Khóa luận Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này

pdf 69 trang thiennha21 15/04/2022 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_chat_thai_chan_nuoi_tai_xa_dao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI XÃ ĐẠO TÚ - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LOẠI CHẤT THẢI NÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa công nghệ-Môi trường Hà Nội – 2017 i
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI XÃ ĐẠO TÚ - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LOẠI CHẤT THẢI NÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa công nghệ-Môi trường NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. LÊ CAO KHẢI Hà Nội – 2017 ii
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận chuyên ngành Hóa Công nghệ - Môi trường, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Lê Cao Khải đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Hóa học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập tại khoa. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững vàng, tự tin. Em xin cảm ơn UBND xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc cùng các hộ chăn nuôi trên địa bàn đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát để có những dữ liệu phục vụ cho khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù em đã rất cố gắng hoàn thành bản khóa luận bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình. Tuy nhiên thời gian và năng lực có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện và mang lại kết quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Lê Cao Khải. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến iv
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT KSH : Khí sinh học TA : Thức ăn CTR : Chất thải rắn TN – MT : Tài nguyên môi trường UBND : Uỷ ban nhân dân v
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm 5 Bảng 2. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn khối lượng 70 – 100kg 8 Bảng 3. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân gia súc và điều kiện tiêu diệt 10 Bảng 4. Một số loại chất men bổ sung 12 Bảng 5. Số lượng trang trại của nước ta và một số tỉnh trong 4 năm gần đây 18 Bảng 6. Cơ cấu đất đai của xã Đạo Tú năm 2016 21 Bảng 7. Thống kê số hộ và số nhân khẩu trong xã năm 2016 24 Bảng 8. Cơ sở vật chất cán bộ y tế năm 2016 25 Bảng 9. Dạng chất thải và nguồn phát sinh chất thải 32 Bảng 10. Kết quả khảo sát vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú 35 Bảng 11. Thành phần của phân thải của lợn 39 Bảng 12. Ước tính lượng chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú 42 vi
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Lưu chuyển của các chất dinh dưỡng và thất thoát khí nhà kính ở các trang trại chăn nuôi 8 Hình 2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas 12 Hình 3. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân 14 Hình 4. Gia trại lợn gia đình bà Lan - thôn Guột 30 Hình 5. Một khu vực ô nhiễm tại thôn Cẩm Trạch 31 Hình 6. Vệ sinh chuồng nuôi lợn tại gia đình bà Hường - thôn Long Sơn 33 Hình 7. Xử lý chất thải bằng biogas tại hộ ông Giang - thôn Dội 36 Hình 8. Chuồng trại chăn nuôi được xây ngay cạnh nhà ở 38 Hình 9. Nước thải sau biogas tại một đoạn mương thôn Giềng 40 Hình 10. Sơ đồ lắp đặt hầm biogas composite 48 Hình 11. Máy ép tách phân 50 vii
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 3 1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải chăn nuôi 3 1.1.1. Khái niệm về chất thải 3 1.1.2. Khái niệm về chất thải chăn nuôi 3 1.2. Nguồn gốc phát sinh, lượng phát sinh, phân loại, thành phần chất thải chăn nuôi, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 3 1.2.1. Nguồn gốc 4 1.2.2. Lượng phát sinh chất thải chăn nuôi 4 1.2.3. Phân loại chất thải chăn nuôi 6 1.2.4. Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi 7 1.2.5. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 9 1.3. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 10 1.3.1. Quy hoạch chăn nuôi 10 1.3.2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học) 11 1.3.3. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học 12 1.3.4. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) 14 1.3.5. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân 14 1.3.6. Xử lý nước thải bằng oxi hóa 15 1.4. Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi ở thế giới và Việt Nam 16 1.4.1. Hiện trạng chăn nuôi và chất thải chăn nuôi trên thế giới 16 1.4.2. Hiện trạng chăn nuôi và chất thải chăn nuôi ở Việt Nam 17 viii
  9. CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐẠO TÚ - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC 20 2.1. Đặc điểm tự nhiên 20 2.1.1. Vị trí địa lý 20 2.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo 20 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết 20 2.1.4. Các nguồn tài nguyên 21 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đạo Tú 22 2.2.1. Tình hình kinh tế năm 2016 22 2.2.2. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội năm 2016 24 2.3. Cơ sở hạ tầng 26 2.3.1. Hệ thống giao thông 26 2.3.2. Hệ thống cấp điện 26 2.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc 26 2.3.4. Mạng lưới dịch vụ kinh doanh 27 2.3.5. Chợ 27 2.3.6. Công trình tôn giáo - tín ngưỡng 27 2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã Đạo Tú 27 2.4.1. Thuận lợi 27 2.4.2. Khó khăn 28 CHƯƠNG 3. LƯỢNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI XÃ ĐẠO TÚ 29 3.1. Phương pháp nghiên cứu 29 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2016 của xã Đạo Tú 29 ix
  10. 3.3. Hiện trạng chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú 31 3.3.1. Nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi 31 3.3.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại và thu gom chất thải chăn nuôi 32 3.3.3. Các hình thức xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi 34 3.3.4. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường xã Đạo Tú 37 3.4. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi và ước tính lượng chất thải chăn nuôi của xã Đạo Tú 40 3.5. Nguyên nhân xử lý chất thải chăn nuôi còn yếu kém 42 3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú 45 3.6.1. Giải pháp cơ chế, chính sách 45 3.6.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 46 3.6.3. Giải pháp quy hoạch chăn nuôi 47 3.6.4. Giải pháp công nghệ,kỹ thuật 47 3.6.5. Kết hợp xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi bằng hệ thống VAC . 52 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 1 x
  11. MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp cao, chiếm hơn 70% trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP). Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó ngành chăn nuôi là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể. Tuy nhiên sản xuất chăn nuôi đang phải đối đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật như việc cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc, tạo giống và quản lý mà cả những yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Tác động do các chất thải chăn nuôi lên chất lượng môi trường không khí, đất và nước đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, đến chuỗi thức ăn và sức khỏe con người. Ô nhiễm mùi và nước thải từ các chất thải chăn nuôi trong chuồng trại, các hệ thống lưu trữ hoặc từ quá trình sử dụng phân bón trên đồng ruộng đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý môi trường và của nhân dân trong các khu vực chăn nuôi nhất là ở nơi có mật độ gia súc gia cầm cao. Việc thể chế hóa thành luật pháp và xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống chăn nuôi đến môi trường và tái sử dụng kinh tế chất thải đang là vấn đề cấp thiết. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30 - 40 lần so với không khí bên ngoài. 1
  12. Một trong những điển hình về chăn nuôi theo cả quy mô trang trại và gia trại đó là xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc với đa dạng các loại vật nuôi. Do phải đáp ứng với nhu cầu phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cấp một lượng lớn các sản phẩm từ chăn nuôi, vì thế quy mô chăn nuôi của các hộ trong xã ngày càng được mở rộng, kéo theo là những hệ lụy không thể tránh khỏi đến môi trường khi công tác quản lý chất thải sinh ra chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này”. 2
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải chăn nuôi 1.1.1. Khái niệm về chất thải Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống. Tại khoản 12 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014 thì: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. 1.1.2. Khái niệm về chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi là tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải. Chất thải chăn nuôi có thành phần bao gồm; chất thải rắn: phân, chất độn, lông, thức ăn dư thừa ; chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, dụng cụ ; chất thải khí: CO2, N2O, NH3, CH4 1.2. Nguồn gốc phát sinh, lượng phát sinh, phân loại, thành phần chất thải chăn nuôi, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Theo nhận định của Cục Chăn nuôi Việt Nam, trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. 3
  14. 1.2.1. Nguồn gốc Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ: - Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy da Phân: Thành phần chính bao gồm nước, các chất hữu cơ, các chất vô cơ là môi trường cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng. Nước tiểu: Thành phần chính là nước, 1 lượng nito dưới dạng ure, các chất khoáng, hoocmon, sắc tố, - Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi, nước từ hệ thống làm mát Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng cao các vi sinh vật, kí sinh trùng, nấm men và các yếu tố gây bệnh và gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. - Thức ăn thừa trong chăn nuôi: Thức ăn thừa rơi vãi dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên tạo ra các chất trong đó có những chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng vật nuôi. - Vật liệu lót chuồng, lót ổ cho vật nuôi: các loại rơm, rạ hay các chất độn khác. - Bệnh phẩm thú y: bao bì, kim tiêm, chai lọ, thuốc thú y dư thừa - Xác gia súc, gia cầm chết: là nguồn lây lan mầm bệnh và các loại độc tố nếu không được xử lý đúng cách. - Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử lý chất thải. 1.2.2. Lượng phát sinh chất thải chăn nuôi Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng khí N2O trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng 4
  15. với các loại khí khác như CO2, CH4, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65 - 70% về số lượng và sản lượng. Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối lượng cơ thể gia súc. Các chất thải này chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994 [4], các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn của người theo tỉ lệ tương ứng BOD5 là 5:1, N tổng là 7:1, TS là 10:1, Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng đối với gia súc, lượng phân và nước tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng. Nếu tính trung bình theo khối lượng cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản. Bảng 1. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7 Lợn (15-45kg) 1-3 0,7-2,0 Lợn (45-100kg) 3-5 2-4 (Nguồn: Bùi Xuân An, 2010) [1] 5
  16. 1.2.3. Phân loại chất thải chăn nuôi Theo dạng tồn tại, có thể chia chất thải chăn nuôi thành 3 loại: • Chất thải rắn: Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác tồn tại ở thể rắn. Chúng có thể là phân gia súc gia cầm, những thức ăn thừa còn rơi vãi, ổ lót chuồng (rơm, trấu, mùn cưa, ), các vật dụng chăn nuôi, bao bì thức ăn, bệnh phẩm thú y (kim tiêm, chai lọ, ) hay xác vật nuôi chết, Lượng chất thải rắn rất khác nhau tùy theo loài vật nuôi và phương thức chăn nuôi, ví dụ nuôi có chất đệm lót sẽ tạo ra lượng chất thải lớn hơn nuôi trên sàn. Đây là dạng chất thải tuy không chiếm khối lượng quá lớn song nếu để ngoài môi trường trong thời gian dài hay không được xử lý đúng cách sẽ làm phát sinh mầm bệnh, quá trình phân huỷ có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. • Chất thải lỏng: Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các cộng sự (2010) trên gần 1.000 trại chăn nuôi heo qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 lít nước. Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng để rửa chuồng nuôi hàng ngày Việc xử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước thải sau này. [2] 6
  17. • Chất thải khí: Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Các chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, và hàng loạt các khí gây mùi khác. Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thoáng kém thường dễ tạo ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn nuôi được thu gom sớm, lữu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thường, các chất bài tiết từ gia súc, gia cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho người và vật nuôi nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây ngạt thở, xẩy thai và ở trường hợp nặng có thể gây tử vong. 1.2.4. Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi có thành phần phức tạp, bao gồm nhiều dạng chất với những mức độ nguy hại khác nhau. Trong các hệ thống chuồng trại, phân gia súc, gia cầm nói chung thường tồn tại cả ở dạng phân lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tương đối rắn. Chúng chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất giàu nitơ và photpho, là nguồn cung cấp thức ăn phong phú cho cây trồng và làm tăng độ màu mỡ của đất. Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức 7
  18. thu gom (số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân trước khi rửa chuồng), lượng nước dùng tắm gia súc và rửa chuồng Bảng 2. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn khối lượng 70 – 100kg Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị pH 6,77 – 8,19 Vật chất khô g/kg 30,9 – 35,9 NH4 g/kg 0,13 – 0,4 N tổng g/kg 4,90 – 6,63 Tro g/kg 8,5 – 16,3 Urê g/kg 123 – 196 Carbonat g/kg 0,11 – 0,19 (Theo Trương Thanh Cảnh và cộng sự, 2010)[2] Ngoài ra đối với những khu vực chuồng nuôi thông thoáng kém có thể gây ra các khí khó chịu và khí độc điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, NO, H2S và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường. Hình 1. Lưu chuyển của các chất dinh dưỡng và thất thoát khí nhà kính ở các trang trại chăn nuôi 8
  19. 1.2.5. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Các nghiên cứu về chăn nuôi và ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại các địa phương khác nhau, trên các quy mô khác nhau và đối tượng vật nuôi khác nhau đều có chung một số nhận xét: - Việc phát triển chăn nuôi đã kéo theo sự gia tăng về mức độ ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn. Phát triển sản xuất chăn nuôi với quy mô ngày càng lớn, mật độ nuôi cao có thể gây ô nhiễm từ bên trong chuồng trại, từ hệ thống lưu trữ chất thải và từ nguồn nước thải sinh ra khi rửa chuồng và tắm rửa gia súc. - Trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã trở thành tâm điểm về tình trạng ô nhiễm môi trường. - Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước do chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. - Đặc biệt nguy hiểm ô nhiễm môi trường về vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1. - Chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của thế giới tính quy đổi theo CO2. Đặc biệt, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao. Tổ chức WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường làm sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Kết quả quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đã thống kê các loại vi khuẩn gây bệnh trong phân gia súc, gia cầm như sau: 9
  20. Bảng 3. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân gia súc và điều kiện tiêu diệt [3] Điều kiện tiêu diệt Tên vi trùng, ký Khả năng gây Thời gian sinh trùng bệnh Nhiệt độ (oC) (phút) Salmonella typhi Thương hàn 55 30 Salmonella paratyphi Phó thương hàn 55 30 Shigella spp Lị 55 60 Vibrio Cholera Tả 55 60 Escherichia coli Viêm dạ dày, ruột 55 60 Hepatite A Viêm gan 55 3-5 Tenia Soginata Sán 50 3-5 Micrococcus var Ung nhọt 54 10 Streptococcus Sinh mủ 50 10 Ascarie Giun đũa 50 60 cumbricoides Mycobacterium Lao 60 20 Tubecudsis Bạch hầu 55 45 Corynerbarterium Bại liệt 65 30 Diptheriac Sởi 45 10 Polio virus Hominis Giun tóc 55 10 Coiardia lomblia Sán bò 60 30 (Theo Bùi Hữu Đoàn và cộng sự, 2013) 1.3. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 1.3.1. Quy hoạch chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi 10
  21. trường. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư đồng thời đúng thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại. Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng theo quy hoạch, đúng theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y và các quy chuẩn trong chăn nuôi. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan trọng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.3.2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học) Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải metan ra môi trường sống (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Công trình khí sinh học góp phần giảm phát thải khí metan ra môi trường từ phân chuồng; giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường do giảm sử dụng chất đốt truyền thống và do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học; giúp tận thu nguồn nhiên liệu này cho các hoạt động đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm, Đến năm 2014, với trên 500.000 công trình KSH hiện có trên cả nước đã sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí ga/năm. Theo thông báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO2 [9]. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại. 11
  22. Hình 2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas 1.3.3. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học a. Xử lý môi trường bằng men sinh học Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn Bảng 4. Một số loại chất men bổ sung [9] Tên sản TT Bản chất sản phẩm Tác dụng phẩm 1 Deodorase Chất tách từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Tăng hấp thụ TA. giảm Tổ hợp nhiều loại vi 2 EM bài tiết chất dinh dưỡng sinh vật qua phân 3 EMC Thảo mộc, khoáng chất Giảm sinh NH3, H2S, 12
  23. thiên nhiên SO2, giải độc đường tiêu hoá Tăng hấp thụ TA. giảm 4 Kemzym Enzym tiêu hóa bài tiết chất dinh dưỡng qua phân 5 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3 Tăng hấp thụ TA. giảm Tế bào men 6 Yeasac bài tiết chất dinh dưỡng Sacharomyces qua phân 7 Lavedae Hóa chất Diệt dòi phân DK, 8 Chất chiết từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Sarsapomin 30 b. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa ) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê ) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học. Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm. 13
  24. 1.3.4. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) Là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Hình 3. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. 1.3.5. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các 14
  25. lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay. 1.3.6. Xử lý nước thải bằng oxi hóa Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải. a. Xử lý bằng sục khí Ở các bể gom nước thải (không phải là KSH) người ta dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy quá trình oxi hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng tưới cho ruộng đồng. b. Xử lý bằng ozon (O3) Để xử lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh tra trong các bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ozon (O3) vào quá trình sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ozon công nghiệp. Ozon là chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành oxy phân tử và oxy nguyên tử: O3 → O2 + O. Oxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính oxi hóa rất mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng khi sử 15
  26. dụng ozon trong xử lý môi trường là phải có nồng độ phù hợp, không dư thừa vì chính ozon cũng là chất gây độc. c. Xử lý bằng Hidro peoxit (H2O2) Người ta cũng có thể bổ sung Hidro peoxit (H2O2) (oxy già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Bổ sung oxy già vào nước thải xử lý môi trường tuy có tốn kém chút ít nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý tìm hiểu cách bảo quản oxy già, liều lượng, chất xúc tác và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy, nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm. 1.4. Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi ở thế giới và Việt Nam 1.4.1. Hiện trạng chăn nuôi và chất thải chăn nuôi trên thế giới Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới Các hệ thống chăn nuôi Tổ chức FAO (1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn nuôi chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả. Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống do con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10% thịt bò và cừu. Các hệ thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Hệ thống hỗn hợp là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90% lượng sữa cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển. 16
  27. Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90% thức ăn cho vật nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả dưới 10% còn lại được cung cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9% tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu gia đình trên thế giới. Xu hướng phát triển Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở Châu Á, nơi mà các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi động vật và tàn phá môi trường. Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn, gần 60% trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Ở các nước đang phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đây cũng là thách thức lớn của thế kỷ 21. [5] 1.4.2. Hiện trạng chăn nuôi và chất thải chăn nuôi ở Việt Nam Theo nhận định của Cục Chăn nuôi Việt Nam, trong những năm qua ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao. Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ quan tâm tới ngành chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo an ninh lương thực, thức phẩm thông qua những chủ trương, chính sách nhằm định hướng và tạo 17
  28. ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nam là từ trồng trọt và chăn nuôi. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ đầu số gia súc, gia cầm đó có thể quy đổi được lượng chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa) thải ra khoảng 76 triệu tấn và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi ). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm. Bảng 5. Số lượng trang trại của nước ta và một số tỉnh trong 4 năm gần đây Đơn vị: Trang trại Năm 2012 2013 2014 2015 Vùng Cả nước 8.133 9.206 12.642 15.068 Đồng bằng sông Hồng 3.174 3.779 4.851 5.998 Trung du và miền núi phía Bắc 828 917 1.184 1.327 Hà Nội 919 944 1.346 1.849 Vĩnh Phúc 460 532 534 628 Thái Nguyên 411 440 548 548 (Theo Tổng cục Thống kê) 18
  29. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020: Ngày 16/01/2008, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 10/2008/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020: [6] - Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42% trong đó năm 2015 đạt 38%. - Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. - Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến giải pháp quy hoạch trong chăn nuôi để vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường: - Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. - Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. - Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý môi trường, 19
  30. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐẠO TÚ - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Đạo Tú là xã trung du, nằm ở phía nam huyện Tam Dương, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 5km và có địa giới hành chính như sau: - Phía Đông giáp xã Hướng Đạo - Phía Bắc giáp thị trấn Hợp Hòa - Phía Tây giáp xã Duy Phiên - Phía Đông giáp xã Thanh Vân Là một xã có đường quốc lộ 2C chạy dọc từ thành phố Vĩnh Yên đi Sơn Dương - Tuyên Quang và đường tỉnh lộ 310 chạy từ Đạo Tú đi Đại Lải và nhiều tuyến đường huyện lộ khác chạy qua. Vì vậy, Đạo Tú là xã có vị trí thuận lợi cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa. Các tuyến đường liên huyện, liên xã là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, giúp vận chuyển thức ăn chăn nuôi, chuyên chở giống vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, 2.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo Là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với tổng diện tích đất tự nhiên 7,6 km2. Xã Đạo Tú thuộc vùng trung du, địa hình có đồi núi xen kẽ với các cánh đồng, ao hồ, do đó tạo những vùng cao thấp không đồng đều. Đất đai được sử dụng cho trồng lúa, canh tác các loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển các loại hình dịch vụ. 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Huyện Tam Dương nói chung và xã Đạo Tú nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, được chia làm 04 mùa rõ rệt (xuân, hạ, 20
  31. thu, đông). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400 - 1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80 - 84%, tương đối đều trong các tháng trong năm. Nhìn chung do ảnh hưởng của dãy núi Tam Đảo nên thời tiết có mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, mưa úng cục bộ. 2.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước Xã Đạo Tú có nguồn nước tương đối dồi dào, phong phú với hệ thống kênh đào Liễn Sơn chạy qua và hệ thống tiêu úng của sông Bến Tre nên rất thuận tiện cho trồng trọt, chăn nuôi cũng như sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số ao hồ nằm sát vào trong khu dân cư cung cấp nước cho các cánh đồng qua hệ thống kênh mương dẫn nước. Bên cạnh đó còn có nguồn nước ngầm cung cấp chính cho nhu cầu dân sinh trong xã. Hệ thống kênh tưới tiêu phân bố tương đối đồng đều, kênh tưới tiêu có độ rộng vừa phải, độ dốc thấp, cung cấp nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân. b. Tài nguyên đất Đạo Tú là xã có diện tích đất nông nghiệp là 540,03 ha chuyên canh trồng lúa nước 2 vụ trên năm và trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa. Bảng 6. Cơ cấu đất đai của xã Đạo Tú năm 2016 [8] Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 767,42 100 Đất nông nghiệp 540,03 70,4 Đất để sản xuất nông nghiệp 386,96 71,7 Đất trồng cây hằng năm 235,47 43,6 21
  32. Đất trồng lúa 219,55 40,7 Đất trồng cây hằng năm khác 15,92 2,9 Đất trồng cây lâu năm 151,49 28,1 Đất lâm nghiệp 127,23 23,6 Đất phi nông nghiệp 219,66 28,6 Đất ở 57,38 26,1 Đất chuyên dùng 147,75 67,3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,69 0,3 Đất nghĩa trang 4,09 1,9 Đất sông suối mặt nước 9,59 4,4 Đất phi nông nghiệp khác 0,16 0,07 (Số liệu năm 2016 ban TN – MT xã Đạo Tú) c. Tài nguyên khoáng sản Qua các tài liệu thăm dò khoáng sản của toàn huyện thì hiện nay trên địa bàn xã Đạo Tú không có khoáng sản chỉ có đất sét dùng làm gạch phân bố ở một số thôn trong xã, tuy nhiên loại khoáng sản này ngày nay ít được khai thác do hiệu quả kinh tế chưa cao. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đạo Tú 2.2.1. Tình hình kinh tế năm 2016 a. Tình hình sản xuất nông nghiệp Xã Đạo Tú là xã có truyền thống thâm canh nông nghiệp do có lợi thế đất đai phì nhiêu màu mỡ. Xã có điều kiện phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho sản lượng cây trồng tăng rõ rệt. - Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 22
  33. Tổng diện tích gieo trồng 3 vụ là 617,31 ha, tăng 25,85 ha = 8,7% so với năm 2015. Trong đó diện tích cấy lúa 400,11 ha; cây ngô 122,71 ha; khoai lang 7,67 ha; đậu tương 0,84 ha; lạc 6,4 ha; rau màu khác 32,22 ha. Lúa là cây trồng phổ biến nhất với diện tích lớn nhất, năng suất lúa trung bình đạt 53,2 tạ/ha, tăng 1,03% so với năm 2015. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 91 triệu đồng/ha, đạt 100% so với năm 2015. [7] Cây ngô chỉ sản xuất ở vụ đông cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, cây ngô trong những năm gần đây phát triển mạnh, nhiều giống ngô lai mới cho năng suất cao được bà con sử dụng nhiều. - Về chăn nuôi Tổng đàn trâu bò 1189 con, tăng 14,12% so với năm 2015. Đàn lợn 7349 con, tăng 49,29% so với năm 2015. Đàn gia cầm 134.000 con, tăng 9,8% so với năm 2015. Thuỷ sản tổng diện tích 17,1 ha, sản lượng ước đạt 34,540 tấn. Thu nhập từ chăn nuôi, thuỷ sản ước đạt 30 tỉ 683 triệu đồng. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm. Kết quả tiêm phòng: Đàn trâu, bò đạt 85,57%, đàn lợn đạt 90,7%, đàn gia cầm đạt 80,07% trong diện phải tiêm, đàn chó 48,35%. Phun khử trùng tiêu độc khu chợ, bãi rác thải tập trung và hộ chăn nuôi đạt 98%. [7] b. Tình hình sản xuất phi nông nghiệp Một số hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn xã: - SX vật liệu xây dựng - Gia công cơ khí - Dệt may - Nhôm kính, cửa hoa - SX nội thất - Mỳ, bún, bánh 23
  34. Các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đã mang lại giá trị sản xuất cao và tăng đều hằng năm. 2.2.2. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội năm 2016 Tình hình dân số, lao động, việc làm Theo báo cáo thống kê dân số năm 2016 của ban dân số kế hoạch hoá gia đình xã Đạo Tú: Bảng 7. Thống kê số hộ và số nhân khẩu trong xã năm 2016 [7] Tổng số Tổng Tổng số Tổng STT Thôn STT Thôn nhân số hộ nhân khẩu số hộ khẩu 1 Hủng I 261 931 7 Giềng 91 302 2 Hủng II 164 569 8 Lẻ 210 741 3 Đoàn Kết I 147 493 9 Long Sơn 219 759 4 Đoàn Kết II 53 186 10 Cõi 141 474 5 Cẩm Trạch 194 623 11 Dội 292 961 6 Khu phố 243 813 12 Guột 101 393 Theo số liệu thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Đạo Tú đến tháng 11 năm 2016, toàn xã có 2116 hộ gia đình với tổng số 7245 nhân khẩu. Trong số nhân khẩu toàn xã, có tới 70% người trong độ tưổi lao động. a. Ngành giáo dục và đào tạo Phát triển giáo dục đào tạo luôn gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển dạy nghề, đào tạo lao động lành nghề. Tính đến năm 2016, toàn xã có 100% học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường trong đó đặt trên địa bàn xã có trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS, trong 24
  35. đó trường tiểu học với 653 học sinh, trường THCS với 257 học sinh. Năm 2016 có 24 em học sinh đỗ Đại học, 2 em học sinh đỗ Cao đẳng và 8 giải thưởng ở cấp THPT [7]. Toàn xã có hệ thống nhà văn hóa xây dựng kiên cố, cùng với hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc khá phát triển. b. Ngành y tế Thống kê năm 2016 của xã Đạo Tú cho thấy, trạm y tế xã luôn quan tâm chú trọng khám chữa bệnh cho người dân. Trạm y tế xã Đạo Tú có 10 phòng khám chữa bệnh với 05 cán bộ y tế, 12/12 thôn có y tế thôn, tiêm chủng cho trẻ đạt 97,5%, tổng số lượt khám 6.695 lượt tăng 4,97% so với năm 2015. [7] Bảng 8. Cơ sở vật chất cán bộ y tế năm 2016 Số Số cán bộ y tế chia ra Số giường Số cán trạm y bệnh bộ y tế Dược Nữ hộ tế Bác sỹ Y sỹ sỹ sinh 1 10 05 01 02 01 01 Trạm y tế xã Đạo Tú có cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ khám và chữa bệnh, luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. c. Văn hóa - thể thao Toàn xã đã triển khai cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, 12/12 thôn đều có nhà văn hóa. Với chủ trương xây dựng nông thôn mới, nếp sống mới các cấp của xã đã quan tâm tới việc phát triển làng văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được đông đảo nhân dân thực hiện. Hiện nay có 8/12 thôn được công nhận là làng văn hóa. Hằng năm các cấp lãnh đạo xã, chi đoàn xã phối hợp cùng với đơn vị thôn tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như thăm hỏi mẹ Việt Nam anh 25
  36. hùng, dọn cỏ nghĩa trang liệt sĩ của xã. Thường xuyên tổ chức các hoạt động như hiến máu nhân đạo, ủng hộ người nghèo Xã có 01 sân thể thao bóng đá, có sân khấu ngoài trời, nhà văn hoá xã, các thôn đều có sân cầu lông, bóng chuyền. Hằng năm xã tổ chức các giải đá bóng, bóng chuyền cho các thanh thiếu niên. 2.3. Cơ sở hạ tầng Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ có ý nghĩa quyết định đối với việc tồn tại và phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinh doanh có hiệu quả, tác động đến ngành chăn nuôi của xã. Trong những năm trở lại đây cơ sở vật chất của xã nhà đã từng bước nâng lên rõ rệt. 2.3.1. Hệ thống giao thông Xã Đạo Tú có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện do có đường quốc lộ 2C chạy dọc từ thành phố Vĩnh Yên đi Sơn Dương - Tuyên Quang, đường tỉnh lộ 310 chạy từ Đạo Tú đi Đại Lải và nhiều tuyến đường huyện lộ khác chạy qua. Hệ thống giao thông, đường xá trên địa bàn xã luôn được quan tâm bảo trì, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông phương tiện và mọi hoạt động diễn ra. 2.3.2. Hệ thống cấp điện Hệ thống điện lưới của xã được hoàn chỉnh đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện. Có 9 trạm biến áp đảm bảo cung cấp đầy đủ điện sinh hoạt và điện cho sản xuất kinh doanh, 100% các hộ dân được sử dụng điện. Năm 2016, tiêu thụ điện năng của toàn xã là 4.017.446 kW, tăng 142,7% so với năm 2015 [7], triển khai xây dựng thêm trạm điện tại thôn Dội nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu điện của người dân. 2.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc 26
  37. Toàn xã có 2116 hộ gia đình, thì tất cả 2116 hộ đều có tivi, gần 100% số hộ sử dụng điện thoại, nhiều hộ đã sử dụng mạng internet,có 01 nhà bưu điện văn hóa xã, hệ thống loa phát thanh luôn hoạt động thường xuyên mang đến thông tin liên lạc thuận tiện nhanh chóng. 2.3.4. Mạng lưới dịch vụ kinh doanh Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, ngoài kinh doanh cá thể thì có 12 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ổn định, đa dạng hoá mặt hàng, giải quyết vấn đề việc làm và mang lại thu nhập tương đối cao. 2.3.5. Chợ Hiện nay xã Đạo Tú có 1 chợ tại khu phố Bê Tông. Chợ họp thường xuyên vào các buổi sáng nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu mua bán của người dân. 2.3.6. Công trình tôn giáo - tín ngưỡng Ở một số thôn có chùa, đình riêng biệt, ngoài ra còn có 1 số nhà thờ họ của một số dòng họ lớn. Hằng năm các hoạt động tín ngưỡng vẫn thường xuyên diễn ra để phục vụ tín ngưỡng của người dân. 2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã Đạo Tú 2.4.1. Thuận lợi - Là một xã nằm gần trung tâm huyện Tam Dương, có vị trí địa lý thuận lợi, có các tuyến đường quan trọng chạy qua do đó rất thuận lợi cho trao đổi buôn bán, thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển trong chăn nuôi. - Đất đai tương đối màu mỡ, giàu dinh dưỡng, năng suất cây trồng cao giúp chăn nuôi có nguồn thức ăn dồi dào. - Hệ thống sông suối, mương máng thuận tiện, diện tích nước mặt cung cấp đủ cho các hoạt động của toàn xã. 27
  38. - Mạng lưới thông tin, hệ thống phát thanh đã đáp ứng được yêu cầu của người dân, đã có những bản tin phát thanh về chăn nuôi rất có tính thời sự và hữu ích; văn hoá, y tế, giáo dục đã được quan tâm chú trọng. - Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ngành chăn nuôi của xã Đạo Tú đã phát triển tốt, mang lại thu nhập cho người dân. 2.4.2. Khó khăn Điều kiện thời tiết khí hậu còn gặp một số diễn biến phức tạp gây khó khăn, cản trở sinh hoạt cũng như hoạt động mùa màng, chăn nuôi của người dân, tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển, giảm năng suất, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã. 28
  39. CHƯƠNG 3 LƯỢNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI CỦA XÃ ĐẠO TÚ 3.1. Phương pháp nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc - Đối tượng nghiên cứu: khối lượng, thành phần, hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan tới chất thải chăn nuôi, quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú. - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được lượng và tính chất của chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú. - Sử dụng phương pháp thu thập, thống kê và xử lý số liệu, điều tra kết hợp với kiểm nghiệm thực tế và áp dụng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi tiên tiến trong và ngoài nước 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2016 của xã Đạo Tú Chăn nuôi trong hộ gia đình là mô hình rất phổ biến và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian gần đây. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích việc chăn nuôi tại hộ gia đình nhằm mục đích giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ thực trạng trên, mô hình chăn nuôi tại hộ gia đình phát triển một cách nhanh chóng ở nông thôn. Theo thống kê sơ bộ của Cục chăn nuôi thì cứ 5 hộ dân sống ở nông thôn thì có 3 hộ chăn nuôi lợn, đạt gần 60% trong số hộ dân sống ở nông thôn. Xã Đạo Tú là một xã thuần nông, vì vậy chăn nuôi tại hộ gia đình là một tập quán đã có từ rất lâu, bên cạnh trồng trọt. Tuy nhiên trước đây các hộ gia đình thường chỉ nuôi ở quy mô nhỏ từ 1 đến 2 con nhằm tận dụng các sản 29
  40. phẩm dư thừa từ trồng trọt, nhưng hoạt động chăn nuôi ở đây đã bùng phát mạnh mẽ từ những năm 2006. Theo kết quả thống kê của UBND Xã Đạo Tú vào thời điểm tôi thực hiện đề tài nghiên cứu, tổng đàn trâu, bò có 1.189 con, đàn lợn 7.349 con, đàn gia cầm 134.000 con, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 17,1 ha, ước đạt 37,62 tấn/năm. Con số này sẽ ngày càng tăng khi các trang trại ngày càng tiến hành mở rộng diện tích trang trại và số lượng vật nuôi để đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Hình 4. Gia trại lợn gia đình bà Lan - thôn Guột Như vậy hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình trên địa bàn xã vẫn đang phát triển mạnh mẽ, với số lượng vật nuôi là rất lớn. Điều này đã gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường, bao gồm môi trường nước mặt, môi trường không khí và môi trường đất của xã. Bởi phân và nước thải chuồng trại được cho là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nhanh chóng nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý chặt chẽ. Bên cạnh đó do chăn nuôi ở đây phát triển một cách tự phát, thiếu những quy hoạch cụ thể về chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải, phân thải cộng với trình độ kỹ thuật còn 30
  41. hạn chế và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đã làm gia tăng thêm những tác động xấu tới môi trường. 3.3. Hiện trạng chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú 3.3.1. Nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã ngày càng gia tăng về cả quy mô và số lượng vật nuôi. Kéo theo đó là sự gia tăng về lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trong quá trình nuôi nhốt, chăn thả, các loại thức ăn chăn nuôi dư thừa, vật phẩm thú y, xác động vật, Hình 5. Một khu vực ô nhiễm tại thôn Cẩm Trạch Chăn nuôi càng phát triển thì chất thải càng nhiều. Chất thải phát sinh từ tất cả các khâu của hoạt động chăn nuôi. Thực tế tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú cho thấy với các loại hình chăn nuôi và với các loại vật nuôi đều phát sinh ra chất thải, trong đó hầu hết có các chất thải độc hại, chất thải khó phân huỷ ở cả thể rắn, lỏng và khí. Cụ thể có thể kể tên như sau: 31
  42. Bảng 9. Dạng chất thải và nguồn phát sinh chất thải STT Dạng chất thải Nguồn phát sinh 1 Phân, nước tiểu, thức ăn thừa, chất độn Chuồng lợn 2 Phân, thức ăn thừa, chất đệm lót Chuồng gà, vịt 3 Phân, nước tiểu, thức ăn thừa, chất đệm Chuồng bò, trâu 4 Vỏ trứng Trạm ấp 5 Vỏ bao bì thức ăn Tất cả các chuồng nuôi 6 Các vỏ vật phẩm thú y Khu thú y, chuồng nuôi 7 Nước vệ sinh chuồng trại, tắm gia súc Các chuồng nuôi gia súc Chuồng trại, hệ thống xử lý 8 Các loại khí gây mùi hôi, khí độc nước thải, cống rãnh 9 Xác vật nuôi Chuồng trại và vị trí lân cận 3.3.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại và thu gom chất thải chăn nuôi Trong chăn nuôi, vấn đề vệ sinh chuồng trại là hết sức quan trọng để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm và góp một phần lớn giữ gìn vệ sinh môi trường chăn nuôi. Tùy thuộc vào thực tế cơ sở chăn nuôi và điều kiện thời tiết, mùa vụ để thực hiện vệ sinh chăm sóc hợp lý, cụ thể: - Rửa máng ăn, máng uống và các dụng cụ khác: Là công việc hàng ngày, mỗi ngày thực hiện 2 lần sau mỗi bữa ăn. - Dọn phân, tắm cho vật nuôi và rửa chuồng mùa hè ngày 1 lần, mùa đông tắm cho lợn 2-4 ngày/ lần. Trước khi xịt rửa chuồng cần phải thu dọn phân và quét hết mọi rơm rạ cũ đã rải hôm trước. - Thay chất đệm lót như rơm, trấu thường xuyên để tránh ẩm ướt và các mầm bệnh ảnh hưởng tới vật nuôi. 32
  43. - Đối với chăn nuôi gia cầm cho trứng (gà, vịt, ngan, chim cút, ) cần nhặt trứng thường xuyên 1-2 lần/ngày để tránh các tác động có thể gây vỡ trứng ra chuồng nuôi. - Phun thuốc sát trùng: Trong chuồng phun các loại thuốc sát trùng để phòng trừ các loại vi khuẩn, dịch hại gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Phun quanh trại trong vòng bán kính 2 m, ngoài cửa ra vào và khu vực xung quanh chuồng trại. - Xử lý phân, nước thải: Có thể sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho cá, phân bón cho vườn cây, dẫn vào hệ thống biogas và một số mục đích khác. - Xử lý rác thải: Tùy thuộc vào từng loại rác thải mà sử dụng hay tiêu hủy: cặn cám, thức ăn thừa, thức uống thừa, cuống rau thừa có thể dọn và đổ xuống ao làm thức ăn cho cá; các loại bao bì có thể cất và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. - Nguồn nước: Nước tắm rửa cho gia súc được lấy từ hệ thống giếng khoan, có thể qua bể lọc hoặc không qua bể lọc. Nước uống cho gia súc, gia cầm được lấy từ giếng khoan qua hệ thống bể lọc đưa lên bể chứa dự trữ từ đó nước đưa tới các chuồng chăn nuôi. Hình 6. Vệ sinh chuồng nuôi lợn tại gia đình bà Hường - thôn Long Sơn 33
  44. Để giữ gìn vệ sinh cho vật nuôi và tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi thì phương thức thu gom cũng như xử lý chất thải có vai trò quyết định. Nếu làm tốt các khâu này thì sẽ hạn chế được tối đa sự lan truyền ô nhiễm và ngược lại. Thực tế khảo sát các gia trại, trang trại trên địa bàn xã Đạo Tú cho thấy một vài điểm chính như sau: - Hầu hết các loại hình chăn nuôi đều thải ra chất thải dạng lỏng do quá trình rửa chuồng nuôi thường xuyên hàng ngày hay định kì, đặc biệt trong chăn nuôi lợn thịt. Việc dùng quá nhiều nước xối phân, tắm, rửa chuồng làm gia tăng nhanh lượng nước thải và nhiều khi dẫn tới quá tải đối với hệ thống thoát nước, cống rãnh dẫn thải. - Đặc thù chăn nuôi gia cầm, tiêu biểu như chăn nuôi gà là phải hót chất độn chuồng (trấu, rơm, mùn cưa, ) đồng nghĩa với hót phân có lẫn trong chất độn để tránh ẩm ướt, mầm bệnh. Phân và chất thải trong chăn nuôi gà hầu hết được đóng bao và bán ra ngoài cơ sở chăn nuôi. Trong quá trình tích trữ với lượng lớn gây ra mùi khó chịu cho khu vực xung quanh và khi vận chuyển chúng có thể tiềm ẩn dịch bệnh tới nhiều nơi, đe doạ chăn nuôi. - Chất thải rắn trong chăn nuôi, như các loại phân có thể được mang ủ, nhưng nếu không đúng kĩ thuật sẽ gây mất dinh dưỡng và gia tăng ô nhiễm. Trong một vài trường hợp, phân không ủ và được bón trực tiếp ra đồng ruộng, vườn rau gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường cũng như sức khoẻ con người. 3.3.3. Các hình thức xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi Qua điều tra, khảo sát trên 50 hộ dân ngẫu nhiên thuộc các thôn trên địa bàn xã về xử lý chất thải chăn nuôi cho kết quả như sau: 34
  45. Bảng 10. Kết quả khảo sát vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú Kết quả Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ xử lý Xử lý một phần 38 76 (50 hộ) Không xử lý 12 24 Biogas triệt để 0 0 Hình thức xử lý Biogas không triệt để 29 76,3 (38 hộ) Xử lý nước thải 0 0 Ủ phân 9 23,7 Qua kết quả trên có thể nhận thấy: - Có 38 hộ chăn nuôi xử lý được một phần chất thải chăn nuôi do cơ sở chăn nuôi mình tạo ra, chiếm 76% cho thấy đa số các cơ sở chăn nuôi đều đã có ý thức và biện pháp cơ bản để xử lý chất thải, giảm ảnh hưởng tới môi trường. - Có 12 hộ chăn nuôi không xử lý được chất thải chăn nuôi do cơ sở chăn nuôi mình tạo ra, chiếm 24% cho thấy việc xử lý chất thải chăn nuôi chưa được người dân quan tâm và việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó: • Trong 38 hộ xử lý được một phần chất thải thì hình thức chủ yếu được sử dụng chính là sử dụng công nghệ khí sinh học hay công nghệ Biogas. Hầu hết mỗi gia trại, trang trại đều có từ 1-2 hầm biogas với kích cỡ hầm khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi và lượng phát thải của cơ sở. Tuy nhiên thực tế cho thấy các hầm biogas này chưa thực sự triệt để, nước thải sau biogas vẫn còn dược thải ra môi trường lân cận một cách bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nước, không khí. 35
  46. • Có 9 hộ xử lý bằng hình thức ủ phân. Hình thức này chủ yếu được áp dụng tại các cơ sở chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Phân sau khi được thu gom với lượng đủ lớn sẽ được ủ và mang bón cho cây hay làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như môi trường. • Có 12 hộ hoàn toàn không có hình thức xử lý chất thải, hầu hết đó là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ khoảng từ 3-5 đầu lợn, dưới 100 gà hay khoảng 1-2 con bò. Chất thải được xả thẳng ra ngoài ao hồ, cống rãnh, hay hót thẳng ra đồng ruộng, vườn cây. Hình 7. Xử lý chất thải bằng biogas tại hộ ông Giang - thôn Dội Hầm biogas là một hệ thống sinh khí khép kín tự động, hoạt động theo nguyên tắc: lượng phân và chất thải hữu cơ được lên men trong môi trường yếm khí sẽ sinh ra một lượng khí, và lượng khí này sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi van được mở thì các chất cặn bã này sẽ đẩy khí ra ngoài, đi vào đường ống để sử dụng. Nghĩa là khi phân động vật và các chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật sẽ sinh ra một lượng khí tổng hợp gồm metan (CH4), nitơ (N2), cacbon đioxit (CO2) và hyđro sulfua. Trong đó, 36
  47. khí metan (CH4) chiếm đến 50,6 %, là khí gây cháy và thường được dùng làm nhiên liệu đốt. Hiện nay, công nghệ biogas là hình thức phổ biến nhất trong xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú và được dùng rộng rãi tại hầu hết các hộ chăn nuôi, mang lại nhiều giá trị về kinh tế và môi trường. 3.3.4. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường xã Đạo Tú Hầu hết các gia trại, trang trại tiến hành nghiên cứu nằm ngay trong khu dân cư nên hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống xung quanh của người dân. Ảnh hưởng đối với môi trường không khí Trong quá trình chăn nuôi, ngoài việc phát sinh ra các loại nước thải, phân thải ở các dạng rắn lỏng thì ô nhiễm mùi cũng là một vấn đề đáng lo ngại tại đây. Mức độ ô nhiễm mùi phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Đặc biệt vào mùa hè, do nhiệt độ cao các vi sinh vật trong không khí hoạt động mạnh làm cho mùi phát tán nhiều hơn. Khí thải chăn nuôi có thể sinh ra từ bản thân gia súc. Các chất thải chăn nuôi có thành phần chất hữu cơ cao là môi trường tốt cho quá trình phân hủy vi sinh vật. Có 3 nguồn chính phát sinh ra khí thải chăn nuôi: khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi; khí ô nhiễm phát sinh từ hệ thống lưu trữ, xử lý hay chế biến chất thải chăn nuôi; khí ô nhiễm được phát sinh từ đồng ruộng, khu vực vườn cây được bón phân gia súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Mùi từ các chuồng nuôi heo bốc lên dữ dội là do phân bị phân huỷ. Mùi phân còn tươi nói chung ít khó chịu hơn so với mùi bốc ra từ phân đã trải qua sự phân huỷ yếm khí hoặc tự hoại. Bản chất chính xác của mùi này là chức năng của khẩu phần cho gia súc ăn, sự trao đổi chất của con vật và những điều kiện môi trường mà trong đó xảy ra sự phân huỷ. 37
  48. Theo điều tra thu thập từ những hộ dân sống xung quanh trại nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng về mùi của trại đến môi trường xung quanh. Với khoảng cách tới trang trại nghiên cứu khác nhau, đa số ý kiến cho rằng phải chịu ảnh hưởng về mùi chất thải và mức độ nặng, nhẹ theo mùa. Mức độ ảnh hưởng về mùi chịu sự chi phối khoảng cách tới trang trại và hướng gió, những hộ nằm gần trang trại hoặc cạnh cửa thải của trại thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Nguyên nhân gây ra mùi của trại nghiên cứu như thức ăn, công tác vệ sinh chuồng trại chưa hợp vệ sinh. Một số phụ phẩm của chế biến thực phẩm dùng cho gia súc ăn, cũng đặc biệt bốc mùi khó chịu Nhìn chung, các khí gây ô nhiễm có thể phát sinh khắp mọi nơi, từ chuồng chăn nuôi, quá trình thu gom, dự trữ và sử dụng chất thải. Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm mùi từ chăn nuôi, đang là vấn đề được quan tâm và là sự phàn nàn của các hộ dân sống xung quanh khu vực trang trại. Chuồng trại Nhà ở Hình 8. Chuồng trại chăn nuôi được xây ngay cạnh nhà ở Ảnh hưởng đối với môi trường đất Chăn nuôi là một nguồn chính tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đất là môi trường tiếp nhận và chuyển hóa phân bón thành các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải chăn nuôi hay sử dụng phân bón cho 38
  49. cây không hợp lý có thể suy thoái môi trường đất làm giảm năng suất cây trồng. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón lên môi trường đất cần phải hiểu rõ tác động hai mặt của phân gia súc trong môi trường đất. Dưới đây là thành phần của phân thải của lợn dùng để bón cho cây trồng. Bảng 11. Thành phần của phân thải của lợn Đặc tính Đơn vị tính Giá trị Vật chất khô G/kg 213 – 243 NH4 – N G/kg 0,66 – 0,76 Nt (Nitơ tổng số) G/kg 7,99 – 9,32 Tro G/kg 32,5 – 93,2 Chất xơ G/kg 151 – 261 Cacbonat G/kg 0,23 – 2,11 Axit béo mạch ngắn G/kg 3,83 – 4,47 Ph G/kg 6,47 – 6,95 (Theo số liệu của Cục chăn nuôi, 2006) Ảnh hưởng đối với môi trường nước Ngày nay các bệnh do môi trường chăn nuôi đang là thách thức lớn làm giảm giá trị kinh tế sản xuất ngành chăn nuôi. Khi thải trực tiếp chất thải vào nguồn nước chăn nuôi thủy sản, mầm bệnh được tích trữ qua các động vật thủy sinh. Khi con người ăn phải các động vật này sẽ bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước hồ nối với hệ thống kênh mương thoát nước theo nhiều hướng khác nhau đồng thời mang các loài sinh vật gây bệnh và dịch bệnh phát tán ra môi trường rộng hơn. Khi nước thải chăn nuôi thâm nhập vào các nguồn nước chúng làm thay đổi thành phần và tính chất của nước gây bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước trong các mục đích sinh hoạt và sản xuất của con người, đặc biệt là những người sống xung quanh trại chăn nuôi. 39
  50. Mức độ ô nhiễm các nguồn nước này phụ thuộc vào khối lượng nước thải, khả năng chịu tải và tự làm sạch của hồ, lượng nước pha loãng hay tác động của các nguồn gây ô nhiễm khác. Từ các số liệu điều tra thực tế tại cơ sở nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng của chất thải trang trại tới môi trường đất, nước và không khí xung quanh trang trại vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Hình 9. Nước thải sau biogas tại một đoạn mương thôn Giềng 3.4. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi và ước tính lượng chất thải chăn nuôi của xã Đạo Tú Điều tra các cơ sở chăn nuôi, tôi nhận thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều bắt đầu từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, sau đó mở rộng quy mô, xây thêm chuồng trại, mua thêm con giống, đầu tư thêm về trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ. Do đó, một số tiêu chí đảm bảo về môi trường của cơ sở chăn nuôi như cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, quy hoạch hay nguồn nước chưa thực sự được chú trọng và còn rơi rớt những tập quán chăn nuôi lạc hậu. Những năm gần đây, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn nên chăn nuôi 40
  51. tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Đạo Tú ngày càng phát triển. Các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhờ chăn nuôi phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người chăn nuôi được cải thiện. Tuy nhiên, khi chăn nuôi phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường lại là vấn đề rất đáng được quan tâm. Hiện nay, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn khoảng vài ngàn con lợn, hàng chục ngàn gia cầm chưa nhiều, chủ yếu các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn sản phẩm trồng trọt (như cám, rau xanh, ngô ) và thực phẩm dư thừa. Ý thức tham gia bảo vệ môi trường của một bộ phận người chăn nuôi còn chưa cao. Nhiều hộ gia đình đã thải trực tiếp chất thải gia súc, gia cầm ra cống rãnh, tạo thành dòng chảy đen đặc, bốc mùi ô nhiễm khó chịu. Các chất thải gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, chất độn chuồng (cây lạc, phân xanh, vỏ trấu, vỏ quả, rơm rạ ) của chuồng nuôi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khá cao. Những chất thải rắn, chất thải lỏng đó của chuồng nuôi, thức ăn của vật nuôi tồn đọng không qua xử lý, khi phát thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm không khí (do sinh ra các chất khí như SO2, H2S, NH3, NO2, CH4) và gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (nước mặt, nước ngầm), ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Người chăn nuôi cũng luôn phải tiếp xúc với chuồng trại, mùi hôi, khí độc hại từ chuồng nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đó là chưa kể đến các chất thải của gia súc trong phân, nước tiểu chứa cả những ký sinh trùng, vi trùng độc hại. Trước thực trạng đó, có rất nhiều cách hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Hiện nay, ở làng quê, vườn tược còn rộng, các hộ gia đình có thể xây dựng chuồng nuôi lợn làm nhiều ngăn: ngăn nuôi, ngăn chứa phân, ngăn chứa nước 41
  52. thải, ngăn để lắng nước chứa. Xung quanh chuồng nuôi trồng nhiều cây ưa ẩm như chuối, dong giềng, đao, lá dong Rễ các cây này sẽ chuyển hoá một phần chất thải của gia súc. Bể chứa nước thải (kích cỡ của bể tuỳ theo diện tích chuồng nuôi và số đầu vật nuôi), có thể thả trên mặt nước một số cây thuỷ sinh như bèo, rau dừa nước để nước trong bể trong, hết mùi hôi mới cho thoát ra ngoài cống rãnh. Theo số liệu tính toán cho thấy thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: bò: 20kg, trâu: 25kg, lợn: 3kg, gia cầm: 0,2kg/con/ngày. Như vậy nếu theo kết quả điều tra toàn xã Đạo Tú thì lượng chất thải rắn trong chăn nuôi của xã ước tính như sau: Bảng 12. Ước tính lượng chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú Lượng CTR Số vật nuôi tại Tổng lượng Vật nuôi (kg/con/ngày) xã (con) CTR (kg) Lợn 3 7.349 22.047 Bò 20 697 13.940 Trâu 25 492 12.300 Gia cầm 0,2 134.000 26.800 Tổng 75.087 Như vậy toàn xã Đạo Tú có 142.538 con gia súc, gia cầm thì lượng chất thải ra ngoài môi trường ước tính 75,1 tấn/năm. Lượng chất thải này sẽ ngày càng tăng và cần có biện pháp xử lý, quản lý chúng. 3.5. Nguyên nhân xử lý chất thải chăn nuôi còn yếu kém Thực trạng ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn xã Đạo Tú cho thấy việc xử lý chất thải chăn nuôi còn nhiều yếu kém, có thể kể tới một số nguyên nhân chính sau đây: • Trình độ và kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn nhiều yếu kém 42
  53. Với trình độ học vấn chưa cao và chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật cũng như các kiến thức chuyên sâu về chăn nuôi nên hầu hết người dân làm chăn nuôi theo kinh nghiệm, theo thói quen mà ít quan tâm đến các vấn đề xung quanh chăn nuôi. Họ chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc và học hỏi các kiến thức chuyên sâu và kiến thức an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh nông thôn cũng như các vấn đề môi trường trong chăn nuôi. • Ý thức về vệ sinh nông thôn và bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chất thải chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt tới môi trường xung quanh chuồng trại cũng như ảnh hưởng tới khu vực nhà ở lân cận về cả môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Không những thế, nó còn kéo theo rất nhiều hệ luỵ về vấn đề sức khoẻ như các bệnh tiêu hoá, các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da Mặc dù nhận thấy được những nguy hại xung quanh, song người dân chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng để ngăn chặn những nguy hại đó. Họ chưa có nhiều kiến thức cũng như chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi trong gia trại, trang trại, vệ sinh chung cho xóm làng cũng như giữ gìn môi trường chung. • Tập quán chăn nuôi còn lạc hậu và theo lối nông hộ nhỏ lẻ Chăn nuôi nông hộ phân tán, nhất là chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn, chất thải phần lớn là được xả ra ngoài môi trường. Đây là tập quán lâu đời và rất khó để đi ngược lại nó, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trực tiếp và nặng nề. Đất chật, người đông, không có quy hoạch cụ thể cho xử lý chất thải, thậm chí chất thải được xả thẳng ra vườn, ra đường làng, ngõ xóm gây mất vệ sinh. • Thiếu kinh phí cho quy hoạch và trang thiết bị 43
  54. Chăn nuôi trên địa bàn xã hầu hết còn ở quy mô vừa và nhỏ, một số ít ở quy mô lớn hơn song vẫn chưa đáp ứng được vấn đề kinh phí đầu tư cho trang thiết bi hiện đại và quy hoạch cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi. • Chưa được các cấp địa phương quan tâm đúng mức Công tác quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi còn nhiều bất cập, hạn chế cả về nhân lực và vật lực. Hệ thống tổ chức ngành chưa kiện toàn. Vì thế, vấn đề quản lý môi trường trong chăn nuôi chưa được chú trọng, chỉ đạo chưa sát sao, chưa sâu rộng nên hiệu quả chưa cao. Việc phân định trách nhiệm và các chế tài xử phạt trong hoạt động chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường chưa thật rõ ràng và hiệu quả. 44
  55. 3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Đạo Tú Chăn nuôi ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng vật nuôi làm gia tăng lượng chất thải chăn nuôi do đó có thể thấy tình hình quản lý chất thải chăn nuôi hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý cũng như xử lý chất thải thì cần đi giải quyết vấn đề cốt lõi đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia của đông đảo mọi người dân, các cơ quan tổ chức, các đoàn thể. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng nhiều cách khác nhau như: tuyên truyền giáo dục, công cụ pháp luật 3.6.1. Giải pháp cơ chế, chính sách Để quản lý chất thải chăn nuôi, trước hết các cấp, ngành địa phương cần có những cơ chế và chính sách thích hợp, dựa theo điều kiện thực tế của xã Đạo Tú để tổ chức quản lý môi trường chăn nuôi, đưa ra quy chuẩn quản lý phù hợp nhất. - Hoàn thiện hệ thống quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường; phân công, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong quản lý về bảo vệ môi trường nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. - Thành lập các bộ phận chức năng theo dõi về môi trường trong chăn nuôi ở mỗi thôn, báo cáo lên xã hàng tháng. - Tăng cường về số lượng, năng lực, củng cố đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường trong chăn nuôi, quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường 45
  56. thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi. - Tăng cường ngân sách hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi của hộ chăn nuôi. 3.6.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội vì vậy phải tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân và cộng đồng thông qua các cơ quan đoàn thể trong xã như: hội thanh niên, hội người cao tuổi, hội phụ nữ bằng các biện pháp sau: • Phổ biến cho người dân thế nào là chất thải chăn nuôi, mức độ nguy hại của nó và những vấn đề cấp thiết của môi trường xã Đạo Tú do chất thải chăn nuôi gây ra hiện nay. • Tuyên truyền cho người dân về vai trò, ý nghĩa của các biện pháp công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi cho hộ chăn nuôi. • Có chính sách giáo dục thích hợp để tự người dân biết rõ sự nguy hại của chất thải chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người luôn giữ gìn vệ sinh, xử lý chất thải chăn nuôi đúng cách, cho hiệu quả cao nhất. • Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các thôn cùng đóng góp ý tưởng, đưa ra những sáng kiến trong xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường. • Tuyên truyền cho học sinh về bảo vệ môi trường bằng cách dạy học tích hợp lồng ghép qua các môn học như: Hóa, Sinh, Văn, Giáo dục công dân • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường về vấn đề bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường ở tất cả các cấp học, gián tiếp thông qua các em để tác động đến các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời tổ chức 46
  57. các buổi hoạt động ngoại khóa về môi trường, các hoạt động trồng cây xanh, thu gom chất thải giúp học sinh nâng cao ý thức và hình thành thói quen. 3.6.3. Giải pháp quy hoạch chăn nuôi Do thực tế chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú chưa được quy hoạch hợp lý theo quỹ đất và các điều kiện sẵn có của địa phương do đó chăn nuôi còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề môi trường do chất thải chăn nuôi. Vì vậy, cần sớm có quy hoạch cụ thể, khoa học cho các gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã. • Quy hoạch chăn nuôi cần xác định rõ vùng, khu vực và quỹ đất dành cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp giết mổ chế biến thực phẩm và trồng cây thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy hoạch chung về kinh tế xã hội của hộ chăn nuôi, của địa phương. • Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụn đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở, khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. • Quy hoạch, xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, các chợ tiêu thụ thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh, quy hoạch cụ thể cho vị trí xử lý chất thải, giảm tác động đến môi trường và con người. • Có quy hoạch chi tiết phát triển cho từng loại vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát huy lợi thế sẵn có của địa phương. • Hướng đến quy định cụ thể về quy mô chăn nuôi tối đa trên một đơn vị diện tích để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3.6.4. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật Với tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú hiện nay, có thể nhận định trong thời gian tới, quy mô chăn nuôi sẽ ngày càng mở rộng kéo theo đó 47
  58. là sự gia tăng chất thải chăn nuôi và những hệ luỵ của nó. Do đó cần có những biện pháp công nghệ thích hợp, tiên tiến để vừa giảm thiểu áp lực của nó lên môi trường, vừa đáp ứng khả năng kinh tế của địa phương. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi, phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất đó là phương pháp khí sinh học hay còn gọi là biogas. a. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas Thực tế cho thấy, sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi là giải pháp tốt để giảm ô nhiễm môi trường, nhất là đối với chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư. Tuy vậy, hầm biogas cũng có hạn chế nhất định, chỉ phù hợp cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 10-15 con lợn), không phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn. Do lợi ích từ việc xây dựng hầm khí biogas mang lại nên trong thời gian gần đây nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú đã đầu tư công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình mà lựa chọn xây hầm biogas bằng gạch hay lắp đặt hầm biogas bằng nhựa composite. Hình 10. Sơ đồ lắp đặt hầm biogas composite 48
  59. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao về môi trường và kinh tế, chất khí sản sinh từ hầm biogas là nhiên liệu cho nhiều hoạt động như thắp sáng, đun nấu, sưởi ấm, ngoài ra chất thải sau biogas dùng cho nuôi cá hay phục vụ trồng trọt. Vì vậy cần có chính sách khuyến khích hộ chăn nuôi xây dựng, lắp đặt hầm biogas, hỗ trợ về kinh phí đối với hộ chăn nuôi. Dù mức hỗ trợ xây dựng một hầm biogas mới không nhiều, nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc kích cầu các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng. b. Phương pháp ép tách phân Đây là một công đoạn, một khâu quan trọng trong quy trình xử lý chất thải chăn nuôi, giúp quá trình xử lý nhanh hơn và hiệu quả hơn. Từ bể lắng, nước thải được bơm lên máy ép tách phân. Khi tới màng lọc, phần nước sẽ chảy qua và đi vào túi biogas. Còn phần vật chất khô (phân) thì trượt xuống và được ép nát bằng một mô tơ giảm tốc. Mô tơ này có thể điều chỉnh để ép phân theo những ẩm độ khác nhau và có thể đạt ẩm độ dưới 25% để làm phân bón vi sinh. Do lượng phân mà đàn heo trong trại thải ra mỗi ngày khác nhau, nên thời gian chạy máy cũng như lượng phân thành phẩm thu được cũng khác nhau. Trước hết, do phân đã được tách ra khỏi nước thải nên giảm hẳn lượng chất lắng trong túi biogas, qua đó làm giảm chi phí nạo vét hầm biogas và tăng tuổi thọ cho hầm.Cũng nhờ phân đã được tách khỏi nước thải nên trang trại có thể giảm thể tích hầm biogas, tiết kiệm được đáng kể về chi phí xây dựng hầm. Nguồn phân tách ra khỏi nước thải được ép nát vụn và có thể đem bán. 49
  60. Hình 11. Máy ép tách phân Ngoài lợi ích kinh tế, khi sử dụng máy ép phân còn giải quyết được vấn đề môi trường, vốn đang là bài toán nhức nhối đối với ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn.Vì vậy trong thời gian sắp tới sẽ sử dụng máy ép tách phân rộng rãi hơn trong nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. c. Phương pháp ủ phân: Một trong những phương pháp xử lý phân gia súc để bón ruộng là phương pháp ủ phân. Phương pháp này vừa đơn giản vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Phân sau khi xử lý sẽ bị hoai mục bón cho cây sẽ nhanh tốt và đặc biệt là phân gần như không còn mùi hôi nhất là sau khi đã được ủ lâu. Phương pháp ủ phân có thể xử lý được một lượng phân lớn, có thể áp dụng với chăn nuôi công nghiệp. Trong khi ủ phân, các vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy các chất xenlulozo, glucozo, protein, lipit có trong thành phần của phân chuồng. Quá trình ủ phân gồm có 4 giai đoạn biến đổi Phân tươi Phân hoai dang Phân hoai Phân ở dạng dở mùn 50
  61. Phân sau khi ủ được sử dụng bón cho cây trồng, vừa có giá trị dinh dướng cao, vừa mang lại lợi ích môi trường. d. Phương pháp nuôi giun quế Giun là loài có khả năng làm cho đất đai màu mỡ hơn, đồng thời giun cũng có khả năng sử dụng các chất thải hữu cơ trong đó có phân gia súc để chuyển hóa thành phân compost có tác dụng tốt cho cây trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Giun có rất nhiều loài khác nhau (2500 loài), ở Việt Nam, loài giun P.excavatus được gọi là giun quế hay giun đỏ. Giun quế có thể sử dụng để xử lý hầu hết các loại phân gia súc, đặc biệt phát triển rất tốt trong phân gia súc nhai lại và phân lợn. Trong phân giun, hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao như N(1,5-2,2%), P2O5 (1,8-2,2%), K2O (1,0-1,5%), Ca (4,6-4,8%), vật chất hữu cơ, các vi khuẩn có lợi cho đất và nhiều thành phần có lợi khác. Các bước để nuôi giun quế: (1) Chuẩn bị ô nuôi (2) Chọn loài giun nuôi (3) Kỹ thuật nuôi + Chuẩn bị chất nền + Thả giun vào ô nuôi + Che đậy ô nuôi + Cho giun ăn + Duy trì độ ẩm + Chống nóng, lạnh cho giun + Chống thiên địch (4) Thu hoạch giun Hiện nay trên địa bàn xã chưa áp dụng phương pháp nuôi giun quế, vì vậy các cấp ngành trong xã cần cung cấp cho hộ chăn nuôi các kiến thức, kỹ 51
  62. thuật nuôi giun, khuyến khích hộ nông dân nuôi giun và hỗ trợ một phần cả về kỹ thuật, con giống, kinh phí cho hộ chăn nuôi. e. Xử lý nước thải: Nước thải chăn nuôi có thành phần và lượng chất ô nhiễm cao, chủ yếu là các chất hữu cơ hay chất thải sinh học. • Đối với các hộ chăn nuôi: Khuyến khích mỗi hộ xây 1 trạm xử lý nước thải chăn nuôi của hộ mình. • Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo từng thôn, theo cụm thôn hoặc toàn xã. Nên xây dựng trạm xử lý theo cụm thôn, xã Đạo Tú chia ra khoảng 4 điểm xử lý nước thải chăn nuôi phục vụ các cụm thôn. 3.6.5. Kết hợp xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi bằng hệ thống VAC Từ nhiều năm nay, người chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú đã biết chăn nuôi kết hợp với vườn rau, ao cá để tận dụng tối đa các sản phẩm chăn nuôi tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế. Ngày nay, mô hình này được hoàn thiện hơn và vẫn được khuyến khích áp dụng cho các hộ chăn nuôi trong xã vì hiệu quả của nó về mọi mặt, đó là hệ thống trang trại VAC. VAC là từ viết tắt của Vườn - Ao - Chuồng. Đó là hệ thống kinh tế trang trại bao gồm 3 thành phần sản xuất kết hợp. VAC là tập hợp 3 yếu tố sản xuất: vườn, ao, chuồng trong một hệ thống canh tác thống nhất. Trong quá trình vận hành của hệ thống, các yếu tố vườn, ao, chuồng gắn bó với nhau rất chặt chẽ, không tách rời nhau, không biệt lập với nhau mà có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển. 52
  63. Việc áp dụng chăn nuôi theo VAC giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng từ dòng vật chất đi vào hệ thống (thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ , phân vi lượng, khoáng, năng lượng ) tạo các dòng ra là các sản phẩm phong phú khác nhau với hiệu quả chuyển hóa dòng vào thành sản phẩm rất cao, chính vì vậy có thể hạn chế thấp nhất việc tích tụ vật chất từ dòng vào thành chất thải tích tụ trong môi trường đất và nước. Có thể nói VAC là một hệ thống sản xuất bền vững đáp ứng cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường cho nên có thể vận hành không phải chỉ ở quy mô kinh tế gia đình mà có thể áp dụng cho cả các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp, dễ thực hiện do đó cần được khuyến khích áp dụng cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú. Trên đây là một số giải pháp có thể áp dụng để quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi của xã Đạo Tú. Tùy vào nhận thức người chăn nuôi, điều kiện kinh tế - xã hội và các tác động khác để lựa chọn giải pháp phù hợp. 53
  64. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua tìm hiểu kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan tới chất thải chăn nuôi, quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi của xã Đạo Tú – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc tôi có một số kết luận như sau: 1. Xã Đạo Tú nằm ở trung tâm huyện Tam Dương, có các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương đối tốt do đó ngành chăn nuôi có nhiều lợi thế và luôn là điểm mạnh trong kinh tế của xã. Tuy nhiên, chất thải chăn nuôi đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước, không khí và cần có những biện pháp giải quyết vấn đề này. 2. Chất thải chăn nuôi phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong tất cả các khâu của hoạt động chăn nuôi, chúng tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. 3. Về cơ bản, người dân đã có hình thức xử lý chất thải chăn nuôi của gia trại/ trang trại mình tuy nhiên việc xử lý còn nhiều hạn chế. Một số hình thức xử lý được người dân trên địa bàn xã Đạo Tú áp dụng: biogas, ủ phân, dùng cho trồng rau, nuôi cá, 4. Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã còn nhiều yếu kém do một vài nguyên nhân chính như: Trình độ và kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn hạn chế; chưa ý thức cao về bảo vệ môi trường; còn chăn nuôi theo lối nông hộ, tập quán lạc hậu; thiếu kinh phí; 5. Đã đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú dựa trên những thực tế địa phương. II. KHUYẾN NGHỊ Để góp phần giải quyết tình hình chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Đạo Tú hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả cao, tôi có một số khuyến nghị sau: 1. Các cấp quản lý cần có những cơ chế và chính sách thích hợp: hoàn 54
  65. thiện hệ thống quản lý môi trường trong chăn nuôi; tăng cường về nhân lực, năng lực cho đội ngũ cán bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm. 2. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân. 3. Sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi của xã phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương, hỗ trợ hộ chăn nuôi trong xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi. 4. Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp và hiệu quả, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học. Trên đây là một số khuyến nghị của tôi về các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi xã Đạo Tú - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc. Rất mong trong thời gian tới, UBND xã Đạo Tú sẽ áp dụng những giải pháp này để quản lý chất thải chăn nuôi của địa phương ngày một tốt hơn. 55
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân An, 2007, Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 2. Trương Thanh Cảnh, 2010, Kiểm soát ô nhiễm môi trường và sử dụng kinh tế chất thải chăn nuôi, NXB KHKT 3. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tôn, 2013, Bài giảng về quản lý chất thải chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp 4. Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994, Nghiên cứu các chỉ tiêu nhiễm bẩn chất thải chăn nuôi heo tập trung và áp dụng một số biện pháp xử lý, Đại học nông lâm TP. HCM 5. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, Hồ Thị Lam Trà, Lê Hữu Hiếu, Đào Tiến Khuynh. Khoa CN và NTTS, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Xử lý và sử dụng chất thải trong các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại tỉnh Hưng Yên. 6. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. 7. UBND xã Đạo Tú, 2017, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Đạo Tú năm 2016. 8. Thống kê năm 2016 của ban TN – MT xã Đạo Tú. 9. Trang thông tin điện tử: gia-suc-va-mot-so-bien-phap-xu-ly-285/ 56
  67. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI Họ và tên chủ gia trại/trang trại: Giới tính: Nam/Nữ. Địa chỉ: Thôn , xã , huyện , tỉnh Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu “x” vào lựa chọn phù hợp với ý kiến của ông/bà) 1. Gia trại/trang trại nhà ông/bà chủ yếu chăn nuôi loại vật nuôi nào?  Lợn  Gà, vịt  Trâu, bò  Thuỷ sản  Loại vật nuôi khác (ghi rõ): 2. Trong quá trình chăn nuôi, lượng thức ăn cho vật nuôi có xảy ra hiện tượng dư thừa hay không?  Có  Không Nếu trả lời Có, xin cho biết ông/bà xử lý lượng thức ăn thừa đó như thế nào? 3. Theo ông/bà việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi có phải là 1 khâu quan trọng trong chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường không?  Có  Không 4. Hãy đánh giá các phương thức vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sau đây tương ứng với mức độ thường xuyên mà ông/bà áp dụng: Không Thỉnh Thường Phương thức xử lý bao giờ thoảng xuyên Hót phân và chất thải    Sử dung nước để xối phân và rửa    chuồng
  68. Vê sinh, khử trùng bằng xà phòng, vôi    hay chất khử trùng khác Dùng chổi để quét dọn    Sử dụng đệm lót sinh học cho nền    chuồng trại 5. Theo ông/bà, chất thải chăn nuôi của gia trại/trang trại nhà ông/bà đã được xử lý ở mức độ nào?  Xử lý toàn bộ  Xử lý một phần  Không xử lý Nếu lựa chọn xử lý toàn bộ hay một phần, xin trả lời câu 6. Nếu lựa chọn không xử lý, xin chuyển sang câu 7. 6. Hình thức xử lý chất thải gia trại/trang trại sử dụng là gì?  Biogas triêt để (hoàn toàn không còn bã thải hay khí thải ra môi trường)  Biogas không triệt để (còn 1 lượng bã thải, khí thải ra môi trường xung quanh)  Ủ phân  Xử lý nước thải 7. Chất thải chăn nuôi được sử dụng vào mục đích nào sau đây?  Nuôi cá  Làm phân bón ruộng  Bán cho các hộ trồng trọt  Không sử dụng mà chỉ thải ra môi trường xung quanh 8. Ông/bà đánh giá như thế nào về môi trường xung quanh do chăn nuôi của gia đình mình và các gia đình xung quanh gây nên?  Đã ô nhiễm 1 phần  Đã ô nhiễm nặng  Hoàn toàn không ô nhiễm 9. Theo ông/bà, vấn đề quản lý môi trường do chất thải chăn nuôi đã được các cấp tại địa phương quan tâm, chú trọng, quản lý tốt hay chưa?
  69.  Chưa quản lý  Quản lý nhưng chưa hiệu quả cao  Quản lý và cho hiệu quả cao 10. Xin ông/bà cho biết nguyên nhân dẫn tới chất thải chăn nuôi chưa xử lý triệt để và đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất? Nguyên nhân: Đề xuất giải pháp: Cám ơn ông/bà đã thực hiện điều tra!