Khóa luận Kiểm toán khoản mục NPT người bán tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

pdf 100 trang thiennha21 26/04/2022 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán khoản mục NPT người bán tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_khoan_muc_npt_nguoi_ban_tai_cong_ty_tnhh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán khoản mục NPT người bán tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong tình hình nền kinh tế đang ngày càng phát triển và hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới, điều đó khiến nhiều DN với nhiều loại hình khác nhau được thành lập, mức độ cạnh tranh giữa các DN ngày càng quyết liệt. Trước bối cảnh đó, tính trung thực và hợp lý của BCTC đơn vị là vô cùng quan trọng, nó cung cấp thông tin tài chính của DN một cách chính xác và đáng tin cậy thu hút nhiều đối tượng quan tâm. Nên sự ra đời của kiểm toán là thiết yếu. Và trong đó, kiểm toán BCTC là một hoạt động quan trọng, đáp ứng nhu cầu tất yếu của đa số các đối tượng sử dụng thông tin tài chính. Đa phần đối với tất cả các DN, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường trải qua rất nhiều chu trình, giai đoạn: mua hàng, thanh toán, sản xuất, bán hàng, thu tiền, trong đó chu trình mua hàng đóng vai trò quan trọng đối với DN, vì đây là chu trình khởi đầu, liên quan hầu hết đến các chu trình nghiệp vụ khác của DN đồng thời cung cấp các yếu tố đầu vào cho DN để tiến hành hoạt động khác, liên quan đến việc ghi nhận các khoản NPT của DN. Khả năng chi trả các khoản nợ của DN là một trong những yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của DN. Do đó, công tác kiểm toán khoản mục NPT người bán đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được tầm quan trọng trên, qua quá trình được thực tập tại CT TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC em đã chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm toán khoản mục NPT người bán tại CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC” nhằm tìm hiểu về quy trình kiểm toán NPT người bán, từ đó có thể rút ra một số kinh nghiệm trong thực tế và đưa ra một số các kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện tốt hơn quy trình trên tại CT. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trường Mục tiêu t ổngĐại quát: học Kinh tế Huế Nghiên cứu quy trình trên nhằm tìm ra những ưu nhược điểm của quy trình này, đồng thời từ đó có thể đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về NPT làm cơ sở cho việc tìm hiểu quy trình kiểm toán NPT tại AAC. - Qua quá trình thực tập, tìm hiểu, quan sát nắm bắt quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục NPT người bán cụ thể tại CT KH, từ đó rút ra được các kinh nghiệm bài học trong quá trình thực hiện kiểm toán. - Đưa ra được những ưu, nhược điểm trong quy trình kiểm toán và đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện cho quy trình kiểm toán NPT người bán tại CT. Đồng thời có thể đưa ra được một số kiến nghị đối với nhà trường, với hướng nghiên cứu sau. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán cụ thể tại một doanh nghiệp được thực hiện bởi CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC.  Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu khoản mục NPT người bán do CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện trên BCTC của một doanh nghiệp. Đề tài tập trung vào nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán tại một CT, cụ thể là KH của AAC. - Số liệu đề tài thu thập được từ các giấy làm việc lưu trong hồ sơ làm việc của CT kiểm toán AAC và báo cáo kiểm toán của CT năm 2017. - Thời gian nghiên cứu đề tài từ 1/1/2019-10/5/2019. - Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200, thông tin của KH được kiểm toán cần được bảo mật nên tên thật của CT KH không nêu trong luận văn, gọi chung là TrườngCT ABC. Đại học Kinh tế Huế 4. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát trên thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể để từ đó có thể nắm bắt được từng bước tiến hành của quy trình. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những bước khác biệt trong quy trình kiểm toán khoản mục NPT tại CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC so với lý thuyết. - Phương pháp tính toán số học, phân tích số liệu để từ đó có thể rút ra các nhận xét từ các số liệu thu thập được. Tiến hành thu thập số liệu thô tổng hợp và chọn lọc số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung của các bước trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán tại CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm ba phần chính: - Phần I: Đặt vấn đề nghiên cứu. Trong phần này nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. + Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục NPT người bán. + Chương 2: Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán trên thực tế tại một doanh nghiệp là KH của CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC. + Chương 3: Đưa ra được một số nhận xét về ưu nhược điểm của quy trình kiểm toán trên thực tế và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán NPT người bán. - Phần III: Kết luận và kiến nghị + Kết luận chung về nội dung nghiên cứu, đưa ra những nhược điểm của đề tài. Trường+ Đưa ra một sốĐại các kiến nghị học đối với đối vKinhới trường Đại học tế kinh tếHuế Huế, đối với hướng nghiên cứu sau. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát chung về kiểm toán BCTC 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế; tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo chế độ kế toán nước ta, các BCTC của đơn vị bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Kiểm toán BCTC là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của BCTC được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. 1.1.2 Đối tượng của kiểm toán BCTC Đối tượng trực tiếp của kiểm toán BCTC là các bảng khai tài chính nhưng chủ yếu là BCTC. Ngoài ra bảng khai tài chính gồm có: - Bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; - Bảng quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản; - Bảng kê khai tài khoản cá nhân; - Bảng kê khai tài sản đặc biệt ( ví dụ kê khai tài sản của DN phá sản hay đấu giá tài sản ). 1.1.3 Mục tiêu của kiểm toán BCTC Trường- Mục tiêu tổng quát Đại của kiểm toánhọcBCTC là “giúKinhp cho KTV và CTtếkiể mHuế toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán BCTC còn là việc KTV phải cung cấp thông tin về các phát hiện của mình cho Ban GĐ, Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán giúp cho đơn vị thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. - Với mục tiêu kiểm toán trên, KTV chỉ chịu trách nhiệm phát hiện các sai sót trọng yếu, chứ không có trách nhiệm phát hiện mọi sai sót trong BCTC. Để có thể đưa ra ý kiến, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc BCTC không còn sai sót trọng yếu. - Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán BCTC đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý. 1.1.4 Các phương pháp kiểm toán BCTC - Kiểm toán chứng từ: là phương pháp trong đó KTV dựa trên phần thông tin tài chính được phản ánh ở trên các tài liệu kế toán để thu thập bằng chứng. Phương pháp này gồm có: kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp và đối chiếu logic - Kiểm toán ngoài chứng từ: là phương pháp mà trong đó KTV chưa có cơ sở dữ liệu và phải dùng các phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm 3 phương pháp: kiểm kê, điều tra và thực nghiệm (trắc nghiệm). 1.2 Cơ sở lý luận khoản mục NPT 1.2.1 Khái niệm khoản NPT nhà cung cấp Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Chuẩn mực chung): NPT xác định nghĩa vụ hiện tại của DN khi DN nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. NPT phát sinh từ các giao dịch và sự Trườngkiện đã qua, như mua hàngĐại hoá chưa họctrả tiền, sử dụKinhng dịch vụ chưa thanhtế toán, Huế vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc a/ Trả bằng tiền; b/ Trả bằng tài sản khác; c/ Cung cấp dịch vụ; d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ NPT thành vốn chủ sở hữu. 1.2.2 Đặc điểm khoản NPT nhà cung cấp NPT là một khoản mục quan trọng trên BCTC do đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. Những sai sót về NPT có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC về các mặt: - Tình hình tài chính: Các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính thường liên quan đến NPT, ví dụ tỷ số nợ hoặc hệ số thanh toán hiện thời. Vì thế sai sót trong việc ghi chép hoặc trình bày NPT trên BCTC có thể làm người sử dụng hiểu sai về tình hình tài chính của đơn vị. - Kết quả hoạt động kinh doanh: NPT có mối quan hệ mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh của một DN, ví dụ việc ghi thiếu một khoản chi phí chưa thanh toán sẽ ảnh hưởng đến chi phí trong kỳ và NPT cuối kỳ. Vì thế sai sót trong việc ghi chép và trình bày NPT có thể tương ứng với các sai lệch trọng yếu trong kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.3 Phân loại khoản NPT nhà cung cấp NPT thường được phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: NPT ngắn hạn: là các khoản phải trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường . NPT dài hạn: là các khoản phải trả trong thời gian nhiều hơn một năm hoặc nhiều Trườnghơn một chu kỳ hoạt độngĐại kinh doanh họcbình thường. Kinh tế Huế 1.2.4 Phương pháp kế toán khoản mục NPT nhà cung cấp  Tài khoản hạch toán khoản NPT nhà cung cấp: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tài khoản sử dụng: 331- NPT nhà cung cấp  Chứng từ và sổ sách liên quan đến kiểm toán NPT nhà cung cấp: Các hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ giữa nhà cung cấp và DN; các hóa đơn mua hàng và hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mà nhà cung cấp đã thực hiện với DN; sổ chi tiết tài khoản; sổ chi tiết theo dõi công nợ; sổ Cái; biên bản xác nhận công nợ; bảng cân đối kế toán; bảng xác định kết quả kinh doanh .  Sơ đồ hạch toán tài khoản NPT nhà cung cấp: TK 111, 112 TK 331 TK 152,153, 156 Trả tiền mua hàng hoặc Mua hàng hóa, vật tư chưa t c c ti n hàng đặ ọ ề thanh toán TK 133 TK 131 Thuế GTGT Bù trừ giữa nợ phải thu nếu có và NPT TK 211, 213 TK 515 Mua TSCĐ chưa Chiết khấu thanh toán được thanh toán TK 142, 642, 627 hưởng trừ vào NPT Mua vật tư, hàng hóa, DV TK 152, 156, 211 dùng cho sxkd TK 133 Gi m giá hàng mua, CKTM ả Thuế GTGT hàng mua trả lại nếu có TK 241 Phải trả cho người nhận Trường Đại họcth ầuKinh XDCB, người sửtếa Huế chữa lớn TSCĐ Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ hạch toán tài khoản NPT nhà cung cấp SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.5 Giới thiệu về chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền Chu trình mua hàng được hiểu là chu trình thực hiện mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị. Mua hàng là bước khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó cung cấp các yếu tố đầu vào cho DN để tiến hành các hoạt động khác. Chu trình mua hàng trải qua nhiều khâu, liên quan hầu hết đến các chu trình nghiệp vụ khác nên liên quan đến nhiều khoản mục trên BCTC của đơn vị như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng hóa, nguyên vật liệu, trong đó có cả khoản mục NPT người bán. Cụ thể chu trình mua hàng gồm các bước sau:  Yêu cầu mua hàng Bắt đầu chu trình là yêu cầu mua hàng của các bộ phận trong DN. Khi có nhu cầu mua hàng, các phòng ban sẽ căn cứ lập Phiếu đề nghị mua hàng. Phiếu đề nghị mua hàng có thể được lập bằng tay hoặc bằng máy và phải được phê duyệt thích hợp.  Đặt hàng Phiếu đề nghị mua hàng sau khi đã được phê duyệt được chuyển đến bộ phận mua hàng để chuẩn bị đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung cấp. Trước khi lập đơn đặt hàng, bộ phận mua hàng cần tiến hành tìm hiểu giá cả, chất lượng sản phẩm, các chính sách bán hàng của các nhà cung cấp qua nhiều cách như: đấu thầu, thu thập các bảng báo giá, để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Sau đó, lập Đơn đặt hàng gửi cho nhà cung cấp được lựa chọn. Đơn đặt hàng là chứng từ khi kết hợp với các chứng từ khác có thể cung cấp bằng chứng về sự phát sinh của nghiệp vụ mua hàng hay sự hiện hữu của HTK.  Ký Hợp đồng mua hàng Theo Luật Thương mại, việc mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp Trườngđồng và hợp đồng mua Đại bán hàng hóa học có thể thực hiKinhện bằng lời nói, btếằng văn Huế bản hoặc bằng điện báo, fax tùy theo từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định. Sau khi nhà cung cấp chấp nhận đơn đặt hàng, sẽ tiến hành việc ký Hợp đồng mua hàng. Việc ký SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Hợp đồng mua hàng là thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của đơn vị nếu có phát sinh tranh chấp sau này.  Nhận hàng Khi hàng được vận chuyển đến địa điểm giao hàng đã được thỏa thuận trước, bộ phận hàng sẽ căn cứ vào Đơn đặt hàng và Hợp đồng mua bán (nếu có) để kiểm tra thực tếsố lượng, chất lượng và mẫu mã của hàng nhận. Sau khi kiểm tra, bộ phận nhận hàng cần lập Biên bản nhận hàng để làm bằng chứng cho việc nhận hàng và kiểm hàng. Sau đó, hàng sẽ được chuyển đến kho hoặc trực tiếp đến bộ phận cần sử dụng. Nếu chuyển đến kho, cần lập Phiếu nhập kho để chứng minh hàng đã được nhập kho.  Trả lại hàng Ở giai đoạn nhận hàng, nếu kiểm tra phát hiện hàng nhận không đúng quy cách, chất lượng, số lượng so với Đơn đặt hàng, Hợp đồng mua bán và Hóa đơn, bộ phận nhận hàng có quyền từ chối việc nhận hàng và thực hiện thủ tục trả lại hàng. Đại diện hai bên sẽ tiến hành lập Biên bản trả lại hàng, trong đó ghi rõ số lượng, lý do hàng bị trả lại và cùng ký xác nhận vào biên bản. Biên bản trả hàng thường được được lập thành 2 liên, 1 liên được lưu tại bộ phận nhận hàng của đơn vị để chứng tỏ đơn vị vẫn chưa nhận được hàng đặt mua, 1 liên được nhân viên giao hàng chuyển lại cho nhà cung cấp, sau đó sẽ xảy ra hai trường hợp: - Một là, nhà cung cấp chấp nhận lô hàng bị trả lại. chấp nhận vận chuyển lô hàng khác theo đúng Đơn đặt hàng, Hợp đồng mua bán cho đơn vị và được đơn vị chấp nhận. Các thủ tục nhận hàng sẽ được tiến hành như trên. - Hai là, hai bên đều không chấp nhận giao nhận lô hàng khác, tiến hành thanh lý Hợp đồng mua bán. Trong trường hợp này, sẽ tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng chứng minh cho việc hủy bỏ việc mua hàng. Chu trình mua hàng sẽ kết thúc. Trường Ghi sổ nghi ệpĐại vụ mua hàng học Kinh tế Huế Căn cứ vào các chứng từ liên quan: Phiếu đề nghị mua hàng, Đơn đặt hàng, Hợp đồng mua bán (nếu có), Hóa đơn của nhà cung cấp, Phiếu nhập kho, kế toán HTK sẽ SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ghi nhận nghiệp vụ mua vào sổ kế toán chi tiết HTK. Bộ chứng từ này sẽ được lưu vào hồ sơ mua hàng theo số thứ tự và được chuyển cho kế toán công nợ để ghi nhận NPT.  Thanh toán cho nhà cung cấp Thanh toán cho nhà cung cấp là điểm kết thúc của chu trình mua hàng. DN có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, thường DN chỉ thanh toán bằng tiền mặt đối với khoản chi nhỏ và thanh toán bằng việc chuyển khoản đối với các khoản chi có giá trị lớn, điều này làm hạn chế rủi ro ở khâu thanh toán. TrườngSơ đ ồĐại1.2 - Chu trì họcnh Mua hàng, Kinh phải trả, trả tiền tế Huế 1.3 Cơ sở lý luận kiểm toán NPT 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Mục tiêu chung: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 thì: “Mục tiêu Kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và CT Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét rằng BCTC có được lập trên cơ sở các chuẩn mực,chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan, phản ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.  Mục tiêu đặc thù: Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Các mục tiêu kiểm toán cụ thể về NPT nhà cung cấp được mô tả qua bảng sau: Bảng 1.1 - Mục tiêu kiểm toán khoản mục NPT người bán Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán cụ thể Tất cả NPT nhà cung cấp trình bày trên BCTC đều thật sự Hiện hữu hiện hữu trong thực tế. Tất cả các nghiệp vụ NPT nhà cung cấp thể hiện trên Nghĩa vụ BCTC thực sự là nghĩa vụ của đơn vị. Đầy đủ Tất cả NPT nhà cung cấp đều được ghi sổ, báo cáo đầy đủ. Số liệu chi tiết của NPT nhà cung cấp được ghi chép, tính Chính xác toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái. NPT nhà cung cấp được ghi nhận và đánh giá theo một phương pháp phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế Đánh giá toán hiện hành, đồng thời đơn vị phải áp dụng nhất quán phương pháp này. Trường ĐạiNPT nhà học cung cấp đưKinhợc phân loại đúng tế đắn, Huế trình bày Trình bày và công bố thích hợp và công bố đầy đủ. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Trong các mục tiêu trên, do những đặc điểm riêng của NPT nhà cung cấp, mục tiêu “Đầy đủ” luôn được xem là quan trọng nhất. 1.3.2 Một số các gian lận, sai sót thường gặp đối với NPT NPT nhà cung cấp thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục NPT của các doanh nghiệp, các sai phạm thường gặp với khoản mục: - Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc có vấn đề Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán. - Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác. Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm. - Số dư công NPT trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công NPT nhưng chưa được xử lý. Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng từ không hợp lệ. - Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng. Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng. - Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công NPT có gốc ngoại tệ. Cuối kì, chưa đánh giá lại số dư các khoản NPT có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC. - Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán. Không hạch toán giảm công NPT trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán - Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi Trườngvới đối tác nước ngoài chưaĐại thích h ợp.học Kinh tế Huế - Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về . SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.3.3 KSNB đối với khoản mục NPT nhà cung cấp - NPT nhà cung cấp gắn liền với quá trình mua hàng và thanh toán do đó các thủ tục KSNB đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp cũng gắn liền với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền. Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đó là: - Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát HTK sẽ chuẩn bị và lập phiếu đề nghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng. Một liên của chứng từ này sẽ đuợc lưu để theo dõi về tình hình thực hiện các yêu cầu. Khi nghiệp vụ mua hàng đã hoàn thành, sau khi đã đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ và được đính kèm theo các chứng từ liên quan như đơn đặt hàng, phiếu nhập kho - Bộ phận mua hàng cần căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét về nhu cầu và chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp, chất lượng và giá cả Sau đó, bộ phận này sẽ được đánh số liên tục và lập thành nhiều liên. Ngoài liên gửi cho nhà cung cấp, các liên còn lại sẽ được gửi cho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán NPT. - Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lô hàng và cân đong đo đếm Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập phiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) có chữ ký của người giao hàng, bộ phận nhận hàng và thủ kho. Phiếu này phải được đánh số trước một cách liên tục, được lập thành nhiều liên và chuyển ngay cho các bộ phận liên quan như kho hàng, mua hàng, kế toán NPT. - Trong bộ phận kế toán NPT, các chứng từ cần được đóng dấu ngày nhận. Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác phát sinh tại bộ phận này phải được kiểm soát bằng cách đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng. Ở mỗi công đoạn kiểm tra, đối chiếu như: + So sánh số lượng trên hóa đơn đối với số lượng trên phiếu nhập kho (hoặc Trườngbáo cáo nhận hàng) vàĐại đơn đặt hàng, học mục đích làKinh để không thanh tếtoán vư Huếợt quá số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận. + So sánh cả giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để đảm bảo không thanh toán vượt số NPT cho người bán. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc + Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thực hiện. Sự tách rời hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanh toán (do bộ phận kế toán đảm nhận) và xét duyệt chi quỹ để thanh toán (do bộ phận tài vụ đảm nhận) sẽ là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Trước khi chuẩn chi, thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ, bộ phận tài vụ kiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ. Người ký duyệt cho quỹ phải đánh dấu các chứng từ để chúng không bị tái sử dụng. Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay chưc năng tài vụ và kế toán được kết hợp trong một phòng chức năng, điều này dẫn đến rủi ro xảy ra sai phạm trong công tác tài chính kế toán. + Cuối tháng, bộ phận kế toán NPT cần đối chiếu giữa sổ chi tiết người bán (hoặc hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái. Việc đối chiếu này thực hiện trên bảng tổng hợp chi tiết, và bảng này được lưu lại để làm bằng chứng là đã đối chiếu, cũng như để thuận lợi khi kiểm tra lại. + Để tăng cường KSNB đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung cấp có thực hiện thủ tục là: hàng tháng gửi cho các KH một bảng kê các hóa đơn đã thực hiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng. Vì thế, ở góc độ là người mua ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị phải tiến hàng đối chiếu với sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai biệt (nếu có) và sữa chữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho người bán (nếu cần thiết) 1.3.4 Quy trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp Quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán được thực hiên qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.  Lập kế hoạch kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán Trườngnhằm tạo ra các điều kiĐạiện pháp lý cũnghọc như nhữ ngKinh điều kiện cần thitếết khác Huếcho kiểm toán. Trong bước lập kế hoạch kiểm toán thường trải qua 5 bước như sau: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Đánh giá tính trọng yếu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro trọng yếu Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán Sơ đồ 1.3 - Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán  Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Đây là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về KH nhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ và các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán Dựa vào đó, nếu đồng ý, KTV sẽ ký hợp đồng kiểm toán với KH. Công việc này được thực hiện qua các bước sau: - Tiếp nhận KH: Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là rất cần thiết vì việc chấp nhận một KH mới hay tiếp tục kiểm toán cho một KH cũ có khả năng làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín của CT kiểm toán. Vì thế nên khi được mời kiểm toán, CT kiểm toán phải phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán. TrườngĐối với KH mớ i: ĐạiKTV cần tìm họchiểu lý do m ờKinhi kiểm toán của KHtế, thu thHuếập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, KTV phải tăng lượng thông tin cần thu thập khi mà BCTC của KH sẽ được sử dụng rộng rãi, nhất là SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đối với các CT CP có niêm yết trên thị trường chứng khoản, những CT có nhiều công nợ KTV cũng cần thu thập thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành, Trong trường hợp đơn vị đã có KTV tiền nhiệm, KTV cần tìm cách thu thập các thông tin hữu ích từ phía các KTV tiền nhiệm, chẳng hạn như những thông tin về tính chính trực của các nhà quản lý đơn vị, các bất đồng giữa hai bên (nếu có), lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với nhau, Đối với KH cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, KTV cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các KH hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, KTV cũng cần nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không, - Phân công KTV: Sau khi đã xem xét khả năng chấp nhận KH, CT kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do Ban Giám đốc CT kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. - Ký kết hợp đồng kiểm toán: Trước khi đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán, CT kiểm toán sẽ có những trao đổi và thảo luận sơ bộ với KH về một số điều khoản chính trong hợp đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban giám đốc CT KH và KTV, hình thức thông báo kết quả kiểm toán, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán, Nếu CT KH và CT kiểm toán đều đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thoả thuận chính thức giữa CT kiểm toán và KH về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan Trườngkhác. Và lúc này, CT kiĐạiểm toán trở thànhhọc chủ thể kiKinhểm toán chính th ứtếc của CTHuếKH.  Thu thập thông tin về KH SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Đây là nền tảng để KTV có thể đánh giá hệ thống KSNB, từ đó có thể biết được tính trọng yếu của từng khoản mục trên BCTC.Theo đó, KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về KH, trên một phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều phương diện như sau: - Hiểu biết chung về nền kinh tế như thực trạng nền kinh tế, các chính sách của Chính phủ, mức độ lạm phát, . - Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán như tình hình thị trường, cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán, các quy định khác của luật pháp có liên quan đến ngành nghề, - Nhận diện các bên hữu quan với KH, đó là các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức của CT KH hay bất kỳ CT chi nhánh, một cá nhân hay tổ chức nào mà CT KH có quan hệ và các cá nhân tổ chức đó có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh, chính sách quản trị của CT KH. - Hiểu biết về những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị, Để đạt được những hiểu biết trên, KTV thường thực hiện các phương pháp sau: o Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh của KH: Điều lệ CT, giấy phép thành lập, các biên bản, hợp đồng hoặc cam kết quan trọng, các nội quy, chính sách của KH, các văn bản luật, chế độ, o Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung. o Tham quan nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, văn phòng làm việc, của đơn vị. o Phỏng vấn cán bộ quản lý, công nhân viên trong đơn vị. o Sử dụng chuyên gia bên ngoài.  Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ: Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số các tỷ lệ để Trườngphát hiện những biến đĐạiộng bất thư ờhọcng. Thực hi ệnKinh các thủ tục phân tế tích sơHuế bộ trong bước lập kế hoạch kiểm toán có thể giúp xác định bản chất phạm vi và thời hạn công việc hoàn thàn. Mục đích của việc sử dụng các thủ tục phân tích là nhằm hiểu được công việc kinh doanh của KH, đánh giá khả năng hoạt động của một CT tiếp tục hoạt SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc động tốt, có thể cho thấy dấu hiệu của các sai số trên BCTC hay giúp KTV có thể giảm bớt các kiểm tra chi tiết. Một số các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này là : - So sánh số liệu ngành với của số liệu của CT KH. - So sánh chi tiết số dư tổng hợp với số dư tương tự năm trước ví dụ như so sánh các chi tiết của NPT vào cuối năm hiện hành với các chi tiết đó vào cuối năm trước - Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với năm trước như các tỷ số về NPT người bán được tính theo tỷ lệ với tổng NPT của năm nay và thực hiện so sánh với năm trước  Đánh giá tính trọng yếu, tìm hiểu hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro trọng yếu: - Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB: Để đánh giá được hệ thống KSNB của đơn vị một cách chính xác thì KTV cần tìm hiểu các thủ tục sau: Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền. Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ, kể từ giai đoạn mua vào cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu xem xác chứng từ có được ghi chép chính xác và đầy đủ không? Có được sự phê duyệt của những người có thầm quyền hay không? Tìm hiểu về hệ thống kế toán trong chu trình mua hàng, chi phí. KTV có thể mô tả hoặc vẽ thành các lưu đồ về hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng để đánh giá về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra, KTV có thể phỏng vấn các nhân sự của CT, kiểm tra các chứng từ hoặc sổ sách và quan sát các hoạt động trong quy trình mua hàng và theo dõi công NPT. - Xác lập mức trọng yếu: KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rắng BCTC không có những sai sót trọng yếu. Vì thế, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lập mức trọng yếu Trườngcó thể chấp nhận đối vớĐạii các sai sót pháthọc hiện đượ c.Kinh tế Huế Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” định nghĩa: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc của thông tin đó có thể làm sai sót đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định tính là định lượng. Theo VSA nhấn mạnh mức trọng yếu “ được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể” và theo VSA 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”, thì KTV xác lập mức trọng yếu cần xác lập mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót không đáng kể. Việc xác lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoặc nhằm giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vị của các thủ tục đánh giá rủi ro; dễ dàng nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC; xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. - Đánh giá rủi ro kiểm toán: Theo VSA số 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB” thì: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do CT kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” . Theo đó, để quản trị rủi ro kiểm toán, người ta sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán – là sự phân tích rủi ro kiểm toán như là kết quả của các rủi ro có thể có trong quá trình kiểm toán BCTC, bao gồm rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR). Mối quan hệ của các loại rủi ro thường được mô tả qua công thức: Rủi ro kiểm toán: AR = IR X CR X DR KTV vận dụng mô hình rủi ro kiểm toán dựa trên việc đánh giá rủi ro kinh doanh và những tác động của chúng đến rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC, từ đó giúp Trườngđiều chỉnh các thủ tục kiĐạiểm toán phù họchợp (chiến lưKinhợc tiếp cận rủi ro kitếểm toán). Huế  Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Với những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Theo VSA số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận sau: - Kế hoạch chiến lược: phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm .Và cần vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. - Kế hoạch kiểm toán tổng thể: được lập dựa trên kế hoạch chiến lược đã lập.và phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Những vấn đề chủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra, - Chương trình kiểm toán: Là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã lập, KTV sẽ tiến hành lập chương Trườngtrình kiểm toán. Đối vớĐạii kiểm toán cáchọc khoản mụ cKinh như khoản mục NPTtếngư Huếời bán thì lập chương trình kiểm toán cho khoản mục.  Thực hiện kiểm toán: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Trong bước thực hiện kiểm toán, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá HTKSNB sau đó sẽ tiến hành thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản. Các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết cho mỗi khoản mục là khác nhau, cụ thể cho khoản mục NPT sẽ được trình bày ở mục 1.4.  Hoàn thành kiểm toán: - Sau khi đã thực hiện tất cả các thủ tục kiểm toán cho khoản mục, KTV sẽ chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán. Các công việc mà KTV thường sẽ thực hiện bao gồm: - Xem xét các khoản nợ tiềm tàng là các khoản nghĩa vụ có thể có do một sự kiện đã xảy ra tạo nên, tuy nhiên nghĩa vụ này thực sự có hay không còn phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai và nằm ngoài khả năng kiểm soát của DN. Một số các thủ tục có thể sử dụng để tìm kiếm các khoản nợ tiềm tàng là trao đổi với người quản lý của DN về khả năng có các khoản nợ tiềm tàng chưa được công bố, xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị để biết được những hợp đồng các vụ kiện quan trọng. Nếu có các khoản nợ tiềm tàng thì KTV cần xem xét có cần thiết công bố trên BCTC không. - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ là các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC và các sự kiện không cần điều chỉnh nhưng phải thuyết minh trên BCTC. Vì vậy, KTV cần có trách nhiệm xem xét các sự kiện phát sinh sau. - Xem xét giả định hoạt động liên tục, một BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Do đó, hoạt động liên tục là một giả định cơ bản trong lập BCTC, nếu giả định này bị vi phạm thì BCTC cần phải được lập trên một cơ sơ khác và đơn vị phải công bố về cở này trên BCTC. Trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán là phải xem xét sự thích hợp của giả định hoạt động liên tục. - Tổng kết, đánh giá kết quả kiểm toán, bao gồm: + Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán. Trường+ Đánh giá tổng Đạihợp các sai sóthọc chưa điều chKinhỉnh. tế Huế + Rà soát lại hồ sơ kiểm toán. + Kiểm tra các công bố trên BCTC. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Tiến hành trao đổi, thảo luận với CT KH Trưởng nhóm kiếm toán lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với BGĐ và những người có liên quan để làm rõ những vấn đề còn khúc mắc. - Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại BCTC lần cuối cùng, thống nhất những bút toán điều chỉnh, số liệu với đơn vị và tiến hành lập báo cáo kiểm toán. 1.4 Các thử nghiệm kiểm toán của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 1.4.1 Thử nghiệm kiểm soát khoản mục NPT nhà cung cấp KTV có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau: - KTV căn cứ các nghiệp vụ ghi chép trên sổ cái NPT để kiểm tra các nhật ký có liên quan, mục đích là xem xét sự có thực của các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ cái. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái NPT và kiểm tra ngược lại đến nhật ký liên quan. Công việc này có thể tiến hành trước ngày kết thúc niên độ. - Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết: mục đích là xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu hiệu đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không. - KTV sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết người bán hoặc chủ nợ, từ đó truy hồi về nhật ký và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng phiếu nhập kho, hóa đơn, chứng từ thanh toán, ) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này. Hoặc KTV lựa chọn một số nghiệp vụ phát sinh trên sổ nhật ký và theo dõi việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết, nhằm kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép từ nhật ký vào các sổ chi tiết. - KTV kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về NPT để xem việc đối chiếu có được thực hiện một cách đều đặn hay không. Trường- KTV kiểm tra vi ệĐạic thanh toán họccho các nhà cungKinh cấp nhằm đ ảmtế bảo xemHuế chúng có tuân thủ quy định về xét duyệt việc thanh toán đã được đơn vị thiết lập hay không. - Đối chiếu số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái xem có khớp đúng không. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu chủ yếu của NPT người bán, làm cơ sở cho việc thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản cần thiết. Khi KTV đánh giámức rủi ro kiểm soát là thấp chứng tỏ hệ thống KSNB của đơn vị là hữu hiệu, các thử nghiệm cơ bản có thể được giới hạn lại, và ngược lại khi đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao KTV phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản. 1.4.2 Thủ tục cơ bản khoản mục NPT nhà cung cấp Thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trong yếu trên BCTC bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.  Thủ tục phân tích cơ bản Để đảm bảo tính hợp lý chung của NPT người bán, KTV có thể thông qua việc tính toán một số các chỉ tiêu và so sánh với các năm trước để nhận ra các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân: - Tỷ lệ NPT người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ. - Tỷ lệ NPT người bán trên tổng nợ ngắn hạn - So sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước để xem xét sự biến động bất thường.  Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm chi tiết là việc kiểm tra trực tiếp qua số dư hay các nghiệp vụ phát sinh. Bao gồm các thử nghiệm sau đây: . Đối chiếu số liệu sổ cái và sổ chi tiết: Mục đích là để xác minh xem số liệu NPT trên BCTC có thống nhất với tất cả khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi tiết hay không. KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết NPT người bán vào thời Trườngđiểm khóa sổ, tiến hành Đại tính toán, tổhọcng cộng, lũy kKinhế, sau đó đối chi ếtếu với sốHuếliệu trên sổ cái và các sổ chi tiết. Nếu kết quả đối chiếu không chính xác, số liệu không khớp SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đúng, KTV cần phải tìm hiểu nguyên nhân, tìm kiếm sai sót và đề nghị các bút toán điều chỉnh thích hợp. . Gửi thư xác nhận đối với khoản phải trả KTV có thể yêu cầu gửi thư xin xác nhận đối với tất cả các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị, dù rằng số dư cuối kỳ có thể rất thấp hoặc bằng không. KTV có thể thông qua việc phỏng vấn nhân viên, ban GĐ của đơn vị hoặc xem trên sổ chi tiết để xác định các đối tượng này. Mục đích của việc lựa chọn này là nhằm phát hiện những khoản phải trả không được đơn vị ghi chép. Ngoài ra, KTV cũng cần gửi thư xin xác nhận đối với các nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng; những khoản phải trả có tính chất bất thường; các khoản phải trả cho các bên liên quan; những khoản phải trả được thế chấp bằng tài sản, có nhiều nghiệp vụ mua hàng cuối năm; những nhà cung cấp không có biên bản đối chiếu công nợ Đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức có khả năng xảy ra sai sót về số tiền hoặc khai báo. . Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan Đây là thủ tục nhằm kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả. KTV chọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm, để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan: các chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho Đối với các đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ thanh toán, việc kiểm tra khá thuận tiện vì các số dư chi tiết NPT đã thể hiện sẵn trong những hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền. Khi được thanh toán, đơn vị sẽ chuyển các chứng từ thanh toán này sang hồ sơ chứng từ thanh toán đã trả tiền. Do công việc này tiến hành hàng ngày, nên đơn vị cần lưu lại bảng kê chứng từ thanh toán chưa thanh toán vào thời điểm khóa sổ. Bảng kê này bao gồm tên người bán, số chứng từ thanh toán, ngày và số tiền phải trả. Trường. Tìm kiếm các khoĐạiản NPT không học được ghi chépKinh tế Huế Đây là một nội dung quan trọng trong kiểm toán NPT. KTV có thể áp dụng các thủ tục kiểm tra sau đây: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: Thông qua việc xem xét các khoản thực chi vào đầu niên độ sau, KTV có thể phát hiện các khoản chi quỹ nhưng lại thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán. Để đảm bảo cơ sở dồn tích, các khoản chi phí này đáng lẽ phải được đơn vị tính vào chi phí của niên độ, đồng thời làm phát sinh các khoản phải trả vào cuối kỳ; thế nhưng lại không ghi chép đúng kỳ, mà lại ghi vào niên độ sau khi thực chi, làm cho NPT cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương ứng. - Xem xét các tài liệu có khả năng chứa đựng khoản NPT không được ghi chép: + Các trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn, hay hóa đơn đã về mà hàng chưa nhận được: KTV cần nghiên cứu các hồ sơ mua hàng dở dang của đơn vị. + Các chứng từ thanh toán được phát hành sau thời điểm khóa sổ: KTV cần xem xét cẩn thận để phát hiện những khoản thực tế phát sinh trước thời điểm khóa sổ. + Các hóa đơn của người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ vì có thể những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán nhưng hóa đơn chỉ được người bán gửi vài ngày sau khi đã gửi hàng, do đó chúng là NPT của niên độ này. . Kiểm tra bảng chỉnh hợp NPT với bảng kê hóa đơn hàng tháng người bán Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân viên của đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên sổ chi tiết để lập một bảng chỉnh hợp, và thuyết minh sự khác biệt số liệu (nếu có) giữa hai bên. Sự khác biệt này có thể do nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép của một bên, nhưng cũng có thể do khác biệt về thời điểm khóa sổ. Trong trường hợp đơn vị có tiến hành chỉnh hợp, KTV chỉ cần kiểm tra lại các bước chỉnh hợp này xem có được thực hiện chính xác hay không. Nếu đơn vị không tiến hành việc chỉnh hợp, KTV có thể tự thực hiện. Khi KSNB Trườngđối với NPT là yếu kém, ĐạiKTV cần kihọcểm tra sổ côngKinh văn đến để xem tế đơn vHuếị đã nhận được mọi bảng kê của người bán hay chưa. Một trong những khác biệt về số liệu giữa đơn vị và người bán có thể sẽ được phát hiện được nhờ bảng chỉnh hợp, đó là các SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc khoản người bán tính cho những lô hàng đã gửi đi, thế nhưng đơn vị vẫn chưa nhận được, hoặc chưa ghi chép. Một mục đích khác của thủ tục này là bảo đảm sự phân kỳ chính xác của số dư NPT. Sự ghi chép đúng kỳ NPT có mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ của hóa đơn mua hàng và giúp xác định số dư HTK. Vì thế, khi quan sát kiểm kê tồn kho vào thời điểm khóa sổ, KTV nên ghi chép lại số hiệu của các phiếu nhập kho cuối cùng, chúng sẽ được đối chiếu với những hóa đơn tương ứng của người bán trên bảng kê các khoản phải trả vào thời điểm khóa sổ: + Các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho từ phiếu nhập kho cuối cùng trở về trước phải được ghi nhận trong NPT cuối kỳ. + Ngược lại, các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho sau phiếu nhập kho cuối cùng sẽ không được phép tính vào NPT cuối kỳ, trừ trường hợp hàng đang đi đường đã nói ở phần trên. . Xem xét việc trình bày và công bố các khoản phải trả trên BCTC Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên nợ trên các tài khoản NPT, thí dụ như trả dư tiền cho người bán, ứng trước tiền cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền Những trường hợp này phải được trình bày trong khoản mục Nợ phải thu của bảng cân đối kế toán để bảo đảm trình bày đúng về tình hình tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị không thực hiện điều này và số tiền là trọng yếu, KTV phải lập bút toán đề nghị sắp xếp lại khoản mục. + Các khoản NPT trọng yếu đối với các bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh BCTC. + Các khoản NPT được bảo đảm bằng tài sản thế chấp thì phải công bố và tham Trườngchiếu với tài sản bị th ế Đạichấp. học Kinh tế Huế SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CT TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1- TỔNG QUAN VỀ CT TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC: Tên CT : CT TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch đối ngoại : Auditing and Accounting Company Tên viết tắt : AAC Trụ sở chính : Lô 78-80 Đường 30 tháng 4, Tp. Đà Nẵng Điện thoại : (84) 2363 655886 Fax : (84) 2363 655 887 E-mail : aac@dng.vnn.vn Website : 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển CT TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC), trước đây là CT Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài Chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các CT kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm CT kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services” trong các năm 2008 và 2009. TrườngNăm 2009, AAC đượ cĐại Đài Tiếng nóihọc Việt Nam, BKinhộ Công Thương, tế Bộ Thông Huếtin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. 2.1.2 Đội ngũ nhân viên AAC luôn xem đội ngũ cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của CT. AAC cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả cán bộ nhân viên CT trong công việc, học tập cũng như trong định hướng phát triển nghề nghiệp. AAC hiện có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). AAC nằm trong top 10 CT kiểm toán có số lượng KTV hành nghề nhiều nhất tại Việt Nam. 2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 2.1.3.1 Mục tiêu: AAC là nhằm giúp KH và những người quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. CT AAC không ngừng hoạt động nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. CT AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. 2.1.3.2 Nguyên tắc hoạt động: AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề Trườngcao nguyên tắc độc l ập,Đại khách quan, học trung thực vàKinh bí mật số liệu ctếủa KH Huếtrong các giao kết dịch vụ. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Sơ đồ 2.1 - Bộ máy tổ chức của CT TNHH Kiểm toán và Kế Toán AAC Cơ cấu tổ chức toàn CT:  TGĐ: Trường- Là người đại di ệnĐại toàn quyền chọcủa CT, chịu tráchKinh nhiệm trướ c tếPháp luHuếật về toàn bộ hoạt động của CT. - Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của CT. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của CT. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với KH sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.  Phó TGĐ: - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, KH, và các vấn đề về nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm trước TGĐ và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.  Giám đốc các khối: - Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính. - Tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC.  Kế toán trưởng: - Là người giúp TGĐ tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ. - Có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập BCTC, cung cấp số liệu công khai tài chính, lập kế hoạch tài chính, . Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán BCTC: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Trưởng phòng kiểm toán KTV chính Trợ lý kiểm toán Sơ đồ 2.2 - Bộ máy tổ chức phòng kiểm toán BCTC của CT TNHH Kiểm toán và Kế Toán AAC  Trưởng, phó phòng: - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước TGĐ và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của CT. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của CT, họ có chức năng như một cầu nối giữa TGĐ, ban quản lý và các nhân viên trong CT, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính. - Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.  KTV chính: - Giám sát công việc của các trợ lý. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. Trường Trợ lý KTV: Đại học Kinh tế Huế Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý KTV chia làm ba cấp: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Trợ lý KTV cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào CT cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, những người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho CT với tư cách là một trợ lý mới vào nghề. - Trợ lý KTV cấp 2: là người làm việc ở CT kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. - Trợ lý KTV cấp 3: là người làm việc ở CT được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. 2.1.5. Những dịch vụ của CT Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp: CT Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kế toán, tư vấn Thuế, tư vấn tài chính đầu tư, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng. Trong đó: - Dịch vụ Kiểm toán: + Kiểm toán BCTC. + Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. + Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế. + Kiểm toán hoạt động. + Kiểm toán tuân thủ. + Kiểm toán nội bộ. + Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước. + Các dịch vụ khác về kiểm toán. - Dịch vụ Kế toán: + Ghi chép và giữ sổ kế toán. + Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. Trường+ Tư vấn lập BCTC Đại. học Kinh tế Huế + Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS. + Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán. + Các dịch vụ khác về kế toán. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Dịch vụ tư vấn Thuế: + Tư vấn thuế trọn gói. + Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế. + Tư vấn kê khai và quyết toán thuế. + Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần. + Lập kế hoạch và cấu trúc thuế. + Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính. + Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế. + Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. - Dịch vụ Tư vấn tài chính đầu tư: + Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. + Tư vấn thiệt lập cơ chế tài chính nội bộ. + Dịch vụ đánh giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp. + Soát xét các BCTC cho mục đích mua bán – sát nhập. + Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán. + Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp. + Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. - Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng: + Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng. + Đào tạo KTV nội bộ. + Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. + Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán. + Các khóa học về thuế. + Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, KTV nội bộ. Trường+ Dịch vụ đăng kýĐại giấy phép laohọc động và ti ềKinhn lương. tế Huế + Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.2- GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CT TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo Xem xét chấp nhận khách Kiểm tra hệ thống kiểm soát Tổng hợp kết quả kiểm hàng và đánh giá rủi ro hợp nội bộ [C100-C500] toán [B410] đồng [A100] Lập hợp đồng kiểm toán và Phân tích tổng thể báo Kiểm tra cơ bản tài lựa chọn nhóm kiểm toán cáo tài chính lần cuối sản [D100-D800] [A200] [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Thư giải trình của Ban Kiểm tra cơ bản nợ Giám đốc và Ban quản Tìm hiểu chính sách kế toán phải trả [E100-E600] Tổng quả hợp kiểmkết toán trị [B430-B440] và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Kiểm tra cơ bản Phân tích sơ bộ báo cáo tài Báo cáo tài chính và báo cáo NVCSH và TK ngoài chính [A500] kiểm toán [B300] bảng Kiểm tra cơ Kiểm bản cơ bảng tra đốicân toán kế [F100-F300] Đánh giá chung về hệ thống Kiểm tra cơ bản báo cáo kết Thư quản lý và các tư vấn Lập kế hoạch và xác địnhLập hoạch xác kế và rủi ro kiểm soát nội bộ và rủi ro giấy làm tờ xét Lập soát và việc quả hoạt động kinh doanh khách hàng khác [B200] gian lận [A600] [G100-G700] TUÂN THỦ CHUẨN MỰC KIỂM VIỆT TOÁN CHUẨN THỦ NAM TUÂN PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC HỢP VIỆTPHÙ KẾ VỚITOÁN CHUẨN NAM Xác định mức trọng yếu Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát [A700] [H100-H200] Tổng quả hợp kiểmkết & đánh toán giá lượng chất hành báo cáo [B110] Tổng hợp kế hoạch kiểm Đánh giá lại mức trọng yếu Kiểm soát chất lượng kiểm toán [A800] và phạm vi kiểm toán [A700] toán [B120] XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO Sơ đồ 2.3 - Quy trình kiểm toán do VACPA ban hành Bắt đầu từ năm 2010 quy trình kiểm toán chung mà CT thực hiện là quy trình áp dụng theo Chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Hiện nay AAC có một lượng KH tương đối lớn phân tán rộng trên cả nước và mỗi năm đều có thêm nhiều KH mới ký kết hợp đồng với AAC. Quá trình tiếp xúc với TrườngKH mới có thể do AAC Đại trực tiếp tìm học kiếm, do KH Kinh tự tìm đến với AACtế ho ặHuếc qua một sự giới thiệu của nhân viên trong CT, của KH quen Khi nhận được lời mời kiểm toán của KH, AAC sẽ tiến hành xem xét, tìm hiểu lý do KH mời kiểm toán để đánh giá, quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không. Nếu SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc có, CT tiến hành khảo sát, tìm hiểu về KH, đối với KH mới, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin liên quan đến sản phẩm, thị trường, chính sách kế toán, hệ thống KSNB, kết quả kinh doanh, và các nhân tố khác liên quan đến DN; đối với KH cũ, KTV xem lại hồ sơ thường trực được lưu tại CT để nắm bắt các thông tin về KH, tìm hiểu các thông tin thay đổi bổ sung nếu có để cập nhập thông tin chính xác. Phân tích sơ bộ hệ thống KSNB: Xem xét khái quát những chu trình đóng vai trò chủ yếu trong doanh nghiệp như: mua sắm TSCĐ, mua hàng, doanh thu. KTV tiến hành đánh giá chung để xem hệ thống KSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tài chính tin cậy không và xác định các rủi ro gian lận Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Sau đó, trên cơ sở hiểu biết về KH đã tìm hiểu, AAC gửi báo giá cho KH, ký kết hợp đồng kiểm toán và lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện kiểm toán. Việc lựa chọn do Ban GĐ CT quyết định dựa vào quy mô của cuộc kiểm toán, năng lực trình độ chuyên môn của nhân viên Nội dung quy trình này được thể hiện thông qua các tài liệu sau: Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán , các điểm cần lưu ý của năm trước, hợp đồng kiểm toán, tìm hiểu về KH, chương trình xem xét hệ thống kế toán Phân tích tóm tắt hệ thống KSNB, các thủ tục phân tích theo kế hoạch, ghi chú những thảo luận về kế hoạch kiểm toán, tài liệu và thông tin đề nghị KH lập, kiểm tra kế hoạch kiểm toán 2.2.2 Thực hiện kiểm toán Đây là quá trình KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán phù hợp với các đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách xác đáng, đầy đủ và tin cậy chứng minh các mục tiêu kiểm toán tương ứng nhằm đưa ra ý kiến Trườngvề mức độ trung thực vàĐại hợp lý của BCTC.học Kinh tế Huế KTV tiến hành đánh giá lại sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của đơn vị qua việc thực hiện các thủ tục kiểm soát thích hợp, căn cứ vào kết quả đánh giá được KTV xác SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc định quy mô các thử nghiệm cơ bản cần phải thực hiện đối với từng khoản mục, nghiệp vụ là như thế nào. Kết cấu của một chương trình kiểm toán, bao gồm:  Xác định mục tiêu kiểm toán Mục tiêu cuối cùng của một cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo BCTC của đơn vị là trung thực và hợp lý. Đối với từng khoản mục cấu thành nên BCTC có những mục tiêu kiểm toán riêng yêu cầu KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đạt được các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu (mục tiêu kiểm toán). Cơ sở dẫn liệu BCTC bao gồm: sự đầy đủ, sự hiện hữu, sự phát sinh, sự chính xác, sự đánh giá, quyền và nghĩa vụ, sự trình bày và khai báo.  Xác định tài liệu yêu cầu Bao gồm tất cả những tài liệu cần thiết liên quan đến các khoản mục trên BCTC. Ví dụ, đối với chương trình kiểm toán NPT người bán, tài liệu yêu cầu bao gồm: bảng tổng hợp công nợ theo từng đối tượng nhà cung cấp, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản NPT người bán, biên bản đối chiếu công nợ, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ liên quan đến chu trình mua hàng và các tài liệu khác có liên quan.  Thực hiện các thủ tục kiểm toán Bao gồm tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết KTV thực hiện để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, tin cậy đảm bảo mục tiêu kiểm toán đạt được tương ứng với các khoản mục, nghiệp vụ. Gồm các thủ tục: kiểm tra các hoạt động kiểm soát, thủ tục phân tích sơ bộ, các thủ tục kiểm tra cơ bản như so sánh, xác nhận, phỏng vấn, quan sát, tính toán, kiểm tra tài liệu và kiểm tra thực tế. Các chương trình kiểm toán chi tiết Trường+ Chương trình kiĐạiểm toán tiề nhọc và các khoả nKinh tương đương tiề n.tế Huế + Chương trình kiểm toán đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. + Chương trình kiểm toán phải thu KH ngắn hạn và dài hạn. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc + Chương trình kiểm toán phải thu nội bộ và phải thu khác ngắn hạn và dài hạn. + Chương trình kiểm toán HTK. + Chương trình kiểm toán chi phí trả trước và tài sản khác ngắn hạn, dài hạn. + Chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình, vô hình, XDCB dở dang và bất động sản đầu tư. + Chương trình kiểm toán vay và nợ ngắn hạn và dài hạn. + Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn. + Chương trình kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Chương trình kiểm toán chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn + Chương trình kiểm toán phải trả người lao động, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm. + Chương trìnhkiểm toán vốn chủ sở hữu . KTV cần lưu ý khi ghi chú giấy làm việc: + Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của CT nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. + Chỉ mục giấy làm việc. + Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc. 2.2.3 Kết thúc kiểm toán: Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán BCTC. Đây là giai đoạn mà các KTV sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với KH và phát hành báo cáo kiểm toán. TrườngTrong giai đoạn nàyĐại cơ bản có cáchọc nội dung: Kinh tế Huế - Xem xét những vấn đề liên quan đến khái niệm hoạt động liên tục, sự kiện phát sinh sau ngày kết toán, kiện tụng. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Tổng kết các công việc kiểm toán tại đơn vị, gồm có: tổng kết của nhóm trưởng, tổng kết của các thành viên trong nhóm, tổng hợp các sai số không được điều chỉnh, những bàn luận về thư quản lý, tiến hành thủ tục phân tích sau kiểm toán. - Đoàn kiểm toán tiến hành thảo luận và trao đổi những vấn để được ghi trong giấy làm việc với CT KH, đồng thời cùng kế toán KH làm rõ những vấn đề còn khúc mắc cần giải quyết. Trưởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc KH và những người có liên quan - Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại BCTC lần cuối cùng, thống nhất những bút toán điều chỉnh, số liệu với đơn vị và tiến hành lập báo cáo tài, báo cáo kiểm toán, liệt kê những lưu ý cho năm sau, đóng hồ sơ. - Nhóm trưởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên cho Phó GĐ kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếu cần). - Sau khi bản thảo được duyệt, nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán chính thức, viết thư quản lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị KH. - Kết thúc kiểm toán và lưu hồ sơ. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm: + Chỉ mục giấy làm việc. + Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán. + Trang trình duyệt. + Trao đổi với KH khi kết thúc kiểm toán. + Danh mục kiểm tra cuối cùng. + Bàn luận về thư quản lý. Trường+ Tổng kết của nhómĐại trưởng. học Kinh tế Huế + Tổng kết của các thành viên trong nhóm. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán NPT người bán do CT TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện tại CT Cổ Phần ABC (cho niên độ kết thúc vào 31/12/2017) 2.3.1 Giới thiệu về CT Cổ Phần ABC Thực hiện kiểm toán BCTC cho CT Cổ Phần ABC cho niên độ kết thúc vào 31/12/2017. CT Cổ phần ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001911 ngày 27 tháng 02 năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp. CT là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ CT và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ ngày thành lập đến ngày lập BCTC, CT đã 7 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần thay đổi gần nhất vào ngày 13 tháng 03 năm 2014. - Vốn điều lệ của CT: 269.995.170.000 đồng. - Vốn góp thực tế đến 30/06/2017: 269.995.170.000 đồng. Nghành nghề kinh doanh chính: - Sản xuất sắt, thép, gang: sản xuất các loại thép xây dựng; - Bán buôn kim loại và quặng kim loại: buôn bán sắt thép; - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân đâu vào đâu: bán buôn vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp; - Gia công cơ khí; Xử lý và tráng phủ kim loại: gia công cơ khí. Nhân sự: Tổng số công nhân viên hiện có đến ngày 30/07/2017 là 946 người. Trong đó cán bộ quản lý là 72 người. TrườngBảng cân đối kế toánĐại và báo cáo học kết quả kinh Kinh doanh của CT vào tế năm 20Huế17 (Xem phụ lục 1) 2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục NPT tại CT Cổ Phần ABC 2.3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Chấp nhận KH và đánh giá rủi ro hợp đồng: Đây là công việc đầu tiên để bắt đầu một quy trình kiểm toán. Mục đích của việc này là xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho KH dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của KH, tính chính trực, tuân thủ luật pháp của Ban giám đốc hay không. Ở đây, AAC sẽ tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do mời kiểm toán của KH, lựa chọn đội ngũ KTV và ký hợp đồng kiểm toán. Đầu tiên, phó TGĐ khối kiểm toán tài chính tại AAC tiến hành đánh giá về khả năng chấp nhận lời mời kiểm toán của KH, căn cứ vào khả năng của CT và các điều kiện của KH. Trong giai đoạn này KTV phải đánh giá rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành Kiểm toán chu trình NPT nhà cung cấp của DN sau đó kết hợp với việc đánh giá các chu trình khác để đưa ra quyết định có chấp nhận Kiểm toán cho DN không. Sau khi chấp nhận Kiểm toán, AAC tiến hành xem xét các lý do mời kiểm toán của KH để xem BCTC của đơn vị được cung cấp chủ yếu cho các đối tượng nào, từ đó xác định khoản mục nào là trọng tâm của cuộc kiểm toán để có thể tránh rủi ro kiểm toán, và tùy thuộc vào mức độ quan trọng để lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. Sau đó, hai bên tiến hành ký hợp đồng kiểm toán. CT CP ABC là KH thường xuyên của CT, nên KTV sẽ thực hiện công việc chấp nhận KH trên mẫu giấy tờ làm việc A120 (phụ lục 2).  Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động: Trong giai đoạn này, KTV sẽ tiến hành thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới đến phần hành Kiểm toán của mình qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Đối với KH kiểm toán năm đầu tiên thì KTV cần tìm hiểu thật kỹ nhằm hạn chế Trườngthấp nhất rủi ro. Đại học Kinh tế Huế Đối với KH thường xuyên, KTV nên trao đổi dựa vào thông tin đã được KTV các năm trước thực hiện, và chỉ cần tìm hiểu thêm một số thông tin bổ sung như: tình SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc hình biến động bất thường ở CT hoặc các ảnh hưởng bất lợi đến CT trong niên độ kiểm toán. CT CP ABC là KH cũ của CT AAC nên các tài liệu về CT này đã được thu thập từ lần kiểm toán trước đây và được lưu trong hồ sơ thường trực. Do đó, KTV chỉ cần tìm hiểu thêm một số thông tin bổ sung phát sinh trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC của CT. Thông tin về CT CP ABC thu thập được thể hiện trên mẫu giấy tờ làm việc A310, được KTV thực hiện thông qua các câu hỏi dưới đây (trích trong giấy làm việc A310):  Tìm hiểu về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN: - Các vấn đề về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề như thế nào? + Thị trường cạnh tranh (nhu cầu của thị trường; khả năng sản xuất; sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng; ): Sản xuất thép các thành viên VSA tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016. Bán hàng thép các loại đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước. Ngành bất động sản và xây dựng năm 2017 hồi phục nên thị trường ngành thép có dấu hiệu hồi phục đáng kể, các DN sản xuất và kinh doanh thuận lợi. + Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả (nguyên vật liệu chính, dịch vụ, lao động): Nhìn chung giá cả đầu vào đối với hoạt động sản xuất thép có xu hướng tăng so với năm trước. Giá quặng sắt ngày 5/1/2018 ở mức 74-76 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 7-10 USD/Tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. Sau Trườngkhi tăng cao đ ạtĐại 85 USD/T ấnhọc hồi tháng 1/2017,Kinh giá giảm trongtế Quý Huế I và bắt đầu hồi phục trong Quý II và tăng tiếp vào đầu Quý IV. - Các yếu tố pháp lý CT áp dụng là gì? SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc + Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của DN (bao gồm các chính sách/quy định kế toán mới, ): CT áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành; Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ. + Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN (luật DN, luật chuyên ngành, kể cả các quy định về thị trường chứng khoán nếu là CT niêm yết, đại chúng, ): Luật DN Luật Chứng khoán, Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012. + Các quy định về thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, các loại thuế khác); Thuế GTGT: áp dụng mức thuế suất 10% đối với sản phẩm thép, các sản phẩm khác áp dụng mức thuế suất theo quy định hiện hành. Thuế TNDN: áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Các loại thuế khác và lệ phí nộp theo quy định hiện hành. + Các quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề hoạt động của DN: CT là DN luyện thép nên về môi trường có quy định chặt chẽ và được cơ quan nhà nước kiểm tra thường xuyên về môi trường. - Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN là gì? + Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái/tăng trưởng và ảnh hưởng đến Trườngngành nghề ): Đại học Kinh tế Huế So với năm 2016 tăng trưởng không như kỳ vọng, năm 2017, kinh tế Việt Nam cho thấy một dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu do Quốc Hội đề ra. Trong đó, tăng trưởng quý III và quý SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc IV/2017 đạt mức cao “ấn tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước đó. Đây là yếu tố thuận lợi để tăng trưởng cho toàn ngành cũng như CT. + Biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát: Lạm phát toàn phần trong cả năm 2017 nhìn chung suy giảm mạnh mẽ, mặc dù có sự gia tăng trong hai tháng 8 và 9 do yếu tố mùa vụ. Điều này trái ngược hoàn toàn với xu thế gia tăng liên tục trong năm 2016. Tại thời điểm tháng 12/2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,60% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lạm phát lõi được duy trì ở mức ổn định khoảng 1,3% từ tháng 5, giúp cho khoảng cách giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi ngày càng được thu hẹp. Trên thị trường ngoại hối: Tỷ giá danh nghĩa được duy trì ổn định xuyên suốt năm 2017. Nhờ vào lạm phát thấp, lượng cung ngoại tệ dồi dào đến từ sự gia tăng của lượng vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, cộng với việc đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền mạnh khác đã giảm đáng kể sức ép đối với tỷ giá VNĐ/USD tại Việt Nam. Do đó, cả tỷ giá tham chiếu và tỷ giá giao dịch tại các NHTM đều biến động không đáng kể trong suốt nửa năm sau của năm. Tính tới 31/12/2017, tỷ giá trung tâm giữa tiền VNĐ và USD được NHNN công bố ở mức 22.425 VNĐ/USD, tăng 1,2% so với cuối năm 2016.  Tìm hiểu về doanh nghiệp: - Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu là gì? +Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ thị trường: Doanh thu CT chủ yếu từ sản xuất và phân phối thép xây dựng (thép thanh, thép cuộn) và phôi thép. Thị trường phân phối chủ yếu là miền trung Tây Nguyên. Trường+ Các giai đoạ nĐại và quy trình họcsản xuất, nh ữKinhng hoạt động ch ịutế tác đ ộngHuế của rủi ro môi trường: Mô hình sản xuất khép kín trong nhà máy nên không ảnh hưởng bởi tác động môi trường nhiều. Nhưng vẫn có rủi ro từ các cơn bão lớn vào mùa mưa bão. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc +Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường: CT chủ yếu phân phối thị trường miền trung và Tây Nguyên. - Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị của CT như thế nào? + Loại hình sở hữu: CT CP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 11/05/2010 theo Quyết định số 245/QĐ-SGDHN ngày 28/04/2010 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. + Nhân sự chủ chốt của đơn vị: Huỳnh Văn Tân: Giám Đốc Hồ Nghĩa Tín: Phó Giám Đốc Phạm Thị Thảo Sương: Phó Giám Đốc Trần Mai Thị Bé Liệu: Kế Toán Trưởng + Nhân sự kế toán: Gồm 1 Kế Toán Trưởng, 1 thủ quỹ và 6 Kế toán viên. - Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là gì? + Niên độ kế toán bắt đầu tự ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm + Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi số bằng Đồng Việt Nam (VND) - Các chính sách kế toán áp dụng tại CT: + DT ghi nhận đối với sản phẩm thép: thời điểm ghi nhận khi bàn giao cho KH. + HTK được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. + HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Trường+ Giá vốn đượ c Đạighi nhận tương họcứng với DT, Kinh thành phẩm xu ấttế kho xác Huế định tiêu thụ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc + Các khoản dự phòng phải thu, dự phòng HTK được ghi nhận theo Thông tư 228/2009/TT-BTC. + Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013. Sau khi tìm hiểu thông tin CT CP ABC, KTV đưa ra nhận định: Năm 2017 DN hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi. Không có rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC, các tài khoản cụ thể.  Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán: Sau khi đã chấp nhận thực hiện kiểm toán cho đơn vị KH, tìm hiểu KH mà môi trường hoạt động thì AAC sẽ tiến hành lập và kí kết hợp đồng kiểm toán (Mẫu giấy tờ làm việc A210, A211) ghi rõ trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ các bên. AAC sẽ phân công nhóm kiểm toán phù hợp để thực hiện công việc tại đơn vị KH (Mẫu giấy tờ làm việc A250). Đồng thời gửi đến KH thư hẹn kiểm toán (Mẫu giấy tờ làm việc A212), thư gửi KH về kế hoạch kiểm toán (Mẫu giấy tờ làm việc A230) và danh mục tài liệu cần cung cấp (Mẫu giấy tờ làm việc A240). Công việc tiếp theo của hai bên là ký kết hợp đồng kiểm toán. CT CP ABC chỉ mời CT Kiểm toán và kế toán AAC kiểm toán cho niên độ 2017 của mình nên sử dụng hợp đồng mẫu A210, hợp đồng ghi rõ trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. CT kiểm toán AAC sẽ lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp và phân công nhiệm vụ để thực hiện công việc tại đơn vị KH. Đồng thời gửi đến KH thư hẹn kiểm toán, thư gửi KH về kế hoạch kiểm toán và danh mục tài liệu cần cung cấp.  Phân tích sơ bộ BCTC: Trước khi đi vào giai đoạn thực hiện các thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC nhằm phát hiện ra sự tồn tại Trườngcủa các giao dịch, sự kiĐạiện, hệ số tài chínhhọc và xu hư Kinhớng bất thường, giúptế xác Huếđịnh vùng có rủi ro sai sót trọng yếu. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.  Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: KTV tiến hành tính toán, so sánh số liệu năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho một số khoản mục, chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (nợ phải thu, phải trả, các khoản vay, lãi, lỗ ). Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, KTV tiến hành tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của đơn vị để biết được nguyên nhân, lý giải tính hợp lý của biến động. Nếu có biến động mà KTV chưa thể giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán chi tiết.  Phân tích hệ số: KTV thường tập trung sử dụng 04 nhóm hệ số thông thường như sau: (1) Hệ số thanh toán; (2) Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; (3) Hệ số khả năng sinh lời; (4) Hệ số nợ. KTV dùng hiểu biết của mình về phân tích tài chính và kế toán DN khi tiến hành phân tích để phát hiện các biến động bất thường hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của các chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Đây là quá trình KTV sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để thực hiện.  Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường: Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN ) thì cần giải trình rõ lý do. Tại CT ABC, sau khi KTV tính toán, phân tích biến động trên Bảng cân đối kế Trườngtoán và Báo cáo kết qu Đạiả hoạt động kinhhọc doanh c ủKinha CT, KTV lập b ảtếng tổng Huếhợp phân tích hệ số và trình bày chúng trên giấy làm việc A510 (Phụ lục 3), theo hiểu biết và xét đoán của mình để đánh giá và đưa ra nhận xét: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc {a} Tiền và tương đương tiền tăng hơn 67% tương ứng hơn 32 tỷ đồng, nguyên nhân do CT thu DT tiền bán hàng, thu lưu ý thực hiện gửi thư xác nhận. {b} Tiền gửi có kì hạn trên 3 tháng có số dư hơn 25 tỷ tại thời điểm cuối năm, lưu ý kiểm tra phân loại kì hạn và gửi thư xác nhận. {c} Phải thu KH giảm hơn 59 tỷ tương ứng mức giảm gần 42%, do thu tiền bán hàng tốt, lưu ý thực hiện gửi thư xác nhận. {d} HTK biến động không nhiều, lưu ý kiểm tra hồ sơ kiểm kê. {e} Giá trị khấu hao lớn, lưu ý ước tính độc lập về khấu hao. {f} Xây dựng cơ bản tăng cao, kiểm tra hồ sơ tăng. {g} NPT cao, gửi thư xác nhận, kể cả công nợ nước ngoài. {h} Phải trả ngắn hạn khác giảm mạnh, lưu ý kiểm tra chi tiết. {i} Vay ngắn hạn số dư giảm 26%, lưu ý thực hiện gửi thư xác nhận và đánh giá CLTG cuối kỳ. {k} DT năm nay 19% phù hợp với tình hình ngành sắt thép năm nay tốt. {l} Giá vốn giảm tương ứng theo DT, mức tăng ít hơn 16% {m} Chi phí tài chính giảm do lãi vay giảm do nợ gốc vay giảm lãi suất vay giảm. {n} Chi phí bán hàng tăng, xem lại phân tích chi phí theo khoản mục. {o} Thu nhập khác và Chi phí khác biến động bất thường, KTV lưu ý kiểm tra chi tiết để làm rõ nguyên nhân.  Đánh giá sơ bộ Hệ thống KSNB Việc tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá chung hệ thống KSNB (Mẫu giấy tờ làm việc A610) nhằm cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với Trườngcác chu trình quan tr ọng,Đại giúp KTV học xác định sơ Kinhbộ nhân tố rủi ro,tế gian lậHuến, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Đối với khoản mục NPT người bán, KTV cần đánh giá hệ thống KSNB của chu trình Mua hàng, phải trả, trả tiền. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đánh giá chung hệ thống KSNB bằng cách phỏng vấn Kế toán trưởng, các nhân viên của đơn vị; quan sát chu trình và kiểm tra tài liệu. Tại CT ABC, KTV đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB bằng cách tiến hành các thủ tục trên đánh giá hệ thống KSNB chu trình Mua hàng, phải trả, trả tiền. Dựa vào các tìm hiểu sau: (Trích giấy làm việc A420):  Các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả, trả tiền: - Các loại hàng hóa, nguyên vật liệu chính mà DN thường mua (phân loại theo cách thức phù hợp với nhu cầu quản lý của DN) Nguyên liệu: phôi thép và một số nguyên liệu khác phục vụ sản xuất thép. Công cụ, phụ tùng thay thế. - Đặc thù của hàng hóa, nguyên vật liệu mà DN mua: Hàng hóa giá trị thấp, có sẵn trên thị trường, khó thất thoát. - Các phương thức mua hàng của DN: Nhập khẩu và mua hàng trong nước thông qua chỉ định thầu. Trong đó, phần lớn là nhập khẩu. Hồ sơ nhập khẩu được bên thứ ba là Hải quan và Ngận hàng kiểm soát. - Phương thức lựa chọn nhà cung cấp: Ưu tiên nhà cung cấp truyền thống có uy tín, giá cả phù hợp.  Chính sách kế toán áp dụng: - Thời điểm và căn cứ ghi nhận HKT, phải trả nhà cung cấp: Là khi nhận được hàng nhập kho theo Hợp đồng mua bán. Căn cứ ghi nhận là biên bản nhận hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng và hóa đơn bán hàng. Trường- Chính sách đánh giáĐạikhoản NPT họcgốc ngoại tệ,Kinh phân loại NPT ngtếắn hạn/ dàiHuế hạn: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Các khoản công nợ gốc ngoại tệ được đánh giá lại vào thời điểm kết thúc niên độ theo quy định tại thông tư 179/2012/TT-BTC. Các khoản NPT người bán CT đều là NPT ngắn hạn. - Các thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán: Không có thay đổi. - Các chính sách kế toán khác: Không có.  Mô tả chu trình “Mua hàng, phải trả, trả tiền” KTV sử dụng phương pháp trần thuật để mô tả lại chu trình Mua hàng, phải trả, trả tiền tại CT ABC sau khi tiến hành các thủ tục phỏng vấn, quan sát.  Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính KTV tiến hành soát xét các thủ tục kiểm soát chính đã được thực hiện (Mẫu giấy làm việc A421) đối với chu trình Mua hàng, phải trả, trả tiền nhằm đảm bảo được các mục tiêu kiểm soát và cơ sở dẫn liệu ảnh hưởng tương ứng, tránh xảy ra các sai sót có thể xảy ra liên quan đến mục tiêu kiểm soát đó. Từ đó, đánh giá xem liệu KSNB có được đơn vị thực hiện không, đã được thiết kế phù hợp chưa, có kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát không. Tại CT ABC, KTV tiến hành thủ tục Walk through test Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền (A421 – phụ lục) soát xét nhận thấy ở đơn vị KSNB đối với chu trình này nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát đã được thực hiện. KTV tiến hành thủ tục Walk through test Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền (A421 – phụ lục 4) TrườngMục đích: Đại học Kinh tế Huế Nhằm kiểm tra xem việc thực hiện Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền có đúng như đã được mô tả tại Mẫu A420 hay không. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Các bước thực hiện: - KTV chọn một nghiệp vụ mua hàng bất kỳ để tiến hành kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk through test). - KTV yêu cầu đơn vị cung cấp các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra, tiến hành kiểm tra xem nghiệp vụ mua hàng đã có đầy đủ chứng từ chứng minh chưa, kiểm tra thông tin chi tiết trên các chứng từ đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ. Tại CT ABC, KTV được cung cấp các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua hàng được kiểm tra gồm có: Hợp đồng kinh tế số 002-17/SGPH-ABC ngày 17/02/2017, Biên bản nghiệm thu ngày 02/04/2017, Phiếu nhập kho ngày 02/04/2017, Hóa đơn tài chính, UNC ngày 08/03/2017 và ngày 01/07/2017, Xác nhận công nợ tại ngày 31/12/2018. KTV tiến hành xem xét kiểm tra thấy rằng một nghiệp vụ mua hàng tại đơn vị đã có đầy đủ bộ chứng từ để chứng minh và các chứng từ đều hợp lý, hợp lệ. - KTV tiến hành kiểm tra các kiểm soát chính của đơn vị để xem xét các kiểm soát đó có được đơn vị thực hiện hay không và việc thực hiện có hiệu quả không qua việc kiểm tra tài liệu như sau: KTV xem xét, xác định các kiểm soát này cần những chứng từ, tài liều nào để làm bằng chứng chứng minh việc kiểm soát được thực hiện. Trong quá trình kiểm tra này, KTV cần ghi chú lại các vấn đề bất thường, ngoại lệ được phát hiện (nếu có). Nếu kết quả kiểm tra các kiểm soát chính của đơn vị là đều được thực hiện, KTV đưa ra kết luận các KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền đã được thực hiện theo như thiết kế. CT ABC có các kiểm soát chính là: Hợp đồng mua hàng phải được TGĐ phê duyệt trước khi thực hiện; Biên bản nghiệm thu phải được bộ phận phân xưởng, thủ kho kiểm tra, ký nhận đầy đủ; Phiếu nhập kho phải được kiểm tra, ký duyệt đầy đủ; HTK chỉ được ghi nhận khi phiếu nhập kho, biên bản bàn giao đã ký nhận đầy đủ, số liệu khớp đúng; UNC phải được phê duyệt; Công nợ phải được đối chiếu xác nhận tại Trườngthời điểm kết thúc niê n Đạiđộ. KTV xem họcxét các kiểm Kinhsoát của đơn vị, nhtếận th ấyHuế các kiểm soát này cần các chứng từ chứng minh là các chứng từ CT đã cung cấp cho KTV tương ứng trước đó, các chứng từ đều hợp lý, hợp lệ là bằng chứng phù hợp đảm bảo SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc các kiểm soát được thực hiện. Do đó, KTV đưa ra kết luận các KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền đã được thực hiện theo như thiết kế.  Đánh giá rủi ro và phân bổ mức trọng yếu  Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch-thực hiện) (A710 – phụ lục 5) KTV phải thực hiện các bước công việc sau: Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu: Các tiêu chí thông thường được sử dụng có thể là: - Lợi nhuận trước thuế; - Doanh thu; - Vốn chủ sở hữu; - Tổng tài sản. Xác định tiêu chí dựa vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng BCTC (nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước, công chúng, ) và dựa vào khoản mục mà người sử dụng có xu hướng quan tâm trên BCTC. CT CP ABC là đơn vị có lợi ích công chúng nên chỉ tiêu lợi nhuận được quan tâm cao nhất. Do đó, chỉ tiêu được KTV sử dụng để ước tính mức trọng yếu là chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế. Bước 2: Lựa chọn nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu: Việc lựa chọn này giúp KTV xác định được giá trị của tiêu chí để ước tính mức trọng yếu. Nguồn số liệu có thể là BCTC trước kiểm toán, BCTC năm trước, kế hoạch SXKD, ước tính của kế toán, Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu là BCTC trước kiểm toán. TrườngLợi nhuận trước thuĐạiế: 88.125.489.979 học (đồng) Kinh tế Huế Bước 3: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể. Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế, - 1% đến 2% tổng tài sản, - 1% đến 5% vốn chủ sở hữu, - 0.5% đến 3% tổng doanh thu. Tỷ lệ này được xác định trên sự xét đoán của KTV và nó phụ thuộc vào đặc điểm tiêu chí được chọn. Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tại CT ABC: [8%]LN trước thuế, vì Lợi nhuận là chỉ tiêu được quan tâm của đơn vị, KTV lựa chọn mức tỷ lệ này theo sự hiểu biết về đơn vị và xét đoán của mình. Bước 4: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ % Mức trọng yếu tổng thể là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Là cơ sở để KTC kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mức trọng yếu tổng thể: 8% x 88.125.489.979 = 7.050.039.198 (đồng) Bước 5: Xác định mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu bộ phận) là một giá trị được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV. KTV dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cấp nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản chất, phạm vi của những sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giá của họ về các sai sót trong kỳ hiện tại. Được xác định bằng tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực Trườnghiện (thường 60-80%) nhânĐại với mứ chọc trọng yếu tổ ngKinh thể. tế Huế Mức trọng yếu thực hiện: 70% x 7.050.039.198 = 4.935.027.439 (đồng) Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua: SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Sai sót có thể bỏ qua: 4% x 4.935.027.439 = 197.401.098 (đồng) Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán KTV tổng hợp mức trọng yếu vừa tính toán được, tiến hành so sánh với năm trước. Nếu có biến động lớn so với năm trước (hoặc thấp hơn đáng kể), KTV cần tìm hiểu xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của đơn vị. Nếu không có biến động lớn hay giải thích hợp lý được những biến động bất thường, KTV lựa chọn mức trọng yếu tính toán được áp dụng khi thực hiện kiểm toán. Bảng 2.1 - Mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán Tại CT ABC, mức trọng yếu năm nay cao hơn năm trước, KTV tiến hành tìm hiểu thấy được là do hoạt động kinh doanh của CT năm nay tốt như năm trước, lợi nhuận tăng lên hơn năm trước. Do đó, KTV lựa chọn mức trọng yếu tính toán được áp dụng đối với cuộc kiểm toán.  Phân bổ mức trọng yếu: AAC chưa có quy định cụ thể về việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà dựa trên sai sót tổng thể của tất cả các khoản mục để làm cơ sở đưa ra ý kiến cho BCTC. Trong khi thực hiện kiểm toán cụ thể các khoản mục như khoản mục NPT Trườngngười bán, KTV sẽ th ựĐạic hiện phân bhọcổ rủi ro cho Kinhtừng khoản mục theotế kinh Huế nghiệm, phán đoán, điều này có thể dẫn đến rủi ro cho cuộc kiểm toán. Tại CT ABC, KTV áp dụng mức trọng yếu đã tính toán được trên tổng thể BCTC cho khoản mục NPT người bán. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Xác định các tài liệu cần cung cấp để thực hiện cuộc kiểm toán KTV xác định các tài liệu, chứng từ cần thiết phục vụ cho mục đích kiểm toán, tổng hợp lại rồi gửi yêu cầu đơn vị cung cấp. Tại CT ABC các giấy tờ cần cung cấp đối với khoản mục NPT người bán: Bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ, biên bản đối chiếu công nợ, sổ chi tiết, sổ cái, hợp đồng mua bán hàng hoá, hồ sơ nhập khẩu (nếu có, gồm packing list, tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại, invoice, giấy chứng nhận xuất xứ, bill of lading, airway bill v.v) và các tài liệu khác có liên quan.  Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục NPT tại CT ABC Sau khi tiến hành các bước tìm hiểu KH, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá hệ thống KSNB, rủi ro kiểm soát và phân bổ mức trọng yếu, trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán: dự kiến thời gian hoàn thành, cần làm những thủ tục chi tiết nào, dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập, phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm toán. AAC phân công công việc dựa theo mức độ quan trọng của từng khoản mục đối với CT KH, thường các trợ lý KTV cấp 1 sẽ được giao làm những khoản mục không quan trọng, một số khoản mục quan trọng hơn sẽ được phân cho trợ lý KTV cấp 2, đối với những khoản mục như doanh thu, HTK, trọng yếu hơn sẽ được phân cho trợ lý KTV cấp 3, còn trưởng đoàn thường sẽ thực hiện việc kiểm toán các khoản mục khấu hao, tài sản cố định, các chi phí trả trước. Thông thường, kiểm toán khoản mục NPT người bán sẽ được kiểm tra đồng thời với khoản mục HTK do có sự liên quan mật thiết đến nhau. Chương trình chi tiết của quy trình kiểm toán khoản mục NPT người bán cho CT CP ABC được KTV trình bày trên giấy làm việc E230. Trình bày mục tiêu, mức trọng yếu được áp dụng, rủi ro sai sót trọng yếu và các thủ tục kiểm toán được KTV thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Và sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm Trườngtoán, KTV đưa ra các Đạinhận xét, k ết họcluận, các đ ề Kinhnghị đơn vị điề u tếchỉnh (nHuếếu có) sẽ được trình bày, ghi lại ở phần Kết luận của giấy làm việc này – giấy làm việc E230. SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.2 - Chương trình kiểm toán Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn, dài hạn CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC E230 Tên khách hàng: Công ty CP ABC Tên Ngày Ngày khóa sổ: 31/12/2017 Người lập Nội dung: PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP Soát xét 1 NGẮN/ DÀI HẠN Soát xét 2 A. MỤC TIÊU Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Tổng hợp các sai sót trọng yếu khoản mục Năm nay Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực Tham hiện chiếu Các vấn đề năm trước mang sang Các vấn đề năm trước Thủ tục kiểm toán Người thực Tham mang sang hiện chiếu C. KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN VÀ CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN I. Mức trọng yếu Mức trọng yếu kế hoạch – Thực hiện [A710] Nội dung Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 7.050.039.198 1.834.838.587 Mức trọng yếu thực hiện 4.935.027.438 1.284.387.011 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ Sai 197.401.097 51.375.480 sót có thể bỏ qua TrườngMức trọng yế u Đạikhoản mục học Kinh tế Huế Kế hoạch Thực tế II.Chiến lược kiểm toán Chiến lược kiểm toán SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc D. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Thủ tục kiểm toán năm đầu tiên  Người thực Tham Thủ tục kiểm toán bổ sung năm đầu tiên hiện chiếu Thủ tục kiểm toán năm số dư đầu kỳ Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ của Người thực Tham khoản mục hiện chiếu Thử nghiệm kiểm soát Rủi ro sai sót Cơ sở Thử nghiệm kiểm Người thực Tham trọng yếu dẫn liệu soát áp dụng hiện chiếu Thử tục kiểm tra chi tiết Rủi ro khoản Cơ sở Chiến Người Tham mục dẫn lược thực chiếu Thủ tục liệu tiếp hiện cận Các khoản phải Quyền Trung So sánh, phân tích T.Ha E241 trả nhà cung và bình biến động số dư phải cấp là không có nghĩa R=1,5 trả nhà cung cấp năm thực, không vụ (BS) nay so với năm trước, thuộc nghĩa vụ cũng như tỷ trọng số của đơn vị. dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. Các khoản phải Quyền Trung Xem xét Bảng tổng T.Ha E241 trả nhà cung và bình hợp để xác định các cấp là không có nghĩa R=1,5 khoản mục bất thường số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu Trường Đại họcngày sốKinhdư không tế Huế biến động, các khoản nợ không phải là nhà cung cấp, Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc thực, không vụ (BS) Đối với các số dư nợ thuộc nghĩa vụ nhà cung cấp đã quá của đơn vị hạn: Ước tính lãi phải trả và so sánh với số đã ghi sổ. Các khoản phải Quyền Trung Lập và gửi thư xác nhận T.Ha E243 trả nhà cung và bình số dư nợ phải trả và trả cấp là không nghĩa R=1,5 trước cho các nhà cung có thực, không vụ (BS) cấp. Tổng hợp kết quả thuộc nghĩa vụ nhận được, đối chiếu của đơn vị. với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). Các khoản phải Quyền Trung Trường hợp thư xác T.Ha E243 trả nhà cung và bình nhận không có hồi âm: cấp là không nghĩa R=1,5 Gửi thư xác nhận lần 2 có thực, không vụ (BS) (nếu cần). Thực hiện thủ thuộc nghĩa vụ tục thay thế: Thu thập của đơn vị. và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các biên bảng đối chiếu nợ của đơn vị (nếu có). Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. Các khoản phải Quyền Trung Kiểm tra các khoản trả T.Ha E245 trả nhà cung và bình trước cho nhà cung cấp: cấp là không nghĩa R=1,5 - Đối chiếu với điều có thực, không vụ (BS) khoản trả trước quy định thuộc nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán của đơn vị. hàng hóa dịch vụ. Các khoản phải Tính Trung Đọc lướt Sổ cái để xác T.Ha E242 trả nhà cung chính bình định các nghiệp vụ bất Trườngcấp ghi nhận Đạixác R=1,5 họcthườ ngKinh (về nội dung, giá tế Huế không chính (BS) trị, tài khoản đối xác. ứng, ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra) SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc tương ứng (nếu cần). Các khoản phải Tính Trung Kiểm tra các nghiệp vụ T.Ha E246 trả nhà cung cấp đầy bình mua hàng/thanh toán sau không được ghi đủ R=1,5 10 ngày kể từ ngày kết nhận đầy đủ. (BS) thúc kỳ kế toán; Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ Các khoản phải Trình Trung Kiểm tra việc áp dụng tỷ T.Ha E244 trả nhà cung cấp bày bình giá quy đổi, xác định và được đánh giá và R=1,5 hạch toán chênh lệch tỷ và trình bày phù phân (BS) giá đã thực hiện/chưa hợp với khuôn loại thực hiện đối với các khổ về lập và nghiệp vụ phát sinh trình bày BCTC trong kỳ và số dư cuối được áp dụng. kỳ. Các khoản phải Trình Trung Chọn mẫu kiểm tra việc T.Ha E247 trả nhà cung cấp bày bình phân loại dài hạn, ngắn được đánh giá và R=1,5 hạn trong đơn vị. và trình bày phù phân (BS) hợp. loại Các khoản phải Trình Trung Đối với các nhà cung T.Ha E241 trả nhà cung cấp bày bình cấp là bên liên quan: được đánh giá và R=1,5 Kiểm tra việc ghi chép, và trình bày phù phân (BS) phê duyệt, giá cả, khối hợp. loại lượng, giao dịch, Các khoản phải Trình Trung Kiểm tra việc phân loại T.Ha E247 trả nhà cung cấp bày bình và trình bày các khoản được đánh giá và R=1,5 phải trả nhà cung cấp và trình bày phù phân (BS) trên BCTC hợp. loại Các khoản hóa Tính Trung Kiểm tra giao dịch thanh T.Ha E248 đơn trên 20 triệu chính bình toán dùng tiền mặt của không có chứng xác R=1,5 đơn vị, rà soát có khoản từ thanh toán (BS) thanh toán cho hóa đơn qua ngân hàng. trên 20 triệu không. TrườngE. KẾT LUẬN Đại học Kinh tế Huế Qúa trình kiểm toán có các phát hiện nào ghi chép vào hồ sơ kiểm toán hay không? SVTT: Đoàn Thị Lan Thư – K49C Kiểm Toán 58