Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 151 trang thiennha21 21/04/2022 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_phat_trien_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN ĐỨC CHÍ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI HUYỆN CỦ CHI - TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN ĐỨC CHÍ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN QUYẾT THẮNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 4 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Đoàn Liêng Diễm Phản biện 1 3 TS. Trần Văn Thông Phản biện 2 4 TS. Trần Đức Thuận Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thành Long Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: .NGUYỄN ĐỨC CHÍ .Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: .15 – 6 – 1961 .Nơi sinh:Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành .MSHV: 1641890003 I- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI HUYỆN CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II- Nhiệm vụ và nội dung: Thứ nhất, tổng quan lại đề tài, từ đó đưa ra các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới hạn và đóng góp của nghiên cứu. Thứ hai, hệ thống hoá lại các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp, đúc kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững Thứ ba, tác giả đưa ra các phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Thứ tư, tác giả phân tích thực trạng du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi, đưa ra các kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết của nghiên cứu. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu tác giả nhận xét, đưa ra các hàm ý chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi- TP Hồ Chí Minh. III- Ngày giao nhiệm vụ: 09 - 9 -2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15 – 3 - 2018 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Đức Chí
  6. ii LỜI CẢM ƠN Bài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững huyện Củ Chi” được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều Quý lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các sở, ban ngành Thành phố và Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi; các thầy cô giảng dạy nghiên cứu khoa học tại các viện, trường đào tạo cùng cộng đồng các doanh nghiệp, hướng dẫn viên hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch. Ngoài ra tôi cũng nhận được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các thầy, cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành thuộc trường Đại học HUTECH. Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc trực tiếp đến Phó Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng - Trưởng Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Đại học HUTECH đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ và đạt được mục đích, yêu cầu của đề tài. Tôi xin được trân trọng gửi lời cám ơn đến các lãnh đạo và cán bộ Sở Du lịch cùng các sở ngành Thành phố; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và các cán bộ chuyên viên, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi và của chung Thành phố; Quý Thầy Cô trường HUTECH, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Người thực hiện luận văn Nguyễn Đức Chí
  7. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh và các mô hình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững của các tác giả trong và ngoài nước trước đây. Từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các thang đo tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến phát du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi và thực hiện khảo sát các du khách đã từng đi du lịch tại đây. Cuối cùng dựa trên kết quả khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng có mức độ quan trọng nhất nhằm đề xuất các hàm ý chính sách để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi. Số liệu phỏng vấn được thu thập năm 2017 với kích thước mẫu được chọn lọc là 316 phiếu khảo sát du khách trong nước đã đi tham quan du lịch tại huyện Củ Chi được đưa vào phân tích bằng phầm mềm SPSS. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy loại trừ yếu tố sự tham gia của cộng đồng địa phương thì có 05 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi theo thứ tự giảm dần gồm: Bảo vệ môi trường, Tổ chức quản lý điểm đến, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Cơ sở vật chất kỹ thuật và Tài nguyên du lịch sinh thái. Khảo sát cũng cho thấy du khách có độ tuổi càng cao, thu nhập càng cao và nghề nghiệp có nhiều kinh nghiệm khoa học thì mức độ đánh giá càng cao đối với các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững huyện Củ Chi. Bên cạnh đó do tài nguyên du lịch sinh thái hạn chế chưa có nhiều thuận lợi phát triển bền vững và đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp đô thị nên huyện Củ Chi cần nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với du lịch xanh, du lịch nông nghiệp công nghệ cao và trang trại, nhà vườn Mặt hạn chế của đề tài là với phương pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tượng là các du khách nên đối tượng trả lời không được chọn lọc sẵn, thời gian trả lời của khách du lịch không được lâu nên có thể có một phần các trả lời sai lệch và không trùng quan điểm dự kiến của luận văn. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài sau này. Từ khoá: Du lịch sinh thái, các yếu tố ảnh hưởng phát triển bền vững, Củ Chi,
  8. iv ABSTRACT This research aimed to explore the current status of ecotourism in Cu Chi District - Ho Chi Minh City and study the models of sustainable ecotourism development by local and foreign researchers. From that, the author proposes a research model with scales of the importance of factors affecting sustainable ecotourism development in Cu Chi district and survey the tourists who have traveled here. Finally, based on the results of the survey and analysis of the most important influencing factors to propose policy implications for sustainable ecotourism development in Cu Chi District. Interview data collected in 2017 with selected sample size of 316 forms of questionnaires for domestic visitors who visited the district in Cu Chi were analyzed by SPSS software. The results of the regression analysis showed that excluding the local community, there are five groups of factors affecting sustainable ecotourism development in Cu Chi district in descending order including: environment protection, destination management organization, tourism products and services, material facilities and eco-tourism resources. The research also showed that the higher the age, the higher the income and the more experienced occupations, the higher the level of assessment for factors affecting the sustainable development of the eco-tourism in Cu Chi district. Besides, due to the limited ecotourism resources and the characteristics of urban-agricultural economy, Cu Chi district needs to study sustainable ecotourism development policies in association with green tourism, hi-tech agricultural tourism and farm, horticultural tourism. The drawback of the research is that with the convenient method of sampling, the tourists as respondents were not selected and they had not enough time to respond to questions, some answers may be wrong and not focused on the viewpoint of the thesis. This disadvantage will also be the next research direction for later topics. Key words: eco-tourism, factors influencing sustainable development, Cu Chi.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x DANH MỤC CÁC BẢNG . xi DANH MỤC CÁC HÌNH . xiv Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4.Phương pháp nghiên cứu 4 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu 4 1.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp: 4 1.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp: 4 1.4.2.Phương pháp nghiên cứu 4 1.4.2.1. Phương pháp định tính 4 1.4.2.2. Phương pháp định lượng 5 1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài 6 1.5.1. Lược khảo tài liệu nghiên cứu 6 1.5.2. Điểm mới của đề tài 7 1.6. Kết cấu của đề tài 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9 2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch sinh thái 9
  10. vi 2.1.1.Khái niệm du lịch sinh thái 9 2.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 10 2.1.2.1 Đặc trưng về tài nguyên tự nhiên 10 2.1.2.2 Đặc trưng về bản sắc văn hóa địa phương 11 2.1.2.3 Đặc trưng về phát triển bền vững 11 2.1.2.4 Đặc trưng về tính cộng đồng. 11 2.1.2.5 Đặc trưng về tinh thần trách nhiệm 12 2.1.2.6 Đặc trưng về tính giáo dục 12 2.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái 12 2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững 13 2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc của du lịch bền vững 13 2.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững 15 2.2.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững . 15 2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST theo hướng bền vững . 17 2.3.1. Nhóm các yếu tố về tài nguyên 17 2.3.1. Nhóm các yếu tố về công tác quản lý tổ chức 17 2.3.3. Yếu tố liên quan đến du khách 18 2.3.4. Nhóm các yếu tố khác 19 2.4. Các mô hình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái bền vững . 20 2.4.1. Các mô hình trên thế giới 20 2.4.2. Các mô hình tại Việt Nam 22 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 26 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu 31 Tóm tắt chương 2 32 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Thiết kế nghiên cứu 33 3.1.1. Nghiên cứu định tính 33 3.1.2. Nghiên cứu định lượng 34
  11. vii 3.1.3. Thiết kế mẫu 35 3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 36 3.1.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin 36 cậy Cronbach’s Alpha 3.1.4.2 Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích EFA 36 3.1.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy 37 3.1.4.4 Kiểm định khác biệt trung bình . 38 3.2. Quy trình nghiên cứu 39 3.3. Xây dựng thang đo 40 Tóm tắt Chương 3 42 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44 4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi 44 4.1.1 Giới thiệu về huyện Củ Chi 44 4.1.1.1 Lịch sử 44 4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 44 4.1.1.3 Điều kiện xã hội 46 4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên 47 4.1.1.5 Tình hình kinh tế 48 4.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Củ Chi 48 4.1.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch sinh thái tại Củ Chi 48 4.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, khu điểm du 50 lịch sinh thái 4.1.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch 56 4.1.2.4 Quy hoạch, đầu tư trong du lịch sinh thái 57 4.1.2.5 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm 58 4.2. Kết quả nghiên cứu 58 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu 58 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 60
  12. viii 4.2.2.1 Yếu tố “Tài nguyên du lịch sinh thái “ (TN) 60 4.2.2.2 Yếu tố “Cơ sở vật chất kỹ thuật “ (VC). 60 4.2.2.3 Yếu tố “Sản phẩm và dịch vụ” (DV) 61 4.2.2.4 Yếu tố “Tổ chức quản lý điểm đến” (TC) 62 4.2.2.5 Yếu tố “Sự tham gia của cộng đồng” (CD) 62 4.2.2.6 Yếu tố “Bảo vệ môi trường” (MT) 63 4.2.2.7 Biến phụ thuộc “Phát triển DLST bền vững” (PTBV) 63 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) 64 4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập 64 4.2.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc PTBV 67 4.2.4. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 68 4.2.4. 1 Phân tích hệ số tương quan Pearson 68 4.2.4. 2 Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình 69 4.2.5. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng trong từng yếu tố 75 4.2.6. Kiểm định sự khác biệt của mô hình 77 4.2.6.1 Kiểm định theo giới tính 77 4.2.6.2. Kiểm định theo độ tuổi 77 4.2.6.3 Kiểm định theo nghề nghiệp 78 4.2.6.4 Kiểm định theo thu nhập 79 4.3 Đánh giá chung thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền vững DLST huyện Củ Chi 80 43.1. Yếu tố Tài nguyên du lịch sinh thái 80 4.3.2 Yếu tố Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng 81 4.3.3. Yếu tố Sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ DLST 81 4.3.4. Yếu tố Tổ chức quản lý điểm đến du lịch 82 4.3.5 Yếu tố Bảo vệ môi trường 83 Tóm tắt Chương 4 83 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 84
  13. ix 5.1. Kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách 84 5.1.1. Kết luận 84 5.1.2. Đề xuất các hàm ý chính sách 85 5.1.2.1 Đề xuất về bảo vệ môi trường DLST bền vững 85 5.1.2.2 Đề xuất về tổ chức quản lý diểm đến 86 5.1.2.3 Đề xuất về phát triển sản phẩm, dịch vụ 86 5.1.2.4. Đề xuất về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng 90 5.1.2.5 Đề xuất về phát triển tài nguyên DLST huyện Củ Chi . 92 5.1.2.6 Các nội dung đề xuất khác 93 5.2. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 1 101 PHỤ LỤC 2 106 PHỤ LỤC 3 111 PHỤ LỤC 4 123 HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI CỦ CHI 130 BẢN ĐỒ GIAO THÔNG - DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI . 132
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU UNWTO : Tổ chức Du lịch thế giới WTTC : Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới TIES : Hiệp hội du lịch Sinh thái quốc tế UBND : Uỷ ban nhân dân TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HTX : Hợp tác xã BTCĐGĐĐDL : Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch DLST : Du lịch sinh thái PTDLST : Phát triển du lịch sinh thái PTDLBV : Phát triển du lịch bền vững ANOVA : Analysis of variance (Phân tích phương sai) DTC : Độ tin cậy EFA : Exploratary factor analysis (Nhân tố khám phá) SERVQUAL : Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF : Mô hình chất lượng dịch vụ thực hiện SPSS : Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp).
  15. xi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các loại hình du lịch sinh thái 13 Bảng 2.2 Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá phát triển DLST bền vững 14 Bảng 2.3 Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST 19 Bảng 2.4 Thang đo dự kiến các yếu tố tác động đến phát triển 29 DLST bền vững huyện Củ Chi Bảng 2.5 Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá 31 Bảng 3.1 Biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến 41 phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi Bảng 4.1 Các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật huyện Củ Chi 49 Bảng 4.2 Các tuyến đường liên vùng huyện Củ Chi 51 Bảng 4.3 Thống kê có sở lưu trú huyện Củ Chi giai đoạn 2013- 53 2017 Bảng 4.4 Các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ 54 Chi Bảng 4.5 So sánh lượt khách quốc tế đến Củ Chi và Thành phố Hồ 56 Chí Minh từ 2013-2017 Bảng 4.6 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 58 Bảng 4.7 Đặc tính của mẫu nghiên cứu 59 Bảng 4.8 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố TN 60 Bảng 4.9 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố VC 61 Bảng 4.10 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố DV 61 Bảng 4.11 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TC 62 Bảng 4.12 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CD 62
  16. xii STT Tên bảng Trang Bảng 4.13 Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố MT 63 Bảng 4.14 Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố PTBV 63 Bảng 4.15 Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích hệ số 64 Cronbach’s Alpha Bảng 4.16 Kiểm định KMO 65 Bảng 4.17 Kết quả EFA cho các biến độc lập 66 Bảng 4.18 Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc 68 Bảng 4.19 Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc 68 Bảng 4.20 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc 69 lập Bảng 4.21 Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy 70 Bảng 4.22 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến 70 tính đa biến Bảng 4.23 Phân tích phương sai ANOVAa 71 Bảng 4.24 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 71 Bảng 4.25 Kiểm định giả định phương sai của phần dư 73 Bảng 4.26 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 75 Bảng 4.27 Kiểm định theo giới tính 77 Bảng 4.28 Kiểm định ANOVA theo độ tuổi 77 Bảng 4.29 Ảnh hưởng của độ tuổi lên đánh giá phát triển DLST bền 78 vững Bảng 4.30 Kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp 78 Bảng 4.31 Ảnh hưởng của nghề nghiệp lên đánh giá phát triển 78 DLST bền vững huyện Củ Chi. Bảng 4.32 Kiểm định ANOVA theo mức thu nhập 79
  17. xiii STT Tên bảng Trang Bảng 4.33 Ảnh hưởng của thu nhập lên đánh giá phát triển du lịch 79 sinh thái bền vững huyện Củ Chi Bảng 5.1 Nâng cao công tác bảo vệ môi trường 85 Bảng 5.2 Nâng cao công tác tổ chức quản lý điểm đến 86 Bảng 5.3 Các chương trình dự kiến tham quan DLST tại Củ Chi 87 Bảng 5.4 Đề xuất sản phẩm, hàng hóa, đặc sản sản xuất tại Củ Chi 90 Bảng 5.5 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ 91 DLST Bảng 5.6 Quy hoạch không gian phát triển DLST huyện Củ Chi 92 Bảng 5.7 Nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị điểm 94 đến
  18. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang Hình 2.1 Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST 15 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu PTDL BV của Maythawn 20 Polnyotee Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez 21 Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Ibrahim Bazazo và các cộng 22 sự Hình 2.5 Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông 23 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng 24 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và 25 các cộng sự Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân 26 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến 31 PTDLST bền vững tại huyện Củ Chi. Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát 39 triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn 73 hoá và giá trị dự báo đã được chuẩn hoá Hình 4.2 Đồ thị phân phối tần số của phần dư (đã chuẩn hóa) 74 Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hoá 74 Hình 4.4 Mô hình chính thức điều chỉnh về các yếu tố tác động 76 phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi.
  19. BẢN ĐỒ DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI (Nguồn: Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2016)
  20. BẢN ĐỒ GIAO THÔNG – DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI (Nguồn: NXB Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam, 2015)
  21. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số của cả nước (Niên giám thống kê TP.HCM, 2017). Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã có những nỗ lực phấn đấu không ngừng, luôn giữ vững vai trò năng động là trung tâm liên kết của nhiều sản phẩm du lịch cấp vùng và cả khu vực. Trong năm 2017 tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố đạt 6,39 triệu lượt khách, tăng 22,8 % so với năm 2016, chiếm 49,53% lượng khách quốc tế toàn quốc. Lượng khách du lịch nội địa phục vụ ước đạt 24,9 triệu lượt người, tăng 14,6% so cùng kỳ và chiếm 34% lượng khách nội địa cả nước. Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 115,97 ngàn tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2016, chiếm 22,7 % doanh thu cả nước (Sở Du lịch Tp. HCM, 2017). Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố đặc biệt là DLST. Để thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững, Thành phố đã xác định xây dựng các sản phẩm DLST tại một số quận huyện như huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, quận 9 và xem phát triển DLST ngày càng trở thành một mục tiêu quan trọng khi tốc độ đô thị hóa tại vùng nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng dân cư địa phương thuộc các quận, huyện ngoại thành (Sở Du lịch Tp. HCM, 2017). Trong đó, tại huyện Củ Chi ngoài loại hình du lịch di tích lịch sử nổi tiếng với Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi còn có các khu, điểm du lịch sinh thái như vườn trái cây, tuyến du lịch ven sông Sài Gòn, các làng nghề thủ công truyền thống, vườn hoa lan xuất khẩu, các nông trang, hợp tác xã nông nghiệp nuôi bò sữa, cá sấu, trồng rau an toàn, các cơ sở nuôi trồng cây kiểng, cá cảnh nổi tiếng xuất khẩu nổi tiếng và đặc biệt là khu trung tâm nông nghiệp công nghệ cao duy nhất của Thành phố. Với điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê
  22. 2 duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND là phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn với khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái (UBND Tp.HCM, 2014). Tuy nhiên, do chậm đổi mới trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, chưa khai thác đúng thế mạnh sẵn có nên DLST kết hợp nông nghiệp ở “vùng đất thép” thời gian qua chưa thực sự lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước để kéo dài thời gian tham quan và lưu trú trên địa bàn Huyện nới riêng và thời gian lưu trú tại Thành phố nói chung. Đa số khách đi du lịch Củ Chi vẫn tập trung vào tuyến tham quan trong ngày tìm hiểu hệ thống địa đạo Bến Đình, Bến Dược và chưa có sự gắn kết các tuyến điểm trên địa bàn Huyện thành một chương trình du lịch đầy đủ khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh của DLST nhằm thúc đẩy phát triển du lịch huyện Củ Chi. Phát triển DLST tại huyện Củ Chi theo hướng bền vững được xem là một định hướng tích cực sẽ mang đến cho ngành du lịch Huyện những sản phẩm “xanh – sạch – chất lượng cao và mang tính nhân văn sâu sắc”; đảm bảo sự ổn định về lợi ích xã hội và môi trường tự nhiên. Chính vì vậy phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nâng cao hiệu quả an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn của Huyện và của cả Thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ chương trình xây dựng và phát triển nông thôn mới và cũng một phương thức góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả đối với người nông dân vùng Củ Chi vốn gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh chống Mỹ. Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn nghiên cứu mô hình tác động đến DLST bền vững trên địa bàn Huyện, và đề xuất các hàm ý, chính sách nhằm phát huy tiềm năng DLST Huyện theo hướng phát triển bền vững.
  23. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh 2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và xây dựng mô hình nghiên cứu. - Đo lường và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững kết hợp đánh giá thực trạng phát triển DLST tại huyện Củ Chi - Đề xuất các kiến nghị và hàm ý, chính sách cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi. Đối tượng khảo sát là du khách trong nước đã từng tham quan, du lịch tại Củ Chi để thông qua nhu cầu của họ nhằm xác định các yếu tố quan trọng trong việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Đối tượng tham gia góp ý cho đề tài nghiên cứu gồm cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên đã từng đi du lịch đến huyện Củ Chi, nhân viên các khu, điểm du lịch trên địa bàn Huyện nhằm xây dựng thang đo các chỉ tiêu đánh giá việc việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trên địa bàn huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017.
  24. 4 + Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2013 đến 2017. + Số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 9 – 12/2017. 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các yếu tố nào đang tác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi? - Việc đo lường, đánh giá các yếu tố tác động đó như thế nào? - Các kiến nghị, hàm ý, chính sách nào cần thiết để thực hiện phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi? 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu 1.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch, UBND Tp.HCM; Cục Thống kê Thành phố; Sở Du lịch Tp.HCM, UBND Huyện Củ Chi, các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác. 1.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, du khách về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. 1.4.2.Phương pháp nghiên cứu Có 2 phương pháp được sử dụng nghiên cứu gồm: 1.4.2.1. Phương pháp định tính - Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, Cục Thống kê TP, UBND Huyện Củ
  25. 5 Chi, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du lịch trên địa bàn Thành phố và UBND huyện Củ Chi. Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển DLST của Củ Chi. - Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của TP.HCM để phỏng vấn, điều tra, có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu định tính; đề xuất các thang đo, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, kiến nghị và đưa ra các hàm ý, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương. - Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp: Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về DLST của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam, các công trình khoa học đã được công bố về phát triển du lịch bền vững, những mô hình, cách làm hiệu quả trong phát triển DLST, nhất là ở khu vực TP.HCM, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST theo hướng bền vững. - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá so sánh giữa Củ Chi với một số nơi có điều kiện tương tự. Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của DLST tại Củ Chi, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên cứu. 1.4.2.2. Phương pháp định lượng Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm ý kiến đánh giá của du khách về phát triển DLST bền vững đã từng tham quan du lịch tại huyện Củ Chi. Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm định
  26. 6 mô hình nghiên cứu. 1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài 1.5.1. Lược khảo tài liệu nghiên cứu Trong những năm qua, tại các quốc gia có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú trên thế giới và tại khu vực Đông Nam Á, thì DLST ngày càng phổ biến và được chú trọng với những giải pháp tập trung phát triển. Nghiên cứu của Hitchcock (2009), “Những vấn đề về du lịch hiện nay tại Đông Nam Á” đã nêu ví dụ về Thái Lan phát triển DLST thông qua việc ban hành Chính sách du lịch sinh thái quốc gia và xây dựng Chương trình hành động quốc gia về du lịch sinh thái, hoặc các nghiên cứu về phát triển DLST tại Malaysia theo tác giả M.Epler Wood, “ Phát triển du lịch sinh thái tại Malaysia – Có thật sự bền vững ?”. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về “Du lịch bền vững tại các vùng đô thị” được tổ chức tại Đại học Trung Quốc ở Hongkong năm 2013, các tác giả Tuan Phong, Ly và Thomas Bauer (2013) trong nghiên cứu “Du lịch sinh thái tại các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam về lý luận và thực tiễn” cho rằng các quốc gia chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển DLST như Việt Nam Nam và Campuchia cần sớm hoạch định khung phát triển toàn diện về du lịch sinh thái. Về mặt cơ sở lý luận DLST, trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu như: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái – Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn nêu lên các cơ sở khoa học nhằm phát triển DLST tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu tại các địa phương có tiềm năng về tài nguyên DLST tự nhiên như: đề tài của tác giả Vũ Văn Đông (2014) “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu”, luận án Tiến sĩ; đề tài của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012): “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam”, luận án tiến
  27. 7 sĩ kinh tế; đề tài của Nguyễn Thị Trang Nhung, Đỗ Mỹ Hạnh, Nguyễn Quốc Oánh Khoa (2014) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”; đề tài của Nguyễn Trọng Nhân (2015) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Chợ Nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận” Ngoài ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều đề tài về phát triển du lịch tại các quận, huyện có nguồn tài nguyên DLST phong phú tại quận 9, huyện Cần Giờ. Trong đó tại huyện Củ Chi có đề tài của tác giả Huỳnh Thị Loan Phương (2014) với luận văn Thạc sĩ Địa lý học “Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững” đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các điều kiện để phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch tại huyện Củ Chi và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần khai thác tài nguyên, phát triển du lịch hiệu qủa và bền vững. 1.5.2. Điểm mới của đề tài Nhìn chung có rất nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về phát triển DLST nói riêng và phát triển du lịch theo hướng bền vững nói chung trên các tỉnh thành và cũng đã có đề tài nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại huyện Củ Chi. Tuy nhiên đến nay thực sự chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc phát triển DLST tại huyện Củ Chi theo hướng bền vững sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng theo mô hình SERVPERF. Vì vậy, trong quá trình công tác tại Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò phụ trách theo dõi các điểm tham quan du lịch, tham gia các đề tài kiểm kê, đánh giá, xếp hạng tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố và tổ chức nhiều đoàn khảo sát du lịch tại huyện Củ Chi, tác giả mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phát triển DLST tại huyện Củ Chi gắn với việc chú trọng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo đảm lợi ích cho khách du lịch, cho doanh nghiệp du lịch, cho cộng đồng địa phương và cho du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Những điểm mới của đề tài là: - Xây dựng mô hình SERVPERF nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
  28. 8 DLST bền vững tại huyện Củ Chi. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiềm năng DLST tại huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay kết hợp kết quả phân tích mô hình. - Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển DLST huyện Củ Chi theo hướng bền vững. 1.6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài liệu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng đươc sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày hiện trạng DLST tại huyện Củ Chi; kết quả nghiên cứu định lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu và phân tích, đánh giá các kết quả thu được kết hợp hiện trạng thực tế. Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các đóng góp của đề tài, đề xuất hàm ý chính sách, kiến nghị các chính sách phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi; đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  29. 9 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch sinh thái 2.1.1.Khái niệm du lịch sinh thái Trong hơn ba thập kỷ qua, DLST xuất hiện trong nghiên cứu học thuật về du lịch bởi Romeril (1985), Với tầm quan trọng của DLST đối với ngành du lịch thế giới ngày càng được nâng cao, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2002 là năm Quốc tế về Du lịch Sinh thái (Deng, King & Bauer, 2002; Maclaren, 2002) và trong cùng năm đã xuất bản ấn phẩm đầu tiên “Journal of Ecotourism” (Weaver, 2005). Nhiều định nghĩa quan trọng hàng đầu về DLST đã xuất hiện. Ví dụ năm 1990 Hội du lịch sinh thái quốc tế cho rằng DLST là du lịch có trách nhiệm đến những khu vực thiên nhiên với sự quan tâm bảo vệ môi trường và nâng cao lợi ích của cộng đồng địa phương. Hiệp hội Du lịch sinh thái Úc cho rằng “du lịch sinh thái bền vững với sự quan tâm hàng đầu về trãi nghiệm thiên nhiên đã đẩy mạnh / thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng và bảo tồn về môi trường và văn hoá bản địa. (Ecotourism Australia, 2013). Mặc dù có sự quan tâm chú ý đến DLST, nhưng định nghĩa về DLST vẫn chưa được thống nhất (Deng, et al., 2002; Weaver, 2005). Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ (1998) thì “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. Honey (1999) đã đưa ra một định nghĩa tương tự: “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”. Tuy nhiên, theo đúc kết của Blamey (1997; 2001) cũng như của Weaver and Lawton (2007), các nhà nghiên cúu/ học giả cũng đi đến một ý kiến gần thống nhất
  30. 10 nhau rằng DLST phải thoả mãn ba điều kiện: bao gồm: (1) điểm đến / tài nguyên thu hút phải dựa trên môi trường tự nhiên; (2) sự tương tác giữa du khách với tài nguyên / điểm đến DLST thông qua học hỏi và giáo dục và (3) việc trải nghiệm và quản lý sản phẩm DLST phải tuân theo những nguyên tắc chính và kết hợp thực hiện với mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, văn hoá xã hội và kinh tế. Đúc kết của Blamey có liên quan đến sự phát triển nhiều loại hình khác nhau về du lịch sinh thái. Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương” Khái niệm DLST ở Việt Nam là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. (Phạm Trung Lương,1998). Khái niệm này đã được cô đọng trong định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): ”Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Nhìn chung các khái niệm về DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và phát triển bền vững. 2.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch nên sản phẩm DLST mang theo hầu hết các đặc trưng của một loại hình dịch vụ du lịch đó là: tính thời vụ, tính liên vùng, tính đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, tính xã hội hóa Tuy có nhiều định nghĩa đề cập đến DLST dưới nhiều cách hiểu và phạm vi khác nhau, DLST vẫn có một số đặc trưng cơ bản mà hầu như các nhà nghiên cứu cùng thống nhất là: 2.1.2.1 Đặc trưng về tài nguyên tự nhiên
  31. 11 Các sản phẩm DLST luôn dựa vào hoặc có kết hợp tài nguyên du lịch tự nhiên tạo sự thu hút đối với du khách. Theo Phạm Trung Lương, (1998) DLST có liên quan chặt chẽ đến nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch xanh và cùng hướng đến mục tiêu như: du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững Tuy nhiên không phải bất kỳ du lịch thiên nhiên hay du lịch dựa vào môi trường thiên nhiên nào cũng là DLST. Du lịch thiên nhiên chỉ đơn thuần là đến các khu vực thiên nhiên, và động cơ chủ yếu của du khách khi tới những nơi này là để thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên có thể bền vững hoặc không, và có thể không liên quan tới bảo tồn môi trường, giá trị văn hoá bản địa và hoặc phát triển đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân địa phương. 2.1.2.2 Đặc trưng về bản sắc văn hóa địa phương Tính chất văn hóa trong DLST chủ yếu mang tính bản địa (thường là quanh điểm tài nguyên DLST như sinh hoạt của cộng đồng quanh điểm tài nguyên v.v ). Du lịch sinh thái khác du lịch văn hóa ở chỗ du lịch văn hóa dựa trên những yếu tố văn hóa lịch sử truyền thống ở phạm vi không gian rộng của quốc gia, khu vực theo lịch sử để lại, còn DLST cần phải do chính người dân tại chỗ tham gia với bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền (UNWTO, 2005). 2.1.2.3 Đặc trưng về phát triển bền vững Khái niệm bền vững rất gần gũi và luôn là mục tiêu của DLST và DLST là một loại hình trong phát triển du lịch bền vững đem lại lợi ích cho cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng địa phương nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa và tài nguyên thiên nhiên. (UNWTO, 2005). 2.1.2.4 Đặc trưng về tính cộng đồng: Du lịch sinh thái đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, nhưng không phải hoàn toàn là du lịch cộng đồng thuần túy. Tính cộng đồng trong DLST mang ý nghĩa ngoài việc tham gia của cộng đồng địa phương còn có sự tương tác giữa các bên doanh nghiệp, cơ quan quản lý, khách du lịch và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường bền vững tại địa phương. (UNWTO, 2005).
  32. 12 2.1.2.5 Đặc trưng về tinh thần trách nhiệm Du lịch sinh thái cũng là du lịch có trách nhiệm, cộng đồng dân cư, các tổ chức khai thác du lịch, khách du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tham gia hoạt động DLST đều cùng có hướng tiếp cận chung trong hành động là có trách nhiệm thực hiện việc bảo bệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường văn hóa, xã hội và kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Tính trách nhiệm này thể hiện rõ trong việc khai thác tài nguyên DLST phục vụ du khách có mức độ, được quản lý và kiểm soát chặc chẽ thông qua các tiêu chuẩn như như sức chứa của tài nguyên, các biện pháp quản lý khai thác của tổ chức quản lý tài nguyên du lich sinh thái. (UNWTO, 2005). 2.1.2.6 Đặc trưng về tính giáo dục Nội dung các hoạt động liên quan đến DLST đều có tính giáo dục về môi trường cho các đối tượng tham gia thụ hưởng, giám sát và quản lý. Với việc tham gia các hoạt động DLST, du khách và cộng đồng dân cư sẽ học được cách tôn trọng, yêu quý các tài nguyên DLST và mong muốn sản phẩm DLST sẽ được định hướng khai thác theo cách phát triển du lịch bền vững. (UNWTO, 2005). 2.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái Hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau: - Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế - Theo vị trí địa lí của điểm đến: du lịch biển, du lịch núi, du lịch rừng. - Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. - Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch tự túc. - Theo phương tiện sử dụng: ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thủy Đặc biệt khái niệm loại hình du lịch hay được dùng đến là phân loại theo nhu cầu và tính chất hoạt động của du khách như: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, DLST Trong đó, khái niệm DLST ngày nay càng trở nên phổ biến giúp con người trong cuộc sống đô thị ngột ngạt, chen chúc, hối hả cần có
  33. 13 được trải nghiệm mới lạ, sâu sắc hơn về môi trường sinh thái tại các điểm đến có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc, đem lại những cảm nhận khác với cuộc sống thường ngày nơi họ sinh hoạt, làm việc, cư trú và giúp cho chuyến đi tạo được ấn tượng khó phai với những giá trị tinh thần được nâng cao thông qua khám phá nét đẹp về văn hoá bản địa và môi trường tự nhiên của điểm đến nếu so với các loại hình du lịch vui chơi giải trí truyền thống. Từ khi Hector Ceballos- Lascurain đề xướng thuật ngữ Du lịch sinh thái – Ecotourism lần đầu năm 1983 (Nguyễn Quyết Thắng, 2012) đến nay thì cũng đã có nhiều thuật ngữ khác để chỉ chung các loại hình du lịch tương tự cùng DLST xuất hiện như: Bảng 2.1 Các loại hình du lịch sinh thái Du lịch xanh Green tourism Du lịch sông nước River tourism Du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn, du lịch Agrotourism, Gardens tourism, trang trại Farm tourism Du lịch thiên nhiên Nature tourism Du lịch cộng đồng Community tourism Du lịch thám hiểm Adventure tourism Du lịch có trách nhiệm Responsible tourism (Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002) Vì vậy, để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi vẫn được sử dụng phổ biến (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999) như du lịch nghỉ dưỡng (miền núi, biển, đảo); du lịch thắng cảnh ; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); du lịch mạo hiểm v.v Ngoài ra, người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như du lịch vãn cảnh làng quê; du lịch nghiên cứu động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền ) v.v 2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững 2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc của du lịch bền vững: Theo định nghĩa tại Luật Du lịch 2017: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn
  34. 14 hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” Định nghĩa của Luật Du lịch tương đối cô đọng và súc tích nếu so sánh với định nghĩa do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra trong Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững, đồng thời cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá. Để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch trong quá trình hoạt động, người ta sử dụng những tiêu chuẩn hoặc yếu tố so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau: Bảng 2.2: Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá phát triển DLST bền vững Tiêu chuẩn Kinh tế Xã hội Môi trường Mức tăng trưởng kinh Sự khai thác hợp lý Mức tăng trưởng kinh tế Chỉ tiêu 1 tế do quá trình phát các giá trị văn hóa- do quá trình phát triển triển đem lại xã hội đem lại Mức đóng góp cho Giáo dục, xây dựng, Mức đóng góp cho phát phát triển kinh tế địa phục hồi và phát triển kinh tế địa phương. Chỉ tiêu 2 phương. triển văn hóa truyền thống của dân tộc Sự phát triển phù hợp Sự hưởng thụ về văn Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra hóa, mức sống và với mục tiêu đề ra trong trong quy hoạch phát sinh hoạt của cộng quy hoạch phát triển Chỉ tiêu 3 triển kinh tế xã hội động được cải thiện. kinh tế xã hội của quốc của quốc gia và địa gia và địa phương phương (Nguồn: Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999)
  35. 15 Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững. 2.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững Các cơ sở ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm: - Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa. - Tăng cường nội dung giáo dục môi trường. - Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. - Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường. Như vậy phát triển du lịch bền vững là nền tảng của du lịch sinh thái. . Hình 2.1: Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009) 2.2.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 thu nhập du lịch quốc tế tại một số nước rất cao: Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước
  36. 16 như: Thailand, Philippin, Hongkong và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường (UNWTO, 2005). Hiện nay Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá nhu cầu du lịch quốc tế vẫn mạnh mẽ mặc dù có những thách thức. Vào năm 2016 lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1.235 triệu lượt khách, cao hơn khoảng 46 triệu lượt khách so với năm 2015 (UNWTO, 2017). Còn theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC): Du lịch và lữ hành là lĩnh vực chủ chốt “Key sector” cho phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm trên toàn thế giới. Năm 2016, du lịch đóng góp trực tiếp 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ và 109 triệu việc làm trên toàn thế giới. Tuy có những đóng góp tích vực vào phát triển kinh tế, hoạt động du lịch cũng gây ra một số tác động về môi trường tự nhiên, xã hội do việc phục vụ khách du lịch đem đến. Đó là việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên DLST bừa bãi dễ gây cạn kiệt tài nguyên tự nhiên, nạn ô nhiễm môi trường, xâm phạm di sản văn hóa vật thể, thay đổi đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư gây tác động tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại các địa phương. Chính vì vậy ý nghĩa của việc phát triển DLST theo hướng bền vững là: 1. Nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng. 2. Mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng đồng địa phương. 3. Góp phần truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng địa phương cho du khách khắp nơi 4. Phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu du lịch sinh thái không phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. 5. Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai. 6. Biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.
  37. 17 7. Nhân tố quan trọng giúp cho du khách trên thế giới biết được tiềm năng kinh tế của các nước, tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới. 2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST theo hướng bền vững Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo các nhóm yếu tố sau đây: 2.3.1. Nhóm các yếu tố về tài nguyên Để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật (Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí hậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology). Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính chất DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn (Rural tourism), du lịch trang trại (Farm tourism), du lịch nông nghiệp (Agrotourism). Các loại hình DLST này rất gần gũi với điều kiện về kinh tế nông nghiệp của huyện Củ Chi và đây cũng chính là loại hình DLST được tập trung nghiên cứu trong đề tài này. 2.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức DLST Công tác quản lý tổ chức của con người tác động đến sản phẩm DLST thông qua các yêu cầu cơ bản là: - Tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều
  38. 18 trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách. - Tính nguyên tắc trong công tác quản lý điều hành. Hầu như lâu nay các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên. Họ đóng vai trò thụ hưởng để khai thác tài nguyên DLST thông qua sự tạo thành sản phẩm du lịch đưa vào kinh doanh bằng cách đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa. Họ có thể không quan tâm trong tương lai những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. 2.3.3. Yếu tố liên quan đến du khách Du lịch sinh thái phải thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách về hệ sinh thái của môi trường tự nhiên, xã hội tại điểm đến. Du khách đóng vai trò quan trọng trong DLST khác với các loại hình du lịch khác vì DLST đòi hỏi sự tương tác giữa du khách với môi trường theo hướng tích cực trên cơ sở vừa bảo vệ môi trường vừa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và thụ hưởng của du khách. Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội. Khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch tri thức, tư duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách DLST điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự
  39. 19 đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực mang dấu ấn thiên nhiên và và con người chưa được hiện đại hóa, đô thị hóa. 2.3.4. Nhóm các yếu tố khác Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho môi trường tự nhiên, DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau: CPI= AR / a Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area ) a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách. (Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002) Có thể tham khảo tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch: Ví dụ hoạt động giải trí ở các khu du lịch có sức chứa sau: Bảng 2.3: Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST ĐVT: m2/người Loại hình hoạt động du lịch Tiêu chuẩn không gian tối thiểu Nghỉ dưỡng biển 30 - 40 Picnic 60 - 80 Hoạt động dã ngoại 100 - 200 Thể thao 200 - 400 ( Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002) Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR = TR / a Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity) TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan Thời gian trung bình của 1 lượt khách tham quan
  40. 20 2.4. Các mô hình nghiên cứu về phát triển DLST bền vững 2.4.1 Các mô hình trên thế giới 1. Trong đề tài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong, đảo Phuket, Thái Lan (Maythawn Polnyotee, 2014), tác giả khảo sát đánh giá của 120 du khách theo thang đo Likert về 4 yếu tố tác động đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong là: Sức hấp dẫn của điểm đến, lối tiếp cận, phương tiện cơ sở vật chất hạ tầng, an ninh an toàn và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu. Theo kết quả khảo sát yếu tố được đánh giá theo thứ tự cao nhất là “Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch” với Mean = 3,59, lần lượt là “Lối tiếp cận” với 3,14; “An ninh, an toàn” với 3,10 và cuối cùng là “Cơ sở vật chất hạ tầng” với 3,07. Mô hình nghiên cứu có dạng sau: Sự tham gia và Cộng đồng địa thái độ của cộng phương đồng tác động với Các yếu tố ảnh du lịch hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong Thái độ với sức Du khách hấp dẫn, lối tiếp cận, cơ sở vật chất và an ninh Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Maythawn Polnyotee 2. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố bền vững và hoạt động của điểm đến du lịch từ kỳ vọng của các du khách và doanh nghiệp”, (Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez, 2016) tại đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Các tác giả đã khảo sát 6 yếu tố : (1) Các nguồn tài nguyên chính và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch; (2) Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước; (3) Cung ứng giá trị văn hoá; (4) An ninh; (5) Dịch vụ lưu trú đa dạng và (6) Hàng không giá rẻ với các biến quan sát về sự bền vững trong hoạt động du lịch tương lai của Gran Canaria
  41. 21 và của du khách. Cuộc khảo sát được tiến hành 2 bước với 7 nhóm chuyên gia bao gồm 55 đại diện cho các nhà quản lý các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chuyên gia du lịch, chính trị gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố đầu tiên tác động tích cực đến sự bền vững của điểm đến du lịch từ hoạt động tương lai của du khách theo thứ tự là “Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng DVDL” (B = 0.562); “An ninh” (B = 0.532); “Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước” (B = 0.176); “Cung ứng giá trị văn hoá” ( B=0,117); “Dịch vụ lưu trú đa dạng” (B=0,066). Riêng yếu tố “Hàng không giá rẻ” (B = 0.184, sig. = 0.033) tuy là cơ hội tuyệt vời cho du khách nhưng lại có tác động ngược lại với sự bền vững kinh tế, và môi trường của điểm đến du lịch do nguy cơ quá tải không kiểm được soát làn sóng du khách vì sự gia tăng nhu cầu du lịch và thu nhập của du khách trong tương lai. Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Sự bền vững và An ninh hoạt động du lịch trong tương lai Dịch vụ giải trí chọn lọc và của đảo Gran chính sách nhà nước Canaria Cung ứng giá trị văn hoá Hàng không giá rẻ Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez 3. Trong nghiên cứu “Thái độ hướng đến lợi ích DLST tác động lên sự gắn bó với điểm đến du lịch” (Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014) tại Wadi-Rum, Jordan; các tác giả đã thu thập 297 mẫu khảo sát từ dân cư địa phương và dùng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố tác động đến sự gắn bó với Wadi-Rum thông qua
  42. 22 lợi ich từ du lịch sinh thái. Mô hình nghiên cứu bao gồm 29 biến quan sát thuộc các yếu tố (1) Phát triển kinh tế, (2) Phát triển xã hội, (3) Bảo tồn văn hoá, (4) Sự tham gia của cộng đồng và (5) Bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Sự gắn bó với điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua cảm nhận, thái độ cư dân hướng đến các lợi ích DLST đã tác động đến sự gắn bó với điểm đến du lịch Wadi-Rum theo thứ tự từ cao đến thấp là Bảo vệ môi trường (4,1), Phát triển kinh tế (3,99), Bảo tồn văn hoá (3,73), Sự tham gia của cộng đồng (3,72) và Phát triển xã hội (3,47). Bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế Thái độ vì Sự gắn bó lợi ích với Wadi- Bảo tồn văn hoá DLST Rum Sự tham gia của cộng đồng Phát triển xã hội Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Ibrahim Bazazo và các cộng sự 2.4.2 Các mô hình tại Việt Nam Trong thực tiễn tại Việt Nam, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại các địa phương có tiềm năng về tài nguyên DLST tự nhiên như : 1. Đề tài của tác giả Vũ Văn Đông (2014) luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu”. Tác giả nghiên cứu thực trạng và tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững với mô hình nghiên cứu dựa trên 12 nhân tố với 92 biến quan sát ảnh hưởng
  43. 23 đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua mức độ hài lòng của du khách (SAT) về 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và chạy bằng phần mềm SPSS. Mức độ hài lòng về các tiêu chí xây dựng phát triển du lịch bền vững theo Phương trình hồi quy bội tuyến tính như sau: SAT = β0 + β1*F1+ β2*F2+ β3*F3 + β4*F4+ β5*F5+ β6*F6 + β7*F7 + β8*F8 + β9*F9 + β10*F10 + β11*F11 + β12*F12+ εi Trong đó các nhân tố có tác động đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt là: F1: “Tài nguyên nhân văn”, F2: “Các hoạt động kinh tế”, F3: “Các hoạt động xã hội”, F4: “Khai thác tài nguyên tự nhiên”, F5: “Quá tải”, F6: “Các hoạt động môi trường”, F7: “Tài nguyên tự nhiên”, F8: “Môi trường du lịch”, F9: “Cơ sở vật chất”, F10: “Cơ sở vật chất kỹ thuật”, F11: “Quản lý nhà nước” và F12: “Các hoạt động phát triển du lịch ”. Kết quả cho phương trình hồi quy là: SAT = 0,535 + 0,37*F2+ 0,138*F3 + 0,083*F6 + 0,167*F10 Trong các nhân tố trên, nhân tố F2 “Các hoạt động kinh tế”; được xếp hàng đầu về tác động đến đến PTDL bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu với β =0,37, sau đó là các nhân tố F3 “Các hoạt động xã hội”; (β =0,138 ); F10 “Chất lượng sản phẩm du lịch” (β = 0,167 ); và F6 “Các hoạt động môi trường” (β = 0,083); Các hoạt động kinh tế Các hoạt động xã hội Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Chất lượng sản phẩm du Tàu lịch Các hoạt động môi trường Hình 2.5 Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông
  44. 24 2. Đề tài của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012): “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ theo mô hình Logit và sử dụng phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng du lịch. Mô hình phản ánh quan hệ giữa các yếu tố gồm 10 biến quan sát: (1) Mục đích đi DLST; (2) Thông tin về DLST; (3) Điều kiện an ninh an toàn; (4) Giá chương trình DLST; (5) Loại hình DLST; (6) Thời tiết; (7) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất; (8) Thời gian lưu trú; (9) Bảo vệ môi trường; (10) Sản phẩm đặc thù và 1 biến phụ thuộc (Y) xác suất quyết định đi DLST của du khách được điều tra tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2011 . ns Kết quả điều tra cho thấy trừ yếu tố X5 (Loại hình DLST) có B=0,000614 là không có ý nghĩa thống kê; còn lại nhu cầu đi DLST của du khách phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp là X9 (Bảo vệ môi trường) β=3,585780; X3 (Điều kiện an toàn) β=3,024816; X6 (Điều kiện CSHT &CSVC) β=2,673721; X7 (Điều kiện thời tiết) β=2,385498; X1 (Có mục đích DLST) β=2,277648; X2 (Mức độ thông tin) β=1,981441; X8 (Thời gian lưu trú) β=1,476103 và X10 (Sản phẩm đặc thù) β=0,715753. Riêng yếu tố X4 (Giá chương trình DLST) có β= -0,600972 (giá trị âm) chỉ ra rằng nếu giá chương trình DLST tăng sẽ làm hạn chế sự lựa chọn đi DLST của du khách. Có mục đích DLST Bảo vệ môi trường Nhu cầu du lịch sinh thái của du Điều kiện an toàn Mức độ thông tin khách vùng Bắc Trung Bộ Điều kiện CSHT Thời gian lưu trú Điều kiện thời tiết Sản phẩm đặc thù Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng
  45. 25 3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, (Nguyễn Thị Trang Nhung, Đỗ Mỹ Hạnh, Nguyễn Quốc Oánh Khoa, 2014) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (CLDV) du lịch sinh thái (DLST). Các tiêu chí ảnh hưởng đã được đo lường và kiểm định thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được thu thập năm 2014 với kích thước mẫu là 252 du khách có trải nghiệm tại vườn quốc gia Ba Vì. Các tác giả sử dụng 41 biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ cảm nhận của du khách về sự hài lòng đối với Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy loại trừ yếu tố phương tiện vận chuyển thì có 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến CLDV theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Cảnh quan sinh thái; Tính đồng cảm; Tính đáp ứng; Sự đảm bảo liên lạc; Khả năng quản lý; và Sự an toàn. Cảnh quan sinh thái Tính đồng cảm Chất lượng Tính đáp ứng dịch vụ DLST VQG Ba Vì Sự đảm bảo liên lạc Khả năng quản lý Sự an toàn Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và các cộng sự 4. Trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Chợ Nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”, (Nguyễn Trọng Nhân, 2015), tác giả nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận bằng bảng câu hỏi đối với 240 khách du lịch đến chợ nổi Cái Răng và Phong Điền (thành phố Cần Thơ), 120 khách du lịch đến chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
  46. 26 Nghiên cứu sử dụng 8 tiêu chí để đo lường các khía cạnh tác động đến sự phát triển du lịch chợ nổi: (1) Môi trường tự nhiên (3 biến đo lường); (2) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (4 biến đo lường); (3) Phương tiện vận chuyển tham quan (6 biến đo lường); (4) Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí (4 biến đo lường); (5) Cơ sở lưu trú (7 biến đo lường); (6) An ninh trật tự và an toàn (3 biến đo lường); (7) hướng dẫn viên du lịch (6 biến đo lường) và (8) Giá cả các loại dịch vụ (5 biến đo lường). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch chợ nổi, đó là: “Nguồn nhân lực du lịch”, “Giá cả các loại dịch vụ”, “Cơ sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển tham quan”, “Dịch vụ du lịch”, “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” và “An ninh trật tự và an toàn”. Nguồn nhân lực DL Giá cả các loại dịch vụ Phát triển du lịch Chợ Nổi và Cơ sở lưu trú vùng phụ cận Phương tiện vận chuyển Dịch vụ du lịch Cơ sở hạ tầng An ninh trật tự và an toàn Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Theo Tribe & Snaith (1998)5, hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important-Perferformance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction) và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF
  47. 27 là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Kandamully, 2002; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008; Soliman & Alzaid, 2002; Cunningham, Young, & Lee, 2002). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên cứu đòi hỏi sự ngắn gọn. Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách du lịch, họ thích được nghỉ ngơi, thư giãn hơn là phải ngồi trả lời một cuộc phỏng vấn mất nhiều thời gian, nên đề tài quyết định chọn mô hình SERVPERF cho việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi. Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu DLST và phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước và kết quả nghiên cứu tại Việt Nam trong Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch Việt Nam được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phê duyệt gồm nhóm tiêu chí sau: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Sản phẩm và dịch vụ; (3) Quản lý điểm đến; (4) Cơ sở hạ tầng; (5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương (6) Sự hài lòng của du khách cho thấy một số yếu tố của các nghiên cứu trên có thể xem xét vận dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến DLST bền vững tại huyện Củ Chi là: - Yếu tố tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến phát triển DLST (Phạm Trung Lương, 1998) phải dựa trên sự hấp dẫn, độc đáo đa dạng, cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, văn hoá bản địa đặc sắc, nguồn tài nguyên dồi dào thuận lợi dễ khai thác, tiếp cận quanh năm và có sức chứa thuận tiện theo Nguyễn Thị Trang Nhung, (2014) và Manuel Rodríguez Díaz (2016). - Về cơ sở vật chất hạ tầng, hầu hết các mô hình đều xem đây là một yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu đi DLST của khách du lịch và phát triển DLST bền vững. Cơ sở hạ tầng theo tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) và Maythawn Polnyotee (2014) là hệ thống đường sá, cơ sở điện, nước, thông tin liên lạc và các trang thiết bị, phương tiện phục vụ an toàn , tiện nghi, hiện đại. - Yếu tố Sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
  48. 28 các tác động đến phát triển bền vững, và sự hài lòng của du khách tại điểm đến. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) sản phẩm, dịch vụ cụ thể là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch dành cho du khách tìm hiểu về văn hoá, lối sống cư dân bản địa khi lưu lại kết hợp mua sắm hàng hoá đặc sản, thưởng thức dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, trải nghiệm về dịch vụ DLST. - Để phát triển bền vững, công tác tổ chức quản lý điểm đến được nhấn mạnh trong các mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) hoặc tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) đề xuất 3 biến đo lường về an ninh trật tự và an toàn cho du khách; 5 biến đo lường về giá cả các loại dịch vụ và 6 biến đo lường về hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ địa phương. - Trong phát triển DLST bền vững, yếu tố sự tham gia của cộng đồng địa phương luôn được coi trọng. Theo Ibrahim Bazazo (2016) và Vũ Văn Đông (2014), sự tham gia của cộng đồng địa phương được đánh giá gồm tỷ lệ người dân tham gia được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động DLST, các lợi ích kinh tế xã hội, môi trường họ được hưởng nếu DLST huyện Củ Chi phát triển theo hướng bền vững. - Yếu tố bảo vệ môi trường trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012) rất quan trọng để phát triển DLST bền vững vùng Bắc Trung bộ và cũng là vấn đề quan tâm của tất cả điểm đến DLST tại Việt Nam, bao gồm cả huyện Củ Chi. Để bảo vệ môi trường tự nhiên cần phải có chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn, nâng cao nhận thức người dân, kiểm soát được mức độ ô nhiễm môi trường và sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên. Thông qua các yếu tố tổng kết từ các nghiên cứu trên, kết hợp các mô hình thang đo chất lượng dịch vụ như mô hình SERVPERF; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi bằng mức độ đánh giá cảm nhận của khách du lịch về 3 tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường theo nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đông (2014) với bộ thang đo sự hài lòng SERVPERF như sau:
  49. 29 Bảng 2.4 Thang đo dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến PT DLST bền vững huyện Củ Chi STT THANG ĐO NGUỒN ĐỀ XUẤT Tài nguyên du lịch sinh thái Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, Nguyễn Thị Trang Nhung 1 thực vật. và cộng sự, 2014 Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa Manuel Rodríguez Díaz và 2 bản địa đặc sắc cộng sự, 2016 Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du Manuel Rodríguez Díaz và 3 lịch quanh năm; cộng sự, 2016 Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 4 thái. Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 5 thuận tiện Cơ sở vật chất Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận Maythawn Polnyotee, 6 tiện trong địa bàn 2014 Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch Maythawn Polnyotee, 7 sinh thái được đảm bảo 2014 Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử Maythawn Polnyotee, 8 lý rác thải) được đảm bảo 2014 Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ Nguyễn Thị Trang Nhung 9 dẫn tiếp cận các điểm du lịch thuận tiện và cộng sự, 2014 Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST Nguyễn Thị Trang Nhung 10 tiện nghi, an toàn, hiện đại và cộng sự, 2014 Sản phẩm dịch vụ du lịch 11 Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch đa dạng, tiện nghi Nguyễn Trọng Nhân, 2015 12 Hệ thống các dịch vụ mua sắm tiện lợi Nguyễn Trọng Nhân, 2015 13 Hệ thống các dịch vụ ăn uống phong phú, chất lượng Nguyễn Trọng Nhân, 2015 14 Các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn Nguyễn Trọng Nhân, 2015 Đặc sản tự nhiên ngon, đa dạng (hàng hoá, sản vật, ẩm Manuel Rodríguez Díaz và 15 thực đặc trưng). cộng sự, 2016 Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn Manuel Rodríguez Díaz và 16 nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ ) cộng sự, 2016 Tổ chức quản lý điểm đến Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng Nguyễn Thị Trang Nhung 17 ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra. và cộng sự, 2014
  50. 30 Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn Nguyễn Thị Trang Nhung 18 xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội. và cộng sự, 2014 Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 19 chất thải. 20 Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột Nguyễn Trọng Nhân, 2015 Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 21 kém chất lượng Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 22 chuyên nghiệp, bài bản. Sự tham gia của cộng đồng địa phương Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 23 du lịch (trên 5% tại các điểm đến du lịch) Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về Vũ Văn Đông, 2014 24 hoạt động du lịch (trên 50%) Ý thức về DLST của người dân địa phương được nâng Ibrahim Bazazo và các 25 cao. cộng sự, 2014 Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham Ibrahim Bazazo và các 26 gia hoạt động du lịch. cộng sự, 2014 Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham Ibrahim Bazazo và các 27 gia hoạt động du lịch. cộng sự, 2014 Bảo vệ môi trường sinh thái Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng Nguyễn Quyết Thắng, 28 đắn. 2012 Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa Bộ Tiêu chí ĐGĐĐDL 29 học, chặt chẽ. Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt Nguyễn Quyết Thắng, 30 động du lịch được nâng cao. 2012 31 Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý. Nguyễn Quyết Thắng 32 Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát Nguyễn Quyết Thắng Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi 1 Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế Vũ Văn Đông, 2014 Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định Vũ Văn Đông, 2014 2 về mặt xã hội Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại Vũ Văn Đông, 2014 3 môi trường (Nguồn: Tác giả tổng hợp đề xuất) Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi được đề xuất như sau:
  51. 31 Tài nguyên du lịch sinh thái H1 Cơ sở vật chất kỹ thuật H2 Sản phẩm, dịch vụ PHÁT TRIỂN DLST H3 BỀN VỮNG HUYỆN Tổ chức quản lý điểm đến CỦ CHI H4 Sự tham gia cộng đồng H5 Bảo vệ môi trường DLST H6 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình đề xuất trên, các giả thuyết được nêu ra như sau: Bảng 2.5: Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá Giả thuyết Nội dung Tài nguyên du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ H1 thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLSTcó tác động cùng chiều (+) với H2 biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững Sản phẩm, dịch vụ tác động có cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát H3 triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững Tổ chức quản lý điểm đến có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc H4 phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững Sự tham gia của cộng đồng có tác động cùng chiều (+) với biến phụ H5 thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng
  52. 32 cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững Bảo vệ môi trường du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến H6 phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và lập phiếu khảo sát, điều tra phỏng vấn du khách đã từng đi tham quan tại các khu, điểm tham quan du lịch huyện Củ Chi. Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Tóm tắt chương 2 Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về di lịch sinh thái và phát triển DLST bền vững cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong nước có liên quan. Từ đó tác giả đề xuất mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi”, mô hình này sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong Chương 3.
  53. 33 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi để hiệu chỉnh, bổ sung thang đo cho phù hợp với ngành du lịch nói chung và đặc điểm du lịch của địa phương nói riêng. Bước nghiên cứu này nhằm xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm các câu hỏi chi tiết cho phần nghiên cứu chính thức cũng như xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý với thực tế của ngành du lịch huyện Củ Chi. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hình thức thảo luận nhóm tập trung. Thông tin trong quá trình nghiên cứu dựa trên các tài liệu thống kê đặc điểm, tình hình phát triển du lịch của địa phương, đồng thời sử dụng các nghiên cứu trước làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, điều chỉnh cách đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. Vì vậy, thông qua nghiên cứu định tính, các yếu tố và biến quan sát trong thang đo được thừa kế các nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại huyện Củ Chi. Mục đích của cuộc thảo luận này nhằm: - Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về PTDLST bền vững huyện Củ Chi, cùng với các biến quan sát để đo lường các yếu tố này. - Khẳng định và bổ sung các yếu tố chính ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả. Trên cơ sở đó, tiến hành thảo luận, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường yếu tố này. Tác giả gửi thư thông báo nội dung góp ý và tổ chức gặp gỡ trao đổi một số chuyên gia, các đại diện các sở ngành, công ty kinh doanh du lịch về đề tài với các thành phần tham gia gồm: 3 đại diện của Sở Du lịch TP.HCM; 5 đại diện UBND huyện và ban quản lý các khu, điểm tham quan du lịch trong địa bàn huyện Củ Chi; 14 đại diện các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phóng viên và 2 hướng dẫn viên du lịch.
  54. 34 Danh sách những người tham gia được nêu trong Bảng 2: Danh sách các chuyên gia, nhà quản lý tham gia khảo sát, Phụ lục 1. Trong nội dung trao đổi, tác giả nêu ra các câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng nhau bày tỏ, trao đổi quan điểm, phân tích ý kiến và phản biện theo các nội dung trong dàn bài thảo luận mà tác giả đưa ra. Sau khi nhận ý kiến phản hồi của các thành viên, tác giả tổng hợp các ý kiến, thống nhất xây dựng mô hình chính thức và các thang đo cho từng yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Kết quả của cuộc thảo luận là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh bổ sung, phát triển thang đo và xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng. 3.1.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc khảo sát ý kiến du khách đã từng đến huyện Củ Chi du lịch trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2017 đến 01/12/2017 dựa trên bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá thang đo, xác định tầm quan trọng của các yếu tố, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng cũng như để kiểm định giả thuyết đã được nêu ở chương trước. Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Việc xác định các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi dựa vào lý thuyết và các thang đo đã được kiểm định của các nghiên cứu trước. Qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo của từng yếu tố đã được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm và điều kiện của môi trường du lịch tại địa phương. Thang đo
  55. 35 tất cả biến quan sát của các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi được xây dựng dựa trên thang đo Liker 05 mức độ, cụ thể là: (1) Rất không quan trọng; (2) Không quan trọng; (3) Không ý kiến; (4) Quan trọng và (5) Rất quan trọng. (Câu hỏi phỏng vấn lấy ý kiến nhóm chuyên gia, Phụ lục 1) Kết quả thảo luận nhóm đã khẳng định các nhân tố và biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Củ Chi. Qua phân tích định tính cho thấy các câu hỏi trong thang đo dùng để phỏng vấn các đối tượng tham gia khảo sát đều rõ ràng, dễ hiểu, mỗi câu hỏi đều thể hiện được khía cạnh khác nhau của từng nhân tố được cho là ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại Củ Chi. 3.1.3. Thiết kế mẫu 1 Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Tác giả và cộng sự đã trực tiếp phỏng vấn khách du lịch đi du lịch tại Củ Chi. Điều kiện tiến hành cuộc khảo sát là những du khách này đã từng đến Củ Chi du lịch ít nhất một lần và cuộc khảo sát tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 01/9/2017 đến 1/12/2017.( Phiếu khảo sát, Phụ lục 2). 2 Kích thước mẫu Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 5 trên một biến quan sát và tốt nhất là 10 trở lên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến, mô hình nghiên cứu gồm có 30 biến quan sát, do đó theo tiêu chuẩn từ 5 đến 10 mẫu trên một biến đo lường, lấy 5 mẫu thì kích thước mẫu tối thiểu cần khảo sát là n1 = 30*5 = 150 và tốt nhất là n2 = 30*10 = 300. Vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu sẽ được thu thập với kích thước mẫu khoảng từ 300 - 350 mẫu. 3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các du khách trong nước đã và đang đi du lịch tại các khách sạn, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi Chi và một số công ty, doanh nghiệp tại TP.
  56. 36 Hồ Chí Minh. Phỏng vấn viên sẽ hỏi, ghi nhận câu trả lời và giải thích các biến quan sát nếu người được phỏng vấn chưa rõ. Để đạt mục tiêu đề ra, tổng số phiếu câu hỏi trực tiếp được phát ra là 398 phiếu. Sau khi lọc các thông tin khảo sát, số bản khảo sát là 316 phiếu hợp lệ. Để đạị diện cho tổng thể nghiên cứu, cơ cấu mẫu trong nghiên cứu này sẽ được xem xét dựa vào các tiêu chí: (1) Giới tính; (2) Thu nhập hàng tháng; (3) Nghề nghiệp và (4) Độ tuổi. 3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.1.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha là hệ số nhằm kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị từ 0,6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau (Hoàng Ngọc và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mục đích đánh giá độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s Alpha là để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn. Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) thể hiện sự tương gian giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số này càng cao (lớn hơn hoặc bằng 0,3) thì sự tương quan của biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. 3.1.4.2 Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích EFA Mục đích của việc phân tích nhân tố nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al., 1998). Phân tích nhân tố khám phá EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau thỏa được điều kiện: - Trước khi tiến hành kiểm định EFA chúng ta xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường bằng các phép kiểm định Bartlett hay kiểm định KMO. Kiểm định Bartlett’s Test Sphericity xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan
  57. 37 sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và bác bỏ giả thuyết H0 và chúng ta có thể tiếp tục phân tích EFA. Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Để sử dụng EFA, chỉ số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). - Số lượng nhân tố trích được: sử dụng chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ giữ lại những nhân tố có chỉ số eigenvalue lớn hơn 1 trong mô hình. - Phương sai trích (Variance Explained Criteria): phần trăm biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 50% thì thang đo được chấp nhận. - Trọng số nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa của EFA (Hair et al., 1998). Factor Loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,5. 3.1.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy 1./ Phân tích hệ số tương quan Pearson Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Do đó, nghiên cứu phân tích hệ số tương quan Pearson nhằm xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Khi hệ số này tiến gần đến 1 thì mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ. Nếu giữa hai biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhạu. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) của một biến độc lập bất kì lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến (Hair et al., 1998).
  58. 38 2./ Phân tích hồi quy đa biến Là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: Yi= β0 + β1 X1i + β2 X2i + + βp Xpi + ei Mục đích của việc phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Các tham số quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), gồm có: - Hệ số β (hệ số hồi quy chuẩn hóa): hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi một đơn vị (các biến độc lập còn lại không đổi). - Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh: nhằm xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1, theo quy tắc: R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, và R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp. - Kiểm định ANOVA: là xem xét toàn bộ biến thiên quan sát được của biến phụ thuộc chia làm hai phần: biến thiên hồi quy và biến thiên phần dư và so sánh hai biến thiên này. Nếu biến thiên hồi quy lớn hơn nhiều so với biến thiên phần dư thì mô hình hồi quy càng phù hợp. Nếu ý nghĩa của kiểm định Sig. 0,05), ta xem nếu giá trị sig. lớn hơn 0,05 thì không có sự khác biệt về cảm nhận giữa hai nhóm này. Để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình các đám đông (khi các đám đông không có phân phối chuẩn), ta sử dụng kiểm định One-way ANOVA. Nếu mức ý
  59. 39 nghĩa quan sát của kiểm định lớn hơn 0,05 thì ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa trung bình các đám đông. 3.2. Quy trình nghiên cứu Tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau: Mô hình NC Xác định vấn đề NC và Cơ sở khoa học mục tiêu NC đề xuất Thang đo chính thức Thảo luận nhóm Nghiên cứu chính thức - Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng Đo lường độ tin cậy - Loại biến quan sát có hệ số tương quan Cronback’s Alpha biến tổng nhỏ - Kiểm tra phương sai trích Phân tích nhân tố - Kiểm tra các nhân tố rút trích khám phá (EFA) - Loại biến có mức tải nhân tố nhỏ - Kiểm tra hệ số tương quan Phân tích mô hình hồi - Phân tích hồi quy đa biến quy đa biến - Giá trị trung bình của các yếu tố Phân tích đặc thù - Kiểm định One-way ANOVA Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
  60. 40 3.3. Xây dựng thang đo Thông qua kết quả thu thập ý kiến nhóm, các thành viên trong nhóm chuyên gia đều thống nhất khẳng định sáu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vũng tại huyện Củ Chi là: Tài nguyên du lịch sinh thái, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Sản phẩm và dịch vụ, Tổ chức quản lý điểm đến, Sự tham gia của cộng đồng địa phương và Công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các thang đo của từng yếu tố có một số điều chỉnh chính như sau: Về yếu tố Sản phẩm và các loại dịch vụ - Thang đo “Hệ thống các dịch vụ mua sắm” ghép chung với thang đo “Hệ thống các dịch vụ ăn uống” thành 1 thang đo. - Thang đo “Các dịch vụ vui chơi, giải trí” ghép chung với thang đo các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ ) thành 1 thang đo. Về yếu tố Tổ chức quản lý khu, điểm du lịch sinh thái. - Thang đo “Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra” ghép chung với thang đo “Đảm bảo tình tình an ninh, trật tự không có cướp giật, ăn xin, chèo kéo, tệ nạn xã hội” thành 1 thang đo”. - Thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý chất thải” đưa vào Yếu tố “Bảo vệ môi trường du lịch” và bổ sung thang đo “Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị điểm đến hiệu quả.” - Điều chỉnh thang đo “Đảm bảo về giá cả hợp lý không chặt chém, trấn lột” thành thang đo Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ - Thay thang đo “Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không bán hàng giả, nhái, kém chất lượng” thành “Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả.” Về yếu tố “Bảo vệ môi trường DLST bền vững” - Thay thang đo “Mức độ ô nhiễm môi trường được kiểm soát”. thành thang đo “Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải”. Mô hình thang đo và nghiên cứu hiệu chỉnh: Thang đo chính thức cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
  61. 41 DLST bền vững huyện Củ Chi gồm 33 biến quan sát. Trong đó 30 biến quan sát để đo lường 6 yếu tố tác động và 3 biến quan sát đo lường sự phát triển bền vững. Bảng 3.1 Biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi STT THANG ĐO KÝ HIỆU Tài nguyên du lịch sinh thái 1 Sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật. TN1 Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa 2 TN2 đặc sắc Tính thời vụ và yếu tố khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch 3 TN3 quanh năm; 4 Tính dễ tiếp cận về vị trí địa lý của tài nguyên du lịch sinh thái. TN4 5 Sự khai thác không gian, sức chứa của tài nguyên du lịch thuận tiện TN5 Cơ sở vật chất Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại thuận tiện trong 6 VC1 địa bàn Hạ tầng cơ sở hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch sinh thái 7 VC2 được đảm bảo Hệ thống các dịch vụ vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, xử lý rác 8 VC3 thải) được đảm bảo Hệ thống thông tin, các loại biển báo, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn tiếp cận 9 VC4 các điểm du lịch thuận tiện Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tại các điểm DLST tiện nghi, an 10 VC5 toàn, hiện đại Sản phẩm dịch vụ du lịch 11 Điểm tham quan hấp dẫn thú vị, kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ DV1 12 Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tiện nghi, thuận tiện DV2 13 Hệ thống các dịch vụ mua sắm, ăn uống đa dạng, phong phú DV3 Đặc sản địa phương tự nhiên ngon, độc đáo, đẹp đa dạng (hàng lưu 14 DV4 niệm, sản vật đặc trưng). Các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm DLST (trồng trọt, chăn nuôi, đánh 15 bắt thuỷ sản, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ ), vui chơi, giải trí phong DV5 phú, hấp dẫn Tổ chức quản lý điểm đến
  62. 42 Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách, 16 TC1 phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, sự cố xảy ra. 17 Đảm bảo giá cả hợp lý, uy tín về chất lượng dịch vụ TC2 18 Thông tin tuyên truyền, quảng bá tiếp thị diểm đến hiệu quả. TC3 19 Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả. TC4 Đội ngũ nhân sự quản lý, bảo vệ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, 20 TC5 bài bản. Sự tham gia của cộng đồng địa phương Tỷ lệ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch 21 CD1 (trên 5% tại các điểm đến du lịch) Tỷ lệ người dân địa phương được bồi dưỡng kiến thức về hoạt động 22 CD2 du lịch (trên 50%) 23 Ý thức về DLST của người dân địa phương được nâng cao. CD3 Lợi ích về kinh tế của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt 24 CD4 động du lịch. Lợi ích về xã hội của người dân được nâng cao khi tham gia hoạt 25 CD5 động du lịch. Bảo vệ môi trường sinh thái 26 Có chính sách, chiến lược phát triển DLST bền vững đúng đắn. MT1 Có quy hoạch bảo vệ, phát triển tài nguyên DLST khoa học, chặt 27 MT2 chẽ. Nhận thức về bảo vệ môi trường của người tham gia hoạt động du 28 MT3 lịch được nâng cao. 29 Sử dụng, khai thác các tài nguyên DLST hợp lý. MT4 30 Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, MT5 Phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi 1 Phát triển DLST đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế PTBV1 Phát triển DLST phải đảm bảo giữ vững phát triển ổn định về mặt 2 PTBV2 xã hội Phát triển DLST phải đảm bảo hạn chế tối đa sự xâm hại môi 3 PTBV3 trường Tóm tắt Chương 3 Chương 3 trình bày chi tiết phần phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo. Quá trình nghiên
  63. 43 cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình còn lại 33 biến quan sát đo lường cho 7 khái niệm trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi. Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu như: thông tin cần thu thập, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, giới thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu.
  64. 44 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi 4.1.1 Giới thiệu về huyện Củ Chi 4.1.1.1 Lịch sử Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa có rất nhiều cây Củ Chi (tên ngày nay tthường gọi là cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này là Củ Chi. Củ Chi là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay. Ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC- NĐ, theo Nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 1963 Củ Chi bị chia thành 2 quận: quận Củ Chi nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn -Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi cũng được bắt nguồn từ đây. Chính từ những cống hiến, hy sinh trong kháng chiến Củ Chi được Đảng và Nhà nước phong tặng huân chương Thành Đồng, danh hiệu “Củ Chi đất thép thành đồng” từ năm 1967 và Huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới; có 2 đơn vị Lực lượng võ trang và 16/21 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 29 cá nhân anh hùng, 772 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa IV đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh thì quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
  65. 45 a. Vị trí địa lý: Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10053’00” đến 10010’00” vĩ độ Bắc và từ 106022’00” đến 106040’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích 43.450,2 ha, bằng 20,74% diện tích toàn Thành phố. (Bản đồ giao thông du lịch huyện Củ Chi, Phụ lục 4) · Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. · Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. · Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, · Phía Tây giáp tỉnh Long An. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á. Củ Chi có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi (cả đường bộ và đường thủy), có tiềm năng về tài nguyên, di tích lịch sử, văn hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và vườn cây ăn trái thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương cũng như gắn kết du lịch với các tỉnh lân cận. b. Địa hình, địa mạo: Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. c. Khí hậu: Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60 C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.80C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 80 – 100C.