Khóa luận Công tác Kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019

pdf 63 trang thiennha21 14/04/2022 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác Kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cong_tac_ke_khai_lap_ho_so_cap_giay_chung_nhan_quy.pdf

Nội dung text: Khóa luận Công tác Kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ MÒ Tên đề tài: CÔNG TÁC KÊ KHAI, LẬP HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ MÒ Tên đề tài: CÔNG TÁC KÊ KHAI, LẬP HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ - N03 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thu Thùy THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Đây là thời gian giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học ở trong nhà trường, ứng dụng kiến thức vào trong thực tế. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, tạo hành trang vững chắc cho sinh viên khi ra trường có thể làm tốt công việc được giao. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã được nhà trường cho đi thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc với đề tài: “Công tác kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019”. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên,Cô giáo T.S Nguyễn Thu Thùy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, Ngày 17 tháng05. năm 2019 Sinh viên Giàng Thị Mò
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Tức Tranh 35 năm 2017 (Đơn vị: ha) 35 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp mới GCNQSDĐ tại 02 xóm, xã Tức Tranh năm 2019 45 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 47 Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 48
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 26 Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Tức Tranh 29
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNV Bộ nội vụ BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CT – TTg Chỉ thị của thủ tướng chính phủ ĐKĐĐ Đăng ký đất đai ĐKTK Đăng kí thống kê GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ – CP Nghị định chính phủ QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục địa chính TN và MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư UBND Uỷ ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 4 2.1.1. Đăng kí đất đai. 4 2.1.2. Quyền sử dụng đất. 5 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 7 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 2.3. Cơ sở thực tiễn 12 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới 12 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 13
  8. vi 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 15 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 15 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 15 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 16 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 18 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 21 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 22 2.4.7. Mẫu GCN 25 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện nghiên cứu 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27 3.1.2. Phạm vi thực hiện 27 3.2. Thời gian thực hiện 27 3.3. Nội dung thực hiện 27 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 27 3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tức Tranh 27 3.2.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Tức Tranh 01 đến tháng 05 năm 2019 27 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh 27
  9. vii 3.4. Phương pháp thực hiện 27 3.4.1. Phương pháp điều tra 27 3.4.2. Phương pháp thống kê 28 3.4.3. Phương pháp so sánh 28 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá 28 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh 29 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 29 4.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội 31 4.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Tức Tranh 35 4.3. Thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp tại 02xóm xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 37 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 37 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn 02 xóm tại xã Tức Tranh đến tháng 5 năm 2019 42 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp CNQSD đất tại xã Tức Tranh 49 4.4.1. Những thuận lợi 49 4.4.2. Những khó khăn 49 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tức Tranh 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  10. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình. Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong
  11. 2 việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa phương. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã và đang thực hiện tốt. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lí tài nguyên - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Thu Thùy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Công tác Kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tức Tranh - Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Tức Tranh đến tháng 5 năm 2019. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác kê khai cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã
  12. 3 làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 2.1.1. Đăng kí đất đai. * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. [1] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. [1] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. [] * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà
  14. 5 nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. [1] * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: [1] - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.2. Quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. "Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất" (theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự). Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ
  15. 6 này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy
  16. 7 chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [8] * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. [8] - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. [8] - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN. 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho
  17. 8 thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: [8] - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. [8] 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
  18. 9 dụng đất trong năm 2005. Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  19. 10 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. * Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Thái Nguyên - Chỉ thị 17/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
  20. 11 với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định 06/2011/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Hướng dẫn số 67/HD-STNMT ngày 31/10/2011 của sở TN & MT về việc thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. - Quyết định 13/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về cấp, GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Ngày 30/12/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT hướng dẫn quyết định 755/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng kí đất đai,tài sản gắn liền với đất;cấp GCNQSD đất,quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;Đăng kí biến động sử dụng đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống luật đất đai, làm cho công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa thể hiện tính khoa học cao. Cũng qua đây cho thấy chính sách đất đai luôn được Đảng và nhà nước
  21. 12 quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường trong khi đó đất đai lại có hạn. Việc đẩy mạnh và sớm hoàn thành đăng kí đất đai, nhất là cấp GCNQSD đất góp phần giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sở hữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.[5] - Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia thành 3 loại: Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ. Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh. Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp GCN là bìa vàng. Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác
  22. 13 minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó. Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. [5] 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [5] Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [5] Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: [5] Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc
  23. 14 gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [5] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [5] *Tình hình cấp GCNQSD đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. UBND huyện tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác cấp đổi, cấp lần đầu GCNQSD đất tại các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính trong năm 2016, 2017 trên địa bàn huyện. phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện Kế hoạch cấp giấy CNQSD đất và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn cấp GCNQSD đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện theo Kế hoạch. Huyện Phú Lương có Tổng diện tích đất tự nhiên là57.790,04 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp 16.601,4 ha chiếm 28,7%. - Đất lâm nghiệp 27.814.71 ha chiếm 48,1%. - Đất nuôi trồng thủy sản 650,88 ha chiếm 1,2%. - Đất phi nông nghiệp 8.438,16 ha chiếm 14,6%. Tổng diện tích đang sử dụng vào mục đích là 94,2%, còn lại là diện tích tự nhiên chưa sử dụng 4.285,25 ha chiếm 7,4%.
  24. 15 Theo số liệu rà soát của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, trong năm 2016 huyện đã cấp được 4.546 GCNQSDĐ chủ yếu tại các xã: Tức Tranh, Yên Lạc, Động Đạt, TT. Giang Tiên. Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn đôn đốc việc triển khai lập hồ sơ và tiến hành cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ cho các xã còn lại trong đó có xã Tức Tranh. 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [8] Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành. Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  25. 16 ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. [8] - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [8] - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. [8] 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau: [8] - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. [8] - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ
  26. 17 tên của những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. [8] - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [8] - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. [8] - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đôi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. [8]
  27. 18 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2.4.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: [8] 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
  28. 19 i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. [8] 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2.4.4.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 2.4.4.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: [4] 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây
  29. 20 dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. [7] 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức
  30. 21 mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. [7] 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. [7] 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: [7] - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  31. 22 - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. [7] 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: [7] 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy
  32. 23 hoạch. [7] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [7] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. [7] 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [7] c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; [7] d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc
  33. 24 hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; [7] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); [7] g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; [7] 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [7] b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70- NĐ 43/2014/NĐ- CP. [7]
  34. 25 2.4.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; [1] - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; [1] - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";[1] - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. [1]
  35. 26 Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  36. 27 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.1.2. Phạm vi thực hiện Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Thời gian thực hiện Thời gian: Từ 09/01/2019 đến 17/05/2019. 3.3. Nội dung thực hiện 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tức Tranh 3.2.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất của xã Tức Tranh 01 đến tháng 05 năm 2019 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh 3.4. Phương pháp thực hiện. 3.4.1. Phương pháp điều tra Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai, công tác điều tra được thực hiện: Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết như sau: - Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xã Tức Tranh - Điều tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình.
  37. 28 3.4.2. Phương pháp thống kê Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa chúng. Các chỉ tiêu dùng thống kê trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như: Diện tích đất đai, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại sử dụng đất Số liệu được sử lý bằng các phần mềm Excel, Word 3.4.3. Phương pháp so sánh Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt. 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  38. 29 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh 4.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Xã Tức Tranh là một xã có vị trí thuộc phía Đông của huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 9,0km, giáp ranh với xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện. Trong đó cụ thể là: + Phía Bắc giáp xã Yên Lạc. + Phía Nam giáp xã Vô Tranh. + Phía Đông giáp xã Phú Đô. + Phía Tây giáp xã Phấn Mễ. Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như Phú Đô, Vô Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó với địa hình có nhiều sông suối, phía Đông Nam giáp với sông Cầu cho nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Kết hợp với có không gian tự nhiên đẹp xã Tức Tranh có cơ hội sẽ trở thành trung tâm của vùng xã. Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Tức Tranh
  39. 30 * Đặc điểm địa hình * Địa hình: Do là một xã thuộc vùng trung du miền núi, cho nên khu vực xã có địa hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và chủ yếu nằm dải rác ở khắp các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác, không thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa. * Khí hậu: Là khu vực có chung đặc điểm khí hậu với huyện Phú Lương, mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh khô. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,20C, trong đó cao nhất là tháng 7 có năm lên đến 280C – 290C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ là 15,60C. Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2. Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều, chiếm trên 90% lượng mưa trong năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (Bình quân từ 410 đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất từ 17 đến 18 ngày/tháng. Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ từ 24 đến 25mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng 8 đến 10 ngày mưa. Năm 1960 có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm), năm 1985 có lượng mưa thấp nhất (977mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 985,5mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dưới
  40. 31 0,5 nên thường xuyên sảy ra khô hạn. * Công tác thủy lợi: - BCĐ quản lý khai thác và sử dụng các công trình thuỷ lợi xã thường xuyên kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo các tổ thuỷ nông quản lý và vận hành tiết kiệm hiệu quả trữ lượng nước tại các công trình hồ đập đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp. Bờ đầm Hợp Nhất (xóm Thâm Găng) bị vỡ sau cơn bão số 4 và cơn bão số 5, đầm Núi Phật (Gốc Mít), đầm Chân Chim (Đồng Tiến) bờ đầm đã hư hỏng năng có nguy cơ mất an toàn. 4.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội * Về văn hóa, thông tin, thể thao: Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các ngành đoàn thể xóm tổ chức 3 đêm văn hóa văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3. Chỉ đạo và phối hợp với ban quản lý Hội chùa thông tổ chức tốt các hoạt động trong ngày hội chùa thông mồng 4 và mồng 5 tết. với các hoạt động diễn ra như tổ chức các môn, kéo co, chọi gà, Cờ tướng, bắn nỏ, BTC đã trao 4 giải nhất 4 giải nhì, 9 giải 3 các môn. Tổ chức tham gia nội dung hoạt động tại Lễ hội Đền đuổm, thi sao chè, thi trang phục truyền thống dân tộc, Đẩy gậy, Mâm ngũ quả dâng hương tại đền đuổm, kết quả đạt 01 giải nhì sao chè. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn toàn xã nhằm đảm bảo các hoạt động văn minh và đúng quy định. Duy trì hệ thống đài truyền thanh ở cơ sở phát các bản tin, bài, tuyên truyền các hoạt động và các sự kiện lớn được truyền tải đến các hộ dân trên địa bàn toàn xã. Phát được 55 tin bài phản ánh các hoạt động và tình hình kinh tế - xã hội của xã. Căng bangron khẩu hiệu tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân, hưởng ứng các ngày lễ lớn.
  41. 32 - Hướng dẫn các xóm tổ chức “tết trung thu” cho các em thiếu nhi đảm bảo an toàn, tiết kiệm, ý nghĩa. Chuẩn bị các điều kiện tham gia “Ngày hội văn hóa các làng nghề huyện Phú Lương năm 2018”. Tham gia các ngày hội văn hóa do cấp trên tổ chức. * Giáo dục và Đào tạo - Mầm non: Năm học 2017 – 2018: Trường MN có 01 khu trung tâm và 2 điểm lẻ, với 16 nhóm lớp. Tổng kết năm học số trẻ đạt đánh giá phát triển bình thường 463/492 = 94,3%. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 50. Năm học 2018-2019: Trường MN có 01 khu trung tâm và 2 điểm lẻ, với 17 nhóm lớp. Trường có 520 học sinh. - Bậc tiểu học: + Trường THI: Tổng kết năm học 2017-2018 có 51/164 học sinh =31,09% được khen thưởng. Tổng số cán bộ, giáo viên: 15. Năm học 2018-2019 trường có 172 học sinh. + Trường TH II: Tổng kết năm học 2017-2018 có 434/615 học sinh =70,57% được khen thưởng. Tổng số cán bộ, giáo viên nhà trường: 37. Năm học 2018-2019 trường có 641 học sinh. đội học sinh trường tham gia thi giải bơi thanh thiếu niên do Phòng GD huyện tổ chức đạt 46 giải. Tổng số học sinh xét lên lớp 6 = 131. Bậc THCS: Năm học 2017- 2018 nhà trường có 16 lớp, với tổng số 595 hs. Tổng kết có 92 học sinh đạt học lực giỏi = 15,46%, 192 hs khá = 32,27%, 284 hs trung bình = 7,73%, yếu = 26 hs = 4,37%, kém 01 hs = 0,17% . Tổng số CB, giáo viên: 43 đc. Số học sinh xét tốt nghiệp: 166 em. Năm học 2018-2019 trường có 561 hs, chia thành 16 lớp. Đầu năm học, đội học sinh trường tham gia thi giải bơi thanh thiếu niên do Phòng GD huyện tổ chức đạt 39 giải cá nhân, 2 giải đồng đội, 01 giải nhất toàn đoàn. Công tác khuyến học: Hội khuyến học xã trao 10 xuất quà cho các em
  42. 33 học sinh nghèo vượt khó, giỏi huyện 28 em, tỉnh 09 em, giáo viên giỏi huyện 13, tỉnh 01, 37 em đỗ đại học, Gia đình hiếu học: 03 gia đình với tổng số tiền 16.600.000đ. * Về trồng trọt: Năm 2018 với điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều đặc biệt vào thời gian sản xuất vụ mùa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Tổng diện tích lúa gieo cấy cả năm là 146ha, đạt 106,7% kế hoạch. Kết thúc gieo cấy: - Kết thúc vụ xuân năng suất lúa ước đạt: 54,2tạ/ha, sản lượng ước đạt 260,16 tấn = 126,9% kế hoạch. Cây ngô: 03ha x 42tạ/ha = 12,6 tấn; Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 272,76 tấn = 125,69% Kh. - Vụ mùa: Ước năng suất lúa đạt: 50,1 tạ/ha, sản lượng 491 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 ước đạt 763,76 tấn = 107,9% kế hoạch huyện giao. Diện tích Rau màu các loại đảm bảo đạt 100% kế hoạch giao. - Cây chè: Tổng diện tích chè trong toàn xã 1.043 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 988ha; Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường đã xuất hiện một số đối tượng sâu hại như rầy xanh, bọ cánh tơ Tuy nhiên nhân dân chủ động chăm sóc và quản lý tốt các đối tượng sâu bệnh hại nên năng suất và chất lượng chè hiện đảm bảo. Sản lượng chè ước đạt 12.350 tấn/12.181 tấn đạt 101,38% Kh . Giá sản phẩm chè ổn định. + Triển khai nhân dân đăng ký giống cây chè trồng vụ thu năm 2018 theo chương trình hỗ trợ giá giống của tỉnh và của huyện được 26,74ha. Hiện nay phòng Nông nghiệp huyện đã tiến hành cấp đủ số cây giống cho nhân dân trồng kịp thời vụ. * Chăn nuôi - thú y: Thường xuyên kiểm tra giám sát, tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản nuôi, ứng phó với
  43. 34 điều kiện thời tiết bất thường do vậy trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Cấp 60 lít khử trùng cho các xóm và phun tại chợ Tức Tranh; tổ chức tiêm phòng đợt 1, đợt 2 cho đàn chó được 2.200 con. Số lượng đàn trâu, bò có 80 con; đàn lợn có: 3000 con; Đàn dê có: 150 con; đàn gia cầm 15.000. Mô hình kinh tế gia trại, trang trại khá phát triển, trên địa bàn xã có 37 trang trại, gia trại lợn nuôi từ 50 con - 2000 con, gia trại nuôi gà có khoảng 10 gia trại nuôi từ 1000 con đến 10.000 con. * Về lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn xã. Tiến hành cấp 36.500 cây giống = 20,2ha và 3,6 tấn phân cho các hộ đã đăng ký trồng rừng năm 2018. Tập trung kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển gỗ qua địa bàn xã, cấp phép khai thác 700m3 gỗ. Hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác PCCCR. *Y tế - Dân số: Trạm y tế xã có: 07 cán bộ, Trong đó 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 02 điều dưỡng, 01 dược sỹ. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tiếp tục quan tâm, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, công tác tiêm chủng được duy trì thường xuyên; Trạm y tế đã tổ chức khám sức khoẻ cho 4.926 lượt bệnh nhân. Trong đó: bệnh nhân có BHYT 3.480 lượt, Trẻ em: 1.086, đối tượng chính sách: 414, người nghèo: 82; Tiêm chủng định kỳ cho trẻ tại trạm y tế đảm bảo an toàn và tiêm đủ mũi cho 140 trẻ. Đảm bảo trong năm không có dịch bệnh sảy ra. Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình cho chị em sử dụng các biện pháp tránh thai như: Dụng cụ tử cung được 114 lượt, dùng thuốc tránh thai: 1.170 lượt và các biện pháp khác: 108 lượt, khám phụ khoa: 613 lượt. Tổng số trẻ mới sinh: 117 trẻ, có 10 trường hợp sinh con thứ 3, tổng số trẻ em dưới 5 tuổi là 798 trẻ, Số trẻ em suy dinh dưỡng là 13%.
  44. 35 4.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Tức Tranh Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Tức Tranh năm 2019 (Đơn vị: ha) Diện tích Cơ cấu STT Loại đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2039.93 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1784.59 87,5 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1034.89 50,73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 719.53 35,27 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 524.85 25,70 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 194.68 9,54 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 315.36 15,45 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 711.89 34,90 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 711.89 34,90 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 37.81 1,85 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 2 Đất phi nông nghiệp PNN 255.34 12,52 2.1 Đất ở OCT 71.23 3,49 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 71.23 3,49 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 0 2.2 Đất chuyên dùng CDG 88.47 4,33 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.4 0,03 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0.59 0,02 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.00 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 5.19 0,25 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.18 0,009 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 82.11 4,02 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3.33 0.16 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.06 0,002 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 17.27 0,85 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 15 0,74 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 59.99 2,94 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 3 Đất chưa sử dụng CSD 0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS (Nguồn: Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc).[10]
  45. 36 Qua bảng 4.1 cho thấy: Xã Tức Tranh có tổng diện tích tự nhiên là 2.039,93 ha; Phần diện tích đất khai phá đưa vào sử dụng cho các mục đích gồm 3 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp (87,5%), nhóm đất phi nông nghiệp (12,52%), nhóm đất chưa sử dụng ( 0,0%). Trong đó : Nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất có diện tích là 1784,59 ha, chiếm 87,5% tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 1034,89 ha chiếm 50,73% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất trồng cây hằng năm là 719,53 ha chiếm 35,27% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất trồng lúa (có diện tích là 524,85 ha, chiếm 25,70% diện tích đất tự nhiên) và đất trồng cây hằng năm khác (có diện tích là 194,68 ha, chiếm 9,54% diện đất tích tự nhiên). + Diện tích đất trồng cây lâu năm là 315,36 ha, chiếm 15,45% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất lâm nghiệp là 711,89 ha, chiếm 34,9% diện tích đất tự nhiên, - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 37,81 ha, chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 255,34 ha, chiếm 12,52% tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất ở nông thôn là 71,23 ha chiếm 3,49% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất chuyên dùng là 88,47 ha chiếm 4,33% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 0,4ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng công trình sự nghiệp là 5,19 ha, chiếm 0,25% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất có mục đích công cộng là 82,11ha, chiếm 4,02% diện tích đất tự nhiên.
  46. 37 - Diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT là 17,27ha, chiếm 0,85% diện tích đất tự nhiên, - Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 15,0 ha, chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 0,0 ha, chiếm 0% tổng diện tích tự nhiên của xã. 4.3. Thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp tại 02xóm xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 - Căn cứ Hợp đồng Đặt hàng số 102/2016/HĐĐH giữa sở TNMT tỉnh Thái Nguyên và Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc về việc đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Thực hiện Kế hoạch số 27/ KH-UBND, ngày 28 tháng 3 năm 2017 của UBND xã Tức Tranh về việc cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính; biên bản làm việc ngày 10 tháng 4 năm 2017 giữa UBND xã Tức Tranh với đại diện đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc. Qúa trình thu thập hồ sơ, tài liệu triển khai thực hiện việc cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính trên địa bàn xã Tức Tranh, do tổ công tác thuộc cán bộ Công ty cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc đảm nhiệm tiến hành. 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai tại cơ sở: Xây dựng lịch họp, xét cho từng thôn, xóm, tổ dân phố; chỉ đạo cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo xã chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký
  47. 38 QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Công việc cụ thể gồm: - Kiểm tra về tính đầy đủ của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. Trường hợp hồ sơ kê khai còn thiếu tài liệu hoặc kê khai thiếu nội dung phục vụ cho việc họp xét thì Tổ cấp giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm bổ sung hoàn chỉnh theo đúng Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận, nội dung kê khai của các hộ (ghi tại mục 3.2 của Tờ kê khai, đăng ký đất đai) và kết quả kiểm tra tại bước 4 Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành xem xét cụ thể đối với từng thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, dự kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có); lập các biểu số liệu và biên bản phục vụ việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu kèm theo văn bản này, cụ thể: + Biểu tổng hợp thông tin kê khai và dự kiến xét cấp cấp giấy chứng nhận Ban chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo hợp xét; + Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự thảo biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) phụ trách địa bàn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và nội dung dự kiến họp xét nêu trên; ghi phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ dự kiến xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo văn bản này. Bước 2: Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Thành phần tham gia họp, xét:
  48. 39 + Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Chủ trì cuộc họp; + Thư ký cuộc họp: Một trong các thành viên Ban chỉ đạo do Trưởng Ban cử để ghi chép nội dung và lập Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo theo mẫu Biên bản kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã; + Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, xóm, tổ dân phố; + Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn. + Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đại diện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để cùng tham gia họp xét. - Nội dung họp xét: + Cán bộ địa chính xã trình bày Dự thảo kết quả xét, cấp giấy chứng nhận đối với từng thửa đất theo đề nghị của từng hộ gia đình, cá nhân; thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được phân công phụ trách địa bàn. + Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã chủ trì thảo luận, tập trung làm rõ đối với các trường hợp: Thửa đất còn có ý kiến chưa thống nhất về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch của những người tham gia họp xét; thửa đất có nguồn gốc phức tạp cần phải có ý kiến thống nhất. Trường hợp đặc biệt, thửa đất có nguồn gốc và thời điểm sử dụng phức tạp mà chưa thống nhất được tại cuộc họp thì thư ký cuộc họp lập thành danh
  49. 40 sách để lấy ý kiến khu dân cư theo Hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT- BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ý kiến kết luận theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư là căn cứ để xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã biểu quyết thông qua về danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay. Kết luận rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hoàn thành đối với hồ sơ còn tồn tại. - Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét: + Căn cứ kết quả xét, cấp của Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc họp hoàn thiện Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai. Cán bộ địa chính xã lập danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổ cấp Giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố hoàn thiện hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) theo kết luận tại Biên bản cuộc họp. + Hồ sơ sau họp xét, gồm: Hồ sơ kê khai, đăng ký của hộ gia đình, cá nhân; Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã; Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã; Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách địa bàn được lưu vào hồ sơ họp xét do cán bộ địa chính xã lưu giữ và bảo quản để thực hiện các nội dung tiếp theo
  50. 41 Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc - Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận. - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm: + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã . + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã.
  51. 42 + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý. 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện công tác kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn 02 xóm tại xã Tức Tranh đến tháng 5 năm 2019 Công tác lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính được Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc thực hiện lồng ghép với quá trình đo đạc bản đồ địa chính theo quy định của Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chính lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp
  52. 43 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. Cụ thể như sau: Thực hiện lồng ghép việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận với việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính Đối với các khu vực triển khai thực hiện từ công đoạn đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính thì Công ty sẽ thực hiện các nội dung công việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lồng ghép trong quá trình đo đạc theo quy định như sau: -Trong quá trình chuẩn bị triển khai đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, sẽ thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị cho tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. -Trong quá trình thực hiện xác định ranh giới thửa đất và đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, đơn vị sẽ thực hiện lồng ghép các công việc phục vụ cho đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận gồm: thu thập tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có). -Trong quá trình thực hiện giao nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất cho người sử dụng đất, đơn vị sẽ thực hiện lồng ghép việc cấp phát mẫu đơn và hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động đất đai (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký). - Trong quá trình thực hiện kiểm tra, xác minh, chỉnh sửa bản đồ địa chính theo ý kiến phản ánh của người sử dụng đất, đơn vị sẽ hướng dẫn cho
  53. 44 người sử dụng đất đăng ký đất đai lại theo kết quả chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ địa chính. Để có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc đã đề nghị chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Lương và Ủy ban nhân dân xã Tức Tranh thực hiện lồng ghép trong việc kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn xã. Trong quá trình Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư mà công ty đã lập và bàn giao, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cần phối hợp để thực hiện tại xã đối với các công việc như sau: - Đề nghị sự phối hợp của chi nhánh VPĐK với Ủy ban nhân dân cấp xã cùng thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của hồ sơ đăng ký đất đai đã tiếp nhận; phân loại hồ sơ đăng ký để phục vụ cho thẩm tra, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và việc duyệt cấp Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: a) Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trong đó được phân theo từng loại nguồn gốc sử dụng đất; b) Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận; c) Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, trong đó phân theo từng loại hình biến động. - Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thẩm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật đất đai đối với mỗi loại thủ tục hành chính. - Kiểm tra kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với từng hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ngay sau khi được xác nhận. - Xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận, điều kiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và ghi ý kiến của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai vào từng hồ sơ theo thẩm quyền phân cấp quy định đối với mỗi loại
  54. 45 thủ tục hành chính. Sau quá trình thực hiện lồng ghép công tác kê khai lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 02 xóm là Góc Cọ, Ngoài Tranh đơn vị đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn 02 xóm thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên kết quả cụ thể như sau: * CẤP MỚI GCNQSD ĐẤT: Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp mới GCNQSDĐ tại 02 xóm, xã Tức Tranh năm 2019 STT Xóm Số hộ Số thửa Loại đất Diện tích 53 ONT 74125,3 148 BHK 42597,0 234 LUC 69367,0 Góc Cọ 1 66 165 CLN 131801,8 20 NTS 6701,0 120 RSX 222581,6 Tổng 740 547173,7 63 ONT 115372,0 53 BHK 24756,0 146 LUC 55028,0 2 Ngoài Tranh 69 219 CLN 217892,0 30 NTS 12095,0 28 RSX 53092,0 Tổng 539 478235,0 Tổng 135 1279 1025408,7 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2019) Qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng số hộ tham gia kê khai cấp đổi GCNQSDĐ trên cả hai xóm là 135
  55. 46 hộ với 1279 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 102,54ha. Trong đó xóm có diện tích kê khai nhiều nhất là xóm Góc Cọ với diện tích là 54,,8ha. Xóm có diện tích kê khai ít nhất là xóm Ngoài Tranh với diện tích là 47,82ha. Các hộ chủ yếu kê khai cấp đổi GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: Đất ở nông thôn (ONT), Đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm (ONT+CLN), Đất bằng trồng cây hành năm khác (BHK), đất chuyên trồng lúa nước (LUC), đất trồng cây lâu năm (CLN) và đất nôi trồng thủy sản (NTS). Xóm Góc Cọ : có 66 hộ kê khai với 740 thửa đất, diện tích kê khai là 54,8 ha. Trong đó: Đất ONT là 53 thửa đất , diện tích 7,41 ha ; Đất BHK là 148 thửa, diện tích 4,25 ha; Đất LUC 234 thửa, diện tích 6,93 ha, đất CLN 165 thửa, diện tích 13,18 ha ; NTS 20 thửa, diện tích 0,67ha và RSX là 120 thửa đất,diện tích 22,25 Xóm Ngoài tranh có 69 hộ kê khai với 539 thửa đất, diện tích kê khai là 47,82 ha. Trong đó: Đất ONT 63 thửa, diện tích11,53 ha; BHK 53 thửa, diện tích 2,47 ha; LUC 146 thửa, diện tích 5,50ha; CLN 219 thửa, diện tích 21,78 ha ; NTS 30 thửa , diện tích 1,20 ha và 28 thửa RSX diện tích 5,30 - Tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ + Sau khi hoàn thiện hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân tổ công tác thông qua UBND xã Tức Tranh tiến hành thẩm định và xác nhận vào những hồ sơ đủ điều kiện cấp xã lập danh sách các thửa đất đủ điều kiện cấp đổi trình Chi nhánh VPĐK huyện Phú Lương thẩm định theo quy định. Những hồ sơ không đủ điều kiện cấp đổi UBND xã Tức Tranh lập danh sách thông báo các thửa đất không đủ điều kiện giao lại cho Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc kiểm tra hoàn thiện lưu lại theo qui định. Sau khi được VPĐK huyện Phú Lương thẩm định phê duyệt, các hồ sơ đủ điều kiện cấp huyện sẽ được chi nhánh VPĐK huyện Phú Lương lập danh sách trình VPĐK tỉnh Thái Nguyên ra quyết định cấp đổi GCNQSDĐ. + Kết quả như sau:
  56. 47 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ STT Xóm Số hộ Số thửa Loại đất Diện tích 36 ONT 52191,0 20 BHK 6192,0 51 LUC 20459,0 1 Góc Cọ 40 103 CLN 90728,0 7 NTS 3525,0 77 RSX 150783,0 Tổng 294 323878,0 40 ONT 66857,0 17 BHK 6721,0 53 LUC 20418,0 3 Ngoài Tranh 48 164 CLN 166613,0 14 NTS 4209,0 24 RSX 42497,0 Tổng 312 307315,0 Tổng 88 606 631193,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2019) Qua bảng 4.3 cho thấy Tổng số hộ có đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ của cả 02 xóm là 88 hộ với 88 hồ sơ trên tổng số thửa là 312 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp đổi GCNQSDĐ là 63,1 ha. Xóm có nhiều hộ có đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là xóm Ngoài Tranh với 48 hộ, xóm có diện tích đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 30,7ha. Xóm Góc Cọ với 40 hộ, xóm có diện tích đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là 32,4 ha.
  57. 48 Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ STT Xóm Số hộ Số thửa Loại đất Diện tích 17 ONT 21934,3 128 BHK 36405 183 LUC 48908 Góc Cọ 26 1 62 CLN 41073,8 13 NTS 3185 43 RSX 71798,6 Tổng 446 223304,7 23 ONT 48515 36 BHK 18035 Ngoài Tranh 21 93 LUC 34610 2 55 CLN 51279 16 NTS 7886 4 RSX 10595 Tổng 227 170920 Tổng 47 673 394224,7 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2019) Qua bảng: 4.4 cho thấy: Tổng số hộ không đủ điều kiện cấp giấy ở cả 2 xóm là 47 hộ với tổng diện tích là 39,42ha. Xóm có nhiều hộ không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ là Góc Cọ Tổng là 26 hộ với 446 thửa đất, có diện tích không đủ điều kiện cấp đổỉ là 22,33ha. Xóm có diện tích không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ lớn nhất là xóm Góc Cọ diện tích là 22,33 ha.
  58. 49 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp CNQSD đất tại xã Tức Tranh 4.4.1. Những thuận lợi - Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình và cung cấp đầy đủ hồ sơ cho tổ công tác cấp GCNQSD đất. - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ dải thửa 299 để tiến hành ốp bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ dải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có đầy đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Những khó khăn - Bên cạnh đó vẫn có một số hộ dân trong xã không hợp tác nhiệt tình với tổ công tác, còn gây khó dễ không cung cấp hồ sơ nên một số thửa đất không được cấp GCNQSD trong đợt này. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai. - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Do “dồn điền đổi thửa” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì số lượng GCNQSDĐ đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn. - Hồ sơ địa chính còn thiếu và chưa hoàn thiện. 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tức Tranh - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi
  59. 50 để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót. *Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND huyện xã Tức Tranh sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ. * Đối với các hộ gia đình lấn chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình.
  60. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc về đề tài: " Công tác kê khai lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019". Em xin rút ra một số kết luận sau: -Xã Tức Tranh có vị trí địa lý thuận lợi do đó có nhiều cơ hội để tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ và những tiến bộ về xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định đáp ứng được thực trạng phát triển kinh tế xã của xã trong tương lai. - Tổng số hộ tham gia kê khai cấp đổi GCNQSDĐ trên cả hai xóm là 135 hộ với 1279 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 102,54ha. Trong đó xóm có. - Tổng số GCNQSDĐ được cấp là 88 giấy, 606 thửa với diện tích 631193,0m2. Trong đó:ODT là76 thửa với diện tích 119066 m2; BHK là 37thửa với diện tích 12913 m2; LUC là 104 thửa với diện tích 40877 m2; CLN là 267 thửa với diện tích 257341 m2; NTS là 21 thửa với diện tích 7734 m2; RSX là 101 thửa với diện tích 193280 m2; 5.2. Kiến nghị Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã cần: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, vận động người sử dụng đất đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục kê khai đăng ký cấp GCN. - Kiểm tra, rà soát lại những hộ chưa được cấp GCN để có kế hoạch triển khai một cách hợp lý. Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại nhiều lần gây phiền hà cho nhân dân.
  61. 52 - Công khai hóa đầy đủ quy định, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân. -UBND xã Tức Tranh cần tổ chức thông báo, phổ biến, tuyên truyền chính sách phấp Luật đất đai tới từng người dân để họ hiểu rõ ý nghĩa của công tác đắng kí đất đai và cấp GCN QSDĐ.
  62. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 kèm theo số liệu kiểm kê đất đai xã T ức Tranh năm 2014. 5. Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc, Hợp đồng Đặt hàng số 102/2016/HĐĐH giữa sở TNMT tỉnh Thái Nguyên và Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc về việc đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. 6. Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc, Thiết kế Kỹ Thuật – Dự toán Đo đạc bổ sung, chỉnh lý bản đồ địa chính; đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các xã, thị trấn, huyện Phú Lương và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa. 7. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 8. Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 9. Nghị định số 45/2015/NĐ-CP, ngày 6/5/2015 của chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
  63. 54 10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018. 11. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Hướng dẫn số 1122/2016 về hướng dẫn lồng ghép công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ với công tác kê khai cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố và các huyện trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. 12. UBND xã Tức Tranh, thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2016.