Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam

pdf 130 trang thiennha21 4790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. CHÂU VĂN THƯỞNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MỸ TRANG MSSV : 1154030679 Lớp : 11DKKT08 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. CHÂU VĂN THƯỞNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MỸ TRANG MSSV : 1154030679 Lớp : 11DKKT08 TP. Hồ Chí Minh, 2015 ii
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.Những kết quả và các số liệu trong bài báo cáo được thực hiện tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam, không sao chép bất kì nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả (Ký tên) Nguyễn Mỹ Trang Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM iii SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo của trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quí báu trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Châu Văn Thưởng, giảng viên hướng dẫn viết Khóa luận tốt nghiệp đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Bluescope Bulidings Việt Nam và các anh chị trong phòng kế toán đã hướng dẫn hết sức nhiệt tình, thân thiện cũng như giúp em thu thập tài liệu để hoàn thành bài khóa luận này. Trong lúc thực hiện bài khóa luận vì thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả (Kí tên) Nguyễn Mỹ Trang Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM iv SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM v SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM vi SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 3 1.1 Sự cần thiết của việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 4 1.2 Những vấn đề chung 4 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 4 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 5 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 5 1.2.2.1.1 Phân loại theo nội dung kinh tế 5 1.2.2.1.2 Phân loại theo công dụng kinh tế: gồm 4 khoản mục 6 1.2.2.1.3 Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí: gồm 3 loại 6 1.2.2.1.4 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí 6 1.2.2.1.5 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động 7 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 7 1.2.2.2.1 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu 7 1.2.2.2.2 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí 8 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo chi phí thực tế 9 1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13 1.3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 14 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM vii SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15 1.3.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 15 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 1.3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí máy thi công 19 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên. 21 1.3.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất 22 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên. 23 1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo chi phí định mức 24 1.3.4.1 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức 24 1.3.4.1.1 Xác định năng lực sản xuất định mức 24 1.3.4.1.2 Xây dựng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức 25 1.3.4.1.3 Xây dựng chi phí nhân công trực tiếp định mức 25 1.3.4.1.4 Xây dựng chi phí sản xuất chung định mức 26 1.3.4.1.5 Xác định giá thành định mức của đơn vị sản phẩm 26 1.3.4.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chi phí định mức 26 1.3.4.2.1 Kế toán nguyên vật liệu 27 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán nhập kho nguyên vật liệu 28 1.3.4.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28 Sơ đồ1.7: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29 1.3.4.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 31 1.3.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 31 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (tổng biến động) 32 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán sản xuất chung (biến động hai chênh lệch) 34 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM viii SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.3.4.2.5 Kế toán thành phẩm 34 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán thành phẩm 35 1.3.4.2.6 Kế toán xử lí chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức 35 Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch 35 Sơ đồ 1.13: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch 36 1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 37 1.5 Tính giá thành sản phẩm 38 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 38 1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm 39 1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 39 CHƯƠNG 2 41 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM 41 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 42 2.1.1 Vài nét về công ty 42 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 42 2.1.3 Đặc điểm của công ty 43 2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động 43 2.1.3.2 Đặc điểm kinh doanh 43 2.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý 44 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 44 Sơ đồ2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 44 2.1.5.3.1 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 45 2.1.5.3.2 Quy trình sản xuất 47 Sơ đồ2.2: Qui trình giao dịch trong Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 47 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 48 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 48 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM ix SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 48 2.1.5.3 Tổ chức sổ kế toán 49 2.1.5.3.1 Hình thức sổ kế toán 49 2.1.5.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán 50 2.1.5.4 Chính sách kế toán được áp dụng 50 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 50 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 50 2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí 50 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 51 2.2.1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí 51 2.2.1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí 53 2.2.1.3 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm 53 2.2.1.3.1 Đối tượng tính giá thành 53 2.2.1.3.2 Kì tính giá thành 54 2.2.1.3.3 Phương pháp tính giá thành 54 2.2.2 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức 54 2.2.2.1 Xây dựng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức 55 Hình 2.1: Mẫu một lệnh sản xuất (Manufactering Order) 55 Hình 2.2: Mẫu phiếu sử dụng vật tư (Bill of Manufactering) 56 2.2.2.2 Xây dựng chi phí nhân công trực tiếp định mức 58 2.2.2.3 Xây dựng chi phí sản xuất chung định mức 60 2.2.2.4 Xác định giá thành định mức của đơn vị sản phẩm 61 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theochi phí định mức. 62 2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62 2.2.3.1.1 Đặc điểm 62 2.2.3.1.2 Tài khoản sử dụng 63 2.2.3.1.3 Chứng từ sử dụng 63 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM x SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.2.3.1.4 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho 63 2.2.3.1.5 Qui trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu 64 Hình 2.3: Phiếu xuất kho 65 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 67 2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 67 2.2.3.2.1 Đặc điểm 67 2.2.3.2.2 Tài khoản sử dụng 67 2.2.3.2.3 Chứng từ sử dụng 68 2.2.3.2.4 Hình thức trả lương 68 2.2.3.2.5 Qui trình theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 68 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 71 2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 71 2.2.3.3.1 Đặc điểm 71 2.2.3.3.2 Đặc điểm, chứng từ sử dụng, qui trình hạch toán các yếu tố chi phí sản xuất chung. 73 2.2.3.3.3 Số liệu minh họa 75 2.2.4 Kế toán thành phẩm 79 2.2.5 Kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức 79 2.2.6 Tính giá thành thực tế của sản phẩm 79 CHƯƠNG 3 82 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 82 3.1 Nhận xét 83 3.2 Kiến nghị 84 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM xi SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 BBV Bluescope Buildings Việt Nam 2 GTGT Giá trị gia tăng 3 TSCĐ Tài sản cố định 4 VNĐ Việt Nam đồng 5 NVL Nguyên vật liệu 6 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7 HĐ Hóa đơn 8 BHXH Bảo hiểm xã hội 9 BHYT Bảo hiểm y tế 10 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 11 KPCĐ Kinh phí công đoàn 12 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 13 CPSXC Chi phí sản xuất chung 14 CPSX Chi phí sản xuất 15 CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang cuối kì 16 CNV Công nhân viên 17 TGĐ Tổng giám đốc 18 MST Mã số thuế 19 CCN Cụm công nghiệp 20 CP Chi phí 21 CT Công trình 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 SP Sản phẩm 24 DDĐK Dở dang đầu kì 25 DDCK Dở dang cuối kì 26 TK Tài khoản 27 PNK Phiếu nhập kho 28 ĐVT Đơn vị tính 29 đm Định mức 30 tt Thực tế Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM xii SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng chi tiết tài khoản loại 6 “MANUFACTURING COST”. 52 Bảng 2.2: Bảng chi tiết tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “WORK IN PROGRESS” 52 Bảng 2.3: Bảng kí hiệu tên các sản phẩm tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 57 Bảng 2.4: Bảng đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp định mức 58 Bảng 2.5: Bảng chi phí sản xuất định mức của sản phẩm 58 Bảng 2.6: Bảng tính chi phí nhân công trực tiếp định mức. 59 Bảng 2.7: Bảng ước tính chi phí sản xuất chung định mức để sản xuất sản phẩm 60 Bảng 2.8: Bảng tính giá thành định mức đơn vị sản phẩm 61 Bảng 2.9: Bảng hệ thống các tài khoản phản ánh chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế. 62 Bảng 2.10: Bảng liệt kê các mã số nguyên vật liệu và dịch vụ của Công ty 63 Bảng 2.11: Bảng chênh lệch chi phí nguyên vật liệu 66 Bảng 2.12: Bảng chấm công công trình Anova Feed, tháng 11/2012 69 Bảng 2.13: Bảng tính chi phí nhân công trực tiếp thực tế. 69 Bảng2.14: Bảng chênh lệch số giờ công lao động 70 Bảng 2.15: Bảng chi tiết tài khoản chi phí quản lí doanh nghiệp. 72 Bảng 2.16: Bảng so sánh chi phí sản xuất định mức và thực tế 80 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp chi phí SXC công trình ANOVA FEED 87 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM xiii SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên. 21 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên. 23 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán nhập kho nguyên vật liệu 28 Sơ đồ1.7: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 31 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (tổng biến động) 32 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán sản xuất chung (biến động hai chênh lệch) 34 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán thành phẩm 35 Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch 35 Sơ đồ 1.13: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch 36 Sơ đồ2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 44 Sơ đồ2.2: Qui trình giao dịch trong Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 47 Hình 2.1: Mẫu một lệnh sản xuất (Manufactering Order) 55 Hình 2.2: Mẫu phiếu sử dụng vật tư (Bill of Manufactering) 56 Hình 2.3: Phiếu xuất kho 65 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 67 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 71 MỞ ĐẦ Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM xiv SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng LỜI MỞ ĐẦU Việc làm thế nào để quản lý tốt chi phí phát sinh, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả đạt được cao là một câu hỏi khó, luôn được các nhà quản lý quan tâm. Điều này còn quan trọng hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phải thi công các công trình – hạng mục công trình trong thời gian dài, địa điểm thi công không cố định nên việc quản lý các chi phí phát sinh là rất phức tạp. Đòi hỏi công tác kế toán luôn cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản chi cho một công trình để giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành, em quyết định chọn đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.  Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế hội nhập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải chủ động mở cửa hội nhập, cạnh tranh cùng phát triển. Luôn tạo cho mình những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả kinh doanh đạt được là tối ưu nhất. Một trong những chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là việc xác định giá thành hợp lí.  Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm trau dồi kiến thức cho bản thân đồng thời tìm hiểu những khác biệt giữa lý thuyết được học so với thực tế tại đơn vị để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.  Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập. - Phỏng vấn các lãnh đạo, các anh chị kế toán tại công ty. - Tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán.  Phạm vi nghiên cứu. - Để tại được thực hiện tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam. - Đề tại được thực hiện từ ngày 15/6/2015 đến ngày 22/8/2015. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 1 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Việc phân tích được lấy số liệu của năm 2012.  Kết cấu đề tài. Nội dung của bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 2 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 3 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.1 Sự cần thiết của việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán như thế nào để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể chấp nhận được của doanh nghiệp. Ngoài ra làm tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Đối với các sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào qui mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành từng giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau và chịu sự tác động của yếu tố môi trường. Vì vậy, yêu cầu thông tin về chi phí sản xuất càng phải nhanh chóng, linh hoạt nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin kinh tế liên quan đến chi phí. Từ đó, tìm ra phương pháp sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp xây lắp. 1.2 Những vấn đề chung 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp  Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kì nhất định. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 4 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kĩ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau: - Khoản mục chi phí vật liệu - Khoản mục chi phí nhân công - Khoản mục chi phí máy thi công - Khoản mục chi phí sản xuất chung 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.1.1 Phân loại theo nội dung kinh tế Toàn bộ các chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành năm yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và các chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. - Chi phí tiền lương: gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân viên như tiền lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): gồm toàn bộ số trích khấu hao của những TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 5 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. 1.2.2.1.2 Phân loại theo công dụng kinh tế: gồm 4 khoản mục - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu và giá trị vật liệu luân chuyển tính vào chi phí trong kì tạo nên sản phẩm xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp và tiền công thuê ngoài để thực hiện khối lượng xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm: Chi phí nhân công Chi phí vật liệu Chi phí dịch vụ sản xuất Chi phí khấu hao máy thi công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác để sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 1.2.2.1.3 Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí: gồm 3 loại - Biến phí: là những khoản chi phí biến đổi theo mức độ hoạt động, như chi phí nguyên vật liệu thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí hoa hồng bán hàng thay đổi theo số lượng sản phẩm tiêu thụ được. - Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi theo bất kì một chỉ tiêu nào trong một thời kì nhất định như: tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí có đặc điểm bao gồm cả 2 yếu tố biến phí và định phí như: chi phí điện thoại cố định, chi phí bán hàng 1.2.2.1.4 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 6 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, một hoạt động kinh doanh nhất định. Kế toán căn cứ vào số liệu trên chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Đối với những chi phí này, khi phát sinh kế toán phải tập hợp chung, sau đó tính toán, phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. 1.2.2.1.5 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm đó. - Chi phí hoạt động đầu tư tài chính: là chi phí liên quan đến việc dùng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác. - Chi phí của hoạt động khác: là chi phí của các nghiệp vụ không xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp như giá trị còn lại của TSCĐ do nhượng bán, thanh lí, chi phí bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.2.1 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán công - Mức hạ giá thành công tác xây lắp tác xây lắp kế hoạch (tính cho từng công trình, hạng mục công trình) - Giá thành dự toán: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu. Giá thành dự toán của Giá thành dự toán từng công trình-hạng = của từng công trình - Lãi định mức mục công trình hạng mục công trình Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 7 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do Nhà Nước qui định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể. - Giá thành thực tế: sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựng nhất định. Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp. 1.2.2.2.2 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm gồm: chi phí NVLTT, chi phí NVTT, chi phí máy thi công, chi phí SXC, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chúng đều giới hạn để tập hợp chi phí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra giá thành. - Giống nhau: cả chi phí sản xuất và giá thành sản xuất cùng giống nhau về chất, cùng là loại chi phí sản xuất sản phẩm và được biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa. - Khác nhau: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kì nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. 1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí. Tùy theo yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác định là từng phân xưởng, theo từng đơn đặt hàng, từng qui trình công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ Đối với doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng hợp đồng xây dựng cụ thể, trong đó có thể kết hợp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo từng công trình-hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc nhằm quản lí chặt chẽ chi phí SXKD. 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với nhiều chủng loại, qui cách khác nhau, có nhiều loại chi phí khác nhau. Những chi phí sản xuất này liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí, nhiều sản phẩm. Để tập hợp chi phí một cách hợp lí, chúng ta có thể sử dụng một trong phương pháp sau: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 8 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chịu chi phí riêng biệt. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan vào số kế toán. - Phương pháp tập hợp CPSX gián tiếp Phương pháp gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí sản xuất mà không thể ghi chép riêng rẽ theo từng đối tượng chịu chi phí. Vì vậy cần phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Việc phân bổ gồm 2 bước: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ Hệ số phân bổ chi phí = Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho = Tiêu thức phân bổ x Hệ số phân bổ chi phí từng đối tượng cho từng đối tượng 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo chi phí thực tế 1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Khái niệm: Chi phí NVLTT là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm xây lắp.  Tính giá xuất kho nguyên vật liệu Việc tính giá xuất kho nguyên vật liệu phụ thuộc vào đơn giá từng loại nguyên vật liệu trong các thời kì khác nhau, sự biến động về mặt giá cả trên thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí được giá mua và chi phí mua để không chỉ đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu mà còn tiết kiệm được chi phí. Tùy thuộc vào qui mô, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp sau để tính giá xuất kho nguyên vật liệu: - Phương pháp thực tế đích danh - Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO) - Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 9 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Phương pháp thực tế đích danh Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Khi xuất kho vật liệu doanh nghiệp chỉ định rõ giá xuất. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết được các NVL tồn kho, các NVL xuất kho thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kì. Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá trị của từng loại nguyên vật liệu được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kì. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng.  Theo giá bình quân cuối kì Theo phương pháp này, đến cuối kì mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kì. Tùy theo kì dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kì và nhập trong kì đẻ tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng. Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập Đơn giá thực tế bình = kho đầu kì trong kì quân gia quyền của NVL Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập kho đầu kì trong kì Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất trong kì x Đơn giá bình quân Trị giá NVL tồn kho cuối kì = Số lượng NVL tồn kho x Đơn giá bình quân  Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bình quân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 10 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập Đơn giá xuất kho = kho đầu kì trước lần xuất thứ a lần thứ a Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập kho đầu kì trước lần xuất thứ a Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, trị giá NVL xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau. Giá trị NVL cuối kì là NVL được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kì. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, trị giá NVL xuất dùng được tính theo giá của lần nhập sau cùng và NVL còn lại cuối kì là những NVL được mua hoặc sản xuất trước đó.  Chứng từ sử dụng Hóa đơn bán hàng Hóa đơn GTGT Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Giấy đề nghị tạm ứng Phiếu chi Phiếu thu  Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình nguyên vật liệu trực tiếp trong kì, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu của tài khoản này: - Bên Nợ: trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kì hạch toán. - Bên Có: trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho. TK 621 không có số dư cuối kì, được mở cho từng công trình- hạng mục công trình.  Phương pháp hạch toán. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 11 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Xuất NVL để sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152: Nguyên vật liệu - Xuất thẳng NVL, công cụ, dụng cụ để sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331,111,112 - Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường) Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - NVL xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kì nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 12 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 152 621 632 (1) (5) (2) 152 (3) (6) 111,112,331154 (4) (7) 133 Ghi chú: (1) Chi phí nguyên vật liệu cuối kì trước chuyển sang. (2) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thi công xây lắp phát sinh trong kì (FIFO, LIFO, BQ ) (3) Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết vào xây lắp để tại công trường cuối kì. (4) Mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào xây lắp (không qua kho) (5) Chi phí nguyên vật liệu vượt mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp (6) Nguyên vật liệu thừa nhập lại kho. (7) Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 13 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp  Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí về tiền lương chính- lượng phụ, phụ cấp cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lí và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương  Tài khoản sử dụng: TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Kết cấu của tài khoản này: - Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. - Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào chi phí SXKD dở dang. TK 622 không có số dư cuối kì, được mở chi tiết cho từng công trình- hạng mục công trình. Lưu ý: Chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động xây lắp không bao gồm: các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường.  Phương pháp hạch toán - Lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Phải trả CNV - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả. - Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Phần chi phí NCTT vượt trên mức bình thường) Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 14 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 334 622 632 (1) (3) 335 154 (2) (4) Ghi chú: (1) Chi phí lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân nghỉ phép. (3) Chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. (4) Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. 1.3.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.  Khái niệm: Chi phí SXC là những chi phí được dùng để quản lí và phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phải trả CNV quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý tổ đội thi công. - Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác.  Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung Đối với các chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ thì cần phải phân bổ khoản chi phí này theo từng đối tương chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp. Các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung như: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 15 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng - Phân bổ chi phí SXC theo định mức - Phân bổ chi phí SXC theo giờ công SXKD định mức hoặc thực tế. - Phân bổ chi phí SXC theo ca máy thi công - Phân bổ chi phí SXC thep chi phí nhân công Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí ta thường sử dụng công thức sau: Chi phí sản xuất thực Mức phân bổ chi phí = phát sinh trong kì x Số đơn vị của từng SXC cho từng đối tượng Tổng đơn vị của các đối đối tượng tượng được phân bổ  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương Phiếu xuất kho Các chứng từ liên quan  Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Kết cấu của tài khoản này: Bên Nợ: Chi phí SXC phát sinh. Bên Có: Các khoản giảm chi phí SXC Kết chuyển chi phí SXC TK 627 không có số dư cuối kì, được mở chi tiết cho từng công trình- hạng mục công trình. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí vật liệu - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.  Phương pháp hạch toán - Lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 16 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Có TK 334: Phải trả CNV - Trích các khoản BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ của nhân viên phân xưởng vào chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác - Xuất vật liệu cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu Có TK 152: Nguyên vật liệu - Xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242, 627 Có TK 153: Công cụ dụng cụ - Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất Có TK 214: Hao mòn TSCĐ - Chi phí điện, nước, điện thoại dùng ở bộ phận phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 331,335,111,112 - Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền Có TK 335: Chi phí phải trả - Cuối kì, tính và phân bổ chi phí SXC, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ) Có TK 627: Chi phí SXC Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 17 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. 334,338 627 632 (1) (6) 152,153,142 154 (2) (7) 214 (3) 352 (4) 111,112,331 (5) 133 Ghi chú: (1) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (2) Vật liệu, công cụ phục vụ thi công, phục vụ nhân công xây lắp, dùng cho quản lí công trường. (3) Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lí công trường (4) Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 18 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng (5) Dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác (chịu thuế GTGT) (6) Chi phí sản xuất chung cố định vượt mức bình thường không phân bổ, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. (7) Cuối kì kết chuyển chi phí sản xuất chung. 1.3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí máy thi công  Khái niệm: Chi phí máy thi công là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng nhằm thực hiện công tác xây lắp bằng máy móc.  Phương pháp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Do đặc điểm của ngành xây lắp, một máy thi công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong một kì hạch toán. Vì vậy, cần phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ theo số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế. Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công như sau: Mức phân bổ chi phí Tổng chi phí sử dụng máy Tiêu thức phân bổ chi sử dụng máy thi công = thi công phát sinh trong kì x phí sử dụng máy thi cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ công của từng đối tượng  Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xuất kho Các chứng từ khác liên quan.  Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí máy thi công” Kết cấu cảu tài khoản này: Bên Nợ: Chi phí máy thi công phát sinh Bên Có: Các khoản giảm chi phí máy thi công Kết chuyển chi phí máy thi công TK 623 không có số dư cuối kì, được mở chi tiết cho từng công trình- hạng mục công trình. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 19 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng TK 623 có 6 TK cấp 2: - TK 6231: Chi phí nhân công - TK 6232: Chi phí vật liệu - TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6234: Chi phí khâu hao máy thi công - TK 6237: Chi phí thuê ngoài - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác  Phương pháp hạch toán - Lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy Có TK 334: Phải trả CNV - Xuất vật liệu phục vụ máy thi công , kế toán ghi: Nợ TK 6232: Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công Có TK 152: Nguyên vật liệu - Xuất công cụ, dụng cụ phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 142,242,623 Có TK 153: Công cụ, dụng cụ - Trích khấu hao TSCĐ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công Có TK 214: Hao mòn TSCĐ - Chi phí điện, nước, điện thoại phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 331,335,111,112 - Cuối kì, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (phần CPMTC vượt trên mức bình thường) Có TK 623: Chi phí máy thi công Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 20 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên. 334 623 111, 112, 138 (1) (5) 142,152,152 154 (2) (6) 214 (3) 111, 112, 331 (4) 133 Ghi chú: (1) Lương của nhân viên điều khiển máy thi công (2) Vật liệu, công cụ phục vụ thi công, phục vụ máy thi công (3) Khấu hao máy thi công (4) Dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác (chịu thuế GTGT) (5) Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường không phân bổ, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. (6) Cuối kì kết chuyển chi phí máy thi công. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 21 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.3.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Kết cấu của tài khoản này: - Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp. - Bên Có: + Các khoản giảm chi phí sản xuất + Giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành TK 154 có số dư bên Nợ là khoản chi phí SXKD còn dở dang, chưa hoàn thành cuối kì và giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kì kế toán. Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập khi mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm (TK 155). Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 22 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên. 621 154 152 (1) (5) (9) 622 (2) (6) 155, 632 (10) 623 (3) (7) 111,112,131 627 (11) (4) (8) Ghi chú: (1) : Tập hợp chi phí NVLTT (2) : Tập hợp chi phí NCTT (3) : Tập hợp chi phí máy thi công (4) : Tập hợp chi phí SXC (5) : Kết chuyển chi phí NVLTT (6) : Kết chuyển chi phí NCTT (7) : Kết chuyển chi phí máy thi công (8) : Kết chuyển chi phí SXC (9) : Giá trị phế liệu thu hồi từ thi công xây lắp Giá trị thừa nhập kho khi kết thúc hợp đồng (10): Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành hoặc hoàn thành bàn giao (11): Số thu về bán vật liệu thừa, phế liệu thu hồi không qua nhập kho, được ghi giảm chi phí trực tiếp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 23 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo chi phí định mức 1.3.4.1 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức Chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức của một đơn vị sản phẩm tùy thuộc vào các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng nguyên liệu, vật liệu, tình trạng máy móc, thiết bị, trình độ nghề nghiệp của người lao động, mức độ phức tạp trong sản xuất Ngoài ra còn tùy thuộc vào năng lực sản xuất. 1.3.4.1.1 Xác định năng lực sản xuất định mức Năng lực sản xuất định mức là các định mức liên quan đến số lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất tùy thuộc vào qui mô của doanh nghiệp, trình độ lành nghề của người lao động và khả năng cung ứng nguyên liệu Năng lực sản xuất định mức là tổng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp ước tính sản xuất được trong kì tới. Có hai loại định mức về năng lực sản xuất là năng lực sản xuất lí thuyết và năng lực sản xuất thực tế.  Năng lực sản xuất lí thuyết: là số lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được trong các điều kiện lí tưởng, tức là không có trục trặc nào xảy ra trong quá trình sản xuất. Năng lực sản xuất lí thuyết là điều không có thật, vì được giả định không có bất kì trục trặc gì xảy ra trong quá trình sản xuất, do đó là một định mức không khả thi vì thế đa số các doanh nghiệp không áp dụng.  Năng lực sản xuất thực tế: là số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất được trong các điều kiện làm việc hợp lí hoặc thực tế, có xét đến khả năng công việc bị gián đoạn do máy móc hỏng, động lực thiếu hụt bất ngờ, công nhân sản xuất có thời gian ngừng sản xuất hợp lí và có sự chậm trễ trong cung ứng nguyên vật liệu Có hai loại định mức năng lực sản xuất thực tế là năng lực sản xuất bình thường và năng lực sản xuất dự kiến hàng năm. Năng lực sản xuất bình thường là năng lực sản xuất hợp lí bình quân của nhiều năm Năng lực sản xuất dự kiến hằng năm là năng lực sản xuất hợp lí được định mức dựa trên năng lực sản xuất bình thường hàng năm và những nhân tố có thể ảnh hưởng trong năm tới như tình trạng biến động của nền kinh tế, quan hệ cung cầu Phần lớn doanh nghiệp sử dụng định mức năng lực sản xuất bình thường để triển khai xây dựng hệ thống định mức chi phí. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 24 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.3.4.1.2 Xây dựng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp định mức được xác định trên cơ sở nguyên liệu, vật liệu định mức tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm và đơn giá mua định mức của nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Lượng nguyên liệu, vật liệu định mức là một trong những định mức khó dự đoán vì là ước tính lượng sử dụng cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Nó chịu ảnh hưởng của đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật liệu, tình trạng kĩ thuật của máy móc thiết bị, trình độ và kinh nghiệm của công nhân sản xuất Các hao hụt, hư hỏng, lãng phí khó tránh khỏi cũng được ước tính trước khi tính lượng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp định mức. Các kỹ sư, kĩ thuật viên, công nhân điều khiển máy, phòng cung ứng sẽ cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng các định mức trên; còn người quản lí, nhân viên kế toán chi phí sẽ là người thiết lập và kiểm soát lượng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp định mức. Giá mua định mức của nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là một sự ước tính giá mua để mua được nguyên liệu, vật liệu trong kì tới. Phòng cung ứng có trách nhiệm xây dựng giá mua định mức cho tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu. Khi ước tính giá mua nguyên vật liệu phải tính đến khả năng tăng giá của thị trường, hoặc do thay đổi số lượng mua, thay đổi nhà cung cấp Chi phí NVL trực tiếp định mức = Lượng NVL trực tiếp định mức x Đơn giá định mức 1.3.4.1.3 Xây dựng chi phí nhân công trực tiếp định mức Chi phí nhân công trực tiếp định mức được xác định trên cơ sở lượng thời gian lao động trực tiếp định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm và đơn giá lao động trực tiếp định mức. Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức (số giờ lao động trực tiếp định mức) được xác định trên cơ sở những nghiên cứu về năng suất của máy móc thiết bị và trình độ người lao động hiện tại cũng như quá khứ. Định mức này qui định số giờ lao động cho phép đối với từng bộ phận, từng máy móc thiết bị, hoặc một quá trình để hoàn tất việc sản xuất một sản phẩm. Số giờ lao động trực tiếp định mức phải được soát xét lại khi có biến động về máy móc thiết bị hoặc đội ngũ lao động trực tiếp. Số giờ lao động trực tiếp định mức được xây dựng bởi kĩ thuật viên và giám đốc sản xuất. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 25 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Mức giá định mức cho một giờ lao động trực tiếp được qui định trong hợp đồng lao động hoặc được xác định bởi Công ty, tùy theo từng chức năng hoặc loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp định mức được tính theo công thức: Chi phí nhân công = Số giờ lao động x Giá định mức cho một giờ trực tiếp đm trực tiếp định mức lao động trực tiếp 1.3.4.1.4 Xây dựng chi phí sản xuất chung định mức Định mức chi phí sản xuất chung là sự ước tính đối với cả biến phí và định phí sản xuất chung. Nó được ước tính dựa trên một chi phí đơn vị thống nhất và chi phí đơn vị thường được sử dụng là chi phí của đơn vị thời gian lao động trực tiếp, giờ máy sản xuất do nhân viên kế toán chi phí lập. 1.3.4.1.5 Xác định giá thành định mức của đơn vị sản phẩm Giá thành định mức của một đơn vị sản phẩm được xác định bởi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức, chi phí nhân công trực tiếp định mức, chi phí sản xuất chung định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm. 1.3.4.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chi phí định mức Việc ghi chép của kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo chi phí định mức hầu như tương tự với việc ghi chép theo chi phí thực tế, nhưng chỉ khác ở số liệu. Trong kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo chi phí định mức, các tài khoản phản ánh nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán được ghi chép theo số liệu định mức. Do số liệu định mức và số liệu thực tế có thể có sự chênh lệch, nên để quản lí và kiểm soát khoản chênh lệch, kế toán chi phí sản xuất, giá thành theo chi phí định mức tổ chức thêm các tài khoản để phản ánh khoản chênh lệch (nếu có). Nhưng sổ kế toán phải thể hiện giá trị các đối tượng theo số thực tế, nên cuối kì kế toán phải kết chuyển các khoản chênh lệch vào các tài khoản liên quan, để số liệu các tài khoản phản ánh đúng số thực tế. Khoản chênh lệch chi phí giữa định mức và thực tế là khoản biến động giữa số chi phí dự kiến và số chi phí thực tế phát sinh. Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí định Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 26 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng mức thì đó là khoản biến động tốt. Ngược lại, chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí định mức thì đó lại là khoản biến động không tốt. Nguyên tắc phản ánh khoản biến động chi phí vào tài khoản “Chênh lệch” như sau: Nợ TK “Chênh lệch” Có Khoản biến động không tốt Khoản biến động tốt Cuối kì kết chuyển khoản biến Cuối kì kết chuyển khoản biến động tốt. động không tốt. 1.3.4.2.1 Kế toán nguyên vật liệu Kế toán nguyên vật liệu phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất kho trên cơ sở số lượng thực tế và giá mua định mức. Khoản giá trị chênh lệch do chênh lệch giữa giá mua thực tế và định mức được phản ánh ở tài khoản chênh lệch. Xác định khoản biến động về giá mua nguyên liệu: Biến động giá mua NVL = Lượng thực tế nhập kho x (Giá thực tế - Giá định mức)  Kế toán nhập kho nguyên vật liệu - Khoản biến động tốt Ghi Nợ TK Nguyên vật liệu Ghi Có TK Chênh lệch Ghi Có TK Phải trả cho người bán - Khoản biến động không tốt Ghi Nợ TK Nguyên vật liệu Ghi Có TK Chênh lệch Ghi Có TK Phải trả cho người bán - Kế toán nhập kho nguyên vật liệu Ghi Nợ TK Chi phí NVLTT Ghi Có TK Nguyên vật liệu Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 27 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán nhập kho nguyên vật liệu TK “Phải trả người bán” TK “Nguyên vật liệu” Ltt x Gtt Ltt x Gđm TK “CLGNVL” (Gtt – Gđm) x Ltt (Gđm – Gtt) x Ltt 1.3.4.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh chi phí trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho sử dụng thực tế với giá mua định mức. Khoản chi phí chênh lệch do chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế và định mức được phản ánh ở tài khoản chênh lệch. Cuối kì, kế toán kết chuyển CPNVLTT vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành theo chi phí định mức. Xác định khoản biến động về lượng nguyên vật liệu Biến động lượng NVL = Đơn giá đm x (Lượng thực tế sử dụng – Lượng đm sử dụng)  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: . Khoản biến động tốt Ghi Nợ TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ghi Có TK Chênh lệch Ghi Có TK nguyên vật liệu . Khoản biến động không tốt Ghi Nợ TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ghi Có TK Chênh lệch Ghi Có TK nguyên vật liệu  Kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cuối kì: Ghi Nợ TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ghi Có TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 28 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ1.7: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK “NVL” TK “CPNVLTT” TK “CPSXKDDD” Ltt x Gđm Lđm x Gđm Lđm x Gđm TK “CCLNVL” (X) (T) (Ltt – Lđm) x Gđm (Lđm – Ltt) x Gđm 1.3.4.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh chi phí trên cơ sở lượng thời gian lao động trực tiếp định mức và giá định mức. Khoản chi phí chênh lệch do chênh lệch giữa lượng thời gian lao động sử dụng thực tế, giá thực tế và định mức được phản ảnh ở tài khoản chênh lệch. Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành theo chi phí định mức. . Xác định khoản biến động về lượng lao động trực tiếp Biến động = Đơn giá/ giờ lao x Số giờ làm - Số giờ làm việc lượng động định mức việc thực tế định mức . Xác định khoản biến động về giá lao động Biến động = Số giờ làm việc x Đơn giá - Đơn giá giá thực tế thực tế định mức Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 29 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: . Khoản biến động lượng và giá tốt Ghi Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp Ghi Có TK Chênh lệch về lượng Ghi Có TK Chênh lệch về giá Ghi Có TK Phải trả công nhân viên . Khoản biến động lượng và giá không tốt Ghi Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp Ghi Nợ TK Chênh lệch về lượng Ghi Nợ TK Chênh lệch về giá Ghi Có TK Phải trả công nhân viên . Khoản biến động tốt và khoản biến động không tốt Biến động lượng tốt, biến động giá không tốt Ghi Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp Ghi Nợ TK Chênh lệch về giá Ghi Có TK Chênh lệch về lượng Ghi Có TK Phải trả công nhân viên Biến động lượng không tốt, biến động giá tốt Ghi Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp Ghi Nợ TK Chênh lệch về lượng Ghi Có TK Chênh lệch về giá Ghi Có TK Phải trả công nhân viên . Kế toán kết chuyển chi phí Ghi Nợ TK Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Ghi Có TK Chi phí nhân công trực tiếp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 30 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK “Phải trả CNV” TK “CPNCTT” TK “CPSXKDDD” Ltt x Gtt Lđm x Gđm Lđm x Gđm TK “CCLLĐ” (X) (T) (Ltt – Lđm) x Gđm (Lđm – Ltt) x Gđm TK CLGLĐ (Gtt-Gđm) x Ltt (Gđm – Gtt) x Ltt 1.3.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Kế toán chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh theo chi phí thực tế và phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức. Khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và định mức được phản ánh vào tài khoản chênh lệch. Biến động chi phí sản xuất chung có thể xác định bằng cách so sánh giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và định mức, gọi là tổng biến động. Biến động chi phí sản xuất chung còn chịu ảnh hưởng của biến động về lượng, như lượng nguyên vật liệu gián tiếp, lượng lao động gián tiếp và cũng bị ảnh hưởng của biến động về giá như giá nguyên vật liệu gián tiếp, giá lao động gián tiếp Như vậy, biến động chi phí sản xuất chung chịu ảnh hưởng của biến động lượng và biến động giá, và được gọi là biến động hai chênh lệch.  Trường hợp xác định tổng biến động Tổng biến động chi = Chi phí SXC - Chi phí SXC phí sản xuất chung thực tế phát sinh dự toán phân bổ Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 31 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Kế toán chi phí sản xuất chung . Phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất chung thực tế” Ghi Có TK “Nguyên vật liệu” Ghi Có TK “Phải trả CNV” Ghi Có TK “Phải trả người bán” Ghi Có TK . Phản ánh phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ghi Có TK “Chi phí sản xuất chung định mức” . Kết chuyển chi phí sản xuất chung, để phản ánh biến động chi phí sản xuất chung Biến động tốt Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất chung định mức” Ghi Có TK “Chênh lệch” Ghi Có TK “Chi phí SXC thực tế” Biến động không tốt Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất chung định mức” Ghi Nợ TK “Chênh lệch” Ghi Có TK “Chi phí sản xuất chung thực tế” Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (tổng biến động) TK “NVL, PTCNV ” TK “CPSXCtt” TK“CPSXCđm” TK “CPSXKDD” CP thực tế PS CPtt CPtt CPđm CPđm (X) TK “CLCPSXC” (T) CPtt-CPđm CPđm-CPtt  Trường hợp xác định biến động hai chênh lệch Biến động chi phí sản xuất chung bao gồm: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 32 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng . Biến động dự toán Biến động = Chi phí SXC - Dự toán linh hoạt CPSXC tính theo sản dự toán thực tế lượng sản xuất thực tế trong kì . Biến động số lượng Biến động = Dự toán linh hoạt CPSXC tính - CPSXC dự toán tính theo số lượng theo sản lượng SX thực tế trong kì sản lượng SX thực tế trong kì  Kế toán chi phí sản xuất chung . Phản ánh chi phí SXC thực tế phát sinh Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất chung thực tế” Ghi Có TK “Nguyên vật liệu” Ghi Có TK “Phải trả CNV” Ghi Có TK “Phải trả người bán” Ghi Có TK . . Phản ánh chi phí SXC để tính giá thành theo số dự toán Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ghi Có TK “Chi phí SXC dự toán” . Kết chuyển chi phí SXC để phản ánh biến động CPSXC Biến động dự toán và số lượng tốt Ghi Nợ TK “Chi phí SXC dự toán” Ghi Có TK “Chênh lệch dự toán” Ghi Có TK “Chênh lệch số lượng” Ghi Có TK “Chi phí SXC thực tế” Biến động dự toán và số lượng không tốt Ghi Nợ TK “Chi phí SXC dự toán” Ghi Nợ TK “Chênh lệch dự toán” Ghi Nợ TK “Chênh lệch số lượng” Ghi Có TK “Chi phí SXC thực tế” Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 33 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Biến động dự toán tốt và số lượng không tốt Ghi Nợ TK Chi phí SXC dự toán Ghi Có TK Chênh lệch số lượng Ghi Có TK Chênh lệch dự toán Ghi Có TK Chi phí SXC thực tế Biến động dự toán không tốt và số lượng tốt Ghi Nợ TK “Chi phí SXC dự toán” Ghi Nợ TK “Chênh lệch dự toán” Ghi Có TK “Chênh lệch số lượng” Ghi Có TK “Chi phí SXC thực tế” Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán sản xuất chung (biến động hai chênh lệch) TK “NVL, PTCNV ” TK “CPSXCtt” TK“CPSXCđm” TK “CPSXKDD” CP thực tế PS CPtt CPdt CPdt CPdt TK “CLDTCPSXC” BĐdt BĐdt TK “CLLCPSXC” BĐlượng BĐlượng 1.3.4.2.5 Kế toán thành phẩm Kế toán thành phẩm phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho theo giá thành định mức, và hạch toán vào tài khoản như trường hợp phản ánh theo giá thực tế. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 34 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán thành phẩm TK “CPSXKDDD” TK “Thành phẩm” TK “Giá vốn hàng bán” Giá thành định mức Giá thành định mức 1.3.4.2.6 Kế toán xử lí chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức Cuối kì, kế toán xử lí các khoản chênh lệch đã phản ảnh ở các tài khoản chênh lệch trong kì. Có 2 cách xử lí:  Nếu tất cả sản phẩm đưa vào sản xuất đã hoàn thành và bán hết trong kì: các khoản chênh lệch trong kì sẽ được kết chuyển vào giá vốn hàng bán, riêng khoản chênh lệch giá mua nguyên vật liệu thì phân bổ và kết chuyển vào trị giá nguyên vật liệu tồn kho và giá vốn hàng bán.  Kế toán kết chuyển xử lí chênh lệch: . Biến động tốt: Ghi Nợ TK “Chênh lệch” Ghi Có TK “Giá vốn hàng bán” Ghi Có TK “Nguyên vật liệu” . Biến động không tốt: Ghi Nợ TK “Giá vốn hàng bán” Ghi Nợ TK “Nguyên vật liệu” Ghi Có TK “Chênh lệch” Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch TK “Chênh lệch” TK “Giá vốn hàng bán” TK“Chênh lệch” KC biến động không tốt KC biến động tốt TK “Nguyên vật liệu” Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 35 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Nếu giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho lớn: khoản chênh lệch được phân bổ vào giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán theo tỉ lệ giá trị của chúng, riêng khoản chênh lệch giá mua nguyên vật liệu còn phân bổ và kết chuyển vào trị giá nguyên vật liệu tồn kho.  Kế toán kết chuyển xử lí chênh lệch: . Biến động tốt Ghi Nợ TK “Chênh lệch” Ghi Có TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ghi Có TK “Thành phẩm” Ghi Có TK “Giá vốn hàng bán” Ghi Có TK “Nguyên vật liệu” . Biến động không tốt Ghi Nợ TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ghi Nợ TK “Thành phẩm” Ghi Nợ TK “Giá vốn hàng bán” Ghi Nợ TK “Nguyên vật liệu” Ghi Có TK “Chênh lệch” Sơ đồ 1.13: Sơ đồ kế toán xử lí chênh lệch TK “Chênh lệch” TK “Giá vốn hàng bán” TK“Chênh lệch” KC biến động không tốt KC biến động tốt TK “CPSXKDDD” TK “Thành phẩm” TK “Nguyên vật liệu” Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 36 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Với đặc điểm thi công của các công trình xây lắp là thời gian thường kéo dài, khối lượng công việc lớn, phức tạp nên cuối kì kế toán sẽ có những công trình- hạng mục công trình chưa hoàn thành. Do đó, sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp là các công trình-hạng mục công trình đang thi công dang dở, chưa hoàn thành hoặc khối lượng xây lắp dở dang trong kì chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chưa chấp nhận thanh toán. Xác định sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kì cho khối lượng làm dở dang cuối kì. Việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. - Trường hợp qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang thực tế là tổng chi phí lũy kế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗi kì. Cụ thể: Giá trị SP xây lắp DDCK = Giá trị SP xây lắp DDĐK + Chi phí phát sinh trong kì - Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành thì sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Xác định chi phí sản xuất dở dnag cuối kì theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước sau: Giá thành dự toán khối lượng = Giá thành dự toán của x Tỷ lệ hoàn thành của DDCK của từng giai đoạn từng giai đoạn từng giai đoạn Hệ số phân bổ chi Chi phí thực tế DDDK + Chi phí thực tế phát sinh trong kì chi phí thực tế cho = Giá thành dự toán của khối + Tổng giá thành dự toán giai đoạn dở dang lượng xây lắp hoàn thành khối lượng dở dang cuối bàn giao trong kì kì của các giai đoạn Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 37 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Chi phí sản xuất thực Giá thành dự toán khối tế dở dang cuối kì = lượng dở dang cuối kì x Hệ số phân bổ của từng giai đoạn của từng giai đoạn - Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kì khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kì như sau: Giá thành dự toán của = Khối lượng x Đơn giá x Tỷ lệ từng khối lượng dở dang dở dang dự toán hoàn thành Chi phí thực tế của Chi phí thực tế + Chi phí thực tế Giá thành khối lượng xây lắp= dở dang đầu kì phát sinh trong kì x dự toán dở dang cuối kì Giá thành dự toán khối Tổng giá thành của khối lượng xây lắp hoàn + dự toán của các lượng thành bàn giao trong kì khối lượng DDCK DDCK 1.5 Tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối với doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành là các công trình – hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành Cần phân biệt giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp xây lắp thì đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 38 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình – hạng mục công trình. Thời gian hoàn thành một công trình- hạng mục công trình thường kéo dài, vì vậy, trong doanh nghiệp xây lắp việc tính giá thành thường chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành, nên kì tính giá thành thường không đồng nhất với kì báo cáo. 1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành như sau:  Phương pháp trực tiếp Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng sản xuất lớn. Giá thành theo phương pháp này được tính như sau: Giá thành SP xây lắp = CPSXDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì – CPSXDD cuối kì  Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí và phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường kiểm tra, phân tích kế hoạch giá thành. So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch Giá thành thực tế = Giá thành định mức + (-) Chênh lệch của sản phẩm của sản phẩm định mức  Phương pháp tỉ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm từng loại. Khi đó, kế Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 39 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng toán căn cứ vào tỉ lệ chi phí giữa chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí kế hoạch của các công trình- hạng mục công trình Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Tỉ lệ giữa chi phí so với kế sản phẩm hoàn thành hoạch dự toán  Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng đối với các công trình- hạng mục công trình được chia thành nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành là các công trình- hạng mục công trình đã hoàn thành. Khi đó, giá thành của toàn bộ công trình- hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn thi công Z = Dđk + C1 + + Cn + Dck Trong đó:  Z: giá thành thực tế toàn bộ công trình- hạng mục công trình  Dđk, Dck: chi phí sản xuất dở dang đầu kì, cuối kì.  C1 Cn: Chi phí sản xuất của từng giai đoạn. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 40 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 41 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 2.1.1 Vài nét về công ty . Tên chính thức: CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM . Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn. . Người đại diện theo pháp luật: SUVANHONGKUL SOMPOP, quốc tịch Thái Lan. . Nhận thầu theo phương thức tự tìm kiếm, tự đấu thầu. . Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY TNHH BLUESCOPE BUILDINGS VIỆT NAM. . Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. . Điện thoại: 54490068. . Fax: 54490088. . Chi nhánh sản xuất đặt tại Hà Tây. . Tình hình nhân sự: 160 nhân viên. . Vốn điều lệ: 22.191.152.279 VND tương đương 11.550.000 USD. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty BlueScope Buildings Việt Nam là thành viên trực thuộc tập đoàn BlueScope Steel của Úc. Với hơn 130 năm lịch sử, BlueScope Steel là một nhà cung cấp thép hàng đầu tại Châu Á và Bắc Mỹ. Năm 2004, BlueScope Steel sát nhập thành công với Butler Manufacturing và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang cung cấp nhà thép tiền chế (PEB). ButlerManufacturing là công ty Mỹ chuyên cung cấp nhà théptiền chế.Được thànhlập năm 1905, công ty đã trở thành nhà tiên phong và dẫn đầu ngành xây dựng thép, và đã cung cấp nhiều giải pháp nhà thép tiền chế cho hàng ngàn công trình trên thế giới. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 42 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng BlueScope Buildings Việt Nam (BBV) đã kế thừa thành tựu đỉnh cao từ hai nhà dẫn đầu hai nền công nghiệp này. Năm 1993, BBV xây dựng nhà máy cán thép đầu tiên tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 1996, xây dựng nhà máy cán thép thứ 2 tại Hà Tây. Kể từ đó, BBV đã cung cấp sản phẩm thép và giải pháp kết cấu thép cho hàng trăm dự án ở Việt Nam như: Nhà Máy Honda Automotive ở Vĩnh Phúc, Yamaha Motor ở Hà Nội, Panasonic ở Hà Nội, ICI Paint, Thép Việt Pomina ở Phú Mỹ, Unilever ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.1.3 Đặc điểm của công ty 2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động  Mục tiêu hoạt động Chế tạo sản phẩm đạt tiến độ, chất lượng, chính xác và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trang bị thêm thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huy động nội lực, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng hệ thống quản lí chất lượng vững chắc. 2.1.3.2 Đặc điểm kinh doanh  Các sản phẩm chính của công ty Một trong những sản phẩm chủ lực của BBV là cung cấp giải pháp Nhà Thép Tiền Chế mang thương hiệu BUTLER® PEB.Đây là giải pháp xây dựng trọn gói bao gồm thiết kế, sản xuất, lắp dựng và quản lý dự án. Bên cạnh sản phẩm BUTLER® PEB, BBV còn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao khác được thị trường hết sức đón nhận mang thương hiệu LYSAGHT® bao gồm những sản phẩm tấm lợp và vách như LYSAGHT KLIP-LOK®, LYSAGHT SPANDEK®, LYSAGHT DEEP-RIB® , xà gồ LYSAGHT® PURLIN & GIRT, hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ LYSAGHT SMARTRUSS®, và các phụ kiện đồng bộ. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 43 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng BlueScope Buildings Việt Nam tự hào kế thừa những thành tựu công nghệ đỉnh cao và sở hữu những con người thông minh, đủ năng lực cung cấp những giải pháp đạt giá trị tối ưu cho các công trình của nhà đầu tư. 2.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý Công ty hoạt động theo một quy trình khép kín, theo chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới. Các thành viên trong công ty được phân chia trách nhiệm rõ ràng, bất kiêm nhiệm, có sự thống nhất quan điểm của lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cho toàn bộ hoạt động của công ty. 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG BỘ PHÒNG PHÒNG PHÒNG BAN KINH THIẾT XÂY PHẬN CUNG NHÂN THƯƠNG QUẢN DOANH KẾ DỰNG SẢN ỨNG SỰ LÍ AN MẠI XUẤT TOÀN ĐỘI LẮP RÁP ĐỘI XÂY DỰNG ĐỘI PHUN CÁT,SƠN Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 44 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1.5.3.1 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận  Ban giám đốc . Toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. . Có quyền điều hành mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty mình, điểu phối việc chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Phòng kinh doanh . Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện. . Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. . Thực hiện hoạt động bán hàng tới khách hàng. . Tham gia đấu thầu để mang về các dự án cho công ty.  Phòng thiết kế . Khảo sát công trường. . Thiết kế bản vẽ, tư vấn đấu thầu, giám sát kĩ thuật của một dự án, công trình. . Lập dự toán khối lượng, dự toán tổng thể và chi tiết cho các dự án, công trình  Phòng xây dựng . Tiến hành xây dựng và giám sát thi công công trình. . Quản lí chất lượng công trình. . Nghiệm thu công trình  Bộ phận sản xuất . Tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất, quản lí quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào, sử dụng hiệu quả nguồn lao động cho việc sản xuất. . Nhằm hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.  Phòng cung ứng . Có trách nhiệm mua nguyên vật liệu bên ngoài đáp ứng kịp thời sản xuất của công ty. Sau khi có nguồn nguyên vật liệu nhập kho thì thì có trách nhiệm theo dõi tình hình Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 45 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng nhập xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình nhập xuất sản phẩm.  Phòng nhân sự . Có trách nhiệm về quản lí nhân sự, tính toán lương và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với toàn bộ công nhân viên.  Phòng thương mại . Có trách nhiệm ghi chép, thanh toán và phản ảnh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời toàn bộ tình hình tài chính, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản trong đơn vị. Kiểm tra tình hình, kế hoạch thu chi tài chính, đồng thời kiểm tra chế độ kế toán tại đơn vị.  Ban quản lí an toàn . Giám sát, đảm bảo an toàn về người và của trong suốt quá trình thi công. Đồng thời tiến hành bảo trì, sửa chữa các sai sót, hư hỏng nếu như đã có thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.  Đội lắp ráp . Lắp đặt thiết bị máy móc, kết cấu thép cho công trình.  Đội xây dựng . Tiến hành thi công các dự án tại công trường. Đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như hoàn thành công trình theo đúng tiến độ.  Đội phun cát, sơn . Đánh bóng, phun làm sạch bề mặt kim loại, phun sơn, phun kẽm phục vụ công trình Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 46 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1.5.3.2 Quy trình sản xuất Sơ đồ2.2: Qui trình giao dịch trong Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam c • y thông tin ch ng n 1 c • t sơ 2 c • o 3 Shop DWG ch ng phê t n n t ng n P P . c công ng t nh . n p thi công an n Giao ng c . p ng . m thu n giao Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 47 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bluescope BuildingsViệt Nam TỔNG GIÁM ĐỐC SUVANHONGKUL SOMPOP GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ THÙYDƯƠNG KẾ TOÁN DỰ ÁN KẾ TOÁN VIÊN NGUYỄN PHẠM ĐỖ VĂN THOAN NGỌCĐÀI 2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận  Giám đốc thương mại . Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. . Quản lý chung, trông coi mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính- kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. . Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. . Kí duyệt các báo cáo, các chứng từ kế toán. . Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế toán tại công ty. . Chịu trách nhiệm vềtính trung thực và hợp lí báo cáo tài chính của công ty theo chuẩn mực kế toán. . Lập dự toán ngân sách hàng năm của công ty. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 48 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Kế toán dự án . Theo dõi các khoản phải thu khách hàng, lập các thủ tục đòi nợ đối với khách hàng. . Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của dự án, từ đó xác định dự án lời hay lỗ. . Ghi chép vào các sổ kế toán, chịu trách nhiệm về sự cân đối giữa sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết hàng tháng, quý, năm. . Lập báo cáo tài chính hàng năm của công ty.  Kế toán viên . Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày. . Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng. Theo dõi các khoản tạm ứng. . Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. . Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ. . Lập báo cáo thuế cuối năm. . Soạn thảo các hợp đồng xây dựng 2.1.5.3 Tổ chức sổ kế toán 2.1.5.3.1 Hình thức sổ kế toán Công tác kế toán tại công ty được thực hiện và xử lí trên phần mềm kế toán đã được thiết kế theo yêu cầu quản lí của bộ phận kế toán công ty. Đặc điểm về áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty: . Do yêu cầu quản lí của bộ phận kế toán công ty, nên số liệu kế toán được lưu trên máy tính và hàng tháng, hàng quý được in ra các sổ, báo cáo, các chứng từ cần thiết theo yêu cầu và quy định. . Hàng ngày, kế toán cập nhật số liệu phát sinh và hạch toán vào máy tính. Giám đốc tài chính là người kiểm tra số liệu tổng hợp trước khi nộp cho cấp trên. Điều này làm cho bộ máy quản lý của công ty chặt chẽ hơn, các số liệu kế toán được kiểm tra, xử lí một cách chính xác và nhanh chóng. Công ty hiện đang áp dụng phần mềm kế toán M3 (MAKE, MOVE, MAINTAIN). Hiện nay, để xử lí các thông tin thu thập được từ các loại chứng từ, doanh nghiệp sử dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung để phân loại và hệ thống hóa các dữ liệu ban đầu. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 49 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.1.5.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng bao gồm những loại sau: . Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương. . Phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; biên bản kiểm kê công cụ, vật tư, sản phẩm. . Phiếu thu; phiếu chi; hóa đơn GTGT; giấy đề nghị tạm ứng; giấy đề nghi thanh toán; bảng kê mua hàng. . Biên bản thanh lí TSCĐ; biên bản kiểm kê TSCĐ; bảng tính khấu hao TSCĐ 2.1.5.4 Chính sách kế toán được áp dụng . Niên độ kế toán của công ty áp dụng để lập báo cáo tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 và kết thúc vào ngày 30 tháng 6. Báo cáo tài chính gồm:  Bảng cân đối kế toán Mẫu B01-DN  Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B02-DN  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03-DN  Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09-DN . Báo cáo tài chính được lập bằng đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Công ty là VNĐ. . Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. . Phương pháp nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. . Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng. 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam là công ty chuyên thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương pháp bằng máy thi công nên kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty sẽ không có chi phí máy thi công (TK 632). Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này dựa vào công dụng chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí sản xuất trong kì bao gồm ba khoản mục chi phí: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 50 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 2.2.1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để phù hợp với quy trình công nghệ, với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, với đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình-hạng mục công trình có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài.Cho nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được xác định là các công trình-hạng mục công tình xây lắp. Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã tập hợp ba loại chi phí: chí phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản loại 6 “MANUFACTURING COST”. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 51 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Bảng 2.1: Bảng chi tiết tài khoản loại 6 “MANUFACTURING COST”. Đến cuối kì, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang tài khoản “WORK IN PROGRESS” Bảng 2.2: Bảng chi tiết tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “WORK IN PROGRESS” Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 52 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Trong đó:  TK 142000 “ Work in progress control” : dùng để tổng hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm xây lắp.  TK 142001 “ Work in progress adjustment”: dùng để điều chỉnh chi phí sản xuất theo từng khoản mục trong trường hợp có sự thay đổi về chi phí. 2.2.1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp hạch toán chi phí mà công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp: . Phương pháp trực tiếp: các chi phí trực tiếp phát sinh ở công trình-hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình-hạng mục công trình đó. . Phương pháp gián tiếp: các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình-hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kì sẽ tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. Đối với những chi phí riêng của từng công trình thì hạch toán trực tiếp vào từng công trình, ví dụ như:  Công trình ANOVA FEED . Ghi nhận chi phí: Dr TK 600000 Cr TK 100500, 140000, 310000 . Cuối kì, kết chuyển chi phí vào TK 142000 Dr TK 1420000 Cr TK 600000 2.2.1.3 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm 2.2.1.3.1 Đối tượng tính giá thành Cần phân biệt đối tượng tính giá thành với đối tượng hạch toán chi phí.Tuy nhiên,tại Công ty thì đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành đó chính là các công trình-hạng mục công trình. Đối tượng tính giá thành của công ty có thể là toàn bộ công trình đối với những công tình nhỏ mà thời gian thi công dưới một năm, có thể là hạng mục công trình lớn với thời gian thi công dài do bên chủ đầu tư và nhận thầu kí kết hợp đồng thanh toán Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 53 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.2.1.3.2 Kì tính giá thành Kì tính giá thành là thời điểm công trình-hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Trong bài khóa luận này em xin chon tính giá thành dự ánAnova Feed.  Tên dự án: “Nhà máy thức ăn chăn nuôi Anova Feed”.  Hợp đồng số: P02-130/PRB.  Hạng mục: thiết kế, gia công sản xuất, lắp đặt khung nhà thép, hệ bao che, phụ kiện cho nhà xưởng mở rộng số 02.  Địa điểm xây dựng: CCN Anova, Xã Long Cang, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.  Thời gian thi công: từ 01/11/2012 đến 31/03/2013.  Kì tính giá thành: từ khi khởi công đến khi nghiệm thu hoàn thành công trình (01/11/2012 – 31/03/2013). 2.2.1.3.3 Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo chi phí sản xuất định mức. Theo đó, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định theo công thức sau: Giá thành thực tế = Giá thành định mức + (-) Chênh lệch của sản phẩm của sản phẩm định mức 2.2.2 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức Để xác định chi phí sản xuất định mức Công ty thường sử dụng các phương pháp sau: * Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp * Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại. * Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 54 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.2.2.1 Xây dựng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức  Về mặt lượng nguyên vật liệu: Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là: Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm Hao hụt cho phép Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng  Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là: Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán ) Chi phí thu mua nguyên vật liệu Như vậy ta có: Chi phí NVL trực tiếp định mức = Lượng NVL trực tiếp định mức x Đơn giá định mức Trong thời gian tiến hành thực hiện một dự án, bên phía nhà thầu là Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam sẽ nhận được nhiều lệnh sản xuất (Manufactering Order, viết tắt là MO) từ bên chủ đầu tư. Khi nhận được MO, bộ phận sản xuất sẽ biết phải tiến hành sản xuất những sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu Dưới đây là mẫu một MO mà công ty nhận được Hình 2.1: Mẫu một lệnh sản xuất (Manufactering Order) Từ MO trên ta có thể biết được các thông tin sau:  Ngày nhận MO: 31/08/2012  Số MO: 3542419 Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 55 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Yêu cầu sản xuất sản phẩm mang mã số R004240 “BSPL-008*130*0140- 235PCC150”  Số lượng sản phẩm: 350 Trong đó:  R004240: Kí hiệu của một loại kèo thép mạ trọng lượng nhẹ. Sau khi nhận được MO bộ phận sản xuất sẽ tiến hành lập phiếu sử dụng vật tư (Bill of Manufactering, viết tắt là BOM) Dưới đây là một mẫu BOM Hình 2.2: Mẫu phiếu sử dụng vật tư (Bill of Manufactering) Từ BOM này ta có thể xác định được để sản xuất ra sản phẩm R004240 cần 1,143kg nguyên liệu R003978, chạy qua Work Center Flaline trong vòng 0,24 phút. Trong đó:  Work Center thể hiện các đơn vị sản xuất có khả năng thực hiện các hoạt động chuyển đổi nguyên liệu. Có thể phân biệt hai loại Work Center: máy móc và nguồn nhân lực. Work Center có thể được xem như một đơn vị với mục đích dự báo năng lực và lập kế hoạch.  R004240: kí hiệu của một loại kèo thép mạ trọng lượng nhẹ.  R003978: kí hiệu của một loại thép hợp kim nhôm kẽm cường độ cao  Flaline: máy tạo gờ, mép Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 56 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Trong dự án Anova Feed, vào ngày 21/11/2012 bên chủ đầu tư đã xuất một MO số 3782758, yêu cầu sản xuất sản phẩm mang mã số R004250.Dựa vào bảng bên thì sản phẩm mang mã số R004250 là một loại kèo thép mạ trọng lượng nhẹ “BSPL-008*130*0140-235PCC150”. Bảng 2.3: Bảng kí hiệu tên các sản phẩm tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam Từ MO nhận được, ngày 24/11/2012 bộ phận sản xuất sẽ tiến hành lập BOM Dựa vào BOM trên thì để sản xuất một sản phẩm mang mã số R004250 “BSPL- 008*130*0140-235PCC150” thì cần 846,156kg nguyên liệu R003347 và chạy qua Work center Flaline trong vòng 80,42 phút. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 57 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Bảng 2.4: Bảng đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp định mức  Đơn giá nguyên vật liệu R003347 trực tiếp định mức là 13.908.95 VNĐ/KG  Chi phí nhân công trực tiếp định mức và các chi phí phát sinh của Work center Flaline để sản xuất sản phẩm R004250 là 34.488,58 VNĐ/KG. Căn cứ vào bảng đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp định mức, từ đó xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức theo công thức: Chi phí NVL trực tiếp định mức = Lượng NVL trực tiếp định mức x Đơn giá định mức Bảng 2.5: Bảng chi phí sản xuất định mức của sản phẩm  Tổng chi phí sản xuất định mức để sản xuất một sản phẩm R004250 là 120,793,876 VNĐ Trong đó:  Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức để sản xuất một sản phẩm R004250 là: 846.156 x 13,908.95 = 117,769,144 VNĐ  Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức để sản xuất 4 sản phẩm R004250 là: 117,769,144 x 4 = 471,076,576 VNĐ 2.2.2.2 Xây dựng chi phí nhân công trực tiếp định mức  Định mức giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau: Mức lương căn bản một giờ Các khoản phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 58 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng  Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp: là khoản thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách: - Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc - Phương pháp bấm giờ Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau: Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy. Thời gian tính cho sản phẩm hỏng Chi phí nhân công trực tiếp định mức để sản xuất sản phẩm R004250 được tính theo bảng sau: Bảng 2.6: Bảng tính chi phí nhân công trực tiếp định mức. Chi phí nhân công trực tiếp định mức được tính theo công thức: Chi phí nhân công = Số giờlao động x Giá định mức cho một giờ trực tiếp đm trực tiếp định mức lao động trực tiếp Để sản xuất sản phẩm R004250 cần:  Tổng thời gian lao động trực tiếp định mức: 3 phút  Tổng chi phí nhân công trực tiếp định mức: 810,204 VNĐ Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 59 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.2.2.3 Xây dựng chi phí sản xuất chung định mức Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam ước tính chi phí sản xuất chung định mức dựa trên chi phí một giờ máy sản xuất. Định mức BPSXC = x Số giờ máy thực hiện SP Định mức ĐPSXC = x Số giờ máy thực hiện SP Sau đây là bảng ước tính biến phí và định phí sản xuất chung định mức để sản xuất một sản phẩm R003250. Số giờ máy hoạt động: 3 phút. Bảng 2.7: Bảng ước tính chi phí sản xuất chung định mức để sản xuất sản phẩm . Nguyên vật liệu gián tiếp : 57,780 VNĐ/phút . Chi phí tiền điện : 112,992 VNĐ/phút . Chi phí tiền gas : 359,520 VNĐ/phút  Tổng biến phí SXC đơn vị định mức 530,292 VNĐ/phút Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 60 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng . Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị : 1,674,336 VNĐ/phút  Tổng định phí SXC đơn vị định mức 1,674,336 VNĐ/phút Tổng chi phí SXC đơn vị đm = Biến phí SXC đơn vị đm + Định phí SXC đơn vị đm  Tổng chi phí SXC đơn vị định mức = 530,292 + 1,674,336 = 2,204,628 VNĐ. 2.2.2.4 Xác định giá thành định mức của đơn vị sản phẩm Từ các số liệu trên, giá thành định mức của một sản phẩm R003250 được xác định như sau: Bảng 2.8: Bảng tính giá thành định mức đơn vị sản phẩm Chi phí sản xuất định mức để sản xuất 4 sản phẩm R003250: 14,783,976 x 4 = 59,135,904 VNĐ Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 61 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  76. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theochi phí định mức. Do số liệu giữa chi phí sản xuất định mức và thực tế có thể có sự chênh lệch, nên để quản lí và kiểm soát khoản chênh lệch, kế toán chi phí sản xuất, giá thành theo chi phí định mức tổ chức thêm các tài khoản để phản ánh khoản chênh lệch. Dưới đây là hệ thống các tài khoản phản ánh chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế tại Công ty TNHH Bluescope Buildings Việt Nam. Bảng 2.9: Bảng hệ thống các tài khoản phản ánh chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế. Trong đó:  TK 610000-610999 “Price Variance”: thể hiện các khoản chênh lệch về giá  TK 611000-611099 “Efficiency Variance”: thể hiện các khoản chênh lệch hiệu quả sản xuất.  TK 611100-611199 “Usage Variance”: thể hiện các khoản chênh lệch về lượng. Cuối kì kế toán kết chuyển các khoản chênh lệch vào các tài khoản liên quan, để số liệu các tài khoản phản ánh đúng số thực tế. 2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.3.1.1 Đặc điểm Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí NVLTT thường chiếm tỉ lệ khá lớn (khoảng 60- 80%) trong giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy, việc quản lí chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lí NVL. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 62 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  77. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Mỗi loại vật liệu của công ty đều có mã số riêng để dễ dàng theo dõi, hạch toán. Bảng 2.10: Bảng liệt kê các mã số nguyên vật liệu và dịch vụ của Công ty 2.2.3.1.2 Tài khoản sử dụng Chi phí NVLTT của công ty được hạch toán trên tài khoản loại 6: “MANUFACTURING COST” và được mở chi tiết cụ thể để dễ dàng theo dõi và hạch toán. 2.2.3.1.3 Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu yêu cầu vật tư Phiếu chi Phiếu nhập kho Hóa đơn GTGT Phiếu xuất kho 2.2.3.1.4 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Phương pháp này cho độ chính xác cao, công việc cuối tháng không bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. Đồng thời, việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính giúp kế toán công ty không tốn nhiều thời gian để tính toán giá xuất kho cho nguyên vật liệu. Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn khi và đơn giá bình quân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 63 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  78. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập Đơn giá xuất kho = kho đầu kì trước lần xuất thứ a lần thứ a Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập kho đầu kì trước lần xuất thứ a Từ đó ta tính được trị giá NVL xuất kho: Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân 2.2.3.1.5 Qui trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu  Cách thức luân chuyển nguyên vật liệu: NVL tại công ty được luân chuyển theo 2 hướng: NVL sau khi mua được chuyển trực tiếp ra công trường hoặc NVL phải trải qua quá trình sản xuất để cho ra sản phẩm cuối cùng rồi chuyển ra công trường.  Đối với NVL được chuyển trực tiếp ra công trình. Đối với việc mua vật tư để chuyển ra công trường để sử dụng ngay thì được quản lí bởi người phụ trách ngoài công trường.Saukhi NVL được chuyển về công ty để bàn giao cho công trình thì nguyên vật liệu phải được kiểm tra về chất lượng, số lượng. Và hóa đơn GTGT được giao cho người đi thu mua vật tư. Hóa đơn GTGT sẽ được chuyển đến phòng kế toán để kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính và thực hiện lập đồng thời phiếu nhập kho NVL, phiếu xuất kho NVL. Sau đó thanh toán tiền cho nhà cung cấp.  Đối với NVL phải trải qua quá trình sản xuất . Nguyên vật liệu dùng để sản xuất do chính công ty sản xuất. Khi có yêu cầu xuất kho đưa vào sử dụng thì kế toán lập phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho xuống thủ kho. Dựa trên phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành kiểm kê, giao vật tư và ghi số thực xuất vào thẻ kho.Phiếu xuất kho được ghi cụ thể cho từng công trình-hạng mục công trình. Sau đó, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ tự động tính ra số thành tiền của vật tư xuất theo phương pháp bình quân gia quyền. . Nguyên vật liệu dùng để sản xuất được mua từ bên ngoài Đối với nguyên vật liệu mua ngoài sau khi được chuyển về kho sẽ trải qua quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.Khi nhập kho thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng, chất Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 64 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  79. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng lượng và chỉ cho nhập kho những vật tư đảm bảo yêu cầu. Dựa trên số hóa đơn, giấy báo nhận hàng, thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho và ghi chép vào thẻ kho. Khi có yêu cầu xuất kho đưa vào sử dụng thì kế toán lập phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho xuống thủ kho.Dựa trên phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành kiểm kê, giao vật tư và ghi số thực xuất vào thẻ kho.Phiếu xuất kho được ghi cụ thể cho từng công trình-hạng mục công trình.Sau đó, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ tự động tính ra số thành tiền của vật tư xuất theo phương pháp bình quân gia quyền.  Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Trong trường hợp để sản xuất sản phẩm R004250 thì nguyên vật liệu R003347 là nguyên liệu được công ty sản xuất, không cần phải đặt mua nguyên vật liệu từ bên ngoài. Khi yêu cầu xuất kho NVL để đưa vào sản xuất, kế toán lập phiếu xuất kho và chuyển PXK xuống thủ kho để làm cơ sở xuất NVL Hình 2.3: Phiếu xuất kho Cụ thể chênh lệch chi phí nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm R003250 được thể hiện như sau: Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 65 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  80. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Bảng 2.11: Bảng chênh lệch chi phí nguyên vật liệu  Để sản xuất 1 sản phẩm R004250 - CPNVLTT thực tế phát sinh = Lượng thực tế sử dụng x Đơn giá định mức = 16.475 x 13,908.95 = 229,150 VNĐ - Biến động lượng NVL = 13,908.95 x (16.475 – 846.156) = -11,539,994 VNĐ  Trong thực tế đã tiến hành sản xuất 4 sản phẩm R003250 nên: - CPNVLTT thực tế phát sinh = 229,150 x 4 = 916,600 VNĐ - Biến động lượng NVL = -11,539,994 x 4 = -46,159,976 VNĐ  Kế toán ghi nhận khoảng chênh lệch trên vào tài khoản chênh lệch lượng nguyên vật liệu 611100 “Variance Material Usage Raw Materials” Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 66 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang
  81. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng Dr 600000 : 47,076,576 Cr 611100 : 46,159,976 Cr 140000 : 916,600  Kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dr 142000 : 47,076,576 Cr 600000 : 47,076,576 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 140000 TK 600000 TK 142000 916,60047,076,576 47,076,576 TK 611100 (T) 46,159,976 2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3.2.1 Đặc điểm Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: các khoản chi phí tiền lương, trợ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Khoản mục chi phí này không bao gồm các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân. 2.2.3.2.2 Tài khoản sử dụng  Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được hạch toán trên tài khoản loại 6: “MANUFACTURING COST” và được mở chi tiết cụ thể để dễ dàng theo dõi và hạch toán.  Công ty sử dụng tài khoản 311503 “Trade external payroll clearing”: đây là tài khoản thuộc khoản mục các khoản phải trả “Liabilities”, dùng để hạch toán các khoản phải trả công nhân viên. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM 67 SVTH: Nguyễn Mỹ Trang