Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

pdf 103 trang thiennha21 21/04/2022 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ NGUYỄN THẢO TIÊN Trường ĐạiKhóa h ọhọcc, 2013 –Kinh2017 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ SV thực hiện: Nguyễn Thảo Tiên Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K47A Kế toán doanh nghiệp Th.S Nguyễn Quang Huy Niên khóa: 2013-2017 Trường HuĐạiế, tháng học 05 năm Kinh 2017 tế Huế
  3. LỜI CÁM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành gửi đến các Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Huế nói chung, các Thầy Cô khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi, cùng với những tri thức và tâm huyết trong công việc trong suốt thời gian qua. Các Thầy Cô đã tạo điều kiện cho tôi trang bị những kiến thức làm hành trang cho con đường tương lai sắp đến. Đặc biệt tôi xin phép được bày tỏ lời cám ơn với Thầy Nguyễn Quang Huy, người trực tiếp hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc, các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong công việc cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Trong quá trình thực tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô và Quý Công ty để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và có thể hoàn thiện hơn trong công tác chuyên môn sau này của mình. Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, Ngày 01 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thảo Tiên Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Kết cấu của đề tài 3 7. Tính mới của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5 1.1. Tổng quan về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 5 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6 1.1.3 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.4. Các phương thức thanh toán 8 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 8 1.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm 8 1.2.2 Nội dung và phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 23 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Dệt May Huế 23 2.1.1. Lịch sử hình thành 23 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dệt May Huế 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Dệt May Huế 25 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dệt May Huế 28 2.1.5. Đánh giá tình hình, năng lực kinh doanh của công ty qua ba năm 2014 – 2016 32 2.1.6. ĐịnhTrường hướng và phát tri ểĐạin học Kinh tế Huế 38 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 39 2.2.1. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 39 2.2.2. Công tác kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 46 2.2.3. Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 77 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tại công ty cổ phần Dệt may Huế 77 3.1.1. Nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại công ty 77 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 78 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 80 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 81 2. Kiến nghị 82 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CBCNV Cán bộ công nhân viên CCDC Công cụ dụng cụ CCDV Cung cấp dịch vụ CPSX Chi phí sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị LNST Lợi nhuận sau thuế NVL Nguyên vật liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TGNH Tiền gửi ngân hàng TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu XNK Xuất nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 11 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán 13 Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 15 Sơ đồ 1.5: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 16 Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính 17 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán thu nhập khác 18 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí khác 19 Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 21 Sơ đồ 1.10 : Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 21 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh 22 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Dệt May Huế 27 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 28 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại Công ty Dệt May Huế 31 Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức tiêu thụ trực tiếp 41 Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng của Công ty 42 Sơ đồ 2.6 a: Quy trình luân chuyển chứng từ khi xuất bán hàng nội địa 44 Sơ đồ 2.6 b: Quy trình luân chuyển chứng từ khi xuất khẩu hàng hoá 46 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014- 2016 33 Bảng 2.2: Tình hình Tài sản- Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 35 Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2014- 2016 37 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như K. Marx đã nói: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Thật vậy, trong xu thế hội nhập ngày nay đã tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường và nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế đầy thách thức và biến động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có cách thức quản lý doanh thu, kết quả kinh doanh và những biện pháp hợp lý để tăng doanh thu, giảm chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi. Vì thế việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh thu là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn thu để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, điều kiện không thể thiếu đó là hoạt động kinh doanh có lãi, nghĩa là mức doanh thu tạo ra phải đủ bù đắp chi phí và đồng thời tạo ra một khoản lợi nhuận mong muốn. Do đó, các nhà quản lý phải nắm bắt và thu thập các thông tin về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn trong chỉ đạo sản xuất cũng như kinh doanh, hướng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành được đánh giá là có tiềm năng lớn, đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỉ lệ lãi khá cao. Chính vì vậy sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá như ở Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Dệt May Huegatex được xem là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn nhất trong ngành dệt may, với mức doanh thu hàngTrường năm lên đến Đạihàng tỷ đhọcồng. Trả iKinhqua hơn 20 tếnăm Huếhình thành và phát triển, Công ty đã có nhiều thành tựu to lớn, ngoài việc sản xuất sản phẩm phục vụ nhu SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy cầu tiêu dùng trong nước, doanh nghiệp còn làm nhiệm vụ xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tích lũy nguồn thu ngoại tệ lớn, đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Sau thời gian tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của công ty, tôi nhận thấy kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế với sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán trong Phòng Kế Toán đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Huy, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” 2. Mục tiêu nghiên cứu -Thứ nhất, khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. - Thứ hai, tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dệt may Huế. - Thứ ba, đánh giá thực trạng kế toán tại đơn vị để đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Dệt May Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập thông tin: - Phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên kế toán và tìm hiểu những người có kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về công tác kế toán của đơn vị. - Tham khảo các tài liệu qua sách báo, Internet, giáo trình, thông tư để thu thập những thôngTrường tin liên quan đế nĐại đề tài nh họcằm hệ th ốKinhng hóa các kitếến th Huếức cơ bản về cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy - Quan sát các thao tác về ghi chép, luân chuyển, xử lý và hạch toán chứng từ; xem xét sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. - Thu thập hóa đơn, chứng từ, sổ sách làm số liệu thô và các số liệu lấy từ báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh  Phương pháp xử lý thông tin: - Phương pháp hạch toán kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ xảy ra trong kì kế toán có nội dung liên quan đến kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty, bao gồm các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản đối ứng và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. - Phương pháp so sánh: Đối chiếu những chỉ tiêu có cùng bản chất, hiện tượng để xác định xu hướng, biến động của chỉ tiêu đó, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh tại doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích tài chính: Tiến hành phân tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2014, 2015 và 2016 thông qua báo cáo tài chính của Công ty. - Phương pháp thống kê: Dựa vào các con số đã được thống kê để tiến hành phân tích, xử lý số liệu, từ đó lấy kết quả phân tích để điều tra nguyên nhân và tìm hướng khắc phục cho Công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tìm hiểu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt may Huế, giới hạn phạm vi nghiên cứu về doanh thu bán thành phẩm Sợi và thành phẩm May tại Công ty. - Về thời gian: Nguồn số liệu được lấy từ năm 2014-2016 tại Phòng Kế toán Tài chính và các hóa đơn, chứng từ, sổ sách tập trung chủ yếu vào tháng 12 năm 2016. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cở sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Chương 2: TrườngThực trạng công tác Đại kế toán họcdoanh thu Kinh và xác định tếkết qu Huếả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt may Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt may Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị 7. Tính mới của đề tài Đề tài kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh không phải là một đề tài quá mới mẻ, có rất nhiều sinh viên khóa trước đã lựa chọn đề tài này để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt trước đây đã có hai đề tài cùng viết về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế như đề tài mà tôi đã lựa chọn. - Khóa luận “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” của Cao Thị Tâm năm 2014 - Khóa luận “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” của Trần Văn Phúc năm 2015 Tuy nhiên đề tài “ Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” của tôi sẽ làm rõ hơn về một số vấn đề và có một số điểm mới như sau: - Kể từ năm 2015, Công ty cổ phần Dệt May Huế đã áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính thay thế cho Quyết định số 15/2006 - QĐ-BTC của Bộ Tài chính, chính vì thế công tác kế toán nói chung đã có những thay đổi đáng kể so với những nghiên cứu trước đây tại Công ty. - Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài phần lý thuyết về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ra, tôi sẽ phản ánh cụ thể quá trình luân chuyển chứng từ trong quá trình bán hàng và hạch toán giá vốn, doanh thu. - Ngoài ra, tôi sẽ trình bày một số thay đổi về cách hạch toán, hệ thống tài khoản và các loại chứng từ, sổ sách Công ty sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh theo các nghị định, thông tư và luật mới nhất được ban hành. Đặc biệt phải kể đến sự thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ đầu năm 2016 theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định kết quTrườngả kinh doanh của CôngĐại ty nên học tôi sẽ trình Kinh bày rõ ở chươngtế Huế 2 của đề tài này. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1.Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1.Doanh thu  “Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” (Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)  Doanh thu gồm ba loại sau: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hóa mua vào nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu tài chính: Là thu nhập từ hoạt động tài chính như thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; tiền lãi từ hoạt động cho vay các cá nhân, tổ chức; cổ tức và lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm: thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng, nợ khó đòi đã xử lý; doanh thu bán phế liệu, phế phẩm; khoản thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư thiết bị 1.1.1.2.Kết quả kinh doanh  “Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ sản phẩm, là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh cơ bản và kết quả kinh doanh của hoạt động khác.” (PGS. TS BùiTrường Văn Dương, Th.S Đại Nguy ễhọcn Thị Kim Kinh Cúc,Giáo trìnhtế KHuếế Toán Tài Chính. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM. Năm 2008) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy “ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí tài chính. Kết quả hoạt động khác là chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.’’ ( Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)  Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì lỗ. 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1.Vai trò Kế toán xác định kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án đầu tư và kinh doanh có hiệu quả nhất, mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồng thời kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. 1.1.2.2.Nhiệm vụ Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là phản ánh đầy đủ, chínhTrường xác kết quả sả n Đạixuất kinh học doanh trong Kinh kỳ và hạ chtế toán Huế theo đúng chế độ của Bộ Tài Chính. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh phải được tính toán chính xác, hợp lý, kịp thời và hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, kế toán phải kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, phân phối lợi nhuận và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 1.1.3.1.Phương thức bán buôn Bán buôn được hiểu là hình thức bán hàng cho người mua trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các nhà sản xuất. Theo phương thức này, doanh nghiệp bán trực tiếp cho người mua, do bên mua trực tiếp đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc tại địa điểm mà doanh nghiệp đã quy định. Bán buôn gồm hai hình thức: Bán buôn qua kho: gồm bán trực tiếp và bán chuyển hàng Bán buôn vận chuyển thẳng: gồm thanh toán trực tiếp và chấp nhận nợ 1.1.3.2.Phương thức bán lẻ Bán lẻ được hiểu là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông, thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Thuộc phương thức bán lẻ gồm có các hình thức sau: Bán hàng thu tiền tập trung Bán hàng thu tiền trực tiếp 1.1.3.3.Phương thức bán hàng thông qua đại lý Là phương thức bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi để bán và thanh toán tiền công bán hàng dưới hình thức hoa hồng đại lý. Bên đại lý sẽ ghi nhận hoa hồng được hưởng vào doanh thu tiêu thụ. Hoa hồng đại lý có thể được tính trên tổng giá thanh toán hay giá bán không có thuế GTGT của lượng hàng tiêu thụ. 1.1.3.4.Phương thức hàng đổi hàng Công ty dùng hàng hóa sản phẩm của mình để đổi lấy hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp khác theo phương thức thanh toán bù trữ lẫn nhau. Lúc này kế toán ở doanh nghiệp ghi nhận cả nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ mua hàng. 1.1.3.5.Phương thức bán hàng trả góp Là phươngTrường thức bán hàng Đại thu ti ềnhọc nhiều l ầKinhn và người mua tế thư Huếờng phải chịu một tỉ lệ lãi nhất định cho khoản tiền trả chậm đó. Sản phẩm hàng hóa khi giao cho người SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy mua thì được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần và trả góp số tiền còn lại trong nhiều kỳ. Trong trường hợp này doanh thu bán hàng vẫn tính theo doanh thu bán lẻ bình thường, còn số lãi phải thu của bên mua được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. 1.1.4. Các phương thức thanh toán 1.1.4.1. Căn cứ vào loại tiền thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt: việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời và người bán sẽ nhận được ngay số tiền mặt tương ứng với số hàng hoá mà mình đã bán. Thanh toán không dùng tiền mặt: người mua có thể thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, séc, ngân phiếu 1.1.4.2. Căn cứ vào thời điểm thanh toán Thanh toán trực tiếp: Khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp ngay sau khi nhận được hàng mua. Thanh toán chậm trả: Bên mua đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. 1.2.Nội dung công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm 1.2.1.1.Kế toán doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu a) Khái niệm Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiểu là doanh thu từ bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào, bán bất động sản đầu tư và thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng Doanh thu thuần tiêu thụ hàng hóa là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. b) ĐiTrườngều kiện ghi nhậ nĐại doanh thuhọc Kinh tế Huế  Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu sản phẩn hoặc hàng hóa cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch hàng hóa. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. ( Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) c) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 511 111,112,131 521 Doanh thu chịu thuế 911 XK, TTĐB, BVMT Số tiền trả cho người bán về hàng bán bị trả lại, giảm 333 giá, chiết khấu thương mại Kết chuyển doanh thu thuần Thuế XK, 333 TTĐB, BVMT phải nộp Thuế XK, TTĐB, BVMT của hàng bán bị trả lại, GGHB, CKTM TrườngKết chuyển doanh Đại thu hàng học bán bị trKinhả lại, GGHB, tếCKTM Huế Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy  TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 5118 - Doanh thu khác d) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Giấy báo có, Bảng kê hàng hóa bán ra, Ủy nhiệm thu, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý, Hóa đơn xuất khẩu, Chứng từ chuyển hàng  Sổ sách kế toán: Sổ nhật kí bán hàng, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ cái TK 511, Sổ chi tiết TK 511 1.2.1.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a) Khái niệm “Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa được coi là đã tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do vi phạm các điều kiện trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết. Tài khoản này phản ánh doanh thu số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã bán nhưng lại bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, sai qui cách, không đúng chủng loại. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn do một số nguyên nhân như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm như trong hợp đồng hoặc một số lỗi từ phía người bán.” (Th.STrường Bùi Văn Dương ,Đại TS Võ V họcăn Nhị, TS Kinh Hà Xuân Thtếạch Huế(2001), Kế toán tài chính, NXB Tài Chính) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy b) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”  Trong đó có 3 TK cấp 2: TK 5211 - Chiết khấu thương mại TK 5212 - Hàng bán bị trả lại TK 5213 - Giảm giá hàng bán c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Biên bản xác nhận giảm giá hàng bán, Biên bản kiểm tra khiếu nại của khách hàng, Biên bản hàng bán bị trả lại, Hóa đơn hàng bán bị trả lại, Hợp đồng kinh tế, Chứng từ nhập kho, Biên bản giảm giá,  Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp 111,112,131 521 511 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hàng bán bị trả lại phát sinh Kết chuyển CKTM, 333 GGHB, hàng bán bị trả lại Giảm các khoản thuế phải nộp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2. Nội dung và phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ- đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. (TS. TrầTrườngn Đình Phụng, TS. ĐạiPhạm Ng ọhọcc Toàn, ThS.Kinh Nguyễn Trtếọng Nguyên,Huế THS. Châu Thanh An, Nguyễn Thị Phương Thúy (2011), Nguyên lý kế toán, NXB Phương Đông.) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy b) Các phương pháp tính giá xuất kho Để tính giá trị xuất của hàng hóa tồn kho, theo thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:  Phương pháp thực tế đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được.  Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá xuất kho được tính theo 2 cách sau: Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập Đơn giá xuất kho Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ bình quân của một = loại sản phẩm Số lượng hàng tồn đầu kỳ+ Số lượng hàng nhập trong kỳ Kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá. Giá xuất kho bình quân mỗi đơn vị được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ i = kho lần thứ i Số lượng hàng tồn đầu kỳ+ Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ i  Phương pháp nhập trước - xuất trước: giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.  Phương pháp giá bán lẻ: thường được dùng trong một số đơn vị đặc thù như siêu thị để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn, các mặt hàng thay đổi nhanh Trườngchóng và có lợi nhuĐạiận biên học tương t ựKinhmà không thtếể s ửHuếdụng các phương pháp tính giá gốc khác. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy c) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 632 “ Giá vốn hàng bán” 154,155,156,157 632 155, 156 Giá vốn thành phẩm, hàng hóa Hàng hóa bị trả lại nhập kho được xác định là tiêu thụ 154 Chi phí NVL trưc tiếp, nhân công trực tiếp trên mức bình thường 2294 Hoàn nhập dự phòng 152,153,155,156 giảm giá hàng tồn kho Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán 911 Cuối kì kết chuyển 2294 giá vốn hàng bán Trích dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán d) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Bảng kê xuất kho thành phẩm, Bảng kê hàng xuất nhập tồn, Hóa đơn GTGT, Bảng phân bổ giá vốn,  Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết TK 632, Sổ cái TK 632, Sổ kho, 1.2.2.2.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm “Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, vận chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp, khôngTrường thể tách riêng raĐại được b ấthọc cứ hoạt đKinhộng nào.” tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy ( PGS. TS Bùi Văn Dương, Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Giáo trình Kế Toán Tài Chính, NXB Giao thông vận tải, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.) b) Tài khoản sử dụng  Chi phí bán hàng  Kế toán sử dụng TK641 “ Chi phí bán hàng”  Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.  Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2. TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 - Chi phí bảo hành TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 - Chi phí khác  Chi phí quản lý doanh nghiệp  Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”  Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.  Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2. TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí TK 6426 - Chi phí dự phòng TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Bảng kê thanh toán tạm ứng, PhiTrườngếu chi, Phiếu thu, Đại Bảng phân học bổ lương, Kinh Bảng tính tế và Huếphân bổ khấu hao, Hóa đơn mua dịch vụ, Phiếu xuất kho, SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy  Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết 152,153,111,112 641,642 111,112 Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ Các khoản thu giảm chi 1331 phí kinh doanh Thuế GTGT 334, 338 được khấu trừ Tiền lương và các khoản trích theo lương 214 Chi phí khấu hao TSCĐ 242, 335 911 Chi phí trả trước phân bổ dần, chi phí phải trả 155, 156 Cuối kỳ kết chuyển Thành phẩm, hàng hóa sử dụng chi phí trong bán hàng và QLDN Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1.2.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm “Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác.” (PGS. TS. Võ Văn Nhị (2009), 261 Sơ đồ Kế toán Doanh Nghiệp, NXB Lao Động.) b) Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau: Một là, có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. Hai Trườnglà, doanh thu đượ cĐạixác định tươnghọcđố iKinhchắc chắn. tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy c) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”  Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. 911 515 111,112,138 Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu, cổ tức được chia Cuối kì kết chuyển 1112, 1122 1111, 1121 doanh thu tài chính Tỷ giá Bán ngoại tệ ghi sổ Lãi bán ngoại tệ 1112, 1122 152,156,211, 642 Mua vật tư hàng hóa, TSCĐ dịch vụ bằng ngoại tệ tỷ giá thực tế Lãi tỷ giá 221, 121 Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng 413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kì của hoạt động SXKD Sơ đồ 1.5: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính d) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, Phiếu thu, Bảng tính tiền lãi, Chứng từ chia cổ tức,  Sổ sáchTrường kế toán: Sổ cái, Đại Sổ chi tihọcết, Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 1.2.2.4.Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những khoản chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và các hoạt động về đầu tư tài chính như lỗ do chuyển nhượng chứng khoán, lỗ do góp vốn liên doanh, các chi phí cho vay và đi vay vốn b) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính”  Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. 413 635 229 Xử lý lỗ do đánh giá lại các Hoàn nhập số chênh khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ lệch dự phòng giảm giá cuối kỳ vào chi phí tài chính đầu tư chứng khoán 229 Lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư 121, 228, 221, 222 Lỗ về bán các khoản đầu tư 111, 112tư Thu tiền bán Chi phí hoạt động các kho n ả liên doanh, liên kết 911 đầu tư 111, 112, 131 Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính Chiết khấu thanh toán cho người mua 111, 112, 335, 242 Lãi tiền vay, phân bổ lãi Trườngmua hàng trả ch Đạiậm, trả góp học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Bảng tính lãi vay, Giấy báo có, Bảng kê bán cổ phiếu, Phiếu chi  Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán, Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ, Sổ cái TK 635, Sổ chi tiết TK 635 1.2.2.5.Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm “Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu bất thường, không mang tính thường xuyên.” (TS. Trần Đình Phụng, TS. Phạm Ngọc Toàn, ThS. Nguyễn Trọng Nguyên, THS. Châu Thanh An, Nguyễn Thị Phương Thúy (2011), Nguyên lý kế toán, NXB Phương Đông.) 911 711 111, 112 Thu phạt tiền vi phạm HĐKT; thu khoản Kết chuyển thu nhập nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ 338, 344 khác xác định KQKD Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn 152, 156, 211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ 352 Hoàn nhập số dự phòng chi phí bảo hành xây lắp không sử dụng hoặc chi bảo hành thực tế nhỏ hơn số đã trích 3387 Định kỳ phân bổ DT chưa được thực hiện nếu được tính vào thu nhập khác Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán thu nhập khác SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy b) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác”  Tài khoản 711 không có tài khoản cấp 2  Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Biên bản thanh lý TSCĐ, Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Biên bản nhượng bán TSCĐ,  Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết, 1.2.2.6.Kế toán chi phí khác a) Khái niệm “Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.” (TS. Trần Đình Phụng, TS. Phạm Ngọc Toàn, ThS. Nguyễn Trọng Nguyên, THS. Châu Thanh An, Nguyễn Thị Phương Thúy (2011), Nguyên lý kế toán, NXB Phương Đông.) b) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 811 “ Chi phí khác” 111, 112 811 911 Chi phí khác bằng tiền (chi phí Cuối kì kết chuyển chi phí hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ ) khác sang XĐKQKD 111, 112, 338 Khi nộp phạt Khoản phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chính hợp đồng 211 214 Khấu hao TSCĐ Nguyên giá Giá trị ngừng sử dụng TSCĐ góp vốn hao liên doanh, mòn cho SXKD liên kết Chênh lệch giữa giá đánh giá lại Trườngnhỏ hơn Đại giá trị còn học lại của TSCĐKinh tế Huế Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí khác SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý tài sản cố định, Hợp đồng kinh tế, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Biên bản vi phạm hợp đồng, Biên bản nộp thuế, nộp phạt  Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết 1.2.2.7.Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định được lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.” (Chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. b) Phương pháp tính thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN Thu nhập Phần trích lập quỹ Thuế suất thuế = - X phải nộp tính thuế KH&CN TNDN Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập Thu nhập Thu nhập được Các khoản lỗ được kết = - + tính thuế chịu thuế miễn thuế chuyển theo quy định Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập Chi phí hợp lý Các khoản thu Trường= Doanh thuĐại- học Kinh +tế Huế chịu thuế được trừ nhập khác SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy c) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”  Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 333(3334) 8211 911 Số Thuế TNDN hiện hành phải nộp kết chuyển chi phí thuế trong kỳ ( doanh nghiệp tự xác định) TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số Thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 8212 347 347 Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm được hoàn nhập trong năm 243 243 Chênh lệch giữa số tài sản thuế Chênh lệch giữa số tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh nhỏ hơn TNDN hoãn lại phát sinh lớn hơn tài tài sản thuế TNDN hoãn lại được sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn hoàn nhập trong năm nhập trong năm 911 911 Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Sơ đồ 1.10 : Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại d) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm, Biên Trườnglai nộp thuế, Báo cáoĐại kết qu họcả kinh doanh, Kinh Bảng kêtế mua Huế hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân không có hóa đơn, chứng từ theo quy định, SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy  Sổ sách kế toán: Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN, Sổ cái TK 821, 1.2.2.8.Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm “Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ sản phẩm, là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh cơ bản và kết quả kinh doanh của hoạt động khác”. (PGS. TS Bùi Văn Dương, Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Giáo trình Kế Toán Tài Chính, NXB Giao thông vận tải, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.) b) Tài khoản sử dụng  Kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” 911 632 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán 635 KC doanh thu bán hàng KC chi phí hoạt đông TC và cung cấp dịch vụ 641, 642 515 KC chi phí bán hàng và KC doanh thu HĐTC chi phí quản lý DN 811 711 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển thu nhập khác 421 421 KC lãi KC lỗ Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh c) Chứng từ và sổ sách kế toán  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Tờ khai quyết toán thuế TNDN  Sổ sáchTrường kế toán: Sổ cái Đại TK 911, học Sổ cái TK Kinh 8211, Sổ cái tế TK Huế421 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT-STOCK COMPANY Tên viết tắt : HUEGATEX Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước - Thủy Dương – Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84).05 4.3864337 - (84).0234.3864957 - Fax: (84).0234.3864338. Website : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628 Mã cổ phiếu: HDM Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Công ty cổ phần Dệt - May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất nhà máy liên hợp dệt Huế. Được khởi công xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 1979 theo nghị định hợp tác đầu tư giữa hai chính phủ Việt Nam và Hungari. Ngày 16/01/1988 Bộ công nghiệp nhẹ lại ra quyết định số 10CNN/TCCB thành lập Nhà máy Sợi. Ngày 26/03/1988, Nhà máy khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Quy mô của nhà máy từ khi đi vào sản xuất ngày càng phát triển. Trước tình hình đó Bộ công nghiệp đã có quyết định số 140/QĐ/TCLĐ ngày 19/01/1994 về việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế cho phù hợp với tình hình phát triển của cơ sở. Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chuyển Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt - May Huế, chính thức hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 do phòng Đăng ký Kinh doanh Doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Theo đó vốn điều lệ của Công ty là 49.995.570.000đ, trong đó cổ phần của Nhà nước chiếm tỷ lệ 65,54%. Những ngày đầu xây dựng, Huegatex chỉ có 1 dây chuyền sản xuất, với 1.700 cọc sợi cùng 300 công nhân. Đến nay đã có 4 nhà máy thành viên: Nhà máy sợi với 6 vạn cọc/năm, sản xuất 12.000 tấn sợi các loại; Nhà máy dệt nhuộm, công suất 1.200 tấn vải dệt kim/năm; Nhà máy may sản xuất trên 15 triệu sản phẩm/năm và Xí nghiệp cơ điện. Doanh thu hàng năm đạt trên 1.350 tỷ đồng, nộp ngân sách mỗi năm 15 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 60 triệu USD. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Huegatex đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô doanh nghiệp liên tục được mở rộng, các xí nghiệp thành viên được xây dựng hoàn chỉnh, đời sống của người lao động được nâng cao, thị trường được mở rộng, nâng cao uy tín vào tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.2.1.ChứTrườngc năng của công tyĐại học Kinh tế Huế Công ty cổ phần Dệt may Huế hoạt động với các chức năng chính sau: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy - Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng và sản phẩm dệt may; - Nhuộm và hoàn tất vải sợi; - Kinh doanh thiết bị, nguyên liệu thuộc ngành dệt may và các mặt hàng tiêu dùng 2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty - Tổ chức hoạt động SXKD theo ngành nghề đã đăng ký và theo định ước kế hoạch của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. - Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua nộp thuế và các khoản phí; - Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước liên quan đến công ty; - Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên hợp lý; - Cải thiện đời sống người lao động và đảm bảo lợi ích các cổ đông; - Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng; - Tất cả sản phẩm do công ty sản xuất trong môi trường làm việc phù hợp với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và các Công ước quốc tế. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Dệt May Huế Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng gồm có Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo sản xuất và được sự tham mưu giúp đỡ của các phó tổng giám đốc và các phòng ban. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: - Đại hội đồng cổ đông: có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược và quyền lợi của công ty. - Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành. Ban kiểm soátTrường hoạt động độc lĐạiập với H ộhọci đồng qu Kinhản trị và Ban tế Giám Huế đốc. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy - Tổng giám đốc: là người đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ tổ chức và hoạt động; trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch XNK, phòng quản lý chất lượng và phòng Tài chính Kế toán. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Tổng giám đốc: Tham mưu cho Giám đốc, giải quyết những công việc được giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những việc mình giải quyết. Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất. - Phòng nhân sự:. Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch và phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức; đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự; xây dựng nội quy, quy chế theo luật Lao động. - Phòng kinh doanh: Hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề của Công ty, tham mưu về công tác thị trường, giá cả, phương thức thanh toán, chính sách có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên liệu, vật tư kỹ thuật và thiết bị phụ tùng đặt mua trong nước và nhập khẩu. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý, tổ chức thu, chi các nguồn vốn; tham mưu xây dựng kế hoạch phân bổ tài chính đáp ứng các yêu cầu của công ty; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính, phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; thực hiện các báo cáo thanh quyết toán việc sử dụng vốn hàng quý, năm, trình lên Giám đốc theo yêu cầu đột xuất và định kỳ. - Cửa hàng kinh doanh: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm và thực hiện chức năng trung gian bán sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng - Phòng kỹ thuật đầu tư: Điều hành sản xuất, an toàn lao động, vận hành máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống máy, thiết bị, nhàTrường xưởng trong ph ạĐạim vi toàn học Công ty, Kinh tham mưu vàtế đề Huếxuất với Ban giám đốc về việc nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC P. P.TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ TGĐ P.TGĐ Phụ trách P.TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách Sợi Phụ trách Nội chính Kỹ thuật đầu tư Dệt Nhuộm Khối May Giám Trưởng Trưởng ng Giám Giám ng Trưởng Trưở Trưở c Giám Trưởng Cửa đốc đố Phòng Phòng Phòng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Phòng Đốc Phòng đốc Phòng Nhà Nhà Quản hàng Kế Phòng Ban Ban Kỹ Xí máy Điều Nhà Kế Trạm Y máy Kinh lý KD giới Toán Nhân Đời Bảo thuật nghiệp D t hành máy Hoạch S i ệ chất Tài sự tế sống vệ Đầu Cơ ợ doanh May XNK thiệu SP Nhuộm May lượng chính tư Điện Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Dệt May Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 27 Trường Đại học Kinh tế Huế
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy - Phòng quản lý chất lượng: Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quản lí chất lượng theo các chương trình, các bộ tiêu chuẩn của Công ty quy định, đáp ứng theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng, thực hiện công việc điều hành, giám sát trong quá trình chuẩn bị sản xuất; xác định chiến lược hoạt độngtrong tương laiđể đạt hiệu quả cao nhất. - Ban đời sống: có chức năng phục vụ bữa cơm công nghiệp và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Ban bảo vệ: Giám sát, kiểm tra chặt chẽ nội quy ra vào công ty, tiếp đón khách hàng đến công ty giao dịch; kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở Công ty. - Trạm y tế: Chăm sóc sức khỏe cho CBCNV toàn công ty, hàng năm tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phân loại sức khỏe CBCNV. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán TRƯỞNG PHÒNG Phó phòng kiêm kế toán ngân hàng Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán Kế Thủ toán toán toán toán toán toán CPSX toán quỹ tiền công TSCĐ, thành thuế nguyên và giá doanh ph m, lương nợ CCDC ẩ vật liệu thành thu hàng sản hóa phẩm Quan hệ trực tuyến: Nguồn: (Phòng Nhân sự) TrườngQuan Đạihệ chức năng:học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Công ty cổ phần Dệt may Huế tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo tài chính, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của công ty. Các phòng ban chỉ tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp và phân loại các chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán tài chính để các kế toán viên thực hiện công tác hạch toán. - Trưởng phòng: Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách; có trách nhiệm quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho Giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. - Phó phòng kiêm kế toán ngân hàng: Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các khoản tiền gửi, tiền vay của công ty tại ngân hàng và các đối tượng khác; Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng và với các bộ phận khác có liên quan; Lập và hoàn chỉnh các chứng từ liên quan đến TGNH. - Kế toán tiền lương: hạch toán và tính lương cho các nhân viên của từng bộ phận trong công ty. Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định. Tính và thanh toán các khoản trích theo lương. - Kế toán công nợ: Nhận hợp đồng kinh tế giữa các bộ phận, nhận đề nghị xác định công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. - Kế toán TSCĐ và CCDC: Theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm, hiện trạng của TSCĐ, CCDC. Tính và lập bảng phân bổ CCDC, phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng chịu chi phí. - Kế toán nguyên vật liệu: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL và tình hình sử dụng NVL của công ty; đồng thời phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hànhTrường kiểm kê và bả oĐại quản NVL. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy - Kế toán thành phẩm, hàng hóa: Ghi chép, phản ánh kịp thời sự biến động về số lượng, chủng loại, giá trị các thành phẩm, hàng hóa tại kho và đại lý của công ty. - Kế toán thuế: Hạch toán, tổng hợp số liệu về các khoản thuế; kê khai quyết toán thuế và nộp kịp thời các khoản thuế cho Cơ quan Nhà nước. - Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác quản lý của Công ty; tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm; cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh. - Kế toán doanh thu: Theo dõi và phản ánh quá trình tiêu thụ thành phẩm và tình hình thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản nợ. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty theo chế độ quy định; phụ trách các khoản thanh toán đã được duyệt chi và thu tiền, chịu trách nhiệm đối với sự thiếu hụt quỹ tiền mặt tại đơn vị. 2.1.4.2. Chế độ và một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty  Chế độ kế toán áp dụng: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 mà công ty đã áp dụng trước đó.  Các chính sách kế toán áp dụng: - Niên độ kế toán: được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ); - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên; - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp định mức; - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng; - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng; - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp; - PhươngTrường pháp tính thuế GTGT:Đại Phương học pháp Kinh khấu trừ. tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và hình thức kế toán  Hệ thống sổ sách kế toán: - Thẻ kho (S12-DN) - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) (S31-DN) - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ (S32-DN) - Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ (S33-DN) - Sổ chi tiết bán hàng (S35-DN) - Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (S36-DN) - Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (S37-DN) - Sổ theo dõi thuế GTGT (S61-DN)  Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Bravo 7.0 (phụ lục 1) và tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chứng từ. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO - SỔ TỔNG HỢP - SỔ CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP MÁY VITÍNH - BCTC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại Công ty CP Dệt May Huế Hằng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán sẽ kiểm tra các chứng từ kế toán, xác định tài khoản bên Nợ và tài khoản bên Có để nhập dữ liệu vào các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm BRAVO 7.0. Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào các sổTrườngchi tiết, sổ cái các Đại tài kho ảhọcn liên quan. Kinh Cuối tháng tế(ho Huếặc bất kỳ vào thời SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kế toán trên máy vi tính vẫn dựa trên hình thức Nhật ký chứng từ. 2.1.4.4 . Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính  Hệ thống chứng từ - Phiếu thu (01-TT) - Phiếu chi (02-TT) - Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND (08a-TT) - Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý (08b-TT) - Bảng kê chi tiền (09-TT) - Biên lai thu tiền (06-TT) - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (01-BH)  Hệ thống tài khoản kế toán Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản tương ứng với đối tượng theo dõi, tuân thủ chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC  Hệ thống báo cáo - Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN) Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản trị, công ty còn lập các báo cáo chi tiết. 2.1.5. Đánh giá tình hình, năng lực kinh doanh của công ty qua ba năm 2014- 2016 2.1.5.1.Tình hình lao động qua ba năm 2014 - 2016 Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, là yếu tố có khả năng quyết định đến sự thành bại của công ty. Vì vậy đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc tuyển dụng, bố trí lao động hợp lý là hết sức cần thiết. Công ty cổ phần Dệt May Huế cũng vậy, là một công ty hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh sản xuất nên vấn đề trên càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể thấy công ty đã và đang mở rộng quy mô sản xuất, sốTrườnglượng lao động nĐạiăm 2015 đhọcã tăng 90 Kinhngười tương tếứng Huế tăng 2,38% so với năm 2014, và số lượng lao động năm 2016 tăng 99 người tương ứng tăng 2,56% so với SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy năm 2015. Điều này cho thấy vai trò to lớn của Công ty trong công tác tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014- 2016 Đơn vị: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu Số Số Số Số +/- Số +/- % % % lượng lượng lượng lượng (%) lượng (%) Tổng số lao động 3,782 100.00 3,872 100.00 3,971 100.00 90 2.38 99 2.56 1. Phân theo tính chất sản xuất - Lao động trực tiếp 3,555 94.00 3,678 94.99 3,763 94.76 123 3.46 85 2.31 - Lao động gián tiếp 227 6.00 194 5.01 208 5.24 -33 -14.54 14 7.22 2. Phân theo trình độ - Đại học 194 5.13 220 5.68 238 5.99 26 13.40 18 8.18 - Cao đẳng, trung cấp 255 6.74 180 4.65 179 4.51 -75 -29.41 -1 -0.56 - Công nhân kĩ thuật 3,333 88.13 3,472 89.67 3,554 89.50 139 4.17 82 2.36 3. Phân theo giới tính - Nữ 2,542 67.21 2,636 68.08 2,687 67.67 94 3.70 51 1.93 - Nam 1,240 32.79 1,236 31.92 1,284 32.33 -4 -0.32 48 3.88 (Nguồn Phòng Kế toán Tài Chính) - Phân theo tính chất sản xuất: Công ty Dệt May Huế là một đơn vị sản xuất nên tỷ lệ lao động trực tiếp tại doanh nghiệp luôn rất cao. Năm 2015, số lượng lao động trực tiếp là 3.678 người, chiếm tỷ lệ gần 95% tổng số lao động, đến năm 2016, lao động trực tiếp tăng lên 3.763 người. Lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp, trong 3 năm đều ở mức 6% trở xuống, chủ yếu là nhân viên trong bộ máy quản lý, các phòng, ban chức năng, xưởng cơ điện phụ trợ, đội vận chuyển - PhânTrường theo trình đ ộĐạichuyên môn:họcđây Kinhlà tiêu chí quan tế tr Huếọng nhất phản ánh chất lượng của lực lượng lao động. Số lao động có trình độ đại học năm 2015 tăng SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 26 người, tương ứng tăng 13,4% so với năm 2014; năm 2016 tăng 8,18% so với năm 2015. Còn số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2015 giảm đến 29,41% so với 2014. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lực lượng lao động của công ty vẫn là đội ngũ công nhân kỹ thuật. Từ năm 2014- 2016, tỉ lệ này luôn chiếm trên 85% tổng lao động và đang có xu hướng tăng lên. Công nhân kỹ thuật là lực lượng chủ chốt tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, lực lượng này tăng lên sẽ giúp nâng cao sản lượng và năng suất của doanh nghiệp. - Phân theo giới tính: Đặc thù của một doanh nghiệp trong ngành dệt may là đòi hỏi lao động phải tỉ mỉ, cẩn thận nên rất thích hợp với lao động là nữ giới. Do đó tỷ lệ lao động nữ của Công ty 3 năm vừa qua luôn chiếm trên 67%. Cụ thể năm 2014, lao động nữ là 2.542 người chiếm 67,21%; năm 2015 là 2.636 người chiếm 68,08%. Và đến năm 2016, công ty lại tuyển thêm công nhân nữ cho xưởng may, làm tăng thêm 1,93% so với năm 2015. So với 2014, số lượng lao động nam năm 2015 giảm không đáng kể, đến năm 2016 tăng thêm 48 người, tương ứng tăng 3,88%. 2.1.5.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn qua ba năm 2014 – 2016 a) Về tài sản Từ bảng số liệu dưới đây ta thấy Tổng tài sản của Công ty có sự biến động tăng qua 3 năm. Tổng tài sản năm 2015 tăng 2,96% tương ứng tăng 17.427.338.244 đồng so với năm 2014. Qua 2016, tổng tài sản lại tiếp tục tăng 12,04% tương ứng tăng 72.969.498.033 đồng so với năm 2015. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 19.212.396.880 đồng, tương ứng tang 5,08%, chủ yếu là do tiền và các khoảng tương đương tiền năm 2015 tăng 28.465.133.402 đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 111,18%. Điều này cho thấy công ty đã biết dự trữ tiền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu, mua nguyên vật liệu cho việc sản xuất kinh doanh. Trong TSNH, các khoản phải thu chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhưng trong năm 2015 lại giảm đi 18,77% so với 2014, sau đó lại tăng lên 5,74% ở năm 2016. Tỉ lệ % các khoản phải thu ngắn hạn dần dần giảm đi trong cơ cấu tài sản là một điều tốt, vì công ty đã thực hiện tốTrườngt hoạt động thu n ợĐạitừ khách họchàng để cóKinh vốn quay vòngtế nhHuếằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hàng tồn kho của công ty năm 2015 tăng 20,78% so với SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Bảng 2.2: Tình hình Tài sản- Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 CHỈ TIÊU Gía trị % Gía trị % Gía trị % ± % ± % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 378,072,497,026 64.21 397,284,893,906 65.54 396,387,981,474 58.36 19,212,396,880 5.08 (896,912,432) (0.23) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 25,603,718,838 4.35 54,068,852,240 8.92 42,191,543,149 6.21 28,465,133,402 111.18 (11,877,309,091) (21.97) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Khoản phải thu ngắn hạn 210,865,904,299 35.81 171,289,834,875 28.26 181,126,261,481 26.67 (39,576,069,424) (18.77) 9,836,426,606 5.74 IV.Hàng tồn kho 134,650,038,739 22.87 162,627,216,951 26.83 163,081,311,931 24.01 27,977,178,212 20.78 454,094,980 0.28 V.Tài sản ngắn hạn khác 6,952,835,150 1.18 9,298,989,840 1.53 9,988,864,913 1.47 2,346,154,690 33.74 689,875,073 7.42 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 210,715,808,860 35.79 208,930,750,224 34.46 282,797,160,689 41.64 (1,785,058,636) (0.85) 73,866,410,465 35.35 I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 191,060,201,577 32.45 184,956,934,136 30.51 272,415,178,478 40.11 (6,103,267,441) (3.19) 87,458,244,342 47.29 III.Bất động sản đầu tư IV.Tài sản dơ dang dài hạn 186,312,727 0.03 3,373,623,373 0.56 195,511,818 0.03 3,187,310,646 1710.73 (3,178,111,555) (94.20) V.Đầu tư TC dài hạn 12,653,000,000 2.15 11,763,136,069 1.94 4,451,612,438 0.66 (889,863,931) (7.03) (7,311,523,631) (62.16) VI.Tài sản dài hạn khác 6,816,294,556 1.16 8,837,056,646 1.46 5,734,857,955 0.84 2,020,762,090 29.65 (3,102,198,691) (35.10) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 C.NỢ PHẢI TRẢ 474,639,637,331 80.61 466,997,998,445 77.03 473,317,107,641 69.69 (7,641,638,886) (1.61) 6,319,109,196 1.35 I.Nợ ngắn hạn 369,451,227,016 62.75 373,490,824,457 61.61 312,632,884,235 46.03 4,039,597,441 1.09 (60,857,940,222) (16.29) II.Nợ dài hạn 105,188,410,315 17.87 93,507,173,988 15.42 160,684,223,406 23.66 (11,681,236,327) (11.11) 67,177,049,418 71.84 D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 I.Nguồn vốn chủ sở hữu 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 (Nguồn Phòng Kế toán Tài Chính) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy năm 2014, năm 2016 tăng 0,28% so với 2015 cho thấy công ty ngày càng mở rộng kho dự trữ hàng hóa nhằm sẵn sàng cung ứng cho khách hàng nhanh nhất có thể. Tài sản dài hạn năm 2015 so với năm 2014 giảm 0,85%, nhưng năm 2016 lại tăng lên 73.866.410.465 đồng tương ứng tăng 33,35% so với năm 2015 vì năm 2016 công ty đã chú trọng đầu tư vào cơ sở, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh. a) Về nguồn vốn Trong cơ cấu nguồn vốn, khoản mục nợ phải trả chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty đang hoạt động dựa vào phần lớn nguồn tài chính đi vay từ bên ngoài. Năm 2015, Nợ phải trả giảm 1,61% so với 2014, năm 2016 có tăng lên nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả vẫn ở mức cao, nguy cơ về khả năng tự chi trả các khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Trong Nợ phải trả, khoản mục chiếm tỉ trọng lớn là Nợ ngắn hạn, năm 2016 khoản mục này giảm đến 16,29% so với 2015. Từ năm 2014-2016, vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng tăng lên, năm 2015 tăng từ 114.148.668.555 đồng lên 139.217.645.685 đồng, tương ứng tăng 21,96% so với 2014. Năm 2016 lại tăng 47,87% hay tăng 66.650.388.837 đồng so với 2015. 2.1.5.3.Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua ba năm 2014-2016 Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 1.379.742.772.109 đồng ở năm 2014 lên 1.480.821.947.310 đồng vào năm 2015, sau đó vào năm 2016 giảm đi 0,15% so với 2015. Đáng chú ý trong năm 2016, Công ty xuất hiện khoản mục Giảm trừ doanh thu là 292.905.059 đồng trong khi 2 năm trước đó lại không có. Điều này cho thấy trong năm 2016, Công ty đã gặp những vấn đề về chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. So với 2014, giá vốn hàng bán năm 2015 đã tăng 87.937.362.985 đồng tương ứng tăng 7,2%, sau đó qua năm 2016 cũng tăng 2,39% so với 2015 do công ty mở rộng quy mô, tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn nên kéo theo giá vốn tăng. Từ nămTrường 2014 đến 2016, Đại doanh thuhọc hoạt độKinhng tài chính tế của côngHuế ty đã tăng lên đáng kể, đặc biệt năm 2015 tăng 2.952.075.082 đồng tương ứng tăng 41,29% so với SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2014- 2016 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 CHỈ TIÊU Gía trị Gía trị Giá trị ± % ± % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,606,138,252 101,079,175,201 7.33 (2,215,809,058) (0.15) 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 292,905,059 292,905,059 3.Doanh thu thuần 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 101,079,175,201 7.33 (2,508,714,117) (0.17) 4.Gía vốn hàng bán 1,221,869,204,522 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 87,937,362,985 7.20 31,358,301,903 2.39 5.Lợi nhuận gộp 157,873,567,587 171,015,379,803 137,148,363,783 13,141,812,216 8.32 (33,867,016,020) (19.80) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7,149,264,985 10,101,340,067 10,405,316,289 2,952,075,082 41.29 303,976,222 3.01 7.Chi phí tài chính 21,728,574,224 20,052,056,831 19,032,991,745 (1,676,517,393) (7.72) (1,019,065,086) (5.08) 8.Chi phí bán hàng 46,946,841,188 51,544,627,461 52,198,368,673 4,597,786,273 9.79 653,741,212 1.27 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 53,530,548,756 53,208,868,522 26,850,777,811 (321,680,234) (0.60) (26,358,090,711) (49.54) 10.Lợi nhuận thuần 42,816,868,404 56,311,167,056 49,471,541,843 13,494,298,652 31.52 (6,839,625,213) (12.15) 11.Thu nhập khác 1,973,331,479 3,142,579,159 5,381,432,357 1,169,247,680 59.25 2,238,853,198 71.24 12.Chi phí khác 370,985,129 2,745,037,876 2,226,688,507 2,374,052,747 639.93 (518,349,369) (18.88) 13.Lợi nhuận khác 1,602,346,350 397,541,283 3,154,743,850 (1,204,805,067) (75.19) 2,757,202,567 693.56 14.Lợi nhuận kế toán trước thuế 44,419,214,754 56,708,708,339 52,626,285,693 12,289,493,585 27.67 (4,082,422,646) (7.20) 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 9,299,456,736 12,645,060,209 9,848,520,356 3,345,603,473 35.98 (2,796,539,853) (22.12) 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 35,119,758,018 44,063,648,130 42,777,765,337 8,943,890,112 25.47 (1,285,882,793) (2.92) 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,025 8,714 8,157 1,689 24.04 (557) (6.39) (Nguồn Phòng Kế toán Tài Chính) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 2014, bên cạnh đó chi phí tài chính lại giảm, giúp cho Công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động tài chính. Năm 2016, công ty có mức lợi nhuận khác khá cao so với các năm trước đó, đạt giá trị 3.154.743.850 đồng, như vậy đã tăng đến 693,56% so với 2015. Điều này là do các khoản thu nhập khác phát sinh trong năm 2016 có giá trị lớn, phải kể đến như thu nhập từ cho thuê tài sản Năm 2015 công ty phải trả một mức thuế TNDN khá cao là 12.645.060.209 đồng, tăng 35,98% so với 2014 vì mức lợi nhuận trước thuế của năm 2015 cao hơn khá nhiều so với 2014. Sang năm 2016, lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ giảm 7,2% so với 2015 nhưng mức chi phí thuế TNDN phải trả lại giảm đến 22,12%. Một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất từ 22% thành 20% vào đầu năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở năm 2015 đã tăng 8.943.890.112 đồng tương ứng tăng 25,47% so với 2014, nhưng lại giảm đi 2,92% trong năm 2016. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục các hạn chế, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất qua đó đẩy mạnh các công tác cần thiết để có được lợi nhuận cao. 2.1.6. Định hướng và phát triển Công ty đã thiết lập chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, xây dựng Chương trình hành động sát với thực tế, đúng trọng tâm, trọng điểm; kiên định theo đuổi mục tiêu, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ phù hợp với mô hình quản lý. Điểm nổi bật trong ba năm trở lại đây là công tác đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng thêm Nhà máy May 2 của Công ty Thiên An Phát, Nhà máy May 3 của Công ty cổ phần Dệt May Huế và Nhà máy May 1 của Công ty Thiên An Phú đã góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn 2010-2015. Công ty cổ phần Dệt May Huế đã đề ra những mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Tổng doanh thu 2.220 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 240 triệu USD ThuTrường nhập bình quân Đại NLĐ đạt học trên 8.000.000 Kinhđồng/ng tếười/tháng Huế Công ty duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 10-12% SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Huegatex đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô doanh nghiệp liên tục được mở rộng, các xí nghiệp thành viên được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ liên hoàn trong dây dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, đời sống của người lao động được nâng cao, thị trường được mở rông, nâng cao uy tín vào tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước. Định hướng chiến lược và tầm nhìn đến năm 2020, công ty sẽ trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung và cả nước. 2.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1.1.Các loại sản phẩm, hàng hóa tại công ty Công ty Cổ phần Dệt May Huế chuyên sản xuất nguyên liệu tiêu dùng cho ngành dệt là sợi các loại, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng vải các loại, áo T-shirt, Polo-Shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi với các nhãn hiệu như Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohl’s, Valley View, Regatta, 2.2.1.2.Phương thức tiêu thụ, chính sách bán hàng Bán hàng là một trong những hoạt động chính có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty. Bởi vậy, công ty luôn chú trọng tới việc tổ chức bán hàng giúp hạn chế ứ đọng vốn và đem lại lợi nhuận cao. Dựa vào quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc tính sản phẩm, công ty đã lựa chọn các hình thức tiêu thụ chủ yếu sau: Tiêu thụ trực tiếp: bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ để nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng, không qua khâu trung gian nào nên việc lưu thông được đẩy nhanh và thu hồi vốn nhanh. Tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng: Công ty có thể bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng. Công ty cổ phần Dệt May Huế giám sát quá trình lựa chTrườngọn và hỗ trợ các cĐạiửa hàng bánhọc lẻ theo Kinh quy định đtếể sả nHuế phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Bán hàng theo hợp đồng: Đây là hình thức bán hàng được sử dụng nhiều nhất tại công ty, chủ yếu là các sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim. Công ty sẽ nhận hợp đồng từ các khách hàng lớn trong và ngoài nước về tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. 2.2.1.3.Phương thức thanh toán Công ty cổ phần Dệt May Huế áp dụng các phương thức thanh toán sau: Thanh toán ngay: áp dụng cho những khách hàng mua lẻ với số lượng ít, những khách hàng không thường xuyên. Bán chịu: áp dụng cho những khách hàng thường xuyên, mua hàng với số lượng lớn, thường là khách hàng mua theo đơn đặt hàng hay hợp đồng. Đến hạn thanh toán khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Ngoài ra các đơn vị cũng có thể đặt trước tiền hàng và chờ một thời gian sau mới lấy hàng. Bù trừ công nợ: áp dụng đối với những doanh nghiệp vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp cho Công ty. 2.2.1.4. Trình tự tiến hành công tác tiêu thụ sản phẩm  Phương thức tiêu thụ hàng hóa trực tiếp: Khách hàng gửi phiếu yêu cầu mua hàng cho bộ phận kinh doanh. Nếu sản phẩm, hàng hóa khách hàng đặt mua có sẵn trong kho thì Phòng kinh doanh sẽ báo với khách hàng cử người đến kho trực tiếp lấy hàng. Hóa đơn GTGT được Phòng kinh doanh lập thành 3 liên, trình lên Tổng giám đốc kí duyệt, sau đó phòng kinh doanh giữ lại liên 1. Khách hàng nhận Liên 2 Hóa đơn GTGT để xuống kho lấy hàng. Liên 3 hóa đơn GTGT chuyển sang cho kế toán kho làm căn cứ lập Biên bản giao nhận (2 bản), sau đó đưa xuống thủ kho xuất hàng. Sau khi nhân viên bên mua đến kho kiểm đủ hàng sẽ ký vào 2 tờ biên bản giao nhận, đồng thời bên bán cũng phải ký xác nhận đã giao đủ hàng cho bên mua bằng việc ký tên vào 2 biên bản giao nhận này. Đại diện của bên khách hàng sẽ giữ lại 1 bản. Bản giao nhận còn lại cùng với hóa đơn GTGT liên 3 đưa cho kế toán doanh thu ghi nhận vàTrường hạch toán. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy PHÒNG KINH DOANH GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN Khách hàng B A C Hóa đơn Báo Phiếu yêu Hóa đơn cáo cầu mua GTGT đã Hóa đơn GTGT đã tồn hàng ký GTGT ký kho Lập Biên Lập Hóa Ký duyệt đơn GTGT bản xác nhận Phiếu yêu Hóa đơn Hóa đơn Hóa đơn Biên bản cầu mua GTGT đã GTGT GTGT đã ký xác nhận hàng ký C KH A B KH Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức tiêu thụ trực tiếp  Phương thức tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng của Công ty: Bộ phận bán hàng ở cửa hàng sẽ lập phiếu yêu cầu xuất hàng gửi cho bộ phận kinh doanh để chuyển thành phẩm, hàng hóa từ kho đến cửa hàng tiêu thụ. Bộ phận kinh doanh sẽ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (PXKKVCNB) 3 liên và gửi cho Tổng giám đốc kí duyệt. Liên 1 lưu tại phòng kinh doanh, liên 2 giao cho nhân viên vận chuyển đi đường, khi sản phẩm được chuyển đến cửa hàng thì liên 2 PXKKVCNB được bộ phận bán hàng ở đây lưu lại, còn liên 3 được chuyển xuống kho làm căn cứ xuất hàng, sau đó kế toán lưu lại liên 3 để hạch toán doanh thu và ghi nhận một khoản phải thu từ cửa hàng. Cuối ngày, cửa hàng sẽ lập 1 Hóa đơn GTGT 3 liên ghi nhận tất cả doanh thu bán lẻ phát sinhTrường trong ngày. Liên 1Đạivà 2 lưu học tại cửa hàng, Kinhcòn liên tế3 củ a Huếhóa đơn sẽ chuyển về Phòng kế toán ghi nhận. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy BỘ PHẬN BÁN HÀNG PHÒNG KINH DOANH GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN Khi Lập A C B D KH Bắt đầu Hóa mua PXKKV hàng đơn GTGT CNB đã Phiếu yêu PXKKVCNB Lập phiếu PXKKVC ký Hóa đơn cầu xuất đã ký yêu cầu NB GTGT xuất hàng hàng Hóa đơn GTGT Lập Phiếu yêu Kí duyệt cầu xuất PXKKV hàng CNB A D Nhân viên PXKKVCNB Phiếu yêu vận chuyển đã ký cầu mua PXKKV hàng CNB PXKKVC NB đã ký C Nhân viên B vận chuyển Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng của Công ty SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 42 Trường Đại học Kinh tế Huế
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy  Phương thức bán hàng theo hợp đồng Khách hàng gửi giấy đề nghị mua hàng tới Phòng Kinh doanh. Tùy theo loại sản phẩm khách hàng yêu cầu đặt mua là sản phẩm dệt kim hay hàng may mặc, phòng kinh doanh tiến hành xem xét khả năng thực hiện đơn hàng. Khi yêu cầu của khách hàng có khả năng đáp ứng. Phòng kinh doanh tiến hành lập hợp đồng kinh tế (hoặc đơn đặt hàng) (phụ lục 2) với khách hàng và được Phó Tổng Giám đốc kí duyệt. PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC Khách hàng Hợp đồng kinh tế Giấy đề nghị mua hàng Kí duyệt Lập hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế đã duyệt Giấy đề nghị Hợp đồng mua hàng kinh tế 1 Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng theo hợp đồng a) Trường hợp bán hàng trong nước theo hợp đồng (Sơ đồ 2.4a): Căn cứ ngày giao hàng, nội dung và phương thức giao hàng trên hợp đồng kinh tế đã được kí duyệt, nhân viên bán hàng phòng kinh doanh tiến hành lập hóa đơn GTGT thành 3 liên và trình lên Tổng Giám đốc kí duyệt. Phòng kinh doanh lưu lại liên 1 làm căn cứ tiến hành đối chiếu sau này, liên 2 chuyển cho khách hàng làm căn cứ thanh toán, liên 3 chuyển xuống kho để thủ kho xuất hàng hóa cho khách hàng, sau đó liên 3 được đưa sang phòngTrường kế toán, làm chứng Đại từ để thu học tiền và ghiKinh nhận doanh tế thu. Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy PHÒNG KINH DOANH GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN A C 1 B Hợp đồng Hóa đơn Hóa đơn kinh tế đã GTGT Hóa đơn GTGT đã duyệt đã ký GTGT ký Lập hóa đơn GTGT Ký duyệt Hợp đồng Hóa đơn Hóa đơn kinh tế đã GTGT GTGT đã ký duyệt C A KH B Sơ đồ 2.6 a: Quy trình luân chuyển chứng từ khi xuất bán hàng nội địa b) Trường hợp bán hàng ra nước ngoài theo hợp đồng (Sơ đồ 2.4b): Bộ phận Kế hoạch kiểm tra tình trạng hàng hóa trong kho rồi lập 2 bản Thông báo giao hàng và Bảng kê chi tiết hàng hóa. Dựa trên Thông báo giao hàng và hợp đồng kinh tế đã duyệt, nhân viên Phòng kinh doanh lập thành 3 liên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Liên 1 lưu tại phòng, liên 2 gửi cho nhân viên vận chuyển, còn liên 3 giao cho thủ kho để tiến hành xuất kho sau đó đưa sang Phòng Kế toán. Căn cứ trên hợp đồng kinh tế đã xét duyệt nhận được từ Phòng kinh doanh, Thông báo giao hàng và Bảng kê chi tiết hàng hóa do BP kế hoạch, bộ phận XNK lập tiến hành lập tờ khai hải quan (phụ lục 3) và hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Hóa đơn này sẽ được duyệt bởi Phó TổTrườngng Giám Đốc, sau Đạiđó mới c huyhọcển tờ khaiKinh hải quan , tếhợp đồngHuế kinh tế và hóa đơn thương mại đã ký cho phòng kế toán để hạch toán doanh thu bán hàng. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy BỘ PHẬN KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU B Bắt đầu A 1 C Lập thông báo Thông Hợp đồng Thông Bảng kê chi Hợp đồng giao hàng báo giao kinh tế đã báo giao tiết hàng hóa kinh tế đã hàng duyệt hàng duyệt Thông Bảng kê chi Lập PXK báo giao tiết hàng hóa Lập tờ khai hải kiêm vận quan và hóa hàng chuyển nội bộ đơn bán hàng B Thông Hợp đồng Bảng kê Thông Hóa đơn Hợp đồng Tờ A PXK kiêm v n báo giao thương khai báo giao kinh tế đã ậ chi tiết kinh tế đã duyệt chuyển nội bộ hàng hóa hàng mại duyệt hải hàng quan 2 Nhân viên C 4 vận chuyển 3 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 45 Trường Đại học Kinh tế Huế
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN 2 4 3 Hóa đơn thương T khai Hóa đơn PXK kiêm Hợp đồng ờ mại thương vận chuyển kinh tế đã hải quan mại đã ký nội bộ đã duyệt duyệt Kí duyệt Hóa đơn thương mại đã ký Sơ đồ 2.6 b: Quy trình luân chuyển chứng từ khi xuất khẩu hàng hoá 2.2.2. Công tác kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.2.1.Doanh thu bán hàng  Công ty đã mở chi tiết các TK 5111, TK 5112 và TK 5113 cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để xác định doanh thu cụ thể cho mỗi loại. Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa TK 5111-1: Doanh thu bán phế liệu TK 5111-2: Doanh thu bán nguyên vật liệu, hàng hóa Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm TK 5112-1: Doanh thu bán các thành phẩm sợi TrườngTK 5112-2: Doanh Đại thu bán học các thành Kinh phẩm dệt nhutếộm Huế TK 5112-3: Doanh thu bán các thành phẩm may SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5113-1: Doanh thu hoa hồng, giao nhận hàng hóa khác TK 5113-2: Doanh thu dịch vụ cho thuê tài sản TK 5113-3: Doanh thu dịch vụ điện nước  Trường hợp bán hàng thu tiền ngay Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, nhân viên kế toán nhập liệu và định khoản: Nợ TK 111, 112: Tiền mặt/ TGNH Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Trong tháng 12 năm 2016, Công ty Dệt May Huế không có hợp đồng bán hàng nào khách hàng trả tiền ngay sau khi nhận được hàng.  Trường hợp bán chịu Nếu khách hàng thanh toán chậm, kế toán sẽ định khoản trên màn hình nhập liệu như sau: Nợ TK 131: Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng khách hàng) Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Khi nhận được tiền hàng, kế toán hạch toán: Nợ TK 111,112: Tiền mặt/ TGNH Có TK 131: Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng khách hàng)  Trường hợp bán hàng theo hợp đồng và tiêu thụ trực tiếp, kế toán định khoản giống như trên theo hình thức bán hàng thu tiền ngay hoặc bán chịu cho khách hàng.  Trường hợp bán hàng qua cửa hàng, đại lý của Công ty Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng vào phần mềm kế toán của Công ty khi có nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền hàng phải thu từ cửa hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp  Ví dụ minh họa: Trong tháng 12 năm 2016, Công ty chỉ phát sinh những nghiệp vụ bán hàngTrường theo hợp đồng v àĐại bán hàng học qua cửa Kinhhàng của Công tế ty, Huếngoài ra không có bất cứ lô hàng nào được bán theo hình thức tiêu thụ trực tiếp. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Ví dụ 1: (Xuất thành phẩm bán tại cửa hàng) Ngày 09/12/2016, theo yêu cầu xuất bán từ cửa hàng 175 Trần Hưng Đạo, công ty Dệt May Huế đã xuất kho 10 sản phẩm May theo hóa đơn GTGT số 0001495 với tổng giá trị chưa thuế là 968.182 đồng. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2016 Tài khoản: 51123 - Doanh thu bán các thành phẩm May ĐVT: Đồng Chứng từ Tk đối Phát sinh Ma_Dt0 Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có Dư đầu kỳ 01/12 0001425 gia công áo DK 1311-1 1,001,700 131-FASHION 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 77,273 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 100,000 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 76,364 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 129,091 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 167,273 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 60,000 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 78,182 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 166,363 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 31,818 131-CH175THD 09/12 0001495 Áo quần dk xuất bán tại CH 1311-1 81,818 131-CH175THD Tổng phát sinh 85,967,107,966 85,967,107,966 Dư cuối kỳ Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng thì cửa hàng không phải lập hóa đơn, chỉ lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ghi tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, thuế giá trị gia tăng, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Cuối ngày, cửa hàng lập một hóa đơn giá trị gia tăng số 0001495 ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày, ký tên, lưu liên 1 và giữ lại liên giao cho người mua (liên 2), còn liên 3 chuyển về cho kế toán hạch toán. Kế toán ở Công ty sẽ hạch toán doanh thu của từng loại sản phẩm, đồng thời ghi nhận một khoản phải thu từ cửa hàng Nợ TK 131 (CH175THĐ): 85.000đ TrườngCó TK 51123: Đại 77.273đ học Kinh tế Huế Có TK 3331: 7.727đ SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Định khoản tương tự với 9 loại sản phẩm được xuất bán tại cửa hàng. Phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ Nhật ký bán hàng tổng giá trị xuất bán 968.182 đồng của cả 10 sản phẩm này. Ví dụ 2: (Bán hàng nội địa theo hợp đồng) Ngày 03/12/2016, công ty Cổ phần Dệt May Huế xuất 1 lô thành phẩm Sợi Ne30CoCd W bán cho Cơ sở Phương Nam với giá chưa thuế là 306.674.836 đ, thuế GTGT 10%, tổng số tiền phải thanh toán là 337.342.320 đ, thanh toán theo văn bản ngày 10/11/2016. Công ty chưa thu tiền và đã lập hóa đơn GTGT số 0001369. CÔNG TY C PH N D T - MAY HU Ổ Ầ Ệ Ế Mẫu số:01GTKT3/003 HUE TEXTILE - GARMENT JOINT STOCK COMPANY ĐC: Số 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Ký hiệu : AA/16P Thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế ĐT : 054 3864337 - Fax : 054 3864338 Số 0001369 MST/Tax code : 3300100628 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG VAT INVOICE Liên 3: Nội bộ Ngày 03 Tháng 12 Năm 2016 Họ tên người mua hàng/(Buyer): Hồ Thị Phương Tên đơn vị/(company): CƠ SỞ PHƯƠNG NAM MST/(Tax code) : 0308393378 Mã KH/(Cust code) : Địa chỉ/(Address): .273/4 Bàu Cát, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh . Hình thức thanh toán/(Method of payment): Thanh toán theo Văn Bản ngày 10/11/2016 TT TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN No Description Unit Quantity Unit pice Amount VND VND 1 Sợi Ne 30CoCd W(Gồm 2664 Lõi) Kg 5.034,96 60.909,09 306.674.836 Gồm 1 mục 5.034,96 Tổng Cộng/(total): 306.674.836 Thuế suất GTGT/ (VAT rate) : 10 % Tiền thuế GTGT/(VAT Amuont): 30.667.484 Tổng cộng tiền thanh toán/(Grand total): 337.342.320 Số tiền viết bằng chữ/(Amuont in words) : Ba trăm ba mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi hai ngàn ba trăm hai mươi đồng NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BUYERTrường Đại SALEShọc EXECUTE Kinh tế GENERALHuế DIRECTOR SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy Khi khách hàng gửi yêu cầu mua hàng, Phòng kinh doanh lập lệnh để thủ kho xuất hàng, đồng thời kế toán bán hàng sẽ lập hoá đơn GTGT. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ mã số thuế, tên, địa chỉ khách hàng, hình thức thanh toán, nội dung bán hàng và đầy đủ chữ ký. Hóa đơn GTGT là căn cứ để kế toán doanh thu ghi sổ và hạch toán doanh thu vào máy. Nợ TK 131: 337.342.320đ Có TK 51121: 306.674.836đ Có TK 3331: 30.667.484 đ Hàng ngày, căn cứ vào hóa đơn bán hàng nhân viên hạch toán vào sổ chi tiết bán hàng và bảng kê có liên quan. Cơ sở Phương Nam chưa thanh toán nên kế toán sẽ theo dõi trên sổ chi tiết công nợ khách hàng. BẢNG KÊ CHỨNG TỪ Tháng 12 năm 2016 Tài khoản: 131 - Phải thu của khách hàng Chứng từ Tài khoản Mã Tỷ Tiền Diễn giải Tiền Ngày Số Nợ Có tiền tệ giá ngoại tệ 01/12/16 001 Tiền bán hàng 11227-1 1311-1 2,644,932,263.00 USD 22,640 116,825.63 03/12/16 0001369 SP sợi xuất bán 1311-1 51121 306,674,836.00 VND 1 03/12/16 0001369 SP sợi xuất bán 1311-1 33311 30,667,484.00 VND 1 31/12/16 TL12.16 Bán lẻ Thăng Long 1311-1 33311 10,000.00 VND 1 Tổng cộng: 288,202,128,076 9,545,871.57 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ chi tiết bán hàng được lập cho từng loại hàng hóa, cụ thể đối với hóa đơn bán hàng trên kế toán sẽ vào sổ chi tiết tài khoản 51121 (Doanh thu bán các thành phẩm Sợi) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2016 ĐVT: Đồng Tài khoản: 51121- Doanh thu bán các thành phẩm Sợi Chứng từ Tk đối Phát sinh Ma_Dt0 Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có 51121 - Doanh thu bán các thành phẩm Sợi Dư đầu kỳ 01/12 1368 SP sợi xuất bán 1311-1 131-Chau Giang 306,674,836 03/12 1369 SP sợi xuất bán 1311-1 131-Phuong Nam 03/12 1370 SP sợi xuất bán 1311-1 131-ChauGiang 2,094,039,365 31/12 03/16EMIN SP sợi xuất khẩu 1311-1 131-EMIN 62,708,404,504 Tổng phát sinh 62,708,404,504 Dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngày 05/12/2016, Cơ sở Phương Nam thanh toán tiền hàng ngày 03/12/2016 cho Công ty bằng chuyển khoản (phụ lục 4) Nợ TK 112: 337.342.320 đ Có TK 131: 337.342.320 đ Ví dụ 3: (Xuất khẩu hàng hóa) Ngày 09/12/2016, công ty Cổ phần Dệt May Huế đã xuất khẩu bán 7 lô thành phẩm may cho công ty AURORA INVESTMENTS GLOBAL INC theo hóa đơn thương mại số 89-MA-BF-HUE, tổng giá tiền thanh toán là 92.808,24 USD Bộ phận XNK sẽ lập hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), scan gửi cho khách hàng ở nước ngoài, còn bản gốc của hóa đơn cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội Trườngbộ sẽ được kế toán Đại dùng làm học căn cứ ghiKinh nhận doanh tế thu. Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ Mẫu số:03XKNB3/003 HUE TEXTILE - GARMENT JOINT STOCK COMPANY Ký hiệu : AA/16P ĐC: Số 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế Số 0001236 ĐT : 054 3864337 - Fax : 054 3864338 MST/Tax code : 3300100628 PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Liên 3: Nội bộ Ngày 09 Tháng 12 Năm 2016 Căn cứ lệnh điều động số: Ngày .Tháng Năm Của : Phó Tổng Giám Đốc (A.Tý) duyệt .về việc: Xuất hàng xuất khẩu Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Hồng Phúc Hợp đồng số: . Xuất tại kho: Tp May Nhập tại kho: .Cảng Tiên Đà Nẵng TÊN NHÃN HIỆU, QUI SỐ LƯỢNG ĐƠN THÀNH TT ĐVT CÁCH,PHẨM CHẤT, VẬT TƯ GIÁ TIỀN Thực xuất Thực nhập USD USD 1 Áo mã PO#NB2380-CGBS70C1 Cái 5.400 4,10 22.140,00 2 Áo mã PO#MA3500-CGBS70C1 Cái 4.800 4,10 19.680,00 3 Áo mã PO#MA3500-CGKS60W7 Cái 1.056 4,61 4.868,16 4 Áo mã PO#MA3500-CGKS60W8 Cái 2.832 4,41 12.489,12 5 Áo mã PO#MA3501-CGKS60W7 Cái 3.384 4,61 15.600,24 6 Áo mã PO#MA3501-CGKS60W8 Cái 3.352 4,41 15.664,32 7 Áo mã PO#MA3501-CGKS70C3 Cái 480 4,93 2.366,40 (HĐ / HUE-AUR) Gồm 7 mục Gồm 896 kiện Xe Cont 43H 3870 vc 21.504 92.808,24 NGƯỜI LẬP THỦ KHO XUẤT NGƯỜI VẬN CHUYỂN THỦ KHO NHẬP (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) Ngày 10/12, khi nhận được thông báo hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, được tính là hàng xuất khẩu, kế toán doanh thu mới nhập chứng từ vào máy và ghi nhận doanh thu của 7 lô hàng này với tỷ giá ghi sổ của ngày 10/12 là 22.520 đ. Kế toán hạch toán doanh thu của lô hàng đầu tiên mã PO#NB2380-CGBS70C1 có giá 22.140 USD. Nợ TK 131: 22.140 USD x 22.520 = 498.592.800 đ TrườngCó TK 51123 Đại: 22.140 họcUSD x 22.520Kinh = 498.592.800 tế Huếđ Định khoản tương tự cho 6 lô hàng còn lại với tỷ giá là 22.520 đ. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy HUE TERTITLE GARMENT JOINT STOCK COMPANY 122 DUONG THIEU TUOC, THUY DUONG WARD, HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE COMMERCIAL INVOICE Invoice No: 89-MA-BF-HUE Date: DEC 09TH, 2016 AURORA INVESTMENTS GLOBAL INC. Contract: 61/HUE-AUR ROOM 601, 6F NO 1509 BIN SHENG ROAD, BIN JIANG Date: August 10th, 2016 DIST HANGSHOU ZHEJIANG, CHINA 310052 Payment: By TT Unit price DESCRIPTION OF QUANTITY TT FOB DA NANG GOODS PORT(USD/Pc) AMOUNT Of carton Pcs USD Women's Polo shirt & Short CGBS70C1 200 4,800 4.10 19,680.00 MA3500 CGKS60W7 44 1,056 4.61 4,868.16 CGKS60W8 118 2,832 4.41 12,489.12 CGKS60W7 141 3,384 4.61 15,600.24 MA3501 CGKS60W8 148 3,552 4.41 15,664.32 CGKS70C3 20 480 4.93 2,366.40 NB2380 CGKS70C1 225 5,400 4.10 22,140.00 TOTAL 896 21,504 92,808.24 US DOLLAR NINETY TWO THOUSAND EIGHT HUNDRED AND EIGHT POINT TWENTY FOUR CENTS ONLY./ SAY AMOUNT: SIGNED BY PP/GENERAL DIRECTOR DEPUTY GENERAL DIRECTOR Kế toán tiến hành nhập liệu vào bảng kê chứng từ tài khoản 131 theo đúng đối tượng khách hàng phải thu. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong tháng được kế toán nhập vào máy tính, máy tính tự động ghi số liệu lên sổ cái các tài khoản liên quan. Đồng thời tất cả các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong tháng đều được tập hợp trên bảng kê hóa đơn bán hàng và bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra. Cuối năm kế toán tổng hợp số liệu và khóa sổ chi tiết bán hàng, số liệu được kiểm tra đốTrườngi chiếu với số phát Đại sinh trên học sổ Nhậ t Kinhkí chứng từ tếsố 10 Huế– TK 511 do máy tính tự động cập nhật. Nếu số liệu khớp nhau, kế toán sử dụng để lập báo cáo tài chính. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy BẢNG KÊ CHỨNG TỪ Tháng 12 năm 2016 Tài khoản: 131 - Phải thu của khách hàng ĐVT: Đồng Ch Tài kho Mã ứng từ ản Tỷ Tiền Diễn giải Tiền tiền giá ngoại tệ Ngày Số Nợ Có tệ 01/12/16 001 Tiền bán hàng 11227-1 1311-1 2,644,932,263.00 USD 22,640 116,825.63 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 498,592,800.00 USD 22,520 22,140.00 BF-HUE ( PX:1236) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 443,193,600.00 USD 22,520 19,680.00 BF-HUE ( PX:1236 ) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 109,630,963.00 USD 22,520 4,868.16 BF-HUE ( PX:1236 ) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 281,254,982.00 USD 22,520 12,489.12 BF-HUE ( PX:1236) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 351,317,405.00 USD 22,520 15,600.24 BF-HUE ( PX:1236) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 352,760,486.00 USD 22,520 15,664.32 BF-HUE ( PX:1236) 89-MA- SP áo DK xu 10/12/16 ất khẩu 1311-1 51123 53,291,328.00 USD 22,520 2,366.40 BF-HUE ( PX:1236 ) Bán l 31/12/16 TL12.16 ẻ Thăng Long 1311-1 33311 10,000.00 VND 1 T12/2016 Tổng cộng: 288,202,128,076 9,545,871.57 SỔ CÁI Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng Năm 2016 ĐVT: Đồng Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với Tháng 1 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK này A 1 10 11 12 13 52121 221,995,968 52131 70,909,091 70,909,091 911111 938,107,852 1,015,911,959 1,831,759,005 1,741,487,205 12,772,013,583 911112 1,287,732,071 14,810,280,878 6,236,691,920 14,445,555,547 65,410,014,362 PS Nợ 142,930,348,615 128,366,201,732 114,313,282,104 164,865,551,632 1,478,606,138,252 PS Có 142,930,348,615 128,366,201,732 114,313,282,104 164,865,551,632 1,478,606,138,252 Dư nợ Dư có Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 - CÁC TÀI KHOẢN KHÁC Ghi có tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng ng Tháng 12 năm 2016 ĐVT: Đồ Dư đầu Ghi nợ Tk 511, ghi có các Tk: Ghi có Tk 511, ghi nợ các Tk: Dư cuối kỳ Stt Diễn giải kỳ Nợ Có 911 Cộng nợ TK 131 331 353 Cộng có TK Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Kỳ trước chuyển sang 16 SP sợi xuất bán 306,674,836 306,674,836 63 Áo quần dk xuất bán tại CH 968,182 968,182 81 SP áo DK xuất khẩu ( PX:1236 - 09/12/2016) 2,090,041,564 2,090,041,564 283 K/c doanh thu - Hàng hóa 51112 > 911112 14,445,555,547 14,445,555,547 284 K/c doanh thu –TP Sợi 51121 > 911121 62,708,404,504 62,708,404,504 285 K/c doanh thu –TP May 51123 > 911123 85,967,107,966 85,967,107,966 286 K/c doanh thu - DV Hoa hồng 51131 > 911131 2,996,410 2,996,410 287 SP sợi xuất khẩu ( PX: 1270+1271) 2,094,039,365 2,094,039,365 288 Doanh thu hoa hồng bán hàng Thanh Xuân 729,591 729,591 289 Chuyển kỳ sau 156,682,692,159 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Quang Huy 2.2.2.2.Các khoản giảm trừ doanh thu  Chiết khấu thương mại Công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng khi mua với số lượng lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những đợt mua hàng đầu tiên chưa đủ số lượng để được hưởng chiết khấu thì công ty vẫn xuất hóa đơn với giá bán như thường lệ cho khách hàng. Khi khách hàng đủ điều kiện để hưởng chiết khấu, công ty lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng. Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 131: Phải thu khách hàng  Giảm giá hàng bán: Trường hợp khi đã giao hàng cho khách hàng nhưng khách hàng khiếu nại về quy cách, chất lượng của sản phẩm không đúng theo yêu cầu thì công ty sẽ xem xét để tiến hành giảm giá hàng bán bằng cách trừ thẳng vào công nợ của người mua hoặc trả lại bằng tiền mặt. Nợ TK 5212: Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 131: Phải thu khách hàng  Hàng bán bị trả lại: Khi doanh nghiệp đã hạch toán tiêu thụ hàng hóa nhưng bị khách hàng trả lại do chất lượng hàng hóa kém, sai quy cách hoặc do vi phạm những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, kế toán ghi nhận Nợ TK 5213: Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 131,111, 112, Đồng thời lập phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại và ghi giảm giá vốn hàng bán Nợ TK 155,156: Thành phẩm, Hàng hóa Có TK 632: Giá vốn hàng bán Cuối kì, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 511 Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng TrườngCó TK 5211, 5212,Đại 5213 học: Chiết khKinhấu thương tếmại, gHuếiảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 56