Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 92 trang thiennha21 25/04/2022 3490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_on_dinh_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGUYỄN QUÝ QUỐC Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 4 năm 2020 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn NguyTrườngễn Quý Quốc Đại học KinhTS. Phan tế KhoaHuế Cương Lớp: K50 Tài chính Khóa: 2016 - 2020 Huế, tháng 4 năm 2020 2
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC i LỜI CẢM ƠN v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN Trường2: NỘI DUNG NGHIÊN Đại CỨ họcU Kinh tế Huế 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 4 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 4 i
  4. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 4 1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính 6 1.1.3. Ổn định tài chính đối với các ngân hàng thương mại 8 1.1.4. Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính 11 1.1.5. . Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương mại 12 1.1.5.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 12 1.1.5.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 12 1.1.5.3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 13 1.1.5.4. Quy mô tổng tài sản 13 1.1.5.5. Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng 13 1.1.5.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản 14 1.1.5.7. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 15 1.2.1.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 15 1.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế 15 1.2.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 16 1.2.2. Các nghiên cứu về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Trường Đại học Kinh tế Huế 17 1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước 17 1.2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài 20 1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 24 1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu 24 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 25 ii
  5. 1.3.2.1. Đo lường sự ổn định tài chính bằng Z-score 25 1.3.2.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 26 1.3.2.3. Mô hình nghiên cứu 27 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 32 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 33 2.2.1. Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 33 2.2.2. Tình hình vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 35 2.2.3. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 36 2.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 36 2.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 38 2.2.4. Tình hình tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 39 2.2.5. Tình hình tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 40 2.3. ĐO LƯỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢTrườngNH HƯỞNG ĐẾ NĐại SỰ ỔN ĐhọcỊNH TÀI Kinh CHÍNH CỦ tếA H ỆHuếTHỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 42 2.3.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu 42 2.3.1. Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score 43 2.3.1.1. So sánh sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau 46 iii
  6. 2.3.1.2. So sánh sự ổn định tài chính của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán 47 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 49 2.3.2.1. Phân tích tương quan 49 2.3.2.2. Kết quả hồi quy 50 2.3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình 52 2.3.2.4. Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất khái quát hóa 53 2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 57 3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 57 3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam 58 PHẦN 3: KẾT LUẬN 61 1. Kết quả chính của đề tài 61 2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 69 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên tôi xin gửi đến quý Thầy - Cô Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nói chung và quý Thầy - Cô trong Khoa Kế toán - Tài chính đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian học tập tại Nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Phan Khoa Cương – người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ những bước đầu chọn đề tài cũng như quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD An Cựu đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa. Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy - Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 19 tháng 4 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Quý Quốc Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CAR Hệ số an toàn vốn DNTG Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng DNTTS Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản EA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ΔEAT Phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế FEM Mô hình hồi quy tác động cố định GLS Phương pháp bình phương bé nhất khái quát hóa NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô của ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diễn giải biến phụ thuộc và các biến độc lập 26 Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 32 Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 33 Bảng 2.3: Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 36 Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 37 Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 39 Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 40 Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu 41 Bảng 2.9: Ma trận tương quan giữa các biến số 49 Bảng 2.10: Tóm tắt kết quả hệ số hồi quy của mô hình Pooled OLS, FEM và REM 51 Bảng 2.11: Kết quả các kiểm định khuyết tật mô hình 52 Bảng 2.Trường12: Kết quả mô hình Đại hồi quy theohọc phương Kinh pháp GLS tế Huế 53 vii
  10. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: GDP(PPP) Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 16 Hình 1.2: Mức tăng CPI giai đoạn 2014 – 2018 17 Hình 2.1: Z-score bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 43 Hình 2.2: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 44 Hình 2.3: Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước và NHTM cổ phần 45 Hình 2.4: Bình quân chỉ số Z-score của các NHTM niêm yết và chưa niêm yết giai đoạn 2014 – 2018. 47 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào trên thế giới. Các nhà quản lý hệ thống tài chính hiểu rằng, việc mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tài chính. Vì lý do này, sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM luôn là mục tiêu hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách giám sát và quản lý. Nâng cao năng lực và đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018. Trong những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM đã diễn ra mạnh mẽ theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành. Giai đoạn 2016 – 2018, NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro. Kể từ năm 2016, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng làm cho cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn dần thay đổi khi tín dụng ngắn hạn tăng trưởng mạnh, tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng chậm lại. Việc mua bán, sáp nhập một số NHTM và mở rộng hoạt động tín dụng nhanh chóng đã làm cho vấn đề ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý, giới đầu tư và các nhàTrường nghiên cứu. Đại học Kinh tế Huế Bên cạnh đó, nghiên cứu liên quan đến vấn đề ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng hiện vẫn còn khá ít. Do đó, thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là cơ sở để giúp cho những nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách cùng các bên liên quan có thể tham khảo để từ đó có những chiến lược và giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Xuất phát với những yêu cầu của thực tiễn 1
  12. nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm Khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018, khóa luận đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại;  Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống NHTM Việt Nam;  Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Việt Nam hiện có 31 NHTM cổ phần, 03 NHTM cổ phần Nhà nước nắm trên 50% cổ phần và 09 NHTM 100% vốn từ nước ngoài. Ngoài ra, nhóm NHTM 100% vốn nhà nước và 100% vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc thu thậpTrường số liệu. Do vậy, trong Đại nghiên học cứu này, Kinhchúng tôi ch ọntế 19 NHTMHuế cổ phần để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu (xem danh sách phụ lục 1). Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tham khảo từ các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 2
  13. 19 NHTM cổ phần đã được công bố và từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dữ liệu về tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ các Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê. Tham khảo thông tin từ website của Ngân hàng nhà nước và các NHTM Việt Nam và các website liên quan khác. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:  Thống kê mô tả, so sánh: tác giả sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản và so sánh sự thay đổi qua từng năm đối với các dữ liệu thu thập được. Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp những tóm tắt đơn giản nhất về các biến trong mẫu nghiên cứu.  Phân tích hồi quy gồm: mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS); mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM); mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và mô hình hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất (General Least Squares - GLS). Mô hình FEM và mô hình REM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu dạng bảng. Còn mô hình GLS được sử dụng để khắc phục nếu xảy ra các hiện tượng khuyết tật trong hai mô hình trên. Việc xử lý, tính toán số liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính bằng phần mềm Excel và phần mềm Stata 13. 5. Kết cấu đề tài NgoàiTrường phần Đặt vấn Đạiđề và Kết học luận, Nội Kinh dung nghiên tếcứu củaHuế khóa luận được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại; Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam; 3
  14. Chương 3: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM là thực hiện huy động vốn từ khách hàng có tiền nhàn rỗi đồng thời cung cấp vốn cho khách hàng cần vay vốn, hay nói cách khác là NHTM thực hiện luân chuyển vốn từ những người có đến những người cần. Ngoài ra, nghiệp vụ kinh doanh của NHTM còn rất đa dạng và phong phú để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó: các ngân hàng thương mại, chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn.” Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM: “NHTM là TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhTrường doanh khác có liĐạiên quan vìhọc mục tiêu Kinhlợi nhuận theo tế quy Huếđịnh của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Cụ thể, các NHTM có 03 chức năng chính:  Chức năng trung gian tài chính: đây là chức năng cũng như nghiệp vụ kinh doanh cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy 4
  15. nền kinh tế phát triển. Theo đó, NHTM đóng vai trò nhận tiền gửi rồi sử dụng nguồn vốn này để cho vay và hưởng lợi nhuận là chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cấu nối giữa nơi thặng dư vốn với nơi thâm hụt vốn trong nền kinh tế.  Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò như là thủ quỹ khi các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu, thực hiện các thanh toán giao hoặc nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng, như trả tiền mua hàng hóa cho chủ hàng khách hàng hoặc nhận tiền thanh toán của đối tác khách hàng. Hiện nay, các NHTM đang cung cấp nhiều phương tiện thanh toán rất đa dạng để phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Chức năng này của NHTM đã giúp tiết kiệm cho xã hội về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.  Chức năng tạo tiền: chức năng này được thể hiện khi các NHTM thực hiện các hoạt động tín dụng và chức năng thanh toán. Với chức năng này, NHTM vô hình chung đã làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trên nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại  Hoạt động huy động vốn: - Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán của các cá nhân hay tổ chức gửi vào ngân hàng để thực hiện chức năng giữ hộ, thanh toán. - Ngân hàng nhận tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và chi trả lãi cho người gửi tiền. - Ngân hàng phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay các giấy tờ có Trườnggiá khác để huy Đại động vốn, học Kinh tế Huế - Ngân hàng vay vốn từ NHNN hoặc từ các TCTD khác.  Hoạt động tín dụng: - Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn, đây là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt mang lại lợi nhuận cho NHTM. - Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để đầu tư bằng việc xây dựng những danh mục đầu tư. 5
  16. - Ngoài ra, với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế ngày càng đa dạng, các loại hình cung cấp tín dụng của NHTM vì vậy cũng phong phú để đáp ứng các nhu cầu đó. Có thể kể đến các nghiệp vụ: bảo lãnh, cho vay tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, v.v.  Các hoạt động khác: ngoài những hoạt động kể trên, NHTM còn tham gia vào các hoạt động như cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán phái sinh, nhận ủy thác và ủy thác v.v. 1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính Từ trước đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “ổn định tài chính”, cụ thể như sau: Hyman Minsky (1919 – 1996), một nhà kinh tế trường phái Keynes, nổi tiếng với lý thuyết về sự bất ổn tài chính. Lập luận của giả thuyết bất ổn tài chính bắt đầu từ đặc tính thời bấy giờ của nền kinh tế tư bản với tài sản vốn đắt đỏ và hệ thống tài chính phức tạp. Vấn đề kinh tế này được xác định theo Keynes (1930) là "sự phát triển vốn của nền kinh tế". Định lý đầu tiên của giả thuyết bất ổn tài chính là nền kinh tế có các chế độ tài chính ổn định và không ổn định . Định lý thứ hai của giả thuyết này là trong thời kỳ thịnh vượng kéo dài, nền kinh tế chuyển từ quan hệ tài chính tạo nên một hệ thống ổn định sang quan hệ tài chính tạo nên một hệ thống không ổn định. Theo Minsky, có một thời điểm hệ thống tài chính sẽ thay đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định, thường được gọi là khoảnh khắc Minsky (thời điểm Minsky). Cụ thể, các tổ chức sau đó buộc phải thanh lý tài sản của mình để trả nợ vay, tạo ra sự sụt giảm mạnh trên toàn thị trường tài chính. Thời điểm Minsky là khi các tổ chức bắt đầu đối mặt với các vấn đề về dòng tiền do các khoản nợ gây ra bởi việc đầu tư có rủi ro cao, cho dù họ đang ở trong bất kỳ chu kỳ tín dụng hay kinh doanh nào. Tại thời điểm này,Trường làn sóng bán tháo Đạiđã diễn ra,học dẫn đến Kinhthanh khoản sụttế giảm Huế nghiêm trọng và thị trường tài chính sụp đổ đột ngột. Theo Federic Mishkin (1999), bất ổn định tài chính xảy ra khi xuất hiện các cú sốc đối với các tổ chức tài chính và hệ thống tài chính, gây ảnh hướng đến các luồng thông tin khiến cho hệ thống tài chính không còn hiệu quả, hay nói cách khác là các tổ chức tài chính không thể phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả. 6
  17. Theo Davis (2001), bất ổn tài chính là rủi ro có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và không thể cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế hoặc phân bổ tín dụng đến các cơ hội đầu tư hiệu quả. Các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế do đó thúc đẩy sự ổn định tài chính là tương đương với quản trị rủi ro hệ thống. Nout Wellink (2002) cho rằng, một hệ thống tài chính ổn định khi có khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính không được là nguồn gốc phát sinh các cú sốc. Theo Buiter (2008), ổn định tài chính sẽ được đảm bảo nếu không xuất hiện các tình trạng sau: (i) bong bong giá tài sản; (ii) tình trạng thiếu thanh khoản; (iii) tình trạng vỡ nợ của các thể chế tài chính đe dọa sự ổn định của hệ thống. Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, ổn định tài chính có thể được định nghĩa là một điều kiện trong đó cả ba thành phần của hệ thống tài chính bao gồm: (i) tổ chức tài chính, (ii) thị trường tài chính và (iii) cơ sở hạ tầng tài chính – được ổn định. Cụ thể, đối với tính ổn định của các tổ chức tài chính được đảm bảo khi các tổ chức tài chính đủ mạnh để thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính, mà không cần sự trợ giúp từ các tổ chức bên ngoài ngay cả chính phủ. Tiếp theo, ổn định thị trường tài chính là khi không có sự gián đoạn giao dịch trên thị trường, không có sự sai lệch đáng kể về giá tài sản tài chính từ các nền tảng kinh tế, từ đó cho phép các tổ chức kinh tế huy động và đầu tư vốn một cách tự tin. Cuối cùng, tính ổn định của cơ sở hạ tầng tài chính, đề cập đến một điều kiện trong đó hệ thống tài chính có cấu trúc tốt để đảm bảo hoạt động, đồng thời cả mạng lưới an toàn tài chính cùng hệ thống thanh toán được hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài ra, sự ổn định tài chính có thể được định nghĩa rộng hơTrườngn là một điều kiện Đạitrong đó hhọcệ thống tàiKinh chính có th ểtế tạo đHuếiều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế thực sự diễn ra suôn sẻ và có khả năng điều chỉnh sự mất cân đối tài chính phát sinh từ các cú sốc. Theo Cục dự trữ Liên bang Mỹ, sự ổn định tài chính là về một hệ thống tài chính có thể hoạt động và có thể tiếp nhận tất cả những hiện tượng dù tốt hay xấu, xảy ra trong nền kinh tế, trong bất cứ lúc nào; một hệ thống tài chính tốt không phải là ngăn chặn sự thất bại của thị trường hay ngăn sự thất thoát tiền bạc của các đối tượng 7
  18. trong hệ thống. Mà hệ sự ổn định tài chính chỉ là sự hoạt động liên tục, hiệu quả của cả hệ thống ngay cả khi các sự kiện như trên xảy ra. Một hệ thống tài chính được coi là ổn định khi nó đáp ứng được nhu cầu vay tiền của các hộ gia đình để phục vụ cuộc sống như mua xe, xây nhà, nghỉ hưu hoặc giáo dục. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cần phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất. Tất cả những điều này đòi hỏi một hệ thống tài chính hoạt động tốt và ổn định. Tóm lại, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ “ổn định tài chính”, bên cạnh một thực tế là các tiền nghiên cứu có xu hướng thích tiếp cận với định nghĩa “bất ổn định tài chính”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại chứa ít hướng dẫn thực tiễn cho các tổ chức đang cố gắng thực hiện và duy trì mục tiêu ổn định tài chính. Các định nghĩa về “ổn định tài chính” tuy ít thuyết phục hơn về mặt khái niệm, nhưng có thể dễ dàng quan sát trực tiếp hơn. Trên quan điểm đó, tác giả cho rằng: ổn định tài chính là trạng thái mà hệ thống tài chính có khả năng (i) chống đỡ các cú sốc kinh tế và không tự gây ra các cú sốc, (ii) đủ khả năng để thực hiện trơn tru các chức năng cơ bản của nó, bao gồm: trung gian của các tổ chức tài chính, quản lý rủi ro và sắp xếp thanh toán. 1.1.3. Ổn định tài chính đối với các ngân hàng thương mại Hiện nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa chính xác cho khái niệm “ổn định tài chính” đối với các ngân hàng. Bên cạnh cách trực tiếp để đánh giá sự “ổn định tài chính” của các ngân hàng, các tiền nghiên cứu cũng thường thông qua khái niệm “bất ổn tài chính”. Theo đó, có nhiều định nghĩa về cả hai khái niệm trên như sau: Sự ổn định tài chính của ngân hàng là điều kiện trong đó không xảy ra của các cuộc khủng hoảng, đạt được thông qua sự ổn định của tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thốngTrường(Brunnermeier và Đạicộng sự, 2009).học Xét Kinh về sự phụ thuộc tế lẫn Huế nhau, sự ổn định của ngân hàng có thể được định nghĩa là sự ổn định của các ngân hàng liên kết trực tiếp với nhau thông qua thị trường tiền gửi liên ngân hàng và tham gia vào các khoản vay hợp vốn, hoặc gián tiếp thông qua việc cho vay đối với các ngành phổ biến và giao dịch độc quyền (Segoviano và Goodhart, 2009). Các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ khác nhau giữa các quốc gia; do đó, các giám sát viên ngân hàng quốc gia quan tâm để hiểu các 8
  19. yếu tố quyết định ổn định ngân hàng. Các tài liệu thực nghiệm ghi lại một số yếu tố kinh tế, cấu trúc tài chính, quy định và các yếu tố thể chế có ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng. Ngoài ra, sự ổn định tài chính của ngân hàng cũng có thể được xem là sự vắng mặt của sự gián đoạn bất thường trong cung cấp tín dụng, hệ thống thanh toán và dịch vụ ngân hàng (Ozili và Thankom, 2018). Còn bất ổn tài chính của các NHTM thường gắn liền với một cơn hoảng loạn khách hàng khi họ không có thông tin chính xác và nghi ngờ giá trị tài sản của ngân hàng thấp hơn giá trị nợ của ngân hàng nên đồng loạt rút tiền gửi để tránh rủi ro. Do đa số các khoản tiền gửi của khách hàng đều được ngân hàng đem đi cho vay nên khi gặp tình trạng khách hàng muốn rút đột ngột một lượng tiền lớn, các ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản, khi khách hàng thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc trả lại tiền gửi, họ càng có niềm tin rằng ngân hàng đang gặp khó khăn và lặp lại vòng luẩn quẩn khiến sự tháo chạy ngân hàng diễn ra tồi tệ hơn cho đến khi ngân hàng lâm vào cảnh phá sản. Chính khách hàng sẽ chịu tổn thất trừ khi họ nhận được bảo hiểm tiền gửi. Sự tháo chạy ngân hàng sẽ lan rộng ra làm gia tăng tình trạng khủng hoảng mang tính hệ thống. Trong quá khứ đã diễn ra nhiều sự tháo chạy của các ngân hàng, chẳng hạn như các ngân hàng tại Mỹ những năm 1930, hay sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Bear Stearns năm 2008. Tương tự, Diamond và Dybvig (1983) đã mô tả mô hình của sự tháo chạy ngân hàng rằng những người gửi tiết kiệm sẽ rút tiền khỏi ngân hàng bởi vì họ sợ rằng người khác cũng làm như vậy. Vấn đề khó khăn ở một số ngân hàng làm cho những người gửi tiền ở những ngân hàng khác lo lắng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt và có thể kéo theo bất ổn cả hệ thống ngân hàng. Còn Lai (2002) cho rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất ổn tài chính của ngân hàng là khủng hoảng thanh khoản do nhu cầu về thanhTrường toán ngắn hạn vư ợtĐại quá dự trữhọc tài sản Kinhthanh khoản cao,tế xuất Huế phát từ mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng khi tài sản nợ của ngân hàng có xu hướng ngắn hạn trong khi tài sản có có xu hướng dài hạn và thanh khoản thấp. Barth và cộng sự (2013) chỉ ra rằng, sự bất ổn định ngân hàng có thể gây ra bởi những quy định không đầy đủ hoặc sự giám sát không hiệu quả mặc dù cả hai đều có liên quan và không thể được kiểm tra một cách độc lập. Trong nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy sự giám sát chặt chẽ không giúp gia tăng sự ổn định của các ngân hàng; Čihàk và 9
  20. Tieman (2007) cho rằng, những kết quả mâu thuẫn này là do sự khác biệt về chất lượng giám sát giữa các quốc gia. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng có thể là do suy giảm chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng tăng cao trong khi khả năng thu hồi thấp và nguồn vốn sử dụng chủ yếu là nguồn tiền huy động. Các khách hàng gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền để đảm bảo nguồn tài chính của mình an toàn khi nắm bắt được thông tin tình hình tài chính của ngân hàng suy yếu, dẫn đến làm trầm trọng thêm những bất ổn của ngân hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thu hẹp tín dụng đột ngột cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn. Điều này xảy ra khi các ngân hàng buộc phải thắt chặt các điều kiện cho vay khi lo ngại rằng không đủ nguồn vốn để cho vay hoặc do phải đáp ứng các chính sách từ ngân hàng trung ương. Dù ở bất kì mức lãi suất nào thì vẫn có thể xảy ra hiện tượng thu hẹp tín dụng. Khi đó, ngân hàng chính là tác nhân gây nên bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính. Trong thực tế, cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm ở Mỹ vào những năm 1980 đã dẫn đến sự thu hẹp tín dụng cũng được xem là một tác nhân chính của cuộc suy thoái Mỹ ở 1990 – 1991. Sự không tương thích về kỳ hạn giữa nợ và tài sản cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của các ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại tích cực huy động tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn và có thể rút tiền bất cứ lúc nào nhưng cho phép các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình vay các khoản vay dài hạn. Sự không phù hợp giữa nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân hàng được coi là một trong những lý do dẫn đến việc tháo chạy khỏi ngân hàng khi người gửi tiền lo lắng và quyết định rút tiền với tốc độ nhanh hơn thời gian ngân hàng thu hồi các khoản vay. Sự bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại có thể nhanh chóng lan ra toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chỉ cần một ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn, các ngân hàng khácTrường có nguy cơ rơi vàoĐại tình hu họcống tương Kinh tự. Nếu giám tế sát tínHuếdụng ngân hàng trung ương không hiệu quả tạo điều kiện cho mối quan hệ tín dụng chồng chéo giữa các ngân hàng, sự sụp đổ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo nhiều tổ chức tài chính khác và dẫn đến rủi ro cho toàn hệ thống. Sự bất ổn tài chính của một ngân hàng có thể lan sang một cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính đơn lẻ hoặc đồng thời với khủng hoảng tiền tệ và nợ. 10
  21. 1.1.4. Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính Sự ổn định tài chính riêng lẻ của từng ngân hàng có thể được đo lường bằng khoảng cách tới phá sản hoặc ngưỡng phá sản. Cụ thể, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ số Z-score, là chỉ số được cả giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số Z-score được đưa ra bởi Edward I. Altman (Giáo sư thuộc trường Đại Học New York) từ những năm 1968 dựa vào nghiên cứu số lượng lớn các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau, giúp dự báo rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp. Chỉ số Z-score nguyên thủy được tính toán dựa vào 5 yếu tố: (i) tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản, (ii) tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, (iii) tỷ lệ lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản, (iv) giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ, và (v) tỷ lệ doanh số bán trên tổng tài sản. Dựa trên nghiên cứu của Altman, đã có nhiều nghiên cứu sau đó áp dụng Z-score để đánh giá rủi ro phá sản trong nhiều ngành khác nhau. Sự phổ biến của Z-score xuất phát từ thực tế là nó có mối quan hệ ngược chiều rõ ràng với xác suất của tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán, nghĩa là xác suất giá trị tài sản của nó trở nên thấp hơn giá trị của khoản nợ. Do đó, Z-score càng cao thể hiện hàm ý khả năng mất khả năng thanh khoản thấp hơn. Các tiền nghiên cứu sử dụng Z-score để phân tích sự ổn định tài chính ngân hàng bao gồm: Boyd và Runkle (1993); Beck, Demirgüç-Kunt, Levine (2007); Demirgüç- Kunt, Detragiache, và Tàu (2008); Laeven và Levine (2009); Čihák và Hawai (2010). Sự ổn định tài chính được lượng hóa bằng Z-score trong các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng và được tính toán như sau: Z-score cũng có một số hạn chế khi làm thước đo sự ổn định tài chính. Theo đó, hạn chế có thể là lớn nhất đó là Z-score hoàn toàn dựa trên dữ liệu kế toán. Do đó, chúng chTrườngỉ phải ánh đúng nh Đạiư các dữ liệuhọc được đKinhưa ra từ các tếNHTM. Huế Nếu các NHTM cố tình chỉnh sửa số liệu được báo cáo, Z-score có thể cung cấp một đánh giá quá tích cực về sự ổn định của các tổ chức tài chính. Ngoài ra, Z-score chỉ xem xét riêng biệt từng NHTM mà bỏ qua rủi ro của toàn hệ thống khi một ngân hàng sụp đổ khiến các ngân hàng khác bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Z-score có lợi điểm là cho phép so sánh rủi ro vỡ nợ trong các nhóm tổ chức khác nhau, có thể khác nhau về quyền sở hữu hoặc mục tiêu của họ, nhưng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. 11
  22. 1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương mại 1.1.5.1.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doan nghiệp. ROE được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân. Thông qua chỉ số ROE, chúng ta có thể biết được với một đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp có thể thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROE của mỗi doanh nghiệp cao có thể là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, mức ROE hợp lý còn phụ thuộc vào đặc điểm cũng từng ngành riêng biệt. Đối với ngành ngân hàng, chỉ số ROE cao thể hiện ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra lợi nhuận lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài (2017) cho thấy, rủi ro tín dụng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tức có mối quan hệ ngược chiều giữa ROE với rủi ro tín dụng. Do đó, kỳ vọng của tác giả giữa chỉ số ROE với sự ổn định tài chính của ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều. 1.1.5.2.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng có thể được xem như là một trong những biểu hiện về sức mạnh nội tại của NHTM, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Đây cũng là một trong những cơ sở để thu hút vốn tiền gửi, điều chỉnh hoạt động đầu tư và điều chỉnh hoạt động tín dụng. Do ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù nên tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là khá thấp. Tỷ số này cũng phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của vốn chủ sở hữu với các cam kếtTrường hoàn trả của ngân Đạihàng như họclà “một tấmKinh đệm” để giữtế vững Huế sự ổn định của ngân hàng khi gặp những cú sốc. Nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2015) đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ tiêu này với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với sự ổn định tài chính của ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều. 12
  23. 1.1.5.3.Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi ngân hàng trừ đi hết các chi phí hoạt động và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng năm đo lường mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng. Khi lợi nhuận gia tăng thì sẽ bổ sung thêm nguồn lực hoạt động cho ngân hàng, do đó mối quan hệ giữa tăng trưởng lợi nhuận sau thuế với sự ổn định tài chính của ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều. 1.1.5.4.Quy mô tổng tài sản Tổng tài sản có thể đại diện cho quy mô của ngân hàng, tổng tài sản càng lớn tức quy mô ngân hàng càng lớn, trong đó tiền gửi huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, tổng tài sản càng lớn chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi càng mạnh và dư nợ cho vay cao. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Theo Hiệp ước Basel, năng lực tài chính mạnh là điều kiện cần và đủ để ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, có đủ tiềm lực để áp dụng vận hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, tăng khả năng thanh khoản, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng mình nói riêng và an toàn toàn hệ thống tài chính nói chung. Saunders & cộng sự (1990) hay Chen & cộng sự (1998) đều tìm ra kết quả quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng. Do đó, quy mô tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng thường có mối quan hệ cùng chiều. 1.1.5.5.Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng Ngân hàng được xem là một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cấp tín dụng. Tuy nhiên,Trường phần lớn nguồn Đại vốn của ngânhọc hàng Kinhđược huy động tế từ Huếtiền gửi của khách hàng và nguồn vốn này sẽ được sử dụng để cấp tín dụng. Khi tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng cao, tức ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn của mình sẽ khiến cho thu nhập của ngân hàng tăng, tuy nhiên đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng cường kiểm soát rủi ro. Tiền nghiên cứu của Keeton (1999) đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng tùy thuộc vào nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tăng không có thể 13
  24. làm giảm rủi ro tín dụng cho toàn bộ dư nợ nếu nó bắt nguồn từ việc nguồn cầu vốn tăng chứ không phải do nguồn cung vốn. Như vậy, mối quan hệ giữa tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng với sự ổn định tài chính của ngân hàng thường là mối quan hệ cùng chiều. 1.1.5.6.Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thể hiện cho khả năng kiểm soát rủi ro và yếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, còn thể hiện khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro từ các khoản cho vay của ngân hàng. Khi dư nợ cho vay tăng lên sẽ giúp thu nhập của ngân hàng tăng tuy nhiên ngân hàng phải tăng cường kiểm soát và lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay. Hoặc khi tổng tài sản của ngân hàng giảm xuống sẽ khiến quy mô hoạt động của ngân hàng thu nhỏ và làm giảm khả năng thanh khoản, bù đắp rủi ro của ngân hàng. Do đó, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng có thể cùng chiều hoặc ngược chiều. 1.1.5.7.Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là phần trăm chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Đây được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Khi ngân hàng càng cho vay nhiều, thì mức độ rủi ro tín dụng tăng lên và buộc ngân hàng nâng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, các ngân hàng phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến. Khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, tức các ngân hàng đang theo đuổi mức rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại. Các nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị NgọcTrường Hương (2013), V õĐại Phúc Tr ưhọcờng Thành Kinh (2019) đã thtếể hiện Huế mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với rủi ro tín dụng. Do đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với sự ổn định tài chính của các ngân hàng thường sẽ có mối quan hệ ngược chiều. 14
  25. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế Dựa trên biểu đồ ở hình 1.1 có thể thấy từ năm 2014 đến 2018, tổng GDP (PPP) Việt Nam luôn tăng đều đặn với trung bình trên 45 triệu USD mỗi năm. Cụ thể, năm 2014, tổng GDP đạt 487,2 tỷ USD sau đó tăng mạnh vào năm 2015 và 2016 đạt lần lượt là 519,7 và 552 tỷ USD với mức tăng trưởng 32 tỷ USD mỗi năm. Đến năm 2017, tổng GDP của Việt Nam tăng thêm 37 tỷ USD và đạt 589,7 tỷ USD. Cuối cùng, GDP đạt đỉnh với 631,4 tỷ USD vào năm 2018 với mức tăng trưởng cao nhất là 41,7 tỷ USD. Còn phần trăm tăng trưởng GDP thì luôn biến động qua từng năm. Thấp nhất là năm 2014 với mức tăng 5,98%, điều này có thể giải thích bởi đây là giai đoạn nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sau đó, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục, kinh tế Việt Nam phát triển ổn định nhờ duy trì các cải cách trong nước, mức tăng tốt với 6,68% vào năm 2015 trước khi giảm nhẹ còn 6,21% vào năm 2016, nối tiếp sau đó là một giai đoạn tăng mạnh trở lại, đạt 6,81% vào năm 2017 và đạt đỉnh ở 7,08% vào năm cuối cùng của giai đoạn. GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2014 trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng cao giúp tạo nhiều việc làm và gia tăng thu nhập, từ đó đạt được thành tựu về phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  26. Tỷ USD 700 7.08 7.20 % 6.81 7.00 600 6.68 6.80 500 6.60 400 6.40 300 6.20 6.21 5.98 6.00 200 5.80 631.415 100 519.777 552.059 589.667 487.233 5.60 0 5.40 2014 2015 2016 2017 2018 GDP(PPP) Tăng trưởng GDP Hình 1.1: GDP (PPP) Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1.2.1.2.Chỉ số giá tiêu dùng bình quân Dựa trên biểu đồ hình 1.2, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cuối năm 2014 tăng 1,84% so với năm trước khi trong năm này, hầu hết các nhóm hàng đều tăng thấp hơn cùng kỳ hoặc giảm. Với lý do tương tự, mức tăng CPI trong năm 2015 chỉ còn 0,63% và là mức tăng thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại trước đó. Đến năm 2016, chỉ số CPI tăng 2,66% so với năm 2015 với việc Chính phủ kiên định thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã phục hồi niềm tin của thị trường, qua đó giúp ổn định kỳ vọng lạm phát. Chỉ số CPI tiếp tục tăng 3,53% vào năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4% do Quốc hội đề ra. Điều này lặp lại với năm 2018 khi năm này chỉ số CPI tăng 3,54%, lý do chủ yếu do giá thực phẩm, nhiên liệu tăng và việc điềuTrường chỉnh giá Nhà nư ớcĐại quản lý .học Kinh tế Huế 16
  27. % 4 3.53 3.54 3.5 3 2.66 2.5 2 1.84 1.5 1 0.5 0.63 0 2014 2015 2016 2017 2018 Hình 1.2: Mức tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1.2.2. Các nghiên cứu về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Hiện nay, sự ổn định tài chính và các yếu tố tác động đến ổn định tài chính của các NHTM đang ngày càng được quan tâm và thu hút nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới. Vì đây là một lĩnh vực hứa hẹn sẽ đem lại những giải pháp thiết thực cho ngành được ví như là huyết mạch của nền kinh tế này nên hầu như mỗi châu lục, mỗi đất nước đều có những nghiên cứu cụ thể phù hợp với tình hình của chính nơi đó. 1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước NghiênTrường cứu của Nguyễn Đại Thanh học Dương (2013)Kinh với mẫu tếlà 36 Huế ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011 và sử dụng các phương pháp định lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của các chỉ số điển hình đối với rủi ro ngân hàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với thu nhập lãi thuần, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tác động cùng chiều với rủi ro ngân hàng; ngược lại tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn huy động; tỉ lệ cho vay đối với tiền gửi ngắn hạn có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho rằng việc tăng vốn chủ sở hữu là điều kiện thiết yếu để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro phá sản, tác giả đề xuất các hướng dẫn và cải 17
  28. thiện hệ thống quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng. Hoàn trả và cải thiện tiền và quản lý vốn. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) xem xét vấn đề lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam và tác động của đa dạng hóa thu nhập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Chỉ số Z-score, RAROA và RAROE được sử dụng làm biến đo lường rủi ro ngân hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015) ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả để nhận xét tình hình tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các biến tăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận ròng và nợ xấu - là những nhân tố tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình Altman Z '' để đánh giá rủi ro phá sản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu báo cáo tài chính của 39 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 - 2013. Kết quả cho thấy điểm trung bình Z '' của các ngân hàng thương mại nằm trong mức độ đảm bảo, biến động giảm dần qua các năm và có sự khác biệt giữa các nhóm quy mô vốn khác nhau thông qua thử nghiệm ANOVA Một chiều. Nhóm quy mô ngân hàng lớn nhất và nhỏ nhất có Z '' nhỏ hơn hai nhóm còn lại. Đặng Văn Dân (2015) sử dụng dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thời gian theo năm được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014, các số liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. Do dữ liệu trong nghiên cứu vừa theo thời gian và vừa theo không gian nên dữ liệu bảng và mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiTrườngên cứu chỉ ra rủi roĐại thanh khoản học chịu tácKinhđộng nghịch tế đảo Huếvới yếu tố quy mô tổng tài sản và chịu tác động cùng chiều với yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản vì khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và càng giảm rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng lên. Hơn nữa, khi ngân hàng mở rộng tín dụng sẽ gia tăng rủi ro tín dụng kéo theo rủi ro thanh khoản tăng theo.Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình nghiên cứu này 18
  29. không chỉ ra sự tương quan nào giữa rủi ro thanh khoản của NHTM với mức độ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM, tác giả đưa ra gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu “Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015) sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam với 214 quan sát trong giai đoạn từ 2005-2013, nhằm xem xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng Z-score làm chỉ số đo lường rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường của các NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp của Kohler (2015) chia chỉ số Z-score thành hai biến RAROA phản ánh khả năng sinh lời điều chỉnh theo rủi ro và RACAR phản ánh quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố như cấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng. Khả năng sinh lời có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro ngân hàng, cho thấy các ngân hàng có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu còn cho thấy tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với rủi ro. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa thu nhập và làm phát tới rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng Việt Nam bằng phương pháp Z-score” của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016) đã gợi ý các chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động củaTrường ngân hàng thương Đại mại cổ phầnhọc Việt Nam.Kinh Nghiên ctếứu sử Huế dụng dữ liệu gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với 115 quan sát từ 2009-2013. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro phá sản ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân hàng và ngân hàng đã niêm yết. Các yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản ngân hàng gồm hiệu quả quản lý chi phí và quy mô. 19
  30. Huỳnh Thị Phương Thảo (2018) thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 35 NHTM Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động bằng mô hình DEA sau đó nghiên cứu tác động của rủi ro đến hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô bằng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và khắc phục các khuyết tật bằng mô hình GLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khi rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng sẽ phải bỏ thêm chi phí để khắc phục những hậu quả do các khoản nợ đó mang lại. Việc gia tăng hoạt động quản lý như theo dõi, thu hồi, đôn đốc thu hồi, quản trị nợ xấu chủ động, bán nợ đã dẫn đến chi phí gia tăng nên làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm xuống. 1.2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài Trước đây, Diamond (1984), Ramakrishnan và Thakor (1984), Boyd và Prescott (1986), Williamson (1986), và một vài người khác cho thấy các hệ thống ngân hàng tập trung bao gồm các ngân hàng lớn có thể tận dụng nền kinh tế theo quy mô và phạm vi và đa dạng hóa tốt hơn danh mục đầu tư của họ. Smith (1984) đã lập luận rằng mối quan hệ giữa các ngân hàng có thể tồn tại lâu dài hơn trong môi trường ít cạnh tranh nếu thông tin về nhu cầu thanh khoản của người gửi tiền là riêng tư. Do đó, sự tập trung cao hơn và ít cạnh tranh hơn có thể làm giảm rủi ro trách nhiệm và dẫn đến sự ổn định hơn trong hoạt động ngân hàng. Dựa trên các nghiên cứu của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), đã có một số nghiên cứu sử dụng chỉ số Z-score nhằm đo lường sự ổn định tài chính củaTrường các NHTM. Theo Đại đó, sự ổn học định tài chínhKinhcủa các tế NHTM Huế có thể đo lường bằng khả năng phá sản của các ngân hàng đó. Nghiên cứu của Boyd, De Nicolo và Jalal (2006) sử dụng Z-score, được tình bằng tỷ lệ vốn trên tổng tài sản cộng lợi nhuận trên tổng tài sản, chia cho độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của chỉ số này cho biết số độ lệch chuẩn trong lợi nhuận trên tổng tài sản mà một ngân hàng cách với khả năng phá sản, từ đó đo lường khả năng vỡ nợ của ngân hàng. 20
  31. Hesse và Cihak (2007) phân tích thực nghiệm vai trò của các ngân hàng hợp tác trong việc ổn định tài chính. Các tính toán được dựa trên dữ liệu của từng ngân hàng được lấy từ cơ sở dữ liệu BankScope, do Bureau van Dijk cung cấp, bao gồm dữ liệu của các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác và ngân hàng tiết kiệm trong cơ sở dữ liệu từ 29 nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi là các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tổng cộng là 16.577 ngân hàng từ năm 1994 đến năm 2004, bao gồm 11.090 ngân hàng thương mại, 3.072 ngân hàng hợp tác, và 2.415 ngân hàng tiết kiệm. Nghiên cứu sử dụng Z-score để đo lường xác suất rủi ro và khả năng phá sản của ngân hàng, là xác suất mà giá trị tài sản trở nên thấp hơn giá trị các khoản nợ. Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng hợp tác ổn định hơn các ngân hàng thương mại, do sự biến động lợi nhuận thấp của các ngân hàng hợp tác, bù đắp lại khả năng sinh lời thấp hơn và vốn hóa thấp hơn, và do khả năng của các ngân hàng hợp tác trong việc sử dụng thặng dư khách hàng như là một mức đệm trong thời kỳ suy yếu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong các hệ thống có sự hiện hữu của các ngân hàng hợp tác, các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ mất ổn định nhiều hơn. Beck và cộng sự (2006) đề xuất rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan tích cực với sự phức tạp của tổ chức; ví dụ, giám sát một ngân hàng lớn khó hơn giám sát một ngân hàng nhỏ. Theo đó, khi quy mô doanh nghiệp tăng, tính minh bạch có thể giảm do mở rộng trên nhiều thị trường địa lý và ngành nghề kinh doanh và sử dụng các công cụ tài chính tinh vi tạo điều kiện cho việc thành lập các tổ chức doanh nghiệp phức tạp. Những phát triển này có thể làm giảm hiệu quả quản lý và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp và có thể làm tăng rủi ro hoạt động. Sự phức tạp của tổ chức ngày càng tăng có thể khiến cả kỷ luật thị trường và hành động pháp lý trở nên kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa rủi ro quá mức (Cetorelli et al., 2007). TuyTrường nhiên, theo Berger Đại và cộng học sự (2009) Kinh cho rằng rủi tế ro chungHuế của các ngân hàng có thể không tăng ngay cả khi thị trường khuyến khích danh mục tài sản nhiều rủi ro hơn vì các ngân hàng có thể bảo vệ giá trị điều lệ của họ bằng cách sử dụng các phương pháp khác để bù đắp rủi ro lớn hơn. Những phương pháp này có thể bao gồm tăng vốn cổ phần, giảm rủi ro lãi suất và bán các công cụ phái sinh tín dụng Xiaoqing (Maggie) Fu, Yongjia (Rebecca) Lin và Philip Molyneux (2012) với bài nghiên cứu về sự cạnh tranh và ổn định tài chính của ngân hàng ở Châu Á Thái 21
  32. Bình Dương, sử dụng dữ liệu của 14 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương từ 2003 đến 2009, đã điều tra ảnh hưởng của cạnh tranh ngân hàng, sự tập trung, quy định và thể chế quốc gia đối với sự mong manh của từng ngân hàng riêng lẻ được đo bằng xác suất phá sản và Z-score của ngân hàng. Kết quả cho thấy rằng sự tập trung càng cao càng thúc đẩy sự bất ổn tài chính và quyền lực thị trường thấp cũng gây ra rủi ro ngân hàng trong điều kiện các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc điểm riêng biệt của từng ngân hàng, các quy định và thể chế đã được kiểm soát. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng lớn hơn trong khu vực này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ tốt hơn. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển thể chế tốt hơn và yêu cầu vốn nghiêm ngặt sẽ cải thiện sự ổn định tài chính, trong khi các chương trình bảo hiểm tiền gửi cao hơn lại gia tăng sự bất ổn cho ngân hàng. Strobel và Lepetit (2015) sử dụng mô hình Z-score để đánh giá và xem xét mối liên hệ giữa Z-score và xác suất phá sản của các ngân hàng, giúp cung cấp một biện pháp đo lường cải tiến hơn mà không áp đặt các giả định phân phối tiếp theo. Phương pháp đo lường truyền thống về xác suất phá sản có thể cung cấp một ràng buộc trên kém hiệu quả về khả năng phá sản, nhưng nó có thể được diễn giải một cách có ý nghĩa như là một phương pháp để xác định xác xuất mất khả năng thanh toán. Nghiên cứu của Strobel và Lepetit(2015) đã ứng dụng thêm Z-score điều chỉnh bằng lnZ-score trong mối quan hệ với rủi ro phá sản ngân hàng, và cho thấy lnZ-score tỷ lệ nghịch với xác suất phá sản. Nghiên cứu của N.A. Karim và cộng sự (2018) cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về các biện pháp ổn định ngân hàng cho 50 ngân hàng ở Malaysia, trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2015. Có hai phương pháp đo lường sự ổn định của ngân hàng là sử dụng biến Z-score và CAMELS. Sau khi tính toán, các biến này được xếp hạng, vớiTrường mức trung bình caoĐại nhất đư họcợc xếp hạng Kinh là một và mtếức trungHuế bình thấp nhất được xếp hạng cuối cùng, hoặc năm mươi. Đây là theo phương pháp của Roman và Şargu (2013), Dincer và cộng sự (2011) và mở rộng nó bằng cách đưa ra mức trung bình của tổng xếp hạng cho tất cả các biến. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường địa phương đều được xếp hạng thuận lợi về điểm ổn định trung bình của ngân hàng, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, chất lượng tài sản, lợi nhuận và lợi nhuận, nhưng các ngân hàng thông thường 22
  33. địa phương được ghi nhận xếp hạng thuận lợi về thanh khoản. So sánh hai loại ngân hàng địa phương, các ngân hàng thông thường được xếp hạng tốt hơn về thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và thu nhập và lợi nhuận. Một bài nghiên cứu của Ozili (2018) khám phá các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng ở Châu Phi. Các tác giả trình bày bốn biện pháp ổn định ngân hàng bao gồm tỷ lệ bảo hiểm cho vay của ngân hàng, rủi ro mất khả năng thanh toán, tỷ lệ chất lượng tài sản và mức độ phát triển tài chính, từ đó cho phép phân tích các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng từ bốn quan điểm bổ sung: bảo vệ cho các khoản lỗ tín dụng giảm, phát sinh từ sự suy giảm tín dụng rủi ro mất khả năng thanh toán, nợ xấu và phát triển tài chính. Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để ước tính tác động của cấu trúc tài chính, các yếu tố thể chế, cấp ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng. Kết quả cho thấy hiệu quả ngân hàng, sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, sự tập trung của ngân hàng, quy mô của ngành ngân hàng, hiệu quả của chính phủ, sự ổn định chính trị, chất lượng điều tiết, bảo vệ nhà đầu tư, kiểm soát tham nhũng và mức độ thất nghiệp là những yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định ngân hàng ở Châu Phi và tầm quan trọng của mỗi yếu tố quyết định phụ thuộc vào proxy ổn định ngân hàng được sử dụng và phụ thuộc vào thời kỳ phân tích: trước khủng hoảng, trong khủng hoảng hoặc sau khủng hoảng. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất các giám sát viên ngân hàng ở các nước châu Phi nên xem xét vai trò của cấu trúc tài chính và chất lượng thể chế đối với sự ổn định ngân hàng ở khu vực châu Phi. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng ở Châu Phi có tính đến chất lượng thể chế và cấu trúc tài chính. Ozili (2018) cũng lưu ý rằng tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào cách đo lường sự ổn định của ngân hàng cũng như giai đoạn được nghiên cứu. TươngTrường tự, nghiên c ứuĐạitiếp theo họccủa Ozili Kinh(2019) phân tíchtế các Huế yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng tại Nigeria. Theo đó, sự ổn định ngân hàng là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Nghiên cứu này sử dụng kết quả tổng hợp thay vì sử dụng hiệu suất của riêng lẻ từng ngân hàng để phân tích các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng ở Nigeria. Điều này cho phép tác giả tập trung vào những thay đổi xảy ra trong toàn ngành ngân hàng. Các phát hiện cho thấy hiệu quả của ngân hàng, quy mô của các khoản vay không phù hợp, tỷ lệ vốn pháp định, độ sâu hệ thống 23
  34. tài chính và sự tập trung ngân hàng là những yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định ngân hàng ở Nigeria. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách là các giám sát viên ngân hàng nên tăng cường nỗ lực trong việc giải quyết các khoản vay không phù hợp, vấn đề an toàn vốn ở Nigeria. Ngoài ra, giám sát viên ngân hàng cần đảm bảo rằng các chính sách được thiết kế để cải thiện hoạt động của hệ thống tài chính được tuân thủ. 1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả thu thập mẫu dữ liệu của nghiên cứu bao gồm 19 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2018, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy nhiên, dữ liệu của một số ngân hàng không được công bố đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, mẫu nghiên cứu bao gồm 19 NHTM có đầy đủ dữ liệu nhất (phụ lục 1). Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của hệ thống NHTM là 9.418.330 tỷ đồng. Trong khi, tổng tài sản của 19 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2018 là 6.765.615 tỷ đồng, chiếm 71,8% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 19 NHTM tác giả lựa chọn đảm bảo được tính đại diện cho hệ thống NHTM tại Việt Nam. Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 7 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, CTG, VCB, BID và 3 ngân hàng được nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu. Với mẫu nghiên cứu, do sự hạn chế về khả năng tiếp cận và thu thập dữ liệu, khối NHTM có vốn nhà nước được tác giả đưa vào gồm 3 NHTM là CTG, VCB, BID còn 16 ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM cổ phần. Theo số liệu cậpTrườngnhật tại trang web Đại finance.vietstock.vn học Kinh (truy cập 21/02/2020)tế Huế thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 13 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, HDB, TCB, TPB,VPB, NCB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết. Bên cạnh đó, việc chọn giai đoạn thời gian từ 2014 đến 2018 để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ việc đây là giai đoạn mà hệ thống NHTM bắt đầu ổn định trở lại sau đợt biến động kinh tế đảm bảo sự chính xác trong dữ liệu được thu thập. Tổng số mẫu của bài nghiên cứu là 95 24
  35. quan sát. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính có kiểm toán và được công bố trên website chính thức của ngân hàng. Bên cạnh đó, các biến nội sinh của từng ngân hàng cũng được tính toán cẩn thận thông qua phần mềm Excel dựa trên các dữ liệu trên. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có mục tiêu cụ thể là: đo lường sự ổn định tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài sử dụng 02 bước phân tích định lượng dưới đây. 1.3.2.1. Đo lường sự ổn định tài chính bằng Z-score Đề tài đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng chỉ số rủi ro phá sản Z-score được kế thừa từ nghiên cứu của Berger (2008), Groeneveld và De Vries (2009), tỷ lệ nợ xấu và kiểm định sự khác biệt của các nhóm ngân hàng Z-score được tính toán dựa trên công thức như sau: Z-scoreᵢ,ₜ= ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân hàng năm của từng ngân hàng EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hàng năm cho từng ngân hàng SD(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạn nghiên cứu (5 năm) Chỉ số Z-score càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ càng cao (MerciecaTrườngvà cộng sự, 200 7)Đại. Đề tài tínhhọc toán ZKinh-score của 19 tếNHTM Huế trong từng năm từ 2014 - 2018, đồng thời tính toán Z-score trung bình trong 5 năm 2014 - 2018 để xếp hạng và đánh giá sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, khóa luận cũng chia nhóm các NHTM theo hình thức sở hữu và quy mô vốn điều lệ để đánh giá sự ổn định tài chính theo các tiêu chí phân loại khác nhau. 25
  36. 1.3.2.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất và xây dựng phương trình hồi quy, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam như sau: Z-score ᵢₜ =cᵢ +β1ROEᵢₜ +β2EAᵢₜ +β3DNTGᵢₜ +β4DNTTSᵢₜ + β5SIZEᵢₜ+ β6ΔEATᵢₜ +β7NIMᵢₜ +εᵢₜ Trong đó: Z-score là chỉ số đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, đại diện cho yếu tố về khả năng sinh lời của ngân hàng EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố về vốn DNTG là tỷ lệ dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi khách hàng, đại diện cho yếu tố khả năng thanh khoản của ngân hàng DNTTS là tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố quản lý của ngân hàng SIZE là quy mô của ngân hàng, được tính bằng số logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng để kiểm định liệu quy mô của ngân hàng có tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng không ΔEAT là phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, đại diện cho mức độ tăng trưởng của ngân hàng NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) đo lường chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, Trườngđại diện cho yếuĐại tố chính học sách của Kinhngân hàng. Ở tế các ngânHuế hàng bán lẻ nhỏ, tỷ lệ NIM có khuynh hướng cao hơn các ngân hàng bán sỉ lớn εᵢₜlà phần dư không quan sát của các ngân hàng ở thời điểm t 26
  37. Bảng 1.1: Diễn giải các biến và cách đo lường Ký hiệu Cơ sở khoa học Kỳ vọng tương Cách tính quan Ngân hàng thế giới Z - Score Laeven và Levine (2009) + Čihák và Hesse (2010) ROA EA SD ROA Raúl Osvaldo Fernández Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau ROE + và cộng sự (2015) thuế trên vốn chủ sở hữu Raluca-Ioana Diaconu và Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu EA Dumitru-Cristian Oanea + trên tổng tài sản (2015) Tỷ lệ giữa dư nợ khách DNTG Võ Minh Long (2019) + hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi Tỷ lệ giữa dư nợ khách DNTTS Đặng Văn Dân (2015) +/- hàng trên tổng tài sản Fernandez de Guevara và Số logarit tự nhiên của SIZE cộng sự (2005), Tabak và + tổng tài sản cộng sự (2012) ΔEAT Tác giả đề xuất + EAT năm t Tỷ suất sinh lợi của T1ài Fungáčová và Poghosyan EAT năm t 1 sản Có sinh lãi – (trừ) Tỷ NIM (2011) - lệ chi phí hình thành Tài TrườngSiddiqui & Azam Đại(2012) học Kinh tế Huế sản Có sinh lãi 1.3.2.3. Mô hình nghiên cứu Tác giả trình bày dữ liệu nghiên cứu dưới dạng dữ liệu bảng và ứng dụng bốn phương pháp ước lượng mô hình trong nghiên cứu. Thứ nhất là, ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường Pooled OLS; thứ hai là, ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed Effects Model: FEM); và thứ ba là, mô hình hồi quy 27
  38. với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model: REM). FEM và REM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu dạng bảng. Ngoài ra, khóa luận sử dụng kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM. Kiểm định này hỗ trợ cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên. Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Wald (Wald test) và Wooldridge (Wooldridge test) để xem liệu rằng có hiện phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi trong mô hình hay không. Nếu mô hình FEM hoặc REM tồn tại hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai thay đổi, mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất khái quát hóa GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng bởi mô hình này kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.  Mô hình hồi quy các nhân tố tác động cố định (Fixed Effects Model) Mô hình FEM được sử dụng chỉ quan tâm muốn phân tích tác động của các biến số thay đổi theo thời gian. FEM khám phá mối quan hệ giữa yếu tố dự đoán và biến kết quả trong một thực thể như đất nước, ngân hàng, công ty Mô hình FEM chỉ xem xét đến những khác biệt mang tính cá thể đóng góp vào mô hình nên sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan, giả định rằng những đặc điểm này có thể tác động hoặc thiên vị các yếu tố dự đoán hoặc biến kết quả. FEM loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm bất biến theo thời gian từ đó có thể đánh giá hiệu ứng ròng của các yếu tố dự đoán về biến kết quả. Một giả định quan trọng khác của FEM là các đặc điểm bất biến theo thời gian này là duy nhất cho từng cá nhân và không nên tương quan với các đặc điểm riêng lẻ khác. Do đó, mỗi đối tượng là khác nhau, phân dư dữ liệu và hằng số (nắm bắt các đặc điểm riêng lẻ) không nên tương quan với các thực thể khác. Nếu các thuật ngữ lỗi tương quan, thì FEM không phù hợp vì suy luận có thể không đúng và cần mô hình hóa mối quan hệ đó (có thể sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên), đây là lý do chính choTrường thử nghiệm Hausman. ĐạiMô hìnhhọc tác đ ộngKinh ngẫu nhi êntế có côngHuế thức tổng quát như sau: yᵢₜ xᵢₜ cᵢ uᵢₜvới t=1,2 T Trong đó: - yᵢₜlà biến phụ thuộc - cᵢlà hệ số chặn cho từng ngân hàng nghiên cứu 28
  39. -  là hệ số góc đối với nhân tố X - uᵢₜlà phần dư Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của ngân hàng. Mô hình tác động ngẫu nhiên ước lượng thông số β bằng cách cho thành phần ci vào trong sai số và giả thiết rằng nó không tương quan tới biến giải thích Xit và tính toán những chuỗi sai số tổng hợp thành Vit Ci Uit sử dụng phương pháp ước lượng GLS. Tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng kinh tế thì ci có tương quan đến xit thì mô hình tác động cố định là phù hợp để ước lượng. Phương trình trong mô hình được viết lại như sau: yi xi ci JT ui  Mô hình hồi quy các nhân tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) Sự biến động giữa các đơn vị là điểm khác biệt giữa mô hình tác ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh tác động cố định (FEM). Nếu biến thể giữa các đơn vị tương quan với biến độc lập - biến giải thích trong mô hình FEM, thì trong mô hình REM biến thể giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đối với các biến giải thích. Hơn nữa, mô hình REM quan tâm đến cả sự khác biệt giữa các đối tượng phân tích khác nhau theo thời gian đóng góp cho mô hình do đó hiện tượng tự tương quan là một vấn đề tiềm tàng cần được giải quyết trong mô hình này thông qua phân tích động dữ liệu bảng, và cùng lúc loại bỏ sự thay đổi của phương sai (trong thực tế Trườngcó thể kiểm định bằng Đại hàm loghọcvà sau đóKinhchạy mô htếình s ẽHuế thấy rằng kết quả không thay đổi nhiều). Do đó, mô hình REM phù hợp hơn FEM khi sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cụ thể, phần dư của mỗi đơn vị (không liên quan đến biến giải thích) được coi là một biến giải thích mới. Do đó, mô hình tác động ngẫu nhiên cũng được dựa trên mô hình: yᵢₜ xᵢₜ cᵢ uᵢₜ 29
  40. Khác với mô hình trên khi Ci là cố định, thì trong REM người ta cho rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau: Cᵢ= C + εᵢ(ᵢ=1, n) - εᵢ: Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2 Thay vào mô hình ta có: yᵢₜ= C + β Xit + εᵢ+ uᵢₜ Hay: yᵢₜ= C + β Xit + wᵢₜ Trong đó: wᵢₜ= εᵢ+ uᵢₜ - εᵢ: Sai số thành phần của các đơn vị khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp) - uᵢₜ: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.  Kiểm định Hausman Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A. Hausman (wiki.edu.vn, 2014). Thuật toán này được sử dụng để so sánh giữa hai phương pháp ước lượng là FEM và REM. Nói cách khác, để lựa chọn giữa mô hình FEM hoặc REM chính xác hơn, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định Hausmann. Mục đích của việc sử dụng kiểm định Hausman là để xác định xem có sự tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không. Kiểm định Hausman sẽ xác định rằng một mô hình REM hay FEM sẽ phù hợp hơn với mô hình dữ liệu Trườngdạng bảng. Kiểm địnhĐạinày đư họcợc thiết kếKinhđể xác định tế sai sốHuế ui có tương quan đến biến giải thích hay không. Cụ thể trong mô hình, giả thuyết H0 thể hiện không có mối tương quan giữa sai số và các biến giải thích. Nếu kết quả của kiểm định nhỏ hơn 5%, tức không bác bỏ giả thuyết H0 thì mô hình FEM phù hợp hơn REM và ngược lại.  Mô hình hồi quy bình phương bé nhất khái quát hóa Phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hóa (GLS) được vận dụng trong tình huống mà ma trận phương sai - đồng phương sai của phần sai số trong phương 30
  41. trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo, và/hoặc không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự hồi quy và phương sai thay đổi. Khi những vấn đề này nảy sinh, phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled OLS) không phải là phương pháp ước lượng không trệch tuyến tính tốt nhất, mà chỉ có phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hoá mới có được tính chất đó (Nguyễn Văn Ngọc, 2012). Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  42. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đây là ngân hàng dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đảm nhiệm hai vai trò đó là ngân khố và đồng thời là ngân hàng. Đến năm 1975, hệ thống ngân hàng cả nước đã được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng trung ương và các chi nhánh. Hình thức tổ chức này kéo dài đến năm 1988, hệ thống ngân hàng mới được chuyển đồi thành hệ thống hai cấp. Trước yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1990, Chính phủ ban hành 2 pháp lệnh làm nền móng pháp lý cho hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển, bao gồm Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, trong đó có NHTM. Hai pháp lệnh này đã góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Các NHTM chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đóng vai trò là trung gian tài chính. Sau quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống NHTM đã góp phần to lớn trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Năm 1995, từ 09 ngân hàng, số lượng NHTM gia tăng nhanh chóng và đạt con số là 93 ngân hàng vào cuối năm 2015 (sbv.gov.vn,Trường 2015). Tuy có Đại sự gia tăng học mạnh vềKinh số lượng nh tếưng nhHuếìn chung quy mô các ngân hàng vẫn còn nhỏ và sức cạnh tranh không cao nên hệ thống NHTM đã trải qua các giai đoạn tái cơ cấu vào những năm 2001 và giai đoạn 2011 – 2015, khiến cho số lượng các ngân hàng cũng có sự biến động nhất định trong những năm này. Giai đoạn 2016 – 2018, hệ thống NHTM Việt Nam tiếp tục được thực hiện các giải pháp tài cơ cấu, tạo nền tảng quan trọng để Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai xây dựng và thực hiện đúng lộ trình. Các NHTM bước vào thời kỳ củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và công nghệ ngân 32
  43. hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tăng cường nội lực để chinh phục các thị trường quốc tế. Tính đến cuối năm 2018, hệ thống các ngân hàng thương mại có 95 ngân hàng, bao gồm 07 ngân hàng có vốn Nhà nước, trong đó: 01 ngân hàng có 100% vốn của Nhà nước, 03 ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 03 NHTM cổ phần Nhà nước mua lại với giá 0 đồng; 28 NHTM cổ phần; 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng liên doanh; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 Loại hình Số lượng NHTM có vốn Nhà nước 7 NHTM cổ phần 28 Ngân hàng liên doanh 2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 9 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 49 Tổng cộng 95 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 2.2.1. Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua số liệu bảng 2.2. NămTrường 2016 là năm mĐạiở đầu, tạo học nền tảng Kinh phát triển quantế trHuếọng cho giai đoạn 2016 – 2018. Theo đó, đến cuối tháng 12/2016, tổng tài sản của toàn hệ thống dạt 8.272,7 nghìn tỷ đồng, trong đó: tổng tài sản của các NHTM có vốn Nhà nước là 4021.55 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản của các NHTM cổ phần là 3.422,83 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản của các NHTM liên doanh, nước ngoài là 828,32 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2017, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác 33
  44. thanh tra, giám sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro. Do đó, năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng từng bước được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 1.455,7 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 17,6% so với năm 2016, trong đó: tổng tài sản của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng mạnh nhất với 724,19 nghìn tỷ đồng tương đương mức tăng tương đối là 18,01%; tổng tài sản nhóm NHTM cổ phần tăng 605,67 nghìn tỷ đồng tương đương với mức tăng 17,69% và tổng tài sản của nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài tăng 125,84 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng là 15,19%. Năm 2018, năng lực tài chính của các NHTM tiếp tục được cải thiện, quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 1022,42 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng 10,51% so với năm 2017. Trong đó, tổng tài sản của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng 313,49 nghìn tỷ đồng, tương đương với 6,61%. Tiếp theo, nhóm NHTM cổ phần có mức tăng tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 526,48 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 13,07% so với năm trước. Cuối cùng, đối với nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài, mức tăng tổng tài sản tuy nhỏ nhất với 182,5 nghìn tỷ đồng nhưng so với năm trước thì mức tăng trưởng 19,12% là vượt trội so với hai nhóm còn lại. Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Trường Đại học Kinh+/- tế %Huế+/- % NHTM có vốn Nhà 4.021,55 4.745,74 5.059,23 724,19 18,01 313,49 6,61 nước NHTM cổ phần 3.422,83 4.028,50 4.554,98 605,67 17,69 526,48 13,07 34
  45. NHTM liên doanh, 828,32 954,17 1136,61 125,84 15,19 182,45 19,12 nước ngoài Toàn hệ thống 8.272,70 9.728,40 10.750,82 1.455,70 17,60 1022,42 10,51 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.2. Tình hình vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Số liệu bảng 2.3 cho thấy, năm 2016, vốn tự có của toàn hệ thống NHTM Việt Nam là 614.605 tỷ đồng, trong đó: vốn tự có của nhóm NHTM có vốn Nhà nước là 229.499 tỷ đồng; vốn tự có của nhóm NHTM là 254.151 tỷ đồng và vốn tự có của nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài là 130.955 tỷ đồng. Đến năm 2017, quy mô vốn tự có của toàn hệ thống tăng trưởng 11,8% với 72.514 tỷ đồng, trong đó: nhóm NHTM có vốn Nhà nước có mức tăng vốn tự có là 25.156 tỷ đồng, tương đương với 10,96%; vốn tự có của nhóm NHTM cổ phần có mức tăng trưởng lớn nhất với 36.475 tỷ đồng tương ứng 14,35%; cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với mức tăng 10.883 tỷ đồng, tương đương 8,31% so với năm trước. Năm 2018, vốn tự có của toàn hệ thống tăng 82.527 tương ứng với 12,01% so với năm 2017. Trong đó, quy mô vốn tự có nhóm NHTM có vốn nhà nước tăng 13.944 tỷ đồng, mở rộng 5,48% so với năm trước. Tiếp theo, nhóm NHTM cổ phần có mức vốn tự có gia tăng lớn nhất hệ thống với 47,557 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng vượt trội là 16,36%. Cuối cùng, nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có mức tăng vốn tự có là 21,026 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng tương đối là 14,82% so với năm 2017.Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  46. Bảng 2.3: Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % NHTM có vốn 229.499 254.655 268.599 25.156 10,96 13.944 5,48 Nhà nước NHTM Cổ 254.151 290.626 338.183 36.475 14,35 47.557 16,36 phần NHTM liên doanh, nước 130.955 141.838 162.864 10.883 8,31 21.026 14,82 ngoài Toàn hệ thống 614.605 687.119 769.646 72.514 11,80 82.527 12,01 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.3. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 2.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Tình hình tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua số liệu bảng 2.4. Năm 2016, hoạt động của các NHTM được đảm bảo an toàn nhờ sự triển khai mạnh mẽ, thống nhất các giải pháp về thanh tra, giám sát, tái cơ cấu, xử lý nợ xấu; tâm lý thị trường và công chúng được ổn định niềm tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng được củng cố và nâng cao chất lượng tínTrường dụng được cải thiện Đại với tỷ lệhọc nợ xấu tiếpKinh tục giảm vtếà đư ợcHuế kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra. Theo đó, chỉ số ROA của nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt mức 0,59%; tiếp theo là nhóm NHTM cổ phần với 0,39% và cao nhất là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với ROA đạt 0,8%. Đến năm 2017, các NHTM không ngừng nâng cao năng lực quản trị để dần tiệm cận với các thông lệ quốc tế; tích cực thoái các khoản đầu tư kém hiệu quả, rủi ro cao và cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hiệu quả, an toàn; đồng thời tiếp tục 36
  47. tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong năm này, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” và theo công bố của tạp chí The Asian Banker, có 15 NHTM Việt Nam nằm trong danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, chỉ số ROA của hệ thống NHTM nhìn chung có sự cải thiện so với năm 2016, ngoại trừ nhóm NHTM có vốn nhà nước giảm nhẹ 0,01% thì cả nhóm NHTM cổ phần lẫn NHTM liên doanh, nước ngoài đều có ROA tăng lần lần lượt là 0,36% và 0,21%. Năm 2018, hệ thống các TCTD tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tích cực, hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục đóng góp chính vào tổng lợi nhuận cùng với sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng và kinh doanh ngoại hối. Theo đó, nhóm NHTM có vốn nhà nước đạt mức ROA là 0,7%, tăng 0,12% so với năm trước; nhóm NHTM cổ phần đạt mức ROA là 1%, tăng 0,25% so với năm trước và nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài đạt mức ROA cao nhất hệ thống với 1,1%, tăng nhẹ 0,09% so với năm 2017. Bảng 2.4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: % Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- +/- NHTM có vốn 0,59 0,58 0,70 -0,01 0,12 Nhà nước NHTMTrường cổ Đại học Kinh tế Huế 0,39 0,75 1,00 0,36 0,25 phần NHTM liên doanh, nước 0,80 1,01 1,10 0,21 0,09 ngoài (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 37
  48. 2.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Số liệu tập hợp ở bảng 2.5 cho thấy, năm 2016, nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất hệ thống với 9,78%, tiếp theo đó là nhóm NHTM cổ phần với 5,44% và cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với 4,91%. Nhìn chung, hệ số đánh giá khả năng sinh lời này của hệ thống trong năm 2016 là chấp nhận được, đặc biệt sau một giai đoạn từ năm 2011 - 2015 tích cực sáp nhập, mua bán giữa các NHTM khiến tình hình kinh doanh chung của toàn hệ thống có sự biến động. Đến năm 2017, chỉ số ROE của toàn hệ thống được cải thiện đáng kể. Theo đó, chỉ số ROE của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng 2,25%, đạt mức 12,03%, tiếp đó là NHTM cổ phần với mức tăng ROE mạnh nhất là 4,77% đạt mức 10,21%, cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có chỉ số ROE tăng 1,61%, đạt mức 6,52%. Năm 2018, tình hình kinh doanh của hệ thống NHTM tiếp tục đạt kết quả tích cực, hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục đóng góp chính vào tổng lợi nhuận. Cụ thể, nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt mức ROE 12,3%, tăng nhẹ 0,27% so với năm 2017. Nhóm NHTM cổ phần có mức tăng ROE vượt trội hơn với 2,59%, qua đó cũng trở thành nhóm ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất toàn hệ thống. Cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có chỉ số ROE là 7,6%, tăng 1,08% so với năm 2017. Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: % Năm So sánh ChTrườngỉ tiêu Đại học Kinh tế2017/2016 Huế2018/2017 2016 2017 2018 +/- +/- NHTM có vốn Nhà 9,78 12,03 12,3 2,25 0,27 nước NHTM cổ phần 5,44 10,21 12,80 4,77 2,59 38
  49. NHTM liên doanh, 4,91 6,52 7,6 1,61 1,08 nước ngoài (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.4. Tình hình tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Số liệu bảng 2.6 cho thấy, năm 2016, vốn huy động trên thị trường tăng trưởng khá, đặc biệt là các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các tỷ lệ về khả năng chi trả được đảm bảo. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm NHTM có vốn Nhà nước và của nhóm NHTM cổ phần lần lượt là 9,92% và 11,8%, vẫn thấp hơn hẳn so với nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với 33,2%. Như vậy, có thể nói nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài tuân thủ nghiêm túc các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn và các quy định khác của. Đến năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống NHTM có sự sụt giảm khi chỉ số CAR của cả ba nhóm NHTM đều giảm. Cụ thể, nhóm NHTM có vốn Nhà nước vẫn xếp cuối với 9,5%, giảm 0,4% so với năm trước; tiếp đến là nhóm NHTM cổ phần với 11,47%, giảm 0,33% so với năm 2017 và giảm mạnh nhất là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với 4,09%, tuy nhiên nhóm này vẫn có tỷ số CAR lớn nhất với 29,11%. Năm 2018, tỷ số CAR của toàn hệ thống tiếp tục giảm so với năm 2017. Đầu tiên, nhóm NHTM có vốn Nhà nước giảm nhẹ 0,02%, xuống còn 9,5%. Tương tự, nhóm NHTM cổ phần giảm 0,27% tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu xuống còn 11,2%. Cuối cùng, nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài hạ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu xuống còn 25,9%, Trườnggiảm 3,21% so với Đạinăm 2017. học Như vậy, Kinh nhìn chung sutếốt baHuế năm từ 2016 đến 2018, tỷ lệ CAR của toàn hệ thống đều có xu hướng giảm, do đó cần có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để đưa hệ thống NHTM có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt chuẩn Basel II. 39
  50. Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: % Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- +/- NHTM có vốn Nhà 9,92 9,52 9,5 -0,40 -0,02 nước NHTM cổ phần 11,8 11,47 11,2 -0,33 -0,27 NHTM liên doanh, 33,2 29,11 25,9 -4,09 -3,21 nước ngoài (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.5. Tình hình tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Số liệu bảng 2.7 cho thấy, năm 2016, thanh khoản của toàn hệ thống NHTM khá ổn định và tín dụng trung, dài hạn tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế song vẫn trong tầm kiểm soát. Theo đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của nhóm NHTM có vốn Nhà nước lẫn nhóm NHTM cổ phần đều trong mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, lần lượt là 37,32% và 39,93%. Đến năm 2017, trước tình hình Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cơ cấu Trườnglại hệ thống các tổ Đạichức tín dụnghọc gắn vớiKinh xử lý nợ tếxấu; đẩyHuế mạnh công tác thanh tra, giám sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro. Do đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các nhóm NHTM đều giảm đáng kể. Cụ thể, nhóm NHTM có vốn Nhà nước có tỷ lệ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm 3,88% xuống còn 33,44%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của nhóm NHTM cổ phần giảm đáng kể hơn nhóm trên với 5,46%, xuống còn 34,47%. Đáng chú ý, nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ 40
  51. vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thậm chí còn ở mức âm với -6,31%. Điều này thể hiện mức độ rủi ro thanh khoản thấp hoặc có thể nhóm NHTM này đang không tìm được đầu ra tương ứng đối với nguồn vốn dài hạn. Năm 2018, thanh khoản của hệ thống NHTM được duy trì ổn định, ý thức tuân thủ pháp luật và chất lượng quản trị của các ngân hàng được nâng cao. Vì vậy, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống tiếp tục được đảm bảo và giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Nguồn vốn của các nhóm NHTM tiếp tục tìm kiếm được đầu ra tương thích về kỳ hạn. Cụ thể, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của nhóm NHTM có vốn Nhà nước giảm 2,74% xuống còn 30,7%; nhóm NHTM cổ phần có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vẫn cao hơn nhóm trên nhưng so với năm trước thì tỷ lệ này đã giảm 1,77% xuống còn 32,7%. Cuối cùng, nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức âm đã cải thiện hơn một chút so với năm 2017, khi tỷ lệ này thăm thêm 1,11% đạt mức -5,2%. Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: % Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- +/- NHTM có vốn Nhà 37,32 33,44 30,7 -3,88 -2,74 nước NHTM cổ phần 39,93 34,47 32,7 -5,46 -1,77 Trường Đại học Kinh tế Huế NHTM liên doanh, - (*) -6,31 -5,2 - 1,11 nước ngoài (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (*) Không thu thập được số liệu 41
  52. 2.3. ĐO LƯỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.3.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên mẫu 19 NHTM tại Việt Nam hoạt động liên tục trong giai đoạn 2014 – 2018. Dữ liệu thứ cấp dùng để tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu được thu thập và tổng hợp từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 19 ngân hàng này. Dữ liệu được xắp sếp dưới dạng bảng với 95 quan sát. Kết quả thống kê mô tả của các biến được tổng hợp ở bảng 2.8. Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu Biến số Số quan sát Giá trị trung Độ lệch Giá trị lớn Giá trị nhỏ bình chuẩn nhất nhất Z-score 95 37,03421 21,85525 91,88624 9,366592 ROE 95 0,0918753 0,0650596 0,2444132 -0,082716 DNTTS 95 0,5950435 0,1115447 0,7530163 0,2252535 DNTG 95 0,8539643 0,1623886 1,3677656 0,3718736 EA 95 0,0865518 0,0348783 0,2202968 0,0382283 SIZE 95 32,70116 1,09507 34,81112 30,39251 Trường Đại học Kinh tế Huế NIM 95 0,029531 0,011752 0,0817 0,008093 ΔEAT 95 0,650527 2,282898 14,822679 -8,941288 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Số liệu bảng 2.8 cho thấy, giá trị trung bình Z-score mẫu các ngân hàng được đưa vào nghiên cứu là 37,03421. Trong đó, ngân hàng có sự ổn định tài chính cao nhất 42
  53. là ngân hàng SHB vào năm 2014 với Z-score khá cao là 91,88624, ngược lại, ngân hàng được ghi nhận có Z-score thấp nhất là 9,366592 là VPB vào năm 2014. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là gần 9,19% cho thấy ngành ngân hàng mang lại lợi nhuận hàng năm cho các cổ đông so với các ngành khác là tương đối cao. Tiếp thep, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 5,95%, giá trị lớn nhất là 75,3% thuộc về ngân hàng BIDV vào năm 2018 và giá trị nhỏ nhất từ MSB với 22,52% vào năm 2014. Tương tự, vào năm 2014, MSB cũng đạt tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi nhỏ nhất với 37,19%, ngân hàng VPB đạt tỷ lệ này cao nhất với 136,78% vào năm 2017 trong khi giá trị trung bình của biến này chỉ là 85,4%. Tiếp theo, chỉ số quy mô ngân hàng SIZE của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình là 32,7, giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng BIDV vào năm 2018 và ngân hàng có quy mô nhỏ nhất là SGB năm 2014. Đối với chỉ số NIM, ngân hàng đạt chỉ số này cao nhất là VPB vào năm 2018 với 8,17% trong khi VIETBANK năm 2015 có chỉ số này thấp nhất với chỉ 0,8%. Cuối cùng, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của mẫu nghiên cứu có giá trị trung bình rất cao là 65%, đáng chú ý hơn nữa là ngân hàng STB có chỉ số này vượt trội nhất vào năm 2017, lên đến hơn 1482%, ngược lại VIETBANK năm 2014 cũng đáng nhắc đến không kém với mức tăng trưởng thấp kỉ lục là -891,4%. 2.3.1. Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score Dựa trên công thức tính toán đã được Bourkhis và Nabi (2013), Beck và cộng sự (2013) sử dụng để tính Z-score đo lường sự ổn định tài chính của các ngân hàng, tác giả đã tính chỉ số Z-score cho 19 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018 dựa trên số Trườngliệu thứ cấp được thuĐại thập từ họcbáo cáo tàiKinh chính thường tế ni ênHuế đã kiểm toán của các ngân hàng. Theo đó, ngân hàng SHB vào năm 2014 có chỉ số Z-score cao nhất là 91,88624, ngược lại, ngân hàng được ghi nhận có Z-score thấp nhất là 9,366592 là VPB vào năm 2014. Z-score trung bình trong cả giai đoạn này của các NHTM Việt Nam là 37,03, cao hơn so với mức 32,65 trong giai đoạn 2005-2013 (Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn, 2015). So sánh với các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại các nươc và khu vực trên thế giới thì mức Z-score bình quân 37,03 này cao hơn so với mức 30,59 của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2009 43
  54. (Fu & ctg, 2014), thấp hơn mức 41,78 bình quân của 12 quốc gia Châu Á giai đoạn 2001-2007 (Soedarmono & ctg, 2011), mức 46,50 của các NHTM thuộc khối OECD giai đoạn 1994-2004 (Hesse & Cihák, 2007) và thấp hơn khá nhiều so với mức 86,57 của bình quân của các ngân hàng thuộc 12 nước Châu Âu hoạt động ổn định trong giai đoạn 2008-2011 (Chiaramonte & ctg, 2015). Có thể thấy, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam những năm gần đây đã cải thiện tính ổn định hơn so với các ngân hàng cả trong nước lẫn các nước khác trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009, tuy nhiên vẫn bất ổn định hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển như ở Châu Âu hay các nước thuộc khối OECD. 40.00 39.40 39.00 38.36 38.00 36.88 37.00 36.00 36.00 35.00 34.53 34.00 33.00 32.00 2014 2015 2016 2017 2018 Hình 2.1: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.1 thể hiện sự biến động của sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giaiTrường đoạn 2014 – 2018. Đại Bắt đầu họcở mức Z -scoreKinhkhá cao tếvào nămHuế 2014 với 39,40 điểm, chỉ số này giảm dần đều chỉ còn 38,36 vào năm 2015 và 36,88 vào năm 2016, trước khi giảm nhẹ mạnh còn 34,53 vào năm 2017 và giữ ổn định vào năm cuối cùng của giai đoạn. Nhìn chung, xu hướng chung của chỉ số Z-score của các NHTM Việt Nam qua các năm là giảm, cho thấy hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện các cơ chế và chính sách quản lý. 44
  55. 90.00 84.10 81.78 80.00 70.00 58.27 60.00 53.32 51.09 49.40 50.00 46.14 42.45 40.00 33.30 30.32 29.88 30.00 24.59 22.59 22.67 18.01 20.00 15.91 14.84 12.91 12.08 10.00 0.00 Hình 2.2: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.2 mô tả chỉ số Z-score trung bình của 19 ngân hàng các năm từ 2014 – 2018, trong đó 5 ngân hàng có Z-score cao nhất là PGBank với 84,1 điểm, tiếp theo là 4 ngân hàng STB, BID, MSB, CTG với lần lượt là 81,78; 58,27; 53,32; 51,09. Ngân hàng có Z-score bình quân thấp nhất trong mẫu nghiên cứu là VIETBANK với 12,08; điều này được giải thích bởi lợi nhuận năm 2014 của ngân hàng này giảm mạnh khiến chỉ số ROA của ngân hàng bị giảm xuống mức âm đồng thời khiến độ lệch chuẩn SDROA tăng lên, khiến cho sự ổn định tài chính của ngân hàng này suốt giai đoạn 5 năm là rất thấp. Ngược lại, PGBank có độ lệch chuẩn ROA trong 5 năm là khá thấp cộng vớiTrường tỷ lệ vốn chủ sở hữuĐại trên tài họcsản EA luôn Kinh duy trì ở mứctế cao Huế từ 12 – 14% nên ngân hàng này nhận được chỉ số Z-score cao nhất trong mẫu nghiên cứu. 45
  56. 2.3.1.1. So sánh sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau 60 55.54 49.93 50 44.67 41.7 40.23 40 36.38 36.2 35.42 34.93 33.46 30 20 10 0 2014 2015 2016 2017 2018 NHTM có vốn NN NHTM tư nhân Hình 2.3: Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước và NHTM tư nhân (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hình 2.3 mô tả chỉ số Z-score bình quân của các ngân hàng thuộc hai hình thức sở hữu là có vốn của nhà nước và không vốn của nhà nước. Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 3 ngân hàng là CTG, VCB, BID còn 16 ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM tư nhân. Nhìn chung trong cả giai đoạn, bình quân chỉ số Z-score của hai nhóm đều có xu hướng giảm, tuy nhiên nhóm ngân hàng có vốn của nhà nước vẫn có sự ổn định tài chính cao hơn nhóm NHTM tư nhân. Cụ thể, năm 2014, cả hai nhóm có chỉ số Z-score bình quân khá chênh lệch là 55,54 đối với NHTM có vốn nhà nước và 36,38 đối với NHTM tư nhân. Tuy nhiên trong năm tiếp theo, Z-score bình quân củaTrường NHTM có vốn nhĐạià nước giảmhọc mạnh Kinhxuống còn 49,93tế trongHuế khi với nhóm NHTM tư nhân thì chỉ số này là không thay đổi đáng kể. Điều tương tự lặp lại cho năm 2016 khi sự ổn định tài chính của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước giảm xuống còn 44,67 và nhóm NHTM tư nhân giảm nhẹ xuống 35,42. Đặc biệt, chỉ số Z-score bình quân của cả hai nhóm chạm đáy vào năm 2017, cụ thể là 40,23 và 33,46 lần lượt cho NHTM có vốn nhà nước và NHTM tư nhân, trước khi chỉ số này tăng nhẹ trở lại vào năm 2018, lần lượt đạt 41,7 và 34,93. Có thể thấy, tình hình biến động chỉ số Z- 46
  57. score của cả hai nhóm đều khá giống nhau, hàm ý sự ổn định tài chính của hai nhóm hình thức sở hữu này là tương đồng trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có sự sở hữu của nhà nước vẫn luôn có chỉ số Z-score bình quân cao hơn đối với nhóm còn lại, cho thấy yếu tố hình thức sở hữu cũng ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Cụ thể, các NHTM có vốn nhà nước thường có quy mô lớn hơn và lâu đời hơn các ngân hàng còn lại do đó rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của nhóm này thấp hơn nhóm còn lại. Kết luận này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hammami & Boubaker (2015), với Z-score của nhóm ngân hàng có sở hữu nhà nước là 133,21, trong khi Z-score của nhóm ngân hàng tư nhân là 52,99. 2.3.1.2. So sánh sự ổn định tài chính của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán Theo số liệu cập nhật tại trang web finance.vietstock.vn (truy cập 21/02/2020) thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 12 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, HDB, TCB, TPB,VPB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết. Biểu đồ trên thể hiện bình quân chỉ số Z-score của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán và nhóm ngân hàng chưa niêm yết. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2018 chỉ số Z- score bình quân cả hai nhóm đều có xung hướng là giảm tuy nhiên nhóm NHTM không niêm yết có Z-score cao hơn nhóm còn lại. Năm 2014, Z-score bình quân của nhóm NHTM niêm yết là 37,91 sau đó giảm dần đều qua các năm trước khi tăng nhẹ trở lại vào năm 2018, đạt 35,1 điểm. Trong khi đó, bình quân Z-score của nhóm NHTM chưa niêm yết có xu hướng ổn định hơn khi chỉ giao động từ 41,96 đến 42,35 trong 3 Trườngnăm đầu tiên, trước Đại khi giảm học mạnh xuống Kinh 37,29 vào tế năm Huế2017 và ổn định ở mức 37,54 ở năm cuối của giai đoạn. 47
  58. 45.00 41.96 42.23 42.35 40.00 37.29 37.54 35.00 37.91 36.11 35.10 33.68 30.00 32.91 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 NHTM niêm yết NHTM không niêm yết Hình 2.4: Bình quân chỉ số Z-score của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Đồ thị trên hình 2.4 cho thấy, các NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa chắc có được sự ổn định như nhóm còn lại. Mặc dù việc niêm yết sẽ mang lại một số lợi thế cho các NHTM như khả năng huy động được vốn lớn khi có nhu cầu từ thị trường chứng khoán, nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu ngân hàng, quảng bá thương hiệu, tăng uy tín của ngân hàng. Bên cạnh những điểm mạnh thì việc niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng mang lại nhiều áp lực thách thức cho các NHTM Việt Nam. Theo quy định về công bố thông tin, tất cả tổ chức tín dụng đều là công ty đại chúng quy mô lớn, nên đều phải thực hiện công bố thông tin về quản trị công ty. Thực tế, tất cả tổ chức tín dụng có đặc thù riêng, đó là đều chịu sự quản lý chặt chẽ từ Ngân hàngTrường Nhà nước, nên Đạiviệc báo cáohọc tình hình Kinh tài chính, tìnhtế hìnhHuế hoạt động phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Có nghĩa là các hoạt động của ngân hàng đều chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng khi được niêm yết trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phải được công khai minh bạch hơn với công chúng, với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thách thức từ tính minh bạch hóa đã tạo nên một áp lực vô cùng lớn đối với các NHTM niêm yết, từ các cơ quan quản lý và cổ đông đại chúng, thị trường, đối tác. Nếu như các NHTM chưa niêm yết 48
  59. có thể dùng biện pháp giao dịch kỹ thuật để điều chỉnh các chỉ số, nợ xấu, tổng tài sản, làm thể hiện khác đi bản chất thì nay, với các quy định phải bóc tách hết số liệu và thông qua giám sát từ xa, thanh tra trực tiếp, các ngân hàng niêm yết buộc phải minh bạch hoá thông tin. Ngoài ra, các NHTM niêm yết còn có áp lực rất lớn lên Ban lãnh đạo, cổ đông của ngân hàng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thực tế, cho thấy những diễn biến trên thị trường gần đây, việc giao dịch cổ phiếu đã khiến cho cơ cấu cổ đông của các NHTM niêm yết thường xuyên thay đổi, dẫn đến sự mất ổn định trong quá trình quản lý ngân hàng và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. Như vậy những yêu cầu, đặc điểm, và hoạt động của các NHTM niêm yết trên sàn có thể làm cho nó bất ổn hơn. Những thách thức và rủi ro đối với Ngân hàng niêm yết càng nhiều hơn trong một thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn phát triển toàn diện như Việt Nam bao gồm các áp lực về công khai thông tin và những rủi ro khi công khai thông tin, rủi ro về những tin đồn thất thiệt, áp lực về nâng cao chất lượng quản trị, chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường. 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 2.3.2.1. Phân tích tương quan Nghiên cứu kiểm tra khả năng có thể xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến số bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan của các biến, được trình bày trong bảng 2.9. Theo đó, hệ số tương quan đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không phân biệt biến này phụ thuộc vào biến kia hay ngược lại. Dựa trên kết quả hồi quy, hệ Trườngsố tương quan giữa Đạicác biến độchọc lập ở maKinh trận trên đ ềutế nhỏ Huếhơn 70%, cho thấy các biến độc lập trong mô hình có sự tương quan với nhau là không cao và khả năng xuất hiện đa cộng tuyết trong mô hình hồi quy là thấp. 49