Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

pdf 122 trang thiennha21 25/04/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế BÙI THỊ NGỌC HUYỀN Niên khóa: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Ngọc Huyền TS. Hồ Thị Thúy Nga TrườngLớp: K49C – K ếĐạitoán học Kinh tế Huế Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, 1/2019
  3. LỜI CẢM ƠN Đợt thực tập cuối khóa này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với em cùng các bạn sinh viên cùng khóa khác. Đây là bước đệm giúp chúng em làm quen với một môi trường làm việc mới và cũng đầy khó khăn thử thách - môi trường khởi nghiệp và lập nghiệp. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất các thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán, đặc biệt là cô Hồ Thị Thúy Nga đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này viết bài báo cáo này. Tuy ba tháng không dài nhưng đây cũng là tháng ngày em được tham quan, trải nghiệm tại Công ty cũng như học hỏi được nhiều thứ liên quan tới ngành học. Em cũng chân thành gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo cùng phòng kế toán tài chính công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ em nhiệt tình, giúp em có thể cụ thể hóa lý luận thành thực tiễn, nâng cao năng lực của bản thân. Trong quá trình thực tập, thu thập số liệu và làm bài, vì còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc nên đôi lúc xảy ra sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để bài của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe. Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 5 1.1.1. Khái niệm về thuế 5 1.1.2. Đặc điểm về thuế 5 1.1.3. Vai trò của thuế đối với nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân 6 1.2. Thuế Giá trị gia tăng 7 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT 7 1.2.2. Khái niệm của thuế GTGT 7 1.2.3. Đặc điểm 7 1.2.4. VaiTrường trò Đại học Kinh tế Huế 8 1.2.5. Phạm vi áp dụng 9 1.2.6. Căn cứ tính thuế 10 1.2.7. Phương pháp tính thuế 12 1.2.8. Khấu trừ thuế 14 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.9. Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT 16 1.3. Kế toán thuế GTGT 19 1.3.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 19 1.3.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 24 1.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp 25 1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN 25 1.4.2. Khái niệm 25 1.4.3. Đặc điểm 25 1.4.4. Vai trò 25 1.4.5. Phạm vi áp dụng 26 1.4.6. Căn cứ tính thuế 27 1.4.7. Phương pháp tính thuế 31 1.4.8. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 32 1.5. Kế toán thuế TNDN 33 1.5.1. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 33 1.5.2. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 36 2.1. TổngTrường quan về Công ty Đại Cổ phần họcxây dựng Kinhgiao thông Thtếừa ThiênHuế Huế 36 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế 36 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 37 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 38 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế 40 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5. Tình hình cơ bản của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 42 2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 50 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty Cổ phần xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 53 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty 53 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty 74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 87 3.1. Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty 87 3.1.1. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán tại công ty: 87 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty 89 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty 92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Kiến nghị 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤCTrường Đại học Kinh tế Huế 98 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa của cụm từ GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh HHDV Hàng hóa dịch vụ CSKD Cơ sở kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định KHCN Khoa học công nghệ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 42 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 45 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017Trường Đại học Kinh tế Huế 48 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Phiếu nhập kho 59 Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT số 0009025 ngày 29/12/2017 60 Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết tài khoản 133311 tháng 12 năm 2017 61 Biểu 2.4: Trích lượt Bảng kê HHDV mua vào tháng 12/2017 62 Biểu 2.5: Hóa đơn GTGT số 0002415 ngày 29/12/2017 66 Biểu 2.6: Trích Sổ chi tiết tài khoản 3331 tháng 12 năm 2017 67 Biểu 2.7: Trích lượt Bảng kê HHDV bán ra tháng 2017 68 Biểu 2.8: Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2017 70 Biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 821 năm 2017 77 Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 3334 năm 2017 78 Biểu 2.10: Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2017 80 Biểu 2.11: Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 83 Biểu 2.12: Giấy nộp tiền vào NSNN 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Kế toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV mua vào trong nước 21 Sơ đồ 1.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu 22 Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ 23 Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế đầu ra theo phương pháp trực tiếp 25 Sơ đồ 1.5: Kế toán thuế chi phí TNDN hiện hành 34 Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 35 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 40 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 50 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 52 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà nước, là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Thuế được coi là một công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế không những là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách nhà nước, thiết lập công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần và các tầng lớp dân cư mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy nghiên cứu vấn đề thuế là rất cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta đã có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách về thuế, chế độ kế toán. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời. Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Việc hạch toán đúng số thuế phải nộp sẽ giúp cho Doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Một khi chấp hành nghiêm chỉnh và thực hiện đầy đủ nghiệp vụ nộp thuế, doanh nghiệp sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường đồng thời đóng góp vào nguồn ngân sách làm lợi cho đất nước. Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT.Huế từ khi hoạt động đến nay luôn đạt được hiệu quả cao trong kinh tế. Trong quá trình thực tập tại công ty, dưới sự giúp đỡ tận tình Trườngcủa chị kế toán thuế Đại, tôi đã cóhọc cơ hội tìmKinh hiểu quá trtếình làm Huế việc thực tế của một kế toán viên, từ đó giúp tôi hiểu hơn về thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Qua đó tôi thấy được những lý thuyết mình học được vận dụng vào trong thực tế như thế nào. Đồng thời cũng nhận ra được những mặt hạn chế trong công tác kế toán thuế tại đơn vị. Nhận thức được vấn đề và mong muốn được nâng cao hơn nữa kiến thức và kĩ năng trong công việc, em đã quyết định SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Tổng hợp cơ sở lý luận về thuế GTGT, thuế TNDN và kế toán thuế GTGT, thuế TNDN - Tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty và thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. - Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp, kiến nghị góp phần giúp doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán thuế GTGT, thuế TNDN nói riêng hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu đề tài là công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Phạm vi không gian: Công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế - Lô 77 Phạm Văn Đồng - Phạm vi thời gian: + Đề tài tiến hành lấy số liệu về tình hình hoạt động của công ty từ Báo cáo tài chính qua các năm 2015 đến 2017 + Tình hình kế toán và nộp thuế GTGT tháng 12/2017 + TrườngTình hình kế toán vàĐại nộp thu ếhọcTNDN c ủKinha công ty trong tế năm Huế 2017 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập, nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài từ Luật kế toán 2015, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, các giáo trình Kế toán tài chính, các bài khóa luận tốt nghiệp đại học, SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga photo hay chụp ảnh những tài liệu cần thiết cho đề tài, ở thư viện, trung tâm học liệu, trên các website nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT, thuế TNDN và kế toán thuế GTGT, kế toán thuế TNDN. Đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại trình tự công việc mà nhân viên kế toán thuế thực hiện từ việc nhập chứng từ, kiểm tra thông tin, hạch toán trên phần mềm máy tính và lưu trữ chứng từ, - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân viên phòng kế toán nhằm tìm hiểu và thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, đặc biệt về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty. - Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tờ khai thuế GTGT, TNDN, - Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về tình hình tài sản – nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình lao động của công ty để thấy sự biến động của từng chỉ tiêu cũng như cơ cấu của một bộ phận so với tổng thể của một chỉ tiêu nào đó. So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: Được sử dụng khi tính sự biến động của tài sản – nguồn vốn, tình hính kết quả sản xuất kinh doanh và tình hìnhTrường lao động của công Đại ty qua 3 nămhọc 2015 –Kinh2017 tế Huế So sánh số tương đối cơ cấu: Dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trong tổng tài sản, nguồn vốn và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí qua từng năm. Nhằm phân tích tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua thông qua phân tích tình hình lao động của doanh nghiệp, tình hình tài sản – nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình nộp ngân sách nhà nước của Công ty qua ba năm SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2015-2017 để có thể nhận thấy được mất độ tăng, giảm và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính. - Phương pháp phân tích đánh giá: Từ những số liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá và từ việc tìm hiểu tình hình hoạt động của công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN để đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán nói chung và hệ thống kế toán thuế GTGT, thuế TNDN nói riêng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận về thuế, công tác Kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN Chương II: Thực trạng công tác Kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế Chương III: Một số đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1. Khái niệm về thuế Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”. Theo Philip E.Taylor: “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính phủ để trang trải các khoản chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào lợi ích riêng”. Theo kinh tế học: Thuế là một biện pháp đặc biệt. Theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của một để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có khái niệm thống nhất về thuế. Giáo trình Thuế, Th.S Khúc Đình Nam, Nhà xuất bản lao động, năm 2012, có nêu: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực, nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước”. 1.1.2. Đặc điểm về thuế  ThuTrườngế có ba đặc điểm Đại nổi bật như học sau: Kinh tế Huế Thứ nhất, thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, nhằm đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội. Theo nhà kinh tế học Joseph E.Stiglitz: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế là bắt buộc”. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thuế được đảm bảo bằng quyền lợi chính trị đặc biệt của Nhà nước, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người nộp thuế. Do đó đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự ứng định hay thỏa thuận mức đóng góp của họ mà chỉ có quyền chấp nhận. Thứ hai, thuế là khoản thu không bồi hoàn không mang tính hoàn trả trực tiếp. Trước khi nộp thuế nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Những lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng. Thứ ba, thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao. Tính pháp lý được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất, thời hạn nộp thuế 1.1.3. Vai trò của thuế đối với nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện ở các khía cạnh sau: ThuếTrườngcó vai trò huy động Đại nguồn l ựchọc tài chính Kinh của nền kinh tếtế qu ốHuếc dân Đây là vai trò hàng đầu của thuế. Mỗi một loại thuế mà Nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN. Trong nền kinh tế thị trường thì vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Ở nước ta, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Nguồn thu từ thuế thường chiếm từ 80% - 90% tổng thu NSNN. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thuế thực hiện vai trò phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, điều hòa thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Với các sắc thuế khác nhau như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo hướng đánh thuế cao vào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, thu nhập cao đồng thời đánh thuế vào những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đại đa số dân chúng, thu nhập thấp. Như vậy, việc điều chỉnh thuế suất và đối tượng chịu thuế cho từng loại ngành hàng giúp điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Thuế là công cụ giúp điều tiết giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế trong nước cũng bị ảnh hưởng, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp và chính sách, trong đó có sự tham gia của chính sách thuế để kiểm soát biến động, ổn định nền kinh tế. Việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế của Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đồng thời góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trước các áp lực của đối thủ cạnh tranh nước ngoài. 1.2. Thuế Giá trị gia tăng 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT Phụ lục 01 - Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT 1.2.2. Khái niệm của thuế GTGT ThuTrườngế GTGT tên Tiếng anhĐại là Value học Added Tax,Kinh viết tắt VAT. tế Huế Theo điều 2 của Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12: “Thuế Giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” 1.2.3. Đặc điểm Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Chính vì thuế GTGT chỉ thu trên phần GTGT tăng thêm của hàng hóa dịch vụ theo phân đoạn trong SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa từ khâu đầu tiên cho đến người tiêu dùng cuối cùng khi khép kín một chu kì kinh tế. Đến cuối chu kì SXKD hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các phân đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, thuế GTGT tránh được hiện tượng thuế trùng lắp. Thuế GTGT có tính trung lập. Thuế GTGT không phải là một yếu tố chi phí mà đơn thuần là một yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT thu bao nhiêu nộp bấy nhiêu, không phụ thuộc vào quá trình phân chia tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Thuế GTGT là loại thuế gián thu. Thuế GTGT được cộng vào giá cả hàng hóa, dịch vụ, do đó gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế. Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Hai đối tượng khác nhau phải trả một khoản thuế GTGT bằng nhau nếu tiêu dùng cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Do đó, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ chịu thuế GTGT khi tiêu dùng so với thu nhập sẽ thấp và ngược lại 1.2.4. Vai trò Thuế GTGT là một trong những sắc thuế tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN. Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ. Thuế GTGT không gây ra hiện tượng thuế trùng thuế giúp cho giá cả hàng hóa dịch vụ được xác định hợp lý và chính xác hơn. Góp phần ổn định giá cả, khuyến khích và mở rộng sảnTrường xuất, lưu thông hàng Đại hóa. học Kinh tế Huế Thuế GTGT có tác dụng tích cực bảo hộ SXKD nội địa. Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, do đó giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa ngoại nhập so với hàng nội địa. Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT của các yếu tố đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga hạ giá bán đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. Thuế GTGT góp phần thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán. Việc tính thuế đầu ra và khấu trừ thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua lẫn người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hóa đơn, chứng từ. 1.2.5. Phạm vi áp dụng 1.2.5.1. Người nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. 1.2.5.2. Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC. 1.2.5.3. Đối tượng không chịu thuế Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và thông tư số 26/2015/TT- BTC ngày 27/2/2015, có 26 nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT.  Những nhóm hàng hóa dịch vụ (HHDV) không phải chịu thuế GTGT có tính chất: - HHDV mang tính thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của đời sống cộng đồng và không mang tính chất kinh doanh. - HHDVTrường thuộc các ho ạĐạit động ưu học đãi vì m ụcKinh tiêu xã hội, nhântế đHuếạo. - HHDV của một số ngành cần khuyến khích phát triển. - HHDV nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam. - HHDV không xác định được phần gía trị tăng thêm. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Lưu ý rằng: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. 1.2.6. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Thuế GTGT = Giá tính thuế * Thuế suất 1.2.6.1. Giá tính thuế  Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT Giá tính thuế GTGT được xác định tùy theo hàng hóa dịch vụ, cụ thể một số loại hàng hóa dịch vụ phổ biến như sau (Căn cứ điều 7, chương II, Thông tư 219/2013 TTBTC hướng dẫn Luật thuế GTGT): - Đối với HHDV sản xuất trong nước bán ra là giá chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn. Đối với HHDV chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán bao gồm thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa bao gồm thuế GTGT. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu thực tế phải nộp, cộng với thuế TTĐB (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương là giá chưa thuế GTGT của HHDV tương đương, cùng loại trên thị trường tại thời Trườngđiểm phát sinh hoạt Đạiđộng trao họcđổi, biếu, tKinhặng, trả thay ltếương. Huế - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là giá cho thuê chưa có thuế - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá bán trả 1 lần chưa thuế GTGT không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. - Đối với gia công hàng hoá: là giá gia công theo hợp đồng chưa có thuế GTGT bao gồm cả tiền công, chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Đối với xây dựng, lắp đặt: giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc bàn giao chưa có thuế GTGT - Đối với các HHDV sử dụng hóa đơn đặc thù (tem bưu chính, vé xe, vé tàu và một số loại vé khác được sự cho phép của Bộ Tài Chính) là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Giá bán đã có thuế GTGT / (1+thuế suất) - Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược là số tiền thu được bao gồm cả thuế TTĐB trừ đi số tiền trả cho khách Giá tính thuế = Số tiền thu được / (1+ thuế suất) - Đối với đại lý, mô giới mua bán HHDV, ủy thác xuất, nhập khẩu hưởng tiền hoa hồng: tiền công, tiền hoa hồng thu được chưa có thuế GTGT 1.2.6.2. Thuế suất Hiện nay, Thuế GTGT có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10 % được quy định các trường hợp cụ thể áp dụng các mức thuế suất tại Điều 9, 10, 11 chương II Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT  Thuế suất 0% áp dụng đối với: Áp dụng đối với HHDV xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; HHDV thuộc diện không chịu thuế khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% được hướng dẫn tại khoản 3 của Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT.  Thuế suất 5% áp dụng đối với những loại hàng hóa, dịch vụ: - PhTrườngục vụ cho nhu cầ nĐại thiết yếu họccủa đời s ốKinhng xã hội như tế nướ cHuế sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi, dụng cụ dùng để giảng dạy và học tập, đồ chơi trẻ em . - Thuộc những lĩnh vực Nhà nước đang khuyến khích đầu tư sản xuất như phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thức ăn gia súc gia cầm; sản phẩm trồng trọt, chăn SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga nuôi, thủy sản hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp  Thuế suất 10% Áp dụng cho HHDV thông thường không nằm trong diện không chịu thuế GTGT, thuế suất 0%, thuế suất 5% . 1.2.7. Phương pháp tính thuế Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 1.2.7.1. Phương pháp khấu trừ thuế a) Đối tượng áp dụng Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh (CSKD) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm: - CSKD đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp - CSKD đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp - TổTrườngchức, cá nhân nướ cĐại ngoài cung học cấp HHDV Kinh để tiến hànhtế hoHuếạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. b) Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Số thuế GTGT đầu Số thuế GTGT đầu vào = - phải nộp ra được khấu trừ SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trong đó: Giá tính thuế của HHDV Số thuế Thuế suất thuế GTGT = chịu thuế bán ra ghi trên hóa x GTGT đầu ra HHDV đó đơn GTGT • Xác định thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua HHDV (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài, theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT. 1.2.7.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng a) Đối tượng áp dụng: - Hoạt động mua, bán chế tác vàng bạc, đá quý - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, hoặc đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ; - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tTrườngổ chức khác không thĐạiực hiện hohọcặc thực hiKinhện không đ ầtếy đủ chHuếế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp HHDV để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. - Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga b) Xác định số thuế GTGT phải nộp  Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Số thuế GTGT GTGT của vàng, bạc, đá quý = x Thuế suất 10% phải nộp bán ra Trong đó: GTGT của vàng, Giá thanh toán của vàng, Giá thanh toán của vàng, bạc, = - bạc, đá quý bạc, đá quý đá quý mua vào tương ứng • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.  Đối với các trường hợp còn lại: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = tỷ lệ (%) * doanh thu Tỷ lệ (%) để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; - DịchTrường vụ, xây dựng không Đại bao th ầhọcu nguyên vKinhật liệu: 5%; tế Huế - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3% - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 1.2.8. Khấu trừ thuế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Theo Khoản 1, Điều 12, Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sungTrường trước khi cơ quan thuĐạiế công bốhọc quyết địnhKinh kiểm tra thuế,tế thanhHuế tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.  Theo Khoản 2, Điều 12, Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được puy đinh như sau: SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu. - Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng. - Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. - Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt. 1.2.9. Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT 1.2.9.1. Kê khai thuế Doanh nghiệp phải xác định được mình kê khai theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp, kê khai theo quý hay theo tháng. Kể từ ngày 15/11/2014, theo Điều 15, thông tư 151/2014/TT-BTC quy định: - Kê khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ của năm trước liền kề 50 tỷ Thời Trường hạn nộp hồ sơ khai Đại thuế (Theo học Khoả nKinh 3, Điều 10, tế Thông Huế tư 156/2013/TT- BTC): - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. - Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. - Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông đó 1.2.9.2. Nộp thuế Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước. 1.2.9.3. TrườngHoàn thuế Đại học Kinh tế Huế  Điều kiện hoàn thuế GTGT: Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.  Các trường hợp được hoàn thuế GTGT Theo Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới. Cơ Trườngsở kinh doanh trong Đại tháng (đối học với trư ờngKinh hợp kê khai tế theo Huế tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. 1.3. Kế toán thuế GTGT 1.3.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1.3.1.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào a) Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT (mẫu 01 GTKT 3LL) - Hóa đơn chứng từ đặc thù - Bảng kê hóa đơn, chứng từ dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) - Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng (mẫu 01- 4A/GTGT) - Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu - ChTrườngứng từ nộp thuế GTGT Đại thay cho học phía nư ớKinhc ngoài tế Huế b) Tài khoản sử dụng Để theo dõi thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133. Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. c) Sổ sách kế toán - Sổ theo dõi thuế GTGT - Sổ cái TK 133 - Sổ chi tiết TK 1331, 1332 d) Phương pháp hạch toán (1) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 111, 112, 131 TK 133 TK 632, 142 TK 632, 641, 642 (1) (4a) (4b) TK 152, 156, 211 TK 111, 112, 131 TK 111, 112, 131 (5) (2) TK 152, 156, 211 TK 621, 627, 641 TK 3331 TK 111, 112, 131 (6) (3) (7) TK 157, 632 Sơ đồ 1.1 : Kế toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV mua vào trong nước Chú thích: (1) Nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu, TSCĐ (2) Mua vật liệu, hàng hóa dùng ngay vào sản xuất sản phẩm (3) Hàng hóa mua gửi bán hoặc bán ngay không nhập kho. (4a)Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. (4b)Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (giá trị lớn phân bổ mỗi kì). (5) TrảTrườnglại hàng hóa, vật li ệĐạiu, TSCĐ học Kinh tế Huế (6) Khấu trừ thuế GTGT (7) Hoàn thuế GTGT (2) Đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 112,331 TK152,156,211 TK 33312 TK 113 (2) (1) TK 3333 TK 111,112 TK 3333 (3) TK 33312 Sơ đồ 1.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu Chú thích: (1) Nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa, TSCĐ chịu thuế nhập khẩu. (2) Thuế GTGT hàng nhập khẩu (3) Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu. 1.3.1.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra a) Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT (Mẫu 01-2 /GTKT 3LL) - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu 01-1 /GTGT) - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý - BảTrườngng kê số thuế GTGT Đại đã nộp chọcủa kinh doanhKinh xây dự ngtế lắp đHuếặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh (Mẫu 01- 5 /GTGT) b) Tài khoản sử dụng: Để theo dõi thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 3331. TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra: phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp, còn phải nộp của HHDV tiêu thụ trong kỳ. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. c) Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 333 - Sổ chi tiết tài khoản 33311, 33312 - Sổ theo dõi thuế GTGT d) Phương pháp hạch toán TK 133 TK 33311 TK 111,112,131, (8) 136,334,353 (1) TK 111,112,131 TK 511,515,711 (5) TK 521 TK 111,112 TK 111, 112 (2a) (2b) TK 3387 TK 3387 TK 111,112,131 TK 111,112 (3) (6) TK 3387 TK 711 TK 511 (7) Trường Đại học Kinh TKtế 331 Huế (4) TK 511 Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ Chú thích: (1) Khi bán hàng hóa, dịch vụ SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (2a) Nhận tiền trả trước của khách hàng liên quan đến hoạt động cho thuế tài sản trong nhiều kỳ (2b) Trả lại tiền cho khách hàng vì hợp đồng thuê tài sản không thực hiện (3) Bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm (4) Bán hàng đại lý thu hoa hồng (5) Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hoặc doanh thu giảm trừ (6) Nộp tiền thuế vào NSNN (7) Thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ (8) Khấu trừ thuế 1.3.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp a) Chứng từ kế toán - Hóa đơn bán hàng - Bảng kê hóa đơn, chứng từ, dịch vụ bán ra b) Tài khoản sử dụng: Để theo dõi thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 3331. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 33311: Thuế GTGT đầu ra - TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu c) Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 3331, 33312 - SổTrườngtheo dõi thuế GTGT Đại học Kinh tế Huế d) Phương pháp hạch toán: TK 3331 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 111, 112 TK 511 Nộp thuế GTGT Thuế GTGT đầu ra vào NSNN TK 711 TK 152, 211 Giảm thuế Thuế GTGT hàng nhập khẩu Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế đầu ra theo phương pháp trực tiếp 1.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN Phụ lục 02 – Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN 1.4.2. Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ. 1.4.3. Đặc điểm Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất ở giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cTrườngủa doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN có tính ổn định nhằm tạo một môi trường ổn định cho đầu tư. 1.4.4. Vai trò Là nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN Thuế TNDN là công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế vĩ mô Nhà nước ban hành pháp luật về thuế TNDN áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của nhà nước đối với sự phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó. Nhà nước đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích của nhà nước. Thuế TNDN bao quát và điều tiết hầu hết các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của doanh nghiệp Thuế TNDN là công cụ của nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội. Thuế TNDN áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc: Hệ thống thuế TNDN được coi là công bằng theo chiều ngang: Nếu các doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực như nhau thì chịu một mức thuế suất như nhau Hệ thTrườngống thuế TNDN đư Đạiợc coi là cônghọc bằng Kinh theo chiều dọtếc: N ếHuếu cùng một ngành đó nhưng doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận nhiều hơn thì phải nộp thuế TNDN nhiều hơn và ngược lại. 1.4.5. Phạm vi áp dụng 1.4.5.1. Đối tượng chịu thuế TNDN SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thuế TNDN là thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế 1.4.5.2. Đối tượng nộp thuế TNDN Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 người nộp thuế TNDN bao gồm: (1) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài ( sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; - Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; - Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. (2) Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 1.4.6. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN. 1.4.6.1. Thu nhập tính thuế ThuTrường nhập tính thuế trong Đại kỳ tính thuhọcế = Thu Kinhnhập chịu thu tếế - Thu Huế nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Trong đó: (1) Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh + Thu nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam)  Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kì SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.  Các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu áp dụng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh - Khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ, hợp pháp theo quy định doanh nghiệp - Khoản chi nếu có hóa đơn GTGT từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.  Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: - Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định khoản chi được trừ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và hỏa hoạn không được bồi thường. - Các khoản chi phí khấu hao sau: + Khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa + Khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ minh chứng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính). + Chi khấu hao đối với TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán, trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Huế + Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ + Phần trích khấu hao tương đương với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở từ 9 chỗ ngồi trở xuống mua từ ngày 01/01/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch. - Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng đối với một số hàng hóa đã được nhà nước ban hành định mức. - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên; thù lao cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh. - Phần chi trang phục cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi bằng tiền cho người lao động vượt quá 5 triệu/ người/ năm - Chi sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến. - Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ lao động. Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo quy định pháp luật hiện hành. - Phần chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội (các hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt mức quy định của hiệp hội. - Phần chi phí thuế TSCĐ vượt mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước - Phần chi phí trả lãi vay tiền vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt namTrường công bố tại thời điểm Đại vay. học Kinh tế Huế - Các khoản chi không đúng đối tượng: Chi tài trợ cho giáo dục, chi tài trợ cho y học, làm nhà tình nghĩa, - Và các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại mục 2, Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC  Thu nhập khác SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế mà khoản thu này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại chương IV, thông tư 78/2014/TT-BTC - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại chương V, thông tư 78/2014/TT-BTC - Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. - Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kì của hoạt động SXKD, không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ - Và các khoản thu nhập khác được trình bày cụ thể tại điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC (2) Thu nhập miễn thuế bao gồm: - Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã. - Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. - Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kì sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần Trườngđầu áp dụng tại Việt Đại Nam. học Kinh tế Huế Và các thu nhập miễn thuế khác được quy định tai Điều 8 thông tư 78/2014/TT- BTC và Điều 6, Thông tư 96/2015/TT-BTC. (3) Chuyển lỗ Lỗ phát sinh trong kì tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Doanh nghiệp được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục vào thu nhập không quá 5 năm tiếp sau năm phát sinh lỗ Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong một năm thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo Số lỗ do doanh nghiệp xác định theo quy định của luật thuế (không theo luật kế toán). 1.4.6.2. Thuế suất - Thuế suất phổ thông 20%: áp dụng cho các thành phần kinh tế - Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư. - Thuế suất đặc biệt (từ 32% - 50%): áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác, tìm kiếm dầu khí, tài nguyên quý hiếm. 1.4.7. Phương pháp tính thuế  Nguyên tắc chung: Kì tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp đã áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kì tính thuế được áp dụng theo năm dương lịch Kì tính thuế đầu tiên (DN mới thành lập) và kì tính thuế năm cuối cùng (DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) có thời hạn ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kì tính thuế năm tiếpTrường theo (Đối với DN Đạimới thành họclập) hoặc Kinhkì tính thuế nămtế tr ưHuếớc đó (DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản).  Phương pháp tính thuế Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Quỹ KHCN) * thuế suất (nếu có) SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.8. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 1.4.8.1. Kê khai thuế Theo thông tư 151/2014/TT-BTC nên từ ngày 15/11/2014 kế toán không phải nộp tờ khai tạm tính từng quý nữa mà từ quý 4 năm 2014 trở đi thì kế toán chỉ cần tạm tính và nộp thuế TNDN mà không cần phải nộp tờ khai tạm tính. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan trực tiếp quản lý. Các loại khai thuế TNDN: - Khai theo từng lừng phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. - Khai quyết toán năm hoặc thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp và các trường hợp khác. 1.4.8.2. Nộp thuế Trường hợp đơn vị tự tính, tự khai, tự nộp thì thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế. Cụ thể là: + Thời hạn tạm nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. + Thời hạn nộp thuế theo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo cho cơ quan thuế. Theo điều 17, Thông tư 151/2014/TT-BTC NếuTrường tổng số thuế tạm nộpĐại của các học quý mà Kinhthấp hơn số thuếtế TNDNHuế phải nộp khi quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên. Số tiền nộp chậm được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý IV Nếu tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với quy định (thời hạn nộp hồ sơ SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga quyết toán năm) thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán. 1.4.8.3. Quyết toán thuế TNDN Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính. Kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và phải nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế thực tế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì CSKD phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập báo cáo quyết toán. Ngược lại, CSKD được khấu trừ số thuế nộp thừa vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ tiếp theo Đối với những CSKD không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải nộp thuế theo số ấn định của cơ quan thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi có trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. 1.5. Kế toán thuế TNDN 1.5.1. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 1.5.1.1.TrườngChứng từ sử dụng: Đại học Kinh tế Huế - Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hoá đơn đặc thù, - Bảng kê 01-1/GTGT; 01- 2/GTGT; 01- 3/GTGT; 01- 4A/GTGT; 01- 4B/GTGT; 01- 5/GTGT; Tờ khai 06/GTGT - Sổ theo dõi chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chừng từ theo chế độ quy định(01/TNDN) - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Mẫu 03/TNDN) - Các phụ lục, pháp lệnh có liên quan. 1.5.1.2. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 3334: “Thuế Thu nhập doanh nghiệp” - Tài khoản 8211: “Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành” 1.5.1.3. Sổ sách kế toán: - Sổ cái tài khoản 3334, 8211 - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN 1.5.1.4. Phương pháp hạch toán: TK 8211 TK 3334 TK 3334 (1) (2) TK 911 TK 911 (3) (4) Sơ đồ 1.5: Kế toán thuế chi phí TNDN hiện hành ChúTrường thích: Đại học Kinh tế Huế (1) Thuế TNDN tạm nộp phải nộp (2) Thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp, giảm thuế (3) Kết chuyển chi phí thuế TNDN nếu số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh có của TK 8211 SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (4) Kết chuyển chi phí thuế TNDN nếu số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh có của TK 8211 1.5.2. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.5.2.1. Chứng từ sử dụng: - Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế - Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 1.5.2.2. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 8212 – Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Tài khoản 347 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.5.2.3. Sổ sách kế toán: - Sổ cái tài khoản 8212, 347, 243 - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN (4) Phương pháp hạch toán: TK 347 TK 8212 TK 347 (1a) (1b) TK 243 TK 243 (2a) (2b) TrườngTK 911 Đại học Kinh TKtế 911 Huế (3a) (3b) Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại Chú thích: SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (1a) Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (1b) Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm (2a) Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (2b) Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm (3a) Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh nợ của TK8212 (3b) Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có nhỏ hơn số phát sinh nợ của TK8212 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế Tên chính thức : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Tên tiếng anh: THUA THIEN HUE CONSTRUCTION TRANSPORTATION JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắc: HCTC Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Vốn điTrườngều lệ: đồng ( tính đĐạiến) học Kinh tế Huế MST: 3300101011 Số tài khoản: 55110000000079 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh TT.Huế Địa chỉ trụ sở chính: Lô 77 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054.3812849 Fax: 054.3823846 Website: www.xdgt-tth.com.vn/ SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Email: tvxdgth@gmail.com Người đại diện theo pháp luật: Trần Chính Giấy CNĐKKD số 3103000161 ngày 10/02/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh TT.Huế, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Công ty đã có 08 lần điều chỉnh Giấy CNĐKKD và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày Mã cổ phiếu: GTH 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa từ đầu năm 2006. Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 20/TC ngày 22/07/1989 về việc thành lập Công ty Xây dựng cầu đường. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc bấy giờ là xây dựng các công trình giao thông, sản xuất vật liệu, đúc kết kiện bê tông. Sau khi có Nghị định 388/HĐBT ngày 22/11/1991 và Nghị định 156/HĐBT ngày 5/7/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Doanh nghiệp nhà nước. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 143 QĐ/UBND ngày 5/2/1993 của Hội đồng Bộ trưởng và đổi tên từ Công ty xây dựng cầu đường thành Công ty Công trình giao thông Thừa Thiên Huế. Sau khi có Nghị định số 50 CP ngày 28/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản Doanh nghiệp Nhà nước và nghị định 38 CP ngày 28/04/1997Trường về sửa đổi Đại và bổ sung học một số điềuKinh của Nghị tếđịnh 50Huế CP. UBND tỉnh TT.Huế đã ra quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 27/02/2002 về việc sáp nhập Công ty Xây dựng-Giao thông 3–2 TT.Huế vào Công ty Công trình giao thông TT.Huế thành Công ty Xây dựng-Giao thông TT.Huế Năm 2004 có Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần. UBND tỉnh Thừa Thiên SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Huế đã ra quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 về việc chuyển đổi Công ty Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế thành công ty Cổ Phần Xây Dựng-Giao Thông Thừa Thiên Huế. Với kinh nghiệm và uy tín từ nhiều năm hoạt động trong ngành Xây dựng giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng, các công trình dân dụng và công nghiệp, phục vụ xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Xây dựng -Giao thông TT.Huế không ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, trở thành một Công ty phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong tỉnh, khu vực và trên toàn quốc, thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và thị trường. Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT.Huế cũng tạo dựng một nền tảng tài chính đủ mạnh để công ty phát triển bền vững. Doanh thu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty cũng đang áp dụng một chính sách quản lý chặt chẽ và minh bạch, đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu hoạt động: “Chất lượng, tiến độ, mỹ thuật, phát triển bền vững”. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Theo giấy CNĐKKD số 3103000161 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh TT.Huế cấp ngày 10/02/2006 thì Công ty Cổ Phần Xây Dựng- Giao Thông Thừa Thiên Huế có chức năng hoạt động kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau: + Xây dựng, sữa chữa, tư vấn, khảo sát và thiết kế các loại công trình giao thông. + Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi. + TrườngKhai thác, sản xu ấtĐại, chế biến học và kinh Kinhdoanh khoáng tế sản phiHuế quặng, vật liệu xây dựng, khai hoang đồng ruộng và san lấp mặt bằng hạ tầng đô thị. + Gia công sữa chữa phương tiện vận tải, xe máy thi công. + Thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông. + Kinh doanh xăng dầu, cung ứng phương tiện vật tư, thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ, đại lý vận tải. + Thi công lưới điện hạ thế, thi công hệ thống cấp nước sinh hoạt. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, xây dựng thực hiện các kế hoạch có hiệu quả. Đặc biệt công ty phải thực hiện nhiệm vụ duy trì phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo và an toàn vốn góp cổ phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký với chủ đầu tư, đồng thời chú trọng nâng cao tay nghề công nhân và chất lượng công trình, tạo uy tín cho công ty trong ngành nghề. Đảm bảo an toàn quyền và nghĩa vụ cho người lao động theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương và chế độ của nhà nước. - Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế được tổ chức dưới hình thức cổ phần hóa, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kỹ thuật kế hoạch Phòng Phòng Phòng Phòng Chi kế kỹ tổ kế toán nhánh hoạch thuật chức – tài vụ Quảng Trị Các xí nghiệp thi công cơ giới Các xí nghiệp khai thác chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng Trường Các đội xây lắĐạip học Kinh tế Huế Các đội liên kết xây dựng Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế Cửa hàng xăng dầu Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề thuộc Pháp luật và điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị: Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành Công ty. HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho các giám đốc Công ty thực hiện, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của Công ty. Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện. Tổng giám đốc của công ty hiện nay là ông Trần Chính. Phó tổng giám đốc: Các Phó tổng giám đốc điều hành DN theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền. Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh công trình hằng ngày, hằng quý, hằng năm và tổ chức kiểm tra tiến độ công trình, ký hợp đồng kinh tế, đấu thầu các công trình thi công theo đúng các điều khoản hợp đồng. Phòng tổng hợp: Theo dõi, thực hiện, kiểm tra, giải quyết các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động, việc thực hiện những nội quy, quy chế, thỏa ướTrườngc lao động tập thể vàĐại phương họchướng nhi Kinhệm vụ trong nămtế tiHuếếp theo, quản lí và bảo quản tài liệu, hồ sơ nhân sự toàn Công ty. Phòng kế toán - tài vụ: + Cân đối các nguồn vốn để có các kế hoạch vay vốn ngân hàng và chuyển vốn vay cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch đã được duyệt từng tháng, quý. + Cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồi công nợ, thanh quyết toán công trình. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên. Phòng kỹ thuật: + Tính toán chi phí theo phân cấp hạch toán của các đội đầy đủ. Kiểm tra kế hoạch sản xuất của từng đơn vị trực thuộc. + Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo hành Công trình. + Tham gia khảo sát thiết kế trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Công ty. Các đội trực thuộc: Hiện tại Công ty có 2 Chi nhánh (CN Quảng Điền, CN Quảng Trị), 1 Cửa hàng Xăng dầu, 5 Đội liên kết xây dựng và 11 Xí nghiệp trực thuộc. Tất cả các đơn vị này đều chịu sự quản lý của Công ty về tài chính cũng như công tác hạch toán. Đồng thời các đơn vị này phải lập báo cáo chi tiết về tình hình thu chi của từng đội và thực hiện quyết toán vào cuối mỗi quý. 2.1.5. Tình hình cơ bản của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 2.1.5.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số LĐ 293 100 221 100 187 100 (72) (24.57) (34) (15.38) Theo tính chất công việc LĐ trực tiếp 228 77.82 156 70.59 140 74.83 (72) (31.58) (16) (10.30) LĐ gián tiếp 65 22.18 65 29.41 47 25.17 (18) (27.59) Theo giới tính Nam 231 78.80 181 81.75 149 79.53 (50) (21.75) (32) (17.68) Nữ Trường62 21.20 Đại40 18.25học38 Kinh20.47 (22) tế(35.07) Huế(2) (5.09) Theo trình độ Đại học 57 19.52 49 22.02 51 27.18 (9) (14.91) 2 4.44 Trung cấp, CĐ 54 18.31 39 17.43 31 16.44 (15) (28.20) (8) (20.19) Công nhân k ỹ 182 62.17 134 60.55 105 56.38 (48) (26.54) (28) (21.21) thuật (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty CP Xây dựng Giao thông TTH) SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Qua bảng trên ta thấy tổng số lao đông của công ty qua các năm biến động giảm. Trong năm 2015 tổng số lao động của công ty là 295 lao động và giảm xuống còn 221 người năm 2016, giảm 72 người tương đương giảm 24,57%. Năm 2017 số lao động tiếp tục giảm còn 187 người, giảm 34 người tương đương giảm 15,38% so với năm 2016. Biến động này được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau: - Theo tính chất công việc: Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao trên 70% tổng lao động của công ty, do đặc thù của ngành xây lắp cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất và thi công nên số lượng lao động trực tiếp là lực lượng chính tạo nên khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên số lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể trong năm 2016 số lao động trực tiếp là 156 người, giảm 72 người, tương đương giảm 31,58% so với năm 2015. Sang năm 2017, số lao động trực tiếp tiếp tục giảm thêm 16 người, tương đương giảm 10,30% so với năm 2016. Trong khi đó, số lao động gián tiếp năm 2016 vẫn giữ nguyên so với năm 2015 là 65 người, đến năm 2017 số lao động giám tiếp là 47 người, giảm 18 người tương đương giảm 27,59% so với năm 2016. - Phân theo giới tính: Ta thấy số lao động nam và nữ của công ty có sự chênh lệch đáng kể, lao động nam chiếm hơn 78% lao động của toàn công ty. Số lao động nữ chiếm tỷ trọng ít và chủ yếu làm việc tại văn phòng. Qua 3 năm qua, số lao động nam và nữ có xu hướng giảm dần. Trong năm 2015, số lao động nam là 231 người chiếm 78,80% trong tổng số lao động của công ty, lao động nữ là 62 người chiếm 21,20%. Sang năm 2016 thì số lao động nam giảm mạnh, giảm 50 người nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 81,75% trong tổng số lao động toàn công ty, tỷ trọng lao động nữ chỉ chiếm 18,25%Trường. Tuy lao động nam Đại giảm mạ nhhọc nhưng nhKinhận thấy tốc đtếộ gi ảHuếm của lao động nữ nhanh hơn tốc độ giảm của lao động nam. Lý do khiến lao động nữ có chiều hướng giảm là do đặc thù công việc của công ty cùng với việc cắt giảm lao động để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo công ty hoạt động bình thường, công việc không bị gián đoạn. Năm 2017, số lao động nam tiếp tục giảm 32 người tương ứng giảm 17,68%, lao động nữ giảm 2 người, tương đương 5,09% so với năm 2016. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phân theo trình độ: Sở dĩ có sự phân cấp theo trình độ chuyên môn để phù hợp với cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của công ty. Vì đặc điểm của Công ty là xây lắp, công việc nặng nhọc nên số lao động công nhân chiếm tỷ trọng cao chiếm đến trên 55% trong tổng số lao động của công ty. Năm 2016, số lao động công nhân là 134 chiếm 60,55% trong tổng số lao động của công ty, giảm 48 người tương đương giảm 26,54% so với năm 2015. Đến năm 2017, lao động công nhân giảm 28 người tương đương giảm 21,21% so với năm 2016 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (56,38%) trong tổng số lao động của công ty. Số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng có xu hướng biến động giảm qua ba năm, năm 2016 có 39 người, giảm 15 người tương đương giảm 28,20% so với năm 2015. Năm 2017, số lao động này giảm thêm 8 người, tương ứng giảm 20,19% so với năm 2016. Lực lượng lao động có trình độ đại học có xu hướng biến động nhẹ. Trong năm 2016, lao động có trình độ đại học là 49 người (chiếm 27,18%), giảm 9 người, tương ứng giảm 14,91%. Sang năm 2017 số lao động này lại tăng 2 người, tương ứng tang 4,44%. Đặc biệt trong năm 2017, có một lao động có trình độ thạc sĩ. Như vậy qua 3 năm 2015, 2016, 2017 số lượng lao động của công ty giảm đáng kể tuy nhiên chất lượng lao động vẫn được đảm bảo, việc cắt giảm số lượng lao động giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình nền kinh tế có sự biến động. Với trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao và sự bố trí nhân sự hợp lý thì chắc chắn công ty sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. 2.1.5.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Mã Chỉ tiêu 2 015 2 016 2017 2015/2016 2016/2017 số (1) (2) (2) (3) (4) Giá trị % Giá trị % A. Tài sản ngắn hạn 100 195,021,449,586 174,121,294,217 185,731,382,974 (20,900,155,369) (10.72) 11,610,088,757 6.67 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 12,906,376,270 7,022,188,073 12,666,063,862 (5,884,188,197) (45.59) 5,643,875,789 80.37 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 98,117,848,493 110,885,332,498 91,182,789,706 12,767,484,005 13.01 (19,702,542,792) (17.77) IV. Hàng tồn kho 140 83,775,041,133 56,019,905,061 81,466,330,052 (27,755,136,072) (33.13) 25,446,424,991 45.42 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 222,183,690 193,868,585 416,199,354 (28,315,105) (12.74) 222,330,769 114.68 B. Tài sản dài hạn 200 42,009,325,722 37,664,510,814 33,459,352,355 (4,344,814,908) (10.34) (4,205,158,459) (11.16) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 135,171,500 185,623,500 185,623,500 50,452,000 37.32 II. Tài sản cố định 220 37,290,502,998 34,978,769,130 31,009,377,259 (2,311,733,868) (6.20) (3,969,391,871) (11.35) III. Bất động sản đầu tư 230 IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 706,585,502 (706,585,502) (100.00) V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 VI. Tài sản dài hạn khác 260 3,877,065,722 2,500,118,184 2,264,351,596 (1,376,947,538) (35.52) (235,766,588) (9.43) Tổng tài sản 270 237,030,775,308 211,785,805,031 219,190,735,329 (25,244,970,277) (10.65) 7,404,930,298 3.50 C. Nợ Phải trả 300 206,008,006,046 178,349,715,336 185,788,082,834 (27,658,290,710) (13.43) 7,438,367,498 4.17 I. Nợ ngắn hạn 310 194,370,707,601 167,920,306,504 176,816,350,459 (26,450,401,097) (13.61) 8,896,043,955 5.30 II. Nợ dài hạn 330 11,637,298,445 10,429,408,832 8,971,732,375 (1,207,889,613) (10.38) (1,457,676,457) (13.98) D. Vốn chủ sở hữu 400 31,022,769,262 33,436,089,695 33,402,652,495 2,413,320,433 7.78 (33,437,200) (0.10) I. Vốn chủ sở hữu 410 31,022,769,262 33,436,089,695 33,402,652,495 2,413,320,433 7.78 (33,437,200) (0.10) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 Tổng nguồn vốn 440 237,030,775,308Trường211,785,805,031 Đại học219,190,735,329 Kinh(25,244,970,277) tế Huế (10.65) 7,404,930,298 3.50 (Nguồn: Phòng tài vụ Công ty CP Xây dựng Giao thông TTH) SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Tình hình Tài sản: Từ bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.1 trên ta thấy, quy mô về tài sản của công ty có biến động qua 3 năm. Năm 2016, tổng tài sản là 211.785.805.031 đồng, đã giảm 25.244.970.277 đồng tương ứng giảm 10,65%. Sang năm 2017, giá trị tổng tài sản đã tăng lên 7.404.930.298 đồng, tương ứng tăng 3,50% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự biến động này là do tác động của cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn của công ty từ 2015-2017 có sự biến động. Cụ thể là năm 2016, tài sản ngắn của công ty là 174.121.294.217 đồng, giảm 20.900.155.369 đồng, tức giảm 10.72% so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng 11.610.088.757 đồng, tương ứng tăng 6.67% so với năm 2016. Sự tụt giảm khoản mục tài sản ngắn hạn năm 2016 là do Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho giảm trong khi các chỉ tiêu khác có sự biến động khá nhỏ. Tài sản dài hạn tại của Công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Năm 2016, tài sản dài hạn ở công ty là 37.664.510.814 đồng, đã giảm 4.344.814.908 đồng tức giảm 10.34% so với năm 2015. Đến năm 2017, tài sản dài hạn tiếp tục giảm đi 4.205.158.459 đồng tức giảm 11.16% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do tài sản cố định của Công ty qua 3 năm giảm rõ rệt, cùng với đó là sự giảm xuống của tài sản dài hạn khác.  Tình hình Nguồn vốn: Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2 ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 có sự biến động. Cụ thể, năm 2016, tổng nguồn vốn là 211.785.805.031 đồng, đã giảm đi 25.244.970.277 đồng tức giảm 10,65% so với năm 2015. Đến năm 2017, tổngTrường nguồn vốn đã tăngĐại 7.404.930.298 học đ ồng,Kinh tức tăng tế3,50% Huế so với năm 2016. Nguyên nhân của sự biến động này là do 2 chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu biến động. Nợ phải trả: Năm 2016, nợ phải trả đã giảm đi 27.658.290.710 đồng, tức giảm 13,43% so với năm 2015. Đến năm 2017, nợ phải trả lại tăng lên 7.438.367.498 đồng, tức tăng 4,17% so với năm 2016. Nợ phải trả giảm mạnh ở năm 2016 là do khoản mục SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga nợ ngắn hạn giảm đi cùng với đó là sự giảm liên tục của nợ dài hạn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Điều này về lâu dài là không tốt, Công ty nên xem xét lại tìm ra các giải pháp để giảm nợ, đảm bảo tốt về khả năng thanh toán và tự chủ về mặt tài chính. Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng biến động qua 3 năm 2015-2017. Năm 2016, Vốn chủ sở hữu của công ty tăng 2.413.320.433 đồng, tức tăng 7,78% so với năm 2015. Năm 2017, vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 33.437.200 đồng, tức giảm 0,10% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu tăng lên điều này chứng tỏ Công ty đang ngày càng ít bị chiếm dụng vốn, có thể đảm bảo về khả năng tài chính, khả năng gặp rủi ro về tài chính là thấp. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua ba năm 2015 – 2017, ta thấy tài sản và nguồn vốn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2016 cho thấy sự giảm của tài sản cũng như nguồn vốn. Đến năm 2017, tài sản và nguồn vốn có sự tăng nhẹ, Công ty đang trên đà cố gắng bắt kịp sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh. 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Kết quả sản xuất kinh doanh là thước đo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độ điều hành của các nhà quản trị, là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đồng thời bổ sung vốn để tiến hành tái sản xuất Trong thời kỳ kinh tế cạnh tranh như hiện nay, làm thế nào để vừa bảo tồn và phát triểTrườngn vốn và không ng ừĐạing gia tăng học lợi nhu ậKinhn là mục tiêu tế khó khănHuế của tất cả các doanh nghiệp cũng như Công ty CP Xây dựng- Giao thông TT.Huế. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2015/2016 2016/2017 (1) (2) (3) (4) Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 231.605.721.879 202.209.291.167 126.708.556.843 (29.396.430.712) (12,69) (75.500.734.324) (37,34) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 231.605.721.879 202.209.291.167 126.708.556.843 (29.396.430.712) (12,69) (75.500.734.324) (37,34) 4. Giá vốn hàng bán 210.996.790.790 177.373.480.971 109.144.473.648 (33.623.309.819) (15,94) (68.229.007.323) (38,47) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.608.931.089 24.835.810.196 17.564.083.195 4.226.879.107 20,51 (7.271.727.001) (29,28) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 65.631.691 7.473.874 4.550.174 (58.157.817) (88,61) (2.923.700) (39,12) 7. Chi phí tài chính 9.312.041.586 8.564.372.945 8.522.008.130 (747.668.641) (8,03) (42.364.815) (0,49) - Trong đó: Chi phí lãi vay 9.312.041.586 8.564.372.945 8.522.008.130 (747.668.641) (8,03) (42.364.815) (0,49) 8. Chi phí bán hàng 5.637.100.565 4.417.388.406 2.920.427.840 (1.219.712.159) (21,64) (1.496.960.566) (33,89) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.040.733.880 8.228.774.594 5.811.463.277 (2.811.959.286) (25,47) (2.417.311.317) (29,38) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5.315.313.251) 3.632.748.125 314.734.122 8.948.061.376 (168,34) (3.318.014.003) (91,34) 11. Thu nhập khác 8.902.689.167 332.920.262 1.510.730.176 (8.569.768.905) (96,26) 1.177.809.914 353,78 12. Chi phí khác 929.268.506 2.073.658.839 521.057.306 1.144.390.333 123,15 (1.552.601.533) (74,87) 13. Lợi nhuận khác 7.973.420.661 (1.740.738.577) 989.672.870 (9.714.159.238) (121,83) 2.730.411.447 (156,85) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.658.107.410 1.892.009.548 1.304.406.992 (766.097.862) (28,82) (587.602.556) (31,06) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 774.550.841 937.420.270 365.092.860 162.869.429 21,03 (572.327.410) (61,05) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.883.556.569 954.589.278 939.314.132 (928.967.291) (49,32) (15.275.146) (1,60) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 785 353 292 (432) (55,03) (61) (17,28) 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 785 353 292 (432) (55,03) (61) (17,28) (Nguồn: Phòng tài vụ Công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có biến động tăng qua 3 năm. Giá trị của khoản mục này năm 2016 là 24.835.810.196 đồng, tăng lên 4.226.879.107 đồng (20,51%) so với năm 2015. So với năm 2016 thì lợi nhuận gộp năm 2017 đã giảm xuống 29,28%. Sự tăng giảm của lợi nhuận gộp qua 3 năm là do sự biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán giảm liên tục qua 3 năm nhưng tốc độ giảm của giá vốn chậm hơn tốc đọ giảm của doanh thu ở năm 2016 nên mới có sự tăng lên về lợi nhuận gộp ở năm 2016.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Khoản mục này có sự biến động rất mạnh. Năm 2015, chỉ tiêu này bị âm, nhưng qua năm 2016 đã tăng lên 8.948.061.376 đồng tức tăng 168,34% so với năm 2015. Lí do dẫn đến sự thay đổi này là sự tăng lên của khoản mục lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ bên cạnh đó, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp lại giảm. Đến năm 2017, LN thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm (29,28%), doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 39,12% so với năm 2016 trong khi đó chi phí vẫn không thay đổi đáng kể.  Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Chỉ tiêu này có xu hướng giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2016, chỉ tiêu này đạt 1.892.009.548 đồng, giảm 766.097.862 đồng (28,82%) so với năm 2015. Nguyên nhân là do chi phí khác năm 2016 tăng mạnh 123,15% trong khi thu nhập khác lại giảm mạnh 96,26% so với năm 2015. Qua theo dõi bảng thuyết minh báo cáo tài chính thu nhập khác ta thấy trong năm 2015 công ty đã tiến hành thanh lí rất nhiều TSCĐ cụ thể là máy móc thiết bị trong khi lượng TSCĐ công ty mua mới là rất ít. Đây là khoản thu nhập không thường xuyên cho nên đến năm 2016 thu nhập khác giảm mạnh là điều rất dễ hiểu. Đến năm 2017, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 587.602.556 đồng (31,06) so với năm 2016. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuTrườngần từ hoạt động kinhĐại doanh học giảm mạ nhKinh trong khi tốtếc độ Huếtăng của lợi nhuận khác và tốc độ giảm của chi phí không bù đắp được.  Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: Cũng tương tự như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có biến động tương tự. Năm 2016, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 954.589.278 đồng , đã giảm 928.967.291 đồng (49,32%) so với năm 2015. Năm 2017, chỉ tiêu này có giảm nhưng không đáng kể là 1,60% so với năm 2016. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế Kế Kế toán Kế Kế toán Kế Thủ toán toán vật tư, toán TGNH, toán quỹ tổng công giá TSCĐ tiền thuế hợp nợ thành lương Chi Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán nhánh các đội các đội các xí của nhà xây lắp cơ giới nghiệp máy gạch Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toánTrường trưởng: Là ngư ờĐạii chịu trách học nhiệm toànKinh bộ công tếviệc kHuếế toán của công ty trước giám đốc. Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các công việc tài chính, thống kê của công ty. Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD của đơn vị, tổng hợp các thông tin tài chính của Công ty thành các báo cáo, giúp cho việc xử lý và ra quyết định của Giám đốc. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các thông tin kế toán để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và lập các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê. Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền lương: theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng, xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương và trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản. Kế toán vật tư, giá thành: Mở sổ theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Công ty, tổ chức việc ghi chép đầy đủ vào các tài khoản tương ứng, định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ với các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp có liên quan. Kiểm tra công nợ, lập báo cáo công nợ, lập thông báo thanh toán công nợ. Kế toán TSCĐ: Mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ. Theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ, lên thẻ tài sản. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ theo chế độ quy định. Kế toán thuế: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch toán vào các tài khoản có liên quan theo chế độ về quản lý tài chính, thuế vụ. Thường xuyên theo dõi các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, các thông báo mới về thuế để kịp thời hạch toán cho đúng. Thủ Quỹ: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và kế toán phần hành có liên quan. Quản lýTrường lượng tiền mặt thu Đại và chi hi ệhọcn có tại Công Kinh ty, thực hitếện thu Huế chi đúng chế độ, lập báo cáo quỹ. Kế toán các đội trực thuộc: Kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị như ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ và phân cấp hạch toán của công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán định kì theo quy định của Công ty. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.6.2. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng  Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và các quy định sửa đổi, bổ sung có liên quan và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. Ngoài ra, công ty mở thêm chi tiết tài khoản chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình.  Tổ chức chế độ chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán, điều này đòi hỏi công ty phải sử dụng những chứng từ phù hợp cho việc hạch toán. Các chứng từ công ty sử dụng gồm: - Chứng từ hàng hóa gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn đặc thù. - Chứng từ về hàng hóa gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Chứng từ về tiền tệ bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng. - Chứng từ về tài sản gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ. - Chứng từ về lao động tiền lương gồm:Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi hưởng bảo hiểm xã hội. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông TT.Huế, hạch toán kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán UNESCO dựa trên hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại công ty cổ phần XD-GT TT.Huế SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN Ch ng t k toán ứ Trườngừ ế Đại học Kinh tế HuếSổ tổng hợp UNESCO Sổ chi tiết MÁY VI TÍNH Bảng tổng hợp chứng Báo cáo tài chính từ kế toán cùng loại Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký Chứng từ. Bộ sổ kế toán tại công ty theo hình thức này bao gồm: - Nhật ký Chứng từ từ số 1 đến số 10 theo mẫu S04a-DN - Các bảng kê từ số 1 đến số 11 theo mẫu S04b-DN - Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết theo dõi các tài khoản - Sổ Cái TK  Các chính sách kế toán: - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N - Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ theo giá gốc và phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.2. ThựTrườngc trạng công tác kĐạiế toán thu họcế GTGT, Kinhthuế TNDN ttếại Công Huếty Cổ phần xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm thuế GTGT tại Công ty Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấy trừ, kê khai và nộp thuế GTGT theo tháng. Hoạt SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga động xây lắp của Công ty chịu thuế GTGT nên thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động kinh doanh đều được khấu trừ toàn bộ. Mức thuế suất GTGT được áp dụng tại Công ty: 10%. Cơ quan quản lý thuế: Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế chịu sự quản lý của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Kê khai và lập tờ khai thuế GTGT: Hiện nay, công ty đang sử dụng Phần mềm ứng dụng “Hỗ trợ kê khai thuế” HTKK 3.8.0 (tính đến ngày 31/12/2017) do tổng cục thuế ban hành để kê khai, lập tờ khai thuế GTGT. Phần mềm cung cấp cho Công ty các chức năng sau: - Lập tờ khai thuế và điền thông tin trên các tờ khai thuế và các phụ lục kê khai theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật thuế. - Các nội dung hướng dẫn việc tính thuế, khai thuế đối với từng sắc thuế nhằm tạo điều kiện cho DN kê khai thuế một cách chính xác và nhanh chóng. Sau khi kê khai, cơ sở kinh doanh cần phải in tờ khai có mã vạch 2 chiều, ký tên, đóng dấu và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định hiện hành (in thành 3 bộ, cơ quan thuế sư lưu giữ 2 bộ, bộ còn lại sẽ lưu giữ tại Công ty để phục vụ công tác thanh kiểm tra sau này). Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế GTGT hằng tháng: Công ty phải nộp tờ khai thuế GTGT hằng tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Ngay sau khi nộp tờ khai, nhân viên phụ trách công tác kế toán thuế sẽ thông báo với ngân hàng để chuyển khoản vào Ngân sách nhà nước.  ĐTrườngối tượng chịu thuế đầuĐại vào, đầuhọc ra của côngKinh ty: tế Huế - Hàng hóa dịch vụ mua vào: + Nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh: sắt, thép, xi măng, xăng, dầu, + Hàng hóa, TSCĐ, công cụ dụng cụ, + Một số dịch vụ mua ngoài như: Phí đường bộ, phí thanh toán ngân hàng, SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Hàng hóa dịch vụ bán ra: + Giá trị công trình nghiệm thu, hoàn thành + Các khoản thu nhập khác từ việc bán phế liệu, thanh lý TSCĐ, 2.2.1.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào a) Tài khoản sử dụng: TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. b) Chứng từ và sổ sách sử dụng:  Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn, dịch vụ mua ngoài - Hóa đơn viễn thông - Hóa đơn tiền điện, nước - BTrườngảng kê hóa đơn ch ứngĐại từ hàng học hóa, dịch Kinhvụ mua vào (mtếẫu 01Huế- 2/GTGT) - Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) - Một số chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế: Phiếu chi, ủy nhiệm chi, Hợp đồng mua bán, Phiếu xuất kho của nhà cung cấp, Giấy báo nợ của ngân hàng, đơn đặt hàng, giấy đề nghị tạm ứng,  Sổ sách sử dụng: SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Sổ chi tiết TK 13311 - Sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 331 c) Quy trình luân chuyển chứng từ: Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa, dịch vụ, công ty sẽ nhận hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp. Các hóa đơn, chứng từ sẽ được giao cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán, các chứng từ (hóa đơn GTGT liên 2, vé tàu, vé xe có liên quan đến thuế GTGT, ) tại ngày phát sinh sẽ được giao cho kế toán đúng bộ phận như kế toán vật tư, kế toán ngân hàng, kế toán TSCĐ, để kiểm tra các thông tin hợp pháp, hợp lệ, hợp lí. Khi kiểm tra xong, kế toán sẽ tiến hành nhập liệu các thông tin liên quan vào phần mềm kế toán UNESCO theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nguyên tắc: - Đối với những hóa đơn GTGT, kế toán nhập giá chưa có thuế vào phần mềm và nhập mức thuế suất thuế GTGT của hóa đơn, phần mềm sẽ tự động tính thuế và ghi vào sổ có liên quan. - Đối với các hóa đơn đặc thù kế toán phải tiến hành tính toán giá chưa có thuế và mức thuế suất đang áp dụng trước khi nhập liệu vào phần mềm theo công thức: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán ghi trên hóa đơn đặc thù / (1+ Thuế suất thuế GTGT) Đối với những hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lý, hợp lệ nhận được từ nhà cung cấp, kế toán dựa trên hóa đơn và các chứng từ liên quan tiến hành ghi sổ. Kế toán ghi vào Sổ Cái TK 133 và các TK liên quan. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ ghi trực tiếpTrường vào các Nhật ký -ĐạiChứng từhọc hoặc Bảng Kinh kê được d ùngtế để Huếghi vào Sổ kế toán chi tiết các tài khoản. Đồng thời, kế toán cũng tiến hành ghi số thuế GTGT đầu vào lên bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào. Bên cạnh đó, kế toán theo dõi số thuế GTGT đầu vào trên Bảng kê phát sinh Nợ TK 133 và Bảng tổng hợp phát sinh TK 133. Trường hợp mua HHDV nhận được hóa đơn bán hàng thì kế toán sẽ không theo dõi, ghi Sổ TK 133. Đối với những nghiệp vụ này, thuế GTGT sẽ được hạch toán vào giá trị của hàng mua vào. SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga d) Ví dụ minh họa: (1) Ngày 15/12/2017: Mua dầu FO 3.5S từ Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế theo hóa đơn GTGT số 0003991, chưa thanh toán cho người bán Sau khi nhận được hóa đơn mua hàng liên 2 của nhà cung cấp gửi đến, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm theo định khoản sau: Nợ TK 152: 151.359.700 đồng Nợ TK 133: 15.135.970 đồng Có TK 331: 166.495.670 đồng (2) Ngày 21/12/2017: Nhập nhựa đường 60/70 từ Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Vật tư Giao thông (Tratimex) theo hóa đơn GTGT số 0001766, chưa trả tiền cho người bán Sau khi nhận được hóa đơn mua hàng liên 2 của nhà cung cấp gửi đến, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm theo định khoản sau: Nợ TK 152: 229.680.000 đồng Nợ TK 133: 22.968.000 đồng Có TK 331: 252.648.000 đồng (3) Ngày 29/12/2017: Nhập xi măng kim đỉnh PCB 40 từ công ty Cổ phần Hương Thủy chưa trả tiền (HĐ 0009025 ngày 29/12/2017) . Sau khi nhận được hóa đơn mua hàng liên 2 của nhà cung cấp gửi đến, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm theo định khoản sau: NTrườngợ TK 152: 6.272.728 Đại đồng học Kinh tế Huế Nợ TK 133: 627.272 đồng Có TK 331: 6.900.000 đồng  Trình tự ghi sổ: Dựa vào phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT có đầy đủ số hiệu, ngày tháng, kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của hóa đơn, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- Chứng từ. Sau đó được dùng để ghi Sổ Cái các TK 152, TK SVTH: Bùi Thị Ngọc Huyền 57