Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế

pdf 88 trang thiennha21 7330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_thanh_toan_quoc_te_the.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2018
  2. NGUYỄN VIẾT TƯ Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2018
  3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ TrườngSinh viên thực hiện:Đại NguyễnViếtT học ưKinhGiảng tế viên Huếhướng dẫn Lớp: K48BTàichính Ths.TrầnThịKhánhTrâm Khóa: 2014 –2018 Huế, tháng 5 năm 2018
  4. TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế trở thành vấn đề tất yếu. Có nhiều phương thức để thanh toán quốc tế khác nhau như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó, thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn cả nhờ sự an toàn, chính xác mà nó mang lại. Sử dụng các số liệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế, khóa luận cung cấp một cách nhìn tổng quát hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại và đánh giá hiệu quả của hoạt động này thông qua hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng thông qua các số liệu cụ thể như chỉ tiêu doanh số; chỉ tiêu tỷ trọng doanh số; chỉ tiêu tỷ trọng thu thuần; chỉ tiêu lợi nhuận; chỉ tiêu tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu; chỉ tiêu tỷ lệ giữa chi phí với doanh thu của thanh toán quốc tế theo L/C. Từ đó, đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. LỜI CÁM ƠN Để chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất cho công việc sau này, việc được tiếp cận, làm việc trong môi trường thực tế là vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà Thực tập cuối khóa là một trong những học phần chính giúp sinh viên có thể có những trải nghiệm, làm quen với môi trường, công việc, rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, vận dụng những kiến thức được học ở trường vào thực tiễn làm tiền đề vững chắc cho công việc tương lai sau này. Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và động viên. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em những kiến thức quý báu trong quá trình theo học tại trường. Và em cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa Tài chính – Ngân hàng đặc biệt là cô Trần Thị Khánh Trâm là những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập cuối khóa này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty và đã góp ý, bổ sung cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Việc lần đầu tiếp xúc với thực tế, thế nên dù đã cố gắng hết sức để đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra của đợt thực tập này nhưng em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của quý thầy cô để bài báo cáo được hoTrườngàn thiện hơn. Đại học Kinh tế Huế Em xin chân thành cám ơn. ii
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC VIẾT TẮT vii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiêncứu 2 2.1 Mục tiêuchung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 3 3.1 Đối tượng nghiêncứu 3 3.2 Phạm vi nghiêncứu 3 4. Phương pháp nghiêncứu 3 4.1 Phương pháp nghiên cứu tàiliệu 3 4.2 Phương pháp thu thập số liệu 4 5. Kết cấu khóaluận 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. HoTrườngạt động thanh toán Đại quốc tế họccủa ngân hKinhàng thương tếmại Huế 6 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 6 1.1.2 Các phương thức TTQT 6 1.1.2.1 Phương thức nhờ thu –Collection 6 1.1.2.2 Phương thức chuyển tiền –Remittance 7 iii
  7. 1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit -L/C) 7 1.1.3 Thư tín dụng (Letter of Credit -L/C) 109 1.1.3.1 Kháiniệm 109 1.1.3.2 Nộidung 1110 1.1.3.3 Phân loại thư tíndụng 12 1.1.4 Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ 1413 1.2 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thươngmại 14 1.2.1 Khái niệm hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thươngmại 1514 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 16 1.2.2.1 Chỉ tiêu địnhtính 16 1.2.2.2 Chỉ tiêu địnhlượng 18 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 20 1.2.3.1 Nhân tố kháchquan 21 1.2.3.2 Nhân tố chủquan 22 Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 25 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 25 2.1.1Trường Lịch sử hình thành Đại và phát tri họcển Ngân hKinhàng TMCP Hàng tế HHuếải ViệtNam - Chi nhánh Huế 25 2.1.1.1 Lịch sử hình thành 25 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòngban 25 2.1.1.3 Danh mục sản phẩm và dịchvụ 29 iv
  8. 2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 30 2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 333 2.2.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế 33 2.2.1.1 Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế 34 2.2.1.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế 3635 2.2.2 Quy định chung về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế373 2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế 38 2.2.2.2 Biểu phí dịch vụ Thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Huế 38 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 39 2.2.3.1 Các chỉ tiêu địnhtính 39 2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng 44 2.3 Đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế 53 2.3.1 Kết quả đạt được 53 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 55 2.3.2.1Trường Hạn chế Đại học Kinh tế Huế 55 2.3.2.2 Nguyênnhân 56 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 58 3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng v
  9. chứng từtại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế 58 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. 61 3.2.1 Chú trọng đào tạo và nâng cấp chất lượng cánbộ 61 3.2.2 Hiện đại hóa công nghệ ngânhàng 62 3.2.3 Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 63 3.2.3.1 Hoàn thiện việc xây dựng mô hình xử lýTTQT 63 3.2.3.2 Hoàn thiện quy trìnhTTQT 63 3.2.4 Tăng cường thực hiện tốt các chính sách kháchhàng. 64 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nộibộ. 66 3.2.6 Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đạilý 66 3.3 Kiến nghị 67 3.3.1 MộtsốkiếnnghịđốivớiNhànước,Chínhphủvàcácbộnghànhliên quan 67 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải ViệtNam 69 3.3.3 Kiến nghị đối với NHNN ViệtNam 70 3.3.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK 71 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 730 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ Maritime Bank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank Huế Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế TDCT Tín dụng chứng từ L/C Thư tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMQT Thương mại quốc tế CBTH Cán bộ thực hiện CBPH Cán bộ phê duyệt QHKH Quan hệ khách hàng BCT Bộ chứng từ FTA Hiệp định thương mại tự do TDCT Tín dụng chứng từ TMCP Thương mại cổ phần TT.TNTTTM Trung tâm Tác nghiệp Tài Trợ Thương Mại ĐVTH Đơn vị thực hiên TTQTTrường ĐạiThanh toánhọc quốc tếKinh tế Huế XNK Xuất nhập khẩu NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu vii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng dư nợ cho vay của MaritimeBank Huế trong năm 2014 – 2017 Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của MaritimeBank Huế trong năm 2015 – 2017 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2015 – 2017 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế tại Maritime Bank giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.5: Cơ cấu tổng dư nợ XNKcủa Maritime Bank Huế giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 2.6: Doanh số phát hành và thanh toán XNK tại Maritime Bank Huế Bảng 2.7: Số món thanh toán quốc tế theo L/C tại Maritime Bank Huế năm 2015 -2017 Bảng 2.8: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT tại Maritime Bank Huế năm 2015 -2017 Bảng 2.9: Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên doanh thu và chi phí trên doanh thu của thanh toán quốc tế theo phương pháp L/C tại Maritime Bank Huế năm 2015 – 2017 Bảng 2.10: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015 -2017 Bảng 2.11: Tỷ trọng lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT và tổng lợi nhuận Martime Bank Huế năm 2015 -2017 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  12. DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 2.1: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại Maritime Bank Huế năm 2015 - 2017 Hình 2.2 :Doanh số thanh toán BCT theo phương thức TDCT Hình 2.3: Thể hiện cơ cấu giá trị thanh toán L/C XNK tại Maritime Bank Huếtừ năm 2015 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  13. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ năm 2001, Việt Nam đã tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, và thành công nhất là năm 2015 với việc ký kết bốn FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu (EEC), và TPP. Đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA, cho thấy nền kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động TMQT ngày càng nhiều. Vì vậy mà các NHTM tại Việt Nam bên cạnh các hoạt động truyền thống cũng dành sự quan tâm lớn cho hoạt động mới như kinh doanh ngoại hối, hoạt động TTQT mà đặc biệt là thanh toán bằng bảo lãnh chứng từ. Hoạt động TTQT được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TMQT. Để đáp ứng nhu cầu TTQT của mỗi doanh nghiệp, các ngân hàng đã đưa ra rất nhiều các phương thức thanh toán hỗ trợ khách hàng như phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức ứng tiền trước , trong đó, phương thức thanh toán TDCT là phổ biến nhất do tính ưu việt của nó mang lại cho bên tham gia lẫn ngân hàng. Thanh toán theo phương thức TDCT đem lại sự thành công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho các hoạt động XNK phát triển. Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại thương thỏa thuận phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang. Bên cạnh đó, đây là phương thức mang lại thu nhập cho ngân hàng nhiều hơn trong các phương thức thanh toán. Vì vậy, ngân hàng thươngTrường mại luôn lấy Đại việc phát họctriển hoạt Kinhđộng thanh toántế TDCT Huế là trọng tâm của chiến lược phát triểnTTQT. Bên cạnh những mặt tích cực trên thì thực tiễn lại cho thấy TDCT không phải là một nghiệp vụ đơn giản, điển hình là trong việc tiếp nhận và áp dụng các tập quán quốc tế vào các hợp đồng thương mại. Từ đó tạo ra không ít những khó khăn đặc biệt là về quy trình nghiệp vụ cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp 1
  14. của Việt Nam. Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam điều có các sản phẩm dịch vụ về TTQT để phụcvụchocácdoanhnghiệpXNK,thếnhưngkhôngphảiNHTMcũngcómộtdịch vụ được đánh giá cao và thu hút khách hàng. Riêng về nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT đây là một nghiệp vụ có quy trình phức tạp, thường xuyên xảy ra rủi ro và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Thế nhưng yêu cầu khách hàng trong thanh toán XNK phải là một phương thức thanh toán cần phải nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý để khách hàng có thể tin tưởng sử dụng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là cần thiết, giúp cho phát hiện được những hạn chế đang tồn tại và đưa ra các biện pháp khắc phục từ đó giúp cải thiện kết quả kinh doanh hoạt động TTQT tại các NHTM. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc thanh toán các hợp đồng kinh tế quốc tế thông qua phương thức TDCT. Thế nhưng, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế (Maritime Bank Huế) em nhận thấy trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT vẫn còn gặp nhiều hạn chế như thời gian thực hiện thanh toán L/C XNK còn chậm, số món thanh toán L/C còn ít, đội ngũ nhân viên có thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình thanh toán L/C, Vậy làm thế nào để phát hiện ra những hạn chế đang tồn tại từ đó giúp làm tăng hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Huế đang là một yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ lý do trên em đã quyết định lựaTrường chọn đề tài: “Đánh Đại giá hhọciệu quả hoKinhạt động thanh tế toánHuế quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiêncứu 2.1 Mục tiêuchung Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương 2
  15. thức TDCT tại NHTM, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động để phát hiện những hạn chế đang tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tạitại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Huế . 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả TTQT theo phương thức chứng từ đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 3.1 Đối tượng nghiêncứu Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. 3.2 Phạm vi nghiêncứu - Không gian: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế. - Thời gian: Từ năm 2015 đến2017. 4. Phương pháp nghiêncứu Trường4.1 Phương pháp nghiênĐại cứu học tàiliệu Kinh tế Huế - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phân tích hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, bao gồm: + Nguyễn Minh Trang (2014), Khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô”. + Lê Thị Phương Liên (2006), Luận án tiến sỹ kinh tế: “ Nâng cao hiệu quả 3
  16. hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”. + Võ Thị Ái Hưng (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. - Ngoài ra tìm hiểu những giáo trình, tài liệu về kinh tế học, bộ tập quán quốc tế về L/C do Phòng Thương Mại Quốc tế (ICC) phát hành. - Quy định nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. 4.2 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng các số liệu từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. Đối với các khái niệm, cơ sở lý luận thu thập từ các văn bản Phòng Thương Mại Quốc tế (ICC) phát hành, sách về TMQT và tại trợ thương mại, quy định nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ban hành. 4.3 Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp đối chiếu và so sánh. - Phương pháp diễn giải, quy nạp. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. Trường- Phương pháp phân Đại tích định họctính và phân Kinh tích định lưtếợng Huế 5. Kết cấu khóaluận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng thương mại. 4
  17. Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánhHuế. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngan hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  18. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình thanh toán quốc tế và Tài trợ Ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê, trang 294: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức kinh tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liênquan.” 1.1.2 Các phương thức TTQT Theo Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thông kê, trang 226: “Phương thức thanh toán quốc tế là phương thức chỉ trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp.” 1.1.2.1 Phương thức nhờ thu –Collection a. Kháiniệm TrườngNhờ thu là một ph Đạiương thức học thanh toán, Kinh trong đó ngtếười Huế XK sau khi giao hàng thì gửi chứng từ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người NK nước ngoài. Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong TTQT thường được tiến hành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số 522 của Phòng TMQT. b. Phân loại: 6
  19. - Căn cứ theo thời hạn:Nhờ thu trả ngay (D/P), nhờ thu trả chậm (D/A). - Căn cứ theo chứng từ: Nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ. 1.1.2.2 Phương thức chuyển tiền –Remittance a. Kháiniệm Nói đơn giản phương thức này được hiểu là nhà NK sẽ yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà XK ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà NK quy định. b. Phân loại: Chuyển tiền có thể bằng thư (M/T) hoặc bằng điện (T/T). Chuyển tiền bằng điện thường được sử dụng vì tính nhanh chóng. Có 2 cách thức:Chuyển tiền trả sau, chuyển tiền trả trước. 1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit -L/C) a. Kháiniệm Tại Điều 2, UCP 600: “TDCT là một thỏa thuận, cho dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán một xuất trình phù hợp”. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán TDCT đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ người NK sang ngân hàng, bảo đảm cho nhà XK giao hàng và nhận được tiền hàng an toán, nhanh chóng, còn nhà NK nhận được hóa đơn vận chuyển đúng hạn. Vì vậy, xét một cách tổng thể, TDCT là phương thức thanh Trườngtoán cân bằng được Đại lợi ích củahọc cả hai bKinhên xuất và NK,tế kh Huếắc phục được sự không tín nhiệm nhau giữa hai bên. Đó chính là một trong những lý do để phương thức thanh toán TDCT ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong hoạt động TTQT hiện nay. b. Các bên tham gia Các bên tham gia chính trong TTQT theo phương thức TDCT gồm có: 7
  20. - Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Là bên mà theo yêu cầu của bên đó, tín dụng được phát hành. Thường là người NK hoặc là người NK ủy thác cho một người khác. - Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): Là bên mà vì quyền lợi của bên đó, thư tín dụng được phát hành. Thường là người XK hay bất cứ người nào mà người hưởng thụ chỉđịnh. - Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Là Ngân hàng thực hiện phát hành tín dụng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chínhmình. - Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): Là Ngân hàng thực hiện thông báo tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng pháthành. - Ngoài ra, trong giao dịch TDCT, tùy thuộc vào yêu cầu và loại hình L/C còn có thể có một số bên tham gia nhưsau: - Ngân hàng xác nhận (Confiming Bank): Là ngân hàng, theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận của mình đối với một tín dụng. - Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng cógiá trị thanh toán đối với bất cứ ngân hàng nào. - Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank): Thường là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành và có liên quan trong giao dịch thanh toánTCDT. - Ngân hàng chuyển nhượng (Transferable Bank): Là một ngân hàng chỉ định để tiếnTrường hành chuyển nhượng Đại tín dụng, học hoặc trư ờngKinh hợp tín dụng tế có Huế giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào, thí nó là một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng tín dụng. Ngân hàng phát hàng có thể là ngân hàng chuyểnnhượng. - Ngân hàng chiết khấu BCT (Negotiating Bank): Là ngân hàng được chỉ định bởi ngân hàng phát hành đúng ra thanh toán cho người XK nếu người XK trình cho 8
  21. ngân hàng này một BCT phù hợp với những quy định trong LC. - Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): Là ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người XK hoặc đại diện của họ – ngân hàng này do ngân hàng LC quy định hoặc ghi rõ trongLC. c. Quy trình nghiệp vụ TDCT Theo Võ Thị Ái Hưng (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế,trang 2Sơ đồ quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán bằng L/C có thể tóm gọm các bước cơ bản như sau: (1): Người mua làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người người bán (người thụ hưởng). Nếu ngân hàng chấp thuận mở L/C thì đơn xin mở L/C của người mua được chấp thuận của ngân hàng phát hành sẽ trở thành một hợp đồng dịch vụ được ký giữa hai bên. (2): Căn cứ vào đơn yêu cầu phát hành L/C, ngân hàng sẽ phát hành một L/C bằng điện SWIFT, trong đó ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán này xuất trình được chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của L/C. (3): Ngân hàng thông báo nhận được L/C thì xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người hưởng lợi thư tín dụng. (4): Người bán nhận được L/C phải kiểm tra, nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người mua sửa đổi L/C. Khi chấp nhận L/C người bán tiến hành giao hàng. (5): Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán lập chứng từ thanh toán theo yêu cầu đã nêu trong L/C gốc và bản sửa đổi (nếu có), xuất trình chứng từ đến ngân hàngTrường trả tiền thông quaĐại ngân h ànghọc thông Kinhbáo. Nếu đư ợctế ngân Huế hàng mở L/C ủy quyền trả tiền hoặc L/C cho phép chiết khấu, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chứng từ và thực hiện thanh toán cho người bán, sau đó chuyển BCT để đòi lại tiền từ ngân hàng mở L/C. (6): Ngân hàng phát hành L/C kiếm tra chứng từ, nếu thấy chứng từ phù hợp với yêu cầu trong L/C thì trả tiền cho người bán. Nếu chứng từ có sai biệt hoặc mâu 9
  22. thuẫn thì từ chối trả tiền và thông báo cho các bên liên quan để giải quyết. (2) Ngân hàng thôngbáo (5) Ngân hàng phát hành Advising Bank (6) Issuing Bank (3) (5) (6) (8) (7) (1) HĐTM Người thụhưởng Người yêucầu (Người bán) (4) (Người mua) Beneficiary Applicant Sơ đồ 1.1: Cơ chế hoạt động của phương thức TDCT (7): Ngân hàng phát hành L/C chuyển BCT cho người yêu cầu phát hành L/C với điều kiện người này trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (8): Người mua kiểm tra BCT nếu phù hợp thì hoàn tiền cho ngân hàng phát hành L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng, nếu phát hiện chứng từ co sai sót với quy định của L/C thì có quyền từ chối hoàn tiền, khi đó trách nhiệm thuộc về ngân hàng phát hành L/C. 1.1.3 Thư tín dụng (Letter of Credit -L/C) 1.1.3.1 Kháiniệm TrườngTheo Ngân hàng TMCPĐại Hàng học Hải Việt Kinh Nam, Quy tế định NghiệpHuế vụ Thanh toán quốc tế Thư tín dụng(2014), trang 9: “Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C): Là một cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán trả ngay, cam kết thanh toán, chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều khoản và điều kiện Thư tíndụng.” 10
  23. 1.1.3.2 Nộidung Thư tín dụng có nhiều loại và mỗi loại sẽ có những mẫu khác nhau quy định về nội dung của Thư tín dụng đó. Tuy vậy nhưng tất cả điều sẽ có những nội dung cơ bản như sau: - Số hiệu và ngàymở: + Trường 20 – Document Credit Number: Số hiệu của Thư tín dụng. Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng do Ngân hàng mở L/C quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan trong BCT theo L/C. + Trường 31C – Date of Issue : Ngày mở Thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà XK, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C và là căn cứ để nhà XK kiểm tra xem nhà NK thực hiện việc mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không. - Tên và địa chỉ của các bên liên quan: + Trường 50 – Applicant: Người yêu cầu mở L/C (nhà NK). + Trường 59 – Beneficiary: Người thụ hưởng L/C (nhà XK). + Đầu điện (phần Sender): Thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng mở L/C (ngân hàng phát hành L/C). + Trường 57a – Advise Through Bank: Thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng thông báo L/C. - TrườngSốtiền: Đại học Kinh tế Huế + Số tiền của L/C được thể hiện tại + Trường 32B – Currency Code, Amount : Loại tiền tệ, số tiền. + Trường 45A – Description of Goods and/or Services (mô tả hàng hóa): Tên đơn vị tiền tệ phải ghi rõ theo quy định của ISO (USD – đôla Mỹ, VND – đồng Việt Nam, CNY – đồng nhân dân tệ ). 11
  24. + Trường 39A – Percentage Credit Amount Tolerance: Trường hợp thư tín dụngcó cho phép dung sai thì con số này thường này. - Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền: + Trường 31D – Date and Place of Expiry: Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà XK, nếu nhà XK xuất trình BCT phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó. Ðịa điểm hết hiệu lực thường quy định tại nước ngườibán. Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người XK phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. + Trường 44C – Latest Date of Shipment: Ngày giao hàng cuối cùng. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thì thường thể hiện ở trường này. + Trường 44D – Shipment Period : Thời gian giao hàng. Nếu giao hàng nhiều lần thì thông tin đó thường được thể hiện ở trường này. + Trường 42C – Drafts at : Thời gian trả tiền của L/C quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau khi xuất trình hối phiếu đòi tiền. Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, đối với L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thông tin về người trả tiền hối phiếu: + Trường 42D – Drawee: Thông tin về người trả tiền hối phiếu. - TrườngNhững nội dung vềĐại hànghóa: học Kinh tế Huế + Trường 45A Description of Goods and/or Services: Mô tả hàng hóa/dịch vụ. + Trường 46A – Documents Required: Các chứng từ yêu cầu. + Trường 47A – Additional Conditions: Điều kiện khác. - Những nội dung về vận tải, giao nhận hànghóa: 12
  25. + Trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ): Thể hiện những điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CIP, ) - Nơi gửi hàng và nơi giao hàng được thể hiện tại: + Trường 44A – Place of Taking in Charge/Dispatch from /Place of Receipt: Dùng trong vận tải đa phương thức. + Trường 44E – Port of Loading/Airport of Departure: Dùng trong vận tải đường biển và hàng không. - Thông tin về nơi nhận hàng được thể hiện tại: + Trường 44F – Port of Discharge/Airport of Destination: Dùng trong vận tải đường biển và hàng không. + Trường 44B – Place of Final Destination/For Transportation to /Place of Delivery: Dùng trong vận tải đa phương thức. + Trường 43T – Transshipment (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted): Kiểm tra L/C cho phép chuyển tải hay không. + Trường 43P – Partial Shipments (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted): Kiểm tra L/C có được phép giao hàng từng phần hay không. - Các chứng từ yêu cầu: Điều khoản về BCT theo L/C chủ yếu được quy định tại: Trường 46A – Documents Required ngoài ra cũng được quy định thêm ở trường 47A – Additional Conditions. - TrườngCam kết trả tiền củaĐại ngân hhọcàng mởL/C: Kinh tế Huế + Trường 78 – Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank: Là điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Trường này cũng thể hiện cách thức trả tiền. Trong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định bằng cách đó. (Đính kèm phụ lục 1) 1.1.3.3 Phân loại thư tíndụng 13
  26. Phương thức thanh toán TDCT đã được lựa chọn nhiều nhất làm phương thức TTQT. Tuy nhiên, để phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể nảy sinh giữa các bên trong quá trình TTQT do đặc thù tập quán các nước, do điều kiện và mối quan hệ hợp tác khác nhau, theo quy ước quốc tế có nhiều loại Thư tín dụng khác nhau để chúng ta có thể lựa chọn loại Thư tín dụng phù hợp nhất với từng yêu cầu thanh toán cụthể. Căn cứ vào tính chất có các loại Thư tín dụng sau: – Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) – Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter ofcredit) Căn cứ vào thời hạn thanh toán, có hai loại thư tín dụng sau: – Thư tín dụng trả ngay (L/C atsight) – Thư tín dụng trả chậm (Deffered paymentL/C) Một số loại thư tín dụng đặc biệt : – Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit) – Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter ofcredit) – Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter ofcredit) – Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter ofcredit): – Thư tín dụng đối ứng (ReciprocalL/C) – TrườngThư tín dụng với điều Đại khoản đỏhọc (Red clause Kinh L/C) tế Huế – Thư tín dụng dự phòng (Stand – byL/C) – Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Tranferable L/C) (Đính kèm phụlục2) 1.1.4 Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ 14
  27. Ngày nay, trong xu thế hội nhập, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới giao lưu, trao đổi hàng hóa với nhau nhiều hơn. Nhưng trong giao dịch quốc tế, có không ít những rào cản về phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật và chính trị. Do đó, sự ra đời của hệ thống các quy tắc, luật lệ quốc tế mang tính thống nhất cho các quốc gia tham gia là điều tất yếu. Các bên tham gia phương thức TDCT thường căn cứ vào các văn bản pháp lý để thực hiện, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hoạt động TTQT bằng một số các văn bản chủ yếu như UCP 600, ISBP 745, ISP 98 - Quy tắc thống nhất và thực hành về TDCT do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, số xuất bản 600(UCP600). - Tập quán Ngân hàng chuẩn Quốc tế về việc kiểm tra chứng từ theo Thư tín dụng, gọi tắt là ISBP(ISBP745). - Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế ISP98. - Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử eUCP1.1. 1.2 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thươngmại 1.2.1 Khái niệm hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thươngmại - Khái niệm hiệu quả của hoạt động TTQT: Theo Lê Thị Phương Liên (2006), Luận án tiến sỹ kinh tế, trang 34 – 35 : “Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanhTrường của ngân hàng Đại trong l ĩnhhọc vực TTQT. Kinh Nó được tế đo bằngHuế hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT”. - Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức TDCT: Dựa trên khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT, có thể dễ dàng đưa ra một 15
  28. khái niệm cơ bản về hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT như sau: “Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức TDCT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT theo phương thức TDCT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức này.” + Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT bao gồm: Doanh thu từ phí mở L/C, chỉnh sửa L/C, doanh thu từ mua bán ngoại tệ cho TTQT theo phương thức TDCT, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, + Chi phí TTQT theo phương thức TDCT bao gồm: Chi phí tiền công, tiền lương cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức TDCT, chi phí quản lý khác, chi phí khấu hao máy móc, rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT, 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 1.2.2.1Chỉ tiêu địnhtính a. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua thời gian tiếp cận và thanh toán L/C Thời gian thanh toán là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng đưa ra cho đến các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Trong thanh toán theo phương thức TDCT thì thời gian thanh toán được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi nhà XK xuất trình BCT hoàn hảo cho ngân hàng phát hànhTrường cho đến khi nh àĐại XK nhận học được tiền. Kinh Ngoài ra, th ờitế gian Huế ngân hàng kiểm tra hồ sơ phát hành L/C, thời gian kiểm tra BCT cũng rất quan trọng. Nếu ngân hàng rút ngắn các thời gian thực hiện những quy trình đó, giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình XNK hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, ngân hàng nâng cao được uy tín của mình, thu hút được nhiều khách hàngmới. 16
  29. b. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoạitệ. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng NK hoặc mua lại ngoại tệ của các khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động XK hàng. Khi nghiệp vụ thanh toán hàng XNK qua ngân hàng càng nhiều thì sẽ càng tạo điều kiện cho NH phát triển được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh thu dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhngân hàng. c. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụngXNK. Đối với nhà NK, khi cần NK một khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này nhà NK sẽ đến ngân hàng xin vay. Ngân hàng khi đó sẽ là người cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho nhà NK trên cơ sở các điều kiện nhất định được thoả thuận. Đối với nhà XK, khi thị trường hàng hoá dịch vụ đòi hỏi cạnh tranh tích cực, nhà XK buộc phải tìm kiếm nguồn đầu tư để thực hiện hợp đồng của mình, lúc này ngân hàng sẽ đóng vai trò là người cung cấp nguồn tài chính cho nhà XK. Khi ngân hàng cho DN XNK vay, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản tiền đã cho vay này. Sự hợp nhất giữa ngân hàng và các DN XNK sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng XNK, đưa hoạt động tín dụng XNK thực sự trở thành một đòn bẩy kích thích sự phát triển nềnkinh tế. d. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường các Trườnghỗ trợ dịch vụ ngânĐại hàng họckhác (chi ếKinht khấu hối phi tếếu, b ảHuếolãnh ) Đối với chỉ tiêu này cũng cần đề cập đến mối quan hệ lượng hoá giữa doanh số TTQT với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng. 17
  30. e. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua sự phát triển và mở rộng của mạng lưới các ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốctế. Chỉ tiêu này được thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Thương hiệu của ngân hàng ngày càng được nhiều người biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ vẫn đến giao dịch với ngân hàng. Đồng thời không ngừng gia tăng được khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Chính sự hài lòng, sự thoả mãn về tiện ích, chất lượng, thái độ giao dịch, tính an toàn của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng. Đó cũng là hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, làm cho nhiều người ngày càng biết đến thương hiệu của ngân hàng, đến giao dịch với ngân hàng. Và sự chấp nhận của thị trường, của khách hàng về các sản phẩm. 1.2.2.2 Chỉ tiêu địnhlượng Ngoài các chỉ tiêu định tính được nêu ở phần trên, việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cũng được phản ánh rõ nét thông qua các chỉ tiêu định lượng. a. Chỉ tiêu doanh số TTQT theo phương thức TDCT Doanh số TTQT theo phương thức TDCT là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh. Cụ thể được tính như sau: Doanh số TTQT theo Giá trị thanh toán Giá trị thanh toán Trường Đại= học Kinh+ tế Huế phương thức TDCT L/C XK L/C NK Trong đó: - Giá trị thanh toán L/C NK bao gồm tổng giá trị mở L/C NKvà tổng giá trị thanh toán BCT L/C NK. 18
  31. - Giá trị thanh toán L/C XK bao gồm tổng giá trị thông báo L/C XK và tổng giá trị thanh toán BCT L/C XK. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng của chi nhánh: doanh thu từ phí hoạt động thanh toán L/C càng cao cho thấy số lượng món cũng như giá trị của món thanh toán L/C ngày càng cao. Từ đó, cho thấy ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút được lượng khách hàng lớn, giúp cho hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao. b. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TTQT theo phương thức TDCT Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất để đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, nó phản ánh hiệu quả thực tế của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng. Nó là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thăng dư, mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT: Lợi nhuận TTQT theo Doanh thu TTQT theo Chi phí phát sinh theo = - phương thức TDCT phương thức TDCT phương thức TDCT Lợi nhuận hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng không ngừng tăng một cách vững chắc là mục tiêu cơ bản, mục tiêu của tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng thường tìm các biện pháp để cắt giảm chi phí hoạt động, tăng cường áp dụng công nghệ mới, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của thanh toán viên để góp phần tăng doanh thu từ hoạt động TTQT theo L/C.Trường Đại học Kinh tế Huế c. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT theo L/C Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số TTQT theo phương thức TDCT là phần lợi 19
  32. nhuận thu được trên một đơn vị doanh thu TTQT theo phương thức TDCT hay có thể hiểu là một đồng doanh thu TTQT theo phương thức TDCT đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng càng đạt hiệu quảcao. Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT Lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT theo phương thức TDCT so = với doanh thu TTQT theo phương thức TDCT Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT d. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa chi phí TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT theo L/C Chỉ tiêu này cho thấy được một đồng doanh thu thanh toán L/C phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra, đầu vào để đạt được mức hiệu quả. Tỷ lệ này càng nhỏ thì sẽ cho hiệu quả càngcao. Tỷ lệ chi phí TTQT theo Chi phí TTQT theo phương thức TDCT phương thức TDCT so với = doanh thu TTQT theo phương thức TDCT Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ TrườngĐể nâng cao hiệu quảĐại hoạt độnghọc TTQT Kinh nói chung v àtế hoạt Huếđộng TTQT theo phương thức TDCT nói riêng NHTM cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Các nhân tố đó bao gồm các nhân tố khách quan – các nhân tố tác động từ nền kinh tế trong, ngoài nước hoặc cũng có thể từ tình hình chính trị xã hội cũng như chính sách tiền tệ của NHNN liên quan tới L/C. Ngoài ra còn có nhân tố chủ quan – nhân tố đến từ chính NHTM, các nhân tồ này được coi là vô cùng quan trọng bởi các 20
  33. nhân tố khách quan đối với tất cả các NHTM có thể là giống nhau nhưng mỗi NHTM khác nhau sẽ xuất hiện các nhân tố chủ quan khác nhau, có thể là hệ thông công nghệ ngân hàng liên quan tới L/C hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên tại bộ phận TTQT, Hai loại nhân tố trên được xem là hai nhân tố cơ bản nhất khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. 1.2.3.1 Nhân tố kháchquan - Tình hình nền kinh tế trong nước Trong một nền kinh tế ổn định và phát triển thì hoạt động của ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng yên tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển dịch vụ mới, trong đó bao gồm hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. - Môi trường chính trị - xã hội Sự ổn định của chính trị - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị càng cao thì mức an toàn trong đầu tư càng cao, do đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm hơn trong kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh XNK. Và trên cơ sở đó, hình thành nhu cầu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào qua ngân hàng ngày càng tăng lên, hiệu quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng tăngtheo. - Môi trường pháp lý Mọi hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới đều phải tuân thủ, chịu sự chi phốTrườngi bởi luật pháp quốc Đại gia đó hoặchọc luật pháp Kinh nước sở tạitế và thHuếậm chí là Thông lệ và tập quán quốc tế cũng như Luật và công ước quốc tế. TTQT theo phương thức TDCT không những phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các cơ chế, các quy tắc và chuẩn mực quốc tế như UCP 600,ISBP, - Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia tại từng thời kỳ nhất định 21
  34. Một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán XNK là chính sách tỷ giá. NHNN có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích hoặc hạn chế XNK, điều này làm giảm khả năng TTQT qua ngân hàng, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng doanh thu TTQT của ngânhàng. - Đồng tiền thanh toán Sự ổn định của đồng ngoại tệ được các bên tham gia chọn là đồng tiền thanh toán trong các giao dịch XNK có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Nếu đồng tiền thanh toán mất giá thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động XK, nếu đồng tiền thanh toán tăng giá sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động NK. Theo sau sự kém hiệu quả trong kinh doanh XK của các doanh nghiệp là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTQT qua ngânhàng. - Kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp XNK Các doanh nghiệp XNK chính là khách hàng của NHTM, do đó kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp XNK đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch giữa NHTM và các doanh nghiệp XNK. 1.2.3.2 Nhân tố chủquan - Chính sách đối ngoại củaNHTM Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm việc mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, quy trình nghiệp vụ TTQT, Nếu chính sách đối ngoại ngân hàngTrường đưa ra là đúng đĐạiắn thì sẽ giúphọc ngân Kinhhàng duy trì vàtế tăng Huế cường mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó giúp ngân hàng hoàn thiện hơn quy trình nghiệp vụ, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, giúp ngân hàng tăng doanh thu, giúp ngân hàng tồn tại và pháttriển. - Chính sách khách hàng Một chính sách ưu đãi cho khách hàng hợp lý, linh hoạt giúp ngân hàng giữ 22
  35. được các khách hàng quen thuộc cũng như thu hút và phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu TTQT, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. - Trình độ chuyên môn của thanh toán viên Thanh toán viên là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng. NHTM có được những thanh toán viên giàu kinh nghiệm, nắm vững quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cũng như các quy định cụ thể liên quan đến phương thức TDCT và trình độ ngoại ngữ sẽ có tốc độ xử lý các giao dịch nhanh, đảm bảo tính an toàn và chính xác cao trong giao dịch. Từ đó nhận được sự hài lòng và độ tín nhiệm cao của khách hàng, giúp cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHTM đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngânhàng. - Quan hệ của NHTM với ngân hàng đại lý nước ngoài Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là TTQT, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương. Thiết lập quan hệ đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương giữa NHTM và một ngân hàng khác bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động TTQT. Thiết lập quan hệ đại lý Trườnggiúp cho thanh toán Đại giữa hai họcngân hàng Kinh trong cùng tếmột quốcHuế gia hay khác quốc gia được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau với mục đích hai bên cùng cólợi. - Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 23
  36. Trong hoạt động TTQT của các NHTM, phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, Telex và SIWFT. Hiện nay tại NHTM có tới 99% các bức điện thanh toán tự động qua SWIFT đạt độ chính xáccao. SWIFT – Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế. Thành viên của Hiệp hội là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ động của SWIFT. Hiệp hội trên giúp các ngân hàng thành viên trên Thế giới chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi ngân hàng thành viên được cấp một mã giao dịch, được gọi là SWIFT CODE. Các ngân hàng thành viên trao thông tin hoặc chuyển tiền cho nhau dưới dạng SWIFT MESSAGES, là các bức điện được chuyển hóa thành các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tàichính. Trường Đại học Kinh tế Huế 24
  37. Chương 2:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNHHUẾ. 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải ViệtNam - Chi nhánh Huế 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Tên tiếng Anh: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank. Tên giao dịch: Maritime Bank Hội sở chính: Số 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Logo: Nhận thấy Thừa Thiên Huế là một tỉnh đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch - dịch vụ chiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trongTrường quá trình phát Đại triển là rấthọc lớn. V ì Kinhvậy, Ban lãnh tếđạo HuếMaritimeBank đã quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố Huế. Ngày 18/3/2011 MaritimeBank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch đầu tiên tại tại số 40 Lê Lợi, Phường Phú Hội, TP. Huế. Đây là điểm giao dịch thứ 142 của MaritimeBank trên toàn hệthống. Sau gần 01 năm hoạt động, MaritimeBank Huế đã phát triển ổn định và hiệu 25
  38. quả, được đánh giá là ngân hàng uy tín của người dân địa phương. Tính đến cuối tháng 11/2011, MaritimeBank Huế đã phục vụ gần 2000 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tổng huy động vốn ước đạt gần 500 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ sự tín nhiệm của các khách hàng trên địa bàn và các khu vực lân cận dành cho chi nhánh ngày càng cao. Thấy được nhu cầu, tiềm năng phát triển kèm theo mức độ tín nhiệm ngày càng cao của người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Ban Lãnh đạo MaritimeBank đã quyết định mở rộng và chuyển đổi trụ sở MaritimeBank Huế sang một địa điểm mới khang trang, rộng rãi và thuận tiện hơn, trụ sở cũ sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng với tư cách một trong hai điểm giao dịch của MaritimeBank tại thành phốHuế. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòngban a. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.2:Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Huế GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH KHDN KHCNTrường Đại học Kinh tế HuếHỖ TRỢ GĐKHCN GĐKHDN GD GD PHÒNG TD QHKH PHÒNG HCTH PHÒNG KT 26
  39. (Nguồn: Phòng Hành chính - Maritime Bank Huế) b. Nhiệm vụ các phòngban: - Ban Giám Đốc (BGĐ): Gồm 1 Giám đốc , 1 Phó giám đốc, 1 Giám đốc khối KHDN và 1 Giám đốc khốiKHCN. + Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Được phép ủy quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó Giám Đốc, các trưởngphòng + Phó giám đốc: Là người trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của phòng trong ngân hàng. + Giám đốc khối KHDN: Quản lý các hoạt động và hiệu quả của nhóm bán lẻ tại chi nhánh để đạt được chỉ tiêu của khối SME đề ra. + Giám đốc khối KHCN: Quản lý các hoạt động và hiệu quả của nhóm bán lẻ tại chi nhánh để đạt được chỉ tiêu của khối KHCN và Hộ kinh doanh cá thế. - Phòng hỗtrợ: + Bộ phận xử lý giao dịch: chịu trách nhiệm về việc chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán. + Bộ phận quản lý tín dụng: thực hiện nhiệm vụ giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ, giámTrường sát hồ sơ tín dung Đại trươc, trong học và sau Kinhkhi vay. tế Huế + Bộ phận TTQT: thực hiện các nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài, - Phòng dịch vụ khách hàng: gồm các bộ phận tín dụng cá nhân và doanhnghiệp: + Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, 27
  40. triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn lập chứng từ kế toán. + Thực hiện công tác tiếp thị để mở rộng thị phần. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng. + Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. - Phòng kế toán vàquỹ: + Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát hành các loại HC và làm dịch vụ thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngânhàng. + Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của Ngân hàng. + Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, Chứng từ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. - Phòng hànhchính: + Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn phong phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kếhoạch. - TrườngPhòng giaodịch: Đại học Kinh tế Huế + Bộ phận dịch vụ: tiếp thị (quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý và chăm sóc khách hàng và một số chức năng khác); thẩm định (thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và một số chức năng khác). + Bộ phận hỗ trợ: xử lý giao dịch, quản lý tín dụng (hỗ trợ công tác tín dụng, 28
  41. kiểm soát tín dụng, quản lý nợ); quản lý công tác kế toán và quỹ (công tác kế toán, công tác kho quỹ). 1.1.3 Danh mục sản phẩm và dịchvụ 2.1.1.3.1 Khách hàng cánhân - Sản phẩm cho vay: Vay mua bất động sản, vay thấy chi tài khoản, cho vay khách hàng ưutiên. - Sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng du lịch MaritimeBank Visa, thẻ tín dụng MaritimeBank Platinum. - Dịch vụ tài khoản: Gói tài khoản M-Money, gói tài khoản M1-Account, gói tài khoảnM-Payroll. - Dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobile Banking, SMSBanking. - Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm gửi tiền trả lãi ngay, tiết kiệm lãi suất cao nhất, tiền gửi có kỳ hạn trựctuyến. - Dịch vụ chuyển và nhận tiền: Chuyển & nhận tiền quốc tế, chuyển & nhận tiền trongnước. - Mua/ bán ngoại tệ tạiquầy. - Gói sản phầm dịch vụ: Gói sản phẩm Meed, gói tài khoản M1-Account, gói tài khoảnM-Payroll. - Sản phẩm đầu tư: Quyền chọn tiền tệ, tiền gửi bảo đảm sức mua, chứng chỉ Quỹ. Trường Đại học Kinh tế Huế - Sản phảm bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm nhàM-Homecare. 2.1.1.3.2 Khách hàng doanhnghiệp - Dịch vụ thu hộ: M-Tax - Dịch vụ thuế trọn gói, thu hộ hóađơn. 29
  42. - Sản phảm, dịch vụ khác: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, thấuchi. - Phát hành tín dụng thư, thanh toán thư tín dụng, nhờ thu NK. - Dịch vụ ngân hàng điện tử:Internet Banking, SMSBanking. - Tiền gửi và tài khoản doanh nghiệp: Giải pháp Giao dịch trọn gói, tài khoản thanh toán lãi suất bậc thang, tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linhhoạt. - Dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền trong nước, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền quốc tế chiều đi. - Bão lãnh ngân hàng: Dịch vụ Bảo lãnh. - Sản phẩm chuyên biệt danh cho doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình: Tiền gửi, tài trợ NK. - Gói tín dụng ưu đãi: Tín dụng toàn diện dành cho doanh nghiệp, tín dụng dự phòng cho doanh nghiệp, tín dụng toàn diện cho doanh nghiệp vimô. - XK: Thông báo, sửa đổi thư tín dụng XK, nhận BCT và thanh toán, xác nhậnL/C. 2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế Qua 6 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và triển khai các hoạt động phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả, nâng cấp cơ sở hạ tTrườngầng, công nghệ thông Đạitin để ứng họcdụng v àoKinhquá trình kinh tế doanh. Huế Việc phát triển nhằm mục tiêu lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo bảng 2.1 năm2015dư nợ cho va y chỉcòn224,102 triệu đồng giảm 10% tương ứng 25,012 triệu đồng so với năm 2014 là 249,114 triệu đồng.Đến năm 2016 chỉ đạt 84.913 triệu đồng giảm 62.1% so với năm 2015một mức giảm đáng báo động với cho Chi nhánh. Xét về thời hạn cho vaycó một sự chuyển dịch từ cho 30
  43. vay trung thời hạn sang cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 68% nguyên nhân một phần là do NHNN ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN đưa ra lộ trình cắt giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, phần còn lại là Maritime Bank Huế cũng đang tích cực thay đổi cơ cấu nợ cho vay theo thời hạn để giảm rủi ro về thanh khoản. Về dư nợ theo loại tiền trong các năm 2014 đến năm 2016 tỷ trọng USD trên dư nợ cho vay thấp là do chính sách của Maritime Bank với các khách hàng vay USD là rất khắt khe cộng với thời điểm này lượng khách hàng ở chi nhánh còn ít chưa có nhu cầu về USD. Xét về thành phần kinh tế thì Chi nhánh chú yều phục vụ khách hàng doanh nghiệp nên cơ cầu này là điều dễ hiểu. Bảng 2.1: Tổng dư nợ cho vay của MaritimeBankHuế trong năm 2014 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chi tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ cho vay 249.114 224.102 84.913 145.992 1.Theo thời hạn - Ngắn hạn 37.268 14.460 58.198 127.639 - Trung dài hạn 211.846 209.642 26.715 18.353 2. Theo loại tiền - VND 247.514 224.102 82.114 113.442 - USD 1.600 - 2.799 32.550 3. TheoTrường thành phần kinh tếĐại học Kinh tế Huế - Cho vay ngoài quốc doanh 236.768 210.960 57.713 129.440 - Cho vay cá nhân 12.346 13.142 27.200 16.552 (Nguồn: Phòng tổng hợp - MaritimeBankHuế) Nhìn vào bảng 2.2,trong năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của Maritime 31
  44. Bank Huế đạt 335.865, đến năm 2016 tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank Huế đạt 375.660 triệu đồng tăng 38.795 triệu đồng so với năm 2015. Trong năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank Huế đạt 447.127 triệu đồng tăng 19,34% so với năm 2016. Nhìn chung thì tổng nguồn vốn huy động qua các năm ở Maritime Bank Huế điều tăng. Xét theo tiền gửi của các thành phần kinh tế, có sự tăng của cả 2 doanh nghiệp và dân cư, nhưng thành tiền gửi của thành phần dân cư có sự đồng đều hơn so với doanh nghiệp. Xét về tiền gửi theo kỳ hạn, các năm gần đây tiền gửi không kỳ hạn có sự gia tăng nhanh chóng hơn so với tiền gửi có kỳ hạn. Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của MaritimeBankHuế trong năm 2015– 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nguồn vốn huy động 324.915 335.865 374.660 447.127 Theo thành phần kinh tế - Tiền gửi doanh nghiệp 201.100 201.520 206.063 250.737 - Tiền gửi dân cư 123.815 134.345 168.597 196.390 Theo kỳ hạn - Tiền gửi không kỳ hạn 99.850 99.500 115.060 185.240 - Tiền gửi có kỳ hạn 225.065 236.365 259.600 261.887 Trường Đại học(Nguồn: PhKinhòng tổng hợp tế– MaritimeBank Huế Huế) Qua bảng 2.3, nhìn chúng ta có thể thấy lợi nhuận kinh doanh qua các năm có dấu hiệu giảm sút khá đáng kể. Từ năm 2015 đến 2016, từ mức lợi nhuận 44.651 triệu đồng giảm 34.2% còn 29.340 triệu đồng đây là một kết quả kinh doanh đáng báo động cho chi nhánh. Trong đó, nguyên nhân phải kể đến là trong năm 2016 nhiều biến động lượng tiền cho vay giảm đáng kể dẫn đến thu nhập bị ảnh 32
  45. hưởng.Tổng thu nhập giảm đồng nghĩa với việc các hoạt động của ngân hàng diễn ra cũng giảm nên đã giảm bớt được được các loại chi phí như: chí phí huy động vốn, chi phí hoạt động dịch vụ và chi phí hoạt động, do đó tổng chi phí năm 2016 giảm 34,2% còn 24.059 triệu đồng. Từ năm 2016 đến 2017, lợi nhuận có biến động giảm nhẹ ở mức 7% và chỉ đạt 4.907 triệu đồng. Tuy vậy,biến động giảm này vẫn nằm ở mức tạm chấp nhận được và không đáng báo động như năm 2016. Nguyên nhân chính là do tổng chi phí năm 2017 là do sự thúc đẩy hoạt động xúc tiến quan hệ khách hàng và các chiến dịch quản bá Marketing. Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Maritime Bank Huế giai đoạn năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổngthunh 44.651 29.34 36.85 -15.31 -34,2 7.510 25,59 ập Tổngchi 36.614 24.059 31.943 -12.55 -34,2 7.884 32,77 phí Lợi nhuận 8.037 5.281 4.907 -2.756 -34,2 -374 -7 (Nguồn: Phòng tổng hợp – MaritimeBankHuế) 2.2Hhiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 2.2.1 TìnhTrường hình hoạt động Đại thanh toánhọc quốc Kinh tế tại Ngân tế hàng Huế Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, Maritime Bank Huế hoạt động trên nhiều mảng khác nhau như: tín dụng, thanh toán, đầu tư, Trong đó, Maritime Bank được biết đến là một trong những Ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế vớ các sản phẩm đa dạng và dịch vụ tốt. 33
  46. 2.2.1.1 Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế a.Các dịch vụ xuất khẩu - Thông báo, sửa đổi thư tín dụng xuất khẩu:Maritime Bank nhận L/C, sửa đổi L/C từ ngân hàng nước ngoài và thông báo trực tiếp cho Người thụ hưởng hoặc qua Ngân hàng chuyển tiếp. Ngay sau khi nhận được L/C hoặc tu chỉnh từ Ngân hàng phát hành và kiểm tra tính xác thực, Maritime Bank sẽ thông báo qua điện thoại cho khách hàng để cử nhân viên đến Ngân hàng nhận (cán bộ đến nhận L/C hoặc tu chỉnh cần mang theo giấy giới thiệu của cơ quan). - Nhận bộ chứng từ và thanh toán:Maritime Bank giữ vai trò trung gian, tiếp nhận bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng nước ngoài của khách hàng và chuyển đi. Sau khi nhận được thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài, Maritime Bank sẽ thực hiện báo có vào tài khoản chỉ định của khách hàng. - Xác nhận L/C:Sau khi nhận được L/C xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài chỉ định Maritime Bank là ngân hàng xác nhận, Maritime Bank sẽ thông báo L/C xuất khẩu cho khách hàng và xác nhận L/C theo yêu cầu. - Chuyển nhượng L/C:Sau khi nhận được L/C xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài chỉ định Maritime Bank là ngân hàng chuyển nhượng, Maritime Bank sẽ thông báo L/C xuất khẩu cho nhà xuất khẩu và thực hiện chuyển nhượng L/C theo yêu cầu đồng thời thông báo L/C chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai. - Nhờ thu xuất khẩu:Maritime Bank nhận bộ chứng từ đòi tiền theo phương thức nhờTrường thu từ phía khách Đại hàng để chuyểnhọc cho Kinh ngân hàng nư tếớc ngo Huếài. Sau khi nhận được thanh toán, Maritime Bank thực hiện báo có vào tài khoản chỉ định của khách hàng. - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Ngay sau khi giao hàng và hoàn thiện bộ chứng từ đòi tiền, khách hàng là nhà xuất khẩu có thể xuất trình và yêu cầu 34
  47. Maritime Bank chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng sẽ tiếp nhận và ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu. - Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng: Maritime Bank cấp tín dụng cho khách hàng xuất khẩu nhằm bổ sung vốn lưu động, phục vụ việc thu mua nguyên vật liệu và các chi phí khác để sản xuất, gia công chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. b.Dịch vụ nhập khẩu - Phát hành tín dụng thư: Maritime Bank phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng là nhà nhập khẩu. Theo đó, Maritime Bank cam kết sẽ thanh toán thư tín dụng vào ngày đáo hạn khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ. - Thanh toán thư tín dụng: Maritime Bank chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với L/C, Maritime Bank sẽ thông báo tới khách hàng và thực hiện thủ tục thanh toán hay từ chối ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng. - Nhờ thu nhập khẩu:Maritime Bank tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu, chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài, xử lý bộ chứng từ và thông báo cho nhà nhập khẩu theo chỉ dẫn của ngân hàng chuyển tiếp chứng từ. - Bảo lãnh giao hàng:Maritime Bank thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng theo đề nghị của khách hàng để công ty vận tải giải phóng hàng hóa tại cảng/địa điểm nhận hàng trước khi nhận được chứng từ vận tải gốc. - Tài trợ nhập khẩu từ nguồn Refinancing: Maritime Bank tài trợ thanh toán tiền hàngTrường nhập khẩu theo phĐạiương th ứchọc TDCT vớiKinh nguồn vốn tếrẻ từ cácHuế ngân hàng đại lý, lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thông thường. - Tài trợ nhập khẩu: UPAS L/C:Maritime Bank tài trợ vốn nhập khẩu dưới hình thức phát hành L/C trả chậm cho phép đòi tiền trả ngay, áp dụng cho khách hàng nhập khẩu đáp ứng các điều kiện mở L/C nhập khẩu trả chậm theo quy định 35
  48. hiện hành Maritime Bank, quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Việt Nam. 2.2.1.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Bảng cho thấy sự khác biệt giữa kết quả doanh số theo các phương thức trong TTQT, soanh số TTQT đạt được chủ yếu tạo ra từ doanh số theo phương thức TDCT. Theo bảng số liệu, dễ dàng nhận thấy các kết quả đạt được năm 2016 là thấp nhất, doanh số của năm 2017 đạt kết quả cao nhất và không phát sinh doanh số theo phương thức nhờ thu. Doanh số TTQT đạt được chủ yếu tạo ra từ doanh số theo phương thức TDCT. Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế tại Maritime Bank giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệuđồng So sánh So sánh Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối (%) đối đối (%) Doanh số TTQT theo 274.107 167.137 638.024 -106.970 -39,02 470.887 281,74 phương thức TDCT Doanh số TTQT theo 6.856 4.043 14.978 -2.813 -41,03 10.935 270,47 phương thức chuyển tiền DoanhTrường s Đại học Kinh tế Huế ố 280.963 171.180 653.002 -109.783 -39,07 481.822 281,47 TTQT (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Doanh số TTQT trong năm 2016 chỉ đạt 171.180 giảm 39,07% so với năm 2015, sự sụt giảm này nguyên nhân chính là do tỷ giá trong năm 2016 có nhiều biến động làm cho các doanh nghiệp ngại XNK hàng hóa, doanh số TTQT theo phương 36
  49. thức chuyển tiền cũng giảm 41,03% nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến doanh số TTQT. Đến năm 2017, doanh số TTQT lại tăng một cách đáng kể đạt 653.002 triệu đồng tăng 281,47% so với năm 2016. Như đã ở trên, doanh số TTQT đạt được chủ yếu tạo ra từ doanh số theo phương thức TDCT chứng tỏ trong năm 2017 doanh số TTQT theo L/C cũng đã tăng khá mạnh. Nguyên nhân là do chính sách tỷ giá mới của NHNN phát huy tác dụng, tỷ giá trong nước ổn định các doanh nghiệp trong nước an tâm XNK hàng hóa, 2.2.2 Quy định chung về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Ở mỗi NHTM do đặc thù cơ cấu tổ chức khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về quy trình thực hiện của nghiệp vụ TDCT. Riêng ở Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam do nhận thấy nhu cầu từ thực tế cộng việc cần một quy định thống nhất việc xử lý tác nghiệp trong các giao dịch liên quan đển nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT, nên ngày 18/01/2011 Ngân hàng đã ban hành “Quy định Nghiệp vụ TTQT Thư tín dụng” áp dụng cho toàn bộ hệ thống của Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam. Sau đó không lâu ngày 28/07/2011 Ngân hàng ban hành lần 2 với những sửa đổi các phụ lục về bảo hiểm, bổ sung hướng dẫn nghiệp vụ Thư tín dụng đối ứng và các biểu mẫu để có thể hoàn thiện hơn quy định này. Vào ngày 04/09/2014 Ngân hàng tiếp tục ban hành lần 3 “Quy định Nghiệp vụ TTQT Thư tín dụng” với rất nhiều sửa đổi và bổ sung rất nhiều nội dung đặc biệt là có sửa đổi gần như tất cả các Điều và 2/3 các Phụ lục hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ. Và cho đến nay vẫnTrường chưa có thêm lần Đạiban hành nàohọc và Quy Kinh định được bantế h ànhHuế lần 3 này được xem là hoàn thiện nhất và được áp dụng cho nghiệp vụ TDCT trên toàn hệ của Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam.Quy định Nghiệp vụ TTQT Thư tín dụng (2014) gồm 15 Điều. (Đính kèm phụ lục số 3) 37
  50. 2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Về quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Maritime Bank Huế sẽ được thành 6phụ lục, nội dung của các phụ lục là hướng dẫn thực hiện mỗi nghiệp vụ khác nhau, bao gồm: Phụ lục 01: Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ phát hành, tu chỉnh/hủy TDCT NK. Phụ lục 02: Hướng dẫn thực hiện ký hậu vận đơn phát hành/ hủy bảo lãnh nhận hàng khi chưa nhận chứng từ gốc tại ĐVTH). Phụ lục 03: Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tiếp nhận, kiểm tra, thông báo/chuyển trả BCT L/C NK. Phụ lục 04: Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ giao chứng từ, chấp nhận thanh toán L/C trả chậm, thực hiện thanh toán L/C NK. Phụ lục 05: Hướng dẫn thông báo phát hành/tu chỉnh/hủy L/C XK. Phụ lục 06: Hướng dẫn tiếp nhận và xử lý chứng từ L/C XK Ở các Phụ lục sẽ có hướng dẫn thực hiện ở ĐVTH) và TT.TNTTTM. Bộ phần thực hiện nghiệp vụ TDCT ở Maritime Bank Huế được xem là ĐVTH) do đó ta chỉ quan tâm đến các phần hướng dẫn thực hiện ở ĐVTH).(Đính kèm phụ lục số 4) 2.2.2.2 Biểu phí dịch vụ Thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Huế Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT mà ta có thể Trườngchia nó thành hai lo Đạiại: Thư tín học dụng NK Kinhvà Thư tín d ụngtếXK Huế. a. Biểu phí dịch vụ liên quan đến Thư tín dụng XK 38
  51. Trong Thư tín dụng XK Maritime Bank Huế thường là ngân hàng thông báo có nhiệm vụ thông báo đến người XK và đồng thời cũng bổ sung thêm các dịch vụ khác như là: Tiếp nhận và xử lý BCT XK, thanh toán BCT, xác nhận L/C do Ngân hàng khác phát hành, để thu thêm các phí dịch vụ khác. (Đính kèm phụ lục 5) b. Biểu phí dịch vụ liên quan đến Thư tín dụng NK Trong Thư tín dụng XK Maritime Bank Huế thường là ngân hàng phát hành có nhiệm vụ cấp tín dụng cho người NK và đồng thời cũng bổ sung thêm các dịch vụ khác như là: Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, thanh toán L/C, ký hậu vận đơn/Ủy quyền nhận hàng, để thu thêm các phí dịch vụ khác. (Đính kèm phụ lục 6) 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế 2.2.3.1 Các chỉ tiêu địnhtính a. Chỉ tiêu thời gian thực hiện thanh toán L/C tại Chi nhánh Huế Theo quy định về thời gian thực hiện đối với Đơn vị thực hiện của Maritime Bank: - Kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ khách hàng, ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài, trong vòng 2 giờ đồng hồ, CBTH tại Đơn vị thực hiện có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan tới TT.TNTTTM. - Nghiệp vụ tín dụng chứng từ sau khi được TT.TNTTTM xử lý và thông báo kết quả đến Đơn vị thực hiện thì CBTH có trách nhiệm thông báo lại kết quả nghiệp vụ đến khách hàng trong vòng 1 giờ đồng hồ. TrườngCó thể thấy quy định Đại này là họckhá khét Kinhkhe, đòi hỏi cántế bộ Huế phải thành thạo nghiệp vụ, thường xuyên túc trực và cập nhập thông báo từ TT.TNTTTM thì mới có thể thực hiện đúng quy định. Còn đối với thời gian thực tế để thực hiện thanh toán L/C NKtrên tại ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế từ 3 đến 4 ngày, thời gian thực hiện thanh toán 39
  52. L/C XK từ 4 đến 5 ngày. Tổng thời gian thanh toán L/C còn phụ thuộc vào hoạt động L/C, có hoạt động giao ngay thì sẽ thanh toán ngay, còn hoạt động trả chậm quy định bao nhiêu ngày thì sẽ trả sau bấy nhiêu ngày. Tùy vào hoạt động thanh toán và thời gian thỏa thuận trên chứng từ mà ngân hàng sẽ thực hiện các quy trình nghiệp vụ của mình. Nhìn chung, mọi quy trình đềuđược thực hiện trong thời gian quy định, cán bộ nghiệp vụ được giao nhiệm vụ yêu cầu làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo công việc của khách hàng luôn được thuận lợi. Nhưng do số lượng CBTH còn hạn chế đồng thời quy trình xử lý lại phụ thuộc nhiều vào TT.TNTTM nên làm kéo dài thời gian thanh toán. Hiện tại ở chi nhánh vẫn chưa có trường hợp nào quá hạn xử lý thanh toán L/C nhưng với thực trạng hiện naythì e rằng trong trường hợp số lượng L/C cần phải thanh toán đột ngột tăng nhanh thì chi nhánh sẽ không đủ thời gian để xử lý thanh toán trong thời hạn quy định của Điều 14, UCP 600: “ tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không.” b. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một chi nhánh phần nào ảnh được tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh đó thông doanh số kinh doanh ngoại tệ. Doanh số này nói lên số lượng ngoại tệ mua bán trong năm đó, nếu hoạt động TTQT diễn ra thuận lợi tức là doanh số này cũng tăng theo. Đơn vị tính: Triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  53. 18000 16000 16725.95 14000 12000 10000 8000 6000 6969.85 4000 4267.5 2000 0 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại Maritime Bank Huế năm 2015 - 2017 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Maritime BankHuế) Năm 2015, doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 6.969,85 triệu đồng như đã nói ở trên thì doanh số cũng sấp xỉ 5% doanh số thanh toán L/C nhập/xuất tại chi nhánh trong năm đó. Đến năm 2016, doanh số kinh doanh ngoại tệ chỉ đạt 4.267,5 triệu đồng, nguyên nhân là do doanh số thanh toán L/C nhập/xuất giảm một cách đáng kể nên kéo theo việc sụt giảm doanh số kinh doanh ngoại tệ. Đến năm 2017, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 16.729,95 triệu đồng một mức tăng kỷ lục đối với chi nhánh, nguyên nhân là trong năm 2017 doanh số thanh toán L/C nhập/xuất cũng đã tăng một mức đáng kinh ngạc kéo thanh doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng theo. TrườngDoanh số kinh doanh Đại ngoại học tệ của ChiKinh nhánh phụ tế thuộc Huế vào hoạt động TTQT, tức là khi khách hàng có nhu cầu NK hàng hóa thì sẽ nạp tiền Việt Nam vào tài khoản tại chi nhánh sau đó nhân viên bộ phận TTQT sẽ mua ngoại tệ thông qua các ngân hàng định chế tài chính hoặc là khi khác hàng XK được bạn hàng quốc tế trả tiền hàng và có nhu cầu bán để chuyển sang tiền Việt Nam họ sẽ nhờ nhân viên bộ phận TTQT bán lượng ngoại tệ đó để chuyển thành tiền Việt Nam. Ngoài nghiệp 41
  54. vụ này thì hầu như tại chi nhánh rất ít phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến mua bán ngoại tệ. Cũng được biết thì doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh không nhiều, chiếm khoảng 5% đến 7% doanh số thanh toán L/C nhập/xuất do tiền ngoại tệ về khách hàng trả nợ chứ không bán ngoại tệ lại. c. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu Bảng 2.5: Cơ cấu tổng dư nợ XNK của Maritime Bank Huế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: Triệuđồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Dư nợ XNK - - 2799 3.29 32550 22.29 Tổng dư nợ 224102 100 84913 100 145992 100 (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Trong một năm nếu tổng dư nợ XNK biến động tăng tức là các doanh nghiệp XNK có nhiều nhu cầu XNK hàng hóa nên sẽ vay nợ ở ngân hàng để có thể đáp ứng các nhu cầu đó. Khi đó các doanh nghiệp này cần có một phương tiện để thanh toán với các bạn hàng ở nước ngoài. Đến lúc này hoạt động TTQT mới bắt đầu phát huy tác dụng là cầu nối thanh toán cho các doanh nghiệp XNK và bạn hàng nước ngoài. Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng tổng dư nợ XNK sẽ tỷ lệ thuận với doanh số TTQT,Trường cho nên từ tổng dĐạiư nợ XNK học ta cũng Kinh phần nào đánh tế giá Huế được hoạt động TTQT. Năm 2013, Maritime Bank thay đổi chính sách tín dụng, vì vậy nhiều DN không đáp ứng được chính sách tín dụng của Maritime Bank nên không được cấp hạn mức, trong đó hầu hết là các DN XNK. Vì vậy từ năm 2014 - 2015 thì cho vay ngoại tệ giảm đi rất nhiều thậm chí trong năm 2015 là bằng 0. Sự sụt giảm của tổng 42
  55. dư nợ của chi nhánh trong năm 2016, hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh chỉ tăng nhẹ. Năm 2016 dư nợ XNK đạt 2.799 triệu đồng. Nhận thức được điều này, trong năm 2017 vừa qua chi nhánh đã không ngừng tạo điều kiện cho các đơn vị NK tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để họ đầu tư các thiết bị vật tư hàng hóa, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đạt chất lượng cao và hàng hóa XK đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp gia tăng NK như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT nóichungvàphươngthứcTDCTnóiriêngpháttriển.VềXK,chinhánh cũng tăng cường hỗ trợ các đơn vị XK tiếp cận nguồn vốn để bổ sung nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ các biện pháp đúng đắn đó mà trong năm 2017 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh cũng như dư nợ XNK đã có xu hướng gia tăng tổng dư nợ tăng 71.9% và dư nợ XNK tăng 1063% so với năm 2016. d. Số lượng ngân hàng đại lý Hiện nay, Maritime Bank đang sở hữu một mạng lưới ngân hàng đại lý bao gồm hơn 600 ngân hàng tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự phát triển ngân hàng đại lý có tác động to lớn đến doanh số và hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng. Không những thế bằng việc mở rộng quan hệ đại lý ở nhiều nước trên thế giới Maritime Bank đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước khác. Maritime Bank đã luôn tăng cường thiết lập và phát triển quan hệ với các tổ chức tài chính và các ngân hàng trên thế giới theo phương châm thiết thực và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùngTrường có lợi từ đó góp phầnĐại tạo dựnghọc uy tín Kinhcho Maritime tế Bank. Huế e. Đa dạng dịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảolãnh ) Ngoài các sản phẩm cơ bảnnhư: thông báo và sửa đổi thư tín dụng XK, nhận bộ chứng từ và thanh toán XK,xác nhận L/C, chuyển nhượng L/C, chiết khấu bộ chứng từ XK, phát hành Thư tín dụng NK, thanh toán Thư tín dụng NK, bảo lãnh giao hàng, thì các sản phẩm bổ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 43
  56. ở Maritime Bank của cũng khá đa dạng, bao gồm: - Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng: Maritime Bank cấp tín dụng cho khách hàng xuất khẩu nhằm bổ sung vốn lưu động, phục vụ việc thu mua nguyên vật liệu và các chi phí khác để sản xuất, gia công chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. - Tài trợ nhập khẩu từ nguồn Refinancing: Maritime Bank tài trợ thanh toán tiền hàng nhập khẩu theo phương thức L/C với nguồn vốn rẻ từ các ngân hàng đại lý, lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thông thường. - Tài trợ nhập khẩu UPAS L/C: Maritime Bank tài trợ vốn nhập khẩu dưới hình thức phát hành L/C trả chậm cho phép đòi tiền trả ngay, áp dụng cho khách hàng nhập khẩu đáp ứng các điều kiện mở L/C nhập khẩu trả chậm theo quy định hiện hành Maritime Bank, quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Việt Nam; - Chuyển tiền quốc tế chiều đi: Đáp ứng đa dạng mục đích chuyển tiền của doanh nghiệp.Full No Deduct cho phép người thụ hưởng nhận đúng số tiền chuyển (không bị trừ phí bởi ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng của người thụ hưởng).One Deduct cho phép khách hàng chuyển tiền biết trước chính xác số tiền người thụ hưởng sẽ nhận được. Các sản phẩm của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ở Maritime Bank Huế là khá đa dạng, phục vụ được hầu hết các yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, với một lượng lớn các sản phẩm như vậy mà hầu như là sản phẩm nào cũng có quy trình phức tạp và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ cao do đó các sản phẩm này thường ít được giới thiệu và chỉ tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu. Việc làm này giúp hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được ổnTrường định và hoàn thi ệnĐại các sản phẩmhọc cơ b ảnKinh hiện có. tế Huế 2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng a. Chỉ tiêu doanh số TTQT theo L/C Với doanh số phát hành và thanh toán XNK tại Maritime Bank Huế qua bảng 2.6 ta thấy rằng hoạt động thanh toán XNK theo phương thức TDCT của ngân hàng 44
  57. Maritime Bank Huếcó sự biến động qua từng năm. Năm 2015, các hoạt động ngoại thương được chú trọng đặc biệt là XK khi mà tỷ giá có xu hướng tăng mạnh. Maritime Bank Huế đã thúc đẩy hoạt động XK theo phương thức TDCT. Trong khi đó, doanh số phát hành L/C NK và doanh số thanh toán BCT NK lại khá thấp chỉ lần lượt đạt mức 5.524 triệu đồng và 5.690 triệu đồng lý do là tỷ giá trong năm này đang tăng và lượng khách hàng chọn Maritime Bank Huế làm ngân hàng phát hành vẫn còn chưa nhiều.Năm 2016, NHNN chính thức áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm từ đầu năm đã làm tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định trong bối cảnh chịu sức ép từ những biến động khó lường trên thị trường quốc tế, vì thế các doanh nghiệp trong năm nay có thể yên tâm hơn để NK hàng hóa. Thực tế tại Chi nhánh cho thấy, doanh số phát hành L/C NK đã tăng 5.132 triệu đồng đạt mức 10,656 triệu đồngvà doanh số thanh toán BCT NK cũng tăng 5.498 triệu đồng đạt mức 11.188 triệu đồng. Riêng về mảng XK, doanh số L/C XK giảm chỉ còn 71.131 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT XK chỉ còn 74.162 triệu đồng. Chứng tỏ chính sách tỷ giá mới đã tác động rất lớn đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp trong nước. Bảng 2.6: Doanh số phát hành và thanh toán XNK tại Maritime Bank Huế Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số phát hành L/C NK 5.524 10.656 64.733 Doanh số thanh toán BCT NK 5.690 11.188 87.390 DoanhTrường số thông báo L/C XKĐại học 129.186Kinh tế71.131 Huế238.772 Doanh số thanh toán BCT XK 133.707 74.162 247.129 Doanh số TTQT theo phương thức 274.107 167.137 638.024 TDCT Đơn vị tính: Triệu đồng 45
  58. (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Đến năm 2017, hoạt động TDCT tại Maritime Bank Huế có một bước tiến vượt bậc,tăng cả về giá trị thanh toán L/C XK (phát hành và thanh toán) và giá trị thanh toán L/C XK (thông báo và thanh toán).Điều này cho thấy, lãnh đạo ngân hàng Maritime Bank Huế nỗ lực đưa ra nhữngphương án chiến lược nhằm cải thiện tình hình hoạt động TDCT tại Chi nhánh và chính sách tỷ giá của NHNN bắt đầu phát huy hiệu quả, việc này đã mang lại kết quả tích cực, khi mà doanh số phát hành L/C NK đã tăng gấp 5 lần đạt 64.733 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT NK vượt trội hơn khi tăng gần 7 lần đạt 87.390 triệu đồng, doanh số L/C XK tăng hơn 2.3 lần đạt 238.772 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT XK cũng tăng 2.3 lần đạt 247.129 triệu đồng. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Maritine Bank Huế đã đi đúng hướng và đang có những chiến lược phù hợp trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiệnnay. Về doanh số thanh toán BCT theo phương thức TDCT tại Martime Bank Huế Đơn vị tính: Triệuđồng Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán BCT theo phương thức TDCT (Nguồn: Phòng tổng hợp – Maritime Bank Huế) 46
  59. Nhìn biểu đố 2.2 ta thấy rằng, doanh số thanh toán BCT NK theo phương thức TDCT tại Maritime Bank Huế ngày càng tăng nhanh vượt bậc. Nếu trong năm 2015 doanh số thanh toán BCT NK chỉ đạt 5.690 triệu đồng thì đến năm 2016, con số này đã tăng gấp đôi, đạt 11.188triệu đồng và đến năm 2017, con số này đã tăng hơn 15 lần so với năm 2016 và 8 lần so với năm 2015. Nguyên nhân tăng có doanh ssoo thanh toán BCT NK là do qua thời gian khách hàng NK tin tưởng và sử dụng sản phẩm phát hành L/C tại ngân hàng. Đặc biệt, trong năm 2017 nhờ đẩy mạnh quan hệ khách hàng mà ngân hàng đã đem lại doanh số ngoài mong đợi. Doanh số thanh toán BCT XK giảm sâu là do trong năm 2016 tỷ giá có nhiều biến động và chịu tác động lớn từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ. Đến 2017 tỷ giá ổn định, số lượng ngân hàng đại lý tăng nhiều nên doanh số thanh toán BCT XK tăng cao. Về cơ cấu giá trị thanh toán L/C XNK tại Maritime Bank Huế Đơn vị tính: Triệuđồng 700000 600000 500000 400000 485901 300000 200000 262893 100000 145293 152123 Trường0 11214 Đại học21844 Kinh tế Huế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu Biểu đồ 2.3: Thể hiện cơ cấu giá trị thanh toán L/C XNK tại Maritime Bank Huế từ năm2015 - 2017 (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) 47
  60. Năm 2016, các hoạt động ngoại thương được chú trọng, ngân hàng Maritime BankHuế đã thúc đẩy hoạt động thanh toán NK theo phương thức TDCT, đạt giá trị thanh toán là 21.844 triệu đồng, đến năm 2017, hoạt động thanh toán L/C có một bước tiến vượt bậc, tăng cả về giá trị phát hành L/C và giá trị thanh toán L/C. Điều này cho thấy, lãnh đạo ngân hàng Maritime BankHuế đã ý thức được điều kiện kinh tế rất khó khăn và nỗ lực đưa ra những phương án chiến lược nhằm cải thiện tình hình thanh toán L/C NK, việc này đã mang lại kết quả tích cực, khi mà giá trị thanh toán L/C đã tăng lên 152.123triệu đồng. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên ngân hàng Maritime Bankđã đi đúng hướng và đang có những chiến lược phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiệnnay. Đối với hoạt động thanh toán L/C XK. Trong năm 2015, giá trị thanh toán L/C đạt mức 262.893 triệu đồng. Năm 2016, nền kinh tế thế giới khó khăn nên doanh số thanh toán XK gặp khó khăn chỉ đạt 145.293 triệu đồng. Song đến năm 2017, hoạt động thanh toán L/C XK đạt giá trị cao hơn so với năm 2015. Điều này cho thấy Maritime Bank đã thúc đẩy rất tốt hoạt động thanh toán L/C XK của mình, mang lại kết quả tốt trong năm2017. Vềsố món thanh toán quốc tế theo L/C tại Maritime Bank Huế Bảng 2.7: Số món thanh toán quốc tế theo L/C tại Maritime Bank Huế năm Năm L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế 2015 -2017 48
  61. Giá trị Số Giá trị (+/-) Số món (+/-) thanh toán món thanh toán Năm 2015 262.893 40 - 11.214 9 - Năm 2016 145.239 22 -18 21.884 16 +7 Năm 2017 485.901 74 +52 152.123 81 +65 Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Năm 2016, với giá trị thanh toán xuất khẩu giảm mạnh kéo theo số món thanh toán L/C XK cũng giảm năm 2016 chỉ còn lại 22 món. Đến năm 2017,tổng số món thanh toán L/C XK đạt 74 món với giá trị tương ứng là 485.901 triệu đồng. Số món qua hàng năm cũng cho thấy kết quả của hoạt động TDCT.Số món thanh toán L/C NK có có tốc độ tăng khá nhanh qua từng, đặc biệt là trong năm 2017 tăng đến 65 món tăng hơn 4 lần so với năm 2016, số món thanh toán năm 2017 đạt 81 món tăng nhanh là nhờ chi nhanh đẩy mạnh hoạt động quan hệ ngân hàng đại lý và đa dạng hóa các sản phẩm mà khách hàng đặc biệt là các khách hàng đã sử dụng các dịch vụ xuất khẩu. Nhìn chung, số món thanh toán L/C tại chi nhánh đến cuối năm 2017 tăng cao tương ứng với các giá trị thanh toán lớn. Nhưng nên lưu ý đến số món thanh toán L/C XK nhiều hơn, tránh tình trạng giảm mạnh như năm 2016. b. Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT có sự sụt giảm trong năm 2016.Doanh thu và chi phí đều giảm nhưng tỷ lệ giảm chi phí lại ít hơn, có thể thấy trong nămTrường 2016 hiệu quả Đạihoạt động học TTQT theo Kinh phương th tếức TDCT Huế tại Maritime Bank đang rất kém hiệu quả trong tất cả các khâu, đặc biệt là khâu quản lý chi phí vẫn còn chưa tốt. Đầu năm 2016, NHNN đã chính thức áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm và đồng thời cũng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tình hình kinh tế biến động đã tác động lớn đến các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp XK. Thực tế cho thấy, doanh số thanh toán L/C 49
  62. XK đã giảm một cách đáng kể, đây cũng là nguyên nhân chính đã làm giảm doanh thu của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh. Trong hình kết quả kinh doanh ảm đạm, chi nhánh đã tìm cách thúc đẩy hoạt động của mình, tăng đầu tư xúc tiến khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng chi phí đểtìm ra phương án hiệu quả lâu dài. Và sự nổ lực đó đã được đền đáp, doanh thu TTQT theo phương thức TDCT đã đạt 1.467,45 triệu đồng tăng, do sử dụng nhiều nguồn lực cho việc đầu tư xúc tiến khách hàng nên chi phí trong năm này cũng đã tăng đạt 448,160triệu đồng. Nhìn cũng về năm 2017, nhờ có sự gia tăng rất lớn về giá trị tuyệt đối nên đã bù đắp được những khoản chi phí trong hoạt TTQT theo phương thức TDCT để đạt mức lợi nhuận là 1.019,29 triệu tăng 249,82% về giá trị tương đối so với năm 2016. Bảng 2.8: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT tại Maritime Bank Huế năm 2015 -2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 2016/2015 2017/2016 Ch êu Năm Năm Năm ỉ ti 2015 2016 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu 630,446 384,415 1.467,45 -246,03 -39,02 1.083 281,7 Chi phí 143,111 93,028 448,160 -50,08 -35 355,13 381,7 Lợi nhuận 487,334 291,386 1.019,29 -195,94 -40,21 727,90 249,8 (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) TrườngVề tỷ lệ phần trăm Đạilợi nhuận học trên doanh Kinh thu và chi tếphí trên Huế doanh thu của thanh toán quốc tế theo phương pháp L/C tại Maritime Bank Huế Bảng 2.9: Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên doanh thu và chi phí trên doanh thu của thanh toán quốc tế theo phương pháp L/C tại Maritime Bank Huế năm 2015 – 2017 50
  63. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lợi nhuận TTQT L/C 1 77,3% 75,8% 69,46% Doanh thu TTQT L/C Chi phí TTQT L/C 2 22,7% 24,2% 30,54% Doanh thu TTQT L/C (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Năm 2016, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 75.8% trong khi tỉ lệ chi phí trên doanh thu tăng lên 24,2% điều này cho thấy công tác quản lý chi phí ở chi nhánh trong hoạt động thanh toán theo phương thức chứng từ là chưa tốt, hiệu quả hoạt động năm 2016 giảm. Việc giảm hiệu quả hoạt động năm 2016 có thể do nhiều yếu tố, một trong những nguyên nhân phải kể đến là bối cảnh kinh tế chung năm 2016 là nhiều biến động, tỷ thường xuyên thay đổi như không tăng nhiều làm các doanh nghiệp XK bị ảnh hưởng gây giảm doanh thu của chi nhánh. Trong năm 2017, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu lại tiếp tục giảm chỉ đạt 69,46% chứng tỏ rằng tuy là doanh số có tăng nhưng hiệu quả đem lại từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chưa cao. Nguyên nhân là do khâu quản lý chi phí còn kém hiệu quả, chưa có chiến lược xúc tiến không rõ ràng chỉ triển khai một cách tràn lan. Đánh giá chung về năm 2017, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã có chuyển biến tích cực, doanh thu từ hoạt động tăng mạnh tuy vậy chi phí phát sinh quá nhiều làm cho hiệu quả của hoạt động này chưa được đánh giá cao. Trường Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.10:Doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015 -2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Doanh thu 1.827 1.589 2.291 51
  64. 2 Chi phí 169.911 206.57 206.19 3 Lợi nhuận 1657.089 1382.43 2084.81 Lợi nhuận 4 90,7% 87% 91% Doanh thu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Lợi nhuận TTQT theo phương 487.33 6,06 291.386 5,51 1019.29 20,77 thức TDCT Chi phí 5 9,3% 13% 9% Doanh thu (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Sacombank Huế) Theo lý về hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT thì ở Maritime Bank vẫn còn kém hiệu quả, khi tỷ lệ chi phí trên doanh thu còn quá cao gần gấp 3 lần ở năm 2017. Doanh thu hàng năm cũng kém hơn so với Sacombank cho thấy hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở chi nhánh chưa được đẩy mạnh như ở SacombankHuế. Tuy trong năm 2016 ở Sacombank doanh thu có giảm do ảnh hưởng từ tỷ giá những do các chiến lược hợp lý nên không giảm mạnh như ở Maritime Bank Huế. Bảng 2.11: Tỷ trọng lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT và tổng lợi nhuận Martime Bank Huế năm 2015 -2017 Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  65. Tổng lợi nhuậnMaritime 8,037 100 5,281 100 4,907 100 Bank Huế Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Maritime Bank Huế) Nhìn chung, tỷ trọng lợi nhuận TTQT phương thức TDCT trên lợi tổng lợi nhuận của chi nhánh qua các năm điều có xu hướng biến động rất khó lượng. năm 2017, tổng lợi nhuận của chi nhánh lại tiếp tục giảm ngược lại lợi nhuận lợi nhuận TTQT phương thức TDCT lại tăng một cách đáng kể ước tính phải tăng hơn 3 lần so với năm 2016. Kết quả dẫn đến là tỷ trọng lợi nhuận TTQT phương thức TDCT trên lợi tổng lợi nhuận đã đạt mức 20,77% là một tỷ trọng đáng khen ngợi cho sự đóng góp của hoạt động TDCT vào tổng lợi nhuận của chi nhánh. 2.3 Đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế 2.3.1 Kết quả đạt được Hoạt độngTTQT theo phương thức TDCTlà hoạt động trọng yếu trong thanh toán của Maritime Bank Huế. Thông qua hoạt động này, Maritime Bank Huế từng bước tiếp cận hơn với khách hàng, giúp họ bảođảm quyền lợi, hạn chế những rủi ro đáng tiếc trong quá trình XNK hàng hóa và đặc biệt là trong khâu thanhtoán L/C XK.Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở trên, có thể thấy Maritime Bank Huế đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau đây: TrườngHoạt độngTTQT theoĐại phương học thức TDCT Kinh là dịch vụtế trọng Huế tâm trong hoạt động TQTT của chi nhánh, doanh thu của hoạt động này qua hàng năm đều chiếm hơn 96% doanh số của hoạt động TTQT. Qua đó cũng nhận thấy rằng khách hàng ưu thích sử dụng nghiệp vụ TDCT trong thanh toán hơn các nghiệp vụ vì tính ưu việc của nó. MaritimeBank Huế luôn đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT 53
  66. theo phương thức TDCT như cho vay ký quỹ, bảo lãnh nhận hàng, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ XK trước giao hàng, tài trợ NK từ nguồn Refinancing, tài trợ NK UPAS L/C. Những dịch vụ hỗ trợ mà Maritime Bank Huế cung cấp đã giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch, tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, Maritime Bank Huế cũng ngày càng nâng cao và hoàn thiện hơn về cách quản lý và phục vụ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng sử dụng dịch vụ chất lượng cao như TTQT theo TDCT. Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã và đang là nguồn đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh, từng chỉ chiếm hơn 5% tỷ trọng vào năm 2016 nhưng chỉ sau 1 năm tỷ trọng này đã tăng lên hơn 20% trong tổng lợi nhuận của chi nhánh năm 2017. Sự tăng trường vượt bật đó chứng tỏ rằng hoạt động TTQT theo phương thức TCDT đang rất hiệu quả và ngày một trở thành hoạt động trọng yếu của của Maritime Bank Huế. Maritime Bank Huế có đội ngũ gồm hơn 50 cán bộ nhân viên trẻ và năng động, đặc biệt là những cán bộ TTQT. Đây là ưu thế để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các NHTM ngày nay đều hướng đến mục tiêu là phải có bộ phận giao dịch trẻ và lịch sự để xây dựng hình tượng đối với khách hàng. Hiện nay Maritime Bank Huế đang sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, không những giỏi về nghiệp vụ, vững vàng về chuyên môn mà còn thấu hiểu được khách hàng. Chính họ đã tạo nên thành công của Maritime Bank Huế trong thời gian qua. Và chính sự năng động đó, Maritime Bank Huế sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cấu khách hàng hướng tới giá trị “Thuận tiện – Tin cậy – Thân thiện”, trở thành ngân hàng giap dịch tốt nhấtTrường mà khách hàng ưu Đại tiên lựa chọnhọc. Kinh tế Huế Maritime Bank Huế luôn chú trọng sự đổi mới về công nghệ và thanh toán qua mạng SWIFT, việc mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý trên nhiều khu vực. Hiện tại, Maritime Bank đang sở hữu một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp bao gồm hơn 600 ngân hàng tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Và thành quả đạt được là liên tục được nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại 54
  67. hối tốt nhất Việt Nam” năm 2016 và 2017 do Asian Banking & Finance trao tặng. Qua đó củng cố thêm thêm mức độ uy tín trên trường quốc tế. Tỷ lệ khách hàng đến giao dịch tại Maritime Bank Huế ngày càng nhiều đặc biệt là khách hàng NK, thể hiện qua doanh số phát hành và thanh toánL/C NK trong năm 2017 đã tăng gấp 8 lần so với năm 2016 và gấp 15 lần so với năm 2015. Các năm gần đây các công ty, xí nghiệp về may mặc ở Thừa Thiên Huế được mở ra rất nhiều mà điển hình là có khu công nghiệp Phú Bài là tổ hợp nhiều công ty về sợi, dệt, may mặc, Ở đây có rất nhiều công ty XK hàng đi nước ngoài như: Công Ty Cổ Phần Sợi Phú Gia,Công Ty Cổ Phần Sợi Phú Bài, Công Ty Cổ Phần Sợi Việt, là khách hàng thường xuyên đến giao dịch TTQT tại chi nhánh. Ngoài ra, đối tượng khách hàng của Maritime Bank ngày cũng đa dạng về nhiều lĩnh vực như: dược, vật liệu xây dựng, năng lượng, linh kiện điện tử, 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Maritime Bankcũng còn một số tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT: Mất cân đối giữa hoạt động thanh toán NK với hoạt động thanh toán XK. Giai đoạn 2015 – 2017 vừa qua, mặc dù L/C NK đã có sự tăng trưởng dần nhưng doanh số L/C XK vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán L/C của toàn chi nhánh. Từ đó làm mất cân đối trong thanh toán L/C NKvà L/CXKlàm chohoạt động kinh doanh ngoại tệ ít phát triển vàchỉ chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh Trườngsố thanh toán L/C XNK Đại học Kinh tế Huế Thời gian thực hiện thanh toán L/C tại chi nhánh còn chậm so, kéo dài từ 3 đến 5 ngày trong khi thời gian quy định theo UCP 600 chỉ có là 5 ngày làm việc của ngân hàng để quyết định việc xuất trình có phù hợp không. Thời gian xử lý như thế này quá sát với thời hạn cho phép nên có thể sẽ xảy ra các trường hợp chi nhánh không xử lý kịp trong 5 ngày làm việc. Tỷ trọng chi phí trên doanh thu của hoạt 55
  68. động TTQT theo phương thức TDCT các năm trở lại đây còn chiểm tỷ trọng khá cao, đặc biệt là trong năm 2017 tỷ trọng này lên đến hơn 30%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí vẫn còn chưa tốt dẫn đến làm giảm hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Maritime Bank chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của dịch vụ còn nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao. Số lượng nhân viên của bộ phận TTQT còn ít: Hiện nay, bộ phận TTQT của Maritime Bank Huế chỉ gồm có 2 nhân viên. Trong đó, 1 nhân viên là chỉ thực hiện hỗ trợ và nhân viên còn lại mới là cán bộ thực hiện, 2 nhân viên này là nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp chứ không phải là chuyên viên của bộ phân TTQT. 2.3.2.2 Nguyênnhân a. Nguyên nhân chủ quan Hệ thống ngân hàng đại lý tuy phát triển nhưng chưa mạnh, mạng lưới ngân hàng phát triển nhanh nhưng chưa được mở rông khắp thế giới nên phải thông qua ngân hàng trung gian, tăng chi phí và mất thời gian. Công tác đào tạo mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng không được thực hiện thường xuyên và chưa chú trọng đầu tư. Do chỉ là một mảng trong tổng số các dịch vụ phục vụ khách hàng nên chỉ đào tạo để thực hiện chứ không đầu tư, lên kế hoạch chiến lược bài bản để phát triển nguồn lực và tạo lợi về cạnh tranh với các ngân hàngTrường khác. Đại học Kinh tế Huế Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT ở ĐVTH còn bất cập, còn mang tính riêng lẻ, còn phụ thuộc vào TT.TNTTTM. Chưa kể đến là sự phối kết hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, không tạo nên 1 dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ do vậy thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao. 56
  69. Các năm gần đây Maritime Bank Huế đã đẩy mạnh xúc tiến quan hệ khác hàng trong để tăng doanh thu cho chi nhánh, kết quả là doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã có những kết quả khả quan. Tuy vậy, hoạt động này lại gây ra rất nhiều chi phí cho chi nhánh nguyên nhân là do chưa có chiến lược xúc tiến rõ ràng chỉ triển khai một cách tràn lan làm cho hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chưa cao. Công tác tư vấn còn thiếu chuyên nghiệp chưa giải đáp được các thắc mắc cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính, khách hàng mới đến giao dịch tại ngân hàng.Vì thế, tuy là có các chiến lược mở rộng quan hệ khác hàng những vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch L/C, khó khai thác triệt để lượng khách hàng tiềm năng. Mặc dù đã có sự tăng trưởng về số lượng khách hàng và doanh số L/C. Việc tra cứu thông tin tín dụng khách hàng còn phụ thuộc vào Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trong khi Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham)kiến nghị: “Ngân hàng Nhà nước cho phép các TCTD được sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng mà CIC cung cấp chỉ để tham khảo.” Nhữngnămvừaqua,doảnhhưởngcủacác từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cộng với sự thay đổi của chính sách tỷ giá của NHNN làm cho tỷ giá thay đổi thường xuyên ảnh hưởng tới hoạt động TTQTnói chung và phương thức TDCT nói riêng. Điều này tạo ra tâm lý lo sợ đối với các doanh nghiệp XNK kiến các doanh nghiệp hạn chế XNK làm giảm doanh thu của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. b.Nguyên nhân khách quan TrườngChính sách thương Đại mại không học ổn định Kinh gây khó khăn tế cho Huế ngân hàng cũng như các doanh nghiệp XNK. Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thích ứng và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý và thủ tục hải quan vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như việc tổ chức, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý và cải cách thủ 57