Khóa luận Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan

pdf 63 trang thiennha21 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mo_ta_thuc_trang_pha_thai_tu_13_tuan_den_22_tuan_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ QUỲNH NGA MÔ TẢ THỰC TRẠNG PHÁ THAI TỪ 13 TUẦN ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ QUỲNH NGA MÔ TẢ THỰC TRẠNG PHÁ THAI TỪ 13 TUẦN ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: TS.BS NGUYỄN THỊ THU HÀ ThS. BS PHAN THỊ HUYỀN THƯƠNG HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Thầy/Cô Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban Giám đốc Bệnh viện, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cô giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong Hội đồng Khoa học thông qua đề cương, Hội đồng Khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Y đa khoa. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, người cô giáo kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ths.BS Phan Thị Huyền Thương, cô đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 Phạm Thị Quỳnh Nga
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Phạm Thị Quỳnh Nga, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà và Ths.BS. Phan Thị Huyền Thương. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 Phạm Thị Quỳnh Nga
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Một số khái niệm 2 1.2. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 tuần đến 22 tuần. 3 1.3. Một số yếu tố liên quan tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của phụ nữ. . 8 1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học. 8 1.3.2. Yếu tố về gia đình, xã hội. 9 1.3.3. Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa và các bệnh mạn tính. 11 1.4. Thực trạng phá thai muộn. 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 15 2.1.1. Thời gian nghiên cứu 15 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu 15 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 15 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 13 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 13 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 16 2.5. Biến số nghiên cứu 16 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 18 2.7. Cách khống chế sai số 19
  6. 2.8. Đạo đức nghiên cứu 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 20 3.1.1. Tuổi. 20 3.1.2. Nghề nghiệp. 21 3.1.3. Đặc điểm cư trú nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 21 3.1.4. Tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 22 3.1.5. Tiền sử sinh. 22 3.1.6. Tiền sử phá thai. 23 3.1.7. Tiền sử khác. 24 3.1.8. Biện pháp tránh thai chính đang được sử dụng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 24 3.1.9. Tuổi thai khi vào viện. 25 3.1.10. Nguyên nhân của lần phá thai này 26 3.1.11. Phương pháp phá thai được sử dụng. 26 3.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 27 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 31 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 31 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 38 4.3. Hạn chế của đề tài 41 KẾT LUẬN 42 KIẾN NGHỊ 43
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu 17 Bảng 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 21 Bảng 3.2: Đặc điểm nơi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 21 Bảng 3.3: Tiền sử sinh 22 Bảng 3.4: Tiền sử phá thai 23 Bảng 3.5: Nguyên nhân của lần phá thai kế trước 23 Bảng 3.6: Các tiền sử khác 24 Bảng 3.7: Biện pháp tránh thai chủ yếu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 24 Bảng 3.8: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện 25 Bảng 3.9: Nguyên nhân của lần phá thai này 26 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 27 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn. 27 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nơi cư trú và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 28 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 28 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa số con sống hiện tại và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 29 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa số lần phá thaivà tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 29 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa số phương pháp phá thai và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn 30
  9. DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu. 20 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu 22 Biểu đồ 3.3: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện 25 Biểu đồ 3.4: Phân bố phương pháp phá thai muộn. 26 HÌNH Hình 1.1: Khung lý thuyết của phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ở phụ nữ. 12
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới mỗi năm, cứ 4 người phụ nữ mang thai lại có 1 người phá thai [32]. Viện Guttmacher đưa ra báo cáo năm 2019 cho thấy trong số 227 triệu ca mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình, có tới 68 triệu ca phá thai, bao gồm cả phá thai an toàn và không an toàn [37]. Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có 300000 đến 400000 ca phá thai [12]. Trong đó, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần chiếm 10% tổng số ca phá thai năm 2018 [3]. Tử vong mẹ liên quan đến phá thai trên toàn thế giới dao động từ 0,8% đến 1,8% [27] và tỷ lệ tử vong do phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ là 0,7 trong số 100.000 ca [36]. Việc phá thai đặc biệt là phá thai muộn, tuổi thai từ 13 tuần đến 22 tuần không những có ảnh hưởng xấu tới không chỉ sức khỏe thể chất và khả năng tiếp tục mang thai của người phụ nữ, mà còn tới sức khỏe tâm thần của họ. Phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có thể gặp phải những biến chứng như tổn thương nội mạc tử cung, dính buồng tử cung, suy giảm chức năng buồng tử cung và vô sinh [34]. Không chỉ vậy, phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần còn có nguy cơ gặp phải một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, [18,30]. Tuy nhiên, những hậu quả xấu trên có thể phòng tránh được, nếu những người phụ nữ đi phá thai an toàn và sớm hơn [33]. Trên thế giới và tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng và hậu quả của việc phá thai, nhưng có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng phá thai muộn. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020. 1
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Phá thai: Là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn. Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Y tế cho phép phá thai ngoài ý muốn đến hết 22 tuần vô kinh [4]. 1.1.2. Tuổi thai: Số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi đình chỉ thai nghén (chu kỳ kinh bình thường) [4]. 1.1.3. Biện pháp tránh thai Là các biện pháp nhằm ngăn cản việc tinh trùng thụ thai với trứng khi quan hệ tình dục.  Các biện pháp tránh thai truyền thống Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng) Kiêng giao hợp định kỳ Phương pháp tránh thai bằng cho con bú vô kinh  Các phương pháp tránh thai vách ngăn Bao cao su nam (ở nam giới) Tránh thai trong âm đạo (ở nữ giới) Thuốc diệt tinh trùng  Thuốc viên tránh thai Viên kết hợp Viên progestin Thuốc tránh thai khẩn cấp  Thuốc tiêm tránh thai (DMPA)  Thuốc cấy tránh thai  Dụng cụ tử cung  Triệt sản nam, triệt sản nữ 2
  12. Trong số các biện pháp tránh thai, biện pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay là bao cao su, thuốc uống tránh thai, dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung [2]. 1.1.4. Các phương pháp phá thai:  Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: Sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp [4].  Phá thai bằng thuốc: Sử dụng thuốc để gây sẩy thai. Đôi khi thuật ngữ “phá thai nội khoa” cũng được sử dụng để mô tả phương pháp này [4]. 1.2. Các phương pháp phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần. 1.2.1. Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ 13 tuần đến 22 tuần.  Chỉ định: Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52 mm) [1,4,13].  Chống chỉ định: Tuyệt đối: - Hen suyễn đang điều trị. - Bệnh lý tuyến thượng thận. - Điều trị coricoid toàn thân lâu ngày. - Đái tháo đường. - Thiếu máu (nặng và trung bình). - Rối loạn đông máu, sử dụng các thuốc chống đông. - Dị ứng mifepriston hay misoprostol. - Có vết sẹo mổ cũ ở thân tử cung [1,4,13]. Tương đối: - Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị). - Dị dạng sinh dục (chỉ được làm tại tuyến trung ương). - Có sẹo mổ ở đoạn dưới tử cung cần thận trọng: Giảm liều misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (chỉ được làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và trung ương). 3
  13. - Tăng huyết áp [1,4,13].  Quy trình phá thai: Tuổi thai từ 13 đến 18 tuần: - Uống 200mg Mifepristone (1 viên). - Sau 24-48 giờ đặt túi cùng âm đạo 400mcg Misoprostol (2 viên). Sau mỗi 3 giờ, ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 400mcg Misoprostol (2 viên) cho tới khi sẩy thai. Nếu sau 5(năm) liều Misoprostol mà không sẩy thai thì ngày hôm sau dùng tiếp 5 (năm) liều 400mcg Misoprostol (2 viên) sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má cho tới khi sẩy thai. Nếu không sẩy thai dùng tiếp Misoprostol ngày thứ 3 theo phác đồ trên. Sau 3 ngày không sẩy thai dùng phương pháp khác [1,4,13]. Tuổi thai từ 19 đến 22 tuần: - Uống 200mg Mifepristone (1 viên). - Sau 24-48 giờ đặt túi cùng âm đạo 400mcg Misoprostol (2 viên). Sau mỗi 3 giờ, ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 400mcg Misoprostol (2 viên) cho tới khi sẩy thai. Nếu sau 5(năm) liều Misoprostol mà không sẩy thai thì ngày hôm sau dùng tiếp 5 (năm) liều 400mcg Misoprostol (2 viên) sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má cho tới khi sẩy thai. Nếu không sẩy thai chuyển phương pháp khác [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc trong thủ thuật: Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng (cơn co tử cung) cứ 4 giờ/lần, khi bắt đầu có cơn co tử cung mạnh cứ 2 giờ/lần. Thăm âm đạo đánh giá cổ tử cung trước mỗi lần dùng thuốc. Cho uống thuốc giảm đau. Nếu diễn tiến thuận lợi: sau khi sẩy thai và nhau: dùng thuốc tăng co tử cung, kiểm soát tử cung bằng dụng cụ (nếu cần). Cho uống kháng sinh trước khi kiểm soát tử cung. Nếu thai đã sổ nhưng rau thai vẫn nằm trong buồng tử cung, theo dõi thêm 1 giờ, nếu rau vẫn chưa sổ thì cho thêm 400mcg 4
  14. Misoprostol ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má để giúp rau thai sổ. Nếu rau thai không sổ, lấy rau thai bằng dụng cụ. Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung ít nhất là 1 giờ/lần, cho đến khi ra viện. Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ, nếu sức khỏe của người phụ nữ ổn định với các dấu hiệu sống trở lại bình thường và ra máu âm đạo ở mức độ cho phép. Kê đơn kháng sinh (nếu cần). Tư vấn sau thủ thuật về các biện pháp tránh thai phù hợp. Hẹn khám lại sau 2 tuần. Cung cấp biện pháp tránh thai hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp biện pháp tránh thai [1,4,13].  Tai biến và xử trí: Chảy máu nhiều: xử trí tích cực theo nguyên nhân. Nhiễm khuẩn: - Kháng sinh liều cao. - Xử trí tích cực theo nguyên nhân. Vỡ tử cung: xem phác đồ vỡ tử cung [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc sau thủ thuật: Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung tối thiểu 2 giờ. Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ. Kê đơn kháng sinh. Tư vấn sau thủ thuật. Hẹn khám lại sau 2 tuần [1,4,13]. 1.2.2. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18. Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng cách sử dụng thuốc Misoprostol và que nong để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18 [1,4,13]. 5
  15.  Chỉ định: Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52mm) đến hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 40mm) [1,4,13].  Chống chỉ định: Có các bệnh nội ngoại khoa cấp tính. Một số dị dạng sinh dục. Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính. Những trường hợp này cần được điều trị. Tiền sử dị ứng với Misoprostol: thì không sử dụng Misoprostol và cân nhắc biện pháp gắp thai phù hợp. Thận trọng: cần thận trọng với những trường hợp có khối u tử cung hoặc sẹo mổ tử cung [1,4,13].  Các bước tiến hành thủ thuật: Chuẩn bị cổ tử cung. - Ngậm dưới lưỡi hoặc đặt túi cùng âm đạo 400mcg misoprostol 3 giờ trước thủ thuật. - Đánh giá lại tình trạng cổ tử cung, nếu cổ tử cung chưa được chuẩn bị tốt thì dùng tiếp 400mcg misoprostol. Uống kháng sinh dự phòng Giảm đau toàn thân. Khám xác định kích thước và tư thế tử cung. Thay găng vô khuẩn. Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông. Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo. Gây tê cạnh cổ tử cung. Kẹp cổ tử cung. Nong cổ tử cung. Dùng bơm với ống hút để hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp. Tiến hành gắp thai. Nếu gặp khó khăn khi lấy thai thì sử dụng siêu âm để xác định vị 6
  16. trí kích thước của thai. Kiểm tra lại buồng tử cung bằng thìa cùn hoặc ống hút để chắc chắn rằng buồng tử cung sạch. Kiểm tra các phần thai và nhau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành hay chưa. Nếu người phụ nữ muốn đặt vòng tránh thai, có thể đặt vòng ngay sau khi kết thúc thủ thuật (tư vấn về nguy cơ tụt dụng cụ tử cung). Xử lý dụng cụ và chất thải [1,4,13].  Tai biến và xử trí: Chảy máu nhiều: xem phác đồ xử trí băng huyết trong khi hút thai. Rong huyết kéo dài, mệt mỏi, có triệu chứng mất máu cấp: khám và siêu âm kiểm tra. Xử trí - Khi không ảnh hưởng tổng trạng: hút kiểm tra nếu nghi ngờ còn tổ chức thai và/hoặc nhau thai. - Khi có ảnh hưởng tổng trạng: có thể nhập viện. Nhiễm khuẩn Xử trí: Kháng sinh liều cao và xử trí tích cực tùy nguyên nhân. Thủng tử cung Choáng: rất hiếm xảy ra [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung 30 phút một lần trong vòng 1 đến 2 giờ, sau đó có thể cho khách hàng về. Kê đơn kháng sinh 5-7 ngày. Theo thứ tự ưu tiên. - Doxycyclin 100mg. - Beta-lactam + acid clavulanic: Amoxicilin + acid clavulanic. - Fluoroquinolon Tư vấn sau thủ thuật. Hẹn khám lại sau 2 tuần [1,4,13]. 7
  17. 1.3. Một số yếu tố liên quan tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của phụ nữ. 1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học.  Tuổi: Năm 1994, Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai ở kì thai thứ 2 tại Canada. Trong nghiên cứu này độ tuổi (tuổi trẻ) được đưa ra là một trong số các yếu tố như đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [25]. Trong tổng số 2771 phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có đến 260 phụ nữa trong độ tuổi dưới 20, chiếm 9,4% và những đối tượng này có xu hướng đến phá thai với tuổi thai từ 17 đến 22 tuần nhiều hơn với 89,9%. Trong một nghiên cứu năm 2020 Bekele Tesfaye và các cộng sự đã báo cáo tỷ lệ phá thai trong kì thai thứ 2 tại Ethiopia là 29.6% và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ít hơn so với nhóm tuổi từ từ 15 đến 19 tuổi [38]. Nhóm phụ nữ từ 15 đến 19 tuổi có tỷ lệ tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần cao hơn nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần.  Nơi ở: Theo Guilbert và các cộng sự, tại Canada, những phụ nữ sống xa các cơ sở y tế có khả năng thực hiện các thủ thuật phá thai trên 200 km có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn 2,04 lần những phụ nữ sống gần các cơ sở y tế có thể thực hiện phá thai [25].  Nghề nghiệp: Năm 2020 Bekele Tesfaye và các cộng sự đã báo cáo về mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tỷ lệ phá thai trong kì thai thứ 2 tại Ethiopia [38]. Phụ nữ làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao các nhóm nghề nghiệp khác. Điều này là do tài chính không đảm bảo nếu họ sinh con. Hơn nữa, các tổ chức hoạt động theo định hướng lợi nhuận tư nhân không bao giờ chịu cho nhân viên nghỉ thai sản quá lâu vì 8
  18. nó có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của họ. Học sinh, sinh viên cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh năm 2019, có 7,7% đối tượng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần là học sinh, sinh viên [8]. Con số này con cao hơn trong nghiên cứu của Vũ Văn Du năm 2013 là 20% [7]. Tuổi thai khi vào viện của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên thường nằm trong nhóm từ 17 đến 22 tuần.  Tình trạng hôn nhân: Theo Bekele Tesfaye và các cộng sự trong một nghiên cứu năm 2020 tại Ethiopia, phụ nữ chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ lớn phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần với 53,6% tổng số đối tượng nghiên cứu [38]. Phụ nữ độc thân rất dễ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần vì điều kiện kinh tế rất khó khăn và sự kỳ thị khiến việc làm mẹ đơn thân. Bên cạnh đó, tỷ lệ phá thai với tuổi thai từ 17 đến 22 tuần của nhóm phụ nữ độc thân cũng cao hơn tỷ lệ này ở nhóm đối tượng đã kết hôn. Trong một số nghiên cứu tại Việt Nam, các tác giả cũng nhận thấy mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân với tỷ lệ phá thai muộn. Nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du và Lương Đức Ngư về hành vi phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cho thấy có 37,9% đối tượng nghiên cứu chưa có chồng [6]. Hay một nghiên cứu gần đây hơn vào năm 2019 của Nguyễn Thị Thúy Hạnh cũng đưa ra là 19% phụ nữ muộn chưa kết hôn [8]. 1.3.2. Yếu tố về gia đình, xã hội.  Số con sống hiện tại: Năm 1994, Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Canada. Trong nghiên cứu này, những phụ nữ đã đã có các con trước đó có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn những đối tượng nghiên cứu chưa có con [25]. 9
  19.  Giới tính: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 chỉ ra rằng đã biết giới tính thai nhi là một yếu tố tương quan tới việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [8]. Nhóm biết giới tính thai nhi khi phá là con trai và con gái có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn so với nhóm chưa biết giới tính thai nhi là 38,6 và 34,1 lần. Khi phân tích riêng nhóm phụ nữ đã kết hôn, những phụ nữ chưa có con trai có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao gấp 3,4 lần nhóm đã có con trai. Đặc biệt, nhóm phá thai vì giới tính thai nhi có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao gấp 55,6 lần so với nhóm không vì giới tính. Điều này củng cố thêm cho lập luận, việc lựa chọn giới tính thai có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phá thai muộn, nhất là ở phụ nữ đã kết hôn.  Trình độ văn hóa: Trong một điều tra năm 1994 của Guilbert và các cộng sự tại Canada đã cho thấy những phụ nữ có ít hơn 16 năm đi học có tỷ lệ phá thai ở kì thai thứ 2 cao hơn những phụ nữ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng [25]. Nghiên cứu năm 2006 của Drey và các cộng sự đã báo cáo một số yếu tố nguy cơ dẫn tới phá thai trong kì thai thứ 2 tại Hoa Kỳ, trong đó không thể không nói đến trình độ văn hóa, khi hầu hết phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần là do không phát hiện các dấu hiệu sớm của thai nghén nằm trong nhóm đối tượng có trình độ văn hóa thấp [22]. Nghiên cứu của Bekele Tesfaye và các cộng sự năm 2020 tại Ethiopia cho biết có đến 29,8% đối tượng nghiên cứu không biết đọc và viết [38]. Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra một số lí do khiến phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [24]. Đây là một nghiên cứu định tính trên 60 phụ nữ trong độ tuổi từ 14 đến 47 tới phá thai tại 5 cơ sở y tế ở 3 tỉnh Việt Nam. Trong đó, không nhận ra các dấu hiệu có thai trong 3 tháng đầu tiên vì thiếu những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, là một trong ba lý do lớn nhất được đưa ra khiến phụ nữ đi phá thai muộn. 10
  20.  Kinh tế gia đình: Nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du và Lương Đức Ngư đã cho thấy điều kiện kinh tế khó khăn chiếm 2,6% trong số các nguyên nhân dẫn đến hành vi phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của đối tượng nghiên cứu [6].  Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế: Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai ở kì thai thứ 2 tại Canada năm 1994. Theo đó, những đối tượng nghiên cứu không có hoặc ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn so với các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng [25]. Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các rào cản để tiếp cận dịch vụ sớm hơn cũng là lý do khiến phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [24]. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến không chỉ khả năng tiếp cận dịch vụ y tế mà còn là thời gian tiếp cận các dịch vụ y tế cũng ảnh hưởng đến việc phá thai muộn. 1.3.3. Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa và các bệnh mạn tính.  Mắc các bệnh mạn tính: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 chỉ ra rằng nhóm đối tượng có rối loạn lo âu có khả năng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn gấp 3,9 lần so với nhóm đối tượng không có rối loạn lo âu [8].  Không sử dụng các biện pháp tránh thai: Theo nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du có đến 60,8% phụ nữ đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần không sử dụng bất kỳ biện pháp tranh thai nào [6]. Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra rằng hơn một nửa số phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào [24]. 11
  21.  Đã từng phá thai muộn: Kết quả nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du cho thấy có 22,3% phụ nữ đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần đã từng phá thai 1 lần và 6.2% đối tượng phá thai 2 lần trở lên [6]. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự năm 2002 tại Hà Nội, có 32,6% phụ nữ đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần đã từng phá thai 1 lần và 11,3% đối tượng phá thai 2 lần trở lên [5].  Dị tật thai: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương thực hiện năm 2012 tỷ lệ phá thai do dị tật của thai chiếm 54% [11]. Phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần do dị tật của thai cũng chiếm đến 33,2% trong nghiên cứu của Amlaku Mulat [31]. Hình 1.1: Khung lý thuyết của phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ở phụ nữ Phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ở phụ nữ Yếu tố nhân khẩu Yếu tố về gia đình, xã hội Yếu tố về tiền sử sản học phụ khoa và bệnh - Tuổi - Số con sống hiện tại mạn tính - Giới tính - Nơi ở - Không sử dụng các - Trình độ văn hóa biện pháp tránh thai - Nghề nghiệp - Kinh tế gia đình - Đã từng phá thai - Tình trạng hôn nhân - Mức độ tiếp cận muộn dịch vụ y tế - Mắc bệnh lý mạn tính - Dị tật thai 12
  22. 1.4. Thực trạng phá thai muộn. 1.4.1. Trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các ca phá thai chủ đích chiếm 25% tất cả các ca phá thai [32]. Năm 2019, báo cáo của Viện Guttmacher cho thấy trong số 227 triệu ca mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình, có tới 68 triệu ca phá thai, bao gồm cả phá thai an toàn và không an toàn [37]. Cũng theo báo cáo của Viện Guttmacher, năm 2016 đánh dấu là một năm có tỉ lệ phá thai thấp nhất tại Mỹ tính từ năm 1973, với chỉ 13,5% [26]. Trong số đó, có tới 88% số ca phá thai trong vòng 12 tuần đầu tiên. Tỉ lệ phá thai ở tuần từ 13 đến 15, từ 16 đến 20 và từ 21 tuần trở lên lần lượt là 6,3%; 4,1% và 1,3% [26]. Một báo cáo về thực trạng có thai ngoài ý muốn và phá thai từ năm 1990-2019 của Bearak và cộng sự trên tạp chí The Lancet đã cho thấy, ở các nước thuộc nhóm thu thập trung bình, tỉ lệ phá thai và tỉ lệ phá thai ngoài ý muốn đều cao hơn hai nhóm còn lại [20,28]. Đặc biệt, tỉ lệ phá thai ở các nước Tây và Đông Nam Á có sự tăng lên 13% trong giai đoạn 1990 -1994 so với 2015-2019 [17]. Việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có thể dẫn đến nhiều hậu quả về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần [23]. Tỉ lệ gặp biến chứng ở tuần 8 đến 12, 12 đến 13 và từ 13 tuần đến 22 tuần lần lượt là 1,5 - 2%, 3 - 6% và 50%. Không chỉ vậy, tỉ lệ tử vong trên 100.000 ca phá thai ở các tuần thai: ít hơn 8 tuần là 0.5%, 11 đến 12 tuần là 2,2%, 16 đến 20 tuần là 14%, và hơn 21 tuần là 18%. Như vậy phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần làm tăng tai biến và tỷ lệ tử vong mẹ [35]. 1.4.2. Tại Việt Nam Việt Nam đã từng là một trong những nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, với tỉ lệ phá thai là 10,01% ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 vào năm 1992 [19]. Tuy nhiên, theo thống kê của World Population Review năm 2020, tỉ lệ phá thai trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi 15 - 44 là 35,2 và thuộc nhóm trung bình [21]. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tỷ lệ phá thai 13
  23. cao trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự năm 2002 tại Hà Nội, có 47,5% các đối tượng nghiên cứu chưa phá thai lần nào; 28% đối tượng nghiên cứu phá thai 1 lần và 14% các đối tượng nghiên cứu phá thai 2 lần trước thời điểm nghiên cứu [5]. Theo ước tính của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có 300000 đến 400000 ca phá thai [12]. Trong đó, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần chiếm 10% tổng số ca phá thai năm 2018 [3]. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự năm 2002 tại Hà Nội, có đến 62,2% các trường hợp nghiên cứu đến phá thai với lý do không muốn đẻ nhiều, đẻ dày; 15% các trường hợp nghiên cứu không muốn vi phạm chính sách 2 con; 4,5% các trường hợp nghiên cứu chưa muốn có con vào thời điểm đó, lý do kinh tế khó khăn chiếm 2,7% và do sức khoẻ yếu chiếm 1,3% [5]. Tại Việt Nam, tuy có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực trạng của việc đi phá thai, nhưng chỉ có một số ít các nghiên cứu về phá thai muộn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh và cộng sự tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được điều tra trong vòng 5 tháng vào năm 2019, trong số 429 phụ nữ tham gia nghiên cứu, có 73 (17%) đối tượng tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [8]. 14
  24. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ 1/9/2020 – 5/2021, trong đấy số liệu được thu thập ngẫu nhiên qua bệnh án điện tử trong khoảng thời gian từ 1/9/2020 – 31/12/2020. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Phụ nữ có thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1/9/2020 – 31/12/2020, có hồ sơ bệnh án điện tử đầy đủ. 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ  Phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần do các chỉ định y học như bệnh lý của mẹ hay bệnh lý của thai (thai dị tật).  Bệnh án không đầy đủ thông tin của nghiên cứu và ngoài khoảng thời gian thu thập số liệu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, cỡ mẫu được lấy theo cỡ mẫu thuận tiện. Nghiên cứu của chúng tôi thu thập các thông tin trên toàn bộ hồ sơ 15
  25. bệnh án điện tử đủ tiêu chuẩn lựa chọn tại khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hóa gia đình trong vòng 4 tháng từ tháng 09/2020 đến hết tháng 12/2020. Trong khoảng thời gian này cỡ mẫu chúng tôi thu thập được là 171 bệnh nhân. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu  Bộ công cụ thu thập số liệu là bệnh án nghiên cứu được xây dựng sẵn (bảng phụ lục). Thông tin cần thu thập được lấy từ bệnh án điện tử của bệnh viện.  Các bước thu thập số liệu: Bước 1: Chúng tôi dựa vào hệ thống dữ liệu điện tử của bệnh viện xác định số lượng sản phụ đủ tiêu chuẩn chọn lựa của nghiên cứu (phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần) trong thời gian từ 01/09/2020 đến 31/12/2020 tại khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hoá gia đình, bệnh viện Phụ sản Hà Nội và mã bệnh án của nhóm đối tượng nghiên cứu. Bước 2: Sử dụng hệ thống phần mềm bệnh án điện tử của bệnh viện tra cứu lại thông tin của từng đối tượng nghiên cứu theo mã bệnh án. Bước 3: Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu dựa trên thông tin của từng đối tượng nghiên cứu ở bệnh án điện tử. Bước 4: Nhập thông tin bệnh án nghiên cứu vào phần mềm Microsoft Exel 2016. 2.5. Biến số nghiên cứu Nghiên cứu sẽ thu thập các biến số có trong bảng sau. 16
  26. Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu Tên biến Loại biến Giá trị Định nghĩa 1. 40 1. Cán bộ, công nhân Công việc chiếm viên chức 2. Học Nghề nghiệp Định danh nhiều nhất thời sinh/sinh viên gian của đối tượng 3. Nghề tự do 1. Nội thành Hà Nội Nơi cư trú khai 2. Ngoại thành Hà trong bệnh án Nơi cư trú Định danh Nội Nơi cư trú được 3. Tỉnh khác Hà Nội phân thành 3 nhóm 1. Đã kết hôn Tình trạng Định danh 2. Độc thân/Đang có hôn nhân người yêu Tiền sử bệnh 1. Có Nhị giá lý mạn tính 2. Không Tiền sử bệnh 1. Có Nhị giá lý phụ khoa 2. Không Định Số lần đẻ thai ≥ Số lần đẻ lượng 22 tuần Số lần mang Định thai lượng Số lần chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để Số lần phá Định chấm dứt thai trong thai lượng tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi. Số con sống Định hiện tại lượng Tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ Tuổi thai khi Định kinh cuối (sản phụ vào viện lượng nhớ rõ ngày kinh và kinh nguyệt 17
  27. đều) hoặc siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. 1. Phá thai bằng thuốc Thủ thuật hay Phương pháp 2. Hút thai phương pháp được Thứ tự phá thai 3. Nong và gắp thai sử dụng để chấm 4. Phá thai to dứt thai kỳ (Kovax) 1. Không dùng 2. Bao cao su nam/nữ Biện pháp tránh 3. Dụng cụ tử cung thai là các biện Biện pháp kế (vòng tránh thai) pháp nhằm ngăn hoạch hóa Thứ tự 4. Thuốc tránh thai cản việc tinh trùng gia đình hàng ngày/ khẩn thụ thai với trứng cấp) khi quan hệ tình 5. Khác (thuốc tiêm, dục. miếng dán, xuất tinh ngoài, ) 1. Có thai ngoài ý muốn 2. Giới tính thai nhi không mong muốn 3. Không đủ kinh tế/ Lý do phá Thứ tự tính chất nghề thai nghiệp 4. Tính chất công việc không cho phép 5. Sự phản đối từ gia đình 6. Khác 2.6. Phương pháp xử lý số liệu  Thông tin trên bệnh án nghiên cứu sẽ được nhập trên phần mềm Microsoft Exel 2016, xử lí và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.  Phần mềm SPSS 20.0 giúp tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình, độ lệch chuẩn, đối với các biến số định lượng, các biến số 18
  28. định tính được trình bày theo tần suất, tỉ lệ phần trăm (%). Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh họa.  Test kiểm định: Chi-square test (χ2) (được hiệu chỉnh Fisher’s exact test khi thích hợp), test so sánh hai tỉ lệ.  Các phép kiểm định, so sánh có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. 2.7. Cách khống chế sai số  Trước khi tiến hành điều tra Điều tra viên được tập huấn kỹ về phương pháp và nội dung thu thập số liệu trong quá trình điều tra. Bệnh án nghiên cứu được thiết kế rõ ràng, từ ngữ dễ hiểu, bám sát vào nội dung bệnh án điện tử.  Trong quá trình nhập liệu Nhập liệu viên nhập liệu cẩn thận, nhập xong từng phiếu kiểm tra lại một lượt phiếu đó rồi chuyển sang nhập phiếu tiếp theo. Sau mỗi buổi nhập, thầy hướng dẫn 2 lấy ngẫu nhiên 10% số phiếu nhập lại để kiểm tra. 2.8. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích dùng làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của bản thân và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu. Các thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật. Các thông tin thu được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu không sử dụng mục đích nào khác. Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác. 19
  29. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 3.1.1. Tuổi. Phân bố độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu (n=171) 30 30 23 22 25 20 13 15 Tỷ Tỷ lệ (%) 8 10 4 5 0 40 Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu (n=171). Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 171 phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 30,0 tuổi. Tuổi lớn nhất là 46 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 31 đến 35 tuổi, chiếm 30,4%. 20
  30. 3.1.2. Nghề nghiệp. Bảng 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=171). Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ, công nhân viên chức 20 11,7 Học sinh/sinh viên 24 14,0 Nghề nghiệp tự do 127 74,3 Tổng số 171 100 Nhận xét: Nghề nghiệp tự do chiếm tỉ lệ cao nhất (74,3%), tiếp sau đó là học sinh sinh viên chiếm 14% và cuối cùng là cán bộ, công nhân viên chức với tỷ lệ 11,7%. 3.1.3. Đặc điểm cư trú nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.2: Đặc điểm nơi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=171). Nơi ở Số lượng Tỷ lệ % Nội thành Hà Nội 46 26,9 Ngoại thành Hà Nội 66 38,6 Tỉnh khác ngoài Hà Nội 59 34,5 Tổng số 171 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phá thai sống tại nội thành Hà Nội chiếm 26,9%, thấp hơn so với hai khu vực còn lại là ngoại thành Hà Nội và các tỉnh khác với tỷ lệ lần lượt là 38,6% và 34,5%. 21
  31. 3.1.4. Tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Tình trạng hôn nhân bệnh nhân nghiên cứu (n=171) 29% Độc thân 71% Đã kết hôn Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=171). Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ độc thân là 49 người, chiếm 28,7% tổng số đối tượng nghiên cứu. 3.1.5. Tiền sử sinh. Bảng 3.3: Tiền sử sinh (n=171). Tiền sử sinh Số lượng Tỷ lệ % Chưa sinh đẻ 49 28,7 01 lần 25 14,6 02 lần 78 45,6 ≥03 lần 19 11,1 Tổng số 171 100 Nhận xét: Trong 171 đối tượng tham gia nghiên cứu có 49 phụ nữ chưa từng sinh đẻ trước đây, chiếm 28,7%. Nhóm đối tượng phá thai đã sinh con 2 lần cao nhất với tỷ lệ 45,6%. 22
  32. 3.1.6. Tiền sử phá thai. Bảng 3.4: Tiền sử phá thai (n=171). Tiền sử phá thai Số lượng Tỷ lệ % Chưa phá thai 126 73,7 01 lần 31 18,1 02 lần 11 6,4 ≥03 lần 3 1,8 Tổng số 171 100 Nhận xét: Có 73,7% đối tượng nghiên cứu chưa bao giờ phá thai. Tỉ lệ đối tượng phá thai một lần, hai lần và trên ba lần giảm dần, chiếm lần lượt là 18,1%, 6,4% và 1,8%. Bảng 3.5: Nguyên nhân của lần phá thai kế trước (n=45). Nguyên nhân của lần phá thai kế trước Số lượng Tỷ lệ % Bệnh lý của thai nhi 9 20,0 Có thai ngoài ý muốn 36 80,0 Tổng số 45 100 Nhận xét: Nguyên nhân của lần phá thai kế trước được ghi nhận nhiều nhất là có thai ngoài ý muốn với tỷ lệ 80%, sau đó đến bệnh lý của thai nhi là nguyên nhân ít gặp hơn với tỷ lệ 20%. 23
  33. 3.1.7. Tiền sử khác. Bảng 3.6: Các tiền sử khác (n=171). Tiền sử khác Số lượng Tỷ lệ % Có 3 1,8 Tiền sử bệnh lý phụ khoa Không 168 98,2 Có 10 5,8 Tiền sử bệnh lý mạn tính Không 161 94,2 Tổng số 171 100 Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ phá thai có tiền sử bệnh lý phụ khoa và bệnh lý mạn tính thấp, chiếm lần lượt là 1,8% và 5,8%. 3.1.8. Biện pháp tránh thai chính đang được sử dụng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.7: Biện pháp tránh thai chủ yếu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=171). Biện pháp tránh thai chủ yếu Số lượng Tỷ lệ % Không dùng biện pháp tránh thai 130 76,0 Bao cao su 27 15,8 Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) 7 4,1 Thuốc tránh thai hàng ngày/ khẩn cấp 5 2,9 Khác (thuốc tiêm, miếng dán, ) 2 1,2 Tổng số 171 100 Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không sử dụng bất kỳ biện pháp 24
  34. tránh thai nào chiếm tỉ lệ cao nhất 76%. Phương pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là sử dụng bao cao su, gặp ở 15,8% các bệnh nhân nghiên cứu. Các biện pháp còn lại như dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) và thuốc tránh thai hàng ngày/ khẩn cấp chiếm tỉ lệ lần lượt là 4,1% và 2,9%. 3.1.9. Tuổi thai khi vào viện. Phân bố tuổi thai khi vào viện (n=171) 28.7 30 25 20 18.1 14 15 11.7 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ 10 6.4 5.2 6 4.1 3.5 5 2.3 0 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 tuần tuần tuần tuần tuần tuần tuần tuần tuần tuần Tuổi thai Biểu đồ 3.3: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện (n=171). Bảng 3.8: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện (n=171). Giá trị trung Giá trị nhỏ Giá trị lớn n bình nhất nhất Tuổi thai khi vào viện 171 15,8 ± 2,41 13 22 Nhận xét: Tuổi thai trung bình khi vào viện là 15,8 tuần. Phá thai ở tuổi thai từ 13 đến 16 tuần có tỷ lệ cao hơn tuổi thai từ 17 đến 22 tuần, trong đấy tuổi thai có tỷ lệ cao nhất là 14 tuần, chiếm 28,7%. 25
  35. 3.1.10. Nguyên nhân của lần phá thai này Bảng 3.9: Nguyên nhân của lần phá thai này (n=171). Nguyên nhân của lần phá thai này Số lượng Tỷ lệ % Có thai ngoài ý muốn 167 97,7 Sự phản đối của gia đình 4 2,3 Tổng số 171 100 Nhận xét: Có thai ngoài ý muốn là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định phá thai lần này, chiếm 97,7%. Sự phản đối của gia đình là một nguyên nhân khác, gặp ở 04 trường hợp, chiếm tỷ lệ 2,3%. 3.1.11. Phương pháp phá thai được sử dụng. Phương pháp phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). 25,7 74,3% Phá thai bằng thuốc Phá thai bằng nong và gắp thai Biểu đồ 3.4: Phân bố phương pháp phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Nhận xét: 74,3% đối tượng được phá thai bằng nong và gắp thai; 25,7% phá thai bằng thuốc. 26
  36. 3.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ tuần 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Nhóm tuổi 13 - 16 tuần 17 - 22 tuần n p (n, %) (n, %) Dưới 18 tuổi 2 (28,6%) 5 (71,4%) 7 0,017 Từ 18 đến 35 tuổi 98 (76%) 31 (24%) 129 Trên 35 tuổi 24 (68,6%) 11 (31,4%) 35 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 Nhận xét: Trong nhóm phụ nữ có độ tuổi dưới 18 đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại bệnh viện, số ca có tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần cao hơn so với nhóm từ 13 đến 16 tuần, chiếm tỷ lệ 71,4%. Ngược lại, ở nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và trên 35 tuổi, tỷ lệ tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần thấp hơn so với nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần, tương ứng lần lượt là 24% và 31,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Nghề nghiệp 13 - 16 tuần 17 – 22 tuần n p (n, %) (n, %) Cán bộ, công nhân viên chức 16 (80%) 4 (20%) 20 Học sinh, sinh viên 13 (54,2%) 11(45,8%) 24 0,087 Tự do 95 (74,8%) 32 (25,2%) 127 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 27
  37. Nhận xét: Số ca có tuổi thai từ 17 đến 22 tuần trong nhóm học sinh sinh viên đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại bệnh viện là 11 ca, chiếm tỷ lệ 45,8%, cao hơn tỷ lệ này ở hai nhóm đối tượng còn lại là công nhân viên chức và lao động tự do, với tỷ lệ lần lượt là 20% và 27,5%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nơi cư trú và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Nơi cư trú 13 – 16 tuần 17 – 22 tuần n p (n, %) (n, %) Nội thành Hà Nội 36 (78,3%) 10 (21,7%) 46 Ngoại thành Hà Nội 48 (72,7%) 18 (27,3%) 66 0,493 Tỉnh khác ngoài Hà Nội 40 (67,8%) 19 (32,2%) 59 Tổng số 124 47 171 Nhận xét: Sự khác biệt tỷ lệ nhóm tuổi thai khi vào viện trong các nhóm phụ nữ có nơi cư trú khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Tình trạng hôn n p nhân 13 - 16 tuần 17 – 22 tuần (n, %) (n, %) Độc thân 24 (49%) 25 (51%) 49 0,000 Đã kết hôn 100 (82%) 22 (18%) 122 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 Nhận xét: Tỷ lệ các ca phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần trong nhóm phụ nữ độc thân cao hơn tỷ lệ này ở 28
  38. nhóm phụ nữ đã kết hôn, chiếm lần lượt 51% và 18%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.14: Mối liên quan giữa số con sống hiện tại và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Số con sống hiện tại 13 – 16 tuần 17 - 22 tuần n p (n, %) (n, %) Chưa có con 27 (55,1%) 22 (44,9%) 49 0,002 Đã có con 97 (79,5%) 25 (20,5%) 122 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 Nhận xét: Tỷ lệ các ca phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần trong nhóm phụ nữ chưa có con cao hơn nhóm phụ nữ đã có ít nhất 01 con, chiếm lần lượt 44,9% và 20,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.15: Mối liên quan giữa số lần phá thai và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Số lần phá thai trước đó 13-16 tuần 17 - 22 tuần n p (n, %) (n, %) Chưa từng phá thai 91 (72,2%) 35 (27,8%) 126 1,000 Đã từng phá thai 33 (73,3%) 12 (26,7%) 45 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 Nhận xét: Sự khác biệt về tỷ lệ nhóm tuổi thai khi vào viện trong hai 29
  39. nhóm phụ nữ đã và chưa từng phá thai không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.16: Mối liên quan giữa số phương pháp phá thai và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần (n=171). Tuổi thai khi vào viện Phương pháp phá n p thai 13 - 16 tuần 17 – 22 tuần (n, %) (n, %) Phá thai bằng thuốc 1 (2,3%) 43 (97,7%) 44 Nong và gắp thai 123 (96,9%) 4 (3,1%)) 127 0,000 Tổng số 124 (72,5%) 47 (27,5%) 171 Nhận xét: Nong và gắp thai là phương pháp phá thai chủ yếu trong nhóm tuổi thai khi vào viện từ 13 đến 16 tuần, chiếm tỷ lệ 96,9%. Ngược lại phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai được áp dụng phổ biến ở nhóm tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần, chiếm 97,7% các trường hợp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 30
  40. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Trong thời gian 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020, nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành thu thập được 171 phụ nữ có tuổi thai từ 13 tuần đến 22 tuần tới phá thai tại khoa Sinh đẻ - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chiếm khoảng 10% tổng số ca phá thai tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh [8] Nguyễn Thị Lan Hương thực hiện năm 2013 [11] và tại Ethiopa [31]. Có một thực tế đáng lo ngại là con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi thực tế, nhiều phụ nữ khi mang thai đặc biệt là phụ nữ chưa kết hôn hay trẻ vị thành niên, có thể tự tìm đến các cơ sở y tế kém chất lượng, không đăng ký dịch vụ để thực hiện nạo phá thai. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và việc ngoại suy kết quả ra ngoài các quần thể khác. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 30,0 tuổi với tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi, tuổi lớn nhất là 46 tuổi. Lứa tuổi phá thai muộn trong nghiên cứu này chủ yếu ở nhóm tuổi từ 31 đến 35 tuổi, chiếm 30,4% (biểu đồ 3.1), tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Du và Nguyễn Bá Thiết thực hiện năm 2013 [7]. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi sự khác biệt trong thời điểm nghiên cứu. Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có 4,1% (biểu đồ 3.1) đối tượng phá thai ở nhóm tuổi dưới 18 tuổi, đây là lứa tuổi vị thành niên. Việc này dấy lên một hồi chuông cảnh báo cho thực trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ở lứa tuổi vị thành niên, gián tiếp nói lên một phần thực tế hiện nay trong việc quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên nhưng thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản, mang thai và tình dục an toàn. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ với những nhà chính sách và cung cấp dịch vụ y tế, cần có những can thiệp sớm hơn đối với những đối tượng này cụ thể như giáo dục giới tính ngay từ những năm cuối bậc tiểu học và năm đầu bậc trung học cơ sở, việc giáo dục về sức khoẻ sinh sản cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa 31
  41. nhà trường, gia đình và xã hội. Về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (biểu đồ 3.2), tỷ lệ phá thai muộn ở nhóm đối tượng độc thân là 28,7%, kết quả này khá tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vinh và Phạm Công Tuấn năm 2017 [16], nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh năm 2019 [8]. Ở Việt Nam, chi phí y tế, giáo dục để chăm sóc một đứa trẻ là khá lớn, ngoài ra các vấn đề liên quan đến quan niệm xã hội về việc sinh con khi chưa lập gia đình khá nặng nề đã tạo áp lực lên phụ nữ độc thân dẫn đến đến một tỷ lệ đáng kể các ca nạo phá thai muộn xảy ra ở phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình. Những phụ nữ này có thể phá thai vì họ thiếu phương tiện tài chính để nuôi con hoặc cảm thấy rằng việc có con khi chưa kết hôn sẽ cản trở các cơ hội trong tương lai. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ độc thân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần này cho thấy tình trạng tình dục sớm trước hôn nhân đang tăng lên trong xã hội hiện nay. Nhiều phụ nữ trẻ Việt Nam chưa kết hôn tin rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân là một cách để duy trì mối quan hệ với bạn trai, họ tin rằng tình yêu và tình dục nên đi đôi với nhau. Quan điểm này có thể là do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hay lối sống hiện đại và ngày càng được nhiều giới trẻ Việt Nam chấp nhận, ủng hộ. Những phụ nữ trẻ chưa kết hôn phải đấu tranh với xung đột giữa các niềm tin truyền thống liên quan đến trinh tiết với những ý tưởng hiện đại hơn liên quan đến tình dục và quan hệ tình dục trước hôn nhân tuy nhiên họ lại thiếu hành trang về tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, các dấu hiệu mang thai. Cuối cùng, những điều này đã dẫn đến tỷ lệ phá thai muộn ở phụ nữ chưa chồng tăng lên như là kết quả tất yếu khi những mối quan hệ tình cảm trước hôn nhân tan vỡ. Hơn nữa, ngày nay có một xu hướng ở các cặp đôi trẻ sử dụng việc mang thai trước hôn nhân như một chiến lược để có được sự chấp nhận của gia đình hai bên về hôn nhân. Vì vậy, nên nếu việc đi đến hôn nhân không đạt được kết quả như mong muốn, người phụ nữ có thể sẽ phải dùng đến biện pháp phá thai sau đó. Chính vì những thay đổi trong quan niệm sống hiện đại, tỷ lệ phá thai muộn ở đối tượng chưa chồng có xu hướng tăng trong thời đại mới. Phá thai muộn ở các đối tượng là học sinh, sinh viên là 14% (bảng 3.1). 32
  42. Tỷ lệ này nhỏ hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Du và Nguyễn Bá Thiết thực hiện năm 2013, theo đó, tỷ lệ phá thai muộn ở học sinh, sinh viên là 20% và chưa chồng là 36% [7]. Những con số này cho thấy sự thành công bước đầu của chương trình giáo dục giới tính đã được Bộ Giáo dục đưa vào chương trình giảng dạy phổ thông. Chương trình này đã giúp nâng cao mức độ hiểu biết cũng như thực hành sức khoẻ sinh sản của lứa tuổi thanh niên và vị thành niên. Cùng với đó, giáo dục giới tính cũng đã dần dần được đưa vào trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, 14% vẫn là con số cao đối với tỷ lệ phá thai ở học sinh, sinh viên. Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm của toàn xã hội vì đây là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, nhưng bản thân họ lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sinh lý, giáo dục giới tính, an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai Tuy nhiên các cơ quan chức năng vẫn nên có những biện pháp tích cực hơn nữa để trang bị tốt hơn kiến thức cho tầng lớp thanh thiếu niên nhằm hạn chế tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ phá thai muộn của nhóm cán bộ, công nhân viên chức là nhỏ nhất, chiếm 11,7% (bảng 3.1). Một phần có lẽ là do những phụ nữ này có khả năng kiểm soát quy mô gia đình của mình tốt hơn và có lẽ họ cũng phải chịu áp lực lớn tại nơi làm việc về việc tuân thủ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, vị trí làm việc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định bỏ thai ngoài ý muốn của họ. Nghề nghiệp tự do chiếm 74,3% (bảng 3.1) tổng số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ này tương đối cao, có thể giải thích là do kiến thức về mang thai còn hạn chế nên phát hiện mang thai và đi đến quyết định phá thai tương đối muộn. 34,5% đối tượng nghiên cứu đến từ các địa phương khác (bảng 3.2), không phải từ Hà Nội, nơi thường trú của đối tượng đa phần ở các tỉnh miền Bắc, tuy vậy, vẫn có một số trường hợp ở miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh. Địa điểm nghiên cứu là một bệnh viện chuyên khoa Sản tuyến cuối nằm ở vùng nội thành Hà Nội. Điều này có thể lý giải được, việc những đối tượng là người ngoại tỉnh, khi đến làm thủ thuật phá thai muộn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã không khám chữa bệnh theo đúng tuyến, lý do có thể do thiếu tin tưởng vào chất lượng dịch vụ phá thai nơi họ sinh sống, hoặc không muốn tiết lộ việc phá thai do một nguyên nhân nào đó. Mặc dù phá thai là hợp pháp ở Việt Nam nhưng nó vẫn bị kỳ thị và không phải là một chủ đề được thảo luận 33
  43. công khai trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên và phụ nữ chưa lập gia đình. Do đó, một số phụ nữ ngại đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám gần nơi ở của họ vì sợ bị người khác nhận ra mình và mang điều tiếng về sau. Tỷ lệ bệnh nhân phá thai sống tại nội thành Hà Nội chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 26,9%, kết quả này nhỏ hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh năm 2019 là 53,8% [8], mặc dù cùng trên một đối tượng và địa điểm nghiên cứu, sự khác biệt này có thể được giải thích bởi việc tăng lên nhanh chóng của các cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở nội thành Hà Nội và các phụ nữ ở khu vực nội đô có nhiều khả năng tiếp cận và lựa chọn hơn các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở nhiều cơ sở khác nhau, tuy nhiên con số này cũng đặt ra một câu hỏi phải chăng số lượng phụ nữ đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần trong nội thành Hà Nội thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thuý Hạnh [8] cũng tiến hành tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội do tăng tỷ lệ phá thai ở các phòng khám tư nhân, cơ sở phá thai chui trên địa bàn Hà Nội, do vậy chúng ta cần có một cuộc khảo sát lớn hơn rộng ở trên toàn bộ địa bàn Hà Nội để nắm được con số chính xác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm phụ nữ tiền sử từng phá thai thì nhóm phụ nữ đã sinh 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 45,6%, nhóm phụ nữ sinh trên 3 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,1% (bảng 3.3). Hiện nay, do sự ảnh hưởng của chiến lược vận động kế hoạch hoá gia đình trước đây, phần lớn các gia đình thường chỉ sinh 2 con. Theo lý thuyết nhóm phụ nữ đã có gia đình và từng sinh con, đặc biệt là 2 con, theo quan niệm của đa số gia đình Việt Nam là đủ con. Thường thì nhóm phụ nữ này sẽ có kiến thức về phòng tránh thai, các dấu hiệu khi mang thai cao hơn so với các đối tượng khác, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của nhóm này cao nhất, điều này gián tiếp thể hiện việc sử dụng biện pháp tránh thai của nhóm đối tượng này chưa tốt dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn. Việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của nhóm phụ nữ này ngoài do việc sử dụng biện pháp tránh thai không tốt còn có thể do các nguyên nhân khác như do giới tính như các nghiên cứu khác đã chỉ ra [8]. Tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của phụ nữ là chưa sinh con lần nào chiếm tỷ lệ khá 34
  44. cao 28,7% (bảng 3.3). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bạch Tuyết năm 2006 [15]. Sự khác biệt này có thể được giải thích do một phần hiệu quả của việc truyên tuyền về các ảnh hưởng của phá thai, phá thai không an toàn, đặc biệt là hậu quả của phá thai muộn. Phụ nữ chưa sinh con ngày nay quan tâm hơn về các hậu quả của việc phá thai lên sức khoẻ sinh sản sau này. Về tiền sử phá thai, nhóm đối tượng nghiên cứu phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ ra có 31 (18,1%) đối tượng đã từng phá thai 1 lần và 14 (8,2%) (bảng 3.4) đối tượng phá thai lần 2 trở lên, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Du thực hiện năm 2015 [6], mặc dù khác nhau về các đặc điểm của đối tượng, thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu, điều này có thể gợi ý đến tỷ lệ phá thai lặp lại khá ổn định. Đây cũng là một vấn đề đặt ra phải giải quyết, cần tăng cường tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai, đặc biệt là sau phá thai cho phụ nữ để giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn dẫn tới phá thai muộn, phá thai lặp lại. Nguyên nhân của lần phá thai kế trước chủ yếu là do có thai ngoài ý muốn với 80,0%, tiếp sau đó là bệnh lý của thai nhi với 20,0% (bảng 3.5). Khi phân tích về biện pháp tránh thai chủ yếu được sử dụng trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào chiếm tỉ lệ cao nhất 76%. Kết quả này cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu chưa ý thức được khả năng mang thai ngoài ý muốn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi giao hợp không sử dụng biện pháp tránh thai. Những lo ngại về sức khỏe khiến một số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai không nhất quán hoặc dựa vào các phương pháp kém hiệu quả hơn, chẳng hạn như kiêng giao hợp định kỳ và dùng các thuốc tránh thai ngắt quãng, với việc phá thai như một biện pháp dự phòng. Hơn nữa, các dịch vụ tránh thai ở Việt Nam thường nhắm đến đối tượng phụ nữ đã kết hôn và chồng của họ, để lại khoảng trống cho những người độc thân và trẻ vị thành niên, phụ nữ có ít cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Tại Việt Nam, việc tiếp cận với các dịch vụ nạo phá thai rất dễ dàng, trong khi việc tiếp cận và sử dụng các phương pháp kế hoạch hóa gia đình lại gặp nhiều khó khăn, đây dường như là 35
  45. một “ lỗ hổng” trong vấn đề truyền thông – chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiện nay. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho chúng ta, bên cạnh giáo dục kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng cần lưu ý nhận thức của các đối tượng nghiên cứu về tác hại của các phương pháp phá thai, các tai biến mà người phụ nữ có thể gặp khi phá thai và phá thai nhiều lần, cảnh báo những hậu quả có thể gánh chịu trong tương lai. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Trần Thị Đức Hạnh (2016), chỉ có 28,2% phụ nữ tại các khu công nghiệp của Việt Nam đã quan hệ tình dục có sử dụng các biện pháp tránh thai, nghĩa là 71,8% có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai [9]. Kết quả trên cho thấy hiệu quả việc tuyên truyền thông tin về các biện pháp tránh thai chưa có sự cải thiện trong 5 năm qua. Biện pháp tránh thai được các đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là bao cao su, chiếm tỉ lệ 15,8%, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Mosher WD ở Hoa Kỳ năm 2010 cho thấy rằng 23% đối tượng nghiên cứu chọn bao cao su là biện pháp tránh thai chính của họ [29]. Điều này cũng hết sức dễ hiểu vì đây là một biện pháp tiện dụng, không có tác dụng phụ, rất ít phụ nữ bị dị ứng với bao cao su. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thai trung bình khi phá là 15,8±2,41 tuần (bảng 3.8). Tuổi thai từ 13 đến 16 tuần có tỷ lệ phá thai cao hơn tuổi thai từ 17 đến 22 tuần, trong đấy tuổi thai khi phá có tỷ lệ cao nhất là 14 tuần, chiếm 28,7% (biểu đồ 3.3). Các đối tượng nghiên cứu chủ yếu đến bệnh viện trong những tuần đầu của ba tháng giữa thai kỳ, chỉ một số ít phụ nữ đến muộn hơn trong những tuần muộn của ba tháng giữa thai kỳ. Trên thực tế, kết quả này hoàn toàn có thể dự đoán trước và giải thích được bởi đến ba tháng giữa thai kỳ thì các dấu hiệu thai nghén đã rất rõ ràng, cùng với các phương pháp phát hiện thai nghén ngày càng sẵn có, tiện lợi nên hầu hết các sản phụ đều có thể phát hiện mình mang thai. Thêm vào đó, sản phụ cũng đã có nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định phá thai. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi thai khi phá vào viện tập trung chủ yếu ở tuổi từ 13 đến 16 tuần, trong đấy tuổi thai gặp nhiều nhất là 14 tuần với 28,7%. Điều này phù hợp với cách lý giải trên khi mà nhóm tới phá thai ở phụ nữ đã sinh 2 con nhiều nhất, khoảng 13 đến 16 tuần ở nhóm phụ nữ này khi triệu 36
  46. chứng về thai nghén đã xuất hiện rõ ràng như bụng to lên, thai máy. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Du và Nguyễn Bá Thiết thực hiện năm 2013 [7]. Trong các lý do đối tượng nghiên cứu đưa ra để đi đến quyết định phá thai, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là có thai ngoài ý muốn với 97,7% (bảng 3.9), tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Vũ Văn Du và Nguyễn Bá Thiết thực hiện năm 2013 [7] và tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý Hạnh [8]. Sở dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ phá thai muộn do có thai ngoài ý muốn giữa các nghiên cứu là do: thứ nhất, các nghiên cứu tiến hành ở hai địa điểm khác nhau và thứ hai, các nghiên cứu thực hiện trên các đối tượng có các đặc điểm khác nhau về tuổi, trình độ văn hoá, Những lý do như có thai ngoài ý muốn có thể là câu trả lời đầu tiên hoặc ngay lập tức xuất hiện trong đầu người phụ nữ vì lý do này có thể được xem là lý do thực tế hoặc có thể chấp nhận được. Vì vậy, một số phụ nữ có thể miễn cưỡng khai báo những lý do này thay vì những lý do nhạy cảm và phức tạp thực sự dẫn họ đến quyết định phá thai muộn. Mặc dù có thai ngoài ý muốn rõ ràng là cấp độ đầu tiên giải thích tại sao phụ nữ phá thai, nhưng đối với nhiều phụ nữ, nó bao gồm một loạt các yếu tố cơ bản cụ thể hơn thường có hơn một yếu tố góp phần vào quyết định của họ. Trong những tình huống như vậy, có thể khó xác định một yếu tố duy nhất là yếu tố quan trọng nhất và có thai ngoài ý muốn chính là lý do “tổng quát” được nhiều phụ nữ đưa ra nhất khi nói đến lý do phá thai muộn. Mong muốn hoãn sinh hoặc ngừng sinh con là một lý do rất phổ biến của những phụ nữ tìm cách phá thai, nhiều phụ nữ muốn kiểm soát thời gian sinh và quy mô gia đình nên khi có thai ngoài ý muốn họ sẽ đưa ra quyết định phá thai. Khi phát hiện mang thai trong những hoàn cảnh đó thì cũng chính là có thai ngoài ý muốn với nhiều phụ nữ, khi mà thời điểm có thai không phù hợp với và tình hình của họ. Lý do phá thai vì sự phản đối của gia đình chiếm một tỷ lệ nhỏ 2,3% (bảng 3.9), nhỏ hơn so với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Hồng với tỷ lệ 17,07% [10]. Điều này có thể giải thích do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu khác nhau, khi trong nghiên cứu này gần ba phần tư số đối tượng nghiên cứu đã kết hôn và độ tuổi trung bình của các đối tượng cũng cao hơn vì vậy 37
  47. sự tác động bên ngoài như yếu tố từ gia đình không còn đóng vai trò quyết định khi lựa chọn phá thai của đối tượng nghiên cứu. Một lý do cần quan tâm nữa đã được đề cập ở các nghiên cứu khác là phá thai do giới tính [8], trong nghiên cứu của chúng tôi không khái thác được lý do này cũng như các lý do khác như kinh tế, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế . Đây cũng chính là hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu hồi cứu, toàn bộ dữ liệu được lấy trên bệnh án điện tử. Điều này gợi ý tiến hành một nghiên cứu tiến cứu, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu sâu hơn về lý do phá thai để có một bức tranh toàn cảnh hơn về các lý do phá thai muộn. Phương pháp phá thai muộn, 74,3% đối tượng được phá thai bằng nong và gắp thai, 25,7% phá thai bằng thuốc (biểu đồ 3.4), kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Vũ Văn Du và Nguyễn Bá Thiết thực hiện năm 2013 là 92,3%, bệnh nhân được chỉ định phá thai nội khoa trong đó 83,7% đơn thuần sử dụng phương pháp nội khoa [7]. Sự khác biệt này do có sự khác nhau giữa tỷ lệ tuổi thai lúc phá của hai nghiên cứu. Các phương pháp phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của nhóm đối tượng nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều đúng và phù hợp với các phác đồ hiện hành [4]. 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt tuổi thai khi vào viện của đối tượng nghiên cứu (bảng 3.10). Trong nhóm phụ nữ có độ tuổi dưới 18 đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại bệnh viện, số ca có tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần cao hơn so với nhóm từ 13 đến 16 tuần, chiếm tỷ lệ 71,4%. Ngược lại, ở nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và trên 35 tuổi, tỷ lệ tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần thấp hơn so với nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần, tương ứng lần lượt là 24% và 31,4%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi nhóm đối tượng vị thành niên còn thiếu nhiều kiến thức về sức khoẻ sinh sản cũng như các dấu hiệu thai nghén. Hầu hết học sinh, sinh viên chưa từng mang thai vì vậy họ không 38
  48. có kinh nghiệm và không biết các thay đổi trên cơ thể mình khi có thai vì vậy khi bước vào thời điểm tuần 16, các dấu hiệu thai máy rõ ràng hơn, nhóm đối tượng này mới phát hiện mình có thai và đưa ra quyết định phá thai ở tuổi thai muộn hơn 17 đến 22 tuần. Ngoài ra nhóm đối tượng này chủ yếu chưa kết hôn, việc lựa chọn phá thai còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, khi mà nhóm đối tượng này thường chưa đủ trưởng thành về tâm lý. Họ phải đấu tranh tư tưởng giữa các mặt đạo đức khi bỏ đi đứa con của mình với tương lai không chắc chắn khi sinh con trong điều kiện, hoàn cảnh mà ngay cả họ cũng không thể đảm bảo cho chính mình; vào thái độ gia đình bạn trai, của gia đình mình Như vậy đối với nhóm đối tượng vị thành niên việc phát hiện có thai và lựa chọn phá thai sẽ được đưa ra muộn hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt tuổi thai khi vào viện (bảng 3.11) khi có sự thay đổi nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Kết quả này không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bekele Tesfayel thực hiện năm 2013 ở Ethiopia [31]. Điều này có thể lý giải là do các thành phần nghề nghiệp của nghiên cứu tại Ethiopia đa dạng hơn, họ chia nghề nghiệp ra thành nhiều nhóm nhỏ, phù hợp với đặc điểm thị trường lao động ở Ethiopia, trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nghề nghiệp tự do, bên cạnh đó đặc điểm của đối tượng mà nghiên cứu hướng đến không có sự tương đồng với nghiên cứu trên. Những đối tượng nghiên cứu độc thân trong nhóm tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần cao hơn so với nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần, mặt khác tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn trong nhóm tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần thấp hơn so với nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần (bảng 3.13). Kết quả này cũng phù hợp với thực tế khi những người đã kết hôn, họ có kinh nghiệm hơn và chú ý nhiều hơn trong việc phát hiện các dấu hiệu mang thai. Quyết định phá thai của nhóm đối tượng này có thể được đưa ra sớm hơn khi họ có chồng, gia đình để bàn bạc, làm chỗ dựa về mặt tinh thần. Quyết định này đưa ra sau khi cân nhắc, bàn bạc và thống nhất với chồng hay gia đình, vì vậy nhóm đối tượng quyết định này có thể được đưa ra sớm hơn và không bị dao động quá nhiều. Ngoài ra mốc 16 tuần cũng là mốc quan sát giới tính thai rõ ràng, mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không xác định được số lượng phá 39
  49. thai do nguyên nhân giới tính một số nghiên cứu khác [8] đã đề cập do giới hạn của nghiên cứu hồi cứu nhưng đây cũng là một yếu tố có thể lý giải cho kết quả nghiên cứu. Ngược lại, với những phụ nữ chưa kết hôn để đưa đến quyết định phá thai họ phải cân nhắc rất nhiều từ ý kiến của bạn tình, bạn bè hoặc là gia đình và phải đối mặt với nhiều vấn đề như sự phản đối của gia đình, áp lực tâm lý khi con họ sinh ra sẽ không có gia đình đầy đủ, áp lực xã hội về lời dị nghị, đàm tiếu của những người xung quanh đặc biệt là ở những nước phương Đông, áp lực kinh tế khi không nhiều phụ nữ có thể tự mình trang trải kinh tế cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái một mình. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu độc thân thường không có chỗ dựa vững chắc về tinh thần từ chồng hay gia đình, họ rất dễ bị dao dộng và dễ thay đổi khi lựa chọn phá thai hay giữ thai vì vì vậy tuổi thai khi mà họ đưa ra được quyết định phá thai sẽ muộn hơn so với nhóm phụ nữ đã có gia đình [10]. Khi phân tích về mối liên quan giữa số con sống hiện tại và tuổi thai khi vào viện của nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa hai yếu tố này (bảng 3.14). Tỷ lệ các ca phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần trong nhóm phụ nữ chưa có con cao hơn nhóm phụ nữ đã có ít nhất 01 con, chiếm lần lượt 44,9% và 20,5%. Ở Việt Nam, trước năm 2020, các quy định về kế hoạch hoá gia đình đã được áp dụng từ rất lâu nhằm hạn chế sự gia tăng dân số quá mức tạo ra nhiều áp lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo quy định này mỗi gia đình chỉ nên có 2 con, đồng nghĩa với việc khi một người phụ nữ đã có 2 con nếu họ có thai ngoài ý muốn thì phá thai sẽ là quyểt định dễ dàng được đưa ra [14]. Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, xu hướng chỉ sinh 1 con ngày càng được nhiều phụ nữ lựa chọn để có thể tập trung tất cả tình cảm, điều kiện chăm sóc tốt nhất cho đứa con đó, vì vậy khi đã có con mà họ lại mang thai ngoài ý muốn thì phá thai sẽ là lựa chọn được đưa ra. Quyết định phá thai này có thể được đưa ra sớm hay muộn tuỳ thuộc vào số con họ đã có hiện tại vì vậy tuổi thai khi vào viện có mối quan hệ mật thiết vào số con hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Đối với mối liên quan giữa phương pháp phá thai và tuổi thai khi vào viện (bảng 3.15). Tất cả các thai phụ khi mới nhập viện đều được hội chẩn để 40
  50. đưa ra phương pháp phá thai hợp lý. Những phụ nữ trong nhóm tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần phá thai bằng thuốc cao hơn so với tỷ lệ này trong nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần, ngược lại tỷ lệ được nong và gắp thai trong nhóm tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần thấp hơn so với tỷ lệ này trong nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương thực hiện năm 2012 và Vũ Văn Du thực hiện năm 2013 [7,11]. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp vì phương pháp phá thai được chỉ định theo tuổi thai khi vào viện của thai phụ đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế [4]. Một số yếu tố liên quan được đề cập ở các nghiên cứu khác như nơi cư trú, nghề nghiệp, số lần phá thai của các đối tượng nghiên cứu tuy nhiên, ở nghiên cứu này, sự khác biệt được tìm thấy lại không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (bảng 3.11 và bảng 3.12). Điều này có thể lý giải là do đặc điểm đối tượng mà nghiên cứu hướng đến không có sự tương đồng với các nghiên cứu khác đã được thực hiện. Như vậy, những yếu tố liên quan đến tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong nghiên cứu này là: tuổi, tình trạng hôn nhân và số con sống hiện tại và phương pháp phá thai. 4.3. Hạn chế của đề tài Nghiên cứu tiến hành trên những đối tượng là phụ nữ đến phá thai với tuổi thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu, dữ liệu được lấy trên bệnh án điện tử, độ tin cậy của nghiên cứu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sai số do vấn đề nhạy cảm mà trong quá trình nghiên cứu đối tượng có thể không trung thực dẫn đến việc không cung cấp đúng thông tin ở bệnh án lưu trữ. 41
  51. KẾT LUẬN Nghiên cứu “Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan” tiến hành trên 171 đối tượng nghiên cứu thu được những kết luận sau: 1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020.  Độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 30,0 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 31 đến 35 tuổi, chiếm 30,4%, trong đấy đáng chú ý có 4% ở nhóm dưới 18 tuổi (tuổi vị thành niên).  74,3 % đối tượng nghiên cứu làm nghề tự do; tỷ lệ đối tượng học sinh, sinh viên chiếm 14% đối tượng nghiên cứu, 28,7% đối tượng nghiên cứu còn độc thân.  45,6% đối tượng phá thai đã sinh con 2 lần, 76% đối tượng không sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là bao cao su với tỷ lệ 15,8%.  Tuổi thai trung bình khi vào viện phá thai là 15,8 tuần. Tuổi thai từ 13 tuần đến 16 tuần có tỷ lệ cao hơn tuổi thai từ 17 tuần đến 22 tuần.  Có 73,7% đối tượng nghiên cứu chưa bao giờ phá thai. Nguyên nhân chính dẫn đến quyết định phá thai lần này chiếm 97,7% là có thai ngoài ý muốn. 2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Một số yếu tố như tuổi, tình trạng hôn nhân, số con sống hiện tại và phương pháp phá thai có liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 42
  52. KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị:  Cần có các chính sách và phương án tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản, việc sử dụng biện pháp tránh thai và hậu quả của phá thai đặc biệt chú trọng vào đối tượng học sinh sinh viên và phụ nữ trẻ.  Các nhà nghiên cứu cần tiền hành những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, nghiên cứu tiến cứu nhằm tìm ra độ lớn cụ thể của vấn đề và nhiều yếu tố liên quan đến thực trạng này đặc biệt là các yếu tố liên quan đến giới tính thai nhi, sự tiếp cận dịch vụ y tế 43
  53. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (2018), Phác đồ điều trị Sản Phụ khoa. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Bộ Y Tế (2019), Điều Tra Dân Số và Nhà ở Giữa Kỳ Thời Điểm 1/4/2018: Các Kết Quả Chủ Yếu, Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình. 4. Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em 5. Trần Thị Trung Chiến (2002), Tai biến nạo hút thai, Trung tâm nghiên cứu thông tin và tư liệu dân số, Hà Nội. 6. Vũ Văn Du, Lương Đức Ngư (2016), "Hành vi phá thai và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Tạp chí Y học dự phòng. 13 (186). 7. Vũ Văn Du, Nguyễn Bá Thiết, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), "Tình hình phá thai từ 13-22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2013", Tạp chí Phụ sản. 12(2), 190-194. 8. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020), "Phá thai muộn ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019", Tạp chí Nghiên cứu Y học. 129(5). 9. Trần Thị Đức Hạnh, Lê Thị Kim Ánh, Bùi Thị Thu Hà (2016), Thực trạng quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và yếu tố liên quan ở nữ lao động di cư chưa chồng tại một số khu công nghiệp ở Việt Nam, 2015, Hội nghị khoa học – công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y – dược Việt Nam lần thứ XVIII, 2016. 10. Lưu Thị Hồng (2012), "Nhận xét một số yếu tố liên quan đến việc đi phá thai ở phụ nữ chưa kết hôn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương", Tạp chí Phụ sản. 10(2).
  54. 11. Nguyễn Thị Lan Hương, Vũ Văn Du, Phó Thị Tô Tâm (2013), "Đánh giá kết quả phá thai nội khoa tuổi thai ba tháng giữa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012", Tạp chí Phụ sản. 11(2), 121-124. 12. Chi cục dân số - Kế hoạch háa gia đình thành phố Hồ Chí Minh (2013), Phải siết chặt quy định phá thai, tại trang web khoe-sinh-san-va-cac-bien-phap-tranh-thai/1134/ph%e1%ba%a3i- si%e1%ba%bft-ch%e1%ba%b7t-quy-d%e1%bb%8bnh-pha-thai 13. Lê Quang Thanh (2015), Phác đồ điều trị Sản Phụ khoa– Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Từ Dũ. 14. Hội đồng Bộ trưởng (2008), Quyết định về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Bộ Tư Pháp. 15. Nguyễn Bạch Tuyết (2006), Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của Mifepristone và Misoprostol trong phá thai nội khoa, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Thị Vinh, Phạm Công Tuấn (2015), "Factors influencing unintended pregnancy and abortion among unmarried youth in Vietnam: a literature review", Tạp chí y tế công cộng. 3(2), 3. TIẾNG ANH 17. Popinchalk A. Bearak J. , et al (2020), "Unintended pregnancy and abortion by income, region, and the legal status of abortion: estimates from a comprehensive model for 1990–2019", The Lancet Global Health. 8(9), e1152–e1161. 18. Coyle C.T. Coleman P.K., Rue V.M (2010), "Late-Term Elective Abortion and Susceptibility to Posttraumatic Stress Symptoms", J Pregnancy, 2010. 19. Goodkind D. (1994), "Abortion in Vietnam: Measurements, Puzzles, and Concerns", Studies in Family Planning. 25(6), 342.
  55. 20. Grimes D.A (1998), "The Continuing Need for Late Abortions", JAMA,. 280(8), 747–750. 21. United nations statistical division (2020), Abortion Rates by Country. 22. Drey E.A., Foster D.G. , Jackson R.A. (2006), "Risk factors associated with presenting for abortion in the second trimester", Obstet Gynecol. 107(1), 28–135. 23. Jonas H.S. Epner J.E.G. and Seckinger D.L. (1998), "Late-term Abortion", JAMA. 280(8), 724–729. 24. Gallo M.F., Nghia N.C. (2007), "Real life is different: A qualitative study of why women delay abortion until the second trimester in Vietnam", Social Science & Medicine,. 64(9), 1812–1822. 25. Guilbert E., Marcoux S., Rioux J.E. (1994), "Factors associated with the obtaining of a second-trimester induced abortion", Can J Public Health. 85(6), 402–406. 26. Jones RK and Jerman J (2016), Induced Abortion in the United States, New York: Guttmacher Institute. 27. Kassebaum NJ, Bertozzi-Villa A, Coggeshall MS (2014), "Global, regional, and national levels and causes of maternal mortality during 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013", Lancet. 384(9947), 980–1004. 28. Sprang M.L. and Neerhof M.G (1998), "Rationale for Banning Abortions Late in Pregnancy", JAMA. 280(8), 744–747. 29. William D Mosher (2010), "Use of contraception in the United States: 1982-2008", Vital Health Stat. 29, 1-44. 30. Burnett M. Mota N.P. and Sareen J (2010), "Associations between Abortion, Mental Disorders, and Suicidal Behaviour in a Nationally Representative Sample", The Canadian Journal of Psychiatry.
  56. 31. Amlaku Mulat, Hinsermu Bayu, Habtamu Mellie (2015), "Induced second trimester abortion and associated factors in Amhara region referral hospitals", BioMed research internationa. 2015. 32. Preventing unsafe abortion (2019), access at webside abortion. 33. S.M Programme W.H.O.M.H. (2008), "Education material for teachers of midwifery : midwifery education modules", World Health Organization. 34. V.M. Czigreiene Sadauskas, V.J. (1984), "Complications of induced abortion. Voluntary Termination of Pregnancy", Springer Netherlands, Dordrecht, 99–105. 35. Martinez CL Sajadi-Ernazarova KR (2020), Abortion Complications: Background, Pathophysiology, Epidemiology, StatPearls. 36. Say L, Chou D, Gemmill A (2014), " Global causes of maternal death: a WHO systematic analysis", Lancet Global Health. 2(6), e323–e333. 37. Elizabeth Sully, Ann Biddlecom, Jacqueline E Darroch (2020), "Adding it up: investing in sexual and reproductive health 2019". 38. Bekele Tesfaye, Mesenbet Tewabe, Aster Ferede (2020), "Induced Second Trimester Abortion and Associated Factors at Debre Markos Referral Hospital: Cross-Sectional Study", Women's Health. 16, 1745.
  57. PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Mã bệnh nhân: ___ Ngày điều tra: ___/___/___ Năm sinh [ _ ][ _ ][ _ ][ _ ] Địa chỉ: (quận/huyện/tỉnh) ___ ___ Nghề nghiệp hiện tại: Tình trạng hôn nhân: 3. Học sinh/sinh viên 1. Chưa kết hôn 4. Nông dân 2. Đã kết hôn 5. Nội trợ 6. Thất nghiệp 7. Công nhân 8. Cán bộ viên chức 9. Buôn bán nhỏ 10. Nhân viên công ty/ tổ chức tư nhân 11. Tự do 98. Khác:___ Người đi cùng: Tiền sử bệnh lý trước đây: 1. Chồng/ người yêu 3. Một mình 0. Khoẻ mạnh 2. Bố/mẹ 4. Bạn bè 1. Bệnh: ___ 98. Khác:___ Tổng số lần mang thai: [ _ ][ _ ] Nguyên nhân phá thai lần trước (nếu có): 7a. Số lần sẩy thai: [ _ ][ _ ] 1. Bệnh tật của người mẹ (___) 2. Bệnh tật của thai nhi (___) 7b. Số lần phá thai: [ _ ][ _ ] 3. Có thai ngoài ý muốn 7c. Số lần thai chết lưu: [ _ ][ _ ] 4. Giới tính thai nhi không mong muốn
  58. 7d. Số lần đẻ mổ: [ _ ][ _ ] 5. Không đủ kinh tế/ tính chất nghề nghiệp 6. Tính chất công việc không cho phép 7e. Số lần sinh sớm: [ _ ][ _ ] 7. Sự phản đối từ gia đình 7f. Số lần chửa ngoài tử cung: [ _ ][ _ ] 98. Khác:___ 5. Số con: [ _ ][ _ ] 6. Biện pháp tránh thai (có thể chọn NHIỀU đáp án): a, Con thứ 1:  Trai  Gái b, Con thứ 2:  Trai  Gái 1. Không dùng c, Con thứ 3:  Trai  Gái 2. Bao cao su (nữ hoặc nam) d, Con thứ 4:  Trai  Gái 3. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) e, Con thứ 5:  Trai  Gái 4. Thuốc tránh thai hàng ngày g, Con thứ 6:  Trai  Gái 5. Thuốc tránh thai khẩn cấp h, Con thứ 7:  Trai  Gái 6. Thuốc tiêm tránh thai 7. Que cấy tránh thai 8. Cho con bú vô kinh 9. Xuất tinh ngoài âm đạo 10. Tính vòng kinh 98.Khác (ghi rõ): ___ 7.Tuổi thai hiện tại:___ tuần 8. Nguyên nhân phá thai lần này (1 đáp 9. Phương pháp phá thai lần này: án): 1. Phá thai bằng thuốc 1. Có thai ngoài ý muốn 2. Hút thai 2. Giới tính thai nhi không mong muốn 3. Nong và gắp thai 3. Không đủ kinh tế/ tính chất nghề nghiệp 4. Tính chất công việc không cho phép 4. Phá thai muộn (Kovax) 5. Sự phản đối từ gia đình 6. Khác:___.
  59. PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Số thứ tự Mã bệnh án Họ và tên Năm sinh 1 20054500 Nguyễn Thị Q 1980 2 20062125 Vũ Thị A 1992 3 20065198 Dương Thị T 1975 4 20064741 Nguyễn Thùy V 1991 5 20065209 Nguyễn Thị Hà T 2004 6 18156080 Vũ Thị Thanh T 1996 7 20065163 Lại Thị T 1998 8 20064776 Dương Thị Thu H 1992 9 20064827 Phạm Thị Nha T 1996 10 20064806 Vương Thị Ái P 1995 11 13137500 Phạm Thị Quỳnh A 1984 12 19048072 Nguyễn Thị Thu T 1998 13 18073859 Nguyễn Quỳnh A 1993 14 20079579 Trịnh Thị T 1988 15 20076865 Nguyễn Thị S 1977 16 20065310 Trần Ngọc H 2005 17 16053514 Bùi Cẩm L 1990 18 20066478 Trần Thị T 1992 19 20076981 Vũ Thị H 1999 20 20065393 Trần Thị Thu H 1999 21 20065121 Nguyễn Khánh Lan C 2001 22 20065153 Nguyễn Thị L 1985 23 19025290 Nguyễn Ánh T 1983 24 19117255 Nguyễn Thị Thanh H 1982 25 20078598 Nguyễn Thị Như H 1995 26 20078868 Đàm Thị H 2000 27 20079809 Trần Thị L 1994 28 20081278 Ngô Thị T 1982 29 20064926 Nguyễn Thị H 1993 30 19132266 Nguyến Thị Đ 1999 31 14148602 Đào Thanh T 1994 32 20084034 Đèo Thị D 1986 33 20084051 Nguyễn Thị M 1984 34 20065359 Hoàng Hồng H 2002 35 20072422 Trần Thị H 1996 36 20078230 Nguyễn Thị Ánh T 2002
  60. 37 19005689 Phí Thùy L 1980 38 20084021 Nguyễn Quỳnh H 1995 39 20084084 Cao Thị Phương A 2005 40 20084168 Nguyễn Thị T 1999 41 20084096 Nguyễn Thị T 1992 42 20076820 Nguyễn Thị Tài L 1996 43 17004454 Vi Ánh H 1988 44 20084146 Nguyễn Thị Thanh B 1998 45 20084259 Nguyễn Thị T 1981 46 20084243 Nguyễn Ngọc K 2004 47 20084261 Phạm Thị N 1997 48 20087581 Nguyễn Thị Thanh B 2001 49 16121372 Nguyễn Thị T 1985 50 14095829 Phạm Thị T 1988 51 20092170 Nguyễn Thị P 1990 52 11090336 Phan Thị C 1986 53 11068738 Nguyễn Thị H 1981 54 20097503 Lê Thùy G 1980 55 20097511 Võ Thị Thu H 2004 56 20097544 Đinh Thị N 1986 57 20087721 Nguyễn Thị C 2001 58 8080602 Bùi Thị V 1983 59 20087733 Lê Thi H 1995 60 13133759 Nguyễn Thị Thúy N 1994 61 20097581 Nguyễn Thị N 1984 62 18010034 Trần Thị Hồng G 1983 63 20096916 Vương Thị Cẩm V 1994 64 20097550 Trần Thị Mai A 1992 65 20038712 Lê Châm A 1994 66 20097696 Nguyễn Thị Yến N 1999 67 20102285 Đỗ Thị Thùy D 1998 68 15122239 Phạm Thị N 1989 69 16128012 Nguyễn Thị N 1988 70 20076846 Lê Thị H 1990 71 20087783 Nguyễn Thị Hương G 1995 72 20087862 Ngô Thị S 1996 73 10100523 Nguyễn Thị H 1990 74 20075049 Trương Thị T 1985 75 14011477 Nguyễn Thị X 1994 76 20064737 Lê Thị Hồng N 1991 77 12139414 Vũ Thị Đ 1992
  61. 78 50304953 Vũ Thị L 1984 79 19090982 Đỗ Thị L 2000 80 20065135 Nguyễn Hồng P 1984 81 9097898 Nguyễn Thuỳ D 1996 82 19152389 Lê Hồng N 1991 83 20065142 Nguyễn Bích T 1980 84 20052863 Nguyễn Thị M 1991 85 15099212 Tạ Phương T 1987 86 41000610 Trịnh Thị H 1984 87 40103609 Đoàn Thị Tố U 1975 88 20050313 Trần Thị Mỹ D 1996 89 20065211 Nguyễn Thị L 1986 90 20071034 Nguyễn Thị Hồng D 1991 91 20072524 Nông Thị T 1994 92 20071589 Nguyễn Thị L 1998 93 20064775 Nguyễn Thị L 1998 94 20072743 Phạm Thị Thanh L 2001 95 20065195 Hoàng Minh D 1987 96 12132154 Mai Thị Tuyết B 1981 97 11030391 Dương Hải Y 1991 98 20071643 Nguyễn Thị Quỳnh L 1997 99 17019644 Trương Thị Thùy L 1987 100 20075374 Đỗ Vũ Thùy T 1982 101 20064791 Phạm Nguyễn Thị Diễm K 1990 102 20062103 Tăng Thị T 1991 103 17063674 Nguyễn Thị Diệu L 1997 104 11168329 Vũ Thu P 1983 105 20051886 Nguyễn Thị Bích N 1987 106 20068226 Phan Thị L 1990 107 20065269 Nguyễn Thị H 1977 108 20065268 Nguyễn Thị D 1974 109 20065266 Nguyễn Thu H 1996 110 20068484 Trần Mai L 1992 111 20075427 Lê Thu H 1989 112 10097369 Lê Thị H 1987 113 16149898 Đỗ Thị Minh H 1993 114 7057605 Nguyễn Thị Kim O 1981 115 20065280 Nguyễn Thị Ngọc A 1997 116 12114026 Đinh Thị Lan A 1983 117 11001510 Nguyễn Thị A 1979 118 9026331 Vương Thị Quỳnh P 1985
  62. 119 20065951 Lê Hồng N 1990 120 20072908 Bùi Thị Huyền M 1999 121 15090134 Trần Thị Q 1989 122 11179621 Dương Hà L 1990 123 13071812 Cấn Thị Thuỳ D 1990 124 10184420 Nguyễn Thị A 1982 125 11057259 Vi Thị T 1990 126 9100951 Ngô Diệu A 1985 127 20064851 Nguyễn Thị Việt T 1994 128 20065327 Nguyễn Thị H 1991 129 16014842 Đặng Thị T 1989 130 11157007 Nguyễn Lệ H 1988 131 20071763 Vũ Thị Vân A 1982 132 20065307 Trần Thị Thanh H 1978 133 20076938 Nguyễn Thị Y 1994 134 20065349 Nguyễn Thị Mai L 1986 135 19138392 Nguyễn Thị H 1995 136 20064829 Trịnh Thị P 1997 137 20065356 Lê Thị H 1993 138 12010532 Nguyễn Thị Thúy L 1983 139 13003578 Phạm Thị T 1986 140 20076773 Hà Minh N 1996 141 20065397 Nguyễn Thị H 1994 142 20065155 Phạm Thị H 1999 143 20072699 Nguyễn Thị H 1982 144 18078342 Nguyễn Thị H 1986 145 20065386 Ngô Thị Phương A 2003 146 20078648 Đỗ Thị N 1989 147 20065371 Lê Thị H 1992 148 18027190 Quản Thị C 1984 149 20057437 Phạm Thị D 1997 150 20065104 Phạm Thị L 1988 151 20078747 Nguyễn Minh T 1993 152 15050954 Vũ Thị Minh T 1995 153 20065355 Trần Thị Kim C 2003 154 20071754 Trần Thị Phương A 2001 155 17076414 Đồng Thị N 1990 156 15070416 Vũ Thị Hương T 1980 157 20065409 Phạm Thị H 1978 158 20065415 Hoàng Thị Minh H 1992 159 11003014 Nguyễn Thị Phong L 1985
  63. 160 13049245 Nguyễn Thị H 1987 161 12122409 Bùi Thị Hương G 1987 162 20065418 Đỗ Thị L 1989 163 20065408 Nguyễn Thị Nh 1996 164 20081242 Mai Thị N 1985 165 20078564 Mai Thị T 1991 166 13108677 Đào Thị Phương L 1991 167 20078547 Lê Thị Thùy D 1982 168 20079081 Lê Thị Y 1992 169 20065109 Bùi Thương H 1991 170 20079889 Nguyễn Thị T 1997 171 20064938 Dương Thị H 1993 Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2021 Xác nhận của người hướng dẫn Xác nhận của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội