Khóa luận Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang

pdf 91 trang thiennha21 23/04/2022 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LÂM QUANG Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lan Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Thư MSSV: 1054030554 Lớp: 10DKKT1 TP. Hồ Chí Minh, 2014 SVTH: Nguyễn Minh Thư i MSSV: 1054030554
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Lâm Quang, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TPHCM, ngày 19 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Minh Thư SVTH: Nguyễn Minh Thư ii MSSV: 1054030554
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương LỜI CẢM ƠN Sau gần hai tháng thực tập, với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè, báo cáo khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành xong. Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn là Ths. Nguyễn Lan Hương, người đã có công lao rất lớn đối với em. Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em cũng xin cảm ơn toàn thể thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TPHCM đã truyền đạt những kiến thức và kỹ năng quý giá trong suốt quá trình học tập tại trường để giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cám ơn chị Vân – nhân viên kế toán cùng toàn thể các anh chị phòng tài vụ kế toán, công ty TNHH Lâm Quang đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành báo cáo thực tập này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân em còn nhiều hạn chế nên chắc chắn báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! TPHCM, ngày 19 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Minh Thư SVTH: Nguyễn Minh Thư iii MSSV: 1054030554
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN TP. HCM, ngày tháng năm . Giảng Viên (Ký và ghi rõ họ tên) SVTH: Nguyễn Minh Thư iv MSSV: 1054030554
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BPBH Bộ phận bán hàng BPSX Bộ phận sản xuất CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng HĐ03 Hợp đồng 03/2014 HĐTC Hoạt động tài chính Hthành Hoàn thành HTK Hảng tồn kho Klg Khối lượng KPCĐ Kinh phí công đoàn LQ-SGMM Lâm Quang – Sài Gòn May Mặc NL Nhiên liệu NVL Nguyên vật liệu Pbổ Phân bổ QLDN Quản lý doanh nghiệp SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang SX Sản xuất SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh Tđg Tương đương TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định SVTH: Nguyễn Minh Thư v MSSV: 1054030554
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại công ty TNHH Lâm Quang (tháng 01/2014). Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Lâm Quang. Bảng 2.3: Bảng định mức nguyên vật liệu. Bảng 2.4: Bảng kê nguyên vật liệu cát. Bảng 2.5: Bảng kê lượng nhiên liệu xuất dùng trong tháng 01/2014. Bảng 2.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm. Biểu mẫu: Biểu mẫu 2.1: Giấy yêu cầu xuất NVL. Biểu mẫu 2.2: Phiếu xuất kho. Biểu mẫu 2.3: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL. Biểu mẫu 2.4: Bảng phân bổ chi phí nhiên liệu. Biểu mẫu 2.5: Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp. Biểu mẫu 2.6: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Biểu mẫu 2.7: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Biểu mẫu 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 622. Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 627. Biểu mẫu 2.10: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Biểu mẫu 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 154 SVTH: Nguyễn Minh Thư vi MSSV: 1054030554
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ chi phí NVL trực tiếp. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các ngiệp vụ về chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ về chi phí sản xuất chung. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức. Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch. Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. Sơ đồ 1.9: Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phương án kết chuyển song song. Sơ đồ 1.10: Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phương án kết chuyển tuần tự. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Lâm Quang. Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Lâm Quang. Sơ đồ 2.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho Hợp đồng kinh tế số 03/2014LQ-SGMM. SVTH: Nguyễn Minh Thư vii MSSV: 1054030554
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Nhận xét của giảng viên hướng dẫn iv Danh mục chữ viết tắt v Danh sách các bảng biểu, sơ đồ vi Mục lục viii Lời mở đầu 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 3 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.1. Chi phí sản xuất. 3 1.1.1.1. Khái niệm. 3 1.1.1.2. Phân loại. 3 1.1.2. Giá thành sản phẩm. 5 1.2.2.1. Khái niệm. 5 1.2.2.2. Phân loại. 5 1.1.3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán CPSX và giá thành sản phẩm 7 1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. 7 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 7 1.2.2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 7 1.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán 7 1.2.2.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng 8 1.2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9 1.2.3. Chi phí nhân công. 9 1.2.3.1. Nguyên tắc hạch toán 9 1.2.3.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng. 10 1.2.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10 1.2.4. Chi phí sản xuất chung. 11 1.2.4.1. Nguyên tắc hạch toán 11 1.2.4.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng 11 SVTH: Nguyễn Minh Thư viii MSSV: 1054030554
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 12 1.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất. 13 1.2.5.1. Nguyên tắc hạch toán 13 1.2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 1.2.5.3. Các khoản giảm giá thành 14 1.3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 14 1.3.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng 14 1.3.1.1. Khái niệm 14 1.3.1.2. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 15 1.3.2. Thiệt hại ngừng sản xuất 16 1.3.2.1. Khái niệm 16 1.3.2.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 16 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 16 1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành. 16 1.4.1.1. Đối tượng tính giá thành. 16 1.4.1.2. Kỳ tính giá thành 17 1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. 17 1.4.2.1. Khái niệm. 17 1.4.2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 17 1.4.3. Các phương pháp tính giá thành. 19 1.4.3.1. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn. 19 1.4.3.2. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp. 20 Chƣơng 2: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang. 23 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Lâm Quang 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH Lâm Quang 23 2.1.1.1. Lịch sử hình thành 23 2.1.1.2. Chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai 24 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Lâm Quang 24 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Lâm Quang 24 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25 SVTH: Nguyễn Minh Thư ix MSSV: 1054030554
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 2.1.2.3. Nhận xét. 25 2.1.3. Tình hình nhân sự tại Công ty TNHH Lâm Quang 26 2.1.4. Tình hình kinh doanh tại Công ty TNHH Lâm Quang 28 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Lâm Quang 29 2.1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty 29 2.1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Lâm Quang 29 2.1.5.1.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán 29 2.1.5.1.3. Nhận xét 30 2.1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 30 2.1.5.2.1. Hệ thống thông tin kế toán tại công ty Lâm Quang 30 2.1.5.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 31 2.2. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang 31 2.2.1. Một số đặc điểm về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm31 2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 31 2.2.1.2. Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 32 2.2.2. Công tác tập hợp chi phí tại công ty TNHH Lâm Quang 32 2.2.2.1. Chi phí NVL trực tiếp 32 2.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp 41 2.2.2.3. Chi phí sản xuất chung 48 2.2.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 55 2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang 56 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 56 2.2.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm 58 Chƣơng 3: Một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang 59 3.1. Nhận xét 59 3.1.1. Ưu điểm 59 3.1.2. Hạn chế 61 3.2. Một số kiến nghị 64 SVTH: Nguyễn Minh Thư x MSSV: 1054030554
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Kết luận 66 Tài liệu tham khảo. 67 Phụ lục. SVTH: Nguyễn Minh Thư xi MSSV: 1054030554
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp càng phát huy sức mạnh của mình, có những biện pháp về quản lý tài chính, giảm hao phí lao động, phân phối chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ càng mang lại lợi nhuận tối đa. Muốn được như vậy, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, chủng loại mẫu mã phong phú và đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp còn phải tìm cách hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc nghiên cứu, tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Thông qua các số liệu do bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, dịch vụ, từ đó đưa ra các phương án thích hợp trong sản xuất, xác định được giá bán sản phẩm và đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty TNHH Lâm Quang đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững và tồn tại trên thị trường. Chính vì tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp và sự mong muốn được tìm hiểu cách tổ chức cũng như các phương pháp tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LÂM QUANG” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Nguyễn Minh Thư 1 MSSV: 1054030554
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1. Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang. Từ đó phân tích phương pháp tính giá thành này và đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, thực hành, kết hợp với việc thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quá trình tính giá thành tại công ty. 4. Bố cục của báo cáo thực tập tốt nghiệp. - Lời mở đầu. - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Chương 2: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang. - Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang. - Kết luận. SVTH: Nguyễn Minh Thư 2 MSSV: 1054030554
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.1. Chi phí sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về các lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất ra, phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) cho phù hợp với kỳ báo cáo. 1.1.1.2. Phân loại. Trong doanh nghiệp sản xuất có nhiều chi phí khác nhau, tham gia vào quá trình sản xuất dưới những hình thức khác nhau. Do đó, để có thể quản lý chặt chẽ giá thành sản xuất thì trước tiên phải quản lý tốt các chi phí sản xuất, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức ở từng bộ phận sản xuất. Vì vậy, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, người ta tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp.  Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn, giúp cho việc lập báo cáo tài chính nhanh, chính xác và kịp thời. Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 3 loại: - Chi phí sản xuất kinh doanh: gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý hành chính và quản trị kinh doanh. - Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư về tài chính. - Chi phí bất thường: gồm những chi phí ngoài dự kiến, có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại. SVTH: Nguyễn Minh Thư 3 MSSV: 1054030554
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế. Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế cho biết kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, là cơ sở để lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền lương, khấu hao giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất nhanh chóng và chính xác. Theo cách này, chi phí được chia thành: - Chi phí NVL: gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, CCDC - Chi phí nhân công: gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của các loại TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi về điện, nước, điện thoại, hoa hồng đại lý, quảng cáo, sửa chữa TSCĐ và các dịch vụ mua ngoài khác. - Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ số tiền chi cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngoài các khoản trên.  Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành. Phân loại theo cách này giúp phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. Theo cách này, chi phí được chia thành 4 khoản mục: - Chi phí NVL trực tiếp: gồm các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm như tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí sử dụng máy thi công: gồm các khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra liên quan tới việc sử dụng máy thi công phục vụ cho vận chuyển, phục vụ công trình như tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, lương công nhân điều chỉnh máy, chi phí nhiên liệu dùng cho máy thi công - Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, chi phí CCDC xuất dùng cho phân xưởng và bộ phận sản xuất SVTH: Nguyễn Minh Thư 4 MSSV: 1054030554
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Phân loại chi phí sản xuất theo sự biến động chi phí. Cách phân loại này giúp nhà quản trị nắm được mô hình chi phí - sản lượng - lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả chi phí, làm hạ giá thành sản phẩm. Theo cách này, chi phí được phân thành: - Chi phí cố định (chi phí bất biến, định phí): là loại chi phí không thay đổi theo cùng sản lượng. - Chi phí biến đổi (chi phí khả biến, biến phí): là loại chi phí thay đổi theo sản lượng. - Chi phí hỗn hợp: bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. 1.1.2. Giá thành sản phẩm. 1.1.2.1. Khái niệm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm của mình. Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm hạ thấp chi phí và nâng cao lợi nhuận. 1.1.2.2. Phân loại.  Phân loại giá thành theo thời gian cơ sở số liệu để tính giá thành. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát CP, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. Theo cách này, giá thành được phân thành: - Giá thành kế hoạch: được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi thực hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức CP hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được tính trước khi sản xuất, chế tạo SVTH: Nguyễn Minh Thư 5 MSSV: 1054030554
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác kết quả kinh doanh các loại tài sản trong doanh nghiệp. Đó là căn cứ quản lý quan trọng, tạo cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kinh tế kỹ thuật đã được áp dụng. - Giá thành thực tế: được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ với số lượng thực tế sản xuất được. Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế chỉ được tính toán sau khi quá trình SX đã hoàn thành.  Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí. Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng. Theo cách phân loại này, giá thành được phân thành: - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp. 1.1.3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giữa CPSX và GTSP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phí thể hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Xét về mặt chất thì chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau, nhưng xét về mặt lượng thì chúng khác nhau ở một vài điểm. Bảng 1.1.Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm - Luôn gắn với kỳ hoạt động sản xuất kinh - Luôn gắn liền với khối lượng sản phẩm, doanh của doanh nghiệp. dịch vụ đã hoàn thành. - Không những bao gồm chi phí sản xuất - Không bao gồm CPSX của những sản của những sản phẩm đã hoàn thành trong phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, kỳ này, mà còn bao gồm cả chi phí sản chỉ bao gồm CPSX của sản phẩm đã hoàn xuất của những sản phẩm dở dang cuối kỳ thành trong kỳ và chi phí sản xuất của sản và sản phẩm hỏng. phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. SVTH: Nguyễn Minh Thư 6 MSSV: 1054030554
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán CPSX và giá thành sản phẩm. - Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh CPSX ở các bộ phận sản xuất cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các CPSX khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. - Lập các báo cáo về CPSX và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. 1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần dựa vào các cơ sở sau: + Đặc điểm phát sinh của chi phí và công dụng của chi phí. + Cơ cấu tổ chức sản xuất và yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp. + Yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng: sản phẩm, giai đoạn, nhóm sản phẩm Việc xác định đối tượng chi phí một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết 1.2.2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán. - Chỉ hạch toán những chi phí NVL được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. - Nếu khi xuất sử dụng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ xác định được cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng thì tập hợp chi phí SVTH: Nguyễn Minh Thư 7 MSSV: 1054030554
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương NVL trực tiếp vào bên Nợ TK 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL này. Cuối kỳ, thực hiện kết chuyển vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. - Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632. - Nếu khi xuất sử dụng NVL cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng thì tập hợp chung các chi phí cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Cuối kỳ, tiến hành tính phân bổ và kết chuyển vào TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành. Khi tiến hành phân bổ giá trị NVL vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ sao cho hợp lý. Công thức: Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = * Tổng tiêu thức pbổ của từng đối tượng. Trong đó, tiêu thức phân bổ có thể là định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ trọng lượng sản phẩm được sản xuất, 1.2.2.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng. - Chứng từ: + Phiếu xuất kho NVL. + Hóa đơn mua NVL (trường hợp mua NVL đưa ngay vào sử dụng, không nhập kho). + Phiếu báo NVL còn lại cuối kỳ (đối với NVL để lại nơi sản xuất để kỳ sau sử dụng). + Phiếu nhập kho NVL (đối với NVL không sử dụng ở kỳ sau, nhập lại kho). + Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy đề nghị tạm ứng - Tài khoản sử dụng: + TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + TK 111: Tiền mặt. + TK 112: Tiền gửi ngân hàng. SVTH: Nguyễn Minh Thư 8 MSSV: 1054030554
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương + TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. + TK 152: Nguyên vật liệu. + TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + TK 331: Phải trả người bán. + TK 632: Giá vốn hàng bán. 1.2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 152 621 152 Xuất kho NVL sử dụng NVL sử dụng không hết nhập lại kho 632 NVL không sử dụng Kết chuyển chi phí để lại nơi sản xuất (-) vượt định mức 111,112,331 154 Mua NVL đưa vào sử dụng Kết chuyển chi phí trong 133 định mức vào giá thành Thuế GTGT được khấu trừ 154 NVL tự sản xuất đưa vào sử dụng Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ chi phí NVL trực tiếp. 1.2.3. Chi phí nhân công trực tiếp. 1.2.3.1. Nguyên tắc hạch toán. - Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng và công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công (đối với hoạt động xây lắp). SVTH: Nguyễn Minh Thư 9 MSSV: 1054030554
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh. - Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm mà phải kết chuyển ngay vào tài khoản 632. 1.2.3.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng. - Chứng từ: + Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng. + Bảng thanh toán tiền thuê ngoài. + Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương. + Bảng phân bổ tiền lương - Tài khoản sử dụng: + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. + TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + TK 334: Phải trả người lao động. + TK 335: Chi phí phải trả. + TK 338: Phải trả, phải nộp khác. + TK 632: Giá vốn hàng bán. 1.2.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 334 622 632 Lương công nhân Kết chuyển chi phí trực tiếp sản xuất vượt mức 338 Trích bảo hiểm và 154 kinh phí công đoàn Kết chuyển chi phí trong mức 335 Trích trước lương công nhân nghỉ phép Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán các ngiệp vụ về chi phí nhân công trực tiếp. SVTH: Nguyễn Minh Thư 10 MSSV: 1054030554
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.2.4. Chi phí sản xuất chung. 1.2.4.1. Nguyên tắc hạch toán. - TK 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. - Chi phí sản xuất chung phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và Chi phí sản xuất chung biến đổi. Trong đó: + Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm trực tiếp, như chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp - Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. - Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154. - TK 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại. 1.2.4.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng. - Chứng từ: + Bảng lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng kê các khoản trích theo lương. + Phiếu xuất kho. + Hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ. + Bảng phân bổ NVL, CCDC, khấu hao TSCĐ. - Tài khoản sử dụng: + TK 627: Chi phí sản xuất chung. + TK 111: Tiền mặt. + TK 112: Tiền gửi ngân hàng. + TK 152: Nguyên vật liệu. + TK 153: Công cụ dụng cụ. + TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn. + TK 214: Khấu hao TSCĐ. SVTH: Nguyễn Minh Thư 11 MSSV: 1054030554
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương + TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. + TK 331: Phải trả người bán. + TK 334: Phải trả ngườilao động. + TK 338: Phải trả, phải nộp khác. + TK 632: Giá vốn hàng bán. 1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 334/ 338 627 632 Lương, trích bảo hiểm Chi phí SXC của nhân viên phân xưởng vượt mức 152/153 154 Vật liệu, dụng cụ dùng ở Chi phí SXC Phân xưởng sản xuất được tính vào giá thành 142/242/335 Phân bổ chi phí trả trước và trích trước chi phí 214 Chi phí khấu hao TSCĐ 111/112/331 Các chi phí khác phục vụ sản xuất Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ về chi phí sản xuất chung. SVTH: Nguyễn Minh Thư 12 MSSV: 1054030554
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.5.1. Nguyên tắc hạch toán. - Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công của các đơn vị sản xuất hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ. - Chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán trên TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, nhóm sản phẩm, theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn của lao vụ, dịch vụ. - Chi phí sản xuất kinh doanh phản ánh trên TK 154 gồm những chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp). + Chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phân bổ vượt trên mức bình thường không được tính vào TK 154 mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. - Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154. - Không hạch toán vào TK 154 những chi phí sau: + Chi phí bán hàng. + Chi phí sản xuất doanh nghiệp. + Chi phí tài chính. + Chi phí khác. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. + Chi sự nghiệp, chi dự án. + Chi đầu tư xây dựng cơ bản. + Các khoản chi được chi bằng nguồn khác SVTH: Nguyễn Minh Thư 13 MSSV: 1054030554
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 154 CPSXDD đầu kỳ 621 111/152 Tập hợp chi phí Các khoản làm giảm NVL trực tiếp giá thành 155 622 Nhập kho Tập hợp chi phí thành phẩm nhân công trực tiếp 157 Gửi bán 627 Tập hợp chi phí 632 SXC Bán không qua kho Tổng chi phí phát sinh tăng Tổng chi phí phát sinh giảm CPSXDD cuối kỳ Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.5.3. Các khoản giảm giá thành. Các khoản giảm giá thành là các khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản xuất thực tế nhưng không được tính vào giá thành sản phẩm hoặc những chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như chi phí thiệt hại trong sản xuất, phế liệu thu hồi từ vật tư sử dụng 1.3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 1.3.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng. 1.3.1.1. Khái niệm. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng hay cách thức lắp ráp. Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia thành 2 loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. SVTH: Nguyễn Minh Thư 14 MSSV: 1054030554
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế. Loại này được phân loại chi tiết hơn thành: + Sản phẩm hỏng trong định mức: là những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. + Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm vượt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Các khoản thiệt hại không được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với những nguyên nhân gây ra. 1.3.1.2. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.  Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa đƣợc: 111/152/334/338 621/622/627 154 (SP hỏng) 154 CP sửa chữa K/c CP sửa chữa CP sửa chữa được sản phẩm hỏng sản phẩm hỏng tính vào giá thành 1381/811 bắt bồi thường/ tính vào CP khác Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng.  Sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc ngoài định mức: 154 (SP đang chế tạo) 154 (SP hỏng) 152 Phát hiện SP hỏng Thu hồi phế liệu khi đang sản xuất 155/157/632 1381/811 Phát hiện SP hỏng bắt bồi thường/ trong kho/gửi bán/bị trả lại tính vào CP khác (= giá trị SP hỏng - phế liệu thu hồi) Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc ngoài định mức. SVTH: Nguyễn Minh Thư 15 MSSV: 1054030554
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 1.3.2. Thiệt hại ngừng sản xuất. 1.3.2.1. Khái niệm. Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc gián đoạn sản xuất ở từng phân xưởng, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp về những nguyên nhân chủ quan hay khách quan đem lại. Trong thời gian đó doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí để duy trì hoạt động: lương, khấu hao, chi phí bảo dưỡng Thiệt hại ngừng sản xuất được chia thành 2 loại: - Ngừng sản xuất có kế hoạch như do thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa lớn TSCĐ mà doanh nghiệp có thể dự kiến được. - Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: do thiên tai, hỏa hoạn, mất điện đột xuất 1.3.2.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất.  Ngừng sản xuất có kế hoạch. 111/152/334/338 335 622/627 CP thực tế Định kỳ hàng tháng phát sinh trích trước chi phí Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch. Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 111/152/331/334 622/627 154 (ngừng SX) 1381/811 Tập hợp CP K/c chi phí Bắt bồi thường/ ngừng sản xuất ngừng sản xuất tính vào CP khác Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 1.4.1. Đối tƣợng và kỳ tính giá thành. 1.4.1.1. Đối tƣợng tính giá thành. - Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất và thực hiện cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Để xác định đối tượng tính giá thành, cần dựa vào: + Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm. + Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm sử dụng thành phẩm, bán thành phẩm. + Các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. SVTH: Nguyễn Minh Thư 16 MSSV: 1054030554
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương + Khả năng và trình độ hạch toán. 1.4.1.2. Kỳ tính giá thành. - Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định. - Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định đúng đắn về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành, nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo nhu cầu sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp (cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình ). 1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. 1.4.2.1. Khái niệm. - Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới hoàn thành). - Toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Vì thế, để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. 1.4.2.2. Các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang.  Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ vào giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: = * Klg SP dở dang. SVTH: Nguyễn Minh Thư 17 MSSV: 1054030554
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên, độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí khác nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ.  Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ của chúng. Trước hết cần xác định khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. + Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất như chi phí NVL trực tiếp thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = * Klg SP dở dang. + Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = *Klg SPDD hthành tđg Trong đó: Khối lượng SPDD cuối kỳ hoàn thành tương đương = Khối lượng SPDD cuối kỳ * tỷ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ. Phương pháp này tính toán chính xác và khoa học hơn nhưng khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ khá phức tạp và mang tính chủ quan.Vì thế, phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ lớn.  Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản SVTH: Nguyễn Minh Thư 18 MSSV: 1054030554
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ = CP định mức * Số lượng SPDD cuối kỳ * Tỉ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ. 1.4.3. Các phƣơng pháp tính giá thành. 1.4.3.1. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn. Phƣơng pháp trực tiếp. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí – CPSXDD cuối kỳ. Giá thành đơn vị SP = Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng độ chính xác không cao. Vì thế, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, ta vừa sản xuất được sản phẩm chính vừa sản xuất được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính, ta phải loại trừ toàn bộ chi phí tính cho sản phẩm phụ. Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình sản xuất nhân với từng khoản mục tương ứng. Sau khi tính được CPSX sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính theo công thức: Tổng giá thành SP = Chi phí SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm phụ - Chi phí SPDD cuối kỳ. SVTH: Nguyễn Minh Thư 19 MSSV: 1054030554
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Phƣơng pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong một quy trình sản xuất, cùng áp dụng một loại NVL nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và CPSX không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cả quá trình sản xuất. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Xác định giá thành theo phương pháp hệ số gồm 4 bước: - Số lượng SP tiêu chuẩn = Số SP của từng loại * Hệ số quy đổi của từng loại. - Tổng giá thành = CPSXDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ- CPSXDD cuối kỳ. - Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn = - Giá thành đơn vị của từng loại SP = Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn * Hệ số quy đổi của từng loại.  Phƣơng pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở phương pháp hệ số, nhưng giữa các hệ số không có một hệ số quy đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo các nhóm sản phẩm cùng loại. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tiến hành theo 4 bước: - Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX. - Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX. - Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CPSX. - Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại SP và từng đơn vị SP. 1.4.3.2. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp.  Phƣơng pháp phân bƣớc. Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu của giai đoạn sau. Sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là thành phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mà phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành: SVTH: Nguyễn Minh Thư 20 MSSV: 1054030554
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Phương án kết chuyển song song ( Không tính giá thành bán thành phẩm). Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CPSX phát sinh CPSX phát sinh CPSX phát sinh ở GĐ 1 ở GĐ 2 ở GĐ n CPSX ở GĐ 1 CPSX ở GĐ 2 CPSX ở GĐ n tính trong TP tính trong TP tính trong TP Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm Sơ đồ 1.9. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phƣơng án kết chuyển song song. Theo phương án này, CPSX ở từng giai đoạn tính trong thành phẩm được tính theo công thức: CPSX GĐi = Sau đó, tổng cộng các CPSX ở các giai đoạn trong thành phần ta sẽ có thành phẩm. - Phương án kết chuyển tuần tự (Tính giá thành của bán thành phẩm). Chi phí NVL Giá thành bán Giá thành bán trực tiếp TP GĐ 1 TP GĐ n-1 + + + Chi phí chế Chi phí chế Chi phí chế biến GĐ 1 biến GĐ 2 biến GĐ n = = = Giá thành bán Giá thành bán Giá thành bán TP GĐ 1 TP GĐ 2 TP GĐ n Sơ đồ 1.10. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phƣơng án kết chuyển tuần tự. SVTH: Nguyễn Minh Thư 21 MSSV: 1054030554
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Theo phương pháp này, giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng được áp dụng theo các phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỉ lệ  Phƣơng pháp đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp ). Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là SPDD cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng. Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các CPSX đã chi ra trong tháng ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và CPSXDD đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm. SVTH: Nguyễn Minh Thư 22 MSSV: 1054030554
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương CHƢƠNG 2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LÂM QUANG. 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành. - Tên công ty: Công ty TNHH Lâm Quang. - Tên viết tắt: LAMQUANG CO.LTD. - Trụ sở chính: 12/2I Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM. - Phân xưởng 2: 17/5K Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM. - Điện thoại: (08) 39967937. - Fax: (08) 35890384. - Email: accounting@jeansresource.com. - Mã số thuế: 0301981846, đăng kí tại chi cục thuế TPHCM. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn. - Công ty TNHH Lâm Quang được thành lập vào tháng 05/2000 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102000779 do Sở kế hoạch đầu tư TPHCM cấp ngày 17/04/2000. - Vốn điều lệ ban đầu là 500.000.000 đồng (do 2 thành viên góp vốn là ông Phạm Văn Thất và ông Lê Quang Trường). Sau 6 lần đăng ký thay đổi số vốn góp, đến nay vốn điều lệ của công ty đã lên đến 4.000.000.000 đồng. - Lĩnh vực hoạt động: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công giặt tẩy, in, nhuộm các sản phẩm may mặc như quần áo, nón, túi xách trên các chất liệu vải khác nhau như jean, kaki, thun, nhung và một số loại vải khác, công ty đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với công nghệ SVTH: Nguyễn Minh Thư 23 MSSV: 1054030554
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương hiện đại, đội ngũ kĩ sư, công nhân có tay nghề cao, nhà xưởng vệ sinh, an toàn, công ty có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về wash như garment wash, silicone wash, enzyme wash, stone wash, biowash, ball wash, water wash, dye, sandblast, handbrush 2.1.1.2. Chiến lƣợc và phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất và dịch vụ theo giấy phép đăng kí kinh doanh và mục đích thành lập doanh nghiệp. - Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin cho khách. Bên cạnh đó, công ty luôn tìm ra các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. - Mở rộng sản xuất, mở rộng việc nhận đơn đặt hàng hóa từ nước ngoài, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên. - Tạo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên đến làm việc tại công ty. Thường xuyên động viên khích lệ tinh thần, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Lâm Quang. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Lâm Quang. Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng tổ chức thống kinh tài vụ cơ Phòng Phân hành mẫu xưởng kê doanh kế toán điện chính Nguồn: Phòng kế toán tài vụ (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 24 MSSV: 1054030554
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. - Giám đốc là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật. - Phó giám đốc: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, thực hiện các chức năng quản lý mà giám đốc giao hay ủy quyền, tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý sản xuất và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng các quy chế và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ pháp lý, tổ chức quản lý nhân sự, quản lý định mức lao động, theo dõi thời gian lao động, tổ chức tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động của công ty. - Phòng thống kê: Theo dõi các mẫu hàng, loại hàng, số lượng hàng hóa để lập biểu kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, lập kế hoạch và trực tiếp mua bán nguyên vật liệu, vật tư phục vụ quá trình sản xuất, quản lý tình hình tiêu hao vật tư. - Phòng kinh doanh: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thực hiện soạn thảo và lưu trữ các hợp đồng kinh tế. - Phòng tài vụ kế toán: Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, lập các BCTC, báo cáo thuế phản ánh về tình hình hoạt động của công ty trong năm, giúp giám đốc trong việc quản lý tài vụ. - Phòng cơ điện: Phụ trách về việc vận hành, bảo quản, theo dõi về kỹ thuật, duy trì sự hoạt động của máy móc, thiết bị một cách liên tục. - Phòng mẫu: tạo ra các mẫu mã đa dạng cho khách hàng lựa chọn. 2.1.2.3. Nhận xét. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này, toàn bộ hệ thống quản lý được chia thành nhiều chức năng căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như các điều kiện của lao động quản lý; giám đốc nhận được sự giúp sức của các phòng chức năng trong việc nghiên cứu bàn bạc, tìm ra SVTH: Nguyễn Minh Thư 25 MSSV: 1054030554
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương giải pháp tối ưu cho các vấn đề, tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc. Ưu điểm của cơ cấu này là công ty có thể tận dụng được tài năng, trình độ, kinh nghiệm làm việc của các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng, đồng thời cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng trong công ty. Bên cạnh đó, khi thực hiện cơ cấu này, dễ phát sinh những ý kiến tham mưu, đề xuất khác nhau, không thống nhất giữa các phòng ban dẫn tới xung đột giữa các đơn vị tăng cao. Vì thế, giám đốc phải luôn điều hòa, phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng khôngăn khớp, cục bộ của các phòng ban. 2.1.3. Tình hình nhân sự tại Công ty TNHH Lâm Quang. Tổng số lao động của công ty Lâm Quang tháng 01/2014 là 185 người, cụ thể là: Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại công ty TNHH Lâm Quang (tháng 01/2014). Bảng cơ cấu lao động tại công ty (tháng 01/2014) Chức năng Số lượng 1. Quản trị, điều hành 29 Giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng tổ chức hành chính 4 Phòng thống kê 3 Phòng kinh doanh 5 Phòng tài vụ kế toán 6 Phòng mẫu 2 2. Sản xuất kinh doanh 151 Quản lý sản xuất 5 Công nhân 146 3. Khác 5 Bảo vệ 2 Tạp vụ 3 Tổng cộng 185 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 26 MSSV: 1054030554
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy rằng: Lao động ở bộ phận quản lý là 29 người, chiếm 15.68%, lao động ở bộ phận sản xuất là 151 người, chiếm 81.62% lực lượng lao động của toàn công ty. Bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ làm cho các quyết định quản trị được thực hiện nhanh chóng, hầu hết các nhân viên đều có trình độ đại học, cao đẳng về chuyên ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty. Bộ phận sản xuất chiếm tỷ lệ đáng kể, góp phần rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, để nâng cao chất lượng sản xuất, sau khi tuyển chọn, các công nhân đều được trải qua một khóa đào tạo chuyên môn trước khi bắt đầu làm việc tại công ty. Định kỳ hàng quý, một số công nhân giỏi sẽ được cử đi đào tạo tại các khóa học ngắn hạn để nâng cao tay nghề, cập nhật thêm kiến thức mới đểáp dụng vào công ty, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cho công ty. Thời gian làm việc của các nhân viên quản lý theo giờ hành chính, bắt đầu làm việc lúc 8h và kết thúc vào lúc 17h, buổi trưa được nghỉ ngơi 1 giờ (từ 12h đến 13h). Thời gian làm việc của công nhân được chia làm 2 ca: ca 1 từ 6h đến 14h, ca 2 từ 14h đến 22h, giữa ca được nghỉ ngơi 30 phút. Tùytheo tình hình sản xuất, nếu có đơn hàng nhiều, công ty sẽ thỏa thuận và báo trước với công nhân về việc làm thêm giờ, thời gian làm thêm không quá 4h/ngày và sẽ được hưởng thêm phụ cấp. Người lao động trong khi làm việc được trang bị các thiết bị vệ sinh, an toàn lao động theo quy định như khẩu trang, găng tay, mắt kính , bảo vệ người lao động trước những hóa chất trong quá trình sản xuất. Công ty luôn có chế độ trả lương cho những ngày làm thêm giờ hợp lý, đồng thời tính thêm các khoản phụ cấp về độc hại cho công nhân sản xuất để cộng với lương chính trả vào cuối tháng. Việc trả lương này không chỉ đơn thuần là khoản tiền bù đắp sức lao động của công nhân mà có ý nghĩa động viên lớn, khuyến khích tinh thần tự giác, tinh thần sáng tạo của mỗi người lao động. SVTH: Nguyễn Minh Thư 27 MSSV: 1054030554
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 2.1.4. Tình hình kinh doanh tại Công ty TNHH Lâm Quang. Bảng 2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Lâm Quang. ĐVT: 1,000 đồng So sánh 2012/2011 2013/2012 STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) 1 Doanh thu thuần 15,541,033 16,805,247 18,228,103 1,264,213 8.13 1,422,857 8.47 2 Giá vốn 9,013,799 9,915,096 10,936,862 901,296 10.00 1,021,766 10.31 3 Lợi nhuận gộp 6,527,234 6,890,151 7,291,241 362,917 5.56 401,090 5.82 4 Doanh thu HĐTC 233,116 302,494 346,334 69,379 29.76 43,840 14.49 5 Chi phí bán hàng 1,709,514 2,016,630 2,278,513 307,116 17.97 261,883 12.99 6 Chi phí QLDN 1,087,872 1,176,367 1,275,967 88,495 8.13 99,600 8.47 7 Lợi nhuận thuần 3,962,964 3,999,649 4,083,095 36,685 0.93 83,446 2.09 9 Thuế TNDN 990,741 999,912 1,020,774 9,171 0.93 20,862 2.09 10 Lợi nhuận sau thuế 2,972,223 2,999,737 3,062,321 27,514 0.93 62,585 2.09 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). Qua bảng 2.2, ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty là khá khả quan, có chiều hướng đi lên rõ ràng. Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 8.13% tương ứng với số tiền tăng 1,264,213,000 đồng, tổng chi phí sản xuất tăng 1,296,907,000 đồng, bên cạnh đó doanh thu từ HĐTC cũng tăng 69,379,000 đồng làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 0.93% tương ứng với 27,514,000 đồng. Tình hình kinh doanh năm 2013 khá tốt, doanh thu tăng lên so với năm 2012 là 8.47% tương ứng tăng 1,422,857,000 đồng, tổng chi phí sản xuất tăng 1,383,249,000 đồng và doanh thu HĐTC tăng 43,840,000 đồng dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 2.09% tương ứng với số tiền là 62,585,000 đồng. Như vậy, mức tăng doanh thu năm 2013 tăng cao hơn so với mức tăng doanh thu năm 2012, bên cạnh đó tổng chi phí tăng chậm hơn so với doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty đã có những biện pháp quản lý chi phí, chi phí bán hàng giảm góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng. SVTH: Nguyễn Minh Thư 28 MSSV: 1054030554
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty. 2.1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Lâm Quang. Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Lâm Quang. Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền lương thanh toán CPSX và tính tiền( kiêm HTK, và BHXH giá thành thủ quỹ) TSCĐ Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). 2.1.5.1.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán. - Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người trực tiếp phụ trách phòng tài vụ kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty, tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Theo dõi và kiểm tra việc ghi chép chứng từ, sổ sách, điều chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ xây dựng đơn giá tiền lương; lập bảng chấm công, bảng lương; tính lương, các khoản thu nhập khác và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận liên quan cung cấp thông tin để tính lương, thưởng và quản lý quỹ BHXH - Kế toán thanh toán: Theo dõi, lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp, lập báo cáo chi tiết, tổng hợp nợ phải thu, phải trả, đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, đôn đốc thu hồi công nợ phải thu, phải trả kịp thời. Lưu trữ và bảo quản các chứng từ liên quan. SVTH: Nguyễn Minh Thư 29 MSSV: 1054030554
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Theo dõi chi phí phát sinh, lập bảng tính giá thành dựa vào định mức nguyên vật liệu và các chứng từ liên quan. - Kế toán tiền (kiêm thủ quỹ): Bảo quản tiền mặt, chứng từ, kiểm tra chi tiết các số phát sinh liên quan đến tài khoản ngân hàng. Lập phiếu thu, phiếu chi, kiểm tra số tiền và nội dung trên phiếu thu, phiếu chi với chứng từ gốc. Hằng ngày, kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ sách để tránh tình trạng thất thoát. - Kế toán HTK, TSCĐ: Lập phiếu xuất kho, theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, báo cáo chi tiết, tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư, lưu trữ bảo quản các chứng từ liên quan đến kho vật tư. Theo dõi, tính toán, phân bổ tình hình khấu hao tài sản cố định hàng tháng vào các chi phí liên quan. 2.1.5.1.3. Nhận xét. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán. Mỗi kế toán được phân công công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện phát huy năng lực và nâng cao trách nhiệm công việc được giao nhằm góp phần tích cực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế tại công ty. Tuy nhiên, một kế toán viên có thể đảm nhận nhiều chức năng như kế toán NVL, CCDC kiêm luôn công việc kế toán TSCĐ, kế toán tiền kiêm luôn công việc thủ quỹ Điều đó sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán, khối lượng công việc nhiều nên việc kiểm tra và theo dõi sẽ vất vả hơn. 2.1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 2.1.5.2.1. Hệ thống thông tin kế toán tại công ty Lâm Quang. Hiện nay, công ty Lâm Quang vẫn sử dụng hệ thống kế toán thủ công với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Hầu hết các chứng từ gốc đều là các chứng từ bằng giấy, công ty chỉ sử dụng Excel để hỗ trợ trong quá trình xử lý dữ liệu, trích lọc, tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế Hằng ngày, kế toán dựa vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã được kiểm tra để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên Excel. Theo quy trình của Excel, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Cuối tháng, kế toán thực SVTH: Nguyễn Minh Thư 30 MSSV: 1054030554
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương hiện các thao tác khóa sổ và lập các báo cáo tài chính. 2.1.5.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. - Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ: công ty sử dụng đồng VND để thực hiện ghi sổ và lập BCTC. - Phương pháp kế toán HTK: công ty hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết HTK theo phương pháp ghi thẻ song song. HTK được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, tính giá HTK xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng theo nguyên tắc khấu hao đường thẳng (theo thông tư số 203/2009 TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính). - Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.2. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lâm Quang. 2.2.1. Một số đặc điểm về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.2.1.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp tính giá thành. Tại công ty Lâm Quang, việc gia công wash các sản phẩm được thực hiện theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, khách hàng sẽ dựa vào đặc điểm, tính chất và chủng loại của từng sản phẩm để yêu cầu phương pháp wash phù hợp. Các sản phẩm mà công ty nhận wash rất đa dạng, sử dụng nhiều phương pháp wash khác nhau, mỗi phương pháp lại dùng những NVL riêng biệt. Vì thế, để dễ dàng hạch toán, công ty chọn phương pháp tính giá thành theo từng đơn đặt hàng của khách hàng. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành là sau khi hoàn thành mỗi đơn đặt hàng. Các chi phí sản xuất của công ty được tập hợp vào cuối mỗi tháng và phân bổ cho từng đơn đặt hàng SVTH: Nguyễn Minh Thư 31 MSSV: 1054030554
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương đã hoàn thành trong tháng. Những đơn đặt hàng nào đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng. Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán thẳng cho đơn hàng đó như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí có liên quan đến nhiều đơn hàng cùng một lúc như chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì phải phân bổ cho từng đơn hàng theo doanh thu tạm tính. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành khi đến kỳ lập báo cáo thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản phẩm dở dang. 2.2.1.2. Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Sau khi đơn hàng được hoàn thành, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa vào bảng định mức NVL. - Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp. Đến cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí gián tiếp như chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Sau đó phân bổ toàn bộ chi phí cho các sản phẩm được hoàn thành trong tháng theo tiêu thức doanh thu tạm tính của từng đơn đặt hàng. - Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Bước 4: Tính giá thành sản phẩm. 2.2.2. Công tác tập hợp chi phí tại công ty TNHH Lâm Quang. 2.2.2.1. Chi phí NVL trực tiếp.  Giới thiệu các loại chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm NVL chính, NVL phụ và nhiên liệu. - Công ty Lâm Quang chủ yếu gia công wash quần áo nên NVL chính là các loại hóa chất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các hợp đồng wash có quy trình wash khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ bản thì các loại wash đều sử dụng một số hóa chất như hồ mềm, bột giặt, đá wash, nước cầm màu, chất trợ wash Bên cạnh những hóa chất cơ bản thì tùy từng hợp đồng sẽ sử dụng thêm các loại hóa chất sau: hồ cứng, silicone, softener, soda, acid giấm, denykem, thuốc nhuộm, nước tẩy, denimax các loại SVTH: Nguyễn Minh Thư 32 MSSV: 1054030554
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - NVL phụ sử dụng tại công ty chủ yếu là cát, dùng trong một số ĐĐH đặc biệt. - Nhiên liệu được dùng chủ yếu là để vận hành các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc giặt tẩy và sấy khô các loại quần áo. Nhiên liệu được sử dụng tại công ty bao gồm dầu FO, CAC2, than cục  Tài khoản sử dụng. - Để theo dõi tình hình nhập - xuất NVL, kế toán sử dụng: TK 152: Nguyên vật liệu. + TK 1521: Nguyên vật liệu chính. + TK 1522: Nguyên vật liệu phụ. + TK 1523: Nhiên liệu. - Để phản ánh chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Để phản ánh hàng hóa công ty nhận gia công, kế toán sử dụng: TK 002: Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, gia công.  Chứng từ và sổ kế toán sử dụng. - Chứng từ sử dụng: + Hóa đơn mua NVL. + Phiếu xuất kho NVL. + Phiếu yêu cầu xuất NVL. + Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL. + Thẻ kho. - Sổ kế toán: + Sổ chi tiết NVL. + Sổ cái TK 621. + Chứng từ ghi sổ. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. SVTH: Nguyễn Minh Thư 33 MSSV: 1054030554
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Kế toán chi phí NVL trực tiếp.  Chi phí NVL chính. Sau khi ký kết hợp đồng gia công, nhân viên kỹ thuật bắt đầu lập quy trình wash. Quy trình wash là một trình tự sản xuất, bao gồm toàn bộ các công đoạn thực hiện cho việc wash một sản phẩm. Tùytheo từng kiểu wash mà có các quy trình khác nhau. Dựa theo quy trình wash này, kế toán CPSX tiến hành lập Bảng định mức NVL để xác định số NVL cần thiết để thực hiện hợp đồng. Bảng 2.3.Bảng định mức nguyên vật liệu. Hợp đồng số 03/2014 LQ-SGMM Loại wash: Bio enzyme Số lượng: 11782 sản phẩm. STT NVL ĐVT Định mức Sử dụng thực tế Đơn giá Thành tiền 1 Hồ mềm Adogen 442 kg 0.005 58.91 15,000 883,650 2 Muối Sodiumsulfate kg 0.2 2356.40 2,727 6,426,545 3 Soda kg 0.15 1767.30 3,636 6,426,545 4 Oxalic kg 0.05 589.10 7,273 4,284,364 5 Bicar kg 0.04 471.28 2,273 1,071,091 6 H2O2 kg 0.025 294.55 10,000 2,945,500 7 Catalyst WF (xúc tác) kg 0.0075 88.37 15,455 1,365,641 8 Asupret GM (nhựa) kg 0.005 58.91 27,273 1,606,636 9 Novasoft P25 kg 0.005 58.91 31,818 1,874,409 10 Cầm màu nước - Vitex kg 0.0075 88.37 27,273 2,409,955 11 Acetic - Dấm kg 0.01 117.82 18,182 2,142,182 Fir 12 Cawash AC 120 kg 0.015 176.73 15,455 2,731,282 13 Denimax LTC kg 0.01 117.82 81,818 9,639,818 14 ACL CE 200L kg 0.015 176.73 29,091 5,141,236 15 Megaperse Black SFK kg 0.01 117.82 20,909 2,463,509 16 Đá wash bao 0.02 235.64 68,182 16,066,364 Cộng 6774.66 376,364 67,478,727 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán(2014). Căn cứ vào Bảng định mức NVL và kế hoạch thực hiện trong ngày, tổ trưởng tổ wash sẽ lập Phiếu yêu cầu xuất NVL rồi chuyển phiếu yêu cầucho kế toán HTK. Dựa vào phiếu yêu cầu xuất NVL, kế toán tiến hành viết phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã được định mức rồi chuyển xuống kho. Dựa vào phiếu xuất kho, thủ kho có trách nhiệm giao đầy đủ NVL cho bộ phận wash và sử dụng phiếu xuất kho để làm căn cứ ghi thẻ kho. SVTH: Nguyễn Minh Thư 34 MSSV: 1054030554
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.1. Giấy yêu cầu xuất NVL. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV Giấy đề nghị xuất NVL Số 72/01 Họ và tên người đề nghị: Nguyễn Đắc Lộc Bộ phận: Phân xưởng sản xuất Đề nghị các loại vật tư, công cụ sau: Số STT Tên vật tư, công cụ ĐVT lượng 1 Hồ mêm Adogen 442 kg 5 2 Muối Sodiumsulfate kg 200 3 Đá wash kg 20 4 Acetic - Dấm kg 10 5 Cầm màu nước - Vitex Fir kg 7.5 Tổng cộng 242.5 Ngày 12 tháng 01 năm 2014 Người đề nghị Kế toán Ngu ồn: Phòng Tài vụ kế toán (2014). Biểu mẫu 2.2. Phiếu xuất kho. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV Phiếu xuất kho Ngày 12 tháng 01 năm 2014 Số: 72/01 Họ và tên người nhận hàng: Tổ 2 Lý do xuất kho: Xuất NVL sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô): PX2 Tên nhãn hiệu, quy cách, Số lượng STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, ĐVT Yêu Thực sản phẩm, hàng hóa cầu xuất 1 Hồ mêm Adogen 442 kg 5 2 Muối Sodiumsulfate kg 200 3 Đá wash kg 20 4 Acetic - Dấm kg 10 5 Cầm màu nước - Vitex Fir kg 7.5 Tổng cộng 242.5 Ngày 12 tháng 01 năm 2014 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 35 MSSV: 1054030554
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Để có thể theo dõi đầy đủ lượng NVL trong kho, hằng ngày thủ kho phải nhập toàn bộ số lượng nhập - xuất NVL trong ngày vào Bảng chi tiết nhập - xuất - tồn NVL. Điều này giúp thủ kho có thể thường xuyên kiểm tra được số lượng NVL để có thể kịp thời đề nghị mua thêm khi NVL sắp hết hoặc hạn chế được việc mất mát NVL, nhanh chóng có biện pháp xử lý khi cần thiết. Biểu mẫu 2.3. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN SHT K: 152 Tên Nguyên vật liệu TK:Từ 1/1/2014 đến 31/01/2014 ĐVT: đồng STT Tên vật liệu ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 1 Acetic dấm kg 842 15,098,591 500 9,301,409 612 11,127,273 730 13,272,727 2 ACL CE 200L kg 517 14,538,510 400 12,137,854 409 11,898,182 508 14,778,182 3 Asudel Black SL kg 97 15,727,227 50 8,327,318 57 9,327,273 90 14,727,273 4 Asugal MS kg 280 8,951,956 250 8,393,498 308 10,080,000 222 7,265,455 5 Asupret GM kg 492 13,336,018 400 10,991,255 412 11,236,364 480 13,090,909 6 (nhựa)Asutol AD kg 385 10,783,395 350 9,930,241 371 10,455,455 364 10,258,182 7 Base Mordiente kg 107 14,409,009 100 13,818,264 92 12,545,455 115 15,681,818 8 BELBase Mordiente kg 92 12,733,636 50 7,275,455 106 14,936,364 36 5,072,727 9 MBicar New kg 1,673 3,636,646 1,500 3,574,718 1,502 3,413,636 1,671 3,797,727 10 Catalyst WF kg 771 11,894,638 700 10,838,999 802 12,394,545 669 10,339,091 11 Cawash 125 kg 758 11,686,499 600 9,300,773 792 12,240,000 566 8,747,273 12 Cầm màu nước - kg 476 12,974,678 400 10,916,231 415 11,318,182 461 12,572,727 13 VitexCellesh Fir 400 kg 659 11,966,002 500 9,106,725 624 11,345,455 535 9,727,273 14 Cepreton Uhp kg 157 9,088,873 140 8,461,127 129 7,622,727 168 9,927,273 15 Chất giặt SNJ - kg 789 16,402,593 800 16,821,953 805 16,831,818 784 16,392,727 16 NADenilite II S kg 93 15,247,773 55 9,239,500 70 11,581,818 78 12,905,455 17 Denimax LTC kg 128 10,449,431 120 9,841,478 135 11,045,455 113 9,245,455 18 Denydet CL 9 kg 384 14,963,677 240 9,429,050 317 12,391,818 307 12,000,909 19 Denykem 48p kg 217 13,727,065 180 11,536,571 229 14,572,727 168 10,690,909 20 Detergent kg 935 16,124,755 1,100 19,025,245 1,027 17,739,091 1,008 17,410,909 21 PowderDereefast no Black kg 155 21,061,682 135 19,011,045 140 19,345,455 150 20,727,273 22 Direct Brown BN kg 1,037 5,645,994 1,000 5,464,915 953 5,198,182 1,084 5,912,727 opticalVSF 23 Direct kg 1,012 11,858,800 950 11,328,473 891 10,530,000 1,071 12,657,273 24 ChrysophenylDirtystone kg 560 21,728,000 490 20,272,000 582 23,280,000 468 18,720,000 BE4NE Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 36 MSSV: 1054030554
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Định kỳ, kế toán HTK nhận các chứng từ nhập kho, xuất kho từ thủ kho gửi lên, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ liên quan. Căn cứ vào số liệu trên phiếu xuất kho, kế toán HTK sẽ nhập vào Sổ chi tiết NVL nhằm theo dõi số NVL đã xuất ra và nhập vào. Sau đó kế toán sẽ nhập số liệu vào các sổ liên quan.  Chi phí NVL phụ. Tùy theo từng hợp đồng kinh tế, chỉ có những kiểu wash đặc biệt thì mới cần đến nguyên liệu cát. Phun cát lên các phần bề mặt của quần Jeans trong điều kiện áp suất cao giúp quần Jeans nhìn có vẻ ăn mòn, bạc màu, phong cách bụi, tạo nên một cái nhìn khác hẳn so với lúc ban đầu. Cũng giống như NVL chính, toàn bộ chi phí cát được tính vào chi phí NVL trực tiếp cho hợp đồng đó. * Hạch toán chi phí NVL phụ: Trong một hợp đồng được ký giữa Công ty TNHH Lâm Quang và Công ty TNHH Happy Eagle, công ty sử dụng phương pháp sandblast để thực hiện wash quần Jeans. Theo phương pháp này, công ty sử dụng cát để làm các hiệu ứng đặc biệt trên quần Jeans. Sau khi tổng hợp các phiếu xuất kho, thủ kho lập Bảng kê NVL cát để dễ dàng theo dõi, tiện cho việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Bảng 2.4. Bảng kê nguyên vật liệu cát. ĐVT: đồng. Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền Cát m3 92,000 38 3,496,000 Tổng cộng 38 3,496,000 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). Như vậy, kế toán hạch toán chi phí NVL phụ như sau: Nợ TK 621 3,496,000 Có TK 1522 3,496,000  Chi phí nhiên liệu. Do liên quan đến nhiều sản phẩm của nhiều hợp đồng khác nhau mà không có định mức sử dụng riêng nên không thể hạch toán trực tiếp vào chi phí của một đơn hàng được. Vì vậy, chi phí nhiên liệu được phân bổ đều theo doanh thu tạm tính của từng đơn hàng. Dựa vào các phiếu xuất kho NVL, hằng ngày thủ kho tập hợp số lượng xuất vào Bảng kê lượng nhiên liệu xuất dùng để dễ dàng theo dõi và tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. SVTH: Nguyễn Minh Thư 37 MSSV: 1054030554
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Bảng 2.5. Bảng kê lƣợng nhiên liệu xuất dùng trong tháng 01/2014. ĐVT: đồng. Nhiên liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Dầu FO kg 11,000 18,880 207,680,000 Than cục kg 40,000(kg) 3,636(đồng) 154,(đồng)440,000 Tổng cộng 51,000 22,516 362,120,000 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí nhiên liệu đã xuất dùng trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhiên liệu cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ là doanh thu tạm tính của từng đơn đặt hàng. Phân bổ CP NL * Doanh thu tạm tính của mỗi HĐ Biểu mẫu 2.4. Bảng phân bổ chi phí nhiên liệu. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU Tháng 01/2014 ĐVT: đồng STT Đối tượng cần phân bổ Giá trị phân bổ 1 Xuất NVL cho hợp đồng 01/2014 LQ-HE 28,969,600 2 Xuất NVL cho hợp đồng 02/2014 LQ-AĐ 10,863,600 3 Xuất NVL cho hợp đồng 03/2014 LQ-SGMM 26,672,577 4 Xuất NVL cho hợp đồng 04/2014 LQ-AB 12,674,200 5 Xuất NVL cho hợp đồng 05/2014 LQ-TP 21,727,200 18 Xuất NVL cho hợp đồng 18/2014 LQ-ATP 7,242,400 19 Xuất NVL cho hợp đồng 19/2014 LQ-PP 9,053,000 20 Xuất NVL cho hợp đồng 20/2014 LQ-HE 39,833,200 21 Xuất NVL cho hợp đồng 21/2014 LQ-NB 23,537,800 22 Xuất NVL cho hợp đồng 22/2014 LQ-NT 25,348,400 Tổng cộng 362,120,000 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 38 MSSV: 1054030554
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Tháng 01/2014, công ty Lâm Quang và công ty Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu đã ký kết hợp đồng kinh tế số 03/2014 LQ-SGMM. Trong hợp đồng này, công ty nhận wash 11,782 mặt hàng áo sơ mi mã #23D1040, #23D1046, #23D1245 và #23D1250. Loại wash của hợp đồng này là bio enzyme. Giá bán tạm tính được thỏa thuận giữa 2 công ty là 14,500đ/chiếc.Như vậy, doanh thu tạm tính của đơn hàng này là 14,500 * 11,782 = 170,839,000đ. Sau khi hoàn thành đơn hàng, kế toán CPSX tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí để tính giá thành sản phẩm. Dựa vào bảng chi tiết nhập - xuất - tồn NVL, số NVL đã xuất kho phục vụ cho hợp đồng như sau: * Giá trị NVL xuất trong kỳ: 94,151,304. Trong đó: - NVL chính tập hợp trực tiếp: 67,478,727 + Hồ mềm Adogen 442 883,650 + Muối Sodiumsulfate 6,426,545 + Soda 6,426,545 + Oxalic 4,284,364 + Bicar 1,071,091 + H2O2 2,945,500 + Catalyst WF (xúc tác) 1,365,641 + Asupret GM (nhựa) 1,606,636 + Novasoft P25 1,874,409 + Cầm màu nước - Vitex Fir 2,409,955 + Acetic - Dấm 2,142,182 + Cawash AC 120 2,731,282 + Denimax LTC 9,639,818 + ACL CE 200L 5,141,236 + Megaperse Black SFK 2,463,509 + Đá wash 16,066,364 - Kiểu wash này không sử dụng NVL phụ. - Nhiên liệu được phân bổ cho hợp đồng: + Trong tháng 01/2014, công ty có tổng cộng 22 hợp đồng, tổng doanh thu tạm tính là 2,319,394,112 đồng (Nguồn: Phòng tài vụ kế toán). SVTH: Nguyễn Minh Thư 39 MSSV: 1054030554
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương + Tổng số nhiên liệu xuất dùng trong tháng 01/2014 là 362,120,000 đồng. + Như vậy, chi phí nhiên liệu được phân bổ cho hợp đồng trên là: Phân bổ CP nhiên liệu * Doanh thu tạm tính HĐ03 = * 170,839,000 = 26,672,577 đồng Biểu mẫu 2.5. Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản : 621 Tên tài khoản : Chi phí NVL trực tiếp Hợp đồng kinh tế số 03/2014 LQ-SGMM (tháng 01/2014) ĐVT: đồng Số hiệu Ngày Chứng từ Số phát sinh Số dƣ tài tháng Diễn giải Số Ngày khoản ghi sổ Nợ Có Nợ Có hiệu tháng đối ứng Số dƣ đầu kỳ - - 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Hồ mêm Adogen 442 1521 883,650 883,650 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Muối Sodiumsulfate 1521 6,426,545 6,426,545 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Soda 1521 6,426,545 6,426,545 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Oxalic 1521 4,284,364 4,284,364 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Bicar 1521 1,071,091 1,071,091 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL H2O2 1521 2,945,500 2,945,500 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Catalyst WF (xúc tác) 1521 1,365,641 1,365,641 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Asupret GM (nhựa) 1521 1,606,636 1,606,636 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Novasoft P25 1521 1,874,409 1,874,409 Xuất NVL Cầm màu nước - Vitex 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Fir 1521 2,409,955 2,409,955 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Acetic - Dấm 1521 2,142,182 2,142,182 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Cawash AC 120 1521 2,731,282 2,731,282 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Denimax LTC 1521 9,639,818 9,639,818 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL ACL CE 200L 1521 5,141,236 5,141,236 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Megaperse Black SFK 1521 2,463,509 2,463,509 31/01/14 BTH03/01 31/01/14 Xuất NVL Đá wash 1521 16,066,364 16,066,364 31/01/14 BPB01/01 31/01/14 Phân bổ nhiên liệu cho hợp đồng 1523 26,672,577 26,672,577 31/01/14 31/01/14 Kết chuyển chi phí NVL 154 94,151,304 94,151,304 Cộng phát sinh 94,151,304 94,151,304 94,151,304 94,151,304 Số dƣ cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 01 năm 2014 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Mỹ Phượng Nguyễn Thị Bé Phạm Văn Thất Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 40 MSSV: 1054030554
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương * Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 94,151,304 Có TK 621 94,151,304 2.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp.  Hình thức trả lƣơng. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất, cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty TNHH Lâm Quang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân gián tiếp. Việc thanh toán lương cho công nhân viên thường được chia thành 2 kỳ, kỳ 1 là tạm ứng lương và kỳ 2 là nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ các khoản trích theo lương. Tiền lương NLĐ thực lãnh = Lương chính + Lương tăng ca (nếu có) + Các khoản phụ cấp – Các khoản tríchtheo lương. Trong đó: - Lương chính = Đơn giá cơ bản * Số giờ làm việc thực tế. - Lương tăng ca (gồm có: lương tăng ca ban ngày, lương tăng ca ban đêm, lương tăng ca ngày chủ nhật và lương tăng ca các ngày lễ, tết). Hệ số tăng ca như sau: + Tăng ca ban ngày = Lương cơ bản * 1.5. + Tăng ca ban đêm = Lương cơ bản * 1.95. + Lương ngày chủ nhật = Lương cơ bản * 2. + Tăng ca ngày chủ nhật = Lương cơ bản * 2*1.5. + Tăng ca đêm chủ nhật = Lương cơ bản * 2*1.5*1.3. + Lương ngày lễ, tết = Lương cơ bản * 3. - Các khoản phụ cấp: + Phụ cấp trách nhiệm: 30% lương cơ bản cho tài xế giao nhận; nhân viên kỹ thuật, cơ điện; tổ trưởng, tổ phó ở các bộ phận. SVTH: Nguyễn Minh Thư 41 MSSV: 1054030554
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương + Phụ cấp tiền ăn trưa: 15,000 đồng/người/ngày. + Phụ cấp độc hại: 30% lương cơ bản cho các công nhân tổ wash. - Các khoản trích theo lương: + Trích BHXH vào chi phí SXKD = 18% lương chính. + Trích BHYT vào chi phí SXKD = 3% lương chính. + Trích BHTN vào chi phí SXKD = 1% lương chính. + Trích KPCĐ vào chi phí SXKD = 2% lương chính.  Tài khoản sử dụng. - Để theo dõi tình hình trả lương cho người lao động, kế toán sử dụng: TK 334: Phải trả người lao động. + TK 3341: Tiền lương công nhân viên. + TK 3342: Tiền cơm công nhân viên. + TK 3343: Các khoản phụ cấp. - Để phản ánh các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng: TK 338: Phải trả, phải nộp khác. + TK 3382: Kinh phí công đoàn. + TK 3383: Bảo hiểm xã hội. + TK 3384: Bảo hiểm y tế. + TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp. - Để trích trước lương nghỉ phép của công nhân, kế toán sử dụng: TK 335: Chi phí trả trước. - Để tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có), kế toán sử dụng: TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. + TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân. - Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. SVTH: Nguyễn Minh Thư 42 MSSV: 1054030554
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Chứng từ và sổ kế toán sử dụng. - Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công. + Bảng chấm công làm thêm giờ. + Bảng phân bổ tiền lương. + Bảng thanh toán tiền lương. + Bảng tính các khoản trích theo lương. - Sổ kế toán: + Sổ chi tiết tiền lương. + Sổ cái TK 622. + Chứng từ ghi sổ. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Hàng ngày, các công nhân khi vào làm việc sẽ đến chấm công tại phòng bảo vệ. Định kỳ (giữa tháng hoặc cuối tháng), tổ trưởng của các tổ trong phân xưởng sẽ nộp Bảng chấm công và Bảng chấm công làm thêm giờ cho kế toán tiền lương. Căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ và đơn giá tiền lương, kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương phải trả và trích các khoản tríchtheo lương theo đúng tỉ lệ quy định. Đến cuối tháng, kế toán CPSX dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng. SVTH: Nguyễn Minh Thư 43 MSSV: 1054030554
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.6. Bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 01 năm 2014 ĐVT: đồng TK 334 - Ph ả i tr ả ng ười lao động TK338 - Ph ải trả, phải nộp khác S Ghi có TK Cộng Có TK 335 - Các Tổng T Cộng Có Kinh phí TK 338 Chi phí Lương khoản BHXH BHYT BHTN cộng Đối tượng sử TK 334 CĐ (3382, phải trả khác T dụng (ghi Nợ 3383,3384) các TK) A B 1 2 3 4 5 6 7 7 8 9 TK 622 - CP nhân công 1 trực tiếp 377,805,520 31,544,000 409,349,520 7,556,110 68,004,994 11,334,166 3,778,055 90,673,325 9,015,000 509,037,845 TK 627 - CP sản xuất 2 chung 25,000,000 2,700,000 27,700,000 500,000 4,500,000 750,000 250,000 6,000,000 - 33,700,000 TK 641 - CP 3 bán hàng 27,556,346 2,898,000 30,454,346 551,127 4,960,142 826,690 275,563 6,613,523 861,000 37,928,869 TK 642 - CP quản lý kinh 4 doanh 98,565,960 11,668,000 110,233,960 1,971,319 17,741,873 2,956,979 985,660 23,655,830 4,089,000 137,978,790 TK 334 - Phải trả người lao 6 động 42,314,226 7,933,917 5,289,278 55,537,422 55,537,422 Cộng 774,182,926 Ngày 31 tháng 01 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 44 MSSV: 1054030554
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.7: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tháng 01/2014 TK 334: Phải trả người lao động TK 338: TK 335 STT Đối tượng cần phân bổ Phải Tổng cộng Lương trả,phải CP phải chính Phụ cấp Tiền cơm nộp khác trả 1 Xuất NVL cho hợp đồng 01/2014 LQ-HE 30,224,442 377,920 2,145,600 7,253,866 721,200 40,723,028 2 Xuất NVL cho hợp đồng 02/2014 LQ-AĐ 11,334,166 141,720 804,600 2,720,200 270,450 15,271,135 3 Xuất NVL cho hợp đồng 03/2014 LQ-SGMM 27,827,921 347,954 1,975,474 6,678,701 664,015 37,494,066 4 Xuất NVL cho hợp đồng 04/2014 LQ-AB 13,223,193 165,340 938,700 3,173,566 315,525 17,816,325 5 Xuất NVL cho hợp đồng 05/2014 LQ-TP 22,668,331 283,440 1,609,200 5,440,400 540,900 30,542,271 18 Xuất NVL cho hợp đồng 18/2014 LQ-ATP 7,556,110 94,480 536,400 1,813,467 180,300 10,180,757 19 Xuất NVL cho hợp đồng 19/2014 LQ-PP 9,445,138 118,100 670,500 2,266,833 225,375 12,725,946 20 Xuất NVL cho hợp đồng 20/2014 LQ-HE 41,558,607 519,640 2,950,200 9,974,066 991,650 55,994,163 21 Xuất NVL cho hợp đồng 21/2014 LQ-NB 24,557,359 307,060 1,743,300 5,893,766 585,975 33,087,460 22 Xuất NVL cho hợp đồng 22/2014 LQ-NT 26,446,386 330,680 1,877,400 6,347,133 631,050 35,632,649 Tổng cộng 377,805,520 4,724,000 26,820,000 90,673,325 9,015,000 509,037,845 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 45 MSSV: 1054030554
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 622. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK : 622 Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Hợp đồng kinh tế số 03/2014 LQ-SGMM (tháng 01/2014) ĐVT: đồng Chứng từ Số hiệu Số phát sinh Số dƣ Ngày tháng Số Ngày Diễn giải tài khoản ghi sổ Nợ Có Nợ Có hiệu tháng đối ứng Số dƣ đầu kỳ - - Tiền lương phải trả phân bổ 31/01/2014 BTH23/01 31/01/2014 cho hợp đồng 334 30,151,349 30,151,349 Trích các khoản trích theo 31/01/2014 BTH23/01 31/01/2014 lương 338 6,678,701 6,678,701 31/01/2015 BTH23/01 31/01/2015 Trích trước lương nghỉ phép 335 664,015 664,015 31/01/2014 31/01/2014 Kết chuyển chi phí NVL 154 36,830,050 36,830,050 Cộng phát sinh 36,830,050 36,830,050 36,830,050 36,830,050 Số dƣ cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 01 năm 2014 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Mỹ Phượng Nguyễn Thị Bé Phạm Văn Thất Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014).  Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Dựa vào Bảng lương tháng 01/2014, ta tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp như sau: - Tiền lương chính tháng 01/2014 của công nhân sản xuất trực tiếp là 377,805,520 đồng. Nợ TK 622 377,805,520 Có TK 3341 377,805,520 - Tiền cơm tháng 01/2014 của công nhân trực tiếp sản xuất là 26,820,000 đồng. Nợ TK 622 26,820,000 Có TK 3342 26,820,000 SVTH: Nguyễn Minh Thư 46 MSSV: 1054030554
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Các khoản phụ cấp trong tháng 01/2014 gồm: + Phụ cấp độc hại/ nguy hiểm: 4,016,000 đồng. + Phụ cấp trách nhiệm: 708,000 đồng. Nợ TK 622 4,724,000 Có TK 3343 4,724,000 - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX là 9,015,000 đồng. Nợ TK 622 9,015,000 Có TK 335 9,015,000 - Trích kinh phí công đoàn là 2% * 377,805,520 = 7,556,110 đồng. Nợ TK 622 7,556,110 Có TK 3382 7,556,110 - Trích bảo hiểm xã hội là 18% * 377,805,520 = 68,004,994 đồng. Nợ TK 622 68,004,994 Có TK 3383 68,004,994 - Trích bảo hiểm y tế là 3% * 377,805,520 = 11,334,166 đồng. Nợ TK 622 11,334,166 Có TK 3384 11,334,166 - Trích bảo hiểm thất nghiệp là 1% * 377,805,520 = 3,778,055 đồng. Nợ TK 622 3,778,055 Có TK 3389 3,778,055 - Bút toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 622 509,037,845 Có TK 3341 377,805,520 Có TK 3342 26,820,000 Có TK 3343 4,724,000 Có TK 335 9,015,000 Có TK 3382 7,556,110 Có TK 3383 68,004,994 Có TK 3384 11,334,166 Có TK 3389 3,778,055 SVTH: Nguyễn Minh Thư 47 MSSV: 1054030554
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Phân bổ CP nhân công * Doanh thu tạm tính HĐ03 = * 170,839,000 = 37,494,066 đồng. * Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 37,494,066 Có TK 622 37,494,066 2.2.2.3. Chi phí sản xuất chung.  Giới thiệu các loại chi phí sản xuất chung. - Chi phí vật liệu: các phụ tùng thay thế, các vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản để sửa chữa, thay thế TSCĐ thuộc phân xưởng. - Chi phí công cụ dụng cụ: ống nhựa, van nhựa, ống nhỏgiọt, - Chi phí nhân viên phân xưởng: lương và các khoản trích theo thủ kho, lương của quản đốc và phó quản đốc phân xưởng - Chi phí khấu hao TSCĐ: Nhà xưởng, xe tải, xe máy, trạm biến thế, máy giặt, mấy sấy, máy li tâm, - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện thoại, điện, nước, sử dụng trong sản xuất.  Tài khoản sử dụng. - Để theo dõi tình hình nhập - xuất NVL, các CCDC dùng trong sản xuất, kế toán sử dụng: TK 152: Nguyên vật liệu. + TK 1524: Phụ tùng thay thế. + TK 1525: Hóa chất xử lý. TK 153: Công cụ dụng cụ. + TK 1531: Bao bì luân chuyển. + TK 1532: CCDC sử dụng ở phân xưởng. + TK 1533: CCDC sử dụng ở bộ phận xếp đồ. - Để phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 214: Khấu hao tài sản cố định. - Để phản ánh chi phí lương của thủ kho, quản đốc phân xưởng, kế toán sử dụng: SVTH: Nguyễn Minh Thư 48 MSSV: 1054030554
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương TK 334: Phải trả người lao động. TK 338: Phải trả, phải nộp khác. - Để phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán sử dụng: TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. TK 331: Phải trả người bán. - Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung.  Chứng từ và sổ kế toán sử dụng. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho. + Bảng phân bổ NVL, CCDC. + Bảng phân bổ tiền lương. + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Hóa đơn dịch vụ. - Sổ kế toán: + Sổ chi tiết. + Sổ cái TK 627. + Chứng từ ghi sổ. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.  Kế toán chi phí NVL trực tiếp.  Chi phí NVL, CCDC. Bao gồm toàn bộ vật liệu, CCDC xuất dùng cho phân xưởng nhưng không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Các vật liệu xuất dùng cho phân xưởng chủ yếu để dùng vào việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị Các CCDC thường dùng là các ống nhựa, van nhựa, ống nhỏ giọt sử dụng trong các máy giặt, máy sấy và các loại kéo, kim, súng bắn keo dùng ở bộ phận xếp đồ, cắt chỉ và một số công việc khác. Khi có nhu cầu dùng trong phân xưởng, tổ trưởng ở các tổ lập phiếu yêu cầu xuất vật liệu, CCDC gửi lên phòng kế toán, kế toán vật liệu sẽ dựa vào đó để lập phiếu xuất kho đưa xuống kho. Dựa vào phiếu xuất kho, thủ kho có trách nhiệm xuất toàn bộ những vật liệu cần thiết cho tổ có nhu cầu. Đối với các CCDC có giá trị lớn thì không tính hết vào chi phí sản xuất mà phải phân bổ nhiều kỳ tùy theo giá trị của CCDC. SVTH: Nguyễn Minh Thư 49 MSSV: 1054030554
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Chi phí nhân viên phân xƣởng. Đội ngũ nhân viên quản lý phân xưởng của công ty Lâm Quang gồm có 5 người gồm 1 thủ kho, 1 quản đốc và 3 phó quản đốc phân công quản lý các tổ sản xuất trong công ty. Công ty trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo thời gian, được tính giống như lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ. - TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: + Nhà xưởng: nhà xưởng sản xuất, văn phòng, kho nguyên liệu, kho thành phẩm + Máy móc thiết bị: máy giặt, máy sấy, máy li tâm, trạm biến thế + Phương tiện vận tải: xe tải, xe máy + Thiết bị văn phòng: máy lạnh, máy vi tính, máy Fax, điện thoại, máy in, máy photo, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt - Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm được làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Nhằm thu hồi vốn đầu tư để thực hiện sửa chữa, đầu tư, mua sắm TSCĐ khi nó bị hư hỏng. Hàng tháng, kế toán tiến hành trích khấu hao và hạch toán vào chi phí khấu hao trong tháng để tính giá thành. Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, mức trích khấu hao trong tháng được tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = Số khấu hao tính trong tháng = Mức khấu hao trung bình hàng tháng + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng. Sau khi đã tính khấu hao phải trích trong tháng, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Chi phí trả trƣớc. - Đối với các CCDC, phụ tùng thay thế có giá trị lớn, không thể tính vào chi phí sản xuất của một kỳ kế toán mà phải phân bổ cho nhiều kỳ tiếp theo, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí đó vào tài khoản 142 (nếu phân bổ ngắn hạn) hoặc tài khoản 242 (nếu phân bổ dài hạn). SVTH: Nguyễn Minh Thư 50 MSSV: 1054030554
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Trong năm, công ty sẽ tiến hành sửa chữa lớn một số máy móc, thiết bị nếu như có phát sinh hư hỏng. Chi phí phải trả cho việc sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh rất lớn nên không thể tính cho kỳ phát sinh được mà cần phải trích trước chi phí để tránh việc biến động chi phí trong kỳ.  Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu là các khoản tiền điện, nước, điện thoại, wifi và các khoản dịch vụ mua ngoài khác. Kế toán căn cứ vào các hóa đơn dịch vụ, phiếu chi để hạch toán vào chi phí sản xuất chung.  Hạch toán chi phí sản xuất chung. Trong tháng 01/2014, công ty Lâm Quang có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: -Trị giá phụ tùng thay thế xuất sử dụng để sửa chữa TSCĐ là 33,961,500 đồng. Nợ TK 627 33,961,500 Có TK 1524 33,961,500 - Trị giá vật liệu xuất sử dụng: + Hóa chất xử lý: 25,719,280 đồng. + Nhiên liệu (xăng): 53,000,000 đồng. Nợ TK 627 78,719,280 Có TK 1525 25,719,280 Có TK 1523 53,000,000 - Trị giá CCDC xuất sử dụng: + Bao bì luân chuyển: 11,365,000 đồng. + CCDC sử dụng ở phân xưởng: 89,956,124 đồng. + CCDC sử dụng ở bộ phận xếp đồ: 28,649,691 đồng. Nợ TK 627 129,970,815 Có TK 1531 11,365,000 Có TK 1532 89,956,124 Có TK 1533 28,649,691 SVTH: Nguyễn Minh Thư 51 MSSV: 1054030554
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Chi phí nhân viên phân xưởng: + Tiền lương: 25,000,000 đồng. + Tiền cơm: 1,950,000 đồng. + Tiền phụ cấp trách nhiệm: 750,000 đồng. + Các khoản trích theo lương tính vào chi phí: 6,000,000 đồng. Nợ TK 627 33,700,000 Có TK 334 27,700,000 Có TK 338 6,000,000 - Chi phí khấu hao TSCĐ là 127,865,652 đồng. Nợ TK 627 127,865,652 Có TK 214 127,865,652 - Trích trước chi phí sửa chữa lớn trong tháng 01/2014 là 5,000,000 đồng. Nợ TK 627 5,000,000 Có TK 335 5,000,000 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: + Tiền điện: 59,490,377 đồng. + Tiền nước: 32,916,137 đồng. + Tiền điện thoại: 2,190,192 đồng. + Tiền cước internet/wifi: 800,000 đồng. Nợ TK 627 95,396,706 Có TK 331 95,396,706 - Chi phí khác bằng tiền: + Chi phí tiếp tân: 5,988,000 đồng. + Tạm ứng nhân viên đi công tác: 5,000,000 đồng. Nợ TK 627 10,988,000 Có TK 111 5,988,000 Có TK 141 5,000,000 SVTH: Nguyễn Minh Thư 52 MSSV: 1054030554
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương - Bút toán tổng hợp: Nợ TK 627 515,601,953 Có TK 111 5,988,000 Có TK 141 5,000,000 Có TK 1523 53,000,000 Có TK 1524 33,961,500 Có TK 1525 25,719,280 Có TK 1531 11,365,000 Có TK 1532 89,956,124 Có TK 1533 28,649,691 Có TK 214 127,865,652 Có TK 331 95,396,706 Có TK 334 27,700,000 Có TK 335 5,000,000 Có TK 338 6,000,000 - Phân bổ chi phí sản xuất chung: Phân bổ CPSXC * Doanh thu tạm tính HĐ03 = * 170,839,000 = 37,977,557 đồng. * Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 37,977,557 Có TK 627 37,977,557 SVTH: Nguyễn Minh Thư 53 MSSV: 1054030554
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 627. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK : 627 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung Hợp đồng kinh tế số 03/2014 LQ-SGMM (tháng 01/2014) ĐVT: đồng Số hiệu Ngày Chứng từ Số phát sinh Số dƣ tài tháng Diễn giải Số Ngày khoản ghi sổ Nợ Có Nợ Có hiệu tháng đối ứng Số dƣ đầu kỳ - - 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Xuất phụ tùng thay thế 1524 33,961,500 33,961,500 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Xuất hóa chất xử lý 1525 25,719,280 25,719,280 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Chi phí nhiên liệu (xăng) 1523 53,000,000 53,000,000 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Xuất bao bì luân chuyển 1531 11,365,000 11,365,000 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Xuất CCDC ở bộ phận sản xuất 1532 89,956,124 89,956,124 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Xuất CCDC ở bộ phậnxếp đồ 1533 28,649,691 28,649,691 31/01/14 BPBL01/01 31/01/14 Chi phí lương nhân viên 334 27,700,000 27,700,000 Chi phí các khoản trích theo 31/01/14 BPBL01/01 31/01/14 lương 338 6,000,000 6,000,000 31/01/14 BKH01/01 31/01/14 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 127,865,652 127,865,652 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Trích trước chi phí sửa chữa lớn 335 5,000,000 5,000,000 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 95,396,706 95,396,706 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Chi phí tiếp tân 111 5,988,000 5,988,000 31/01/14 BTH25/01 31/01/14 Tạm ứng nhân viên đi công tác 141 5,000,000 5,000,000 31/01/14 31/01/14 Kết chuyển chi phí NVL 154 515,601,953 515,601,953 Cộng phát sinh 515,601,953 515,601,953 515,601,953 515,601,953 Số dƣ cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 01 năm 2014 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Mỹ Phượng Nguyễn Thị Bé Phạm Văn Thất Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). SVTH: Nguyễn Minh Thư 54 MSSV: 1054030554
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương Biểu mẫu 2.10: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Công ty TNHH Lâm Quang Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 01/2014 ĐVT: đồng STT Đối tượng cần phân bổ Giá trị phân bổ 1 Xuất NVL cho hợp đồng 01/2014 LQ-HE 41,248,156 2 Xuất NVL cho hợp đồng 02/2014 LQ-AĐ 15,468,059 3 Xuất NVL cho hợp đồng 03/2014 LQ-SGMM 37,977,557 4 Xuất NVL cho hợp đồng 04/2014 LQ-AB 18,046,068 5 Xuất NVL cho hợp đồng 05/2014 LQ-TP 30,936,117 18 Xuất NVL cho hợp đồng 18/2014 LQ-ATP 10,312,039 19 Xuất NVL cho hợp đồng 19/2014 LQ-PP 12,890,049 20 Xuất NVL cho hợp đồng 20/2014 LQ-HE 56,716,215 21 Xuất NVL cho hợp đồng 21/2014 LQ-NB 33,514,127 22 Xuất NVL cho hợp đồng 22/2014 LQ-NT 36,092,137 Tổng cộng 515,601,953 Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014). 2.2.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.  Thiệt hại về sản phẩm hỏng. - Sản phẩm hỏng của công ty thường là những sản phẩm trong quá trình giặt bị lem màu hoặc bị rách một phần nào đó. + Đối với những sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được như bị lem màu hoặc màu nhuộm không đúng với yêu cầu của khách hàng có thể sửa lại được thì công ty sẽ giặt tẩy lại hoặc nhuộm lại theo màu được khách hàng yêu cầu. + Đối với những sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được như bị rách hoặc không thể nhuộm lại theo yêu cầu của khách hàng thì sẽ được xử lý tương ứng với nguyên nhân gây ra. SVTH: Nguyễn Minh Thư 55 MSSV: 1054030554
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Lan Hương  Nếu sản phẩm hỏng trong định mứcđược quy định trên hợp đồng thì toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng được tính vào chi phí sản xuất của các sản phẩm thành phẩm.  Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức được quy định trên hợp đồng thì chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng và trị giá của sản phẩm hỏng được xem xét để giải quyết. Nếu do công nhân làm hỏng thì sẽ bắt bồi thường, nếu do nguyên nhân khách quan nào đó như kẹt máy giặt, máy sấy dẫn đến hỏng sản phẩm thì sẽ tính vào chi phí khác của công ty. 2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lâm Quang. 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.  Trình tự tổng hợp chi phí sản xuất. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất được phân bổ (chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) có liên quan đến giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng vào bên Nợ TK 154 (chi tiết từng đơn đặt hàng). Đồng thời căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tập hợp những chi phí phát sinh làm giảm chi phí sản xuất trong kỳ như phế liệu thu hồi và các vật liệu phụ dùng không hết nhập lại kho.  Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.  Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến hợp đồngkinh tế số 03/2014 LQ-SGMM được ký kết giữa công ty Lâm Quang và công ty Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu là: - Chi phí NVL trực tiếp: 94,151,304 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp: 37,494,066 đồng. - Chi phí sản xuấtchung: 37,977,557 đồng. SVTH: Nguyễn Minh Thư 56 MSSV: 1054030554