Khóa luận Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

pdf 92 trang thiennha21 22/04/2022 4531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_marketing_nham_thu_hut_khach_du_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH Họ và tên : Lê Thu Trang – K25QT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TÂY ÂU TỚI THÀNH PHỐ SẦM SƠN - TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH, KHÁCH SẠN) MÃ NGÀNH: 7810103.3 Giáo viên hướng dẫn : TS.Vũ Hương Giang (Có chữ ký kèm theo) HÀ NỘI, 01-2021
  2. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô đang công tác tại Khoa Du lịch, Đại học Mở Hà Nội. Với sự quan tâm, chỉ báo tận tình của các thầy cô, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Một số giải pháp Marketing nhằm nhu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa”. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Vũ Hương Giang- Giảng viên khoa Du lịch- Đại học Mở Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, định hướng và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô Nguyễn Thị Minh Hạnh- Giáo viên chủ nhiệm khóa K25 đã luôn tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Với điều kiện kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, đề tài khóa luận này không thể tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên tốt nghiệp Họ và tên Lê Thu Trang 2 Lê Thu Trang - K25QT
  3. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC BẢNG 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7 PHẦN I: MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Mục đích nghiên cứu 9 3. Đối tượng nghiên cứu 9 4. Phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Bố cục nghiên cứu 10 PHẦN 2: NỘI DUNG 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 11 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11 1.1.1 Trên thế giới 11 1.1.2 Tại Việt Nam 12 1.2 Cơ sở lý thuyết về Du lịch 13 1.2.1 Khái niệm 13 1.2.2 Chức năng của Du lịch 14 1.2.3 Các loại hình Du lịch 16 1.3 Cơ sở lý thuyết về Marketing điểm đến du lịch 20 1.3.1 Điểm đến du lịch 20 1.3.2 Marketing điểm đến du lịch 22 1.3.3 Vai trò của Marketing điểm đến du lịch 23 1.3.4 Quy trình marketing điểm đến du lịch 26
  4. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Tiểu kết chương 1 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ SẦM SƠN - TỈNH THANH HÓA 30 2.1 Khái quát về thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 30 2.1.1 Vị trí địa lý 30 2.1.2 Tài nguyên du lịch 30 2.1.3 Các loại hình du lịch ở Sầm Sơn 34 2.1.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 35 2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 40 2.2.1 Khách du lịch 40 2.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch 44 2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chính 45 2.3 Thực trạng các chiến lược Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 48 2.3.1 Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu 48 2.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 49 2.3.3 Chiến lược xúc tiến 50 2.3.4 Chiến lược phân phối 52 2.3.5 Chiến lược con người 54 2.3.6 Chiến lược phát triển quan hệ đối tác 55 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 56 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 56 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 57 Tiểu kết chương 2 59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TÂY ÂU ĐẾN THÀNH PHỐ SẦM SƠN-TỈNH THANH HÓA 60 3.1 Định hướng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 60 3.1.1 Quan điểm phát triển 60 4 Lê Thu Trang - K25QT
  5. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội 3.1.2 Định hướng về phát triển hoạt động du lịch của thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 61 3.2 Những cơ hội và thách thức về việc thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 64 3.2.1 Cơ hội 64 3.2.2 Thách thức 66 3.3 Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 68 3.3.1 Giải pháp định vị và xây dựng thương hiệu 68 3.3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm 70 3.3.3 Giải pháp xúc tiến 72 3.3.4 Giải pháp phân phối 74 3.3.5 Giải pháp con người 75 3.3.6 Giải pháp phát triển quan hệ đối tác 76 Tiểu kết chương 3 77 KẾT LUẬN 78 KHUYẾN NGHỊ 79 1.Đối với cơ quan quản lí nhà nước về du lịch 79 2.Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 79 3.Đối với cộng đồng 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 83 92 5 Lê Thu Trang - K25QT
  6. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 CSLT Cơ sở lưu trú 2 GDP Tổng sản phẩm nội địa 3 PGS.TS Phó giáo sư,tiến sĩ 4 TP Thành phố 5 TTCN Thủy thủ công nghiệp 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới 8 VITM Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 9 VH,TT&DL Văn hóa, thể thao và Du lịch 6 Lê Thu Trang - K25QT
  7. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2020 37 Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch đến với Sầm 2 40 Sơn,Thanh Hóa (2015-2019) Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Sầm 3 42 Sơn,tỉnh Thanh Hóa (2015-2019) Bảng 2.4 Doanh thu hoạt động du lịch của thành phố 4 44 Sầm sơn,tỉnh Thanh Hóa (2015-2019) DANH MỤC BIỂU ĐỒ: STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến với Sầm 1 Sơn,Thanh Hóa (2015-2019) 41 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Sầm 2 41 Sơn.Thanh Hóa (2015-2019) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tại thành 3 phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 44 7 Lê Thu Trang - K25QT
  8. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới.Cùng với sự phát triển của đất nước,ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những kết quả đánh giá thông qua các chi tiêu về lượng khách,thu nhập,tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân.Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế , xóa đói giảm nghèo ,đảm bảo an ninh xã hội ,bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Tại một số nơi du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống nhân dân. Ngành Du lịch Việt Nam nói chung cũng như Du lịch quốc tế đến Việt Nam nói riêng cũng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập của Việt Nam đối với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong những năm qua, du lịch Việt nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến Việt nam ngày một tăng. Du lịch Việt nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt là đối với đối tượng khách du lịch quốc tế du lịch đến Việt Nam thì chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi nhất. Được biết đến là khu du lịch biển hàng đầu cả nước, Sầm Sơn ngày càng hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Với xu hướng phát triển du lịch bốn mùa, Sầm Sơn đã và đang tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển đa dạng dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ cao cấp. Quay lại thành phố Sầm Sơn sau nhiều năm, không ít du khách đã ngỡ ngàng với sự “lột xác” của một khu du lịch biển hàng đầu xứ Thanh. Bãi biển 8 Lê Thu Trang - K25QT
  9. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Sầm Sơn đúng nghĩa được trả lại trọn vẹn cho du khách với cát trắng trải dài, du khách thoải mái tham gia các hoạt động ngoài trời như thưởng thức hòa nhạc, thả diều, team building Diện mạo, không gian đô thị và văn hóa du lịch mới mẻ đang là thỏi nam châm thu hút khách đến Sầm Sơn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Sầm Sơn vẫn gặp không ít hạn chế, khó khăn như: Dịch vụ du lịch hạn chế, chất lượng chưa cao; giá trị gia tăng du lịch thấp; một bộ phận lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, Điều đó đò hỏi ngành du lịch thành phố Sầm Sơn phải có sự đầu tư đúng đắn vào việc quản bá hình ảnh với những định hướng dài hạn và những giải pháp marketing phù hợp,mang tính đột phá để thu hút khách du lịch trong tương lai. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận của mình 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Du lịch và Marketing điểm đến du lịch - Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất một số chiến lược marketing thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 4. Phạm vi nghiên cứu -Về thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2017- 9 Lê Thu Trang - K25QT
  10. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội 2020; đề xuất một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa. -Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động marketing điểm đến du lịch trong phạm vi thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các nguồn thông tin từ internet,sách vở,báo chí,các khóa luận,chuyên đề tham khảo có liên quan - Phương pháp phân tích: Từ những số liệu sơ cấp, thứ cấp thu nhập được tiến hành phân tích, từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đề cho chính xác khách quan và đạt hiệu quả cao - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu từ nguồn sách báo, internet, tạp chí khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp đánh giá và dự báo: Phương pháp được sử dụng trong nhiệm vụ đề ra các định hướng mục tiêu và các giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu trên địa bàn thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa. 6. Bố cục nghiên cứu Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của Khóa luận gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về du lịch, marketing điểm đến du lịch - Chương II: Thực trạng hoạt động marketing điểm đến du lịch tại Thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa - Chương III: Một số chiến lược marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới Thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 10 Lê Thu Trang - K25QT
  11. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Trên thế giới Nghiên cứu để tìm ra giải pháp thu hút khách du lịch là một việc làm quan trọng nhằm góp phần mang lại hiệu quả phát triển điểm đến du lịch. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Cụ thể như Buhalis (2000), “Marketing cạnh tranh điểm đến trong tương lai” [1], cho rằng điểm đến du lịch là sự kết hợp của nhiều sản phẩm du lịch mang đến các trải nghiệm tích hợp cho khách du lịch. Theo nghiên cứu của Buhalis (2000) chỉ ra, mỗi điểm đến được chủ yếu cầu thành từ 6 thành tố chính sau (viết tắt là 6As): điểm tham quan (Attractions), khả năng tiếp cận (Accessibility), Tiện nghi (Amenities), gói dịch vụ có sẵn (Available packages), hoạt động và dịch vụ bổ trợ (Activities and ancillary services Nhóm tác giả Philip Kotler, John T. Bowen, Jame C. Makens, (2010), Marketing for Hospitality and Tourism đã luận giải nhiều vấn đề về lý luận và kinh nghiệm tổ chức hoạt động marketing trong khách sạn và du lịch. Theo Murphy (2000) , cho rằng sự đa dạng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ là cách hữu hiệu đem lại một trải nghiệm thích thú của khách du lịch và tác động đến sự quay lại của khách du lịch. Hay như Hu và Ritchie (1993) nhìn nhận điểm đến là gói dịch vụ và tiện nghi trong du lịch bao gồm tập hợp của sự đa dạng các thành tố tạo nên từ điểm du lịch. Hai nhà kinh tế học R.Lanquar và R.Hollie đưa ra những phương pháp marketing thu hút khách du lịch trong cuốn Marketing du lịch (Bản dịch từ tiếng Pháp), Nxb Thế giới, năm 1992. 11 Lê Thu Trang - K25QT
  12. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu hoặc chủ yếu nghiên cứu những nguyên lý quản trị marketing trong lĩnh vực khách sạn du lịch hoặc nghiên cứu về chiến lược, tác nghiệp marketing của các loại hình doanh nghiệp du lịch. 1.1.2 Tại Việt Nam Qua tra cứu tại các thư viện, các website cho thấy, trong thời gian gần đây Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch: Công trình Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong các công trình này ngoài việc xác định tổ chức không gian du lịch theo lãnh thổ (chia 3 vùng) thì việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng từng vùng, các mục tiêu và giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm thu hút khách được xem là những mục tiêu quan trọng. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Lào Cai” của tác giả Bùi Thị Thanh,2014 tại trường Đại học Thương Mại.Tuy nhiên luận văn chưa xác định và có giải pháp cụ thể đối với thị trường mục tiêu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Định hướng chiến lược marketing thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, 2008. Đề tài đề cập đến các nội dung: Tổng quan một số cơ sở lý luận chính về marketing du lịch và chiến lược marketing. Cùng với phân tích tổng quan thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam như: những nhân tố tạo cầu du lịch, đặc điểm thị trường khách Nga khi đi du lịch nước ngoài, đặc điểm thị trường khách Nga đến Việt Nam. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam. Những đề tài trên mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó về du lịch như xác định sản phẩm du lịch chính của địa phương, phân vùng, xác định tuyến điểm 12 Lê Thu Trang - K25QT
  13. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội du lịch đầu tư Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động marketing thu hút khách cũng như phân tích và đánh giá sâu thực trạng hoạt động marketing thu hút khách đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu giải pháp marketing thu hút chính khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa là một khoảng trống, chưa có đề tài nào đi sâu vào phát triển du lịch Sầm Sơn dựa trên nhiều khía cạnh và giải pháp. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa” 1.2 Cơ sở lý thuyết về Du lịch 1.2.1 Khái niệm Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau. Luật Du lịch Việt Nam 2005 [11,18] đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm. 13 Lê Thu Trang - K25QT
  14. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Theo ông Kuns (người Thụy Sỹ): “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”. Theo Wikipedia thì: “Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.” Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao. Để làm cơ sở phân tích cho các nội dung có liên quan trong khóa luận, đề tài sử dụng khái niệm về du lịch được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 [11]:“Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.2.2 Chức năng của Du lịch Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. • Chức năng xã hội Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng 14 Lê Thu Trang - K25QT
  15. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. • Chức năng kinh tế Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. • Chức năng sinh thái Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, 15 Lê Thu Trang - K25QT
  16. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau. • Chức năng chính trị Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983) kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.2.3 Các loại hình Du lịch • Phân loại theo mục đích chuyến đi - Du lịch thiên nhiên: Loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. - Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến. 16 Lê Thu Trang - K25QT
  17. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội - Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thõa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này. - Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. - Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. - Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này. - Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ - Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính - Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này. - Du lịch dân tộc học: Loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay 17 Lê Thu Trang - K25QT
  18. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng doi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa • Phân loại theo phạm vi lãnh thổ - Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ (biên giới) quốc gia của khách du lịch - Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. -Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. -Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài. • Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch - Du lịch biển: du lịch biển là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển. -Du lịch núi: là hoạt động du lịch diễn ra trong một không gian địa lý xác định và hạn chế như đồi núi với đặc điểm đặc biệt và thuộc tính có gắn liền với một cảnh quan cụ thể, địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học (thực vật và động vật) và cộng đồng địa phương. -Du lịch dã ngoại: dã ngoại là một hình thức hoạt động bổ ích dành cho mọi lứa tuổi, thông qua việc vui chơi, giải trí, tham quan ngắm cảnh vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa được khám phá những điều mới lạ. -Du lịch miệt vườn: hình thức du lịch miệt vườn ngày nay rất được phổ biến và được nhiều người yêu thích. Việc du lịch miệt vườn đến các vườn trái cây trĩu quả, không những tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ, lại còn được hái trái cây, tham gia vui chơi thỏa thích 18 Lê Thu Trang - K25QT
  19. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội • Phân loại theo phương tiện giao thông -Du lịch xe đạp: du lịch phượt bằng xe đạp cũng là một cách vận động tốt giúp nâng cao được sức khỏe của bạn. Khi du lịch xe đạp bạn sẽ tự chủ và linh hoạt hơn trong việc di chuyển. - Du lịch ô tô: du lịch ô tô cũng quan trọng bậc nhất trên thế giới, là phương tiện chủ yếu nối liền các thành phố du lịch. Ô tô du lịch ngày nay còn tích hợp các phương tiện giải trí, hay giường nằm sang trọng giúp người đi thoải mái hơn - Du lịch bằng tàu hoả: một loại phương tiện du lịch an toàn với tốc độ di chuyển nhanh, đầy đủ tiện nghi, bạn có thể ngắm cảnh đường dài qua khung kính cửa sổ - Du lịch bằng tàu thuỷ: chuyến du lịch bằng tàu là một điều thuận tiện, tàu thủy vừa là phương tiện vận chuyển vừa là cơ sở lưu trú, cung cấp cho du khách mọi tiện nghi giải trí cao cấp trong một chuyến tham quan dài. - Du lịch máy bay: là một trong những loại hình hiện đại, có thể di chuyển với khoảng cách địa lí xa trong thời gian ngắn. • Phân loại theo độ dài chuyến đi - Du lịch ngắn ngày: là loại hình du lịch thường kéo dài từ 1- 3 ngày (hoặc dưới 1 tuần) tập trung chủ yếu vào những ngày nghỉ cuối tuần. - Du lịch dài ngày: là loại hình du lịch thường gắn với các kì dài ngày từ vài tuần đến vài tháng ở địa điểm cách xa nơi ở của khách. • Phân loại theo hình thức tổ chức - Du lịch theo đoàn: là loại hình có sự tham gia của một nhóm khách thường thuộc vào các tổ chức, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành. - Du lịch cá nhân: là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định về chuyến đi như lịch trình, cơ sở cung ứng các dịch vụ. Loai hình này ngày càng phát triển vì 19 Lê Thu Trang - K25QT
  20. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội có những ưu thế nhất định như linh hoạt, đề cao được nhu cầu của cá nhân du khách trong chuyến đi. - Du lịch gia đình: là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành. 1.3 Cơ sở lý thuyết về Marketing điểm đến du lịch 1.3.1 Điểm đến du lịch Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về marketing du lịch đã đưa ra những khái niệm tổng quát về điểm đến du lịch : “Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách”- Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng – Trường đại học Thương mại. [3,3] Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh: “Điểm đến du lịch là một điểm đến mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” [5,342] Theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Như vậy điểm đến du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn khách du lịch. • Phân loại điểm đến du lịch -Căn cứ vào quy mô điểm đến được phân loại theo 3 quy mô chính: Megadestination (Quy mô lớn ở cấp độ châu lục), Macto-destination (Điểm đến vĩ mô ở cấp độ quốc gia), Micro-destination (Điểm đến vi mô – cấp độ vùng, tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn ) - Căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở vùng biển hay vùng núi, là thành phố hay nông thôn. 20 Lê Thu Trang - K25QT
  21. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội -Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên hay nhân văn. - Căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du lịch là một đất nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một khu vực. - Căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác nhau. - Căn cứ vào vị trí quy hoạch: đó là điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận. (Theo T.S Nguyễn Văn Đảng ) - [3,4-5] • Các yếu tố cấu thành điểm du lịch - Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách. - Giao thông đi lại: Sự sáng tạo trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tập du khách trong việc tiếp cận điểm đến và là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch. - Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi cuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương. - Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch. Bộ phận này có đặc điểm là mức độ tập trung về sở hữu thấp. - Các phương diện khác: Các hoạt động các yếu tố cấu thành của một điểm đến du lịch trên địa phương diện khác phương diện vật chất, đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của điểm đến. Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm 21 Lê Thu Trang - K25QT
  22. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến đến việc phát triển sản phẩm tại điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc. 1.3.2 Marketing điểm đến du lịch Trong lĩnh vực du lịch, marketing điểm đến du lịch bao gồm một loạt các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến và sự dụng các sản phầm dịch vụ du lịch được cung cấp tại điểm đến đó. Thông qua những hoạt động này, điểm đến tìm kiếm những thay đổi tích cực về mặt giá trị nhờ cung cấp các lợi ích cho khách du lịch hiện tại và khách du lịch tiềm năng, đồng thời làm lợi cho các thành phần khác tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm đến. Phát triển điểm đến du lịch bền vững đòi hỏi các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và cộng đồng tại điểm đến phải được đảm bảo một cách hài hòa. Bên cạnh đó cũng đã có nhiều tổ chức nghiên cứu và các học giả khác nhau đưa ra khái niệm marketing điểm đến du lịch, cụ thể là: Trong cuốn “Xúc tiến điểm đến du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng đã đưa ra khái niệm về marketing điểm đến du lịch: “Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho phép tổ chức marketing, tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du lịch hiện tại cũng như khách du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm du lịch” [3,20]. Theo Tiến sĩ Karl Albrecht – nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, thành viên của Hiệp hội marketing điểm đến đa quốc gia (Destination Marketing Association International – DMAI), marketing điểm đến du lịch được định nghĩa là “cách thức tiếp cận với sự phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực (vùng 22 Lê Thu Trang - K25QT
  23. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội miền) một cách chủ động, chiến lược và tập trung vào con người đồng thời giúp cân bằng và hòa nhập những lợi ích của khách du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó” Như vậy, có thể thấy Marketing điểm đến du lịch là quá trình các tổ chức quản lý điểm đến tiến hành nghiên cứu thị trường lựa chọn thị trường khách du lịch mục tiêu thiết lập, duy trì và phát triển thị trường khách bằng cách tạo ra và mang lại cho họ những giá trị ưu việt của điểm đến du lịch mà họ mong đợi. 1.3.3 Vai trò của Marketing điểm đến du lịch • Đối với điểm đến Trong bối cảnh thị trường du lịch ngày càng đa dạng và phát triển, các điểm đến du lịch có xu hướng bị bão hòa và lu mờ, không có những điểm nhấn để phân biệt và thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch đang dần tập trung vào làm nổi bật linh hồn và bản sắc của điểm đến.Do đó, marketing điểm đến du lịch trở thành công cụ quan trọng làm nổi bật những điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh của một điểm đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra lựa chọn. Từ đó xây dựng nên bản sắc riêng, khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận biết các sản phẩm du lịch của điểm đến đó. Marketing điểm đến du lịch là cầu nối gắn kết, mối liên hệ đa dạng và chặt chẽ giữa điểm đến và khách hàng tiềm năng. Tác động trực tiếp tới việc đưa ra quyến định lựa chọn điểm đến của khách hàng Khách du lịch lựa chọn một điểm đến thường do những hình ảnh trong suy nghĩ của khách hàng về điểm đến đó. Những hình ảnh đó thường được tạo nên từ những nguồn thông tin đa dạng: Internet, truyền hình, phim ảnh, tin tức, tạp chí, phóng sự, quan điểm của những người xung quanh Việc thực hiện marketing điểm đến sẽ đem đến cho khách du lịch cái nhìn chính xác, khách 23 Lê Thu Trang - K25QT
  24. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội quan, những hình ảnh thiện cảm, kích thích mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Hạn chế những hình ảnh sai lệch từ những nguồn không chính thức về điểm đến Hiện nay, marketing điểm đến du lịch không những là hoạt động hữu hiệu thu hút khách du lịch, mà còn là một xu hướng tất yếu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển tổng thể của điểm đến.[10,4] • Đối với khách du lịch Trong thời đại hiện nay, khi giá trị của thời gian và sự tiện lợi ngày càng được đề cao, khách hàng luôn có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định một cách sáng suốt. Nhất là đối với thị trường du lịch, khi đưa ra quyết định cho một kỳ nghỉ đồng nghĩa với việc khách hàng cần lựa chọn được một địa điểm phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của họ, phù hợp với khoản chi phí họ dự định bỏ ra, và những điểm thú vị của điểm đến mà họ muốn khám phá. Như vậy, marketing điểm đến sẽ cung cấp cho khách hàng một cái nhìn tổng quan về điểm đến, giới thiệu cho họ một cách khái quát về những đặc điểm nổi bật của điểm đến như văn hóa, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tín ngưỡng, con người giúp rút ngắn thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn được điểm đến phù hợp nhất với mong muốn của mình. Bên cạnh đó, marketing điểm đến du lịch là một phương pháp cạnh tranh hữu hiệu, không chỉ nhằm phát triển thương hiệu, tăng độ biết đến của địa điểm du lịch với khách hàng, nó còn giúp nâng cao, củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại chính điểm đến đó qua các chương trình tổng thể tác động vào tất cả các đối tượng trong ngành du lịch. Như vậy, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động marketing thông qua việc được tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thành cạnh tranh. Việc lựa chọn điểm đến du lịch ngày nay đã trở thành một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá lối sống của du khách. Vì vậy điểm đến du lịch cần có sức 24 Lê Thu Trang - K25QT
  25. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội hấp dẫn cao, thu hút được sự quan tâm sâu sắc của khách du lịch. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thậm chí còn cho rằng: “Thế kỷ tới 23 sẽ đánh dấu sự nổi lên của các điểm đến du lịch như một mặt hàng thời trang. Sự lựa chọn điểm đến du lịch sẽ giúp xác định đặc điểm du khách và trong một thế giới tính đồng nhất ngày càng tăng, đặc trưng của một du khách là một cơ sở để phân biệt anh ta với du khách khác”. Như vậy, điểm đến du lịch ngày nay không chỉ là một địa điểm nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá của khách hàng mà còn là một sản phẩm tạo ra phong cách, đẳng cấp của họ. Xu hướng này càng khẳng định vị thế quan trọng của marketing điểm đến trong việc tạo nên đẳng cấp du lịch của điểm đến trong mắt khách hàng. [10,5] • Đối với doanh nghiệp du lịch Khi ngành công nghiệp du lịch đang ngày càng phát triển và cạnh tranh lẫn nhau một cách gay gắt, thì việc các doanh nghiệp du lịch hoạt động marketing đơn lẻ, tự phát sẽ làm giảm mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tự thân vận động trên quá nhiều thị trường khiến các doanh nghiệp không thể tập trung khai thác được hết các thể mạnh cũng như đặc điểm nổi trội, lợi thế cạnh tranh của điểm đến. Marketing điểm đến du lịch là một sự hỗ trợ đắc lực. cho các doanh nghiệp. Tăng cường sự quảng bá, phát triển thương hiệu, củng cố hình ảnh của điểm đến, thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến với điểm du lịch tạo tiền đề vững chắc cho các chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng cụ thể sau đó của doanh nghiệp. Thêm vào đó, marketing điểm đến còn là sự định hướng chủ chốt cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trong việc thiết kế ra các sản phẩm marketing của mình từ đó tạo được sự đồng bộ, chuyển nghiệp, tiết kiệm chi phí 25 Lê Thu Trang - K25QT
  26. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc nỗ lực thu hút khách du lịch. [10, 6] 1.3.4 Quy trình marketing điểm đến du lịch Hoạt động Marketing điểm đến được các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thực hiện, thậm chí các tổ chức du lịch tư nhân cũng có thể sử dụng quy trình marketing du lịch này ở phạm vi tổng quát. Hoạt động marketing du lịch hiệu quả phải tính đến nhiệm vụ của tổ chức cũng như các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức đó. Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch được phát sinh từ công thức marketing căn bản: [7,41] Marketing= R+ STP+ Mm+ I+ E+ C Trong đó: R (research): nghiên cứu thị trường S (segmentation): phân đoạn thị trường T (target market): xác định thị trường mục tiêu P (positioning): định vị M (marketing- mix): hỗn hợp marketing I (implementation): thực hiện kế hoạch marketing E (evaluation): đánh giá kế hoạch marketing C (control): điều chỉnh kế hoạch marketing Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch sau đây được các tổ chức du lịch nhà nước và tư nhân trên phạm vi toàn cầu đón nhận và đã áp dụng thành công. Mô hình này nhấn mạnh vào các nhiệm vụ quản lý chiến lược đối với một nhà quản lý du lịch điểm đến. 26 Lê Thu Trang - K25QT
  27. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Hình 1.1. Sơ đồ quy trình marketing điểm đến du lịch [4,43] (Nguồn: Giáo trình Marketing điểm đến du lịch (ĐH Mở- khoa Du lịch) Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch bao gồm các nội dung cụ thể sau: -Xác định tầm nhìn: “Tầm nhìn là một lời thông báo chung mang tính định hướng, có ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược cụ thể. Trong các tuyên bố về tầm nhìn của mình, các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thường đề cập đén một ngành du lịch phát triển và bền vững trong khu vực với các tác động tích cực đối với cộng đồng. Vấn đề này thường được phát triển trong suốt quá trình lập kế hoạch marketing và có thể được đánh giá lại từ kết quả của việc phân tích thực trạng. 27 Lê Thu Trang - K25QT
  28. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội -Phân tích thực trạng: Mục tiêu của quá trình phân tích thực trạng điểm đến là để việc xác định các cơ hội, thách thức, thế mạnh, điểm yếu và các vấn đề mà điểm đến đang phải đối mặt. Tổ chức du lịch phải tiến hành phân tích tất cả các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động đến điểm đến cũng như rà soát toàn bộ nguồn lực bên trong của điểm đến. Hoạt động này bao gồm cả việc đánh giá các tình huống marketing hiện tại, thông tin về tất cả các thành phần thuộc môi trường vĩ mô, các xu hướng trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh. - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và chiến lược cho điểm đến: Các mục tiêu và chỉ tiêu chung của tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ở điểm đến thường chỉ ra các đích cụ thể như chi tiêu, thị phần, lượng khách, doanh thu và mức sinh lời. Những mục tiêu dài hạn thường đặt ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (có thể tới 20 năm, nhưng thông thường là từ 3-5 năm). Mục tiêu của các đơn vị kinh doanh du lịch thường khác biệt hẳn so với mục tiêu của các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nhìn chung có định hướng lợi nhuận rõ rệt. - Chiến lược marketing cho điểm đến: Chiến lược marketing cho điểm đến nhấn mạnh vào các chiến lược trong ngắn hạn và các chiến thuật có liên quan cần phải được thực hiện để đạt được mục tiêu của điểm đến. Có thể là kế hoạch trong năm hay 1 - 2 năm, trong đó làm rõ các nội dung liên quan đến các mục tiêu lâu dài của tổ chức. Chiến lược marketing ngắn hạn thường bao hàm chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu, chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu và chiến lược hỗn hợp marketing. - Đánh giá và điều chỉnh : Giai đoạn điều chỉnh và đánh giá là một phần quan trọng trong toàn bộ qui 28 Lê Thu Trang - K25QT
  29. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội trình marketing bởi vì giai đoạn này cung cấp các thông tin phản hồi cho điểm đến về mức độ thành công của các chiến lược và chiến thuật của nó. Những thông tin này có thể tiếp tục được sử dụng trong hoạt động phân tích thực trạng điểm đến và là căn cứ để tổ chức du lịch ở điểm đến ra các quyết địng marketing chiến lược trong tương lai. Tiểu kết chương 1 Ở chương 1 của khóa luận, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài khóa luận. Đây cũng là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điểm đển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ; đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho đề tài. Trong chương này, đề tài đã đưa ra được những khái niệm liên quan đến du lịch, marketing điểm đến du lịch; vai trò của du lịch, marketing điểm đến du lịch; các loại hình du lịch; chức năng marketing điểm đến; quy trình marketing và marketing điểm đến du lịch. Đây chính là các lý thuyết nền tảng để tiếp tục đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ở chương 2. 29 Lê Thu Trang - K25QT
  30. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ SẦM SƠN - TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 2.1.1 Vị trí địa lý Sầm Sơn là một thành phố ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thành phố Sầm Sơn cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16 km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 176 km về phía đông nam, có vị trí địa lý: ● Phía bắc giáp huyện Hoằng Hóa với sông Mã là ranh giới tự nhiên ● Phía nam giáp huyện Quảng Xương ● Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ ● Phía tây giáp thành phố Thanh Hóa. Thành phố Sầm Sơn có diện tích tự nhiên 44,94 km² là thành phố có diện tích nhỏ nhất cả nước, dân số năm 2019 là 108.320 người. Sầm Sơn nằm trên vùng đồng bằng phù sa, độ cao dưới 50 mét. Khoáng sản: Không đáng kể. Động thực vật: Không đáng kể. Chăn nuôi không được chú trọng, chỉ nuôi gà với quy mô nhỏ. Dân cư Sầm Sơn chủ yếu là người Kinh. [11] 2.1.2 Tài nguyên du lịch Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh * Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, 30 Lê Thu Trang - K25QT
  31. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 1,5 - 2 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 4 - 5 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa và các mặt hàng TTCN của các vùng lân cận. Hiện nay Sầm Sơn mới khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ 31 Lê Thu Trang - K25QT
  32. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội chảy dọc thị xã (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái. Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. * Về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm: - Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền thờ thần Độc Cước, được xây dựng cách đây 700 năm. Hàng năm người dân Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh trưng, bánh dầy vào ngày 12 tháng 5 âm lịch để tế thần. - Đền Cô Tiên, nằm trên hòn Đầu Voi ở phía Tây núi Trường Lệ, phía trên Vụng Ngọc. Đây là đền thờ Chúa Liễu Hạnh, trước đây là nơi thờ vọng thần Độc Cước. - Đền Tô Hiến Thành (hay còn gọi là đền Trung), thờ Thái úy Tố Hiến Thành, vị quan thanh liêm, cương trực của triều Lý. - Hòn Trống Mái là danh thắng nổi tiếng gắn với huyền thoại về một mối tình chung thủy. 32 Lê Thu Trang - K25QT
  33. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội - Đền Đề Lĩnh thuộc phường Trung Sơn, thờ thần Hoàng có công khai dân , lập ấp. - Đền Cá Lập (hay còn gọi là đền Làng Trấp) thuộc phường Quảng Tiến, thờ tướng Trần Đức. Ngoài ra còn 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: đền Hoàng Minh Tự (hay còn gọi là đền Hạ); chùa làng Lương Trung; đền Bà Triều; đền làng Hới; đền Thanh Khê; đền thờ phủ Đô Hầu; đền thờ Ngư Ông và nhiều di tích khác như: Nơi Bác Hồ về thăm và tham gia kéo lưới cùng ngư dân Sầm Sơn; Nơi anh hùng Nguyễn thị Lợi đánh tàu chiến Pháp; Nơi tập kết đón học sinh Miền Nam ra Bắc sau Hiệp định Genever và nơi đón tiếp các tử tù Cách mạng Miền Nam ra Bắc sau Hiệp định Paris Như vậy, du khách đến Sầm Sơn không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú mà còn giầu chất nhân văn với những lễ hội được lưu giữ từ bao đời nay như lễ hội tế thần Đốc Cước, Cô Tiên, (từ ngày 21 - 23/8 âm lịch); Lễ hội bánh chưng bánh dày (ngày 12/5 âm lịch); lễ hội cầu ngư (ngày 15/5 âm lịch) Ngoài những lễ hội truyền thống về lịch sử, về truyền thuyết còn có các lễ hội tôn vinh những người có công với dân, với nước, với làng hoặc lễ hội tưởng niệm Bà Triều, tổ sư nghề dệt săm súc, lễ hội Cá Ông mang đậm nét sinh hoạt của cư dân vùng biển làm cho du lịch của Sầm Sơn càng thêm phong phú và hấp dẫn. Bên cách đó, Sầm Sơn còn có truyền thống thượng võ (có lò vật nổi tiếng ở Quảng Trường - Trung Sơn); Các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc (Triều Dương), sản xuất nước mắm (làng Hới) cùng với tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển. Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai ngành du lịch Sầm Sơn có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm sơn còn có thể mở rộng 33 Lê Thu Trang - K25QT
  34. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn. 2.1.3 Các loại hình du lịch ở Sầm Sơn Sầm Sơn có các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú nên có điều kiện phát triển đa dạng, đan xen các loại hình du lịch như: - Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng: Chủ yếu dựa vào điều kiện bãi biển dài 9km từ cửa Hới đến núi Trường Lệ, ngoài ra gần đây Sầm Sơn cũng đã khai thác những bãi tắm nhỏ còn hoang sơ nằm rải rác theo chân núi Trường Lệ, thích hợp cho loại hình du lịch này là khoảng tháng 4 đến tháng 9 - Du lịch văn hóa-thể thao và lễ hội: Loại hình du lịch này ở Sầm Sơn dựa vào các hoạt động du lịch tìm hiểu phong tục tập quán của người dân: tìm hiểu làng văn hóa Triều Dương, Lương Trung,văn hóa truyền thống ven sông Mã,thưởng thức các món ăn đặc sản . Ngoài ra,du khách có thể tham gia các hoạt động thể thao,vui chơi giải trí; bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi biển, câu cá, lướt ván, leo núi mạo hiểm Du lịch lễ hội thường diễn ra chủ yếu vào mùa xuân,lượng khách lớn nhất là tháng giêng,còn các hoạt động thể thao lại thường diễn ra vào mùa hè có đông khách du lịch tới nghỉ mát kết hợp vui chơi,giải trí. - Du lịch tham quan (danh thắng,di tích,làng nghề): Du khách tìm đến với loại hình du lịch này thường là những đối tượng có trình độ văn hóa cao,những người tích cực tìm hiểu đặc trưng văn hóa vùng miền hoặc du khách lứa tuổi trung niên có tâm lí hướng nội.Các điểm di tích thường được ghé thăm là: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái, đền Tô Hiến Thanh - Du lịch sinh thái (nhà vườn, rừng cây, đảo, hồ nước): 34 Lê Thu Trang - K25QT
  35. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Dựa vào cảnh quan thiên nhiên và không khí trong lành của vùng nước lợ Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn đã xây dựng khu du lịch sinh thái Quảng Cư để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng chữa bệnh của khách du lịch. - Du lịch hội nghị,hội thảo: Tuy Sầm Sơn chưa có những trung tâm hội nghị bề thế nhưng hiện tại các hội trường lớn trong thành phố đã đảm nhận tổ chức những hội thảo vừa và nhỏ.Phong cảnh nên thơ,khoáng đạt,khí hậu trong lành của biển chính là địa điểm phù hợp để mở trại sáng tác cho các văn nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo. 2.1.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông chính là một tiềm năng du lịch nhân văn, đồng thời nó cũng phản ánh thực trạng đầu tư cho phát triển du lịch ở Sầm Sơn • Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Tính từ năm 2008, khu du lịch Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường cũ, mở mang thêm một số đường mới. Vì vậy, điều kiện giao thông ở Sầm Sơn và các vùng phụ cận ngày một khang trang hơn. Nhiều tuyến đường, công trình lớn trên địa bàn thành phố đã được thực hiện như: Đại lộ Nam sông Mã, các tuyến đường Đông - Tây, đường Bà Triệu, đường Hồ Xuân Hương, các công viên, khuôn viên ước tính kinh phí đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. - Mạng lưới điện: Hiện nay, toàn thành phố có 115 trạm biến áp với tổng công suất 115.000 KV; 13,5 km đường dây 22KV và hơn 70 km đường dây 0,4KV. Năm 2003, trạm biến thế 110KV được hoàn thành. Nhờ đó, nguồn điện đã đưa đến từng hộ gia 35 Lê Thu Trang - K25QT
  36. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội đình, từng cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, hạn chế mức thấp nhất tình trạng quá tải trong những ngày cao điểm, đặc biệt là thời điểm chính giữa mùa du lịch - Hệ thống cấp,thoát nước: Để đáp ứng đầy đủ nguồn nước trong sạch cho nhân dân và du khách tại Sầm Sơn, công ty nước sạch Thanh Hoá đã đầu tư hệ thống ống dẫn nước đến từng khu vực, phường, xã thôn, xóm. Trữ lượng nước dồi dào, chất lượng nước đảm bảo cung cấp đầy đủ (kể cả những tháng cao điểm). Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tình trạng sử dụng nước giếng khoan để giảm chi phí đầu vào ở một số đơn vị, cơ sở kinh doanh, gây ảnh hưởng không tốt đến du lịch Sầm Sơn. Hệ thống thoát nước thải và rác thải: Mặc dù có nhiều cố gắng trong đầu tư nâng cấp nhưng hệ thống thoát nước – rác thải ở Sầm Sơn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho một đô thị du lịch. Tình trạng nước thải sinh hoạt tại một số khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư chưa qua xử lý đều tự ngấm vào lòng đất. Hệ thống thu gom và xử lý rác thải chung của thị xã đã có quy hoạch nhưng vẫn chưa được quan tâm đầu tư kịp thời. • Vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch - Cơ sở lưu trú: Được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, do đó, Sầm Sơn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh cả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội. Từ sự quan tâm đó, cùng với việc thành phố cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đã giúp Sầm Sơn thu hút được nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư có tiếng vào địa bàn, tạo nên bước đột phá ngoạn mục về hạ tầng và dịch vụ du lịch trong vòng hơn 5 năm trở lại đây. Các sản phẩm du lịch mới với nhiều dịch vụ cao cấp được đưa vào khai thác như: hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, sân Gofl của Tập đoàn FLC, hệ thống các khách sạn, nhà 36 Lê Thu Trang - K25QT
  37. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội hàng phát triển nhanh, khiến thành phố du lịch biển Sầm Sơn ngày càng hiện đại, văn minh, hấp dẫn đối với du khách. Hệ thống khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, làng du lịch phát triển tương đối nhanh, phù hợp với quy luật cung cầu và quy luật phát triển của du lịch. Bên cạnh hệ thống các khách sạn,nhà nghỉ,ở Sầm Sơn có 2 cơ sở điều dưỡng chính là: Trung tâm phục hồi chức năng ( Bộ Công Nghiệp) và viện điều dưỡng Trung Ương (Bộ Y tế). Ngoài ra còn có các cơ sở điều dưỡng khác,chủ yếu của quân đội, công an, giao thông như: Nhà điều dưỡng Phòng không, không quân,viện điều dưỡng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận thấy được tiềm năng phát triển du lịch tại Sầm Sơn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng hiện đại, đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Nếu như năm 1981, thị xã Sầm Sơn chỉ có gần 10 khách sạn, nhà nghỉ của các bộ, ngành thì đến nay, trên địa bàn thành phố có 690 cơ sở lưu trú, với 19.000 phòng, tăng 225 cơ sở (tăng 1.8 lần) và 9.600 phòng (tăng 2 lần) so với năm 2015. Bảng 2.1 So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2020 Năm Số cơ sở lưu Số trú phòng 2015 375 9400 2020 690 19000 Tăng (lần) 1.8 2 (Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở tài liệu của Sở Văn hóa-thể thao- du lịch Thanh Hóa) Với số lượng phòng lưu trú lớn, Sầm Sơn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của 37 Lê Thu Trang - K25QT
  38. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội khách du lịch, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của du lịch thành phố. Tuy nhiên, vào những đợt cao điểm như nghỉ lễ và cuối tuần, lượng khách đổ về nhiều, cũng gây không ít áp lực lên hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch trên địa bàn, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ lưu trú. Trong đó, giá cả và quản lý giá, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường luôn là những vấn đề nóng của thành phố mỗi mùa du lịch. Để hạn chế tối đa, nhằm tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Sầm Sơn. Đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, nhất là trong hoạt động kinh doanh lưu trú, UBND thành phố đã ban hành phương án quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố năm 2020. Cụ thể, thành phố yêu cầu các CSLT phải tuân thủ các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch, như phải có biển hiệu rõ ràng, đúng quy định về mẫu biển tên, hạng CSLT; có đầy đủ các giấy tờ liên quan gồm đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có đề án hoặc xác nhận bảo vệ môi trường theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, không tự ý cơi nới, làm mái che chắn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; phòng nghỉ, phòng ăn, phòng vệ sinh bảo đảm sáng, sạch, đẹp. Cùng với đó, thành phố cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh lưu trú phải sử dụng hợp đồng hoặc bản thỏa thuận thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý nếu phát sinh tình huống tranh chấp. - Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống - nhà hàng Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở ăn uống - nhà hàng ở Sầm Sơn phát triển tương đối nhanh, năm 2010 mới có 544 cơ sở, đến năm 2018 đã có 752 cơ sở, chưa kể đến hàng trăm kiốt và hàng quán nhỏ lẻ dọc các đường phố và bãi biển. [12] Từ tháng 7/2015, khu quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) được 38 Lê Thu Trang - K25QT
  39. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội đưa vào vận hành. Bên cạnh hệ thống hơn 1.000 phòng khách sạn và biệt thự biển theo phong cách hiện đại, sang trọng, FLC Sầm Sơn cũng sở hữu chuỗi 17 nhà hàng và quán bar đa dạng. Sau khi dự án của FLC chính thức đi vào hoạt động, hàng loạt dự án bất động sản du lịch, các khách sạn cao cấp mọc lên,theo đó hệ thống các nhà hàng và quán ăn nhỏ lẻ cũng đã tăng lên đáng kể, biến biển Sầm Sơn trở thành một đại đô thị biển hiện đại, gây ngỡ ngàng cho nhiều du khách sau nhiều năm trở lại. - Hệ thống khu vui chơi giải trí Những năm trở lại đây, Sầm Sơn đã và đang xây dựng và phát triển các khu thể thao, vui chơi, giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, làm phong phú thêm dịch vụ hỗ trợ kéo dài thời gian lưu trú của khách như: Khu vui chơi giải trí huyền thoại Độc Cước, khu Vạn Chài Resort, vũ trường, quán bar – karaoke với tổng số vốn lên hàng trăm tỷ đồng, chiếm 79% tổng số vốn đầu tư trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chưa có, mới chỉ dừng lại ở đầu tư trong nước và một số dự án của Việt Kiều nên quy mô dự án chưa xứng tầm với điểm du lịch đầy hấp dẫn như Sầm Sơn. - Hệ thống dịch vụ vận chuyển Để góp phần giải quyết nhu cầu đi lại ngày càng tăng của khách du lịch và nhân dân, năm 2005 Sầm Sơn đã khai trương hoạt động bến xe chất lượng cao phục vụ các tuyến nội và ngoại tỉnh. Không dừng lại ở đó, từ năm 2007 trở đi, thành phố đã phối hợp với công ty cổ phần xe khách Thanh Hoá, công ty cổ phần taxi Mai Linh mẽ các tuyến xe bus Rừng Thông – Thanh Hoá - Sầm Sơn, tổ chức chạy các tour du lịch lữ hành từ Sầm Sơn đến các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn Thanh Hoá. Ngoài ra, Sầm Sơn còn có hơn 800 xe xích lô, xe điện và hàng trăm xe đạp đôi phục vụ du khách suốt 24/24h. - Hệ thống các dịch vụ đảm bảo khác 39 Lê Thu Trang - K25QT
  40. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Cùng với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, vấn đề bảo đảm an toàn khi tham quan, tắm biển của du khách cũng hết sức được quan tâm chú trọng. Ở Sầm Sơn hàng năm luôn duy trì đội cứu hộ từ 27-30 người, 3 tàu cứu hộ luôn thường trực trên các bãi tắm để làm nhiệm vụ hướng dẫn, cứu hộ 75 khách, nhằm hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất đối với du khách. Mặc dù vậy,vào mùa cao điểm,Sầm Sơn vẫn xảy ra một số vụ tử vong do khách bơi quá xa khu vực cảnh báo nguy hiểm. 2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 2.2.1 Khách du lịch Hiện nay, với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng cho phép khai thác nhiều loại hình du lịch, Sầm Sơn đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước: Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn,Thanh Hóa (2015-2019) Số lượng khách (lượt) Năm 2015 3.650.000 2016 3.700.000 2017 3.800.000 2018 4.285.000 2019 4.950.000 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa) 40 Lê Thu Trang - K25QT
  41. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn,Thanh Hóa (2015-2019) 600000 0 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0 2015 2016 2017 2018 2019 Số lượng khách Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Sầm Sơn.Thanh Hóa (2015-2019) 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0 2015 2016 2017 2018 2019 Số lượng khách 41 Lê Thu Trang - K25QT
  42. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Theo số liệu thống kê của Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, cùng với mức độ tăng trưởng khách du lịch chung của cả nước, lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng.Theo số liệu thống kê cho thấy: năm 2015, Sầm Sơn đón được tổng cộng 3.650.000 khách du lịch. Năm 2016, thành phố đón được gần 3.700.000 lượt khách đến thăm. Từ năm 2017 đến 2019 Sầm Sơn đón được số lượng khách du lịch lần lượt là gần 3.8 triệu và hơn 4.2 triệu khách du lịch và năm 2019 đón được gần 5 triệu lượt khách. Tính chung cả giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019: số lượng khách đến với Sầm Sơn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 9.8%/năm. Có thể thấy số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn tăng đều qua các năm,tuy nhiên mức tăng trưởng qua các năm chưa thực sự vượt trội. • Cơ cấu khách du lịch Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa (2015-2019) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số 3.650.000 3.700.000 3.800.000 4.285.000 4.950.000 Khách quốc 219.000 235.000 360.000 410.000 490.000 tế Khách nội 3.431.000 3.465.000 3.440.000 3.875.000 4.460.000 địa (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa) Với những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở vật chất và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, du lịch Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng ngày càng thu hút khách du lịch đến thăm, và được đánh giá là điểm đến nới 42 Lê Thu Trang - K25QT
  43. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội có nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch chung của cả nước, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn liên tục tăng, đặc biệt, số lượng khách nội địa ghé thăm Sầm Sơn có mức độ tăng trưởng tương đối cao qua các năm. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ lệ trên 90% trong tổng số khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn. Khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm . Theo số liệu thống kê cho thấy: năm 2015, Sầm Sơn đón được tổng cộng trên 3,6 triệu lượt khách, trong đó có hơn 200 nghìn lượt khách quốc tế (chiếm 6%) và hơn 3,4 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2019, thành phố đón được tổng lượt khách là trên 4,9 triệu lượt khách, tăng gấp hơn 1,3 lần tổng lượng khách năm 2015.Trong đó, có hơn 419 nghìn lượt khách quốc tế, và số lượng khách nội địa tăng gấp 2.2 lần so với năm 2015. Theo ước tính từ sở du lịch Thanh Hóa thì số lượng khách Tây Âu chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng số lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn.Trong khi đó, lượng khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam, đặc biệt là đến Hà Nội đang tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây (trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid). Có thể thấy, khách du lịch Tây Âu là đối tượng khách thích du lịch nghỉ dưỡng biển và có khả năng chi trả tương đối cao, hoàn toàn là đối tượng khách tiềm năng của Sầm Sơn. Trong khi đó, Sầm Sơn hoàn toàn có khả năng phục vụ đối tượng khách này với hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đang ngày càng phát triển và được đầu tư mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Chính vì thế Sầm Sơn cần có những giải pháp và chiến lược cụ thể để có thể thu hút đông đảo đối tượng khách này đến với thành phố. 43 Lê Thu Trang - K25QT
  44. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội 2.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch Bảng 2.4 Doanh thu hoạt động du lịch của thành phố Sầm sơn,tỉnh Thanh Hóa (2015-2019) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu 2.120 2.855 2.950 3.660 4.600 Đơn vị tính:tỷ đồng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 5000 450 0 400 0 350 ng ồ 0 đ Doanh thu ỷ : t : 300 ị 0 Đơnv 2500 200 0 150 2015 2016 2017 2018 2019 Giai đoạn 2015-2019 ngành du lịch thành phố Sầm Sơn nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê của cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, doanh thu du lịch năm 2019 đạt 4.600 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2015. Tổng thu từ hoạt động du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch chi trả trong thời gian đi du lịch. Các khoản chi này gồm có chi cho 44 Lê Thu Trang - K25QT
  45. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và cho các dịch vụ khác. Doanh thu chủ yếu từ các dịch vụ cơ bản: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và từ phương tiện vận chuyển (chiếm từ 60-65% trong cơ cấu doanh thu). Doanh thu từ bán hàng hóa còn rất hạn chế (13-15%) do sản phẩm bổ trợ như: đồ lưu niệm,đặc sản địa phương còn rất ít và hạn chế nên không kích thích được nhu cầu chi tiêu của du khách. Đây cũng là vấn đề cần phải khắc phục cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày càng tăng đáng kể. Dự báo đến năm 2025 tiếp đón được 8.200.000 lượt khách; tổng thu nhập du lịch khoảng 11.500 tỷ đồng. 2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chính • Sản phẩm du lịch Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô giá,tài nguyên du lịch của thành phố ngoài giá trị của biển thì Sầm Sơn còn rất nhiều tài nguyên văn hóa cũng đã và đang được khai thác vào hoạt động du lịch nhằm cung cấp những sản phẩm đa dạng hơn cho du khách. Cùng với công tác quy hoạch đã được chú trọng nên Sầm Sơn đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch khá hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Sầm Sơn chủ yếu khai thác 2 sản phẩm chính là: du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch tâm linh - Du lịch nghỉ dưỡng biển: Đây là sản phẩm du lịch được khai thác ngay từ khi Sầm Sơn được người Pháp chọn là điểm du lịch. Với những lợi thế về khí hậu, vị trí thuận lợi, chất lượng nguồn nước cũng như đặc điểm các bãi cát, khí hậu, rất thuận lợi để khai thác sản phẩm du lịch này. Du lịch nghỉ dưỡng truyền thống tại Sầm Sơn với các hoạt động chính là tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan sinh thái, đã và đang tạo được dấu ấn riêng cho khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, loại hình nghỉ dưỡng 45 Lê Thu Trang - K25QT
  46. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội biển cao cấp tại FLC resort Sầm Sơn, với các dịch vụ cao cấp, tích hợp đầy đủ các yếu tố của loại hình nghỉ dưỡng và là sản phẩm có thể bán 4 mùa, đã góp phần giải quyết vấn đề mùa vụ cho du lịch biển. Nhìn chung, Sầm Sơn đã hình thành gần như đầy đủ các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng biển đảo. Bên cạnh đó, bước đầu đã xây dựng được một số sản phầm, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đó là các khu resort cao cấp ven biển hoàn toàn có thể phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế đặc biệt là đối tượng khách du lịch hiện đại và có khả năng chi trả cao đến từ các nước Tây Âu. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng và hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống như tắm biển, ăn uống. Chưa tập trung vào khai thác các sản phầm du lịch độc đáo, mới lạ trong khi tiềm năng để phát triển các loại sản phầm du lịch này là rất lớn. Thiếu các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: cửa hàng miễn thuế, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí - Du lịch tâm linh: Thành phố Sầm Sơn, ngoài thế mạnh về du lịch, còn có 34 di tích Lịch sử được xếp hạng, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia. Vì vậy, Sầm Sơn hội tụ cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Các lễ hội truyền thống nơi đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, văn hóa, trong đó, một số lễ hội chính thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự như: Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước , lễ hội đền Đề Lĩnh, lễ hội đền Bà Triều. Nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa và tâm linh, hằng năm lễ hội cầu phúc đền Độc Cước được tổ chức trang trọng, ngư dân Sầm Sơn cũng như khách thập phương đến đây đều cầu xin sự bình yên trên biển, gặp nhiều thuận lợi trong lao động, sản xuất. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho một mùa du lịch mới ở Sầm Sơn. Du lịch tâm linh không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng 46 Lê Thu Trang - K25QT
  47. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội thuần túy, mà còn là động lực thúc đẩy giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội. Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tâm linh sẽ góp phần tôn vinh, khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của Sầm Sơn. Vì thế, thành phố Sầm Sơn đang nỗ lực trong việc gìn giữ giá trị truyền thống các di tích, tạo thêm một lợi thế để phát triển phong phú các loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh của du khách. • Dịch vụ du lịch - Dịch vụ vận chuyển: Trong vài năm trở lại đây, Sầm Sơn đã chú trọng công tác quản lý, trong đó có quản lý các phương tiện vận chuyển khách du lịch. Có thể thấy, nơi đây đã xuất hiện một số phương tiện vận chuyển khá phù hợp với đặc thù địa phương và tạo được sự hứng thú, thuận tiện cho du khách như hệ thống xe điện, xích lô, xe khách. Để hạn chế tình trạng chặt, chém và những tiêu cực xảy ra gây mất thiện cảm, các loại hình vận chuyển khách du lịch nơi đây đã được niêm yết giá cả hợp lý. - Dịch vụ lưu trú: Sự gia tăng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nhanh chóng trong những năm gần đây đã làm thay đổi diện mạo Sầm Sơn. Nhiều khách sạn được xếp hạng cao và quy mô lớn được xây dựng. Tiêu biểu năm 2015, tập đoàn FLC đã khai trương khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao cao cấp với 600 phòng được đầu tư các trang thiết bị và tiện nghi hiện đại. Giá cả cũng được niêm yết cho từng năm để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. - Dịch vụ ăn uống: Có thể thấy điểm đến Sầm Sơn đã chú trọng phát triển dịch vụ ăn uống phục vụ du khách. Thị xã tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với tất cả các sơ sở phục vụ ăn uống nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn và giá cả hợp lý cho du khách. Chất lượng đồ ăn, thức uống cũng đã được chú ý đặc biệt là các món ăn đặc sản 47 Lê Thu Trang - K25QT
  48. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội địa phương được khách du lịch và các doanh nghiệp lữ hành đánh giá rất cao. Các cơ sở luôn đảm bảo chế biến các món ăn từ các nguyên liệu sẵn có cửa địa phương để phục vụ du khách. - Các dịch vụ bổ sung: Để tạo ra nhiều hoạt động và tăng doanh thu cho ngành du lịch, Sầm Sơn hiện nay đã chú trọng đẩy mạnh các dịch vụ bổ sung nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng như dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tư vấn 2.3 Thực trạng các chiến lược Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 2.3.1 Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc gia nói chung và du lịch địa phương nói riêng. Đối với một điểm đến du lịch, thương hiệu được coi là một công cụ quyết định trong thành công của địa điểm du lịch đó. Thành phố Sầm Sơn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch từ tài nguyên thiên nhiên cho đến các giá trị văn hóa đặc sắc. Với những lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở vật chất hạ tầng đã tạo bước đệm vững chắc cho Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng thu hút khách hàng đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Sầm Sơn mang diện mạo của thành phố du lịch đang tiệm cận đến các tiêu chí thân thiện, hài hòa, văn minh và đẳng cấp. Đó là cái “chất mới” của thành phố tràn đầy sức trẻ và khát vọng phát triển mãnh liệt. Và hơn hết, đó là tầm vóc của thành phố được định vị để trở thành 1 trong 12 đô thị du lịch quốc gia. Các ngành dịch vụ theo đó trên đà phát triển không ngừng, mỗi năm tiếp đón hàng triệu lượt khách. Do đó, việc phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch, có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh du lịch Thanh Hóa nói chung và thành phố 48 Lê Thu Trang - K25QT
  49. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Sầm Sơn nói riêng. Việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch được tiến hành song song với quảng bá điểm đến và sản phẩm. Sầm Sơn đã và đang định vị thương hiệu và định hướng đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặt trưng, hướng Sầm Sơn trở thành: “Thành phố biển xứ Thanh”. Tuy nhiên hiện nay, Sầm Sơn chưa phải là một điểm đến được khách du lịch quốc tế biết đến rộng rãi,đặc biệt là các du khách khu vực Tây Âu. Hiện tại, thành phố Sầm Sơn chưa có câu định vị sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng cũng chưa có biểu tượng (logo). Việc chưa có câu định vị và logo rất khó tạo cho du khách có ấn tượng cũng như gây trở ngại cho việc nhận dạng điểm đến của du lịch Sầm Sơn không những trên thị trường du lịch trong nước mà còn trên thị trường du lịch quốc tế. Như vậy, du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa cần triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá hơn nữa để phát huy vai trò nhận diện thương hiệu của biểu tượng và tiêu đề du lịch. 2.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm Trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng luôn đươc chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và thu hút thêm nhiều khách du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch của thành phố luôn quan tâm và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch. Trong đó xác định rõ sản phẩm du lịch biển đảo và nghỉ dưỡng là mũi nhọn, song song với đó là phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh. - Về sản phẩm du lịch: Tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng có lợi thế rất lớn để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển với lợi thế đường bờ biển dài khoảng 9 km với những bãi tắm đẹp, độ mặn vừa phải, sóng biển phù hợp với nhiều hoạt động du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao bãi biển, các hoạt động vui chơi, giải trí bãi biển 49 Lê Thu Trang - K25QT
  50. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa và tâm linh từng bước hình thành, thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan thông qua việc đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống đã được tổ chức với quy mô, chất lượng cao hơn như: Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước , lễ hội đền Đề Lĩnh, lễ hội đền Bà Triều. Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng tương đối hấp dẫn đối với việc phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển ở Sầm Sơn. Tuy nhiên, thành phố chưa có nhiều các tour - tuyến du lịch hấp dẫn để có thể phục vụ đối tượng khách du lịch lưu trú dài ngày ,đặc biệt là khách du lịch Tây Âu. Nhiều du khách nhận xét sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng nên tính liên kết chưa thật cao. Việc phát triển các sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh,chưa có nhiều các sản phẩm du lịch mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do thành phố quy hoạch phát triển du lịch chưa chú ý đến việc bảo tồn các giá trị tài nguyên,chưa tận dụng hết nguồn tài nguyên vốn có, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn tự phát, chưa đồng bộ, vấn đề quản lý tài nguyên còn chưa chặt chẽ 2.3.3 Chiến lược xúc tiến Theo luật Du lịch 2017 quy định, xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. Những năm gần đây, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng được chú trọng hơn. Hoạt động xúc tiến du lịch được tăng cường cả về quy mô và chất lượng thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch; tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tổ chức xúc tiến quảng bá tại các thị 50 Lê Thu Trang - K25QT
  51. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội trường tiềm năng; tổ chức hội nghị, hội thảo và các chuyến khảo sát giới thiệu, quảng bá du lịch Thanh Hóa Trong những năm gần đây, công tác này được cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ngành Du lịch tỉnh đã tăng cường các hoạt động quảng bá với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đa dạng. Thông tin du lịch đến với du khách bằng nhiều kênh, nhiều nguồn để du khách tham khảo chọn điểm đến cho mình một cách tự tin hơn. Ví như, mỗi khi có những sự kiện lớn như Lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn; Lễ hội đền Bà Triệu (kỷ niệm 1760 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh); Lễ hội Lam Kinh thì hàng loạt băng zôn, cờ phướn, quảng cáo được treo dọc theo những trục đường lớn của TP Thanh Hóa, các tuyến đường đi đến các điểm tổ chức lễ hội. Bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá ngày càng được tăng cường, đổi mới cả về hình thức, nội dung thì việc trưng bày, biên soạn tư liệu, ấn phẩm du lịch tại các hội chợ, lễ hội trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ Thương mại - Công nghiệp hàng năm; Hội chợ Du lịch Sầm Sơn đã tạo sức hấp dẫn từ các gian hàng được các chuyên gia và du khách thập phương đánh giá cao. Cách làm này đã giúp cho du khách trong, ngoài nước có thêm thông tin về du lịch xứ Thanh, mang lại những kết quả tích cực, góp phần hoàn thành những kế hoạch phát triển du lịch của ngành trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Điều đó làm lượng khách quốc tế tăng đều qua các năm,khách quốc tế chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Ấn Độ (đông nhất là khách Trung Quốc), các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Pháp, các nước thuộc khu vực khác như Mỹ, Australia, New Zealand, Canada. Nhưng vẫn chưa thể thu hút đông đảo khách du lịch đến từ khu vực Tây Âu. Ngoài ra,chương trình giao lưu kết nối giữa hội Du lịch Sầm Sơn và Hiệp hội Du lịch Hà Nội là cơ hội để Sầm Sơn quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch. Đồng 51 Lê Thu Trang - K25QT
  52. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội thời nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, công ty lữ hành và thị hiếu của khách du lịch, từ đó có nhiều đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng du lịch, góp phần tạo dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện, chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách, nhanh chóng đưa Sầm Sơn thành đô thị du lịch trọng điểm Quốc gia Nhìn chung, hoạt động xúc tiến nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh và thành phố còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tiếp thị và hướng dẫn viên du lịch vẫn trong tình trạng bất cập nhiều mặt, yếu, mỏng, trình độ không đồng đều. Đây là một hạn chế không nhỏ cho việc giao tiếp, quảng bá, hướng dẫn du khách, nhất là khách quốc tế, đặc biệt chưa có những chiến lược xúc tiến, hợp tác với các quốc gia khu vực Tây Âu. Do đó việc thu hút khách du lịch từ khu vực này còn rất hạn chế . 2.3.4 Chiến lược phân phối Đối với các nhà quản lý, kênh phân phối là một thành phần phức hợp của hệ thống du lịch và là một yếu tố quan trọng trong hỗn hợp marketing. Việc phân phối sản phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức cầu. Kênh phân phối trong lĩnh vực du lịch là tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ các nhà cung ứng du lịch tới thị trường. Hiện nay, thành phố Sầm Sơn đang có những nhóm phân phối trung gian sau: - Công ty lữ hành: Hầu hết các kênh phân phối trong du lịch đều được thực hiện thông qua các công ty lữ hành bao gồm cả các đại lý du lịch. Vì vậy, hệ thống các công ty lữ hành còn được gọi là hệ thống phân phối sản phẩm trong du lịch. Theo khảo sát, tính đến ngày 31/10/2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 37 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành. Trong số đó, số doanh nghiệp 52 Lê Thu Trang - K25QT
  53. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội phục vụ khách quốc tế chỉ chiếm 21,6%. Hầu hết doanh nghiệp du lịch tập trung tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn; nơi có các địa điểm du lịch nổi tiếng. Theo kết quả khảo sát cho thấy có hơn 10% tổng số lượng khách du lịch biết đến và du lịch tại Sầm Sơn,Thanh Hóa thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành và sử dụng các tour du lịch trọn gói mà các đơn vị lữ hành cung cấp. - Các kênh phân phối trực tuyến: Thành phố Sầm Sơn hiện nay vẫn đang duy trì hoạt động đăng tin, bài viết quảng bá các sản phẩm du lịch, cập nhật thông tin về các điểm du lịch, các sự kiện lễ hội quanh năm trên Website: được thiết kế bắt mắt và nội dung bài viết luôn được cập nhật phong phú, nhanh chóng. Qua Internet, du khách dễ dàng tìm thấy những thông tin đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ du lịch và đọc được những bình luận, đánh giá về các địa điểm tham quan, giải trí, khách sạn, nhà hàng cùng nhiều thông tin khác về khu du lịch. Nhiều khách hàng đưa ra quyết định đi du lịch dựa trên những đánh giá trực tuyến này. Ngoài ra, rất nhiều trang báo mạng đã đăng bài nhằm quảng bá cho địa danh đầy tiềm năng Sầm Sơn,Thanh Hóa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng công nghệ thông tin trong việc phân phối sản phẩm thông qua việc đặt phòng khách sạn và đặt tour trực tuyến. Điều đó giúp khách du lịch dễ dàng trong việc tham khảo điểm đến, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến, so sánh, tham khảo và lựa chọn sản phẩm hợp lí. Điều đó góp phần giúp Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đem lại sự thuận tiện tối đa cho du khách góp phần phân phối sản phẩm du lịch rộng rãi đến không chỉ khách du lịch nội địa mà còn cả khách du lịch quốc tế. Các hình thức phân phối trực tuyến này là cơ sở để du khách tìm hiểu về Sầm Sơn trước khi quyết định lựa chọn các hình thức du lịch hoặc công ty du lịch góp 53 Lê Thu Trang - K25QT
  54. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến đây. 2.3.5 Chiến lược con người Con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ. Do đó việc tuyển chọn ,đào tạo, động lực và quản lý con người chi phối rất lớn đến sự thành công của điểm đến. Hiện nay,tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng,hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được quan tâm. Cụ thể, Hiệp hội du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cho gần 200 học viên thuộc các đơn vị, doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức lớp Bồi dưỡng nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế (giai đoạn 2016 - 2020), cho hơn 100 cán bộ quản lý của các đơn vị, doanh nghiệp. Cùng với đó, Hiệp hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp tự mở lớp đào tạo, nâng cao chất lượng phục vụ cho khoảng 1000 nhân viên, người lao động Tuy nhiên,việc đào tạo cho đội ngũ này, phần lớn mới dừng lại ở việc bồi dưỡng ngắn ngày, chứ chưa phải là đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo lớn, có uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đều có các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể: xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trường; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch; xã hội hóa công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hóa du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch, chia sẻ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa; nâng cấp chất lượng 54 Lê Thu Trang - K25QT
  55. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và thống nhất chương trình đào tạo khung tại các cơ sở chủ chốt. Tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các địa bàn trọng điểm, phát triển du lịch bằng các biện pháp thu hút cán bộ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, kết hợp với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng phát triển. Nhìn chung,với các giải pháp đề ra cũng như quyết tâm thực hiện đúng và hiệu quả các giải pháp ấy, du lịch Thanh Hóa sẽ sớm xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch hiện nay và tương lai. 2.3.6 Chiến lược phát triển quan hệ đối tác Trong xu hướng phát triển hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các chương trình xúc tiến đơn lẻ đã không còn mang lại kết quả nổi trội. Thay vào đó, điểm đến du lịch cần đẩy mạnh sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Những năm qua, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia nhiều hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp trong nước, xây dựng gói sản phẩm kích cầu, giới thiệu tiềm năng và sản phẩm du lịch Thanh Hóa đến doanh nghiệp, du khách trong nước và khách quốc tế. Hiệp hội tổ chức triển khai hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh Bắc miền Trung: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình, tích cực giới thiệu du lịch Thanh Hóa, điểm đến mới thông qua các hội chợ du lịch quốc tế VITM, tham gia hội chợ Quốc tế Cần Thơ. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh tổ chức thành công Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch 3 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Quảng Ninh năm 2019; đồng thời cử đoàn tham gia khảo sát điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình để kết nối tour du lịch Quảng Ninh - Ninh Bình - 55 Lê Thu Trang - K25QT
  56. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Thanh Hóa. Tham gia cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh phía Bắc (gồm 23 tỉnh, thành phố tính từ Quảng Bình trở ra), duy trì hoạt động một năm 4 kỳ để đánh giá hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các Hiệp hội trong cụm. Cùng với đẩy mạnh quan hệ với các nước truyền thống, tỉnh Thanh Hóa cũng chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác ở các khu vực khác trên thế giới, trong đó có những bước tiến rõ rệt với Liên Bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhà nước Cô-oét. Với Liên Bang Nga, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công “Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại và Du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại Liên Bang Nga năm 2019” với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp Nga và Việt Nam trong khuôn khổ Đoàn công tác cấp cao của tỉnh sang thăm, làm việc tại Nga. Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng cho phép TP Sầm Sơn ký kết Biên bản hợp tác hữu nghị với Quận trung tâm của thành phố Saint Peterburg, Liên Bang Nga. Nhằm cụ thể hóa các nội dung hợp tác với các đối tác Nga, tỉnh cũng đã tổ chức đoàn công tác sang tham dự Diễn đàn du lịch Việt Nam - Saint Petersburg (10- 2019) và khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tỉnh Thanh Hóa tại thành phố Matxcơva. Như vậy, trong những năm qua, sở du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng như UBND thành phố Sầm Sơn luôn nỗ lực cố gắng xây dựng, phát triển và thúc đẩy những mối quan hệ đối tác nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh của du lịch Sầm Sơn nói riêng và Thanh hóa nói chung. Qua đó hướng tới những phát triển du lịch trờ thành ngành kinh tế mũi họn của tỉnh và địa phương. 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được Ngành du lịch ở thành phố Sầm Sơn đã có những thay đổi tích cực trong thời 56 Lê Thu Trang - K25QT
  57. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội gian gần đây. Thành phố đã chủ động triển khai các hoạt động phát triển du lịch và tập trung vào các sản phẩm du lịch nổi bật, tạo chuỗi dịch vụ liên kết. Các sản phẩm du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực và thu hút đầu tư phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như yêu cầu hội nhập. Nhiều dự án hạ tầng tại các khu du lịch được đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt cho du khách và dần khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Cụ thể,du lịch Sầm Sơn đã đạt được những thành tựu: - Về cơ bản, số lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn tăng đều qua các năm, thu nhập từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm thay đổi đời sống của cư dân địa phương. Số lượng khách du lịch đến với thành phố năm 2019 là trên 4,9 triệu lượt vượt qua dự kiến của thành phố 12,2% - Thành phố đã định hướng chọn sản phẩm lõi là du lịch biển đảo. Đây là thị trường mục tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế sẵn có, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch tại tại thành phố. - Đã có đầu tư và định hướng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trên trên các trang mạng xã hội, website. Thông tin về thành phố đã được quảng bá tại các hội chợ du lịch, lễ hội của địa phương và các tỉnh lân cận. - Đã xây dựng kế hoạch cụ thể,bài bản trong việc dào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói chung và thàng phố Sầm Sơn nói riêng. Điều đó cho thấy du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa. 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Sầm Sơn còn nhiều hạn chế 57 Lê Thu Trang - K25QT
  58. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội cần khắc phục: - Đối với chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu: Thực tế hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng lượng khách đến Sầm Sơn vẫn chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế đến Sầm Sơn còn ít, chỉ chiếm gần 10% trong tổng lượng. Sầm Sơn không phải là một diểm đến du lịch được nhiều khách quốc tế biết đến đặc biệt là các nước Tây Âu (số lượng khách du lịch Tây Âu chỉ chiếm 20-25%). Chưa nhiều khách du lịch có thể định vị và xác định được điểm đến do thành phố Sầm Sơn chưa có câu định vị sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng cũng chưa có biểu tượng (logo). Điều này gây trở ngại lớn cho việc nhận diện diểm đến đối với nhóm khách tiềm năng như Tây Âu. - Đối với chiến lược con người: Lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch của thành phố qua đào tạo còn thấp, trình độ nghiệp vụ và đặc biệt kiến thức ngoại ngữ còn yếu, chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu. Điều này gây trở ngại lớn trong việc giao tiếp,phục vụ khách du lịch quốc tế và gây khó khăn trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến với các nước hiện đại như Tây Âu. Bên cạnh đó, tình trạng chèo kéo, đeo bám khách tại các địa điểm du lịch vẫn tồn tại. - Đối với chiến lược phát triển sản phẩm: Sản phẩm du lịch còn đơn điệu,việc phát triển các sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh,chưa có nhiều các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ. Thiếu các tour - tuyến du lịch hấp dẫn đối với nhóm khách lưu trú dài ngày như thị trường khách du lịch Tây Âu, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm thu hút du khách. - Về mặt văn hóa - xã hội, quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, một số tài nguyên du lịch quan trọng, chưa được quan tâm đầu tư khai thác. Một số di tích, danh thắng chậm đầu tư, tái tạo nên nhanh xuống cấp. Những điểm này đã hạn chế hiệu quả phát triển du lịch của thành phố Sầm 58 Lê Thu Trang - K25QT
  59. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Sơn,tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là gây khó khăn cho Sầm Sơn trong việc thu hút thị trường khách du lịch tiềm năng đến từ khu vực Tây Âu. Tiểu kết chương 2 Ở chương 2 của đề tài, tác giả đã phân tích và đánh gía vị trí địa lý; tài nguyên du lịch; đặc điểm văn hóa – xã hội ; cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật và thực trạng hoạt động du lịch cũng như hoạt động marketing du lịch của thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, có thể thấy rõ được tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, mà điểm nhấn về tiềm năng phát triển đu lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua số liệu đã được phân tích cụ thể về thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Sầm Sơn, số lượng khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch và thực trạng hoạt động marketing của thành phố trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, khóa luận đã phân tích rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội, thách thức đối với ngành du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa trong thời gian tới. Bên cạnh đặc điểm vị trí khá thuận lợi, tài nguyên biển hấp dẫn cùng tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc trưng khách thì du lịch Sầm Sơn có nhiều điểm yếu về cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như công việc quảng bá sản phẩm đặc trưng và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn thiếu chuyên nghiệp. Những phân tích thực trạng trên đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp khắc phục và cải thiện trong Chương 3. Bước sang Chương 3, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp marketing thu hút khách du lịch Tây Âu đến với thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa. 59 Lê Thu Trang - K25QT
  60. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TÂY ÂU ĐẾN THÀNH PHỐ SẦM SƠN- TỈNH THANH HÓA 3.1 Định hướng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa 3.1.1 Quan điểm phát triển Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 209-QĐ/TU ngày 27/5/2016 về “Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020” và Quyết định số 1554/QĐ- UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về “Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Thanh Hóa đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, thực sự là khâu “đột phá” trong phát triển kinh tế của tỉnh và đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận. Trên cơ sở các quan điểm chung theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; căn cứ các đặc điểm riêng của vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu tổng quát đối với phát triển du lịch Thanh Hóa gồm: -Phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trong điểm du lịch của cả nước, trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ: Với tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc biệt là thành phố Sầm Sơn và lợi thế so sánh cùng với những cơ hội phát triển , Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ vào những năm 2030 và trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước sau những năm 2030. - Phát triển du lịch Sầm Sơn-Thanh Hóa tập trung thu hút đông đảo khách quốc tế (đặc biệt là khách du lịch Tây Âu với sản phẩm nghỉ dưỡng biển) Với những tiềm năng du lịch sẵn có cùng với sự phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hiện đại. Thành phố Sầm Sơn hoàn 60 Lê Thu Trang - K25QT
  61. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội toàn có khả năng thu hút đông đảo thị trường khách du lịch quốc tế. Đặc biệt với sản phẩm du lịch chính là du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển là lợi thế của thành phố để thu hút nhóm khách du lịch Tây Âu. -Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ nói chung: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển Thanh Hóa trở thành điểm đến hàng đầu của Việt Nam về du lịch lịch sử - văn hóa. Tập trung đầu tư xây dựng cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn của vùng Bắc Trung Bộ; TP. Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch gắn với đô thị giàu bản sắc văn hóa tầm cỡ trong vùng; và các tổ hợp dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế. Du lịch Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo tiền đề trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sau những năm 2030, góp phần tích cực đảm bảo an ninh, quyền chủ biên giới của đất nước. Đến năm 2045, phát triển du lịch từ vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trở thành ngành kinh tế trụ cột chính. 3.1.2 Định hướng về phát triển hoạt động du lịch của thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu, có lợi thế lớn ở Sầm Sơn, vì vậy cần tập trung phát triển ngành kinh tế này theo hướng chuyên nghiệp, tăng về chất lượng và bảo đảm phát triển bền vững. Thu hút đồng thời cả khách nội địa và khách quốc tế, sớm xây dựng Sầm Sơn thực sự trở thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại của khu vực và của cả nước. - Định hướng phát triển hạ tầng du lịch: 61 Lê Thu Trang - K25QT
  62. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội Tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch gồm: hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu văn hóa, thể thao, hội nghị, hội chợ - triển lãm, khu thương mại, công viên giải trí, các phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất, bán hàng lưu niệm và các công trình dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hoàn thành quy hoạch chi tiết các bãi tắm ở khu vực nội thị (các bãi A, B, C, D), mở rộng khuôn viên bãi biển, tiến hành quy hoạch sắp xếp lại các khu nhà nghỉ, nhà trọ của tư nhân và các cơ quan TW, các cơ sở dịch vụ tại khu vực gần bãi tắm (từ phía Đông đường Nguyễn Du ra biển), tạo lập một khuôn viên bãi tắm hoàn chỉnh, có cảnh quan đẹp phù hợp với một đô thị du lịch hiện đại. Xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang các cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ ở 3 phường nội thị theo hướng khuyến khích đầu tư chiều sâu, nâng cấp chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, mở rộng không gian du lịch ra phía Bắc (Quảng Cư) để tổ chức du lịch sinh thái, kết hợp cải tạo sông Đơ, thành lập các khu dân cư mới ven sông gắn với du lịch vườn, câu cá, hội trại, bơi thuyền Mở rộng không gian du lịch về phía Nam Sầm Sơn gắn với đầu tư khai thác du lịch sinh thái – văn hoá lễ hội và tham quan, vãn cảnh núi Trường Lệ. - Định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Tiếp tục phát triển các loại hình, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách,đặc biệt là các nước hiện đại khu vực Tây Âu . Phát triển du lịch Sầm Sơn trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về tự nhiên và về xã hội hiện có theo hướng du lịch tắm biển, nghỉ mát, điều dưỡng phục hồi chức năng, vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, bền vững. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thương mại gắn kết chặt chẽ giữa 62 Lê Thu Trang - K25QT