Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 57 trang thiennha21 19/04/2022 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA LÊ TÀI Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI DƯƠNG THANH TÙNG, PHƯỜNG TÍCH LƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA LÊ TÀI Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI DƯƠNG THANH TÙNG, PHƯỜNG TÍCH LƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 – TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga Thái Nguyên, 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Cù Thị Thúy Nga đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn anh Dương Thanh Tùng cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi sai sót. Em kính mong được ý kiến nhận xét của thầy cô để giúp cho kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Sinh viên Ma Lê Tài
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến 2018 6 Bảng 2.2. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh của trại cho lợn nái 21 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại từ năm 2016 đến 5/2018 30 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn con 32 Bảng 4.3.Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 32 Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng 35 Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 36 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi . 40 Bảng 4.7.Kết quả điều trị lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 41
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản Pr : Protein SS : Sơ sinh STT : Số thứ tự TT : Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN .1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1 Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN .2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của nơi thực tập 3 2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại 5 2.2. Đối tượng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cở sở 5 2.2.1. Đối tượng vật nuôi của trại 5 2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở 5 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài 6 2.3.1. Một số hiểu biết về lợn con 6 2.3.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ 7 2.3.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 11 2.3.4. Cai sữa cho lợn con 16 2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con 18 2.3.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ 20 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 21 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 24
  7. v PHẦN .3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 26 3.1. Đối tượng thực hiện 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung thực hiện 26 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 26 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 26 3.4.2. Phương pháp thực hiện 27 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 29 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 30 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại 30 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại cơ sở 31 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 32 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. 33 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. 33 4.4.2.Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi 35 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 36 4.5.1. Hội chứng tiêu chảy 36 4.5.2.Hội chứng hô hấp ở lợn con 37 4.5.3. Viêm khớp 38 4.5.4.Viêm rốn 39 PHẦN .5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta trồng trọt và chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp chúng có quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau cùng phát triển, ngành chăn nuôi đã đem lại lợi nhuận kinh tế đáng kể cho đất nước đặc biệt là chăn nuôi lợn. Thịt lợn không chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người mà còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người sử dụng nó. Thịt lợn chiếm 75- 80% so với các loại thịt trong chăn nuôi. Để đáp ứng được nhu cầu bức thiết này, Đảng và Nhà nước đang hết sức chú ý đến việc phát triển chăn nuôi lợn. Đồng thời các nhà khoa học nước ta cũng đã lai tạo đàn lợn nội và các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao. Cùng với đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mô hình chăn nuôi lợn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lượng cao với các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng và không ngừng quan tâm đầu tư phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Để phát triển chăn nuôi lợn cần thực hiện tốt các khâu chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, đảm bảo lợn con sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và cung cấp con giống có chất lượng tốt cho xã hội. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và giáo viên hướng dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
  9. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1 Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại. - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn con nuôi tại trại. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn con và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại tại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Áp dụng được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho lợn con nuôi tại trại. - Chăm chỉ, chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức tay nghề của bản thân.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của nơi thực tập - Trại chăn nuôi ông Dương Thanh Tùng nằm trên địa bàn phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Cách thành phố Thái Nguyên 10km về phía Nam. - Phường Tích Lương có địa giới hành chính như sau: phường Tích Lương nằm về phía tây của quốc lộ 3 và đối diện qua quốc lộ với các phường khác cũng thuộc thành phố Thái Nguyên lần lượt từ phía Bắc sang phía Đông là phường Tân Lập, Phú Xá,Trung Thành và một đoạn nhỏ với phường Tân Thành. Phía tây là xã Thịnh Đức thuộc thành phố Thái Nguyên. - Phường Tích Lương có địa hình tương đối bằng phẳng, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 9,3 km2. Đất đai đa dạng, màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm. - Nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, phường Tích Lương có khí hậu mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam – khí hậu nhiệt đới gió mùa: + Lượng mưa hằng năm cao nhất đạt 2.157mm. Thấp nhất đạt 1.060mm. Trung bình đạt 1.567mm. + Độ ẩm trung bình hằng năm đạt 82%, cao nhất 88% và thấp nhất là 67%, nhiệt độ trung bình trong năm là 21 độ C. - Phường Tích Lương có diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, đô thị hóa hiện mới chỉ tập trung ở khu vực ven quốc lộ và xung quanh các trường đại học, cao đẳng. Tích Lương cũng có ít các đường phố lớn, chỉ có hai con đường nằm trên địa bàn là đường 3 tháng 2 (Quốc lộ 3) và đường Tích Lương. Trên địa bàn phường có khá nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn
  11. 4 nhỏ của các doanh nghiệp địa phương. Phường Tích Lương còn có hồ chứa nước sạch Tích Lương và nhà máy xử lý nước sạch lànhà máy nước thứ 2 đáp ứng cho thành phố Thái Nguyên. 2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại - Trại lợn của ông Dương Thanh Tùng được xây dựng trên diện tích 5.5 ha gồm trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn và các công trình phụ phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. - Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 250 nái bao gồm: 1 chuồng đẻ mỗi chuồng có 44 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô, 2 chuồng bầu mỗi chuồng có 110 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô, 1 chuồng đực giống + nái hậu bị có 20 ô kích thước 5m × 6m, 6 chuồng thương phẩm mỗi chuồng có 20 ô kích thước 5m × 6m, và 1 chuồng úm có 20 ô kích thước 5m × 6m. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc - Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ; 4 quạt đối với các chuồng bầu, các chuồng thương phẩm, chuồng nái hậu bị + đực giống và chuồng úm. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,2m², cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 50cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng thép. - Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như:kính hiển vi, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác. - Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
  12. 5 - Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống là nước giếng khoan. Nước tắm cho lợn, nước xả gầm, rửa chuồng được bơm từ ao chứa nước trong trang trại lên bể chứa và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng khác nhau. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau: 01: Chủ trại. 01: Kỹ thuật trại của công ty. 08: Công nhân và 2 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ chuồng thương phẩm. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại. 2.2. Đối tượng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cở sở 2.2.1. Đối tượng vật nuôi của trại Trại lợn của trại nuôi các giống lợn khác nhau như: Yorkshire, Landrace, Duroc. 2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở - Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,25 – 2,3 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13 con/đàn, số con cai sữa: 11,5 con/đàn. - Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và lợn con được chuyển sang chuồng úm. - Lợn thương phẩm tại trại được nuôi từ lúc sơ sinh đến lúc xuất bán khoảng 5 đến 6 tháng với trọng lượng trung bình từ 100 đến 115kg. - Cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây. - Cơ cấu đàn lợn nái của trại từ năm 2016 đến nay như sau:
  13. 6 Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến 2018 Số lượng lợn nái của các năm (con) Loại lợn nái Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lợn nái sinh sản 233 226 236 Lợn nái hậu bị 34 30 35 Tổng số 267 256 271 Bảng 2.1 cho thấy,số lượng lợn nái sinh sản của trại không có biến động lớn qua các năm. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đi dần vào sự ổn định. Đặc biệt lợn nái hậu bị tăng lên số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và loại thải.Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến. 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài 2.3.1. Một số hiểu biết về lợn con * Các thời kỳ quan trọng của lợn con + Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, bởi vì lợn con chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể lợn mẹ, chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy, nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chưa nhanh nhẹn. Lợn mẹ vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng còn nặng nề vì sức khỏe chưa hồi phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo lợn con ở giai đoạn này.
  14. 7 + Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần từ sau đẻ và đạt cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa của lợn mẹ giảm nhanh, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi. + Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi hoàn toàn, do yếu tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa lợn mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Nên giai đoạn này, nếu nuôi dưỡng, chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Trong chăn nuôi lợn nái ngoại, cai sữa bắt đầu lúc 21 ngày, kết thúc lúc 23 ngày thì thời kỳ khủng hoảng 2 và 3 trùng nhau, hay nói cách khác ta đã làm giảm được 1 thời kỳ khủng hoảng của lợn con 2.3.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng lợn con ở thời kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ rất dễ gây ra tỉ lệ hao hụt lớn ở lợn con. + Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải được vệ sinh trước khi lợn mẹ đẻ. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần phải có đèn sưởi để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng. Nền cứng hoặc sàn thưa không có độn khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 - 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 27oC cho đến lúc cai sữa
  15. 8 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [13], nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ 30 – 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của lợn con. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [17], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. + Cắt đuôi, bấm răng nanh, thiến: Thường thì trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và có mật độ cao cho nên lợn thường tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi. Việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ. Dùng kìm điện cắt sát khấu đuôi sao cho để lại 2,5 – 3cm. Cắt xong dùng cồn iot 70o để sát trùng. Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc bấm răng nanh cũng tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây đau cho lợn mẹ khi bú, giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ. Khi cắt răng nanh, người cắt tránh không phạm vào nướu hoặc lưỡi lợn con, ngoài ra người cắt cũng nên cẩn thận không để nanh gẫy bắn vào mắt mình. Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến trong khoảng từ 8 - 10 ngày tuổi. Cần sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến.
  16. 9 Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2013) [15],bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm chủ yếu xảy ra ở lợn con 2-4 tháng tuổi. Đặc trưng của bệnh là do vi khuẩn tác động vào bộ máy tiêu hóa gây nên triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già. + Tiêm phòng: Khi lợn con được 20 ngày tuổi nên tiêm phòng những loại vắc xin: - Salmonella (2ml/con) phòng bệnh phó thương hàn. - Giai đoạn lợn được 45 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin dịch tả. - Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và đóng dấu. Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ được cân và đánh số ở các giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này. * Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi Bình thường khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trước và lợn con đẻ liền kề 15 – 20 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải được lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - rốn - bốn chân, cho vào ổ úm sau khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 35oC. Lợn nái đẻ xong con cuối cùng tiến hành bấm nanh, cắt rốn, cố định đầu vú cho lợn con mục đích là tạo điều kiện để đàn lợn con phát triển đồng đều. * Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Trong thời gian này nói chung ổ lợn con đã bú thành thạo và rõ ràng đã bước vào giai đoạn khởi động tốt trong thời gian này việc chăm sóc quản lý rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến lợn và cắt đuôi. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu nó
  17. 10 vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9], một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 – 50mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt tối thiểu 200 - 250mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc hội chứng tiêu chảy. Nhu cầu sắt cho lợn con mỗi ngày cần 7 - 16mg hoặc 21mg/kg tăng khối lượng duy trì hemoglobin (hồng cầu) trong máu, sắt dự trữ cho cơ thể tồn tại và phát triển. Lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu sắt của nhu cầu lợn con, triệu chứng điển hình của thiếu sắt ở lợn con là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm, da lợn con màu trắng xanh, đôi khi tiêu chảy, phân trắng, chậm lớn, có khi chết. * Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã được 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó ta cần cố gắng giảm thấp yếu tố stress cho lợn con. Một cách để đạt năng suất tối đa là lợn con bắt đầu ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm, lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh ở tuổi này và cần nhận được thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó, trong giai đoạn này nội ký sinh trùng là vấn đề ở phần lớn các trại lợn và sự phá hoại do ký sinh trùng gây ra có thể bắt đầu từ rất bé. Yếu tố chăm sóc, quản lý chủ yếu cuối cùng của việc nuôi lợn con theo mẹ là cai sữa, tuổi cai sữa lợn con có thể thay đổi tùy theo đàn,
  18. 11 tùy theo chuồng trại có sẵn. Nói chung lợn con có thể cai sữa bất cứ khi nào những lợn con càng bé càng đòi ỏh i sự quản lý nhiều hơn. Để thực hiện cai sữa được đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa lợn con: + Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5kg. + Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những ổ đông con. + Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể. + Hạn chế số lượng trong 1 ngăn là 30 con hoặc ít hơn, nếu được. + Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra tiêu chảy sau cai sữa. + Cứ 4 - 5 lợn con thì đặt 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp đặt 2 vòi nước uống. + Cho thuốc vào nước uống nếu tiêu chảy. 2.3.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ * Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con: Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con bú cùng lúc. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Theo Vũ Đình Tôn và cs (2006) [23], lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [18], lợn con mới đẻ lượng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ lợn mẹ.
  19. 12 Theo Trần Thị Dân (2008)[6], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 – 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 – 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là hội chứng tiêu chảy. Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với bình thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng α-globulin mà sữa thường không có, α-globulin có tác dụng giúp cho lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật,. Ngoài ra, M++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các chất cặn bã (phân su) trong quá trình tiêu hóa phát triển thai để hấp thu chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, tỷ lệ chết cao. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu, theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần ngực nhiều hơn vú ở phần bụng, mà lợn con trong ổ thường con to, con nhỏ không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thường tranh bú ở những vú trước con ngực có nhiều sữa hơn và dẫn tới tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp, có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú, nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú phía trước ngực. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ bắt từng con cho bú nhiều lần trong một ngày (7 - 8) lần, làm liên tục trong 3 - 4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí mới thôi. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ.
  20. 13 Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen tự bú ở các vú quy định cho nó, lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn. Theo Duy Hùng (2011) [14],vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm nanh cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng controng đàn. Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ nên giảm bớt chấtđạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con búở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ nên vùng bị sưng. Nếu ghép lợn con với lợn mẹ khác mẹ thì phun eryzel cho cả đàn con cũ và mới mới không bị mẹ cắn, những con mới ghép cũng phải cố định vú bú. * Bổ sung sắt cho lợn con Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần được bổ sung thêm sắt. Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con 30 ngày đầu sau đẻ là 30 x 7mg/ ngày = 210mg. Trong đó, lượng sắt cung cấp từ sữa chỉ đạt 1 – 2mg/ ngày (36 - 60mg/30 ngày), lượng sắt thiếu hụt cho một lợn con khoảng 150 - 180mg, vì vậy mỗi lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp thêm 200 mg. Nên tiêm sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 100mg là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 200mg sắt tiêm 2 lần. Lần 1: 3 ngày tuổi, lần 2: 10 - 12 ngày tuổi.
  21. 14 Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị chết. Để loại trừ hiện tượng thiếu sắt cần bổ sung kịp thời cho lợn con bằng cách tiêm, cho uống hoặc cho ăn. Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả nhất. Nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri - Dextran. Ferri - Dextran là hợp chất có phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách thức sử dụng: - Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, với liều lượng 200mg sắt (Fe - Dextran) cho 1 lợn con. - Cách 2: Tiêm lần 2: lần thứ nhất 100mg vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất. Cũng với liều lượng 100mg cho 1 lợn con. Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung thêm vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 500mg). Nếu thiếu vitmin E thì cần cung cấp 20 - 30mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con. - Cách tiêm sắt cho lợn con Dùng 1 bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim tiêm 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm dùng kim 8, dài 1 cm để tiêm. Sắt tiêm quá liều có thể gây hại, thậm chí có thể gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở trên nhãn sản phẩm, không cần thay hay sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song điểm tiêm nếu bẩn nên lau bằng nước sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng kim tiêm và tiêm 1 lần tạo điều kiện vệ sinh hơn.
  22. 15 Nên tiêm vào cổ, không nên tiêm ở mông vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân lợn thịt mổ bán. Tiêm sắt vào cơ bắp hay tiêm vào dưới da. Cẩn thận không tiêm vào phần xương sống. Giữ mũi tiêm một lúc để tránh hoặc giảm lượng thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được ở phía trước chân trước. * Tập cho lợn ăn sớm: - Mục đích: + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa. + Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. + Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con. + Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con. + Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú. + Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm. - Phương pháp tập ăn sớm: Khi lợn con đạt 7 - 10 ngày tuổi, ta nên tiến hành cho lợn con làm quen với thức ăn. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu nành được rang xay để tạo mùi thơm. Phải cho lợn con làm quen với nguồn
  23. 16 glucid, lipid, protid của các loại thực liệu thông thường để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp. 2.3.4. Cai sữa cho lợn con * Điều kiện cai sữa cho lợn con: - Phải chủ động thức ăn, thức ăn cần phải có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao, cân đối. - Sức khỏe của lợn con và lợn mẹ phải tốt. - Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn. - Cần phải có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật. - Người chăn nuôi phải có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao. * Các hình thức cai sữa: - Cai sữa thông thường: Cai sữa từ 42 - 60 ngày tuổi. + Ưu điểm: Lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt tốt hơn nên chăm sóc nhẹ nhàng hơn. + Nhược điểm: Khả năng sinh sản thấp, chi phí cho 1kg khối lượng lợn con cao, tỷ lệ hao mòn lợn mẹ lớn hơn. - Cai sữa sớm: Cai sữa từ 21 đến 28 ngày tuổi. + Ưu điểm: Nâng cao sức sinh sản của lợn nái (nâng cao số lứa đẻ lên 2,33 lứa so với 2,19 lứa), tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, giảm chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn con (20% so với cai sữa thông thường), giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ. + Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dưỡng phải nhiệt tình với công việc và có nhiều kinh nghiệm. * Kỹ thuật cai sữa: Cần tiến hành từ từ: + Ngày đầu: Tách mẹ từ 7 giờ sáng, buổi trưa cho về với lợn con, 13 giờ tách lợn mẹ đến 17 giờ lại cho lợn mẹ về với lợn con.
  24. 17 + Ngày thứ 2: Buổi sáng tách lợn mẹ đi, buổi chiều 17 giờ cho lợn mẹ về với lợn con. + Ngày thứ 3: Buổi sáng tách hẳn lợn mẹ với lợn con, không gây ảnh hưởng tới lợn con. - Trước cai sữa 2 - 3 ngày cần giảm số lần bú của lợn con. - Giảm thức ăn cho lợn mẹ trước khi cai sữa 1 - 2 ngày. - Chế độ ăn đối với lợn con: + Tỷ lệ sơ trong khẩu phần thấp: Khả năng tiêu hóa chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ ở trong khẩu phần ăn cao thì lợn con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5 - 6%. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của lợn để nâng cao sức khỏe. + Có tỷ lệ ăn thích hợp: Lợn con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho lợn con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần. + Có tỷ lệ nước thích hợp: Nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh. Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn tinh : thô phải thích hợp, cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5l nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1: 1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do.
  25. 18 Ngoài ra chúng ta còn bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe, và bổ sung cho lợn những chế phẩm vitamin - khoáng. + Phương pháp cho lợn con ăn: Cho ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, cho ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho lợn con ăn. Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và hạn chế được lợn con mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng. 2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. * Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. * Yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ, môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.
  26. 19 + Dinh dưỡng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. + Nhiệt độ và độ ẩm môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004)[7], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [12], lợn con sinh ra phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 34oC trong suốt tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm dần xuống nhưng không được thấp hơn 30oC, như vậy lợn sẽ tránh được những stress lạnh ẩm. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, lợn sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. * Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt là quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng
  27. 20 thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. * Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các ếy u tố khác như vấn đề về chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa. 2.3.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ * Vệ sinh phòng bệnh: - Vệ sinh chuồng trại: + Ngăn cách khu vực chăn nuôi lợn với các súc vật khác như: Chó, mèo + Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3 - 7 ngày trước khi thả lợn vào chuồng. + Hàng ngày phải quét phân trong chuồng, giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. + Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt + Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tuần 2 lần. - Vệ sinh thức ăn và nước uống: + Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho lợn ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc + Nếu sử dụng thức ăn trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh để phòng bệnh cho lợn. + Nước uống phải đủ, sạch, không bị nhiễm bẩn. * Tiêm vắc xin phòng bệnh: Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, cần phòng những bệnh thông thường như dịch tả, cầu trùng, khô thai, giả dại lịch tiêm phòng cụ thể như sau:
  28. 21 Bảng 2.2. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh của trại cho lợn nái Phòng Vắc-xin/Thuốc Đường Liều lượng Loại lợn Tuần tuổi bệnh /chế phẩm đưa thuốc (ml/con) Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1 2 - 3 ngày Tiêu chảy norcoli Tiêm 1 Lợn con 3 - 6 ngày Cầu trùng baycox 5% Uống 1 ingelvac 7- 10 ngày Suyễn Tiêm bắp 2 mycoflex 25, 29 tuần tuổi Khô thai parvo Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả pestvac Tiêm bắp 2 Lợn hậu bị 27, 30 tuần tuổi Giả dại begonia Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi LMLM aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái 10 tuần chửa Dịch tả pestvac Tiêm bắp 2 sinh sản 12 tuần chửa LMLM aftopor Tiêm bắp 2 Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc-xin giả dại begonia tiêm bắp 2ml/con. Đối với lợn đực: - Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vắc xin dịch tả pestvac, 4 tuần tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia. - Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả pestvac. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia. 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Việc nghiên cứu về giai đoạn lợn con theo mẹ và sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, giai đoạn lợn con theo mẹ có đặc điểm là lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như
  29. 22 khi còn là bào thai. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, môi trường sống thay đổi, lượng sắt do mẹ cung cấp giảm dần, lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Theo Trần Cừ (1996) [5], cần tập cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCL và enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [16], lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Tốc độ sinh trưởng của lợn con là không đồng đều. Lợn sinh trưởng nhanh nhất trong 21 ngày đầu sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm. Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra cho tới khi lợn con 15 ngày tuổi, lúc này hàm lượng sữa mẹ đạt cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20, sau đó thì giảm dần. Lợn con trong giai đoạn này sinh trưởng và phát dục nhanh nhất do đó nhu cầu dinh dưỡng yêu cầu ngày càng cao trong khi hàm lượng sữa mẹ thì giảm dần dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu không có thức ăn bổ sung. Theo Trần Cừ (1992) [4], sự phát triển của cơ thể thì các cơ quan bộ phận, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần, biểu thị bằng tỷ lệ giữa nước so với trọng lượng sống như sau: Lúc sơ sinh tỷ lệ này là 77,88%, lúc 7 ngày tuổi là 68,52%, lúc 14 ngày tuổi là 63,94%. Tỷ lệ nước giảm nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với trọng lượng cơ thể lại tăng. Tỷ lệ Pr với trọng lượng cơ thể sống lúc mới sinh là 11,2%, đến lúc 7 ngày tuổi là 13,57%, đến 14 ngày tuổi là 14,37%. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [18], lợn con cho bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tốc độ
  30. 23 nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng trong máu của lợn con bị giảm. Bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài 2 tuần và còn là giai đoạn khủng hoảng của lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn cho lợn con trong giai đoạn này. Lê Văn Thọ (2007) [21], đã sử dụng kích tố kích thích quá trình tạo máu để duy trì và thúc đẩy quá trình phát triển của gia súc. Theo Đặng Minh Phước và cs (2006) [19], bổ sung chế phẩm axit hữu cơ có thành phần axit lactic, formic, photphoric với tỷ lệ 0,3 – 0,5% vào thức ăn lợn con sau cai sữa ở giai đoạn 42 – 56 ngày tuổi đã có tác dụng cải thiện tăng khối lượng từ 4,75% - 10,29%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giảm từ 7,57% - 8,11%. Tỷ lệ tiêu chảy giảm từ 33,78% - 49,23% so với đối chứng. Công ty Pig Việt Nam (1998) [3], đã khẳng định rằng: Dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng cám tập ăn sớm để tăng khối lượng sau cai sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với cám khô sau khi cai sữa 3 - 4 tần tuổi, cho lợn con tập ăn sớm ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít cám phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi uống. Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ ngày, dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003) [2], đưa ra lý do mà các nhà chăn nuôi cần phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là: + Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nên chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con.
  31. 24 + Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ. + Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp theo. + Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái trong thời gian này. + Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái trên năm. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003) [1], đã đưa ra những lời khuyến cáo: Sự tiết sữa của lợn nái chỉ tăng lên đến ngày thứ 21 kể từ khi sinh, sau đó giảm dần. Ngược lại, khối lượng lợn con tăng dần theo thời gian. Vì vậy, trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho chúng trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách cho lợn tập ăn sớm từ 7 ngày tuổi. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Sokol (1981)[28], cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây hội chứng tiêu chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột. Smith (1967)[27], thông báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin – ST) chịu được nhiệt lớn hơn
  32. 25 1000C trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin – LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 15 phút. Glawischning E. (1992)[26], xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Akita (1993)[25], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.
  33. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng thực hiện - Lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trang trại ông Dương Thanh Tùng, phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: 18/11/2017 đến 18/5/2018 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn. - Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con. - Tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ, xuất lợn - Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu đàn lợn tại cơ sở. - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại. - Số lượng tiêm vắc xin phòng bệnh. - Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật.
  34. 27 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tến hành thu thập thông tin từ trại kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân. 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại. Chúng tôi sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả. + Kiểm tra bóng đèn, quạt, lợn con, lợn nái khi nhận bàn giao ca giữa ca ngày với ca đêm. + Phun sát trùng (thuốc sát trùng Ommicide 1 lần/ngày với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước). + Thu phân và rắc vôi hành lang, khu vực quanh chuồng. + Ghi chép số lợn vào sổ theo dõi vào cuối ngày. - Đối với lợn đẻ: + Đánh thức lợn, cào phân tránh lợn nằm đè phân. + Vệ sinh máng ăn. + Đỡ đẻ cho lợn nái đang đẻ. + Lợn đang đẻ không cho ăn, sau đẻ tăng dần khẩu phần ăn. + Cho ăn thức ăn có hiệu số GF08 và bổ sung thuốc bổ vào khẩu phần. + Lau vú và cọ mông lợn mẹ bằng chế phẩm sinh học. + Lau sàn ngày 1 lần vào buổi chiều. - Đối với lợn con theo mẹ: + Lợn con mới đẻ lau sạch nhớt, thả vào khay bột Mistral, cho vào úm. + Mài nanh, bấm đuôi, bấm số tai, tiêm sắt, nhỏ cầu trùng cho lợn con 1-3 ngày tuổi. + Thiến cho lợn con 4 - 5 ngày tuổi. + Thay thảm ướt, bẩn vào đầu buổi sáng và chiều.
  35. 28 + Tập ăn cho lợn con từ 3 ngày tuổi bằng thức ăn có số hiệu 9014 plus + Lau sàn 1 lần/ngày vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều. + Ghép lợn con. 3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại. Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh dến 21 ngày tuổi nuôi tại trại, hằng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện của đàn lợn con thông qua các bước sau: * Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hằng ngày. - Trạng thái cơ thể bình thường: Con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn. - Trạng thái bệnh lý: Ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, bỏ bú, kém vận động, nằm một chỗ, tiêu chảy. * Kiểm tra thân nhiệt: - Quan sát cảm nhận bằng tay: + Trạng thái bình thường: Toàn thân lợn con có màu trắng hồng bình thường không đỏ, lông mượt, dùng mu bàn tay sờ không thấy nóng. + Trạng thái bệnh lý: Toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran, lợn con ủ rủ. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế . + Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ. + Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng. + Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
  36. 29 + Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế. + Trạng thái bình thường: Thân nhiệt bình thường, ổn định 38 - 400C. + Trạng thái bệnh lý hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 420C. * Phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường, có biểu hiện của bệnh thì được đánh dấu bằng sơn màu đỏ. Sau đó chuẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, tính biệt, thân nhiệt và triệu chứng của bệnh ghi vào sổ nhật ký. Từ những triệu chứng thu thập được của lợn bị bệnh tiến hành điều trị bệnh cho lợn con heo sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại. Những lợn bị chết chúng em tiến hành mổ khám theo hướng dẫn của kỹ sư tại trại để quan sát bệnh tích của từng bệnh như: Xuất huyết, viêm ruột, hoại tử, các hạch, dịch viêm ở khớp từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh. 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu Tổng số con điều trị khỏi(con) Tỷ lệ điều trị khỏi ( %) = x 100 Tổng số con mắc bệnh (con) Tổng số con theo dõi (con) Tỷ lệ mắc bệnh ( %) = x 100 Tổng số con điều trị (con) 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [20] và phần mềm Microsoft Excel 2007.
  37. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại được trong vòng 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại từ năm 2016 đến 5/2018 Số lợn nái Số nái sinh Tổng Năm hậu bị (con) sản (con) (con) 2016 34 233 267 2017 30 226 256 2018 35 236 271 (Nguồn: Kỹ thuật trại) Qua bảng 4.1 cho thấy tổng số lượng lợn nuôi ở trại không có biến động lớn qua các năm. Năm 2016 tổng số lợn là 267 con, năm 2017giảm 11 con so với năm 2016, năm 2018 tăng thêm 15 con so với năm 2017. Số lượng nái sinh sản tại trang trại năm 2016 là 233 con, năm 2017 là 226 con giảm 7 con so với năm 2016 (do lợn nái đã già và khả năng sinh sản kém nên đã loại thải), năm 2018 là 236. Số lượng nái hậu bị tăng qua các năm. Năm 2016 có 34 con lợn nái hậu bị, năm 2017 có 30 con giảm 4 con so với năm 2016, năm 2018 có 35 con tăng thêm 5 con so với năm 2017. Tổng số lợn của trại tăng lên như vậy là do: Trang trại đã ổn định đi vào sản xuất chăn nuôi, mặt khác với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại và công ty GreenFeed Việt Nam. Do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra.
  38. 31 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại cơ sở Trong quá trình thực tập tại trại tôi đã tham gia nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý đàn lợn con như sau: - Khi lợn nái có biểu hiện sắp đẻ tôi tiến hành chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đỡ đẻ: vải mềm sạch, lọ cồn, dây buộc, kéo cắt rốn. Khi lợn con đẻ ra tôi dùng vải xô mềm lấy hết dịch ở mũi, miệng, lau khô đầu rồi đến mình lợn, sau đó tôi cho lợn con vào ô úm đã chuẩn bị tấm thảm lót và đèn sưởi. Lợn con đẻ ra sau 15-20 phút tiến hành cho bú sữa đầu. - Sau thời gian 3 ngày tuổi, tiến hành tiêm bổ sung sắt với liều 2ml/con, cho uống phòng thuốc amox và cầu trùng cho lợn con. Sau 7 ngày bắt đầu tập cho lợn con làm quen với thức ăn, thức ăn tập ăn cho lợn con mà trang trại sử dụng là loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 9014 plus, GF01 cho lợn con tập ăn và cai sữa của công ty GreenFeed Việt Nam. Thức ăn tập ăn cho lợn con được bỏ vào máng tập ăn riêng và để ở khu vực dành riêng cho lợn con, luôn giữ máng tập ăn khô, sạch với lượng thức ăn được bổ xung thường xuyên trong ngày cho lợn con tập ăn tuỳ thích. - Lúc lợn con được 7 ngày tuổi, tiến hành thiến những lợn đực không được giữ lại làm giống. Đồng thời mổ những con bị hecni. - Hàng ngày tôi tiến hành điều trị cho những lợn con mắc bệnh như: hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp, bệnh viêm khớp, viêm rốn - Cai sữa cho lợn con: khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5kg đến 7kg, không bị mắc bệnh và có sức khoẻ tốt. Trước khi cai sữa tiến hành quá trình tập ăn cho lợn con kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó bắt đầu cai sữa, đuổi lợn mẹ lên chuồng bầu, lợn con vẫn ở lại ô chuồng cũ. Hàng ngày tiến hành theo dõi và chăm sóc cẩn thận.
  39. 32 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn con Số con Số con được Công việc Tỷ lệ (%) (con) thực hiện (con) Mài nanh 1565 1127 72,01 Tiêm sắt 1538 948 61,63 Bấm tai 1498 781 52,13 Thiến lợn đực 713 201 28,19 Qua bảng 4.2 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại tôi đã được trực tiếp thực hiện một số công việc như là mài nanh 1127 con, tiêm sắt 948 con, bấm tai 781 con, thiến 201 con. Qua những công việc trên đã giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp tôi mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao. 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Quá trình thực tập đề tài tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. Kết quả được trình bày theo bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3.Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Số con còn Tháng theo dõi Số con theo dõi Tỷ lệ % sống 12/2017 257 251 97,66 1/2018 274 268 97,81 2/2018 281 277 98,57 3/2018 246 239 97,15 4/2018 241 235 97,51 5/2018 266 252 94,73 Tổng 1565 1522 97,25
  40. 33 Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi là 97,25%. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như phòng bệnh. Lợn con có thể chết do nhiều nguyên nhân: Khi lợn con sinh ra có thể chết do quá yếu, mắc bệnh hay quá trình sống bị mẹ đè lên con. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị được thực hiện tốt để đạt hiệu quả tốt hơn, các chế độ chăm sóc tốt hơn như đối với những lợn con gầy yếu, không thể tranh bú hoặc những con trong thời gian mắc bệnh, sau khi khỏi bệnh sẽ cho lợn con uống thêm sữa được vắt từ những mẹ đang đẻ, pha thêm cám cháo cho ăn. Những con có dấu hiệu mắc bệnh được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuồng được rửa sạch sẽ, các vật dụng xung quanh cũng đều được cọ rửa, sau khi xong phun nước vôi, nước sát trùng và cho trống chuồng 4-5 hôm sau đó mới chuyển lợn mẹ lên để chờ đẻ.Trong thời gian lợn mẹ chờ đẻ phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều được giữ sạch và khô ráo. Mỗi cửa chuồng đều có hố sát trùng, trước khi vào chuồng phải dẫm qua hố sát trùng (tỉ lệ nước sát trùng 1:200). Hố sát trùng được thay vào mỗi buổi sáng. Hàng ngày vào 10 giờ 30 phút và 14 giờ, phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận. Đường tra cám, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo, hàng ngày được rắc vôi và quét sạch. Phân được đưa ra kho hàng ngày không để tồn trong chuồng.
  41. 34 Mỗi người làm trong chuồng đều quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được lấy ra và thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt bẩn nếu không được thay sẽ dễ làm mầm bệnh phát triển. Những ô có lợn con tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng, lợn con được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ 1:3200). Khi lợn con bị bệnh thì được tách riêng và được chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, cầu trùng là một trong những bệnh mà lợn con cũng hay gặp phải, cần chú ý phòng bệnh. - Thời điểm lợn con mắc bệnh + Bệnh thường xảy ra trên lợn con theo mẹ từ 7-21 ngày tuổi. - Nguyên nhân + Chuồng trại thiếu vệ sinh, ẩm ướt, thức ăn và nước uống không sạch. + Không được uống thuốc phòng bệnh lúc 3 ngày tuổi. - Triệu chứng + Giai đoạn đầu triệu chứng chính là tiêu chảy. + Giai đoạn sau phân trở nên đặc hơn và màu chuyển từ vàng tới xám xanh, hoặc trong phân có lẫn cả máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. + Khi lợn bị nhiễm cầu trùng sẽ còi cọc hơn, chậm lớn và phát triển không đều. - Điều trị: cho uống toltrazuril 5% với liều 1ml/con - Phòng bệnh + Vệ sinh chuồng trại,dụng cụ thiết bị chăm sóc sạch sẽ + Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Kết quả tham gia vệ sinh phòng bệnh được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:
  42. 35 Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng Công việc Số lượng Kết quả Tỷ lệ (%) Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 168 168 100 Phun sát trùng 114 102 89,47 Quét và rắc vôi đường đi 179 179 100 Qua bảng 4.4 cho thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại tôi đã thực hiện được 168 lần (đạt tỷ lệ 100%) và 179 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 100%). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần, tôi đã thực hiện được 114 lần (đạt tỷ lệ 89,47%). Có mấy lần đầu kết quả không đạt là do chưa biết cách thực hiện, những lần sau tôi đã được cán bộ kỹ thuật trại hướng dẫn. Qua đó, tôi đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. 4.4.2. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi Phòng bệnh cho lợn con không chỉ làm tốt công tác vệ sinh mà còn phải tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn con. Khi ra khỏi cơ thể mẹ sống ngoài môi trường cơ thể lợn con dễ bị mầm bệnh xâm nhập nếu chúng ta không phòng bằng cách tiêm vắc-xin. Để đề phòng các bệnh xảy ra đối với lợn con và để duy trì công tác sản xuất, kinh tế thì lợn con được chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại đều được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:
  43. 36 Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Tổng số lợn Số lợn được Tỷ lệ STT Ngày tuổi Vắc-xin theo dõi phòng (%) (con) (con) 1 3 - 4 Cầu trùng (uống) 1.526 1.526 100 2 7 Suyễn 1.526 1.526 100 3 14 Circo 1.511 1.511 100 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập số lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được nhỏ cầu trùng và tiêm phòng Vắc-xin suyễn, 100% số lợn con theo dõi đều được phòng bệnh theo đúng quy trình. Quá trình sử dụng Vắc-xin phòng bệnh cho 1.511 lợn con đều an toàn. 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi * Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Các bệnh lợn con mắc phải tại trại là: 4.5.1. Hội chứng tiêu chảy - Nguyên nhân + Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột như trời đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoăc bị gió lùa. + Vệ sinh chuồng trại không tốt, chuồng bị ẩm ướt. + Bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh, thay đổi thức ăn. - Triệu chứng + Lợn con thường nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm 1 góc, da xung quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân sệt, lỏng. Có màu trắng, xám, vàng, xanh. Mùi hôi, tanh và có thể thấy lợn con nôn mửa. + Lợn mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên khô.
  44. 37 + Trên lợn cai sữa, triệu chứng đầu tiên là sụt cân, đi phân nước và mất nước. - Điều trị + Điều trị nofloxacine: 1ml/8-10kgTT, tiêm bắp, điều trị từ 3-5 ngày. + Cho uống: amoxycillin pha 1g/1lít nước cho uống 3-5 ngày, cho uống toàn đàn. - Phòng bệnh + Khẩu phần của lợn nái phải cân đối đảm bảo chất lượng và ổn định. + Phải cho tất cả lợn con được bú sữa đầu, nếu lợn mẹ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm: Nóng sốt, ăn ít, bỏ ăn, thì phải tích cực điều trị để lợn mẹ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. + Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. + Tiêm sắt đầy đủ cho lợn con. 4.5.2.Hội chứng hô hấp ở lợn con - Nguyên nhân Bệnh hô hấp có liên quan mật thiết với tiểu khí hậu chuồng nuôi. Chuồng trại ẩm thấp, ẩm độ cao, lợn con bị lạnh, vệ sinh kém, nuôi nhốt heo chật chội, chuồng không thông thoáng tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như 3 , 2 , 2 S, Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển như: Mycoplasma hyponeumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, E. coli, Samonella vi khuẩn này cư trú ở hạch amidal hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực chui vào phế quản, phế nang, ký sinh và gây bệnh ở đó. - Triệu chứng Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là lợn ho, sốt cao, khó thở, thở thể bụng chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn. - Trị bệnh
  45. 38 Em sử dụng thuốc kháng sinh pendistrep-L.A liều 1ml/10kgTT, kết hợp với thuốc chống khò khè, giảm long đờm bromhexine liều 1ml/8kgTT và vitamin B1 liều 1-2 ml/10kgTT. - Phòng bệnh Dùng biện pháp tổng hợp gồm 4 vấn đề: + Tiêm vắc-xin: Em cùng kỹ thuật trại đã tiến hành tiêm vắc-xin mycoplasmacho lợn con vào lúc lợn được 15 ngày tuổi. + Sát trùng chuồng trại thường xuyên: Chuồng trại phải được sát trùng định kỳ, giữ khô chuồng trại, tạo sự thông thoáng, không nhốt lợn quá chật, tránh gây stress cho lợn. + Sử dụng thuốc: Trộn thuốc bột tiamvet vào thức ăn cho lợn mẹ và lợn con để phòng bệnh. + Chăm sóc quản lý tốt: Tạo môi trường tốt nhất cho lợn con, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đầy đủ nước sạch mọi lúc cho heo uống. 4.5.3. Viêm khớp - Nguyên nhân Lợn con bị trầy xước da do cắt răng không đúng kỹ thuật, lợn cắn nhau, nền chuồng quá nhám, khung chuồng heo nái không trơn láng, sàn chuồng có những khe lớn làm lợn con bị lọt chân, sau đó các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, mycoplasme, haemophillus có sẵn trên da, trên nền chuồng sẽ xâm nhập vào vết thương và khi lợn con bị stress làm giảm sức đề kháng thì vi khuẩn này xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm màng não. Viêm khớp nếu do streptococcus hay haemophillus thường khó trị. - Triệu chứng Lợn con có hiện tượng què, đi lại khó khăn. Khớp bị viêm, sưng to, đau, lông xù, ốm sốt, ăn ít hoặc không ăn. Nếu không điều trị kịp thời khớp bị viêm có mủ.
  46. 39 - Điều trị Dùng kháng sinh pendistrep-L.A: tiêm 1ml/10kgTT, kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt analgin với liều 1ml/10kgTT, điều trị 3-5 ngày. - Biện pháp phòng bệnh Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. 4.5.4.Viêm rốn - Nguyên nhân: + Bệnh xảy ra do lợn con sau khi sinh không được cắt rốn hoặc không đảm bảo vệ sinh khi cắt rốn cho lợn con. + Do sử dụng các dụng cụ như: Dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoặc vô trùng không tốt. + Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa lợn con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ. + Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành. + Khi lợn con bị viêm rốn có thể mắc các bệnh liên quan như viêm gan, tiêu chảy, lợn trở lên còi cọc ốm yếu, chậm lớn làm kéo dài thời gian nuôi và chăn nuôi không hiệu quả gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi. - Triệu chứng + Bình thường khoảng 3 ngày sau khi sinh, các mạch máu rốn nối với gan và bàng quang của lợn con sẽ teo lại và chuyển thành dây chằng với gan và dây chằng ở bàng quang. Nếu lợn con bị viêm rốn sẽ làm chậm lại quá trình này và vi khuẩn có thể nhiễm vào gây viêm gan, viêm bàng quan, nhiễm trùng máu và viêm tủy xương qua đường mạch máu. + Lợn con bị bệnh thiếu máu, da nhợt nhạt, lông dày và cứng, lợn ốm và dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu.
  47. 40 - Điều trị Dùng amoxinjec tiêm 1 ml/10kgTT, vitamin B1, điều trị từ 3- 5 ngày, kết hợp với bôi cồn Alcohol vào cuống rốn. - Biện pháp phòng + Khi cắt rốn lợn con: Sử dụng kéo sắc, ngâm nước sát trùng kéo 30 phút trước khi sử dụng. Sau khi cắt xong chấm cồn để sát trùng. + Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để ẩm ướt, đặc biệt là sàn và ô úm lợn con. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại được thể hiện qua bảng 4.6 sau: Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Số lợn con Số lợn con Tỷ lệ STT Tên bệnh theo dõi mắc bệnh (%) (con) (con) 1 Hội chứng tiêu chảy 145 9,27 2 Hội chứng hô hấp 31 1,98 1565 3 Viêm khớp 23 1,47 4 Viêm rốn 48 3,06 5 Tính chung 247 15,78 Qua bảng 4.6, em thấy tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại ở mức độ thấp. Qua kết quả theo dõi 1565 con thì có 247 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 15,78%. Trong đó : - Hội chứng tiêu chảy lợn con kết quả theo dõi 1565 con thì có 145 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 9,27%. - Hội chứng hô hấp kết quả theo dõi 1565 con thì có 31 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,98%.
  48. 41 - Đối với bệnh viêm khớp số con theo dõi là 1565 con thì có 23 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,47%. - Đối với bệnh viêm rốn số con theo dõi là 1565 con thì có 48 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 3,06%. Như vậy trong 4 bệnh mà đàn lợn con bị mắc, em thấy hội chứng tiêu chảy lợn con có tỷ lệ mắc cao nhất. Trong quá trình chẩn đoán bệnh trên đàn lợn, chúng em đã chú ý quan sát những triệu chứng lâm sàng của những lợn mắc bệnh từ đó phân tích, trao đổi để đưa ra kết luận về nguyên nhân mắc bệnh. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp lợn không biểu hiện không rõ triệu chứng lâm sàng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và đưa ra kết luận. Các triệu chứng lâm sàng chính của một số bệnh trên đàn lợn tại trang trại được tổng hợp ở bảng 4.7. Bảng 4.7.Kết quả điều trị lợn contừ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Thời Kết quả(An toàn) Liều Thuốc gian Số con Tên bệnh lượng Đường tiêm Số con Tỷ lệ điều trị điều điều (ml) khỏi (%) trị trị Hội chứng nofloxacine 0,5-1 Tiêm bắp 3-5 145 133 91,72 tiêu chảy VTMB1 2 Tiêm dưới da pendistrep- 0,5-1 Hội chứng L.A Tiêm bắp 31 23 74,19 hô hấp 3-5 bromhexine 1 pendistrp- 0,5-1 Viêm Tiêm bắp L.A 3-5 23 19 82,61 khớp Tiêm dưới da analgin 1 amox –L.A 0,5-1 Tiêm bắp Viêm rốn 3-5 48 44 91,67 VTMB1 2 Tiêm dưới da
  49. 42 Qua bảng 4.5 cho thấy: - Đối với hội chứng tiêu chảy ở lợn, em dùng nofloxacine tiêm bắp 0,5- 1ml/con kết hợp với VTMB1, thời gian điều trị từ 3-5 ngày. Kết quả điều trị 145 con, đạt tỷ lệ 91,72%. - Đối với hội chứng hô hấp ở lợn, em dùng pendistrep 0,5-1ml/con kết hợp với bromhexine 1ml/con tiêm bắp , thời gian điều trị từ 3-5 ngày. Kết quả điều trị 31 con, đạt tỷ lệ74,19% - Đối với hội chứng viêm khớp ở lợn, pendistrep tiêm bắp 0,5-1ml/con kết hợp với analgin 1ml/con, thời gian điều trị từ 3-5 ngày. Kết quả điều trị 31 con, đạt tỷ lệ 82,61%. - Đối với viêm rốn ở lợn, dùng amox –L.A tiêm bắp 0,5-1ml/con kết hợp với VTMB1, thời gian điều trị từ 3-5 ngày. Kết quả điều trị 48 con, đạt tỷ lệ 91,67%. Trong thời gian điều trị, những con bị mắc bệnh được theo dõi rất kĩ và kết hợp với việc giữ vệ sinh sạch sẽ, nền sàn khô ráo để tăng khả năng hồi phục của lợn con mắc bệnh.
  50. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trang trại của ông Dương Thanh Tùngvới chuyên đề: "Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho lợn con tại trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên " em có kết luận sau: - Đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại lợn con tại trại Dương Thanh Tùng phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%. - Thực hiện quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng tuần theo lịch của trại. - Công tác chẩn đoán và điều trị trên đàn lợn con tại trại cho thấy số lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 145 con, trong đó số con chữa khỏi là 133 con chiếm tỷ lệ 91,72%. Hội chứng hô hấp có số con mắc là 31 con, trong đó số con chữa khỏi là 23 con chiếm tỷ lệ 74,19%. Bệnh viêm khớp có số con mắc là 23 con chữa khỏi 19 con chiếm tỷ lệ 82,61%. Viêm rốn có số con mắc là 48 con chữa khỏi 44 con chiếm tỷ lệ 91,67%. - Những chuyên môn đã được học tại trại: + Được hướng dẫn cách chữa một số bệnh cho lợn con. + Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm Fer - B12 cho lợn con. + Thiến lợn đực, mổ hecni cho lợn đực. + Cho lợn con uống thuốc cầu trùng. + Điều trị lợn con tiêu chảy, viêm khớp, viêm rốn. + Tham gia vào công tác tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn. + Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ
  51. 44 của trại (cho ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng ) 5.2. Đề nghị - Trong mỗi chuồng đẻ cần được cung cấp thêm các thiết bị như bóng đèn sưởi, quây úm, khay đỡ đẻ, thảm lót, bóng đèn sưởi và thảm lót phải được trang bị đầy đủ để giữ ấm cho lợn con. - Chuồng bầu cần được lắp thêm các bóng đèn ở các dãy để công nhân cũng như kỹ sư có thể dễ dàng quan sát, theo dõi và phát hiện những biểu hiện và dấu hiệu lạ của lợn.
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu trong nước 1. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Viện Chăn nuôi. 2. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 3. Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 4. Trần Cừ (1992), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Cừ (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 7. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ. 11. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
  53. 12. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái, Báo nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phạm Sĩ Lăng - Nguyễn Bá Hiên và cs ( 2013), Bệnh của lợn tại Việt Nam, trang 151. 16. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 19. Đặng Minh Phước, Dương Thanh Liêm (2006), Nghiên cứu sử dụng axit hữu cơ bổ sung vào thức ăn để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh lợn con tiêu chảy trên lợn con sau cai sữa, Tạp chí khoa học chăn nuôi số 10. 20. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Lê Văn Thọ (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao Động Xã Hội. 22. Nguyễn Khắc Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), “Một số yếu tố liên quan và đặc điểm bệnh học của dịch tiêu chảy cấp trên lợn con theo mẹ tại một số tỉnh miền nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX (số 2), trang 5 – 11. 23. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  54. 24. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Cl. perfringenstrong hội chứng tiêu chảy lợn con tại phú thọ và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 2. Tài liệu nước ngoài 25. Akita (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 – 214. 26. Glawisschning E, Bacher H (1992), “The Effececy of Costat on E. coli infected weaning pigs”. 12th IPVS congress, August 17 - 22, p. 182. 27. Smith (1976), “Observations by the ligated segment and oral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lamb and rabbits”, Journal of Pathology and Bacteriology 93, 499. 28. Soko (9/1981), Neonatal coli – infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV – Kosice.
  55. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI TRẠI Hình 1: thuốc điều trị đường hô hấp Hình 2: Thuốc điều trị cầu trùng Hình 3 : Oxytocin Hình4 : Thuốc bổ Catosal
  56. Hình 5 : Lợn con tiêu chảy Hình 7: Tiêm vắc xin lợn con Hình 8 : Mài nanh
  57. Hình 9 : Lau vú lợn mẹ Hình 10 : Cắt đuôi lợn con Hình 11: Tiêm kháng sinh cho lợn nái Hình 12 :Thiến lợn con