Khóa luận Nâng cao chất lượng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu

pdf 277 trang thiennha21 23/04/2022 3490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao chất lượng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_chat_luong_kiem_toan_hang_ton_kho_trong_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao chất lượng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU Ngành: Kế toán Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Giảng viên hướng dẫn : THS. TRỊNH NGỌC ANH Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG VĨNH THẮNG MSSV: 0854030274 Lớp: 08DKT3 TP. Hồ Chí Minh, 2012
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo KLTN) Họ và tên sinh viên: Trương Vĩnh Thắng Ngành : Kế toán Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài : Nâng cao chất lượng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu. Các dữ liệu ban đầu : Các bài báo điện tử liên quan, báo cáo thực tập tốt nghiệp, file hồ sơ kiểm toán của công ty và hồ sơ kiểm toán mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA). Các yêu cầu chủ yếu : Kết quả tối thiểu phải có: 1) 2) 3) 4) Ngày giao đề tài: ./ / Ngày nộp báo cáo: ./ / TP. HCM, ngày tháng năm . Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Em là Trương Vĩnh Thắng, sinh viên lớp 08DKT3 khóa 2008-2012, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Em xin cam đoan khóa luật tốt nghiệp này do chính em viết dựa trên những cơ sở lý thuyết đã được học, kết hợp với lý luận thực tiễn và các văn bản pháp quy có liên quan mà em đã tiếp thu trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu dưới sự hướng dẫn của Th.S Trịnh Ngọc Anh. Các số liệu, biểu bảng được em rút ra từ quá trình tiếp cận thực tiễn, cũng như được cung cấp từ các anh/chị trợ lý kiểm toán, KTV tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu. Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Tác giả Trương Vĩnh Thắng Lớp 08DKT3 (2008-2012) iii
  4. LỜI CẢM ƠN  Sau thời gian gần sáu tháng làm việc thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu, tuy thời gian nghiên cứu và làm việc không nhiều nhưng nhờ sự quan tâm chỉ dẫt n ận tình, của Ban giám đốc và các anh, chị trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu thực tế và biết được rất nhiều điều không có trong sách vở. Những kiến thức thực tiễn đó sẽ rất có ích cho công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường, đặc biệt là Cô Th.s Trịnh Ngọc Anh đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo một cách tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của Ban Giám đốc công ty Kiểm toán Á Châu, các anh, chị trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên, KTV đã hết lòng chỉ dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính gửi đến quý Thầy, Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và các Anh, Chị công ty kiểm toán Á Châu lời chúc sức khỏe, công tác tốt và lòng biết ơn sâu sắc! TP. HCM, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện iv
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN vi
  7. MỤC LỤC PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN vi MỤC LỤC vii CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC xv DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỔ SỬ DỤNG xvi DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG xvi LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Tình hình nghiên cứu 1 3.Mục đích nghiên cứu 2 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5.Phương pháp nghiên cứu 2 6.Dự kiến nghiên cứu 2 7.Kết cấu của KLTN 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3 1.1. Vị trí, nội dung và đặc điểm HTK 3 1.1.1. Khái niệm HTK 3 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục HTK 3 1.1.3. Yêu cầu về việc lập và trình bày khoản mục HTK trên BCTC 4 1.1.3.1. Xác định giá gốc của HTK 4 1.1.3.2. Hạch toán HTK 6 1.1.3.3. Phương pháp đánh giá HTK 7 1.1.3.4. Trình bày và công bố HTK 8 1.2. Mục tiêu kiểm toán HTK 9 1.2.1. Mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán 9 vii
  8. 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán HTK 10 1.3. Quy trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành 10 1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 12 1.3.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 12 1.3.1.2. Hợp đồng / Thư hẹn kiểm toán 13 1.3.1.3. Phân công KTV 14 1.3.1.4. Kiểm tra tính độc lập của KTV 16 1.3.1.5. Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán 17 1.3.1.6. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 18 1.3.1.7. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 18 1.3.1.8. Phân tích sơ bộ BCTC 20 1.3.1.9. Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp 21 1.3.1.10. Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận 21 1.3.1.11. Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về gian lận 22 1.3.1.12. Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) 23 1.3.1.13. Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch/ thực hiện) 25 1.3.1.14. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 25 1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Phần C, D, E, F, G) 26 1.3.2.1. Kiểm tra hệ thống KSNB 26 1.3.2.2. Chương trình kiểm toán mẫu 27 1.3.2.3. Soát xét tổng hợp khác 31 1.3.2.3.1. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan 31 1.3.2.3.2. Soát xét các bút toán tổng hợp 32 1.3.2.3.3. Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính 33 1.3.2.3.4. Soát xét các giao dịch với các bên liên quan 33 1.3.2.3.5. Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành BCKiT) 34 1.3.2.3.6. Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán 35 1.3.2.3.7. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết 36 1.3.2.3.8. Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót 36 1.3.3. Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo 37 viii
  9. 1.3.3.1. Phê duyệt và phát hành BCKiT và Thư quản lý 38 1.3.3.2. Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập 38 1.3.3.3. Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết 39 1.3.3.4. BCTC và Báo cáo kiểm toán năm nay 40 1.3.3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh 40 1.3.3.6. Các bút toán điều chỉnh và các bút toán không điều chỉnh 40 1.3.3.7. Tổng hợp kết quả kiểm toán 41 1.3.3.8. Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKiT 41 1.3.3.9. Thư giải trình của BGĐ khách hàng. 42 1.3.4. Các sự kiện sau ngày ký BCKiT 42 1.3.4.1. Các sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKiT 42 1.3.4.2. Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT nhưng trước ngày công bố BCTC . 43 1.3.4.3. Sau khi BCTC đã được công bố 43 1.3.4.4. Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán 43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN Á CHÂU 44 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty kiểm toán Á Châu 44 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán Á Châu 44 2.1.2. Thị trường khách hàng 45 2.1.3. Phương châm hoạt động 45 2.1.4. Đặc điểm, mô hình tổ chức tại Công ty kiểm toán Á Châu 46 2.1.5. Các dịch vụ chuyên ngành của Công ty TNHH kiểm toán Á Châu 46 2.1.5.1. Dịch vụ Kiểm toán 47 2.1.5.2. Dịch vụ Kế toán 47 2.1.5.3. Dịch vụ Tư vấn tài chính 47 2.1.5.4. Dịch vụ Tư vấn Thuế và pháp lý 48 2.1.5.5. Dịch vụ Nhân sự 48 2.1.5.6. Dịch vụ Phần mềm 48 2.1.6. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 49 2.1.7. Tình hình hoạt động năm 2011 của công ty TNHH kiểm toán Á Châu. . 49 2.1.8. Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH kiểm toán Á Châu 50 ix
  10. 2.1.9. Định hướng phát triển 50 2.2. Minh họa quy trình kiểm toán chu trình HTK tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu 51 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 51 2.2.1.1. Đánh giá khả năng nhận lời mời kiểm toán 51 2.2.1.2. Ký hợp đồng kiểm toán / Thư hẹn kiểm toán 53 2.2.1.3. Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, công tác kế toán tại khách hàng 54 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC 58 2.2.1.5. Đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng 63 2.2.1.6. Xác định mức trọng yếu 63 2.2.1.7. Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho khoản mục HTK . 64 2.2.1.8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 65 2.2.1.9. Nhận xét về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 65 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 66 2.2.2.1. Kiểm tra hệ thống KSNB HTK 66 2.2.2.2. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 67 2.2.2.3. Kiểm tra cơ bản HTK 69 2.2.2.3.1. Chương trình kiểm toán HTK 69 2.2.2.3.2. Thực hiện các thủ tục phân tích HTK 71 2.2.2.3.3. Đánh giá lại mức trọng yếu của khoản mục HTK 73 2.2.2.3.4. Chứng kiến kiểm kê HTK 74 2.2.2.2.5. Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết HTK 76 2.2.2.3.6. Kiểm tra các nghiệp vụ mua-bán hàng trong kỳ 78 2.2.2.3.7. Kiểm tra việc đánh giá HTK 79 2.2.2.3.8. Kiểm tra hàng gửi đi bán và hàng đang đi đường 83 2.2.2.3.9. Kiểm tra việc lập dự phòng giả m giá HTK 83 2.2.2.3.10. Kiểm tra việc chia cắt niên độ 83 2.2.2.3.11. Kiểm tra việc trình bày 84 2.2.2.3.12. Lập bảng tổng hợp lỗi 84 2.2.2.3.14. Hoàn thành Memo gửi cho khách hàng 86 2.2.2.3.15. Hoàn thành Working Paper phần hành HTK 88 x
  11. 2.2.2.3.16. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính 88 2.2.2.3.17. Nhận xét về quy trình thực hiện kiểm toán 88 2.2.3. Tổng hợp kết luận và lập báo cáo 89 2.2.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán 89 2.2.3.2. Thư giải trình của Giám đốc Yaho 89 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 90 3.1. Những yếu tố khách quan ảnh hướng đến công ty TNHH kiểm toán Á Châu 90 3.1.1. Thuận lợi 90 3.1.2. Khó khăn 90 3.2. Một số nhận xét chung về công ty TNHH kiểm toán Á Châu 91 3.3. Nhận xét về quy trình kiểm toán HTK tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu 93 3.3.1. Ưu điểm 93 3.3.2. Tồn tại 95 3.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK 96 3.4.1. Về phía công ty kiểm toán 97 3.4.2. Về phía Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 103 Phụ lục A.1. Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng [A110] . 107 Phụ lục A.2 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng [A120] 110 Phụ lục A.3. Hợp đồng kiểm toán [A210] 114 Phụ lục A.4. Thư hẹn kiểm toán [A212] 116 Phụ lục A.5. Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán [A213] 118 Phụ lục A.6. Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán [A230] 120 Phụ lục A.7. Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp [A240] 127 Phụ lục A.8. Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán [A250] 130 Phụ lục A.9. Cam kết tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán [A260] 131 Phụ lục A.10. Soát xét các yếu tố ảnh hướng đến tính độc lập của KTV [A270] 133 xi
  12. Phụ lục A.11. Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán [A280] 135 Phụ lục A.12. Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán [A290] 136 Phụ lục A.13. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A310] 138 Phụ lục A.14. Tìm hiểu chu trình HTK –giá thành – giá vốn [A430] 142 Phụ lục A.16. Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị [A610] 146 Phụ lục A.17. Trao đổi với BGĐ và các các nhân liên quan đến gian lận [A620] 156 Phụ lục A.18. Trao đổi với bộ phận kiểm soát nội bộ [A630] 157 Phụ lục A.19. Xác định mức trọng yếu [A710] 158 Phụ lục A.20. Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu [A810] 159 Phụ lục A.21. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán [A910] 162 Phụ lục A.22. Kiểm tra hệ thống HSNB chu trình HTK – giá thành – giá vốn [C310] 164 Phụ lục A.23. Bảng số liệu tổng hợp HTK [D510] 165 Phụ lục A.24. Chương trình kiểm toán HTK [D530] 169 Phụ lục A.25. Chương trình quan sát, chứng kiến kiểm kê HTK [D531] 171 Phụ lục A.26. Phiếu kiểm kê HTK [D532] 172 Phụ lục A.27. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan [H110] 174 Phụ lục A.28. Soát xét các bút toán tổng hợp [H120] 175 Phụ lục A.29. Kiểm tra năm đầu tiên – Số dư đầu năm [H130] 177 Phụ lục I- A.30. Soát xét giao dịch với các bên liên quan [H140] 180 Phụ lục A.31. Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính [H150] 182 Phụ lục A.32. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục [H160] 184 Phụ lục A.33. Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán [H170] 185 Phụ lục A.34. Soát xét các khoản nợ tiềm tàng và các cam kết [H180] 187 Phụ lục A.35. Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót [H190] 188 Phụ lục A.36. Phê duyệt phát hành BCKiT và Thư quản lý [B110] 190 Phụ lục A.37. Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập [B120] 191 xii
  13. Phụ lục A.38. Tổng hợp kết quả kiểm toán [B410] 193 Phụ lục A.39. Thư giải trình của BGĐ đơn vị được kiểm toán [B440] 195 Phụ lục B.1. Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng [A110] . 198 Phụ lục B.2. Thư hẹn kiểm toán Yaho [A212] 200 Phụ lục B.3. Danh mục tài liệu cần Yaho cung cấp [A240] 205 Phụ lục B.4. Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV [A270] 207 Phụ lục B.5. Tìm hiểu về Yaho và môi trường hoạt động [A300] 209 Phụ lục B.6. Tìm hiểu chu trình HTK – Giá thành – Giá vốn Yaho [A430] 213 Phụ lục B.7. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Yaho [A610] 217 Phụ lục B.8. Xác định mức trọng yếu [A710] 218 Phụ lục B.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Yaho [A910] 220 Phụ lục B.10. Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình HTK – Giá thành – Giá vốn [C310] 222 Phụ lục B.11. Chương trình kiểm toán HTK [D530] 226 Phụ lục B.12. Chương trình quan sát, chứng kiến kiểm kê HTK [D531] 229 Phụ lục B.13. Kiểm tra việc ghi nhận giá xuất NVL, thành phẩm 230 Phụ lục B.14. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính Yaho [H150] 232 Phụ lục B.15. Thư giải trình của BGĐ Yaho [B440] 234 Phụ lục B.16. Tổng hợp kết quả kiểm toán [B410] 235 xiii
  14. CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Đầy đủ Viết tắt Đầy đủ BCKiT Báo cáo kiểm toán KTV Kiểm toán viên BCTC Báo cáo tài chính LĐ (Người) lao động BGĐ Ban giám đốc LIFO Nhập sau – Xuất trước BQT Ban quản trị LN Lợi nhuận CĐKT (Bảng) cân đối kế toán NCTT Nhân công trực tiếp CĐPS (Bảng) cân đối phát sinh NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp CMKiT Chuẩn mực kiểm toán PNK Phiếu nhập kho CMKT Chuẩn mực kế toán PXK Phiếu xuất kho CP Chi phí QL (Thư) quản lý DDCK Dở dang cuối kỳ SPDD Sản phẩm dở dang DDĐK Dở dang đầu kỳ SXC Sản xuất chung GTGT Giá trị gia tăng SXKD Sản xuất kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị TK Tài khoản HTK Hàng tồn kho TS Tài sản Vietnam Association of Intenational Standard on ISA VACPA Certified Publics Auditing Accountants Vietnam Accounting KH Khách hàng VAS Standards (Báo cáo) kết quả hoạt KQHĐKD VCSH Vốn chủ sở hữu động kinh doanh Vietnamese Standards of KSNB Kiểm soát nội bộ VSA Auditing xiv
  15. CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ √ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện không có tài liệu lưu X trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là sai N/A Không áp dụng / None applicable BS Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT PL Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước TB Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp GL Khớp với số liệu trên Sổ Cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản AC Khớp với số liệu trên Thư xác nhận/ Agreed to audit confirmation: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên thư xác nhận do KTV gửi xv
  16. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỔ SỬ DỤNG Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa chu trình hàng tồn kho với các chu trình khác 10 Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành năm 2010 11 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán Á Châu 46 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1. Chương trình kiểm toán mẫu các phần hành D, E, F, G 28 Bảng 1.2. Chương trình kiểm toán mẫu các phần hành B 38 Bảng 2.1. Bảng phân tích biến động Tổng tài sản của công ty Yaho 59 Bảng 2.2. Bảng phân tích biến động Tổng tài sản của công ty Yaho 60 Bảng 2.3. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Yaho 61 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp phân tích các tỷ số tài chính của công ty Yaho 63 Bảng 2.5. Phân tích tỷ trọng tài sản trên Tổng tài sản 72 Bảng 2.6. Danh sách NVL chính và thành phẩm Yaho 72 Bảng 2.7. Phân tích biến động chi tiết từng mặt hàng HTK của Yaho 73 Bảng 2.8. Phiếu kiểm kê HTK Yaho 75 Bảng 2.9. Bảng tính chi phí xuất nguyên vật liệu chính 80 Bảng 2.10. Bảng tập hợp chi phí dở dang cuối kỳ Yaho 81 Bảng 2.11. Bảng tính chi phí định mức thành phẩm 82 Bảng 2.12. Bảng tính chi phí thực tế thành phẩm 82 Bảng 2.13. Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm 83 Bảng 2.14. Thủ tục chia cắt niên độ 84 xvi
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, báo cáo tài chính luôn là đối tượng chủ yêu của kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính như là bức tranh phản ánh kết quả hoạt động, cũng như mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo điều 02 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) số 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đơn vị được kiểm toán đã xác định và trình bày giá trị hợp lý theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của khoản mục hàng tồn kho nói riêng và báo cáo tài chính nói chung. Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất-thương mại, hàng tồn kho thường là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồn kho rất phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hướng đến công tác tổ chức hạch toán cũng như việc ghi chép hằng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai phạm đối với hàng tồn kho. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng phản ánh tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương lai Ngoài ra, các sai phạm xảy ra tới hàng tồn kho có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán hàng tồn kho là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính mà kiểm toán viên cần chú trọng kiểm tra. Mặt khác, công việc kiểm toán hàng tồn kho cũng là một công việc khó khăn, phức tạp và còn nhiều vấn đề bất cập. 2. Tình hình nghiên cứu Dựa vào kết quả đạt được từ báo cáo thực tập tốt nghiệp, em tiếp tục thu thập, tham khảo tài liệu để phát triển lên thành khóa luận tốt nghiệp. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 1
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 3. Mục đích nghiên cứu Kết hợp các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn nghề nghiệp do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam hướng dẫn, ban hành kết với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình kiểm toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp, qua đó tiến hành so sánh, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm toán khoản mục hàng tồn kho. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu còn giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp áp dụng xuyên suốt trong khóa luận này là phương pháp phân tích, thu thập và kiểm tra chi tiết số liệu, hồ sơ, sổ sách kế toán của đơn vị được kiểm toán. 6. Dự kiến nghiên cứu Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán hàng tồn kho. 7. Kết cấu của KLTN Chương I: Cơ sở lý luận của quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương II: Thực trạng công tác kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu. Chương III: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán . SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 2
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Vị trí, nội dung và đặc điểm HTK 1.1.1. Khái niệm HTK HTK là tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 – HTK, quy định HTK là loại tài sản: - “Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ”. Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 2 – HTK còn quy định: “Đối với nhà cung cấp dịch vụ, HTK gồm có chi phí dịch vụ có khoản doanh thu tương ứng chưa được ghi nhận (chẳng hạn các công việc đang tiến hành của KTV, nhà thiết kế, luật sư )” 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục HTK HTK là một bộ phận tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, chiếm tỷ trong khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. HTK trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với giá gốc khác nhau do chi phí khác nhau hình thành HTK. Việc xác định đúng, đủ các yếu tổ chi phí cấu thành nên giá gốc HTK sẽ góp phần hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc HTK. HTK tham gia vào toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các nghiệp vụ kế toán xảy ra thường xuyên và luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật, chuyển hóa thành nhữ ng tài sản ngắn hạn khác, như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 3
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh HTK bao gồm nhiều loại đa dạng với những đặc điểm khác nhau về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản. Do vậy, HTK phải được bảo quản, tồn trữ ở những địa điểm có điều kiện phù hợp để tránh tình trạng hư hao, mất mát, để công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng thuận lợi. Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Có nhiều loại HTK rất khó phân loại và xác định giá trị, như các tác phẩm nghệ thuật, các thể loại linh kiện điện tử, đổ cổ, kim khí quý 1.1.3. Yêu cầu về việc lập và trình bày khoản mục HTK trên BCTC 1.1.3.1. Xác định giá gốc của HTK Theo VAS 02 – HTK, “HTK được tính theo giá gốc nhưng trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK thấp hơn giá gốc thì giá của HTK phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Theo đó, giá gốc của HTK được xác định qua các trường hợp sau: a) Đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài á á ℎ ℎí ℎá á ℎả ℎế á ℎả ả ừ = + + − ℎự ế (ó đơ) ê ℎô ℎà ạ (ế ó) - Trong đó: Chi phí liên quan thường gồm: chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm vật tư, hàng hóa từ khi mua về đến kho doanh nghiệp. Các khoản thuế không hoàn lại gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và thuế GTGT (nếu có). Các khoản giảm trừ gồm: giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất, hàng mua trả lại, chiết khấu thương mại SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 4
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh b) Đối với sản phẩm dở dang Giá trị sản phẩm dở dang bao gồm hai yếu tố: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến (chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung). Trong thực tế có các cách ước tính giá trị sản phẩm dở dang sau: - Ước tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; - Ước tính giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương; - Ước tính giá trị sản phẩm dở dang theo giá thành định mức (giá thành kế hoạch). c) Đối với vật tư, thành phẩm tự sản xuất chế biến Có tất cả 6 phương pháp tính giá thành sản xuất như sau: - Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp); - Phương pháp tính giá thành theo hệ số; - Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ khỏi toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm chính; - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng; - Phương pháp tính giá thành theo định mức; - Phương pháp tính giá thành phân bước; Phương pháp có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển tuần tự) và; Phương pháp không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển song song). d) Đối với vật tư, hàng hóa hình thành từ các nguồn khác, như: do chủ sở hữu góp vốn khi thành lập doanh nghiệp, khi tăng vốn, khi nhận vốn góp liên doanh Trong những trường hợp này, giá gốc vật tư, hàng hóa sẽ là giá được các bên liên quan chấp nhận thông qua trao đổi, đàm phán. Theo VAS 02 – HTK, chi phí không được tính vào giá gốc HTK, gồm: “(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 5
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh (b) Chi phí bảo quản HTK trừ các khoản chi phí bảo quản HTK cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06; (c) Chi phí bán hàng; (d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.” 1.1.3.2. Hạch toán HTK Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán HTK được hạch toán theo một trong hai phương pháp sau: * Phương pháp kê khai thường xuyên * Phương pháp kiểm kê định kỳ Theo điều 07 VAS số 01 – Chuẩn mực chung quy định về tính nhất quán trong hạch toán kế toán: “Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm”. Theo khoản 1, điều 07 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 quy định: “Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong BCTC.” Căn cứ vào Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được phép lựa chọn phương pháp hạch toán HTK thích hợp. Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình “nhập-xuất-tồn kho” của HTK trên sổ kế toán. Cuối kỳ, giá trị HTK được xác định theo công thức sau: ị á ị á ị á Trị á = + − ố ỳ đầ ỳ ℎậ ỳ ấ ỳ SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 6
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ Hạch toán theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ là phương pháp mà kế toán chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để biết số lượng và phản ánh giá trị hàng hóa vật tư tồn kho trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tư hàng hóa xuất kho trong kỳ theo công thức: ị á ị á ị á ị á = + − ấ ỳ đầ ỳ ℎậ ỳ ố ỳ Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán nhóm HTK (tài khoản loại 15 ) chỉ sử dụng để phản ánh trị giá hàng hóa vật tư tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Kế toán sử dụng TK.611 “Mua hàng”, TK.631 “Giá thành sản xuất” và TK.632 “Giá vốn hàng bán” để phản ánh tình hình biến động tăng giảm HTK trong kỳ. 1.1.3.3. Phương pháp đánh giá HTK Theo điều 13 VAS số 02 – “HTK” quy định về việc đánh giá HTK. Việc tính trị giá HTK được áp dụng theo một trong bốn phương pháp sau: (a) Phương pháp thực tế đích danh; (b) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, tức thời; (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước; (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp thực tế đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại HTK được tính theo giá trị trung bình của từng loại HTK tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại HTK được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 7
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của HTK được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của HTK được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. 1.1.3.4. Trình bày và công bố HTK Theo điều 27 VAS 02 – HTK, quy định HTK trong BCTC doanh nghiệp phải trình bày: “(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá HTK, gồm cả phương pháp tính giá trị HTK; (b) Giá gốc của tổng số HTK và giá gốc của từng loại HTK được phân loại phù hợp với doanh nghiệp; (c) Giá trị dự phòng giảm giá HTK; (d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK; (e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK; (f) Giá trị ghi sổ của HTK (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá HTK) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.” Chỉ tiêu dự phòng giảm giá HTK được trình bày bằng số âm thể hiện phần thiệt hại ước tính do HTK bị giảm giá và được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 8
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Theo VAS 02 – HTK, yêu cầu: “HTK phải được trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.” Tuy nhiên, đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm, đơn vị vẫn phải trình bày theo giá gốc nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoản này thấp hơn giá gốc nhưng giá bán của sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên vẫn bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Các nguyên tắc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK tại doanh nghiệp được trình bày trong Thông tư 228/2009/TT-BTC về việc “Hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN” và Thông tư 34/2011/TT-BTC về việc sửa đổi thông tư 228/2009/TT-BTC. 1.2. Mục tiêu kiểm toán HTK 1.2.1. Mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán Giữa HTK và giá vốn hàng bán có mối liên hệ trực tiếp rất mật thiết. Mối quan hệ này khiến cho kiểm toán HTK thường được tiến hành đồng thời với kiểm toán giá vốn hàng bán. Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp để xác minh về sự trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục HTK trên BCĐKT, KTV cũng đồng thời có được những cơ sở hợp lý để rút ra kết luận về sự trung thực và hợp lý của giá vốn hàng bán trên BCKQHĐKD. Đối với các doanh nghi ệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất, HTK giữ vai trò trung gian trong quá trình chuyển hóa các nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh doanh. Do vai trò trung gian giữa các chu trình kinh doanh nên HTK có liên quan đến hầu hết các chu trình này. Trong đó, HTK đặc biệt có liên hệ mật thiết đến các chu trình bán hàng – thu tiền, chu trình mua hàng – trả tiền và chu trình tiền lương SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 9
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Vốn bằng tiền Bán Tiếp Mua Tiền hàng nhận và hàng lương thu tiền hoàn trả thanh nhân vốn toán viên HTK Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa chu trình HTK với các chu trình khác 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán HTK - Tất cả HTK trình bảy trên BCTC đều thật sự hiện hữu trong thực tế và đơn vị có quyền đối với chúng (Hiện hữu, Quyền). - Tất cả HTK đều được ghi sổ và báo cáo đầy đủ (Đầy đủ). - Số liệu chi tiết của HTK được ghi chép, tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái (Ghi chép chính xác). - HTK được ghi nhận và đánh giá theo một phương pháp phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời đơn vị áp dụng nhất quán phương pháp này (Đánh giá). - HTK được phân loại đúng đắn, trình bày hợp lý và công bố đầy đủ (Đầy đủ). Trong các mục tiêu trên, do những đặc điểm của HTK, hai mục tiêu “Hiện hữu” và “Đánh giá” luôn được xem là quan trong nhất. 1.3. Quy trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 10
  27. Sơ đồ 1.2. Quy trình Kiểm toán mẫu do VACPA ban hành năm 2010 Quản lý cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo Xem xét chấp nhận khách hàng mới Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ hợpT ổng kết quả kiểmtoán Tổng hợp kết quả kiểm toán hoặc giữ khách hàng cũ [A100] [C100-C500] [B410] ổng hợpT ổng kết quả kiểmtoán & đánh Phù h Phù Tuânth Ki Lập hợp đồng kiểm toán và lựa ểm tracơbản bảng cân đối Kiểm tra cơ bản tài sản Phân tích tổng thể BCTC lần chọn nhóm kiểm toán [A200] [D100-D800] cuối [B420] ợpvới C ủ chuẩnmựckiểm toán ViệtNam ập kếL ập hoạch và xácđịnh rủi ập v àL ập soát xétgi Tìm hiểu khách hàng và môi trường k hu ế toán ế hoạt động [A300] ẩn mựckếViệt toán Nam Kiểm tra cơ bản nợ phải trả Thư giải trình của BGĐ và Ban [E100-E600] quản trị [B430-B440] Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] ấy tờ l Kiểm tra cơ bản nguồn vốn Phân tích sơ bộ BCTC [A500] BCTC và báo cáo kiểm toán [B300] àmvi [F100-F300] Đánh giá chung về hệ thống kiểm giách ệc ro Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả kinh Thư quản lý và các tư vấn khách hàng soát nội bộ và rủi ro gian lận doanh [G100-G700] khác [B200] ấtlượng [A600] Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo Xác định mức trọng yếu [A700] [H100-H200] [B100] Kế hoạch kiểm toán chi tiết và tổng Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm Kiểm soát chất lượng kiểm toán hợp kế hoạch kiểm toán [A800] vi kiểm toán [A700] Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) Trang 11 (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước sau: 1.3.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 220 – “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC”. Giấy tờ làm việc Mẫu A110 (khách hàng mới) (Phụ lục A.1). Mẫu A120 (khách hàng cũ) (Phụ lục A.2). Chủ nhiệm kiểm toán là người thực hiện các mẫu này và sẽ được phê duyệt bởi thành viên BGĐ. Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, nên có sự tham khảo ý kiến của Partner hoặc thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi chấp nhận khách hàng. Cách thực hiện Đối với khách hàng mới Trước hết, KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính KTV phải tương lượng thông tin cần thu thập khi mà BCTC của KH sẽ được sử dụng rộng rãi, nhất là đối với các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ KTV cũng cần thu thập thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành Nếu khách hàng đã có KTV tiền nhiệm, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam yêu cầu KTV được mời cần tìm hiểu lý do nghề nghiệp khiến cho KTV tiền nhiệm không thể tiếp tục công việc thông qua trao đổi trực tiếp với họ. Các trao đổi này giúp cho KTV được mời hiểu rõ lý do bổ nhiệm để quyết định nhận công việc hay không. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 12
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Đối với khách hàng cũ Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, KTV cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các KH hiện hữu, có thể sẽ phát sinh những vấn đề mới, chẳng hạn như xung đột về lợi ích khiến không thể tiếp tục kiểm toán cho họ. 1.3.1.2. Hợp đồng / Thư hẹn kiểm toán Chuẩn mực áp dụng Pháp luật dân sự và chuẩn mực kiểm toán VSA 210 – “Hợp đồng kiểm toán”. Sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán theo thỏa thuận, các bên giao kết phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng và lập “Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán” theo mẫu A213. Giấy tờ làm việc Mẫu A210 – Hợp đồng kiểm toán (trường hợp thông thường). Mẫu A220 – Hợp đồng kiểm toán (trường hợp 2 công ty cùng thực hiện một cuộc kiểm toán). Mẫu A212 – Thư hẹn kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán cần được ký kết 30 ngày trước ngày kết thúc năm tài chính và nhất thiết phải được ký trước ngày triển khai công việc kiểm toán. Cách thực hiện Trong Thư hẹn kiểm toán, nội dung chính cần trình bày đối với khách hàng, gồm các vấn đề chính như: - Chuẩn mực kiểm toán, kế toán và các quy định hiện hành áp dụng cho báo cáo tài chính của khách hàng tại ngày 31/12/20xx. - Nêu lên trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính. - Khối lượng công việc, thời gian hoàn thành và mức phí kiểm toán. - Thời gian bắt đầu cuộc kiểm toán. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 13
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Nội dung chi tiết Thư hẹn kiểm toán sẽ được trình bày cụ thể trong phụ lục A.4 1.3.1.3. Phân công KTV Đoạn 12 VSA 220 yêu cầu: “Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế”. Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 220 – “ Kiểm soát chất lượng hợp đồng kiểm toán”. Giấy tờ làm việc Mẫu A230 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán Mẫu A240 – Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp Mẫu A250 – Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán Cách thực hiện - Trong thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán, KTV cần lưu ý đề cập đến các vấn đề sau: Nhóm kiểm toán: gồm mấy người, họ và tên, vị trí. Phạm vi công việc: tham gia chứng kiến kiểm kê HTK, thu thập các thông tin pháp lý, các các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như Điều lệ, Biên bản họp Hội đồng quản trị, thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra cơ bản đối với BCTC và các khoản mục trình bày trên BCTC. Thời gian dự kiến thực hiện cuộc kiểm toán: dự kiến bắt đầu từ ngày nào và dự kiến kết thúc vào ngày nào Yêu cầu phối hợp làm việc: yêu cầu đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm kiểm toán thu thập số liệu, bằng chứng kiểm toán SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 14
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Yêu cầu cung cấp tài liệu: biên bản kiểm kê, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản trên BCTC, bảng kê mua-bán hàng, danh mục HTK đã lập dự phòng tại ngày 31/12 Nội dung chi tiết thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán sẽ được nêu trong phụ lục A.6. - Trong danh mục cần khách hàng cung cấp, KTV thường yêu cầu khách hàng cung cấp một số tài liệu tổng quát chung nhất về công ty như: Biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, điều lệ hoạt động công ty; Giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh; Thỏa ước lao động tập thể; Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có), thư quản lý của KTV năm trước (nếu có); BCTC năm nay, bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và các sổ chi tiết các tài khoản Tiếp đó, tùy từng công việc cụ thể của thành viên nhóm kiểm toán mà tài liệu cần khách hàng cung cấp cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, nếu kiểm khoản mục HTK thì những tài liệu cần khách hàng cung cấp như: sổ cái, sổ chi tiết hàng tồn kho tài khoản HTK đến ngày khóa sổ, file hồ sơ lưu các PNK, PXK (nếu có), bảng kê nhập-xuất-tồn theo địa điểm, chủng loại HTK, biên bản kiểm kê HTK tại ngày khóa sổ, bảng kê mua-bán hàng, danh mục HTK giảm giá mất phẩm chất, danh mục HTK được dùng để thế chấp cầm cố, danh mục HTK đã lập dự phòng tại ngày cuối năm tài chính trước Nội dung chi tiết danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp sẽ được trình bày chi tiết trong phụ lục A.7 Chủ nhiệm cuộc kiểm toán tiến hành họp nhóm kiểm toán, phổ biến công việc phải làm của từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Tất cả sẽ được ghi vào trong giấy làm việc A250 và được xác nhận bởi Chủ nhiệm kiểm toán (Phụ lục A.8) SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 15
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.1.4. Kiểm tra tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Giấy tờ làm việc Mẫu A260 – Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán Mẫu A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV Mẫu A280 – Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán Cách thực hiện Trưởng nhóm kiểm toán soát xét các yếu tố ảnh hưởng tới tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán thông qua việc trả lời những câu hỏi sau: - Các thành viên nhóm kiểm toán có lợi ích gì với khách hàng hay không Có mua cổ phiếu, trái phiếu của khách hàng không ? Có quan hệ họ hàng với thành viên BGĐ, kế toán trưởng của khách hàng không ? Có nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu đãi lớn từ khách hàng không ? - Công ty kiểm toán có cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng không ? - Doanh thu của khách hàng có chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của toàn công ty kiểm toán không ? - Có thành viên nào của BGĐ công ty kiểm toán nằm trong ban điều hành, quản lý công ty khách hàng không ? - Có trên 03 năm làm trưởng nhóm cho khách hàng không ? Sau khi đã xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành liệt kê và chọn lựa một số biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán: SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 16
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng sẽ do bộ phận kinh doanh thực hiện. - Trong trường hợp, hợp đồng kiểm toán của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty kiểm toán thì KTV có thể mời thêm 01 kiểm toán độc lập cùng tham gia kiểm toán đơn vị. - Sử dụng thành viên BGĐ làm Chủ nhiệm cuộc kiểm toán. - Tiến hành thay đổi luân phiên giữa trưởng nhóm kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán. Nội dung chi tiết soát xét các yếu tố ảnh hưởng tới tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán sẽ được trình bày chi tiết trong phụ lục A.10 1.3.1.5. Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC” Giấy tờ làm việc Mẫu A290 (Phụ lục A.12). Mẫu này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện trong hoặc sau khi kết thúc cuộc hợp với BGĐ đơn vị và được phê duyệt bởi chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Ghi lại trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán với BGĐ đơn vị được kiểm toán, bao gồm những không giới hạn các vấn đề sau: - Phạm vi kiểm toán; - Kế hoạch kiểm toán; - Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; - Các vấn đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 17
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.1.6. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 310 – “Hiểu biết về tình hình kinh doanh” Giấy tờ làm việc Mẫu A310 (Phụ lục A.13). Mẫu này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Mục tiêu của thủ tục này là giúp KTV hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. KTV cần có hiểu biết rộng rãi và sâu sắc trên nhiều phương diện, bao gồm: - Hiểu biết chung về nền kinh tế như thực trạng nền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của Chính phủ - Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán như tình hình thị trường, cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định khác của luật pháp có liên quan đến ngành nghề - Hiểu biết về những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị 1.3.1.7. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán ISA 315 – “Understanding the entity and its environment and assessing the risks of material misstatement” dịch là “Xác định và SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 18
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị được kiểm toán”. Giấy tờ làm việc Mẫu A410 – “Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền” Mẫu A420 – “Tìm hiểu chu trình mua hàng, phải trả, chi tiền” Mẫu A430 – “Tìm hiểu chu trình HTK, giá thành và giá vốn” Mẫu A440 – “Tìm hiểu chu trình lương và các khoản trích theo lương” Mẫu A450 – “Tìm hiểu chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản” Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện các mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện KTV cần thực hiện các bước sau: - Tìm hiểu các khía cạnh kinh doanh chủ yếu của đơn vị; - Tìm hiểu chính sách kế toán áp dụng của đơn vị; - Mô tả các chu trình bằng văn bản hoặc lập sơ đồ; - Đánh giá về mặt thiết kế, khả năng vận hành và tính hiệu quả của chu trình kinh doanh này; - Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB hay không; - Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Khi kết luận kiểm toán ở phần làm việc này, KTV cần phải nêu rõ các vấn đề sau: - Các rủi ro trọng yếu có liên quan và thủ tục kiểm toán cơ bản để kiểm tra chúng; - Kết luận sơ bộ về chu trình kiểm soát; - Quyết định việc thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB hay không. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 19
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Nội dung tìm hiểu chu trình HTK – giá thành – giá vốn được nêu ở phụ lục A.13. 1.3.1.8. Phân tích sơ bộ BCTC Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán VSA 710 – “Thông tin so sánh – dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh” (21-3-2012) Giấy tờ làm việc Mẫu A510 (Phụ lục A.15). Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện các mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD. Tùy theo yêu cầu thực tế, có thể phân tích cả báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Việc phân tích trên từng BCTC, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Phân tích ngang trên từng BCTC để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. - So sánh dọc trên từng BCTC (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng BCTC. - Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của DN. Lưu ý mức trọng yếu chi tiết để khoanh vùng rủi ro có sai sót trọng yếu. Các sai sót trọng yếu phát hiện cần được trao đổi với Chủ nhiệm kiểm toán. Nội dung chi tiết công việc phân tích BCTC của đơn vị được trình bày chi tiết tại phụ lục A.14 SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 20
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.1.9. Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” Giấy tờ làm việc Mẫu A610 (Phụ lục A.16). Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện các mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện KTV thực hiện bằng cách phỏng vấn, quan sát và kiểm tra phần sau: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát và trả lời các câu hỏi trên mẫu giấy tờ làm việc. Trường hợp KTV không xác định được rủi ro nào ở giai đoạn này, thì sau khi hoàn thành việc ghi chép, thì kết luân “không có rủi ro trọng yếu về hệ thống kiểm soát ở cấp độ doanh nghiệp được xác định”. 1.3.1.10. Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 240 – “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”. Giấy tờ làm việc Mẫu A620 (Phụ lục A.17) Người thực hiện các mẫu này phải là Chủ nhiệm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 21
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu giấy tờ làm việc. Trong quá trình thực hiện cần sử dụng các kỹ năng mềm để thu được thông tin có hiệu quả. 1.3.1.11. Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về gian lận Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 240 – “Trách nhiệm của KTV đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”. Giấy tờ làm việc Mẫu A630 (Phụ lục A.18). Người thực hiện mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán hoặc Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời gian, địa điểm và nội dung trao đổi phỏng vấn. Các nội dung trao đổi, phỏng vấn bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau: - Đánh giá của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, các khoản mục dễ sai sót trên BCTC của đơn vị; - Các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã thực hiện trong năm nhằm phát hiện gian lận; - Các phát hiện của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát trong năm (nếu có); - Phản ứng và biện pháp xử lý của BGĐ đối với các phát hiện đó (nếu có) . SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 22
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Kết thúc cuộc trao đổi phỏng vấn, KTV phải đưa ra kết luận, nhận định về khả năng xảy ra rủi ro và thủ tục kiểm toán cần lưu ý. 1.3.1.12. Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 320 – “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”. Giấy tờ làm việc Mẫu A710 (Phụ lục A.19) Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện lập kế hoạch kiểm toán (cột kế hoạch) và khi tổng hợp – lập báo cáo (cột thực tế) và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu: Lợi nhuận trước thuế; Tổng doanh thu; Lợi nhuận gộp; Tổng vốn chủ sở hữu; Giá trị tài sản ròng. Bước 2: Lấy Giá trị tiêu chí được lựa chọn ghi vào ô tương ứng Bước 3: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể. Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng: 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế; 1% đến 2% tổng tài sản; SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 23
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1% đến 5% vốn chủ sở hữu; 0.5% đến 3% tổng doanh thu. KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Bước 4: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ % Bước 5: Xác định mức trọng yếu chi tiết Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng 50%-70% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tủy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là mức quy định theo thông lệ kiểm toán tốt nhất ở Việt Nam. Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp. Bước 8: Đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.  Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu: Cập nhật lại giá trị tiêu chí xác định mức trọng yếu; Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu; Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 24
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.1.13. Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch/ thực hiện) Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 530 – “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”. Giấy tờ làm việc A810 (Phụ lục A.20). Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện các mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Trưởng nhóm kiểm toán phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm. Có 3 phương pháp lựa chọn: Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); Lựa chọn các phần tử đặc biệt; Lẫy mẫu kiểm toán. 1.3.1.14. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC” Giấy tờ làm việc Mẫu A910 (Phụ lục A.21). Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện các mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Ngoài ra còn có sự soát xét của thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để xác định phạm vị, lịch trình và thời gian thực hiện kiểm toán cụ thể tại đơn vị. Cách thực hiện SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 25
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh KTV tổng hợp các nội dung chính từ các Mẫu A210, A310, A510, A400, A600, A710 và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (từ Mẫu B410 của hồ sơ kiểm toán năm trước), xem xét có cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này hay không. Sau đó, KTV tập hợp các rủi ro trọng yếu (bao gồm cả rủi ro gian lận) được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch. 1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Phần C, D, E, F, G) 1.3.2.1. Kiểm tra hệ thống KSNB Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán ISA 315 Giấy tờ làm việc Mẫu C110 – “Kiểm tra kiểm soát chu trình Bán hàng – Phải thu – Thu tiền” Mẫu C210 – “Kiểm tra kiểm soát chu trình Mua hàng – Phải trả - Trả tiền” Mẫu C310 – “Kiểm tra kiểm soát chu trình HTK – Giá thành – Giá vốn” Mẫu C410 – “Kiểm tra kiểm soát chu trình Lương – Phải trả người lao động” Mẫu C510 – “Kiểm tra kiểm soát chu trình Tài sản cố định – XDCB” Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện KTV sử dụng các thủ tục: Phỏng vấn các cá nhân liên quan; Kiểm tra các tài liệu liên quan; Quan sát hoạt động của các chu trình chính và các nghiệp vụ chính; Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát xem chúng có thực sự hoạt đọng có hiệu quả không; SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 26
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Xác định các thủ tục kiểm soát phù hợp để kiểm tra; Xác định các thủ tục kiểm tra phù hợp (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, thực hiện lại ) Tiến hành kiểm tra; Đánh gái kết quả thử nghiệm kiểm soát; Đánh giá rủi ro kiểm soát; Lậtpờ giấy làm việc phản ánh công việc đã thực hiện và kết luận. Nội dung chi tiết công việc kiểm tra hệ thống KSNH chu trình HTK – Giá thành – Giá vốn sẽ được trình bày ở phụ lục A.22 1.3.2.2. Chương trình kiểm toán mẫu KTV sẽ tiến hành kiểm toán các phần hành dưới đây: D. Kiểm tra chi tiết Tài sản E. Kiểm tra chi tiết Nợ phải trả F. Kiểm tra chi tiết Nguồn vốn G. Kiểm tra chi tiết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh D KIỂM TRA CƠ BẢN TÀI SẢN  D100 TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN  D200 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  D300 PHẢI THU KHÁCH HÀNG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  D400 PHẢI THU NỘI BỘ VÀ PHẢI THU KHÁC NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  D500 HÀNG TỒN KHO  D600 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC & TÀI SẢN KHÁC NGẮN HẠN, DÀI HẠN  D700 TSCĐ HỮU HÌNH, VÔ HÌNH, XDCB DỞ DANG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ  D800 TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 27
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh E KIỂM TRA CƠ BẢN NỢ PHẢI TRẢ  E100 VAY VÀ NỢ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  E200 PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  E300 THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC  E400 PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM  E500 CHI PHÍ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  E600 PHẢI TRẢ NỘI BỘ VÀ PHẢI TRẢ KHÁC NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN F KIỂM TRA CƠ BẢN NGUỒN VỐN CSH VÀ TK NGOÀI BẢNG  F100 VỐN CHỦ SỞ HỮU  F200 CỔ PHIẾU QUỸ  F300 NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC  F400 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN G KIỂM TRA CƠ BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH  G100 DOANH THU  G200 GIÁ VỐN HÀNG BÁN  G300 CHI PHÍ BÁN HÀNG  G400 CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP  G500 DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH  G600 THU NHẬP VÀ CHI PHÍ KHÁC  G700 LÃI TRÊN CỔ PHIẾU Bảng 1.1. Chương trình kiểm toán mẫu các phần hành D, E, F, G Trong chương trình kiểm toán mẫu, trưởng nhóm kiểm toán hoặc Chủ nhiệm nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong kiểm tra phần hành D – Tài sản, khoản mục D530 – HTK như sau: SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 28
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bước 1: Chứng kiến kiểm kê HTK VSA 501 – Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt – nêu rõ: “Trường hợp HTK được xác định là trọng yếu trong BCTC thì KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của HTK bằng cách tham gia công việc kiểm kê hiện vật, trừ khi việc tham gia là không thể thực hiện được”. Theo mẫu D531 (Phụ lục A.25). Bước 2: Gửi thư xác nhận hoặc chứng kiến kiểm kê HTK được gửi ở đơn vị khác KTV sẽ thực hiện một hoặc cùng lúc các thủ tục sau: - Yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận đối với số hàng gửi về cả về số lượng và tình trạng của chúng tại thời điểm kết thúc niên độ. - Trực tiếp tham gia kiểm kê kho hàng. - Chỉ định KTV khác tham gia kiểm kê. - Chỉ định một KTV khác xem xét sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nhận gửi hàng để xem có thể tin tưởng vào các thủ tục kiểm kê và bảo quản HTK được thực hiện bởi đơn vị nhận gửi hàng hay không. - Yêu cầu đơn vị gửi hàng cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến số HTK đang gửi. Theo mẫu D532 (Phụ lục A.26). Bước 3: Kiểm tra việc đánh giá HTK Đối với hệ thống kiểm kê định kỳ, giá trị HTK cuối kỳ được tính bằng cách nhân số lượng HTK thực tế (xác định thông qua kiểm kê) với đơn giá HTK. Nếu hệ thống kê khai thường xuyên được áp dụng, giá trị HTK cuối kỳ sẽ được tính bằng cách cộng giá trị HTK đầu kỳ với giá trị hàng mua vào trong kỳ và trừ đi giá trị hàng xuất bán trong kỳ. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 29
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Trong cả hai hệ thống này, giá trị HTK đều phải được xác định bằng một trong bốn phương pháp là thực tế đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước. Thực chất của việc kiểm tra đánh giá HTK chính là việc KTV phải tính lại giá vốn của HTK để so sánh với giá vốn HTK của khách hàng. Bước 4: Kiểm tra việc chia cắt niên độ Để kiểm tra việc chia cắt niên độ, KTV sẽ xem xét các nghiệp vụ mua hàng và xuất hàng diễn ra trong một số ngày quanh thời điểm kết thúc niên độ và tiến hành kiểm tra mẫu đối với các chứng từ liên quan nhằm xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và các rủi ro đi kèm với hàng hóa thật sự được chuyển giao. Thời điểm này sẽ quyết định HTK thuộc niên độ nào. Bước 5: Kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ KTV chọn mẫu và đối chiếu với sổ mua hàng các chứng từ mua hàng đã được đơn vị thanh toán, kể cả chứng từ mua hàng chưa thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến ngày thực hiện kiểm toán. Thủ tục này này nhằm phát hiện các lô hàng đã thật sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị trước ngày kết thúc niên độ nhưng chưa được ghi nhận. Sai sót này thường xảy ra ở những đơn vị ghi chép kế toán trên cơ sở thực thu, thực chi, hoặc những đơn vị có thời gian mua hàng hay bán hàng kéo dài quá lâu. Bước 6: Kiểm tra số dư đầu kỳ của HTK Để kiểm tra số dư đầu kỳ của HTK, KTV có thể sử dụng một số thủ tục sau: Nếu BCTC năm trước của đơn vị được kiểm toán bởi một KTV khác: - Sử dụng số dư đầu kỳ của BCKiT năm trước (nếu có). - Tìm hiểu phương pháp đánh giá HTK được sử dụng trong năm trước. - Xem xét các sổ sách kế toán liên quan đến HTK của năm trước. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 30
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Kiểm tra các phiếu kiểm kê hay biên bản kiểm kê của cuộc kiểm kê năm trước. - Thực hiện thủ tục phân tích so sánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ đối với từng nhóm HTK chính. Nếu BCTC năm trước của đơn vị chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng KTV không thỏa mãn về các thủ tục tiến hành, lúc này ngoài các thủ tục đã trình bày ở trên, KTV sẽ xem xét và thực hiện các thủ tục bổ sung sau: - Thảo luận với nhân viên chịu trách nhiệm giám sát cuộc kiểm kê năm trước. - Xem xét các tài liệu liên quan như kế hoạch kiểm kê, các tài liệu hướng dẫn kiểm kê để đánh giá tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm kê đã được tiến hành trong năm trước. - Chọn mẫu một số phiếu kiểm kê hay biên bản kiểm kê. - Chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập và xuất hàng từ sổ kế toán chi tiết HTK để kiểm tra chứng từ liên quan. - Thực hiện các thủ tục phân tích đối với số dư đầu kỳ của HTK. Bước 7: Xem xét việc trình bày và công bố HTK có thể là đối tượng của việc cầm cố, thế chấp để vay nợ. Trong trường hợp này, giá trị ghi sổ của HTK bị cầm cố, thế chấp phải được công bố trên BCTC. Để phát hiện các thông tin liên quan đến việc cầm cố, thế chấp HTK, KTV phải xem xét kỹ thư xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi ngân hàng và thư xác nhận các khoản vay. Bước 8: Lên bảng tổng hợp lỗi (Leadsheet) Theo mẫu D51. (Phụ lục A.23). 1.3.2.3. Soát xét tổng hợp khác 1.3.2.3.1. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 31
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 250 – “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC”. Giấy tờ làm việc Mẫu H110 (Phụ lục A.27). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện mẫu này và được soát xét bởi thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán. Cách thực hiện Thực hiện theo yêu cầu mẫu giấy tờ làm việc. Thủ tục kiểm toán sử dụng chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. 1.3.2.3.2. Soát xét các bút toán tổng hợp Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 – Đoạn 32). Giấy tờ làm việc H120 (Phụ lục A.28). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện mẫu này và được soát xét bởi thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán. Cách thực hiện Thực hiện theo yêu cầu mẫu giấy tờ làm việc. Mục đích của việc soát xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của BGĐ (nếu có) và qua đó, KTV sẽ đánh giá xem các tình huống đó có sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Một số thủ tục cần được thực hiện: SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 32
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Thu thập hiểu biết sơ bộ về phương pháp ghi chép kế toán và phê duyệt các bút toán ghi sổ. - Xem xét liệu các bút toán ghi sổ có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền phù hợp hay không ? - Kiểm tra tất cả các bút toán ghi sổ trọng yếu phát sinh trong năm. - Phỏng vấn các nhân viên kế toán thực hiện các bút toán tổng hợp. 1.3.2.3.3. Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 510 – “Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính”. Giấy tờ làm việc Mẫu H130 (Phụ lục A.29). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm thực hiện mẫu này. Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yêu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. 1.3.2.3.4. Soát xét các giao dịch với các bên liên quan Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 550 – “Các bên liên quan”. Giấy tờ làm việc Mẫu H140 (Phụ lục A.30). Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện mẫu này. Thời điểm thực hiện Thực hiện trong quá trình kiểm toán tại đơn vị SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 33
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan: - Thực hiện các thủ tục để xác định các bên liên quan: xem xét biên bản hợp Đại hội cổ đông, HĐQT, BGĐ, ban kiểm soát và những ghi chép theo luật định liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành viên góp vốn hoặc cổ đông; - Kiểm tra thu nhập của các thành viên quản lý chủ chốt: thu thập bảng thống kê thu nhập của từng thành viên quản lý chủ chốt, xem xét xem lương và các khoản thù lao trả cho các thành viên quản lý chủ chốt có được ghi nhận, tính toán chính xác và đóng thuế đầy đủ không ?; - Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ phát sinh trong năm/kỳ với các bên liên quan; - Thu thập biên bản đối chiếu hoặc gửi thư xác nhận về số dư và các giao dịch với các bên liên quan; - Xem xét các giao dịch bất thường có thể chỉ ra sự tồn tại của các bên liên quan chưa được xác định trước đó, bao gồm: kiểm tra các giao dịch trả tiền hoặc nhận tiền có các điều khoản bất thường như: giá cả, lãi suất ; điều tra các giao dịch phát sinh không hợp lý hoặc các giao dịch có nội dung khác với hình thức - Nội dung chi tiết soát xét giao dịch với các bên liên quan sẽ được trình bày ở phụ lục A.30. 1.3.2.3.5. Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành BCKiT) Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 560 – “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán” Giấy tờ làm việc SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 34
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Mẫu H150 (Phụ lục A.31). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm thực hiện mẫu này. Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo các sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đã được xác định và phản ánh phù hợp trong BCTC, do đó KTV cần phải xem xét kỹ các nội dung sau: - Những thay đổi về nguyên tắc kế toán và chính sách tài chính; - Thay đổi quan trọng về: khả năng thanh toán và khả năng hoạt động liên tục, vốn góp, nợ dài hạn hoặc vốn lưu động ; - Các quyết định quan trọng của HĐQT (xem xét các biên bản họp HĐQT hoặc thảo luận với thư ký về các cuộc họp nếu chưa đưa ra biên bản); - Những thay đổi về pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; - Các cơ quan nhà nước hay cơ quan giám sát có quyết định kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không ?; - Xem xét việc trình bày, điều chỉnh các sự kiện phát sinh trọng yếu sau ngày kết thúc năm tài chính (nếu có); - Xem xét Thư giải trình của BGĐ về việc điều chỉnh, trình bày các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính. - Những thông tin bổ sung liên quan đến các khoản mục đã được kiểm tra dựa trên các dữ liệu không chắc chắn và không đầy đủ; 1.3.2.3.6. Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 720 – “Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán”. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 35
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Giấy tờ làm việc Mẫu H170 (Phụ lục A.33). Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. Lưu ý: Xem xét lại những thông tin khác cũng được trình bày, nếu KTV phát hiện ra điểm không nhất quán trọng yếu thì KTV phải xác định xem liệu có cần phải sửa đổi BCTC đã được kiểm toán hay sửa đổi những thông tin khác cùng được trình bày trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán và có biện pháp xử lý phù hợp. 1.3.2.3.7. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 018 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Giấy tờ làm việc Mẫu H180 (Phụ lục A.34). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm thực hiện mẫu này. Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. Nếu phát hiện các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán, trao đổi với thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra cách xử lý thích hợp. 1.3.2.3.8. Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 029 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót”. Giấy tờ làm việc SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 36
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Mẫu H190 (Phụ lục A.35). Trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm thực hiện mẫu này. Cách thực hiện Thực hiện theo mẫu. 1.3.3. Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo B TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO B100 SOÁT XÉT, PHÊ DUYỆT VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO B110 Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (C) B120 Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập (C) B130 Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết (C) B200 THƯ QUẢN LÝ VÀ CÁC TƯ VẤN KHÁC CHO KHÁCH HÀNG B210 Thư quản lý năm nay (C) B220 Thư quản lý dự thảo B230 Thư quản lý năm trước B300 BCTC VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN B310 BCTC và báo cáo kiểm toán năm nay (C) B320 BCTC và báo cáo kiểm toán dự thảo B330 Giấy tờ làm việc, trao đổi với KH trong giai đoạn hoàn tất báo cáo B340 BCTC trước và sau điều chỉnh kiểm toán (C) B350 Bảng cân đối phát sinh (C) B360 Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (C) B370 Các bút toán không điều chỉnh (C) B380 BCTC và báo cáo kiểm toán năm trước SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 37
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh B400 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN B410 Tổng hợp kết quả kiểm toán (C) B420 Phân tích tổng thể BCTC lần cuối (C) B430 Các vấn đề cần giải quyết trước khi phát hành báo cáo kiểm toán (C) B440 Thư giải trình của BGĐ khách hàng (C) B450 Thư giải trình của Ban quản trị khách hàng B500 TÀI LIỆU DO KHÁCH HÀNG CUNG CẤP Bảng 1.2. Chương trình kiểm toán mẫu phần hành B 1.3.3.1. Phê duyệt và phát hành BCKiT và Thư quản lý Giấy tờ làm việc Mẫu B110 (Phụ lục A.36). Cách thực hiện Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện. Nếu tồn tại công việc nào chưa được thực hiện, hoặc chưa được thỏa mãn thì người soát xét yêu cầu nhóm kiểm toán giải trình hoặc xem xét, đánh giá lại ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. 1.3.3.2. Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập Giấy tờ làm việc Mẫu B120 (Phụ lục B.37). Người thực hiện mẫu này là thành viên BGĐ/ Partner (không phụ trách cuộc kiểm toán), hoặc chuyên gia độc lập trong hoặc ngoài công ty kiểm toán, độc lập với nhóm kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Cách thực hiện SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 38
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Thực hiện theo mẫu. Thông thường, những cuộc kiểm toán có một trong các dặc điểm sau sẽ phải được soát xét bởi các thành viên BGĐ độc lập: - Cuộc kiểm toán được đánh giá có mức độ rủi ro cao; - Công ty bổ nhiệm thành viên mới BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán hoặc Chủ nhiệm kiểm toán mới; - Ngành nghề hoạt động của khách hàng đang suy thoái; - Chưa chắc chắn giữa hai loại ý kiến kiểm toán là: chấp nhận toàn phần hay không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, hoặc tranh chấp giữa ý kiến ngoại trừ hay không chấp nhận Sau khi có kết luận của thành viên BGĐ/ Partner, chuyên gia độc lập này, thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán sẽ có ý kiến cuối cùng về loại ý kiến kiểm toán của khách hàng này. 1.3.3.3. Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết Giấy tờ làm việc Mẫu B130. Trưởng nhóm kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán (người đặt câu hỏi) và thành viên nhóm kiểm toán (người trả lời) thực hiện mẫu này. Cách thực hiện Mẫu này dùng để ghi chép lại các điểm nhận xét của trưởng nhóm kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán/ thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán cũng như các giải trình của thành viên nhóm kiểm toán về hồ sơ kiểm toán đã thực hiện. Mục tiêu soát xét - Bằng chứng kiểm toán thu thập được là đầy đủ và thích hợp với ý kiến kiểm toán đề xuất; - BCTC không còn tồn tại sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra; SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 39
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Tính phù hợp của giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC; Quá trình kiểm toán được thực hiện phù hợp với phương pháp kiểm toán, chính sách kiểm soát chất lượng của công ty cũng như các chuẩn mực kiểm toán chi phối. 1.3.3.4. BCTC và Báo cáo kiểm toán năm nay Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 700 – “Báo cáo kiểm toán về BCTC”. Giấy tờ làm việc Mẫu B310. Trưởng nhóm kiểm toán trình dự thảo Báo cáo kiểm toán cho Chủ nhiệm kiểm toán soát xét xong trình cho thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán soát xét trước khi hoàn thiện để ký phát hành. Trường hợp cuộc kiểm toán có mức độ rủi ro cao thì BCKiT còn phải được chuyên gia độc lập (KTV hoặc thành viên BGĐ không tham gia cuộc kiểm toán) soát xét trước khi ký phát hành. 1.3.3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh Giấy tờ làm việc Mẫu B343. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán Cách thực hiện Đây là mẫu để KTV trình bày việc kiểm tra các khoản mục của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khớp với các thông tin tại BCTC hoặc các phần hành kiểm toán khác. 1.3.3.6. Các bút toán điều chỉnh và các bút toán không điều chỉnh Giấy tờ làm việc SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 40
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Mẫu B360, B370. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Cách thực hiện Các mẫu này lưu lại bút toán sai sót (thiếu, thừa hoặc sai) lớn hơn ngưỡng sai soát có thể bỏ qua do KTV phát hiện trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán. 1.3.3.7. Tổng hợp kết quả kiểm toán Giấy tờ làm việc Mẫu B410 (Phụ lục A.38). Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện mẫu này và được phê duyệt bởi Chủ nhiệm kiểm toán. Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán bắt buộc phải ký vào giấy tờ làm việc này để xác nhận đã xét duyệt các vấn đề xử lý trong và sau kiểm toán. Cách thực hiện Trao đổi và thống nhất với khách hàng về các vấn đề phát sinh tại từng tài khoản trọng yếu, các bút toán đề nghị điều chỉnh. 1.3.3.8. Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKiT Giấy tờ làm việc Mẫu B430. Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện mẫu này. Cách thực hiện SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 41
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Tổng hợp và giải quyết các vấn đề còn tồn động trước ngày phát hành BCKiT, như các tài liệu còn thiếu mà khách hàng cam kết sẽ cung cấp bổ sung, danh sách cá thư xác nhận chưa quay về 1.3.3.9. Thư giải trình của BGĐ khách hàng. Chuẩn mực áp dụng Chuẩn mức kiểm toán VSA 580 – “Giải trình của BGĐ”. Giấy tờ làm việc Mẫu B440 (Phụ lục A.39). Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện mẫu này và được phế duyệt bởi chủ nhiệm kiểm toán Cách thực hiện Thư giải trình nên gửi cho khách hàng ngay khi cuộc kiểm toán bắt đầu. Khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc khi phát sinh các vấn đề trọng yếu cần có ý kiến giải trình của BGĐ. Thư giải trình sẽ được sửa đổi cho phù hợp với các vấn đề phát sinh thực tế và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán VSA 580; sau đó cùng với danh mục bút toán không điều chỉnh sẽ được gửi cho đại diện khách hàng ký và gửi lại cho công ty kiểm toán. Ngày trên Thư giải trình tốt nhất là nên cùng với ngày ký BCKiT. Thư giải trình là bằng chứng kiểm toán quan trọng cần được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán. 1.3.4. Các sự kiện sau ngày ký BCKiT 1.3.4.1. Các sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKiT Điều 10 VAS 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: “KTV phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký BCKiT xét thấy có ảnh hưởng đến BCTC và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh và thuyết minh trong BCTC.” SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 42
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.3.4.2. Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT nhưng trước ngày công bố BCTC Theo VAS 560, khi được biết về các sự kiện phát sinh sau ngày ký BCKiT nhưng trước ngày công bố BCTC, “KTV phải xem xét liệu có cần điều chỉnh BCTC hay không và cần phải thảo luận với Giám đốc”: - Nếu BCTC được điều chỉnh, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành BCKiT mới cho BCTC đã điều chỉnh. - Nếu BCTC cần điều chỉnh nhưng Giám đốc đơn vị không đồng ý điều chỉnh, KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận tùy theo ảnh hưởng của sự kiện đến BCTC 1.3.4.3. Sau khi BCTC đã được công bố Sau khi BCTC đã được công bố, KTV không có nghĩa vụ phải điều tra về BCTC nữa. Tuy nhiên, khi biết rằng có một sự kiện nào đó đã xảy ra vào ngày ký BCKiT mà nếu KTV được biết về nó vào thời điểm đó thì sẽ dẫn đến phải điều chỉnh BCKiT, KTV sẽ xem xét liệu BCTC có cần phải phát hành lại hay không để thảo luận với Giám đốc của đơn vị: - Nếu BCTC được phát hành lại, KTV sẽ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phải phát hành BCKiT mới cho BCTC đã điều chỉnh. - Nếu BCTC cần phải phát hành lại nhưng Giám đốc đơn vị không đồng ý, KTV phải thông báo đến người chịu trách nhiệm cao nhất tại đơn vị về những hành động mà KTV sẽ tiến hành theo luật định để ngăn chặn việc sử dụng BCTC đã phát hành. 1.3.4.4. Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán Điều 25 VAS 560 có quy định rõ: “Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trườ ng thì KTV phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán”. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 43
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN Á CHÂU 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty kiểm toán Á Châu Công ty TNHH kiểm toán Á Châu được thành lập vào ngày 28 tháng 08 năm 2006, giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102042414, địa chỉ trụ sở chính 007, lô A Chung cư Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, công ty có 3 văn phòng đại diện ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa. Ngành nghề kinh doanh chính: - Dịch vụ kiểm toán: kiểm toán BCTC, kiểm toán xây dựng cơ bản, kiểm toán hoạt động, kiểm toán nội bộ, kiểm toán tuân thủ, phân tích hoạt động kinh doanh. - Dịch vụ kế toán: cung cấp dịch vụ kế toán, nhân viên kế toán trưởng, thiết lập hệ thống kế toán, tư vấn tài chính, kê khai thuế. Dịch vụ của Công ty TNHH kiểm toán Á Châu được thực hiện theo Chuẩn mực kiểm toán - kế toán Việt Nam, Quốc tế và các chế độ, quy định hiện hành. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán Á Châu Công ty TNHH kiểm toán Á Châu là một trong những công ty kiểm toán hoạt động hợp pháp được Bộ Tài Chính công bố trong danh sách hoạt động hàng năm. Công ty kiểm toán Á Châu được thành lập vào năm 2006 và hoạt động theo phương châm: Độc lập, Khách quan, Trung thực và Bí mật số liệu của khách hàng. Á Châu được thành lập bởi các KTV và chuyên viên tư vấn đã và đang hoạt động trong ngành kiểm toán và tư vấn ngay từ đầu khi những dịch vụ này mới hình thành ở Việt Nam. Những lợi thế này cho phép Á Châu có được nguồn nhân lực vững mạnh có thể cung cấp dịch vụ vừa phù hợp với chuẩn mực Kế toán Việt Nam, vừa phù hợp với chuẩn mực Quốc tế. Tuy mới thành lập nhưng thương hiệu Á Châu đã dần dần được xã hội biết đến và chấp nhận. Công ty luôn vì sự thành công của khách hàng ở khắp mọi nơi. Hiện nay công ty đang có được lượng khách hàng lớn, trong đó có nhiều khách hàng trở nên thân thuộc. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 44
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Kiểm toán Á Châu thực hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc và hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam, các quy định pháp lý có liên quan về hoạt động kiểm toán của Nhà nước. 2.1.2. Thị trường khách hàng Thị trường khách hàng của DN bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động từ sản xuất, phân phối sản phẩm nhựa Composit, các mặt hàng đồ gỗ nội thất, đường tinh luyện, đến các công ty xây dựng, bất động sản, dịch vụ vận tải, ăn uống, tư vấn đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực Một số khách hàng tiêu biểu của công ty: STT Tên DN Lĩnh vực kinh doanh 1 Công ty TNHH Hyundai Mobis Nhà thầu xây dựng Công ty TNHH Bray Controls Việt Nam 2 SX sản phẩm từ kim loại (Mỹ) SX sản phẩm bằng nhựa 3 Công ty TNHH Tân Việt Hàn Composit Xây dựng công nghiệp, xây 4 Công ty TNHH Đại Thành Đạt dựng dân dụng SX các mặt hàng gỗ nội thất và 5 Công ty TNHH Megatec ván ép dùng trong xây dựng Công ty TNHH Global Executive Tư vấn đầu tư, tư vấn đào tạo 6 Solutions Group và tư vấn quản trị nhân sự . 2.1.3. Phương châm hoạt động Với khách hàng: Độc lập, trung thục, tận tụy, luôn vì sự thành công của khách hàng. Với tập thể: Đoàn kết, thân ái, luôn vì sức mạnh tập thể. Với sự phát triển Á Châu: Đổi mới, thích nghi, luôn phấn đấu đem thêm giá trị mới cho khách hàng. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 45
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Với phương châm hoạt động “mong muốn trở thành người bạn đồng hành lớn của các doanh nghiệp bằng cách nỗ lực cống hiến những pháp lý có tính sáng tạo cho sự thành công của doanh nghiệp trong mọi môi trường kinh doanh”, Á Châu cùng với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp luôn phấn đấu cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tối ưu vừa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Việt Nam. 2.1.4. Đặc điểm, mô hình tổ chức tại Công ty kiểm toán Á Châu Giám đốc Phó Giám đốc Tr ưởng phòng Trưởng phòng chuyên môn chuyên môn Trưởng phòng HC-NS-KT CV KTV CV KTV cao cấp cao cấp cao cấp cao cấp P.Phòng P.Phòng Kế HC NS toán Trưởng Chuyên KTV Chuyên KTV viên viên IT Nhân Lễ Trợ lý NV Thủ Trợ lý Trợ lý Trợ lý Trợ lý viên HC tân NS kế toán quỹ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH kiểm toán Á Châu 2.1.5. Các dịch vụ chuyên ngành của Công ty TNHH kiểm toán Á Châu Á Châu cung cấp các dịch vụ Kiểm toán – Kế toán – Tư vấn – Dịch vụ Thuế, giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp và kiểm soát các rủi ro phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 46
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.1.5.1. Dịch vụ Kiểm toán Đây là dịch vụ nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, của chủ đầu tư, các cổ đông, ngân hàng hoặc của quý khách hàng có yêu cầu. Cụ thể dịch vụ mà Á Châu cung cấp: - Kiểm toán theo luật định (bao gồm kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư ); - Kiểm toán xây dựng cơ bản; - Kiểm toán tuân thủ; - Kiểm soát nội bộ. 2.1.5.2. Dịch vụ Kế toán Dựa trên thông tin, chứng từ và các số liệu do khách hàng cung cấp, Á Châu thay mặt khách hàng tổ chức thực hiện công việc kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể: - Tổng hợp và lập BCTC hoặc báo cáo quản trị; - Soát xét BCTC; - Cung cấp nhân viên kế toán; - Cung cấp dịch vụ lập sổ và ghi sổ kế toán. 2.1.5.3. Dịch vụ Tư vấn tài chính Dịch vụ tư vấn tài chính của Á Châu được đảm trách bởi những chuyên gia am hiểu về chế độ, chính sách tài chính doanh nghiệp hiện hành, đồng thời giàu kinh nghiệm thực tế trong công tác quản trị doanh nghiệp, kiểm soát tài chính. Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm: - Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ; - Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ; - Tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp; - Định giá doanh nghiệp. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 47
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.1.5.4. Dịch vụ Tư vấn Thuế và pháp lý Dịch vụ này bao gồm công việc tư vấn và hỗ trợ liên quan đến các loại thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm: - Hỗ trợ kê khai, quyết toán các loại thuế định kỳ; - Tư vấn việc tuân thủ các chính sách thuế và áp dụng các ưu đãi khác theo quy định - Tư vấn trong việc tranh chấp và khiếu nại về thuế; - Tư vấn áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần; - Tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài. 2.1.5.5. Dịch vụ Nhân sự Á Châu cung cấp dịch vụ nhân sự và tư vấn các vấn đề liên quan đến nhân sự: - Cho thuê nhân viên kế toán, kế toán trưởng, kiểm toán, giám đốc tài chính; - Xây dựng cấu trúc lương, xây dựng bảng lương, thực hiện thủ tục bảo hiểm xã hội, y tế ; - Tính thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân; - Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến nhân sự. 2.1.5.6. Dịch vụ Phần mềm Á châu đảm bảo mang đến dịch vụ phần mềm tốt nhất thông qua tư vấn thiết lập hệ thống quản lý theo yêu cầu của khách hàng, chỉnh sửa phần mềm theo yêu cầu cũng như tư vấn hạch toán, kiểm soát khi khách hàng sử dụng phần mềm. Á châu cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp thông qua hệ thống phần mềm cho doanh nghiệp: - Phần mềm kế toán online; - Phần mềm kế toán cho công ty mẹ - con; - Phần mềm quản lý kho; - Phần mềm bán hàng; SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 48
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Phần mềm quản trị nhân sự. 2.1.6. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty  Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)  Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tu 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trường Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung  Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng. 2.1.7. Tình hình hoạt động năm 2011 của công ty TNHH kiểm toán Á Châu. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 49
  66. aa313690308616592 00201100400400100101/0123/06/2006 ~2771138214~1634340525~~1798517724~1088554596~V.01 ~1798517724~1088554596~~0~0~V.02~0~0~~0~0~~0~0~~813411144~539335389~~813411144~532673167~~0~6500000~~0~0~~0~0~V.03~0~162222~ ~0~0~~0~0~V.04~0~0~~0~0~~159209346~6450540~~69805167~958313~~0~0~V.05~14914179~5492227~~74490000~0~~992536677~265496666~~0~0 ~~0~0~~0~0~V.06~0~0~V.07~0~0~~0~0~~953254252~148556665 Mẫu số:B-01/DN (Ban hành kèm theo Quyết định CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM số 15/2006/QĐ-BTC Ngày Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 20/3/2006 của Bộ Tài chính) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2011 Người nộp thuế: Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu Mã số thuế: 0 3 0 8 6 1 6 5 9 2 Địa chỉ trụ sở: Lầu 5, Cao ốc Mỹ Thịnh Quận Huyện: Bình Thạnh Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: Fax: Email: Đơn vị tiền: Đồng việt nam Thuyết STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trước minh (1) (2) (3) (4) TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN A 100 2.771.138.214 1.634.340.525 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền I 110 1.798.517.724 1.088.554.596 (110=111+112) 1 1. Tiền 111 V.01 1.798.517.724 1.088.554.596 2 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn II 120 V.02 (120=121+129) 1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn III 130 813.411.144 539.335.389 (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 1 1. Phải thu khách hàng 131 813.411.144 532.673.167 2 2. Trả trước cho người bán 132 6.500.000 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 162.222 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 1 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác V 150 159.209.346 6.450.540 (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 69.805.167 958.313 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 14.914.179 5.492.227 4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 74.490.000 B - TÀI SẢN DÀI HẠN B 200 992.536.677 265.496.666 (200=210+220+240+250+260) I- Các khoản phải thu dài hạn I 210 (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 Trang 1/4
  67. ~V.08~953254252~148556665~~1271124466~258204707~~-317870214~-109648042~V.09~0~0~~0~0~~0~0~V.10~0~0~~0~0~~0~0~V. 11~0~0~V.12~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~V.13~0~0~~0~0~~39282425~116940001~V.14~39282425~116940001~V.21~0~0~~0~0~~3763674891 ~1899837191~~2813257242~937037748~~2172446455~937037748~V.15~0~0~~786500~34660780~~1940957097~736916200~V.16~45436850~494535 03~~0~0~V.17~0~0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 953.254.252 148.556.665 1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.08 953.254.252 148.556.665 - - Nguyên giá 222 1.271.124.466 258.204.707 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (317.870.214) (109.648.042) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.09 - - Nguyên giá 225 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.10 - - Nguyên giá 228 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.12 - - Nguyên giá 241 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV 250 (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 1 1. Đầu tư vào công ty con 251 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 39.282.425 116.940.001 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 39.282.425 116.940.001 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 3.763.674.891 1.899.837.191 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 2.813.257.242 937.037.748 I. Nợ ngắn hạn I 310 2.172.446.455 937.037.748 (310 = 311 + 312 + + 319 + 320 + 323) 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2 2. Phải trả người bán 312 786.500 34.660.780 3 3. Người mua trả tiền trước 313 1.940.957.097 736.916.200 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 45.436.850 49.453.503 5 5. Phải trả người lao động 315 6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7 7. Phải trả nội bộ 317 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 15.424.817 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 169.841.191 116.007.265 II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + + 338 + 339) 330 640.810.787 1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3 3. Phải trả dài hạn khác 333 4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 527.583.326 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 113.227.461 Trang 2/4
  68. ~~0~0~~0~0~V.18~15424817~0~~0~0~~169841191~116007265~~640810787~0~~0~0~V.19~0~0~~0~0~V.20~527583326~0~V.21~0~0~ ~0~0~~0~0~~113227461~0~~0~0~~950417649~962799443~V.22~950417649~962799443~~1000000000~1000000000~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0 ~0~~0~0~~0~0~~-49582351~-37200557~~0~0~~0~0~~0~0~V.23~0~0~~0~0~~3763674891~1899837191~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~0~0~~01/01/2 012 9 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 950.417.649 962.799.443 I. Vốn chủ sở hữu I 410 V.22 950.417.649 962.799.443 (410 = 411 + 412 + + 421 + 422) 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.000.000.000 1.000.000.000 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (49.582.351) (37.200.557) 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 12 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác II 430 (430=432+433) 1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 2 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 3.763.674.891 1.899.837.191 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1 1. Tài sản thuê ngoài 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5 5. Ngoại tệ các loại 6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án Lập ngày 01 tháng 01 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên, Đóng dấu) Trang 3/4
  69. VI.25~2980234652~2539584718~~0~0~~2980234652~2539584718~VI.27~0~0~~2980234652~2539584718~VI.26~392014 5~4805026~VI.28~57449291~0~~57449291~0~~0~0~~2925530359~2527300133~~1175147~17089611~~1664076~0~~15221017~5031~~-13556941~-5 031~~-12381794~17084580~VI.30~0~0~VI.30~0~0~~-12381794~17084580~~0~0~~01/01/2012 Mẫu số: B-02/DN (Ban hành kèm theo Quyết định CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM số 15/2006/QĐ-BTC Ngày Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 20/3/2006 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 Người nộp thuế: Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu Mã số thuế: 0 3 0 8 6 1 6 5 9 2 Địa chỉ trụ sở: Lầu 5, Cao ốc Mỹ Thịnh Quận Huyện: Bình Thạnh Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: Fax: Email: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2.980.234.652 2.539.584.718 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 10 2.980.234.652 2.539.584.718 (10 = 01 - 02) 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 20 2.980.234.652 2.539.584.718 (20 = 10 - 11) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 3.920.145 4.805.026 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 57.449.291 e o - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 57.449.291 8 Chi phí bán hàng 24 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.925.530.359 2.527.300.133 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10 30 1.175.147 17.089.611 (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 11 Thu nhập khác 31 1.664.076 12 Chi phí khác 32 15.221.017 5.031 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (13.556.941) (5.031) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14 50 (12.381.794) 17.084.580 (50 = 30 + 40) 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 17 60 (12.381.794) 17.084.580 (60 = 50 - 51 - 52) 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Lập ngày 01 tháng 01 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên, Đóng dấu) Trang 4/4
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.1.8. Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH kiểm toán Á Châu a. Thuận lợi Công ty hiện có đội ngũ nhân viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, chịu được áp lực công việc, năng động, luôn tìm tòi học hỏi. Đội ngũ nhân viên đoàn kết, hòa đồng, nhân viên cũ sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên mới để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Công ty có một lượng lớn khách hàng cũ trung thành, sẵn sàng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trong nhiều năm. Cơ sở vật chất khá tốt, hầu hết nhân viên trong công ty đều được trang bị máy tính xách tay, văn phòng làm việc thoáng mát, thoải mái giúp nâng cao hiệu quả công việc, thời gian hoàn thành công việc được rút ngắn. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là do công ty mới thành lập nên danh tiếng trên thị trường chưa phổ biến. Do đó, việc chứng minh với khách hàng về chất lượng kiểm toán của công ty hiện không thua kém các công ty kiểm toán hàng đầu khác là điều không đơn giản. Tuy nhiên, khó khăn này dần sẽ được khắc phục trong tương lai. 2.1.9. Định hướng phát triển Công ty TNHH kiểm toán Á Châu luôn hướng tới một mục tiêu lâu dài và trở thành mục tiêu tiên quyết của công ty đó là: - Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam thông qua uy tín, chuyên môn và vị thế trên thị trường. - Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ, phục vụ khách hàng tận tụy với mức phí hợp lý. SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 50
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.2. Minh họa quy trình kiểm toán chu trình HTK tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu Trong kiểm toán BCTC, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, KTV phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn lập kế hoạch 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong các giai đoạn trên, KTV còn phải tập hợp và lưu trữ tất cả tài liệu về quá trình làm việc và những bằng chứng thu thập được trong hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán giúp cho việc tổ chức, kiểm tra, giám sát toàn bộ cuộc kiểm toán và khi có tranh chấp đó là tài liệu rất có giá trị để chứng minh ý kiến của KTV là đúng đắn 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 2.2.1.1. Đánh giá khả năng nhận lời mời kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạch một công việc đầu tiên, quan trọng và có ý nghĩa phải thực hiện là đánh giá khả năng nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, thường thì Giám đốc công ty và Trưởng bộ phận kinh doanh sẽ là người tiến hành đánh giá về khả năng chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng. Sở dĩ, KTV phải thực hiện công việc này là vì công ty kiểm toán xem xét liệu có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng, cũng như tính chính trực, tuân thủ luật pháp của BGĐ hay không nhằm để tránh những rủ i ro ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng này.  Công việc của KTV khi thực hiện công việc này là: SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 51
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - KTV tiến hành thu thập thông tin về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh, xem lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có chứa nhiều rủi ro không. - Tìm hiểu tính minh bạch của BGĐ công ty. - Ước tính khối lượng công việc kiểm toán, tính toán chi phí kiểm toán. Ngoài ra, để xác định kiểm toán công ty còn dựa thêm vào thông tin: địa điểm, trụ sở của công ty để ước tính công tác phí. - Đối với khách hàng thường xuyên thì KTV có thể tìm hiểu và đánh giá qua hồ sơ của những năm trước. Vì đây là lần đầu tiên Á Châu kiểm toán đơn vị này nên KTV sẽ trao đổi thêm thông tin về khách hàng với KTV tiền nhiệm và xem hồ sơ kiểm toán của năm trước, trao đổi với KTV nội bộ, trao đối với nhân viên kế toán, BGĐ và đối tượng bên ngoài khác có liên quan.  Kết quả tìm hiểu được như sau: 1. Tên khách hàng: Công ty TNHH Yaho 2. Tên chức danh người liên lạc chính: Giám đốc YANG SHIN CHIEN 3. Địa chỉ: 119 Bình Long, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh 4. Loại hình DN: Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài 5. Năm tài chính: từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 6. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào: N/A 7. Vốn đầu tư: 500.000 đô la Mỹ 8. Họ tên người đại diện cho DN: YANG SHIN CHIEN, chức vụ: Giám đốc 9. Ngành nghề kinh doanh của DN: Sản xuất và gia công xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng như các loại khăn giấy, khăn ướt, băng vệ sinh, bông trang điểm, hàng may mặc và các sản phẩm sử dụng một lần, khăn lông nén 10. Chuẩn mực và Chế độ kế toán DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC: Áp dụng Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam 11. Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 2 năm trước liền kề: Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tổng tài sản 24,384,313,810 21,612,718,557 Nguồn vốn kinh 8,185,931,941 7,909,903,952 doanh SVTH: Trương Vĩnh Thắng Trang 52