Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018

pdf 56 trang thiennha21 19/04/2022 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU MÙI CHÀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU MÙI CHÀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 – QLĐĐ – N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Hồng Gấm Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp trong một khoảng thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã học được ở trường, từ thầy cô và bạn bè. Bên cạnh đó nó còn giúp cho sinh viên làm quen với môi trường, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, tạo hành trang vững chắc cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm tốt những công việc được giao. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018”. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và cô giáo ThS. Ngô Thị Hồng Gấm cùng với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS. Ngô Thị Hồng Gấm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị tại Công ty cổ phần và dịch vụ Bất động sản SGD tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã rất cố gắng nhưng do kiến thức có hạn nên không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Triệu Mùi Chàn
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng năm 2018 33 Bảng 4.2. Kết quả GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 - 2018 35 Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 36 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 30 Bảng 4.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 31 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 33 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất cho các loại đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 34 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 35
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ CT – TTg Chỉ thị Thủ tướng ĐKĐĐ Đăng kí đất đai GCN Giấy chứng nhận GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng HĐND Hội đồng nhân dân HSĐC Hồ sơ địa chính NĐ Nghị định NĐ – CP Nghị định Chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐ – UBND Quyết định Ủy ban nhân dân QĐ – BTNMT Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường TT – BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường TT – TCĐ Thông tư Tổng cục Địa chính UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng kí
  6. iv MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 2.1.3. Cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 6 2.2. Khái quát về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10 2.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất 10 2.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11 2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13 2.2.4. Trình tự thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường 13 2.2.5. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất cho tổ chức đang sử dụng đất 14 2.2.6. Nhiệm vụ của các cấp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.7. Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 20 2.3. Kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 21 2.3.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước 21 2.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên[8] 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
  7. v 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 24 3.3.2. Phương pháp thống kê 25 3.3.3. Phương pháp so sánh 25 3.3.4. Phương pháp xử lý thông tin 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Tình hình cơ bản của Phường Phan Đình Phùng 26 4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24 4.1.3 Khái quát việc quản lý đất đai của phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên 29 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Phan Đình Phùng[6] 33 4.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 – 2018 35 4.2.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 –2018 35 4.2.2. Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016- 2018 32 4.3. Một số thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng trong giai đoạn tới 36 4.3.1. Thuận lợi 36 4.3.2. Khó khăn 37 4.3.3. Một số giải pháp nhằm đấy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
  8. vi dụng đất của phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên[1] 38 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường rất phát triển, giá trị của đất đai ngày càng được thể hiện rõ nét. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất đai rất phức tạp, nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng, đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị hơn, bên cạnh đó hàng loạt các vụ tranh chấp về đất đai diễn ra, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó, việc nâng cao công tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vị trí đặc biệt trong quá trình quản lý đất đai của nhà nước, xác lập mối quan hệ pháp lý về quyền sử dụng đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất, không những đảm bảo sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh và cũng là cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Hoạt động của thị trường Bất động sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, góp phần tăng trưởng kinh tế, để thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải tiến hành nghiêm túc. Phường Phan Đình Phùng là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, là nơi có nhiều công trình, dự án trọng điểm nằm trong đề án phát triển thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung trong giai đoạn tới. Chính sự phát triển đó cùng với nhiều vấn đề khác tồn tại trong xã hội đã mang lại nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận nói riêng. Xuất
  10. 2 phát từ những vấn đề trên với sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Ngô Thị Hồng Gấm em đã tiến hành lựa chọn đề tài: "Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018". 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018. - Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Phan Đình Phùng. - Giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, giúp phần đẩy nhanh công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.1.1. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Luật đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định[1]: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
  12. 4 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Như vậy, công tác cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng và được quan tâm nhiều nhất trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai. Qua đó xác định mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất, nhằm thực hiện mục tiêu quản lí đất đai chặt chẽ, đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng theo quy hoạch, kế hoạch và theo đúng pháp luật. 2.1.1.2. Quyền của người sử dụng đất Điều 166 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các quyền sau đây[1]: 1. Được cấp GCNDSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2. Hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên đất. 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. 6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  13. 5 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất với mỗi quốc gia. Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Song thực tế đất đai có diện tích giới hạn, có vị trí cố định trong không gian. Cùng với thời gian giá trị sử dụng của tài nguyên đất có sự biến đổi tốt hay xấu phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng và quản lý của con người. Do vậy đất đai cần được quản lý chặt chẽ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đặc biệt là việc gia nhập WTO. Điều đó đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cũng ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì thế công tác quản lý sử dụng đất đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng. Thông qua công tác ĐKĐĐ Nhà nước nắm bắt các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa đất để nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật. Từ đó bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, cộng đồng cũng như lợi ích của nhân dân. Do đó, việc thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính đến từng thửa đất là nhiệm vụ không thể thiếu của tất cả mọi người khi
  14. 6 tham gia sử dụng đất. 2.1.3. Cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 2.1.3.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất Văn bản trước Luật đất đai 2003 có hiệu lực: - Luật Đất đai 1993 - Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 09năm 1993 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài. - Nghị định số 60/CP ngày 5 tháng7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị. - Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16 tháng 03 năm 1998 của Tổng cục - Địa chính hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính. - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998. - Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. - Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. - Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai ngày 29 tháng 06 năm 2001. - Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính (thay thế cho Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16 tháng 03 năm 1998). - Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và lập bản đồ. Văn bản sau Luật đất đai 2003 có hiệu lực:
  15. 7 - Luật Đất đai 2003. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 ban hành về quy định sử dụng đất. - Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự thủ tục bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. (Luật đất đai năm 2003). Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 - Nghị quyết số 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11. - Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 07 năm 2006
  16. 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai[2]. - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận)[3]. - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
  17. 9 2.1.3.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ - Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 28/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 27/07/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/09/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 3635/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 về việc công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Quyết định số 581/QĐ-STNMT ngày 22/9/2017 của Sở Tài nguyên và
  18. 10 Môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt bảng giá đất giai đoạn năm 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức giao đất ở tại đô thị, nông thôn; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức giao đối với đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Khái quát về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào HSĐC nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 2.2.1.1. Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 tại điều 5 và điều 169 bao gồm[1]: - Các tổ chức trong nước. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và công trình tín ngưỡng). - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập,
  19. 11 mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư (Luật Đất đai 2013). 2.2.1.2. Người chịu trách nhiệm việc đăng ký Thực hiện quy định tại Điều 7 luật đất đai 2013, người chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký bao gồm: - Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình. - Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dụng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác cảu địa phương. - Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư. - Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. - Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình. - Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình. - Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó. Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật. 2.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất * Khái niệm về GCNQSDĐ GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  20. 12 cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng. 2.2.1.3. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013. - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành. - Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ. - Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. - Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất. - Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. - Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có. - Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất (Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014).
  21. 13 2.2.1.4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thẩm quyền cấp GCN quy định theo Luật Đất đai 2013, chương VII, mục 2, Điều 105 như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Được quy định tại Chương VII, mục 2, Điều 98 ( Luật đất đai, 2013) [2]: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở
  22. 14 hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyềncấp. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
  23. 15 1. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. 2.2.4. Trình tự thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường Theo Điều 136 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại phường được quy định như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp GCNQSD đất. b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). c) Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có). 2. Việc cấp GCNQSD đất được quy định như sau: a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD
  24. 16 đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD đất; xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; b) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSD đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm a và điểm b khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCNQSD đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất. 2.2.5. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất cho tổ chức đang sử dụng đất a, Thủ tục trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của luật đất đai năm 2013 thì thành phần hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu). - Văn bản uỷ quyền xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
  25. 17 - Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai (nếu có): ( Trường hợp người sử dụng đất không có các giấy ở trên thì phải phiếu lấy ý khu dân cư). - Bản chính các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có). - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội nhân dân; - Các loại giấy tờ khác liên quan (nếu có):Tờ khai tiền sử dụng đất;Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân. - Cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ kèm theo (nếu có) gồm: + Quyết định thành lập hội đồng xét duyệt cấp Giấy chứng nhận. + Biên bản xét duyệt cấp Giấy chứng nhận. + Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất. + Thông báo công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất. + Biên bản kết thúc công khai. + Trích lục bản đồ địa chính về thửa đất. + Tờ trình đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện, b, Một số quyết định về việc cấp giấy: - Căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc xác định diện tích đất mà tổ chức được tiếp tục sử dụng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp GCNQSD đất đến Sở TN&MT. - Sở TN&MT có trách nhiệm ký GCNQSD đất đối với trường hợp được uỷ quyền; trình UBND cùng cấp ký GCNQSD đất đối với trường hợp
  26. 18 không được uỷ quyền; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được nhà nước cho thuê đất. - Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm a và điểm b khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất. * Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây[4]: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát
  27. 19 hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hình 1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.6. Nhiệm vụ của các cấp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất * Trung ương - Ban hành các văn bản, chính sách đất đai, thông tư, hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu về đăng kí đất đai. - In ấn, phát hành GCNQSD đất, biểu mẫu, sổ sách, thống nhất trong phạm vi cả nước. - Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các bộ địa chính các tỉnh trong cả nước về thủ tục đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất. - Xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất trong cả nước. *Cấp tỉnh - Ban hành các công văn, quyết định hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở địa phương. - Tổ chức triển khai đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất trên phạm vi toàn tỉnh theo thẩm quyền. - Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất ở địa phương mình.
  28. 20 - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSD đất và quyết định CGCNQSD đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiên công tác CGCNQSD đất trong phạm vi quản lí. *Cấp huyện - Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. - Chỉnh lí tài liệu, bản đồ địa chính phục vụ cho triển khai công tác cấp GCNQSD đất. - Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo làm thí điểm về cấp GCNQSD đất và đôn đốc cấp cơ sở làm kế hoạch triển khai. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSD đất và quyết định cấp GCNQSD đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. - Quản lí hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt thường xuyên tình hình sử dụng đất ở xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lí. *Cấp xã - Thực hiện triển khai công tác cấp GCNQSD đất theo đúng kế hoạch cùng với cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng kí đất đang sử dụng. - Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư kinh phí, thành lập Hội đồng đăng kí đất để phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất. - Tổ chức kê khai đăng kí đất đai, xét duyệt đơn xin cấp GCNQSD đất và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Thu lệ phí địa chính và giao GCNQSD đất cho người sử dụng. 2.2.6. Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.6.1. Đối với Nhà nước Công tác cấp GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất
  29. 21 đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất. Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.2.6.2. Đối với người sử dụng đất - GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. - GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất, - GCNQSD đất là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản. 2.3. Kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.3.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Quốc hội đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đạt 95,2% diện tích cần cấp với 23.033.065 ha diện tích các loại đất chính và 41.805.999 giấy chứng nhận. Trong số 4,8% diện tích còn lại chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu còn nhiều trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật như đất không có giấy tờ và đang có tranh chấp đất đai hoặc đất không có giấy tờ nhưng hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng thuộc khu vực đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp chưa được
  30. 22 cấp giấy chứng nhận lần đầu, thời gian qua, Bộ xây dựng các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc như quy định cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ nhưng sử dụng đất ổn định, trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và có nguồn gốc lấn, chiếm đất đai, giao đất trái thẩm quyền. Cụ thể đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy chứng nhận trong Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, theo đó, đã bổ sung thêm các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quy định giải quyết đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay, bổ sung thêm trường hợp được giao đất trái thẩm quyền nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận chưa có nhà ở, cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp có diện tích tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc so với giấy chứng nhận đã cấp, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc cung cấp giấy tờ đang lưu trữ tại cơ quan mình để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận. Chỉ đạo Tổng cục quản lý đất đai tiếp tục đôn đốc các địa phương tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong quá trình cấp giấy chứng nhận nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ tại công văn số 433/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 20/3/2017, theo đó, các địa phương phải thực hiện việc rà soát, báo cáo kết quả trước ngày 01/5/2017. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra về tình hình tồn đọng trong công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã cấp được 1.480.643 giấy chứng nhận, còn khoảng 83.000 trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó không đủ điều kiện khoảng 62.400 trường hợp, người dân chưa quan tâm đến việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận khoảng 20.600 trường hợp.
  31. 23 Các nguyên nhân tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là: Chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay sau ngày 01 tháng 01 năm 2008, các trường hợp vi phạm pháp luật chưa giải quyết dứt điểm như: lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm pháp luật về xây dựng hoặc các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ và không phù hợp quy hoạch, có vướng mắc về giấy tờ nguồn gốc quá hình sử dụng mà việc xác định nguồn gốc đất là khó khăn, chưa xác định đầy đủ các thừa kế, có tranh chấp và một số trường họp người dân chưa quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận. Kết quả, đến nay cả nước đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với diện tích 23.224.093 ha (tăng 191,028 ha so với thời điểm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV) đạt 96% diện tích cần cấp với tổng số giấy đã cấp là 45.240.258 giấy. tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha. 2.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên[8] Thành phố Thái Nguyên theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhận QSD đất là 10.850,86 ha tính đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn thành phố đã cấp được số liệu diện tích là 10.359,36ha, đạt 95,47% số diện tích cần cấp. Diện tích chưa được cấp là 491,5ha. Năm 2013 diện tích cần cấp Giấy chứng nhận QSD đất là theo kế hoạch của tỉnh giao cho thành phố là 470 ha. Năm 2013 đã cấp 4068 giấy chứng nhận QSD đất. So với năm 2010 cao hơn 2.830 giấy CNQSD đất; so với năm 2011 cao hơn 2.012 giấy CN QSD đất. So với năm 2012 cao hơn 1.266 giấy CNQSD đất. - Về công tác cấp đổi GCNQSD đất: Tính đến năm 2013, trên địa bàn thành phố đã cấp đổi cho 6.887 hộ/6.952 hộ (đạt 99%). Số hộ còn lại chưa được cấp đổi là 65 hộ - Công tác chuyển quyền sử dụng đất: Năm 2013 đã giải quyết 6751 hồ sơ.
  32. 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Kết quả công tác cấp GCNQSD đất phường Phan Đình Phùng giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 –2018. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Công ty cổ phần dịch vụ Bất Động Sản SGD Thái Nguyên. - Thời gian: Từ ngày 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Phan Đình Phùng. - Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 –2018. - Giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng trong thời gian tới. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Phan Đình Phùng. - Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan của phường Phan Đình Phùng.
  33. 25 - Bản đồ địa chính, trích lục thửa đất của phường Phan Đình Phùng. - Sổ cấp GCN, sổ mục kê của phường Phan Đình Phùng. -Thu tập tài liệu, số liệu liên quan đến công tác đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng. 3.3.2. Phương pháp thống kê Thống kê theo các chỉ tiêu: - Diện tích đất đai. - Đối tượng sử dụng đất. - Mục đích sử dụng đất. - Tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại sử dụng đất 3.3.3. Phương pháp so sánh Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt. 3.3.4. Phương pháp xử lý thông tin - Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. - Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCN QSD đất, v.v - Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét. - Xử lý trên các phần mềm: word, excel, - Trình bày: Tổng hợp tất cả các số liệu một cách hoàn chỉnh nhất và tiến hành viết hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
  34. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình cơ bản của Phường Phan Đình Phùng 4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phan Đình Phùng là phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên. Phường có tổng diện tích tự nhiên 279,27 ha với 14.305 người và được chia thành 40 tổ dân phố. Vị trí địa lý của phường như sau: - Phía Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ và phường Trưng Vương; - Phía Nam giáp phường Gia Sàng; - Phía Đông giáp phường Túc Duyên; - Phía Tây giáp phường Đồng Quang. Địa bàn phường có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường Phan Đình Phùng, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Hoàng Văn Thụ, Đường Bắc Nam nối thành phố Thái Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Phường là nơi tập trung khoảng 50 cơ quan, xí nghiệp của thành phố, của tỉnh và của trung ương. Những yếu tố này đã tạo cho phường nhiều lợi thế trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế. 4.1.1.2. Địa hình địa mạo Phường Phan Đình Phùng có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình từ 20 – 30m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Với địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi
  35. 27 cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị. 4.1.1.3. Khí hậu thời tiết - Phường Phan Đình Phùng mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230C. Vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 6 và 7 đạt 29,20C và trung bình tháng thấp nhất tháng 11 và 12 đạt 150C. 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất - Tổng diện tích tự nhiên toàn phường là 279,27 ha, bao gồm những loại đất sau: Đất phi nông nghiệp có diện tích 271,42 ha; chiếm 97,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường. Đất nông nghiệp có diện tích 3,71 ha; chiếm 1,33% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường. Đất chưa sử dụng có diện tích 1,14 ha; chiếm 0,41% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường. - Về mặt đất đai thổ nhưỡng của phường: Đất xám feralit trên đá cát chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên. Ngoài ra còn có đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 – 1.800mm) và nước suối Xuân Hòa cùng với nhiều hệ thống ao đầm. Tuy nhiên lượng nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô lượng nước thường thấp hơn, nhất là vào các tháng 1, 2, 3 hàng năm. - Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về
  36. 28 trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4 – 5m. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển đô thị Phường có tổng diện tích tự nhiên 279,27 ha với 14.305 nhân khẩu và được chia thành 40 tổ dân phố. Bình quân đất đô thị 189m2/người; bình quân đất ở 82m2/người. - Phường Phan Đình Phùng là phường trung tâm nên tập trung nhiều trụ sở khối cơ quan các sở, Ban ngành của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, được quy hoạch xây dựng tập trung thành một khối. - Hiện nay, phường có khu dân cư số 5, khu dân cư số 10 bên cạnh 2 khu dân cư mới là khu dân cư số 8 với diện tích 1,5 ha, khu dân cư số 9 với diện tích 5,6 ha. Đây được coi là những khu dân cư chính của phường. - Các trục đường chính trên địa bàn phường đã được rải nhựa, mặt đường rộng 11,2m. Các tuyến đường liên tổ được bê tông hóa với độ rộng tối thiểu 2,5m. - Hệ thống điện: Có nhiều trạm hạ thế đủ đáp ứng các tuyến đường chính và đường bê tông liên tổ đều có hệ thống đèn cao áp; Các ngõ, hẻm được trang bị đèn đường chiếu sáng do các Tổ quản lý. - Hệ thống nước: Việc cung cấp nước sạch ngày càng tốt hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nước sạch được cung cấp cho 100% số hộ sử dụng. Một số hộ còn sử dụng thêm nước từ giếng khoan. - Hệ thống cây xanh được trồng trên các tuyến đường chính, đường vào trụ sở Ủy ban Phường, Cơ quan, Ban ngành của tỉnh và Thành phố. * Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên:
  37. 29 a, Những thuận lợi - Vị trí phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng cùng với khí hậu, thời tiết ít chịu ảnh hưởng của gió, bão đất đai là điều kiện tốt cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị. - Trên địa bàn có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường Phan Đình Phùng, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Hoàng Văn Thụ, Đường Bắc Nam đây là điều kiện thuận lợi để Phan Đình Phùng giao lưu trao đổi tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế. b, Những khó khăn, hạn chế - Hệ thống thủy văn của phường có nhiều hạn chế phải chịu sức ép mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, khó khăn trong việc cung cấp nước và điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực. - Không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản đã hạn chế đến phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. - Môi trường đất, không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng cần có biện pháp tích cực bảo vệ để sử dụng bền vững. 4.1.3 Khái quát việc quản lý đất đai của phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 4.1.3.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý ”. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đất đai là tài sản chung và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Để quản lý và sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai là vô cùng quan trọng. Sau khi Luật Đất đai năm 2013[7] và các nghị định, thông tư dưới luật có hiệu lực, UBND phường Phan Đình Phùng đã tổ chức triển khai
  38. 30 mở các lớp tập huấn cho cán bộ và tuyên truyền cho nhân dân, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. 4.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hồ sơ địa giới hành chính của phường gồm: + Bản đồ địa giới hành chính phường. + Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính phường. + Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính phường. + Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính phường. + Phiếu thống kê các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính. + Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính. 4.1.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Hiện nay phường đang sử dụng bản đồ địa chính năm 2016, 2009. Bản đồ giải thửa 299 đo vẽ năm 1988 tuy đã cũ nhưng được bảo quản cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu tra cứu vị trí thửa đất, số thửa, diện tích đất của các tổ trên địa bàn phường. Bản đồ quy hoạch của phường đến năm 2020. Ngoài ra còn có hệ thống bản đồ số nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc liên quan đến đất đai. 4.1.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường đến năm 2020 đã được lập, thẩm định và xét duyệt theo quy định đã góp phần quan trọng, thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, làm căn cứ pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Ngoài ra hàng năm Ủy ban nhân dân phường đều lập kế hoạch sử dụng đất với mục đích đáp ứng nhu cầu các nhu cầu kinh tế - xã hội trên địa bàn.
  39. 31 4.1.3.5. Tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo về sử dụng đất và kết quả xử lý Công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn phường trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch. Đôn đốc kiểm tra, theo dõi các quy hoạch treo trên địa bàn phường để đảm bảo sử dụng đất theo pháp luật về đất đai. 4.1.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn phường được triển khai khá tốt. Đất đai của phường đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. 4.1.3.7. Tình hình quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung - cầu trên thị trường. Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, vai trò quản lý Nhà nước về giá đất còn gặp nhiều khó khăn. Theo khung giá của UBND thành phố ban hành, phường tổ chức hướng dẫn về giá đất, giá trị bất động sản cho nhân dân trong phường tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi và tham khảo, quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. 4.1.3.8. Tình hình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trong những năm qua phường đã cố gắng, quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên diện người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 trong số 6 quyền chung của người sử dụng đất) và sử dụng theo quy
  40. 32 hoạch còn hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cố gắng, vai trò và hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 4.1.3.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai Công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn phường trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt, nhằm giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch. Đôn đốc kiểm tra, theo dõi các quy hoạch trên địa bàn phường để đảm bảo sử dụng đất theo pháp luật về đất đai. 4.1.3.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND phường đã lập biên bản xử lý các trường hợp xây dựng không phép, do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn phường còn xảy ra; việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện rất khó khăn. 4.1.3.11. Công tác đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Năm 2016 tiếp tục triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai, phường đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai đến nay đã hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do phòng tài nguyên giao cho; tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý các trường hợp vi
  41. 33 phạm pháp luật về đất đai, môi trường. 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Phan Đình Phùng[6] Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng năm 2018 (Đơn vị tính: ha) STT Chỉ Mã Diện tích Cơ cấu tiêu (ha) (%) 1 2 3 4 5 Tổng diện tích đất tự nhiên 279,27 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 3,71 1,37 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1,37 0,94 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 0,92 0,34 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 0,32 0,12 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0,6 0,22 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,62 0,6 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,95 0,95 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0,95 0,35 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,22 0,08 2 Đất phi nông nghiệp PNN 271,42 98,21 2.1 Đất ở tại đô thị ODT 140,6 52,02 2.2 Đất chuyên dùng CDG 91,64 31,69 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 10,05 3,72 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,32 0,49 2.2.3 Đất an ninh CAN 2,03 0,75 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 11,8 3,26 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 63,44 23,47 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,3 0,11 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,41 0,15 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 38,15 14,12 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,32 0,12 3 Đất chưa sử dụng CSD 1,14 0,42 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng) - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Tính đến 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên của phường Phan Đình Phùng là 279,27 ha. Gồm các loại đất theo mục đích sử dụng:
  42. 34 * Nhóm đất nông nghiệp: Phường Phan Đình Phùng có 3,71 ha đất nông nghiệp, chiếm 1,33% tổng diện tích tự nhiên của phường. Đất sản xuất nông nghiệp là 1,37 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất trồng cây hàng năm là 0,92 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên. + Diện tích đất trồng lúa là 0,32 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên; + Đất trồng cây hàng năm khác là 0,6 ha, chiếm 0,21%. - Đất trồng cây lâu năm là 1,62 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp là 0,95 ha, chiếm 0,43% tổng diện tích tự nhiên. - Đất rừng sản xuất là 0,95 ha, chiếm 0,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản là 5,47 ha, chiếm 1,30% tổng diện tích tự nhiên. * Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 271,42 ha, chiếm 97,18% tổng diện tích tự nhiên của phường. - Diện tích đất ở tại đô thị là 140,6 ha chiếm 50,35% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất chuyên dùng là 91,64 ha, chiếm 32,81% tổng diện tích tự nhiên. + Đất quốc phòng là 1,32 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên; + Đất an ninh là 2,03 ha, chiếm 0,73% tổng diện tích tự nhiên; + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 10,05 ha, chiếm 3,60% tổng diện tích tự nhiên; + Đất dành cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 11,8 ha, chiếm 4,23% tổng diện tích tự nhiên; + Đất sử dụng vào mục đích công cộng là 63,44 ha, chiếm 22,71% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất sông suối là 38,15 ha, chiếm 13,66% tổng diện tích tự nhiên. - Đất tôn giáo tín ngưỡng là 0,3 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 0,41 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên.
  43. 35 - Đất phi nông nghiệp khác là 0,32 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên. *Nhóm chưa sử dụng: Cả phường Phan Đình Phùng có 1,14 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,42 % tổng diện tích tự nhiên được UBND phường quản lý. 4.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 –2018 4.2.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 –2018 Bảng 4.2. Kết quả GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 - 2018 Số hồ sơ đăng Số hồ sơ đã giải quyết STT Năm ký Hồ sơ đã giải Tỷ lệ (%) so với hồ sơ quyết đăng kí 1 2016 72 69 95,83 2 2017 53 48 90,57 3 2018 68 62 91,18 Tổng 193 179 92,75 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng) Qua bảng 4.2 cho thấy tình hình cấp GCNQSD đất theo thời gian của phường: + Năm 2016 Năm 2016 phường đã cấp được 69 GCNQSD đất chiếm 95,83% số đơn đăng ký, số giấy chứng nhận chưa được cấp là 03 GCNQSD đất, so với tổng số đơn đăng ký chiếm 4,17%. Số GCNQSD đất chưa được cấp do đất đang sử dụng sai mục đích, không đủ điều kiện cấp GCN QSD đất, đất đang có tranh chấp, đất đang có quy hoạch. + Năm 2017 Năm 2017 phường đã cấp đất ở được 48 GCNQSD đất chiếm 90,57% số đơn đăng ký, số giấy chứng nhận chưa được cấp là 05 GCNQSD đất, so với tổng số đơn đăng ký chiếm 9,43%. Số đơn chưa được cấp đất đang tranh
  44. 36 chấp, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Năm 2018 Tính từ năm 2018 phường đã cấp đất ở được 62 GCNQSD đất chiếm 91,18% số đơn đăng ký, số giấy chứng nhận chưa được cấp là 06 GCNQSD đất, so với tổng số đơn đăng ký chiếm 8,82%. Số đơn chưa được cấp là do người dân sử dụng đất sai mục đích, đất mất hồ sơ gốc, đất vướng vào quy hoạch và quỹ đất công ích do UBND phường quản lý; một số do xây nhà hoặc công trình trên đất mà không xin phép cấp giấy phép xây dựng. Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 Số đơn Số đơn Tổ dân Số đơn Số đơn Tổ dân Tỷ lệ Tỷ lệ (%) đăng được phố đăng ký được cấp phố (%) ký cấp Tổ 01 8 7 87,50 Tổ 21 4 4 100,00 Tổ 02 3 3 100,00 Tổ 22 2 2 100,00 Tổ 03 4 3 75,00 Tổ 23 6 5 83,33 Tổ 04 5 5 100,00 Tổ 24 2 2 100,00 Tổ 05 11 9 81,81 Tổ 25 7 5 71,43 Tổ 06 8 8 100,00 Tổ 26 3 3 100,00 Tổ 07 4 4 100,00 Tổ 27 5 5 100,00 Tổ 08 7 6 85,71 Tổ 28 2 2 100,00 Tổ 09 1 1 100,00 Tổ 29 12 10 83,33 Tổ 10 3 3 100,00 Tổ 30 5 5 100,00 Tổ 11 6 5 83,33 Tổ 31 2 2 100,00 Tổ 12 2 2 100,00 Tổ 32 5 5 100,00 Tổ 13 4 4 100,00 Tổ 33 4 4 100,00 Tổ 14 7 7 100,00 Tổ 34 7 6 85,71 Tổ 15 3 2 66,67 Tổ 35 5 5 100,00 Tổ 16 4 4 100,00 Tổ 36 7 7 100,00 Tổ 17 3 3 100,00 Tổ 37 4 4 100,00 Tổ 18 7 7 100,00 Tổ 38 3 3 100,00 Tổ 19 5 4 80,00 Tổ 39 5 5 100,00 Tổ 20 2 2 100,00 Tổ 40 6 6 100,00 Tổng 97 89 89,69 Tổng 96 91 95,49 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng)
  45. 30 * Nhận xét: Tình hình cấp GCNQSD đất giai đoạn 2016-2018 của các tổ trên địa bàn phường là không đồng đều. Trong tổng số 40 tổ của phường thì có 27 tổ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nhất có tỷ lệ cấp GCNQSD đất cao nhất, đạt 100% số đơn cần cấp, tức là trong 27 tổ này có bao nhiêu đơn cần cấp thì cấp được bấy nhiêu giấy chứng nhận. Tuy nhiên tổ dân phố số 15 có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp nhất chiếm 66,67% so với tổng số hộ đăng kí. Nguyên nhân chính là do công tác luân chuyển cán bộ ở tổ nên việc nắm hồ sơ để thu tiền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo tận tình của phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Thái Nguyên, Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thành phố Thái Nguyên và sự tham mưu của các cấp chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 4.2.2.Đánh giá công tác GCNQSD đất cho các loại đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 4.2.2.1.Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 Số hộ và diện Số hộ và diện Tỷ lệ (%) tích tích so với đăng ký được cấp diện tích STT Năm Diện tích Diện tích Số hộ Số hộ đăng kí (ha) (ha) 1 2016 19 0,71 14 0,56 78,87 2 2017 8 0,29 7 0,21 72,41 3 2018 13 0,37 12 0,31 83,78 Tổng 40 1,37 33 1,08 78,83 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng)
  46. 31 Qua số liệu bảng 4.4 có thể thấy: - Tổng số đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ với mục đích nông nghiệp là 40 hồ sơ, chiếm 20,72% tổng số hồ sơ đăng ký. Trong đó, số hồ sơ được cấp GCNQSDĐ là 33 hồ sơ với diện tích 1,08 ha, chiếm 78,83% tổng diện tích cần cấp. - Có thể nhận thấy tỉ lệ hồ sơ được cấp GCN với mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số hồ sơ được cấp GCNQSD đất. Một phần là do diện tích đất nông nghiệp của phường không có nhiều, một phần do nhu cầu xin cấp GCNQSDĐ với mục đích nông nghiệp trên địa bàn phường đang giảm mạnh. Các trường hợp cấp GCNQSD đất hầu hết là cấp cho đất trồng cây lâu năm. 4.2.2.2.Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Bảng 4.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 Số hộ và diện tích Số hộ và diện Tỷ lệ đăng ký tích (%) so Năm được cấp với STT Diện tích Diện diện Số hộ (ha) Số hộ tích tích (ha) đăng kí 1 2016 68 1,92 64 1,66 86,46 2 2017 36 1,54 35 1,48 96,10 3 2018 49 1,71 47 1,57 91,82 Tổng 153 5,17 146 4,71 91,10 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng)
  47. 32 Qua bảng 4.5 ta có thể thấy: - Tổng số đơn đăng ký cấp GCNQSD đất ở là 153 chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 79,27% so với tổng số đơn xin cấp. Trong đó, số hồ sơ được cấp là 146 đơn với diện tích là 4,71 ha, chiếm 91,10% tổng diện tích cần cấp. - Đất đai luôn có sự biến động phức tạp trong quá trình sử dụng. Đòi hỏi các cơ quan quản lý đất đai phải theo dõi sát sao, chặt chẽ theo hệ thống nhất định. Vì vậy việc cấp GCNQSD đất cho loại đất ở gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 4.2.3. Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016- 2018 4.2.3.1.Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 - 2018 Trước năm 2010, UBND phường tập trung vào công tác thành lập bản đồ và chỉnh lý bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và vẫn đang thực hiện theo Quyết định số 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10/08/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên “về điều chỉnh cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và đất vườn, ao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành”, nên hầu hết các hộ gia đình, cá nhân vẫn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ. Bắt đầu từ năm 2010, theo chỉ đạo của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, UBND phường đã chỉ đạo phòng địa chính tiến hành cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trong toàn phường. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018 có tổng số 193 hộ gia đình, cá nhân đăng kí cấp GCNQSD đất với 179 GCNQSD đất đã được cấp với tổng diện tích là 5,79 ha.
  48. 33 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 Số hộ và diện tích Số hộ và diện tích đăng ký được cấp Tỷ Diện STT Năm Diện lệ Số hộ tích Số hộ tích (ha) (%) (ha) 1 2016 72 1,93 69 1,86 96,37 2 2017 53 1,76 48 1,72 97,44 3 2018 68 2,37 62 2,21 93,25 Tổng 193 6,06 179 5,79 95,31 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng) Trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018: - Về diện tích: Phường Phan Đình Phùng theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhận QSD đất là 6,06 ha, trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn phường đã cấp được số liệu diện tích là 5,79 ha, đạt 95,31% số diện tích cần cấp. Diện tích chưa được cấp là 0,27 ha. - Về số hộ: Qua kết quả rà soát trên toàn địa bàn phường có 193 hộ. Trong đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất là 179 hộ. Số hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 14 hộ. - Kết quả thực hiện: Tính đến 31/12/2018 kết quả cấp Giấy chứng nhận QSD đất như sau: + Về diện tích: Đã cấp 6,06/5,79 ha đất hộ gia đình, cá nhân đạt 95,38% so với tổng diện tích đất cần cấp. + Về số hộ: Đã cấp 179/193 hộ đạt 92,75% còn lại 14 hộ chưa đủ điều kiện cấp GCNQSD đất.
  49. 34 + Số hộ chưa đủ điều kiện cấp là 14 hộ - Năm 2016, số đơn cần cấp cao nhất trong 3 năm qua, với diện tích cần cấp là 1,93 ha. Tỷ lệ hoàn thành của năm 2016 là cấp được 69 hộ trong tổng 72 hộ cần cấp. 4.2.3.2.Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 STT Năm Tổng số diện tích Đất nông Đất cấp cấp được (ha) nghiệp ở (ha) (ha) 1 2016 1,86 0,56 1,66 3 2017 1,72 0,21 1,48 4 2018 2,21 0,31 1,57 Tổng 5,79 1,08 4,71 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng) Qua bảng 4.7 cho thấy tổng diện tích đã được cấp là 5,79 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp cấp được là 1,08 ha chiếm 18,65% so với tổng diện tích cấp được, đất ở cấp được 4,71 ha, chiếm 81,35% so với diện tích đất cấp được. Trong quá trình phát triển của phường diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm dần và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp được cấp là rất nhỏ.
  50. 35 4.2.3.3.Nguyên nhân các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 Số hộ Nguyên nhân không Ranh Hồ sơ Chưa thống Tổ được Tranh chấp giới không nhất hạn dân cấp chưa rõ hợp lệ mức phố số GCN ràng đất ODT (hộ) Số hộ Số Số Số (hộ) % hộ % hộ % hộ % (hộ) (hộ) (hộ) 01 01 - - 01 100,0 - - - - 03 01 01 100,0 - - - - - - 05 02 01 50,0 - - 01 50,0 - - 08 01 - - - - 01 100,0 - - 11 01 01 100,0 - - - - - - 15 01 - - - - 01 100,0 - - 19 01 - - - - - - 01 100,0 23 01 - - - - 01 50,00 - - 25 02 - - 01 50,00 01 50,00 - - 29 02 01 50,0 - - 01 50,0 - - 34 01 - - 01 100,0 - - - - Tổng 14 4 3 6 1 (Nguồn: UBND phường Phan Đình Phùng)
  51. 36 Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ cấp GCN ở giai đoạn 2016-2018 thấy rằng có đến 14 hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSD Vì đất đai đang tranh chấp, ranh giới chưa rõ ràng và hồ sơ không hợp lệ. đất. Lý do chủ yếu là do tranh chấp, đất nằm trong quy hoạch, hồ sơ không hợp lệ. Càng ngày nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn do vậy đất đai có giá trị ngày càng cao, chính vì vậy luôn xảy ra tranh chấp, lẫn chiếm đất đai. Nguyên nhân là từ những năm trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng, cơ quan quản lý đất đai chưa giải quyết kịp thời vấn đề tranh chấp đất đai. Một bộ phận trong nhân dân có hiện tượng lẫn chiếm đất đai, đặc biệt là đất công ích do phường quản lý hoặc không có giấy tờ hợp lệ dẫn tới không làm được hồ sơ cấp giấy, làm chậm tiến độ cấp giấy của phường và thành phố Thái Nguyên. 4.3. Một số thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng trong giai đoạn tới. 4.3.1. Thuận lợi - Nhận thức của cán bộ và nhân dân về pháp Luật đất đai nói chung, về chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng ngày càng được nâng cao. - Công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. - Hầu hết người dân trong phường chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Một bộ phận người dân đã nhận thức được vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất nên việc tổ chức thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy được thuận lợi hơn. - Giấy tờ từ trước tới nay còn tương đối đầy đủ nên thuận tiện cho việc
  52. 37 xét cấp GCNQSD đất. - Việc mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng diễn ra dưới sự giám sát và kiểm tra của chính quyền. 4.3.2. Khó khăn Qua quá trình cấp GCNQSD đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng cũng đã bộc lộ những vấn đề khó khăn nhất định. Cụ thể là: - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai vẫn còn các vụ việc giải quyết chậm, tình trạng khiếu kiện vượt cấp vẫn còn, một số đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai giao cho cán bộ địa chính – xây dựng phường giải quyết còn chậm chưa đúng với quy trình về thời gian quy định. - Công tác quản lý hồ sơ về đất đai chưa khoa học, dẫn đến việc còn để hồ sơ thất lạc do đó việc thực hiện một số thủ tục hành chính bị chậm, nguyên nhân là do thay đổi địa điểm làm việc của cơ quan quản lý đất đai, do thiên tai - Thời gian xử lý, giải quyết một số hồ sơ, thủ tục hành chính về đất đai còn chậm chưa đảm bảo quy trình quy định. - Việc cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất, cấp lại giấy chứng nhận QSD đất bị mất giấy chứng nhận thực hiện còn chậm nguyên nhân do xác định nguồn gốc đất, việc mất giấy chứng nhận khó khăn và phức tạp. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng QSD đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thửa đất, tách thửa đất hiện nay còn nhiều nơi, nhiều lúc chậm so với quy trình đã ban hành. Tập trung ở khâu rà soát và hoàn thiện hồ sơ của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, địa chính phường, xã còn khó khăn và chậm so với quy trình. - Công tác quản lý đất đai giữa thực tế với bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính thường có biến động và phải đo đạc chỉnh lý thường xuyên, dẫn đến có khó khăn cho công tác giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một số doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân chưa tốt.
  53. 38 - Trong thực hiện nhiệm vụ còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nắm vững chế độ chính sách pháp luật, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai chậm so với quy định. - Sự cung cấp thông tin của các hộ dân còn chưa đầy đủ, không phối hợp với các cán bộ chuyên môn để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định; Ranh giới sử dụng đất có sự biến động về diện tích; một số hộ còn xảy ra tranh chấp QSD đất; Một số hộ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng các hộ không có khả năng thực hiện. - Chính sách Nhà nước trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Dẫn đến nhiều dự án được thực hiện chậm hơn so với kế hoạch , có nơi nhân dân không đồng tình và gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và trong công tác cấp GCNQSD đất. - Một số trường hợp chuyển nhượng giấy viết tay nhiều lần, các đợt chuyển nhượng giấy viết tay không có giấy tờ chứng minh dẫn đến việc cấp GCNQSD đất cũng gặp nhiều khó khăn. - Kiến thức về pháp luật trong quản lý đất đai của một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn nhiều hạn chế nên việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn chưa tự giác. - Đất đai là vấn đề nhạy cảm, do tồn tại lịch sử, việc giải quyết những vấn đề nảy sinh lại liên quan đến chính sách cũ, những hồ sơ trước đây không được lưu trữ đầy đủ gây khó khăn không nhỏ. 4.3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên[1] Để giải quyết những tồn tại trong công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn phường Phan Đình Phùng em xin đưa ra những đề xuất như sau: - Tập trung giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn tại và hồ sơ mới phát sinh về cấp giấy chứng nhận QSD đất được nhận từ phòng Tài nguyên và Môi trường
  54. 39 và có trách nhiệm rà soát các hộ, các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cấp GCNQSD đất năm 2019 - Tăng cường công tác tuyên truyền từng tổ dân phố, xóm và hộ gia đình cá nhân làm công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. - Đối với hồ sơ cấp giấy cần phải xác minh rõ nguồn gốc, tính pháp lý thửa đất, diện tích đất, loại đất, thời điểm sử dụng đất, chủ sử dụng đất, tình trạng đất có tranh chấp hay không (phải rõ ràng, cụ thể và chịu trách nhiệm về việc xác định đó). - Đôn đốc, kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp giấy, chuyển nhượng QSD đất đảm bảo đúng quy trình, quy định của UBND thành phố. - Tổng hợp các ý, kiến nghị, thắc mắc về công tác cấp giấy và báo cáo UBND thành phố để được xem xét, giải quyết theo quy định. - Đối với các hộ sử dụng đất đang có tranh chấp cần tăng cường công tác hòa giải đất đai ở cơ sở. - Định kỳ 6 tháng một lần, lãnh đạo UBND các phường có xác nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ địa chính gửi UBND thành phố thông qua phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Nội vụ thành phố.
  55. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Phường Phan Đình Phùng nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên. Ranh giới phường được xác định: Phía Đông giáp phường Túc Duyên. Phía Tây giáp phường Đồng Quang. Phía Nam giáp phường Gia Sàng. Phía Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ và phường Trưng Vương. Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên 279,27 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 3,71 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 271,42 ha; Đất chưa sử dụng 1,14 ha. Công tác cấp GCNQSD đất tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả như sau: - Cấp GCNQSD đất cho 179 hộ gia đình, cá nhân với diện tích đất cấp được là 5,79 ha chiếm 95,31% tổng diện tích đất cần cấp. - Đất nông nghiệp: Diện tích được cấp GCNQSD đất là 1,08 ha đạt 78,83 % so với diện tích đất nông nghiệp cần cấp và chiếm 18,65% tổng diện tích đất cấp được trong giai đoạn này. - Đất ở: cấp được 4,71 ha chiếm 91,10% diện tích đất ở cần cấp và chiếm 81,35% tổng diện tích đất cấp được trong giai đoạn này. 5.2. Đề nghị - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn dân nhằm nâng cao hơn trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề này. - Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ địa chính – xây dựng. - Ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác cấp GCNQSD đất.
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Luật đất đai 2013- Nhà xuất bản lao động. 4. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình Đăng kí thống kê đất đai Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 1/07/2014 hướng dẫn thi hành Luật đất đai. 6. Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 3/03/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. 7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 9. UBND phường Phan Đình Phùng (2018), Báo cáo thống kê đất đai năm 2018.