Khóa luận Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

pdf 67 trang thiennha21 19/04/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_chan_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ MỚI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ MÔNG CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN LOAN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ MỚI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ MÔNG CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN LOAN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47- PTNT - N02 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015- 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Ngọc Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Trần Thị Ngọc người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn UBND xã Nghiên Loan, các ban nghành xã Nghiên Loan, cán bộ thú y, cán bộ nông lâm xã, các trưởng thôn và các hộ nông dân xã Nghiên Loan đã cung cấp số liệu thực tế và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nông Thị Mới
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng đàn bò ở các châu lục trong các năm gần đây 14 Bảng 2.2. Tốc độ phát triển đàn bò thịt ở các châu lục trong những năm gần đây 15 Bảng 2.3: Số lượng đàn bò thịt ở các châu lục trên thế giới trong các năm gần đây 17 Bảng 3.1: Tình hình cơ bản xã điều tra tháng 11 năm 2018 21 Bảng 3.2: Ma trận SWOT 23 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng trong năm 26 Bảng 4.2. Diện tích đất đai và tình hình sử dụng đất 28 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động 29 Bảng 4.4: DT, năng suất, sản lượng một số cây lương thực có hạt của xã Nghiên Loan 31 Bảng 4.5. Tình hình nhân lực của các hộ điều tra 32 Bảng 4.6. Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn nuôi bò Mông 2017 33 Bảng 4.7. Nguồn cung cấp giống bò Mông của các hộ điều tra năm 2017 33 Bảng 4.8: Số hộ nuôi bò của xã năm 2017 34 Bảng 4.9: Tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại xã qua các năm 37 Bảng 4.10. Kết quả tiêm phòng cho đàn bò trong những năm gần đây 38 Bảng 4.11: Quy mô chăn nuôi bò của hộ năm 2018 38 Bảng 4.12: Cơ cấu đàn bò Mông của hộ chia theo độ tuổi năm 2018 39 Bảng 4.13: Hình thức chăn nuôi bò Mông ở các hộ điều tra năm 2018 40 Bảng 4.14. Giá bán bò Mông tại xã Nghiên Loan giai đoạn năm 2016-2018 41 Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò Mông của hộ theo độ tuổi năm 2018 42 Bảng 4.16: Phân tích ma trận SWOT trong phát triên chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan 46
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC Cơ cấu BQ Bình quân IC Chi phí trung gian GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng MI Thu nhập hỗn hợp XĐGN Xóa đói giảm nghèo SL Số lượng NN Nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích KHKT Khoa học kĩ thuật LĐ Lao động LMLM Lở mồm long móng THT Tụ huyết trùng KST Kí sinh trùng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Một số khái niệm 5 2.1.2. Vai trò, đặc điểm chăn nuôi bò thịt 7 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn 18 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Thu thập số liệu 19 3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu 20 3.3.3. Phương pháp thống kê 22 3.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 22
  7. v 3.3.5. Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi bò thịt 22 3.3.6. Các chỉ tiêu phân tích 23 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 29 4.2. Thực trạng chăn nuôi bò ở xã Nghiên Loan 32 4.2.1. Thực trạng chung 32 4.2.2. Thực trạng chăn nuôi bò Mông ở các hộ điều tra 38 4.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan 43 4.3. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của việc chăn nuôi bò Mông trên địa bàn 45 4.4.Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên điạ bàn xã Nghiên Loan 48 4.4.1.Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên địa bàn 48 4.4.2. Định hướng đẩy mạnh chăn nuôi 49 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  8. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2010- 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó chăn nuôi đại gia súc được xác định là một trong những ngành chăn nuôi chính trong những năm gần đây. Phát triển chăn nuôi bò là thế mạnh và nằm trong chiến lược dài hạn của tỉnh Bắc Kạn. Chăn nuôi bò là cơ sở để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt vùng miền núi, làm đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Theo thống kê của phòng nông nghiệp, đất canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 14,1% diện tích tự nhiên, trong đó đất dốc, thiếu nước chiếm một tỉ lệ khá cao, do đó sản xuất lương thực không phải là một thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn. Do nguồn lương thực không dồi dào nên việc chăn nuôi các loại vật nuôi sử dụng lương thực ( lợn, gia cầm) không có tiềm năng phát triển mạnh. Điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi và thị trường cho phép phát triển chăn nuôi đại gia súc trong đó trọng tâm là sản xuất bò thịt, phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là chiến lược sản xuất hàng hóa lâu dài của tỉnh. Bắc Kạn có giống bò Mông với nhiều đặc điểm quý, số lượng tương đối lớn là tiền đề để tạo đàn nền phục vụ cho việc cải tạo và lai giống phục vụ cho việc cải tạo và lai giống phục vụ cho phát triển chăn nuôi theo hướng lấy thịt. Thị trường truyền thống của bò thịt Bắc Kạn rộng lớn, từ nhiều năm đã vượt ra ngoài ranh giới của tỉnh, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Nghiên Loan thuộc huyện Pác Nặm là một xã vùng cao phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, nằm phía Đông Bắc của tổ quốc. Thu nhập của các hộ dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chăn nuôi bò thịt là một thế mạnh của xã. Chăn nuôi bò thịt chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt
  9. 2 động kinh tế của các hộ dân tộc của tỉnh nói chung và của xã Nghiên Loan nói riêng. Do đó, phát triển chăn nuôi bò có thể giúp tăng tu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn, nhất là người dân tộc. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có chợ bò Nghiên Loan nổi tiếng khu vực miền Bắc về buôn bán trâu bò thuận lợi cho phát triển đàn bò thịt sản phẩm của nó và đặc biệt có sự quan tâm của Chính quyền các câp về phát triển đàn bò thịt cả số lượng và chất lượng, người dân cần cù lao động, có tập quán chăn nuôi bò lâu đời. Người Mông coi bò là tài sản quý giá đối với gia đình, họ có kinh nghiệm chăn nuôi bò tốt nhất trong các dân tộc. Giống bò người Mông có thể trạng to trên 400kg/con trưởng thành, nhiều con đực đạt trọng lượng từ 450 – 550kg, tỉ lệ thịt xẻ cao trên 40%, con cái có trọng lượng từ 250 – 280kg. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt xã Nghiên Loan còn gặp một số khó khăn và một số điểm chưa được làm sáng tỏ, như : Trong các hình thức chăn nuôi bò thịt của hộ hiện nay ở địa phương hình thức nào mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Quá trình cải tạo đàn bò trên địa bàn xã còn ở tốc độ chậm, chưa phát huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của vùng. Công tác cải tạo giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý chưa được quan tâm đúng mức. Việc tiêu thụ bò thịt trên địa bàn xã diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự định hướng, can thiệp của Chính quyền địa phương, có nguy cơ dẫn tới quy mô đàn bò bị sụt giảm trong tương lai. Để phát triển thì yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Với mục tiêu khảo sát thực trạng chăn nuôi bò Mông của các hộ nông dân trên địa bàn Xã, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển chăn nuôi bò Mông giúp bò tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, chi phí cho chăn nuôi giảm, chất lượng thịt cao. Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn trường Đại
  10. 3 học Nông lâm Thái Nguyên, ủy ban nhân dân (UBND) xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Thạc sĩ Trần Thị Ngọc tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò Mông trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. - Xác định được nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi bò Mông tại xã Nghiên Loan. - Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển chăn nôi bò Mông tại xã Nghiên Loan một cách có hiệu quả nhất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên được nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ xung kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. Cung cấp các thông tin khoa học cho sản xuất bò Mông tại tỉnh Bắc Kạncũng như các địa phương khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tương tự.
  11. 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào việc đánh giá sát thực hơn về chăn nuôi giống bò Mông tại địa phương. Đề tài giúp cho các nhà lãnh đạo có căn cứ để xây dựng những chính sách để phát triển chăn nuôi bò Mông tại địa phương. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến nông và cán bộ nông nghiệp có căn cứ để cho các hộ dân thấy được tiềm năng, hiệu quả trong việc phát triển chăn nuôi bò Mông trên địa bàn xã.
  12. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Sản xuất Chăn nuôi là một quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, có nhiều khá niệm về sản xuất, xong chủ yếu có 2 khái niệm chính sau đây: “ Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống”. “ Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định”. (Mai Văn Xuân giáo trình phân tích kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I (1996). - Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất là tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có 2 nghành sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp. - Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc, quan niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho. Có 2 phương thức sản xuất là: - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
  13. 6 - Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Theo chúng tôi: Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. 2.1.1.2. Tiêu thụ - kênh tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, nhưng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Quá trình tiệu thụ, hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm: - Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh, các hàng hóa, dịch vụ, người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ. - Đối tượng tiêu thụ là: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. Kênh tiêu thụ: Có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – Trường đại học Kinh tế quốc dân: Một số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là
  14. 7 một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tác nhân tới người tiêu dùng Theo chúng tôi: Kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm hàng hóa đi từ sản xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên. Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng là người cuối cùng của kênh phân phối, họ mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình. Lý thuyết kinh tế thị trường đã khẳng định rằng, tiêu thụ là yếu tố quyết định sản xuất cả về quy mô và chiều hướng biến động. 2.1.2. Vai trò, đặc điểm chăn nuôi bò thịt 2.1.2.1. Vai trò của việc chăn nuôi bò thịt Trước đây, Việt Nam vốn là một nước NN lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống NN của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Trâu và bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất NN như cày ruộng, lấy phân bón rộng, sau đó mới sử dụng nó vào mục đích kéo xe Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, nuôi bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, một nước chủ yếu là NN như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất NN với những lợi ích như sau:
  15. 8 Thứ nhất, tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ ( thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm thịt bò sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi. Một con bê nuôi thịt sau 10-12 tháng cho 250-300kg thịt hơi, với giá trung bình 55.000đ/kg thịt hơi thì thu từ bán bò thịt của người chăn nuôi sẽ là 14,5-16,5 triệu đồng. Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa. Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm NN và công nghiệp chế biến như rơm rạ, lá ngô, lá mía và chuyển chúng thành thức ăn cho bò. Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Có thể nói chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp cho nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. * Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về chăn nuôi bò thịt Bò thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng. Bò là tài sản có giá trị của nông dân, trước kia khi máy móc chưa phát triển bò được sử dụng làm sức kéo còn phổ biến. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của con bò trong khâu làm đất, bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của nông dân và chăn nuôi bò thịt đã trở thành một nghành kinh tế sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Các sản
  16. 9 phẩm của chăn nuôi bò thịt được tiêu thụ rộng khắp mọi nơi. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. Đất đai là nơi diễn ra quá trình sản xuất chăn nuôi bò thịt, gồm: diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chồng trại. Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Bò cái sinh sản là nguồn cung cấp bê nuôi thịt. Nuôi bê đực giống bò Vàng đến 24 tháng tuổi có thể đạt 190- 230kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ. Bò Mông đạt trọng lượng 450kg-550kg. Thực tế cho thấy rằng, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nuôi lợn và gia cầm với cùng một mức đầu tư và chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của con bò dài hơn các vật nuôi khác. Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết được vì hiện nay ở nông thôn đang có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ưu đãi. Nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần được trợ giúp về kỹ thuật nuôi bò thịt nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi bò Mông Hình 2.1 Một con bò Mông đang leo trên triền đồi
  17. 10 Bò Mông hay còn gọi là bò u Cao Bằng vì những con đực nhìn giống như bò tót, có thể nặng tới 700 kg, phẩm chất thịt mềm hơn so với nhiều loại thịt bò như bò lai sind, chúng là một giống bò độc đáo có thân hình vạm vỡ, u vai nhô cao như bò tót, cơ bắp cuồn cuộn to hơn bất cứ giống bò nội địa nào của Việt Nam. Bò vùng cao đa số có màu lông vàng nhạt, một số ít màu cánh gián, hoặc đen nhánh. Tai to, lưng hơi võng, mông dài, chân cao, đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng, vai có u gồ lên, rất thuận tiện cho việc cầy kéo, sản xuất, bò có tầm vóc cao to bình quân nặng từ: 450 – 500 kg. Là giống bò có sức vóc sản xuất tốt, thịt ăn mềm ngon. Giống bò đực có thế lên tới 400– 600kg. Bò đực trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 400–450 kg, bò cái trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 250–280 kg, tỉ lệ thịt xẻ khá cao lên đến 52,12%, tỉ lệ thịt tinh (thịt lọc) đạt 40,33% so với bò vàng tỉ lệ này là 42% và 33%. Mặc dù bò vùng cao Hà Giang có nhiều đặc điểm vượt trội như vậy song hiện nay giống bò này đang có nguy cơ bị suy thoái dần về giống do vấn đề cận huyết kéo dài. Bò Mông có tầm vóc khá lớn, tuổi đẻ lứa đầu trên 2,5 năm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 16 tháng. Việc chọn lọc bò đực khối lượng lớn phối với bò cái khối lượng lớn đã nâng cao khối lượng bê sơ sinh và tốc độ sinh trưởng của bê rõ ràng. Bò đực giống với màu lông phổ biến là đen, vàng. Tiêu chuẩn chọn bò đực giống là toàn thân phát triển cân đối, không có khuyết tật, tuổi trong khoảng 36 – 40 tháng. Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khoẻ tốt, khối lượng cơ thể trên 500 kg. Đầu và cổ to (nhưng không quá thô), kết hợp tốt, chắc khoẻ. Sừng dài vừa phải, gốc sừng to, bóng. Da bóng, lông mượt. Vai to cao, u cao, yếm dầy đều, hệ cơ phát triển. Ngực nở, sâu, rộng. Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng. Bụng gọn thon, không sệ. Chân to, khoẻ, phát triển cân đối, đi không chạm kheo. Móng tròn, khít, tạo với mặt phẳng đất 450. Dương vật bình thường, hai tinh hoàn to đều.
  18. 11 Đối với bò cái giống: Toàn thân phát triển cân đối, không có khuyết tật, đẫ đẻ từ 1 đến 4 lứa. Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khoẻ tốt, khối lượng cơ thể trên 180 kg. Đầu dài, cổ nhỏ thanh, kết hợp tốt, chắc khoẻ. Sừng dài vừa phải, gốc sừng thon, bóng. Da bóng, lông mượt. Yếm dầy đều, hệ cơ phát triển. Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng. Bụng gọn thon, không sệ. Bầu vú phát triển đều, núm vú dài cân đối. Âm hộ mẩy, bóng. Chân to, khoẻ, phát triển cân đối, đi không chạm khoeo. Móng tròn, khít, tạo với mặt phẳng đất 450 độ. Các giống bò không chỉ phán ánh khả năng di truyền của giống mà còn gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Bò Mông có những đặc điểm sau đây: - Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nhiệt. - Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương. - Khả năng chống chịu bệnh tốt. - Chi phí đầu tư thấp. - Chất lượng thịt ngon. - Nếu xét về góc độ kinh tế, điểm nổi bật của giống bò Mông là tầm vóc to, năng suất cao. Trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý. *Nhóm nhân tố về đều kiện tự nhiên Đối với nghành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu ( nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi. Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược
  19. 12 lại vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém. Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Do đó để phát triển chăn nuôi bò cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của bò. Nước cần cho sự sống của bò thịt, trung bình mỗi ngày một con bò cần 30-40 lít nước, do đó trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước uống cho bò, cùng một lượng muối ăn nhất định. Đồng thời nước cũng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, ngược lại nước cũng là một trong những môi trường dễ lây truyền bệnh dịch. *Nhóm nhân tố về kỹ thuật - Giống: Cũng như rất nhiều nghành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi bò Mông con giống được coi là điều kiện đầu tiên quyết định để phát triển. Con giống có chất lượng tốt sẽ đảm bảo cho sự phát triển của bò sau này. Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng. - Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của bò, thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bò mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò. Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên bãi chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận dụng để nuôi bò.
  20. 13 - Phương thức nuôi: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến bò phát triển nhanh nhưng tăng tích lũy mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, bò sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng tỷ lệ nạc nhiều hơn. *Nhóm nhân tố kinh tế xã hội - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt bò có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi bò Mông hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an toàn song còn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại biến động giá cae, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi bò Mông. - Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, mở rộng quy mô Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi bò Mông tương đối thấp song so thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của bò Mông mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. - Lao động: Chăn nuôi bò Mông đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mặt khác để nuôi bò Mông không cần dùng kỹ thuật cao nên có thể tận dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài độ tuổi.
  21. 14 *Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trong. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một nghành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của nghành đó. Chăn nuôi bò Mông đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển. *Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi các nông hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt. Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên thịt là có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Khối lượng con cái trưởng thành từ 500-800 kg, khối lượng con đực trưởng thành từ 800-1.400 kg. Bò chuyên thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 60- 70% và thích nghi với nuôi chăn thả cũng như vỗ béo. Bảng 2.1: Số lượng đàn bò ở các châu lục trong các năm gần đây ĐVT: triệu con Châu Lục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Châu Phi 230 233 235 235 238 240 241 Châu Mỹ 480 485 490 501 507 511 515 Châu Á 471 478 480 485 493 503 508 Châu Âu 139 134 132 131 130 128 127 Châu Úc 38 39 39 40 41 41 42 TổngĐàn 1358 1369 1376 1392 1409 1423 1433 (Nguồn:
  22. 15 Bảng 2.2 cho thấy, trong những năm qua quy mô đàn bò thịt trên thế giới có sự tăng trưởng nhưng thấp. Tốc độ tăng trưởng từng khu vực trên thế giới khác nhau, Châu Phi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các châu lục khác trên thế giới, Châu Á tăng trưởng ổn định, riêng Châu Âu đàn bò thịt trong những năm qua giảm bình quân khoảng 2,66% trong tổng đàn. Bảng 2.2. Tốc độ phát triển đàn bò thịt ở các châu lục trong những năm gần đây ĐVT: triệu con Châu Lục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Châu Phi 0,44 0,67 0,70 0,76 0,79 0,81 0,84 Châu Mỹ 0,70 0,90 0,96 0,99 1,05 1,07 1,10 Châu Á 1,81 2,08 2,11 2,13 2,16 2,18 2,20 Châu Âu -1,82 1,88 1,90 1,93 1,96 1,98 2,01 Châu Úc -1,76 1,43 1,49 1,51 1,53 1,56 1,58 TổngĐàn 0,71 6,69 7,16 7,32 7,49 7,60 7,73 (Nguồn: Phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt ở từng nước trên thế giới thường khác nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển thì việc tổ chức hóa sản xuất chăn nuôi được đầu tư cao theo hướng tập trung hóa và thâm canh hóa, năng suất chăn nuôi đạt cao hơn ở các nước đang phát triển. Các quốc gia Châu Âu và các nước công nghiệp phát triển khác là những quốc gia xây dựng ngành chăn nuôi bò thịt ở trình độ khoa học kỹ thuật cao theo hướng tập trung hóa và thâm canh nhằm đạt được năng suất cao trên mỗi đầu gia súc, các quốc gia thuộc Châu Á và Châu Phi thì phát triển chăn nuôi bò thịt ở trình độ thấp, chủ yếu là huy tiềm năng sẵn có để tăng quy mô đàn. Nguyên nhân có sự khác biệt về trình độ chăn nuôi giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới là do đặc điểm phát triển sản xuất nghành chăn nuôi quyết định. Việc xây dựng ngành công nghiệp chăn nuôi ở bất kỳ quốc gia
  23. 16 nào cũng là một quá trình phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm tài nguyên, trình độ kỹ thuật, vốn đầu tư, chính sách và sự tham gia của người sản xuất. Những nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế xã hội còn ở mức thấp, việc đầu tư chăn nuôi chỉ ở mức hạn chế, cái quan tâm chính là giải quyết vấn đề lương thực, do vậy năng suất chăn nuôi thấp. Nguyên nhân cơ bản là do đàn gia súc ở các nước đang phát triển có năng suất thấp là do thiếu thức ăn cả về số lượng và chất lượng, việc sử dụng thức ăn hiện có thưởng gặp trở ngại do không áp dụng được các biện pháp kỹ thuật để có thể làm tăng năng suất chăn nuôi. Đặc điểm chăn nuôi ở những quốc gia này là chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ít, chất lượng con giống, năng suất vật nuôi chưa được cải thiện. Những nước phát triển, nhờ có tiềm lực kinh tế, sản xuất chăn nuôi được xây dựng ở trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nguồn tài nguyên chăn nuôi trong nước được phát huy triệt để, không những thế các quốc gia này còn nhập về những nguyên liệu, vật tư phục vụ cho các nhu cầu sản xuất chăn nuôi mà trong nước không có. Năng suất chăn nuôi ở các quốc gia này luôn đạt ở mức cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ lai tạo và cấy gen; tự động hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng và trong khai thác, thu hoạch sản phẩm; chế biến và bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm; kiểm soát chế độ dinh dưỡng tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Một mô hình chăn nuôi bò khá thành công ở Mỹ đó là họ đã chia các hộ chăn nuôi ra làm 3 nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các hộ chăn nuôi nhỏ sản xuất bê lai đến 6 tháng tuổi. Các hộ này có bò cái Lai Sind được gieo tinh và nuôi bê lai đến 6 tháng tuổi và sau đó bán các bên lai này cho nhóm 2. Như vậy, để có sản phẩm tiêu thụ, người nông dân này chỉ mất một thời gian từ 16 tháng (chu kỳ đầu) đến 13
  24. 17 tháng (chu kỳ kế tiếp). Số hộ này có thể bao gồm toàn bộ các hộ nuôi bò trong khu vực. Nhóm 2: những người chăn nuôi sản xuất bò lai đến khi vỗ béo (khoảng 18 tháng tuổi). Các hộ này mua bê lai 6 tháng tuổi từ nhóm 1, sau đó nuôi dưỡng chăm sóc đến lúc 18 tháng tuổi. Chu kỳ quay vòng vốn nhóm này là 12 tháng. Các hộ chăn nuôi thuộc nhóm này đòi hỏi phải có bãi chăn thả. Nhóm 3: những người chăn nuôi chuyên vỗ béo. Các hộ này mua bò lai lúc 18 tháng tuổi, sau đó nuôi vỗ béo trong vòng 3 tháng để xuất thịt. Các hộ này đòi hỏi phải có chuồng trại, nguồn thức ăn ổn định. Nhóm này có thể ghép chung với nhóm 2 . Bằng biện pháp này, việc quay vòng đồng vốn sẽ nhanh chóng và người chăn nuôi quy mô nhỏ có thể tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất. Nghành chăn nuôi bò thịt khá phổ biến tại các nước trên thế giới, một số nước chăn nuôi bò thịt hàng hóa xuất khẩu với số lượng lớn như Mỹ, Canada, Braxin, Australia, New Zealand. Bảng 2.3: Số lượng đàn bò thịt ở các châu lục trên thế giới trong các năm gần đây ĐVT: triệu con Châu Lục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Châu Phi 142 144 148 151 153 154 156 Châu Mỹ 385 390 396 401 411 415 420 Châu Á 504 509 514 519 523 528 533 Châu Âu 127 130 132 135 138 140 142 Châu Úc 39 39 40 42 43 46 48 TổngĐàn 1.197 1.212 1.230 1.248 1.268 1.283 1.299 (Nguồn: Hiện nay chăn nuôi bò trên thế giới phát triển theo hướng chuyên dụng, thuận tiện cho việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng khoa học kỹ
  25. 18 thuật vào trong sản xuất cho phù hợp với mục đích chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất sản phẩm lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong chăn nuôi bò thịt để đạt được mục đích của chăn nuôi, các nhà khoa học đã tạo ra những giống bò hướng thịt, có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng lượng cơ thể. Nhu cầu thịt bò trên thế giới ngày một tăng cao. Đây là cơ hội và điều kiện cho các quốc gia đang phát triển có đàn bò thịt lớn và sự thuận lợi về các nguồn lực sẵn có là đồng cỏ, lao động cùng các điều kiện tự nhiên thích hợp đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho suất khẩu. 2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, với điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi rất thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Chăn nuôi trâu, bò là nghành chủ lực trong chăn nuôi, theo thống kê chi cục thú y tỉnh năm 2017 tổng đàn gia súc của tỉnh có khoảng 100 nghìn con, trong đó hơn 73 nghìn con trâu và hơn 27 nghìn con bò. Với thế mạnh diện tích tự nhiên lớn, nhiều địa phương có diện tích chăn thả trồng cỏ rộng lớn, có truyền thống chăn nuôi lâu đời là một tiềm năng lớn cho phát triển đại gia súc của tỉnh nói chung. Nhưng việc tăng tổng đàn gia súc và vóc dáng của đàn đại gia súc là không cao. Hàng năm trâu, bò chết rét bệnh tật còn khá cao gậy thiệt hại trực tiếp đến các hộ chăn nuôi trâu, bò. Do tập quán chăn nuôi cũ không dám mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới nên hiệu quả không cao. Người dân không chủ động được điều kiện chăn nuôi, phản ứng chậm với điều kiện tự nhiên, một bộ phận người chăn nuôi ỷ lại, sơ sài trong việc chuẩn bị thức ăn và chuồng trại vào mùa giá rét gây ra những tổn hại rất lớn. Do vậy hàng năm chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có những chính sách quan tâm tới cải tạo và phát triển đàn trâu bò giai đoạn 2016-2019 như: dự án trồng cỏ voi, dự án vỗ béo trâu bò, dự án cải tạo đàn bò, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, cho vay với lãi suất ưu đãi, đào tạo cán bộ thú y cho từng thôn bản để nắm được tình hình và xử lí kịp thời khi có dịch bệnh.
  26. 19 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những hộ chăn nuôi bò Mông tại địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt ở xã Nghiên Loan + Thực trạng chung. + Thực trạng chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra. + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nghiên Loan. - Phân tích những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội - thách thức của việc chăn nuôi bò thịt trên địa bàn. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt trên địa bàn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thu thập số liệu 3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan có liên quan để có đủ cơ sở chắc chắn khi ra quyết định, đồng thời là căn cứ xác đáng cụ thể đề người nghiên cứu hình thành kế hoạch thu thập dữ liệu thích hợp. - Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu. - Quy mô, cơ cấu và biến động đàn bò qua các năm. - Kết quả sản xuất các nghành kinh tế và nghành chăn nuôi qua các năm. - Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn bò qua các năm. - Phân bố cơ cấu diện tích đất đai, hiện trạng đồng cỏ, tình hình lao động. Số liệu trên được thu nhập từ UBND xã điều tra. 3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Các số liệu về tình hình chung của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ;
  27. 20 vốn và đầu tư vốn cho sản xuất của hộ; sử dụng lao động trong hộ; cách thức sản xuất; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp đối với hộ; các ý nhận xét và kiến nghị của hộ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu được chuẩn bị trước theo mục đích nghiên cứu. - Các nhận định, đánh giá tình hình chăn nuôi bò Mông của xã, mối quan hệ cộng đồng. Nguồn thu thập thông qua trao đổi lãnh đạo xã, người có chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở xã, trưởng thôn và một số người chăn nuôi. Trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu sơ cấp và nắm bắt các thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp: Một là, phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), thông qua các bước đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, gặp và làm việc với trưởng thôn, phỏng vấn không chính thức và thu thập tài liệu đã công bố về địa phương, nắm bắt trước thông tin về địa điểm nghiên cứu như: địa hình, đất đai, dân số, thông tin về số hộ nuôi bò , để thực hiện công tác điều tra nghiên cứu. Hai là, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), trong phương pháp này tôi chỉ thực hiện hai bước, gồm việc tổ chức thăm địa bàn 3 thôn nghiên cứu là Phia Đeng, Nà Phai, Khuổi Ún và điều tra phỏng vấn với các hộ điều tra tại địa bàn 3 thôn, kết quả thu được là cơ sở giúp cho việc bổ sung và củng cố các thông tin và các số liệu đã điều tra. 3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu * Căn cứ chọn điểm nghiên cứu: Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình hình chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp các địa phương trong xã, tôi chọn ba thôn Phia Đeng, Khuổi Ún và Nà Phai là ba thôn có số lượng
  28. 21 chăn nuôi giống bò Mông nhiều nhất trong 15 thôn của xã, để phù hợp với nội dụng nghiên cứu về bò Mông nên tôi chọn ba thôn này làm địa điểm nghiên cứu. Tình hình cơ bản của thôn nghiên cứu: - Thôn Nà Phai: diện tích đất tự nhiên là, có 65 hộ, 365khẩu, 100% là làm nông nghiệp. Là thôn tiếp giáp với thôn Phia Đeng. - Thôn Phia Đeng: diện tích đất tự nhiên là, có 58 hộ,322 khẩu, 100% là làm nông nghiệp. Là thôn tiếp giáp với thôn Khuổi Ún. - Thôn Khuổi Ún: diện tích đất tự nhiên là, có 109 hộ, 588 khẩu, 100% là làm nông nghiệp. Là thôn tiếp giáp với thôn Bản Đính và Thôn Phia Đeng. *Chọn hộ điều tra: Với tình hình cơ bản của xã điều tra như sau: Dựa trên cơ cấu chăn nuôi số lượng hộ chăn nuôi bò Mông của 3 thôn nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn những hộ nuôi bò Mông trong thôn để điều tra, liệt kê những hộ chăn nuôi bò Mông của từng thôn, do không thể điều tra hết tất cả những hộ chăn nuôi bò Mông của ba thôn nên tôi lập danh sách và tôi chọn những hộ có số chẵn để tiến hành điều tra và kết quả là: thôn Phia Đeng có 8 hộ, thôn Nà Phai có 12 hộ, thôn Khuổi Ún có 11 hộ điều tra. Bảng 3.1: Tình hình cơ bản xã điều tra tháng 11 năm 2018 Chăn nuôi bò Thôn điều tra Diện tích Dân số đất (người) Tổng SL bò CC (ha) số(hộ) (con) (%) Tổng cộng 3 1285 31 122 100,00 thôn 1.Thôn Phia 382,17 332 8 29 23,77 Đeng Dân tộc Mông 332 8 29 100,00 2.Thôn Nà Phai 400,85 365 12 57 46,72 Dân tộc Mông 365 12 57 100,00 3.Thôn Khuổi Ún 590,60 588 11 36 29,50 Dân tộc Mông 333 7 25 69,44 Dân tộc Dao 255 4 11 30,55 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ UBND xã và các thôn điều tra)
  29. 22 3.3.3. Phương pháp thống kê Trên cơ sở tổng hợp số liệu thu thập và số liệu điều tra, bằng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá động thái phát triển nghành chăn nuôi bò thịt trên thế giới, ở Việt Nam và xã Nghiên Loan về số tương đối và số tuyệt đối, về không gian và thời gian. Sử dụng số bình quân, số tối đa, số tối thiểu, tốc độ phát triển liên hoàn để tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế - xã hội, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến chăn nuôi bò Mông và các lĩnh vực sản xuất liên quan. Bằng số tuyệt đối, tương đối, thông qua so sánh, phân tích và đánh giá để tổng hợp khái quát xu hướng phát triển của nghành chăn nuôi ở Huyện Pác Nặm nói chung và xã Nghiên Loan nói riêng. 3.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trao đổi với lãnh đạo địa phương, người có chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở xã, trưởng thôn và một số người chăn nuôi, buôn bán có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chăn nuôi bò Mông, như: giống, thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh, các chủ trương chính sách, thị trường 3.3.5. Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi bò thịt Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình chăn nuôi bò Mông trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phân tích định tính nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chăn nuôi. Xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong ( nội tại của các hộ chăn nuôi tại xã), có nghĩa khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển chăn nuôi chủ yếu.
  30. 23 Bảng 3.2: Ma trận SWOT Phân tích Môi trường bên ngoài Cơ hội (O) Thách thức (T) Nội bộ Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) trong xã Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T) ( Nguồn: Giáo trình quản trị doanh nghiệp , ĐHKTQD,2005) Các kết hợp của ma trận SWOT: - Phối hợp S/O: thu được sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của chăn nuôi. - Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của chăn nuôi bò thịt với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra cho việc chăn nuôi bò mông và khả năng vượt qua các mặt yếu để phát triển - Phối hợp S/T: Nhằm tận dụng thế mạnh và giảm thiểu thách thức; thu được sự kết hợp giữa các mặt mạnh với thách thức của chăn nuôi bò Mông. Sự kết hợp này giúp cho việc chăn nuôi bò Mông vượt qua được những thách thức bằng cách tận dụng các điểm mạnh của mình. - Phối hợp W/T: là phối hợp mặt yếu và thách thức của chăn nuôi bò Mông sao cho giảm thiểu các mặt yếu và tránh được các thách thức, bằng cách đề ra các chiến lược và giải pháp phát triển. 3.3.6. Các chỉ tiêu phân tích 3.3.6.1. Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi - Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền hay giá trị của con bò thịt khi xuất bán. GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i. Pi là giá trị sản phẩm loại i.
  31. 24 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ( không bao gồm khấu hao, thuế ) IC = ∑ Cj Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động trong một chu kỳ sản xuất. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. MI = VA – Khấu hao tài sản cố định (chuồng trại) *Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi - Hiệu quả chi phí: + Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC) là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của một chu kỳ sản xuất. + Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC): được tính bằng giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị chi phí bỏ ra trong sản xuất. + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (MI/IC): tính bằng giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí trung gian. - Hiệu quả sử dụng lao động: + Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động gia đình: GO/1 công lao động gia đình + Tỷ suất giá trị tăng thêm theo công lao động gia đình: VA/1 công lao động gia đình + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình: MI/ 1 công lao động gia đình
  32. 25 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Nghiên Loan là một xã thuần nông, nằm về phía Nam của huyện Pác Nặm và cách trung tâm huyện 20km có diện tích tự nhiên là 56,63 km2 dân số 5,056 người. Xã có tất cả 15 thôn: Khuổi Muổng, Bản Nà, Khau Nèn, Nặm Vằm, Pác Liển, Bản Đính, Khuổi Ún, Khau Tậu, Nà Phai, Phia Đeng, Nà Vài, Khuổi Phây, Khuổi Tuốn, Khuổi Thao, Pác Giả. Xã có vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp xã Xuân La, An Thắng Phía Đông giáp xã Bành Trạnh huyện Ba Bể Phía Nam giáp xã Thượng Giáo và xã Cao Trĩ của huyện Ba Bể, xã Cao Tân, Cổ Linh dọc theo xã là trục đường 258B (trục đường lên tỉnh). 4.1.1.2. Thời tiết khí hậu Xã Nghiên Loan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm). Nhiệt độ không khí: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ không khí trung bình từ 22- 27,50C, tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ cao nhất 27,50C . Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình thấp. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 14-19,50C, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất (-0,30C). Độ ẩm không khí (%): Độ ẩm không khí cũng chia thành hai giai đoạn trong năm, từ tháng 6 đến tháng 11 độ ẩm không khí trung bình cao hơn (từ 84-85%). Từ tháng 12 đến tháng 5 khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp (81-82%). Lượng mưa
  33. 26 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng trong năm Yếu tố Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ không khí trung bình(0C) 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 14,10 Độ ẩm không khí(%) 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 83,00 Lượng bốc hơi (mm) 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 51,10 Lượng mưa trung bình(mm) 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 18,20 ( Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn)
  34. 27 Lượng mưa bốc hơi bình quân khá lớn từ 820,7-925,4 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình khá cao: 85%, trong đó cao nhất vào tháng 3,4,5 và tháng 6: 69-86%, thấp nhất vào tháng 11 và 12 : 50%. Mưa (mm): Lượng mưa bình quân ở xã Nghiên Loan cũng như huyện Pác Nặm là 1.346mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh Bắc Kạn, thấp hơn so với một số nơi khác như Chợ Đồn 1.895 mm, Chợ Mới 1.630mm. Bốn tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng: 4,5,6,7 và ba tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng: 12,1,2. 4.1.1.3. Địa hình và đất đai * Địa hình Nghiên Loan có địa hình đa dạng như rừng núi, gò đồi, núi đá , trong đó vùng đồi núi chiếm trên 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, gập gềnh, chia cắt mạnh, tiến xuông Nam, độ cao trung bình từ 550- 750m so với mặt biển. Ruộng đất chủ yếu là khe dọc, nhỏ, bậc thang và phân tán. *Sông ngòi Nghiên Loan có hệ thống sông suối tương đối chủ yếu là các dòng suối nhỏ với độ dốc lớn lượng nước ít, có duy nhất con song Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm 5 con suối nhỏ như: Khuổi Vỉ, Khuổi Phây, Khuổi Thao, Pác Liển. *Đất và tình hình sử dụng Nghiên Loan được chia làm 15 thôn, thôn có diện tích lớn nhất là thôn Bản Đính (chiếm 18,11%) và nhỏ nhất là thôn Khâu Tậu (chiếm 5,69%). Đất đai của xã gồm các loại đất chủ yếu: đất đỏ vàng , đất Feralit mùn vàng nhạt, đất vàng trên đá các loại đất này phân bố không đồng đều ở các thôn. Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 679,47 ha chiếm 11,81% trong tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 201,2ha, chiếm 3,50%; đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất bằng và núi đá không có rừng cây là 1.633,49ha, chiếm 28,43%. Trong diện tích đất nông nghiệp, đất dành cho trồng lúa 245,08ha, chiếm 4,42%; đất lâm nghiệp chiếm 56,23% ứng với 3.230,51 ha; còn lại 0,01% là đất nuôi trồng thủy sản
  35. 28 Bảng 4.2. Diện tích đất đai và tình hình sử dụng đất Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu DT CC DT CC DT CC (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.745,09 100,00 5.745,09 100,00 5.745,09 100,00 I.Đất nông nghiệp 5.552,92 96,65 5.553,96 96,67 5.554,91 96,68 1.Đất sản xuất nông nghiệp 998,16 17,97 1.154,90 20,79 1.236,89 22,26 1.1 Đất trồng cây hàng năm 988,27 99,00 1.005,60 87,00 1.117,68 90,36 1.1.1 Đất trồng lúa 253,99 25,70 254,69 25,32 257,77 23,06 1.1.2 Đất dùng vào chăn nuôi 0,70 0,07 0,70 0.06 0,70 0,06 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 850,52 86,06 855,30 85,05 859,91 76,93 1.2 Đất trồng cây lâu năm 117,22 11,74 118,22 10,23 119,22 9,63 2.Đất lâm nghiệp 4.248,45 76,50 4.251,26 76,54 4.257,22 76,63 2.1 Đất rừng sản xuất 3.695,20 86,97 3.697,15 86,96 3.699,17 86,89 2.2 Đất rừng phòng hộ 552,77 13,01 555,95 13,07 558,05 13,10 3.Đất nuôi trồng thủy sản 1,23 0,02 1,25 0,02 1,26 0,02 II.Đất phi nông nghiệp 143,98 2,50 143,50 2,49 143,85 2,50 III.Đất chưa sử dụng 48,19 0,83 47,63 0,82 46,33 0,80 1.Đất bằng chưa sử dụng 47,87 99,33 47,03 98,74 46,33 100 (Nguồn: Địa chính xã Nghiên Loan) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Nghiên Loan là 5745,09ha. Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 5552,92ha chiếm 96,65%, năm 2016 là 5553,96ha chiếm 96,67% và năm 2017 diện tích là 5554,91ha chiếm 96,68%. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng, năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,82ha, năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,47ha, chủ yếu trồng lúa, hoa màu và đất trồng cây ăn quả. Diện tích đất lâm nghiệp cũng tăng nhẹ qua 3 năm , năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp là 4257,22ha chiếm 76,63%, trong đó diện tích đất rừng sản xuất năm 2017 là 3699,17ha chiếm 86,98%, còn diện tích đất rừng phòng hộ năm 2107 là 558,05ha chiếm 13,10%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm rất nhỏ do địa hình chủ yếu là đồi núi nên việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện cho việc phát triển, năm 2017 diện tích nuôi trồng thủy sản là 1,26ha chỉ chiếm 0,02%. Diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng năm 2017 là 143,85ha chiếm 2,50%. Diện tích đất chưa sử dụng của xã là 46,33ha (năm 2017) chiếm 0,80%, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
  36. 29 Là xã phía Nam của huyện nhưng là phía Bắc của tỉnh miền núi phía Bắc nên diện tích chủ yếu là đất đồi, với những độ cao thấp khác nhau, cùng các đặc điểm về thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng mới và chăm sóc cỏ. Những đặc điểm trên tạo cho Pác Nặm nói chung và Nghiên Loan nói riêng có những tiềm năng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò Mông. 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động Chỉ tiêu Năm 2017 ĐVT SL CC(%) I.Tổng số nhân khẩu Người 5.685,00 100,00 1.Khẩu nông nghiệp Khẩu 5.633,00 99,08 2.Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 52,00 0,91 II.Tổng số hộ Hộ 1.220,00 100,00 1.Hộ nông nghiệp, thủy sản Hộ 1.219,89 99,99 2.Hộ CN – XD Hộ - - 3.Hộ TM – DV Hộ 11,00 0,90 III. Tổng số lao động Lao động 3.420,00 100,00 1.Lao động Nông - lâm - TS Lao động 3.392,00 99,18 2.Lao động CN-XD Lao động 12,00 0,35 3.Lao động TM-DV Lao động 16,00 0,46 IV.Tỷ lệ hộ nghèo % 598,00 100,00 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo năm 2017) Tổng số nhân khẩu của xã năm 2017 là 5.685,00 người, trong đó khẩu nông nghiệp là 5.633,00 khẩu chiếm 99,08%, khẩu phi nông nghiệp là 52,00 khẩu chiếm 0,91%, do người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp nên tỷ lệ khẩu nông nghiệp cao hơn so với khẩu phi nông nghiệp. Năm 2017 toàn xã có tất cả 1.220,00 hộ, trong đó số hộ làm nông nghiệp, thủy sản là 1.219,89 chiếm 99,99%, số hộ làm TM-DV là 11,00 hộ chiếm 0,90%. Tổng số lao động là 3.420,00, lao động nông-lâm-TS là 3.392,00 chiếm 99,18%, lao động CN-XD là 12,00 chiếm 0,35%, còn lao động TM-DV là 16,00 chiếm 0,46%.
  37. 30 Bên cạnh đó một số người dân địa phương đi làm thuê ở một số doanh nghiệp, công ty ngoài tỉnh và tỷ lệ người sang bên Trung Quốc làm thuê tăng cao. Việc đi xa lao động mà không có sự đảm bảo về mặt pháp lý sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là việc làm thuê ở bên Trung Quốc, nếu không may xảy ra vấn đề gì liên quan đến an ninh sẽ rất khó khăn trong giải quyết hậu quả. Bởi vậy chính quyền địa phương và người dân trong xã Nghiên Loan mong muốn được các cấp chính quyền, cơ quan, ngành chức năng quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động trong độ tuổi của xã, tiếp tục đưa các mô hình phát triển kinh tế gắn với khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương để người lao động có công ăn việc làm và thu nhập ổn định tại địa phương, đề không phải đi làm thuê xa nhà như hiện nay. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao so với cả nước năm 2017 tỉ lệ hộ nghèo là 598 hộ, đến năm 2018 số hộ nghèo của xã là 582 hộ, giảm 2,2%. Do một số hộ vẫn còn ỉ lại vào những chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa thực sự vươn lên để thoát nghèo, nên tình trạng nghèo đói vẫn rất cao. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Hệ thống đường giao thông: Nghiên Loan có tổng chiều dài đường bộ trục đường 258B là 6km. Trrong đó trong những năm gần đây, mạng lưới đường giao thông liên xã liên tục được mở rộng, tu sửa và nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn mấy năm gần đây được đầu tư mở rộng thực hiện theo phương châm dân cùng góp và quản lý. Nhưng nhìn chung, hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do đặc điểm địa hình tạo nên. Hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi của xã đa phần đều là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Đến năm 2017 toàn xã có trên 20 công trình thủy lợi vừa và nhỏ (đập mương, phai mương, kênh dẫn nước), đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 50% tổng diện tích lúa của toàn xã. Hệ thống điện lưới: xã đã có điện lưới, nhưng còn rất hạn chế vì số hộ được sử dụng điện chỉ chiếm khoảng 80% tổng số hộ toàn xã, do địa hình bị chia cắt. Hệ thống điện lưới nông thôn xã hiện nay đang được đầu tư xây dựng và củng cố. Về giáo dục: toàn xã có 5 trường học chính và 1 số điểm trường ở các thôn, trong đó: 2 trường Mầm non; 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học
  38. 31 cơ sở. Về cơ sở vật chất các trường nhìn chung chưa được đầu tư đồng bộ. Một số điểm trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và lớp học. Về văn hóa: có trạm bưu điện, loa phát thanh cung cấp thông tin và truyền thông cho nhân dân. Về y tế: Trạm y tế cấp xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, luôn tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống các dịch bệnh cho người dân nên không có dịch bệnh lớn sảy ra, về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất hạn chế chưa được đầu tư nhiều. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã chưa hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất đời sống và lưu thông hàng hóa. 4.1.2.3. Tình hình sản xuất chung của xã Nghiên Loan Nông nghiệp Bảng 4.4: DT, năng suất, sản lượng một số cây lương thực có hạt của xã Nghiên Loan Năm Năm 21017 DT Năng Sản Cây trồng (ha) suất(tạ/ha) lượng(tấn) Lúa xuân 169,00 52,50 887,20 Lúa mùa 246,00 43,00 1.057,00 Ngô xuân 390,00 39,00 1.521,00 Ngô mùa 49,00 36,00 162,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Về năng suất năm 2017 có năng suất sụt giảm so với năm trước. Nguyên nhân do thời tiết bất lợi vào đầu năm 2011 nên diện tích trồng lúa xuân ít hơn diện tích trồng lúa mùa dẫn đến sinh trưởng kém, một số diện tích không cho thu hoạch do chết rét. Điều đó cho thấy công tác khuyến nông và dự báo của xã thấp. Các hộ đang tập trung vào mở rộng diện tích cây trồng từ đất tự nhiên. Nhìn chung năng suất cây trồng tương đối thấp do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chưa áp dụng KHKT vào sản suất, chủ yếu là giống địa
  39. 32 phương, áp dụng phương pháp canh tác truyền thống nên chất lượng đất ngày càng giảm. Lâm nghiệp: Thực hiện trồng rừng được 280,95ha trong đó: rừng sản xuất 202,58ha; rừng phòng hộ 78,37ha, chủ yếu là cây keo, mỡ, lát theo dự án 661 và 30a. Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc hiện có 2820 trong đó trâu có 1370 con, bò có 1450 con. Công tác thu ngân sách đạt 165.000.000 nguồn thu chủ yếu từ chợ bò Nghiên Loan Chi ngân sách; do giá cả tăng cao, địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn nên thâm hụt ngân sách. 4.2. Thực trạng chăn nuôi bò ở xã Nghiên Loan 4.2.1. Thực trạng chung 4.2.1.1. Về nguồn nhân lực Bảng 4.5. Tình hình nhân lực của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 31 2 Chủ hộ Hộ 31 -Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 39 -Trình độ VH của hộ Tổng: % 31 + Không đi học % 1 + Cấp I % 21 + Cấp II % 9 + Cấp III % - 3 Một số chỉ tiêu BQ -BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu 6,29 -BQ lao động/hộ LĐ 3,53 -BQ đất NN/hộ M2 13480,60 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
  40. 33 Trình độ văn hóa của các hộ điều tra chưa cao, cao nhất chỉ học đến cấp II, do đường xá không được thuận lợi và xa trường học nên người dân thường bỏ học. 4.2.1.2. Về sử dụng vốn Vốn là điều kiện quan trọng để người dân ra quyết định trong việc sản xuất trong chăn nuôi cũng như trồng trọt. Vốn trong chăn nuôi bò Mông tuy không cần đầu tư lớn nhưng cũng là tiền đề quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Bảng 4.6. Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn nuôi bò Mông 2017 QML SO SÁNH QMN QMV (trên (lần) CHỈ (dưới CC (10-20 CC CC 20 TIÊU 10triệu (%) triệu (%) (%) QML/ QML/ QMV/ triệu đồng) đồng) QMV QMN QMN đồng) Tổng 31 100 31 100 31 100 0 0 0 số hộ Vốn tự 5 16,12 25 80,64 0 0 0 0 5 có Vốn đi 0 0 16 19,36 15 48,38 0,93 0 0 vay ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) 4.2.1.3. Về sử dụng giống Bảng 4.7. Nguồn cung cấp giống bò Mông của các hộ điều tra năm 2017 Số lượng Tỷ lệ STT Chỉ tiêu (hộ) (%) 1 Đi mua ngoài 24 77,4 2 Tự sản xuất 7 22,6 3 Được hỗ trợ của các tổ chức 0 0 Tổng cộng: 31 100 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
  41. 34 Về giống bò của các hộ điều tra có 77,4% là hộ tự đi mua ngoài về nuôi, còn 7% là các hộ tự sản xuất. Bảng 4.8: Số hộ nuôi bò của xã năm 2017 Năm 2017 STT Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Tổng số hộ bò (con) Toàn xã 1220 235 1 Thôn Khuổi Muổng 92 22 2 Thôn Pác Giả 102 29 3 Thôn Bản Nà 116 20 4 Thôn Nặm Vằm 106 30 5 Thôn Khau Nèn 66 18 6 Thôn Pác Liển 106 15 7 Thôn Nà Vài 78 19 8 Thôn Khuổi Thao 58 13 9 Thôn Khuổi Phây 71 17 10 Thôn Khuổi Tuốn 43 12 11 Thôn Bản Đính 109 21 12 Thôn Khuổi Ún 109 11 13 Thôn Phia Đeng 58 8 14 Thôn Nà Phai 65 12 15 Thôn Khâu Tậu 32 9 (Nguồn: tổng hợp tài liệu thu thập năm 2017) Nghiên Loan là xã có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò được các hộ nông dân quan tâm đầu tư sản xuất theo chiều hướng khác nhau: chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi bò lấy sức kéo. Nhưng trong những năm gần đây do KHKT tiên tiến nên đa số người dân sử dụng máy cày để thay thế sức kéo của trâu, bò.
  42. 35 Qua bảng 4.8 ta thấy số lượng nuôi bò của các hộ trong xã rất ít so với những năm trước, do nhiều hộ dân chuyển sang làm nghành nghề dịch vụ nhiều hơn so với những năm trước và đi làm thuê ở những nơi khác. - Cơ cấu giống bò của xã Nghiên Loan Theo thông tin từ cán bộ thú y xã hiện tại có 3 giống bò chính đang được nuôi tại địa phương. Một là bò vàng địa phương chiếm trên 70% tổng đàn; hai là bò Mông chiếm khoảng 25%; ba là bò lai Sind và các loại bò lai khác chiếm khoảng 5% tổng đàn. + Bò vàng địa phương có khung xương nhỏ, trọng lượng thấp, con đực khoảng 300-350kg; con cái 180-220kg; bê sơ sinh nặng 14-15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 50-53%, bò cái đạt 45%. Chất lượng thịt: thịt bò chắc, dai, đỏ tươi, thịt không bị hao do vận động nhiều (leo đồi núi ); thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên, lá cây rừng, cỏ tự trồng Giống bò này ít bệnh tật, chịu nóng tốt. + Bò đực Mông có thể trạng to, khung xương phát triển, con đực trưởng thành có trọng lượng trung bình 450-550kg, bò cái từ 220-250kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 50-55%. Chất lượng thịt: thịt đỏ tươi, thơm ngon, thịt mềm, có tỷ lệ mỡ cao, thịt mịn. Là giống bản địa từ lâu, thức ăn chủ yếu là cỏ voi tự trồng, cỏ tự nhiên, lá cây rừng và có bổ sung thêm thức ăn tinh: bột ngô, cám gạo , nguồn nước cho bò là nguồn nước sạch. Giống bò này có đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, ở vùng núi có độ cao trên 800m so với mực nước biển, rất thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện chăn nuôi của địa phương. + Bò lai Sind được thương lái đưa vào Nghiên Loan với số lượng ít nhằm mục đích lai tạo với giống bò địa phương để có giống bò có năng suất, chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên theo đánh giá của những hộ chăn nuôi thì giống bò này chưa thích nghi được với vùng núi có độ cao, địa hình dốc và tập quán chăn nuôi khác mà giống bò này phải yêu cầu kĩ thuật chăm sóc cao. Ngoài ra còn có một số giống bò khác với SL không đáng kể được các thương lái lấy từ Bảo Lâm, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng mang về địa phương và từ các thương lái miền xuôi mang lên chợ để mua bán và trao đổi.
  43. 36 - Các hình thức chăn nuôi bò thịt ở xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm Qua tìm hiểu , điều tra và nghiên cứu, có ba hình thức chăn nuôi mà các hộ chăn nuôi đã và đang áp dụng: - Hình thức chăn thả tự do Đây là hình thức chăn nuôi kiểu cũ, khi mà kỹ thuật chăn nuôi bò còn hết sức lạc hậu, mục đích của hộ chăn nuôi bò chủ yếu lấy sức cày kéo là chính chứ chưa phải theo mục đích nuôi để bán; khi mà Nhà nước chưa thực hiện chính sách giao đất giao rừng. Bò chăn thả tự do hay còn gọi bò tả rông, được các hộ chăn nuôi thả trên rừng quanh năm suốt tháng, chỉ thi thoảng lên kiểm tra SL, tình hình phát triển của đàn bò và chỉ những khi gặp điều kiện khắc nhiệt như giá rét (nhiệt độ xuống dưới 50C) và mưa bão quá nhiều thì hộ chăn nuôi mới dắt bò về để chăm sóc. Hình thức này đã được các dân tộc trong xã sử dụng trước đây. Những năm trở lại đây, nhờ việc Chính phủ thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho người dân quản lý và sử dụng, thì việc thả rông gia súc, gia cầm nói chung và bò nói riêng được hạn chế và dần được hộ chăn nuôi xóa bỏ hoàn toàn - Hình thức bán chăn thả Hàng ngày, chỉ trừ những ngày mưa bão và giá rét, bò của hộ chăn nuôi thường được một người trong hộ (có thể trẻ em dưới độ tuổi LĐ hoặc người già) dắt ra bãi cỏ hay những nơi có cỏ (có thể là cỏ tự nhiên hay cỏ mà chính hộ trồng được) từ sáng sớm và trông nom để bò khỏi phá hoại lúa, ngô và các hoa màu khác đến chiều tối lại dắt về chuồng nhốt qua đêm. Hiện nay, hình thức này được tất cả các dân tộc trong xã áp dụng. Có khoảng 85% số hộ chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả. Ở hình thức này, hộ chăn nuôi tận dụng được nguồn LĐ chưa đến hay ngoài độ tuổi, mỗi hộ có thể chăn được số lượng bò tùy ý, quy mô chỉ phụ thuộc vào điều kiện của hộ (vốn, LĐ, sở thích ) và một số yếu tố khách quan khác.
  44. 37 - Hình thức nuôi nhốt Đây là một hình thức chăn nuôi bò kiểu mới, được áp dụng trong những năm gần đây khi người dân ý thức được phải chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa (bò thịt). Có khoảng 15% số hộ chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt. Theo hình thức này, bò luôn được nuôi nhốt, chăm sóc, nuôi dưỡng trong chuồng, không thả rông, hộ chăn nuôi cắt cỏ mang về, kết hợp với thức ăn tinh được chế biến cho bò ăn tại chuồng. Mục đích của người chăn nuôi khi áp dụng hình thức này thường là vỗ béo cho bò để bán, nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho mình. - Tình hình dịch bệnh và công tác thú y Các bệnh thường gặp: theo số liệu của cán bộ thú ý xã một số bệnh thường gặp trong những năm gần đây là bệnh lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng (THT) và kí sinh trùng đường máu (KST) ở trâu, bò . Số liệu về số lượng bò mắc các bệnh và được chữa khỏi qua các năm như sau: Bảng 4.9: Tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại xã qua các năm 2016 2017 2018 Tên bệnh Mắc Khỏi Mắc Khỏi Mắc Khỏi LMLM 31 31 29 28 15 15 THT 9 7 7 6 5 4 KST đường máu 10 9 8 8 6 6 Ngộ độc thức ăn 8 8 7 5 6 4 Các bênh khác 3 2 2 2 2 1 (Nguồn:Tài liệu thú y xã) Qua số liệu trên cho thấy, những bệnh nguy hiểm gây chết cho bò qua các năm gần đây ngày một giảm, do được tiêm phòng trước nên đã đẩy lùi được một số bệnh nguy hiểm ở bò. Tuy nhiên, bệnh ký sinh trùng đường máu ngày càng được cơ quan chức năng phát hiện, đây cũng là một trong những lý do làm đàn bò của xã đạt năng suất thấp.
  45. 38 Bảng 4.10. Kết quả tiêm phòng cho đàn bò trong những năm gần đây 2018 2016 2017 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Vacxin được được được SL tiêm SL tiêm SL tiêm tiêm tiêm tiêm (con) (con) (con) phòng phòng phòng (%) (%) (%) LMLM 37,00 83,00 1002,00 80,00 1103,00 82,00 THT 37,00 83,00 1002,00 80,00 1103,00 82,00 (Nguồn: Tài liệu thú y xã) Tỷ lệ tiêm phòng hàng năm luôn đạt trên 79%. Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền các cấp, cử thú y xã tới từng hộ để tiêm phòng. 4.2.2. Thực trạng chăn nuôi bò Mông ở các hộ điều tra 4.2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò Mông ở các hộ điều tra * Quy mô chăn nuôi bò của hộ - Qua điều tra và thu thập thông tin, chúng tôi thấy phần lớn số hộ chăn nuôi bò thịt có quy mô nhỏ, bình quân là 2,47 con/hộ. Bảng 4.11: Quy mô chăn nuôi bò của hộ năm 2018 Chia theo quy mô (con) Chỉ tiêu Tổng 1-3 3-5 >5 số Hộ nuôi bò SL (hộ) 31,00 17,00 4,00 10,00 CC (%) 100,00 54,84 12,90 32,26 Trong đó: Thôn Nà Phai SL (hộ) 12,00 7,00 2,00 3,00 CC (%) 38,70 41,17 50,00 30,00 Thôn Phia Đeng SL (hộ) 8,00 4,00 2,00 2,00 CC (%) 25,80 23,52 50,00 20,00 Thôn Khuổi Ún SL (hộ) 11,00 6,00 0,00 5,00 CC (%) 35,48 35,29 0,00 50,00 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
  46. 39 Do vốn ít, hạn chế về số lao động, thêm ràng buộc về đất đai mà cụ thể là diện tích trồng cỏ, nên hầu hết hộ chăn nuôi với số lượng rất ít. Một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn hơn thường là những hộ có đủ các điều kiện cần thiết thêm và đó là sự cần cù, chăm chỉ, mong muốn làm giàu. *Cơ cấu đàn bò Mông ở hộ điều tra - Cơ cấu các nhóm bò Mông chia theo độ tuổi trong tổng đàn bò Theo số liệu điều tra (Bảng 4.9), đàn bò Mông đang nuôi dưỡng tại ba thôn nghiên cứu có cơ cấu nhóm từ 1-12 tháng tuổi chiếm 27,86% tổng đàn; nhóm từ 14-24 tháng tuổ là 22,13%; nhóm từ 25-36 tháng tuổi chiếm 24,59% và nhóm trên 36 tháng tuổi chiếm 26,22% cơ cấu trong tổng đàn bò. Hầu hết các hộ chăn nuôi bò đều coi con bò như một loại tài sản đặc biệt của gia đình, vì bất kỳ khi nào họ cần (gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật ) họ đều có thể bán lấy tiền để trang trải. Chính vì vậy rất ít hộ quan tâm tới vấn đề bán bò vào giai đoạn nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Bảng 4.12: Cơ cấu đàn bò Mông của hộ chia theo độ tuổi năm 2018 Tổng Chia theo độ tuổi (tháng tuổi) Đơn vị điều tra số 12 36 I.Số lượng (con) 122 34 27 30 32 1.Theo thôn điều tra Thôn Phia Đeng 29 13 2 8 6 Thôn Nà Phai 57 13 14 15 15 Thôn Khuổi ún 36 8 11 7 11 II.Theo dân tộc Dân tộc Mông 100 26 24 25 25 Dân tộc Dao 22 5 7 4 6 III.Cơ cấu (%) 100,00 27,86 22,13 24,59 26,22 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) *Hình thức chăn nuôi bò Mông và cơ cấu của nó ở các hộ điều tra
  47. 40 Bảng 4.13: Hình thức chăn nuôi bò Mông ở các hộ điều tra năm 2018 Số bò điều tra Chia theo dân tộc Mục đích SL CC (%) Mông Dao Tổng số 122,00 100,00 100,00 22,00 Chuyên thịt 20,00 16,39 11,00 9,00 Cày kéo - bán thịt 34,00 27,86 27,00 7,00 Sinh sản - bán thịt 68,00 55,73 62,00 6,00 Khác - - - - (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Trong chăn nuôi bò Mông của các hộ điều tra đa số các hộ nuôi theo hướng sinh sản – lấy thịt là chủ yếu chiếm 55,73% để tăng quy mô số lượng đàn, có 16,39% số bò được nuôi theo hướng chuyên thịt và có 27,86% được nuôi theo hướng cày kéo – bán thịt. Qua điều tra cho thấy thức ăn cho bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ tự trồng (cỏ voi) chiếm khoảng 75%. Có khoảng 35% số hộ thường xuyên đi cắt cỏ về cho bò, cỏ sẽ được cắt thành đoạn ngắn, cho vào máng ăn. Một số hộ cũng sử dụng thức ăn tinh bổ sung cho bò vào mùa đông, thức ăn tinh chủ yếu là bột ngô, cám gạo. Hệ thống chuồng trại Qua điều tra, cho thấy 100% số hộ nuôi bò đều có một chuồng trại với nhiều mức giá trị và giá trị sử dụng , có thể phân loại chuồng ra 2 loại như sau: - Chuồng tạm: được dựng lên từ những vật liệu như gỗ tạp (gỗ xấu, gỗ cũ để tận dụng lại) kết hợp với tre nứa và tấm lợp proximăng hoặc cỏ gianh Chuồng có giá trị dưới 5 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. - Chuồng bán kiên cố: được dựng lên từ những vật liệu tương đối chắc chắn, có giá trị từ 5-10 triệu đồng, thời gian sử dụng từ 5 đến 20 năm.
  48. 41 Qua điều tra chuồng trại của các hộ đa số là chuồng bán kiên cố có giá trị 5 đến 10 triệu đồng, còn chuồng tạm thì chiếm số lượng rất ít. Trong các dân tộc thì dân tộc Mông là dân tộc không những chăm chỉ trong chăn nuôi mà còn chịu khó đầu tư cho chăn nuôi nhiều nhất. Chuồng bò được làm tương đối chắc chắn và cẩn thận, có mái lợp bằng proximăng, sàn chuồng bằng gỗ, chuồng rộng và cao rất thông thoáng, mát mẻ. Khi vào vụ rét, các chuồng được sử dụng bạt để che chắn gió lùa. Bình quân 1 chuồng chăn nuôi bò của hộ chăn nuôi trên địa bàn khoảng 3 triệu trở lên, với thời gian sử dụng trên 5 năm. Mỗi chuồng rộng khoảng 20- 40m2 , nuôi được khoảng 4 con bò. 4.2.2.2. Hiệu quả của chăn nuôi bò Mông trên địa bàn xã nghiên Loan 4.2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ bò Mông của các hộ điều tra Bảng 4.14. Giá bán bò Mông tại xã Nghiên Loan giai đoạn năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng 1-12 tháng 13-24 25-36 tháng >36 tháng STT Chỉ tiêu tuổi tháng tuổi tuổi tuổi 1 Bò thịt 7.567.000 12.950.000 16.685.000 20.178.000 2 Bò giống 8.850.000 10.352.000 13.850.000 17.240.000 3 Bò bê 4.780.000 5.220.000 6.420.000 8.586.000 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Giá bán bò Mông tăng lên theo các năm, theo độ tuổi. Do có chợ bò là chợ buôn bán trâu, bò lớn nhất miền bắc, có khoảng 600 con/phiên, thuận lợi cho việc tiêu thụ và mua bán, trao đổi trâu, bò.
  49. 42 4.2.2.2.2. Phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò Mông theo độ tuổi Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò Mông của hộ theo độ tuổi năm 2018 Chỉ tiêu Độ tuổi của bò Mông (tháng tuổi) ĐVT 36 Số lượng bò điều tra Con 34 27 30 32 Trong đó nuôi nhốt con 0 3 5 7 I. Chi phí/con/100kg tăng trọng 15.650.000 20.850.000 23.525.000 1. Chi phí trung gian IC đồng 11.508.000 15.570.000 19.526.000 Con giống đồng 10.352.000 13.850.000 17.240.000 Thức ăn đồng 1.138.000 1.702.000 2.268.000 Thú y đồng 6000 6000 6000 Lãi vay đồng 12000 12000 12000 2. Khấu hao chuồng trại đồng 500.000 571.428 625.000 3. Công lao động đồng 70000 70000 70000 II. Tổng thu/con/100kg tăng trọng 15.400.000 19.365.000 24.273.500 1. Thu từ sản phẩm chính đồng 15.150.000 19.140.000 21.025.000 2. Thu từ sản phẩm phụ đồng 250.000 225.000 248.500 Phân tinh Kg 500 450 497 Giá bán đồng/kg 500 500 500 III. Kết quả chăn nuôi 1. Giá trị sản xuất (GO) đồng 15.400.000 19.365.000 24.273.500 2. Giá trị gia tăng (VA) đồng 3.892.000 3.795.000 4.747.500 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) đồng 3.392.000 3.223.572 4.122.500 IV. Hiệu quả chăn nuôi 1. Hiệu quả chi phí GO/IC lần 1,33 1,24 1,24 VA/IC lần 0,33 0,24 0,24 MI/IC lần 0,29 0,20 0,21 2. Hiệu quả sử dụng lao động GO/Công đồng/công 220.000 276.642,857 346.764,286 VA/Công đồng/công 55.600 54.214,285 67.821,428 MI/công đồng/công 48.457,142 46.051,028 58.892,857 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018) Qua số liệu bảng 4.15 cho thấy: thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao động đối với bò Mông được nuôi nhốt ở nhóm tuổi từ 13-24 tháng là 48.457,142 đồng/công, ở nhóm 25-36 tháng là 46.051,028 đồng/công , ở tuổi
  50. 43 nhóm trên 36 tháng tuổi là 58.892,857 đồng/công. Như vậy: bò Mông được nuôi nhốt ở nhóm tuổi trên 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao nhất, sau đó tới độ tuổi 13-24 tháng và thấp nhất là độ tuổi từ 25-36 tháng. Trong hình thức nuôi nhốt, hộ chăn nuôi thường chỉ nuôi 2 con/kỳ (3 tháng). Để làm rõ xem mỗi gia đình nuôi nhốt với quy mô bao nhiêu con trong 1 kỳ chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò mông theo quy mô, cụ thể: Từ kết quả chăn nuôi cho thấy: Giá trị gia tăng bình quân trên con tính trên 100kg tăng trọng khi nuôi nhốt đạt lớn nhất với quy mô chăn nuôi 2 con, sau đó đến quy mô 1 con, từ 3 con trở lên hợp với hình thức bán chăn thả hơn. Kết quả đạt được là do với những nguồn lực có hạn như vốn, LĐ, thức ăn (thô), hộ chỉ nuôi nhốt 2 con sẽ rất dễ dàng chăm sóc phù hợp với nguồn nhân lực của hộ, nuôi dưỡng và lựa chọn những con bò tốt nhất để vỗ béo, nên khả năng tăng trọng cao hơn so với những quy mô chăn nuôi khác, nếu nuôi nhốt từ 3 con trở lên việc cung cấp thức ăn cho bò sẽ bị hạn chế bở phải tăng số lượng thức ăn lên gấp nhiều lần dẫn đến bò tăng trưởng và phát triển chậm. 4.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Khi gặp thời tiết giá rét, rét đậm rét hại (nhiệt độ xuống 3-50C) một số bê, bò già gầy yếu không được che chắn giữ ấm có thể sẽ bị chết. Mưa kết hợp với địa hình dốc làm cho đường trơn trượt khiến bò dễ ngã chết và bị thương (đối với hình thức bán chăn thả). Đa số các hộ chăn nuôi bò Mông sử dụng nước khe, nước đầu nguồn tương đối sạch và ít mầm bệnh, thêm vào đó là nguồn thức ăn sạch tạo nên sản phẩm thịt an toàn, vệ sinh và thơm ngon. - Giống và công tác giống Là nguồn giống quý nên số lượng bò Mông được nuôi tại xã chiếm số lượng chưa cao, người dân chủ yếu chăn nuôi giống bò vàng địa phương.
  51. 44 Ưu điểm của giống bò Mông là trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao so với giống bò vàng địa phương, dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên, chịu được rét, ít bệnh tật. Nhược điểm là SL giống bò này còn thấp, lại được các lái buôn ưa chuộng nên đứng trước nguy cơ SL và chất lượng ngày càng giảm. Việc giao phối của đàn bò cái diễn ra một cách tự nhiên là chính, thiếu sự can thiệp và kiểm soát của con người. Đặc điểm này dẫn tới thực trạng tăng trưởng và phát triển quy mô đàn bò Mông ở xã mang tính tự nhiên, tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định. - Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi bò Mông Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan có sự hạn chế tới vệc phát triển đàn bò về cả quy mô lẫn năng suất chăn nuôi, vì diện tích đất trồng cỏ sử dụng để chăn nuôi còn quá thấp; năng suất, chất lượng cỏ còn chưa cao và còn mang tính thời vụ (chủ yếu là cỏ tự nhiên). Tiềm năng về nguồn thức ăn cho phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghiên Loan còn tương đối lớn diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng, có thể tận dụng một phần để gia tăng diện tích trồng những giống cỏ có năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển quy mô đàn bò Mông. - Hình thức chăn nuôi bò Mông Đối với chăn nuôi bò Mông theo hình thức bán chăn thả thì hộ chăn nuôi nào cũng có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng đối với hình thức nuôi nhốt mà chủ yếu là nuôi vỗ béo, thì đòi hỏi phải có các yếu tố sau: Một là, hộ nông dân phải chịu khó. Hai là, người chăn nuôi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo, đặc biệt là kỹ thuật chọn giống bò về nuôi vỗ béo. Ba là, có chuồng nuôi nhốt riêng, bò vỗ béo cần được nuôi nhốt 100% thời gian. Bốn là, có đủ thức ăn và nước uống cho bò ăn uống tự do cả ngày. Năm là, người chăn nuôi am hiểu về giá cả thị trường và nơi tiêu thụ sản phẩm. Đó là năm yếu tố cơ bản để chăn nuôi bò vỗ béo thành công và có hiệu quả cao. Trong các dân tộc ở xã Nghiên Loan thì chỉ mới có dân tộc Mông, Dao, Tày là có đủ những yếu tố trên.
  52. 45 - Tình hình bệnh dịch và công tác thú y: Diễn biến dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sự phát triển chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan, tác động ảnh hưởng đến sức khỏe đàn bò, làm giảm quy mô đàn. Đặc biệt những thiệt hại về KT-XH do dịch bệnh gây ra với hộ chăn nuôi bò Mông, sẽ là những khó khăn rất lớn cho hộ phục hồi chăn nuôi khi hết dịch. Ngược lại nếu công tác thú y địa phương có thể kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, sẽ là động lực thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc nói chung và chăn nuôi bò Mông nói riêng phát triển hơn. - Chính sách + Về thức ăn: hỗ trợ 100% cỏ giống, tương ứng với 6 triệu đồng/ha để mua giống; xây dựng một số mô hình cỏ, chế biến thức ăn cho trâu bò. + Các chính sách về công tác thú y, vay vốn ưu đãi cũng được quan tâm lớn trong đề án. Hỗ trợ 100% kinh phí về tiêm phòng (LMLM, THT) và 50% lãi suất vay vốn để phát triển đàn bò. 4.3. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của việc chăn nuôi bò Mông trên địa bàn Có thể khẳng định rằng, đánh giá phát triển sản xuất và tiêu thụ là một hướng đi đúng trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa NN nông thôn, xu hướng hội nhập và phát triển, đưa NN theo hướng sản xuất hàng hóa, với chăn nuôi bò cũng vậy, nhất là ở xã Nghiên Loan chăn nuôi bò Mông đã và đang góp phần to lớn trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết việc làm cho LĐ phụ, và công cuộc XĐGN ở xã. Qua đánh giá và phân tích thực trạng chăn nuôi bò Mông của xã ở các hộ chăn nuôi, ta có thể thấy được những tiềm năng, cơ hội, thách thức và các khó khăn trong vệc chăn nuôi bò Mông tại địa phương. Công cụ SWOT dưới đây được sử dụng đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra định hướng và các giải pháp chiến lược trong phát triển chăn
  53. 46 nuôi bò Mông của xã trong hiện tại cũng như trong tương lai. Phân tích SWOT được thể hiện qua bảng 4.16: Dựa trên bảng phân tích SWOT, ta có thể kết hợp giữa bốn thành phần điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có thể đưa ra được phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chăn nuôi bò Mông của xã phát triển trong thời gian tới: Bảng 4.16: Phân tích ma trận SWOT trong phát triên chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) 1. Có chợ buôn bán bò nổi tiếng khu 1. Cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối còn vực miền Bắc và có thị trường tiêu rất hạn chế để phục vụ nhu cầu mua thụ rộng lớn. bán, trao đổi bò. 2. Dân tộc Mông có kinh nghiệm và 2. Đa phần các hộ chăn nuôi trong xã có khả năng chăn nuôi bò vỗ béo rất chỉ áp dụng vệc chăn nuôi bò Mông tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. theo hình thức bán chăn thả có hiệu 3. Có giống bò Mông với trọng lượng quả kinh tế thấp. và tỷ lệ thịt xẻ tương đối cao, chất 3. Gống bò thịt ở xã phần lớn là lượng thịt ngon và rất an toàn (nguồn giống bò vàng địa phương có trọng gen quý). lượng cũng như tỷ lệ thịt xẻ thấp. 4. Đội ngũ thú y viên và khuyến nông 4. Thiếu bãi chăn thả để chăn nuôi bò viên sơ sở có trình độ. Mông theo hình thức bán chăn thả. 5. Có thê tăng quy mô đàn bò thông 5. Hay có dịch bệnh lở mồm long qua việc chăn nuôi theo hình thức bán móng ở địa phương. chăn thả. 6. Quá trình giao phối đàn bò hiện 6. Hộ chăn nuôi có thể đạt HQKT cao nay hoàn toàn tự nhiên. từ việc áp dụng hình thức nuôi nhốt. 7. Nuôi nhốt bò có độ tuổi từ 24-36 tháng mang lại HQKT cao nhất.
  54. 47 Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) 1. Xã Nghiên Loan đang trong giai 1. Đàn bò nó chung và số bò Mông đoạn thực hiện đề án cải tạo đàn bò và nói riêng có khả năng bị sụt giảm vỗ béo bò. đáng kể trong những năm tiếp theo 2. Nhu cầu tiêu dùng thịt bò ngày nếu việc tiêu thụ chưa có định hướng. càng cao, đặc biệt là thịt bò có chất 2. Số lượng bò Mông trưởng thành lượng và an toàn. ngày càng ít để có thể thực hiện hay 3. Diện tích đất bằng và đất đồi núi áp dụng hình thức nuôi nhốt nhằm chưa sử dụng ở xã còn tương đố lớn mang lại HQKT cao hơn. có thể tận dụng trồng cỏ. 3. Phải cạnh tranh với các tỉnh lân 4. Có một lượng bò lớn từ ngoài xã cận như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà thường xuyên mang tới để tiêu thụ. Giang và thịt bò Trung Quốc 5. Các lái buôn ngoài tỉnh thường 4. Người chăn nuôi bò bị ép giá do xuyên tới chợ để thu mua bò. khoảng cách tới nơi tiêu thụ xa, đi lại 6. Có sự hỗ trợ về vốn phát trển chăn khó khăn, tốn kém. nuôi bò từ tổ chức IFAD (Quỹ phát 5. Mưa nhiều làm cản trở việc mua trển nông nghiệp quốc tế) trong tương bán tại chợ. lai. 7. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tến bộ đã đem lại thành tựu về năng suất, chất lượng giống mới. 8. Sự quan tâm từ phiá chính quyền địa phương đến viêc phát triển đàn bò Mông. ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) - Sự kết hợp S3T1 và O7W4 cho ta biết: hộ chăn nuôi bò Mông và chính quyền địa phương cần có các biện pháp giữ và nhân rộng giống bò Mông
  55. 48 (Nguồn gen quý của địa phương) có kế hoạch thay thế giống bò vàng bằng giống bò Mông. - Sự kết hợp S4O7: Tập huấn kến thức, đào tạo có bài bản thông qua các lớp ngăn hay dài hạn cho độ ngũ thú y viên cơ sở và khuyến nông viên cơ sở những kiến thức và thực tiễn về phương pháp giữ tinh đông lạnh và thụ tinh nhân tạo cho bò. - Sự kết hợp S6T2 và W2O6: Cần có sự kết hợp giữa hai hình thức chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả để giảm bớt một số chi phí không cần thiết và gia tăng quy mô đàn bò, chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần XĐGN cho các hộ chăn nuôi. - Sự kết hợp S6O4 và O4W3: Khuyến cáo các hộ nên lựa chọn và mua những con bò thật tốt để có thể thay thế giống bò chưa tốt hiện có ở gia đình hoặc để sử dụng nuô nhốt rồi bán rồi lại lấy vốn quay vòng. 4.4.Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên điạ bàn xã Nghiên Loan 4.4.1.Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên địa bàn - Căn cứ vào thực trạng quá trình chăn nuôi bò Mông trên địa bàn xã Nghiên Loan trong thời gian qua và kế hoạch phát triền đàn bò trong những năm tiếp theo. - Các phân tích về kết quả, hiệu quả chăn nuôi trong quá trình chăn nuôi bò Mông, cũng như xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và sự kết hợp giữa chúng. - Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi bò Mông của ba thôn nghiên cứu ta có thể suy rộng được những điều kiện chăn nuôi bò Mông ở thôn khác trên địa bàn xã hình thức chăn nuôi, giống bò, quy mô
  56. 49 - Các chủ chương chính sách và một số chương trình khác liên quan đến phát triển chăn nuôi bò Mông của UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Pác Nặm và chính quyền địa phương. 4.4.2. Định hướng đẩy mạnh chăn nuôi - Phát triển chăn nuôi bò Mông nằm trong chiến lược tổng thể phát triển sản xuất chăn nuôi của xã Nghiên Loan. Thực hiện chủ trương huyện đã và đang thực hiện Đề án phát triển đàn bò nhằm tăng quy mô và chất lượng đàn bò Mông trên địa bàn. - Phát triển chăn nuôi bò Mông phải gắn với công tác lai tạo và cải tạo chất lượng giống theo hướng thịt. - Đầu tư cho chăn nuôi bò Mông phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu, là cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ KHKT áp dụng vào trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và tăng hiệu quả chăn nuôi. - Ứng dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi bò Mông theo hướng sản xuất hàng hóa. 4.4.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông 4.4.3.1. Thay đổi cơ cấu giống trong đàn Chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt. Với thực trạng giống bò thịt hiện có của địa phương, phần lớn là giống có năng suất thấp, chính vì vậy giải pháp về giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Việc cải tạo chất lượng giống bò thịt ở Nghiên Loan theo hướng nâng cao năng suất thịt là giải pháp mang tính bền vững, góp phần làm tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghiên Loan về cả số lượng và chất lượng. 4.4.3.1. Tăng cường nguồn thức ăn Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò như ủ rơm Những công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản, dễ áp dụng không tốn kém và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  57. 50 Quy hoạch và sử dụng đất trống, nghèo dinh dưỡng để trồng một số loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi 4.4.3.2. Tổ chức tốt mạng lưới thị trường Tiêu thụ thịt bò là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến chăn nuôi bò thịt, vì vậy tiêu thụ bò thịt và giá bán bò thịt được mọi người chăn nuôi quan tâm. Trong cơ chế thịt trường, việc phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. -Hoàn thiện mạng lưới thị trường để giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt sản xuất ra như: xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán trâu bò, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh tham gia thị trường bò thịt, tổ chức liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi, lò mổ với các nhà hàng, siêu thị. 4.4.3.3. Phối hợp hài hòa giữa các hình thức chăn nuôi Các hộ chăn nuôi nên phối hợp giữa hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt để tăng hiệu quả chăn nuôi. 4.4.3.4. Làm tốt công tác thú y - Duy trì tốt mạng lưới thú y từ xã đến các thôn, công tác tiêm phòng định kỳ các bệnh thường gặp. - Đầu tư đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động của mạng lưới thú y. - Tập huấn thụ tinh nhân tạo để nhân rộng nguồn gen quý vì giống bò Mông là giống bò quý của địa phương. - Thưc hiện đúng quy định của pháp lệnh thú y trong công tác kiểm dịch động vật, vận chuyển ra, vào địa bàn, nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. 4.4.3.5. Tình hình vốn Cho người dân vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất và thời gian vay dài, mức vay phù hợp với từng hộ chăn nuôi.
  58. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đã khái quát vai trò, đặc điểm của chăn nuôi bò Mông và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. 2. Đã đánh giá thực trạng chăn nuôi bò Mông ở xã và xác định được nhân tố ảnh hưởng. - Tốc độ phát triển đàn bò Mông ở xã Nghiên Loan trong những năm gần đây còn chậm, quy mô chăn nuôi của hộ trên địa bàn còn nhỏ lẻ. - Năng suất chăn nuôi bò thịt ở xã còn thấp, nguyên nhân là: + Giống bò vàng địa phương chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn bò, làm cho năng suất chăn nuôi gặp nhiều hạn chế. Giống bò Mông là giống bò có thể trạng, tầm vóc lớn, thích nghi với điều kiện sống và phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở địa phương, cần được bảo tồn và nhân rộng. + Hộ áp dụng các hình thức chăn nuôi chưa phù hợp, chủ yếu là áp dụng hình thức bán chăn thả. - Đa số các hộ áp dụng hình thức bán chăn thả là chủ yếu (chiếm khoảng 85%), còn lại khoảng 15% số hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt. - Hiệu quả sử dụng LĐ của các hộ chăn nuôi bò Mông theo hình thức bán chăn thả cao hơn các hình thức khác. - Chợ đầu mối trên địa bàn xã và hệ thống thu gom năng động đã thúc đẩy quá trình tiêu thụ thịt bò trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi. 3. Để thúc đẩy quá trình chăn nuôi bò Mông ở xã phát triển, các hộ chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như tăng cường nguồn thức ăn, tổ chức tốt mạng lưới thị trường, phối hợp hài hòa các hình thức chăn nuôi và làm tốt hơn nữa về công tác thú y.
  59. 52 5.2. Kiến nghị * Đối với nhà nước - Chính sách đầu tư: cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò Mông. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi sẽ giúp cho các quá trình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ chăn nuôi được nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện hình thành và ổn định mạng lưới dịch vụ phục vụ cho quá trình chăn nuôi bò Mông trên địa bàn. - Chính sách tín dụng: tiếp tục tạo điều kiện cho người chăn nuôi bò Mông vay vốn tín ưu đãi, không có lãi suất để phát triển đàn bò với thời gian cho vay dài (ít nhất 5 năm), hạn mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi bò mà hộ có thể. - Chính sách đất đai: khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống và đồi núi trọc để phát triển chăn nuôi bò Mông. * Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện tốt nhất để người chăn nuôi, các chủ thu gom, lò mổ kết hợp được với nhà hàng nhằm giúp họ tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững. - Nhanh chóng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ bò Mông gặp nhiều thuận lợi. - Tổ chức quản lý tốt mạng lưới thú y nhằm nhân rộng giống bò Mông nhanh chóng, có hiệu quả; đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài. * Đối với người chăn nuôi - Mỗi người chăn nuôi đều cần có ý thức giữ gìn và chăm sóc tốt những con giống tốt. - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò Mông. - Quan tâm công tác cải tạo, trồng mới cỏ và đồng thời chú ý tới khâu bảo quản giải quyết thức ăn cho bò Mông trong mùa đông. - Luôn ủng hộ, tuân thủ mọi kế hoạch, chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển chăn nuôi bò Mông trên địa bàn.
  60. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Đinh Văn Cải và cộng tác viên Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, “Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam”. 2. Đỗ Khắc Thịnh (1999), “ Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế quản trị kinh doanh 1995-1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đào Thị Minh Thanh . “Giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm” (2010) – Học Viện Tài Chính. 4. Lê Văn Thông – Lê Hồng Mận (2001). “ Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thường gặp”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 5. Mai Văn Xuân , Giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp I (1996) 6. Nguyễn Xuân Trạch (2005). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 2005. 7. Nguyễn Xuân Trạch (2006). “Giáo trình chăn nuôi trâu bò”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 8. Trung tâm Khuyến nông và khuyến lâm (1999), “ Chương trình giống vật nuôi (1999-2005)”, Hà Nội. 9. Faostat.fao.org: 10. Internet http: google.com.vn.
  61. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI BÒ Phiếu số . ( ngày tháng năm 2018) I. Một số thông tin chung về hộ - Họ tên chủ hộ: Nam (Nữ) .Tuổi - Dân tộc: . - Thôn (bản) . Xã . Huyện Pắc Nặm - Tỉnh Bắc Kạn - Trình đọ văn hóa: 1) Mù chữ 2) Tiểu học 3) Trung học cơ sở 4) Trung học phổ thông - Tổng số nhân khẩu trong hộ: khẩu Trong đó: + Trong độ tuổi lao động: khẩu + Dưới độ tuổi lao động: khẩu + Trên độ tuổi lao động: khẩu - Phân loại hộ : 1) Giàu 2) Khá 3) Trung bình 4) Nghèo - Quy mô và cơ cấu đất đai của hộ chăn nuôi bò Mông năm 2016 Diện tích đất vườn và nhà ở Diện tích đất dành chăn nuôi bò Diện tích đất trồng lúa Diện tích đất màu Diện tích ao nuôi thủy sản
  62. II. Thông tin về chăn nuôi bò 1. Hiện trạng quy mô chăn nuôi, ước tính giá trị và nguồn gốc các loại bò của hộ? Tổng: con. Độ tuổi của bò Số lượng Tổng ước tính giá Giống bò Nguồn gốc (tháng tuổi) (con) trị (nếu bán)(triệu đồng 1- 12 13- 24 25 - 36 > 36 ( Giống bò: Lai sind, Mông, Vàng địa phương, ) 2. Nguồn cung cấp giống bò mông của các hộ: - Đi mua ngoài - Tự sản xuất - Được sự hỗ trợ của các tổ chức 3. Hình thức chăn nuôi: Chăn thả tự do ( thả rông). Mô tả quá trình chăn thả ( nếu có) . . Bán chăn thả (sáng đi tối dẫn về chuồng). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có) Nuôi nhốt (nhốt 100% thời gian). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có)
  63. Khác. Mô tả ( nếu có) . 4. Mục đính chính khi chăn nuôi bò: Chuyên thịt ¨ Cày kéo - bán thịt ¨ Sinh sản - bán thịt ¨ Khác ¨ ( Ghi chú: Mục đích nào đánh dấu X ) 5. Thức ăn thường sử dụng cho chăn nuôi bò của gia đình ta gồm những loại nào? Nguồn gốc những loại thức ăn đó ( phát triển tự nhiên; cải tạo; trồng mới; sản phẩm phụ trồng trọt; mua ngoài) STT Loại thức ăn Nguồn gốc thức ăn Ghi chú 1 2 3 4 - Ông (bà) cho biết: + Những tháng nào thì thức ăn cho bò nhiều nhất? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 + Những tháng nào trong năm thì nguồn gốc thức ăn khan hiếm nhất? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 + Trong năm hộ ông (bà) có thiếu thức ăn nuôi bò không? Nếu có thì thiếu vào những tháng nào? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6. Mô tả hệ thống chuồng trại: Nền ; mái ; Tường ; diện tích ㎡; khoảng cách từ chuồng tới nhà ở m; - Giá trị chuồng trại: ( 1000 đồng). - Thời gian sử dụng : năm.
  64. 7. Dịch vụ thú y: - Gia đình có tiêm phòng cho đàn bò không? Nếu có: thì tiêm mấy lần/ năm / lần; tiêm những loại vacxin gì? . - Chi phí cho 1 lần tiêm: Nếu không: xin giải thích rõ vì sao? . - Những lần điều trị bò ốm gia đình mua thuốc tận đâu? . Ai là người chữa bệnh cho đàn bò ốm? . - Gia đình có gặp khó khăn về dịch vụ thú y cho bò không? Mô tả: . 8. Các hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò Mông của các hộ điều tra - Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi * Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi bò Mông * Quy trình chăn nuôi bò * kỹ thuật chọn bò giống tốt * Phòng trừ dịch bệnh cho bò 9. Tình hình sử dụng vốn của hộ gia đình năm 2016 Tổng số vốn: ( triệu VNĐ ). Trong đó: Vốn tự có , Vốn đi vay: 10. Thu nhập của các nông hộ chăn nuôi bò Mông năm 2016 Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ chăn nuôi khác Làm công ăn lương (công chức xã) Nghành nghề, dịch vụ Nguồn thu khác
  65. III. THÔNG TIN VỀ TIÊU THỤ BÒ THỊT 1. Theo ông (bà) thì giá bán bò thịt tại địa phương ( huyện) so với nơi khác (ngoài huyện) như thế nào? 1) Cao hơn 2) Thấp hơn 2) Như nhau 4) Không rõ 2. Theo ông (bà) thì tiêu chuẩn nào sau đây bán được giá cao? - Giống bò nào? - Trọng lượng bò lúc xuất bán? kg thịt tinh (thịt xẻ) - Tuổi bò? tháng tuổi - Hình dáng bên ngoài? Mô tả: . - Yếu tố khác: . . 3. Trong năm 2017 hộ ông (bà) đã lần dắt bò đi bán? Đã bán được Con? Nếu có bán được thì thu thập thêm thông tin: Chỉ tiêu ĐVT Con thứ 1 2 3 4 Tuổi lúc bán (tại thời điểm) tháng Đã mua bao lâu(kể từ khi mua) tháng Giống bò tháng Bán cho ai tháng Địa điểm bán bò tháng Tổng thu SP chính 1000đồng
  66. SP phụ 1000đồng Chi phí trung Con giống 1000đồng gian ( IC ) Thức ăn 1000đồng Thú y 1000đồng Lãi vay 1000đồng Khấu hao chồng trại 1000 đồng Công lao động công Nếu thêm: . . IV. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi và bán bò hiện nay của hộ Thuận lợi đã có Khó khăn cần giải quyết Giải pháp của Đề suất hỗ hộ dự định trợ để cùng giải quyết giải quyết khó khăn khó khăn 1. Đã có KNCN 1. Thiếu giống bò tốt bò 2. Đã có giống 2.Thiếu vốn mua bò 3.Đã có vốn 3. Thiếu kỹ thuật CN bò 4.Có lao động 4. Thiếu TA xannh vào vụ đông 5.Có đủ thức ăn 5. Không có dịch vụ đầu ra 5. Thuận lợi khác 6. Khó khăn khác (xin nêu rõ) (xin nêu rõ) - -
  67. V. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò 1. Gia đình ông bà có được nhận chương trình hay dự án hỗ trợ trong chăn nuôi bò không? Nếu có cụ thể được hỗ trợ như thứ nào? . . Nếu không thì vì sao? Tại thôn và xã chưa có dự án; gia đình chưa phải là hộ lựa chọn; nguyên nhân khác; giải thích . 2. Theo ông bà khả năng ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tới hiệu quả chăn nuôi bò ở mức độ nào? Cao ¨ Trung bình ¨ Thấp ¨ VI. Đề suất khác của hộ nhằm cải thiện thu nhập của hộ trong chăn nuôi bò? ( Lựa chọn 1 hay nhiều đáp án) + Đào tạo cho đội ngũ thú y viên thôn bản + Giúp nông daan tổ chức thàn lập các nhóm cùng sở thích chăn nuoi bò + Cho vay vốn ưu đãi để phục vụ chăn nuôi bò + Tập huấn kỹ thuật cho nông dân nghèo + Tư vấn về thị trường đầu ra cho sản phẩm + Xây dựng các chợ/ điểm thu gom bò tại địa phương + Hình thức khác: . . Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)! Người được phỏng vấn Người điều tra