Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang

pdf 100 trang thiennha21 25/04/2022 4392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG NGUYỄN THỊ LÊ DUẨN Khóa học: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lê Duẩn Th.S Nguyễn Quang Huy TrườngLớp: K51G K ếĐạitoán học Kinh tế Huế Niên khóa: 2017-2021 Huế, tháng 12 năm 2020
  3. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – Tài chính Trường Đại Học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng học tập vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học, đây không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào xã hội một cách vững chắc và tự tin. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Quang Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Bang cũng như tất cả các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán đã tạo điều kiện cho em được thực tập như một trợ lý kế toán, giúp em có được những kiến thức cũng như kinh nghiệm bổ ích khi lần đầu được tiếp xúc với ngành nghề kế toán. Vì kiến thức, kỹ năng của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực tập còn nhiều bỡ ngỡ, cũng như là trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này sẽ khó tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy, cô và các anh chị bỏ qua. Cuối cùng với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin kính chúc quý Thầy, Cô, Ban Giám đốc công ty cùng toàn thể các anh chị trong Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Bang luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong côngTrường việc. Đại học Kinh tế Huế Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Lê Duẩn 1
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của khóa luận 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5 1.1. Tiền lương trong doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm tiền lương 5 1.1.2. Bản chất của tiền lương 6 1.1.3. Ý nghĩa của tiền lương 6 1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 7 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 7 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 9 1.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 11 1.3.1.TrườngQuỹ tiền lương Đại học Kinh tế Huế 11 1.3.2. Các khoản trích theo lương 13 1.3.2.1. Khái niệm 13 1.3.2.2. Ý nghĩa 13 1.3.2.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội 14 1.3.2.4. Quỹ Bảo hiểm y tế 17 2
  5. 1.3.2.5. Kinh phí công đoàn 18 1.3.2.6. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp 18 1.4. Phân loại lao động 19 1.4.1. Khái niệm lao động 19 1.4.2. Phân loại lao động 19 1.5. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 21 1.5.1. Hạch toán số lượng lao động 21 1.5.2. Hạch toán thời gian lao động 21 1.5.3. Hạch toán kết quả lao động 22 1.5.4. Hạch toán thanh toán tiền lương cho người lao động 23 1.6. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 24 1.6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 1.6.1.1. Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 1.6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 25 1.6.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 25 1.6.2.1. Chứng từ sử dụng 25 1.6.2.2.Trình tự luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27 1.6.3. Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương 28 1.6.4. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương 29 1.6.5. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG 32 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang 32 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 32 2.1.1.1. Mội số thông tin cơ bản của Công ty 32 2.1.1.2.TrườngLịch sử hình thành Đại và quá trìnhhọc phát triKinhển của Công tytế Huế 33 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 34 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty 34 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 35 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 35 3
  6. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 37 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 37 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán của Công ty 38 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 39 2.1.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 40 2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 40 2.1.5.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 44 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang 46 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động và công tác quản lý lao động tại Công ty 46 2.2.1.1. Đặc điểm về lao động của Công ty 46 2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tiền lương tại Công ty 47 2.2.2. Những quy định về chế độ tiền lương 49 2.2.2.1. Công tác chi trả lương của Công ty 49 2.2.2.2. Quỹ tiền lương của Công ty 49 2.2.3. Cách tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 50 2.2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 50 2.2.3.2. Hình thức trả lương hỗn hợp 59 2.2.4. Cách tính trợ cấp BHXH và trợ cấp thôi việc 64 2.2.4.1. Cách tính trợ cấp BHXH 64 2.2.4.2. Cách tính trợ cấp thôi việc 65 2.2.5. Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 66 2.2.5.1. Trình tự hạch toán tiền lương tại Công ty 66 2.2.5.2. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương 70 CHƯƠNGTrường 3. MỘT SĐạiỐ NHẬN học XÉT VÀ Kinh GIẢI PHÁP tế GÓP Huế PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG 73 3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang 76 4
  7. 3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 76 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty 77 3.2. Một số biện nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Nước khoáng Bang 80 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 87 Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CBCV Cấp bậc công việc CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CQQL Cơ quan quản lý CTTK Chứng từ tài khoản ĐPCĐ Đoàn phí công đoàn HĐLĐ Hợp đồng lao động KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXKD Sản xuất kinh doanh TN Thu nhập TNCN Thu nhập cá nhân TS Tài sản Trường Đại học Kinh tế Huế i
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn CT CP Nước Khoáng Bang (2017- 2019) 41 Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của CT CP Nước Khoáng Bang (2017- 2019) 44 Bảng 2.3. Đặc điểm lao động của Công ty CP Nước Khoáng Bang (2018 – 2019).46 Bảng 2.4. Bảng Biên bản thanh toán lương BP Quản lý tháng 8/2020 53 Bảng 2.5. Bảng thanh toán lương BP Quản lý tháng 8/2020 55 Bảng 2.6. Bảng Biên bản thanh toán lương BP Gián tiếp tháng 8/2020 56 Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương BP Gián tiếp tháng 8/2020 58 Bảng 2.8. Bảng Biên bản thanh toán lương Tổ sản xuất trực tiếp tháng 8/2020 61 Bảng 2.9. Bảng chia lương Tổ sản xuất trực tiếp tháng 8/2020 63 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp tỷ lệ trích theo lương hiện hành tại Công ty 70 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 42 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 43 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Trình tự hạch toán tiền lương 31 Sơ đồ 1.2. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương 31 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang 35 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang 38 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên phần mềm kế toán Bravo 7.0 40 Sơ đồ 2.3. Lưu đồ luân chuyển chứng từ tiền lương tại CT CP Nước Khoáng Bang 68 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lao động là một bộ phận, một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào, nói cách khác doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển mà không có lao động. Lao động là người trực tiếp tạo ra giá trị không chỉ cho doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận mà còn cho xã hội. Đặc biệt hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất, lao động lại là yếu tố đầu vào không thể hoàn toàn thay thế được dù cho nền kinh tế đang theo xu hướng hội nhập, các công nghệ, dây chuyền sản xuất đang rất phát triển. Đối với doanh nghiệp thì tiền lương là một khoản chi phí sản xuất, cấu thành giá thành sản phẩm. Việc để tiền lương là một khoản chi phí hợp lý thì việc hạch toán tiền lương đối với doanh nghiệp phải thực hiện một cách chính xác, hợp lý. Quản lý tiền lương tốt sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với người lao động, tiền lương là phần thu nhập của người lao động trên cơ sở số lượng và chất lượng của thành quả lao động trong khi thực hiện công việc của bản thân người lao động theo cam kết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Phần thu nhập này chủ yếu đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình. Tiền lương được trả đúng với thành quả lao động sẽ kích thích người lao động làm việc, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc, sáng tạo và trách nhiệm trong quá trình lao động. Ngoài tiền lương chính mà người lao động được hưởng thì các khoản tiền thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là các quTrườngỹ xã hội mà người lao Đại động đư ợchọc hưởng, nó Kinh thể hiện sự quantế tâm Huế của xã hội, của doanh nghiệp đến từng thành viên trong doanh nghiệp. Qua các điểm phân tích ở trên kết hợp với quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp. Cùng với sự hướng dẫn chi tiết của thầy giáo ThS. Nguyễn Quang Huy, em đã chọn 1
  12. đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang” cho khóa luận thực tập của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán và các khoản trích theo lương sao cho đúng chế độ và phù hợp với điều kiện đặc thù của Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang.  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Tìm hiểu, đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính và các phương pháp kế toán liên quan đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang.  Phạm vi nghiên cứu: Trường- Về không gian: ĐĐạiề tài đượ c họcthực hiện t ạiKinh Phòng Tài chính tế– KHuếế toán của CTCP Nước Khoáng Bang – Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: + Đề tài nghiên cứu số liệu phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn (2017 – 2019). 2
  13. + Đề tài nghiên cứu số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty vào tháng 08/2020. - Về nội dung: Thực trạng công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Bộ phận Tài chính – Kế toán tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện đề tài khóa luận này, cần sử dụng các phương pháp sau: a) Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Bằng các đọc, ghi chép những tài liệu liên quan đến chuyên ngành kế toán như: giáo trình kế toán, các khóa luận năm trước, thông tư 200, chuẩn mực kế toán, các trang web kế toán, các tạp chí, liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích tiền lương. Ngoài ra tôi còn có cơ hội nghiên cứu một số chứng từ, số sách, báo cáo tài chính của Công ty nhằm chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành đề tài khóa luận này. - Phương pháp phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. Bằng cách quan sát quá trình làm việc liên quan đến các chứng từ khác nhau và quy trình luân chuyển chúng; Đồng thời kết hợp với phỏng vấn trực tiếp với kế toán liên quan đến vấn đề tìm hiểu; thu thập số liệu từ các chứng từ,sổ sách kế toán, các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài. Từ đó, giúp tiếp cận sâu hơn và tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. b) Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê những thông tin, dữ liệu thuTrường thập được theo phầ nĐại hoặc trình họctự thời gian Kinh nhằm phục vtếụ cho viHuếệc lập các bảng phân tích so sánh. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Dựa trên những số liệu có sẵn tiến hành tổng hợp lại để chọn lọc từ đó phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác hạch 3
  14. toán nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. c) Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để xem xét, đánh giá cách thức làm việc mà kế toán đơn vị làm đã phù hợp và đúng quy định hay chưa. 5. Kết cấu của khóa luận Đề tài gồm có ba phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang Chương 3. Một số nhận xét và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Bang PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  15. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Tiền lương trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương có rất nhiều các khái niệm khác nhau tùy vào mỗi góc nhìn. Sự phức tạp về tiền lương đã thể hiện ngay trong quan điểm lý thuyết về tiền lương. Trên thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng không chỉ ở mỗi cách nhìn của mỗi cá nhân mà còn có sự khác nhau ở các nước trên thế giới. Ví dụ như: Ở Pháp, sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người lao động nhận được do người sử dụng lao động trả theo việc làm của họ. Ở Đài Loan, tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được do làm việc, kể cả là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm hoàn thành. Còn ở Việt Nam, tại Điều 90, Bộ luật Lao Động (2012), “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định” [1] TrườngVà ở trong đề tài nàyĐại tôi sử dhọcụng khái ni ệKinhm sau đây: “Titếền lươngHuế là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được dùng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.” “Tiền lương là bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Nó 5
  16. được coi là yếu tố đầu vào với chức năng là chi phí lao động sống, cũng có thể coi là cấu thành của thu nhập doanh nghiệp.” [2] 1.1.2. Bản chất của tiền lương Tiền lương chính là biểu hiện của giá cả giá trị sức lao động kết tinh trong sản phẩm, tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, lao động và tiền tệ. Nói cách khác, sức lao động trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Bên cạnh đó, tiền lương là một yếu tố chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh là một bộ phận để cấu thành nên giá thành của sản phẩm hay dịch vụ nhưng phải trong điều kiện có một nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ tồn tại. Ngoài ra, tiền lương có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần hăng hái, trách nhiệm, kích thích sáng tạo trong lao động. Tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Mức lương trả cho NLĐ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu do luật pháp quy định. 1.1.3. Ý nghĩa của tiền lương Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họ, tiền lương là nguồn thu nhập chính và thường xuyên của NLĐ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ. Sự thay đổi của mức thu nhập quyết định mức sống vật chất của NLĐ làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Đồng thời nó là yếu tố đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Khi việc trả lương đúng với thành quả lao động sẽ kích thíchTrườngNLĐ làm việc hiệ uĐại quả hơn , nânghọc cao tinh Kinh thần làm vi ệtếc hang Huế say, sáng tạo và trách nhiệm trong quá trình làm việc. Vì vậy, tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển lực lượng lao động Dưới góc nhìn của người sử dụng lao động hay phía doanh nghiệp, tiền lương là một trong những các loại chi phí của doanh nghiệp, là bộ phần cấu thành giá 6
  17. thành của sản phẩm. Như vậy với mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí thì doanh nghiệp cần tối thiểu hóa tiền lương nhưng vẫn đảm bảo đúng với thành quả lao động và quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Do đó, việc hạch toán tiền lương hợp lý và chính xác sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra các quyết định phù hợp và các kế hoạch phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2012, Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì hiện nay có 3 hình thức trả lương là hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm cụ thể như sau: 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ. Hình thức này áp dụng chủ yếu cho bộ phận NLĐ gián tiếp, cụ thể là những lao động bộ phận quản lý, bộ phận văn phòng và bộ phận không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản, dễ tính toán. Phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của từng lao động làm cho thu nhập của họ có tính ổn định hơn. Nhưng nó lại có hạn chế khi chưa gắn kết lương với kết quả lao động của từng người do đó chưa kích thích người lao động tận dụng thời gian lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. a) Tiền lương tháng: Là tiền lương được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương tháng được xác định như sau: TiTrườngền lương MĐạiức tiền lương học tháng Kinhx Số ngày tế làm Huế+ Tiền thưởng = tháng Số ngày công chuẩn của tháng việc thực tế (nếu có) Trong đó: + Mức tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương + Phụ cấp (nếu có) 7
  18. + Số ngày công chuẩn của tháng = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ b) Tiền lương tuần: được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. Tiền lương tháng Tiền lương tuần = x 12 tháng 52 tuần c) Tiền lương ngày: được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tối đa không quá 26 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc bình thường trong tháng d) Tiền lương giờ: được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động. Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc bình thường trong ngày (8h) e) Tiền lương làm thêm giờ: Áp dụng trong trường hợp trả lương CBCNV trong thời gian tham gia hội họp, làm việc thêm hoặc làm nhiệm vụ khác. Tiền lương làm Tiền lương giờ = x Mức lương giờ x Số giờ làm thêm thêm giờ thực trả Trong đó: Mức lương giờ được xác định như sau: Làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường, ít nhất 150% Trường Làm thêm giờ vàoĐại ngày ngh họcỉ hàng tuầ n,Kinh ít nhất 200% tế Huế Làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 8
  19. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Hình thức tiền lương này tạo sự kích thích cao đối với NLĐ, họ sẽ quan tâm đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hơn và hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời nó cũng khuyến khích nhân viên học tập, nâng cao trình độ lành nghề để qua đó tăng năng suất lao động nhờ đó mà tiền lương được trả cao hơn. Tuy nhiên tiền lương trả theo sản phẩm có thể không khuyến khích việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ máy móc thiết bị và có thể làm giảm tính tập thể giữa các nhân viên. a) Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp Đây là hình thức trả lương được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tính lương trả cho từng lao động trực tiếp sản xuất hay tập thể lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được xác định như sau: TiTrườngền lương theo ĐạiĐơn giá học tiền KinhSố lượng tế(Khố i lưHuếợng) SP, công = x SP trực tiếp lương theo SP việc thực tế hoàn thành Trong đó: Đơn giá tiền lương theo SP là tiền lương trả cho một SP hoàn thành, nó không thay đổi theo mức độ hoàn thành định mức công việc. 9
  20. Hình thức này giúp cho NLĐ quan tâm hơn đến kết quả công việc vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ. Số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc được hoàn thành càng cao thì tiền lương nhận được sẽ càng nhiều. b) Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức này thường được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận phục vụ sản xuất như lao động vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bộ phận kho bãi, sửa chữa máy móc, Họ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả lao động của lao động trực tiếp, do đó tiền lương của bộ phận gián tiếp sẽ phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp được tính theo công thức sau: Tiền lương theo Đơn giá lương của Số lượng (Khối lượng) SP, công = x SP gián tiếp BP gián tiếp việc của BP trực tiếp Trong đó: Đơn giá lương của BP gián tiếp được xác định: Mức lương cấp bậc của BP trực tiếp Đơn giá lương của BP gián tiếp = Định mức sản lượng của BP trực tiếp c) Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng: Đây là hình thức trả lương có sự kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng. Phần tiền thưởng được tính dựa vào mức độ hoàn thành công việc và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, được thưởng cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng này có ưu điểm là khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, hoàn thành vượt mTrườngức chỉ tiêu được giao, Đại đồng th ờhọci mang lạ i Kinh nhiều lợi ích tế hơn choHuế doanh nghiệp cũng như cải thiện đời sống của công nhân viên. Tuy nhiên, việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu xét thưởng, mức thưởng, nguồn thưởng không phù hợp và chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 10
  21. d) Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Hình thức này có tác động khuyến khích rất mạnh mẽ nhân công hoàn thành công việc vượt mức quy định. Nhưng nó lại ít được áp dụng tại các doanh nghiệp bởi vì khi áp dụng hình thức này có thể làm cho việc tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Trả tiền lương này thường chỉ được áp dụng trong những khâu trọng yếu hoặc những khâu yếu kém cần phải tăng tốc trong một thời gian ngắn. e) Hình thức trả lương khoán Đây là hình thức trả lương đặc biệt của hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Hình thức trả lương khoán thường được áp dụng cho những công việc không thể giao từng chi tiết, từng bộ phận hoặc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không hiệu quả mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc với những yêu cầu cụ thể về chất lượng cho người lao động thực hiện trong một thời gian nhất định (như xây dựng cơ bản). Số lượng (Khối lượng) SP, Tiền lương khoán = Đơn giá khoán x công việc hoàn thành Trường1.3. Quỹ tiền lương Đại và các học khoản trích Kinh theo lương tế Huế 1.3.1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. 11
  22. Quỹ tiền lương bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho các loại lao động dưới sự quản lý của doanh nghiệp. Bao gồm: - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian lao động thực tế gồm: tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho NLĐ chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan; trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định; trong thời gian nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định. - Tiền trả nhuận bút, giảng bài. - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên. - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca. - Phụ cấp dạy nghề, công tác lưu động. - Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề. - Phụ cấp trách nhiệm. - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng. - Phụ cấp học nghề, tập sự, trợ cấp thôi việc. - Tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ đi lại, tiền áo quần đồng phục của NLĐ. Ngoài ra quỹ tiền lương còn gồm cả khoản chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhânTrường viên trong thời gian Đạiốm đau, thaihọc sản, tai nKinhạn lao động (BHXH tế trHuếả thay lương). Trong quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính được giao của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản 12
  23. phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên và tiền thưởng trong sản xuất. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính đã được giao của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi học, đi họp Việc phân chia trên có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán,tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm còn tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm thông qua các phương thức phân bổ theo quy định của doanh nghiệp. 1.3.2. Các khoản trích theo lương 1.3.2.1. Khái niệm Như chúng ta đã biết, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho NLĐ theo số lượng và chất lượng lao động hoàn thành là khoản thu nhập chính của họ. Đồng thời họ còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm ý tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Theo quy định hiện hành, các khoản trích theo lương trên sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trừ vào thu nhập của NLĐ theo các mức tỷ lệ đã được quy định. 1.3.2.2. Ý nghĩa TrườngViệc hình thành các Đại quỹ hỗ trhọcợ NLĐ như Kinh quỹ BHXH, tếquỹ BHYT, Huế quỹ BHTN và KPCĐ đã thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi của NLĐ khi mắc các vấn đề về sức khỏe, ốm đau, sinh nở, tai nạn, chăm sóc sức khỏe, Đồng thời việc trích lập các khoản trích theo lương có các ý nghĩa cụ thể sau: 13
  24. - Bảo hiểm xã hội trợ cấp cho NLĐ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, - Bảo hiểm y tế được trích lập để tài trợ cho hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe NLĐ. - Bảo hiểm thất nghiệp được trích lập để tài trợ cho NLĐ khi bị mất việc làm bằng một khoản tài chính từ đó đảm bảo ổn định cuộc sống của NLĐ. - Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức thuộc giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. 1.3.2.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội Theo Điều 3 Chương I Luật BHXH 2014 - Luật số 58/2014/QH13, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. BHXH do Nhà nước tổ chức và được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo quy định hiện hành của Nhà nước, hàng tháng doanh nghiệp sẽ thực hiện trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25,5% trên tổng quỹ tiền lương chia làm 2 phần do 2 bên đóng, trong đó người sử dụng lao động đóng 17,5% tính trên quỹ tiền lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 8% do người lao chịu (đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất) và được khấu trừ vào lương hàng tháng của họ. Trong 17,5% tiền lương đóng BHXH do doanh nghiệp chịu sẽ trích 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn lại 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao độTrườngng và bệnh nghề nghi ệĐạip. học Kinh tế Huế Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. 14
  25.  Phương pháp tính mức hưởng BHXH khi ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí  Đối với trường hợp ốm đau: Dựa vào Điều 25 Chương III Bộ Luật bảo hiểm xã hội (2014), điều kiện để hưởng chế độ ốm đau là NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế trừ các trường hợp do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. Hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Mức được hưởng theo chế độ ốm đau như sau: Đối với NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật BHXH (2014) được tính như sau: Tiền lương đóng BHXH của Số ngày nghỉ Mức hưởng = tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 x được hưởng chế chế độ ốm đau 24 ngày độ ốm đau Đối với NLĐ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật BHXH thì mức hưởng được quy định như sau: Tiền lương đóng Mức hưởng Số ngày nghỉ bảo hiểm xã hội của Tỷ lệ hưởng chế độ = x x được hưởng chế tháng liền kề trước chế độ ốm đau ốm đau độ ốm đau khi nghỉ việc TrườngTrong đó: Quy đị nhĐại về tỷ lệ hưhọcởng chế độKinhốm đau như tếsau: Huế - TH1: 180 ngày đầu được tính 75%/ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau - TH2: sau 180 ngày vẫn còn tiếp tục điều trị thì tính như sau: Bằng 65% nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên 15
  26. Bằng 55% nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm Bằng 50% nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm Đối với NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.  Đối với trường hợp thai sản: Theo Điều 31, chương 2 Bộ Luật BHXH (2014) quy định đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt san; NLĐ nhận con nuôi nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nam đang BHXH có vợ sinh con. Tại Điều 39, chương 2 Luật BHXH quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: Mức hưởng chế độ Mức tiền lương bình Số tháng nghỉ được = x thai sản quân tháng đóng BHXH hưởng chế độ thai sản Trong đó: Mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì sẽ tính bằng các tháng đã đóng BHXH.  Đối với trường hợp hưu trí: Để xác định đối tượng được hưởng mức lương hưu trí cần dựa vào tuổi, thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm, nội dung công việc, Theo quy định tại Điều 56 LuTrườngật BHXH năm 2014 quyĐại định m ứchọc lương hưu Kinh hàng tháng đư tếợc tính Huế như sau: Mức lương hưu Mức tiền lương bình Tỷ lệ lương hưu hàng = x hàng tháng quân tháng đóng BHXH tháng được hưởng Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình 16
  27. quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 1.3.2.4. Quỹ Bảo hiểm y tế Tại Điều 2, Chương 1 Luật Bảo hiểm y tế (2018) cho biết: - Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. - Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế. Tại Điều 13, Chương II Luật Bảo hiểm y tế (2018) quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo đúng tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương trả cho CBCNV trong kỳ. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương thực tế trả CBCNV trongTrường tháng, trong đó NLĐ Đại phải ch họcịu 1,5% tính Kinh trên tiền lương tế tháng Huế và được khấu trừ thẳng và lương trong tháng của họ; 3% trên tổng quỹ lương chi trả trong tháng còn lại do doanh nghiệp đóng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và cấp cho NLĐ thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. 17
  28. 1.3.2.5. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Cụ thể tại các doanh nghiệp, KPCĐ là khoản tiền được trích lập nhằm chăm lo và bảo vệ quyền chính đáng cho NLĐ đồng thời duy trì hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Theo Điều 5 Chương II Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về Tài chính công đoàn, bất kể có tổ chức công đoàn hay không doanh nghiệp đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng 70% trong tổng số thu kinh phí công đoàn, 30% còn lại công đoàn cấp trên được sử dụng. Riêng doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, NLĐ tham gia đóng đoàn phí theo mức 1% tiền lương căn cứ đóng BHXH, nhưng tối đa không quá 10% mức lương cơ sở. Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019, từ ngày 01/07/20202 mức tiền lương cơ sở tăng từ 1.490.000 lên 1.600.000 nhưng vì dịch COVID19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia cũng như việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên Chính phủ đã quyết định hoãn việc tăng lương này. Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thi phí công đoàn và công đoàn cấp trên được sử dụng 40% còn lại. Phần phí công đoàn doanh nghiệp đóng sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.3.2.6. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 cho biết: BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao độTrườngng học nghề, duy trì viĐạiệc làm, tìm học việc làm trênKinh cơ sở đóng tế vào QuHuếỹ BHTN. Quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước nhằm thực hiện mục đích của bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn chính: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra còn tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và nguồn thu hợp pháp khác. 18
  29. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định tại Điều 57 Luật Việc làm (2003) như sau: - NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng; - NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do Ngân hàng Trung ương bảo đảm. 1.4. Phân loại lao động 1.4.1. Khái niệm lao động Theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 cho biết: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. 1.4.2. Phân loại lao động Để có thông tin chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động thì việc phân loại lao động trong đơn vị có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua việc phân loại này sẽ giúp thuận lợi trong việc lập các dự toán liên quan đến chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch tuyển dụng khi thiếu hụt NLĐ, lập kế hoạch sử dụng quỹ lương và kiểm tra tình hình thực hiện thực tế so với kế hoạch. Tùy vào ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn các phân loTrườngại phù hợp. Đại học Kinh tế Huế 19
  30. a) Phân loại lao động theo thời gian lao động: Căn cứ vào thời gian làm việc, lao động được chia ra làm 2 loại: - Lao động thường xuyên có trong danh sách: là số lao động có thời gian làm việc xuyên suốt tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương bao gồm: công nhân sản xuất kinh doanh cơ bản và nhân viên thuộc các hoạt động khác. - Lao động ngoài danh sách: là số lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng do các đơn vị khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, chuyên viên từ cấp trên cử về công tác, học sinh sinh viên thực tập, Việc áp dụng cách phân loại này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ đội ngũ lao động và quỹ tiền lương tại doanh nghiệp. b) Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất gồm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. - Lao động trực tiếp: là những người trực tiếp tiếp hành hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp làm các nhiệm vụ chính nhất định của cơ sở SXKD. - Lao động gián tiếp: là các bộ phận lao động tham gia vào quá trình SXKD một cách gián tiếp, hỗ trợ lao động gián tiếp thực hiện công việc chính. Lao động gián tiếp bao gồm những nhà quản lý, bộ phận văn phòng, Với cách phân loại này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn và áp dụng tính chất trả lương hợp lý, phân bổ chi phí nhân công cho từng đối tượng chi phí thích hợp từ đó thực hiện tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. c) Phân loại lao động theo tính chất hợp đồng lao động: Trường- Lao động biên chĐạiế: là các laohọc động đư ợKinhc bổ nhiệm vàtế làm viHuếệc lâu dài tại hệ thống các cơ quan thuộc quản lý của Nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc nhánh công lập của Nhà nước. - Lao động hợp đồng ngắn hạn: là lao động làm việc theo chế độ hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ với thời hạn dưới 1 năm. 20
  31. - Lao động hợp đồng dài hạn: là lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn với thời hạn từ 1 năm trở lên. Với cách phân loại này, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch lao động từ tuyển dụng đến đào tạo định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động tại doanh nghiệp. 1.5. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 1.5.1. Hạch toán số lượng lao động Để thuận lợi cho việc theo dõi và thống kê số lượng, chất lượng củng như công việc của NLĐ, doanh nghiệp tiến hành theo dõi và hạch toán về thông tin của các loại NLĐ và những sự thay đổi về đội ngũ lao động thông qua “Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp” do phòng Tổ chức hành chính hay phòng Nhân sự lập. Sổ này thường được lập thành 2 bản, 1 bản được phòng Tổ chức hành chính hay phòng Nhân sự giữ để theo dõi và ghi chép, bản còn lại giao cho Bộ phận tiền lương của đơn vị giữ để theo dõi. Các chứng từ làm căn cứ để ghi “Sổ danh sách lao động của của doanh nghiệp” là các quyết định tuyển dụng, đào tạo, điều chuyển công tác, hưu trí, quyết định thôi việc, Mọi sự thay đổi liên quan đến tình hình sử dụng lao động đều phải được phản ánh một cách kịp thời và chính xác vào “Sổ danh sách lao động của của nghiệp” từ đó làm căn cứ cho bộ phận tiền lương thực hiện tính lương và các phụ cấp liên quan của NLĐ. 1.5.2. Hạch toán thời gian lao động Với mục đích theo dõi kịp thời, chính xác số giờ công, số ngày công thực tế hoTrườngặc nghỉ việc, ngừng viĐạiệc của t ừnghọc lao động, Kinh từng bộ ph ậtến sản xuHuếất hay từng bộ phận khác doanh nghiệp đã tiến hành hạch toán thời gian lao động. Để hạch toán thời gian lao động, doanh nghiệp sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng này dùng để ghi chép số giờ công, ngày công thực tế cũng như sự vắng mặt của từng người lao động theo từng ngày. Bảng được lập hàng tháng cho riêng từng 21
  32. bộ phận, từng phòng ban, từng tổ, và do người phụ trách chấm công của bộ phận sẽ trực tiếp chấm công cho NLĐ vào đầu từng ngày theo đúng ký hiệu quy định. Cụ thể, người phụ trách chấm công tại bộ phận trực tiếp thường là trưởng bộ phận sản xuất, tổ trưởng, quản đốc, Tại các bộ phận gián tiếp do trưởng phòng các phòng ban chịu trách nhiệm chấm công. Danh sách NLĐ ghi trong Sổ danh sách lao động trong doanh nghiệp cho từng bộ phận và nội dung thông tin trên Bảng chấm công của bộ phận đó phải trùng khớp với nhau. Cuối tháng “Bảng chấm công” sẽ chuyển sang bộ phận tiền lương để kiểm tra, đối chiếu để tính lương, đồng thời trên đó phải có đầy đủ chữ ký của NLĐ, người phụ trách chấm công – Trưởng bộ phận. Bảng chấm công phải để ở vị trí công khai để NLĐ có thể kiểm tra lại thời gian lao động của mình. Đối với các trường hợp ngừng việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, thì phải có phiếu nghỉ ốm do cơ sở y tế, bệnh viện cấp. Các trường hợp ngưng việc xảy ra trong ngày do bất kỳ nguyên nhân gì để phải lập và ghi rõ và biên bản ngưng việc, trong đó ghi rõ nguyên nhân ngưng việc và người chịu trách nhiệm, từ đó làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Tổ trường hay người phụ trách chấm công dựa vào các chứng từ trên để ghi vào bảng chấm công theo ký hiệu quy định đồng thời tất cả chứng từ trên được chuyển sang bộ phận kế toán để làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH được hưởng nếu người đó có tham gia BHXH. 1.5.3. Hạch toán kết quả lao động Để có thể ghi chép chính xác, kịp thời số lượng hoặc chất lượng cũng như khối lượng hoàn thành công việc của từng lao động, từng tổ làm việc để làm căn cứ tính và trả lương một cách chính xác đúng với thực tế nhất, doanh nghiệp đã thực hiện kếTrườngt quả lao động. Đây làĐại một nội dunghọc quan tr ọKinhng trong toàn tế bộ công Huế tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà người ta sử dụng các chứng từ khác nhau để hạch toán kết quả lao động khác nhau như sau: 22
  33. - Đối với doanh nghiệp sản xuất, người ta thường sử dụng “Phiếu xác nhận số lượng hoặc công việc hoàn thành” để hạch toán. - Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải trả qua nhiều công đoạn khác nhau thì doanh nghiệp dựa vào “Phiếu thống kê sản lượng công đoạn” và đơn giá của từng công đoạn để hạch toán kết quả lao động. - Đối với doanh nghiệp xây lắp, thường sử dụng chứng từ “Hợp đồng giao khoán”, “Biên bản nghiệm thu”. Hợp đồng này là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận giao khoán về số lượng, khối lượng công việc, thời gian phải hoàn thành công việc, bên cạnh đó còn có quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên khi tiến hành công việc đó. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm bị hư hỏng, bị lỗi trong quá trình nghiệm thu thì cán bộ đi nghiệm thu và người phụ trách bộ phận đó lập “Phiếu báo hỏng” để làm căn cứ lập “Biên bản xử lý”. Cuối tháng, tất cả các chứng từ trên đề phải được chuyển sang bộ phận tính lương sau khi có đầy đủ tất cả chữ ký của người liên quan để tiến hành tính và hạch toán lương, phụ cấp, thưởng. 1.5.4. Hạch toán thanh toán tiền lương cho người lao động Hạch toán thanh toán tiền lương với NLĐ được căn cứ vào các chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động, bộ phận kế toán tiền lương sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ hạch toán và tính lương sau đó. Cụ thể, kế toán tiền lương dựa vào Bảng chấm công, Phiếu xác nhận số lượng hoặc công việc hoàn thành, Biên bản nghiệm thu, để tính lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho NLĐ theo hình thức trả lương đang áp dụng tại đơn vị. Kế toán tiền lươngTrường lập “Bảng thanh toánĐại tiền lương” học và “B ảKinhng thanh toán tế tiền thưHuếởng” cho từng lao động. - Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho NLĐ, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho NLĐ làm việc trong đơn vị đồng thời là căn cứ để thông kê về lao động tiền lương. Trong đó gồm các thông tin về bậc lương, hệ số 23
  34. lương, lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản trích theo lương, của từng lao động. - Bảng thanh toán tiền thưởng: Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng NLĐ, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán. Bảng thanh toán tiền lương, thưởng do bộ phận kế toán lập theo bảng chấm công và sổ danh sách lao động theo từng bộ phận, phòng ban. Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Kế toán tiền lương tổng hợp lại và tiếp hành lập Bảng thanh toán tiền lương, tưởng tổng hợp cho toàn Công ty, trong đó mổi tổ đội sản xuất, phòng ban chiếm một dòng. Đây là căn cứ để tổng hợp quỹ tiền lương thực tế củng là tổng hợp chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 2 lần trong tháng: - Lần 1: Tạm ứng lương cho NLĐ viên theo tỷ lệ nhất định căn cứ vào tiền lương cấp bậc. - Lần 2: Thanh toán phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản trích theo lương phải khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Cuối cùng, kế toán tiến hành lập phiếu chi và thủ quỹ phát lương cho NLĐ. Mỗi lần nhận tiền, NLĐ phải trực tiếp ký nhận. Sau khi hoàn thành thanh toán lương, bảng thanh toán lương được lưu tại phòng kế toán. Tiền lương trả cho NLĐ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản ngân hàng tùy doanh nghiệp. 1.6. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1.6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Trường1.6.1.1. Ý nghĩa c ủĐạia kế toán tihọcền lương vàKinh các khoản tríchtế theo Huếlương Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy NLĐ chấp hành tốt kỷ luật và quy định lao động làm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Đồng thời cũng tạo ra cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản xuất sản phẩm được chính xác. 24
  35. Tăng cường quản lý lao động, cải thiện công tác phân bổ và sử dụng nguồn lao động hiệu quả, hạch toán và cải thiện chế độ tiền lương, sử dụng các quỹ như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đúng quy định được xem là một phương tiện kích thích NLĐ gắn bó với doanh nghiệp, với hoạt động SXKD, rèn luyện tay nghề, kích thích sự sáng tạo của NLĐ. 1.6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của lao động tiền lương mà kế toán tiền lương có một vị trí đặc biệt quan trọng có nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình hiện có và biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; - Tính toán chính xác, đúng chính sách, đúng chế độ các khoản tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở bộ phận sản xuất kinh doanh, các phân xưởng, các phòng ban, bộ phận khác thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. 1.6.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ Trường1.6.2.1. Chứng từ sĐạiử dụng học Kinh tế Huế Tại phần Phụ lục 3 của Thông tư 200 (Hướng dẫn về Chế độ kế toán trong doanh nghiệp) năm 2014 của Bộ Tài chính quy định rõ về Danh mục và Biểu mẫu chứng từ kế toán, theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng những biểu mẫu chứng từ để hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương dưới đây: 25
  36. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  37. STT Tên chứng từ Số hiệu 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 5 Giấy đi đường 04-LĐTL 6 Phiếu xác nhận sản phẩm/công việc hoàn thành 05-LĐTL 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL 10 Biên bản thanh lý/nghiệm thu hợp đồng giao khoán 09-LĐTL 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL Ngoài ra, còn có một số chứng từ liên quan khác như phiếu chi, ủy nhiệm chi lương, , quyết định tăng lương, quyết định thôi việc, hưu trí, giấy đề nghị tạm ứng lương, thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra kiểm soát và đối chiếu. 1.6.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương TrườngĐể thực hiện hạch Đạitoán thời gianhọc lao độ ngKinh của NLĐ, k ếtếtoán cănHuế cứ vào “Bảng chấm công” từ các bộ phận, phòng chấm và các chứng từ khác như: Đơn xin nghỉ phép, ốm, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Đơn xin thôi việc, Để hạch toán kết quả lao động kế toán căn cứ và sử dụng các chứng từ sau: Hợp đồng giao khoán, Phiếu báo hỏng, Biên bản nghiệm thu, 27
  38. Cuối tháng, các chứng từ này được các bộ phận phòng ban tập hợp lại và chuyển sang phòng kế toán. Kế toán viên tiếp nhận chứng từ, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động, làm căn cứ để lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận từ đó lập Bảng thanh toán tiền lương của toàn doanh nghiệp, trong đó mỗi phòng ban, tổ đội sản xuất, bộ phận tương ứng một dòng trong bảng tổng hợp. Sau đó dựa vào bảng thanh toán tiền lương của doanh nghiệp, kế toán thực hiện tính toán và phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động có liên quan phục vụ cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Từ đó lập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” 1.6.3. Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương  Tài khoản 334 (TK 334) - Phải trả người lao động Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho NLĐ của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ.  Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 TK 334 – Phải trả người lao động Bên Nợ Bên Có Các khoản tiền lương, tiền công, tiền Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng hội và các khoản khác phải trả, phải chi trước cho người lao động; cho người lao động; CácTrường khoản khấu trừ vàoĐại tiền lương, học tiền Kinh tế Huế công của người lao động; Số dư bên Nợ (Nếu có) Số dư bên Có Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền Các khoản tiền lương, tiền công, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản thưởng có tính chất lương và các khoản khác cho người lao động; khác còn phải trả cho người lao động; 28
  39. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. TK 334 có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho NLĐ của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập NLĐ. - Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho NLĐ khác ngoài NLĐ của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập NLĐ. 1.6.4. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương  Tài khoản 338 (TK 338) – Phải trả, phải nộp khác Tài khoản 338 được dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, các tổ chức, đoàn thể xã hội, cấp trên về BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ, doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán, các khoản đã nộp đã trả khác,  Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338 TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ Bên Có Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, Các khoản BHXH, BHYT, BHTN và BHTN và chi phí SXKD hoặc khấu trừ KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý; vào lương của NLĐ; Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn; Trường Đại học KinhSố BHXH đtếã chi Huế trả cho CNV khi Xử lý giá trị tài sản thừa; được cơ quan BHXH thanh toán; Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; KPCĐ vượt chi được cấp bù; Kết chuyển doanh thu nhận trước; Các khoản phải nộp, phải trả khác Các khoản đã trả đã nộp khác; hay thu hộ khác; 29
  40. Số dư bên Nợ (Nếu có) Số dư bên Có Số tiền đã trả, đã nộp lớn hơn số tiền Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải trả, phải nộp; đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý; Số BHXH đã chi trả CNV chưa thanh KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được chi hết; cấp bù; Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết; Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác; Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2 trong đó có 4 tài khoản liên quan đến các khoản trích theo lương sau: - Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị. - Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị. - Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  41. 1.6.5. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương Sơ đồ 1.1. Trình tự hạch toán tiền lương Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương 31
  42. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang 2.1.1.Giới thiệu chung về Công ty 2.1.1.1. Một số thông tin cơ bản của Công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG. - Địa chỉ trụ sở: Thị trấn Kiến Giang – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình. - Điện thoại: 0232.3882.578. - Fax: 0232.3882.345 - Ngày hoạt động: 01/01/2010 - Mã số thuế: 3100567630 - Điều lệ: 12.000.000.000 VNĐ - Đại diện pháp luật: Trần Hữu Hóa (Giám đốc) - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai và sản xuất nước đá. - Logo của công ty: Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Ngày trước, Xí nghiệp Nước khoáng Bang trực thuộc UBND huyện Lệ Thuỷ, được thành lập theo quyết định số 546/QĐ-UB ngày 15/7/1990 của UBND tỉnh Quảng Bình. Năm 1993, UBND tỉnh QB có quyết định số 65/QĐ-UB ngày 10/4/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp Nước khoáng Bang QB, thuộc Sở Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp tỉnh QB. Để phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị và cơ chế thị trường, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định số 96/QĐ-UB ngày 25/01/1999 đổi tên xí nghiệp thành “Công ty nước khoáng Bang” thuộc Sở công nghiệp Quảng Bình. Ngày 25/02/2002, UBND Tỉnh Quảng Bình có quyết định số 335/QĐ-UB chuyển giao Công ty nước khoáng Bang thuộc Sở công nghiệp Quảng Bình về Tổng Công ty xây dựng Miền Trung, trụ sở công ty đóng tại Thị trấn Kiến Giang- Lệ Thủy. Đến ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 286/QĐ-BXD tiếp nhận Công ty nước khoáng Bang làm doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xây dựng Miền Trung và đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Du lịch & Nước uống dinh dưỡng. Ngày 10/03/2003, Tổng công ty Xây dựng Miền Trung ra quyết định thành lập Nhà máy nước khoáng COSEVCO BANG thuộc Công ty Du lịch & Nước uống dinh dưỡng. Đến ngày 15/05/2010 với sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong nhà máy cũng như được sự đồng ý của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, Nhà máy đã tiến hành cổ phần và tách ra độc lập với tên gọi “Công ty Cổ phần nước khoáng Bang”. MTrườngở ra một chương mớ i trongĐại sự phát học triển củ a KinhCông ty. tế Huế Từ những thay đổi chuyển bước trên, sản phẩm của công ty được sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Đưa doanh thu của công ty cũng như lợi nhuận ngày một tăng. Công ty đã tiến hành Cổ phần hoá với vốn điều lệ là 12 tỷ đồng. Hiện nay Công ty thực hiện chế độ kế toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có con 33
  44. dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Pháp luật; tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty cổ phần, các quy chế, Quy định do Công ty ban hành. Đơn vị cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định, các chế độ, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, ngành, địa phương và đăng ký kinh doanh theo luật định. 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty a) Chức năng của Công ty Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang có chức năng chuyên sản xuất, kinh doanh nước khoáng dùng cho tiêu dùng hàng ngày và giải khát trong ngoài tỉnh Sản xuất nước khoáng dùng cho giải khát bao gồm: Nước khoáng bình 20 lít, nước khoáng chai PET 500ml, nước khoáng có ga chai thủy tinh 460ml, nước khoáng có ga chai thuỷ tinh 330ml và sản xuất nước đá b) Nhiệm vụ của Công ty - Thực hiện quá trình SXKD nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư tiền vốn, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ đối với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. - Chấp hành chính sách chế độ và pháp luật của Nhà nước, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Quản lý chỉ đạo Công ty theo cơ chế hiện hành của Công ty bảo vệ tốt doanh nghiệp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. - Đào tạo đội ngũ cán bộ CNV để đáp ứng yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh ở nhà máy, thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động đối với công nhân. Trường2.1.2. Đặc điểm t ổĐạichức sản xuhọcất tại Công Kinh ty tế Huế Công ty cổ phần Nước khoáng Bang chuyên sản xuất các loại nước đóng chai và nước khoáng. Gồm các loại : - Nước khoáng có gas: Nước khoáng mặn, ngọt thủy tinh 0,33L; Nước khoáng mặn, ngọt thủy tinh 0,37L; Nước khoáng mặn, ngọt thủy tinh 0,46L. 34
  45. - Nước khoáng không gas: Nước khoáng chai PET 0,5L, Nước khoáng chai PET 1,5L. - Nước khoáng đóng bình: Nước khoáng bình 20L. - Nước đá viên. Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang có thị trường phân phối khắp các tỉnh miền trung như: Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Nghệ An, và có các cửa hàng đại lí nhỏ ở các khu vực nhằm mục đích nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất để phục vụ nhu cầu của khách hàng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám Đốc PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Doanh Phòng tổ Phân Phòng Phòng Phòng chức xưởng tài chính kinh kỹ thuật hành sản xuất k toán doanh sản xuất chính ế Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang TrườngChú thích: Đại học Kinh tế Huế Chỉ mối quan hệ trực tuyến: Chỉ mối quan hệ chức năng: 35
  46. 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy quản lý của Công ty Nước Khoáng Bang tổ chức theo hình thức chỉ đạo trực tuyến kết hợp với quy chế làm việc trong nội bộ Công ty. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau: - Đại hội đồng cổ đông: Là tổ chức có quyền lực cao nhất quyết định chiến lược sản xuất của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra, quyết định chiến lược, phương án đầu tư, giải pháp phát triển, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ của công ty . - Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Giám đốc: Là người điều hành hoạt động của công ty, là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất của công ty. - Phó giám đốc: Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức, điều hành, quản lý về mặt kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc, phương tiện thuộc quyền quản lý của công ty, đồng thời chỉ đạo thực hiện mọi biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị, máy móc và tiết kiệm nguyên liệu. - Phân xưởng sản xuất: dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, điều hành các tổ: Tổ vận hành máy, tổ xử lý nước, tổ sản xuất nước khoáng chai thủy tinh, tổ sản xuất nước khoáng chai Pet, tổ thổi chai Pet. Trường- Phòng kỹ thuật sĐạiản xuất: quhọcản lý khoa Kinhhọc công ngh tếệ, có nhiHuếệm vụ theo dõi quy trình sản xuất đảm bảo cho việc sản xuất chất lượng, hiệu quả và được tiến hành liên tục, cung ứng đầy đủ nguyên liệu, hóa liệu kịp thời cho sản xuất kinh doanh. - Phòng tổ chức - hành chính: Công tác tổ chức cán bộ, quản lý biên chế lao động và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Tham mưu cho Giám 36
  47. đốc để tổ chức ký hợp đồng lao động và tuyển chọn lao động, tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng. - Phòng kế toán: Tham mưu với giám đốc công ty trong quản lý. Chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính của công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của công ty. - Phòng kinh doanh: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty về định hướng chiến lược phát triển, phê duyệt các kế hoạch kinh doanh, quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán hạch toán theo mô hình hạch toán tập trung tại văn phòng công ty, tất cả chứng từ thu nhập cho đến công tác kiểm tra các chứng từ ghi sổ, phương tiện tính toán sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính, đảm bảo về sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành quản lý và công tác kế toán kịp thời, chính xác, có hiệu quả. Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng đảm bảo kiểm tra kịp thời số liệu cho lãnh đạo Công ty, nhằm đáp ứng kịp thời cho việc đề ra kế hoạch, chiến lược sản xuất đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  48. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán TSCĐ Kế toán tiền Kế toán tập kiêm kế toán lương và các hợp CPSX và Thủ quỹ vật tư, CCDC khoản trích tính giá thành theo lương Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang Chú thích: Chỉ mối quan hệ trực tuyến: Chỉ mối quan hệ chức năng: 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán của Công ty Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người được bố trí ở các bộ phận khác nhau theo sơ đồ như trên. Nhiệm vụ của các bộ phận được phân công cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: Quản lý chỉ đạo chung công tác kế toán toàn công ty, giám sát các hoạt động tài chính tại công ty, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và các cơ quan tài chính, chủ quản cấp trên và toàn bộ hoạt động tài chính toàn công ty. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi số lượng toàn công ty, tham gia quyết toán tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính trình kế toán trưởng. Trường- Kế toán TSCĐ kiêmĐại kế toán học vật tư, CCDC:Kinh Theo dtếõi tình Huế hình tăng giảm TSCĐ, tình hình trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty. Đồng thời vụ theo dõi, quản lý vật tư, nguyên liệu đầu vào, công cụ dụng cụ trong toàn Công ty. 38
  49. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: ghi chép kịp thời, số lượng thời gian lao động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí và thu nhập cho người lao động. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tập hợp và kiểm tra tính hợp lý chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm; phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty theo chế độ quy định; thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập. 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty  Chế độ kế toán áp dụng: Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200 hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp. Thông tư 200 có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ kế toán năm bắt đầu từ hoặc sau ngày 01/01/2015.  Hình thức kế toán áp dụng: Hiện nay hình thức kế toán tại Công ty áp dụng là Hình thức kế toán trên máy tính trên nền nhật ký chung. Đặc điểm chủ yếu của phương thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau : Trường- Sổ nhật ký chung, Đại Sổ nhậ t kýhọc đặc biệ t.Kinh tế Huế - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO 7.0 giúp cho công tác kế toán trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. 39
  50. Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên phần mềm kế toán Bravo 7.0  Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). - Hình thức kế toán: Nhật kí chung. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Báo cáo tài chính: Lập phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam. 2.1.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 - 2019 2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  51. Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn CT CP Nước Khoáng Bang (2017- 2019) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biến động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. Tài sản ngắn hạn 5.026 10,80 6.880 14,45 6.912 15,28 1.854 36,88 32 0,47 B. Tài sản dài hạn 41.516 89,20 40.745 85,55 38.333 84,72 (772) -1,86 (2.412) -5,92 TỔNG TÀI SẢN 46.543 100,00 47.625 100,00 45.245 100,00 1.082 2,33 (2.379) -5,00 A. Nợ phải trả 33.224 71,39 34.406 72.24 32.663 72,19 1.181 3,56 (1.743) -5,07 B. Nguồn vốn CSH 13.318 28,61 13.219 27.76 12.582 27,81 (99) -0,74 (637) -4,82 TỔNG NGUỒN VỐN 46.543 100,00 47.625 100,00 45.245 100,00 1.082 2,33 (2.379) -5,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang) Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  52.  Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019: Qua bảng phân tích 2.1, nhìn chung tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều có sự biến động không đều trong giai đoạn 2017 – 2019 có sự tăng trưởng vào năm 2018 nhưng đến năm 2019 thì lại có sự giảm nhẹ. Cụ thể: Giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2018 là 47.625 triệu đồng, tăng 1.082 triệu đồng tương ứng tăng 2,33% so với năm 2017 và năm 2019 có giá trị là 45.245 triệu đồng, giảm đi 2.379 triệu đồng tương ứng giảm 5% so với năm 2018. Tình hình tài sản và nguồn vốn được phân tích cụ thể như sau: Về mặt tài sản: Dựa vào bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.1, tổng tài sản của Công ty có sự biến động không đều. Cụ thể: 100% 90% 80% 70% 60% 89.20 85.55 84.72 50% 40% 30% 20% 10% 10.80 14.45 15.28 0% Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A. Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 Trong giai đoạn 2017 – 2019, giá trị tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng lên 36,Trường88% so với 2017 trong Đại khi tài sảhọcn dài hạn lạKinhi giảm nhưng tế tốc đ ộHuếgiảm chỉ 1,86% từ đó kéo theo tổng tài sản tăng lên. Sang năm 2019, tổng tài sản lại có xu hướng giảm vì phần tài sản dài hạn giảm 5,92% so với năm 2018 trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng nhẹ chỉ 0,47%. 42
  53. Nguyên nhân của sự biến động vào năm 2018 chủ yếu là do phần Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh cho thấy công ty đã bán chịu khá nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng đến năm 2019, các phải thu ngắn hạn của khách hàng đã giảm, đây là một tính hiệu tốt. Bên cạnh đó, phần tài sản dài hạn lại giảm mạnh, chủ yếu là do phần tài sản cố định giảm, một số máy móc, dây chuyền sản xuất đã hết thời hạn sử dụng. Về mặt nguồn vốn: Dựa vào bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.2, tổng tài nguồn của Công ty có sự biến động không đều. Cụ thể: 100% 90% 28.61 27.76 27.81 80% 70% 60% 50% 40% 71.39 72.24 72.19 30% 20% 10% 0% Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn CSH Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 Dựa vào bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.2, tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động không đều như vậy chủ yếu là do nợ phải trả của Công ty có sự tăng mạnh vào năm 2018 nhưng lại giảm tương đối mạnh vào năm 2019. Cụ thể: TrườngTrong giai đoạn 2017Đại– 2019, học nợ phải trKinhả của Công tếty năm Huế 2018 là 34.406 triệu đồng, tăng 1.181 triệu đồng tương ứng tăng 3,56% so với năm 2017, sang năm 2019 là 32.663 triệu đồng, giảm 1.743 triệu đồng tương ứng giảm 5,07% so với năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2018, Công ty huy động một lượng lớn vốn từ việc vay tài chính để đầu tư, thay thế, bổ sung thiết bị đặc biệt là ở nhà máy. Đến năm 43
  54. 2019 thì nợ phải trả của Công ty đều giảm, đây là điều đáng mừng chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty tăng lên. Ta thấy rằng, về mặt cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 3 lần nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy nguồn tài chính của Công ty đang phụ thuộc vào bên ngoài không tự chủ. Tuy vậy, Công ty vẫn được đánh giá với khả năng tự chủ tài chính vẫn ổn định, tài chính đang được sử dụng tốt và vẫn đáp ứng yêu cầu công ty khi cần. 2.1.5.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của CT CP Nước Khoáng Bang (2017- 2019) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biến động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) % (+/-) % Doanh thu bán hàng và CCDV 25.712 23.282 25.745 (2.429) -9,45 2.463 10,58 Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 24.912 22.758 25.396 (2.154) -8,65 2.638 11,59 Giá vốn hàng bán 17.453 14.713 15.694 (2.740) -15,70 981 6,66 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 7.458 8.045 9.702 586 7,86 1.658 20,61 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 523 481 458 (43) -8,18 (23) -4,80 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 518 461 497 (57) -11,07 35 7,70 Lợi nhuận sau thuế TNDN 415 369 397 (46) -11,07 28 7,70 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang) Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty nhìn chung có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm 2018, cụ thể: Năm 2018 có doanh thu thuần làTrường22.758 triệu đồng, giĐạiảm 2.154 học triệu đồng Kinh tương ứng gitếảm 8 ,65%Huế so với năm 2017, sang năm 2019 là 25.396 triệu đồng, tăng 2.638 triệu đồng tương ứng tăng 11,59% so với năm 2018. Sự biến động không đề trên chủ yếu là do sự biến động mạnh của các khoản giảm trừ doanh thu cụ thể là khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng. 44
  55. Giá vốn hàng bán của Công ty qua các năm có xu hướng biến động không đều, cụ thể: Giá vốn hàng bán năm 2018 là 14.713 triệu đồng, giảm 2.740 triệu đồng tương ứng giảm 15,70% so với năm 2017. Năm 2019, giá vốn hàng bán là 15.694 triệu đồng, tăng 981 triệu đồng tương ứng tăng 6,66% so với năm 2018. Nguyên nhân là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng trưởng không đều. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán thay đổi làm lợi nhuận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng thay đổi với xu hướng tăng dần. Năm 2018, lợi nhuận gộp là 8.045 triệu đồng tăng 586 triệu đồng so với năm 2017. Bước sang năm 2019 lợi nhuận gộp đạt 9.702 triệu đồng tăng 1.658 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng lên là 20,61%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm đi ở cả 2 năm 2018 và 2019, cụ thể là: Năm 2018 có lợi nhuận là 481 triệu đồng, giảm 43 triệu đồng tương ứng giảm 8,18% so với năm 2017; năm 2019 là 458 triệu đồng, giảm 23 triệu đồng tương ứng giảm 4,80% so với năm 2018. Sự giảm đi của lợi nhuận thuần là do sự tăng lên của chi phí ngoài giá vốn như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần xem xét việc thanh toán những khoản vay nếu có đủ điều kiện đồng thời cần có công tác quản lý doanh nghiệp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí. Lợi nhuận sau thuế qua ba năm của Công ty có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 369 triệu đồng, giảm 46 triệu đồng tương ứng giảm 11,07% so với năm 2017. Đến năm 2019 lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng tăng lên, lợi nhuận sau thuế là 397 triệu đông, tăng 28 triệu đồng, tương ứng tăng 7,70% so với năm 2018. TrườngTừ việc phân tích kĐạiết quả sản học xuất kinh Kinhdoanh ở trên tếcho th ấyHuế tình hình kinh doanh của Công ty không được ổn định, do đó đòi hỏi Công ty phải có chính sách nhằm tăng các khoản mục doanh thu và giảm bớt các khoản mục chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất sản phẩm để giảm giá vốn hàng bán, từ đó kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận. 45
  56. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động và công tác quản lý lao động tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm về lao động của Công ty Bảng 2.3. Đặc điểm lao động của Công ty CP Nước Khoáng Bang (2018 – 2019) (Đơn vị tính: Người) Năm 2018 Năm 2019 2019/2018 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % (+) % A. Phân loại theo giới tính 1. Nam 85 64,89 90 66,67 5 5,88 2. Nữ 46 35,11 45 33,33 -1 -2,17 B. Phân loại theo tính chất công việc 1. Trực tiếp 101 77,10 108 80,00 7 6,93 2. Gián tiếp 30 22,90 27 20,00% -3 -10,00 C. Phân loại theo trình độ chuyên môn 1. Thạc sĩ 3 2,29 3 2,22 0 - 2. Đại học 10 7,63 15 11,11 5 50,00 3. Cao đẳng và trung cấp 25 19,08 30 22,22 5 20,00 4. THPT 93 70,99 87 64,44 -6 -6,45 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 131 100,00 135 100,00 4 3,05 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- Công ty cổ phần nước khoáng Bang) Dựa vào bảng phân tích 2.3 ta thấy rằng Công ty đã căn cứ vào 3 tiêu chí là giTrườngới tính, tính chất công Đạiviệc, trình đhọcộ chuyên mônKinhđể phân lotếại lao đHuếộng thành nhiều nhóm khác nhau. Trong giai đoạn 2018 – 2019, tổng số lượng lao động củaCông ty có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư một số máy móc sản xuất hiện đại và mở rộng thêm dây chuyền phục vụ sản xuất để cải thiện năng suất lao động đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường kinh doanh ra các tỉnh lân cận nhiều 46
  57. hơn nên đã tuyển dụng và đào tạo thêm một lượng công nhân viên để đáp ứng nhu cầu của nhà máy và khách hàng. Đặc điểm lao động của Công ty giai đoạn 2018 -2019 cụ thể như sau:  Theo giới tính: Lao động theo giới tính gồm nam và nữ, lao động nam chiếm tỉ trọng lớn và ít biến động qua 2 năm. Lao động nam năm 2019 có số lượng là 90 người, chiếm trên 65%, lao động nữ chiếm xấp xỉ 35%. Tỷ lệ lao động này là hợp lý bởi vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chủ yếu các công việc bốc vác hàng hóa, lái xe,  Theo tính chất công việc: Theo tính chất công việc lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong đó lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn hơn và vẫn có xu hướng tăng vào năm 2019 nhưng nhìn chung về mặt cơ cấu thì vẫn không đổi. Cụ thể: lao động trực tiếp của năm 2019 là 108 người, chiếm 80%, lao động gián tiếp là 27 người, chiếm 20%. Đây là kết cấu hợp lý bởi vì Công ty này thuộc loại hình sản xuất hàng hóa.  Theo trình độ chuyên môn: Vào năm 2019, tổng số lao động của Công ty là 135 người trong đó lao động trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 87 người tương ứng 64,44%. Nhân viên có trình độ đại học là 25 người chiếm 17,6%, có trình độ cao đẳng trung cấp gồm 20 người chiếm 14,1%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thì sản xuất kinh doanh của công ty nước giải khát. Đối với hoạt động sản xuất của công ty ở nhiều bộ phận cần nhiều lao động phổ thông tham gia vào quá trình sản xuất mà không cần trình độ cao.Trường Tuy nhiên bên cạnh Đại đó cần m ộhọct số lao đ ộngKinh có trình đ ộtếcao đ ểHuếbố trí vào các vị trí quan trọng về chuyên môn các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như bộ phận văn phòng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận quản lý. 2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tiền lương tại Công ty 47
  58. Công ty CP Nước Khoáng Bang thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất nước giải khát phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của người dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Để đảm bảo việc hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao công ty đã thực hiện quản lý lao động thông qua việc theo dõi, ghi chép số lượng, thời gian và kết quả lao động của CBCNV, cụ thể như sau:  Hạch toán số lượng lao động: Công ty theo dõi và phản ánh số lượng lao động hiện có thông qua “Sổ danh sách lao động của công ty”, sổ này được phòng Tổ chức hành chính và kế toán tiền lương trực tiếp quản lý và ghi chép số lượng lao động dựa vào hợp đồng lao động tuyển dụng, quyết định cho nghỉ hưu hay thôi việc. Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ danh sách lao động từ đó làm căn cứ để kế toán tính lương và các chế độ khác cho người lao động. Hồ sơ làm việc của công nhân được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý theo từng phòng ban, tổ đội tại phòng Tổ chức hành chính và kế toán. Danh sách được phân theo số cấp bậc, chức vụ theo thứ tự bảng chữ cái. Đồng thời, toàn bộ các thông tin của CNV còn được lưu trên các tập tin excel máy tính.  Hạch toán thời gian lao động: Toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, được nghỉ chủ nhật và các ngày lễ lớn theo quy định của Nhà nước. Thời gian lao động của CBCNV được theo dõi thông qua Bảng chấm công. Công ty theo hình thức chấm công theo ngày và việc chấm công được giao cho người phụ trách bộ phận. Đồng thời, bất kỳ ai khi ra vào cổng Công ty ngoài giTrườngờ làm việc, đều được đĐạiội ngũ bả ohọc vệ theo dõi Kinh thông tin ch ặtết chẽ. Huế Thời gian làm việc của công nhân tại các nhà máy gồm 2 ca, ca 1 từ 7h15 – 11h15, ca 2 từ 13h00 – 17h00 CBCNV nếu đi trễ sau 7h30 mà không báo với tổ trưởng thì sẽ bị tính là nghỉ làm và không được tính công. Thời gian làm việc hành chính tối đa 26 ngày/tháng, trong trường hợp công ty cần tăng số lượng sản phẩm 48
  59. khi có nhiều đơn đặt hàng công nhân có thể làm tăng ca, thêm giờ (nếu cần) để tăng thu nhập. Công ty luôn theo dõi chặt chẽ công nhân làm thêm giờ để đảm bảo năng suất lao động và đảm bảo lợi ích cho người lao động về tiền lương, phụ cấp làm thêm giờ và một số đãi ngộ khác.  Hạch toán kết quả lao động: Đối với công nhân viên ở bộ phận sản xuất, kết quả lao động của họ được hạch toán căn cứ cụ thể như sau: Trưởng bộ phận căn cứ vào lệnh sản xuất để xác định rõ nội dung số lượng công việc, thời gian hoàn thành để triển khai cho bộ phận mình. Sau khi sản xuất thành phẩm sẽ được chuyển sang cho bộ phận KCS để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm. Sau khi hoàn thành công việc, các trưởng bộ phận gửi Phiếu xác nhận sản phẩm nhập kho hoặc Phiếu xác nhận công việc hoàn thành cho Phó Giám đốc kỹ thuật ký duyệt, sau đó kết hợp với Bảng chấm công, kế toán lương lập tổng hợp lại và lập Bảng thanh toán tiền lương để chuyển sang cho kế toán trưởng kiểm tra, hạch toán, thanh toán lương và đặc biệt là căn cứ để phân bổ vào chi phí cho hợp lý. Đối với bộ phận văn phòng, việc hạch toán kết quả lao động sẽ dựa vào Bảng chấm công và Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá hiệu suất công việc. 2.2.2. Những quy định về chế độ tiền lương 2.2.2.1. Công tác chi trả lương của Công ty Hàng tháng, Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang thực hiện thanh toán tiền lương cho NLĐ hai lần. Lần 1 là tạm ứng lương vào ngày 25 hàng tháng, lần 2 là thanh toán lương vào ngày mùng 7 – 10 tháng sau, nếu trùng chủ nhật thì phải thanh toán trước 1 ngày. TrườngCăn cứ vào Bảng thanhĐại toán họclương, kế toánKinh xác định stếố tiền phHuếải trả cho công nhân viên vào lần 2 sau khi đã trừ đi số tiền tạm ứng lần 1 (nếu có). 2.2.2.2. Quỹ tiền lương của Công ty 49
  60. Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền được quản lý và sử dụng để chi trả lương và các khoản tương đương lương cho toàn bộ NLĐ của DN. Quỹ tiền lương của DN bao gồm. - Tiền lương trả theo thời gian và theo sản phẩm cho người lao động. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp như: phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm. - Tiền lương trả cho NLĐ sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi cho phép; - Các khoản tiền thưởng có tính thường xuyên như thưởng ngày lễ, ngày tết - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động đi công tác, thực hiện các công việc khác theo sự chỉ định của ban quản lý hay trong thời gian nghỉ phép có lương. 2.2.3. Cách tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 2.2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm a) Phạm vi áp dụng Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho toàn bộ CBCNV tại bộ phận quản lý và bộ phận gián tiếp bao gồm các chức danh Giám đốc, Phó đốc, Kế toán trưởng, Thư ký Công ty, Trưởng, Phó phòng ban, nhân viên tạo các phòng, ban, Không áp dụng đối với người lao động ở các bộ phận sản xuất trực tiếp và phục vụ sản xuất. b) Công thức tính lương chung theo sản phẩm tại Công ty  Công thức tính lương cho thực nhận: TTrườngổng lương thực nhận Đại= Lương học tháng (L T)Kinh- Các kho tếản trích Huế theo lương Trong đó: Các khoản trích theo lương được tính dựa vào lương cấp bậc của NLĐ. Các khoản trích bao gồm BHXH 8%, BHYT 1.5%, BHTN 1%: Các KTTL = Hệ số LCB x 1,000,000 x 10.5%  Công thức tính lương sản phẩm theo tháng của bộ phận: 50
  61. LT - BP = LSP + LK Trong đó: + Lương tháng của cả bộ phận (tổ) (LT - BP): Đối với mỗi bộ phận hoặc khác nhau, sẽ có lương sản phẩm khác nhau có công thức tính sau: Lương sản phẩm = Số lượng SP thực hiện trong tháng x Đơn giá được nhận + Lương khác (Lk): Tiền lương bao gồm các công việc: tẩy chai sơn, chùi két bẩn, tẩy két sơn, chùi chai bẩn và rửa máy trên chai. NLĐ nào làm thì sẽ được hưởng chứ không chia cho NLĐ toàn bộ phận. Lương khác = Khối lượng SP hoàn thành x Đơn giá lương khác  Công thức tính lương sản phẩm của cá nhân trong bộ phận: Tổng lương SP BPQL LSP cá nhân = x Hệ số LSP x Công SP Tổng (Hệ số LSP x Công SP)  Một số nội dung liên quan khác: - Mức lương tối thiểu vùng: Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2020) và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đã nêu rõ về mức lương tối thiểu vùng của tỉnh Quảng Bình. Theo đó Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang, thuộc huyện Lệ thủy có mức lương tối thiểu là 3.430.000 đồng/tháng. Đây là mức lương làm căn cứ để tính BHXH. - Mức lương cơ sở: Là căn cứ để tính các mức hưởng phụ cấp và nhiều chế độ khác. Mức lương cơ sở tính đến nay là 1.490.000 đồng - Lương cơ bản: Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, là căn cứ để đóng và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, lễ, tết,Trường phép, nghỉ việc riêng Đại có lương, họcngừng việc Kinh tế Huế - Hệ số lương được quy định theo từng người, từng cấp bậc ở từng bộ phận, phòng ban, chức năng khác nhau. Theo quy định của Công ty, mỗi bộ phận sẽ có một tỉ lệ lương được nhận trên mỗi sản phẩm khác nhau. Cũng như tùy vào hệ số của các bộ phận hay các cá nhân 51
  62. của từng bộ phận để tính ra được tiền lương tháng của họ. Cụ thể, công thức tính Lương sản phẩm đối với từng bộ phận được xác định như : (1) Đối với lương sản phẩm của bộ phận quản lý - Các chức danh thuộc bộ phận quản lý bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế hoạch – Thị trường, Thư ký giám đốc. - Phương pháp tính lương: Áp dụng công thức chung để tính, tuy nhiên không bộ phận quản lý không áp dụng tính trên số lượng sản phẩm thực hiện trong tháng mà dùng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng vì bộ phận quản lý tính lương trên tình hình kết quả kinh doanh của đơn vị. - Quy định khác: Theo quy định của Công ty, CBCNV thuộc BPQL chỉ được nhận 90% lương, 10% còn lại trích lại được xem một khoản dự phòng cho hoạt động SXKD. Khi Công ty kinh doanh lãi, phần 10% lương tháng đó được dùng làm lương thưởng tết hay lương tháng 13. Ngược lại nếu Công ty kinh doanh lỗ phần lương đó sẽ bù đắp vào. Ví dụ 1: Tính lương tháng 8/2020 của bộ phận quản lý: Dựa vào Biên bản thanh toán lương ta thấy vào tháng 8, tổng sản phẩm của Công ty tiêu thụ được là 54.051 SP trong đó có 19.717 két NK mặn chai T.tinh các loại; 1.533 thùng NK mặn chai nhựa 0,39l; 5.846 két NK ngọt chai thủy tinh các loại; 1.650 thùng NK ngọt chai nhựa 0,39l, C muối; 935 thùng NK chai nhựa các loại còn lại 24.369 bình NK bình 20l. Áp dụng công thức ta thực hiện tính: Lương SP của BPQL = Lương SP + Lương khác = (19.717 x 990 + 1.533 x 950 + 5,846 x 1.040 + 1.650 x 1.040 + 936 x 1.010 Trường+ 24.396 x 720) Đại+ 0 = 47.263. học000 đồng Kinh tế Huế  Vậy tổng tiền lương tháng của BPQL là 47.263.000 đồng 52
  63. Bảng 2.4. Bảng Biên bản thanh toán lương BP Quản lý tháng 8/2020 CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG BIÊN BẢN THANH TOÁN LƯƠNG Tháng: 08/2020 Bộ phận: Quản lý Căn cứ vào chỉ tiêu định mức, kế hoạch được giao. Tình hình thực hiện công việc của bộ phận trong tháng. Hội đồng tiến hành thanh toán lương cho bộ phận như sau: K.LƯỢNG Đ.GIÁ THÀNH GHI TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐVT C.VIỆC T.LƯƠNG TIỀN CHÚ I Lương sản phẩm 54.051 47.263.000 1 NK mặn chai T.tinh các loại Két 19.717 990 19.520.000 2 NK mặn chai nhựa 0,39l Thùng 1.533 950 1.456.000 3 NK ngọt chai T.tinh các loại Két 5.846 1.040 6.080.000 4 NK ngọt chai nhựa 0,39l, C muối Thùng 1.650 1.040 1.716.000 5 NK chai nhựa các loại Thùng 936 1.010 945.000 6 NK bình 20l Bình 24.369 720 17.546.000 II Công việc khác 0 1 Công 0 2 Công Tổng cộng 47.263.000 GiámTrường đốc KĐạiế toán trư họcởng. Kinh KT Lương tế Huế PT bộ phận 53
  64. Sau khi tính được tổng tiền lương của bộ phận, kế toán tiền lương thực hiện chia lương cho các cá nhân trong bộ phận. Công thức tính lương sản phẩm cho từng NLĐ trong bộ phận quản lý Ví dụ 1(tt): Chia lương cho CBCNV thuộc bộ phận quản lý: Ông Trần Hữu Hóa là Giám đốc của Công ty thuộc bộ phận quản lý có hệ số lương cấp bậc là 6,38; Hệ số lương sản phẩm là 5,7. Thực hiện tiền lương như sau: Lương SP của ông Hóa = (Tổng lương của BPQL/Tổng hệ số lương SP) x Hệ số lương x 90% = (47.263.000/19) x 5,7 x 90% = 12.761.000đ Lương khác = 0 Các khoản trích theo lương = 0 (Vì ông đã về hưu nhưng vẫn tiếp tục ký hợp đồng làm việc) Vậy Tổng lương thực nhận của ông Hóa = 12.761.000đ Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. Bảng 2.5. Bảng thanh toán lương BP Quản lý tháng 8/2020 CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ Tháng 08 năm 2020 CHỨC LƯƠNG KHÁC HS LƯƠNG KHOÁN SP CỘNG LƯƠNG THU BH THU CÒN TT HỌ VÀ TÊN LCB VỤ Công Tiền LSP Công Tiền Công Tiền 10,5% NỢ NHẬN 1 Trần Hữu Hóa Giám đốc 6,38 5,70 27,5 12.761.000 27,5 12.761.000 12.761.000 2 Vỏ Thái Trường P.G.đốc 6,38 3,80 27,0 8.507.000 27,0 8.507.000 670.000 7.837.000 3 Nguyễn Tấn Hoàn TP K.toán 6,38 3,80 27,5 8.507.000 27,5 8.507.000 670.000 7.837.000 4 Lê Văn Thảo TP KHTT 5,75 2,85 27,5 6.381.000 27,5 6.381.000 604.000 5.777.000 5 Trần Anh Tuấn TL.GĐ 4,77 2,85 27,0 6.381.000 27,0 6.381.000 501.000 5.880.000 Cộng 29,66 0 0 19,00 136,5 42.537.000 136,5 42.537.000 2.445.000 0 40.092.000 Giám đốc Kế toán trưởng KT Lương PT bộ phận Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  66. (2) Đối với lương sản phẩm của bộ phận văn phòng: - Các chức danh thuộc bộ phận văn phòng bao gồm: Các phó phòng, phó bộ phận, nhân viên các phòng, thủ kho, - Phương pháp tính: Áp dụng theo công thức chung Ví dụ 2: Căn cứ vào Biên bản thanh toán lương tháng 8/2020 của bộ phận quản lý. Ta thấy tổng sản phẩm của Công ty tiêu thụ được là 54.051 sản phẩm Dựa vào sản lượng tiêu thụ vào tháng 08 và đơn giá các sản phẩm ta tính được lương SP của cả bộ phận quản lý là 65.998.000 đồng. Lương khác = 4 x 100.000 = 400.000đ  Vậy tổng tiền lương tháng của BPGT là 65.998.000 đồng Sau khi tính được tổng tiền lương của cả bộ phận, kế toán tiến hành chia lương cho các cá nhân trong bộ phận gián tiếp bằng cách áp dụng công thức trên. Ví dụ 2 (tt): Chia lương cho NLĐ tại bộ phận gián tiếp: Dựa vào Bảng thanh toán lương bộ phận gián tiếp, Anh Lê Văn Suốt là trưởng phòng Tổ chức – Hành chính có hệ số LSP là 1,9; công SP là 27. Lương SP của anh Suốt tính như sau: Tổng hệ số LSP với công SP của BPGT = 1,9 x 27 + 1,1 x 13 + 0,96 x 31 + + 1 x 31 + 1 x 27 = 706,51 LSP = (65.998.000/706,51) x 1,9 x 27 = 4.791.000 đồng Lương khác = 0 TrườngCác khoản trích Đạitheo lương học = 10,5% x Kinh5,21 x 1.000.000 tế = 547.Huế000 đồng  Lương thực nhận của anh Suốt = 4.791.000 + 0 – 547.000 = 4.244.000 đồng 56
  67. Bảng 2.6. Bảng Biên bản thanh toán lương BP Gián tiếp tháng 8/2020 CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG BIÊN BẢN THANH TOÁN LƯƠNG Tháng: 08/2020 Bộ phận: Gián tiếp Căn cứ vào chỉ tiêu định mức, kế hoạch được giao. Tình hình thực hiện công việc của bộ phận trong tháng. Hội đồng tiến hành thanh toán lương cho bộ phận như sau: K.LƯỢNG Đ.GIÁ THÀNH TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐVT GHI CHÚ C.VIỆC T.LƯƠNG TIỀN I Lương sản phẩm 54.051 65.998.000 1 NK mặn chai T.tinh các loại Két 19.717 1.400 27,604,000 2 NK mặn chai nhựa 0,39l Thùng 1.533 1.350 2.070.000 3 NK ngọt chai T.tinh các loại Két 5.846 1.480 8.652.000 4 NK ngọt chai nhựa 0,39l, C muối Thùng 1.650 1.480 2.442.000 5 NK chai nhựa các loại Thùng 936 1.440 1.348.000 6 NK bình 20l Bình 24.369 980 23.882.000 II Công việc khác 400.000 1 Công làm thêm giờ công 2 Lương dân quân tự vệ Công 4 100.000 400.000 Tổng cộng 66.398.000 Trường Đại học Kinh tế Huế Giám đốc Kế toán trưởng KT Lương PT bộ phận 57
  68. Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương BP Gián tiếp tháng 8/2020 CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN GIÁN TIẾP Tháng 08 năm 2020 CHỨC LƯƠNG KHÁC HS LƯƠNG KHOÁN CỘNG LƯƠNG THU THU CÒN KÝ TT HỌ VÀ TÊN LCB VỤ Công Tiền LSP Công Tiền Công Tiền 10,5% NỢ NHẬN NHẬN 1 Lê Xuân Suốt PT TC 5,21 0 1,90 27,0 4.791.000 27,0 4.791.000 547.000 4.244.000 2 Lê Văn Thịnh L.X 3,43 0 1,10 13,0 1.336.000 13,0 1.336.000 1.336.000 3 Phạm Văn Châu B.vệ CT 3,43 4,0 400.000 0,96 31,0 2.780.000 35,0 3.180.000 3.180.000 4 Lê Văn Bảy B.vệ CT 3,43 0 0,96 31,0 2.780.000 31,0 2.780.000 2.780.000 5 Lê Thanh Bình B.vệ CT 3,43 0 0,96 31,0 2.780.000 31,0 2.780.000 2.780.000 16 Trần Đình Huy NV KT 3,59 0 1,10 22,5 2.312.000 22,5 2.312.000 377.000 1.935.000 17 Lê Văn Nhân PP KH 6,08 0 1,90 20,0 3.550.000 20,0 3.550.000 638.000 2.912.000 18 Nguyễn Thanh Hải NVKH 4,98 0 1,10 27,5 2.826.000 27,5 2.826.000 523.000 2.303.000 19 Nguyễn Duy Khánh NVKH 4,03 0 1,10 27,5 2.826.000 27,5 2.826.000 423.000 2.403.000 20 Phan Văn Đính B.vệ mỏ 3,43 0 1,00 31,0 2.896.000 31,0 2.896.000 0 2.896.000 21 Lê Thanh Xuân NV CĐ 3,43 0 1,10 27,0 2.774.000 27,0 2.774.000 0 2.774.000 Cộng 89,12 4,0 400.000 28,57 548,0 65.998.000 552,0 66.398.000 6.835.000 0 59.563.000 Giám đốTrườngc Kế toán Đại trưởng học Kinh KT Lương tế Huế PT bộ phận 58
  69. 2.2.3.2. Hình thức trả lương hỗn hợp Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. a) Phạm vi áp dụng Hình thức trả lương hỗn hợp được áp dụng cho bộ phận sản xuất trực tiếp và các bộ phận phục vụ sản xuất như: bộ phận KCS; tổ vận hành chai FET; tổ vận hành máy; tổ bốc xếp; tổ xử lý nước khoáng, thổi chai, dịch vụ. b) Công thức tính lương  Công thức tính lương cho thực nhận: Tổng lương thực nhận = Lương tháng (LT) - Các khoản trích theo lương  Công thức tính lương hỗn hợp theo tháng: LT = LSP + LTG + LK  Công thức tính lương sản phẩm: LSP của bộ phận = Tổng của (Khối lượng SP x Đơn giá BPTT được nhận) Tổng lương SP BP LSP cá nhân = x Hệ số LSP x Công SP Tổng (Hệ số LSP x Công SP)  Công thức tính lương thời gian: LTG của bộ phận = Tổng số công thực hiện x Đơn giá công việc LTG của cá nhân = Công thực hiện x Đơn giá công việc  Một số quy định sau: TrườngLương tháng của bĐạiộ phận trự chọc tiếp và các Kinh bộ phận phụ ctế vụ đư ợHuếc tính trên khối lượng sản phẩm sản xuất được hay số công việc hoàn thành. Đơn giá sản phẩm của mỗi bộ phận được nhận được quy định rõ tại quy định của Công ty. Mỗi bộ phận sẽ có một định mức nhận được trên sản phẩm hoàn thành 59
  70. khác nhau dựa vào chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Đơn giá sản phẩm sản xuất ở ka 2 bằng 1,2 lần ka 1 và của ka 3 gấp 1,5 lần ka 1. Ví dụ 3: Dựa vào Biên bản thanh toán lương tháng 8, tổ sản xuất trực tiếp do cô Hiền phụ trách sản xuất được 18.315 sản phẩm ở ka 1, không sản xuất ka 2 và ka 3. Tổng các công việc khác là 2.460.000 đồng. Áp dụng công thức ta thực hiện tính lương tổ sản xuất như sau: Lương SP = Khối lượng từng công việc x Đơn giá được nhận = (329 x 1.188 + 4.945 x 990 + 1.262 x 1.577 + 949 x 1.314 + 482 x 3.089 + 161 x 2.074 + 10.187 x 970) = 20.228.000 đồng Lương TG = Tổng số công x Đơn giá = 19,1 x 100.000 = 1.910.000 đồng Lương khác = Khối lượng từng công việc x Đơn giá = 15.996 x 186 + 230 x 1.560 + 190 x 1.820 + 550.000 = 4.229.000 đồng  Tổng lương của tổ sản xuất trực tiếp (Hiền) là 22.688.000 + 1.910.000 + 4.229.000 = 26.367.000 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 60
  71. Bảng 2.8. Bảng Biên bản thanh toán lương Tổ sản xuất trực tiếp tháng 8/2020 Công ty Cổ phần Nước Khoáng Bang BIÊN BẢN THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 08/2020 Bộ phận: Tổ sản xuất trực tiếp (Hiền) Căn cứ vào chỉ tiêu định mức, kế hoạch được giao. Tình hình thực hiện công việc của bộ phận trong tháng. Hội đồng tiến hành thanh toán lương cho bộ phận như sau: Đơn vị tính: Đồng NỘI DUNG K.LƯỢNG Đ.GIÁ THÀNH TT ĐVT GHI CHÚ CÔNG VIỆC C.VIỆC T.LƯƠNG TIỀN I Sản phẩm sản xuất K1 18.315 20.228.000 20.228.000 1 NK mặn chai tt 0,33l Két 329 1.188,0 391.000 2 NK mặn chai tt 0,37; 0,46l Két 4.945 990,0 4.896.000 3 NK mặn chai nhựa 0,39l Thùng 1.901,0 0 3 NK ngọt chai tt 0,33l Két 1.262 1.577,0 1.990.000 5 NK ngọt chai tt 0,46l Két 949 1.314,0 1.247.000 6 NK ngọt chai nhựa 0,39l Thùng 482 3.089,0 1.489.000 Ch: 433 7 NK chai nhựa 0,33; 0,5l Thùng 161 2.074,0 334.000 8 NK chai nhựa 1,5l Thùng 1.889,0 0 9 NK bình 20l Bình 10.187 970,0 9.881.000 II Sản phẩm sản xuất K2,3 Bình 0 0 K2*1,2 1 NK mặn chai TT 0,46l Két 1.188,0 0 K3*1,5 2 NK ngọt chai tt 0,46l Két 1.576,8 0 3 NK chai nhựa Thùng 0 4 NK Bình 20l Bình 1.164,0 0 III Công việc khác 6.139.000 1 Phụ cấp tổ trưởng Đồng 550.000 2 Công việc khác Công 19,1 100.000 1.910.000 3 Tẩy chai sơn Két 15.996 186 2.974.000 4 Chùi két bẩn Két 230 1.560 359.000 5TrườngTẩy két sơn ĐạiKét học Kinh190 1.820 tế Huế346.000 6 Chùi chai bẩn Chai 120 0 7 Rửa chai trên máy Chai 57 0 Tổng cộng 26.367.000 Bằng chữ: Hai mươi sáu triệu ba trăm sáu mươi bảy ngàn đồng chẵn Giám đốc Kế toán trưởng. KT Lương PT bộ phận 61
  72. Sau khi tính được tổng tiền lương của cả bộ phận, kế toán tiến hành chia lương cho các cá nhân trong bộ phận sản xuất trực tiếp và các bộ phần còn lại khác theo công thức sau: Ví dụ 3(tt): Chia lương cho NLĐ trong tổ sản xuất trực tiếp trên từ tổng lương sản phẩm tháng của bộ phận: Chị Võ Thị Thu Hiền là tổ trưởng của tổ sản xuất trực tiếp có hệ số lương SP là 1,0; Số công SP là 26 công. Hệ số lương cấp bậc là 4,43; Phụ cấp trách nhiệm 550.000/tháng. Tiền lương SP trong tháng của cô Hiền được tính như sau: Tổng hệ số LSP với công SP cả tổ sản xuất = 209,2 Lương SP = (20.228.000/209,2) x 1,0 x 26 = 2.513.000 đồng Lương TG = 2,9 x 100.000 + 550.000 = 840.000 đồng Lương khác = 0 Tổng lương tháng của chị Hiền = 2.513.000 + 840.000 = 3.353.000 đồng Các KTTL = 4,43 x 1.000.000 x 10,5% = 465.000 đồng Lương thực nhận = 3.353.000 – 465.000 = 2.888.000 đồng  Vậy tổng lương của chị Hiền thực nhận sau khi trừ các khoản trích theo lương là 2.888.000 đồng. Các tổ sản xuất trực tiếp khác và các bộ phận phục vụ sản xuất còn lại áp dụng đúng theo công thức chung và tính tương tự như ví dụ trên. Tuy nhiên cần lưu ý mỗi tổ, bộ phận có mỗi đơn giá tiền lương nhận được trên mỗi sản phẩm hoàn thành khácTrường nhau cần dựa vào quyĐại định c ủhọca Công ty. Kinh tế Huế 62