Khóa luận Điều tra, khảo sát một số loài cây gỗ lớn quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn từ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một và đề xuất các phương án bảo tồn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Điều tra, khảo sát một số loài cây gỗ lớn quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn từ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một và đề xuất các phương án bảo tồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_dieu_tra_khao_sat_mot_so_loai_cay_go_lon_quy_hiem.pdf
Nội dung text: Khóa luận Điều tra, khảo sát một số loài cây gỗ lớn quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn từ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một và đề xuất các phương án bảo tồn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ LỚN QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ VEN SÔNG SÀI GÒN TỪ LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ BÌNH DƯƠNG, THỦ DẦU MỘT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thanh Quang Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Anh Thư MSSV: 1411090181 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 07/2018
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan với Hội Đồng bảo vệ đây là đồ án nghiên cứu độc lập của riêng em dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu điều tra được sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả điều tra trong đồ án do em tự tìm hiểu, đánh giá một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người viết cam đoan Đỗ Thị Anh Thư
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành theo chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ Thuật môi trường, tại Trường Đại học Công Nghệ (HUTECH) TP. Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Trường Đại học Công nghệ (HUTECH) TP. Hồ Chí Minh; Viện khoa học ứng dụng HUTECH, cùng toàn thể các Thầy Cô trong Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập; đặc biệt em xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến Thầy Lê Thanh Quang đã tạo điều kiện và hỗ trợ các dụng cụ, thiết bị để điều tra, thực hiện đề tài và tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Em xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong công việc và các chỉ tiêu đề ra. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè lớp 14DMT01, cũng như người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ của đề tài 3 5. Phương pháp điều tra 3 5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 3 5.2 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài 3 5.3 Phương pháp thống kê sinh học 4 6. Kết quả đạt được 4 7. Kết cấu của ĐA/KLTN 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 7 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn 7 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 7 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 12 1.2 Đa dạng thực vật trên Thế Giới 12 1.2.1 Thực vật trên thế giới 12 1.2.2 Thảm thực vật 16 1.2.3 Hệ thực vật 17 i
- Đồ án tốt nghiệp 1.2.4 Đa dạng về thực vật thân gỗ 18 1.3 Đa dạng thực vật ở Việt Nam 19 1.3.1 Thực vật ở Việt Nam 19 1.3.2 Đa dạng loài 20 1.3.3 Thảm thực vật 22 1.3.4 Hệ thực vật 23 1.3.5 Đa dạng về thực vật thân gỗ 25 1.4 Vai trò của đa dạng sinh học trong nền kinh tế và đời sống 26 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Đối tượng 28 2.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 28 2.3 Nội dung 29 2.4 Phương pháp điều tra 31 2.4.1 Công tác chuẩn bị 31 2.4.2 Ngoại nghiệp 31 2.4.3 Nội nghiệp 32 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 33 3.1 Kết quả điều tra đa dạng thành phần loài cây gỗ 33 3.2 Đa dạng về giá trị sử dụng và bảo tồn 38 3.2.1 Giá trị đa dạng sinh học 38 3.2.2 Giá trị sử dụng 39 3.2.3 Giá trị bảo tồn 41 3.3 Các biện pháp bảo tồn 43 3.3.1 Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) 43 ii
- Đồ án tốt nghiệp 3.3.2 Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) 44 3.4 Chính sách và các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn đa dạng sinh học 45 3.4.1 Nguồn tài chính 46 3.4.2 Giáo dục và đào tạo 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 Kết luận 51 Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC A : ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY ĐIỀU TRA 57 PHỤ LỤC B: ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA 77 PHỤ LỤC C: CÁC LOÀI CÂY ĐIỀU TRA 79 PHỤ LỤC D: CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU TRA VÀ CÁCH ĐO 84 iii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp DD: Data deficient - Thiếu dữ liệu ĐDSH: Đa dạng sinh học EN: Endangered - nguy cấp GPS: Global Positioning System - Hệ thống Định vị Toàn cầu IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources - Tổ chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế KHCN: Khoa học công nghiệp NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NĐ32: NĐ 32/2006/NĐ-CP về Quản lí động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. Nhóm IA, IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng các loài động, thực vật vì mục đích thương mại. RAMSAR: Công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước SĐVN: Sách đỏ Việt Nam (2007) UNESCO: Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc VU: Vulnerable - sẽ nguy cấp iv
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới 16 Bảng 1.2: Thống kê các loài thực vật đã biết ở Việt Nam 21 Bảng 2.1: Danh sách loài thực vật điều tra có giá trị ven sông Sài Gòn 30 Bảng 3.1: Số lượng mỗi loài trong khu vực điều tra 33 v
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1: Phần trăm tổng số cây của từng khu vực điều tra 35 Biểu đồ 3.2: Tổng số cây của mỗi loài điều tra 36 Biểu đồ 3.3: Phân cấp tỉ lệ phần trăm cây gỗ (Gỗ lớn, vừa và nhỏ) 39 Hình 1.1: Khu vực hạ du lưu vực hệ thống sông Sài Gòn 7 Hình 1.2: Điều tra cây gỗ quý tại Bến Cát - Bình Dương 14 Hình 1.3: Điều tra cây tại tuyến Huyện Bến Cát – Bình Dương 20 Hình 2.1: Bảng đồ vị trí khu vực nghiên cứu 28 Hình 3.1: Định vị vị trí cây được điều tra lên bản đồ google map. 37 Hình 3.2: Thông số và đặc điểm chi tiết cây điều tra 37 vi
- Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nơi sống của khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật có mạch trên cạn và dưới nước; khoảng 10.500 loài động vật trên cạn gồm khoảng 1000 loài động vật không xương sống ở đất, 7700 loài côn trùng, khoảng 1000 loài cá ở nước ngọt, gần 500 loài bò sát - ếch nhái, 850 loài chim, 312 loài thú và trên 1000 loài động vật không xương sống, dưới biển có trên 7000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá nước ngọt và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng ở Việt Nam, số loài sinh vật đã biết trên đây thấp hơn nhiều so với số loài đang sống trong thiên nhiên chưa được điều tra, thống kê và mô tả.(Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011). Trong đó hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, bao gồm 12.000 - 15.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu và đã có 7.000 loài được nhận biết (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm diện tích, chất lượng và hệ sinh thái rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam, 1996), thì con số này đã tăng lên 450 loài vào năm 2008 (Sách đỏ Việt Nam, 2008 và IUCN, 2008). Điều tra và khảo sát các loài cây gỗ lớn góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về đa dạng hệ thực vật của Việt Nam, tài nguyên thực vật của Việt Nam nói chung và tài nguyên thực vật ven sông Sài Gòn nói riêng, với ý nghĩa và tầm quan trọng trên nên em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, khảo sát một số loài cây gỗ lớn quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn từ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một và đề xuất các phương án bảo tồn”. Nhằm vào việc cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về phân bố các quần thể quan trọng của các loài thực vật quý hiếm 1
- Đồ án tốt nghiệp theo Nghị định 32/2006, Sách đỏ Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài tại các khu vực trên địa bàn các tỉnh ven sông Sài Gòn. Trên quan điểm xây dựng một bộ số liệu cập nhật chính xác, thống nhất làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng các loài cây gỗ ven sông Sài Gòn ( từ khu vực Lộc Ninh về Bình Dương), cả về mặt đa dạng loài, đa dạng giá trị sử dụng, dạng sống và tình trạng bảo tồn của các loài thực vật nhằm phục vụ công tác quản lý bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm ven sông Sài Gòn có hiệu quả hơn. Ngoài giá trị cực kì to lớn về Kinh tế - Môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, giảm ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. 2. Tình hình nghiên cứu - Hiện nay khai thác gỗ quý hiếm rất nhiều. Các loài cây gỗ lớn quý hiếm đang dần mất đi thông qua các bài báo và đề tài nghiên cứu về thực vật. - Đề tài khảo sát này một phần giúp thống kê một số loài cây gỗ đang bị tuyệt chủng làm mất đi giá trị kinh tế cao và một số loài đa công dụng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá sơ bộ sự phát triển của một số cây trồng bản địa không tập trung để làm cơ sở khuyến khích sự tham gia tự nguyện của cộng đồng. - Đánh giá tính đa dạng và giá trị của hệ thực vật các loài cây gỗ lớn quý hiếm và đề xuất ra các phương án nhằm bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm ven sông Sài Gòn ( từ Lộc Ninh về Bình Dương). - Làm cơ sở cho các hoạt động trồng cây bản địa và nguồn giống địa phương (cây mẹ). 2
- Đồ án tốt nghiệp 4. Nhiệm vụ của đề tài - Điều tra, khảo sát và định danh loài cây gỗ lớn quý hiếm từ khu vực Lộc Ninh Biên giới Việt Nam – Campuchia về Bình Dương. - Thu thập số liệu và đánh giá tính đa dạng, giá trị các loài cây gỗ tại khu vực điều tra. - Định vị vị trí của các loài cây được khảo sát lên bản đồ của Google Earth. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm. 5. Phương pháp điều tra 5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu (Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến khu vực nghiên cứu). 5.2 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài Lập các tuyến điều tra: bằng cách định vị tọa độ trước trên máy định vị GPS và bản đồ google earth với bán kính tính từ bờ sông là 2 km (bên tả Sông Sài Gòn), chiều dài dọc theo Sông (từ Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước Biên giới Việt Nam – Campuchia chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương). - Thành lập bản đồ khu vực nghiên cứu theo các tài liệu thu thập được kết hợp với các phần mềm hiện có, xác định các khu vực có dân cư sinh sống, các trục đường song song, các khu vực có đồn điền cao su và những vùng đất trồng rừng dọc hai bên bờ sông. - Chuẩn bị các phương tiện, bảng, biểu, dụng cụ đo đếm, la bàn, GPS cầm tay, smartphone, vật tư văn phòng phẩm , cho công tác điều tra ngoại nghiệp. 3
- Đồ án tốt nghiệp - Sử dụng phương pháp tổng quan tư liệu và phương pháp quan sát thực tế hiện trường. 5.3 Phương pháp thống kê sinh học - Sử dụng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm excel để tính toán mật độ phân bố của các loài cây - Đánh giá mức độ và khả năng sinh trưởng của các loài cây điều tra. - Tính toán mức độ biến động và mức tương quan giữa các loài với nhau. 6. Kết quả đạt được - Điều tra được các loài cây gỗ thông thường và quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn ( từ khu vực Lộc Ninh về Bình Dương) - Tính toán và đánh giá được thành phần các loài cây gỗ. - Phân loại nguồn gốc và tìm hiểu được giá trị của mỗi loài. - Đưa ra các biện pháp để bảo tồn các loài cây gỗ. 7. Kết cấu của ĐA/KLTN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2 Đa dạng thực vật trên Thế Giới 1.2.1 Thực vật trên thế giới 1.2.2 Thảm thực vật 1.2.3 Hệ thực vật 4
- Đồ án tốt nghiệp 1.2.4 Đa dạng về thực vật thân gỗ 1.3 Đa dạng thực vật ở Việt Nam 1.3.1 Thực vật ở Việt Nam 1.3.2 Đa dạng loài 1.3.3 Thảm thực vật 1.3.4 Hệ thực vật 1.3.5 Đa dạng thực vật thân gỗ 1.4 Vai trò đa dạng sinh học trong nền kinh tế và đời sống CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 2.1 Đối tượng 2.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 2.3 Nội dung 2.4 Phương pháp điều tra 2.4.1 Công tác chuẩn bị 2.4.2 Ngoại nghiệp 2.4.3 Nội nghiệp CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 3.1 Đa dạng thành phần loài cây gỗ 3.2 Đa dạng về giá trị sử dụng và bảo tồn 3.2.1 Giá trị đa dạng sinh học 3.2.2 Giá trị sử dụng 5
- Đồ án tốt nghiệp 3.2.3 Giá trị bảo tồn 3.3 Các biện pháp bảo tồn 3.3.1 Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) 3.3.2 Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) 3.4 Chính sách và các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn đa dạng sinh học 3.4.1 Nguồn tài chính 3.4.2 Giáo dục và đào tạo KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lí Sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực Lộc Ninh (Biên giới Việt Nam - Campuchia), tỉnh Bình Phước chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn). Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km² (theo Cảng vụ đường thủy nội địa, 2016). Hình 1.1: Khu vực hạ du lưu vực hệ thống sông Sài Gòn 7
- Đồ án tốt nghiệp Sông Sài Gòn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố nằm trên lưu vực; đồng thời tiếp nhận các loại chất thải đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. 1.1.1.2 Địa hình Đặc điểm địa hình còn có mối quan hệ khắn khít với đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng chi phối đến lưu vực hướng nước và môđun dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, độ dốc bề mặt địa hình còn liên quan đến tiềm năng thuỷ điện của các dòng sông. Do vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm địa hình trên lưu vực sông Sài Gòn là rất cần thiết để cùng với việc nghiên cứu về đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật trên lưu vực đưa ra các luận cứ khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước ở lưu vực sông Sài Gòn. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long, lại tiếp giáp với thềm lục địa biển Đông nên địa hình lưu vực sông Sài Gòn vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của một đồng bằng, lại vừa có nét đặc trưng của một vùng duyên hải. Nhìn tổng thể, lưu vực sông Sài Gòn có địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình toàn lưu vực là 4,6%. Đỉnh chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang Nam Trường Sơn có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ có độ cao từ 1 - 3 m. Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình càng cao, mức độ chia cắt từ trung bình đến mạnh. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6% nhưng trên dòng chính sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Một cách tổng quát, có thể phân chia địa hình lưu vực sông Sài Gòn thành 4 dạng hình thái như sau: 8
- Đồ án tốt nghiệp ▪ Địa hình rừng núi Hầu hết thuộc cao nguyên Lâm Viên và Di Linh trong địa phận tỉnh Lâm Đồng, một ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và liền một dãy với cao nguyên Nam Đắklắk. Có thể chia vùng này ra 3 loài địa hình riêng. Vùng núi ven các đồng bằng sát biển với những dãy núi nhỏ có địa hình cắt xẻ mạnh. Vùng núi bao quanh Đà Lạt nằm trên một nền cao nguyên có độ cao trung bình 1200 - 1700 m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi cùng các lòng chảo nhỏ. Đây là vùng của cao nguyên Lâm Viên, đỉnh mái nhà của lưu vực. Độ cao tuyệt đối của vùng này là đỉnh Bidoup - 2287 m. Vùng cao nguyên Nam Đắclắk có cao độ khoảng 600 - 1000 m và địa hình thoải dần về phía Nam và Tây - Nam. Đây là vùng của cao nguyên Xnaro và một phần của cao nguyên Di Linh. ▪ Địa hình trung du Vùng trung du bao bồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, một phần tỉnh Tây Ninh và tp. HCM. ▪ Địa hình đồng bằng Phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Vàm Cỏ, hạ lưu sông Đồng Nai, hạ lưu sông Sài Gòn và thượng - trung lưu của một số lưu vực sông độc lập ven biển Đông Nam Bộ. ▪ Vùng phụ cận ven biển Là một dãy đất hẹp chạy dọc theo bờ biển phía Đông dãy Trường Sơn, với các dãy núi nhô ra tận biển Đông tạo nên sự cắt xẻ riêng biệt. Đặc biệt này đã góp phần tạo 9
- Đồ án tốt nghiệp nên những đồng bằng nhỏ hẹp có các con sông ngắn và dốc, các dãy núi và mỏm núi cao mà hầu hết là đá và đá phong hoá ăn lan ra tận biển. Địa hình toàn lưu vực nhìn chung là tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 8 độ do địa hình ít bị chia cắt, chỉ phần nhỏ thượng lưu của lưu vực sông Đồng Nai là khu vực phân bố của đồi núi với độ chia cắt từ trung bình đến mạnh thì dốc trên 15˚ tới 35˚, và có nơi trên 35˚. 1.1.1.3 Thủy văn Lưu vực sông Sài Gòn nằm ở phần rìa phía Đông – Đông Nam của miền địa chất thủy văn Nam Trung Bộ và nằm ở phía Đông Bắc miền thủy văn đồng bằng Nam Bộ. Cụ thể hơn lưu vực sông Sài Gòn phụ thuộc vào miền địa chất thủy văn Đà Lạt và Bà Rịa – Lộc Ninh, hay thuộc 1 phần vùng địa chất thủy văn Đông Nam Bộ và vùng địa chất thủy văn Đà Lạt. Như vậy, lưu vực sông Sài Gòn có điều kiện địa chất thủy văn rất phức tạp. 1.1.1.4 Khí hậu – khí tượng Đặc điểm khí hậu và khí tượng trên lưu vực là những yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy bề mặt, chế độ thuỷ văn và môi trường nước. Vì vậy các thông tin liên quan đến chúng cần được nghiên cứu, cập nhật để làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của chúng đến nguồn nước. Đặc điểm chung Đặc điểm cơ bản đầu tiên của khí hậu trên toàn lưu vực là sự phân hoá theo mùa. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đấn tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Mùa khô trùng với gió mùa mùa Đông vốn là luồng tín phong ổn định, mùa mưa trùng với gió mùa mùa Hạ mang lại những khối không khí nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm với những nhiễu động khí quyển thường xuyên. 10
- Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm cơ bản thứ 2 của khí hậu vùng này là có một nền nhiệt độ cao và hầu như không có những thay đổi đáng kể trong năm. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng này đạt tới 26 - 27˚C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4 - 5˚C. Đặc điểm thứ 3 cần lưu ý là tính biến động, nhưng ít biến động hơn so với khí hậu miền Bắc, điều này thể hiện rõ trong sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm hằng ngày ở vùng này ít hơn so với khu vực phía Bắc. 1.1.1.5 Thực vật Đặc điểm thảm phủ thực vật trên lưu vực bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hoà lưu lượng vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa. Trong quá khứ lưu vực sông Đồng Nai bao gồm cả miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đã từng có gần 60% diện tích được rừng tự nhiên che phủ. Vào năm 2000 tổng diện tích đất có rừng chỉ còn 1.311.700 ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở Nam Đăk Lăk, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Bình Phước và Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ với 75.740 ha quy hoạch, trong đó khoảng 26.000 ha rừng) và 2 vườn quốc gia: Cát Tiên (73.837 ha), Lò Gò Xa Mát (10.000 ha); 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Bù Gia Mập (22.330 ha), Bình Châu – Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468 ha), Tà Kou (29.134 ha). Ngoài giá trị cực kì to lớn về kinh tế – môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, xử lý ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. 11
- Đồ án tốt nghiệp 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của các tỉnh khu vực phía Nam. Đồng thời có một hệ thống đô thị, các khu công nghiệp trong quá trình phát triển đã thu được những bài học quý. Thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Bình Dương và khu vực dọc theo quốc lộ 13, 14 và 51, nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp. Vùng nằm trên trục đường giao thông đường sắt và đường bộ xuyên Á ra biển, gần đường hàng hải quốc tế, và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động. Với vị trí này, đây là trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng cả đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không, thông thoáng và rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. 1.2 Đa dạng thực vật trên Thế Giới 1.2.1 Thực vật trên thế giới Khái niệm về ĐDSH: ➢ Theo Công ước ĐDSH năm 1992: “ĐDSH là sự đa dạng và phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên Trái Đất, bao gồm đa dạng trong loài (gen), giữa loài và đa dạng hệ sinh thái.” ➢ Khái niệm về ĐDSH của Bộ KHCN&MT: “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.”[15] 12
- Đồ án tốt nghiệp ➢ Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì “ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Một số vùng giàu tính đa dạng sinh học trên Trái Đất giàu tính ĐDSH nhất là các vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu là các cánh rừng nhiệt đới, các rạn san hô nhiệt đới. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng lại chiếm tới 50%, thậm chí có thể lên tới 90% tổng số loài động thực vật của Trái đất. Về thực vật đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, chiếm 1/3 tổng số loài: Brazil có 55.000 loài, Colombia có 35.000 loài, Venezuela có 15.000 - 25.000 loài. Vùng châu Phi kém đa dạng hơn Nam Mỹ: Tazania 10.000 loài, Camorun 8.000 loài, trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Nhận xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới. [26] Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chưa cụ thể, tùy từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 – 600.000 loài. Các loài thực vật được khoa học biết đến (hiện ở mức 350.699 loài) với các loài thực vật tại 1/3 số khu vườn trên khắp thế giới, vào khoảng 1.116 cơ sở. Nghiên cứu cho thấy mạng lưới các vườn thực vật toàn cầu bảo tồn được 2/3 giống thực vật và hơn 90% hệ thực vật. [14] 13
- Đồ án tốt nghiệp Nguồn ảnh: Lê Thanh Quang Hình 1.2: Điều tra cây gỗ quý tại Bến Cát - Bình Dương Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới được bắt đầu bằng việc phân loại thực vật. Mở đầu là Theophraste, học trò của Aristotle. Ông đã đề xướng phương pháp phân loại và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên của thực vật” và “Cơ sở thực vật” ông đã mô tả gần 500 loài cây và phân ra thành cây to, cây nhỡ, cây nhỏ, cây thân gỗ, cây sống trên cạn, cây sống dưới nước [27] Các công trình nghiên cứu phân loại thực vật dựa trên những bằng chứng tiến hóa dựa trên học thuyết của Darwin, tác giả được đề cập nhiều nhất là nhà thực vật học 14
- Đồ án tốt nghiệp người Đức là Eichler. Ông đã chia giới thực vật thành Thực vật không hạt (Cryptogramae) và Thực vật có hạt (Phaerogramae). Nhóm thứ nhất gồm Nấm, Tảo và Rêu; nhóm thứ hai gồm thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín (bao gồm thực vật Một lá mầm và thực vật Hai lá mầm). Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp dự đoán thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 – 20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác. Đối với từng châu lục, G. N. Slucop (1962) đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu lục như sau (Đào Ngọc Tú, 2010): - Châu Á có khoảng 125.000 loài, trong đó: Đông Nam Á (80.000 loài); các khu vực nhiệt đới Ấn Độ (26.000 loài); Tiểu Á (8.000 loài); Viễn Đông thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc (6.000 loài); Xibêria thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á (5.000 loài). - Châu Âu có khoảng 15.000 loài, trong đó: Trung và Bắc Âu (5.000 loài); Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ (10.000 loài), - Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài, trong đó: Hoa Kỳ và Canada (25.000 loài), Mêhicô và Trung Mỹ (17.000 loài), Nam Mỹ (56.000 loài), Đất lửa và Nam cực (1.000 loài). - Châu Phi có khoảng 40.500 loài, trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm (15.500 loài); Madagasca (7000 loài); Nam phi (6.500 loài); Bắc phi, Angieri, Marốc và các vùng phụ cận khác (4.500 loài); Abitxini (4.000 loài); Tuynidi và Ai cập (2.000 loài); Xomali và Eritrea (1.000 loài). - Châu Úc có khoảng 21.000 loài, trong đó: Đông bắc Úc (6.000 loài); Tây nam Úc (5.500 loài); Lục địa Úc (5.000 loài); Taxman và Tây tây lan (4.500 loài). Lecointre và Guyader (2001) đã đưa ra bảng đánh giá số loài thực vật bậc cao được mô tả trên toàn thế giới như sau: 15
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.1: Bảng số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới (% số loài đã được mô tả) Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả Mô tả Fungi Nấm 100800 5,80 Bryophyta Ngành Rêu 15000 0,90 Lycopodiophyta Ngành Thông Đất 1275 0,07 Polypodiophyta Ngành Dương Sỉ 9500 0,05 Pinophyta Ngành Thông 601 0,03 Magnoliophyta Ngành Ngọc Lan 233885 13,40 Nguồn: Sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, Lecointre and Guyader, 2001 1.2.2 Thảm thực vật Trên thế giới, những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật được tiến hành từ khá sớm. A.F.W.Schimper (1898) đã chia thảm thực vật vùng nhiệt đới thành những quần hệ khí hậu và quần hệ thổ nhưỡng. Rubel (1935) [30] đã lập một bảng phân loại được xem như kinh điển. Nhưng cách phân chia các đơn vị của ông không dựa trên một tiêu chuẩn thống nhất và ông đã không chú ý đến tiêu chuẩn quan trọng trong cấu trúc quần lạc tức độ che nền đất của tần ưu thế sinh thái để phân chia các thảm thực vật. J. Beard (1938) [3] đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm. 16
- Đồ án tốt nghiệp Sennhicop (1941, 1964) [31] đưa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống và quần xã thực vật, trên đó có các kiểu thảm thực vật đặc trưng. Kiểu phân loại này được dùng nhiều với loại đồng cỏ sử dụng làm cơ sở chăn nuôi và các quần xã cây trồng. Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó. Segova (1957) lại chia thảm thực vật theo vành đai: Vành đai ven biển bùn lầy, vành đai núi thấp dưới 800 – 1000m và vành đai cao hơn. UNESCO (1973) đưa ra một khung phân loại chung cho thảm thực vật thế giới mà có thể thể hiện trên bản đồ 1:1.000.000 và nhỏ hơn. Khung phân loại này không dựa hẳn vào một nguyên tắc hay hệ thống đã có mà nó kết hợp các nguyên tắc lại với nhau ở những mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là cấu trúc, ngoại mạo. Bậc phân loại cao nhất của hệ thống này là lớp quần hệ, bậc thấp nhất ở dưới phân quần hệ (dưới quần hệ phụ),[41] Trên thế giới, các nghiên cứu về thảm thực vật đều hướng vào việc xây dựng khung phân loại để trên cơ sở đó xác định các kiểu thảm thực vật phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo như kinh doanh rừng, đánh giá hiện trạng, phân bố của thực vật. Đối với lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng sinh học thì đây là một nội dung cần thiết nhằm xác định đối tượng, môi trường, cảnh quan và các yếu tố sinh thái liên quan đến nơi sống, điều kiện sinh trưởng phát triển của thực vật làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn loài, bảo tồn sinh cảnh.[24]. 1.2.3 Hệ thực vật Thực vật chí Hồng Kông, 1861; thực vật chí Australia, 1866; Thực vật chí vùng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ, 1874; Thực vật chí Ấn Độ, gồm 7 tập (1872- 1897); Thực vật chí Miến Điện, 1877; Thực vật chí Malaisia, 1892-1925; Thực vật chí Hải Nam, 1972-1977; Thực vật chí Vân Nam, 1977; Đối với các nƣớc Âu, Mỹ Hầu hết các 17
- Đồ án tốt nghiệp vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh quốc), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga) Đối với các nước khu vực Đông Nam Á đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Trung Hoa, Thái Lan, Indonexia và Malaysia [17] Engler (1882) [19] đưa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật thế giới là 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 - 160.000 loài, thực vật không có hoa 30.000 - 135.000 loài. Riêng thực vật có hoa trên thế giới, Van lop (1940) đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaixia 45.000 loài. Hệ thực vật giàu loài liên quan không chỉ có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi mà còn phụ thuộc vào các nhân tố lịch sử. Trung Âu có 3500 loài, 800 chi, 120 họ (1/6,6/29,2 tức là một họ có 6,6 chi và 29,2 loài) trong khi đó ở Trung Hoa có 2900 loài 936 chi 155 họ (1/6/12,2). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), hệ thực vật trên thế giới như sau: Pháp có khoảng 4.800 loài, châu Âu 11.000 loài, Ấn Độ khoảng 12-14.000 loài, Canada có khoảng 4.500 loài kể cả loài du nhập, cả Bắc Mỹ có trên 14.000 loài, Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 loài.[28] 1.2.4 Đa dạng về thực vật thân gỗ Kuznetsov A. N. và cs (2011) [11] đã nghiên cứu trong hầu hết các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa điển hình. Kết quả đã thống kê được những cây gỗ thuộc 119 họ thực vật, trong đó có 8 họ hạt trần, 110 họ thực vật có hoa và 1 họ thực vật bào tử. Từ 119 họ, có tới 3140 loài cây gỗ, đặc biệt có 10 họ với số lượng loài rất lớn có tới 1720 loài cùng với 10 chi lớn nhất chứa 574 loài năm 1999, nhóm chuyên gia Thông của IUCN/SSC đã công bố Hiện trạng và Kế hoạch bảo tồn của nhóm (Farjon & Page, 1999) [10]. Báo cáo này đánh giá tình hình của Thông trên thế giới, bao gồm cả Danh lục đỏ toàn cầu cũng như những gợi ý chung cho công tác bảo tồn loài. Trên thế giới 18
- Đồ án tốt nghiệp có 630 loài Thông thuộc 69 chi, trong đó có 291 loài Thông trên thế giới được đánh giá bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc tế. 1.3 Đa dạng thực vật ở Việt Nam 1.3.1 Thực vật ở Việt Nam Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam khoảng 1.650km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2, 75% diện tích trong đó là đồi núi. Vùng biển có bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về khí hậu, Việt Nam không chỉ có khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn có cả khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính đa dạng sinh học phong phú và đặc sản của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian. 19
- Đồ án tốt nghiệp Hình 1.3: Điều tra cây tại tuyến Huyện Bến Cát – Bình Dương 1.3.2 Đa dạng loài Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật phát triển, vì thế nước ta có mức độ đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở nước đã có từ lâu. Số lượng các loài thực vật ở nước ta rất lớn. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú: dưới nước, trên cạn. Vai trò của chúng là cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng, cung cấp dược phẩm.v.v Vai trò của việc trồng rừng điều hoà nhiệt độ, hạn chế lũ lụt mưa 20
- Đồ án tốt nghiệp bão, duy trì được độ phì nhiêu của đất, giảm bớt sự ô nhiễn không khí, tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Qua các tài liệu điều tra cơ bản, đến năm 2010 đã có các con số thống kê về thực vật: tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật. Trong đó, 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch. Sau đó, trong công trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo ở nước , các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật.[20] Bảng 1.2: Thống kê các loài thực vật đã biết ở Việt Nam Các nhóm thực vật Số lượng loài Nấm ( Fungi) 2.200 Rêu ( Bryophyta) 481 Quyết lá thông ( Psilotophyta) 1 Thông đất ( Lycopodiophyta) 53 Cỏ tháp bút ( Equisetophyta) 2 Dương xỉ ( Polydiophyta) 691 Thực vật hạt kín ( Angiospermae) 13.000 Tổng cộng 16.428 Nguồn: Đại học quốc gia Hà Nội (2010) 21
- Đồ án tốt nghiệp 1.3.3 Thảm thực vật Ở miền Bắc có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả người nước ngoài như: Chevalier A. với việc đưa ra bảng xếp loại thảm thực vật rừng Bắc Bộ thành 10 kiểu. Maurand P (1943) [14] đã chia Đông Dương thành 3 vùng và 8 kiểu quần thể thực vật. Dương Hàm Hy (1956) đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, Maurand P. (1953) đã tổng kết những công trình nghiên cứu Rollet B., Lý Văn Hội và Neang sam Oil và đưa ra một bảng xếp loại các quần thể thực vật. Nghiêm Xuân Tiếp cũng đưa ra một bảng phân loại những kiểu rừng ở Việt Nam dựa trên cơ sở tổng hợp bảng phân loại của Maurand P. và của Dương Hàm Hy. (Hoàng Chung, 2005)[21] Thái Văn Trừng (1978, 1999) [32] đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật của quan điểm này là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất 19 hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định. Trong môi trường sinh thái đó có 5 nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng. Trên cơ sở đó Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp. Luồng di cư từ phía Bắc xuống là luồng các nhân tố Vân Nam - Qúy Châu, hướng Tây và Tây Nam là luồng các yếu tố Ấn Độ - Miến Điện. Trên nền tảng quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1971) đã xây dựng hệ thống phân loại và lập bản đồ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Trần Ngũ Phương (1970) [33] xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam gồm có các đai rừng và kiểu rừng. Nhưng do không đứng trên quan điểm sinh thái phát sinh nên bảng phân loại này cũng chỉ là một bảng kể tên các kiểu quần hệ và xã hợp, ưu hợp thực vật đã điều tra được mà không làm nổi bật được quan hệ nhân quả giữa 22
- Đồ án tốt nghiệp thảm thực vật và các điều kiện của môi trường. Mặt khác do không nghiên cứu vùng phân bố, lịch sử và thành phần của hệ thực vật Việt Nam, nên không lý giải được vì sao ở vùng này lại có kiểu phụ này, ở vùng khác độ cao khác lại có loại hình khác, kiểu phụ khác[24] Phan Kế Lộc (1985) [29] dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đưa ra khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam, có thể thể hiện được trên bản đồ 1:2.000.000. Bảng phân loại gồm 5 lớp quần hệ, mỗi một phân lớp quần hệ lại phân thành các nhóm quần hệ và thấp nhất là phân quần hệ. Bảng phân loại này đã được một số tác giả áp dụng: Lê Đồng Tấn (2002) [12, Lê Ngọc Công (2004) [13], Trần Văn Thụy và cs (2006) [34], Trần Văn Hoàn và cs (2009) [35], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2011)[22] Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam đã có một số tác giả nổi tiếng như: Thái Văn Trừng, Trần Ngũ Phương, Phan Kế Lộc, trong những năm gần đây có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, nhìn chung các nghiên cứu này đều áp dụng theo những phương pháp phân loại trên. Tuy nhiên, xu hướng phân loại theo UNESCO, 1973 đã được Phan Kế Lộc áp dụng ở Việt Nam ngày càng phổ biến do nó thích hợp với hiện trạng thảm thực vật thứ sinh.[24] 1.3.4 Hệ thực vật Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, Bộ Lâm nghiệp đã công bố 07 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 – 1988) [4], đến năm 1996 công trình này đã được Vũ Văn Dũng dịch sang tiếng Anh. Trần Đình Lý (1993) đã công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam [36]; Võ Văn Chi (1996) đã công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam [42] với 3105 loài cây sử dụng làm thuốc. Trong tài liệu về Tài nguyên cây gỗ Việt Nam , Trần Hợp (2000)[37], đã mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố và giá trị sử dụng của 1566 loài cây gỗ phổ biến từ Bắc 23
- Đồ án tốt nghiệp vào Nam. Trong đó các loài được sắp xếp theo hệ thống tiến hóa của Armen Takhtajan về các ngành Quyết thực vật, ngành thực vật Hạt trần (1986), ngành thực vật Hạt kín (1987)[24] Theo Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011 Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật. Trong đó, tính đến năm 2011 đã ghi nhận được 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch)[5] Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993), (1999 – 2000), [28] có bộ Cây cỏ Việt Nam tác giả đã thống kê có mô tả và kèm theo hình vẽ của hơn 11.600 loài thực vật Việt Nam. Tập thể các Nhà thực vật học Việt Nam (2001, 2003, 2005) biên soạn cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Averyanov (1994) có họ Orchidaceae. Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) có Euphorbiaceae. Nguyễn Tiến Bân (2000) có Annonaceae. Vũ Xuân Phương (2000) có Lamiaceae. Trần Thị Kim Liên, (2002) Myrsinaceae. Nguyễn Khắc Khôi (2002) Cyperaceae. Theo Nguyễn Khắc Khôi và cs (2011) [23], trong tổng số khoảng 25 ngành, 560 họ, 3400 chi với 18.000 loài thực vật có ở hệ thực vật Việt Nam, đã có 7 ngành (28%), 111 họ (19,65%), 175 chi (4,8%) với 448 loài (2,5%) được đánh giá có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch gồm 4 ngành (67,15%), 99 họ (82,2%), 160 chi (91,43%) với 429 loài (95,75%). Về dạng sống chủ yếu là cây gỗ với 126 loài chiếm 28,13%. Theo Thái Văn Trừng (1970), do điều kiện tự nhiên thích hợp, ở Việt Nam có 3 nguồn di cư lớn, đưa các yếu tố ngoại lai thuộc các khu hệ thực vật lân cận xâm nhập vào ( những luồng di cư này đã diễn ra từ đầu kỷ Thứ Ba) : + Luồng thứ nhất, từ phía Nam lên từ các yếu tố vùng Inđônêxia – Malaixia, trong đó họ Dầu (Dipterocatpaceae) là tiêu biểu nhất. 24
- Đồ án tốt nghiệp + Luồng thứ hai từ tây bắc xuống, gồm các yếu tố ở vùng ôn đới Vân Nam, Qúy Châu và dãu Hymakaia, trong đó các loài cây lá kim của ngành Hạt trần, các loài cây rụng lá trong mùa đông thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Hoa mộc ( Betulsceae), Đỗ quyên ( Ericeae) + Luồng thứ ba, từ phía tây và tây nam, gồm các yếu tố vùng Inđônêxia – Malaixia tồn tại chủ yếu trên các vùng khô cạn của Ấn Độ, Myanma, trong đó tiêu biểu là họ Bảng (Combretaceae) và một số loài cây lá rụng thuộc họ khác. Ta điển hình về hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu (Dipterocarpaceae) và họ đậu (Fabaceae), đại diện cho các kiểu rừng, thảm thực vật, thành phần các loài thực vật miền Đông Nam Bộ. Danh lục thực vật tại Vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae). Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (Dalbergia cochinchinensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa),giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) [24] 1.3.5 Đa dạng về thực vật thân gỗ “Thực vật thân gỗ là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên và chồi mang vòm lá” (Võ Văn Chi, 2003).[43] 25
- Đồ án tốt nghiệp Cây gỗ là thực vật sống lâu năm, có thân hóa gỗ mọc thẳng và phát triển mạnh hơn các bộ phận khác (cao trên 5m). Cây gỗ là dạng sống quan trọng và thống trị trong hệ sinh thái rừng (Trần Văn Con, 2008).38. Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành: Ngành thông và ngành Ngọc lan. Nguyễn Đình Hưng (1996)25, đã thống kê rừng Việt Nam có khoảng 700 loài cây gỗ lớn và nhỡ, 400 loài cây gỗ nhỏ thuộc khoảng 100 họ thực vật khác nhau, trong đó có khoảng 30% loài cây thân gỗ có đường kính lớn nằm trong 60 họ thực vật khác nhau, phần còn lại là những loài cây gỗ nhỡ và nhỏ. Thực vật thân gỗ là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong khoa học nhưng những nghiên cứu về nó còn ít và tản mạn, chưa có tính hệ thống, chỉ mới có một số nghiên cứu nhỏ về thực vật thân gỗ, một số nghiên cứu rời rạc về một loài hoặc một nhóm loài thực vật thân gỗ. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và mang tính chiến lược. Hầu hết các loài cây thân gỗ đều có giá trị kinh tế cao. Gỗ khai thác từ cây được dùng làm các vật liệu xây dựng, đóng các đồ dùng gia đình, đồ trang trí nội thất (như gỗ cẩm lai, gỗ giáng hương), đồ mộc mĩ nghệ, đóng tàu thuyền hoặc lấy củi, ngoài ra một số bộ phận khác như tinh dầu, rễ, vỏ thân, lá cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài lấy gỗ các loài cây thân gỗ còn có giá trị thẩm mỹ cao cây cho bóng mát hoa đẹp dùng để thiết kế cảnh quan trên các vỉa hè, đường phố, xí nghiệp, công viên, khu dân cư, đô thị, một số cây còn cho quả vào các mùa thu hoạch. 1.4 Vai trò của đa dạng sinh học trong nền kinh tế và đời sống Mặc dù chưa được thường xuyên ghi nhận, nhưng ĐDSH Việt Nam đã đóng góp giá trị quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và dược phẩm. Năm 2010, ngành nông nghiệp đóng góp trên 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khoảng 20 triệu người dân Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thuỷ sinh và đang khai thác, sử dụng trên 300 loài hải 26
- Đồ án tốt nghiệp sản và trên 50 loài thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế; khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần các khu rừng và 20 - 50% thu nhập của họ là từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, gồm hàng trăm loài cây thuốc, cây cho dầu - nhựa, thuốc nhuộm ĐDSH và các cảnh quan đẹp trên cạn, ven biển và hải đảo còn là các điểm và khu du lịch hấp dẫn và nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái đang trở thành dịch vụ phổ biến ở các khu bảo tồn, một mặt có ý nghĩa khám phá và giáo dục bảo vệ thiên nhiên, mặt khác còn mang lại lợi ích cho người dân địa phương khi tham gia dịch vụ. Nhiều loài động - thực vật đã gắn liền với lịch sử, văn hóa và trở thành vật thiêng liêng hoặc vật thờ cúng của cộng đồng người Việt, ví dụ loài rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm thần sau khi chiến thắng giặc Minh. Bên cạnh những giá trị kinh tế - xã hội và văn hóa, ĐDSH còn cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng. Các kiểu thảm thực vật ở trên cạn cũng như ở vùng nước ven bờ giúp điều hoà khí hậu thông qua dự trữ các bon, lọc không khí và nước, phân huỷ rác thải, giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai như lở đất và bão lũ. Rừng ngập mặn dọc bờ biển đóng vai trò là những “lá chắn xanh” làm giảm từ 20 đến 70% sức mạnh của sóng biển, đồng thời giúp đảm bảo an toàn đê biển, tiết kiệm hàng tỷ đồng chi phí tu bổ đê điều hàng năm, đồng thời hỗ trợ sự hình thành những vùng đất mới ở các vùng cửa sông, ven biển. 27
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng Bao gồm các loài cây thân gỗ lớn quý hiếm phân bố ven Sông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng nghiên cứu chi tiết: các loài cây gỗ lớn quý hiếm ven sông, dạng sống, giá trị sử dụng về môi trường và cảnh quan của các loài cây gỗ và đưa ra các biện pháp bảo tồn. 2.2 Vị trí khu vực nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu, bán kính 2 km từ bên tả của sông và trải dài dọc theo sông Sài Gòn từ khu vực Lộc Ninh (Biên giới Việt Nam - Campuchia), tỉnh Bình Phước qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu 28
- Đồ án tốt nghiệp Ưu tiên chọn những khu vực có dân cư sinh sống hay dọc theo các trục đường song song bên tả của bờ sông Sài Gòn. Ưu tiên xác định những cây bản địa: + Hiện có. + Nguồn gốc tự nhiên (không phải cây trồng lại). + Cây trồng (Nguồn giống, nếu có thể). + Đã từng có trong các khu rừng gần sát và dọc theo hai bên nhánh sông Sài Gòn. + Quan sát và ghi nhận sự phát triển của các cây rừng bản địa được trồng lại trên các loại đất ( thuộc khu vực điều tra) 2.3 Nội dung Đánh giá độ đa dạng loài cây gỗ lớn (thông thường và quý hiếm) bản địa bên tả bờ sông. - Số lượng loài hiện có. - Tầng số xuất hiện của mỗi loài - Nguồn gốc của các loài (tự nhiên hay cây trồng). - Đánh giá sự phát triển của các loài cây gỗ lớn (thông thường và quý hiếm),cây bản địa bên tả bờ Sông, đồng thời xác định các vị trí cây phát triển tốt nhất. Qua kết quả điều tra, khảo sát vùng nghiên cứu đã thu thập được 854 cây được điều tra đo đếm và định vị, thuộc 18 loài và 11 họ (Phụ lục A). 29
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.1: Danh sách loài thực vật điều tra có giá trị ven sông Sài Gòn STT Tên Việt Nam Tên Latin Họ Sao Dầu - 1 Sao đen Hopea odorata Roxb Dipterocarpaceae 2 Cám Parinari Annamensis Họ Cám - (Hance) J.E. Chysobalanaceae Sindora cochinchinensis 3 Gõ mật Vang - Caesalpiniaceae Baill 4 Xà cừ Khaya senegalensis Xoan - Meliaceae Sao Dầu- 5 Dầu Dipterocarpus alatus Roxb Dipterocarpaceae 6 Tếch Tectona grandis Họ tếch - Verbenaceae 7 Phi lao Casuarina equisetifolia Phi lao - Casuarinaceae Lagerstroemia calyculata 8 Bằng lăng ổi Tử vi - Lyhtraceae Baill 9 Me tây Samanea saman Đậu - Fabacea 10 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Đậu - Fabacea Dallbergia cochinchinensis 11 Trắc Đậu - Fabacea Baill 12 Đước cạn Rhizophoraceae Đước 13 Trôm Sterculia foetida Trôm - Sterculiaceace 14 Kơ nia Irvingia malayana Kơ nia - Irvingia 15 Osaka VN Erythrina fusca Đậu - Fabacea 16 Điệp phèo heo Enterolobium cyclocarpum Đậu - Fabacea Dalbergia 17 Cây Sưa Đậu - Fabacea tonkinensis Prain 18 Căm xe Xylia xylocarpa Đậu - Fabacea 30
- Đồ án tốt nghiệp + Để đánh giá sự phát triển các loài cây gỗ và vị trí phát triển tốt, thông qua các đặc điểm về chiều cao, đường kính ngang ngực (D1,3m), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán cây (Dtán), cả 3 đặc điểm này tương đồng thể hiện cây phát triển tốt. Cây phát triển tốt thường không bị cụt ngọn và tán đẹp. Tán cây cả hai phía Đông Tây và Nam Bắc cân bằng không chênh lệch quá sẽ được kết luận là một cây đạt phẩm chất tốt. 3.4 Phương pháp điều tra 2.4.1 Công tác chuẩn bị Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Thu thập các loại bản đồ hiện trạng của sông Sài Gòn. Thành lập bản đồ khu vực nghiên cứu theo các tài liệu thu thập được kết hợp với các phần mềm hiện có, xác định các khu vực có dân cư sinh sống, các trục đường song song, các khu vực có đồn điền cao su và những vùng đất trồng rừng dọc bên tả bờ sông. Lập các tuyến điều tra: khoảng cách tuyến, chiều dài mỗi tuyến (bán kính 2 km bên tả sông Sài Sòn). Chuẩn bị các phương tiện, bảng, biểu, dụng cụ đo đếm, la bàn, GPS cầm tay, smartphone, vật tư văn phòng phẩm, cho công tác điều tra ngoại nghiệp. 2.4.2 Ngoại nghiệp Điều tra dọc tuyến theo chiều dài Sông, kết hợp phỏng vấn người dân tại địa phương ở những khu vực điều tra nhằm biết được xuất xứ, nguồn gốc cây. 31
- Đồ án tốt nghiệp Sử dụng la bàn, máy định vị vệ tinh GPS và bản đồ để xác định vị trí của tuyến ngoài thực địa. - Trên các tuyến tiến hành: + Xác định tên các loài quan sát được dọc theo tuyến. + Đo chiều cao Hvn (chiều cao vút ngọn) bằng máy đo cao Blumbley và đo C1,3 (chu vi ở chiều cao 1,3m của thân) bằng thước dây để xác định đường kính ngang ngực D1,3 và đường kính tán. Định vị tọa độ của mỗi cây bằng máy định vị (GPS map 76csx). Cách đo và các thiết bị được thể hiện ở Phụ lục D. + Phỏng vấn người dân để thu thập thêm thông tin các loài có trên tuyến điều tra như nguồn gốc các loài, các loài xuất hiện nhiều và các loài đã từng có của khu vực nghiên cứu. + Đánh giá phẩm chất của mỗi loài (A): cây sinh trưởng tốt không cong queo không sâu bệnh, (B) cây sinh trưởng trung bình; (C) cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, cụt ngọn. + Chụp ảnh minh họa.(Phụ lục B,C,D) 2.4.3 Nội nghiệp - Sử dụng phần mềm Excel để nhập, tính toán và phân tích đánh giá. - Phân chia các loài theo nguồn gốc. - Tính toán thành phần loài, số lượng mỗi loài. - Đánh giá sinh trưởng và phát triển thông qua số liệu và phẩm chất của các loài thu thập được. - Xác định các vị trí cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho từng loài. 32
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 3.1 Kết quả điều tra đa dạng thành phần loài cây gỗ Qua khảo sát thực tế các khu vực thuộc đề tài có khoảng 18 loài cây gỗ tổng cộng khoảng 854 cây gồm: Sao đen có khoảng 53 cây (6,2%), cây Cám khoảng 4 cây (0,5%), Gõ mật khoảng 22 cây (2,6%), Xà cừ khoảng 10 cây ( 1,2%), Dầu ( Dầu rái, dầu đọt tím) khoảng 471 cây trong đó có khoảng 200 cây dầu lớn và 1 số cây mới trồng ( 55,2%) , Phi lao khoảng 2 cây ( 0,2%), Bằng lăng ổi khoảng 47 cây ( 5,5%) , Me tây khoảng 21 cây ( 2,5%), Giáng hương khoảng 170 cây (20%), Trắc khoảng 13 cây (1,5%) , Kơ nia khoảng 28 cây ( 3,3%), Muồng hoa hường (Osaka VN) khoảng 2 cây (0,2%) , Điệp phèo heo khoảng 3 cây ( 0,4%), Căm xe khoảng 4 cây (0,5%) và còn lại là cây Tếch, Đước cạn, Trôm, cây Sưa mỗi loài có 1 cây ( 0,5%). Trong đó có 5 loài thuộc loài cây gỗ quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục sách Đỏ IUCN, Nghị định 32/2006/NĐ-CP Về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như: Sao đen (Hopea odorata Roxb), Gõ mật (Sindora cochinchinensis Baill), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Dầu (Dipterocarpus alatus Roxb) và Trắc (Dallbergia cochinchinensis Baill). Bảng 3.1: Số lượng mỗi loài trong khu vực điều tra Đơn vị: cây Dầu Tiếng – Bến Cát - Bàu Bàng – Lộc Ninh - STT Cây Thủ Dầu Bình Dương Hớn quản Bình Long Một 1 Sao đen 28 17 3 5 2 Cám 4 0 0 0 3 Gõ mật 8 5 7 2 33
- Đồ án tốt nghiệp 4 Xà cừ 2 0 8 0 5 Dầu 15 2 73 381 6 Tếch 1 0 0 0 7 Phi lao 2 0 0 0 8 Bằng lăng ổi 2 0 2 43 9 Me tây 21 0 0 0 10 Giáng hương 20 0 0 150 11 Trắc 1 1 2 9 12 Đước cạn 1 0 0 0 13 Trôm 0 1 0 0 14 Kơ nia 0 0 28 0 15 Osaka VN 0 0 2 0 Điệp phèo 16 0 0 3 0 heo 17 Cây Sưa 0 0 1 0 18 Căm xe 0 0 4 0 Tổng cộng 105 26 133 590 34
- Đồ án tốt nghiệp Theo bảng 4.1 ta thấy được sự đa dạng của mỗi khu vực. Khu vực có nhiều cây nhất là Lộc Ninh – Bình Long tiếp đến là Bàu Bàng - Hớn Quản ( Viện cao su Việt Nam), Dầu Tiếng - Thủ Dầu Một và ít nhất là ở Bến Cát – Bình Dương, tỉ lệ phần trăm được thể hiện ở biểu đồ 4.1. Sự phân chia mỗi loài cây ở mỗi khu vực hầu như không đồng đều. Cây Trắc, Dầu, Gõ mật và Sao đen hầu hết được phân bố đều ở các khu vực điều tra. Các cây còn lại chưa được phân bố rộng rãi đều trên các khu vực. Biểu đồ 3.1: Phần trăm tổng số cây của từng khu vực điều tra Có tổng cộng 11 họ nhiều nhất là họ Đậu (Fabacae) có 6 loài chiếm 38,8% gồm Me tây ( Samanea saman), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trắc (Dallbergia cochinchinensis Baill), Osaka VN (Erythrina fusca), Điệp phèo heo (Enterolobium cyclocarpum), Căm xe (Xylia xylocarpa), sau đó là họ Dầu (Depterocarpaceae) có 2 loài chiếm 11,1% gồm Sao đen (Hopea odorata Roxb), Dầu (Dipterocarpus alatus Roxb) còn lại các họ Cám (Chysobalanaceae) cây Cám (Parinari Annamensis (Hance) J.E.), họ Vang (Caesalpiniaceae) cây Gõ mật (Sindora cochinchinensis Baill), họ Xoan (Meliaceae) cây Xà cừ (Khaya senegalensis), họ Tếch ( Verbenaceae) cây Tếch (Tectona grandis), họ Phi lao (Casuarinaceae) cây Phi lao (Casuarina equisetifolia), 35
- Đồ án tốt nghiệp họ Tử Vi (Lyhtraceae) cây Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Baill), họ Đước cây Đước cạn (Rhizophoraceae), họ Trôm (Sterculiaceace) cây Trôm (Sterculia foetida), họ Kơ nia (Irvingia) cây Kơ nia (Irvingia malayana) mỗi họ đều có 1 loài chiếm 44,4%. Tổng số cây của mỗi họ được thể hiện ở Biểu đồ 4.2. Biểu đồ 3.2: Tổng số cây của mỗi loài điều tra Vị trí tọa độ và các thông số đặc điểm của mỗi loài cây được thể hiện ở phụ lục A. Dựa vào phần mềm Google Earth thể hiện được vị trí của mỗi cây tại các khu vực điều tra và thành phần, đặc điểm, thống số của mỗi loài được thể hiện như hình 4.1,4.2. 36
- Đồ án tốt nghiệp Hình 3.1: Định vị vị trí cây được điều tra lên bản đồ google map Hình 3.2: Thông số và đặc điểm chi tiết cây điều tra 37
- Đồ án tốt nghiệp 3.2 Đa dạng về giá trị sử dụng và bảo tồn 3.2.1 Giá trị đa dạng sinh học Báo cáo tổng quan về thành phần loài thực vật bản địa đã từng có và hiện có trong khu vực nghiên cứu (Cây tự nhiên hay được trồng). Hầu hết tất cả các loài cây trong khu vực điều tra đều được đánh giá là phẩm chất A dựa vào chiều cao và tán của cây được thể hiện ở bảng số liệu phụ lục A. Cây có chiều cao vừa tầm, thân cây có chu vi vừa với chiều cao và tán rộng xòe cả hai bên đồng đều. 18 loại cây thể hiện được sự đa dạng thực vật ven bờ sông Sài Gòn. Theo phỏng vấn người dân tại khu vực điều tra hầu hết các loài cây ven sông Sài Gòn có nguồn gốc tự nhiên nhiều hơn so với các loài cây được trồng lại. Những loài cây có nguồn gốc tự nhiên hầu hết đều có trước năm 1990, tuổi đời khá lâu nên thân cây thường to, chiều cao thường trên 20 mét và tán cây rộng tùy thuộc vào sinh thái của mỗi loài cây. Đối với những cây trồng lại thường từ năm 1990 – 1992 trở lại đây. Theo tiêu chuẩn cây lâm nghiệp, số lượng cây điều tra được phân cấp thành ba loại là gỗ lớn, gỗ vừa và gỗ nhỏ. Qua khảo sát tại khu vực điều tra tỉ lệ phần trăm mỗi loài gỗ được thể hiện ở biểu đồ 4.3 dựa vào tiêu chuẩn như sau: Cây gỗ lớn (≥25m) có 73 cây , cây gỗ vừa (15m - 25m) có 746 cây, cây gỗ nhỏ (≤15m) có 35 cây. 38
- Đồ án tốt nghiệp Biểu đồ 3.3: Phân cấp tỉ lệ phần trăm cây gỗ 3.2.2 Giá trị sử dụng Về dạng sống, căn cứ vào thang đánh giá của Raunkauer (1943), và được áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam “Cây thân gỗ: là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên và chồi mang vòm lá, Võ Văn Chi, 2003” Lợi ích kinh tế của rừng gỗ lớn rất cao, giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu. Từ số liệu thu được trong quá trình điều tra thực địa kết hợp với các tài liệu đã công bố về công dụng của thực vật ở Việt Nam, xác định được ở khu vực nghiên cứu các loài đều có giá trị sử dụng và tạm chia thành 4 nhóm công dụng, một số loài có cả 2 hoặc 3 công dụng: ▪ Nhóm cây làm thuốc: Có 9 loài có giá trị làm thuốc chiếm 50% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu, những bài thuốc từ các loài cây thuốc được người dân địa phương 39
- Đồ án tốt nghiệp hay các cơ sở bốc thuốc từ thiện sử dụng để chữa trị những bệnh thông thường như Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) dùng để bôi lên chân những người làm việc ở dưới nước để phòng bệnh sán vịt và dùng để đắp các vết loét; Sao đen (Hopea odorata Roxb) có tác dụng làm săn da, cầm máu và làm chắc chân răng; Phi lao (Casuarina equisetifolia) ở Ấn Độ người ta dùng vỏ trị bệnh tiêu chảy, trị đau bụng, ở Indonexia dùng để chữa đau dạ dày, bệnh tê phù và nhức đầu, ở nước ta dùng để chữa bệnh ngoài da và chàm bìu dái; Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) dùng chữa bệnh đái tháo đường; Đước cạn được dùng trị bỏng nhẹ và bụng dưới căng đầy; Trôm (Sterculia foetida) trong đó nhựa trôm được dùng để điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mủ trôm chữa bênh xơ gan, kiêt lỵ; Kơ nia (Irvingia malayana) được dùng để chữa no hơi, đầy bụng, trừ sốt rét; Osaka VN (Erythrina fusca) hạt của cây dùng để chữa bệnh ung thư, vỏ cây dùng để đắp cầm máu cho vết thương và chữa các bệnh khác như số rét, bệnh gan, thấp khớp. Tếch (Tectona grandis) được dùng để chống viêm da và chữa chứng khó tiêu. Trong đó có một số loài nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền. Những vị thuốc từ các loài này được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh và là căn cứ để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, bảo đảm nhu cầu điều trị và thanh toán tiền thuốc cho các đối tượng người bệnh, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. ▪ Nhóm cây làm cảnh: Có 6 loài chiếm 33,3 % tổng số loài ở khu vực nghiên cứu, nhóm này có hai công dụng, bên cạnh giá trị thẩm mỹ như cho hoa đẹp, cây cảnh, cho bóng mát còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh như: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Baill), Me tây (Samanea saman) và Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Muồng hoa hường (Erythrina fusca), Điệp phèo heo ( Enterolobium cyclocarpum). ▪ Nhóm cây làm thực phẩm: Có 1 loài chiếm 5,5% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu, nhóm này gồm các loài cây ăn được như cho gia vị, làm rau, cho quả ăn được và các bộ phận khác ăn được; người dân địa phương thường sử dùng trong bữa cơm gia 40
- Đồ án tốt nghiệp đình như là nguồn rau xanh đồng thời cũng là bài thuốc dân gian chữa các bệnh thông thường cây Cám (Parinari Annamensis (Hance) J.E.) quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu. Vỏ cây dùng làm hương thắp. Vỏ quả được sử dụng trong y học dân gian Campuchia làm thuốc trong một chế phẩm gọi là thnam pooy. ▪ Nhóm cây cho gỗ (giá trị kinh tế): Có 9 loài chiếm 50% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu, nhóm này được sử dụng để lấy gỗ dùng trong xây dựng, đóng các đồ dùng gia đình, tàu thuyền hoặc lấy củi; ngoài ra một số bộ phận khác như tinh dầu, rễ, vỏ thân, lá cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh; các loài thường gặp như: Sao đen (Hopea odorata Roxb), Gõ mật (Sindora cochinchinensis Baill), Xà cừ (Khaya senegalensis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) và cây Tếch (Tectona grandis), Trắc (Dallbergia cochinchinensis Baill), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Baill), Điệp phèo heo (Enterolobium cyclocarpum). 3.2.3 Giá trị bảo tồn Để có biện pháp bảo vệ các loài ngoài việc nắm toàn bộ thành phần loài của vùng nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Theo thang đánh giá của IUCN (2007),“Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ - CP Về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì trong tổng số loài thực vật vùng nghiên cứu có loài được xếp vào danh mục các loài thực vật cần được bảo tồn là: - Sao đen (Hopea odorata Roxb) Họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) xếp ở cấp VU (loài sẽ nguy cấp). Ở Việt Nam, gỗ Sao đen được xếp trong nhóm gỗ loại I International Union for Conservation of Nature: Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên. 41
- Đồ án tốt nghiệp - Gõ mật ( Sindora cochinchinensis Baill) Họ vang (Caesalpiniaceae) thuộc nhóm gỗ loại I, loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, (1996) với cấp đánh giá “ biết không chính xác” (K) và Sách Đỏ Việt Nam, (2007) xếp ở cấp EN ( loài nguy cấp) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đã được bảo vệ ở một số khu bảo tồn Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nhưng vẫn thường bị khai thác, cần bảo vệ nghiêm ngặt. Có thể thi hành biện pháp khai thác chọn, để lại cây giống và tổ chức trồng. - Trắc ( Dallbergia cochinchinensis Baill) Họ Đậu (Fabacea) loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam(1996) với cấp đánh giá “ sẽ nguy cấp” (VU) và Sách Đỏ Việt Nam, (2007) xếp ở cấp EN (loài nguy cấp) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Là đối tượng bảo vệ không những chỉ ở trong các vườn quốc gia, các khu bảo tồn mà ở ngoài các khu bảo tồn cũng là đối tượng cấm khai thác. Cần thu hồi nguồn giống để đưa vào trồng. - Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) Họ Đậu (Fabacea) thuộc nhóm gỗ loại I loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, (1996) với cấp đánh giá “ biết không chính xác” (K) và Sách Đỏ Việt Nam, (2007) xếp ở cấp EN (loài nguy cấp) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại . Đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Song vì giá trị của gỗ vẫn bị săn lùng khai thác trộm. Cần thu thập giống đưa vào trồng. - Dầu (Dipterocarpus alatus Roxb) Họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) xếp ở cấp VU (loài sẽ nguy cấp) và Danh lục sách Đỏ IUCN được xếp là CR (rất nguy cấp), dễ nhẫn diện. 42
- Đồ án tốt nghiệp 3.3 Các biện pháp bảo tồn 3.3.1 Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) Có nhiều khái niệm về bảo tồn nội vi, những khái niệm có những điểm khác nhau, có bốn khái niệm do các nhà nghiên cứu nguồn gen tính từ năm1991 - 1997 như sau: - Bảo tồn In situ được coi là duy trì các quần thể biến động trong môi trường sống tự nhiên hay canh tác của chúng trong cộng đồng cho phép quá trình tiến hóa tự nhiên xảy ra trong một phần quần thể của chúng (Qualset và cộng sự 1997). - Mohd Said Saad and V. Ramanatha Rao, 2001: bảo tồn In situ là đối ngược với Ex situ, lựa chọn bảo tồn In situ khi cần thiết phải duy trì tiềm năng tiến hóa của loài và quần thể (Frankel,1970, Ledig,1988,1992) Nhìn chung nghiên cứu và giám sát đảm bảo thành công của bảo tồn In situ ở ba mức độ: thử nghiệm, phân tích biến dị, di truyền trong một loài mục tiêu ở khu vực đặc thù (Nghiên cứu hình thái, di truyền phân tử và những xác nhận đa dạng người sử dụng tại địa phương), kiểm kê số loài, quan sát điều kiện sinh thái và tập tính trong hệ thống canh tác (Berg,1996). - Bảo tồn In situ là duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong cấu trúc tự nhiên cho nguồn tài nguyên thực vật. Những nguồn tài nguyên này tiếp tục được trồng trọt trong hệ thống canh tác của chúng chủ yếu ở các Trung tâm phát sinh và đa dạng cây trồng của Vavilop (Brush, 1991). - Bảo tồn in situ là phương tiện để duy trì hệ sinh thái nông nghiệp cơ bản, các giống do nông dân trồng trọt và họ sử dụng các phương pháp và tiêu chí chọn lọc của họ (FAO,1989;Bommer,1991,Keystone,1991).[44] Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái (HST) trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn 43
- Đồ án tốt nghiệp nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn: - Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã); - Loại II: Vườn Quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí,giáo dục; - Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; - Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; - Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; - Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra theo Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới, và theo công ước RAMSAR có Khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các khu bảo tồn. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay trong các rừng trồng.[44] 3.3.2 Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị là đưa nguồn gen ra khỏi điều kiện tự nhiên sinh sống của chúng hoặc ra khỏi hệ thống sản xuất đến lưu trữ tại các trung tâm với các điều kiện và kỹ thuật bảo đảm sức sống của nguồn gen lâu dài, giữ nguyên được biến 44
- Đồ án tốt nghiệp dị, di truyền hiện có của nguồn gen phục vụ sử dụng cho nghiên cứu và tái tạo quần thể nguồn gen. Phương pháp bảo tồn ngoại vi phụ thuộc vào loài cây trồng, điều kiện của các cơ quan nghiên cứu và tái tạo quần thể nguồn gen Ngân hàng gen hạt (seed genebanks) bao gồm ngân hàng hạt ở các cơ quan bảo tồn và ngân hàng hạt cộng đồng (Community seed banks) Ngân hàng gen đồng ruộng (Field genebanks) Bảo tồn In vitro với cả hai nhóm cây trồng kết hạt và cây trồng sinh sản sinh dưỡng và chia thành hai loại bảo tồn tế bào/mô và bảo tồn hạt phấn. Ngân hàng AND (DNA banks) Bảo tồn lạnh (Cryoconservation genebanks) Vườn thực vật (Botanical gardens) Ngân hàng gen (Genebanks) Ngân hàng gen là lưu giữ, duy trì và tái sinh trở lại các mẫu sống của giống cây trồng bản địa, giống địa phương, giống cải tiến, cây hoang dại và họ hàng hoang dại. Nguồn gen trong các ngân hàng gen đảm bảo củng cố vững chắc nguồn lương thực, thực phẩm và nhu cầu khác cho con người, sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu hiện tại và trong tương lai. [45] 3.4 Chính sách và các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam là một trong những quốc gia ban hành khung chính sách và pháp lý về bảo tồn ĐDSH vào loại sớm nhất tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đã thể hiện những cam kết của Chính phủ khi tham gia các điều ước quốc tế như Công ước ĐDSH (CBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar), Công ước buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm (CITES) Những văn bản pháp lý đầu tiên khoảng đầu những năm 1960 đã tạo nền tảng cho việc thành lập Vườn quốc gia (VQG) 45
- Đồ án tốt nghiệp Cúc Phương, một khu bảo tồn ĐDSH đầu tiên của Việt Nam. Nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được ban hành, đó là: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật Tài nguyên nước năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Thủy sản năm 2003. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 là một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn ĐDSH. Lần đầu tiên, các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn ĐDSH được đưa thành luật riêng, quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH cấp quốc gia, cấp bộ ngành và địa phương, tạo cơ sở pháp lý để các cộng động địa phương tham gia bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về chia sẻ lợi ích. 3.4.1 Nguồn tài chính a) Từ ngân sách nhà nước Kinh phí trung bình chi cho bảo tồn ĐDSH hiện tại xấp xỉ 0,4% tổng ngân sách quốc gia, được thực hiện từ 2 nguồn: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong những năm gần đây, ngân sách nhà nước dành cho các chương trình, dự án liên quan đến ĐDSH đã tăng lên như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, các hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam. Vốn ODA cũng là một nguồn tài chính đáng kể dành cho bảo tồn ĐDSH, thường chiếm từ 20 - 30% trong tổng kinh phí từ vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường. Từ 2006 đến 2010, Việt Nam đã nhận được khoảng 64 triệu USD cho các hoạt động liên quan đến ĐDSH từ các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, đến nay gần 90% kinh phí của Nhà nước dành cho ĐDSH là đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và chỉ có 10% được phân bổ cho hoạt động quản lý và bảo tồn (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011). 46
- Đồ án tốt nghiệp b) Xã hội hóa tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH Cơ chế chi trả các dịch vụ hệ sinh thái: Năm 2008, cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) đã được nhà nước ban hành và thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Theo đó, các đơn vị sử dụng tài nguyên nước, gồm các nhà máy thủy điện, công ty sản xuất nước đóng chai và các đơn vị khác phải chi trả cho dịch vụ môi trường. Khoảng 80 - 90% kinh phí thu được sẽ trả cho những người cung cấp dịch vụ môi trường, bao gồm chủ rừng, các hộ gia đình, các cộng đồng địa phương, các tổ chức kinh tế và các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, và một phần nộp Nhà nước. Từ tháng 9/2010, cơ chế chính sách này đã được mở rộng áp dụng trên toàn quốc, đồng thời mở rộng phạm vi, bao gồm cả dịch vụ hấp thụ các bon và các dịch vụ khác. Tài chính Các bon: Cho đến nay, còn thiếu những dự án giảm các bon liên quan đến ĐDSH. Trong khoảng 50 dự án về Cơ chế phát triển sạch (CDM) đăng ký trong nước còn tập trung chủ yếu vào hiệu quả năng lượng, chỉ có một dự án CDM tương đối nhỏ về lâm nghiệp và sử dụng đất. Chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD+): Từ năm 2008, Việt Nam đã hợp tác với Ngân hàng thế giới, chương trình UN- REDD và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm xây dựng năng lực thực hiện REDD+, gồm hệ thống giảm phát thải khí nhà kính bằng nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời chi trả cho những người thực hiện các hoạt động REDD+ tại địa phương. Chương trình REDD+ quốc gia (NRP) đã được xây dựng trên cơ sở pháp lý của Luật ĐDSH 2008 nhằm lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào mục tiêu tổng thể về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng. Bồi hoàn ĐDSH: Chương trình về bồi hoàn ĐDSH hiện được xây dựng với các nội dung về khung pháp lý và chính sách về bồi hoàn ĐDSH dựa trên Điều 75 của Luật ĐDSH. Nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng đóng góp tài chính cho bảo tồn ĐDSH. Tại Kiên Giang, một công ty xi măng quốc tế có tên 47
- Đồ án tốt nghiệp là Holcim đã cam kết đóng góp xấp xỉ 1 triệu USD để bảo tồn các cảnh quan núi đá vôi và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm voọc bạc và sếu cổ trụi đầu đỏ. Cán bộ công nhân viên của Holcim và cộng đồng địa phương đã được đào tạo về bảo vệ môi trường. Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái: Trong những năm gần đây, ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu và áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế của các hệ sinh thái tại Việt Nam, gồm rừng, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển. Những kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng dịch vụ của các hệ sinh thái đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, vào sinh kế và đời sống con người. 3.4.2 Giáo dục và đào tạo Mạng lưới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và kỹ thuật bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam đã được phát triển rộng rãi. Khoảng 20 trường đại học có các chuyên ngành đào tạo đại học liên quan đến ĐDSH, gồm sinh học, quản lý môi trường, lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản. Nhiều trường đại học đã có chương trình sau đại học liên quan đến ĐDSH và quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước. Hiện nay cả nước có khoảng 5.000 - 8.000 kỹ sư có chuyên môn liên quan đến ĐDSH thuộc các ngành nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; hàng năm có hàng trăm sinh viên đại học ngành sinh học và công nghệ sinh học tốt nghiệp; khoảng 50 thạc sĩ và 10 tiến sĩ hoàn thành học vị hàng năm thuộc các chuyên ngành như: động vật học, thực vật học, sinh thái học, bảo tồn ĐDSH và quản lý tài nguyên thiên nhiên. ĐDSH cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học thông qua các môn học như thực vật học, sinh học, kỹ thuật trồng cây, bảo tồn tài nguyên đất và nước, Nhiều khoá đào tạo ngắn ngày về ĐDSH cũng đã được tổ chức cho các cán bộ quản lý cấp trung ương và địa phương. Quỹ Bảo tồn Việt Nam được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), nhằm xây dựng năng lực cán bộ quản lý và nâng cao ý thức cộng đồng. 48
- Đồ án tốt nghiệp Truyền thông nâng cao nhận thức. Một số chương trình và chiến dịch truyền thông đã được triển khai như Chương trình nâng cao nhận thức về ĐDSH thời kỳ 2001- 2010; Chiến lược truyền thông quốc gia về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản dựa trên cộng đồng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các nội dung bảo tồn ĐDSH đã tới được công chúng và các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần xã hội về vai trò của ĐDSH trong sự phát triển bền vững quốc gia và góp phần xây dựng các tiêu chuẩn về mối quan hệ giữa con người và môi trường, giữa bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Một số hoạt động nâng cao nhận thức dựa trên hiện trường cũng đã được triển khai phục vụ các cộng đồng sống trong và gần các khu bảo tồn. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã tổ chức những ngày thế giới, quốc tế về môi trường, về ĐDSH, về đất ngập nước, bảo tồn hổ Cơ sở dữ liệu và thông tin ĐDSH. Trong 2 thập kỷ vừa qua thông tin về ĐDSH Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu, khảo sát về ĐDSH được thực hiện tại nhiều nơi trên cả nước đã phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới cho khoa học. Các hệ thống giám sát ĐDSH đã được triển khai tại một số khu bảo tồn. Tuy vậy, cơ sở dữ liệu về ĐDSH vẫn đang rất phân tán ở nhiều cơ quan quản lý và nghiên cứu; chất lượng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu không đồng bộ; còn nhiều hạn chế trong việc chia sẻ và sử dụng thông tin. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản về ĐDSH và các hoạt động cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về ĐDSH. Bộ KHCN và Bộ NN&PTNT đã xây dựng cơ sở dữ liệu về giống và nguồn gen cây trồng, vật nuôi. Viện KHCN Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu về biển Việt Nam, bao gồm cả ĐDSH biển. Vấn đề cần thiết là phải có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ĐDSH thống nhất với cơ chế cập nhật, chia sẻ và sử dụng thông tin hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ lợi ích. 49
- Đồ án tốt nghiệp Trong hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến ĐDSH đã được ban hành ở nước ta đều có nội dung khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH. Việc tăng cường các hoạt động du lịch sinh thái trong vùng lõi và vùng đệm của KBT đã tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương Hợp tác quốc tế Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH và an toàn sinh học.Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định môi trường đa phương (MEA) liên quan đến ĐDSH, gồm Công ước ĐDSH (CBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (công ước Ramsar), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và một số Nghị định thư quốc tế liên quan khác. 50
- Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ❖ Kết luận Đề tài đã điều tra khảo sát và tổng quan về thành phần loài thực vật bản địa đã từng có và hiện có dọc tuyến nghiên cứu (Cây tự nhiên và cây được trồng). Lập được tuyến điều tra cây gỗ dọc sông Sài Gòn từ khu vực Lộc Ninh – Biên giới Campuchia về Bình Dương, Thủ Dầu Một. Định vị được vị trí cây và mô tả được đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất của cây thể hiện trong phụ lục A. Đề tài điều tra khảo sát từ khu vực Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một được khoảng 854 cây gỗ lớn tự nhiên của 18 loài thuộc 11 họ, đây là những loài cây gỗ lớn, quý hiếm. Trong tổng số loài cây điều tra ở các khu vực cây Dầu có tổng số cây cao nhất và ít nhất là Tếch, Đước cạn, Trôm và cây Sưa. Số loài thuộc họ Đậu nhiều nhất chiếm 38,8% trong tổng số các họ còn lại. Tầng số xuất hiện tại khu vực Lộc Ninh – Bình Long có tổng số cây lớn nhất chủ yếu là cây Dầu lại không đa dạng hơn khu vực Dầu Tiếng - Thủ Dầu Một, tuy tổng số lượng cây ít hơn nhưng ở khu vực này tổng hợp đa dạng của nhiều loại cây hơn. Tầng số xuất hiện và tổng số cây thấp nhất ở khu vực Bến Cát – Bình Dương. Trong tổng cộng 18 loài điều tra có 5 loài nằm trong các danh sách các loài cây quý hiếm cần được bảo tồn như Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế(IUCN), Sách đỏ Việt Nam(2007), Nghị định 32/2006/NĐ – CP: Sao đen, Gõ mật, Trắc, Giáng hương, Dầu. Định vị, đưa vị trí cây và thể hiện các đặc điểm thông số đã khảo sát được lên bản đồ Google Earth. Thống kê và phân cấp được giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn cũng như trong sinh hoạt như làm đồ mộc, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu. 51
- Đồ án tốt nghiệp ❖ Kiến nghị Lưu vực Sông Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và là nơi tiếp giáp giữa hai Quốc gia (Việt Nam – Campuchia) nên cần được bảo vệ và xây xựng hành lang giám sát đa dạng sinh học lâu dài. Điều tra số lượng cây gỗ còn lại thuộc nhóm cây gỗ quý hiếm nên cần được nâng cao công tác bảo vệ và bảo tồn. Trồng thêm các loài cây bản địa nhằm làm đa dạng thành phần loài trong các sinh cảnh khác nhau. Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, đất đai và môi trường, đa công dụng chống xói mòn, bảo vệ và hổ trợ cây khác cùng phát triển Chọn những cây tự nhiên làm cây mẹ, làm nguồn giống để phát triển nông lâm nghiệp. Nghiên cứu các đặc điểm đất đai để trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật tại các khu vực thường xảy ra nạn chặt phá. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên. 52
- Đồ án tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, 2008. Tổng quan về đa dạng sinh học ở Việt Nam, Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn bị phục vụ xây dựng dự án Luật Đa dạng sinh học. 2. Bảo Huy, Báo cáo kết quả điều tra phân bố, sinh thái của một số loài thực vật thân gỗ quý hiếm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Đăk Lăk,2014. 3. Beard J. S. (1946), Los climax de vegetación en la América tropical, Revista Fac. Nac. De Agronomía de Medellin Vol. VI, No. 23, Colombia. 4. Bộ Lâm nghiệp (1971-1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội. 6. Các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007). 7. Các loài nằm trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP Về việc quảm lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 8. Các loài cây quý hiếm theo tiêu chuẩn IUCN, 2012. 9. Các loài cây trong danh lục của CITES. 10. Farjon A. and Page C. N. (1999), Connifers: Status survey and conservation action plan, Conifer Specialist Group, IUCN, Gland, Switzerland & Cambridge, UK. 11. Kuznetsov A. N., Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsova S. P. (2011), “Cây gỗ rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam”, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr. 674 – 681. 12. Lê Đồng Tấn (2002), “Thảm thực vật vùng núi cao xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (10), tr. 941-945. 13. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và 53
- Đồ án tốt nghiệp Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 14. Maurand P. (1943), L’Indochine forestiere Bel (Une carte forestiere), HaNoi. 15. Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, 2001. 16. Nguyễn Thị Hoa (2014)]. Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Lâm Nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên. 17. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp 18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Hành (2013), Đánh giá tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khi bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà TP. Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Đại học Đà Nẵng. 21. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thƣờng xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56. 22. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), "Nghiên cứu thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (19), tr. 86-90. 23. Nguyễn Khắc Khôi, Vũ Xuân Phương, Dương Đức Huyến, Trần Thế Bách, Đỗ Thị Xuyến, Trần Thị Phương Anh (2011), “Những loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam và biện pháp bảo tồn”, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 661-667. 24. Nguyễn Thị Hoa (2014) Nghiên cứu đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi Đá Vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh 54
- Đồ án tốt nghiệp Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Lâm Nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên. 25. Nguyễn Đình Hưng (1996), “Đánh giá tài nguyên thực vật rừng vùng Tây Nguyên”, Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 116-122. 26. Phạm Thái Hà 01/2010, đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam, Đại học Thái Nguyên. 27. Phạm Thị Huệ (2012). Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao tại Núi Cuống, huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội 28. Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), tập (1, 2, 3) Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 29. Phan Kế Lộc (1985), "Thử vận dụng bảng phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam", Tạp chí Sinh học, (12), tr. 27-29. 30. Rubel E. (1930), Pflanzengesellschaften der Erd, Rern – Berlin. 31. Sennhicốp A. P. (1941), Đồng cỏ học, Lênin - grat (Tiếng Nga), Sennhicốp A. P. (1964), Lời nói đầu trong địa thực vật, Lênin-grat, Nxb Đại học tổng hợp Lêningrat, tiếng Nga. 32. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội., Thái văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 33. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 34. Trần Văn Thụy, Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Đào, Vũ Văn Cần (2006), “Đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật ở lưu vực hồ chứa nƣớc Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nhằm định hƣớng sử dụng hợp lý”, Tạp chí Sinh học, (3), tr. 33-39 35. Trần Văn Hoàn, Trần Đình Lý, Lê Ngọc Công (2009), "Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí 55
- Đồ án tốt nghiệp Nông nghiệp & PTNT, (8), tr. 104-110. 36. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích, Nxb Thế giới, Hà Nội. 37. Trần Hợp (2000), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Trần Văn Con (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng sản xuất là rừng gỗ nghèo, lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở các vùng sinh thái khác nhau", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (4), tr. 92-96. 39. Trần Thanh Hùng và ctv, 2014. Thành phần loài thực vật hai lá mầm ven bờ sông Sài Gòn qua khảo sát tại phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (14) – 2014. 40. Trang Cảng vụ đường thủy nội địa truy cập ngày 01/11/2016. 41. UNESCO (1973), International classfication and mapping of vegetation, Paris, France. 42. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 43. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1&2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 44. Vũ Văn Liếc (2009), Bảo tồn nội vi, Giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen, Vũ Văn Liếc, Hà Nội, 89-108. 45. Vũ Văn Liếc (2009), Bảo tồn ngoại vi, Giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen, Vũ Văn Liếc, Hà Nội, 120-162. 56
- Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC A : ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY ĐIỀU TRA Tên Phẩ cây CV Hvn Dt_m Dt_m STT Tên latin Họ Tọa độ vị trí cây m Ghi chú Việt (cm) (m) (ĐT) (NB) chất Nam Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 1 11162580 106212150 340 35 9 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 2 11162580 106212009 182 22 7 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 3 11162506 106212100 251 27 8 7 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 4 11162506 106212100 256 28 8 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 5 11162507 106212009 149 25 7 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng 57
- Đồ án tốt nghiệp Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 6 11162556 106212070 124 22 7 6 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Parinari Annamensis Họ Cám - Đình thần Dầu 7 Cám 11162570 106212006 201 35 8 9 A (Hance) J.E. Chrysobalanaceae Tiếng Vidal Sindora Vang- Đình thần Dầu 8 Gõ mật cochinchinensi 11162506 106212006 159 18 9 10 A Caesalpiniaceae Tiếng s Baill Sao Hopea odorata Sao Dầu- cụt Đình thần Dầu 9 11162506 106212004 177 16 5 6 Đen Roxb Dipterocarpaceae ngọn Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 10 11162505 106212003 236 32 7 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 11 11162580 106212080 248 35 8 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Khaya Đình thần Dầu 12 Xà Cừ Xoan- Meliaceae 11162506 106212190 133 18 12 13 A senegalensis Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 13 11162507 106211908 180 32 7 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng 58
- Đồ án tốt nghiệp Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 14 11162006 106212001 178 34 6 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Khaya Đình thần Dầu 15 Xà Cừ Xoan- Meliaceae 11162601 106211908 161 22 12 9 A senegalensis Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 16 11162620 106212040 173 32 8 6 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 17 11162602 106212005 169 22 6 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 18 11162603 106212005 231 32 9 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 19 11162601 106212004 198 28 7 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 20 11162605 106212000 266 32 8 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 21 11162605 106212000 278 33 9 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 22 11162700 106212003 261 33 8 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Dầu rái Dipterocarpus Sao Dầu- 78- 18- Đình thần Dầu 23 (15 11162700 106212003 8 9 A alatus Roxb. Dipterocarpaceae 112 25 Tiếng cây) Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 24 11162700 106212100 353 34 10 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng 59
- Đồ án tốt nghiệp Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 25 11162605 106211202 383 35 11 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 26 11162605 106211202 247 26 7 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 27 11162605 106211202 326 35 11 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Parinari Annamensis Họ Cám - Đình thần Dầu 28 Cám 11162608 106212104 383 35 11 10 A (Hance) J.E. Chrysobalanaceae Tiếng Vidal Parinari Annamensis Họ Cám - Đình thần Dầu 29 Cám 11162608 106212104 176 35 11 10 A (Hance) J.E. Chrysobalanaceae Tiếng Vidal Parinari Annamensis Họ Cám - Đình thần Dầu 30 Cám 11162608 106212104 185 35 11 10 A (Hance) J.E. Chrysobalanaceae Tiếng Vidal Tectona Họ tếch - Đình thần Dầu 31 Tếch 11162605 106211202 217 22 11 9 A grandis Verbenaceae Tiếng Sindora Vang- Đình thần Dầu 32 Gõ mật cochinchinensi 11162607 106212101 161 25 11 10 A Caesalpiniaceae Tiếng s Baill Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 33 11162605 106211202 126 25 7 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 34 11162605 106212103 235 36 11 12 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng 60
- Đồ án tốt nghiệp Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 35 11162605 106211202 148 25 7 8 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 36 11162605 106211202 306 30 10 12 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 37 11162605 106211202 177 27 9 10 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Casuarina Phi lao - Đình thần Dầu 38 Phi lao 111622601 106212103 107 21 9 8 A equisetifolia Casuarinaceae Tiếng Casuarina Phi lao - Đình thần Dầu 39 Phi lao 111622601 106212103 119 22 9 11 A equisetifolia Casuarinaceae Tiếng Sao Hopea odorata Sao Dầu- Đình thần Dầu 40 111622601 106212108 111 24 8 9 A Đen Roxb Dipterocarpaceae Tiếng Sindora Vang- Ấp hoa phúc - 41 Gõ mật cochinchinensi 111555209 106213009 136 22 14 13 A Caesalpiniaceae DT s Baill Lagerstroemia Bằng Ấp hoa phúc - 42 calyculata Tử vi- Lythraceae 111555209 106213010 146 20 8 11 A lăng ổi DT Kurz Lagerstroemia Bằng Ấp hoa phúc - 43 calyculata Tử vi- Lythraceae 111555209 106213402 117 18 8 7 A lăng ổi DT Kurz Me tây Samanea Đường Hùng 44 ( 21 Đậu- Fabaceae 111649040 106213402 364 22 11 12 A saman Vương cây) Sindora Vang- Chùa Thái Sơn - 45 Gõ mật cochinchinensi 112037500 106212520 120 18 8 9 A Caesalpiniaceae Núi Cậu s Baill 61
- Đồ án tốt nghiệp Sindora Vang- Chùa Thái Sơn - 46 Gõ mật cochinchinensi 11150530 106223280 110 16 10 8 A Caesalpiniaceae Núi Cậu s Baill Giáng hương Pterocarpus Trạm bảo về hồ 47 Đậu- Fabaceae 11150560 106223380 78 12 3 4 A 200 macrocarpus nước DT cây Sindora Vang- 48 Gõ mật cochinchinensi 11091720 106265020 217 18 9 10 A ven đường -DT Caesalpiniaceae s Baill Dalbergia 88- 16- 49 Trắc cochinchinensi Đậu- Fabaceae 11085930 106293090 8 9 A ven đường -DT 106 18 s Sindora Vang- 50 Gõ mật cochinchinensi 11085880 100293550 212 22 12 13 A ven đường -DT Caesalpiniaceae s Baill Sindora Vang- Ấp Bưng Còng - 51 Gõ mật cochinchinensi 11085770 106294350 153 22 7 8 A Caesalpiniaceae DT s Baill Đước Carallia Xã Thanh Tuyền 52 Rhizophoraceae. 11074750 100310590 138 20 6 7 A cạn brachiata - DT Sindora Vang- Ấp Rạch Bắp- 53 Gõ mật cochinchinensi 11074810 106310670 227 28 9 10 A Caesalpiniaceae An Tây- BC-BD s Baill 62
- Đồ án tốt nghiệp Sindora Vang- 210- 16- Ngã 3 Rạch Bắp 54 Gõ mật cochinchinensi 11073910 106313130 11 12 A Caesalpiniaceae 351 18 - Bến Cát- BD s Baill Địa đạo tam Dipterocarpus Sao Dầu- 106- 55 Dầu 11053100 106322790 18 8 9 A giác sắt-Bến alatus Roxb. Dipterocarpaceae 134 Cát- BD Sindora Vang- Ấp Lồ Ồ- An 56 Gõ mật cochinchinensi 11051680 106325450 220 22 9 8 A Caesalpiniaceae Tây- BC- BD s Baill Sindora Vang- 132/ 16/1 Ấp Lồ Ồ- An 57 Gõ mật cochinchinensi 11051860 106325550 7 8 A Caesalpiniaceae 134 7 Tây- BC- BD s Baill Dalbergia Xã An Tây- BC- 58 Trắc cochinchinensi Đậu- Fabaceae 11044760 106333850 156 16 7 8 A BD s Sao Ấp Phú Thuận- Đen Hopea odorata Sao Dầu- 59 11035910 106350370 172 27 8 9 A Phú An- BC- (16 Roxb Dipterocarpaceae BD cây) Chợ TDM- Sterculia Trôm - 60 Trôm 10585220 106385790 280 18 11 12 A Bạch Đằng- Phú foetida Sterculiaceace Cường 63
- Đồ án tốt nghiệp Hopea odorata Sao Roxb - Đen, Dipterocarpus Dầu, Sao Dầu- Thành ủy Bình 61 alatus Roxb- 10584350 10639006 314 35 12 13 A Gõ mật Dipterocarpaceae Dương Sindora (200 cochinchinensi cây) s Baill Viện nghiên cứu Irvingia 1 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111530 10636575 387 25 10 8 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 2 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111535 10636559 268 17 12 10 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 3 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111541 10636564 290 25 10 8 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 4 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111529 10636557 346 16 11 12 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 5 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111522 10636547 298 24 9 10 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 6 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111534 10636537 348 17 10 12 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 7 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111539 10636541 287 17 12 14 A Cao Su Việt malayana Nam 64
- Đồ án tốt nghiệp Viện nghiên cứu Irvingia 8 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111547 10636537 240 24 10 9 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 9 Dầu 1111508 10636548 64 25 5 6 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 10 Dầu 1111507 10636550 62 23 7 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 11 Dầu 1111503 10636547 124 22 9 10 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 12 Dầu 1111504 10636546 187 23 7 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 13 Dầu 1111504 10636544 137 20 8 7 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 14 Dầu 1111503 10636544 173 18 9 10 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 15 Dầu 1111502 10636543 120 21 7 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 16 Dầu 1111501 10636542 230 24 7 6 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam 65
- Đồ án tốt nghiệp Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 17 Dầu 1111499 10636541 119 25 8 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Sao Hopea odorata Sao Dầu- 18 1111498 10636539 112 21 9 10 A Cao Su Việt đen Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Sao Hopea odorata Sao Dầu- 19 1111497 10636539 164 27 5 6 A Cao Su Việt đen Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 20 Dầu 1111495 10636537 165 26 7 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Irvingia 21 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111494 10636536 322 21 8 9 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 22 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111490 10636535 280 24 12 13 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 23 Dầu 1111491 10636533 112 25 7 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 24 Dầu 1111491 10636533 105 21 6 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 25 Dầu 1111489 10636532 121 24 12 10 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam 66
- Đồ án tốt nghiệp Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 26 Dầu 1111487 10636529 114 23 8 6 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 27 Dầu 1111484 10636527 162 25 6 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 28 Dầu 1111484 10636527 116 21 9 10 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 29 Dầu 1111481 10636522 194 23 7 8 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 30 Dầu 1111480 10636521 98 19 8 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 31 Dầu 1111478 10636519 113 21 9 10 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 32 Dầu 1111477 10636519 215 23 8 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 33 Dầu 1111475 10636518 223 17 8 9 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Dầu ( Dipterocarpus Sao Dầu- 87- 18- 34 1111473 10636516 10 9 A Cao Su Việt 34 cây) alatus Roxb Dipterocarpaceae 118 25 Nam 67
- Đồ án tốt nghiệp Viện nghiên cứu Osaka 56- 35 Erythrina fusca Đậu- Fabacea 1111475 10636510 17 11 10 A Cao Su Việt VN 42 Nam Viện nghiên cứu Osaka 71- 36 Erythrina fusca Đậu- Fabacea 1111476 10636514 18 7 9 A Cao Su Việt VN 62 Nam Viện nghiên cứu Irvingia 37 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111474 10636507 290 25 11 10 A Cao Su Việt malayana Nam Viện nghiên cứu Irvingia 38 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111471 10636500 312 22 11 10 A Cao Su Việt malayana Nam Kơ nia Viện nghiên cứu Irvingia 39 ( 5 Kơ nia - Irvingia 1111468 10636491 281 21 11 10 A Cao Su Việt malayana cây) Nam Điệp Viện nghiên cứu Enterolobium 213- 23- 40 phèo Đậu- Fabacea 1111477 10636490 11 10 A Cao Su Việt cyclocarpum 220 25 heo Nam Điệp Viện nghiên cứu Enterolobium 41 phèo Đậu- Fabacea 1111475 10636494 358 30 11 9 A Cao Su Việt cyclocarpum heo Nam Dalbergia Viện nghiên cứu Cây Vang- 42 tonkinensis Pra 1111484 10636486 49 15 11 10 A Cao Su Việt sưa Caesalpiniaceae in Nam Sindora Viện nghiên cứu Vang- 43 Gõ mật cochinchinensi 1111482 10636479 378 30 7 8 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam 68
- Đồ án tốt nghiệp Sindora Viện nghiên cứu Vang- 44 Gõ mật cochinchinensi 1111487 10636475 284 27 11 12 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam Viện nghiên cứu Irvingia 45 Kơ nia Kơ nia - Irvingia 1111491 10636460 289 25 7 8 A Cao Su Việt malayana Nam Sindora Viện nghiên cứu Vang- 46 Gõ mật cochinchinensi 1111467 10636440 223 28 10 12 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam Sindora Viện nghiên cứu Vang- 47 Gõ mật cochinchinensi 1111455 10636438 308 22 10 12 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam Viện nghiên cứu Dipterocarpus Sao Dầu- 48 Dầu 1111463 10636432 113 30 7 12 A Cao Su Việt alatus Roxb Dipterocarpaceae Nam Viện nghiên cứu Căm Xylia 49 Đậu- Fabacea 1111461 10636420 307 18 7 9 A Cao Su Việt xe xylocarpa Nam Sindora Viện nghiên cứu Vang- 50 Gõ mật cochinchinensi 1111469 10636418 351 25 12 14 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam Viện nghiên cứu Khaya 51 Xà Cừ Xoan- Meliaceae 1111472 10636414 432 25 8 9 A Cao Su Việt senegalensis Nam Viện nghiên cứu Sao Hopea odorata Sao Dầu- 52 1111474 (cây số 50) 102 20 11 12 A Cao Su Việt đen Roxb Dipterocarpaceae Nam 69
- Đồ án tốt nghiệp Dallbergia Viện nghiên cứu 53 Trắc cochinchinensi Đậu- Fabacea 1111471 10636396 316 16 8 10 A Cao Su Việt s Baill Nam Dallbergia Viện nghiên cứu 54 Trắc cochinchinensi Đậu- Fabacea 1111480 10636385 112 20 5 6 A Cao Su Việt s Baill Nam Kơ nia Viện nghiên cứu Irvingia 110- 18- 55 ( 10 Kơ nia - Irvingia 1111481 10636381 4 5 A Cao Su Việt malayana 120 25 cây) Nam Điệp Viện nghiên cứu Enterolobium 56 phèo Đậu- Fabacea 1111484 10636480 315 27 4 5 A Cao Su Việt cyclocarpum heo Nam Sindora Viện nghiên cứu Vang- 57 Gõ mật cochinchinensi 1111467 10636395 132 22 5 5 A Cao Su Việt Caesalpiniaceae s Baill Nam Bằng Lagerstroemia Viện nghiên cứu 58 Lăng calyculata Tử vi- Lyhtraceae 1111466 10636389 109 18 4 6 A Cao Su Việt ổi Baill Nam Viện nghiên cứu Căm Xylia 59 Đậu- Fabacea 1111459 10636383 318 30 8 6 A Cao Su Việt xe xylocarpa Nam Viện nghiên cứu Căm Xylia 60 Đậu- Fabacea 1111462 10636377 209 27 6 8 A Cao Su Việt xe xylocarpa Nam Viện nghiên cứu Căm Xylia 61 Đậu- Fabacea 1111454 10636383 336 30 9 10 A Cao Su Việt xe xylocarpa Nam 70