Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt

pdf 67 trang thiennha21 21/04/2022 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cong_ty_trach_nhi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT Trường ĐạiCAO học THỊ NHÀNKinh tế Huế NIÊN KHÓA: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Cao Thị Nhàn ThS. Trương Thị Hương Xuân Lớp: K50B_QTKD Niên khóa: 2016 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 04/2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực, tìm kiếm của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, ban lãnh đạo và toàn thể quý anh chị trong Công ty TNHH Một Thành Viên Phong Việt. Trước hết, với tình cảm sâu sắc và chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế trong suốt những năm học qua đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Trương Thị Hương Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm và đầy trách nhiệm từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình làm bài để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể quý anh, chị của Công ty TNHH Một Thành Viên Phong Việt đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu đề tài nghiên cứu của mình. Do thời gian tìm hiểu có hạn, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng ban lãnh đạo công ty và toàn thể quý anh chị trong công ty đóng góp ý kiến để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty và toàn thể quý anh, chị trong công ty lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhSinh viên thtếực hi Huếện Cao Thị Nhàn i
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Phong Việt năm 2016-2018 . 30 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016 – 2018 32 Bảng 2.3: Khả ngăng thanh toán nhanh 33 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu 3 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV Phong Việt 38 Sơ đồ 2.3: Quy trình về tổ chức và thực hiện công việc của Công ty TNHH MTV Phong Việt 41 Sơ đồ 2.4: Quy trình về công tác vật tư Công ty TNHH MTV Phong Việt 43 Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Phong Việt 2016 – 2018 34 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn giai đoạn 2016 – 2018 35 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Phong Việt 36 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi công ty Phong Việt 40 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii MỤC LỤC iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu chung 1 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Số liệu nghiên cứu 2 4.2. Quy trình nghiên cứu 3 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4 5. Bố cục đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Các khái niệm về cạnh tranh 5 1.1.2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 6 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 8 1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp 8 Trường1.1.3.2. Vai trò củ aĐại cạnh tranh học đối với ngưKinhời tiêu dùng tế Huế .10 1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế 11 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.1. Khái niệm 11 1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của doang nghiệp 11 1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 13 a. Đối với ngành dịch vụ nói chung 13 b. Đối với Công ty TNHH MTV Phong Việt nói riêng 13 iv
  7. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14 1.2.2.1. Các nhân tố chủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14 a. Cạnh tranh về giá 14 b. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp 17 c. Nguồn lực tài chính 18 d. Nguồn lực con người 19 e. Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 19 f. Hoạt động nghiên cứu thị trường (Quản trị Marketing) 20 g. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ 21 1.2.2.2. Các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22 1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 22 1.2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22 1.3. Cơ sở thực tiễn 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT 25 2.1. Quá trình hình thành và phát triển 25 2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH MTV Phong Việt 25 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.3. Mục tiêu và cam kết của công ty 27 2.1.3.1. Mục tiêu của công ty 27 2.1.3.2. Cam kết với khách hàng 27 2.2. Đối đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 27 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 28 2.3.1. Yếu tố chủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 28 Trường2.3.1.1. Nhân tố v ềĐạigiá học Kinh tế Huế 28 2.3.1.2. Chính sách tài chính 29 2.2.1.3. Sản phẩm 36 2.2.1.4. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 37 2.2.1.5. Trình độ tổ chức điều hành quản lý của doanh nghiệp 40 a. Quy trình về tổ chức công việc 41 b. Quy trình về công tác vật tư 42 v
  8. 2.2.1.6. Hoạt động nghiên cứu thị trường Marketing và quảng bá thương hiệu 44 2.2.1.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 45 2.3.2. Yếu tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 46 2.3.2.1. Đặc điểm thị trường 46 2.3.2.2. Chính sách của Nhà nước 46 2.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội 47 2.3.2.4. Yếu tố khoa học công nghệ 47 2.3.2.5. Yếu tố môi trường tự nhiên 48 2.4 Phân tích ma trận SWOT 48 2.4.1 Điểm mạnh (Strenghts – S) 48 2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses – W) 49 2.4.3. Cơ hội (Opportunities – O) 50 2.4.4. Thách thức (Threats – T) 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT 51 3.1. Định hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt 51 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Phong Việt 51 3.1.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt 52 3.1.2.1 Giải pháp về sản phẩm 52 3.1.2.2. Giải pháp về Nghiên cứu thị trường Marketing và quảng bá thương hiệu 52 3.1.2.3. Giải pháp về Nguồn nhân lực 53 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 1. Kết luận 55 2. KiTrườngến nghị Đại học Kinh tế Huế 56 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước và chính quyền địa phương 56 2.2. Kiến nghị đối với công ty TNHH MTV Phong Việt 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh kinh tế là quy luật tất yếu của hoạt động kinh tế vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh là con đường nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để đạt lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần định hướng cho mình một chiến lược cạnh tranh lành mạnh, an toàn, phù hợp với xu hướng thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung, góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng, độc quyền trong kinh doanh sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đặc biệt. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phong Việt là doanh nghiệp được hình thành và phát triển trong hoạt động thiết kế, xây dựng và tiến hành khảo sát thi công các công trình nhà ở, khu chung cư, resort, trên thị trường Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Đặc điểm thị trường hoạt động rộng lớn, nền kinh tế năng động, nhiều dự án - công trình lớn nhỏ đang trong diện quy hoạch và gọi vốn đầu tư là thị trường cạnh tranh vô cùng béo bở cho các công ty xây dựng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và quy mô tầm trung như công ty TNHH MTV Phong Việt - công ty đang phải đối mặt với một tình thế thị trường ngày càng khó khăn hơn. Các công ty xây dựng và nhà thầu xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài có tầm cỡ lớn. TrườngĐó chính là lý do tôiĐại chọn đ ềhọctài: “Nâng Kinh cao năng l ựctế cạnh Huế tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung SVTH: Cao Thị Nhàn 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố đã được chứng minh có tác động. Đề tài đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khu vực thị trường Thành phố Đà Nẵng Về thời gian: - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2018 và một số báo cáo liên quan khác trong năm 2016 và 2017.Trường Đại học Kinh tế Huế - Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập qua thời gian thực tập thực tế tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt từ ngày 8/02 đến ngày 6/03 năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Số liệu nghiên cứu SVTH: Cao Thị Nhàn 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Sử dụng số liệu do các phòng ban cung cấp: Báo cáo Tài chính năm 2018, Quy trình về công tác Vật tư, Quy trình về tổ chức công việc, Bảng mô tả nhiệm vụ và cách thức thực hiện công việc, Sơ đồ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp, báo cáo nhân sự năm 2018 và các thông tin khác có liên quan từ các website, tạp chí, 4.2. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề Xác định mục nghiên cứu tiêu nghiên cứu Phỏng vấn điều Lựa chọn tra thu thập dữ phương pháp liệu nghiên cứu Xử lý số liệu Viết báo cáo Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu Trường4.3. Phương pháp Đạithu thập dhọcữ liệu Kinh tế Huế Nhằm giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp hai nguồn dữ liệu: thứ cấp và sơ cấp, trong đó nguồn dữ liệu thứ cấp là quan trọng nhất.  Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài từ phòng nhân sự, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Kinh doanh, các kết quả như: Báo cáo Tài chính năm 2018, Quy trình về công tác Vật tư, Quy trình về tổ chức công việc, SVTH: Cao Thị Nhàn 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Bảng mô tả nhiệm vụ và cách thức thực hiện công việc, Sơ đồ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan.  Thu thập dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với các trưởng phòng, trưởng bộ phận về tình hình phát triển, tiến độ hoàn thành công việc của các dự án đang trong quá tình thực hiện. Tìm hiểu những khó khăn, bất cập mà các bộ phận có thể gặp phải để làm phong phú thông tin và đánh giá đúng thực tế tình hình tại doanh nghiệp. 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết, chuyên đề được làm theo nhiều phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, tổng hợp phân tích số liệu, phương pháp quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic. 5. Bố cục đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Phong Việt Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Phong Việt PhTrườngần III: Kết luận vàĐại kiến ngh họcị Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là nhân tố thiết yếu của mọi quá trình vận động và phát triển. Không có cạnh tranh sẽ không có sự phát triển đi lên hướng theo sự tiến bộ của xã hội, khoa học công nghệ và giá trị cốt lõi của sự sống. Mọi sự vật hiện tượng, mọi sinh vật, mọi hoạt động trên trái đất đều vận động theo cách riêng, phát triển theo quy luật riêng nhưng đều sử dụng một yếu tố chung là cạnh tranh để tồn tại và phát triển lâu dài. Theo đó, Giáo trình “Kinh tế chính trị học Mác – Lênin”, xuất bản năm 2005 định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đTrườngảm sự tồn tại và phát Đại triển c ủahọc chủ thể thamKinh gia cạnh tếtranh ”.Huế Từ điển kinh doanh của Anh (Xuất bản năm 1992): “Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh SVTH: Cao Thị Nhàn 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. P.Samuelson và W.D Nordhuas đã nói: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và thị trường” (Kinh tế học – xuất bản lần thứ 12). Trong cuốn “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” của Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là sự cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Micheal Porter cho rằng: “ Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cạnh tranh cũng xác định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc thực thi đúng đắn (Michael Porter, 2008, Chiến lược kinh doanh) Từ những khái niệm khác nhau, chúng ta có thể tóm gọn ý chính rằng: Cạnh tranh không phải là tìm mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau mà cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp – chủ thể tham gia không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, từ đó thu hút khách hàng và thu về các khoản lợi nhuận về mặt kinh tế. 1.1.2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thái cạnh tranh và sự cạnh tranh ở mỗi hìnhTrường thái nó lại thể hiĐạiện một cách học khác nhau. Kinh tế Huế  Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành Là cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ của một loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự SVTH: Cao Thị Nhàn 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân hình thành nên giá cả thị trường trên cơ sở giá trị xã hội của loại hàng hóa dịch vụ đó. Cạnh tranh giữa các ngành Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.  Căn cứ vào tính chất cạnh tranh thì cạnh tranh được chia làm 3 loại: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Là mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế lí tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường; sản phẩm trên thị trường tương đối đồng nhất; mọi thông tin về giá cả, vận chuyển, lưu thông, trao đổi đều được người mua và người bán nắm rõ; chính vì vậy, việc gia nhập và rút khỏi thị trường tương đối dễ dàng. Các doanh nghiệp tham gia trong thị trường chấp nhận giá và không có sức mạnh trên thị trường, đường cầu của doanh nghiệp dãn hoàn toàn và doanh thu cận biên Trườngco dãn hoàn toàn hayĐại nó là đưhọcờng nằm Kinhngang song songtế vHuếới trục hoành. Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường lý tưởng khó có thể xảy ra trong thực tế. Cạnh tranh không hoàn hảo Là thị trường trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán (người mua) tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường. SVTH: Cao Thị Nhàn 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Cạnh tranh không hoàn hảo dùng để chỉ bất kì một hình thái thị trường không hoàn hảo nào. Cạnh tranh độc quyền Là hình thái trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó sẽ được họ quyết định mà không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Cạnh tranh độc quyền bao gồm: + Độc quyền: chỉ có một người bán một mặt hàng sản phẩm + Độc quyền nhóm bán: Là thị trường mà ở đó chỉ có một số nhỏ người bán + Cạnh tranh độc quyền: Có nhiều người án nhưng mỗi người đều tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt + Độc quyền mua: Thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng + Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.  Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng thì cạnh tranh chia làm 2 loại: Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh dựa bào kẽ hổ của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv ) (Hoàng Trung, 2013, Cơ sở lý luận về cạnh tranh và cạnh tranh trongTrường doanh nghiệp thương Đại mại). học Kinh tế Huế 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh Theo Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2005) thì vai trò của cạnh tranh được biểu hiện qua chức năng của nó. Ở đây, đề tài chia nhỏ các vai trò phù hợp với từng đối tượng trong nền kinh tế: doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. 1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp SVTH: Cao Thị Nhàn 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Như đã nói, cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường đối với mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã sản phẩm thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Quá trình này nếu làm tốt, doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ổn định còn nếu làm không tốt, các doanh nghiệp sẽ tự động bị đào thải khỏi thị trường theo quy luật chọn lọc tự nhiên. “Nơi nào không có cạnh tranh thì nơi đó không có thị trường” (Khuyết danh) khẳng định cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong thị trường mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cùng đối diện. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế do nó có khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ sản phẩm - khâu quyết định việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh mang đến nhiều thách thức mới, liên tục bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải luôn đổi mới sáng tạo, mạnh dạn đầu tư cho những công nghệ - khoa học kĩ mới để tự tạo cho mình những lợi thế hơn hẳn đối thủ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp. Nhờ Trườngđó mà tình hình s ảĐạin xuất c ủahọc đất nướ cKinh được phát tritếển, năngHuế suất lao động được nâng cao. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ. Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi SVTH: Cao Thị Nhàn 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân tiền và sở thích của mình. Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ có các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn. Đây là những lợi ích làm người tiêu dùng có được từ cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với một thị trường có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên thị trường cũng như những doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường. Những doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bởi các doanh nghiệp thực sự có khả năng phát triển khi họ biết phát huy tốt tiềm lực của mình. Cạnh tranh có thể đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội, làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa giàu nghèo và nhiều tác động tiêu cực khác khi cạnh tranh không lành mạnh. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp bước chân vào thị trường hầu hết tự dựa trên sức lực và khả năng của mình. Cạnh tranh bao giờ cũng mang tính sống còn, gay gắt và nó còn gay gắt hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường quốc tế có nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với những đặc điểm và lợi thế riêng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, không cho phép các doanh nghiệp hành động theo ý muốn của mình mà buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình theo hai xu hướng: Tăng chất lượng của sản phẩm và hạ chi phí sản xuất. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước mình để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. 1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng TrườngKhi cạnh tranh xả yĐại ra ngày cànghọc gay gKinhắt trên thị trư tếờng Huếthì người được lợi nhiều nhất chính là khách hàng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm, giá cả, hình thức mẫu mã, công dụng sản phẩm, nhằm mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng và giúp cho khách hàng có khả năng sử dụng sản phẩm tốt hơn với mức giá hợp lí hơn. Mặt khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng cao. Nhu cầu của con người ngày càng SVTH: Cao Thị Nhàn 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân phong phú đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp trước đây có thể không còn phù hợp và phải có chính sách cải tiến hoặc đổi mới. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải cạnh tranh. 1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Cạnh tranh là động lực giúp các doanh nghiệp không ngừng vận động và phát triển bình đẳng, lành mạnh. Khi các “tế bào” cấu tạo nên nền kinh tế phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc nền kinh tế có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Từ đó, việc giải quyết các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội, tận dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả nhất. Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh hoạt động sản xuất xã hội, do đó làm phân bố các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu, điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, sự phân công lao động trong xã hội ngày càng sâu sắc, góp phần nâng cao chất lượng dơid sống xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh là quá trình xảy ra liên tục, giúp cho các chủ thể tham gia kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, không ngừng rút kinh nghiệm và bài học thực tế vào hệ thống lý luận kinh tế của nước ta. Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh còn mang lại nhiều hậu quả kinh tế tiêu cực: hàng giả - hàng nhái, buôn lậu, trốn thuế, gây nên nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà, sức khỏe và an toàn của người sử dụng. Tóm lại: Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp. Trường1.2. Năng lực cạnh Đại tranh củ ahọc doanh nghiKinhệp tế Huế 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của doang nghiệp “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài, nhằm thu lại lợi ích ngày càng cao cho SVTH: Cao Thị Nhàn 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân doanh nghiệp của mình”. (Nguyễn Thị Hường, 2004, “Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 314) Michael Porter (1996),“Chiến lược cạnh tranh” thì “ Những doanh nghiệp có khả năng canh tranh là những doanh nghiệp đạt đén mức độ cao hơn trung bình về chất lượng hàng hoá và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận (doanh thu - chi phí) hoặc thị phần”. Theo đó, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao. Micheal Porter không bó hẹp ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà ông mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Như tiến sĩ Vũ Trọng Lâm có viết trong cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến tình hội nhập quốc tế” như sau: “Năng lực canh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. TrườngNăng lực cạnh tranh Đại của doanh học nghiệp làKinh thực lực và tếlợi th ếHuếmà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao. Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Poter: “Năng lực cạnh tranh của công ty có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường SVTH: Cao Thị Nhàn 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân tiêu thụ cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao”. (Hoàng Trung Dũng, 2018, Bạn hiểu thế nào là năng lực cạnh tranh doanh nghiệp). 1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh a. Đối với ngành dịch vụ nói chung Như ta đã biết trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh cho dù đôi khi cạnh tranh cũng trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có chi phí cao, chất lượng sản phẩm tồi, tổ chức tiêu thụ kém, mặt khác nó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phát triển trên nhu cầu tiêu dùng nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều, để đáp ứng kịp thời nhu cầu này các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá cả, chất lượng, uy tín Hay các yếu tố gián tiếp như hoạt động quảng cáo, hội chợ, các dịch vụ sau bán Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn đầu tư cũng như trình độ công nghệ cao hơn hẳn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển. Theo chiều hướng ngày càng đi lên của nền kinh tế thị trường và mức sống của con người ngày càng nâng cao. Nhu cầu được sống trong những ngôi nhà, chungTrường cư hay khách sạ nĐại nhà ngh ỉ họcsang trọng, Kinh hiện đại ngày tế càng Huế nhiều. Chính vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực bản thân doanh nghiệp trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mang ý nghĩa sống còn. Ngành xây dựng đang đứng trước những nhu cầu mới hơn từng ngày, đòi hỏi những con người hoạt động trong lĩnh vực này cần có tầm nhìn xa trông rộng, dẫn đầu xu hướng mới trong ngành. b. Đối với Công ty TNHH MTV Phong Việt nói riêng SVTH: Cao Thị Nhàn 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Công ty TNHH MTV Phong Việt được thành lập ngày 9/10/2009, xét trên khía cạnh kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thì Phong Việt chưa có nhiều thâm niên. Chính vì vậy, nắm rõ thị trường và xác định đúng khách hàng mục tiêu và thâm nhập vào thị trường bền vững như ngày nay là công sức cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, tình hình thị trường diễn biến ngày một phức tạp, nền kinh tế đang dần bị chững lại trong năm 4 từ 2016 - 2020 nên hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, không ngoại trừ Phong Việt. Vì vậy, để thoát khỏi tình trạng khó khăn của nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp cần xác định rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình nằm ở lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào. Từ đó, doanh nghiệp ra sức tổ chức, thiết kế, định hướng lại cách thức hoạt động phù hợp với nhu cầu và cơ chế thị trường. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo các mô hình lý thuyết đã đề cập như trên cho thấy, có hai nhóm yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Nhóm yếu tố bên trong của doanh nghiệp là tất cả các yếu tố có liên quan đến việc tạo ra nguồn gốc lợi thế cạnh tranh và doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát, duy trì và phát triển các nhân tố này. Tăng Thị Ngân (2016) đã nghiên cứu và khẳng định rằng: năng lực nhân lực, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản lý có tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Michael Porter (1996) lại đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua chất lượng hàng hóa dịch vụ. TrườngNhóm yếu tố bên ngoàiĐại (nhân học tố khách Kinhquan) là các ytếếu tố Huếkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát mà bị phụ thuộc vào nó: chính sách pháp luật, đặc điểm thị trường, văn hóa xã hội, 1.2.2.1. Các nhân tố chủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a. Cạnh tranh về giá SVTH: Cao Thị Nhàn 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Theo nghĩa hẹp thì giá là khoản tiền chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo nghĩa rộng hơn thì giá là tổng hợp tất cả các giá trị mà khách hàng bỏ ra để đạt được các lợi ích của việc sở hữu hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Giá là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, hiện nay cạnh tranh về giá đã dần nhường vị trí đứng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ nhưng nó vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Giá là yếu tố tác động đến nhu cầu khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng có thu nhập thấp. Trong chính sách phát triển sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng chiến lược giá xoay quanh ba yếu tố then chốt: chi phí, khách hàng và cạnh tranh. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược định giá tổng hợp dựa trên ba yếu tố trên. Nguyễn Văn Thi (2006, Quản trị Marketing, trang 64 -67) viết về phương pháp định giá và cách lựa chọn các phương pháp định giá như sau: Định giá có các mục phổ biến: - Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập được xác định trước, mục tiêu là đảm bảo một mức lợi nhuận cụ thể từ giá bán sản phẩm, khoản lợi nhuận này được ấn định từ trước nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu hoặc tái đầu tư có trọng điểm của doanh nghiệp, nó thường được xác định trong giá bán như một tỉ lệ phần trăm của doanh số bán sản phẩm. - Định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa sản phẩm, mục tiêu là xác định mức giá sao cho có thể đạt được lợi nhuận tối đa khi bán hàng. Người ta có thể đặt mức giá cao nhất cho sản phẩm của mình nếu có cơ hội. Thông thường thì doanh nghiệp có thể tìm lợi nhuận tối đa trên cơ sở đặt ra mức giá tối ưu. Để có lợi nhuận tối đa thì doanhTrường nghiệp không ch ọnĐại mức giá họcđem lại doanh Kinh số bán lớtến nh ấHuết mà doanh nghiệp sẽ chọn mức giá đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. - Định giá nhằm đạt được mục tiêu doanh số bán hàng mục tiêu đặt giá có thể đem lại cho doanh nghiệp một doanh số bán hàng nào đó mà họ mong muốn. Trong trường hợp này thì trọng tâm cần đáp ứng là số lượng hàng bán được hoặc tăng khả năng bán hàng, lợi nhuận lúc này ít được chú trọng. SVTH: Cao Thị Nhàn 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân - Định giá nhằm đạt được mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường hoặc tối đa hóa thị phần, mục tiêu của việc định giá này là nhằm giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững, mở rộng và kiểm soát các phân đoạn thị trường trọng điểm của doanh nghiệp. - Định giá nhằm đạt được mục tiêu cạnh tranh đối đầu, mục tiêu là đưa ra mức giá hấp dẫn khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nếu sản phẩm đồng nhất về mặt chất lượng thì việc đưa ra một mức giá thấp hơn sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trong con mắt khách hàng, thu hút khách hàng hướng về sản phẩm của doanh nghiệp mình. - Định giá nhằm đạt được mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả, mục tiêu cạnh tranh với đối thủ lúc này không phải là sử dụng riêng biệt tham giá giá nữa, mà sử dụng kết hợp các công cụ của Marketing mix. Trong trường hợp này có thể định giá tường ứng với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu định giá của mình thì các doanh nghiệp phải có chính sách giá đúng, sẽ giúp cho việc chấp nhận giá và các quyết định mua sắm của khách hàng dễ dàng hơn, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Có 3 phương án chiến lược giá dựa vảo chiến lược giá cho sản phẩm mới: + Chiến lược “hớt váng sữa” được áp dụng nhằm thu được mức chênh lệch cao. Theo cách hiểu này thì giá “hớt váng sữa” là mức giá “hời” xây dựng dược trong điều kiện người mua cần và sẵn sàng chấp nhận thanh toán. Trường+ Chiến lược “giá bámĐại sát” nhhọcằm tạo raKinh mức giá th ậttế sát, đHuếủ thấp để hấp dẫn và thu hút một số lượng lớn khách hàng. + Chiến lược “giá trung hòa” là không sử dụng giá để giành thị phần, điều kiện thị trường thường không chấp nhận giá cao hoặc giá thấp nên doanh nghiệp thường chọn chiến lược này. SVTH: Cao Thị Nhàn 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Lựa chọn phương pháp định giá: Có rất nhiều phương pháp để định giá sản phẩm, tuy nhiên các phương pháp ấy sẽ được chia làm 3 nhóm chính : + Nhóm phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất: Phương pháp định giá cộng chi phí: G= Z + m Trong đó, G: giá bán 1 đơn vị Sản phẩm, Z: Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm, m: lợi nhuận mục tiêu + Nhóm phương pháp định giá dựa trên người mua: Ngày càng nhiều doanh nghiệp định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm. Họ xem trọng sự cẩm nhận về giá trị của người mua, chứ không phải phí tổn của người bán, là chìa khóa để định giá. Doanh nghiệp sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị ý nghĩa của người mua, trong sự tương quan sản phẩm khác nhau.Theo phương pháp này, các nhà Marketing sẽ thêm vào tính năng, dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm/dịch vụ rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường. + Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh: Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh: xác định giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn sản phẩm của mình mức giá ngang bằng, cao hơn hoặc thấp hơn. b. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là mọi quyết định luên quan đến nhữngTrường chỉ dẫn thể hiện nhĐạiững khuy họcến khích, Kinhgiới hạn hoặ ctế nhữ ngHuế ràng buộc của tổ chức về các sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách này được ban hành nhằm nhiều mục tiêu khác nhau tuy nhiên chúng đều có liên quan chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để tạo ra mục tiêu ngắn hạn nào đó phù hợp với nguồn năng lực hạn chế của doanh nghiệp hoặc thực hiện chính lược kinh doanh phù hợp với chính sách phát triển mới của doanh nghiệp. Hà Văn Hội (2007, Quản trị học, trang 40 – 45) đã đề cập đến các chính sách sản phẩm bao gồm các quyết định về: SVTH: Cao Thị Nhàn 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân + Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì + Chính sách về chất lượng sản phẩm: Sử dụng nhiều phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thêm hiệu quả, tính năng sử dụng sản phẩm cho khách hàng; thay thế vật liệu tạo ra sản phẩm có những ưu thế vượt trội. + Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm + Chính sách về bao bì sản phẩm + Cạnh tranh do sự khai thác hợp lý chu kì sống của sản phẩm c. Nguồn lực tài chính Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có trước tiên vì không có vốn không thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào luôn đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đó phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và hạch toán chi phí một cách rõ ràng. Như vậy doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn bởi nếu thiếu vốn thì hạn chế rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, hạn chế đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân, nghiên cứu thị trường Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2002, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Đà Lạt, trang 10 -12) cho rằng hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể tóm tắt trong 6 nội dung cơ bản: Trường- Tham gia lựa chọ nĐại các dự án học đầu tư và Kinh kế hoạch kinh tế doanh Huế - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. SVTH: Cao Thị Nhàn 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Thực hiện kiểm tra thương xuyên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực hiện tốt hoạch định tài chính doanh nghiệp. d. Nguồn lực con người Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người lên vị trí số một trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định ưu thế cạnh tranh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng hiệu quả nhất. Nguồn lực về con người được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp như trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, văn hóa lao động Doanh nghiệp có được tiềm lực về con người như có được đội ngũ lao động trung thành, trình độ chuyên môn cao từ đó năng suất lao động cao, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. e. Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ tổ chức quản lý là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết doanh nghiệTrườngp phải có ban lãnh đĐạiạo giỏi v ừhọca có tâm, cóKinh tầm và có tài.tếBan Huế lãnh đạo của một tổ chức có vai trò rất quan trọng, là bộ phận điều hành, nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng, ban để đưa hoạt động của tổ chức do mình quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Ban lãnh đạo có vai trò rất quan trọng như vậy, nên phải chọn lựa người lãnh đạo, người đứng đầu ban lãnh đạo đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. Nhìn chung người lãnh đạo giỏi là người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng SVTH: Cao Thị Nhàn 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân về quan hệ với con người, hiểu con người và biết thu phục lòng người, có kỹ năng nhận thức chiến lược, tức là nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để dự báo và xây dựng chiến lược thích ứng. Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là một phương pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Đó là phương pháp quản lý hiện đại mà các phương pháp đó đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo chất lượng Ngoài ra để tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống tổ chức gọn nhẹ. Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực được phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo ra năng suất cao. Mặt khác, doanh nghiệp cần có văn hóa doanh nghiệp tốt, vững mạnh và có bản sắc, cố kết được các thành viên trong tổ chức nhìn về một hướng, tạo ra một tập thể mạnh. Nghĩa là có cam kết chất lượng minh bạch giữa doanh nghiệp và xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải theo pháp luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh, làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, môi trường bên trong và bên ngoài phải xanh, sạch, đẹp f. Hoạt động nghiên cứu thị trường (Quản trị Marketing) Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng. Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường để lựa chọn thị trườngTrường mục tiêu. Nếu th ựĐạic hiện vi ệchọc nghiên cứKinhu thị trường mtếột cáchHuế có bài bản giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm được các chi phí không cần thiết, đưa ra được các quyết định về bán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mại và định giá sản phẩm như thế nào, sử dụng những nhà cung cấp nào, sẽ gặp khó khăn gì về pháp luật thủ tục hành chính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ánh SVTH: Cao Thị Nhàn 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân lực, vật lực. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay hoạt động Marketing trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Marketing tốt là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Marketing giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được khách hàng, xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, khuyếch trương được hình ảnh uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu. (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005, Marketing căn bản, NXB Hà Nội). g. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ Công nghệ là phương pháp, là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Để sử dụng công nghệ có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; phải đào tạo công nhân có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu không thì công nghệ hiện đại mà sử dụng lại không hiệu quả. Tùy thuộc vào khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thây thế sản phẩm; chu kì sống sản phẩm; chi phí sản xuất, Khi phân tích môi trường công nghệ cần chú ý: Trường- Sự thay đổi theo nhĐạiịp gia t ốchọc của công Kinhnghệ: Ngày càngtế cóHuế sự tăng tốc trong việc phát minh sản phẩm. Thời gian biến ý tưởng mới đến việc áp dụng thành công cũng như thời điểm giới thiệu đến thời điểm đỉnh cao của sản phẩm đang bị rút ngắn lại. - Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới - Các cơ hội để phát minh, cải tiến là vô hạn - Xu hướng trung vào những cải tiến tiến thứ yếu vô hạn SVTH: Cao Thị Nhàn 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Sự điều tiết của chính quyền ngày càng gia tăng (Marketing căn bản, Trường Cao đẳng nghề Nam Định, trang 103-104) 1.2.2.2. Các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoià tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đề tài tập trung đi vào phân tích các yếu tố chính: Đặc điểm thị trường, Chính sách của Nhà nước, Văn hóa - xã hội, Khoa học công nghệ và môi trường tự nhiên. 1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, chính vì vậy doanh nghiệp cần chấp nhận và tự ý thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để không bị tụt hậu so với đối thủ. Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn lĩnh vực kinh doanh chính, cải tiến bộ máy tổ chức doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đi theo dúng chính sách và phương hướng phát triển chung, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Việc hiểu rõ năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được các dự án kinh doanh có thể thực hiện và thu lại doanh thu cao, nâng cao uy tín doanh nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu về năng lực cạnh, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu, so sánh công bằng với đối thủ hiện có trên thị trường để kịp thời đưa ra các chính sách thông tin, tuyên truyền và thuyết phục khách hàng mua sản phTrườngẩm của công ty, thuĐại hút đư ợchọc nhiều khách Kinh hàng hơn, tế nâng Huếcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong thời buổi kinh tế khó khăn như ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong các hoạt động nâng cao năng lực bản thân để chiếm lĩnh thị trường. 1.2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp SVTH: Cao Thị Nhàn 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, mọi doanh nghiệp cần phải chấp nhận và có biện pháp thích ứng và phát triển bền vững với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Bất kì doanh nghiệp nào có thái độ xem nhẹ khiến chi phí sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm không tốt, kênh phân phối hoạt động kém hiệu quả, đều có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải khỏi thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên mọi khía cạnh: tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất – kĩ thuật, Tận dụng tốt khả năng cạnh tranh là cơ hội cho sự tồn tại phát triển của công ty, tuy nhiên đó cũng là con dao hai lưỡi làm xoá sổ doanh nghiệp nếu không kịp thời đổi mới. Đặc biệt trong thời kì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh khiến nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế toàn cầu suy yếu trầm trọng. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, các chính sách tối thiểu hoá chi phí và phát huy tối đa nguồn nhân lực – vật lực – tài lực của công ty ngày càng quan trọng. 1.3. Cơ sở thực tiễn Sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – hai thành phố phát triển bậc nhất nước ta thì Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất thế giới đã và đang cố gắng từng ngày để trở thành trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước. Các hoạt động kinh tế liên quan đến Xây dựng và Quảng cáo nước ta đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba Châu Á. Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố có tốc độ phát triển cao về quảng cáo và xây dựng cơ sở hạ tầng. TổngTrường sản phẩm trên địa bànĐại (GRDP học- Gross RegionalKinh Domestic tế Product)Huế ngành xây dựng 6 tháng tăng 2,29% (cùng kỳ 2018 tăng 2,6%), khu vực dịch vụ tăng 7,69%, đóng góp 72,87% vào tăng trưởng GRDP, cao hơn mức tăng 7,34% của cùng kỳ 2018 (Báo cáo về giải pháp tăng trưởng kinh tế 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 3/07/2019) Sự tăng trường của thị trường trong nước nói chung và thị trường Đà Nẵng nói riêng đã và đang đem lại nhiều cơ hội kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh của các SVTH: Cao Thị Nhàn 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân doanh nghiệp trên thị trường. Quý 1 năm 2020, Đà Nẵng đã thu hút được 8.600 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 83,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 7.710,4 tỷ đồng, tăng 322,8% vốn so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt hơn 7 ngàn tỷ đồng. Đà Nẵng đã tháo gỡ khó khăn hoàn thành các thủ tục đầu tư, khởi công nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn như, dự án Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, Nhà máy nước Hòa Liên, tuyến đường DT601, dự án đường và cầu qua sông Cổ Cò (Trà Ban, Đà Nẵng chuẩn bị các kịch bản phục hồi kinh tế, Báo Lao Động, 19/04/2020). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT 2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH MTV Phong Việt Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHONG VIỆT Địa chỉ trụ sở chính: Lô 67, 68, 69 Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân - Giai đoạn 2, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng Tên viết tắt/giao dịch: Công ty TNHH MTV Phong Việt Ngành nghề chính: Xây dựng - Quảng cáo (trừ in quảng cáo) Mã số thuế: 0401306098 Số điện thoại:0236 2819819 Người đại diện: Trần Duy Linh Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa Lĩnh vực hoạt động gồm 25 lĩnh vực kác nhau: - Bán buôn thực phẩm - Bán buôn đồ uống - Xây dựng nhà các loại - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác - Xây dTrườngựng công trình kỹ thuĐạiật dân dhọcụng khác Kinh tế Huế - Đại lý, môi giới, đấu giá - Xây dựng nhà không để ở - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác - Hoàn thiện công trình xây dựng - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng SVTH: Cao Thị Nhàn 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan - Quảng cáo - Hoạt động thiết kế chuyên dụng - Hoạt động nhiếp ảnh - Cho thuê xe có động cơ - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại - Giáo dục văn hoá nghệ thuật - Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí - Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự Cấp giấy phép kinh doanh ngày 9/10/2009 bắt đầu hoạt động kinh doanh ngày 10/11/2009. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Phong Việt được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 9/10/2009 và bắt đầu đưa vào hoạt động vào ngày 10/11/2009. Chủ sở hữu doanh nghiệp, anh Trần Duy Linh ban đầu định hướng cho công ty phát triển theo hướng đa lĩnh vực hoạt động. Đến nay, công ty đã thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo hai hướng chính là quảng cáo và thiết kế xây dựng. Chính sự thay đổi kịp thời này đã giúpTrường cho Phong Việ t Đạicó chỗ đ ứnghọc vững vàngKinh trên thị trưtếờng, Huế giá trị tổng nguồn vốn nay đã đạt đến con số 22.529.945.404 VNĐ tính đến cuối năm 2018 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH MVT Phong Việt năm 2018). Từ một công ty quảng cáo xây dựng nhỏ, hiện nay Phong Việt đã là công ty có quy mô tầm trung với hơn 150 lao động chính thức chia thành các bộ phận văn phòng cùng nhau phối hợp hoạt động. SVTH: Cao Thị Nhàn 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân 2.1.3. Mục tiêu và cam kết của công ty 2.1.3.1. Mục tiêu của công ty Mục tiêu ngắn hạn của công ty chính là tổ chức quản lý tốt các dự án và công tình tiềm năng sẵn có trong khu vực thị trường Đà Nẵng, không ngừng phát triển và huy động nguồn vốn mới cho công ty từ đó mở rộng thị phần cho doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn mà công ty hướng tới: Mở rộng thị trường hoạt động sang khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tham gia đấu thầu và thi công các dự án có quy mô tầm trung trở lên. Mở rộng thị phần của doanh nghiệp một cách bền vững. 2.1.3.2. Cam kết với khách hàng Công ty TNHH MTV Phong Việt cam kết luôn mang tới cho khách hàng những sản phẩm đạt quy chuẩn và chất lượng vượt xa ngoài tầm mong đợi của khách hàng. 2.2. Đối đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Công ty TNHH Phước Tiến Đà Thành được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Phong Việt trên thị trường thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Địa chỉ: K21/4 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, thanh phố Đà Nẵng. Tên giao dịch: PHUOC TIEN DA THANH CO.,LTD Cơ cấu tổ chức lao động gần 100 lao động thường xuyên. Đặc điểm cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhỏ, đa lĩnh vực hoạt động trong đó có Thiết kế Thi công xây dựngTrường và Quảng cáo. Đại học Kinh tế Huế Công ty TNHH Phước Tiến Đà Thành được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 21/03/2019. Là một doanh nghiệp mới hình thành và hoạt động trên thị trường trong hai năm gần đây. Tuy nhiên, với nguồn vốn điều lệ 900 triệu VND Công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thị hiếu và kiến trúc xây dựng ngày càng cao của người tiêu dùng. SVTH: Cao Thị Nhàn 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Hiện nay, chưa có công bố khoa học hay giáo trình nào đề cập đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã tam khảo một số bài nghiên cứu, luận văn tương tự để xem xét và phân tích các yếu tố có thể tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia thành hai nhóm yếu tố chính: yếu tố chủ quan bao gồm tổng thể cấc yếu tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng nắm bắt và khắc phục để có thể phát triển tốt hơn; yếu tố khách quan gồm những yếu tố từ bên ngoài tác dộng vào danh nghiệp mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh hướng tác động của chúng theo đúng ý mình. 2.3.1. Yếu tố chủ quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.3.1.1. Nhân tố về giá Như đã phân tích, giá cả thấp là “vũ khí” giúp cho doanh nghiệp đánh bại các đối thủ cung cấp cùng sản phẩm, cùng chất lượng và thái độ phục vụ. Tuy nhiên, việc định giá thành sản phẩm là bài toán vô cùng khó khăn đối với các nhà quản trị vì nó phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu và tâm lý của khách hàng. TrườngPhong Việt hướng tĐạiới thị trư ờhọcng khách Kinhhàng nhỏ lẻ , chínhtế Huếvì vậy mức độ sẵn sàng chi trả không cao. Việc áp dụng chính sách giá cả cứng nhắc sẽ không phù hợp, thay vào đó Phong Việt chọn cách định giá sản phẩm bằng cách lựa chọn “giá bám sát” cho từng công trình khác nhau. Khi thực hiện chính sách giá này, Phong Việt phải huy động nguồn nhân lực sẵn có của mình để tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định những thuận lợi – khó khăn và cách tối thiểu hóa chi phí trong quá trình xây dựng để đảm bảo lợi ích đến với cả doanh nghiệp và khách hàng. Tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, sự biến động của thị trường mà SVTH: Cao Thị Nhàn 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân công ty sẽ đưa ra mức giá đối với từng sản phẩm trong từng giai đoạn kinh tế xã hội khác nhau. Giá cả còn phụ thuộc vào việc khách hàng thuộc nhóm đối tường khách hàng nào: khách hàng thân thiết, khách hàng nhà nước, khách hàng tư nhân, khách hàng nhỏ lẻ, thì giá của các sản phẩm đưa ra sẽ khác nhau. Hơn nữa, vẫn tồn tại sự chênh lệch giá trong cùng một nhóm khách hàng với nhau tùy thuộc vào mức độ thanh toán nhanh hay chậm từ phía khách hàng. Chính sách giá cả này đặt ra bài toán tối thiểu hóa chi phí lên Phòng Tài chính - Kế toán và Phòng Vật tư, việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu phù hợp và thuận tiện cho việc thiết kế và thi công công trình, dự án. Mọi mức giá đưa ra đều có sự cân đối giữa các yếu tố cũng như có sự so sánh, tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh sao cho mức giá của Phong Việt đưa ra là hợp lý nhất cho cả khách hàng và doanh nghiệp. 2.3.1.2. Chính sách tài chính Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bởi sự vận động của nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Tính đến năm 2018, công ty TNHH MTV Phong Việt có tổng nguồn vốn kinh doanh hơn 22,5 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng. Năng lực tài chính được thể hiện rõ qua bảng báo cáo tài chính năm 2018: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Bảng 2.1: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Phong Việt năm 2016- 2018 Đơn vị: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Mã số 2016 2017 2018 2018/201 2017/2016 7 TÀI SẢN I. Tiền và các khoản tương 110 9.088 10.872 10.901 1.783 28 đương tiền II. Đầu tư tài chính 120 0 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu 130 5.830 10.083 6.801 4.252 ( - )3.281 1. Phải thu khách hàng 131 5.202 10.082 6.580 4.879 ( - )3.501 2. Trả trước cho người bán 132 628 0.765 220 ( - )627 220 IV. Hàng tồn kho 140 2 689 388 686 ( - )300 1. Hàng tồn kho 141 2 689 388 686 ( - )300 V. Tài sản cố định 150 434 453 593 19 139 1. Nguyên giá 151 801 837 837 36 0 2. Giá trị hao mòn lũy kế 152 (366) (383) (244) (16) ( - )139 VIII.Trường Tài sản khác Đại180 học102 Kinh431 603 tế Huế429 171 2. Tài sản khác 182 102 431 603 429 171 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130+140+150 200 15.458 22.529 19.287 7.071 ( - )3.242 +160+170+180) SVTH: Cao Thị Nhàn 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 300 665 11.074 8.175 10.408 19.249 1. Phải trả người bán 311 5 8.801 6.790. 8.796 ( - )2.011 2. Người mua trả tiền trước 312 7 1.483 615 1.476 ( - )867 3. Thuế và các khoản phải nộp 313 252 266 290 14 23 nhà nước 4. Phải trả khác 314 0 297 154 297 ( - )142 5. Vay và nợ thuê tài chính 315 399 224 325 ( - )175 100 II. Vốn chủ sở hữu 400 11.373 11.455 11.111 82 ( - )343 10.000 411 10.000 10.000 0 0 1. Vốn góp chủ sở hữu . 2. Lợi nhuận sau thuế chưa 412 1.373 1.455 1.111 82 ( - )344 phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 500 12.038 22.529 19.287 10.491 ( - )3.242 500=300+400 Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH MTV Phong Việt Dựa theo bảng báo cáo tài chính trên, năng lực tài chính của công ty đang duy trì ở mức độ ổn định và có xu hướng phát triển tốt, các khoản vay nợ và thuê tài chính có phần giảm so với đầu kì, các khoản nợ phải trả tăng không đáng kể, không có tìnhTrường trạng nợ lương nhânĐại viên, học vốn góp Kinhchủ sở hữu v ẫtến duy Huế trì ở mức ổn định so với đầu kì là 10.000 triệu VNĐ. Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016 – 2018, như sau: SVTH: Cao Thị Nhàn 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng So sánh Tài sản 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 A. T.S ngắn hạn 25 482 30 444 33 608 4 962 3 164 I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 17 466 21 590 21 645 4 124 55 1. Tiền mặt 9 088 10 901 10 872 1 813 -29 2. Các khoản phải thu 5 830 6 802 10 083 972 3 281 3. Hàng tồn kho 2 548 388,7 690,0 -2159,3 301,3 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 801,6 8 854 11 963 8052,4 3 109 1.TSCĐ hữu hình 402,0 453,5 593,1 151,5 139,6 2.TSCĐ thuê tài chính 399,6 431,9 603,2 32,3 171,3 B. Nguồn vốn 16 882 19 288 22 530 2 406 3 242 I. Nợ phải trả 5 788 8 176 11 074 2 388 2 898 1.Nợ ngắn hạn 6 983 8 176 11 074 1 193 2 898 2. Nợ dài hạn 0 0 0 - - II. Nguồn vốn chủ sở hữu 11 094 11 112 11 456 18 344 1. Nguồn vốn và quỹ 10 000 10 000 10 000 - - 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1 094 1 112 1 456 18 344 Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH MTV Phong Việt + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: K Trường = Đại học Kinh tế Huế ổ à ả ợ ả ả = . . . = 2,034. . . Hệ số này nằm ở mức 2,034 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng tốt. SVTH: Cao Thị Nhàn 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Bảng 2.3: Khả ngăng thanh toán nhanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 1. Tiền mặt 9,088 10,901 10,872 1,813 -29 2. Nợ ngắn hạn 6,983 8,176 11,074 1,193 2,898 3. Khả năng thanh toán nhanh (%) 1,3 1,33 0,98 +0,03 -0,35 Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH MTV Phong Việt Khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các khoản tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn thanh toán. Qua bảng 4, có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, Khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn đạt ở mức cực kì cao 98%, đây là con số cực kì hấp dẫn đối với các chủ đầu tư và các chủ dự án. + Hệ số nợ = ợ ả ả ố ủ ở ữ = . . . = 0,966. . . Hệ số này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tương đối thấp vì nguồn vốn chủ sở hữu xấp xỉ nợ phải trả. Như vậy, có khả năng lớn là doanh nghiệp không thể trả được nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc dòng tiền của doanhTrường nghiệp sẽ kém đi doĐại gánh n ặhọcng từ việ c Kinhthanh toán các tế kho ảHuến lãi vay. + Hệ số vốn chủ sở hữu = ố ủ ở ữ ổ ồ ố = . . . = 0,508. . . SVTH: Cao Thị Nhàn 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Như vậy, sự ổn định của việc bổ sung tăng vốn hằng năm của doanh nghiệp được duy trì ở mức độ ổn định, góp phần tại ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư. Đây là phần vốn không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số càng cao doanh nghiệp càng được đánh giá cao. Nguồn vốn 25,000 20,000 15,000 10,000 Triệu đồng 5,000 0 2016 2017 2018 Năm Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Phong Việt 2016 – 2018 Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH MTV Phong Việt Tổng nguồn vốn của Phong Việt nhìn chung có sự chuyển động tăng nhẹ trong giai đoạn 2016 – 2018. Trong ba năm nguồn vốn chỉ tăng nhẹ khoảng 5,6 tỷ sự tăng trưởng đột biến gần như không có. Tuy nhiên, có thể thấy Phong Việt có khả năng duy trì nguồn vốn tăng trưởng ổn định, ít biến động qua các năm. Điều này chứng tỏ, khả năng kiểm soát hoạt động tài chính của công ty khá tốt. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Cơ cấu vốn 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 Triệu đồng 4,000 2,000 0 2016 2017 2018 Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn giai đoạn 2016 – 2018 Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH MTV Phong Việt Thông qua cơ cấu vốn, có thể thấy Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn Nợ phải trả rất nhiều vào năm 2016, nhưng sự chênh lệch đó đang dần được san bằng. Điều này chứng tỏ Phong Việt đang ngày càng chiếm được lòng tin và xây dựng được uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao dần qua các năm 2016 chiếm 52%, năm 2017 chiếm 74% và năm 2018 chiếm 97% trong cơ cấu tổng nguồn vốn, các con số nói lên sự khó khăn trong việc huy động vốn của Phong Việt xảy ra năm 2016 có thể xuất phát từ sự non trẻ trong kinh nghiệm và khả năng xây dựng chính sách thắt chặt tài chính. Các giai đoạn về sau cho đến nay, công ty đã có sự phát triển ổn định và dần đi vào quỹ đạo hơn, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang phát triển đúng hướng mong đợi. TrườngTổng kết lại, yếu tốĐạiTài chính học tiền tệ cKinhủa Công ty TNHHtế Huế MTV Phong Việt đang duy trì ở mức độ ổn định, hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường, hơn nữa Phong Việt sẽ là một địa chỉ uy tín cho các nhà đầu tư vì uy tín và chất lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên, trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như ngày này. Phong Việt đứng trước nhiều vấn đề nan giải về nguồn ra cho sản phẩm và duy trì khả năng chi trả tự thân của doanh nghiệp. SVTH: Cao Thị Nhàn 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân 2.2.1.3. Sản phẩm Sản phẩm là bất cứ thứ gì đưa vào thị trường tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của người tiêu dùng, sản phẩm không chỉ là nhũng thứ hữu hình mà còn có thể bao gồm những thứ vô hình: dịch vụ, sự kiện, con người, nơi chốn, ý tưởng, hoặc tổng hợp tất cả những yếu tố trên. Công ty TNHH MTV Phong Việt cung cấp các sản phẩm thuộc nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ khác nhau. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty chia thành hai nhóm hoạt động chính: quảng cáo (thiết kế backdrop, cung cấp pano, trang trí sự kiện, cung cấp standee, thiết kế banner, ), tổ chức thiết kế, thi công công trình, bảo trì - bảo dưỡng và sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng. Cơ cấu hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Phong Việt 13% Quảng cáo Thi công xây dựng 87% Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Phong Việt Nguồn: Xử lý số liệu Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa và dich vụ năm 2018 Biểu đồ cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến từ hoạt động thiết kế và thi công các công trình chiếm đến 87%, có sự chênh lệch vượt trội so với dịch vụ quảng cáo. Như vậy, thế mạnh công ty TNHH MTV Phong Việt cần SVTH: Cao Thị Nhàn 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân khai thác và tập trung nguồn lực để phát trển là mảng xây dựng. Với thị trường năng động và trẻ trung như Đà Nẵng, Phong Việt có thể dễ dàng gia nhập và thành công. Mặc dù Quảng cáo là hướng phát triển mới gần đây của Phong Việt nhưng nó đã và đang mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Công ty luôn nỗ lực đem lại những cải tiến liên tục mang tính sáng tạo về hình thức và chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Các sản phẩm hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện: - Bảng hiệu - Bảng chân đứng - Hộp đèn - Bảng Pano - Rèm che nắng - Cung cấp Poster Hoạt động mà Phong Việt đang tập trung nguồn lực để phát triển là Xây dựng chiếm 87% cơ cấu sản phẩm. Trong hoạt động này, công ty có cơ hội cộng tác và làm việc với nhiều doanh nghiệp có quy mô tổ chức lớn và trên nhiềukhông gian địa lý khác nhau: Sản xuất trang trí khu trưng bày LG san Gol Langua Lăng Cô cho Công ty TNHH TMDV Quảng cáo Bản Nguyên; Thiết kế Vách trưng bày tại Bình Định, Gia Lai, Quảng Nam, cho công ty TNHH Thiết kế Hộp sáng, (Bảng kê khai Hóa đơn bán hàng của Công ty TNHH MTV Phong Việt năm 2018) 2.2.1.4. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty TrườngVề cơ cấu tổ chức, Đạicông ty TNHH học MTV Kinh Phong Việt xâytế d ựHuếng bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng: đứng đầu là Giám đốc doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt dộng của giám đốc là các trưởng bộ phận. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp được xếp vào hạng mục doanh nghiệp nhỏ theo quy định của Bộ Luật Doanh nghiệp 2014 là 143 nhân viên, bộ máy tổ chức đièu hành được xây dựng như sau: SVTH: Cao Thị Nhàn 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Giám đốc (Trần Duy Linh) Phòng Kỹ Thuật Khối Sản Xuất - Kiểm Soát Phòng Tài Phòng Phòng Phòng Phòng Chính Phòng Phòng Hành Nhân Sự Thiết Kế Giám sát Kế Toán Vật Tư Dự Án Chính - Hành Chính Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV Phong Việt Bộ máy trên được cũng cố xây dựng qua nhiều năm theo mức độ đóng góp cũng như năng lực thực tại của nhân viên. Bộ máy tổ chức doanh nghiệp được sàng lọc và bổ sung tùy theo nhu cầu và định hướng phát triển của công ty trong từng giai đoạn khác nhau. Theo quy định, doanh nghiệp sẽ tổ chức các cuộc đề cử và ứng cử vào các chức vụ trong bộ máy hoạt dộng của doanh nghiệp 6 tháng/ lần. Bộ máy hoạt động hiện tại của doanh nghiệp được trực tiếp trao quyền hạn điều hành bởi Giám đốc Trần Duy Linh, có sự phân công công việc cụ thể từng phòng ban như sau: + Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ những gì xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có chức năng Trường chính là lãnh đạo, Đại điều hành học toàn b ộKinhcông ty, quy tếết đ ịnhHuế các chính sách, đường lối phát triển của doanh nghiệp mình. + Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ chính là tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, triển khai tới các bộ phận liên quan, thiết lập hồ sơ báo giá và đàm phán với khách hàng, chuẩn bị nguyên vật liệu – tài chính – tranning các bộ phận và tiến hành thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng. Bộ phận kinh doanh có quyền hạn được yêu cầu công ty cung cấp các điều kiện cần thiết như tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất; SVTH: Cao Thị Nhàn 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân yêu cầu các bộ phận thuẹc hiện đúng phân công trách nhiệm được giao, giao việc cho cácc nhà thầu phụ nếu công ty không đủ nhân lực thực hiện và có quyền hạn tự phê duyệt chi phí không quá 5.000.000 VNĐ. + Phòng giám sát: Nhiệm vụ chính là khảo sát, giám sát tiến độ thực hiện các công việc, quản lý các nhà thầu phụ được chỉ định và báo cáo hoàn thành công việc trực tiếp với cấp trên hoặc với khách hàng. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, bộ phận giám sát hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty cung cấp các điều kiện cần như tài chính, cơ sở vật chất để hoàn thành nhiệm vụ; yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng phân công trách nhiệm được giao; có quyền tự quyết định tạ công trình. + Khối xưởng: Có nhiệm vụ tiếp nhận bản vẽ và triển khai từ Account, đề xuất vật tư, triển khai sản xuất, thực hiện theo yêu cầu của Account và Giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho các bộ phận trong công ty. Để hỗ trợ thực hiện tốt nhiệm vụ thì Khối xưởng có quyền yêu cầu công ty cung cấp các điều kiện cần như tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, để hoàn thành nhiệm vụ; yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng phân công trách nhiệm được giao. + Phòng vật tư: Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu về vật liệu, tiếp nhận và xử lý các đề nghị công cụ dụng cụ cho khối xưởng, cung cấp giá vật liệu và chuyển cho các bộ phận, kiểm tra phê duyệt các vật tư mua tại công trình, Quyền hạn phòng vật tư nhận được là được yêu cầu công ty cung cấp điều kiện cần như tài chính, nhân sự, cơ sở, vật chất để hoàn thành nhiệm vụ; yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng phân công trách nhiệm được giao; phê duyệt chi phí mua vật tư tại công trình. Trường+ Phòng tài chính kĐạiế toán: Có học nhiệm vụKinhchính là đi ềutế ph ốiHuế tài chính công ty, tiếp nhận và xử lý tài chính, phân tích và tư vấn về tài chính, chịu trách nhiệm về báo cáo thuế, theo dõi và báo cáo nội bộvề bảo trì máy móc hư hỏng hay sử dụng không đúng mnục đích. Quyền hạn của phòng tài chính kế toán là yêu cầu công ty cung cấp các điều kiện cần như tào chính, nhân sự, cơ sở vật chất, để hoàn thành nhiệm vụ; yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng phân công trách nhiệm được giao và có quyền từ chối thực hiện các yêu cầu không rõ ràng. SVTH: Cao Thị Nhàn 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Với mô hình tổ chức bộ máy theo kiểu Trực tuyến – Chức năng, Phong Việt đã xây dựng nên một bộ máy quản lý rõ ràng dưới sự quản lý chung của Giám đốc doanh nghiệp. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 10.50% 41.25% 48.25% 23-30 31-45 46-60 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi công ty Phong Việt Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH MTV Phong Việt Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động trẻ - lực lượng lao động chủ yếu từ 23- 45 tuổi, độ tuổi được đánh giá là năng động, trẻ trung và giàu sức sáng tạo. Điều này rất phù hợp đối với công ty chuyên về Xây dựng và Quảng cáo như Phong Việt. TrườngNhư vậy, xét về cơ Đại cấu tổ ch họcức và ch ứcKinh năng nhiệm tế vụ c ủHuếa công ty đã được xây dựng rõ ràng, có sự phân công công việc, trao quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể cho từng đối tượng và nhóm đối tượng khác nhau. Công ty đang duy trì cơ cấu lao động trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn giúp thực hiện tốt các chính sách và định hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp. 2.2.1.5. Trình độ tổ chức điều hành quản lý của doanh nghiệp SVTH: Cao Thị Nhàn 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân a. Quy trình về tổ chức công việc Sơ đồ 2.3: Quy trình về tổ chức và thực hiện công việc của Công ty TNHH MTV Phong Việt Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ có sự tham gia và điều hành trực tiếp trực tiếp giữa 3 bộ phận: Bộ phận Xưởng, Bộ phận Giám sát và Bộ phận Thiết kế dưới sự hướngTrường dẫn chỉ đạo thực Đạihiện của Accounthọc c ủKinha mỗi sự án. Cáctế công Huế việc được thực hiện tuần tự, liên tục và có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và không ngừng bổ sung thông tin cần thiết cho nhau. Trong quy trình này, mỗi bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với các bộ phận còn lại và thường xuyên trao đổi thông tin càn thiết cho các bộ phận liên quan và kịp thời sửa chửa các sai phạm (nếu có), mọi sự thay đổi và điều chỉnh đều có ý kiến xác nhận của Account (cấp trên phụ trách trực tiếp). SVTH: Cao Thị Nhàn 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Với quy trình tổ chức công việc được xây dựng và ban hành như trên, các công việc thuộc các dự án đều được thực hiện theo đúng quy trình, rõ ràng, rành mạch và không có sự đan xem quyền lực giữa các bộ phận với nhau. Ngoài ra, công ty rất chú trọng trong việc Trainning cho các cán bộ nhân viên mới tham gia vào bộ máy hoạt dộng của công ty theo từng quý. Năm 2018, công ty tổ chức Team Buildding vào 28/2, đào tạo LG miền Trung vào ngày 28/6, sự kiện Trainning LG 3 tỉnh Phú Yến, Huế, Gia Lai vào ngày 6/12 với Công Ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng. Như vậy, công ty rất mực chú trọng đến việc nâng cao năng lực làm việc và hiểu rõ chuyên môn nghiệp vụ. b. Quy trình về công tác vật tư Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân SơTrường đồ 2.4: Quy trình Đại về công táchọc vật tư CôKinhng ty TNHH tế MTV Huế Phong Việt Như vậy, có thể nhận thấy tình hình tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp của công ty đang thực hiện rất phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại. Đối với hai hoạt động chính của mình, công ty đều xây dựng sơ đồ quy trình thực hiện công việc riêng và có ràng buộc mối quan hệ giữa các bên đầy đủ. Các chính sách liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện công việc được công ty hết sức quan tâm và thường xuyên cập nhật SVTH: Cao Thị Nhàn 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân 2.2.1.6. Hoạt động nghiên cứu thị trường Marketing và quảng bá thương hiệu Nghiên cứu thị trường là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của một dự án trong xây dựng và quảng cáo. Việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường phù hợp cho từng sự án ở những địa điểm, không gian khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp linh động hơn trong điều phối nguồn nhân lực – vật lực và tài lực. Đối với các dự án mới, công ty luôn tiến hành khảo sát giá cả thị trường và cách thức vận chuyển lưu thông hàng hóa sao cho thuận tiện nhất và thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do vậy, nghiên cứu thị trường là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nhu cầu thông tin thiết yếu và loại bỏ các thông tin giả, thông tin ảo trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể hiểu được những cơ hội và thách thức của thị trường thông qua việc hiểu khách hàng thích gì, xu hướng tiêu dùng ra sao, Thực trạng hiện tại, Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt để thu thập và xử lý các thông tin thiết yếu từ thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp khó có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc sản phẩm của mình cho phù hợp với xu thế chung. Công ty không chỉ chú trọng vào việc hoàn thành các dự án đúng tiến độ mà còn chú ý đến mục tiêu tối thiểu hóa chi phí theo chính sách “giá bám sát” của mình, chính vì vậy, việc định giá bán sản phẩm , các chương trình khuyến mãi, hậu mãi đều được cân nhắc cẩn trọng trong giới hạn ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp. Đối với các dự án trong khu vực thành phố Đà Nẵng, công ty sẽ sử dụng nguồn lực tự có của doanh nghiệp. Riêng đối với các dự án ngoài phạm vi thành phố như dự án Xây dựng Vách điện tử AV Ngọc Nam tại 28 Nguyễn Trãi, Gia Lai: CôngTrường ty sẽ cử nhân viên Đạiđi trước khhọcảo sát th ịKinhtrường giá c ảtế, nơi ởHuế, nhà cung cấp vật liệu cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết trước đó 3 ngày. Với thực trạng hiện tại, công ty khó có thể tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu của khách hàng do thiếu nguồn lực liên quan đến Marketing và quảng bá thương hiệu. Các công việc thuộc bộ phận này đang được thực hiện bởi những nhân viên trực tiếp thực hiện dự án tiến hành, việc này có thể mang lại những SVTH: Cao Thị Nhàn 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân đánh giá thiếu chính xác và mức độ thu thập thông tin thiếu đa dạng do không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. 2.2.1.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật Tuy có tầm cỡ quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhưng Phong Việt luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên làm việc tư duy sáng tạo cao. Trang thiết bị cơ sở vật chất được cung cấp đầy đủ và bảo trì thường xuyên, tránh tình trạng hao mòn tài sản cố định không cần thiết. Tất cả các khoản chi cho sửa chữa kho bãi, cơ sở vật chất, trang bị mới máy móc thiết bị đều được kê khai báo cáo rõ ràng với cấp trên và được sự chấp thuận của cấp trên. Về máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: máy vi tính, máy cắt Decal, máy in màu, máy in đen trắng cho văn phòng, máy khoan bê tông, máy khoan tay, máy cắt sắt, và các mô hình tháo lắp bảng hiệu điện tử: máy nâng, máy cẩu, cần trục, Trong nền kinh tế tri thức – thời đại công nghệ 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những công cụ đắc lực giúp cho việc quản lý điều hành và thực hiện công việc diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo nên sự chuyển biến về chất lượng của lực lượng sản xuất và tư duy sáng tạo. Dù muốn dù không, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và CNTT là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt đối với công ty thiên về sản phẩm tư duy như Phong Việt. Mô hình công ty TNHH MTV Phong Việt áp dụng CNTT trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu qua các năm giúp cho việc tính toán trở nên gọn nhẹ và khả năng Trườngluu trữ - truy xuất thôngĐại tin nhanhhọc hơn. KinhGiao tiếp và tếlàm viHuếệc với khách hàng cũng được thực hiện chủ yếu qua các ứng dụng công nghệ hiện đại và phổ biến nhất nhằm nâng cao khả năng giao tiếp nội bộ, đàm phán với khách hàng để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Hạ tầng cơ sở cũng được Phong Việt chú trọng trong đề án phát triển của mình như hệ thống mạng kết nối, hệ thống máy tính, máy chủ Các phần mềm ứng dụng đặc thù trong công tác quản trị - kinh doanh như hệ thống phần mềm quản trị các SVTH: Cao Thị Nhàn 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân nguồn lực (ERP), quản trị khách hàng (CRM), hệ thống phần mềm quản trị chuỗi các nhà cung cấp (SCM), xây dựng cổng thông tin điện tử trực tuyến của tổng công ty (Website), xây dựng và cập nhất thường xuyên ngân hàng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, Đối với các dự án mới, doanh nghiệp luôn thực hiện các cuộc khảo sát thực nghiệm trước khi đưa vào thực tế hoạt động. Năm 2018 tiến hành 8 cuộc thực nghiệm và nghiệm thu với Chi nhánh Công Ty TM Carlsberg Việt Nam tại Hà Nội. 2.3.2. Yếu tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.3.2.1. Đặc điểm thị trường Thị trường thành phố Đà Nẵng là thị trường ngắn hạn công ty TNHH MTV Phong Việt hướng tới. Tiếp theo đó, thị trường dài hạn trong 5 năm 2020-2025 là khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố có tốc độ phát triển cao về quảng cáo và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) ngành xây dựng 6 tháng tăng 2,29% (cùng kỳ 2018 tăng 2,6%), khu vực dịch vụ tăng 7,69%, đóng góp 72,87% vào tăng trưởng GRDP, cao hơn mức tăng 7,34% của cùng kỳ 2018. (Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Báo cáo về giải pháp tăng trưởng kinh tế 2019, 3/07/2019). 2.3.2.2. Chính sách của Nhà nước Với tư cách pháp nhân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, Phong Việt phải nghiêm túc chấp hành các chính cách pháp luật liên quan có quy định trong Luật doanh nghiệp 2015, Luật Nhà ở, của Nhà nước ta. Chấp hành nghiêmTrường túc việc kê khai Đạivà nộp thu họcế theo đúng Kinh quy định ctếủa chính Huế phủ, thực hiện nghiêm chỉnh các bộ luật liên quan đến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, Ngoài các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp trong nước nghiêm túc thực hiện, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ra những chế tài khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ có cơ hội tham gia và cạnh tranh trên thị trường. SVTH: Cao Thị Nhàn 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Các chính sách liên quan đến quảng cáo – Marketing cũng dần được hoàn thiện và chỉnh sửa phù hợp hơn với các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho thương mại điện tử và quảng cáo làm việc trực tuyến phát triển. 2.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội Văn hoá – xã hội có nhiều tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy và thói quen mua sắm của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt dộng tổ chức kinh doanh và sản xuất cung cấp dịch vụ của mỗi doanh nghiệp. Một số nhân tố chính tác động chính: + Thói quen tiêu dùng + Cơ cấu tuổi và giới tính của tầng lớp dân cư: Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2018 của tổng cục thống kê Việt Nam, Đà Nẵng có 1 080,8 nghìn người trong đó nam chiếm 49,53%. Đà Nẵng có cơ cấu dân số trẻ, rất phù hợp cho các kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. + Trình độ học vấn: Dân trí Đà Nẵng tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước, với diện tích , Đà Nẵng có 186 trường học (từ tiểu học đến trung học) và 19 trường Đại học và Cao Đẳng. Có thể nói, nền tảng tri thức được Đà Nẵng hết sức chú ý và tập trung phát triển vì chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của cả đất nước. + Thu nhập: Tính sơ bộ năm 2018 tổng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá trị hiện hành tại Đà Nẵng là 5 504 nghìn đồng trong đó có 3 006 nghìn đồng từ tiền lương, tiền công, từ nông – lâm – thủy sản là 52 nghìn, thu phí nônng – lâm – thủy sản là 1 561 nghìn đồng và các khoản thu khác là 885 nghìn đồng. ( Tổng cục thống kê Việt Nam, Trường+ Đại học Kinh tế Huế Như vậy, bất kì sản phẩm dịch vụ nào mà doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường đều phải cân nhắc, đảm bảo sản phẩm đó có khả năng đáp ứng nhu cầu, thói quen xã hội và tiết kiệm cho người tiêu dùng. 2.3.2.4. Yếu tố khoa học công nghệ SVTH: Cao Thị Nhàn 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Khoa học công nghệ có nhiều tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như Phong Việt. Những nhân tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: mức độ ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp, trình độ phát triển công nghệ thông tin (CNTT), nguồn nhân lực của ngành CNTT, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, với trình độ công nghệ ngày càng phát triển đã tạo ra rất nhiều sản phẩm mới phục vụ cho việc Xây dựng trở nên dễ dàng hơn: Xi măng công nghệ Nano, Gạch siêu nhẹ, bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các cỗ máy hoạt động thay cho sức người: Máy trộn và đổ bê tông, Máy ép cọc dồi, Công nghệ hút nước tầng đáy, giúp cho việc thực thi các dự án xây dựng đạt hiệu quả cao hơn và rút ngắn thời gian hơn. Đối với lĩnh vực Quảng cáo nói chung, yếu tố khoa học công nghệ đã nâng tầm nó lên thành một ngành có tốc độ tăng trưởng thần kì. Ngành quảng cáo đang phát triển từ công nghệ in - phun điện tử, các thiết bị quảng cáo vi mạch, đến các thuật toán ứng dụng công nghệ đèn led, quảng cáo qua truyền thông đại chúng và quảng cáo qua các trang web, 2.3.2.5. Yếu tố môi trường tự nhiên Sự biến đổi khí hậu, thiên tai: lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp Xây dụng và Quảng cáo như Phong việt thì còn chịu thêm ảnh hưởng từ cấu tạo địa hình, mặt phẳng xây dựng và kết cấu bền của mặt nền, điều này đặc biệt quan trọng hơn khi ¾ diện tích mặt đất nước ta là đồi núi và khíTrường hậu nhiệt đới gió Đạimùa có di ễhọcn biến ph Kinhức tạp, gây nhitếều khóHuế khăn trong việc thiết kế và thi công các công trình nhà ở, đô thị và tổ chức các chương trình quảng cáo, sự kiện ngoài trời. 2.4 Phân tích ma trận SWOT 2.4.1 Điểm mạnh (Strenghts – S) Sau 5 năm thành lập và hoạt động, Phong Việt vẫn duy trì tốt hoạt động và không ngừng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và không ngừng nâng cao uy SVTH: Cao Thị Nhàn 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân tín trong lòng khách hàng. Từ định hướng là một công ty đa lĩnh vực hoạt động, hiện nay Công ty TNHH MTV Phong Việt đã chuyển hướng hoạt động sang hướng Xây dựng và Quảng cáo. Đây được xem là quyết định sáng suốt và kịp thời của chủ sở hữu doanh nghiệp vì nó phù hợp với xu thế thị trường và như cầu của xã hội nói chung và thị trường Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Hiện nay, Phong Việt đã là đối tác đầu tư của hơn 200 công ty khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Doanh thu hằng năm lên tới hằng trăm tỷ đồng và vốn góp chủ sở hữu doanh nghiệp duy trì ở mức độ ổn định là 10.000.000 VNĐ. So với các công ty có cùng quy mô và hình thức tổ chức hoạt đọng thì Phong Việt có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tương đối rõ ràng, văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và cũng cố thường xuyên qua các đợt huấn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Công ty có đội ngũ nhân viên lao động trẻ năng động sáng tạo, hệ thống cán bộ dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường và sản phẩm. Như vậy, những thành công mà Phong Việt đạt được có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống công nhân viên nơi đây. Khả năng thích ứng cao với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, có các chính sách giá cả và cung ứng vật tư mềm mỏng phù hợp với nhu cầu khách hàng và mong muốn của doanh nghiệp. Công ty Phong Việt luôn lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của khách hàng về các mẫu sản phẩm mới, các bản vẽ thiết kế cũng như chất lượng thi công các công trình đạt chuẩn. Tạo được niềm tin sâu sắc trong lòng khách hàng. 2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses – W) TrườngKhả năng tài chính Đạicủa doanh học nghiệp hiKinhện tại chỉ ở mtếức trung Huế bình, khả năng tham gia đấu thầu và thực hiện các sự án lớn là không cao. Công ty cần hcú trọng nâng cao năng lực tài chính kế toán để gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp. Hoạt động Marketing của doanh nhiệp chưa thực sự được chú trọng, chỉ sử dụng hình thức Marketing truyền miệng là chủ yếu. Công ty chưa có nhiều hoạt động tiếp thị quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín thương hiệu công ty. Công ty chưa SVTH: Cao Thị Nhàn 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân có phòng Marketing riêng biệt, ít nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và phát triển thương hiệu. Năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm chưa cao, chủ yếu là thực hiện tốt chính sách tối thiểu hóa chi phí để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.4.3. Cơ hội (Opportunities – O) Việt Nam được đánh giá là là quốc gia có nền kinh tế ổn định, nền kinh tế xã hội phát triển tương đối ổn định nhờ có sự bảo hộ của nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Đây được coi là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Phong Việt nói riêng. Đà Nẵng – Thành phố đáng sống mà bất kì ai cũng mong muốn ít nhất được một lần ghé thăm. Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ, lễ hội, festival được tổ chức thường niên. Đây chính là cơ hội giúp cho ngành Quảng cáo phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào việc tuyên truyền hình ảnh, các nét đẹp, các công trình đồ sộ ra khắp bạn bè khu vực và quốc tế. Đà Nẵng là thị trường chiến lược, vì vậy đây chính là nơi nhiều đối thủ tầm cỡ hướng tới. Việc này mở ra cơ hội hợp tác, liên kết, học hỏi kinh nghiệm giữa các công ty với nhau khi đảm nhận các công trình lớn, khối lượng công việc quá nhiều. 2.4.4. Thách thức (Threats – T) Việc gia nhập thị trường của các đối thủ tàm cơ chính là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Phong Việt. Các công Trườngty này có nguồn lự cĐại lớn, có uyhọc tín, cạnh Kinh tranh mạnh đtếể giành Huế các gói thầu lớn trên thị trường. Đồng nghĩa với việc miếng bánh thị phần bị nhỏ lại và việc cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận sẽ càng khó khăn hơn. Nền kinh tế toàn cầu năm 2020 đang lâm vào tình trạng suy yếu do dịch bệnh và các chính sách kinh tế mà các cường quốc áp dụng với nhau. Điều này không chỉ làm kinh tế toàn cầu khựng lại mà còn mang lại nguy cơ sụp đổ của nhiều tập đòan SVTH: Cao Thị Nhàn 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân kinh tế tài chính hàng đầu thế giới. Đây có thể là các đối tác chiến lược và tiềm năng của công ty. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHONG VIỆT 3.1. Định hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Phong Việt Sau gần 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH MTV Phong Việt không những định hướng phát triển hơn nữa ở khu vực thị trường thành phố Đà Nẵng mà còn có hướng tiến xa hơn nữa ở thị trường khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Trong giai đoạn kinh tế thị trường mới, giai đoạn 2020 – 2025 Công ty TNHH MTV Phong Việt muốn hướng tới thị trường miền Trung – Tây Nguyên với các sản phẩm về xây dựng và quảng cáo đạt tiêu chuẩn quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Trong gia đoạn này, công ty đã có dự định mở thêm văn phòng làm việc tại khu vực Tây Nguyên để dễ dàng tham gia hoạt động chính thức trên thị trường tiềm năng này – khu vực được công ty khảo sát và đánh giá là khu vực phát triển mạnh trong thời gian tới. Về cấu trúc sản phẩm cung cấp ra thị trường, Công ty TNHH MTV Phong Việt mong muốn cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực quảng cáo từ 13% lên ngưỡng 20%, vì đây là lĩnh vưc hoạt động thu lại lợi nhuận cao đồng thời nó cũng là một trong các hình thức Marketing mix mà doanh nghiệp lựa chTrườngọn. Đại học Kinh tế Huế Bên cạnh những hiệu quả kinh doanh đã đạt được, Công ty từng bước lên kế hoạch tổ chức xây dựng Chính sách nhân sự nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công nhân và lao động. Ngoài ra Công ty còn chú trọng các quyền lợi khác như Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội miễn phí cho công nhân mà không trích ra từ tiền lương. Các chế độ khác như ốm đau sinh nở cũng được quan tâm thấu đáo. SVTH: Cao Thị Nhàn 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Không ngừng nâng cao đội ngũ quản lý, kiến thức và kinh nghiệm làm việc cho nhân viên. Tạo công ăn việc làm, giải quyết được số lượng lớn các vấn đề việc làm cho người dân ở trên địa bàn. Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước từ đó sẽ được chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi. Thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp cho công ty có được một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác. 3.1.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV Phong Việt 3.1.2.1 Giải pháp về sản phẩm Tiếp tục cũng cố thị trường trong tỉnh bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, chú trọng khách hàng mới và khách hàng tiềm năng; nâng cấp hệ thống cơ sở trang thiết bị đảm bảo hoạt động được suôn sẻ; không ngừng giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Coi trọng công tác cập nhật sản phẩm mới nhất một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi ngày càng cao của khách hàng một cách tốt nhất, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Không ngừng nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm tại công ty, nhằm tạo cho khách hàng niềm tin, sự yên tâm khi lựa chọn mua sản phẩm của công ty. Để thực hiện được điều đó cần phải: + Tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước. + Kiểm tra, giám sát chặt chẻ chất lượng nguồn hàng mà công ty nhập vào, tránhTrường chạy đua theo số lưĐạiợng cung họcứng và lợ iKinh nhuận mà b ỏtếqua chHuếất lượng làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của công ty. + Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhân viên thực tiếp thực hiện các dự án vì đây là những nhân tố trực tiếp làm việc với khách hàng. 3.1.2.2. Giải pháp về Nghiên cứu thị trường Marketing và quảng bá thương hiệu SVTH: Cao Thị Nhàn 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân Năm năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và quảng cáo trên thị trường Đà Nẵng là thế mạnh ít có công ty nào có được. Chính vì vậy, công ty cần thực hiện tốt các chính sách Marketing, quảng bá sản phẩm của mình theo nhiều hình thức để các nhà thầu, chủ đầu tư có thể biết đến. Hiện nay, Marketing truyền miệng không còn sức lan tỏa mạnh mẽ, thay vào đó công ty nên tận dụng các lợi ích từ các trang Web điện tử và Website riêng để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên mạng được xem là phương thức Marketing hướng tới nhiều đối tượng ở các phạm vi địa lý khác nhau từ đó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Như đã phân tích ở chương 2, công ty Phong Việt hiện vẫn chưa có Phòng Marketing vì vậy cần sớm lập một phòng Marketing riêng biệt để có thể nghiên cứu về sản phẩm, thị trường, kịp thời nắm bắt các thông tin biến động chính xác của thị trường cũng như dự báo xu hướng để có những điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp nhất. Cần nắm rõ thông tin về những thay đổi trong chính sách của Nhà nước quy định về hình thức và cách thức thực hiện các chính sách Marketing để có thể áp dụng trôi chảy và hiệu quả cao. 3.1.2.3. Giải pháp về Nguồn nhân lực Do đặc thù công việc mang tính chất tư duy sáng tạo cao, nên công ty cần chú trọng tuyển mộ và huấn luyện đội ngũ lao động trẻ, nhiệt huyết và có khả năng tư duy sáng tạo. Tiếp tục cung cấp cho nhân viên đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, không ngừng nâng Trườngcao đời sống vật ch Đạiất và tinh họcthần cho nhânKinh viên. T ạtếo tinh Huế thần hăng hái làm việc và phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi thành viên. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ nhân viên để đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ theo phương châm một người có thể làm được nhiều phần hành công việc khác nhau, nhằm từng bước nhằm đáp ứng yêu cầu quản SVTH: Cao Thị Nhàn 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân lý kinh doanh hiện đại và khắc phục tình hình kinh tế khó khăn do dịch bệnh kéo dài. Có chính sách tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên để tăng lòng trung thành và tránh tình trạng nhảy việc. Động viên, khen ngợi, tạo bầu không khí thân thiện giữa các cá nhân với nhau và giữa các bộ phận trong công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Nhàn 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hương Xuân PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, công ty TNHH MTV Phong Việt đã khẳng định vị thế và năng lực của mình trên thị trường. Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng được quan tâm, cũng cố và chú trọng hơn do tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị phần trên thị trường dần đi vào quỹ đạo nhất định. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và xác định rõ các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và có giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết đối với hoạt động tương lai của Phong Việt. Qua quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt” và thực tập nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp, cùng với việc áp dụng tổng hợp các kiến thức đã được học. Tôi mạn phép đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty một số nội dung sau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nêu lên một số đặc điểm về thị trường Xây dựng và quảng cáo trong nước nói chung và tình hình hoạt động thực tế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phong Việt nói riêng, từ đó thấy rõ sự cần thiết và cấp thiết của đề tài cho sự phát triển của công ty ngày nay. + Phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm rõ những yếu tố còn chưa được tập trung chú trọng tại thời điểm hiện tai. Trường Đại học Kinh tế Huế + Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. + Cuối cùng, vì yếu tố thời gian và điều kiện còn nhiều hạn chế nên những vấn đề nghiên cứu trong luận văn không thể giúp cho công ty thấy rõ một sớm một SVTH: Cao Thị Nhàn 55