Khóa luận Khảo sát thực trạng hoạt động mua bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội năm 2019
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát thực trạng hoạt động mua bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_khao_sat_thuc_trang_hoat_dong_mua_ban_thuoc_tai_mo.pdf
Nội dung text: Khóa luận Khảo sát thực trạng hoạt động mua bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội năm 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN THANH THỦY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN THUỐC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THANH THỦY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN THUỐC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khĩa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: 1. ThS. Mạc Đăng Tuấn 2. ThS. Nguyễn Xuân Bách Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS. Mạc Đăng Tuấn, bộ mơn Y Dược cộng đồng và Y Dự phịng, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy là người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Xuân Bách, thầy đã luơn quan tâm, hết lịng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần để em cĩ thể hồn thành khĩa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cơ trong Ban chủ nhiệm, thầy cơ giáo Bộ mơn Y Dược cộng đồng và Y Dự phịng, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cơ Giáo sư, Phĩ giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thơng qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khĩa luận đã đĩng gĩp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hồn chỉnh khĩa luận tốt nghiệp chuyên ngành Dược học. Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình cùng các anh chị em và bạn bè đã động viên, cổ vũ, chia sẻ với em, giúp đỡ em về mặt tinh thần trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020 SINH VIÊN NGUYỄN THANH THỦY
- LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Thanh Thủy, sinh viên khố QH.2015.Y, ngành Dược học, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Mạc Đăng Tuấn và ThS. Nguyễn Xuân Bách. 2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được cơng bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan. Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020 SINH VIÊN NGUYỄN THANH THỦY
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Khái quát về thực hành tốt nhà thuốc 3 1.1.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” 3 1.1.2. Khái niệm về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 3 1.1.3. Nguyên tắc GPP 3 1.1.4. Các tiêu chuẩn GPP 4 1.2. Giới thiệu chung về hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc 5 1.3. Một số quy định liên quan đến hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc 5 1.3.1. Quy định về tư vấn cho người mua 5 1.3.2. Quy định về bán thuốc theo đơn 6 1.3.3. Quy trình bán thuốc theo đơn và khơng theo đơn 7 1.3.4. Quy định về ghi nhãn, đĩng gĩi thuốc 10 1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 12 1.4.1. Trên thế giới 12 1.4.2. Tại Việt Nam 13 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
- 2.1. Đối tượng, địa điểm, và thời gian tiến hành nghiên cứu 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.2. Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu 18 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 18 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1. Cỡ mẫu 19 2.2.2. Chỉ số, biến số sử dụng trong nghiên cứu 19 2.2.3. Tiêu chí đo lường 22 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 23 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 24 2.2.6. Phương pháp trình bày số liệu 24 2.2.7. Vấn đề đạo đức 24 2.2.8. Sơ đồ nghiên cứu 25 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Mơ tả hoạt động mua thuốc của khách hàng tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 26 3.1.1. Đặc điểm của khách hàng mua thuốc đã khảo sát 26 3.1.2. Mơ tả hoạt động mua thuốc của khách hàng được khảo sát 28 3.2. Mơ tả hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 32 3.2.1. Hoạt động hỏi của người bán thuốc 32 3.2.2. Hoạt động khuyên, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc 33 3.2.3. Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc 35 3.2.4. Các hoạt động khác của người bán thuốc 37 3.2.5. Kết quả quá trình cung cấp dịch vụ của người bán thuốc 38 BÀN LUẬN 40
- 4.1. Hoạt động mua thuốc của khách hàng tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 40 4.2. Hoạt động bán thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 42 4.2.1. Hoạt động hỏi và tư vấn của người bán thuốc 42 4.2.2. Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc 44 4.2.3. Các hoạt động khác của người bán thuốc 45 4.2.4. Kết quả quá trình cung cấp dịch vụ của người bán thuốc 46 KẾT LUẬN 48 KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú giải CSBL : Cơ sở bán lẻ DSĐH : Dược sĩ đại học GPP : Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice) HDSD : Hướng dẫn sử dụng KH : Khách hàng NBT : Người bán thuốc NSAIDS : Thuốc chống viêm khơng steroid TDKMM : Tác dụng khơng mong muốn TDP : Tác dụng phụ WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tĩm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động bán thuốc tại Việt Nam 15 Bảng 2.1. Các chỉ số nghiên cứu 20 Bảng 3.1. Đặc điểm của khách hàng đã khảo sát 26 Bảng 3.2. Phân bố theo nhĩm tuổi của khách hàng được khảo sát 27 Bảng 3.3. Các thuốc khách hàng mua thuốc cĩ đơn 29 Bảng 3.4. Các bệnh/triệu chứng khách hàng kể khi mua thuốc khơng cĩ đơn 30 Bảng 3.5. Các thuốc khách hàng yêu cầu mua khi khơng cĩ đơn 31 Bảng 3.6. Nội dung khai thác thơng tin về người dùng thuốc của người bán 32 Bảng 3.7. Nội dung khuyên và HDSD thuốc của người bán thuốc 33 Bảng 3.8. Tổng số thuốc đã bán 35 Bảng 3.9. Phân loại các thuốc đã bán theo nhĩm tác dụng dược lý 35 Bảng 3.10. Nội dung ghi nhãn 37 Bảng 3.11. Hoạt động kiểm tra và tĩm tắt thơng tin cho khách hàng 37 Bảng 3.12. Các hoạt động khác của người bán thuốc 38 Bảng 3.13. Hiểu biết của khách hàng ngay sau khi mua thuốc 39
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bán thuốc theo đơn 7 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình bán thuốc khơng theo đơn 9 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 25 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các tình huống KH mua thuốc đã khảo sát 28 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người bán cĩ bán thuốc/từ chối bán thuốc 33 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhãn thuốc phù hợp và khơng phù hợp 36
- MỞ ĐẦU Tại Việt Nam nĩi riêng và các nước trên thế giới nĩi chung, do sự thuận tiện và thĩi quen tự ý sử dụng thuốc, việc tới các cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc thay vì tới bệnh viện hay gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị gần như đã trở thành thĩi quen của đại đa số người dân. Chỉ riêng tại Việt Nam, 80% người dân sẽ trực tiếp tới các cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc khi họ gặp các vấn đề về sức khỏe. [28] Vì vậy, các cơ sở bán lẻ thuốc là nơi cung ứng thuốc trực tiếp cho người dân, giúp người dân trong cộng đồng cĩ cơ hội sử dụng các thuốc cĩ chất lượng, an tồn, hiệu quả, và từ đĩ đĩng một vai trị quan trọng trong hệ thống chăm sĩc sức khỏe cộng đồng, giúp nâng cao sức khỏe cho người dân và giảm áp lực cho tuyến bệnh viện. Vào năm 2007, Bộ Y Tế đã ban hành nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” để gĩp phần nâng cao chất lượng của hệ thống bán lẻ thuốc nĩi chung và hoạt động mua bán thuốc nĩi riêng. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc, áp dụng cho cho tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc trên tồn quốc. [4] Tuy nhiên, thực tế cho thấy thực trạng thực hiện GPP hiện nay tại các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn cịn nhiều bất cập do chưa cĩ sự giám sát một cách sát sao từ bộ máy quản lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thực hiện GPP, đặc biệt là về hoạt động chuyên mơn và quá trình tư vấn sức khỏe cho người bệnh cịn rất hạn chế. [12, 21, 28, 32]. Thêm vào đĩ, cũng do người bán thuốc khơng thực hiện nghiêm túc các quy định về mua bán thuốc theo đơn đã dẫn đến tình trạng người dân tự ý mua thuốc về để sử dụng, đặc biệt là thuốc kháng sinh, đang diễn ra ngày càng phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý và an tồn nên tình trạng kháng kháng sinh đã, đang và sẽ là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng. Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nhĩm các quốc gia cĩ tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, với 33% người bệnh bị kháng thuốc. [42] Quận Hà Đơng, Hà Nội là nơi cĩ mật độ dân cư tập trung đơng đúc (388.907 người tính đến 1/4/2019) và số lượng cơ sở bán lẻ thuốc ở mức cao. [8] Tính đến tháng 3/2020, tổng số lượng cơ sở hành nghề được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược trên địa bàn quận Hà Đơng là 385 cơ sở. [20] Các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn cũng đã và đang thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế về thực hành tốt nhà thuốc. Câu hỏi đặt ra là liệu hoạt động mua bán thuốc tại các cơ sở này đang diễn 1
- ra như thế nào? Tính đến nay đã cĩ nhiều nghiên cứu về thực trạng hoạt động mua bán thuốc tại các nhà thuốc được thực hiện tại các địa phương khác nhau trên cả nước, tuy nhiên chưa cĩ nhiều nghiên cứu về hoạt động mua bán thuốc được thực hiện trên địa bàn quận Hà Đơng. Nhằm trả lời cho câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng hoạt động mua bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội năm 2019“ được thực hiện nhằm 02 mục tiêu sau: 1. Mơ tả hoạt động mua thuốc của khách hàng khảo sát tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019. 2. Mơ tả hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về thực hành tốt nhà thuốc 1.1.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Vào năm 1988 ở Delhi, Ấn Độ và năm 1993 ở Tokyo, Nhật Bản, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức hai cuộc họp về vai trị của dược sĩ dựa theo Tiêu chuẩn dược phẩm xem xét được thơng qua bởi Hội nghị Y tế Thế giới năm 1986. Cũng vào thời gian đĩ, năm 1993, tại hội nghị ở Tokyo, lần đầu tiên khái niệm về Thực hành tốt nhà thuốc được Liên đồn Dược phẩm Quốc tế (FIP) đưa ra. [39] Sau đĩ, Liên đồn Dược phẩm Quốc tế FIP đã xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng thuốc của các quốc gia trên thế giới và các tổ chức dược quốc tế. Năm 1997, bản hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thơng qua. Và kể từ đĩ đến nay, WHO đã ban hành nhiều hướng dẫn để xây dựng những tiêu chuẩn riêng về cơ sở vật chất cũng như nhân sự và các quá trình chuẩn trong hành nghề của nhà thuốc tại các quốc gia trên thế giới. [39] Vào tháng 01 năm 2007, tại Việt Nam, Bộ Y tế đã chính thức ban hành và áp dụng nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Pratice, viết tắt: GPP) trên cơ sở bộ tiêu chuẩn GPP của FIP/WHO. [4] 1.1.2. Khái niệm về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an tồn và cĩ hiệu quả cho người sử dụng thuốc. [3] 1.1.3. Nguyên tắc GPP “Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc: [6] - Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết. - Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thơng tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. - Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản. 3
- - Gĩp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an tồn, hợp lý, cĩ hiệu quả. 1.1.4. Các tiêu chuẩn GPP Người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc khi thực hiện hoạt động bán thuốc cần tuân thủ những yêu cầu chung như sau: Yêu cầu chung [3] - Cĩ thái độ hồ nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân. - Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thơng tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và cĩ các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an tồn và hiệu quả. - Giữ bí mật các thơng tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thơng tin người bệnh yêu cầu. - Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, cĩ đeo biển ghi rõ tên, chức danh. - Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược. - Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên mơn và pháp luật y tế. Đối với người quản lý chuyên mơn hoặc chủ cơ sở bán lẻ (CSBL) thuốc [3] - Phải thường xuyên cĩ mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trường hợp vắng mặt phải uỷ quyền cho nhân viên cĩ trình độ chuyên mơn tương đương trở lên điều hành theo quy định. - Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua. - Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra. - Kiểm sốt chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc. - Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên mơn, văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề dược, khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc. - Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại CSBL chuyên mơn, đạo đức hành nghề. - Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thơng giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác. - Theo dõi và thơng báo cho cơ quan y tế về các tác dụng phụ của thuốc. 4
- 1.2. Giới thiệu chung về hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên mơn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an tồn và cĩ hiệu quả cho người sử dụng. [3] Hoạt động bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc cần tuân thủ theo những bước cơ bản sau đây: [3] - Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu; - Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nĩi. Trường hợp khơng cĩ đơn thuốc kèm theo, Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gĩi. - Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc. - Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và khơng bán cao hơn giá niêm yết. Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc được quy định tại Việt Nam cũng tương tự như một số quy trình khác được quy định ở các quốc gia khác trên thế giới, đều nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu cơ bản được nêu ra trong tiêu chuẩn của GPP. 1.3. Một số quy định liên quan đến hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc 1.3.1. Quy định về tư vấn cho người mua [3] - Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. - Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần cĩ tư vấn của người cĩ chuyên mơn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thơng tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc khơng cần kê đơn. - Đối với người bệnh địi hỏi phải cĩ chẩn đốn của thầy thuốc mới cĩ thể dùng thuốc, Người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị. 5
- - Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sĩc, tự theo dõi triệu chứng bệnh. - Khơng được tiến hành các hoạt động thơng tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thơng tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hố thơng thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết. 1.3.2. Quy định về bán thuốc theo đơn [3] - Khi bán các thuốc theo đơn phải cĩ sự tham gia trực tiếp người bán lẻ cĩ trình độ chuyên mơn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc kê đơn. - Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc khơng rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc cĩ sai phạm về pháp lý, chuyên mơn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán lẻ phải thơng báo lại cho người kê đơn biết. - Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và cĩ quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc khơng hợp lệ, đơn thuốc cĩ sai sĩt hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê khơng nhằm cụ đích chữa bệnh. - Người bán lẻ là dược sỹ đại học cĩ quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác cĩ cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi cĩ sự đồng ý của người mua. - Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc. - Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính. 6
- 1.3.3. Quy trình bán thuốc theo đơn và khơng theo đơn 1.3.3.1. Quy trình bán thuốc theo đơn [5] Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bán thuốc theo đơn Bước 1: Tiếp đĩn và chào hỏi KH Bước 2: Kiểm tra đơn thuốc - Tính hợp lệ của đơn thuốc. - Đơn thuốc đúng theo mẫu quy định. - Cĩ đủ tên, chữ ký, địa chỉ, dấu phịng khám/ bệnh viện của bác sĩ. - Đối với thuốc gây nghiện: đối chiếu chữ ký của bác sỹ trong đơn với bản đăng ký bác sĩ kê đơn gây nghiện. - Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc nếu số lượng chỉ cĩ một chữ số thì phải cĩ số 0 phía trước; số ngày chỉ định khơng được quá 10 ngày. - Các cột, mục khác ghi đúng quy định. - Kiểm tra tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ. - Kiểm tra tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, cách dùng, liều dùng, cách phối hợp. - Thơng báo cho người mua, hỏi lại người kê đơn để tránh sai sĩt, nhầm lẫn trong một số trường hợp sau: Đơn cĩ loại thuốc khơng rõ ràng về nồng độ, hàm lượng, số lượng. Đơn thuốc cĩ vấn đề về tương tác thuốc, kê trùng thuốc. 7
- Từ chối bán trong những trường hợp sau Đơn thuốc khơng hợp lệ. Đơn thuốc cĩ sai sĩt hoặc nghi vấn. Bước 3: Lựa chọn thuốc Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược: - Bán theo đúng biệt dược đã kê trong đơn. - Trường hợp tại nhà thuốc khơng cĩ biệt dược kê trong đơn hoặc khi KH yêu cầu được tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện của mình thì chuyển sang mục b. Trường hợp đơn thuốc kê tên gốc hoặc khi cĩ yêu cầu tư vấn, giới thiệu thuốc: - Dược sỹ phụ trách chuyên mơn được quyền giới thiệu và thay thế các loại biệt dược (cùng thành phần, hàm lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá của từng loại để KH tham khảo và tự chọn loại thuốc phù hợp với khả năng kinh tế của mình. *Lưu ý: Khơng tiến hành các hoạt động thơng tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thơng tin quảng cáo thuốc; khơng khuyến khích bệnh nhân mua lượng thuốc nhiều hơn lượng thuốc cần thiết điều trị. Bước 4: Lấy thuốc theo đơn - Lấy thuốc theo đơn đã kê hoặc thuốc KH đã chọn (sau khi được Dược sỹ đại học tư vấn). - Đối với thuốc phải ra lẻ: lấy thuốc theo đơn đã kê, cho vào các bao, gĩi, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, cách dùng, thời gian dùng của từng thuốc theo đơn đã kê. - Ghi vào đơn: Tên thuốc, hàm lượng, số lượng thuốc đã thay thế (nếu cĩ) - Ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn . Bước 5: Hướng dẫn cách dùng - Hướng dẫn, giải thích cho KH về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng khơng mong muốn, liều lượng và cách dùng thuốc. - Dặn bệnh nhân liên hệ ngay với nhà thuốc hoặc bác sỹ kê đơn nếu cĩ vấn đề về dị ứng thuốc hoặc gặp các tác dụng khơng mong muốn của thuốc. Bước 6: Lưu các thơng tin và số liệu - Nhập đầy đủ các thơng tin cần thiết vào phần mềm quản lý hoặc sổ. 8
- - Với các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, ghi đầy đủ thơng tin cần thiết vào sổ chuyên mơn. - Các thuốc cần lưu đơn: lưu một đơn, một đơn trả lại KH. Bước 7: Thu tiền, giao hàng cho khách - Giao hĩa đơn cho khách và thu tiền (nếu cĩ). - Giao hàng cho khách - Cảm ơn KH. 1.3.3.2. Quy trình bán thuốc khơng theo đơn [5] Hình 1.2. Sơ đồ quy trình bán thuốc khơng theo đơn Bước 1: Tiếp đĩn và chào hỏi KH Bước 2: Tìm hiểu các thơng tin về việc sử dụng thuốc của KH Trường hợp KH hỏi mua một loại thuốc cụ thể: - Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/ triệu chứng gì? - Đối tượng dùng thuốc? (giới, tuổi, tình trạng sức khỏe, cĩ đang bị mắc các bệnh mãn tính nào khơng? đang dùng thuốc gì? hiệu quả, tác dụng khơng mong muốn? ) - Đã dùng thuốc này lần nào chưa? hiệu quả? - Xác định việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh/ triệu chứng bệnh nhân đang mắc là đúng hay khơng đúng? Trường hợp KH hỏi và tư vấn điều trị một số chứng/bệnh thơng thường: 9
- - Ai? (Tuổi, giới ) mắc chứng/ bệnh gì? Biểu hiện? Thời gian mắc chứng/ bệnh? chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng? - Bệnh nhân cĩ đang mắc bệnh mãn tính? đang dùng thuốc gì?, - Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/triệu chứng này? - Dùng như thế nào? Hiệu quả? Bước 3: Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể - Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp: giải thích, tư vấn và hướng dẫn KH chuyển sang loại thuốc khác đúng và phù hợp hơn. Trong trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua theo đơn của bác sỹ. - Trao đổi, đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, từng chứng bệnh cụ thể. - Cung cấp các thơng tin cụ thể về thuốc phù hợp với KH để KH lựa chọn. Bước 4: Lấy thuốc - Lấy thuốc KH đã chọn. - Cho vào các bao, gĩi, ghi rõ: Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng; liều dùng; thời gian dùng của từng thuốc. Bước 5: Hướng dẫn cách dùng Hướng dẫn, giải thích cho KH về: - Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định. - Tác dụng khơng mong muốn. - Liều lượng và cách dùng thuốc, thời gian dùng từng thuốc. - Dặn bệnh nhân liên hệ ngay với nhà thuốc hoặc bác sỹ nếu cĩ vấn đề về dị ứng thuốc hoặc gặp các tác dụng khơng mong muốn của thuốc. Bước 6: Thu tiền, giao hàng cho khách - Thu tiền, giao hàng cho khách. - Cảm ơn KH. Bước 7: Lưu thơng tin số liệu. 1.3.4. Quy định về ghi nhãn, đĩng gĩi thuốc 1.3.4.1. Quy định về ghi nhãn thuốc [3] - Đối với trường hợp thuốc bán lẻ khơng đựng trong bao bì ngồi của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; với trường hợp 10
- khơng cĩ đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng. Nếu thuốc bán lẻ ở dạng nguyên vỉ, gĩi (khơng đựng trong bao bì ngồi), trong trường hợp khơng cĩ đơn thuốc đi kèm, khi trên vỉ đã cĩ nội dung thơng tin tối thiểu bắt buộc theo quy định gồm tên thuốc, hàm lượng thì người bán thuốc chỉ cần ghi và đính kèm các thơng tin: dạng bào chế, cách dùng, liều dùng, số lần dùng. - Đối với thuốc khơng cịn bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc thì phải ghi rõ/đính kèm: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp khơng cĩ đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng. Liều dùng, số lần dùng, cách dùng: ghi rõ lượng thuốc cho một lần đưa vào cơ thể hay lượng thuốc dùng trong một ngày; ghi rõ liều dùng cho người lớn, người già, trẻ em (nếu cĩ). Ghi rõ đường dùng, dùng khi nào (ví dụ: uống trước hoặc sau bữa ăn ), cách dùng thuốc để hiệu quả cao nhất (ví dụ: uống với nhiều nước). 1.3.4.2. Quy định về đĩng gĩi thuốc [3] - Đối với thuốc khơng cịn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, phải bố trí phịng/khu vực ra lẻ để thực hiện việc ra lẻ thuốc bán cho người bệnh. Trong danh mục kiểm tra GPP cĩ yêu cầu đối với khu vực ra lẻ cĩ thể xem xét chấp thuận nếu bố trí phịng riêng hoặc hộp/ngăn riêng ra lẻ thuốc. Đảm bảo khu vực ra lẻ cách ly với khu vực bảo quản trưng bày. - Cĩ các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc. - Trường hợp ra lẻ thuốc mà khơng cịn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gĩi kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gĩi cứng, cĩ nút kín để trẻ nhỏ khơng tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gĩi nguyên của nhà sản xuất. Cĩ thể sử dụng lại đồ bao gĩi sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì. - Khơng dùng các bao bì ra lẻ thuốc cĩ chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc. - Thuốc dùng ngồi/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đĩng trong bao bì dễ phân biệt. 1.3.5. Quy định về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên mơn của cơ sở bán lẻ thuốc [3] a. Cĩ tài liệu hoặc cĩ phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thơng báo cĩ liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ cĩ thể tra cứu và sử dụng khi cần. b. Phải cĩ sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lơ, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thơng tin khác cĩ liên quan, bao gồm: 11
- - Thơng tin thuốc: Tên thuốc, số Giấy phép lưu hành/Số Giấy phép nhập khẩu, số lơ, hạn dùng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, điều kiện bảo quản. - Nguồn gốc thuốc: Cơ sở cung cấp, ngày tháng mua, số lượng. - Cơ sở vận chuyển, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển. - Số lượng nhập, bán, cịn tồn của từng loại thuốc. - Người mua/bệnh nhân, ngày tháng, số lượng (đối với thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc dạng phối hợp cĩ chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất). - Đối với thuốc kê đơn phải thêm số hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ sở hành nghề. c. Đến 01/01/2019, nhà thuốc phải cĩ thiết bị và triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm sốt xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Cĩ cơ chế chuyển thơng tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với KH cũng như việc chuyển giao thơng tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu. d. Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên mơn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải cĩ các quy trình sau: - Quy trình mua thuốc và kiểm sốt chất lượng. - Quy trình bán thuốc, thơng tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn. - Quy trình bán thuốc, thơng tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc khơng kê đơn. - Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng. - Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi. - Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp cĩ tổ chức pha chế theo đơn. - Các quy trình khác cĩ liên quan. 1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Hoạt động bán thuốc và tư vấn sử dụng cho người bệnh tại các cơ sở bán lẻ thuốc cĩ một vai trị quan trọng trong việc chăm sĩc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động bán và tư vấn sử dụng thuốc nếu như khơng được thực hiện đúng cĩ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động tư vấn cũng như cấp phát thuốc của người bán thuốc tại các cơ 12
- sở bán lẻ sẽ giúp tìm ra các vấn đề cịn tồn tại, từ đĩ cĩ thể đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp để nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Trên thế giới đã cĩ rất nhiều nghiên được thực hiện tại nhiều quốc gia nhằm đánh giá thực tế hoạt động bán thuốc của người bán tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Qua các số liệu mà các nghiên cứu thu thập được, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc chưa hợp lý đang diễn ra ngày càng phổ biến ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tại Anh, 58% cơ sở bán lẻ thuốc bán paracetamol cho KH với liều lượng nhiều hơn liều quy định cho phép, và cĩ đến 98% cơ sở bán paracetamol cùng với thuốc chữa cảm cúm cĩ chứa paracetamol mà khơng cĩ câu hỏi nào đối với người mua hay lời khuyên dành cho họ. [35] Ở các nước khác như Hoa Kỳ hay New Zealand, việc tiêu thụ paracetamol cũng đang ngày một gia tăng. [30] Việc lạm dụng kháng sinh đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trên tồn cầu. Ngay cả ở châu Âu, nơi khơng cho phép cung cấp kháng sinh tại các nhà thuốc, người bệnh vẫn cĩ thể mua và sử dụng kháng sinh mà khơng cần kê đơn. Một số quốc gia tại châu Âu đang sử dụng số lượng thuốc kháng sinh gấp ba lần tính trên đầu người so với các nước khác. [40] Tại Kenya, 52% người bán bán kháng sinh cho KH mà khơng cần đơn, và một nửa trong số đĩ thừa nhận rằng họ đồng ý bán kháng sinh cho KH khi KH cĩ nhu cầu. [34] Tại Nam Ấn Độ, tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 22%. [27] Bên cạnh đĩ, thuốc điều trị bệnh mạn tính cũng đang được dùng với một tỷ lệ cao hơn ở ngồi bệnh viện và dự tính sẽ cịn tăng đáng kể nếu sẵn cĩ thuốc để cung cấp cho người mua. [40] Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực tế hoạt động cấp phát thuốc của người bán tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Cơ sở đánh giá thực hiện thơng qua chỉ số chăm sĩc người bệnh của Tổ chức y tế Thế giới WHO (Patient Care Indicators). [38] Theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện tại Ethiopia năm 2019, tỷ lệ thuốc được dán nhãn phù hợp là 22,7%. [33] Tỷ lệ này cũng tương đương so với các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia khác như Ấn Độ (18,5%), Ghana (26,0%), đều ở mức khá thấp. [26, 36] Tỷ lệ bệnh nhân biết các thơng tin về liều dùng, số lần dùng, cách dùng, tác dụng của thuốc cũng cĩ sự chênh lệch giữa các quốc gia, tuy nhiên cũng đều ở mức cao (>80%). Tỷ lệ bệnh nhân được người bán hướng dẫn các thơng tin liên quan đến tác dụng phụ của thuốc cịn thấp. [25, 26, 31, 34, 36, 37] 1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, do sự tiện lợi cũng như thĩi quen của mình, người dân cĩ xu hướng tới các cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc tự điều trị thay vì tới bệnh viện hay 13
- gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và kê đơn thuốc cụ thể. Chính vì vậy, cơ sở bán lẻ thuốc cĩ vai trị quan trọng và trách nhiệm trong việc tư vấn, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá thực tế hoạt động bán thuốc của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tại các địa phương khác nhau trên cả nước. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tại nhiều nơi, người bán thuốc vẫn chưa cĩ sự khai thác đầy đủ các thơng tin về người dùng thuốc cũng như đưa ra các lời khuyên và hướng dẫn sử dụng cụ thể đối với người dùng thuốc. 26,7% - 90% người mua được người bán thuốc hỏi về đối tượng sử dụng thuốc, đặc biệt, trong một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thanh Hĩa năm 2014, tỷ lệ này chỉ là 6,5%. [22] Tỷ lệ người mua được khai thác thơng tin về triệu chứng bệnh cũng cĩ sự chênh lệch giữa các địa phương, từ 33- 100%. Người mua chủ yếu được người bán thuốc tư vấn về liều, số lần dùng thuốc và thời điểm dùng thuốc. Tuy nhiên, các thơng tin liên quan đến thời gian điều trị hay các tác dụng khơng mong muốn và cách xử trí lại bị nhiều người bán bỏ qua (30%). 14
- Bảng 1.1. Tĩm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động bán thuốc tại Việt Nam % NBT % NBT % NBT % NBT % NBT % NBT % NBT Phương hỏi về hd về liều, hd về thời hd về thời Tác giả, năm, địa phương hỏi về đối khơng hd về pháp triệu số lần điểm dùng gian điều tượng SD khuyên gì TDKMM chứng dùng thuốc trị Nguyễn Thị Ngọc, Đĩng vai 48,75 95 70 90 67,5 27,5 10 2019, Hà Nội [15] KH Bùi Hồng Thúy, Đĩng vai 6,5 45,5 19,5 60,0 39,0 - 6,5 2014, Thanh Hĩa [22] KH Huỳnh Khánh Lam, Đĩng vai 83,5 33,3 14,3 59,5 83,3 - 23.8 2017, Kiên Giang [13] KH Trần Thị Phương, Quan sát, 41,0 44,7 43,0 45,3 45,7 17,7 5,3 2016, Hà Nội [18] phỏng vấn KH Ninh Thị Thu Hà, Phỏng vấn 61,5 33 26,4 71,4 59,3 47,3 - 2017, Yên Bái [10] KH Dương Thanh Huyền, Đĩng vai 26,7 100 - 100 100 - 0 2018, Hà Nội [12] KH Nguyễn Thúy Hằng, Đĩng vai 90 86,3 - 23,8 16,3 21,3 1,3 2019, Các tỉnh phía Bắc [11] KH Lương Văn Bảo, Quan sát, 65,2 71,1 - - - - - 2016, Tuyên Quang [2] phỏng vấn KH 15
- Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng cấp phát thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc, phản ánh tình trạng cấp phát thuốc cịn nhiều bất cập. [1, 14, 17, 18] Tình trạng lạm dụng trong bán thuốc kháng sinh và các thuốc kê đơn khác diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Theo một khảo sát được thực hiện tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016, trong số các thuốc được bán, cĩ 37% thuốc kê đơn đã được bán cho KH tuy nhiên chỉ cĩ 5,2% được bán khi KH cĩ đơn. Các thuốc kê đơn được bán chủ yếu là các thuốc kháng sinh (9,7%), corticoid (7,3%) và tim mạch (2,7%). [18] Một nghiên cứu khác tại tỉnh Đồng Nai năm 2014 đã cho thấy tỷ lệ người bán thực hiện khơng đúng các quy định về bán thuốc khơng theo đơn trong các bệnh đơn giản chiếm đến hơn 60%. [14] Như vậy, trong những năm gần đây, tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã cĩ nhiều nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng bán và tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay việc thực hiện GPP tại các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, nguyên nhân cĩ thể do người bán thuốc chưa ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn GPP trong quá trình bán thuốc cũng như sự lơi lỏng quản lý của các cấp chính quyền. Nghiên cứu “Khảo sát thực trạng hoạt động mua, bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019” cũng được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra được các mặt cịn tồn tại trong hoạt động bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng, từ đĩ đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tại các cơ sở bán lẻ thuốc. 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Quận Hà Đơng là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hĩa, xã hội lớn của Thành phố Hà Nội, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thơng quan trọng, gắn kết quận Hà Đơng với các quận, huyện, tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Tính đến 1/4/2019, quận Hà Đơng cĩ dân số 388.907 người, là quận đơng dân thứ 3/30 quận, huyện của thành phố Hà Nội, với mật độ dân số là 7.836 người/km2. [8] Mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng đang ngày càng được mở rộng và phát triển để cĩ thể đáp ứng đủ nhu cầu mua thuốc phịng, chữa bệnh của người dân trên địa bàn, đĩng gĩp vào sự phát triển của ngành y tế quận. Trong đĩ, cơ sở bán lẻ thuốc chiếm một tỉ lệ lớn. Tính đến tháng 3/2020, tổng số lượng cơ sở hành nghề được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên địa bàn quận Hà 16
- Đơng là 385 cơ sở. [20] Cơ sở bán lẻ thuốc, đặc biệt là cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã và đang đĩng gĩp một phần khơng nhỏ trong việc chăm sĩc sức khỏe cho người dân, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản lý về cơng tác quản lý hoạt động của các nhà thuốc. Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động mua bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng vẫn cịn một số tồn tại. Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn vẫn cịn chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng hết nhu cầu của người dân trên địa bàn. Việc duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu bảo quản thuốc và việc thực hiện hoạt động chuyên mơn của người bán lẻ thuốc cịn một số bất cập, Một trong số những nguyên nhân khiến cho tình trạng này vẫn cịn tồn tại cĩ thể do nhận thức, tâm lý của người bán thuốc cho rằng tiêu chuẩn GPP chỉ là hình thức, chỉ để phục vụ cho việc đánh giá, thẩm định chất lượng, cấp giấy chứng nhận. 17
- CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, và thời gian tiến hành nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng. - Khách hàng mua thuốc tại các cơ sở khảo sát. 2.1.2. Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu a. Người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc Tiêu chuẩn lựa chọn o Nhà thuốc, quầy thuốc đang hoạt động và đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng. Tiêu chuẩn loại trừ o Các nhà thuốc doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc trong khuơn viên hoặc gần khu vực bệnh viện, các cơ sở bán lẻ thuốc đơng y, dược liệu, các đại lý bán thuốc. o Người bán thuốc khơng chấp nhận tham gia nghiên cứu. b. Khách hàng mua thuốc Tiêu chuẩn lựa chọn o KH sau khi mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc và đồng ý tham gia phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ o KH khơng đồng ý tham gia phỏng vấn. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở bán thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020. Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mơ tả cắt ngang. 18
- Nguồn dữ liệu được thu thập thơng qua việc khảo sát hoạt động bán thuốc của người bán thuốc, phỏng vấn KH sau khi mua thuốc. Người phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn KH mua thuốc nhằm thu thập thơng tin liên quan đến hoạt động mua thuốc của KH và hiểu biết của KH về các thuốc đã mua, tạo tình huống với NBT nhằm thu thập thơng tin liên quan đến hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc cũng như phân tích việc tuân thủ tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” của các cơ sở bán lẻ thuốc được khảo sát. 2.2.1. Cỡ mẫu Cơng thức tính cỡ mẫu 2 p X (1−p) n = Z 1- α/2 d2 n: cỡ mẫu α: mức ý nghĩa thống kê d: khoảng sai lệch p: tỷ lệ ước đốn Z: hệ số tin cậy Số lượng cơ sở bán thuốc Dựa trên thời gian cũng như điều kiện tiến hành nghiên cứu và sau khi loại trừ các cơ sở trong tiêu chuẩn loại trừ, nghiên cứu đã thu thập được thơng tin từ 93 cơ sở bán lẻ thuốc, được lựa chọn ngẫu nhiên theo phường, phân bố rải rác trên địa bàn quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội Số lượng khách hàng Theo cơng thức tính cỡ mẫu như trên, lấy p=0,5, d=0,15, tính được n=204. Trong thời gian nghiên cứu, nghiên cứu đã khảo sát được tổng cộng 203 KH sau khi mua thuốc. 2.2.2. Chỉ số, biến số sử dụng trong nghiên cứu Các chỉ số nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây: 19
- Bảng 2.1. Các chỉ số nghiên cứu Phân loại Nguồn số Chỉ số nghiên cứu biến liệu 1 Đặc điểm chung của KH được khảo sát 1.1 Tuổi trung bình của KH Định lượng 1.2 Tỷ lệ % KH là nữ/nam Định tính Phiếu khảo Tỷ lệ % KH cĩ trình độ học vấn ≤ THCS, Định tính 1.3 sát KH sau THPT, trung cấp - cao đẳng, đại học khi mua Tỷ lệ % KH là nơng dân, cơng nhân, học Định tính thuốc 1.4 sinh - sinh viên, nhân viên văn phịng- viên chức, kinh doanh, hưu trí, nội trợ, khác Mục tiêu 1 2 Tình huống KH mua thuốc Tỷ lệ % KH mua thuốc cĩ đơn, tỷ lệ % KH Định tính mua thuốc khơng cĩ đơn, tỷ lệ % KH kể 2.1 bệnh/triệu chứng, tỷ lệ % KH yêu cầu mua Phiếu khảo thuốc cụ thể sát KH sau Tỷ lệ % một số bệnh/triệu chứng KH kể khi Định tính khi mua 2.2 mua thuốc khơng cĩ đơn thuốc Tỷ lệ % một số thuốc cụ thể KH hay yêu cầu Định tính 2.3 mua khi mua khơng cĩ đơn Mục tiêu 2 3 Hoạt động hỏi của người bán thuốc Tỷ lệ % người bán khơng khai thác bất cứ Định tính 3.1 Phiếu khảo thơng tin gì sát hoạt động Tỷ lệ % người bán hỏi về: đối tượng sử Định tính bán thuốc 3.2 dụng, độ tuổi, cân nặng, thĩi quen sinh hoạt của người 3.3 Tỷ lệ % người bán hỏi về đơn thuốc Định tính bán 20
- Tỷ lệ % người bán hỏi về triệu chứng, thời Định tính 3.4 gian triệu chứng Tỷ lệ % người bán hỏi về việc điều trị triệu Định tính 3.5 chứng trong quá khứ, hiệu quả của thuốc đã sử dụng Tỷ lệ % người bán hỏi về các thuốc khác Định tính 3.6 đang sử dụng, dị ứng thuốc, các bệnh lý liên quan, các bệnh mãn tính Tỷ lệ % người bán hỏi về nhu cầu điều trị Định tính 3.7 bằng thuốc nội/ngoại và khả năng chi trả Hoạt động khuyên, HDSD của người bán 4 thuốc Tỷ lệ % người bán khơng tư vấn bất cứ nội Định tính 4.1 dung gì 4.2 Tỷ lệ % người bán từ chối bán thuốc Định tính Tỷ lệ % người bán tư vấn về các thơng tin Định tính liên quan đến việc dùng thuốc như tác dụng, 4.3 liều dùng, thời điểm dùng, đường dùng, tổng thời gian điều trị. Tỷ lệ % người bán tư vấn về tác dụng phụ và Định tính Phiếu khảo 4.4 cách xử lý, thuốc và thức ăn tránh dùng sát hoạt động cùng, chế độ ăn uống/sinh hoạt, bán thuốc Tỷ lệ % người bán tư vấn về việc khơng Định tính của người 4.5 được tự ý ngưng dùng thuốc và nên tái bán khám,. Tỷ lệ % người bán kiểm tra lại xem KH đã Định tính nắm được đầy đủ và chính xác các thơng tin 4.6 chưa, tĩm tắt lại các thơng tin quan trọng, hỏi xem KH cịn câu hỏi nào khơng Tỷ lệ % người bán kiểm tra đối chiếu lại Định tính 4.7 thuốc trước khi đưa cho KH. 21
- Hoạt động cấp phát thuốc của người bán 5 thuốc Số lượng thuốc trung bình người bán đã bán Định lượng 5.1 cho mỗi KH Tỷ lệ % thuốc được bán phân loại theo nhĩm Định tính 5.2 Phiếu khảo tác dụng dược lý sát KH sau Tỷ lệ % thuốc khơng cịn bao bì ngồi được Định tính khi mua 5.3 ghi các nội dung: liều dùng, số lần dùng, thuốc cách dùng. 5.4 Tỷ lệ % thuốc được ghi nhãn phù hợp. Định tính Kết quả quá trình cung cấp dịch vụ của 6 người bán thuốc Tỷ lệ % KH biết mà khơng cần đọc tài liệu, Định tính biết bằng cách đọc tài liệu, khơng biết các 6.1 thơng tin liên quan đến thuốc đã mua: tác Phiếu khảo dụng, liều dùng, đường dùng, thời điểm sát KH sau dùng, tổng thời gian điều trị. khi mua Tỷ lệ % KH trả lời biết về: tác dụng phụ và Định tính thuốc 6.2 cách xử trí, tương tác thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt, 2.2.3. Tiêu chí đo lường Một số tình huống mua thuốc - Tình huống KH mua thuốc theo đơn: KH mang theo đơn thuốc và yêu cầu mua thuốc theo như trong đơn từ người bán thuốc. - Tình huống KH yêu cầu mua thuốc cụ thể: KH yêu cầu mua loại thuốc cụ thể nào đĩ bằng cách nêu tên/ mơ tả lại hình thức của thuốc với người bán thuốc. - Tình huống KH kể bệnh/triệu chứng: KH khơng trực tiếp đưa ra yêu cầu mua loại thuốc cụ thể mà miêu tả lại vấn đề sức khỏe của người bệnh cho người bán thuốc. 22
- Nhãn phù hợp - Đối với thuốc khơng cịn bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc, thì phải ghi rõ/đính kèm: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; - Trường hợp khơng cĩ đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng. Vì vậy, với các thuốc khơng cĩ bao bì ngồi, nhãn được đánh giá là phù hợp nếu cĩ ghi đầy đủ các hướng dẫn về: liều dùng, số lần dùng, thời điểm dùng trong ngày và cả thời điểm dùng so với bữa ăn. Sự hiểu biết của khách hàng sau khi mua thuốc KH được hỏi sự hiểu biết của họ về các thuốc mà họ đã mua, và được đánh giá là biết nếu họ trả lời biết về các thơng tin: tác dụng của thuốc, liều dùng 1 lần, liều dùng 1 ngày, đường dùng, thời điểm dùng trong ngày, thời điểm dùng so với bữa ăn, tổng thời gian điều trị; liệt kê được: một số TDP và cách xử trí, một số thuốc/thức ăn cần tránh dùng cùng thuốc, chế độ ăn uống/sinh hoạt khi dùng thuốc hay một số lưu ý khác. Người phỏng vấn kết hợp hỏi và quan sát KH để đánh giá sự hiểu biết của họ ở các mức độ: biết mà khơng cần dùng tài liệu, biết qua đọc tài liệu, hay khơng biết. 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.4.1. Nghiên cứu hoạt động mua thuốc của khách hàng Người phỏng vấn tiến hành thu thập thơng tin về hoạt động mua thuốc của KH bằng cách hỏi sự đồng ý tham gia của KH và tiến hành phỏng vấn trực tiếp KH sau khi mua thuốc, xem các thuốc KH đã mua và ghi lại các thơng tin vào “Phiếu khảo sát khách hàng sau khi mua thuốc”. Những KH tham gia phỏng vấn được hỏi về các thơng tin chung (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, ), lý do chọn cơ sở để mua thuốc, tình huống mua thuốc (cĩ đơn/ mơ tả triệu chứng/ yêu cầu mua thuốc cụ thể), các thuốc đã mua và hiểu biết của họ về tác dụng, cách dùng cũng như các lưu ý khác liên quan đến từng loại thuốc. KH trả lời bằng cách tự điền vào phiếu khảo sát hoặc thơng qua việc nghe câu hỏi từ người phỏng vấn và trả lời và câu trả lời sẽ được người phỏng vấn ghi lại vào phiếu khảo sát. Sau khi kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ cảm ơn KH vì sự tham gia của họ. 23
- 2.2.4.2. Nghiên cứu hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc Nhằm thu thập thơng tin về hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại các cơ sở trên địa bàn quận Hà Đơng mà nghiên cứu đã khảo sát, người phỏng vấn tiến hành đĩng vai một người đi mua thuốc cho người nhà bị tăng huyết áp mà khơng cĩ đơn thuốc, chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào mà người bán đưa ra, ghi âm lại tồn bộ cuộc trị chuyện, sau đĩ tiến hành nghe lại và điền các thơng tin vào “Phiếu khảo sát hoạt động bán thuốc của người bán”. 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được thu thập từ phiếu khảo sát hoạt động bán thuốc của người bán và phiếu khảo sát hoạt động mua thuốc của KH được mã hĩa và nhập vào phần mềm Epi data 3.1 và xử lý bằng phần mềm STATA 11. 2.2.6. Phương pháp trình bày số liệu Số liệu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Office Word 2016 và Microsoft Office Excel 2016. Kết quả được trình bày qua các bảng, biểu đồ, đồ thị phù hợp. 2.2.7. Vấn đề đạo đức Tất cả thơng tin cá nhân liên quan đến người bán thuốc và KH được khảo sát được đảm bảo giữ bí mật. Các đối tượng tham gia phỏng vấn sẽ được người phỏng vấn giải thích mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu và đồng ý tham gia phỏng vấn. Các đối tượng nghiên cứu cũng cĩ quyền từ chối tham gia phỏng vấn. Các thơng tin trong “Phiếu khảo sát khách hàng sau khi mua thuốc”, “Phiếu khảo sát hoạt động bán thuốc của người bán” và các file ghi âm cuộc trị chuyện giữa người phỏng vấn và người bán thuốc chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Số liệu đảm bảo tính trung thực, khoa học, tin cậy. 2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu - Vì thời gian, kinh phí nghiên cứu cịn hạn chế nên nghiên cứu viên chưa khảo sát được tồn bộ các nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng. - Hình thức đĩng vai cịn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến kết quả khảo sát cĩ thể khơng thật sự khách quan. 24
- 2.2.9. Sơ đồ nghiên cứu Thiết kế đề cương nghiên cứu ↓ Thử nghiệm bộ cơng cụ nghiên cứu ↓ Lựa chọn đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (203 khách hàng, 93 người bán thuốc) ↓ Phỏng vấn 203 KH Phỏng vấn, quan sát 93 NBT ↓ ↓ Tổng hợp phiếu Ghi chép, tổng hợp phiếu Làm sạch ↓ Phân tích & xử lý số liệu ↓ Viết bài báo cáo Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 25
- CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mơ tả hoạt động mua thuốc của khách hàng tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 3.1.1. Đặc điểm của khách hàng mua thuốc đã khảo sát Bảng 3.1. Đặc điểm của khách hàng đã khảo sát Số lượng Đặc điểm Tỷ lệ (%) (n=203) Giới tính - Nam 88 43,35 - Nữ 115 56,65 Trình độ học vấn - ≤ Trung học cơ sở 24 11,82 - Trung học phổ thơng 70 34,48 - Trung cấp - Cao đẳng 67 33,00 - ≥ Đại học 42 20,70 Nghề nghiệp - Nơng dân 4 1,97 - Cơng nhân 28 13,79 - Học sinh - Sinh viên 12 5,91 - Nhân viên văn phịng - Viên chức 63 31,03 - Kinh doanh 37 18,23 - Hưu trí - Nội trợ 48 23,65 - Khác 11 5,42 Lý do chọn cơ sở mua thuốc - Gần nhà 106 52,22 26
- - Người quen giới thiệu 8 3,94 - Tiện đường 89 43,84 Nhận xét: Độ tuổi trung bình của các KH là 40,4 ± 13.9 tuổi. KH là nữ giới chiếm 56,65%. Tỷ lệ KH cĩ trình độ học vấn trung học phổ thơng và trung cấp- cao đẳng lần lượt là 34,48% và 33,00%, cịn lại là KH cĩ trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống (11,82%) và đại học trở lên (20,70%). KH là nhân viên văn phịng - viên chức chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,03%). Cĩ 52,22% KH chọn mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc được khảo sát do gần nhà, 43,84% KH mua thuốc do tiện đường, cịn lại là do người quen giới thiệu. Bảng 3.2. Phân bố theo nhĩm tuổi của khách hàng được khảo sát Số lượng Nhĩm tuổi Tỉ lệ (%) (n=203) 16 - 19 7 3,45 20 - 29 47 23,15 30 - 39 55 27,09 40 - 49 37 18,23 50 - 59 31 15,27 ≥ 60 26 12,81 Tổng 203 100,00 X ± SD 40,4 ± 13,9 (GTNN - GTLN) (16 - 71) Nhận xét: Tuổi thấp nhất là 16 tuổi, tuổi cao nhất là 71 tuổi. Nhĩm tuổi 30 - 39 chiếm tỉ lệ cao nhất (27,09%), nhĩm tuổi 16 - 19 chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,45%). 27
- 3.1.2. Mơ tả hoạt động mua thuốc của khách hàng được khảo sát Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các tình huống KH mua thuốc đã khảo sát Nhận xét: Trong tổng số 203 KH đã khảo sát, chỉ cĩ 17 KH mua thuốc cĩ đơn, chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,37%. Cịn lại là mua thuốc khơng cĩ đơn, trong đĩ 97 KH yêu cầu mua thuốc cụ thể (47,79%) và 89 KH chỉ mơ tả triệu chứng để mua thuốc (43,84%). 28
- 3.1.2.1. Tình huống khách hàng mua thuốc cĩ đơn Bảng 3.3. Các thuốc khách hàng mua thuốc cĩ đơn (n=17) Loại thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Kháng sinh 15 25,86 Giảm đau, hạ sốt, NSAIDS 10 17,24 Hơ hấp 6 10,34 Khác 27 46,56 Nhận xét: Những thuốc mà những KH này đã mua phần lớn là kháng sinh (25,86%), thuốc giảm đau, hạ sốt, NSAIDS (17,24%), các thuốc hơ hấp (thuốc ho, chữa viêm họng, viêm xoang, ) (10,34%). 29
- 3.1.2.2. Tình huống khách hàng mua thuốc khơng cĩ đơn, kể bệnh/triệu chứng Bảng 3.4. Các bệnh/triệu chứng khách hàng kể khi mua thuốc khơng cĩ đơn (n=89) Số lượt Nhĩm bệnh/triệu chứng Tỷ lệ (%) (n=89) Bệnh đường hơ hấp 36 40,45 Bệnh đường tiêu hĩa 14 15,73 Bệnh ngồi da 10 11,24 Bệnh xương khớp 9 10,11 Bệnh khác 20 22,47 Nhận xét: Trong 89 KH tới nhà thuốc khơng trực tiếp đưa ra yêu cầu mua thuốc cụ thể mà miêu tả lại bệnh/triệu chứng cho người bán thuốc và mua những thuốc mà người bán tư vấn, cĩ các bệnh lý được mơ tả như: bệnh đường hơ hấp (40,45%), bệnh đường tiêu hĩa (15,73%), bệnh ngồi da (11,24%), bệnh xương khớp (10,11%), ngồi ra cịn cĩ các bệnh lý đa dạng khác (22,47%). 30
- 3.1.2.3. Tình huống khách hàng mua thuốc khơng cĩ đơn, yêu cầu thuốc cụ thể Bảng 3.5. Các thuốc khách hàng yêu cầu mua khi khơng cĩ đơn (n=97) Loại thuốc Số thuốc Tỷ lệ (%) Thuốc giảm đau, hạ sốt 22 18,49 Thuốc hơ hấp 16 13,44 Kháng sinh 13 10,92 Thuốc tim mạch 13 10,92 Vitamin & khống chất 10 8,40 Thuốc khác 45 37,83 Nhận xét: Thuốc được KH hỏi mua nhiều nhất (chiếm 18,49%) là các thuốc cĩ tác dụng giảm đau, hạ sốt, trong số đĩ hầu hết là các thuốc cĩ thành phần hoạt chất chính là paracetamol. Đặc biệt, kháng sinh là một trong những loại thuốc mà KH đưa ra yêu cầu mua cụ thể nhiều nhất (10,92%). Bên cạnh đĩ, thuốc điều trị các bệnh tim mạch như huyết áp, mỡ máu, cũng được nhiều KH hỏi mua (10,92%) và được người bán đáp ứng yêu cầu mà khơng hỏi thêm. 31
- 3.2. Mơ tả hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 3.2.1. Hoạt động hỏi của người bán thuốc Bảng 3.6. Nội dung khai thác thơng tin về người dùng thuốc của người bán Số lượng Tỷ lệ Nội dung khai thác (n=93) (%) Khai thác thơng tin về người dùng thuốc: 93 100 - Khơng hỏi 0 0 - Đối tượng sử dụng 91 97,85 - Độ tuổi 48 51,61 - Cân nặng 0 0,00 - Thĩi quen sinh hoạt 2 2,15 Khai thác thơng tin về bệnh: - Đơn thuốc 88 94,62 - Mơ tả triệu chứng 79 84,95 - Thời gian xuất hiện triệu chứng 30 32,26 - Đã từng điều trị triệu chứng bằng thuốc chưa 82 88,17 - Hiệu quả điều trị của thuốc đã sử dụng 46 49,46 - Đang sử dụng loại thuốc gì khác khơng 35 37,63 - Dị ứng với loại thuốc nào khơng 8 8,60 - Các bệnh lý liên quan 18 19,35 - Các bệnh mãn tính 7 7,53 Khai thác các thơng tin cĩ liên quan khác: - Nhu cầu điều trị bằng thuốc nội/ngoại và khả 2 2,15 năng chi trả 32
- Nhận xét: Trong tổng số 93 người bán thuốc đã được khảo sát, 100% người bán cĩ sự khai thác thơng tin về người dùng thuốc ở một mức độ nào đĩ. Cụ thể, cĩ 97,85% người bán hỏi thơng tin về đối tượng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chỉ cĩ 2/93 người, chiếm 2,15%, hỏi về chế độ sinh hoạt của người dùng thuốc. Đáng chú ý, cĩ một tỷ lệ rất cao (94,62%) người bán cĩ hỏi về đơn thuốc và triệu chứng bệnh của bệnh nhân (84,95%). Tuy nhiên, chỉ cĩ 8,60% và 7,53% người bán khai thác thơng tin về tiền sử dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của bệnh nhân. Tỷ lệ người bán tìm hiểu nhu cầu điều trị bằng thuốc nội/ngoại của bệnh nhân cũng chỉ chiếm 2,15%. 3.2.2. Hoạt động khuyên, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người bán cĩ bán thuốc/từ chối bán thuốc Nhận xét: Cĩ 79 người bán thuốc từ chối bán thuốc trong tình huống mua thuốc tăng huyết áp mà khơng cĩ đơn, chiếm tỉ lệ 84.95%. Cịn lại cĩ 14 NBT đồng ý bán thuốc, chiếm tỉ lệ 15,05%. Đối với 14/93 (tương ứng 15,05%) người bán vẫn tiến hành bán thuốc, kết quả khảo sát về nội dung khuyên và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán được trình bày trong bảng sau: 33
- Bảng 3.7. Nội dung khuyên và HDSD thuốc của người bán thuốc Số lượng Nội dung tư vấn Tỷ lệ (%) (n= 14) Khơng tư vấn 0 0,00 Tác dụng của thuốc 4 28,57 Liều dùng 1 lần 14 100,00 Liều dùng 1 ngày 14 100,00 Thời điểm dùng thuốc 14 100,00 Thời điểm dùng so với bữa ăn 14 100,00 Đường dùng 4 28,57 Tổng thời gian dùng thuốc 1 7,14 Tác dụng phụ và cách xử lý 0 0,00 Thuốc và thức ăn tránh dùng cùng 0 0,00 Chế độ ăn uống/sinh hoạt 7 50,00 Khơng được tự ý ngưng dùng thuốc/đổi thuốc 2 14,29 Nên tái khám 12 85,71 Nhận xét: 100% người bán thuốc đồng ý bán thuốc đều cĩ tư vấn cho người mua về một số thơng tin cơ bản liên quan đến việc dùng thuốc như: liều dùng 1 lần, liều dùng 1 ngày, thời điểm dùng thuốc (sáng/tối/ ), thời điểm dùng so với bữa ăn (trước/sau ăn/trước hay sau ăn bao nhiêu phút). Đáng chú ý, khơng cĩ người bán nào trong số 14 người bán đồng ý bán thuốc cĩ lưu ý cho người mua về tác dụng phụ và cách xử lý cũng như các thuốc và thức ăn tránh dùng cùng. Cĩ 14,29% người bán khuyên bệnh nhân khơng được tự ý ngưng dùng thuốc hay đổi thuốc đang sử dụng, và cĩ đến 85,71% người bán khuyên bệnh nhân nên tái khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể và cĩ hướng điều trị hợp lý. 34
- 3.2.3. Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc Tổng số thuốc đã bán Bảng 3.8. Tổng số thuốc đã bán Tổng số thuốc đã bán 411 thuốc Trung bình số thuốc đã bán/KH 2 thuốc/1 KH Nhận xét: Tổng số thuốc mà người bán thuốc đã bán trong 203 tình huống khảo sát là 411 thuốc. Số thuốc đã bán trong mỗi tình huống dao động từ 1-5 thuốc. Phân loại các thuốc đã bán Bảng 3.9. Phân loại các thuốc đã bán theo nhĩm tác dụng dược lý Số thuốc Cĩ đơn Khơng cĩ đơn Nhĩm thuốc n(%) n(%) n(%) Kháng sinh 65 (15,81) 15 (3,65) 50 (12,16) Giảm đau, hạ sốt, NSAIDS 61 (14,84) 10 (2,43) 51 (12,41) Tiêu hĩa 41 (9,97) 5 (1,22) 36 (8,76) Hơ hấp 42 (10,22) 6 (1,46) 36 (8,76) Dược liệu 33 (8,03) 4 (0,97) 29 (7,05) Dị ứng 19 (4,62) 2 (0,49) 17 (4,14) Corticoid 22 (5,35) 3 (0,73) 19 (4,62) Vitamin và khống chất 23 (5,60) 2 (0,49) 21 (5,11) Tim mạch 13 (3,16) 5 (1,22) 8 (1,95) Khác 92 (22,4) 6 (1,46) 86 (20,92) Tổng 411 (100,00) 58 (14,11) 353 (85,89) 35
- Nhận xét: Trong các nhĩm thuốc được bán chủ yếu, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm khơng steroid là nhĩm thuốc được bán khơng theo đơn nhiều nhất (12,41%), tiếp theo là nhĩm thuốc kháng sinh (12,16%). Các thuốc thuộc nhĩm thuốc tim mạch cũng được người bán thuốc bán cho KH mà khơng cĩ đơn thuốc (1,95%). Ngồi ra, các thuốc corticoid cũng được bán khơng cĩ đơn rất nhiều (4,62%), chủ yếu được bán kèm với các thuốc khác để điều trị các bệnh như hơ hấp hay dị ứng. Ghi nhãn và đĩng gĩi thuốc Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhãn thuốc phù hợp và khơng phù hợp Nhận xét: Trong 411 thuốc được bán ra, cĩ 229/411 thuốc (tương ứng 55,72%) thuốc được ghi nhãn phù hợp, cịn lại 44,28% thuốc chưa được ghi nhãn phù hợp. 36
- Bảng 3.10. Nội dung ghi nhãn Thuốc khơng cĩ Thuốc cĩ bao Chung bao bì ngồi bì ngồi n(%) n(%) n(%) (n=411) (n=311) (n=100) - Nội dung ghi trên nhãn: Tác dụng 6 (1,93) 1 (1,00) 7 (1,70) Liều, số lần dùng 129 (41,48) 6 (6,00) 135 (32,85) Thời điểm dùng 129 (41,48) 6 (6,00) 135 (32,85) - Nhãn phù hợp: 129 (41,48) 100 (100,00) 229 (55,72) - Tổng: 311 (100,00) 100 (100,00) 411 (100,00) Nhận xét: Đối với 311 thuốc khơng cĩ bao bì ngồi, cĩ 129 thuốc được ghi nhãn phù hợp với đầy đủ các thơng tin hướng dẫn sử dụng, cụ thể là về liều dùng, số lần dùng và thời điểm dùng trong ngày cũng như thời điểm dùng so với bữa ăn. Với 100 thuốc đã cĩ bao bì ngồi, khơng cĩ quy định yêu cầu cần ghi nhãn. 3.2.4. Các hoạt động khác của người bán thuốc Người bán thuốc kiểm tra và tĩm tắt thơng tin cho khách hàng Bảng 3.11. Hoạt động kiểm tra và tĩm tắt thơng tin cho khách hàng Số lượng Nội dung hoạt động Tỷ lệ (%) (n=93) Kiểm tra xem KH đã nắm thơng tin hay chưa 7 7,53 Tĩm tắt và nhấn mạnh những thơng tin quan trọng 35 37,63 Hỏi xem KH cịn câu hỏi gì khơng 15 16,13 Kiểm tra đối chiếu lại thuốc 5 5,38 Chào hỏi KH 76 81,72 37
- Nhận xét: Cĩ 7,53% người bán đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại xem KH đã nắm các thơng tin về hướng dẫn sử dụng, lưu ý khi dùng thuốc hay tái khám bác sĩ hay chưa. 35% người bán tĩm tắt lại và nhấn mạnh những thơng tin quan trọng cho KH. Tuy nhiên, trong số 14 người bán đồng ý bán thuốc, chỉ cĩ 5 người bán cĩ kiểm tra đối chiếu lại thuốc đã thuốc về chủng loại và số lượng trước khi bán cho KH. Cĩ 81,72% người bán cĩ chào hỏi KH khi đến và đi. Các hoạt động khác Bảng 3.12. Các hoạt động khác của người bán thuốc Số lượng Nội dung hoạt động Tỷ lệ (%) (n=93) Thực hiện quy định trang phục ngành 54 58,06 Đeo biển hiệu ghi rõ chức danh 41 44,09 Ghi chép lại thuốc đã bán vào sổ theo dõi 4 4,30 Nhận xét: Cĩ 58,06% người bán thực hiện quy định trang phục ngành khi đứng quầy, số lượng người bán cĩ đeo thẻ tên ghi rõ chức danh cũng chỉ chiếm 44,09%. Đáng chú ý, chỉ cĩ 4,30% người bán sau khi bán thuốc cĩ ghi chép lại thuốc đã bán vào sổ theo dõi về tên cũng như số lượng thuốc đã bán ra. 3.2.5. Kết quả quá trình cung cấp dịch vụ của người bán thuốc Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn KH theo bộ câu hỏi đã xây dựng để tìm hiểu hiểu biết của họ về các thuốc đã mua và được người bán tư vấn. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau: 38
- Bảng 3.13. Hiểu biết của khách hàng ngay sau khi mua thuốc KH kể KH yêu cầu KH mua bệnh/triệu mua thuốc Chung thuốc cĩ đơn Nội dung chứng cụ thể n(%) n(%) n(%) n(%) (n=203) (n=17) (n=89) (n=97) Tác dụng của thuốc 10 (58,82) 67 (75,28) 76 (78,35) 153 (75,37) Liều dùng 1 lần/ 1 ngày 17 (100,00) 89 (100,00) 97 (100,00) 203 (100,00) Đường dùng 17 (100,00) 89 (100,00) 97 (100,00) 203 (100,00) Thời điểm dùng 17 (100,00) 89 (100,00) 97 (100,00) 203 (100,00) Tổng thời gian điều trị 17 (100,00) 89 (100,00) 94 (96,91) 200 (98,52) TDP và cách xử trí 1 (5,88) 8 (8,99) 6 (6,19) 15 (7,39) Tương tác thuốc 0 (0,00) 1 (1,12) 1 (1,03) 2 (0,98) Chế độ ăn uống/sinh hoạt 9 (52,94) 49 (55,06) 69 (71,13) 118 (58,13) Nhận xét: 100% KH biết các thơng tin cơ bản liên quan đến cách dùng thuốc như liều dùng 1 lần, liều dùng 1 ngày, đường dùng, thời điểm dùng trong ngày, thời điểm dùng so với bữa ăn, 98,52% KH đã nắm bắt được các thơng tin về tổng thời gian điều trị dựa vào đơn thuốc, sự tư vấn của người bán thuốc hay hiểu biết cá nhân. Tuy nhiên, chỉ cĩ 7,39% KH biết các thơng tin liên quan đến tác dụng phụ và cách xử trí của các thuốc đã mua, ngồi ra hiểu biết của KH liên quan đến tương tác giữa các thuốc cũng vẫn cịn rất hạn chế (0,98%). 39
- CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Hoạt động mua thuốc của khách hàng tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 Kết quả khảo sát hoạt động mua thuốc của KH cho thấy, chỉ cĩ 8,37% KH mua thuốc cĩ đơn. Cịn lại, cĩ đến 91,63% KH mua thuốc khơng cĩ đơn, trong đĩ tỷ lệ KH tìm đến nhà thuốc để yêu cầu được mua thuốc cụ thể chiếm đến 47,79%. Thuốc mà các KH này yêu cầu mua chủ yếu là các thuốc điều trị các bệnh thơng thường như thuốc giảm đau, hạ sốt (chiếm 18,49% tổng số thuốc được KH yêu cầu) hay các thuốc hơ hấp (chiếm 13,44%). Đáng chú ý, kháng sinh cũng là một trong những loại thuốc được KH hỏi mua cụ thể rất nhiều (10,92%) và hầu hết đều được người bán đáp ứng nhu cầu mà khơng hỏi đơn thuốc, mục đích điều trị, khai thác thơng tin về người dùng thuốc hay tư vấn gì thêm về việc sử dụng thuốc. Ngồi ra, các thuốc tim mạch (chiếm 10,92%) cũng được KH, chủ yếu là các KH lớn tuổi, hỏi mua cụ thể với lý do là các thuốc này họ đều đã được bác sĩ kê và sử dụng trong thời gian dài, nên khi sử dụng hết họ trực tiếp tới nhà thuốc yêu cầu mua đúng loại thuốc đĩ để sử dụng tiếp mà khơng tới cơ sở khám chữa bệnh tái khám để được tư vấn và chỉ định thuốc điều trị dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại. Đối với các KH mơ tả triệu chứng sau đĩ được người bán tự ý bán thuốc mà khơng cĩ đơn, tình trạng kê đơn thuốc kháng sinh bừa bãi, đặc biệt là trong các trường hợp KH mơ tả vấn đề sức khỏe về đường hơ hấp. Ngồi ra, việc lạm dụng paracetamol trong điều trị hay bán paracetamol với liều vượt quá liều cho phép cũng đang xảy ra. Theo các nghiên cứu trước đây, thực trạng này xảy ra tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Anh, 58% cơ sở bán lẻ thuốc bán paracetamol cho KH với liều lượng nhiều hơn liều quy định cho phép, và cĩ đến 98% cơ sở bán paracetamol cùng với thuốc chữa cảm cúm cĩ chứa paracetamol mà khơng cĩ câu hỏi nào đối với người mua hay lời khuyên dành cho họ. [35] Ở các nước khác như Hoa Kỳ hay New Zealand, việc tiêu thụ paracetamol cũng đang ngày một gia tăng. [30] Việc lạm dụng kháng sinh đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trên tồn cầu, xảy ra ở cả những nước phát triển và những nước đang phát triển. Ngay cả ở châu Âu, nơi khơng cho phép cung cấp kháng sinh tại các nhà thuốc, người bệnh vẫn cĩ thể mua và sử dụng kháng sinh mà khơng cần kê đơn. [40] Tại Kenya, 52% người bán bán kháng sinh cho KH mà khơng cần đơn, và một nửa trong số đĩ thừa nhận rằng họ đồng ý bán 40
- kháng sinh cho KH khi KH cĩ nhu cầu. [34] Tại Trung Quốc, theo một khảo sát được thực hiện tại 1106 nhà thuốc tư nhân, thì cĩ đến 925 nhà thuốc (tương ứng 83,6%) bán thuốc kháng sinh theo yêu cầu của KH, kể cả khi khơng cĩ đơn thuốc. [41] Thuốc cĩ chứa hoạt chất paracetamol cần được sử dụng với liều lượng và thời gian dùng hợp lý, nếu lạm dụng hay thiếu kiến thức về việc kết hợp các loại thuốc đều chứa paracetamol sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc quá liều, gây ra các tác dụng phụ khơng mong muốn, gây độc tới gan, trường hợp nặng hơn cĩ thể gây hoại tử gan thậm chí gây tử vong. Kháng sinh là thuốc cần sử dụng đúng chỉ định, đúng liều, đủ thời gian mà khơng nên sử dụng bừa bãi, lạm dụng để tránh tình trạng kháng thuốc gia tăng. Thuốc tim mạch là những thuốc cần cĩ đơn thuốc và phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ, nhất là khi đối tượng sử dụng các loại thuốc này chủ yếu là người lớn tuổi với sức khỏe khơng tốt, mắc nhiều bệnh lý nền khác nhau và sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc. Ngồi ra, việc sử dụng thuốc tim mạch cần được đặc biệt lưu ý về liều dùng, cách dùng, các tác dụng phụ, tương tác thuốc, Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, người dân tới nhà thuốc yêu cầu mua các thuốc này đều được người bán đáp ứng và khơng tư vấn thêm gì. Kháng sinh cĩ lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sĩc người bệnh nếu được kê đơn và sử dụng đúng cách. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhĩm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. [7] Tuy nhiên, hiện nay, kháng sinh đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi, kéo dài, lạm dụng. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nơng thơn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy, cĩ 24% hiệu thuốc ở thành thị và 29,5% hiệu thuốc ở nơng thơn cĩ bán đơn thuốc kê kháng sinh. Phần lớn kháng sinh được bán mà khơng cĩ đơn (với tỷ lệ 88% ở thành thị và 91% ở nơng thơn). 49,7% người dân ở thành thị và 28,2% người dân ở nơng thơn yêu cầu được bán kháng sinh mà khơng cĩ đơn. [9] Thực tế, tại các nhà thuốc, việc người bán thuốc bán kháng sinh cho KH gần như đã trở thành thĩi quen. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thuốc kháng sinh được bán với tỷ lệ khá cao và thời gian điều trị ngắn. Hầu như KH khi tới nhà thuốc yêu cầu mua thuốc điều trị các bệnh thơng thường như viêm họng, ho hay cúm thơng thường đều được người bán thuốc bán kháng sinh kết hợp với các loại thuốc khác, chủ yếu là corticoid để làm tăng hiệu quả điều trị. Thuốc corticoid là một loại thuốc cĩ nhiều TDKMM khi sử dụng (lỗng xương, gãy xương, loét dạ dày tá tràng, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, suy thượng thận cấp, hội chứng Cushing, ), đặc biệt 41
- là nguy cơ ức chế tạo xương và gây suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ, do đĩ đây là một nhĩm thuốc phải kê đơn và địi hỏi phải cĩ sự hướng dẫn tỉ mỉ về liều dùng, cách dùng và cần sự thận trọng, cân nhắc lựa chọn chỉ khi cần thiết, khơng nên lạm dụng để tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc. [18] Từ đĩ, cĩ thể thấy rằng tình trạng người dân tự ý sử dụng thuốc và người bán tự ý bán thuốc, đặc biệt là các thuốc cần kê đơn như thuốc giảm đau, hạ sốt cĩ chứa paracetamol, thuốc kháng sinh, corticoid hay các thuốc tim mạch vẫn cịn diễn ra khá phổ biến và chưa được kiểm sốt tốt. Điều này cĩ thể gây ra những tác hại khơn lường đối với sức khỏe của chính người sử dụng thuốc, cĩ thể gây nên những hậu quả đáng tiếc. Thêm vào đĩ, tình trạng mua thuốc thuốc giảm đau hạ sốt tràn lan khơng chỉ gây nên những tác hại khơn lường đối với người dùng thuốc mà cịn cĩ thể gây ảnh hưởng tới cả cộng đồng, ví dụ điển hình như ở đại dịch COVID-19 vừa qua cĩ trường hợp bệnh nhân dương tính với virus, cĩ triệu chứng sốt nhưng khơng khai báo mà tự thuốc hạ sốt uống, người bán thuốc cũng khơng khai thác thơng tin về triệu chứng của khách hàng, từ đĩ dẫn đến để lọt người bệnh trong cộng đồng, khiến cho cơng tác kiểm sốt dịch bệnh gặp nhiều khĩ khăn. 4.2. Hoạt động bán thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đơng năm 2019 4.2.1. Hoạt động hỏi và tư vấn của người bán thuốc Nhiệm vụ chính của ngành dược trong vai trị cung ứng thuốc cho cộng đồng là đảm bảo cung ứng đủ thuốc và cĩ chất lượng, hiệu quả, an tồn khi sử dụng thuốc, tính kinh tế của thuốc phù hợp với từng bệnh nhân để đảm bảo tính hợp lý trong điều trị. Người bán thuốc phải cĩ trách nhiệm: bán đúng thuốc theo đơn hoặc bán theo yêu cầu của người bệnh đối với thuốc khơng kê đơn. Đồng thời người bán thuốc phải hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách để thuốc phát huy hiệu quả tối đa, đồng thời phải tư vấn và điều trị các bệnh thơng thường khơng cần tư vấn của bác sĩ. [23] Các kỹ năng cần thiết phải thực hiện ở các nhà thuốc đạt chuẩn GPP bao gồm: Hỏi – Khuyên – Tư vấn. Trong đĩ kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình bán thuốc. Kỹ năng hỏi bao gồm: cách đặt câu hỏi như thế nào, nội dung cần hỏi những gì để thu thập được thơng tin đầy đủ từ KH, nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của KH như: triệu chứng, tình trạng bệnh, thuốc cần mua, tiền sử dị ứng, đã sử dụng thuốc nào chưa, Để từ đĩ người bán thuốc cĩ thể đưa ra thuốc phù hợp cho bệnh nhân vừa hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí. 42
- Khuyên sẽ là kỹ năng tiếp theo mà người bán thuốc cần phải thực hiện trong quá trình bán thuốc. Kỹ năng này địi hỏi người bán thuốc phải nắm vững chuyên mơn, nắm vững kiến thức bệnh học để cĩ thể đưa ra lời khuyên hợp lý. Sau cùng là kỹ năng tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc. Kỹ năng này yêu cầu người bán thuốc khi tiếp xúc với người mua phải cĩ thái độ hịa nhã, cởi mở, chân thành, chu đáo với bệnh nhân, vừa hướng dẫn bằng lời nĩi vừa ghi cách sử dụng thuốc. Luơn giải đáp các thắc mắc của người mua về các câu hỏi liên quan đến bệnh, trả lời ngắn gọn, dễ hiểu tránh dùng các từ ngữ chuyên ngành. [19, 24] Hoạt động hỏi và tư vấn của người bán thuốc đối với KH là một trong những bước quan trọng và cần được thực hiện xuyên suốt quá trình bán thuốc,nhằm giúp người bán thuốc thu thập đầy đủ các thơng tin về người dùng thuốc cũng như tình trạng sức khỏe của họ, từ đĩ cĩ thể tư vấn đúng cách và bán đúng thuốc cho bệnh nhân. Theo kết quả khảo sát, từ tình huống người khảo sát đĩng vai một người đi mua thuốc điều trị tăng huyết áp cho người nhà tại 93 nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng, 100% người bán cĩ khai thác các thơng tin cơ bản về người dùng thuốc ở một mức độ nào đĩ, trong đĩ chủ yếu là hỏi xem đối tượng sử dụng thuốc là ai (97,85%). Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu khác cũng được thực hiện bằng phương pháp đĩng vai KH (từ 6,5 – 90%). [11-13, 15, 22] Tuy nhiên, những nội dung liên quan đến cân nặng, thĩi quen sinh hoạt hay dị ứng thuốc của người dùng thuốc vẫn cịn chưa được người bán thuốc chú trọng đến. Một số thuốc tim mạch cĩ thể gây ra tình trạng dị ứng với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng rất đa dạng. Thêm vào đĩ, đối tượng sử dụng thuốc tim mạch lại chủ yếu là người lớn tuổi, sức khỏe yếu, thế nên các triệu chứng dị ứng khi xảy ra cĩ thể diễn biến nặng hơn, cĩ thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu khơng được xử lý kịp thời. Một tỷ lệ khá cao (94,62%) người bán thuốc hỏi người mua về đơn thuốc. Điều này chứng tỏ người bán thuốc đã cĩ sự chú trọng hơn đến quy chế bán thuốc kê đơn cũng như việc dùng thuốc của người bệnh. Thuốc điều trị các bệnh tim mạch như huyết áp, mỡ máu, là những thuốc cần cĩ đơn thuốc, phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ và cần lưu ý nhiều trong quá trình sử dụng vì nĩ cĩ thể gây ra các tác dụng khơng mong muốn và cĩ thể nguy hiểm nếu sử dụng quá liều cho phép. Kết quả khảo sát cho thấy, cĩ 84,95% người bán cĩ hỏi người mua về triệu chứng bệnh, ngồi ra các thơng tin khác liên quan đến bệnh như thời gian xuất hiện 43
- triệu chứng, bệnh nhân đã từng điều trị triệu chứng bằng thuốc chưa, hiệu quả của thuốc đã sử dụng hay các thuốc khác đang sử dụng, cũng được khá nhiều người bán khai thác (lần lượt là 32,26%, 88,17%, 49,46% và 37,63%). Nếu so sánh tỷ lệ người bán khai thác triệu chứng bệnh với kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, tỷ lệ này cao hơn so với nhiều nghiên cứu khác (<50%). [10, 17, 18, 22] Việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an tồn, hợp lý là nhiệm vụ then chốt cuối cùng trong quá trình bán thuốc của nhà thuốc, để giúp người dùng thuốc nắm rõ các thơng tin cơ bản về cách sử dụng thuốc, các tác dụng khơng mong muốn cĩ thể xảy ra, chế độ ăn uống/sinh hoạt. Kỹ năng này địi hỏi người bán thuốc cần phải cĩ kiến thức chuyên mơn nhất định để tư vấn cho người dùng thuốc những thơng tin chính xác nhất. Trong số 93 nhà thuốc mà nghiên cứu khảo sát, cĩ 14/93 người bán đồng ý bán thuốc cho KH trong tình huống mua thuốc tăng huyết áp mà khơng cĩ đơn thuốc. Kết quả khảo sát về các nội dung mà người bán thuốc tư vấn cho người mua cho thấy, nội dung được tư vấn chủ yếu là về liều dùng, thời điểm dùng thuốc và thời điểm dùng so với bữa ăn (100%). Kết quả này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây (dao động từ 16,3 – 90%). [2, 10, 11, 13, 15, 18, 22] Một tỷ lệ lớn người bán (85,71%) khuyên bệnh nhân nên đi tái khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn. Tuy nhiên, thơng tin về tác dụng của thuốc, tổng thời gian dùng thuốc, chế độ ăn uống/sinh hoạt hay việc khơng được tự ý ngưng thuốc/đổi thuốc lại khơng được người bán thật sự chú trọng trong quá trình tư vấn cho bệnh nhân (<50%), mặc dù các thuốc tim mạch là những thuốc cĩ thể gây ra nhiều tác dụng khơng mong muốn cho người bệnh. Khơng cĩ người bán nào hướng dẫn người mua về tác dụng phụ và cách xử lý hay các thuốc/thức ăn tránh dùng cùng. Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tỷ lệ khá thấp (0 – 10%). [11-13, 15, 18, 22] Chỉ cĩ 5,38% người bán cĩ kiểm tra, đối chiếu lại thuốc trước khi bán cho KH. Tỷ lệ này cĩ thể nĩi là khá thấp, vì việc kiểm tra, đối chiếu lại thuốc trước khi bán cho KH là nhằm đảm bảo thuốc được bán ra đúng chủng loại, đúng số lượng, chất lượng thuốc được đảm bảo, tránh sai sĩt hay nhầm lẫn cĩ thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. 4.2.2. Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc cũng là một trong những bước quan trọng hàng đầu trong quá trình bán thuốc, giúp KH mua đúng thuốc và sử dụng thuốc đúng cách. Trong tổng số 411 thuốc được bán ra trong 203 tình huống khảo sát, 44
- cĩ đến 85,88% các thuốc được bán mà khơng cĩ đơn. Các thuốc được bán khơng cĩ đơn chủ yếu là các thuốc giảm đau, hạ sốt, NSAIDS (12,41%), thuốc kháng sinh (12,16%), thuốc tim mạch (1,95%), corticoid (4,62%). Các thuốc được bán khi KH khơng cĩ đơn chủ yếu để điều trị các bệnh thơng thường như sốt, cảm cúm, viêm họng, Khi mắc những bệnh thơng thường, người dân cĩ xu hướng tới hiệu thuốc mơ tả triệu chứng với người bán và yêu cầu được mua thuốc thay vì tới bệnh viện vì sẽ tốn nhiều thời gian. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu đã thực hiện như nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương, năm 2013 tại Nghệ An (56,3%) [16], Trần Thị Phương, năm 2016 tại Hà Nội (31,8%) [18], Nguyễn Đức Anh, năm 2012 tại Thanh Hĩa (76,5%) [1]. Trong quá trình cấp phát thuốc, ngồi việc bán đúng thuốc, bán thuốc hợp lý cho KH thì hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người bán thuốc. Đối với những thuốc khơng cĩ bao bì ngồi, người bán cần hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân bằng cả hai hình thức nĩi và viết nhãn lên bao bì thuốc, giúp cho người dùng thuốc tiếp nhận thơng tin dễ dàng và chính xác hơn. Trong tổng số 411 thuốc được bán ra, cĩ 229/411 (chiếm 55,72%) các thuốc được ghi nhãn phù hợp với đầy đủ thơng tin hướng dẫn sử dụng như liều dùng, số lần dùng, thời điểm dùng trong ngày và thời điểm dùng so với bữa ăn. Tỷ lệ này cao hơn so với các nghiên cứu khác cũng được thực hiện trên địa bàn Hà Nội như nghiên cứu của Phạm Thanh Phương, năm 2009 (46,0%) [17], Nguyễn Minh Tâm, năm 2009 (45,9%) [21], thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Phương, năm 2016 (58,0%) [18] 4.2.3. Các hoạt động khác của người bán thuốc Người bán thuốc kiểm tra và tĩm tắt thơng tin cho KH Ngồi việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ và chi tiết để bệnh nhân cĩ thể sử dụng thuốc đúng cách, người bán thuốc cịn cĩ nhiệm vụ kiểm tra lại xem KH đã nắm được đầy đủ các thơng tin cơ bản mà mình cung cấp hay chưa. Thêm vào đĩ, người bán thuốc cũng cần phải tĩm tắt lại và nhấn mạnh những thơng tin quan trọng hay các lưu ý trong quá trình dùng thuốc để bệnh nhân nắm rõ. Theo kết quả nghiên cứu đã khảo sát, chỉ cĩ 7,53% người bán đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại xem KH đã nắm các thơng tin về hướng dẫn sử dụng, lưu ý khi dùng thuốc hay tái khám bác sĩ hay chưa. 37,63% người bán tĩm tắt lại và nhấn mạnh những thơng tin quan trọng cho KH. Sau khi bán thuốc, để tránh trường hợp bán nhầm thuốc hay sai liều dùng cũng như ghi sai nhãn hướng dẫn sử dụng thuốc, người bán cần thực hiện thêm một bước 45
- đĩ là kiểm tra, đối chiếu lại thuốc về chủng loại thuốc, số lượng, thơng tin ghi trên nhãn, chất lượng thuốc bằng cảm quan. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, trong số 14 người bán đồng ý bán thuốc, chỉ cĩ 5 người bán cĩ kiểm tra đối chiếu lại thuốc đã thuốc trước khi bán cho KH. Các hoạt động khác Người bán thuốc khi đứng quầy cĩ mặc áo Blouse và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh là một trong những yêu cầu cần phải cĩ tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Tuy nhiên, việc chấp hành quy định mặc áo blouse và đeo biển tên chưa được chú ý đúng mức. Trong số 93 người bán thuốc mà nghiên cứu khảo sát, chỉ cĩ 58,04% người bán thực hiện đúng quy định trang phục ngành, và cũng chỉ cĩ 44,09% người bán cĩ đeo biển hiệu ghi rõ chức danh. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Phượng năm 2018 cũng được thực hiện trên địa bàn quận Hà Đơng (40,5 % người bán thuốc mặc áo blouse và 23,8 % người bán thuốc đeo biển tên). [19] 4.2.4. Kết quả quá trình cung cấp dịch vụ của người bán thuốc Theo kết quả mà nghiên cứu đã khảo sát được, 56,65% KH đến mua thuốc là nữ giới. Độ tuổi trung bình của các KH là 40,4±13,9, trong đĩ nhĩm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 – 39 tuổi. Số lượng KH tốt nghiệp trung học phổ thơng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,48%). KH là nhân viên văn phịng – viên chức cũng chiếm đến 31,03%. KH là đối tượng trực tiếp nhận được sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc từ phía người bán thuốc, vì vậy, hiểu biết của họ ngay sau khi mua thuốc phản ánh rõ nét nhất kết quả quá trình cung cấp dịch vụ dược của người bán. [18] Theo kết quả khảo sát, 100% KH trả lời biết những thơng tin cơ bản nhất về cách dùng thuốc như liều dùng 1 lần, liều dùng 1 ngày, đường dùng, thời điểm dùng trong ngày và thời điểm dùng so với bữa ăn. Hầu hết KH biết tổng thời gian dùng thuốc (98,52%) dựa vào đơn thuốc, sự tư vấn của người bán thuốc hay hiểu biết cá nhân. Tỷ lệ này cao hơn so với nhiều nghiên cứu khác được thực hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới, như nghiên cứu tại Slovenia (78,0%) [31], nghiên cứu tại Brazil (75,6%) [29] hay nghiên cứu tại Hà Nội của Trần Thị Phương năm 2016 (98,3%). [18] Tỷ lệ này cao hơn cĩ thể một phần do nghiên cứu này cĩ các đối tượng KH được khảo sát chủ yếu là KH cĩ trình độ học vấn từ THPT trở lên và cĩ nghề nghiệp là nhân viên văn phịng – viên chức chiếm phần lớn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của KH và ảnh hưởng đến kết quả quá trình cung cấp DV của người bán thuốc. 46
- Chỉ cĩ 75,37% KH biết tác dụng của tất cả các thuốc đã mua. Ngồi ra, hiểu biết của KH về tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc cịn rất hạn chế (7,39% và 0,98%). Kết quả của nghiên cứu này thấp hơn tại Slovenia với tỷ lệ KH biết tác dụng của thuốc là 93,0% và tỷ lệ KH biết thơng tin về tác dụng phụ của thuốc là 20,0%. [31] Nghiên cứu của Trần Thị Phương năm 2016 cho cũng kết quả cao hơn với 87,7% KH biết tác dụng của các thuốc đã mua và hiểu biết của KH về tác dụng phụ là 7,3%. [18] 47
- KẾT LUẬN Nghiên cứu thực hiện khảo sát 203 khách hàng và 93 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội, kết quả nghiên cứu như sau: 1. Tình huống khách hàng mua thuốc Độ tuổi trung bình của các KH là 40,4 ± 13.9 tuổi. KH là nữ giới chiếm 56,65%. Tỷ lệ KH cĩ trình độ học vấn trung học phổ thơng chiếm 34,48%. KH là nhân viên văn phịng - viên chức chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,03%). Cĩ 8,37% KH mua thuốc theo đơn; 43,84% KH kể bệnh/triệu chứng và 47,79% KH yêu cầu mua thuốc cụ thể. 2. Hoạt động hỏi, tư vấn, cấp phát thuốc của người bán thuốc 2.1. Hoạt động hỏi, tư vấn của người bán thuốc Trong tình huống mua thuốc cho người thân bị tăng huyết áp, 100% người bán cĩ khai thác thơng tin về người dùng thuốc. Nội dung được hỏi chủ yếu về: đối tượng sử dụng (97,85%), đơn thuốc (94,62%), triệu chứng bệnh (84,95%). 8,6% và 7,53% người bán khai thác về tiền sử dị ứng và bệnh lý mãn tính khác của bệnh nhân. Cĩ 15,05% người bán đồng ý bán thuốc. 100% người bán đồng ý bán thuốc đều cĩ tư vấn cho người mua về việc dùng thuốc. 85,71% khuyên bệnh nhân nên tái khám bác sĩ. 2.2. Hoạt động cấp phát thuốc của người bán thuốc Thuốc giảm đau, hạ sốt, NSAIDS là nhĩm thuốc được bán khơng theo đơn nhiều nhất (12,41%), tiếp theo là kháng sinh (12,16%), thuốc tim mạch (1,95%). Cĩ 55,72% thuốc được ghi nhãn phù hợp. 100% KH biết các thơng tin cơ bản liên quan đến cách dùng thuốc Chỉ cĩ 7,39% KH biết các thơng tin liên quan đến tác dụng phụ và 0,98% biết tương tác giữa các thuốc. 24,63% KH khơng nắm được cụ thể về tác dụng của các thuốc đã mua. 2.3. Hoạt động khác 7,53% người bán đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại mức độ nắm bắt thơng tin của KH. Cĩ 58,06% người bán thực hiện quy định trang phục ngành, 44,09% người bán cĩ đeo thẻ tên ghi rõ chức danh. 48
- KIẾN NGHỊ 1. Đối với người dân - Tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Thay đổi thĩi quen tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc kê đơn, tới bệnh viện các cơ sở khám chữa bệnh khi cĩ những vấn đề về sức khỏe thay vì tới trực tiếp nhà thuốc để mua thuốc. - Thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh dùng thuốc quá liều hay gây nên tình trạng kháng thuốc. 2. Đối với nhà thuốc - Cĩ thái độ tích cực và thực hiện đúng những quy định về mua bán thuốc, nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc cũng như các quy chế, quy định về hành nghề Dược. - Tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên nhà thuốc về kiến thức chuyên mơn, kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng. 3. Đối với cơ quan quản lý - Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn quận để phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập cịn tồn tại trong các cơ sở bán lẻ thuốc. - Cĩ biện pháp chấn chỉnh đối với các cơ sở bán lẻ thuốc khơng tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP). - Đối với các vi phạm nặng cần cĩ những biện pháp xử lý nghiêm khắc. 49
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Anh (2012), Khảo sát chất lượng dịch vụ dược tại một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Thanh Hĩa, tỉnh Thanh Hĩa, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2. Lương Văn Bảo (2016), Đánh giá kỹ năng thực hành tư vấn và mức độ hài lịng của khách hàng tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Trường Đại học Dược Hà Nội. 3. Bộ Y Tế (2018), Thơng tư 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. 4. Bộ Y Tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc". 5. Bộ Y Tế (2010), Cẩm nang thực hành tốt nhà thuốc, Nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Y Tế (2011), Thơng tư số 46/2011/TT-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" GPP. 7. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015). 8. Cổng thơng tin điện tử Quận Hà Đơng (2019), Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 9. GARP – Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam, 2010 (Situation Analysis on Antibiotic Use and Resistance in Vietnam), Việt Nam. 10. Ninh Thị Thu Hà (2017), Khảo sát việc thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Trường Đại học Dược Hà Nội. 11. Nguyễn Thúy Hằng (2019), Đánh giá thực trạng hoạt động hành nghề Dược của nhà thuốc tại một số tỉnh phía Bắc, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Dương Thanh Huyền (2018), Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc trên địa bàn quận Hồn Kiếm thành phố Hà Nội năm 2018, Trường Đại học Dược Hà Nội.
- 13. Huỳnh Khánh Lam (2017), Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) trên địa bàn huyện Hịn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017, Trường Đại học Tây Đơ. 14. Trịnh Hồng Minh, Phạm Đình Luyến, Phan Văn Bình (2014), "Khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", Tạp chí Y - Dược học Quân sự (4-2015) 15. Nguyễn Thị Ngọc (2019), Khảo sát thực hành tư vấn của người bán lẻ thuốc với bệnh nhiễm trùng hơ hấp cấp tính tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Phương (2013), Khảo sát chất lượng dịch vụ Dược tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An, Trường Đại học Dược Hà Nội. 17. Phạm Thanh Phương (2009), Khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc được cơng nhận GPP trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội. 18. Trần Thị Phương (2016), Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2016 Trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Phạm Thị Phượng (2019), Khảo sát thực trạng việc thực hiện các quy định thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với một số nhà thuốc tại Quận Hà Đơng Thành phố Hà Nội năm 2018, Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Sở Y tế Hà Nội (2020), Danh sách cơ sở kinh doanh Dược đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn quận Hà Đơng, Hà Nội. 21. Nguyễn Minh Tâm (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ Dược của một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội. 22. Bùi Hồng Thúy (2014), Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Thanh Hĩa, tỉnh Thanh Hĩa năm 2012, Trường Đại học Dược Hà Nội. 23. Nguyễn Thanh Xuân (2010), Nghiên cứu hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc tỉnh Thái Bình trong quá trình hướng tới áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”, Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo tiếng Anh 24. Dato’eisah a.Rahman (2015), Community Pharmacy Benchmarking Guideline, Pharmaceutical Services Division, Malaysia. 25. Rizky Abdulab (2014), "Assessment of patient care indicator at community pharmacies in Bandung City, Indonesia", Patient care community pharmacy, 45(5), 1196-1201. 26. Afia Frimpomaa Marfo và cộng sự (2013), "Patient knowledge of medicines dispensed from Ghanaian community pharmacies", Pharmacy Practice 2013, 11(2), 66‐70. 27. Anandhasayanam Aravamuthan, Mohanavalli Arputhavanan, Kannan Subramaniam, Sam Johnson Udaya Chander J (2016), "Assessment of current prescribing practices using World Health Organization core drug use and complementary indicators in selected rural community pharmacies in Southern India", Journal of Pharmaceutical Policy and Practice, 10, 1. 28. Chuc NT Chalker J, Falkenberg T, Tomson G (2002), "Private pharmacies in Hanoi, Vietnam: a randomized trial of a 2-year multi-component intervention on knowledge and stated practice regarding ARI, STD and antibiotic/steroid requests", Trop Med Int Health, 7(9), 803‐810. 29. Samanta Etges Frưhlich, Tatiane da Silva Dal Pizzol (2010), "Instrument to evaluate the level of knowledge about prescription in primary care", Rev Sẳde Pública, 44(6), 1046-1054. 30. Nejc Horvat, Marko Koder, Mitja Kos (2012), "Using the Simulated Patient Methodology to Assess Paracetamol-Related Counselling for Headache", PLoS One, 7(12). 31. Nejc Horvat, Mitja Kos (2015), "Contribution of Slovenian community pharmacist counseling to patients’ knowledge about their prescription medicines: a crosssectional study", Croat Med J, 56(1), 41‐49. 32. Mattias Larsson, Nguyen Thanh Binh, Gưran Tomson, Nguyen TK Chuc, Torkel Falkenberg (2006), "Private pharmacy staff in Hanoi dispensing steroids - theory and practice", Pharm Pract (Granada), 4(2), 60‐67. 33. Desalegn Birara Mamo, Belete Kassa Alemu (2020), "Rational Drug-Use Evaluation Based on World Health Organization Core Drug-Use Indicators in
- a Tertiary Referral Hospital, Northeast Ethiopia: A Cross-Sectional Study", Drug Healthc Patient Saf, 12, 15‐21. 34. Dishon Muloi, Eric M Fèvre, Judy Bettridge, Robert Rono, Daniel Ong'are, James M Hassell, Maurice K Karani, Patrick Muinde, Bram van Bunnik, Alice Street, Margo Chase-Topping, Amy B Pedersen, Melissa J Ward, Mark Woolhouse (2019), "A cross-sectional survey of practices and knowledge among antibiotic retailers in Nairobi, Kenya", J Glob Health, 9(2). 35. Molloy P1, Chambers R2, Cork T (2016), "How well are national guidelines relating to the general sales of aspirin and paracetamol, adhered to by retail stores: A mystery shopper study", BMJ Open, 6(1). 36. Lalvani P, Bapna J, Burn R, Eichler R, Green T, Walkowiak H (2003), Access to Essential Medicines: Rajasthan, India, 2001, Management Sciences for Health, Arlington. 37. Aaron Glyn Sosola (2007), "An Assessment of Prescribing and Dispensing Practices in Public Health Facilities of Southern Malawi", MD-Medical Data, 7, 195-199. 38. WHO (1993), How to Investigate Drug Use in Health Facilities: Selected Drug Use Indicators, EDM Research Series No.7, Geneva: World Health Organization. 39. WHO (2011), Joint FIP/WHO Guidelines on GPP: Standards for Quality of Pharmacy Services, WHO Technical Report Series No. 961, Geneva: World Health Organization. 40. WHO (2011), The World Medicines Situation Report, Geneva: World Health Organization. 41. Y. Wang, Chen, J., Chen, X. và cộng sự (2020), "Widespread illegal sales of antibiotics in Chinese pharmacies – a nationwide cross-sectional study", Antimicrob Resist Infect Control, 9(12). Tài liệu trang web 42. Bộ Y Tế, Báo động kháng thuốc ở Việt Nam (2016), nam/?fbclid=IwAR28MVZKvks66LB8Ye7GySepQ6HaiyiIuxe1c1X0sYdA PWuDRj9fhOE5gxs
- PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG SAU KHI MUA THUỐC Thưa ơng/bà/anh/chị, Chúng tơi là sinh viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tại chúng tơi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu về hoạt động tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại các cơ sở bán thuốc tư nhân nhằm cải thiện chất lượng phục vụ và hiệu quả sử dụng thuốc cho khách hàng. Để nghiên cứu cĩ thể tiến hành hiệu quả, chúng tơi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía ơng/bà/anh/chị bằng cách dành một chút thời gian giúp chúng tơi trả lời một số câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Tất cả các câu trả lời của ơng/bà/anh/chị đều cĩ ích đối với nghiên cứu của chúng tơi. Chúng tơi cam kết rằng tất cả các thơng tin cá nhân mà ơng/bà/anh/chị cung cấp đều được bảo mật. Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ơng/bà/anh/chị. A. PHẦN THƠNG TIN KHÁCH HÀNG Thơng tin chung Câu trả lời của khách hàng Tuổi (tuổi) Giới tính Nam ☐ Nữ ☐ Đại học trở lên ☐ Cao đẳng ☐ Trình độ học vấn Trung cấp ☐ Tốt nghiệp THPT ☐ ≤ Tốt nghiệp THCS ☐ Học sinh, sinh viên ☐ Kinh doanh ☐ Cơng nhân ☐ Văn phịng - Viên chức ☐ Nghề nghiệp Nơng dân ☐ Hưu trí - Nội trợ ☐ Khác Cụ thể:. . . . . . . . .
- B. PHẦN NỘI DUNG Mời ơng/bà/anh/chị giúp chúng tơi trả lời một số câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ơ Cĩ/Khơng: STT Nội dung câu hỏi Cĩ Khơng 1 Ơng/bà/anh/chị mua thuốc cĩ đơn hay khơng? Ơng/bà/anh/chị cĩ mơ tả triệu chứng/bệnh với người bán 2 thuốc hay khơng? Nêu rõ: Ơng/bà/anh/chị cĩ yêu cầu được mua một thuốc cụ thể 3 hay khơng? Người phỏng vấn xem từng thuốc trên đơn thuốc/túi thuốc của KH hoặc quan sát kết hợp hỏi KH (nếu cần) và tích vào bảng:
- Hình thức đĩng gĩi Thơng tin về ghi nhãn Khơng cĩ bao bì ngồi Cĩ bao Tên, Thời điểm Lưu ý STT Tên thuốc Cĩ bao Ko Tác Liều, bì Hàm đặc Cắt liều Ra lẻ bì trực ghi dụng Số lần Trước/s ngồi lượng S,T biệt tiếp au ăn 1 2 3 4 5 6 7 - Số thuốc ra lẻ/cắt liều khơng được đựng trong các bao bì riêng rẽ: (thuốc) (Người phỏng vấn kiểm tra từng thuốc KH được cấp phát và ghi rõ) (Sau mỗi buổi khảo sát, người nghiên cứu tiến hành tra cứu và hồn thiện các thơng tin sau về mỗi thuốc: Tên gốc; Hoạt chất chính; Là thuốc kê đơn/ khơng kê đơn; Thuộc nhĩm tác dụng dược lý nào?)
- Người phỏng vấn tiến hành hỏi hiểu biết của KH về các thơng tin sau với từng thuốc họ đã mua và điền vào phiếu: 1 Tổng số loại thuốc đã mua .(thuốc) 2 Các loại thuốc 1 2 3 4 5 6 7 3 Tác dụng của thuốc* 4 Liều dùng 1 lần* 5 Liều dùng 1 ngày* 6 Đường dùng* 7 Thời điểm dùng trong ngày* 8 Thời điểm dùng so với bữa ăn* 9 Tổng thời gian điều trị* 10 Một số TDP và cách xử trí* 11 Tương tác thuốc* 12 Chế độ ăn uống/sinh hoạt* 13 Lưu ý khác* *: Với mỗi thơng tin, người phỏng vấn tiếp nhận câu trả lời của KH và điền 1 trong 3 ý sau: 1: KH trả lời biết mà khơng cần đọc tài liệu 2: KH trả lời biết bằng cách đọc tài liệu (Đơn thuốc/tờ HDSD của sản phẩm/nhãn ghi hướng dẫn của người bán) 3: KH trả lời khơng biết. Xin trân trọng cảm ơn ơng/bà/anh/chị.
- PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC CỦA NGƯỜI BÁN Người nghiên cứu tiến hành quan sát cả quá trình giao tiếp từ khi khách hàng đến nhà/quầy thuốc, mua thuốc đến khi kết thúc giao dịch và điền các thơng tin: Nội dung hỏi của người bán thuốc Cĩ Khơng 1 Khai thác thơng tin về người dùng thuốc 1.1 Khơng hỏi 1.2 Đối tượng sử dụng 1.3 Độ tuổi 1.4 Cân nặng 1.5 Thĩi quen sinh hoạt 2 Khai thác thơng tin về bệnh 2.1 Đơn thuốc 2.2 Mơ tả triệu chứng 2.3 Thời gian xuất hiện triệu chứng 2.4 Đã từng điều trị triệu chứng bằng thuốc chưa 2.5 Hiệu quả điều trị của thuốc đã sử dụng 2.6 Đang sử dụng loại thuốc gì khác khơng 2.7 Dị ứng với loại thuốc nào khơng 2.8 Các bệnh lý liên quan 2.9 Các bệnh mạn tính 3 Khai thác các thơng tin cĩ liên quan khác Nhu cầu điều trị bằng thuốc nội/ngoại và khả năng chi 3.1 trả 3.2 Câu hỏi khác
- Cụ thể: Nếu K* Nội dung khuyên, HDSD của NBT V* N+V* N* K* 1* 2* 1 Khơng tư vấn 2 Thay thế thuốc trong đơn Từ chối bán thuốc nếu khơng cĩ đơn 3 đối với thuốc kê đơn 4 Tác dụng của thuốc 5 Liều dùng 1 lần 6 Liều dùng 1 ngày 7 Thời điểm dùng thuốc 8 Thời điểm dùng so với bữa ăn 9 Đường dùng 10 Tổng thời gian dùng thuốc 11 Tác dụng phụ và cách xử lý 12 Thuốc và thức ăn tránh dùng cùng 13 Chế độ ăn uống/sinh hoạt 14 Khơng được tự ý ngưng dùng thuốc 15 Nên tái khám Lưu ý khác 16 Cụ thể:
- NBT kiểm tra và tĩm tắt thơng tin cho khách hàng Cĩ Khơng 1 Kiểm tra xem khách hàng đã nắm được đầy đủ và chính xác các thơng tin chưa 2 Tĩm tắt lại và nhấn mạnh những thơng tin quan trọng 3 Hỏi xem bệnh nhân cịn câu hỏi gì khơng 4 Kiểm tra đối chiếu lại thuốc đã bán về loại thuốc và số lượng thuốc trước khi đưa thuốc cho khách hàng 5 Chào hỏi khách hàng Các hoạt động khác của NBT Cĩ Khơng 1 Thực hiện quy định trang phục ngành 2 Đeo biển hiệu ghi rõ chức danh 3 Ghi chép lại thuốc đã bán vào sổ theo dõi 4 Lưu lại thơng tin khách hàng *: V: Viết; N+V: Nĩi + Viết; N: Nĩi; K: Khơng Nếu K: Nếu khơng tư vấn, NBT cĩ hỏi liệu KH cĩ biết thơng tin này khơng: 1: Cĩ hỏi; 2: Khơng hỏi.