Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush

pdf 70 trang thiennha21 20/04/2022 7554
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Trang Sinh viên thực hiện : Võ Ngọc Ánh MSSV: 1054010081 Lớp: 10DQN02 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Trang Sinh viên thực hiện : Võ Ngọc Ánh MSSV: 1054010081 Lớp: 10DQN02 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực. Những kết luận của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Sinh viên thực hiện VÕ NGỌC ÁNH
  4. iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết đến quý Thầy Cô trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt bốn năm qua. Đó không chỉ là những kiến thức chuyên ngành mà còn có cả những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất khi em học tập tại trường. Em xin đặc biệt cảm ơn Cô Trần Thị Trang đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành luận văntốt nghiệp này. Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, cùng toàn thể anh chị nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn trong thời gian em thực tập tại công ty, giúp em có những kinh nghiệm thực tế bổ ích để bổ sung vào vào những kiến thứcđã được học tại trường. Do thời gian không nhiều và bước đầu đi vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức còn rất hạn chế cùng với nhiều lí do khách quan nên bài luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được thêm nhiều sự góp ý của quý thầy cô trên bước đường học hỏi và tìm hiểu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
  5. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : VÕ NGỌC ÁNH MSSV : 1054010081 Khoá : 2010 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập
  6. v CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Giảng viên hướng dẫn
  7. vi MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 3 1.1. Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics 3 1.1.1. Khái niệm logistics 3 1.1.2. Khái niệm dịch vụ logistics 3 1.2. Vai trò của các dịch vụ logistics 4 1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân 4 1.2.1.1. Hệ thống logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế 4 1.2.1.2. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế 5 1.2.1.3. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh 5 1.2.1.4. Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh 5 1.2.2. Đối với doanh nghiệp 5 1.2.2.1. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm 5 1.2.2.2. Logistics cho phép nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần 6 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics 6 1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài 7 1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên 7 1.3.1.2. Chính trị, pháp luật 7 1.3.1.3. Kinh tế 8 1.3.1.4. Công nghệ 8 1.3.1.5. Cạnh tranh trong ngành 8 1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp 8 1.3.2.1. Tiềm lực của doanh nghiệp 9 1.3.2.2. Hệ thống thông tin 9 1.3.2.3. Nghiên cứu và phát triển 9 1.4. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu 10 1.4.1. Phân loại theo hình thức logistics 10 1.4.2. Phân loại theo quá trình cung ứng dịch vụ logistics 11 1.4.3. Phân loại theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới WTO 11
  8. vii 1.4.3.1. Các dịch vụ logistics lõi 11 1.4.3.2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải 12 1.4.3.3. Dịch vụ thứ yếu/mang tính bổ trợ 12 1.4.4. Phân loại theo loại hàng hóa 12 1.4.5. Phân loại theo phạm vi hoạt động 12 1.5. Nội dung của hoạt động logistics 12 1.5.1. Mua sắm nguyên vật liệu 12 1.5.2. Dịch vụ khách hàng 13 1.5.3. Quản lý hoạt động dự trữ 13 1.5.4. Dịch vụ vận tải 14 Tóm tắt chương 1 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH 16 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 16 2.1.2.1. Chức năng 16 2.1.2.2. Nhiệm vụ 16 2.1.3. Sản phẩm kinh doanh của công ty 17 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 17 2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 17 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 18 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 19 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh (HĐKD) dịch vụ logistics tại công ty 20 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng HĐKD dịch vụ logistics tại công ty 20 2.2.1.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài 20 2.2.1.2. Nhóm các yếu tố bên trong 24 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 26 2.2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty 26 2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 30 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 34 2.3.1. Ưu điểm 34 2.3.1.1. Chất lượng dịch vụlogistics tương đối tốt 34 2.3.1.2. Tăng cường hợp tác với nước ngoài 34 2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dịch vụ logistics 35
  9. viii 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 35 2.3.2.1. Hạn chế 1: còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền thống 35 2.3.2.2. Hạn chế 2: hoạt động kho bãi còn yếu 36 2.3.2.3. Hạn chế 3: áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế 36 2.3.2.4. Hạn chế 4: chất lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực logistics còn yếu 37 2.3.2.5. Hạn chế 5: dịch vụ thiếu tính liên kết, hoạt động ở trong phạm vi hẹp 37 2.3.2.6. Hạn chế 6: hoạt động marketing và dịch vụ khách hang yếu kém 38 Tóm tắt chương 2 39 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH 41 3.1. Định hướng phát triển của công ty 41 3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty 41 3.1.1.1. Phát triển năng lực cạnh tranh 41 3.1.1.2. Phát triển dịch vụ hoàn hảo 41 3.1.1.3. Phát triển năng lực nội bộ 41 3.1.2. Mục tiêu của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 42 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 42 3.2.1. Giải pháp 1: giải pháp về thị trường và mạng lưới hoạt động 42 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 42 3.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 43 3.2.1.3. Kết quả dự kiến đạt được 44 3.2.2. Giải pháp 2: giải pháp về hoạt động Marketing và dịch vụ khách hàng 45 3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 45 3.2.2.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 45 3.2.2.3. Kết quả dự kiến đạt được 47 3.2.3. Giải pháp 3: giải pháp về nguồn nhân lực 47 3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 47 3.2.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 47 3.2.3.3. Kết quả dự kiến đạt được 49 3.2.4. Giải pháp 4: giải pháp về loại hình và chất lượng dịch vụ 50 3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 50 3.2.4.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 50 3.2.4.3. Kết quả dự kiến đạt được 52 3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước 52
  10. ix 3.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải 52 3.3.2. Xây dựng hành lang, khung pháp lý thông thoáng và hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics 53 3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 53 Tóm tắt chương 3 54 KẾT LUẬN CHUNG 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1PL First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất 2PL Second Party Logistics - Logistics bên thứ hai 3PL Third Party Logistics - Logistics bên thứ ba 4PL Fourth Party Logistics - Logistics bên thứ tư 5PL Fifth Party Logistics - Logistics bên thứ năm ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ERP Enterprise Resource Planning - Phần mềm quản lý nhân lực GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HDKD Hoạt động kinh doanh IATA International Air Transport Association - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ICD Inland Clearance Depot - Cảng nội địa IT Information technology - Công nghệ thông tin ODS Operations and Documentation execution System - Hệ thống tổ chức và thực hiện chứng từ SCM Supply Chain Management - Quản lý dây chuyền cung ứng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VIFFAS Vietnam Freight Forwarders Association - Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam WMS Warehouse Management System - Hệ thống quản lý kho bãi WTO World Trade Organization - Tổ chức tương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG STT SỐ HIỆU TÊN TRANG Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai 1 Bảng 2.1 19 đoạn 2011 – 2013 2 Bảng 2.2 Số lượng tàu biển đăng ký theo loại tàu và trọng tải 21 3 Bảng 2.3 Mạng lưới đường bộ Việt Nam 22 4 Bảng 2.4 Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực công ty năm 2013 25 Tổng hợp doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ 5 Bảng 2.5 logissics theo các khách hàng của công ty giai đoạn 29 2011 - 2013 Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics giai 6 Bảng 2.6 30 đoạn 2011 - 2013 Cơ cấu lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics giai 7 Bảng 2.7 31 đoạn 2011 - 2013 Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với 8 Bảng 2.8 33 công ty giai đoạn 2011 – 2013
  13. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  Sơ đồ STT SỐ HIỆU TÊN TRANG 1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 17  Biểu đồ STT SỐ HIỆU TÊN TRANG Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 1 Biểu đồ 2.1 19 2011 – 2013 2 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường của Cargo Rush năm 2013 29 Doanh thu các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 3 Biểu đồ 2.3 31 2011 – 2013 Lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 4 Biểu đồ 2.4 32 2011 - 2013 Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý 5 Biểu đồ 2.5 với công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, giai đoạn 33 2011 – 2013
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, thuật ngữ Logistics mới được phổ biến ở nước ta nhưng hoạt động của dịch vụ Logistics nhanh chóng chiếm được một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, tổng nguồn thu từ dịch vụ logistics bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối vào khoảng 15-20% GDP. Với dung lượng thị trường lớn như vậy là điều kiện rất tốt để logistics phát triển. Đồng thời, với xu hướng chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động ngày càng cao, nhu cầu thuê ngoài các dịch vụ logistics cũng ngày càng tăng cao. Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ logistics có uy tín trên thị trường hiện nay.Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Khi thị trường Logistics ngày càng phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì con đường duy nhất để Cargo Rush có thể đứng vững trên thị trường đó chính là phải đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics. Chỉ có đẩy mạnh kinh doanh Cargo Rush mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường và hơn hết là để tồn tại và có lợi nhuận. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ Logistics trong thời gian tới đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và công ty TNHH quốc tế Cargo Rush nói riêng, tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush”, với mong muốn tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động công ty TNHH quốc tế Cargo, đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển tối ưu hóa và quản trị nguồn lực tài nguyên tự nhiên, nguồn lực tài chính, nhân sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho toàn xã hội. Đóng góp những kiến nghị đối với nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh logistics của các công ty logistics. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH quốc tế Cargo Rushtrong các năm 2011 – 2013 và kế hoạch đến
  15. 2 năm 2015, tìm hiểu mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả của hoạt động logistics của công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Thông tin số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013, nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Các báo cáo, tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp dữ liệu:  Phương pháp so sánh sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của công ty qua việc so sánh doanh thu công ty qua các năm. Từ đó nhận thấy xu hướng biến động tình hình kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp trong kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo.  Phương pháp tỷ lệ kết hợp so sánh trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong quá trình kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, giúp dễ dàng nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tư duy: áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic trong phân tích thực trạng ở chương 2, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp trong chương 3. 5. Kết cấu của đề tài Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu, nội dung chính của khoá luận gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về logistics và dịch vụ Logistics. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush.
  16. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics 1.1.1. Khái niệm logistics Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics. Tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu như sau: - Liên Hợp Quốc(Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hang. - Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng: logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ logistics Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới.
  17. 4 Cùng với đà phát triển của xã hội, xu hướng thuê bên ngoài (2PL, 3PL, 4PL, 5PL, chủ yếu là 3PL) thực hiện hoạt động logistics ngày càng phổ biến, đó là các dịch vụ logistics. Tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ logistics tạo nên ngành dịch vụ logistics. Ở Việt Nam, trước Luật Thương mại 2005, chưa hề có những quy định về dịch vụ logistics, mà mới chỉ có những quy định liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Chỉ đến Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics mới được đưa vào một mục của Luật với 8 điều (điều 233 – điều 240), bao gồm các quy định về dịch vụ logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Theo quy định tại điều 233, Luật Thương mại 2005 của VN, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao. 1.2. Vai trò của các dịch vụ logistics 1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân 1.2.1.1. Hệ thống logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống. - Hệ thống logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra. Các công ty xuyên quốc gia có các công ty, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ thống logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất. - Hệ thống logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  18. 5 1.2.1.2. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2 so với các hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Vì vậy muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả những chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong những lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho phân phối hàng hoá. Tất cả những hoạt động này chỉ có thể kiểm soát bằng hệ thống Logistics tiên tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. 1.2.1.4. Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng trong quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở để đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hoá tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu được vai trò của logistics. 1.2.2. Đối với doanh nghiệp 1.2.2.1. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một
  19. 6 lượng hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc, mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học, cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu. 1.2.2.2. Logistics cho phép nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần - Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển của hàng hoá qua các giai đoạn - cung ứng - sản xuất - lưu thông phân phối. Vì vậy người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển, mà đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng, xử lý thông tin - Hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý dần chuyển sang hoạt động quản lí toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung - cầu”. Chỉ khi tối ưu được quá trình này mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất, vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo được lợi ích chung. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhdịch vụ logistics Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chính là các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistics.
  20. 7 Có thể phân các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistics thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong thuộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. 1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các dịch vụ logistics. Các yếu tố này bao gồm: yếu tố chính trị, pháp luật; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa học – công nghệ; yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics 1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải. Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm. Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện khong thuận lợi thì sẽ không cung ứng được dịch vụ này, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự khan hiếm nguyên vật liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng, 1.3.1.2. Chính trị, pháp luật Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đén hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp không những phải nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải nắm vững luật pháp quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững luật pháp thì doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị ổn định sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật là: - Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao; - Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước;
  21. 8 - Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội; - Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 1.3.1.3. Kinh tế Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư 1.3.1.4. Công nghệ Trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển, việc áp dụng các tiến bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp coa ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh. 1.3.1.5. Cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gây gắt thì loại hình dịch vụ logistics ngày càng phong phú, chất lượng dịch cụ ngày càng tăng cao. Khi đề cập đến vấn đè cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét đối thủ cạnh tranh của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. 1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp Đây là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồm các yếu tố: tiềm lực của doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển,
  22. 9 1.3.2.1. Tiềm lực của doanh nghiệp Tiềm lực của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt như: quy mô của doanh nghiệp; cơ sở vật chất kỹ thuật; cơ cấu tổ chức; trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, nghiệp vụ của nhân công; tiềm lực tài chính, Doanh nghiệp có quy mô lớn thì có khả năng cung ứng dich vụ logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc. Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng hóa dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp đầy đủ, đảm bảo thì mới có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ đóng gói, bảo quản hàng hóa, Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, nhân viên là những người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của dịch vụ logistics. 1.3.2.2. Hệ thống thông tin Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng, Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng. Thu thập thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội trong kinh doanh. 1.3.2.3. Nghiên cứu và phát triển Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chi phí tốn kém song hoạt động này đem lại kết quả rất khả quan cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp đổi mới, đa dạng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ logistics; hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
  23. 10 vụ cho lao động, Các doanh nghiệp cần nắm vững tầm quan trọng của yếu tố này đẻ đầu tư thích đáng và thu được thành công trong hoạt động kinh doanh. 1.4. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu 1.4.1. Phân loại theo hình thức logistics - Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) – người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. 1 PL làm phình to bộ máy của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics, hình thức này thường làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) – người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán - Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) – người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tính tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) – người tích hợp (integrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển vật tư, hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
  24. 11 - Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) – người thiết kế và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 4PL, 3PL cũng như cung cấp hệ thống thông tin tích hợp để đảm bảo dòng thông tin liên tục và tăng khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ logistics điện tử. 5PL hoạt động trên nền tảng hoàn thiện dòng chu chuyển nguyên vật liệu trên toàn chuỗi cung ứng, với mục đích ứng dụng và phát triển các chuỗi cung ứng linh hoạt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tất cả các thành viên trong chuỗi. 1.4.2. Phân loại theo quá trình cung ứng dịch vụ logistics - Logistics đầu vào (in bound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn ) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. - Logistics đầu ra (out bound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Logistics ngược (reverse logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.4.3. Phân loại theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới WTO 1.4.3.1. Các dịch vụ logistics lõi Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: - Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá; - Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt
  25. 12 động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 1.4.3.2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải - Dịch vụ vận tải hàng hải; - Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; - Dịch vụ vận tải hàng không; - Dịch vụ vận tải đường sắt; - Dịch vụ vận tải đường bộ; - Dịch vụ vận tải đường ống. 1.4.3.3. Dịch vụ thứ yếu/mang tính bổ trợ - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Dịch vụ bưu chính; - Dịch vụ thương mại bán buôn; - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng; - Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. 1.4.4. Phân loại theo loại hàng hóa - Dịch vụ logistics cho hàng tiêu dung có thời hạn sử dụng ngắn; - Dịch vụ logistics cho ngành ô tô; - Dịch vụ logistics cho ngành hóa chất; - Dịch vụ logistics cho ngành điện tử; - Dịch vụ logistics cho ngành dầu khí 1.4.5. Phân loại theo phạm vi hoạt động - Dịch vụ logistics nội địa; - Dịch vụ logistics quốc tế. 1.5. Nội dung của hoạt động logistics 1.5.1. Mua sắm nguyên vật liệu Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics. Hoạt động này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động logistics. Không có nguyên liệu tốt thì không thể cho ra được sản phẩm tốt.
  26. 13 Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu gồm: tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm. 1.5.2. Dịch vụ khách hàng Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm. Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng. Muốn có dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng. Dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó, muốn phát triển logistics thì phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Hoạt động logistics tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụ khách hàng. 1.5.3. Quản lý hoạt động dự trữ Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hoá trong sản xuất lưu thông. Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các
  27. 14 công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Cần cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật; phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng. 1.5.4. Dịch vụ vận tải Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hoá đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có: chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng. Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quan đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết.
  28. 15 Tóm tắt chương 1 Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận chung về logistics và dịch vụ logistics trong chương 1, có thể tóm tắt một số nội dụng cơ bản như sau: Thứ nhất, dịch vụ logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà là một chuỗi các dịch vụ liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã làm đa dạng hoá khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Thứ hai, logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Mặc dù dịch vụ logistics ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, song vẫn đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn coa vai trò rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, dịch vụ logistics chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài cũng như yếu tố nội tại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này như: yếu tố về chính trị - pháp luật, yếu tố kinh tế, yếu tố công nghệ, yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tư nhiên, yếu tố cạnh tranh, yếu tố khách hàng, tiềm lực của doanh nghiệp và hệ thống thông tin. Thứ tư, dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của hoạt động logistics bao gồm: mua sắm nguyên vật liệu, dịch vụ khách hàng, quản lý hoạt động dự trữ và dịch vụ vận tải. Thứ năm, dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều hoạt động, có thể được phân loại dựa trên từng tiêu thức khác nhau như: theo hình thức logistics; theo toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ logistics; theo loại hàng hóa; theo nghị định số 140/2007/NĐ – CP của Chính phủ; theo phạm vi hoạt động. Từ những kết quả đạt được ở chương 1, tiếp theo chương 2 sẽ là phần phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, qua đó đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty.
  29. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cùng với quá trình đổi mới, nước ta mở rộng giao thương với các nước trên thế giới, nhiều công ty nước ngoài thấy được Việt Nam là thị trường tiềm năng. Từ đó đẩy mạnh các hoạt động buôn bán giao lưu hàng hóa với nước ta. Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush với tên giao dịch quốc tế: Cargo rush Internation Co., Ldt là một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh trên. Công Cargo Rush được thành lập vào ngày 1/2/2003 theo Giấy phép Kinh doanh số 0309716769 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp. Giám đốc là ông Lee Jin Sung. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng - Thực hiện một số công việc liên quan đến vận tải và giao nhận hàng hóa. - Vận tải và giao nhận hàng hóa trong nước, quốc tế bằng đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. - Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác cho các công ty, các tổ chức kinh tế khác theo chức năng và quyền hạn của công ty. - Quản lý và tổ chức các trạm tiếp nhận và phát hàng lẻ theo quy định của cơ quan chức năng để tiến hành gom, gửi hàng các loại hàng mậu dịch và phi mậu dịch. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ có liên quan đến giao nhận 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước và tập quán quốc tế liên quan đến công tác giao nhận. - Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty. - Đảm bảo đời sống cho nhân viên, phân phối công bằng hợp lý các khoản thu nhập và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
  30. 17 2.1.3. Sản phẩm kinh doanh của công ty Cho tới thời điểm này (2014), Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush có đội ngũ trên 100 cán bộ, công nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực: - Vận tải nội địa; - Đại lý vận tải cho các công ty giao nhận ở một số nước; - Cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi; - Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; - Hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác; - Dịch vụ chuyển phát nhanh 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Nhằm mục đích nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ toàn Công ty, phát triển tính năng động và khả năng làm việc theo nhóm của từng thành viên, Cargo Rush xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức đơn giản và linh hoạt theo mô hình "Horizontal" với Ban Giám Đốc và 7 phòng nghiệp vụ. BAN GIÁM ĐỐC Phòng xuất Phòng Hành nhập khẩu Phòng Kế toán chính - Nhân sự tài vụ Tổ nghiệp Tổ đại lý Tổ Sales- Tổ kinh vụ XNK tàu biển Marketing doanh và GN kho bãi hàng hóa và vận tải Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Nguồn: phòng hành chính và nhân sự công ty TNHH quốc tế Cargo Rush.
  31. 18 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám đốc Hoạch định các chiến lược ngắn, trung và dài hạn, ra các quyết định và giao công việc cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trước ban quản trị. Phòng Hành chính - Nhân sự Phụ trách quản lý về nhân sự, tổ chức tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, đề ra nội quy công ty và giám sát việc thực hiện những nội quy này của nhân viên. Chịu trách nhiệm luân chuyển, điều phối nhân viên đi các bộ phận phòng ban khác khi có nhu cầu. Phòng Kế toán tài vụ Phụ trách thu chi, hoạch toán, tổng hợp và báo cáo tài chính với Ban giám đốc. Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý các tổ nghiệp vụ tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của Cargo Rush.  Tổ nghiệp vụ xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa Giao nhận là bộ phận quan trọng nhất lớn nhất với trên 40 cán bộ công nhân viên, trong đó nhiều người có trên 10 năm kinh nghiệm chuyên đảm nhiệm thực hiện các hợp đồng giao nhận (hàng lẻ, hàng nguyên container, hàng tàu xá), chuyên lo thủ tục khai báo hải quan, kiểm hóa, vận chuyển, thuê kho, bốc xếp, đóng gói Đồng thời tìm kiếm khách hàng, giải đáp thắc mắc cho khách hàng có sử dụng dịch vụ của công ty.  Tổ đại lý tàu biển Hiện đang là phòng nghiệp vụ năng động và hiệu quả nhất trong công ty với gần 20 cán bộ công nhân viên chuyên theo dõi lịch tàu và thông báo cho khách hàng khi cần, chịu trách nhiệm liên hệ với hãng tàu trong và ngoài nước để tiến hành việc book tàu, ký và phát hành House Bill cho khách hàng cho hàng xuất, nhận giấy thông báo hàng đến từ hãng vận tải chính, ký và phát hành D/O đối với hàng nhập.  Tổ Sales - Marketing Phụ trách khâu tìm kiếm khách hàng, chào bán giá cước vận tải đường biển, đường hàng không, cũng như dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
  32. 19  Tổ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa Chịu trách nhiệm quản lý bảo quản hàng hóa trong kho, quản lý đội xe chở container, hệ thống kho riêng của công ty và tổ chức việc chở hàng cho công ty. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Với chiến lược kinh doanh 2010 – 2015, trong đó coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng quá trình giao nhận vận tải quốc tế, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh và những lợi thế vốn có của công ty. Công ty còn đa dạng hóa ngành nghề, đa phương hóa quan hệ tổ chức tốt công tác thị trường, từng bước khôi phục và thiết lập các mối quan hệ với các hãng tàu, với các đại lý. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng, %. Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh thu thuần 73.838 81.293 118.052 7.455 10,1 36.759 45,2 Tổng chi phí 60.195 66.014 92.973 5.819 11,6 26.959 48,1 Lợi nhuận sau thuế 7.732 8.959 16.309 1.227 6,9 7.350 38,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng kế toán. 140 120 100 80 Doanh thu thuần 60 Tổng chi phí 40 Lợi nhuận sau thuế 20 0 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Nhận xét Năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 73.838 triệu đồng, doanh thu khá cao với lợi nhuận sau thuế 7.732 triệu đồng. Trong nền kinh
  33. 20 tế bất ổn, công ty đạt được lợi nhuận như vậy là điều đáng mừng; nguyên nhân là do sự can thiệp của chính phủ vào việc bình ổn giá thị trường và việc gia nhập WTO với chính sách mởi của đất nước nên hoạt động XNK diễn ra sôi nổi, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh dịch vụ cho các công ty giao nhận nói chung và Cargo Rush nói riêng. Năm 2012, doanh thu thuần 81.293 triệu đồng, tăng với mức 10,1% so với năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 6,9%. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa năm 2011 tăng khá cao dẫn đến giá vốn và các loại chi phí tăng mạnh 11,6% nên với doanh thu như trên thì lợi nhuận của công ty không đáng kể. Tuy nhiên mức độ tăng khá cao so với mức tăng của các doanh nghiệp cùng ngành nhờ vào năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty và sự tin cậy của các khách hàng truyền thống. Năm 2013, doanh thu thuần đạt 118.052 triệu đồng tăng 45,2% so với năm 2012, cùng với việc lợi nhuận sau thuế tăng vượt bậc 38,8%. Nguyên nhân là nhờ sự phục hồi kinh tế nên việc cung cấp dịch vụ cho các doanh gặp nhiều thuận lợi. Hơn nữa, qua nhiều năm hoạt động, công ty đã tạo được niềm tin nơi khách hàng nên ngày càng có nhiều hợp đồng dịch vụ lớn với giá trị cao. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh (HĐKD) dịch vụ logistics tại công ty 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng HĐKD dịch vụ logistics tại công ty 2.2.1.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài Thực trạng kết cấu hạ tầng logistics  Thực trạng kết cấu hạ tầng đường biển - Mạng lưới cảng biển Cơ cấu cảng biển còn chưa hợp lý nên tình trạng thừa thiếu vẫn diễn ra. Hầu hết là cảng nhỏ, rất bất lợi cho tàu lớn cập cảng, không thể đón nhận tàu thuộc loại trung bình của thế giới. Do đó, công suất khai thác các cảng này còn thấp, chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị thiết bị xếp dỡ container hiện đại, thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Thêm vào đó, vì chưa có bến nước sâu tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nên hàng hóa phải trung chuyển qua các cảng nước ngoài làm cước phí vận tải tăng lên đáng kể. Trang thiết bị và năng lực xếp dỡ của các cảng biển thô sơ, lạc hậu, dẫn đến năng suất xếp dỡ
  34. 21 thấp, giải phóng tàu chậm, làm tăng chi phí vận tải hàng hóa và làm giảm năng lực cạnh tranh của bản thân hệ thống cảng biển. - Quy mô đội tàu Bảng 2.2 dưới đây tổng hợp phân loại tàu theo loại tàu và trọng tải. Qua bảng này có thể thấy, hầu hết các tàu là tàu vận chuyển hàng tổng hợp, nhưng cũng có một số lượng đáng kể tàu chuyên dùng như tàu chở dầu và tàu chở hàng lỏng. Tàu chở container chưa nhiều. Phần lớn các tàu có trọng tải nhỏ, dưới 5000 DWT. Bảng 2.2: Số lượng tàu biển đăng ký theo loại tàu và trọng tải Số tàu theo trọng tải (DWT) Loại tàu Tổng 499 999 1999 4999 9999 200 – – – – – – 0 >10000 200 500 1000 2000 5000 Tàu hàng tổng hợp 30 89 233 146 113 67 46 724 Tàu chở container - - - 1 - 9 10 20 Tàu chở dầu 12 7 15 22 14 2 14 86 Tàu chở hàng lỏng rời 1 1 1 3 6 - 3 15 Tàu hàng kết hợp chở khách 42 2 - - - - - 51 Xà lan - 12 5 7 2 - 1 27 Tàu kéo đẩy 101 7 6 16 - - - 130 Tàu hút 1 7 7 1 2 1 1 20 Tàu khác 48 8 2 1 1 1 4 65 Tổng 235 133 269 197 138 80 79 1547 Nguồn: Đăng kiểm tàu thuyền, Cục Đăng kiểm Việt Nam. - Luồng vào cảng Hầu hết các cảng biển Việt Nam được xây dựng ở bờ hoặc cửa sông nên dễ bị bồi lắng, gây khó khăn lớn cho công tác duy tu, nạo vét luồng lạch đảm bảo độ sâu thiết kế cũng như khả năng khai thác và độ an toàn.
  35. 22 Luồng vào cảng hẹp gây khó khăn cho tàu thuyền trong quá trình khai thác, đồng thời cũng dễ gây ra các tai nạn như va chạm giữa các tàu, lật tàu  Thực trạng kết cấu hạ tầng đường bộ Bảng 2.3: Mạng lưới đường bộ Việt Nam Loại đường Chiều dài (km) Tỷ trọng (%) Quốc lộ 17.228 6,7 Tỉnh lộ 23.520 9,2 Đường huyện 49.823 19,4 Đường xã 151.187 58,9 Đường đô thị 8.492 3,3 Đường chuyên dùng 6.434 2,5 Tổng 256.684 100 Nguồn: Cục Đường bộ Việt Nam. Đường bộ Việt Nam hầu hết đều rất hẹp và chất lượng mặt đường rất kém. Về phân cấp đường bộ theo chức năng, từ bảng trên có thể thấy tỷ trọng đường quốc lộ (đường chính yếu) so với tỉnh lộ (đường thứ yếu) là không chênh lệch nhau nhiều. Điều này khiến lưu lượng xe địa phương đi vào các trục quốc lộ quá lớn, gây tắc nghẽn giao thông, tăng tai nạn giao thông, đồng thời chất lượng đường nhanh chóng xuống cấp.  Thực trạng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (đường sông) Nhìn chung các cảng và bến thủy nội địa các loại thường có quy mô nhỏ, với các trang thiết bị bốc dỡ lạc hậu, tỉ lệ cơ giới hóa thấp, ít được bảo trì. Việc đăng ký các phương tiện đường thủy đã lạc hậu, với hàng ngàn phương tiện nhỏ chưa được thống kê.  Thực trạng kết cấu hạ tầng đường sắt Kết cấu hạ tầng đường sắt lạc hậu, yếu kém; năng lực vận chuyển thấp do quy mô nhỏ và không được hiện đại hóa. Nhiều đoạn tuyến đi qua các vùng địa hình địa chất phức tạp, hiểm trở ảnh hưởng lớn đến năng lực và an toàn vận tải. Tình trạng mòn, sứt mẻ nhiều; phụ kiện liên kết lỏng lẻo, mất mát, rỉ hỏng. Hệ thống kho tàng, bến bãi trên các tuyến đường sắt đều có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại các nhà ga, hàng hóa được để trong kho, trên
  36. 23 toa tàu và xếp ở các bãi chứa tự nhiên. Hầu hết các toa tàu là toa chứa hàng hóa thông thường, rất ít toa tàu chuyên dụng để chuyên chở các loại hàng hóa đặc biệt.  Thực trạng kết cấu hạ tầng đường hàng không Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Ba cảng hàng không lớn nhất là Nội Bài ở miền Bắc, Tân Sơn Nhất ở miền Nam và Đà Nẵng ở miền Trung vẫn chưa có nhà ga hàng hóa và khu vực hoạt động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan. Chỉ cảng hàng không Tân Sơn Nhất là đón được máy bay chở hàng quốc tế. Điều kiện tự nhiên Điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố để phát triển logistics. Hệ thống cảng biển đa dạng trải đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, rất lý tưởng để phát triền vận tải đường biển. Ngoài ra, hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú tạo điều kiện phát triển giao thông nội thủy. Với hai vùng châu thổ bằng phẳng, rộng lớn được nối với nhau bởi dẻo đất Trung bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường sắt và ô tô – một mắt xích không thể thiếu được trong vận tải đa phương thức. Với điều kiện địa lý như đã đề cập trên đây, công ty có đầy đủ các điều kiện để áp dụng và phát triển hoạt động logistics. Thực trạng hệ thống luật pháp phát triển logistics Các yếu tố thuộc thể chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực dịch vụ này chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho ngành này phát triển. Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa có quy định về các hình thức dịch vụ logistics và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Đến khi Luật Thương mại (sửa đổi) được thông qua năm 2005, thuật ngữ dịch vụ logistics mới được đưa vào. Trong Luật Thương mại 2005, các vấn đề liên quan đến dịch vụ logistics được quy định tại 8 điều, từ điều 233 đến điều 240, trong đó quy định các vấn đề liên quan đến định nghĩa và phân loại dịch vụ logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân cung cấp cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.
  37. 24 Sau khi Luật Thương mại 2005 ra đời và có hiệu lực tới gần 2 năm thì Nghị định 140/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Thương mại 2005 mới ra đời và có hiệu lực. Sự chậm chễ này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Ngoài ra, hoạt động cung ứng các loại hình dịch vụ logistics còn được điều chỉnh bởi nhiều luật và văn bản dưới luật khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này như Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, Hiệp định Tiểu vùng Sông Mêkông về vận tải xuyên biên giới Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics còn chồng chéo, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Thực trạng phát triển công nghệ thông tin Đối với Việt Nam, công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, song lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạng internet ngày càng tăng. Số doanh nghiệp sử dụng và khai thác mạng internet để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biến, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số đã áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực marketing, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hóa, bảo hiểm, thanh toán Thực trạng môi trường cạnh tranh Lĩnh vực logistics bao gồm nhiều loại hình dịch vụ logistics khác nhau. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể cung ứng đơn lẻ một hoặc một số loại dịch vụ, hoặc có thể cung ứng đồng bộ các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đủ năng lực cung ứng các dịch vụ đơn lẻ, hay nói cách khác là thực hiện một hoặc một số công đoạn của toàn bộ dây chuyền cung ứng, phổ biến nhất là các dịch vụ giao nhận, kho bãi, khai quan hay vận tải nội địa. Đối với các doanh nghiệp này, rào cản để gia nhập và rút khỏi ngành không lớn. 2.2.1.2. Nhóm các yếu tố bên trong Nguồn lực tài chính Cargo Rush là một chủ thể độc lập trong kinh doanh, chủ động về mặt tài chính, tự chủ trong phương án kinh doanh. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của công ty chứng tỏ tình hình huy động
  38. 25 vốn của công ty tương đối tót và có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vẫn chưa đủ khả năng để công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động và đầu tư mới trang thiết bị. Đặc điểm về nguồn nhân lực Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng, con người đóng vai trò chủ đạo, chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng mức độ hài lòng của khách hàng, sự hài lòng đó được mang lại từ sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh chóng, chính xác với mức giá phải chăng và nó hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Chính vì thế, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty. Công ty luôn cố gắng phân bỏ nguồn nhân lực hợp lý, khai thác tối đa chuyên môn và sở trường của từng các nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Bảng 2.4: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của công ty năm 2013 Đơn vị tính: người. Giới tính Trình độ Số Phòng ban Phổ lượng Nam Nữ ĐH CĐ thông Phòng Hành chính - 04 01 03 04 0 0 Nhân sự Phòng kinh doanh xuất 22 14 08 12 10 0 nhập khẩu Trong đó: Tổ nghiệp vụ XNK và giao 08 05 03 05 03 0 nhận hàng hóa Tổ đại lý tàu biển 04 01 03 02 02 0 Tổ Sales - Marketing 04 02 02 03 01 0 Tổ kinh doanh kho bãi và 06 06 0 02 04 0 vận tải hàng hóa Phòng Kế toán – Tài vụ 05 0 05 05 0 0 Tổng cộng 31 15 16 21 10 0 Nguồn: phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH quốc tế Cargo Rush.
  39. 26 Nhận xét Từ bảng số liệu có thể thấy công ty có tổng cộng 31 người hoạt động ở ba phòng ban. Chất lượng lao động được công ty đề cao, ngoài 10 công nhân ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có trình độ cao đẳng thì các nhân viên ở các bộ phận còn lại có trình độ đại học trở lên thuộc khối kinh tế, thành thạo nghiệp vụ giao nhận, xuất nhập khẩu, thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng liên quan đến nghiệp vụ. Ở mỗi phòng ban, trưởng phòng có nhiệm vụ nắm rõ năng lực của các cá nhân, từ đó sắp xếp công việc theo thế mạnh của từng người để khai thác tối đa hiệu quả công việc, đảm bảo nguyên tắc công việc không bị trùng lặp gây lãng phí. Công ty cũng luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp kết hợp với đào tạo tại chỗ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên công ty từ đó tránh được những sai sót trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận, đẩy mạnh quá trình giao hàng cho khách hàng góp phần tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật Về phương tiện vận tải, Cargo Rush chưa có đội tàu phục vụ cho nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá, đây là một đặc điểm bất lợi khiến công ty chỉ có thể đảm nhận vai trò người giao nhận. Công ty đã có sự đầu tư cần thiết về phương tiện vận tải với đội xe tải đáp ứng được 70% nhu cầu chuyên chở hàng hoá trong nước đối với các hợp đồng của công ty, tuy nhiên, công ty vẫn còn phải thuê ngoài các thiết bị chuyên dụng như xe nâng, cần cẩu, cũng như văn phòng, kho bãi khiến giá cả dịch vụ thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù vậy, với quy mô và khối lượng giao nhận của công ty hiện nay, việc thuê ngoài thay cho đầu tư mua sắm những trang thiết bị có chi phí lớn là hoàn toàn hợp lý. Trong tương lai, khi quy mô công ty được mở rộng, công ty cần chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất hơn. 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 2.2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Các dịch vụlogistics hiện có Cargo Rush là bên trung gian giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, thực hiện một phần
  40. 27 hoặc toàn bộ các công việc nhận hàng, vận chuyển, vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Tuy nhiên, do chưa có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư phương tiện vận tải quốc tế nên công ty kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực giao nhận hàng hoá. Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty đã tiến hành khai thác các dịch vụ giao nhận như: đại lý giao nhận, vận tải hàng hoá quốc tế; đại lý khai thuê hải quan; dịch vụ bốc xếp, đóng gói, ký mã hiệu hàng hoá; giao nhận; kinh doanh dịch vụ kho bãi Với vai trò là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, công ty đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng từ một phần đến toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Với vai trò là đại lý giao nhận, Cargo Rush có mối quan hệ đại lý cho các hãng vận chuyển hàng không quốc tế như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thai Airways, các hãng tàu và đại lý cho các công ty giao nhận tiến hành cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá theo sự uỷ thác của đối tác, khách hàng. Cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào Công ty vẫn phải đi thuê văn phòng, kho bãi và các nhà thầu phụ khác. Đối với những hợp đồng lắp đặt máy móc, công ty có phương tiện xe vận tải vận chuyển máy móc từ nơi di rời về nơi lắp ráp, và có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên đối với những mặt hàng cần phải có kho bãi để bảo quản, công ty phải thuê kho bãi của một bên khác để đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Với những hợp đồng lớn, cần nhiều công nhân thực hiện dự án, để thực hiện hợp đồng, công ty phải đứng ra thuê công nhân để tiến hành công việc đúng hạn thời gian của khách hàng. Giá dịch vụ mua ngoài ( xăng dầu, điện, nước ), giá dịch vụ cung cấp của các nhà thầu phụ ( xe nâng, xe cẩu ), giá thuê kho bãi, giá thuê nhân công làm cho tổng chi phí tăng lên rất nhiều gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Hệ thống thông tin Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics phát hiện các điểm yếu trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hoá, loại bỏ được thời gian chết, thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Tuy nhiên, công ty mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP và ứng dụng công nghệ
  41. 28 thông tin vào các hoạt động khai báo hải quan, tìm kiếm, quản lý và lưu trữ chứng từ. Dịch vụ khách hàng - Các nhân viên phòng Sales – Marketing sẽ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty, đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp lâu năm đối với các khách hàng, đối tác quen thuộc của công ty. - Các nhân viên phụ trách chuyên môn sẽ theo dõi và chủ động thông báo về tình hình hàng hoá cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng tạo tâm lý yên tâm và tin tưởng về dịch vụ mà công ty cung cấp; tận tình giải quyết và phối hợp với khách hàng khi có vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ có liên quan. - Công ty sẽ điện thoại gửi mail hỏi thăm khách hàng đối với những hàng hóa, dự án mà công ty thực hiện nhằm mang lại sự chu đáo nhiệt tình, trách nhiệm đối với khách hang. Ngoài ra công ty gửi thư chúc mừng, quà biếu đối với khách hàng và đối tác trong những ngày lễ tết, tham gia các chương trình của khách hàng mời đến dự, qua đó có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng mới. Quy trình kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Hiện nay công ty đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau: - Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax công việc được thực hiện bởi các nhân viên tổ Sales – Marketing. - Các nhân viên tổ Sales – Marketing tiếp nhận yêu cầu khách hàng, tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý. - Chuyển đơn gom hàng cho tổ kinh doanh kho bãi và vận tải. - Sau khi nhận được xác nhận từ kho, tổ Sale – Marketing sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho. - Tuỳ theo phương thức giao hàng, bộ phận vận tải sẽ điều phương tiện hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý/hoặc trực tiếp người tiêu dùng. Cơ cấu thị trường của công ty Cargo Rush đã triển khai dịch vụ đến rất nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay nói tới thị trường chủ yếu của công ty thì chỉ có TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Ba thị trường này thường chiếm trên 80% thu nhập của Cargo Rush, trong đó chỉ riêng thị trường Bình Dương thường chiếm trên 40%.
  42. 29 23% Bình Dương 20% Tp.HCM Đồng Nai 43% 14% Thị trường khác Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường của Cargo Rush năm 2013 Nguồn: phòng kinh doanh XNK công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. Khách hàng của công ty. Khách hàng của công ty hầu hết là các khách hàng quen thuộc, quy mô vừa, sử dụng dịch vụ thường xuyên với sản lượng XNK biến động theo nhu cầu thị trường. Bảng 2.5: Tổng hợp doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ logissics theocác khách hàng của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng. STT Khách hàng Hàng không Đường biển 2011 2012 2013 2011 2012 2013 1 TNA 10.169 10.077 9.459 2 Baiksan 7.085 8.052 8.882 3 CRS 5.288 5.989 7.902 4 JC’Int 1.187 3.046 4.788 5 Yes Vina 4.627 5.368 5.108 6 Global 2.153 3.020 3.945 7 Molax Vina - - 3.014 8 Khách hàng khác 1.986 1.992 2.234 3.121 1.087 1.127 Tổng doanh thu 8.766 10.380 14.301 26.850 26.251 32.158 Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. Nhận xét Nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu từ các khách hàng lớn của công ty tăng
  43. 30 liên tục qua các năm ở cả hai phương thức là đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên, có thể thấy nguồn thu của công ty chủ yếu theo phương thức vận tải đường biển, chiếm trên 70% doanh thu. Trong vận tải hàng không, năm 2013 doanh thu tăng 44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty có thêm hợp đồng từ khách hàng mới là Molax Vina. Ở giao nhận đường biển, giai đoạn 2011 – 2013, hoạt dộng kinh doanh của phần lớn các khách hàng đã có nhiều khởi sắc. Doanh thu của công ty từ các khách hàng ngày càng tăng. Khách hàng lớn nhất của công ty là TNA, song doanh thu từ khách hàng này lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của TNA gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa thể khôi phục lại sau khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, doanh thu của công ty không vì thế mà giảm sút, ngược lại, doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thành quả của công tác hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu, khiến sự tin tưởng và uỷ thác cho công ty của các khách hàng, đối tác ngày càng tăng. 2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Giai đoạn 2011 – 2013 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH quốc tế Cargo Rush vẫn giữ được tính ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng, % 2011 2012 2013 Loại hình dịch vụ Doanh Tỷ Doanh Tỷ Doanh Tỷ thu trọng thu trọng thu trọng Dịch vụ 3PL (Third Party 19.101 34,09 26.913 41,71 33.428 44,21 Logistics). Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ 25.063 44,73 24.622 38,16 25.451 33,66 kho đến đại lý, khách hàng. Cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu. 11.867 21,18 12.988 20,13 16.733 22,13 Tổng doanh thu 56.031 100 64.523 100 75.611 100 Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2011, 2012, 2013 của Cargo Rush.
  44. 31 Bảng 2.7: Cơ cấu lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng, %. 2011 2012 2013 Loại hình dịch vụ Lợi Tỷ Lợi Tỷ Lợi Tỷ nhuận trọng nhuận trọng nhuận trọng Dịch vụ 3PL (Third Party 4.213 56,54 4.163 52,62 5.596 51,23 Logistics). Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ 2.312 31,02 2.403 30,37 3.163 28,96 kho đến đại lý, khách hàng. Cung ứng vật tư, nguyên 927 12,44 1.346 17,01 2.164 19,81 nhiên liệu. Tổng lợi nhuận sau thuế 7.452 100 7.911 100 10.923 100 Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2011, 2012, 2013 của Cargo Rush. 40000 35000 30000 Dịch vụ 3PL 25000 20000 Cho thuê kho bãi, vận tải, phân phối hàng hóa 15000 Cung ứng NVL 10000 5000 0 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.3: Doanh thu các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 2011 – 2013
  45. 32 6000 5000 4000 Dịch vụ 3PL 3000 Cho thuê kho bãi, vận tải, phân phối hàng hóa 2000 Cung ứng NVL 1000 0 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics giai đoạn 2011 - 2013 Nhận xét Nhìn chung, tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của công ty trong năm qua có khá nhiều biến động phức tạp trên tất cả các hình thức dịch vụ. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận đạt được vẫn giữ được mức độ ổn định. Doanh thu của dịch vụ logistics 3PL xếp thứ hai sau dịch vụ vận tải đa phương thức truyền thống, nhưng lợi nhuận luôn ở vị trí số 1. Hiệu quả thu được của dịch vụ này trong 3 năm trở lại đây doanh thu tăng liên tụctrong khoảng từ 56 đến 75 tỷ đồng. Trong các loại hình dịch vụ logistics mà Cargo Rush cung cấp thì đứng đầu về cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều là dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics), chiếm khoảng 36 đến 45% tổng doanh thu của dịch vụ logistics, lợi nhuận đạt được thì ở mức cao hơn từ 52 đến 65%. So sánh từ doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ 3PL thì có thể thấy được loại hình này đạt hiệu quả kinh doanh cao khi mà lợi nhuận của nó ở mức trên 50% tổng lợi nhuận của dịch vụ logistics. Nhóm dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng có mức doanh thu vào khoảng 38 đến 44%, tuy nhiên bắt đầu sang hai năm gần đây thì doanh thu cũng như lợi nhuận từ nhóm dịch vụ này đều giảm. Dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu chỉ là một dịch vụ nhỏ trong số các dịch vụ logistics mà công ty tiến hành cung cấp, nó không được chú trọng nhiều, chính vì thế
  46. 33 mà doanh thu không cao, nằm vào khoảng 11 đến16 tỷ đồng, lợi nhuận từ 12 đến 18%, những năm gần đây có tăng hơn so với trước đó nhưng không nhiều. Tóm lại, xét trên số liệu thì có thể thấy loại hình dịch vụ 3PL đạt hiệu quả cao, ngày càng chứng tỏ được thế mạnh ưu việt của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn và do đó, cần được đầu tư sâu hơn nữa. Bên cạnh đó cũng cần song song nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhóm dịch vụ logistics lõi: kho bãi, bốc xếp Xu thế của thời đại hiện nay là xu thế phát triển những dịch vụ logistics lõi lên một giai đoạn phát triển cao hơn của nó – dịch vụ 3PL. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đại lý Bảng 2.8: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: hợp đồng, %. Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Loại hình đại lý Đại lý hàng hải 55 60 64 9,09 6,67 Đại lý hàng không 16 20 25 25 25 Tổng 71 80 89 12,68 11,25 Nguồn: tài liệu lưu trữ về hợp đồng đại lý công ty TNHH quốc tế Cargo Rush. 70 60 50 40 Đại lý hàng hải 30 Đại lý hàng không 20 10 0 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.5: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, giai đoạn 2011 – 2013
  47. 34 Nhận xét Theo số liệu ta thấy, tình hình mở rộng đại lý tăng dần theo các năm, năm 2013 tăng 11,25%, năm 2012 tăng 12,68% so với năm 2011. Mức tăng khác nhau do năm 2013 bắt đầu đưa vào sử dụng hệ thống vận tải hàng không mở rộng nên tốc độ các đại lý gia tăng mạnh hơn trong năm 2012. Số lượng hãng giao nhận quốc tế có mối quan hệ với công ty là gần 90 hãng (năm 2013). Đa số các hãng này có quan hệ với công ty lâu đời và một số hãng do chính công ty thiết lập mối quan hệ trong thời gian hoạt động. 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 2.3.1. Ưu điểm 2.3.1.1. Chất lượng dịch vụlogistics tương đối tốt Hiện nay công ty đang sở hữu một hệ thống kho bãi chất lượng cao tại các vị trí thuận lợi và hiện tại đang tiếp tục được mở rộng. Các được quản lý chuyên nghiệp, trang bị những hệ thống hiện đại như: hệ thống cần trục, cầu trục, xe nâng, cầu âm, cầu nâng hàng, hệ thống đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, hệ thống ánh sáng ở mái trong kho bãi, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy chưa phải là đạt tiêu chuẩn được như các kho hàng hiện đại của các hãng lớn, nhưng, những dịch vụ hiện có cũng làm hài lòng những khách hàng có nhu cầu không quá lớn về mảng dịch vụ này. 2.3.1.2. Tăng cường hợp tác với nước ngoài Công ty đã chú trọng, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác, phát triển dịch vụ với các nước trong và ngoài khu vực, nhằm xúc tiến từng bước đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ đồng thời tiếp thu các công nghệ quản lý mới. Ký kết các hợp đồng hợp tác với đại lý vận tải giao nhận, thiết lập mạng lưới đại lý vận tải giao nhận. Việc thiết lập hệ thống đại lý rộng khắp và phân bổ tại các khu vực trên thế giới đã mang lại sự chủ động và khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng về vận tải Fowarder đối với các đối tượng khách hàng và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing tại các nước. Để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường công ty đã và đang xây dựng mạng lưới dịch vụ tại các khu vực thị trường tiềm năng với các văn phòng đại diện như một bước khởi đầu cho chiến lược phát triển dịch vụ vận tải khu vực và quốc tế.
  48. 35 2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dịch vụ logistics Hệ thống kho bãi của Cargo Rush xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý Business Planning and Control System – BPCS và Web Map Service – WMS giúp người quản lý kho hàng quản lý dễ dàng ở nhiều vị trí khác nhau 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế 1: còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền thống Thực tế hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều các công ty logistics nhưng không có nhiều công ty logistics đúng nghĩa vì nhìn chung các công ty này mới bước đầu áp dụng chưa hoàn thiện, hay nói cách khác là mới chỉ thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics mà thôi. Tại Cargo Rush, mảng hoạt động logistics phần lớn tập trung vào những hoạt động chủ yếu sau: - Dịch vụ giao nhận: làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác XNK; đại lý làm thủ tục hải quan. - Dịch vụ kho bãi: kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, vận tải các loại hàng hoá và một số dịch vụ kho bãi gia tăng. - Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường không, đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước. - Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. So với chủng loại các dịch vụ logistics đã nêu ở chương 1 thì dịch vụ của Cargo Rush còn thiếu và yếu rất nhiều. Phương tiện vận tải mặc dù được đầu tư nhiều nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình nên năng suất lao động đạt được chưa cao. Dịch vụ logistics mà công ty cung cấp chưa được đa dạng và tích hợp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giống một số nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn thiếu dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng - loại hình dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng diễn ra đúng tiến độ, ăn khớp với kế hoạch chuyên chở được đề ra, tránh được việc chờ đợi, lãng phí thời gian trong quá trình chuyên chở. Nguyên nhân của hạn chế Công ty hiện nay chưa có khách hàng để phát triển logistics. Khách hàng của công ty phần lớn là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, chuyên hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng may mặc và sản xuất xuất khẩu. Do đó, họ thường chỉ thuê một vài dịch vụ
  49. 36 mà công ty cung cấp trong chuỗi dịch vụ logistics, chủ yếu nhất là các hoạt động giao nhận truyền thống như kê khai thủ tục hải quan, ủy thác XNK, kinh doanh kho bãi, 2.3.2.2. Hạn chế 2: hoạt động kho bãi còn yếu Trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics thì kho bãi chiếm một vai trò rất quan trọng, là nơi cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy vậy, xét từ phía công ty TNHH quốc tế Cargo Rush thì hoạt động kho bãi còn rất yếu. Cargo Rush còn thiếu các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho hàng hoá như: kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối Trình độ cơ giới trong bốc dỡ hàng hoá vẫn còn yếu kém, lao động thủ công phổ biến, công tác lưu kho lạc hậu, chưa áp dụng tin học trong một số lĩnh vực quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho. Nguyên nhân của hạn chế Thiếu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất dẫn đến hoạt động kho bãi của công ty kém hiệu quả. Việc thiếu đầu tư ở đây được xét trên các phương diện: - Thứ nhất là về vốn đầu tư. Chính vì thiếu nguồn vốn, yếu kém về tài chính mà công ty không thể xây dựng mở rộng thêm kho bãi; đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kho bãi để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Thứ hai là thiếu chính sách đầu tư. Hay nói khác hơn là công ty chưa thực sự chú trọng việc đầu tư trang thiết bị cho hệ thống kho bãi và hoạt động kinh doanh của công ty cũng không chú trọng vào mảng này. - Bên cạnh đó không thể không kể đến yếu tố nhân lực của công ty. Việc thiếu nhân viên có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý kho bãi cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kho bãi của công ty kémhiệu quả. 2.3.2.3. Hạn chế 3: áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Công ty hiện vẫn đang sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan. Thêm vào đó, mức độ ứng dụng thương mại điện tử của công ty cũng vẫn còn ở mức trung bình. Công ty chưa tham gia sử dụng chứng từ điện tử và hợp đồng điện tử; hoặc xét trên khía cạnh xây dựng website thì chỉ là giới thiệu đơn thuần chứ chưa cung cấp được các
  50. 37 tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng (track and trace), lịch tàu, đăng ký điện tử (e - booking), theo dõi chứng từ, Nguyên nhân của hạn chế Lý do của việc hạn chế áp dụng công thông tin là vì vốn đầu tư. Để áp dụng bất kì một chương trình phần mềm quản lý nào đều cần đến chi phí rất lớn trong khi tiềm lực tài chính của công ty còn nhiều yếu kém, chưa đủ để đáp ứng. 2.3.2.4. Hạn chế 4: chất lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực logistics còn yếu Một trong những vấn đề lớn còn tồn tại trong công ty hiện nay là khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh của các nhân viên còn nhiều hạn chế. Với đặc điểm của dịch vụ logistics toàn cầu là kết nối giữa nhiều quốc gia thường sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh, nên khả năng giao tiếp tiếng Anh hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh logistics của công ty. Nguyên nhân của hạn chế Trong khâu tuyển dụng, công ty chưa thực sự chú trọng vào khả năng Anh ngữ của ứng viên mà chỉ tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên ở vị trí tuyển dụng. Chính vì lẽ đó mà nhân viên của công ty yếu kém về mặt ngoại ngữ, dẫn đến yếu kém trong việc giao tiếp và tìm kiếm khách hàng, đối tác nước ngoài, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty. Trong khâu đào tạo, xét đến thời điểm hiện tại thì công ty chưa có chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Chủ yếu nhân viên tích lũy kinh nghiệm qua quá trình họ làm việc, mà như vậy họ chỉ có sự am hiểu ở mảng mà họ chuyên trách còn sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm ở các mảng khác lại hầu như không có. Điều này làm giảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban trong công ty dẫn đến sự ảnh hưởng tới kết quả công việc. 2.3.2.5. Hạn chế 5: dịch vụ thiếu tính liên kết, hoạt động ở trong phạm vi hẹp Hiện nay, hoạt động logistics tại công ty vẫn còn thiếu sự liên kết. Các hoạt động logistics đa phần mang tính độc lập quá cao. Quy mô dịch vụ logistics của công ty còn khá nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Hệ thống mạng lưới đại lý và văn phòng đại diện không nhiều, chỉ bó hẹp trong nước và một số quốc gia lân cận. Một hạn chế nữa là việc công ty mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số dịch vụ riêng lẻ trong toàn bộ chuỗi
  51. 38 logistics, trong khi nhu cầu quốc tế lại đòi hỏi phải tiến hành tổng thể toàn bộ hoạt động của chuỗi này. Nguyên nhân của hạn chế Hiện tại, công ty mới chỉ có một vài văn phòng đại diện. Với số lượng chi nhánh ít ỏi như thế thì công ty tạm thời chưa có khả năng mở rộng hoạt động để đưa dịch vụ logistics của mình ra quốc tế, cũng như là sự hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra, thị trường các công ty khách hàng của Cargo Rush kinh doanh chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Do đó, dịch vụ logistics của công ty cũng chỉ hoạt động trên những thị trường này. Chính vì những lý do trên mà hoạt động kinh doanh của công ty thiếu tính liên kết và chỉ bó buộc trong phạm vi nhỏ hẹp. 2.3.2.6. Hạn chế 6: hoạt động marketing và dịch vụ khách hang yếu kém Công ty hiện chưa có các hoạt động marketing và chiến lược khách hàng cho mảng hoạt động logistics. Về hoạt động Marketing, các hoạt động xúc tiến bán hàng mặc dù đã được chú ý tới nhưng chưa thực sự thu được hiệu quả. Các hoạt động tiếp thị trực tiếp và chăm sóc khách hàng mới chỉ được tổ chức ở mức độ nhỏ lẻ như: thăm hỏi, tặng quà sinh nhật Vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng: Đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa có những nhân viên chuyên trách về bán hàng hay làm công việc chăm sóc khách hàng thật sự. Những nhân viên kinh doanh trong công ty không chỉ làm việc bán hàng mà còn làm chứng từ hay khai hải quan, ngược lại nhân viên chứng từ hay nhân viên hải quan cũng làm nhiệm vụ bán hàng. Nguyên nhân của hạn chế Trước hết là sự thiếu đa dạng trong các loại hình dịch vụ logistics. Tiếp đến là vấn đề giá cả. Giá của các dịch vụ do công ty cung cấp thường có rẻ hơn chút ít so với một số đại lý vận tải khác tuy nhiên chất lượng lại chưa phải là tốt nhất, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng hoãn chuyến, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của khách. Còn giá cả của các dịch vụ khác như kho bãi, đóng gói hàng hóa thường đắt hơn vì công ty phải thuê lại. Công ty hiện vẫn chưa có được chiến lược rõ ràng và quyết định đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động Marketing. Sự phân công chưa rõ ràng khiến cho công việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng của công ty chưa đạt được kết quả mong muốn.
  52. 39 Tóm tắt chương 2 Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về công ty TNHH quốc tế Cargo Rush.Trong suốt thời gian 10 năm hoạt động, công ty Cargo Rush đã tạo cho mình một thế đứng khá vững chắc về các hoạt động vận tải, giao nhận và thiết lập được những mối quan hệ buôn bán bền vững với một số khách hàng trong nước và ngoài nước. Nhiều công ty lớn như: Japan Vanline, Shinjyo Elements của Nhật, Orking của Trung Quốc đã tín nhiệm hợp tác và chọn Cargo Rush làm đại lý giao nhận hàng hóa. Chương 2 cũng đã cho thấy thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cũng chịu nhiều tác động tích cực cũng như tiêu cực từ các nhân tố bên ngoài và các nhân tố nội tại trong công ty. Nắm bắt được tình hình, lãnh đạo công ty TNHH quốc tế Cargo Rush đã có các bước điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Song song đó công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ hổ trợ, tìm thêm các đối tác khách hàng với phương thức kinh doanh: uy tín, chất lượng làm nền tảng cho tất cả các họat động kinh doanh. Ngay từ khi mới thành lập công ty đã từng bước củng cố và định hướng lại cơ cấu họat động dịch vụ, đồng thời cải tiến lại tổ chức, phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Để cạnh tranh trên thị trường logistics đang bùng nổ hiện nay cả trong và ngoài nước, công ty TNHH quốc tế Cargo Rush cần phải xác định năng lực cạnh tranh mũi nhọn của mình, từ đó đầu tư xây dựng, phát triển xuyên tâm nhằm chiếm thị phần đang tăng trưởng. Mặt khác trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, thông tin là vàng có thể giúp cho doanh nghiệp tinh giảm thời gian vận chuyển, xác nhận loại hàng đơn hàng, và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hạn chế rủi ro , doanh nghiệp chưa nghiêm túc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin cơ sở. Trong giai đoạn trước mắt, khi có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và nước ngoài đang cạnh tranh trong lĩnh vực logistics mà có nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, góp phần tăng cạnh tranh trên thị trường, càng đòi hỏi doanh nghiệp cần có mối quan hệ tốt với khách hàng, bởi vậy doanh nghiệp cần xem xét lại dịch vụ marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ dịch vụ và quảng bá thương hiệu.
  53. 40 Qua những phân tích trên có thể thấytình hình kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay của Cargo Rush đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tựu này là nhờ kế hoạch kinh doanh cụ thể và hiệu quả mà Ban giám đốc đã đề ra cùng sự cố gắng nỗ lực hết mình của các nhân viên công ty. Nhưng cũng như nhiều các doanh nghiệp logistics khác tại Việt Nam, hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về trình độ công nghệ và quy mô tổ chức quản lývới sự hạn chế về tài chính, chưa phát triển được hệ thống đại lý, chi nhánh, đội ngũ nhân viên chưa vững về chuyên môn, yếu trong kinh doanh quốc tế và đặc biệt việc áp dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh logistics chưa được đầu tư. Hướng phát triển trong thời gian tới để nâng cao dịch vụ logistics của công ty là tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện có và cung cấp thêm những dịch vụ mới nhằm theo kịp sự phát triển của ngành logistics trên thế giới cũng như yêu cầu của khách hàng. Tóm lại, xu thế toàn cầu hoá và phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia nói chung và dịch vụ logistics nói riêng. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh cũng song song tồn tại và lớn lên.Công ty TNHH quốc tế Cargo Rush cần có đối sách hợp lý, lộ trình cụ thể để phát triển trong tương lai gần và trong tương lai xa là vươn tầm ra thế giới. Từ việc đánh giá lại chặng đường hoạt động trong ba năm gần đây để thấy được những thành tựu đã dạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến việc tồn đọng những hạn chế đó, tiếp nối chương 3 sẽ đi sâu phân tích phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty.
  54. 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH 3.1. Định hướng phát triển của công ty 3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty Kinh doanh dịch vụ logistics là một ngành đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận tương đối lớn. Cargo Rush đã, đang và sẽ tiếp tục kinh doanh và phát triển trong lĩnh vực logistics, quyết tâm phấn đấu để trở thành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có vị thế trên trường quốc tế và đảm nhận hoàn toàn chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Các phương hướng phát triển chung của công ty bao gồm: 3.1.1.1. Phát triển năng lực cạnh tranh Đây là phương hướng phát triển chung đầu tiên mà Cargo Rush đặt ra. Phát triển năng lực cạnh tranh là phương hướng vô cùng quan trọng, phản ánh vai trò và vị trí của công ty trên thị trường dịch vụ logistics. Dự báo trong những năm tới, cạnh tranh trong dịch vụ logistics sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn vì thế việc đưa ra phương hướng phát triển năng lực cạnh tranh sẽ giúp công ty giữ vững vị trí của mình trong tương lai. 3.1.1.2. Phát triển dịch vụ hoàn hảo Hoàn thiện chính bản thân mình là một yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng dịch vụ. Dịch vụ phải có chất lượng cao, hoàn thiện thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đó thể hoàn thành phương hướng này công ty đã bắt tay vào hoàn thiện cơ cấu dịch vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, phát triển các dịch vụ đa dạng sao cho phù hợp với khách hàng và hơn nữa đó chính là phát triển nguồn nhân lực cho mình. 3.1.1.3. Phát triển năng lực nội bộ Đây là vấn đề cấp thiết mà công ty đặt ra nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng nội bộ vững mạnh. Tiềm lực nội bộ là nguồn lực vô tận, vì vậy nếu biết tận dụng chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao. Tiềm lực nội bộ có ổn định, có vững chắc thì mới có thể
  55. 42 đối đầu và giải quyết những khó khăn từ thị trường kinh doanh. Đây không những là phương hướng phát triển hiện tại mà còn là phương hướng phát triển dài hạn mà công ty cần cố gắng để xây dựng nội bộ vững mạnh và cơ cấu hiệu quả cao. 3.1.2. Mục tiêu của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và doanh thu của công ty những năm gần đây là rất cao, việc duy trì tốc độ này trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay quả thực không phải việc đơn giản. Nhưng với sự đồng lòng của ban lãnh đạo chi nhánh và đội ngũ nhân viên, tập thể công ty quyết tâm hoàn thành các mục tiêu như sau: - Duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về sản lượng, doanh thu cũng như lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, tiến tới mở rộng quy mô bằng những doanh nghiệp vừa ở Việt Nam. - Duy trì thị trường ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời nghiên cứu và mở rộng thị trường ra toàn thế giới. - Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ đang cung cấp, tiến hành mở rộng và phát triển các dịch vụ khác liên quan đến chuỗi cung ứng logistics. - Tạo nên mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty, giữa công ty với các đối tác là hãng tàu, các đại lý, đối tác trong ngành. - Tăng cường công tác marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác thêm các khách hàng mới. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush 3.2.1. Giải pháp 1: giải pháp về thị trường và mạng lưới hoạt động 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Hiện nay, liên kết, cộng tác là điều cần thiết để phát triển dịch vụ logistics theo hướng đa dạng các dịch vụ cùng với giá cả cạnh tranh. Thị trường logistics ngày càng cạnh tranh nên để phát triển bền vững và mạnh thì công ty cần phải xây dựng liên minh với các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nước, bao gồm cả các doanh nghiệp cùng ngành và các doanh nghiệp khác ngành. Bên cạnh đó, công ty không thể tổ chức hoạt động logistics cho tất cả các thị trường. Trước tiên công ty cần lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu chiến lược rồi từ từ mở rộng sang các thị trường khác thông qua một số khách hàng lớn của công ty.
  56. 43 Do đó, trên cơ sở cùng tiến tới mục tiêu phát triển thị trường, tăng doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, mở rộng và củng cố hệ thống đại lý, tiến đến mở rộng quy mô công ty, tôi đề ra giải pháp liên kết với doanh nghiệp cùng ngành và phát triển logistics cho một số tuyến chính. 3.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp Nhìn chung, có hai hình thức mở rộng thị trường đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu: - Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng theo phạm vị địa lý, không gian. Hiện nay, thị trường công ty bao phủ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tuy nhiên một số thị trường tiềm năng như: châu Phi, Nam Mỹ vẫn chưa được khai thác, ban lãnh đạo công ty cùng bộ phận Sale – Marketing cần tiến hành nghiên cứu các thị trường này về nhu cầu giao nhận hàng hoá, đối thủ cạnh tranh cũng như phong tục tập quán, pháp luật để tiến hành thâm nhập và kinh doanh trên các thị trường này theo phương thức tự thâm nhập hoặc liên doanh, liên kết. - Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc thu hút thêm khách hàng, củng cố, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện hữu bằng chất lượng dịch vụ, và quy trình giao nhận ngày càng khép kín. Việc mở rộng này cần tiến hành trước nhất ở thị trường trong nước và các thị trường rộng lớn có nhiều nét tương đồng về pháp luật, văn hoá như Trung Quốc, Nhật bản Dựa vào bạn hàng lâu dài, dựa vào các điều kiện thuận lợi như đã phân tích ở trên và triển vọng từ thị trường tiềm năng để thiết kế một số tuyến chính. Tận dụng những cơ sở vật chất cùng trang thiết bị hiện đại sẵn có của công ty. Để thực hiện giải pháp này, công ty cần tiến hành các công việc như sau: - Củng cố hệ thống đại lý sẵn có, phát triển thêm hệ thống đại lý mới. - Xây dựng đại lý độc quyền, gửi nhân viên đại diện qua văn phòng đại lý. - Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở các nước nhất là các nước lân cận và thị trường hoạt động chính của công ty hiện nay. Giải pháp này đòi hỏi công ty phải bỏ ra số vốn lớn, nắm vững chuyên môn nghệp vụ và phải có kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ logistics trên thị trường quốc tế. Với tiềm lực tài chính tương đối tốt và ổn định, đội ngũ nhân viên logistics dày dặn kinh
  57. 44 nghiệm, công ty hoàn toàn có thể thực hiện được giải pháp này một cách hiệu quả. Ngoài việc tham gia vào VIFFAS để cùng nhau hoạt động và có được những thông tin trong ngành thì cần thiết cũng phải có một liên minh của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, dịch vụ logistics hàng hoá đường không, dịch vụ hàng hoá vận chuyển bằng container của công ty chưa hoạt động mạnh, cần phải liên kết với một hãng hàng không có chất lượng dịch vụ tốt cùng nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng container để đảm bảo tính linh hoạt, từ đó cung cấp chuỗi dịch vụ logistics liên hoàn. Các phương thức tổ chức hoạt động logistics mở rộng sang các thị trường nước ngoài khác trong giai đoạn sắp tới như sau: - Phương thức 1: lựa chọn đối tác là công ty giao nhận địa phương để cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường nước ngoài. Như vậy công ty không cần đầu tư nhiều. Tuy nhiên, công ty phải nắm giữ vai trò chủ đạo, thuê họ cung cấp dịch vụ cho mình và phải là đại lý độc quyền. - Phương thức 2: mở chi nhánh, đại lý ở nước ngoài. Hình thức này là tốt nhất đối với hoạt động logistics. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu công ty chưa cần đầu tư vào kho bãi, phương tiện vận chuyển nội địa tại thị trường nước ngoài mà nên đi thuê lại của các công ty cung cấp địa phương. Các giai đoạn thực hiện: - Giai đoạn 1: xác định thị trường mục tiêu (dựa vào khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, khả năng phát triển của thị trường ); tìm kiếm đối tác và đại lý; nghiên cứu tổ chức hoạt động logistics tại thị trường nước ngoài. - Giai đoạn 2: mở chi nhánh/gửi đại diện để giao dịch. Thuê nhân viên để tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa tại thị trường nước ngoài. - Giai đoạn 3: xây dựng kho/thuê kho, đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động logistics tại thị trường nước ngoài. 3.2.1.3. Kết quả dự kiến đạt được - Quy mô và uy tín của công ty được nâng cao, xây dựng được thương hiệu của công ty trên thị trường logistics thế giới, mở rộng tầm hoạt động của công ty, tăng sản lượng và doanh thu từ hoạt động logistics.
  58. 45 - Hệ thống kho bãi và mạng lưới chi nhánh được mở rộng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty hiệu quả hơn và có sự liên kết hợp tác bền vững, nâng cao vị thế công ty trên thị trường. 3.2.2. Giải pháp 2: giải pháp về hoạt động Marketing và dịch vụ khách hàng 3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Hoạt động marketing ngày nay gần như có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bởi trong điều kiện toàn cầu hoá cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có tiềm lực về nguồn nhân lực, tài chính tương đương, có khả năng đưa ra thị trường những dịch vụ gần như tương đương nhau về chất lượng và giá cả. Chiến lược marketing là thực sự cần thiết để công ty vượt lên đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng. 3.2.2.2. Điều kiện thực hiện giải pháp Để tăng cường hoạt động marketing logistics, trước mắt công ty cần nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Công tác dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và kết quả của nó là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm. Các bước xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường như sau: - Bước 1: Lựa chọn khách hàng mục tiêu.  Chọn trong số khách hàng quen của công ty môt số khách hàng lớn, nguồn hàng ổn định, thị trường xuất nhập khẩu có tiềm năng phát triển hoặc dựa vào mối quan hệ sẵn có để phát triển khách hàng lớn.  Thực hiện phân khúc thị trường, xác định nhóm khách hàng có nhu cầu cao về logistics, đặc biệt là các công ty sản xuất gia công. Xác định nhu cầu mục tiêu của từng nhóm để thiết kế logistics cho phù hợp.
  59. 46 - Bước 2: Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa công ty và khách hàng, phát triển dịch vụ Chăm sóc khách hàng – Customer Care.  Hệ thống chăm sóc khách hàng cần dựa trên trang thiết bị công nghệ hiện đại, theo một quy trình tận tình, chuyên nghiệp. Công ty cần phải kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong công ty, từ bộ phận R&D, marketing, bán hàng cho đến bộ phận chăm sóc khách hàng nhằm xây dựng các chiến lược phù hợp và tạo ra sự nhất quán trong hoạt động; nhờ vậy mà khách hàng không phải mất nhiều thời gian chờ đợi đi gặp từng bộ phận một khi có vấn đề cần giải quyết.  Tư vấn cho khách hàng. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, công ty rất am hiểu về luật lệ XNK các nước cũng như am tường về điều kiện vận tải nên công ty cần đóng vai trò là người tư vấn cho khách hàng là chủ hàng trong nước. Công ty cũng nên tư vấn giúp người sản xuất xuất khẩu hiểu được tầm quan trọng của hoạt động logistics để họ không thể từ chối quan hệ bạn hàng lâu dài với công ty.  Đối với những khách hàng hiện hữu, việc chăm sóc khách hàng thuộc nhiệm vụ của nhân viên tổ giao nhận và vận tải, nhân viên phòng Sale – Marketing có nhiệm vụ tìm kiếm và chăm sóc những khách hàng mới trong những lần giao dịch đầu tiên, sau đó tổ giao nhận vận tải sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ này, chính vì thế, việc đào tạo và nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên hai phòng ban này cần được chú trọng hơn hết.  Với những đối tác, khách hàng nước ngoài: cần tìm hiểu sâu hơn về văn hoá, ngôn ngữ nước họ để có những ứng xử phù hợp, tạo được thiện cảm với họ tiến tới sự hợp tác lâu đài. Đối với các khách hàng trong nước, cần nắm bắt và cập nhật thêm các thông tin, mong muốn của khách hàng để đưa ra những sự chăm sóc cần thiết và đúng lúc. Công ty cũng có thể tham gia các hội chợ, các cuộc họp mặt khách hàng. Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng thể hiện được sự quan tâm của công ty với khách hàng, điều này phát huy hiệu quả không nhỏ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.  Thường xuyên tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty. Các kết quả khảo sát sẽ giúp công ty xác định được mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty, từ đó đề ra những giải pháp, chiến lược cải tiến và phát triển.
  60. 47 - Bước 3: Thiết kế hoạt động logistics phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng/nhóm hàng riêng biệt. Một số mặt hàng công nghiệp như giày dép, hàng may mặc được làm từ lượng lớn các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Với khách hàng này, công ty nên thiết kế chuỗi cung ứng, thiết lập luồng vận chuyển hai chiều khép kín. 3.2.2.3. Kết quả dự kiến đạt được - Tạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định. - Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết kế chuỗi logistics. - Giảm chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty. 3.2.3. Giải pháp 3: giải pháp về nguồn nhân lực 3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ logistics. Để đối mặt với thị trường dịch vụ logistics cạnh tranh cao, không còn cách nào khác là phải phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phát triển nội lực công ty. Việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp gồm đào tạo tại chỗ kết hợp với gửi ra nước ngoài đào tạo. 3.2.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp  Trong tuyển dụng Công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo lợi nhuận cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mọi nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kíến thức, trình độ của mình.  Trong đào tạo Trước hết là về trình độ nghiệp vụ, cho dù mỗi nhân viên phải tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm về nghiệp vụ nhưng vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty cần thường xuyên tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các nhân viên kinh doanh.