Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ S.D.C H NG NH Trường ĐạiVĂN THhọcỊ Ồ KinhỊ tế Huế Huế, tháng 04 năm 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ S.D.C TrườngSinh viên thực hi ệĐạin: học KinhGiảng viên tế hư ớHuếng dẫn: VĂN THỊ HỒNG NHỊ PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN Lớp: K50 Kế toán - CT2 Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 04 năm 2020
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều nguồn động viên và giúp đỡ to lớn từ các thầy cô, các anh chị trong công ty cũng như gia đình và bạn bè. Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các thầy cô trong Khoa Kế toán Tài chính nói riêng đã truyền thụ những kiến thức chuyên môn quý giá và ý nghĩa cho em trong suốt những năm qua. Em xin chân thành cám ơn các anh chị quản lý, nhân viên trong Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C đã tạo điều kiện cho em được học hỏi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty. Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã rất tận tâm trong việc dẫn dắt và hướng dẫn em trong quá trình làm đề tài này. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn đồng hành cùng em, luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. MTrườngột lần nữa, em xin Đạichân thành học cảm ơn! Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Văn Thị Hồng Nhị
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản BH Bán hàng BTC Bộ tài chính BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên CCDV Cung cấp dịch vụ CKTM Chiết khấu thương mại ĐVT Đơn vị tính GGHB Giảm giá hàng bán GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán HĐKT Hợp đồng kinh tế KQKD Kết quả kinh doanh MTV Một thành viên PP Phương pháp SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TrườngTMCP ĐạiThương học mại cổ phKinhần tế Huế TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VCSH Vốn chủ sở hữu XK Xuất khẩu
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn 53 Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2017-2019 57 Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017-2019 59 Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019 62 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15 Sơ đồ 1.2: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 17 Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 Sơ đồ 1.4: Kế toán thu nhập khác 22 Sơ đồ 1.5: Kế toán giá vốn hàng bán 26 Sơ đồ 1.7. Kế toán chi phí bán hàng 31 Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 34 Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí khác 36 Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 40 Sơ đồ 1.11: Kế toán thuế thu nhập hoãn lại 41 Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả kinh doanh 43 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 47 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 63 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 67 Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán máy 69 Sơ đồ 2.5: Kế toán kết chuyển doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty năm 2019 102 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BIỂU MẪU, HÌNH Trang BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2017 - 2019 50 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo hợp đồng của công ty giai đoạn 2017 - 2019 51 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty giai đoạn 2017 - 2019 52 Biểu đồ 2.4: Số lao động phân theo loại hình lao động công ty giai đoạn 2017 - 2019 54 BIỂU MẪU Biểu mẫu 3.1: Hóa đơn GTGT số 0000008 73 Biểu mẫu 3.2: Hóa đơn GTGT số 0000044 75 Biểu mẫu 2.3: Giấy báo Có của Ngân hàng ACB trả lãi 80 HÌNH Hình 2.1: Giao diện chính của phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 R1 68 Hình 2.2: Đường dẫn nhập doanh thu BH&CCDV trên phần mềm 71 Hình 2.3: Đường dẫn nhập liệu doanh thu tài chính trên phần mềm 79 Hình 2.4: Đường dẫn nhập doanh thu khác 82 Hình 2.5: Đường dẫn nhập chi phí khác 89 Hình 2.6: Giao diện website kê khai thuế điện tử 97 Hình 2.7: Giao diện website lập giấy nộp thuế điện tử 98 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích 3 5. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5 1.1. Tổng quan về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1 Doanh thu 5 1.1.1.1 Khái niệm doanh thu 5 1.1.1.2 Phân loại doanh thu 6 1.1.1.3 Các khoản giảm trừ doanh thu 6 1.1.1.4 Ý nghĩa của doanh thu 7 1.1.2 Kết quả kinh doanh 8 1.1.2.1 KháiTrường niệm kết quả kinh Đại doanh học Kinh tế Huế 8 1.1.2.2 Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh 9 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 10 1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 10 1.2.1.1 Vai trò 10 1.2.1.2 Nhiệm vụ 10 1.2.2 Kế toán doanh thu 11
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11 1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 15 1.2.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 17 1.2.2.4 Kế toán thu nhập khác 19 1.2.3 Kế toán chi phí 23 1.2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán 23 1.2.3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 26 1.2.3.3 Kế toán chi phí bán hàng 28 1.2.3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 31 1.2.3.5 Kế toán chi phí khác 34 1.2.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 36 1.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ S.D.C 44 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 44 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 44 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 45 2.1.2.1 Chức năng 45 2.1.2.2 Nhiệm vụ 46 2.1.3 Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các bộ phận quản lý tại Công ty 46 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 47 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thành viên 48 2.1.4 TìnhTrường hình các nguồn lự cĐại hoạt động họccủa công tyKinh tế Huế 49 2.1.4.1 Tình hình về lao động 49 2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn 54 2.1.4.3. Tình hình kết quả kinh doanh 60 2.1.5 Tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Lắp - Sản Xuất Và Thương Mại Điện Cơ S.D.C 63 2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 63
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành 63 2.1.5.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 65 2.2 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 69 2.2.1. Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu 69 2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 69 Mã số: 02-VT 71 PHIẾU XUẤT KHO 71 2.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 76 2.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 78 2.2.1.4 Kế toán thu nhập khác 80 2.2.2 Kế toán chi phí 82 2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 82 Mã số: 02-VT 84 PHIẾU XUẤT KHO 84 2.2.2.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 84 2.2.2.3 Kế toán chi phí bán hàng 85 2.2.2.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 86 2.2.2.5 Kế toán chi phí khác 88 2.2.2.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 89 2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 98 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 103 ĐIỆN CƠTrường S.D.C Đại học Kinh tế Huế 103 3.1 Nhận xét chung về việc tổ chức công tác kế toán và kế toán doanh thu & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 103 3.1.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán 103 3.1.1.1 Những ưu điểm 103 3.1.1.2 Những hạn chế 105
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 105 3.1.2.1 Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 105 3.1.2.2 Đánh giá về hệ thống tài khoản sử dụng 106 3.1.2.3 Đánh giá về phương pháp, trình tự hạch toán và nhập liệu trên phần mềm 106 3.1.2.4 Đánh giá về sổ sách kế toán 107 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 108 3.2.1 Đối với tổ chức công tác kế toán nói chung 108 3.2.2 Đối với công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 109 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 3.1 Kết luận 110 3.2 Kiến nghị 111 PHỤ LỤC 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế ngày càng đổi mới và phát triển đang mở ra vô vàn cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp. Với sự bùng nổ về khoa học, công nghệ và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hàng loạt các doanh nghiệp đang đứng trước cột mốc sáng tạo, đổi mới, bước vào tư thế sẵn sàng để có những cú nhảy vượt bậc. Để có thể thành công, doanh nghiệp cần chủ động trong sản xuất kinh doanh, nắm bắt các thông tin, đặc biệt là các thông tin kinh tế tài chính chính xác và kịp thời. Doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh là những thông tin quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn rất cần thiết cho Nhà nước, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính Các thông tin này được kế toán trong công ty tập hợp và phản ánh thông qua các con số, các chỉ tiêu và báo cáo tài chính. Việc xác định đúng doanh thu, chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc quản lý, điều hành và phát triển công ty. Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề hoàn thiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi ngày càng chuyên nghiệp và nhanh chóng. Trong số đó, điện là một trong những nhu cầu thiết yếu, việc xây lắp, sản xuất và buôn bán các thiết bị điện, thiết bị, linh kiện điện tử ngày càng phổ biến. Hòa chung vào xu thế đó, Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C được thành lập năm 2000, đã và đang hoạt động tích cực, bước nhanh trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và kinh tế cả nước nói chung CTrườngũng như bất kỳ một Đại công ty nhọcào khác, côngKinh tác kế toántế nói Huế chung và kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh đối với công ty có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết. Thực tế, hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính, về mảng tiền lương, tính giá thành nguyên vật liệu, của công ty, nhưng vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Xuất phát từ những lý do trên, sau thời gian thực tập, học hỏi cũng như được sự cho phép của đại diện Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học cùng giáo viên hướng dẫn, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu chung Từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. 2.2 Mục tiêu cụ thể Một là, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Hai là, Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. Ba là, Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là lý luận và thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ TrườngS.D.C. Đại học Kinh tế Huế 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các số liệu thu thập để phục vụ cho việc đánh giá quy mô, nguồn lực kinh doanh được thu thập trong thời gian từ 2017 - 2019. Các số liệu minh họa về công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD lấy của tháng 12 năm 2019 hoặc các tháng khác nếu như tháng 12 không phát sinh nghiệp vụ.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C, chủ yếu là bộ phận kế toán của Công ty. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tham khảo qua Luật kế toán 2015, Chuẩn mực kế toán, Nghị định/ Thông tư, các giáo trình, bài giảng tài liệu sách báo giấy, điện tử và các nguồn thông tin chính thống khác để thu thập những thông tin liên quan nhằm hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận, từ đó chắt lọc những thông tin cần thiết liên quan nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài. Thu thập hóa đơn, chứng từ, sổ sách làm số liệu thô và các số liệu từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình lao động của đơn vị - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động của bộ máy kế toán, các quy trình luân chuyển công việc, chứng từ, giữa các phòng ban. - Phỏng vấn: Có một số vấn đề chỉ quan sát được mặt ngoài, chưa hiểu được bản chất cũng như một số vấn đề đặc thù của doanh nghiệp, em đã tiến hành phỏng vấn quản lý công ty, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, cán bộ hướng dẫn. 4.2 PhươngTrường pháp xử lý và Đạiphân tích học Kinh tế Huế - Phương pháp so sánh: Đối chiếu những chỉ tiêu có cùng bản chất, hiện tượng để xác định xu hướng, biến động của chỉ tiêu đó, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh tại doanh nghiệp. - Phương pháp thống kê: Tiến hành phân tích, xử lý các số liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về nguyên nhân cũng như tìm giải pháp khắc phục cho vấn đề.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Phương pháp phân tích tài chính: Tiến hành phân tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2017, 2018 và 2019 thông qua báo cáo tài chính của công ty. - Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu đã thu thập được, tiến hành xử lý số liệu thô và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học và đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Tổng quan về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Doanh thu 1.1.1.1 Khái niệm doanh thu Hiện nay trong các tài liệu về khoa học kinh tế, có khá nhiều quan điểm về doanh thu, có thể đưa ra một số định nghĩa như sau: Điều 78, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 56, Thông tư 133/2016/TT-BTC nêu rõ: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền”. Mặt khác, Theo Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Còn theo chuẩn mực VAS 01 “Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất,Trường kinh doanh thông Đạithường và học các hoạt đKinhộng khác củ atế doanh Huế nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sử hữu”. Doanh thu bán hàng (bao gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa) và cung cấp dịch vụ là giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại. Tựu chung lại, doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: – Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính – Doanh thu từ hoạt động tài chính – Doanh thu từ hoạt động bất thường 1.1.1.2 Phân loại doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 thì các loại doanh thu được phân loại như sau: Phân loại doanh thu theo nội dung, doanh thu bao gồm: – Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư. – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động – Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm,Trường cung cấp dịch vụĐại nội bộ giữahọc các đKinhơn vị trực thuộc tế hạ Huếch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ. – Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. 1.1.1.3 Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng) – Hàng bán bị trả lại: Là giá trị số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. – Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh, là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định hợp đồng kinh tế. (Thông tư 200/2014/TT-BTC) Ngoài ra tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu thụ (doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ) 1.1.1.4 Ý nghĩa của doanh thu Doanh thu lớn hay nhỏ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. - Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho Nhà nước. Sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh, thì phần doanh thu dôi ra chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tạo ra doanh thu lớn hơnTrường so với chi phí đồng Đại nghĩa với học việc hình Kinh thành nên lợitế nhuận, Huế từ đó làm tăng giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu. Quy mô doanh thu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. - Doanh thu được thực hiện là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, là mắt xích quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của một
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học doanh nghiệp. - Doanh thu là cơ sở để cơ quan Thuế xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước. Do đó, đây là chỉ tiêu rất quan trọng trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đây lại là một khoản mục phức tạp, tính phức tạp của doanh thu nằm ở sự đa dạng của nó, vấn đề đo lường và xác định thời điểm để ghi nhận doanh thu cũng gây ra những khó khăn không nhỏ. 1.1.2 Kết quả kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm kết quả kinh doanh Theo Điều 96, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì “Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.” Vậy kết quả kinh doanh là số lãi (lỗ) do quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Thời điểm xác định kết quả kinh doanh phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề. Theo Điều 68, Thông tư 133/2016/TT-BTC: “ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.” -TrườngKết quả hoạt động sĐạiản xuất, kinhhọc doanh: Kinh là số chênh lệtếch gi ữHuếa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Theo Điều 113, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học chính và chi phí hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính - Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp không mang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít khi xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 1.1.2.2 Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tuân theo nguyên tắc “lấy thu bù chi và có lãi”. Lãi là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này thể hiện kết quả kinh doanh và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. - Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp, là chỉ tiêu quan trọng không chỉ cần thiết cho doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các cơ quan, cá nhân và tổ chức khác. - Xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở để xác định các chỉ tiêu tài chính, đánh giá tình hình doanh nghiệp, xác định số vòng luân chuyển vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Ngoài ra, đây còn là cơ sở để xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước, cụ thể là số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu phân chia và sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả lợi nhuận thu được; giải quyết hài hòa lợi ích giữa các tập thể và cá nhân người laoTrường động. Đại học Kinh tế Huế Như vậy, xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, tránh hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”. Mặt khác, nó còn có ý nghĩa với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể tổng hợp phân tích số liệu, đưa ra các thông tin cần thiết, kịp thời giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô hiệu quả, tạo nguồn thu cho Ngân
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học sách nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Với các nhà đầu tư, thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có hay không đầu tư vào doanh nghiệp. 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.2.1.1 Vai trò - Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu thành kế toán doanh nghiệp. - Kế toán kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu, nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. - Số liệu kế toán cung cấp càng chi tiết, chính xác, nhanh chóng và kịp thời sẽ hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp tốt hơn trong việc cân nhắc để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. -TrườngViệc xác định tính Đạitrung thự c,học hợp lý, chínhKinh xác và kháchtế quanHuế của các thông tin về kết quả kinh doanh trên các BCTC là sự quan tâm đầu tiên của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư. Do đó hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. 1.2.1.2 Nhiệm vụ
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Để công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được chính xác, kịp thời và ngày càng hoàn thiện, kế toán cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau: - Báo cáo với cấp trên kịp thời, chi tiết và chính xác giá vốn hàng hóa và dịch vụ bán ra, các khoản mục chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác nhằm xác định kết quả kinh doanh. - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước. - Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, lập quyết toán đầy đủ để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu bán hàng, doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh, kiểm tra, đốc thúc, đảm bảo thu đầy đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý. - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động nhập - xuất - tồn của từng loại hàng hóa dịch vụ trên các mặt hiện vật cũng như giá trị. Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 nên nội dung dưới đây toàn bộ được trình bày theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. 1.2.2 Kế toán doanh thu 1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo Điều 79, Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các Trườngđiều kiện sau: Đại học Kinh tế Huế +) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác); - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. +) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp; - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ -TrườngHóa đơn GTGT: Đại dùng khi học doanh nghi Kinhệp áp dụng tế phương Huế pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hóa đơn bán hàng thông thường: dùng khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT. - Phiếu thu
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Giấy báo có - Ủy nhiệm thu - Phiếu xuất kho - Bảng kê bán lẻ hàng hóa - Chứng từ chuyển hàng - Sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết - Các chứng từ khác có liên quan b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: - Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư. - Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng - Doanh thu khác. Các tài khoản liên quan: 911, 131, 333, 111, 112, KTrườngết cấu tài khoản 511 Đại- Doanh họcthu bán hàng Kinh và cung c ấptế dịch Huế vụ Bên Nợ: - Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực, - Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, - Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, - Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vTrườngụ cung cấp sản phẩ m,Đại hàng hoá học và dịch vKinhụ theo yêu c ầtếu củ a HuếNhà nước. - Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư. - Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác. c) Sổ kế toán liên quan + Sổ nhật ký bán hàng + Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511 + Sổ quỹ tiền mặt + Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng d) Phương pháp hạch toán 511 111, 112, 131 521 Doanh thu chịu thu ế XK, TTĐB, Số tiền trả cho người bán 911 BVMT về hàng bán bị trả lại, giảm giá, chiết khấu 333 thương mại Kết chuyển doanh thu thu n ầ Thu XK, ế 333 TTĐB, BVMT phải nộp Thuế XK, TTĐB, BVMT của hàng bán bị trả lại, GGHB, CKTM Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, GGHB, CKTM Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Căn cứ theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giá trị hàng bán trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng thông thường. - Phiếu giao hàng. - Đối với hàng hóa bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ ràng lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn, và đính kèm theo chứng từ nhập lại tại kho của doanh nghiệp số hàng bị trả lại. - Văn bản đề nghị giảm giá hàng bán. b) Tài khoản sử dụng - Tài khoản trung tâm: Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng; - Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng; - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoTrườngản phải thu khách hàngĐại về số shọcản phẩm, Kinhhàng hóa đã bántế. Huế Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ. - Các tài khoản liên quan: Tài khoản 111, 112, 131, 333, 152,
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học c) Phương pháp hạch toán 111,112,131 521 511 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hàng bán bị trả lại phát sinh Kết chuyển CKTM, 333 GGHB, hàng bán bị trả lại Giảm các khoản thuế phải nộp Sơ đồ 1.2: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu d) Sổ sách kế toán - Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 521 - Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản liên quan: 111, 112, 131. 1.2.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu Trườngtư trái phiếu, tín phi Đạiếu, chiế t họckhấu thanh Kinh toán được hưtếởng Huếdo mua hàng hoá, dịch vụ; - Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; - Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ; - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Bảng kê lãi tiền gửi - Phiếu chi/ phiếu thu - Giấy báo nợ - Sổ phụ, bảng sao kê tiền gửi ngân hàng - Giấy báo có lãi b) Tài khoản sử dụng Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư trong kỳ c) Sổ kế toán liên quan -TrườngSổ cái tài khoản 515, Đại 112 học Kinh tế Huế - Sổ chi tiết thanh toán tài khoản 131, 331, d) Phương pháp hạch toán
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 911 515 111,112,138 Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu, cổ tức được chia Cuối kì kết chuyển 1112, 1122 1111, 1121 doanh thu tài chính Tỷ giá Bán ngoại tệ ghi sổ Lãi bán ngoại tệ 1112, 1122 152, 156, 211, 642 Mua vật tư hàng hóa, TSCĐ dịch vụ bằng ngoại tệ tỷ giá thực tế Lãi tỷ giá 221, 121 Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng 413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kì của hoạt động SXKD TrườngSơ đồ 1.3 :Đại Kế toán doanhhọc thu Kinh hoạt động t àitế chính Huế 1.2.2.4 Kế toán thu nhập khác Theo Điều 93, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Thu nhập khác là phần thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư khác; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại nhà sản xuất; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường hàng khuyến mãi - Phiếu nhập kho b) Tài khoản sử dụng STrườngử dụng tài khoản 711 Đại “Doanh họcthu khác” Kinh tế Huế Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ. c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 711, 111, 112, 156, 211, - Sổ chi tiết sản phẩm, hàng hóa tài khoản 155, 156, 157 - Sổ kế toán chi tiết, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán tài khoản 131, 211, 331 d) Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 911 711-Thu nhập khác 111, 112, 138 Kết chuyển thu nhập khác xác Thu phạt khách hàng vi phạm định KQKD HĐKT, tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường Thu được các khoản thu 333 khó đòi đã xóa sổ 338 Các khoản thuế trừ vào thu nh p khác (n u có) ậ ế Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ ký cược 152, 156, 211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ 333 Sơ đồ 1.4: Kế toán thu nhập khác Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 1.2.3 Kế toán chi phí 1.2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm được xuất bán trong kỳ hoặc là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản chi phí khác được phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Phiếu xuất kho/nhập kho - Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng thông thường - Bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa - Bảng phân bổ giá vốn b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán Kết cấu tài khoản +) Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bên Nợ: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; +Trường Các khoản hao hụ t,Đại mất mát họccủa hàng tKinhồn kho sau khi tế trừ phHuếần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành; + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ; + Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư; + Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ; + Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ; + Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho; - Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh). - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thTrườngụ. Đại học Kinh tế Huế - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. +) Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ; - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Bên Nợ: - Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ; - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết); - Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành Trườngphẩm”; Đại học Kinh tế Huế - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 632 - Sổ kho - Sổ chi tiết vật tư d) Phương pháp hạch toán 154, 155, 156, 157 632 155, 156 Trị giá vốn của sản phẩm Hàng bán bị trả lại nhập kho hàng hóa, dịch vụ xuất bán 627 911 Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ Kết chuyển GVHB được ghi vào GVHB trong kỳ khi xác định KQKD Sơ đồ 1.5: Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính Theo Điều 90, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì “Tài khoản này phản ánh những khoản chiTrường phí hoạt động tài Đại chính bao học gồm các Kinh khoản chi phí tế ho ặcHuế các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái ” a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Giấy báo có - Sổ phụ, bảng sao kê ngân hàng - Phiếu chi - Bảng tính lãi vay b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 635 - Chi phí tài chính Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; - Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); -TrườngCác khoản được ghi Đại giảm chi họcphí tài chính; Kinh tế Huế - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 711, 111, 112, 156
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Sổ chi tiết sản phẩm, hàng hóa - Sổ kế toán chi tiết, sổ tài sản cố định (211), sổ chi tiết thanh toán (131, 331). d) Phương pháp hạch toán 413 635 229 Xử lý lỗ do đánh giá lại các Hoàn nhập số chênh khoản mục tiền tệ có gốc ngoại lệch dự phòng giảm giá tệ cuối kỳ vào chi phí tài chính đầu tư chứng khoán 229 Lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư 121, 228, 221, 222 Lỗ về bán các khoản đầu tư 111, 112tư Thu tiền Chi phí hoạt động bán các liên doanh, liên kết 911 khoản 111, 112, 131 đầu tư Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính Chiết khấu thanh toán cho người mua 111, 112, 335, 242 Lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2.3.3 Kế toán chi phí bán hàng Theo Điều 91, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì “Tài khoản này dùng để phản
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, ” a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Hóa đơn thuế GTGT/ Hóa đơn bán hàng thông thường - Bảng kê thanh toán tạm ứng - Phiếu thu/ phiếu chi - Phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận bán hàng b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 641 - Chi phí bán hàng Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ; - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, bao gồm tiềTrườngn lương, tiền ăn gi ữĐạia ca, tiề nhọc công và cácKinh khoản trích tế bả oHuế hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, - Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, dùng cho bộ phận bán hàng.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc, - Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, - Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở tài khoản này. - Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, - Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 641 - Sổ chi tiết tài khoản 641 d) Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 334, 338 641 111, 112, 152 Chi phí tiền lương và các khoản Các khoản ghi giảm dùng phải trích theo lương phải trả cho cho bộ phận bán hàng nhân viên bán hàng 911 111, 112, 131 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí Các dịch vụ mua ngoài phát sinh bán hàng để xác định KQKD dùng cho bộ phận bán hàng 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng Sơ đồ 1.7. Kế toán chi phí bán hàng 1.2.3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: - Các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; -TrườngChi phí vật liệu văn Đại phòng, cônghọc cụ lao Kinh động, khấu haotế TSCĐ Huế dùng cho quản lý doanh nghiệp; - Tiền thuê đất, thuế môn bài; - Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; - Dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ );
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng ) . a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng thông thường; - Bảng kê thanh toán tạm ứng - Phiếu chi/ Phiếu thu - Phiếu xuất kho - Bảng phân bổ lương - Bảng tính và phân bổ khấu hao - Hóa đơn GTGT mua dịch vụ, b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Bên Nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòngTrường phải lập kỳ này nh Đạiỏ hơn số dhọcự phòng đKinhã lập kỳ trướ ctế chưa Huế sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. - Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng, - Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác. - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý Trườngchung của doanh nghiĐạiệp, ngoài học các chi Kinhphí đã kể trên, tế như: Huế Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 642 - Sổ chi tiết tài khoản 642 d) Phương pháp hạch toán
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 334, 338 642 111, 112, 152 Chi phí tiền lương và các Các khoản ghi giảm dùng khoản phải trích theo lương cho bộ phận quản lý phải trả cho nhân viên quản lý 911 111, 112, 131 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí Các dịch vụ mua ngoài phát sinh quản lý để xác định KQKD dùng cho bộ phận quản lý 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.3.5 Kế toán chi phí khác Theo Điều 94, Thông tư 200/2014/TT-BTC thì “Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; -TrườngChênh lệch giữa giá Đại trị hợp lýhọc tài sản đưKinhợc chia từ BCCtế nhHuếỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Biên bản thanh lý tài sản cố định - Biên bản vi phạm hợp đồng - Biên bản nộp thuế, nộp phạt - Hợp đồng kinh tế - Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng thông thường - Phiếu chi. b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: 811 - Chi phí khác Kết cấu tài khoản Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. c) Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 811 -TrườngSổ chi tiết tài khoản Đại 811 học Kinh tế Huế d) Phương pháp hạch toán
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 111, 112, 131, 141 811-Chi phí khác 911 Các chi phí khác phát sinh (chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ ) Kết chuyển chi phí khác để xác định KQKD 338, 331, 333 Khi nộp phạt Khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chính 2111, 2113 214 111, 112, 138 Nguyên giá Giá trị Khấu hao TSCĐ Thu bán hồ sơ thầu, TSCĐ góp vốn hao mòn ngừng sử dụng hoạt động thanh lý, liên doanh, liên cho SXKD kết nhượng bán TSCĐ 228 Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết Chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn GTCL của TSCĐ Tài sản Đánh giá giảm giá trị tài sản khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí khác 1.2.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Điều 95, Thông tư 200/2014/TT-BTC ghi nhận nguyên tắc kế toán chi phí thuế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học thu nhập doanh nghiệp như sau: - Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhậTrườngn số thuế thu nhậ pĐại doanh nghi họcệp phả i Kinh nộp thêm vào tế chi Huế phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp. - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót. - Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. - Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. - Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. - Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. a) Chứng từ làm căn cứ ghi sổ - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng thông thường - Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm -TrườngGiấy nộp tiền vào ngânĐại sách học Kinh tế Huế - Báo cáo kết quả kinh doanh - Bảng kê mua hàng hóa dịch vụ của tổ chức hoặc cá nhân không có hóa đơn, chứng từ theo quy định. b) Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); - Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm; - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trTrườngọng yếu của các năm Đại trước đư họcợc ghi gi ảKinhm chi phí thu tếế thu nhHuếập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại; - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học lại phải trả phát sinh trong năm); - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. c) Phương pháp hạch toán Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 911 333 (3334) 8211 Số Thuế TNDN hiện hành phải nộp Kết chuyển chi phí thuế trong kỳ (doanh nghiệp tự xác định) TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số Thuế TNDN Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành ChiTrường phí thuế TNDN Đại hoãn lại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 8212 347 347 Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm được hoàn nhập trong năm 243 243 Chênh lệch giữa số tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm 911 911 Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Sơ đồ 1.11: Kế toán thuế thu nhập hoãn lại 1.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.2.4.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản trung tâm: tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; -TrườngKết chuyển lãi. Đại học Kinh tế Huế Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.2.4.2 Sổ kế toán liên quan - Sổ cái tài khoản 911 và các tài khoản có liên quan - Sổ chi tiết tài khoản 911. 1.2.4.3 Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 632 911 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu BH và CCDV 635 515 Kết chuyển chi phí HĐTC Kết chuyển doanh thu HĐTC 641 711 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển thu nhập khác 642 Kết chuyển chi phí QLDN 811 Kết chuyển chi phí khác 8211 Kết chuyển chi phí thuế TNDN 421 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ S.D.C 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH XÂY LẮP - SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ S.D.C Tên công ty viết tắt: S.D.C Tên quốc tế: SODICAZ.CO LTD Địa chỉ: Số 4 đường số 3 Cụm CN làng nghề Hương Sơ, Phường An Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên, Huế. Số điện thoại: 0543538341 Fax: 0543538341 Mã số thuế: 3300.322.606 Giấy phép kinh doanh số: 3300.322.606 Email: sdchue@yahoo.com.vn Đại diện pháp luật: Ông HOÀNG MAI SƠN - Giám đốc Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C được thành lập theoTrườngGiấy phép kinh doanh Đại số 3300322606 học Kinhdo Sở Kế Hoạch tế v àHuế Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 26/09/2000 và đăng ký thay đổi lần 6 ngày 25/11/2013 từ số vốn điều lệ ban đầu là 3,5 tỷ đồng nay đã lên đến 25 tỷ đồng. Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về hoạt động tài chính kinh doanh, hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, bằng kiến thức sâu rộng về chuyên môn và nghiệp vụ, thái độ chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, Công ty đã tạo nên những thành quả đáng ghi nhận. Những công trình do công ty đảm nhận thi công đều được đánh giá cao về chất lượng cả về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Uy tín của công ty ngày càng được khẳng định qua hàng loạt công trình đã thi công tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa như: huyện Khe sanh (Quảng Trị), huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C hoạt động đa dạng trong cả 3 lĩnh vực xây lắp, sản xuất và thương mại với các chức năng chủ yếu sau: Trong lĩnh vực xây lắp: Đội ngũ cán bộ Công ty có thể tư vấn xây dựng trong lĩnh vực Điện: điện dân dụng; các hạng mục công trình thuộc về ngành điện phục vụ thi công các công trình lớn nhỏ khác nhau; thi công lắp đặt các đường dây trung áp, hạ áp, cao áp; lắp đặt các trạm biến áp, các công trình viễn thông . Trong lĩnh vực sản xuất: Sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng, uy tín trên thị trường. Chức năng chủ yếu là sản xuất thiết bị điện phục vụ cho ngành điện, viễn thông. Trong lĩnh vực thương mại: Công ty hiện có văn phòng tại thành phố Huế và một chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài việc phân phối sản phẩm do chính Công ty sản xuất, công ty còn cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao của các tập đoàn thiết bị điệnTrường hàng đầu thế giới Đại như: thi họcết bị đóng Kinh cắt trung hạ thế,tế ph Huếụ kiện lưới điện và thiết bị các loại đang được thị trường ưa chuộng và phù hợp điều kiện sử dụng của Việt Nam. Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C với mục tiêu phát triển công ty bền vững. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách hàng và mang lại cho khách hàng hài lòng và tin tưởng.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các khoản phí. - Tuân thủ và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công ty. - Luôn đặt yêu cầu chất lượng lên trên hết. An toàn trong sản xuất và thi công. Sử dụng nguyên vật liệu đúng định mức. Thu hồi lại vật tư thừa và không sử dụng để tận dụng cho sản phẩm khác. - Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Cung cấp kịp thời hồ sơ chất lượng sản phẩm khi giao hàng để khách hàng nghiệm thu với chủ đầu tư. - Áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát huy tối đa năng suất, chất lượng cũng như khả năng nắm bắt thông tin, thị trường, bán hàng nhanh và tận tình hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm để thi công đúng cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành và an toàn thi công. - Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên và giám sát công trình lành nghề, biết ngoại giao tốt với đối tác trên cơ sở kiến thức kỹ thuật và chuyên môn kỹ thuật xây lắp lành nghề, có ý thức về nghề nghiệp với sự thử thách và hứa hẹn cùng với những cơ hội thăng tiến và phát triển tài năng. - Nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho CBCNV. -TrườngBảo vệ môi trường Đạivà an toàn học khi thi công Kinh công trình. tế Huế 2.1.3 Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các bộ phận quản lý tại Công ty
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI PHÒNG KỸ PHÒNG KẾ PHÒNG HÀNH PHÒNG KẾ HO CH VỤ THUẬT Ạ CHÍNH TOÁN CHI ĐỘI XÂY LẮP CỬA HÀNG Sơ đồ 2.1:NHÁNH Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thành viên - Giám đốc: Là người có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong Công ty, có trách nhiệm tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kế hoạch: Tham mưu cho ban giám đốc ký kết hợp đồng kinh tế mua bán trao đổi dịch vụ xây dựng , xây dựng kế hoạch về định mức kinh tế cho các bộ phận, nghiên cứu thị trường, định hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc mình đã làm. - Phòng kỹ thuật: Là bộ phận nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, ứng dụng đổi mới máy móc thiết bị, định mức tiêu hao nguyên vật liệu vào các phần hành sản xuất, các phân xưởng , đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật, tiến độ của doanh nghiệp đã đăng ký và định mức kinh tế kỹ thuật mà nhà nước ban hành. - Phòng tài vụ: Tham mưu cho ban giám đốc về việc quản lý kinh tế tài chính và là người giám đốc hoạt động kinh tế tài chính, giám đốc dòng tiền tại Công ty có trách nhiệm hoạch toán báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát và quản lý tốt nguồn vốn và tài sản của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc về việc quản lý nhân sự, con người, kiểm tra giám sát hoạt động của Công ty. Giải quyết những công việc hành chính mà ban giám đốc giao phó. - Các bộ phận trực thuộc: Được gọi là mạng lưới kinh doanh sản xuất trực tiếp tổ chức tốt tài sản, tiền vốn và tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm hoànTrườngtoàn trước Công Đại ty về m ọhọci hoạt động Kinh sản xuất kinh tế doanh Huế của mình. - Phòng kế toán: Lập kế hoạch về việc sử dụng và quản lý nguồn tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, còn thực hiện thanh, quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.4 Tình hình các nguồn lực hoạt động của công ty 2.1.4.1 Tình hình về lao động Trong quá trình đổi mới và phát triển, Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C luôn quan tâm đến nguồn nhân lực bởi đây là nguồn gốc quyết định thành công. Để có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên ngày càng khoa học và hợp lý. Trong lĩnh vực xây lắp điện, đứng trên góc độ chủ đầu tư khi đánh giá lựa chọn nhà thầu thì yếu tố con người luôn được quan tâm vì tầm ảnh hưởng của nó tới tiến độ thi công và chất lượng, tính mỹ thuật công trình. Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C là một trong những công ty có quy mô lao động tương đối lớn so với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn. Cùng với những biến động của thị trường và những thay đổi trong cơ cấu tổ chức nội bộ công ty, trong giai đoạn 2017 - 2019, công ty đã có những biến động đáng kể về tình hình lao động. Năm 2017, số nhân sự toàn công ty là 144 người; năm 2018 giảm đi 25 người, tương ứng giảm 17.36%; năm 2019 tăng lên thêm 7 người, đạt 126 lao động, tương ứng tăng 5.88%. a) Phân theo giới tính Qua biểu đồ 2.1, nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính qua ba năm 2017, 2018 và 2019 có sự biến động tăng giảm rõ rệt. Cơ cấu lao động theo giới tính nam chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động nữ, điều này cũng là hiển nhiên khi công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp điện, chủ yếu là lao động trực tiếp, công việc phùTrường hợp với tính chất laoĐại động c ủhọca nam. Kinh tế Huế Cụ thể, trong năm 2017, lao động nam chiếm số lượng lớn với 129 nam, chiếm 89.58% tổng số lao động toàn công ty, lao động nữ chỉ có 15 người, chiếm 10.42%. Tỷ lệ này có sự khác biệt so với năm 2018 khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, hợp đồng nhận được giảm xuống đáng kể, số lao động nam đã giảm xuống còn 107 người (giảm 17.05%) nhưng vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 89.91%, lao động nữ cũng giảm
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học đi 3 người, chiếm 10.09%. Năm 2019 đã có sự tăng lên về cả lao động nam và nữ; lao động nam tăng thêm 05 người, hay tăng 4.67%, chiếm 88,89% trong tổng số lao động. Lao động nữ tăng thêm 16.67% với 02 người, chiếm 11.11%. Với kết quả này, có thể thấy được cơ cấu lao động theo giới tính của công ty rất hợp lý, việc tuyển thêm lao động nữ vào các vị trí thích hợp cũng thể hiện sự ưu tiên cho lao động nữ, phù hợp với chính sách của Nhà nước. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2017 - 2019 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C) b) Phân theo hợp đồng lao động Về mặt hợp đồng lao động, công ty tuyệt đối tuân thủ Luật lao động nước ta, ký hợp đồngTrường lao động với tất cĐạiả lao động học trong công Kinh ty. Tuy nhiên, tế v ớHuếi đặc trưng của lao động trong ngành xây lắp điện là tính thời vụ cao, từ đó mà công ty chỉ ký kết hợp đồng không thời hạn với nhân viên văn phòng, quản lý và lao động có tay nghề cao. Loại hình hợp đồng có thời hạn thường được ký với lao động trực tiếp, công nhân xây lắp điện. Số lao động này chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động công ty, sự biến động về số lượng cũng phần nào phụ thuộc vào số lượng, quy mô công trình nhận được.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Năm 2017, công ty ký kết hợp đồng không thời hạn với 45 lao động, đạt tỷ lệ 31.25%, năm 2018 tuy hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn song số lao động này vẫn giữ được 43 người, chỉ giảm 4.44% so với năm 2017, nhưng tỷ lệ trong cơ cấu lao động toàn công ty đã tăng lên 36.13% và giữ nguyên số lượng đến năm 2019. Đây là một dấu hiệu khả quan, chứng tỏ công ty rất chú tâm đến việc giữ chân đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi. Lao động có hợp đồng thời hạn từ 1 đến 3 năm, năm 2018 giảm đi 5 người tương ứng với 8.06% so với năm 2017. Năm 2019 tăng thêm 3 người (tăng 5.26%), đạt mức 60 lao động, chiếm 47.62% lao động toàn công ty. Đối với lao động có hợp đồng thời vụ, năm 2018 do khối lượng công việc giảm sút nên công ty đã chấm dứt hợp đồng với 18 công nhân, đưa số lao động thời vụ từ 37 người vào năm 2017 xuống còn 19 người, giảm đi 48.65%. Qua năm 2019, con số này đã đạt 23 người, tăng 4 người so với năm trước, chiếm tỷ lệ 18.25% toàn lao động công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo hợp đồng của công ty giai đoạn 2017 - 2019 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C) c) Phân theo trình độ và chuyên môn Xét trên mặt bằng chung, có thể thấy trình độ lao động của công ty khá cao với
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động trung cấp và phổ thông. Con số này có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh năng lực công ty cũng như góp phần quyết định sự thành công trong kinh doanh. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty giai đoạn 2017 - 2019 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C) Qua 3 năm, lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất, chủ yếu là lao động trực tiếp, phục vụ thi công xây lắp công trình. Năm 2018 giảm 09 người so với năm 2017, tương ứng giảm 25%, đạt tỷ lệ 22.69% trong cơ cấu lao động toàn công ty. Năm 2019 không có sự biến động về số lượng so với năm 2018. Lao động trung cấp năm 2017 có 42 người, chiếm tỷ lệ 29.17%, năm 2018 giảm mạnh xuTrườngống 10 người (23.81%). Đại Năm học 2019 tăng Kinh lên đến 36 ngư tếời, chiHuếếm tỷ lệ 28.57%. Lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng là bộ phận nòng cốt của công ty, bộ phận này có số lượng lớn vì đây là lĩnh vực cần có chuyên môn và chính sách thu hút lao động trình độ cao của công ty. Năm 2017 có 66 người, đạt tới 45.83% cơ cấu lao động. Năm 2018 giảm đi 06 người, tương ứng giảm 9.09%. Sang đến 2019 đã tăng lên 63 lao động, hay tăng 5%, chiếm đúng 50% nhân sự toàn công ty.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Bảng 2.1: Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn ĐVT: Người 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- % +/- % Kỹ sư điện 32 24 30 -8 (25.00) 6 25.00 Chuyên môn 34 36 33 2 5.88 -3 (8.33) nghiệp vụ khác (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C) Phân theo trình độ chuyên môn, lao động có chuyên môn trong lĩnh vực xây lắp điện đóng vai trò nòng cốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2017, đội ngũ kỹ sư điện chiếm 22.22%, năm 2018 là 20.17%, năm 2019 là 23.81% cơ cấu lao động công ty. Tuy năm 2018 đã giảm đi 08 người nhưng đến năm 2019 đã tăng thêm được 06 người, sự biến động này đã phản ánh một phần tình hình kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên văn phòng, bộ phận quản lý cũng có sự tăng giảm khi từ 34 lao động năm 2017 tăng thêm 02 người, tương ứng tăng 5.88% vào năm 2018. Năm 2019 giảm đi còn 33 lao động, chiếm 52.38% số lao động có trình độ chuyên môn toàn công ty. d) Phân theo tính chất lao động Để phù hợp với tính chất công việc, cần lượng lớn lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và chủ đầu tư. TTrườngừ biểu đồ cơ cấu laoĐại động theohọc tính ch Kinhất lao động cótế thể Huếthấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ vượt trội so với lao động gián tiếp và có xu hướng biến động không đều qua các năm. Năm 2017, lao động trực tiếp chiếm 81.25%, lao động gián tiếp chiếm 18.75% cơ cấu lao động toàn công ty. Năm 2018, lao động trực tiếp giảm mạnh 21 người (giảm 17.95%), lao động gián tiếp giảm 04 người (giảm 14.81%). So với năm 2018 thì
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học năm 2019 có sự biến động tăng cả về số lượng lao động trực tiếp lẫn gián tiếp, lao động trực tiếp tăng 06 người, tương ứng tăng 6.25%, lao động gián tiếp tăng 01 người, tương ứng 1.35%. Biểu đồ 2.4: Số lao động phân theo loại hình lao động công ty giai đoạn 2017 - 2019 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C) 2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn a) Tình hình về tài sản Qua Bảng 2.2 , ta có thể thấy tình hình tài sản của Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C không có nhiều biến động trong giai đoạn 2017 - 2019. Mặt khác, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn cao hơn tài sản dài hạn, dù có thay đổiTrường qua các năm nhưng Đại nhìn chu nghọc không đángKinh kể. Điều tếnày th Huếể hiện rõ đặc trưng của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất và thương mại. Năm 2017, tổng tài sản của công ty là 45,433,006,450 đồng, năm 2018 là 43,322,334,063, giảm 2,110,672,387 đồng, tương ứng giảm 4.65% so với năm 2017. Đến năm 2019, tổng tài sản là 44,342,782,373 đồng, tăng 1,020,448,310 đồng, tức tăng 2.36% so với năm 2018. Nếu tổng tài sản công ty năm 2018 giảm là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm; thì sự tăng lên của tổng tài sản năm 2019 là do
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học tài sản ngắn hạn tăng mạnh, tài sản dài hạn vẫn có xu hướng giảm xuống. Có thể giải thích nguyên nhân của sự biến động này như sau: - Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của công ty có sự biến động rõ rệt trong giai đoạn 2017 - 2019, cụ thể so với năm 2017, năm 2018 khoản mục này đã giảm đi 1,708,617,206 đồng (giảm 4.14%), đến năm 2019 lại tăng thêm 1,108,320,158 đồng (tăng 2.80%), trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: Có xu hướng tăng lên qua các năm. Vốn bằng tiền của công ty năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017 (tăng 50.75%), từ 2,197,820,560 đồng lên đến 3,313,138,999 đồng. Năm 2019 lại tiếp tục tăng thêm 660,796,066 đồng, tương ứng tăng 19.94%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của biến động thị trường và các chính sách tài chính tới hoạt động kinh doanh của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu có sự biến động thất thường qua các năm, sự biến động của các khoản phải thu phản ánh được việc thu hồi vốn của Công ty. Việc sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, khó khăn trong việc thanh toán giữa các công ty nên các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên. Do đó, quá trình luân chuyển vốn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Công ty cần thắt chặt các mối quan hệ làm ăn đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh và tăng số vòng quay vốn. Năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 30,967,316,371 đồng, năm 2018 giảm đi 9.49%, đến năm 2019 tăng thêm 15.14%, đạt mức 32,274,470,273 đồng. Trong đó, các khoản phải thu của khách hàng có sự tăng giảm mạnh nhất. Đặc biệt, chỉ tiêu này năm 2019 tăng lên đột biến, cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn rất lớn. Hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu phản ánh một phần không nhỏ quy mô sản xuất của côngTrường ty. Giai đoạn 2017 Đại- 2019, hànghọc tồn khoKinh của công tytế đều Huếcó xu hướng giảm, năm 2019 càng giảm mạnh hơn so với năm 2018. Việc dự trữ hàng hóa, sản phẩm có nguy cơ, rủi ro cao vì vậy việc giảm giá trị hàng tồn kho cũng phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, sản phẩm là các công trình có thời gian thi công và hoàn thành qua nhiều kỳ nên lượng sản phẩm dở dang khá lớn, cũng như cần một lượng lớn nguyên vật liệu kịp thời cho việc
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học sản xuất. Lượng hàng tồn kho lớn sẽ kéo theo việc phát sinh thêm các chi phí như: kho bãi, vận chuyển, bảo quản, quản lý trong quá trình tồn trữ. Tài sản ngắn hạn khác: Khoản mục này có sự tăng mạnh qua các năm, nhưng không tăng đều mà biến động khá thất thường. Năm 2018 tăng đột biến so với năm trước, tăng đến 77.72%, đến năm 2019 thì tốc độ tăng đã chậm hơn. Tài sản ngắn hạn khác của công ty chỉ bao gồm các chi phí trả trước ngắn hạn, không hề có số dư trong các khoản mục khác. - Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2017 - 2019 vừa chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty, vừa có xu hướng giảm qua các năm. Nó chỉ bao gồm tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Năm 2018, tài sản dài hạn của công ty đạt 3,748,514,205 đồng, giảm 402,055,181 đồng (9.69%) so với năm 2017. Năm 2019, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 87,871,848 đồng, tương ứng giảm 2.34%. Sự giảm này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Tài sản cố định của Công ty bao gồm: Cơ sở vật chất (văn phòng, cửa hàng, kho bãi ) phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị, Năm 2018 là 3,442,257,210 đồng, giảm 402,055,181 đồng hay 10.46% so với năm 2017 (đạt được: 3,844,312,391 đồng). Sang năm 2019 con số này còn 3,354,385,362 đồng, giảm 87,871,848 đồng tương đương với 2.55% so với năm 2018. Nguyên nhân giảm là do phần trích khấu hao tăng nhanh lấn át phần tăng của nguyên giá khi công ty đầu tư mua sắm thêm TSCĐ. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty vừa thanh lý một số tài sản hết thời gian sử dụng hoặc là do hỏng, lạc hậu. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang không hề có sự biến động gì qua các năm và cũngTrườngchiếm tỷ trọng không Đại lớn trong học cơ cấu tàiKinh sản dài hạ n tếcủa côngHuế ty.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Đồng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 STT Chỉ tiêu +/- % +/- % TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 41,282,437,064 39,573,819,858 40,682,140,016 (1,708,617,206) (4.14) 1,108,320,158 2.80 I Tiền và các khoản tương đương tiền 2,197,820,560 3,313,138,999 3,973,935,065 1,115,318,439 50.75 660,796,066 19.94 II Các khoản phải thu ngắn hạn 30,967,316,371 28,079,815,876 32,274,470,273 (2,937,500,495) (9.49) 4,244,654,397 15.14 1 Phải thu của khách hàng 6,156,546,806 3,449,828,865 7,083,287,432 (2,706,717,941) (43.96) 3,633,458,567 105.32 2 Trả trước cho người bán 758,551,448 554,746,170 489,114,170 (203,805,278) (26.87) (65,632,000) (11.83) 3 Các khoản phải thu khác 24,052,218,117 24,025,240,841 24,702,068,671 (26,977,276) (0.11) 676,827,830 2.82 III Hàng tồn kho 7,912,977,853 7,817,739,277 3,976,044,085 (95,238,576) (1.20) (3,841,695,192) (49.14) IV Tài sản ngắn hạn khác 204,322,280 363,125,706 457,690,593 158,803,426 77.72 94,564,887 26.04 B TÀI SẢN DÀI HẠN 4,150,569,386 3,748,514,205 3,660,642,357 (402,055,181) (9.69) (87,871,848) (2.34) I Tài sản cố định 3,844,312,391 3,442,257,210 3,354,385,362 (402,055,181) (10.46) (87,871,848) (2.55) 1 Nguyên giá 5,161,981,172 5,161,981,172 5,512,181,172 - - 350,200,000 6.78 2 Giá trị hao mòn lũy kế (1,317,668,781) (1,719,723,962) (2,157,795,810) (402,055,181) 30.51 (438,071,848) 25.47 II Tài sản dở dang dài hạn 306,256,995 306,256,995 306,256,995 - - - - 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 306,256,995 306,256,995 306,256,995 - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN Trường45,433,006,450 Đại43,322,334,063 học 44,342,782,373Kinh tế(2,110,672,387) Huế (4.65) 1,020,448,310 2.36 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C)
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học b) Tình hình về nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty có sự biến động đáng kể qua các năm, trong đó phải kể đến sự thay đổi của khoản mục nợ phải trả. Năm 2018, nợ phải trả của công ty giảm 1,623,046,980 đồng (tương ứng giảm 8.35%) so với năm 2017 (đạt 19,432,582,682 đồng). Nguyên nhân giảm là do hầu hết các khoản mục đều giảm xuống. Đến năm 2019, nợ phải trả tăng lên 18,822,236,694 đồng, tăng thêm 5.69% so với năm 2018. Mặc dù tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thấp hơn vốn chủ sở hữu, nhưng biến động của nó có sự ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm nguồn vốn, bởi vì VCSH chỉ có sự thay đổi nhẹ qua các năm. Năm 2017 khoản mục này đạt 26,000,423,768 đồng, đến năm 2018 giảm xuống còn 25,512,798,361 đồng, tương ứng giảm 1.88% do tác động giảm của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2019 đã tăng thêm 7,747,318 đồng so với 2018, đưa VCSH đạt 25,520,545,679 đồng, tăng thêm 0.03%. Như vậy có thể thấy, nguồn vốn chủ yếu của công ty là từ VCSH, cho thấy khả năng tự chủ của công ty trong vấn đề tài chính, là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khoản nợ phải trả không cao cũng thể hiện phần nào công ty chưa sử dụng tốt nguồn lực từ bên ngoài. Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Đồng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- % +/- % NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 19,432,582,682 17,809,535,702 18,822,236,694 (1,623,046,980) (8.35) 1,012,700,992 5.69 I Nợ ngắn hạn 19,432,582,682 17,809,535,702 18,822,236,694 (1,623,046,980) (8.35) 1,012,700,992 5.69 1 Phải trả cho người bán 6,851,965,840 6,436,182,403 7,167,250,407 (415,783,437) (6.07) 731,068,004 11.36 2 Người mua trả tiền trước 4,029,343,042 2,334,113,032 3,394,718,684 (1,695,230,010) (42.07) 1,060,605,652 45.44 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1,251,709,065 639,998,292 334,313,062 (611,710,773) (48.87) (305,685,230) (47.76) 4 Phải trả người lao động 0 453,026,020 199,259,814 453,026,020 (253,766,206) (56.02) 5 Chi phí phải trả ngắn hạn 206,648,700 319,653,717 439,514,081 113,005,017 54.68 119,860,364 37.50 6 Phải trả ngắn hạn khác 733,769,712 1,403,859,207 1,680,797,513 670,089,495 91.32 276,938,306 19.73 7 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 6,207,223,292 6,140,280,000 5,327,000,000 (66,943,292) (1.08) (813,280,000) (13.24) 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 243,460,102 0 243,460,102 9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 151,923,031 82,423,031 35,923,031 (69,500,000) (45.75) (46,500,000) (56.42) B VỐN CHỦ SỞ HỮU 26,000,423,768 25,512,798,361 25,520,545,679 (487,625,407) (1.88) 7,747,318 0.03 I Vốn chủ sở hữu 26,000,423,768 25,512,798,361 25,520,545,679 (487,625,407) (1.88) 7,747,318 0.03 1 Vốn góp của chủ sở hữu 25,000,000,000 25,000,000,000 25,000,000,000 0 0.00 0 0.00 3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,000,423,768 512,798,361 520,545,679 (487,625,407) (48.74) 7,747,318 1.51 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Trường45,433,006,450 Đại43,322,334,063 học44,342,782,373 Kinh (2,110,672,387)tế Huế(4.65) 1,020,448,310 2.36 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C)
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học 2.1.4.3. Tình hình kết quả kinh doanh Xác định kết quả kinh doanh là bước hạch toán cuối cùng trong kỳ kế toán. Thông qua việc xác định kết quả kinh doanh để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ đã hiệu quả hay chưa, đạt thành tích ở những mặt nào và cần khắc phục ở chỗ nào, việc kinh doanh trong kì lãi hay lỗ , để từ đó nhà Quản trị (Giám đốc) đưa ra những chiến lược kinh doanh cho kì kế toán tiếp theo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C qua 3 năm 2017 - 2019 cho thấy công ty đều kinh doanh có lãi, đây là một dấu hiệu tốt về nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Tuy nhiên, số lãi này lại có sự biến động lớn qua các năm, có thể nhận xét rằng hoạt động kinh doanh của công ty rất thuận lợi trong năm 2017, gặp khó khăn vào năm 2018, đến năm 2019 thì đã khởi sắc hơn. Doanh thu BH và CCDV: Từ bảng số liệu 2.4 ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, nói cách khác đây là hoạt động chủ yếu góp phần tạo doanh thu cho công ty. Năm 2017 là năm công ty hoạt động kinh doanh rất tốt khi chỉ tiêu này đạt 32,060,281,557 đồng. Năm 2018 là năm khó khăn của Công ty, doanh thu giảm 17,914,790,995 đồng, tức giảm tới 55.88%, chỉ đạt 14,145,490,562 đồng. Sang năm 2019, doanh thu BH và CCDV đạt 15,664,772,368 đồng, đã tăng 1,519,281,806 đồng (tăng 10.74%) so với năm 2018. Giá vốn hàng bán: Năm 2017, giá vốn hàng bán công ty đạt 28,787,669,142 đồng, năm 2018 là 13,414,685,338 đồng, giảm mạnh tới 53.40%, hay đã giảm 15,372,983,804Trường đồng. Năm Đại 2019, giá học vốn hàng Kinh bán là 12,010,948,758 tế Huế đồng, tiếp tục giảm 1,403,736,580 đồng (giảm 10.46%). Giá vốn hàng bán giảm, trong khi doanh thu thuần tăng nên lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2019 đã tăng với tốc độ đáng kinh ngạc, lên đến 396.16%. Điều này đã góp phần khẳng định chiến lược kinh doanh có hiệu quả cũng như vị trí trên thị trường của Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C.
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Chi phí tài chính: Năm 2018, chi phí tài chính tăng thêm 63,938,711 đồng, tương ứng tăng 11.45% so với năm 2017. Đến năm 2019, chỉ tiêu này giảm đi 28,514,717 đồng, đã giảm 4.58%. Phần giảm này đã chứng minh được khả năng chi trả lãi vay cũng như hoàn trả vốn gốc của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính rất thấp, chi phí tài chính cao đã ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khoản mục này có sự biến động rất lớn qua các năm. Năm 2018, chi phí QLDN giảm đi 1,246,636,141 đồng so với năm 2017, tốc độ giảm 50.65%, qua năm 2019 lại đột ngột tăng mạnh đến 2,542,521,530 đồng, tăng thêm 1,327,642,299 đồng (109.28%). Điều này là do bộ máy làm việc có đội ngũ cán bộ chuyên môn, kinh nghiệm, chi phí nghiệm thu, chi phí giám sát các công trình tăng cao. Lợi nhuận công ty: Mặc dù có sự tăng giảm không đồng đều, nhưng nhìn chung, lợi nhuận công ty vẫn rất khả quan trong giai đoạn 2017 - 2918. Chỉ riêng trong năm 2019, lợi nhuận khác của công ty bị âm, còn lại các khoản mục lợi nhuận trong các năm khác luôn đạt giá trị dương. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 86.55% do tình hình kinh doanh không thuận lợi, nhưng đến năm 2019 đã tăng đến 155.96%. Tuy không thể đạt mức lợi nhuận tốt như năm 2017 nhưng đã có sự cải thiện đáng kể. Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Đồng 2018/2017 2019/2018 STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- % +/- % 1 Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 32,060,281,557 14,145,490,562 15,664,772,368 (17,914,790,995) (55.88) 1,519,281,806 10.74 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - 27,857,272 0 27,857,272 3 Doanh thu thuần về BH và CCDV 32,060,281,557 14,145,490,562 15,636,915,096 (17,914,790,995) (55.88) 1,491,424,534 10.54 4 Giá vốn hàng bán 28,787,669,142 13,414,685,338 12,010,948,758 (15,372,983,804) (53.40) (1,403,736,580) (10.46) 5 Lợi nhuận gộp 3,272,612,415 730,805,224 3,625,966,338 (2,541,807,191) (77.67) 2,895,161,114 396.16 6 Doanh thu hoạt động tài chính 774,934 332,329 455,329 (442,605) (57.12) 123,000 37.01 7 Chi phí tài chính 558,185,743 622,124,454 593,609,737 63,938,711 11.45 (28,514,717) (4.58) 8 Chi phí bán hàng - - - 0 0 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,461,515,372 1,214,879,231 2,542,521,530 (1,246,636,141) (50.65) 1,327,642,299 109.28 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 253,686,234 -1,105,866,132 490,290,400 (1,359,552,366) (535.92) 1,596,156,532 (144.34) 11 Thu nhập khác 605,066,846 1,202,297,448 - 597,230,602 98.70 (1,202,297,448) (100.00) 12 Chi phí khác 141,851,095 - 243,460,102 (141,851,095) (100.00) 243,460,102 13 Lợi nhuận khác 463,215,751 1,202,297,448 (243,460,102) 739,081,697 159.55 (1,445,757,550) (120.25) 14 Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN 716,901,985 96,431,316 246,830,298 (620,470,669) (86.55) 150,398,982 155.96 15 Chi phí thuế TNDN 171,750,616 19,286,264 49,366,060 (152,464,352) (88.77) 30,079,796 155.96 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN Trường545,151,369 Đại77,145,052 học Kinh197,464,238 tế(468,006,317) Huế (85.85) 120,319,186 155.96 (Nguồn: Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C)
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Nói chung, Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C trong 3 năm qua đã có những biến động lớn. Khó khăn gặp phải trong năm 2018 không phải là nhỏ nhưng với kinh nghiệm và bản lĩnh trên thương trường, các nhà lãnh đạo của công ty đã giúp và khắc phục những khó khăn mà công ty gặp phải, dần dần đưa công ty ngày càng đi lên . Tuy gặp phải những khó khăn nhưng đối với các chính sách, cũng như các nghĩa vụ đối với Nhà nước công ty luôn luôn hoàn thành tốt các nghĩa vụ đóng thuế để xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, phồn vinh. 2.1.5 Tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Lắp - Sản Xuất Và Thương Mại Điện Cơ S.D.C 2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán thanh toán chi nhánh công nợ tiền lương Chú thích: TrườngQuan hĐạiệ chức năng học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành. Do đặc điểm Công ty có nhiều cơ sở SXKD, địa bàn hoạt động có đơn vị ở xa trung tâm văn phòng Công ty nên Công ty TNHH Xây lắp - Sản xuất và Thương mại Điện cơ S.D.C áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo đó, công