Khóa luận Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam

pdf 102 trang thiennha21 26/04/2022 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_do_la_hoa_nen_kinh_te_viet_nam.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH LAN CHI ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH LAN CHI ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC THS. NGUYỄN NHI QUANG TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
  3. I TÓM TẮT Khóa luận tập trung nghiên cứu về đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam. Dựa trên những nghiên cứu học thuật trƣớc đó, khóa luận trình bày cơ sở lý luận về hiện tƣợng đô la hóa nền kinh tế. Đồng thời, khóa luận tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa thông qua nghiên cứu thực trạng đô la hóa tại một số khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới. Từ đó, khóa luận phân tích thực trạng đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2017. Khóa luận phân tích và chứng minh nền kinh tế Việt Nam bị đô la hóa ở mức trung bình do đồng đô la Mỹ gây nên, nhƣng đồng ngoại tệ này không đƣợc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công nhận là đồng tiền hợp pháp, vì vậy nền kinh tế Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm đô la hóa không chính thức. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế kiểm soát đô la hóa, kết hợp với tình hình thực tế về đô la hóa nền kinh tế Việt Nam và quan điểm chống đô la hóa của các cấp quản lý, khóa luận đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam. Khóa luận tiến hành nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính, bao gồm bốn chƣơng chính: (i) Cơ sở lý luận về đô la hóa; (ii) Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa và bài học cho Việt Nam; (iii) Thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam; (iv) Giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu qua khóa luận chỉ ra rằng để kiểm soát đô la hóa, Việt Nam cần (i) hoàn thiện khung pháp lý, (ii) giữ ổn định tỷ giá hối đoái VND/USD, (iii) kiểm soát nguồn ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trƣờng tự do, (iv) kiểm soát lãi suất tiền gửi VND và USD, (v) nâng cao tính chuyển đổi của đồng nội tệ, (vi) giảm tiền mặt trong lƣu thông.
  4. II LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tác giả Đỗ Minh Lan Chi
  5. III LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM xuyên suốt bốn năm học qua đã tận tình dạy bảo về kiến thức lẫn kỹ năng và đạo đức. Những kiến thức đó đã đƣợc tác giả áp dụng vào chính trong luận văn này với việc sử dụng các kiến thức về tài chính ngân hàng. Luận văn này đƣợc hoàn thành không chỉ dựa trên sự nỗ lực của tác giả, mà còn là sự giúp đỡ của cô Nguyễn Nhi Quang với vai trò là giảng viên hƣớng dẫn, đã góp ý cho tác giả trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, những ngƣời thân và những ngƣời bạn luôn bên cạnh không chỉ đóng góp ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn hỗ trợ tác giả về các kiến thức mà có thể không đƣợc biết đến từ trong trƣờng lớp. Và cũng nhờ họ, tác giả có thêm động lực để làm việc, học tập và hoàn thành khóa luận này. Hơn nữa, tác giả xin cảm ơn ban quản lý chƣơng trình Chất lƣợng cao cũng nhƣ trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM đã luôn đồng hành cùng tác giả trong suốt hành trình đại học, sự tận tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ của các thầy cô khi bản thân có những thắc mắc hoặc trăn trở.
  6. IV MỤC LỤC TÓM TẮT I LỜI CAM ĐOAN II LỜI CẢM ƠN III MỤC LỤC IV DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII DANH MỤC HÌNH VẼ IX MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ LA HÓA 7 1.1. Khái niệm đô la hóa 7 1.2. Phân loại đô la hóa 9 1.2.1. Đô la hóa chính thức 9 1.2.2. Đô la hóa bán chính thức 10 1.2.3. Đô la hóa không chính thức 10 1.3. Đo lƣờng đô la hóa 10 1.3.1. Đô la hóa ở phƣơng tiện cất giữ 11 1.3.2. Đô la hóa ở phƣơng tiện thanh toán 11 1.3.3. Đô la hóa ở sự định giá, niêm yết giá 12 1.4. Nguyên nhân của đô la hóa 12 1.4.1. Nguyên nhân khách quan 12 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan 13 1.5. Tác động của đô la hóa 15 1.5.1. Tác động tích cực 15 1.5.2. Tác động tiêu cực 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 18 CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT ĐÔ LA HÓA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19
  7. V 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa 19 2.1.1. Tổng quan tình hình đô la hóa trên thế giới 19 2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát đô la hóa ở một số quốc gia 22 2.2. Bài học về kiểm soát đô la hóa cho Việt Nam 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 31 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 32 3.1. Thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 32 3.2. Nguyên nhân của đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 36 3.2.1. Lạm phát 36 3.2.2. Tỷ giá hối đoái 38 3.2.3. Lãi suất tiền gửi 39 3.2.4. Các dòng vốn từ nƣớc ngoài 41 3.3. Tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 43 3.3.1. Tác động tích cực 44 3.3.2. Tác động tiêu cực 46 3.4. Chính sách kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 53 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 54 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 54 4.2. Giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 56 4.2.1. Giải pháp về khung pháp lý kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 57 4.2.2. Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối 58 4.2.3. Giải pháp về chính sách lãi suất 61 4.2.4. Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam 63 4.2.5. Giảm tiền mặt trong lƣu thông 64 4.2.6. Các giải pháp khác 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 66
  8. VI KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 1. TỶ LỆ FCD/M2 TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 76 PHỤ LỤC 2. TỶ LỆ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 77 PHỤ LỤC 3. TỶ GIÁ VND/USD GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 78 PHỤ LỤC 4. LÃI SUẤT TIỀN GỬI VND VÀ USD TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 79 PHỤ LỤC 5. KHỐI LƢỢNG VỐN ODA VÀ FDI ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 80 PHỤ LỤC 6. LƢỢNG KIỀU HỐI CHUYỂN VỀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 82 PHỤ LỤC 7. TỶ LỆ TĂNG TRƢỞNG GDP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 83 PHỤ LỤC 8. TỔNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 84 PHỤ LỤC 9. TỶ LỆ TIỀN MẶT LƢU THÔNG TRONG CƠ CẤU THANH KHOẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 85 ABSTRACT 86 INTRODUCTION 87
  9. VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CNY China Yuan Renminbi Nhân Dân Tệ EUR Euro - FCD Foreign Currency Deposit Tiền gửi ngoại tệ FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang GBP British Pound Bảng Anh GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa IMF International Monetary Fund Qũy Tiền tệ Quốc tế JPY Japanese Yen Yên Nhật M2 Broad Money M2 Tổng phƣơng tiện thanh toán NHNN - Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM - Ngân hàng thƣơng mại NHTW - Ngân hàng trung ƣơng USD United States Dollar Đô la Mỹ VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam
  10. VIII DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức độ đô la hóa nền kinh tế dựa trên tỷ lệ FCD/M2 theo IMF 11 Bảng 2.1: Đô la hóa tại một số quốc gia 21 Bảng 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại một số quốc gia thuộc ASEAN giai đoạn 2000 – 2004 35 Bảng 3.2: Khung pháp lý nhằm kiểm soát tình trạng đô la hóa giai đoạn 2000 – 2017 48
  11. IX DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 34 Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 37 Hình 3.3: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2000 – 2017 38 Hình 3.4: Lãi suất tiền gửi VND và USD tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 40 Hình 3.5: Khối lƣợng vốn ODA và FDI đã thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 41 Hình 3.6: Lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 43 Hình 3.7: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000 – 2017 46 Hình 3.8: Tổng dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 52 Hình 4.1: Tỷ lệ tiền mặt lƣu thông trong cơ cấu thanh khoản tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016 64
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô la hóa không còn là một hiện tƣợng mới mẻ đối với nền kinh tế của các quốc gia. Về mặt lý luận, đô la hóa là một vấn đề chiếm giữ tầm quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Đô la hóa là một phạm trù nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới từ khi kinh tế toàn cầu đƣợc hình thành và phát triển. Theo Connie Mack (1999, trang 352), thuật ngữ “đô la hóa” là tên gọi của hiện tƣợng “ngƣời dân của một quốc gia sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi đồng thời hoặc thay thế đồng nội tệ”. Nguyên nhân gây nên đô la hóa tại các quốc gia thƣờng khác nhau do đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Từ đó, đô la hóa tác động lên nền kinh tế theo những cách khác nhau, có thể là tác động tích cực, hoặc tác động tiêu cực, hoặc cả hai theo các mức độ khác nhau. Về mặt thực tiễn, đô la Mỹ đã xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam khoảng từ năm 1954. Nhƣng đến những năm 90, ngoại tệ này mới đƣợc ghi nhận đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày nay, trong các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, ngoại thƣơng, đô la Mỹ đƣợc sử dụng rộng rãi và gần nhƣ song song với đồng nội tệ. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN không công nhận đô la Mỹ là đồng tiền chính thức đƣợc sử dụng trong nền kinh tế nên Việt Nam đã đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức. Dựa trên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền mở rộng (FCD/M2), đô la hóa ở Việt Nam đƣợc xếp ở mức đô la hóa trung bình. Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân sau (i) lạm phát, (ii) tỷ giá hối đoái, (iii) lãi suất tiền gửi, (iv) các dòng vốn từ nƣớc ngoài. Đô la hóa tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng, nhƣng đồng thời làm tăng sự phụ thuộc vào đô la Mỹ và làm giảm giá trị của đồng Việt Nam. Từ khi nhận định đô la hóa là một hiện tƣợng xấu, Chính phủ và NHNN đã triển khai nhiều giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát và đẩy lùi đô la hóa nền kinh tế. Đến nay, tuy tỷ lệ đô la hóa tiền gửi có giảm nhƣng hoạt động sử dụng đô la
  13. 2 Mỹ trên thị trƣờng tự do vẫn còn tiếp diễn thƣờng xuyên và không đƣợc kiểm soát, đây cũng chính là thách thức lớn đối với các cấp quản lý trong việc kiểm soát đô la hóa. Nhƣ vậy, về cả lý luận và thực tiễn, đô la hóa là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kiểm soát đô la hóa là điều cần thiết trong tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam với nhiều biến động. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lƣợc khảo nghiên cứu Đô la hóa không thật sự là một đối tƣợng nghiên cứu mới, do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Liên quan đến đô la hóa nền kinh tế, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tập trung nghiên cứu về tình trạng đô la hóa tại các nƣớc đang phát triển. Cụ thể nhƣ: - Nghiên cứu “Currency Substitution in Developing Countries: An Introduction” (Guillermo Calvo và Carlos Vegh, 1992) sử dụng phƣơng pháp định tính, mô tả về những chính sách chủ yếu và những vấn đề phân tích liên quan đến đồng tiền thay thế tại các quốc gia đang phát triển. - Nghiên cứu “Dollarization in Cambodia: Causes and Policy Implications” (Nombulelo Duma, 2011) sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với phƣơng pháp định lƣợng, cho thấy đô la hóa tại Campuchia vẫn tiếp tục tăng mặc dù kinh tế vĩ mô và chính trị của đất nƣớc này đã đƣợc ổn định hơn trong những năm 2000. - Nghiên cứu “Dollarization in North Korea: Evidence from a Survey of North Korean Refugees” (Sung Min Mun và Seung Ho Jung, 2017) sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, đo lƣờng mức độ đô la hóa ở Triều Tiên bằng cách sử dụng các kết quả từ điều tra 231 ngƣời tị nạn Triều Tiên chuyển tới Hàn Quốc từ năm 2007 đến 2015.
  14. 3 Các nghiên cứu trong nƣớc tập trung nghiên cứu tình trạng đô la hóa và phân tích các biện pháp kiểm soát đô la hóa tại Việt Nam. Cụ thể nhƣ: - Bài báo “Điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm tình trạng đô la hóa của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013” (Chu Khánh Lân, 2014) tổng hợp và phân tích các biện pháp đƣợc NHNN triển khai trong giai đoạn 2011 – 2013 nhằm ổn định thị trƣờng ngoại tệ. - Nghiên cứu khoa học “Đánh giá các giải pháp hạn chế mức độ đô la hóa” (Nguyễn Thiện Cƣờng, 2011) giới thiệu sơ lƣợc về đô la hóa nói chung và đô la hóa Việt Nam nói riêng trong các năm từ 2005 đến 2011 và phân tích các chính sách đã đƣợc thực hiện nhằm giảm mức độ đô la hóa. - Bài báo “Đô la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” của (Nguyễn Thị Hồng, 2011) phân tích xu hƣớng đô la hóa theo một số cách tiếp cận, đánh giá tác động của hiện tƣợng đô la hóa đối với việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam và đƣa ra một số gợi ý chính sách. Đánh giá chung về các nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu là mức độ đô la hóa nền kinh tế đối với các biến số nguyên nhân và tác động; - Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu thực trạng đô la hóa tại các quốc gia có tỷ lệ đô la hóa cao và các quốc gia đang phát triển; - Thời gian nghiên cứu khác nhau và không liên tục; - Phƣơng pháp nghiên cứu phần lớn là định tính kết hợp với thống kê, phân tích số liệu, chỉ có vài nghiên cứu sử dụng mô hình định lƣợng để đo lƣờng biến số tác động; - Số liệu nghiên cứu không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.
  15. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng đô la hóa tại nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2017 và đề xuất các giải pháp kiểm soát đô la hóa tại nền kinh tế Việt Nam. Đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu tình trạng đô la hóa nền kinh tế trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Nghiên cứu thực trạng đô la hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 để có cái nhìn sâu sắc về diễn biến đô la hóa, nguyên nhân gây nên đô la hóa và tác động của đô la hóa lên nền kinh tế Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài cần trả lời rõ các câu hỏi sau đây: - Việt Nam rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm gì từ tình trạng đô la hóa các nền kinh tế trên thế giới? - Đô la hóa Việt Nam diễn biến nhƣ thế nào từ năm 2000 đến năm 2017? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đô la hóa tại Việt Nam? Đô la hóa có tác động nhƣ thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? - Giải pháp nào để kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đô la hóa. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Đô la hóa, nguyên nhân và tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế. - Phạm vi không gian: Việt Nam - Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2017
  16. 5 6. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu: Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp, đƣợc thu thập chủ yếu từ báo cáo thống kê, báo cáo chuyên ngành, tạp chí, công trình, các tài liệu khoa học Dữ liệu này đƣợc công bố chính thức trên các trang điện tử của Tổng cục thống kê của Việt Nam và Tổng cục thống kê của các quốc gia đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF – International Monetary Fund), Ngân hàng Thế giới (Worldbank). Tác giả thực hiện khóa luận theo phương pháp định tính kết hợp với các phương pháp như: - Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thống kê các số liệu liên quan đến đô la hóa kinh tế Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2000 – 2017; - Phƣơng pháp mô tả đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam; - Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh tỷ lệ đô la hóa với các nguyên nhân của đô la hóa nền kinh tế; - Phƣơng pháp kế thừa phân tích và diễn giải quy nạp đƣợc sử dụng để phân tích diễn biến tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017. 7. Đóng góp của khóa luận Với phạm vi nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2017, đây là một khoảng thời gian đủ dài để giúp quan sát và mô tả rõ nét hơn những biến động của đô la hóa và các yếu tố liên quan đô la hóa tế theo sự thay đổi nền kinh tế bên trong và bên ngoài Việt Nam. Tác giả đã phát triển đề tài và mở rộng thêm phần kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa và bài học cho Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu thực trạng đô la hóa tại các quốc gia Ecuador, Campuchia và Argentina, giúp ngƣời đọc có nhìn nhận chân thực hơn về tình trạng đô la hóa Việt Nam so với các quốc gia này. Cuối cùng, khóa luận đƣa ra
  17. 6 đƣợc những giải pháp cụ thể hơn đối với từng biến động của đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. 8. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận tốt nghiệp bao gồm bốn chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về đô la hóa; Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa và bài học cho Việt Nam; Chương 3: Thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam; Chương 4: Giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam.
  18. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ LA HÓA 1.1. Khái niệm đô la hóa Đô la hóa có thể đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Connie Mack (1999, trang 352), thuật ngữ “đô la hóa” là tên gọi của hiện tƣợng “ngƣời dân của một quốc gia sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi đồng thời hoặc thay thế đồng nội tệ”. Theo định nghĩa này, thuật ngữ “đô la hóa” có cách hiểu tƣơng tự nhƣ thuật ngữ “ngoại tệ hóa”, đó là việc sử dụng một hay nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Ngoài ra, còn có thêm thuật ngữ “euro hóa” đƣợc dùng trong trƣờng hợp đồng ngoại tệ đó là đồng euro, phổ biến ở các quốc gia không thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhƣng lại sử dụng đồng ngoại tệ này. Ragnar Nurkse (1946, trang 48) đã viết: “Việc thiếu thốn phƣơng tiện thanh toán nội địa ổn định là một sự bất tiện nghiêm trọng trong thƣơng mại và sản xuất, và do đó các đồng ngoại tệ đƣợc mong muốn không chỉ đơn thuần là giá trị lƣu trữ mà còn là phƣơng tiện thanh toán trong nƣớc”. Tuy chƣa có nghiên cứu chính thức nào về sự xuất hiện đầu tiên của hiện tƣợng đô la hóa, song việc thay thế tiền tệ trong nền kinh tế siêu lạm phát đã đƣợc thƣờng xuyên nhắc đến. Sau Thế chiến thứ nhất, Đức bị buộc chi trả cho các khoản vay bằng vàng hoặc ngoại tệ do siêu lạm phát, điều này làm cho chính phủ nƣớc này phải bán tiền mark1 để đổi lấy ngoại tệ với bất cứ giá nào (Carl-Ludwig Holtfrerich, 1986). Trong Thế chiến thứ hai, nền kinh tế Hy Lạp phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát, đại đa số ngƣời dân bỏ rơi đồng nội tệ là đồng drachma và chuyển sang sử dụng đồng bảng Anh (He Liping, 2017). Bên cạnh đó, theo Edgar Feige (2003, trang 359), “đô la hóa là quá trình thay thế đồng ngoại tệ cho đồng nội tệ để thực hiện các chức năng cơ bản của tiền nhƣ phƣơng tiện trao đổi và/ hoặc tài sản lƣu trữ”. Nhƣ vậy, thuật ngữ “đô la hóa” cũng có cách hiểu tƣơng tự nhƣ thuật ngữ “sự thay thế tiền tệ”. Theo Pierre-Richard Agenor (1995, 1Đồng nội tệ Đức.
  19. 8 trang 101), “sự thay thế tiền tệ là quá trình mà ngoại tệ thay thế nội tệ làm giá trị lƣu trữ, đơn vị tiền tệ và phƣơng tiện trao đổi”. Mặc dù không nổi bật và phát triển rộng rãi nhƣ đô la hóa, vàng hóa cũng là một hiện tƣợng không quá mới mẻ trong nền kinh tế toàn cầu. Vàng đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhƣ một phƣơng tiện chuyển đổi tiền tệ. Theo IMF (2018), kể từ sau khi Hệ thống bản vị vàng cổ điển bị sụp đổ (giai đoạn 1875 – 1914), vàng vẫn luôn phƣơng tiện dự trữ của nhiều ngân hàng trung ƣơng (NHTW). Còn trong dân chúng, tuy không là phƣơng tiện trao đổi, mua bán, nhƣng vàng là một trong những phƣơng tiện lƣu trữ chính của ngƣời dân trên thế giới. Ngày nay, tuy đã đánh mất vị thế độc tôn, nhƣng nền kinh tế thế giới không thể phủ nhận vai trò đồng tiền quốc tế của đô la Mỹ. Đô la Mỹ luôn là ngoại tệ hàng đầu trong hoạt động dự trữ ngoại hối của các NHTW. Các hoạt động tài chính, thƣơng mại, đầu tƣ giữa các quốc gia trên thế giới phần lớn đều sử dụng đô la Mỹ nhƣ là một đơn vị tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Cùng với sức ảnh hƣởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ lên nền kinh tế thế giới, thuật ngữ “đô la hóa” dần dần đƣợc sử dụng rộng rãi để thay thế cho “ngoại tệ hóa” hay “sự thay thế tiền tệ”, thậm chí là “euro hóa” hay “vàng hóa”. Tóm lại, đô la hóa là hiện tƣợng một hay nhiều đồng ngoại tệ đƣợc lƣu hành rộng rãi và sử dụng phổ biến trong nền kinh tế của một đất nƣớc, thay thế đồng nội tệ trong việc thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng của tiền tệ. Thông thƣờng, ngoại tệ ở đây có thể là bảng Anh (GBP), euro (EUR), đô la Mỹ (USD), yên Nhật (JPY), Nhân Dân tệ (CNY) Vì các nghiên cứu đi trƣớc đã cho thấy hiện tƣợng đô la hóa thƣờng diễn ra ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nên các lý thuyết về đô la hóa trong khóa luận này sẽ có phạm vi tập trung vào nhóm các quốc gia này.
  20. 9 1.2. Phân loại đô la hóa Theo Connie Mack (1999), đô la hóa đƣợc chia thành ba loại: đô la hóa chính thức (official dollarization), đô la hóa bán chính thức (semi-official dollarization) và đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization). 1.2.1. Đô la hóa chính thức Đô la hóa chính thức, hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn (full dollarization), là trƣờng hợp khi một quốc gia từ bỏ đồng nội tệ và chấp nhận đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất đƣợc lƣu hành trong nền kinh tế quốc gia. “Đô la hóa chính thức xảy ra khi một chính phủ thông qua ngoại tệ nhƣ là đồng tiền pháp định2 chủ yếu hoặc độc quyền” (Connie Mack, 1999, trang 352). Nói cách khác, đồng ngoại tệ thực hiện toàn bộ các chức năng của đồng nội tệ. Trong trƣờng hợp đồng nội tệ còn đƣợc sử dụng thì chỉ đóng vai trò thứ yếu, thƣờng là các đồng tiền mệnh giá nhỏ hoặc đồng tiền xu. Ở một số quốc gia độc lập, đô la hóa chính thức thƣờng diễn ra khi quốc gia đó trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và các chính sách của chính phủ thực hiện nhằm khôi phục nền kinh tế đều thất bại. Hầu hết các quốc gia bị đô la hóa chính thức thƣờng là các quốc gia không đông dân, có nền kinh tế nhỏ. Sau khi nền kinh tế bị đô la hóa hoàn toàn, chính phủ loại bỏ NHTW ra khỏi hệ thống hành chính, nhằm giảm bớt sự cồng kềnh của hệ thống hành chính, bởi vì mọi chính sách tiền tệ của các quốc gia này đã bị phụ thuộc hoàn toàn vào quốc gia ban hành đồng ngoại tệ. Theo Hale E. Sheppard (2000), trƣờng hợp khác biệt duy nhất là Ecuador, quốc gia đô la hóa chính thức đông dân nhất vẫn duy trì NHTW trong hệ thống hành chính. 2“Đồng tiền pháp định là bất kỳ phƣơng tiện thanh toán chính thức nào đƣợc pháp luật công nhận, có thể đƣợc sử dụng để trả nợ công hoặc nợ tƣ nhân, hoặc để đáp ứng nghĩa vụ tài chính. Đồng nội tệ trên thực tế là đồng tiền pháp định của mỗi quốc gia.” Ví dụ: “Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, đƣợc dùng làm phƣơng tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.”
  21. 10 1.2.2. Đô la hóa bán chính thức Đô la hóa bán chính thức, hay còn gọi là đô la hóa từng phần (partial dollarization), là trƣờng hợp khi một quốc gia chấp nhận đồng ngoại tệ đƣợc lƣu hành hợp pháp và song song với đồng nội tệ. Đồng ngoại tệ tham gia vào các giao dịch liên quan đến tiền tệ cùng với đồng nội tệ nhƣng giữ vai trò thứ cấp, phần lớn thực hiện chức năng lƣu trữ, cất giữ. Quá trình đô la hóa này đƣợc hình thành dần dần theo thời gian trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc và đƣợc chấp nhận bởi chính phủ và ngƣời dân. Tại các quốc gia có nền kinh tế đô la hóa bán chính thức, NHTW vẫn đƣợc duy trì để thực hiện chính sách tiền tệ riêng của quốc gia đó. 1.2.3. Đô la hóa không chính thức Đô la hóa không chính thức là trƣờng hợp khi đồng ngoại tệ đƣợc sử dụng song song với đồng nội tệ trong một quốc gia nhƣng không đƣợc chính phủ chính thức chấp nhận. “Đô la hóa không chính thức xảy ra khi mọi ngƣời dân nắm giữ phần lớn tài sản của họ dƣới dạng ngoại tệ mặc dù ngoại tệ đó không phải là đồng tiền pháp định” (Connie Mack, 1999, trang 352). Nói cách khác, đồng ngoại tệ đƣợc phần lớn ngƣời dân quen sử dụng trong các hoạt động tiền tệ nhƣng chính phủ không thừa nhận và cấm dùng đối với phần lớn các giao dịch trong nƣớc. Quá trình đô la hóa này đƣợc hình thành dần dần theo thời gian, do niềm tin của ngƣời bản xứ vào đồng nội tệ bị mài mòn. Đô la hóa không chính thức thƣờng xảy ra sau khi quốc gia trải qua một hay một vài cuộc khủng hoảng kinh tế và các chính sách khôi phục của chính phủ không lấy lại đƣợc lòng tin của ngƣời dân. 1.3. Đo lƣờng đô la hóa Mức độ đô la hóa trong nền kinh tế có thể đƣợc đo lƣờng ở nhiều chỉ tiêu khác nhau. Theo Nkunde Mwase (2015), các chỉ tiêu này bao gồm: phƣơng tiện thanh toán; hƣơng tiện cất giữ giá trị; sự định giá, niêm yết giá.
  22. 11 1.3.1. Đô la hóa ở phƣơng tiện cất giữ Đô la hóa phƣơng tiện cất giữ, hay còn đƣợc gọi là đô la hóa tiền gửi, là chỉ tiêu đƣợc sử dụng rộng rãi để đo lƣờng mức độ đô la hóa vì có thể xác định và lƣợng hóa đƣợc một cách rõ ràng và chính xác. Đô la hóa phƣơng tiện cất giữ thể hiện qua Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ (Foreign Currency Deposits – FCD) trên Tổng phƣơng tiện thanh toán (Broad Money – M2). Theo IMF, tỷ lệ FCD/M2 thông thƣờng còn đƣợc gọi là tỷ lệ đô la hóa (xem Bảng 1.1). Ngƣời dân có xu hƣớng nắm giữ ngoại tệ, hoặc gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ nhằm bảo vệ tài sản của họ. Bảng 1.1: Mức độ đô la hóa nền kinh tế dựa trên tỷ lệ FCD/M2 theo IMF Tỷ lệ FCD/M2 Mức độ đô la hóa Quốc gia bị đô la hóa Dƣới 30% Đô la hóa mức Bulgaria, Dominica, Estonia, Hungary, trung bình Jordan, Nga, Mexico, Việt Nam, Ukraine Từ 30% trở lên Đô la hóa mức cao Argentina, Bolivia, Campuchia, Costa Rica, Georgia, Lào, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay Nguồn: IMF, 1986. 1.3.2. Đô la hóa ở phƣơng tiện thanh toán Đô la hóa phƣơng tiện thanh toán thể hiện ở mức độ sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán. Ngƣời dân nắm giữ một lƣợng lớn ngoại tệ để thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa. Các giao dịch này thƣờng là chi trả cho những hàng hóa mang giá trị cao nhƣ máy móc – thiết bị công nghệ cao, bất động sản, xe ô tô hoặc thậm chí là tiền lƣơng. Tuy nhiên, vì các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ trên thị trƣờng chợ đen rất khó đánh giá nên chỉ tiêu này ít khi đƣợc sử dụng để đo lƣờng. Ví dụ tại Campuchia, theo Khmer Times, 700.000 công nhân may mặc đƣợc nhận lƣơng bằng đồng đô la Mỹ, nhƣng lại phải mua nhu yếu phẩm hàng bằng đồng riel.
  23. 12 Điều này gây ra nhiều áp lực về tỷ giá trong đời sống ngƣời dân Campuchia, bởi vì tỷ giá không ổn định sẽ khiến cho tài sản ngƣời dân đang nắm giữ bị thay đổi liên tục. 1.3.3. Đô la hóa ở sự định giá, niêm yết giá Đô la hóa ở sự định giá, niêm yết giá thể hiện ở việc định giá, niêm yết, hay quảng cáo phổ biến bằng ngoại tệ. Các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng neo giữ tất cả các loại mặt hàng vào một đồng ngoại tệ mang tính ổn định, thƣờng là đô la Mỹ, để quy đổi ra đồng nội tệ. Vì vậy, chỉ tiêu này ít đƣợc sử dụng để đo lƣờng đô la hóa một cách rõ ràng vì các nhà quản lý không thể kiểm soát và lƣợng hóa toàn bộ việc neo giá bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực tế tại Mexico, các công ty vận chuyển, giao hàng thƣờng niêm yết giá cả bằng cả đồng peso và đồng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nƣớc cũng gây nhiều áp lực cho các công ty vận chuyển này ký các hợp đồng bằng đồng đô la Mỹ (Daniel J. Mccosh, 1999). 1.4. Nguyên nhân của đô la hóa Nguyên nhân gây nên tình trạng đô la hóa tại các quốc gia thƣờng khác nhau do đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đô la hóa thƣờng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: 1.4.1. Nguyên nhân khách quan Quá trình toàn cầu hóa là nguyên nhân tiền đề gây nên tình trạng đô la hóa ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Theo Augusto de la Torre (2002, trang 3) “Đồng tiền quốc tế là một đồng tiền đƣợc chấp nhận nhƣ là một phƣơng tiện lƣu trữ ở trong nƣớc (để nó đƣợc sử dụng cho trung gian tài chính nội địa) và ở cả nƣớc ngoài (để quốc gia có thể phát hành nợ bằng đồng nội tệ tại các thị trƣờng quốc tế)”. Có thể nhận thấy, chỉ có một số ít quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Đức cùng với Liên minh châu Âu, Anh, gần đây nhất là Nhật Bản mới sở hữu đồng tiền quốc tế, vì đây là những cƣờng quốc trên thế giới. Những quốc gia này ảnh hƣởng trực tiếp lên nền kinh tế thế giới bằng đồng nội tệ của họ, làm hiện tƣợng toàn
  24. 13 cầu hóa phát triển mạnh. Các đồng tiền quốc tế, đặc biệt là đô la Mỹ - một trong những đồng tiền mạnh trong nền kinh tế thế giới, luôn là mục tiêu hút vốn của các nhà đầu tƣ từ các quốc gia khác. Vì tính linh hoạt dễ chuyển đổi, tính ổn định cao, khả năng lƣu thông rộng rãi và đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong mọi giao dịch, đô la Mỹ trở thành phƣơng tiện thanh toán và cất giữ chính trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tại các quốc gia đang phát triển có mục tiêu hội nhập và toàn cầu hóa cao, nhu cầu về đô la Mỹ cũng tăng cao nên đô la hóa là điều tất yếu. 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan Nếu nhƣ quá trình toàn cầu hóa là “biến ngoại lực” gây nên tình trạng đô la hóa, thì dƣới đây là một số “biến nội lực” chính làm đẩy mạnh quá trình này: - Thứ nhất, nền kinh tế lạm phát, đặc biệt là siêu lạm phát, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đô la hóa. Tỷ lệ lạm phát cao khiến đồng nội tệ bị mất giá trầm trọng. Để đối phó với việc tỷ giá của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ tăng quá cao, các doanh nghiệp trong nƣớc chuyển sang sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán, hoặc các giao dịch trao đổi, mua bán trong dân chúng đƣợc thực hiện bằng ngoại tệ. Nhằm cắt siêu lạm phát, chính phủ của một số quốc gia đã tiến hành đổi đồng nội tệ cũ sang đồng nội tệ mới với một tỷ lệ trao đổi nhất định, nhằm gia tăng giá trị của nội tệ so với ngoại tệ. Tuy nhiên, việc thay nội tệ không còn mang ý nghĩa cao nhƣ kỳ vọng, do ngoại tệ đã trở thành đồng tiền đƣợc lƣu thông không chính thức trong nền kinh tế vào lúc bấy giờ. Trƣờng hợp siêu lạm phát của Liên Bang Nam Tƣ – nguyên là quốc gia trên bán đảo Balkan ở đông nam châu Âu, vào năm 1994 là một ví dụ điển hình, đồng mark Đức thay thế đồng dinar của Nam Tƣ (Steve Hanke, 1999). Tuy nhiên, một số quốc gia khác lại chọn phƣơng án chấp nhận sử dụng ngoại tệ đồng thời với nội tệ trong nền kinh tế. Trƣờng hợp siêu lạm phát năm 2008 tại Zimbabwe đã buộc NHTW nƣớc này chấp nhận đô la Mỹ, euro, đô la Úc, và
  25. 14 một số ngoại tệ khác trở thành đồng tiền. hợp pháp trong nền kinh tế quốc gia (Brian Hungwe, 2014). - Thứ hai, các công cụ vĩ mô nhằm điều tiết kinh tế của cơ quan quản lý của các quốc gia không đem lại hiệu quả cũng gây nên đô la hóa. Việc một quốc gia bị mất cân bằng kinh tế vĩ mô cao, các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra là điều tất yếu, từ đó gây nên nhiều rủi ro trong nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô quyết định nền kinh tế đất nƣớc có phát triển hay không. Nếu thắt chặt các chính sách để phòng ngừa rủi ro, các quốc gia này bị đánh mất cơ hội hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngƣợc lại, nếu Chính phủ các quốc gia này nới lỏng các chính sách điều tiết để tăng trƣởng kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu làm đô la hóa xâm nhập nền kinh tế nội địa. - Thứ ba, một nguyên nhân khác gây nên đô la hóa chính là ngân sách quốc gia bị thâm hụt. Trƣớc đây, để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, phát hành thêm tiền là biện pháp hay đƣợc áp dụng. Điều này lại gây ra một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là lạm phát cao. Do đó, hiện nay, biện pháp này ít đƣợc thực hiện. Thay vào đó, Chính phủ thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách vay nợ nƣớc ngoài. Biện pháp đƣợc khuyến khích hơn. Tuy nhiên, việc khối lƣợng ngoại tệ lớn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà trình độ quản lý còn yếu kém, khiến cho tình trạng thất thoát, lãng phí xảy ra, và kéo theo đó là tình trạng nợ công ngày một tăng cao. Nợ chính phủ bằng ngoại tệ tăng cao, nguồn ngoại tệ ồ ạt đổ vào nền kinh tế một cách mất kiểm soát dẫn đến tình trạng đô la hóa. Theo Michal Buszko (2015), Hungary là một trong những quốc gia ở châu Âu có nợ ngoại tệ lớn, đƣợc cho là “Hy Lạp thứ hai” vì nợ công chồng chất, việc này dẫn đến đô la hóa trong các khoản nợ. - Thứ tƣ, tâm lý sính ngoại ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, ngƣời dân cảm thấy an toàn hơn khi dự
  26. 15 trữ tài sản là ngoại tệ. Bên cạnh đó, niềm tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ bị giảm dần theo thời gian, vì tính bất ổn và kém linh hoạt. Đồng ngoại tệ đƣợc ƣa chuộng và sử dụng trong đời sống hàng ngày gây nên tình trạng đô la hóa. - Thứ năm, một nguyên nhân quan trọng khác chính là tình hình chính trị và xã hội bất ổn, chậm phát triển tại các quốc gia đang phát triển. Tình hình đất nƣớc luôn gặp khủng hoảng mà các chính sách nhằm khôi phục không hiệu quả, chi phí giải quyết khủng hoảng tăng cao, làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Khi khủng hoảng diễn ra liên tục và kéo dài, hàng loạt các hiện tƣợng xấu xuất hiện trong nền kinh tế, trong đó có đô la hóa. 1.5. Tác động của đô la hóa Hiện tƣợng đô la hóa luôn là “con dao hai lƣỡi” đối với nền kinh tế các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Đô la hóa bắt đầu xâm nhập vào nền kinh tế sẽ là bƣớc đệm vững chắc để tăng trƣởng kinh tế, nhƣng duy trì đô la hóa trong thời gian dài sẽ tạo ra nhiều rủi ro và có thể gây nên khủng hoảng kinh tế đất nƣớc. 1.5.1. Tác động tích cực Tại các quốc gia đang phát triển, đô la hóa mang lại một số lợi thế nhất định trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhìn chung, những tác động tích cực này giúp cho các quốc gia bị đô la hóa tăng khả năng cạnh tranh với các nƣớc khác trong khu vực cũng trên thế giới. Những ƣu điểm của việc đô la hóa nền kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là: - Thứ nhất, đô la hóa làm hạ thấp các chi phí giao dịch cho các quốc gia sử dụng chung một đồng tiền. Các chi phí này có thể là chi phí trao đổi tiền tệ dƣới dạng chênh lệch tỷ giá mua bán, để chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ. Đối với các quốc gia đô la hóa toàn phần, việc bảo hiểm rủi ro tiền tệ, ví dụ nhƣ rủi ro tỷ giá, trở nên không cần thiết, vì điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quốc gia quản lý đồng ngoại tệ đó. Từ đó, các ngân hàng có thể hạ thấp lƣợng dự trữ, giúp giảm chi phí kinh doanh.
  27. 16 - Thứ hai, đô la hóa là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát tốt lạm phát trong hiện tại và giảm phát trong tƣơng lai. Các quốc gia khi tiến hành đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, NHTW mất khả năng in ấn tiền mới, loại bỏ đƣợc khả năng gia tăng lạm phát. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát sẽ đƣợc giữ ở mức cận biên tỷ lệ lạm phát của nƣớc phát hành đồng ngoại tệ, mà các nƣớc phát hành này thƣờng là các nƣớc phát triển, có tỷ lệ lạm phát thấp. Từ đó, lạm phát ở các nƣớc đang phát triển giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, lạm phát thấp làm tăng tính an toàn của các loại tài sản, ví dụ nhƣ tài sản cá nhân hay tài sản tài chính, giúp khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. - Thứ ba, hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ đƣợc thúc đẩy mạnh giữa các quốc gia sử dụng chung một đồng tiền. Khi tiến hành đô la hóa, rủi ro cán cân thanh toán, mà phần lớn là rủi ro tỷ giá, dần đƣợc loại bỏ. Nếu các NHTW kiểm soát tốt hoạt động trao đổi ngoại tệ, nền kinh tế sẽ trở nên minh bạch hơn và đƣợc mở cửa hợp tác với các quốc gia khác. Trong quá trình hội nhập, tìm kiếm các đối tác bền vững luôn là tiêu chí quan trọng. Với nền kinh tế đầy tiềm năng phát triển cùng với sự đồng bộ về các chính sách tiền tệ, tự do thƣơng mại đƣợc khuyến khích và đầu tƣ quốc tế đƣợc ủng hộ. Trƣờng hợp của các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh bị đô la hóa là ví dụ điển hình. Ví dụ nhƣ Colombia dễ dàng mua bán hàng hóa với ngƣời dân Ecuador (Sam Wang, 2016); Mexico có thể tự do trao đổi, mua bán hàng hóa với với Hoa Kỳ nhờ sử dụng đồng đô la Mỹ (IMF, 2014). - Thứ tƣ, đối với hệ thống ngân hàng, việc đô la hóa đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, do ngƣời dân tích cực dự trữ ngoại hối. Nhờ vào nguồn thu này, khả năng cho vay vốn của các ngân hàng trong nƣớc gia tăng nhanh chóng, hạn chế việc vay nợ nƣớc ngoài. Hệ thống ngân hàng của các quốc gia đô la hóa có thể mở rộng các hoạt động ngoại thƣơng, thúc đẩy quá trình hội nhập cho ngành ngân hàng, nhờ vào nguồn ngoại hối lớn.
  28. 17 1.5.2. Tác động tiêu cực Mặc dù đô la hóa đem lại một số lợi ích nhất định, nhƣng trên thực tế, hiện tƣợng này luôn đƣợc cân nhắc là một hiện tƣợng xấu tại các quốc gia đang phát triển. Có thể dễ dàng nhận thấy, đô la hóa ảnh hƣởng tiêu cực lên nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Những hậu quả mà đô la hóa ảnh hƣởng lên nền kinh tế đang phát triển là: - Thứ nhất, giới hoạch định chính sách bị đánh mất quyền kiểm soát, điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Khi trở thành quốc gia đô la hóa toàn phần, chức năng của NHTW bị giảm đi đáng kể do NHTW không còn đóng vai trò quyết định lên các chính sách. Nói cách khác, chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nhiều hoặc phụ thuộc toàn bộ vào quốc gia phát hành đồng ngoại tệ. Điều này đã dẫn đến việc các quốc gia đô la hóa toàn phần loại bỏ NHTW ra khỏi hệ thống hành chính. Từ đó, đô la hóa làm cho kinh tế quốc gia dễ bị tác động bởi diễn biến kinh tế thế giới, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. - Thứ hai, đô la hóa làm đồng nội tệ trƣợt giá không phanh. Tình hình kinh tế bất ổn làm niềm tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ bị lung lay mạnh mẽ, nhu cầu đồng nội tệ giảm. Tại các nƣớc đô la hóa không chính thức, nền kinh tế gặp biến động thƣờng gây sức ép lên tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Đồng nội tệ bị mất giá thƣờng gây nên tình trạng bất bình ổn giá tiêu dùng trên thị trƣờng, hiện tƣợng tích trữ ngoại tệ để đầu cơ trở nên tràn lan. Tại Ecuador, chính vì tình trạng đô la hóa nên giá cả hàng hóa tăng mạnh buộc ngƣời dân phải vƣợt biên đến các nƣớc láng giềng để mua hàng hóa và nhu yếu phẩm (Sam Wang, 2014). - Thứ ba, đô la hóa làm mất vị thế cạnh tranh của quốc gia đang phát triển so với các nƣớc khác trong khu vục. Việc phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của nƣớc phát hành đồng ngoại tệ làm cho quốc gia bị phụ thuộc mất đi tính linh hoạt trong điều chỉnh giá đồng nội tệ. Trên thị trƣờng quốc tế, khi các quốc gia
  29. 18 không bị đô la hóa thực hiện các chính sách phá giá đồng nội tệ, nguồn vốn đầu tƣ sẽ tập trung đổ vào nền kinh tế này. Mất đi lợi thế cạnh tranh, nền kinh tế của các quốc gia đô la hóa sẽ dần rơi vào thế chậm tăng trƣởng. - Thứ tƣ, đối với hệ thống ngân hàng, đô la hóa làm cho NHTW mất đi vị thế là “ngƣời cho vay cuối cùng”. “Ngƣời cho vay cuối cùng” là thuật ngữ thƣờng để chỉ NHTW của một quốc gia cho các ngân hàng trong nƣớc vay khi họ đang gặp khó khăn về tài chính hoặc gặp rủi ro lớn hoặc sắp phá sản. Tại các nƣớc bị đô la hóa chƣa chính thức, dự trữ ngoại hối của NHTW chỉ giải quyết đƣợc rủi ro thanh khoản trong thời gian ngắn. Về lâu dài, hệ thống ngân hàng các nƣớc này thiếu vốn ngoại tệ tự có, NHTW không thể bảo hộ cho các ngân hàng thƣơng mại, hậu quả là vỡ nợ ngoại tệ, lung lay hệ thống ngân hàng. Tại các quốc gia bị đô la hóa chính thức, nguồn cung tiền phụ thuộc hoàn toàn vào quốc gia phát hành đồng ngoại tệ. Hệ thống ngân hàng của các nƣớc này luôn trong tình trạng bất ổn, chỉ có khả năng nhận tiền gửi ngoại tệ, mất khả năng kinh doanh và tạo tiền. Theo Nombulelo Duma (2011), mặc dù áp dụng chính sách dự trữ ngoại hối để giảm rủi ro thanh khoản, nhƣng Campuchia vẫn còn gặp khó khăn và kết quả đem lại không đƣợc khả quan nhƣ mong đợi. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 trình bày nội dung lý luận về đô la hóa, bao gồm khái niệm cơ bản về đô la hóa, các loại hình đô la hóa và chỉ ra một số chỉ tiêu phổ biến đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ đô la hóa. Chƣơng 1 cũng xác định những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế quốc gia và tác động hai mặt của hiện tƣợng này. Về cơ bản, Chƣơng 1 đƣa ra một cách nhìn tổng quan về hiện tƣợng đô la hóa nền kinh tế, đó là cơ sở để có thể tiếp cận nội dung của các chƣơng tiếp theo.
  30. 19 CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT ĐÔ LA HÓA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát đô la hóa 2.1.1. Tổng quan tình hình đô la hóa trên thế giới Nhƣ đã đƣợc đề cập ở Chƣơng 1, toàn cầu hóa đƣợc xem nhƣ là nguyên nhân tiền đề gây nên tình trạng đô la hóa ở các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Năm 2004, dựa trên danh sách các lãnh thổ đƣợc Liên Hợp Quốc công bố, có thể xác định 51 trƣờng hợp đô la hóa chính thức, bao gồm cả quốc gia độc lập và lãnh thổ phụ thuộc chính trị. Hầu hết các quốc gia này là quốc gia nhỏ, thậm chí có dân số dƣới 100,000 ngƣời. Theo Adalbert Winkler (2004), phần lớn các quốc gia độc lập bị đô la hóa theo chiều hƣớng khu vực. Nghĩa là các quốc gia này sử dụng đơn vị tiền tệ của một hay nhiều quốc gia khác trong cùng khu vực nhƣ các nƣớc châu Âu, các quốc gia châu Mỹ - Latinh. Đối với các vùng lãnh thổ phụ thuộc3, ngoại tệ đƣợc lƣu thông và sử dụng trong nền kinh tế là đơn vị tiền tệ của quốc gia nắm quyền kiểm soát. - Khu vực châu Âu: Một số quốc gia châu Âu, nhƣng không là thành viên của Eurozone, thƣờng có nền kinh tế bị euro hóa. Theo báo cáo của NHTW Châu Âu, tỷ lệ FCD/M2 tại một số quốc gia châu Âu đang ở mức cao: Serbia là 77.3%, Thổ Nhĩ Kỳ là 50.7%, Albania là 49.5%, Bosnia và Herzegovina thuộc Liên Bang Nam Tƣ Cũ là 44.0%, Macedonia thuộc Liên Bang Nam Tƣ cũ là 43.1%. Các thuộc địa của một số nƣớc châu Âu có nền kinh tế bị đô la hóa chính thức bởi đồng nội tệ của quốc gia nắm quyền kiểm soát, ví dụ nhƣ: Jersey, Mann, Guernsey, Gibraltar, Saint Helena, quốc đảo Falkland sử dụng bảng Anh; Greenland, quốc đảo Faro sử dụng tiền tệ của Đan Mạch là krone. Hiện tƣợng đô la hóa tại các nền kinh tế châu Âu phần lớn là do các quốc gia này đã từng là thuộc địa hoặc vẫn là lãnh thổ phụ thuộc chính trị bởi các quốc gia châu Âu 3Vùng lãnh thổ phụ thuộc/Thuộc địa là vùng lãnh thổ không có độc lập hoặc chủ quyền về chính trị nhƣ một quốc gia độc lập.
  31. 20 khác. Ngoài ra, phần lớn các quốc gia thuộc Liên Minh Xô Viết cũ cũng đƣợc ghi nhận có các nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, tình trạng này đƣợc hình thành kể từ sau sự sụp đổ của Liên Minh Xô Viết (Ratna Sahay, 1995). Poland – quốc gia thuộc Đông Âu, đƣợc ghi nhận là một trong số ít những quốc gia thành công trong việc kiểm soát đô la hóa. Nguyên nhân của trƣờng hợp đô la hóa tại Poland đƣợc cho là quốc gia tiến hành chuyển đổi chính trị và kinh tế vào những năm 90 (Ulrich Windischbauer, 2016). Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhờ áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp, đô la hóa tại Poland đƣợc đẩy lùi nhanh chóng. - Khu vực châu Mỹ - Latinh: Do chịu nhiều ảnh hƣởng nhất bởi nền kinh tế Hoa Kỳ, nên các nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh hiển nhiên bị tác động nặng nề bởi đô la hóa. Hiện nay, bên cạnh ba quốc gia đô la hóa chính thức là Ecuador, El Salvador và Panama, các quốc gia còn lại đều có hiện tƣợng đô la hóa tài chính, ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ và gửi tiền bằng USD. Tại một số quốc gia, đô la hóa còn tác động lên các nhóm ngành, hàng hóa hay dịch vụ đƣợc trao đổi bằng đô la Mỹ. Theo Robert Rennhack (2006), tại các quốc gia này, các cuộc khủng hoảng kinh tế vì lạm phát cao kéo dài liên tục là nguyên nhân chính gây nên đô la hóa nền kinh tế. Peru – quốc gia có một lịch sử đô la hóa từ những năm 80 đến nay, đã cho thấy những dấu hiệu thành công nhất định trong việc kiểm soát đô la hóa. Tỷ lệ FCD/M2 giảm từ 80% năm 2000 xuống 46% năm 2015. Theo đánh giá của các chuyên gia, tuy đô la hóa đã có dấu hiệu đƣợc kiểm soát, nhƣng con đƣờng chống đô la hóa của Peru sẽ còn rất dài. - Khu vực Đông Nam Á: Khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đến nay vẫn đƣợc xem là khu vực có các nền kinh tế chuyển đổi, phát triển mạnh nhất trên thế giới. Do có xu hƣớng hội nhập kinh tế toàn cầu cao, đô la hóa là hiện tƣợng phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Có đến 5/11
  32. 21 quốc gia Đông Nam Á đƣợc xem xét có tình trạng đô la hóa cao: Tại Đông Timo, năm 2000, đô la Mỹ trở thành đơn vị tiền tệ chính thức tại quốc gia này; Campuchia và Lào là hai đại diện có nền kinh tế bị đô la hóa bán chính thức, trong đó, đô la Mỹ đƣợc sử dụng phổ biến ở Campuchia, đô la Mỹ và baht Thái đƣợc sử dụng ở Lào; Việt Nam đƣợc xem xét là quốc gia có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức với đồng ngoại tệ đƣợc sử dụng rộng rãi chủ yếu là đô la Mỹ; Brunei là quốc gia duy nhất có nền kinh tế đô la hóa bán chính thức mà ngoại tệ phổ biến là đồng đô la Singapore. Bên cạnh nguyên nhân do nền kinh tế đang phát triển, nguyên nhân khác làm cho tình trạng đô la hóa kéo dài chính là phần lớn các quốc gia Đông Nam Á thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô chƣa thực sự hiệu quả. Theo nhiều nhận định, đô la hóa là hiện tƣợng xấu đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhƣng con đƣờng để loại bỏ hiện tƣợng này lại rất khó khăn. Bảng 2.1: Đô la hóa tại một số quốc gia theo loại hình Loại hình Chính thức Bán chính thức Không chính thức đô la hóa - Panama - Bahamas - Argentina - East Timor - Campuchia - Bolivia - Ecuador - Lào - Mexico - El Salvador - Haiti - Nga Quốc gia - Zimbabwe - Liberia - Ukraine - - - Georgia - Việt Nam - Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Ghi chú: Đô la hóa ở các quốc gia với ngoại tệ được sử dụng thay cho hoặc song song với đồng nội tệ là đô la Mỹ.
  33. 22 2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát đô la hóa ở một số quốc gia 2.1.2.1. Ecuador Ecuador, một quốc gia có đặc điểm bất ổn về kinh tế và chính trị cực đoan, đã trở thành quốc gia Mỹ - Latinh đầu tiên thực hiện đô la hóa nền kinh tế. Theo Hale E. Sheppard (2000), Ecuador là quốc gia đông dân nhất trong nhóm đô la hóa chính thức với dân số khoảng 12.63 triệu dân vào năm 2000. Bên cạnh đó, Ecuador vẫn duy trì NHTW (BCE – Banco Central del Ecuador), điều này đƣợc xem là một khác biệt lớn so với các quốc gia đô la hóa chính thức khác. Lợi ích của đô la hóa lên nền kinh tế Ecuador chỉ mang tính nhất thời, giải quyết các khó khăn trƣớc mắt, nhƣng bất lợi dần xuất hiện và ảnh hƣởng lâu dài đến sự tăng trƣởng kinh tế ở đất nƣớc châu Mỹ - Latinh này. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế vào thập kỷ 80, các chính sách của chính phủ đã đề ra nhằm vực dậy nền kinh tế Ecuador dƣờng nhƣ không đạt đƣợc nhiều nhƣ mong đợi. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ vùng kinh tế mới nổi 1997 – 1998, cùng với tác động của hiệu ứng El Nino4, kinh tế Ecuador chạm tới đáy khủng hoảng, ngƣời dân mất niềm tin vào đồng nội tệ scure, tình trạng đô la hóa diễn biến mạnh. Vào tháng 1 năm 2000, Tổng thống Jamil Mahuad5 tuyên bố đô la hóa nền kinh tế, lựa chọn đô la Mỹ là đồng ngoại tệ thay thế, nhằm khôi phục nền kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau tuyên bố, ý tƣởng đô la hóa này đã đƣợc chính Tổng thống Ecuador mô tả nhƣ là một “cú nhảy xuống vực thẳm”. Luật Chuyển đổi Kinh tế, đƣợc ban hành vào ngày 13 tháng 3 năm 2000, cấu thành cơ chế chính để đƣợc sử dụng trong việc kiểm soát đô la hóa. Theo đó, phƣơng án triệt để và “duy nhất” lúc bấy giờ nhằm khôi phục nền kinh tế và quốc gia sau khủng hoảng đó chính là cần phải chuyển đổi kinh tế kịp thời để thích ứng với đô la hóa. 4Hiện tƣợng thời tiết tại Thái Bình Dƣơng. 5Tổng thống thứ 39 của Ecuador, nhiệm kỳ 1998 – 2000.
  34. 23 Bởi vì nền kinh tế đã chính thức đô la hóa, đô la Mỹ thay thế toàn bộ chức năng tiền tệ của đồng scure. Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, tại Ecuador, đô la hóa biểu hiện ở cả trên phƣơng tiện thanh toán, phƣơng tiện cất giữ và sự niêm yết, định giá. Theo Sam Wang (2016), các doanh nghiệp vận tải niêm yết chi phí bằng ngoại tệ lẫn nội tệ; các ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng bằng USD; ngƣời dân sử dụng USD trong đời sống hàng ngày Xét về nguyên nhân dẫn đến đô la hóa chính thức tại Ecuador, có nhiều nguyên nhân khác nhau đã đƣợc ghi nhận. Thứ nhất, siêu lạm phát diễn ra liên tục sau nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn 1980 – 2000, tỷ lệ lạm phát trung bình là 40%, cao nhất là 107.87% (IMF, 1980 – 2000). Hệ thống ngân hàng bị sụp đổ, ngƣời dân chuyển sang sử dụng ngoại tệ khác. Thứ hai, nợ công gia tăng nhƣng mất khả năng hoàn trả. Thứ ba, đồng nội tệ bị mất giá trầm trọng. Bên cạnh tác động của lạm phát làm mất uy tín của đồng nội tệ, chính phủ Ecuador cũng thi hành nhiều chính sách phá giá tiền tệ nhằm vực dậy nền kinh tế, nhƣng kết quả là thất bại. Đô la hóa đòi hỏi những thay đổi đáng kể đối với các cấu trúc chính trị, xã hội và kinh tế hiện có ở Ecuador. Xét về tác động của đô la hóa lên nền kinh tế, có hai mặt tác động đã ảnh hƣởng lên nền kinh tế quốc gia này. Đối với tác động tích cực, lợi ích đầu tiên cần đƣợc nhắc đến đó chính là cắt siêu lạm phát diễn ra liên tục tại Ecuador. Kể từ sau khi tuyên bố đô la hóa toàn phần, lạm phát đƣợc kiềm hãm và giảm mạnh, tỷ lệ lạm phát trung bình dƣới 5% (IMF, 2002 – 2017). Lợi ích thứ hai là chi phí giao dịch trong thƣơng mại quốc tế giảm. Trên thực tế, kể từ sau khi đô la hóa, Mỹ trở thành một trong những đối tác thƣơng mại chính của Ecuador (Hale E. Sheppard, 2000). Nhờ đô la hóa, kinh tế Ecuador bắt đầu tăng trƣởng. Mặt khác, các tác động tiêu cực cũng ảnh hƣởng mạnh lên nền kinh tế. Theo Gonzalo J. Paredes (2017), bất cập lớn nhất của một đất nƣớc đô la hóa hoàn toàn đó chính là mất quyền quyết định các chính sách tiền tệ. Chính phủ Ecuador dựa vào đồng đô la Mỹ để thoát khỏi khủng hoảng, nhƣng đổi lại, mọi chính sách điều tiết kinh tế lại bị phụ thuộc phần lớn vào Cục Dự trữ Liên bang
  35. 24 Hoa Kỳ (FED – Federal Reserve System). Bên cạnh đó, đô la hóa hoàn toàn kéo theo một số bất lợi khác nhƣ: đồng nội tệ không còn giá trị; lợi thế cạnh tranh so với các nƣớc khác trong khu vực giảm mạnh; thất bại nặng nề trong bình ổn giá; đại bộ phận dân chúng Ecuador không thực sự đƣợc hƣởng lợi ích, đời sống không đƣợc cải thiện; tình hình đất nƣớc bất ổn Nhƣ vậy, trải qua gần 20 năm đô la hóa, nền kinh tế Ecuador lại trở về tình trạng khủng hoảng. Sau khi nhận định lại quan điểm về đô la hóa, Ecuador đang nỗ lực thoát khỏi tình trạng kinh tế này. Với quan điểm kiểm soát tình trạng đô la hóa nền kinh tế, các nhà chức trách Ecuador luôn cố gắng trong việc nắm quyền kiểm soát các chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều này cũng chính là khó khăn lớn nhất vì sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ Mỹ đã quá lớn. Các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát nền kinh tế vĩ mô chƣa thực sự đƣợc cân nhắc làm nền kinh tế ngày một khủng hoảng hơn. Bên cạnh đó, NHTW luôn nỗ lực giữ vững vị trí là “ngƣời cho vay cuối cùng”, nhƣng kết quả không đƣợc khả quan vì các khoản nợ ngoại tệ ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng. Ngoài ra, Ecuador thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt nhằm kiểm soát đô la hóa. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, cơ chế này không những kém hiệu quả mà còn làm tỷ giá giữa sucre Ecuador và đô la Mỹ ngày càng tăng. Đồng surce trở nên lỗi thời trong mắt ngƣời dân. Dựa trên lịch sử đô la hóa của Ecuador, có thể nhận thấy, đô la hóa toàn phần tác động tiêu cực ở mức độ nặng nề đối với nền kinh tế Ecuador. Nhờ vào đô la hóa, kinh tế đất nƣớc này đã đƣợc vực dậy sau giai đoạn khủng hoảng, nhƣng cũng vì đô la hóa, Ecuador lại phải đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng khác. 2.1.2.2. Campuchia Nền kinh tế của Campuchia hiện nay đƣợc vận hành theo hệ thống thị trƣờng mở và đã nhanh chóng đạt đƣợc nhiều tiến bộ về kinh tế trong một thập kỷ vừa qua (Julia Wallace, 2013). Theo nghiên cứu của Nombulelo Duma (2011), với việc thông qua đô la Mỹ là đồng ngoại tệ chính thức đƣợc lƣu hành và sử dụng trong nền kinh tế,
  36. 25 Campuchia đã trở thành nền kinh tế bị đô la hóa nhất ở châu Á. Tuy nhiên, việc đô la hoá đang tăng lên ở Campuchia lại xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô phát triển và tình hình chính trị ổn định. Có thể thấy, các nhà lãnh đạo Campuchia vẫn đang cố gắng phát huy mọi mặt tích cực của hiện tƣợng đô la hóa và chƣa sẵn sàng thực hiện các biện pháp cụ thể nào nhằm kiềm hãm tình trạng này. Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trong hệ thống ngân hàng lên đến khoảng 96% (Chanthana Neav, 2017). Theo thống kê của Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC – National Bank of Cambodia) năm 2016, tỷ lệ FCD/M2 tại Campuchia tăng từ khoảng 36% vào đầu những năm 1990 lên đến khoảng 68% vào những năm 2000. Tuy ngƣời dân chủ yếu sử dụng đồng nội tệ riel trong các giao dịch hàng ngày, nhƣng 90% giao dịch nội địa lại đƣợc thực hiện bằng đô la Mỹ. Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy đô la hóa tại Campuchia đƣợc phản ánh rõ qua chỉ tiêu phƣơng tiện cất giữ và thanh toán. Từ sau những biến động về chính trị vào những năm 1970, nền kinh tế Campuchia bị tác động và ảnh hƣởng nặng nề. Theo Tal Nay Im (2007), đô la hóa ở Campuchia là kết quả của một loạt các cú sốc, trải nghiệm và sự kiện làm xói mòn niềm tin của công chúng về khả năng điều hành kinh tế của chính quyền trong việc duy trì giá trị của đồng nội tệ. Có khoảng 1.7 tỷ USD đƣợc đổ vào Campuchia trong giai đoạn 1991 – 1992, do thành lập Cơ quan chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (United Nations Transitional Authority in Cambodia – UNTAC) của Liên Hiệp Quốc, đã tạo nên cú sốc tiền tệ lớn chống lại đồng nội tệ. Ngoài ra, sự tồn tại đô la hóa tại Campuchia cũng đƣợc xem xét bởi một số nguyên nhân khác nhƣ chính sách điều tiết kinh tế hay hoạt động trao đổi mua bán trong đời sống ngƣời dân. Thứ nhất, tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô lớn và siêu lạm phát là nguyên nhân chính gây nên đô la hóa. Sau những giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô và quá trình lạm phát kéo dài, đồng riel trở nên mất giá liên tục. Thứ hai, tình trạng đàn áp về tài chính và kiểm soát vốn của chính phủ nhằm ngăn chặn các giao dịch tài chính và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, nhu cầu dự trữ ngoại hối tăng cao. Thứ ba, sự hấp dẫn của đô la Mỹ thu hút sự chú
  37. 26 ý của ngƣời dân. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng đồng ngoại tệ của ngƣời dân Campuchia. Kể từ sau khi đồng riel bị mất giá, ngƣời dân sử dụng đồng ngoại tệ này để hƣởng những lợi ích lâu dài và đảm bảo an toàn cho tài sản của họ. Ngoài ra, sự phức tạp của đô la hóa cũng là nguyên nhân thứ yếu. Một khi nền kinh tế gặp phải tình trạng đô la hóa, các biện pháp đề ra nhằm quản lý tình trạng trên chỉ mang tính tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này. Đô la hóa tại Campuchia tác động hai chiều lên nền kinh tế đất nƣớc. Xét về mặt tích cực, Đô la Mỹ đƣợc sử dụng để kiềm chế lạm phát. Kể từ sau khi chính phủ Campuchia chấp nhận đô la Mỹ lƣu thông hợp pháp trong nền kinh tế, tình trạng siêu lạm phát của đất nƣớc này chấm dứt ngay lập tức. Trong vòng 10 năm trở lại đây, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát đƣợc duy trì ở mức 5% (IMF, 2007 – 2017). Nhờ kiểm soát thành công lạm phát, các nhà quản lý quốc gia có điều kiện thuận lợi để bình ổn giá thị trƣờng, giúp tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, đô la Mỹ đóng vai trò là đồng tiền chủ chốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ví dụ nhƣ thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, đặc biệt từ đối tác chính là Mỹ; giảm lãi suất huy động, giúp ổn định ngân sách quốc gia; giảm chi phí trong các giao dịch tài chính, hoạt động ngoại thƣơng nhằm thúc đẩy thƣơng mại Xét về mặt tiêu cực, bởi vì phụ thuộc nhiều vào đô la Mỹ, hệ thống ngân hàng Campuchia cũng sẽ bị phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ. Các nhà quản lý Campuchia gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô vì mất đi tính độc lập, hậu quả là chịu nhiều ảnh hƣởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lạm phát của Campuchia trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu phản ánh rõ nét tác động tiêu cực của đô la hóa. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát đạt ở mức cao nhất là 35.57% và ở mức thấp nhất là -5.69% chỉ trong giai đoạn 2008 – 2010. Bên cạnh đó, đô la hóa còn gây ra các tác động xấu khác cho hệ thống ngân hàng nhƣ mất chức năng “ngƣời cho vay cuối cùng” của NHTW do rủi ro về thanh khoản và đánh mất cân bằng bảng cân đối kế toán.
  38. 27 Trong chính sách của Chính phủ Campuchia6, việc khuyến khích sử dụng đồng riel là một trong những ƣu tiên hàng đầu nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh tăng cƣờng hợp tác khu vực, Campuchia đã tiến hành thỏa thuận song phƣơng về thanh toán bằng tiền tệ địa phƣơng với một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Tuy hiện tƣợng đô la hóa ẩn chứa nhiều rủi ro cho nền kinh tế Campuchia, nhƣng trên thực tế, chính quyền quốc gia này vẫn chƣa thực sự cân nhắc các biện pháp mạnh hơn nhằm kiểm soát tình trạng này. Chính vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, đô la hóa tại quốc gia này vẫn ở mức cao. Tính đến hiện tại, đô la hóa chƣa phải là mối đe dọa chính trong định hƣớng tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Nhƣng nếu đô la hóa ở Campuchia tiếp tục kéo dài và duy trì mức độ cao, việc kiểm soát sẽ trở nên khó khăn và có thể gây nên khủng hoảng kinh tế. 2.1.2.3. Argentina Nhắc đến Argentina, ngƣời ta sẽ nhắc đến một quốc gia với nền kinh tế siêu lạm phát. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này đạt mức kỷ lục 20262.8% vào tháng 3 năm 1990, khủng hoảng nợ công, chính sách tiền tệ cứng nhắc, kinh tế khép kín. Bị ảnh hƣởng mạnh bởi nền kinh tế Hoa Kỳ, đô la hóa dần dần ăn sâu và gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế yếu kém của Argentina. Vào năm 2001, đô la hóa cao đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế tại Argentina. Chính vì vậy, cùng với các quốc gia Mỹ - Latinh khác, Argentina đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế bị đô la hóa chƣa chính thức (Connie Mack, 1999). Theo François R. Velde (2000), vào tháng 1 năm 1999, khi các nhà cầm quyền của Argentina đƣa ra ý tƣởng đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế, làn sóng tranh luận bắt đầu nổi lên khắp trong và ngoài quốc gia này, có thể nói vẫn còn xảy ra đến tận ngày nay. Theo tƣ tƣởng đô la hóa nền kinh tế, Argentina mong đợi rủi ro tỷ giá sẽ đƣợc loại bỏ, lãi suất sẽ thấp hơn và kinh tế đƣợc kích thích tăng trƣởng (Steve H. Hanke, 1999). 6Chiến lƣợc Hình Chữ Nhật hỗ trợ Tăng trƣởng, Việc làm, Bình đẳng, Hiệu quả tại Campuchia Giai đoạn II 2008 – 2013, Giai đoạn III 2013 – 2018; Kế hoạch phát triển chiến lƣợc quốc gia và Chiến lƣợc phát triển tài chính.
  39. 28 Tuy nhiên, tâm lý lo ngại của ngƣời dân về chính sách điều hành kinh tế bị tác động mạnh mẽ, niềm tin vào đồng nội tệ ngày càng giảm nhiều, đồng nội tệ mất giá không phanh và nền kinh tế gần nhƣ bị đô la hóa hoàn toàn. Phản ánh rõ nhất tình hình đô la hóa tại Argentina đó chính là các ngân hàng thƣơng mại thực hiện dự trữ bắt buộc bằng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, có đến 61.3% tiền gửi khu vực phi tài chính tƣ nhân đƣợc tính bằng đô la Mỹ (Robert Rennhack, 2000). Ngƣời dân Argentina đƣợc sử dụng đô la Mỹ để niêm yết giá và thực hiện các giao dịch hàng ngày. Năm 2001, nguồn vốn vay bằng USD của các doanh nghiệp theo ngành chiếm đến 60.1%. Xét về nguyên nhân đô la hóa nền kinh tế Argentina, có nhiều nguyên nhân khác nhau đã đƣợc ghi nhận. Thứ nhất, nền kinh tế Argentina bị suy thoái trầm trọng. Bởi vì các chính sách khôi phục sau khủng hoảng kinh tế còn gặp nhiều hạn chế và yếu kém, tình trạng suy thái kéo dài, đô la hóa dần đƣợc hình thành và phát triển. Thứ hai, các chính sách tiền tệ đƣợc mô tả là “thảm khốc”. Trong bối cảnh nền kinh tế khép kín, NHTW Argentina (BCRA – Banco Central de la Republica Argentina) điều tiết chính sách tiền tệ một cách cứng nhắc, nếu không nói là yếu kém. Quản lý ngoại hối lỏng lẻo, gặp sai phạm. Thứ ba, niềm tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ biến mất hoàn toàn. Đồng nội tệ trƣợt giá mạnh và liên tục trong nhiều năm là nguyên nhân trực tiếp tác động đến tâm lý của ngƣời dân. Để đảm bảo tài sản, ngƣời dân chuyển sang sử dụng đô la Mỹ trong mọi giao dịch và trong hoạt động dự trữ. Xét về tác động của đô la hóa lên nền kinh tế, tác động tiêu cực dƣờng nhƣ ảnh hƣởng nặng nề, vƣợt qua các lợi ích của đô la hóa đem lại. Bàn về tác động tích cực, thứ nhất, cắt siêu lạm phát luôn là tác động tích cực đầu tiên của đô la hóa nền kinh tế. Kể từ khi ý định đô la hóa đƣợc trình bày, bƣớc qua khỏi giai đoạn siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát bình quân của Argentina dùy trì ở mức 9% trong 10 năm liên tục (IMF, 2004 – 2013). Thứ hai, nếu đô la hóa nền kinh tế, tỷ giá ổn định sẽ khắc phục tình trạng đầu cơ phát triển mạnh mẽ do đồng peso mất giá liên tục so với đô la Mỹ, dự trữ ngoại hối
  40. 29 quốc gia đƣợc duy trì. Thứ ba, đô la hóa nhƣ là một cam kết cho những nhà đầu tƣ quốc tế nhằm thu hút vốn từ nƣớc ngoài, đảm bảo họ sẽ thu đƣợc lợi nhuận. Thứ tƣ, đô la hóa đóng vai trò ngăn ngừa khủng hoảng nợ nhờ nguồn thu từ thuế lớn, do các chi phi đƣợc cắt giảm, lợi nhuận đƣợc tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, hậu quả của đô la hóa luôn tác động mạnh lên nền kinh tế yếu kém của Argentina. Thứ nhất, BCRA bị mất vai trò “ngƣời cho vay cuối cùng” do mất khả năng thanh khoản và khả năng tạo tiền. Do quá trình đô la hóa, vai trò này đƣợc chuyển sang cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Thứ hai, song song với đó, chính sách tiền tệ mất đi tính độc lập, trở nên phụ thuộc nhiều vào chính sách của Mỹ, mặc cho nền kinh tế khép kín của Argentina. Tính đến hiện tại, chính quyền Argentina vẫn chƣa đƣa ra quyết định chính thức về việc nên hay không nên đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế. Một tổ nghiên cứu đã đƣợc thành lập để nghiên cứu tình hình kinh tế và hiện tƣợng đô la hóa tại Argentina. Tuy nhiên, theo ý kiến của chung của làn sóng tranh luận, giảm đô la hóa tại quốc gia này là điều cần thiết. Từ năm 2001, Chính quyền Argentina đã quyết liệt yêu cầu ngƣời dân chuyển sang sử dụng đồng peso, đã giúp đô la hóa giảm rõ rệt. Dù cho nền kinh tế Argentina đã phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ của Mỹ, nhƣng do khả năng điều tiết kinh tế kém cỏi của chính quyền Argentina vẫn làm cho đất nƣớc trên đà suy thoái. BCRA vẫn đang cố gắng nắm chắc quyền kiểm soát chính sách tiền tệ, loại bỏ tính cứng nhắc, phát huy tính linh hoạt để vực dậy kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó, Argentina đang cố gắng đẩy mạnh quá trình mở cửa kinh tế, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các nƣớc xung quanh, tăng giá trị của đồng nội tệ. 2.2. Bài học về kiểm soát đô la hóa cho Việt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đẩy mạnh tăng trƣởng đất nƣớc, đô la hóa nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Với quan điểm giảm đô la hóa nền kinh tế, nghiên cứu về tình trạng đô la hóa tại các quốc gia trên thế giới giúp rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Tất nhiên, với những đặc điểm quốc gia khác nhau, đô la hóa tác động lên các nền kinh tế cũng sẽ khác nhau. Vì vậy,
  41. 30 việc nắm bắt chiều hƣớng tác động chung của ba nhóm đô la hóa sẽ giúp Việt Nam có những bƣớc đi an toàn và vững chắc để đẩy lùi đô la hóa, phát triển kinh tế. Xuất phát từ nghiên cứu tình trạng đô la hóa các khu vực trên thế giới và nền kinh tế tại Ecuador, Campuchia và Argentina, Việt Nam cần lƣu ý một số vấn đề nhƣ sau trong quá trình kiểm soát đô la hóa: - Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là ƣu tiên hàng đầu. Phần lớn các quốc gia, bao gồm các nƣớc thuộc khu vực châu Mỹ - Latinh (ví dụ nhƣ Ecuador, Argentina) và các nƣớc thuộc khu vực châu Âu (Hy Lạp, Hungary là hai đại diện), bị đô la hóa tác động xấu đến nền kinh tế là do tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, cụ thể là trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, các chính sách đề ra để khôi phục nền kinh tế còn yếu kém. Nền kinh tế ổn định sẽ không dễ bị ảnh hƣởng bởi các biến động thế giới, có khả năng tránh đƣợc các cú sốc của quá trình toàn cầu hóa. - Thứ hai, chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất của một quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô của một cƣờng quốc buộc nền kinh tế của các quốc gia bị đô la hóa phải gánh vác nhiều thách thức to lớn. Đánh mất quyền lực điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các nƣớc khác, giảm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hạn chế xuất khẩu, trì trệ hệ thống ngân hàng, kinh tế biến động theo kinh tế cƣờng quốc đó Duy trì các chính sách linh hoạt, phản ứng kịp thời với mọi biến động của đô la hóa, nhƣng không quá cứng nhắc, là điều cần thiết cho Việt Nam vào lúc này. - Thứ ba, ngƣời dân của cả ba quốc gia Ecuador, Campuchia va Argentina đều đã quá quen với việc sử dụng đồng ngoại tệ trong đời sống hàng ngày, đô la Mỹ đƣợc dùng để thay thế nội tệ trong các giao dịch mua bán, hoạt động dự trữ. Có thể nói, sự lệ thuộc của ngƣời dân vào đô la Mỹ càng lớn, đô la hóa diễn ra càng nhanh. Quan trọng hơn nữa, một khi đồng ngoại tệ này đã ăn sâu vào nền kinh
  42. 31 tế thì không thể nào hạn chế đƣợc đô la hóa. Để xóa bỏ đô la hóa, Việt Nam cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng đô la Mỹ trong đời sống của ngƣời dân. - Thứ tƣ, đô la hóa không đi đôi với tăng trƣởng kinh tế về lâu dài. Đô la hóa kiềm chế lạm phát ở mức độ mạnh, nhờ vậy Ecuador và Argentina cắt siêu lạm phát ngay sau khi đô la hóa gần nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Nhƣng lạm phát cần phải giữ ở một tỷ lệ nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc thì mới có thể đạt tăng trƣởng. Dƣới tác động giảm phát tƣơng đƣơng với nền kinh tế Mỹ, kinh tế tại các quốc gia bị đô la hóa chậm phát triển là điều tất yếu. - Thứ năm, trong giai đoạn mở cửa kinh tế, đô la hóa lại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nếu quyết tâm xóa bỏ tình trạng này, khả năng hội nhập quốc tế cũng sẽ bị kiềm hãm. Kinh nghiệm từ Campuchia, tuy chấp nhận đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp, nhƣng giới chính khách nƣớc này vẫn luôn theo dõi biến động của đô la hóa đến nền kinh tế để điều tiết kịp thời. Việt Nam cũng nên kiểm soát đô la hóa ở một mức chấp nhận để phát huy mọi lợi ích, và từ từ loại bỏ hiện tƣợng này ra khỏi nền kinh tế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong Chƣơng 2, khóa luận đã khái quát tình hình đô la hóa các nền kinh tế tại ba khu vực trên thế giới, đó là khu vực châu Âu, khu vực châu Mỹ - Latinh và khu vực Đông Nam Á. Để hiểu rõ hơn tình trạng đô la hóa trên thế giới, Chƣơng 2 cũng phân tích tình trạng đô la hóa tại ba quốc gia cụ thể, đó là Ecuador, Campuchia và Argentina Tƣơng ứng đại diện cho ba loại hình đô la hóa chính thức, bán chính thức và không chính thức. Trên cơ sở đó, một số bài học kinh nghiệm đã đƣợc rút ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát đô la hóa nền kinh tế. Về cơ bản, chƣơng này đã cung cấp những thông tin đa dạng về tình hình đô la hóa ở các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Nhờ vào những bài học kinh nghiệm của thế giới, Việt Nam sẽ có cơ hội đƣợc tiếp cận với những chính sách và giải pháp mang tính hiệu quả cao hơn trong quá trình kiểm soát đô la hóa nền kinh tế.
  43. 32 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3.1. Thực trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam Lịch sử đã ghi nhận đô la Mỹ bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam từ rất sớm. “Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21 năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đô la” (Đặng Phong, 1991). Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, đô la Mỹ không còn giữ vai trò đáng kể. Nhƣng có thể xác định rằng, một lƣợng lớn đô la Mỹ đã đƣợc lƣu hành trong nền kinh tế Việt Nam vào thời gian này. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, Đảng Cộng sản đã khởi xƣớng một chƣơng trình cải cách toàn diện (bao gồm kinh tế và các khía cạnh khác của đời sống xã hội nhƣ chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục ) gọi là “Đổi Mới”. Theo Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Theo Vƣơng Quân Hoàng (2004, trang 23), sự công nhận về kinh tế tƣ nhân cũng trở nên phổ biến rộng rãi hơn, các dịch vụ tài chính tƣ nhân đƣợc tạo điều kiện để phát triển. Chính vì điều này, ngƣời dân bắt đầu chuyển lợi ích kinh tế của họ đối với các vấn đề đầu tƣ sang các tài sản tài chính có giá trị mới, ví dụ nhƣ các loại ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ. “Hiện tƣợng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng ngoại tệ trong giao dịch, buôn bán bắt đầu đƣợc quan tâm từ năm 1988 khi các ngân hàng đƣợc phép nhận tiền gửi bằng ngoại tệ” (Trần Văn Hùng, 2014). Nhƣ vậy, có thể nói đô la Mỹ đã xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam từ rất sớm, khoảng từ năm 1954. Nhƣng đến năm 1988, ngoại tệ này mới đƣợc ghi nhận đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế Việt Nam.
  44. 33 Ngày nay, vai trò của đô la Mỹ vẫn đƣợc tiếp tục củng cố và công nhận trong nền kinh tế Việt Nam. Trong các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, ngoại thƣơng, đô la Mỹ đƣợc sử dụng rộng rãi và gần nhƣ song song với đồng nội tệ. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam không công nhận đô la Mỹ là đồng tiền chính thức đƣợc sử dụng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, theo Connie Mack (1999, trang 356), Việt Nam đã đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức. Nhƣ đã nghiên cứu ở Chƣơng 1, đô la hóa trong nền kinh tế có thể đƣợc đo lƣờng bởi các chỉ tiêu khác nhau. Tại Việt Nam, bởi vì đô la hóa thể hiện ở hai khía cạnh phƣơng tiện thanh toán và sự định giá, niêm yết giá khó có thể đo lƣờng do nền kinh tế tiền mặt gây nên, nên phần lớn các nghiên cứu về đô la hóa tập trung vào mức độ đô la hóa phƣơng tiện cất giữ. Dựa trên một cuộc khảo sát của IMF về tiền gửi ngoại tệ vào năm 1995, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền mở rộng (FCD/M2) ở Việt Nam thƣờng dao động trong khoảng 20% – 30% trong giai đoạn trƣớc năm 20007. Dựa trên tỷ lệ này, đô la hóa ở Việt Nam đƣợc IMF xếp ở mức đô la hóa mức trung bình. Trong giai đoạn 2000 – 2017, nhờ vào hàng loạt các biện pháp kiểm soát đô la hóa, tính đến hiện nay, tỷ lệ đô la hóa tại Việt Nam đã giảm đáng kể (xem Hình 3.1). 7Khảo sát đã đƣợc cập nhật năm 2000.
  45. 34 Đơn vị: % Hình 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, NHNN Việt Nam, 2000 – 2017. Ghi chú: 2017p: Tỷ lệ FCD/M2 được dự báo theo tính toán của IMF năm 2017. Hình 3.1 cho thấy có một xu hƣớng rõ rệt là tỷ lệ đô la hóa trong tiền gửi ngoại tệ tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2017 giảm mạnh. Trong giai đoạn này, tỷ lệ đô la hóa đạt mức cao nhất vào năm 2001 với 31.7%. Giải thích cho hiện tƣợng tăng vào năm này là Việt Nam chính thức hội nhập kinh tế toàn cầu. Kể từ năm 2001, đô la hóa có xu hƣớng giảm cho đến năm 2007 đạt ở mức 19.2%. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động lên nền kinh tế Việt Nam. Tuy không bị ảnh hƣởng mạnh, tình trạng đô la hóa tại Việt Nam cũng tăng 1.2% so với năm trƣớc đó, tức là ở mức 20.4%. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng, tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam lại có xu hƣớng giảm liên tục và đƣợc dự đoán chỉ còn 8.8% vào cuối năm 2017. Nói chung, mức độ đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam đang có xu hƣớng giảm trong các năm gần đây.
  46. 35 Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một nghiên cứu chính thức nào có thể đánh giá đƣợc lƣợng đô la Mỹ lƣu thông bên ngoài hệ thống ngân hàng, do diễn biến của hoạt động chợ đen phức tạp và không có tổ chức cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tiền mặt, việc kiểm soát hoạt động của ngoại tệ trên thị trƣờng tự do trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các nhà kinh tế học đều cho rằng tình trạng đô la hóa của Việt Nam trầm trọng hơn các con số đã đƣợc ƣớc tính trên đây. Theo Patricia Alvarez-Plata (2007), các doanh nghiệp, tổ chức và ngƣời dân thuộc khu vực ASEAN8, trong quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế, đã cất giữ hoặc vay mƣợn một khoản lớn bằng đô la Mỹ, một số trƣờng hợp đƣợc ghi nhận sử dụng ngoại tệ này nhƣ một phƣơng tiện thanh toán. Bảng 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại một số quốc gia thuộc ASEAN giai đoạn 2000 – 2004 Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Quốc gia Campuchia 93 95 94 95 96 Lào 85 83 71 31 33 Việt Nam 27 32 28 24 23 Indonesia 21 20 17 16 15 Malaysia 3 4 3 3 3 Thái Lan 1 1 - - - Nguồn: IMF, 2000 – 2004. Dựa trên Bảng 3.1, có thể dễ dàng nhận thấy, Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm nền kinh tế bị đô la hóa mức trung bình. Tuy nhiên, nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia thuộc nhóm này, thì Việt Nam lại có tỷ lệ FCD/M2 cao nhất, đây là một tín hiệu không tốt cho nền kinh tế Việt Nam. 8Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations).
  47. 36 3.2. Nguyên nhân của đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 3.2.1. Lạm phát Nhƣ đã nghiên cứu ở Chƣơng 1, lạm phát bất ổn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Tại Việt Nam, lạm phát tăng cao làm cho cung nội tệ trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến giá trị nội tệ bị giảm, ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ tài sản bằng USD để đảm bảo giá trị tài sản. Trƣớc khi tiến hành đổi mới đất nƣớc, lạm phát phi mã và kéo dài trong nhiều năm. Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 1986 – 1988 kéo dài ở mức ba chữ số, rồi hai chữ số trong những năm đầu thập niên 90. Mặc dù cải cách đã đƣợc tiến hành hơn 30 năm, từ năm 1986 đến nay, lạm phát Việt Nam vẫn còn cần nhiều thời gian hơn nữa để giữ ở mức ổn định. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2017 đạt 6.97%, cao hơn 3.08% so với tỷ lệ này của thế giới. Dựa trên Hình 3.2, có thể thấy lạm phát Việt Nam dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau nhƣ khủng hoảng kinh tế thế giới, can thiệp của Chính phủ và NHNN Vì vậy, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2000 – 2017 còn nhiều biến động, không biểu hiện một xu hƣớng nhất định, mặc dù các nhà quản lý đã áp dụng nhiều chính sách nhằm duy trì lạm phát ở mức ổn định.
  48. 37 Đơn vị: % Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, 2000 – 2017. Ghi chú: Tỷ lệ FCD/M2 được dự báo theo tính toán của IMF năm 2017. Bởi vì sự bất ổn định của lạm phát, đô la hóa trong các giai đoạn đó cũng có các biểu hiện bất thƣờng. Trong giai đoạn 2000 – 2001, cả hai tỷ lệ này đều tăng, đây đƣợc cho là kết quả của sự hội nhập kinh tế toàn cầu tại Việt Nam. Tuy có biên đô dao động khác nhau, nhƣng từ năm 2002 đến năm 2006, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ đô la hóa có cùng xu hƣớng tăng giảm giống nhau. Đặc biệt năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra: tỷ lệ lạm phát từ 12.6% (2007) lên tới 23.12%, cao nhất trong vòng 10 năm từ 1998; tỷ lệ đô la hóa cũng có dấu hiệu tăng từ 19.2% (2007) lên 20.4%, mặc dù trƣớc đó đang có xu hƣớng giảm dần. Ngoài ra, lạm phát Việt Nam còn nhạy cảm với việc điều chỉnh những chính sách kinh tế lớn của Chính phủ và NHNN, từ đó tác động lên tình hình đô la hóa. Trong giai đoạn 2010 – 2014, khi Chính phủ bắt đầu tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cho giai đoạn mới, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ FCD/M2 lại có cùng một xu hƣớng biến động, với biên độ dao động khác nhau. Qua
  49. 38 các biến động trên, có thể nói lạm phát chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. 3.2.2. Tỷ giá hối đoái Hình 3.3 thể hiện tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2017. Trải qua 18 năm, tỷ giá VND/USD tăng từ 14,168 năm 2000 lên 22,198 năm 2017. Hình 3.3: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: World Bank, 2000 – 2017. Theo Chu Khánh Lân (2014), tỷ giá hối đoái VND/USD biến động tăng, đồng Việt Nam bị giảm giá, thúc đẩy ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ đồng ngoại tệ hơn thay vì đồng nội tệ, làm tăng tình trạng đô la hóa. Trong giai đoạn 2000 – 2017, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD biến động theo chiều hƣớng tăng, tức là giá trị VND sụt giảm. Giá trị đồng nội tệ giảm so với USD làm cho cầu ngoại tệ USD tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ đô la hóa tiền gửi lại có xu hƣớng giảm trong cùng giai đoạn. Điều này đƣợc lí giải bởi tâm lý và thói quen tự cất giữ tài sản của ngƣời dân Việt Nam, gây khó khăn trong việc đo lƣờng tiền gửi bằng ngoại tệ cũng nhƣ tổng phƣơng tiện thanh toán. Từ đó, tỷ lệ
  50. 39 FCD/M2 không đƣợc tính toán chính xác để xác định tỷ lệ đô la hóa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đô la hóa tại Việt Nam có nhiều biểu hiện trầm trọng hơn tỷ lệ đô la hóa tiền gửi đã thể hiện. Nhƣ vậy, bên cạnh tỷ lệ lạm phát, việc biến động tỷ giá hối đoái cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng đô la hóa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cung – cầu về đô la Mỹ có lúc trở nên căng thẳng, do chính sách tỷ giá và việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN còn thiếu linh hoạt, không ứng phó kịp thời với biến động của thị trƣờng. Từ đó, tâm lý tích trữ ngoại tệ này trong dân chúng ngày càng tăng thêm, gây nên tình trạng đô la hóa. 3.2.3. Lãi suất tiền gửi Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô nhằm điều tiết nền kinh tế Việt Nam đó chính là quy định về thay đổi các loại lãi suất nhất định. Theo mô hình nghiên cứu định lƣợng của Chu Khánh Lân (2014), lãi suất huy động tiền gửi nội tệ tăng sẽ làm giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ. Với xuất phát điểm gần giống nhau vào năm 2000, lãi suất tiền gửi đối với VND là 4.45% và đối với USD là 4.43%, lãi suất tiền gửi của hai đồng tiền này tại các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong các năm sau đó (xem Hình 3.4).
  51. 40 Đơn vị: % Hình 3.4: Lãi suất tiền gửi VND và USD tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, NHNN Việt Nam, 2000 – 2017. Nhìn chung, lãi suất tiền gửi VND biến động phức tạp qua các năm, không mang đƣợc tính ổn định trong thời gian qua. Điều này tác động mạnh đến xu hƣớng giảm nhƣng không ổn định của tỷ lệ FCD/M2 trong cùng giai đoạn. Có năm lãi suất tiền gửi nội tệ tăng lên đến 13.88% (2010), thì tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ cũng có xu hƣớng giảm tƣơng ứng. Cho đến năm 2014, lãi suất này đối với VND đƣợc giữ ổn định ở 5.5% thì biên độ dao động của tỷ lệ đô la hóa tiền gửi cũng nhỏ lại. Đối với lãi suất tiền gửi USD, có một sự ổn định đƣợc duy trì qua các năm, với lãi suất 3% trong giai đoạn 2001 – 2008, và 0% kể từ năm 2015. Đối chiếu với tỷ lệ FCD/M2, dễ dàng nhận thấy cả 2 chỉ tiêu này cùng chia sẻ một xu hƣớng chung là giảm dần qua các năm. Có thể kết luận rằng, việc quy định lãi suất tiền gửi VND ở mức cao hơn so với lãi suất tiền gửi USD qua các năm đã góp phần làm cho tỷ lệ FCD/M2 giảm đáng kể. Điều này đƣợc lý giải là do ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ nội tệ trong ngân hàng để
  52. 41 kiếm lợi nhuận. Qua đó, có thể xác định đƣợc lãi suất tiền gửi là một yếu tố quan trọng gây nên hiện tƣợng đô la hóa tại Việt Nam. 3.2.4. Các dòng vốn từ nƣớc ngoài Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) là một hình thức đầu tƣ dài hạn đến từ các quốc gia khác trên thế giới, thƣờng dƣới dạng các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp dành cho Nhà nƣớc, mục tiêu chính là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nƣớc đƣợc đầu tƣ. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tƣ dài hạn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào một quốc gia, bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đơn vị: Triệu USD Hình 3.5: Khối lƣợng vốn ODA và FDI đã thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, 2000 – 2017. Ghi chú: - 2017p: Khối lượng vốn FDI được dự báo theo tính toán của IMF năm 2017. - Chưa có thống kê khối lượng vốn ODA năm 2017.
  53. 42 Nhìn chung, đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng có nhiều thách thức, khi mà lợi thế cạnh tranh là điều cần thiết để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam vẫn là sự lựa chọn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo số liệu của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), trong năm 2008, khối lƣợng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt mức kỷ lục hơn 64 tỷ USD. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy lƣợng vốn có giảm, nhƣng tăng dần qua các năm tiếp theo. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính chung 12 tháng năm 2017 đạt gần 36 tỷ USD, đây là mức cao nhất từ năm 2009 (Phạm Thị Vân Anh, 2018). Trái ngƣợc lại, vốn ODA trong những năm gần đây lại có xu hƣớng giảm, điều này đƣợc giải thích là do Chính phủ Việt Nam còn giải ngân chậm, cũng nhƣ các nƣớc viện trợ đang dần cắt giảm viện trợ cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang dần mất ƣu thế nhận viện trợ không lãi suất và lãi suất thấp, thay vào đó là tiếp nhận vốn ODA lãi suất cao hơn. Có thể nói, việc nhận các vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đô la hóa. Vốn đầu tƣ dƣới dạng ngoại tệ, mà chủ yếu là USD, đƣợc đƣa vào liên tục với khối lƣợng lớn làm tăng cung ngoại tệ trong nƣớc. Cung ngoại tệ càng biến động, lại đƣợc đặt dƣới trình độ quản lý còn thấp, thiếu chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền, càng làm cho việc kiểm soát hoạt động sử dụng ngoại tệ của NHNN gặp thêm nhiều khó khăn. Đối với nền kinh tế còn non trẻ ở Việt Nam, bên cạnh các dòng vốn đầu tƣ chính thức từ nƣớc ngoài, kiều hối cũng là một dòng vốn ngoại tệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Kiều hối đã góp một phần trong việc bù đắp thâm hụt cán cân thƣơng mại, xóa đói giảm nghèo trong nhân dân. Bên cạnh đó, nhờ vào nguồn tiền từ Việt kiều sống tại nƣớc ngoài, mức sống của một bộ phận ngƣời dân Việt Nam đƣợc nâng cao. Năm 2016, trích trong báo cáo “Migration and Remittances” của World Bank, Việt Nam đứng thứ 9 trong 10 nƣớc đi đầu về chuyển tiền trên toàn thế giới. Hình dƣới đây trình bày dòng tiền vào của Việt Nam về kiều hối, đƣợc tính dựa trên các mục bồi thƣờng công nhân, chuyển tiền cá nhân và tín dụng.
  54. 43 Đơn vị: Triệu USD Hình 3.6: Lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: World Bank, 2000 – 2017. Ghi chú: 2017p: Lượng kiều hối được dự báo theo tính toán của World Bank năm 2017. Rõ ràng, khối lƣợng tiền gửi về Việt Nam đã đƣợc mở rộng qua nhiều năm. Tƣơng tự nhƣ các vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, kiều hối cũng là một nguồn lƣu chuyển ngoại tệ khó kiểm soát ở Việt Nam. Nguồn tiền này tác động trực tiếp đến cung ngoại tệ trong nƣớc. Vì vậy, tình trạng kiều hối nếu không đƣợc đặt dƣới sự quản lý chặt chẽ, dòng tiền ngoại tệ, đặc biệt là USD, đƣợc đƣa vào Việt Nam ồ ạt, dễ dàng gây nên đô la hóa trong dân chúng và trong nền kinh tế. 3.3. Tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam Theo Andreas Hauskrecht (Dollarization in Vietnam, 2004): “ Đô la hóa có thể là một giải pháp hiệu quả đối với các nền kinh tế mở, khá nhỏ và có mối quan hệ thƣơng mại cũng nhƣ tài chính chặt chẽ đối với quốc gia cung cấp đồng tiền thay thế. Nếu không thì, các ảnh hƣởng đa chiều nghiêm trọng có thể cản
  55. 44 trở các lợi ích của sự lên ngôi của một đồng tiền quốc tế chủ yếu thay thế cho đồng nội tệ ” Nhƣ vậy, Việt Nam rõ ràng không phải là ứng cử viên đƣợc hƣởng lợi từ đô la hóa do khác biệt quá to lớn so với Mỹ về sự giàu có, cơ cấu kinh tế và sự hội nhập thấp về thị trƣờng vốn, lao động. Nhìn chung, đô la hóa có tác động hai mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Một mặt đô la hóa đem lại lợi ích, mặt khác lại chứa nhiều rủi ro ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam. 3.3.1. Tác động tích cực Đô la Mỹ đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia. Hơn nữa, đồng tiền này còn là một thành phần tích cực, mang lại một số lợi ích nhất định cho nền kinh tế Việt Nam. - Thứ nhất, đô la hóa giúp giảm bớt các chi phí giao dịch trong trao đổi mua bán ngoại thƣơng. Thay vì phải đổi đồng Việt Nam lấy đô la Mỹ, tốn thêm các chi phí nhƣ phí giao dịch, phí do chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tƣ trong nƣớc có thể trực tiếp sử dụng đô la Mỹ để đầu tƣ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ từ nƣớc ngoài cũng bớt ngần ngại trong việc thống nhất tiền tệ trong hợp đồng giao dịch, giúp tăng trƣởng đầu tƣ vào Việt Nam, điều này đƣợc thể hiện thông qua các dòng vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài tăng liên tục qua các năm. - Thứ hai, đô la hóa trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát lạm phát khi nền kinh tế Việt Nam bị mất cân bằng nghiêm trọng, giai đoạn điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Trƣớc khi tiến hành “Đổi mới”, lạm phát phi mã diễn ra, với tỷ lệ lên đến 453.5% (IMF, 1986), làm nền kinh tế bị tê liệt. Điều này làm cho đồng nội tệ bị mất giá nghiêm trọng. Ngƣời dân trong nƣớc đối phó với sự mất giá đồng Việt Nam bằng cách chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ để trao đổi và cất giữ, vì đồng ngoại tệ này có giá trị ổn định. Từ hành vi đổi nội tệ lấy ngoại tệ, đồng nội tệ đƣợc hút vào hệ thống ngân hàng, giảm cung nội tệ trên thị trƣờng, góp phần kiềm chế lạm phát.
  56. 45 - Thứ ba, đô la hóa làm tăng cung ngoại tệ trong thị trƣờng, tăng dự trữ ngoại hối, giúp bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Lý giải cho tác động này, việc đô la hóa đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho hệ thống ngân hàng trong nƣớc. Nhờ vào nguồn thu này, cùng với sự bảo lãnh của NHNN nhờ dự trữ ngoại hối lớn, khả năng cho vay vốn bằng đô la Mỹ của các ngân hàng trong nƣớc gia tăng nhanh chóng, hạn chế việc vay nợ nƣớc ngoài. Dự trữ ngoại hối tăng giúp hạn chế xảy ra rủi ro thanh khoản đồng ngoại tệ, hỗ trợ đáng kể cho các khoản nợ của các NHTM. Bên cạnh đó, nhờ vào nguồn vốn ngoại hối lớn, các ngân hàng trong nƣớc có thể mở rộng các hoạt động ngoại thƣơng, thúc đẩy quá trình hội nhập cho ngành ngân hàng trong nƣớc. - Thứ tƣ, nền kinh tế Việt Nam kỳ vọng đô la hóa ở mức có kiểm soát sẽ giúp tăng trƣởng kinh tế. Trƣớc khi tiến hành cải cách, tăng trƣởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức thấp, có năm còn bị tăng trƣởng âm. Theo IMF, tỷ lệ tăng trƣởng GDP năm 1980 là -3.5%. Nguyên nhân chính của việc tăng trƣởng thấp này do cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam lúc bấy giờ là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nền kinh tế thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào sự quản lý của Nhà nƣớc. Kể từ khi Việt Nam hội nhập thế giới, đô la hóa cũng bắt đầu tác động lên nền kinh tế, cho thấy dấu hiệu tăng trƣởng (xem Hình 3.7). Giai đoạn 2000 – 2017, tỷ lệ tăng trƣởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 6.5%, cao gần gấp đôi so với tỷ lệ này của thế giới. Nhƣ vậy, nếu nhƣ Việt Nam có thể kiểm soát và tận dụng lợi thế của đô la hóa, nền kinh tế sẽ đƣợc phát triển toàn diện, khoảng cách giàu nghèo đƣợc rút ngắn, đời sống xã hội đƣợc nâng cao.
  57. 46 Đơn vị: % Hình 3.7: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, 2000 – 2017. 3.3.2. Tác động tiêu cực Nhƣ đã đề cập ở trên, việc trình độ phát triển không tƣơng xứng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ làm hạn chế các lợi ích của đô la hóa. Quan trọng hơn, đô la hóa còn gây ra nhiều rủi ro, ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế. - Thứ nhất, đô la hóa làm cản trở việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Bởi vì đô la Mỹ chịu ảnh hƣởng bởi chính sách tiền tệ của Mỹ, làm cho chính sách tiền tệ của Việt Nam chịu ảnh hƣởng ít nhiều. Tại Việt Nam, với quan điểm nhất quán chống đô la hóa của Chính phủ, việc ban hành các chính sách nhằm kiểm soát đô la hóa làm cho các quy định pháp luật trở nên cồng kềnh, phức tạp. Điều này dễ làm cho mất đi tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, dễ xảy ra tiêu cực trong kinh tế.
  58. 47 - Thứ hai, đô la hóa làm giảm tính cạnh tranh của VND. Khi trong nền kinh tế tồn tại đồng nội tệ và đồng ngoại tệ là USD, tâm lý ngƣời dân sẽ chọn đồng ngoại tệ để cất giữ vì tính ổn định cao hơn. Về lâu dài, nhu cầu về đồng ngoại tệ trong dân chúng tăng lên và nhu cầu đồng nội tệ giảm xuống. Nói cách khác, đô la hóa làm mất giá đồng nội tệ. - Thứ ba, nếu đô la hóa vẫn tiếp tục kéo dài và tăng cao, NHNN Việt Nam sẽ dần mất đi vị thế là “ngƣời cho vay cuối cùng”. Theo Andreas Hauskrecht (2004), dự trữ ngoại hối chỉ giải quyết đƣợc bài toán rủi ro thanh khoản trong thời gian ngắn. Nếu xét về lâu dài, cầu ngoại tệ liên tục tăng, khả năng thiếu vốn ngoại tệ có thể xảy ra, mà NHNN không có khả năng tạo USD, không thể bảo lãnh cho các khoản vay, tạo nên áp lực cho hệ thống ngân hàng trong nƣớc. Hậu quả là vỡ nợ, lung lay hệ thống ngân hàng. - Thứ tƣ, việc niêm yết giá bằng ngoại tệ trong dân chúng không đƣợc đặt dƣới sự quản lý của NHNN khiến cho ngƣời dân gặp nhiều thiệt thòi. Lý giải điều này, các cửa hàng áp dụng tỷ giá không thống nhất làm cho ngƣời dân tốn phí đổi ngoại tệ một cách vô lý. Điều này càng làm cho cầu USD tăng lên, cung USD từ các ngân hàng không đáp ứng đủ làm cho ngƣời dân phải kiếm đến các nguồn cung trên thị trƣờng chợ đen. Tóm lại, đô la hóa đã kích thích thị trƣờng chợ đen phát triển, hiện tƣợng đầu cơ dần xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam, làm bóp méo cung cầu ngoại tệ. 3.4. Chính sách kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam Quan điểm của các cơ quan quản lý Việt Nam về đô la hóa nền kinh tế là xóa bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này ra khỏi nền kinh tế. Cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển bị đô la hóa khác, đô la hóa nền kinh tế Việt Nam rất khó có thể kiểm soát và xóa bỏ. Việc Chính phủ và NHNN sớm nhận thức rõ sự nguy hại của hiện tƣợng này sẽ giúp Việt Nam có nhiều thời gian hơn để xây dựng các chính sách phù hợp và rút ra đƣợc nhiều bài học quý giá.
  59. 48 Từ khi đô la hóa xuất hiện chính thức trong nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng này. Một trong những văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến tình trạng đô la hóa là Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4 tháng 7 năm 2007, do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành, về việc Phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Kể từ sau khi đƣợc ban hành và có hiệu lực, nhiều giải pháp khắc phục khác nhau đã đƣợc giao cho các bộ và ngành có liên quan để tiến hành, và đã đem lại một số kết quả nhất định. Tính đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng nhƣ NHNN đã không ngừng triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm điều tiết nền kinh tế nói chung và chống đô la hóa nói riêng, bằng các văn bản quy phạm pháp luật (xem Bảng 3.1). Bảng 3.2: Một số văn bản pháp lý kiểm soát đô la hóa tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Số hiệu văn Nội dung chính Ngày ban Ngày hiệu bản pháp lý hành lực 951/2003/QĐ- Quy định về việc thành lập và hoạt 18/08/2003 09/09/2003 NHNN động công ty kiều hối trực thuộc (Hết hiệu lực ngân hàng thƣơng mại cổ phần của một phần) nhà nƣớc và nhân dân. 28/2005/PL- Pháp lệnh Ngoại hối. 13/12/2005 01/06/2005 UBTVQH11 (Còn hiệu lực) 98/2007/QĐ- Phê duyệt đề án nâng cao tính 04/07/2007 08/08/2007 TTg chuyển đổi của đồng tiền Việt (Còn hiệu Nam, khắc phục tình trạng đô la lực) hóa trong nền kinh tế.
  60. 49 11/NQ-CP Quy định giải pháp kiềm chế lạm 24/02/2011 24/02/2011 phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo (Còn hiệu đảm an sinh xã hội. lực) 1925/QĐ- Quyết định về điều chỉnh tỷ lệ dự 26/08/2011 01/09/2011 NHNN trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với (Còn hiệu các tổ chức tín dụng. lực) 07/2012/TT- Quy định về trạng thái ngoại tệ của 20/03/2012 02/05/2012 NHNN các TCTD, Chi nhánh ngân hàng (Còn hiệu nƣớc ngoài. lực) 50/2014/NĐ- Nghị định về quản lý dự trữ ngoại 20/05/2014 15/07/2014 CP hối nhà nƣớc. (Còn hiệu lực) 70/2014/NĐ- Quy định chi tiết thi hành một số 17/07/2014 05/09/2014 CP điều của Pháp lệnh Ngoại hối và (Còn hiệu Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số lực) điều của Pháp lệnh Ngoại hối. 96/2014/NĐ- Quy định xử phạt vi phạm hành 17/10/2014 12/12/2014 CP chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân (Còn hiệu hàng. lực) 200/2014/TT- Thông tƣ hƣớng dẫn chế độ kế toán 22/12/2014 05/02/2015 BTC doanh nghiệp: Quy định về tỷ giá (Hết hiệu lực hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối một phần) đoái tại Điều 69, Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. 24/2015/TT- Quy định về cho vay bằng ngoại tệ 08/12/2015 01/01/2016 NHNN của TCTD, chi nhánh ngân hàng (Hết hiệu lực
  61. 50 nƣớc ngoài đối với khách hàng vay một phần) là ngƣời cƣ trú. 2589/QĐ- Quyết định về mức lãi suất tối đa 17/12/2015 18/12/2015 NHNN đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của (Còn hiệu tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi lực) nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 2730/QĐ- Công bố tỷ giá trung tâm của đồng 31/12/2015 04/01/2016 NHNN Việt Nam với đô la Mỹ. (Còn hiệu lực) 34/2015/TT- Hƣớng dẫn hoạt động cung ứng 31/12/2015 01/03/2016 NHNN dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. (Còn hiệu lực) 53/2016/TT- Sửa đổi Khoản 4.1 Điều 69, Tài 21/03/2016 21/03/2016 BTC khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối (Còn hiệu đoái, Thông tƣ 200/2014/TT-BTC. lực) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Các văn bản pháp luật trên đây nhằm mục tiêu điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Dựa trên các cơ sở nhƣ ổn định thị trƣờng ngoại hối, kiểm soát chuyển đổi ngoại tệ, nâng cao giá trị nội tệ, các văn bản pháp luật này đƣợc đặt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát và xóa bỏ đô la hóa ra khỏi nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Nghị quyết Chính phủ số 11/NQ-CP ban hàng và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2011 quy định về những giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. NHNN đã (i) điều hành
  62. 51 chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lƣợng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát; (ii) điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng; (iii) tăng cƣờng quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trƣớc hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và đƣợc mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối; (iv) kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Kể từ năm 2011, Chính phủ cùng với NHNN Việt Nam đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua đó các biện pháp này cũng đã góp phần kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên xu hƣớng giảm của tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017, có thể nói đây là kết quả đáng mừng trong hoạt động kiểm soát đô la hóa nền kinh tế của các cấp quản lý từ việc thi hành nghị quyết 11/NQ-CP. Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách quy định về mức dự trữ bắt buộc, không phù hợp với nền kinh tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đô la hóa tại các quốc gia đang phát triển. Theo Gary Smith (2015), bởi vì các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tƣơng lai khó có thể dự đoán để phòng tránh và ngăn ngừa, và bởi vì các khía cạnh của nền kinh tế đƣợc bảo hộ bởi dự trữ có xu hƣớng tăng, tăng cƣờng dự trữ ngoại hối đƣợc xem nhƣ là một biện pháp mặc định nhằm tự bảo hiểm cho nền kinh tế của các quốc gia lớn và nhỏ. Bên cạnh đó, tại các nƣớc đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc NHNN tăng dự trữ USD còn ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái và quan hệ tài chính, thƣơng mại với Hoa Kỳ.
  63. 52 Đơn vị: Triệu USD Hình 3.8: Tổng dự trữ ngoại hối tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: IMF, 2000 – 2017. Hình 3.8 trên đây mô tả quy mô dự trữ ngoại hối của NHNN Việt Nam, không bao gồm vàng, từ năm 2000 đến năm 2017. Có thể dễ dàng nhận thấy, dự trữ ngoại hối tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2017, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 đã chấm dứt. Điều này đƣợc cho là tín hiệu tốt trong công cuộc chống đô la hóa nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối tăng giúp hạn chế xảy ra rủi ro thanh khoản đồng ngoại tệ, hỗ trợ đáng kể cho các khoản nợ của các NHTM. Việc đảm đảo cho các NHTM không bị vỡ nợ giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ hoặc các chủ nợ an tâm đầu tƣ hoặc cất giữ tiền thay vì chuyển đổi tiền của họ sang ngoại tệ và chuyển đi nƣớc ngoài cất giữ. Bên cạnh quy định về mức dự trữ ngoại hối, áp dụng về trần lãi suất huy động tiền gửi đối với VND và USD cũng là một công cụ thƣờng đƣợc áp dụng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn 2000 – 2017, lãi suất tiền gửi VND biến động phức tạp qua các năm, cho đến năm 2014 mới giữ ổn định ở 5.5%. Điều này phản ánh chính sách của NHNN về lãi suất tiền gửi VND chƣa thực sự cụ thể, các biện pháp quản lý về
  64. 53 việc huy động vốn đối với các ngân hàng còn chƣa đƣợc thắt chặt và kiểm soát. Tuy nhiên, đối với lãi suất tiền gửi USD, có một xu hƣớng giảm mạnh và rõ ràng qua các năm. Quyết định số 2589/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài xuống mức 0% kể từ năm 2015. Nhƣ vậy, NHNN đã có nhiều quyết tâm trong việc kiểm soát đô la hóa bằng cách áp dụng lãi suất huy động USD ở mức thấp nhất, tránh việc tích trữ USD trong dân chúng. Chênh lệch lớn về trần lãi suất tiền gửi giữa hai đồng tiền giúp nâng cao giá trị đồng nội tệ, tạo điều kiện cho các NHTM huy động đƣợc vốn bằng VND trong dân chúng. Các văn bản pháp luật đƣợc đƣa ra trong giai đoạn 2000 – 2017 quy định các chính sách nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô đã đem lại các kết quả thực tế khác nhau. Trong đó, giảm đô la hóa tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là một trong những kết quả đáng mừng và xứng đáng đƣợc ghi nhận. Nhìn chung, Chính phủ và NHNN đã hoàn thành bƣớc đầu trong công cuộc kiểm soát và hạn chế đô la hóa nền kinh tế, thông qua việc ban hành nhiều chính sách khác nhau để khắc phục và ổn định từng yếu tố liên quan trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp đến tình trạng này. Tuy nhiên, chống đô la hóa là công việc cần có một lộ trình rõ ràng và cụ thể, cũng nhƣ cần thực hiện trong khoảng thời gian dài, dƣới sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chƣơng 3 đã phân tích một cách cụ thể thực trạng đô la hóa trong nền kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017. Từ việc phân tích diễn biến tình hình đô la hóa tại Việt Nam chủ yếu qua tỷ lệ FCD/M2, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, đồng thời phân tích những tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam. Chƣơng 3 cũng nghiên cứu tình hình kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam, thông qua các chính sách đã đƣợc ban hành. Đó chính là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp kiểm soát đô la hóa thích hợp cho nền kinh tế Việt Nam trong chƣơng 3.
  65. 54 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp kiểm soát đô la hóa nền kinh tế Việt Nam Thứ nhất, theo Đoàn Văn Trƣờng (2005, trang 32), các cơ quan quản lý Việt Nam đã từ lâu hình thành đƣợc quan điểm rõ ràng về kiểm soát đô la hóa nền kinh tế. “Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng trung ƣơng trong vấn đề đô la hóa là rất rõ ràng: xóa bỏ đô la hóa trong nền kinh tế – xã hội nƣớc ta phải đƣợc thực hiện từng bƣớc, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nƣớc; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ”. Tính đến năm 2016, các cơ quan chức năng, đặc biệt là NHNN, đã quyết liệt chống đô la hóa thông qua việc xây dựng một hệ thống khung pháp lý, kết hợp với các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô khác nhau. Mặc dù chủ trƣơng này luôn đƣợc giữ vững và phát huy, kết quả đã đạt đƣợc chỉ mới ghi nhận ở bƣớc đầu. Mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn đô la hóa còn xa vời, cần thêm nhiều thời gian cũng nhƣ cố gắng đến từ tất cả các thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ và NHNN gặp phải một nhƣợc điểm lớn. Nhƣợc điểm đó chính là rất khó để loại bỏ hoàn toàn đô la hóa ra khỏi nền kinh tế. Nhƣ đã bàn luận ở Chƣơng 1, đô la hóa là hiện tƣợng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của bất kỳ quốc gia. Đối với Việt Nam, việc xóa bỏ đô la hóa sẽ càng trở nên khó khăn hơn vì nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, đô la hóa không hẳn tác động xấu hoàn toàn lên nền kinh tế, nếu loại bỏ hiện tƣợng này, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị đánh mất nhiều lợi ích của đô la hóa mang lại. Các cấp quản lý Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi quan điểm trên, thay