Khóa luận Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu

pdf 75 trang thiennha21 22/04/2022 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_thuong_hieu_du_lich_thanh_pho_vung_tau.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Trình độ đào tạo: Đại học chính quy Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đinh Thị Hoa Lê Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương MSSV: 15031271 Lớp: DH15DL1 Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của du lịch thành phố Vũng Tàu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Sinh viên Nguyễn Thị Hương
  3. LỜI CẢM ƠN Người Trung Quốc có câu: “Nhân bất học, bất tri lí”, có nghĩa là người không học thì không hiểu nổi điều hay, lẽ phải. Cuộc sống với rất nhiều điều vô cùng phong phú ở xung quanh ta, muốn biết được về chúng, ta phải nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu Vậy nên câu nói “Kiến thức không phải bỗng nhiên mà có” thật chí lí. Để học được kiến thức ở đời không thể thiếu bóng dáng của những người dìu dắt, nâng đỡ ta. Chính vì vậy, trong bài luận văn tốt nghiệp này tác giả xin chân thành cám ơn tới các đơn vị, cá nhân sau: - Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện để tác giả có cơ hội được học tập tại thành phố Vũng Tàu xinh đẹp. - Các thầy cô trong trường và đặc biệt là các thầy cô thuộc Viện Du Lịch – Điều Dưỡng đã truyền đạt cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. - Ths. Đinh Thị Hoa Lê, người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn lần này. - Gia đình, bạn bè đã hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tác giả xin phép gửi lời chúc tới các đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển; chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người; chúc gia đình, bạn bè gặt hái được nhiều thành công. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hương
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc của khóa luận 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 3 1.1. Khái niệm 3 1.1.1. Khái niệm điểm du lịch 3 1.1.2. Khái niệm về thương hiệu 4 1.1.3. Khái niệm về thương hiệu du lịch địa phương 6 1.2. Nội dung xây dựng thương hiệu du lịch địa phương 6 1.2.1. Đánh giá thực trạng du lịch địa phương 6 1.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu 7 1.2.3. Xây dựng và định vị thương hiệu 8 1.2.4. Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu 9 1.2.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện 13 1.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới 14 1.3.1. Thái Lan 14 1.3.2. Singapore 15 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 16 2.1. Vị trí địa lý 16 2.2. Tài nguyên du lịch 17 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 17 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 18 i
  5. 2.3. Cơ sở hạ tầng 23 2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 25 2.5. Các sản phẩm du lịch tại thành phố Vũng Tàu 28 2.6. Các cơ chế, chính sách về phát triển thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 29 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 31 3.1. Đánh giá thực trạng du lịch thành phố Vũng Tàu 31 3.2. Xác định khách hàng mục tiêu cho du lịch thành phố Vũng Tàu 35 3.2.1. Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng 36 3.2.2. Đặc điểm của khách du lịch tham quan 37 3.2.3. Đặc điểm của khách du lịch tâm linh 38 3.2.4. Đặc điểm khách du lịch văn hóa 40 3.2.5. Đặc điểm của khách du lịch MICE 42 3.3. Xây dựng và định vị thương hiệu cho du lịch thành phố Vũng Tàu 43 3.4. Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 52 3.4.1. Hiện trạng tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 52 3.4.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 54 3.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 59 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 61 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thành phố Vũng Tàu 61 4.2. Giải pháp về tăng cường ý thức của người dân địa phương trong quan hệ ứng xử với du khách 63 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 ii
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2. 2: Hệ thống các di tích lịch sử đã được xếp hạng tại thành phố Vũng Tàu 18 Bảng 2. 3: Hệ thống cơ sở lưu trú tại thành phố Vũng Tàu 25 Bảng 2. 4: Một số cơ sở ăn uống đáng tin cậy tại thành phố Vũng Tàu 26 Bảng 3. 1: Số liệu thống kê du lịch thành phố Vũng Tàu năm 2018 31 Bảng 3. 2: Số lượt khách tắm biển qua các năm 31 Biểu đồ 3. 1: Số lượt khách tắm biển trong các dịp lễ năm 2019 32 iii
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Bến thuyền Marina – Điểm đến mới của du lịch Vũng Tàu 3 Hình 1. 2: Một số món ăn của Thái Lan 14 Hình 1. 3: Marina Bay – Điểm du lịch hấp dẫn tại Singapore 15 Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 16 Hình 2. 2: Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền Ông Trần 20 Hình 2. 3: Lễ hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại thành phố Vũng Tàu 22 Hình 2. 4: Một góc cung đường Hạ Long tại thành phố Vũng Tàu 23 Hình 2. 5: Trụ sở công ty BWACO 24 Hình 3. 1: Bạch Dinh – Điểm tham quan độc đáo với nét kiến trúc Pháp 37 Hình 3. 2: Linh Sơn Cổ Tự 39 Hình 3. 3: Festival diều quốc tế tại thành phố Vũng Tàu 41 Hình 3. 4: Hải đăng thành phố Vũng Tàu 44 Hình 3. 5: Tượng chúa Kitô tại Vũng Tàu 45 Hình 3. 6: Miếu Hòn Bà 47 Hình 3. 7: Bình minh trên Bãi Dâu 49 Hình 3. 8: Website chính thức của thành phố Vũng Tàu 53 Hình 3. 9: Logo đề xuất du lịch thành phố Vũng Tàu 57 Hình 4. 1: Cơ sở 1 trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 62 iv
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, du lịch có cơ hội tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử, góp phần xây dựng hiệu quả thương hiệu điểm đến. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch. Cùng với đó, những công nghệ mới trên nền tảng Internet giúp cho việc trải nghiệm du lịch ngày càng thuận tiện hơn. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu, so sánh, lựa chọn những điểm đến và dịch vụ phù hợp nhất, đặc biệt là có thể khám phá điểm đến bằng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Gia tăng tiện ích cho du khách cũng chính là cơ hội kích cầu du lịch hiệu quả. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, thành phố Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực, các địa phương và các điểm du lịch ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt; ngành du lịch thành phố Vũng Tàu được đánh giá là chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng vốn có, việc xây dựng thương hiệu du lịch chưa được triển khai hiệu quả. Vậy làm thế nào để nâng cao thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu tới du khách trong nước và quốc tế? Làm thế nào để áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào công tác quảng bá thương hiệu du lịch? Trăn trở với những thực trạng và những câu hỏi trên chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài này. 1
  9. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng thương hiệu du lịch Vũng Tàu. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Đánh giá tiềm năng và thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch tại thành phố Vũng Tàu một cách khách quan. + Đưa ra mô hình để xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. + Xây dựng thương hiệu du lịch Vũng Tàu từ mô hình đã được đưa ra và dựa trên các nguồn tài nguyên du lịch có sẵn. + Đề xuất giải pháp nâng cao góp phần xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong bài luận văn là phân tích tổng hợp tài liệu 5. Cấu trúc của khóa luận Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Chương 2: Điều kiện phát triển du lịch thành phố Vũng Tàu Chương 3: Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố Vũng Tàu Chương 4: Một số giải pháp góp phần xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 2
  10. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm điểm du lịch Theo Luật du lịch năm 2017, khái niệm điểm du lịch như sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” (xem hình 1.1). Điều kiện công nhận điểm du lịch: - Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định - Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch - Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Hình 1. 1: Bến thuyền Marina – Điểm đến mới của du lịch Vũng Tàu 3
  11. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền: - Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch - Ban hành nội quy, tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch - Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý - Được thu phí theo quy định của pháp luật Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ: - Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan - Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý - Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch - Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý 1.1.2. Khái niệm về thương hiệu Trong lĩnh vực marketing, thuật ngữ “thương hiệu” là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất. Vậy thương hiệu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. 4
  12. Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”. Như vậy, có thể hiểu: Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng. Các dấu hiệu có thể là chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh, hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Trên thực tế, thương hiệu được nhận biết qua 2 nhóm dấu hiệu: Dấu hiệu trực giác gồm Tên hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, kiểu dáng của hàng hóa và bao bì, Dấu hiệu tri giác gồm hình ảnh về sự vượt trội, khác biệt, cảm nhận về sự an toàn, giá trị cá nhân khi tiêu dùng một sản phẩm, Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp Do vậy, cách hiểu đầu tiên về thương hiệu chính là bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến như: nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, tên thương mại, 5
  13. 1.1.3. Khái niệm về thương hiệu du lịch địa phương Dựa trên khái niệm về “thương hiệu” được đưa ra ở trên, ta có khái niệm thương hiệu điểm đến như sau: Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của điểm đến đó với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. 1.2. Nội dung xây dựng thương hiệu du lịch địa phương 1.2.1. Đánh giá thực trạng du lịch địa phương Đánh giá hiện trạng du lịch địa phương được xem là công việc đầu tiên cần phải thực hiện của cơ quan chủ quản về du lịch địa phương. Mục đích là nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, nhận thức điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có chiến lược đúng đắn trong thời gian tiếp theo. Ở bước này có thể thực hiện việc đánh giá theo mô hình SWOT thật chi tiết và 6
  14. khách quan, người làm mô hình này nếu đánh giá sai hoặc không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới các phương án và kế hoạch sau này. Mô hình SWOT đưa ra: - Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. - Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. - Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ ) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. - Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ ) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu có thể hiểu là nhóm khách hàng có các đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với đối tượng mà một dịch vụ, sản phẩm thuộc sở hữu của một công ty, doanh nghiệp bất kì mong muốn nhắm đến. Khách hàng mục tiêu có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần. Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào các đối tượng này. Xác định khách hàng mục tiêu cũng giúp mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã có kiến thức về sản phẩm, có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan. 7
  15. Các chiến lược nội dung, khuyến mãi đi kèm nếu thực hiện tốt, đủ thu hút sẽ khiến cho các đối tượng này đi đến bước tiếp theo – mua hàng trong thời gian ngắn. Cũng nhờ vậy, các chiến dịch mà một công ty, doanh nghiệp đưa ra có thể rút ngắn được thời gian thực hiện, tiết kiệm không chỉ về chi phí mà còn về nhân sự thực hiện. Xác định khách hàng mục tiêu có thể nói đóng vai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó trước khi tiến hành chạy bất kì chiến dịch tiếp thị nào điều đầu tiên mà mọi chuyên gia về marketing đều khuyên là doanh nghiệp cần phải tiến hành xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu dựa theo nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu, nhãn hàng. Để xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả, ta cần xây dựng chi tiết chân dung của khách hàng qua các yếu tố sau: - Độ tuổi - Giới tính - Khu vực sống - Tình trạng hôn nhân - Tính chất công việc - Khách hàng tìm kiếm thông tin qua kênh nào? - Hành vi, sở thích của họ là gì? 1.2.3. Xây dựng và định vị thương hiệu Như đã nói ở trên, “Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch”. Vậy để xây dựng và định vị thương hiệu cần: Phải xây dựng nên một bản sắc riêng từ những tài nguyên mình đang có; Phải chuyển tải các bản sắc đó tới khách du lịch thông qua những công cụ nhất định; Phải giữ gìn các bản 8
  16. sắc riêng đó để nó không bị mai một; Khi khách hàng tiếp nhận các thông tin được chuyển tải khiến khách hàng ghi nhớ, không nhầm lẫn với các thương hiệu khác và sẵn sàng quay trở lại với thương hiệu được gọi là định vị thương hiệu. 1.2.4. Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu Để tiếp thị thương hiệu du lịch thành công cần xây dựng nhiều chiến dịch riêng biệt, phục vụ một đối tượng khách hàng nhất định. Khi xây dựng một chiến dịch cần lưu ý các bước sau: 1.2.4.1. Xác định khách hàng mục tiêu của chiến dịch Xác định khách hàng mục tiêu là bước vô cùng quan trọng trong việc tiếp thị bất kỳ ngành nghề nào: Khách hàng mà chiến dịch hướng đến là khách hạng sang hay bình dân, khách ở dài ngày hay ngắn ngày, khách lớn tuổi hay khách trẻ tuổi, 1.2.4.2. Xác định mục tiêu của chiến dịch Xác định mục tiêu quảng bá được xem như “kim chỉ nam” cho chiến lược thương hiệu bền vững. Xác định đúng mục tiêu quảng bá thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Tùy theo từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp, tùy đối tượng được nhắm đến mà mục tiêu quảng bá sẽ khác nhau ít nhiều. Dưới đây là một số các mục tiêu quảng bá thương hiệu: + Tạo sự nhận biết: Chiến dịch này với mục đích càng nhiều khách hàng mục tiêu biết đến thương hiệu của doanh nghiệp càng tốt. + Tạo sự quan tâm: Tạo sự quan tâm ở đây được hiểu là tác động vào thái độ của khách hàng. Mục tiêu này được thực hiện khi khách hàng đã nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ, mục đích là để khách hàng quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm/ dịch vụ. So với mục tiêu nhận biết, mục tiêu này khó thực hiện hơn vì nó cần tác 9
  17. động tới tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, tìm điểm tương đồng giữa thương hiệu với nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng. + Cung cấp thông tin: Một số hoạt động truyền thông, quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiêng về chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp. + Củng cố thương hiệu: Củng cố thương hiệu được hiểu là xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm. Đó là việc chuyển mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu lên một tầm mới – Sự trung thành. Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó sẽ được triển khai khi mà mối quan hệ thương hiệu và khách hàng đã từng diễn ra. Ngoài ra, cần xác định cụ thể các mục tiêu có thể đo lường được như số lượng khách hàng tiếp cận được là bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu khách hàng mới, bao nhiêu khách hàng cũ, để thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá sau mỗi chiến dịch. 1.2.4.3. Xác định kênh tiếp thị Tùy vào từng đối tượng mà đưa ra các kênh tiếp thị khác nhau với phương châm: khách hàng mục tiêu ở đâu thì tiếp thị ở đó. Các kênh tiếp thị gồm: 10
  18. - Kênh online: Trước khi sử dụng các kênh online để quảng bá thương hiệu, ta cần hiểu khái niệm marketing online là gì? Marketing online hay còn gọi là hình thức tiếp thị trực tuyến. Tức bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Từ đó chúng ta có thể thấy vai trò của online marketing là vô cùng quan trọng. Với đặc điểm của sản phẩm du lịch là: phần lớn sản phẩm tồn tại dưới dạng vô hình, khách hàng không thể dùng thử sản phẩm trước khi sử dụng, sản phẩm ở xa khách hàng, chính vì thế kênh online được xem là kênh chủ đạo trong việc đưa các thông tin, hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ tới gần hơn với du khách, góp phần tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu du lịch. Một số kênh online cụ thể như: Website, facebook, zalo, instagram, youtube, - Kênh offline: Sử dụng tờ rơi, catalog; Treo baner, poster lớn tại các trục đường lớn, nhà cao tầng; Radio; Quảng cáo trên truyền hình; Tạp chí; Báo chí; Điện thoại, 1.2.4.4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Bộ nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Thiết kế nhận diện thương hiệu là cách tốt nhất để truyền thông đến với khách hàng, mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó, là một công cụ để quảng bá thương hiệu hữu hiệu, là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu trên con dường xây dựng để trở thành một thương hiệu mạnh. Sau đây 11
  19. là những lý do vì sao cần thiết kế nhận diện thương hiệu và lợi ích mang lại một cách trực quan nhất. - Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm và dịch vụ: Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp dễ nhận biết và nhắc nhớ trong tâm trí của khách hàng. Trước một gian hàng với hàng trăm mặt hàng, đa dạng về chủng loại, màu sắc; sản phẩm nào có thiết kế đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý đầu tiên của khách hàng. Thông thường, hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng những cảm nhận về mặt lý tính như: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và cảm tính như: sự chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp tạo cho khách hàng một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. - Nâng tầm giá trị thương hiệu: Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng dược nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó làm cho giá trị thương hiệu phát triễn một cách bền vững. Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Thương hiệu có thành công hay không, nó phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố và tạo dựng những giá trị. - Trở thành niềm tự hào cho nhân viên: Doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn hẳn nếu sở hữu cho riêng mình hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất. Điều này tác động rất lớn đến niềm tin của nhân viên về một công ty có quy mô, có đẳng cấp. Sẽ thật tự hào khi được làm việc trong một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nhân viên sẽ có tinh thần làm việc hơn và cũng cảm thấy say mê hứng khởi hơn. 12
  20. - Tạo lợi thế cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp thiết kế nhận diện thương hiệu tạo được thế mạnh, sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục các đối tác cũng như khác hàng. Trong một thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt và nổi bật? Việc sở hữu bộ nhận diện thương hiệu chính là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi hơn trên thương trường. - Tạo thuận lợi cho nhân viên bán hàng: Nếu doanh nghiệp có một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt thì vận dụng làm phương tiện truyền thông sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Việc này sẽ giúp cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng hơn. Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà doanh nghiệp mang đến cho họ. Nhân viên bán hàng cũng sẽ dễ dàng hơn trong công việc khi không phải mất quá nhiều thời gian để giới thiệu về công ty và các sản phẩm - dịch vụ của công ty. Người bán hàng giảm đi gánh nặng khi ngày ngày phải trả lời những thắc mắc của khách hàng rằng “Công ty bạn làm về lĩnh vực gì"; “Sản phẩm chủ đạo của công ty là gì"? “Bên bạn đã có những dự án thành công nào rồi"? Profile, catalogue, brochure là những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất. 1.2.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện Hoạt động quản lý và kiểm soát việc thực hiện chiến lược có ý nghĩa vô cũng quan trọng. Nhà quản lý du lịch địa phương là những người tổ chức thực hiện chức năng quản trị chiến lược. Tiến hành đo lường và theo dõi những chỉ tiêu về du lịch qua những thời gian khác nhau. Dữ liệu thu thập được sẽ được 13
  21. phân tích và đánh giá tỉ mỉ, trên cơ sở đó so sánh với những gì đã đặt ra trong mục tiêu. 1.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới 1.3.1. Thái Lan Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia và một trong những chiến dịch này tập trung riêng nền quảng bá nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World (Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thực hiện từ năm 2005 - 2010. Mục tiêu chính của Chiến dịch này nhằm khuếch trương ẩm thực Thái, được thực hiện trên qui mô toàn cầu và cả trong nước (xem hình 1.2). Hình 1. 2: Một số món ăn của Thái Lan 14
  22. 1.3.2. Singapore Du lịch là một trong những ngành quan trọng của kinh tế Singapore. Du lịch Singapore phát triển nhờ vào yếu tố đa dạng văn hóa do Singapore là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và người Ả Rập. Ngành du lịch quốc gia này cũng phát triển dựa vào môi trường xanh và sạch. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment) (xem hình 1.3). Hình 1. 3: Marina Bay – Điểm du lịch hấp dẫn tại Singapore 15
  23. CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 2.1. Vị trí địa lý Thành phố Vũng Tàu tiền thân là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 95 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông Nam Bộ ra biển. Phía Đông giáp huyện Long Điền; Phía Tây giáp vịnh Gành Rái; Phía Nam, Đông Nam và Tây Nam giáp Biển Đông; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ (xem hình 2.1). Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. 16
  24. Với vị trí địa lý này thành phố Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, đặc biển là du lịch biển. Thành phố Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới, thu hút nhiều khách du lịch đường bộ, khách đi tàu đường thủy, Vị trí địa lý còn mang lại cho thành phố Vũng Tàu khí hậu ôn hòa nhờ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với ảnh hưởng của biển, ngoài ra thành phố còn nằm trong vùng ít gió bão, không có mùa đông; thuận lợi cho việc phát triển du lịch quanh năm, các tài nguyên không bị tàn phá bởi thiên tai, giúp cho cảnh vật thiên nhiên ở đây luôn tươi tốt, góp phần xây dựng một Vũng Tàu xanh – sạch - đẹp. 2.2. Tài nguyên du lịch 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Địa hình Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi. 2.2.1.2. Khí hậu Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng của biển nên phân thành hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô 17
  25. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 25oC -27oC, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%. Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể phát triển du lịch cả năm. 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 2.2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Vũng Tàu với 17 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng (xem bảng 2.1). Bảng 2. 1: Hệ thống các di tích lịch sử đã được xếp hạng tại thành phố Vũng Tàu STT TÊN DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM 1 Di tích lịch sử văn hóa Bạch Dinh 06 Trần Phú - Phường 1 2 Di tích trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi Núi Lớn - Phường 5 Núi Lớn 3 Di tích lịch sử cách mạng ngôi nhà 42/11 01 Trần Xuân Độ - Phường 6 (nhà má Tám Nhung) 4 Di tích trụ sở ủy ban Việt Minh tại thành 01 Ba Cu - Phường 1 phố Vũng Tàu 5 Di tích lịch sử cách mạng :nhà cao cẳng” 18 Lê Lợi - Phường 1 6 Di tích lịch sử cách mạng nhà số 86 Phan 05 Phan Chu Trinh – Chu Trinh Phường 2 7 Di tích lịch sử cách mạng Đồn nhà máy Số 14, 51 - Phường 9 nước 18
  26. 8 Di tích lịch sử cách mạng nhà số 18/5 (nhà 36/29 Nguyễn An Ninh – ông Trương Quang Vinh) Phường 7 9 Khu di tích Đình Thắng Tam (đình Thắng 77 Hoàng Hoa Thám – Tam, Lăng Cá Ông, Miếu Bà) Phường Thắng Tam 10 Di tích chùa Linh Sơn "Linh sơn Cổ tự" 104 -Hoàng Hoa Thám – Phường 2 11 Di tích chùa Phước Lâm "Phước Lâm Tự" 65 Nguyễn Bảo – Phường 6 12 Khu di tích Nhà Lớn – Long Sơn (đền Ông Thôn 5 – Xã Long Sơn Trần) 13 Di tích lịch sử - văn hóa Niết Bàn Tịnh Xá 60/7 Hạ Long – Phường 2 14 Di tích ăng ten PARAPON (đài viba) – Núi Lớn – Phường 5 Núi Lớn 15 Di tích trận địa pháo cổ trên núi Tao Núi Nhỏ - Phường2 Phùng (Núi Nhỏ) 16 Di tích trận địa pháo cổ Cầu Đá Khu vực Cầu Đá - Phường 2 17 Đình - Chùa - Miếu Long Sơn Xã Long Sơn Nguồn: Trang website của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2018) ( 19
  27. 2.2.2.2. Lễ hội Một số lễ hội truyền thống tại thành phố Vũng Tàu: - Lễ hội Trùng Cửu (19/09 Âm lịch) Nếu có dịp tham quan du lịch Vũng Tàu vào tháng 9 Âm Lịch, du khách đừng quên hòa mình vào không khí văn hóa tín ngưỡng đặc biệt trong lễ hội Trùng Cửu tại xã Long Sơn, Vũng Tàu. Không quá linh đình với các lễ rước, ca hát, lễ hội Trùng Cửu có không khí thành kính, nghiêm trang với hoạt động dâng hương, cầu nguyện để tưởng nhớ đến công ơn khai dân lập ấp của ông Trần. Sự tích kể rằng: Ngày xưa, ở xã Long Sơn, Vũng Tàu có ông Lê Văn Mưu tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Tuy nhiên, do cuộc khởi nghĩa thất bại, ông cùng gia đình về ẩn náu tại phía Đông núi Nữa, thành lập nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Tại đây, ông đã cất công xây dựng công trình Nhà Lớn – nơi thờ Thánh, Tiên, Phật; cũng như dựng các ngôi nhà, mở đất, mở làng (xem hình 2.2). Hình 2. 2: Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền Ông Trần 20
  28. Sinh thời, ông Mưu thường đi chân trần, ở trần, búi tóc và làm việc ngày đêm, do đó người dân gọi ông là ông Trần. Khi ông mất, người dân tại xã Long Sơn dần hình thành một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo ông Trần. Và lễ hội Trùng Cửu ra đời từ đó như một cách tưởng nhớ đến công lao của ông. Lễ hội Trùng Cửu có 2 ngày dâng lễ: 8/9 âm lịch lễ Tiên Thường Kỉnh Mặn (cúng đồ mặn) và 9/9 lễ Chánh giỗ kỉnh chay (chỉ dâng đồ chay). Trong hai ngày này, những người theo đạo ông Trần sẽ búi tóc, đi chân trần mô phỏng lại theo phong cách của ông Trần xưa kia. - Lễ hội Đình Thần Thắng Tam (17/02 – 22/02 Âm lịch) Được liệt vào danh sách một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước, lễ hội Đình Thần Thắng Tam được tổ chức tại Ðình Thần Thắng Tam thu hút hàng vạn du khách xa gần mỗi năm. Ðình Thần Thắng Tam là khu quần thể kiến trúc Phật giáo với 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, lăng ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành. Đây cũng là nơi thờ 3 người đã có công gây dựng nên 3 làng Thắng ở Vũng Tàu: ông Phạm Văn Dinh, Ngô Văn Huyền và Lê Văn Lộc.Ngoài phần lễ rước truyền thống, lễ hội Đình Thần Thắng Tam còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như múa lân, diễn tuồng, thu hút gần 5.000 khách du lịch trong 3 ngày tổ chức. - Lễ hội Nghinh Ông (16/08 – 18/08 Âm lịch) Được tổ chức tại Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu, lễ hội Nghinh Ông nhằm tôn vinh Cá Ông. Theo quan niệm của ngư dân miền biển Vũng Tàu, cá Ông (cá voi) chính là vị cứu tinh, phù trợ cho họ mỗi lúc tàu gặp nạn trên biển. Lễ hội cũng là dịp người dân Vũng Tàu cầu an, mong biển thuận gió hòa, thuận lợi trong quá trình đánh bắt tôm cá. Lễ hội Nghinh Ông 21
  29. thường có các hoạt động như lễ rước cá ông trên biển, lễ cúng các anh hùng liệt sĩ, hát bá chạo, hát bội, biểu diễn võ thuật, múa lân rồng, diễn tuồng cùng các hoạt động dân gian như: bịt mắt bắt dê, câu cá, bịt mắt đập niêu - Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (16/10 – 18/10 Âm lịch) Là một địa điểm thăm quan Vũng Tàu nổi tiếng, Miếu Bà Ngũ Hành hay được gọi là miếu Bà là nơi thờ 5 yếu tố tạo nên vạn vật: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ cùng 2 vị hộ quốc công được phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thuỷ Long Thần Nữ. - Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (20/08 Âm lịch) Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Từ lâu, Lễ giỗ Đức thánh Trần không còn bó hẹp trong cộng đồng địa phương mà đã trở thành lễ hội thu hút nhiều người từ các địa phương trong cả nước (xem hình 2.3). Hình 2. 3: Lễ hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại thành phố Vũng Tàu 22
  30. Ngoài các lễ hội truyền thồng, thành phố Vũng Tàu còn đăng cai tổ chức các lễ hội hiện đại như: Festival biển, Festival ẩm thực, Festival diều quốc tế, Thành phố Vũng Tàu đăng cai tổ chức lễ hội Lễ hội Diều quốc tế; lần đầu tiên, Festival diều quốc tế Vũng Tàu diễn ra vào năm 2009, từ ngày 26/3 – 30/3 với chủ đề “Biển rộng cánh diều”. Trong lần tổ chức đầu tiên, Vũng Tàu chào đón các đội tuyển thả diều đến từ 15 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada, Ấn Độ, Indonesia, và các đội tuyển thả diều trong nước. Tính đến nay Thành phố Vũng Tàu đã đăng cai tổ chức 7 lần lễ hội Diều quốc tế. Ngoài ra, Thành phố Vũng Tàu còn tổ chức Festival Ẩm Thực 3 lần vào các năm 2010, 2013 và 2016, Lễ hội là nơi hội tụ giao lưu của nhiều nét văn hóa ẩm thực đến từ các vùng miền trong nước và các nước trên thế giới. Những đầu bếp nổi tiếng sẽ mang đến nhiều màn trình diễn nấu ăn hấp dẫn. Sau 12 năm vắng bóng, từ ngày 28/8/2018 đến 3/9/2018 đánh dấu sự trở lại của Festival biển Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách tham gia. 2.3. Cơ sở hạ tầng - Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của thành phố Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long - Quang Trung - Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao Hình 2. 4: Một góc cung đường Hạ Long thông Vận tải công nhận là "con tại thành phố Vũng Tàu đường đẹp nhất Việt Nam" (xem hình 2.4). 23
  31. Hơn 96% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức "nhà nước, nhân dân cùng làm". Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. Các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng với các đô thị khác cũng đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư như mở rộng Quốc lộ 51 (Vũng Tàu - Biên Hòa) rộng 8 làn xe dài 90 km, hoàn thành năm 2012, xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam, dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn. Sự phát triển phải nói đến các phương tiện xe 17 chỗ chuyên chở tuyến xe Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh, Các tuyến xe bắc – nam xuất phát từ Vũng Tàu cũng phát triển. Số lượng hãng xe, đầu xe taxi chạy phục vụ du khách trong nội thành nhiều, - Thông tin liên lạc: Các phương tiện thông tin liên lạc khá đa dạng, đảm bảo nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế như: gọi điện thoại, tin nhắn e-mail, tin nhắn điện thoại, fax, với chất lượng sóng tốt. - Các công trình cấp điện, nước Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc Nam. Nguồn nước chủ yếu do Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO) cung cấp với tổng công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000m3/ngày đêm (xem hình 2.5). Bên cạnh đó, khối lượng nước dự trữ trong các hồ chứa cung cấp 24
  32. nước thô cho các nhà máy như hồ Đá Đen, hồ Suối Cát, hồ Kim Long đã tích đủ nước, đạt khoảng 40 triệu m3, đủ đáp ứng nhu cầu nước sạch trong mùa khô 2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Cơ sở lưu trú và ăn uống Các cơ sở lưu trú tại thành phố Vũng Tàu khá đa dạng với các khách sạn từ 1-5 sao, các nhà nghỉ, homestay, resort, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong và ngoài nước, từ du khách hạng sang cho tới bình dân được nêu trong bảng 2.2. Nguồn: Tổng hợp từ danh sách cơ sở lưu trú trên website thành phố Vũng Tàu (2019) ( tru) Bảng 2. 2: Hệ thống cơ sở lưu trú tại thành phố Vũng Tàu Loại cơ sở lưu STT Số lượng Một vài cơ sở điển hình trú 1 Khách sạn 5 sao 2 Pullman Hotel , Imperial Hotel 2 Khách sạn 4 sao 9 Mường Thanh Hotel, Sammy Hotel, 3 Khách sạn 3 sao 18 Corvin Hotel, Kỳ Hòa Hotel, Royal Hotel, 4 Khách sạn 2 sao 35 Sông Hương Hotel, Thùy Dương Hotel, Ô Cấp Hotel, 5 Khách sạn 1 sao 53 Huê Anh Hotel, Ngọc Trai Trắng Hotel, An Bình Hotel, 6 Nhà nghỉ Rất nhiều Các nhà nghỉ ở khu Á Châu, Bãi Sau, 25
  33. Hiện tại các cơ sở phục vụ lưu trú có xu hướng ngày càng tăng và đang dần nâng cao chất lượng cả về cơ sở vật chất, phòng ốc trang trí độc đáo và chất lượng phục vụ. Chính vì vậy, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải biết nắm bắt các sức mạnh của công nghệ, của internet, đồng thời phải nâng cao chất lượng để níu chân khách hàng cũ. Cũng nhờ vậy mà du khách càng được phục vụ tốt hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống tại thành phố Vũng Tàu rất nhiều và đa dạng. Một số cơ sở đáng tin cậy được nêu trong bảng 2.3. Bảng 2. 3: Một số cơ sở ăn uống đáng tin cậy tại thành phố Vũng Tàu Điện thoại STT Tên đơn vị Địa chỉ (0254) 1 Quán Thủy 123B1Hoàng Hoa Thám 3 859 565 2 Nhà hàng Lan Rừng 02 Trần Hưng Đạo 3 530 713 3 Quán 95 36 Trần Hưng Đạo 3 595 595 4 Nhà hàng Café Garden 3 128 Khu Á Châu, Hoàng Hoa 3 527 178 Thám 5 Nhà hàng Vườn Bàng 37/4 Yesin 3 854 191 6 Nhà hàng Hải Phương 693 đường 30/4 3 848 494 7 Nhà hàng café hoa viên 06 Hoàng Diệu 3 853 078 Garden 1 26
  34. 8 Quán Bảy Giai 36 Hoàng Hoa Thám 3 857 891 9 Quán ăn Gành Hào 03 Trần Phú 3 550 909 10 Quán bánh khọt Cô Ba 01 Hoàng Hoa Thám 3 526 165 Vũng Tàu 11 Quán Tuyết Vân 01 Hoàng Hoa Thám 3 850 427 12 Bún Thái Ngọc Lan 10 Mạc Đĩnh Chi 3 858 730 13 Nhà hàng Vườn Phố 28 Trần Phú 3 513 885 Vũng Tàu 14 Quán Tuyết Vân 2 426 Thống Nhất Mới 3 852 454 15 Nhà hàng Phúc Lộc 12B Hoàng Hoa Thám 3 521 262 16 Xí nghiệp DIC Du lịch 02 Thùy Vân 3 816 634 Biển 17 Nhà hàng 7 Chuyến 33 Phan Bội Châu 3 527 317 18 Nhà hàng Cây Bàng 93-95 Trần Phú 3 838 522 19 Nhà hàng hải sản Lâm 125B Trần Phú 3 553 279 Đường Nguồn: Từ website thành phố Vũng Tàu (2019) ( - Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp Hệ thống các cửa hàng chuyên nghiệp tại thành phố Vũng Tàu khá nhiều và đa dạng về quy mô như: 27
  35. + Trung tâm mua sắm: Lam Sơn Square, Imperial Plaza + Các cửa hàng tự chọn: Vin Mart+, Family Mart, Lotte Mart, Coop Mart, - Cơ sở thể thao Một số cơ sở thể thao lớn như: Nhà thi đấu đa năng, nhà văn hóa thanh niên, nhà văn hóa thiếu nhi, - Cơ sở y tế + Tại thành phố Vũng Tàu có 2 bệnh viện (bệnh viện Lê Lợi và bệnh viện Vietsopetro) và nhiều cơ ở y tế tại các phường + Có nhiều cơ sở y tế tư nhân được thành lập + Trạm cứu hộ được xây dựng tại khu vực bãi sau đảm bảo sơ, cấp cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển - Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác Các cơ sở vui chơi giải trí: bar, beer club, công viên Thỏ Trắng, 2.5. Các sản phẩm du lịch tại thành phố Vũng Tàu Các các loại du lịch đang được khai thác tại thành phố Vũng Tàu là: - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch tham quan - Du lịch tâm linh - Du lịch văn hóa - Du lịch MICE, 28
  36. 2.6. Các cơ chế, chính sách về phát triển thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Ngày 11/09/2018, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 2538/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu là phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam. Trong đó, thành phố Vũng Tàu được định hướng ưu tiên phát triển du lịch biển và dịch vụ vui chơi giải trí. Ủy ban nhân dân tỉnh còn ưu tiên 4 chương trình phát triển du lịch gồm: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt. Thành phố Vũng Tàu đã thành lập “Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu” có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu quản lý an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm, tham quan, du lịch và tổ chức công tác cứu hộ tại các bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nhằm ổn định tình hình an ninh, trật tự, vệ sinh đảm bảo môi trường xã hội văn minh, lành mạnh và an toàn cho khách du lịch. Phạm vi hoạt động: tất cả các khu, điểm tham quan, du lịch, bãi tắm trên địa bàn thành phố Vũng Tàu (trừ các khu di tích, các chùa chiền do bảo tàng và các Ban trị sự chùa quản lý); riêng ở các khu vực công viên, lâm viên, Ban quản lý chỉ thực hiện nhiệm vụ phối hợp để duy trì, bảo đảm trật tự, an ninh tại các khu vực này. Ngày 14/2/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 298/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ khách du lịch thành 29
  37. phố Vũng Tàu. Vào ngày 13/02/2018, Trung tâm hỗ trợ khách du lịch thành phố Vũng Tàu đã chính thức đi vào hoạt động tại A3 Bãi Sau đường thùy Vân, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Trung tâm hỗ trợ khách du lịch có nhiệm vụ cung cấp thông tin miễn phí cho du khách về các tour, tuyến du lịch; các địa chỉ tham quan thắng cảnh; các sự kiện du lịch, lễ hội truyền thống nổi bật của thành phố; thông tin về nhu cầu ăn ở, đi lại, giải trí, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cần thiết khác cho khách quốc tế như: thu đổi ngoại tệ, điện thoại quốc tế, máy rút tiền ATM; phối hợp với các đơn vị liên quan giới thiệu kết nối các đối tác của doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh về quảng cáo du lịch thành phố Vũng Tàu Trung tâm này còn có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị và thắc mắc của du khách. 30
  38. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 3.1. Đánh giá thực trạng du lịch thành phố Vũng Tàu - Những kết quả đạt được của du lịch Vũng Tàu được thể hiện ở hai bảng 3.1 và 3.2 dưới đây: Bảng 3. 1: Số liệu thống kê du lịch thành phố Vũng Tàu năm 2018 NỘI DUNG NĂM 2018 Tổng số lượt khách Gần 6 triệu lượt Tỷ lệ khách bình quân Tăng từ 15 – 18 % so với năm trước Tỷ lệ trong lĩnh vực ăn uống, hội Tăng 35 – 40 % so với năm trước nghị hội thảo Lượng khách lưu trú 3,6 triệu lượt Tỷ lệ lượng khách lưu trú Tăng 17 % so với cùng kỳ Nguồn: Website thành phố Vũng Tàu ( Bảng 3. 2: Số lượt khách tắm biển qua các năm Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 tính đến 19/05/2019 Số khách 3,295,100 4,425,250 2,719,200 (lượt) Nguồn: Số liệu được Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu cung cấp 31
  39. - Số lượt khách tắm biển có sự biến động trong năm 2019 đặc biệt số lượng tăng cao vào các dịp lễ. Nhận thấy các kỳ nghỉ lễ dài ngày sô lượng tăng gấp đôi các kỳ nghỉ lễ ngắn ngày. Theo dõi sự biến đổi của số lượt khách tắm biển trong các dịp lễ năm 2019 thông qua biểu đồ 3.1 dưới đây: Số khách (lượt) 450000 400000 350000 300000 250000 Số khách (lượt) 200000 150000 100000 50000 0 Tết Dương Tết Nguyên Giỗ Tổ Hùng 30/04 - 1/5 Lịch Đán Vương Biểu đồ 3. 1: Số lượt khách tắm biển trong các dịp lễ năm 2019 Nguồn: Số liệu được Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu cung cấp Trong những năm gần đây, ngành du lịch thành phố Vũng Tàu đã có những thay đổi đáng kể. Các bãi tắm lượng khách tăng đông nghẹt vì bãi tắm không ăn uống, không rác và bịch ni lông, chai lọ, sạch đẹp cùng với thời gian các ngày nghĩ lễ được kéo dài, thêm vào đó là uy tín về đảm bảo an ninh trật tự, những vụ gian lận thương mại, chặt chém du khách dần được đẩy lùi khiến Vũng Tàu được nhiều du khách trong nước đặc biệt là khu vực phía Nam, cũng như bạn bè quốc tế tìm đến ngày càng cao. Qua thống kê của Chi cục Thống kê Vũng 32
  40. Tàu, ngành du lịch Thành phố tỷ lệ khách bình quân tăng từ 15-18 % năm sau so với năm trước, làm cho doanh thu dịch vụ ngành tăng cao, nhất là lĩnh vực ăn uống và hội nghị hội thảo tăng đến 35-40% so với cùng kỳ, việc giữ cho bãi tắm và nơi công cộng luôn sạch đẹp, cấm ăn uống dẫn đến doanh thu tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng cao, cùng với sức chi tiêu của khách du lịch ngày càng cao. Có thể dễ dàng nhận thấy số lượng khách tắm biển các năm sau tăng rất nhiều so với năm trước. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy công tác quản lý, vệ sinh môi trường biển sạch sẽ của các cơ quan chức năng đã thực sự mang lại hiệu quả và lấy lại lòng tin của du khách. Tại các cơ sở lưu trú, lượng khách và doanh thu, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố, lượng khách lưu trú năm 2018 là 3,6 triệu lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc khách sạn Thanh Bình cho biết “ Khách phản ánh trực tiếp với mình lúc nào cũng khen, dạo này bãi biển rất sạch, xuống tắm biển không phải đạp các vỏ chai, lọ, vỏ ốc cộng với tình hình an ninh trật tự được kiểm soát, không bị chặt chém, chụp giật nên lượng khách ngày càng tăng và full phòng”. Như tại các khách sạn Imperial, Pullman, Malibu, Green, Lan Rừng ngoài khách nội địa đi lẻ cùng gia đình, lượng khách quốc tế, Việt kiều, khách đoàn đi du lịch đến Vũng Tàu cũng tăng cao đặc biệt là các dịp nghĩ lễ, mùa hè lượng khách tăng cao, công suất phòng bình quân cũng đạt 90%. Còn tại bảo tàng vũ khí cố, năm 2018 lượng khách đến tham qua hơn 45.000 lượt trong đó khoảng 6.000 là khách nước ngoài. 33
  41. Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phố Vũng Tàu được nêu trong bảng 3.4: Bảng 3. 3: Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phố Vũng Tàu ĐIỂM MẠNH: ĐIỂM YẾU: - Các thế mạnh về tài nguyên du - Các sản phẩm du lịch chưa thực lịch: tự nhiên và văn hóa đã nêu sự đa dạng ở chương 2. Các nét đẹp tự nhiên - Nguồn nhân lực chất lượng cao, và văn hóa được kết hợp một nghiệp vụ tốt, thông thạo các cách hài hòa. ngoại ngữ còn hạn chế - Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, - Lượng khách du lịch quốc tế còn năng động; thành phố có 2 cơ sở ít đào tạo nhân lực là Trường đại - Công tác quảng bá du lịch chưa học Bà Rịa – Vũng Tàu và Cao được chú trọng, đặc biệt là đẳng nghề Du lịch. quảng bá online - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - - Thời gian lưu trú của khách du kỹ thuật được đầu tư, đồng bộ. lịch ngắn, mức chi tiêu thấp - Có sự tham gia của cơ quan Nhà - Một số kh vực trong trung tâm nước trong phát triển du lịch mà thành phố còn hiện tượng ngập cụ thể là Ban quản lý các khu du nước khi mưa lớn như khúc giữa lịch và Trung tâm hỗ trợ khách tuyến đường Lê Hồng Phong du lịch. CƠ HỘI: THÁCH THỨC: - Với vị trí thành phố Vũng Tàu - Phát triển nguồn nhân lực địa nằm trên đường hàng hải quốc phương hướng đến chuẩn quốc 34
  42. tế, trung tâm khu vực Đông - tế trong bối cảnh lao động trong Nam Á nên sẽ thu hút nhiều các khối ASEAN được phép dịch doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chuyển giữa các quốc gia khiến về lĩnh vực cảng, đặc biệt là doanh nghiệp có thể mất đi chất cảng du thuyền. Ngoài ra với xám, số lao động còn lại có thể tiềm năng phát triển du lịch còn thua ngay trên “sân nhà”. thu hút các doanh nghiệp đầu tư - Nếu không sử dụng công nghệ về nhà hàng, khách sạn, resort, trong thời đại 4.0 du lịch thành - Trong thời đại công nghệ, đầu tư phố Vũng Tàu sẽ bị lu mờ. cho marketing sẽ là một đòn bẩy - Các đối thủ cạnh tranh trong để thu hút khách nước và quốc tế ngày càng gia - Các chính sách của Chính phủ, tăng và phát triển. của tỉnh hiện đang chú trọng - Các yếu tố bất lợi về biến đổi khí phát triển du lịch hậu sẽ ảnh hưởng tới thời tiết, một số hiện tượng có thể phá vỡ cảnh quan du lịch như: bão, nước biển dâng, sạt lở, xâm lấn, 3.2. Xác định khách hàng mục tiêu cho du lịch thành phố Vũng Tàu Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong việc marketing thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu, cần xác định đặc điểm đối tượng khách hàng để cung cấp những thông tin họ cần, có mặt ở nơi họ thường có mặt để quảng bá và đưa ra mức giá mà họ có thể chi trả, gợi ý các tour phù hợp, Từ 35
  43. đó, tăng hiệu quả marketing, giảm các chi phí không cần thiết. Mỗi một loại hình du lịch sẽ phù hợp với một đối tượng du khách nhất định, ở đó họ có những đặc điểm chung và ta cần nắm được các đặc điểm đó. Như đã nêu ở trên, các loại hình du lịch hiện có ở thành phố Vũng Tàu bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch MICE, Vậy đặc điểm các du khách theo từng loại hình du lịch là gì? 3.2.1. Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến những nơi khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Loại hình du lịch này có tác dụng rất tích cực trong việc phục hồi và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, giúp lấy lại tinh thần và thể lực để con người trở lại với công việc và cuộc sống ngày thường chịu nhiều áp lực. Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng là: - Độ tuổi: người trong độ tuổi lao động và người nghỉ hưu - Giới tính: nam và nữ - Khu vực sống: thường sống ở những nơi thành thị ồn ào, tấp nập, đông đúc - Tính chất công việc: căng thẳng, áp lực mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, - Du khách tìm kiếm thông tin qua các kênh: + Người trẻ: internet, người quen, + Người lớn tuổi: báo, radio, người quen, công ty du lịch, - Thời gian đi du lịch: ngắn ngày hoặc dài ngày - Hành vi, sở thích của du khách: 36
  44. + Người trẻ: thích chụp hình, không nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn kết hợp vui chơi giải trí, khám phá, + Người lớn tuổi: thường là du lịch nghỉ dưỡng đơn thuần Du lịch nghỉ dưỡng được xem là thế mạnh của Vũng Tàu với sự phát triển đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với các điểm đến nghỉ dưỡng đẹp và đa dạng. Đối với nghỉ dưỡng biển Vũng Tàu có các bãi biển đẹp như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Vọng Nguyệt, Nghỉ dưỡng núi phải kể đến khu du lịch Hồ Mây. Hệ thống các resort, khu du lịch ven biển đẹp như: Paradies, Intourco, Biển Đông, New Wave, Marina Bay Ngoài ra, hệ thống các nhà hàng ven biển cũng là địa điểm yêu thích của các đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng như: Gành Hào, Lâm Đường, Làng Chài, Sông Rạch Hào, Để phục vụ tốt đối tượng khách trên, các điểm đến cần: nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá, không chặt chém, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước. 3.2.2. Đặc điểm của khách du lịch tham quan Là loại hình du lịch mà du khách lựa chọn điểm đến là nơi có phong cảnh đẹp, độc đáo, lạ; hay là nơi có nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc, (xem hình 3.1) Đặc điểm của khách du lịch tham quan là: - Khu vực sống: các khu vực lân cận thành phố Vũng Tàu 37
  45. - Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, người quen, báo, đài, - Thời gian đi tham quan: ngắn ngày, có thể là đi trong ngày - Hành vi, sở thích của du khách: Chụp hình, khám phá những nét độc đáo của thiên nhiên và văn hóa Các điểm tham quan mà du khách có thể tìm thấy tại Vũng Tàu như: Hải đăng , đồi Con Heo, Bạch Dinh, Bảo tàng vũ khí cổ, thiền viện Chơn Không, tượng chúa Kitô, miếu Hình 3. 1: Bạch Dinh – Điểm tham quan Hòn Bà, độc đáo với nét kiến trúc Pháp 3.2.3. Đặc điểm của khách du lịch tâm linh Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch tham gia vào những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nhằm đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình, tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo. Nói cách khác, khách du lịch đến một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn tâm linh mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là cách giúp họ xây dựng cho mình một niềm tin về sức mạnh của nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm tư, thăng hoa cuộc sống hướng thượng Đó cũng là mục đích cao nhất của các chương trình du lịch tâm linh. Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng hiện đại thì con người lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Du lịch tâm linh là xu hướng phát triển tất yếu trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia 38
  46. Châu Á ảnh hưởng Phật giáo lâu đời như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam Đặc điểm của khách du lịch tâm linh là: - Tính chất công việc: là những người tin, theo một tôn giáo nhất định - Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, tổ chức mà họ tham gia, - Thời gian đi tham quan: ngắn ngày - Hành vi, sở thích của du khách: kết hợp với du lịch tham quan, không tham gia nhiều vào hoạt động vui chơi giải trí, thành tâm hướng về đức tin của họ, Du khách đi theo loại hình tâm linh sẽ được thỏa mãn khi tới thành phố Vũng Tàu bởi là nơi hội tụ của nhiều ngôi chùa cổ kính, kiến trúc đặc sắc; ngoài ra một số ven biển có cảnh quan rất đẹp. Một số chùa tại Vũng Tàu là: Thích Ca Phật Đài (nằm trên sườn Núi Lớn với điểm nhấn là bức tượng Thích Ca Mâu Ni), Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự (xem hình 3.2), Tịnh Xá Ngọc Bích, chùa Quan Âm Nam Hải, các chùa nằm ở khu vực Bến Đình, Hình 3.2: Linh Sơn Cổ Tự 39
  47. Đối với du khách theo đạo Thiên Chúa có thể tìm đến: Nhà thờ Vũng Tàu, nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu, Tượng chúa Kitô, Thành phố Vũng Tàu có tiềm năng du lịch tâm linh rất lớn bởi sự đa dạng các điểm đến tâm linh, trong mỗi điểm đến luôn có sự kết hợp giữa các nét kiến trúc đặc sắc và cảnh quan núi, biển đẹp, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên, thư giãn, quên đi bộn bề của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của cơ sơ hạ tầng, hàng năm thành phố Vũng Tàu là nơi uy tín tổ chức Đại Lễ Phật Đản thu hút nhiều tăng ni, phật tử hội tụ về đất biển. 3.2.4. Đặc điểm khách du lịch văn hóa Theo định nghĩa của WTO, du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng. Đặc điểm khách du lịch văn hóa là: - Khu vực sống: Là những nơi có nét văn hóa khác với văn hóa điểm đến - Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, đài, người quen, - Thời gian đi tham quan: ngắn ngày - Hành vi, sở thích của du khách: tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người dân bản địa, các di sản, kiến trúc, lễ hội, ẩm thực, Nói về du lịch văn hóa là một phạm trù rất rộng. Du khách có thể đi tới Vũng Tàu vì yêu thích các điểm đến di tích lịch sử, ẩm thực, các lễ hội nơi đây, bao gồm lễ hội truyền thống hoặc lễ hội hiện đại. Lễ hội truyền thống tiêu biểu đã liệt kê ở trên như: Lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Đình Thần Thắng Tam, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành, lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Tuy 40
  48. nhiên, các lễ hội truyền thống chưa thực sự đủ sức hút, sức hấp dẫn của khách du lịch, cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng để các lễ hội không bị mai một, tạo sức hút góp phần thúc đẩy du lịch. Thành phố Vũng Tàu còn đăng cai tổ chức các lễ hội hiện đại như: Festival diều quốc tế (xem hình 3.3), Festival ẩm thực, Festival biển, Tuy nhiên, thực trạng chung của các lễ hội vẫn còn thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, các lễ hội có sự tham gia của các đơn vị nước ngoài dần kém thu hút đối với người tham gia và du khách. Hình 3. 3: Festival diều quốc tế tại thành phố Vũng Tàu Ẩm thực Vũng Tàu thu hút du khách bởi các món ăn được chế biến đa dạng từ hải sản tươi sống. Ngoài ra còn một vài món mà du khách không thể bỏ qua như: bánh khọt, bánh bông lan trứng muối, bánh bèo, Hiện thành phố Vũng Tàu có 17 di tích lịch sử như đã nói trên hoàn toàn có thể thỏa mãn được khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử. Các di tích ở Vũng tàu hiện được bảo tồn rất chặt chẽ nên không xảy ra tình trạng bị tàn phá, hư hỏng nặng. 41
  49. 3.2.5. Đặc điểm của khách du lịch MICE Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) hoặc sự kiện (Event). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Convention Event. - Độ tuổi: độ tuổi lao động, là những người có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp - Khu vực sống: trong nước hoặc quốc tế - Tính chất công việc: công việc căng thẳng, áp lực, thời gian có hạn - Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: đơn vị tổ chức sự kiện, internet, - Thời gian đi du lịch: ngắn ngày, phụ thuộc vào thời gian tổ chức của hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện - Hành vi, sở thích của du khách: mức chi tiêu cao, yêu cầu chất lượng phục vụ cao, Đối với đối tượng khách du lịch MICE, thành phố Vũng Tàu mới đưa vào khai thác trong vài năm gần đây. Hiện tại, Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo ở mức cơ bản đó là hệ thống đường xá khá hoàn thiện. Về khách sạn, Vũng Tàu chỉ có 2 khách sạn 5 sao và 9 khách sạn 4 sao có thể đủ yêu cầu để tổ chức loại hình này. Một số hạn chế trong khả năng đáp ứng du lịch MICE là: Các cơ sở lưu trú có công suất chưa đủ lớn nên hạn chế tiếp các đoàn MICE số lượng lớn, đội ngũ lao động chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ còn hạn chế, đội ngũ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp chưa có, các trung tâm mua sắm, vui chơi 42
  50. giải trí còn ít (Vũng Tàu có hai trung tâm mua sắm là Lam Sơn Square, Imperial Plaza), Để phát triển loại hình này cần khắc phục được các hạn chế nêu trên. Ngoài cách phân loại khách theo loại hình du lịch, cũng có thể phân chia khách du lịch thành: Khách trẻ tuổi và khách lớn tuổi. Cụ thể: - Khách trẻ tuổi có đặc điểm: Tìm kiếm thông tin chủ yếu trên internet, các trang review; thích các hoạt động vui chơi, giải trí năng động; thích chụp hình; đặt phòng không cần hạng sang; chi tiết ở mức bình dân. - Khách lớn tuổi: Ít tìm thông tin trên internet mà chủ yếu qua báo, người quen hoặc công ty du lịch, không thích các hoạt động vui chơi năng động, chủ yếu thích nghỉ dưỡng, mức chi tiêu cao hơn, 3.3. Xây dựng và định vị thương hiệu cho du lịch thành phố Vũng Tàu Một lần nữa tác giả xin nhắc lại: “Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch”. Vậy hiện tại bản sắc mà du lịch thành phố Vũng Tàu đang có là gì? Liệu rằng những bản sắc đó đã đủ ấn tượng để lưu lại trong tâm trí của khách hàng hay chưa? Cần làm gì để định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu? 3.3.1. Hiện trạng xây dựng và định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Những bản sắc mà du lịch thành phố Vũng Tàu mang lại cho du khách là tổng hợp tất cả các yếu tố từ: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm đến du lịch, khí hậu, cảnh quan, môi trường du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, văn hóa bản địa. 43
  51. Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật của Vũng Tàu được đầu tư với quy mô tương đối lớn và khá đồng bộ, chi tiết đã được giới thiệu tại chương 2 của luận văn này. Các điểm đến du lịch bao gồm các điểm di tích và danh thắng. Một số các điểm đến tiêu biểu như: Hải đăng, Trận địa pháo cổ, Tượng chúa Kitô, Thích ca phật đài, Niết bàn tịnh xá, Bạch Dinh, Nhà lớn Long Sơn, Đình thần Thắng Tam và Lăng cá Ông, miếu Hòn Bà, Linh Sơn cổ tự, Phước Lâm tự, Hải đăng hiện được xếp vào hàng những ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt nam; nằm trên đỉnh núi Nhỏ (Tao Phùng) được xây dựng và khánh thành ngày 15/08/1862 ngay sau khi người Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năm Hình 3. 4: Hải đăng thành phố Vũng Tàu 1913, ngọn hải đăng được chuyển từ độ cao 149m lên 170m (hiện nay) so với mực nước biển và có thể chiếu xa 35 hải lý. Ngoài nhiệm vụ chính là chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại cửa biển, Hải đăng còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách và trở thành biểu tượng của thành phố Vũng Tàu (xem hình 3.4). Trận địa pháo cổ là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng từ thế kỷ 19, được bố trí liên tiếp trên một đường thẳng ở các độ cao khác nhau từ Tây Bắc sang Đông Nam của núi Lớn và núi Nhỏ, nhằm tạo ra hành lang an toàn tuyệt đối cho cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ mà thực dân cai trị. Trận địa pháo cổ Vũng Tàu là bộ sưu tập vũ khí cổ lớn nhất Đông Dương, có giá trị trong đời sống kinh 44
  52. tế và xã hội, được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia. Để tham quan trận địa pháo cổ du khách có thể đến hẻm 444 Trần Phú và chạy theo con đường hẻm ôm quanh núi; ngoài ra du khách cũng có thể tham quan những khẩu súng thần công tại khu di tích Bạch Dinh và trên đỉnh núi Tao Phùng (dưới chân tượng chúa Kitô). Tượng chúa Kitô được xây dựng năm 1974, đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật đương đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Nằm ở vị trí đắc địa của núi Nhỏ, giữa không gian thoáng đạt của biển, trời nơi đây, tượng chúa Kitô là một trong những điểm thu hút đông khách tham quan (xem hình 3.5). Hình 3. 5: Tượng chúa Kitô tại Vũng Tàu Thích Ca Phật Đài là thắng tích nổi tiếng nhất trong những thắng tích Phật giáo của Vũng Tàu, là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Di tích nằm trên đường Trần Phú, Phường 5, thành phố Vũng Tàu. 45
  53. Niết Bàn Tịnh Xá còn được gọi với cái tên chùa Phật nằm, được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng ra biển.Chùa được xây dựng năm 1969 và khánh thành năm 1974. Trước chùa có cột cờ cao 21m gồm 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh Phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2. Niết Bàn tịnh xá là điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến lễ, cúng Phật và tham quan cảnh đẹp của chùa. Bạch Dinh được xây dựng năm 1898 và hoàn tất năm 1916, biệt thự được xây dựng theo kiến trúc Pháp, các vật liệu được nhập từ Pháp. Tên nguyên thủy của tòa nhà là Villa Blanche (tức biệt thự trắng) được xây dựng cho viên toàn quyền Pháp nghỉ ngơi mỗi cuối tuần. Khi đến Bạch Dinh du khách không chỉ chiêm ngưỡng các vẻ đẹp kiến trúc và thiên nhiên nơi đây mà còn tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật quý hiếm thời Khang Hy được vớt từ con tàu đắm dưới lòng đại dương Hòn Cau – Côn Đảo. Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn. Đây là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành các khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần. Nhà lớn Long Sơn do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900) cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Tất cả đều nhờ tiền của và công sức tự nguyện của ông và của nhiều người tin theo ông. Đình thần Thắng Tam và Lăng cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, Phường 2 là một biểu hiện đặc sắc nhất của văn hóa ngư dân miền biển. Đình được xây dựng từ thời vua Minh Mạng thờ chung cả ba ông có công xây ba làng Thắng ở Vũng Tàu. Lăng cá Ông lưu giữ một bộ xương cá Voi trôi dạt vào Bãi 46
  54. Sau cuối thế kỷ 19. Cá Voi được người ngư dân xem là loài cá linh thiêng, hay cứu giúp những người đi biển gặp nạn. Đình còn lưu giữ 12 tấm sắc phong của triều Nguyễn. Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm dưới chân dốc Nghinh Phong. Năm 1881 một ngôi miếu nhỏ được xây dựng gọi là Miếu Bà, sau nhiều lần trùng tu hiện nay ngôi miếu có chiều cao nổi trên mặt biển là 4m, thờ các vị thần linh. Khi thủy triều xuống thấp, du khách có thể men theo con đường đá sỏi để ra đảo. Ngày rằm, mồng một hàng tháng, người dân thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may (xem hình 3.6). Hình 3. 6: Miếu Hòn Bà Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất của Vũng Tàu. Ngôi chùa được xây năm 1919 trên Núi Nhỏ nhưng do bị người Pháp chiếm dụng để xây hoa tiêu nên một ngôi chùa khác đã được xây ở địa điểm hiện nay và tồn tại đến ngày nay. Trong chánh điện có một thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ mặt hiền từ và hết sức sống động trên nét mặt của đức Phật. Về nguồn gốc của pho tượng phật, có truyền thuyết kể lại rằng trước đây có đoàn ghe chài lưới từ miền trung vào đánh cá ở Bãi Trước. 47
  55. Trong khi đi kiếm củi ở núi lớn tình cờ phát hiện hai pho tượng phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đtác giả đi. Pho tượng lớn còn lại được dân làng rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn Cổ Tự. Hiện tại các điểm danh thắng và các di tích được thành phố Vũng Tàu bảo tồn rất chặt chẽ, không có các tình trạng tàn phá, phá hoại, gây xuống cấp hay ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của các cơ quan chức năng thành phố Vũng Tàu. Nếu ai đó nói rằng thành phố Vũng Tàu chỉ có hai bãi tắm là Bãi Trước và Bãi Sau thì thật đáng tiếc bởi vị khách đó chưa trải nghiệm hết các bãi tắm xinh đẹp khác của thành phố Vũng Tàu. Đến với Vũng Tàu du khách hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình các bãi tắm sau: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Ô-quắn, Bãi Dâu. Bãi Sau dài 4 km còn gọi là bãi Thùy Vân. Tại đây, du khách có thể dễ dàng tìm nơi lưu trú, từ nhà trọ bình dân tới khách sạn 4 sao. Dọc suốt chiều dài bờ biển có các khu du lịch vui chơi hiện đại cùng các loại hình dịch vụ giải trí, vui chơi trên biển. Bãi Trước nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Vũng Tàu với nhiều tòa nhà, khách sạn hiện đại, công viên và nhiều trò chơi giải trí cho trẻ em, tại đây còn có ga cáp treo đưa du khách lên khu du lịch Hồ Mây. Bãi tắm ở đây cũng được nhiều du khách và người dân yêu thích. Buổi sáng du khách có thể đến đây tận mắt xem người dân kéo và bán cá tươi sống rất thú vị. 48
  56. Bãi Ô-quắn còn gọi là bãi Nghinh Phong; ở đây nước biển rất trong và sâu hơn các bãi tắm khác, gió quanh năm phù hợp với những người thích cảm giác mạnh, những mỏm đá được những người câu cá ưa thích. Bãi Nghinh Phong là bãi tắm có phong cảnh đẹp nhất với những mỏm đá và vách núi, nơi đây là lựa chọn của rất nhiều cặp đôi chụp hình cưới ở thành phố Vũng Tàu. Bãi Dâu là một bãi tắm nằm trên đường Trần Phú, 2 đầu bãi có những mỏm đá nhô ra biển xen kẽ giữa những triền cát vàng trắng mịn, bãi Dâu là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh, hoàng hôn với khung cảnh thanh bình và vô cùng lãng mạn (xem hình 3.7). Hình 3. 7: Bình minh trên Bãi Dâu Các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Vũng Tàu phải kể đến: các quán karaoke tập trung ở Bãi Trước, đường Trương Công Định, Nguyễn Văn Trỗi, Các bar ở khu vực Bãi Trước, Bãi Sau, cà phê nhạc sống, spa thư giãn, internet, Vũng Tàu water park, công viên Thỏ Trắng, đánh golf ở Paradise, câu cá, ca nô kéo dù, ca nô lướt ván, xem đua chó. Các dịch vụ vui chơi giải trí tại thành phố Vũng Tàu tuy khá đa dạng song vẫn còn một số hạn chế như: một số dịch vụ còn 49
  57. nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp như câu cá, ca nô; các trò chơi dưới nước còn hạn chế, công viên nước chủ yếu là trẻ em bản địa chơi, chưa thu hút du khách, Mua sắm lưu niệm du khách có thể mua ở các quầy khách sạn, khu du lịch, các cửa hàng mỹ nghệ, siêu thị mỹ nghệ (ở quảng trường Trưng Vương), siêu thị đặc sản biển, siêu thị Coop Mart, trung tâm mua sắm Imperial Plaza, siêu thị Lotte. Tuy nhiên, du lịch Vũng Tàu còn hạn chế ở chỗ là chưa có một món sản vật nào thật sự đặc trưng cho Vũng Tàu, chẳng hạn du khách đi Huế sẽ mua nón lá, du khách đi Tây Nguyên sẽ mua các sản vật có hình những chú voi, Ẩm thực Vũng Tàu chủ yếu là các món ăn chế biến từ hải sản với một số món nổi bật như: gỏi cá mai, tiết canh tôm, ốc len xào dừa, cháo hào, các món nướng, hấp, xào khác từ hải sản tươi sống. Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản khác là bánh khọt, bánh bèo, bánh bông lan trứng muối, Tóm lại, du lịch thành phố Vũng Tàu đưa đến cho du khách gần như đầy đủ các yêu cầu cho một điểm đến, du khách có thể tắm biển, nghỉ ngơi, vui chơi, thưởng ngoạn, trong một môi trường du lịch trong lành, thân thiện và an ninh. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, du khách muốn đến với thành phố Vũng Tàu để được thư giãn, phục hồi năng lượng. Như vậy thành phố Vũng Tàu đã đạt được mục tiêu định vị thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng trong lòng du khách. 3.3.2. Đề xuất xây dựng và định vị thương hiệu thành phố Vũng Tàu Quả không sai khi nói rằng thành phố Vũng Tàu là một trong những “đô thị nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Tuy nhiên, ở những đối tượng khách du lịch khác thành phố vẫn chưa đạt được mục tiêu định vị thương hiệu. Chính vì vậy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau: 50
  58. - Để tiếp cận đối tượng khách du lịch tâm linh cần truyền thông mạnh hơn các điểm đến tâm linh. Các điểm đến tâm linh của thành phố với thế mạnh là sự kết hợp giữ nét kiến trúc độc đáo và cảnh vật hùng vĩ, hữu tình mà không phải nơi nào cũng có được. Các dịp lễ lớn như Đại lễ Phật Đản cần tăng cường quảng bá để thu hút nhiều các đối tượng khách trên về Vũng Tàu. Tin rằng, với những thế mạnh của mình, thành phố Vũng Tàu hoàn toàn có thể trở thành điểm đến thân thuộc của các du khách tâm linh. Ngoài các điểm đến tâm linh, ẩm thực chay cũng cần được đề cập tới, hiện ở Vũng Tàu chỉ có một số ít các cơ sở phục vụ ẩm thực chay. Công tác quảng bá cũng nên đưa thêm các cơ sở này để du khách được biết. - Để tăng cường tiếp cận đối tượng du lịch MICE cần giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu chuyên môn cao, nghiệp vụ vững chắc, linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh, ý tưởng độc đáo. Ngoài ra, loại hình này họ thường thích các hoạt động vui chơi như golf, thể thao dưới nước như lướt ván, ca nô, bar, Các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng nên tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để có cơ hội tiếp xúc, giới thiệu, quảng bá về du lịch và khả năng đáp ứng của thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra các dịp Festival chính là dịp thu hút khách du lịch không chỉ khách địa phương mà còn khách quốc tế, chính vì vậy cần tổ chức để họ thấy được tiềm năng của mình trong việc tổ chức các sự kiện lớn, là cơ hội để du lịch thành phố Vũng Tàu thu hút các đoàn khách MICE. Để góp phần định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu cần có một sản vật đặc trưng, có biểu tượng đặc trưng của thành phố. Trước hết cần xác định một hình ảnh đặc trưng của du lịch thành phố, sau đó phân tán hình ảnh đó bằng nhiều cách thức để du khách khi nhìn thấy hình ảnh đó sẽ nhớ về Vũng Tàu. Du 51
  59. khách hiện tại vẫn thường chọn mua hải sản đtác giả về làm quà, sản vật đó sau khi ăn xong họ sẽ không nhớ đến Vũng Tàu bởi không có yếu tố gợi nhớ, nhưng một vật phẩm lưu niệm có thể giúp du khách gợi nhớ lại chuyến đi của họ, gợi lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi ở Vũng Tàu, từ đó thôi thúc họ đi du lịch khi họ bị căng thẳng. Ví dụ: lấy Hải Đăng làm biểu tượng có thể làm ra hình ngọn hải đăng bằng chất liệu gỗ, thủy tinh hoặc in hình ảnh đó lên những chiếc áo, ly, nón, các cơ quan chức năng nên có các chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất những vật phẩm trên để họ tăng cường sản xuất. Để định vị một thương hiệu có rất nhiều cách, hãy “độc và lạ” nếu không hãy xuất hiện thật nhiều lần. “Độc và lạ” là cách tốt nhất để gây ấn tượng, như vậy mục tiêu định vị đã được hoàn thành. Cách thứ 2 là cách mà thành phố Vũng Tàu nên áp dụng, mang những cái thật riêng của mình xuất hiện nhiều lần tại nơi du khách thường có mặt mà nhanh nhất là internet. Một số cách có thể áp dụng như: liên kết với các công ty du lịch bởi họ đã có một lượng khách nhất định, quảng cáo trên tivi, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, liên kết với người nổi tiếng quảng bá thương hiệu bởi họ có một lượng người hâm mộ theo dõi nhất định, có sức lan truyền, 3.4. Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 3.4.1. Hiện trạng tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Vũng Tàu đã cho thấy một hình ảnh khác, xứng đáng là điểm đến không thể bỏ qua của du khách. Thế nhưng, giống như việc bạn làm ra một chiếc váy đẹp và tốt nhưng bạn không thể bán nó vì người khác không biết đến bạn, bạn không thể cho người ta thấy mẫu áo của bạn, bạn không nói cho người ta biết nó tốt chỗ nào, chất liệu gì, Quay lại với du lịch thành phố Vũng Tàu, một mắt 52
  60. xích quan trọng để phát triển du lịch dường như đã bị bỏ qua, đó chính là khâu quảng bá. - Đối với kênh online: Website phục vụ tìm kiếm thông tin, du khách có thể tìm thấy thông tin du lịch trên trang chính thống của Thành phố Vũng Tàu thông qua website: (xem hình 3.8) Tại đây du khách được cung cấp: một bản đồ điện tử, tra cứu các thông tin về điểm đến du lịch, cơ sở lưu trú, ẩm thực – mua sắm, vui chơi – giải trí, Hình 3. 8: Website chính thức của thành phố Vũng Tàu Tuy nhiên, các thông tin không được cập nhật thường xuyên, các thông tin còn ít, cách thức thực hiện nội dung còn chưa phong phú, hình ảnh chưa được đầu tư, xử lý chuyên nghiệp, Ngoài ra, du khách còn rất dễ dàng tìm thấy các cẩm nang du lịch, chia sẻ kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu từ các bài viết của công ty du lịch như: Vietravel, Ivivu, Traveloka, Trang Facebook: Hiện tại có rất nhiều group trên facebook mở ra với các tên gọi như: du lịch Vũng Tàu, Yêu Vũng Tàu, cập nhật các thông tin sự kiện, 53
  61. hình ảnh, video về thành phố Vũng Tàu. Zalo hiện có trang “Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu”.Youtube, instagram hiện không có tài khoản nào của cơ quan nhà nước, chủ yếu là các công ty du lịch và cá nhân. Đối với kênh offline hiện đã phát hành cẩm nang du lịch Vũng Tàu; Mỗi khi có sự kiện hoặc vào các dịp đặc biệt thường có các bài báo, bài viết trên tạp chí và phóng sự trên truyền hình Bộ nhận diện thương hiệu: Hiện tại vẫn chưa xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất. 3.4.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu 3.4.2.1. Xác định nhóm du khách mục tiêu cho tiếp thị Mỗi loại hình du lịch sẽ phục vụ một nhóm đối tượng du khách nhất định, chính vì vậy khi tổ chức tiếp thị tới du khách cần chia thành nhiều chiến dịch khác nhau, mỗi chiến dịch nhằm hướng đến một nhóm khách du lịch hay một mục đích nhất định. Ví dụ sắp tới ngày Lễ Phật Đản thì du khách mục tiêu sẽ là những du khách theo đạo Phật, hoặc sắp tới thành phố Vũng Tàu tổ chức một sự kiện thể thao thì nhóm du khách mục tiêu sẽ là người yêu thích thể thao, là những người trẻ, năng động, 3.4.2.2. Xác định mục tiêu của chiến dịch tiếp thị Tùy vào từng thời điểm mà mục tiêu của các chiến dịch quảng bá sẽ khác nhau: - Mục tiêu tạo sự nhận biết: Mục đích là để càng nhiều khách hàng mục tiêu biết đến du lịch Vũng Tàu càng tốt. - Mục tiêu tạo sự quan tâm: Khách hàng quan tâm tới điều gì, ta cung cấp điều đó. Ví dụ: Khách du lịch trẻ quan tâm: Ăn ở đâu? Chơi ở đâu? Ở đâu chụp hình check-in đẹp? Mức giá không quá cao, hạng phòng không quá sang, Khách lớn 54
  62. tuổi thì quan tâm tới những khu du lịch yên tĩnh, những resort thanh bình, các di tích, mức giá và hạng phòng ở tầm trung, - Mục tiêu cung cấp thông tin: Cung cấp các thông tin đầy đủ của một sản phẩm nào đó để khách hàng mục tiêu nắm được. Ngoài ra mục tiêu này còn định vị thương hiệu trên thị trường, giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn mình. Ví dụ mùa hè được coi là thời điểm vàng của du lịch biển, du lịch Vũng Tàu cần cung cấp các thông tin về du lịch biển để tăng tính cạnh tranh với các điểm du lịch biển khác, các thông tin như: môi trường biển sạch đẹp, một số quy định cấm đối với du khách nhằm giữ môi trường xanh – sạch – đẹp, kêu gọi du khách chung tay bảo vệ môi trường, tình trạng phòng, mức giá, tình trạng an ninh – trật tự được kiểm soát ra sao, hỗ trợ du khách ở đâu, hotline là gì, du khách có thể đi đến những điểm đến nào, Sau khi khách hàng mục tiêu nhận được các thông tin trên sẽ có cơ sở đánh giá và tin tưởng thương hiệu du lịch Vũng Tàu hơn. - Mục tiêu củng cố thương hiệu: Đưa đến những nhận xét, cảm nhận từ phía du khách. Đối với những nhận xét tiêu cực nên cam kết sửa đổi để hoàn thiện hơn, sau khi sửa đổi đạt kết quả như mong đợi thì dùng những kết quả đó để tiếp thị lại, giúp tăng sự tin tưởng của du khách. 3.4.2.3. Xác định kênh tiếp thị cho chiến dịch tiếp thị Việc xác định kênh tiếp thị rất quan trọng trong mỗi chiến dịch quảng bá và tiếp thị, nếu xác định sai thì việc quảng bá sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí mà không mang lại hiệu quả cao. Tiêu chí là “khách hàng mục tiêu ở đâu thì tiếp thị ở đó”. 55
  63. Đối với khách du lịch trẻ cần chọn kênh online làm tâm điểm: - Trên website của thành phố Vũng Tàu cần cung cấp nhiều thông tin hơn về các các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm check-in, các điểm vui chơi giải trí, xây dựng và cập nhật công nghệ GIS, - Thiết lập các trang chính thống trên các trang mạng xã hội: mạng xã hội là một trong những kênh có sức ảnh hưởng và lan truyền mạnh nhất hiện nay. Đặc biệt không thể bỏ qua các ứng dụng như: facebook, instagram, youtube, zalo, viber, , các trang này được đặt một tên duy nhất như: Vũng Tàu, Du lịch Vũng Tàu. Các trang này để giữ tương tác cần cập nhật thông tin mỗi ngày. - Internet là một môi trường hoàn hảo để thể hiện ý tưởng của người làm marketing khi muốn đưa sản phẩm du lịch ở xa du khách đến ngay trước mặt họ thông qua các hình thức phong phú như: Âm thanh, hình ảnh, viết nội dung, quay video, Các điểm tham quan du lịch nên lựa chọn cách quay video để giới thiệu, video chất lượng tốt, không quá dài, lấy một số điểm nhấn của điểm đến. Đối với các nhà hàng nên chọn quay video lồng ghép với hình ảnh món ăn, hình ảnh cần được chỉnh sửa để màu sắc bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn. Các điểm check – in nên sử dụng hình ảnh để người xem bắt được góc chụp, gây ấn tượng cao hơn. Về âm thanh, video về vui chơi giải trí dùng âm thanh sôi động, video về điểm đến tâm linh thì nhẹ nhàng sâu lắng. - Liên kết với các công ty du lịch để thu hút nhiều khách hơn Khách du lịch lớn tuổi nên tiếp thị qua: Báo, tạp chí du lịch, công ty du lịch, catalogue, tivi, Khách đoàn MICE tiếp thị thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, triển lãm, sự kiện, các công ty sự kiện chuyên tổ chức cho các đoàn MICE, 56
  64. 3.4.2.4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Hiện tại thành phố Vũng Tàu vẫn chưa xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu cho riêng mình. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: - Nhận diện thương hiệu văn phòng: Tên thương hiệu, slogan, logo, phong bì thư, tiêu đề thư, giấy viết thư, hóa đơn, thẻ nhân viên, danh thiếp, fax A4, bìa hồ sơ, sổ công tác, thiệp chúc mừng, bìa đĩa, nhận diện đĩa CD, DVD, giấy note, banner tác giảail, thư mời, kẹp tài liệu, - Nhận diện thương hiệu đối ngoại: Catalogue, brochure, tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang, đồng phục nhân viên, - Nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh: Băng rôn, biển quảng cáo, showroom, poster, Đằng sau màu sắc, logo, slogan, âm thanh của thương hiệu là một câu chuyện ý nghĩa, truyền tải một thông điệp, một triết lý nhất định tới du khách. Hãy cho du khách biết điều đó, điều này góp phần trong định vị thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu. Đề xuất xây dựng logo, slogan cho du lịch thành phố Vũng Tàu. Dưới đây là đề xuất của tác giả về hình ảnh logo và slogan du lịch Vũng Tàu. Hình 3. 9:Logo đề xuất du lịch thành phố Vũng Tàu 57
  65. Logo tác giả đề xuất là hình ảnh hai chữ cái “V” và “T” cách điệu được lồng ghép vào nhau, đây là hai ký tự đầu của hai chữ “Vũng Tàu”. Chữ “T” là hình ảnh ngọn hải đăng, hải đăng biểu tượng cho tài nguyên du lịch văn hóa, một trong những tài nguyên du lịch gắn với văn hóa lịch sử của người dân Vũng Tàu. Ánh sáng của ngọn đèn chiếu ra nhiều hướng, luôn xoay tròn chỉ sự lan tỏa của nền văn hóa lâu đời của vùng đất biển đến những miền đất khác. Bên dưới ngọn hải đăng là hình ảnh con sóng. Sóng là biểu tượng của biển, là tài nguyên quý giá mà thành phố Vũng Tàu đang sở hữu để phát triển du lịch, hình ảnh những lọn sóng mềm mại, không cuộn trào, không dữ dội chính là mô tả biển Vũng Tàu dường như luôn yên ả, ít chịu tác động của thiên tai như bão lũ; sự mềm mại của những lọn sóng đem lại cảm giác thư thái, thư giãn, dễ chịu mà du khách cảm nhận khi về với đất biển Vũng Tàu. Về màu sắc, logo là sự kết hợp của các màu: đỏ, trắng, vàng và xanh dương. Màu đỏ là màu tượng trưng cho năng lượng, nhiệt huyết và đam mê. Đó cũng chính là những điều người làm du lịch cần có. Luôn tràn đầy năng lượng để phục vụ du khách, luôn nhiệt huyết, năng nổ với nghề và biến công việc mình đang làm trở thành đam mê. Bởi một khi làm điều gì đó vì đam mê con người ta sẽ luôn có thật nhiều năng lượng. Màu trắng là màu của sự tinh khiết và trung thực. Người làm du lịch không nên “buôn gian bán dối”, chặt chém du khách. Màu vàng là màu của ánh sáng, thể hiện sự lạc quan, tích cực, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người làm du lịch cũng cần có tố chất này đặc biệt là trong 58
  66. những thời điểm gặp khó khăn, sự lạc quan sẽ giúp con người nhanh chóng vực dậy, lấy lại năng lượng và vượt qua những khó khăn đó. Màu xanh dương là biểu tượng cho màu nước biển (tài nguyên biển Vũng Tàu), màu xanh dương còn là màu của sự tin tưởng và trách nhiệm; trách nhiệm của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người làm du lịch, trách nhiệm của người dân trong việc phát triển du lịch, trong phục vụ du khách, trong nâng cao chuyên môn, ngoài ra còn chỉ trách nhiệm của du khách trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Màu xanh dương là màu đem lại cảm giác bình yên, du khách sẽ được thư giãn, giải tỏa căng thẳng khi đến Vũng Tàu. Câu slogan “Không ngừng phát triền”. Phát triển ở đây là chỉ sự phát triển đồng thời của lượng và chất. Lượng là số lượng: khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu, khách hàng thực tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch, các chỉ số phát triển như GDP, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Chất ở đây là: chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng các dự án đã- đang-sẽ triển khai, chất lượng sống của người dân, Đây chính là khát khao, khát vọng của người quản lý, người làm du lịch không ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa và lan tỏa những nét đẹp của vùng đất biển Vũng Tàu đến những miền đất khác. 3.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu Hiện tại việc quản lý và kiểm soát các hoạt động của du lịch Vũng Tàu được thực hiện bởi “Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu”. Để xây dựng thành công thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu cần sự cố gắng hơn nữa của Ban quản lý trong việc: hoàn thành tốt các nhiệm vụ hiện tại, giải quyết nhanh các 59
  67. vấn đề còn tồn đọng, kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan liên quan khác để hỗ trợ du khách nhanh chóng, đánh giá định kỳ các kết quả đạt được so sánh với mục tiêu ban đầu; đồng thời cũng cần khéo léo, linh hoạt để phù hợp với thời đại. Trước khi bắt đầu một chiến dịch bất kỳ cần đánh giá, dự đoán và đưa ra các chỉ số mục tiêu để có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát; đồng thời dùng để đánh giá xem chiến dịch đó đã làm tốt hay chưa, hiệu quả ra sao. Nếu không hiệu quả thì tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tránh tái phạm. Nếu hiệu quả thì tiếp tục phát huy. 60
  68. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Để xây dựng thành công thương hiệu du lịch trong thời gian đến, nhằm mục đích phát triển ngành du lịch thành phố theo hướng hội nhập và cạnh tranh. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau: 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thành phố Vũng Tàu Nhân lực du lịch chất lượng cao luôn là vấn đề gây đau đầu của các doanh nghiệp, các địa phương hay trong phạm vi cả nước Việt Nam. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau: Cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn và chuyên sâu. Cụ thể, thường xuyên tổ chức thực hiện các bài kiểm tra kiến thức nhằm khuyến khích nhân viên học hỏi nâng cao trình độ kiến thức chuyên sâu mà mình phục trách; Giúp họ tự học hỏi nâng cao trình độ kiến thức ở nhiều lĩnh vực; Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ các thành viên nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau để trao đổi kiến thức chuyên ngành và liên quan. Bên cạnh đó, cần đào tạo thêm cho đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch các khóa học về kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp; Thường xuyên mở các lớp đào tạo về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với khách hàng bằng cách thuê các chuyên gia về giảng dạy. Khuyến khích nhân viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ, sử dụng những từ ngữ chuyên dùng trong giao tiếp cũng như những kỹ năng giải quyết tình huống thường gặp. 61
  69. Xây dựng quy trình phục vụ chuẩn: Cần rà soát lại các quy trình phục vụ, các quy tắc kiểm tra, giám sát để tạm thời điều chỉnh cho phù hợp trước khi xây dựng quy trình, cơ chế giám sát có tính chuẩn mực lầu dài. Về dài hạn cần xây dựng quy trình, cơ chế giám sát kiểm tra chéo trong nội bộ và giữa các phòng ban trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế sai sót đến mức thấp nhất như chất lượng dịch vụ kém, tình trạng nhân viên thiếu nhiệt huyết, tinh thần và thái độ phục vụ kém, để đảm bảo mọi dịch vụ hoàn hảo trước khi phục vụ khách hàng. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch nên rà soát và đưa ra chương trình đào tạo sát thực tế hơn, thực hành nhiều hơn, nâng cao kỹ năng nhiều hơn. Hiện tại thành phố Vũng Tàu có hai cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương là Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (xem hình 4.1) và Trường Cao đẳng nghề Du lịch. Với việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch sẽ giúp nguồn lao động có cơ hội được tiếp xúc thực tế, nâng cao nghiệp vụ. Hình 4. 1: Cơ sở 1 trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 62
  70. 4.2. Giải pháp về tăng cường ý thức của người dân địa phương trong quan hệ ứng xử với du khách Khách du lịch đến Vũng Tàu không chỉ vì nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng mà còn vì những nét văn hóa của nơi đây. Mà cái nôi lưu giữ văn hóa chính là cộng đồng dân cư. Để tăng cường ý thức của người dân địa phương trong ứng xử với du khách nên có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Tác giả xin đề xuất chiến dịch tuyên truyền với khẩu hiệu “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên”. Nội dung của chiến dịch: - Tuyên truyền, phổ biến các quy định về cách ứng xử của cộng đồng dân cư đối với du khách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nội dung luật như sau: 1. Lịch sự, nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch. 2. Nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu. 3. Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng. 4. Tôn trọng, giúp đỡ, ưu tiên, nhường đường cho khách du lịch. 5. Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp. 6. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan và môi trường; giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; hưởng ứng các phong trào xã hội về bảo vệ môi trường. 7. Tuân thủ các quy định, bảng chỉ dẫn, biển báo tại các khu, điểm du lịch. 8. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng. 9. Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch. 10. Không “chèo kéo”, đeo bám khách du lịch. 63
  71. 11. Không có lời nói, cử chỉ, hành vi thô tục, thiếu văn hóa, trêu chọc hay có hành động khiếm nhã với khách du lịch. 12. Không có hành vi, cử chỉ kỳ thị, phân biệt đối xử với khách du lịch. 13. Không tranh giành, gây gổ với khách du lịch. 14. Không xả rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không được phép. 15. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, công trình kiến trúc, hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng. 16. Không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du lịch. Tuyên truyền những lợi ích được khi cộng đồng dân cư ứng xử văn minh với du khách: du khách yêu quý và quay trở lại, thu hút nhiều khách du lịch mới, khi du khách nhiều doanh thu kinh doanh du lịch tăng lên, từ đó nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu phát triển cũng là niềm tự hào của mỗi người dân. Tuyên truyền những bất lợi khi cộng đồng dân cư ứng xử không văn minh với du khách: hậu quả là mất khách du lịch, hình ảnh du lịch sa sút và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của người dân kinh doanh du lịch. Tuyên dương, khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện tốt. Có biện pháp xử phạt phù hợp với hành vi có hành vi ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu. Chương trình tuyên truyền đến các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Vũng Tàu để các thế hệ công dân tương lai sớm có nhận thức về hành vi ứng xử văn minh đối với du khách, đem lại sự phát triển lâu dài cho ngành du lịch thành phố. 64
  72. Hình thức tuyên truyền: thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, thông qua đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí của tỉnh, tổ chức mitting, mở cuộc thi viết bài, vẽ tranh minh họa về chương trình, 65
  73. KẾT LUẬN Với sự giúp đỡ của cô Ths. Đinh Thị Hoa Lê, nội dung của Luận văn đã được hoàn thành. Về mặt lý luận, luận văn đã khái quát hóa một số kiến thức về điểm du lịch, thương hiệu và thương hiệu du lịch địa phương. Trên cơ sở này, luận văn đã phân tích rất cụ thể mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch thành phố, chỉ ra những luận điểm cần thiết để phục vụ nghiên cứu thực tiễn. Nêu rõ nguyên nhân và lợi ích của việc xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố và quảng bá thương hiệu đó đến với du khách. Đồng thời, Luận văn cũng chỉ ra mô hình cần thiết để tạo dựng thương hiệu cho du lịch thành phố gắn với một thực thể. Vận dụng những lý luận đã đề cập nghiên cứu, luận văn đã tổ chức thu thập tài liệu và những thông tin thực tế về tình hình phát triển du lịch thành phố Vũng Tàu, những lợi thế về nguồn lực phát triển du lịch thành phố, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, nhận thức cơ hội và thách thức để vạch ra những cách thức để xây dựng thành công thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu phù hợp với điều kiện thực tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội song cũng kèm theo những thách thức to lớn, đòi hỏi người làm du lịch phải biết cách vận dụng nó. Nếu không vận dụng, sẽ rất khó để phát triển thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu so với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước trong thời đại siêu cạnh tranh như hiện nay. 66
  74. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các thông tin trong luận văn được tham khảo từ các nguồn:  Tài liệu là sách: - MBA. Nguyễn Văn Dung, 2009, Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh - Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, 2014, Cẩm nang du lịch thành phố Vũng Tàu, Công ty V.H.S.G, Thành phố Hồ Chí Minh.  Tài liệu trích dẫn từ internet: - Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Văn hóa và Thể Thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 07/2018, brvt/-/asset_publisher/content/danh-muc-di-tich-lich-su-van-hoa-va-danh- lam-thang-canh-duoc-xep-hang-tren-dia-ban-tinh-ba-ria-vung-tau - Vũng Tàu, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 05/2019, ũng_Tàu - Luật Du Lịch 2017, Thư viện pháp luật, ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx - Tất Thành, Thương hiệu là gì? Các định nghĩa cơ bản liên quan đến thương hiệu, 02/08/2018, - PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam, 22/08/2016, du-lich-dia-phuong-tai-viet-nam.html - Loan Trần, Tất tần tật về các lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu, 10/09/2018, 67
  75. - Cơ sở lưu trú đáng tin cậy, Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, 29/04/2016, - Dịch vụ ăn uống đáng tin cậy, Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, 05/02/2016, vungtau.gov.vn/web/guest/am-thuc-mua-sam - Kim Nguyễn, Năm 2018 ngành du lịch Vũng Tàu tiếp tục đạt được những kết quả khả quan, Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, 11/12/2018, lich-vung-tau/-/brvt/extAssetPublisher/content/8272766/nam-2018-nganh- du-lich-vung-tau-tiep-tuc-dat-duoc-nhung-ket-qua-kha-quan - Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, Thư viện pháp luật, BVHTTDL-Bo-Quy-tac-Ung-xu-van-minh-du-lich-2017-342148.aspx - Và một số bài viết khác. 68