Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_giai_phap_phat_trien_hoat_dong_cho_vay_tin_chap_kh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2015 - 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Khánh Huyền TS. Phan Khoa Cương Lớp: K49 Ngân hàng Khóa học: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2019
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trước tiên, đề tài sẽ trình bày các lý luận chung nhất liên quan tới thực trạng cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân và các tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân cũng như mô hình nghiên cứu của đề tài. Ở phần nội dung chính, với mục tiêu chủ yếu là nhấn mạnh khía cạnh thực trạng cho vay tín chấp nên hướng đi chính của tôi là từ những thông tin trong báo cáo tài chính, số liệu khác mà đơn vị cung cấp. Thông qua các kiến thức trong thời gian học tập trên giảng đường và thời gian thực tập tại ngân hàng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu định lượng (Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, lợi nhuận, ), kết hợp với việc tổng hợp phân tích số liệu thống kê qua các phiếu khảo sát của khách hàng từ đó đánh giá thực trạng cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của MB – Chi nhánh Huế để đi đến kết luận về thực trạng sự phát triển của hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân của đơn vị. Cuối cùng, từ những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tín chấp khách hàng cá nhân nói riêng, tôi đề xuất các giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng MB – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho em. Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để em bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Phan Khoa Cương đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để em có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Thị Khánh Huyền Trường Đại học Kinh tế Huế
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG iii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 5 1.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại 5 1.1.3 Lý luận chung về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 6 1.1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay tín chấp tại NHTM 6 1.1.3.2 Đặc điểm loại hình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 7 1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 8 1.1.3.4 Quy trình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại11 1.1.3.5 Vai trò của hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 13 1.1.4 Phát triển cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 14 1.1.4.1 Khái niệm về phát triển cho vay tín chấp KHCN 14 1.1.4.2 Ý nghĩa của phát triển cho vay tín chấp KHCN 15 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá Trườngnhân Đại học Kinh tế Huế16 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 20 1.1.6.1 Nhóm nhân tố khách quan 20
- 1.1.6.2 Nhóm nhân tố chủ quan của ngân hàng 23 1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI MỘT SỐ NHTM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 25 1.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Hạ Long 25 1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế 28 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 30 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ .30 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 30 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 31 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 31 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 36 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế 40 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 41 2.2.1 Quy định chung về cho vay tín chấp KHCN của Ngân hàng TMCP Quân đội 41 2.2.2 Nội dung và quy trình cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 42 2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế 48 2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH THÔNG QUA Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG 54 Trường2.3.1 Đặc điểm đối tưĐạiợng nghiên chọcứu Kinh tế Huế 54 2.3.2 Kết quả phân tích, đánh giá qua khảo sát của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế 55
- 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI MB – CHI NHÁNH HUẾ 63 2.4.1 Những mặt đạt được: 64 2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân: 64 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – 66 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 66 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 66 3.2.1 Hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tín chấp KHCN 67 3.2.2 Về quy trình thủ tục, hồ sơ cho vay 67 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng 68 3.2.4 Không ngừng nâng cao công tác quản lý, chất lượng nguồn nhân lực 68 3.2.5 Hiện đại hóa trang thiết bị ngân hàng 70 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. Kết luận 71 2. Kiến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 1 74 PHỤ LỤC 2 78 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TMCP Thương mại Cổ phần NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp CVTC Cho vay tín chấp TCTD Tổ chức tín dụng GĐ, PGĐ Giám đốc, Phó giám đốc CBTD Cán bộ tín dụng CBVN Cán bộ nhân viên CNQL Cán bộ quản lý CBQLCC Cán bộ quản lý cấp cao HĐLĐ Hợp đồng lao động MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội PGD Phòng Giao dịch NTT Nam Trường Tiền BTT Bắc Trường Tiền TrườngNVD Đại học KinhNam Vỹ Dạ tế Huế i
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại MB – Chi nhánh Huế 33 Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tại MB – chi nhánh Huế 34 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại MB – chi nhánh Huế 35 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong tổng dư nợ CVTC KHCN 47 Hình 1.1: Quy trình cho vay tín chấp KHCN ngân hàng thương mại 11 Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại MB – chi nhánh Huế 30 Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại MB Huế 48 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 32 Bảng 2.2: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ từ hoạt động tín dụng tại MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 36 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn ở MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 37 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại MB Huế 38 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo phân loại tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 -2018 39 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 40 Bảng 2.7: Hạn mức cho vay đối với CBCNVC NN 44 Bảng 2.8: Hạn mức cho vay đối với CBNV Viettel 44 Bảng 2.9: Hạn mức cho vay đối với quân nhân 45 Bảng 2.10: Các loại thẻ cho vay tín chấp 46 Bảng 2.11: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong dư nợ CVTC KHCN 46 Bảng 2.12: Tình hình hoạt động cho vay tín chấp MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 49 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp KHCN tại MB Huế giai đoạn 2016 - 2018 51 Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn CVTC KHCN tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn Trường2016 – 2018 Đại học Kinh tế Huế52 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố cơ chế chính sách và sản phẩm cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế 56 iii
- Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố đội ngũ cán bộ của MB – chi nhánh Huế 57 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố chính sách Marketing và dịch vụ hỗ trợ của MB – chi nhánh Huế 58 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố cơ sở vật chất và uy tín, thương hiệu của MB – chi nhánh Huế 60 Bảng 2.19: Ý muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm cho vay tín chấp KHCN của MB – chi nhánh Huế 62 Bảng 2.20: Ý định giới thiệu sản phẩm cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế 63 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và đa dạng hơn. Bên cạnh đó hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng làm cho thị trường tín dụng ngày càng sôi nổi hơn. Trong những hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra giá trị cao cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này thường chỉ dừng lại ở việc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, vay đầu tư dự án, vay cầm cố giấy tờ có giá, vay thế chấp, Với những loại hình cho vay này khách hàng cần có điều kiện đảm bảo tín dụng đi kèm để hạn chế tối đa rủi ro về phía ngân hàng vì thế hạn chế số lượng khách hàng muốn tiếp cận vốn khi không có tài sản đảm bảo hoặc e ngại các thủ tục giấy tờ phức tạp. Nhận thấy được điều đó, để khắc phục những hạn chế này, các ngân hàng phải đưa ra giải pháp rút ngắn thời gian cho vay, đơn giản hóa trong thủ tục cho vay, mở ra nhiều cơ hội cho vay với khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ cho vay tối ưu hơn. Sản phẩm cho vay tín chấp ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu tài chính cho một bộ phận lớn khách hàng cá nhân. Với những ưu điểm nổi bật, loại hình tín dụng này nhanh chóng được các ngân hàng và các công ty tài chính chú trọng đầu tư và mở rộng hơn. Tuy nhiên đây cũng là một sản phẩm tín dụng tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít người nắm rõ và hiểu biết về thông tin sản phẩm, điều này làm cho kết quả hoạt động của ngân hàng chưa đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi. Các ngân hàng đòi hỏi phải tìm ra các nguyên nhân hạn chế hiệu quả sản phẩm tín chấp, các giải pháp khắc phục và biện pháp phát triển, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tín chấp này nhằm tạo ra lợi ích cho ngân hàng cũng như cho xã hội. TrườngTrong bối c ảnhĐại cạnh tranh họcmạnh mẽ khi Kinh mà sự có mặt củtếa các ngânHuế hàng TMCP trên thị trường ngày càng nhiều cùng với sự phát triển sáng tạo nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ không chỉ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mà 1
- còn có các ưu đãi đi kèm thuận lợi cho việc chi tiêu trong cuộc sống. Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng có uy tín trên thị trường, hoạt động với tiêu chí ít rủi ro và bền vững, có lợi thế từ một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong ngành quân đội, quốc phòng, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel có thể khai thác nên ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong mảng sản phẩm tín chấp và tìm ra những giải pháp phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ kinh tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, củng cố vị thế trên thị trường tài chính và tạo ra sự tăng trưởng ổn định cho ngân hàng. Từ những yêu cầu thực tiễn trên, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018, khóa luận đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tín chấp; + Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế; + Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tịa Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu TrườngĐối tượng nghiên Đại cứu: Ho họcạt động cho vayKinh tín chấp đối vtếới khách Huế hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 2
- Phạm vi thời gian: Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân giai đoạn 2016 - 2018. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Thu thập số liệu 4.1.1 Số liệu thứ cấp - Các số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của MB - chi nhánh Huế qua các năm 2016 – 2018. - Các tài liệu liên quan hoạt động cho vay tín chấp, chất lượng hoạt động cho vay tín chấp từ các giáo trình, website, sách báo, tạp chí và một số báo cáo khóa luận tốt nghiệp. 4.1.2. Số liệu sơ cấp Tiến hành điều tra sự đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại MB – chi nhánh Huế. • Đối tượng điều tra: Đối tượng phỏng vấn của nghiên cứu này là một bộ phận khách hàng hiện tại đang sử dụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân của MB – chi nhánh Huế. • Công cụ điều tra : Sử dụng bảng hỏi • Kích thước mẫu: Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định bằng bằng phương pháp ước lượng ML. Ước lượng theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Và số lượng tham số tương đương với 24 biến (câu hỏi) trong bảng hỏi. Vì vậy, kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 120. Tuy nhiên để đảm bảo thu về được số phiếu điều tra là 120 thì tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 150 Trườngbảng hỏi. Đại học Kinh tế Huế - Số phiếu phát ra: 150 - Số phiếu thu về: 150 3
- - Số phiếu hợp lệ: 145 • Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu được dùng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Từ tổng thể khách hàng vay tín chấp cá nhân của MB – chi nhánh Huế là 3000 người và với quy mô mẫu là 150 mẫu, do đó để chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành thực hiện như sau: Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo thứ tự vần của khách hàng, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách, bao gồm 3000 khách hàng. Ta muốn chọn ra một mẫu có quy mô là 150 khách hàng. Vậy khoảng cách chọn là: k= 3000/150 = 20, có nghĩa là cứ cách 20 khách hàng thì ta chọn một khách hàng vào mẫu. Đầu tiên ta chọn một số ngẫu nhiên trong danh sách khách hàng, sau đó cứ 20 người ta chọn một người, chọn cho đến khi đủ 150 mẫu. • Phương pháp tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp khách hàng đang sử dụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân bằng cách gặp trực tiếp, điện thoại. 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp để phân tích và so sánh tình hình sử dụng nguồn lực, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm với mục đích phân tích sự biến động của các tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ. Số liệu được xử lý bằng sự hỗ trợ của máy tính với phần mềm Excel. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung nghiên cứu của đề tài có kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại; Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế; TrườngChương 3: GiĐạiải pháp phát họctriển hoạt đ ộngKinh cho vay tín ch ấtếp khách Huế hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế. 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có thể hiểu ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản) và các hoạt động kinh doanh khác được quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại ở nước ta ngoài việc thực hiện các hoạt động được ghi trong luật thì còn phải thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước như là thực hiện các chính sách ưu đãi đối với một số đối tượng, ưu đãi đối với một số dự án nhằm phát triển kinh tế. Do đó, ở Việt Nam ngân hàng thương mại được hiểu như là một tổ chức tín dụng thực hiện tổng hợp các dịch vụ về kinh doanh tiền tệ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cho vay lại vốn đầu tư, cung ứng các dịch vụ thanh toán, và chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. 1.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại xoay quanh việc kinh doanh tiền tệ. Cụ thể là các hoạt động sau: Nghiệp vụ tài sản nợ: TrườngNghiệp vụ nợĐạicủa ngân hàng học thương m ạKinhi là nghiệp vụ huytế động Huếvốn bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nguồn vốn hoạt động. Các nguồn cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại bao gồm các loại tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh, 5
- tổ chức phi thương mại, cơ quan chính phủ và các ngân hàng thương mại khác; Các loại tiền vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức đầu tư và các ngân hàng khác; Tiền kỳ phiếu, nhờ thu, chậm trả Nghiệp vụ tài sản có: Nghiệp vụ có là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: - Nghiệp vụ cho vay: Là việc ngân hàng thương mại cho khách hàng vay một số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định và khi hết hạn vay, người vay phải trả ngân hàng một khoản tiền bao gồm cả gốc và lãi. Tín dụng có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: + Theo thời gian: gồm có tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn. + Theo đối tượng vay: tín dụng nông nghiệp, công nghiệp, công ích, cá nhân. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán. Cách cho vay như vậy gọi là tín dụng bảo lãnh. - Nghiệp vụ trung gian: Trong hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng được coi là các nghiệp vụ bên thứ ba bên cạnh nghiệp vụ có và nghiệp vụ nợ. Thông thường ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian như: + Thanh toán, ngoại hối, vàng bạc đá quý, nhờ thu + Nhận uỷ thác, ký gửi 1.1.3 Lý luận chung về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Trường1.1.3.1 Khái niệm hoĐạiạt động cho họcvay tín chấ p Kinhtại NHTM tế Huế Cho vay tín chấp là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền dùng cho mục đích xác định trong một 6
- thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi và được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Như vậy vay tín chấp là hình thức cho vay không cần có tài sản đảm bảo hay bảo lãnh của bên thứ 3 mà dựa vào mức độ uy tín của khách hàng vay. 1.1.3.2 Đặc điểm loại hình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân Cho vay tín chấp khách hàng cá nhân là một hoạt động không thể thiếu của ngân hàng. Đây là hoạt động chịu rất nhiều rủi ro song lại được chú trọng phát triển, có những đặc điểm riêng biệt khác với các loại hình cho vay khác như: - Đối tượng khách hàng được vay tín chấp cá nhân phải là các khách hàng cá nhân được đánh giá tốt. Mức độ đánh giá này cao hơn so với khách hàng vay có tài sản đảm bảo, đối với khách hàng cá nhân cần phải có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt. - Quy mô khoản vay nhỏ: các khoản vay tín chấp thường có quy mô nhỏ và số lượng không lớn lắm. Do cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng như tiêu dùng hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ nên quy mô của khoản vay thường không lớn lắm. - Rủi ro đối với các khoản cho vay tín chấp cá nhân: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được đánh giá là tài sản có rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ bản thân của khách hàng vay vốn có thể có sự biến động trong cuộc sống về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình hình sức khỏe hay công việc, Việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt là khi ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không có tài sản đảm bảo phòng rủi ro. Ngoài ra để có được sự chấp thuận cho vay nhiều khách hàng cố ý che giấu những thông tin bất lợi của mình về sức khỏe, rủi ro Trườngcông việc trong tương Đại lai, nên ngânhọc hàng dễ gKinhặp phải rủi ro đạ otế đức khi Huế cho vay. - Lãi suất vay cao: vì tính chất rủi ro lớn nên các khoản vay tín chấp thường có mức lãi suất cao hơn các khoản vay thông thường có tài sản đảm bảo. Ngoài ra 7
- do quy mô các khoản vay nhỏ dẫn đến chi phí cho vay (về thời gian, nhân lực thẩm định, quản lý khoản vay, ) cao cũng là một trong những lý do có tác động đến lãi suất. 1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân Việc phân loại hoạt động tín chấp giúp cho ngân hàng có những phương án quản lý khoản vay hiệu quả hơn. Phân loại các khoản vay tín chấp theo một số tiêu chí: a) Căn cứ vào mục đích vay: - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú: Là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian vay dài và quy mô lớn. - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng: Là các khoản vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong cuộc sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học tập, Đặc điểm của khoản vay này là thời gian vay ngắn, quy mô nhỏ và thường ít rủi ro hơn cả. - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích kinh doanh: Là các khoản vay nhằm mục đích thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình, vay để buôn bán, thuê mặt bằng, Đặc điểm của khoản vay này là thời gian vay dài, quy mô phụ thuộc vào phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro của khoản vay này thường rất cao do biến động về việc kinh doanh trong tương lai và ngân hàng thường phải đối mặt với rủi ro đạo đức từ phía khách hàng. b) Căn cứ vào đối tượng cho vay: - Khách hàng là cán bộ quản lý của ngân hàng: Sản phẩm được thiết kế dành Trườngcho cán bộ quản lý cĐạiủa ngân hàng học (từ cấp phó phòngKinh trở lên) vay tế tín ch ấHuếp cho tiêu dùng với quy mô khoản vay tùy vào cấp quản lý. 8
- - Khách hàng là cán bộ công nhân viên của ngân hàng: sản phẩm được thiết kế dành cho cán bộ công nhân viên vay thế chấp không tài sản đảm bảo cho mục đích chi tiêu cá nhân - Khách hàng truyền thống của ngân hàng: sản phẩm tín chấp được thiết kế dành cho những khách hàng đã có lịch sử vay trước đây tại ngân hàng, bên cạnh đó thường đi kèm theo nhiều gói sản phẩm ưu đãi và khách hàng cần có cam kết nghĩa vụ trả nợ đầy đủ. c) Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: Ngân hàng cho khách hàng vay tín chấp trong ngắn hạn (dưới 1năm) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mua sắm - Cho vay trung và dài hạn: Ngân hàng cho khách hàng vay tín chấp trong khoảng thời gian từ 1 năm đến trên 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu lớn hơn như xây dựng nhà cửa, kinh doanh hay đầu tư là chủ yếu. d) Căn cứ vào hình thức cho vay: - Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay truyền thống, ngân hàng và khách hàng gặp mặt trực tiếp để tiến hành cho vay hay thu nợ. Hình thức này có nhiều ưu điểm như ngân hàng có thể tận dụng tối đa những kiến thức, trình độ, kỹ năng của các cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng để phần nào có đánh giá sơ bộ khách hàng vay và có quá trình tư vấn khoản vay tốt hơn. Tuy nhiên hình thức này lại có những nhược điểm như việc mở rộng và gia tăng doanh số không thuận lợi, trong khi hầu hết những doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thường coi trọng đến doanh số. Bên cạnh đó do cán bộ ngân hàng cần phải trực tiếp gặp mặt khách hàng nên tốn nhiều thời gian và chi phí phát sinh cho mỗi khoản vay đơn lẻ. - Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại các Trườngkhoản nợ phát sinh Đạido các doanh họcnghiệp hay cácKinh công ty bán l ẻ tếđã bán Huếchịu hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ của họ cho người tiêu dùng. Theo hình thức này các ngân hàng cho vay thông qua các công ty, doanh nghiệp mà không trực tiếp tiếp xúc 9
- với khách hàng. Loại hình cho vay gián tiếp này mang nhiều ưu điểm như NH có thể dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay bên cạnh đó lại tiết kiệm được chi phí. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ của mình NH hàng có thể tạo mối quan hệ tốt lâu dài với công ty, doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm dịch vụ khác của NH. Bên cạnh đó nhược điểm của hình thức này là khi cho vay NH không trực tiếp gặp mặt khách hàng mà thông qua các doanh nghiệp bán chịu nên thiếu sựu kiểm soát chặt chẽ của NH. e) Căn cứ vào phương thức hoàn trả: - Cho vay trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay vốn sẽ trả nợ (gốc + lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ để có thể thanh toán hết một lần số nợ vay. - Cho vay phi trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó tiền vay vốn sẽ được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn cho ngân hàng. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài. - Cho vay tuần hoàn: là hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Ở phương thức cho vay này, thời gian tín dụng sẽ được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cũng như thu nhập kiếm được từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay với một hạn mức tín dụng và được trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn. Trường Đại học Kinh tế Huế 10
- 1.1.3.4 Quy trình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp Thẩm định tín dụng Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng Giải ngân và kiểm soát khoản vay Thu hồi nợ và đưa ra phán quyết nợ mới Hình 1.1: Quy trình cho vay tín chấp KHCN ngân hàng thương mại Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Vì mỗi ngân hàng có một yêu câu riêng cũng như các yêu cầu về giầy tờ cần thiết của mỗi sản phẩm vay là khác nhau. Bước 2: Thẩm định tín dụng Khi tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp của KH, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dựa trên một số khía cạnh quan trọng: + Khả năng tài chính: Đây là tiêu chí hàng đầu được các ngân hàng quan tâm khi cho vay tín chấp vì ngân hàng muốn biết KH có đủ khả năng chi trả khoản vay hàng tháng hay không. Trường+ Nơi cư trú: ĐạiĐây là cơ sởhọcđể ngân hàng Kinh xác minh cụ th ểtếhơn vàHuế đảm bảo hơn cho mức độ uy tín của KH. Thông thường những người ở tại nhà cùng bố mẹ 11
- hoặc thường trú sẽ được ưu tiên hơn. Những khách hàng tạm trú cần có xác nhận hoặc KT3 trên 6 tháng. + Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin về lịch sử tín dụng của cá nhân đăng kí vay bao gồm: Khách hàng đã từng vay khoản vay nào tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác chưa, có lịch sử trả chậm, có nợ cần cảnh báo, nợ quá hạn hay nợ xấu hay chưa Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng Nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên các cấp cao có thẩm quyền phê duyệt. Khi đó ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cẩm để xem xét việc cho vay hay không. Nếu khoản vay được phê duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp KH để ký kết hợp đồng vay tín chấp. Bước 4: Giải ngân và kiểm soát khoản vay Sau khi được phê duyệt cho vay thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tín chấp tới KH. KH sẽ được mở một tài khoản ngân hàng và nhận được khoản tiền mà ngân hàng giải ngân cho KH. Sau khi giải ngân xong thì nhân viên tín dụng vẫn sẽ kiểm soát KH sử dụng khoản vay có đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng không. Bước 5: Thu hồi nợ và đưa ra phán quyết nợ mới Thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm một phần khoản vay gốc và số tiền lãi. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ ngày trả hàng tháng trong hợp đồng đã ký trước đó. Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả Trườngnăng tài chính của kháchĐại hàng để cóhọc các phán quyKinhết tín dụng mớ i phùtế hợ p.Huế 12
- 1.1.3.5 Vai trò của hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân Cho vay tín chấp KHCN là một hình thức mới mặc dù rủi ro cao nhưng vẫn được các ngân hàng chú trọng với tiềm năng phát triển lớn bởi nó có vai trò quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho từng đối tượng liên quan, cụ thể là khách hàng vay, ngân hàng cho vay và nền kinh tế chung của đất nước. - Đối với khách hàng vay: Loại hình vay tín chấp KHCN ra đời trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, nhờ có hoạt động cho vay tín chấp mà khách hàng có thu nhập trung bình hay thấp đều có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa với giá trị lớn hơn nhiều so với mức thu nhập hàng tháng, giúp nâng cao giá trị cuộc sống hiện tại hơn. Trên thực tế, với rủi ro lớn nên lãi suất cho vay tín chấp thường rất cao nhưng khách hàng vay vẫn chấp nhận mức lãi suất này để đổi lại sự đáp ứng nhu cầu ngay tại thời điểm mong muốn. - Đối với ngân hàng thương mại: Một trong những vai trò quan trọng của NHTM là thực hiện chức năng làm một tổ chức trung gian tài chính giúp lưu thông tiền tệ trên thị trường, làm cầu nối giữa những người có nguồn vốn nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn. Với việc cấp tín dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau mang lại cho ngân hàng lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay hoặc hoa hồng môi giới. Đây là nguồn lợi nhuận chủ yếu và là cơ sở để tồn tại và phát triển của mỗi một ngân hàng thương mại. Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thì việc mở rộng thị trường cho vay để tìm kiếm lợi nhuận là điều tất yếu, trong đó việc phát triển hơn loại hình cho vay tín chấp đang được rất nhiều ngân hàng chú trọng bởi tính chất đơn giản, khai thác được số lượng khách hàng tiềm năng nhiều Trườngvà mang lại lợi nhu ậnĐại cao. học Kinh tế Huế 13
- - Đối với nền kinh tế: Sự sung túc của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu về hàng hóa tiêu dùng của dân cư, chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán các mặt hàng tiêu dùng khác nhau. Vậy nên một giải pháp có thể làm tăng số lượng nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ là một đòn bẩy hữu hiệu để kích cầu, từ đó tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hoạt động cho vay tín chấp KHCN ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Ta nhận thấy rằng, hàng hóa được tiêu thụ nhanh chóng, còn khả năng thanh toán đã được đảm bảo, thì không có lý do gì mà nhà sản xuất ko gia tăng sản lượng cung ứng cho thị trường. 1.1.4 Phát triển cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.4.1 Khái niệm về phát triển cho vay tín chấp KHCN Qua những lợi ích mà cho vay tín chấp KHCN mang lại ta thấy rằng việc phát triển cho vay tín chấp KHCN là một tất yếu khách quan của các NHTM. Chính vì triển vọng về lợi nhuận mà hoạt động này mang lại nên mặc dù ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro nhưng các ngân hàng vẫn luôn hướng sự quan tâm vào hoạt động này và nó được coi như là một chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian hiện nay. Vậy phát triển cho vay tín chấp KHCN được định nghĩa như thế nào? Có thể hiểu đó là tổng hợp các biện pháp, hoạt động của ngân hàng nhằm gia tăng quy mô lẫn chất lượng, số lượng của các khoản vay tín chấp KHCN. Phát triển cho vay tín chấp KHCN phải là sự kết hợp tăng trưởng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển chiều rộng tức là mở rộng hoạt động cho vay tín chấp KHCN, tăng quy mô khoản Trườngvay, tăng số lượng kháchĐại hàng vay. học Phát triển chiKinhều sâu tức là nâng tế cao chHuếất lượng của hoạt động cho vay tín chấp KHCN thể hiện qua đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa mục đích cho vay, đưa ra nhiều hình thức cho vay linh hoạt, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, tối thiểu hóa chi phí về phía ngân hàng. 14
- 1.1.4.2 Ý nghĩa của phát triển cho vay tín chấp KHCN (1) Đối với ngân hàng thương mại: Một là, góp phần đảm bảo an toàn và làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Trong tình hình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường tài chính ngày càng áp lực, bản thân ngân hàng muốn tồn tại và phát triển cần phải tạo ra cho mình những lợi thế về sự khác biệt. Với một thị trường mới sôi nổi và đầy tiềm năng như cho vay tín chấp thì các NHTM đều triển khai hoạt động này và ngày càng phủ rộng, cho vay tín chấp dần không còn xa lạ với khách hàng. Do đó việc phát triển cho vay tín chấp không chỉ giúp cho khách hàng cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng bởi lãi suất cho vay cao. Hai là, góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn Một trong những bước rất quan trọng của quy trình cho vay đó là thu hồi nợ, điều này quyết định đến lợi nhuận từ hoạt động cho vay tín chấp đối với ngân hàng. Phát triển hoạt động cho vay tí chấp bao gồm nâng cao chất lượng cho vay tín chấp giúp giảm thiểu rủi ro của các khoản vay, nâng cao khả năng thu hồi nợ gốc lẫn lãi. Nhờ đó ngân hàng có điều kiện để mở rộng khả năng cung cấp tín dụng từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng. Ba là, giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn Phát triển cho vay tín chấp tức là ngân hàng đã bằng các biện pháp mở rộng thị trường, thu hút sự quan tâm từ nhiều khách hàng hơn, từ đó tạo dựng hình ảnh và thương hiệu uy tín của ngân hàng. Hơn thế, sự tin tưởng và hài lòng về hoạt động cho vay tín chấp của khách hàng cá nhân là hình thức marketing hữu hiệu giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn và tạo nên những mối quan hệ tín dụng lâu Trườngdài. Đại học Kinh tế Huế (2) Đối với khách hàng cá nhân 15
- Người vay có cơ hội tiếp cận với vốn vay dễ dàng và thuận tiện hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài chính mà không cần phải có nhiều thủ tục phức tạp. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi thói quen tiêu dùng góp phần cho nền kinh tế phát triển. (3) Đối với nền kinh tế Cho vay tín chấp phát triển giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống trước khi có khả năng tự tài trợ. Cho vay tín chấp phần lớn hướng đến mục tiêu tiêu dùng và kinh doanh hộ gia đình nên sẽ góp phần làm tăng sức mua của người tiêu dùng lên thị trường hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng đạt được các mục tiêu như cải thiện đời sống nhân dân, giảm thiểu tín dụng đen trên thị trường. 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 1.1.5.1 Các chỉ tiêu định tính * Đảm bảo các nguyên tắc cho vay Nguyên tắc cho vay thứ nhất: Nguyên tắc quản lý mục đích tiền vay. Theo nguyên tắc này mặc dù khách hàng không phải thế chấp tài sản để được vay tiền nhưng bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Khách hàng khi vay phải xây dựng phương án xin vay hoặc nêu rõ mục đích vay vốn và phải có trách nhiệm thực hiện đúng mục đích như trong hợp đồng đã cam kết. Nguyên tắc này giúp đảm bảo tính hoàn trả của vốn vay, quản lý vốn đầu tư theo đúng định hướng. Nguyên tắc cho vay thứ hai: Nguyên tắc hoàn trả. Vốn vay phải được khách hàng hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau thời gian vay vốn. Thời gian vay vốn được tính từ Trườngthời điểm giải ngân khoĐạiản vay cho học khách hàng đKinhến khi trả hết nợ gtếốc và lãi.HuếNguyên tắc hoàn trả thể hiện qua hai khía cạnh số tiền hoàn trả đầy đủ và thời gian hoàn trả đúng hạn theo như thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. 16
- * Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng Uy tín của ngân hàng là một chỉ tiêu quan trọng có mức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp KHCN nói riêng. Khách hàng là nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh và sự tồn tại của các ngân hàng thương mại. * Mức độ hài lòng của ngân hàng Để phát triển hoạt động cho vay tín chấp KHCN thì làm hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ là một điều tất yếu. Mức độ hài lòng không chỉ được đo bằng những lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ mà còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng của cán bộ tín dụng trước trong và sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. 1.1.5.2 Các chỉ tiêu định lượng * Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô: - Hạn mức cho vay tín chấp KHCN: Hạn mức cho vay tín chấp KHCN có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động cho vay tín chấp KHCN. Nhu cầu chi tiêu của khách hàng là không giới hạn vì thế khách hàng thường có xu hướng muốn vay ở các ngân hàng có hạn mức cho vay cao vì họ sẽ có thể sử dụng vốn nhiều hơn với chỉ một lần làm thủ tục. - Dư nợ và doanh số cho vay tín chấp KHCN Dư nợ cho vay tín chấp KHCN (DNCVTC KHCN) là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ, đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Doanh số cho vay tín chấp KHCN (DSCVTC KHCN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng tín chấp mà ngân hàng đã phát ra cho Trườngvay trong một kho ảngĐại thời gian nàohọcđó, không Kinh kể món vay đó đtếã thu hHuếồi về hay chưa. Doanh số thu nợ tín chấp KHCN (DSTNTC KHCN) là toàn bộ các món nợ 17
- mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay tín chấp của ngân hàng cả năm nay và những năm trước đó. DNCVTC KHCN kỳ này = DNCVTC KHCN kỳ trước + DNCVTC KHCN trong kỳ - DSTNTC KHCN trong kỳ Đây là chỉ tiêu phản ánh khá rõ quy mô cho vay tín chấp KHCN của ngân hàng. Nếu dư nợ cho vay tín chấp KHCN của kỳ này tăng hơn so với kỳ trước thì có thể thấy hình thức cho vay tín chấp KHCN đang được mở rộng. Điều này có thể do chất lượng tín chấp KHCN của ngân hàng đang được cải thiện, được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Từ đó làm tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín chấp KHCN nói riêng. - Số lượng sản phẩm cho vay tín chấp KHCN: Ngân hàng nào có nhiều sản phẩm chứng tỏ ngân hàng đó càng chú trọng đẩy mạnh và phát triển hoạt động cho vay tín chấp. Khi đó các sản phẩm của ngân hàng sẽ đa dạng, phong phú, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. - Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tín chấp DNCVTC kỳ này – DNCVTC kỳ trước Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTC = × 100% Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưDNCVTCởng dư knỳợ trưchoớ cvay tín chấp qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, khả năng tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay tín chấp và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng tín chấp chưa hiêu quả. Trường* Các chỉ tiêu Đại đánh giá ch họcất lượng: Kinh tế Huế - Tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp 18
- Dư nợ CVTC Tỷ trọng dư nợ CVTC = × 100% Đây là một chỉ tiêu định lượng xácTổ đngịnh dư cơ n cợấ chou tín vay dụng trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Sự tăng lên của con số này cho thấy ngân hàng đang tăng tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp, mở rộng và đầu tư hơn vào loại hình này. Ngược lại nếu chỉ tiêu này giảm xuống có thể do ngân hàng thu hẹp đầu tư vào loại hình này để tập trung phát triển cho các sản phẩm khác, hoặc có thể chất lượng cho vay tín chấp giảm nên dư nợ cho vay tín chấp giảm. Như vậy tỷ trọng cho vay tín chấp cũng phần nào phản ánh chất lượng cho vay tín chấp của ngân hàng. - Chỉ tiêu nợ quá hạn các khoản cho vay tín chấp Dư nợ CVTC Tỷ lệ nợ quá hạn CVTC = × 100% Chỉ tiêu nợ quá hạn CVTC là một Tchổngỉ s ốdưquan nợ CVTCtrọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Thông thường tỉ lệ này tốt nhất ở mức <=5% tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định. Ngoài ra một số ngân hàng còn có các chỉ số bổ sung thêm trong đo lường chất lượng tín dụng như: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTC, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ quá hạn CVTC. Nợ xấu: là nợ từ nhóm 3 trở lên (nợ quá hạn trên 90 ngày theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013). Chỉ tiêu lãi treo: là khoản lãi tính trên dư nợ CVTC quá hạn mà ngân hàng Trườngchưa thu được và như Đại vậy chỉ số nàyhọc càng thấp càngKinh tốt. tế Huế 19
- - Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay tín chấp Doanh số trả nợ trong kỳ Vòng quay vốn CVTC = × 100% Chỉ tiêu này phản ánh số vốnDư ngân nợ hàng bình thu quân đư ợtrongc do kháchkỳ hàng trả nợ đúng kỳ hạn, nó đảm bảo chất lượng tín dụng của khoản vay. Vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ số vốn ngân hàng thu về đúng hạn càng lớn, tần suất sử dụng vốn để tái đầu tư càng nhiều. Đồng thời vòng quay vốn cho vay tín chấp càng lớn thì nợ quá hạn trong kỳ càng nhỏ, rủi ro từ các khoản cho vay tín chấp càng nhỏ, ngân hàng đảm bảo được lợi nhuận trong kỳ. - Lợi nhuận từ các khoản cho vay tín chấp Lợi nhuận cho vay tín chấp chủ yếu là thu nhập từ các khoản lãi vay. Đây là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá kết quả của hoạt động phát triển cho vay tín chấp. Hoạt động phát triển cho vay tín chấp của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Việc gia tăng doanh số cho vay phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì hoạt động phát triển cho vay này mới được coi là hiệu quả. 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 1.1.6.1 Nhóm nhân tố khách quan * Những nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng Môi trường hoạt động của ngân hàng là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển cho vay nói chung và cho vay tín chấp nói riêng. Trong đó bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa – xã hội, sự phát triển khoa học công nghệ và đối thủ cạnh tranh. Trường- Môi trường kinhĐại tế học Kinh tế Huế 20
- Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế vì thế bất kỳ biến động nào của nên kinh tế cũng đều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay tín chấp. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay tín chấp có xu hướng tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó làm tăng triển vọng cho vay. Bên cạnh đó thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện ổn định có thể thanh toán nợ ngân hàng, khoản vay ít rủi ro hơn, ngân hàng yên tâm hơn trong việc cung ứng các sản phẩm vay tín chấp. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn, nguồn vốn dư thừa ứ đọng sẽ tác động xấu đến hoạt động cho vay. Ngân hàng sẽ phải hạn chế cho vay tín chấp vì tỷ lệ thất nghiệp tăng, các điều kiện cho vay cũng thắt chặt hơn, ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm nhiều các biện pháp bảo đảm để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Điều này không những làm cho hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. - Môi trường luật pháp: Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay tín chấp. Nếu các quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển cho vay tín chấp nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay tín chấp phát triển đồng thời là cơ Trườngsở nâng cao năng lựĐạic cung cấp dịhọcch vụ tài chính Kinh chất lượng cao tếcho dân Huế cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng. - Môi trường văn hóa – xã hội: 21
- Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay tín chấp đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi khách hàng có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều hơn nơi khác. Chẳng hạn dân cư miền Bắc thường có lối sống tích lũy, tiết kiệm nhiều hơn người dân miền Nam, do vậy việc phát triển cho vay tín chấp KHCN ở miền Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn và cần nhiều nỗ lực hơn. - Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính sẽ làm cho thị phần cho vay tín chấp của các ngân hàng bị chia nhỏ, từ đó buộc các ngân hàng phải tìm ra các chiến lược mới, các chính sách có sức hấp dẫn đối với khách hàng, không chỉ giữ chân các khách hàng cũ mà còn phải thu hút thêm nhiều khách hàng mới tiềm năng. Như vậy việc thị phần bị thu hẹp bởi sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ là các NHTM khác mà còn là các công ty tài chính sẽ gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay tín chấp nhưng đồng thời lại khuyến khích, thúc đẩy ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tín chấp ngày một tốt hơn. * Những nhân tố thuộc về khách hàng: Để phát triển và mở rộng quy mô loại hình cho vay tín chấp thì một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu là khách hàng. Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nào nên các yếu tố từ bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng phát triển vay tín chấp. - Nhu cầu vốn của khách hàng: Sản phẩm cho vay tín chấp là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách Trườnghàng là yếu tố quan Đại trọng quyế t họcđịnh hình th ứKinhc cho vay tín ch ấtếp của ngânHuế hàng. Nhu cầu vay vốn của khách hàng chính là cơ sở để ngân hàng hoạch định ra chiến lược để phát triển sản phẩm. Khách hàng của ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu vốn rất đa dạng từ phục vụ chi tiêu trong cuộc sống đến phục vụ sản 22
- xuất kinh doanh. Tùy từng giai đoạn mà xuất hiện các nhu cầu nổi bật, vấn đề của ngân hàng là cần tìm kiếm, phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để kịp thời đáp ứng nhu cầu đó và trở thành ngân hàng có lợi thế hơn trong việc thu hút khách hàng, thuận lợi hơn trong việc phát triển cho vay tín chấp. - Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Việc ngân hàng phát hiện ra các nhu cầu để thực hiện hoạt động cho vay thôi là chưa đủ mà còn cần phải xác định được các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi khản năng thanh toán đảm bảo mới có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần được tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo. Đối với KHCN có nhu cầu vay tín chấp không có tài sản đảm bảo thì nó được thể hiện và đánh giá qua nhu nhập bình quân ổn định, trình độ văn hóa, uy tín của khách hàng qua lịch sử tín dụng, Nếu ngân hàng tìm kiếm và khai thác được các khách hàng tốt, có ý thức trả nợ đúng hạn thì rủi ro các khoản vay, đặc biệt là vay tín chấp sẽ giảm. Khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, hai bên sẽ có những mối quan hệ hợp tác lâu dài hơn, tạo điều kiện để cho vay tín chấp phát triển. 1.1.6.2 Nhóm nhân tố chủ quan của ngân hàng Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng như: chính sách cho vay tín chấp, năng lực tài chính của ngân hàng, chất lượng cho vay tín chấp, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng, hoạt động Marketing và mạng lưới của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng. * Chính sách cho vay của ngân hàng: Là hệ thống các chủ trương quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các cá nhân, hộ gia Trườngđình. Chính sách cho Đạivay trở thành học hướng dẫ n Kinhchung cho cán b ộtếtín dụ ngHuế và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa và có sự thống nhất trong cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. 23
- Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến một khoản vay tín chấp nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàng như: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, lãi suất và chi phí cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ, khả năng trả nợ của khác hàng. Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc phát triển cho vay nói chung và hoạt động cho vay tín chấp nói riêng. Một ngân hàng chỉ có thể mở rộng hoạt động cho vay tín chấp khi có mục tiêu phát triển rõ ràng và chỉ khi ngân hàng đó xác định phát triển cho vay tín chấp thì mới chú trọng và dồn nguồn lực để phát triển lĩnh vực này. Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay tín chấp đa dạng thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng chỉ có các sản phẩm đơn giản. * Năng lực tài chính của ngân hàng: Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như quy mô vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu khá lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có sức mạnh về tài chính, có năng lực và khả năng đầu tư phát triển mục tiêu mà họ quan tâm trong đó có phát triển cho vay tín chấp. * Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người tìm kiếm khách hàng, trực tiếp tiếp xúc tư vấn và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể cọi họ chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay tín chấp. Nhờ có đội ngũ cán bộ tốt sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay trở lên Trườngnhanh chóng, tiết ki ệĐạim được thờ i họcgian, chất lư ợKinhng khoản vay cao, tế hạn ch ếHuếđược rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khác hàng mới, giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống từ đó mở rộng hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng. 24
- Vì đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện hình ảnh của ngân hàng cho nên họ sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp nói riêng. * Hoạt động Marketing của ngân hàng: Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến gần hơn với người dân. Từ hoạt động marketing khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin, hiểu hơn về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Nếu thực hiện hoạt động marketing tốt, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp nói riêng. Từ đó khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển tín chấp. * Mạng lưới của ngân hàng: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng hệ thống các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc phát triển cho vay tín chấp, đặc biệt là tín chấp KHCN càng trở nên thuận lợi, nhất là các chi nhánh, phòng giao dịch đặt ở các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn. Tại đây ngân hàng dễ tìm kiếm và đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu nợ nhằm nâng cao chất lượng khoản vay. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín chấp của NHTM. Trường1.2 KINH NGHI ỆMĐại PHÁT TRI họcỂN HOẠ TKinh ĐỘNG CHO VAYtế TÍN Huế CHẤP KHCN TẠI MỘT SỐ NHTM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Hạ Long 25
- Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, có địa chỉ trụ sở chính tại Đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Theo quy định của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì hiện tại đang có các sản phẩm tín chấp KHCN như sau: Cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi, phát hành thẻ tín dụng quốc tế không có tài sản bảo đảm. Theo như tìm hiểu thì thực tế cho vay tín chấp tại Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long cũng đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt là đối với khách hàng là cá nhân. Về mặt cho vay tín chấp cá nhân Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long có phân đoạn khách hàng cụ thể để cho vay như sau: Nhóm (1): Các khách hàng đang công tác tại các tổ chức có ngành nghề kinh doanh chính là (i) Tài chính, ngân hàng; (ii)Viễn thông; (iii) Công nghệ thông tin; (iv) Năng lượng; (v) Hàng không. Nhóm (2): Các khách hàng đang công tác tại doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; các Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài mở tại Việt Nam; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (các văn phòng đại diện, văn phòng điều phối ). Nhóm (3): Các khách hàng đang công tác tại các tổ chức khác ngoài nhóm (1) và (2) kể trên. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
- Nhóm Mức Nhóm Nhận Hạn mức cung ứng Tổng hạn khách lương cơ quan lương mức hàng công qua Cho vay tác VCB Thẻ tín hỗ trợ tiêu Thấu chi dụng dùng 12 tháng 3 tháng 12 tháng lương, lương, lương, Nhóm Tối đa không không không 1 (1) hoặc 30 triệu Từ 2 vượt quá vượt quá vượt quá (2) đồng triệu 100 triệu 20 triệu 100 triệu đồng Bắt đồng đồng đồng đến 6 buộc 12 tháng 3 tháng 12 tháng triệu lương, lương, lương, đồng Nhóm không không không 2 Không (3) vượt quá vượt quá vượt quá 100 triệu 20triệu 100 triệu đồng đồng đồng 12 tháng 3 tháng 12 tháng lương, lương, lương, Nhóm Tối đa không không không 3 (1) hoặc 50 triệu vượt quá vượt quá vượt quá (2) đồng Từ 6 200 triệu 20triệu 200 triệu triệu Không đồng đồng đồng đồng trở bắt buộc 12 tháng 3 tháng 12 tháng lên lương, lương, lương, Tối đa Nhóm không không không 4 30 triệu (3) vượt quá vượt quá vượt quá đồng 200 triệu 20 triệu 200 triệu Trường Đại họcđồng Kinhđồng tế đHuếồng (Nguồn: QĐ 176/2008, tr.11 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) 27
- Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín chấp đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn khách hàng chi tiết đã giúp ngân hàng chiếm được lòng tin của khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long cũng đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương Hạ Long đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ trên thị trường trong một số lĩnh vực đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. 1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế Theo quy định của ngân hàng TMCP Sacombank hiện nay phục vụ nhu cầu vay tín chấp của khách hàng với những sản phẩm sau: Cho vay tín chấp từ lương, cho vay thấu chi tiêu dùng, cho vay tiêu dùng hưu trí, cho vay tiêu dùng dành cho CBNV Nhà nước. Tình hình phát triển hoạt động cho vay tín chấp của Sacombank những năm gần đây đang phát triển với chất lượng tốt, tỷ lệ nợ xấu có tăng giảm nhưng vẫn nằm trong mức an toàn. Với định hướng chú trọng phát triển cho vay tín chấp trong thời gian tới, Sacombank đang tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng và đa dạng về chủng loại sản phẩm. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi khi vay nhằm gia tăng số lượng khách hàng vay, ngân hàng đã có mạng lưới giao dịch rộng khắp. Nhiều chi nhánh, phòng giao dịch được bố trí hợp lý ở nhiều nơi giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng và mở rộng thị trường và thương hiệu của ngân hàng cũng đã được đánh giá rất cao. 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế Tiếp tục củng cố, tăng cường và mở rộng hoạt động tín chấp đối với các Trườngkhách hàng truyền thĐạiống trên địa bànhọc- đây là nhKinhững khách hàng cótế quan hHuếệ thường xuyên với ngân hàng và là thế mạnh của ngân hàng. Đồng thời cũng tiếp tục tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Cân đối cơ cấu giữa cho vay tín chấp ngắn hạn và 28
- cho vay tín chấp trung dài hạn theo hướng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp trung dài hạn đối với các đối tượng khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ, có độ linh hoạt và nhạy bén, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, cùng với sự đổi mới, cải tiến vượt bậc về công nghệ thông tin của NH, điều đó càng đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ năng động, có khả năng nắm bắt được thị trường, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đâu là khoản tín dụng an toàn. Vậy nên, Chi nhánh không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng dưới các hình thức như mở các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức cho cán bộ, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo của ngân hàng TMCP Quân đội, các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp hạch toán kế toán , nhằm trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, về thị trường, khả năng đánh giá, nắm bắt, đo lường được rủi ro, tổ chức các cuộc thi sát hạch để kiểm tra kiến thức. Đa dạng hóa, phong phú các loại hình cho vay tín chấp cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến và các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế Ngày 06/11/2006, Ngân hàng TMCP Quân đội đã chính thức khai trương Chi nhánh tại thành phố Huế ở địa chỉ số 3 Hùng Vương và hiện tại đã chuyển sang số 11, Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Quân đội đã mở thêm 3 PGD: - Phòng Giao dịch Bắc Trường Tiền (67 Đinh Tiên Hoàng, p. Thuận Thành); - Phòng Giao dịch Nam Trường Tiền (số 03 Hùng Vương, p. Phú Hội); - Phòng Giao dịch Nam Vĩ Dạ (số 109 Phạm Văn Đồng, p. Vĩ Dạ). 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế GĐ chi nhánh Giám đốc DVKH PGD PGD PGD KHDN KHCN Sàn Phòng Phòng BTT NTT NVD giao hỗ trợ hành dịch chính tổng hợp Trưởng Trưởng phòng phòng RM CIB (Chuyên RM SME (Chuyên Chuyên viên khách viên KHDN lớn) viên KHDN vừa và hàng cá nhân Trường Đạinhỏ) học Kinh tế Huế Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại MB – chi nhánh Huế (Nguồn: Tài liệu nội bộ của MB – Chi nhánh Huế) 30
- Nhiệm vụ của từng phòng ban + Giám đốc chi nhánh: Chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế và ngân hàng Nhà nước. + Giám đốc DVKH: Quyền hạn chỉ dưới giám đốc chi nhánh, trực tiếp quản lý sàn Giao dịch, phòng hỗ trợ và phòng hành chính tổng hợp. Chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc chi nhánh. + Sàn Giao dịch: Là vị trí làm việc trực tiếp tại quầy, tiếp xúc, xử lý các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các công việc của một nhân viên làm ở quầy giao dịch bao gồm các công việc sau: Tìm hiểu nhu cầu, tư vấn khách hàng đối với các sản phẩm tiền gửi; tư vấn, bán chéo các sản phẩm của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kế toán giao dịch, kho quỹ. + KHDN(KHCN): Là nơi các chuyên viên khách hàng là những người tiếp xúc, làm việc trực tiếp với khách hàng để tư vấn và bán các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Các sản phẩm ấy có thể là các khoản vay nợ, gửi tiết kiệm hoặc thẻ, đồng thời họ cũng là những người tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng trước khi chuyển cho bộ có liên quan thẩm định lại. + Các PGD: Các phòng giao dịch có mô hình và tổ chức như một chi nhánh thu nhỏ. Và hoạt động theo một cách tập trung. 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế Nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô tài sản, tăng tính ổn định của Trườngnguồn vốn hoạt độ ngĐại và còn là chọcơ sở quan trọKinhng để xác định cáctế mụ c Huế tiêu kinh doanh và các chính sách kinh doanh phù hợp. Việc mở rộng nguồn vốn ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế phần lớn dựa vào nguồn vốn huy động nhàn rỗi 31
- trong dân cư thông qua hình thức tiết kiệm và tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế qua tài khoản ngân hàng. Để nhận xét năng lực huy động vốn của MB – Chi nhánh Huế, trước hết ta sẽ xem xét sự biến động theo các tiêu chí huy động vốn của MB – Chi nhánh Huế qua 3 năm từ 2016 – 2018. Đó là các tiêu chí huy động vốn theo thời hạn, theo hình thức huy động và theo đối tượng khách hàng. Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 +/- % +/- % TỔNG 1.354.104 1.516.596 1.818.915 162.492 12 302.319 19,9 I – Theo thời hạn 1. Ngắn hạn 1.208.538 1.363.562 1.624.275 155.024 128,3 260.613 19,11 2. Trung và dài 145.566 153.034 195.640 7.468 5,13 42.606 27,84 hạn II – Theo hình thức huy động 1. Tiết kiệm 737.717 856.244 991.492 118.527 16,07 135.248 15,80 2. Tiền gửi khác 616.387 660.353 828.423 43.969 7,13 168.071 25,45 III – Theo đối tượng khách hàng 1. KH cá nhân 769.276 891.589 1.103.906 122.313 15,90 212.318 23,81 2. KH doanh Trường 584Đại.828 625 học.007 716. 009Kinh40.179 6, 87tế91 .002Huế14,56 nghiệp (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) 32
- Triệu đồng Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại MB – Chi nhánh Huế * Nhận xét: Nguồn vốn huy động năm 2017 là 1.516.596 triệu đồng, tăng 162.492 triệu đồng so với năm 2016, tương đương 12%. Năm 2018 là 1.818.915 triệu đồng, tăng 302.319 triệu đồng so với năm 2017, tương đương 19,9%. Trong đó qua các năm 2016 – 2018, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 89% trong tổng nguồn vốn huy động) và tăng nhẹ qua các năm. Lý do của sự thay đổi nhẹ này đó là do tình hình lãi suất ít biến động. Phần lớn khách hàng khi gửi tiền đều chọn ngắn hạn do họ nhận thấy được lợi ích của các loại sản phẩm này. Khi gửi ngắn hạn theo kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc rút tiền khi có nhu cầu sử dụng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi theo quý dành cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng nên khi gửi ngắn hạn khách hàng sẽ được Trườngtham gia nhiều chương Đại trình khuy ếhọcn mãi của ngân Kinh hàng hơn. Bên tếcạnh đó Huếhuy động trung và dài hạn giữ tỷ trọng ổn định là do huy động từ một số khách hàng quen 33
- thuộc của ngân hàng, những khách hàng đó thường có nguồn lực tài chính ổn định, có vốn nhàn rỗi và xu hướng tiết kiệm hơn chi tiêu. Triệu đồng Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tại MB – chi nhánh Huế Nhận xét: Tỷ trọng của vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có giảm nhẹ ở năm 2018, tuy số tiền huy động được vẫn tăng lên hơn 135 tỷ đồng (tăng 15,8%) so với năm 2017. Trong năm 2017 thì số vốn huy động từ tiết kiệm tăng hơn 118 tỷ đồng (tăng 16,07%) so với năm 2016. Tiền gửi khác phần lớn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn và các giấy tờ có giá. Năm 2017 con số này tăng chỉ gần 44 tỷ đồng (tương ứng chỉ 7,13%) so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì con số này tăng thêm hơn 168 tỷ đồng (tăng 25,45%) so với 2017. Có được kết quả này phần lớn là Trườngnhờ vào chính sách tìmĐại kiếm và chămhọc sóc khách Kinh hàng của Chi nhánh. tế Ngân Huế hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi với thủ tục rút gọn tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi làm thủ tục, đặc biệt có nhiều chương trình ưu đãi, tạo mối quan hệ với các 34
- doanh nghiệp liên kết đổ lương để tăng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp cũng như người lao động. Triệu đồng Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại MB – chi nhánh Huế Nhận xét: Nguồn huy động vốn chính của Chi nhánh vẫn là từ các KHCN, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động hay lượng tiền huy động từ KHCN luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng hơn 122 tỷ đồng (tăng 15,9%) so với năm 2016 và năm 2018 là tăng hơn 212 tỷ đồng (tăng 23,81%) so với năm 2017. Đối với huy động từ KHDN, đa số là tiền gửi phục vụ mục đích thanh toán trong kinh doanh. Lượng tiền này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn huy động từ KHCN nhưng đều tăng qua các Trườngnăm, cụ thể năm 2017Đại tăng chỉ 40học tỷ đồng (tươngKinhứng tăng 6,87%)tế soHuế với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì con số nay tăng lên hơn 91 tỷ đồng (tăng 14,56%) so với năm 2017. 35
- 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế (1) Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ từ hoạt động tín dụng tại MB – Chi nhánh Huế Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Quân đội và hiện nay vẫn đóng góp một phần rất lớn trong tổng thu nhập của khách hàng. Trong thời gian vừa qua, hoạt động của MB – Chi nhánh Huế phát triển tốt và được thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng trưởng qua các năm. Bảng 2.2: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ từ hoạt động tín dụng tại MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu Đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % 1. Doanh số cho vay 2.434.586 2.943.233 3.804.041 508.647 20,89 860.808 29,25 2. Doanh số thu nợ 2.286.661 2.903.595 3.769.802 616.934 26,98 866.207 29,83 (Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) Doanh số cho vay trong các năm gần đây đều tăng lên một cách đáng kể, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2017 tăng 508.647 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 860.808 triệu đồng so với năm 2017. Trong những năm qua, công tác cho vay được ngân hàng MB – Chi nhánh Huế được triển khai một cách khoa học, hợp lý, thủ tục cho vay cắt giảm, nhanh gọn khiến khách hàng Trườngcảm thấy hài lòng nênĐại lượng khách học hàng đến vớiKinh ngân hàng ngày tế một nhiềuHuế hơn. Có được kết quả này là do MB Huế đã thực hiện tốt các chỉ tiêu cho vay của Hội sở giao. Đồng thời phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ tín dụng ngân 36
- hàng đã tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay đối với cả KHCN cũng như KHDN. Doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng có sự gia tăng đáng kể. Đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2018, năm 2018 doanh số thu nợ tăng hơn 866 tỷ đồng (tăng 29,83%) so với năm 2017. Đây là tín hiệu đáng mừng của Chi nhánh trong mục tiêu mở rộng tín dụng an toàn, có được kết quả trên là nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm, tận tâm với nghề thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đầy đủ, kiểm soát việc thu nợ một cách hiệu quả. (2) Tình hình dư nợ tại MB – Chi nhánh Huế Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của MB Huế phát triển tốt, ngày càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để đánh giá một cách chính xác hơn tình hình tín dụng, thay vì phân tích doanh số cho vay tôi sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu về dư nợ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn ở MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu Đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93 1. Cho vay ngắn hạn 775.253 829.016 895.418 53.763 6,93 66.402 8,01 2. Cho vay trung dài hạn 217.505 233.380 251.218 15.775 7,25 17.838 7,63 (Nguồn Phòng hành chính tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) TrườngDư nợ cho vay Đại ngắn hạn hayhọc cho vay trung Kinh và dài hạn của tế Chi nhánh Huế qua 3 năm 2016 – 2018 đều có thay đổi theo xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2017 cho vay ngắn hạn tăng gần 54 tỷ đồng (tăng 6,93%) so với năm 2016 và năm 2018 là tăng 37
- hơn 66 tỷ đồng (tăng 8,01%) so với năm 2017. Đối với cho vay trung dài hạn thì năm 2017 tăng gần 16 tỷ đồng (tăng 7,25%) so với năm 2016 và năm 2018 là tăng gần 18 tỷ đồng (tăng 7,63%) so với năm 2017. Lý do từ năm 2017 đến năm 2018, cho vay ngắn hạn có sự tăng tỷ trọng cao so với năm 2017 là do tình hình lãi suất đã có nhiều sự thay đổi, các NHTM trong cuộc đua giảm lãi suất, dấu hiệu giảm lãi suất của MB – Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện cho các khách hàng của đơn vị mạnh dạn vay với thời hạn ngắn. Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93 1. Công ty cổ phần, TNHH 703.811 778.502 864.475 74.691 10,61 85.973 11,04 2. Doanh nghiệp tư nhân 120.670 114.703 116.274 -5.967 -4,94 1.571 1,37 3. Cá nhân, hộ sản xuất 156.198 159.758 159.710 3.560 2,28 -48 -0,03 4. Cho vay khác 12.079 9.433 6.177 -2.646 -21,91 -3.256 -34,52 (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) Có thể thấy dư nợ theo thành phần kinh tế của Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 thì dư nợ đối với các công ty luôn chiếm một lượng lớn và tăng đều qua các năm. Điều đó được lý giải bởi chính sách tín dụng của Chi nhánh là ưu tiên phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu hướng tới các loại hình công ty trên địa bàn Tỉnh. Dư nợ cho vay đối với các công Trườngty luôn tăng trưởng quaĐại các năm chứnghọc tỏ hiệu quảKinh sử dụng nguồn tế vốn của Huế các công ty này tốt, và các công ty làm ăn có hiệu quả nên vẫn tiếp tục vay vốn của ngân hàng để đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh của mình. 38
- Trong ba thành phần kinh tế còn lại, dư nợ đối với KHCN và hộ kinh doanh giữ mức ổn định, đối với các thành phần kinh tế còn lại dư nợ có xu hướng giảm, lý do là nên kinh tế gặp khó khăn, lãi suất không ổn định, người dân thận trọng trong việc đi vay hơn và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn. Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo phân loại tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93 1. Nhóm 1 955.056 1.021.677 1.104.486 66.621 6,98 82.809 8,11 2. Nhóm 2 31.586 34.924 36.084 3.338 10,57 1.160 3,32 3. Nhóm 3,4,5 6.116 5.795 6.066 -321 -5,25 271 4,68 (Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) Qua bảng 2.5 cho thấy tình hình dư nợ theo phân loại của nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 98%) và có sự tăng trưởng đều. Dư nợ theo phân loại của nhóm 2 chỉ chiếm tỉ trong nhỏ (dưới 2%) và tỷ trọng giảm dần qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Chi nhánh, cho thấy chất lượng các khoản vay tốt, công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là có hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
- 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % I. Thu nhập 278.713 341.718 442.485 63.005 22,61 100.767 29,49 1. Thu lãi cho vay 112.022 138.147 177.846 26.125 23,32 39.699 28,74 2. Thu lãi điều chuyển vốn 146.063 180.040 231.890 33.977 23,26 51.850 28,8 3. Thu dịch vụ NH 17.218 19.694 27.335 2.476 14,38 7.641 38,8 4. Thu khác 3.410 3.837 5.414 427 12,52 1.577 41,1 II. Chi phí 264.960 325.390 420.651 60.430 22,81 95.261 29,26 1. Chi phí lãi tiền gửi 161.567 201.575 256.504 40.008 24,76 54.929 27,25 2. Chi phí nhân viên 22.203 26.016 35.250 3.813 17,17 9.234 35,49 3. Chi phí dự phòng 8.173 9.797 12.975 1.624 19,87 3.178 32,44 4. Chi khác 73.017 88.002 115.922 14.985 20,52 27.920 31,73 III. Lợi nhuận trước thuế 13.753 16.328 21.834 2.575 18,72 5.506 33,72 (Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) Từ bảng thống kê kết quả kinh doanh của Chi nhánh có thể thấy chi phí tăng lên và đi theo đó thì thu nhập tăng lên một lương tương ứng. Cụ thể năm 2017 thì chi phí tăng 22,81% và thu nhập tăng 22,61% so với năm 2016 và năm 2018 thì chi Trườngphí tăng lên 29,26% Đại và thu nhập cũnghọc tăng một Kinh lượng tương ứng tếlà 29, 49%Huế so với năm 2017. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm từ 2016 đến 2018 đều có lãi và tăng nhanh, từ 13.753 triệu đồng (năm 2016) lên 17.329 triệu đồng (năm 40
- 2017) và đến năm 2018 đạt được lợi nhuận trước thuế là 21.834 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng lợi nhuận trên đó là nhờ vào thu dịch vụ ngân hàng và nguồn thu khác. Trong những năm quá, để thực hiện chỉ tiêu Hội sở giao phó, tránh nguy cơ vốn bị đóng băng, Chi nhánh đã không ngừng triển khai công tác tìm kiếm khách hàng nhằm giải ngân vốn vay cũng như triển khai và thực hiện có hiệu quả các loại hình sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt, năm 2018 là năm mà MB triển khai thành công dịch vụ ngân hàng số MB Bank, chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản khách hàng đã có thể sử dụng nhiều dịch vụ như chuyển tiền, nộp tiền hay thậm chí là vay tiêu dùng ngay trên điện thoại một cách đơn giản và thuận tiện nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, khoản thu lãi từ cho vay và từ điều chuyển vốn vẫn là thu nhập chiếm tỷ trọng lớn cũng góp phần rất lớn trong khoản thu nhập cho Chi nhánh. Với kết quả các mặt hoạt động chính như vậy, chênh lệch thu chi của MB chi nhánh Huế có xu hướng tăng dần qua các năm thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh để đạt được hiệu quả tốt hơn, đóng góp lợi nhuận ngày càng lớn cho ngân hàng Quân đội trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ trên địa bàn. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ 2.2.1 Quy định chung về cho vay tín chấp KHCN của Ngân hàng TMCP Quân đội * Quy định về đối tượng cho vay: Quy định các đối tượng không được cấp tín dụng tín chấp cá nhân bao gồm: - Các cá nhân bên ngoài hệ thống NH TMCP Quân đội – chi nhánh Huế: Kiểm toán viên đang kiểm toán tại NH TMCP Quân đội; Thanh tra viên đang thanh tra tại NH TMCP Quân đội; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của Ngân hàng TMCP TrườngQuân đội. Đại học Kinh tế Huế - Các đối tượng vay vốn đang làm việc tại MB: Kế toán trưởng, Các thành viên Ủy ban quản lý rủi ro, Giám đốc Ban/Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng/Quản lý rủi ro tín dụng/Trung tâm dịch vụ khách hàng; Giám đốc/Phó Giám 41
- đốc chi nhánh phụ trách quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro; Trưởng/Phó Trưởng các phòng (bộ phận) quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro (tín dụng)/quản trị tín dụng; Giám đốc Phòng giao dịch, Phó Giám đốc Phòng giao dịch phụ trách quan hệ khách hàng/quản trị tín dụng; Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro/ quản trị tín dụng. * Quy định về hạn mức cho vay tín chấp tối đa đối với một KHCN: Đối với cho vay tín chấp, hạn mức cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nơi ở khách hàng, tình hình đơn vị làm việc, mức thu nhập, hình thức nhận thu nhập của khách hàng, Một bộ hồ sơ vay tốt có thể được MB cấp tín dụng lên đến 15 lần thu nhập, tuy nhiên hạn mức này không vượt quá 500 triệu đồng (trừ một số đối tượng khách hàng cá nhân đặc biệt). 2.2.2 Nội dung và quy trình cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận và là một nguồn thu quan trọng trong việc phát triển chi nhánh. Vì vậy chiến lược phát triển mở rộng tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm, song phải đảm bảo tín dụng lành mạnh, an toàn và mang lại hiệu quả cho chi nhánh. Trong những năm qua MB - chi nhánh Huế đã thực hiện đúng những quy định chung của Ngân hàng nhà nước về cho vay, quy định riêng của NH TMCP Quân đội và từng bước mở rộng tín dụng đối với khách hàng trên địa bàn. Đối với hoạt động tín chấp KHCN, MB- chi nhánh Huế tập trung vào 4 loại sản phẩm: Cho vay tín chấp CBCNVC NN, cho vay tín chấp Viettel, cho vay tín chấp DN, đơn vị đổ lương, cấp tín chấp tự động cho quân nhân. Ngân hàng đã có những nội dung, quy định cụ thể cho mỗi sản phẩm tín chấp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng. Trường- Đối tượng Đại áp dụng: học Kinh tế Huế Khách hàng là các cá nhân có nhu cầu về vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, có nguồn trả nợ thường xuyên và ổn định từ lương và các khoản thu nhập có tính chất lương như phụ cấp, thưởng, Đặc biệt, với mục đích đảm bảo an toàn tín dụng, 42
- MB – chi nhánh Huế chỉ cấp tín dụng cho KHCN có lương trả qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. - KH đáp ứng các điều kiện cho vay sau: Khách hàng có độ tuổi trong thời gian vay vốn từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ, và từ 18 đến 60 tuổi đối với nam. Thời gian công tác tối thiểu 12 tháng liền trước thời điểm vay vốn tại cơ quan hiện tại và đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Riêng đối với sản phẩm cho vay tín chấp CBCNVC NN, yêu cầu thời gian công tác của cán bộ quản lý cấp cao chỉ cần 6 tháng. Nơi cư trú hoặc công tác: KH sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thu nhập bình quân tháng: tối thiểu 5 triệu đồng. Xếp hạng tín dụng hạng A trở lên, không có nợ nhóm 2 trở lên tại MB và các TCTD khác trong 12 tháng gần nhất. - Mục đích vay: Ngân hàng chỉ phục vụ cấp tín dụng cho KH có mục đích vay để tiêu dùng phù hợp với pháp luật. Mục đích vay được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng, KH cam kết và chịu trách nhiệm pháp lý về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích. - Phương thức và thời hạn cho vay: Cho vay theo món: Áp dụng với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng với MB hoặc khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đó nhưng có nhu cầu giải ngân theo món. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng, đảm bảo thời hạn cho vay lớn hơn thời gian công tác còn lại. Riêng đối với nhóm khách hàng đặc thù của ngân hàng là Trườngquân nhân, thời hạ n choĐại vay tín ch họcấp lên đến t ối Kinhđa 4 năm. tế Huế Cho vay thấu chi qua tài khoản tiền gửi của KH tại MB – chi nhánh Huế, thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. 43
- - Hạn mức cho vay tối đa: Ngân hàng xem xét điều kiện của khách hàng và quyết định hạn mức cho vay phù hợp, đảm bảo số tiền gốc, lãi, các khoản phí khác phải thanh toán cho MB hàng tháng không vượt quá 70% lương thực nhận hàng tháng của KH. Bảng 2.7: Hạn mức cho vay đối với CBCNVC NN Khách hàng Hạn mức tối đa Cán bộ quản lý cấp cao 500 triệu đồng Cán bộ quản lý 150 triệu đồng Khác 100 triệu đồng (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – MB chi nhánh Huế) Bảng 2.8: Hạn mức cho vay đối với CBNV Viettel Đơn vị tính: Triệu đồng Thu nhập trung HM tối đa trả HM tối đa trả Khách hàng bình/tháng lương tại MB lương tại NH khác Cán bộ quản lý cấp 60 1,500 1,500 cao Cán bộ quản lý kế 30 800 850 cận Cán bộ quản lý 25 500 400 trung cấp Cán bộ quản lý sơ 20 400 300 cấp CBNV có HĐLĐ 10 250 200 Trườngkhông thời hạn Đại học Kinh tế Huế Khác 7 200 150 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – MB chi nhánh Huế) 44
- Bảng 2.9: Hạn mức cho vay đối với quân nhân Đơn vị tính: Triệu đồng HM tối đa CBQL , Cấp bậc HM tối đa CBNV CBQLCC CNVC Quốc phòng, thiếu úy, trung 100 150 úy Thượng úy, đại úy 150 200 Thiếu tá, trung tá 200 300 Thượng tá, đại tá 300 500 Cấp tướng 1000 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – MB chi nhánh Huế) Ngoài hình thức cho vay tín chấp qua lương, những năm gần đây MB đẩy mạnh triển khai hình thức cho vay tín chấp thông qua phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Đây được coi là một hình thức cấp tín dụng thuận tiện cho mục đích tiêu dùng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Hiện nay MB – chi nhánh Huế đã triển khai và đang chú trọng đẩy mạnh cho vay tín chấp qua phát hành thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa Và JCB bởi sự tiện lợi cho KH khi dùng thẻ và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 45
- Bảng 2.10: Các loại thẻ cho vay tín chấp Tên thẻ Hạng thẻ Hạn mức MB Visa Classic 10 triệu – 68 triệu Chuẩn MB JCB Sakura Classic 5 triệu – 50 triệu MB Visa Gold 69 triệu – 200 triệu Vàng MB JCB Sakura Gold 51 triệu – 100 triệu MB Visa Platinum 80 triệu – 1 tỷ Bạch kim MB JCB Sakura Platinum 101 triệu – không giới hạn (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – MB chi nhánh Huế) Bảng 2.11: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong dư nợ CVTC KHCN Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ CVTC KHCN 19.621 26.487 35.930 Dư nợ tín chấp qua thẻ TD 4.120 5.570 7.748 Tỷ trọng (%) 20,99 21,03 2,56 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – MB chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 46
- Triệu đồng Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong tổng dư nợ CVTC KHCN Về sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tín chấp chỉ được áp dụng cho các khách hàng rất uy tín, có tiềm lực tài chính ổn định nên hiện tại MB – chi nhánh Huế chủ yếu cấp thẻ tín dụng cho các khách hàng đang công tác tại MB – chi nhánh Huế, các khách hàng ngoài hệ thống ngân hàng chỉ cấp cho những lao động tại đơn vị đổ lương qua MB. Số lượng khách hàng này không nhiều và chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng là cán bộ quản lý, lãnh đạo các đơn vị này. Phần lớn thẻ tín dụng phát hành là thẻ hạng chuẩn, số lượng phát hành ra chưa nhiều và điều kiện kinh tế tại địa bàn chưa thực sự phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng nên dư nợ tín chấp qua thẻ tín dụng là không nhiều. Quy trình cho vay tín chấp KHCN tại MB – chi nhánh Huế: Bất kỳ một Ngân hàng nào cũng đều muốn tổ chức của mình hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Do đó, các NH luôn đưa ra các quy trình cho vay và các Trườngbước thực hiện sao Đạicho hồ sơ đư họcợc giải quyết Kinh một cách nhánh tếchóng nhưngHuế vẫn đảm bảo chính xác, đánh giá đúng năng lực tài chính, uy tín của khách hàng nhưng không để khách hàng phải tốn thời gian với các thủ tục rườm rà phức tạp. Tương tự 47
- như quy trình chung hoạt động cho vay của các NHTM khác, quy trình cho vay tín chấp MB – chi nhánh Huế cũng đầy đủ các bước để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Thẩm định tín dụng Xét duyệt khoản vay Chấp thuận Hoàn tất các thủ tục đảm Từ bảo tiền vay và ký HĐTD chối Giải ngân Lưu hồ sơ Kiểm tra sau cho vay, theo dõi, thu nợ Thanh lý hồ sơ Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại MB Huế (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân MB – Chi nhánh Huế) 2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP TrườngQuân đội – chi nhánh Đại Huế học Kinh tế Huế Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động cho vay tín chấp qua các năm 2016, 2017, 2018 được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín chấp 48
- của các năm. Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định. Nguồn vốn cho vay càng cao thì nguồn thu dự kiến từ lãi sẽ cao. Bảng 2.12: Tình hình hoạt động cho vay tín chấp MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Doanh số cho vay 28.036 36.462 50.236 8.426 30,05 13.774 37,78 Doanh số thu nợ 11.416 16.025 22.306 4.609 40,37 6.281 39,20 Dư nợ 19.621 26.487 35.930 6.866 34,99 9.443 35,65 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân MB chi nhánh Huế) Doanh số cho vay: Số liệu ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay tín chấp của ngân hàng tăng qua các năm và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2017 tăng 8.426 triệu đồng so với năm 2016 (tương ứng 30,05%), năm 2018 đạt mức 50.236 triệu đồng tăng 13.774 triệu đồng (tương ứng 37,78%) so với năm 2017. Doanh số cho vay tăng qua 3 năm cho thấy lòng tin của khách hàng đối với MB. Chứng tỏ hiệu quả mở rộng thị trường hoạt động cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế và đây là thành tích tốt của ngân hàng. Để có được sự gia tăng về doanh số cho vay với tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao kỹ năng Trườngbán hàng cũng như tháiĐại độ phục vụhọckhách hàng trưKinhớc, trong và cả sautế cho vay.Huế 49
- Doanh số thu nợ: Đối với nghiệp vụ cho vay nói chung, thu nợ là vấn đề quan trọng nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo vòng quay vốn tín dụng cho các hoạt động của ngân hàng. Cùng với sự tăng lên đáng kể của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể là năm 2017 tăng 4.609 triệu đồng (tương ứng 40,37%) so với năm 2016, năm 2018 tăng 6.281 triệu đồng (tương ứng 39,20%) so với năm 2017. Doanh số thu nợ cho vay tín chấp tăng qua các năm là một tín hiệu đáng mừng của chi nhánh trong việc đảm bảo an toàn tín dụng. MB – chi nhánh Huế mở rộng phát triển cho vay tín chấp bên cạnh đó luôn chú ý đến công tác thu nợ. Nhờ có quy định chặt chẽ về đối tượng cho vay cùng với đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ luôn đưa ra các chính sách giúp việc thu nợ có hiệu quả như thu hồi nợ đến hạn, thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả các khoản gốc lãi đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đặc điểm trả nợ của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho MB – chi nhánh Huế tăng doanh số thu nợ. Ngân hàng chủ yếu tập trung khai thác khách hàng tiềm năng và đặc thù như CBCNVC NN, cán bộ Viettel, quân nhân hay người lao động tại các đơn vị đổ lương. Đây đều là những đối tượng cho vay có nguồn thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ hàng tháng tốt. Hơn thế nữa khách hàng có tài khoản tiền gửi tại MB – chi nhánh Huế sẽ được tự động trích tài khoản để trả nợ khi đến hạn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu nợ và làm tăng doanh số thu nợ tín chấp theo sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay tín chấp của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2017 tăng 6.866 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng 34,99%, năm 2018 tăng 9.443 triệu Trườngđồng (tương ứng 35 ,Đại65%) so vớ i nămhọc 2017. Nh Kinhìn chung doanh s ốtếcho vay Huếđều tăng qua ba năm và tỷ lệ tăng của năm sau cao hơn năm trước, kết quả đó là do doanh số cho vay tín chấp tăng lên kéo theo dư nợ tín chấp tăng lên. 50
- Như vậy, tình hình cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế có những dấu hiệu phát triển tốt thể hiện qua những con số trên, ngân hàng ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng. Để có được đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế, cần đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể hơn. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bất cứ ngân hàng nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể kiểm soát, triệt tiêu hết nợ xấu bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó công tác quản lý, hạn chế rủi ro là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Hiện nay theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM là dưới 2%. Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp KHCN tại MB – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Dư nợ CVTC KHCN 19.621 26.487 35.930 6.866 34,99 9.443 35,65 Nợ xấu (Nợ nhóm 3,4,5) 475 520 500 45 9,47% -20 -3,85% Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ CVTC 2,11 1,96 1,39 -0,15 - -0,57 - KHCN (%) (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân MB chi nhánh Huế) Từ bảng tỷ lệ nợ xấu qua ba năm, ta thấy: Năm 2016, nợ xấu của CVTC TrườngKHCN là 475 triệu đĐạiồng, tỷ lệ n ợhọcxấu/dư nợ CVTC Kinh KHCN đạt mtếức 2,11%. Huế Đây là một tỷ lệ lớn thể hiện mức độ an toàn tín dụng chưa tốt. Năm 2017 nợ xấu tăng lên 520 triệu đồng, tăng 9,47% so với năm truớc tương ứng với 45 triệu đồng. Mặc dù 51
- nợ xấu có tăng lên nhưng tốc độ tăng của nó vẫn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay nên tỷ lệ nợ xấu giảm 0,15% so với năm 2016. Bước sang năm 2018, nhận thấy sự cần thiết trong việc giảm nợ xấu của hoạt động CVTC KHCN, ngân hàng đã có những biện pháp giải quyết và đạt được hiệu quả trong công tác đốc thúc thu hồi các khoản nợ mà CBTD và ngân hàng đánh giá là có nguy cơ thu hồi vốn rất chậm hoặc có khả năng mất vốn hoàn toàn nên tỷ lệ nợ xấu trong năm nay đã giảm xuống mức 1,39%. Sự giảm xuống của tỷ lệ nợ xấu là một dấu hiệu tốt về hiệu quả chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp cá nhân nói riêng. Như vậy cơ bản ta có thể nhận xét được rằng, chất lượng hoạt động tín dụng tín chấp cá nhân tại MB – chi nhánh Huế là vẫn rất tốt. Bởi vì tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tín chấp cá nhân của toàn chi nhánh là nhỏ và vẫn nằm trong giới hạn 2% do NHNN quy định. Hiệu suất sử dụng vốn Hệ số sử dụng vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Với chỉ số này, ta có thể nhận xét khả năng chủ động trong nguồn vốn của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay của Khách hàng. Theo nhận xét của các lãnh đạo Ngân hàng thì khả năng thanh khoản để đáp ứng đủ lượng tiền cho các khoản vay hiện tại của ngân hàng là rất tốt, lượng tiền huy động vốn của Ngân hàng luôn lớn hơn lượng tiền cho vay. Trường Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn CVTC KHCN tại MB – Chi nhánh Huế 52
- giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu Đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Nguồn vốn huy động dành 156.198 159.758 159.710 3.560 2,28 -48 -0,03 cho CVTC KHCN Tổng dư nợ CVTC KHCN 19.621 26.487 35.930 6.866 34,99 9.443 35,65 Hiệu suất sử dụng vốn 12,56 16,58 22,50 4,02 5,92 (%) (Nguồn Phòng Hành chính Tổng hợp MB – Chi nhánh Huế) Từ bảng 2.14 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cho vay tín chấp đối với KHCN của Chi nhánh còn thấp nhưng đã có sự tăng dần qua các năm. Năm 2016 đạt 12,56%, năm 2017 đạt 16,58% và năm 2018 đạt 22,50%. Lý do là những năm qua, ngân hàng Quân đội đã có được vị thế và sự tin tưởng của khách hàng nên hoạt động huy đông vốn luôn rất tốt, tuy nhiên hoạt động tín dụng nói chung và tín chấp nói riêng còn chưa được mở rộng và phát triển bởi lãi suất cho vay còn cao, khó có thể thu hút khách hàng, cạnh tranh với những ngân hàng lớn trên địa bàn. Tuy nhiên năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn tăng 5,92% so với năm trước đó. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, hoàn thiện hơn các quy định về cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tóm lại, thông qua hệ số sử dụng vốn CVTC KHCN cho thấy Chi nhánh đang chưa tận dụng hết được nguồn vốn đã huy động, ngân hàng đang cố gắng nâng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
- 2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH THÔNG QUA Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG Trên cơ sở các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng hoạt động tín chấp cá nhân của ngân hàng, tôi tiến hành lập phiếu điều tra sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế. (phụ lục 1) 2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Để đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế, tôi đã tiến hành điều tra 150 khách hàng đang sử dụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân của MB Huế . Số phiếu hợp lệ thu về là 145 phiếu đạt tỷ lệ là 96,67%. Đặc điểm của khách hàng được phỏng vấn (Phụ lục 2), có thể khái quát một số nét sau: • Về giới tính: Trong số 145 khách được phỏng vấn thì khách hàng là nữ giới chiếm 51,7%, còn lại 48,3% là nam giới. Điều này hoàn toàn hợp lý vì mức độ tiêu dùng ngày nay của cả hai giới gần như bằng nhau. • Về độ tuổi: Tỷ lệ khách thuộc độ tuổi từ 25 - 45 tuổi là cao nhất, chiếm tỷ trọng 56,6% lớn nhất trong số 145 người được hỏi. Đây là nhóm khách có nhu cầu về tín dụng cao, vì ở độ tuổi này thường thì khách hàng đã có việc làm ổn định, thu nhập tương đối và đã lập gia đình, nhu cầu phát sinh về tiêu dùng lớn để bắt đầu ổn định cuộc sống. Tiếp theo đó là những khách hàng thuộc độ tuổi dưới 25 chiếm 26,2%, một tỷ lệ không cao lắm. Với độ tuổi nay phần lớn khách hàng là những người mới bắt đầu đi làm, chưa có mức thu nhập ổn định, còn được gia đình chu cấp đầy đủ nên nhu cầu về tín dụng vẫn chưa cao. Những người ở độ tuổi trên 45 Trườngchiếm tỷ lệ ít hơn, 17Đại,2% tương đươnghọc với 25 ngưKinhời. Vì ở lứa tuổitế này, cuHuếộc sống của họ cũng đã khá ổn định nên nhu cầu phát sinh vay vốn tiêu dùng thấp. 54
- • Về thu nhập: Dù mức thu nhập như thế nào thì hầu như ai cũng có nhu cầu về tín dụng khi có công việc cần thiết. Ở đây, nhóm khách có thu nhập 3 - 5 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (39,3%), tiếp đó là nhóm có thu nhập 5 - 8 triệu đồng, chiếm 33,8%. Và nhóm có thu nhập dưới 3 triệu thì chỉ chiếm 18,6%. Trong khi đó, hầu như nhóm khách có thu nhập trên 8 triệu đồng với tỷ lệ 8,3% lại ít có nhu cầu về tín dụng, chủ yếu nhóm khách này chỉ vay khi có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở. 2.3.2 Kết quả phân tích, đánh giá qua khảo sát của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế Số liệu khảo sát ý kiến khách hàng được tổng hợp với kết quả sau: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn Hoàn toàn Không đồng ý Bình thường Đồng ý không đồng ý đồng ý Trường Đại học Kinh tế Huế 55
- Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố cơ chế chính sách và sản phẩm cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế Mức Các nhân tố ảnh độ đánh hưởng đến dịch vụ Mức độ đánh giá (%) GTTB STT cho vay tín chấp giá KHCN tại MB - chi nhiều nhánh Huế nhất 1 2 3 4 5 Cơ chế chính sách cho vay tín chấp Xét duyệt thủ tục vay 1 0,00 0,00 20,83 67,71 11,46 3,91 Đồng ý nhanh chóng Thông tin về lãi suất rõ 2 0,00 0,00 30,21 40,63 29,16 3,99 Đồng ý ràng Thủ tục vay đơn giản, 3 0,00 2,08 30,21 34,38 33,33 3,99 Đồng ý thuận lợi Lãi suất cho vay cạnh Không 4 0,00 36,46 35,42 22,92 5,20 2,97 tranh đồng ý Sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm Sản phẩm tín chấp đa Bình 5 0,00 3,13 37,50 31,25 28,12 3,84 dạng thường Khách hàng dễ dàng 6 tiếp cận với các sản 0,00 14,58 27,08 40,63 17,71 3,61 Đồng ý phẩm vay tín chấp Hoàn Địa điểm giao dịch 7 0,00 0,00 28,13 23,96 47,91 3,21 toàn thuận lợi đồng ý Hoàn Mạng lưới giao dịch toàn 8 32,29 25,00 19,79 20,83 2,09 2,35 Trườngrộng rãi Đại học Kinh tế Huếphản đối (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 56
- Nhìn vào bảng 2.15 trên, chúng ta thấy rằng khách hàng cá nhân hài lòng nhất ở chính sách cho vay của ngân hàng mà cụ thể là xét duyệt thủ tục cho vay nhanh chóng. Đây cũng chính là điểm mạnh của Ngân hàng MB - Chi nhánh Huế, do có nhiều đổi mới trong cơ chế, chính sách cho vay tín chấp nên thời gian triển khai giao dịch ngày càng được nâng cao về chất lượng, đây cũng là yếu tố mà khách hàng đi vay mong muốn và hài lòng nhất. Tuy nhiên, điều khiến nhân viên ngân hàng cũng như khách hàng chưa hài lòng ở đây chính là lãi suất cho vay tín chấp còn cao, khó cạnh tranh được với những ngân hàng khác trên địa bàn, làm hạn chế khả năng vay của khách hàng. Bên cạnh đó khách hàng đánh giá các sản phẩm tín chấp của MB – chi nhánh Huế còn ít, chưa đa dạng hóa để phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Yếu tố về mạng lưới giao dịch là một trong những yếu tố mà khách hàng đánh giá thấp. Do mạng lưới MB trên địa bàn còn ít nên việc thực hiện các thủ tục vay, các giao dịch hay giải quyết những phát sinh sau cho vay còn gặp nhiều khó khăn cho khách hàng. Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố đội ngũ cán bộ của MB – chi nhánh Huế Các nhân tố ảnh Mức độ đánh giá hưởng đến dịch vụ Mức độ đánh giá (%) GTTB STT cho vay tín chấp nhiều KHCN tại MB - chi nhất nhánh Huế 1 2 3 4 5 Đội ngũ cán bộ Thái độ phục vụ niềm Hoàn toàn 1 0,00 0,00 16,67 23,96 59,37 4,43 nở, chu đáo đồng ý Khả năng tư vấn sản 2 0,00 0,00 23,96 56,25 19,79 3,96 Đồng ý phẩm tốt Trình độ chuyên môn Hoàn toàn 3 0,00 1,04 14,58 23,96 60,42 4,44 vững chắc đồng ý Có đạo đức nghề Trường4 nghiệp và trách Đại nhiệm 0,00học0,00 0,00 Kinh69,79 30,21 tế4,30 HuếĐồng ý tốt (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 57
- Bảng 2.16 thể hiện sự đánh giá của khách hàng về đội ngũ cán bộ nhân viên của MB – chi nhánh Huế. Nhìn chung, khách hàng có đánh giá tốt và hài lòng về đội ngũ nhân viên, cụ thể là thái độ tích cực với khách hàng và trình độ chuyên môn vững chắc. Với nhiều phong trào thi đua trong hoạt động tín dụng được ngân hàng đề ra đã tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Trên đà phát triển với những thành công đạt được trong năm 2017 và đầu năm 2018 về tăng trưởng lợi nhuận, đạt được những giải thưởng vinh dự trong lĩnh vực ngân hàng, MB nói chung và MB – chi nhánh Huế nói riêng đang từng bước mở rộng thị trường của mình, nâng cao chất lượng tín dụng từ những bước đi nền tảng bắt đầu từ đội ngũ nhân viên. Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố chính sách Marketing và dịch vụ hỗ trợ của MB – chi nhánh Huế Mức Các nhân tố ảnh độ hưởng đến dịch vụ đánh Mức độ đánh giá (%) GTTB STT cho vay tín chấp giá KHCN tại MB - chi nhiều nhánh Huế nhất 1 2 3 4 5 Chính sách Marketing Ngân hàng có các chương trình khuyến Bình 1 0,00 5,21 38,54 30,21 26,04 3,79 khích khách hàng cá thường nhân vay tín chấp Ngân hàng có các chương trình xúc tiến (tặng quà, giảm chi phí 2 giao dịch, ưu đãi về lãi 0,00 0,00 27,08 42,71 30,21 4,03 Đồng ý Trườngsuất ) thường Đại xuyên học Kinh tế Huế cho khách hàng 58