Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương

pdf 82 trang thiennha21 23/04/2022 4050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Minh Thùy Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Bích MSSV: 1154020098 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Minh Thùy Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Bích MSSV: 1154020098 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Bích ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng cùng với các giáo viên bộ môn đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cô – ThS. Phan Minh Thùy – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận này. Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm, trong hai tháng thực tập tại công ty đã giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế về chuyên môn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Dệt Xuân Hương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Công ty luôn hoàn thành tốt mọi công việc! Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Bích iii
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3 1.1 Chi phí sản xuất 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3 1.1.2.1 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 3 1.1.2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí 3 1.1.2.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí theo mức độ hoạt động 4 1.1.2.4 Phân loại theo cách quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí 4 1.2 Giá thành sản phẩm 4 1.2.1 Khái niệm 4 1.2.2 Các chỉ tiêu tính giá thành sản phẩm 4 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm 5 1.4 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 5 1.4.1 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất 5 1.4.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 6 1.5 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6 1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 7 1.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7 1.6.1.1 Khái niệm 7 1.6.1.2 Chứng từ sử dụng 8 1.6.1.3 Tài khoản sử dụng 8 1.6.1.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) 8 1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 9 1.6.2.1 Khái niệm 9 1.6.2.2 Chứng từ sử dụng 9 v
  6. 1.6.2.3 Tài khoản sử dụng 10 1.6.2.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) 10 1.6.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 11 1.6.3.1 Khái niệm 11 1.6.3.2 Chứng từ sử dụng 11 1.6.3.3 Tài khoản sử dụng 11 1.6.3.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) 12 1.6.4 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 12 1.6.4.1 Hạch toán các thiệt hại về sản phẩm hỏng 12 1.6.4.1.1 Khái niệm 12 1.6.4.1.2 Phân loại 13 1.6.4.1.3 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp).13 1.6.4.2 Hạch toán các thiệt hại ngừng sản xuất 15 1.6.4.2.1 Khái niệm 15 1.6.4.2.2 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp).15 1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 16 1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 16 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT 16 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương 17 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 17 1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 18 1.9.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 18 1.9.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 18 1.9.3 Phương pháp tính giá thành phân bước 19 1.9.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ 20 1.9.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức 20 1.9.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 20 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG 22 vi
  7. 2.1. Giới thiệu chung về công ty 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 22 2.1.1.1. Thông tin chung 22 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 23 2.1.2.1. Mục tiêu hoạt động của công ty 23 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23 2.1.2.3. Quy mô hoạt động của công ty 23 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 24 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 25 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH dệt Xuân Hương 26 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 26 2.1.4.2. Hình thức sổ sách kế toán 27 2.1.4.3. Chính sách chế độ kế toán áp dụng tại công ty 28 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 28 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 28 2.2.1.1 Đặc điểm sản xuất 28 2.2.1.2 Nội dung và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm của công ty 29 2.2.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 2.2.1.3.1 Nội dung và đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 2.2.1.3.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ 30 2.2.1.3.3 Tài khoản sử dụng 33 2.2.1.3.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp).33 2.2.1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 36 2.2.1.4.1 Nội dung và đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp 36 2.2.1.4.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ 36 2.2.1.4.3 Tài khoản sử dụng 38 vii
  8. 2.2.1.4.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp).38 2.2.1.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 40 2.2.1.5.1 Nội dung và đặc điểm chi phí sản xuất chung 40 2.2.1.5.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ 40 2.2.1.5.3 Tài khoản sử dụng 44 2.2.1.5.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp).44 2.2.1.6 Kế toán thiệt hại trong sản xuất 46 2.2.1.6.1 Thiệt hại do sản phẩm hỏng 46 2.2.1.6.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất 47 2.2.1.7 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty 47 2.2.1.8 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 47 2.2.2 Tính giá thành sản phẩm vải kaki FOSMOSA của công ty 50 2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm 50 2.2.2.2 Tính giá thành sản phẩm vải kaki FOSMOSA của công ty 51 2.2.2.2.1 Giá thành vải khổ 1,2 mét 51 2.2.2.2.2 Giá thành vải khổ 1,6 mét 52 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 53 3.1 Nhận xét 53 3.1.1 Nhận xét về công tác tổ chức kế toán của công ty 53 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty 54 3.1.2.1 So sánh giá thành của sản phẩm vải kaki FOSMOSA qua các năm 54 3.1.2.2 Một số nhược điểm 55 3.2 Kiến nghị 56 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 viii
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí GTGT Giá trị gia tăng KPCĐ Kinh phí công đoàn NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PX Phân xưởng SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang SX Sản xuất SXC Sản xuất chung TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định ix
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1:Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu tháng 4 năm 2014 30 Bảng 2.2:Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất cho sản xuất tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương tháng 4 năm 2014 31 Bảng 2.3:Bảng tổng hợp chứng cùng loại tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương 32 Bảng 2.4: Chứng từ ghi sổ TK 621 tháng 4 năm 2014 33 Bảng 2.5: Sổ cái TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 4/2014 .34 Bảng 2.6:Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương 36 Bảng 2.7:Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương 37 Bảng 2.8: Chứng từ ghi sổ TK 622 tháng 4 năm 2014 38 Bảng 2.9: Số cái TK 622 tháng 4 năm 2014 38 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 4 năm 2014 40 Bảng 2.11:Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng của công ty TNHH Dệt Xuân Hương tháng 4 năm 2014 41 Bảng 2.12:Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại tháng 4 năm 2014 42 Bảng 2.13: Chứng từ ghi sổ TK 627 tháng 4 năm 2014 43 Bảng 2.14: Sổ chi tiết TK 627 tháng 4 năm 2014 44 Bảng 2.15: Sổ cái TK 627 tháng 4 năm 2014 45 Bảng 2.16: Sổ chi tiết TK 154 tháng 4 năm 2014 47 Bảng 2.17: Chứng từ ghi sổ TK 154 48 Bảng 2.18: Sổ cái TK 154 49 Bảng 3.1: So sánh giá thành của sản phẩm vải kaki FOSMOSA 53 Bảng 3.2: Mẫu chứng từ ghi sổ 56 Bảng 3.3: Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm 59 x
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toàn tổng hợp chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên 8 Sơ đồ 2.1:Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty 23 Sơ đồ 2.2:Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán 25 Sơ đồ 2.3:Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 26 xi
  12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, bất kì một công ty, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần hiểu rõ quy luật cạnh tranh, nghĩa là doanh nghiệp phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và phù hợp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt phải có giá cả hợp lý. Trong thời gian qua, giá cả của các hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường có sự biến động lớn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cạnh tranh về giá cả chính là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các doanh nghiệp, công ty. Các doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này thì không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng. Và nhận thức được điều đó, với những kiến thức đã học cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương, tôi đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương” để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Củng cố kiến thức lí thuyết đã học thông qua hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Thông qua tìm hiểu thực tế về tổ chức sản xuất sản phẩm, về tổ chức công tác kế toán, cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, so sánh với kiến thức lý thuyết để nhận xét phân tích những ưu nhược điểm trong cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, làm cơ sở đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Dệt Xuân Hương. 3. Phạm vi nghiên cứu Công ty TNHH Dệt Xuân Hương thực hiện sản xuất và cung ứng ra thị trường nhiều loại vải khác nhau như cotton, cá sấu, tôn (lanh), kaki Do thời gian thực hiện đề tài giới hạn 1
  13. trong 2 tháng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn chỉ tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm vải kaki FOSMOSA. Thông tin, số liệu được sử dụng trong bài là số liệu kế toán thu thập vào tháng 4 năm 2014 của Công ty TNHH Dệt Xuân Hương (áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ). 4. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết thông qua nghiên cứu tham khảo các giáo trình, tạp chí, và tài liệu nghiên cứu qua mạng internet. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu - Tìm hiểu các thông tư, quyết định của Nhà nước có liên quan - Thu thập, nghiên cứu tài liệu (sổ sách, bảng biểu, chứng từ ) tại phòng kế toán của Công ty và phỏng vấn các chuyên viên kế toán của công ty - Tìm hiểu trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất (đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm, ) - Tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương, rút ra kết luận. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 2: Giới thiệu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. 2
  14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 1.1.2.1 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm trong kì (nguyên vật liệu chính, NVL phụ, nhiên liệu ). - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất, bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng 1.1.2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí Phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, NVL phụ, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ khoản tiền trích khấu hao TSCĐ trong kỳ để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3
  15. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ các khoản chi trả do mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí theo mức độ hoạt động - Biến phí: những khoản chi phí biến đổi theo mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân viên trả theo sản phẩm, - Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong một mức độ nhất định như: tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, một phần chi phí dịch vụ mua ngoài (cước thuê bao điện thoại bàn, internet ). - Chi phí hỗn hợp: bao gồm các khoản chi phí vừa có phần là biến phí vừa có phần là định phí. 1.1.2.4 Phân loại theo cách quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: là các chi phí sản xuất liên quan trực tiếp với từng đối tượng chịu chi phí. Các chi phí này được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp. 1.2 Giá thành sản phẩm 1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 1.2.2 Các chỉ tiêu tính giá thành sản phẩm - Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch, do 4
  16. bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là chỉ tiêu giá thành cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm tại từng thời điểm nhất đinh của kỳ kế hoạch. Loại giá thành này có tác dụng kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất. - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở phát sinh chi phí trong kỳ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau vì đều thể hiện hao phí lao động sống, lao động vật hóa. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau, cụ thể: - Chi phí sản xuất là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) dùng để sản xuất sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang trong kỳ. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (thành phẩm). - Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức: Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở CPSX phát CPSX dở dang = + - hoàn thành trong kỳ dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ 1.4 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 1.4.1 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp CPSX, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, toàn doanh nghiệp, giai đoạn sản xuất, ) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, ). 5
  17. - Căn cứ vào tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như loại hình sản xuất hay trình độ quản lý và khả năng tổ chức kinh doanh mà doanh nghiệp có thể chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học từ khâu hạch toán cho đến việc tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản và ghi vào sổ sách. - Kỳ tập hợp chi phí sản xuất: là kỳ mà bộ phận kế toán cần tính được tổng chi phí sản xuất của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất có thể là cuối tháng, cuối quý, hoặc có thể theo từng đơn đặt hàng 1.4.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm - Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải xác định được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong toàn bộ nền kinh tế, phải phù hợp với tính chất của sản phẩm. - Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Ngoài ra cần căn cứ vào quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Xác định đúng đối tượng này sẽ giúp kế toán mở sổ sách kế toán, các bảng tính giá thành và tính giá thành cho từng đối tượng quản lý và kiểm tra tình hình kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Kỳ tính giá thành là kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành đã xác định. Kỳ tính giá thành sản phẩm có thể là cuối tháng, cuối quý, hoặc có thể theo đơn đặt hàng - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng hoặc không trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng hoặc không trùng với kỳ tính giá thành sản phẩm. 1.5 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: 6
  18. - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp; - Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí theo đúng đối tượng đã xác định; - Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn; - Kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định; - Xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ; - Vận dụng phương pháp tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định. 1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ đều chi phối đến việc ghi sổ kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong việc tập hợp chi phí NVLTT, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung nói riêng. Trong phạm vi giới hạn đề tài cũng như phù hợp với phương pháp kế toán mà công ty TNHH Dệt Xuân Hương sử dụng, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu và trình bày về kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.6.1.1 Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể được xuất từ kho ra để sử dụng hay cũng có thể mua ngoài hoặc do doanh nghiệp tự sản xuất được rồi đưa vào sử dụng ngay. Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo tiêu thức phù hợp. Có thể sử dụng các tiêu thức: định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ, 7
  19. Mức phân bổ chi phí NVLTT cho từng loại sản phẩm được xác định theo công thức tổng quát: Mức phân bổ Tổng chi phí NVL trực tiếp thực tế Số lượng của từng đối chi phí NVLTT xuất dùng tượng được xác định = * cho từng đối Tổng số lượng của các đối tượng được theo một tiêu thức tượng xác định theo một tiêu thức nhất định nhất định 1.6.1.2Chứng từ sử dụng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sẽ sử dụng các loại chứng từ: - Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ - Bảng phân bổ chi phí NVLTT cho từng đối tượng cụ thể. 1.6.1.3Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, các tài khoản được sử dụng bao gồm TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các TK đối ứng khác như TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 152 – “Nguyên vật liệu”, TK 111 – “Tiền mặt” TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” – được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành, kết cấu của TK 621 như sau: Bên nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm trong kỳ. Bên có: + Trị giá phế liệu thu hồi + Kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.6.1.4Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Căn cứ vào Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ; Bảng phân bổ chi phí NVLTT cho từng đối tượng cụ thể; sổ chi tiết tài khoản 621 (nếu có) và sổ cái TK 621, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiến hành kết chuyển tổng chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ từ TK 621 sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể, kế toán tiến hành ghi sổ: Nợ TK 154 Tổng chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Có TK 621 Tổng chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. 8
  20. Trường hợp doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí NVLTT riêng cho từng đối tượng riêng biệt thì kế toán sẽ kết chuyển chi phí NVLTT theo từng đối tượng. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL để sản Kết chuyển chi phí xuất NVLTT TK 112, 111, 331 Mua NVL xuất dùng trực tiếp 1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.6.2.1Khái niệm Chi phí NCTT là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ) tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí NCTT có liên quan đến từng bộ phận, phân xưởng thì phải hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp chi phí này có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn Mức phân bổ được xác định theo công thức tổng quát như sau: Mức phân bổ chi Tổng chi phí NCTT thực tế phát sinh Số lượng của từng phí NCTT cho = Tổng số lượng của các đối tượng được phân * đối tượng theo một từng đối tượng bổ theo một tiêu thức nhất định tiêu thức nhất định 1.6.2.2Chứng từ sử dụng 9
  21. - Bảng thanh toán lương và phụ cấp - Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 1.6.2.3Tài khoản sử dụng Các tài khoản được sử dụng bao gồm TK 622 – “ chi phí nhân công trực tiếp” và các TK đối ứng khác như TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 334 – “Phải trả người lao động”, TK 338 – “Phải trả, phải nộp khác”, TK 622 – “ chi phí nhân công trực tiếp” – có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành sản phẩm. Kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ: + Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm + Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất + Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trong kỳ Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.6.2.4Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương và phụ cấp; Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành ghi sổ sổ cái TK 622 và các tài khoản khác có liên quan: Nợ TK 622 Có TK 334 – Tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất Có TK 335 – Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất Có TK 338 – Trích BHXH, BHYT trên tiền lương của CNTT sản xuất Có TK 111 – chi phí NCTT được thanh toán bằng tiền mặt Có TK 141 – tạm ứng cho CNTT sản xuất - Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí NCTT thực tế phát sinh trong kỳ để kết chuyển về tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – TK 154: Nợ TK 154 Có TK 622 Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ tài khoản chi tiết TK 622 cho từng đối tượng sau đó ghi sổ tổng hợp tài khoản 622. 10
  22. 1.6.3Kế toán chi phí sản xuất chung 1.6.3.1Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản chi mua ngoài, Chi phí sản xuất chung có liên quan đến từng bộ phận, phân xưởng thì phải hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp chi phí này có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung như: theo định mức chi phí, theo số giờ máy hoạt động hoặc theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Mức phân bổ được xác định theo công thức tổng quát như sau: Tổng chi phí SXC thực tế phát sinh Mức phân bổ chi Số lượng của từng trong tháng phí SXC cho = * đối tượng theo một Tổng số lượng của các đối tượng được từng đối tượng tiêu thức nhất định phân bổ theo một tiêu thức nhất định 1.6.3.2Chứng từ sử dụng - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 1.6.3.3Tài khoản sử dụng Các tài khoản được sử dụng bao gồm TK 627- “Chi phí sản xuất chung” và các TK đối ứng khác như TK 154 – “Chi phí sản xuất khinh doanh dở dang”, TK 214 – “Khấu hao TSCĐ”, TK 111 – “Tiền mặt” TK 627 – “chi phí sản xuất chung” được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng bộ phận, phân xưởng sản xuất, kết cấu tài khoản như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung 11
  23. Tài khoản này không có số dư Tài khoản 627 được quy định gồm nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết nội dung của các khoản chi phí khác nhau: TK 6271 – “Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272 – “Chi phí vật liệu” TK 6273 – “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274 – “Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6275 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6276 – “Chi phí bằng tiền khác”. 1.6.3.4Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung; Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung sẽ ghi sổ các sổ tài khoản chi tiết và sổ tài khoản tổng hợp TK 627 cùng các tài khoản khác có liên quan: Nợ TK 627 Có TK 334 - Chi phí về tiền lương nhân viên phân xưởng Có TK 338 - Khoản trích theo lương của công nhân phân xưởng Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng Có TK 152 - vật liệu dùng ở phân xưởng Có TK 153 – công cụ dụng cụ dùng cho PX phân bổ 1 lần Có TK 142 – công cụ dụng cụ dùng cho PX phân bổ nhiều lần Có TK 111, 112 – khoản chi khác bằng tiền. - Cuối kỳ, kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Nợ TK 154 Có TK 627 1.6.4Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 1.6.4.1Hạch toán các thiệt hại về sản phẩm hỏng 1.6.4.1.1 Khái niệm 12
  24. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật sản xuất về màu sắc, kích thước. Sự không thỏa mãn đó có thể do những nguyên nhân liên quan đến trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong. Việc tạo ra các sản phẩm gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể để tránh trường hợp các sản phẩm này đưa ra thị trường tiêu thụ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp. 1.6.4.1.2 Phân loại Tùy theo mức độ hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: - Sản phẩm hỏng sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật, có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế (chi phí sửa chữa thấp hơn chi phí chế tạo ban đầu và sau khi sửa chữa xong thì sản phẩm này có giá trị gần như thành phẩm). - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc cũng có thể sửa chữa được nhưng lại quá tốn kém, không có lợi ích về kinh tế. Về mặt quản lý có hai loại sản phẩm hỏng: - Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm sản xuất. Các chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ đi phế liệu thu hồi được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. - Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản xuất do các nguyên nhân bất thường xảy ra như mất điện, hư hỏng máy móc thiết bị, , phần này doanh nghiệp phải xử lý, không được tính vào giá thành sản phẩm. 1.6.4.1.3 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp)  Đối với sản phẩm hỏng sữa chữa được Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với nội dung của từng 13
  25. khoản chi sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sữa chữa phát sinh sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan. Trường hợp sản phẩm hỏng được phát hiện khi đã nhập kho thì tiến hành xuất kho sản phẩm đó rồi đưa xuống xưởng để sữa chữa. - Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh: Nợ TK 621, 622, 627 (nếu có) Có TK liên quan - Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh: Nợ TK 154 (Sản phẩm hỏng) Có TK 621 Có TK 622 Có TK627 (nếu có) - Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh: Nợ TK 154 (SP đang chế tạo) – tính vào giá thành Nợ TK 1388 – bắt bồi thường Nợ TK 811 – tính vào chi phí khác Có TK 154 (SP hỏng) – chi phí sửa chữa.  Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được để ghi: Nợ TK 154 (SP hỏng) Có TK 154 – phát hiện trong quá trình SX Có TK 155 – phát hiện trong kho thành phẩm Có TK 157 – hàng gửi bán bị trả lại Có TK 632 – hàng bán bị trả lại - Căn cứ trị giá phế liệu thu hồi được để ghi: Nợ TK 152 (phế liệu) Có TK 154 (SP hỏng) - Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi: Nợ TK 154 (SP đang chế tạo) – tính vào giá thành SP 14
  26. Nợ TK 1388 – bắt bồi thường Nợ TK 811 – tính vào chi phí khác Có TK 154 (SP hỏng) – khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. 1.6.4.2Hạch toán các thiệt hại ngừng sản xuất 1.6.4.2.1 Khái niệm Trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có thể xảy ra một số trường hợp phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên nhiên vật liệu, hỏa hoạn, thiên tai Trong khoảng thời gian này dù không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, duy trì hoạt động quản lý 1.6.4.2.2 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) - Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do sửa chữa máy móc, bảo dưỡng, do tính thời vụ ) và có lập dự toán chi phí cho thời gian ngừng sản xuất Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Khi phát sinh chi phí thực tế: Nợ TK 335 Có TK 334, 338, 152 Cuối niên độ phải điều chỉnh khoản trích trước theo số thực tế phát sinh. + Nếu khoản trích trước > số thực tế thì: Nợ TK 335 Có TK 622, 627 + Nếu khoản trích trước < khoản thực tế thì: Nợ TK 622, 627 Có TK 335 - Trường hợp ngừng sản xuất ngoài dự kiến Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất: Nợ TK 811 Có TK 334, 338, 152 15
  27. Các khoản thu do bắt bồi thường thiệt hại: Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 711 1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng trên cơ sở các khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tiến hành tập hợp chi phí. - Cuối tháng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 - Sau khi xác định giá thành sản phẩm, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 155 “thành phẩm” – nhập kho Nợ TK 157 “hàng gửi đi bán” – gửi bán Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” – bán trực tiếp Có TK 154 – tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp mà chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (> = 80%). Theo đó, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính hết vào giá thành sản phẩm. CPSX CPSX dở dang đầu kỳ + CPNVLTT phát sinh trong kỳ Số lượng dở dang = Số lượng SP hoàn * SP dở dang + Số lượng SP dở dang cuối kỳ cuối kỳ thành trong kỳ cuối kỳ 16
  28. 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có chi phí sản xuất với những khoản mục chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí. Theo phương pháp này, CPSX dở dang cuối kỳ được xác định theo giá trị NVL, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Cách tính: - Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm quy đổi = Số lượng SPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD - Xác định chi phí NVL trực tiếp và chi phí sản xuất của SPDD cuối kỳ. Trong đó chi phí NVLTT được xác định theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp như trên, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được xác định như sau: CPNCTT CPNCTT và CPSXC CPNC và CPSXC phát sinh Số lượng SPDD + và CPSXC dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ quy đổi = * dở dang Số lượng SP hoàn Số lượng SPDD cuối kỳ thành SP hoàn + cuối kỳ thành trong kỳ quy đổi thành SP hoàn thành thành - Xác định trị giá sản phẩm dở dang Trị giá SPDD Chi phí NVLTT của Chi phí NC và CPSXC của = + cuối kỳ SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp đã xây dựng được mức CPSX hợp lý, việc quản lý và thực hiện theo định mức là ổn định, ít có biến động. Căn cứ vào mức tiêu hao cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Chi phí SPDD Tổng số lượng SPDD Định mức = * Tỷ lệ hoàn thành * cuối kỳ cuối kỳ chi phí Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh chóng, dễ dàng. Nhược điểm: Nhiều khi mức độ tính toán chính xác không cao vì có sự chênh lệch giữa thực tế và định mức. 17
  29. 1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.9.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với nhau. Công thức tính như sau: Tổng giá thành SP CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang = + - hoàn thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị SP = Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Nhược điểm: chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm dở dang ít. 1.9.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng một thứ NVL thu được nhiều sản phẩm khác nhau (hóa chất, cơ khí, dệt kim ), hay nói cách khác chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là sản phẩm hoàn thành. Trình tự tiến hành tính giá thành như sau: - Bước 1: quy đổi số lượng thực tế tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số cho sẵn để làm tiêu thức phân bổ Tổng số lượng của SP quy đổi = Số lượng SP sản xuất thực tế * Hệ số quy đổi - Bước 2: xác định giá thành của sản phẩm quy đổi Tổng giá thành SP quy đổi Giá thành 1 SP quy đổi = Tổng số lượng SP quy đổi 18
  30. - Bước 3: tính giá thành thực tế từng sản phẩm Giá thành Số lượng SP sản xuất Hệ số của Giá thành 1SP = * * đơn vị thực tế của SP đó SP đó quy đổi 1.9.3Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn (nhiều bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn và được kết chuyển lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo. Phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp tính giá thành: - Phương pháp kết chuyển song song + Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn diễn ra song song với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh + Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành + Công thức tính: Giá thành SP CPNVL Chi phí Chi phí + Chi phí ở = + + + hoàn thành trực tiếp ở bước 1 ở bước 2 bước n - Phương pháp kết chuyển tuần tự + Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều giai đoạn sản xuất, sản phẩm ở giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn sau và ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm. + Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng. + Công thức tính: Căn cứ vào các chi phí phát sinh ở công đoạn 1 để tính giá thành bán thành phẩm ở công đoạn 1 19
  31. Căn cứ vào giá thành bán thành phẩm ở công đoạn 1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn 2 và các chi phí phát sinh ở công đoạn 2 để tính giá thành bán thành phẩm ở công đoạn 2 Tương tự, căn cứ vào giá thành bán thành phẩm công đoạn n-1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn n và các chi phí phát sinh ở công đoạn n để tính giá thành thành phẩm cuối cùng.  Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽ và có kế hoạch sản xuất ổn định.  Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn. 1.9.4Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ (các doanh nghiệp mía đường, bia ). Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Tổng giá thành Chi phí Tổng chi phí phát Chi phí SXDD Giá trị = + - - SP chính SXDD đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ SP phụ 1.9.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý. Công thức tính giá thành: Giá thành thực Giá thành Số lượng SP Tỷ lệ = ± ± tế sản phẩm định mức hoàn thành giá thành Ưu điểm: Nhanh chóng phát hiện các khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục giúp cho nhà quản lý có những biện pháp kịp thời để tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành. Nhược điểm: phải tiến hành tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế. 1.9.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. 20
  32. Từng đơn đặt hàng chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vừa là đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. Kỳ tính giá thành là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Khi những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của sản phẩm dở dang. Ưu điểm: linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện, chỉ quan tâm tới từng đơn đặt hàng. Nhược điểm: rời rạc, không thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác nhau, sẽ gặp khó khăn nếu khách hàng yêu cầu báo giá trước. 21
  33. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG 2.1. Giới thiệu chung về công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1. Thông tin chung - Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG - Tên viết tắt : XUÂN HƯƠNG CO.LTD - Địa chỉ : 79 KC Thoại Ngọc Thầu - Hiệp Tân - Tân Phú - Điện thoại : 083.6008294 - Fax : 083.8659631 - MST : 0302334288 - Số tài khoản ngân hàng: 0421003711503 Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TpHCM - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất các loại vải phục vụ cho may mặc. Các mặt hàng sản xuất chính như: vải gấm, vải quần tây (kaki, lanh, coton, thun ). Khách hàng của công ty trong phạm vi cả nước. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Dệt Xuân Hương được hình thành từ tháng 10 năm 2001 theo giấy phép kinh doanh số 4102005230 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp ngày 08 tháng 06 năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2002. Tổng số vốn ban đầu: 25.000.000.000 đồng Trong đó: Nguồn vốn cố định: 21.122.156.271 đồng Nguồn vốn lưu động: 3.806.443.729 đồng Quỹ xí nghiệp: 71.400.000 đồng. Khi mới thành lập và đi vào hoạt động, công ty TNHH Dệt Xuân Hương đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, bạn hàng. Tuy nhiên, với việc tận dụng tốt những lợi thế cũng như sự nhạy bén trong cách quản lý của Ban Giám đốc, công ty đã ngày càng phát triển và lớn mạnh. Cho tới thời điểm này, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Lúc đầu công ty chỉ có khoảng bốn chục công nhân viên nhưng đến nay con số đó đã đạt mức gần 300 người, cùng 22
  34. với đó là hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ ngày càng được cải tiến, các mặt hàng sản xuất của công ty ngày càng nhiều. Trong suốt quá trình hoạt động công ty luôn hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra. Có thể nói, công ty TNHH Dệt Xuân Hương đang ngày càng khẳng định được uy tín của mình trên thị trường hiện nay. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Mục tiêu hoạt động của công ty Công ty TNHH Dệt Xuân Hương hoạt động với mục tiêu là quản lý thống nhất dây chuyền dệt nhuộm và hoàn tất sản phẩm nhằm mục tiêu duy trì khả năng hoạt động liên tục, không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân viên đồng thời liên tục cải tiến mẫu mã để phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất để hạn chế sử dụng sức người trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất sản xuất sản phẩm, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng của công ty TNHH Dệt Xuân Hương là vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng về các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có vải sợi, để phục vụ các yêu cầu đó, công ty đã đẩy mạnh việc dệt vải để sản xuất nhiều loại vải hơn với công suất 25.000 mét/ngày, cung cấp vải cho các tỉnh thành trong cả nước. Dệt vải và thay đổi mẫu mã kịp thời để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu mà Ban Giám đốc đề ra cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Luôn tìm tòi, nghiên cứu để ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật trong ngành dệt để không ngừng đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất trong sản xuất cũng như sửa đổi quy trình về cung cấp và sử dụng vải sợi. 2.1.2.3. Quy mô hoạt động của công ty Công ty TNHH Dệt Xuân Hương hoạt động với đội ngũ nhân viên khoảng 275 người. Trong đó: Nhân viên văn phòng 30 người Nhân viên gián tiếp - Trình độ đại học 10 người - Trình độ trung cấp 14 người Công nhân trực tiếp 221 người 23
  35. Công ty tiến hành sản xuất rất nhiều loại vải: kaki, lanh (tôn), coton, thun cá sấu, Thị trường của công ty rộng khắp, bao gồm những công ty, xí nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, các tỉnh miền tây, đặc biệt phải kể đến là các tỉnh thành phía Bắc nước ta như Hà Nội, Bắc Ninh Công ty TNHH Dệt Xuân Hương có 6 phân xưởng sản xuất: - Phân xưởng 1: Xưởng sợi se ở 55 Quảng Hiền, Phường 11, Quận Tân Bình - Phân xưởng 2: Dệt máy nước (dệt các mặt hàng vải quần tây, kaki ) ở 365 - 367 Thoại Ngọc Hầu, Quận Tân Phú - Phân xưởng 3: Dệt máy nước ( dệt thoi, dệt vải gấm ) ở 79 KC, Thoại Ngọc Hầu, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú - Phân xưởng 4: Xưởng xà ở 81 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân - Phân xưởng 5: Xưởng nhuộm ở Tân Tạo, Phường 8, Quận Tân Bình - Phân xưởng 6: Xưởng căng ở 57 Quảng Hiền, Phường 11, Quận Tân Bình. 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH KỸ THUẬT KINH DOANH Phòng Phòng Phòng Phòng kỹ Phòng Phòng tổ chức thanh kế hoạch thuật thiết kế kế toán hành tra kiểm vật tư chánh soát PX1: PX2: PX3: PX4: PX5: PX6: Xưởng Xưởng Dệt Xưởng Dệt Xưởng Xưởng Xưởng Se nước 1 nước 2 Xà Nhuộm Căng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty Do công ty mới được thành lập nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tập trung chuyên môn cao, nhiệm vụ quyền hạn đều nằm trong khả năng của công ty. 24
  36. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến do đó dù nhận được sự trợ giúp của các phòng chức năng nhưng giám đốc vẫn là người ra quyết định cuối cùng. 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban - Ban Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật, quy định của nhà nước, theo thỏa ước của công nhân viên chức. Giám đốc công ty có quyền quyết định và điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban, phân xưởng trực thuộc công ty, có quyền tuyển chọn lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên, có quyền khen thưởng người có thành tích, thi hành kỷ luật, cho thôi việc đối với người vi phạm nội quy, quy chế áp dụng. Phụ giúp Giám đốc có 3 phó giám đốc: - Phó Giám đốc nội chính - Phó Giám đốc kỹ thuật - Phó Giám đốc kinh doanh - Phòng tổ chức hành chánh: Chịu trách nhiệm về nhân sự, theo dõi biến động về lao động, tuyển dụng lao động khi có nhu cầu. Phòng còn xây dựng các biểu định mức lao động, lập kế hoạch khen thưởng và chịu trách nhiệm về các công tác hành chính khác trong công ty như bảo vệ an ninh trật tự, tiếp khách, phòng cháy chữa cháy. - Phòng thanh tra kiểm soát: Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra lỗi sản phẩm từ đó đưa ra định mức để tính lương sản phẩm cho công nhân. - Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất đơn đặt hàng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, gia công dựa trên những thông tin thu thập được từ phòng kế toán. Nhân viên điều phối cân đối kế hoạch sản xuất dựa trên khả năng sản xuất của công ty, cân đối định mức nguyên vật liệu cho từng mã hàng để cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả. Tổ chức lập và hoàn thành các thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu. - Phòng kỹ thuật: Căn cứ vào hồ sơ về quy cách, mẫu mã, thông số kỹ thuật của sản phẩm, phòng kỹ thuật dựa vào hồ sơ tiến hành dệt và nhuộm thử mẫu để chào khách hàng. Nhân viên tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thời gian, lên bản mẫu sản phẩm và gửi cho các phân xưởng chuẩn bị sản xuất, hướng dẫn toàn bộ khâu kỹ thuật cho các phân xưởng. 25
  37. - Phòng thiết kế: Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và yêu cầu của khách hàng mà bộ phận thiết kế có nhiệm vụ tạo ra những mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán trong công ty. Phản ánh lên Giám đốc một cách kịp thời, chính xác trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý của công ty giúp Giám đốc nắm được cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi kỳ của công ty. Cung cấp thông tin giúp lãnh đạo quản lý nguyên vật liệu, tiền vốn và các quỹ của công ty. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH dệt Xuân Hương 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sơ đồ 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán nguyên Kế toán thanh Kế toán ngân Kế toán giá vật liệu toán hàng thành Chức năng của từng bộ phận  Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng kế toán. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về các số liệu báo cáo tài chính của công ty. Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ đồng thời theo dõi quản lý phần kế toán tổng hợp và các phần kế toán khác, triển khai các chế độ kế toán Nhà nước ban hành.  Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi phát sinh tăng giảm nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, tập hợp số liệu và báo cáo cho kế toán trưởng.  Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền, phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, 26
  38. hợp pháp của các hóa đơn, chứng từ, đảm bảo phù hợp theo quy định của Nhà nước. Hạch toán việc thu, chi tiền mặt, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền của công ty.  Kế toán ngân hàng: lập hồ sơ để xin vay vốn ngân hàng khi có nhu cầu, lập bảng kê nộp séc, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền hay ủy nhiệm chi và nộp ra ngân hàng. Báo cáo cho kế toán tổng hợp đối chiếu công nợ và tiền về hàng tháng.  Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự, xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.  Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ lập các bút toán, kết chuyển, và tính toán kết quả trên các báo cáo bảng biểu kế toán hàng tháng nộp lên kế toán trưởng. 2.1.4.2. Hình thức sổ sách kế toán Công ty TNHH Dệt Xuân Hương sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ Sổ, thẻ kế toán kế toán cùng loại chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 27
  39. Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hệ thống tài khoản Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 30/03/2006 của bộ trưởng BTC. 2.1.4.3. Chính sách chế độ kế toán áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán: năm, bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng – chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh theo tỷ giá công bố của ngân hàng. - Nguyên tắc đánh giá tài sản: trừ lũy kế số khấu hao đã trích - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1Đặc điểm sản xuất Công ty TNHH Dệt Xuân Hương sản xuất mặt hàng vải các loại cho các đối tác trong nước, hoạt động chủ yếu theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với quy trình công nghệ khép kín, giản đơn và liên tục. Công ty sản xuất hai loại sản phẩm chủ yếu: vải khổ 1,2 mét; vải khổ 1,6 mét. Mỗi loại sản phẩm có nhiều mặt hàng như các loại vải gấm, coton, tôn, trong đó có mặt hàng vải kaki FOSMOSA. 28
  40. 2.2.1.2 Nội dung và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm của công ty Hiện nay công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau, đòi hỏi việc tính toán giá thành khá phức tạp. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ hoạt động. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất và kỳ tính giá thành là hàng tháng. Trong tháng 4 năm 2014, công ty TNHH Dệt Xuân Hương sản xuất khá nhiều mặt hàng như các loại vải kaki, thun cá sấu, TC65/35, cotton 4 chiều 100% mỗi mặt hàng đều có nhiều loại khổ vải khác nhau như khổ 1,2 mét, 1,6 mét. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu tìm hiểu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là vải kaki với 2 khổ vải 1,2 mét và 1,6 mét hoàn thành trong tháng 4 năm 2014. Công ty TNHH Dệt Xuân Hương hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp trong việc chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu để tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất từng loại vải. - Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm lương chính, lương phụ cấp, tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ Đối với chi phí này phải phân bổ cho từng đối tượng cụ thể như sau: Chi phí nhân công Tổng chi phí nhân công trực tiếp số mét vải a trực tiếp phân bổ tham gia sản xuất trong kì hoàn thành = X cho loại vải a Tổng số mét vải hoàn thành trong kì trong kì - Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung khác nhau như chi phí về nhiên liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, tiền điện, nước, điện thoại Tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng sẽ được phân bổ cho từng đối tượng cụ thể như sau: Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất chung trong kì số mét vải a hoàn = * phân bổ cho loại vải a Tổng số mét vải hoàn thành trong kì thành trong kì 29
  41. 2.2.1.3Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.3.1 Nội dung và đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính để sản xuất vải: các loại sợi thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài được công ty nhập khẩu trực tiếp hoặc mua của các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước. Ví dụ như sợi Poly 75D/36F, sợi SPANDEX 20, sợi PE 40/1, sợi 195D/108F, sợi 150D/48F, sợi 170D/96F Hai loại sợi chính để sản xuất vải kaki là sợi 135D/108F và sợi 170D/96F. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà công ty sử dụng loại sợi phù hợp để sản xuất. Với sản phẩm vải kaki mã FOSMOSA, sợi được sử dụng để sản xuất là sợi 170D/96F. Vật liệu phụ: các loại hóa chất dùng để nhuộm hoặc hoàn tất vải. Ví dụ như các chất làm mềm vải, các chất chống nhăn, thuốc nhuộm, hồ keo Công ty TNHH Dệt Xuân Hương tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh. Tất cả các loại nguyên vật liệu sau khi mua về đều phải qua nhập kho. Kế toán sử dụng các phiếu nhập kho để theo dõi tình hình nguyên vật liệu nhập vào kho của công ty, đến khi xuất kho thì kế toán sẽ sử dụng phiếu xuất kho để theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu làm căn cứ tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm của công ty được xác định và quản lý theo định mức. 2.2.1.3.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu - Bảng phân bổ chi phí NVLTT cho từng đối tượng cụ thể - Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng 4 năm 2014, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất. Bảng 2.1:Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu tháng 4 năm 2014 30
  42. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. STT Ngày Chứng từ Tên mặt hàng Thành tiền 39 14/4 PX37 Xuất sợi 170D/96F 878.587 40 14/4 HD04 Xuất hóa chất Dis Black Gl 38.808 41 15/4 HD05 Xuất hồ RESIN chống nhăn NMT 26.714 42 15/4 HD06 Xuất chất xúc tác NKS 4.692 43 15/4 PX38 Xuất sợi SPANDEX 20 244.866 44 15/4 PX39 Xuất sợi POLY 75D/36F 92.344 45 16/4 PX40 Xuất sợi 170D/96F 581.196 46 16/4 PX41 Xuất sợi VISCO 28 42.855 47 16/4 PX42 Xuất sợi SPANDEX 20 34.678 48 17/4 PX43 Xuất sợi SPANDEX 20 24.579 49 17/4 PX44 Xuất sợi PE 40/1 111.366 50 17/4 PX45 Xuất sợi 135D/108F 115.800 51 17/4 PX46 Xuất sợi 195D/108F 204.534 52 18/4 PX47 Xuất sợi 170D/96F 1.063.247 53 18/4 HD07 Xuất hóa chất Dis Black Gl 9.286 54 18/4 HD08 Xuất hồ RESIN chống nhăn NMT 19.133 55 18/4 PX48 Xuất sợi PE 40/1 221.563 . Cộng 11.927.120 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 31
  43. Trên mỗi phiếu xuất kho có ghi rõ NVL được xuất dùng cho sản xuất từng loại vải cụ thể, do đó, căn cứ vào bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất cùng với các phiếu xuất kho của công ty, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng loại vải mà công ty sản xuất trong kỳ. Bảng 2.2: Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất cho sản xuất tại Công ty TNHH Dệt Xuân Hương tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG PHÂN BỔ 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú CHI PHÍ NVLTT XUẤT CHO TỪNG LOẠI VẢI Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. STT Ghi nợ TK 621 Ghi có TK 152 1. NVL để sản xuất vải kaki FOSMOSA 3.942.306 2. - Sợi 170D/96F 3.810.941 3. - Hóa chất Dis Black Gl 78.474 4. - Hồ RESIN chống nhăn NMT 45.847 5. - Chất xúc tác NKS 7.314 6. NVL để sản xuất vải kaki TT 1.483.643 7. - Sợi 135D/108F 1.050.125 8. - Sợi SPANDEX 20 347.540 9. - Hóa chất Dis Black Gl 56.190 10. - Hồ RESIN chống nhăn NMT 27.023 11. - Chất xúc tác NKS 2.765 12. NVL để sản xuất vải cotton 1.254.353 13. - Sợi Coton 36 902.589 14. - Sợi SPANDEX 20 298.714 15. - Hóa chất RESOLIN 49.458 . Cộng 11.927.120 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 32
  44. Căn cứ vào tổng các phiếu xuất kho và bảng phân bổ chi phí NVLTT xuất dùng cho từng loại vải, kế toán của công ty tiến hành lập bảng tổng hợp chứng từ cùng loại của từng loại vải sản xuất trong tháng. Bảng 2.3:Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG LOẠI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Mẫu số: 04 – H Loại chứng từ gốc: Phiếu xuất NVLTT sản xuất Đơn vị tính: ngàn đồng. Số Ghi nợ tài khoản 621 Ngày Nội dung nghiệp vụ kinh tế chứng Ghi có các tài khoản phát sinh Số tiền từ 152 29/4 Xuất NVL chính SX vải kaki FOSMOSA 3.810.941 3.810.941 29/4 Xuất VL phụ SX vải kaki FOSMOSA 131.635 131.635 29/4 Xuất NVL chính SX vải kaki TT 1.397.665 1.397.665 29/4 Xuất VL phụ SX vải kaki TT 85.978 85.978 Cộng 11.927.120 11.927.120 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 2.2.1.3.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tuy có nhiều phân xưởng và sản xuất nhiều loại vải khác nhau nhưng công ty TNHH Dệt Xuân Hương đã không mở tài khoản chi tiết cho tài khoản 621 2.2.1.3.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Cuối tháng kế toán giá thành căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất cho từng sản phẩm, bảng tổng hợp 33
  45. chứng từ gốc cùng loại của từng loại vải để ghi chứng từ ghi sổ TK 621, sổ cái TK 621 và các TK khác có liên quan. Sau đó tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất vải (vải kaki) vào chứng từ ghi sổ TK 154. Bảng 2.4: Chứng từ ghi sổ TK 621 tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG CHỨNG TỪ GHI SỔ 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Ngày 29 tháng 4 năm 2014 Số: 10 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Số hiệu TK Trích yếu Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 29/4 Chi phí NVL trực tiếp 621 152 11.927.120 Cộng 11.927.120 Kèm theo .chứng từ gốc Người lập biểu (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Các chứng từ ghi sổ của công ty TNHH Dệt Xuân Hương có thêm phần số chừng từ , ngày, tuy nhiên lại không ghi rõ là chứng từ này là cuả tài khoản nào. Bảng 2.5: Sổ cái TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 4 năm 2014. 34
  46. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CÁI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có Dư đầu kì 152 PX37 14/4 Xuất sợi 170D/96F 878.587 152 HD04 14/4 Xuất hóa chất Dis Black Gl 38.808 152 HD05 15/4 Xuất hồ Resin chống nhăn NMT 26.714 152 HD06 15/4 Xuất chất xúc tác NKS 4.692 152 PX38 15/4 Xuất sợi SPANDEX 20 244.866 152 PX39 15/4 Xuất sợi POLY 75D/36F 92.344 152 PX40 16/4 Xuất sợi 170D/96F 581.196 152 PX41 16/4 Xuất sợi VISCO 28 42.855 152 PX42 16/4 Xuất sợi SPANDEX 20 34.678 152 PX43 17/4 Xuất sợi SPANDEX 20 24.579 152 PX44 17/4 Xuất sợi PE 40/1 111.366 . 29/4 Kết chuyển chi phí NVLTT sản 154 3.942.576 xuất vải kaki FOSMOSA 29/4 Kết chuyển chi phí NVLTT sản 154 1.483.643 xuất vải kaki TT . Cộng phát sinh 11.927.120 11.927.120 Dư cuối kì (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 35
  47. 2.2.1.4Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.1.4.1 Nội dung và đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của các sản phẩm, hơn nữa có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của công ty đối với người lao động do vậy hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ góp phần vào việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành sản phẩm mà còn giúp việc thanh toán chi trả lương kịp thời, khuyến khích người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra thành phẩm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Hình thức tiền lương tại công ty: công ty áp dụng hình thức trả lương cố định theo tháng. Theo hình thức này thì mức lương phải trả cho người lao động căn cứ vào ngày làm việc. Ngoài khoản tiền lương theo sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất còn lãnh các khoản phụ cấp như: tiền tăng ca, tiền phụ cấp, và trích nộp các khoản bảo hiểm được tính như sau: - Trích BHXH 26% lương cơ bản trong đó 18% tính vào chi phí của công ty, 8% người lao động phải nộp - Trích BHYT 4,5% lương cơ bản trong đó 3% tính vào chi phí của công ty, 1,5% người lao động phải nộp - Trích BHTN 2% lương cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí của công ty, 1% người lao động nộp - Kinh phí công đoàn chiếm 2% lương cơ bản tính vào chi phí của công ty. 2.2.1.4.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng thanh toán lương và phụ cấp - Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ - Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Cuối tháng, kế toán giá thành căn cứ vào bảng thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân viên để tiến hành lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của công ty. 36
  48. Bảng 2.6:Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Ghi có TK 334 TK 338 các TK Tổng cộng Ghi nợ Lương Khác Cộng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng các TK TK622 936.910 936.910 168.644 28.107 9.369 18.738 224.858 1.161.768 TK642 112.540 112.540 20.257 3.376 1.125 2.251 27.009 139.549 Cộng 1.049.450 1.049.450 188.901 31.483 10.494 20.989 251.867 1.301.317 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 37
  49. Căn cứ vào bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của công ty, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, làm cơ sở để tiến hành ghi sổ các tài khoản có liên quan. Bảng 2.7:Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại tháng 4 năm 2014 của công ty TNHH Dệt Xuân Hương. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG LOẠI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Mẫu số: 04 – H Loại chứng từ gốc: Bảng thanh toán lương cho công nhân Đơn vị tính: ngàn đồng. Số Ghi nợ tài khoản 622 Nội dung nghiệp vụ kinh tế Ngày chứng Ghi có các tài khoản phát sinh Số tiền từ 334 338 29/4 Tiền lương nhân công trực tiếp 936.910 936.910 29/4 Các khoản trích theo lương 224.858 224.858 Cộng 1.161.768 936.910 224.858 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 2.2.1.4.3 Tài khoản sử dụng Hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng: - Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Công ty TNHH Dệt Xuân Hương không mở tài khoản chi tiết cho TK 622. 2.2.1.4.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Cuối tháng kế toán giá thành căn cứ vào các chứng từ như Bảng thanh toán lương và phụ cấp, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng tổng hợp chứng từ cùng loại để ghi vào chứng từ ghi sổ TK 622, sổ cái TK 622 và các tài khoản khác có liên quan. Sau đó tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chứng từ ghi sổ TK 154. Bảng 2.8: Chứng từ ghi sổ TK 622 tháng 4 năm 2014. 38
  50. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG CHỨNG TỪ GHI SỔ 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Ngày 29 tháng 4 năm 2014 Số: 19 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 29/4 Phân bổ tiền lương trong tháng 622 334 936.910 29/4 Các khoản trích theo lương 622 338 224.858 Cộng 1.161.768 Kèm theo .chứng từ gốc Người lập biểu (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Bảng 2.9: Bảng số cái TK 622 tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CÁI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có Dư đầu kì 29/4 Phân bổ tiền lương trong tháng 334 936.910 29/4 Các khoản trích theo lương 338 224.858 29/4 Kết chuyển chi phí NCTT 154 1.161.768 Cộng phát sinh 1.161.768 1.161.768 Dư cuối kì (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 39
  51. 2.2.1.5Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.1.5.1 Nội dung và đặc điểm chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của công ty là những chi phí phục vụ cho công tác điều hành quản lý sản xuất tại các phân xưởng, bao gồm các chi phí sau: - Chi phí vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế: + Nhiên liệu: xăng, nhớt, dầu lau máy phục vụ quá trình sản xuất + Phụ tùng thay thế: là những chi tiết máy móc phục vụ cho quá trình sữa chữa, thay thế những bộ phận máy móc như: vòng bi, mô - tơ, ống nhôm - Chi phí khấu hao tài sản cố định: + Hiện nay công ty khấu hao tài sản cố định hằng theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ trích được quy định cho từng nhóm tài sản. + Ngoài ra, công ty còn trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính ở phân xưởng 4. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, điện thoại, - Chi phí khác: Chi phí sữa chữa công cụ, dụng cu, sửa chữa nhà xưởng 2.2.1.5.2 Chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán: - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Cuối tháng, kế toán giá thành căn cứ vào các hóa đơn tiền điện, tiền nước , các phiếu xuất kho công cụ dụng cụ để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty. Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 4 năm 2014. 40
  52. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Diễn giải Số tiền Ngày Số hiệu ¼ XVLP03 Dầu D.O cho phân xưởng 1 8.093 2/4 XVLP04 Dầu D.o cho phân xưởng 5 29.978 3/4 HD10304 Dụng cụ vệ sinh máy cho 6 xưởng 3.225 ¾ XVLP12 Chất làm mềm vải cho phân xưởng 5 1.005 7/4 XVLP16 Kim máy dệt phân xưởng 3 25.304 7/4 XVLP16 Cánh quạt thổi bụi 2.000 HD4419 Dầu D.O cho phân xưởng 4 12.035 29/4 HD2269913 Tiền điện ở phân xưởng1 94.833 29/4 HD2344105 Tiền điện ở phân xưởng 2 191.505 29/4 Khấu hao TSCĐ cho phân xưởng 1 82.982 29/4 Khấu hao TSCĐ cho phân xưởng 2 130.982 Cộng 1.935.578 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Căn cứ vào các hóa đơn tiền điện, tiền nước, các phiếu xuất vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất, kế toán giá thành tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng sản xuất của công ty. 41
  53. Bảng 2.11: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng của công ty tháng 4/2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO TỪNG PHÂN XƯỞNG 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Ghi có tài khoản TK 627 Ghi nợ các tài khoản Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phân xưởng 4 Phân xưởng 5 Phân xưởng 6 Tổng cộng TK 111 6.970 9.694 11.746 13.064 21.754 9.687 72.915 Tiền nước 1.313 5.553 4.895 8.646 15.365 1.574 37.346 Tiền điện thoại 1.131 902 1.025 956 1.422 992 6.428 Chi phí khác 4.526 3.239 5.826 3.462 4.967 7.121 29.141 TK 153 20.452 53.789 38.958 36.146 34.678 25.858 209.881 công cụ dụng cụ 20.452 53.789 38.958 36.146 34.678 25.858 209.881 TK 152 20.814 61.036 19.991 38.535 83.438 76.952 300.766 Nhiên liệu 20.814 61.036 19.991 38.535 83.438 76.952 300.766 TK 112 94.833 191.505 104.354 109.690 159.579 133.853 793.814 Tiền điện 94.833 191.505 104.354 109.690 159.579 133.853 793.814 TK 214 82.982 130.982 61.330 142.763 79.109 61.036 558.202 Khấu hao TCSĐ 82.982 130.982 61.330 142.763 79.109 61.036 558.202 Tổng cộng 226.051 447.006 236.379 340.198 378.558 307.386 1.935.578 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Căn cứ vào các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, tổng các phiếu xuất kho vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất, kế toán giá thành tiến hành lập bảng chứng từ cùng loại làm cơ sở để ghi sổ kế toán. Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại 42
  54. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG LOẠI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Tháng 04 năm 2014 Mẫu số: 04 – H Loại chứng từ gốc: Phiếu xuất VLP, hóa đơn điện, nước cho phân xưởng Đơn vị tính: ngàn đồng. Ghi nợ tài khoản 627 Số chứng Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát Ngày Ghi có các tài khoản từ sinh Số tiền TK 112 TK 153 TK 111 TK 214 TK 152 29/04 HD2269913 Tiền điện ở phân xưởng 1 94.833 94.833 29/04 HD2344105 Tiền điện ở phân xưởng 2 191.505 191.505 29/04 HD1990542 Tiền điện ở phân xưởng 3 104.354 104.354 29/04 HD3239095 Tiền điện ở phân xưởng 4 109.690 109.690 29/04 HD1780907 Tiền điện ở phân xưởng 5 159.579 159.579 29/04 HD2144756 Tiền điện ở phân xưởng 6 133.853 133.853 29/04 Tiền điện thoại, nước ở PX1 6.970 6.970 29/04 . 29/04 CCDC xuất dùng ở PX1 20.452 20.452 29/04 29/04 Nhiên liệu xuất dùng ở PX1 20.814 20.814 29/04 Nhiên liệu xuất dùng ở PX2 61.036 61.036 29/04 . 29/04 Khấu hao TSCĐ ở PX 1 82.982 82.982 29/04 Cộng 1.935.578 793.814 209.881 72.915 558.202 300.766 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 43
  55. 2.2.1.5.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung: + Tài khoản 627PX1 – Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 1 + Tài khoản 627PX2 – Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 2 + Tài khoản 627PX3 – Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 3 + Tài khoản 627PX4– Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 4 + Tài khoản 627PX5 – Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 5 + Tài khoản 627PX6 – Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 6 2.2.1.5.4 Phương pháp kế toán (ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) Bảng 2.13: Bảng sổ chi tiết TK 627 tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng 1 Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có Dư đầu kì 29/4 Tiền điện 112 94.833 29/4 Chi phí nhiên liệu 152 20.814 29/4 Chi phí CCDC 153 20.452 29/4 Chi phí Khấu hao TSCĐ 214 82.982 29/4 Tiền nước, điện thoại 111 6.970 29/4 Kết chuyển chi phí NCTT 154 226.051 Cộng phát sinh 226.051 226.051 Dư cuối kì (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 44
  56. Xem bảng sổ chi tiết TK 627 của phân xưởng 2, 3, 4, 5 và 6 ở phụ lục 2. Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung và bảng tổng hợp chứng từ cùng loại kế toán giá thành tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ TK 627. Bảng 2.14: Bảng chứng từ ghi sổ TK 627 tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG CHỨNG TỪ GHI SỔ 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Ngày 29 tháng 4 năm 2014 Số: 22 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Số hiệu TK Ghi Trích yếu Số tiền Số Ngày Nợ Có chú 29/4 Chi phí công cụ dụng cụ 627 153 209.881 29/4 Chi phí tiền điện 627 112 793.814 29/4 Chi phí nhiên liệu 627 152 300.766 29/4 Chi phí khấu hao TSCĐ 627 214 558.202 29/4 Chi phí tiền nước, điện thoại, chi phí khác 627 111 72.915 Cộng 1.935.578 (kèm theo .gồm các số .) Người lập biểu (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng tổng hợp chứng từ cùng loại và các sổ chi tiết tài khoản 627,kế toán sẽ ghi sổ cái TK 627. Bảng 2.15: Bảng sổ cái TK 627 tháng 4 năm 2014. 45
  57. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CÁI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú TK 627 – Chi phí sản xuất chung Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có Dư đầu kì 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 1 112 94.833 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 2 112 191.505 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 3 112 104.354 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 4 112 109.690 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 5 112 159.579 29/4 Chi phí tiền điện ở PX 6 112 133.853 29/4 Chi phí điện thoại, nước ở PX1 111 6.970 29/4 Chi phí điện thoại, nước ở PX2 111 9.694 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX1 154 226.051 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX2 154 447.008 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX3 154 236.379 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX4 154 340.198 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX5 154 378.558 29/4 Kết chuyển chi phí SXC ở PX6 154 307.386 Cộng phát sinh 1.935.578 1.935.578 Dư cuối kì (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 2.2.1.6Kế toán thiệt hại trong sản xuất 2.2.1.6.1 Thiệt hại do sản phẩm hỏng 46
  58. Tại công ty, sản phẩm hỏng là những sản phẩm bị lỗi do sợi, hóa chất nhưng hầu hết đều nằm trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng không đáng kể nên khoản thiệt hại này không ảnh hưởng nhiều đến giá thành nên không hạch toán chi phí cho sản phẩm hỏng. 2.2.1.6.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất Việc ngừng sản xuất của công ty có thể do máy móc hỏng, mất điện. Máy móc hỏng thì đã có đội ngũ bảo trì máy của công ty trực tiếp sữa chữa nhanh chóng, thời gian sửa chữa không lâu. Còn việc mất điện thường được công ty điện lực thông báo trước, thời gian mất điện cũng ít khi kéo dài và công ty cũng đã trang bị cho mình bộ máy phát điện nên chủ động lên kế hoạch nếu thời gian mất điện kéo dài, do vậy khoản thiệt hại này cũng không đáng kể. Vì vậy, kế toán không tiến hành hạch toán khoản thiệt hại này. 2.2.1.7Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty Công ty TNHH Dệt Xuân Hương thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức và sản lượng hoàn thành tương đương trung bình (theo từng khoản mục nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ), tức chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết vào cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.  Công thức tính: Chi phí sản xuất Chi phí NVLTT định mức Số lượng sản phẩm dở = * dở dang cuối kỳ trên 1 đơn vị sản phẩm dang cuối kỳ Với sản phẩm vải kaki FOSMOSA, trong tháng 4/2014 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức trên 1 đơn vị sản phẩm 144.400 đồng / kg vải mộc. Sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm các mặt hàng vải mộc chưa qua tẩy nhuộm. Trong kỳ, công ty có 3.008 kg vải mộc kaki FOSMOSA chưa qua tẩy nhuộm. Chi phí sản xuất dở dang cuối kì đối với sản phẩm vải kaki FOSMOSA: 144.400 * 3.008 = 434.291.000 (đồng). 2.2.1.8 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, vì trong quá trình sản xuất công ty không hạch toán riêng hai loại chi phí này cho từng loại vải mà tiến hành phân bổ đều theo số lượng từng loại sản phẩm sản xuất ra trong kỳ như sau: 47
  59. Trong tháng 4 năm 2014, công ty đã sản xuất được: Vải khổ 1,2mét: 150.726 mét, trong đó có 28.402 mét vải kaki FOSMOSA Vải khổ 1,6 mét: 402.324 mét, trong đó có 53.334 mét vải kaki FOSMOSA. => Tổng cộng: 553.050 mét, có 81.736 mét vải kaki FOSMOSA. Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho vải kaki FOSMOSA: 1.161.768/ 553.050 * 81.736 = 171.699 (ngàn đồng) Tương tự với chi phí sản xuất chung của các phân xưởng phân bổ cho vải kaki FOSMOSA: 1.935.582 / 553.050 * 81.736 = 286.062 (ngàn đồng). Định kỳ vào cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì. Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 621, 622 và 627, các chi phí sản xuất được tập hợp ở phần trên sẽ được kết chuyển vào bên nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Bảng 2.16: Bảng sổ chi tiết TK 154 tháng 4 năm 2014. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Chi phí SXKD dở dang sản phẩm vải kaki FOSMOSA Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK đối Số tiền Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có Dư đầu kì 359.983 29/4 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 3.942.576 29/4 Kết chuyển chi phí NCTT 622 171.699 29/4 Kết chuyển chi phí SXC 627 286.062 29/4 Nhập kho thành phẩm 155 4.326.029 Cộng phát sinh 4.400.337 4.326.029 Dư cuối kì 434.291 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). Bảng 2.17: Chứng từ ghi sổ tài khoản 154 48
  60. CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG CHỨNG TỪ GHI SỔ 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú Ngày 29 tháng 4 năm 2014 Số: 34 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Số hiệu TK Trích yếu Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 29/4 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 621 11.927.120 29/4 Kết chuyển chi phí NCTT 154 622 1.161.768 29/4 Kết chuyển chi phí SXC 154 627 1.935.578 Cộng 15.024.466 Kèm theo .chứng từ gốc Người lập biểu (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 49
  61. Bảng 2.18: Sổ cái TK 154 CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG SỔ CÁI 79KC – Thoại Ngọc Hầu – Hiệp Tân – Tân Phú TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Tháng 04 năm 2014 Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ TK Số tiền Số Diễn giải đối Ngày Nợ Có hiệu ứng Dư đầu kì 1.045.872 29/4 Kết chuyển CPNVLTT vải kaki FOSMOSA 621 3.942.576 29/4 Kết chuyển CPNVLTT vải kaki TT 621 1.483.643 29/4 Kết chuyển chi phí NCTT 622 1.161.768 29/4 Kết chuyển chi phí SXC 627 1.935.578 29/4 Nhập kho thành phẩm vải kaki FOSMOSA 155 4.326.029 29/4 Nhập kho thành phẩm vải kaki TT 155 1.600.453 Cộng phát sinh 15.024.466 13.639.856 Dư cuối kì 1.384.610 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương). 2.2.2 Tính giá thành sản phẩm vải kaki FOSMOSA của công ty 2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Dệt Xuân Hương được xác định dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên giá thành sản phẩm được tính cho từng mét vải kaki FOSMOSA sản xuất được. 50
  62. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với khối lương lớn, kế hoạch sản xuất tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nên kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng. 2.2.2.2 Tính giá thành sản phẩm vải kaki FOSMOSA của công ty Công ty TNHH Dệt Xuân Hương với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành liên tục trong kỳ. Do đó, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn. Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị SP = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Trong đó: Tổng giá thành vải Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản kaki FOSMOSA hoàn = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành = 359.983 + 4.400.337 – 434.291 = 4.326.029 (ngàn đồng).  Trong kỳ, công ty đã sản xuất được: Vải khổ 1,2mét: 150.726 mét, trong đó có 28.402 mét vải kaki FOSMOSA Vải khổ 1,6 mét: 402.324 mét, trong đó có 53.334 mét vải kaki FOSMOSA. => Tổng cộng:553.050 mét, có 81.736 mét vải kaki FOSMOSA. 2.2.2.2.1 Giá thành vải khổ 1,2 mét Định mức nguyên vật liệu chính cho 1 mét vải khổ 1,2 mét là 0.26 kg/ mét Chi phí nguyên vật liệu chính cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA khổ 1,2 mét (phân bổ theo định mức nguyên vật liệu chính): 3.942.576 / (28.402 * 0,26 + 53.334 * 0,3) * (28.402 * 0,26) = 1.245.002 (ngàn đồng) Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA: 171.699 / 81.736 * 28.402 = 59.663 (ngàn đồng) Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA: 286.062 / 81.736 * 28.402 = 99.402 (ngàn đồng) Giá thành đơn vị sản phẩm: (1.245.002 + 59.663 + 99.402) / 28.402 = 49,4 (ngàn đồng). 51
  63. 2.2.2.2.2 Giá thành vải khổ 1,6 mét Định mức nguyên vật liệu chính cho 1 mét vải khổ 1,6 mét là 0.3 kg/ mét. Chi phí nguyên vật liệu chính cho 53.334 mét vải kaki FOSMOSA khổ 1,6 mét (phân bổ theo định mức nguyên vật liệu chính): 3.942.576 / (28.402 * 0,26 + 53.334 * 0,3) * (53.334 *0,3) = 2.697.574 (ngàn đồng) Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA: 171.699/ 81.736 * 53.334 = 112.036 (ngàn đồng) Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA: 286.062 / 81.736 * 53.334 = 186.660 (ngàn đồng) Giá thành đơn vị sản phẩm: (2.697.573 + 112.036 + 186.660) / 53.334 = 56,2 (ngàn đồng). 52
  64. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Nhận xét về công tác tổ chức kế toán của công ty Là một doanh nghiệp tư nhân nhưng công ty TNHH Dệt Xuân Hương luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Vì vậy quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, và đã tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Sự phát triển của công ty, bên cạnh sự chỉ đạo của ban lãnh đạo còn phải kể đến công tác kế toán của công ty. Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định số 15 /2006 /QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Hệ thống tài khoản này khá đầy đủ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dễ dàng và thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán, việc kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh cũng như kiểm tra nội dung ghi trên chứng từ. Hình thức tổ chức kế toán: Nhìn chung bộ máy kế toán thực hiện tại công ty gọn nhẹ, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán với nhau. Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung giúp giảm bớt lượng nhân viên kế toán, đơn giản hóa công việc kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và quản lý tại công ty. Công việc được phân chia rõ ràng giữa các nhân viên giúp cho công tác kế toán được thực hiện trôi chảy, tạo điều kiện cho các thông tin kế toán được cung cấp một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong công tác kế toán, công việc đó được thực hiện thông qua một chương trình được cài sẵn trong máy vi tính rất phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty. Vì vậy, công việc xử lý thông tin lên bảng biểu rất nhanh chóng làm giảm nhẹ khối lương công việc sổ sách, vấn đề lưu trữ hồ sơ, đồng thời nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên. Hiện nay, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này xác định và đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào thời điểm xảy ra nghiệp vụ. Nắm bắt và quản lý hàng tồn kho thường xuyên liên tục góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý hàng tồn kho. 53
  65. 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty 3.1.2.1So sánh giá thành của sản phẩm vải kaki FOSMOSA qua các năm Bảng 3.1 Bảng so sánh giá thành của Công ty TNHH Dệt Xuân Hương (năm 2011, 2012, 2013, tháng 3, 4 và 5 /2014. Đơn vị tính: ngàn đồng. Vải kaki FOSMOSA khổ 1,2 mét Vải kaki FOSMOSA khổ 1,6 mét Thời gian Đơn giá thành Số lượng (m) Đơn giá thành Số lượng (m) 4/ 2011 42,8 29.435 48,5 50.455 4/ 2012 43,7 29.904 49,6 49.453 4/ 2013 48,8 26.215 55,3 46.433 3/ 2014 49,3 26.005 56,0 45.906 4/ 2014 49,4 28.402 56,2 53.334 5/ 2014 48,0 22.176 54,5 51.709 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương. Theo số liệu của phòng kế toán công ty TNHH Dệt Xuân Hương có thể thấy: - Tình hình sản xuất vải kaki FOSMOSA qua các năm có sự thay đổi, số lượng vải khổ 1,2 mét có xu hướng giảm đi, ngược lại vải khổ 1,6 mét tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này chủ yếu do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Giá thành tính trên mỗi mét vải kaki FOSMOSA cũng thay đổi qua các năm, có xu hướng tăng dần. Giá thành đơn vị của mặt hàng vải kaki FOSMOSA nói riêng và các mặt hàng khác của công ty nói chung tăng lên phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta trong thời gian qua, cụ thể giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên, trong đó phải kể đến việc điều chỉnh tăng mức lương cơ bản, điều này khiến chi phí nhân công trực tiếp của công ty tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành thành phẩm của công ty. - Đặc biệt tháng 4 năm 2013, giá thành đơn vị sản phẩm vải kaki FOSMOSA tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012 trong khi đó, số lượng vải sản xuất được của công ty lại giảm nhiều. Sản lượng sản xuất giảm giá thành đơn vị sản phẩm tăng có thể giải thích do cách 54
  66. chọn tiêu thức phân bổ chi phí chưa hợp lý của công ty - phân bổ đều, đặc biệt là chi phí sản xuất chung. Với cách phân bổ đều chi phí sản xuất chung, khi số lượng sản phẩm sản xuất giảm thì định phí trên mỗi sản phẩm sẽ tăng lên (đặc biệt là chi phí khấu hao TSCĐ), điều này dẫn đến giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng lên. - Trong tháng 5 năm 2014, cả số lượng vải kaki FOSMOSA sản xuất và giá thành đơn vị đều giảm hơn so với tháng 4. Tình hình trong tháng 5, giá xuất kho của nguyên vật liệu sợi 170D/96F giảm còn 138.500 đồng/ kg trong khi tháng 4 là 144.400 đồng/ kg, điều này góp phần giảm đơn giá thành sản phẩm của công ty. 3.1.2.2Một số nhận xét về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Dựa vào bảng 3.1 có thể thấy giá thành đơn vị của sản phẩm vải kaki FOSMOSA nói riêng và các sản phẩm khác của công ty nói chung chịu ảnh hưởng bởi công tác tập hợp chi phí sản xuất của công ty, trong đó có chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. - Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phiếu xuất kho nguyên vật liệu sản xuất, chỉ ghi xuất kho NVL sử dụng để sản xuất theo loại vải mà chưa phân biệt cụ thể theo khổ vải là 1,2 mét hày khổ 1,6 mét. Ngoài ra, công ty TNHH Dệt Xuân Hương không mở tài khoản chi tiết TK 621 theo từng loại vải sản xuất trong kỳ của công ty. Điều này gây khó khăn trong việc theo dõi về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất được. - Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí này doanh nghiệp không hạch toán riêng cho từng loại vải mà tập hợp chung chi phí này của các phân xưởng sau đó phân bổ cho từng loại vải mà công ty sản xuất trong kỳ theo phương pháp phân bổ đều. Vì thời gian sản xuất mỗi loại vải khác nhau, nên phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức số lượng vải sản xuất là chưa hợp lý. - Về kế toán chi phí sản xuất chung, chi phí công cụ dụng cụ cho sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, trị giá cũng khác nhau. Ở công ty, các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất đều được phân bổ giá trị một lần vào thời điểm xuất kho không phân biệt những công cụ dụng cụ xuất kho có giá trị nhỏ hay có giá trị lớn, những công cụ dụng cụ được sử dụng trong một hay nhiều kỳ kế toán, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong kỳ. Cụ thể, ở phân xưởng 2 và phân xưởng 3 của công ty, chi phí kim cho máy dệt có tháng trên 120 55
  67. triệu đồng, có tháng chỉ khoảng 30 – 40 triệu, có tháng lại không có khoản chi phí này. Trong trường hợp này, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh mặc dù tỷ trọng chi phí này trong giá thành sản phẩm không lớn. - Việc trích khấu hao tài sản cố định, các TSCĐ của công ty TNHH Dệt Xuân Hương đều được khấu hao theo đường thẳng trong vòng 10 năm, một số tài sản có giá trị lớn được khấu hao 15 năm, thời gian khấu hao này là khá dài đối với ngành nghề đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ, đặc biệt là ngành dệt may. Cụ thể đối với các máy dệt, trên thị trường hiện nay, loại vải khổ 1,6 mét được ưa chuộng hơn loại 1,2 mét, điều này khiến doanh nghiệp phải tăng năng suất loại vải khổ 1,6 mét bằng cách đầu tư thêm máy dệt vải 1,6 mét đồng thời phải giảm sản lượng vải 1,2 mét bằng cách giảm năng suất hoặc ngừng hoạt động một số máy dệt mặc dù chưa khấu hao hết giá trị. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng tuy đơn giản song sẽ không phản ánh đúng chi phí khấu hao theo thời gian sử dụng. Máy móc thiết bị càng mới thì năng suất cao hơn, sẽ cho ra sản phẩm càng đẹp, chất lượng tốt và được ưa chuộng hơn so với những sản phẩm được làm từ máy cũ, sản phẩm tạo ra từ những máy mới sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi chi phí cố định (chi phí khấu hao TSCĐ) bằng nhau. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 3.2 Kiến nghị Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, tôi nhận thấy được về cơ bản, công tác kế toán của công ty đã đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, áp dụng đúng theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, cụ thể: 1. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Đối với phiếu xuất kho: ghi rõ xuất kho NVL sản xuất cho loại vải nào với khổ vải bao nhiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán giá thành khi tiến hành tập hợp chi phí cho tưng loại khổ vải cụ thể. 56
  68. - Mở thêm tài khoản chi tiết TK 621 theo từng loại sản phẩm của công ty, ví dụ: TK 621 KKF – Chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki FOSMOSA TK 621 KKT – Chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki TT TK 621 CT36 – Chi phí NVLTT để sản xuất vải cotton sợi 36 - Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và giá thành sản phẩm của công ty sẽ phản ánh đúng thực tế chi phí phát sinh thì công ty nên theo dõi cụ thể hơn về chi phí NVLTT cho từng khổ vải đối với các sản phẩm mà công ty sản xuất có nhiều hơn 1 loại khổ vải, cụ thể mở số chi tiết TK 621: TK 621KKF – chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki FOSMOSA TK 621KKF A – chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki FOSMOSA khổ 1,2 mét TK 621KKF B – chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki FOSMOSA khổ 1,6 mét. Tương tự đối với các mặt hàng vải khác của công ty. - Trong quá trình ghi chứng từ ghi sổ TK 621, kế toán giá thành cũng cần ghi rõ ràng chi tiết từng chi phí NVLTT để sản xuất mỗi loại sản phẩm, cụ thể: Bảng 3.2: Mẫu chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ TK 621 – Chi phí NVLTT Đơn vị tính: ngàn đồng. Chứng từ Số hiệu TK Ghi Trích yếu Số tiền Số Ngày Nợ Có chú 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki FOSMOSA 621KKF A 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki FOSMOSA 621KKF B 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki TT 621KKT A 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki TT 621KKT B 152 Cộng 57
  69. 2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc công ty tiến hành phân bổ đều chi phí này là chưa hợp lý vì: + Phân xưởng 2 và 3 chỉ sản xuất một số loại sản phẩm nhất định, cụ thể sản phẩm vải kaki FOSMOSA chỉ được sản xuất ở phân xưởng 2, do đó không thể tính chi phí nhân công trực tiếp của vải kaki FOSMOSA bằng cách phân bổ đều tổng chi phí nhân công của 6 phân xưởng theo số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. + Thời gian máy chạy để sản xuất mỗi loại sản phẩm khác nhau là khác nhau. Từ những lí do trên, công ty TNHH Dệt Xuân Hương nên mở sổ tài khoản chi tiết cho TK 622 theo từng phân xưởng và tiến hành tập hợp và xác định tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp như sau: + Phân xưởng 1 – xưởng sợi se: Tập hợp trên TK 622 PX1 và phân bổ theo số kg sợi cho từng loại sợi + Phân xưởng 2 – xưởng dệt nước (dệt các loại vải quần tây kaki): Tập hợp trên TK 622 PX2 và phân bổ theo số giờ máy chạy cho từng loại vải + Phân xưởng 3 – xưởng dệt nước 2 (dệt các loại vải gấm, dệt thoi): Tập hợp trên TK 622 PX3 và phân bổ theo số giờ máy chạy cho từng loại vải + Phân xưởng 4 – xưởng xà: Tập hợp trên TK 622 PX4 và phân bổ theo số giờ máy chạy cho từng loại vải + Phân xưởng 5 – xưởng nhuộm: Tập hợp trên TK 622 PX5 và phân bổ theo số kg vải cho từng loại vải + Phân xưởng 6 – xưởng căng: Tập hợp trên TK 622 PX6 và phân bổ theo số kg vải cho từng loại vải. 3. Về kế toán chi phí sản xuất chung: - Chọn phương pháp phân bổ 2 lần đối với giá trị công cụ dụng cụ thực tế xuất dùng ở phân xưởng sản xuất - lần đầu vào thời điểm xuất kho, lần còn lại vào lúc báo hỏng công cụ dụng cụ. - Chi phí khấu hao TSCĐ, công ty nên xem xét việc rút ngắn thời gian khấu hao xuống khoảng 7 năm hoặc thay đổi phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. 58
  70. - Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung: phân xưởng 2 và 3 của công ty là phân xưởng dệt, mỗi phân xưởng chỉ dệt một số loại vải nhất định vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm bằng cách phân bổ đều tổng chi phí sản xuất chung của 6 phân xưởng là không hợp lý. Công ty nên thay đổi cách phân bổ, cụ thể: + Chi phí sản xuất của phân xưởng 1, 4, 5 và 6: phân bổ đều theo số lượng vải sản xuất hoàn thành của công ty vì cả 4 phân xưởng này đều tham gia vào quá trình sản xuất tất cả các mặt hàng vải của công ty trong kỳ + Chi phí sản xuất chung của phân xưởng 2 và 3: 2 phân xưởng này chỉ sản xuất một số loại vải nhất định nên chi phí sản xuất chung của 2 phân xưởng này nên được phân bổ đều cho các loại vải sản xuất hoàn thành tại mỗi phân xưởng. 4. Lập bảng tính giá thành sản phẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi của phòng kế toán và Ban Giám đốc cũng như phản ánh kịp thời những thay đổi, khác biệt về giá thành sản phẩm của công ty, kế toán giá thành nên lập bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất theo mẫu đề nghị: 59
  71. Bảng 3.3: Mẫu bảng tính giá thành sản phẩm BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Đơn vị tính: đồng. Chi phí Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí SXKD Ngày Tổng giá Số lượng Giá thành Loại vải SXKD dở Chi phí Chi phí Chi phí dở dang cuối tháng thành (mét) đơn vị dang đầu kỳ NVLTT NCTT SXC kỳ 4/2014 Vải kaki FOSMOSA Vải kaki TT Vải cotton 36 5/2014 Tổng cộng 60