Khóa luận Hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa

pdf 93 trang thiennha21 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhan_che_rui_ro_cho_vay_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_tien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN ĐẠT HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN ĐẠT HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 7340201 GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN TS. BÙI QUANG TÍN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. i TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nhu cầu vay tín dụng của người dân Việt Nam hiện nay đang ngày tăng trưởng mạnh qua các năm. Tuy nhiên, song song với tiềm năng lớn đó thì vẫn tồn tại nhiều rủi ro không dễ dàng kiểm soát đối với các tổ chức cho vay. Như vây, vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần phải có những giải pháp cấp thiết nhằm hạn chế, kiểm soát những rủi ro cho vay, đảm bảo an toàn vốn vay cũng như quyền lợi của cả khách hàng lẫn ngân hàng. Rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó liên quan và tác động trực tiếp đến sự sống còn của các ngân hàng. Vì thế, ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa đang tích cực hướng tới các chuẩn mực quốc tế cũng như triển khai các chính sách về kiểm soát, hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng. Khóa luận đã nêu đƣợc một số nội dung: Về mặt cơ sở lý luận: khóa luận làm rõ các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay, rủi ro cho vay, một số giải pháp chung hạn chế rủi ro và kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới. Về mặt thực tiễn: khóa luận đánh giá thực trạng rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa. Từ đó, nêu lên được những thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng. Dựa trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất những giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp cao nhằm đóng góp một số ý kiến trong công tác hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng. Thông qua nội dung khóa luận, tác giả mong muốn khóa luận sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa. Bên cạnh đó, những giải pháp và kiến nghị của khóa luận có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa những chính sách hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn và thúc đẩy phát triển hoạt động cho vay tại
  4. ii ngân hàng trong thời gian tới. ABSTRACT Demand for credit loans of Vietnamese people is growing strongly over the years. However, along with the great potential there are still many risks not easily controlled for the lending institutions. So, the problem is that banks need to have the urgent solution to limit, control the loan risks, ensure the safety of loans as well as the interests of both customers and banks. Risk and risk prevention in the bank's credit business is always a matter of primary concern as it relates to and directly affects the survival of banks. Therefore, Tien Phong Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch - Cong Hoa Transaction Office is actively pursuing international standards as well as implementing policies on controlling and limiting risks in lending activities at banks. The lecture has some contents: On rationale: the thesis clarifies the issues related to commercial banks, lending activities, loan risks, some common solutions that limit the risks and experience of some banks in the world. On practice: thesis evaluates risk assessment and risk mitigation measures of Tien Phong Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch - Cong Hoa Transaction office. Since then, the successes and limitations of the Bank's risk control process have been raised. Based on that, the thesis proposed solutions and recommendations to senior management agencies to contribute some ideas in limiting banks' lending risks. Throughout the content of the thesis, the author wishes to give the thesis will bring practical meaning to lending activities at Tien Phong Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City Branch - Cong Hoa Transaction office. In addition, the solutions and recommendations of the thesis can contribute to further improve the
  5. iii bank's risk mitigation policies, ensure capital adequacy and promote the development of bank lending in the near future. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Xuân Đạt, sinh viên lớp HQ02 – GE01 thuộc khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2018 Tác giả Nguyễn Xuân Đạt
  6. iv LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy cho tác giả những kiến thức, nền tảng và kiến thức chuyên môn để tác giả có thể hoàn thành khóa luận này. Cùng với thầy TS. Bùi Quang Tín đã giúp đỡ, trau dồi thêm kiến thức, chỉ ra những thiếu sót và giúp tác giả có những định hướng tốt hơn trong suốt thời gian tác giả làm khóa luận. Bên cạnh đó là, tác giả cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong việc cung cấp các số liệu và thông tin thực tế để chứng minh cho các kết luận trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả. Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn thiếu sót, tác giả kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của tác giả hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn tất cả! TP.HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2018 Tác giả Nguyễn Xuân Đạt
  7. v MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN i ABSTRACT ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH ix MỞ ĐẦU x CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1. L LU N CHUNG VỀ NG N H NG TH NG M I 1 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 1 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 2 1.2. TỔNG QUAN CHO VAY T I NG N H NG TH NG M I. 6 1.2.1. Khái niệm về phương thức cho vay 7 1.2.2. Các bên tham gia 7 1.2.3. Các bước trong quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng thương mại 10 1.3. MỘT SỐ RỦI RO CHỦ YẾU T I NG N H NG TH NG M I 15 1.3.1. Khái niệm về rủi ro 15 1.3.2. Nhận dạng rủi ro tín dụng 16 1.3.3. Nhận dạng rủi ro lãi suất 17 1.3.4. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 17 1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG TRONG VIỆC H N CHẾ RỦI RO CHO VAY. 18 1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HO T ĐỘNG KINH DOANH V RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NG N H NG TH NG M I 21 1.5.1. Phân loại nợ theo quy định của pháp luật 21 1.5.2. Nợ quá hạn 23 1.5.3. Nợ xấu 23 1.5.4. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay 24 1.6. B I HỌC KINH NGHIỆM VIỆC H N CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY T I MỘT SỐ NG N H NG TRÊN THẾ GIỚI 24 1.6.1. Các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng 24 1.6.2. Kinh nghiệm của ngân hàng tại Thái Lan 26 1.6.3. Kinh nghiệm của ngân hàng tại Hàn Quốc 27 1.6.4. Bài học rút ra 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 29
  8. vi CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA. 30 2.1. TỔNG QUAN VỀ NG N H NG TH NG M I CỔ PHẦN TIÊN PHONG– CHI NHÁNH TH NH PHỐ HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA 30 2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng tại Phòng Giao Dịch Cộng Hòa 32 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa trong những năm gần đây 34 2.2. THỰC TR NG HO T ĐỘNG CHO VAY T I NG N H NG TH NG M I CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA 36 2.2.1. Quy trình cho vay tại TPBank - Phòng giao dịch Cộng Hòa 36 2.2.2. Tình hình số lượng khách hàng vay tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa 37 2.2.3. Doanh số cho vay và dư nợ tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa. 38 2.3. THỰC TR NG H N CHẾ RỦI RO TRONG VIỆC CHO VAY T I NG N H NG CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH - PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA 41 2.4. THỰC TR NG VỀ BIỆN PHÁP H N CHẾ RỦI RO TRONG HO T ĐỘNG CHO VAY T I NG N H NG CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH - PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA TỪ NĂM 2014 – 2017 46 2.4.1. Nâng cao chất lượng cán bộ và thẩm định khách hàng của Phòng giao dịch 46 2.4.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng 48 2.4.3. Điều chỉnh phương hướng đầu tư hợp lý và tạo điều kiện, giúp đỡ khách hàng, từ vốn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh 49 2.4.4. Mở rộng cạnh tranh 50 2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TR NG H N CHẾ RỦI RO TRONG VIỆC CHO VAY T I NG N H NG. 51 2.5.1. Những thành công 51 2.5.2. Những tồn tại 54 2.5.3. Nguyên nhân tồn tại 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 58
  9. vii CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA. 59 3.1. PH NG H ỚNG HO T ĐỘNG CHO VAY CỦA NG N H NG TH NG M I CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA. 59 3.1.1. Định hướng chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TPBank. . 59 3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa. 61 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM H N CHẾ RỦI RO CHO VAY T I NG N H NG TH NG M I CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PGD CỘNG HÒA. 62 3.2.1. Thực hiện phân tán rủi ro 62 3.2.2. Xây dựng một cơ chế lãi suất hợp lý và linh hoạt trong hoạt động cho vay. 63 3.2.3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro cho vay, tăng cường kiểm tra và giám sát sau vay 64 3.2.4. Tuân thủ, hoàn thiện và cải tiến quy trình cho vay. 66 3.2.5. Tăng cường kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng. 67 3.2.6. Một số giải pháp khác 68 3.3. KIẾN NGHỊ 69 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có chức năng 70 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 71 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 74 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch RRCV Rủi ro cho vay RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
  11. ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH HÌNH: Hình 2.1 Logo 30 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức 32 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1.1 Lãi từ các dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam trong năm 2017. 6 Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế và tỷ lệ tăng trưởng của Phòng giao dịch 35 Biểu đồ 2.2 Doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017 39 Biểu đồ 2.3 Nợ quá hạn của các thành phần kinh tế từ năm 2015 đến năm 2017 43 BẢNG: Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của phòng giao dịch 34 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh: 34 Bảng 2.3 Số lượng khách hàng ở Phòng giao dịch Cộng Hòa 37 Bảng 2.4 Doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017 38 Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa 41 Bảng 2.6 Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 42 Bảng 2.7 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 44 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu cho vay 45 Bảng 2.9 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 46
  12. x MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cho vay là một hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng và nó cũng là nguồn thu chính của các ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong nói riêng. Lợi nhuận luôn luôn thì đi kèm với rủi ro, do đó rủi ro trong hoạt động này là cực kì cao và việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro này là việc rất khó để làm được trong hiên tại. Rủi ro mang lại nhiều điều tiêu cực đến cho ngân hàng như: giảm thu nhập, tăng chi phí, ảnh hưởng đến trực tiếp uy tín của ngân hàng, làm giảm vốn tự có, thậm chí có không ít trường hợp ngân hàng dẫn đến phá sản. Trong sự phát triển kinh tế từ xưa đến nay chúng ta đã chứng kiến nhiều những chuyển mình của ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2007 – 2009, theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ thì trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, năm 2009 con số lên đến 140 với hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính có thâm niên trong ngành. Do đó cần có những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiều thiệt hại mà rủi ro cho vay gây ra. TPBank là một ngân hàng mới thành lập vào năm 2008, có nhiều chi nhánh trên các thành phố lớn và dần dần khẳng định vị thế của mình trong các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên chi nhánh cũng có nhiều những vấn đề trong quản lí và phải đối mặt với nợ xấu. Nợ xấu là vấn đề muôn thuở của các ngân hàng trên thế giới và ngân hàng cần có nhứng biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro mà tín dụng nói chung và cho vay nói riêng gây ra. Mỗi ngân hàng đều có cách riêng để quản lí những hoạt động tín dụng này và cũng cần kiểm soát tín rủi ro tín dụng để mang lại lợi nhuận tối đa đến cho ngân hàng một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, các ngân hàng đã triển khai và thực hiện khá tốt những quy trình chung về việc cho vay, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn, bất cập. Chính vì thế dựa trên cơ sở những kiến
  13. xi thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu, tôi chọn đề tài “Hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa” để nghiên cứu. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Tổng quan về cơ sở lí luận về rủi ro trong hoạt động cho vay . - Thực trạng hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa. - Đưa ra những giải pháp hạn chế những rủi ro cho vay còn tồn tại ở ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa. III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để tài sẽ giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng rủi ro trong cho vay tại TPBank Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa như thế nào? Từ những thực trạng trên cho thấy hoạt động cho vay TPBank Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa còn tồn tại những hạn chế nào có thể dẫn đến những rủi ro tín dụng? Nguyên nhân phát sinh những tồn tại, hạn chế là gì? - Từ những nguyên nhân, tồn tại hạn chế trên đề xuất giải pháp nào có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại TPBank chi nhánh Cộng Hòa – Phòng giao dịch Cộng Hòa trong thời gian tới? IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp: tập hợp những lý luận, báo cáo về rủi ro tín dụng từ các cơ quan có chức năng, sách, báo, đài, tạp chí chuyên ngành, interrnet, - Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: thu nhập số liệu các hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa từ các báo cáo thường niên của ngân hàng từ
  14. xii phòng hỗ trợ tín dụng cũng như là phòng tổng hợp của ngân hàng Từ đó tác giả sẽ tự tổng hợp để phân tích. Ngoài ra còn tham khảo những ngân hàng khác để so sánh với ngân hàng Tiên Phong để đưa ra những biện pháp tốt nhất. Ngoài ra, cách dễ dàng và hiệu quả là lập phiếu khảo sát về thực trạng cũng như là nguyên nhân gửi đến các cán bộ công nhân viên làm tại Ngân Hàng Tiên Phong . Từ đó tổng hợp lại và đánh giá một cách khách quan về các hoạt động tín dụng của chi nhánh. V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro cho vay trong ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa. - Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các rủi ro cho vay và hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hồ Chí Minh - Phòng giao dịch Cộng Hòa trong giai đoạn 2014-2017. VI. Ý NGHĨA Đầu tiên, đề tài này sẽ giúp cho các bạn sinh viên ban tài chính làm tài liệu tham khảo để thực hiện những nghiên cứu của các bạn sau này. Ngoài ra đề tài chỉ ra những điểm cơ bản về các rủi ro cho vay, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các biện pháp ngăn chặn rủi ro cho vay của các ngân hàng thương mại từ đó có thể giúp cho nơi thực tập các giải pháp về việc hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng. Và có thể kiến nghị lên hội sở để có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về qui trình của ngân hàng đó để đưa vào quản trị một cách tốt hơn và hoàn thiện hơn. Những nghiên cứu trên nhằm rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về việc quản trị rủi ro cho vay ở ngân hàng. VII. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Đề tài liên quan đến rủi ro tín dụng là nội dung đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây, tôi xin giới thiệu một số Luận án, luận văn cụ thể như sau: - ThS Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông
  15. xiii nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi Nhánh Tỉnh Gia Lai, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã tổng hợp tương đối đầy đủ các lý thuyết về rủi ro tín dụng, đảm bảo khung lý thuyết cho phân tích đề tài, phân tích khá chi tiết kết quả của hoạt động tín dụng và đánh giá được rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ở mức tương đối . Tuy nhiên khi trình bày các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng, tác giả chưa phân biệt rủi ro tín dụng của ngân hàng và phân tích rủi ro của ngân hàng để ra quyết định cấp tín dụng. - Phạm Hồng Sơn (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn cũng đã tổng hợp các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng – một phần của quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài đã khai quát được nội dung cũng như các birnj pháp nhằm kiểm soát RRTD đã và đang áp dụng tại đợn vị trong giai đoạn 2012- 2014. Luận văn đã đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tế tại NHTMCP An Bình – chi nhánh Đà Nẵng để hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên luận văn chưa phản ánh cụ thể và rõ nét tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh như về dư nợ theo loại hình, ngành kinh tế; theo từng phòng giao dịch để có cái nhìn khái quát hơn hoạt động của chi nhánh. - Nguyễn Hoàng Phương (2015), Quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Phước, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Luận văn này cơ bản đã hiểu rõ về các hoạt động tín dụng cũng như là rủi ro trong cho vay ở các NHTM, nguồn dữ liệu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy và am hiểm đề tài nghiên cứu . Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu vẫn còn quá chung chung về các rủi ro cho vay tại các ngân hàng thương mại mà chưa chỉ ra cụ thể tại ngân hàng mà tác giả đang nghiên cứu. - Đoàn Thị Bích Phương (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
  16. xiv thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng thương mại, nhìn chung những nội dung được nêu trong phần lý luận khá toàn diện, phù hợp với yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên bài luận văn này trình bày khá sơ sài về khái niệm và quy trình quản trị rủi ro tín dụng và chưa đúc kết được những bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam khi mà tác giả có trình bày rủi ro tín dụng tại Trung Quốc và Nhật Bản. VIII. KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài tiệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm có ba chương với nội dung chính như sau : Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng của việc cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa.
  17. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng có lịch sử ra đời rất lâu, 3000 năm trước công nguyên. Từ nghề đổi tiền của một số thương nhân dẩn dần hình thành nên các tố chức nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán hoạt động như các NHTM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay, các NHTM không ngừng phát triển hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu, hoạt động ngân hàng có tính hệ thống cao, được xem như một kênh chu chuyển vốn quan trọng và cung ứng dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng và phong phú tác động đáng kể đến sự phát triền của nền kinh tế thị trường. Theo Nguyễn Minh Kiều (2011) thì Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ , tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nề kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, khái niệm về NHTM được quy định theo pháp luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD): NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
  18. 2 và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn Theo Nguyễn Minh Kiều (2011) thì huy động vốn là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận. Nghiệp vụ này tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhung nó lại là nghiệp vụ rất quan trọng. Nghiệp vụ huy động vốn được xem như là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, tuy nó không mang lại lợi nhuận chính cho NHTM nhưng nó là nghiệp vụ cực kỳ quan trọng trong sự duy trì của NHTM. Như đã được biết, nếu NHTM muốn tồn tại phải có vốn điều lệ nhất định được nhà nước quy định và vốn điều lệ này chỉ đủ tài trợ cho những tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để NHTM tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi của nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau: nhận tiền gửi cá nhân, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, các chứng từ có giá . Vì thế nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như là khách hàng. a. Đối với NHTM: Như đã nói ở trên thì nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Nghiệp vụ huy động vốn như là đầu vào của ngân hàng, nhờ có nó thì ngân hàng mới đủ nguồn vốn tài trợ hoạt động của mình. Bên cạnh đó, nhờ vào việc huy động vốn từ KHDN cũng như là cá nhân thì ngân hàng mới đo được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng mới có thể không ngừng phát triển và cải thiện các
  19. 3 hoạt động của mình một cách tốt hơn. Do đó, Ngiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu và nó quyết định số phận của NHTM. b. Đối với khách hàng Khách hàng có thể gửi tiết kiệm hay đầu tư vào NHTM nhằm số tiền nhàn rỗi của họ có thể được sinh lời trong một khoảng thời gian nhất định và tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Bên cạnh đó, số tiền của họ cũng được an toàn khi nằm trong ngân hàng và họ có thể tích lũy dần dần mà không sợ tiền của họ bị mất hay hư hại. Từ đó, khách hàng cũng có thể sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi như: thanh toán qua thẻ tín dụng, trả tiền nước, internet định kỳ giúp cho khách hàng tiếp cận được cuộc sống hiện đại và an toàn hơn. Như vậy, nghiệp vụ huy động vốn phải cân bằng giữa khách hàng và doanh nghiệp mới diễn ra được và có ý nghĩa quan trọng cho cả hai bên. Có một ví dụ cụ thể như, ngày nay các NHTM thường liên kết với các tổ chức doanh nghiệp, ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho họ và vừa nhận được vốn huy động từ họ. Các doanh nghiệp có thể trả tiền lương thông qua ngân hàng bằng cách chuyển tiền vào tài khoản trực tiếp cho công nhân của họ vào mỗi tháng, rất tiện lợi, nhanh chóng và cả hai bên đều có lợi. 1.1.2.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng Theo Nguyễn Minh Kiều (2011) cấp tín dụng là thỏa thuận để tố chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong các nghiệp vụ cấp tín dụng thì nghiệp vụ cho vay là quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
  20. 4 Và nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chính đến cho NHTM. Và để thực hiện được nghiệp vụ này thì ngân hàng chủ yếu lấy tiền từ nguồn huy động vốn từ khách hàng gửi vào để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu thông qua các hình thức: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận hoặc góp vốn tham gia, Nhờ có nghiệp vụ cấp tín dụng này thì tiền trong nền kinh tế được xoay chuyển liên tục đáp ứng được từng người có mục đích sử dụng tiền khác nhau, người thì thích gửi tiền lấy lời, người thì thích mượn tiền ngân hàng để đi đầu tư lấy lời. Nói chung NHTM chính là trung gian tài chính hoàn hảo thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng này (chủ yếu là cho vay). Nó làm cho tốc độ lưu thông tiền tệ tăng mạnh, phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng của NHTM tác động đến lượng tiền mặt trong lưu thông cũng như là chi phí giảm một cách đáng kể và tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân. Có thể nói rằng NHTM được sinh ra là để làm nghiệp vụ tín dụng này vì được luật pháp bảo vệ, giúp nền kinh tế phát triển, giải quyết được nhiều vấn đề về việc lưu chuyển tiền tề trong nền kinh tế. Bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn từ các ngành nghể và lĩnh vực mà ngân hàng cho vay. Vì vậy NHTM cần quan tâm đến việc rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong cho vay nói riêng để có những biện pháp kịp thời. 1.1.2.3. Các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Theo Nguyễn Đăng Dờn và ctg (2011) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài các hoạt động chính trên thì các hoạt động dịch vụ cũng góp phần mang lại luận nhuận đến cho NHTM. Các hoạt động dịch vụ mang lại cho khách
  21. 5 hàng những trải nghiệm, những dịch vụ tốt nhất để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, nhằm thu hút khách hàng đến với NHTM để NHTM kiếm được khoản thu ngoài những nghiệp vụ trên chẳng hạn như:  Dịch vụ thanh toán hộ: Các doanh nghiệp có thể nhờ Ngân hàng trả tiền lương cho công nhân của họ vào cuối thàng bằng cách ghi Có trực tiếp (direct credit) tiền lương vào tài khoản của công nhân mở ở NHTM.  Trao đổi, buôn bán ngoại tệ: Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng được nhà nước cho phép trao đổi ngoài tệ của NHTM.  Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ.  Bán các dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng ngoài hoạt động tín dụng ra thì họ còn bán chéo sản phẩm như là dịch vụ bảo hiểm.  Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì để đáp ứng nhu cầu giao dịch không cần tới ngân hàng của các doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đã ứng dụng ngân hàng trực tuyến với các sản phẩm cơ bản như: chuyển tiền online, thanh toán online, tiền gửi online, nạp tiền điện thoại Các nghiệp vụ của NHTM đều đi kèm với các dịch vụ nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận đến cho khách hàng và con số thu tiền từ dịch vụ có thể lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
  22. 6 Biểu đồ 1.1 Lãi từ các dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam trong năm 2017. Đơn vị tính: Tỷ đồng 4500 35.00% 4000 3812 30.40% 30.00% 3500 2987 25.00% 3000 23.30% 2625 2541 20.50% 2500 20.00% 1855 2000 15.00% 1462 1500 1356 1188 10.40% 1131 10.00% 8.60% 1000 7.60% 8.20% 5.70% 5.80% 5.00% 500 0 0.00% Lãi từ dịch vụ Tỷ trọng lãi dịch vụ/tổng thu nhập Nguồn: Báo cáo lãi từ dịch vụ của Ngân hàng nhà nước Như vậy, các nghiệp vụ đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng là lợi nhuận chính của NHTM, những nghiệp vụ phải diễn ra song song thì NHTM mới được tồn tại trong nền kinh tế và nó góp phần không nhỏ về sự phát triển của nên kinh tế trong nước. Các hoạt động kinh doanh khác của NHTM: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, quản lý tài sản, tư vấn tài chính 1.2. TỔNG QUAN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
  23. 7 1.2.1. Khái niệm về phƣơng thức cho vay Cho vay theo nghĩa chung là một bên thỏa thuận cho bên kia sử dụng tài sản của mình trong thời gian được thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả và dựa trên mức độ tín nhiệm giữa hai bên. Theo khoản 1 điều 2 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tính chất tín dụng giao cho khách hàng dùng một khoản tiền để dùng vào mục đích và thời gian quyết định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi” NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay trung, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống 1.2.2. Các bên tham gia 1.2.2.1. Về phía ngân hàng Ngân hàng có thể huy động vốn từ nhiều phía: phía khách hàng gủi tiền, làm sổ tiết kiệm, phía bên kêu gọi đầu tư từ chính phủ, từ các cổ đông hay chủ đầu tư. Để lấy số tiền đó đi kinh doanh và nghiệp vụ chính đó là sản phẩm cho vay. Tuy nhiên nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM và Luật còn quy định một số hạn chế đối với hoạt động tín dụng của NHTM: - NHTM không được cho vay đối với những người sau đây: + Thành viên của Hội đồng quản trị + Ban kiểm soát + Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc
  24. 8 + Người thẩm định xét duyệt cho vay + Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc. - NHTM không được bảo lãnh cho các đối tượng nêu trên. - NHTM không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: + Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, kế toán trưởng và thanh tra viên. + Các cổ đông lớn của ngân hàng. + Doanh nghiệp có một trong những đối tượng, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, người thẩm định xét duyệt cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, chiếm trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. - NHTM khi cho vay phải tuân thủ theo giới hạn cho vay đối với một khách hàng quy định như sau: + Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. + Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì NHTM được cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN. - Mức bão lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bão lãnh của ngân hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng do Thống đốc NHNN quy định theo từng thời kì. 1.2.2.2. Về phía khách hàng Tùy thuộc vào từng đối tượng, mục đích và hình thức cho vay mà các khoản
  25. 9 vay của khách hàng có thời hạn: Ngắn hạn, Trung hạn và Dài hạn. Trong đó: - Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN) do đó thời hạn cho vay thường là ngắn hạn. - Đối với khoản vay phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thì thời hạn cho vay thường là trung và dài hạn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt đối với các khoản mua nhà, thời hạn cho vay có thể lên đến 30 năm. Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường thì quy mô cũng như số lượng cho vay của KHCN nhỏ hơn KHDN. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu của NHTM đó là gì thì đa số các NHTM bán lẻ số lượng các khoản vay của KHCN là tương đối lớn, do đó tổng quy mô của các khoản vay KHCN thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Về chi phí cho vay: thì ngân hàng tùy vào quy mô của của các khoản vay, của KHCN hay là KHDN thì ngân hàng đều phải bỏ ra nhiều chi phí trong việc phát triển khách hàng, tìm kiếm khách hàng, chiến dịch marketing, giới thiệu sản phẩm, thẩm định, xét duyệt và xử lý các khoản vay. Về lãi suất cho vay: Tùy vào từng sản phẩm thì lãi suất khác nhau và có mức ưu đãi khác nhau và các khoản vay của KHCN thì thường là lớn hơn so với KHDN do KHCN thường chỉ quan tâm đến số tiền vay, thời hạn vay và số tiền phải trả theo định kì mà không xem lãi suất là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vay vốn. Rủi ro tín dụng (RRTD) cho vay của khách hàng: các KHCN thường có rủi ro cao hơn so với KHDN vì tình hình tài chính của KHCN thường có biến động hơn theo tình trạng công việc, sức khỏe. Trong khi đó KHDN có thể dự đoán trước được tình hình tài chính của họ trong tương lai và có biện pháp khắc phục cong trong KHDN về việc hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân hay hộ gia đình có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật lạc hậu không cạnh tranh được
  26. 10 với các đối thủ khác trên thị trường. Rất có thể khi gặp trường hợp như vậy thì người đi vay có thể dẫn đến bị thất nghiệp, phá sản Bên cạnh đó việc thẩm định, nghiên cứu về KHCN và KHDN thường không rõ ràng về con người và tài chính và bị che dấu rất kĩ. Do đó chất lượng thẩm định không cao và ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ để tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 1.2.3. Các bƣớc trong quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại Theo Thùy Linh, Việt Trinh (2014) thì sẽ có 6 bước trong quy trình xét duyệt cho vay tại NHTM, cụ thể: Bƣớc 1: Lập hồ sơ vay vốn - Bước này do cán bộ tón dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc với khách hàng. Nhìn chung một số bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu nhập các thông tin như: Năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Khả năng sử dụng vốn vay. - Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). Bƣớc 2: Phân tích và thẩm định tín dụng - Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. - Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. - Phân tích tính chân thật của những thông tin thu nhập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. - Thẩm định về điều kiện pháp lý của khách hàng:
  27. 11 + Là pháp nhân: . Quyết định thành lập . Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng. . Giấy phép hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. . Trự sở đơn vị, con dấu, tài khoản + Là thể nhân: . Có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự . Có hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu - Thẩm định điều kiện kinh tế tài chính của khách hàng + Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng: . Tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm. . Tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn. . Tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh (lợi nhuận của kế hoạch sản xuất kinh doanh). + Thẩm định và đánh giá tình hình tài chính của đơn vị: . Tình hình tài chính của đơn vị vay vốn thể hiện qua hệ thống bốn chỉ tiêu chủ yếu sau đây: . Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động (chỉ tiêu hoạt động) như: vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản . Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (chỉ tiêu
  28. 12 thanh khoản) như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh . Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính như là: hệ số tài trợ, hệ số đòn bẩy, hệ số bù đắp lãi vay . Nhóm 4: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như là: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số hiệu quả hoạt động - Dựa vào các chỉ tiêu nói trên, căn cứ vào các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn, để đánh giá tình hình tài chính của đơn vị bằng cách dựa vào chỉ tiêu định lượng để chấm điểm và xếp loại tín nhiệm doanh nghiệp. - Trong thẩm định tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng, các ngân hàng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định để đánh giá khách hàng trước khi cho vay. - Tiêu chuẩn theo mô hình 5C: Mô hình phân tích tín dụng 5C dựa trên 5 đặc điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng để đưa ra đánh giá về rủi ro hoạt trong hoạt động cho vay. + Character - Tính cách của người đi vay: Điều này được thể hiện qua năng lực, trí tuệ, uy tín và đạo đức của khách hàng đi vay. Bất cứ ngân hàng nào muốn ổn định và phát triển đều cần phải lựa chọn người đi vay là người có uy tín cao thể hiện qua tích cách của họ trong nhiều khía cạnh. + Capacity – Năng lực hoặc khả năng (vay và trả nợ) của khách hàng: Nó đóng vai trò rất quan trọng để CBTD (CBTD) có thể quyết định cho vay hay không. Bất kể người đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì (sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng, mua sắm) đều phải chứng minh năng lực của mình trên cả hai mặt: vay và trả nợ. Nếu người đi vay chứng tỏ mình có khả năng
  29. 13 vay vốn, đồng thời tạo ra nguồn để trả nợ mới thỏa mãn điều kiện của ngân hàng. + Capital – Vốn: Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông. + Collateral – Tài sản cầm cố, tài sản thế chấp: Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp, sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ, thì tài sản cầm cố, tài sản thế chấp sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng chấp hành theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động thực tiễn của ngân hàng, thế chấp hay cầm cố tài sản không phải lúc nào cũng được coi là điều kiện bắt buộc phải có. Nhiều ngân hàng cho vay không cần phải có tài sản thế chấp cầm cố mà vẫn có lợi nhuận và hiệu quả. + Conditions – Điều kiện: Nhà ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn điều nên ra những điều kiện nhất định đó là những điều kiện về pháp lý, kinh tế, tài chính mà các quy định trong các văn bản quy phạm đã đề cập, để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của họ tuân thủ pháp luật. Đó cũng là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng như thời
  30. 14 hạn, kỳ hạn, lãi suất - Mô hình 6C (Có thêm yếu tố Control) + Mô hình 6C bao gồm 5 yếu tố như mô hình 5C, còn bổ sung thêm yếu tố Control: Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét, đủ hồ sơ để đáp ứng cho công việc kiểm soát, hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân có đầy đủ và được ký kết giữa hai bên. Bƣớc 3: Ra quyết định tín dụng - Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: + Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt. + Từ chối cho vay với một khách hàng tốt. - Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bƣớc 4: Giải ngân. - Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát triển cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong trường hợp đồng tín dụng. - Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tề với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bƣớc 5: Giám sát tín dụng. - Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay thực tế
  31. 15 của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lƣu trữ - Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng và ghi nhận hồ sơ của khách hàng, để có thể tiếp tục các giao dịch sau này giữa ngân hàng và khách hàng. - Toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ phải được đưa vào lưu trữ theo quy định. 1.3. MỘT SỐ RỦI RO CHỦ YẾU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1. Khái niệm về rủi ro Theo Nguyễn Đăng Dờn và ctg (2012) thì rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi ro. Cách định nghĩa rủi ro trên đây giúp chúng ta có thể phân biệt được rủi ro và sự bất trắc, nhưng không cho phép được đo lường được rủi ro. Theo Khoản 01, Điều 03, Thông tư số 02/2013/TT – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định: “RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Giả sử tôi mua trái phiếu Kho bạc để có được lợi nhậu là 10%. Nếu tôi giữ trái phiếu này đến cuối năm tôi sẽ được lợi nhuận là 10% trên khoản đầu tư của
  32. 16 mình. Nếu tôi không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, tôi có thể hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn thế nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và tôi được lời, giá cổ phiếu cũng có thể xuống khiến tôi bị lỗ. Kết quả là, lợi nhuận thực tế tôi nhận được có thể khác xa với lợi nhuận tôi kì vọng. Nếu rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kì vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như là không có rủi ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu thì rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kì vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu. Như vậy, rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung có thể chia thành ba loại: RRTD, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Trong những phần dưới đây, tôi sẽ lần lượt nhận dạng từng loại rủi ro. 1.3.2. Nhận dạng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk) cũng chính là rủi ro trong hoạt động cho vay là rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty, RRTD phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa thể hiện ở khả năng khách hàng mua chịu có thể thất bại trong việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, RRTD xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi. Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không; nó có khả năng hoàn thành cũng có thể là không hoàn thành. Do đó, RRTD thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất
  33. 17 nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa đựng RRTD. Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng có thu hồi được khoản tín dụng đó hay không dơn giản là vì lúc đó thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra. 1.3.3. Nhận dạng rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của TCTD theo đó TCTD có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lời và lãi suất chỉ ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu khách hàng không khớp được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng cũng tìm ẩn rủi ro lãi suất rất lớn. Rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản chính có thu nhập cố định như tín phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện ở chỗ giá cả của các tài sản này thay đổi khi lãi suất thay đổi. 1.3.4. Nhận dạng rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. Nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong
  34. 18 khi ngân hàng ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá, thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo. Do rủi ro tỷ giá là vấn đề khá phức tạp và có thể phát sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau của khách hàng cũng như của ngân hàng, các phần tiếp theo của mục này sẽ đi sâu hơn về nhận dạng rủi ro tỷ giá trong từng hoạt động cụ thể của khách hàng cũng như của ngân hàng. 1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY. NHTM đã đưa ra một số giải pháp chung nhằm hạn chế rủi ro cho vay (RRCV) bao gồm các hoạt động sau: - Nhận biết rủi ro tín dụng: Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Tính chính xác trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả các thông tin đó. Nguồn thông tin đầu tiên về khách hàng mà ngân hàng có thể tiếp cận được là thông qua bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp. Để nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, CBTD thường tiến hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay. - Công cụ hạn chế rủi ro rín dụng: An toàn tín dụng là một nội dung chính trong hạn chế RRTD của NHTM. Để
  35. 19 hạn chế RRTD nói chung và RRCV nói riêng mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đó là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM. Quy trình cho vay và quản lý tín dụng được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình tín dụng là các bước mà CBTD, các phòng, ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp CBTD quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tuỳ tiện, duy ý trí. Do đó, giảm thiểu nguy cơ phát sinh RRTD do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. a) Giai đoạn trước khi cho vay Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, CBTD sẽ đánh gớa được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không. Kiểm tra về hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ Đối với đơn xin vay, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồn thu nhập, mức lương Trong giai đoạn này, CBTD cần tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tích gồm: đánh giá tổng thể về khách hàng và phương án trả nợ, biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của khách
  36. 20 hàng, khả năng bảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. b) Giai đoạn trong khi cho vay Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân. Ngân hàng sẽ tiến hàng kiểm soát khách hàng theo các nội dung như: sử dụng tiền vay đúng mục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không .Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của CBTD. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ RRTD, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá đựơc mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD. c) Giai đoạn sau khi cho vay Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là RRTD đã xảy ra. Lúc này CBTD phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng sẽ giúp cán bộ ngân hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do RRTD gây ra. Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch
  37. 21 vay vốn, kí hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích , việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không. Các ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình tín dụng để xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, xoá bỏ cơ chế “biểu mẫu”, thủ tục cồng kềnh, thiếu trọng tâm của các quy trình tín dụng, ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủ công, vừa tốn kém thời gian vừa không chính xác. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác hạn chế RRTD trong cho vay 1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Để có được các biện pháp nhằm phòng ngừa RRCV một cách hiệu quả nhất, các nhà quản trị RRCV cần áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng đánh giá một cách khách quan tình hình RRCV của mình ở thời điểm hiện tại. Từ đó, có những biện pháp, quan điểm chỉ đạo phù hợp cho công tác quản trị rủi ro trong thời gian hoạt động tiếp theo. 1.5.1. Phân loại nợ theo quy định của pháp luật Căn cứ vào Thông tư số 15/2010/TT-NHNN về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRCV, tại Điều 4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau: Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn;
  38. 22 - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Và tỷ lệ trích lập dự phòng của ngân hàng như sau:
  39. 23 - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%; - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. 1.5.2. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả đúng như trong hợp đồng tín dụng, song lại không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Và được tính toán tỷ lệ nợ quá hạn như sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tỷ lệ khách hàng nợ quá hạn = x 100% 1.5.3. Nợ xấu Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Đây là những khoản nợ mà ngân hàng không hề mong muốn. Có các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu như sau: Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100% Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn = x 100%
  40. 24 Tỷ lệ này cho biết 1 đồng nợ quá hạn cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này phản ánh chi tiết nhất tình hình nợ xấu có nguy cơ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng, nó chiếm bao nhiêu trong nợ quá hạn, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các phương án xử lý nợ xấu hợp lý và nhanh chóng. 1.5.4. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay Theo khoản 3 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định: “ Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.”. Do đó các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng nhằm bù đắp khoản nợ quá hạn của khách hàng khi rủi ro xảy ra để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) khách hàng cho biết DPRR trong cho vay được trích so với dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay = x 100% 1.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 1.6.1. Các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng Ủy Ban Basel được thành lập bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10 vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Hoa
  41. 25 Kỳ. Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thoanh toán quốc tế tại Washington hoặc tại thành phố Basel – Thụy Sĩ. Ban thư ký thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Thủ Washington – Hoa Kỳ. Các nguyên tắc quản trị RRTD khuyến nghị bới Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề sau: - Thiết lập môi trường quản trị RRTD tốt + Vai trò của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược RRTD, các chính sách RRTD quan trọng của ngân hàng. + Nhận dạng và quản trị RRTD trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng. - Điều hành một quy trình cấp tín dụng đúng và chuẩn xác + Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn. + Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng. + Thiết lập qui trình cấp tín dụng đúng đắn. + Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát được - Duy trì một quy trình đo lường và giám sát tốt hoạt động tín dụng + Hệ thống quản trị bám sát theo các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng. + Hệ thống giám sát tín dụng về các khả năng tín dụng có thể xảy ra, bao gồm cả sự dự phòng và dự bị tổn thất. + Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. + Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lường RRTD. + Hệ thống giám sát toàn diện về các thành phần và chất lượng của danh
  42. 26 mục tín dụng. + Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đổi tiềm ẩn trong tương lai về tình hình kinh tế. - Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với RRTD + Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. + Đảm bảo chức năng cấp phát tín dụng đang được quản lý một cách đúng đắn. + Hệ thống quản trị các vấn đề tín dụng và các tình huống khác nhau của tín dụng. - Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng + Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lược, chính sách, thực hiện, thủ tục liên quan đến cấp phát tín dụng và quản lý theo công việc của danh mục tín dụng 1.6.2. Kinh nghiệm của ngân hàng tại Thái Lan Như đã được được biết thì Thái Lan đã bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998, do đó các ngân hàng ở Thái Lan đã phải tự điều chỉnh lại các chính sách và quản lý của mình. Về tổ chức thực hiện, Ngân hàng Bangkok đã tách việc cho vay thành hai bộ phận độc lập: Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Phân loại khách hàng theo các nhóm khác nhau để áp dụng các quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng như KHDN lớn, KHDN vừa và nhở, khách hàng tiêu dùng Về giám sát, Ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến tài sản bảo đảm (TSBĐ) mà còn thẩm định chặt chẽ tư cách khách hàng, thực trạng tài chính vủa khách hàng, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, mục đích của khoản vay, nguồn trả nợ, kiểm soát việc sử dụng tiền vay
  43. 27 của khách hàng, Ngoài ra, ngân hàng còn ban hành hệ thống chấm điểm khách hàng để xếp loại khách hàng, từ đó việc cho điểm có thể cho được một chính sách tín dụng phù hợp. Ngân hàng quản lý RRCV theo nguyên tắc tín dụng thận trọng: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng của doanh nghiệp; tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng. 1.6.3. Kinh nghiệm của ngân hàng tại Hàn Quốc Về chính sách, ngân hàng tại Hàn Quốc xây dựng và duy trì một chính sách tín dụng đối với KHDN năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đảm bảo chính sách đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Các chính sách tín dụng phải hợp lý, phù hợp với thực tế của khu vực và bảo vệ được quyền lợi lâu dài của ngân hàng mà không kìm hãm tăng trưởng kinh doanh. Về việc giám sát, ngân hàng đã đảm bảo tập hợp đầy đủ những thông tin có liên quan đến KHCN và doanh nghiệp và các giao dịch của họ. Ngoài việc áp dụng cho công tác đánh giá rủi ro, hệ thống này còn hỗ trợ cho công tác cấp tín dụng tự động của ngân hàng. Sau khi cho vay, các ngân hàng Hàn Quốc đã giám sát các doanh nghiệp tuân theo các nguyên tắc trích lập dự phòng đối với các doanh nghiệp trong nước, cụ thể các ngân hàng phân loại nợ theo 5 nhóm nợ bao gồm: nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Và được trích lập dự phòng tương ứng với từng loại nhóm nợ: 0%, 10%, 20%, 50% hoặc 100%. 1.6.4. Bài học rút ra Qua nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro của Ủy ban Basel, các ngân hàng ở Thái Lan, Hàn Quốc ta có thể nhận xét như sau: Ủy bạn Basel tập trung các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng, với những khuyến nghị thiết thực về quản trị RRT, là cẩm nang cho các ngân hàng trong công tác quản trị ngân hàng, quản trị RRTD.
  44. 28 Xét về kinh nghiệm quản trị RRTD của ngân hàng ở Hàn Quốc cho ta thấy ngân hàng đã đưa ra những trích lập dự phòng hợp lý cho từng khoản vay khác nhau sau khi cho vay từ đó ta có thể thấy mức độ quan trọng trong việc quản lý các khoản tiền và trích lập dự phòng sau vay. Và quản lý rủi ro luôn được coi là một chính sách trọng tâm của các ngân hàng trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng trong từng nước khác nhau. Các ngân hàng cũng đã tách ra các bộ phận độc lập riêng với nhau, hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế để dễ quản lý và giám sát các khoản vay hơn để tránh xảy ra nợ xấu. Ngoài ra các nước cần được hình thành hệ thống quản trị rủi ro từ các nhân tố cơ bản sau: Nâng cao thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là điều quan trọng bật nhất để ngân hàng có thể quyết định có nên cho vay hay không: các ngân hàng nên xây dựng riêng cho mình về quy trình xếp hạng tín dụng và phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế. Để tránh được rủi ro cần thiết, ngân hàng nên làm tốt trong việc thẩm định khoản vay, năng lực khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. Đây cũng là yếu tố quyết định dẫn đến việc hiệu quả của khoản vay mang đến cho ngân hàng. Có những bộ phận chuyên biệt giám sát từng khoản khác nhau theo các tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế để ngân hàng có thể giám sát và phát hiện những trường hợp gây bất lợi đến cho ngân hàng. Tuy nhiên các bộ phận cũng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để quản lý một cách có hệ thống phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro phát sinh.
  45. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Qua cơ sở lý thuyết chương 1 khóa luận đã phân tích, tổng hợp những khái niệm, các hoạt động cơ bản của NHTM cũng như những rủi ro chủ yếu mà ngân hàng có thể gây ra. Bên cạnh đó NHTM có những kinh nghiệm về việc hạn chế RRCV từ các nước trên thế giới. Từ đó rút ra kết luận: Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn trong đó có RRCV. Bởi hoạt động chính của ngân hàng chính là kinh doanh tiền tệ, liên quan đến tất cả ngành nghề trong nền kinh tế. RRCV là vấn đề muôn thuở từ trước tới nay và nó rất phức tạp. RRCV rất phổ biến và gây ra hậu quả nặng nề, nó tác động trực tiếp đến các hoạt động cho vay của ngân hàng và thậm chí nó còn tác động mạnh đến nền kinh tế nước nhà. Vì vậy cần có những công tác phòng ngừa kịp thời để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như là hoạt động cho vay của ngân hàng.
  46. 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA. 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG– CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA 2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa NHTM Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế ( IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Đến tháng 10 năm 2010 chính thức khai trương ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – Phòng giao dịch Cộng Hòa. Với mục tiêu là trở thành phòng giao dịch (PGD) có hoạt động kinh doanh tốt, hoàn thành mục tiêu do ban giám đốc đề ra, PGD đã và đang nổ lực phấn đấu. Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong Tên tiếng Anh: TienPhong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: TPBank Logo NH: Hình 2.1 Logo Địa chỉ : Tòa nhà Tây Hồ, 73 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí
  47. 31 Minh Điện thoại : 54010066; Fax : 62925537 Website: www.tpb.vn Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Muốn được như vậy thì ngân hàng TMCP Tiên Phong nói chung và ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa nói riêng phải nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều biện pháp và phương hướng kinh doanh mới để trở thành ngân hàng đáng tin cậy của khách hàng, đối tác và các cổ đông. Sứ mệnh TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho KH và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông. TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân. TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NG ỜI và H NG THỊNH QUỐC GIA. Giá trị cốt lõi Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng. Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và KH. Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.
  48. 32 Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng. Bền bỉ:Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi đến thành công. Năm giá trị cốt lõi trên chính là nền tảng để ngân hàng TPBank nói chung và PGD Cộng Hòa nói riêng xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của KH, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng tại Phòng giao dịch Cộng Hòa GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG DỊCH VỤ PHÒNG KINH PHÒNG HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG DOANH TÍN DỤNG PHÒNG CB PHÒNG RB ( CHUYÊN VỀ MẢNG DOANH NGHIỆP ) ( CHUYÊN VỀ MẢNG CÁ NH N ) Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Cộng Hòa Ban lãnh đạo (Giám đốc chi nhánh): Giám đốc Chi nhánh là người lãnh đạo Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên, giám đốc sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa. Giám đốc chi nhánh có quyền phân công, ủy quyền cho các giám đốc ở phòng ban khác để giải quyết và ký các giấy tờ thuộc thẩm quyền của mình.
  49. 33 Phòng dịch vụ KH: Là bộ phận có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với KH. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến dịch vụ thanh toán, xử lý và hạch toán các giao dịch dựa trên quy định của Nhà nước và NHNN Việt Nam. Phòng kinh doanh :  Phòng CB: Trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng tiền. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng liên quan đến chế độ, thể lệ hiện hành của Nhà nước và NHNN Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và đưa thông tin khuyến mãi đến KHDN, tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.  Phòng RB: Trực tiếp giao dịch với KHCN để khai thác vốn bằng tiền. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng liên quan đến chế độ, thể lệ hiện hành của Nhà nước và NHNN Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và đưa thông tin khuyến mãi đến KHCN. Phòng hỗ trợ tín dụng :  Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với KH, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ KH. Phân loại KH theo quy trình nghiệp vụ để quyết định hạn mức tín dụng. Quản lý giải ngân, chăm sóc toàn diện cho KH. Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng.  Quản lí, thẩm định, phê duyệt tín dụng đối với phòng KHCN và KHDN, đưa ra báo cáo thẩm định trình lên cấp trên.
  50. 34 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa trong những năm gần đây 2.1.3.1. Huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt luôn có sự găn bó chặt chẽ với nhau, do đó để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trước hết cần có một cái nhìn khái quát về công tác huy động vốn của PGD trong thời gian qua. Huy động vốn là hoạt động được PGD hết sức chú trọng với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của TPBank trong hệ thống ngân hàng, đồng thời cung cấp đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Nhằm tăng thị phần huy động PGD đã triển khai nhiều hoạt động như: phối hợp tổ chức sự kiện Tuần lễ tri ân khách hàng, lãi suất ưu đãi với khách hàng mới sử dụng dịch vụ từ khách hàng, giao dịch tự động livebank được triển khai thực hiện một cách triệt để Tình hình hoạt động huy động vốn được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của phòng giao dịch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đơn vị Huy động vốn 832.26 1124.98 1286.21 Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa Từ bảng, ta thấy tính đến năm 2017,tổng vốn huy động của TPBank đạt 1286.231 tỷ đồng, tăng khoảng 14% so với năm trước.Từ đó cho thấy ngân hàng đang làm tốt trong việc huy động vốn, tìm kiếm khách hàng mới. Tốc độ tăng trưởng trên chính là sự nổ lực vô cùng lớn của ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên của mình trong việc ra mắt sản phẩm mới, tiếp thị 2.1.3.2. Kết quả kinh doanh của phòng giao dịch Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh:
  51. 35 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đơn vị Lợi nhuận 325.01 425.15 657.23 Tỷ đồng trƣớc thuế Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trƣớc thuế và tỷ lệ tăng trƣởng của Phòng giao dịch Đơn vị tính: Tỷ đồng 700 657.23 60% 55% 600 50% 500 425.15 40% 400 325.01 31% 30% 300 22% 20% 200 100 10% 0 0% 2015 2016 2017 Lợi nhuận trước thuế Tốc độ tăng trưởng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa Lợi nhuận trước thuế của năm 2016 tăng 31% so với năm 2015 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017 (657.23 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước).Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng TPBank luôn đảm bảo tổng tài sản đo đôi với tăng trưởng vốn tự có, do đó chỉ tiêu an toàn vốn luôn lớn hơn mức quy định. Trong giai đoạn 2015-2017 PGD đã nổ lực không ngừng nghỉ, đồng hành chủ trương của NHNN, hỗ
  52. 36 trợ khách hàng hết mức có thể để có được tỷ lệ tăng trưởng như vậy. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của PGD trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hoạt dộng chính đem lại lợi nhuận cho PGD là hoạt động cho vay. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của PGD không những đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, PGD cần nổ lực hơn nữa, có những biện pháp cụ thể để khắc phục RRCV trong thời gian tới. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA 2.2.1. Quy trình cho vay tại TPBank - Phòng giao dịch Cộng Hòa Quy trình cho vay của PGD cũng chấp hành tốt những yêu cầu mà NHNN ban hành. Quy trình tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng nói chung luôn được TPBank ban hành, cập nhật, sửa đổi bổ sung thường xuyên, kịp thời và chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng không chỉ cho PGD mà còn cho cả khách hàng. Cụ thể như sau: - Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng - Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Bước 3: Thẩm định tài sản - Bước 4: Thẩm định tín dụng - Bước 5: Phê duyệt - Bước 6: Cấp tín dụng - Bước 7: Kiểm soát sau vay
  53. 37 Các nội dung trong quy trình cấp tín dụng tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa chặt chẽ, được xây dựng phù hợp và đảm bảo các yêu cầu mà NHNN đưa ra. Một số nội dung cốt lõi trong quy trình tín dụng bám sát theo các quy định mới nhất của NHNN mà trong đó điển hình là thông tư số 39/2016/TT- NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, ngân hàng nước ngoài đối với KH. Tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa, quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của KH; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng doanh nghiệp, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của KH được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định TSBĐ tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi TSBĐ tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của TSBĐ tiền vay và KH đúng theo tinh thần chỉ đạo của NHNN. 2.2.2. Tình hình số lƣợng khách hàng vay tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa Với vị trí địa lý thuận lợi của PGD, sản phẩm đa dạng, lãi suất hợp lý cùng với đội ngũ cán bộ có chất lượng thì PGD đã có được một số lượng khách hàng nhất định và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Bảng 2.3 Số lƣợng khách hàng ở Phòng giao dịch Cộng Hòa Đơn vị tính: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng KHDN 135 160 215 Số lƣợng KHCN 236 250 313 Tổng số lƣợng 371 410 528 khách hàng. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
  54. 38 Theo bảng 2.3 thì dễ dàng thấy thì PGD đã làm khá tốt trong công cuộc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, cụ thể là trong năm 2016 số lượng khách hàng tăng không đáng kể chỉ vọn vẹn thêm 19 khách hàng, lí do vì ngân hàng chủ yếu là cho vay mua xe, mà dịch vụ này rất hiếm khách hàng trong 1-2 năm sẽ tiếp tục vay và mua tiếp, ít nhất khoảng 3-4 năm thì khách hàng mới có nhu cầu vay để mua xe. Bên cạnh đó thời gian đó giá xăng, dầu cũng tăng giảm bất thường dẫn đến nhiều khách hàng còn cân nhắc trước khi mua xe. Tuy nhiên năm 2017 số lượng khách hàng lại tăng mạnh mẽ trở lại với thêm 118 khách hàng (trong đó 55 KHDN và 118 KHCN). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ là 28.7% của năm 2017 so với năm 2016. Đây quả thực là con số đáng ghi nhận trong hệ thống các PGD của chi nhánh Hồ Chí Minh cũng là nổ lực của toàn thể nhân viên TPBank – PGD Cộng Hòa trong việc tìm kiếm và quan hệ mới trong tình hình lãi suất luôn biến động. Hiện nay, Ban lãnh đạo PGD vẫn tiếp tục đẩy mạnh các chuyên viên tín dụng cũng như toàn thể nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng, xúc tiến việc chào sản phẩm cho các khách hàng trên địa bàn và các vùng lân cận. 2.2.3. Doanh số cho vay và dƣ nợ tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa. Bảng 2.4 Doanh số cho vay và dƣ nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm 2016/2017 2017/2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tƣơng Tƣơng Tuyệt đối Tuyệt đối đối đối Doanh số cho 289.17 692.44 1086.21 403.27 139% 393.77 57% vay Dƣ nợ 315.35 680.25 1236.35 354.9 113% 556.1 82% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
  55. 39 Biểu đồ 2.2 Doanh số cho vay và dƣ nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017 1400 1236.35 1200 1086.21 1000 800 692.44 680.25 Tỷ đồng Tỷ 600 400 289.17 315.35 200 0 2015 2016 2017 Doanh số cho vay Dư nợ Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng giao dịch - Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định không kể món vay đó thu hồi về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý, năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Thông qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, tổng doanh số cho vay từ năm 2015 đến năm 2017 đều tăng, đặc biệt là trong năm 2016 tăng mạnh 403.27 tỷ đồng tương đương với 139% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang làm ăn có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Đơn giản hơn trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam cũng đang rất phát triển, vay vốn cũng khá là nhiều bao gồm: vay tiêu dùng, vay đầu tư và đặc biệt thời điểm này cũng có rất nhiều nhà khởi nghiệp nêu kêu gọi vốn vay rất là nhiều. Đến năm 2017, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 393.77 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng tăng 57% so với
  56. 40 năm 2016, PGD vẫn đang nổ lực từng ngày, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi chi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới. Thực tế ngân hàng Tiên Phong với mục tiêu sẽ trở thành một ngân hàng thuộc diện top đầu của các NHTM Việt Nam, bằng chứng cho thấy TPBank được bình chọn giải thưởng là ngân hàng số xuất sắc nhất năm 2017, do đó ngân hàng những năm vừa qua không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và xác định từng đối tượng cho vay với những sản phẩm khác nhau. - Dư nợ: Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản tiền mà ngân hàng cần có biện pháp giám sát và quản lý một cách hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Từ năm 2015 đến năm 2017 tổng dư nợ của chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa tăng trưởng rất tốt, cụ thể tăng 354.9 tỷ đồng trong năm 2016 và tăng 556.1 tỷ đồng cùng với mức tăng trưởng 82% của năm 2017 so với năm 2016. Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển của PGD là mở rộng quy mô tín dụng. Kết quả thu được từ việc mở rộng quy mô tín dụng là ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai, nhưng nó cũng mặt trái của nó đó chính là cho nhánh cần công tác quản lý các khoản nợ cần thu hồi của mình. Đó cũng chính là lí do dẫn đến nợ quá hạn và rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, PGD đã thực hiện rất tốt trong việc phát triển hoạt động kinh
  57. 41 doanh của mình. Như đã được biết thì TPBank chỉ mới thành lập năm 2008 và tới tận đến năm 2012 thì ngân hàng mới có một cuộc cải cách mới dẫn đến sự phát triển như ngày hôm nay và ngân hàng đang dần dần thể hiện mình trong cuộc chiến của các NHTM. 2.3. THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG VIỆC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH - PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA a. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dƣ nợ Hoạt động Ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn trả đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng nếu không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Bất kì ngân hàng nào cũng tồn tại nợ quá hạn nhưng phải ở mức độ khác nhau tùy từng ngân hàng. Vì thế, công cụ đo lường phổ biến phản ánh tình hình RRCV là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi tỉ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đó đang trong tình trạng nguy hiểm cao. Do đó, để có thể đánh giá một cách chính xác thực tình hình nợ quá hạn chúng ta phải xem xét phân tích nợ quá hạn của PGD dưới nhiều góc độ khác nhau. Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dƣ nợ 315.35 680.25 1236.35 OD2 5.36 15.62 19.25
  58. 42 OD3-OD5 1.10 2.06 1.76 Nợ quá hạn 6.46 17.68 21.01 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2.05 2.60 1.70 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng giao dịch Từ bảng 2.5 ta nhận thấy: Tỷ trọng nợ quá hạn ở PGD trong những năm qua chiếm tỷ trọng không cao và đang có xu hướng giảm dần cụ thể là năm 2015 là 2.05%, năm 2016 tỷ lệ này lại tăng lên 2.60% do tình hình giám sát và thu hồi nợ của ngân hàng làm chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên năm 2018 chỉ tiêu này lại giảm xuống một cách đáng kể là 1.70%, điều này cho thấy dấu hiệu tốt đẹp trong công tác quản lý RRCV tại PGD. Kèm vào đó tỉ lệ nợ OD2 khá là cao do đó có thể thấy rẳng ngân hàng đang xử lý khá tốt trong công cuộc xử lý nợ quá hạn.Tuy nhiên OD3-OD5 từ năm 2015 đến năm 2016 lại tăng mạnh (tăng 0.96 tỷ đồng), lí do ở đây chính là trong năm 2016 PGD đã thay đổi nhân sự mạnh đã dẫn đến PGD phải tuyển mới nhân sự, rất ít người ở lại để tiếp tục làm việc. Do những cán bộ nhân sự mới còn non kinh nghiệm nên không thể theo dõi, nhắc nợ khách hàng triệt để, khách hàng thấy vậy cũng đã không tự giác trả gốc và lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn này ngân hàng đang có chỉ tiêu mới, áp đặt nặng yêu cầu CBTD phải tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường, sản phẩm, dẫn đến cho vay dưới chuấn tăng mạnh làm nợ xấu tăng cao. Nhưng qua năm 2017, ngân hàng đã nhận ra được sự thiếu xót này nên đã có những biện pháp kịp thời làm giảm OD2-OD5 (giảm từ 2.06 tỷ đồng xuống còn 1.76 tỷ đồng). b. Nợ quá hạn phân theo các thành phần kinh tế Bảng 2.6 Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kinh tế quốc 1.44 22.25 6.29 35.56 11.84 56.35 doanh
  59. 43 Kinh tế ngoài 5.02 77.75 11.39 64.44 9.17 43.65 quốc doanh Tổng Nợ quá 6.46 100 17.68 100 21.01 100 hạn Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Tỷ lệ nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh giảm dần qua các năm, năm 2017 chỉ còn 9.17 tỷ đồng, chiếm 43.65% tổng số nợ quá hạn toàn PGD. Điều này cho thấy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của họ trong những năm qua, đồng thời khẳng định đây là đội ngũ khách hàng chủ chốt, đầy uy tín và quan trọng của PGD. Bên cạnh đó, tỷ trọng kinh tế quốc doanh từ 22.25% năm 2015 lên 56.35% năm 2017. Điều này cho thấy sự làm ăn kém hiệu quả của một số doanh nghiệp nhà nước gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động chung mặc dù hiện nay thành phần kinh tế này vẫn nhận được sự ưu tiên của Nhà nước. 100.00% 90.00% 80.00% 43.65% 70.00% 64.44% 60.00% 77.75% 50.00% 40.00% 30.00% 56.35% 20.00% 35.56% 10.00% 22.25% 0.00% 2015 2016 2017 Kinh tế QD Kinh tế NQD Biểu đồ 2.3 Nợ quá hạn của các thành phần kinh tế từ năm 2015 đến năm 2017 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Ngân hàng TPBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa là một NHTM cổ phần nên nguồn vốn tập trung phần lớn vào kinh tế ngoài quốc doanh song kinh tế quốc doanh vẫn là thành phần không thể thiếu, đóng góp không nhỏ
  60. 44 vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nhận thưc được tầm quan trọng của thành phần kinh tế này, PGD đã và đang áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của họ sao cho xứng đáng với sự quan tâm của nhà nước. c. Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay Bảng 2.7 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn ngắn 2.81 43.5 5.87 33.2 13.12 62.47 hạn Nợ quá hạn trung 3.65 56.5 11.81 66.8 7.89 37.53 và dài hạn Tổng nợ quá hạn 6.46 100 17.68 100 21.01 100 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Qua bảng tổng hợp 2.7 ta thấy, năm 2015, tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn trong năm là 2.81 tỷ đồng chiếm 43.5% tổng dư nợ trong khi số nợ quá hạn chiếm 56.5%. Năm 2016, tổng số nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 5.87 tỷ đồng, đồng thời đi kèm với việc giảm tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn là sự tăng của nợ quá hạn trung và dài hạn lên tới 66.8%. Đây là con số khá lớn, cho thấy nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay nghiêm trọng của ngân hàng, lí do vẫn chủ yếu là vấn đề giám sát hoạt động của ngân hàng còn yếu kém, tuy vậy con số này khá ổn định so với toàn ngành ngân hàng. Năm 2017, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 62.7% và tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn giảm xuống còn 37.53% cùng với đó là con số tuyệt đối vủa nợ quá hạn trung và dài hạn là 7.89 tỷ đồng (tức là giảm cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2016 mặc dù con số tuyệt đối về tổng dư nợ năm 2017 của PGD là 21.01 tỷ đồng lớn hơn hẳn so với con số 17.68 tỷ đồng của năm 2016). Nợ quá hạn ngắn hạn ở PGD có xu hướng tăng, thể hiện rõ rệt nhất vào năm 2017, trong khi con số tuyệt đối của nợ quá hạn trung và dài hạn có xu hướng giảm dần,
  61. 45 cho thấy những dấu hiệu tốt đẹp trong hoạt động cho vay của chi nhánh TPBank Cộng Hòa thời gian gần đây. d. Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu cho vay Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dƣ nợ 315.35 680.25 1236.35 Nợ xấu 1.1 2.06 1.76 Nợ quá hạn 6.46 17.68 21.01 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.35 0.30 0.14 Nợ xấu/tổng NQH (%) 17 12 8 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét tình hình rủi ro, mức độ trong hoạt động cho vay của PGD. Căn cứ vào bảng 2.8 cho thấy năm 2015 tỷ lệ nợ xấu cho vay của PGD là 0.35% tương ứng với 1.1 tỷ đồng và tiếp tục được giảm trong hai năm kế tiếp của PGD, lần lượt là 0.3% trong năm 2016 và 0.14% trong năm 2017. Điều này chứng tỏ PGD đã có nhiều công tác hạn chế nợ xấu, giám sát tín dụng, bám sát khách hàng vay vốn, thúc giục doanh nghiệp trả nợ đến hạn tỷ lệ nợ xấu đã cải thiện đáng kể. Với nổ lực trên PGD đã thu hồi được các khoản nợ cả gốc và lãi, không để xảy ra tình trạng mất trắng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng NQH của PGD năm 2015 là 17% tức là cứ 100 đồng NQH thì có 17 đồng là nợ xấu thuộc về cho vay. Tỷ lệ này giảm xuống 12% trong năm 2016 và 8% năm 2017. Tỉ lệ giảm theo từng năm này đã giúp PGD giảm được phần nào sự lo lắng của ban giám đốc trong việc cho vay. Nhưng không vì thế mà PGD chủ quan, vẫn cần chú ý hơn chỉ tiêu này vì sự gia tăng của nợ xấu sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Chi nhánh cần phân tích, dự đoán tình hình kinh tế trong thời gian tới để đưa ra phương án điều chỉnh cho công tác quản lý nợ xấu, từ đó có thể thành lập một ban chỉ đạo và tổ xử lý, thu hồi nợ xấu độc lập để tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tồn đọng giảm thiểu nguy cơ nợ xấu xuất hiện.
  62. 46 e. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay Bảng 2.9 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 DPRR cho vay 1.12 4.25 1.85 Dƣ nợ 315.35 680.25 1236.35 Tỷ lệ trích (%) 0.36 0.62 0.15 Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa Tỷ lệ này cho biết DPRR trong cho vay được trích so với tổng dư nợ cho vay là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay tại PGD là chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều. Trong năm 2015, PGD trích lập DPRR là 0.36%, đây nói chung là tỷ lệ trích lập dự phòng thấp và đến năm 2016 tỷ lệ này tăng thêm 0.26% lên 0.62%. Tỷ lệ trích lập này cao nguyên nhân chính là chích sách của PGD đã thay đổi, với CBTD được thay mới và ban giám đốc yêu cầu tìm kiếm khách hàng lớn với sản phẩm khác ngoài cho vay mua xe ra, dẫn đến ngân hàng bắt buộc phải tăng tỉ lệ trích lập dự phòng lên để giảm rủi ro hết mức có thể. Năm 2017, nợ xấu của PGD đã giảm so với năm 2016 nên tỷ lệ DPRR giảm còn 0.15%, thấp nhất trong 3 năm. Sự gia tăng của DPRR sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt, vì vậy PGD cần chú ý hơn đến chỉ tiêu này làm sao để giảm tỷ lệ trích lập DPRR xuống mức thấp nhất có thể. 2.4. THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH - PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA TỪ NĂM 2014 – 2017 2.4.1. Nâng cao chất lƣợng cán bộ và thẩm định khách hàng của Phòng giao dịch Như chúng ta đã được biết những ngân hàng hiện nay đang chú trọng rất
  63. 47 nhiều về yếu tố con người, nó là một phần quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Về ban lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo là cực kì quan trọng, đặc biệt là làm việc trong một tập thể, việc tìm một người đứng đầu dẫn dắt những nhân viên của mình để đưa ngân hàng đi lên là một việc không hề dễ dàng gì. Ngoài ra, bao lãnh đạo là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về những rủi ro nếu nó có xảy ra, và ngân hàng Tiên Phong đã làm triệt để vấn đề này bằng cách tìm cho mình một người phải đầy đủ cả về tài và đức mới được các nhân viên noi theo và làm cho ngân hàng ngày càng đi lên. Thêm vào đó, người lãnh đạo và nhân viên cũng không ngừng học hỏi, nghiên cứu tất cả các lĩnh vực trong xã hội để mà biết cách xử lý cũng như là phát triển bản thân một cách tốt hơn, tránh khỏi những rủi ro. Nói chung Ngân hàng TPBank – Chi nhánh HCM – PGD Cộng Hòa đã làm tốt việc này. Đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyên môn và nghiệp vụ cho các CBTD: Ngân hàng nào cũng vậy đều muốn tìm kiếm một nhân viên tốt về cho ngân hàng của mình và Ngân hàng TPBank – PGD Cộng Hòa cũng không ngoài lệ. Ngân hàng luôn chú trọng tuyển dụng con người có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ, nhận thức xã hội và có hiểu biết về pháp luật tốt để đào tạo họ thành những CBTD chất lượng cao, luôn có tiêu chuẩn hóa CBTD để có một đội ngũ nhân viên tốt đáp ững được nhu cầu của khách hàng và xử lý tốt những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài kiến thức về ngân hàng là bắt buộc cần phải có của mỗi CBTD và họ cần trang bị thêm về việc hiểu biết rõ luật pháp, cập nhật những điều luật mới, tin học và ngoại ngữ. Cấp trên vừa có khen đối với những nhân viên làm tốt và vừa có thưởng đối với những nhân viên làm chưa tốt, ảnh hưởng đến lợi ích chung của ngân hàng để khuyến khích cho nhân viên làm việc một cách tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc quyết định việc cho vay đó có nên được giải ngân hay không. Doanh nghiệp cần ngân hàng để san bằng sự bất thường về nguồn vốn thiếu hoặc thừa, ngược lại doanh nghiệp được coi là
  64. 48 chỗ dựa và là động lực để Ngân hàng tồn tài và phát triển. Ngân hàng dựa trên các báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay là mức thu nhập bình quân của khách hàng và tài sản đảm bảo để quyết định việc có nên cho khách hàng vay hay không. Nói cách khác thì năng lực tài chính của khách hàng là sự hiện thân của vốn tín dụng được bảo toàn sinh lợi, do đó nó được coi là yếu tố hàng đầu để quyết định quan hệ tín dụng của Ngân hàng và khách hàng. Chủ yếu ngân hàng chỉ chú trọng phân tích tài chính doanh nghiệp trong ba năm gần nhất và kế hoạch kinh doanh trong thời kỳ vay vốn, kết hợp việc phân tích hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn vay. Thường thì các chỉ số đều là tuyệt vời khi mà doanh nghiệp đã gọt giũa cho đẹp đẽ mới đưa cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp tại thời điểm như khoản thời điểm tưởng như được hoàn trả thì có biến cố xuất hiện doanh nghiệp đầu tư lỗ, tài sản Nợ tài chính gia tăng , kết quả là phương án sản xuất của doanh nghiệp vay vốn có hiệu quả cao nhưng khoản cho vay không thu hồi được do dòng tiền đã phải xử lý vào các việc khác. Đây là vấn đề mà Ngân hàng TPBank tại PGD này luôn luôn quan tâm, xác định rõ mục đích kinh doanh ngay từ đầu cho đội ngũ nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng, là người phải tìm hiểu khách hàng để nắm bắt được những thông tin chính xác và chắc chắn nhất để tránh rủi ro trong quá trình cho vay. 2.4.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng Để được vay thì khách hàng cần có tài sản thế chấp, cầm cố tài sản mà khách hàng chọn để làm TSBĐ, điều quan trọng là xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc chuyển nhượng tài sản khi bán đấu giá tránh hiện tượng lừa đảo bằng chứng nhận sở hữu giả. Ngân hàng cần xác định chính xác tài sản thế chấp cầm cố như: nhà đất, dây chuyền máy móc thiết bị hay chính tài sản mà khách hàng vay để mua nó và nếu tài sản thế chấp là ngoại tệ cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai như là lạm phát nhất là những khoản vay lớn và dài hạn. Thực tế là tài sản thế chấp, cầm cố thường rất đa dạng trên thị
  65. 49 trường và CBTD cần hiểu rõ đặc điểm của từng tài sản thế chấp và có rất nhiều chỉ tiêu cho từng sản phẩm thế chấp như nhà đất thì cần chỉ tiêu như là: vị trí ngôi nhà, tình trạng hiện tại, có nằm trong quy hoạch không, biến động giá thị trường như thế nào , với tài sản là máy móc thì ngân hàng cần có chuyên gia về mảng này bằng cách thuê người ngoài để đảm bảo tính thiết thực của máy móc đó. Cũng không ít trường hợp là một tài sản có thể chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau cho nên ngân hàng cần có xem kỹ giấy tờ trước khi quyết định cho vay. Bảo hiểm tín dụng cũng góp phần bớt được rủi ro cho ngân hàng, như cho vay mua xe ô tô thì khách hàng lấy chính chiếc xe đó làm tài sản đảm bào và ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe ô tô đó và Ngân hàng là người sở hữu thứ nhất nếu chiếc xe đó chẳng may gặp tai nạn. 2.4.3. Điều chỉnh phƣơng hƣớng đầu tƣ hợp lý và tạo điều kiện, giúp đỡ khách hàng, từ vốn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh Trước tình hình kinh doanh hiện nay của Ngân hàng TPBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa cần phải thay đổi một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của mình mà đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng. Qua kết quả hoạt động kinh doanh trước đó thì nợ quá hạn tại PGD này cũng đã giảm đáng kể và tình hình lãi đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng, tập trung đầu tư những doanh nghiệp có tài chính tốt, có khả năng trả được nợ. Ngân hàng tích cực đầu tư vào những ngành nghề nằm trong phát triển kinh tế những ngành mũi nhọn. Ngân hàng đã đầu tư những dự án thực sự hiệu quả, không đầu tư tràn lan dẫn đến khó kiểm soát và gây thất thoát tiền của Ngân hàng. Khi ngân hàng cho vay thì họ đều phải giám sát cũng như là theo dõi các khoản vay đó xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích mà họ vay hay không và hiệu quả của nó. Trong quá trình hoạt động nếu khách hàng có gặp khó khăn gì trong việc sản xuất và kinh doanh thì ngân hàng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất để khách hàng có thể tiếp tục kinh doanh
  66. 50 để kiếm lợi nhuận và trả tiền cho ngân hàng. Vì chủ yếu tiền mà khách hàng trả cho ngân hàng chính là hoạt động kinh của họ. Và đây cũng chính là quan điểm trọng yếu trong kinh doanh của ngân hàng đối với việc chăm sóc khách hàng sau cấp tín dụng. 2.4.4. Mở rộng cạnh tranh a) Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro Hiện nay, phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn còn hẹp chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, vốn cho vay lớn nhưng chưa thực sự ổn. Thêm vào đó thì Ngân hàng TPBank đã mở rộng quan hệ tín dụng đối với tất cả ngành nghề và đặc biệt là tư nhân. Ngân hàng đã phân tán rủi ro và tránh tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực kinh tế để khi có biến cố xảy ra thì ngân hàng sẽ không chịu ảnh hưởng lớn. Vì thế ngân hàng đã phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều đối tượng và khách hàng với nhiều lĩnh vực khác nhau. b) Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng. Nói chính xác là có khách hàng thì ngân hàng mới tồn tại, vì họ vừa cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng và vừa là người sử dụng nguồn vốn này nên khách hàng là cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng. Không chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mà ngân hàng còn nên duy trì mối quan hệ đó để: - Nắm vững thông tin của khách hàng, vì sau này nếu khách hàng có thể tiếp tục sản phẩm vay thì ngân hàng không cần phải mất thời gian đi thẩm định, đánh giá và kiểm tra giám sát. Ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tìm kiếm thông tin, tránh được rủi ro về đạo đức, kế hoạch giám sát về khách hàng. Nếu khách hàng có ấn tượng tốt về việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn, không có nợ quá hạn thì ngân hàng sẽ giữ hồ sơ và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nếu họ muốn vay tiếp sau này, còn nếu khách hàng có nợ xấu, không có thiện chí thì ngân hàng có thể xem xét lại nếu khách hàng muốn vay tiếp sau này.