Khóa luận Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_kiem_soat_noi_bo_chu_trinh_cap_bao_hiem_xe_co_gioi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI (OTO) THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI HUẾ TrườngNGUY ĐạiỄN học THỊ B ẢKinhO NGÂN tế Huế NIÊN KHÓA: 2016- 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI (OTO) THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BẢO NGÂN PGS.TS Trịnh Văn Sơn LTrườngớp: K50A Kế toán Đại học Kinh tế Huế Mã sinh viên: 16K4051097 Niên khóa: 2016 – 2020 Huế 04/2020
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Thực tập cuối khóa là khoảng thời gian hữu ích và rất cần thiết cho mỗi sinh viên trang bị cho mình những kiến Lthứờc ith ựCc ảtế,m kỹ năngƠn ngh! ề nghiệp để khi ra trường có thể tự tin và thích nghi với công việc tốt hơn. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã dạy dỗ, và truyền giảng những kiến thức bổ ích, quý báu cho em trong suốt những năm tháng học tập tại trường. Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán, đặc biệt là Thầy PGS.TS Trịnh Văn Sơn là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập nghề nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, cô chú cán bộ công nhân viên tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, cũng như đóng góp ý kiến bổ ích cho em hoàn thành đợt thực tập của mình với kết quả như mong đợi. Trong bài báo cáo thực tập cuối khóa này mặc dù bản thân em đã cố gắng nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra, xong do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !!! Trường Đại học KinhSinh tế viên Huế thực hiện Nguyễn Thị Bảo Ngân SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị BCTC Báo cáo tài chính MTKS Môi trường kiểm soát ĐGRR Đánh giá rủi ro NQL Nhà quản lý HĐKS Hoạt động kiểm soát BH Bảo hiểm HĐLĐ Hợp đồng lao động KH Khách hàng TTTT Thông tin truyền thông CBKD Cán bộ kinh doanh HĐ Hợp đồng COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission QLNV & BT Quản lý nghiệp vụ và bồi thường KSTT Kiểm soát tuân thủ QHKH Quan hệ khách hàng CBTD Cán bộ tín dụng GCN Giấy chứng nhận XCG Xe cơ giới TSTrường ĐạiTài họcsản Kinh tế Huế NV Nguồn vốn TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn NPT Nợ phải trả VCSH Vốn chủ sở hữu PTKH Phải thu khách hàng SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Bảo hiểm PVI Huế 30 Bảng 2.2: Cơ cấu và biến động tài sản của Công ty bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 - 2019 32 Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty Bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 – 2019 35 Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 38 2017 – 2019 38 Bảng 2.5: Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại công ty BH PVI Huế. 44 Bảng 2.6: Các thủ tục KSNB trước khi cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 52 Bảng 2.7: Các thủ tục KSNB trong quá khi cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền KH tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 64 Bảng 2.8: Các thủ tục KSNB sau quá trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền KH tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 76 Biểu đồ 2.1: Biến động của doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận trước thuế TNDN tại công ty Bảo Hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 – 2019. 39 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại các Công ty Bảo hiểm 20 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 29 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 40 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại công ty 42 Sơ đồ 2.4: Chu trình kiểm soát trước khi cấp BH xe cơ giới (OTO) thu tiền KH. 48 Sơ đồ 2.5: Chu trình kiểm soát trong quá trình cấp BH xe cơ giới (OTO) thu tiền KH 60 Sơ đồ 2.6: Chu trình kiểm soát sau quá trình cấp BH xe cơ giới (OTO) thu tiền KH 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 6. Tính mới của đề tài 5 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 6 1.1 Những vấn đề cơ bản về Hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.1 Khái niệm về Kiểm soát nội bộ 6 1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của Kiểm soát nội bộ 7 1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống Kiểm soát nội bộ 7 1.1.4 Những rủi ro tiềm tàng của hệ thống Kiểm soát nội bộ 13 1.2 Khái quát về doanh nghiệp bảo hiểm và bảo hiểm xe cơ giới 13 1.2.1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm 14 1.2.2 KháiTrường niệm về xe cơ gi Đạiới và bảo hihọcểm xe cơ Kinh giới tế Huế 16 1.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm 18 1.3.1. Khái niệm và đặc trưng của chu trình cấp bảo hiểm 18 1.3.2. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới 18 1.3.3 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm 18 1.3.4. Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền tại công ty Bảo hiểm 20 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.4 Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm21 1.4.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng 21 1.4.2 Những rủi ro trong chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng 22 1.4.3 Các thủ tục kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng 23 1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền KH 25 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI HUẾ 27 2.1 Khái quát về Công ty Bảo hiểm PVI Huế 27 2.1.1 Lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Bảo Hiểm PVI Huế 27 2.1.2 Bộ máy quản lý tại công ty 28 2.1.3 Tình hình nguồn lao động của công ty 29 2.1.4 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019. 32 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 40 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại công ty bảo hiểm PVI Huế 43 2.2.1 Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại công ty BH PVI Huế 43 2.2.2 Kiểm soát trước khi cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 48 2.2.3. Kiểm soát trong quá trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 60 2.2.4 KiTrườngểm soát sau quá trình Đại cấp bả ohọc hiểm xe cơKinh giới (OTO) tế thu tiHuếền KH tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 74 2.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ chu trình cấp bẩo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại công ty Bảo hiểm PVI Huế 89 2.3.1 Điều kiện kinh tế 89 2.3.2 Môi trường pháp lý 90 2.3.3 Điều kiện tự nhiên 90 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.3.4 Điều kiện công nghệ 90 2.3.5 Các chính sách, chiến lược của lãnh đạo công ty 90 2.3.6 Năng lực và phẩm chất của cán bộ, nhân viên trong công ty 91 2.3.7 Cơ cấu tổ chức công ty 91 2.3.8 Sự cạnh tranh từ các tổ chức công ty bảo hiểm, tổ chức kinh tế khác 91 2.3.9 Khách hàng 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 92 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI (OTO) THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI 93 3.1. Nhận xét chung về công tác Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền tại PVI Huế 93 3.1.1. Ưu điểm 93 3.1.2. Nhược điểm 97 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền KH tại công ty bảo hiểm PVI Huế 98 3.2.1 Thẩm định bảo hiểm tốt trước khi cấp bảo hiểm 98 3.2.2 Việc kiểm soát cần được thực hiện trong suốt chu trình cấp bảo hiểm 99 3.2.3 Phát triển công nghệ quản lý rủi ro 99 3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 100 3.2.5 Đối với công tác kế toán tại công ty 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 1. Kết luTrườngận Đại học Kinh tế Huế 102 2. Kiến nghị 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước chuyển mình quan trọng, thị trường bảo hiểm đang phát triển sôi nổi và mức cạnh tranh càng trở nên gây gắt, trong đó Bảo hiểm phi nhân thọ đón nhận được những tín hiệu tích cực. Bộ Tài chính đang soạn thảo theo nghị định với kỳ vọng sẽ nới lỏng các điều kiện kinh doanh bảo hiểm và khuyến khích các công ty bảo hiểm trong và nước ngoài tham gia nhiều hơn vào ngành Bảo hiểm Việt Nam. Sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam đang từng bước góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đi cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng nhanh chóng về tài sản như nhà ở, phương tiện đi lại, và nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu này càng có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã đem lại cho con người một phương thức vận chuyển nhanh gọn và tiết kiệm. Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng giao thông đường bộ ngày càng trở nên phức tạp, với sự bất hợp lý giữa mức độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới và tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những con người tham gia giao thông đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, đã gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho cá nhân, cũng như toàn xã hội. Do đó, để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản cá nhân, tính mạng con người các tổ chức dịch vụ bảo hiểm là một phần quan trọng trong công tác quản lý rủi ro. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm tỏ ra rất năngTrường động trong việc ti ếĐạip cận, cung học cấp các Kinhsản phẩm b ảtếo hi ểmHuếđến khách hàng, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng khai thác lớn về bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm Bảo Việt, PJICO, BIC, VBI, Là một công ty bảo hiểm thành lập 6 năm tại thị trường bảo hiểm Thừa Thiên Huế việc cạnh tranh với các công ty bảo hiểm lớn là việc không thể tránh khỏi tạo nên không ít sức ép, khó khăn lên công ty bảo hiểm PVI Huế. Cùng với những rủi ro tiềm ần, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) là việc làm hết sức quan trọng trong SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn việc quản trị rủi ro, góp phần làm cho quy trình cấp các sản phẩm bảo hiểm được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, trong quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty. Điều đáng nói ở đây, doanh thu bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỷ trọng cao trong các báo cáo doanh thu hằng tháng, quý, năm, chiếm trên 45% trong tổng doanh thu các nghiệp vụ, tác động mạnh mẽ đến doanh thu của công ty. Bên cạnh doanh thu bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỷ trọng cao thì việc rủi ro tổn thất do nghiệp vụ này mang lại luôn có thể xảy ra ở những mức độ khác nhau, rủi ro do chủ quan con người hay những rủi ro từ nguyên nhân khách quan đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Để hạn chế, kiểm soát tốt các rủi ro có thể xảy ra đe dọa đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả trong chu trình này đòi hỏi công ty phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, đảm bảo mọi nguồn lực phân bổ hợp lý và đúng chiến lược đề ra. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, kết hợp với kiến thức đã được học tại Trường Đại học Kinh Tế Huế và điều kiện thực tập cho phép tại đơn vị, tôi lựa chọn đề tài “KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI (OTO) THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI HUẾ” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Dựa trên cơ sở lý luận về HTKSNB và chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại các doanh nghiệp Bảo hiểm, đề tài tìm hiểu thực trạng công tác KSNB chuTrường trình cấp bảo hi Đạiểm xe cơ gihọcới (OTO) Kinh thu tiền khách tế hàng Huế tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế, đánh giá những ưu nhược điểm và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác KSNB chu trình đó. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận HTKSNB và cơ sở lý luận chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức trong các đơn vị bảo hiểm. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Tìm hiểu thực trạng công tác Kiểm soát nội bộ (KSNB) chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế. - Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế, so sánh giữa thực tế và cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền KH tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình công ty dựa trên thông tin, tài liệu, số liệu của công ty Bảo hiểm PVI Huế trong giai đoạn 2017 – 2019, nghiên cứu cụ thể công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại công ty từ tháng 1 – 4 năm 2020. Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Công ty Bảo hiểm PVI Huế. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền KH tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế trong tháng 1-4 năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp quan sát, phỏng vấn Đây là một phương pháp quan trọng vì qua phương pháp này có thể thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích, tiếp thu các kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, các trường hợp khi phát sinh,Trường học hỏi được quy Đại trình th ựhọcc tế, là phươngKinh pháp sáttế vớ iHuế thực tế. Quan sát, phỏng vấn cán bộ các phòng kinh doanh, phòng quản lý nghiệp vụ và bồi thường (phòng QLNV & BT), phòng kế toán tổng hợp để thu thập thông tin và hiểu rõ công việc của họ. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Là phương pháp dựa trên các tài liệu như các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn bộ tài chính, các luật và nghị định, giáo trình về kiểm soát nội bộ; Các tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp; Các tài liệu, thông tin trêm trang wed điện tử; Các khóa luận có liên quan tại thư viện trường và Internet để thu thập thông tin đáng tin cậy, hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm phương tiện vận dụng vào quá trình tìm hiểu công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty bảo hiểm PVI Huế. Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu Phương pháp này được sử dụng để phân loại các sổ sách, chứng từ, tài liệu liên quan và các thông tin liên quan theo mục đích sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn của phòng Kế toán và các phòng ban khác tại công ty liên quan đến Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng theo các cách đã phân loại. 4.2Phương pháp tổng hợp và phân tích Phương pháp so sánh, phân tích số liệu Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính công ty, cụ thể trong bài phân tích này, đã sử dụng chủ yếu ba phương pháp chính: phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng và còn dùng thêm phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích cơ cấu và biến động của tài sản, nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh và mối quan hệ giữa doanh thu thuần hoạt động kinh doanh với lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN của công ty giai đoạn 2017 – 2019 từ đó tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung. 5. Kết cấu đề tài Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ PhTrườngần II: NỘI DUNG Đại VÀ KẾT họcQUẢ NGH KinhIÊN CỨU tế Huế Chương 1: Cơ sở lý luận về KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng trong hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm Chương 2: Thực trạng công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty bảo hiểm PVI Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty bảo hiểm PVI Huế. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6. Tính mới của đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi có tham khảo một số đề tài như: đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tiêu thụ tại Công ty Cổ phần dược Trung ương Medipharco – Tenamyd” của tác giả Trần Thị Thúy Diễm, đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Toàn” của tác giả Hồ Đăng Bảo Tuấn, tại đây những sản phảm ở trong các chu trình bán hàng, hoạt động tiêu thụ của những công ty ở các đề tài trên đều là những sản phẩm hữu hình, khách hàng khi mua sản phẩm có thể chọn chủng loại, màu sắc, hình dáng, phẩm chất của hàng hóa. Riêng các sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới (OTO) nói riêng đều là sản phẩm vô hình, được biểu hiện trên một tờ giấy chứng nhận, nó mang những đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra sản phẩm bảo hiểm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chính vì những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm “đặc biệt”, nó là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan. Từ việc nhận thức được sự khác biệt trong sản phẩm cũng như chu trình cấp bảo hiểm (chu trình bán hàng), nên tôi đã chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại đây. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1 Những vấn đề cơ bản về Hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1 Khái niệm về Kiểm soát nội bộ Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ (KSNB) là công cụ chủ yếu nhằm kiểm soát việc tuân thủ các chính sách, quy trình, nhiệm vụ, hành vi và các khía cạnh khác của tổ chức, giúp cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đảm bảo tính hợp lý, trung thực của các báo cáo phục vụ cho nội bộ và bên ngoài tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng, nhiều tổ chức và cá nhân đã nghiên cứu về hệ thống này. Quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành các khái niệm khác nhau. Có thể kể đến các khái niệm sau: Luật Kế toán 2015 cho rằng, “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Theo đó, KSNB là nói đến các chính sách, thủ tục, các bước kiểm soát do ban lãnh đạo, quản lý của đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi hoạt động trong đơn vị trên cơ sở xác định rủi ro và tìm các biện pháp để kiểm soát các rủi ro đó. Theo báo cáo COSO hiện hành năm 2013 (Committee of Sponsoring Organizations- một Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính): “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, người quản lý và các nhânTrường viên của đơn vị, nóĐại được thi họcết lập để cungKinh cấp mộ t stếự đả mHuế bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Theo điều 36 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ. Từ những khái niệm nêu trên, ta thấy rằng HTKSNB là một quy trình kiểm soát bao gồm nhiều thủ tục, cơ chế, hoạt động, chính sách, biện pháp được thiết kế và vận hành bởi tất cả con người trong đơn vị bao gồm cả HĐQT, người quản lý và nhân viên SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn nhằm giúp đơn vị đạt được các mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ các chính sách và luật lệ hiện hành. KSNB không đảm bảo tuyệt đối những yếu kém sẽ không xảy ra nhưng sẽ góp phần hạn chế tối đa các rủi ro, đặc biệt là các sai phạm trọng yếu. 1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của Kiểm soát nội bộ 1.1.2.1 Mục tiêu của Kiểm soát nội bộ Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm: Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, việc bảo vệ tài sản và thông tin của đơn vị và việc hoàn thành công việc đúng kế hoạch, đúng với chỉ tiêu đã đề ra. Nhóm mục tiêu về báo cáo: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài. BCTC phải lập đúng theo quy định mà Bộ tài chính đưa ra, thông tin trên báo cáo phải trung thực và đáng tin cậy. Nhóm mục tiêu về tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định (bao gồm cả quy định nhà nước, các thủ tục và chính sách của đơn vị). Một HTKSNB hữu hiệu được mong đợi cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu nêu trên. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của Kiểm soát nội bộ Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ bao gồm: Ngăn ngừa sai phạm trong quy trình xử lý nghiệp vụ. PhátTrường hiện và sửa chữ aĐại kịp thời nhhọcững sai Kinhphạm trong xtếử lý nghiHuếệp vụ giúp cho DN tránh khỏi thất thoát tài sản. Giúp DN thực hiện các chính sách kinh doanh. Đảm bảo an toàn cho tài sản của DN. 1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống Kiểm soát nội bộ Mặc dù đối với mỗi đơn vị thì cách thiết kế HTKSNB sẽ khác nhau do quy mô, tính chất, mục tiêu, cách thức quản lý, nhưng nhìn chung HTKSNB nào cũng sẽ có SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn năm bộ phận cơ bản: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. 1.1.3.1. Môi trường kiểm soát Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Môi trường kiểm soát (MTKS) là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị. Một môi trường kiểm soát hữu hiệu cần đáp ứng 5 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức. Để thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị, các tiêu chuẩn ứng xử, đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử. - Nguyên tắc 2: HĐQT thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Để đảm bảo sự độc lập và nâng cao vai trò giám sát của HĐQT cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT, độc lập và có chuyên môn phù hợp, giám sát của HĐQT. - Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, NQL xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp mục tiêu đã xác lập. Để thực hiện nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn, giới hạn việc ủy quyền. - Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng thông qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơnTrường vị. Đại học Kinh tế Huế Để thực hiện các cam kết này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Chính sách nguồn nhân lực và việc áp dụng trong thực tế, thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực, lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc kế nhiệm. - Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Để đảm bảo trách nhiệm giải trình của từng cá nhân, đơn vị cần lưu ý các điểm SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn quan trọng sau: Xác lập trách nhiệm giải trình thông qua cơ cấu, quyền hạn và trách nhiệm; xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động, trong đó bao gồm cả biện pháp khuyến khích và khen thưởng; xem xét các áp lực quá mức; đánh giá hiệu quả làm việc, khen thưởng và kỷ luật. 1.1.3.2 Đánh giá rủi ro Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến việc đạt được mục tiêu. ĐGRR là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã thiết lập. Điều kiện tiên quyết để ĐGRR là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. NQL cũng cần xem xét sự phù hợp của các mục tiêu đối với đơn vị. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. ĐGRR cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và ĐGRR liên quan đến việc đạt được mục tiêu. Để ĐGRR, trước tiên cần xác định mục tiêu. NQL cần cụ thể hóa mục tiêu, thông thường có 3 nhóm mục tiêu: hoạt động, báo cáo và tuân thủ. - Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này. Để thực hiện việc nhận dạng và phân tích rủi ro, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau:Trường Đại học Kinh tế Huế Nhận dạng rủi ro: Có hai dạng rủi ro thường gặp là rủi ro ở mức độ toàn đơn vị và rủi ro ở mức độ hoạt động Phân tích rủi ro Phản ứng với rủi ro đã xác định: biện pháp chọn lựa để đối phó rủi ro bao gồm: chấp nhận rủi ro, né tránh rủi, giảm thiểu rủi ro. - Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi ĐGRR đe dọa mục tiêu SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn của đơn vị. Để xem xét khả năng có gian lận khi ĐGRR, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Nhận diện các loại gian lận: Các loại gian lận thường bao gồm gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo, biển thủ tài sản và tham ô. Sự lạm quyền của NQL: là các hành động mà NQL vượt qua HTKSNB nhằm đem lại lợi ích cá nhân, hay làm đẹp BCTC để từ đó có đươc các khoản lương thưởng cao Các nhân tố tác động đến rủi ro có gian lận: rủi ro có gian lận thường phát sinh khi hội đủ 3 yếu tố: động cơ hay áp lực, cơ hội, thái độ và sự biện minh cho hành vi gian lận. - Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến HTKSNB. Để quản trị sự thay đổi, cần chú ý các vấn đề sau: Thay đổi từ bên ngoài như sự thay đổi của môi trường hoạt động, biến động của môi trường tự nhiên. Thay đổi trong hoạt động kinh doanh như thay đổi mô hình kinh doanh; mua, bán, hợp nhất các hoạt động kinh doanh quan trọng; mở rộng hoạt động nước ngoài; tăng trưởng nhanh chóng và kỹ thuật mới. Thay đổi trong lãnh đạo chủ chốt. 1.1.3.3 Hoạt động kiểm soát Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Hoạt động kiểm soát (HĐKS) là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ thị của NQL để giảm thiểu rủi ro đe doạ đến việc đạt được mục tiêu của đơnTrường vị. HĐKS tồn tạ i Đạiở mọi cấ phọc độ tổ ch ứKinhc trong đơn tếvị, ở cácHuế giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. Các HĐKS liên quan tới 3 nguyên tắc của KSNB sau đây: - Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các HĐKS để giảm thiểu rủi ro (đe doạ đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Để lựa chọn và xây dựng được các HĐKS thích hợp đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Tích hợp HĐKS với ĐGRR, xem xét các đặc điểm riêng của đơn vị, SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn xây dựng các HĐKS cho từng quy trình kinh doanh, phối hợp các loại HĐKS, xem xét các cấp độ trong đơn vị cần áp dụng các hoạt động kiểm soát, giải quyết vấn đề phân chia trách nhiệm. - Nguyên tắc 11: Lựa chọn và xây dựng các HĐKS chung đối với công nghệ. Để tuân thủ nguyên tắc này đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Xác định mức độ phụ thuộc giữa việc sử dụng công nghệ trong các quy trình kinh doanh với các kiểm soát chung về công nghệ; thiết lập các HĐKS đối với hạ tầng công nghệ; thiết lập các HĐKS đối với việc bảo mật; thiết lập các HĐKS đối với việc đầu tư, phát triển và bảo trì công nghệ. - Nguyên tắc 12: Triển khai các HĐKS thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát. Để tuân thủ nguyên tắc này đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát nhằm hỗ trợ việc triển khai các chỉ thị của NQL; xác định trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình của NQL đối với việc thực thi chính sách và thủ tục kiểm soát; thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát một cách kịp thời; áp dụng các biện pháp sửa chữa cần thiết; sử dụng nhân sự đủ năng lực; thực hiện việc đánh giá lại các chính sách và thủ tục kiểm soát. 1.1.3.4 Thông tin và truyền thông Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nghiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Thông tin và truyền thông liên quan đến ba nguyên tắc sau đây: - NguyênTrường tắc 13: Đơn Đại vị thu th ậhọcp, tạo lập Kinhvà sử dụng các tế thông Huế tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: Xác định yêu cầu về thông tin, cân đối lợi ích và chi phí liên quan, thu thập các nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị, xử lý các dữ liệu thành thông tin, đảm bảo chất lượng thông tin. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Nguyên tắc 14: Truyền thông trong nội bộ Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Truyền thông các thông tin cần thiết cho việc vận hành HTKSNB, truyền thông cho HĐQT, xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt, cách thức truyền thông. - Nguyên tắc 15: Truyền thông bên ngoài Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: Truyền thông cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, đảm bảo các thông tin từ bên ngoài được truyền đạt tới NQL và HĐQT và các cá nhân có liên quan, xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt, cách thức truyền thông. 1.1.3.5 Công tác giám sát Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Bản thân HTKSNB cần được giám sát để đảm bảo rằng năm bộ phận của HTKSNB của đơn vị đang hoạt động hữu hiệu. Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát chính là cơ sở quan trọng giúp đơn vị nhận biết về sự hữu hiệu của HTKSNB. Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện các giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của KSNB hoạt động hữu hiệu. Giám sát có thể được thực hiện theo hai cách là giám sát thường xuyên hoặc giám sát định kỳ hoặc kết hợp cả hai. Giám sát thường xuyên là việc đánh giá sự hữu hiệu của KSNB ngay trong quá trình điều hành DN hàng ngày. GiámTrường sát định kỳ giúp Đại đơn vị cóhọc một cái Kinhnhìn khách quan,tế đHuếộc lập hơn về tính hữu hiệu của HTKSNB thông qua sự đánh giá định kỳ. - Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các NQL cấp cao và HĐQT khi cần thiết. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Để đánh giá và truyền đạt kịp thời các khiếm khuyết của HTKSNB cũng như thực hiện các hành động cải thiện, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Đánh giá kết quả hoạt động giám sát, báo cáo về những khiếm khuyết của HTKSNB, giám sát các hành động sửa chữa. 1.1.4 Những rủi ro tiềm tàng của hệ thống Kiểm soát nội bộ Theo Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh những rủi ro tiềm tàng của HTKSNB bao gồm các rủi ro sau: 1.1.4.1. Tiền đề của Kiểm soát nội bộ Khuôn mẫu KSNB đề cập đến nhiều lĩnh vực về bản chất là thuộc về quy trình quản lý hơn là KSNB. HTKSNB không thể bao gồm cả các hoạt động của đơn vị, sự yếu kém của đơn vị trong hoạt động kinh doanh không thể bù đắp bằng HTKSNB 1.1.4.2. Sự xét đoán Hạn chế tiềm tàng của KSNB còn xuất phát từ sự hạn chế của con người khi đưa ra quyết định. Các quyết định này dựa trên xét đoán trong khoảng thời gian cho phép và dựa trên thông tin sẵn có dưới áp lực kinh doanh. Một số quyết định dựa trên các xét đoán như vậy có thể đưa đến các kết quả không như mong đợi. 1.1.4.3. Các sự kiện bên ngoài Đối với mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, KSNB không thể cung cấp đảm bảo hợp lý trong việc đạt được mục tiêu này nếu có các sự kiện bên ngoài xuất hiện ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được các mục tiêu. 1.1.4.4. Sự thất bại của hệ thống kiểm soát nội bộ Có nhiều lý do đưa đến sự thất bại như con người hiểu sai chỉ thị, xét đoán sai, bất cẩn khi thực hiện nhiệm vụ hay đảm nhiệm quá nhiều việc nên thiếu tập trung. 1.1.4.5. Sự khống chế Kiểm soát nội bộ của Nhà quản lý HTKSNBTrường sẽ trở nên vôĐại hiệu n ếhọcu bị NQL Kinhkhống chế, nghtếĩa lHuếà NQL bỏ qua các thủ tục kiểm soát đã được thiết lập nhằm mang lại lợi ích cá nhân hay báo cáo sai về hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.1.4.6. Sự thông đồng Các cá nhân có thể thông đồng làm điều sai trái và che giấu thông qua việc thay đổi ghi chép, báo cáo, do vậy HTKSNB không thể phát hiện hay ngăn chặn kịp thời. 1.2 Khái quát về doanh nghiệp bảo hiểm và bảo hiểm xe cơ giới SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.1 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm 1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm Theo chuẩn mực kế toán số 19 hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam ban hành và công bố theo Quyết định số 100/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính định nghĩa Doanh nghiệp bảo hiểm: “Là bên tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm, có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường cho chủ hợp đồng theo quy định của hợp đồng trong trường hợp có sự kiện được bảo hiểm xảy ra”. Theo Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 định nghĩa Doanh nghiệp bảo hiểm là: “doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy đinh khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm”. Đặc biệt ở đây chúng ta đề cập đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, do đó phải đề cập đến khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại, là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm”. 1.2.1.2 Đặc trưng doanh nghiệp bảo hiểm Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính, chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của kinh doanh bảo hiểm được thể hiện: - Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro. Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan. - Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra trước, doanhTrường thu được thực Đạihiện sau đóhọc mới phát Kinh sinh chi phí. tế Huế Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức, thành lập và hoạt động theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật. Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính. Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc điềm giúp phân biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính). 1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm Thứ nhất, chuyển giao rủi ro: Bảo hiểm vận hành giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro. Cùng với việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang công ty bảo hiểm. Thứ hai, san sẻ tổn thất: Bảo hiểm có tác dụng san sẻ tổn thất tài chính của một số ít người cho số đông nhiều người. Đây là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiểm. Khi số đông tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi người tham gia đều gặp phải rủi ro tổn thất mà chỉ một số ít người trong đó không may gặp phải rủi ro. Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính (nếu có) mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác. Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ. Thứ ba, giảm thiểu tổn thất, thiệt hại: Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người, của cải và vật chất của xã hội. Thứ tư, ổn định chi phí: Nếu không tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí (phí bảo hiểm) giúp giảm chi (nếu các yếu tố khác không đổi). Nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dự phòng (có thể rất lớn) để đề phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể sẽ gặp phải trong tương lai, hoặc "chờ đợi" khi rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoản chi phí phát sinh (có thể rất lớn) để bù đắp, giải quyết thiệt hại, tổn thất. Như vậy dù bằng cách này hay cách khác, khi không tham gia bảo hiểm, với những rủi ro tổn thất có thể sẽ xảy ra trong tương lai, khách hàngTrường không thể chủ đĐạiộng về m họcặt chi phí đKinhể "đối phó" vtếới nh Huếững rủi ro, tổn thất này. Ngược lại, khi tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể chủ động về mặt chi phí. Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiểm (rất nhỏ so với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn bởi các công ty bảo hiểm. Thứ năm, an tâm về mặt tinh thần: Tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển phần rủi ro của mình sang công ty bảo hiểm nên đã giải toả được nỗi sợ hãi và lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Thứ sáu, kích thích tiết kiệm: Bảo hiểm ra đời đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy của các cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, góp phần hình thành nên một ý thức, thói quen về tiết kiệm một phần thu nhập để có một tương lai an toàn hơn. Hơn thế nữa trong bảo hiểm nhân thọ có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính bảo vệ, vừa mang tính tiết kiệm. Khi không có rủi ro xảy ra, khoản phí bảo hiểm khách hàng đóng có tính chất như những khoản tiền được tích lũy định kỳ. Hay nói cách khác, khi không có rủi ro xảy ra, bảo hiểm là một trong những hình thức tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng. Thứ bảy, đầu tư phát triển kinh tế: Một trong những đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phí nộp trước, việc bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm chỉ được thực hiện khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra. Do vậy, các công ty bảo hiểm có một quỹ tiền tệ tập trung khá lớn. Lượng vốn này sẽ được các công ty bảo hiểm tính toán đầu tư sao cho có hiệu quả bởi lẽ khả năng cạnh tranh của mỗi công ty bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động đầu tư. Trên cơ sở của kết quả đầu tư, các công ty sẽ có điều kiện giảm phí để từ đó thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Các tổ chức bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều kênh khác nhau, trong đó có thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thứ tám, tạo công ăn việc làm: Xét trên bình diện vĩ mô, bảo hiểm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính). 1.2.2 Khái niệm về xe cơ giới và bảo hiểm xe cơ giới 1.2.2.1 Khái niệm xe cơ giới Theo điều 3, Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc , điều khoản, biểu phí và mức Trườngtrách nhiệm bảo hi ểĐạim bắt bu ộhọcc trách nhi Kinhệm dân sự c ủtếa ch ủHuếxe cơ giới: “Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông”. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Xe ô tô: là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoạt động bằng động cơ, có từ bốn bánh trở lên (trừ các loại xe chạy trên đường ray) và thường được dùng để chở người và/hoặc hàng hóa, kéo các rơ mooc, sơ mi rơ mooc hoặc thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt. Xe ô tô gồm các loại xe theo mục đích sử dụng như sau: a.Xe chở hàng: bao gồm xe ô tô tải (hay còn gọi là xe tải), Rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc, ô tô đầu kéo và các loại xe tương tự. b.Xe chở người: Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con): là xe ô tô đê chở người không quá 9 chỗ ngồi (bao gồm lái xe) được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toán kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách): là xe ô tô để chở người với số lượng lớn hơn 9 người (bao gồm lái xe) được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Xe buýt: là xe ô tô khách có số chỗ nồi ít hơn số chỗ đứng hoặc là xe ô tô khách được sử dụng vào mục đích vận tải hành khách công cộng. c.Xe vừa chở người vừa chở hàng: bao gồm xe bán tải (xe pickup), xe tải Van – ô tô thùng kín có khoang chở hàng liền khối với khoang người ngồi có bố trí cửa xếp dỡ hàng hoặc các loại xe vừa chở người vừa chở hàng khác theo quy định của pháp luật. d.Xe ô tô chuyên dùng: là ô tô có kết cấu và trang bị các thiết bị phụ trợ để thực hiện một chức năng công dụng riêng biệt, bao gồm ô tô quét đường, ô tô hút chất thải, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô bơm bê tông, ô tô cần cẩu, ô tô thang, ô tô khoan, ô tô cứu hộ giao thông, ô tô truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X – Quang, ô tô phẫu thuật lưu động, ô tô cứu thương, e.XeTrường máy chuyên dùng: Đại bao gồm học máy kéo, Kinhxe máy thi công, tế xe Huế máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đăc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng. 1.2.2.2 Khái niệm bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho xe ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sự bảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm 1.3.1. Khái niệm và đặc trưng của chu trình cấp bảo hiểm 1.3.1.1 Khái niệm chu trình cấp bảo hiểm Chu trình cấp bảo hiểm là hình thức cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng đối với những nhóm khách hàng khác nhau như khách hàng lẻ, DN, tổ chức nhà nước, Theo đó công ty bảo hiểm sẽ cấp cho khách hàng giấy chứng nhận bảo hiểm theo sản phẩm mà khách hàng lựa chọn theo phí BH và thời hạn bảo hiểm nhất định đồng thời công ty BH sẽ chịu toàn bộ rủi ro theo như những mức trách nhiệm đã thỏa thuận rõ giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. 1.3.1.2. Đặc trưng của chu trình cấp bảo hiểm Đối tượng KH đa dạng vì các cá nhân khách hàng lẻ, DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thủ tục và quy trình phức tạp trải qua nhều bước. Rủi ro gây ra tổn thất lớn cho các công ty Bảo hiểm. 1.3.2. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới Trên thị trường bảo hiểm xe ô tô hiện nay có 4 loại hình bảo hiểm chính bao gồm: Thứ nhất, Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của chủ xe Cơ giới. Thứ hai, Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự của Chủ xe đối với Hàng hóa vận chuyển trên xe. Thứ ba, Bảo hiểm cho thiệt hại Vật chất xe Cơ giới. Thứ tư, Bảo hiểm cho người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe. Trong đó, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả cá nhân hay tổ chức nào sở hữu xe hơi đều phải mua theo luật pháp Việt Nam (TTrườngheo Thông tư số 22/2016/TT Đại- BTChọc). Kinh tế Huế 1.3.3 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm Theo điều 4, thông tư số 22/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm đối với khách hàng khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cũng như các công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới. 3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. 4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau: a) Trực tiếp. b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. c) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp thuận bằng văn bản và doanh nghiệp bảo hiểm phải đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo đúng quy định. Đối với các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới (Bảo hiểm vật chất xe) công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm theo nhu cầu của khách hàng theo như hợp đồng đã được kí kết thỏa thuận giữa 2 bên nhưng phải đảm bảo nguyên tắc thanh toán trong thời hạn thanh toán tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng sẽ có những thờiTrường hạn thanh toán khácĐại nhau nhưnghọc ph ảiKinh đảm bảo trư ớctế ng àyHuế kết thúc thời hạn nếu không đảm bảo nguyên tắc thanh toán thì giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ bị thu hồi và hủy bỏ. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.3.4. Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền tại công ty Bảo hiểm Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Bộ Tài Chính, công ty Bảo hiểm trong việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Chu trình này bao gồm nhiều bước theo một trật tự nhất định. Có thể khái quát quy trình cấp bảo hiểm xe cơ giới theo Sơ đồ 1.1 như sau: CBCQ (1) Th nh b o hi m KH ẩm đị ả ể Tiếp nhận KH, thông tin, tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, hướng dẫn (2) Gửi bảng chào phí báo giá phí bảo hiểm (3) Tiến hành lập hồ sơ giám định Thu thập tài liệu: qua trao đổi, tự thu (4) thập Thực hiện HĐ cấp BH xe cơ giới Cập nhật thông (5) tin: giá trị thị trường, chính sách, Ký HĐ giữa các bên thỏa thuận pháp lý, KH. và cấp GCN bảo hiểm XCG cho KH Thông báo: (6) - Đồng ý HĐ Cập nhật GCN lên phần mềm - Từ chối (lý do) theo dõi - Thông báo khác (7) (5b) Xuất hóa đơn thu phí Thu tiền khách hàng theo thời (7a) hạn ghi rõ ở HĐ Thu đủ (7b) Thu không đủ Theo dõi KH, h ng d n KH ướ ẫ (8b) Trường Đạikhi xảy ra học rủi ro Kinh tế Huế Xử lí nợ (9b.2) (9b.1) Lập SĐBS xin hủy bỏ đơn ở Hủy bỏ hợp đồng, thu hồi GCN Gia hạn nợ trên phần mềm đã cấp cho KH, (Nguồn từ phòng quản lý nghiệp vụ và bồi thường) Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại các Công ty Bảo hiểm. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.4 Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm 1.4.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng 1.4.1.1 Khái niệm KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền KH tại các công ty Bảo hiểm là quá trình tiếp nhận, phân tích, kiểm tra, theo dõi việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới cho khách hàng để xác định rủi ro (tiềm tàng, hiện tại hoặc tương lai) mà công ty có thể gánh chịu từ đó có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn thích hợp, kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng tại công ty Bảo hiểm được tiến hành kể từ khi công ty tiếp nhận nhu cầu mua bảo hiểm của KH đến khi KH trả tiền xong và rủi ro tổn thất (nếu có). 1.4.1.2 Mục tiêu Chu trình xét duyệt, giám sát, cập nhật đơn đã cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền KH được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý. Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định cấp bảo hiểm có chất lượng cao. Rủi ro trong quá trình cấp bảo hiểm cho KH được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý. Tài liệu, hồ sơ, báo cáo và các văn bản khác có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn. MụcTrường tiệu về sự hữu hiệuĐại và hi ệuhọc quả thể Kinhhiện ở doanh tếthu cấpHuế bảo hiểm xe cơ giới. Từ đó, tất cả những khoản doanh thu phát sinh tại công ty phải được ghi lại kịp thời, chính xác và đầy đủ. Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng cần được phản ánh vào các tài khoản chi tiết về khách hàng, phản ánh vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản phải thu khách hàng rõ ràng, cụ thể tránh thất thoát tài sản của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.4.1.3 Vai trò của Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng Từ những mục tiêu thiết kế rõ ở trên, KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền tại công ty bảo hiểm có các vai trò sau: ngăn ngừa thiếu sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ, bảo vệ công ty bảo hiểm trước những thất thoát tài sản có thể tránh, đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh, đảm bảo công ty kinh doanh theo đúng quy định của các văn bản do BTC ban hành, đảm bảo công ty kinh doanh mang lại hiệu quả giảm thiểu rủi ro. 1.4.2 Những rủi ro trong chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng Dựa trên mục tiêu đã được thiết lập, nhà quản lý cần nhận dạng và phân tích rủi ro để đưa ra những biện pháp quản trị chúng. Quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại không ngừng và là một nhân tố then chốt để kiểm soát nội bộ hiệu quả. 1.4.2.1. Rủi ro đến từ nguyên nhân khách quan Môi trường kinh tế: Kinh tế ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông ngày càng được cải thiện, nâng cao dẫn đến nhu cầu khách hàng sử dụng các dịch vụ bảo hiểm ngày càng tăng nhanh, quá trình kinh doanh BH xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty BH dẫn đến sự thay đổi chiến lược tiếp thị hay những hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty nguy cơ xảy ra rủi ro. Môi trường pháp lý: Các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý buộc đơn vị phải thay đổi về chính sách và chiến lược họat động. Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh: Đây là những rủi ro mà cả KH lẫn các côngTrường ty BH đều không Đạilường trư ớhọcc về nhữ ngKinh rủi ro gặp phtếải. NhHuếững rủi ro về cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông dẫn đến những rủi ro trong kinh doanh. Thảm họa thiên nhiên có thể dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động hay hệ thống thông tin của đơn vị. 1.4.2.2. Rủi ro đến từ nguyên nhân chủ quan Từ phía khách hàng: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro trong việc cấp bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Với từng đối tượng KH khác nhau sẽ có những nguyên nhân, mục đích khác nhau dẫn tới những rủi ro ở những mức độ khác nhau: SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn người sử dụng sản phẩm bảo hiểm không đúng với đối tượng đã đăng kí ghi trên hợp đồng hay sai mục đích. Hay là khả năng thanh toán của KH cũng dẫn đến những rủi ro cho công ty. Nguy cơ về đạo đức khách hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tổn thất tài sản của công ty. Từ phía công ty bảo hiểm: nguyên nhân từ phía công ty bảo hiểm cũng là một trong những lý do xảy ra rủi ro trong chu trình cấp bảo hiểm. Chính sách, thủ tục không hợp lý, điều kiện phân cấp của công ty bảo hiểm còn nhiều sơ hở dẫn tới KH có thể trục lợi từ sản phẩm đã mua của công ty. Ngoài ra còn có vấn đề đạo đức, nhân phẩm, và trách nhiệm, năng lực của CBKD. Năng lực của nhân viên tuyển dụng vào, phương pháp huấn luyện và động viên khuyến khích có thể ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát trong đơn vị. 1.4.3 Các thủ tục kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền khách hàng 1.4.3.1 Trong giai đoạn tiếp nhận khách hàng Xây dựng danh mục hồ sơ chuẩn, phân loại rõ ràng trong danh mục hồ sơ KH tạo điều kiện thuận lợi cho các CBKD rà soát và kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thập từ KH để cung cấp các sản phẩm cũng như mức phí BH phù hợp với từng đối tượng KH. Độc lập kiểm tra lại các thông tin KH cung cấp, hồ sơ đã được tiếp nhận từ KH cung cấp và việc thu thập thông tin xác minh của CBKD. Xem xét khả năng thanh toán của KH để cấp các sản phẩm BH phù hợp. Trưởng phòng kinh doanh được phân cấp kiểm tra lại thông tin KH mà các cán bộ kinh doanh đang khai thác tránh trường hợp KH bị trùng lặp trong quá trình khai thác giữa các CBKD. 1.4.3.2. Trong giai đoạn thẩm định bảo hiểm và xử lí xét duyệt ThTrườngẩm định bảo hiểm Đại có nhiệm học vụ nhận diKinhện rủi ro, đánhtế giáHuế rủi ro một cách chính xác vào đầy đủ; phân nhóm rủi ro một cách chính xác; từ đó ra các quyết định thẩm định (Underwriting decision) bao gồm chấp nhận hay từ chối yêu cầu bảo hiểm từ đó có những thủ tục kiểm soát phù hợp: Xây dựng mô hình chuẩn cho giai đoạn thẩm định này, chặt chẽ hơn là cho từng khâu thẩm định, từ khâu thẩm định BH, đến việc xây dựng bảng chào phí và lập hồ sơ xe vào phần mềm giám định. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Từ việc thu thập thông tin đã thu thập được ở khâu tiếp nhận KH CBKD phải thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường, hồ sơ pháp lý để xây dựng bảng chào phí bảo hiểm đúng với quy định của PL cũng như quy định của nội bộ công ty. Các hồ sơ KH đều phải được cập nhật lên phần mềm hồ sơ giám định xe và được phê duyệt bởi bộ phận giám định kịp thời. Đối với các trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn trong công tác thẩm định thì CBKD phải nhờ đến sự hỗ trợ của các cán bộ cấp cao hoặc theo phân cấp xét duyệt để hạn chế rủi ro do chủ quan. 1.4.3.3. Trong giai đoạn xét duyệt và kí kết hợp đồng Hợp đồng (HĐ) do CBKD soạn thảo phải được trình ký và xét duyệt các cấp theo phân cấp quản lý mà công ty đã đưa ra. Trình tự thủ tục giấy tờ phải đi theo đúng các bước và sao lưu hợp lí, đầy đủ, tránh mất cấp, hư hỏng. Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới và hồ sơ liên quan phải được luân chuyển qua nhiều bước, rà soát, kiểm tra kỹ trước khi trình lên phòng nghiệp vụ, ban giám đốc phê duyệt, hạn chế thấp nhất việc ghi sai hoặc thiếu thông tin. Người có thẩm quyền phê duyệt trước khi phê duyệt phải rà soát, kiểm tra kỹ mọi thông tin và điều khoản quy định trong HĐ. HĐ, các văn bản đi kèm kí kết 2 bên phải kiểm tra có đầy đủ chữ kí theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ công ty. Các HĐ sau khi kí kết cấp giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới cho KH phải được cập nhật lên phần mềm kịp thời theo dõi, CBKD tổng hợp sao lưu dữ liệu phát sinh trong ngày, tháng, quý, năm. 1.4.3.4.TrườngTrong giai đo ạĐạin thanh toánhọcvà theo Kinh dõi nợ tế Huế Lập hóa đơn chính xác về tên KH (đối với khách hàng thuộc nhóm DN, khối nhà nước, ) thì phải xuất hóa đơn đúng với địa chỉ và mã số thuế, đúng số tiền. Ghi nhận doanh thu, nợ phải thu KH hay tiền vào sổ kế toán. Xem xét các khoản nợ phải thu KH đến hạn và thu nợ từ KH. Phát hiện các KH đã quá thời hạn thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán hay không có khả năng thanh toán để có biện pháp xử lí kịp thời. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới thu tiền KH - Điều kiện kinh tế: nền kinh tế ổn định, nhu cầu KH tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, giúp công tác kiểm soát thuận lợi. - Môi trường pháp lý: công tác KSNB chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới chịu ảnh hưởng từ các quy định pháp lý của BTC ban hành. Một môi trường pháp lý chặt chẽ sẽ tác động tích cực đến việc kiểm soát chu trình cấp bảo hiểm và ngược lại. - Điều kiện tự nhiên: việc giám định điều kiện để lập hồ sơ giám định xe của khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của KH cũng như công ty BH, do đó mà công tác cấp bảo hiểm xe cơ giới sẽ gặp nhiều khó khăn. - Phát triển công nghệ: trang thiết bị, công nghệ thông tin thực sự cần thiết đối với hoạt động của công ty bảo hiểm nói chung và đối với công tác KSNB nói riêng. Hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin tốt sẽ làm cho việc xử lý, nắm bắt được thông tin, tình hình của KH, xử lý các nghiệp vụ kịp thời và góp phần hạn chế được các rủi ro. - Các chính sách, chiến lược của lãnh đạo công ty Bảo hiểm: một chính sách, quy định nội bộ hợp lý và đúng đắn không những giúp các CBKD thấu hiểu và thực hiện tốt mà còn làm giảm các sơ hở, rủi ro trong quá trình cấp bảo hiểm xe cơ giới. - Năng lực và phẩm chất của cán bộ, nhân viên trong công ty Bảo hiểm: đối với công tác KSNB không những cần những nhân viên có đủ trình độ để phân tích, đánh giá, kiểm soát mà còn cần cả phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong công việc. Năng lực ở đây còn đề cập đến cả cấp quản lý của công ty BH, đưa ra các chính sách, quyết định có thực sự hiệu quả hay không, có khuyến khích được các nhân viên phát huy hết Trườngtinh thần trách nhi ệĐạim của bả nhọc thân trong Kinh công việc haytế không, Huế việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với mỗi nhân viên đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác KSNB. - Cơ cấu tổ chức công ty Bảo hiểm: một công ty bảo hiểm sẽ kiểm soát tốt chu trình cấp bảo hiểm nếu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể và phù hợp, các bộ phận liên quan đến chu trình cấp bảo hểm phải kiểm tra, giám sát rõ ràng không bị chồng chéo trách nhiệm. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Sự cạnh tranh từ các công ty Bảo hiểm khác: để có thể cạnh tranh trong việc cấp bảo hiểm cho KH thì các CBKD cũng như các bộ phận được phân cấp phải kiểm soát chu trình cẩn thận để đảm bảo sự cạnh tranh cũng như mang lại doanh thu cho công ty. - Khách hàng: điều quan trọng ở KH không chỉ là sự hiểu biết mà bao gồm cả sự trung thực, ngay thẳng. Nếu một KH có năng lực trình độ giỏi, hiểu biết các lĩnh vực kinh doanh, pháp lý thì sẽ hiểu được những quy tắc, điều khoản trong chu trình cấp BH mà phía công ty đưa ra tạo điều kiện thuận lợi hợp tác giữa công ty và khách hàng và ngược lại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tóm lại, trong chương này, đã nêu rõ cơ sở lý luận về Kiểm soát nội bộ, các khái niệm cơ bản liên quan đến bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng. Song bên cạnh đó, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới, các nhân tố ảnh hưởng, là cơ sở để tìm hiểu sâu về kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại Công ty Bảo hiểm PVI Huế ở chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH CẤP BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI THU TIỀN KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI HUẾ 2.1 Khái quát về Công ty Bảo hiểm PVI Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Bảo Hiểm PVI Huế. 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Thành lập năm 1996, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát triển từ một công ty Bảo hiểm nội bộ thuộc tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVI) trở thành nhà Bảo hiểm công nghiệp số một Việt Nam, dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị trường bảo hiểm như Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối), Hàng hải, Tài sản – kĩ thuật, và quan trọng hơn, PVI đang sẵn sàng hướng tới trở thành một Định chế Tài chính – Bảo hiểm quốc tế. Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 516 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn công ty tập trung gây dựng cở sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Thực hiện chủ trương của công ty vào năm 2013 Tổng công ty Bảo hiểm PVI đã chính thức thành lập chi nhánh tại thị trường Huế. Ông Bùi Vạn Thuận – Tổng giám đốc PVI tin rằng bảo hiểm PVI không chỉ đang đi đúng định hướng trở thành doanh nghiệp Bảo hiểm số một Việt Nam mà còn khẳng định được uy tín đối với tất cả khách hàng, đưa thương hiệu PVI trở thành thương hiệu tầm quốc gia. Cũng từ đó, mọi hoạt động của hệ thống PVI sẽ thuận lợi hơn, cụ thể như việc triển khai bán bảo hiểm Nhân thọ của PVI Sunlife bởi sức mạnh tập thể là sức mạnh của sự phat triển bền vững. ĐồTrườngng thời Ông Nguy ễĐạin Minh Anhọc đã đượ cKinh Ban lãnh đ ạotế công Huế ty Bảo hiểm PVI tin tưởng trao quyết định số 345/QĐ-PVIBH bổ nhiệm chức danh Giám đốc công ty Bảo hiểm PVI Huế Một số thông tin chi tiết về công ty - Tên đầy đủ : Công ty bảo hiểm PVI - Huế - Địa chỉ : Số nhà 10/1 Lê Hồng Phong, Phường Phú Nhuận ,Thành phố Huế - Số điện thoại đường dây nóng: 091.255.2660 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Đại diện pháp nhân: Nguyễn Minh An - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. - Mã số thuế: 0105402531026 - Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0105402531-026 - ngày cấp: 08/05/2013 - Ngày hoạt động: 02/05/2013 - Địa bàn hoạt động: Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Quảng Trị. 2.1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn Giữ vững vai trò là Nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam với thương hiệu mang tầm Quốc tế. Sứ mệnh Trở thành Nhà Bảo hiểm có hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp với chất lượng dịch vụ vượt trội mang lại lợi ích và sự an tâm cao nhất cho Khách hàng. Khẳng định vị thế nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 thị trường, dẫn đầu trong các lĩnh vực Bảo hiểm Năng lượng, Bảo hiểm Hàng không, Bảo hiểm Thiệt hại – Tài sản, Bảo hiểm Tàu thuyền, Bảo hiểm Kỹ thuật; là đối tác lớn, tin cậy của các Tập đoàn trong và ngoài nước. Xây dựng môi trường làm việc tốt nhất để phát huy tối đa nguồn nhân lực vững mạnh, tạo dựng sự thành đạt cho từng cá nhân và đóng góp cho sự phát triển chung của Ngành cũng như của Quốc gia. 2.1.2 Bộ máy quản lý tại công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty bảo Hiểm PVI Huế. Sơ đồ bộ máy quản lý Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng quản lý nghiệp Phòng kế toán tổng Phòng kinh doanh vụ và bồi thường hợp Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ phối hợp (Nguồn: Báo cáo nhân sự của công ty Bảo hiểm PVI Huế) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc Có quyền chủ động quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước đối với mọi hoạt động của công ty, thực hiện vị trí lãnh đạo, chỉ huy điều hành toàn công ty. Phó Giám Đốc Là người theo dõi hệ thống tìm kiếm thị trường, quản lý và hỗ trợ các phòng kinh doanh trong việc tìm kiếm khách hàng. Mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề kinh doanh liên quan đến công ty. Phòng kinh doanh Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng với giá cả là phù hợp nhất. Trường Đại học Kinh tế Huế Phòng kế toán Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực và đầy đủ toàn bộ tình hình biến động tài sản nguồn vốn toàn Công ty; ghi chép và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, qua đó giúp cho giám đốc quản lý và điều hành, xây dựng chiến lược phát triển. 2.1.3 Tình hình nguồn lao động của công ty SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Con người là một yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của công ty. Đặc biệt, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty muốn nắm bắt được tâm lý khách hàng hay tìm hiểu thị trường thì yếu tố con người chính là điểm mấu chốt. Để thấy rõ tình hình lao động tại Công ty bảo hiểm PVI Huế chúng ta quan sát số liệu ở bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Bảo hiểm PVI Huế (Đơn vị: Người) Năm So sánh So sánh Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu 2017 2018/2017 2019/2018 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng LĐ 39 100 34 100 35 100 -5 -12.8 1 2.9 Giới Nam 22 56.4 16 47.1 17 48.6 -6 -27.3 1 6.3 tính Nữ 17 43.6 18 52.9 18 51.4 1 5.9 0 0.0 54 2 5.1 2 5.9 2 5.7 0 0.0 0 - Th.Sĩ 3 7.7 2 5.9 2 5.7 -1 -33.3 0 - Trình ĐH 30 76.9 29 85.3 31 88.6 -1 -3.3 2 6.9 độ TC 5 12.8 2 5.9 2 5.7 -3 -60.0 0 - Bằng nghề 1 2.6 1 2.9 0 0 0 0.0 -1 -100.0 TrườngKhông Đại học Kinh tế Huế Loại 23 59.0 22 64.7 22 62.9 -1 -4.3 0 0.0 XĐTH HĐLĐ 1-3 năm 16 41.0 12 35.3 13 37.1 -4 -25.0 1 8.3 (Nguồn: Báo cáo nhân sự của công ty Bảo hiểm PVI Huế) Qua bảng số liệu 2.1, cho thấy rằng tình hình lao động của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2017 công ty có 39 lao động, đến năm 2018 giảm xuống còn 34 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn lao động, tức giảm 5 lao động tương ứng giảm 12,8% so với năm 2017, năm 2019 số lượng người lao động tăng thêm 1 lao động so với năm 2018, cho thấy công ty đã tuyển thêm nhân sự , tuy nhiên việc tăng nhân sự ở đây chưa thể hiện rõ được chính sách thu hút tuyển thêm nhiều nhân sự. Do đó, để thu hút việc làm cũng như việc mở rộng quy mô kinh doanh thì công ty cần có nhiều chính sách tuyển dụng thu hút. Phân loại theo giới tính: Tỷ lệ lao động giữa nam và nữ của PVI Huế có sự thay đổi qua ba năm, số lao động nữ năm 2018 tăng 5,9% so với năm 2017 và không có sự thay đổi trong năm 2019, trong khi đó số lao động nam có khá nhiều biến động, cụ thể số lượng lao động nam năm 2018 giảm 27,3% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 6,3% so với năm 2018. Nhìn chung tỷ lệ lao động theo giới tính của công ty chênh lệch nhau không quá nhiều, số lượng nhân viên nữ vẫn cao hơn nhân viên nam sở dĩ vì tính chất công việc không quá vất vả, tiếp xúc với khách hàng và làm việc văn phòng nên số lượng nhân viên nữ vẫn cao hơn. Phân loại theo trình độ học vấn: trình độ Thạc sĩ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu lao động, tuy nhiên đây là những thành viên chủ chốt của công ty. Đối với trình độ Đại học chiếm tỷ lệ khá lớn, trên 75% và có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2017 chỉ chiếm 76,9%, năm 2018 chiếm 85,3% và đến năm 2019 chiếm 88,6%. Do quy mô thị trường ngày càng được mở rộng nên công ty cần có nhiều hơn nữa những người có trình độ cao, có năng lực để công ty có thể hoạt động tốt hơn, cơ cấu bộ máy tổ chức ổn định hơn và đáp ứng được nhu cầu khách hàng ngày càng đông. Hầu hết nhân viên của công ty đều có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, được đào tạo bài bản, những cán bộ quản lý ở công ty thường xuyên được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ quản lý.Trường Đại học Kinh tế Huế Phân loại theo loại hợp đồng lao động: nhân viên không xác định thời hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn vì công ty bảo hiểm luôn tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên về kinh doanh bảo hiểm, chăm sóc khách hàng cũng như vì tính chất công việc nên việc tuyển những nhân viên không xác định thời hạn hợp đồng sẽ là một lợi thế đối với công ty. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.4 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019. 2.1.4.1 Cơ cấu và tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.2: Cơ cấu và biến động tài sản của Công ty bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị: đồng NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A. Tổng tài sản 31,258,271,546 100 29,495,242,755 100 26,251,509,624 100 (1,763,028,791) (5.64) (3,243,733,131) (11.00) 1. Tài sản ngắn hạn 27,856,824,928 89.12 26,244,070,179 88.98 22,886,851,452 87.18 (1,612,754,749) (5.79) (3,357,218,727) (12.79) 1.1 Tiền mặt 35,994,486 0.12 31,758,313 0.11 18,560,603 0.07 (4,236,173) (11.77) (13,197,710) (41.56) 1.2 Tiền gửi ngân hàng 114,952,953 0.37 236,424,205 0.8 36,312,454 0.14 121,471,252 105.67 (200,111,751) (84.64) 1.3 Phải thu của khách hàng 4,985,937,461 15.95 2,954,106,846 10.02 818,769,507 3.12 (2,031,830,615) (40.75) (2,135,337,339) (72.28) 1.4 Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 1.5 Phải thu khác 6,500,000 0.02 0 0 0 0 (6,500,000) (100.00) 0 - 1.6 Tạm ứng 25,000,000 0.08 40,000,000 0.14 90,000,000 0.34 15,000,000 60.00 50,000,000 125.00 1.7 Nguyên liệu, vật liệu 13,473,000 0.04 5,645,600 0.02 3,487,800 0.01 (7,827,400) (58.10) (2,157,800) (38.22) 1.8 Hàng hóa 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 1.9 Trả trước cho người bán 1,021,220,109 3.27 801,220,109 2.72 801,220,109 3.05 (220,000,000) (21.54) 0 0.00 1.10 Phải thu nội bộ 19,633,021,935 62.81 20,972,554,815 71.1 21,111,707,899 80.42 1,339,532,880 6.82 139,153,084 0.66 1.11 Các khoản phải thu khác 10,583,780 0.03 0 0 0 0 (10,583,780) (100.00) 0 - 1.12 Thuế và các khoản phải thu của nhà nước 2,010,141,204 6.43 1,202,360,291 4.08 6,793,080 0.03 (807,780,913) (40.19) (1,195,567,211) (99.44) 2. Tài sản dài hạn 3,401,446,618 10.88 3,251,172,576 11.02 3,364,658,172 12.82 (150,274,042) (4.42) 113,485,596 3.49 2.1 TSCĐ hữu hình 1,006,504,340 3.22 1,089,051,840 3.69 1,089,051,840 4.15 82,547,500 8.20 0 0.00 2.2 TSCĐ vô hình 147,905,000 0.47 147,905,000 0.5 147,905,000 0.56 0 0.00 0 0.00 2.3 Hao mòn tài sản cố định -490,396,285 -1.57 -734,875,306 -2.49 -967,214,399 -3.68 (244,479,021) 49.85 (232,339,093) 31.62 2.4 Dự phòng tổn thất tài sản 0 0 -4,303,204 -0.01 0 0 (4,303,204) - 4,303,204 (100.00) 2.5 Chi phí trả trước 2,732,433,563 8.74 2,748,394,246 9.32 3,089,915,731 11.77 15,960,683 0.58 341,521,485 12.43 2.6 Ký quỹ, ký cược 5,000,000 0.02 5,000,000 0.02 5,000,000 0.02 0 0.00 0 0.00 Trường Đại học Kinh(Nguồn: tế Phòng Huế kế toán công ty Bảo hiểm PVI Huế) SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn a. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2017- 2019 Qua bảng phân tích số liệu, nhìn chung cơ cấu tài sản ngắn hạn (TSNH) và cơ cấu tài sản dài hạn (TSDH) có sự biến động nhẹ qua 3 năm. Nhưng ta thấy TSNH của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (TS), luôn chiếm trên 87% trong tổng TS. Đồng thời tài sản cố định (TSCĐ) qua 3 năm đều có sự gia tăng cho thấy công ty không ngừng đầu tư thêm máy móc, thiết bị để phục phụ cho việc kinh doanh hiệu quả. Tài sản ngắn hạn: Năm 2017, TSNH chiếm 89,12% trong tổng TS. Trong TSNH, các khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng cao và cao nhất là phải thu nội bộ chiếm 62,81% so với tổng TS. Đến năm 2018, tỷ trọng của TSNH so với tổng TS có giảm nhưng giảm không nhiều, chiếm 88,98% trong tổng TS. Sự sụt giảm này chủ yếu do các khoản mục như tiền mặt, tạm ứng, các khoản phải thu khách hàng (PTKH), các khoản phải thu khác giảm trong năm này. Nhưng thay vào đó là sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng, phải thu nội bộ nên đã làm cho tài sản ngắn hạn không có sự biến động lớn về tỷ trọng. Bước qua năm 2019, tỷ trọng của TSNH trong tổng TS lại có sự sụt giảm chiếm 87,18% trong tổng TS, nguyên nhân do tiền mặt, tiền gửi ngân hàng giảm, xét về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì đây là một dấu hiệu xấu vì đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất, nhưng xét về hiệu quả sử dụng vốn thì đây là một dấu hiệu tốt vì điều này cho thấy công ty không bị ứ động vốn. Tài sản dài hạn: TSDH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS, chiếm không quá 13%. Năm 2017, TSDH chiếm 10,88% trong tổng TS. Trong TSDH, TSCĐ hữu hình và chi phí trả trước luôn chiểm tỷ trọng cao hơn, các khoản mục còn lại chiếm tTrườngỷ trọng rất nhỏ. Đ ếĐạin năm 2018, học tỷ trọ ngKinh của TSDH tếso v ớHuếi tổng TS có tăng nhưng không đáng kể, chiếm 11,02% trong tổng TS. Sự tăng lên này chủ yếu do các khoản mục như TSCĐ hữu hình, chi phí trả trước tăng. Bước qua năm 2019, tỷ trọng của TSNH trong tổng TS tiếp tục tăng nhẹ, chiếm 12,89% trong tổng TS, sự tăng lên về tỷ trọng do các khoản mục trong TSDH tăng lên như TSCĐ hữu hình, chi phí trả trước và khoản mục ký quỹ, ký cược giữ nguyên qua 3 năm. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn b. Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2017 - 2019 Qua bảng phân tích số liệu, tổng TS có sự sụt giảm qua 3 năm 2017 – 2019. Năm 2017 tổng TS có giá trị là 31.258.271.546 đồng, đến năm 2018 tổng TS giảm xuống còn 29.495.242.755 đồng, tức giảm 1.763.028.791 đồng tương đương giảm 5,64% so với năm 2017. Nguyên nhân do cả TSNH và TSDH đều sụt giảm qua 2 năm. Năm 2019, tổng TS tiếp tục giảm xuống còn 26.251.509.624 đồng, tức giảm 3.243.733.131 đồng tương đương giảm 11% so với năm 2018. Tuy nhiên ở đây, tổng TS giảm là do TSNH giảm, TSDH tăng nhưng tốc độ giảm của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của TSDH. Tài sản ngắn hạn: TSNH sụt giảm qua 3 năm 2017 – 2019, năm 2017 TSNH có giá trị là 27.856.824.928 đồng, đến năm 2018 TSNH giảm xuống còn 26.244.070.179 đồng, tức giảm 1.612.754.749 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 5,79% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm giá trị TSNH năm 2018 là do các khoản mục trong TSNH giảm như tiền mặt, nguyên vật liệu, các khoản PTKH và các khoản PTKH khác. Tuy nhiên ở đây các khoản mục còn lại như tiền gửi ngân hàng, phải thu nội bộ trong TSNH tăng nhưng tốc độ tăng không cao hơn tốc độ giảm của các khoản mục trên. Năm 2019, TSNH tiếp tục giảm xuống còn 22.886.851.452 đồng, tức giảm 3.357.218.727 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 12,79% so với năm 2018 do hầu hết các khoản mục trong TSNH đều giảm xuống. cả khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đều giảm mạnh , xét về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì đây là một dấu hiệu xấu vì đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất. Các khoản PTKH, khoản phải thu khác cũng có sự giảm mạnh, xét về khả năng thu hồi nợ khách hàng thì đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã có những chính sách thu hồi nợ tốt. Tài sản dài hạn: so với sự sụt giảm của TSNH thì TSDH có sự biến động nhẹ quaTrường 3 năm 2017 – 2019, Đại năm 2017 học TSDH Kinh có giá trị là tế3.401.446. Huế618 đồng, đến năm 2018 TSDH giảm nhẹ xuống còn 3.251.172.576 đồng, tức giảm 150.274.042 đồng tương ứng với tốc độ là giảm 4,42% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến sựu sụt giảm này là do hao mòn tài sản tăng lên trong khi đó hầu như các khoản mục còn lại trong TSDH đều không thay đổi giá trị hoặc là tăng nhưng tốc độ tăng không lớn. Năm 2019, TSDH biến động tăng nhẹ lên 3.364.658.172 đồng, tức tăng 113.485.596 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 3,49% so với năm 2018. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.4.2 Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty Bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: đồng NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % B. Tổng nguồn vốn 31,258,271,546 100 29,495,243,755 100 26,251,509,624 100 (1,763,027,791) (5.64) (3,243,734,131) (11.00) 3. Nợ phải trả 46,183,738,450 147.75 30,361,724,751 102.94 17,392,946,216 66.26 (15,822,013,699) (34.26) (12,968,778,535) (42.71) 1,665,725,175 5.33 1,078,280,055 3.66 896,267,758 3.41 3.1 Phải trả người bán (587,445,120) (35.27) (182,012,297) (16.88) 3.2 Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 1,667,488 0.01 169,322,904 0.57 723,230,312 2.76 167,655,416 10054.37 553,907,408 327.13 0 0 0 0 1,082,170,205 4.12 3.3 Phải trả công nhân viên 0 - 1,082,170,205 - 3.4 Chi phí phải trả 0 0 28,638,737 0.1 46,000,000 0.18 28,638,737 - 17,361,263 60.62 3.5 Phải trả nội bộ 43,948,997,389 140.6 28,235,229,191 95.73 14,243,993,360 54.26 (15,713,768,198) (35.75) (13,991,235,831) (49.55) 567,348,398 1.82 850,253,864 2.88 401,284,581 1.53 3.6 Phải trả, phải nộp khác 282,905,466 49.86 (448,969,283) (52.80) 3.7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 4. Vốn chủ sở hữu -14,925,466,904 -47.75 -866,480,996 -2.94 8,858,563,408 33.74 14,058,985,908 (94.19) 9,725,044,404 (1122.36) 4.1. Chênh lệch tỷ giá -33,080,814 -0.11 -33,673,663 -0.11 10,550,730 0.04 (592,849) 1.79 44,224,393 (131.33) -14,892,386,090 -47.64 -832,807,333 -2.82 8,848,012,678 33.7 4.2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 14,059,578,757 (94.41) 9,680,820,011 (1162.43) Trường Đại học Kinh(Nguồn: tế Phòng Huế kế toán công ty Bảo hiểm PVI Huế) SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn a. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017 - 2019 Qua bảng phân tích số liệu, nhìn chung cơ cấu nợ phải trả (NPT) và cơ cấu vốn chủ sở hữu (VCSH) có sự biến động qua 3 năm. Nhưng ta thấy NPT của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (NV), năm 2017 và 2018 chiếm trên 100% trong tổng NV, trong khi đó năm 2019 NPT chiếm trên 65% trong tổng NV. Tuy nhiên ở đây, VCSH đã có sự thay đổi rõ rệt khi ở 2 năm 2017, 2018 luôn chiếm tỷ trọng âm trong tổng NV nhưng đến năm 2019 chiếm 33,74% trong tổng NV nguyên nhân do trong VCSH khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ giá trị âm, chiếm tỷ trọng âm đã tăng nhanh và chiếm 33,7% trong tổng NV năm 2019. Điều này chứng tỏ công ty có dấu hiệu kinh doanh hiệu quả. Nợ phải trả: Năm 2017, NPT chiếm 147,75% trong tổng NV. Trong NPT, phải trả người bán và phải trả nội bộ chiếm tỉ trọng cao và cao nhất là phải trả nội bộ chiếm 140,60% so với tổng NV. Đến năm 2018, tỷ trọng của NPT so với tổng NV có sự sụt giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng trên 100%, chiếm 102,94% trong tổng NV. Sự sụt giảm này chủ yếu do các khoản mục như phải trả người bán, phải trả nội bộ giảm trong năm này. Nhưng thay vào đó là sự tăng lên của khoản mục thuế và các khoản phải nộp NSNN, khoản phải trả phải nộp khác nhưng không lớn nên đã làm cho NPT không có sự biến động lớn về tỷ trọng. Bước qua năm 2019, tỷ trọng của NPT trong tổng NV có sự sụt giảm mạnh chiếm 66,26% trong tổng NV, nguyên nhân do phải trả người bán, phải trả nội bộ, khoản phải trả, phải nộp khác giảm, xét về khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty thì đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của công ty đã có những chính sách thích hợp giải quyết việc chi trả. VốTrườngn chủ sở hữu: VCSH Đạichiế mhọc tỷ trọng Kinhnhỏ trong tổ ngtế NV Huế, năm 2017, 2018 chiếm tỷ trọng âm trong tổng NV. Năm 2017, VCSH chiếm (47,75)% trong tổng NV. Đến năm 2018, tỷ trọng của VCSH so với tổng nguồn vốn tăng đáng kể, chiếm (2,94) % trong tổng NV. Sự tăng lên này chủ yếu do khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng đáng kể. Bước qua năm 2019, tỷ trọng của VCSH trong tổng NV tiếp tục tăng mạnh, chiếm 33,74% trong tổng Nv, sự tăng lên về tỷ trọng chủ yếu là do khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng vọt và đạt SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn lợi nhuận dương. Điều này chứng tỏ công ty đã có chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp, cải thiện kinh doanh hiệu quả. b. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017 – 2019 Qua bảng phân tích số liệu, tổng NV có sự sụt giảm qua 3 năm 2017 – 2019. Năm 2017 tổng NV có giá trị là 31.258.271.546 đồng, đến năm 2018 tổng NV giảm xuống còn 29.495.242.755 đồng, tức giảm 1.763.028.791 đồng tương đương giảm 5,64% so với năm 2017. Nguyên nhân do NPT giảm và VCSH tăng nhưng tốc độ tăng của VCSH nhỏ hơn tốc độ giảm của NPT. Năm 2019, tổng NV tiếp tục giảm xuống còn 26.251.509.624 đồng, tức giảm 3.243.733.131 đồng tương đương giảm 11% so với năm 2018. Tuy nhiên ở đây, tổng NV giảm là do NPT giảm, VCSH tăng nhưng tốc độ giảm của NPT lớn hơn tốc độ tăng của VCSH. Nợ phải trả: Qua bảng phân tích số liệu, NPT có giá trị sụt giảm qua 3 năm từ 2017 – 2019. Năm 2017, nợ phải trả có giá trị là 46.183.738.450 đồng, đến năm 2018 NPT giảm xuống còn 30.361.724.751 đồng, tức giảm 15.822.013.699 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 34,26% so với năm 2017. NPT giảm nguyên nhân cụ thể do: phải trả người bán và phải trả nội bộ giảm tương ứng với tốc độ giảm lần lượt là 35,27% và 35,75% so với năm 2017. Xét về khả năng thanh toán nợ của công ty thì với con số này chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã xây dựng chính sách thanh toán các khoản nợ hiệu quả. Năm 2019, NPT tiếp tục giảm xuống còn 17.392.946.216 đồng, tức giảm 12.968.778.535 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 42,71% so với năm 2018. NPT giảm nguyên nhân là do các khoản mục trong NPT giảm như phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác, các khoản mục còn lại tăng nhưng tốc độ tăng không lớn. Vốn chủ sở hữu: Qua 3 năm từ 2017 – 2019, VCSH tăng và tăng đột biến tại năm 2019.TrườngNăm 2017, VCSH Đại có giáhọc trị là (14.925.4Kinh66.905) tếđồng, Huế đến năm 2018 VCSH tăng vọt nhưng vẫn có giá trị âm là (866.480.996) đồng, tức tăng 14.058.985.908 đồng so với năm 2017. Nguyên nhân tăng là do cả khoản mục chênh lệch tỷ giá và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đều tăng cụ thể là khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2018 tăng lên với tốc độ là (94,41)% so với năm 2017 có nghĩa là lỗ đã giảm 94,41% so với năm 2017. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang dần chuyển bước kinh doanh hiệu quả mặc dù lợi nhuận vẫn còn SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn âm. Bước đến năm 2019, VCSH tiếp tục tăng có giá trị là 8.858.563.408 đồng, tức tăng 9.725.044.404 đồng so với năm 2018. VCSH năm 2019 tăng là do khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 9.680.820.011 đồng tương ứng với tốc độ là (1162,43)% có nghĩa là lỗ đã giảm 1162,43% so với năm 2018 mặc dù khoản mục chênh lệch tỷ giá giảm nhưng với tốc độ không lớn hơn. Năm 2019 có thể nói là một bước chuyển quan trọng từ việc kinh doanh lỗ nay đã có lãi và đạt hiệu quả kinh doanh. 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: triệu đồng 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 ± % ± % Doanh thu thuần hoạt động kinh 37,825 45,142 47,117 7,317 19.34 1,975 4.38 doanh bảo hiểm Doanh thu hoạt động tài chính 2 1 1 (1) (50.00) (0) (30.00) Thu nhập khác 21 13 14 (8) (38.10) 1 7.69 Tổng chi phí hoạt động kinh 50,551 43,713 37,791 (6,838) (13.53) (5,922) (13.55) doanh bảo hiểm Chi phí hoạt động tài chính 0 163 109 163 - (54) (33.13) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,148 2,114 2,382 (34) (1.58) 268 12.68 Chi Phí khác 42 0 2 (42) (100.00) 2 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14,892) (833) 8,848 14,059 (94.41) 9,681 (1162.18) Lợi nhuận sau thuế TNDN (14,892) (833) 8,848 14,059 (94.41) 9,681 (1162.18) (Nguồn: Phòng kế toán công ty Bảo hiểm PVI Huế) Doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên qua 3 năm và cao nhất vàoTrường năm 2019, cụ thể Đạinăm 2017 họcdoanh thu Kinh đạt 37.825 tritếệu đ ồHuếng, đến năm 2018 tăng lên 45.142 triệu đồng, tức tăng 7.317 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,34% so với năm 2017. Năm 2019 doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục tăng lên 47.117 triệu đồng, tức tăng 1.975 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,38% so với năm 2018. Chứng tỏ, công ty đã xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả nhầm đẩy mạnh tăng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính, và thu nhập khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty và biến động qua 3 năm. Điều này SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn thể hiện rõ doanh thu từ các hoạt động tài chính như doanh thu từ tiền lãi tiền gửi, lãi cho vay hay các hoạt động tài chính khác không được công ty chú trọng. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm qua 3 năm 2017 - 2019 cụ thể, năm 2017 chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 50.551 triệu đồng, đến năm 2018 giảm xuống còn 43.713, tức giảm 6.838 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 13,53% so với năm 2017. Năm 2019, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục giảm xuống còn 37.791 triệu đồng, tức giảm 5.922 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 13,55% so với năm 2018. Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty qua ba năm tăng nhanh, cao nhất và có lãi vào năm 2019 chứng tỏ công ty đã xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả, cân đối giữa doanh thu và chi phí để mang lại lợi nhuận công ty cụ thể như sau, năm 2017 công ty lỗ 14.892 triệu đồng đến năm 2018 công ty chỉ còn lỗ 833 triệu đồng, tức lợi nhuận của công ty đã tăng thêm 14.059 triệu đồng tương ứng với tốc độ là (94,41)% , có nghĩa là công ty đã giảm lỗ 94,41% so với năm 2017. Năm 2019, công ty kinh doanh hiệu quả và có lãi là 8.848 triệu đồng, tức lợi nhuận của công ty tăng thêm 9.681 triệu đồng tương ứng với tốc độ là (1162,18)%, có nghĩa là công ty đã giảm lỗ 1162,18% so với năm 2018. Mối quan hệ giữa doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận trước thuế TNDN: Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.1: Biến động của doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận trước thuế TNDN tại công ty Bảo Hiểm PVI Huế giai đoạn 2017 – 2019. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Qua quan sát biểu đồ, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận trước thuế TNDN đều có xu hướng tăng, mặc dù lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN vẫn lỗ ở 2 năm 2017, 2018. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh thì đây là một dấu hiệu tốt, ta quan sát ở bảng số liệu sẽ thấy được công ty đã có chính sách hợp lý về chi phí khi doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng nhanh qua 3 năm nhưng chi phí lại giảm mạnh qua 3 năm giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả có lãi. Chứng tỏ, công ty đã từng bước xây dựng chính sách kinh doanh bán hàng hiệu quả, cân bằng giữa doanh thu và chi phí. 2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán công Kế toán doanh thu và Kế toán thanh toán Thủ quỹ, hành nợ kế toán thuế tiền mặt – ngân hàng chính Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ phối hợp (Nguồn: Phòng kế toán công ty Bảo hiểm PVI Huế) 2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán TrườngKế toán trưởng: PhĐạiạm Thị Thuhọc Huyền Kinh tế Huế Là người phụ trách chung công tác kế toán của công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê, phối hợp với việc tổ chức kinh doanh của Công ty. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực tình hình hoạt động của công ty một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty, phát hiện những lãng phí hay thiệt hại xảy ra để tham mưu với giám đốc nhằm có biện pháp khác phục hợp lý. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Thông qua các công tác tài chính, kế toán trưởng có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu, cải tiến tổ chức kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo phát huy chế độ tự chủ về tài chính của đơn vị, thanh toán và trích nộp kịp thời các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, trích lập các quỹ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh và các phần hành. Kế toán công nợ: Phạm Thị Thơm Là người có trách nhiệm theo dõi công nợ với cán bộ kinh doanh, phản ánh tình hình biến động của các khoản tăng giảm, các khoản phải thu, phải trả, đảm bảo chấp hành đầy đủ chế độ thanh toán về chế độ tài vụ của Công ty. Giúp kế toán trưởng nắm bắt tình hình công nợ trong các khoản nợ khó đòi, các khoản phải thu, nhằm ngăn ngừa tình trạng cán bộ kinh doanh chậm nộp phí, không để vốn công ty bị chiếm dụng. Kế toán doanh thu và kế toán thuế: Võ Trần Như Bình Ghi nhận đúng và kịp thơi doanh thu cho các cán bộ kinh doanh ơ các phòng kinh doanh. Đồng thời xác định số thuế đầu vào và đầu ra để cuối kì tính số thuế phải nộp cho nhà nước. Kế toán thanh toán tiền mặt – ngân hàng: Phạm Thị Mỹ Lệ Căn cứ vào các chừng từ có liên quan để tiến hàng chi tiền thanh toán cho nhân viên như tiền xăng xe, tiền điện thoại, hóa đơn công tác phí Liên hệ với các đối tác để chuyển khoản trả nợ qua tài khoản ngân hàng. Thủ quỹ, hành chính: Nguyễn Thị Thu Phương Là người đảm nhận vai trò tiền mặt của công ty, có nhiệm vụ thu, chi quỹ tiền mặt như: chi trả lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho công nhân, cán bộ công nhân viên. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra đột xuất và định kì quỹ tiền mặt, kiểm tra khi thu, chi tiền mặt. Trường Đại học Kinh tế Huế 2.1.6.3 Hình thức kế toán Sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Phần mềm này hỗ trợ cho kế toán xử lý thông tin kịp thời, nhanh chóng, giảm nhẹ khối lượng công việc, tránh tình trạng ứ đọng vào cuối kỳ. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ PHẦN MỀM KẾ TOÁN S t ng h p TOÁN - ổ ổ ợ - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản BẢNG TỔNG trị HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại công ty Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra (Nguồn: Phòng kế toán công ty Bảo hiểm PVI Huế) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản có liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. 2.1.6.4 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Công ty bảo hiểm PVI Huế áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư 232/2012/TT - BTC của Bộ Tài chính, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. NiênTrường độ kế toán: xác đĐạiịnh theo nămhọc tài chính Kinh bắt đầu từtế ngày Huế 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: Doanh nghiệp sử dụng Đồng Việt Nam Chính sách tiền lương: Tính lương theo thời gian Phương pháp tính thuế: Hạch toán theo phương pháp khấu trừ Phần mềm kế toán áp dụng: phần mềm kế toán PIAS SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng Xác định được tầm quan trọng của thông tin và chứng từ kế toán nên công ty Bảo hiểm PVI Huế thực hiện áp dụng chế độ chứng từ kế toán theo Thông tư 232/2012/TT - BTC và hiện nay đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Và chỉ được lập một lần cho các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung tại bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện như sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc người trình ký duyệt theo thẩm quyền. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ chứng từ, bảo quản chứng từ kế toán, hủy chứng từ (khi hết thời hạn lưu trữ). Hệ thống tài khoản sử dụng Tài khoản kế toán mà công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo Thông tư số 232/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. - ĐTrườngảm bảo phản ánh đầĐạiy đủ các hohọcạt động kinhKinh tế của Doanh tế nghiHuếệp bảo hiểm - Đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin kế toán bằng máy vi tính. 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (OTO) thu tiền khách hàng tại công ty bảo hiểm PVI Huế. 2.2.1 Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại công ty BH PVI Huế. SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 2.5: Chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới tại công ty BH PVI Huế. Người thực Thời Các bước Nội dung thực thiện Chứng từ hiện gian Bước 1: + Tiếp nhận khách hàng: 2 + Lễ tân công + Thông tin giấy Tiếp nhận phương thức: có thể gặp mặt trực ty, người trực tờ xe, hồ sơ, văn KH, thông tiếp hoặc qua đường dây nóng tiếp được phân bản hợp pháp. tin, tìm điện thoại của công ty hay là 1 công quản lý + Tờ rời các sản hiểu nhu thông qua website của công ty. ngày website. phẩm BH liên cầu, tư vấn, + Tư vấn, hướng dẫn khách hàng + Cán bộ kinh quan đến xe cơ hướng dẫn sử dụng các sản phẩm BH tại doanh. giới tại công ty. công ty theo nhu cầu của KH. + Nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp (đối với những chiếc xe mới lần đầu tiên tham gia bảo hiểm tại + HĐ xe năm công ty), cập nhật ở phần mềm trước (nếu là xe Bước 2: pias và phần mềm giám định diều tái tục năm Thẩm định kiện để xem xét tỉ lệ tổn thất (đối trước). bảo hiểm: với xe tái tục liên tục trước đó đã + Cán bộ kinh + Hóa đơn là một quá tham gia BH PVI Huế). doanh cùng với GTGT mua xe trình phân + Xem xét những TH xe có rủi ro sự hỗ trợ cán từ KH cung cấp 1 loại, đánh cao thì đánh giá lại và lựa chọn bộ cấp cao hơn (đối với xe mới). ngày giá và lựa những KH đem lại hiệu quả. (nếu trường + Báo cáo tổn chọn rủi ro + Xem xét các dòng xe mà KH hợp khó xử lí). thất xe được lấy của công tyTrườngđang sở hữu giá Đại trị trên thhọcị trường Kinh tết ừHuếphần phềm bảo hiểm. có biến động nhiều hay không? giám định diều Rủi ro mang lại như thế nào? Từ kiện. đó, đưa ra những đánh giá nhận định phù hợp. + Nhờ sự hỗ trợ của các cán bộ SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn cấp cao hay chuyên gia thẩm định bảo hiểm nếu có những trường hợp khó đánh giá, xử lí. + Sau khi đã đánh giá được rủi ro chấp nhận được từ bước thẩm Bước 3: định bảo hiểm, CBKD tính toán, Gửi bảng soạn bảng báo giá để gửi cho + Bảng báo giá chào phí khách hàng tham khảo. Trong qua 0.5 + CBKD chào phí bảo báo giá phí trình soạn bảng báo giá CBKD ngày hiểm xe bảo hiểm phải đảm bảo đủ các thông tin, các điều khoản, mức phí giá, đảm bảo đúng với những thông tin hồ sơ xe đã được tiếp nhận ở bước 1. + Sau khi gửi báo giá cho khách hàng đồng ý thì CBKD hoặc giám định viên thực hiện giám định điều kiện chụp ảnh xe: chụp ảnh giám định điều kiện chỉ là một thuật ngữ dùng chung mục đích là Bước 4: để cán bộ kinh doanh kiểm tra xe + Biên bản giám Tiến hành trước khi cấp bảo hiểm và có bằng + CBKD hoặc định điều kiện. 0.5 lập hồ sơ chứng cụ thể. Những trường hợp giám định viên + Hồ sơ giám ngày giám định đã có tổn thất thì phải chỉ cho định điều kiện. Trườngkhách hàng thấ yĐại và thoả thuhọcận ghi Kinh tế Huế rõ trong hợp đồng những mục đã tổn thất trước không thuộc trách nhiệm của PVI để tránh tranh chấp về sau. CBKD phải chịu trách nhiệm trước hình ảnh giám SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn định của mình (đối với xe mới lần đầu tham gia bảo hiểm PVI Huế). + CBKD lập hồ sơ giám định xe cập nhật hình ảnh lên phần mềm giám định điều kiện. + Giấy yêu cầu Bước 5: + Cán bộ kinh doanh soạn HĐ. cho ý kiến về Thực hiện + Lấy số HĐ dịch vụ trên 1 HĐ cấp BH + Trình kí cấp lãnh đạo, các + CBKD phân cấp. ngày xe cơ giới phòng ban xét duyệt. + Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới. Bước 6: Ký + HĐ được kí kết giữa 2 bên (KH + Hợp đồng BH HĐ giữa và CBKD) hoặc 3 bên (KH, xe cơ giới. các bên CBKD và phía ngân hàng). Đảm + Giấy xác nhận thỏa thuận bảo đầy đủ chữ kí từ các bên. chuyển quyền 1 và cấp + CBKD CBKD sẽ giữ lại 1 bản hợp đồng thụ hưởng nếu ngày GCN bảo đã kí kết đầy đủ. hợp đồng làm hiểm XCG + CBKD cấp GCN BH cho KH qua kênh ngân cho KH theo như hợp đồng được kí kết. hàng. + Sau khi GCN cấp cho KH thì + Giấy chứng CBKD giữ lại liên trắng đính kèm nhận bảo hiểm Bước 7: lên đơn đã được nhập ở phần mềm xe cơ giới liên Cập nhật Trườngpias và đượ c Đại phòng quhọcản lý Kinh tếtr ắHuếng. GCN lên 1 nghiệp vụ xét duyệt đầy đủ. + CBKD + Hợp đồng đã phần mềm ngày + Đồng thời qua phân hệ giấy báo kí kết đầy đủ theo dõi nợ đơn gốc bảo hiểm để báo nợ giữa các bên. (1 đơn vừa nhập lên phần mềm để kế bản không đính toán kiểm tra và theo dõi thanh kèm quy tắc) SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngân – Lớp: K50A Kế Toán 46