Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_cong_no_va_phan_tich_tinh_hinh_cong_no_tai.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG A.K.T SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN QUYẾT Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG A.K.T Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Quyết ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: K50D Kế Toán Niên khóa 2016-2020 Trường Đại họcHuế, 2019 Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Lời Cảm Ơn Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các quý Thầy Cô, những người đã cho em những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để em có thể biết được một cách khái quát những gì cần làm khi bước vào thực tập, để bản thân không bỡ ngỡ và bị động cũng như áp dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập và viết chuyên đề. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Cảm ơn cô đã luôn tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng đắn khi em gặp khó khăn và bối rối, giúp em hoàn thành tốt hơn bài chuyên đề của mình. Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T đã cho em có cơ hội để thực tập tại quý công ty. Em xin cảm ơn anh chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện nhất có thể để giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại công Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên khóa luận thực tập của em còn những sai sót nhất định. Em mong quý Thầy Cô thông cảm và cho em những ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm hơn cho bản thân để sau khi ra trường em có thể làm việc tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, 2019 Sinh viên thực hiện Trần Quyết Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn BCTC: Báo cáo tài chính BCĐKT: Bảng cân đối kế toán SXKD: Sản xuất kinh doanh TK: Tài khoản ĐVT: Đơn vị tính GTGT: Giá trị gia tăng KH: Khách hàng NCC: Nhà cung cấp TS: Tài sản NV: Nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Kết cấu của đề tài 4 7. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ tại doanh nghiệp 5 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ 5 1.1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ 5 1.1.1.2 Khái niệm về khoản phải thu 5 1.1.1.3 Khái niệm về khoản phải trả 6 1.1.1.4 Khái niệm về quan hệ thanh toán 7 1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ trong doanh nghiệp 7 1.2.1 Kế toán nợ phải thu 7 1.2.1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 7 1.2.1.2 Kế toán khoản tạm ứng 10 1.2.2 Kế toán nợ phải trả 12 1.2.2.1 Kế toán nợ phải trả cho người bán 12 1.2.2.2 Kế toán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 16 1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ trong doanh nghiệp 20 Trường1.3.1 Vai trò của kế toán Đại công nợ học Kinh tế Huế20 1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 20 1.4 Nội dung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 21 1.4.1 Khái niệm về phân tích tình hình công nợ 21 SVTH: Trần Quyết v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 21 1.4.2.1 Phân tích tình hình công nợ 21 1.4.3 Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 26 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TOÁN KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG A.K.T 27 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T 27 2.1.1 Giới thiệu chung 27 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 28 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 29 2.1.4.1 Chức năng của công ty 29 2.1.4.2 Nhiệm vụ của công ty 29 2.1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 30 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán của công ty 32 2.1.6 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2016-2018 34 2.1.6.1 Tình hình lao động 34 2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 36 2.1.6.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 43 2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty Tư vấn xây dựng A.K.T 46 2.2.1 Kế toán các khoản nợ phải thu 46 2.2.1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 46 2.2.1.2 Kế toán khoản tạm ứng 53 2.2.2 Kế toán nợ phải trả 62 2.2.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán 62 Trường2.2.2.2 Kế toán thuế giá Đại trị gia tăng học Kinh tế Huế70 2.3 Phân tích tình hình công nợ công ty trong 3 năm 2016-2018 82 2.3.1 Phân tích tình hình công nợ của công ty 82 2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán của công ty 89 SVTH: Trần Quyết vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.3.2.2 Hệ số thanh toán nhanh 91 2.3.2.3 Hệ số thanh toán tức thời 92 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG A.K.T 93 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ của công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T 93 3.2 Đánh giá tổ chức công tác Kế toán công nợ và tình hình tại công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T 94 3.2.1 Ưu điểm 94 3.2.2 Nhược điểm 95 3.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T 96 3.3.1 Đối với công tác kế toán công nợ 96 3.3.2 Đối với tình hình công nợ của công ty 97 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Kiến nghị 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 34 Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động tài sản của công ty qua 3 năm 2016-2018 36 Bảng 2.3 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016-2018 41 Bảng 2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016-201844 Bảng 2.5 Phân tích tình hình công nợ của công ty qua 3 năm 2016-2018 82 Bảng 2.6 Phân tích tình hình thanh toán của công ty qua 3 năm 2016-2018 89 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Giao diện làm việc phân hệ bán hàng trên PMKT Misa 2017 48 Hình 2.2 Chứng từ bán hàng trên phần mềm kế toán Misa 2017 49 Hình 2.3 Giao diện làm việc phân hệ ngân hàng trên PMKT Misa 2017 51 Hình 2.4 Chứng từ thu tiền gửi trên phần mềm kế toán Misa 2017 53 Hình 2.5 Giao diện làm việc phân hệ quỹ trên phần mềm kế toán Misa 2017 55 Hình 2.6 Phiếu chi trên phần mềm kế toán Misa 2017 56 Hình 2.7 Giao diền làm việc phân hệ quỹ trên phần mềm kế toán Misa 2017 59 Hình 2.8 Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa 2017 60 Hình 2.9 Giao diện làm việc phân hệ mua hàng trên PMKT Misa 2017 63 Hình 2.10 Chứng từ mua hàng-mục chứng từ ghi nợ trên PMKT Misa 2017 64 Hình 2.11 Chứng từ mua hàng-mục hóa đơn, hàng tiền, thuế trên PMKT Misa 2017 65 Hình 2.12 Giao diện làm việc phân hệ quỹ trên PMKT Misa 2017 66 Hình 2.13 Phiếu chi trên phần mềm kế toán Misa 2017 67 Hình 2.14 Giao diện làm việc phân hệ quỹ trên phần mềm kế toán Misa 2017 71 Hình 2.15 Phiếu chi/Tab hạch toán trên phần mềm kế toán Misa 2017 72 Hình 2.16 Phiếu chi/Tab Thuế trên phần mềm kế toán Misa 2017 73 Hình 2.17 Giao diện làm việc phân hệ bán hàng trên PMKT Misa 2017 75 Hình 2.18 Chứng từ bán hàng trên phần mềm kế toán Misa 2017 75 Hình 2.19 Giao diện làm việc phần mềm HTKK 4.0.5 77 Hình 2.20 Menu chức năng trên phần mềm HTKK 4.0.5 78 Hình 2.21 Cửa sổ màn hình chọn kì tính thuế trên phần mềm HTKK 4.0.5 78 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết ix
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BIỂU MẪU Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T 38 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T 38 Biểu đồ 2.3 Tình hình nguồn vốn công ty qua 3 năm 2016-2018 42 Biều đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016-2018 42 Biểu đồ 2.5 Số vòng quay các khoản phải thu của công ty qua 3 năm 2016-2018 82 Biều đồ 2.6 Vòng quay các khoản phải thu của công ty qua 3 năm 2016-2018 83 Biểu đồ 2.7 Kỳ thu thiền bình quân khoản phải thu của công ty qua 3 năm 2016-2018 84 Biểu đồ 2.8 Vòng quay các khoản phải trả của công ty qua 3 năm 2016-2018 85 Biểu đồ 2.9 thời gian quay vòng các khoản phải trả của công ty qua 3 năm 2016-2018 86 Biểu đồ 2.10 Hệ số nợ-Hệ số tự tài trợ của công ty qua 3 năm 2016-2018 87 Biểu đồ 2.11 Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm 2016-2018 90 Biểu đồ 2.12 Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm 2016-2018 91 Biểu đồ 2.13 Hệ số thanh toán tức thời của công ty qua 3 năm 2016-2018 92 Biểu mẫu số 2.1 129 Biểu mẫu 2.2 Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng 50 Biểu mẫu 2.3 Giấy báo có 130 Biểu mẫu 2.4 Phiếu chi 57 Biểu mẫu 2.5 Giấy đề nghị tạm ứng 131 Biểu mẫu 2.6 Sổ chi tiết tài khoản 141 58 Biểu mẫu 2.7 Phiếu thu 132 Biểu mẫy 2.8 Sổ chi tiết tài khoản 141 61 Biểu mẫu 2.9 Hóa đơn GTGT đầu vào liên 2 133 Biểu mẫu 2.10 Phiếu chi 68 Biểu mẫu 2.11 Giấy yêu cầu thanh toán 74 Biểu mẫu 2.12 Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng 69 Biểu mẫu 2.13 Hóa đơn GTGT đầu vào liên 2 135 TrườngBiểu mẫu số 2.14 Đại học KinhError! Bookmark tế not Huế defined. Biểu mẫu 2.15 79 SVTH: Trần Quyết x
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bất kì doanh nghiệp nào trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình đều rất nhiều các mối quan hệ kinh tế liên quan tới khoản phải thu, khoản phải trả, quan hệ thanh toán như: thanh toán giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, thanh toán trong nội bộ, với cán bộ nhân viên, thanh toán với người mua, người cung cấp, Vì thế sẽ phát sinh các khoản vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng. Để thực hiện mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải cần một số vốn nhất định và nhà quản lý phải sử dụng làm sao cho hiệu quả nhất để mang lại lợi ích, giá trị cho công ty. Do đó, một trong những công cụ hữu hiệu nhất để giúp các nhà quản trị đưa ra được những kế hoạch, quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính xác để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó là công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty. Kế toán công nợ là một phần hành rất quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp. Kế toán công nợ sẽ giúp doanh nghiệp phụ trách việc theo dõi, kiểm tra tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát, lãi suất cao như hiện nay, công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp phản ánh được chất lượng tài chính của mình và có sự ảnh hưởng lớn các nhà quản trị trong việc ra các quyết định của mình. Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, bán buôn vật liệu xây dựng nên tình hình công nợ cũng khá phức tạp và cần theo dõi để không ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, việc quản lý, theo dõi, phân tích tình hình công nợ trong công ty như thế nào để hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức được quan tâm. Từ thực tế đó, cũng như trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi quyết định chọn Trườngđề tài: “Kế toán công nợĐại và phân tích học tình hình côn Kinhg nợ tại công ty TNHHtế TưHuế vấn xây dựng A.K.T” làm đề tài khóa luận. SVTH: Trần Quyết 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng về kế toán công nợ tại và phân tích tình hình công nợ công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T. Thứ ba, dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng kế toán công nợ tại công ty từ đó so sánh đối chiếu, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của phần hành kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài có đối tượng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu quy trình kế toán và công tác kế toán của kế toán khoản Phải thu khách hàng, kế toán khoản Tạm ứng, kế toán khoản Phải trả người bán và kế toán Thuế giá trị gia tăng phải nộp Nhà nước tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T, đồng thời tính toán và phân tích một số chỉ tiêu để thấy được tình hình công nợ của công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng Kế toán- Tài chính của TNHH Tư vấn xây dựng AKT. Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 được sử dụng để nghiên cứu đánh giá tình hình lao động, tài sản và nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công nợ và phân tích tình hình kế toán công nợ ở quý 4 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để khóa luận hoàn thành, tôi đã sử dụng những phương pháp như sau: - Phương pháp thu thập số liệu TrườngPhương pháp nghiên Đại cứu tài liệu:học Thu thập, Kinhnghiên cứu các thôngtế tin Huếliên quan đến đề tài như: Luật Kế toán 2015, thông tư 133 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, các giáo trình Kế toán tài chính, các BCTC của công ty, chứng từ sổ sách liên SVTH: Trần Quyết 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang quan, các bài khóa luận tốt nghiệp đề tài về kế toán công nợ, tạp chí nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở cho việc so sánh với thực tế để nghiên cứu được Phương pháp quan sát thực tiễn: Đến đơn vị thực tập, quan sát cách làm việc của nhân viên kế toán công nợ phòng Kế toán- Tài chính để nắm bắt rõ hơn quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ cũng như quá trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới kế toán công nợ tại Phòng TC – KT; Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn là những nhân viên làm việc tại Phòng Kế toán- Tài chính để tìm hiểu khối lượng công việc và vai trò của mỗi nhân viên trong từng chức năng của đề tài nghiên cứu; - Phương pháp xử lí số liệu Phương pháp so sánh: So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: dùng khi tính sự biến động của tài sản-nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của công ty qua các năm 2016-2018 So sánh số tương đối cơ cấu: dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trong tổng TS và NV và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí qua các năm 2016-2018 Phương pháp mô tả, sơ đồ: Quan sát, thể hiện lại cách hạch toán, luân chuyển chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán về các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới quy trình kế toán, phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán thông qua mô tả hoặc trình bày sơ đồ minh họa. Phương pháp phân tích thực tế dựa vào các số liệu thô thu thập được từ phòng kế toán từ đó đi sâu tìm hiểu kĩ quy trình kế toán các nghiệp vụ liên quan tới đề tài Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 6. Kết cấu của đề tài Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Phần III: Kết luận và kiến nghị 7. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng kế toán công nợ không phải là một phần hành mới nhưng tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T, cho tới nay vẫn chưa có sinh viên nào lựa chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu, chính vì lí do này cùng với mong muốn tìm tòi, nghiên cứu và có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học trong môi trường Đại học kinh tế Huế, tôi quyết định chọn phần hành kế toán công nợ để đi sâu phân tích, tìm hiểu, chỉ rõ ra được các cơ sở lí luận liên quan tới kế toán công nợ cũng như phân tích được tình hình công nợ của công ty, trên cơ sở đó chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán công nợ tại công ty cũng như đề xuất được một số giải pháp cụ thể để giải quyết các nhược điểm đó Nhìn chung, những vấn đề về kế toán công nợ đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu trong các đề tài khóa luận tốt nghiệp, cụ thể như “Thực trạng công tác kế toán công nợ tại CTCP sợi Phú Bài” của tác giả Trần Nguyễn Hạnh Nhi (2016). Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của đề tài như về mô tả công tác kế toán công nợ và tình hình tài chính của công ty. Với đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập như khả năng thanh toán của doanh nghiệp, sự liên hệ giữa kế toán công nợ và tình Trườnghình công nợ, quy trình Đạikế toán và vi ệchọc hạch toán thực Kinh hiện các nghiệp vụtế liên quanHuế tới kế toán công nợ trên phần mềm kế toán, đồng thời kế thừa những gì mà các tác giả ấy đã đạt được để từ đó nêu bật được tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp cụ thể cho công ty. SVTH: Trần Quyết 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ tại doanh nghiệp 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ 1.1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ “Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên, Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả. Kế toán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ” (Theo Nguyễn Tấn Bình,“Kế toán tài chính”, 2011) Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2010). 1.1.1.2 Khái niệm về khoản phải thu Theo Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013) “Các khoản phải thu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán” Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước, Trong đó khoản phải thu khách hàng và tạm ứng là các khoản thường xảy ra nhiều nhất. TrườngNếu phân loại theo Đại thời hạn than họch toán thì cácKinh khoản phải thu đtếược chia Huế thành 2 loại là: Khoản phải thu ngắn hạn và Khoản phải thu dài hạn. Nếu phân theo nội dung thì khoản phải thu bao gồm: khoản phải thu khách hàng, khoản thu tạm ứng, khoản thu nội bộ, các khoản thu khác SVTH: Trần Quyết 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.1.1.3 Khái niệm về khoản phải trả Theo VAS 01- Chuẩn mực chung: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình” “Nợ phải trả được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy” Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác Trong đó, khoản Phải trả người bán và Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thường được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Căn cứ vào thông tư 133/2016/TT-BTC thì Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc: Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác); Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc hạch toán phụ thuộc; Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ TrườngCác khoản nợ phải Đại trả có thời hạnhọc thanh toán Kinh không quá 12 tháng tế hoặc Huế dưới một chu kì sản xuất kinh doanh thông thường được xếp vào nợ ngắn hạn. Các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên thì được xếp vào nợ dài hạn SVTH: Trần Quyết 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.1.1.4 Khái niệm về quan hệ thanh toán Thanh toán là quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay với đối tác của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy có hai hình thức thanh toán là: thanh toán trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa doanh nghiệp với nhà nước và thanh toán qua trung gian thông qua ngân hàng, các tổ chức có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ trong doanh nghiệp 1.2.1 Kế toán nợ phải thu 1.2.1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng “Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp chưa thu”. (Bộ tài chính, 2008). Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp (a) Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại, Biên bản thừa thiếu hàng - Biên bản nghiệm thu - thanh lý hợp đồng/ Biên bản giao nhận hàng - Biên bản bù trừ công nợ/Biên bản xóa nợ - Phiếu thu/Giấy báo Có - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng bán hàng) (b) Sổ sách kế toán Trường- Sổ cái tài khoản Đại131 học Kinh tế Huế - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết thanh toán người mua SVTH: Trần Quyết 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (c) Tài khoản kế toán Kế toán sử dụng TK trung tâm là TK 131 để theo dõi nợ phải thu khách hàng. Ngoài ra, do kế toán Việt Nam áp dụng phương pháp kế toán kép nên bên cạnh tài khoản trung tâm là TK 131, kế toán còn sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 511, TK 711, TK 111, TK 112, TK 331, Kết cấu và nội dung phản ánh của TK131- Phải thu khách hàng TK 131 “PHẢI THU KHÁCH HÀNG” Bên Nợ: Bên Có: Số tiền phải thu của khách hàng phát Số tiền khách hàng đã trả nợ. sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản của khách hàng. đầu tư tài chính. Khoản giảm giá hàng bán cho khách Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng Đánh giá lại các khoản phải thu bằng có khiếu nại; ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng Doanh thu của số hàng đã bán bị người so với Đồng Việt Nam). mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT); Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Nợ: Số dư bên Có (nếu có): Số tiền còn phải thu của khách hàng. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế Trường Đại họctoán, phKinhải lấy số dư chi tếtiết theo Huế từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn” SVTH: Trần Quyết 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (d) Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay. Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính. Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đời sau khi trừ dự phòng đã trích lập được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Khoản nợ khó đòi đã xử lý khi đòi được, hạch toán vào thu nhập khác. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có - thể Trườngyêu cầu doanh nghiệp giảmĐại giá hàng họcbán hoặc trả lạiKinh số hàng đã giao. tế Huế SVTH: Trần Quyết 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (e) Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 1.2.1.2 Kế toán khoản tạm ứng Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp.( Thông tư 133/2016/TT-BTC) Trường(a) Chứng từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế - Giấy đề nghị tạm ứng - Phiếu chi - Phiếu xuất kho SVTH: Trần Quyết 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Bảng thanh toán tạm ứng - Phiếu thu - Các chứng từ gốc: Hóa đơn mua hàng, Biên lai thu phí, (b) Sổ sách kế toán -Sổ cái tài khoản 141 -Sổ chi tiết các tài khoản -Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng (c) Tài khoản kế toán Để phản ánh khoản tạm ứng cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó, kế toán sử dụng tài khoản trung tâm là TK 141 - Tạm ứng. Bên cạnh TK trung tâm là TK 141, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép như: TK 111, TK 112, TK 152, TK 334, TK 642 Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 141- Tạm ứng TK 141 “TẠM ỨNG” Bên Nợ: Bên Có: Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho Các khoản tạm ứng đã được thanh toán người lao động của doanh nghiệp. Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán (d) Nguyên tắc hạch toán Hạch toán tạm ứng phải tôn trọng các quy chế tạm ứng sau: Trường- Người nhận tạm Đạiứng phải là cánhọc bộ công nhân Kinh viên trong doanh tế nghi ệp.Huế - Khoản tạm ứng là một khoản tiền, vật tư hoặc hàng hóa do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công vụ. SVTH: Trần Quyết 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Người nhận tạm ứng phải có trách nhiệm chỉ dùng số tiền tạm ứng vào mực đích đã định và công việc đã được phê duyệt trong đơn xin tạm ứng. - Khi kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và chênh lệch giữa số tiền tạm ứng đã nhận với số tiền đã sử dụng (nếu có). - Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng cho từng đối tượng nhận tạm ứng. (e) Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.2 Kế toán các khoản tạm ứng Trường1.2.2 Kế toán nợ phải Đạitrả học Kinh tế Huế 1.2.2.1 Kế toán nợ phải trả cho người bán Nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và SVTH: Trần Quyết 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa,sản phẩm đã cung cấp trong một khoảng thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp. Nợ phải trả người bán bao gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán là đơn vị độc lập với người mua. Nợ phải trả được chia thành: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. (a) Chứng từ sử dụng - Đơn đặt hàng - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua hàng) - Hoá đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập) - Hoá đơn đặc thù: Hoá đơn tiền điện, Hoá đơn tiền nước, vé cước vận tải, - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Giấy báo Nợ - Hóa đơn mua hàng/Bảng kê mua hàng - Phiếu nhập kho/Biên bản kiểm nhận hàng hoá - Biên bản xác nhận công nợ (b) Sổ sách kế toán - Sổ cái tài khoản 331 - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết thanh toán người bán (c) Tài khoản kế toán Kế toán sử dụng TK trung tâm là TK 331 - Phải trả cho người bán để theo dõi các khoản nợ phải trả cho người bán. Bên cạnh TK trung tâm là TK 331, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác để phù hợp với cách hạch toán theo phương pháp kế toán kép như: TK 111, TK 112, TK 511, TK 711, TK 131, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kết cấu và nội dung phản ánh TK 331- Phải trả người bán TK 331- PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Bên Nợ: Bên Có: Số tiền đã trả cho người bán vật tư, Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và nhận thầu xây lắp; người nhận thầu xây lắp; Số tiền ứng trước cho người bán, người Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành hoặc thông báo giá chính thức; bàn giao; Đánh giá lại các khoản phải trả cho Số tiền người bán chấp thuận giảm giá người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). đồng; Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên nợ ( nếu có): Số dư bên có: Số tiền đã ứng trước cho người bán Số tiền còn phải trả cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả hàng, người cung cấp dịch vụ, người nhận cho người bán theo chi tiết của từng đối thầu xây lắp. tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế Trườngtoán, phải lấy số dư chiĐại tiết của từng học đối Kinh tế Huế tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” SVTH: Trần Quyết 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (d) Nguyên tắc hạch toán Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng). Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (e) Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.3 Kế toán khoản phải trả người bán 1.2.2.2 Kế toán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước TrườngKế toán thuế phải Đại nộp Nhà nưhọcớc là các kho Kinhản thuế mà doanh tế nghi ệpHuế phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. SVTH: Trần Quyết 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong kì kế toán. (a) Chứng từ sử dụng - Hóa đơn mua vào/bán ra hàng hóa dịch vụ: Hóa đơn GTGT, - Phiếu thu/Giấy báo Có - Phiếu chi/Giấy báo Nợ - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra - Tờ khai thuế giá trị gia tăng (b) Sổ sách kế toán - Sổ cái tài khoản 333 - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT (c) Tài khoản kế toán Kế toán sử dụng TK 333 để theo dõi thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có 9 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp - Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu - Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân - Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên - Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất - Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác - Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác TrườngThuế GTGT là lo ạiĐại thuế quan trọnghọc và phổ biếnKinh trong doanh nghiệp tế v ì thHuếế nên đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu vào tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp Kết cấu tài khoản 333 SVTH: Trần Quyết 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang TK 333 THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC Bên Nợ: Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ trong kì. Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN hàng nhập khẩu phải nộp. trong kì. Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. Số dư bên nợ ( nếu có): Số dư bên có Trong trường hợp cá biệt, TK 333 có Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. (d) Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 333 “Thuế và các khoản nộp nhà nước” dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước, trong kì kế toán năm. Hạch toán các khoản phải nộp nhà nước phải thực hiện được nhiệm vụ tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo quy định. TrườngDoanh nghiệp chủ động Đại tính và xác đhọcịnh số thuế, phí,Kinh lệ phí và các khotếản phải Huế nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn, SVTH: Trần Quyết 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên BCTC hoặc các báo cáo khác Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp (e) Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.4 Kế toán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước SVTH: Trần Quyết 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ trong doanh nghiệp 1.3.1 Vai trò của kế toán công nợ Kế toán công nợ là một phần hành khá quan trọng trong hệ thống các phần hành kế toán của một DN, việc quản lí các khoản công nợ có hiệu quả hay không có một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, đồng thời nó thể hiện được năng lực và sức mạnh tài chính của công ty. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn ít bị chiếm dụng và có khả năng thanh toán cao thì DN sẽ có được tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, nếu DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nguồn vốn bị chiếm dụng quá lâu, không có khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp thì tính chủ động trong kinh doanh của DN sẽ không còn, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của DN. 1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các khoản phải thu, phải trả. Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách và tổng hợp đúng khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ, quy định về quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả. Cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin đầy đủ để lập các báo cáo phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp. Tổng hợp và xử lý nhanh nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu để quản lý tốt công nợ, góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán công nợ ở bất kỳ tổ chức nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tùy Trườngvào quy mô, ngành ngh Đạiề kinh doanh, học trình độ tổ chức,Kinh quản lý bộ máy tế và trìnhHuếđộ cán bộ làm công tác kế toán công nợ để bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên trong phần hành kế toán công nợ cho hợp lý. Quản lý công nợ không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. SVTH: Trần Quyết 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.4 Nội dung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 1.4.1 Khái niệm về phân tích tình hình công nợ Theo PGS.TS Nguyễn Văn Công (2010): “ Phân tích tình hình công nợ tại Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lí trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kì thanh toán”. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là điều bình thường, nhưng qua phân tích công nợ sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được khoản nào là hợp lý, khoản nào chưa hợp lý để có giải pháp thích hợp nhằm quản lý tốt công nợ; đồng thời hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 1.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 1.4.2.1 Phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng mà các quản trị quan tâm. Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các chính sách nhằm cải thiện tình hình doanh nghiệp. Để phân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau: (a) Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (đơn vị tính: lần hoặc phần trăm): Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo. TrườngTỷ lệ các khoản phảiĐại thu so với học các khoản phảiKinh trả lớn hơn 1 phtếản ánh Huế tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốn của người khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh SVTH: Trần Quyết 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh. Trên thực tế, tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tài chính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. (b) Hệ số vòng quay các khoản phải thu Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. (c) Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị tính: ngày) Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng Trườngcàng chậm, thời gian doanhĐại nghiệp bịhọc chiếm dụng vốnKinh càng dài. tế Huế (d) Hệ số vòng quay các khoản phải trả ( đơn vị tính: vòng) SVTH: Trần Quyết 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hệ số vòng quay các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Các khoản phải trả bình quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. (e) Thời gian vòng quay các khoản phải trả ( đơn vị tính: ngày) Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường. (f) Hệ số nợ (đơn vị tính: lần) Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ, được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ Trườngnợ. Nợ phải trả bao gồm Đại nợ ngắn hạn, học nợ dài hạn vàKinh các khoản nợ khác. tế Hệ sốHuế này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. SVTH: Trần Quyết 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay càng thấp. Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. (g) Hệ số nợ tài trợ ( đơn vị tính: lần) Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp (đơn vị tính: lần). Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, DN có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài và ngược lại 1.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán (a) Hệ số thanh toán hiện hành /hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Hnh) (đơn vị tính: lần) Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Hnh ≥ 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay, hệ số này cao chứng tỏ khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ càng an toàn, rủi ro phá sản được đánh giá ở mức thấp, tình hình tài chính ổn định. Nếu hệ số này quá cao thì chưa hẳn đã tốt, điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn rất lớn, Trườnglàm giảm hiệu quả sử dụngĐại vốn, điều học này có thể khiếnKinh doanh nghiệp tếlâm v àoHuế tình hình tài chính tồi tệ. Hnh < 1: Khả năng thanh toán kém, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. SVTH: Trần Quyết 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nếu Hnh tiến dần về 0, doanh nghiệp khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản. Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số thanh toán nhanh. (b) Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh) ) ( đơn vị tính: lần) Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn. Hnhanh = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại. Hnhanh 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. (c) Khả năng thanh toán tức thời (Htt ) (đơn vị tính : lần) Hệ số thanh toán tức thời cho biết một DN có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. TrườngChỉ tiêu này cao chĐạiứng tỏ khả nănghọc chuyển đổiKinh thành tiền lớn, tếdẫn đến Huế tình hình thanh toán dồi dào. Chỉ tiêu này nhỏ DN không đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi tìm kiếm nguồn thanh toán. SVTH: Trần Quyết 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.4.3 Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phương pháp So sánh So sánh số tuyệt đối: so sánh sự biến động về giá trị của từng chỉ tiêu tài chính như hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số nợ, vòng quay các khoản phải thu, để biết biến động tăng giảm Phương pháp Phân chia (chi tiết) Thông qua việc phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu bộ phận cấu thành, ta đánh giá được bản chất, xu hướng, sự biến động và nguyên nhân sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Ví dụ: đánh giá xu hướng và nguyên nhân gây ra sự biến động của hệ số thanh toán hiện hành thông qua việc đánh giá sự biến động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hay là hệ số thanh toán tức thời thông qua việc đánh giá tiền và tương đương tiền và nợ ngắn hạn. Phương pháp Tỷ số Sử dụng các tỷ số như tỷ trọng khoản phải thu so với khoản phải trả để phân tích. Các tỷ số này được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đồng thời có một ngưỡng tỷ số tham chiếu để so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số tham chiếu đó từ đó có những đánh giá chính xác hơn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TOÁN KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG A.K.T 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T 2.1.1 Giới thiệu chung - Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T - Địa chỉ: 101- Hàm Nghi, phường 2, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. - Điện thoại/Fax: (0257) 3.811.368 - Email: akt.tvxd.py@gmail.com - Số tài khoản: + 110000137106 tại NH TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Phú Yên. + 4600201007382 tại Ngân hàng NN & PTNT-Chi nhánh Phú Yên. + 8501100035004 tại Ngân hàng TMCP Quân đội-Chi nhánh Phú Yên. - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4400975960 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 28/07/2013 - Vốn điều lệ: 900.000.000 đồng - Đại diện theo pháp luật: Mạnh Bình Thạnh- Giám đốc Công ty. - Ngày hoạt động: 01/08/2013 ( Đã hoạt động 6 năm) 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Nhận thấy nhu cầu về tư vấn thiết kế các công trình, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây lắp điện, cấp thoát nước và san lấp mặt bằng, ở tỉnh Phú Yên ngày càng tăng và ít đối thủ cạnh tranh. Năm 2013, ông Mạnh Bình Thạnh quyết định thành lập công ty TNHH Tư vấn xây Trườngdựng A.K.T Đại học Kinh tế Huế Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T được thành lập trên cơ sở để góp phần phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là góp phần phát triển lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng cho Tỉnh nhà Phú Yên, tạo thu nhập chính đáng cho người lao SVTH: Trần Quyết 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang động và nhân viên trong Công ty và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho người địa phương. Với phương châm chính của Công ty là Uy Tín và Chất Lượng. Do vậy Công ty luôn chú trọng đến công tác bổ sung, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động, để bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao về khoa học kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực Tư vấn xây dựng góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà Bản thân Công ty luôn huy động tối đa lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để hoàn thành tốt, có chất lượng, đảm bảo đúng thời hạn các hồ sơ được giao, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và các đối tác trong quan hệ. Ngoài ra còn ký hợp đồng với một số cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao để làm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao để qua đó học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn qua từng năm hoạt động nên dần lấy được sự tin cậy của khách hàng Tính đến nay, công ty đã hoạt động được hơn 6 năm, tọa lạc tại 101 Hàm Nghi, phường 2, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Công ty đã và đang trở thành công ty uy tín, chất lượng tại Phú Yên. 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan( Ngành nghề chính) - Tư vấn thiết kế: Kết cấu công trình cầu-đường bộ, công trình thủy lợi, kiến trúc công trình dân dụng-công nghiệp, qui hoạch xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình cấp thoát nước; - Tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng: Công trình Giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình đường dây và Trườngtrạm biến áp có cấp điệnĐại áp từ 35kV học trở xuống; Kinh tế Huế - Tư vấn: Lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng, công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống; SVTH: Trần Quyết 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Tư vấn khảo sát địa chất, địa hình, đo đạc bản đồ và thủy văn công trình; - Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; - Tư vấn thẩm tra: Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng, công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống; - Hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư; - Tư vấn kiểm định chất lượng; - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây lắp điện, cấp thoát nước và san lấp mặt bằng; - Lắp đặt hệ thống điện; - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; - Trang trí nội, ngoại thất công trình xây dựng; - Mua bán vật liệu xây dựng; Mua bán hệ dàn thép, khung nhà tiền chế; Mua bán các loại cửa nhôm, cửa sắt, cửa nhựa lõi thép gia cường và các phụ kiện lắp đặt khác trong xây dựng; Trồng rừng và chăm sóc rừng; - Xây dựng công trình giao thông; - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước. 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.4.1 Chức năng của công ty -Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng - Thiết kế quy hoạch, khảo sát đo đạc - Tư vấn lập dự án, giám sát, đấu thầu - Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công Trườngtrình Đại học Kinh tế Huế 2.1.4.2 Nhiệm vụ của công ty - Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của Công ty SVTH: Trần Quyết 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Tuân thủ mọi quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh như: đóng thuế đầy đủ và đúng hạn, không buôn bán hay phân phối các sản phẩm không được sự cho phép của pháp luật - Thực hiện và đảm bảo các chính sách bảo đảm quyền lợi của người lao động như các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm tai nạn 2.1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.5.1Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (a) Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Giám Đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế toán Thiết kế Giám sát Khảo sát Tổng hợp Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T (Nguồn: Quy chế Tổ chức và hoạt động SXKD công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T) (b) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T gồm có 5 phòng ban, bộ phận, được chịu sự điều hành của giám đốc Mạnh Bình Thạnh Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty là cơ cấu trực tuyến, các thông tin được truyền thẳng từ Giám đốc đến Phó giám đốc, tiếp là từng phòng ban bộ phận tạo sự linh động, Trườngtinh gọn và hoạt động hiĐạiệu quả. học Kinh tế Huế Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan tới hoạt động hằng ngày của công ty trước pháp luật cũng như chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề có liên quan tới hoạt động kinh doanh hằng ngày SVTH: Trần Quyết 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang của công ty; Tìm kiếm và tổ chức thực hiện các phương án, chiến lược kinh doanh, ban hành các quy chế để quản lí hoạt động của các thành viên trong công ty, kí kết các quyết định, hợp đồng kinh doanh, quyết định về chế độ tuyển dụng nhân sự của công ty Phó Giám đốc: là thành viên tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các lĩnh vực như: tham gia công tác tiếp thị, kế hoạch; điều hành công tác quản lý kiến trúc của công ty và giám sát chất lượng hồ sơ thiết kế kiến trúc, trực tiếp phụ trách phòng Kế toán, phòng thiết kế, phòng giám sát, phòng khảo sát, phòng tổng hợp. Phòng Kế toán: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ hoạt động của công ty; tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự thay đổi của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán để trình Giám đốc Phòng Thiết kế: Tùy theo yêu cầu của khách hàng hay nhà đầu tư, quy mô, tính chất của công trình xây dựng mà các kỹ sư thiết kế xây dựng thiết kế các bản vẽ cho phù hợp. Phòng Giám sát: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo tiêu chuẩn và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi Phòng Khảo sát: khảo sát thu thập các yếu tố về địa hình, địa vật, thể hiện lên bản vẽ theo tỉ lệ với độ chi tiết cần thiết Phòng Tổng hợp: Lập kế hoạch sản xuất từng thời kỳ của các bộ phận; Tổng hợp quản lý hồ sơ lao động và xây dựng kế hoạch nhân sự theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.5.2Tổ chức công tác kế toán của công ty (a) Tổ chức bộ máy kế toán công ty Phòng Kế toán Kế toán thuế- Kế toán trưởng Kiêm Thủ Quỹ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Kế toán trưởng: Hiện nay công việc của kế toán trưởng là đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động diễn ra hàng ngày như phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự; hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ và lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn; kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán thuế-kiêm thủ quỹ. Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của ban giám đốc. Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng lao động, thời gian lao động, tính tiền lương, các khoản trích theo lương theo đúng quy định; giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý; các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của công ty, theo dõi công nợ, lập báo cáo công nợ, Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ phân tích, thống kê số liệu về tình hình kinh doanh thực tế của công ty để tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán công ty tư vấn cho ban giám đốc điều hành ra các quyết định Trườngđúng đắn và kịp thời. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán thuế - kiêm thủ quỹ: Nhiệm vụ của kế toán thuế chủ yếu là xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán trưởng để lập các báo cáo, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước. Thu thập, xử lý, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ kế toán: Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán vào phần mềm, kiểm tra đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra, lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm. Tính toán tổng hợp, kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí, lệ phí phải nộp. Sau đó lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán. Kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế: Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh. Đối với công tác thủ quỹ, thực hiện thu, chi tiền đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ; kiểm đếm thu chi tiền mặt chính xác và bảo quản quỹ tiền mặt của đơn vị; thực hiện nghiêm chỉnh mức tồn quỹ tiền mặt của nhà nước quy định; Hàng ngày, đối chiếu sổ sách và ký vào sổ quỹ. Ngoài ra, công việc kế toán thuế còn tham mưu cho ban giám đốc theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách nhà nước, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty. (b) Chế độ và chính sách kế toán của công ty Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Bộ tài chính ban hành vào ngày 26/08/2016. Chính sách kế toán áp dụng: Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật kí chung Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật kí chung dựa trên máy vi tính-Phần mềm kế toán mà công ty áp dụng hiện nay là phần mềm MISA 2019 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ: VNĐ TrườngPhương pháp kh ấuĐại hao: Khấu haohọc theo đường Kinh thẳng tế Huế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê định kì Phương pháp tính gía xuất kho: Bình quân cuối kì Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ thuế GTGT SVTH: Trần Quyết 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.6 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2016-2018 2.1.6.1 Tình hình lao động Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng % % % Chênh lệch % Chênh lệch % (người) (Người) (người) Tổng số lao động 27 100% 30 100% 32 100% 3 11,11% 2 6,67% 1. Phân theo chuyên môn Trình độ trên đại học 2 7,41% 2 6,67% 2 6,25% 0 0% 0 0% Trình độ đại học 17 62,96% 21 70% 24 75% 4 23,53% 3 14,29% Trình độ cao đẳng 4 14,81% 3 10% 0 0% -1 -25% -3 -100% Công nhân bậc thợ 4/7 4 14,81% 4 13,33% 6 18,75% 0 0% 2 50% 2. Phân theo giới tính Nam 25 92,59% 28 93,33% 31 96,88% 3 12% 3 10,71% Nữ 2 7,41% 2 6,67% 1 3,13% 0 0% -1 -50% (Phòng kế toán- công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T) SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Qua bảng 2.1 tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016-2018 cho biết quy mô lao động của công ty có sự tăng dần theo thời gian. Năm 2017 tổng lao động tăng 3 người, tương ứng tăng 11,11% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng số lao động là 32 người, tăng 2 người tương ứng tăng 6,67% so với năm 2015. Có thể nói việc tổng số lao động ngày càng tăng cho thấy công ty đang ngày càng mở rộng quy mô của mình Xét theo trình độ chuyên môn: Số lượng lao động trên đại học không đổi qua 3 năm đều chiếm tỷ lệ trên 6% trong tổng lao động của công ty, phần lớn lao động của công ty là trình độ đại học luôn lớn hơn 60% tổng lao động của công ty và đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2017 lao động có trình độ đại học tăng 4 người, tương ứng tăng 25,53% so với năm 2016. Năm 2018 lao động có trình độ đại học đã lên tới 24 người, tăng 3 người tương ứng tăng 14,29% so với năm 2017. Bên cạnh đó số lao động có trình độ cao đẳng cũng được cắt giảm dần qua năm 2017 giảm còn 3 người tương ứng giảm 25% và đến năm 2018 trình độ lao động cao đẳng được cắt giảm hoàn toàn. Qua đó, cho thấy công đang có xu hướng tăng dần chất lượng và trình độ của lao động hơn để chọn những người có chuyên môn nhất và phù hợp nhất tạo nền móng cho sự phát triển của Công ty. Về cơ cấu nhân lực theo giới tính, có thể thấy vì đặc thù ngành nghề kinh doanh của của công ty là về xây dựng đòi hỏi sức khỏe, nhanh nhẹn tháo vát, nên lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ rất nhiều. Trong 3 năm 2016-2018, tổng số lao động nam và nữ cũng không có nhiều thay đổi. Tỷ lệ lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lao động ( là hơn 90%). Năm 2016-2017, tổng số lao động nam tăng từ 25 người lên 28 người, tương ứng tăng 12%, trong khi đó tổng số lao động nữ là không đổi vẫn là 2 người. Đến năm 2018, tổng số lao động nam tăng 3 người tương ứng tăng 10,71% so với năm 2017 và tổng số lao động nữ giảm còn 1 người, tương ứng giảm 50% so với năm 2017. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty có tuổi đời bình quân là 30 tuổi, có sự nhiệt tình hăng say trong công việc. Lại có quá trình hoạt động trong nghề lâu dài Trườngnên tích lũy được nhiều Đại kinh nghiệm họctrong công tácKinh Tư vấn khảo sát tếđịa hình, Huếđịa chất, thủy văn, Lập hồ sơ mời thầu, Lập dự án đầu tư, Lập báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công, Giám sát các công trình xây dựng nên công ty nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng. SVTH: Trần Quyết 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động tài sản của công ty qua 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính : Đồng So sánh 2016 2017 2018 CHI TIÊU 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN I. Tiền và các khoản tương 422.110.129 22,54% 814.817.354 26,55% 3.007.849.411 49,96% 392.707.225 93,03% 2.193.032.057 269,14% đương tiền II. Ðầu tư tài chính 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 1. Chứng khoán kinh doanh 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 2. Ðầu tư nắm giữ đến ngày 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - dáo hạn 3. Ðầu tư góp vốn vào đơn vị 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - khác 4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - chính (*) III. Các khoản phải thu 564.423.070 30,14% 1.462.369.551 47,65% 2.640.544.839 43,86% 897.946.481 159,09% 1.178.175.288 80,57% 1. Phải thu cua khách hàng 549.385.350 29,33% 1.438.606.527 46,87% 2.611.831.380 43,38% 889.221.177 161,86% 1.173.224.853 81,55% 2. Trả trước cho người bán 13.871.196 0,74% 18.162.636 0,59% 27.546.935 0,46% 4.291.440 30,94% 9.384.299 51,67% 3. Vốn kinh doanh trực thuộc 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0 - 4. Phải thu khác 0 0,00% 4.433.864 0,14% 0 0,00% 4.433.864 - -4.433.864 -100,00% 5. Tài sản thiếu chờ xử lý 1.166.524 0,06% 1.166.524 0,04% 1.166.524 0,02% 0 0,00% 0 0,00% SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 6. Dự phòng phải thu khó dòi 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - (*) IV. Hàng tồn kho 524.201.425 27,99% 259.955.404 8,47% 56.741.381 0,94% -264.246.021 -50,41% -203.214.023 -78,17% 1. Hàng tồn kho 524.201.425 27,99% 259.955.404 8,47% 56.741.381 0,94% -264.246.021 -50,41% -203.214.023 -78,17% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0 - kho (*) V. Tài sản cố định 134.052.285 7,16% 447.028.412 14,56% 133.204.539 2,21% 312.976.127 233,47% -313.823.873 -70,20% - Nguyên giá 178.950.000 9,56% 537.131.818 17,50% 248.513.636 4,13% 358.181.818 200,16% -288.618.182 -53,73% -Giá trị hao mòn lũy kế -44.897.715 -2,40% -90.103.406 -2,94% -115.309.097 -1,92% -45.205.691 100,69% -25.205.691 27,97% VI. Bất động sản đầu tư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - - Nguyên giá 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - VII. XDCB dở dang 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - VIII. Tài sản khác 228.027.466 12,18% 85.039.236 2,77% 182.129.636 3,03% -142.988.230 -62,71% 97.090.400 114,17% 1. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 2. Tài sản khác 228.027.466 12,18% 85.039.236 2,77% 182.129.636 3,03% -142.988.230 -62,71% 97.090.400 114,17% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.872.814.375 100% 3.069.209.957 100% 6.020.469.806 100% 1.196.395.582 63,88% 2.951.259.849 96,16% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đơn vị tính: đồng 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 1,000,000,000 0 2016 2017 2018 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản cố định Tài sản khác TỔNG TÀI SẢN Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Đơn vị tính: % 12.18% 2.77% 3.03% 2.21% 100.00% 14.56% 7.16% 8.47% 80.00% 43.86% 27.99% 60.00% 47.65% 40.00% 30.14% 49.96% 20.00% 22.54% 26.55% 0.00% 2016 2017 2018 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản cố định Tài sản khác Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, 2.2 ta thấy tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2017 tổng tài sản là 3.069.209.957 đồng tăng Trường1.196.395.582 đồng t ươngĐạiứng tăng học63,88% so với Kinh năm 2016. Năm tế2018 tổngHuế tài sản của công ty là 6.020.469.806 đồng tăng 2.951.259.849 đồng tương ứng tăng 96,16%. Cụ thể: SVTH: Trần Quyết 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tiền và các khoản tương đương tiền: Trong tất cả tài sản thì tiền và tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản tốt nhất, nó có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng mà ít gặp rủi ro về thời gian cũng như rủi ro về giá trị. Do đặc điểm đó mà tiền và tương đương tiền luôn là một công cụ thanh toán linh hoạt cao. Đồng thời tiền và tương đương tiền dồi dào, chiếm giá trị lớn trong tài sản của công ty còn giúp công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016 thì khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 392.707.225 đồng tương ứng tăng 93,03%. Đến năm 2018, khoản mục tiền và tương đương tiền tăng mạnh đến 3.007.849.411 đồng tăng 2.193.032.057 đồng tương ứng tăng 269,14% so với năm 2017. Các khoản phải thu: Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 1.2 ta thấy :Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tài sản của công ty với các giá trị lần lượt là 564.423.070 đồng (30,14%), 1.462.359.551 đồng(47,65%), 2.640.544.839 đồng (10,80%), tương ứng với năm 2016, năm 2017 và năm 2018. Chiếm phần lớn giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản phải thu khách hàng. Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu khách hàng là những khoản tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp cho khách hàng nợ trong một thời gian nhất định. Phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng có thể cho biết được tình hình kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, hoạt động hiệu quả hay không. Khoản phải thu khách hàng của công ty tăng qua các năm. Khoản phải thu khách hàng tăng nó có thể chỉ ra rằng trong kỳ vừa qua, doanh nghiệp đã tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng tăng lên cũng có thể không xuất phát từ hoạt động đẩy mạnh kinh doanh, mà có thể xuất phát từ việc thay đổi chính sách bán chịu của doanh nghiệp. TrườngHàng tồn kho: D ựaĐại vào bảng 2.2học và biểu đồ Kinh 2.2 ta thấy hàng tếtồn kho Huếgiảm qua các năm 2016-2018. Cụ thể: Cụ thể năm 2017 là 259.955.404 đồng giảm 264.246.021 đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 50,41%, năm 2018 là 56.741.381 đồng giảm 203.214.023 đồng so với SVTH: Trần Quyết 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang năm 2017 tương ứng giảm 78,17% Tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp trong tổng tài sản ở năm 2016, 2017 và 2018 là 27,99%, 8,46% và 0,94%. Tài sản cố định: Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy tình hình tài sản cố định của công ty biến động không đều qua các năm 2016-2018 Cụ thể: Năm 2017 Tài sản cố định của công ty là 447.028.412 đồng tăng 312.976.127 đồng tương ứng tăng 233,47% so với năm 2016, nguyên nhân tăng là do công ty mua sắm máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng. Đến năm 2018 tài sản cố định của công ty giảm còn 133.204.539 đồng giảm 313.823.873 đồng tương ứng giảm 70,20% so với năm 2017 Tài sản khác: Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy tài sản khác của công giảm trong giai đoạn 2016-2017 và tăng lại trong giai đoạn 2017-2018. Cụ thể, năm 2017 giảm 142.988.230 đồng tưng ứng giảm 62,71% so với năm 2016. Năm 2018 là 182.129.636 đồng tăng 97.090.400 đồng, tương ứng tăng 114,17% so với năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.3 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính: Đồng So sánh 2016 2017 CHI TIÊU 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 861.927.550 46,02% 2.034.473.978 66,29% 5.016.416.223 83,32% 1.172.546.428 136,04% 2.981.942.245 146,57% 1. Phải trả người bán 0 0,00% 63.729.533 2,08% 449.379.550 7,46% 63.729.533 - 385.650.017 605,14% 2. Người mua trả tiền trước 664.045.471 35,46% 365.634.131 11,91% 525.124.708 8,72% -298.411.340 -44,94% 159.490.577 43,62% 3. Thu à các kho ế v ản phải nộp 53.014.686 2,83% 201.087.833 6,55% 228.264.314 3,79% 148.073.147 279,31% 27.176.481 13,51% Nhà nước 4. Phải trả người lao động 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 5. Phải trả khác 144.867.393 7,74% 104.022.481 3,39% 213.647.651 3,55% -40.844.912 -28,19% 109.625.170 105,39% 6. Vay và nợ thuê tài chính 0 0,00% 1.300.000.000 42,36% 3.600.000.000 59,80% 1.300.000.000 - 2.300.000.000 176,92% 7, Ph ải trả nội bộ về vốn kinh 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - doanh 8. Dự phòng phải trả 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 10. Qu à ỹ phát triển khoa học v 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - công nghệ II. Vốn chủ sở hữu 1.010.886.825 53,98% 1.034.735.979 33,71% 1.004.053.583 16,68% 23.849.154 2,36% -30.682.396 -2,97% 1. Vốn góp của chủ sở hữu 900.000.000 48,06% 900.000.000 29,32% 900.000.000 14,95% 0 0,00% 0 0,00% 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 4. Cổ phiếu quỹ (*) 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 - 0 - 7. L sau thu ợi nhuận ế chưa phân 110.886.825 5,92% 134.735.979 4,39% 104.053.583 1,73% 23.849.154 - -30.682.396 -22,77% phối TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.872.814.375 100% 3.069.209.957 100% 6.020.469.806 100% 1.196.395.582 63,88% 2.951.259.849 96,16% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đơn vị tính: Đồng 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 1,000,000,000 0 2016 2017 2018 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn Biểu đồ 2.3 Tình hình nguồn vốn công ty qua 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính :% 100% 16.68% 90% 33.71% 80% 53.98% 70% 60% 50% 83.32% 40% 66.29% 30% 46.02% 20% 10% 0% 2016 2017 2018 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu TrườngBiều đồ 2.4 Đại Cơ cấu nguồn học vốn của côngKinh ty qua 3 năm tế2016- 2018Huế Nhìn vào bảng phân tích 2.3 và biểu đồ 2.3, 2.4 ta thấy tổng nguốn vốn của doanh nghiệp tăng qua các năm 2016, 2017 và 2018 SVTH: Trần Quyết 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nợ phải trả: Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2016 nợ phải trả chiếm 46,02% trên tổng nguồn vốn. Năm 2017 và 2018 thì tỷ lệ này chiếm lần lượt là 66,29% và 83,32% trên tổng nguồn vốn. Cho thấy nhu cầu thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty Năm 2017 khoản mục nợ phải trả của công ty là 2.034.473.978 đồng tăng 1.172.546.428 đồng tương ứng tăng 136,04% so với năm 2016, nguyên nhân tăng là do khoản mục phải trả người bán và Thuế và các khoản nộp Nhà nước tăng. Đến năm 2018 khoản mục phải trả người bán là 5.016.416.223 đồng tăng 2.981.942.245 đồng tương ứng tăng 146,57% so với năm 2017, khoản mục này tăng chủ yếu là do phải trả người bán, phải trả khác, vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh so với năm 2016 lần lượt là 605,14%, 105,39%, 176,92%. Bên cạnh đó còn có sự tăng lên của người mua trả tiền trước, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước nhưng không đáng kể. Vốn chủ sở hữu: Dựa vào bảng phân tích 2.3 và biểu đồ 2.3, 2.4 ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty giảm dần qua 3 năm 2016-2018. Năm 2016 vốn chủ sở hữu là 1.010.886.825 đồng chiếm 53,98% tổng nguồn vốn. Đến năm 2017 vốn chủ sở hữu là 1.034.735.979 đồng tăng nhẹ 23.849.154 đồng tương ứng tăng 2,36% so với năm 2016. Năm 2018 giảm xuống còn 1.004.053.583 đồng tương ứng giảm 2,97% so với năm 2017 nhưng so với tỷ trọng tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỷ trọng thấp là 16,68%. Việc vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp cho thấy công ty phụ thuộc vào các khoản nợ và việc kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, khối lượng lợi nhuận nhỏ để bổ sung vào vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tăng trong năm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu là do mức vốn chủ sở hữu là 900.000.000 đồng chiếm 48,06%, 29,32% và 14,92% so với tổng nguồn vốn lần lượt của cấc năm 2016, 2017 và 2018. Trường2.1.6.3 Tình hình kết Đạiquả hoạt động học kinh doanh Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính: Đồng CHI TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Gía trị Giá trị Giá trị Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.846.806.734 7.904.834.917 9.791.131.023 5.058.028.183 177,67% 1.886.296.106 23,86% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thu àng và cung c ần về bán h ấp dịch vụ 2.846.806.734 7.904.834.917 9.791.131.023 5.058.028.183 177,67% 1.886.296.106 23,86% (10= 01-02) 4. Giá vốn hàng bán 2.409.898.677 7.145.296.318 9.237.564.611 4.735.397.641 196,50% 2.092.268.293 29,28% 5. Loi nhu àng và cung c ận gộp về bán h ấp dịch vụ 436.908.057 759.538.599 553.566.412 322.630.542 73,84% -205.972.187 -27,12% (20=10-11) 6. Doanh thu hoat dộng tài chính 2.008.433 1.590.883 1.744.037 -417.550 -20,79% 153.154 9,63% 7. Chi phí tài chính 0 0 0 0 0 - Trong dó: Chi phí lãi vay 0 0 0 0 0 8. Chi phí quản lý kinh doanh 406.895.444 726.512.029 344.599.958 319.616.585 78,55% -381.912.071 -52,57% 9. Loi nhu ận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 32.021.046 34.617.453 210.710.491 2.596.407 8,11% 176.093.038 508,68% 20 + 21 - 22 - 24) 10. Thu nhập khác 0 0 109.090.909 0 109.090.909 11. Chi phí khác 0 0 265.009.775 0 265.009.775 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 0 0 -155.918.866 0 -155.918.866 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 32.021.046 34.617.453 54.791.625 2.596.407 8,11% 20.174.172 58,28% 14. Chi phí thuế TNDN 6.404.209 6.923.491 10.958.325 519.282 8,11% 4.034.834 58,28% 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50 - 51) 25.616.837 27.693.962 43.833.300 2.077.125 8,11% 16.139.338 58,28% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Dựa vào bảng phân tích 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018, cho thấy khoản mục Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự biến động qua 3 năm, tăng lên trong giai đoạn 2016-2017, và giảm đi trong giai đoạn 2017-2018. Cụ thể: Năm 2017 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 759.538.599 đồng tăng 322.630.542 đồng tương ứng tăng 73,84% so với năm 2016. Đến năm 2018 khoản mục này là 533.566.412 đồng giảm 205.972.187 đồng tương ứng giảm 23,12% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự biến động này là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 tăng từ 2.846.806.734 đồng lên 7.904.834.717 đồng tương ứng tăng 177,67% so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 9.791.131.023 đồng tăng 1.886.296.106 đồng tương ứng tăng 23,86% so với năm 2017. Đồng thời, giá vốn hàng bán ở năm 2017 và 2018 cũng có sự biến động cùng chiều với doanh thu thuần, giá vốn hàng bán tăng 4.735.397.641 đồng tương ứng tăng 195,50% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 29,28% so với năm 2017. Bên cạnh đó, năm giai đoạn 2016-2017 chi phí kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty ( tăng 319.616.585 đồng tương ứng tăng 78,55% năm 2017 so với năm 2016). Đến năm 2018, tuy khoản chi phí kinh doanh giảm đi 52,57% so với năm 2017 nhưng còn có sự có mặt các khoản chi phí khác (cụ thể: chi phí khác năm 2018 là 265.009.775 đồng) cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty. Sự biến động của Tổng lợi nhuận kế toán trước và chi phí thuế TNDN làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2017 thì Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 2.596.407 đồng tương ứng tăng 8,11% thì đến năm 2018 chỉ tiêu này lại đã đạt giá trị là 54.791.625 đồng tức tăng 20.174.172 đồng tương ứng tăng 58,28% so với năm 2017 TrườngNhìn chung, giai đoĐạiạn 2016- 2018họcviệc kinh Kinhdoanh của công tytế không Huếquá hiệu quả, bởi vì lợi nhuận sau thuế của công ty rất nhỏ so với doanh thu mà công ty thu được. Lí do là vì thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, gây ảnh hưởng tới công tác kinh doanh của công ty. SVTH: Trần Quyết 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty Tư vấn xây dựng A.K.T 2.2.1 Kế toán các khoản nợ phải thu 2.2.1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng (a) Chứng từ sử dụng Công tác kế toán các khoản phải thu khách hàng được Công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T thực hiện những chứng từ sau: Hợp đồng Biên bản nghiệm thu Biên bản thanh lý hợp đồng Hóa đơn GTGT Giấy báo có/Phiếu thu Hồ sơ dự toán Phụ lục hợp đồng Đề cương nhiệm vụ (b) Sổ sách kế toán Sổ sách kế toán công ty thực hiện để theo dõi công tác kế toán phải thu khách hàng gồm: Sổ chi tiết tài khoản theo khách hàng Sổ cái các tài khoản (c) Tài khoản kế toán Để hạch toán và theo dõi về tình hình khoản phải thu khách hàng của công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T công ty đã sử dụng tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” làm tài khoản trung tâm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Bên cạnh đó, có các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép như TK 111, TK112, TK333, TK511, (d) Ví dụ minh họa TrườngSở Giáo dục và đàoĐại tạo tỉnh Phú học Yên (Chủ đầuKinh tư) tìm kiếm nh tếà nhầu thựcHuế hiện công trình xây dựng sửa chữa khắc phục bão số 12 năm 2017 gây ra đối với trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhận thấy điều đó, công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T (Nhà thầu) đã gửi đơn xin nhận thầu và SVTH: Trần Quyết 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang trúng thầu. Ngày 08/06/2018, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên và công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T tiến hành thương thảo hợp đồng “ Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Sửa chữa chữa khắc phục bão số 12 năm 2017 gây ra đối với trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên” khi đã căn cứ vào đề cương nhiệm vụ bên nhà thầu lập. Ngày 02/10/2018 Phòng kế toán tiến hành soạn hợp đồng số 64/2018/HĐTK- XD (xem phụ lục 1), hợp đồng được lập thành 7 bản: 5 Bản cho bên A (Chủ đầu tư), 2 bản cho bên B (Nhà thầu). Hợp đồng có giá trị 41.755.067 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (Từ ngày 02/10/2018 đến ngày 31/10/2018). Lúc này các bộ phận trong công ty gồm phòng Thiết kế, phòng Giám sát, phòng Khảo sát, phòng Tổng hợp tiến hành thực hiện công việc lập bảng vẽ, lập dự toán, bảng tổng mức bao gồm chi phí thi công, chi phí thiết kế (báo cáo kinh tế kỹ thuật), chi phí quản lý dự án Trong thời gian thực hiện hợp đồng, vì chưa có Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên nên ngày 30/10/2018 hai bên tiến hành lập phụ lục hợp đồng số 64a/2018/PL-HĐTK- XD gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày 07/11/2018. Đến ngày 03/11/2018 Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục thay đổi giá trị hợp đồng số 64b/2018/PL-HĐTK-XD vì lí do điều chỉnh giá trị hợp đồng cho phù hợp theo giá trị được phê duyệt tại Quyết định số 119/QĐ-SKHĐT ngày 06/8/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. Phụ lục hợp đồng thay đổi giá trị theo quyết định phê duyệt từ 41.755.067 đồng xuống 31.458.980 đồng. Phụ lục thay đổi giá trị động được lập thành 7 bản: Chủ đầu tư 05 bản và nhà thầu 02 bản Ngày 07/11/2018 khi hoàn thành sản phầm, bộ phận kế toán tiền hành lập biên Trườngbản nghiệm thu và biên Đại bản thanh lý họcgửi cho chủ đầuKinh tư. Kế toán tiến tế hành hạchHuế toán: Nợ TK 131 (SDD_PY) 31.458.000 đ Có TK 5113 28.598.182 đ Có TK 33311 2.859.818đ SVTH: Trần Quyết 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Chứng từ kế toán tại công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T làm căn cứ ghi sổ: Biên bản nghiệm thu hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, Biên bản thanh lý hợp đồng, Hợp đồng số 64/2018/HĐTK-XD ngày 02/10/2018, Phụ lục hợp đồng số 64a/2018/PL-HĐTK-XD ngày 30/10/2018 và Phụ lục hợp đồng số 64b/2018/PL- HĐTK-XD ( xem phụ lục 1) Hóa đơn GTGT liên 3 (nội bộ) số 0000217. (Xem ở phụ lục 2) Sau khi hạch toán kế toán nhập liệu lên phần mềm Misa 2017 Trên giao diện phần mềm misa 2017, kế toán vào ô bảng chọn và tiến hành chọn phân hệ “Bán hàng”, sau đó chọn chức năng “Thêm” Hình 2.1 Giao diện làm việc phân hệ bán hàng trên PMKT Misa 2017 Lúc này, cửa sổ “chứng từ hàng bán” mở ra, kế toán tiến hành điền các thông tin liên quan tới nghiệp vụ này: TrườngTại mục chứng từĐại ghi nợ học Kinh tế Huế Kế toán tiến hành nhập liệu các thông tin sau: Khách hàng: SDD_PY Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên Mã số thuế: 4400285452 SVTH: Trần Quyết 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Địa chỉ: 56 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Diễn giải: Bán hàng Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên theo hóa đơn 0000217 công trình Sửa chữa chữa khắc phục bão số 12 năm 2017 gây ra đối với trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Tại ô chứng từ Kế toán nhập liệu các thông tin sau: Ngày hạch toán và ngày chứng từ là ngày 07/11/2018 Số chứng từ là số hóa đơn GTGT liên 3 số 0000217 Tại tab Hàng tiền/ Thuế Kế toán nhập liệu các thông tin sau: Mã hàng: TKCT_0096 TK công nợ/ chi phí 131; TK doanh thu: 5113, điền đơn giá: 28.598.182 đồng( chưa thuế GTGT) Lúc này, ở tab Thuế, số thuế sẽ được cập theo mức thuế suất 10% là 2.859.818đ Sau đó kế toán tiến hành kiểm tra lại và nhấn “Cất” Hình 2.2 Chứng từ bán hàng trên phần mềm kế toán Misa 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Biểu mẫu 2.1 Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Mẫu số S12-DNN Địa chỉ: 101 Hàm Nghi, P2, TP Tuy Hòa (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN THEO ĐỐI TƯỢNG Tài khoản:131 Đối tượng: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên Loại tiền: VNĐ Ngày, Chứng từ Thời hạn Số phát sinh Số dư TK đối tháng ghi Ngày, Diễn giải được chiết Số hiệu ứng Nợ Có Nợ Có sổ tháng khấu A B C D E 1 2 3 4 5 Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình sửa 0 chữa khắc phục hậu quả bão số 12 năm 2017 gây 07/11/2018000021707/11/2018ra đối với THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, 5113 28.598.182 28.598.182 huyện Tuy An 07/11/2018000021707/11/2018Thuế GTGT Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 33311 2.859.818 31.458.000 công trình sửa chữa khắc phục hậu quả bão số 12 năm 2017 gây ra đối với THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Tuy An - Cộng số phát sinh x x 31.458.000 X x - Số dư cuối kỳ x x X X 31.458.000 - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ: Người lập biểu Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Trần QuyếtTrường Đại học Kinh tế Huế 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Sở GD và ĐT tỉnh Phú Yên sau khi được kho bạc xét duyệt. Đến ngày 14/01/2019 thì Công ty A.K.T nhận được giấy báo có do kho bạc thanh toán. Lúc này kế toán tiến hành hạch toán Nợ TK 1121 31.458.000 đ Có TK 131 (SDD_PY) 31.458.000 đ Chứng từ mà kế toán công ty làm căn cứ ghi sổ khi nhận được giấy báo có từ kho bạc: Hóa đơn GTGT liên 3( lưu nội bộ) số 0000217 Giấy báo Có (xem phụ lục 2) Sau khi hạch toán kế toán sẽ nhập liệu lên phần mềm Misa: Trên giao diện phần mềm Misa, kế toán vào phân hệ “Ngân hàng”, chọn “Thu, chi tiền”, sau đó nhấn chọn “Thêm/Thu tiền” Hình 2.3 Giao diện làm việc phân hệ ngân hàng trên PMKT Misa 2017 TrườngLúc này, cửa sổ Đạichứng từ “Thu học tiền gửi” đKinhược mở ra, kế toán tếtiến hHuếành điền các thông tin vào mục “thông tin chung”, ô “ chứng từ” và tab “hạch toán” Tại mục thông tin chung Kế toán nhập liệu các thông tin sau: SVTH: Trần Quyết 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đôi tượng: SDD_PY Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên Địa chỉ: 56 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Nộp vào TK: 8501100035004 Ngân hàng TMCP Quân đội Lý do thu: Chọn thu khác: TTCP CP Báo cáo KTKT sửa chữa trường Nguyễn Viết Xuân, huyện Tuy An Tại ô chứng từ Kế toán nhập liệu các thông tin sau: Ngày hạch toán và ngày chứng từ là ngày 14/01/2019 Số chứng từ: 0000217 Tại tab hạch toán Kế toán nhập liệu thông tin sau: Diễn giải: Thu tiền TTCP CP Báo cáo KTKT sửa chữa trường Nguyễn Viết Xuân Chọn TK nợ: 1121; TK có: 131 Số tiền: 31.458.000 đ Sau khi nhập liệu xong kế toán kiểm tra lại và nhấn “Cất” Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hình 2.4 Chứng từ thu tiền gửi trên phần mềm kế toán Misa 2017 2.2.1.2 Kế toán khoản tạm ứng (a) Chứng từ sử dụng Công tác kế toán khoản tạm ứng được Công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T thực hiện gồm những chứng từ sau: Giấy đề nghị tạm ứng Phiếu chi Phiếu thu Các chứng từ liên quan (b) Sổ sách kế toán TrườngSổ sách kế toán Đạimà công ty dùnghọc để theo dKinhõi các khoản tạm tếứng: SổHuế chi tiết các tài khoản 141 (c) Tài khoản kế toán Khoản tạm ứng của công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T được phản ánh trên SVTH: Trần Quyết 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang tài khoản 141 “Tạm ứng”, và được mở chi tiết cho từng nhân viên làm việc tại công ty. Bên cạnh đó, có các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép mà doanh nghiệp áp dụng như TK 111, TK 112, TK642, (d) Ví dụ minh họa Đối với nghiệp vụ này cán bộ nhân viên công ty khi có quyết định công tác để thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động công ty hay tạm ứng lương. Thì lúc này, họ sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng có xác nhận của trưởng bộ phận Ngày 05/12/2018, theo Quyết định số 75/2018/QĐGS- XD “Về việc: Bố trí nhân sự Giám sát kỹ thuật thi công Công trình: Sửa chữa các hư hỏng thiệt hại do bão số 12 năm 2017 gây ra đối với Trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân”(xem phụ lục 1), ông Trần Văn Nghĩa và Lê Anh Việt được giao đi giám sát công trình. Ông Nghĩa dựa vào quyết định trên và tiến hành lập giấy đề nghị tạm ứng công tác giám sát công trình trên (xem phục lục 1) với số tiền 3.000.000 đồng có xác nhận của trưởng bộ phận vả giám đốc để đi giám sát theo quyết định Kế toán ghi nhận nhân viên tạm ứng: Nợ TK 141(TVNGHIA) 3.000.000 đ. Có TK 1111 3.000.000 đ Chứng từ để kế toán công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T làm căn cứ ghi sổ: Giấy đề nghị tạm ứng ( xem phụ lục 2) và Quyết định số 75/2018/QĐGS- XD “Về việc: Bố trí nhân sự Giám sát kỹ thuật thi công Công trình: Sửa chữa các hư hỏng thiệt hại do bão số 12 năm 2017 gây ra đối với Trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân” (xem phụ lục 1) Sau khi hạch toán, kế toán tiến hành nhập liệu lên phần mềm kế toán Misa 2017: Trên giao diện phần mềm Misa 2017, vào phân hệ “Quỹ”, chọn “Thu, chi Trườngtiền”, sau đó chọn chức Đại năng “ Th êmhọc\ chi tiền”. Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hình 2.5 Giao diện làm việc phân hệ quỹ trên phần mềm kế toán Misa 2017 Lúc này, màn hình hiền thị chứng từ phiếu chi hiện ra, kế toán tiến hành điền thông tin vào mục thông tin chung, mục chứng từ và tab hạch toán Tại mục thông tin chung: Kế toán chọn đối tượng là “TVNGHIA” , Người nhận là “Trần Văn Nghĩa”. Địa chỉ: Phòng Khảo Sát Lý do chi: Chọn chi khác và diễn giải: Chi tiền tạm ứng đi công tác Giám sát Công trình Nguyễn Viết Xuân theo Quyết định cử cán bộ số 75/2018/QĐGS-XD Tại mục chứng từ: Ngày hạch toán và ngày chứng từ chọn: 05/12/2018 TrườngSố chứng từ là : ĐạiPC00131 học Kinh tế Huế Tại tab Hạch toán Kế toán tiến hành điền thông tin định khoản với đối tượng Trần Văn Nghĩa, chọn TK nợ là 141, TK có là 1111, điền với số tiền 3,000,000 đồng SVTH: Trần Quyết 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hình 2.6 Phiếu chi trên phần mềm kế toán Misa 2017 Sau khi điền đầy đủ thông tin ở mục thông tin chung, mục chứng từ và tab hạch toán kế toán tiến hành nhấn “Cất” Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Biểu mẫu 2.4 Phiếu chi Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Biểu mẫu 2.2 Sổ chi tiết tài khoản 141 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tài khoản: 141 Mẫu số S19-DNN (Ban hành theo Thông tư số Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T 133/2016/TT-BTC ngày Địa chỉ: 101 Hàm Nghi, P2, TP Tuy Hòa 26/8/2016 của Bộ Tài chính) Loại tiền: VNĐ Ngày, Chứng từ TK Số phát sinh Số dư tháng ghi Ngày, Diễn giải đối S N Có N Có sổ ố hiệu tháng ứng ợ ợ A B C D E 1 2 3 4 4.433.868 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ Chi tiền tạm ứng cho Trần Văn Nghĩa đi công tác Giám sát Công trình trường 1111 3.000.000 3.000.000 THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân 05/12/2018PC0013105/12/2018theo Quyết định cử cán bộ số 75/2018/QĐGS- XD - Cộng số phát sinh 13.000.00010.000.000 - Số dư cuối kỳ 3.000.000 Trường- Sổ này có trang, đánhĐại số từ trang học 01 đến trang Kinh tế Huế - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người lập biểu \ Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) SVTH: Trần Quyết 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Ngày 08/12/2018 sau khi kết thúc nhiệm vụ giám sát công trình sửa chữa thiệt hãi do bão số 12 gây ra tại THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân, ông Trần Văn Nghĩa tiến hành hoàn ứng. Kế toán công nợ căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi để kiểm tra tính hợp lý của các khoản phải chi. Sau khi kiểm tra đối chiếu với các chứng từ trên . Kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 111 3.000.000đ Có TK 141 3.000.000đ Chứng từ kế toán căn cứ để ghi sổ cho nghiệp vụ hoàn ứng trên là: phiếu thu số 00124 ( xem phụ lục 2) Sau khi hạch toán, kế toán tiền hành nhập liệu lên phần mềm kế toán misa 2017: Trên giao diện phần mềm Misa 2017, vào phân hệ “Quỹ”, chọn “Thu, chi tiền”, sau đó chọn chức năng “ Thêm\thu tiền”. Hình 2.7 Giao diện làm việc phân hệ quỹ trên phần mềm kế toán Misa 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Lúc này, màn hình hiền thị chứng từ phiếu thu hiện ra, kế toán tiến hành điền thông tin vào mục thông tin chung, mục chứng từ và tab hạch toán Tại mục thông tin chung: Kế toán nhập liệu các thông tin sau: Chọn đối tượng là “TVNGHIA” , Người nhận là “Trần Văn Nghĩa”. Địa chỉ: Phòng Khảo Sát Lý do thu: Chọn thu khác và diễn giải: Thu tiền tạm ứng đi công tác Giám sát Công trình Nguyễn Viết Xuân theo Quyết định cử cán bộ số 75/2018/QĐGS-XD Tại mục chứng từ: Ngày hạch toán và ngày chứng từ chọn: 08/12/2018 Số chứng từ là : PT00124 Tại tab Hạch toán Kế toán tiến hành điền thông tin định khoản với đối tượng Trần Văn Nghĩa, chọn TK nợ là 1111, TK có là 141, điền với số tiền 3,000,000 đồng. Sau khi điền đầy đủ thông tin ở mục thông tin chung, mục chứng từ và tab hạch toán kế toán tiến hành nhấn “Cất” Hình 2.8 Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Quyết 60
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Biểu mẫu 2.3 Sổ chi tiết tài khoản 141 Công ty TNHH Tư vấn xây dựng A.K.T Mẫu số S19-DNN 101 Hàm Nghi, P2, TP Tuy Hòa (Ban hành theo Thông tư số Địa chỉ: 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tài khoản: 141 Loại tiền: VNĐ Ngày, Chứng từ TK Số phát sinh Số dư tháng ghi Ngày, Diễn giải đối Số hiệu Nợ Có Nợ Có sổ tháng ứng A B C D E 1 2 3 4 4.433.868 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ Thu tiền hoàn ứng cho Trần Văn Nghĩa đi công tác Giám sát Công trình tr ường 1111 3.000.000 3.000.000 08/12/2018 PT0012408/12/2018 THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân theo Quyết định cử cán bộ số 75/2018/QĐGS-XD - Cộng số phát sinh 13.000.000 13.000.000 - Số dư cuối kỳ 0 0 0 - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ: Trường Đại học KinhNgày thángtế Huếnăm Người lập biểu Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) SVTH: Trần Quyết 61
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.2.2 Kế toán nợ phải trả 2.2.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán (a) Chứng từ sử dụng Công tác kế toán khoản nợ phải trả người bán được Công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T thực hiện gồm những chứng từ sau: Phiếu chi Tổng hợp công nợ phải trả Hóa đơn đầu vào Hợp đồng mua hàng hóa (b) Sổ kế toán Sổ sách kế toán công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T sử dụng để theo dõi khoản nợ phải trả người bán gồm: Sổ chi tiết các tài khoản Sổ chi tiết tài khoản 331 theo đối tượng (c) Tài khoản sử dụng Khoản nợ phải trả cho người bán tại công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T được phản ánh trên TK 331 – Phải trả người bán. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng nhà cung cấp Ngoài ra, còn có các TK liên quan đi kèm cho phù hợp với phương pháp kế toán kép gồm có TK 111, TK112 (d) Ví dụ minh họa; Ngày 08/08/2018 Công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T gọi điện đặt hàng mua 10.000 viên ngói của công ty TNHH thương mại và vận tải Giai Viên để phục vụ cho việc xây dựng công trình nhà sinh hoạt văn hóa buôn Lê Diêm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Ngày 09/12/2018, Công ty TNHH thương mại và vận tải Giai Viên chuyển tới Trường10.000 viên ngói và xuĐạiất hóa đơn GTGThọc số 0000455 Kinh cho công ty TNHHtế tưHuế vấn xây dựng A.K.T. Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 611 17.000.000 đ Nợ TK 1331 1.700.000 đ SVTH: Trần Quyết 62
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Có TK 331( NCC_GIAVIEN) 18.700.000 đ Chứng từ kế toán công ty TNHH tư vấn xây dựng A.K.T làm căn cứ để ghi sổ tại ví dụ minh họa trên là: Hóa đơn GTGT liên 2 số 0000455, mẫu số 01GTGT3/001 (xem phụ lục 2) Sau khi hạch toán, kế toán tiền hành nhập liệu lên phần mềm Misa 2017: Trên giao diện phần mềm Misa 2017, kế toán chọn phân hệ “Mua hàng”, chọn “Mua hàng hóa, dịch vụ”, sau đó chọn chức năng “Thêm/ Chứng từ mua hàng hóa” Hình 2.9 Giao diện làm việc phân hệ mua hàng trên PMKT Misa 2017 Lúc này, cửa số “Chứng từ mua hàng” được mở ra, kế toán tiến hành chọn chứng từ “ mua hàng hóa trong nước không qua kho”, sau đó tích chọn “Chưa thanh toán”, chọn “ Nhận kèm hóa đơn”, và tiến hành nhập liệu vào mục “chứng từ ghi nợ”, mục “hóa đơn”, tab Hàng tiền/ Thuế Tại mục chứng từ ghi nợ TrườngKế toán nhập thông Đại tin chung họcvề: Kinh tế Huế Nhà cung cấp: NCC_GIAVIEN Công Ty TNHH Thương mại vận tải Gia Viên SVTH: Trần Quyết 63