Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

pdf 61 trang thiennha21 19/04/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_phat_trien_du_lich_cong_dong_tai_xa_ta_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ VIỆT HÀ TÊN ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TẢ VAN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ VIỆT HÀ TÊN ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TẢ VAN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47 – PTNT – N01 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Đặng Thị Bích Huệ Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ,tháng ,năm 2018 Sinh viên thực hiện Nông Thị Việt Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc và chuyên môn sau này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này, trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Đặng Thị Bích Huệ cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, .tháng năm 2018 Sinh viên Nông Thị Việt Hà
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tả Van 19 Bảng 4.2. Tình hình dân số trên địa bàn xã Tả Van 21 Bảng 4.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 24 Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến Tả Van 28 Bảng 4.5. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại xã Tả Van 29 Bảng 4.6. Tổng hợp một số điểm bán hàng 30 Bảng 4.7. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch 31 tại các hộ điều tra 31 Bảng 4.8. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra 32 Bảng 4.9. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch 34 Bảng 4.10. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra 35 Bảng 4.11. Nguồn thu nhập TB của các nhóm hộ điều tra 36 Bảng 4.12. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng 37 tại Xã Tả Van (TB/hộ/tháng) 37 Bảng 4.13. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) 38 Bảng 4.14. Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng) 39 Bảng 4.15. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch 40 Bảng 4.16. Một số khó khăn của người dân địa phương 41
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CN - XD : Công nghiệp - Xây dựng DL : Du lịch DT : Diện tích DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính GTGT : Giá trị gia tăng KT : Kinh tế LĐ : Lao động PTNT : Phát triển nông thôn SL : Số lượng TB : Trung bình Trđ : Triệu đồng UBND : Ủy ban nhân dân UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới WTTC : Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng 4 2.1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 4 2.1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn 5 2.1.4. Tiêu chí của du lịch cộng đồng 6 2.1.5. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng 7 2.1.6. Các hình thức du lịch cộng đồng 8 2.1.7. Tác động của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước trên thế giới 11 2.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 14 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
  8. vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Nội dung nghiên cứu 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 16 3.3.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu 17 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 20 4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng xã Tả Van 23 4.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên 23 4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn 25 4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 27 4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Tả Van 27 4.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra 31 4.3.3. Doanh thu từ du lịch của các hộ điều tra 36 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 40 4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng 40 4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng 41 4.5. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai 42 4.5.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch 42
  9. vii 4.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực 43 4.5.3. Giải pháp về môi trường 43 4.5.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch cộng đồng 43 4.5.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch 44 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 45 5.2.1. Đối với UBND xã 45 5.2.2. Đối với ban quản lý thôn 46 5.2.3. Đối với người dân địa phương 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trên thế giới, du lịch được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa. Du khách tới những bản làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống với cảnh quan hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, những chương trình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đến những bản làng được du khách quốc tế ưa chuộng. Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1997, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc, Trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ X (năm 1996), tỉnh Lào Cai đã trú trọng phát triển mạnh mẽ du lịch và xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã dành một phần vốn ngân sách đáng kể để đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm là Sa Pa. Phát triển du lịch Sa Pa không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nghỉ dưỡng còn được mở rộng ra phạm vi ngoài thị trấn với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, Là một huyện nhỏ vùng cao phía Bắc tỉnh Lào Cai, Sa Pa cũng đồng thời là một địa danh du lịch nổi tiếng, là 1 trong 16 khu du lịch trọng điểm của
  11. 2 quốc gia thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đây là điểm du lịch kì thú không chỉ với du khách trong nước mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến với Việt Nam. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi đây trở thành tiềm năng quý giá cho phát triển du lịch - một ngành kinh tế mũi nhọn thời mở cửa. Đặc biệt tiềm năng về văn hóa xã hội có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ sở tạo đà cho phát triển về du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng - nét đặc trưng mang đậm dấu ấn du lịch Sa Pa. Tả Van là một xã nằm trong 6 điểm được định hướng phát triển du lịch cộng đồng của huyện Sa Pa. Tả Van có diện tích không lớn nhưng lại chứa tiềm năng du lịch vô cùng to lớn bao gồm cả tiềm năng tự nhiên và tiềm năng văn hóa xã hội. Trên thực tế, du lịch cộng đồng ở đây mới phát triển, điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết với công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng. Để nghiên cứu vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Tìm hiểu được thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng. - Đưa ra được những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch cộng đồng.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn. - Nâng cao năng lực rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài. - Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả của đề tài giúp UBND xã Tả Van đánh giá được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng phù hợp trên địa bàn xã. - Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng - Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. [10] - Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) đưa ra năm 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. [22] - Du lịch cộng đồng: Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa, ). [19] Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. [18] 2.1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng - Điều kiện tiềm năng về tài nguyên, môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tham quan tìm hiểu, tham gia sản xuất, tìm hiểu cái mới lạ đang là một trong những xu hướng của du khách tham gia du lịch cộng đồng. - Điều kiện yếu tố cộng đồng: Con người là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng.
  14. 5 - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế: Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của chương trình phát triển du lịch cộng đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ của khách du lịch rất cần thiết cho việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương. Điều này giúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. - Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý: Để du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ cần có những chính sách phù hợp để phát triển các chiến lược, chương trình, các chính sách đảm bảo, khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, tạo thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. [6] 2.1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn - Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói. Điều này cực kì quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương. - Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là hệ thống các cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn, điều kiện tiếp cận tốt hơn như: Khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch, viễn thông,
  15. 6 - Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm. Thông qua các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và người dân địa phương. Du lịch cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra đô thị. - Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống, cải tạo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam với các nước khác. Đây là yếu tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống và là cơ hội phát triển kinh tế của các cùng khó khăn. [18] 2.1.4. Tiêu chí của du lịch cộng đồng Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm các tiêu chí sau: - Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. - Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng. - Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên. - Quan tâm đến sự bền vững của môi trường. - Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các "cấu trúc xã hội" tại cộng đồng. - Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua" những ảnh hưởng của những khách du lịch phương Tây. - Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.
  16. 7 - Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch. - Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hoá/Tôn giáo của họ. - Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu họ không muốn. [6] 2.1.5. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: - Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. - Phù hợp với khả năng của cộng đồng. - Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng - Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá. [8] Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững: - Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng. - Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau. - Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng. [13]
  17. 8 2.1.6. Các hình thức du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan. - Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số. - Du lịch nông nghiệp: Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. - Du lịch bản địa: Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch. - Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du
  18. 9 lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà. - Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ. [18] 2.1.7. Tác động của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch cụ thể: 2.1.7.1. Du lịch cộng đồng mang tính hiệu quả cao * Hiệu quả kinh tế: các loại hình du lịch ngày càng phong phú đa dạng, thu hút trí tò mò của du khách làm cho lượt du khách ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế. * Hiệu quả đầu tư: Nắm bắt được cơ hội, nhìn nhận tương lai. Từ những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên và con người đã tạo nên những nét riêng nổi bật cho vùng. Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ dưỡng, resot, nhà hàng, khách sạn, Do đó đầu tư phát triển làm thay đổi diện mạo một khu vực, hứa hẹn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu khách du lịch. * Hiệu quả xã hội: Du lịch cộng đồng thu hút nguồn lao động lớn, giảm tình trạng thất nghiệp thông qua các loại hình dịch vụ như (Hướng
  19. 10 dẫn viên địa phương, phục vụ phương tiện đi lại, phục vụ ăn uống, cung cấp dịch vụ chỗ ở/lưu trú, bán hàng thủ công mỹ nghệ, trình diễn văn hóa địa phương, ). Qua đó nâng cao trình độ giao tiếp cũng như các kỹ năng tay nghề cho người dân, cải thiện thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. [10] 2.1.7.2. Du lịch cộng đồng góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Du lịch càng ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và hàng xuất khẩu tại chỗ. Du lịch tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại vùng, miền khác nhau trên cả nước. Du lịch cũng làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, thúc đẩy bảo tồn và phát triển các nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước, góp phần quan trọng với công tác giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Để ngày càng khẳng định mình trong nền kinh tế đất nước rất cần những chính sách, biện pháp đúng đắn của những người quản lí, lãnh đạo. Cần coi phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại có trọng tâm, trọng điểm, trú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, tăng khả năng thu hút. [10]
  20. 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Thành phố Hua Hin – Thái Lan Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của vùng Hua Hin, từ đó góp phần quảng bá du lịch cho Hua Hin. Người dân tại Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng thông qua chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and Promotion), là sự kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Theo khái niệm kinh doanh này, các nhà sản xuất hàng lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn được các nhu cầu của người tiêu dùng chưa. Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến những nơi thuận tiện cho khách hàng có thể tiếp cận. Quảng cáo là một bước để tạo ra sự kết nối thông tin với các khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ bỏ tiền mua các sản phẩm này. Thiết lập các hỗ trợ dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết.(Pongsakornrangsilp, 2004). Từ chính sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài lòng của khách hàng trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du lịch ở Hua Hin có bước phát triển bền vững. Hua Hin phát triển du lịch theo một hệ thống toàn diện từ chính phủ, đến chính quyền địa phương, các đơn vị làm du lịch, người dân cùng tham gia đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo nên sự phát triển du lịch bền vững thành phố Hua Hin.[21] 2.2.1.2. Ở Malaysia Nói đến Malaysia là nói đến đất nước của ngành công nghiệp du lịch, với các điều kiện văn hóa – kinh tế xã hội khá đa dạng, vào những năm 90
  21. 12 du lịch Malaysia đã thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm, là ngành thu ngoại tệ đứng thứ 3. Theo Tổ chức du lịch thế giới, năm 2010 Maylaysia là 1 trong 10 nước có số lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt gần 180 tỷ USD. Để giữ vững vị trí của du lịch, Maylaysia đã đầu tư cho ngành du lịch 184,94 triệu USD phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch cho kế hoạch 1996-2000 và năm 2001-2005 đã đầu tư 630 triệu USD cho cơ sở hạ tầng du lịch. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo Tổ chức du lịch thế giới thì 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thailand, China, Brunay, India, Australia, Phillipines, Anh và Nhật Bản. Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường; phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng). Trong bối cảnh toàn cầu hóa về du lịch, Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Gần đây với khẩu hiệu: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi”, khuyến khích người nước ngoài mua nhà để nghỉ ngơi, du lịch và đón thêm người thân tới du lịch tạo ra tính đột phá. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch
  22. 13 trương sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực. Tập trung các sản phẩm du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể, từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE. [12] 2.2.1.3. Ở Indonesia Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tập trung nâng cao chất lượng du lịch hướng mục đích đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, với lượng khách quốc tế dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Với kế hoạch phát triển đến năm 2025 với nội dung tập trung vào 3 loại hình là du lịch sinh thái; du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia và phát triển du lịch chủ yếu dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng đồng làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Hoạt động theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia được tiến hành bởi các cơ quan chức năng một cách thường xuyên, chính điều này tạo cho du lịch Indonesia dịch chuyển tập trung đầu tư (hơn 40 triệu USD cho quảng bá du lịch) thu hút du khách đến từ các nước Asean. Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, trong đó nhấn mạnh đến các đặc trưng của cộng đồng bản địa, đặc biệt tại đảo Bali – tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. [24]
  23. 14 2.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 2.2.2.1. Ở Hội An Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 khi được UNESCO trao tặng danh hiệu này. Khu phố cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn, hiện còn người dân sinh sống và được xem như một bảo tàng sinh thái (ecomuseum). Sự tồn tại và phát triển tạo nên thương hiệu Hội An có được nhờ sư góp sức của nhiều phía, nhưng hơn tất cả phải kể đến người dân địa phương, hay nói cách khác đó là cộng đồng người Hội An. Người dân Hội An ý thức được vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng thương hiệu từ việc đón tiếp du khách, bảo tồn di sản hiện có đến việc bảo vệ môi trường cảnh quan và chung sức với chính quyền địa phương trong các chính sách bảo tồn và phát triển. Thái độ niềm nở, lịch sự và sự nhiệt tình để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người du khách. Ấn tượng ban đầu của du khách 6 đối với người dân địa phương giữ một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, du khách được chứng kiến ý thức bảo vệ di sản của người dân ngay chính trong ngôi nhà của họ. Một số di tích tham quan tại Hội An là nhà ở của người dân và mọi sinh hoạt thường ngày vẫn diễn ra, nhưng không vì thế mà di tích bị tàn phá, chỉnh sửa xây dựng theo ý riêng của chủ nhà. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu được sống trong nhà cao cửa rộng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyền lợi của người dân, nhưng không vì những lợi ích cá nhân mà chủ những ngôi nhà cổ đánh mất giá trị bằng việc thay thế một ngôi nhà bê tông cốt thép. Cùng phối hợp và theo sự chỉ đạo của chính quyền, chủ nhân những ngôi nhà cổ tu trì, bảo vệ ngôi nhà riêng của họ như một di sản đúng nghĩa và cũng xem như đó chính là tài sản của địa phương góp phần xây dựng phát triển thương hiệu cho Hội An. Việc bảo vệ song song với việc phát triển môi trường cảnh quan của người dân Hội An vẫn còn nhiều điểm phải xem xét, tuy nhiên
  24. 15 nếu chúng ta làm phép so sánh với các điểm đến được coi là con đường di sản miền Trung (Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng ) thì thương hiệu Hội An vẫn nổi bật trên bản đồ du lịch không những của Việt Nam mà còn của thế giới. [26] 2.2.2.2. Ở Bến Tre Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, do điều kiện đi lại khó khăn nên du lịch không thể phát triển được. Hiện nay, với hệ thống đường xá khá tốt, cầu Rạch Miễu đã được xây dựng xong, việc phát triển du lịch ở Bến Tre bắt đầu khởi sắc. Người ta đề cập nhiều đến du lịch cộng đồng ở Bến Tre thông qua hình thức homestay, với sự tham gia của một số xã có điều kiện để đón tiếp du khách, nhất là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, người dân thật sự tham gia nhiều nhất vào việc sản xuất và chế biến những sản phẩm từ nguyên liệu đặc trưng của tỉnh là dừa (cây dừa, trái dừa, lá dừa, gỗ dừa, ). Những sản phẩm này đã đại diện cho Bến Tre, đóng góp thêm thành phần cho một sản phẩm văn hóa mới là Lễ hội Dừa được tổ chức thường niên từ hai năm nay. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng, các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre sẽ khó vượt qua được rặng dừa nước để đến với những thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đưa sản phẩm về dừa tham gia cung ứng cho nhu cầu của du khách (như vật dụng hàng ngày hoặc hàng lưu niệm sau chuyến đi), Bến Tre đã bắt đầu có được thương hiệu du lịch riêng cho mình. [26]
  25. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch cộng đồng; cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLCĐ tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Thực hiện trên địa bàn xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi về thời gian: Từ ngày 13/8/2018 đến 23/12/2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Thực trạng phát triển du lịch cộng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Thông qua các sách báo, tài liệu, mạng internet, các báo cáo thông kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có
  26. 17 liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng, kinh tế xã hội, văn hóa, hoạt động du lịch cộng đồng của khu vực nghiên cứu. 3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp * Chọn điểm nghiên cứu Tả Van là một xã thuộc Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sa Pa 9km về phía Đông Nam, là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc Dáy, Mông, Dao. Hiện nay trên địa bàn xã có tất cả 7 thôn và các thôn đều có sự phát triển kinh tế khá đồng đều, tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó xã Tả Van còn có các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng như: Loại hình du lịch sinh thái, du lịch làng bản, các hình thức dịch vụ du lịch (ăn uống, nghỉ ngơi, ). * Chọn mẫu điều tra - Tại xã Tả Van có 69 hộ tham gia hoạt động du lịch nên trong đề tài tôi chọn 69 hộ để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được lập trước, gồm những nội dung sau: + Thông tin cơ bản về hộ gồm: Họ và tên, giới tính, trình độ học vấn. + Điều tra các thông tin về hoạt động du lịch cộng đồng của hộ. 3.3.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lí, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực hiện. - Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.
  27. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Tả Van là một xã thuộc Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sa Pa 9km về phía Đông Nam. Xã có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp với xã Lao Chải và xã Hầu Thào, huyện Sa Pa. - Phía Nam giáp với xã Bản Hồ, huyện Sa Pa. - Phía Đông giáp với xã Sử Pán, huyện Sa Pa. - Phía Tây giáp với huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. 4.1.1.2. Địa hình, đất đai Xã Tả Van có tổng diện tích đất tự nhiên là 6789,86 ha và được phân bố hành chính thành 7 thôn. Xã có địa hình đồi núi phức tạp, nằm trong địa phận Vườn quốc gia Hoàng Liên, chủ yếu là đồi núi bao quanh là các thửa ruộng bậc thang nằm ở cấp thấp hơn. Tả Van hứa hẹn là điểm đến thú vị cho du khách và đặc biệt du khách say mê tìm hiểu phong tục, tập quán phong cảnh nơi đây, cũng như các loại hình du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.
  28. 19 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tả Van Năm 2015 Năm 2017 So sánh Chỉ tiêu CC CC Tăng (+) DT ( ha) DT (ha) (%) (%) Giảm (-) Tổng DT đất tự nhiên 6.789,86 100 6.789,86 100 0 1. Đất nông nghiệp 5.313,41 78,26 5.751,08 84,7 437,67 1.1. Đất sản xuất NN 270,11 5,08 266,03 4,62 -4,08 1.1.1. Đất trồng cây hàng 237,45 87,91 233,4 87,73 -4,05 năm - Đất trồng lúa 158,75 66,86 155,45 66,6 -3,3 - Đất trồng cây hàng năm 78,7 29,14 77,95 33,4 -0,75 khác 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 32,66 12,09 32,63 12,27 -0,03 1.2. Đất lâm nghiệp 5.041,33 94,88 5.483,08 95,34 441,75 1.2.1. Đất rừng sản xuất 572,73 11,36 532,71 9,72 -40,02 1.2.2. Đất rừng đặc dụng 4.468,61 88,64 4.950,37 90,28 481,76 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,96 0,04 1,96 0,34 0 2. Đất phi nông nghiệp 164,64 2,42 172,14 2,54 7,5 2.1. Đất ở 16,69 10,13 16,69 9,69 0 2.2. Đất chuyên dùng 107,15 65,08 117,83 68,45 10,68 2.3. Đất cơ sở tín ngưỡng 0,06 0,04 0,06 0,03 0 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa 5,63 3,42 5,63 3,27 0 táng 2.5. Đất sông ngòi, kênh 35,11 21,33 31,93 18,55 -3,18 rạch, suối 3. Đất chưa sử dụng 1.311,81 19,32 866,65 12,76 -445,16 ( Nguồn: UBND xã Tả Van năm 2018) Qua bảng 4.1 ta thấy đất đai của xã Tả Van rất đa dạng và phong phú, tổng diện tích đất tự nhiên là 6.789,86 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng đều có sự thay đổi và biến động qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động trên do sự quy hoạch trong xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình nông thôn mới được thực hiện.
  29. 20 - Đất nông nghiệp tăng lên 437,67 ha nguyên nhân là do diện tích đất trồng cây lâm nghiệp tăng. - Diện tích đất phi nông nghiệp có sự biến động nhưng hợp lý. 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Tả Van nằm trong thung lũng Mường Hoa chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp, trong đó thảo quả là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, tình hình kinh tế của xã Tả Van ngày càng được thay đổi theo hướng tích cực. Đặc biệt thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020, cơ sở vật chất của địa phương được củng cố khang trang, kinh tế có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơn so với năm trước, bình quân tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu những năm qua đã có sự dịch chuyển tương đối tích cực, theo hướng tăng giá trị sản xuất của thương mại - dịch vụ. 4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội * Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn xã Con người là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Dân số xã Tả Van thuộc 7 thôn với 3 dân tộc chính là Mông, Giáy, Dao sinh sống.
  30. 21 Bảng 4.2. Tình hình dân số trên địa bàn xã Tả Van Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016 Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC 2017 SL SL SL 2015 BQ (%) (%) (%) 2015 1. Tổng nhân Người 4.115 100 4.260 100 4.328 100 103,52 105,18 104,35 khẩu 2. Tổng số hộ Hộ 777 100 799 100 837 100 102,83 107,72 105,28 2.1. Hộ nông Hộ 695 89,44 705 88,24 735 87,81 101,44 105,76 103,60 nghiệp 2.2. Hộ phi Hộ 82 10,56 94 11,76 102 12,19 114,63 124,39 119,51 nông nghiệp 3. Tổng số Người 1.962 100 2.050 100 2.672 100 104,49 136,19 120,34 lao động 3.1.Lao động nông, Người 1.599 81,5 1780 86,83 2.187 81,85 111,32 136,77 124,05 lâm ,thủy sản 3.2. Lao Người 8 0,4 7 0,34 18 0,67 87,50 225,00 156,25 động CN-XD 3.3. Lao động Người 143 7,29 83 4,05 219 8,2 58,04 153,15 105,59 TM-DV 3.4. Lao Người 212 10,81 180 8,78 248 9,28 84,91 116,98 100,94 động khác 4. BQNK/hộ NK/hộ 5,30 5,33 5,17 ( Nguồn: Báo cáo KT - XH xã Tả Van, Sa Pa) Hiện nay, tổng dân số của xã Tả Van có 4328 người. Số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (87,81% năm 2017). Tương đương với đó số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm 81,85% tổng số lao động toàn xã năm 2017. Tả Van là một xã thuần nông, dân cư trong xã sản xuất nông nghiệp là chính. Lao động công nghiệp có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2015 là 8 người (chiếm 0,8% tổng số lao động), năm 2017 là 18 người (chiếm 0,67% tổng số lao động của xã). Nguyên nhân chủ yếu là do độ tuổi lao động đi ra các thành phố, xí nghiệp làm các công ty mang lại thu nhập cho người dân. Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ tăng 5,59% trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, làm tốt công tác quảng bá hình ảnh địa phương và
  31. 22 các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. Giúp người dân nâng cao được khả năng, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống. * Điện: Điện được coi là nguồn năng lượng quan trọng nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Tính đến nay, toàn bộ các hộ dân trong xã đã có điện để phục vụ sản xuất và đời sống. * Điện tín, truyền thanh: Xã có bưu điện văn hóa, cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc, sách báo, văn hóa phẩm cho người dân. Những nguồn thông tin nay đã thường xuyên cung cấp cho người dân những thông tin về khoa học, kỹ thuật mới, các giống cây trồng có năng suất cao, phương pháp phòng trừ dịch bệnh. Thông tin liên lạc phát triển thuận tiện cho việc cung cấp vật tư, tìm hiểu khách hàng tiêu thụ sản phẩm, * Đường: Các tuyến đường đã được mở rộng và bê tông hóa. Tuyến đường liên thôn cũng được bê tông hóa nhờ sự đóng góp của người dân trong xã. * ANTT- ATXH: Đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn xã, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Ban công an xã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã thường xuyên trực 24/24 và phối hợp chặt chẽ giữ các lực lượng và các ban ngành, đoàn thể nắm chắc tình hình, đảm bảo ANTT - ATXH trong các ngày lễ hội, các ngày kỷ niệm khác theo kế hoạch của UBND. * Văn hóa, giáo dục: Song song với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục cũng ngày càng được đẩy mạnh, hệ thống giáo dục trong xã tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay có 1 tiểu học, 1 trường THCS, 13 lớp mẫu giáo và đội ngũ giáo viên luôn tận tụy và nhiệt huyết.
  32. 23 Xã đẩy mạnh nhiều hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường học và địa bàn dân cư. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn. Phát động người dân tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. * Y tế: Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, tăng cường về cơ sở vật chất, thiết bị. Đội ngũ cán bộ y tế, công tác chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. UBND xã chỉ đạo Trạm y tế xã phối hợp cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của các sơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đã yêu càu các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng xã Tả Van 4.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên * Khí hậu, thời tiết Tả Van nói riêng và Sa Pa nói chung là vùng đất mang đặc điểm của vùng khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm. Tình hình nhiệt độ Tả Van được thể hiện qua các số liệu sau: + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5 - 7oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33oC và tháng thấp nhất là 0oC. + Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.800 - 2.200mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7, 8 (chiếm 80% lượng mưa cả năm). + Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%. Độ ẩm biến thiên theo từng mùa, thấp nhất vào tháng 4 (65 - 70 %).
  33. 24 + Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 - 1.460 giờ. Số giờ nắng không đồng đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng (180 - 200 giờ), tháng 10 số giờ nắng ít nhất (30 - 40 giờ). + Gió, bão: Ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. + Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. Mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp. Bảng 4.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Biên độ Ttb năm Ttb Lượng mưa STT Ý nghĩa Ttb (oC) tháng(oC) tb năm(mm) năm 1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 2.550 4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 32 >35 >19 <650 nghi (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam) So sánh khí hậu xã Tả Van và bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người cho thấy khí hậu tại vùng này rất thích nghi đối với con người. Đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Nhiệt độ trung bình của xã là 18 - 20oC và lượng mưa trung bình năm từ 1.800 - 2.200 mm so với chỉ tiêu khí hậu sinh học có thể thấy nó nằm trong tầm thích nghi cho sự phát triển của con người. Điều kiện khí hậu thích hợp là tiêu chí đầu tiên của khách tham quan du lịch (du khách sẽ ít đến tham quan ở những vùng có khí hậu quá nóng hay quá lạnh). Tả Van là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ ngơi.
  34. 25 Đến với Tả Van du khách có thể tận hưởng không khí trong lành. Hay được chiêm ngưỡng những những thửa ruộng bậc thang mờ ảo trong làn sương mờ hay hòa mình vào dòng người nô nức trong hoạt động sản xuất (gặt lúa, phơi thóc) vào dịp cuối năm. Với điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, Tả Van là điểm hứa hẹn đem đến những trải nghiệm lý thú cho du khách xa gần. Đây là một trong những lợi thế để Tả Van phát triển du lịch. * Thủy văn Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thủy lợi giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của suối Bo có chiều dài 80km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp, mùa khô các suối thường cạn. Vì vậy việc chủ động nước trong tưới tiêu và sinh hoạt của người dân còn hạn chế, phụ thuộc vào tự nhiên. Đây cũng là một trở ngại lớn cho chính quyền địa phương và người dân trong công tác quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. 4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn 4.2.2.1. Lễ hội Ở Tả Van mỗi một dân tộc đều có lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa riêng. * Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người giáy lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòa.
  35. 26 Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bảng. Trung tâm hội dựng cây còn có vút bằng cây mai có vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời. Mở đầu là trò chơi ném còn. Những người cao tuổi lấy 6 quả trứng cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ, sau khi nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo. Đông đảo du khách có thể cùng tham gia để cảm nhận bản sắc nơi đây. Các trò chơi đang tiếp diễn thì những đôi nam nữ lặng lẽ rút khỏi cuộc chơi tìm góc vắng tâm tình qua đàn môi, tiếng khèn, lời hát. * Lễ hội xuống đồng Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Nùng khai hội sáng ngày mồng 8 Tết thu hút rất đông người dân địa phương và du khách thập phương, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc. Sau không khí trang nghiêm của phần lễ du khách hòa mình vào trong những làn điệu dân vũ, điệu xòe mừng đảng mừng xuân, mừng đất nước đổi mới, được chứng kiến những nghi thức cúng bái của người dân địa phương, và tham gia vào các hoạt động vui chơi như: ném còn, đẩy gậy, kéo co, leo cột mỡ, * Lễ hội Nào Cống Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở thung lũng Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội người
  36. 27 đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ. * Lễ hội “ Nhặn sồng” và “Nào Sồng” Đây là lễ hội của người Dao đỏ làng Giàng Tả Chải (Tả Van - Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng, Tả Van cũng như Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ hội tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau,. 4.2.2.2. Thủ công mỹ nghệ Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa khu chạm khắc đá cổ Sa Pa với gần 200 hòn đá lớn nhỏ có hình chạm khắc như những bông hoa điểm xuyết cho sự quyến rũ và sức hút mãnh liệt. Trải dài bên bờ Đông Bắc của dòng suối Mường Hoa qua nhiều xã như Tả Van, Sử Pán, Hầu Thào, Lao Chải với chiều rộng khoảng 500 mét. 4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Tả Van 4.3.1.1. Lượng khách đến du lịch tại Tả Van Khách du lịch là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một địa phương tổ chức du lịch. Trong những năm gần đây, khi đời sống của người dân ngày càng ổn định và được nâng cao thì du lịch là một điều tất yếu. Các tour du lịch đến Tả Van ngày càng phát triển như: tour Sa Pa, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ. Tour từ thị trấn Sa Pa đi Cát Cát, Tả Van, Bãi đá cổ, Bản Hồ. Tả Van là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch, đến với Tả Van du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu văn hóa và đời sống của người dân. Lượng khách tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho địa phương.
  37. 28 Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến Tả Van 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu SL SL Năm SL CC CC CC SL CC (người (người (người) (%) (%) (%) (người) (%) ) ) Tổng số 17.000 100 35.451 100 72.300 100 109.500 100 Khách 8.550 50,29 19.127 53,95 47.920 66,28 68.900 62,92 quốc tế Khách nội 8.450 49,71 16.324 46,05 24.380 33,72 40.600 37,08 địa ( Nguồn: UBND xã Tả Van năm 2018) Năm 2017 xã Tả Van đã thu hút 109.500 lượt du khách, trong đó có 68.900 lượt khách quốc tế tăng 12,63% so với năm 2015. Lượng khách nội địa cũng tăng đều qua các năm. Do các lễ hội trên địa bàn xã ngày càng phong phú. Một số lễ hội chính như “Ngày mùa trên ruộng bậc thang”, lễ hội Mùa đông thu hút được rất nhiều khách tham gia. Bên cạnh đó với các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm thu hút du khách, những kỉ niệm khó quên cho những ai đã từng đến nơi đây và luôn muốn quay lại vào một dịp không xa. 4.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng Cơ sở vật chất được xem là một trong những tiền đề tạo nên sự thay đổi. Từ các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới được thực hiện đầu những năm 2014, xã đã có những bước chuyển mình quan trọng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, được nâng cấp và tu sửa khang trang. Giao thông thuận tiện giúp cho việc luân chuyển hàng hóa và đi lại được thuận tiện, tạo phát triển về mọi mặt đặc biệt là du lịch cộng đồng. Nắm bắt được cơ hội đó, một số hộ dân ở xã đã mạnh dạn đầu tư cho du lịch nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.
  38. 29 * Cơ sở lưu trú Hệ thống các cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch. Hiện nay trên địa bàn xã có khá nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh homestay, nhà nghỉ. Bảng 4.5. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại xã Tả Van Cách tổ chức Quy mô Quy mô TT Cơ sở lưu trú Địa chỉ kinh doanh (phòng) (giường) Sapa Tả Van Tự kinh 1 4 4 Impression Dáy 1 doanh Tả Van Tả Van Tự kinh 2 12 22 Ecologic Dáy 1 doanh Tả Van Tự kinh 3 Lotus Hoàng 2 23 Dáy 1 doanh Tả Van Tự kinh 4 Green House 6 15 Dáy 1 doanh Tả Van Tự kinh 5 Lá Dao Spa 4 8 Dáy 1 doanh Tả Chải Tự kinh 5 Joy House 6 17 Mông doanh The little Tả Chải Tự kinh 6 5 11 Hmong house Mông doanh Litopia Tả Chải Tự kinh 7 4 13 Ecolodge Mông doanh Tả Van Tự kinh 8 Po Homestay 7 29 Dáy 2 doanh Mộc Anh Tả Van Tự kinh 9 12 12 homestay Dáy 2 doanh Tả Van Tự kinh 10 Phơri's house 9 18 Dáy 2 doanh Tả Van Tự kinh 11 Hmong Family 5 9 Mông doanh Green hills Tả Van Tự kinh 12 5 10 Homestay Mông doanh ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Hệ thống cơ sở lưu trú tại xã Tả Van tập trung chủ yếu ở đường trục chính như thôn Tả Van Dáy 1, Tả Van Dáy 2 và ở trung tâm xã. Với 12 cơ sở lưu trú quy mô từ 4 - 12 phòng, bằng những chính sách thông thoáng, UBND xã Tả Van đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có
  39. 30 đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Với ý chí vươn lên làm giàu bền vững, các hộ dân đã tu sửa lại nhà cửa, sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Điển hình là cơ sở lưu trú Mộc Anh homestay và Tả Van Ecologic với số vốn đầu tư lớn, với 12 phòng khách và khuôn viên khang trang được bố trí hài hòa, cho mỗi du khách đến đây cảm thấy mình như được sống giữa thôn quê đầy thơ mộng với khí hậu hài hòa. Với hình thức tự kinh doanh mang đến tính cạnh tranh lớn cho các hộ gia đình tham gia, góp phần quảng bá cho các đơn vị cũng như địa phương với du khách gần xa. * Cơ sở dịch vụ bán hàng Trong khu vực xã Tả Van có khá nhiều cơ sở dịch vụ bán hàng từ bình dân đến siêu thị. Bảng 4.6. Tổng hợp một số điểm bán hàng tại xã Tả Van TT Điểm bán hàng Địa điểm Hình thức kinh doanh Bán hàng đồ đá mỹ nghệ, đồ lưu 1 Quán Ngọc Lương Tả Van Giáy 2 niệm HTX Dệt may thổ cẩm 2 Tả Van Giáy 2 Thêu, may, bán hàng thổ cẩm sa pa 3 Tả Van Restaunt Tả Van Giáy 2 Dịch vụ ăn uống, bia hơi 4 Mộc Quán Tả Van Giáy 2 Dịch vụ ăn uống 5 Lá Dao Spa Tả Van Giáy 2 Tắm lá thuốc, masge Tắm lá thuốc 6 Tả Van Giáy 2 Tắm lá thuốc Pinocchino 7 Masge Hoàng Quyên Tả Van Giáy 1 Tắm lá thuốc, masge, tẩm quất 8 Charm Spa Tả Van Giáy 1 Tắm lá thuốc, masge, tẩm quất Dịch vụ ăn uống, cà phê, sinh tố, 9 Bam Boo Bar Tả Van Giáy 1 rượu bia, bar Nhà Hàng Hoàng 10 Tả Van Giáy 1 Dịch vụ ăn uống Quyên 2 11 Local Bar Tả Van Giáy 1 Cà phê, giải khát, rượu bia, bar 12 Quán Hòa Nguyên Tả Van Mông Dịch vụ ăn uống Tắm lá thuốc Lý Phù 13 Tả Chải Dao Tắm lá thuốc Tình ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
  40. 31 Qua bảng 4.6 ta có thể thấy, hệ thống điểm bán hàng và các dịch vụ ở Tả Van khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau như ăn uống, tắm lá thuốc, bar, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã. Các điểm kinh doanh này có đầy đủ các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đội ngũ đón phục vụ đón tiếp khách tận tình, cách bố trí không gian đẹp mắt hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về ẩm thực của người dân tộc thiểu số. Cùng với đó là hệ thống cung cấp quà lưu niệm và các dịch vụ tẩm quất, masage, tắm lá thuốc cho những du khách đi tham quan bằng hình thức trekking sau một ngày dài mệt mỏi được phân bố tại các thôn. 4.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra 4.3.2.1. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra Lao động và khả năng lao động là một trong những yếu tố giúp cải thiện đời sống của bản thân cũng như của gia đình, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Toàn xã có 69 hộ tham gia hoạt động du lịch từ đó ta thấy được lao động tham gia vào hoạt động du lịch từ các hộ điều tra qua bảng sau: Bảng 4.7. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB – cận nghèo Số LĐ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ( hộ) (%) ( hộ) (%) ( hộ) (%) 1 - 2 LĐ 26 37,68 13 18,84 5 7,25 3 - 4 LĐ 16 23,19 5 7,25 2 2,90 > 5 LĐ 2 2,90 0 0 0 0,00 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Từ bảng ta thấy: Số hộ có từ 1 -2 lao động tham gia du lịch chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cả 3 nhóm hộ khá, hộ trung bình cũng như nhóm hộ
  41. 32 nghèo - cận nghèo. Tỷ lệ có từ 3 - 4 lao động tham gia du lịch tương đối thấp ở nhóm hộ khá với tỷ lệ 23,19% tương đương với 16 hộ, nhóm hộ trung bình chiếm 7,25% tương đương với 5 hộ, nhóm hộ nghèo - cận nghèo chiếm 2,9% tương đương với 2 hộ. Có từ 5 lao động trở lên chỉ chiếm 2,9% trong nhóm hộ khá. Nguyên nhân tỷ lệ lao động hộ trung bình và hộ nghèo thấp là do chủ yếu là người già, gia đình có người bị bệnh nặng. Tỷ lệ có từ 1 - 2 lao động chiếm phần đa, nguyên nhân là do các lao động khác trong gia đình tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác. Có thể thấy du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van có một tiền đề khá vững chắc (hầu hết hộ tham gia du lịch cộng đồng là hộ khá và trung bình), đây là cơ sở tốt để đưa các loại hình dịch vụ tốt nhất đến với du khách, đồng thời tạo tính cạnh tranh, quảng bá hình ảnh của Tả Van đến du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên tỷ lệ lao động phục vụ du lịch còn thấp so với nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách. Cần có sự tham gia đông đảo của người dân và sự hỗ trợ, chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương cũng như mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kĩ thuật cho người dân. 4.3.2.2. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của hộ điều tra Độ tuổi của lao động rất quan trọng trong quá trình tham gia quá trình phát triển du lịch. Bảng 4.8. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra Nhóm hộ nghèo – Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB cận nghèo STT Độ tuổi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ ( người) (%) ( người) (%) ( người) (%) 1 Dưới 15 4 2,48 7 4,35 1 0,62 2 Từ 15 - 60 35 21,74 91 56,52 14 8,70 3 Trên 60 3 1,86 6 3,73 0 0 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
  42. 33 Độ tuổi tham gia du lịch cộng đồng dưới 15 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tương đối ít (chiếm 7,45%). Nguyên nhân chính là do đây là độ tuổi dưới lao động còn đi học nên tỉ lệ tham gia ít. Trong đó độ tuổi từ 15 - 60 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tham gia với số lượng đông nhất ở nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ nghèo - cận nghèo lần lượt là: 21,71%, 56,52% và 8,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là đổ tuổi tham gia vào sản xuất chủ yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển vì trình độ hiểu biết cũng như các kỹ năng (giao tiếp, ứng xử, tiếp đón khách) đã được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình hoạt động. Độ tuổi trên 60 tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng thấp chỉ chiếm 5,59%. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là độ tuổi gần mất sức lao động, chỉ tham gia vào những công việc nhẹ. Tuy nhiên đây là độ tuổi có những kinh nghiệm quý báu, cần được vận động tham gia các hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu, Có thể thấy độ tuổi tham gia du lịch trên địa bàn xã là tương đối phong phú, là một thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên số lượng tham gia chưa nhiều, vì thế cần có các chính sách tuyên truyền, khuyến khích đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là độ tuổi trên 60 với những kinh nghiệm quý báu. 4.3.2.3. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch của các hộ điều tra Trình độ của người lao động khẳng định sự hiểu biết và lối sống văn minh, lành mạnh của khu vực đó cũng như áp dụng các kiến thức, trình độ vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn.
  43. 34 Bảng 4.9. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra TT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Mù chữ 18 11,18 2 Cấp I 38 23,60 3 Cấp II 52 32,30 4 Cấp III 32 19,88 5 TC -CĐ 17 10,56 6 ĐH 4 2,48 Tổng 161 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Trong 69 hộ điều tra, có 161 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trình độ học vấn người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng chỉ mới ở mức trung bình. Tỷ lệ lao động mù chữ chiếm 11,18%, đây là những người dân gắn bó với nghề nông do không có điều kiện đi học. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch tập trung chủ yếu nhóm học vấn cấp I và cấp II (23,6% và 32,3%). Tuy trình độ học vấn của nhóm lao động tham gia vào hoạt động du lịch chưa cao, song với các chính sách đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng tại thung lũng Mường Hoa đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. 4.3.2.4. Dịch vụ và sản phẩm du lịch của các hộ điều tra Dịch vụ và sản phẩm du lịch là những hoạt động nhằm hỗ trợ, phát triển du lịch, cũng như quảng bá sản phẩm địa phương đến du khách. Dưới đây là các hoạt động du lịch của người dân xã Tả Van.
  44. 35 Bảng 4.10. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Tả Van STT Các hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cung cấp dịch vụ lưu trú 66 95,65 2 Cung cấp các dịch vụ ăn uống 63 91,30 3 Hướng dẫn viên du lịch 8 11,59 4 Cung cấp quà lưu niệm 15 21,74 5 Hoạt động biểu diễn nghệ thuật 7 10,14 6 Cung cấp dịch vụ tắm lá thuốc 2 2,90 7 Cho thuê phương tiện di chuyển 9 13,04 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Qua điều tra 69 hộ có hoạt động du lịch, ta thấy có các loại hình dịch vụ của các hộ khá đa dạng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách tham quan và tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho bản thân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ người tham gia vào hoạt động cung cấp quà lưu niệm có 15 hộ chiếm 21,74%. Đây là hoạt động du lịch giới thiệu các sản phẩm địa phương đến du khách. Đến với Tả Van du khách sẽ được hướng dẫn tận tình bởi người dân địa phương họ có thể là một hướng dẫn viên du lịch cho du khách từ phương xa đến. Tuy nhiên trong 69 hộ tham gia du lịch cộng đồng được điều tra có 8 hộ tham gia với tỷ lệ 11,59%. Nguyên nhân người dân tham gia với số lượng ít vậy là do những lao động được học qua các trường lớp đều dẫn khách ở nhiều địa phương. Giao tiếp với du khách người dân tự tin, mạnh dạn hơn, họ tự tin giới thiệu cho du khách biết về những nét đặc sắc, bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Bên cạnh đó còn các hoạt đông như: Cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống với tỉ lệ cao lần lượt là 95,65%, 91,3% tiếp đến là hoạt động biểu
  45. 36 diễn nghệ thuật 10,14%, cho thuê phương tiện di chuyển 13,04% và dịch vụ tắm lá thuốc 2,9%. Qua đó cho thấy các hoạt động dịch vụ ở Tả Van cũng khá phát triển, đa dạng. Tuy nhiên số lượng hộ và lao động tham gia vào các hoạt động du lịch còn tương đối thấp. Nguyên nhân là do hoạt động nông nghiệp còn mang tính chất thời vụ, chưa mạnh dạn đầu tư, một số hộ dân muốn tham gia nhưng chưa có kinh nghiệm, kiến thức cũng như thiếu vốn đầu tư. 4.3.3. Doanh thu từ du lịch của các hộ điều tra Du lịch là ngành kinh tế đem lại nguồn thu khá lớn cho các đối tượng tham gia kinh doanh hoạt động du lịch. Đối với các hộ điều tra tại xã Tả Van du lịch cũng đóng góp một phần trong nguồn thu của hộ. Điều này được thể hiện qua bảng 4.11: Bảng 4.11. Nguồn thu nhập TB của các nhóm hộ điều tra tại xã Tả Van ( TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ nghèo - Chỉ tiêu khá TB cận nghèo Nông nghiệp 2.650 2.430 1.971 Kinh doanh, buôn bán 3.520 2.625 0 Du lịch 9.200 7.120 3.100 Tổng 15.370 12.175 5.071 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Nhóm hộ khá và nhóm hộ TB có tổng thu nhập trung bình lần lượt là 15.370.000 đồng/hộ/tháng và 12.175.000 đồng/hộ/tháng. Trong đó du lịch là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất của những nhóm hộ này. Có thể thấy nguồn thu từ du lịch cao nhất ở nhóm hộ nghèo - cận nghèo là 5.071.000 đồng/hộ/tháng, tuy nhiên vẫn thấp so với nhóm hộ khá và hộ trung bình. Do các nguồn lực của nhóm hộ nghèo và cận nghèo
  46. 37 còn hạn chế như: ít lao động, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và trình độ, và vài hộ trong nhóm này còn có người mắc bệnh hiểm nghèo hay thương binh nên gặp nhiều khó khăn về lao động. Do đó cần có mức đầu tư cho du lịch cao hơn để tăng thu nhập cho hộ. Ở cả 3 nhóm hộ khá, hộ TB, hộ nghèo - cận nghèo đều có những dịch vụ du lịch khác nhau, mỗi dịch vụ lại đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ. Thu nhập từ các hoạt động du lịch của hộ được điều tra thể hiện trong bảng 4.12. Bảng 4.12. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng tại Xã Tả Van (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ STT Nội dung nghèo - cận khá TB nghèo 1 Lưu trú 1.200 970 800 2 Ăn uống 1.500 1.100 850 3 Hướng dẫn viên 2.000 1.500 0 4 Quà lưu niệm 2.400 1.800 1.200 6 Biểu diễn nghệ thuật 300 300 250 7 Tắm lá thuốc 1.100 800 0 Cho thuê phương tiện di 8 700 650 0 chuyển Tổng 9.200 7.120 3.100 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Nhóm hộ khá cung cấp tương đối đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho du lịch và mang lại thu nhập khá cao cho hộ. Trong đó, dịch vụ cung cấp quà lưu niệm mang lại thu nhập cao nhất trung bình 2.400.000 đồng/hộ/tháng. Hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ ăn uống, tắm lá thuốc cũng mang lại thu nhập khá cao trung bình từ 2.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng/hộ/tháng. Các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, cho thuê phương tiện di chuyển mang lại thu nhập thấp (TB 700.000 đồng/hộ/tháng) vì những hoạt động này chủ yếu chỉ phục vụ du khách vào mùa lễ hội.
  47. 38 Các dịch vụ của nhóm hộ nghèo - cận nghèo còn chưa phong phú, vì thế thu nhập mang lại chưa được cao. Lý do chính là nhóm hộ này còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, thiếu nguồn nhân lực và các kỹ năng phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp. Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mùa đầu năm, giữa năm và mùa lễ hội mới đem lại nguồn thu nhập cao cho hộ, vì vào thời gian đầu năm có nhiều hoạt động đón xuân thu hút được du khách, mùa giữa năm là thời gian học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên có nhiều các bạn đến tham quan, nghỉ mát cũng có nhiều gia đình thời gian này đưa các con đi chơi và tham quan học hỏi kinh nghiệm. Do vậy cần mở rộng loại hình dịch vụ để phát triển du lịch vào các thời điểm khác nhau trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ. Bảng 4.13. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ TT Nội dung chi phí nghèo - cận khá TB nghèo 1 Trả lương nhân viên 2.033 1.514 457 2 Trả lãi ngân hàng 123 71 24 3 Marketing, quảng cáo 211 76 0 4 Các nguyên vật liệu 2.039 1.753 986 5 Điện, nước 361 292 172 6 Các khoản thuế 152 96 32 7 Chi phí khác 237 101 200 Tổng 5.155 3.903 1.871 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Chi phí cho các hoạt động du lịch của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Vì các loại hình dịch vụ của nhóm hộ khá quy mô lớn hơn nên chi phí cao hơn so với 2 nhóm còn lại.
  48. 39 Trong nhóm hộ khá có nhiều hộ kinh doanh phục vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu niệm nên chi phí cho nguyên vật liệu, thuê nhân viên và điện nước khá cao. Trong đó, chi phí cao nhất cao nhất dành cho nguyên vật liệu trung bình 2.039.000 đồng/hộ/tháng. Nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là thực phẩm dành cho chế biến của các cơ sở ăn uống, xà phòng, kem đánh răng, Chi phí cho điện nước, trả lương cho nhân viên trung bình từ 361.000 đến 2.033.000 đồng/hộ/tháng. Chi phí cho marketing và quảng cáo chủ yếu là chi phí làm biển quảng cáo hay cho các nhân viên tiếp thị sản phẩm. Chi phí nhóm hộ khá trung bình 211.000 đồng/hộ/tháng. Một số chi phí khác như chi phí thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, chi phí cho học tập nâng cao kỹ năng tay nghề, cũng không nhiều, lần lượt là từ 200.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ nghèo - cận nghèo, 101.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ TB và 237.000 đồng/hộ/tháng với hộ khá. Do việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận mà du lịch đem lại cho mỗi nhóm hộ cũng khác nhau. Lợi nhuận từ du lịch mang lại cho từng nhóm hộ được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4.14. Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Nhóm hộ nghèo- Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB cận nghèo Doanh thu 9.200 7.120 3.100 Tổng chi phí 5.155 3.903 1.871 Lợi nhuận 4.045 3.217 1.229 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Du lịch đem đến cho nhóm hộ khá lợi nhuận trung bình 4.045.000 đồng/tháng. Nhóm hộ trung bình là 3.217.000 đồng/tháng. Nhóm hộ nghèo - cận nghèo có lợi nhuận ít nhất trung bình 1.229.000 đồng/tháng.
  49. 40 Lợi nhuận từ du lịch của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn chưa cao, vì quy mô kinh doanh còn nhỏ, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu vốn để đầu từ vào khoa học kỹ thuật nên làm tăng chi phí. Hai nhóm hộ này tham gia các hoạt động chủ yếu là hướng dẫn viên hay biểu diễn nghệ thuật có doanh thu thấp nhưng lại phải chi khá nhiều vào phục trang, chi phí cho học tập đào tạo, đi lại, nên lợi nhuận còn thấp. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch đã góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, là một phần không thể thiếu trong công tác xóa đói giảm nghèo. 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng Ý kiến của các hộ điều tra về lợi ích của du lịch được thể hiện qua bảng 4.15. Bảng 4.15. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch Lợi ích Số ý kiến Tỷ lệ (%) Tăng thu nhập, cải thiện đời sống 51 73,91 Tạo công ăn việc làm 36 52,17 Được ưu đãi của chính quyền địa phương 29 42,03 Nâng cao kiến thức 30 43,48 Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ 13 18,84 thuật mới ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Hầu hết các hộ đều thấy lợi ích khi tham gia du lịch cộng đồng, hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống (73,91%). Do du lịch được xem là ngành có thu nhập cao, không phân biệt lứa tuổi, thành phần tham gia, đa dạng các loại hình kinh doanh như: ăn uống, bán đồ lưu niệm, lưu trú, hướng dẫn viên
  50. 41 du lịch, Theo số liệu điều tra có tới 52,17% ý kiến cho rằng, hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã, đặc biệt là vào mùa du lịch. Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo và hơn hết thông qua du khách du lịch còn góp phần nâng cao kiến thức cho người dân. Có 30 hộ nhận thấy được điều này từ hoạt động du lịch. Ngoài ra du lịch còn đem lại cho người dân sự ưu đãi của chính quyền địa phương. Khi tham gia vào các hoạt động du lịch người dân được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho học tâp chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như sản xuất. Nhiều hộ dân tham gia vào du lịch theo phong trào địa phương, nhưng những hộ sau này một thời gian tham gia vào các hoạt động du lịch cũng đã nhận thấy nhiều lợi ích như tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm. Du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân. Du lịch cũng là một phần cầu nối giúp cho người dân đến gần hơn với các chính sách của nhà nước và giữa người dân với lãnh đạo địa phương. 4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng Mặc dù du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nhưng trong quá trình hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.16. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%) Thiếu kinh nghiệm 36 52,17 Thiếu vốn 28 40,58 Ngoại ngữ 39 56,52 Không có sự hỗ trợ 12 17,39 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
  51. 42 Qua bảng 4.16 ta thấy, khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ (chiếm tới 56,52%), vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông - lâm nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng (chiếm 52,17%) như: thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón các đoàn khách, thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, Nguyên nhân là do người dân địa phương chưa được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng. Vốn cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch (40,58%). Họ thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú, Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn còn gặp một số khó khăn khác như: không có sự hỗ trợ, không có kỹ năng, Còn một số ít hộ dân gặp khó khăn khi không nhận được sự hỗ trợ. Đây chủ yếu là những hộ không tham gia các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia. Nên họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. 4.5. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai 4.5.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch Xây dựng hồ chứa nước, các đập nước thượng nguồn quy mô nhỏ hoặc các bể chứa nước mưa, giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước cho người dân và khách du lịch trên địa bàn xã vào mùa khô. Đầu tư xây dựng mở rộng các quy mô và số lượng các dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của khách du lịch trên địa bàn xã Tả Van. Đầu tư tôn tạo, nâng cấp một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa bản địa, những phong tục tập quán, sinh hoạt, sản xuất, những trò
  52. 43 chơi dân gian, cần có kế hoạch, biện pháp phù hợp để duy trì và không ngừng làm phong phú các giá trị này, tránh làm mai một, biến dạng. Triển khai thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về công tác du lịch tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn thân thiện. 4.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch như: lễ tân, thuyết minh, giao tiếp cho lao động, chú trọng việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng làm du lịch tạo địa phương. Mở lớp học tiếng anh giao tiếp và tổ chức thi học viên nói tiếng anh giỏi cho các hộ tham gia du lịch trong cộng đồng. Tổ chức chuyến tham quan thực tế tại các địa phương, vùng miền trong cả nước đang phát triển tốt các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, để học hỏi linh nghiệm phục vụ cho việc phát triển du lịch Sa Pa nói chung và du lịch lại xã Tả Van nói riêng. Khuyến khích, nâng cao trình độ học vấn của người lao động tham gia hoạt động du lịch cũng như các ngành nghề khác. 4.5.3. Giải pháp về môi trường Trong thực tế, nhiều khu lịch môi trường đã bị tác động và ảnh hưởng do chất thải của du khách du lịch do đó cần xây dựng hệ thống thu gom rác thải để quản lý và xử lý được lượng rác thải do khách du lịch để lại. 4.5.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch cộng đồng - Tiến hành kiểm soát việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, đối với các hộ làm du lịch, ưu tiên người dân trong xã có đủ khả năng làm du lịch, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. - Tìm hiểu nhu cầu kinh doanh của người dân để đề xuất phương án cho vay vốn, hướng dẫn kinh doanh du lịch với cá hộ có nhu cầu và khả năng làm kinh doanh nhưng không đủ vốn.
  53. 44 - Quy hoạch hướng dẫn các làng nghề vừa để cung cấp cho người dân vừa để cung cấp cho ngành du lịch vừa tạo điểm du lịch và việc làm cho người dân. - Xây dựng các tuyến, điểm du lịch: Sa Pa - Sa Pả - Hầu Thào - Sử Pán - Tả Van - Sử Pán. 4.5.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch Sưu tầm, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian với các loại hình: Múa xòe, điệu múa cổ (múa trống kèn, múa đón dâu), múa quạt, múa hoa đăng, ; làn điệu dân ca: Hát then, hát trao dâu, và các loại hình nhạc cụ dân tộc: kèn, sáo lá, sáo ngang,, sáo lưỡi gà, chùm nhạc, Nâng cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch, các dịch vụ tắm lá thuốc và phương tiện di chuyển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến tham quan.
  54. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua việc tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tôi có những kết luận sau: Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Cách trung tâm huyện Sa Pa không xa, theo suối Mường Hoa quỹ đất khá đa dạng. Với tổng diện tích tự nhiên là 6.789,86 ha cùng với khí hậu, thời tiết trong lành phù hợp với khả năng thích ứng của con người. Với phong cảnh đẹp thu hút du khách xã còn có các phong tục tập quán như: Các lễ hội Roóng Poọc, xuống đồng, ngày mùa trên ruộng bậc thang, Hệ thống cơ sở vật chất (với 12 cơ sở lưu trú, 13 điểm bán hàng) và các loại hình dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng phong phú tạo điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng. Lực lượng lao động tham gia vào du lịch cộng đồng ngày càng tăng (chiếm 8,2% năm 2017) với trình độ ngày càng cao. Thu nhập từ hoạt động của các hộ cao hơn so ngành nghề khác, là động lực để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. Song song với những lợi ích mà người dân được hưởng (tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, ) thì vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định như: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ, gây trở ngại lớn cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với UBND xã - Có kế hoạch phối hợp với trưởng thôn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với
  55. 46 xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các phòng ban, cơ quan chức năng huyện rà soát, xây dựng phương án thiện cá tiêu chí chưa đạt chuẩn. - Tiếp tục vận động người dân giữ gìn vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường, phục vụ du khách đến tham quan, giao lưu, 5.2.2. Đối với ban quản lý thôn - Tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu rõ về các chương trình dự án liên quan tới hoạt động du lịch, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia của người dân. - Tổ chức các cuộc gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập trong quá trình hoạt động du lịch cộng đồng. - Gắn kết các hộ làm du lịch nhằm tăng tính liên kết trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. 5.2.3. Đối với người dân địa phương - Các hộ cần năng động, sáng tạo và mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn trong quá trình phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. - Không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập, nắm bắt thông tin về du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển nhanh và bền vững. - Đoàn kết giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất - Hợp tác với các cơ quan quản lý để thực hiện các dự án, chương trình áp dụng cho địa phương để đạt hiệu quả cao nhất. - Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên song song với văn hóa bản địa truyền thống.
  56. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hoa Cương - Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, khoa Quản Trị kinh doanh và du lịch Trường Đại học Hà Nội. 2. Đỗ Thanh Hoa (2007), Phát huy vai trò của CCĐP phát triển du lịch bền vững, Tạp chí du lịch Việt Nam số 4. 3. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch. 4. Phạm Trung Lương (2010), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội. 6. Võ Văn Phong (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An, Luận văn ThS. 7. Võ Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 8. Võ Quế (2008), Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa hương. 9. Tổng cục du lịch Việt Nam (2011), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 10. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch. 11. Ts. Nguyễn Anh Tuấn (2016), Du lịch Việt Nam một năm nhìn lại. 12. Tổng cục du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Malaysia đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015” - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hà Nội tháng 6/2012. 13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam.
  57. 48 14. UBND xã Tả Van, Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. 15. UBND xã Tả Van, Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 16. UBND xã Tả Van, Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. 17. UBND xã Tả Van, Báo cáo tổng kết hoạt động ban quản lý DLCĐ xã Tả Van năm 2015, 2016, 2017. 18. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. 19. Bùi Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục. II. Tài liệu Internet 20. 21. 22. o-Viet-Nam/khoi nganh kinh te 23. 24. 25. 26. Www.vietnamplus.vn/xac-dinh-cac-gia-tri-du-lich
  58. PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số: Thôn/xóm: Xã: huyện tỉnh . I. Thông tin chung về hộ 1.1. Họ tên chủ hộ: 1.2.Dân tộc: 1.3. Giới tính: 1.4. Tuổi: 1.5. Nghề nghiệp: . 1.6. Trình độ học vấn: Không qua trường lớp nào  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Sau đại học  1.7. Phân loại hộ theo ngành nghề: Hộ thuần nông Hộ phi NN Hộ kiêm 1.8. Phân loại hộ theo thu nhập: Hộ Khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo 1.9. Số nhân khẩu: Số lao động: . 1.10. Thông tin về các thành viên trong gia đình: Tham gia vào Quan hệ Trình Giới Nghề hoạt động du TT Họ và tên với chủ Tuổi độ học tính nghiệp lịch hộ vấn Có Không 1 2 3 4 5 6 7 8 II. Các thông tin về hoạt động du lịch của hộ 2.1. Gia đình có tham gia vào hoạt động du lịch không? Có Không 2.2. Năm gia đình bắt đầu tham gia hoạt động du lịch? 2.3. Hoạt động kinh tế chủ yếu trước khi tham gia hoạt động du lịch của hộ:
  59. Nông nghiệp Thu nhập (TB/tháng): Lâm nghiệp Thu nhập (TB/tháng): . Kinh doanh Thu nhập (TB/tháng): . Khác: Thu nhập(TB/tháng): . 2.4. Lý do ông bà tham gia vào hoạt động du lịch? Tăng thu nhập, cải thiện đời sống Tạo công ăn việc làm Được ưu đãi của chính quyền địa phương Theo phong trào của địa phương Nâng cao kiến thức Ý kiến khác: 2.5. Gia đình tham gia các hoạt động du lịch nào dưới đây?: Cung cấp dịch vụ lưu trú Cung cấp quà lưu niệm Cung cấp dịch vụ ăn uống Hoạt động biểu diễn nghệ thuật Hướng dẫn viên du lịch Cho thuê phương tiện di chuyển Khác: 2.6. Ông bà kinh doanh theo mô hình nào? Tự kinh doanh Được tổ chức hệ thống 2.7. Gia đình có vay vốn để kinh doanh du lịch không? Có Không 2.8. Nguồn vốn vay từ: NHNN&PTNT NH Chính sách Hội PN Hội ND Cá nhân Khác: 2.9. Số tiền vay Thời hạn vay: năm Lãi suất: %/tháng 2.10. Thu nhập của hộ từ các hoạt động du lịch (TB/năm) STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Lưu trú 2 Ăn uống 3 Hướng dẫn viên 4 Quà lưu niệm 5 Biểu diễn nghệ thuật 6 Cho thuê phương tiện 7 Dịch vụ bổ sung khác 8 Khác Tổng
  60. 2.11. Tổng chi phí của gia đình? (Tính TB/tháng) Số Thành TT Nội dung chi phí ĐVT Đơn giá lượng tiền 1 Trả lương nhân viên 2 Trả lãi ngân hàng 3 Marketing, quảng cáo 4 Các nguyên vật liệu 5 Điện, nước 6 Các khoản thuế 7 Chi phí khác Tổng 2.12. Nguồn khách tới địa phương chủ yếu là khách? Khách tự do, vãng lai Theo công ty lữ hành 2.13. Du khách tới địa phương với mục đích gì? Văn hóa địa phương Thưởng thức món ăn địa phương Thưởng thức khí hậu mát mẻ Tránh nơi đông đúc ồn ào Tham quan Khác: 2.14. Các hoạt động mà du khách được tham gia cùng người dân địa phương là gì? 2.15. Du khách tới địa phương chủ yếu vào thời điểm nào? Đầu năm Giữa năm Cuối năm Thời điểm lễ hội 2.16. Thời gian tham quan/ lưu trú của khách (ngày) 2.17.Theo ông (bà) khách du lịch thích sản phẩm du lịch nào nhất của địa phương? Các hoạt động nông nghiệp Các phong tục tập quán lễ hội Các sản phẩm khác: 2.18. Khi khách nghỉ lại nhà ông bà, gia đình có thể cho bao nhiêu khách ở? 3-5 khách 5-10 khách Trên 10 khách Quy mô phòng nghỉ của gia đình là bao nhiêu: 2.19. Khách du lịch tới đây có ảnh hưởng gì tới đời sống của ông (bà)? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Rất ảnh hưởng 2.20. Thái độ của khách khi tới đây?
  61. Hài lòng Bình thường Không hài lòng 2.21. Những phàn nàn chính của khách khi tới địa phương? Vệ sinh Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng Thái độ đón tiếp Chất lượng các dịch vụ Những phàn nàn khác 2.22. Những khó khăn chính khi ông (bà) tham gia vào hoạt động du lịch? Thiếu kinh nghiệm Thiếu vốn Ngoại ngữ Không có sự hỗ trợ Các khó khăn khác: 2.23. Ông (bà) có mong muốn du lịch phát triển ở địa phương không? Có Không 2.24. Gia đình nhận thấy có thuận lợi gì khi hoạt động du lịch địa phương phát triển? Việc làm: Nhiều Ít Không Thu nhập: Nhiều Ít Không Hiểu biết: Có Không 2.25. Trong những năm gần đây, ở địa phương có chương trình, hoạt động nào đầu tư phát triển cho du lịch không? Có Không 2.26. Ông bà có tham gia vào hoạt động nào trong đó không? Có Không Cụ thể: 2.27. Ông bà có được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch không? Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng marketing du lịch Kỹ năng phân loại, sơ chế, chế biến thực phẩm, cách trình bày, lên giá thành phẩm bữa ăn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Kỹ năng khác: 2.28. Ông bà có đề xuất gì cho phát triển du lịch tại địa phương?