Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

pdf 56 trang thiennha21 20/04/2022 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cau_truc_rung_khu_phuc_hoi_sinh_thai_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃNH QUANG KIẾN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG KHU PHỤC HỒI SINH THÁI THUỘC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃNH QUANG KIẾN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG KHU PHỤC HỒI SINH THÁI THUỘC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Hưng Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra, triển khai thí nghiệm hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! PGS.TS. Trần Quốc Hưng Lãnh Quang Kiến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và mong muốn của bản thân. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Trần Quốc Hưng em đã hoàn thành khóa luận này. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy cô cùng các bạn đồng khóa đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình thực tập. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài của em còn nhiều hạn chế và khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Sinh viên Lãnh Quang Kiến
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thành phần thực vật có mạch thuộc khu phục hồi KBT loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít 21 Bảng 4.2. Danh lục những loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm ở KBT loài và sinh cảnh VCV 22 Bảng 4.3. Danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho Vượn 24 Bảng 4.4.Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ khu vực phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn 33 Bảng 4.5. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây tái sinh khu vực phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn 35 Bảng 4.6. Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng 36 Bảng 4.7. Danh sách các loài cây làm thức ăn của Vượn Cao Vít tại khu phục hồi sinh thái 37
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CAQ : Cây ăn quả CV% : Hệ số biến động Đ/C : Đối chứng KLTB : Khối lượng trung bình LSD05 : Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa α = 0,05 NSTT : Năng suất thực thu NS : Năng suất TN : Thí nghiệm
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nhiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc rừng phục hồi 3 2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 6 2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Ngoại nghiệp 14 3.4.2. Nội nghiệp 16 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Hiện trạng khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 21
  8. vi 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực phục hồi sinh thái 21 4.1.2. Thực trạng công tác QLBV rừng tại khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao vít 27 4.2. Đặc điểm tầng cây cao khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít 33 4.3. Đặc điểm tầng cây tái sinh, cây bụi thảm tươi vùng phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít 34 4.4. Đề xuất một số giải pháp cho bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực bảo tồn vượn Cao Vít 37 4.4.1. Thống kê các loài làm thức ăn cho Vượn Cao vít tại khu phục hồi 37 4.4.2. Một số giải pháp 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Tồn tại 43 5.3. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nhằm không ngừng phát huy tác dụng của rừng đối với môi trường, tăng sản phẩm kinh tế từ rừng, bảo vệ và quản lý các khu rừng đặc dụng nhất là những khu bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách ban hành để huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng để nâng cao sự đa dạng về sinh học và nâng độ che phủ của rừng. Dự án bảo tồn các loài động vật hoang đã được tổ chức quốc tế (Fauna & Flora Internationa) tại Việt Nam thực hiện. Vào năm 2002 đã phát hiện một quần thể nhỏ Vượn đen Đông Bắc (tên khoa học: Nomascus sp.cf.nasutus) gần biên giới Trung Quốc ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Theo kết quả khảo sát của FFI vào tháng 9/2004 cho thấy đàn Vượn đã có 37 cá thể. Do lúc đó chưa thành lập khu bảo tồn nên tình trạng săn bắn và khai thác gỗ - củi bừa bãi làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn quần thể các loài thực vật và động vật tại đây. Vì vậy để có thể quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này thì tháng 5/2007 UBND tỉnh Cao Bằng chính thức ra quyết định thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn đen Cao Vít nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đang bị báo động ở mức độ nghiêm trọng. Khu bảo tồn Vượn Cao Vít có tổng diện tích là 8.070,96 ha. Trong khu bảo tồn các khu vực cũng được phân chia để nhằm mục đích bảo vệ nguồn gen loài Vượn, các nhu cầu nghiên cứu sinh thái và đặc biệt là cảnh quan môi trường. Cụ thể diện tích bảo vệ Vượn Cao Vít là 1.656,8 ha trong đó khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 975,8 ha, diện tích phục hồi sinh thái là 681 ha, vùng đệm của khu bảo tồn là 6.414,16ha.
  10. 2 Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn để mở rộng sinh cảnh như không gian sinh sống, tốc độ phát triển số lượng cá thể loài vượn Cao Vít tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác tính hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nhiên cứu khoa học - Giúp sinh viên kiểm chứng lại kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, và có thể tích luỹ được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai. - Nắm được các phương pháp nghiên cứu, biết cách thu thập dữ liệu xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng. - Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít để đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy việc duy trì và mở rộng khu bảo tồn cho loài linh trưởng đặc hữu này.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc rừng phục hồi Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống toàn bộ trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên trái đất của các hệ sinh thái, nhất là các hệ sinh thái rừng như, nguồn nước ngọt, nguồn cá điều chỉnh không khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh thiên tai và dịch bệnh tự nhiên đã bị giảm sút gây thiệt hại cho nhiều người. Các hệ sinh thái rừng bao phủ 10% diện tích trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi 40% trong vòng 300 năm qua, kéo theo các loài động thực vật, thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng cũng bị mất mát đáng kể. Loài người đã thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Diện tích các vùng đất hoang dã đã nước chuyển thành đất nông nghiệp, chỉ riêng từ 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ 18 và 19 cộng lại. Diện tích đất hoang hóa cằn cỗi ngày càng mở rộng. Trong khoảng 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất đi 1/5 lớp đất màu ở các vùng nông nghiệp trong lúc nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ đang được chuyển đổi thành các khu công nghiệp. Nguyên nhân làm suy thoái rừng trong 50 năm qua phần chính là do chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp. Nguyên nhân chính của việc mất rừng trên thế giới là do hoạt động của con
  12. 4 người, lấy đất để chăn nuôi và trông trọt, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ, xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, các vùng dân cư mới. Hàng năm có khoảng 20.000-30.000 km2 rừng nhiệt đới bị phá hủy để sản xuất lương thực, trông cây nông nghiệp và làm đồng cỏ để chăn nuôi. Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có. Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia chính là việc QLBVR không phù hợp với thực tế, quản lý bảo vệ rừng thường theo một chiều hướng từ trên xuống, không đảm bảo quyền lợi cho người dân. Trước đây diện tích rừng trên toàn thế giới là 17,6 tỉ ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8,08 tỉ ha. Nhưng đến năm 1991 diện tích rừng trên toàn thế giới chỉ còn 3.717 triệu ha, trong đó 1867 triệu ha là rừng Bắc Cực và Địa Trung Hải; còn đối với rừng nhiệt đới mỗi năm tính chung bình diện tích rừng mất đi khoảng 1% diện tích, trong khi đó diện tích trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng mất đi, kèm theo đó là tính đa dạng sinh học cũng giảm đi nhiều. Riêng Châu Á Thái Bình Dương trong thời gian 1976 - 1980 mất đi 9 triệu ha rừng, nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới. Với tốc độ mất rừng như vậy các chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị huỷ diệt. - Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái phức tạp, gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng, người ta chia thành ba dạng cấu trúc là: Cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Baur G.N (1976) [1], nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa
  13. 5 nhiệt đới đã đưa ra quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng; nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung, cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, tác giả đã đưa ra tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa. - Về mô tả hình thái cấu trúc rừng: Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Richards P.W [9], [17], đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan cho đến nay vẫn được áp dụng để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn vàđề xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng. Richards P.W (1952) [17], đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại: Rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản; trong những lập địa đặc biệt, thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây; tác giả cũng cho rằng rừng mưa có nhiều tầng (thường có ba tầng), trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ. Như vậy, khi nghiên cứu về tầng thứ các tác giả thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ do nhu cầu ánh sáng của cây rừng nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. - Mô hình hóa một số chỉ tiêu cấu trúc rừng để xây dựng các mô hình rừng chuẩn có tính định hướng, xu hướng nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới trong những thập niên gần đây đã chuyển dần từ hướng nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng, các mô hình toán học ngày càng được nhiều
  14. 6 tác giả sử dụng để mô phỏng cấu trúc và mối quan hệ giữa các đại lượng cấu trúc rừng. Balley (1973) [16], đã mô hình hoá cấu trúc thân cây với phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D) bằng hàm Weibull; nhiều tác giả khác dùng hàm Schumacher, Hyperbol, Hàm mũ, Poisson, Charlier UNESCO (1973) [18], nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này đã không tách rời cấu trúc ngoại mạo của quần xã thực vật khỏi hoàn cảnh của nó và do đó đã hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái. Các kiến thức về cấu trúc không gian và thời gian là cơ sở xây dựng mô hình cấu trúc chuẩn và đề xuất các giải pháp xử lý lâm sinh để hướng rừng đến cấu trúc chuẩn đó. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc rừng hết sức phong phú. Cấu trúc chuẩn đã được đề xuất cho nhiều kiểu rừng, song cấu trúc chuẩn của rừng nhiệt đới còn ít được nghiên cứu, mô hình cấu trúc rừng ổn định còn là một vấn đề mới mẻ. Tóm lại, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng nói chung, rừng phục hồi nói riêng, kết quả nghiên cứu đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng. 2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp. Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, diện tích rừng toàn quốc là 13,257 triệu ha, trong đó 10,339 triệu ha rừng tự nhiên (chiếm 77,99%) và 2,919 triệu ha rừng trồng (chiếm 22,01%) và được phân chia theo mục đích sử dụng 03 loại rừng bao gồm: Rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; Rừng phòng hộ: 4,833 triệu ha, chiếm 36,45%; Rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và Rừng ngoài quy hoạch cho Lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,03%.
  15. 7 Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6% (kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001- 2005). Trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 35,55%; Bắc Trung Bộ 23,69% và Nam Trung Bộ 17,95% tổng trữ lượng gỗ toàn quốc. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng. Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu. Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 3 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661 Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.
  16. 8 Nghị định số 22/CP(1995) của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp chính quyền và tổ chức kiểm lâm trong phòng chống cháy rừng. Trong đó quy định rõ UBND các cấp theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình phải chỉ đạo công tác PCCCR trong phạm vi địa phương mình. Chủ rừng phải thực hiện các quy định về PCCCR và phải chịu trách nhiệm về rừng do mình quản lý bị cháy. Cơ quan kiểm lâm các cấp có trách nhiệm giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, thực hiện công tác PCCCR,hướng dẫn các chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy. Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành có liên quan, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm lâm các cấp trong công tác PCCCR. Nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Trần Ngũ Phương (1970) [7], Thái Văn Trừng (1978) [14], nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam. Đặng Kim Vui (2002) [16], nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên. Mặt khác, số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi (từ 10- 15 tuổi) rừng có cấu trúc năm tầng rõ rệt. Trần Ngũ Phương (1970) [7], đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1965; nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Thái Văn Trừng (1978) [14], (1998) [15], nghiên cứu thảm thực vật rừng Việt Nam và những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam đã đưa ra mô hình cấu trúc
  17. 9 tầng, như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Tác giả đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam. Trong đó, tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Tác giả đã dựa vào bốn tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái mùa của tán lá. Với những quan điểm trên, tác giả đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể. Nguyễn Văn Trương (1983) [13], nghiên cứu quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới. Đào Công Khanh (1996) [6], nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Duy Chuyên (1988) [4], nghiên cứu cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam: Sông Hiếu, Yên Bái và Lạng Sơn, đã khái quát đặc điểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết; từ đó làm cơ sở định hướng các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu. Vũ Đình Phương và Đào Công Khanh (2001) [8], kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng, Gia Lai cho rằng: Đa số loài cây có cấu trúc đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của loài cũng có
  18. 10 những biến động. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc đường kính D1,3 được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Hải Tuất (1982) [11], (1986) [12], sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng; Trần Văn Con (1991) [2], sử dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở tỉnh Đăk Lăk. Lê Sáu (1996) [10], sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên. Bùi Văn Chúc (1996) [3], nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà, tỉnh Hoà Bình ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây Tóm lại, trong nghiên cứu cấu trúc rừng, hầu hết các tác giả thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần, tìm ra hàm toán học thích hợp, mô phỏng các quy luật phân bố thực nghiệm và các quy luật tương quan. Trong các quy luật phân bố thực nghiệm thì quy luật phân bố số cây theo đường kính và quy luật phân bố số cây theo chiều cao là hai quy luật được quan tâm đặc biệt. Thông qua hai quy luật này, có thể biết được những quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần về kết cấu mật độ và tầng thứ, để qua đó có những giải pháp tác động thích hợp vào rừng, nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng, dẫn dắt rừng đến cấu trúc có thể đáp ứng được các mục tiêu mong muốn. 2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu a. Vị trí địa lý - Khu vực nghiên cứu thuộc 3 xã gồm: Xã Ngọc Khê, Phong Nậm và xã Ngọc Côn. Là 3 xã phía Bắc của huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. - Phía Tây của khu bảo tồn giáp Trung Quốc. - Về tọa độ địa lý:
  19. 11 + Từ 22053’ - 22056,4’ Vĩ độ Bắc. + Từ 106030’ – 106033’ Kinh độ Đông. b. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu Theo tài liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Trùng Khánh, khu vực xã Phong Nậm, xã Ngọc Côn và xã Ngọc Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ không khí bình quân năm là 19,80C; mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ trung bình thấp hơn 150C, nhiệt độ thấp nhất trong năm qua là – 30C; Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 24,20C; Cao tuyệt đối là 36,30C. - Lượng mưa bình quân trong năm là 1.665,5mm; Cao nhất là 1.188mm; Lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. - Độ ẩm bình quân là 81% từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9-14%. - Mùa đông có gió mùa Đông bắc (tháng 9 đến tháng 3 năm sau) Mùa hè có gió Nam và Đông Nam. - Thuỷ văn Sông gồm hai nhánh chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc: - Nhánh 1 (Ngọc Khê, Ngọc Côn) chảy qua Đông Si – Nà Giào - Tử Bản – Pác Ngà - Bó Hay có chiều dài 18 km, rộng 90m. - Nhánh 2 (Phong Nậm) chảy qua các xóm Đà Bè, Nà Hâu – Nà Chang, Giộc Rùng của xã Phong Nậm và chảy về xã Ngọc khê qua các xóm Giộc Sung, Pác Thay, Đỏng Dọa có chiều dài 14km, rộng trung bình 80m. Hai nhánh này gặp nhau tại Giàng Nốc. Trong khu bảo tồn có 1 số mạch nước ngầm sạch có thể dùng làm nước ăn ở tầng sâu như khu vực Lũng Đáy, Giộc Sâu, Lũng Đắc và mạch nước ngầm ở tầng nông như mạch Lũng Nậm.
  20. 12 c. Địa hình - Địa hình khu bảo tồn gồm có một loạt các dãy núi đá vôi xen lẫn các thung lũng. Các dãy núi đá vôi bị chia cắt hình thành các dốc đứng và tháp nhọn riêng biệt, nằm rải rác ở một số nơi tại các thung lũng bằng và nhỏ. Độ cao so với mặt nước biển trung bình của khu vực từ 500 đến 800 m, cao nhất là 921 m. d. Thổ nhưỡng Cảnh quan đặc biệt nhất của vùng là các dãy núi đá vôi cổ, cứng, kiểu đá cẩm thạch, bị bào mòn mạnh, chủ yếu tuổi Palêôzôi muộn và Mêzôzôi sớm. Đó là kết quả của sự bào mòn sâu đến hơn 900 m của lớp bồi tích (lắng đọng) phủ lên các khối đá vôi. Cảnh quan này chiếm một diện tích rất lớn của vùng và về mặt địa lý là phần kéo dài của Cao nguyên Quý Châu, Trung Quốc. Cảnh quan hiện đại của vùng đã được hình thành bởi nhiều đợt nâng địa chất mạnh mẽ vào kỷ Trung sinh (Mêzôzôi), kết quả đã nâng các lớp bồi tích biển cổ biến chất lên đến độ cao lớn so với mực nước biển. Thung lũng sông Quây Sơn được nâng lên đến khoảng 500 m và lấp bằng bởi phù sa và một phần bởi lớp đá vôi xốp mỏng, bám trên bề mặt đá là cảnh quan thấp khác biệt của vùng. Phần đất thấp nhất này của khu vực được sử dụng để trồng trọt, do đó thảm thực vật nguyên sinh đã bị biến mất. Các đồi núi đá vôi sót lại cao hẳn lên ở ven thung lũng. Về phía nam chúng được thay thế bởi các dãy núi đá vôi cao đến 800 - 900 m với nhiều thềm san bằng nhỏ cao 600 - 700 m, được bồi tích sét lấp đầy. Sự bào mòn Karst sâu rất đặc trưng cho các quần thể đá vôi trong khu vực. Chúng gồm chủ yếu đá vôi kết tinh, cứng, kiểu đá cẩm thạch, màu từ xám tới xám nhạt có lẽ có tuổi Palêôzôi muộn. Các đồi núi đá vôi này có sườn rất dốc và nhiều vách dựng đứng. Đá ở phần dưới và giữa sườn thường có lớp đất đá nhưng ở phần trên, đường đỉnh và đỉnh
  21. 13 có kết cấu cứng với dạng bào mòn thẳng đứng đặc trưng. Đó là môi trường sống độc đáo cho một số loài thực vật bám đá khác biệt, đặc hữu và hiếm. - Thành phần đất ở khu bảo tồn gồm 7 loại chính (Trần Văn Phùng et.al, 2006): + Đất phù sa không bồi đắp. + Đất các bon nát. + Đất đỏ nâu trên đá vôi. + Đất thung lũng. + Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi. + Đất đỏ vàng trên phiến sét. + Đất vàng nhạt trên sa thạch.
  22. 14 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu về cấu trúc rừng đối với rừng vùng phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Vùng phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao vùng phục hồi sinh thái - Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh vùng phục hồi sinh thái - Đề xuất một số giải pháp cho bảo vệ và phục hồi rừng vùng phục hồi sinh cảnh khu vực bảo tồn vượn Cao Vít. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Gồm 2 phần ngoại nghiệp và phần nội nghiệp: 3.4.1. Ngoại nghiệp * Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn Căn cứ vào bản đồ và vị trí các phân khu phục hồi, vị trí các khu vực nghiên cứu đánh giá trước đây (theo vị trí tọa độ đã được ghi lại) chúng tôi tiến hành điều tra ngoài thực địa tại khu vực cần nghiên cứu, mỗi vị trí nghiên cứu trước đây sẽ được đặt các OTC theo tọa độ cũ để thu thập các số liệu về đặc điểm tầng cây cao, tầng cây tái sinh của trạng thái rừng vùng phục hồi sinh thái (D1.3, Hvn, cây tầng cao, cây tái sinh ).
  23. 15 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: - Lập tại các điểm định vị trước đây đã lập ô. - Lập ô tiêu chuẩn cần tránh những nơi dông và khe núi, khoảng cách giữa các ô tối thiểu là 500m. Hình dạng và kích thước ô: Ô điều tra sẽ được thiết lập tại những vị trí thuận lợi, kích thước ô là 10m rộng x 50m dài, đường trung tâm sẽ được đánh dấu với khoảng cách là 10m một (H.1). Mỗi khoảng cách 10m sẽ tạo một ô nhỏ với kích thước 2x2m để đánh giá sự tái sinh thực vật rừng. Các tiểu ô này sẽ được bố trí phân đều về 2 phía của đường trung tâm để đảm bảo độ chính xác. tiÓu « 2x2m 5m ®•êng TT 10m 50 m H.1: Ô và tiểu ô được thiết lập cho nghiên cứu thực vật Thu thập số liệu trong ô: * Số liệu thu thập gồm: Tất cả các cây có đường kính ngang ngực lớn hơn hoặc bằng 5cm sẽ được đo và đánh dấu, theo đó các chỉ tiêu lâm sinh sẽ được chú ý như: Loài cây, chiều cao, số lượng cây, tình trạng rừng. - Điều tra cây tầng cao: Mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao, quá trình canh tác nương rẫy, thời gian bỏ hoá, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao: + Đo đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.
  24. 16 +chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây. Được đo bằng thước đo chiều cao cây CGQ-1 - Điều tra cây tái sinh: Tất cả các cây có đường kính DHB < 5cm (cây non), cây bụi sẽ được đo trong tiểu ô tái sinh. + Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định. + Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào. + Chất lượng cây tái sinh: Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình. + Xác định nguồn gốc cây tái sinh. 3.4.2. Nội nghiệp Chúng tôi tham khảo và tổng hợp các tài liệu, các kết quả điều tra trước đây về VCV và sinh cảnh sống của chúng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Các công cụ thống kê như: Độ trung bình, phần trăm, xếp loại sẽ được sử dụng để phân tích thông tin thu thập được từ điều tra thực vật rừng. Kết quả sẽ phân tích và trình bày theo hình thức bảng biểu. Biểu và các công thức sẽ được sử dụng để phân tích thực vật như: Mật độ cây, đường kính bình quân, chiều cao bình quân, tỷ lệ tổ thành, hệ số tổ thành, tiết diện ngang, mật độ cây chưa trưởng thành, mật độ cây non tái sinh, phân bố cây chưa trưởng thành, cây non tái sinh. a) Tổ thành cây tầng cao * Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp tính tỷ lệ tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod (Đào Công Khanh, 1996).
  25. 17 Ta có công thức sau: N1 % Gi % IVi % 2 Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành của loài i. Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng. Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng. Theo Daniel M., những loài cây có IV% 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%. Tiết diện ngang = 1/4 * 22/7 * DBH2 * Mật độ: Công thức xác định mật độ như sau: n N/ha 10.000 S Trong đó: n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC S: Diện tích ÔTC (m2) Cây là thành phần đầu tiên của rừng. Quản lý một khu rừng cần thiết có các thông tin về thanh phần loài, kích cỡ, phân bố cây đứng trong khu vực. Nguồn tái sinh sẽ được đánh giá thông qua phân bố cây trưởng thành và cây non. Tổng số cây chưa trưởng thành và cây non phân bố trong ô sẽ cung cấp để phản ánh khu vực đó với mật độ tái sinh cao hay thấp. Chính vì vậy chúng ta có thể đánh giá khả năng tái sinh của khu vực đó.
  26. 18 b) Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n i 1 m Trong đó:n là số cây trung bình theo loài m là tổng số cá thể điều tra ni là số lượng cá thể loài i Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: ni n% m .100  ni i 1 Nếu: ni 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành. n i K i 10 Hệ số tổ thành: m Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i ni: Số lượng cá thể loài i m: Tổng số cá thể điều tra * Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n N/ha S với S là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
  27. 19 * Chất lượng cây tái sinh Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: n N% 100 N Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu N: tổng số cây tái sinh - Tỷ lệ cây triển vọng ni 1,0m CTV (%) x100(%)  Ni Trong đó: - CTV(%): Cây triển vọng - Σn(i≥1m): Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu có chiều cao ≥ 1m/OTC - ΣNi : Tổng số cây tái sinh/ OTC n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu. N là tổng số cây tái sinh. - Tần suất xuất hiện tái sinh: Số ô dạng bản trong đó xuất hiện cây tái sinh x 100 Tổng số ô dạng bản nghiên cứu * Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: việc tính toán các chỉ số trên bằng phần mềm Excel
  28. 21 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực phục hồi sinh thái Bảng 4.1. Thành phần thực vật có mạch thuộc khu phục hồi KBT loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Họ Chi Loài TT Ngành Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số họ Số chi Số loài (%) (%) (%) POLYPODIOPHYTA 1 3 5.88 4 4.65 4 3.85 (Dương xỉ) MAGNOLIOPHYTA 2 48 94.12 82 95.35 100 96.15 (Hạt kín) 2.1 Lớp 2 lá mầm 41 80.39 70 81.4 86 82.69 2.2 Lớp 1 lá mầm 7 13.73 12 13.95 14 13.46 Tổng 51 100 86 100 104 100 Nguồn:( Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít) Hệ thực vật tại KBT loài và sinh cảnh VCV Trùng Khánh – Cao Bằng có tính đa dạng và phong phú về thành phần loài. Qua điều tra đã tổng hợp được 104 loài thuộc 51 họ, 86 chi thực vật thuộc 2 ngành chính là: Ngành Dương xỉ và Ngành Hạt kín. Nhìn vào kết quả bảng 1 và biểu đồ 01 ta thấy trong tổng số 104 loài thực vật thì ngành hạt kín chiếm chủ yếu (96.15%) tổng số loài điều tra, sự phân bố giữa các loài trong họ và chi không đều nhau. Bên cạnh những họ có nhiều loài như: Họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Ba mảnh (Euphorbiaceae), và những họ chỉ có một loài như: Họ Ráng (Dryopteridaceae), Họ Guột (Gleicheniaceae), Họ Na (Annonaceae), Họ Bứa (Clúiaceae) Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm
  29. 22 hiểu đánh giá các loài thực vật bậc cao có mạch, thực vật nhóm thân gỗ có giá trị, nhóm cây thân thảo, cây bụi làm thuốc và một số loài có công dụng khác nên có thể nói rằng những số liệu thu thập được chưa phản ánh hết số lượng thực tế tính đa dạng của hệ thực vật trong khu vực. Để bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và đặc biệt là các loài cây quý hiếm, đặc hữu ngoài việc kiểm kê, điều tra thành phần loài và xác định được khu phân bố của chúng tại khu vực nghiên cứu, còn phải đánh giá các mức độ bị đe dọa hay nối cách khác là tình trạng bảo tồn của các loài. Việc xác định các loài thực vật dựa vào các cấp đánh giá sẽ là nguồn thông tin đầy đủ cho những người làm công tác bảo tồn, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định sát với thực tế và có tính khả thi cao. Qua quá trình điều tra tại khu vực đã phát hiện nhiều loài cây quý hiếm, có giá trị khoa học cao được ghi trong SĐVN, Nghị định 32 của chính phủ và danh lục của IUCN. Đề tài đã thống kê được 2 loài nguy cấp, quý, hiếm phân bố trong khu vực phục hồi sinh thái của KBT. Bảng 4.2. Danh lục những loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm ở KBT loài và sinh cảnh VCV TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN NĐ 06 IUCN Burrettiodendron hsienmu ENA1a- 1 Nghiến IIA Chun et How d+2c,d 2 Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý VU IIA * Chú thích: - SĐVN – Phần thực vật 2007: Endangered (EN) – Đang nguy cấp; Vulnerable (VU) – Sẽ nguy cấp
  30. 23 - Danh lục của IUCN (2001): Endangered (EN) – Nguy cấp ; Vulnerable (VU) – Sẽ nguy cấp - NĐ 06/2019 Trong quá trình nghiên cứu đã xác định tại vùng đệm có một số loài thuộc nhóm IIA trong NĐ 06/2019 là: Nghiến, Trai lý. – Đây là những loài có giá trị cao về khoa học, môi trường và kinh tế, số lượng quần thể còn ít. Đối với nhóm này cần hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong khu vực có 2 loài trong nhóm IIA (Trai lý, Nghiến) – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Qua điều tra cho thấy số lượng cá thể của các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm còn lại trong khu vực không nhiều, một số loài bắt găp được chủ yếu là những loài cây tái sinh mới lớn hoặc những cây cong queo sâu bệnh còn sót lại. Việc xác định các loài thực vật nguy cấp theo đánh giá của SĐVN, danh lục IUCN và Nghị định 06/2019/NĐ-CP có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc đề xuất kế hoạch bảo tồn bền vững các loài nguy cấp trong khu vực. Thức ăn chủ yếu của VCV là các loại lá và quả các loài cây, chủ yếu là phần lá và cành non. Theo Geissmann et al. 2002 thời gian giành cho kiếm ăn của VCV tập trung vào việc ăn hoa quả; các loại thức ăn khác đóng vai trò rất nhỏ: lá (4,7%), động vật nhỏ (0,5%), loại thức ăn không xác định (8,2%). Trong tổng số 156 phút quan sát Vượn ăn hoa quả thì có hơn một nửa thời gian (56,6%) vượn ăn quả của một loại cây.
  31. 24 Bảng 4.3. Danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho Vượn Các phần Tên địa TT Họ Tên khoa học ăn của phương vượn 1 Aceraceae 1 Acer tonkinensis Thích lá xẻ Lá 2 Alangiaceae 2 Alangium kurziim Thôi ba Hoa Allospondias 3 Anacardiaceae 3 Mạy thố Quả, lá lakhoensis(Pierre) Stapf Choerospondias Lá, hoa, 4 axillaris(Roxb.) B.L. Burtt et. Xoan nhừ quả A.W. Hill 5 Pistachia weinmanifolia Khỉ bể Hoa 4 Annonaceae 6 Miliusa chunii W. T. Wang Màu cau ? 7 Polyalthia sp. Nhọc lá to Hoa, quả 5 Aquifoliaceae 8 Ilex sp. Vỏ rụt 6 Areaceae 9 Caryota urensL. Hoa, quả 10 Caryota bacsonensis Móc Quả 7 Caesalpiniaceae 11 Sp.(vine species) Vang Lá non 8 Celastraceae 12 Euonymussp. Dây gối Garcinia multiflora Champ. ex 9 Clusiaceae 13 Dọc Hoa, quả Benth. Đằng 14 Garcinia brateata Quả hoàng đài Garcinia paucinervis Chun ex 15 Hoa, quả F.C. How 16 Garcinia schomurgkiana Quả Lá, hoa, 10 Euphorbiaceae 17 Bridelia fordii Hemsl. quả 18 Bridelia ovata Lá non Cephalomappa sinensis (Chun 19 Lá non, quả & F.C. How) Kosterm. 20 Drypetes sp. Hèo
  32. 25 Các phần Tên địa TT Họ Tên khoa học ăn của phương vượn 21 Glochidion laevigatum Bọt ếch Quả 22 Sapium rotundifolium Hemsl. 11 Lauraceae 23 Phoebe faberi (Hemsl.) Chun Quả Cryptocarya lyoniifoliaS. Lee 24 Mò & F. N. Wei 25 Phoebe sp. Mạy khảo Quả 12 Loranthaceae 26 Loranthus sp. Tầm gửi Hoa 13 Meliaceae 27 Aglaia perviridis Ngâu Quả, hoa Walsura cochinchinensis 28 Lòng trong (Bail.) Harms Artocarpus nitidus Trécul Mít dễ 14 Moraceae 29 subsp. lingnanensis (Merr.) khoai Jarr. Artocarpus tonkinensis Chev. 30 Mít bắc bộ Quả ex Gagn. Broussonetia papyrifera (L.) 31 Dướng Hoa, quả L'Hér. ex Vent. 32 Ficus cardiophylla Quả Ficus cyrtophylla Wall. ex Sung lá 33 Hoa, quả Miq. cong Ficus fistulosa Reinw. ex 34 Hoa, quả Blume 35 Ficus glaberrimaBlume Đa lá bóng Hoa, quả Ficus obcura (Miq.) Corn. var. 36 Quả borneensis (Miq.) Corner 37 Ficus racemosa Sung Quả 38 Ficus spp. Quả 39 Ficus stenophylla Quả 40 Ficus tinctoriaG. Forst. Hoa, quả
  33. 26 Các phần Tên địa TT Họ Tên khoa học ăn của phương vượn subsp.gibbosa (Blume) Corner Horsfieldia Máu chó 15 Myristicaceae 41 amygdalina(Wallich) Warburg lá to 16 Myrsinaceae 42 Myrsine kwangsiensis Đơn nem Quả 17 Rhamaceae 43 Ziziphus incurva Roxb. Táo ta 44 Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Táo dại 18 Rosaceae 45 Eriobotrya sp. Tỳ bà 46 Pygeum topengii Merr. Xoan đào 19 Rubiaceae 47 Sp. Cà phê Quả 48 Tarennasp. 20 Rutaceae 49 Sp. Cam Quả 21 Sabiaceae 50 Meliosma sp. Hoa bọt Dầu 22 Sapindaceae 51 Delavaya toxocarpa Quả choòng 52 Sapindus sp. Bò hòn Quả 23 Sapotaceae 53 Madhuca pasguieri Sến mật Quả Excentrodendron hsienmu 24 Tiliaceae 54 Nghiến Lá, quả Chun et how 25 Ulmaceae 55 Celtis sp. Sếu Lá, quả Cơm nguội 56 Celtis tetrandra Quả vàng 57 Celtis timorensis Span. Hoa, quả 58 Ulmus tonkinensisGagnep. Du (nghi ngờ) 26 Verbenaceae 59 Callicarpa sp. Tu hú 27 Vitaceae 60 Ampelopsis cantoniensis Chè dây 61 Tetrastigma plaicaule Quả 62 Tetrastigma retinervium Pl. Lá, quả (Nguồn: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít)
  34. 27 4.1.2. Thực trạng công tác QLBV rừng tại khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao vít * Công tác tuyên truyền Thực hiện nghị quyết của chi bộ Hạt Kiểm Lâm về đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng đến cơ sở và nhân dân, xây dựng đề cương, phối hợp tuyên truyền thông qua các cuộc giao ban ở xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ xóm tổ chức họp tuyên truyền đến nhân dân. Tuyên truyền các văn bản của nhà nước, của nghành về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR được 32 cuộc họp với trên 796 lượt nghe tại 03 xã Chụp ảnh giám sát động thực vật rừng: 79 loài thực vật, 05 loài chim * Công tác phòng cháy chữa cháy rừng Đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng PCCCR. Thực hiện qui chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn quản lý, tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng phương án PCCCR cho 3 xã. Kiện toàn ban chỉ huy PCCCR của 03 xã Ngọc Côn, Phong Nậm, Ngọc Khê, 28 tổ đội PCCCR ở cơ sở, đồng thời rà soát, thống kê, đánh giá hiệu quả nhu cầu mua sắm bổ sung các thiệt bị, dụng cụ, phương tiện PCCCR đã cấp phát đánh giá kết quả như sau:Các dụng cụ PCCCR cấp phát cho các xã gồm bàn dập, quốc xẻng, dao phát được quản lý và bảo quản tốt. Các dụng cụ PCCCR nêu trên thì bàn dập lửa và dao phát có hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng. Qua thống kê đã làm mất 01 bàn dập lửa, 2 con dao phát trong quá trình sử dụng, có biên bản làm việc của xóm, xác nhận của UBND xã. Nhu cầu mua sắm bổ sung trong thời gian tới là 20 bàn dập lửa bổ sung cho các xã.
  35. 28 Đầu mùa khô năm 2015 do thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra 03 vụ cháy rừng, kiểm lâm địa bàn và các tổ đội PCCCR ở cơ sỏ đã phát hiện và dập lửa kịp thời, tuy nhiên vẫn thiệt hại 2,04 ha rừng trồng. Trong năm 2016 do làm tốt công tác tuyên truyền, trong năm xảy ra 02 vụ cháy rừng làm thiệt hại 2,2 ha (giảm 1 vụ so với 2015) rừng được bảo vệ tốt, cán bộ hợp đồng PCCCR rừng có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đầu mùa khô năm 2017 do thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra 02 vụ cháy rừng. Kiểm lâm địa bàn và các tổ đội PCCCR ở cơ sở đã phát hiện và xử lý kịp thời, tuy nhiên vẫn thiệt hại 4,11 ha rừng trồng. Đầu năm 2017 đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Thực hiện qui chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ, công an, bộ đội biên phòng và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn quản lý, tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng phương án PCCCR cho 03 xã. Kiện toàn ban chỉ huy PCCCR của 03 xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Nậm, 28 tổ đội PCCCR ở cơ sở, đồng thời rà soát, thống kê, đánh giá hiệu quả, nhu cầu mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện PCCCR. * Bảo tồn và phòng trừ sâu bệnh hại rừng Trong năm rừng trong khu bảo tồn không có sâu bệnh xảy ra các loài động, thực vật đang được thống kê từng loại và cập nhập hàng tháng theo qui định, năm 2015 đã tổng hợp được 116 loài thực vật, 06 loài chim, bò sát. Đơn vị đã tổng hợp thực vật theo hình thái (Thân, lá, hoa, quả) được 324 loài, chụp ảnh động vật và các loài chim, bò sát được 32 loài. * Công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Thường xuyên tuyên truyền các văn hóa của đảng, Nhà Nước về rừng và đất lâm nghiệp đến các xóm người dân ở khu bảo tồn
  36. 29 Bảo vệ nghêm nghặt diện tích rừng khu vực khu bảo tồn quản lý, tiến hành các biện pháp phục hồi rừng ở phân khu phục hồi sinh thái, quy hoạch trồng cây làm thức ăn, làm sinh cảnh sống cho vượn cao vít ở trong khu vực bảo tồn đã được xác định ưu tiên Kiểm tra việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở các thôn bản, tăng cường phối kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tuần tra rừng, nhất là các vùng trọng điểm xử lý nghiêm các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên tuần tra kiểm soát lâm sản trong khu vực quản lý Phát huy vai trò ban chỉ huy PCCCR tại các xã và tổ đội phòng cháy,chữa cháy rừng cơ sở, củng cố kiên toàn ban chỉ huy PCCCR ở các xã, điều chỉnh phương án PCCCR hàng năm Thực hiện quy chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Thường xuyên theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít quản lý, cập nhập vào sổ theo doi diễn biến tài nuyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm theo quy định của cấp trên * Công tác theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng Đơn vị đã tổng hợp số liệu diễn biến rừng theo lô. Công tác kiểm kê rừng (nhóm 1, nhóm 2) đơn vị đã thực hiện xong chuyển hồ sơ về hạt kiểm lâm tổng hợp toàn huyện theo qui định. * Công tác thanh tra pháp chế Năm 2016 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả : lập biên bản VPHC: 01 vụ (mang dụng cụ thủ công vào rừng săn bắn, bẫy) nộp ngân sách nhà nước 800.000 đồng. Các vụ vi phạm giảm 3 vụ với cùng kỳ 2016.
  37. 30 Các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đúng theo qui định của pháp luật. Quản lý động vật hoang dã thông thường nuôi nhốt: Không có Quản lý các cơ sở chế biến gỗ: không có Năm 2017 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả lập biên bản VPHC: 02 vụ, nộp ngân sách nhà nước 1.500.000 đồng. Năm 2018 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả: lập biên bản VPHC 01 vụ nộp ngân sách nhà nước 2.000.000 đồng. Quản lý động vật thông thường nuôi nhốt: không có Quản lý các cơ sở chế biến gỗ: 01 xưởng, cơ quan đã hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi xuất nhập lâm sản theo qui định. * Công tác quản lý vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra lau chùi và vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ. Giao nhận vũ khí khi giao nhận nhiệm vụ, mở sổ theo dõi giao nhận vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được bảo quản tại tủ sắt đơn vị. * Công tác phối kết hợp với lực lượng DQTV và các cơ quan liên quan Trong năm phối hợp tuần tra được 36 cuộc = 206 lượt người tham gia Nhìn chung công tác phối hợp với các nghành liên quan đều được bàn bạc, thống nhất thời gian triển khai cụ thể, có hiệu quả, nhận thức của nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng từng bước được nâng lên, các hành vi chặt phá rừng, săn bắn, bẫy chim thú rừng giảm so với các năm trước. * Công tác hành chính Mở sổ theo dõi văn bản đi đến soạn thảo văn bản hành chính theo qui định, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại đơn vị, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quí, năm, thực hiện nghiêm túc tác phong, lề lối làm việc, mặc
  38. 31 trang phục đúng theo qui định, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của đơn vị, của nghành đề ra. * Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng Phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học, điều tra đánh giá đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng Tiếp tục đánh giá các địa điểm phục hồi sinh cảnh cho vượn cao vít trong phân khu phục hồi sinh thái, tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên, trong các loài cây bản địa trong khu bảo tồn. * Công tác phối hợp thực hiện dự án của các tổ chức phi chính phủ Năm 2015 tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với tổ chức FFI thực hiện các hoạt dộng và kết quả đạt được như sau: - Guồng cọn sắt 03 cái = 4090 USD - Hỗ trợ kinh phí trồng cỏ voi: 1 ha (3 tấn giống) = 1335 USD - Hỗ trợ kinh phí nhóm sở thích: 734 USD - Hỗ trợ kinh phí tổ tuần rừng cộng đồng hàng năm Năm 2016 các tổ chức phi chính phủ gồm: FFI, PRCF, BCI, thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai và kết quả đạt được như sau : - Tổ chức FFI thực hiện các hoạt động về hỗ trợ sinh kế: 17,978 USD - Tổ chức PRCF thực hiện các hoạt động về phục hồi rừng: 12,550 USD - Tổ chức BCI thực hiện các hoạt động về vay vốn tín dụng: 17,142 USD - Phối hợp với tổ tuần rừng cộng đồng tuần tra rừng được 286 lượt - Các hoạt động được triển khai, thực hiện kịp thời, có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ. - Lập kế hoạch tuần tra theo các tuyến tuần rừng hàng tháng, tổ chức giao ban và đánh giá kết quả công tác của tuần rừng cộng đồng, đề ra phương
  39. 32 hướng công tác tuần tra rừng tháng tiếp theo, chi trả lương cho tổ tuần rừng cộng đồng hàng tháng theo quy định. - Trong năm 2016 tổ tuần rừng cộng đồng tiến hành tuần tra, giám sát đa dạng sinh học được trên 312 lượt trên 13 tuyến tuần tra theo kế hoạch tuần tra BQL khu bảo tồn lập hàng tháng Sáu tháng đầu năm 2017 các tổ chức phi chính phủ gồm: FFI, PRCF, BCI thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai và kết quả đạt được như sau: Tổ chức FFI thực hiện các hoạt động về hỗ trợ sinh kế: hỗ trợ bếp tiết kiệm củi, sửa chưa guồng gọn 01 cái, tổ chức 01 chuyến thăm quan, học tập cho nhóm sở thích tại tuyên quang 01 chuyến, 10 người tham gia, tổ chức 01 cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các khu bảo tồn tỉnh Hà Giang về công tác đồng quản lý trong công tác bảo tồn thiên nhiên Tổ chức PRCF thực hiện các hoạt động về phục hồi rừng: xúc tiến tái sinh tự nhiên 29,3 ha, nghiên cứu tái sinh sau nương rẫy lập 2 ô tiêu chuẩn, chụp ảnh xúc tiến tái sinh tự nhiên 52 điểm, thiết lập vườn ươn 2 vườn khoảng 3000 cây. Tổ chức BCI phục hồi rừng, mở rộng hành lang đa dạng sinh học * Công tác trao đổi với khu bảo tồn Bang Lượng Thực hiện biên bản ghi nhớ giữa sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng và Sở Lâm Nghiệp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc về việc hợp tác triển khai công tác bảo tồn Vượn Cao Vít và sinh cảnh của chúng được lãnh đạo hai bên kí ngày 13 tháng 10 năm 2015, BQL và tổ tuần rừng đã gặp và trao đổi trực tiếp được 03 lần tại mốc 783, 785, và 777, nội dung: trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn thiên nhiên, công tác PCCCR, phối hợp tuần tra rừng khu vực biên giới, tổng kết, rút kinh nghiệm.
  40. 33 4.2. Đặc điểm tầng cây cao khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Bảng 4.4. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ khu vực phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Loài Mật độ Loài/OTC OTC Trạng thái ưu thế Công thức tổ thành (Cây/ha) (loài) (loài) Rừng phục 15.56 K + 12.89 Kb + 11.23 Mp + 9.11 S + 1 hồi sau 580 12 10 8.64 Hv + 8.36 Tr + 6.75 Tt + 6.63 Tl + nuơng rẫy 6.48 Mt + 6.29 N + 5,84 LK Rừng phục 27.27 Bb + 24.03 Hv + 18.18 Kn + 11.3 2 hồi sau 220 06 06 Mk + 8.47 Mp + 8.47 Tr nương rẫy Rừng phục 25,78 XN + 14,09 MK + 11,71 HV + 11,68 3 hồi sau 880 10 7 Mp + 10,60 VM + 9,66 XC + 5,40 SON + nương rẫy 10,02LK Rừng phục 21,43 XĐ + 11,88 XN + 7,84 N + 6,53 V + 4 hồi sau 720 17 07 6,41 VR + 5,31 BĐ + 5,03 SY + 35,10 LK nuơng rẫy Rừng phục 9,15 MT + 8,8 Đa + 8,7 TP + 7,51 N + 5 hồi sau 800 20 7 6,73 MQ + 6,44 BL + 5,92 HV + 46,60lk nuơng rẫy Rừng phục 17,41 XN + 7,72 HV + 7,66 MG + 7,61 6 hồi sau 800 21 06 MNLT + 7,53 SY+ 6,58 MK + 42,92LK nuơng rẫy Rừng phục 14,58 ĐA + 12,09 SĐ + 11,54 ĐLT + 8,91 7 hồi sau 620 15 07 Đ Đ R + 8,6 Đ + 8,04 HV + 6,41 BLTL + nuơng rẫy 29,32LK Chú thích: K: Kháo, KB: khỉ bể, MP: mạy pươi, S: si, HV: han voi, MK: Mạy kháo, VM: vỉ mu, SON: Sơn, XĐ: Xoan đào, VR: Vải rừng, TP: Thín pất, BLLT: Bời lời lá to, MNLT: Mạy năng lá to, ĐĐR: đu đủ rừng, Đ: Đinh, XN: xuơng cá, ĐA: đa, TT: tai trâu, TL: trai l ý, BB: boòng bíp, LK: loài khác.
  41. 34 Qua bảng tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ trên ta thấy ở trạng thái rừng phục hồi sau nuơng rầy ở OTC 5 có công thức tổ thành phức tạp nhất, có nhiều loài cây tham gia vào công thức tổ thành nhất (11 loài), OTC 1 và OTC 6 công thức tổ thành cũng tương đối phức tạp với 09 loài tham gia vào công thức tổ thành, còn ở OTC 1, 2, 3, 4, 7 do bị tác động mạnh nên công thức tổ thành rất đơn giản chỉ có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành và chủ yếu là các loài cây ít có giá trị. Mật độ cây/ha ở OTC 2 là thưa nhất 220 cây/ha, mật độ dầy nhất OTC 3880 cây/ha. Hệ số tổ thành ở OTC 1 kháo có số lượng loài nhiều nhất và đường kính lớn nên hệ số tổ thành lớn nhất, tổng có 12 loài thì có đến 10 loài thăm gia công thức tổ thành, trong đó trai lý cây quý hiếm cũng tham gia vào công thức tổ thành, điều đó chứng tỏ khả năng phục hồi sau nuơng rẫy bước đầu đã thu lại kết quả. OTC 2 hệ số tổ thành của các cây tương đối cao, cao nhất là bỏng bíp, OTC 2 hệ số tổ thành tương đối đơn giản. Cũng tương tự như các OTC 3, 4, 5 và 6, 7. Trong 7 OTC có OTC 1, 4 và 5 có thành phần của cây gỗ quý tham gia công thức tổ thành, và có số luợng cây lớn điều đó chứng tỏ việc phục hồi rừng sau nương rẫy bước đầu đã có kết quả. Hệ số tổ thành ở loài khác ở OTC 4, 5, 6 và 7 đều cao trên 29 điều đó chứng tỏ thành phần các cây không tham gia tổ thành cũng rất đa dạng về chủng loài. 4.3. Đặc điểm tầng cây tái sinh, cây bụi thảm tươi vùng phục hồi sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Sự xuất hiện của cây tái sinh là nhân tố mới làm phong phú them số lượng thành phần loài trong sinh cảnh. Tầng cây tái sinh góp phần đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái. Mặt khác tổ thành tầng cây tái sinh là tiền đề để phát triển thành tầng cây cao trong tương lai nếu tất cả các điều kiện sinh thái thuận lợi và không có sự tác động tiêu cực của con người vào các loài tham gia vào công thức tổ thành hiện tại. Tuy nhiên do các
  42. 35 nguyên nhân nội tại bên trong sinh cảnh và các yếu tố ngoại cảnh thường xuyên biến đổi theo không gian và thời gian làm cho tổ thành tầng cây tái sinh và tổ thành rừng sau này cũng có ít nhiều biến đổi. Hơn nữa, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên, quan trọng, có tác dụng quyết định, tri phối sự hình thành nên các quy luật tái sinh rừng. Việc nghiên cứu tổ thành tầng cây tái sinh là rất quan trọng và cần thiết, giúp tạo ra một lâm phần ổn định, bền vững, có khả năng bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái một cách triệt để Qua các bảng ta thấy: Mật độ tái sinh của các cây không cao. Bảng 4.5. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây tái sinh khu vực phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Loài/O Loài Mật độ OTC Trạng thái TC ưu thế Công thức tổ thành (cây/ha) (loài) (loài) Rừng phục hồi 5,6 MQ + 1,25 K + 0,6 GS + 0,6 CK + 1 320 07 07 sau nương rẫy 0,6 MT + 0,6 NR + 0,6 KB Rừng phục hồi 2 300 5 5 3,3 NR + 2,7 TLX + 2,0 MQ + 0,7 SON sau nương rẫy Rừng phục hồi 4,9 NGBG + T1,9 LX + 1,1 MM + 1,1 3 740 7 5 sau nuơng rẫy BG + 0,5 ST + 0,9 Lk Rừng phục hồi 4,1 VR +1,9 MQ + 1,5 BB + 1,1 NR + 4 540 6 5 sau nương rẫy 1,1 NR + 0,4 MM Rừng phục hồi 3,7 N + 1,9 NGBG + 1,1 VR + 1,1TLX 5 540 8 5 sau nương rẫy + 0,7 K + 0,8 LK 3,6 TLX + 2,3 TL + 1,4 VR + 0,5 DD Rừng phục hồi 6 440 09 09 Đ+ 0,5 N + 0,5 NR + 0,5 BL + 0,5 ST sau nương rẫy +0,5 DDX 2,5 TB + 1,9 NR + 1,9 NGBG + 0,6 ST Rừng phục hồi 7 320 09 09 + 0,6 Ng + 0,6 NH+ 0,6 ST + 0,6 TLX + sau nương rẫy 0,6 BS Chú thích: K: Kháo, KB: khỉ bể, MP: mạy pươi, S: si, HV: han voi, MK: Mạy kháo, Nh: nhội, NGBG: ngũ gia bì gai, ST: sòi trắng, NH: nhội, NR: nhãn rừng, HBH: hồng bì hôi, DD Đ: dâu da đất, TLX: Thích lá xẻ, N: Nghiến, NG: ngái, BB: bưởi bung, ĐCC: đáng chân chim, TB: Thôi ba, VR: vải rừng, MQ: mạy quý, LK: loài khác.
  43. 36 Nhìn vào công thức tổ thành cây tái sinh ta thấy ở OTC 2 và 4 có số loài cây tham gia vào công thức tổ thành ít, chủ yếu là những cây tiên phong ưa sáng như: Nhãn rừng Han voi . Vì vậy, kết cấu rừng của lâm phần này rất đơn giản và rời rạc. Do đó cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế sự tác động tiêu cực của con người để xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên cho rừng phục hồi lại. Còn ở OTC 6 và 7 thì kết cấu rừng có phức tạp hơn nhưng chủ yếu vẫn là các loài cây ưa sáng mọc nhanh và ít có giá trị, số lượng cá thể của mỗi loài lớn hơn. Các loài cây tái sinh cũng đã đa dạng hơn, đặc biệt ở các trạng thái này đã có sự góp mặt của các loài cây quý hiếm trong công thức tổ thành như: Mạy quý/Trai lý, Nghiến . Bảng 4.6. Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng Chất lượng cây Nguồn gốc Cây tái sinh tái sinh tái sinh triển vọng OTC Trạng thái (%) (%) (%) Trung Tốt Xấu Hạt Chồi Bình 1 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 12,5 6,25 81,25 43,75 56,25 18,7 2 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 46,6 53,3 0 86,66 13,33 4,7 3 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 54,05 10,8 35,13 94,59 5,405 46,7 4 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 100 0 0 81,481 18,5 2,7 5 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 81,48 3,7 14,81 88,9 11,1 70,3 6 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 100 0 0 90,91 9,09 59,1 7 Rừng phục hồi sau nuơng rẫy 100 0 0 81,25 18,75 25 Qua bảng trên ta thấy: OTC 6 và 7 có tỷ lệ tái sinh tốt cao nhất chiếm 100%, thấp nhất OTC 1 thấp nhất với 12,5%. Đa số nguồn gốc cây tái sinh đựơc mọc từ hạt. Cây tái sinh triển vọng cao nhất là OTC 5 70,3% và thấp nhất là OTC 4 v à OTC 2 chỉ đạt dưới 5%.
  44. 37 4.4. Đề xuất một số giải pháp cho bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực bảo tồn vượn Cao Vít 4.4.1. Thống kê các loài làm thức ăn cho Vượn Cao vít tại khu phục hồi Bảng 4.7. Danh sách các loài cây làm thức ăn của Vượn Cao Vít tại khu phục hồi sinh thái Tên địa Các phần TT Họ Tên khoa học phương ăn của vượn 1 Aceraceae 1 Acer tonkinensis Thích lá xẻ Lá Choerospondias 2 Anacardiaceae 2 axillaris(Roxb.) B.L. Burtt Xoan nhừ Lá, hoa, quả et. A.W. Hill 3 Pistachia weinmanifolia Khỉ bể Hoa 3 Annonaceae 4 Polyalthia sp. Nhọc lá to Hoa, quả 4 Lauraceae 5 Phoebe sp. Mạy khảo Quả Broussonetia papyrifera 5 Moraceae 6 Dướng Hoa, quả (L.) L'Hér. ex Vent. 7 Ficus racemosa Sung Quả 6 Rosaceae 8 Pygeum topengii Merr. Xoan đào Excentrodendron hsienmu 7 Tiliaceae 9 Nghiến Lá, quả Chun et how Từ bảng tổng hợp trên ta thấy ở vùng phục hồi sinh thái có 09 loài làm thức ăn cho VCV và thuộc 7 họ. Số loài làm thức ăn của VCV thì chủ yếu là các loài thuộc tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi cũng có nhưng ít hơn do VCV thích sống ở trên cao và rất ít khi xuống thấp kiếm ăn.
  45. 38 4.4.2. Một số giải pháp . 4.4.2.1 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh. Qua nghiên cứu đề tài thấy chủ yếu các trạng thái ở các khu vực này là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, có những chỗ chất lượng rừng kém. Vì vậy các đề xuất giải pháp như sau: * Trạng thái phục hồi sau nương rẫy kém hiệu quả: Căn cứ vào Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21- 98), ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ta cần có quy trình và giải pháp sau: - Quy trình lâm sinh: + Trồng giặm sẽ được tiến hành dọc theo các nương rẫy và các nơi có thể theo các đường kiểm soát (do đây là khu vực núi đá, vì vậy rất khó thực hiện trồng giặm ở nơi có đá lộ đầu chiếm phần lớn). Khoảng cách giữa các đường là 8m, chiều rộng của đường là 1m. Trồng mật độ 400 cây/ha hoặc 300 cây/ha với khoảng cách cây cách 3 - 4 m trồng một cây theo đường zích zắc. Kiểu trồng này sẽ hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể gây ra cũng như áp dụng linh động để tránh bất kỳ một hoạt động trồng cây nào gần các cây mục đích cũng như tập trung trồng bổ xung ở điểm có diện tích trên 2,500m2 nơi có ít cây mục đích. + Những nơi đất trống trảng cỏ hoặc nương rẫy bỏ hoá, có thể trồng với mật độ tới 2000 cây/ha với độ cao cây giống từ 0.3 - 1.3m. hoặc 500 cây con với độ cao > 1,3m và đường kính ngang ngực < 5cm. + Kích cỡ hố trồng nên là 40 x 40 x 40 cm (tuy nhiên ở vùng núi đá vôi tuỳ thuộc vào vị trí đó có thể thay đổi kích thước hố đào). + Vệ sinh thực bì cạnh tranh xung quanh cây trồng trong khoảng bán kính 1 - 1,5m để tạo khoảng trống sinh trưởng cho cây. Các xử lý lâm sinh
  46. 39 như tỉa chọn, tỉa cành điều chỉnh khoảng trống được áp dụng, tuy nhiên không cần dọn vệ sinh rừng toàn diện. + Yêu cầu đối với cây giống như sau: 1 tuổi, chiều cao 60 - 80 cm, kích thước bầu 13 x 18cm. Ưu tiên sử dụng cây tự nhiên. - Những loài đề xuất trồng giặm: + Giai đoạn đầu trồng các loại cây ưa sáng mọc nhanh tạo tán tạo tiểu hoàn cảnh nhanh như: Cườm đỏ (Itoa orientalis Hemls) họ Mùng Quân (Flacourtiaceae), Kháo (Litsea sp.), Dướng (Broussonetia papyrifera), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) Nhội (Bischofia javanica) họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), Mò giấy (Litsea monopetala) họ Long não (Lauraceae), Tông dù (Toona sinensis) họ Xoan (Meliaceae), thôi ba lông (Alangium kurziim) họ (Alangiaceae), dâu da xoan (Allospondias lakhoensis (Pierre) Stapf) họ (Anacardiaceae), Thẩu mật trứng (Bridelia ovata) họ (Euphorbiaceae), một số loài Sung (Ficus sp.) họ (Moraceae), bồ hòn (Sapindus sp.) họ (Sapindaceae), Sòi lá tròn (Sapium rotundifolium) và Mạy Puôn (Cephalomappa sinensis) họ (Euphorbiaceae). + Giai đoạn sau trồng giặm các loài có khả năng chịu bóng thời gian đầu, đời sống dài như: Trai (Garcinia paucivervis), Nghiến (Excentrodendron hsienmu), Kháo (Machilus sp.), thừng mực (wrightia sp.), thích lá xẻ (Acer tonkinensis Lecomte). * Trạng thái rừng trung bình: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng bị tác động và không trồng bổ xung - Mục đích: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một phương pháp hiệu quả về chi phí và yêu cầu về công lao động không nhiều để phục hồi trạng thái rừng. + Thời gian phục hồi: 5 – 8 năm. + Chu kỳ: Phủ rừng cố định.
  47. 40 + Mục đích khác: Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua duy trì nguồn gen và các loài ưu thế ở địa phương. - Quy trình lâm sinh: Giải pháp quản lý là chủ yếu tập trun vào xây dựng và duy trì lớp phủ thực bì cố định ở dạng quần thụ hỗn loài đa tầng hình thành từ các loài cây bản địa có khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình cụ thể. Xử lý lâm sinh các quần thụ rừng đặc biệt là làm vệ sinh rừng và phải thực hiện cẩn thận tránh ảnh hưởng đến thành phần các loài tự nhiên. Đặc biệt trên sườn dốc, bảo vệ chặt chẽ sự phát triển của lớp dưới gồm cây bụi và lớp cỏ thực bì để tránh sự xói mòn đất ở khu vực. - Quần thụ rừng sau khi được xử lý cần có các yêu cầu sau: + Cây tái sinh được bảo vệ khỏi bị đốt phá và gia súc phá hoại. + Lớp phủ thực bì và cây tái sinh được bảo vệ. + Tán rừng sau khi khôi phục ít nhất phải là 0,6 với lớp thực bì cỏ bụi phủ trên mặt đất. 4.4.2.2. Các giải pháp khác - Giải pháp về cơ chế chính sách: + Nhà nước và nhà tổ chức quản lý cần có các chính sách tuyên truyền khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng. Những chính sách ưu đãi đối với những người dân có nương rẫy canh tác trong khu vực để họ sau khi ra ngoài khu vực bảo tồn họ vẫn yên tâm lao động và sản xuất. - Giải pháp về vốn: + Hỗ trợ vốn cho người dân quanh khu vực bảo tồn để họ có thể đầu tư vào các ngành nghề khác và tránh tình trạng vào khai thác trong khu bảo tồn, săn bắn và hái lượm. - Giải pháp về nguồn nhân lực: + Trên địa bàn cần tăng cường cán bộ để công tác đi kiểm tra rừng được thường xuyên và liên tục hơn.
  48. 41 + Tập huấn tuyên truyền cho cán bộ địa phương về vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Từ đó họ tuyên truyền lại và giúp người dân có ý thức trách nhiệm hơn. - Hỗ trợ của các ngành khác: + Cần đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm hoàn chỉnh hơn. Nhất là vấn đề nước sạch trong sinh hoạt của người dân, nguồn nước ở đây hầu như đã bị ô nhiễm nên cần xây các bể chứa dự trữ nước sạch cho người dân. + Đầu tư và hướng dẫn sử dụng bếp đun tiết kiệm để hạn chế người dân vào rừng khai thác củi. + Trong thôn xóm mặc dù có đội ngũ thú ý nhưng đến mùa dịch bệnh của gia súc gia cầm người dân vẫn chưa được phát thuốc để phòng chống dịch nên tình trạng dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên. + Cần có những chương trình hay dự án để thay đổi cơ cấu cây trồng, ngoài trồng lúa ra họ có thể trồng các loài cây khác trong vùng giúp người dân có thể thay đổi cuộc sống đói nghèo ở quanh khu vực bảo tồn.
  49. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập "Nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng " chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh vuợn Cao Vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Khu BTVCV) nằm trong địa phận 3 xã Phong Nậm, Ngọc Côn và Ngọc Khê - 3 xã phía Bắc của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tổng diện tích tự nhiên: 8.016,88ha. Đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 5.736,17ha. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 975,8 ha, chiếm 59% tổng diện tích của Khu Bảo tồn. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 681 ha, chiếm 41% tổng diện tích của Khu Bảo tồn. Trong những năm qua diện tích đất lâm nghiệp được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, khu bảo tồn rừng cần được bảo vệ nhằm phát huy các lợi ích từ rừng đem lại, duy trì cân bằng sinh thái trong khu vực. Về cấu trúc rừng tầng cao khá đa dạng và phong phú về chủng loại loài, các OTC đã có sự xuất hiện của cây dạng quý hiếm tham gia công thức tổ thành đó là nghiến và mạy quý/trai lý. Điều này chứng tỏ sự phục hồi đang có kết quả tốt. Cấu trúc tầng cây bụi, tầng cây bụi cũng khá đa dạng các cây tham gia công thức tổ thành tầng cây bụi cũng có mặt ở tầng cây cao điều này cũng chứng tỏ sự phục hồi đang có kết quả tốt.
  50. 43 Ban quản lý phối hợp với các ban nghành, tổ tuần rừng,các hộ gia đình được giao đất giao rừng thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng, được tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng hàng năm nên tình trạng săn bắt, bẫy chim thú, chặt phá, mua bán vận chuyển lâm sản đã giảm rõ rệt. Các cán bộ trong ban quản lý, kiểm lâm địa bàn luôn hết mình vì công việc để bảo vệ khu bảo tồn ngày càng đa dạng, duy trì đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Các tổ chức quốc tế có những chính sách hỗ trợ cho khu bảo tồn như hỗ trợ về sinh kế, tập huấn, biển cấm chặt phá rừng ở 03 xã, các hoạt động về phục hồi rừng đã đem lại những chuyển biến tích cực cho việc bảo vệ và phát triển rừng trong khu bảo tồn. Ý thức người dân ngày càng nâng cao do sự phát triển của thông tin truyền thông,truyền hình nên người dân đã có ý thức hơn trong việc QLBVR. Bên cạnh đó công tác PCCCR được ban quản lý khu bảo tồn rất chú trọng. Việc trang bị dụng cụ PCCCR, xây dựng đường băng cản lửa, ký cam kết bảo vệ rừng và thành lập tổ đội PCCCR thôn bản, bởi vậy địa bàn quản lý của hạt ít sảy ra cháy rừng. Công tác pháp chế thanh tra được thực hiện chặt chẽ hơn, kiểm tra kiểm soát xử lý đúng người đúng tội nên đã răn đe được những đối tượng khác. Kết quả trong năm đã hạn chế được tình trạng chặt phá rừng trái phép và hạn chế số vụ vi phạm. 5.2. Tồn tại Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu đề tài song do trình độ năng lực còn hạn chế nên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì đề tài còn một số hạn chế sau: Do đối tượng nghiên cứu rộng, trình độ năng lực hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận với cán bộ và người dân để khai thác và thu thập thông tin chưa hoàn thiện. Những giải pháp đưa ra chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết chưa có điều kiện áp dụng vào thực tế để kiểm nghiệm tính hiệu quả.
  51. 44 5.3. Kiến nghị Nhà nước tiếp tục xây dựng nhiều cơ chế chính sách có tính đột phá trong ngành lâm nghiệp góp phần ổn định dân cư, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân các dân tộc miền núi đặc biệt người dân ở gần rừng UBND tỉnh Cao Bằng xem xét bố trí nguồn kinh phí để thực hiện công tác bảo tồn, quản lý rừng đặc dụng giai đoạn 2020 – 2025 Nâng cao năng lực cho cán bộ khu bảo tồn, chính quyền địa phương và nhân dân sống gần rừng các kiến thức về kỹ năng nhận biết, theo dõi và giám sát động vật rừng và đầu tư một số trang thiết bị cần thiết.
  52. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên Đắk Nông, Đắk Lắk, Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 3. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tại Lâm trường Sông Đà- Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 4. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Quốc Hưng (2014). Phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus) tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nxb Đại học Thái Nguyên. 6. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 138 7. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 8. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loài thường xanh ở Kon Hà Nừng, Gia Lai, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 94-100.
  53. 46 9. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 10. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. 11. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Hải Tuất (1986), “Phân bố khoảng cách và ứng dụng của nó”, Thông tin Khoa học kỹ thuật (4), Trường Đại học Lâm nghiệp. 13. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 14. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 15. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (12), tr 1109-1113. 143 II. Tiếng Anh 17. Balley (1973), Quantifying diameter distribution with the weibull function forest Sci.21. 18. Richards P.W (1952), The tropical rain forest, Cambridge University Press, London. 98. UNESCO (1973), International classification and mapping vegetation. Paris.
  54. PHỤ BIỂU ĐIỀU TRA PHỤ BIỂU 01 PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY GỖ Trạng thái: ÔTC: Diện tích: Độ cao: Địa điểm: Độ dốc: Hướng phơi: Vị trí: Tọa độ: Người điều tra: Ngày điều tra: TT Tên cây D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Phẩm chất Ghi chú 1 2 . .
  55. PHỤ BIỂU 02 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH ÔTC: Khu vực: Trạng thái: Độ dốc: Hướng phơi: Tọa độ: Độ cao: Đất (tốt, trung bình, xấu): Ngày điều tra: Người điều tra: Loài Chất Cấp chiều cao (m)/nguồn gốc tái sinh Tổng cây lượng 1.6- >5.0 TT số ≤ 0.5 0.6-1.0 1.1-1.5 2.1-3.0 3.1-5.0 tái cây 2.0 <6 (cây) sinh TS H Ch H Ch H ch H ch H ch H ch H Ch 1 2 3