Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế

pdf 70 trang thiennha21 6404
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_huy_dong_von.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ TrườngHOÀNG Đại TRhọcỌNG Kinh MAI KHÔI tế Huế Khóa học 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực tập: Hoàng Trọng Mai Khôi Giảng viên hướng dẫn Lớp: K48B Tài chính doanh nghiệp TS.Hoàng Văn Liêm KhóaTrường 48 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khóa luận này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Huế. Sau khi tìm hiểu về cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung, tôi đã đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của ACB, Chi nhánh Huế. Cụ thể là tìm hiểu về cơ cấu nguồn vốn, sự hù hợp giữa huy động và sử dụng vốn cũng như chi phí huy động. Cùng với đó, là tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được của ACB, Chi nhánh Huế trong hoạt động này. Qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hang. Cuối cùng là đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới. Sinh viên thực hiện Hoàng Trọng Mai Khôi Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Lời Cảm Ơn Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Huế, được sự quan tâm giúp đỡ của khoa Tài chính – Ngân hàng và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hoàng Văn Liêm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế”. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng cùng toàn thể quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Hoàng Văn Liêm, là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế, đặc biệt là anh chị phòng Tín dụng cũng như phòng giao dịch đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm động viên tôi trong quá trình thực tập. Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận đượcTrường sự đóng góp ý kiế n Đạitừ các th ầyhọc cô giáo đKinhể đề tài đượ c tếhoàn thiHuếện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Hoàng Trọng Mai Khôi
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu khóa luận: 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại 6 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 7 1.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ 7 1.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản có – Sử dụng vốn 9 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian 10 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 11 1.2.1. Khái niệm vốn huy động và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 11 Trường1.2.1.1. Khái niệm Đại vốn huy độnghọc của ngân Kinh hàng thương tế m ạiHuế 11 1.2.1.2. Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thương mại 12 1.2.2. Đặc điểm vốn huy động ngân hàng thương mại 12 1.2.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 12 1.2.3.1. Phân loại căn cứ theo thời gian 12 1.2.3.2. Phân loại căn cứ theo loại tiền tệ 13
  6. 1.2.3.3. Phân loại căn cứ theo loại hình 13 1.3. Vai trò hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 16 1.3.1. Đối với ngân hàng 16 1.3.2. Đối với khách hàng 17 1.3.3. Đối với nền kinh tế 17 1.4. Nguyên tắc và mục tiêu huy động vốn của ngân hàng thương mại 17 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại 19 1.5.1. Nhân tố chủ quan 19 1.5.2. Nhân tố khách quan 21 1.6. Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 22 1.6.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 22 1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 23 1.6.2.1. Cơ cấu vốn huy động theo phân loại tại ngân hàng thương mại 23 1.6.2.2. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động 24 1.6.2.3. So sánh sự phù hợp giữa nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn 24 1.6.2.4. Chi phí huy động vốn: 26 1.6.2.5. Chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ 28 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ 28 2.1.1.Trường Ngân hàng thương Đại mại cổhọcphần Á Châu,Kinh Chi nhánh tế Hu Huếế 28 2.1.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 28 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 29 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 30
  7. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 33 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động 33 2.2.2. Cơ cấu vốn huy động 34 2.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng 34 2.2.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 36 2.2.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ 37 2.2.3. So sánh sự phù hợp giữa nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn 39 2.2.3.1. Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 39 2.2.3.2. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn 41 2.2.4. Chi phí sử dụng vốn 42 2.2.5. Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi 44 2.3.1. Những mặt đạt được 45 2.3.2. Những mặt còn hạn chế 46 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế 48 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ,CHI NHÁNH HUẾ 49 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu ,Chi nhánh Huế 49 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 49 3.2.1. Quản lý nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh 49 3.2.2.Trường Chú trọng chính Đại sách phát học triển các Kinh sản phẩm huy tế động Huế vốn 50 3.2.4. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn một cách hiệu quả 52 3.2.5. Thực hiện tốt chính sách KH và chiến lược Marketing 52 3.2.7. Phát huy yếu tố con người 53 3.2.8. Đổi mới công nghệ 54
  8. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 3.1. Kết luận 56 3.2. Kiến nghị 57 3.2.1. Đối với Nhà nước 57 3.1.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Huế 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 2 CN Chi nhánh 3 DN Doanh nghiệp 4 HĐV Huy động vốn 5 KH Khách hàng 6 NH Ngân hàng 7 NHNN Ngân hàng nhà nước 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 TMCP Thương Mại Cổ Phần 10 VNH Vốn ngắn hạn Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 2017 31 Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động của ACB Huế từ 2015- 2017 33 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của ACB Huế từ 2015- 2017 34 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động kỳ hạn của ACB Huế từ 2015-2017 36 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của ACB Huế từ 2015-2017 37 Bảng 2.6: Tình hình cho vay của ACB Huế từ 2015-2017 40 Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo thời hạn của ACB Huế từ 2015-2017 40 Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn của ACB Huế từ 2015-2017 41 Bảng 2.9: Tỷ lệ chi phí HĐV/Tổng chi phí của ACB Huế từ 2015-2017 42 Bảng 2.10: Chi phí HĐV/Tổng VHĐ của ACB, Chi nhánh Huế từ 2015-2017 43 Bảng 2.11: Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi của ACB Huế từ 2015-2017 44 Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ACB Huế từ 2015-2017 45 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời buổi kinh tế thị trường, vốn là yếu tố đầu vào được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, là nhu cầu thường xuyên và cần thiết. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Và nếu như vậy thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn. Do đó đòi hỏi về vốn không chỉ ngắn hạn mà còn cả vốn trung, dài hạn. Thị trường chứng khoán nước ta chưa phát triển mạnh cho nên lượng vốn huy động được bằng con đường tài chính trực tiếp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế dẫn đến quá trình nhận vốn và truyền vốn trên thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua các NHTM và thị trường tín dụng. Chính vì thế vai trò của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn là cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là nghiệp vụ có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của một ngân hàng. Vấn đề huy động vốn được ngân hàng quan tâm và đặt lên hàng đầu trong các hoạt động ngân hàng. Tuy đã có những thay đổi về nhiều phương diện, hệ thống Ngân hàng đã có những bước tiến dài nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM kinh doanh bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán, nên hoạt động của nó liên quan trực tiTrườngếp đến tất cả các ngành,Đại liên họcquan đến Kinhmọi mặt của đtếời s ốHuếng kinh tế - xã hội và là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lợi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Có thể nói hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. 1
  12. Tại Việt Nam việc huy động vốn của NHTM còn nhiều điều bất hợp lý dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, từ đó hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối ặt với các loại rủi ro. Do đó việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế là ngân hàng tư nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín tại Huế, ngân hàng có tổ chức vận hành vững mạnh và năng lực tài chính dồi dào nên ngân hàng Á Châu có lợi thế lớn trong việc huy động vốn từ dân cư. Đây là một hoạt động cơ bản trong quản trị ngân hàng, tuy nhiên trong tình hình hiện nay thì yêu cầu nâng cao hiệu quả huy động vốn trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng, bằng những kiến thức được học từ trường Đại học Kinh tế Huế cũng như qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế, tôi đã tìm hiểu tình hình huy động vốn của chi nhánh và qua những tư vấn, tâm sự tận tình của các anh chị phòng tín dụng, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu,chi nhánh Huế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn tại NHTM - Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế - Đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy độngTrườngvốn tại ngân hàng ÁĐại Châu chi học nhánh Hu Kinhế. tế Huế 2
  13. 3. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Á Châu, chi nhánh Huế 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế - Về thời gian: đề tài nghiên cứu số liệu từ 2015-2017 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: tập hợp số liệu thứ cấp được thu thập từ ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, các tài liệu tập huấn của ngân hàng, truyền hình. - Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động vốn. + Phương pháp thống kê và tổng hợp: Thống kê và tổng hợp là việc ghi chép lại đồng thời phân loại những thông tin thu thập được thành các gói dữ liệu phù hợp cho từng nghiên cứu, sau khi có số liệu thì sử dụng phương pháp này để lập bảng phân tích. + Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa trên các dữ liệu đã thu thập, tiến hành phân tích và so sánh đối chiếu (tương đối hay tuyệt đối) để phục vụ cho quá trình phân tích kinh doanh hay quá trình khác. + Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên các dữ liệu đã có để tiến hành phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Trường+ Phương pháp mô Đại tả: Dùng học các sơ đ ồKinh, bảng biểu đ ểtếmiêu Huế tả các chỉ tiêu đầu ra của việc phân tích. 6. Kết cấu khóa luận: Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu 3
  14. Chương 1: Tổng quan về huy động vốn tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế Phần III: Kiến nghị và kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  15. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam: “ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật” [1], trong đó hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng, NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại[2]. Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại làTrường những cơ sở mà nghĐạiề nghi ệphọc thường xuyênKinh là nhậ n tếtiền bHuếạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Như vậy, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về NHTM, chúng ta đi đến đặc điểm của NHTM. 5
  16. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả giác độ vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Ở Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương mại là hàng nghìn tỷ đồng. đối với các Ngân hàng thương mại trên thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã rất lớn, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên ngoài Ngân hàng. Cấu trúc tài sản của Ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Phần lớn tài sản của Ngân hàng thương mại là tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình thái vật chất giản đơn chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tử được lưu giữ trong một thiết bị nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại thường có xu hướng liên tục phát triển các sản phẩm, công cụ tài chính mới. Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của Ngân hàng thương mại lại là tiền gửi với đặc trưng có thể bị rút ra trước hạn với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng không được hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nữa, Ngân hàng thương mại tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, tức là hoạt động ngoại bảng phong phú và đa dạng. điểm này là một đặc trưng khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Vì những lý do này, hoạt động của Ngân hàng thương mại chứa đựng nhiều rủi ro hơn các ngành kinh doanh khác. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Trườngthương mại đa dạ ng,Đạiở mức đhọcộ cao, tích Kinh luỹ nhanh và tế dễ lâyHuế lan. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức, Là doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạt động chịu nhiều rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Ngân hàng thương mại 6
  17. chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống phát luật. Các quy định pháp lý đối với Ngân hàng thương mại được phổ rộng trên nhiều mặt của hoạt động kinh doanh như: điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo NH, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng vốn tự có đầu tư cho tài sản cố định, Hệ thống Ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có tính lan toả rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần một ngân hàng thương mại, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự sống của hoạt động ngân hàng thương mại. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của ngân hàng thương mại đều có thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là Ngân hàng mất khả năng thanh toán rồi phá sản. Hệ thống Ngân hàng – tài chính trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Những biến động này thường có tác động gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị trường chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ chế hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một trong những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại. 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ - Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của ngânTrườnghàng. Các nguồn v ốĐạin của NHTM học bao g ồKinhm: tế Huế a. Vốn điều lệ và các quỹ: - Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ được NHNN cấp phát nếu đó là ngân hàng công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân hàng cổ phần. Vốn điều lệ 7
  18. có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của luật pháp m ỗi nước. Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tức là tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. - Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng tài chính, trợ cấp thất nghiệp, quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác, Ngoài ra, còn có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro, b. Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (còn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán). - Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư. - Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, c. TrườngNguồn vốn đi vay: Đại học Kinh tế Huế Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn của các chủ thể sau: - Vay của NHNN dưới hình thức được tái cấp vốn, vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, vay qua đêm, thấu chi, - Vay của các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại, 8
  19. - Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, d. Nguồn vốn khác: Vốn tiếp cận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính quốc tế để cho vay ủy thác; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, [3] 1.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản có – Sử dụng vốn Với nguồn vốn có được ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau: a. Thiết lập dự trữ: Các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà dành một phần nguồn vốn thích hợp cho dự trữ nhằm đáp ứng những yêu cầu sau: - Duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. - Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng. - Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi. - Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng. - Thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. b. Cấp tín dụng: Bao gồm các nghiệp vụ cho vay (ngắn, trung và dài hạn); chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh, bao thanh toán, c. Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm kiếm lời vàTrường chia sẻ rủi ro với nghi Đạiệp vụ tín họcdụng. Các hìnhKinh thức đầu tưtế tài chínhHuế bao gồm: - Góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. - Mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị để hưởng lợi tức và chênh lệch giá. 9
  20. d. Sử dụng vốn cho các mục đích khác như: mua sắm thiết bị và dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác. [4] 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian Nghiệp vụ trung gian là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí: a. Dịch vụ ngân quỹ: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến thu chi về tiền mặt như kiểm đếm tiền, phân loại tiền, bảo quản và vận chuyển tiền, b. Dịch vụ ủy thác: Ngân hàng làm theo sự ủy thác của khách hàng để thu tiền hoa hồng. Quản lý di sản: loại ủy thác này được hình thành và áp dụng đối với tài sản của người đã mất theo chúc thư của họ. Quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết: Ngân hàng quản lý hộ tài sản theo một hợp đồng ủy quyền được ký kết với người ủy thác. Ủy thác giám hộ: Ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản cho một người không đủ khả năng về mặt pháp lý, những người chưa thành niên hay người bị bệnh tâm thần. Dịch vụ đại diện: Tiếp nhận và quản lý tài sản như: thu vốn gốc và lợi tức chứng khoán, đại lý về quản trị, đại diện tố tụng. Ủy thác quản lý ngân quỹ: Ngân hàng sẽ đảm nhiệm việc thu, chi tiền mặt cho khách hàng thông qua hệ thống chi nhánh cũng như có thể cử nhân viên đến tận doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ này. Mức phí thu từ dịch vụ này là không nhiều tuy nhiên đây là một trong các dịch vụ được ngân hàng cung cấp nhằm đảm bảo mức độ gắn kết của doanh nghiệp với ngân hàng. c. Trường Dịch vụ bảo hiểm Đại (BANCASSURA họcNCE): Kinh Một cách tế tổng Huế quát có thể hiểu Bancassurance là một kênh trong chiến lược phân phối sản phẩm của các công ty Bảo hiểm, liên kết với các NHTM để cung cấp có hiệu quả các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và hưởng phí môi giới cho tất cả khách hàng qua các công ty con hoặc các nhà môi giới bảo 10
  21. hiểm. Các dịch vụ bảo hiểm mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng như: Bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, d. Dịch vụ thông tin tư vấn: Ngân hàng chọn lọc và cung cấp cho khách hàng những thông tin như: giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán, tình hình tài chính của khách hàng chuẩn bị giao dịch với doanh nghiệp, Ngoài ra, hoạt động tư vấn của ngân hàng cho khách hàng còn có các dịch vụ: quản lý hiệu quả dòng tiền, xác định một cơ cấu vốn hiệu quả, tư vấn quản lý rủi ro trong kinh doanh, e. Dịch vụ giữ hộ (cho thuê két sắt): Dịch vụ giữ hộ là nghiệp vụ mà các ngân hàng giữ hộ tài sản quý, các tài liệu quan trọng cho khách hàng như vàng, đá quý, sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà, f. Dịch vụ địa ốc: Đối với các giao dịch mua bán nhà đất, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn thu tục thanh toán an toàn và cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, bao gồm cả tư vấn tình trạng pháp lý của nhà đất, thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng, công chứng giao dịch để hưởng phí dịch vụ. g. Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng. h. Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. Các nghiệp vụ trên của NHTM không thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.[5] 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm vốn huy động và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm vốn huy động của ngân hàng thương mại Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thTrườngời quản lý và sử d ụĐạing với trách học nhiệm hoànKinh trả. Đây tếlà ngu Huếồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất, có tính chất sống còn của bất cứ một NHTM nào Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đặc thù riêng vốn có của NHTM. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng phi NH. Thực chật vốn huy động là một bộ phận tiền nhàn rỗi, khi KH gửi tiền vào NH 11
  22. với mục địch thanh toán, đầu tư . Như vậy, KH đã chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho NH để NH trả lại cho họ một khoản thu nhập. Sau đó NH sẽ sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho những người có nhu cầu. 1.2.1.2. Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này huy động tiền nhàn rỗi của cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức dưới các hình thức: tiền tửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá nhằm mạng lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.[6] 1.2.2. Đặc điểm vốn huy động ngân hàng thương mại Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn này đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của NHTM Ngân hàng không có quyền sở hữu nguồn vốn này, và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút. Nguồn vốn này không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phần kinh tế trong xã hội. NHTM luôn chỉ sử dụng một phẩn để kinh doanh, còn lại phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán, tránh sự sụt giảm về nguồn vốn của NH khi có các nghiệp vụ rút vốn khỏi NH. 1.2.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại Có nhiều hình thức huy động vốn và ngân hàng phải áp dụng linh hoạt để tạo ra nhiều lựa chọn và đáp ứng nhu cầu của KH. Ta có thể phân loại vốn huy động của NH theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể như sau 1.2.3.1. Phân loại căn cứ theo thời gian ViTrườngệc phân loại theo thĐạiời gian có học thể giúp Kinhcho NH chủ đtếộng đưHuếợc hoạt động tín dụng, đưa ra các giải pháp cụ thể để điều chỉnh nguồn vốn của mình. a. Vốn huy động ngắn hạn Là những khoản tiền có thời hạn dưới 1 năm thông qua nhận tiển gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán , hay phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, Nguồn vốn này có tính ổn định kém. 12
  23. Loại tiền gửi này thường được hưởng lãi suất cố định và phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao b. Vốn huy động trung và dài hạn Là khoản vay trung và dài hạn được NHTM huy động qua phát hành các công cụ nợ với các mức kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm trở lên.Nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh do đó NH luôn phát triển các giải pháp nhằm thu hút loại vốn này hơn. 1.2.3.2. Phân loại căn cứ theo loại tiền tệ a. Vốn huy động bằng VNĐ Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động vốn khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau. Trong nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng. b. Vốn huy động bằng ngoại tệ Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, ngân hàng cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ. Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng cũng như ngân hàng. Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là USD hoặc EUR c. Vốn huy động bằng vàng: Ngoài các hình thức huy động trên, theo thông tư 12-2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-4-2012, tổ chức tín dụng không đượcTrường huy động vốn bằng Đại vàng, tr ừhọctrường h ợKinhp phát hành chtếứng Huếchỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả Với hình thức này, mục đích chính của ngân hàng là nhằm đáp ứng hoạt động mua, bán vàng của khách hàng cũng như ngân hàng khi thật sự cần thiết. 1.2.3.3. Phân loại căn cứ theo loại hình a. Tiền gửi cá nhân: Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn trong đối tượng hoạt động của ngân hàng. 13
  24. Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đối tượng khách hàng này cũng rất đa dạng, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn. Với mục đích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình thì khách hàng cá nhân đã đem lại một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với số tiền nhàn rỗi của mình. Đồng thời lượng vốn huy động được rất ổn định góp phần làm cho ngân hàng có thể dễ dàng sử dụng lượng vốn này để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất b. Tiền gửi của doanh nghiệp Không chỉ khách hàng cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của ngân hàng. Mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác nên lượng vốn huy động sẽ không có thời gian cố định, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đem vốn đi đầu tư sinh lời. Do đó ngân hàng chỉ huy động một lượng nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào các doanh nghiệp gửi tiền với mục đích thanh toán, bởi nếu gửi tiền có kỳ hạn sẽ được hưởng lãi. 1.2.3.4. Phân loại theo mục đích huy động Nếu phân loại theo mục đích huy động thì bao gồm các hình thức sau: - Tiền gửi thanh toán Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngânTrườnghàng với mức chi phíĐại thấp. học Kinh tế Huế - Tiền gửi có kỳ hạn Nguồn vốn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so với lãi suất của tiền gửi thanh toán. Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất của ngân hàng. Đồng thời do tính ổn định cao trong kỳ hạn bởi mục đích gửi tiền của 14
  25. doanh nghiệp hay các cá nhân là để hưởng lãi, các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này. - Tiền gửi tiết kiệm Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụng đến. Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư được gửi với thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn. Đây cũng là một dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt theo quy định của văn bản pháp luật mà NHTM quy định. - Phát hành các giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá. Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành Trườngtrái phiếu chịu sự quĐạiản lý củ ahọc NHTM, cKinhủa các cơ quan tế qu ảnHuế lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng. Kỳ phiếu ngân hàng: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời gian ngắn hạn hơn trái phiếu, vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng. 15
  26. Chứng chỉ tiền gửi: Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường 1.3. Vai trò hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng[7]. 1.3.1. Đối với ngân hàng Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng, thời gian và thời hạn cho vay. Đặc biệt ngày nay, sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức tín dụng đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt.Với một nguồn vốn dồi dào, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các mức lãi suất cho vay một cách hợp lý nhằm thu hút được khách hàng. Với năng lực tài chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủ động huy động vốn với lãi suất thấp nhất nhưng cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối đa hoá được lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo thu hút đượcTrường khách hàng về ngân Đại hàng mình học Kinh tế Huế Thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. 16
  27. 1.3.2. Đối với khách hàng Huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Huy động còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngoài ra huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. Ngày nay, giữa các NHTM và khách hàng doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó ngân hàng vừa cung cấp dịch vụ ngân hàng vừa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể NHTM nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác thông qua dịch vụ ghi Có trực tiếp. Bằng việc ghi Có trực tiếp tiền lương vào tài khoản của khách hàng mở ở ngân hàng, NHTM đồng thời thực hiện luôn nghiệp vụ huy động vốn 1.3.3. Đối với nền kinh tế Hoạt động huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng, tránh được tình trạng lãng phí nguồn vốn. Ngoài ra huy động vốn còn là một trong những công cụ để kiềm chế lạm phát. Trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó hoạt động hiệu qủa, nhịp nhàng hơn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tóm lại, qua cơ sở lý luận trên giúp chúng ta thấy được vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân NHTrường mà còn đối vớ i cácTCKT,Đại họcdân cư và Kinhtoàn xã hội tế Huế 1.4. Nguyên tắc và mục tiêu huy động vốn của ngân hàng thương mại a. Nguyên tắc Ngân hàng không thể huy động vốn một cách bừa bãi mà cần tính toán kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu cho vay đồng thời bảo đảm cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng 17
  28. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn lẫn lãi cho KH theo đúng thỏa thuận khi nhận tiền gửi của KH; NH phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy địn; bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin KH Ngân hàng không được che giấu các khoản tiền lớn bất thường và cạnh tranh bất hợp pháp. Ngân hàng thương mại phải mở TK tiền gửi tại NHNN và duy trì trên TK đó số tiền dự trữ bắt buộc đồng thời không được huy động quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ của mình. Ngân hàng không được phát hành trái phiếu mà việc phát hành trái phiếu đó tạo cho các chủ sở hữu giành quyền quản lý trực tiếp và gián tiếp đối với NH b. Mục tiêu - Đảm bảo đủ ổn định nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đây là mục tiêu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động NH. Cần nhận biết rõ điểm mạnh điểm yếu của NH từ đó xác định từng loại nguồn vốn nào sẽ tập trung khai thác sao cho phù hợp với tình hình kinh tế cũng như khả năng của NH. Đồng thời cần đa dạng cơ cấu nguồn vốn cần đa dạng và có tỷ lệ hợp lý giữa các loại kỳ hạn, nội tệ, ngoại tệ, bởi lẽ sự biến động về cơ cấu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi trong cơ cấu tín dụng hiện tại và kế hoạch sử dụng vốn trong tương lai. - Gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Gia tăng nguồn vốn huy động là mục tiêu mà bất kỳ NH nào cũng phải hướng đến. NH luôn hướng đến việc phát triển và mở rộng hơn nữa do đó lượn vốn cũng phải Trườngđáp ứng tốt các yề uĐại cầu của NH.học Tuy nhiênKinh không nêntế tăng Huế trưởng ồ ạt, cần phải tăng trưởng hợp lý phù hợp với mức vốn tư có và quy mô hoạt động của NH. Đồng thời với sự gia tăng nguồn vốn huy động phải kết hợp hài hòa các yếu tố như lãi suất, chính sách quản lý, marketing, chất lượng dịch vụ, Và đặc biệt chú trọng tính an toàn của nguồn vốn chính vì vậy công tác quản lý sự cân xứng giữa kỳ hạn 18
  29. của nguồn với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng vốn gắn liền với quản lý lãi suất cần được đề cao. - Đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. Đảm bảo khả năng thanh toán là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong hoạt động NH. Vấn đề này liên quan đến việc quản trị thanh khoản và sinh lợi. Khả năng thanh khoản tốt sẽ đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động, giúp tạo lập niềm tin với khách hàng, nâng cao uy tín của NH. 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.5.1. Nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan luôn từ ngân hàng luông là những nhân tố đóng vai trò quyết định. Bao gồm các nhân tố sau: - Danh tiếng, uy tín của ngân hàng: Trên thực tế, mỗi ngân hàng đã, đang và sẽ tạo cho mình được một hình ảnh riêng trong lòng khách hàng. Một ngân hàng lớn, sẵn có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Thậm chí trong điều kiện lãi suất tiền gửi tại ngân hàng có thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn. - Chính sách khách hàng: Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và dịch vụ trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Những loại hình dịch vụ đưa ra hấp dẫn phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều khách hàng hơn. Do đóTrường để có uy tín trên Đạithị trường, học giữ vững Kinh mối quan h ệtếkhách Huế hàng, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, ngân hàng phải không ngừng nâng cao các chính sách khách hàng của mình. - Chính sách Marketing: Đây là chính sách rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành ngân hàng hiện nay. Để khách hàng biết đến 19
  30. mình, hiểu về những chính sách khách hàng thì ngân hàng phải quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Chính sách lãi suất: Mối quan tâm hàng đầu của các cá nhân và tổ chức khi gửi tiền vào ngân hàng thường là lãi suất huy động vì mục tiêu lợi nhuận lúc nào cũng sẽ thu hút được nhiều người tham gia đầu tư hơn. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau qua thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiền và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức tiết kiệm khác. Mặc dù còn nhiều yếu tố khác chi phối đến việc tham gia đầu tư từ khách hàng nhưng yếu tố hưởng lãi luôn là yếu tố kích thích KH hơn hết. - Cơ sở vật chất, công nghệ: Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩn, phát triển sản phẩm mới, nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải thiên, phát triển và rút ngắn thời gian giao dịch giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng, tăng thu nhập và uy tính của ngân hàng. Cơ sở vật chất cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại, với những NHTM lớn, có tầm cỡ vật chất hạ tầng đầy đủ, tiện nghi và hệ thống mạng lưới rộng khắp trên toàn đất nước sẽ tạo ra được lòng tin cho khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách tốt nhất. - Mạng lưới chi nhánh: Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích của NH, Trườngkhách hàng còn quan Đạitâm đ ếhọcn vấn đề thuKinhận tiện trong tế vi ệHuếc gửi tiền. Những khoản tiết kệm của dân cư thường không lớn nên người dân rất ngại đi một quảng đường xa vài cây số để gửi tiền. Vì vậy, NH cần tổ chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư sẽ giúp NH có nhiều cơ hội thu hút vốn nhiều hơn, giúp KH tiết kiệm thời gian và chi phí khi giao dịch. Tuy nhiên, việc mở CN tùy vào năng lực của từng NH. Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý KH, một NH nằm 20
  31. ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm,khu dân cư, đi lại thuận tiện, sẽ giúp NH thu hút được nhiều vốn hơn Bên cạnh những nhân tố trên thì những nhân tố như: trình độ công nghệ, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên hay nhu cầu vốn của NHTM trong từng thời kỳ cũng tác động không nhỏ tới tình hình huy động vốn của ngân hàng 1.5.2. Nhân tố khách quan a. Môi trường chính trị - pháp luật Kinh doanh NH là một trong những ngành chịu sự giám sát chặc chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Các hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như: luật dân sự, luật ngân hàng trung ương, các quy định của chính phủ Môi trường pháp lý đem lại cho NH hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc gỡ bỏ hạn chế về huy động vốn tiền gửi nội tệ sẽ mở đường cho các NH nước ngoài phát triển các sản phầm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại được tổ chức theo mô hình tổng công ty, do vậy các chi nhánh ngân hàng ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật do nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà ngân hàng mẹ ban hành trong từng thời kỳ. b. Môi trường kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của NHTM do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bởi môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn, gửi tiền của dân cư Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình Trườngquân đầu người, chính Đại sách đ ầhọcu tư, tiết kiKinhệm của chính tế phủ Huế sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. c. Môi trường dân số Môi trường dân số bao gồm các yêu tố về văn hóa, xã hội, tâm lý, thói quen của khách hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết 21
  32. cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm, dịch vụ NH mà còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối và cơ sở để xây dựng, điều chỉnh hoạt động huy động vốn của NH. Một đặc điểm quan trọng nữa là mức độ sử dụng thường xuyên các dịch vụ ngân hàng, tất nhiên mật độ này càng cao thì càng tạo điều kiện cho NH mở rộng huy động vốn. d. Đối thủ cạnh tranh Sức ép cạnh tranh trên thị trường huy động vốn hiện nay là rất lớn. Sự cạnh tranh giữa các NH trong nước với nhau, giữa NH và các định chế tài chính khác như bảo hiểm, công ty tài chính, giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi các NH phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra những chiến lượt kinh doanh phù hợp nhằm thắng thế trong cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.6. Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.6.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định[8]. Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó Do đó ta có thể hiểu răng hiệu quả huy động vốn là kết quả hoạt động huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn vàTrường sinh lời cao của ngânĐại hàng họctrong từng Kinh thời kỳ từ đó tếphản Huếánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của NH và được thể hiện qua các yêu cầu cơ bản sau: Nguồn vốn huy động phải phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của NH, đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của NH, tức là quy mô, cơ cấu 22
  33. nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản trong từng khoản thời gian nhất định. Nguồn vốn huy động phải đảm bảo có cơ cấu hợp lí, đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung, dài hạn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng dư thừa hay thiếu vốn. Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí trong từng hoàn cảnh nhất định vì chi phí càng thấp thì lợi nhuận của NH càng cao với doanh thu không đổi * Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn: - Về phía xã hội: Để thực hiện được công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, cần một lượng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất, vốn để xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật, kết cấu hạ tầng, vốn để sản xuất kinh doanh. - Về phía ngân hàng, để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng các hình thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng cần có mộtlượng vốn lớn huy động từ các nguồn trong nước. 1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Chúng ta tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng sau đây: 1.6.2.1. Cơ cấu vốn huy động theo phân loại tại ngân hàng thương mại Nguồn tiền được truyền tải đến ngân hàng theo nhiều kênh khác nhau, với các hình thức phân loại khác nhau do vậy các nhà quản lý nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng, cấu trúc, đặc tính từng loại nguồn vốn cũng như các nhân tố ảnh hưởng để lập ra kế hoạch nguồn vốn cho từng giai đoạn phù hợp cới yêu cầu sử dụng. Kế hoạch nguồn bao gồm tăng quy mô mỗi nguồn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vốn mới TaTrường có thể phân loại ngu Đạiồn vốn huyhọc động theo Kinh 3 chỉ tiêu sautế Huế Dựa vào cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng ta có thể biết được thị trường mục tiêu, loại khách hàng mà chi nhánh muốn nhắm đến. Dựa vào cơ cấu nguồn vốn theo thời gian ta có thể biết được chiến lược phát triển trong thời gian tới của chi nhánh là dài hạn hay ngắn hạn. 23
  34. Dựa vào cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền ta có thể biết được chính sách thu hút vốn của chi nhánh tập trung vào nội tệ hay ngoại tệ. Ta có thể tính tỷ trọng các khoản mục trong cơ cấu theo công thức: Tỷ trọng các khoản mục Số dư từng khoản mục = X 100 (%) trong cơ cấu Tổng nguồn vốn huy động 1.6.2.2. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng cũng như nhu cầu của các hoạt động khác. Mặt khác vốn huy động cũng cần phải có sự ổn định về thời gian. Chẳng hạn như nếu ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn đáp ứng được yêu cầu tín dụng nhưng lại không đánh giá được khả năng ổn định của nguồn vốn đó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, tạo cho ngân hàng những rủi ro khó lường trước được. Ngược lại, nếu ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn nhỏ nhưng ổn định về thời gian sẽ làm cho việc đầu tư của ngân hàng từ nguồn vốn đó đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Để đo lường tính ổn định - một đặc tính rất quan trọng trong nghiệp vụ huy động vốn, ta dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm như sau: Tốc độ Tổng VHĐ năm sau – Tổng VHĐ năm trước = X 100 (%) tăng trưởng VHĐ Tổng VHĐ năm trước Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng quy mô nguồn vốn là nhanh hay chậm so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng dương và càng lớn thì tốc độ tăng càng nhanh và ngược lại. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguốn vốn huy động cùng với chỉ tiêu quy mô, cơ cấu nguồTrườngn vốn huy động sẽ Đạicho ta th ấhọcy được cái Kinh nhìn tổng quan tế v ềHuếkết quả huy động vốn của ACB Huế trong thời gian qua. 1.6.2.3. So sánh sự phù hợp giữa nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn VHĐ, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công tác huy động vốn của 24
  35. NH đã thành công. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy động vốn người ta thường xem xét đến hiệu quả của công tác sử dụng vốn của NH đó. Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, thường sử dụng chỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động được với nhu cầu sử dụng vốn để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu và ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu ấy. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn. Khi xét đến tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn thường sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn: Tổng vốn huy động Hệ số sử dụng vốn = Doanh số cho vay Chỉ tiêu này cho biết tổng vốn huy động hơn doanh số cho vay bao nhiêu lần Nếu hệ số này 1,5 cho thấy chi nhánh đang sử dụng nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng còn thiếu hiệu quả, lượng vốn dư thừa còn nhiều[9]. Như vậy, khi xem xét tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn, hệ số sử dụTrườngng vốn phải hợp lý. Đại học Kinh tế Huế Chỉ tiêu này cho ta biết kết quả sự dụng vốn của ACB Huế trong thời gian qua. 25
  36. 1.6.2.4. Chi phí huy động vốn: Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của NH phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động và chi phí NH phải bỏ ra để có được một đồng vốn huy động. Ta có tỷ lệ chi phí VHĐ/Tổng chi phí được tính theo công thức: Chi phí huy động vốn Chi phí huy động = X 100 (%) Tổng chi phí Tổng chi phí bao gồm: lãi suất tiền gửi, chi phí marketing, chi phí quản lý, quảng cáo, và tất cả các chi phí mà NH bỏ ra để có được một đơn vị VHĐ. Chi phí huy động vốn của NH bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi: - Chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. - Chi phí phi trả lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản Trong đó chi phí trả lãi là chủ yếu, chiếm tỉ trọng rất lớn so với chi phí phi trả lãi và vì hạn chế số liệu ngân hàng không cung cấp chi phí phi trả lãi cũng như tác giả không thể tìm được số liệu này từ các nguồn khác do đó trong chỉ tiêu này tác giả chỉ xét chi phí huy động vốn là chi phí trả lãi của NH. Chi phí trả lãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kì hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của KH, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì, tiện ích kèm theo, Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và định ra các mức lãi suất cạnh tranh cho hoạt động huy động vốn, các NH thường sử dụng chỉ tiêu chi phí huy độngTrường vốn trên tổng vốn huyĐại động: học Kinh tế Huế Chi phí trả lãi + Chi phí phi trả lãi Chi phí HĐV/Tổng VHĐ = X 100 (%) Tổng VHĐ Trong đó chi phí HĐV và tổng VHĐ được tính trong năm tại năm xét. Chi phí này càng thấp trong điều kiện NH vẫn hoạt động bình thường thì hiệu quả huy động vốn càng cao. 26
  37. Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho ngân hàng. Để giảm chi phí huy động vốn thì cần phải giảm lãi suất huy động và có các chi phí quản lý, bảo quản, dự trữ vốn huy động một cách tối ưu nhất. Việc đưa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao - đảm bảo lợi ích ngân hàng, cũng không quá thấp – thu hút được khách hàng gửi tiền. Đồng thời giảm các chi phí phi trả lãi cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng hiệu quả hơn 1.6.2.5. Chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NH, khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì các NH thường dùng chỉ tiêu này, cách tính như sau: Thu nhập lãi-Chi phí trả lãi Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi = X 100 (%) Chi phí trả lãi Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí NH bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy NH sử dụng càng hiệu quả đồng vốn huy động được trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động vốn. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí huy động vốn/tổng chi phí và chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi cho ta biết được mức độ kiểm soát chi phí huy động vốn của ACB Huế trong thời gian qua. Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  38. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ 2.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 2.1.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế (ACB Huế) được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 Ngân hàng được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005. Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0543.571175 Fax: 0543.571234 Website: Ngân hàng ra đời tại thời điểm đã có 4 NHTM Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương) và 3 NHTM cổ phần khác (Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á, VPBank) hoạt động trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua Chi nhánh Huế đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung Trườngnhiều sản phẩm, d ịchĐại vụ mớ i họcđể ngày càng Kinh chứng tỏ đưtếợc vHuếị trí của mình. Kết quả, ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế đã được thừa nhận và được nhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tin cậy. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngân hàng TMCP Á Châu đã có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Sắp tới, Chi nhánh Huế có kế hoạch sẽ mở thêm 3 Phòng giao dịch điều này sẽ mở rộng thêm mạng lưới hoạt động của chi nhánh trên 28
  39. địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho chi nhánh. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế + Ban giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho. + Bộ phận KHCN: Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng. Mục đích đảm nhận chuyên môn về KHCN, với các nhiệm vụ cụ thể là: Tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ và quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng cũng như của chi nhánh. + Bộ phận KHDN: Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN và DNTN: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng. + Bộ phận vận hành: o Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: Thực hiện các chức năng hổ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận: Theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lý nợ quá hạn, o Phòng giao dịch - Ngân quỹ: Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán - Ngân Quỹ. Thực hiện các chức năng: tiếp xúc, giao dTrườngịch với khách hàng, Đại thực hiện họcviệc thu chi; Kinh kinh doanh tếvàng, Huếcác loại ngoại tệ và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định. o Bộ phận kế toán - Hành chính: Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức Ngân hàng, quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng; xây dựng 29
  40. kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong Ngân hàng, xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể Kiểm soát các khoản thu chi của đơn vị theo chuẩn mực kế toán và tuân thủ quy định của ACB. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng phải đi kèm với việc phát triển bền vững. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp cũng như các NHTM. Đối với Ngân hàng TMCP Á châu, Chi nhánh Huế cũng thế, phát triển lợi nhuận gắn liền với hiệu quả tín dụng đảm bảo cho sự phát triển bền vững là vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển của Chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  41. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % I. Thu nhập 212.118 211.948 209.675 -160 -0,08 -2.273 -1,07 1-Thu nhập lãi và các khoản tương tự 202.446 200.404 197.071 -2.042 -1,01 -3.333 -1,66 2-Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 6.031 6.630 6.486 599 9,93 -144 -2,17 3-Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 3.284 4.567 5.743 1.283 39,07 1.176 25,75 4-Các khoản thu nhập khác 347 347 375 0 0 28 8,07 II. Chi phí 196.649 184.754 196.718 -11.895 -6,05 11.964 6,48 1-Chi phí lãi và các khoản tương tự 184.551 170.082 180.458 -14.469 -7,84 10.376 6,10 2-Chi phí hoạt động dịch vụ 204 344 365 140 68,63 21 6,10 3-Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.476 1.827 2.128 351 23,78 301 16,48 4-Chi phí hoạt động 10.418 12.501 13.767 2.083 19,99 1.266 10,13 III. Lợi nhuận trước thuế 15.459 27.194 12.957 11.735 75,91 -14.237 -52,35 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  42. - Về thu nhập: thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế đến từ nhiều nguồn khác nhau.Trong đó, nguồn thu từ thu nhập lãi và các khoản tương tự là chủ yếu.Xét một cách tổng quan thì ACB, Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015- 2017 thu nhập không đi theo chiều hướng tốt, và giảm dần trong suốt giai đoạn này. Cụ thể, tổng thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 211.948 triệu đồng, giảm 160 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 0,08%. Sang năm 2017, tổng thu nhập này lại giảm nhiều hơn, tổng thu nhập vào năm 2017 là 209.675 triệu đồng, giảm 2.273 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 1,07%. Vì thu nhập lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế do đó khi các khoản mục này có xu hướng giảm thì kéo theo tổng thu nhập ACB cũng giảm qua các năm từ 2015 đến 2017. - Về chi phí: chi phí của ACB, Chi nhánh Huế đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, chi phí lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Qua bảng trên có thể thấy rằng tổng chi phí của Chi nhánh biến động không đồng đều qua các năm từ 2015 đến 2017. Cụ thể, tổng chi phí vào năm 2016 là 184.754 triệu động, giảm 11.895 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 6,05%. Sang năm 2017, tổng chi phí của Chi nhánh lại tăng lên so 11.964 triệu đồng, tương ứng tăng 6,476% so với năm 2016. Tương tự như tổng thu nhập, thì tổng chi phí chịu sự tác động của khoản mục lãi và các khoản tương tự. Có thể thấy được vào năm 2016, chi phí lãi và các khoản tương tự của Chi nhánh Huế là 170.082 triệu đồng, giảm 14.469 triệu đồng so với 2015, tương ứng giảm 7,84%. Sang năm 2017, thì khoản mục này của Chi nhánh đã tăng 10.376 triệu đồng, tương ứng tăng 6,10% so mới năm 2016. - VTrườngề lợi nhuận: Lợi nhu Đạiận của ACB, học Chi nhánhKinh Huế có stếự bi ếnHuế động không đồng đều trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 27.194 triệu đồng, tăng 11.735 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 75,91%.Có thể thấy rằng mặc dù cả thu nhập và chi phí của ACB, Huế đều giảm nhưng tốc độ giảm của thu nhập là bé hơn so với tốc độ giảm của chi phí. Từ đó làm cho lợi nhuận của Chi nhánh Huế tăng lên vào năm 2016. Sang năm 2017, 32
  43. lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế lại có xu hướng giảm so với năm 2016. Cụ thể, là giảm 14.237 triệu đồng, tương ứng giảm 52,35%. Đây không phải là một dấu hiệu tốt đối với ngân hàng. Lý giải cho sự giảm lợi nhuận này là vì vào năm 2017, mặc dù thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế giảm so với 2016 nhưng chi phí lại tăng nhiều so với năm 2016. Điều này đã làm cho năm 2017 là một năm tăng trưởng âm so với năm ngoái của ACB, Chi nhánh Huế. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nên trong những năm qua ACB Huế đã không ngừng phát triển việc huy động vốn bằng việc mở rộng phạm vi cũng như hình thức huy động vốn. Cùng với những chương trình khuyến mãi, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn của ngân hàng luôn thu được những thành quả nhất định. Kết quả huy động vốn của ACB Huế trong 3 năm 2015 - 2017 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 845.096 860.586 877.798 15.490 1,83 17.212 2,00 Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động của CN có nhiều biến động về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Tổng vốn huy động được tăng nhẹ qua từng năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định được thể hiện như bảng trên. Năm 2016, tổng lượng vốn huy động đạt 860.586 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 1,83% so với năm 2015 tức tăng 33
  44. 15.490 triệu đồng. Và vào năm 2017 mức tăng này đã lên 2% so với năm 2016 tương ứng tăng 17.212 triệu đồng. Năm 2015 là năm thứ ba trong giai đoạn ba năm ACB thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, ACB đã đạt được kết quả khả quan trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trong điều kiện ACB liên tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng mang tính lịch sử. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ được sức hút của ngân hàng đối với khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn. Từ năm 2016 và 2017 chi nhánh tiếp tục quy mô huy động vốn để sớm hoàn thành chỉ tiêu chung của Ngân hàng TMCP Á Châu trên cả nước để kết thúc một giai đoạn vừa phát triển mảng hoạt động ngân hàng bình thường vừa xử lý triệt để các vấn đề của quá khứ[10]. Như vậy qua 3 năm qua, ngân hàng ACB, chi nhánh Huế vẫn đang tiếp tục đi đúng lộ trình đặt ra từ trụ sở, luôn giữ cho nguồn vốn huy động ở mức độ tăng trưởng dương đều qua các năm, đây là thành công trong công tác huy động vốn của chi nhánh. 2.2.2. Cơ cấu vốn huy động Vốn huy động của NHTM được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Sự phân loại này giúp cho các NHTM đưa ra các hình thức huy động và chính sách lãi suất cho phù hợp và quan trọng hơn là đánh giá hiệu quả huy động vốn. 2.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TrườngGiá trị Đại% Giá trhọcị % GKinhiá trị % tế+/- Huế% +/- % Tổng VHĐ 845.096 100,00 860.586 100,00 877.798 100,00 15.490 1,83 17.212 2,00 Tiền gửi cá nhân 735.228 87,00 719.316 83,58 781.240 89,00 -15.912 -2,16 61.924 8,61 Tiền gửi KHDN 109.862 13,00 141.270 16,42 96.558 11,00 31.408 28,59 -44.712 -31,65 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) 34
  45. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2015 - 2017 tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng luôn chiếm hơn 80% tổng vốn huy động. Tiền gửi từ khách hàng cá nhân là nguồn vốn có tính ổn định nhất, và có thời hạn gửi dài nên ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn. ACB Huế luôn duy trì tiền gửi khách hàng cá nhân hơn 80% tổng vốn huy động cho thấy ngân hàng nhận biết được tầm quan trọng của nguồn vốn này và luôn có chính sách phù hợp để để huy động được tối đa nguồn vốn này trong dân cư. Tuy nhiên với tỷ trọng lớn như vậy, biến động của tiền gửi khách hàng cá nhân sẽ tác động lớn đến tổng vốn huy động của ngân hàng. Cũng theo bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân biến động không đều. Năm 2016, tốc độ tăng tiền gửi khách hàng cá nhân âm 2,16% cụ thể giảm 15.912 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2017, lượng tiền gửi này tăng trở lại, đạt mức 8,61%, cụ thể chỉ tiêu tiền gửi cá nhân của Chi nhánh đã tăng 61.924 triệu đồng từ mức 719.316 triệu động trong năm 2016. Đây là con số tăng ấn tượng trong 1 năm của ACB Huế. nguyên nhân chủ yếu là do ngân mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư, đồng thời ngân hàng luôn duy trì mức lãi suất theo thị trường nên thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn huy động của ACB Huế. Và qua bảng trên có thể thấy khoản mục này cũng biến động từ 2015-2017. Cụ thể từ 109.862 triệu đồng huy động được trong năm 2015, con số này đã tăng lên 141.270 trong năm 2016, xấp xỉ tăng trưởng 28,59%. Một con số đáng khen cho chi nhánh. Tuy vậy trong năm 2017 mức tăng trưởngTrường âm còn đáng kinh Đại ngạc hơn học với giảm Kinh gần 31,65% tếtương Huếứng với giảm huy động đi 44.712 so với 2016. Đây là con số giảm đáng kể và có thể hiểu được khi ACB, Chi nhánh Huế quyết định chuyển sự tập trung vào nguồn vốn khách hàng cá nhân vốn chiếm được lòng tin của KH hơn làm thế mạnh cho mình. Mặc dù có sự biến động như vậy ở cả hai khoản mục nhưng ACB đều giữ mức tăng trưởng cho nguồn vốn huy động. Có thể lý giải là do năm 2016 tuy nguồn vốn 35
  46. huy động từ KH cá nhân giảm nhưng không nhiều bằng độ tăng của nguồn vốn huy động từ KHDN và tương tự năm 2017 tuy lượng tiền gửi từ KHDN giảm nhưng không vượt quá được độ tăng từ KH cá nhân. Điều này cho thấy ACB Huế những năm qua không chỉ chiếm được lòng tin của các khách hàng cá nhân, mà các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế cũng rất tin dùng các dịch vụ của ngân hàng. 2.2.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động kỳ hạn của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng vốn huy động 845.096 100,00 860.586 100,00 877.798 100,00 15.490 1,83 17.212 2,00 Vốn ngắn hạn huy động 169.019 20,00 152.117 17,70 133.906 15,30 -16.902 -10,00 -18.211 -11,97 Vốn trung và dài hạn huy động 676.077 80,00 708.469 82,30 743.892 84,70 32.392 4,79 35.423 5,00 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Bảng số liệu cho thấy trong 3 năm qua, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn luôn chiếm hơn 80% tổng vốn huy động. Cụ thể năm 2015 là 676.077 triệu đồng, chiếm 80%, năm 2016 là 708.469 triệu đồng chiếm 82,30% và vào năm 2017 là 743.892 triệu đồng, chiếm 84,70% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là một tỷ trọng rất lớn, cho thấy phần lớn dân cư thích gửi trung và dài hạn ở ACB Huế hơn các hình thức khác. Ngoài ra với sự chỉnh sửa Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tại dựTrường thảo sửa đổi lần n ày,Đại tỷ lệ vốn học ngắn hạn Kinh cho vay trung tế dài Huếsẽ ở mức 45% vào năm 2018 và xuống 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% (năm 2016) xuống 40% sẽ được lùi lại thêm 1 năm nữa thay vì sẽ được áp dụng từ 01/01/2018 theo Thông tư 06, do đó để tránh rủi ro thanh khoản, ngân hàng tiếp tục huy động nguồn vốn trung và dài hạn 36
  47. Tiền gửi ngắn hạn trong thời gian qua đang giảm dần, năm 2015 tỷ trọng là 20% với 160.019 triệu đồng, đến năm 2016 tỷ trọng là 17,70% với 152.117 triệu đồng và cuối cùng đến năm 2017 con số này chỉ đạt mức 15,3% với 133.906 triệu đồng. Có thể thấy, việc đa dạng hóa các kỳ hạn huy động vốn đã giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn và hạn chế được việc rút tiền trước hạn cũng như các chính sách tốt của ACB Huế trong 3 năm qua đã tạo được lòng tin cho KH khi gửi dài hạn ở đây. Cũng từ bảng ta có thể thấy được sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong 3 năm qua. Tốc độ tăng của vốn trung và dài hạn ngày càng cao, vào năm 2016 đã đạt 4,79% so với năm 2015 và sắp xỉ đạt 5% vào năm 2017. Bên cạnh việc ACB tập trung vào dài hạn nên việc sự giảm sút nguồn vốn ngắn hạn cũng là điều tất yếu với mức giảm 10% vào năm 2016 và gần 12% vào năm 2017 so với các năm kề trước đó. 2.2.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng VHĐ 845.096 100,00 860.586 100,00 877.798 100,00 15.490 1,83 17.212 2,00 VND 676.077 80,00 683.680 79,00 719.794 82,00 7.603 1,12 36.114 5,28 Ngoại tệ 169.019 20,00 176.906 21,00 158.004 18,00 7.887 4,67 -18.902 -10,68 Vàng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của Trường Đại học Kinhsinh viêntế th Huếực hiện khóa luận) Bảng số liệu cho thấy cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền biến động không nhiều qua các năm, có thể thấy vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm 80% trong cơ cấu vốn trong năm 2015 và đạt 676.077 triệu đồng, đến năm 2016 con số này là 683.680, chiếm 79% và đến năm 2017 thì chiếm 82% trong cơ cấu với gần 877.798 triệu động. 37
  48. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng từ 20% năm 2015 với 169.019 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 176.906 triệu đồng trong năm 2016 đồng thời chiếm 21% trong tổng cơ cấu vốn. Nhưng đến năm 2017, tỷ trọng đã giảm xuống 18% và chỉ đạt 158.004 triệu đồng. Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định việc vay vốn bằng ngoại tệ sẽ kết thúc vào ngày 31-3-2016 và NHNN sau đó đã mở lại nguồn vốn này từ ngày 1-6-2016 qua Thông tư 07/2016. Tuy nhiên, có thể nói việc các doanh nghiệp xuất khẩu có hai tháng đứt quãng không tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ đã phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm nay. Khi cánh cửa vay ngoại tệ được mở lại, nhiều doanh nghiệp cũng chưa dám vay do lo sợ rủi ro tỷ giá, thậm chí có doanh nghiệp còn trả nợ trước vì sợ sẽ bị thiệt hại khi đồng đô la Mỹ tăng giá. Trong tháng 6 là thời điểm diễn ra quá nhiều sự kiện quốc tế có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối thế giới khiến các đồng tiền biến động rất mạnh. Cầu ngoại tệ sáu tháng đầu năm 2017 cũng thấp khi kim ngạch nhập khẩu theo số liệu của Tổng cục Thống kê giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị giảm 970 triệu đô la Mỹ và xăng dầu giảm 507 triệu đô la Mỹ. Cần biết rằng doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và doanh nghiệp nhập khẩu nói chung là hai trong số bốn đối tượng được phép vay ngoại tệ. Nếu liên hệ với việc NHNN đã mua được 8 tỉ đô la Mỹ thời gian qua cho thấy cầu ngoại tệ đang giảm dần là có cơ sở. Cũng từ bảng trên, trong giai đoạn 2015 - 2016 tiền gửi bằng ngoại tệ có tăng nhẹ vào khoảng 4,67%, nhưng từ năm 2016-2017 tốc độ này giảm 10,68%. Sự giảm đáng kể điều này cho thấy từ năm 2016 về trước, người dân khá chú trọng đến việc gửi tiTrườngết kiệm bằng ngoạ i Đạitệ, nhưng họcđến năm 2017Kinhkhi giá ngotếại tHuếệ chững lại, ít biến động thì việc gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ cũng không tăng nhiều thậm chí sụt giảm đi lớn so với những năm trước. Tiền gửi bằng VNĐ cũng tăng mạnh trong những năm qua và mức tăng lớn nhất là năm 2017, tăng hơn 36.114 triệu đồng tương đương 5,28% so với năm 2016 và trước đó là tăng 1,12% trong năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. 38
  49. Năm 2016, tình hình kinh tế có dấu hiệu áp lực giảm giá VND do Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm giá đồng nội tệ cũng như do USD tăng giá, thâm hụt thương mại trở lại điều đó khiến cho người dân gửi tiền ngoại tệ nhiều hơn khiến cho ngoại tệ trong thời gian này có sự tăng nhẹ. Trước tình hình đó, năm 2017 NHNN đã đưa lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ về 0%/năm cũng ít nhiều làm giảm áp lực giảm giá mạnh của VND đồng thời khiến cho lượng vốn huy động nội tệ tăng lên. Ngoài ra vốn huy động bằng vàng không chiếm tỷ trọng nào trong tổng vốn huy động. Như vậy qua các năm ACB Huế vẫn duy trì được một tỷ trọng ổn định của vốn huy động theo từng loại tiền. Qua phân tích chỉ tiêu này, ta có thể thấy chi nhánh đang tập trung nguồn vốn huy động ở khách hàng cá nhân vì lượng tiền nhàn rỗi của khoản mục này luôn ổn định và dồi dào, là nguồn cung đảm bảo cho chi nhánh hoạt động, đồng thời chi nhánh cũng đang chuyển dần nguồn vốn sang trung và dài hạn để phù hợp với tình hình nền kinh tế hiện tại cũng như tuân theo chiến lược của trụ sở và tập trung vào nguồn vốn nội tệ để hạn chế tình hình đô la hóa cả nước. Tuy nhiên các khoản mục chiếm tỷ trọng cao này lại chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu, chỉ một biến động tiêu cực ảnh hướng trực tiếp đến khoản mục sẽ ảnh hưởng đến cả nguồn vốn huy động của chi nhánh, do đó, chi nhánh cần có những biện pháp bảo đảm ơn toàn, dự phòng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra để kịp thời ứng phó. 2.2.3. So sánh sự phù hợp giữa nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn Trường2.2.3.1. Doanh số choĐại vay c ủhọca ngân hàng Kinh giai đoạn tế2015 -Huế2017 Trong những năm qua, không những đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, ACB Huế còn đẩy mạnh công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng mới để làm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Tình hình cho vay của ngân hàng thể hiện ở bảng sau: 39
  50. Bảng 2.6: Tình hình cho vay của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Doanh số cho vay 302.159 310.401 335.460 8.242 2,73 25.059 8,07 Doanh số thu nợ 281.519 290.760 321.358 9.241 3,28 30.598 10,52 Tông dư nợ 500.950 520.591 534.693 19.641 3,92 14.102 2,71 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Qua bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm: năm 2015 là 302.159 triệu đồng, năm 2016 đã tăng chậm lên 310.401 triệu đồng, tăng 2,73% so với năm 2015, đến năm 2017 doanh số cho vay đã lên hơn 335.460 triệu đồng tương đương 8,07% so với 2016. Như vậy, cùng với giai đoạn 2015 - 2017 là giai đoạn khởi sắc của nền kinh tế,ngân hàng đã có sự tăng trưởng ổn định của doanh số cho vay khi tình hình cho vay luôn tăng qua các năm qua đó cho thấy ngân hàng vẫn đã có những bước tiến trong hoạt động tín dụng của mình một cách có hiệu quả, có được thành quả này là nhờ các chính sách tín dụng hợp lý, phát triển các sản phẩm cho vay mới, tập trung vào cho vay tiêu dùng với các hình thức cho vay tín chấp Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo thời hạn của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % DoanhTrường số cho vay Đại302.159 học310.401 Kinh335.460 8.242tế Huế2,73 25.059 8,07 Doanh số cho vay ngắn hạn 137.785 138.021 147.602 236 0,17 9.581 6,94 Doanh số cho vay trung và dài hạn 164.374 172.380 187.858 8.006 4,87 15.478 8,98 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) 40
  51. Doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh của CN. Theo đó, Chi nhánh điều hành hoạt động tín dụng theo hướng tăng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ưu tiên bốn lĩnh vực Chính phủ khuyến khích và giảm dư nợ cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có mức tăng tương đối ổn định, tỷ lệ tăng qua các năm 2016 và 2017 lần lượt là 3,28% và 10,52%. Tổng dư nợ của ACB, Chi nhánh Huế qua các năm cũng tăng dần qua các năm. Vào năm 2015 con số này là 500.950 triệu đồng thì vào năm 2016 đã tăng thêm 3,92% và đạt 520.591 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 534.693 triệu đồng với mức tăng 2,71% trong năm 2017. Điều đó cho thấy, không chỉ tận dụng được nguồn vốn huy động để cho vay ACB Huế còn làm tốt công tác thu nợ của mình. Nhờ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thực hiện có hiệu quả nên thu nhập từ lãi cho vay tăng mạnh qua các năm. Đây chính là nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tín dụng, tìm kiếm khách hàng mới, có thêm các hình thức cho vay khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. 2.2.3.2. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn Khi ngân hàng tổ chức tốt công tác huy động vốn thì cũng cần chú ý tới hoạt động sử dụng vốn sao cho hệ số sử dụng vốn càng thấp (nhưng phải lớn hơn 1) thì ngân hàng càng có lợi. Nhưng bên cạnh đó cũng cần xem xét các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn vay. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn tại ACB Huế được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 tổng Trườngvốn huy động (1) Đại học845.096 Kinh 860.586tế Huế 877.798 doanh số cho vay (2) 302.159 310.401 335.460 hệ số sử dụng vốn 2,8 2,77 2,62 Chênh lệch [(1)-(2)] 542.937 550.185 542.338 (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) 41
  52. Qua bảng số liệu ta thấy: cùng với sự tăng lên của tổng vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Hệ số sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm khá cao, các hệ số này đều lớn hơn 1,5. Năm 2015 hệ số sử dụng vốn là 2,8 đến năm 2016 giảm xuống 2,77 và đến năm 2017 giảm còn 2,62 cho thấy chi nhánh chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay. Có thể hiểu chi nhánh vẫn dung nguồn vốn của mình cho các hoạt động đầu tư khác tuy nhiên đánh giá hiệu quả từ đồng vốn huy động được chính là khi nguồn vốn đó được sử dụng vào hoạt động tín dụng. Tuy nhiên càng ngày ngân hàng càng sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn của mình qua các năm. Việc duy trì hệ số sử dụng vốn quá cao (trên 1,5) cũng có thể khiến cho ngân hàng lâm vào tình trạng quá dư thừa vốn dẫn đến vốn tồn đọng nhiều trong khi chưa sinh lời được nhiều, sử dụng chưa hiệu quả để tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể cho ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần xem xét kỹ việc hạ lãi suất cho vay để thu hút thêm nhiều KH hơn nữa. 2.2.4. Chi phí sử dụng vốn Bảng 2.9: Tỷ lệ chi phí HĐV/Tổng chi phí của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 GT GT GT +/- % +/- % Chi phí HĐV 184.551 170.082 180.458 -14.469 -7,84 10.376 6,1 Tổng chi phí 196.649 184.754 196.718 -11.895 -6,05 11.964 6,48 Tỷ lệ (%) 93,85 92,06 91,73 -1,79 - -0,32 - (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của Trường Đại học Kinhsinh viêntế th Huếực hiện khóa luận) Qua số liệu bảng có thể thấy chi phí huy động vốn có sự biến động lớn theo tổng chi phí. Cụ thể chi phí năm 2016 thấp hơn 2015 14.469 triệu đồng, một con số khá lớn với mức giảm tương đương 7,84%. Chi phí trong năm 2016 mặc dù phải phân bổ ngân sách cho hai nhiệm vụ quan trọng là nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và tiếp tục kế hoạch chuyển đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tuy nhiên vẫn 42
  53. luôn được kiểm soát chặt chẽ. Chi phí thực tế thấp hơn so với kế hoạch[11]. Nhưng sang năm 2017 đã tăng trở lại gần bằng 2015 với mức tăng 6,10% tương đương 180.458 triệu đồng lý do tổng chi phí trong năm này tăng là vì trong năm 2017, ACB mạnh tay phân bổ ngân sách, đầu tư chiến lược cho các nhiệm vụ phát triển dài hạn như các dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, tăng chi phí nhân sự thu hút nhân tài và tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo nhằm đưa ACB đến gần hơn với cuộc cách mạng công nghệ tài chính (fintech)[12]. Đồng thời bảng trên cho ta thấy rõ chi phí HĐV luôn chiếm tỷ trọng rất cao (luôn trên 90%) trong tổng chi phí vì huy động vốn là hoạt động đem lại nguyên liệu cho mọi hoạt động của ngân hàng nên chi phí cho huy động vốn sẽ là cao nhất và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ năm 2015 đến 2016, tỷ lệ đã giảm 1,79%, từ 2016 sang 2017 lại giảm 0,32% cho thấy ngoài việc dành đa số nguồn lực để thu hút đầu tư cũng như huy động nguồn vốn từ bên ngoài ACB Huế còn tích cực nâng cấp hệ thống công nghệ theo kế hoạch đặt ra từ trước để phục vụ cho các mục tiêu hoạt động trong tương lai của CN. Ngoài ra Chi phí HĐV/Tổng VHĐ của ACB, Huế như sau: Bảng 2.10: Chi phí HĐV/Tổng VHĐ của ACB, Chi nhánh Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 GT GT GT +/- % +/- % Chi phí HĐV 184.551 170.082 180.458 -14.469 -7,84 10.376 6,10 Tổng VHĐ 845.096 860.586 877.798 15.490 1,83 17.212 2,00 Chi phí HĐV/TTrườngổng VHĐ(%) Đại21,84 học19,76 Kinh20,56 tế-2,07 Huế- 0,79 - (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) 43
  54. Chỉ tiêu này cho ta thấy rằng để có được 1 đồng vốn huy động thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Từ đồ thị có thể thấy chi phí HĐV/Tổng VHĐ của ACB luôn ở mức cao, lần lượt vào các năm là 21,84% (2015), 19,76% (2016) và 20,56%(2017) điều này thể hiện hiệu quả huy động vốn của CN chưa thực sự tốt so với trung bình ngành ngân hàng theo số liệu vào tháng 12 năm 2017 là 4,16%[13]. Tuy nhiên lãi suất cũng đang có chiều hướng giảm, hy vọng trong những năm tới ACB Huế sẽ khắc phục được điều này. 2.2.5. Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi Bảng 2.11: Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi của ACB Huế từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 GT GT GT +/- % +/- % Thu nhập lãi 202.446 200.404 197.071 -2.042 -1,01 -3.333 -1,66 Chi phí lãi 184.551 170.082 180.458 -14.469 -7,84 10.376 6,10 Chênh l ệch thu chi 0,097 0,178 0,092 0,08 - -0,09 - lãi/Chi phí lãi (Nguồn: BCKQKD giai đoạn 2015- 1017 của ACB,Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Giai đoạn 2015 - 2017, chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi/Chi phí lãi của CN luôn có giá trị lớn hơn 0, cụ thể vào năm 2015 là 0,097, sang năm 2016 là 0,178 và cuối cùng Trườnglà 0,092 vào năm 2017Đạichứng học tỏ một đ ồKinhng vốn huy độtếng đư Huếợc đã mang lại lợi nhuận cho CN thông qua các nghiệp vụ sử dụng vốn. Ở đây, ta chỉ xét riêng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng không tính đến các khoản lãi khác vì tín dụng mới là hoạt động chính để xét tính hiệu quả của đồng vốn huy động. 44
  55. Năm 2016 cả thu nhập lãi và chi phí lãi đều giảm tuy nhiên chi phí trả lãi giảm mạnh hơn do đó làm cho chênh lệch thu chi lãi tăng lên. Nhưng đến năm 2017, khi thu nhập lãi tiếp tục giảm còn chi phí trả lãi lại tăng dẫn đến lợi nhuận mang về giảm. Ta thấy rằng mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí trả lãi thấp cùng với việc thu nhập lãi càng ngày càng giảm, cụ thể thu nhập lãi năm 2016 giảm 1,01% so với 2015 và đến năm 2017 đã giảm 1,66% so với cùng kỳ 2016, đã cho thấy rằng CN vẫn chưa hoạt động hiệu quả. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế: 2.3.1. Những mặt đạt được Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ACB Huế từ 2015-2017 STT Chỉ tiêu Xu hướng Nhận xét Quy mô và tốc Tăng liên tục qua từng Cho thấy hiệu quả của ACB, độ tăng trưởng năm từ 2015 đến 2017 1 Chi nhánh Huế trong công tác của vốn huy cả về tuyệt đối lẫn thu hút vốn từ bên ngoài động tương đối CN vẫn đang tập trung huy Nhóm KH cá nhân luôn động vốn ở nhóm khách hàng a. Cơ cấu vốn chiếm tỷ trọng rất cao, cá nhân. Qua đó cũng có thể huy động theo mặc dù giảm nhẹ vào thấy các chính sách của CN đối tượng năm 2016 nhưng tăng dành cho nhóm này rất tốt mới trưởng trở lại vào năm có thể chiếm được lòng tin 2 2017 Trường Đại học Kinhcũng nhtếư thu Huế hút KH -Cơ cấu vốn trung dài ACB Huế đã và đang tập b. Cơ cấu vốn hạn tăng cả về tuyệt đối trung chuyển dần cơ cấu huy huy động theo kỳ lẫn tương đối. động từ vốn ngắn hạn sang hạn -Vốn trung dài hạn tăng trung và dài hạn để phục vụ trưởng dương đều đặn các chiến lược kinh doanh của 45
  56. từ 2015-2017 ACB. Bên cạnh đó các ưu đãi dành cho nhóm KH gửi trung dài hạn ngày càng được nâng cao, hiệu quả hơn. Tỷ trọng nội tệ luôn Cho thấy ACB, Chi nhánh chiểm rất cao trong cơ Huế chú trọng vào nguồn vốn c. Cơ cấu vốn cấu vốn và liên tục tăng nội tệ trong nước qua đó góp huy động theo trưởng qua các năm. phần giảm được tình trạng đô loại tiền tệ Đồng thời tỷ trọng la hóa trong nước. ngoại tệ liên tục giảm. Doanh số cho vay của Tính cân đối Cho thấy ACB, Huế đang tích ngân hàng tăng dần qua giữa việc huy cực sử dụng nguồn vốn huy 3 các năm. động vốn và sử động một cách hiệu quả để Hệ số sử dụng vốn đang dụng vốn đem lại lợi nhuận cho CN. giảm từ 2015-2017 CN tập trung gần như mọi Chi phí HĐV luôn nguồn lực cho việc huy động Chi phí huy động chiếm tỉ trọng rất cao vốn cho thấy sự tập trung 4 vốn (>90%) trong cơ cấu trong công tác huy động nhằm mang lại nguồn vốn tốt nhất cho CN hoạt động. Lợi nhuận thu được Chênh lệch thu Cho thấy dù vẫn gặp nhiều trên một đồng chi phí 5 lãi vay/Chi phí khó khăn nhưng CN vẫn giữ Trường Đạibỏ ra học mang giá Kinhtrị tế Huế vay được lợi nhuận cho mình dương trong 3 năm qua 2.3.2. Những mặt còn hạn chế Công tác huy động vốn ở Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế đã đạt được những thành công nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, như đã nói ở trên công 46
  57. tác huy động vốn là một hoạt động ngân hàng phức tạp, linh hoạt trong từng thời kỳ trên bước đường hoạt động của mình ngân hàng phải vừa làm vừa học hỏi để không ngừng bổ xung và hoàn thiện, vì vậy không thể tránh khỏi những khiếm khuyết tồn tại, cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới. Mặc dù quy mô vốn đều có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm. Ta có thể thấy rằng mức tăng trưởng đều qua các năm của chi nhánh là điều đáng mừng, tuy nhiên trong tình hình hội sở ACB đang tích cực thay đổi bộ mặt của ngân hàng, tái cơ cấu lại thì việc mức tăng trưởng đều mà thấp như 3 năm qua của chi nhánh vẫn chưa thực sự mang lại nguồn vốn lớn để đáp ứng những nhu cầu sắp tới trong tương lai. Tỷ trọng của nhóm KH cá nhân, nhóm vốn Trung dài hạn cũng như vốn nội tệ chiếm quá lớn do đó một sự biến động nhỏ của nó cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nguồn vốn của NH. Ta biết rằng không nên đặt tất cả trứng vào một rổ, với những tỷ trọng rất cao như thế này luôn tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng nếu như công tác quản lý, dự phòng không hiệu quả. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm quá nhanh trong khi huy động vốn nội tệ mặc dù tăng nhưng vẫn chậm trong khi đó theo xu hướng hội nhập quốc tế, các DN hiện nay có nhu cầu vay vốn ngoại tệ do đó có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Chi phí HĐV/Tổng VHĐ còn ở mức khá cao dẫn đến lợi nhuận mang lại cho CN còn thấp và đang có chiều hướng giảm, hoạt động kinh doanh của CN vẫn chưa hiệu quả. Từ việc phân tích các chỉ tiêu và tổng hợp những kết quả đạt được cũng như nêu ra cácTrường hạn chế, ta có th ểĐạithấy rằng họcvề kết qu ảKinhhuy động v ốtến củ a HuếNgân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế đã đạt được những thành công trong việc từng bước duy trì lượng vốn huy động cao và tăng trưởng đều qua các năm, mang lại nguồn vốn dồi dào cho chi nhánh, từ đó thực hiện các mục tiêu của hội sở. Tuy nhiên về mặt kết quả sử dụng vốn thì chi nhánh vẫn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của một tổ chức kinh tế đó là mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Đồng thời mức độ kiểm soát 47
  58. chi phí huy động vốn của chi nhánh còn thấp khi lãi suất huy động vốn bình quân vẫn còn ở mức khá cao so với trung bình ngành 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế Sau hơn 12 năm thành lập và phát triển, ACB Huế đã đạt được những thành quả đạt được đáng ghi nhận, cần phát huy tốt hơn, ngược lại những mặt còn hạn chế vừa do yếu tố khách quan, vừa do yếu tố chủ quan. Những hạn chế đó, đến từ những nguyên nhân sau đây: Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn là các hình thức huy động truyền thống. Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở rộng nhưng chưa đáp ứng được khách hàng CN hoạt động dựa trên những mục tiêu đã được đề ra từ ACB cho nên việc tỷ trọng nhóm KHCN và nguồn vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động. Tuy vậy như đã nói ở trên, việc chiếm tỷ trọng khá cao mà không đa dạng hóa các khoản mục luôn tiềm ẩn rủi ro khi có biến động bất lợi. Thực hiện chủ trương của nhà nước để chống đô la hóa đồng thời hạn chế sự mất giá của đồng nội tệ cho nên nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm nhưng với mức độ giảm quá nhanh cho thấy công tác quản lý thu hút nguồn vốn này của CN thực sự không hiệu quả mặc dù với tình hình cầu ngoại tệ đang giảm trong thời gian này. Công tác hoạt động Marketing chưa thật sự hiệu quả.Công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường cho nên chưa thể thỏa mãn được những nhu cầu ấy cũng như chưa quảng bá thương hiệu tối đa đến mọi đối tượng dân chúng. Mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, chi nhánh luôn cố gắng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên đôi khi còn có sự cố khiến khách hàng phải đợi lâu khi giao dịch hoặc không rút được tiền hay nTrườngộp tiền trực tiếp tạ i Đạimáy ATM học làm ả nhKinh hường đến vitếệc đa Huế dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh Song song tồn tại với Ngân Hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế trên địa bàn là hàng loạt các NH thương mại từ lâu đời (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ), do đó người dân có nhiều lựa chọn khi gửi tiền vào ngân hàng. 48
  59. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ,CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu ,Chi nhánh Huế Trên cơ sở phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua trong công tác huy động vốn, ACB Huế đã đề ra các định hướng huy động vốn như sau: Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nâng cao công tác huy động để duy trì ổn định khách hàng cũ cũng như khai thác nguồn vốn từ mọi thành phần xã hội từ đó tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới, làm cho cơ cấu vốn cân đối, ổn định. Tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa cơ cấu kỳ hạn với việc đề ra lãi suất thích hợp để giảm chi phí huy động. Giữ ổn định nguồn huy động trung và dài hạn, tạo nguồn lực kinh tế cho CN đồng thời đảm bảo cơ cấu loại tiền VNĐ và ngoại tệ một cách hợp lý, kịp thời theo xu hướng biến động của thị trường, phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh việc mở rộng huy động vốn, ACB Huế cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng công tác cân đối hợp lý giữa tài sản Nợ và tài sản Có, để tăng trưởng lợi nhuận CN hơn nữa 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế 3.2.1. Quản lý nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh Sau khi nhận được chỉ tiêu của kế hoạch nguồn vốn của Hội sở, chi nhánh cần lên kTrườngế hoạch chi tiết về Đạinguồn vố nhọc bao gồm: Kinh số lượng cơ tế cấu, Huếtốc độ tăng trưởng nguông vốn, cá phương án huy động, chính sách lãi suất, công cụ sử dụng Việc lập kế hoạch nguồn vốn phải dựa trên chính sách phát triển của NH, mục tiêu tăng trưởng của chi nhánh, kết quả huy động vốn kỳ trước, thì phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 49
  60. Xây dựng kế hoạch nguồn vốn nhằm đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Trên cơ sở đó, chi nhánh lập ra chỉ tiêu về tổng vốn huy động, cơ cấu, loại kỳ hạn, loại tiền, lãi suất, theo từng loại sản phẩm huy động. Quản lý chi phí huy động vốn sao cho phu hợp với từng loại sản phẩm huy động, phù hợp với cơ cấu và thu nhập cho vay. Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của toàn chi nhánh để qua đó có những biện pháo khắc hục khó khan tồn tại, phát huy ưu điểm và lợi thế gia tăng nguồn vốn huy động. 3.2.2. Chú trọng chính sách phát triển các sản phẩm huy động vốn CN cần tiếp tục sử dụng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống theo hướng tăng tiện ích sử dụng cho KH. Đồng thời NH cần nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động vốn mới. Đặc biệt, đối với nguồn vốn huy động trung, NH cần tung ra các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có mục đích như: tiết kiệm tích lũy tiêu dùng, tiết kiệm tích lũy du lịch, tiếp kiệm vì tương lai của con . Các sản phẩm này có thể đi kèm với các dịch vụ tiện ích như thanh lý trước hạn, có quyền chuyển nhượng, Như vậy KH sẽ yên tâm gửi tiền mà không lo khi có chuyện cấp bách xảy ra. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt, NH nào có chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng sẽ chiếm ưu thế. Do đó, ACB phải chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ liên quan như các dịch vụ trả lương qua tài khoản, hay dịch vụ thu tiền điện nước, điện thoại , trả tiền học phí cũng như mua sắm thông qua cổng Trườngthanh toán trực tuy ếĐạin của ngân học hàng Kinh tế Huế 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn Để không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả huy động vốn, nâng cao uy tín trên thị trường, NHTMCP Á Châu Chi nhánh Huế cần đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là vốn huy động từ khách hàng cá nhân. 50
  61. Đối với những hộ kinh doanh có ít tiền nhàn rỗi dài ngày trong khi công việc kinh doanh đòi hỏi họ thường xuyên bận rộn họ sẽ quan tâm đến sự tiện lợi trong các dịch vụ hoặc việc gửi tiền và lĩnh tiền từ ngân hàng có dễ dàng hay không hơn là lãi suất. Vì vậy chi nhánh nên bố trí các cấn bộ giao dịch thu nhận và chi trả kịp thời ngay khi nhận được yêu cầu của nhóm đối tượng này. Việc nhận tiền, trả tiền ngay một cách nhanh chóng sẽ làm tăng chi phí ở mức độ nhất định nhưng đổi lại ngân hàng sẽ thu hút được lượng vốn rẻ do đây là tiền gửi giao dịch. Cùng với thời gian, khi công việc này đi vào “guồng hoạt động”, số lượng khách hàng tăng lên thì số dư tiền gửi không kỳ hạn sẽ tăng lên nhanh chóng và với chi phí bình quân ngày càng giảm dần. Đối với những người có thu nhập cao, thường quan tâm đến lãi suất, độ an toàn, tính bảo mật, gửi kỳ hạn dài, chi nhánh nên chủ động cung cấp thông tin về các phương tiện bảo quản và lãi suất các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn. Đối với những khách hàng có thu nhập đều đặn và gửi tiền tích luỹ dần cho một công việc tại thời điểm xác định trong tương lai ngân hàng nên hướng dẫn họ chuyển đổi kỳ hạn tại các thời điểm thích hợp đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Việc làm này còn thể hiện sự tận tình đối với người gửi và là một trong những cách thức hấp dẫn khách hàng quan trọng vì đại bộ phận cán bộ, công chức là những người có nhiều dự định nhưng thu nhập tức thời chưa lớn. Thông qua đa dạng hoá các đối tượng khách hàng một mặt tăng khả năng huy động vốn đồng thời có thể nắm bắt thêm các nhu cầu dịch vụ vốn đa dạng của khách hàng mà có thể trước đó họ chưa biết tổ chức nào cung ứng. Phát triển sản phẩm thẻ đa dạng, nhiều chương trình khuyến mãi cho thẻ gắn với nhu cTrườngầu thực tế của khách Đại hàng. học Kinh tế Huế Khai thác nguồn vốn giá rẻ qua sản phẩm tiền gửi thanh toán ở khách hàng doanh nghiệp, ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn. Hầu hết các sản phẩm huy động vốn của các NHTM đều giống nhau về cách thức sử dụng, chỉ khác nhau tên gọi. Vì vậy, chi nhánh cần nghiên cứu phát triển loại sản 51