Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

pdf 76 trang thiennha21 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang_thuong_m.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ HUỲNH THỊ XOAN Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Xoan Th.s: Nguyễn Tiến Nhật Lớp: K50 Tài chính Niên khóa: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Lời Cảm Ơn Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự giúp đỡ, hỗ trợ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Tài chính-Ngân hàng – Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Tiến Nhật đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc với các thầy cô của Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các Thầy Cô ở Khoa Tài chính-Ngân hàng đã tạo điều kiện cho em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này. Và em cũng xin chân thành cám ơn anh Lê Ngọc Lâm – Phó phòng phát triển kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận cuối khóa. Với điều kiện còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Thầy Cô và Ban lãnh đạo ngân hàng để có thể hoàn thiện hơn về đề tài của mình. Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học kinh tế Huế, tập thể cán bộ nhân viên tại ngân hàng Đông Á bank – chi nhánh Huế, và các anh chị phòng phát triển kinh doanh và bộ phận tín dụng, sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. TrườngEm xin chân thành Đại cám ơn! học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Xoan
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CVTD Cho vay tiêu dùng CNNV Cán bộ nhân viên DN CVTD Dư nợ cho vay tiêu dùng DongA bank Ngân hàng TMCP Đông Á DS CVTD Doanh số cho vay tiêu dùng DSTN CVTD Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng GĐ Giám đốc HPN Hội phụ nữ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn PGĐ Phó giám đốc PP PTKD Phó phòng phát triển kinh doanh PTKD Phát triển kinh doanh QLTD Quản lý tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TP PTKD Trưởng phòng phát triển kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2 2.1. Mục tiêu chung: 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4 1.1.Hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD). 4 1.1.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng 4 1.1.2.Vai trò của CVTD 4 1.2.2.1. Đối với khách hàng 4 1.2.2.2.Đối với Ngân hàng thương mại (NHTM) 4 1.2.2.3.Đối với kinh tế, xã hội. 5 1.2.3.Phân loại CVTD. 5 1.2.3.1.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5 1.2.3.2.Căn cứ vào mục đích. 6 1.2.3.3.Căn cứ vào biện pháp đảm bảo 6 1.2.3.4.Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay 7 1.2.3.5.Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 7 Trường1.2.4.Các chỉ tiêu phả n Đạiánh hoạt độ nghọc CVTD Kinh tế Huế7 1.2.4.1.Các chỉ tiêu định tính 7 1.2.4.2.Các chỉ tiêu định lượng. 8 a)Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay 8 i
  6. b)Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 9 c)Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn 10 d)Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay 10 1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD. 10 1.2.5.1.Nhân tố khách quan. 10 1.2.5.2.Nhân tố chủ quan 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ. 14 2.1.Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 14 2.1.1.Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 14 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 15 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức 15 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 15 2.1.3.Tình hình lao động của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 17 2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 21 2.1.4.1.Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 21 2.1.4.2.Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 25 2.2.Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 30 2.2.1.Các sản phẩm CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 30 2.2.2.Quy trình CVTD của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 33 2.2.3.Thực trạng CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018. 36 2.2.3.1.Tình hình cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi Trườngnhánh Huế Đại học Kinh tế Huế36 2.2.3.2.Tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 43 ii
  7. 2.2.3.3.Tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 48 2.2.3.4.Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng từ năm 2016 -2018 53 2.2.3.5.Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng từ năm 2016-2018 55 2.2.3.6.Quy mô khách hàng vay trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018. 56 2.3.Đánh giá hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế 57 2.3.1.Kết quả đạt được 58 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 61 3.1. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 61 3.1.1.Tăng cường công tác tiếp thị. 61 3.1.2.Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định 61 3.1.3.Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay. 62 3.1.4.Hoàn thiện quy trình, quy định đối với cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng 62 3.1.5.Tăng chất lượng việc thu thập thông tin 63 3.1.6.Tăng cường các hoạt động quảng bá 63 3.2.Một số kiến nghị 63 3.2.1.Đối với Ngân hàng Đông Á 63 3.2.2.Đối với chính quyền địa phương. 64 PHẦN III. KẾT LUẬN 65 TrườngTÀI LIỆU THAM KH ĐạiẢO học Kinh tế Huế66 iii
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Ngân hàng Đông Á từ năm 2016-2018 188 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 – 2018 22 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 266 Bảng 2.4: Tình hình cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018 37 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng từ năm 2016 -2018. 40 Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng từ năm 2016-2018 42 Bảng 2.7: Tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay vốn của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 44 Bảng 2.8: Tình hình CVTD theo mục đích vay vốn của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ 2016 -2018. 49 Bảng 2.9: Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 53 Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng CVTD của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 55 Bảng 2.11: Quy mô khách hàng CVTD của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 56 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  9. DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình lao động phân theo giới tính tại DongA bank 19 Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự theo trình độ chuyên môn tại DongA bank 20 Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 23 Biểu đồ 2.4: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 25 Biểu đồ 2.5: Tình hình thu nhập của DongA bank – Chi nhánh Huế từ 2016 - 2018 27 Biểu đồ 2.6: Tình hình chi phí của DongA bank – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 28 Biểu đồ 2.7: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018 30 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của DongA bank – Chi nhánh Huế 41 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu CVTD của DongA bank từ năm 2016 -2018 43 Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn CVTD theo đối tượng vay vốn từ năm 2016 -2018 47 Biểu đồ 2.11: Nợ xấu theo đối tượng vay vốn từ năm 2016-2018 48 Biểu đồ 2.12: Dư nợ CVTD theo mục đích vay vốn từ năm 2016-2018 52 Biểu đồ 2.13: Nợ quá hạn CVTD theo mục đích vay vốn từ năm 2016-2018 53 Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng thu lãi từ CVTD năm 2016-2018 54 Biểu đồ 2.15: Vòng quay vốn tín dụng CVTD từ năm 2016-2018 56 Biểu đồ 2.16: Quy mô khách hàng CVTD từ năm 2016 – 2018 57 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong cuộc sống ngày nay khi nền kinh tế phát triển một cách vượt bậc, thì các ngân hàng thương mại (NHTM) đã trở thành một tổ chức tài chính quan trọng nhất và không thể thiếu đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường cũng là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của hệ thống các NHTM. Để hòa chung với sự phát triển kinh tế đó, các hệ thống NHTM đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện và hiện đại hóa các nghiệp vụ và đặc biệt là hoạt động cho vay. Vì hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM, nó có vai trò quan trọng là tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp cho ngân hàng sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của NHTM đã tạo ra những sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà tăng lên, theo đó cho vay tiêu dùng (CVTD) ra đời và trở thành một mục tiêu quan trọng mà các ngân hàng hướng tới. Ngày nay thì cơm không phải là cơm để no bụng nữa mà phải là ngon miệng, áo mặc thì cần phải đẹp, có thể sánh ngang cùng bạn bè, Việc thực hiện và phát triển hoạt động CVTD vừa mở rộng được khách hàng cho vay, tận dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, vừa đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Qua 27 năm hoạt động với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống NHTM cổ phần tại Việt Nam. Không chỉ vậy các sản phẩm và đối tượng CVTD cũng đa dạng hơn, chất lượng phục vụ và cơ sở vật chất cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những mặt hạn chế như: hoạt động giám sát, kiểm tra khách hàng giai đoạn sau khi vay còn nhiều điểm để khắc Trườngphục, hạn chế về trang Đại thiết bị, T ừhọcnhững lý do Kinhtrên và em thấy nghitếệp vHuếụ cho vay tiêu dùng rất quan trọng và cần nghiên cứu tại Đông Á, phục vụ cho Đông Á nên em chọn đề tài: “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. 1
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2.1. Mục tiêu chung: - Phân tích, đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hoạt động CVTD của NHTM. - Thông qua quá trình phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đông Á trong giai đoạn 2016-2018. Phát hiện ra những hạn chế cần khắc phục trong vấn đề hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Đông Á. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á trong thời gian nghiên cứu. - Đề ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.  Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. + Thời gian: giai đoạn 2016 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong bài khóa luận bao gồm: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu, phương pháp phân tích thống kê, kết hợp với bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá.  Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu và tài liệu thông qua các báo cáo như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài Trườngchính của các năm 2016 Đại– 2018 do cánhọc bộ ngân hàng Kinh cung cấp. tế Huế  Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Chọn lọc và tổng hợp các thông tin và số liệu thu thập được liên quan về vấn đề hoạt động cho vay tiêu dùng. 2
  12. - Sử dụng các phương pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả đạt được qua các năm để thấy được xu hướng phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng. - Đối với phương pháp so sánh: là phương pháp so sánh sử dụng chủ yếu hai kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối.  Phương pháp phân tích thống kê: Tiến hành tổng hợp, sắp xếp, xây dựng các bảng số liệu và biểu đồ từ những số liệu thu thập được từ ngân hàng. Từ đó tạo cơ sở để tiến hành phân tích nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Ngoài những phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, danh mục biểu đồ và tài liệu tham khảo thì đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động CVTD của NHTM.  Chương 2: Thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.  Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  13. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD). 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng. + Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. + Cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng sử dụng một lượng giá trị tiền với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn theo nguyên tắc hoàn trả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. 1.1.2. Vai trò của CVTD 1.2.2.1. Đối với khách hàng. + Cho vay tiêu dùng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng hiện tại của người tiêu dùng và khả năng tích lũy để đáp ứng nhu cầu đó. Khách hàng có nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó ngay trong thời điểm hiện tại, nhưng tích lũy chưa đủ để trang trải chi phí khi thỏa mãn nhu cầu đó. Cho vay tiêu dùng giải quyết được vấn đề đó cho khách hàng và giúp khách hàng có thể giải quyết được ngay những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại mà không cần phải chờ đợi. + Cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, giúp họ có cuộc sống tiện nghi đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại (NHTM). + Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó Trườngđể cho vay kiếm lời, cácĐại NHTM cần họcnỗ lực huy độngKinh vốn, bên cạnh tếđó ph ảiHuế khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa là tìm cách để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thỏa mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu về cho vay của nền kinh tế. 4
  14. Do đó, ngày nay các ngân hàng thương mại luôn quan tâm và chú trọng phát triển loại hình cho vay này. + Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng thêm mới quan hệ với khách hàng. Đó là cơ sở để ngân hàng có thể cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ khác, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Khách hàng cho vay tiêu dùng thường có số lượng lớn, do vậy khả năng mở rộng nguồn khách hàng của ngân hàng là rất cao. Thực hiện tốt cho vay tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng có thêm được nhiều khách hàng, không chỉ ở riêng lĩnh vực tín dụng tiêu dùng mà còn ở những sản phẩm dịch vụ khác như huy động vốn, thanh toán quốc tế, Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 1.2.2.3. Đối với kinh tế, xã hội. + Một nền kinh tế được cho là sung túc thì nó thể hiện rất rõ qua mức nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng của dân cư, chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán về các mặt hàng tiêu dùng khác nhau. Cho nên một giải pháp làm tăng số lượng nhu cầu có khả năng thanh toán, sẽ có một đòn bẩy hữu hiệu để kích cầu, từ đó tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. + Cho vay tiêu dùng có lợi cho cả ba bên người tiêu dùng, doanh nghiệp, ngân hàng, hay nói cách khác là có lợi cho cả xã hội. Bên cạnh đó, còn giúp thực hiện xóa đói giảm nghèo và đồng thời có thủ tục tương đối đơn giản, nhanh gọn nên nó cũng góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi. Từ đó, giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong xã hội. 1.2.3. Phân loại CVTD. 1.2.3.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. + CVTD trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời gian cho vay. Phương thức này thường đươch áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc có thu nhập từng kỳ của Trườngngười đi vay không đ ủ Đạikhả năng thanh học toán hết m ộKinht lần nợ vay. tế Huế + CVTD phi trả góp: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó tiền vay vốn sẽ được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn cho ngân hàng. Thường thì các 5
  15. khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài. + CVTD tuần hoàn: Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ, một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng. 1.2.3.2. Căn cứ vào mục đích. + CVTD cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Khoản vay này có đặc điểm là thời gian dài và quy mô vay thường lớn. + CVTD không cư trú: là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe, đồ dùng gia đình, du lịch, Đặc điểm của hình thức này là quy mô vốn vay nhỏ, thời gian ngắn do đó rủi ro sẽ thấp hơn cho vay tiêu dùng cư trú. 1.2.3.3. Căn cứ vào biện pháp đảm bảo. + Cho vay có tài sản đảm bảo: các ngân hàng áp dụng hình thức này đối với những khách hàng mà ngân hàng chưa thực sự tin tưởng. Hơn nữa sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất trong trường hợp bị thiếu. Để đảm bảo rằng khách hàng vay sẽ không bán tài sản hoặc sử dụng không cẩn thận làm giảm giá trị của tài sản, vì vậy ngân hàng phải thường xuyên yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngân hàng đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu đó cho ngân hàng. + Cho vay không có tài sản đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay ở đây chỉ dựa vào uy tín đối với khách hàng. Hay nói cách khác là cho vay chỉ cần dựa vào uy tín của khách Trườnghàng vay mà không c ầnĐại có thêm mộ t họcsự bảo lãnh hayKinhđảm bảo nào kháctế. Huế 6
  16. 1.2.3.4. Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay. + Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành hoạt động cho vay hoặc thu nợ. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của các cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này sẽ có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua công ty, doanh nghiệp bán lẻ. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp. Bởi vì khi khách hàng vay có mối quan hệ trực tiếp với ngân hàng thì sẽ xử lý tốt các vấn đề phát sinh và có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi hai bên. - Bên cạnh đó ở hình thức này cũng có những nhược điểm như: tăng doanh số cho vay và mở rộng cho vay không thuận lợi và chi phí cho vay thường khá lớn. + Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm là giúp cho ngân hàng dễ mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm và giảm được chi phí cho vay. Còn về nhược điểm là khi cho vay các ngân hàng sẽ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông qua các công ty, doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. 1.2.3.5. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay. + Cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay tiêu dùng sinh hoạt, 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động CVTD. 1.2.4.1. Các chỉ tiêu định tính. Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý, việc tuân thủ các quy chế, quy định nghiệp vụ của NHTM, việc thực hiện theo đúng cam kết trong Trườnghợp đồng cho vay. Đại học Kinh tế Huế - Trên cơ sở pháp lý: Hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 7
  17. - Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM: Hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả. - Trên cơ sở hợp đồng cho vay: Khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như: thời hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, phương thức hoàn trả gốc, trả lãi, và được thể hiện ở dạng những cam kết. Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng những cam kết đã ký trong hợp đồng tín dụng. Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệu quả cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản cho vay được coi là có hiệu quả. Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thận và toàn diện thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng. 1.2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng. Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh. Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm: a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay + Dư nợ CVTD (DN CVTD): Là số tiền mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng tại một thời điểm, phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho khách hàng vay mà chưa thu được vào thời điểm nhất định. Là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ Trườngphát triển của hoạt độ ngĐại CVTD. Căn học cứ vào dư nợKinhvà tỷ lệ dư nợ chotế biế t ngânHuế hàng có mở rộng tín dụng không, vì khi ngân hàng thực hiện mở rộng thì dư nợ thường ở mức cao. Tuy nhiên, có thể đánh giá chính xác việc mở rộng tín dụng của ngân hàng phải kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay. 8
  18. DN CVTD năm (t) = DN CVTD năm (t-1) + DS CVTD năm t) – DSTN CVTD năm (t). Giá trị tăng trưởng DN CVTD tuyệt đối = Tổng DN CVTD năm (t) – Tổng DN CVTD năm (t-1). Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết DN CVTD năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này lớn hơn 0 thì chứng tỏ ngân hàng hằng năm tăng lên, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ hơn 0 chứng tỏ số tiền mà khách hàng nợ của ngân hàng giảm xuống. Và dư nợ của hoạt động CVTD năm sau thấp hơn năm trước cho thấy hoạt động CVTD ngày càng không phát triển. Giá trị tăng trưởng DN CVTD tương đối = á ị ă ưở ệ đố Ý nghĩaổ: Ch ỉ tiêu này ăcho biết tốc độ∗tăng trưởng DN CVTD năm (t) so với năm (t-1) về số tương đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động CVTD của ngân hàng ổn định và có hiệu quả, ngược lại càng thấp thì hoạt động CVTD của ngân hàng đang gặp khó khăn. Tỷ trọng CVTD = ổ Ý nghĩa: Chỉ tiêu nàyổ cho biế t DN∗ CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ của ngân hàng. b) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng + Vòng quay vốn tín dụng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NHTM, cho biết số vòng luân chuyển vốn trong một thời gian nhất định. Vòng quay vốn tín dụng = Trong đó: Dư nợ bình quân CVTDư ợ ì đư ợcâ tính như∗ sau: Dư nợ bình quân CVTD = ư ợ đầ ỳ ư ợ ố ỳ TrườngÝ nghĩa: Đây là chĐạiỉ tiêu thườ nghọcđược các ngân Kinhhàng tính toán hàngtế∗ năm Huếđể đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển 9
  19. nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Như vậy, hệ số này càng tăng thì phản ánh tình hình tổ chức vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao. c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn - Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD: Chỉ tiêu này phản ánh rõ về hiệu quả hoạt động CVTD của ngân hàng cũng như mức độ an toàn của hoạt động này. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ NQH CVTD = ổ Ý nghĩa: Tỷ lệ này phảổn ánh chất lư∗ợng tín dụng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo quy định của NHNN thì chỉ tiêu này không được vượt quá 5%. - Tỷ lệ nợ xấu CVTD: Nợ xấu có độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn tương đối khó, khoản vay này đã không còn gọi là rủi ro nữa mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu CVTD = ợ ấ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này choổ biế t trong∗ 100 đồng dư nợ CVTD thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Chỉ số này cao chứng tỏ chất lượng CVTD kém và ngược lại. d) Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay Tỷ trọng thu lãi CVTD = ã ừ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biổết thu lãi ã CVTD chi∗ ếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu lãi cho vay của ngân hàng. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD. 1.2.5.1. Nhân tố khách quan.  Môi trường kinh tế - xã hội: + Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng của Trườnghoạt động cho vay tiêu Đạidùng của m ỗihọc ngân hàng. MôiKinh trường kinh tếtếthuận lợHuếi thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới tốt, nguồn vốn huy động sẽ tăng vì người dân cảm thấy an tâm về thu nhập mình trong tương lai đủ chi trả cho nhu cầu hiện tại. 10
  20. + Môi trường kinh tế bao gồm mọi hoạt động và thành phần kinh tế mà đặc trưng của nó là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, Khi nền kinh tế tăng trưởng GDP, lạm phát ở mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người cao thì thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng từ đó tăng lên. Bất kỳ sự biến động nào của hoạt động kinh tế thì đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của lĩnh vực còn lại. Môi trường kinh tế khủng hoảng như lạm phát, suy thoái, sẽ làm giảm nợ tín dụng CVTD. + Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu tình hình xã hội không ổn định, an ninh trật tự không được đảm bảo, an toàn xã hội kém sẽ gây ra tâm lý không đầu tư cho các nhà sản xuất, do đó sẽ giảm đầu tư vào cho vay tiêu dùng.  Môi trường chính trị - pháp luật: + Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để phát triển thị trường tín dụng an toàn, thúc đẩy các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho người dân, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. + CVTD là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nhất, do số lượng món vay nhiều và chất lượng thông tin về khách hàng không cao và tình trạng trả nợ không đúng han. Do đó, yêu cầu về một môi trường pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh các hoạt động cho vay là rất cần thiết và quan trọng.  Môi trường văn hóa: + Văn hóa ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động CVTD, khi trình độ văn hóa của người đi vay cao thì nhu cầu cải thiện mức sống cũng cao lên. Khi đó, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng dễ dàng hơn điều này dẫn đến nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên và số lượng khách hàng đến giao dịch tăng cao tại chi nhánh. Trường+ Bên cạnh yếu tốĐạitrên thì văn hóahọccòn ảnh hưKinhởng đến đạo đứ c tếcủa ngư Huếời đi vay, có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng. 11
  21.  Đạo đức khách hàng: + Nếu như ngân hàng có đạo đức tốt tức ý thức trả nợ cao thì hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ phát triển, ngân hàng sẽ có đủ nguồn vốn mở rộng CVTD.  Năng lực tài chính của khách hàng: + Các khoản vay của khách hàng được thông qua một phần là phải xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực tài chính của khách hàng càng lớn thì nhu cầu chi tiêu càng cao, từ đó nhu cầu vay vốn sẽ càng lớn.  Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn. + Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quy mô mở rộng cho vay. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng hoạt động cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ. + Trên cùng một địa bàn thì sẽ có nhiều ngân hàng cùng hoạt động, vì vậy thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng thì tùy thuộc vào năng lực của từng ngân hàng. Do đó, năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường ngược lại năng lực cạnh tranh yếu thì sẽ bị hạn chế về thị trường. Vì vậy, các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế các sản phẩm đặc thù để mở rộng cho vay. 1.2.5.2. Nhân tố chủ quan.  Chính sách tín dụng: + Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt xảy ra giữa các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng thì chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt là hết sức quan trọng. Ngân hàng càng đa dạng hóa mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và có cách xử lý đúng đắn các khoản nợ, có chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút được nhiều khách hàng. + Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, cung cấp cho Trườngnhà quản lý ngân hàng Đại cũng như các học cán bộ tín dKinhụng đường lối ch ỉtếđạo c ụHuếthể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng áp dụng được 12
  22. nhiều mức lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng thì sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn, vì mỗi khách hàng có mức thu nhập khác nhau.  Quy mô vốn của ngân hàng: + Vốn giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó cũng thể hiện vị thế của ngân hàng trong ngành. + Vốn càng lớn càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh như nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ, có khả năng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.  Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị: + Nhân viên là hình ảnh đại diện ngân hàng trong quá trình giao dịch với khách hàng. Thái độ, cử chỉ của nhân viên ngân hàng càng cao thì một phần nào đó làm tăng thêm niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. + Bên cạnh đó, nhân viên ngân hàng phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, không vì tư lợi của bản thân và cảm xúc của mình làm ảnh hưởng đến ngân hàng.  Chiến lược marketing: + Muốn sản phẩm của ngân hàng đến tận tay của người tiêu dùng thì ngân hàng phải tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của marketing ngân hàng như: quảng cáo, khuyến mãi, tiếp xúc khách hàng qua mạng lưới dịch vụ và qua hội nghị tiếp xúc với khách hàng. Từ đó, các sản phẩm của ngân hàng nói chung và riêng sẽ phát triển một cách lớn mạnh hơn nữa. Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  23. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ. 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1992 với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ, qua 27 năm hoạt động với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống Nhân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trong suốt gần 3 thập niên hoạt động, nhiều thế hệ DongA Bank đã sống, làm việc và cống hiến cả tuổi thanh xuân để ngân hàng có thể phát triển một cách trọn vẹn. Với thế hệ trẻ, DongA Bank là môi trường làm việc lý tưởng để các bạn trẻ phát triển kỹ năng, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã thành lập chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế ngày 29/07/2009. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi Nhánh Huế thành lập ngày 24/06/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank – Phòng giao dịch Huế. Đánh giá tiềm năng phát triển tại khu vực này, ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á đã xây dựng tòa nhà trụ sở mới DongA Bank tại thành phố Huế theo mô hình tòa nhà hội sở, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương. Sự ra đời của DongA Bank – Chi nhánh thành phố Huế là bước ngoặc lớn cho sự ra đời và kỳ vọng phát triển lâu dài của DongA Bank tại khu vực miền Trung, đặc biệt Trườnglà tại Huế. DongA Bank Đại– Chi nhánh học thành phố HuKinhế đi vào hoạt đ ộngtế với mHuếột phòng giao dịch trực thuộc và một trung tâm giao dịch ngay trong trụ sở Chi nhánh, hy vọng sẽ đáp ứng đủ những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng tại Huế. Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 14
  24. Địa chỉ: 26 Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế Website: www.dongabank.com.vn 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KHU VỰC GĐ CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TP. PKTD TP. TP. TP. TP. QLTD DVKD NGÂN QTTH PGĐ QUỸ PP. PTKD PP. DVKH QLTD PTKD BP. KHDN BP. DVKH DVKH BP. KHCN BP. THẨM BP. KẾ TTKQ ĐỊNH TOÁN NỘI BỘ Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTM Cổ phần Đông Á- CN Huế (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.  Ban giám đốc: Trường+ Giám đốc: Ph Đạiụ trách điều hànhhọc mọi ho ạKinht động của chi nhánh tế như Huế đã được phân, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các hành động, quyết định của mình. + Phó giám đốc: Khi giám đốc không có mặt, Phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành công việc của chi nhánh và báo cáo lại cho giám đốc. 15
  25.  Phòng phát triển kinh doanh: + Phó phòng PTKD trực tiếp quản lý hoạt động của phòng PTKD dưới sự giám sát của Trưởng phòng. + Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. + Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, đánh giá các sản phẩm cũ của ngân hàng để có thể cải thiện cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.  Phòng quản lý tín dụng: + Kiểm soát các giao dịch giải ngân và tất toán khoản vay tại Chi nhánh. + Tổ chức lưu giữ, bảo quản hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. + Thông báo nhắc nhở nội bộ các phòng ban có liên quan, theo dõi và báo cáo với Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi, diễn biến của từng món vay. + Trực tiếp gặp khách hàng đánh giá, phân tích, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng và xem xét kỹ trước khi giải ngân cho khách hàng.  Phòng dịch vụ khách hàng: + Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán. - Bộ phận dịch vụ khách hàng: Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hay chất lượng dịch vụ của ngân hàng DongA bank. Phối hợp các bộ phận khác trong phòng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. - Bộ phận kế toán: Theo dõi sổ sách thu chi chuyển tiền tại ngân hàng. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng để có những Trườngkiến nghị phù hợp cho sĐạiự phát triển chọcủa ngân hàng. Kinh tế Huế  Phòng ngân quỹ: 16
  26. + Trưởng phòng ngân quỹ có nhiệm vụ là kiểm soát các giao dịch do nhân viên nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát các quy trình nghiệp vụ. + Phòng ngân quỹ chủ yếu là thu chi tiền mặt theo sổ sách mà phòng kế toán cung cấp, thực hiện chuyển tiền trong nước và các dịch vụ khác có liên quan đến bảo quản và lưu trữ hồ sơ. + Xây dựng mục tiêu hoạt động của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của đơn vị, hiệu quả và an toàn vận hành.  Phòng quản trị tổng hợp: + Quản lý cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, tại ngân hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt chức năng đối nội, đối ngoại của ngân hàng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên, thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn tại đơn vị. 2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của công việc, vì vậy ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế luôn luôn tuyển dụng và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Nếu đội ngũ có nhân viên giao tiếp tốt, ham học hỏi, nhiệt tình trong công việc thì tổ chức đó có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tình hình lao động được thể hiện ở bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 17
  27. Bảng 2.1. Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018. Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 60 100 65 100 48 100 5 8.33 -17 -26.15 Phân theo giới tính Nam 23 38.33 25 38.46 13 27.08 2 8.70 -12 -48 Nữ 37 61.67 40 61.54 35 72.92 3 8.11 -5 -12.50 Phân theo tính chất công việc Trực tiếp 55 91.67 57 87.69 42 87.5 2 3.64 -15 -26.32 Gián tiếp 5 8.33 8 12.31 6 12.5 3 60 -2 -25 Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 54 90 59 90.77 45 93.75 5 9.26 -14 -23.73 Trung cấp, sơ cấp 5 8.33 5 7.69 3 6.25 0 0 -2 -40 Lao động phổ thông 1 1.67 1 1.54 0 0 0 0 -1 -100 (Nguồn: Phòng PTKD Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  28. 45 40 40 37 35 35 30 25 25 23 20 15 13 10 5 0 2016 2017 2018 Nam Nữ Biểu đồ 2.1: Tình hình lao động phân theo giới tính tại DongA bank – Chi nhánh Huế. Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể nhìn thấy qua 3 năm lao động nữ luôn lớn hơn lao động nam. Nhìn vào bảng 2.1 thì có thể thấy rằng lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam, năm 2016 chiếm 61,67%, năm 2017 chiếm 61.54% và năm 2018 chiếm 72.92% trong tổng số lao động. Cụ thể là năm 2017 tăng 3 lao động nữ tương ứng tăng 8.11% so với năm 2016, còn năm 2018 là giảm 5 lao động nữ tương ứng giảm 12.50% so với năm 2017. Do đặc thù và xu hướng của ngành ngân hàng nên cán bộ nhân viên nữ luôn chiếm đa số trên 58% tổng số lao động. Cán bộ nhân viên nữ thường dễ tạo thiện cảm cho khách hàng, có tính tỉ mỉ, cẩn trọng, kiên Trườngnhẫn, biết lắng nghe vàĐại kiềm chế cảhọcm xúc tốt hơn Kinh nhân viên nam tếnên đa Huếsố cán bộ nhân viên nữ thường tập trung ở các bộ phận giao dịch trực tiếp và chăm sóc khách hàng. Vì vậy mà cơ cấu lao động ở ngân hàng lao động nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam. 19
  29. 70 59 60 54 50 45 40 30 20 10 5 5 3 1 1 0 0 2016 2017 2018 Đại học, cao học Trung cấp, sơ cấp Lao động phổ thông Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự theo trình độ chuyên môn tại DongA bank – Chi nhánh Huế. Dựa vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.2: ta thấy được cán bộ nhân viên có trình độ Đại học, cao đẳng luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2016 chiếm 90%, năm 2017 chiếm 90.77% và năm 2018 chiếm 93.75% trong tổng số lao động. Nếu xét ở từng năm thì năm 2017 tăng 5 người tương ứng tăng 9.26% so với năm 2016, còn năm 2018 có xu hướng giảm 14 người tương ứng giảm 23.73% so với năm 2017. Qua đó cho thấy DongA bank luôn quan tâm về chính sách tuyển dụng và xây dựng nguồn lao động nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng tích cực qua các năm. Dựa vào bảng 2.1: Xét theo tính chất của công việc thì số nhân viên trực tiếp chiếm số lượng lớn hơn so với nhân viên gián tiếp, nếu xét từng năm thì năm 2016 chiếm 91.67% lao động trực tiếp còn 8.33% là lao động gián tiếp, năm 2017 chiếm Trường87.69% lao động trự c Đại tiếp và 12.31% học là gián tiếKinhp và năm 2018 laotế động Huế trực tiếp chiếm 87.50% và gián tiếp chiếm 12.50% trong tổng số lao động. Và nếu xét theo lao động trực tiếp của 3 năm thì năm 2017 tăng 2 người tương ứng tăng 3.64% so với năm 2016, còn năm 2018 thì giảm xuống 15 người và tương ứng giảm 26.32% so với năm 20
  30. 2017. Còn về gián tiếp thì năm 2017 so với năm 2016 thì tăng 3 người, tương ứng tăng 60%, năm 2018 so với 2017 thì giảm 2 người, tức giảm 25%. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Tài sản, nguồn vốn đối với mỗi ngân hàng đều có vai trò quan trọng, bởi vì đây là hai yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng. Để biết được tình trạng hiện tại của ngân hàng như thế nào và có các biện pháp khắc phục và phát triển cho ngân hàng. Và đây cũng là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tài sản, nguồn vốn của ngân hàng, cũng như mối quan hệ cân đối của hai khoản mục này trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, để có thể nhìn thấy một cách khái quát về sự biến động của cơ cấu tài sản, nguồn vốn thì ta tiến hành so sánh tỷ trọng của từng loại. Cụ thể là tài sản trong tổng tài sản và từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân và giải thích cho sự biến động đó. Tình hình tài sản, nguồn vốn được thể hiện ở bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  31. Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 – 2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % I.Tài sản 590,708 100 767,920 100 751,867 100 177,212 29.999 -16,053 -2.090 1.Tiền mặt tại quỹ 10,574 1.790 16,125 2.100 14,715 1.957 5,551 52.497 -1,410 -8.744 2.Tiền gửi NHNN 8,506 1.440 14,898 1.940 14,898 1.982 6,392 75.147 0 0 và tổ chức tín dụng 3.Cho vay tổ chức 459,630 77.810 605,889 78.900 620,127 82.478 146,259 31.821 14,238 2.350 kinh tế và cá nhân 4.Tài sản cố định 14,531 2.460 13,823 1.800 12,950 1.722 -708 -4.872 -873 -6.316 5.Tài sản có khác 97,467 16.500 117,185 15.260 89,177 11.861 19,718 20.230 -28,008 -23.901 II.Nguồn vốn 590,708 100 767,920 100 751,867 100 177,212 29.999 -16,053 -2.090 1.Tiền gửi tổ chức 525,931 89.034 697,118 90.780 683,163 90.862 171,187 32.550 -13,955 -2.002 kinh tế, cá nhân 2.Phát hành giấy tờ 15,217 2.576 15,358 2.000 15,358 2.043 141 0.927 0 0 có giá 3.Vốn và các quỹ 14,118 2.390 20,811 2.710 19,750 2.627 6,693 47.408 -1,061 -5.098 4.Tài sản nợ khác 35,442 6.000 34,633 4.510 33,596 4.468 -809 -2.283 -1,037 -2.994 (Nguồn: Phòng PTKD Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 22
  32. Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 ta có một số nhận xét sau: 900.000 800.000 767.920 751.867 700.000 620.127 590.708 605.889 600.000 500.000 459.630 400.000 300.000 200.000 10.574 16.125 117.185 14.715 97.467 89.177 100.000 8.506 14.531 14.898 13.823 14.898 12.950 0 2016 2017 2018 I. Tài sản 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng 3. Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân 4. Tài sản cố định 5. Tài sản có khác Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018. Về tình hình tài sản: Từ bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy được tổng tài sản từ năm 2016 là 590,708 triệu đồng đến năm 2017 thì tăng lên 767,920 triệu đồng tương ứng tăng 29.999% so với năm 2016. Năm 2017 đến 2018 thì tài sản có xu hướng giảm nhẹ, từ 767,920 triệu đồng năm 2017 đến 2018 giảm xuống 751,867 triệu đồng tức giảm 2.090% so với năm 2017. Cụ thể từ năm 2016 đến 2017 có tình hình như sau: Tiền mặt tại quỹ tăng lên 5,551 triệu đồng tương ứng tăng 52.497% so với năm 2016, tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng cũng tăng 6,392 triệu đồng tức tăng 75.147% so với năm 2016. Còn về cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân từ năm 2016 đến 2017 tăng lên 146,259 triệu đồng Trườngtướng ứng tăng 31.821% Đại so với năm học 2016, bên Kinh cạnh đó tài sản ctếố định cHuếũng tăng 19,718 triệu đồng tức tăng 20.230%, cuối cùng là tài sản có khác thì giảm nhẹ với mức giảm là 708 triệu đồng tướng ứng giảm 4.872% so với 2016. Qua đây cho thấy chỉ tiêu cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, vì 23
  33. nghiệp vụ cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho tất cả ngân hàng nói chung và ngân hàng DongA Bank nói riêng. Chỉ tiêu cho vay tăng đều qua các năm cho thấy Ngân hàng Đông Á- chi nhánh Huế đã nổ lực tập trung toàn diện phát triển hoạt động này, thông qua việc nghiêm túc thực hiện tốt các chính sách tín dụng phù hợp do Hội sở đề ra và đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, tiền mặt tại quỹ và tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng lại chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 2% trong tổng tài sản. Là do ngân hàng luôn mong muốn sử dụng tối đa nguồn vốn của mình trong kinh doanh và đem lại lợi nhuận tránh tình trạng tồn đọng vốn nhàn rỗi không sinh ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tài sản cố định trong giai đoạn này có xu hướng giảm là do ngân hàng đầu tư vào trang thiết bị để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng để thu hút lượng khách hàng đến với ngân hàng. Cuối cùng là tài sản có khác của DongA bank lại chiếm 16.5% trong cơ cấu tài sản ở giai đoạn 2016 -2017, cho thấy đây là một diễn biến tốt của ngân hàng trong giai đoạn này vì nguồn lãi thu được tăng lên và làm cho khoản mục tài sản có khác cũng tăng lên theo. Từ năm 2017 đến 2018 khi nền kinh tế có nhiều biến động dẫn đến ngành ngân hàng cũng biến động theo, nổi bật là thiên tai, bão lũ và hạn hán làm cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại so với dự báo. Từ đó, sự khó khăn của ngân hàng theo đó có xu hướng giảm theo, dẫn đến tổng tài sản ở giai đoạn 2017 -2018 giảm xuống 16,053 triệu đồng tức giảm 2.09% so với năm 2017. Kéo theo tiền mặt tại quỹ, tài sản có khác và tài sản cố định đều giảm theo, cụ thể là tiền mặt ở giai đoạn này giảm 1,410 triệu đồng tương ứng giảm 8.744% so với năm 2017, tài sản cố định giảm 873 triệu đồng tương ứng giảm 6.316%, và tài sản có khác giảm xuống 28,008 triệu đồng tương ứng giảm 23.301%. Bên cạnh đó, tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng không đổi, trong giai đoạn này do NHNN đã ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp làm giảm lãi suất Trườngcho vay và hỗ trợ cho hoĐạiạt động sản xuhọcất kinh doanh Kinh của nền kinh t ế.tế Huế Về tình hình nguồn vốn: Nhìn chung thì tình hình nguồn vốn do chịu sự biến động và khó khăn của nền kinh tế, nên sự thay đổi của nguồn vốn tương tự như tình hình tài sản ở trong giai đoạn 2016 -2018. Từ năm 2016 -2017 tăng mạnh 177,212 24
  34. triệu đồng tương ứng tăng 29.999% so với năm 2016, năm 2017 – 2018 có giảm nhẹ 16,053 triệu đồng tức giảm 2.090% so với năm 2017. Cụ thể như sau: 900.000 800.000 767.920 751.867 700.000 697.118 683.163 590.708 600.000 525.931 500.000 400.000 300.000 200.000 20.811 14.118 19.750 100.000 15.217 35.442 15.358 34.633 15.358 33.596 0 2016 2017 2018 II. Nguồn vốn 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 2. Phát hành giấy tờ có giá 3. Vốn và các quỹ 4. Tìa sản nợ khác Biểu đồ 2.4: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 Từ năm 2016 - 2017 thì tiền gửi tăng 171,187 triệu đồng tương ứng tăng 32.505% so với năm 2016, ở năm 2017 -2018 tiền gửi có xu hướng giảm 13,955 triệu đồng tức giảm 2.002% so với năm 2017. Việc phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm khoản 2.5%, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn nhưng nó đem lại nguồn vốn quan trọng trong ngân hàng. Vốn và các quỹ ở giai đoạn 2016 - 2017 tăng 6,693 triệu đồng tương ứng tăng 47.408%, nhưng đến năm 2017 -2018 thì giảm xuống 1,061 triệu đồng tương ứng giảm 5.098% so với năm 2017. Tài sản nợ khác giảm từ năm 2016 - 2018, cụ thể là năm 2016 - 2017 giảm 809 triệu đồng tương ứng giảm 2.283% so với năm 2016, năm 2017- 2018 giảm 1,037 triệu đồng tức giảm 2.994% so với năm 2017. Trường2.1.4.2. Tình Đạihình kết qu ảhọchoạt động kinhKinh doanh tại Ngântế hàng Huế TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 25
  35. Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % Thu nhập 67,234 100 70,250 100 67,889 100 3,016 4.486 -2,361 -3.361 -Thu lãi cho vay 65,359 97.211 68,110 96.954 65,754 96.855 2,751 4.209 -2,356 -3.459 -Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -Thu nhập từ DVTT & NQ 1,869 2.780 2,125 3.025 2,125 3.130 256 13.697 0 0 -Thu từ hoạt động khác 6 0.009 15 0.021 10 0.015 9 150 -5 -33.33 Chi phí 41,849 100 48,309 100 48,832 100 6,460 15.436 523 1.083 -Chi trả lãi tiền gửi 25,155 60.109 27,255 56.418 27,245 55.793 2,100 8.348 -10 -0.037 -Chi lãi phát hành giấy tờ có 1,393 3.329 1,495 3.095 1,655 3.389 102 7.322 160 10.702 giá -Chi dịch vụ thanh toán và 297 0.710 336 0.696 345 0.707 39 13.131 9 10.702 ngân hàng -Chi hoạt động khác 15,004 35.853 19,223 39.792 19,587 40.111 4,219 28.119 364 2.679 Lợi nhuận 25,385 100 21,941 100 19,057 100 -3,444 -13.567 -2,884 -13.144 (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  36. 80000 70250 68110 67234 67889 70000 65359 65754 60000 50000 40000 30000 20000 10000 2125 1869 2125 0 0 0 6 15 10 0 Thu nhập Thu lãi từ cho vay Thu lãi tiền gửi thu nhập từ DVTT & Thu từ hoạt động NQ khác 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.5: Tình hình thu nhập của DongA bank – Chi nhánh Huế từ 2016 - 2018 - Về thu nhập: Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.5 ta thấy được tổng thu nhập của chi nhánh có sự biến động trong 3 năm như sau. Xét về thu lãi cho vay thì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập trên 95% và có sự biến động nhẹ từ giai đoạn 2016 -2018. Cụ thể là năm 2016 đến năm 2017 tăng 2,751 triệu đồng tương ứng tăng 4.209%, còn năm 2017 đến 2018 thì giảm 2,356 triệu đồng tương ứng giảm 3.459%. Và không có thu lãi tiền gửi qua 3 năm. Còn xét về thu nhập từ DVTT & NQ mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó vẫn tăng ổn định từng năm, và nó cũng đem lại một khoản lợi nhuận tương đối cho chi nhánh nhờ vào hệ thống ATM được nâng cấp và hoàn thiện hơn với số lượng máy khá nhiều trên địa bàn thành phố. Vì vậy thu nhập từ DVTT & NQ tăng lên góp phần làm tăng tổng thu nhập cho chi nhánh. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 256 triệu đồng, tức tăng 13.697%, từ năm 2017 đến Trường2018 có xu hướng ổn đĐạiịnh. Còn xét họcvề thu từ ho ạtKinh động khác thì t ừ tếnăm 2016 Huế– 2017 tăng 9 triệu đồng tương ứng tăng 150% và từ năm 2017 – 2018 thì giảm xuống 5 triệu đồng, tức giảm 33.33%. Có được kết quả này do ngân hàng đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để đầu tư vào các sản phẩm cho vay với nhiều hình thức khác nhau như: mua 27
  37. sửa chữa nhà, máy tính thiết bị điện tử, cho vay trả góp mua ô tô, dịch vụ mở thẻ thanh toán, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng đưa ra. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng thu về cho mình một số lượng lớn về khách hàng đến với ngân hàng giao dịch. Đều đó cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác này. 48309 48832 50000 45000 41849 40000 35000 27255 30000 27245 25155 25000 19223 19587 20000 15004 15000 10000 1495 336 5000 1393 1655 297 345 0 Chi phí Chi trả lãi tiền gửi Chi lãi phát hành Chi dịch vụ thanh Chi hoạt động giấy tờ có giá toán và ngân quỹ khác 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.6: Tình hình chi phí của DongA bank – Chi nhánh Huế từ năm 2016 -2018 Về chi phí: Ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ, nên để có vốn cho vay thì ngân hàng thường phải tiến hành việc huy động vốn nhàn rỗi từ người dân và các tổ chức kinh tế. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả cao thì nó sẽ giảm thiểu mức chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được quan tâm. Nhìn chung hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên chi phí chủ yếu là số tiền phải trả cho việc huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi. Vì vậy, khoản chi trả tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Nhìn chung tổng chi phí qua 3 năm có xu hướng tăng, cụ thể từ năm 2016 – 2017 Trườngtăng 6,460 triệu đồng (Đạitương ứng tănghọc 15.436%), Kinhcòn năm 2017 đ ếtến 2018 Huếcũng tăng nhẹ 523 triệu đồng (tương ứng tăng 1.083%). Chi trả lãi tiền gửi luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể từ năm 2017 so với năm 2016 tăng 2,100 triệu đồng, tương ứng 28
  38. tăng 8.348%, từ năm 2018 so với 2017 giảm nhẹ 10 triệu đồng tức giảm 0.037%. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn này, chi trả lãi tiền gửi do hoạt động tốt của nền kinh tế và làm cho ngân hàng tăng cường vốn huy động nên việc chi trả lãi tiền gửi cao là điều đúng đắn. Bên cạnh đó, chi lãi phát hành giấy tờ có giá lại chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí, từ năm 2017 so với 2016 thì tăng 102 triệu đồng (tương ứng tăng 7.322%), từ năm 2018 so với 2017 tăng 160 triệu đồng (tương ứng tăng 10.702%). Còn đối với chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí khoản 0.7%, cụ thể năm 2017 so với 2016 tăng 39 triệu đồng tức tăng 13.131%, còn năm 2018 so với 2017 cũng tăng nhẹ là 9 triệu đồng (tương ứng tăng 2.679%). Từ đó, có thể thấy rằng ngân hàng đang đầu tư để cải thiện tốt hơn các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ để thu hút khách hàng đặc biệt trong năm 2016-2017. Khoản chi cho hoạt động khác cũng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu chi phí, cụ thể trong năm 2016 là 15,004 triệu đồng, năm 2017 là 19,223 triệu đồng và năm 2018 là 19,587 triệu đồng. Năm 2017 so với năm 2016 thì tăng 4,219 triệu đồng (tương ứng tăng 28.119%), năm 2018 so với năm 2017 tăng 364 triệu đồng (tương ứng tăng 1.894%). Điều này chứng tỏ ngân hàng Đông Á tăng cường chi cho hoạt động marketing, chi cho cán bộ công nhân viên, đầu tư máy móc, vì vậy chi phí ở giai đoạn 2016 - 2018 tăng. Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  39. Lợi nhuận 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.7: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018 Về lợi nhuận: Lợi nhuận của ngân hàng liên tục giảm từ năm 2016 đến 2018. Cụ thể là năm 2016 có 25,385 triệu đồng nhưng đến 2017 thì giảm xuống 21,941 triệu đồng tương ứng giảm 3,444 triệu đồng tức giảm 13.567% so với năm 2016, năm 2017 có 21,941 triệu đồng nhưng qua năm 2018 bị giảm xuống 19057 triệu đồng tương ứng giảm 2,884 triệu đồng tức giảm 13.144% so với năm 2017. Ta thấy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập nên ngân hàng liên tục giảm ở giai đoạn 2016- 2018. Vì vậy việc cắt giảm chi phí đang được ban lãnh đạo quan tâm để làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù lợi nhuận có dấu hiệu giảm nhưng DongA bank luôn chiếm được lòng tin từ khách hàng truyền thống và hoạt động cho vay tiêu dùng đang được cải thiện và đổi mới cho ngân hàng thu hút khách hàng mới. 2.2. Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 2.2.1. Các sản phẩm CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế Trường Vay cầ mĐại cố sổ tiết kihọcệm: Để vay tiKinhền cho các nhu ctếầu kinh Huếdoanh và tiêu dùng: bổ sung vốn đầu tư, bảo lãnh cho người thân vay ngân hàng, cho con cái đi du học, + Đối tượng và điều kiện vay vốn: 30
  40. - Cá nhân sở hữu hợp pháp sổ tiết kiệm Đông Á. - Cá nhân được bên thứ 3 bảo lãnh trên cơ sở cầm cố sổ tiết kiệm Đông Á. - Có nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của DongA Bank. - Có tài sản đảm bảo: Sổ tiết kiệm mở tại DongA Bank.  Vay tiêu dùng, sinh hoạt: hỗ trợ bạn và gia đình những khoản chi cho các nhu cầu cần thiết trong đời sống, từ chi trả học phí, cưới hỏi, du lịch, mua laptop, mua xe, đến trang trải các chi phí phát sinh đột xuất khi ốm đau, điều trị bệnh, + Đối tượng và điều kiện vay vốn: - Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/Tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận CN/PGD DongA Bank có thực hiện cho vay tiêu dùng sinh hoạt. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có mức thu nhập ổn định bảo đảm hoàn trả nợ vay. - Có tài sản thế chấp, cầm cố của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.  Vay trả góp chợ: của DongA Bank, các tiểu thương nay sẽ không còn chịu áp lực phải “vay nóng” khi cần thêm vốn kinh doanh. DongA Bank là ngân hàng duy nhất hiện nay giới thiệu dịch vụ này nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn của tiểu thương, với mức vay tối ưu, thời gian vay ngắn và lãi suất cạnh tranh. + Đối tượng và điều kiện vay vốn: - Tiểu thương tại các chợ (cùng địa bàn với các Chi nhánh DongA Bank đang thực hiện cho vay trả góp chợ). - DongA Bank cho vay trực tiếp tới tiểu thương trên cơ sở có sự giám sát của Ban Quản Lý chợ.  Vay tiêu dùng trả góp: hàng tháng, không cần tài sản thế chấp là sự lựa chọn đầy tiện lợi ích chi cho các nhu cầu cấp thiết trong đời sống mà không có dự tính trước. + Đối tượng và diều kiện vay vốn: - Cán bộ - CNV của các đơn vị có liên kết với DongA Bank - Có hộ khẩu/tạm trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận với DongA Bank - Có mức thu nhập ổn định, đảm bảo hàng tháng trả góp không quá 70% tổng thu Trườngnhập Đại học Kinh tế Huế - Không có nợ quá hạn tại DongA Bank và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xét duyệt cho vay. - Hàng thàng đơn vị đồng ý trích lương người vay chuyển trả cho DongA Bank. 31
  41.  Vay vốn sản kinh doanh: DongA Bank giúp bạn nhanh chóng mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp “làm chủ” mà không còn phải lo lắng về nguồn vốn lưu động. + Đối tượng và điều kiện vay vốn: - Cá nhân là người Việt Nam có cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Có mục đích kinh doanh rõ ràng, phương án kinh doanh khả thi. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính hoàn trả nợ vay, có một phần vốn tham gia vào dự án. - Có tài sản thế chấp cầm cố của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.  Vay du học: DongA Bank với tâm niệm luôn đồng hành cùng thế hệ trẻ trên mọi hành trình trau dồi kiến thức và phát triển bản thân, DongA Bank sẵn sàng hỗ trợ người thân bạn hoàn thành ước mơ du học, đầu tư cho tương lai thành đạt thông qua dịch vụ vay du học với mức vay du học trọn gói chỉ có tại DongA Bank. + Đối tượng và điều kiện vay vốn: - Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/ Sổ tạm trú/Giấy đăng ký tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận DongA Bank. - Cá nhân là thân nhân (ông/bà, cha/mẹ, anh/chị ) của người đi du học. - Có khả năng trả nợ vay. - Không có nợ quá hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. - Có tài sản đảm bảo: là tài sản của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh.  Vay xây dựng, sửa nhà: DongA Bank là khoản vay với hạn mức và thời gian trả nợ linh hoạt, lãi suất cạnh tranh sẽ đưa bạn đến gần hơn với ngôi nhà mình hằng mơ ước, tận hưởng cuộc sống như ý bên người thân. + Đối tượng và điều kiện vay vốn: - Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có Hộ khẩu/ tạm trú, cư trú cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận với DongA Bank. - Có nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của DongA Bank. Trường- Không có nợ quá Đại hạn tại bất kỳhọc tổ chức tín dụngKinh nào. tế Huế - Có tài sản đảm: Là tài sản của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh. 32
  42. 2.2.2. Quy trình CVTD của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Quy trình cho vay tiêu dùng Phần I: Tiếp nhận Phần II: Quản lý hồ sơ, xử lý hồ sơ khoản vay và thu vay hồi nợ sau cho vay Tiếp nhận, tư vấn khách hàng về hồ sơ Duyệt hợp đồng, ký kết hợp đồng và vay vốn giải ngân hồ sơ cho vay Tiếp nhận hồ sơ khách hàng Giải ngân và chi vay cho khách hàng Thẩm định hồ sơ khách hàng Lưu trữ và quản lý hồ sơ vay Lãnh đạo phê duyệt hạn mức cho vay Giám sát khoản vay và thu nợ hàng tháng Tiếp nhận hồ sơ, thông báo hạn mức đã duyệt cho khách hàng Tái thẩm định khách hàng Nhập thông tin hồ sơ vay vào hệ thống Thanh lý hợp đồng Trườngthông tin tại DongA Đại bank học Kinh tế Huế Soạn thảo hợp đồng tín dụng 33
  43. Phần I: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ vay Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn khách hàng về hồ sơ vay vốn. - Để có thể hiểu rõ về nhu cầu vay vốn của khách hàng thì cán bộ tín dụng sẽ tiến hành gặp gỡ khách hàng, tư vấn khách hàng những thắc mắc về vấn đề cho vay tiêu dùng với các mực như: hạn mức vay, phương thức hoàn trả, thời gian trả nợ định kỳ, - Một bộ hồ sơ CVTD trong đó bao gồm: + Giấy đề nghị vay vốn, CMND và sổ hộ khẩu của khách hàng vay và các đối tượng liên quan trong hồ sơ. + Các giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc tài sản đảm bảo của người vay. + Các giấy tờ liên quan tới sản phẩm vay cụ thể theo yêu cầu của ngân hàng. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng. - Sau khi hoàn tất bước 1 thì nhân viên PTKD sẽ tiến hành bước tiếp theo. Đó là tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa, đã phù hợp với quy định của ngân hàng chưa. Nếu chưa thì yêu cầu khách hàng cung cấp lại cho đầy đủ để đáp ứng điều kiện cho vay. Bước 3: Thẩm định hồ sơ khách hàng. - Nhân viên thẩm định khách hàng trực tiếp gặp khách hàng của mình để kiểm tra tính chính xác trong hồ sơ vay vốn. Kiểm tra về tình hình của khách hàng và của người bảo lãnh để có thể nắm rõ hơn về khách hàng. Bước 4: Lãnh đạo phê duyệt hạn mức cho vay. - Sau khi thẩm định hồ sơ xong, nếu hồ sơ hợp lệ thì nhân viên thẩm định sẽ bổ sung thêm một số giấy tờ như: giấy nhận nợ, lịch trả nợ và từ đó trình lên Giám đốc chi nhánh để xem xét khách hàng có đủ điểu kiện vay vốn hay không. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo hạn mức đã duyệt cho khách hàng. - Sau khi đã trình hồ sơ lên Giám đốc chi nhánh và đã duyệt và được cung cấp tín dụng thì nhân viên PTKD sẽ thông báo cho khách hàng của mình biết được về hạn Trườngmức, phương thức trả vàĐại thời gian tr ảhọc của khoản vay.Kinh tế Huế 34
  44. Bước 6: Nhập thông tin hồ sơ vay vào hệ thống thông tin tại DongA bank: - Nhân viên hỗ trợ tín dụng hoặc giao dịch viên điền đầy đủ hồ sơ vay vốn vào hệ thống thông tin của DongA bank để báo cáo cho hội sở và cũng để thuận tiện hơn cho việc theo dõi các khoản nợ. Bước 7: Soạn thảo hợp đồng tín dụng - Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng và điền đầy đủ thông tin để tiến hành ký với khách hàng. Phần II: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ sau cho vay Bước 8: Duyệt hợp đồng, ký kết hợp đồng và giải ngân hồ sơ cho vay. - Hợp đồng tín dụng sẽ được trình lên Giám đốc hoặc phó giám đốc chi nhánh để duyệt và ký kết hợp đồng với khách hàng. Bước 9: Giải ngân và chi vay cho khách hàng. - Nhân viên hỗ trợ tín dụng, giao dịch viên sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng vay bằng hình thức nhận tiền trực tiếp hoặc qua thẻ ATM tùy theo khách hàng mong muốn. Bước 10: Lưu trữ và quản lý hồ sơ vay. - Sau khi giải ngân cho khách hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng hoặc giao dịch viên sẽ tiến hành lưu hồ sơ tại kho hồ sơ của khách hàng để tiện theo dõi khách hàng. Bước 11: Giám sát khoản vay và thu nợ hàng tháng. - Sau khi giải ngân, các khoản vay sẽ được theo dõi xem thử có thực hiện đúng như mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng hay không. Cứ sau 1 tháng từ lúc giải ngân thì cán bộ tín dụng sẽ viết báo cáo sau cho vay, sau đó cứ mỗi 3 tháng lại viết báo cáo một lần để đánh giá về tình hình hiện tại của khách hàng vay.Cuối mỗi tháng, cán bộ tín dụng phải nhắc nhở khách hàng vay vốn của mình nộp tiền để thu hồi vốn và lãi về nộp cho ngân hàng. Trường Bước 12: Đại Tái thẩm đ ịnhhọc khách hàng. Kinh tế Huế - Nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay. Để nắm rõ tình hình hiện tại của khách hàng và xem các khoản tiền mà khách hàng vay có trả nợ đúng 35
  45. hạn hay không. Từ đó, đảm bảo cho nguồn vốn giải ngân của khách hàng vẫn có khả năng thu hồi. Bước 13: Thanh lý hợp đồng. - Khi khách hàng đã nộp đủ vốn gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành làm các thủ tục thanh lý hợp đồng cho khách hàng, để trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng nếu có và lưu hồ sơ vào và kết thúc cuộc giao dịch. 2.2.3. Thực trạng CVTD tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018. Khóa luận phân tích thực trạng theo kỳ hạn của món vay, đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn được trình bày như sau: 2.2.3.1. Tình hình cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  46. Bảng 2.4: Cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % I.Doanh số CVTD 74,710 100 93,672 100 112,752 100 18,962 25.381 19,080 20.369 1.Ngắn hạn 11,207 15 18,734 20 14,658 13 7,528 67.172 -4,077 -21.760 2.Trung hạn 63,504 85 74,938 80 98,094 87 11,434 18.005 23,157 30.901 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II.Doanh số thu nợ 54,668 100 65,508 100 92,306 100 10,840 19.829 26,798 40.908 1.Ngắn hạn 8,200 15 13,102 20 18,461 20 4,901 59.768 5,359 40.902 2.Trung hạn 46,468 85 52,406 80 73,845 80 5,939 12.781 21,439 40.909 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 III. Dư nợ cuối kỳ 32,305 100 60,469 100 80,915 100 28,164 87.182 20,446 33.812 1.Ngắn hạn 8,296 25.68 13,929 23.035 10,125 12.514 5,633 67.900 -3,803 -27.306 2.Trung hạn 24,009 74.32 46,540 76.965 70,790 87.486 22,531 93.844 24,249 52.104 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV.Nợ quá hạn 300 100 370 100 340 100 70 23.333 -30 -8.108 (NQH) 1.Ngắn hạn 90 30 90 24.324 40 11.765 0 0 -50 -55.556 2.Trung hạn 210 70 280 75.676 300 88.235 70 33.333 20 7.143 3.Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 V. Nợ xấu 80 100 120 100 160 100 40 50 40 33.333 (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  47. Doanh số cho vay tiêu dùng: Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng nhìn chung tăng từ năm 2016 – 2018. Cụ thể như sau: từ năm 2016 là 74,710 triệu đồng đến năm 2017 tăng lên 93,672 triệu đồng tức tăng lên 18,962 triệu đồng (tương ứng tăng 25.381% so với năm 2016), năm 2017 là 93,672 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 112,752 triệu đồng tức tăng 19,080 triệu đồng (tương ứng tăng 20.369% so với năm 2017). Nhìn vào doanh số CVTD theo kỳ hạn ta thấy được sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở năm 2016-2017 và giảm tỷ trọng ở năm 2017- 2018. Cụ thể là từ năm 2016 -2017 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 7,528 triệu đồng (tương ứng tăng 67.172% so với năm 2016), năm 2017 – 2018 giảm xuống 4,077 triệu đồng (tương ứng giảm 21.760% so với năm 2017). Doanh số cho vay dài hạn không đổi qua ba năm và doanh số cho vay trung hạn lại liên tục tăng trong ba năm, từ năm 2016 -2017 tăng 11,434 triệu đồng (tương ứng tăng 18.005% so với năm 2016), từ năm 2017 đến 2018 tăng 23,157 triệu đồng (tương ứng tăng 30.901% so với năm 2017). Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn giảm ở giai đoạn 2017-2018 là do chi nhánh đang thay đổi cơ cấu cho vay bằng cách phát triển các sản phẩm cho vay khác như: cho vay mua ô tô, cho vay xây dựng, cho vay du học, sửa chữa nhà ở, đây là các sản phẩm cho vay trung hạn và dài hạn, nhưng các sản phẩm này nguồn trả nợ của khách hàng đến từ tiền lương hàng tháng. Vì vậy khách hàng thường có nhu cầu vay trung hạn hơn là cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, tiền lương của khách hàng cũng phải trang trải nhiều trong cuộc sống nên họ thường chọn thời gian trung hạn để dễ trả nợ là chủ yếu. Vì vậy doanh số cho vay trung hạn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn. Doanh số thu nợ: Hoạt động CVTD luôn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng bên cạnh lợi nhuận thì nó cũng đi kèm với những rủi ro có thể xảy ra trong cho vay, nếu các khoản vay đều được thu hồi đúng hạn thì điều đó rất tốt cho ngân hàng. TrườngMột điều quan trọng khôngĐại thể thi ếuhọc đó là ngân hàngKinh muốn hoạt đ ộtếng tốt vHuếề cho vay thì cần phải nâng cao công tác thu hồi nợ từ khách hàng vay, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay. Công tác cho vay và công tác thu hồi nợ là hai mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như thu nợ tốt thì 38
  48. đảm bảo tính an toàn của nguồn vốn và từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, làm tăng số vòng quay và tạo ra giá trị thặng dư lớn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Nhìn vào bảng số liệu 2.4 cho thấy doanh số thu nợ trung hạn chiếm đến 80% trong tổng số doanh số thu nợ và tăng từ năm 2016- 2018. Từ năm 2016 – 2017, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 4,901 triệu đồng (tương ứng tăng 59.768% so với năm 2016), doanh số thu nợ trung hạn tăng 5,939 triệu đồng (tương ứng tăng 12.781% so với năm 2016). Từ năm 2017 -2018, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 5,359 triệu đồng (tương ứng tăng 40.902% so với năm 2017), doanh số thu nợ trung hạn tăng 21,439 triệu đồng (tương ứng tăng 40.909% so với năm 2017). Doanh số thu nợ dài hạn không đổi qua ba năm. Nhìn chung thì các cán bộ nhân viên ngân hàng Đông Á đã không ngừng nổ lực trong công tác kiểm tra chặt chẽ tình trạng thu nhập của khách hàng vay. Luôn quan tâm công tác thu nợ trong CVTD bằng cách phân công các cán bộ theo dõi từng khách hàng và luôn nhắc nhở khách hàng trong việc thu nợ vay đến từng khách hàng. Dư nợ cuối kỳ: Tương tự như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cuối kỳ đều tăng qua ba năm và dư nợ trung hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cuối kỳ. Năm 2017 so với năm 2016 thì dư nợ cuối kỳ tăng 28,164 triệu đồng tức tăng 87.182%, còn năm 2018 so với năm 2017 tăng 20,446 triệu đồng tức tăng 33.812%. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn trong năm 2016 đến 2017 tăng 5,633 triệu đồng (tương ứng tăng 67.900% so với năm 2016), năm 2017 đến 2018 giảm 3,803 triệu đồng (tương ứng giảm 27.306% so với năm 2017). Nhìn chung dư nợ dài hạn không đổi qua ba năm, dư nợ trung hạn lại liên tục tăng trong ba năm, năm 2016 đến 2017 tăng 22,531 triệu đồng tương ứng tăng 93.844% và từ năm 2017 đến 2018 tăng 24,249 triệu đồng tương ứng tăng 52.104%. Dư nợ trung hạn lại chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng liên tục, là do ngân hàng đang phát triển các loại hình cho vay như: mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, đó là những gói sản phẩm cho vay có thời gian vay tương đối dài. Và phù Trườnghợp với từng đối tượ ngĐại có nhu cầu nhưnghọc tài chính Kinh có hạn nên họ vaytế theo Huếhình thức này sẽ phù hợp với tài chính của mình. Chẳng hạn như hoạt động cho vay sửa chữa nhà ở thường là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 3 năm, vì thời gian thu hồi nợ kéo dài nên dư nợ của hoạt động cho vay này cũng tăng lên. Tuy nhiên, nhìn vào 39
  49. kết quả có được ở trên thì cho thấy ngân hàng đã nổ lực rất nhiều trong công tác cho vay này, mặc dù dư nợ cao nhưng không thể kết luận ngân hàng không tốt. Để có thể đảm bảo tốt nhất cho hoạt động cho vay này, thì phải thực hiện song song giữa hai yếu tố đó là mở rộng hoạt động CVTD và chất lượng thẩm định, kiểm tra và giám sát phải đi cùng nhau. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng: Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy nợ quá hạn từ năm 2016 đến 2017 tăng, nhưng đến năm 2017- 2018 lại giảm, cụ thể như sau: từ năm 2017 tăng 23.333% so với năm 2016 còn năm 2018 giảm 8.108% so với năm 2017. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn từ năm 2016 – 2017 không đổi, năm 2017-2018 giảm 50 triệu đồng (tương ứng tăng 55.556% so với năm 2017). Nợ quá hạn trung hạn tăng năm 2017 tăng 70 triệu đồng tương ứng tăng 33.333% so với năm 2016, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 20 triệu đồng tương ứng tăng 7.143%. Tuy nhiên, nợ quá hạn giảm là do được sự hỗ trợ của nhà nước, làm cho người dân làm ăn có lãi nên nộp đầy đủ cho ngân hàng. Nhưng lúc đầu, nợ quá hạn lại tăng lên cho thấy trong giai đoạn đó ngân hàng Đông Á cắt giảm rất nhiều nhân viên nên công việc thẩm định, giám sát các khoản vay chưa tốt, cũng có thể do giai đoạn này làm ăn khó khăn, chỉ đủ trang trải trong cuộc sống, không đủ để trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn được nên kéo theo nợ quá hạn tại ngân hàng tăng.  Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng năm 2016 -2018. Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng từ năm 2016 -2018. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Nợ quá hạn CVTD 300 370 340 70 23.33 -30 -8.11 Dư nợ CVTD 32,305 60,469 80,915 28,164 87.18 20,446 33.81 TrườngTỷ lệ nợ quá hạn 0.93Đại0.61 học0.42 Kinh-0.32 tế-0.19 Huế CVTD (%) (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng DongA bank – Chi nhánh Huế) 40
  50. 1 0,93 0,9 0,8 0,7 0,6 0,61 0,5 0,4 0,42 0,3 0,2 0,1 0 2016 2017 2018 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%) Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của DongA bank – Chi nhánh Huế Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện được hiệu quả của tín dụng của ngân hàng. Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.8 thì tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm xuống ở năm 2016-2018. Đây được xem là một dấu hiệu tốt, vì tỷ lệ này ngày càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt. Cụ thể năm 2016 thì tỷ lệ nợ quá hạn là 0.93% đến năm 2017 là 0.61% tương ứng giảm 0.32% so với năm 2016. Qua đây cho thấy trong năm 2016 – 2017, có sự nổ lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng và các đơn vị khác liên quan trong công tác thu nợ được giải quyết tốt, vì vậy các khoản nợ quá hạn của ngân hàng được giảm xuống trong giai đoạn này. Trong năm 2017 đến 2018 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống mạnh, năm 2017 là 0.61% đến năm 2018 là 0.42% tức giảm 0.19% so với năm 2017. Nguyên nhân là do nợ quá hạn trong năm 2016 -2017 tăng mạnh, tăng 70 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 23.333%. Nợ quá hạn giảm là vì ngân hàng thực hiện tốt công tác thu tiền, thẩm định các khoản vay có hiệu quả, từ đó làm cho tỷ lệ nợ quá hạn ở giai đoạn 2016 đến 2018 có xu hướng giảm mạnh như vậy. Tuy nhiên, dư nợ cũng tăng trong giai đoạn 2016 - Trường2018, cho thấy ngân hàngĐại đang nổ lựhọcc mở rộng thKinhị trường nhưng nhtếững kho Huếản dư nợ trước đó chưa giải quyết nên đến giai đoạn này kéo dư nợ tăng lên. Vì vậy, ngân hàng 41
  51. cần giải quyết các khoản dư nợ này thì các hoạt động cho vay tiêu dùng mới phát triển và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm nhưng DongA bank vẫn đang ở mức an toàn là dưới 5%. Vì vậy, ngân hàng cần có các biện pháp tốt hơn nữa, không để tỷ lệ này tăng lên và cần giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống để có kết quả cao hơn nữa cho ngân hàng và cho hoạt động cho vay tiêu dùng càng ngày phát triển hơn nữa so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Huế. Nợ xấu CVTD: Nợ xấu hay là nợ khó đòi là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao và khả năng thu hồi vốn rất khó, đôi khi khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn của chủ nợ và làm thiệt hại cho ngân hàng. Những điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Dựa vào bảng số liệu 2.4 ta thấy nợ xấu ở giai đoạn 2016 đến 2018 có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: từ năm 2016 đến 2017 tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 50% so với năm 2016 và sau đó năm 2018 so với năm 2017 có xu hướng tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 33.333% so với năm 2017. Từ đó, cho thấy công tác thu nợ, khắc phục nợ của ngân hàng chưa có hiệu quả, vì tình hình nợ xấu của ngân hàng có hướng tăng và đây cũng là một dấu hiệu không tốt cho ngân hàng, vì vậy để tránh được những tổn thất trong quá trình cho vay thì ngân hàng cần phải làm giảm nợ xấu xuống. Bên cạnh đó, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa công tác thẩm định, thu nợ và tìm ra những biện pháp khắc phục tốt trong cho vay.  Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng từ năm 2016 -2018. Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng từ năm 2016-2018. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Nợ xấu CVTD 80 120 160 40 50 40 33.333 TrườngDư nợ CVTD 32,305Đại60,469 học80,915 28,164Kinh87.182 20,446tế Huế33.812 Tỷ lệ nợ xấu 0.248 0.198 0.197 -0.05 -0.001 CVTD (%) (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng DongA bank – Chi nhánh Huế) 42
  52. Nhìn vào biểu đồ 2.9 và bảng 2.6 thì ta cũng có thể thấy được tỷ lệ nợ xấu ở mức khá nhỏ trong tổng dư nợ, điều này cho thấy hình ảnh của ngân hàng đối với với khách hàng có sự tin tưởng cao. Ta thấy trong giai đoạn năm 2016 đến 2018 thì nợ xấu cho vay tiêu dùng không đổi qua ba năm, cụ thể là năm 2017 so với năm 2016 tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 50%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 33.333%, đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng trong việc tránh khỏi tổn thất cho ngân hàng. Trong đó tỷ lệ nợ xấu cho biết 100 đồng dư nợ CVTD thì có bao nhiêu đồng nợ xấu và mức nợ xấu an toàn là dưới 3%. Nhìn vào bảng trong giai đoạn 2016 đến 2018 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh, cụ thể là năm 2016 là 0.248%, năm 2017 là 0.198% và năm 2018 là 0.197%. Điều này cho thấy ngân hàng đang mở rộng thị trường nên dư nợ đang tăng lên trong khi đó ngân hàng vẫn thực hiện tăng trưởng thị trường trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho các khoản giải ngân, vì vậy tỷ lệ nợ xấu giảm. Cho thấy chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng tại ngân hàng Đông Á đang được nâng cao, đội ngũ lãnh đạo đang đi đúng hướng trong chiến lược xây dựng và phát triển ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) 0,3 0,25 0,248 0,2 0,198 0,197 0,15 0,1 0,05 0 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu CVTD của DongA bank từ năm 2016 -2018. Trường2.2.3.2. Tình Đại hình cho vay học tiêu dùng theoKinhđối tượng vaytế vố n Huếtại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 43
  53. Bảng 2.7: Tình hình CVTD theo đối tượng vay vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1.Doanh số CVTD 74,710 100 93,672 100 112.752 100 18,962 25.381 19,080 20.369 -Cán bộ nhân viên Nhà nước 52,185 69.85 57,826 61.732 52,095 46.203 5,641 10.810 -5,731 -9.911 -HPN 2,300 3.079 13,455 14.364 43,000 38.137 11,155 4.85 29,545 219.584 -Hưu trí 7,560 10.119 8,556 9.134 950 0.843 996 13.175 -7,606 -88.897 -Giáo dục 5,350 7.161 6,135 6.549 8,254 7.320 785 14.673 2,119 34.540 -Công an, quân đội 4,115 5.508 3,136 3.348 1,998 1.772 -979 -23.791 -1,138 -36.288 -Đối tượng khác 3,200 4.283 4,564 4.872 6,455 5.725 1,364 42.625 1,891 41.433 2.Doanh số thu nợ 54,668 100 65,508 100 92,306 100 12,840 24.379 26,798 40.908 -Cán bộ nhân viên Nhà nước 45,881 83.927 45,951 70.146 49,108 53.201 70 0.153 3,157 6.870 -HPN 575 1.052 6,880 10.503 30,050 32.555 6,305 1096.522 23,170 336.773 -Hưu trí 0 0 0 0 220 0.238 0 0 220 0 -Giáo dục 3,256 5.956 4,151 6.337 5,993 6.493 895 27.488 1,842 44.375 -Công an, quân đội 2,156 3.944 4,112 6.277 830 0.899 1,956 90.724 -3,282 -79.815 -Đối tượng khác 2,800 5.122 4,414 6.738 6,105 6.614 1,614 57.643 1,691 38.310 3.Dư nợ CVTD 32,305 100 60,469 100 80,915 100 28,164 87.182 20,446 33.812 -Cán bộ nhân viên Nhà nước 12,725 39.390 24,600 40.682 27,587 34.094 11,875 93.320 2,987 12.142 -HPN 1,725 5.340 8,300 13.726 21,250 26.262 6,575 381.159 12,950 156.024 -Hưu trí 8,550 26.466 17,106 28.289 17,836 22.043 8,556 100.070 730 4.268 -Giáo dục 4,119 12.750 6,103 10.093 8,364 10.337 1,984 48.167 2,261 37.047 -Công an, quân đội 3,986 12.339 3,010 4.978 4,178 5.163 -976 -24.486 1,168 38.804 -Đối tượng khác 1,200 3.715 1,350 2.233 1,700 2.101 150 12.5 350 25.926 4.Nợ quá hạn (NQH) CVTD 300 100 370 100 340 100 70 23.333 -30 -8.108 -Cán bộ nhân viên Nhà nước 140 46.667 270 72.973 170 50 130 92.857 -100 -37.037 -HPN 0 0 0 0 100 29.412 0 0 100 0 -Hưu trí 0 0 0 0 15 4.412 0 0 15 0 -Giáo dục 15 5 10 2.703 20 5.882 -5 33.333 10 100 -Công an, quân đội 25 8.333 30 8.108 35 10.294 5 20 5 16,667 -Đối tượng khác 120 40 60 19.216 0 0 -60 -50 -60 -100 5.Nợ xấu CVTD 80 100 120 100 160 100 40 50 40 33.333 (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  54. Doanh số cho vay tiêu dùng: Dựa vào bảng 2.7 ta thấy doanh số CVTD nhìn chung liên tục tăng từ năm 2016-2018, cụ thể năm 2017 so với năm 2016 tăng 18,962 triệu đồng (tương ứng tăng 25.381% so với năm 2016), năm 2018 so với năm 2017 tăng nhẹ với 19,080 triệu đồng (tương ứng tăng 20.369% so với năm 2017). Từ năm 2016 đến năm 2017 cho vay hội phụ nữ tăng 11,155 triệu đồng tương ứng tăng 4.85% so với năm 2016, năm 2017 đến 2018 tăng mạnh lên 29,545 triệu đồng tương ứng tăng 219.584% so với năm 2017. Doanh số CVTD có xu hướng tăng là do trong những năm gần đây, ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế nhận thấy rằng phụ nữ là người chăm lo cho cuộc sống của gia đình và thường xuyên mua sắm cho gia đình, nên ngân hàng đã phát triển sản phẩm cho vay tín chấp hội phụ nữ, ngân hàng đã đánh vào tâm lý của người tiêu dùng nên doanh số CVTD ngày càng tăng lên. Doanh số CVTD hưu trí ở năm 2016-2017 tăng nhưng đến 2017- 2018 lại giảm mạnh cụ thể năm 2017 so với 2016 tăng 13.175%, năm 2018 so với năm 2017 giảm 88.897%. Doanh số cho vay giáo dục, công an, quân đội và đối tượng khác chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng doanh số CVTD và cũng tăng đều qua các năm. Năm 2017 doanh số cho vay CBNV Nhà nước tăng 5,641 triệu đồng tương ứng tăng 10.810% so với năm 2016, năm 2018 có hướng giảm xuống 5,731 triệu đồng tương ứng giảm 9.911% so với năm 2017. Qua đó, ta thấy được ngân hàng luôn chú trọng vào cho vay hội phữ nữ nên doanh số cho vay CBNV Nhà nước lại có xu hướng giảm như vậy. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu vay để chi tiêu gia đình là rất lớn, đây là cơ hội để ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay để phục vụ nhu cầu của người dân và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh số thu nợ: Nhìn chung doanh số thu nợ CVTD tại DongA bank liên tục tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2018, mỗi năm tăng trên 24%. Doanh số thu nợ CBNV Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất từ năm 2016 đến năm 2018, cụ thể là năm 2017 tăng 70 triệu đồng tương ứng tăng 0.153% so với năm 2016, năm 2018 tăng Trườngmạnh 3,157 triệu đồng Đạitương ứng tăng học 6.870% so Kinhvới năm 2017. Doanh tế số thuHuế nợ hội phụ nữ tăng mạnh qua ba năm, từ năm 2017 là 6,305 triệu đồng tương ứng tăng mạnh 1096.522% so với năm 2016, năm 2018 tăng 23,170 triệu đồng tương ứng tăng 336.773% so với năm 2017. Điều đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ, công tác thẩm định 45
  55. các khoản vay tiêu dùng theo hội phụ nữ thực sự có hiệu quả. Doanh số thu nợ giáo dục, công an, quân đội và đối tượng khác chiếm tỷ trọng khoản 12% tổng doanh số thu nợ CVTD và tăng đều qua các năm. Doanh số thu nợ hưu trí cũng tăng mạnh từ năm 2017 đến 2018 tương ứng tăng 220 triệu đồng, còn từ năm 2016 -2017 doanh số thu nợ không đổi, do từ năm 2016 -2018 doanh số cho vay hội phụ nữ và hưu trí rất lớn đặc biệt là năm 2017 và năm 2018 nên định kỳ ngân hàng thu tiền được nhiều. Dư nợ CVTD: Cũng giống như doanh số CVTD và doanh số dư nợ, dư nợ CVTD tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế nhìn chung liên tục tăng từ năm 2016 đến 2018. Cụ thể, năm 2017 so với năm 2016 dư nợ cho vay tăng 28,164 triệu đồng (tương ứng tăng 87.182%), năm 2018 so với năm 2017 dư nợ cho vay tăng 20,446 triệu đồng (tương ứng tăng 33.812%). Dư nợ cho vay hội phụ nữ tăng mạnh ở giai đoạn 2016 -2017 tăng 6,575 triệu đồng (tương ứng tăng 381.159%) và cũng tăng ở năm 2018 là 12,950 triệu đồng (tương ứng tăng 156.024%). Năm 2017 dư nợ cho vay CBNV Nhà nước tăng 11,875 triệu đồng (tương ứng tăng 93.320% so với năm 2016), và đến năm 2018 so với năm 2017 tăng 2,987 triệu đồng (tương ứng tăng 12.142%). Nhìn chung dư nợ cho vay CBNV Nhà nước và dư nợ cho vay hội phụ nữ có xu hướng tăng nhanh chóng trong giai đoạn này. Từ đó, cho thấy ngân hàng Đông Á đang chú trọng phát triển các gói sản phẩm cho vay hội phụ nữ, vì các sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Bên cạnh đó, không phải dư nợ CVTD cao là có thể khẳng định chất lượng gói sản phẩm CVTD là không tốt, để có thể đảm bảo chất lượng CVTD thì ngân hàng không ngừng nâng cao công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay thật tốt, tránh mang lại rủi ro trong quá trình cho vay. Nợ quá hạn CVTD: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được nợ quá hạn CVTD tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế tăng từ năm 2016 đến 2017 và giảm từ năm 2017 đến 2018, cụ thể là năm 2017 tăng 70 triệu đồng tương ứng tăng 23.333% so với năm 2016, năm 2018 giảm mạnh 30 triệu đồng tương ứng giảm 8.108% so với năm 2017. TrườngNợ quá hạn của CBNV Đại Nhà nước ởhọcnăm 2016- 2017Kinh tăng 130 tri ệutế đồng tươngHuếứng tăng 92.857% so với năm 2016, năm 2017-2018 giảm 100 triệu đồng tương ứng giảm 37.037% so với năm 2017. Nợ quá hạn hội phụ nữ từ năm 2016-2017 ổn định và tăng mạnh từ năm 2017-2018 là 100 triệu đồng. Qua đó cho thấy, trong giai đoạn 2016- 46
  56. 2017 này thì Thành phố Huế chịu ảnh hưởng của rất nhiều đợt thiên tai, bão lũ kéo dài dẫn đến điều kiện sống của người dân gặp nhiều khó khăn, nên họ không có khả năng trả nợ đúng hạn và làm cho nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên. 400 370 350 340 300 300 270 250 200 170 150 140 120 100 100 60 50 30 35 25 20 15 10 15 0 0 0 0 0 0 2016 2017 2018 4. Nợ quá hạn CBNV Nhà nước Hội phụ nữ Hưu trí Giáo dục Công an, quân đội Khác Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn CVTD theo đối tượng vay vốn từ năm 2016 -2018 Nợ xấu CVTD: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nợ xấu từ năm 2016 đến 2017 tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 50% so với năm 2016 và năm 2017-2018 cũng tăng 40 triệu đồng tương ứng tăng 33.333% so với năm 2017. Các cán bộ nhân viên đã làm việc hết sức mình cho ngân hàng, tận tâm và luôn luôn mong muốn ngân hàng Đông Á ngày càng phát triển trên Thành phố Huế, nhưng do công tác cho vay chưa thực hiện tốt nên nợ xấu còn tăng cao ở giai đoạn này. Vì vậy, ngân hàng Đông Á cần đưa ra các biện pháp khắc phục tình hình nợ trên, như vậy hoạt động cho vay mới phát triển. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  57. 180 160 160 140 120 120 100 Triệu Triệu đồng 80 80 60 40 20 0 2016 2017 2018 Nợ xấu Biểu đồ 2.11: Nợ xấu theo đối tượng vay vốn từ năm 2016-2018 2.2.3.3. Tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  58. Bảng 2.8: Tình hình CVTD theo mục đích vay vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế từ 2016 -2018. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % Doanh số CVTD 87,723 100 122,228 100 142,441 100 34,505 39.334 20,213 16.537 -Mua ô tô 2,863 3.264 13,104 10.721 18,914 13.278 10,241 357.702 5,810 44.338 -Mua, sửa chữa nhà ở 10,150 11.571 15,452 12.642 10,775 7.565 5,302 52.236 -4,677 -30.268 -Khác 74,710 85.166 93,672 76.637 112,752 79.157 18,962 25.381 19,080 20.369 Doanh số thu nợ CVTD 62,577 100 72,022 100 103,904 100 9,445 15.093 31,882 44.267 -Mua ô tô 1,115 1.782 2,767 3.842 5,790 5.572 1,652 148.161 3,023 109.252 -Mua, sửa chữa nhà ở 6,794 10.857 3,747 5.203 5,808 5.590 -3,047 -44.848 2,061 55.004 -Khác 54,668 87.361 65,508 90.956 92,306 88.838 10,840 19.829 26,798 40.908 Dư nợ CVTD 57,026 100 107,232 100 145,769 100 50,206 88.041 38,537 35.938 -Mua ô tô 8,135 14.265 18,472 17.226 31,596 21.675 10,337 127.068 13,124 71.048 -Mua, sửa chữa nhà ở 16,586 29.085 28,291 26.383 33,258 22.816 11,705 70.572 4,967 17.557 -Khác 32,305 56.650 60,469 56.391 80,915 55.509 28,164 87.182 20,446 33.812 Nợ quá hạn CVTD 300 100 370 100 340 100 70 23.333 -30 -8.108 -Mua ô tô 0 0 33 8.919 145 42.647 33 0 112 339.394 -Mua, sửa chữa nhà ở 50 16.667 70 18.919 45 13.235 20 40 -25 -35.714 -Khác 250 83.333 267 72.162 150 44.118 17 6.800 -117 -43.820 (Nguồn: Phòng PTKD ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. Doanh số CVTD: Nhìn vào bảng số liệu 2.8, ta thấy rằng doanh số CVTD theo mục đích vay vốn tăng đều trong 3 năm, cụ thể như sau: Từ năm 2016 đến năm 2017 doanh số tăng 34,505 triệu đồng, tương ứng tăng 39.334% so với năm 2016, năm 2017 đến năm 2018 thì doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng 20,213 triệu đồng, tương ứng tăng 16.537% so với năm 2017. Doanh số CVTD với đối tượng vay vốn khác bao gồm: đồ dùng gia đình, mua xe máy, điện thoại trả góp, lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của Ngân hàng Đông Á chiếm trên 76%. Cụ thể là từ năm 2016 là 74,710 triệu đồng đến năm 2017 là 93,672 triệu đồng tương ứng tăng 18,962 triệu đồng tức tăng 25.381% so với năm 2016. Từ năm 2017 đến năm 2018 thì tăng 19,080 triệu đồng tương ứng tăng 20.369% so với năm 2017. Nhìn chung doanh số cho vay theo đối tượng khác tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của ngân hàng, là do nền kinh tế phát triển và nhu cầu của người dân cũng tăng lên cùng với sự phát triển đó, làm cho nhu cầu đi vay để sử dụng vào gia đình lại tăng cao qua các năm. Khi đất nước phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng lên, sử dụng các phương tiện hiện đại để phục vụ nhu cầu của bản thân, vì vậy mà doanh số cho vay tiêu dùng mua ô tô tăng mạnh ở năm 2016 -2017, cụ thể là năm 2016 so với năm 2017 tăng 10,241 triệu đồng tương ứng tăng 357.702% so với năm 2016, còn đến năm 2017- 2018 thì doanh số cũng tăng nhưng tăng nhẹ so với năm 2016-2017, tăng 5,810 triệu đồng và tương ứng tăng 44.338% so với năm 2017. Mặc dù cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu doanh số CVTD nhưng nó lại mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Còn đối với mua và sửa chữa nhà ở của ngân hàng cũng tăng mạnh ở giai đoạn 2016-2017 và giảm ở năm 2017-2018, năm 2016 so với 2017 thì tăng 5,302 triệu đồng tương ứng tăng 52.236% so với năm 2016 và từ năm 2017 so với năm 2018 là giảm xuống 4,677 triệu đồng tương ứng giảm 30.268% so với năm 2017. Doanh số thu nợ CVTD: Tương tự như doanh số CVTD thì doanh số thu nợ cũng tăng mạnh qua 3 năm, từ năm 2016 đến 2017 tăng 9,445 triệu đồng tương ứng Trườngtăng 15.093% so với nămĐại 2016, còn họcđối với năm 2017Kinh so với năm 2018tế th ì tHuếăng mạnh lên 31,882 triệu đồng tương ứng tăng 44.267% so với năm 2017. Trong đó, doanh số thu nợ mua ô tô chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu doanh số của ngân hàng nhưng nó mang lại một nguồn thu đang kể cho ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng. 50
  60. Năm 2016 -2017 tăng 1,652 triệu đồng (tương ứng tăng 148.161% so với năm 2016), từ năm 2017 -2018 thì tăng cao 3,023 triệu đồng (tương ứng tăng 109.252% so với năm 2017). Bên cạnh đó, doanh số thu nợ mua và sửa chữa nhà ở giảm ở năm 2016 - 2017 nhưng đến năm 2017-2018 lại tăng lên, cụ thể là từ năm 2016 -2017 giảm 3,047 triệu đồng (tương ứng giảm 44.848% so với năm 2016), năm 2017-2018 thì tăng 2,061 triệu đồng (tương ứng tăng 55.004% so với năm 2017). Còn đối với doanh số thu nợ theo đối tượng khác cũng tương tự như doanh số CVTD, nó cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của ngân hàng. Trong đó, năm 2016 so với năm 2017 thì tăng 10,840 triệu đồng (tương ứng tăng 19.829% so với năm 2016), năm 2017-2018 cũng tăng cao 26,798 triệu đồng (tương ứng tăng 40.908% so với năm 2017). Qua đó, cho thấy ở tình hình thu nợ trên thì ngân hàng Đông Á đã thực hiện tốt công tác thu nợ và các cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác nhắc nhở khách hàng vay trả nợ đúng hạn, vì vậy doanh số thu nợ đạt được tình hình trên. Dư nợ CVTD: Nhìn vào bảng 2.8 thì dư nợ cho vay đều tăng, từ năm 2016 so với năm 2017 tăng 50,206 triệu đồng so với năm 2016, năm 2017-2018 tăng nhẹ 38,537 triệu đồng so với năm 2017. Nếu xét theo đối tượng mua ô tô, mua và sửa chữa nhà ở và đối tượng khác thì đều tăng trong 3 năm, cụ thể về mua ô tô thì năm 2016- 2017 tăng 10,337 triệu đồng (tương ứng tăng 127.068% so với năm 2016), năm 2017- 2018 tăng 13,124 triệu đồng (tương ứng tăng 71.048% so với năm 2017). Còn về mua và sửa chữa nhà ở thì tăng ở năm 2016-2017 là 11,705 triệu đồng so với năm 2016 và năm 2017-2018 tăng 4,967 triệu đồng so với năm 2017 . Cuối cùng, đối với đối tượng khác thì tăng mạnh ở giai đoạn 2016-2017 là 28,164 triệu đồng tương ứng tăng 87.182% so với năm 2016, từ năm 2017-2018 tăng nhẹ 20,446 triệu đồng tương ứng tăng 33.812% so với năm 2017. Qua đó, ngân hàng Đông Á cần thực hiện việc thẩm định khách hàng vay tốt hơn nữa, luôn luôn theo dõi các khoản vay để tránh những rủi Trườngro xấu có thể xảy ra. Đại học Kinh tế Huế 51
  61. 160.000 145.769 140.000 120.000 107.232 100.000 80.915 80.000 60.469 57.026 60.000 33.258 40.000 32.305 28.291 31.596 16.586 18.472 20.000 8.135 0 2016 2017 2018 Dư nợ CVTD Mua ô tô Mua, sửa chữa nhà ở Khác Biểu đồ 2.12: Dư nợ CVTD theo mục đích vay vốn từ năm 2016-2018 Nợ quá hạn CVTD: Nhìn vào bảng ta thấy được nợ quá hạn ở năm 2016 -2017 tăng và năm 2017-2018 có xu hướng giảm xuống, năm 2016 so với năm 2017 tăng 70 triệu đồng (tương ứng tăng 23.333% so với năm 2016), năm 2017 -2018 giảm 30 triệu đồng (tương ứng giảm 8,108% so với năm 2017). Trong đó, nợ quá hạn mua ô tô tăng mạnh, cụ thể năm 2016-2017 tăng 33 triệu đồng và năm 2017-2018 tăng 112 triệu đồng tương ứng tăng 339.394% so với năm 2017. Bên cạnh đó, nợ quá hạn mua và sửa chữa nhà ở tăng ở năm 2016-2017 với 20 triệu đồng (tương ứng tăng 40% so với 2016), năm 2017-2018 có giảm và giảm 25 triệu đồng (tương ứng giảm 35.7145 so với năm 2017). Còn đối với nợ quá hạn với đối tượng khác thì cũng tăng năm 2016-2017 và giảm ở năm 2017-2018. Nhìn chung nợ quá hạn tăng là do tình hình thu nhập của khách hàng chỉ đủ đáp ứng với nhu cầu cá nhân của họ, nên họ không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm cho tình hình nợ quá hạn tăng cao ở năm 2016 - 2017. Đến năm 2017 - 2018 thì ngân hàng đã thực hiện tốt trong công tác thẩm định khi cho khách Trườnghàng vay và xem xét thuĐại nhập của hhọcọ có đủ trả nợKinhcho ngân hàng haytế không Huế thì mới cho khách hàng vay vốn. Để tránh tình trạng vay vốn xong khi đến hạn trả nợ định kỳ thì không có khả năng trả nợ, làm cho nợ quá hạn tăng, nhưng ở giai đoạn này ngân 52
  62. hàng đã làm tốt và làm cho nợ quá hạn giảm bớt xuống. Đây là dấu hiệu đáng mừng của ngân hàng ở giai đoạn này, như thế thì tình hình cho vay mới phát triển toàn diện. 400 370 350 340 300 300 267 250 250 200 145 150 150 100 70 50 45 50 33 0 0 2016 2017 2018 Nợ quá hạn CVTD Mua ô tô Mua, sửa chữa nhà ở Khác Biểu đồ 2.13: Nợ quá hạn CVTD theo mục đích vay vốn từ năm 2016-2018 2.2.3.4. Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng từ năm 2016 -2018. Bảng 2.9: Tỷ trọng thu lãi từ CVTD của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Lợi nhuận từ 5,135 6,520 6,617 1,385 26.97 97 1.49 CVTD Lợi nhuận 25,385 21,941 19,057 -3,444 -13.57 -2,884 -13.14 chung TrườngTỷ trọng (%) 20.23 Đại29.72 học34.72 9.49 Kinh5 tế Huế (Nguồn: Phòng PTKD Ngân hàng TMCP Đông Á– Chi nhánh Huế) 53
  63. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ CVTD tăng từ năm 2016 đến 2018. Từ năm 2016 đến 2017 lợi nhuận tăng mạnh 1,387 triệu đồng tương ứng tăng 26.97% so với năm 2016. Còn năm 2017 đến 2018 tăng nhẹ từ tăng 97 triệu đồng tức tăng 1.49%, tuy lợi nhuận tăng chậm hơn so với năm 2016-2017 nhưng tỷ trọng thu lãi ở giai đoạn 2017-2018 vẫn tăng và chiếm trên 29% trong tổng lợi nhuận chung. Còn đối với lợi nhuận chung của ngân hàng thì có xu hướng giảm ở năm 2016-2018, cụ thể là năm 2016 là 25,385 triệu đồng đến năm 2017 là 21,941 triệu đồng tương ứng giảm 3,444 triệu đồng tức giảm 13.57% so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017 có xu hướng giảm 2,884 triệu đồng tương ứng giảm 13.14% so với năm 2017. Nhìn chung ngân hàng Đông Á đã không ngừng mở rộng quy mô các sản phẩm cho vay, mở rộng thị trường để tạo ra sự uy tín cho ngân hàng trong thời gian vừa qua. Từ sự nổ lực đó, đã đem lại cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể và giúp ngân hàng hoạt động phát triển trên con đường mở rộng quy mô về hoạt động cho vay. 30000 25385 25000 21941 19057 20000 15000 10000 6520 6617 5135 5000 0 Trường 2016Đại học2017 Kinh 2018tế Huế Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng Lợi nhuận chung Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng thu lãi từ CVTD năm 2016-2018. 54
  64. 2.2.3.5. Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng từ năm 2016-2018. Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng CVTD của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 54,668 65,508 92,306 10,840 19.829 26,798 40.908 CVTD Dư nợ CVTD 34,687 46,387 70,692 11,700 33.730 24,305 52.396 bình quân Vòng quay vốn 1.576 1.412 1.306 -0.164 -0.106 tín dụng (vòng) (Nguồn: Phòng PTKD Ngân hàng DongA bank – Chi nhánh Huế). Nhìn vào bảng số liệu 2.10 ta thấy vòng quay vốn tín dụng giảm liên tục từ năm 2016 đến 2018. Điều này chứng tỏ đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra sử dụng ngày càng không hiệu quả. Cụ thể như sau: năm 2016 có 1.576 vòng nhưng đến 2017 giảm xuống 1.412 vòng tương ứng giảm 0.164 vòng so với năm 2016, nhưng đến năm 2017 là 1.412 vòng và đến năm 2018 thì giảm xuống 1.306 vòng tương ứng giảm 0.106 vòng. Nguyên nhân có thể là do dư nợ bình quân trong năm 2017 đến 2018 tăng, nhưng mức độ tăng chậm hơn so với doanh số thu nợ cho vay nên số vòng quay vốn tín dụng lại có xu hướng giảm xuống. Như vậy công tác thu hồi nợ và luân chuyển vốn của ngân hàng trong giai đoạn này đang sụt giảm, điều này là do khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, nên dẫn đến việc khó khăn trong công tác trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng Đông Á cần phải thực hiện các biện pháp làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên, như thế thì tốc độ luân chuyển tốt hơn và từ đó sẽ tạo ra khả năng sinh lời từ đồng vốn mà ngân hàng đầu tư sẽ cao hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  65. 1,8 1,6 1,576 1,4 1,412 1,306 1,2 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 2016 2017 2018 Vòng quay vốn tín dụng % Biểu đồ 2.15: Vòng quay vốn tín dụng CVTD từ năm 2016-2018 2.2.3.6. Quy mô khách hàng vay trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế từ năm 2016-2018. Bảng 2.11: Quy mô khách hàng CVTD của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Đơn vị: Người Chỉ Năm So sánh tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 % 2017 % 2018 % +/- % +/- % Số lượng 8,725 100 9,517 100 12,135 100 792 9.08 2,618 27.51 khách hàng toàn bộ chi nhánh Số lượng 6,100 69.91 7,930 83.32 9,243 76.17 1,830 30 1,313 16.56 Trườngkhách Đại học Kinh tế Huế hàng CVTD (Nguồn: Phòng PTKD Ngân hàng DongA bank – Chi nhánh Huế) 56
  66. 14000 12135 12000 9517 9243 10000 8725 7930 8000 6100 6000 4000 2000 0 2016 2017 2018 Số lượng khách hàng toàn bộ chi nhánh Số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng Biểu đồ 2.16: Quy mô khách hàng CVTD từ năm 2016 – 2018 Dựa vào bảng 2.11 ta thấy được số lượng khách hàng qua 3 năm thì số lượng khách hàng CVTD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng của toàn bộ chi nhánh. Cụ thể từ năm 2016 đến 2017 thì số lượng khách hàng của toàn bộ chi nhánh tăng 792 người (tương ứng tăng 9.08% so với năm 2016) và từ năm 2017 đến 2018 số lượng khách hàng tăng 2,618 người (tương ứng tăng 27.51% so với năm 2017). Còn đối với số lượng khách hàng CVTD, từ năm 2017 so với năm 2016 thì số lượng khách hàng CVTD tăng 1,830 người tương ứng tăng 30%, còn năm 2018 so với năm 2017 thì số lượng khách hàng CVTD tăng 1,313 người tức tăng 16.56%. Có được kết quả này là nhờ vào chiến lược mở rộng thị trường đặc biệt là không ngừng mở rộng, nâng cao các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho người dân trên địa bàn Thành phố Huế, đặc biệt là sản phẩm cho vay tín chấp hội phụ nữ, được đông đảo chị em quan tâm và tìm đến với ngân hàng Đông Á. Bên cạnh đó cũng phát triển các hợp Trườngđồng liên kết với các trưĐạiờng đại họ c, họccác công ty đểKinhmở rộng quy mô tế khách hàngHuế từ đó phát triển hoạt động CVTD. 2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế. 57