Khóa luận Đánh giá khả năng sinh sản và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 2701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá khả năng sinh sản và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_kha_nang_sinh_san_va_dieu_tri_mot_so_benh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá khả năng sinh sản và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI KIÊN GIANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI CÁC MÔ HÌNH THUỘC HUYỆN ĐỊNH HÓA, PHÚ LƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI KIÊN GIANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI CÁC MÔ HÌNH THUỘC HUYỆN ĐỊNH HÓA, PHÚ LƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - TY - N01 Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nay em đã hoàn thành bài khóa luận của mình. Để đạt kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y nói riêng và các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung. Để bày tỏ lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã chỉ bảo, dạy dỗ tận tình, chu đáo giúp cho em có những kiến thức để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp của mình và sử dụng trong tương lai. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Công ty cổ phần Khoa học Sự sống và UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên và các hộ gia đình chăn nuôi dê đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng và cô giáo ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận đã quan tâm, giúp đỡ, đã giành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích và giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để em có kết quả như ngày hôm nay. Một lần nữa, em xin gửi tới các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe cùng những điều tốt đẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Bùi Kiên Giang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hoạt động sinh dục và khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa 29 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi số lứa đẻ/năm của dê địa phương Định Hóa 31 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi số con đẻ/lứa của dê địa phương Định Hóa 32 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi sinh trưởng của dê con 33 Bảng 4.5: Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương sinh sản 34 Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương 35 Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên dê 36 Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh trên ngựa và hươu sao 39
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự KL Khối lượng NC & PT Nghiên cứu và Phát triển Nxb Nhà xuất bản STT Số thứ tự TT Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê 4 2.2. Đặc điểm dê địa phương Định Hóa 6 2.2.1. Đặc điểm sinh sản 6 2.2.2. Đặc điểm tiêu hóa 7 2.3. Tổng quan về sinh sản của dê 8 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của dê 12 2.4.1. Ảnh hưởng của mùa vụ 12 2.4.2. Ảnh hưởng do chăm sóc, quản lý 12 2.4.3. Ảnh hưởng bởi yếu tố cận huyết 13 2.5. Giới thiệu một số bệnh thường gặp trên đàn dê cái sinh sản 13 2.5.1. Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm 13 2.5.2. Bệnh viêm phổi 15 2.5.3. Bệnh tiêu chảy ở dê 16 2.5.4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ 18
  7. v 2.5.5. Bệnh viêm vú 18 2.5.6. Bệnh viêm kết mạc mắt 20 2.5.7. Áp xe ở dê 20 2.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 21 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 23 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Đánh giá khả năng sinh sản của đàn dê nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương 26 3.4.2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê sinh sản địa phương Định Hóa 27 3.5. Công thức tính toán các chỉ tiêu 27 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 28 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của đàn dê địa phương Định Hóa nuôi tại các mô hình 29 4.1.1. Hoạt động sinh dục và khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa 29 4.1.2. Số lứa đẻ/ năm của dê địa phương Định Hóa 31 4.1.3. Số con đẻ/lứa của dê địa phương Định Hóa 32 4.1.4. Sinh trưởng của dê con 33 4.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương sinh sản 34 4.2.1. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản 34
  8. vi 4.2.2. Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản tại các mô hình 35 4.2.3. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản 36 4.3. Công tác phục vụ sản xuất 37 4.3.1. Vệ sinh chuồng trại 37 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh trên ngựa 37 4.3.3. Một số bệnh trên hươu sao 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta, dê là một loài vật truyền thống và được phân bố khá rộng rãi, đặc biệt là các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đàn dê chiếm một tỷ lệ khá lớn và được chăn nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con dê ngày càng khẳng định được những ưu thế của nó trong ngành chăn nuôi ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục thống kê nông nghiệp Việt Nam [25], tổng số đàn dê cả nước năm 2018 là 2.683.942 con tăng thêm 127.674 con, tương đương với 104,99% so với thời điểm tháng 12/2017. Sản lượng thịt dê hơi xuất chuồng tại thời điểm năm 2018 là 30.329,4 tấn, tăng 114,50% so với cùng thời kỳ năm 2017. Đối với tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, số lượng dê của tỉnh (theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018)[24]cũng có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2018 tổng số đàn dê là 42.164 con giảm hơn so với tháng 12/2017 là 12.252 con (77,48%). Do số lượng dê bị giảm nên kéo theo sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng giảm, năm 2018 sản lượng của tỉnh Thái Nguyên là 480 tấn giảm 132,9 tấn tương đương 78,31% so với năm 2017. Mặc dù con dê đã và đang dần khẳng định được những ưu thế của nó nhưng để ngành chăn nuôi dê phát triển hơn nữa cần rất nhiều yếu tố để thúc đẩy. Đặc biệt là những nghiên cứu sâu hơn về khả năng sản xuất của con dê trong thời kỳ sắp tới. Dê có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hóa của dê rất phát triển, có thể tiêu hóa nhiều chất xơ. Dê ăn được nhiều loại cỏ cây, có thể ăn trên đồi núi dốc, nơi mà trâu bò không thể tới.Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ dê có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan
  10. 2 trọng trong việc cung cấp nguồn protein động vật cho người ở các nước đang phát triển. Vì những ưu điểm nói trên, chăn nuôi dê có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong cải thiện kinh tế gia đình, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Định Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Có địa hình đa dạng, có núi Rồng chạy dọc một số xã của huyện. Trên đỉnh núi có nhiều bãi phẳng cây cỏ xanh tốt, tiếng Tày gọi là “Chúng” có thể chăn nuôi dê, trồng ngô, dựng nhà Loài dê núi (Sơn Dương), theo truyền thuyết của người dân địa phương vốn là tổ tiên của loài dê địa phương (hiện nay nhiều khi thợ săn vẫn săn bắn được) đã sản sinh ra loài dê mà dân địa phương gọi từ lâu đời là dê Nản. Một số đặc điểm cơ bản của dê Nản Định Hóa qua khảo sát ban đầu cho thấy, về ngoại hình dê Nản có màu lông khá đa dạng. Tầm vóc nhỏ, mắn đẻ, nhưng số con đẻ ra/lứa lại thấp; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không cao bằng những giống dê khác. Về sinh trưởng, khối lượng sơ sinh của dê Nản từ 1,2 - 1,3kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg, trưởng thành con cái nặng khoảng 17 - 20kg, con đực có trọng lượng khoảng 25- 30kg. Tỷ lệ sinh trưởng của dê vẫn còn tương đối thấp do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa hiệu quả, ngoài ra còn có sự tác động của các yếu mầm bệnh gây bệnh lên đàn dê địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh sản và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa - Thái Nguyên và đặt nền móng cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp cải tạo, bảo tồn giống dê này. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ sở để xây dựng quy trình phòng trừ một số bệnh thường xảy ra cho dê có hiệu quả cao. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo cho người chăn nuôi dê áp dụng chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng dê giống hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trị một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trên đàn dê, thúc đẩy chăn nuôi dê phát triển.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến cho rằng: Dê là một loài vật nuôi được con người thuần hóa sớm nhất sau đấy là chó (Trần Trang Nhung, 2005)[8]. Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng. Nhưng với tài liệu tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi thuần hóa đầu tiên là ở Châu Á, vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn Sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đông sông này. Giống như các vật nuôi khác, sau khi thuần hoá, đầu tiên dê được nuôi với mục đích lấy thịt, sau đó nuôi dê để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm nhất, thậm chí còn sớm hơn cả bò lấy sữa, bởi lẽ vắt sữa dê đơn giản hơn nhiều so với bò và sau đó dê cũng được nuôi để lấy lông. Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính: - Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở tận các nước Tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở Châu Á và Châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn.
  13. 5 - Dê rừng Markhor (Capra Faloneri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và phía Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum. Vị trí phân loại của dê: - Dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia) - Bộ guốc chẵn (Actiodactila) - Bộ phụ nhai lại (Ruminantia) - Họ sừng rỗng (Covicorvia) - Họ phụ dê cừu (Capra rovanae) - Thuộc loài dê (Capra) Trong số động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và được xếp chung vào nhóm gia súc nhai lại nhỏ có sừng. Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loại lá cây mà cừu không ăn được. Đặc điểm chung về ngoại hình của dê: dê Cỏ có thân hình thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Dê có đầu to, đôi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, cặp sừng cũng ngắn, sắc lông màu trắng hoặc đen, có con khoang trắng đen, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng hay loang đen, loang trắng. Thịt dê Cỏ chắc thịt và thơm ngon được ưa chuộng. Tuy vậy dê có tầm vóc nhỏ, năng suất thịt thấp. Khả năng cho sữa 350 - 370g/ngày với chu kỳ cho sữa từ 90 -105 ngày. Con dê có cơ thể góc; dê có râu ở cả con đực và con cái; trán lồi, xương mũi thẳng, không có hốc mắt; mõm mỏng, môi linh hoạt, do đó dê thể hiện đặc tính kén chọn thức ăn; răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn những lá non, búp cây mềm mại; những con khoẻ thì đuôi
  14. 6 thường chổng lên. 2.2. Đặc điểm dê địa phương Định Hóa Tổ tiên của giống dê địa phương Định Hóa là loài dê núi Sơn Dương, người dân địa phương gọi là dê Nản. Dê địa phương Định Hóa có thân hình thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Màu lông khá đa dạng (chủ yếu màu cánh gián, màu vàng nhạt và màu xám). Khối lượng sơ sinh của dê Nản từ 1,2 - 1,3kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg; trưởng thành con đực nặng khoảng 25 - 30kg, con cái có trọng lượng khoảng 17 - 20kg. Dê có đầu to, đôi tai nhỏ, ngắn, hướng ngang sang hai bên, cổ ngắn, môi linh hoạt, răng cửa sắc. Dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Trán dê lồi, xương mũi thẳng. Ở dê cái sừng nhỏ và ngắn hơn sừng dê đực. Sừng dê có nhiều hình dáng cong ngược về phía sau, thẳng đứng, cong lên trên, chĩa ra 2 bên cả dê đực và dê cái đều có râu. 2.2.1. Đặc điểm sinh sản Tuổi động dục lần đầu của dê thay đổi từ 6 đến 8 tháng tuổi, cá biệt có một số cá thể có biểu hiện động dục lần đầu ở 4 - 5 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của dê là 19 - 21 ngày, động dục kéo dài 1 - 3 ngày, khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Dê cái mang thai trung bình từ 146 - 150 ngày là đẻ. Khả năng sinh sản tốt, số con đẻ ra/lứa bình quân 1,5 con; số lứa đẻ/năm/cái bình quân 1,6 - 1,7 lứa. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, phù hợp với chăn nuôi quảng canh lấy thịt nhưng năng suất thịt thấp do khả năng sinh trường chậm.
  15. 7 2.2.2. Đặc điểm tiêu hóa Dê thuộc loại động vật nhai lại như trâu, bò, cừu Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi ). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn. Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn. Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây ) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công dụng khác nhau, gồm: dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích toàn dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào. Tiếp theo là dạ tổ ong - là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1 - 2 lít toàn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm góc, dùng để nghiền thức ăn. Thứ ba là dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại như các trang sách, dùng để ép thức ăn thu những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ múi khế dài khoảng 40cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp. Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.
  16. 8 2.3. Tổng quan về sinh sản của dê Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống, là sự truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, là kết quả của cả một quá trình thành thục sinh dục (từ 2 cá thể có thể sản sinh ra tinh trùng hoặc trứng và có các biểu hiện sinh sản thứ cấp khác). Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để trở thành hợp tử phát triển thành phôi, thai và đẻ ra một thế hệ mới, cùng với nuôi dưỡng thế hệ mới đó trong giai đoạn đầu. Quá trình hoạt động sinh sản của dê do hệ thống thần kinh dịch thể của cơ thể điều khiển, và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (như dinh dưỡng, khí hậu, bệnh tật ). Các cơ chế hoạt động của thần kinh, thần kinh - thể dịch điều hòa hoạt động sinh sản của các động vật được biểu hiện ở các mặt hoạt động sinh sản của gia súc như: sự hình thành phát triển và thành thục của các giao tử, các biểu hiện của một chu kỳ sinh dục, hoạt động giao phối và quá trình thụ tinh, chửa, đẻ và tiết sữa nuôi con trong chăn nuôi dê, người ta đánh giá khả năng sinh sản của chúng qua các chỉ tiêu sau: Ở con đực qua các chỉ tiêu: tuổi thành thục sinh dục, tuổi phối giống lần đầu, khả năng sản xuất và chất lượng tinh dịch, khả năng phối giống. Ở con cái qua các chỉ tiêu: động dục lần đầu, phối giống lần đầu, đẻ lần đầu, chu kỳ động dục, khoảng cách giữa hai đứa đẻ, số con đẻ ra/lứa ( lứa 1, 2, 3, ), khối lượng riêng con đẻ ra (khối lượng sơ sinh), khả năng nuôi con (khả năng tiết sữa/ngày, tháng, chu kỳ), tỷ lệ nuôi sống dê con sau 1, 3, 6 và 12 tháng. Các tính trạng sinh sản của dê đực và dê cái trên đây phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố (giống, tuổi, nhiệt độ ánh sáng, mức độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc quản lý và phòng trừ dịch bệnh ). Ở châu Á và các nước chậm phát triển, hình thức chăn thả quảng canh tận dụng đồi bãi là phổ biến. Ở các nước này, người ta nuôi dê để lấy thịt, da là chủ yếu trên cơ sở lợi dụng khả năng cho thịt
  17. 9 của dê địa phương, dê kiêm dụng và lai tạo giữa chúng với nhau trên nền thức ăn tự nhiên là chính, nên năng suất nuôi dê đạt rất thấp. Do đó, phải coi trọng công tác giống kết hợp đảm bảo tốt thức ăn và dinh dưỡng các tham số di truyền ứng dụng trong việc chọn tạo giống được nhiều nhà khoa học lưu tâm nghiên cứu. Acharya.R.M và Kumar.P, (1992)[12] đã xác định hệ số di truyền (h2) các tính trạng chủ yếu của dê như sau: Tính trạng Hệ số di truyền (h2) Tuổi đẻ lứa đầu 0,32 - 0,56 Số con sinh ra/ lứa 0,10 - 0,24 Khoảng cách 2 lứa đẻ 0,20 Khối lượng cai sữa 0,30 - 0,5 Khối lượng cơ thể từ 12 - 16 tháng tuổi 0,50 Sản lượng sữa/chu kỳ tiết sữa 0,30 Tỷ lệ mỡ sữa 0,30 - 0,50 Dựa vào bản chất sinh vật học của sự sinh sản, con người có thể nâng cao hiệu suất của công tác chọn và nhân giống dê. Hiện nay ngoài phương pháp ghép đôi giao phối truyền thống và thụ tinh nhân tạo, một số nước trên thế giới đã ứng dụng công nghệ cấy truyền hợp tử trong di truyền phối giống bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới như: đông lạnh và bảo quản tinh dịch dê giống tốt, gây siêu bão noãn để thu hoạch được nhiều phôi dê, đông lạnh và bảo quản phôi dê, cừu để cấy truyền hợp tự, sử dụng kích thích tố để tăng khả năng sinh sản ở dê cái đã và đang được áp dụng ở Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam Sinh sản là đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì và bảo tồn nòi giống, so với các gia súc ăn cỏ khác, dê là con vật có khả năng sinh sản cao. Các đặc tính sinh sản của dê được biểu hiện ra ngoài khi chúng thành thục về tính dục.
  18. 10 Sự thành thục về tính của con dê được xác định khi dê cái có biểu hiện thải trứng và dê đực sản xuất được tinh trùng và có biểu hiện tính dục. Tuổi đưa vào sử dụng thường đến muộn hơn, khi đó cơ thể con vật đã phát triển khá đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được. Những dê khỏe mạnh, dê Cỏ sinh trưởng tốt thường có tuổi động dục lần đầu sớm theo Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiếu (1993)[10]. Theo Đặng Xuân Biên (1958)[1], dê Cỏ thành thục về tính lúc 4 - 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thực sự, dê bước vào thời kỳ sinh sản. Tuổi thành thục tính dục của dê từ 7 - 8 tháng tuổi và phụ thuộc vào giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. Theo Devendra.C và Burns (1983)[13], thời kỳ sinh sản của dê từ 7 - 10 năm. Trong thời kỳ sinh sản, dê đực thường có hoạt động sinh sản thường xuyên và liên tục, dê cái có hoạt động sinh sả theo chu kỳ động dục, chửa đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục. Theo Devendra.C và Mc Leroy.G.B (1983)[13] cho rằng ở dê có ba loại chu kỳ tính dục, loại dài và ngắn là không phổ biến và có tỷ lệ thấp, còn loại vừa (17 - 23 ngày) chiếm tỷ lệ cao và phổ biến. Chu kỳ tính dục của dê xảy ra như đối với các loại gia súc khác và có các giai đoạn với các biểu hiện ra bên ngoài: pha trước động dục 4 - 6 ngày; pha động dục 24 - 48 giờ; pha sau động dục 5 - 7 ngày và pha yên tĩnh 11 - 16 ngày. Khi động dục dê có các biểu hiện: bồn chồn, đuôi ve vẩy, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhầy, nhảy lên con khác và chịu cho con khác nhảy lên, giảm ăn uống, giảm tiết sữa, kêu kéo dài. Thời gian trứng còn có khả năng thụ thai 8 - 12 giờ, tinh trùng có thể sống trong đường sinh dục dê cái khoảng 24 giờ. Thời điểm rụng trứng của dê cái là 21 - 36 giờ kể từ khi có biểu hiện động dục. Thời điểm phối giống cho dê cái tốt nhất vào thời điểm 12 giờ và phối lặp lại lần 2 vào thời điểm 24 giờ kể từ khi dê cái có biểu hiện động dục. Sự thụ tinh diễn ra khi trứng và tinh trùng
  19. 11 gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Sau giai đoạn thụ tinh, dê cái bước vào giai đoạn mang thai, thời gian mang thai của dê dao động từ 143 - 165 ngày. Kết thúc giai đoạn mang thai là quá trình đẻ. Đây là quá trình sinh lý phức tạp để đẩy thai va nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ. Toàn bộ quá trình sinh sản của dê được điều khiển bằng hệ thống thần kinh và thể dịch. Quá trình này được điều phối một cách nhịp nhàng gây cho gia súc động dục theo chu kỳ, giữ, nuôi thai khi chửa, sinh con khi đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Thời gian động dục lại sau đẻ: là khoảng thời gian cần thiết để dê mẹ phục hồi lại hoàn toàn trạng thái sinh lý, thuật lợi cho sự động dục trở lại. Thời gian này trước hết phụ thuộc vào hoạt động tiết sữa, tuổi dê mẹ, số lứa đẻ. Theo Đinh Văn Bình (1994)[2], đã nghiên cứu trên dê Bách Thảo cho rằng sau khi dê đẻ 30 - 60 ngày dê động dục trở lại và ở lứa đẻ thứ 2 đến lứa thứ 6, thời gian động dục lại có phần ngắn hơn lứa 1 và lứa 7 trở đi. Khoảng cách lứa đẻ của dê ảnh hưởng bởi thời gian chửa, thời gian động dục lại sau đẻ, tỷ lệ phối đạt. Các tính trạng này có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Khoảng cách lứa đẻ liên quan chặt chẽ đến công tác chọn giống, phối giống, chăm sóc và nuôi dưỡng. Số con đẻ ra/lứa: là tính trạng có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,1 - 0,24). Một phần nó phụ thuộc vào tính hoàn thiện của cơ quan sinh sản dê cái, tầm vóc con mẹ, số lứa đẻ thứ mấy và đặc biệt khả năng tiết sữa nuôi con, khả năng này phụ thuộc vào di truyền và ngoại cảnh. Hoạt động sinh lý, sinh dục của dê Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và khối lượng theo qui định, như dê Bách Thảo phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 26 - 30 kg trở lên. Trong thực tế sản xuất thường bỏ qua 2 động dục đầu tiên của dê cái, sau đó mới cho phối giống. Đối với dê cái đang
  20. 12 sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5 - 2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại. Tuyệt đối không được cho dê đực giao phối đồng huyết với dê cái. Khi động dục dê cái có biểu hiện: âm hộ hơi sưng, đỏ hồng, chảy dịch nhờn, dê cái thường kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác. Nếu dê đang tiết sữa thì năng suất sữa giảm hẳn. Để phát hiện được động dục ở dê cái trước hết chúng ta phải theo dõi một cách chi tiết dựa vào sổ sách theo dõi, lý lịch, sau dó quan sát trực tiếp hoặc dùng đực thí tình, nếu phát hiện có những biểu hiện như trên thì sau 18 - 36 giờ cho dê giao phối là thích hợp nhất. Phối giống lần 1 cho dê cái khi âm hộ chuyển màu đỏ tím, dịch nhầy đặc hơn và có thể kéo dài 2 - 3 cm, đứng yên cho dê đực nhảy. Phối lần thứ 2 sau khi phối lần thứ nhất 12 giờ (phối 2 lần/một dê cái). Trong sản xuất thường khi phát hiện thấy dê động dục ngày hôm nay thì ngày hôm sau cho dê phối giống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều là phù hợp nhất. Thường cho dê phối giống trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của dê 2.4.1. Ảnh hưởng của mùa vụ Mùa vụ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phát triển cũng như khả năng sinh sản của đàn dê. Vào vụ thu - đông, lượng thức ăn xanh bị giảm khá nhiều do thời tiết xấu nên dê phát triển chậm. Thời tiết thay đổi theo mùa khiến dê phải thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể nhiều hơn. Mỗi thời điểm giao mùa là cơ hội cho các mầm bệnh phát triển gây nguy cơ mắc bệnh cao cho đàn dê. 2.4.2. Ảnh hưởng do chăm sóc, quản lý Chế độ chăm sóc, quản lý là yếu tố quan trọng trong việc phát triển đàn dê. Cần chú ý tới chế độ cho ăn trong từng hoàn cảnh cụ thể, độ tuổi khác nhau của dê. Đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh
  21. 13 cho ăn những loại thức ăn hỏng, mốc, Lập các công thức phối trộn thức ăn hợp lý đối với từng loại dê nuôi như: dê sinh sản, dê thịt, dê giống hoặc dê lấy sữa, Vào những mùa dịch bệnh cần có các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn dê, đồng thời thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. 2.4.3. Ảnh hưởng bởi yếu tố cận huyết Để phát triển đàn dê lâu dài qua các thế hệ cần quan tâm đến sự ảnh hưởng của yếu tố cận huyết. Khi có hiện tượng giao phối cận huyết trong đàn sẽ gây ra các vấn đề ở những thế hệ sau, nếu diễn ra lâu sẽ dẫn đến thoái hóa giống. Luôn theo dõi thời gian và thế hệ trong đàn để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống giao phối cận huyết làm giảm năng suất của đàn. 2.5. Giới thiệu một số bệnh thường gặp trên đàn dê cái sinh sản 2.5.1. Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm Nguyên nhân: Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê do một loại virus thuộc họ Poxviridae, giống Parapoxvirus hướng thượng bì gây ra. Bệnh xảy ở dê mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện tượng viêm loét miệng, làm cho dê không ăn được, dê con không bú được dẫn đến sức đề kháng giảm sút, dễ kế phát các bệnh khác. Triệu chứng và bệnh tích: Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. Sau đó các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ, rồi vỡ ra tạo thành vẩy cứng, xù xì trên môi và mép dê. Khi cậy lớp da dưới vảy là lớp keo nhầy màu vàng, đôi khi có lẫn máu và mủ. Mụn nổi một cách liên tục hoặc từng đợt nối tiếp, kéo dài khoảng 10 ngày. Những mụn đỏ lan rộng và ngày càng dày lên, bọc một đám cứng, làm môi dày lên khó cử động, lỗ mũi bị hẹp lại. Con vật lấy và nuốt thức ăn khó, đau nên thường bỏ ăn, chảy dãi, lỗ mũi bị bịt kín chất nhầy, thở khó. Các mụn đỏ có mủ dễ thành những u như chất sừng, hình bắp cải, súp lơ,
  22. 14 dễ tán thành bột hoặc có mủ chảy nước, những u này nổi rõ vào ngày thứ 20. Những bệnh tích như thế có thể thấy ở bờ mi mắt, vành hậu môn, mép âm hộ, nếp đuôi, vú Ở phần chân, có những đám như mụn cóc, dính đất, chảy nước, chảy máu. Bệnh tích ở chân thường do con vật lấy chân gãi môi. Bệnh tích ở những chỗ khác phần lớn là ở những vết thương do cây nhọn có dính virus chọc vào. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng, được phủ một lớp bựa trắng làm dê đau đớn, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi, sức đề kháng của cơ thể giảm. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Những biến chứng nguy hiểm nhất là viêm dạ dày, ruột, viêm cuống phổi và phổi. Bệnh kéo dài từ 1 - 4 tuần nếu không bị nhiễm trùng kế phát thì các tổn thương sẽ tự khỏi, các mô lành lại và không để lại sẹo. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát làm các tổn thương trầm trọng hơn. Những dê đang cho sữa khi núm vú bị tổn thương thường nhiễm trùng kế phát gây viêm vú nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng cho sữa. Chẩn đoán: Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh là nổi mụn nước ở môi, mép, đầu vú, núm vú, âm hộ, bìu dái nhưng không xuất hiện mụn nước ở móng chân. Chẩn đoán phân biệt với bệnh đậu mùa ở dê là con vật có biểu hiện sốt, có mụn đậu xuất hiện ở mặt da, trên niêm mạc mũi, miệng và quanh mắt. Bệnh lở mồm long móng ở dê là con vật có biểu hiện sốt, có xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ mọc sâu ở lớp niêm mạc mồm, vành mõm, vành mồm, nướu răng, lưỡi, phần tiếp giáp giữa móng và chân, bàn chân sưng to. Điều trị cục bộ: cạy bong vết thương, dùng khăn sạch và nước muối sinh lý rửa sạch vết thương. Dùng chanh, khế sát vào vết loét, sau đó dùng xanh methylen bôi vào vết loét hoặc có thể dùng dung dịch iod - tetran bôi ngày 2 - 3 lần. Những dê có triệu chứng nhiễm trùng kế phát thì phải dùng kháng sinh
  23. 15 như: streptomycin, tetracyclin, ampicillin, penicillin, amoxylin hoặc các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi vào vết thương cho dê. Điều trị toàn thân: Điều trị bằng thuốc khi bị nhiễm trùng kế phát nặng. Thuốc kháng sinh có thể dung: Gentamycin (1ml/15 - 20kg TT), streptomycin (50mg/kg TT), penicillin (15.000 - 20.000UI/kg TT), amoxylin (1ml/10kg TT), ceftiofor (1ml/22kg TT) tiêm bắp thịt.Tiêm trợ sức trợ lực bằng các thuốc bổ: Catosal, biocatosal, metosal, canxi B12, vitaplex Truyền đường 10 - 20% cho dê trong trường hợp bỏ ăn hoàn toàn (bổ sung vitamin C, cafein, urotropin). Trường hợp dê bị viêm vú thì phải dùng kháng sinh điều trị viêm vú cho dê. Phòng bệnh: Giảm thiểu stress khi vận chuyển. Không mua dê bị bệnh hoặc dê ở những đàn đã mắc bệnh, mua giống ở nơi uy tín và an toàn dịch bệnh. Dê mới mua về phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Luôn kiểm dịch động vật mới trước nhập và cách ly trước khi nhập đàn. Trong trường hợp bùng phát, cách ly động vật ốm để điều trị. Đốt bao tay và tất cả băng, gạc khi tiếp xúc với thương tổn, dịch viêm từ động vật bệnh. Tăng cường tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Luôn luôn đeo găng tay điều trị, tiếp xúc với động vật vì con người có thể mắc bệnh. Tránh tiêu thụ sữa từ những con vật có tổn thương trên núm vú và vú. Cần có người chăm sóc và điều trị vật nuôi ốm riêng. Tránh lây lan bệnh cho vật nuôi khoẻ mạnh. 2.5.2. Bệnh viêm phổi Nguyên nhân: Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè). Bệnh gây ra do vi khuẩn kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẳn trong đường hô hấp của dê. Các nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp và tử vong là do vi khuẩn Pasteurella multocida hoặc Mannheimia haemolytica. Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê con, làm chết với tỷ lệ cao.
  24. 16 Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh của dê là 3 - 4 ngày. Thời gian đầu sốt cao: 40 - 410C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, thở khó tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng. Dê bị bệnh cấp tính thường chết nhanh, từ 4 - 6 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Dê trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một nặng và thường chết sau 30 - 45 ngày vì suy hô hấp.Tất cả các lứa tuổi dê đều có thể mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50 - 100%. Dê chửa thường sảy thai và chết sau 5 - 6 ngày. Điều trị: Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng sinh như: tylosin (11mg/kg TT), tetracyclin (15mg/kg TT), tiarmulin (20mg/kg TT) hoặc streptomycin (30mg/kg TT). Dùng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, vitamin C và cafein. 2.5.3. Bệnh tiêu chảy ở dê Nguyên nhân: Bệnh tiêu chảy ở dê hay còn gọi là hội chứng tiêu chảy. Trên dê con do sức đề kháng còn yếu dê dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy do vú hay sữa mẹ bị nhiễm vi khuẩn. Trên dê lớn có thể được gây ra bởi virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, stress, vệ sinh kém, các chất độc hại và chế độ ăn uống. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường là: E.coli, Salmonela, cầu trùng. Một số loại giun như giun tròn, giun kim, sán dây cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp, sử dụng thức ăn thay thế kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột. Triệu chứng: Do nhiễm E.coli: Dê con dưới 2 tuần tuổi có biểu hiện mệt mỏi, không ăn. Tiêu chảy phân có màu trắng, hơi vàng hoặc xám. Dây rốn có khi đỏ và
  25. 17 sưng lên. Dê con thường chết do mất nước. Do nhiễm Salmonela: Dê lớn có biểu hiện sốt và không ăn. Tiêu chảy phân lỏng có màu xanh lá cây đôi khi có lẫn máu. Chết do mất nước và nhiễm trùng máu. Do nhiễm tụ cầu: Dê con 2 - 8 tuần tuổi có biểu hiện suy nhược, không ăn. Tiêu chảy, phân dính vào chân sau. Dê bị mất nước nghiêm trọng và có thể chết. Do nhiễm ký sinh trùng (giun tròn, giun kim, sán dây): Dê thường xuyên bị tiêu chảy. Niêm mạc mắt và niêm mạc miệng rất nhợt nhạt nếu bị nhiễm nặng. Dê yếu, giảm cân, suy dinh dưỡng mặc dù vẫn ăn bình thường. Do ăn phải cây độc: Dê bị tiêu chảy, yếu và mất nước. Trường hợp nghiêm trọng dê có thể bị chết. Điều trị: Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc, sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh, nước uống bẩn để loại trừ. Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh. Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng biseptol, liều 1 - 2 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành nên tiêm streptomycin 20 - 50mg/kg TT. Phòng bệnh: Cách ly ngay những con mắc bệnh. Chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để vệ sinh sát trùng. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ, khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần được lót ổ bằng cỏ khô và tập cho ăn thức ăn tinh từ tuần thứ hai, khi dạ cỏ phát triển tốt, hệ vi sinh vật hoạt động bình thường. Như vậy sẽ giúp dê con làm quen và có khả năng sử dụng, tiêu hóa tốt thức ăn, hạn chế được những rối loạn về tiêu hóa khi cai sữa. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống. Kiểm tra xung quanh chuồng trại, bãi chăn thả thường xuyên để phát hiện cây có độc và
  26. 18 loại bỏ chúng. Định kỳ tẩy giun, sán cho đàn dê. 2.5.4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ Nguyên nhân: Do nuôi dưỡng không đúng quy trình, thức ăn hôi mốc, thức ăn chứa nhiều nước, ngộ độc thuốc trừ cỏ, cây lá có độc tố, ăn cỏ ướt, thay đổi đột ngột thức ăn từ thô sang tinh hoặc dê bị cảm lạnh, viêm ruột, bội thực dạ cỏ Triệu chứng: Con vật bứt rứt, ngoảnh nhìn hông trái, chân đạp vào bụng. Trong dạ cỏ xuất hiện lượng hơi lớn, bụng căng, mất phản xạ ợ hơi, bỏ ăn, không nhai lại, chảy nước bọt. Con vật chết nhanh do ngạt thở, trụy tim mạch. Điều trị: Kéo lưỡi con vật ra nhiều lần hoặc cho vào mồm nó một ống thông dạ cỏ, nhấc hai chân trước lên, cho con vật ở trạng thái dựng đứng. Xoa bóp nhiều lần vùng dạ cỏ để làm tăng nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Cho uống dung dịch creolin hoặc cho uống dung dịch amoniac (1 thìa cà phê/500g nước, hoặc dung dịch rượu tỏi ), xông khói bồ kết, cho ăn lá thị để kích thích ợ hơi hoặc đánh rắm. Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp tính. 2.5.5. Bệnh viêm vú Nguyên nhân:Bệnh thường được gây nên bởi các vi khuẩn Staphylococcus spp, Corynebacterium spp, Streptococcus spp hoặc một số chủng E.coli Bệnh xảy ra chủ yếu do vệ sinh môi trường và quy trình vắt sữa không đúng kỹ thuật. Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật làm mầm bệnh lẫy nhiễm vào núm vú và bầu vú. Một số bệnh khác cũng kế phát viêm vú như viêm tử cung, viêm ruột, các vế thương ở bầu vú Triệu chứng: Tùy thuộc vào thời điểm và mức độ của bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên bệnh viêm vú có những biểu hiện thường thấy như sau:
  27. 19 Triệu chứng chủ yếu là sưng, đỏ, đau vùng bầu vú. Thông thường có thể quan sát sự biến đổi tổ chức của vú và của sữa. Vú bị viêm sẽ thay đổi màu sắc từ màu hồng nhạt đến màu đỏ thẫm hoặc đen và bầu vú trở nên lạnh (như khi vú bị viêm thể hoại thư). Viêm vú thể hoại thư thường làm chết dê mẹ và nếu có được điều trị khỏi thì vú viêm cũng sẽ bị hỏng. Sữa ở vú mắc bệnh có màu sắc rất thay đổi: nhợt nhạt, vàng thẫm, vàng nhạt có lẫn mủ hay máu, hoặc lợn cợn đông vón hay có lẫn các tổ chức bị hoại tử. Sữa có thể bình thường hoặc loãng hơn. Tổ chức ở bầu vú có thể bị dày lên hoặc phù thủng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hầu hết các thể viêm vú thường kết hợp với nhau. Có trường hợp dê bị mắc bệnh nhưng không rõ các triệu chứng lâm sàng, dạng này thường làm giảm sản lượng sữa đến 25%. Điều trị: Dùng nước muối nóng vệ sinh bầu vú và núm vú sạch sẽ. Sau đó nhúng núm vú, chỗ vú bị xước vào cồn iodine 10% 1 lần/ngày/5 - 7 ngày liền. Sử dụng thuốc chống viêm: Bio - dexa liều lượng 1ml/10 - 25kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, liên tục 1 – 3 ngày. Dùng thêm giảm đau hạ sốt analgine + vitamin C liều 1ml/10 - 25kg thể trọng. Dùng thuốc cafein + vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho uống chất điện giải gluco-C 10 ngày liền. Dùng thuốc catosal 10% tiêm bắp 1 lần/ ngày/5 ngày liền. Bổ sung vitamin ADE + B-complex, khoáng chất premix vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền. Khi bệnh nặng nên sử dụng một số kháng sinh tiêm bắp nhằm hạn chế, hay tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn không cho xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Tuy nhiên các độc tố sản sinh ra khi vi khuẩn chết sẽ phá hỏng bầu vú và làm dê chết. Do vậy, chăm sóc dê chu đáo sau và trong thời viêm vú là rất cần
  28. 20 thiết. Dê bị viêm phải được vắt sữa ít nhất 3 lần/ngày. Rửa bầu vú bằng nước nóng (chườm) có tác dụng giảm sưng và viêm. 2.5.6. Bệnh viêm kết mạc mắt Nguyên nhân: Bất kỳ động vật nào cũng có thể bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc nguyên phát có thể do chấn thương, các vật lạ trong kết mạc hoặc các chất kích thích môi trường (gió, bụi, hóa chất). Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây viêm kết mạc ở dê. Các vi khuẩn gây bệnh như Branhamella ovis, Mycoplasma, Chlamydia psittaci và Listeria monocytogenes có thể gây nhiễm trùng và viêm kết mạc. Triệu chứng: Co thắt mí mắt, sưng và đỏ kết mạc, chất nhầy chảy ra từ mắt. Động vật bị viêm kết mạc có thể nhạy cảm và tránh ánh sáng. Sau vài ngày thì mắt xung huyết nặng hơn, giác mạc bị mờ một phần giữa hoặc mờ đục hoàn toàn. Một số có thể bị loét giác mạc, mắt đau và nhắm lại một phần, hay nháy mắt. Nếu cả hai mắt bị mờ hoặc loét thì dê sẽ sút cân vì không ăn được. Một số con đau mắt không bị loét thì cũng có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Điều trị: Cách ly con vật bị bệnh, vệ sinh và sát khuẩn chuồng, trại. Mắt cần được rửa bằng dung dịch nước muối, rửa sạch chất dịch rỉ, dị vật, bụi bặm. Dùng thuốc mỡ kháng sinh (tetracyclin, chloramphenicol) nhỏ tối thiểu 2 lần/ngày. Trường hợp mắt kéo màng thì dùng sulfat kẽm 10% nhỏ 2 - 3 lần/ngày. Khi phát hiện nhiều con trong đàn bị mắc bệnh thì phải dùng kháng sinh để điều trị. 2.5.7. Áp xe ở dê Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau và trở ngại cơ năng thường xuất hiện ở tai, vai, đùi và vùng mông. Điều trị: Dùng kéo cắt hết lông chỗ ổ áp xe. Sau đó dùng cồn Iodin 10% sát trùng kỹ toàn bộ vùng ổ áp xe. Dùng thuốc novocain 3% tiêm với liều 3 - 5ml/con vào quanh ổ áp xe để giảm đau. Dùng dao mổ vô trùng mở ổ áp xe,
  29. 21 chích lấy hết dịch viêm Dùng thuốc penicillin + streptomycin bôi vào vết thương 1 lần/ngày, 5 ngày liên tục. Dùng thuốc cafein + vitamin B1 tiêm bắp 1 lần/ngày, 3 ngày liền để trợ sức. 6. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Năm 1993 Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước. Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được những kết quả bước đầu khả quan và tạo điều kiện cho chăn nuôi dê từng bước phát triển trong cả nước. Năm 1994, Trung tâm đã nhập nội ba giống dê kiêm dụng sữa - thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jamnapari và Barbari. Ba giống dê này được nuôi thích nghi và đưa vào nhân giống chăn nuôi ở các nông hộ. Đến năm 2002, Trung tâm lại tiếp tục nhập hai giống dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine và Saanen và giống dê siêu thịt là dê Boer nhằm nuôi thuần và cải tạo với đàn dê địa phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy đàn con lai cho năng suất cao hơn giống địa phương từ 20 - 25% và đàn con lai của các giống dê này đã được nhân giống và phát triển rộng khắp trong cả nước. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân (Đặng Vũ Bình, 2007)[3]. Nguyễn Thị Mai (2000)[6], cho biết mức độ cải tiến về trọng lượng của dê lai Alpine × Bách Thảo và Bách Thảo × (Alpine × Bách Thảo) ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 41,66 – 50,00% so với dê Bách Thảo. Ưu thế lai của dê (Alpine × Bách Thảo) cao nhất là lúc 9 tháng tuổi (31,20%) và thấp nhất lúc 24 tháng tuổi (5,60%) và dê lai Bách Thảo × (Alpine × Bách Thảo) cao nhất là lúc 3 tháng tuổi (7,30%) và thấp nhất là lúc 6 tháng tuổi (1,40%). Con lai
  30. 22 (Alpine × Bách Thảo) cho năng suất sữa cao hơn Bách Thảo là 58,43% và nhóm lai Bách Thảo × (Alpine × Bách Thảo) cao hơn Bách Thảo là 39,33%. Đậu Văn Hải (2001)[5], cho biết con lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách Thảo cho trọng lượng cao hơn dê Bách Thảo thuần từ 5 - 20% qua các giai đoạn tuổi và sản lượng sữa cũng cao hơn dê Bách Thảo từ 30 - 60% qua các tháng cho sữa trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng như nhau. Lê Văn Thông (2005)[11] thông báo rằng, dê lai F1 giữa giống Bách Thảo với dê Cỏ thể hiện ưu thế lai rõ rệt về tầm vóc, khối lượng, khả năng sinh trưởng cao hơn dê Cỏ. Khối lượng dê lai F1 bằng 128,58% so với dê Cỏ và bằng 82,65% dê Bách Thảo. Ưu thế lai về khối lượng tăng dần từ sơ sinh (8,78%) đến 36 tháng tuổi (43,23%). Theo nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015)[4] nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của dê Cỏ và các tổ hợp lai giữa hai giống Bách Thảo (BT) × Cỏ (BT × Cỏ); tổ hợp lai ba giống giữa Boer × BT × Cỏ và (Bo x (BT × Cỏ)). Kết quả nghiên cứu cho thấy dê Cỏ có màu lông không đồng nhất, màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất (54,47%). Trong khi, dê lai hai giống (BT × Cỏ) có chân cao hơn, tai to hơn và thẳng. Dê lai ba giống Bo × (BT × Cỏ) có màu lông chủ yếu giống màu dê Boer đực đầu đỏ (37,11%) và màu dê Boer đực đầu đen (21,64%). Chúng có thân hình cao lớn, cân đối, cơ bắp rất phát triển hơn so với dê Cỏ, tai to và rủ xuống. Khối lượng qua các tháng tuổi của dê lai ba giống Bo × (BT × Cỏ) là cao nhất, sau đó là dê lai hai giống BT × Cỏ và thấp nhất là dê Cỏ. Dê đực luôn có khối lượng cao hơn dê cái ở mọi lứa tuổi. Tăng khối lượng của dê lai ba giống Bo × (BT × Cỏ) cao nhất là 81,66 g/ngày; sau đó đến dê lai (BT × Cỏ) (66,71 g/ngày) và thấp nhất ở dê Cỏ (47,12 g/ngày) (P<0,05).Dê đực có tốc độ sinh trưởng cao hơn dê cái ở nhiều giai đoạn tuổi.
  31. 23 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hamzo Khan Kunbhar và cs, (2016)[16] đã có cuộc nghiên cứu điều tra hiệu suất sinh sản của dê cái Kamohri được quản lý theo kiểu truyền thống, điều kiện quản lý tại quận Hyderabad, Sindh, Pakistan. Dữ liệu được thu thập thông qua các chuyến kiểm tra thường xuyên của các trang trại khác nhau trong các khu vực được lựa chọn của huyện và thành phố. Kết quả cho thấy tuổi trung bình dậy thì và tuổi đẻ lần đầu tiên được ghi nhận tương ứng là 370,026 ± 5,435 ngày và 532,14 ± 5,256 ngày. Độ dài trung bình của chu kỳ động dục, thời gian động dục và thời kỳ động dục sau sinh được quan sát tương ứng là 21,03 ± 0,17 ngày, 24,791 ± 0,097 giờ và 68,21 ± 0,46 ngày ở dê Kamohri. Sự khác biệt giữa các lứa đẻ được tìm thấy có ý nghĩa đối với giai đoạn động dục sau sinh. Điều này đã được kết luận rằng hiệu suất sinh sản của dê Kamohri là phù hợp và cho thấy hiệu quả sinh sản của giống dê này có thể được sử dụng cho chăn nuôi dê bền vững trong khu vực. Moaeen - ud - Din M và cs, (2008)[19] đã nghiên cứu hiệu suất sinh sản của dê Matou dưới khí hậu cận nhiệt đới gió mùa của miền Trung Trung Quốc. Mục đích của nghiên cứu là ước tính các thông số sinh sản của dê Matou để đánh giá một giống dê thịt. Dữ liệu về 2.560 con dê từ 1.197 đàn được thu thập từ các hộ chăn nuôi dê Matou ở sáu quận của thành phố Shiye thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Các phân tích thống kê về tuổi dậy thì, động dục, thời gian mang thai, kích thước lứa đẻ và tỷ lệ sống sót của dê ở tuổi thành thục được thực hiện với phần mềm Genstat 5 (phiên bản 3.1) bằng cách sử dụng mô hình thống kê mô tả và hồi quy. Kết quả cho thấy tuổi ở tuổi dậy thì của dê cái là 108,4 ± 19,1 ngày trong khi thời gian động dục và chu kỳ trung bình lần lượt là 58,6 ± 15,9 giờ và 19,7 ± 1,5 ngày. Thời gian mang thai và kích thước lứa đẻ trung bình 150 ± 7,4 ngày và 2,14 ± 0,9 tương ứng với 90,8% tỷ lệ sống sót của dê con. Thời gian mang thai không liên kết với tính đực cái, nhưng bị trì hoãn
  32. 24 khi kích thước lứa đẻ tăng. Tỷ lệ sống sót của dê khi sinh khác biệt đáng kể giữa lứa tuổi 1 đến 5 tháng tuổi, giảm đáng kể ở mức 6 đến 7 tháng tuổi, và sau đó tăng ở mức 8 tháng tuổi. Ở dê Matou, tất cả tỷ lệ sinh đôi và sinh ba là 45,4% và 16,3% trong khi tỷ lệ sinh đơn là 27,4%. Vì tỷ lệ sinh đôi và sinh ba của dê Matou cao hơn đáng kể, nên giống dê này có thể được khuyến nghị cho các khu vực khác của Trung Quốc và thế giới có điều kiện khí hậu tương tự. Mengistie (2013)[18] nghiên cứu đánh giá hiệu suất tăng trưởng của dê Abergele được quản lý theo hệ thống quản lý truyền thống, được thực hiện tại Abergele ở khu vực khô cằn của quận Sekota. Dữ liệu về tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng được thu thập từ 724 con dê trong hai năm. Khối lượng trung bình của dê con cân được lúc sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt là 1,91kg ± 0,04; 6,84kg ± 0,19; 9,13kg ± 0,31 và 16,42kg ± 1,20. Khối lượng của dê con lúc sơ sinh, 3 tháng và 6 tháng tuổi đẻ lứa đầu tiên nhẹ hơn so với những dê con được sinh ra từ lứa đẻ cao hơn. Mùa sinh sản ảnh hưởng để trọng lượng của dê con, khối lượng dê con sơ sinh được đẻ trong mùa khô có thường thấp hơn. Tính dục của dê, lứa sinh và mùa sinh sản ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trước cai sữa của dê con.Tốc độ tăng trưởng trước cai sữa và sau cai sữa thu được lần lượt là 53,4 ± 2,30gam và 29,3 ± 4,32gam. Tác động đáng kể của các yếu tố cố định được xem xét và nỗ lực cải thiện nhằm tăng năng suất của dê trong khu vực nghiên cứu. Devendra.C, và Mcleroy.G.B, (1982)[14] Chương trình này bao gồm các đơn vị dê lùn Tây Phi (WAD) trong các ngôi làng. Mục tiêu cuối cùng của chương trình nhân giống là tạo cơ hội quản lý nguồn gen dê WAD dựa vào cộng đồng vì lợi ích của người chăn nuôi dê trong khu vực. Theo hai nhà khoa học Navaneethan U, Giannella RA, (2008)[21] cho rằng bệnh tiêu chảy thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm khuẩn. Jensen và Jonathan E (2007)[17] nghiên cứu nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu
  33. 25 chảy là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy.
  34. 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản. Phạm vi nghiên cứu: Khả năng sinh sản của đàn dê và một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản. 3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành Địa điểm: Một số mô hình nuôi dê tại huyện Định Hóa, Phú Lương. Thời gian: Từ ngày 20/11/2018 - 23/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khả năng sinh sản của dê nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản. - Tham gia các hoạt động sản xuất tại cơ sở chăn nuôi của Công ty CP Khoa học Sự sống. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Đánh giá khả năng sinh sản của đàn dê nuôi tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương Số lượng dê sinh sản theo dõi: 105 con tại các mô hình chăn nuôi. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Theo dõi dê khi bắt đầu đẻ lứa đầu tiên. Chu kỳ động dục (ngày): quan sát và phát hiện dê cái động dục trong đàn vào buổi sáng, bắt nhốt riêng và được cho ăn tại chuồng tránh không cho dê đực giao phối. Hết biểu hiện động dục dê cái tiếp tục được chăn thả theo đàn cho đến khi động dục trở lại. Chu kỳ động dục được tính bằng khoảng thời gian giữa 2 lần bắt đầu có biểu hiện động dục của dê cái.
  35. 27 Thời gian chịu đực: Tiến hành theo dõi trực tiếp. Thời gian động dục trở lại sau đẻ: Tiến hành theo dõi trực tiếp và ghi lại vảo sổ, tiếp tục theo dõi cho tới lứa đẻ tiếp theo. Số con đẻ ra/lứa: Theo dõi, quan sát trực tiếp, ghi chép sổ sách. 3.4.2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê sinh sản địa phương Định Hóa Tiến hành quan sát, mô tả các biểu hiện về triệu chứng, bệnh tích (nếu có) của một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê tại các mô hình thuộc huyện Định Hóa, Phú Lương. Bao gồm: tiêu chảy, viêm loét miệng, viêm phổi, chướng hơi dạ cỏ, áp xe, viêm vú, viêm kết mạc. Đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh đã theo dõi: tiến hành điều trị, ghi chép kết quả gồm số lượng con mắc bệnh trên tổng đàn, số con điều trị, số con khỏi bệnh, tỷ lệ chết do bệnh, 3.5. Công thức tính toán các chỉ tiêu  dê con đẻ ra của từng con mẹ Trung bình số dê con sinh ra /lứa =  lứa theo dõi  lứa đẻ từng con cái Số lứa đẻ trung bình =  dê cái theo dõi  số dê đực sinh ra Tỷ lệ dê đực (%) = x 100  số dê con sinh ra  số dê cái sinh ra Tỷ lệ dê cái (%) = x 100  tổng số dê con sinh ra
  36. 28  số dê sống sau 24 giờ Tỷ lệ nuôi sống sau khi sinh (%) = x 100  số dê sau khi sinh  số dê sống đến 6 tháng tuổi Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi (%) = x100  số dê sống sau 24 giờ  số dê mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100  số dê theo dõi  số dê khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100  số dê điều trị 3.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
  37. 29 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của đàn dê địa phương Định Hóa nuôi tại các mô hình 4.1.1. Hoạt động sinh dục và khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa Kết quả hoạt động sinh dục và khả năng sinh lý của dê Định Hóa được tổng hợp tại bảng 4.1. Tuổi động dục lần đầu là thời gian cần thiết để một con dê cái từ khi sinh ra tới khi xuất hiện các biểu hiện thành thục về tính dục, khi đó trong buồng trứng của dê cái đã có khả năng sinh ra các tế bào trứng chín và biểu hiện ra ngoài là trạng thái động dục. Tuổi đẻ lứa đầu là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ thành thục về tính. Dê cái có tuổi đẻ lứa đầu sớm, thường đẻ được nhiều con hơn và thời gian sinh sản cũng dài hơn (Deribe.B và Tayel.M, 2014)[15]. Kết quả được tổng hợp qua bảng dưới đây: Bảng 4.1: Hoạt động sinh dục và khả năng sinh sản của dê địa phương Định Hóa STT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình ± SD Dao động 1 Tuổi động dục lần đầu Ngày 233,79 ± 32,86 170 - 266 2 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 274,71 ± 32,93 212 - 295 3 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 423,43 ± 33,12 361 - 462 4 Thời gian động dục Giờ 56,61 ± 12,81 48 - 66 5 Chu kỳ động dục Ngày 20,05 ± 1,12 19 - 21 6 Thời gian mang thai Ngày 149,23 ± 1,46 146 - 150 7 Thời gian phối giống lại sau đẻ Ngày 91,93 ± 16,21 45 - 150 Qua bảng 4.1 cho thấy: tuổi động dục lần đầu của dê địa phương Định Hóa là 233,79 ngày (dao động từ 170 - 262 ngày). Do khối lượng dê cái khi động dục còn nhỏ, nên chúng đều được phối giống sau 2 chu kỳ động dục. Tuổi phối
  38. 30 giống lần đầu của dê cái là 274,71 ngày (dao động từ 212 - 295) và tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 423,43 ngày (dao động 361 - 462 ngày). Theo một số tác giả khác, với giống dê Cỏ nuôi tại một số địa phương khác ở Việt Nam có tuổi động dục từ 6 - 7 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1993)[10]. Ở một số giống dê khác trên thế giới, tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu có sự biến động lớn hơn. Theo Hamzo Khan Kunbhar và cs (2016)[16] nghiên cứu dê Kamohri ở Pakistan công bố tuổi động dục lần đầu của giống dê này là 370,26 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 532,14 ngày. Còn theo Moaeen - ud - Din và cs (2008)[19] nghiên cứu trên giống dê Matou ở Trung Quốc cho thấy tuổi động dục lần đầu là 108,4 ngày. Giống dê Black Bengal (Ấn Độ) có tuổi động dục là 198 - 253 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 362 - 375 ngày (Zeshmarani S và cs, 2007)[23]. Từ đó, có thể thấy tuổi động dục và tuổi đẻ lứa đầu của dê địa phương Định Hóa thuộc loại trung bình, mặc dù vẫn có những con khá sớm (170 - 180 ngày), nhưng phần lớn trong đàn là 210 - 240 ngày. Đối với chu kỳ động dục của dê địa phương Định hóa là 20,05 ngày (dao động từ 19 - 21 ngày); thời gian động dục là 56,61 giờ (dao động 48 - 66 giờ). So với các giống dê Cỏ Việt Nam và các giống dê khác trên thế giới thì các chỉ số này của dê địa phương Định Hóa năm ở khoảng trung bình. Chu kỳ động dục của dê Cỏ là 17 - 19 ngày (Nguyễn Đình Rao và cs, 1979)[9]. Theo Moaeen - ud - Din và cs (2008)[19] cho biết dê Matou (Trung Quốc) có chu kỳ động dục là 19,7 ± 1,5 ngày và thời gian động dục là 58,6 ± 15,9 giờ; dê Kamohri có chu kỳ động dục là 21,03 ± 0,17 ngày và thời gian động dục là 24,79 ± 0,09 giờ (Hamzo Khan Kunbhar và cs, 2016)[16]. Về thời gian mang thai của dê địa phương Định Hóa là 149,23 ngày nằm trong khoảng biến động bình thường của loài dê. Thời gian chửa của dê cũng bị ảnh hưởng một phần do tính chất mùa vụ. Theo Otuma M.O và Osakwe I.I (2008)[22] nghiên cứu về thời gian chửa của dê bị ảnh hưởng khá nhiều của
  39. 31 mùa vụ: mùa mưa dê có thời gian chửa là 148,04 - 150,05 ngày dài hơn so với mùa khô là 139,98 - 140,10 ngày. Điều kiện mùa vụ cũng đã ảnh hưởng đến thời gian mang thai của dê địa phương Định Hóa do khu vực này có khí hậu chia hai mùa khá rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý sinh sản của đàn dê tại địa phương. 4.1.2. Số lứa đẻ/ năm của dê địa phương Định Hóa Kết hợp với sổ sách theo dõi đàn dê cái sinh sản qua các năm đặt mô hình và kết quả theo dõi trực tiếp đàn dê cái trong 6 tháng thực tập tại cơ sở kết quả thu được trình bày rất rõ qua bảng 4.2: Bảng 4.2: Kết quả theo dõi số lứa đẻ/năm của dê địa phương Định Hóa STT Chỉ tiêu Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Tổng dê cái theo dõi 105 100 2 Dê cái đẻ 1 lứa/năm 6 5,71 3 Dê cái đẻ 1,3 lứa/năm 20 19,05 4 Dê cái đẻ 1,4 lứa/năm 25 23,81 5 Dê cái đẻ 1,5 lứa/năm 24 22,86 6 Dê cái đẻ 1,6 lứa/năm 16 15,24 7 Dê cái đẻ 1,7 lứa/năm 9 8,57 8 Dê cái đẻ 1,8 lứa/năm 5 4,76 Qua bảng 4.2 cho thấy, theo dõi 105 con dê Định Hóa sinh sản có số lứa đẻ dao động từ 1 - 1,8 lứa/năm. Tỷ lệ dê cái đẻ nhiều lứa nhất tập trung vào 1,4 lứa/năm và 1,5 lứa/năm tương ứng với tỷ lệ 23,81% và 22,86%. Số dê đẻ 1 lứa và 1,8 lứa/năm chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt là 5,76% và 4,76%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiếu (1993)[10] cho biết, dê thường đẻ từ 1,5 - 1,7 lứa/năm. Vậy nên, số lứa đẻ của dê địa phương Định Hóa nằm trong mức
  40. 32 trung bình. Số lứa đẻ của dê/năm bị ảnh hưởng do thời gian chửa và thời gian động dục lại sau khi đẻ và tỷ lệ phối giống đạt. Theo Mengistie (2013)[18], khi nghiên cứu trên dê Central highland đã cho thấy khoảng cách các lứa đẻ giảm xuống (P<0,01) vào mùa mát mẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lứa đẻ của dê địa phương Định Hóa không cao là do phương thức chăn nuôi truyền thống của người dân địa phương là thả tự do trên đồi núi, dê cái động dục và phối giống tự nhiên, không có các biện pháp tác động làm tăng lứa đẻ như: bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn, thực hiện cạn sữa cho dê mẹ, 4.1.3. Số con đẻ/lứa của dê địa phương Định Hóa Khả năng sinh sản của dê được đánh giá thông qua số con sơ sinh đẻ ra /lứa, biểu thị kích cỡ lứa đẻ của dê. Chỉ tiêu này phục thuộc và giống dê, lứa đẻ, phương thức chăn thả và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3: Bảng 4.3: Kết quả theo dõi số con đẻ/lứa của dê địa phương Định Hóa STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Số con đẻ ra/lứa trung bình 1,13 ± 0,37 2 Số lứa đẻ 1 con 210 87,50 3 Số lứa đẻ 2 con 30 12,50 4 Số lứa đẻ ≥ 3 con 0 0 Số con sơ sinh/lứa của dê địa phương Định Hóa trung bình đạt 1,3 ± 0,37 con. Trong đó, số dê cái đẻ 1 con chiếm 87,50%; số dê cái đẻ 2 con chiếm 12,50%; không có dê cái đẻ 3 con trở lên. Một số nghiên cứu cho thấy, dê Cỏ có số con sơ sinh/lứa là 1,5 - 1,7 con theo Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiếu, (1993)[10]; Trần Trang Nhung, (2000)[7]. Đối với một số giống dê trên thế giới như dê Matou (Trung Quốc) có số con sơ sinh/lứa là 2,14 ± 0,9 con (Moaeen - ud - Din và cs 2008)[19]; 1,54 - 1,69 con/lứa (Mellado.M và cs, 2005)[20]; dê
  41. 33 Central highland là 1,16 ± 0,04 con (Mengistie và cs, 2013)[18]. 4.1.4. Sinh trưởng của dê con Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của dê con em đã tiến hành cân dê ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, kết quả được thể hiện qua bảng 4.4: Bảng 4.4: Kết quả theo dõi sinh trưởng của dê con Số dê con theo dõi STT Chỉ tiêu Khối lượng (kg/con) (con) 1 Dê sơ sinh 1,72 ± 0,19 2 Dê 1 tháng tuổi 3,57 ± 0,38 270 3 Dê 2 tháng tuổi 5,13 ± 0,52 4 Dê 3 tháng tuổi 6,06 ± 0,61 Kết quả trên bảng 4.4 cho thấy, khối lượng tăng lên của dê địa phương Định Hóa qua các giai đoạn. Khối lượng dê sơ sinh là 1,72 kg/con; dê con 1 tháng tuổi là 3,57 kg/con; dê con 2 tháng tuổi là 5,13 kg/con; 3 tháng tuổi là 6,06 kg/con. Như vậy, sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa nằm trong mức trung bình so với dê nuôi ở một số khu vực ở Việt Nam. Tuy nhiên, sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa thấp hơn một số giống dê khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và cs (2015)[4] cho biết rằng, khối lượng dê sơ sinh của dê Cỏ được nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là 1,05 - 1,68 kg/con; 1 tháng tuổi là 3,06 - 3,36 kg/con và 3 tháng tuổi là 6,77 - 7,71 kg/con. Kết quả của Trần Trang Nhung (2000)[7] cho thấy khối lượng sơ sinh của dê nuôi ở vùng Đông Bắc là 1,69 kg/con đối với dê đực và 1,56 kg/con đối với dê cái; 1 tháng tuổi là 3,80 kg/con và 3 tháng tuổi đạt 7,28 kg/con.
  42. 34 4.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương sinh sản 4.2.1. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản Qua quá trình chăn nuôi và theo dõi, em đã tổng hợp được một số bệnh thường mắc trên đàn dê địa phương sinh sản. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5: Bảng 4.5: Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương sinh sản Số dê theo dõi Số dê mắc Tỷ lệ STT Tên bệnh (con) bệnh (con) (%) 1 Viêm loét miệng truyền nhiễm 105 7 6,67 2 Viêm phổi 105 5 4,76 3 Tiêu chảy 105 13 12,38 4 Chướng hơi dạ cỏ 105 2 1,90 5 Viêm vú 105 1 0,95 6 Viêm kết mạc mắt 105 5 4,76 7 Áp xe 105 3 2,86 Tổng 105 36 34,28 Qua bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản là 34,28%. Trong đó bao gồm các bệnh với tỷ lệ khác nhau. Bệnh tiêu chảy ở dê là bệnh mắc với tỷ lệ cao nhất là 12,38%. Bệnh viêm vú có tỷ lệ mắc thấp nhất là 0,95%. Đối với các bệnh khác có tỷ lệ cụ thể: bệnh viêm loét miệng truyển nhiễm là 6,67%; bệnh viêm phổi là 4,76%; bệnh chướng hơi dạ cỏ là 1,90%; bệnh viêm kết mạc là 4,76% và dê bị áp xe là 2,86%. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở dê có tỷ lệ cao là do nguồn thức ăn chưa được đảm bảo, thời tiết mùa hè nóng, mùa đông lạnh, công tác chăn thả và quản lý đàn dê qua các đợt giao mùa còn chưa được chú trọng,
  43. 35 4.2.2. Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản tại các mô hình Số trường hợp mắc các bệnh ở mỗi vùng là rất khác nhau. Qua quá trình thu thấp số liệu và tổng hợp từ các mô hình bảo tồn tại chỗ (huyện Định Hóa) và mô hình chuyển vị (huyện Phú Lương) em đã có những kết quả sau: Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Các mô hình Mô hình STT Chỉ tiêu ĐVT tại chỗ chuyển vị 1 Số dê theo dõi Con 90 15 Số dê mắc bệnh viêm loét 2 Con 5 2 miệng truyền nhiễm 3 Số dê mắc bệnh viêm phổi Con 5 0 4 Số dê mắc bệnh tiêu chảy Con 13 0 Số dê mắc bệnh chướng hơi 5 Con 1 1 dạ cỏ 6 Số dê mắc bệnh viêm vú Con 0 1 Số dê mắc bệnh viêm kết mạc 7 Con 5 0 mắt 8 Số dê mắc bệnh áp xe Con 2 1 Tổng số Con 31 5 Tỷ lệ dê mắc bệnh % 34,44 33,33 Qua bảng 4.6 thấy được số trường hợp mắc các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại các mô hình bảo tồn tại chỗ thuộc huyện Định Hóa và mô hình chuyển vị thuộc huyện Phú Lương. Tỷ lệ mắc bệnh tại các mô hình nằm trong mức trung bình và có sự tương đương, cụ thể: huyện Định Hóa có tỷ lệ dê mắc bệnh là 34,44% và huyện Phú Lương có tỷ lệ sấp sỉ là 33,33%.
  44. 36 Một số bệnh xảy ra trên đàn dê có ở huyện Định Hóa nhưng không có ở huyện Phú Lương như bệnh viêm phổi, tiêu chảy và bệnh viêm kết mạc mắt. Ngược lại, bệnh viêm vú lại không thấy xuất hiện ở đàn dê nuôi tại các mô hình huyện Định Hóa. Sự khác biệt này có thể giải thích do sự thay đổi môi trường sống từ nơi có địa hình cao xuống nơi có địa hình thấp hơn. 4.2.3. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản Để bảo đảm đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng còn có công tác điều trị các bệnh mà đàn dê mắc phải. Những trường hợp mắc bệnh phải được điều trị kịp thời và dứt điểm. Kết quả điều trị bệnh trên đàn dê địa phương sinh sản được trình bày tại bảng dưới đây: Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên dê Dê mắc Dê điều Dê khỏi Tỷ lệ STT Tên bệnh bệnh (con) trị (con) bệnh (con) (%) Viêm loét miệng 1 7 7 7 100 truyền nhiễm 2 Viêm phổi 5 5 5 100 3 Tiêu chảy 13 13 12 92,30 4 Chướng hơi dạ cỏ 2 2 2 100 5 Viêm vú 1 1 1 100 6 Viêm kết mạc mắt 5 5 5 100 7 Áp xe 3 3 3 100 Tổng 36 36 35 97,22 Qua bảng 4.7 có thể thấy tỷ lệ chữa khỏi các bệnh trên đàn dê địa phương sinh sản cao lên đến 97,22%. Đối với các bệnh viêm phổi, chướng bụng đầy hơi, viêm vú, viêm loét miệng truyền nhiễm, viêm kết mạc với tỷ lệ khỏi bệnh
  45. 37 100%. Bệnh tiêu chảy không chữa trị được triệt để với tỷ lệ khỏi bệnh 92,30%, nguyên là do dê bị bệnh phát hiện muộn, thể trạng yếu ớt, bỏ ăn lâu ngày nên đã bị chết. Vì vậy, cần rút kinh nghiệm để phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời, giảm thiểu tối đa số ca mắc bệnh bị chết và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 4.3. Công tác phục vụ sản xuất 4.3.1. Vệ sinh chuồng trại Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm rất cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Ở Công ty CP Khoa học Sự sống, công tác vệ sinh chuồng trại cũng được thực hiện hàng ngày. Trước khi cho vật nuôi ăn đều phải dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ. Sáng sớm bắt đầu từ chuồng ngựa ,chuồng hươu rồi đến chuồng dê. Đối với chuồng ngựa: được dọn phân hàng ngày, quét dọn sạch sẽ sân thả, máng ăn, máng uống nước, cống rãng thoát nước thải, mỗi tuần được rửa một lần. Đối với chuồng hươu và chuồng dê: hàng ngày được quét dọn, rửa máng ăn, máng uống nước, cách hai ngày dọn phân một lần đối với chuồng hươu, chuồng dê được dọn phân 1 lần/tháng. Phân ngựa được mang đi ủ vôi ở kho phân; phân hươu và phân dê khô được đóng vào bao, nếu ướt được tập trung và đưa đi bón cây. Nhờ thực hiện vệ sinh tốt nên trang trại luôn sạch sẽ và tỷ lệ động vật mắc bệnh rất ít. 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh trên ngựa 4.3.2.1. Hội chứng đau bụng ở ngựa Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo như: ôi thối, mốc, lẫn nhiều đất, ăn nhiều thức ăn khó tiêu (thức ăn dạng hạt khô cứng, sắn ), uống nước lạnh ngay sau khi làm việc trong mùa nóng nắng, không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt (đối với ngựa già) hoặc do ký sinh trùng đường tiêu hoá. Triệu chứng: Ngựa thường tự đá vào bụng, nằm xuống đứng lên liên tục
  46. 38 hoặc lăn tròn, vã mồ hôi. Cảm giác đau dữ dội liên tục hoặc ngắt quãng. Bụng căng chướng, mắt hơi đỏ. Có thể bị chết trong vòng 1 - 2 giờ sau khi phát bệnh. Cho nên, bệnh cần phải được can thiệp kịp thời. Điều trị: Ngựa đau bụng cần phải cố định, không cho nằm sau đó tiêm: Canxi - Mg - B6 và diclofenac 2,5% sau 15 phút không thấy đỡ tiêm tiếp enrotis - LA. Quan sát và theo dõi ngựa bệnh đến khi có thể tự đứng và tự ăn bình thường. 4.3.2.2. Bệnh viêm mắt ở ngựa Nguyên nhân: Có thể do các vật lạ trong kết mạc, do chấn thương trong khi chăn thả, đánh nhau giữa các con đực hoặc do các chất kích thích môi trường (gió, bụi, hóa chất). Triệu chứng: Co thắt mí mắt, chất nhầy chảy ra từ mắt, có thể nhảy cảm với ánh sáng. Đối với các chấn thương thấy mắt sưng to, có máu, có thể có mủ chảy ra. Con vật ăn kém, đau đớn, khó chịu và rất cảnh giác với các tác động bên ngoài. Điều trị: Rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý, rửa sạch chất rỉ, dị vật, bụi bặm. Nếu bị viêm sưng to cần tiêm thêm kháng sinh cho con vật. 4.3.3. Một số bệnh trên hươu sao 4.3.3.1. Bệnh tiêu chảy phân trắng Nguyên nhân: Do hệ tiêu hoá ở hươu con chưa ổn định, hoàn thiện. Con mẹ ăn những thức ăn lạ, thức ăn kém phẩm chất. Do thời tiết quá lạnh hoặc do vi khuẩn đường ruột gây ra. Triệu chứng: Đi ỉa chảy loãng nước có màu vàng nhạt giống sữa. Bỏ ăn, ủ rũ, kém vận động, sốt nhẹ. Mẹ hay liếm hậu môn hươu con dẫn tới bị loét. Con gầy tăng trọng chậm. Lông khô nếu kéo dài có thể dẫn đến chết. Điều trị: Cần phát hiện sớm thì điều trị nhanh khỏi. Cho uống một trong các loại thuốc sau:
  47. 39 - Chlorocid 0,25g hay 2 - 4 viên/ngày (hoặc sulfaguanidin 0,5g: 2 - 4 viên/ngày; tetracylin 0,2g: 1 - 2viên/ ngày; streptomycin: 1g/ngày). - Tiêm trợ sức: vitamin B1 0,25%, vitamin C 0,2%, từ 1 - 2 ống/ngày - Cho uống oresol để phòng mất nước. - Nếu nặng có thể truyền tĩnh mạch: glucoza 30%, natriclorua 0,09%. Mỗi loại truyền từ 250 - 300 ml/ngày. 4.3.3.2. Bệnh tiêu chảy phân lỏng Nguyên nhân: Do thức ăn kém phẩm chất hoặc do hươu ăn nhiều thức ăn ướt có nhiều nước như củ khoai lang, dây lạc, thức ăn ủ xanh. Cũng có thể do đường tiêu hoá bị viêm hoặc giun sán quá nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, ăn ở bẩn và chật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này. Triệu chứng: Hươu biếng ăn, hơi sốt, mũi khô, lông xơ xác. Thời gian đầu thường táo bón, sau ỉa lỏng nhiều lần, làm dính bẩn từ khấu đuôi đến khoeo chân. Phân có màu xanh vàng, sau xanh đen xám, mùi thối khắm, nhiều khi có lẫn những màng nhầy. Hươu bị bệnh gầy đi rất nhanh do mất nhiều nước, kiệt sức dần rồi chết. Điều trị: Để hươu nhịn ăn hẳn trong 1 - 2 ngày và cho uống nhiều nước sắc đặc những thứ lá chát như búp ổi, lá sim, hồng xiêm. Dùng thuốc tẩy để tống hết những thức ăn còn trong dạ dày. Cho uống 30 - 40 gam Na2SO4, sau đó dùng nabica với liều lượng 3 - 5 gam/ ngày. Nếu là do viêm ruột thì dùng ganidan hoặc becberin cho uống 8 - 12 viên chia làm 2 lần hoặc dùng cloroxit 6 - 8 viên/ ngày/ 2 lần. Nên cho ăn cháo gạo hay cháo cám có bỏ muối mấy ngày sau khi khỏi. Chuồng trại phải quét dọn sạch sẽ, tiêu độc cẩn thận. Tổng hợp điều trị bệnh cho ngựa và hươu sao được trình bày tại bảng 4.9: Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh trên ngựa và hươu sao Tổng đàn Số điều trị Số khỏi bệnh Tỷ lệ STT Tên bệnh (con) (con) (con) (%)
  48. 40 Hội chứng đau 1 3 3 100 bụng ở ngựa 58 Bệnh viêm mắt ở 2 1 1 100 ngựa Bệnh tiêu chảy 3 phân trắng ở hươu 2 1 50 sao 253 Bệnh tiêu chảy 4 3 2 66,67 phân lỏng Qua bảng 4.8 cho thấy, số lượng ngựa mắc các bệnh trên rất ít, đa số ngựa mắc các bệnh đơn giản, dễ chữa nên tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao (100%). Tuy nhiên, các bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời vẫn sẽ rất nguy hiểm nên cần lưu ý kĩ. Số lượng hươu mắc bệnh rất ít so với số lượng tổng đàn nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh không được cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó do: hươu sao là động vật hoang dã rất sợ con người nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận để chữa bệnh; hươu sao thường được nuôi theo đàn với số lượng lớn nên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là rất khó, chỉ đến khi thể trạng con vật đã yếu thì mới phát hiện được; các trường hợp mắc bệnh thường là hươu con và điều kiện thời tiết vào mùa đông nên hươu bị suy yếu rất nhanh, khó cứu chữa. Để khắc phục vấn đề này cần chú ý hơn đến công tác quản lý ,theo dõi và chăm sóc đàn hươu, đặc biệt là hươu còn non. Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập và tiến hành đề tài em đã đi tới những kết luận như sau:
  49. 41 Sức sinh sản của dê địa phương Định Hóa đạt ở mức trung bình. Tuổi động dục lần đầu là 233,79 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 274,71 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 423,43 ngày; chu kỳ động dục là 20,05 ngày; thời gian động dục là 55,61 giờ; thời gian mang thai là 149,23 ngày; số lứa đẻ là 1,54 lứa/năm; số con sơ sinh/lứa đạt 1,13 con; tỷ lệ sơ sinh giữ lại nuôi đạt 93,33%; tỷ lệ dê sống từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi đạt 92,59%. Đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản thường mắc một số bệnh như: bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm, viêm phổi, tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ, viêm vú, viêm kết mạc mắt và áp xe. Tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn dê địa phương Định Hóa bình quân là 34,28%. Trong đó tỷ lệ mắc từng bệnh khác nhau. Bệnh thường gặp có tỷ lệ mắc cao nhất là bệnh tiêu chảy (12,38%), sau đó là các bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm (6,67%). Các bệnh còn lại có tỷ lệ dê mắc bệnh thấp. Tình hình mắc bệnh tại các mô hình bảo tồn tại chỗ (huyện Định Hóa) và mô hình chuyển vị (huyện Phú Lương) có sự tương đương (Tỷ lệ dê mắc bệnh là 34,44% và 33,33% tương ứng với các địa phương đã nêu trên. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương Định Hóa sinh sản có tỷ lệ dê khỏi bệnh cao từ 92,30% đến 100%. Thời gian thực tập đã giúp cho em cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, năm vững tay nghề, thực hành thành thạo các kỹ năng trong chăn nuôi dê, ngựa, hươu và các kỹ năng trong công tác phòng trị bệnh cho vật nuôi. 5.2. Đề nghị Qua thời gian thực tập tại cơ sở em thấy còn một số tồn tại cần khắc phục trong chăn nuôi dê tại địa phương. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân cần phải xem xét đến một số vấn đề sau: - Mở rộng tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng và trị
  50. 42 bệnh trong chăn nuôi dê đê dê có sức khỏe tốt nhất và cho năng suất cao. - Cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật nhằm cho người dân phát triển kinh tế. - Trồng thêm cỏ để có thể làm chủ nguồn thức ăn cho dê vào lúc trời rét, trời mưa không thể chăn thả. Đồng thời, đưa ra các công thức phối trộn thức ăn dành cho dê để nâng cao sức đề kháng và năng suất.
  51. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Đặng Xuân Biên (1958), Kết quả kiểm tra giống dê, cừu, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1969 - 1979, Viện Chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp. 2. Đinh Văn Bình (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống dê Bách thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam 1994, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp. 3. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp. 4. Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015), Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách thảo x Cỏ) và con lai ba giống giữa dê đực Boer với dê cái F1 (Bách thảo x Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển. 5. Đậu Văn Hải (2001), Khảo sát khả năng sản xuất của một số nhóm dê lai F1 giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo và Barbari tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chăn nuôi Sông Bé, Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 2001. 6. Nguyễn Thị Mai (2000), Chọn lọc nhân thuần dê Bách thảo và thử nghiệm lai pha máu với dê sữa cao sản ngoại, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 2000. 7. Trần Trang Nhung (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh hịc và khả năng sản xuất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du và miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp. 8. Trần Trang Nhung, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Toàn Thắng, Đinh Văn Bình (2005), Chăn nuôi dê, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Đình Rao, Nguyễn Triệu Tường, Thanh Hải (1979), Nuôi dê, Nxb Nông nghiệp
  52. 44 10. Nguyễn Thiện và Định Văn Hiếu (1993), Nuôi dê sữa và dê thịt, Nxb Nông Nghiệp. 11. Lê Văn Thông (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách thảo tại Vùng Thanh Ninh. Luận Văn Tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 2005. II. Tài liệu tiếng anh 12. Acharya.R.M, Kumar.P (1992), Goat Production in India: Unique Book of Farm Power. 13. Devendra.C, Marca Burns (1983), Goat Production in the Tropics 14. Devendra.C, Mcleroy.G.B (1982), Goat and Sheep Production in the Tropics. Intermediate Tropical Agricultural Series, Longman Scientific and Technical Publishers, Longman, London, 218-219. 15. Deribe.B, Tayel.M (2014), Reproductive performance of Abergelle goats raised under Traditional Management Systems in Sekota District, Ethiopia, Iranian J. Appll. Anim. Sci. 16. Hamzo Khan Kunbhar, Memon.A, Bhutto.A.l, Zahid Iqbal Rajput, V.Suthar, Azizullah Memon, Leghari.R.A (2016), Study on female reproductive performance of Kamohri goat managed under traditional management conditions in district Hyderabad, Sindh, Pakistan, Int.J.Adv. Res. Bio. Sci. 17. Jensen, Jonathan E (2007), Malabsorption Syndromes, Colorado center for digestive disorders. 18. Mengistie (2013), Evaluation of Growth Performance of Abergele Goats under Traditional Management Systems in Sekota District, Ethiopia. 19. Moaeen - ud - Din.M, Yang.L.G, Chen.S.L, Z.R.Zhang,Xiao.J.Z, Q.Y.Wen, Dai.M (2008), Reproductive performance of Matou goat
  53. 45 under sub-tropical monsoonal climate of Central China,Tro. Anim. Health Pro. 20. Mellado.M, Mellado.J, Garcia J.E and López .R, (2005), Lifetime Reproductive Performance of Goat as a Funcion of Growth Traits and Reproductive Performance Early in Life, J.App.Anim. Res. 21. Navaneethan U, Giannella RA (2008), Mechanisms of infectious diarrhea. Nature Clinical Practice. Gastroenterology & Hepatology 5. 22. Otuma M.O and Osakwe I.I (2008), Assesment of the Reproductive Performance and Post Weaning Growth of Crossbred Goat in Derived Guinea Savanna Zone. Res. J. Anim. Sci. 23. Zeshmarani S, Dhara K.C, Samanta A.K, Samanta R and Majumder S.C, (2007), Reproductive performance of goats in Eastem and North – eastern India, Liv. Res. Dev. III. Tài liệu trích dẫn internet 24. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2018. nghiep-lam-nghiep-va-thuy-san.pdf 25. Tổng cục thống kê nông nghiệp Việt Nam 2018.
  54. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1. Đàn dê nuôi tại cơ sở Ảnh 2. Dê đực giống Ảnh 3. Dê cái sinh sản
  55. Ảnh 4. Hoạt động sinh sản của dê Ảnh 5. Ngựa sinh con Ảnh 6. Ngựa con bị tiêu chảy
  56. Ảnh 7. Dê bị bệnh viêm vú Ảnh 8. Dê bị chướng hơi dạ cỏ Ảnh 9. Ngựa bị đau bụng Ảnh 10. Hươu con đi ỉa phân trắng
  57. MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG Ảnh 11. Thuốc Hanceft Ảnh 12. Thuốc Calci - Mg - B6 Ảnh 13. Thuốc Diclofenac 2,5% Ảnh 14. Thuốc Azidin
  58. Ảnh 15. Thuốc Hanmectin - 25 Ảnh 16. Thuốc Hanmolin Ảnh 17. Tiêm thuốc cho ngựa Ảnh 18. Lấy thức ăn cho ngựa, hươu, dê