Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

pdf 71 trang thiennha21 19/04/2022 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_va_tai_sinh_tu_nhien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ————���———— SÙNG A LỬ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA RỪNG THỨ SINH TẠI Xà DƯƠNG QUỲ, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ————���———— SÙNG A LỬ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA RỪNG THỨ SINH TẠI Xà DƯƠNG QUỲ, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 – NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn 1: ThS. Trương Quốc Hưng 2: TS.Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học! Sùng A Lử XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy,cô giáo. Để củng cố lại những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và hai thầy giáo ThS.Trương Quốc Hưng, TS.Đỗ Hoàng Chung tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.” Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ của thầy TS. Đỗ Hoàng Chung và sự phối hợp giúp đỡ của người dân, các ban ngành lãnh đạo UBND xã Dương Quỳ đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài và hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung và thầy giáo ThS. Trương Quốc Hưng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Sùng A Lử
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dày rậm) của thực bì theo Drude 23 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đặc trưng của lâm phần tại khu vực nghiên cứu 26 Bảng 4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 28 Bảng 4.3. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ theo (IV%) 30 Bảng 4.4. Tổng hợp độ tàn che của các OTC 31 Bảng 4.5. cấu trúc tầng thứ 32 Bảng 4.6. Tổng hợp công thức tổ thành cây tái sinh 33 Bảng 4.7. Nguồn gốc mật độ cây tái sinh 35 Bảng 4.8. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 36 Bảng 4.9. Cây tái sinh có triển vọng 39 Bảng 4.10. Độ nhiều (hay rầy độ dày rậm) của cây bụi thảm tươi 40 Bảng 4.11. Kết quả phân tích phẫu diện đất 41 Bảng 4.12. Tổng hợp độ che phủ cây bụi thảm tươi 43
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hình ảnh cây Pơ mu ở khu vực nghiên cứu 27 Hình 4.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao (theo số lượng cây) 37 Hình 4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ( theo tỷ lệ %) 38 Hình 4.4. Biểu đồ mật độ số cây triển vọng và tỷ lệ cây triển vọng 49 Hình 4.5. Ảnh đào phẫu diện đất 52 Hình 4.6. Tỷ lệ chất lượng cây tái sinh 44 Hình 4.7. Người dân phá rừng làm nương rẫy 46 Hình 4.8. Người dân lấy vỏ cây và chăn thả gia súc 46
  7. v DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Viết thường D1.3 Đường kính ngang ngực (cách mặt đất 1.3 mét) Dt Đường kính tán Hvn Chiều cao vút ngon Hdc Chiều cao dưới cành IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế LCCTTT Loài cây tham gia vào công thức tổ thành OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản T Tốt TB Trung bình UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc WWF Qúy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên X Xấu
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.1.1. Khái niệm và định nghĩa về tái sinh rừng 4 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 16 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 16 2.2.2. Thực trạng kinh tế 18 2.2.3. Cơ sở hạ tầng 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20 3.2. Giới hạn nghiên cứu 20 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 21 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 26 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ 26 4.1.1. Cấu trúc tầng thứ 32 4.2. Đặc điểm cấu trúc và mật độ cây tái sinh 33 4.2.1. Tổ thành cây tái sinh 33
  9. vii 4.2.2. Mật độ theo nguồn gốc cây tái sinh tự nhiên 34 4.3. Quy luật phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 36 4.4. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây tái sinh 38 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên. 42 4.5.1. Ảnh hưởng của độ tàn che cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh 42 4.5.2. Yếu tố địa hình, vị trí địa hình, độ dốc và hướng phơi đến cây tái sinh44 4.5.3. Tác động của con người ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên 45 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤC LỤC 1 56 PHỤC LỤC 2 59
  10. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng của sự sống, nó là chủ thể của hệ sinh thái lục địa, có tác dụng điều tiết cân bằng sinh thái không thể thay thế được. Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn đất, điều hoà khí hậu và cung cấp lâm đặc sản Theo số liệu công bố của các tổ chức IUCN, UNDP và WWF (1993) trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng. Trong số đó diện tích rừng bị mất do đốt phá để làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23%, do khai thác từ 5 -7%, còn lại do các nguyên nhân khác. Ở Việt Nam, độ che phủ rừng của cả nước năm 1943 là 43%, năm 1993 còn 28% và năm 1999 là 33,2% và hiện nay, kết thúc năm 2017 độ che phủ rừng của Việt Nam đạt 41,45%. Nguyên nhân làm giảm độ che phủ rừng chủ yếu là do chiến tranh, canh tác nương rẫy và khai thác lạm dụng tại các Nông – Lâm trường quốc doanh thời kỳ chưa đóng cửa rừng. Mất rừng dẫn đến hạn hán, lũ lụt. Hậu quả của nó là nghèo đói và bệnh tật. Vì vậy, phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất hiện nay đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng như của các nước nhiệt đới khác khi mà độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống dưới mức an toàn sinh thái mà không đảm bảo được sự phát triển bền vững của đất nước. Theo nghĩa thông thường, phục hồi rừng là quá trình tái lập lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng.Đó là quá trình sinh địa phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Tuỳ theo mức độ tác động của con người trong quá trình lập lại rừng mà phân chia thành các giải pháp phục hồi rừng: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh, tái sinh nhân tạo (trồng rừng). Như vậy, trừ trồng rừng, còn lại các giải pháp khác đều liên quan đến tái sinh tự nhiên.
  11. 2 Thực tiễn đã chứng minh rằng để thực hiện tốt mục tiêu là tiết kiệm được thời gian, tiền của trong công tác phục hồi rừng thì cần có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất và quy luật phát triển của hệ sinh thái rừng, trước hết là quá trình tái sinh tự nhiên. Đồng thời cũng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước, mỗi vùng. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới.Tuy nhiên, rừng nhiệt đới là một đối tượng hết sức đa dạng và phức tạp, trong khi các nghiên cứu thường mới chỉ tập trung tại một điểm, một vùng hay một khu vực nhất định nào đó.Vì vậy, tái sinh tự nhiên vẫn đang là nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Ở Việt Nam, từ những năm 1960 các nhà Lâm nghiệp Việt Nam đã áp dụng các giải pháp này để xúc tiến tái sinh rừng. Nhưng các công trình nghiên cứu thường tập trung vào một số đối tượng loài cây gỗ trong rừng tự nhiên để phục vụ các mục đích kinh doanh, tức là tái sinh trong môi trường rừng có sẵn. Các công trình nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trong điều kiện rừng tự nhiên bị phát trắng do canh tác nương rẫy và khai thác kiệt quá mức hiện nay còn ít. Do đó, về mặt lý luận các giải pháp kỹ thuật Lâm sinh phục hồi rừng sau khai thác kiệt cần tiếp tục được nghiên cứu bổ xung, phù hợp với từng vùng, miền, địa điểm cụ thể nhằm có bức tranh tổng quan và giá trị lý luận, thực tiễn để tăng nhanh khả năng tái sinh rừng tự nhiên. Xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên là 10.487ha. Đây là một địa điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, xây dựng các mô hình phục hồi rừng, sau khai thác kiệt, tái sinh sau nương rẫy. Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
  12. 3 1.2. Mục tiêu của đề tài * Mục tiêu tổng quát Xác định được đặc điểm nơi sống, khu vực phân bố rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được đặc điểm phân bố của rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá được đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Quá trình nghiên cứu giúp tôi củng cố lại các kiến thức lý thuyết đã học và bước đầu làm quen với việc nghiên cứu ngoài thực địa. - Xác định được hiện trạng phân bố và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu - Làm cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất giải pháp quản lý và bảo tôn 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nơi sống của rừng thứ sinh, góp phần vào bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.
  13. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm và định nghĩa về tái sinh rừng Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo, hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ “ Restoration” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Schereckenbeg, Hadley và Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “Rehabitilation” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng. Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau: - Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo giống trực tiếp. - Tái sinh bán nhân tạo nguồn giống được con người tạo ra bằng cách trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ tạo ra nguồn hạt cho quá trình tái sinh tiếp theo. - Tái sinh tự nhiên: nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên. Theo Phùng Ngọc Lan (1996) [9], tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn cảnh rừng. Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần
  14. 5 cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khẳng định tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Bàn về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) [25] cho rằng nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác.Ngược lại, nếu thành phần loài cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra. Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây con được thiết lập đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó. Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm. Vì đặc trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái rừng. 2.1.2. Khái niệm về trạng thái rừng thứ sinh Rừng thứ sinh được hình thành do các quá trình diễn thế thứ sinh dưới ảnh hưởng đa dạng của tự nhiên và hoạt động sống của con người như khai thác gỗ, làm nương rẫy Nói chung, sự xuất hiện rừng thứ sinh là do việc xử lý rừng không theo những phương thức lâm sinh chân chính nào. Đặc điểm của rừng thứ sinh: Thành phần hệ thực vật đơn giản, bao gồm chủ yếu cây rừng thứ sinh ưa sáng, đời sống ngắn, kích thước nhỏ, gỗ trắng mềm, quả phát tán đồng loạt nhờ gió Kết cấu tầng thứ bị phá vỡ, độ che phủ của tán lá không đồng đều. Nhiều thực vật thân bụi và thân leo. Trữ lượng gỗ thấp, nhất là gỗ của những loài có giá trị cao. Tái sinh rừng kém do còn ít cây giống, hoặc do ảnh hưởng của khai thác rừng và môi trường biến đổi sau khai thác.
  15. 6 Trên những lập địa thuận lợi có thể gặp rừng có cấu trúc đơn giản, thuần nhất về thành phần loài và kích thước. Hoàn cảnh rừng bị đảo lộn và không ổn định, trong đó đất bị thoái hóa nhanh chóng. 2.1.3. Các nghiên cứu về tái sinh rừng 2.1.3.1.Trên thế giới Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng thế kỷ, nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này mới được tiến hành chủ yếu từ những năm 30 của thế kỷ XX trở lại đây. Từ những năm giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển của ngành công nghiệp hoá giấy, cho phép sử dụng một cách tổng hợp các sản phẩm gỗ tự nhiên nên nhiều diện tích rừng đã bị khai thác trắng để làm nguyên liệu. Để phục hồi lại thảm thực vật và đáp ứng nhu cầu về gỗ đang ngày càng gia tăng, trong Lâm nghiệp đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng nhân tạo cho năng xuất cao. Nhưng sau thất bại trong tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước ở vùng nhiệt đới, nhiều nhà khoa học đã nêu khẩu hiệu: “Hãy quay trở lại với tái sinh tự nhiên” (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [22]. Đã có nhiều nghiên cứu hướng vào phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quá trình tái sinh rừng như: ánh sáng, độ ẩm đất, thảm mục, độ dày rậm của thảm tươi, khả năng phát tán hạt Trong đó ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng) là nhân tố được đề cập nhiều nhất và được coi là nhân tố chủ đạo đóng vai trò điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên [14], [32]. P.W. Richards [14] đưa ra nhận xét rằng ở rừng nhiệt đới có sự phân bố số lượng cây trong các tầng rất khác nhau.Phần lớn các loài cây ưu thế ở tầng trên trong rừng nguyên sinh thường có rất ít thậm chí vắng mặt ở những tầng thấp hay cấp thể tích nhỏ.Ngược lại, ở những rừng đơn ưu như rừng Mora gongifi ở Guana, rừng Mora exelsa ở Guana và Trinidat, rừng Eusdezoxylon
  16. 7 ở Borneo lại có đầy đủ đại diện ở các lớp kích thước. Theo tác giả thì sự phân bố này là do đặc tính di truyền của các loài cây, được thể hiện ở khả năng sinh sản và tập tính của chúng trong các giai đoạn phát triển. Ông cũng cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng trong rừng mưa nhiệt đới ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của mầm non thường không rõ. H. Lamprecht (1989) [32] căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng trong suốt đời sống của các loài cây, ông đã phân chia rừng nhiệt đới thành các nhóm cây ưa sáng, nhóm cây nửa chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta đều nhận thấy rằng: tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nhân tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng, do đó thảm cỏ và thảm cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ.Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [22]. Phân chia các giai đoạn trong tái sinh tự nhiên đã được đa số các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng, cần phải nghiên cứu quá trình tái sinh rừng và các nhân tố ảnh hưởng từ khi hình thành cơ quan sinh sản, sự hình thành hoa , quả , các nhân tố phát tán hạt, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với điều kiện khí hậu và sự phá hoại của động vật côn trùng cho đến khi cây con phát triển ổn định. Đa số các nhà Lâm học của Liên Xô cũ đề nghị trong lâm học chỉ nghiên cứu quá trình tái sinh rừng bắt đầu từ khi cây có hoa, quả, thậm chí từ giai đoạn cây mạ trở đi (Đinh Quang Diệp, 1993) [6]. Đối với rừng nhiệt đới, quá trình tái sinh tự nhiên có nhiều điểm khác biệt. Căn cứ vào đặc điểm tái sinh Van Steenis (1956) [37] đã phân biệt hai kiểu tái
  17. 8 sinh tự nhiên phổ biến: đó là tái sinh phân tán liên tục dưới tán của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống của các loài cây ưa sáng. Ông gọi những loài cây tiên phong là các loài cây tạm cư, còn những loài cây mọc sau là những loài cây định cư hay định vị. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của P. W. Richards (1952) [14], tác giả cuốn “Rừng mưa nhiệt đới”. Nhận định về khả năng phục hồi rừng tự nhiên ông cho rằng tất cả các quần xã thực vật do rừng mưa nhiệt đới sinh ra, từ thảm cỏ, thảm cây bụi, đến rừng thứ sinh nếu được bảo vệ, không chặt phá, đốt lửa và chăn thả, theo thời gian, qua một số giai đoạn trung gian, chúng đều có thể phục hồi lại rừng cao đỉnh. Các tác giả khác: Trần Ngũ Phương (1970) [15], Thái Văn Trừng (1978) [28, 29], A. Bratawinata (1994) [30], M. C. Godl và M. Hadley (1991) [35], cũng đã đưa ra nhận xét tương tự. Những kết quả nghiên về thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy cũng như trên đất rừng sau khai thác đều cho thấy tiềm năng tái sinh tự nhiên trên đất rừng nhiệt đới là rất lớn và khả năng phục hồi tự nhiên thảm thực vật là hiện thực [11], [13], [18], [19], [20], [21], Bernard Rollet (1974) có nhận xét: trong các ô tiêu chuẩn có kích thước nhỏ (1x1m, 1x1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi, trên cơ sở các số liệu thu thập Taylor (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt, cần thiết bổ xung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới Châu Á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy phải đề ra các biện pháp lâm sinh cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [3].
  18. 9 Trong nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, nhiều nhà lâm học còn đặc biệt quan tâm tới các phương thức tái sinh của các loài cây mục đích. Thứ tự của các bước xử lý cũng như hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh rừng tự nhiên được G. Baur (1976) tổng kết khá đầy đủ trong tác phẩm “ Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa” [2]. 2.1.3.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đã được tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỉ XX. Với chuyên đề “ Tái sinh tự nhiên” do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện tại một số khu rừng trọng điểm thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An (lưu vực sông Hiếu ), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê) và Quảng Bình (lưu vực sông Long Đại). Trên cơ sở các nguồn tài liệu và số liệu của các đoàn, đội điều tra tài nguyên thu thập, ghi nhận trong các báo cáo tài nguyên rừng hoặc báo cáo lâm học các khu rừng điều tra thuộc miền Bắc Việt Nam đã được Nguyễn Vạn Thường, 1991 [24] tổng kết và bước đầu đưa ra kết luận hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ (cấp H < 20cm) chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở các cấp tuổi khác. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng mọc nhanh có khuynh hướng lan tràn và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Trong khi đó các loài cây gỗ cứng, sinh trưởng chậm chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp và phân bố tản mạn.Thậm chí một số loài hoàn toàn vắng bóng ở thế hệ sau trong những trạng thái tự nhiên. Trong thành phần cộng tác tái sinh, tác giả cũng cho rằng bất kỳ ở đâu có hiện tượng tái sinh tự nhiên thì ở đó có sự sống chung của những cá thể khác loài, khác chi, thậm chí cả khác họ. Dựa vào thành phần loài cây mục đích chất lượng cây con, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới theo tiêu chuẩn 5 cấp dựa theo số cây
  19. 10 non/ha: rất tốt (>12.000 cây/ha), tốt (8.000-12.000 cây/ha), trung bình (4.000- 8.000 cây/ha), xấu (2.000-4.000 cây/ha), rất xấu (<2.000 cây/ha). Thái Văn Trừng (1978) [28] khi nghiên cứu thảm thực vật rừng Việt Nam đã nhấn mạnh ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của cây con và nhận định rằng: trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Nguyễn Văn Trương (1983) [27] đã đề cập đến mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên trong quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng. Hiện tượng tái sinh tự nhiên dưới lỗ trống ở các rừng thứ sinh vùng Hương Sơn - Nghệ Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) [16] làm sáng tỏ. Qua theo dõi tình hình tái sinh dưới các lỗ trống cho thấy số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Vũ Tiến Hinh (1991) [8] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên ở Lâm trường Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa số các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì tổ thành tầng cây tái sinh càng lớn. Qua tính toán cho thấy giữa hai hệ số tổ thành có quan hệ bậc nhất và tuân theo đường thẳng: n = a + bN, Trong đó: n và N lần lượt là hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao. Đinh Quang Diệp (1993) [6] nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - Đắc Lắc kết luận độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dày đặc của thảm tươi, điều kiện lập địa, lửa rừng là những nhân tố có ảnh hưởng sâu
  20. 11 sắc đến số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng, trong đó lửa rừng là nguyên nhân gây nên tái sinh cây đời chồi. Về quy luật phân bố cây trên mặt đất, tác giả nhận định khi tăng diện tích lên thì lớp cây tái sinh có phân bố theo cụm. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [10] cho rằng nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để hướng sự can thiệp của con người đi đúng hướng. Quá trình đó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con người mà ta thường gọi là xúc tiến tái sinh, với mức cao nhất là tái sinh nhân tạo. Theo tác giả thì quá trình tái sinh tự nhiên tuỳ thuộc vào 3 yếu tố chính sau: - Nguồn hạt giống, khả năng phát tán hạt trên một đơn vị diện tích. - Điều kiện để hạt có thể nảy mầm, bén rễ (nhiệt độ, độ ẩm, thảm tươi). - Điều kiện để cây mạ, cây con sinh trưởng và phát triển: đất, nước, ánh sáng. Nguyễn Duy Chuyên (1995) [5] cho thấy nhiều loài cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng có thể được biểu diễn bằng hàm toán học. Qua nghiên cứu cho thấy ở diện tích nhỏ (1x1m), (2x2m) phần lớn cây tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (Hà Tĩnh) có phân bố cụm, ở trạng thái rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh có phân bố Poisson. Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [12], [13] nghiên cứu tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng tại đảo Kế Bào, Lâm trường Hoành Bồ (Quảng Ninh).Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên, diễn thế của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Chiềng Sinh (Sơn La).Kết quả nghiên cứu đã đề xuất quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Kết quả đề tài xây dựng quan niệm về phục hồi rừng và cơ sở lựa chọn đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng dựa trên kết quả nghiên cứu ở các vùng sinh thái .
  21. 12 Trần Xuân Thiệp (1995) [25] căn cứ vào số lượng cây tái sinh đã xây dựng bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng (theo hệ thống phân loại của Loschau 1961-1966): tốt, trung bình, xấu. Phân cấp chiều cao cây tái sinh để điều tra gồm 6 cấp: (I): 300cm. Về phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có sự tương đồng giữa các trạng thái rừng, phân bố giảm theo hàm Mayer từ cấp I-V ( 300cm), cấp VI có chiều cao > 300cm do tính cộng dồn đến các cây có chiều cao tương ứng với đường kính dưới 10cm nên không thể hiện quy luật này nữa. Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1995) [20] cũng đã đưa ra kết luận tương tự về quy luật phân bố này đối với lớp cây tái sinh tự nhiên ở vùng núi cao Phan Si Pan. Lâm Phúc Cố (1996) [3] nghiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết luận diễn thế thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông theo hướng đi lên tiến tới rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các giai đoạn phát triển, từ 4 loài ở giai đoạn I (dưới 5 năm), tăng lên 5 loài ở giai đoạn (trên 25 năm). Rừng phục hồi có 1 tầng cây gỗ giao tán ở giai đoạn 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4. Lê Đồng Tấn (2000) [17] nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy tại Sơn La, tác giả kết luận: số lượng cây/ô tiêu chuẩn, mật độ cây giảm dần từ chân đồi lên sườn và đỉnh đồi. Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng. Tổ hợp loài cây ưu thế trên cả 3 vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống nhau, sự khác nhau chính là hệ số tổ thành của các loài trong tổ hợp đó, tính chất này càng thể hiện rõ trên cùng một địa điểm (một khu đồi). Độ cao có ảnh hưởng lên sự phân bố của các loài cây và sự hình thành thảm thực vật. Thoái hoá đất có ảnh hưởng đến: mật độ cây, số lượng loài cây và tổ thành loài cây. Phạm Ngọc Thường (2002) [23] nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái
  22. 13 Nguyên và Bắc Kạn. Tác giả đã rút ra một số kết luận: Quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: nguồn giống, địa hình, thoái hoá đất và con người. Khoảng cách rừng tự nhiên gieo giống đến đám nương càng gần thì khả năng gieo giống càng thuận lợi.Ở chân đồi số loài, mật độ cây gỗ tái sinh là lớn nhất và ít nhất là ở đỉnh, độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng khó khăn. Mật độ cây gỗ giảm dần theo thời gian phục hồi rừng. Lê Ngọc Công (2002) [4] trong nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên cho rằng ở giai đoạn đầu của quá trình diễn thế phục hồi rừng (giai đoạn 1-6 năm) mật độ cây tăng lên, sau đó giảm. Quá trình này bị chi phối bởi quy luật tái sinh tự nhiên, quá trình nhập cư và quá trình đào thải của các loài cây.Nhận xét được rút ra từ kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Đồng Tấn [19], Phạm Ngọc Thường [23]. Tóm lại, trong quá trình tái sinh tự nhiên của các xã hợp tự nhiên nguyên sinh hay thứ sinh có hai phương thức: - Thứ nhất, đó là phương thức tái sinh liên tục dưới tán rừng kín rậm của những loài cây chịu bóng mọc chậm. Phương thức tái sinh này thường thưa thớt và yếu ớt vì thiếu ánh sáng. Chỉ một số ít cây thoát khỏi giai đoạn đầu, còn lại đa số phải qua giai đoạn ức chế kéo dài chờ cơ hội vươn lên tầng cao khi có điều kiện sinh thái thích hợp. - Thứ hai là phương thức tái sinh theo vệt để hàn gắn những lỗ trống trong tán rừng của các loài cây ưa sáng mọc nhanh. Dưới tán kín hay thưa của chúng, những loài cây định vị trong thành phần xã hợp cũ thường đòi hỏi bóng trong 1-2 năm đầu, sẽ mọc sau và dần dần vươn lên thay thế những loài cây tiên phong tạm thời có tuổi thọ ngắn. Những cây tiên phong sẽ tự tiêu vong, hoặc sẽ bị tiêu diệt bởi tán kín rậm của các loài cây định vị mọc sau, chỉ
  23. 14 trừ một số ít loài cây tiên phong định cư có tuổi thọ dài có thể tồn tại trong thành phần của các xã hợp đã tái sinh tự nhiên. Yếu tố chủ đạo đối với quá trình tái sinh dưới tán rừng là ánh sáng, còn đối với quá trình tái sinh trên các lỗ trống là mức độ thoái hoá của đất . Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững theo mục tiêu đề ra, tiết kiệm được thời gian, tiền của chỉ khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật của hệ sinh thái rừng, trước hết là quá trình tái sinh tự nhiên [11], [12]. Qua tổng quan nghiên cứu được trích dẫn ở trên cho thấy: Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu tình hình tái sinh dưới các trạng thái rừng tự nhiên (số lượng, mật độ cây tái sinh, đặc điểm lớp cây tái sinh và vai trò của ánh sáng đối với quá trình tái sinh tự nhiên) mà chưa đề cập đến tái sinh ở các trạng thái thực bì khác nhau như: thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh nhân tác (rừng sau nương rẫy, sau khai thác kiệt). Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số vùng.Đặc biệt là sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh tự nhiên để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững.Tuy thiên, thảm thực vật rừng nhiệt đới rất đa dạng và phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở từng vùng địa lý.Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên của các hệ sinh thái rừng ở các vùng địa lý khác nhau là cần thiết. 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tái sinh Các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm thống nhất là: Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, đặc điểm phân bố và thời kỳ tái sinh rừng.
  24. 15 Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubréville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert,1954; Joné, 1955 - 1956; Schultz, 1960; Baur, 1946; Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn lâm sinh người ta chỉ tập trung khảo sát những loài cây mục đích có giá trị kinh tế nhất định. Để xác định mật độ cây tái sinh người ta dùng các phương pháp khác nhau. Lowdermilk (1927) đề xuất phương pháp điều tra theo ô dạng bản (có diện tích từ 1 - 4m2, hoặc ô có kích thước lớn từ 10 - 100m2), điều tra theo dải ô hẹp với ô có kích thước từ 10 - 100m2. Povarnixbun (1934), Yurkevich (1938) đề nghị điều tra trong các ô hệ thống có diện tích từ 0,25 - 1,0ha. Để giảm sai số trong khi thống kê, Barnard Rollet (1950) đã đề nghị phương pháp “điều tra chuẩn đoán” mà kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. V. Gnexterov(1954, 1960) đề nghị dùng 15 - 26 ô kích thước từ 1 - 2 m2 cho cây con tuổi nhỏ hơn 5 năm, 10 - 15 ô kích thước từ 4 -5m2 thống kê cây con tuổi từ 5-10 năm. A. V. Pobedinxki (1961) đề nghị 25 ô dạng bản 1x1m cho một khu tiêu chuẩn 0,5-1,0ha. X. V. Belov (1983) nhấn mạnh phải áp dụng thống kê toán học trong điều tra và đánh giá tái sinh rừng.Các phương pháp thống kê đã được trình bày rõ trong các công trình của Geig Smith (1967) và V. I. Vasilevich (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [22]. Tóm lại, để nghiên cứu tái sinh rừng công việc quan trọng là xác định phương pháp điều tra thu thập số liệu ở thực địa. Phương pháp sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả và các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Trên thế giới có nhiều phương pháp nghiên cứu tái sinh khác nhau, nhưng nhìn chung các phương pháp đều thu thập số liệu tái sinh trên ô dạng
  25. 1 6 bản. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà lựa chọn phương pháp, kích thước ô dạng bản cho phù hợp. 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích - Trung tâm xã Dương Quỳ cách trung tâm huyện Văn Bàn 15km về phía tây của huyện Văn Bàn. Các mặt tiếp giáp: + Phía Đông Giáp với xã Làng Giàng + Phía Tây giáp với xã Thẩm Dương + Phía Nam giáp với xã Nậm Xây + Phía Bắc giáp với xã Dần Thàng và Hòa Mạc - Tổng diện tích tự nhiên:10.487 ha. Đất nông nghiệp:891,51 ha. Diện tích đất nông nghiệp đã giao 886,53 ha. Diện tích đất lúa nước:329,39 ha,lúa 02 vụ: 530 ha.(Đất trồng cây hàng năm: 313,78 ha. Đất trồng cây lâu năm: 185,34 ha; Đất có mặt nước nuôi thuỷ sản:22,33 ha). Đất chuyên dùng:63,10 ha; Đất ở: 44,98 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng: 2.862,43 ha. 2.2.1.2. Địa hình Huyện Văn Bàn Nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn Ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi Ở phía Đông Nam. Tới 90 % diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10 % là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m. Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình
  26. 17 của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam. 2.2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng - Nhóm đất phù sa suối (P): Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, đất có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu, rau màu ) - Nhóm đất đỏ vàng (Fa): Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, thích hợp cho phát triển cây hàng năm. - Nhóm đất mùn vàng đỏ (HFa): Đất có màu đỏ vàng hoặc vàng được hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dày trung bình 50cm - 120cm, đất thích hợp nhiều loài cây lâm nghiệp, dược liệu 2.2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm. Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét. Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối, Các cây lương thực như ngô, lúa, và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản. Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa
  27. 18 phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. - Thuỷ văn: Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha, và khe nhỏ khác trên toàn huyện. Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21km. Nước ngầm: Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối đều. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn huyện chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt. 2.2.1.5. Tài nguyên rừng - Đất lâm nghiệp có rừng: 6.491,85 ha (Rừng tự nhiên: 2.147,81 ha; Rừng trồng: 4.317,05 ha. 2.2.2. Thực trạng kinh tế - Dân cư:Tổng số: 1250 hộ với 5957 khẩu; Thành phần các dân tộc trên địa bàn xã: Gồm 5 dân tộc: Tày, kinh, Dao, Thái, Xa phó. - Lao động:Tổng số: 3180 lao động; LĐ Nữ: 1613 người; LĐ Nam: 1567. - Đời sống kinh tế: Bình quân đất canh tác nông nghiệp: 0,71 ha/hộ. Bình quân thu nhập: 20.3 triệu đồng/người/năm. Tổng số hộ nghèo: 477 hộ, khẩu; Tỷ lệ hộ nghèo: 38,16 %.
  28. 19 2.2.3. Cơ sở hạ tầng - Đường giao thông liên thôn: 43,9km, Đạt theo tiêu trí NTM: 8,630 km bê tông. 1,5 km cấp phối. - Thuỷ lợi: Tổng số kênh mương: 43,847 km; kiên cố hoá: 26,097km. - Giáo dục (năm học 2013 - 2017): Mầm non: 02 trường Tiểu học: 1 trường Trường trung học cơ sở: 1 trường Trường THPT: 1 trường - Trạm y tế:01 trạm/12 giường bệnh. - Phát thanh truyền hình: 01 trạm; 10 cụm loa thôn, bản. - Điện lưới Quốc gia:Thôn có điện lưới Quốc gia: 19/19 thôn. - Tiềm Năng,thế mạnh của xã: Xã Dương Quỳ nằm ở phía tây huyện Văn Bàn cách trung tâm thị trấn 15km, có đường quốc lộ 279 đi qua, là xã cụm trung tâm của 4 xã phía tây thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa, có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Nhiều hộ gia đình chuyển từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang kinh doanh dịch vụ. Là xã có tổng diện tích tự nhiên tương đối lớn, nhiều đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Xã có tỷ lệ lao động chiếm 53,3 %, nguồn lao động trẻ, dồi dào, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đây là tiềm năng, là nguồn nhân lực để phát triển các ngành nghề kinh tế của địa phương. Có Trường THPT đặt trên địa bàn xã thu hút nhiều học sinh từ các xã khác đến tham gia học tập, các Trường, trạm đóng trên địa bàn được đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương
  29. 20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tại Xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trạng thái IIa, IIb. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019. * Địa điểm nghiên cứu: Tại Xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.2. Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu trên 2 trạng thái rừng: IIa, IIb tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành những nội dung sau: 1. Đánh giá hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu. 2. Nghiên cứu cấu trúc, tổ thành, mật độ lớp cây tái sinh và tầng cây cao. 3. Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh. - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; 4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh. 5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên. - Yếu tố địa hình: vị trí địa hình, độ dốc, hướng phơi; - Tác động của con người (lịch sử sử dụng đất, hoạt động khai thác gỗ, củi, các hoạt động chăm sóc hay tu bổ rừng). 6. Đề xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh.
  30. 21 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. 3.3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Để thu thập số liệu, chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến và OTC như sau: * Tuyến điều tra: Được xác định theo 2 hướng song song và vuông góc với đường đồng mức. Cự ly giữa 2 tuyến là 50 - 100m tùy theo địa hình cho phép. Dọc theo 2 bên tuyến điều tra, bố trí OTC và ô dạng bản để thu thập số liệu. * Ô tiêu chuẩn: Để thu thập số liệu thảm thực vật chúng tôi áp dụng phương pháp lập OTC 2000m2 (40x50m) cho tất cả các trạng thái. Để thu thập số liệu về cây tái sinh trong OTC thiết lập hệ thống ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m). Ô dạng bản được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra, đặt các ô dạng bản để thu thập số liệu bổ sung. - Thu thập số liệu: Trên tuyến điều tra, thống kê toàn bộ cây gỗ có đường kính D ≥ 6cm, xác định độ dốc, hướng phơi, lịch sử sử dụng đất, mức độ thoái hoá đất, tuổi thảm thực vật. Dọc theo hai bên tuyến bố trí OTC và ô dạng bản để thu thập số liệu. + Trong OTC 2000m2 xác định vị trí địa hình, hướng phơi, độ dốc, lịch sử sử dụng đất, mức độ thoái hoá đất, xác định tuổi của thảm thực vật. Thu thập số liệu về thảm thực vật: đo chiều cao, đường kính thân (ở độ cao 1,3m), đường kính tán đối với những cây gỗ có đường kính D ≥ 6cm, xác định độ tàn che, độ dày rậm của thảm tươi.
  31. 22 Đo chiều cao: Cây có chiều cao dưới 4,0m đo trực tiếp bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Cây cao trên 4,0m đo bằng thước SUNNTO 627124 có chỉnh lý theo phương pháp đo độ cao trực tiếp. Đo đường kính: Đo toàn bộ những cây gỗ có D1.3 ≥ 6 cm. Đo tại vị trí ngang ngực (D1,3m), đo trực tiếp bằng thước kẹp kính (theo hai hướng ĐT-NB cộng lại, chia 2 lấy giá trị trung bình) với độ chính xác 0,10cm. Hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó suy ra đường kính: D1.3 = C1.3/π . (trong đó C1.3 là chu vi tại vị trí 1,3m; π = 3,14) Đường kính tán: Đo theo hình chiếu tán trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông -Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình. Xác định độ tàn che (Độ tàn che là tỷ lệ diện tích đất bị thảm thực vật che phủ): Điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, phương pháp điều tra được tiến hành như sau: Trên mỗi OTC tiến hành lập các tuyến song song cách đều. Trên mỗi tuyến này tiến hành điều tra khảo sát 100 điểm, Điều tra độ tàn che các điểm được cho điểm như sau: Nếu điểm điều tra nằm trong tán ta cho điểm 1,0 Nếu điểm điều tra nằm mép tán ta cho điểm 0,5 Nếu điểm điều tra nằm ngoài tán ta cho điểm 0,0 Sau khi điều tra 100 điểm trong OTC ta tiến hành tính độ tàn che theo công thức: TC%= ∑số điểm/100; Trong đó: TC% là độ tàn che của OTC. 3.4.3. Xử lý số liệu - Xử lý số liệu tầng cây gỗ: Tổ thành, Mật độ, tầng thứ, độ tàn che. - Xử lý số liệu tầng cây tái sinh. Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel của máy tính điện tử, có áp dụng các phương pháp thống kê sinh học. Xác định cây chồi dựa vào vết sẹo trên gốc cây.
  32. 23 Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo hình thái và sinh lực phát triển và phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây trung bình là cây không cong queo, sâu bệnh, không gẫy cành, cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể còn đang bị chèn ép bởi tầng cây bụi và thảm tươi. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh, bị chèn ép bởi cây bụi và thảm tươi. - Độ tàn che: là tỷ lệ diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. TC%= ∑số điểm/100, Trong đó: TC% là độ tàn che của OTC . - Sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. - Độ nhiều (hay độ dày rậm) của thảm tươi được đánh giá theo Drude Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dày rậm) của thực bì theo Drude (Theo Thái Văn Trừng, 1970) Ký hiệu Đặc điểm thực bì Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 85 - 100% diện tích Cop3 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 65 - 85% diện tích Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 45 - 65% diện tích Cop1 Thực vật mọc tương đối nhiều che phủ từ 25 - 45% diện tích Sp Thực vật mọc ít che phủ dưới 25% diện tích Sol Thực vật mọc rải rác phân tán che phủ dưới 5% Un Một vài cây cá biệt Gr Thực vật phân bố không đều , mọc từng khóm Mô tả đặc điểm phân bố thảm thực vật rừng Từ kết quả đo đếm của cây rừng tổng hợp, xử lý và tính toán được các chỉ tiêu sinh trưởng cây rừng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân,
  33. 24 mật độ rừng bình quân, tiết diện ngang bình quân, trữ lượng bình quân của quần thụ rừng. Kết hợp các yếu tố điều kiện địa lý tự nhiên (khí hậu, địa hình, loại đất, chế độ nhiệt ) và số liệu mô tả ở các ô đo đếm để phân tích, đánh giá và mô tả các đặc điểm phân bố của thảm thực vật rừng. Từ các quần xã đã xác định có mối quan hệ, tính toán tổ thành loài từ các chỉ tiêu sinh trưởng. Xác định cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ Xác định tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc loài quan trọng IVI theo công thức: Trong đó: IVI% là mức độ quan trọng của loài Ai là độ phong phú của loài Ni là là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp Di là độ ưu thế của loài Gi là tiết diện thân của loài Di là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i N(%) là chất lượng cây tái sinh n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu
  34. 25 N là tổng số cây tái sinh CTV(%) là tỷ lệ cây triển vọng ƩN (h≥1) cây có chiều cao ≥ 1m Ʃni: là tổng số cây tái điều tra nj% ≥ 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành nj% < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành Ki là hệ số tổ thành của loài i ni là số lượng cá thể loài i N là tổng số cá thể điều tra Mật độ cây(cây/ha) được tính theo công thức: N = là số lượng cây, S là diện tích ô điều tra. Phân chia chiều cao cây tái sinh theo 5 cấp như sau: Cấp I: chiều cao < 0,5 m Cấp II : chiều cao từ 0,5 - 1 m Cấp III: chiều cao từ 1,0 - 1,5 m Cấp IV: chiều cao từ 1,5 - 2,0 m Cấp V: chiều cao từ 2,0 - 2,5 m
  35. 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích trong quá trình thực tập, đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên được trình bày tại bảng 4.1 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đặc trưng của lâm phần tại khu vực nghiên cứu Trạng thái N/otc N/ha M/otc M/ha OTC 3 rừng (cm) (m) (số cây) (số cây) (m ) (m³) 01 20.10 13.80 83 415 21.78 108.89 IIb 02 25.08 12.69 68 340 21.80 109.03 03 24.14 12.10 66 330 19.62 98.10 04 13.59 10.56 41 205 3.11 15.56 IIa 05 12.17 10.38 33 165 2.08 10.44 06 13.68 10.99 37 185 3.66 15.31 Từ bảng 4.1 ta thấy khu vực nghiên cứu có OTC 1, 2, 3 thuộc trạng thái rừng phục hồi sau khai thác (trạng thái IIb) có trữ lượng là trung bình, dao động từ 98.10m3 đến 109.03m3. OTC 4, 5, 6 thuộc trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy (trạng thái IIa) có trữ lượng rừng nghèo dao động từ 10.44 m3 đến 15.56m3, theo (điều 8) quy định trong thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chí và phân loại các loại rừng.Ta thấy trong từng OTC khác nhau có tốc độ sinh trưởng và mật độ khác nhau. Các chỉ tiêu về hình thái như và đều dao động không nhiều ở mỗi trạng thái. Cụ thể ở trạng thái IIb chỉ tiêu có sự dao động từ 20.10cm đến 25.08cm. Còn chỉ tiêu thì có sự giao động từ 12.10m đến 13.80m. Ở trạng thái IIa chỉ tiêu có sự
  36. 27 dao động từ 12.17cm đến 13.68 cm. Còn chỉ tiêu thì có sự giao động từ 10.38m đến 10.99m. Mật độ cây ở khu vực nghiên cứu cũng có sự chênh lệch, trạng thái IIb dao động từ 330 cây/ha đến 415 cây/ha. Trạng thái IIa dao động từ 165 đến 205 cây/ha. Hình 4.1. Hình ảnh cây Pơ mu ở khu vực nghiên cứu
  37. 28 Bảng 4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ Số Số D1.3 OTC Tên loài N (%) Gi IVI (%) cây cây/ha (cm) Pơ mu 28 140 18.1 33.37 5.07 30.2 Sồi 7 35 22.15 8.4 1.55 10.1 Phân mã 5 25 25.9 6 1.3 7.6 Táu muối 5 25 22.13 6 1.16 6.6 1 Giổi mỡ 5 25 23.67 6 0.95 6.6 Dẻ 6 30 18.05 7.2 1.08 6.4 Táu mật 4 20 25.33 4.8 1.01 5.8 Loài khác 23 115 22.22 28.23 4.57 26.7 Pơ mu 19 95 20.92 27.3 3.97 23.4 Xoan ngừ 4 20 30.77 5.9 1.23 7.1 Dầu rừng 4 20 30.12 5.9 1.2 6.8 2 Phân mã 4 20 27.02 5.9 0.82 6.3 Giổi mỡ 5 25 21.66 5.9 0.87 5.0 Loài khác 32 160 18.11 49.1 8.96 51.4 Pơ mu 13 65 24.81 19.7 3.14 19.3 Táu muối 10 50 22.51 15.2 2.25 14.1 Dầu rừng 6 30 24.6 9.1 1.18 9.0 Phân mã 5 25 27.28 5 1.36 8.3 3 Thôi tranh 4 20 22.95 6.1 0.92 5.7 Kháo vàng 3 15 27.68 4.5 0.83 5.2 Ba soi 2 10 38.5 3 0.77 5.1 Loài khác 23 115 22.54 37.4 5.18 33.3 4 Ba la 2 10 22.09 4.9 0.44 8.7
  38. 29 Trẩn 2 10 18.15 4.9 0.36 7.4 Vạn trứng 2 10 16.89 4.9 0.34 6.3 Mán đỉa 3 15 12.82 7.3 0.23 5.4 Hà nu 2 10 14.06 4.9 0.28 5.0 Loài khác 30 150 12.81 73.1 3.87 67.2 Kháo vàng 5 25 11.05 15.2 0.55 13.8 Dẻ 3 15 11.52 9.1 0.12 8.5 Mán đỉa 2 10 13.52 6.1 0.14 1.0 Táu muối 2 10 13.93 6.1 0.14 6.8 5 Hu đai 2 10 13.09 6.1 0.13 6.4 Gội tẻ 1 5 21.43 3 0.21 6.0 Vạn trứng 2 10 12.2 6.1 0.12 6.0 Ngát 2 10 12.18 6.1 0.12 5.9 Loài khác 14 70 11.77 42.2 1.88 45.6 Hồng rừng 3 15 17.24 8.1 0.52 10.1 Táu muối 3 15 16.14 8.1 0.48 9.6 Dẻ 4 20 10.87 10.8 0.43 8.8 Xoan ngừ 2 10 18.74 5.4 0.37 7.6 Bồ đề rừng 3 15 12.89 8.1 0.39 7.4 6 Vàng kiêng 3 15 10.51 8.1 0.32 6.3 Bồ quân 1 5 25.6 2.7 0.26 5.8 Dầu rừng 2 10 13.58 5.4 0.27 5.2 Trẩn 2 10 13.2 5.4 0.26 5.1 Loài khác 14 70 12.56 37.9 1.76 34.1 Từ bảng 4.2 ta có thể lập công thức tổ thành cho lâm phần như bảng 4.3 như sau.
  39. 30 Bảng 4.3. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ theo (IV%) OTC N LCCTTT Công thức tổ thành 30.2Pm+10.1S+7.6Phm+6.6Tm+6.6Gm+6.4D 1 83 19 +5.8Tmt+26.7Lk 2 68 28 23.4Pm+7.1Xng+6.8Dr+6.3Phm+5Gm+51.4Lk 19.3Pm+14.1Tm+9Dr+8.3Phm+5.7Tt+5.2Kv 3 66 22 +5.1Bs+33.3Lk 4 41 29 8.7Bl+7.4Tr+6.3Vtr+5.4Mđ+5Hn+67.2Lk 13.8Kv+8.5D+7.0Mđ+6.8Tm+6.4Hđ+5.98Gt 5 33 22 +5.96Vtr+5.95Ng+45.61Lk 10.1Hr+9.6Tm+8.8D+7.6Xng+7.4Bđr+6.3Vk+5.8Bq 6 37 22 +5.2Thd+5.1Tr+34.1Lk Ghi chú: Pm: Pơ mu Phm: Phân mã Tm:Táu muối Gm: Giổi mỡ Tmt: Táu mật Xng: Xoan ngừ Dr: Dầu rừng Tt: Thôi tranh Kv: Kháo vàng Bs: Ba soi Bl: Ba la Tr: Trẩn Vtr: Vạn trứng Md: Mán đỉa D: Dẻ Hn: Hà nu Hđ: Hu đai Gt: Gội tẻ Ng: Ngát Hr: Hồng rừng Vk: Vàng kiên Bq: Bồ quân Lk: Loài khác LCCTTT: Loài cây tham gia công thức tổ thành N: Tổng số cây trong OTC Từ công thức tổ thành trên bảng 4.3 cho ta thấy thành phần loài rất đa dạng. Ở trạng thái IIa OTC 4,5,6 có các loài như Ba la, Kháo vàng, Hồng rừng, Dẻ, Táu muối, là những loài chiếm ưu thế trong lâm phần với tỷ lệ cao. Còn ở trạng thái IIb OTC 1,2,3 Có cây Pơ mu, Sồi, Táu muối là chiếm ưu thế lớn nhất trong lâm phần trong đó có cây Pơ mu và Táu muối là hai cây vừa mang lại giá trị kinh tế vừa có ý nghĩa giữ vai trò là những cây quý và đóng
  40. 31 vai trò quan trọng lớn trong hệ sinh thái, còn một số loài như Phân mã, Dầu rừng, Bồ đề rừng, Ba la, kháo vàng và một số loài khác phân bố ở tất cả các trạng thái và các khu vực. Số loài tham gia vào công thức tổ thành: OTC 01 có 7/19 loài tham gia công thức tổ thành, OTC 02 có 5/28 loài tham gia công thức tổ thành, OTC 03 có 7/22 loài tham gia công thức tổ thành, OTC 04 có 5/29 loài tham gia công thức tổ thành, OTC 05 8/22 loài tham gia công thức tổ thành và OTC 06 có 9/22 loài tham gia công thức tổ thành. Qua công thức tổ thành ta thấy ở trạng thái IIa (rừng phục hồi sau nương rẫy) có số loài cây nhiều hơn trạng thái IIb, tuy nhiên chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế thấp. Ngoài ảnh hưởng lớp cây bụi thảm tươi tới đời sống cây tái sinh, còn có ảnh hưởng độ tàn che của tầng cây gỗ đến khả năng tái sinh dưới tán rừng với những loài cây ưa sáng được thể hiện qua bảng 4.4 dưới đây Bảng 4.4. Tổng hợp độ tàn che của các OTC Trị số các lần cho điểm OTC Tổng TB 1 2 3 4 1 10 10.5 13.5 12 46 0.46 2 11.5 13.5 11 8.5 45 0.45 3 15.5 10.5 13 12.5 52 0.52 4 11.5 12.5 7 10 41 0.41 5 12 14 11 13.5 51 0.51 6 6 7.5 12 10 36 0.36 Độ tàn che trung bình 0.45
  41. 32 Theo bảng 4.4 ta thấy độ tàn che trung bình 0.45 như vậy có thể hiểu là độ tàn che ở mức trung bình, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và tái sinh tự nhiên của những loài cây ưa sáng dưới tán rừng Qua số liệu thống kê nhìn chung độ tàn che có sự khác nhau không lớn. Độ tàn che của các ô từ 0.36 - 0.52 với độ tàn che như trên khả năng cho cây tái sinh phát triển ổn định hơn trong hệ sinh thái, (OTC3, 4, 6) vẫn còn các khoảng trống tương đối nhiều rất thích hợp cho cây tái sinh dưới tán rừng. Độ tàn che trung bình là 0.45 là tương đối thấp như vậy cây tái sinh sẽ nhận được biên độ ánh sáng lớn và khả năng tái sinh sẽ cao hơn những nơi có độ tàn che cao. 4.1.1. Cấu trúc tầng thứ Cấu trúc tầng thứ là sự phân bố theo chiều cao của các loài cây trong lâm phần. Rừng càng có nhiều tầng sẽ có lợi thế cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây, bên cạnh đó cũng tạo ra môi trường sống cho nhiều loài sinh vật và con người trong các hoạt động sống hàng ngày. Sự phân bố tầng thứ trong lâm phần được trình bày tại bảng 4.5 dưới đây: Bảng 4.5. cấu trúc tầng thứ Tầng thứ Tầng vượt Tầng tán Tầng dưới tán OTC tán Số cây Số Hbq(m) Hbq(m) Số loài Hbq(m) Số loài loài 1 12.43 7 8.88 9 6.17 10 83 2 13.55 12 9.01 13 7.03 13 68 3 12.24 9 9.04 5 11.71 7 66 4 11.48 6 8.97 8 6.64 16 41 5 11.74 5 8.80 9 10.10 18 33 6 11.51 5 9.28 8 12.99 11 37 Ghi chú: Tầng vượt tán>10m, tầng tán 8-10m, tầng dưới tán <8m
  42. 33 Từ bảng 4.5 ta thấy sự phân bố của các loài cây trong lâm phần là tương đối đồng đều ở tất cả các tầng về cả số lượng loài và cá thể trong một loài điều này có ý nghĩa quan trọng cho quá trình tái sinh cũng như phát huy được tốt nhất khả như: Hạn chế xói mòn, điều hòa dòng chảy, dự trữ và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của con người và các loài sinh vật xung quanh. 4.2. Đặc điểm cấu trúc và mật độ cây tái sinh 4.2.1. Tổ thành cây tái sinh Tổ thành là đại lượng đặc trưng cho số lượng và tỷ lệ giữa các loài Công thức tổ thành cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây Bảng 4.6. Tổng hợp công thức tổ thành cây tái sinh OTC N/OTC LCCTTT Công thức tổ thành 1.5Chv+1.5G+C+1.1S+0.7Dầu rừng+0.7D+0.7Tr 1 27 15 +3.8Lk 1.4Thr+1Phm+0.7Bđr+0.7Cht+0.7Mđ+0.7Trm 2 29 17 +0.7C+0.7Dg+0.7Vk+2.7Lk 1.1Phm+0.7Tmt+0.7D+0.7Vk+0.7Tm+0.7Thr 3 28 21 +5.4Lk 1D+1Bl+1Ng+0.7Vk+0.7Trđ+0.7Dg+0.7Hn 4 29 20 +4.2Lk 1D+0.9Hđ+0.9Bl+0.6Tm+0.6Bch+0.6Ng+0.6Kv 5 32 17 +0.6Gt+0.6Hr+0.6Trđ+0.6Vtr+3.3Lk 1.3D+1.0Dầu rừng+1.0Xng+1.0Phm+0.7Hq 6 30 17 +0.7Hr+0.7Bq+0.7Dg+2.9Lk
  43. 34 Ghi chú: Chv-Chân vịt G-Gáo Bđr-Bồ đề rừng Dg-Dâu gia Dr-Dầu rừng C-Cơi Cht-Chẹo tía Vk-Vàng kiêng Thr-Thìa rừng S-Sổ Mđ-Mán đỉa Tmt-Táu mật Phm-Phân mã D-Dẻ Trm-Trân muối Tm-Táu muối Trđ-Trần đen Bl-Ba la Hn-Hà nu Vtr-Vạn trứng Hđ-Hu đai Tr-Trẩn Bch-Ba chạc Hr-Hồng rừng Gt-Gội tẻ Ng-Ngát Xng-Xoan ngừ Hq-Hóc quan Bq-Bồ quân Lk-Loài khác Qua kết quả điều tra về cấu trúc tổ thành cây tái sinh bảng 4.6 cho thấy số loài cây tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các loài cây như: Chân vịt, Gáo, Phân mã, Dẻ, Cơi, Thìa rừng và một số loài khác. Xuất hiện nhiều ở cả hai trạng thái là cây Dẻ, Phân mã, Dầu rừng và cây Vàng kiêng. Với số loài khoảng 40 loài cây tái sinh đang phát triển sẽ tăng thêm tính đa dạng cũng như giá trị rừng. Từ công thức tổ thành có thể thấy cây tái sinh ở trạng IIa nhiều hơn so với trạng thái IIb và nguyên nhân là do ánh sáng bị khuếch tán ít hơn nên cây tái sinh sẽ phát triển tốt hơn. 4.2.2. Mật độ theo nguồn gốc cây tái sinh tự nhiên Chất lượng cây tái sinh theo nguồn gốc thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển của khu rừng từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của khu rừng. Kết quả mật độ nguồn gốc chất lượng theo nguồn gốc tái sinh được thống kê được thể hiện trong bảng 4.7 dưới đây:
  44. 35 Bảng 4.7. Nguồn gốc mật độ cây tái sinh Diện Nguồn gốc tích Mật độ OTC Số cây ODB Hạt Tỷ lệ Chồi Tỷ lệ (cây/ha) (m²) (N/ha) (%) (N/ha) (%) 1 125 27 1600 74.07 560 25.93 2160 2 125 29 2080 89.66 240 10.34 2320 3 125 28 1840 82.14 400 17.86 2240 4 125 29 2000 86.21 320 13.79 2320 5 125 32 2400 93.75 160 6.25 2560 6 125 30 2080 86.67 320 13.33 2400 Trung bình 2000 85.42 333.3 14.58 2333.3 Qua kết quả điều tra như bảng 4.7 cho thấy cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt và chiếm khoảng 150/175 cây tương đương 85.42 % còn lại là cây tái sinh bằng cây chồi chiếm 14.58 % và chủ yếu là những cây có chất lượng xấu, với số cây tái sinh bằng hạt như trên sẽ đảm bảo được khả năng sinh trưởng phát triển cũng như khả năng chịu hạn sẽ tốt hơn so với cây tái sinh từ cây chồi. Chất lượng cây tái sinh là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh trưởng và tồn tại của một loài cây. Trong khu vực nghiên cứu cây tái sinh chủ yếu là cây từ hạt như đã phân tích ở trên, chất lượng cây tái sinh như thống kê ở bảng 4.13 Mật độ cây tái sinh bằng hạt và chồi trong các OTC tương đối cao, mật độ hạt dao động từ 1600 đến 2400 cây hạt (hạt/ha) mật độ trung bình là 2000 (hạt/ha). Mật độ cây chồi dao động 160 đến 560 cây tái sinh bằng cây chồi (chồi/ha) mật độ trung bình 333.3 (chồi/ha) như vậy không gian dinh dưỡng sẽ không đủ cho cây tái sinh tồn tại lâu dài về số số lượng, sẽ có những cây không có đủ dinh dưỡng sẽ bị đào thải ra khỏi hệ sinh thái thảm thực vật, bên
  45. 36 cạnh đó ở những nơi chưa có rừng hoặc ít rừng đã được trồng thêm và trữ lượng cũng tăng lên, do gần đây đã cấm khai thác gỗ hoàn toàn và đã gây trồng thêm một số loài cây mới mang lại lợi ích kinh tế như cây Re, Quế, Pơ mu là đang được người dân mở rộng trồng trên toàn khu vực huyện, trong đó cây Quế được trồng nhiều nhất trong hai năm trở lại đây và hầu như hộ dân nào cũng có Quế, và một số thôn bản đã trồng cây Pơ mu cách đây khoảng mười năm. Như vậy từ những cây được trồng sẽ đảm bảo cho sự tái sinh cây mới của rừng tự nhiên cao hơn so với những nơi không có tác động tích cực từ con người. 4.3. Quy luật phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trong lâm phần phản ánh cấp nào chiếm ưu thế trong lâm phần. Kết quả phân tích cây tái sinh theo cấp chiều cao được đánh giá ở bảng 4.8 dưới đây. Bảng 4.8. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao OTC Cấp chiều cao (m) Tổng I II III IV V (Cây/OTC) 2 1 2 4 8 5 8 27 2 0 0 5 9 15 29 3 0 10 6 8 4 28 4 0 7 13 6 3 29 5 0 11 12 6 3 32 6 0 10 8 7 5 30 Tổng 2 42 52 41 38 175 Tỷ lệ 1.14 24 29.71 23.43 21.71
  46. 37 Từ bảng 4.8 cho thấy, số cây tái sinh tập trung nhiều ở cấp IV (1.5 – 2m) và cấp V (>2m). Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, ở các ô tiêu chuẩn mật cây tái sinh giảm dần khi chiều cao tăng lên. Điều này thể hiện quy luật của cấu trúc rừng. Trong giai đoạn còn non, số cây con nhiều làm cho số loài cây tái càng giảm, cho đến một giai đoạn nào đó thì ổn định và phát triển, giai đoạn đó gọi là giai đoạn khép tán. Từ số liệu ở bảng 4.8 đã được mô hình hóa trong hình 4.2. Hình 4.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao (theo số lượng cây) Từ hình 4.2 cho thấy, số lượng cây tái sinh phân bố theo cấp chiều cao của mỗi cấp là khác nhau, cấp thấp nhất là cấp I chỉ có khoảng 2 cây trên ô tiêu chuẩn, còn ở cấp V lên tới 15 cây trên ô tiêu chuẩn. Như vậy ta thấy rằng ở các cấp chiều cao số lượng cây tái sinh là không ổn định phân bố không đều ở các cấp chiều cao, đã có sự chênh lệch mật độ cây tái sinh theo các ô tiêu chuẩn, cao nhất là ô tiêu chuẩn 05, thấp nhất là ô tiêu chuẩn 01. Để làm rõ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ta tính tỷ lệ các cấp chiều cao và mô tả như hình 4.3
  47. 38 Hình 4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ( theo tỷ lệ %) Từ kết quả hình 4.3 ta thấy phân bố cây tái sinh theo tỷ lệ cấp chiều cao là tương đối đều ở cấp III là cao nhất chiếm 29.71 % dao động từ 5- 13 cây/OTC. Cấp thấp nhất là cấp I chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1.14 %. Với mật độ 2333.3 cây/ha như bảng 4.7 thấy rằng trong những năm tới sẽ phải tỉa thưa những cây sâu bệnh, cong queo, dây leo, cây bụi thảm tươi và cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng đảm bảo cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển. 4.4. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây tái sinh Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các giai đoạn sinh trưởng của cây tái sinh đều chịu tác động khá mạnh mẽ từ phía cây bụi thảm tươi thông qua các quá trình cạnh tranh như: Ánh sáng, độ ẩm đất, không gian sống, chất dinh dưỡng trong đất Đặc biệt đối với giai đoạn cây mạ luôn chịu sự kìm hãm của cây bụi thảm tươi dẫn đến sinh trưởng kém và còn có thể dẫn tới chết cây, đó là những nguyên nhân mà thiếu hụt cây tái sinh. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.8 dưới đây
  48. 39 Bảng 4.9. Cây tái sinh có triển vọng Số cây tái Cây tái sinh Tỷ lệ cây triển Số CTV OTC sinh có triển vọng vọng (%) (cây/ha) 1 27 21 77.78 1680 2 29 29 100 2320 3 28 18 64.29 1440 4 29 22 75.86 1760 5 32 21 65.63 1680 6 30 19 63.33 1520 Tổng 175 130 TB 74.48 1733.3 Từ bảng 4.9 ta thấy mật độ cây tái sinh có triển vọng (CTV/ha) dao động từ 1440 đến 2320 cây/ha, mật độ trung bình 1733.3 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng dao động từ 63.33– 100 % trung bình đạt 74.48 % Nhìn chung cây tái sinh có triển vọng qua bảng 4.8 ta thấy tỷ lệ số cây tái sinh có triển vọng tương đối cao, số cây triển vọng/OTC khá dày, ở OTC 2 đạt 100% số cây có triển vọng và thấp nhất là OTC 6 chiếm tỷ lệ 63.33 %. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng được mô hình như hình 4.4 Hình 4.4. Biểu đồ mật độ số cây triển vọng và tỷ lệ cây triển vọng
  49. 40 Qua biểu đồ hình 4.4 ta thấy được số lượng cây tái sinh như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu thay thế cho tầng cây cao. Nếu có biện pháp lâm sinh phù hợp tác động sẽ cải thiện chất lượng rừng sau này. Độ nhiều (hay độ dày rậm) của cây bụi thảm tươi được thể hiện qua bảng 4.10 dưới dây. Bảng 4.10. Độ nhiều (hay rầy độ dày rậm) của cây bụi thảm tươi OTC Độ che phủ (%) Tình hình thực bì 1 34 Cop1 2 35 Cop1 3 34 Cop1 4 31 Cop1 5 14 Sp 6 27 Cop1 Theo bảng 4.10 ta thấy tình hình thực bì chủ yếu thuộc Cop1 hay thực vật mọc nhiều che phủ từ 25-45 % diện tích. Nhìn chung sự phát triển và tình hình sinh trưởng của cây tầng cao và lớp cây bụi ở mức trung bình. Cây bụi, thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng. Tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật vi sinh vật rừng. Đóng góp vai trò của mình vào quá trình tuần hoàn nước.Ngăn cản dòng chảy và năng lượng thấm vào lòng đất. Tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu, tuy nhiên chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng, cạnh tranh nước dinh dưỡng khoáng, ánh sáng với cây rừng. Nếu độ che phủ cao thì sẽ hạn chế quá trình tái sinh dưới tán rừng.
  50. 41 4.4.1. Đặc điểm lý tính đất Những đặc điểm lý tính chung của đất nơi khu vực nghiên cứu sau khi phân tích đã được tổng vào bảng sau: Bảng 4.11. Kết quả phân tích phẫu diện đất Độ dày Tỷ lệ đá lộ Thành TB tầng Độ ẩm Độ chặt đầu,đá lẫn phần cơ Màu đất giới OTC sắc Lộ Đá A0 A B A0 A B A0 A B đầu lẫn A B A B Đỏ Ẩm Hơi Hơi 1 5 20 80 Ẩm Ẩm Chặt 0 5 10 viên viên vàng ướt chặt chặt Đỏ Ẩm Hơi 2 2 20 70 Ẩm Ẩm Xốp Xốp 0 10 10 viên viên vàng ướt chặt Xám Ẩm Hơi Hơi Hơi 3 4 25 80 Ẩm Ẩm 0 15 10 viên viên nâu ướt xốp chặt chặt Đen Ẩm Hơi Hơi 4 10 15 70 Ẩm Ẩm Xốp 0 0 0 viên viên đỏ ướt xốp chặt Đen Ẩm Hơi Hơi 5 5 25 60 Ẩm Ẩm Xốp 0 15 0 viên viên xám ướt chặt chặt Đen Ẩm Hơi 6 2 15 65 Ẩm Ẩm Xốp Chặt 0 10 5 viên viên nâu ướt chặt
  51. 42 Hình 4.5. Ảnh đào phẫu diện đất Qua bảng 4.11 có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Tầng A0 độ dày tầng này rất mỏng được quyết định bởi cành khô, lá rụng, chất thải và xác của sinh vật. Tầng này là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng cho các loài cây, độ ẩm của tầng này khá là ẩm ướt là nơi thích hợp cho vi sinh vật sinh sống. Độ dày tầng A khá dày, đất có màu đỏ vàng, đen xám, ẩm và xốp tỷ lệ đá lẫn ở mức thấp 9 %, không có đá lộ đầu và kết cấu đất dạng viên những chỉ tiêu trê thích hợp cho sự sinh trưởng của cây non, có thể cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và giúp rễ cây cắm sâu xuống tầng dưới nhờ kết cấu đất có dạng viên và đất ẩm. Tầng B có độ dày tương đối cao trung bình 70cm, có màu nâu đen, ẩm, đất kết cấu hơi chặt, dạng viên và không có đá lộ đầu, tỷ lệ đá lẫn ở mức độ thấp khoảng 6 %. 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên. 4.5.1. Ảnh hưởng của độ tàn che cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các giai đoạn sinh trưởng của cây tái sinh đều chịu tác động khá mạnh mẽ từ phía cây bụi thảm tươi thông qua một
  52. 43 loại các quá trình cạnh tranh như: Ánh sáng, độ ẩm đất, không gian sống, chất dinh dưỡng trong đất Đặc biệt đối với giai đoạn cây mạ luôn chịu sự kìm hãm của cây bụi thảm tươi dẫn đến sinh trưởng kém và còn có thể dẫn tới chết cây, đó là những nguyên nhân mà thiếu hụt cây tái sinh. Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi chủ yếu với các chỉ tiêu được lựa chọn là mật độ, chiều cao bình quân, độ che phủ của từng loài tại các vị trí khác nhau, với một độ tái sinh trên ha và số cây tái sinh triển vọng tương ứng. Kết quả thu được thể hiện qua bảng dưới đây Bảng 4.12. Tổng hợp độ che phủ cây bụi thảm tươi Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số TB OTC (%) 1 2 3 4 5 1 30 45 35 40 20 34 2 35 35 40 25 40 35 3 30 40 35 25 40 34 4 30 40 20 35 30 31 5 15 10 20 15 10 14 6 20 25 35 30 25 27 Độ che phủ trung bình của OTC 29.2 Lớp cây bụi thảm tươi có độ che phủ từ 14 - 35 % độ che phủ trung bình là 29.2 %. Đây là mức độ che phủ trung bình, với hai kiểu trạng thái thái như đã đề xuất thì độ che phủ như đã có trong bảng 4.12 là tương đối phù hợp với cây tái sinh.Tại khu vực nghiên cứu lớp thảm tươi có rất nhiều loài cây cỏ, cỏ xước, dương xỉ và cũng có nơi phủ kín hết gần như là 100 %. Với khả năng sinh trưởng nhanh của loài cỏ con người không tác động vào thì độ nhiều sẽ còn tăng và làm giảm khả năng tái sinh bằng hạt.
  53. 44 4.5.2. Yếu tố địa hình, vị trí địa hình, độ dốc và hướng phơi đến cây tái sinh Ngoài ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thì địa hình cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự sai khác và mức độ phân bố của cây tái sinh. Qua điều tra ta có bảng số liệu sau. Bảng 4.13. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình, chất lượng cây tái sinh Mật độ Chất lượng cây tái sinh (%) Địa điểm Hướng phơi (N/ha) T TB X OTC1 Tây Bắc 2160 70.37 22.22 7.41 OTC2 Tây Bắc 2320 82.76 17.24 0.00 OTC3 Đông Bắc 2240 64.29 28.57 7.14 OTC4 Nam 2320 51.72 31.03 10.34 OTC5 Tây Nam 2560 62.50 25.00 12.50 OTC6 Tây Nam 2400 40 40 16.67 TB 61.94 27.34 9.01 Qua bảng số liệu 4.13 trên ta thấy trạng thái IIb (OTC 1,2,3) có số lượng cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ trung bình 61.94 %, số lượng cây tái sinh có chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ trung bình 27.34 %, còn lại là cây có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ trung bình 9.01 %. Ta có biểu đồ như hình 4.5 Hình 4.6. Tỷ lệ chất lượng cây tái sinh
  54. 45 Từ kết quả trên hình 4.5 ta có thể thấy rằng số lượng cây tái sinh trung bình và tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đó là ảnh hưởng của hoàn cảnh sống theo hướng tích cực tác động đến trạng thái rừng một cách thuận lợi. Ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng. 4.5.3. Tác động của con người ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên Người dân khai thácrừng Người dân tham giam trồng và bảo vệrừng Sự tác động của yếu tố con người thông qua nhiều việc như: khai thác măng, lấy củi, chất đốt, chăn thả gia súc Nó cũng ảnh hưởng đến cây tái sinh và phục hồi rừng.
  55. 46 Hình 4.7. Người dân phá rừng làm nương rẫy Chăn thả gia súc làm gãy cây tái sinh, gia súc ăn hoặc giẫm nát các cây tái sinh. Săn bắn động vật như Rắn, Dúi, Sóc, Chim, Lợn Rừng .cũng ảnh hưởng phần nào đến cây tái sinh. Hình 4.8. Người dân lấy vỏ cây và chăn thả gia súc Những năm gần đây các vụ chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy đã giảm tuy nhiên ở một số thôn bản vào sâu bên trong rừng các cán bộ kiểm lâm khó kiểm soát hoặc ít kiểm soát được các hoạt động của người dân, nên vẫn còn tồn tại một số vụ cháy rừng lớn đã gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mầm, chồi đang trong giai đoạn non, cây tái sinh đã không còn khả năng sống sót và tồn tại.
  56. 47 Hầu hết người dân điều chăn thả gia súc tự do không có chuồng trại không ai quản lý sáng thả tối lại về, khi một đàn gia súc lớn với số lượng cỏ ít thì đàn gia súc phải tận dụng ăn hết những chồi, mầm cây non và nhiều lần như vậy cùng với sự dẫn đạt của gia súc đã kìm chế sự phát triển cây tái sinh. Chính những ý thức kém xuất phát từ những hoạt động sinh sống hàng ngày của người dân đã gây ảnh hưởng đến số lượng cây tái sinh hàng năm giảm một cách trần trọng. 4.6. Đề xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh rừng Hệ thống kỹ thuật lâm sinh là các biện pháp tác động của con người vào quần xã thực vật rừng dựa trên cơ sở về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên hệ quần xã và giữa các bộ phận với môi trường sống. Hệ thống này muốn sử dụng có hiệu quả buộc phải dựa trên những quy luật của tự nhiên và không được làm một cách tùy tiện, tuyệt đối hóa các biện pháp. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên với các loài cây tái sinh tại xã Dương quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như sau: Trong khu vực chủ yếu là đang trong giai đoạn phục hồi trạng thái IIa, hầu hết đường kính và chiều cao còn ở mức nhỏ so với khả năng sinh trưởng của cây.Trạng thái rừng IIa có mật độ cây tái sinh cao thì giải pháp tác động phù hợp là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với các biện pháp đơn giản để giảm nguồn chi phí và công lao động mà vẫn đạt kết quả cao và chất lượng rừng tốt: phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh, thông qua việc làm này tạo được không gian dinh dưỡng thích hợp và cải thiện hoàn cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh hơn. Phải nuôi dưỡng, bảo vệ mầm chồi, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh nhằm cải thiện điều kiện tái sinh của cây rừng, xúc tiến tái sinh rừng nghèo để nâng cao chất lượng cây rừng.
  57. 48 Tạo điều kiện cho tái sinh bằng hạt để có thể tận dụng nguồn giống tại chỗ: để lại cây mẹ gieo giống, bài cây chặt hạ đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ cây rừng hợp lý. Khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi.Trong giải pháp này thảm thực vật phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Nâng cao tinh thần tự giác, có ý thức bảo vệ chăm sóc rừng. Các biện pháp nêu trên tiến hành đồng thời với các biện pháp như: Cấm chăn thả gia súc, các đối tượng dễ cháy cần có các biện pháp phòng chống cháy thực hiện theo quy phạm phòng chống cháy của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ban hành; Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích; Tận dụng cây khô chết, sâu bệnh và lâm sản phụ khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
  58. 49 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với số lượng biến động từ 19-29 loài/OTC. Những loài cây chiếm ưu thế từ 5-8 loài trong khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Pơ mu, Ba la, Giổi mỡ, Táu mật, Táu muối, Dẻ, Phân mã, Dầu rừng Hầu hết là những loài cây ưa sáng, ít giá trị kinh tế (trừ cây Pơ mu và tấu mật), mật độ cây gỗ dao động từ 165- 415 cây/ha. Số lượng loài cây tái sinh biến động từ 15-20 loài cây trên OTC, có 6-11 loài cây chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ thành như: Dẻ, Phân mã, Táu mật, Ba la, Dầu rừng, Xoan ngừ, Sổ Tổ thành cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi nhìn chung có sự kế thừa . Mật độ cây tái sinh biến động từ 2160 đến 2560 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng dao động từ (63.33-100 %) trung bình đạt 74.48 %. Phân bố loài cây ở cấp chiều cao ≤ 0,5m là 2 loài chiếm tỷ lệ 1.14 %. Ở cấp chiều cao 0,5-1m là 4-10 loài chiếm tỷ lệ 24 %. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao 1-1,5 m là 6-13 loài chiếm tỷ lệ 29.71%. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao 1,5-2m là 5 - 9 loài chiếm tỷ lệ 23.43 %. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao >2 m là 2-14 loài chiếm tỷ lệ 21.71%. Chất lượng cây tái sinh cả hai trạng thái ở khu vực nghiên cứu là tốt, tổng số cây tốt và trung bình ở tất cả các cỡ chiều cao 90.9 % và có nguồn gốc chủ yếu từ hạt Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên: Có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh. Do
  59. 50 đó, việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng. Ảnh hưởng của con người: Con người cần can thiệp vào rừng một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất từ rừng một cách bền vững. Thời gian phục hồi rừng là một quá trình khép kín từ khi bắt đầu bỏ hóa cho tới khi đạt được trạng thái rừng tương đối ổn định, tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể nghiên cứu được tất cả các giai đoạn phục hồi mà chỉ tiến hành nghiên cứu trên trạng thái rừng nghèo, tại khu vực nghiên cứu Dung lượng mẫu điều tra còn chưa nhiều, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế do thời gian thực tập tốt nghiệp có hạn. Đề xuất biện pháp kỹ thuật mới chỉ tập chung vào biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu khác. 5.2. Kiến nghị Do thời gian thực tập tốt nghiệp ngắn và kinh phí có hạn dung lượng mẫu điều tra còn chưa nhiều, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, nên chưa đánh giá được một cách chi tiết được tổng thể khu rừng. Đề xuất biện pháp kỹ thuật mới chỉ tập chung vào biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu khác. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây tái sinh. Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế cho khu vực rừng phòng hộ. Để có kết quả chính xác, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích cụ thể thì cần phải có quá trình nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp làm rừng ngày càng giàu thêm. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu tại nhiều xã, thôn bản để so sánh và đánh giá chính xác hơn từ đó đề xuất các giải pháp toàn diện hơn.
  60. 51 Đề nghị cơ quan Nhà nước, các tổ chức khoa học ủng hộ, giúp đỡ đẩy mạnh công tác khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp. -Nhà nước cần sớm có những chính sách cụ thể để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của người dân trên diện tích rừng, đất rừng được giao khoán, có chính sách hưởng lợi thỏa đáng cho người dân trong thời gian tới, để người dân yên tâm gắn bó với rừng. - Có chính sách, chế độ cho cán bộ lâm nghiệp xã thôn.
  61. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Lâm nghiệp (1978), Sổ tay quy hoạch rừng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. G.Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa (Vương Tấn Nhị dịch). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3]. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tại Púng Luông, Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. [4]. Lê Ngọc Công (2002), Nghiên cứu quá trình tái sinh phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội. [5]. Nguyên Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Châu Quỳ, Nghệ An. Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 - 1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [6]. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp Easup, Đắc Lắc. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn, Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên một số vùng đất trống đồi trọc ở Sơn La (1998). Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (1-2), 15 - 17. [8]. Vũ Tiến Hinh (1991), Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm nghiệp ,(2), 3 - 4. [9]. Phùng Ngọc Lan (1996), Lâm sinh học, Tập 1. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [10]. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười (1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh
  62. 53 tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu Hội thảo Khoa học mô hình phát triển Kinh tế – Môi trường, Hà Nội. [11]. Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994), Bảo vệ khoanh nuôi và phục hồi rừng. Tạp chí Lâm Nghiệp (10), 6 - 7. [12]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [13]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Báo cáo đề tài KN 03 - 11, Hà Nội. [14]. P. W. Richards (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, Tập I, II, III ( Vương Tấn Nhị dịch). Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. [15]. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [16]. Phạm Đình Tam (1987), Khả năng tái sinh dưới tán của các dạng rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Nghệ Tĩnh. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 23 - 26. [17]. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội. [18]. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý (1996), Khả năng phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật trên đất sau nương rẫy tại Con Cuông, Nghệ An. Thông tin KHKT Lâm nghiệp (1), 19 - 21. [19]. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), Một số dẫn liệu về thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy ở Sơn La. Tạp chí Lâm nghiệp (7), 39 - 42.
  63. 54 [20]. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), Nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [21]. Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), Khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Kon Hà Nừng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb KH và KT, Hà Nội, 156 - 162. [22]. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu Song Nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác- tái sinh và nuôi dưỡng rừng. Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. [23]. Phạm Ngọc Thường (2002), Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. [24]. Nguyễn Vạn Thường (1991), Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng Miền Bắc Việt Nam, Một số công trình 30 năm điều tra quy hoạch rừng 1961 - 1991 (tóm tắt). Viện Điều tra Quy hoạch, Hà Nội. [25]. Trần Xuân Thiệp (1995), Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng và các vùng miền Bắc. Công trình Khoa học Kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng(1991 - 1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 36 - 42. [26]. Nguyễn Văn Trương (1993), Mấy vấn đề cơ sở sinh thái trong tái sinh rừng. Tạp chí Lâm nghiệp (1), 2 - 3.
  64. 55 [27]. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nxb Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội. [28]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [29]. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh [30]. A . Bratawinata (1994), Study of succesion on the secondary forest after shifting cultiration. Proceeding of the International Menaggement, 207 - 208. [31]. F. A . Bazzaz (1968), Succession on abandaned fields in Shgawnee Hills, Southern Illinos. Ecology, Vol.49, No.5, 925 - 936. [32]. H. Lamprecht (1989), Silvicultare in Troppics. Eschborn 1989. [33]. E. J. Tram (1975), The regulation of plant species diversify on an early succession old field. Ecology,Vol.56, No.4, 905 - 914. [34]. UNESCO (1973). International classfication and mapping vegetation. Paris. [35]. M. C. Godt and M.Hadley (1991), Ecosystem rehabilitation and forest regeneration in the humit tropics: Case studies and management insighs. Restoration of tropical forest ecosystems. Proceeding of symposium held on October 7 - 10, 25 - 36. [36]. H. Lamprecht (1989), Silvicultare in Troppics. Eschborn 1989. [37]. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest sociology, Study of tropical vegetation proceedings of the Kandy Symposium UNESCO.
  65. 56 PHỤC LỤC 1 CÁC LOẠI BẢNG MẪU THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Biểu 1: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY GỖ OTC: Diện tích: Tiểu khu: Vị trí: Ngày điều tra: Độ cao tương đối: Độ dốc: Người điều tra: Trạng thái: Độ tàn che: H (m) Dt (m) Ghi chú STT Tên loài cây D1.3 (cm) vn dc ĐT NB TB 1 2 + Điều tra cây tái sinh: Trong ô dạng bản 25m2 (5x5m) và 1m2 (1x1m) đếm số lượng, xác định thành phần loài, đo chiều cao, đánh giá chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. Kết quả điều tra được ghi vào (Biểu 2): Biểu 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH OTS: OTC: Vị trí: Diện tích: Độ cao tương đối: Ngày điều tra: Tiểu khu: Trạng thái: Người điều tra: Nguồn Chiều cao (m) Chất lượng Phân Loài gốc Ghi OTS cây 0,5- 1,0- 1,5- Tốt TB Xấu chú 2,0 Chồi Hạt 1,0 1,5 2,0 (A) (B) (C) 1
  66. 57 + Điều tra cây bụi thảm tươi: Trong ô dạng bản 25m2 (5x5m) và 1m2 (1x1m). Điều tra cây bụi (shrubs), điều tra thảm tươi (ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ, tình hình sinh trưởng. Kết quả điều tra được ghi vào biểu mẫu như sau (Biểu 03). Biểu 03: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY BỤI THẢM TƯƠI ODB: OTC: Vị trí: Diện tích: Độ cao tương đối: Ngày điều tra: Tiểu khu: Trạng thái: Người điều tra: Tên loài cây Độ che phủ Tình hình sinh ODB H (m) chủ yếu (%) trưởng 1 2 +Điều tra phẫu diện đất: trên mỗi OTC tiến hành đào một phẫu diện đất tại chính giữa OTC, kết quả điều tra được ghi vào biểu mẫu (Biểu 04).
  67. 58 Biểu 04:PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT Số hiệu OTC Vị trí phẫu diện: (chân, sườn, đỉnh): Loại đất: Độ dốc trung bình: Trạng thái rừng: Độ tàn che: Nhận xét khác (tình hình thảm che, xói mòn, mùn ) Mô tả phẫu diện Mô tả đặc trưng các tầng đất Độ Tầng Tỷ lệ Tỷ lệ Ghi sâu Màu T.phần Kết Độ Độ đất đá rễ chú (cm) sắc cơ giới cấu chặt ẩm lẫn cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
  68. 59 PHỤC LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU ĐƯỢC TẠI KHU VỰC NGHIÊN Một số loài cây bụi, thảm tươi
  69. 60 Một số loài cây gỗ
  70. 61 Thu thập mẫu
  71. 62 Một số loài cây tái sinh dưới tán rừng