Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế

pdf 108 trang thiennha21 21/04/2022 5530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang_tai_cong_ty_cp_tu_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 TT HUẾ TRẦN VIẾT GIÁNG CHÂU Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2014 – 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 TT HUẾ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Trần Viết Giáng Châu TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: K48 D Kế Toán MSV:Trường 14K4051016 Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  3. LỜI CÁM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn chuyển tiếp từ lý thuyết sang thực hành, là cơ hội để tiếp xúc với thực tiễn, tiếp xúc với những số liệu có thật, cách thức xử lý nghiệp vụ phát sinh, áp dụng lý thuyết đã được quý thầy cô dạy bảo vào thực tế. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế nói chung và thầy (cô) giáo khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế”. Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo quý cơ quan, bộ phận kế toán cùng toàn thể anh (chị) các bộ phận khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong việc thiết lập dàn ý cho bài khóa luận, hiểu rõ được các mục tiêu cần đạt của các phần trình bày để tôi có được một định hướng chính xác hơn khi làm bài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn đồng hành cùng tôi, luôn chia sẻ,động viên, giúp đỡ tôi. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Viết Giáng Châu
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 5 1.1.1. Khái niệm về thuế 5 1.1.2. Đặc điểm của thuế 5 1.1.3. Vai trò của thuế đối với Nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân 6 1.2. Thuế Giá trị gia tăng 8 1.2.1. Tổng quan về thuế Giá trị gia tăng 8 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 9 1.2.2.1 Đặc điểm 9 1.2.2.2 Vai trò 10 1.2.3. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT 12 1.2.3.1 Đối tượng nộp thuế GTGT 12 1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế GTGT 12 1.2.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT 12 1.2.4.Trường Căn cứ và phương Đại pháp tính học thuế GTGT Kinh tế Huế 13 1.2.4.1. Căn cứ tính thuế GTGT 13 1.2.4.2. Phương pháp tính thuế GTGT 20 1.2.5. Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế 24 1.2.5.1. Kê khai thuế 24 1.2.5.2. Nộp thuế 25 1.2.5.3. Hoàn thuế 26 1.2.5.4. Quyết toán thuế 28
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.3. Kế toán thuế Giá trị gia tăng 28 1.3.1 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 28 1.3.1.1. Các chứng từ sử dụng 29 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng 29 1.3.1.3. Kết cấu tổng quan của tài khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 13329 1.3.1.4. Phương pháp hạch toán 30 1.3.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu ra 30 1.3.2.1. Các chứng từ sử dụng 30 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng 31 1.3.2.3 Kết cấu tổng quan của tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333 31 1.3.2.4. Phương pháp hạch toán TK 3331 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 TT HUẾ 33 2.1 Tổng quan về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 33 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế .33 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 33 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 34 2.1.3.1. Chức năng 34 2.1.3.2. Nhiệm vụ 35 2.1.4. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 35 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 36 2.1.6.Trường Tình hình cơ bả nĐại của công học ty qua 3 Kinhnăm 2015-2017 tế Huế 40 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 40 2.1.5.2. Tình hình tài sản-nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 43 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 51 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng số 1 TT Huế 55 2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 55
  6. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty 58 2.2.2.1. Đặc điểm thuế GTGT tại Công ty 58 2.2.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào 58 2.2.2.3. Thuế Giá trị gia tăng đầu ra của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 74 2.2.3 Kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng 79 2.2.3.1 Kê khai thuế GTGT 79 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN SỐ 1 TỈNH TT HUẾ 92 3.1. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế : 92 3.2 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 93 3.2.1 Ưu điểm 93 3.2.2 Nhược điểm 94 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế : 95 PHẦN III: KẾT LUẬN 97 3.1. Kết luận 97 3.2. Kiến nghị 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÔ, BIỂU ĐỒ * Bảng: Bảng 2.1. Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 41 Bảng 2.2. Cơ cấu và biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015- 2017 44 Bảng 2.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 52 * Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế GTGT đầu vào 30 Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đối với hàng bán trả ngay 32 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 37 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 56 Sơ đồ 2.3 – Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty 57 Sơ đồ 2.4. Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 60 * Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu TSNH và TSDH trong Tổng TS Công ty qua 3 năm 2015-2017 46 Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu NPT và VCSH trong Tổng NV qua 3 năm 2015-2017 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000510 62 Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000510 64 Biểu 2.3: Phiếu xuất kho số XH1001/11 65 Biểu 2.4: Giấy đề nghị thanh toán 67 Biểu 2.5: Sổ chi tiết 133 70 Biểu 2.6: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0003793 72 Biểu 2.7: Phiếu chi tiền thanh toán số PC0000586 73 Biểu 2.8: Hóa đơn giá trị gia tăng 77 Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước 78 Biểu 2.10: Bảng kê hóa đơn mua vào quý 4 năm 2017 80 Biểu 2.11: Bảng kê hóa đơn bán ra quý 4 năm 2017 81 Biểu 2.12: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV/2017 82 Biểu 2.13: Tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2017 87 Biểu 2.14: Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước 91 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT HHDV Hàng hóa dịch vụ GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp KHCN Khoa học công nghệ TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh NSNN Ngân sách nhà nước TNCN Thu nhập cá nhân DTBH Doanh thu bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ DN Doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây chính là nguồn lực chính cung cấp cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của xã hội, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế hiện nay ngành xây dựng là một ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân lớn.Chính vì sự phát triển của ngành xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ liên quan đến xây dựng ra đời như: Tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng, tư vấn thẩm tra, tư vấn về giám sát, tư vấn đấu thầu Các công ty, doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều thì sẽ mang lại các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước. Trong đó thuế chính là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách chiếm đến 80-90% tỷ trọng Ngân sách Nhà nước. Thuế ra đời cùng với sự phát triền của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, cùng với Nhà nước quản lý nền kinh tế. Không những thế, thuế còn là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước; là công cụ thực hiện điều tiết mục tiêu kinh tế vĩ mô, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, đóng vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kiềm chế lạm phát, góp phần bảo hộ sản xuất trong trước và tạo điều kiện hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Thuế giá trị gia tăng là một trong các loại thuế có tầm quan trọTrườngng trong nền kinh Đạitế. Trong họchầu hết các Kinh loại hàng hóatế d ịchHuế vụ của mọi lĩnh vực, ngành nghề, thuế giá trị giá tăng đều chiếm một phần trong tổng giá trị của nó. Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế từ khi hoạt động đến nay tuy trải qua nhiều giai đoạn khó khăn song vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được nhiều doanh thu, đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhà nước, công sức đó là sự đóng góp của toàn thể nhân viên tại doanh nghiệp, không thể không kể đến vai trò của kế toán -trợ lý đắc lực SVTH: Trần Viết Giáng Châu 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp giúp giám đốc hoạch định và đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình. Hơn hết, kế toán thuế là một mảng luôn luôn được quan tâm và tồn tại trong mọi doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán thuế trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết gửi cơ quan thuế, sẵn sàng giải trình với cơ quan thuế khi được yêu cầu, nếu có vấn đề gì xảy ra thì người đại diện hợp pháp trong công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, và một người Kế toán thuế cần phải hiểu và thực hiện đúng theo luật, các chuẩn mực kế toán, để tránh tình trạng thất thu nguồn Ngân sách và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu sau: - Mục tiêu chung: Tìm hiểu về thực trạng Kế toán thuế GTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thuế GTGT tại Công ty. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT. + Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên. + Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty. 3. Đối tưTrườngợng nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp Về thời gian: Số liệu liên quan đến tài chính qua 3 năm từ 2015-2017 và quý IV năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể hoàn thành bài báo cáo, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài như: Luật Kế toán 2015, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, các giáo trình Kế toán tài chính, các BCTC của công ty, chứng từ sổ sách liên quan, các bài khóa luận tốt nghiệp đại học đề tài về kế toán thuế GTGT, photo hay chụp ảnh những tài liệu cần thiết cho đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN trong doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại trình tự công việc mà nhân viên kế toán thuế GTGT thực hiện từ việc tiếp nhận chứng từ, kiểm tra thông tin, hạch toán trên phần mềm máy tính và lưu trữ chứng từ, - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành hỏi trực tiếp các cán bộ phòng kế toán về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, trao đổi về những thắc mắc, những thông tin chưa được rõ trên tài liệu thu thập được liên quan tới phần hành kế toán thuế GTGT và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của doanh nghiệp thông qua những câu hỏi nhỏ.  Phương pháp xử lý số liệu - PhươngTrường pháp so sánh: ĐạiSo sánh, học đối chi Kinhếu các chỉ tiêutế v ềHuếtình hình tài sản- nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình lao động của công ty để thấy sự biến động của từng chỉ tiêu cũng như cơ cấu của một bộ phận so với tổng thể của một chỉ tiêu nào đó.  So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: được sử dụng khi tính sự biến động của tài sản-nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015- SVTH: Trần Viết Giáng Châu 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp 2017.  So sánh số tương đối cơ cấu: dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trong tổng tài sản, nguồn vốn và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí qua từng năm. - Phương pháp phân tích số liệu: Từ kết quả đã được so sánh cùng với kiến thức đã được học, tiến hành đánh giá, đưa ra nhận xét tổng hợp về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, tình hình thuế GTGT và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của Công ty. - Phương pháp mô tả, sơ đồ: Qua quan sát, thể hiện lại cách hạch toán, luân chuyển chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối tài khoản về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua mô tả hoặc trình bày sơ đồ minh họa. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán thuế Giá trị gia tăng trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1. Khái niệm về thuế Trên thực tế thuế đã ra đời từ khi Nhà nước hình thành, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuế được đưa ra: Theo kinh tế học thì thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công. Theo tính chất pháp lý thì thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật, nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Theo Philip E.Taylor (1963): “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính phủ để trang trải các khoản chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào các lợi ích riêng được hưởng”. Từ những quan điểm trên, ta có thể khái niệm chung về thuế như sau: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụngTrường cho mục đích chung Đại toàn xã hhọcội”. ( Theo KinhNguyễn Văn tế Hiệ u,Huế Nguyễn Thị Liên (2007)) 1.1.2. Đặc điểm của thuế Thuế có những đặc điểm như sau:  Tính bắt buộc SVTH: Trần Viết Giáng Châu 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp Theo nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz thì “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”.Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2007) Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho Nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt Nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với NNT.  Tính pháp lý Tính pháp lý được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về vi phạm, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.  Tính không hoàn trả trực tiếp Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho NNT. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho NNT. Những lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước cho cộng đồng và xã hội. 1.1.3. Vai trò của thuế đối với Nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân  Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước ĐâyTrường là vai trò đầu tiên Đại của thu ế.học Mỗi mộ t Kinhloại thuế mà tếNhà nưHuếớc ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN. Trong nền kinh tế thị trường thì vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách. Ở nước ta, nguồn thu từ thuế cũng thường chiếm từ 80% đến 90% tổng các khoản thu của NSNN. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp  Điều tiết vĩ mô nền kinh tế  Thuế là công cụ giúp ổn định giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng, suy thoái và kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn phát triển, thị trường luôn có những biến động khó lường. Để kiểm soát những biến động này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp đồng thời nhiều biện pháp và chính sách, trong đó có sự tham gia của chính sách thuế. Trường hợp lạm phát làm cho giá cả tăng cao, Nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăng thuế để làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sở đó điều chỉnh lại cân bằng quan hệ cung cầu. Trường hợp lạm phát nảy sinh từ nguyên nhân chi phí thì việc giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào là cần thiết. Việc này nhằm giảm áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, từ đó lập lại quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.  Thuế có vai trò trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sách thuế phân biệt theo các mức thuế suất cao thấp khác nhau đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, từng sản phẩm dịch vụ, tùy thuộc vào sự cần thiết cuẩ sản xuất và đời sống xã hội. Việc áp dụng các hình thức ưu đãi thuế đối với hàng hóa, dịch vụ phù hợp với chuyển Trườngdịch cơ cấu kinh tế Đạithường sẽ họclàm cho giáKinh cả hàng hóa tế dịch Huếvụ đó giảm xuống, khi đó lượng cầu sẽ tăng lên. Và để đáp ứng cho sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, các DN sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi áp dụng mức thuế suất cao, giá cả tăng lên thì đồng nghĩa với việc giảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Lúc đó, DN sẽ tìm lĩnh vực đầu tư mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích sản xuất mặt hàng khác có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp  Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước Trong các công cụ bảo hộ thì thuế quan được coi là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu quả nhất nhằm điều hòa áp lực cạnh tranh. Thực tế, đối với các ngành sản xuất yếu kém trong nước, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu kém cả về giá cả và chất lượng. Nếu muốn duy trì và phát huy các ngành này buộc Nhà nước phải có chính sách bảo hộ nhất định để hạn chế được tính cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng nhập khẩu cùng loại, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất. Các chính sách bảo hộ mà Nhà nước đưa ra là áp dụng mức thuế suất cao đối với hàng nhập khẩu, thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế đối kháng nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho những mặt hàng sản xuất trong nước và giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa.  Điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao, tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội 1.2. Thuế Giá trị gia tăng 1.2.1. Tổng quan về thuế Giá trị gia tăng “ThuTrườngế GTGT là thuế tínhĐại trên giáhọc trị tăng Kinh thêm của hàng tế hóa Huế dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ”.( Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, 2008) Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề cơ bản là phải xác định được GTGT ở mỗi giai đoạn sản xuất SVTH: Trần Viết Giáng Châu 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế GTGT của giai đoạn đó. GTGT được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị HHDV bán ra với tổng giá trị HHDV mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế: Tổng giá trị Tổng giá trị HHDV GTGT = - HHDV bán ra mua vào tương ứng GTGT của HHDV Thuế suất thuế GTGT Số thuế GTGT = x chịu thuế của HHDV đó 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 1.2.2.1 Đặc điểm a) Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn nhưng chỉ thu phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ theo từng phân đoạn trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, thuế GTGT tránh được hiện tượng trùng lắp, tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. b) Thuế GTGT có tính trung lập Thuế GTGT không phải yếu tố chi phí mà là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cungTrường cấp hàng hóa dĐạiịch vụ và họckhông bị ảKinhnh hưởng b ởitế kết quHuếả kinh doanh của người nộp thuế. Nên dù lãi hay lỗ, doanh nghiệp cũng phải nộp thuế GTGT. Ngoài ra, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh bởi tổng số thuế của tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. Vì vậy , thuế GTGT không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngành nghề cụ thể. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp c) Thuế GTGT là thuế gián thu Thuế GTGT là loại thuế mà người nộp thuế không phải người chịu thuế. Là số tiền mà người chịu thuế nộp cho Nhà nước thông qua hình thức người nộp thuế thu hộ. Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ nên gánh nặng nộp thuế được chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế, hay nói cách khác giá cả hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. d) Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập Thuế GTGT đánh vào hàng hóa dịch vụ , người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phải trả khoản thuế bằng nhau nếu cùng tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt người có thu nhập cao hay thu nhập thấp. Nên tỉ lệ chịu thuế GTGT của người thu nhập thấp cao hơn so với người thu nhập cao và ngược lại, người thu nhập thấp phải trích một khoản khá lớn từ thu nhập của mình để nộp thuế GTGT, trong khi người thu nhập cao chỉ phải bỏ ra một một phần ít hơn để chi tiêu. 1.2.2.2 Vai trò a) Thuế GTGT là một khoản thu quan trọng của NSNN NSNN được thu từ nhiều nguồn khác nhau: từ thuế, phí, lệ phí, viện trợ nước ngoài, tín dụng, nhưng thuế và phí, đặc biệt thuế là nguồn thu chủ yếu, là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia. Ở các nước thuộc tổ chức hợp tác và kinh tế phát triển, thuế GTGT chiếm 20% tổng thu ngân sách. Hiện nay, ở Việt Nam thuế tiêu dùng (trong đó bao gồm thuế GTGT) chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng thu ngân sách hàng năm. b)Thuế TrườngGTGT góp phần ổ nĐại định giá họccả, mở r ộKinhng lưu thông tếhàng Huếhóa, thúc đẩy sản xuất phát triển Trước đây theo Luật thuế doanh thu, Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hóa chịu thuế càng cao qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu được cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến SVTH: Trần Viết Giáng Châu 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp tình trạng thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước đó. Điều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi thuế GTGT ra đời, Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Theo nghiên cứu thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam, sau khi áp dụng thuế GTGT thì giá cả các loại hàng hóa dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất của các DN, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ sụt giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. c)Thuế GTGT góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Hơn nữa, thuế GTGT không đánh vào hoạt động đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT phải trả khi mua sắm tài sản cố định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho DN. Thuế GTGT có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN sản xuất kinh doanhTrường trong nước, b ảoĐại hộ đượ c họcthị trường Kinh tiêu thụ hàng tế hóa Huếnội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các DN trong nước cũng như các DN nước ngoài. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp d)Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập chịu thuế buộc các DN phải chú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ. Thông qua việc chấp hành những yêu cầu đó đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế nắm được tình hình kinh doanh của các DN, hạn chế thất thu cho NSNN. 1.2.3. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT 1.2.3.1 Đối tượng nộp thuế GTGT Theo điều 4, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quộc hội ban hành ngày 03 tháng 06 năm2008: Người nộp thuế GTGT bao gồm: - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT 1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế GTGT Theo Điều 2 Thông tư 219/2013 /TT-BTC, hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành: “Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, các nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT” 1.2.3.3 ĐTrườngối tượng không ch ịĐạiu thuế GTGT học Kinh tế Huế Đối tượng không chịu thuế GTGT được bổ sung và nêu rõ tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Có 26 nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế. Dưới đây là một số khoản được thay đổi tại Điều 1 Thông tư 71/2014/TT-BTC: - Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh SVTH: Trần Viết Giáng Châu 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ Tính chất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế gồm: Mang tính chất thiết yếu; thuốc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo; của một số ngành cần khuyến khích phát triển; nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam; khó xác định giá trị tăng thêm. 1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 1.2.4.1.Căn cứ tính thuế GTGT Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT = Giá chưa thuế × thuế suất thuế GTGT a) Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được xác định theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC) NguyênTrường tắc: Giá tính thu Đạiế là giá chưahọc có thu Kinhế GTGT tế Huế - Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương là giá chưa thuế GTGT của HHDV tương đương, cùng loại trên thị trường tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi, biếu tặng, trả thay lương. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. -TrườngĐối với hoạt độ ngĐại cho thuê học tài sản nhưKinh cho thuê tếnhà, vănHuế phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa. - Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT (được sửa đổi cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá thanh toán (tiền vé, bán tem, ) Giá chưa thuế GTGT = 1 + thuế suất - Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. - Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt Trườngcược, là số tiền thuĐại từ ho ạthọc động này Kinh đã bao gồm tếcả thu Huếế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách Giá tính thuế được tính theo công thức sau: Số tiền thu được Giá tính thuế= 1+thuế suất SVTH: Trần Viết Giáng Châu 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. - Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá đã có thuế GTGT Giá tính thuế = 1 + thuế suất - Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Số tiền phải thu Giá tính thuế = 1+thuế suất - Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. - Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT. -TrườngĐối với trường hĐạiợp mua d ịchhọc vụ quy Kinhđịnh tại kho ảntế 5 Đi Huếều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng. - Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. b) Thuế suất: SVTH: Trần Viết Giáng Châu 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp Hiện nay, có 3 mức thuế suất áp dụng cho các loại hàng hóa chịu thuế GTGT, đó là mức thuế 0%, 5%, 10%. ( Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, 2008)  Thuế suất 0%: Đối tượng áp dụng: -Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu -Vận tải quốc tế -Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý -Các HHDV khác: Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu; dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều kiện để hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%: -Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; -Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; -Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.  Thuế suất 5%: -Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt, không gồm các loại nước uống đóng chai, bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%. -TrườngQuặng để sản xuất phânĐại bón; thuhọcốc phòng Kinh trừ sâu bệ nhtế và chHuếất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. -Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp -Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô,bóc vỏ,tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khácở khâu kinh doanh thương mại. -Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cábao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất. -Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18/12/2013). -Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp. -Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế. -Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập. -Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. -Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế. -Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức kTrườnghoa học và công ngh Đạiệ và kinh học nghiệm thKinhực tiễn, không tế bao Huế gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.  Thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại.  Chú ý: SVTH: Trần Viết Giáng Châu 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp - Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. - Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau thì phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. c) Thời điểm để tính thuế GTGT là: Theo Điều 8 Thông tư 219/2013 /TT-BTC: - Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền. - ĐTrườngối với hoạt động kinhĐại doanh họcbất động sKinhản, xây dựng tếcơ s ởHuếhạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. - Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan 1.2.4.2. Phương pháp tính thuế GTGT a)Phương pháp khấu trừ thuế GTGT Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC: - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: +Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này; +Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này; +Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. - Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xácTrường định như sau: Đại học Kinh tế Huế +Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước SVTH: Trần Viết Giáng Châu 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục. +Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh. +Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này. + Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoản này. - Xác định số thuế GTGT phải nộp: Trong đó: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. + Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. + Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12Trường Điều 7 Thông tư này.Đại học Kinh tế Huế + Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa SVTH: Trần Viết Giáng Châu 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.” b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Theo Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC: - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. + Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. + Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. + Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng. - Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển Trườngtiếp sang năm sau. Đại học Kinh tế Huế - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: + Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này; SVTH: Trần Viết Giáng Châu 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp + Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này; + Hộ, cá nhân kinh doanh; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. + Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. + Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%. + Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - TTrườngrường hợp cơ sở kinhĐại doanh học có doanh Kinh thu bán hàng tế hóa, Huế cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này. - Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ SVTH: Trần Viết Giáng Châu 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. - Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. - Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này được ban hành kèm theo Thông tư này - Hợp tác xã, tổ chức hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, - Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hóa đến 90 triệu đồng/ năm và thu nhập đến 60 triệu đồng/ năm. 1.2.5. Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế 1.2.5.1. Kê khai thuế Theo Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC, có hai cách để xác định đối tượng kê khai thuế. a) CáchTrường xác định đối tượng Đại kê khai thuhọcế GTGT Kinhtheo tháng: tế Huế Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng. Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý mà có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ >50 tỷ đồng muốn chuyển sang kê khai theo tháng thì phải gửi thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu07/GTGT(Ban hành kèm thông tư SVTH: Trần Viết Giáng Châu 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp 151/2014/TT-BBTC). Chậm nhất là cùng thời hạn nộp tờ kê khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu kê khai thuế GTGT theo tháng. b) Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý: Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề <50 tỷ đồng. Những doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ vào tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Các cơ sở sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng quý theo mẫu quy định. Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất ngày thứ 30 của quý tiếp theo. Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan tờ khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Thời gian nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuws chậm nhất 20 ngày của đầu tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. 1.2.5.2. Nộp thuế Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho cơ quanTrường thuế phải nộp thu ếĐạiGTGT và học NSNN, chKinhậm nhất là ngàytế 30 Huế của quý tiếp theo (nếu nộp thuế theo quý) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT và NSNN, chậm nhất là ngày 20 của quý tiếp theo (nếu nộp thuế theo tháng) SVTH: Trần Viết Giáng Châu 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, chậm nhất không quá 30 ngày của quý tiếp theo. Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mức thuế khoán ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hành nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu. 1.2.5.3. Hoàn thuế a) Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT Theo Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. - Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầuTrường tư từ 300 triệu đồng Đại trở lên thì họcđược hoàn Kinh thuế GTGT. tế Huế - Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC): Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự SVTH: Trần Viết Giáng Châu 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. - Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) (Sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng (Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. - Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. - Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. - Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóaTrường mua tại Việt Nam Đại mang theo học người Kinhkhi xuất cảnh. tế Việ cHuế hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. - Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp b) Điều kiện hoàn thuế GTGT Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau: - Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3,4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. - Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau. 1.2.5.4. Quyết toán thuế - Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh. Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh thuế GTTGT của tháng 3 năm sau. - Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch. - Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế GTGT, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế GTGT nếu cơ sở thuTrườngộc trường hợp và đĐạiối tượng đưhọcợc hoàn Kinhthuế GTGT. tế Huế - Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế GTGT, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn lậu thuế GTGT sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 1.3. Kế toán thuế Giá trị gia tăng 1.3.1 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ SVTH: Trần Viết Giáng Châu 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1.1. Các chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng - Phiếu thu, Phiếu chi - Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra - Biên bản nghiệm thu thanh toán - Tờ khai thuế GTGT - Bảng kê hàng hóa, chứng từ của hàng hóa dịch vụ mua vào - Giấy báo Nợ 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ - Tài khoản 1331- Thuế GTGT được khấu trừ HHDV: phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dung vào SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dung vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. 1.3.1.3. Kết cấu tổng quan của tài khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 133 Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC a) Bên Nợ - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. b) Bên Có -TrườngSố thuế GTGT đầu vàoĐại đã kh ấhọcu trừ Kinh tế Huế -Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ -Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; -Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. c) Số dư bên Nợ -Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoãn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1.4. Phương pháp hạch toán TK 111, 112, 113 TK 133 TK 632, 242, (1) (4) TK 111, 112, 331, TK 152, 156, 211, (5) TK 152, 156, 211 (2) TK 621,627,641 TK 3331 (6) (3) TK 111, 112, 331 TK 157, 632 (7) Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế GTGT đầu vào Chú thích: (1) Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, TSCĐ (2) Mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng ngay vào sản xuất sản phẩm Trường(3) Hàng hóa mua Đại gửi bán họchoặc bán ngayKinh không nh tếập kho Huế (4) Cuối kỳ, kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ (5) Trả lại hàng hóa, vật liệu, TSCĐ (6) Khẩu trừ thuế GTGT (7) Hoàn thuế GTGT 1.3.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu ra 1.3.2.1. Các chứng từ sử dụng SVTH: Trần Viết Giáng Châu 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng - Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa dịch vụ bán ra 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp - Tài khoản 33311- Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - Tài khoản 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dung để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. 1.3.2.3 Kết cấu tổng quan của tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333 Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC a) Bên Nợ - Số thuế GTGT đã được khẩu trừ trong kỳ - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào NSNN - Số thuế được giảm trừ và số thuế phải nộp - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. b) Bên Có - Số thuế GTGT đầu ra và só thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp - Số thuế, phí,lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSNN. c) Số dưTrường bên Có Đại học Kinh tế Huế - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào NSNN SVTH: Trần Viết Giáng Châu 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp d) Số dư bên Nợ (nếu có) - Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho NSNN, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. 1.3.2.4. Phương pháp hạch toán TK 3331 TK 133 TK 3331 TK 111, 112, 131 (2) (1) TK 111, 112 TK 511, 711, 515 (3) TK 711 (4) TK 111, 112 Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đối với hàng bán trả ngay Chú thích: (1) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu nhập khác, doanh thu tài chính (2) Khấu trừ thuế GTGT (3) Nộp thuế GTGT vào NSNN Trường(4) Giảm thuế, hoàn Đại thuế GTGT học Kinh tế Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 TT HUẾ 2.1 Tổng quan về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế - Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Tư vấn Xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế - Tên tiếng Anh: Thua Thien Hue No.1 Construction Consultants Joint Stock Company - Tên giao dịch viết tắt: CCC.1 - Địa chỉ: Lô 45 Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7 - Phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam - Điện thoại: 0543848467 Fax: 0543830266 - Email: tvxds1@yahoo.com.vn - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300385324 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 19/12/2005. - Vốn Điều lệ: 1.113.500.000 đồng - Tỷ lệ góp vốn: 30% - Đại diện theo pháp luật: ông Bùi Đăng Lào - Giám đốc Công ty - Ngày hoạt động: 01/01/2006 (Đã hoạt động 13 năm) 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế - ThTrườngực hiện quyết đị nhĐại số 423/QĐ học- UB ngàyKinh 20/02/2004 tế củ aHuế UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xác nhập xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế thuộc công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế và xí nghiệp khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế - là công ty con của công ty xây lắp Thừa Thiên Huế hoạt động theo mô hình "công ty mẹ - công ty con". - Công ty TNHH tư vấn khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế được thành lập từ quyết định số 31/QĐ - CTXL ngày 15/03/2004 của công ty xây lắp Thừa Thiên SVTH: Trần Viết Giáng Châu 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp Huế (theo quyết định số 423/QĐ - UB ngày 27/02/2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xác nhập công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế vào công ty xây lắp Thừa Thiên Huế). - Căn cứ quyết định số 3919/QĐ - UB ngày 15/11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển công ty TNHH tư vấn khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế thành công ty cổ phần tư vấn xây dựng số 1 Thiên Thiên Huế. - Căn cứ điều lệ công ty cổ phần tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế. - Căn cứ biên bản cuộc họp Hội Đồng Quản Trị công ty ngày 05/12/2005. - Căn cứ biên bản cuộc họp Hội Đồng Quản Trị công ty ngày 25/02/2006. - Căn cứ chức năng quyền hạn của Hội Đồng Quản Trị công ty. - Mục đích ban hành quy chế tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế (gọi tắt là công ty) là: + Đảm bảo cho công ty hoạt động theo mô hình pháp lý: Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp, các văn bản luật có liên quan và điều lệ của công ty đã được Đại Hội Đồng cổ đông thông qua. + Công ty có quyền tự chủ quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường nhằm đạt hiệu quả cao, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng trong phạm vi điều tiết của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản đang có hiệu lực. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng - TưTrường vấn thiết kế các côngĐại trình giaohọc thông, Kinh xây dựng, th ủtếy lợ iHuế - Thiết kế quy hoạch, khảo sát đo đạc - Tư vấn lập dự án, giám sát, đấu thầu - Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình xây dựng SVTH: Trần Viết Giáng Châu 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công ty - Thực hiện tốt phương pháp lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty - Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh quốc phòng, chính trị và an toàn xã hội 2.1.4.Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Lĩnh vực kinh doanh: Tư vấn xây dựng Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: - Thiết kế và lập tổng dự toán công trình trùng tu bảo tồn di tích, công trình giao thông (cầu, đường bộ), công trình dân dụng và công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng; kiến trúc công trình, quy hoạch xây dựng; điện công trình dân dụng và công nghiệp - Khảo sát địa chất công trình, địa hình trong phạm vi dự án dầu tư xây dựng công trình - Kiểm tra và phân tích kỹ thuật, kiểm định chất lượng xây dựng và khả năng chịu lực của công trình - Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lơi, hạ tầng kỹ thuật và công trình trùng tu bảo tồn di tích - TưTrường vấn đầu tư xây dĐạiựng đường học dây và Kinhtrạm biến áp tếcó điện Huế áp từ 35KV trở xuống - Giám sát thi công xây dựng các loại công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi, công trình giao thông - Thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường, chuyên ngành dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, vật liệu xây dựng SVTH: Trần Viết Giáng Châu 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp - Thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình xây dựng - Thẩm định, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật - Quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật - Thí nghiệm vật liệu xây dựng - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật và trùng tu bảo tồn di tích 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Công ty được quản lý theo nguyên tắc các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ thừa hành phục vụ cho Giám đốc. Giải quyết công việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ cá nhân chịu trách nhiệm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC QUẢN QUẢN LÝ KIẾN LÝ KỸ THUẬT TRÚC P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. KẾ HOẠCH-TỔNG HỢP +Kế toán trưởng +Trưởng phòng +Nhân viên +Nhân viên BỘ PHẬN KHẢO SÁT CÁC XƯỞNG THIẾT KẾ TƯ VẤN GIÁM SÁT +Trưởng bộ phận +Trưởng bộ phận +Cán bộ khảo sát +Xưởng trưởng Trường Đại +Chhọcủ trì ki Kinhến trúc tế Huế+Cán bộ giám sát +Chủ trì kết cấu +Cán bộ thiết kế (Nguồn: Hồ sơ năng lực nhân viên năm 2017 của CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế) Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp Các bộ phận trong công ty được Hội đồng quản trị họp và thông qua với các chức năng tương ứng nhằm đảm bảo cho công việc của công ty được thuận lợi. Mỗi phòng ban trong công ty chịu sự giám sát của người đứng đầu, đồng thời người đứng đầu có trách nhiệm báo cáo lại mọi công việc tại bộ phận của mình với cấp trên tạo nên một hệ thống làm việc khoa học. Sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty đảm bảo cho thông tin công việc được lưu truyền nội bộ một cách nhanh chóng và chính xác nhằm đáp ứng quá trình vận hành bộ máy công ty một cách nhanh nhất. Ngoài ra, sự hoạt động của các phòng ban trong công ty cũng như Hội đồng quản trị phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Ban Kiểm Soát nhằm đảm bảo tính công bằng trong hoạt động của đơn vị. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc điều hành: Là người đại diện theo pháp luật, quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Phó giám đốc quản lý kỹ thuật: Được Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc công ty, là thành viên tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các lĩnh vực như: phụ trách công tác quản lý kỹ thuật; tham mưu công tác về đầu tư phát triển các hoạt động tư vấn, thiết kế tại công ty; theo dõi các trang thiết bị, phần mềm phục vụ thiết kế mới nhằm nâng cao năng suất và năng lực sản xuất của các xưởng, các bộ phận; được ủy quyền điều hành các hoạt động khác thay giám đốc theo nội dung được ủy quyềTrườngn khi giám đốc đi công Đại tác hay học lĩnh vực đưKinhợc ủy quy ềntế thư ờHuếng xuyên,  Phó giám đốc quản lý kiến trúc: Được Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc công ty, là thành viên tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các lĩnh vực như: tham gia công tác tiếp thị, kế hoạch; điều hành công tác quản lý kiến trúc của Công ty và giám sát chất lượng; thao dõi, kiểm tra công tác thiết kế quy hoạch, thiết kế cơ sở lập dự án; phụ trách chỉ đạo công tác bảo vệ đồ án của Công ty mỗi khi ra Hội SVTH: Trần Viết Giáng Châu 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp đồng kiến trúc; phụ trách công tác tuyển chọn thi phương án thiết kế sơ bộ khi cần thiết.  Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.  Bộ phận Khảo sát: Các kỹ sư khảo sát thu thập các yếu tố về địa hình, địa vật, thể hiện lên bản vẽ theo tỉ lệ với độ chi tiết cần thiết. Phương pháp khảo sát địa hình rất đa dạng, bao gồm các phương pháp chính như: ảnh vệ tinh, ảnh hàng không, quét laser mặt đất, đo vẽ mặt đất bằng các máy đo đạc.  Phòng Tư vấn giám sát: giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất, kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Giám sát thi công xây dựng công trình là nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi.  Các Xưởng thiết kế: Tùytheo yêu cầu của khách hàng hay nhà đầu tư, quy mô, tính chất của công trình xây dựng mà các kỹ sư thiết kế xây dựng thiết kế các bản vẽ cho phù hợp. Đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử dụng thiết kế mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xâyTrường dựng do cơ quan Đại nhà nướ chọc có thẩm quyKinhền ban hành tế và Huếphải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.  Phòng Kế hoạch-Tổng hợp: Tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tham gia lập kế hoạch sản xuất từng thời kỳ của các xưởng, các bộ phận; lập báo cáo thống kê hàng tháng, hàng quý và cả năm cho các cơ quan quản lý theo quy định; tổ chức kiểm tra, SVTH: Trần Viết Giáng Châu 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp đôn đốc các bộ phận trực thuộc thực hiện các công việc triển khai, các kế hoạch ngắn hạn đã được Giám đốc phê duyệt; quản lý giám sát công tác đào tạo theo quy hoạch, đào tạo tự nguyện theo quy chế; tổ chức công tác vệ sinh môi trường, sân bãi công ty.  Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Công ty. - Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp; Điều lệ, Quy chế tài chính Công ty; Nghị quyết Đại hội cổ đông của Công ty và các văn bản pháp luật có liên quan. Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. 2.1.6. Tình hình cơ bản của công ty qua 3 năm 2015-2017 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1. Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) Tổng số lao động 55 100,00 54 100,00 40 100,00 (1) (1.82) (14) (25,93) 1. Phân theo trình độ chuyên môn Trình độ trên Đại học 3 5,45 3 5,56 3 7,50 0 0,00 0 0,00 Trình độ Đại học 47 85,45 46 85,19 34 85,00 (1) (2,13) (12) (26,09) Trình độ Cao đẳng 2 3,64 2 3,70 0 0,00 0 0,00 (2) (100,00) Trình độ Trung cấp 2 3,64 2 3,70 3 7,50 0 0,00 1 50,00 Công nhân 1 1,82 1 1,85 0 0,00 0 0,00 (1) (100,00) 2. Theo thâm niên 5 năm 21 38,18 19 35,19 13 32,50 (2) (9,52) (6) (31,58) > 10 năm 21 Trường38,18 21 Đại38,89 học14 Kinh35,00 tế0 Huế0,00 (7) (33,33) > 15 năm 9 16,36 9 16,67 9 22,50 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần Viết Giáng Châu 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp Lao động là yếu tố đầu vào then chốt và giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó người lao động là một trong những chỉ tiêu để đánh giá quy mô và chất lượng của doanh nghiệp, Bảng số liệu 2.1về tình hình lao động của công ty cho biết quy mô lao động của công ty có sự giảm sút theo thời gian. Năm 2016, tổng số lao động giảm 1 người tương ứng giảm 1,82% so với năm 2015. Đặc biệt vào năm 2017, tổng số lao động chỉ còn 40 người do chính sách giảm biên chế của công ty, giảm đến 14 người so với năm 2016 tương ứng với giảm 25,93%. - Xét theo trình độ chuyên môn: hầu hết lao động trong công ty có trình độ đại học và trên đại học, trong đó lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn lớn hơn 85% trong tổng lao động), tuy có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2017, công ty đã có sự thay đổi đáng kể trong tổng số lao động khi xét về trình độ chuyên môn, cụ thể: lao động có trình độ Đại học giảm 12 người so với năm 2016 tương ứng giảm 26,09%, lao động có trình độ Cao đẳng và Công nhân được cắt giảm toàn bộ, lao động có trình độ Trung cấp tăng lên 1 người tương ứng tăng 50%. Qua đó, chứng tỏ răng công ty đang có xu hướng tăng dần chất lượng và trình độ của lao động hơn để chọn những người có trình độ chuyên môn nhất tạo nền móng cho sự phát triển của công ty. - Xét theo thâm niên: số lao động gắn bó lâu dài với công ty >15 năm vẫn tiếp tục làm việc. Lao động làm việc trên 10 năm có sự thay đổi đáng kể: năm 2017 số lao động này giảm 7 người tương ứng tốc độ giảm 33,33% so với năm 2016. Do một số lao động chuyển công ty, nơi làm việc. Lao động làm việc >5 năm cũng có xu hướng giảm, nămTrường 2016 giảm 2 ngư Đạiời tương ứhọcng tốc đ ộKinhgiảm 9,52% đtếến năm Huế 2017 thì giảm 6 người tương ứng giảm 31,58%. Còn lại số lao động làm việc <5 năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Qua đó ta thấy rằng, để bù đắp cho sự thiếu hụt vị trí của các lao động đã làm việc lâu năm ở công ty khi họ ra đi, việc tuyển thêm lao động mới là điều không thể tránh khỏi nhưng công ty đã chọn lọc kỹ càng để chọn được những người phù hợp cho vị trí đó. Còn lại những người đã gắn bó rất lâu năm với công ty thì vẫn tiếp tục đồng hành cùng công ty. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, trong 3 năm từ 2015 đến năm 2017, công ty đã ổn định được một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm gắn bó với công ty. Bên cạnh đó, công ty đã có những cố gắng trong việc tuyển chọn những nguồn lực phù hợp và có trình độ để có một cơ cấu lao động hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu lao động trong sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả, xây dựng và phát huy thương hiệu của công ty trên thị trường. 2.1.5.2. Tình hình tài sản-nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Viết Giáng Châu 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2. Cơ cấu và biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chênh lệch % Chênh lệch % A. Tài sản ngắn hạn 5.014.754.186 61,43 7.535,512.638 69,70 8.115.409.876 72,22 2.520.758 452 50,27 579.897.238 7,70 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 324.914.022 3,98 397.152.008 3,67 518.886.410 4,62 72.237.986 22,23 121.734.402 30,65 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.430.361.768 54,27 6.326.979.102 58,52 6.927.358.395 61,65 1.896.617.334 42,81 600.379.293 9,49 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 3.846.898.973 47,13 6.112.860.842 56,54 6.717.898.605 59,79 2.265.961.869 58,90 605.037.763 9,90 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 211.000.000 2,58 16.000.000 0,15 15.000.000 0,13 (195.000.000) (92,42) (1.000.000) (6,25) 3. Phải thu ngắn hạn khác 372.462.795 4,56 403.683.260 3,73 482.024.790 4,29 31.220.465 8,38 78.341.530 19,41 4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0,00 (205.565.000) (1,90) (287.565.000) (2,56) (205.565.000) - (82.000.000) 39,89 IV. Hàng tồn kho 182.440.143 2,23 762.462.609 7,05 647.308.096 5,76 580.022.466 317,92 (115.154.513) (15,10) V. Tài sản ngắn hạn khác 77.038.253 0,94 48.918.919 0,45 21.856.975 0,19 (28.119.334) (36,50) (27.061.944) (55,32) 1. Chi phi trả trước ngắn hạn 43.566.720 0,53 48.918.919 0,45 21.856.975 0,19 5.352.199 12,29 (27.061.944) (55,32) 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 33.471.533Trường0,41 0 Đại 0,học00 0 Kinh0,00 tế(33.471. Huế533) (100,00) 0 - B. Tài sản dài hạn 3.148.132.678 38,57 3.276.462.254 30,30 3.120.932.870 27,78 128.329.576 4,08 (155.529.384) (4,75) II. Tài sản cố định 3.129.582.678 38,34 3.276.462.254 30,30 3.120.932.870 27,78 146.879.576 4,69 (155.529.384) (4,75) SVTH: Trần Viết Giáng Châu 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp IV. Tài sản dở dang dài hạn 18.550.000 0,23 0 0,00 0 0,00 (18.550.000) (100,00) 0 - Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 8.162.886.864 100,00 10.811.974.892 100,00 11.236.342.746 100,00 2.649.088.028 32,45 424.367.854 3,92 C. Nợ Phải trả 4.658.345.119 57,07 7.149.042.055 66,12 7.649.562.288 68,08 2.490.696.936 53,47 500.520.233 7,00 I. Nợ ngắn hạn 4.658.345.119 57,07 7.149.042.055 66,12 7.649.562.288 68,08 2.490.696.936 53,47 500.520.233 7,00 1. Phải trả người bán ngắn hạn 200.000.000 2,45 36.380.000 0,34 0 0,00 (163.620.000) (81,81) (36.380.000) (100,00) 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 268.170.416 3,29 746.661.179 6,91 712.518.333 6,34 478.490.763 178,43 (34.142.846) (4,57) 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 436.358.905 5,35 639.111.980 5,91 667.398.754 5,94 202.753.075 46,46 28.286.774 4,43 4. Phải trả người lao động 2.545.742.909 31,19 5.005.327.909 46,29 5.014.338.909 44,63 2.459.585.000 96,62 9.011.000 0,18 5. Phải trả ngắn hạn khác 716.652.909 8,78 704.555.292 6,52 842.094.597 7,49 (12.097.617) (1,69) 137.539.305 19,52 6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 460.000.000 5,64 0 0,00 400.000.000 3,56 (460.000.000) (100,00) 400.000.000 - 7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 31.419.980 0,38 17.005,695 0,16 13.211.695 0,12 (14.414.285) (45,88) (3.794.000) (22,31) D. Vốn chủ sở hữu 3.504.541.745 42,93 3.662.932.837 33,88 3.586.780.458 31,92 158.391.092 4,52 (76.152.379) (2,08) 1. Vốn góp của chủ sở hữu 1.113.500.000 13,64 1.113.500.000 10,30 1.113.500.000 9,91 0 0,00 0 0,00 2. Quỹ đầu tư phát triển 2.061.346.076 25,25 2.139.517.505 19,79 2.217.677.505 19,74 78.171.429 3,79 78.160.000 3,65 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 2.767.097 0,03 2.767.097 0,03 2.767.097 0,02 0 0,00 0 0,00 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 326.928.572 4,01 407.148.235 3,77 252.835.856 2,25 80.219.663 24,54 (154.312.379) (37,90) Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 8.162.886Trường.864 100,00 10.811.974. Đại892 100,học00 11.236.342. Kinh746 100, 00tế2.649.088. Huế028 32,45 424.367.854 3,92 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần Viết Giáng Châu 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp a) Tình hình Tài sản  Về cơ cấu của Tài sản Tổng giá trị TS của một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tăng hay giảm phân bổ cho từng loại TS tương ứng từng giai đoạn phát triển và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, cần phải thực hiện việc phân tích cơ cấu tài sản để đánh giá sự hợp lý trong quá trình sử dụng vốn, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý nhằm nâng cao chất lượng của công ty. Nhìn chung từ Bảng 2.2 ta thấy được rằng, tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong 3 năm và cơ cấu tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng TSNH và giảm tỷ trọng TSDH, cụ thể là TSNH luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TS(trên 60%)và đang có xu hướng tăng liên tục trong khi đó tỷ trọng của TSDH ngày càng giảm,chiếmthấp hơn 30% trong tổng TS. 100% 90% 80% 70% 60% 50% TSDH 40% TSNH 30% 20% 10%Trường Đại học Kinh tế Huế 0% 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu TSNH và TSDH trong Tổng TS Công ty qua 3 năm 2015-2017 Tài sản ngắn hạn: Năm 2015, TSNH của Công ty là 5.015 triệu đồng (chiếm lên đến 61,43% tổng tài sản). Đến năm 2016, TSNH chiếm 69,70% và tiếp tục tăng SVTH: Trần Viết Giáng Châu 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp mạnh vào năm 2017 khi chiếm lên đến 72,22% tổng tài sản của doanh nghiệp, với giá trị là 8.115 triệu đồng. Để giải thích cho điều này, phải xét đến một trong những lợi thế của TSNH đó là nhanh đáp ứng được nhu cầu sử dụng vào đầu tư của công ty và có khả năng thu hồi nhanh hơn. Khi xem xét từng khoản mục riêngtrong TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vào năm 2015, khoản mục này chiếm 54,27% tổng tài sản, và đến năm 2016 tăng lên 58,52% và đến năm 2017 đạt giá trị 76.927 triệu đồng tương ứng với chiếm tỷ trọng 61,65% trong tổng tài sản. Việc tỷ trọng các khoản phải thu cao như vậy là không tốt bởi vì khi doanh nghiệp chưa thu được các khoản này thì không thể bổ sung vốn cho quá trình SXKD, doanh nghiệp đang trong trạng thái bị chiếm dụng vốn, điều này làm cho doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và tự tin. Tuy nhiên, khoản phải thu cao cũng chưa thể khẳng định là xấu vì còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp hay đặc điểm của công ty, cụ thể như đối công ty tư vấn xây dựng, các khoản phải thu thường mất một thời gian rất lâu để thu hồi tùy thuộc vào thời gian của công trình mà công ty đang thi công, từ đó sẽ làm tăng các khoản nợ phải thu khách hàng. Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2015 khoản mục này chiếm 3,98% tổng tài sản, năm 2016 giảm còn 3,67% và đến năm 2017 lại tăng lên đạt 4,62%. Vì khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty khi có thể gặp khó khăn trong việc thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh cũng như khó đáp ứng các khoản thanh toán trong ngắn hạn tại mọi thời điểm. HàngTrường tồn kho và Tài Đại sản ng ắhọcn hạn khác Kinhchiếm tỷ tr ọtếng không Huế đáng kể trong tổng tài sản. Cụ thể, Hàng tồn kho qua 3 năm 2015-2017 có tỷ trọng lần lượt là 2,23%, 7,05% và 5,76% tổng tài sản trong khi đó Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,94%, 0,45% và 0,19%. Vì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì HTK thường nhỏ nên điều này không có ảnh hưởng quá lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty có tỷ trọng giảm dần qua các năm, năm 2015 TSDH chiếm 38,57% tổng tài sản, năm 2016 giảm còn 30,30% đến năm 2017 thì chỉ chiếm 27,78% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn giảm là do sự giảm của Tài sản cố định cụ thể là TSCĐ hữu hình. Trong TSCĐHH thì nhóm nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2015, TSDH chỉ chiếm 38,57% trong tổng tài sản thì TSCĐ hữu hình đã chiếm đến 38,34%. Năm 2016 và năm 2017, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 30,30% và 27,78% tổng tài sản và cũng chính là tỷ trọng của TSDH trong tổng tài sản vào hai năm này. Cho thấy được tài sản cố định hữu hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong TSDH. Nhận xét: Qua 3 năm 2015-2017, cơ cấu TSNH và TSDH mặc dù có sự thay đổi nhưng không đáng kể, TSNH vẫn chiếm ưu thế trong khi đó TSDH lại có xu hướng giảm dần. b) Tình hình Nguồn vốn  Về cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ trong SXKD và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai khác nguồn vốn để đưa ra các quyết định tài trợ vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. DTrườngựa vào số liệu ở B ảĐạing 2.2, ta họcnhận thấ yKinh rằng Nợ ph ảtếi trả luônHuế chiếm tỷ trọng lớn hơn so với Vốn chủ sở hữu và tăng dần qua 3 năm 2015-2017. Nợ phải trả luôn đạt tỷ trọng rất lớn (trên 50% trong tổng nguồn vốn), cụ thể NPT chiếm 57,07%, 66,12% và 68,08% tổng nguồn vốn lần lượt qua 3 năm 2015-2017. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp 100% 90% 80% 70% 60% 50% VCSH 40% NPT 30% 20% 10% 0% 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu NPT và VCSH trong Tổng NV qua 3 năm 2015-2017 Nợ phải trả Công ty không có các khoản nợ dài hạn nên NPT trong tổng nguồn vốn cũng chính là cơ cấu của Nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nợ ngắn hạn qua 3 năm lần lượt là 57,07%, 66,12% và 68,08% cho thấy nhu cầu thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn. Trong cơ câu của NNH thì khoản Phải trả cho người lao động chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm đến 31,19% tổng nguồn vốn vàonăm 2015 và có sự thay đổi qua các năm tiếp theo. Vào năm 2016, khoản mục Phải trả cho người lao động chiếm 46,29%, đến năm 2017 thì giảm còn 44,63% trong tổng nguồn vốn. Để giải thích cho điều này thì ta lại xét đến đặc điểm ngành nghề của công ty. Trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhTrường vực tư vấn, thiế tĐại kế, khảo họcsát, thì thKinhời gian để nghitếệ mHuế thu, thanh lý hợp đồng của một công trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp dến tiền lương của người lao động, khách hàng trả tiền sớm thì sẽ thanh toán được nhanh tiền lương của các cán bộ công nhân viên làm giảm các khoản phải trả người lao động và ngược lại. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp Vốn chủ sở hữu Dựa vào bảng số liệu phân tích, ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cũng khá lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015, VCSH chiếm 42,93% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, tỷ trọng này giảm mạnh còn 33,88% và chỉ còn chiếm 31,92% tổng nguồn vốn vào năm 2017. Vốn góp của chủ sở hữutuy ổn định qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần từ năm 2015-2017,cụ thể năm 2015 chiếm 13,64%, năm 2016 là 10,30% và đến năm 2017 chỉ còn lại 9,91% trong tổng nguốn vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác như Quỹ đầu tư phát triển, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đều giảm tỷ trọng. Ta thấy vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ công ty đang phụ thuộc vào các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh. Công ty cần có chiến lược làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty một cách ổn định để việc kinh doanh được tốt hơn.  Về biến động Nguồn vốn Xét về mặt tổng quát, tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng nguồn vốn tăng 2.649 triệu đồng tương ứng tăng 32,45% so với năm 2015. Đến năm 2017, nguồn vốn lại tiếp tục tăng đến giá trị 11.236 triệu đồng, tức là tăng 424 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,92% so với năm 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đén nguồn vốn bao gồm: NPT và VCSH Nợ phải trả Nợ phải trả có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2016, NPT tăng 2.491 triệu đồTrườngng tương ứng tăng 53,Đại47% so họcvới năm 2015.Kinh Năm 2017, tế NPT Huế tiếp tục tăng lên đạt giá trị 7.650 triệu đồng, tức tăng 501 triệu đồng tương ứng tăng 7,00% so với năm 2016. Nợ phải trả tăng lên là do sự tăng lên của phải trả người lao động là chủ yếu, cụ thể là: Năm 2016, Phải trả người lao động tăng rất mạnh 2.460 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng với tốc độ 96,62%. Năm 2017, phải trả người lao động đạt giá trị 5.014 triệu đồng tức là tăng 9 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 0,18%. Phải SVTH: Trần Viết Giáng Châu 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp trả người lao động tăng là do sự ảnh hưởng của các khoản phải thu ngắn hạn, nhiều công trình chưa nghiệm thu, khách hàng chưa thanh toán hợp đồng thì công ty chưa thể trả đủ lương cho người lao động do đó làm tăng các khoản phải trả người lao động. Qua các năm thì nợ phải trả vẫn luốn chiếm một tỷ lệ rất lớn (trên 57% và đang có xu hướng tăng lên) vì thế khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất thấp, công ty cần có biện pháp điều chỉnh tỷ lệ này cho hợp lý. Vốn chủ sở hữu VCSH của công ty có sự biến động trong 3 năm. Năm 2016, VCSH tăng 158 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 4,52%. Tuy nhiên, năm 2017, VCSH lại có xu hướng giảm xuống đạt giá trị 3.587 triệu đồng tức giảm 76 triệu đồng tương ứng giảm 2,08% so với năm 2016. Trong sự biến động của VCSH có sự ảnh hưởng của Quỹ đầu tư phát triển: năm 2016 quỹ này tăng 78 triệu tương ứng với tăng 3,79% so với năm 2015, đến năm 2017 chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng thêm 3,65% và đạt giá trị là 2.218 triệu đồng. Quỹ đầu tư phát triển tăng lên chứng tỏ DN đang duy trì việc đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nhận xét: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn trong giai đoạn 2015 – 2017 tại Công ty Cổ Tư vấn xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế, ta có những nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của công ty từ năm 2015-2017. Năm 2017 gần nhất, nguồn vốn Công ty có nhiều sự biến động, Công ty cần quan tâm hơn đến việc xây dựng cơ cấu nợ một cách phù hợp, chú trọng vào các khoản nợ ngắn hạn để cải thiện khả năng thanh toánTrường của Công ty. Đại học Kinh tế Huế 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 SVTH: Trần Viết Giáng Châu 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị Chênh lệch % Chênh lệch % 11.127.820.177 15.159.193.581 11.248,913.531 4.031.373.404 36,23 (3.910.280.050) (25,79) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.024.543 36.719.544 31.101.817 695.001 1,93 (5.617.727) (15,30) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thu v àng và cung c ần ề bán h ấp 11.091.795.634 15.122.474.037 11.217.811.714 4.030.678.403 36,34 (3.904.662.323) (25,82) dịch vụ 9.460.594.229 12.874.366.765 9.691.655.373 3.413.772.536 36,08 (3.182.711.392) (24,72) 4. Giá vốn hàng bán 5. L àng và cung c ợi nhuận gộp về bán h ấp 1.631.201.405 2.248.107.272 1.526.156.341 616.905.867 37,82 (721.950.931) (32,11) dịch vụ 2.443.180 2.078.416 1.064.862 (364.764) (14,93) (1.013.554) (48,77) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 26.777.712 27.368.999 18.410.958 591.287 2,21 (8.958.041) (32,73) 8. Chi phí bán hàng 3.000.000 18.000.000 - 15.000.000 500,00 (18.000.000) (100,00) 1.189.389.940 1.640.918.345 1.258.018.485 451.528.405 37,96 (382.899.860) (23,33) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 414.476.933 563.898.344 250.791.760 149.421.411 36,05 (313.106.584) (55,53) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - - - - - - - 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác - 65.580.323 6.476.387 65.580.323 - (59.103.936) (90,12) - (65.580.323) (6.476.387) (65.580.323) - 59.103.936 (90,12) 13. Lợi nhuận khác 414.476.933 498.318.021 244.315.373 83.841.088 20,23 (254.002.648) (50,97) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 87.548.361 107.516.214 55.742.752 19.967.853 22,81 (51.773.462) (48,15) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành Trường Đại học Kinh tế Huế 326.928.572 390.801.807 188.572.621 63.873.235 19,54 (202.229.186) (51,75) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần Viết Giáng Châu 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp Kết quả sản xuất kinh doanh là thước đo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độ điều hành của các nhà quản trị, là tiêu đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, đồng thời bổ sung vốn để tiến hành tái sản xuất Trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay, làm thế nào để vừa bảo tồn và phát triển vốn và không ngừng gia tăng lợi nhuận là mục tiêu khó khăn của tất cả doanh nghiệp cũng như Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động tương đối mạnh. Năm 2016, lợi nhuận gộp tăng 617 triệu đồng tương ứng tăng 37,82% so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017, lợi nhận gộp lại giảm chỉ còn 1.526 triệu đồng tức là giảm 722 triệu đồng tương ứng giảm 32,11% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp giảm cho thấy doanh nghiệp hiện đang hoạt động chưa thực thực hiệu quả. Nguyên nhân là do sự thay đổi của Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể: Năm 2016, doanh thu thuần tăng 4.031 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 36,34% so với năm 2015. Qua năm 2017, doanh thu thuần chỉ còn đạt 11.218 triệu đồng tức là giảm 3.905 triệu đồng tương ứng giảm 25,82% so với năm 2016. Đồng thời Giá vốn hàng bán cũng có sự biến động tăng, cụ thể GVHB năm 2016 tăng 36,08% so với năm 2015 nhưng sang năm 2017, GVHB lại giảm 3.183 triệu đồng tương ứng giảm 24,72% so với năm 2016. Điều này trước hết cho thấy được rằng năm 2017 tuy đã thực hiện sản xuất kinh doanh khá hợp lý nhưng hoạt động kinh doanh ở công ty tương đối không hiệu quả hơn so với năm 2016. Nguyên nhân khách quan có thể là do sức cạnh tranh quá mạnh mẽ của Trườngcác doanh nghiệp trên Đại địa bàn họcthành ph ốKinhhoặcnăm 2017 tế là nămHuế không mấy khả quan khi ngành xây dựng nói chung và ngành Tư vấn xây dựng nói riêng, và nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, hạn chế nhận những dự án mới để tiếp tục thực thi những dự án còn đang dang dở. Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể là năm 2016, doanh thu tài chính giảm 0,4 triệu đồng tương ứng giảm 14,93% so với năm SVTH: Trần Viết Giáng Châu 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp 2015. Năm 2017, doanh thu tài chính lại tiếp tục giảm 1 triệu đồng tương ứng giảm 48,77% so với năm 2016. Doanh thu tài chính của công ty là từ khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng, nhưng do năm 2017 doanh thu giảm làm cho các khoản phải thu giảm mà các giá trị công trình, hạng mục công ty thực hiện thường lớn hơn 20 triệu nên đều được thanh toán qua ngân hàng dẫn đến khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng giảm, doanh thu tài chính giảm.Tuy nhiên, giá trị của khoản mục doanh thu hoạt động tài chính này là không đáng kể nên không có ảnh hưởng gì nhiều đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cũng có nhiều sự biến động: Năm 2016, các khoản mục chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên lần lượt là 500%, 2,21%, 37,96% nhưng qua năm 2017 tất cả các khoản mục chi phí lại giảm trong đó phải kể đến Chi phí bán hàng giảm 100% khi vừa mới tăng mạnh 500% vào năm trước. Chi phí tài chính năm 2017 giảm 32,73% so với năm 2016 do khoản chi phí này dùng để trả lãi vay ngân hàng mà các khoản vay ngắn hạn này giảm từ 700 triệu đồng năm 2016 còn 300 triệu đồng vào năm 2017 nên chi phí tài chính giảm xuống. Doanh nghiệp đồng thời phải chi trả cho khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp với số tiền lớn trên 1.000 triệu đồng mỗi năm cho các vấn đề như: tiền tiếp khách, hội nghị; trả tiền thuê đất; chi phí lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp; dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, Điều này làm ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2016, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 149 triệu đồng tương ứng tăng 36.05%. Năm 2017, lợi nhuận thuần lại giảm mạnh đến tận 55.53% so với nămTrường 2016 tức lợi nhuậ nĐại thuần đã gihọcảm 313 triKinhệu đồng và đtếạt m ứHuếc 251 triệu đồng. Bởi vì công ty không có khoản mục thu nhập khác nhưng vẫn xuất hiện Chi phí khác trong quá trình kinh doanh, đó là tiền lãi phải trả do nộp chậm Bảo hiểm xã hội nên Lợi nhuận khác luôn đạt mức âm. Bên cạnh đó chỉ tiêu Lợi nhuận khác vào năm 2016 đạt giá trị là -66 triệu đồng thì vào năm 2017 chỉ còn đạt -6 triệu đồng tăng lên 59 triệu đồng. Lợi nhuận khác giảm mạnh cho thấy công ty đang hoạt động không hiệu quả đối với đối với các hoạt động ngoài kinh doanh. SVTH: Trần Viết Giáng Châu 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 tăng 84 triệu đồng tương ứng tăng 20,23% so với năm 2015. Trong năm 2017, chỉ tiêu này lại giảm mạnh khi chỉ đạt mức 244 triệu đồng tức là giảm tận 254 triệu đồng tương ứng giảm 50,97% so với năm 2016. Kết hợp với sự biến động khoản chi phí thuế TNDN làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2016 thì Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 64 triệu đồng tương ứng tăng 19,54% thì đến năm 2017 chỉ tiêu này lại chỉ đạt giá trị là 189 triệu,tức giảm 202 triệu đồng tương ứng giảm 51.75% so với năm 2016. Điều này cũng là dễ hiểu vì doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh giảm nhiều cùng với sự biến động không đáng kể của các khoản chi phí làm cho các khoản lợi nhuận sau thuế giảm. Điều này thể hiện khả năng tài chính của công ty thật sự chưa ổn định so với năm trước, dễ mất lòng tin và uy tín trong khách hàng. Công ty cần quan tâm việc nâng cao các chỉ tiêu về lợi nhuận để đạt hiệu quả tốt hơn trong năm sau. 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng số 1 TT Huế 2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty a) Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế khá đơn giản và được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng Kế toán – Tổng hợp của Công ty từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sTrườngổ chi tiết đến việc lĐạiập các Báo học cáo kế toán.Kinh Mô hình btếộ máy Huế kế toán của công ty như sau: SVTH: Trần Viết Giáng Châu 55