Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới

pdf 83 trang thiennha21 21/04/2022 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_chat_luong_tin_dung_ho_nong_dan_tai_ngan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ THÙY DƯƠNG Trường KHÓAĐại H họcỌC: 2015 Kinh- 2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thùy Dương TS. Hồ Thị Hương Lan Lớp: QTKD-K49(Quảng Trị) MSV: 15Q4021058 Trường KHÓAĐại H họcỌC: 2015 Kinh- 2019 tế Huế
  3. Lời Cảm Ơn Được sự phân công của quý thầy cô khoa QTKD, Trường Đại Học Kinh tế- Đại Học Huế, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại ngân hàng, Em chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Hồ Thị Hương Lan, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè,các anh chị làm việc tại ngân hàng đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô. Một lần nữa xin gửi đến các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, các thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Lê Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước QĐ Quyết định CP Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội DN, HTX Doanh nghiệp, Hợp tác xã TSĐB Tài sản đảm bảo DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ HND Hộ nông dân CBTD Cán bộ tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018:40 Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn năm 2016-2018 theo loại tiền gửi: 42 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động huy động vốn năm 2016-2018 theo thời hạn gửi tiền 43 Bảng 2.4: Tình hình cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT huyện A Lưới: 45 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ được phân theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNT 46 Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ được phân theo thành phần kinh tế: 46 Bảng 2.7: Doanh số cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới 48 Bảng 2.8: Doanh số thu nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới 50 Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 52 Bảng 2.10: Nợ quá hạn, nợ xấu hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 55 Bảng 2.11: Trích lập dự phòng rủi ro hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 56 Bảng 2.12: Tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới năm 2018 57 Bảng 2.13: Chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 59 Bảng 2.14: Chất lượng tín dụng HND các xã đại diện tại NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới năm 2018 61 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 3 4.Phạm vi nghiên cứu 3 5.Phương pháp nghiên cứu 3 5.1.Phương pháp thu thập số liệu 3 5.2.Phương pháp phân tích 3 6.Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tín dụng và chất lượng tín dụng hộ nông dân 5 1.1.1. Tín dụng 5 1.1.2. Phân loại tín dụng 5 1.1.3. Tín dụng ngân hàng 7 1.1.4. Hộ nông dân và tín dụng hộ nông dân 7 1.1.4.1. Hộ nông dân 7 1.1.4.2. Tín dụng hộ nông dân 8 1.1.4.3. Vai trò của vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân 8 1.1.4.4. Tín dụng hộ nông dân ở Việt Nam 9 1.1.4.4.1. Quy định của nhà nước về cho vay hộ nông dân 9 1.1.4.4.2. Chủ trương, chính sách của nhà nước về khuyến khích vay vốn đối với hộ nông dân 12 1.1.4.4.3. Các tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nông dân 15 1.1.4.5. Chất lượng tín dụng trong cho vay hộ nông dân ở Việt Nam 17 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ nông dân 19 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân 21 1.2. ThựcTrường tiễn nâng cao chất lư ợĐạing tín dụ nghọc hộ nông dânKinhở một số ngân tế hàng Huế điển hình 25 SVTH: Lê Thị Thùy Dương
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 1.2.1. Kinh nghiệm ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk 25 1.2.2.Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa 26 1.2.3. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI 30 2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31 2.1.1. Đặc điểm cơ bản huyện A lưới 31 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.1.1.2. Đặc điểm dân số - lao động 36 2.1.2. Đặc điểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới 37 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện A Lưới 37 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 39 2.1.2.3. Tình hình lao động 40 2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 41 2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 48 2.2.1. Doanh số cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 48 2.2.2. Doanh số thu nợ hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 50 2.2.3. Dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới 51 2.2.4. Nợ quá hạn và nợ xấu hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 54 2.2.5.Trích lập quỹ dự phòng rủi ro hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 56 2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 56 2.3.1. Thực trạng chung 56 2.3.2.Thực trạng tín dụng hộ nông dân các xã đại diện tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 60 2.4. Các mặt đạt được và tồn tại 63 2.4.1. Các mặt đạt được 63 2.4.2. Tồn tại 63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN A LƯỚI. 64 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới Trường Đại học Kinh tế Huế 65 SVTH: Lê Thị Thùy Dương
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới 65 3.2.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động đến với hộ nông dân 65 3.2.2. Cải tiến thủ tục vay vốn 66 3.2.3. Giải pháp huy động vốn 66 3.2.4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 68 3.2.5. Thường xuyên đánh giá rủi ro, phòng ngừa và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 71 I.KẾT LUẬN: 71 II.KIẾN NGHỊ: 72 1.Về phía nhà nước: 72 2. Về phía Ngân hàng Nhà nước: 73 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam,nếu như nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế thì Ngân hàng là tổ chức không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế, phát triển thị trường tài chính nông thôn của một đất nước. Tài chính nông nghiệp nông thôn là việc cung cấp các sản phẩm tài chính bao gồm tiết kiệm hoặc gửi tiền, thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm, trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây chính là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất khi phải liên tục cân bằng giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng nguồn vốn, bên cạnh đó còn xảy ra nhiều vấn đề như khách hàng không trả nợ đúng hạn hay tệ hơn nữa là khách hàng không có khả năng trả nợ, gây ra nợ quá hạn, nợ xấu. Nếu nợ quá hạn và nợ xấu có tỷ lệ quá cao, không có dấu hiệu giảm xuống thì thể hiện đó là một ngân hàng có chất lượng tín dụng kém,đã không đưa ra được những giải pháp ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng khó để có thể tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Chính vì thế chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với tất cả các Ngân hàng. A Lưới là một huyện miền núi biên giới và là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất có nhiều người dân tộc thiểu số và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Hiện nay, nhiều hộ nông dân tại địa bàn A Lưới đang muốn phát triển nghề nông của mình bằng cách mở rộng quy mô, dự án sản xuất kinh doanh nhưng số vốn cá nhân còn hạn chế. Với tên gọi và phương châm là người bạn đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn, lúc này, NHNo&PTNT chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế cho nông dân A Lưới. Việc thực hiện cho vay đến hộ nông dân đã giúp tận dụng và khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có, góp phần cải thiện đời sống người nông dân miền núi. Tuy nhiên trên thực tế việc cho vay đến hộ nông dân khiến NHNo&PTNT huyện A Lưới gặp không ít khó khăn do doanh số cho vay hộ nông dân là khoản vay nhỏ, bên cạnh đó, bộ phận không nhỏ người dân là hộ nghèo,Trường chưa hưởng ứng tích Đại cực về vhọcấn đề vay Kinhvốn, ý thức tựtếgiác Huếphát triển kinh tế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hộ vươn lên thoát nghèo còn hạn chế. Hơn nữa, điều kiện sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với thời tiết, dịch bệnh thất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, việc cho vay đến hộ nông dân phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cũng phải nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề vay vốn, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho hộ nông dân. Thời gian qua, những chính sách tín dụng đối với hộ nông dân nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn tại NHNo&PTNT huyện A Lưới còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân trên địa bàn trong thời gian tới. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu nghiên cứu chung: Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới, nghiên cứu hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh A lưới trong thời gian tới.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng hộ nông dân. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàngTrườngnông nghiệp và Phát Đại triển n ônghọcthôn chi Kinh nhánh A lư ớtếi đế n Huếnăm 2022 SVTH: Lê Thị Thùy Dương 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh A Lưới. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh A Lưới. - Phạm vi thời gian: Dữ lệu thứ cấp để phân tích đánh giá giai đoạn 2016-2018 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng các nguồn thông tin từ Phòng Thống kê UBND huyện A Lưới, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, hội nông dân, ). Ngoài ra, các thông tin khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập từ các loại sách, báo, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp. - Các báo cáo thống kê tín dụng qua các năm của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới. - Lựa chọn 3 xã đại diện có 3 đặc điểm kinh tế đặc trưng để thu thập số liệu nhằm phân tích và đánh giá. Lựa chọn xã Sơn Thủy là xã có đời sống đang phát triển, có số lượng hộ nông dân vay lớn nhất huyện. Lựa chọn xã Hồng Trung là xã có số lượng nông dân vay vốn ở mức trung bình. Lựa chọn xã A Roàng là xã đa phần là dân tộc thiểu số, ở vùng sâu vùng xa, đời sống khó khăn, có số lượng nông dân vay vốn thấp nhất huyện. 5.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp số tương đối, số tuyệt đối, các bảng số liệu để phân tích thực trạng chấTrườngt lượng tín dụng hộ nôngĐại dân tạhọci NHNo&PTNT Kinh huyện Atế Lướ i.Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng hộ nông dân của một ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới. Chương 3: Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng và chất lượng tín dụng hộ nông dân: 1.1.1. Tín dụng: Là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. 1.1.2. Phân loại tín dụng: a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm; được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất - Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - TrườngTín dụng sản xuất vĐạià lưu thông học hàng hóa: Kinh là loại cấp tế phát Huếtín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. SVTH: Lê Thị Thùy Dương 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác. d) Căn cứ vào chủ thể tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình. - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. - Tín dụng Nhà Nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách. e) Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. f) Căn cứ vào tính chất của khoản vay - Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư tài sản tương đương đảm bảo. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng. 1.1.3. Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Về cơ bản, trong các Ngân hàng nhà nước hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính: Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác), cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, 1.1.4. Hộ nông dân và tín dụng hộ nông dân: 1.1.4.1. Hộ nông dân: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư, nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập,tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục Trườngđích chủ yếu phục vụĐạicho nhu chọcầu của các Kinh thành viên trongtế hộHuế. SVTH: Lê Thị Thùy Dương 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 1.1.4.2. Tín dụng hộ nông dân: Tín dụng hộ nông dân là mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng và hộ nông dân, tổ chức tín dụng sẽ cung cấp vốn cho khách hàng (hộ nông dân) để hoạt động sản xuất kinh doanh nếu khách hàng hội đủ được các điều kiện của tổ chức tín dụng và thỏa mãn các điều kiện được kí kết trong hợp đồng giữa hai bên với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 1.1.4.3. Vai trò của vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân: Các hộ nông dân đều coi tín dụng như một nguồn tài trợ quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, đó cũng là công cụ đem đến cơ hội kinh doanh tốt hơn đối với những hộ nông dân biết sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và ngược lại, tín dụng có thể trở thành gánh nặng, là con nợ lâu dài của hộ nông dân nếu sử dụng vốn vay không hợp lý. Tín dụng với vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu tư vốn tăng năng lực sản xuất. Có thể nói, tín dụng ngân hàng là hình thức tài trợ vốn phù hợp và hiệu quả nhất. Đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn có thể bằng nhiều nguồn: vốn của ngân sách Nhà nước, vốn của NHTM,Ngân hàng chính sách, vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, tiền tệ hoặc hiện vật, tài sản hoặc lao động. Tín dụng ngân hàng là phương thức đầu tư tối ưu hóa về lợi ích xã hội cũng như lợi ích riêng của các bên tham gia trong quan hệ tín dụng. Sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường có quy mô nhỏ lẻ, tính thời vụ và chịu nhiều tác động khách quan từ thiên nhiên. Nguồn lực ban đầu cho đầu tư sản xuất phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, bởi vốn tự có ban đầu không lớn, sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro từ thiên tai. Chính vì vậy phương thức tín dụng ngân hàng sẽ giải quyết một cách kịp thời nhất, phù hợp nhất. Phương thức tín dụng có vay, có trả sẽ là sự thích hợp và hiệu quả nhất xét về lợi ích kinh tế và xã hội. Tín dụng có vai trò đòn bẩy buộc các hộ nông dân phải tính toán hiệu quả khi vay vốn để đảm bảo trả nợ đủ gốc và lãi. Nhờ có tín dụng, các hộ nông dân có đủ vốn trang trải cho các chi phí sản xuất, khắc phục khó khăn về thiên tai, thậm chí cả khi thất bát. Mặt khác, buộc các hộ nông dân phải tính toán đến hiệu quả sản xuấtTrường kinh doanh, đưa vố nĐại vay vào nhhọcững hoạ t đKinhộng sinh lờ i.tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Những chính sách của hoạt động tín dụng luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ tác động tích cực đến quá trình cải thiện và nâng cao đời sống hộ nông dân. Góp phần làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn theo hướng kiên trì nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi thiết thực, đảm bảo lợi ích vật chất nông dân, tạo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình tái sản xuất sức lao động, cải thiện chất lượng lao động, thỏa mãn ngày càng tốt hơn về yêu cầu văn hóa, giáo dục và y tế của nông dân, cải thiện quan hệ xã hội ở nông thôn (thông qua tổ tín chấp, hội nông dân, hội phụ nữ, kinh tế hợp tác, ). Tín dụng tác động tới hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp nông thôn qua việc đầu tư vào sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho nông nghiệp. Tín dụng đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa ở nông thôn, tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giá trị sản phẩm. Thông qua đầu tư tín dụng, góp phần chống lại rủi ro thị trường nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh, làm tăng sản lượng nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân. Tín dụng tạo ra trang thiết bị, máy móc, tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất cho các trang trại, nông hộ, tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kình tế, đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Giúp mở rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thúc đẩy đầu tư lựa chọn kỹ thuật mới của người nông dân, từ đó bổ sung cho các đầu vào cần thiết đối với sự thành công của cách mạng xanh tạo cơ hội cho người nông dân tiếp thu kỹ thuật mới, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn. Hầu hết các hộ nông dân ở nông thôn đều có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn là nguyên nhân hàng đầu cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, vốn tín dụng có vai trò mạnh mẽ trong bổ sung sự thiếu hụt đó nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn. 1.1.4.4. Tín dụng hộ nông dân ở Việt Nam: 1.1.4.4.1. Quy định của nhà nước về cho vay hộ nông dân: - TrườngĐối tượng hộ nông dânĐại được vay học: Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Theo Nghị định Số 55/2015/NĐ-CP, các tổ chức hay cá nhân đều được tham gia vào khoản vay này với điều kiện Phải cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc chứng minh có các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Đã và đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn Là chủ trang trại Là tổ chức, hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trừ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khai khoáng, thủy điện, nhiệt điện hoặc nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất Cung cấp các vật liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp thu mua, chế biến hoặc tiêu thụ các sản, phụ phẩm nông nghiệp - Phương thức cho vay:Về điều này cũng được Chính phủ quy định khá cụ thể như sau: Căn cứ vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng phương thức và quy trình thủ tục cho vay phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng như cho vay lưu vụ, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần và các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định pháp luật. Vay lưu vụ: Tổ chức tài chính sẽ cho khách hàng vay với mục đích là nuôi trồng, chăm sóc cây cảnh hoặc vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ liền kề nhau trong năm hoặc các cây lưu gốc, công nghiệp thu hoạch hàng năm. Ví dụ như 6 tháng đầu trồng ngô, 6 tháng sau bạn trồng lúa thì khách hàng sẽ được tham gia vào sản phẩm vay lưu vụ. Theo đó, ngân hàng sẽ thỏa thuận trước với khách hàng về số dư nợ gốc của chu kỳ trước sẽ được tiếp tục sử dụng cho chu kỳ sau nhưng không vượt quá 2 chu kỳ liên tiếp Vay từng lần: Khách hàng sẽ phải làm lại hồ sơ cho từng lần vay với lãi suất, số tiền vay và thời hạn hoàn trả được xác định cụ thể ngay từ ban đầu. Tuy thủ tục khá rườm rà nhưng thường được nhiều hộ nông dân lựa chọn vì tâm lý chung là e ngại sau khi vay, Trườnghoạt động sản xuất khôngĐại hiệu họcquả và cũng Kinh không cần tếvốn th ưHuếờng xuyên. SVTH: Lê Thị Thùy Dương 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Vay hạn mức tín dụng: Khách hàng chỉ cần lập hồ sơ 1 lần duy nhất và dễ dàng sử dụng cho nhiều khoản vay sau. Tuy nhiên khi tham gia khoản vay này, khách hàng chỉ được vay trong 1 hạn mức nhất định mà tổ chức tín dụng cung cấp và chỉ giới hạn số dư nợ, chứ không giới hạn doanh số. Điều này có nghĩa là số dư cuối tháng không được vượt quá hạn mức quy định. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tham gia vào các khoản vay tín chấp của ngân hàng và điều này cũng được quy định rất rõ ràng, cụ thể như sau: Đối tượng Số tiền vay tối đa Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài nông thôn nhưng có hoạt 50.000.000 đồng động sản xuất nông nghiệp Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn 100.000.000 đồng Cá nhân, hộ gia đình trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm 200.000.000 đồng Tổ hợp tác và hộ kinh doanh 300.000.000 đồng Hộ nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác xa bờ có ký hợp đồng 500.000.000 đồng tiêu thụ với các tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp Hợp tác xã, chủ trang trại trên đại bàn nông thôn hoặc hoạt 1.000.000.000 đồng động sản xuất nông nghiệp Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác xa bờ, chủ 2.000.000.000 đồng trang trại nuôi trồng thủy sản Liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác xa bờ 3.000.000.000 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Tuy tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp hóa nhưng Nhà nước vẫn không quên chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp, thông qua những quy định rất rõ ràng về phương thức cho vay hộ nông dân cũng như hạn mức cụ thể cho từng trường hợp phát sinh 1.1.4.4.2. Chủ trương, chính sách của nhà nước về khuyến khích vay vốn đối với hộ nông dân: Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 30/3/1999 về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nội dung: Nguồn vốn huy động gồm: vốn huy động của các ngân hàng, vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Các ngân hàng phải cân đối đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn với ba loại: tín dụng thông thường, tín dụng ưu đãi và tín dụng chính sách. Đổi mới cơ chế tín dụng theo hướng nới lỏng việc đảm bảo tiền vay. Hộ gia đình được vay đến 10 triệu đồng không thế chấp tài sản. Các hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp. Nhà nước có chính sách xử lý nợ đối với người vay và ngân hàng khi gặp rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng. Xác định NHNo&PTNT giữ vị trí chủ lực, khuyến khích các ngân hàng thương mại khác cung ứng vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Ngày 28/5/2000, Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định 103/2000/QĐ-TTg: Cho phép các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản được vay đến 50 triệu đồng mà không cần phải thế chấp. Các hộ nghèo được vay tín chấp thông qua các tổ chức hội. Ngày 31/7/2000, ban hành Nghị quyết 11/2000/NQ-CP: Cho phép các hộ gia đình, trang trại được vay đến 20 triệu đồng không phải thế chấp. Ngày 31/8/2000, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 10/2000/TT-NHNN cho phép vay không đảm bảo đối với các khoản vay nhỏ. Các nội dung của Thông tư quy định đối với hộ nông dân, chủTrườngtrang trại sản xuất nôngĐại nghiệ p,lâmhọc nghi ệKinhp, nuôi trồng tếthủy sHuếản mang tính sản SVTH: Lê Thị Thùy Dương 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan xuất hàng hóa, có phương án sản xuất hiệu quả, có khả năng trả nợ vay thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đến 20 triệu đồng không phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản, chỉ nộp bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp kèm theo giấy đề nghị vay vốn. Ngày 30/5/2002, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Với cơ chế lãi xuất như vậy thì lãi suất cho vay bằng đông Việt Nam được các tổ chức tín dụng xác định trên cơ sở cung-cầu vốn tín dụng thị trường và mức độ tín nhiệm với khách hàng. Với cơ chế tự do hóa như vậy trước hết sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, nâng cao khả năng tự chủ, độc lập tài chính của các tổ chức này. Bên cạnh đó, khách hàng là người đi vay có quyền lựa chọn các tổ chức tín dụng nào cho vay với mức lãi suất thấp nhất, điều kiện, thủ tục vay thuận lợi nhất. Ngày 4/10/2002, Chính Phủ ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn không phải thế chấp và được miễn lệ phí làm thủ tục cho vay vốn với nguồn vay chính thức thong qua NHCSXH. Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp, có trong danh sách các hộ nghèo được UBND xã quyết định theo chuẩn mức nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND xã. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị NHCSXH. Ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định này quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triên nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và dân cư sống ở nông thôn. Các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, chủ trang trại, hợp tác xã tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo các mức: -Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất, nông, lâm, ngưTrường nghiệp; Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan -Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; -Tối đa đến 500 triệu đông đối với đối tượng là hợp tác xã, chủ trang trại; Ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với nhiều ưu đãi như: -Quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã từ 50 triệu đồng đến tối đa 3 tỷ đồng; - Quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được vay không có tài sản bảo đảm đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, đồng thời được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanhnợ, thậm chí xóa nợ) khi gặp rủi ro khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Ngày 22/7/2015, NHNN đã ban hành Thông tư 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể: - Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn 1%-2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tối đa là 6,5%/năm). - Thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn như: Tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên. - Thực hiện các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày 7/9/2018, Chính phủ ban hành nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thônNghị định này đã tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinhTrường doanh trong lĩnh vực Đại nông nghiệp. học Cụ thể Kinh như sau: tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 200 triệu đồng (trước đây là 100 triệu đồng); - Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh về nông nghiệp được vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng); Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Nghị định cũng bổ sung quy định: Doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có thể được ngân hàng xem xét cho vay không tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/10/2018. Các chính sách tín dụng được ban hành có liên quan đến hộ nông dân đã thực hiện được các mục tiêu đề ra và có tác động tích cực tới đối tượng trực tiếp của chính sách là hộ nông dân. Cụ thể là, khả năng tự chủ về tài chính của hộ được nâng cao, các quy định về đảm bảo tiền vay dần được nới lỏng, mức vốn vay cho hộ nông dân đã được cải thiện, nâng cao dân, cơ chế lãi suất thỏa thuận được thực hiện trên cơ sở tự do hóa lãi suất, các hộ chính sách, hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo điều kiện phát triển sản xuất. 1.1.4.4.3. Các tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nông dân: Các tổ chức cung ứng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn và hộ nông dân ở Việt Nam hoạt động ở ba khu vực: (1) Khu vực chính thống: Thị trường tín dụng nông thôn chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngoài quốc doanh, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nông thôn có chức năng cung ứng tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hay cho các nhu cầu khác của người dân nông thôn. Đây là các tổ chức tín dụng được pháp luật và chính phủ chính thức công nhận. - Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt độngTrường theo Luật các T ổĐạichức tín học dụng Việ t Kinh Nam, NHNo&PTNT tế Huế là Ngân hàng SVTH: Lê Thị Thùy Dương 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Ngân hàng Chính sách xã hội: được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. - Quỹ Tín dụng nhân dân: Bên cạnh NHNo&PTNT và NHCSXH, Quỹ Tín dụng nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. Quỹ Tín dụng Nhân dân là tổ chức tài chính do hộ nông dân thành lập và tự quản lý, có qui mô nhỏ và ở cấp xã. Các quỹ này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã. - Ngân hàng Cổ phần nông thôn: Hầu hết các Ngân hàng Cổ phần Nông thôn là kết quả của việc tái tổ chức và sát nhập các hợp tác xã tín dụng nông thôn. Trên cả nước có khoảng 40 Ngân hàng Cổ phần Nông thôn, nhưng chỉ một số ngân hàng cho vay đối với hộ nghèo. (2) Khu vực bán chính thống: Khu vực bán chính thống được hình thành và phát triển thông qua các chương trình tín dụng vi mô được cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ các quỹ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Các chương trình tín dụng của các đoàn thể xã hội như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, những tổ chức này giữ vai trò chủ yếu là người cho vay cuối cùng tới người nông dân trong cơ chế phân phát vốn tín dụng. (3) Khu vực phi chính thống: - Vay từ bạn bè và người thân: Tín dụng loại này thường không phải trả lãi hoặc lãi suất rất thấp và thời gian đáo hạn thì linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên.Các khoản vay này dựa trên mối quan hệ mật thiết, khả năng tài chính của người cho vay và uy tín của người cho vay. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Cho vay nặng lãi: Loại tín dụng này thì có đặc điểm là lãi suất rất cao và với các kì hạn khác nhau theo mùa, vụ hoặc theo ngày. Người cho vay thường là nhữngngười khá giả ở nông thôn có nhiều tiền hay hàng hóa. Một thực tế là những người cho vay dưới dạng hiện vật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống, ) thường cho vay kèm theo điều kiện đến vụ thu hoạch người vay phải bán lại nông sản cho họ với mức giá họ mua vào thường thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá của thương lái và những cơ sở thu mua khác. Người chịu thiệt vẫn là nông dân - những người thiếu vốn để chủ động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của mình. - Hụi/ hè: Là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam và thường do phụ nữ thực hiện. Đây là hình thức trái ngược với trả góp.Trước đây, việc chơi hụi chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi nhưng kể từ năm 2006, nó đã được pháp luật quy định hướng dẫn. Chơi hụi giống hình thức bỏ ống tiết kiệm nhưng giúp các con hụi có cơ hội nhận trước tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Và khi đã nhận được tiền hụi, người đó trở về giống hình thức trả góp. 1.1.4.5.Chất lượng tín dụng trong cho vay hộ nông dân ở Việt Nam: Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng. Tuy vậy để đưa ra một khái niêm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào. Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng. - Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng (hộ nông dân). Khách hàng (hộ nông dân) là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi người dân đang cần vốn. Mục tiêu của họ là tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng là hộ nông dân, để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, Trườngkỳ hạn, quy mô, ph ươngĐại thức giảihọc ngân vKinhà phương th ứctế thu Huếnợ của khoản tín SVTH: Lê Thị Thùy Dương 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại. Do đó theo quan điểm của hộ nông dân thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện, lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ - Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng: Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhưng điều rất khác của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác là Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại. Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ số tiền ngân hàng cho vay có tới hơn 50% là nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng “Mất khả năng thanh toán”. Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng.Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Chất lượng tín dụng theo quan điểm của xã hội: Thông qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các hoạt động như tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu sẽ được tiến hành và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy đứng trên quan điểm của xã hội để đánh giá chất lượng tín dụng thì chất lượng tín dụng là: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại. Như vậy, chất lượng tín dụng hộ nông dân có hiệu quả là khi thõa mãn được ba mục tiêu: Mục tiêu của khách hàng (hộ nông dân), mục tiêu của ngân hàng và mục tiêu của xã hội. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ nông dân: (1) Chỉ tiêu doanh số cho vay hộ nông dân: DSCV là tổng số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong một giai đoạn, thời kỳ. DSCV phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. DSCV càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại DSCV giảm thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng không tốt. (2) Chỉ tiêu doanh số thu nợ hộ nông dân: DSTN là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ thì khách hàng trong 1 giai đoạn, thời kỳ. DSTN càng cao trong tương quan DSCV thì thể hiện chất lượng tín dụng càng tốt. (3) Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay hộ nông dân: Dư nợ là tổng số tiền vay của các hộ vay còn nợ tại ngân hàng. Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. TTrườngổng dư nợ bao gồm dưĐạinợ cho vayhọc ngắn hạKinhn, trung hạ n,tế dài h ạHuến. SVTH: Lê Thị Thùy Dương 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt. Song nếu tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng. (4) Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn: Dư nợ cho vay trung và dài hạn phản ánh quy mô cho vay trung và dài hạn tại một thời điểm.Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của ngân hàng là tốt, tác động tốt tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn. (5) Tỷ trọng dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ: Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡan toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách hàng không thể trả đượcnợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa. .Tỷ trọng dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng ở ngân hàng càng đảm bảo. Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tương đối: (6) Nợ quá hạn: là khoản nợ quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao đồng nghĩa với việc các hộ nông dân làm ăn thua lỗ và khó có khả năng thanh toán. ư ô â ú Tỷ lệ nợ quá hạn hộ nông dân = × 100% ư ô â ợ ộ ạ (7) Nợ xấu: là các khoản nợ quá h ạn ổtrả lãi vàợ cảộ gốc l ớn hơn 90 ngày, đồng thời quyTrường định các ngân hàng thươĐạing m ạhọci căn cứ vào Kinh khả năng trtếả nợ củHuếa khách hàng để SVTH: Lê Thị Thùy Dương 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Nợ xấu được tổ chức tín dụng phân vào nhóm 3 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước và Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. ư Tỷ lệ nợ xấu = × 100% ư ổ ợ ấ (8) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tínổ dụng: ợ Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó Trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Cụ thể: + “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. + “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ nông dân:  Các nhân tố thuộc về ngân hàng: (1) Thương hiệu ngân hàng: Đây là một trong những nhân tố đầu tiên mà mọi đối tượng khách hàng trong đó có hộ nông dân quan tâm khi quyết định vay vốn tại ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng rất quan trọng, góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh các yếu tố về lịch sử hình thành và phát triển, để danh tiếng ngân hàng ngày một phát triển và làm cho Trườngnhiều người biết đế nĐại thì ban lãnh họcđạo chi Kinhnhánh cần có tế nhữ ngHuế chính sách phát SVTH: Lê Thị Thùy Dương 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan triển thương hiệu của ngân hàng, nhằm củng cố lòng tin, nâng cao uy tín đối với khách hàng khi giao dịch. Được xem là người bạn đồng hành của người nông dân, NHNo&PTNT luôn là lựa chọn hàng đầu của hộ nông dân, bởi cái tên của đã thể hiện rõ ràng đây là ngân hàng phục vụ cho đời sống nông dân ở các vùng nông thôn nhằm nâng cao đời sống và phát triển cho những người dân vùng nông thôn. Không những thế NHNo&PTNT là ngân hàng uy tín, nhận được nhiều sự tin tưởng từ mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là hộ nông dân. (2) Điều kiện cho vay: NHNo&PTNT là nơi cho vay xem xét và giải quyết cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng luật pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Mục đích sử dụng tiền vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả. Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những khách hàng muốn vay vốn thì không đủ điều kiện vay còn những khác hàng đủ điều kiện vay lại không muốn vay. Đa phần các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn liên quan đến thiếu tài sản đảm bảo, thiếu phương án kinh doanh hoặc phương án kinh doanh thật sự không rõ ràng, cụ thể. Nếu điều kiện cho vay phù hợp với các quy định của pháp luật mà người vay dễ hiểu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho nông dân tiếp cận vay vốn. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho vay quá đơn giản có thể tạo cơ hội dễ dàng cho nhiều đối tượng vay vốn nhưng ngân hàng lại chịu một mức rủi ro cao, vì vậy điều kiện cho vay phải được tận dụng linh hoạt tùy theo từng vùng, từng khu vực. (3)TrườngPhương pháp cho vayĐại của NHNo&PTNT: học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Tùy thuộc vào từng nhóm hộ nông dân, khu vực kinh tế mà đặt ra phương pháp cho vay phù hợp. Phương pháp cho vay phù hợp sẽ hấp dẫn hộ nông dân quyết định vay vốn. Như vậy phương pháp cho vay phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đối tượng sử dụng vốn vay của khách hàng. (4) Thủ tục cho vay của NHNo&PTNT: Thủ tục vay vốn càng đơn giản, càng rõ ràng thì các hộ nông dân càng dễ dàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn. Bên cạnh các khó khăn khi không đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng, đa phần các hộ nông dân vay vốn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến thông tin tài chính kém minh bạch. Để lượng khách hàng hộ nông dân ổn định và tăng trưởng, ngân hàng cần cải tiến thủ thục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ nhưng đồng thời phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm vay vốn và phù hợp với trình độ khách hàng vay vốn. Nhân viên ngân hàng cũng cần hướng dẫn cụ thể, giải thích rõ ràng và chi tiết các thủ tục cần có, điều khoản trong hợp đồng vay vốn hộ nông dân. (5) Lãi suất cho vay: Mức lãi cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Lãi suất, phí vay thấp là những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong việc giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới, đặc biệt là hộ nông dân. Căn cứ trên lãi suất huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hàng để đề ra một biểu lãi suất cho vay phù hợp hơn là mọi cách tận thu khách hàng. (6) Mức vốn vay, thời hạn cho vay: - Mức vốn vay: NHNo&PTNT, nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. TùyTrường thuộc vào từng bậĐạic thu nh ậhọcp, điều ki ện,Kinh khả năng chitế tr ả Huếcủa hộ nông dân SVTH: Lê Thị Thùy Dương 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan mà NHNo&PTNT có từng mức vay phù hợp. Lượng vốn đầu tư chỉ ở một mức nhất định nào đó thì mới có kết quả tốt, lượng vốn lớn hơn có thể làm cho người nông dân gặp rắc rối trong việc quản lý, tỷ trọng vốn vay càng cao trong dự án thì khi có kết quả rủi ro, sẽ gây nên vấn đề thua lỗ càng lớn. Còn đối với vốn vay không đáp ứng đủ thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không đạt hiệu quả tối đa. - Thời hạn cho vay: NHNo&PTNT, nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: + Chu kỳ sản xuất, kinh doanh. + Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư. + Khả năng trả nợ của khách hàng. + Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp  Các nhân tố thuộc về hộ nông dân (1) Phương án sản xuất kinh doanh: Hộ nông dân có phương án sản xuất kinh doanh tốt, có khả năng đem lại hiệu quả, đồng thời tuân theo quy định của pháp luật sẽ dễ dàng vay được vốn NHNo&PTNT. Tuy nhiên phương án ở đây không biểu hiện trên các con số trên trang giấy, nhiều hộ nông dân mặc dù trình độ văn hóa có hạn, nhưng lại có nhiều kinh nghiệm sản xuất được đút kết từ đời sống, từ thực tiễn trong nhiều năm, chính vì vậy nếu có được sự giúp đỡ của cán bộ tác nghiệp thì hộ nông dân mới lập ra được một dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi kết hợp giữa lý luận của các cán bộ tác nghiệp và thực tiễn mà hộ nông dân đã trải qua. (2) Khả năng đáp ứng những điều kiện do ngân hàng đặt ra: Hộ nông dân cần đáp ứng được những điều kiện cho vay của ngân hàng thì việc vay vốn mới diễn ra một cách dễ dàng, và ngược lại, khi không thỏa mãn được những điều kiện, đa phần là do liên quan đến điều kiện tài sản thế chấp, điều kiện pháp lý của hộ nông dân, Lúc này về phía ngân hàng cần có quy định riêng đặc thù cho đối tượng kháchTrường hàng là hộ nông Đạidân. học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan (3) Kiến thức, trình độ của chủ hộ: Chủ hộ có kiến thức, trình độ học vấn càng cao thì nông hộ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin vay vốn, dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tư duy tính toán đầu tư hiệu quả hơn, khả năng đem lại thu nhập cao và hoàn trả nợ ngân hàng cao hơn (4) Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân: Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân đạt một kết quả tốt, hiệu quả cao thì khi đó, chất lượng tín dụng đang ổn định và phát triển, ngược lại, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, gây lỗ vốn, rủi ro lớn cho hộ nông dân thì lúc này đó chính là nguy cơ đối với ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ, dẫn đến tình trạng quá hạn  Yếu tố thị trường: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, thị trường tiêu thụ sản có vai trò quan trọng. Nếu thị trường tiêu thụ thuận lợi, hoạt động mua bán hiệu quả, hộ nông dân có lời. Như vậy chứng tỏ hoạt động tín dụng có hiệu quả. Ngược lại, thị trường ế ẩm thì người nông dân bị thua lỗ, hoạt động tín dụng không đạt được hiệu quả. 1.2. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân ở một số ngân hàng điển hình: 1.2.1. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk: NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khảo sát nắm bắt tình hình KT-XH tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 41; tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay tái canh cà phê Nhờ đó mà khách hàng chủ động trong việc lập dự án, tiếp cận sớm được với nguồn vốn vay. SauTrường 5 năm triển khai NghĐạiị định học 41, doanh Kinh số cho vay ctếủa NHNo&PTNT Huế tỉnh SVTH: Lê Thị Thùy Dương 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Đắk Lắk đạt 53.813 tỷ đồng, với 466.229 lượt khách hàng vay vốn, chiếm tỷ lệ 72% số khách hàng được tiếp cận vay vốn theo Nghị định 41 trên địa bàn (toàn tỉnh có hơn 30 tổ chức tín dụng cùng thực hiện chính sách tín dụng này). Doanh số thu nợ là 44.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo Nghị định 41 đạt 9.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng so với thời điểm 30/6/2010 là 2.313 tỷ đồng. tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân địa phương. 1.2.2. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa: Trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa luôn xác định nhiệm vụ được giao là: Kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo tồn và phát triển nguồn vốn Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ năm 2014, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để đầu tư tín dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu. Tổ chức triển khai chính sách của Chính phủ về tín dụng phục vụ “tam nông”, nhất là Nghị định 41 của Chính phủ cùng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam; ký hợp đồng dịch vụ với các tổ vay vốn; tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Đặc biệt nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định; chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau Với nhiều giải pháp tích cực, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết quả khả quan trong đầu tư tín dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. ĐTrườngến hết tháng 7, tổng Đại nguồn vốn học huy động Kinh của chi nhánh tế đạt Huế 15.063 tỷ đồng, SVTH: Lê Thị Thùy Dương 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan tăng 957 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 6,8%; trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 12.736 tỷ đồng, tăng 1.381 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 12,2%. Tổng dư nợ đạt 14.776 tỷ đồng, tăng 857 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,2%. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Từ nguồn vốn tín dụng đã có hàng trăm nghìn lượt khách hàng là các hộ nông dân, các cá nhân và HTX trên địa bàn tỉnh được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực: Cho vay trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả; cho vay chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; cho vay sản xuất, chế biến nông- lâm - thủy sản; cho vay phục vụ tiêu dùng của nhân dân; cho vay phát triển kinh tế biển Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản đối với hơn 100.000 lượt hộ dân. Thời gian tới, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung điều hành cơ chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện niêm yết công khai các mức lãi suất về huy động và cho vay theo quy định của ngân hàng cấp trên.Tập trung cho vay xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản Đẩy mạnh công tác huy động vốn; xử lý linh hoạt các mức huy động lãi suất ở từng thời điểm, bảo đảm đúng quy định, phù hợp thị trường.Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng. 1.2.3. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị Từ năm 2010 đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp để huy động nguồn vốn, mở rộng các loại hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng nhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịchTrường để đổi mới hiệu quả Đại hoạt động học trong huy Kinh động vốn vtếà cho Huế vay; tăng cường SVTH: Lê Thị Thùy Dương 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong đầu tư tín dụng, , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục bám sát các định hướng, chủ trương của tỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, qua đó chỉ đạo các chi nhánh trên địa bàn điều tra, khảo sát cụ thể tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng hồ sơ kinh tế của cấp xã, cấp huyện trên cơ sở các chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu vay vốn của từng ngành nghề; số vốn đã cho vay; số hộ đã được vay/tổng số hộ có nhu cầu vay vốn; nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn để triển khai rộng rãi. Chi nhánh chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ; Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục đầu tư phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng các vùng nguyên liệu sắn, rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang thực hiện mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ. Mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn vay. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2015 của , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 859 tỷ đồng so đầu năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 17%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân đạt 4.150 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn 52%; tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn 48%. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,17% trên tổng dư nợ cho vay Trườngnền kinh tế. Công tácĐại huy động học vốn đạt kếtKinh quả tích cực,tế đến Huế 31/12/2015 đạt SVTH: Lê Thị Thùy Dương 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 6.030 tỷ đồng, tăng 730 tỷ đồng so năm 2014, trong đó nguồn tiền gửi có tính ổn định từ dân cư chiếm tỷ trọng 90% Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển “Tam nông”, điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị là chưa để xảy ra tình trạng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn mà không được vay vốn; cung ứng vốn tín dụng phục vụ tốt các chủ trương lớn của tỉnh về nông nghiệp như phát triển cao su tiểu điền, cà phê, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay khắc phục thiên tai, cho vay phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo Đakrông, chương trình xây dựng nông thôn mới Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.  Kinh nghiệm rút ra đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: - Triển khai kịp thời và nhanh chóng các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. - Tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định; chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. - Thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản để tạo điều kiện cho nông dân tiếp Trườngcận nguồn vốn vay phátĐại triển nônghọc nghiệ p,Kinh nông thôn tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng - Kiện toàn, nâng cao chất lượng nhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa. - Chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ - Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. -Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. - Hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là hộ nông dân trong tiếp cận vốn vay. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI 2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1.Đặc điểm cơ bản huyện A lưới 2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là căn cứ địa cách mạng của cả tỉnh, cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đồng bào các dân tộc A Lưới đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, xã Hồng Kim; Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, xã Hồng Nam, Nhờ những đóng góp to lớn cho cách mạng mà đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương, phong tặng huyện A Lưới danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 16 xã, thị trấn được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 08 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 19 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang. Đồng thời, huyện A Lưới là địa bàn sinh sống, tụ cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em: Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy trong các thung lũng dọc Trường Sơn, sát với nước bạn Lào anh em, đến năm 1976 huyện A Lưới được thành lập và có thêm 03 xã kinh tế mới Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong là đồng bào kinh lên xây dựng quê hương mới tại A Lưới. Đến nay, sau 38 năm (1976- 2014) trưởng thành và phát triển, huyện A Lưới hôm nay đã thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả quan trọng: Thu nhập bình quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,64%; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng, như: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhờ vậy, đã có 100% thôn, bản có đường giao thông, 90% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã, thị trấn có điểmTrường bưu điện văn hóa Đại xã (số liệu học năm 2013). Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan  Đặc điểm tự nhiên: - Ví trị địa lý Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00'57'' đến 16027’ 30'' vĩ độ Bắc và từ 1070 0' 3’ đến 1070 30' 30'' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định: + Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); + Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; +Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; + Phía Tây giáp nước CHDCND Lào. Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực. - Địa hình A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. - Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và song Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và ThTrườngừa Thiên Huế. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện. - Khí hậu: A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. + Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC. + Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm. + Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%. + Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài. - Thủy văn A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương). Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện.Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.  Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất + Hiện trạng đất đang sử dụng Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 1.224,63 km2, trong đó: Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,1% tổng diện tích tự nhiên, đưTrườngợc sử dụng vào sản xuấtĐại nông, học lâm nghiệp Kinh và thủy sản. tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng. Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,78% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn. + Đặc điểm thổ nhưỡng. Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích của huyện; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%. - Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông, sông Bồ. Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên. - Tài nguyên rừng: A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng 15.489,10 ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha, đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v. và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ. - Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện A Lưới tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ cao lanh, đá Trườngxây dựng, vàng, nư ớcĐại khoáng nónghọc v.v. Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Tài nguyên du lịch A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm trên địa phận xã Hồng Kim.Cách trung tâm huyện 30 km là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v. Bên cạnh những tiềm năng du lịch thiên nhiên sinh thái hấp dẫn, A Lưới còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng ghi dấu các chiến công anh dũng của dân và quân A Lưới cùng cả nước. Toàn huyện có 72 di tích lịch sử, trong đó có 7 điểm di tích cấp quốc gia với những cái tên quen thuộc như sân bay A So, địa đạo A Đon, địa đạo Động So, đồi A Biah, đường Hồ Chí Minh huyền thoại v.v. A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng v.v.  Đơn vị hành chính: Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là: Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng. Thị trấn A Lưới là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.  Đặc điểm dân số và truyền thống văn hóa: ATrường Lưới là huyện miền Đại núi vùng họccao, nằm ởKinh phía Tây tỉnh tế Thừa Huế Thiên Huế, tiếp SVTH: Lê Thị Thùy Dương 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan giáp vớii nước bạn Lào, trên 80% là dân tộc thiểu số, bao gồm chủ yếu là các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh. Chính vì thế, nơi đây hội tụ đa dạng những truyền thống văn hoá dân tộc rất đặc sắc, giá trị. 2.1.1.2.Đặc điểm dân số - lao động: A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của A Lưới trong những năm vừa qua khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Dân số: 47.115 người (theo niên giám thống kê năm 2015). - Mật độ dân số: 38 người/km2 Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%. Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình. Số hộ toàn huyện là 12.637 hộ/49.611 nhân khẩu trong đó: có 3.278hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,99%; 1.660 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 12,08%. Có 13 xã nghèo có tỷ lệ trên 25%. Với chính sách ưu tiên phát triển vùng dân tộc-miền núi của Đảng, Nhà nước cùng sự giúp đỡ của các ban, ngành cấp tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của người dân, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng. Các loại giống ngô, lúa mới có năng suất cao được đưa vào thâm canh tăng vụ, áp dụng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng, hằng năm phòng nông nghiệp huyện đứng ra tổ chức hằng trăm lớp tập huấn cho nông dân. Khi huyện A Lưới đầu tư cho đồng bào trồng cây cà-phê nhưng chẳng ai dám trồng, vì sợ bỏ rẫy cũ, sẽ không có ăn. Nhưng dần dần, thấy cây cà-phê hợp thổ nhưỡng, từ đó, đồng bào quyết định chuyển sang canh tác. Đến nay, người dân A Lưới không những có cuộc sống tương đối đầy đủ, họ còn biếtTrường cách làm giàu từ khai Đại thác tiềm học năng thếKinh mạnh của tếđịa ph Huếương. Hiện nay, SVTH: Lê Thị Thùy Dương 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan không ít hộ đã mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo mô hình “vườn - ao chuồng - rừng” kết hợp thu nhập hằng trăm triệu đồng/năm. Từ vùng đất đầy vết thương chiến tranh, nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin, hoang vu, nay đã hồi sinh, những ngọn đồi ngút ngàn sắn, khoai, vườn um tùm chuối Từ một huyện nông dân thiếu đói thường xuyên, nay đồng bào A Lưới đã từng bước cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm rõ rệt. Hạ tầng nông thôn đã được đầu tư khá cơ bản, diện mạo có bước khởi sắc, tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất. 2.1.2.Đặc điểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới Xuất phát từ một huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển. Đến nay trên địa bàn Huyện A lưới mới có 3 tổ chức tín dụng đó là NHNo&PTNT,NHCSXH và Ngân Hàng Liên Việt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh A Lưới nằm tại 187 Hồ Chí Minh, Tổ 7- Tổ dân phố số 4_ Thị Trấn A Lưới- Huyện A Lưới- Tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện A Lưới: Ban đầu chi nhánh có tên là Ngân hàng Nhà nước huyện A Lưới, được thành lập sau giải phóng vào tháng 6/1976, đến ngày 26/3/1998 được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện A Lưới. NHNo&PTNT A Lưới là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 30/01/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 214/QĐ- NHNN, quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện tại, con dấu của chi nhánh huyện A Lưới vẫn mang tên “Chi nhánh NHNo&PTNT huyện A Lưới - Chi nhánh NHNo&PTNT T.T Huế” nên khi viết NHNo&PTNT A Lưới được hiểu là chi nhánh công ty TNHH MTV NHNo&PTNT huyện A Lưới. Với bộ máy cán bộ, cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu nhưng trong hoạt động NHNo&PTNTTrường chi nhánh A LưĐạiới đã n ỗ họclực triển khaiKinh nhiều hình tế thức Huếhuy động vốn có SVTH: Lê Thị Thùy Dương 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hiệu quả như tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới đã lấy mục tiêu tăng trưởng phù hợp làm động lực chính, với tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Hoạt động cho vay có kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Chính sách đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nền nông nghiệp, nông thôn địa phương ổn định, phát triển. Ngân hàng Agribank chi nhánh A Lưới đã triển khai các chương trình cho vay, như chương trình cho vay trồng rừng kinh tế của huyện, cho vay trồng cây cao su, cà phê, cho vay phát triển đàn bò của huyện, cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn Từ năm 1988 đến nay, lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới luôn chỉ đạo sâu sát trong công tác kiểm tra, kiểm soát. Đây là công tác thường xuyên trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn ngừa những sai sót, rủi ro xảy ra. Công tác kiểm soát trong thanh toán, trong thẩm định tín dụng được tổ chức duy trì thường xuyên. Trong thanh toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, tính an toàn trong chuyển tiền, chi trả tiền mặt, tính bảo mật trong thanh toán. Đối với tín dụng công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay được thực hiện đúng quy trình nhằm hạn chế việc đầu tư sai đối tượng để hạn chế rủi ro, thất thoát vốn của Nhà nước. Nhờ đó, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới đưa tỉ lệ nợ xấu xuống rất thấp. Công tác thanh toán các năm luôn đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác không có sai sót xảy ra, tạo được niềm tin của khách hàng. Với đặc thù địa bàn miền núi, những năm gần đây, NHNo&PTNT chi nhánh A Lưới luôn tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư thông qua vốn đền bù các dự án trên địa bàn, tạo được nguồn vốn ổn định để đầu tư cho vay và đảm bảo công tác thanh khoản trên địa bàn và toàn hệ thống. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Về giải quyết vốn vay cho người nghèo, đến nay A Lưới đã hỗ trợ 271 hộ nghèo vay với số tiền 12,725 tỷ đồng; 66 hộ cận nghèo với số tiền 3,012 tỷ đồng; 128 hộ mới thoát nghèo (6,125 tỷ đồng); giải quyết việc làm 12 hộ (550 triệu đồng); hộ nghèo về nhà ở 49 hộ (1,225 tỷ đồng). Cùng với sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, chính quyền địa phương, NHNo&PTNT đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu, giúp cho phần lớn người nông dân huyện miền núi A Lưới phát triển kinh tế, thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn bởi mặt bằng dân trí không đồng đều, khó để truyền đạt cho người dân hiểu và hưởng ứng. 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ: Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý tại NHNo&PTNT huyện A Lưới GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN - TÍN DỤNG HÀNH CHÍNH NGÂN QUỸ Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng. Trong đó: - Giám đốc là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh, phân công trách nhiệm cho phó giám đốc và các bộ phận của chi nhánh. - Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của chi nhánh, có trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Phòng tín dụng: gồm có 5 CBTD được phân chia và giao khoán việc quản lý khách hàng với 20 xã và 1 thị trấn, có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng của mình làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, phương án sản xuất của khách hàng. Tiến hành cho vay, thu nợ, giám sát khoản vay. - Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, tuyển dụng nhân viên, quản lý thu chi, quỹ lương, thưởng. - Phòng kế toán- ngân quỹ: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, chi tiêu, lập báo cáo định kỳ 2.1.2.3.Tình hình lao động: Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Người) So sánh (+/-) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng số lao động 15 15 16 0 1 1.Phân theo giới tính: Nam 8 8 8 0 0 Nữ 7 7 8 0 1 2.Phân theo trình độ: Đại học, cao đẳng 13 13 14 0 1 Trung cấp 2 2 2 0 0 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: - Nhìn chung, tình hình lao động của NHNo&PTNT huyện A Lưới trong ba năm qua không chênh lệch nhiều, năm 2016-2017 giữ nguyên tổng số lao động, năm 2018 tăng 1 người. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Phân theo giới tính: Năm 2016 và 2017, số lao động có giới tính nam nhiều hơn nữ 1 người. Đến năm 2018, số lao động nữ tăng 1 người, lúc này số lao động nữ và số lao động nam bằng nhau - Phân theo trình độ: Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn so với trung cấp. Năm 2016 và 2017, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 13 người, trong khi đó, số lao động có trình độ trung cấp chỉ có 2 người, không có lao động phổ thông. Đến năm 2018, số lao động đại học cao đẳng tăng 1 người.Điều này cho thấy NHNo&PTNT chú trọng đến trình độ nhân viên, đối với cán bộ ở trình độ trung cấp là những người đã làm việc lâu năm, gắn bó và có kinh nghiệm dày dặn trong NHNo&PTNT huyện A Lưới. Nguồn nhân lực này tạo nên sức mạnh trong sự phát triển bền vững của ngân hàng 2.1.3.Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018:  Công tác huy động vốn: Trong môi trường kinh doanh ngày nay sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn là một yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. Ngân hàng nào trường vốn sẽ có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vị thế trên thị thương trường Nhận thức được vai trò to lớn của vốn trong hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT huyện A Lưới luôn tìm cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả của công tác huy động vốn. Hiệu quả công tác huy động vốn được NHNo&PTNT huyện A Lưới quan tâm không chỉ vì nó là một nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng mà còn vì nó là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó trong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đề được Ngân hàng chú trọng. Bảng 2.2 cho thấy tình hình hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT huyện A Lưới trong 3 năm vừa qua có nhiều thay đổi: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn năm 2016-2018 theo loại tiền gửi: (Đơn vị: tỷ đồng) 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % TG kho bạc 15 3,57 15 3,29 28 5,59 0 0 13 86,67 TG tổ chứcKT-XH 20 4,76 22 4,84 26 5,19 2 10 4 18,18 TG dân cư 385 91,67 418 91,87 447 89,22 33 8,57 29 06,94 Tổng nguồn vốn huy động 420 100 455 100 501 100 35 8,33 46 10,11 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: - Nhìn chung, nguồn vốn huy động của từng chỉ tiêu đều tăng qua 3 năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2017 tăng 8,33% hay tăng 35 tỷ so với năm 2016, năm 2018 tăng 10,11% hay tăng 46 tỷ so với năm 2017. Trong đó: + Tiền gửi dân cư là chỉ tiêu có nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất với 418 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 8,58% hay tăng 33 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 6,94% hay tăng 29 tỷ đồng so với năm 2017. Từ năm 2016 cho đến năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của tiền gửi dân cư tăng 62 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán Đây là nguồn vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc sử dụng nguồn tiền này để cho vay. Nguồn vốn này tăng mạnh chứng tỏ uy tín của Ngân hàng đang ngày càng được nâng cao, được đa số các khách hàng tin tưởng nên dùng vốn nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để tìm lợi nhuận. + Tiền gửi từ các tổ chức KT-XH tăng nhẹ, nguồn vốn năm 2017 tăng 10% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 nguồn vốn này tăng 18,18% tương ứng với tăng 4 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn vốn này không biến động nhiều và không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan + Tiền gửi kho bạc có nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất và giữ nguyên vào năm 2016 và 2017 so với nguồn vốn của tiền gửi dân cư và tiền gửi từ các tổ chức xã hội với 15 tỷ đồng. Đến năm 2018, nguồn vốn tiền gửi kho bạc tăng lên vượt mức nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức KT-XH với 28 tỷ đồng, tăng đến 86,67% tương ứng với tăng 13 tỷ đồng so với năm 2016 và 2017. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế huyện nhà đang ổn định và phát triển, làm cơ sở cho việc mở rộng tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển hơn nữa thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để nguồn vốn huy động được tăng cao. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động huy động vốn năm 2016-2018 theo thời hạn gửi tiền (Đơn vị: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % TG không kỳ hạn 70 16,67 86 18,90 85 16,97 16 22,86 -1 -1,16 TG có kỳ hạn đến 12 tháng 102 24,28 110 24,18 117 23,35 8 7,84 7 6,36 TG có kỳ hạn trên 12 tháng 248 59,05 259 56,92 299 59,68 11 4,43 40 15,44 Tổng nguồn vốn huy động 420 100 455 100 501 100 35 8,3 46 10,11 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ lệ cao nhất so với nguồn vốn có kỳ hạn đến 12 tháng và nguồn vốn không kỳ hạn, chiếm 59% trong tổng nguồn vốn tương ứng với 248 tỷ đồng vào năm 2016. Năm 2017, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 4,43% tương ứng với tăng 11 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, nguồn vốn này tăng 15,44% tương ứng với tăng 40 tỷ đồng so với năm 2017. - Nguồn vốn có kỳ hạn đến 12 tháng có chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2017 nguồn vốn này tăng 7,84% hay tăng 8 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 6,36%Trường tương ứng với tăng Đại 7 tỷ đồng học so với năm Kinh 2017 tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Đối với nguồn vốn không kỳ hạn, năm 2017 tăng 22,86% tương ứng với tăng 16 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, nguồn vốn này giảm 1,16% tương ứng với giảm 1 tỷ đồng. Số liệu trên cho thấy NHNo&PTNT huyện A Lưới đang làm tốt trách nhiệm và chức năng của mình, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ lệ lớn chứng tỏ khách hàng xem đây là một ngân hàng uy tín, họ có lòng tin đối với ngân hàng và dùng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng trong thời gian dài.  Công tác cho vay và thu nợ: Cho vay là nghiệp vụ chính và quan trọng đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới,cùng với công tác huy động vốn, công tác cho vay có vai trò quan trọng trong việc cân bằng vốn cho ngân hàng. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi song hành với nhiệm vụ phát triển cho vay, NHNo&PTNT huyện A Lưới lại gánh lên vai mục tiêu thu hồi được nợ và giảm số lượng nợ xấu, vì thế phải thiết lập nhiều phương thức khác nhau để thu hồi nợ từ thời điểm chưa quá hạn đến khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ. Thực tế thu hồi không hề dễ, nhiều khách hàng chây ỳ,gọi không nghe máy, khó khăn tài chính, thanh toán nợ không đúng hạn, là nguyên nhân khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp vô vàn trắc trở. Cho dù là nguyên nhân khách quan (thiên tai, bệnh tật, khủng hoảng, ) hay nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì quan tâm của Ngân hàng chỉ có một đó là: thu hồi được nợ vay. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2.4: Tình hình cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT huyện A Lưới: (Đơn vị: tỷ đồng) So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 124 165 187 41 33,06 22 13,33 Doanh số thu nợ 101 129 168 28 27,72 39 30,23 Tổng dư nợ 350 386 405 36 10,29 19 4,92 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: - Trong những năm vừa qua,dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước cùng ngành, NHNo&PTNT huyện A Lưới đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nỗ lực chung không ngừng nghỉ của toàn Đảng toàn dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc, nhóm dân cư đồng bào huyện A Lưới. NHNo&PTNT huyện A Lưới luôn thực thi các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, nhằm đem đến nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cùng người nông dân A Lưới vượt qua khó khăn, thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Doanh số cho vay khách hàng của NHNo&PTNT huyện A Lưới khá cao và tăng dần qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Trong đó, cụ thể: Năm 2016 doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện A Lưới đạt 124 tỷ đồng, năm 2017 doanh số cho vay tăng 33,06% hay tăng 41 tỷ đồng so với năm 2016. năm 2018 doanh số cho vay đạt 187 tỷ đồng, có nghĩa là đã tăng 13,33% hay tăng 22 tỷ đồng so với năm 2017. - Doanh số thu nợ năm 2017 so với năm 2016 tăng 27,72% hay tăng 28 tỷ đồng, năm 2018 doanh số thu nợ tăng 30,23% hay tăng 39 tỷ đồng so với năm 2017. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, có thể thấy chi nhánh đã ưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách hàng kém hiệu quả. - Tổng dư nợ năm 2017 tăng 10,29% hay tăng 36 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 4,92% hay tăng 19 tỷ đồng so với năm 2017. Như vậy, năm 2018 với tổng dư nợ là 405Trường tỷ đồng đã tăng 55 tỷĐại đồng so vớihọc năm 2016, Kinh tốc độ tăng tế trưởng Huế là 15,71%. SVTH: Lê Thị Thùy Dương 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan  Dư nợ Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ được phân theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNThuyện A Lưới (Đơn vị: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % Ngắn hạn 110 31,43 105 27,20 115 28,40 -5 -4,55 10 9,52 Trung,dài hạn 240 68,57 281 72,80 290 71,60 41 17,08 9 3,20 Tổng dư nợ 350 100 386 100 405 100 36 10,29 19 4,92 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: - Bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2017, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 17,08% tương ứng với tăng 41 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 3,2% tương ứng với tăng 9 tỷ đồng so với năm 2017. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng dần qua 3 năm, tuy nhiên năm 2018 số lượng tăng không đáng kể so với năm 2016 và 2017. - Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, giảm 4,55% hay giảm 5 tỷ đồng vào năm 2017 so với năm 2016, tăng 9,52% tương ứng với tăng 10 tỷ đồng vào năm 2018 so với năm 2017. - Như vậy có thể thấy được rằng NHNo&PTNT huyện A Lưới tăng cường cho vay ngắn hạn vào năm 2018, giảm thiểu rủi ro so với cho vay trung và dài hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thùy Dương 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ được phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % Dư nợ cho vay DN,HTX 35 10 20 5,18 45 11,11 -15 -42,86 25 125 Dư nợ cho vay hộ ND 15 4,29 17 4,40 20 4,94 2 13,33 3 17,65 Dư nợ cho vay khác 300 85,71 349 90,42 340 83,95 49 16,33 -9 -2,58 Tổng dư nợ 350 100 386 100 405 100 36 10,29 19 4,92 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng) Nhận xét: + Bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay các đối tượng khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016 dư nợ cho vay khác chiếm đến 85,71% trong tổng dư nợ. Năm 2017chiếm 90,4% trong tổng dư nợ. Năm 2018 chiếm 83,95% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy đối tượng vay vốn của NHNo&PTNT là đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề, nhiều cấp bậc khác nhau. Năm 2017, dư nợ cho vay các đối tượng khác tăng 16,33% hay tăng 49 tỷ đồng so với năm 2016, đến năm 2018, giảm 2,58% tương ứng với giảm 9 tỷ đồng. + Dư nợ cho vay DN, HTX tăng giảm không đều trong 3 năm qua. Cụ thể, Năm 2017, dư nợ cho vay DN, HTX giảm đến 42,86% tương ứng với giảm 15 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, lại tăng cao với tỷ lệ 125% tương ứng với tăng 25 tỷ đồng so với năm 2017. Trong khi đó dư nợ cho vay ngắn hạn giảm vào năm 2017 và tăng 2018, có thể thấy được rằng dư nợ cho vay ngắn hạn chủ yếu là từ các doanh nghiệp. + Dư nợ cho vay hộ nông dân chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các đối tượng vay vốn khác, điều này là do DSCV hộ nông dân thấp, trong số ít những hộ nông dân đã và đang tích cực xây dựng cuộc sống bằng cách vay vốn làm ăn thì đa số người dân sinh sống ở vùng núi A Lưới có trình độ sản xuất thấp, kỹ thuật lạc hậu, dụng cụ lao động thô sơ, khôngTrường có ý chí phát triĐạiển, nâng họccao đời số ng,Kinh họ chỉ tậ ntế dụng Huếnhững cái có sẵn SVTH: Lê Thị Thùy Dương 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan trong tự nhiên để trồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp cho chính họ để sống qua ngày. Tuy nhiên dư nợ cho vay hộ nông dân đều tăng trong ba năm qua. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2017, tăng 13,33% hay tăng 2 tỷ đồng, từ năm 2017 đến năm 2018, tăng 17,65% hay tăng 3 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy hộ nông dân huyện A Lưới đang từng bước phát triển, số hộ nông dân hiểu được trách nhiệm và lợi ích của mình đối với vấn đề vay vốn tăng lên, có cơ hội tiếp cận vốn vay đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thể thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện A Lưới. 2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới: 2.2.1. Doanh số cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện A Lưới: Bảng 2.7: Doanh số cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Theo tài sản đảm bảo: Cho vay có TSĐB 8 38,1 10 37,04 15 42,86 2 25 5 50 Cho vay không có TSĐB 13 61,90 17 62,96 20 57,14 4 30,77 3 17,65 2. Theo thời hạn: Ngắn hạn 6 28,57 8 29,63 13 37,14 2 33,33 5 62,5 Trung,dài hạn 15 71,43 19 70,37 22 62,86 4 26,67 3 15,79 3. Theo mục đích sử dụng: Chăn nuôi 11 52,38 13 48,15 19 54,29 2 18,18 6 46,15 Trồng trọt 5 23,81 8 29,63 10 28,57 3 60 2 25 Khác 5 23,81 6 22,22 6 17,14 1 20 - - Tổng DSCV HND 21 100 27 100 35 100 6 28,57 8 29,63 Trường Đại học (NguKinhồn: Phòng tế Kinh Huế doanh tín dụng) SVTH: Lê Thị Thùy Dương 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Nhận xét: Nhìn chung, doanh số cho vay hộ nông dân tăng đều trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 28,57% tương ứng với tăng 6 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 29,63% tương ứng với tăng 8 tỷ đồng so với năm 2017. Điều này cho thấy hộ nông dân tại địa bàn A Lưới tiếp cận vay vốn tại NHNo&PTNT huyện A Lưới ngày càng nhiều. Chứng tỏ NHNo&PTNt huyện A Lưới là một ngân hàng có uy tín và ngày càng nhận được niềm tin từ phía hộ nông dân. - Theo tài sản đảm bảo: DSCV không có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân, và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 30,77% hay tăng 4 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, tăng 17,65% tương ứng với tăng 3 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV có TSĐB chiếm tỷ trọng thấp hơn và cũng tăng đều trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 25% tương ứng với tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng gấp đôi tương đương với tăng 5 tỷ đồng so với năm 2017. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT huyện A Lưới đang áp dụng chính sách của nhà nước về khuyến khích vay vốn hộ nông dân một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện cho người nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. - Theo thời hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn so với DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV hộ nông dân và tăng qua các năm. Năm 2017 tăng 26,67% tương ứng với tăng 4 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2018 tăng 15,79% tương ứng với 3 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV ngắn hạn có tỷ trọng thấp hơn và cũng tăng qua ba năm. Năm 2017 tăng 33,33% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 62,5% hay 5 tỷ đồng so với năm 2017. Như vậy các hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh có thời hạn lâu dài. - Theo mục đích sử dụng vốn: DSCV mục đích chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất so với mục đích trồng trọt và các mục đích khác và tăng trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 18,18% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 46,15% tương ứng với tăng 6 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV mục đích trồng trọt vào có tỷ trọng bằng với các mục đích khác, đến năm 2017, DSCV mục đích trồng trọt tăng 60% tương ứng với 3 tỷ đồng so với năm 2016, trong khi đó DSCV mục đích khác chỉ tăng 20% với 1 tỷ đồng. Năm 2018, DSCV mục đích trồng trọt tăng 25% tương ứng với 2 tỷ đồng,Trường DSCV mục đích khác Đại giữ nguyên học so vớ i Kinhnăm 2017. DSCVtế cHuếủa các mục đích SVTH: Lê Thị Thùy Dương 49