phụng 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc gửi Kho bạc Nhà nƣớc hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi tạm ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tƣ này kèm theo giấy rút dự toán Ngân sách Nhà nƣớc (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nƣớc có căn cứ giải quyết và theo dõi khi thanh toán tạm ứng. Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định, nếu đảm bảo theo quy định thì làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị. (4) Thanh toán tạm ứng Thanh toán tạm ứng là việc chuyển từ tạm ứng sang thanh toán khi khoản chi đã hoàn thành và có đủ hồ sơ chứng từ để thanh toán. Đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nƣớc chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi tạm ứng bằng chuyển khoản: các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nƣớc chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các đơn vị sử dụng ngân sách phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nƣớc. Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến Kho bạc Nhà nƣớc giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ tƣơng ứng có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tƣ này để Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát, thanh toán. TrƣTrườngờng hợp đủ điều kiĐạiện quy địhọcnh, thì Kho Kinh bạc Nhà nƣ tếớc th Huếực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể: Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nƣớc làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán ngân sách gửi Kho bạc Nhà SVTH: Lê Thị Kim Phụng 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang nƣớc để thanh toán bổ sung cho đơn vị (số chênh lệch giữa số Kho bạc Nhà nƣớc chấp nhận thanh toán và số đã tạm ứng); Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số đã tạm ứng: Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, Kho bạc Nhà nƣớc làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số Kho bạc Nhà nƣớc chấp nhận thanh toán tạm ứng), số chênh lệch sẽ đƣợc theo dõi để thu hồi hoặc thanh toán vào tháng sau, kỳ sau. Tất cả các khoản đã tạm ứng (kể cả tạm ứng bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản) để chi theo dự toán Ngân sách Nhà nƣớc đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm chƣa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán đƣợc xử lý theo quy định tại Thông tƣ số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc hàng năm. 1.2.2.2. Thanh toán trực tiếp Thanh toán trực tiếp là phƣơng thức chi trả ngân sách trực tiếp cho đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc hoặc cho ngƣời cung cấp hàng hóa dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp theo quy định và các khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định. (1) Nội dung chi thanh toán trực tiếp Các khoản chi tiền lƣơng; chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại, tiền vệ sinh). Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi Ngân sách Nhà nƣớc theo quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tƣ này. (2) MứcTrường thanh toán Đại học Kinh tế Huế Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi dự toán Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc giao và còn đủ số dƣ dự toán để thực hiện thanh toán. (3) Trình tự, thủ tục thanh toán trực tiếp Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc gửi Kho bạc Nhà nƣớc hồ sơ, tài liệu liên quan đến từng khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tƣ này kèm theo SVTH: Lê Thị Kim Phụng 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang giấy rút dự toán Ngân sách Nhà nƣớc (thanh toán), trong đó ghi rõ nội dung thanh toán để Kho bạc Nhà nƣớc có căn cứ giải quyết và hạch toán kế toán. Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát theo quy định tại Điều 8 của Thông tƣ này, nếu đảm bảo theo quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc qua đơn vị sử dụng ngân sách. 1.2.2.3. Tạm cấp kinh phí ngân sách Tạm cấp kinh phí thực hiện trong trƣờng hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán Ngân sách Nhà nƣớc chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện tạm cấp kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cho các nhiệm vụ chi theo quy định tại điều 45 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nƣớc và hƣớng dẫn cụ thể tại các Thông tƣ điều hành ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính. Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 5 chƣơng II của Thông tƣ này. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vƣợt quá mức chi bình quân 1 tháng của năm trƣớc. Sau khi dự toán đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện giảm trừ khoản tạm cấp vào loại, khoản chi ngân sách đƣợc giao của đơn vị sử dụng ngân sách. Trƣờng hợp giao dự toán không đúng với loại, khoản đã đƣợc cấp, Kho bạc Nhà nƣớc thông báo bằng văn bản cho cơ quan Tài chính. 1.2.2.4. TrườngChi ứng trƣớc dự toán Đại cho năm học sau Kinh tế Huế Việc ứng trƣớc dự toán Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện chi ứng trƣớc cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Chƣơng II của Thông tƣ này. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi vốn ứng trƣớc theo dự toán thu hồi của cơ quan phân bổ dự toán Ngân sách Nhà nƣớc. 1.2.3. Điều kiện chi và thanh toán các khoản chi thường xuyên 1.2.3.1. Điều kiện chi các khoản chi thƣờng xuyên Theo điều 3 của Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc và khoản 2, điều 1 của Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính: Kho bạc Nhà nƣớc chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc khi có đủ các điều kiện sau: (1) Đã có trong dự toán chi Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc giao, trừ các trƣờng hợp sau: - Tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nƣớc; - Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán đƣợc giao theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP; - Chi ứng trƣớc dự toán Ngân sách Nhà nƣớc năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP. (2) ĐúngTrường chế độ, tiêu chuẩn, Đại định mức học do cơ quan Kinh nhà nƣớc cótế thẩm Huế quyền quy định. (3) Đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản hoặc thông qua việc phê duyệt trên chứng từ và các hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nƣớc kèm theo. (4) Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định tại điều 7 Thông tƣ này. Ngoài các điều kiện quy định trên, trƣờng hợp sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc để mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và các công việc khác thuộc SVTH: Lê Thị Kim Phụng 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang phạm vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủ quyết định trúng thầu hoặc quyết định chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 1.2.3.2. Điều kiện thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên Theo điều 2 của Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc quy định: Tất cả các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tƣ này), đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi. Mọi khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục Ngân sách Nhà nƣớc. Các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đƣợc quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Việc thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nƣớc cho ngƣời hƣởng lƣơng, trợ cấp xã hội và ngƣời cung cấp hàng hóa dịch vụ; trƣờng hợp chƣa thực hiện đƣợc việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng Ngân sách NhàTrường nƣớc. Đại học Kinh tế Huế Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi Ngân sách Nhà nƣớc các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi cho Ngân sách Nhà nƣớc theo đúng trình tự quy định. 1.3. Nội dung công tác kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 1.3.1. Chứng từ sử dụng SVTH: Lê Thị Kim Phụng 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Bảng kê giao nhận chứng từ phân hệ quản lý sổ cái - Bảng kê giao nhận chứng từ phân hệ quản lý chi - Liệt kê chứng từ phân hệ sổ cái (Mẫu S2-06a/KB/TABMIS) - Liệt kê chứng từ phân hệ quản lý chi (Mẫu S2-06c/KB/TABMIS) - Giấy rút dự toán Ngân sách (Mẫu số C2-02a/NS) - Giấy rút dự toán Ngân sách (khấu trừ thuế) (Mẫu số C2-02b/NS) - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc (Mẫu số C2-03/NS) - Giấy đề nghị thu hồi ứng trƣớc (Mẫu số C2-04/NS) - Ủy nhiệm chi (Mẫu số C4-02a/KB) - Phiếu điều chỉnh (Mẫu số C6-09/KB) - Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (Mẫu số C2-10/NS) 1.3.2. Sổ sách kế toán - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B9-01/KB) - Sổ chi tiết tài khoản (Mẫu S2-02/KB/Tabmis) - Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số 01) 1.3.3. Tài khoản kế toán (1) Tài khoản 8110 - Chi thƣờng xuyên Kế toán sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản chi về kinh phí thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc cho các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc giao từ nguồn dự toán chi thƣờng xuyên khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định. (a) Nội dung và kết cấu của tài khoản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 8110 Có Phản ánh số chi thƣờng xuyên của năm ngân sách tƣơng ứng. - Phản ánh các khoản thực chi thƣờng - Phản ánh số giảm chi, thu hồi các xuyên khi đã có đủ các điều kiện thanh toán khoản thực chi ngân sách. phát sinh trong năm. - Các khoản thực chi thƣờng xuyên phát sinh đƣợc chuyển từ tạm ứng chi thƣờng xuyên khi có khối lƣợng, hồ sơ thực hiện. - Các khoản thực chi thƣờng xuyên phát sinh đƣợc chuyển từ ứng trƣớc đủ điều kiện thanh toán khi đã có dự toán chính thức. Phản ánh số chi thƣờng xuyên của năm ngân sách tƣơng ứng. Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dƣ. Tài khoản 8110 - Chi thƣờng xuyên có 2 tài khoản cấp 2 nhƣ sau: - Tài khoản 8111 - Chi thƣờng xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán. Tài khoản 8111 này có 2 tài khoản cấp 3 nhƣ sau: TàiTrường khoản 8113 - Chi Đạithƣờng xuyên học bằng Kinhkinh phí giao tếtự ch ủHuế, giao khoán bằng dự toán. Tài khoản 8116 - Chi thƣờng xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền. - Tài khoản 8121 - Chi thƣờng xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tài khoản 8121 này có 2 tài khoản cấp 3 nhƣ sau: Tài khoản 8123 - Chi thƣờng xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán. Tài khoản 8126 - Chi thƣờng xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền. (b) Nguyên tắc hạch toán Kiểm soát và hạch toán vào tài khoản này trên cơ sở dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc giao của năm ngân sách tƣơng ứng. Chi Ngân sách Nhà nƣớc phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm trƣớc đƣợc hạch toán vào kỳ 12 năm trƣớc trên phân hệ Quản lý chi (AP) và kỳ 13 năm trƣớc trên phân hệ Quản lý Sổ cái (GL). Hạch toán chi từ tài khoản này phải thực hiện kiểm soát chi theo quy định, chấp hành nguyên tắc, điều kiện chi ngân sách. Các khoản chi rút dự toán từ Kho bạc Nhà nƣớc do Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi; Các khoản chi bằng Lệnh chi tiền do cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát sự phù hợp giữa tài khoản và mục lục ngân sách của khoản chi, các yếu tố pháp lý của chứng từ. Chi Ngân sách Nhà nƣớc phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc năm trƣớc sẽ tiếp tục đƣợc hạch toán vào kỳ năm trƣớc, sau đó tiếp tục chạy chƣơng trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau. Tài khoản này đƣợc tính vào chênh lệch cân đối thu chi (sau ngày 31 tháng 12) trừ trƣờng hợp kết hợp với mã nguồn 27 - Nguồn dự toán tạm ứng. TàiTrường khoản này đƣợc k ếĐạit hợp vớ i họccác đoạn mãKinh nhƣ sau: tế Huế + Mã quỹ + Mã nội dung kinh tế + Mã cấp ngân sách + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách SVTH: Lê Thị Kim Phụng 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang + Mã địa bàn hành chính + Mã chƣơng + Mã ngành kinh tế + Mã chƣơng trình mục tiêu, dự án (nếu có) + Mã KBNN + Mã nguồn NSNN (nếu có) + Mã dự phòng (nếu có) (2) Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên Kế toán sử dụng tài khoản này để phản ánh số tạm ứng của Ngân sách Nhà nƣớc khi chƣa đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán kinh phí chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc theo từng năm ngân sách, sau thời gian chỉnh lý quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc phải đƣợc xử lý theo quy định. Đối với khoản tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên giao tự chủ giao khoán (đƣợc chuyển năm sau theo quy định): Trƣờng hợp chƣa hết thời gian chỉnh lý quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc năm trƣớc nhƣng đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu chuyển nguồn sang năm sau thì Kho bạc Nhà nƣớc có thể thực hiện chuyển tạm ứng đồng thời chuyển nguồn dự toán còn lại sang năm sau cho đơn vị chi tiếp. (a) Nội dung và kết cấu của tài khoản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 1510 Có Phản ánh số dƣ tạm ứng chi thƣờng xuyên chƣa thanh toán. - Phản ánh các khoản tạm ứng kinh - Phản ánh số giảm tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên, bao gồm kinh phí giao phí thƣờng xuyên do thu hồi tạm ứng. tự chủ, giao khoán, kinh phí không giao tự - Phản ánh số chuyển từ tạm ứng chủ giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi thành thực chi ngân sách thƣờng tiền và khoản tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên khi có đủ điều kiện chi. xuyên không kiểm soát dự toán. - Phản ánh số tạm ứng chi - Phản ánh số tạm ứng năm trƣớc thƣờng xuyên đƣợc chuyển sang năm đƣợc chuyển sang. sau. Phản ánh số dƣ tạm ứng chi thƣờng xuyên chƣa thanh toán. Tài khoản này có số dƣ bằng 0 tại kỳ 13 năm trƣớc nếu toàn bộ số dƣ tạm ứng năm trƣớc đƣợc xử lý hết. Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên có 3 tài khoản cấp 2 nhƣ sau: - Tài khoản 1511 - Tạm ứng chi kinh phí thƣờng xuyên giao tự chủ, giao khoán Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng thanh toán kinh phí chi thƣờng xuyên giao tự chủ, giao khoán và có 2 tài khoản cấp 3 nhƣ sau: TàiTrường khoản 1513 - Tạ mĐại ứng kinh học phí chi thƣKinhờng xuyên tếgiao tHuếự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí giao tự chủ, giao khoán đƣợc giao bằng dự toán chi thƣờng xuyên và dự toán chi thƣờng xuyên thuộc các chƣơng trình mục tiêu, dự án. Tài khoản 1516 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thƣờng SVTH: Lê Thị Kim Phụng 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thƣờng xuyên giao tự chủ, giao khoán đƣợc giao bằng dự toán lệnh chi tiền. - Tài khoản 1521 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán. Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không giao tự chủ, giao khoán và có 2 tài khoản cấp 3 nhƣ sau: Tài khoản 1523 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán đƣợc giao bằng dự toán thƣờng xuyên và dự toán thƣờng xuyên thuộc các chƣơng trình mục tiêu, dự án. Tài khoản 1526 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán đƣợc giao bằng dự toán lệnh chi tiền. - Tài khoản 1531 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không kiểm soát dự toán. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản tạm ứng chi thƣờng xuyên đã đƣợc giao dự toán nhƣng dự toán không đƣợc nhập và theo dõi trên Tabmis do không giao cho đơn vị cụ thể mà chỉ giao ở cấp ngân sách, đƣợc cấp phát bằng Lệnh chi tiền; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trƣờng hợp tạm ứng cho các xã, phƣờng khi chƣa xác định đƣợc nội dung các khoản chi cụ thể. ĐốTrườngi với trƣờng hợp t ạmĐại ứng ngân học sách xã, Kinh kế toán sử d ụtếng tài Huế khoản 1513, 1523 để theo dõi chi tiết theo số đã tạm ứng, dự toán đã sử dụng, số dƣ dự toán còn lại của ngân sách xã theo từng nguồn kinh phí. Trƣờng hợp khối lƣợng công việc thực hiện quá nhiều, không cần thiết phải theo dõi chi tiết tạm ứng dự toán theo từng nguồn chi, kế toán có thể sử dụng tài khoản 1531 để giảm tải khối lƣợng công việc khi thực hiện tạm ứng chi cho ngân sách xã. (b) Nguyên tắc hạch toán SVTH: Lê Thị Kim Phụng 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Đối với tài khoản tạm ứng chi thƣờng xuyên TK 1511 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên giao tự chủ, giao khoán, TK 1521 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không giao tự chủ, không giao khoán: Phải hạch toán chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí và thực hiện kiểm soát dự toán đã đƣợc giao. Tài khoản này đƣợc kết hợp với các đoạn mã sau: + Mã quỹ + Mã nội dung kinh tế + Mã cấp ngân sách + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách + Mã địa bàn hành chính + Mã chƣơng + Mã ngành kinh tế + Mã KBNN + Mã chƣơng trình mục tiêu dự án (nếu có đối với các khoản chi thƣờng xuyên thuộc các chƣơng trình mục tiêu, dự án) + Mã nguồn NSNN (mã tính chất nguồn kinh phí). - Đối với tài khoản 1531 - Tạm ứng kinh phí chi thƣờng xuyên không kiểm soát dự toán: TàiTrường khoản này không Đạiphải hạch họctoán tính Kinhchất nguồn kinhtế phí, Huế không thực hiện kiểm soát dự toán trên Tabmis. Hạch toán kết hợp với các đoạn mã sau: + Mã quỹ + Mã nội dung kinh tế: Các mục tạm chi thƣờng xuyên chƣa đƣa vào cân đối Ngân sách Nhà nƣớc. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang + Mã cấp ngân sách + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách + Mã địa bàn hành chính + Mã chƣơng: 160, 560, 760, 800 + Mã KBNN + Mã chƣơng trình mục tiêu dự án (nếu có). Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc năm trƣớc, căn cứ vào đề nghị của cơ quan Tài chính cùng cấp, kế toán Kho bạc Nhà nƣớc sẽ điều chỉnh số dƣ còn lại tại niên độ năm trƣớc sang niên độ năm hiện tại. 1.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 1.3.4.1. Kế toán chi thƣờng xuyên bằng Lệnh chi tiền (1) Kế toán cấp kinh phí bằng Lệnh chi tiền (a) Trƣờng hợp đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng, lĩnh tiền mặt - Đối với các khoản chi từ dự toán chính thức trong năm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1112, 1191, 1516, 1526, 1192, 3931, 3932 3392 - Phải trả trung gian - AP 8116, 8126 Trong năm ngân sách Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (AP, ngày hiện tại). KTV nhận YCTT, in LCT phục hồi và áp thanh toán, ghi (AP, ngày hiện tại). 8116, 8126 Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (AP, kỳ 12 năm trƣớc, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán các khoản chi từ dự toán chính thức trong năm đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt - Trƣờng hợp không kiểm soát dự toán 1112,1191,1192,3931,3932 3392 - Phải trả trung gian - AP 1531, 8951 Trong năm ngân sách Căn cứ LCT giấy đã phê duy ệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) hạch toán (AP, ngày hiện tại). KTV nhận YCTT, in LCT phục hồi và áp thanh toán, 8951 hạch toán (AP, ngày hiện tại). Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên Trường Đại họcKSC Kinh (NS xã) hạch toántế (AP, Huế kỳ 12 năm trƣớc, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp không kiểm soát dự toán đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt - Đối với các khoản chi từ dự toán tạm cấp Thực hiện tƣơng tự nhƣ các khoản chi từ dự toán chính thức trong năm nêu trên. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Đối với các khoản chi từ dự toán tạm ứng Thực hiện tƣơng tự nhƣ các khoản chi từ dự toán chính thức trong năm nêu trên và theo dõi chi tiết mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng. (b) Trƣờng hợp đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc - Đối với các khoản chi từ dự toán chính thức 3853, 3863, 3711, 3712, 3741 1516, 1526, 8116, 8126 Trong năm ngân sách Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (GL, ngày hiện tại). 3399 - Phải trả trung gian khác 8116, 8951 Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại) Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán các khoản chi từ dự toán chính thức đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc Kế toán Kho bạc Nhà nƣớc nhận Lệnh chi tiền, kiểm tra các thông tin, phê duyệt Lệnh chi tiền trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, ký và trình ký đầy đủ các chức danh của phần Kho bạc Nhà nƣớc trên chứng từ. - Đối với các khoản chi từ dự toán tạm cấp ThTrườngực hiện tƣơng tự nhƣ Đại các kho ảhọcn chi từ dKinhự toán chính thtếức nêu Huế trên. - Đối với các khoản chi từ dự toán tạm ứng Thực hiện tƣơng tự nhƣ các khoản chi từ dự toán chính thức nêu trên và theo dõi chi tiết mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng. - Trƣờng hợp không kiểm soát dự toán SVTH: Lê Thị Kim Phụng 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 3853, 3863, 3711, 3712, 3741 1531, 8951 Trong năm ngân sách Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (GL, ngày hiện tại). 3399 - Phải trả trung gian khác 8951 Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Đồng thời ghi (GL, ngày hiện tại) Căn cứ LCT giấy đã phê duyệt, chuyên viên CQTC (NSTW, tỉnh, huyện), chuyên viên KSC (NS xã) ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp không kiểm soát dự toán đối với các đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc Kế toán Kho bạc Nhà nƣớc nhận Lệnh chi tiền, kiểm tra các thông tin, phê duyệt Lệnh chi tiền trên hệ thống, in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống, ký và trình ký đầy đủ các chức danh của phần Kho bạc Nhà nƣớc trên chứng từ. (2) Thu hồi các khoản chi bằng Lệnh chi tiền (a) Trƣờng hợp chuyển số tạm ứng thành thực chi bằng Lệnh chi tiền - Trong năm ngân sách 1516, 1526 8116, 8126 Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại). Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp chuyển số tạm ứng thành thực chi bằng Lệnh chi tiền trong năm ngân sách - Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Thực hiện tƣơng tự nhƣ nội dung (1) nêu trên. Nhƣng hạch toán trên phân hệ Sổ cái (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). SVTH: Lê Thị Kim Phụng 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (b) Trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng từ dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức 1516, 1526 8116, 8126 Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại). Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng từ dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức Cơ quan Tài chính thực hiện thu hồi dự toán tạm cấp bằng Lệnh chi tiền. (c) Trƣờng hợp thu hồi tạm ứng từ dự toán tạm ứng bằng Lệnh chi tiền khi có dự toán chính thức 1516, 1526, 8116, 8126 1516, 1526, 8116, 8126 (mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) (mã nguồn tƣơng ứng của dự toán chính thức) Thu hồi trong năm Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách do CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại). Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi tạm ứng từ dự toán tạm ứng bằng Lệnh chi tiền khi có dự toán chính thức trong năm 8116, 8126 8116, 8126 (mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) (mã nguồn tƣơng ứng của dự toán chính thức) Thu hồi trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách do CQTC chuyển sang, KTV thu hồi ứng trƣớc ghi (GL, kỳ 13 Trườngnăm trƣớ c, Đạingày hiệu l ựchọc 31/12 năm trƣKinhớc). tế Huế Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi tạm ứng từ dự toán tạm ứng bằng Lệnh chi tiền khi có dự toán chính thức trong thời gian chỉnh lý quyết toán Cơ quan Tài chính thực hiện thu hồi dự toán tạm cấp bằng Lệnh chi tiền. (d) Trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng đối với các trƣờng hợp không kiểm soát dự toán SVTH: Lê Thị Kim Phụng 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1531 8116, 8126 Trong năm ngân sách Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, ngày hiện tại). Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách của CQTC chuyển sang KBNN, KTV ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp thu hồi số tạm ứng đối với các trƣờng hợp không kiểm soát dự toán (3) Xử lý các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc chƣa thu hồi đƣợc (a) Trƣờng hợp xử lý các khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán Các khoản chi tạm ứng Ngân sách Nhà nƣớc phải thu hồi nhƣng chƣa thu hồi đƣợc, Kho bạc Nhà nƣớc theo dõi trên tài khoản tạm ứng của năm ngân sách đó. Đối với trƣờng hợp đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau, kế toán thực hiện tái phân loại tạm ứng và chuyển sang năm sau tiếp tục theo dõi tạm ứng đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau. (b) Trƣờng hợp xử lý các khoản thực chi Ngân sách Nhà nƣớc không đƣợc quyết toán 1516, 1526 8116, 8126 Căn cứ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, kế toán lập Phiếu điều chỉnh, ghi (GL). Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán trƣờng hợp xử lý các khoản thực chi Ngân sách Nhà nƣớc không đƣợc quyết toán 1.3.4.2. Kế toán chi thƣờng xuyên cấp bằng dự toán (1) Chi từ dự toán trong năm (a) Trƣờng hợp khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi SVTH: Lê Thị Kim Phụng 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt 1112, 1191, 1192, 3853, 3863 3392 - Phải trả trung gian - AP 1513,1523,8113,8123 Trong năm ngân sách Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi Áp thanh toán, ghi (AP, ngày hạch (AP, ngày hiện tại). toán hiện tại). Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (AP, kỳ 12, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 3853, 3863, 3711, 3712, 3953 1513, 1523, 8113, 8123 Trong năm ngân sách Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL, ngày hiện tại). 1513, 1523, 3399 - Phải trả trung gian khác 1531, 8113, 8123 Trong thời gian chỉnh lý quyết toán TrườngĐồng thời ghi (GL, Đại ngày hiện tạhọci) Căn cứKinh Giấy rút dự toán tế ngân Huếsách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm (b) Trƣờng hợp khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc có cam kết chi SVTH: Lê Thị Kim Phụng 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt Hạch toán tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp không có cam kết chi và lƣu ý khi tạo YCTT phải áp số cam kết chi đã đƣợc thực hiện trên hệ thống. - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 3731, 3751, 3399 - Phải trả 3392 - Phải trả 1513, 1523, 3853, 3863, 3953 trung gian khác trung gian - AP 8113, 8123 Áp thanh toán, ghi Trong năm ngân sách (AP, ngày hiện tại). Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm Đồng thời hạch toán soát, ghi (AP, ngày hiện tại). (GL, ngày hiện tại). Trong thời gian chỉnh lý quyết toán Áp thanh toán ghi (AP, kỳ 13, ngày hiệu lực Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách 31/12 năm trƣớc). đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (AP, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán trong năm (c) Thanh toán tạm ứng 1513, 1523 8113, 8123 Trong năm ngân sách Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL, ngày hiện tại). Trường ĐạiTrong học thời gian chKinhỉnh lý quyết toán tế Huế Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL, kỳ 13, ngày hiệu lực 31/12 năm trƣớc). Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán thanh toán tạm ứng đối với chi từ dự toán trong năm Trƣờng hợp số thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: + Đối với số đã tạm ứng: Thực hiện hoàn ứng nhƣ trên. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang + Đối với số chênh lệch thanh toán lớn hơn số tạm ứng: Đề nghị đơn vị lập bổ sung Giấy rút dự toán ngân sách để thanh toán theo yêu cầu đơn vị. (2) Chi từ dự toán tạm cấp Hạch toán tƣơng tự trƣờng hợp chi từ dự toán chính thức trong năm, các khoản không có cam kết chi. (3) Chi từ dự toán tạm ứng (a) Khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt 3392 - Phải trả 1513, 1516, 1523, 1526 1112, 1191 trung gian - AP (Mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách Áp thanh toán, ghi (AP, đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ngày hạch toán hiện tại). ghi (AP, ngày hiện tại). Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hạch toán khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 1513, 1516, 1523, 1526 3731, 3751, 3853, 3863, 3953 (Mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL , ngày hiện tại). Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.16. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN không có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng (b) Khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc có cam kết chi - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt SVTH: Lê Thị Kim Phụng 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hạch toán tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp không có cam kết chi và lƣu ý khi tạo YCTT phải áp số cam kết chi đã đƣợc thực hiện trên hệ thống. - Đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc 3731, 3751, 3399 - Phải trả 3392 - Phải trả 1513,1523,1523,1526 3853, 3863, 3953 trung gian khác trung gian - AP (Mã nguồn 27) Căn cứ Giấy rút dự toán ngân Đồng thời hạch toán Áp thanh toán, ghi 1. sách đã đƣợc bộ ph ận KSC kiểm (GL, ngày hiện tại). (AP, ngày hiện tại). soát, ghi (AP, ngày hiện tại). Sơ đồ 1.17. Sơ đồ hạch toán khoản chi NSNN có cam kết chi đối với đơn vị thụ hƣởng mở tài khoản tại Kho bạc trong trƣờng hợp chi từ dự toán tạm ứng (c) Thu hồi dự toán tạm ứng Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trƣớc đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, KTV xử lý: 1513, 1523 8113, 8123 (Mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) (Mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) Trƣờng hợp đã có hồ sơ thanh toán KTV hạch toán kết chuyển số tạm ứng sang thực chi (GL, ngày hiện tại). Sơ đồ 1.18. Sơ đồ hạch toán thu hồi dự toán tạm ứng khi đã có hồ sơ thanh toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1513, 1523, 8113, 8123 (Mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng) 1513, 1523, 8113, 8123 Trƣờng hợp thu hồi dự toán tạm ứng trong năm Sau khi có dự toán chính thức đƣợc phân bổ, căn cứ văn bản đề nghị thu hồi dự toán tạm ứng của đơn vị, cán bộ KSC lập Phiếu điều chỉnh gửi bộ phận Kế toán (GL, ngày hiện tại). Trƣờng hợp thu hồi dự toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán Căn cứ văn bản đề nghị thu hồi dự toán tạm ứng của đơn vị, cán bộ KSC lập Phiếu điều chỉnh gửi bộ phận Kế toán (GL, kỳ 13). Sơ đồ 1.19. Sơ đồ hạch toán thu hồi dự toán tạm ứng trong năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán (4) Xử lý các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc chƣa thu hồi đƣợc (a) Đối với khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán - Theo dõi khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc Các khoản chi tạm ứng Ngân sách Nhà nƣớc phải thu hồi nhƣng chƣa thu hồi đƣợc, Kho bạc Nhà nƣớc theo dõi trên tài khoản tạm ứng của năm ngân sách đó. Trƣờng hợp đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau, kế toán thực hiện tái phân loại tạm ứng và chuyển sang năm sau tiếp tục theo dõi tạm ứng đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau. - Khi đơn vị thực hiện nộp thu hồi tạm ứng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1513, 1523 8113, 8123 Đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạmứng đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi (GL, kỳ hiện tại). 3521, 3522, 3523, 3529 Trƣờng hợp thực hiện theo kiến nghị của Đồng thời ghi cơ quan có thẩm quyền Sơ đồ 1.20. Sơ đồ hạch toán đối với khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau 3399 - Phải trả 1523 trung gian khác 1112, 1113 Đối với khoản dự toán không đƣợc phép chuyển sang năm sau Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí đã đƣợc bộ phận KSC kiểm soát, ghi tại kỳ hiện tại (GL). Tại kỳ 13 năm trƣớc (GL) 3521, 3522, 3523, 3529 Trƣờng hợp thực hiện theo kiến Đồng thời ghi nghị của cơ quan có thẩm quyền Tại kỳ hiện tại (GL) Sơ đồ 1.21. Sơ đồ hạch toán đối với khoản tạm ứng chƣa thu hồi đƣợc sau thời gian chỉnh lý quyết toán đối với khoản dự toán không đƣợc phép chuyển sang năm sau (b) Đối Trườngvới khoản thực chi NgânĐại sách họcNhà nƣớ c Kinhkhông đƣợc quytếết toánHuế - Theo dõi khoản thực chi chƣa đƣợc thu hồi Các khoản thực chi phải thu hồi nhƣng chƣa thu hồi đƣợc, Kho bạc Nhà nƣớc hạch toán vào tài khoản tạm ứng để theo dõi. Việc theo dõi các khoản chi chƣa thu hồi đƣợc thuộc ngân sách năm nào đƣợc theo dõi trên tài khoản tạm ứng của năm ngân sách đó. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 8113, 8123 1513, 1523 Căn cứ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, kế toán lập Phiếu điều ch ỉnh, ghi (GL). Sơ đồ 1.22. Sơ đồ hạch toán đối với khoản thực chi Ngân sách Nhà nƣớc không đƣợc quyết toán trƣờng hợp theo dõi khoản thực chi chƣa đƣợc thu hồi Đến thời điểm ngày 31/01 năm sau chƣa thu hồi đƣợc, đối với khoản dự toán đƣợc phép chuyển sang năm sau, thực hiện tái phân loại tạm ứng và chuyển sang năm sau tiếp tục theo dõi tạm ứng; đối với khoản dự toán không đƣợc phép chuyển sang năm sau, tiếp tục theo dõi tạm ứng ở năm thực hiện khoản chi. - Khi đơn vị thực hiện nộp thu hồi tạm ứng Thực hiện tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp nộp thu hồi tạm ứng nêu trên. 1.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi thƣờng xuyên ở Kho bạc Nhà nƣớc 1.4.1. Vai trò của kế toán chi thường xuyên ở Kho bạc Nhà nước Chi thƣờng xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của Ngân sách Nhà nƣớc. Thông qua chi thƣờng xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nƣớc duy trì hoạt động bình thƣờng để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Do đó, kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý Ngân sách Nhà nƣớc và đƣợc thể hiện cụ thể: Đối với nhà nƣớc: thông qua số liệu của kế toán chi thƣờng xuyên để điều hành quỹ NgânTrường sách Nhà nƣớc , Đạikiểm tra, kihọcểm soát Kinhtình hình thu, tế chi, tHuếồn quỹ Ngân sách Nhà nƣớc các cấp. Đối với các đơn vị Kho bạc Nhà nƣớc: thông qua thông tin do kế toán chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc cung cấp để điều hành các hoạt động của từng đơn vị Kho bạc Nhà nƣớc. 1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán chi thường xuyên ở Kho bạc Nhà nước SVTH: Lê Thị Kim Phụng 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thƣờng xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nƣớc, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thƣờng xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn Ngân sách Nhà nƣớc để chi cho đầu tƣ phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nƣớc. Nhiệm vụ của kế toán chi thƣờng xuyên bao gồm: Thu thập, xử lý tình hình chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc các cấp, các loại tài sản do Kho bạc Nhà nƣớc quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc; Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy trình khác của nhà nƣớc liên quan đến chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nƣớc; Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết theo quy chế trao đổi dữ liệu và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành tài chính và các đơn vị liên quan theo quy định, phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc và điều hành các nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Phụng 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75 quy định tổ chức, bộ máy của Bộ Tài chính. Trong đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính và trực thuộc Bộ trƣởng, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nƣớc, quản lý một số tài sản quý của Nhà nƣớc bằng hiện vật nhƣ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, Ngân khố Quốc gia đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chế độ tài chính tiền tệ độc lập tự chủ, góp phần đƣa hai cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang. Vào ngày 29 tháng 5 lịch sử đã trở thành ngày truyền thống của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc theo Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày 01 tháng 4 năm 1990, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/HĐBT về việc thành lập Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính, mốc son này đánh dấu sự ra đời của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc nói chung và của Kho bạc Nhà nƣớc Thừa Thiên Huế nói riêng. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế cũng nhƣ trong hệ thống Tài chính Quốc gia. KhoTrường bạc Nhà nƣớc tỉ nhĐại Thừa Thiên học Huế bKinhắt đầu đi vào tếhoạt đHuếộng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1990, là một tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc, có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ở tỉnh và các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện các giao dịch, thanh toán theo quy định của Pháp luật. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ SVTH: Lê Thị Kim Phụng 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh đƣợc trình bày rõ trong điều 1 và 2 của Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. 2.1.2.1. Chức năng Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. 2.1.2.2. Nhiệm vụ (1) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hƣớng dẫn của Kho bạc Nhà nƣớc. (2) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. (3) Hƣớng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nƣớc ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo Trườngchế độ quy định. Đại học Kinh tế Huế (4) Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc theo quy định của pháp luật: (a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức SVTH: Lê Thị Kim Phụng 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật; (b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; (c) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (5) Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (6) Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc: (a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; (b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nƣớc cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo quy định của pháp luật. (7) Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nƣớc theo quy định của pháp luật: (a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật; (b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nƣớc trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nƣớc; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nƣớc; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngânTrường sách nhà nƣớc; vốn Đại nhà nƣớc học tại các doanhKinh nghiệp vàtế các Huếtài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nƣớc; (c) Lập báo cáo tài chính nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng, báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. (8) Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ SVTH: Lê Thị Kim Phụng 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang và chính quyền địa phƣơng theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (9) Quản lý ngân quỹ nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh theo chế độ quy định: (a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; (b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; (c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật. (10) Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. (11) Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc NhàTrường nƣớc. Đại học Kinh tế Huế (12) Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (13) Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thƣởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào SVTH: Lê Thị Kim Phụng 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang tạo, bồi dƣỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc. (14) Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nƣớc, của Bộ Tài chính và của pháp luật. (15) Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (16) Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. (17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc giao. (18) Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh có quyền: (a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; (b) Đƣợc từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; (c) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.3.1. TrườngSơ đồ tổ chức bộ máy Đại quản lý học Kinh tế Huế Căn cứ theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc tổ chức theo bộ máy trực tuyến bao gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 07 phòng chức năng và 09 Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế Tổ Kiểm Văn Thanh Phòng Tin toán chức soát phòng tra - Tài vụ nhà học cán chi Kiểm nƣớc bộ tra KBNN trực thuộc Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh: chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách. Phòng Kế toán nhà nƣớc: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc; công tác thanh toán, tổTrườngng kế toán nhà nƣ ớĐạic, kiểm soáthọc các kho Kinhản chi thƣờ ngtế xuyên Huế của Ngân sách Nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ nhà nƣớc, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn SVTH: Lê Thị Kim Phụng 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Ngân sách Nhà nƣớc, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý. Phòng Tin học: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh. Nhiệm vụ cụ thể nhƣ quản lý, thực hiện bảo dƣỡng, bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học trên địa bàn tỉnh, thành phố; quản trị, vận hành mạng máy tính Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu. Phòng Thanh tra - Kiểm tra: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh, thành phố; xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện và tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh theo hƣớng dẫn của Kho bạc Nhà nƣớc; hƣớng dẫn Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện và các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh thực hiện tự kiểm tra. Phòng Tổ chức cán bộ: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; thực hiện công tác quản lý cán bộ: quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động, luân chuyển, luân phiên, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá, phân loại công chức; nghỉ hƣu, thôi việc, chế độ, chính sách đối với công chức và lao động hợp đồng thuộc diện Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đối với các trƣờng hợp do Kho bạc Nhà nƣớc hoặc Bộ Tài chính quản lý. Phòng Tài vụ: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnhTrường tổ chức thực hiện côngĐại tác qu họcản lý tài chínhKinh nội ngành tế tạ i HuếKho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; quyết toán kinh phí nội bộ của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do Kho bạc Nhà nƣớc cấp và các nguồn kinh phí khác theo chế độ quy định. Văn phòng: thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; công tác quản lý SVTH: Lê Thị Kim Phụng 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang đầu tƣ xây dựng cơ bản nội ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện theo chế độ quy định. Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc: có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật; Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện; Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc; Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện; Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện; Quản lý ngân quỹ nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện theo chế độ quy định; Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định; Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng; Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện theo quy định và thực hiện các nhiệm vTrườngụ khác do Giám đố cĐại Kho bạc Nhàhọc nƣớc Kinhcấp tỉnh giao. tế Huế 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.4.1. Bộ máy kế toán Căn cứ Quyết định số 696/QĐ-KBNN ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng và văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh, thành phố trực thuộc SVTH: Lê Thị Kim Phụng 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Trung ƣơng và Quy chế làm việc của Kho bạc Nhà nƣớc Thừa Thiên Huế, lãnh đạo phòng Kế toán nhà nƣớc thống nhất phân công công tác trong phòng nhƣ sau: (1) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trƣởng Châu Minh Hạnh K ế toán phó 1 Kế toán phó 2 Nguyễn Lê Công Nguyễn Lệ Chi Kế toán viên 1 Kế toán viên 4 Thủ quỹ Nguyễn T.Tuyết Hoàng T. Hoàng Hồ Ngọc Trà My Mai Oanh Kế toán viên 2 Kế toán viên 5 Kiểm ngân 1 Phạm T. Thùy Nguyễn Diệu Ngọc Nguyễn Thị Loan Dƣơng Kế toán viên 3 Kế toán viên 6 Kiểm ngân 2 Nguyễn T. Nhiên Phan T. Diệu Oanh Hà Thị Thúy Ân Sinh Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế (2) Chức năng và nhiệm vụ của từng ngƣời Kế toán trƣởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế về toàn bộ công việc của phòng, quản lý, đánh giá, phân công, bố trí công chức theoTrường chức danh nhiệm Đại vụ công táchọc đƣợc giao,Kinh báo cáo mọitế hoạt Huế động của phòng với Phó giám đốc phụ trách và Giám đốc; Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch công tác đã đƣợc phê duyệt; Hƣớng dẫn, kiểm tra Phòng Giao dịch (nếu có) và KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán nhà nƣớc, kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc, công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ nhà SVTH: Lê Thị Kim Phụng 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang nƣớc, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh; Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan về lĩnh vực kế toán, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nƣớc; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế độ quy định; Tham gia ban quản lý kho; Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nƣớc trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nƣớc; nguồn lực và nghĩa vụ của nhà nƣớc; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc; vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của nhà nƣớc; Ký chứng từ giấy và trên hệ thống Tabmis của các KTV; Kiểm soát thanh toán song phƣơng điện tử (SPĐT), Liên ngân hàng; Kiểm soát thanh toán Liên kho bạc; Quản lý điều hành ngân quỹ và Tổng hợp báo cáo phân tích tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc, các hoạt động nghiệp vụ của KBNN tỉnh và thực hiện các công tác khác khi Ban giám đốc phân công. Kế toán phó 1: Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nƣớc; Thực hiện kiểm soát kế toán về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc theo quy định của pháp luật theo luồng công việc đƣợc giao; Kiểm soát thanh toán SPĐT, Liên ngân hàng; Kiểm soát trên chƣơng trình TCS, đăng ký tỷ lệ phân chia các khoản thu cho toàn tỉnh; Ký chứng từ giấy và trên hệ thống Tabmis của các KTV; Kiểm soát lƣu trữ chứng từ của phòng; Ký toàn bộ chứng từ trên chƣơngTrường trình KTKB Đại-ORA, TCS, học Liên khoKinh bạc và công tế tác khácHuế liên quan đến nhiệm vụ của phòng khi Trƣởng phòng phân công. Kế toán phó 2: Phụ trách công tác kho quỹ, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điều 5 của Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17/5/2002 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính; Thực hiện công tác kho quỹ theo chế độ quy định; Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo SVTH: Lê Thị Kim Phụng 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang quyết định của cấp có thẩm quyền tại KBNN cấp tỉnh; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh; Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chi trả các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi do KBNN cấp tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Quản lý điều hòa tồn ngân quỹ tại quầy kho; Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý theo lệnh của cấp có thẩm quyền; Phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý trong kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và cấp huyện; đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý; Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN cấp tỉnh việc trang cấp các thiết bị vật tƣ kỹ thuật chuyên dùng cho kho tiền và việc kiểm nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý đối với KBNN cấp tỉnh và cấp huyện; Ký chứng từ thu nộp tiền mặt, thu phạt và công tác khác liên quan đến nhiệm vụ của phòng khi Trƣởng phòng phân công. Kế toán viên 1: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ phòng kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Kế toán tổng hợp; Thu, chi bổ sung cân đối từ NSTW cho NS tỉnh; Quỹ dự trữ tài chính TK 5611; Tạm ứng vốn Kho bạc TK 1361; Ghi thu, ghi chi NSTW, NS tỉnh; Thu, chi chuyển nguồn và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Kế toán viên 2: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Lƣu trữ và đóng chứng từ kế toán. Kế toán viên 3: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Lƣu trữ và đóng chứng từ kế toán. Trường Đại học Kinh tế Huế Kế toán viên 4: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ phòng kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Chi trả công trái, trái phiếu (thanh toán hộ, chuyển nợ); Thanh toán chuyển hộ, tính lãi, phí hàng tháng tài khoản chuyên thu Bảo hiểm xã hội, lãi tiền gửi đền bù Fomorsa; Thu NSNN, thu phạt, tạm thu, thu chuyển tiếp (TCS); Kế toán thanh toán LKB; Kiểm soát và thanh toán quỹ hoàn thuế Giá trị gia tăng; Lƣu giữ bảo quản và sử dụng khuân dấu Phòng kế toán; SVTH: Lê Thị Kim Phụng 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nhận chứng từ giao dịch, các loại đối chiếu thu-chi NS thuộc phần hành công việc của kế toán từ các đơn vị: Thuế, Tài chính, Hải quan ; Kiểm quỹ và đối chiếu tiền mặt cuối ngày; Kế toán thu, chi tiền mặt (kể cả bao gồm nộp, rút tiền mặt tại NHNN); Theo dõi hạch toán ngoại bảng (tiền giả, gói niêm phong ký gửi) và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Kế toán viên 5: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ phòng kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Kiểm soát chứng từ trên hệ thống SPĐT, TCS với các ngân hàng TMCP; Nhận Lệnh chi tiền từ cơ quan tài chính; Kế toán tổng hợp; Kinh phí công đoàn thuộc NSTW – TK 3953 chuyển về TW; Thống kê thu nộp kinh phí công đoàn hàng tháng cho Liên đoàn lao động tỉnh và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Kế toán viên 6: Phê duyệt YCTT và áp thanh toán luồng công việc của các cán bộ phòng kiểm soát chi (theo danh sách phân luồng đính kèm); Thanh toán viên Liên ngân hàng, thanh toán SPĐT; Theo dõi lƣu trữ công văn đi, đến của phòng và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Thủ quỹ: Thực hiện nhiệm vụ ban quản lý kho với cán bộ Thủ kho; Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho; Thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng; xuất, nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý chính xác, kịp thời theo đúng chứng từ hợp pháp, hợp lệ trong kho, quầy giao dịch; Bảo quản và sử dụng chìa khóa một ổ khóa thuộc lớp trong cánh cửa kho tiền; chìa khóa một ổ khóa cánh cửa ngoài kho tiền (nếu cánh cửa ngoài có ba ổ khóa); các chìa khóa của ổ khóa giao kho trong kho tiền; hòm, két, tủ lƣới đặt trong kho tiền và chìa Trườngkhóa phòng đệm choĐại tiền; S ắhọcp xếp các Kinhloại tiền, tài tếsản trong Huế kho gọn gàng, ngăn nắp khoa học và làm vệ sinh kho; Mở các loại sổ nghiệp vụ theo quy định; ghi chép, bảo quản sổ nghiệp vụ và các giấy tờ có liên quan đầy đủ, rõ ràng, chính xác; Đối chiếu số liệu nhập, xuất, tồn kho tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trên thẻ kho và các sổ nghiệp vụ của mình với sổ kế toán; Chứng kiến và phục vụ việc kiểm tra, kiểm kê kho tiền; Chịu trách nhiệm trực tiếp về thu ngân sách và các khoản thu phạt, thu khác bằng tiền mặt; tài sản đƣợc giao quản lý tại quầy giao dịch; tuyệt đối chấp SVTH: Lê Thị Kim Phụng 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang hành các quy định về bảo quản, kiểm đếm giao nhận, thu, chi tiền mặt đối với khách hàng; kiểm quỹ hàng ngày, tổ chức hạch toán nghiệp vụ và báo cáo theo quy định; Trực tiếp giao, nhận tiền mặt với Ngân hàng Nhà nƣớc khi đƣợc phân công đi điều chuyển tiền mặt và các loại tài sản khác và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Kiểm ngân 1: Chịu trách nhiệm trực tiếp về lập biên lai thu phạt trên chƣơng trình TCS, tài sản đƣợc giao quản lý; Tổng hợp thống kê và phân tích số liệu, đảm bảo chính xác, kịp thời; Báo cáo thống kê thu, chi tiền mặt toàn tỉnh; Báo cáo thu giữ tiền giả, tiền thừa toàn tỉnh; Tổ chức lƣu trữ, hồ sơ, báo cáo kho quỹ và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. Kiểm ngân 2: Thực hiện thu tiền mặt cho khách hàng hàng ngày. Chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền mặt, tài sản đƣợc giao quản lý; tuyệt đối chấp hành các quy định về bảo quản, kiểm đếm giao nhận, thu, chi tiền mặt đối với khách hàng; kiểm quỹ hàng ngày, tổ chức hạch toán nghiệp vụ và báo cáo theo quy định và thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trƣởng phòng. 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán (1) Chế độ kế toán áp dụng Hiện nay, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc theo Thông tƣ số 77/2017/TT-BTC ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Công văn số 4696/KBNN-KTNN hƣớng dẫn thực hiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc. PhTrườngần mềm kế toán sử Đạidụng: ch ủhọc yếu là ph Kinhần mềm Tabmis tế và Huế các phần mềm hỗ trợ khác nhƣ TCS, TTSP, KTSL-TAB. (2) Chính sách kế toán áp dụng Kỳ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc gồm: kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dƣơng lịch); - Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dƣơng lịch). Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Phƣơng pháp ghi chép kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc là phƣơng pháp “ghi sổ kép”. Phƣơng pháp “ghi sổ đơn” đƣợc áp dụng trong từng trƣờng hợp theo quy định cụ thể. 2.1.5. Tình hình lao động tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2.1. Tình hình CBCC tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: người Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Giá SL % SL % SL % % % trị trị Tổng số 201 100 202 100 210 100 1 0,5 8 3,96 1. Theo giới tính Nam 107 53,23 108 53,47 110 52,38 1 0,93 2 1,85 Nữ 94 46,77 94 46,53 100 47,62 0 0 6 6,38 2. Theo trình độ học vấn Trên Đại học 24 11,94 24 11,88 26 12,38 0 0 2 8,33 Đại học 146 72,64 147 72,77 155 73,81 1 0,68 8 5,44 Dƣới Đại học 31 15,42 31 15,35 29 13,81 0 0 -2 -6,5 3. Theo độ tuổi Từ 20 đến 30 23 11,44 25 12,38 33 15,71 2 8,7 8 32 Từ 31 đếnTrường 40 55 27,36 Đại 52 25,74 học 54 Kinh25,71 - 3 tế- 5,5Huế 2 3,85 Từ 41 đến 50 51 25,37 53 26,24 53 25,24 2 3,92 0 0 Trên 50 72 35,82 72 35,64 70 33,33 0 0 -2 -2,8 (Nguồn: Thống kê chi tiết thực trạng trình độ CCVC hệ thống KBNN Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu về tình hình lao động tại Kho bạc Nhà nƣớc, ta nhận thấy quy mô lao động có sự tăng lên qua 3 năm: Năm 2015, tổng số lao động của đơn vị là 201 ngƣời, đến năm 2016 tăng thêm 1 ngƣời (tƣơng ứng tăng 0,5%) và năm 2017 tiếp tục SVTH: Lê Thị Kim Phụng 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang tăng lên với tốc độ là 3,96% so với 2016, đạt số lƣợng ngƣời lao động là 210 ngƣời. (1) Theo giới tính Lao động nam tại đơn vị đang chiếm tỷ trọng lớn hơn với tỷ lệ tƣơng ứng lần lƣợt qua các năm 2015, 2016 và 2017 là là 53,23%, 53,47% và 52,38%. Trong đó, lao động nam năm 2016 so với năm 2015 tăng 1 ngƣời (tƣơng ứng giảm đi 0,93%), còn lao động nữ không có sự thay đổi, đến năm 2017 lao động nam tăng thêm 2 ngƣời (tƣơng ứng tăng 1,85%) trong khi lao động nữ tăng thêm 6 ngƣời (tƣơng ứng tăng 6,38%) so với năm 2016. (2) Theo độ tuổi Độ tuổi bình quân của CBCC của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế tƣơng đối lớn, đặc biệt là độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ cao qua các năm, năm 2015 chiếm 35,82%, năm 2016 chiếm 35,64% và năm 2017 chiếm 33,33%. Điều này ảnh hƣởng bất lợi đến nhiệm vụ mà Kho bạc Nhà nƣớc đang đảm nhiệm bởi nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc thƣờng xuyên đổi mới, cần phải học tập và nắm bắt những tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào công tác mà những ngƣời lớn tuổi thƣờng khó nắm bắt đƣợc những kiến thức này. Do đó, lãnh đạo Kho bạc Nhà nƣớc Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ kế thừa để đảm bảo cho nguồn nhân lực phục vụ công tác lâu dài. (3) Theo trình độ chuyên môn Phần lớn CBCC ở đây có trình độ đại học là chủ yếu, luôn chiếm trên 72% tổng số lao động qua các năm. Đồng thời, số lƣợng lao động có trình độ đại học duy trì tăng qua các năm, bênTrường cạnh đó, số lƣợng CBCCĐại có trìnhhọc độ trên Kinh đại học cũng tế có chi Huếều hƣớng cải thiện. Điều này chứng tỏ đơn vị đang có xu hƣớng tăng dần chất lƣợng, trình độ của bộ máy quản lý nhằm tạo nền móng cho sự phát triển của Kho bạc Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, trong những năm qua, Kho bạc Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm tuyển chọn và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ. Kho bạc Nhà nƣớc cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức nguồn lực để lựa chọn một cơ SVTH: Lê Thị Kim Phụng 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang cấu lao động hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu lao động phục vụ cho những công tác lâu dài sắp tới. 2.1.6. Tình hình thu và chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước qua 3 năm 2015-2017 2.1.6.1. Tình hình thu Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc qua 3 năm 2015- 2017 Bảng 2.2. Tình hình thu NSNN tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: tỷ đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % 1 Thu NSTW 387 513 821 126 32,56 308 60,04 2 Thu NS Tỉnh 3.402 3.870 4.093 468 13,76 223 5,76 3 Thu NS Huyện 1.144 1.304 1.462 160 13,99 158 12,12 4 Thu NS Xã 248 273 414 25 10,08 141 51,65 5 Tổng thu NSNN 5.181 5.960 6.790 779 15,04 830 13,93 (Nguồn: Báo cáo thu và vay của NSNN niên độ 2015, 2016 và 2017) Từ bảng phân tích tình hình thu ngân sách tại Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2015 - 2017). Ta thấy tổng thu ngân sách qua 3 năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc và tốc độ tăng tƣơng đối ổn định. Chứng tỏ quy mô hoạt động của Kho bạc Nhà nƣớc ngày càng lớn và tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế của tỉnh ngày càng cao. Cụ thể: Năm 2015 tổng thu ngân sách là 5.181 tỷ đồng, năm 2016 tổng thu ngân sách là 5.960 tỷ đồng, tăng 779 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 15,04% so với năm 2015, trong đó thu NSTWTrường tăng 126 tỷ đồ ngĐại tƣơng đƣơng học tăng 32,56Kinh%; thu NStế Tỉ nhHuế tăng 468 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 13,76%; thu NS Huyện tăng 160 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 13,99%; thu NS Xã tăng 25 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 10,08%. Nhƣ vậy tổng thu NSNN năm 2016 tăng lên so với năm 2015 chủ yếu là do NSTW và NS địa phƣơng tăng (NS Tỉnh và NS Huyện). Nguyên nhân là do đƣợc nhận bổ sung ngân sách từ ngân sách cấp trên và tăng lên nhờ thu thuế, phí, lệ phí nhƣng chủ yếu điều tiết cho ngân sách địa phƣơng hƣởng. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Năm 2017 tổng thu ngân sách là 6.790 tỷ đồng, tăng 830 tỷ đồng so với năm 2016 tƣơng đƣơng tăng 13,93%. Nhƣ vậy so với tốc độ tăng của năm 2016 so với năm 2015 thì tốc độ tăng về tổng thu ngân sách của năm 2017 so với năm 2016 lại thấp hơn. Trong đó thu NSTW tăng 308 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 60,04% ; thu NS Tỉnh tăng 223 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 5,76%; thu NS Huyện tăng 158 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 12,12%; thu NS Xã tăng 141 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 51,65%. Sở dĩ thu ngân sách năm 2017 tăng lên so với năm 2016 chủ yếu nhờ vào các khoản thu nội địa thƣờng xuyên trong đó bao gồm các khoản thu thuế; thu phí, lệ phí; các khoản thu về nhà đất và khoáng sản; thu hải quan và các khoản thu ngân sách khác. 2.1.6.2. Tình hình chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc qua 3 năm 2015- 2017 Bảng 2.3. Tình hình chi NSNN tại KBNN Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: tỷ đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % 1 Chi NSTW 3.506 3.552 3.448 46 1,31 -104 -2,93 2 Chi NS Tỉnh 2.887 2.848 3.315 -39 -1,35 467 16,40 3 Chi NS Huyện 2.812 3.044 3.184 232 8,25 140 4,60 4 Chi NS Xã 683 696 789 13 1,90 93 13,36 5 Tổng chi NSNN 9.888 10.140 10.736 252 2,55 596 5,88 (Nguồn: Báo cáo chi NSNN niên độ 2015, 2016 và 2017) Từ bảng phân tích tình hình chi ngân sách tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2015-2017), ta thấy tổng chi NSNN qua 3 năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn so với nămTrường trƣớc và tốc độ tăngĐại cũng tƣơnghọc đố i ổKinhn định. Cụ th tếể: Huế Năm 2015 tổng chi ngân sách là 9.888 tỷ đồng, năm 2016 tổng chi ngân sách là 10.140 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với năm 2015 tƣơng đƣơng tăng 2,55%, nguyên nhân là do chi NSTW, NS huyện và NS xã tăng, trong đó chủ yếu là NS huyện tăng 232 tỷ đồng giữa năm 2016 so với năm 2015, tƣơng ứng với tốc độ tăng 8,25%. Nhƣng khoản chi NS tỉnh lại có sự suy giảm, năm 2015 là 2.887 tỷ đồng, đến năm 2016 chỉ còn lại 2.848 tỷ đồng, giảm đi 39 tỷ đồng so với năm 2015, tƣơng đƣơng SVTH: Lê Thị Kim Phụng 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang giảm 1,35%, tuy nhiên tốc độ giảm của chi NS tỉnh lại thấp hơn tốc độ tăng của các khoản chi NS còn lại nên tổng chi NSNN vẫn tăng lên, nguyên nhân là do các khoản chi thƣơng xuyên tăng mạnh, trong đó chủ yếu là các khoản chi quốc phòng, an ninh, y tế, phát thanh truyền hình, đảm bảo xã hội và các khoản chi khác tăng. Năm 2017 tổng chi ngân sách là 10.736 tỷ đồng, tăng 596 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 5,88% so với năm 2016, tuy nhiên khoản mục chi NSTW giảm 104 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 2,93%; nhƣng các khoản chi NS Tỉnh mặc dù giữa năm 2016 so với năm 2015 có sự sụt giảm nhƣng đến năm 2017 lại có sự tăng mạnh, tăng đến 467 tỷ đồng tƣơng đƣơng với tốc độ là 16,40% so với năm 2016, nguyên nhân ở đây là do khoản chi thƣờng xuyên và các khoản đầu tƣ phát triển tăng, chủ yếu là các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản; chi NS Huyện tăng 140 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,60% và chi NS Xã tăng 93 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 13,36%, mặc dù tỷ trọng của NS xã chiếm nhỏ nhất trong tổng chi NSNN nhƣng mức tăng qua các năm đều khá cao. Nhƣ vậy, qua 3 năm thì tổng chi NSNN đều tăng lên trong đó chi NSTW giảm nhƣng chi NS địa phƣơng hầu hết lại tăng lên. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi thƣờng xuyên từ Ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay, hoạt động chi thƣờng xuyên từ ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc Thừa Thiên Huế bao gồm các khoản: Chi thanh toán cho cá nhân: tiền lƣơng; tiền công trả cho vị trí lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lƣơng; học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học; tiền thƣởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; chi cho cán bộ không chuyên Trườngtrách xã, thôn, bản vàĐại các kho ảhọcn thanh toánKinh khác cho cátế nhân. Huế Chi về hàng hóa, dịch vụ: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tƣ văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phi thuê mƣớn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành và mua sắm tài sản vô hình. SVTH: Lê Thị Kim Phụng 53