Khóa luận Kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng

pdf 92 trang thiennha21 3391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hinh_va_hieu_qua_su_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG TRƯƠNG THỊ HOÀNG OANH Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hoàng Oanh ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Lớp: K49B – Kế toán MSV: 15K4051110 TrườngKhóa học: 2015 Đại- 2019 học Kinh tế Huế Huế, 04/2019
  3. LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế - Huế, đặc biệt là Thạc sĩ Phạm Thị Ái Mỹ đã cho tôi những hướng đi thích hợp và cũng như là truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Tâm Trung cùng các anh chị của Phòng Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu, đồng thời luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn , mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý công ty, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn đóng góp những ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2019. Sinh viên Trương Thị Hoàng Oanh Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1.Một số vấn đề chung về TSCĐHH 5 1.1.1.Khái niệm 5 1.1.2.Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH 5 1.1.3.Đặc điểm của TSCĐHH 6 1.1.4.Vai trò của TSCĐ 6 1.1.5.Yêu cầu quản lý TSCĐHH 7 1.1.6.Nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐHH 8 1.1.7.Phân loại TSCĐHH 8 1.1.8.Đánh giá tài sản cố định hữu hình 9 1.1.8.1.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 10 Trường1.1.8.2.Thay đổi nguyên Đại giá TSCĐHH học Kinh tế Huế 11 1.1.8.3.Giá trị còn lại của TSCĐHH 12 1.2.Nội dung kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp 12 1.2.1.Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình 12 i
  5. 1.2.1.1.Chứng từ sử dụng 12 1.1.2.2.Tài khoản sử dụng 13 1.1.2.3.Phương pháp kế toán 13 1.2.2.Kế toán khấu hao TSCĐHH 15 1.2.2.1.Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐHH 15 1.2.2.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ 15 1.2.2.3.Kế toán khấu hao TSCĐHH 17 1.2.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ 17 1.2.3.1.Nội dung công việc sữa chữa: 17 1.2.3.2. Chứng từ sử dụng 18 1.2.3.3.Tài khoản sử dụng 18 1.2.3.4.Phương pháp kế toán 18 1.2.4.Các hình thức ghi sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 19 1.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH trong doanh nghiệp 19 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu TSCĐHH 20 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH 20 1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH 21 1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của TSCĐHH 21 1.3.5 Chỉ tiêu đánh giá tỉ suất sinh lời của TSCĐHH 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG 23 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 23 2.1.1. Giới thiệu chung 23 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty 24 Trường2.1.3.1 Chức năng, nhi ệĐạim vụ học Kinh tế Huế24 2.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động 25 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 25 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 27 ii
  6. 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 27 2.1.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 29 2.1.5.3 Hình thức sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán 29 2.1.6 Các nguồn lực hoạt động của Công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 31 2.1.6.1 Tình hình lao động 31 2.1.6.2 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn 35 2.1.6.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh 37 2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 40 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty 40 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty 40 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty CP Thương Mại và sản xuất nhang Thái Hưng 42 2.2.2.1 Kế toán tăng TSCĐHH 42 2.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐHH 48 2.2.2.3. Kế toán trích khấu hao TSCĐHH 54 2.2.2.4 Kế toán sửa chữa TSCĐHH 57 2.3. Phân tích TSCĐ hữu hình tại công ty CP TM và sản xuất nhang Thái Hưng qua 3 năm 2016 – 2018 57 2.3.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ hữu hình 58 2.3.2. Đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ hữu hình của công ty 61 2.3.2.1. Tình hình trang bị TSCĐ hữu hình của công ty 63 2.3.2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình của công ty 63 2.3.3. Đánh giá sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐHH tại công ty 64 2.3.3.1. Đánh giá sức sản xuất của TSCĐHH 64 2.3.3.2. Đánh giá sức sinh lời của TSCĐHH 65 TrườngCHƯƠNG 3: MỘT SỐĐại GIẢI PHÁP học NHẰM GÓP Kinh PHẦN HOÀN tế THIỆN Huế CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG 68 iii
  7. 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 68 3.1.1 Ưu điểm 68 3.1.2. Hạn chế 69 3.2. Đánh giá về công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất nhang Thái Hưng 70 3.2.1. Ưu điểm 70 3.2.2.Hạn chế 70 3.3. Đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng của TSCĐ hữu hình tại công ty.71 3.3.1. Ưu điểm 72 3.3.2. Hạn chế 72 3.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 80 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình BCTC Báo cáo tài chính XDCB Xây dựng cơ bản XD Xây dựng GTGT Giá trị gia tăng CP Chi phí SC Sửa chữa CTCP Công ty cổ phần GĐ Giám đốc KD Kinh doanh CBCNV Cán bộ công nhân viên XNK Xuất nhập khẩu CCDC Công cụ dụng cụ NVL Nguyên vật liệu TNDN Thu nhập doanh nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh BQ Bình quân TK Tài khoản TBMM Thiết bị máy móc GTCL Giá trị còn lại TNHH Trách nhiệm hữu hạn GVHD Giáo viên hướng dẫn TrườngVCSH Đại Vhọcốn chủ sỡ h ữuKinh tế Huế SVTH Sinh viên thực hiện v
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 32 Bảng 2.2. Tình tình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2016 – 2018 36 Bảng 2.3. Tình hình kết quả SXKD của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 38 Bảng 2.4. Tổng hợp TSCĐHH theo chức năng 41 Bảng 2.5. Cơ cấu TSCĐ hữu hình qua 3 năm 2016 – 2018 59 Bảng 2.6. Tình hình trang bị, sử dụng TSCĐHH qua 3 năm 2016 – 2018 62 Bảng 2.7. Chỉ tiêu sức sản xuất, hiệu quả sử dụng của TSCĐHH qua 3 năm 2016 – 2018 66 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Kế toán tăng, giảm TSCĐHH 14 Sơ đồ 1.2. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình 17 Sơ đồ 1.3. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH 18 Sơ đồ 1.4. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐHH 19 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 25 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP TM&SX nhang Thái Hưng 27 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 30 Biểu 2.1. Hóa đơn GTGT số 0000122 44 Biểu 2.2. Trích sổ Nhật Ký chung 46 Biểu 2.3. Trích Sổ cái TK 211 47 Biểu 2.4. Hóa đơn GTGT số 0001689 50 Biểu 2.5. Trích sổ Nhật ký chung 52 Biểu 2.6. Trích sổ cái TK 211 53 Biểu 2.7. Trích số cái TK 214 56 Biểu đồ 2.8. Tình hình nguyên giá TSCĐHH qua 3 năm 2016-2018 61 Biểu đồ 2.9. Chỉ số sức sản xuất và tỷ suất sinh lời của TSCĐHH qua 3 năm 2016-2018 65 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Sự ra đời và phát triển của bất cứ một nền kinh tế nào trên thế giới đều bắt nguồn từ quá trình sản xuất của xã hội. Và khi nền sản xuất phát triển xã hội lên đến một mức độ nào đó thì việc phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và nó hiển nhiên trở thành một công cụ không thể thiếu để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh thì một doanh nghiệp đều cần đến 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng, cụ thể tài sản cố định là yếu tố có tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy TSCĐ là cơ sở vật chất, là nền tảng đầu tiên của quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng nói riêng việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có. Do yêu cầu ngày càng cao giữa công tác quản lý và sử dụng TSCĐ với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nên việc tổ chức công tác kế toán TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi phải được quản lý, hoạch toán đầy đủ, kịp thời tình hình biến động và sử dụng hiệu quả TSCĐ. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản cố định đó là tài sản cố định hữu hình. Sau khi tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ hữu hình và khi có cơ hội được thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng” làm đề tài tốt Trườngnghiệp của mình. Em hyĐại vọng sau quáhọc trình thự c Kinhtập, trải nghiệm tạtếi công tyHuế kết hợp với việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp công ty đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao công tác kế toán tại công ty. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.Mục tiêu nghiên cứu - Một là hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kế toán TSCĐ hữu hình và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. - Hai là nghiên cứu phân tích thực trạng công tác kế toàn TSCĐ hữu hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. - Ba là đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. - Phạm vi thời gian: Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tổng hợp, các báo cáo tài chính được thu thập trong vòng 3 năm 2016, 2017, 2018. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chuẩn mực, quyết định, thông tư của Bộ tài chính về TSCĐ hữu hình. Tham khảo các luận văn, sách báo có liên quan tại thư viện của trường và trên internet, văn bản pháp luật về doanh nghiệp để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài và nội dung cần nghiên cứu. TrườngPhương pháp thu Đạithập số liệu: họcthu thập từ nguKinhồn tài liệu của phòngtế kếHuếtoán của công ty đặc biệt chú ý đến tài liệu liên quan đến tài sản cố định hữu hình. Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép lại những công việc hằng ngày mà kế toán viên của công ty thực hiện. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Phương pháp tổng hợp: hệ thống hóa các kiến thức đã học được cũng như học được. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với nhân viên phòng kế toán quản lý về mảng tài sản trong công ty nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích chỉ số để xử lí, tổng hợp, phân tích các các số liệu thu thập được. Trên cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá và các kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐ tại công ty. Phương pháp mô tả: dùng để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán kế toán: - Phương pháp chứng từ: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực tế hoàn thành bằng giấy tờ theo mẫu quy định, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó. - Phương pháp tài khoản: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ để thể hiện các quy trình của các nghiệp vụ kinh tế, những biến động của các chỉ số. 5. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng Trườngtài sản cố định hữu hình Đại trong doanh họcnghiệp. Kinh tế Huế Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Một số vấn đề chung về TSCĐHH 1.1.1.Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐHH): Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. (Ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ tài chính) Theo thông tư 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (Ban hành ngày 25/04/2013, Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định) Như vậy, TSCĐHH là những tài sản mà: - Có hình thái vật chất nhất định - Do doanh nghiệp nắm giữ - Sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh - Phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ do Bộ Tài chính quy định về giá trị, thời gian - Khi sử dụng, tài sản đó chuyển một phần giá trị vào sản phẩm nhưng hình thái Trườngvật chất của nó vẫn giữ Đạinguyên khi thamhọc gia vào quyKinh trình sản xuất. tế Huế 1.1.2.Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐHH) các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau: SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (giá trị TSCĐHH từ 30 triệu đồng trở lên theo thông tư 45/2013/TT-BTC). Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. 1.1.3.Đặc điểm của TSCĐHH Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐHH có những đặc điểm sau: - Về mặt hiện vật: khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi bị hư hỏng, bị loại bỏ. Chính vì do đặc điểm này nên TSCĐ cần được theo dõi, quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu. - Về mặt giá trị: đặc điểm của TSCĐ là trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này, trong hạch toán TSCĐ cần theo dõi hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. 1.1.4.Vai trò của TSCĐ Tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò là tư liệu lao động Trườngchủ yếu của quá trình sĐạiản xuất. Chúng học được coi làKinh cơ sở vật chất ktếỹ thuậ t Huếcó vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ nghiệp. Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không? Chính vì vậy, có thể nói rằng, TSCĐ là cơ sở vật chất có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả tài sản cố định là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. 1.1.5.Yêu cầu quản lý TSCĐHH Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng phải nâng cao. Song song với nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, việc nâng cấp, cải thiện và thay đổi dây chuyền sản xuất góp phần làm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần phải chú trọng đến việc quản lý tốt các nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị cụ thể là TSCĐHH tại doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả mong muốn. Việc quản lý TSCĐHH trong doanh nghiệp đòi hỏi phải chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu sử dụng. - TSCĐHH phải trải qua rất nhiều chu kì kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của số vốn ban đầu để mua sắm. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐHH về giá trị và hiện vật. - Mọi TSCĐHH trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng: TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định hữu hình và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐHH. - Mỗi TSCĐHH phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Trường- Tính toán và phân Đại bổ chính xáchọc số khấu haoKinh TSCĐHH và cáctế đối tượngHuế chịu chi phí khác nhau theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐHH đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐHH bình thường. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Định kỳ, vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. 1.1.6.Nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐHH TSCĐ là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp nói chung cũng như TSCĐHH nói riêng, vì vậy TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Do vậy, để cho cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp được thuận lợi, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác các tình hình xây dựng, trang bị thêm, nâng cấp, đổi mới hoặc tháo dỡ làm tăng giảm nguyên giá TSCĐHH cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐHH. - Kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ. - Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị, bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định. 1.1.7.Phân loại TSCĐHH Tuỳ theo cách thức tổ chức quản lý cũng như quy mô của từng doanh nghiệp, có thể phân loại TSCĐHH theo các tiêu thức sau: - Phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh:  Nhà cửa, vật kiến trúc  Máy móc thiết bị  Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn  Thiết bị, dụng cụ quản lý Trường Vườn cây lâu năm, Đại súc vật làm học việc và cho sảnKinh phẩm tế Huế  TSCĐ hữu hình khác - Phân loại theo hình thái biểu hiện: SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ  TSCĐ hữu hình  TSCĐ vô hình - Phân loại theo công dụng kinh tế:  TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh  TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh - Phân loại theo trạng thái hoạt động:  TSCĐ đang sử dụng  TSCĐ chưa cần dùng  TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý - Phân loại theo công dụng:  TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh  TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng  TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp khác - Phân loại theo quyền sở hữu:  TSCĐ tự có: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.  TSCĐ đi thuê: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác bao gồm: TSCĐ thuê hoạt động: là những tài sản đơn vị đi thuê để sử dụng trong thời gian ngắn và hoàn trả cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng. TSCĐ thuê tài chính: thực chất là sự thuê vốn. Đây là những TSCĐ đơn vị có quyền sử dụng trong thời gian dài theo hợp đồng thuê, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý sử dụng, trích khấu hao. - Phân loại theo nguồn hình thành:  TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu  TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả Trường1.1.8.Đánh giá tài sản Đạicố định hữu hhọcình Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Đánh giá TSCĐ hữu hình là xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định hữu hình, được đánh giá lần đầu hoặc là đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Như vậy, TSCĐHH được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.1.8.1.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐHH): nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. a. TSCĐHH do mua sắm Các Các chi Chiết khoản phí khấu Nguyên Giá = + thuế + trước – thương giá mua không khi sử mại, hoàn lại dụng giảm giá - Trường hợp mua TSCĐ được kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế: Nguyên giá TSCĐ là tổng các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa sản phẩm và trạng thái sẵn sàng sử dụng trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế. - Trường hợp TSCĐ mua sắm theo phương thức trả chậm: Nguyên giá = Giá mua trả ngay + Chi phí liên quan - Trường hợp TSCĐ là bất động sản: Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất được tách riêng ra theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tài sản trên đất được ghi nhận là TSCĐHH, giá trị quyền sử dụng đất được hạch toán là TSCĐVH hoặc chi phí trả trước tuỳ từng trường hợp theo quy định của pháp luật. b. TSCĐHH hình thành do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu Trường Đại Giáhọc quyết toán KinhCác chi phí tế trả Huế Nguyên giá = công trình đầu tư + trước khi sử XD dụng c. TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Các chi phí phải Giá thành thực Nguyên giá = + trả trước khi sử tế của TSCĐ dụng d. TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐHH khác: - Trường hợp trao đổi với TSCĐHH tương tự: Nguyên giá được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐHH đưa đi trao đổi. - Trường hợp trao đổi với một TSCĐHH khác không tương tự: Nguyên giá được xác định theo giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá hợp lý của TSCĐHH đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền trả thêm hoặc thu về. e. TSCĐHH nhận góp vốn Các chi phí phải Giá góp vốn Nguyên giá = + trả trước khi sử được xác định dụng f. TSCĐHH được cấp, tài trợ, nhận biếu tặng Giá hợp lý ban Các chi phí phải đầu (theo đánh Nguyên giá = + trả trước khi sử giá của hội đồng dụng giao nhận) 1.1.8.2.Thay đổi nguyên giá TSCĐHH Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp: - Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước; - Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ; - Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; Trường- Cải tiến bộ phậ nĐại của TSCĐ hữhọcu hình làm tăngKinh đáng kể chất lưtếợng sả n Huếphẩm sản xuất ra; SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước; - Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐHH đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. 1.1.8.3.Giá trị còn lại của TSCĐHH Giá trị còn lại của TSCĐHH là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trừ đi số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. Giá trị còn lại của TSCĐ chính là giá trị TSCĐ đã đầu tư chưa phân bổ vào chi phí, nó phản ánh giá trị TSCĐ trong tổng giá trị tài sản, đánh giá phần nào năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc lấy giá trị còn lại của TSCĐ để tính toán mang lại kết quả khả thi hơn lấy nguyên giá của TSCĐ. Tuy nhiên, giá trị còn lại của TSCĐ chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán chứ không phản ánh giá trị thực tế của TSCĐ vì khấu hao không hoàn toàn trùng khớp với mức độ hao mòn và TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp cần đánh giá lại TSCĐ. 1.2.Nội dung kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp 1.2.1.Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình 1.2.1.1.Chứng từ sử dụng TSCĐHH trong doanh nghiệp biến động do nhiều nguyên nhân, nhưng trong bất kì trường hợp nào đều phải có chứng từ hợp lí, hợp lệ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành hệ thống chứng từ này gồm: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ Trường- Biên bản giao nhĐạiận TSCĐ sử ahọc chữa lớn hoàn Kinh thành tế Huế - Biên bản thanh lí TSCĐ Ngoài các chứng từ trên doanh nghiệp còn sử dụng thêm một số chứng từ khác như: Hóa đơn, HĐ liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, các chứng từ thanh toán Bên SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý TSCĐ còn dựa trên cơ sở các hồ sơ gồm: - Hồ sơ kinh tế: HĐ kinh tế khi mua sắm, lắp đặt, xây dựng hoặc HĐ liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, quyết định giao nhận vốn - Hồ sơ kỹ thuật: Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của TSCĐ - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Biên bản nghiệm thu về mặt kỹ thuật của TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Các chứng từ thanh toán khác nếu mua sắm TSCĐ. 1.1.2.2.Tài khoản sử dụng - TK chính: TK 211 - Các TK liên quan: TK 411, TK 111, TK 112, TK 133, TK 331, TK 341, TK 241, TK 811, TK 711 1.1.2.3.Phương pháp kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Hạch toán tăng, giảm TSCĐHH được thể hiện qua sơ đồ 1.1 sau đây: Trường SơĐại đồ 1.1. K ế họctoán tăng, gi ảKinhm TSCĐHH tế Huế Ghi chú: (1) Mua TSCĐHH theo hình thức trả ngay (2) Mua TSCĐHH theo hình thức trả chậm SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ (3) TSCĐHH tự sản xuất (4) Bất động sản đầu tư chuyển thành TSCĐHH (5) Nhận lại vốn góp bằng TSCĐHH (6) TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao (7) Nhận góp vốn bằng TSCĐHH (8) TSCĐHH thừa chờ xử lý (9) Thanh lý, nhượng bán TSCĐHH (10) Góp vốn bằng TSCĐHH trong trường hợp chênh lệch giá đánh giá lại > GTCL (11) Góp vốn bằng TSCĐHH trong trường hợp chênh lệch giá đánh giá lại < GTCL (12) TSCĐHH thiếu chờ xử lý. 1.2.2.Kế toán khấu hao TSCĐHH 1.2.2.1.Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐHH Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kĩ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ. 1.2.2.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Mức khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá / Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình hằng tháng = Số khấu hao phải trích cả năm / 12 - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của = x Tỷ lệ khấu hao nhanh Trườnghằng năm của TSCĐ Đại họcTSCĐ Kinh tế Huế Trong đó: SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo = x Hệ số điều chỉnh nhanh (%) phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = x Tỷ lệ khấu hao nhanh Hệ số điều chỉnh xác định theoờ thời gian ử đưụ ợc xácủ địnhĐ như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐHH Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm ( t 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần như trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐHH, thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐHH chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐHH. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng Mức trích khấu hao Mức khấu hao trong Số lượng sản phẩm = x tính bình quân trên tháng của TSCĐ sản xuất trong tháng đơn vị sản phẩm Mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm = ê á Đ ả ượ ℎ ô ấ ℎế ế Mức trích khấu hao của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao TrườngMức khấu hao trong ĐạiSố lượng học sản phẩm sảnKinh tế Huế = x tính bình quân trên năm của TSCĐ xuất trong năm đơn vị sản phẩm SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 1.2.2.3.Kế toán khấu hao TSCĐHH a. Chứng từ sử dụng Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao TSCĐ dựa trên các chứng từ sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ b. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản chính: TK 214 - Các TK liên quan: TK 627, TK 641, TK 642 c. Phương pháp kế toán Hạch toán khấu hao TSCĐ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình 1.2.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ 1.2.3.1.Nội dung công việc sữa chữa: Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, TSCĐHH khó tránh khỏi những hư hỏng, trục trặc, lạc hậu về mặt kỹ thuật. Để hoạt động SXKD không bị gián đoạn, Trườngđòi hỏi doanh nghiệp phĐạiải khắc ph ụchọc những sự c ốKinhhỏng hóc này. Vi ệtếc xử lí Huếvề mặt tài chính và hạch toán chi phí sữa chữa còn tùy vào mức độ hư hỏng của TSCĐHH và lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng TSCĐHH sau sửa chữa. Căn cứ vào tính chất và quy mô sửa chữa, sửa chữa TSCĐHH gồm hai loại: SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Đây là hoạt động sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho tài sản cố định có thể hoạt động tốt, bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên và thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy kế toán thực tế không phải lập dự toán. - Sửa chữa lớn TSCĐ: Đây là hoạt động mang tính chất khôi phục, nâng cấp hoặc cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu đảm bảo kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu suất hoạt động của tài sản. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài và mức chi phí phát sinh nhiều. Do vậy doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dự toán cho từng công trình sửa chữa lớn. 1.2.3.2. Chứng từ sử dụng - Đơn đề nghị xin sửa chữa - Dự toán chi phí sửa chữa - Biên bản nghiệm thu,biên bản gia nhận TSCĐ - Các chứng từ phản ánh chi phí sửa chữa Sổ kế toán: Đối với TSCĐ sửa chữa, kế toán nên lập thẻ TSCĐ đang sửa chữa để theo dõi TSCĐ. 1.2.3.3.Tài khoản sử dụng - TK chính: TK 241 - Các TK liên quan: TK 111, TK 152, TK 242, TK 627 . 1.2.3.4.Phương pháp kế toán a. Kế toán sữa chữa thường xuyên TSCĐHH TK 334,338,152,111,112 TK 627,641,642 Trường ĐạiTập hợp chi phíhọc sữa chữa phátKinh sinh tế Huế Sơ đồ 1.3. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH b. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐHH SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Sơ đồ 1.4. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐHH 1.2.4.Các hình thức ghi sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở các chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ có một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp tự quyền quyết định hình thức ghi sổ kế toán của công ty mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường chọn một trong các hình thức ghi sổ đã được hướng dẫn trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC để thực hiện. Bao gồm các hình thức ghi sổ sau: - Nhật ký chung - Nhật ký – sổ cái - Chứng từ – ghi sổ - Nhật ký – chứng từ Trường- Hình thức kế toán Đại trên máy vi họctính Kinh tế Huế 1.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH trong doanh nghiệp SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu TSCĐHH Cơ cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá từng loại TSCĐ trong tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Phân tích cơ cấu TSCĐ là xem xét, định giá tính hợp lý và sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận của TSCĐ. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng, đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng. Cần chú ý rằng cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của từng ngành, từng doanh nghiệp. Sau mỗi thời kì nhất định (thường là 1 năm), bằng cách so sánh tỷ trọng tăng giảm tài sản cố định cuối kì với đầu kì sẽ thấy sự biến động về cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để rút ra kết luận về sự biến động cơ cấu TSCĐ là hợp lý hay không hợp lý. Vì thế, sau mỗi thời kì nhất định, tỷ trọng từng nhóm, từng loại TSCĐ thường có sự thay đổi. Cơ cấu TSCĐ được coi là hợp lý nếu có sự phân bổ TSCĐ vào mỗi nhóm, mỗi loại đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách hiệu quả nhất. 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH Việc trang bị kĩ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Để phân tích những vấn đề này, thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số trang bị chung TSCĐ = ê á Đ Hệ số trang bị chung TSCĐ phảnổ ánh ố mộtô công ℎâ nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số càng lớn chúng tỏ trang bị ngày càng cao và ngược lại. Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân = Trường Đại học Kinhê á ìtếℎ âHuế Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân phảnổ ánh ố mộtô côngℎâ nhân ả sảnấ xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng của các phương tiện kĩ thuật (nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số trang bị kĩ thuật càng lớn chứng tỏ tình hình trang bị trực tiếp cho SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ công nhân càng cao và ngược lại. Xu hướng chung là tốc độ tăng của hệ số trang bị kĩ thuật phải nhanh hơn tốc độ tăng của hệ số trang bị chung, có như vậy mới thực sự tăng được năng lực sản xuất, tăng điều kiện cho năng suất lao động tăng nhanh. Việc trang bị TSCĐ quản lý có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của các nhân viên phòng nghiệp vụ, đến kết quả điều hành hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. 1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Nhận biết, đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét TSCĐ còn mới hay cũ là vấn đề rất quan trọng nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để nhận biết TSCĐ này còn mới hay cũ, cần thiết phải phân tích trình trạng kĩ thuật của TSCĐ. 0<Hệ số hao mòn TSCĐ = ố đã ℎấ ℎ Đ < 1 - Nếu hệ số hao mòn càng tiến dần êvề 1 chứngá Đ tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư, xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ. - Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 0, chứng tỏ TSCĐ được đổi mới, doanh nghiệp có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ khác của doanh nghiệp. 1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của TSCĐHH Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ầ ỳ Trong đó: ê á Đ ì â Nguyên giá TSCĐ = bình quân ê á Đ đầ ỳ + ê á Đ ố ỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo2 ra được bao nhiêu đồng doanh Trườngthu hoặc doanh thu thuần. ĐạiHệ số này học càng lớn chứng Kinh tỏ hiệu suất sử tếdụng TSCĐHuế ngày càng cao. 1.3.5 Chỉ tiêu đánh giá tỉ suất sinh lời của TSCĐHH SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Tỷ suất sinh lời TSCĐ = ợ ℎậ ò 100% Trong đó: Đ ì ℎ â Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Ý nghĩa: Cho biết một đồng TSCĐ sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Giá trị này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ đang có những kết quả tích cực. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 2.1.1. Giới thiệu chung  Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng.  Tên giao dịch quốc tế: Thai Hung incense processing and trading joint-stock company (Thai Hung Co).  Địa chỉ: 57 Độc Lập – Phường Tứ Hạ - Thị Xã Hương Trà – Tỉnh Thừa Thiên Huế  Số điện thoại: 0543 557 564 Ra đời năm 1997, công ty Thái Hưng sản xuất nhiều mặt hàng như thiết bị lọc nước, trầm cây cảnh, nhang cây, các sản phẩm đèn đốt đèn xông Nhà máy đặt tại Tỉnh Thừa Thiên - Huế, với hơn 230 công nhân cùng với máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm được phân phối trên khắp mọi miền đất nước Việt nam và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Ả Rập, Mỹ, Đài Loan với mặt hàng chính là Nhang thơm cao cấp VĨNH THUẬN PHÁT được sản xuất bằng công nghệ hiện đại cùng với các nguyên liệu nhập khẩu từ vùng Đông Nam Á và Trung Đông. Các nguyên liệu, thành phần chính gồm Trầm Hương, Đàn hương, Mộc Quế Hương, Bá Diệp hương, Thảo Dược v.v Vì sức khỏe của cộng đồng, công ty đưa ra cam kết không dùng bất kỳ một loại hóa chất công nghiệp nào vào sản phẩm. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Thành lập năm 1997, trải qua 21 năm hình thành và phát triển từ một công ty với quy mô nhỏ, hiện công ty Thái Hưng đã phát triển lên một cấp độ mới thành công ty Trườngcó quy mô vừa. Vì s ảnĐại xuất các sả nhọc phẩm về tâm Kinh linh, công ty đã trautế chu Huếốt từ chất lượng sản phẩm cho đến từng cây nhang có hình thức đẹp nhất. Với nhiều loại mùi hương đăc biệt khác nhau, sản xuất nhiều chủng loại nhang mẫu mã đa dạng đáp ứng SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ tất cả nhu cầu của thị trường gồm nhang cây đủ kích cỡ, nhang viên, nhang khoanh thắp từ 4 giờ đến 1 tháng. Theo thống kê năm 2011, công ty đạt doanh thu 31 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu chiếm 20 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 2,3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012 cơ sở sản xuất nhang của công ty Thái Hưng tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà khi công ty này vừa xuất 2 container hàng với trọng lượng 50 tấn sang thị trường Trung Đông. Với thương hiệu Vĩnh Thuận Phát, hiện thị trường xuất khẩu chính của công ty là Đài Loan, Ai Cập và một số nước ở Trung Đông với giá trị xuất khẩu luôn đạt khoảng 1 ngàn tấn nhang/năm. Năm 2013, mặc dù gặp khó khăn nhưng công ty đã duy trì được thị trường xuất khẩu với gần 100 sản phẩm nhang đến thị trường Trung Đông và Đài Loan, giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD. Năm 2014 tiếp tục duy trì xuất khẩu nhang sang các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường nội địa. Trong quí 1/2014, công ty đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên đi Đài Loan với giá trị gần 65 ngàn USD. Theo đó, trong năm 2015 công ty tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng và trang bị hệ thống máy móc hiện đại để sản xuất với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay, công ty đã hoạt động tương đối ổn định và tiếp tục định hướng mở rộng sản xuất, hướng đến thị trường quốc tế đồng thời đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ - Chức năng: là một doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần thương mại và sản Trườngxuất nhang Thái Hưng Đạicó chức năng học chủ yếu là sảKinhn xuất kinh doanh tế và xu ấtHuế khẩu các loại sản phẩm về nhang. - Nhiệm vụ: là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Nhiệm vụ của công ty chính là tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư đồng thời quản lý khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của công ty. Tuân thủ, thực hiện mọi chính sách do nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký với khách hàng đồng thời chú trọng nâng cao tay nghề công nhân và chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho công ty trên thị trường trong và ngoài nước. 2.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động Hiện nay, Công ty chủ yếu chế biến và sản xuất các loại nhang và giấy cúng. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Singapore, Ấn Độ Ngoài ra còn có tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hệ thống bán hàng của Công ty với nhiều hình thức. Ký kết hợp đồng, nhận vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng với các cửa hàng bán buôn và bán lẻ. 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng (Nguồn: Công ty CP TM&SX nhang Thái Hưng) SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm 2 bộ phận chính: - Bộ phận quản lý bao gồm:  1 Giám đốc: Tại công ty cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng, Giám đốc ngoài quản lý 3 PGĐ còn chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp Phòng TC-HC, Phân xưởng Quay Nhang và Tổ sản xuất nhang cây bắn máy. Nguyên nhân vì công tác tổ chức hành chính tại công ty (như tổ chức bộ máy sản xuất, bộ máy nhân sự, bảo hiểm ) rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của công nhân và nhân viên trong công ty. Cũng như công tác sản xuất nhang tại các phân xưởng và các tổ đóng vai trò tất yếu, đây là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm chủ lực của công ty với số lượng lớn và liên tục (nhang khoanh, nhang cây ). Do đó GĐ cần phải chỉ đạo trực tiếp những bộ phần này nhằm điều phối quá trình hoạt động và sản xuất của công ty được diễn ra tốt hơn.  Phó giám đốc quản lý: Gồm PGĐ kinh doanh quản lý Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, PGĐ sản xuất quản lý bộ phận sản xuất và PGĐ tài chính quản lý phòng tài chính kế toán. Tại công ty không ban hành chức vụ PGĐ nhân sự để điều hành các công tác liên quan đến nhân sự, do đó nhiệm vụ này được giao cho 3 PGĐ hợp tác làm việc với nhau. Điều này chưa được hợp lý bởi công tác quản lý nhân sự mang tính chất phức tạp cần phải có một phòng ban cũng như một PGĐ chuyên về nhân sự để thực hiện công tác quản lý chuyên môn về nhân sự được hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế được tình trạng làm việc quá tải và không đúng chuyên môn của 3 PGĐ còn lại, từ đó giúp công ty hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. - Bộ phận nghiệp vụ bao gồm:  4 phòng ban: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính (quản lý trực tiếp Tổ bảo vệ) và bộ phận sản xuất.  Phân xưởng: Phân xưởng quay nhang (gồm Tổ trộn bột và Tổ quay nhang) và Trườngphân xưởng đóng gói (gĐạiồm Tổ nội địhọca và Tổ xuất khKinhẩu). tế Huế  5 tổ: Tổ xay bột quản lý trực tiếp kho, tổ bảo vệ, tổ phơi nhang, tổ sản xuất nhang cây bắn máy và tổ sản xuất nhang cây thủ công. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Mối liên hệ giữa các bộ phận: Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo các bộ phận và phòng ban. Các phó giám đốc có quan hệ qua lại với nhau về nhiệm vụ tùy theo sự phân công của giám ban cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống nhất nhằm đảm bảo phó giám đốc (phó giám đốc kinh doanh có thể làm các công việc của phó giám đốc sản xuất và ngược lại). Các phòng trình hoạt động được liên tục và hiệu quả. 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kê toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán vật tư Kế toán thuế Th qu thanh toán ủ ỹ Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP TM&SX nhang Thái Hưng (Nguồn: phòng kế toán công ty CP TM&SX nhang Thái Hưng) Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ chức năng Trườnga) Chức năng Đại học Kinh tế Huế Bộ phận kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng nguồn vốn của Công ty đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất. Thực hiện các nguyên tắc tài SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ chính đúng theo quy định của pháp luật. Nắm bắt nhanh chóng và kịp thời các thông tin kinh tế, quyết toán việc thực hiện các kế hoạch của công ty. Ngoài ra, bộ phận kế toán của công ty còn theo dõi nguồn vốn vay để có kế hoạch trả nợ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả của quá trình đó mang lại, để có phương hướng điều chỉnh kế hoạch sản xuất tốt hơn, vừa mang lại sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu sử dụng và tạo lòng tin cho khách hàng vừa mang lại lợi ích cho Công ty. Đồng thời theo dõi thanh quyết toán các khoản trích nộp ngân sách hàng quý, hàng năm theo quy định của nhà nước. b) Nhiệm vụ của từng thành phần trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: Điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, giám sát chuẩn bị mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, tổ chức và chỉ đạo bộ máy kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Là người trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán, lập kế hoạch tài chính. Định kỳ, lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán tổng hợp, giá thành: Tổng hợp số liệu kế toán, chứng từ kế toán, tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán, công nợ: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả, tình hình tiền vay, tiền gửi một cách thường xuyên và đối chiếu với khách hàng, ngân hàng. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và trả lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. - Kế toán vật tư: Phối hợp với cán bộ phòng kinh doanh, tổ chức thu mua vật tư. Tổ chức ghi chép các số liệu liên quan đến việc xuất nhập vật tư. Kiểm kê đánh giá vật liệu và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thiếu hoặc thừa. Trường- Kế toán thuế: Ch Đạiịu trách nhi ệmhọcvề các kho ảKinhn thuế phải nộp nhàtế nướ c Huếđúng theo quy định, các khoản hoàn thuế, giảm trừ thuế, lập tờ khai hoàn thuế. Giám sát và chịu trách nhiệm về các khoản xuất-nhập các sản phẩm và nguyên vật liệu. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền mặt hàng ngày với khách hàng thông qua phiếu thu, phiếu chi của kế toán để thanh toán. Thủ quỹ bảo quản tiền mặt theo đúng quy định. * Mối quan hệ giữa các thành phần trong bộ máy kế toán của Công ty: Các thành viên trong bộ máy kế toán có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn kiểm tra để thực hiện đúng các chế độ tài chính theo quy định của nhà nước. Cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết để thực hiện mục đích chung của Công ty giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán. 2.1.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty - Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Áp dụng hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm Misa và tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. - Các chính sách kế toán áp dụng: + Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N, kết thúc vào ngày 31/12/N. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND). + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. + Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng. + Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp định mức. + Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. 2.1.5.3 Hình thức sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán Do đặc thù là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên số lượng nghiệp vụ phát Trườngsinh không nhiều, vì vậĐạiy công ty sử học dụng phần mềmKinhkế toán MISA tế SME.NET Huế 2017 kết hợp với excel vào kế toán, tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung, hệ thống sổ kế toán gồm sổ nhật ký chung và sổ cái. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM KẾ - Sổ Nhật ký chung TOÁN MISA SME.NET - Sổ cái BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ - Báo cáo tài chính KẾ TOÁN CÙNG - Báo cáo kế toán LOẠI quản trị MÁY VI TÍNH Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ. Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra  Ưu điểm: Thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế, bởi các nghiệp vụ được thống kê trình tự theo thời gian vào Sổ Nhật ký chung, đồng thời với mô hình Sổ cái tờ rời rất thuận tiện cho việc ứng dụng công tác kế toán trên máy vi tính. Trường Nhược điểm: Đại học Kinh tế Huế Một nghiệp vụ kinh tế có thể sẽ được ghi vào Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng nhiều lần do đó cần có sự kiểm tra loại bỏ nghiệp vụ trùng trước khi phản ánh vào Sổ Cái. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.1.6 Các nguồn lực hoạt động của Công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 2.1.6.1 Tình hình lao động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 ĐVT: người 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu 2016/2015 2017/2016 (người) (%) (người) (%) (người) (%) +/- % +/- % TỔNG SỐ 252 100 239 100 234 100 -13 -5,16 -5 -2,09 LAO ĐỘNG Theo giới tính - Nam 56 22,22 57 23,85 57 24,36 1 1,79 0 0 - Nữ 196 77,78 182 76,15 177 75,64 - 4 -2,04 -5 -2,75 Theo trình độ - Sơ cấp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 - Trung cấp 05 1,98 05 2,09 05 2,14 0 0 0 0 - Đại học - Cao đẳng 11 4,37 12 5,02 12 5,13 1 9,09 0 0 - Phổ thông 236 93,65 222 92,89 217 92,74 -14 -5,93 -5 -2,25 Theo độ tuổi -Dưới 25 tuổi 33 13,1 34 14,23 36 15,38 1 3,03 2 5,88 -Từ 25-40 tuổi 182 72,22 167 69,87 161 68,8 -15 -8,24 -6 -3,59 -Từ 41-55 tuổi 35 13,89 35 14,64 34 14,53 0 0 -1 -2,86 -Trên 55 tuổi 2 0,79 3 1,26 3 1,28 1 50 0 0 Theo hình thức hợp đồng -Chính thức 246 97,62 232 97,07 220 94,02 -14 -5,69 -12 -5,17 -Thời vụ 06 2,38 07 2,93 14 5,98 1 16,67 7 50 -Bán thời gian 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng) SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh32 tế Huế
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nhận xét: Qua Bảng 2.1, nhìn chung nguồn nhân lực của công ty trong 3 năm gần đây có nhiều biến động. Năm 2015 tổng số lao động của công ty là 252 người, năm 2016 giảm bớt 13 người với số lao động là 239 người tương ứng giảm 5,16% so với năm 2015. Đến năm 2017, tổng số lao động tại công ty giảm đi 5 người còn 234 người, tương ứng giảm 2,09 % so với năm 2016, mức giảm không đáng kể. Qua đó có thể thấy rằng nguồn nhân lực của công ty bắt đầu tương đối ổn định trong 2 năm trở lại dây. •Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính Trong 3 năm (2015-2017) tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm hơn 75% trong tổng số lao động của công ty, con số này phản ánh rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi lượng lao động khéo léo, chăm chỉ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhiều mặt hàng nhang vốn là sản phẩm cần sự tỉ mỉ, trau chuốt trên từng chi tiết. Lao động nam chỉ làm các nhiệm vụ khuâng vác nguyên vật liệu và vận chuyển máy móc khi cần thiết nên tổng số lao động nam chiếm không nhiều, chỉ trên 22% qua 3 năm. Do đó công ty cần lực lượng lao động trực tiếp là nữ giới nhiều hơn nam giới. Với số liệu được thể hiện tại Bảng 2.1 qua từng năm, năm 2015 lao động nam tại công ty là 56 người chiếm 22,22 % tổng số lao động. Qua năm 2016 là 57 người (tăng 1 người tương ứng tăng 1,79 % so với năm 2015) chiếm tỷ trọng 23,85%. Đến năm 2017 vẫn là 57 người. Như vậy, số lao động nam thay đổi không đáng kể từ năm 2015 cho đến năm 2017. Trong khi đó, số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2015 lao động nữ tại công ty là 196 người chiếm tỷ trọng 77,78% tổng số lao động. Qua năm 2016 là 182 người (giảm 4 người tương ứng giảm 2,04% so với năm 2015) chiếm tỷ trọng 76,15%. Đến năm 2017 là 177 người (giảm 5 người tương ứng giảm 2,75% so với năm 2016) chiếm tỷ trọng 75,64%. Như vậy, số lao động nữ tại công ty đều giảm qua các năm. • Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ TrườngTrong 3 năm 2014 Đại-2016, công họcty không hề tuyKinhển dụng lao độ ngtế Sơ c ấHuếp nào; lao động Trung cấp và Đại học - Cao đẳng chiếm tỷ trọng rất thấp (dưới 5,2%) còn lại phần lớn lao động trong công ty là lao động phổ thông chiếm trung bình trên 92%. Nguyên nhân vì tính chất công việc của công ty là sản xuất theo dây chuyền nên cần SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ một lực lượng lao động chân tay kiếm sống với những công việc không cần nhiều về kiến thức, có quy trình kỹ thuật đơn giản phù hợp với đại đa số người lao động tại thị xã Hương Trà. Cụ thể hơn, trong năm 2015 lao động Phổ thông tại công ty là 236 người chiếm tỷ trọng 93,65%, lao động Trung cấp chỉ 5 người với tỷ trọng 1,98% và những người này đảm nhận các vai trò như tổ trưởng các phân xưởng, đầu bếp Số lao động còn lại thuộc trình độ Đại học - Cao đẳng chỉ gồm 10 người làm các công việc văn phòng trong công ty như Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng chiếm 4,03% trong tổng số lao động của công ty. Đến năm 2016, công ty giảm bớt 1 lao động Đại học – Cao đẳng và 14 lao động Phổ thông tương ứng mức giảm tỷ trọng lần lượt là 9,09% và 5,93%, nguyên nhân là do nhu cầu về nhang ngày càng tăng nhưng máy móc không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên công ty cần phải giảm bớt lao động và chia ca để làm việc nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất tăng lên. Trong năm 2017, lao động Phổ thông chỉ giảm 5 người tương ứng giảm tỷ trọng 2,25%, lao động Đại học – Cao đẳng và lao động Trung cấp không có sự thay đổi cho thấy công ty đang hoạt động ổn định và không cần sự thay đổi nhiều trong cơ cấu nhân sự. • Cơ cấu lao động theo độ tuổi Một thực tế hiện nay là những lao động nhiều tuổi thường có thâm niên công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm, từng trải, cẩn thận, tuy nhiên hiệu quả công tác giảm sút, thường kém tích cực. Còn những người trẻ tuổi mới vào nghề thường say mê tích cực trong công tác nhưng thiếu kinh nghiệm. Do đó cần kết hợp giữa các độ tuổi nhằm đảm bảo ổn định và năng động của doanh nghiệp. Qua 3 năm 2015 - 2017, lao động từ 25 đến 40 tuổi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với 182 người trong năm 2015 tương ứng 72,22%, đến năm 2016 giảm bớt 15 người thành 167 người – giảm 8,24% và cho đến năm 2017 vẫn tiếp tục giảm 6 người với số lao động còn lại 161 người – giảm 3,59%, lao động này chiếm tỷ lệ tương đối cao nhất Trườngso với tổng số lao động Đại toàn công ty họcdo người nhân Kinh công trong độ tutếổi này đHuếạt sức lao động tốt nhất, vì thế công ty đã và đang sử dụng nguồn lao động trong độ tuổi này nhiều nhất nhằm đạt năng suất cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lao động dưới 25 tuổi và lao động từ 41 đến 55 tuổi chiếm tỷ trọng tương đối ngang bằng SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ nhau với tỷ trọng lần lượt trong năm 2015 là 13,1% - 33 người và 13,89% - 35 người. Trong năm 2016, lao động từ 41 đến 55 tuổi giữ nguyên là 35 người và đến năm 2017 thì giảm đi 1 người tương ứng mức giảm 2,86%, tuy nhiên trong năm 2016 lao động dưới 25 tuổi lại tăng 1 người – tăng 3,03% và đến năm 2017 tăng lên đến 2 người – tăng 5,88% cho thấy không có sự thay đổi lớn đối với lao động trong độ tuổi dưới 25 tuổi. Công ty có tuyển thêm 1 lao động trên 55 tuổi trong năm 2016 chiếm tỷ trọng 1,26% , đến năm 2017 thì giữ nguyên không tuyển thêm lao động nào trên 55 tuổi. Như vậy, qua những phân tích trên, dễ nhận thấy công ty có lượng lao động trẻ và dồi dào chủ yếu là lao động trong độ tuổi 25 - 40, đây là một trong những lợi thế của công ty trong sản xuất cũng như trong kinh doanh bởi những người trẻ tuổi luôn đầy nhiệt huyết, năng động và dễ thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó, lượng lao động có thâm niên cũng chiếm một tỷ lệ khá ổn và giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của công ty. • Cơ cấu lao động theo tính chất lao động Công ty không sử dụng lao động bán thời gian trong suốt 3 năm 2015 – 2017 và cũng chưa có dự định sẽ sử dụng lực lượng lao động này trong hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Năm 2015 số lao động chính thức của công ty đạt 246 người với tỷ trọng 97,62% do công ty cũng có sử dụng 6 lao động thời vụ trong năm này. Đến năm 2016 lượng lao động Chính thức giảm 14 người – giảm 5,69%, bù lại lao động Thời vụ được bổ sung thêm 1 người chiếm tỷ trọng 16,67%. Nguyên nhân là do có một số lao động chính thức chỉ làm công việc chuyên môn của họ trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, để tiết kiệm chi phí trả lương cho những người đó lúc rảnh rỗi công ty đã thay thế bằng những lao động thời vụ hoặc thay đổi nhiệm vụ những người lao động chính thức đó thành lao động thời vụ để có thể trả lương hợp lý hơn. Qua đến năm 2017 có sự thay đổi ngược lại, lao động Thời vụ tăng lên 7 người – tăng 50% đồng thời lao động chính thức lại giảm 12 người – giảm 5,17%. Nguyên Trườngnhân là do công ty nh ậnĐại ra rằng trong học 1 năm làm viKinhệc, số lao động thtếời vụ hoànHuế thành công công việc sớm. Vì vậy công ty đã thay đổi lại việc giảm một ít lao động chính thức để thuê thêm lao động thời vụ giúp công việc hoàn thành sớm hơn. 2.1.6.2 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2.2. Tình tình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % Tổng tài sản 38.901,34 100 47.522,43 100 48.940,31 100 8.621,09 22,16 1.417,88 2,98 - I. Tài sản ngắn hạn 34.569,25 88,86 42.987,29 90,46 40.011,55 81,76 8.418,04 24,35 2.975,74 -6,92 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 910,71 2,34 551,84 1,16 484,83 0,99 -358,87 -39,41 -67,01 -12,14 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - - - 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.927,65 22,95 13.297,32 27,98 14.518,06 29,66 4.369,67 48,95 1.220,74 9,18 - 4. Hàng tồn kho 24.710,44 63,52 29.068,87 61,17 24.878,46 50,83 4.358,43 17,64 4.190,41 -14,42 5. Tài sản ngắn hạn khác 20,43 0,05 69,25 0,15 130,19 0,27 48,82 238,96 60,94 88,00 II. Tài sản dài hạn 4.332,08 11,14 4.535,14 9,54 8.928,75 18,24 203,06 4,69 4.393,61 96,88 1. Tài sản cố định 4.026,32 10,35 4.211,43 8,86 8.856,09 18,10 185,11 4,60 4.644,66 110,29 - 2. Tài sản dở dang dài hạn - 0,00 250,86 0,53 0,00 0,00 250,86 - -250,86 100,00 3. Đầu tư tài chính dài hạn - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - - - 4. Tài sản dài hạn khác 305,75 0,79 72,84 0,15 72,66 0,15 -232,91 -76,18 -0,18 -0,25 Tổng nguồn vốn 38.901,34 100 47.522,43 100 48.940,31 100 8.621,09 22,16 1.417,88 2,98 I. Nợ phải trả 21.401,12 55,01 28.632,56 60,25 29.389,94 60,05 7.231,44 33,79 757,38 2,65 1. Nợ ngắn hạn 20.751,12 53,34 27.269,91 57,38 27.039,94 55,25 6.518,79 31,41 -229,97 -0,84 2. Nợ dài hạn 650,00 1,67 1.362,64 2,87 2.350,00 4,80 712,64 109,64 987,36 72,46 II. Vốn chủ sở hữu 17.500,22 44,99 18.889,87 39,75 19.550,36 39,95 1.389,65 7,94 660,49 3,50 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng) SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh36 tế Huế
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phản ánh tình hình kinh doanh, hoạt động hiện tại của một doanh nghiệp. Vì thế việc duy trì tài sản cũng như không ngừng đảm bảo nguồn vốn ổn định theo thời gian cho thấy Công ty đang làm ăn có hiệu quả, có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích số liệu từ bảng 2.2 ta thấy tình hình Tài sản - Nguồn vốn của công ty CP TM và SX nhang Thái Hưng qua 3 năm (2016-2018) có nhiều biến động, cụ thể: - Về Tài sản: Khoản mục tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn( chiếm hơn 80% so với tổng tài sản). Năm 2017 so với năm 2016, tổng tài sản tăng hơn 8,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,16%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng hơn 8,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,35%, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản mục phải thu ngắn hạn tăng 4,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 48,95%, hàng tồn kho tăng 4,3 tỷ, tương ứng tăng 17,64% và tài sản ngắn hạn khác có tăng 48 triệu đồng, tương ứng tăng 238,96% trong khi đó khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm 358 triệu đồng, tương ứng giảm 39,41%. Tài sản dài hạn tăng 203 triệu đồng, tương ứng tăng 4,69% do tài sản cố định tăng 185 triệu đồng tương ứng tăng 4,60% và trong năm 2017 xuất hiện thêm khoản mục tài sản dở dang dài hạn 250 triệu đồng, trong khi tài sản dài hạn khác giảm 232 triệu đồng, tương ứng giảm 76,18%. Năm 2018 so với năm 2017, tài sản ngắn hạn giảm 6,92% còn tài sản dài hạn tăng lên 4,3 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 96%, chủ yếu là do tài sản cố định tăng hơn 4,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 110,29% làm cho tổng tài sản tăng hơn 1,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,98%. - Về nguồn vốn: Nhìn vào kết cấu nguồn vốn qua 3 năm ta thấy, nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng tài sản (luôn chiếm trên 55%). So với năm 2016, năm 2017 nợ phải trả tăng hơn 7,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,79% nguyên nhân chủ yếu là do trong năm công ty vay thêm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Sang năm 2018, nợ phải trả tăng nhẹ 757 triệu đồng, tương ứng tăng 2,65%. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng qua 3 năm 2016 – 2018: năm 2017 tăng hơn 1,3 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 7,94%; đến năm 2018 tăng nhẹ (tăng hơn 660 triệu đồng, tương ứng Trườngtăng 3,5%). Đây là một Đại dấu hiệu tốt, học cho thấy công Kinh ty có thể chủ động tế hơn trHuếong việc kinh doanh của mình. Kết cấu nguồn vốn của công ty là tương đối hợp lý. 2.1.6.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2.3. Tình hình kết quả SXKD của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 45.131 51.211 54.966 6.080 13,47 3.755 7,33 2.Giá vốn hàng bán 32.547 34.866 38.011 2.319 7,13 3.145 9,02 3. Lợi nhuận gộp 12.584 16.345 16.955 3.761 29,89 610 3,73 4. Doanh thu hoạt động tài chính 93 307 4 214 230,11 -303 -98,70 5. Chi phí tài chính 1.502 1.854 2.223 352 23,44 369 19,90 6. Chi phí bán hàng 854 989 1.439 135 15,81 450 45,50 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.353 8.538 8.250 3.185 59,50 -288 -3,37 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.966 5.270 5.045 304 6,12 -225 -4,27 9. Thu nhập khác 0 0 123 0 0 123 0 10. Chi phí khác 38 93 90 55 144,74 -3 -3,23 11. Lợi nhuận khác -38 -93 32 -55 144,74 125 -134,41 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.928 5.177 5.077 249 5,05 -100 -1,93 13. Chi phí thuế TNDN 421 446 1.125 25 5,94 679 152,24 14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.507 4.730 3.952 223 4,95 -778 -16,45 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng) SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh38 tế Huế
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nhận xét: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh, cũng như phản ánh trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của công ty. Trong tình hình thị trường hiện nay ngày càng biến động theo những chiều hướng không thể lường trước được: khủng hoảng, suy thoái, lạm phát Với những điều kiện chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế mở thì trong những năm qua Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được những thành tựu đáng chú ý. Qua bảng 2.3, ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu tăng qua 3 năm 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2017 tăng hơn 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,47% so với năm 2016; đến năm 2018 tiếp tục tăng 3,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,33% so với năm 2017. Việc doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 tăng mạnh là do trong năm khoản mục làm giảm trừ doanh thu bằng 0, cũng như tổng doanh thu bán hàng năm 2017 tăng so với năm 2016. Đến năm 2017, tổng doanh thu bán hàng tăng so với năm 2017 (tăng gần 3,7 tỷ đồng) và trong năm có phát sinh các khoản mục giảm trừ doanh thu nhưng không đáng kể nên doanh thu thuần năm 2018 tăng so với năm 201.7 Giá vốn hàng bán có xu hướng biến động tăng qua 3 năm 2016 – 2018. Cụ thể: năm 2017 giá vốn hàng bán tăng 2,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,13%, lợi nhuận gộp năm 2017 tăng so với năm 2016 (tăng 29,89%). Năm 2018, giá vốn hàng bán lại tiếp tục tăng, tăng hơn 3,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,02% so với năm 2017, trong năm 2018 lợi nhuận gộp tăng nhẹ (tăng 3,73%). Do chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động nên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có sự biến động. Năm 2017 khoản mục này biến động tăng so với năm 2016. Năm 2017, lợi nhuận thuần của công ty là 4,9 tỷ đồng, Trườngtăng 304 triệu đồng, tương Đại ứng tăng học6,12% so với Kinhnăm 2016; đến năm tế 2018 Huếgiảm 225 triệu đồng, tương ứng giảm 4,27% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là việc chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng tăng trong khi lợi nhuận gộp lại có xu hướng giảm. Năm 2018, chi phí này tài chính tăng 369 triệu đồng, tương SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ ứng tăng 19,9% so với năm 2017, còn chi phí bán hàng tăng 450 triệu đồng, tương ứng tăng 45,5% so với năm 2017. Việc chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng như vậy là do các khoản chi phí vận chuyển, hoa hồng môi giới và phí giám sát đơn hàng. Vì những biến động trên mà tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng tăng nhẹ ở năm 2017, lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 249 triệu đồng, tương ứng tăng 5,05% so với năm 2016, đến năm 2018 lại giảm 100 triệu đồng, tương ứng giảm 1,93% so với năm 2017. Chi phí thuế TNDN biến động tăng qua 3 năm, năm 2017 chi phí thuế TNDN tăng 25 triệu, tương ứng tăng 5,94% so với năm 2016, đến năm 2018 chi phí thuế TNDN tăng 679 triệu đồng, tương ứng tăng 152,24%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 là hơn 4,7 tỷ đồng, tăng 223 triệu đồng, tương ứng tăng 4,95% so với năm 2016; đến năm 2017 lại giảm 778 triệu đồng, tương ứng giảm 16,45% so với năm 2017. 2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty a. Đặc điểm Tại công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng, quá trình sản xuất được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn do mỗi bộ phận đảm nhiệm. TSCĐHH luôn được công ty chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của công nhân. Các máy móc, trang thiết bị của công ty chủ yếu được mua tại Việt Nam và một số nhập khẩu từ: Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc TrườngDo đặc điểm ho ạtĐại động sản xu ấhọct kinh doanh màKinh tại xí nghiệp cótế các lo ạHuếi trang bị như máy móc, thiết bị dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc luôn được trang bị đầy đủ. Khi nhiệm vụ sản xuất mới đòi hỏi phải có thêm máy móc thiết bị phù hợp với một nội dung của quá trình sản xuất đều được trang bị kịp thời. Với mục tiêu không ngừng SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, công ty luôn chú trọng đến việc bảo trì các máy móc thiết bị, cũng như cập nhật thường xuyên các loại máy móc mới để hoàn thiện cho dây chuyền sản xuất của công ty. b. Phân loại Với đặc điểm đa dạng về chủng loại và phối hợp sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, để thuận tiện cho việc hạch toán và quản lý TSCĐ, công ty đã phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, gồm 2 loại: TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại thời điểm 31/12/2018 có tình hình TSCĐ như sau: Bảng 2.4. Tổng hợp TSCĐHH theo chức năng ĐVT: đồng Loại TSCĐHH Tổng nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại NG(%) 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 10.922.281.798 3.631.314.478 7.290.967.320 65,10 2.Máy móc, thiết bị 3.218.129.489 3.183.057.000 35.072.489 19,18 3.Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2.529.851.841 1.038.398.110 1.491.453.731 15,08 4.Thiết bị, dụng cụ quản lý 107.879.649 69.282.663 38.596.986 0,64 Tổng cộng 16.778.142.777 7.922.052.251 8.856.090.526 100 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng) 2.2.1.2. Đánh giá TSCĐHH TSCĐHH của công ty được đánh giá theo nguyên giá: a. Đối với TSCĐ mua ngoài: Đối với TSCĐHH mới mua ngoài, kế toán ghi nhận theo giá mua trên hoa đơn Trườngchưa có thuế GTGT, cộngĐại thêm các học chi phí liên Kinh quan trước khi đưatế tài sảnHuế vào sử dụng. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nguyên giá = giá mua ghi trên hoá đơn – các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá + các khoản thuế (không gồm các khoản thuế được hoàn lại) + các chi phí trực tiếp liên quan (Chi phí chuẩn bị mặt bàng, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt ). Ví dụ : Trong tháng 10/2018, công ty đã mua một Máy nghiền 18 búa-MN11KW được sử dụng tại tổ sản xuất nhang cây bắn máy trị giá 40.665.240 đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT 10%), lúc này nguyên giá của máy được ghi nhận là: NG = 36.968.400 + 0 + 0 = 36.968.400 đồng. b. Đối với TSCĐ xây dựng cơ bản hoàn thành Các TSCĐ hình thành do xây dựng cơ bản dở dang có nguyên giá được ghi nhận theo giá trị công trình được quyết toán. 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty CP Thương Mại và sản xuất nhang Thái Hưng 2.2.2.1 Kế toán tăng TSCĐHH  Kế toán tăng TSCĐHH do mua sắm TSCĐ hữu hình tại công ty tăng phần lớn là do mua sắm nhưng phải được lập kế hoạch cụ thể, hợp lý và phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ phù hợp. a. Chứng từ sử dụng Kế toán luôn phải tuân thủ đến nguyên tắc thận trọng trong hạch toán, để đảm bảo chính xác đối tượng ghi TSCĐ, loại TSCĐ. Việc hạch toán phải luôn dựa vào chứng từ gốc. TrườngĐể hạch toán tăng Đại TSCĐ kế toánhọc thường sửKinhdụng các chứng tế từ như: Huế Giấy đề nghị, hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Các bộ phận sẽ đưa ý kiến lên giám đốc khi có nhu cầu về tài sản cố định, nếu như là tài sản có giá trị lớn thì công ty sẽ tổ chức họp, sau khi đã được duyệt, công ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp để ký kết hợp đồng mua sắm TSCĐ. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT cũng như các chứng từ khác có liên quan để phản ánh giá trị của TSCĐ một cách chính xác và đáng tin cậy. b. Tài khoản sử dụng - TK chính: TK 211 - Các TK liên quan: TK 111, TK 112, TT 331 c. Ví dụ minh họa Ngày 27/07/2018, công ty có mua một xe nâng TOYOTA chạy dầu đã qua sử dụng Model: 8FD15 sức nâng: 1500kg số khung 8FD18-11525 của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thái Hằng giá mua có thuế là 236.500.000 đồng với VAT 10% là 21.500.000 đồng, thanh toán cho người bán khi nhận được xe. Để nhằm phục vụ cho việc vận tải của công ty cũng như xem xét tình hình về phương tiện vận tải, giám đốc đã quyết định mua xe nâng hiệu TOYOTA. Sau khi xem xét công ty đã ký hợp đồng kinh tế với công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thái Hằng vào ngày 24/07/2018 theo biểu 2.1 Hợp đồng kinh tế Số 29/THC/2018 ( phụ lục). Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế Số 29/THC/2018, nhà cung cấp tiến hành bàn giao tài sản và xuất hóa đơn GTGT số 0000122 ngày 27/07/2018. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.1. Hóa đơn GTGT số 0000122 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: TH/18P Liên 2: Giao cho người mua Số: 0000122 Ngày 27 tháng 07 năm 2018 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÁI HẰNG Mã số thuế: 0313851908 Địa chỉ: 38 Đường 19 Khu phố 2, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: - Fax: - Email: Số tài khoản: 0181003544543 Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Nam Sài Gòn Họ tên người mua hàng: . Tên đơn vị: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG Mã số thuế: 3300405323 Địa chỉ: 57 Độc Lập, Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản: tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 = 4x5 1 XE NÂNG CHẠY DẦU Chiếc 01 215.000.000 215.000.000 ĐÃ QUA SỬ DỤNG Model: 8FD15 Sức nâng: 1.500kg Số khung: 8FD18-11525 Cộng tiền hàng: 215.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 21.500.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 236.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm ba mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. TrườngNgười mua hàng Đại học KinhNgười bán hàng tế Huế (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hằng SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Ngày 27/07/2018 kế toán thực hiện hạch toán tăng TSCĐ kèm theo các chứng từ kế toán, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000121 ngày 27/07/2018 và hợp đồng số 29/THC/2018, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hơp lệ, hợp pháp của hóa đơn để hạch toán vào phần mềm kế toán. Kế toán tại công ty hạch toán như sau: Nợ TK 211 215.000.000 đồng Nợ TK 1332 21.500.000 đồng Có TK 112 236.500.000 đồng Sau khi xác định được tài khoản Nợ (211,1332 ) và tài khoản Có (112), kế toán vào phần mềm để cập nhật tài sản, trên phần mềm misa hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ bằng cách vào phân hệ ngân hàng rồi điền các thông tin cần thiết sau đó tiếp tục vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Ghi tăng để ghi tăng TSCĐ vào sổ TSCĐ. Kế toán theo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Các chứng từ của TSCĐ được lưu trữ ở phòng kế toán của công ty. Sau khi nhập liệu phần mềm thì dữ liệu được lên các sổ sách liên quan như sổ nhật ký chung, sổ cái TK 211. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.2. Trích sổ Nhật Ký chung SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2018 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Số Số phát sinh Ngày, Đã ghi STT hiệu tháng Diễn giải Ngày, sổ cái dòng TK đối ghi sổ Số hiệu Nợ Có tháng ứng A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang 27/07 HD0000121 27/07 Mua xe nâng TOYOTA √ 211 215.000.000 Thuế GTGT 133 21.500.000 Trả cho người bán bằng TGNH 112 236.500.000 Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Châu Sơn Ngô Quang Vĩnh SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh46 tế Huế
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.3. Trích Sổ cái TK 211 SỔ CÁI TK 211 Năm 2018 Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hình Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Số hiệu Số tiền tháng ghi Số Ngày Diễn giải Trang STT TK đối Nợ Có sổ hiệu tháng sổ dòng ứng Mua xe nâng TOYOTA đã qua sử 27/7/2018 27/7/2018 dụng Model 8FD15 sức nâng 1500kg 112 215.000.000 số khung 8FD18-11525 Cộng số phát sinh 5.388.056.697 425.550.000 Số dư cuối kỳ 16.778.142.777 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Châu Sơn Ngô Quang Vĩnh SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh47 tế Huế
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ  Kế toán tăng TSCĐHH do XDCB hoàn thành Khi có nhu cầu về việc xây dựng công trình mới thì Ban giám đốc sẽ họp để xem xét tình hình tài chính của công ty cũng như sự cần thiết của công trình đó ở mức độ như thế nào rồi quyết định có nên thực hiện hay không. Sau khi được duyệt thì công ty sẽ liên hệ với các nhà thầu để họ báo giá, giám đốc sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp để tiến hành việc xây dựng. Khi công trình hoàn thành thì sẽ nghiệm thu và bàn giao cho bộ phận sử dụng. Kế toán công ty sẽ căn cứ vào các hóa đơn chứng từ để hạch toán tăng TSCĐ tương tự như trường hợp mua sắm TSCĐ. a. Chứng từ sử dụng Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu công trình, Biên bản bàn giao TSCĐ, hóa đơn GTGT . b. Tài khoản sử dụng - TK 211 – TSCĐ hữu hình - TK 2142 – Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐHH Ở Công ty CP Thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng, các máy móc thiết bị ở các bộ phận,phân xưởng cũng như các tài sản mà các phòng ban sử dụng, khi đã khấu hao hết hoặc hư hỏng hay không có nhu cầu sử dụng nữa sẽ được công ty thanh lý. a. Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các chứng từ như: - Giấy đề nghị thanh lý - Hoá đơn GTGT Trường- Và các chứng từĐại khác có liên quan.học Kinh tế Huế b. Tài khoản sử dụng - TK chính: TK 211 - Các TK có liên quan: TK 111, TK 112, TK 3331, TK 711, TK 811 SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 48
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Khi bộ phận sử dụng có nhu cầu cần thanh lý TSCĐ thì sẽ lập giấy đề nghị thanh lý gửi cho giám đốc xin xét duyệt. Sau khi được xét duyệt thì giám đốc sẽ giao cho bộ phận kế toán tìm kiếm người mua, xem xét giá cả để thanh lý tối ưu nhất, sau đó chọn người mua phù hợp. Sau khi bên mua chấp nhận thanh toán, công ty lập hóa đơn GTGT giao cho bên mua. c. Ví dụ minh họa Xem xét nhu cầu không sử dụng xe oto con 5 chỗ hiệu TOYOTA VENZA, nên công ty quyết định thanh lý xe oto TOYOTA VENZA. Công ty bán xe cho Công ty TNHH Một thành viên Vĩnh Nguyên với giá 79.200.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10% với hóa đơn số 0001689. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 49
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.4. Hóa đơn GTGT số 0001689 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: TH/18P Liên 1: Lưu Số: 0001689 Ngày 04 tháng 08 năm 2018 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG Mã số thuế: 3300405323 Địa chỉ: 57 Độc Lập, Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế Điện thoại: - Fax: - Email: Số tài khoản: 4000211002130, Ngân hàng NN & PTNN Thừa Thiên Huế Họ tên người mua hàng: . Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VINH NGUYÊN Mã số thuế:0303528776 Địa chỉ: 48/52A Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 = 4x5 1 Xe oto con 05 chỗ hiệu Chiếc 01 72.000.000 72.000.000 TOYOTA VENZA SK: 4T3ZE11A39U016319 SM: 1AR0153609 Xe đã qua sử dụng do Mỹ sản xuất năm 2013( xuất theo hợp đồng số 02/THC/2013 ngày 12/05/2013) Cộng tiền hàng: 72.000.000 TrườngThuế suất GTGT: 10% Đại Tiềnhọc thuế GTGT: Kinh tế7.200.000 Huế Tổng cộng tiền thanh toán: 79.200.000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 50
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Căn cứ vào hóa đơn số 0001689 ngày 04/08/2018 kế toán công ty ghi nhận nghiệp vụ thanh lý theo định khoản sau: + Kế toán ghi giảm giá trị TSCĐHH về nguyên giá: Nợ TK 214: 350.550.000 đồng Có TK 211: 350.550.000 đồng + Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131: 79.200.000 đồng Có TK 711: 72.000.000 đồng Có TK 3331: 7.200.000 đồng Sau khi xác định được tài khoản ghi Nợ và Có kế toán thực hiện nhập liệu các định khoản trên vào phần mềm Misa bằng cách vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Ghi giảm để ghi giảm Tài sản cố định sau đó tiếp tục vào phân hệ Quỹ để hạch toán doanh thu do nhượng bán, thanh lý TSCĐ thì phần mềm sẽ tự động cập nhật các dữ liệu vào các sổ sách liên quan như sổ cái TK 211, sổ Nhật ký chung Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 51
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.5. Trích sổ Nhật ký chung Đơn vị: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT NHANG THÁI HƯNG Mẫu sổ S03a-DN Địa chỉ: KV 10, TT Tứ Hạ, H. Hương Trà, Thừa Thiên Huế (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2018 Đơn vị tính: đồng Ngày, Chứng từ Số hiệu Số phát sinh Đã ghi STT tháng Diễn giải TK đối sổ cái dòng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng ứng Nợ Có A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang 04/08 04/08 Thanh lý xe VENZA 211 350.550.000 Giảm nguyên giá TSCĐ 214 350.550.000 HD0001689 Phải thu của khách hàng 3331;711 79.200.000 Doanh thu 131 720.000.000 Thuế GTGT 131 7.200.000 Cộng chuyển sang trang sau x x x - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Châu Sơn Ngô Quang Vĩnh SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh52 tế Huế
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.6. Trích sổ cái TK 211 SỔ CÁI TK 211 Năm 2018 Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hình Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Số hiệu Số tiền tháng ghi Số Ngày Diễn giải STT TK đối Trang sổ Nợ Có sổ hiệu tháng dòng ứng 04/08/2018 04/08/2018 Thanh lý xe oto TOYOTA VENZA 214 350.550.000 Cộng số phát sinh 5.388.056.697 425.550.000 Số dư cuối kỳ 16.778.142.777 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Châu Sơn Ngô Quang Vĩnh SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh53 tế Huế
  64. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.2.3. Kế toán trích khấu hao TSCĐHH Mọi tài sản của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao. Mức khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ; Không trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào sản xuất. Do TSCĐHH có giá trị lớn, vì vậy để đảm bảo cho giá trị của tài sản được chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm là doanh nghiệp thương mại và sản xuất, TSCĐHH của doanh nghiệp được quản lý và trích lập khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích và nguyên giá của tài sản cố định. Công thức tính khấu hao cho TSCĐHH theo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao năm của TSCĐ = NG của TSCĐ/Số năm sử dụng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/12 Cũng có thể xác định mức khấu hao năm của TSCĐ theo công thức: Mức khấu hao năm = NG của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao năm Trong đó: Tỉ lệ khấu hao năm = 1/Số năm sử dụng Để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán mức khấu hao đối với từng bộ phận TSCĐHH, CTCP thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng chủ yếu hạch toán mức khấu hao theo tháng. Định kì (hằng tháng), doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ vào các chi phí sản xuất kinh doanh liên quan, và hạch toán số hao mòn TSCĐ. Ví dụ minh họa: Máy nghiền 18 búa-MN11KW có nguyên giá 36.968.400 đồng, ngày đưa vào sử dụng là 10/2018 thời gian sử dụng 36 tháng (3 năm) . Theo phương pháp khấu hao của công ty: + Mức trích khấu hao năm được tính: 36.968.400/3 = 12.322.800 đồng + Mức trích khấu hao mỗi tháng: 12.322.800/12 = 1.026.900 đồng TrườngCuối mỗi tháng đưĐạiợc kế toán xáchọc định như sau:Kinh tế Huế Nợ TK 627: 1.026.900 đồng Có TK 214: 1.026.900 đồng Kế toán chỉ cần nhập tăng TSCĐHH các thông số cần thiết khi đưa vào sử dụng. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 54
  65. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Định kì, sử dụng phần mềm để tính số khấu hao thực tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 55
  66. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.7. Trích số cái TK 214 SỔ CÁI Năm 2018 Tên tài khoản: Hao mòn tài sản cố định hữu hình Số hiệu: TK 214 Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Số hiệu Số tiền tháng ghi Số Ngày Diễn giải Trang STT TK đối Nợ Có sổ hiệu tháng sổ dòng ứng 1/10/2018 1/10/2018 Khấu hao TSCĐ 627 1.026.900 Cộng số phát sinh 170.970.246 1.339.920.886 Số dư cuối kỳ 7.922.052.251 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Châu Sơn Ngô Quang Vĩnh SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh56 tế Huế
  67. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.2.4 Kế toán sửa chữa TSCĐHH a. Kế toán sửa chữa thường xuyên Khi TSCĐ phát sinh hư hỏng với giá trị nhỏ, bộ phận sử dụng sẽ lập yêu cầu sửa chữa trình lên ban giám đốc để xin xét duyệt, sau đó công việc sửa chữa mới được tiến hành. Khoản sửa chữa thường xuyên này sẽ được kế toán ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kì. b. Kế toán sữa chữa lớn Công ty CP thương mại và sản xuất nhang Thái Hưng có quy mô sản xuất vừa, quá trình sản xuất liên tục, đòi hỏi máy móc phải làm việc xuyên suốt, nên việc trùng tu, bảo dưỡng, nâng cấp các trang thiết bị, hệ thống phục vụ sản xuất được công ty rất chú trọng. Công ty không tự sửa chữa được phải thuê ngoài, khi hoàn thành công việc sửa chữa, kế toán hạch toán vào TK 241 (2413- sửa chữa lớn TSCĐ) và kết chuyển thẳng vào chi phí SXKD trong kỳ của bộ phận có tài sản sửa chữa. Sau khi hạng mục được tiến hành, dựa theo thời gian quy định, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục để đưa vào sử dụng, lập hoá đơn GTGT. Với các công trình sửa chữa lớn TSCĐHH, sẽ làm tăng nguyên giá của tài sản đó, vì vậy các khoản trích khấu hao và ghi nhận nguyên giá đều phải được điều chỉnh. Kế toán dựa trên các hoá đơn, chứng từ cùng các giấy tờ liên quan khác để ghi nhận giá trị điều chỉnh một cách hợp lý. 2.3. Phân tích TSCĐ hữu hình tại công ty CP TM và sản xuất nhang Thái Hưng qua 3 năm 2016 – 2018 TSCĐ là thước đo năng lực sản xuất, trình độ trang bị khoa học kĩ thuật cũng như Trườngtrang bị cơ sở vật chấ t Đạikỹ thuật của Cônghọc ty. Để đánhKinh giá tình hình TSCtếĐ hữHuếu hình ta tiến hành phân tích cơ cấu TSCĐHH, tình hình trang bị, sử dụng TSCĐHH và các chỉ tiêu về sức sản xuất, sức sinh lời của TSCĐHH qua số liệu trong vòng 3 năm từ 2016- 2018. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 57
  68. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.3.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ hữu hình Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 58
  69. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2.5. Cơ cấu TSCĐ hữu hình qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: VND Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 STT Tên TSCĐ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá (+/-) % (+/-) % (%) (%) (%) 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 5.136.335.019 54,32 5.490.643.501 50,08 10.922.281.798 65,10 354.308.482 6,90 5.431.638.297 98,93 2 Máy móc thiết bị 3.181.161.089 33,64 3.181.161.089 29,01 3.218.129.489 19,18 0 0 36.968.400 1,16 3 Phương tiện vận tải, 1.029.815.477 10,89 2.184.851.841 19,93 2.529.851.841 15,08 1.155.036.364 112,16 345.000.000 16 truyền dẫn 4 Thiết bi, dụng cụ ̣ quản lý 107.879.649 1,14 107.879.649 0,98 107.879.649 0,64 0 0 0 0 Tổng cộng 9.455.191.234 100 10.964.536.080 100 16.778.142.777 100 1.509.344.846 15,96 5.813.606.697 53,02 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty Thái Hưng, Báo cáo tài chính ) SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh59 tế Huế
  70. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Qua bảng phân tích cơ cấu TSCĐ hữu hình (Bảng 2.5 ) ta thấy được tình hình biến động của từng loại tài sản của Công ty qua 3 năm 2016- 2018. Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm trên 50% trên tổng TSCĐ hữu hình ), nhóm chiếm tỉ trọng lớn thứ hai là máy móc thiết bị và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là thiết bị, dụng cụ quản lý. Sở dĩ có được cơ cấu này là do đặc thù của công ty cần không gian rộng để phục vụ việc sản xuất. - Nhà cửa, vật kiến trúc: Đây là bộ phận TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng lớn nhất của Công ty, nhóm tài sản này năm 2017 tăng về giá trị nhưng tỉ trọng lại giảm so với năm 2016, năm 2017 nhóm tài sản này chiếm 50,08%, giảm tỉ trọng so năm 2016 là 54,32% trong toàn bộ giá trị TSCĐ của Công ty. Và năm 2017 tăng so với năm 2016 là 354.308.482 đồng tương ứng tăng 6.90%. Bước qua năm 2018, nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc tăng cả về giá trị cũng như tỉ trọng so với năm 2017. Năm 2018 nhóm tài sản này chiếm 65,10%, tăng 5.431.638.297 đồng tương ứng tăng 98,93% so với 2017. Sở dĩ có việc tăng này là do Công ty đã đầu tư xây dựng mới trong năm 2018 bằng việc xây dựng thêm nhà xưởng phục vụ sản xuất. - Máy móc, thiết bị: Là nhóm TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 nhưng là nhóm tài sản quan trọng của Công ty trong việc sản xuất các sản phẩm Tổng giá trị máy móc, thiết bị của Công ty năm 2017 không thay đổi so với năm 2016 do năm 2017 Công ty không có nhu cầu về thiết bị, máy móc nhưng tỉ trọng lại giảm còn 29,01% (năm 2016 là 33,64%) trong tổng giá trị TSCĐ hữu hình của công ty. Đến năm 2018, tỷ trọng nhóm tài sản này giảm còn 19,18% trong khi đó giá trị tăng 36.968.400 đồng . Tỉ trọng nhóm tài sản này năm 2018 giảm so với năm 2017 là vì trong năm này tuy Công ty có đầu tư mua mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nhưng giá trị nhỏ hơn nhiều so với việc Công ty đã đầu tư thêm nhà xưởng. - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: năm 2017 so với năm 2016 tổng giá trị của phương tiện vận tải sử dụng tại Công ty tăng 1.155.036.364 đồng hay tăng 112,16% Trườngvà tỷ trọng tăng. Qua nămĐại 2018, giá học trị của nhóm Kinh tài sản này tăng 345.000.000tế Huế đồng nhưng tỷ trọng giảm, năm 2017 tỷ trọng là 19,93% đến năm 2018 giảm còn 15,08%. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 60
  71. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Thiết bị dụng cụ quản lý: Nhóm TSCĐ này chiếm tỉ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng giá trị TSCĐ của toàn Công ty. Giá trị của nhóm tài sản này không thay đổi qua 3 năm 2016-2018 nhưng tỷ trọng trên tổng TSCĐ giảm. Tình hình TSCĐ qua 3 năm có xu hướng tăng. Nhìn chung cơ cấu TSCĐ hữu hình của công ty Cổ phần TM&SX nhang Thái Hưng khá là hợp lí, tỉ trọng của từng loại TSCĐ là thích hợp với loại hình kinh doanh của Công ty, cho thấy hướng đầu tư của Công ty trong những năm qua là đúng đắn. Biểu đồ 2.8. Tình hình nguyên giá TSCĐHH qua 3 năm 2016-2018 12,000,000,000 10,000,000,000 8,000,000,000 6,000,000,000 4,000,000,000 2,000,000,000 0 Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, Thiết bị, dụng cụ quản truyền dẫn lý 2016 2017 2018 2.3.2. Đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ hữu hình của công ty Việc phân tích các chỉ số liên quan đến tình hình trang bị cũng như sử dụng TSCĐ nhằm mục đích để đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ và nhằm trang bị TSCĐ hợp lý đảm bảo năng suất, chất lượng. TrườngCác chỉ số được thĐạiể hiện thông họcqua bảng dư ớiKinh đây: tế Huế SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 61
  72. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2.6. Tình hình trang bị, sử dụng TSCĐHH qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: đồng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 (+/-) % (+/-) % 1. Nguyên giá TSCĐ đầu kì đồng 9.007.744.162 9.455.191.234 10.964.536.080 447.447.072 4,97 1.509.344.846 15,96 2. Nguyên giá TSCĐ cuối kì đồng 9.455.191.234 10.964.536.080 16.778.142.777 1.509.344.846 15,96 5.813.606.697 53,02 3. Nguyên giá TSCĐ bình 9.231.467.698 10.209.863.657 13.871.339.429 978.395.959 10,60 3.661.475.772 35,86 quân đồng 4. Lao động bình quân người 252 239 234 -13 -5,16 -5 -2,09 5. Mức trang bị TSCĐ đồng/người 36.632.808 42.719.095 59.279.228 6.086.286 16,61 16.560.134 38,77 6. Giá trị hao mòn đồng 5.429.008.480 6.753.101.611 7.922.052.251 1.324.093.131 24,39 1.168.950.640 17,31 7. Hệ số hao mòn lần 0,574 0,616 0,472 0,042 -0,144 8. Giá trị còn lại đồng 4.026.182.754 4.211.434.469 8.856.090.526 185.251.715 4,60 4.644.656.057 110,29 9. Hệ số còn sử dụng được lần 0,426 0,384 0,528 -0,042 0,144 10. TSCĐ tăng trong kì đồng 489.052.748 1.509.344.846 5.463.056.697 1.020.292.098 208,63 3.953.711.851 261,95 11. Hệ số tăng TSCĐ lần 0,052 0,138 0,326 0,086 0,188 - 41.605.676 0 350.550.000 -41.605.676 350.550.000 12. TSCĐ giảm trong kì đồng 100,00 13. Hệ số giảm TSCĐ lần 0,004 0 0,021 -0,004 0,021 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty Thái Hưng, Báo cáo tài chính ) SVTH: Trương Thị HoTrườngàng Oanh Đại học Kinh62 tế Huế
  73. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.3.2.1. Tình hình trang bị TSCĐ hữu hình của công ty Các thiết bị máy móc là tài sản quan trọng, không thể thiếu của công ty, nhờ có chúng mà hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường, là công cụ lao động đắc lực để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của công ty. Việc trang bị TSCĐHH cho người lao động ít nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành công việc cũng như năng suất lao động của mỗi công nhân. Hệ số trang bị chung TSCĐ của công ty năm 2016 là hơn 39 triệu đồng, điều này có nghĩa là trung bình một công nhân lao động được trang bị khoảng 39 triệu đồng tài sản cố định hữu hình. Hệ số này có xu hướng tăng qua 3 năm, hệ số trang bị chung TSCĐ năm 2017 là gần 46 triệu đồng, tăng hơn 6,8 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 17,57%, đến năm 2018 tiếp tục tăng gần 18 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 38,99%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty đã chú trọng đến việc trang bị thêm số lượng TSCĐ hữu hình, trong khi đó số công nhân không những không tăng lên mà còn giảm đi (năm 2017 số lao động giảm 14 người tương ứng giảm 5,93%, đến năm 2018 tiếp tục giảm 5 người, tương ứng giảm 2,25% so với năm 2017). Hệ số trang bị chung TSCĐ tăng chứng tỏ rằng điều kiện làm việc của người lao động được nâng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá trị tài sản cố định trang bị cho người lao động dẫn tới yêu cầu đối với người trực tiếp sử dụng TSCĐ phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ cũng như nắm rõ cách thức để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất TSCĐ, nếu không có thể gây ra tình trạng lãng phí TSCĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng tài sản chung của công ty. 2.3.2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình của công ty Hệ số hao mòn của TSCĐ năm 2017 là 0,616 lần, tương ứng tăng 0,042 lần so với năm 2016, hệ số này tăng cho thấy tài sản cố định của doanh nghiệp đang dần cũ đi, công ty chưa chú trọng vào đầu tư đổi mới TSCĐ. Nhưng đến năm 2018, hệ số này giảm đi chỉ còn 0,472 lần, tương ứng giảm 0,144%. Việc hệ số hao mòn TSCĐ giảm Trườngsâu như vậy là do công Đại ty đã chú ýhọcđến đầu tư xâyKinh dựng, mua sắ mtế các thi Huếết bị máy móc mới cũng như các TSCĐ khác. SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 63
  74. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Hệ số còn sử dụng được biến động ngược với hệ số hao mòn TSCĐ: năm 2017 là 0,384 lần, giảm 0,042 lần so với năm 2016, sang năm 2018 tăng trở lại là 0,528 lần, tương ứng tăng 0,44 lần so với năm 2017. Hệ số tăng tài sản cố định biến động tăng qua 3 năm 2016 – 2018: năm 2017 là 0,138 lần, tương ứng tăng 0,086 lần so với năm 2016, qua năm 2018 tiếp tục tăng đến 0,326 lần, tăng 0,188 lần so với năm 2017. Hệ số giảm tài sản cố định hữu hình của công ty thấp, chỉ dao động trong khoảng 0,04( 2016) và 0,021( 2018), điều này co nghĩa là tài sản cố định của công ty tuy đã cũ nhưng vẫn còn sử dụng và cũng chưa có kế hoạch thanh lý. 2.3.3. Đánh giá sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐHH tại công ty 2.3.3.1. Đánh giá sức sản xuất của TSCĐHH Chỉ tiêu hiệu suất của tài sản cố định là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, là chỉ tiêu phản ánh sản lượng bình quân cho một đơn vị thời gian của tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp vừa muốn giảm được sức lao động của nhân công vừa giảm được thời gian lao động mà lại tăng kết quả sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi phải sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý và hiệu quả. Để chỉ tiêu này đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần phải có sự phối hợp của tất cả thành viên trong công ty từ người lao động trực tiếp đến ban lãnh đạo của công ty. Và với đặc điểm là một công ty sản xuất như công ty cổ phần TM&SX nhang Thái Hưng thì khi nói đến hiệu suất của TSCĐ là đề cập đến tỷ lệ giữa doanh thu thuần trong kỳ ứng với nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao thì chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng tiến bộ và ngược lại. Qua bảng 2.7 ta có thể nhận thấy: cả 3 năm 2016-2018, sức sản xuất của tài sản Trườngcố định hữu hình là như Đạinhau và đề u họcbằng 2( lần). KinhNguyên nhân củ a vitếệc h ệ sHuếố sức sản xuất không thay đổi là do nguyên giá TSCĐ hữu hình và doanh thu thuần của công ty đều biến động tăng qua 3 năm. Con số 2 lần này cho biết: trong cả 3 năm 2016-2018, với 1 đồng nguyên giá TSCĐ hữu hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh SVTH: Trương Thị Hoàng Oanh 64