Khóa luận Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An giai đoạn 2006 - 2016

pdf 87 trang thiennha21 23/04/2022 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An giai đoạn 2006 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_tac_dong_den_doanh_thu_cua_cong_ty_tnh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An giai đoạn 2006 - 2016

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM T N – T N – NG N NG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ T ĐỘNG Đ N DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT T ƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIỀU N TR NG G Đ ẠN 2006-2016 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. à Văn Dũng Sinh viên thực hiện : Võ Huyền Anh MSSV: 1211190176 Lớp:12DTDN03 TP.Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM T N – T N – NG N NG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ T ĐỘNG Đ N DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT T ƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIỀU N TR NG G Đ ẠN 2006-2016 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. à Văn Dũng Sinh viên thực hiện : Võ Huyền Anh MSSV: 1211190176 Lớp:12DTDN03 TP.Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. LỜ M Đ N Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Các số liệu sử dụng phân tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, các số liệu chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do chính tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực khách quan và phù hợp. Tôi xin chịu trách nhiệm với chính nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2016 (Ký tên) iii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An, với những kiến thức đã học được ở trường, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về doanh thu trên cơ sở lý thuyết và tham gia thực tế, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Hà Văn Dũng tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp “Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong giai đoạn 2006-2016”. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hà Văn Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và luôn động viên chúng tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt khóa luận này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Kế toán - Tài chính – Ngân hàng đã không ngại khó khăn, vất vả truyền đạt cho tôi nhiều bài học quý báu và cảm ơn tất cả cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An đã cung cấp tài liệu và luôn đồng hành cùng tôi trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Do còn nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những sai sót.Tôi kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo cùng các anh/chị để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2016 (Ký và ghi rõ họ tên) iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt xi Danh mục các bảng sử dụng xii Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài: 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu đề tài 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU 5 2.1 Các khái niệm về doanh thu 5 2.1.1 Tổng doanh thu 5 2.1.2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 2.1.2.1 Doanh thu bán hàng 5 2.1.2.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ 6 2.1.3 Doanh thu biên 6 2.1.4 Doanh thu thuần 7 vi
  6. 2.1.5 Doanh thu hoạt động tài chính 8 2.2 Ý nghĩa của việc phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu 8 2.3 Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Kiều An 10 2.3.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp 10 2.3.1.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 10 2.3.1.2 Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. 10 2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. 11 2.3.1.4 Kết cấu của hàng hóa tiêu thụ 12 2.3.1.5 Chính sách quảng cáo giới thiệu sản phẩm và khuyến mãi 12 2.3.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp 13 2.3.2.1 Thị hiếu của người tiêu dùng 13 2.3.2.2 Số lượng người mua trên thị trường 13 2.3.2.3 Giá của hàng hóa có liên quan 14 2.3.2.4 Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng14 2.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh cùng ngành 15 2.2.3.6 Các yếu tố kinh tế 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Phương pháp nghiên cứu 16 3.1.1 Phương pháp định lượng 16 3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 16 3.1.3 Phương pháp phân tích số liệu 17 3.2 Mô hình nghiên cứu 18 vii
  7. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 19 3.3.1 Nguồn dữ liệu 20 3.3.2 Cách lấy dữ liệu 20 3.3.3 Mẫu nghiên cứu 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1 Phân tích thống kê mô tả 22 4.1.1 Kiểm định tính dừng 21 4.1.1.1 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu doanh thu 21 4.1.1.2 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ 23 4.1.1.3 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ25 4.1.1.4 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu khuyến mãi 27 4.1.1.5 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu chiết khấu 28 4.1.2 Phân tích thống kê mô tả trên nhóm dữ liệu 30 4.1.3 Phân tích sự thay đổi của từng dữ liệu trong giai đoạn 2006-2016 32 4.1.3.1 Doanh thu 33 4.1.3.2 Số lượng tiêu thụ sản phẩm bột giặt 33 4.1.3.3 Chiết khấu 34 4.1.3.4 Khuyến mãi 35 4.1.3.5 Số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén 36 4.2 Thực hiện mô hình hồi quy 36 4.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu 37 4.3.1 Kiểm định phương sai 38 viii
  8. 4.3.1.1 Kiểm định White 38 4.3.1.2 Kiểm định Glejser 40 4.3.1.3 Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey 41 4.3.2 Kiểm định tự tương quan 41 4.3.2.1 Kiểm định tự tương quan bậc 1 41 4.3.2.2 Kiểm định tự tương quan bậc 2 42 4.3.3 Kiểm định Wald (Kiểm định biến có cần thiết cho mô hình không) 43 4.3.4 Kiểm định thừa biến trong mô hình (biến không cần thiết) 43 4.3.4.1 Kiểm định chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ 43 4.3.4.2 Kiểm định số lượng nước rửa chén tiêu thụ 45 4.3.4.3 Kiểm định chỉ tiêu khuyến mãi 47 4.3.4.4 Kiểm định chỉ tiêu chiết khấu 47 4.3.5 Kiểm định đa cộng tuyến 48 4.3.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ và số lượng nước rửa chén tiêu thụ 48 4.3.5.2 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu khuyến mãi và chỉ tiêu chiết khấu 50 4.3.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ và chỉ tiêu chiết khấu 51 4.3.6 Dự báo doanh thu 52 4.3.6.1 Dự báo điểm 52 4.3.6.2 Dự báo khoảng 52 4.4 Phân tích kết quả hồi quy 56 ix
  9. 4.4.1 Phân tích kết quả hồi quy dựa trên mô hình hồi quy mẫu 56 4.4.2 Phân tích mô hình hồi quy từ các kết quả kiểm định 57 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 60 5.1 Kết luận về các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An 60 5.2 Giải pháp nâng cao doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong thời gian tới 61 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 65 5.3.1 Hạn chế 65 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC x
  10. Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt DDT Doanh thu DSL_BOTGIAT Số lượng bột giặt tiêu thụ DSL_NRC Số lượng nước rửa chén tiêu thụ KM Khuyến mãi CK Chiết khấu xi
  11. Danh mục các bảng sử dụng Bảng 4.1: Bảng số liệu mô tả chung về các chỉ tiêu 30 Bảng 4.2: Bảng dự báo khoảng giá trị trung bình và giá trị cá biệt của doanh thu trong một tháng tới 53 xii
  12. Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Hình 3.1 :Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến doanh thu 20 Hình 4.1:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu doanh thu 22 Hình 4.2:Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 của chỉ tiêu doanh thu 23 Hình 4.3:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ 25 Hình 4.4:Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ 26 Hình 4.5:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ 27 Hình 4.6:Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ 28 Hình 4.7:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu khuyến mãi 29 Hình 4.8:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu chiết khấu 30 Hình 4.9:Kết quả hồi quy của các biến 38 Hình 4.10:Kết quả kiểm định White 39 Hình 4.11:Kết quả kiểm định Glejser 40 Hình 4.12:Kết quả kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey 41 Hình 4.13:Kiểm định tự tương qua bậc 1 giữa các biến 42 Hình 4.14:Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 giữa các biến 43 Hình 4.15:Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình 44 Hình 4.16:Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ cho mô hình 45 Hình 4.17:Kết quả kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ 46 Hình 4.18:Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu khuyến mãi cho mô hình 48 Hình 4.19:Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu chiết khấu cho mô hình 49 Hình 4.20:Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ với các chỉ tiêu còn lại 50 Hình 4.21: Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ với các chỉ tiêu còn lại 51 Hình 4.22: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu khuyến mãi với các chỉ tiêu còn lại 52 Hình 4.23: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu chiết khấu với các chỉ tiêu còn lại 52 xiii
  13. Biểu đồ 4.1: Thống kê mô tả chỉ tiêu doanh thu 31 Biểu đồ 4.2: Thống kê mô tả chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng bột giặt 32 Biểu đồ 4.3: Thống kê mô tả chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén 32 Biểu đồ 4.4 : Thống kê mô tả chỉ tiêu chiết khấu giảm giá cho khách hàng 33 Biểu đồ 4.5: Thống kê mô tả chỉ tiêu khuyến mãi 33 Biểu đồ 4.6:Sự thay đổi của doanh thu trong giai đoạn 2006-2016 34 Biểu đồ 4.7:Sự thay đổi của số lượng tiêu thụ sản phẩm bột giặt giai đoạn 2006-2016 35 Biểu đồ 4.8: Sự thay đổi của số tiền chiết khấu cho khách hàng giai đoạn 2006-2016 36 Biểu đồ 4.9 :Sự thay đổi của hình thức khuyến mãi trong giai đoạn 2006-2016 36 Biểu đồ 4.10: Sự thay đổi số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén 37 Biểu đồ 4.11: Dự báo khoảng thời gian của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong tháng 5/2016 53 xiv
  14. ƯƠNG 1: G ỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Sau 25 năm thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới nói chung, chủ trương hội nhập quốc tế nói riêng, đất nước ta đã giành được những thành tựu rất quan trọng.Một trong những thành tựu nổi bật là việc hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, khai thác tối đa mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, khoa học công nghệ đã không ngừng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Mọi khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, phù hợp với giá cả và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty. Để có thể tồn tại trên thị trường các công ty, doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nỗ lực tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường kinh doanh này. Vì vậy điều cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay là không ngừng mở rộng thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của mình với khách hàng. Trong xu thế phát triển kinh tế chung hiện nay trên thế giới, ngành kinh doanh cũng luôn hòa nhập cùng tiến trình phát triển đó. Với nhu cầu ngày càng cao của con người, các mặt hàng tiêu dùng, cũng ngày một đa dạng hơn và chất lượng hơn. Để hoạt động tốt trước những thách thức của cơ chế thị trường, các công ty kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng, suất ăn công nghiệp hay bán hàng online luôn có những đổi mới trong việc sản xuất và nhập khẩu các loại sản phẩm. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, đặc biệt với số lượng lớn các công ty kinh doanh mặt hàng tiêu dùng không chỉ chú trọng tới số lượng sản phẩm mà còn cần chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Là một công ty phát triển đa ngành nghề, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An đuợc biết đến như một thương hiệu đang phát triển trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, suất ăn công nghiệp và nhập khẩu mỹ phẩm cao cấp tại Việt Nam, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An cũng ngày một tạo dựng được cho mình một chỗ đứng trước các thương hiệu nổi tiếng khác trong nước, cũng như tạo dựng được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm đạt chất lượng cao. Từ khi mới thành lập cho đến nay, sự phát triển của công ty được thể hiện rất mạnh mẽ qua lượng doanh thu đạt được hàng năm. Song 1
  15. song đó, vấn đề về các nhân tố tác động đến doanh thu vẫn luôn làm doanh thu thay đổi thất thường. Vì thế, trong thời gian tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An, với mong muốn tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao lượng doanh của công ty trong tương lai tôi đã thực hiện đề tài: “Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An giai đoạn 2006- 2016”. 1.2 Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc áp dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích trong thực tiễn. Muốn nâng cao lượng doanh thu đạt được từ hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, tiêu thụ suất ăn công nghiệp và mảng kinh doanh online mỹ phẩm cao cấp của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An phải hệ thống một cách tổng quát những nhân tố chính tác động đến doanh thu, đó là sản lượng tiêu thụ, giá bán của sản phẩm, giá bán của đối thủ cạnh tranh, chi phi dành cho quảng cáo,tỷ lệ chiết khấu của công ty trên thị trường. Đề tài được thực hiện trên cơ sở mang tính cấp thiết cao, vì vậy đề tài phải đáp ứng được những mục tiêu về thực tiễn như : - Đánh giá được tình hình phát triển của doanh thu công ty, phân tích thực trạng tình hình doanh thu của Tổng công ty thông qua sự biến động của chỉ tiêu doanh thu trong quá khứ, chi phí, lợi nhuận, nguồn cung ứng nguyên liệu, sản lượng sản xuất ra và tiêu thụ được, và sự biến động qua các năm, bằng những số tuyệt đối và số tương đối (về tốc độ tăng giảm, mức độ biến động ) - Xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hoá các tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, kiểm định ý nghĩa, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. -Phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chế trong công tác hoạch định các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006-2016. Đề tài cũng cần đưa ra những kết luận và phát hiện mới thông qua nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm của công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác để gia tăng lượng doanh thu của công ty trên cơ sở điều chỉnh hợp lý các nhân tố tác động. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
  16. Trong giai đoạn 124 tháng (từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2016), đề tài sử dụng các câu hỏi cùng số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sau: -Số lượng sản phẩm tiêu thụ -Chiết khấu cho người mua hàng theo từng thời điểm -Chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An -Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 28/03/2016 đến 24/06/2016 và sử dụng số liệu từ 1/2006 đến 4/2016. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu Sử dụng số liệu doanh thu, số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ, chiết khấu, khuyến mãi của công ty qua các tháng trong giai đoạn 1/2006-4/2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Việc phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu là một công việc liên quan đến nhiều yếu tố, trong việc thực hiện phân tích có nhiều yếu tố có thể liệt kê được, phân tích theo chuỗi thời gian như các số liệu về giá cả, sản lượng, doanh thu trong quá khứ nhưng cũng có nhiều số liệu không thể liệt kê thông qua chuỗi số liệu như môi trường kinh tế, sự quan tâm ưa thích sản phẩm, sự trung thành của khách hàng tức là không thể thu thập để xử lý như các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được. Vì vậy việc thực hiện đề tài này đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp linh hoạt như: -Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng các số liệu thứ cấp được cung cấp từ các phòng ban của công ty như phòng kế toán tổng hợp, phòng kế toán kho, phòng chăm sóc khách hàng Và kết hợp với các số liệu có được từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty . 3
  17. -Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp đồ thị hoá là phương pháp phân tích các số liệu và mối quan hệ giữa doanh thu với các chỉ tiêu khác thông qua đồ thị, biểu đồ, hình vẽ Phương pháp sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eview để phân tích, xử lý số liệu, ước lượng và dự báo mô hình hồi quy. Trên cơ sở khẳng định sự phù hợp và chính xác của mô hình để đưa ra những đánh giá định lượng về sự ảnh hưởng của những biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình. 1.6 Kết cấu đề tài Để làm rõ vấn đề nghiên cứu là phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An, ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo .thì luận văn gồm 5 chương sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về doanh thu và các nhân tố tác động đến doanh thu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và giải pháp 4
  18. ƯƠNG 2: Ơ SỞ LÝ THUY T VỀ DOANH THU VÀ CÁC NHÂN TỐ T ĐỘNG Đ N DOANH THU 2.1 Các khái niệm về doanh thu 2.1.1 Tổng doanh thu “Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” (Chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác,Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001, nhà xuất bản Bộ Tài chính,trang 3) 2.1.2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.1.2.1 Doanh thu bán hàng “ Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng”. (Chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác,Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001, nhà xuất bản Bộ Tài chính,trang 5) 5
  19. Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua. Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.1.2.2 Doanh thu cung cấp dịch vụ “Là phần doanh thu có được từ việc thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng ” (Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200, 2/12/2014, Nhà xuất bản Bộ Tài chính, trang 7) 2.1.3 Doanh thu biên “Là phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức thay đổi trong sản lượng”.( Nhiều tác giả (2015) ,Tổng quan về doanh thu, Wikimedia Foundation, 04/02/2015) Công thức tính doanh thu biên có thể viết như sau: 6
  20. (1) trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng. Do (2) TR=P.Q Với P là giá bán sản phẩm. Từ (1) và (2) ta có: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế, dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường quy định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01 kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01 kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm.Doanh nghiệp CTHH có đường cầu là đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Do đó trong CTHH đường cầu trùng với đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp (hay D MR), hay nói cách khác đường cầu của doanh nghiệp CTHH là hoàn toàn co giãn. 2.1.4 Doanh thu thuần “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ ( chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán ) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”(Nhiều tác giả, Khái niệm nội dung của doanh thu,2014, voer.edu.vn) Các khoản giảm trừ doanh thu: 7
  21. +Chiết khấu thương mại: Là khoản dịch vụ bán hạ giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.; +Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do những hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc thị hiếu. +Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. +Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt và thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo số doanh thu trong kỳ báo cáo. 2.1.5 Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu . Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( bằng sáng chế, nhãn mác thương mại ) Cổ tức, lợi nhuận được chia. Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán. Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ. Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. 2.2 Ý nghĩa của việc phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu 8
  22. Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả. Tuy nhiên trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích doanh thu nói riêng và phân tích hoạt động kinh doanh nói chung chưa phát huy được đầy đủ tác dụng của nó bởi vì các doanh nghiệp hoạt động trong sự bao cấp của Nhà nước. Nhà nước quyết định từ khâu sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu, giá cả đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm. Nếu hoạt động thua lỗ đã có Nhà nước lo, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm và vẫn ung dung tồn tại. Trong điều kiện đó kết quả sản xuất kinh doanh chưa được đánh giá đúng đắn, hiện tượng lãi giả lỗ thật thường xuyên xảy ra Giám đốc cũng như nhân viên không phải động não nhiều, không cần tìm tòi sáng tạo không quan tâm đầy đủ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Ngày nay nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế làm thế nào để doanh thu bán hàng ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm ra những biện pháp để không ngừng tăng doanh thu của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu nhằm đánh giá một cách chính xác, toàn diện khách quan tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trên các mặt tổng trị giá cũng như kết cấu thời gian, không gian, đơn vị trực thuộc để từ đó đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu nhằm xem xét mục tiêu doanh nghiệp đặt ra đạt được đến đâu, rút ra những tồn tại xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến doanh thu và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Phân tích nhằm cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính kinh tế tài chính làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh. 9
  23. Tóm lại, mục tiêu duy nhất của phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu là giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả thể hiện qua việc doanh thu của doanh nghiệp sẽ từng bước tăng lên không ngừng. 2.3 Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Kiều An 2.3.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp 2.3.1.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An luôn hoạt động thay đổi số lượng hàng hóa lien tục, hoạch định các chiến lược Marketing mới để tăng năng suất tiêu thụ sản phẩm, từ đó khối lượng hàng hóa được tiêu thụ ngoài thị trường ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của hầu hết người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng đạt được doanh thu cao sẽ càng lớn. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Trong thi công xây lắp, doanh thu còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và khối lượng xây lắp hoàn thành , tất cả những việc đó đều có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao doanh thu bán hàng. 2.3.1.2 Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Như chúng ta đã biết, giá cả là nhân tố ảnh hưởng nhất đến lượng cầu, những thay đổi cụ thể trong doanh thu khi giá thay đổi được thể hiện rõ nhất thông qua độ co giãn của cầu theo giá. Tuy nhiên giá cả không phải là yếu tố duy nhất quyết định lượng cầu hay sức mua của hàng hóa và dịch vụ. Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường buôn bán hàng tiêu dùng, mỹ phẩm cao cấp, cung cấp các suất ăn công nghiệp vì thế giá cả của hàng hóa cũng có sự thay đổi nhất định theo 10
  24. thời gian.Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp) một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu, công ty phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Trong trường hợp cá biệt, một số sản phẩm ở những doanh nghiệp do những yêu cầu về chính trị và quản lý kinh tế vĩ mô khó đạt được lợi nhuận và có cơ chế tài trợ từ nhà nước thì giá cả hình thành cũng có thể thấp hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn luôn bám sát tình hình thị trường để quyết định, mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu mà doanh nghiệp có thể rơi vào một trong 3 trạng thái: lãi, hoà vốn hoặc bị lỗ. Cùng với một loại sản phẩm, nếu bán ở trên các thị trường khác nhau, ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả không nhất thiết phải như nhau. Một trong những vấn đề quan trọng nhất phải quyết định là xác định giá cả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì rất dễ bỏ lỡ cơ hội để phát triển công việc kinh doanh. Trong trường hợp tồi tệ hơn, doanh nghiệp có thể gặp rắc rối trước hết với doanh số, sau đó là hình ảnh nhãn hiệu bị suy giảm trong suy nghĩ của khách hàng. Một vấn đề quan trọng là cả giá của sản phẩm - dịch vụ và mức doanh số mà doanh nghiệp muốn đạt được tại mức giá này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn cũng cần phải theo dõi các đối thủ cạnh tranh để xem liệu giá sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh không trong khi vẫn bảo đảm được sự khác biệt về sản phẩm. Giá sản phẩm chính là tín hiệu đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều đó giải thích tại sao việc định giá đúng là rất quan trọng. Nếu giá của sản phẩm cao, doanh nghiệp sẽ mất vị trí trên thị trường, nhưng nếu nó quá thấp, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để phát triển kinh doanh. 2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Việc sản xuất kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. ở các doanh nghiệp sản xuất, số sản phẩm được sản xuất ra có thể phân loại thành những phẩm cấp khác 11
  25. nhau như loại I, loại II, loại III và đương nhiên, giá bán của mỗi loại cũng khác nhau. Sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn, vì vậy, chất lượng chính là giá trị được tạo thêm.Ở những doanh nghiệp nông nghiệp, thuỷ, hải sản, phần lớn sản phẩm là loại sản phẩm có tính chất tươi sống. Cùng một chi phí bỏ ra nhưng nếu biết tổ chức thu hoạch, chế biến, bảo quản kịp thời, khoa học thì có thể tăng được số lượng sản phẩm có chất lượng cao và giảm được số sản phẩm có chất lượng thấp, từ đó có thể tăng được doanh thu bán hàng. Trong xây dựng cơ bản, nếu thi công xây dựng nhanh nhưng chất lượng công trình kém cũng không thể nghiệm thu được. Hậu quả là có thể phải tốn thêm nhiều chi phí để sửa chữa, gia cố, thậm chí phải phá đi, làm lại. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng. Ngược lại, những sản phẩm chất lượng kém không đúng với yêu cầu trong hợp đồng thì đơn vị mua hàng có thể từ chối thanh toán và sẽ dẫn đến sản phẩm phải bán với giá thấp, làm giảm bớt mức doanh thu. 2.3.1.4 Kết cấu của hàng hóa tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tiến hành sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của mặt hàng đó so với tổng giá trị các mặt hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong thực tế, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức sinh lời thấp dù mức doanh thu cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi thì tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời thấp, giảm tỷ trọng những mặt hàng có mức sinh lời cao sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm đi. Như vậy, thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt việc giữ “chữ tín” với khách hàng là đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp có thể thay đổi kết cấu mặt hàng để tăng doanh thu nhưng phải luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ những đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, hạn chế chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. 2.3.1.5 Chính sách quảng cáo giới thiệu sản phẩm và khuyến mãi 12
  26. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An luôn tiến hành thực thi những chiến lược Marketing mới nhất, hiệu quả nhất nhằm tìm đối tượng khách hang mới nhất và duy trì lượng khách hàng cũ với những chính sách ưu đãi đặc biệt.Tùy theo từng giai đoạn mà công ty áp dụng chính sách khuyến mãi khác nhau, các chương trình khuyến mãi phải phù hợp với điều kiện kinh tế của công ty tại thời điểm đó nhằm thúc đẩy doanh thu. Công ty thường xuyên áp dụng những chiến lược quảng cáo mới trên các trang mạng như facebook, diễn đàn, zalo ngoài ra công ty luôn đẩy mạnh tìm hiểu các chính sách mới của đối thủ cạnh tranh để tìm ra những hướng đi mới cho sự gia tăng của doanh thu trong tương lai. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp 2.3.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp 2.3.2.1 Thị hiếu của người tiêu dùng Một yếu tố khác tác động đến doanh thu của công ty chính là thị hiếu hay sở thích cá nhân của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa cụ thể. Ví dụ, sau khi xem quảng cáo trên ti vi của McDonald’s một người có thể cảm thấy muốn mua nhiều bánh humbuger hơn mặc dù giá của nó không giảm hoặc là thu nhập thực tế của người đó vẫn giữ nguyên như trước. Tương tự, nếu sau khi đọc một bài báo trong tờ thời báo New York nói về sự nguy hiểm về sức khỏe liên quan đến việc trong khẩu phần ăn có chứa nhiều muối và mỡ động vật, thì người đó sẽ quyết định cắt giảm lượng humbuger của anh ta để đảm bảo sức khỏe. 2.3.2.2 Số lượng người mua trên thị trường Dân số hay số lượng người mua trên thị trường có quan hệ tỷ lệ thuận với cầu. Sự thay đổi số lượng người trên thị trường có thể bởi vì sự tăng lên của dân số, sẽ 13
  27. gây ra sự thay đổi trong lượng cầu. Sự tăng lên của dân số có thể do sự nhập cư, tỉ lệ sinh tăng hay sự thay đổi trong nhân khẩu học có thể là nguyên nhân gây nên sự tăng của lượng cầu. Tương tự, một sự giảm trong dân số có thể cũng là lý do gây nên sự giảm lượng cầu. 2.3.2.3 Giá của hàng hóa có liên quan Khối lượng bán ra của hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân chính hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa có liên quan. Các hàng hóa có liên quan bao gồm hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa mà người tiêu dùng cho là chúng có quan hệ mật thiết với nhau, chúng có cùng công dụng và chức năng nên người tiêu dùng có thể thay đổi lựa chọn của mình khi có sự thay đổi về giá của một mặt hàng Nếu giá của hàng hóa thay thế tăng thì sản lượng tiêu thụ của hàng hóa đó cũng tăng và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng cùng với nhau, nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của người tiêu dùng. Nếu giá của hàng hóa bổ sung tăng thì sản lượng tiêu thụ của hàng hóa đó sẽ giảm và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). 2.3.2.4 Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế; khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường trong tiêu thụ sản phẩm sự vận động của hàng hoá và sự vận động của tiền vốn là đồng thời. Song trong điều kiện cạnh tranh thị trường các doanh nghiệp bán hàng thường phải dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua, ví dụ cho thanh toán theo kỳ hạn hoặc trả chậm, có chiết khấu hàng bán cho khách hàng 14
  28. 2.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh cùng ngành Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty hoạt động trên mô hình kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực với công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An. Với việc nắm bắt tốt nhu cầu thị trường về các sản phẩm làm đẹp cùng với mảng suất ăn công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nên công ty Kiều An đã có bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn gần đây, đem lại nguồn doanh thu tương đối cao và tăng dần qua các tháng. Tuy nhiên, do quá nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên nhiều lĩnh vực nên việc giới hạn về lượng khách hàng cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu công ty. Công ty hiện đang hoạt động trên ba lĩnh vực: sản xuất hàng tiêu dùng, suất ăn công nghiệp, cung cấp các loại mỹ phẩm cao cấp nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Italia, nếu so với các công ty khác hoạt động chuyên về một lĩnh vực thì riêng mỗi mảng kinh doanh của công ty sẽ bị kìm hãm sự phát triển.Vì vậy việc tìm một hướng phát triển khác biệt và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp lớn trong ngành là điều tất yếu và luôn được công ty đưa hướng giải quyết lên hàng đầu. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường. 2.2.3.6 Các yếu tố kinh tế Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên. Yêú tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm. Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm. 15
  29. ƯƠNG 3: P ƯƠNG P P NG ÊN ỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp định lượng Phương pháp định tính có nhược điểm lớn nhất là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người được hỏi. Vì vậy, nhằm hạn chế tính chủ quan trong phương pháp dự báo định tính nên đề tài sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện công tác phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu và dự báo doanh thu trong kinh doanh. Ưu điểm phương pháp này là dựa trên cơ sở khoa học, được các công cụ toán học giúp đỡ nên tiết kiệm thời gian và ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan của người nghiên cứu. Với đặc thù nghiên cứu dữ liệu theo chuỗi thời gian (2006-2016) nên đề tài “Các nhân tố tác động đến doanh thu của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong giai đoạn 2006-2016” sẽ được triển khai theo phương pháp dữ liệu bảng (panel data). Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa chuỗi thời gian , bao gồm những ưu điểm sau: -Nghiên cứu được sự khác biệt giữa các số liệu mà trước đây chúng ta hay sử dụng -Nâng cao được số quan sát của mẫu và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến -Chứa đựng nhiều thông tin hơn các dữ liệu khác -Nghiên cứu được động thái thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian. Sau khi hoàn tất các bảng số liệu đã thu thập được từ công ty và khách hàng thì tiến hành đưa các số liệu vào phần mềm Eview để chạy mô hình kinh tế lượng. 3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu. Người ta có thể chia thành hai loại: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. -Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: thu thập dữ liệu sơ cấp về khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại các hiện tượng, hành vi của khách hàng, của nhân viên công ty, và của các đối thủ cạnh tranh. Dữ liệu sơ cấp có thể được thu thập bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do vậy phù hợp với những dự án nghiên cứu nhất định. 16
  30. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu định tính, quan sát, phỏng vấn và thử nghiệm. Các nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu và kỹ thuật hiện hình. Phương pháp quan sát có thể được thực hiện bằng con người hoặc thiết bị. Các phương pháp phỏng vấn bao gồm phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phỏng vấn nhóm cố định, phỏng vấn bằng điện thoại, phỏng vấn bằng thư tín. Phương pháp thử nghiệm có thể được thực trong phòng thí nghiệm hoặc thực hiện tại hiện trường. Khi thực hiện các cuộc thử nghiệm chúng ta có thể phải chịu sai lệch trong kết quả do các nguyên nhân: lịch sử, lỗi thời, bỏ ngang, hiệu ứng thử nghiệm, công cụ đo lường hoặc lấy mẫu. Do vậy, việc tổ chức một cuộc thử nghiệm cần phải chuẩn bị tốt, lường trước những sai lầm có thể xảy ra và có hướng khắc phục. -Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, các số liệu sẵn có như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, mức chiết khấu, các chương trình khuyến mãi được áp dụng Tuy nhiên, bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng , có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp có vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing không chỉ vì các dữ liệu thứ cấp có thể giúp có ngay các thông tin để giải quyết nhanh chóng vấn đề trong một số trường hợp, nó còn giúp xác định hoặc làm rõ vấn đề và hình thành các giả thiết nghiên cứu, làm cơ sở để hoạch định thu thập dữ liệu sơ cấp. Tuy nhiên khi sử dụng dữ liệu thứ cấp phải đánh giá giá trị của nó theo các tiêu chuẩn như tính cụ thể, tính chính xác, tính thời sự và mục đích thu thập của dữ liệu thứ cấp đó. Có hai nguồn cung cấp dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong và nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài doanh nghiệp. Dữ liệu nghiệp bên trong có thể là báo cáo về doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng và các chi phí khác, hồ sơ khách hàng Dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội thương mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu Marketing chuyên nghiệp 3.1.3 Phương pháp phân tích số liệu “Là một phương pháp nghiên cứu dùng để giải thích nội dung dữ liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp mã và xác định chủ đề hay mô thức”. (Hsieh & Shannon(2005) , khái niệm phân tích số liệu,nhà xuất bản giáo dục). 17
  31. Dựa vào định nghĩa trên, sau khi đã thu thập được tất cả số liệu, ta tiến hành phân loại các dữ liệu theo từng cột dọc, mỗi cột sẽ mang một nội dung khác nhau ( gồm các cột như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, khuyến mãi, tỷ lệ chiết khấu, số lượng khách hàng mua sản phẩm ). Khi tiến hành phân tích dữ liệu, ta thực hiện qua 7 bước sau:  Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu  Bước 2: Xác định đơn vị phân tích  Bước 3: Sắp xếp và phân loại thông tin  Bước 4: Xác định mô hình & liên kết chủ đề  Bước 5: giải thích dữ liệu  Bước 6: Rút ra kết luận  Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu 3.2 Mô hình nghiên cứu Với đề tài : “Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An giai đoạn 2006-2016”, tôi thực hiện nghiên cứu theo mô hình sau: 18
  32. Hình 3.1 : Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến doanh thu Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến doanh thu gồm các bước:  Đưa ra lý thuyết và giả thiết về các định đề liên quan đến đề tài nghiên cứu  Tiến hành thiết lập mô hình kinh tế lượng giả định (mô hình OLS)  Thu thập các số liệu cần thiết và ước lượng các thông số đã thống kê  Kiểm định các giả thiết xem mô hình có phù hợp hay không  Nếu mô hình phù hợp thì tiến hành diễn dịch kết quả, nếu mô hình không phù hợp thì xây dựng lại mô hình sao cho phù hợp nhất.  Sau khi diễn dịch các kết quả hồi quy, ta xem xét để quyết định đưa ra các chính sách và dự báo (dự báo điểm và dự báo khoảng) nhằm gia tăng lượng doanh thu đạt được trong tương lai. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 19
  33. 3.3.1 Nguồn dữ liệu Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong giai đoạn 2006-2016, kết hợp với các dữ liệu có được qua quá trình nghiên cứu nhu cầu của khách hang về sản phẩm mà công ty cung ứng. Các dữ liệu được cung cấp một cách trong sạch nhất, trung thực nhất cả về nội dung lẫn hình thức. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các nguồn dữ liệu khác từ sách giáo khoa, báo chí, internet, diễn đàn Các dữ liệu được đảm bảo thực thi đúng trọng tâm của đề tài và mang tính minh bạch. 3.3.2 Cách lấy dữ liệu Dữ liệu được chọn lọc từ những tài liệu có liên quan, các trang internet, dữ liệu cần thiết trong bảng báo cáo tài chính theo tháng của công ty, sách giáo khoa về các lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với đề tài nghiên cứu. Muốn lấy được dữ liệu đúng nhất, phải nghiên cứu trước những dữ liệu trong đề tài liên quan đến lĩnh vực nào, từng mảng dữ liệu sẽ có những cách thức trình bày khác nhau nên phải lựa chọn nguồn lấy dữ liệu sao cho hợp lý nhất, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của đề tài. Đối với những dữ liệu có sẵn từ bảng báo cáo tài chính thì cần chọn lọc kĩ những chỉ tiêu nào là phù hợp, chỉ tiêu nào nên loại trừ. Còn số liệu khảo sát từ khách hàng thì được kiểm tra kĩ càng về những câu hỏi và tình huống được đặt ra như thế nào, có phù hợp với bối cảnh công ty hay không. 3.3.3 Mẫu nghiên cứu Mẫu gồm có 5 biến (doanh thu, chiết khấu, khuyến mãi, số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ), số liệu được nghiên cứu qua 124 tháng (từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2016). 20
  34. ƯƠNG 4: T QUẢ NG ÊN ỨU 4.1 Phân tích thống kê mô tả 4.1.1 Kiểm định tính dừng 4.1.1.1 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu doanh thu Gỉa thiết: H0: β =0(Yt là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (Yt là chuỗi dữ liệu dừng) Null Hypothesis: DT has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic 8.939489 1.0000 Test critical values: 1% level -4.034356 5% level -3.446765 10% level -3.148399 *MacKinnon (1996) one-sided p- values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(DT) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 10:41 Sample (adjusted): 2006M02 2016M04 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. DT(-1) 0.323765 0.036217 8.939489 0.0000 C -10617.55 10300.07 -1.030823 0.3047 @TREND("2006M01") -1066.570 239.0253 -4.462166 0.0000 R-squared 0.455774 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.446703 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 56200.16 Akaike info criterion 24.73531 Sum squared resid 3.79E+11 Schwarz criterion 24.80390 Log likelihood -1518.222 Hannan-Quinn criter. 24.76318 F-statistic 50.24824 Durbin-Watson stat 1.736028 Prob(F-statistic) 0.000000 21
  35. Hình 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu doanh thu (Nguồn: Eview 8) Qua bước kiểm định trên phần mềm Eview ta thấy được giá trị P- value=1 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên ta chấp nhận Ho hay chuỗi dữ liệu của doanh thu không có tính dừng. Để chuỗi dữ liệu có tính dừng và phù hợp với mẫu nghiên cứu thì ta tiến hành thực hiện sai phân bậc 1 với chỉ tiêu doanh thu và được kết quả như sau : Null Hypothesis: DDT has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.712228 0.0252 Test critical values: 1% level -4.034997 5% level -3.447072 10% level -3.148578 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(DDT) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 10:29 Sample (adjusted): 2006M03 2016M04 Included observations: 122 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. DDT(-1) -0.362719 0.097709 -3.712228 0.0003 C -14095.18 11633.51 -1.211601 0.2281 @TREND("2006M01") 365.3666 166.7812 2.190693 0.0304 R-squared 0.114016 Mean dependent var 4242.393 Adjusted R-squared 0.099126 S.D. dependent var 65835.27 S.E. of regression 62487.16 Akaike info criterion 24.94759 Sum squared resid 4.65E+11 Schwarz criterion 25.01654 Log likelihood -1518.803 Hannan-Quinn criter. 24.97560 F-statistic 7.656972 Durbin-Watson stat 1.938955 22
  36. Prob(F-statistic) 0.000744 Hình 4.2: Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 của chỉ tiêu doanh thu (Nguồn: Eview 8) Như vậy sau khi thực hiện sai phân bậc 1 cho chỉ tiêu doanh thu thì giá trị kiểm định P-value nhỏ hơn mức nghĩa 5%, hay nói cách khác chỉ tiêu doanh thu có tính dừng. 4.1.1.2 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ Gỉa thiết : H0: β = 0 (X1 là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (X1 là chuỗi dữ liệu dừng) Null Hypothesis: SL_BOTGIAT has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic 3.488080 1.0000 Test critical values: 1% level -3.485115 5% level -2.885450 10% level -2.579598 *MacKinnon (1996) one-sided p- values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(SL_BOTGIAT) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 14:41 Sample (adjusted): 2006M04 2016M04 Included observations: 121 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. SL_BOTGIAT(-1) 0.057488 0.016481 3.488080 0.0007 D(SL_BOTGIAT(-1)) -0.376365 0.091926 -4.094215 0.0001 D(SL_BOTGIAT(-2)) -0.396229 0.091072 -4.350734 0.0000 C -92.36325 240.8249 -0.383529 0.7020 R-squared 0.197311 Mean dependent var 341.0579 Adjusted R-squared 0.176729 S.D. dependent var 1879.107 23
  37. S.E. of regression 1704.994 Akaike info criterion 17.75301 Sum squared resid 3.40E+08 Schwarz criterion 17.84543 Log likelihood -1070.057 Hannan-Quinn criter. 17.79055 F-statistic 9.586694 Durbin-Watson stat 1.996817 Prob(F-statistic) 0.000010 Hình 4.3:Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ (Nguồn:Eview 8) Do P-value=0.9979 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ không có tính dừng. Sau khi thực hiện sai phân bậc 1 cho chỉ tiêu này thì ta được kết quả như sau: Null Hypothesis: DSL_BOTGIAT has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -11.15949 0.0000 Test critical values: 1% level -3.485115 5% level -2.885450 10% level -2.579598 *MacKinnon (1996) one-sided p- values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(DSL_BOTGIAT) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 14:43 Sample (adjusted): 2006M04 2016M04 Included observations: 121 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. DSL_BOTGIAT(-1) -1.534173 0.137477 -11.15949 0.0000 D(DSL_BOTGIAT(-1)) 0.281022 0.088797 3.164782 0.0020 C 529.8085 169.2867 3.129651 0.0022 R-squared 0.628134 Mean dependent var -12.04959 Adjusted R-squared 0.621831 S.D. dependent var 2900.775 S.E. of regression 1783.845 Akaike info criterion 17.83541 24
  38. Sum squared resid 3.75E+08 Schwarz criterion 17.90473 Log likelihood -1076.042 Hannan-Quinn criter. 17.86356 F-statistic 99.65911 Durbin-Watson stat 1.936859 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.4: Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ (Nguồn: Eview 8) Ta có được P-value=0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, vậy chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ có tính dừng. 4.1.1.3 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ Gỉa thiết: H0: β = 0 (X2 là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (X2 là chuỗi dữ liệu dừng) Null Hypothesis: SL_NRC has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 5 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic 0.857672 0.9946 Test critical values: 1% level -3.486551 5% level -2.886074 10% level -2.579931 *MacKinnon (1996) one-sided p- values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(SL_NRC) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 11:23 Sample (adjusted): 2006M07 2016M04 Included observations: 118 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. SL_NRC(-1) 0.028641 0.033393 0.857672 0.3929 D(SL_NRC(-1)) -0.360714 0.098374 -3.666761 0.0004 D(SL_NRC(-2)) -0.404083 0.105852 -3.817421 0.0002 D(SL_NRC(-3)) -0.376591 0.105905 -3.555942 0.0006 25
  39. D(SL_NRC(-4)) -0.108310 0.104656 -1.034918 0.3030 D(SL_NRC(-5)) -0.320052 0.097977 -3.266618 0.0014 C 87.31002 147.1827 0.593209 0.5542 R-squared 0.229988 Mean dependent var 92.81356 Adjusted R-squared 0.188365 S.D. dependent var 873.1606 S.E. of regression 786.6370 Akaike info criterion 16.23090 Sum squared resid 68686561 Schwarz criterion 16.39526 Log likelihood -950.6231 Hannan-Quinn criter. 16.29764 F-statistic 5.525588 Durbin-Watson stat 2.052158 Prob(F-statistic) 0.000049 Hình 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ (Nguồn: Eview 8) Ta có kết quả hồi quy : P-value= 0.9946 lớn hơn mức ý nghĩa 5%, vậy chỉ tiêu số lượng nước rửa chén không có tính dừng. Thực hiện sai phân bậc 1 cho dữ liệu ta được kết quả: Null Hypothesis: DSL_NRC has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 4 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey -Fuller test statistic -7.312622 0.0000 Test critical values: 1% level -3.486551 5% level -2.886074 10% level -2.579931 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(DSL_NRC) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 14:43 Sample (adjusted): 2006M07 2016M04 Included observations: 118 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. DSL_NRC(-1) -2.464040 0.336957 -7.312622 0.0000 D(DSL_NRC(-1)) 1.133763 0.297819 3.806886 0.0002 26
  40. D(DSL_NRC(-2)) 0.757328 0.234645 3.227548 0.0016 D(DSL_NRC(-3)) 0.403170 0.167500 2.406990 0.0177 D(DSL_NRC(-4)) 0.311065 0.097300 3.196980 0.0018 C 195.4174 75.90241 2.574587 0.0113 R-squared 0.685085 Mean dependent var 6.559322 Adjusted R-squared 0.671026 S.D. dependent var 1369.873 S.E. of regression 785.7080 Akaike info criterion 16.22056 Sum squared resid 69141750 Schwarz criterion 16.36144 Log likelihood -951.0128 Hannan-Quinn criter. 16.27776 F-statistic 48.73027 Durbin-Watson stat 2.040679 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.6: Kết quả thực hiện sai phân bậc 1 chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ H (Nguồn: Eview 8) Do P-value = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên số lượng nước rửa chén tiêu thụ có tính dừng. 4.1.1.4 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu khuyến mãi Gỉa thiết: H0: β = 0 (X3 là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (X3 là chuỗi dữ liệu dừng) Khi thực hiện kiểm định tính dừng trên phần mềm Eview ta được kết quả như sau: Null Hypothesis: KM has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey -Fuller test statistic -8.152648 0.0000 Test critical values: 1% level -3.484653 5% level -2.885249 10% level -2.579491 *MacKinnon (1996) one-sided p- values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(KM) Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 14:47 27
  41. Sample (adjusted): 2006M03 2016M04 Included observations: 122 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. KM( -1) -0.716744 0.087915 -8.152648 0.0000 D(KM(-1)) 0.358372 0.085581 4.187514 0.0001 C 0.229123 0.045026 5.088718 0.0000 R-squared 0.358372 Mean dependent var 0.000000 Adjusted R-squared 0.347588 S.D. dependent var 0.481046 S.E. of regression 0.388550 Akaike info criterion 0.971495 Sum squared resid 17.96559 Schwarz criterion 1.040446 Log likelihood -56.26117 Hannan-Quinn criter. 0.999500 F-statistic 33.23283 Durbin-Watson stat 2.121059 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu khuyến mãi (Nguồn: Eview 8) Do P-value=0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên ta bác bỏ giả thuyết H0, đồng nghĩa với việc chỉ tiêu khuyến mãi có tính dừng. 4.1.1.5 Kiểm định tính dừng của chỉ tiêu chiết khấu Gỉa thiết: H0: β = 0 (X4 là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (X4 là chuỗi dữ liệu dừng) Null Hypothesis: CK has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey -Fuller test statistic -7.546308 0.0000 Test critical values: 1% level -3.484198 5% level -2.885051 10% level -2.579386 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(CK) 28
  42. Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 21:19 Sample (adjusted): 2006M02 2016M04 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CK( -1) -0.675017 0.089450 -7.546308 0.0000 C 4707.347 938.3652 5.016541 0.0000 R-squared 0.320021 Mean dependent var 219.0976 Adjusted R-squared 0.314402 S.D. dependent var 9721.558 S.E. of regression 8049.534 Akaike info criterion 20.84074 Sum squared resid 7.84E+09 Schwarz criterion 20.88647 Log likelihood -1279.706 Hannan-Quinn criter. 20.85932 F-statistic 56.94676 Durbin-Watson stat 2.069357 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.8: Kết quả kiểm định tính dừng của chỉ tiêu chiết khấu (Nguồn: Eview 8) Qua kết quả kiểm định, ta thấy P-value = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên ta bác bỏ H0, chấp nhận H1 hay nói cách khác chỉ tiêu chiết khấu giảm giá cho khách hàng có tính dừng. 4.1.2 Phân tích thống kê mô tả trên nhóm dữ liệu DDT DSL_BOTGIAT DSL_NRC KM CK Mean 16527.29 335.0569 88.39024 0.330645 6848.028 Median 1544.000 133.0000 65.00000 0.000000 4507.750 Maximum 520014.0 10003.00 2646.000 1.000000 31317.00 Minimum -114655.5 -6558.000 -3798.000 0.000000 0.000000 Std. Dev. 75554.17 1864.289 855.5152 0.472354 8411.019 Skewness 4.007376 1.367724 -0.444363 0.719976 1.064231 Kurtosis 24.30145 10.91314 7.411477 1.518366 3.145979 Jarque-Bera 2654.689 359.2652 103.7862 22.05497 23.51689 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000016 0.000008 Sum 2032857. 41212.00 10872.00 41.00000 849155.5 Sum Sq. Dev. 6.96E+11 4.24E+08 89292559 27.44355 8.70E+09 29
  43. Observations 124 124 124 124 124 Bảng 4.1: Bảng số liệu mô tả chung về các chỉ tiêu (Nguồn: Eview 8) Qua bảng số liệu mô tả, ta có thể thấy được sự đo lường một cách cụ thể nhất về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, số tổng qua các năm của từng chỉ tiêu Thực tế như sau: -Chỉ tiêu doanh thu: 50 Series: DDT Sample 2006M01 2016M04 40 Observations 123 Mean 16527.29 30 Median 1544.000 Maximum 520014.0 Minimum -114655.5 20 Std. Dev. 75554.17 Skewness 4.007376 Kurtosis 24.30145 10 Jarque-Bera 2654.689 Probability 0.000000 0 -100000 0 100000 200000 300000 400000 500000 Biểu đồ 4.1: Thống kê mô tả chỉ tiêu doanh thu (Nguồn: Eview 8) Nhìn chung biến động về doanh thu của công ty không lớn, doanh thu tổng trong giai đoạn (1/2006 đến 4/2016) là 37.563.597 đồng, đó là một con số tương đối lớn với một công ty có quy mô hoạt động vừa. Gía trị trung bình của doanh thu là 1.544 000 đồng, giá trị lớn nhất 520.014.000 đồng, giá trị nhỏ nhất -114655.500 đồng. - Chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng bột giặt: 30
  44. 35 Series: DSL_BOTGIAT 30 Sample 2006M01 2016M04 Observations 123 25 Mean 335.0569 Median 133.0000 20 Maximum 10003.00 Minimum -6558.000 15 Std. Dev. 1864.289 Skewness 1.367724 10 Kurtosis 10.91314 5 Jarque-Bera 359.2652 Probability 0.000000 0 -6000 -4000 -2000 0 2000 4000 6000 8000 10000 Biểu đồ 4.2: Thống kê mô tả chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng bột giặt (Nguồn: Eview 8) Có sự chênh lệch tương đối lớn giữa giá trị lớn nhất ( 10003 gói bột giặt) và giá trị nhỏ nhất ( -6558 gói bột giặt), giá trị trung bình qua các năm là 133 gói bột giặt. Tổng lượng bột giặt tiêu thụ được qua 124 tháng là 1.574.588 gói. -Chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén : 32 Series: DSL_NRC 28 Sample 2006M01 2016M04 Observations 123 24 Mean 88.39024 20 Median 65.00000 Maximum 2646.000 16 Minimum -3798.000 Std. Dev. 855.5152 12 Skewness -0.444363 Kurtosis 7.411477 8 Jarque-Bera 103.7862 4 Probability 0.000000 0 -4000 -3000 -2000 -1000 0 1000 2000 Biểu đồ 4.3: Thống kê mô tả chỉ tiêu số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén (Nguồn: Eview 8) Gía trị lớn nhất trong quá trình tiêu thụ của 124 tháng nghiên cứu là 2646 chai, giá trị nhỏ nhất -3798 chai và giá trị trung bình là 65 chai. Tổng lượng tiêu thụ tương đối nhỏ là 491.639 chai. -Chỉ tiêu chiết khấu giảm giá cho khách hàng : 31
  45. 70 Series: CK 60 Sample 2006M01 2016M04 Observations 124 50 Mean 6848.028 Median 4507.750 40 Maximum 31317.00 Minimum 0.000000 30 Std. Dev. 8411.019 Skewness 1.064231 20 Kurtosis 3.145979 10 Jarque-Bera 23.51689 Probability 0.000008 0 0 4000 8000 12000 16000 20000 24000 28000 32000 Biểu đồ 4.4 : Thống kê mô tả chỉ tiêu chiết khấu giảm giá cho khách hàng (Nguồn: Eview 8) Có sự thay đổi linh hoạt về các tháng giảm giá, vì thế giá trị nhỏ nhất sẽ là 0 đồng, giá trị lớn nhất là 31.317.000 đồng, trong vòng một tháng với số tiền chiết khấu lớn như vậy thì công ty đã áp dụng những chính sách kích cầu để doanh thu được tăng cao hơn. Bên cạnh đó giá trị trung bình của chỉ tiêu này là 4.507.750 đồng, tổng số tiền đã chiết khấu cho khách hàng là 849.155.500 đồng. -Chỉ tiêu khuyến mãi cho khách mua hàng : 90 Series: KM 80 Sample 2006M01 2016M04 Observations 124 70 60 Mean 0.330645 Median 0.000000 50 Maximum 1.000000 Minimum 0.000000 40 Std. Dev. 0.472354 30 Skewness 0.719976 Kurtosis 1.518366 20 Jarque-Bera 22.05497 10 Probability 0.000016 0 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 Biểu đồ 4.5: Thống kê mô tả chỉ tiêu khuyến mãi (Nguồn: Eview 8) Đây là chương trình được công ty áp dụng rất nhiều lần trong 124 tháng và đạt được hiệu quả rất cao. Trong giai đoạn tháng 1/2006 đến 4/2016, công ty đã áp dụng 41 lần khuyến mãi. 4.1.3 Phân tích sự thay đổi của từng dữ liệu trong giai đoạn 2006-2016 32
  46. 4.1.3.1 Doanh thu DDT 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 -100,000 -200,000 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 Biểu đồ 4.6:Sự thay đổi của doanh thu trong giai đoạn 2006-2016 (Nguồn: Eview 8) Biểu đồ cho ta nhận thấy doanh thu tăng giảm không đều qua các tháng trong giai đoạn (1/2006-4/2016). Giai đoạn công ty mới thành lập năm 2006, doanh thu đạt được còn thấp ( 1.070.202.500 đồng), do còn khá mới mẻ trên thị trường nên lượng khách hàng biết đến công ty vẫn còn rất hạn chế. Trong các năm 2007-2009 doanh thu tương đối ổn định, chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ nào là đáng kể. Giai đoạn giữa năm 2009, dưới những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng phần nào làm cho doanh thu công ty suy giảm. Liên tiếp từ năm 2010 đến năm 2015, doanh thu tăng đều đặn qua các tháng trong năm. Đến khoảng 4 tháng đầu năm 2016 doanh thu tăng vượt trội lên đến 5.982.164.500 đồng, do công ty áp dụng rất hấp dẫn, đa dạng hơn các chính sách khuyến mãi và chiết khấu thương mại dành cho khách hàng và tăng cường thêm những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu cần thiết nhất trong cuộc sống. 4.1.3.2 Số lượng tiêu thụ sản phẩm bột giặt 33
  47. DSL_BOTGIAT 12,000 8,000 4,000 0 -4,000 -8,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Biểu đồ 4.7: Sự thay đổi của số lượng tiêu thụ sản phẩm bột giặt giai đoạn 2006-2016 (Nguồn: Eview 8) Trong giai đoạn 1/2006 đến 4/2016, số lượng sản phẩm bột giặt mà công ty tiêu thụ tăng giảm tương đối ổn định. Giai đoạn 2006-2008, tuy là giai đoạn khởi đầu nhưng công ty cũng tiêu thụ được một lượng hàng khá lớn ( 242.473 gói bột giặt ). Bước sang giai đoạn 2009-2011, số lượng hàng tiêu thụ tăng giảm liên tục, đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Công ty phải liên tục thay đổi hình thức khuyến mãi và chiết khấu nhằm tăng cường them các đại lý tiêu thụ, cạnh tranh với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Giai đoạn 2012-2016, nhờ những ứng dụng mới trong công tác quản lý và tiêu thụ mà công ty đã đạt được rất nhiều thành công trên con đường mang sản phẩm đến tay khách hàng ngày càng nhiều hơn, số lượng bột giặt tiêu thụ được tăng lên đáng kể ( từ 144.772 gói năm 2012 lên đến 473.861 gói năm 2015-2016), mang đến một khoản doanh thu không hề nhỏ cho công ty. 4.1.3.3 Chiết khấu 34
  48. CK 32,000 28,000 24,000 20,000 16,000 12,000 8,000 4,000 0 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 Biểu đồ 4.8: Sự thay đổi của số tiền chiết khấu cho khách hàng giai đoạn 2006-2016 (Nguồn: Eview 8) Chiết khấu là khoản tiền mà công ty luôn ưu tiên hàng đầu dành cho các khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn. Trong khoảng thời gian 124 tháng, công ty đã gặt hái được nhiều thành công khi lượng đối tác ngày càng gia tăng không ngừng, song song đó số tiền chiết khấu cho khách cũng tăng không ít ( số tiền chiết khấu tháng 1/2006 là 4.368.000 đồng, tăng lên 31.317.000 đồng ). Công ty luôn áp dụng chính sách chiết khấu 10% cho khách hàng hoặc đại lý. Để có thể thành công hơn trên thị trường công ty đã bỏ qua nhiều yếu tố trung gian, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để luôn đổi mới sản phẩm phục vụ cho thị hiếu của người tiêu dùng. 4.1.3.4 Khuyến mãi KM 2 1 0 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 Biểu đồ 4.9 :Sự thay đổi của hình thức khuyến mãi trong giai đoạn 2006-2016 35
  49. (Nguồn: Eview 8) Bất kỳ một công ty nào đi vào hoạt động kinh doanh hàng hóa thì phải luôn tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao lượng hàng tiêu thụ. Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An đã liên tục sử dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau như : thử nghiệm sản phẩm mới miễn phí, giảm giá đối với mặt hàng tồn kho .Công ty thường áp dụng chỉ tiêu khuyến mãi tập trung vào các tháng trọng yếu như tháng 12,1,2,3. Do vào các tháng này là mùa lễ hội nên nhu cầu của khách hàng sẽ gia tăng nên công ty sẽ đem về một lượng hàng tiêu thụ lớn hơn so với các tháng còn lại trong năm. 4.1.3.5 Số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén DSL_NRC 3,000 2,000 1,000 0 -1,000 -2,000 -3,000 -4,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Biểu đồ 4.10: Sự thay đổi số lượng tiêu thụ mặt hàng nước rửa chén (Nguồn: Eview 8) Chỉ tiêu mặt hàng nước rửa chén có sự tăng giảm rất ổn định, đây không phải là mặt hang trông yếu nhất của công ty nhưng nó cũng góp một phần nào đó trong việc đem đến doanh thu tiêu thụ cho công ty cao hơn. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được lượng hàng tăng mạnh mẽ nhất vào giai đoạn 2013-2015, đây cũng là giai đoạn phát triển chung của công ty về tất cả các mảng hàng hóa. 4.2 Thực hiện mô hình hồi quy Mô hình hồi quy có dạng như sau: Y=C + β1x1 + β2x2 + β3x3 + β4x4 +ei 36
  50. Trong đó: Y là chỉ tiêu doanh thu X1 là chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ X2 là chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ X3 là chỉ tiêu khuyến mãi X4 là chỉ tiêu chiết khấu giảm giá cho khách hàng Đối với biến X3, ta đặt biến giả với tháng có khuyến mãi=1 và tháng không có khuyến mãi=0. Khi thực hiện hồi quy trên phần mềm Eview thì ta được kết quả như sau: Dependent Variable: DDT Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 21:37 Sample (adjusted): 2006M02 2016M04 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -23073.00 8065.815 -2.860591 0.0050 DSL_BOTGIAT -6.402450 3.063712 -2.089769 0.0388 DSL_NRC 20.90141 7.005782 2.983451 0.0035 KM 64212.54 12408.83 5.174744 0.0000 CK 2.768687 0.655599 4.223140 0.0000 R-squared 0.375352 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.354178 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 60717.65 Akaike info criterion 24.90566 Sum squared resid 4.35E+11 Schwarz criterion 25.01997 Log likelihood -1526.698 Hannan-Quinn criter. 24.95209 F-statistic 17.72661 Durbin-Watson stat 1.133035 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.9: Kết quả hồi quy của các biến (Nguồn: Eview 8) Vậy phương trình hồi quy mẫu được viết như sau: DDT = -23073.0009292 - 6.40244962159*DSL_BOTGIAT + 20.9014090102*DSL_NRC + 64212.5418356*KM + 2.7686868898*CK 4.3 iểm định mô hình nghiên cứu 37
  51. 4.3.1 Kiểm định phương sai 4.3.1.1 Kiểm định White Gỉa thiết : H0: Mô hình không xảy ra hiện tương phương sai thay đổi H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: White F-statistic 14.27746 Prob. F(13,109) 0.0000 Obs*R-squared 77.49192 Prob. Chi-Square(13) 0.0000 Scaled explained SS 561.9348 Prob. Chi-Square(13) 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 22:22 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Collinear test regressors dropped from specification Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.39E+09 1.40E+09 0.994110 0.3224 DSL_BOTGIAT^2 428.3536 107.3505 3.990234 0.0001 DSL_BOTGIAT*DSL_NRC -222.2189 664.2695 -0.334531 0.7386 DSL_BOTGIAT*CK -412.9850 66.82522 -6.180078 0.0000 DSL_BOTGIAT*KM -2638941. 1238646. -2.130505 0.0354 DSL_BOTGIAT 3071746. 897395.6 3.422957 0.0009 DSL_NRC^2 -510.0803 728.6902 -0.699996 0.4854 DSL_NRC*CK 210.5370 129.6701 1.623636 0.1073 DSL_NRC*KM -350821.5 3364964. -0.104257 0.9172 DSL_NRC -1518416. 2583590. -0.587716 0.5579 CK^2 80.94653 12.35085 6.553921 0.0000 CK*KM 603893.0 266401.6 2.266852 0.0254 CK -1332102. 290436.9 -4.586543 0.0000 KM^2 7.83E+08 2.44E+09 0.320579 0.7491 R-squared 0.630016 Mean dependent var 3.54E+09 Adjusted R-squared 0.585889 S.D. dependent var 1.41E+10 S.E. of regression 9.07E+09 Akaike info criterion 48.80154 Sum squared resid 8.97E+21 Schwarz criterion 49.12163 Log likelihood -2987.295 Hannan-Quinn criter. 48.93156 F-statistic 14.27746 Durbin-Watson stat 1.076680 38
  52. Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.10: Kết quả kiểm định White (Nguồn: Eview 8) Từ bảng kiểm định White ở trên, ta có P-value=0.0000< α=5% nên bác bỏ H0. Vậy ta có thể kết luận mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. 4.3.1.2 Kiểm định Glejser Gỉa thiết : H0: Mô hình không xảy ra hiện tương phương sai thay đổi H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Thực hiện kiểm định với mức ý nghĩa 5%, ta có kết quả như sau: Heteroskedasticity Test: Glejser F-statistic 13.05015 Prob. F(4,118) 0.0000 Obs*R-squared 37.72415 Prob. Chi-Square(4) 0.0000 Scaled explained SS 60.40800 Prob. Chi-Square(4) 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: ARESID Method: Least Squares Date: 06/11/16 Time: 22:30 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 11016.87 5230.442 2.106299 0.0373 DSL_BOTGIAT 0.878272 1.986727 0.442070 0.6592 DSL_NRC 4.931890 4.543042 1.085592 0.2799 CK 1.963025 0.425137 4.617397 0.0000 KM 37128.64 8046.762 4.614110 0.0000 R-squared 0.306700 Mean dependent var 37303.86 Adjusted R-squared 0.283199 S.D. dependent var 46505.65 S.E. of regression 39373.60 Akaike info criterion 24.03938 Sum squared resid 1.83E+11 Schwarz criterion 24.15370 Log likelihood -1473.422 Hannan-Quinn criter. 24.08581 F-statistic 13.05015 Durbin-Watson stat 1.170399 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.11: Kết quả kiểm định Glejser 39
  53. (Nguồn: Eview 8) Kết quả kiểm định cho thấy P-value=0.0000<α=5% nên bác bỏ H0 hay mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. 4.3.1.3 Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey Gỉa thiết : H0: Mô hình không xảy ra hiện tương phương sai thay đổi H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 7.479646 Prob. F(4,118) 0.0000 Obs*R-squared 24.87845 Prob. Chi-Square(4) 0.0001 Scaled explained SS 180.4068 Prob. Chi-Square(4) 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 06/13/16 Time: 21:57 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -2.67E+09 1.70E+09 -1.572308 0.1186 DSL_BOTGIAT -622862.6 646002.0 -0.964181 0.3369 DSL_NRC 1740420. 1477211. 1.178180 0.2411 CK 590077.4 138237.0 4.268592 0.0000 KM 6.80E+09 2.62E+09 2.600733 0.0105 R-squared 0.202264 Mean dependent var 3.54E+09 Adjusted R-squared 0.175222 S.D. dependent var 1.41E+10 S.E. of regression 1.28E+10 Akaike info criterion 49.42352 Sum squared resid 1.93E+22 Schwarz criterion 49.53784 Log likelihood -3034.546 Hannan-Quinn criter. 49.46995 F-statistic 7.479646 Durbin-Watson stat 0.778197 Prob(F-statistic) 0.000021 Hình 4.12: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey (Nguồn: Eview 8) Qua kết quả kiểm định thì có thể thấy được P-value=0.0001<α=5% nên ta bác bỏ H0,vậy mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. 40
  54. 4.3.2 Kiểm định tự tương quan 4.3.2.1 Kiểm định tự tương quan bậc 1 Gỉa thiết: H0 :Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1 H1 :Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 14.77900 Prob. F(1,117) 0.0002 Obs*R-squared 13.79443 Prob. Chi-Square(1) 0.0002 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/18/16 Time: 16:41 Sample: 2 124 Included observations: 123 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3535.515 7687.696 0.459893 0.6464 DSL_BOTGIAT 0.414898 2.901126 0.143013 0.8865 DSL_NRC -0.858265 6.633163 -0.129390 0.8973 KM -714.0438 11743.65 -0.060803 0.9516 CK -0.312187 0.625670 -0.498965 0.6187 RESID(-1) 0.408271 0.106200 3.844346 0.0002 R-squared 0.112150 Mean dependent var 1.89E-12 Adjusted R-squared 0.074208 S.D. dependent var 59713.99 S.E. of regression 57455.67 Akaike info criterion 24.80297 Sum squared resid 3.86E+11 Schwarz criterion 24.94015 Log likelihood -1519.382 Hannan-Quinn criter. 24.85869 F-statistic 2.955799 Durbin-Watson stat 1.719251 Prob(F-statistic) 0.015028 Hình 4.13: Kiểm định tự tương qua bậc 1 giữa các biến (Nguồn: Eview 8) Breusch-Godfrey Serial CorrelationTa có LM : PTest:-value=0.0002< α=5% nên bác bỏ H0. Như vậy mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. V ậy giữa các tháng liển kế có sự lien quan mật thiết với F-statistic 14.77900 Prob. F(1,117) 0.0002 nhauObs*R v-squaredề số li ệu. 13.79443 Prob. Chi-Square(1) 0.0002 41 Test Equation: Dependent Variable: RESID
  55. 4.3.2.2 Kiểm định tự tương quan bậc 2 Gỉa thiết: H0 :Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2 H1 :Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 7.737234 Prob. F(2,116) 0.0007 Obs*R-squared 14.47703 Prob. Chi-Square(2) 0.0007 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/19/16 Time: 14:12 Sample: 2 124 Included observations: 123 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3057.508 7716.912 0.396209 0.6927 DSL_BOTGIAT 0.791178 2.937700 0.269319 0.7882 DSL_NRC 0.260638 6.768799 0.038506 0.9694 KM -1551.943 11798.10 -0.131542 0.8956 CK -0.314898 0.626402 -0.502709 0.6161 RESID(-1) 0.414709 0.106590 3.890689 0.0002 RESID(-2) -0.108519 0.127045 -0.854180 0.3948 R-squared 0.117699 Mean dependent var 1.89E -12 Adjusted R-squared 0.072063 S.D. dependent var 59713.99 S.E. of regression 57522.17 Akaike info criterion 24.81296 Sum squared resid 3.84E+11 Schwarz criterion 24.97300 Log likelihood -1518.997 Hannan-Quinn criter. 24.87796 F-statistic 2.579078 Durbin-Watson stat 1.745691 Prob(F-statistic) 0.022104 Hình 4.14: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 giữa các biến (Nguồn: Eview 8) Từ kết quả kiểm định ta có P-Value=0.0007<Mức ý nghĩa 5% nên ta bác bỏ H0, vậy mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2. Hay nói cách khác số liệu giữa 2 tháng nghiên cứu gần kề có sự tương quan với nhau. 42
  56. 4.3.3 Kiểm định Wald (Kiểm định biến có cần thiết cho mô hình không) Gỉa thiết: H0 : Tất cả các biến không cần thiết trong mô hình H1 : Tất cả các biến cần thiết trong mô hình Wald Test: Equation: Untitled Test Statistic Value Df Probability F-statistic 16.00396 (5, 118) 0.0000 Chi-square 80.01980 5 0.0000 Null Hypothesis: C(1)=C(2)=C(3)=C(4)=C(5)=0 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. C(1) -23073.00 8065.815 C(2) -6.402450 3.063712 C(3) 20.90141 7.005782 C(4) 64212.54 12408.83 C(5) 2.768687 0.655599 Hình 4.15: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình (Nguồn: Eview 8) Qua giá trị kiểm định ta có P-value=0.0000<α=5% nên bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy tất cả các biến đều phù hợp trong mô hình hồi quy. 4.3.4 Kiểm định thừa biến trong mô hình (biến không cần thiết) 4.3.4.1 Kiểm định chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ Gỉa thiết : H0 : β = 0 Biến X1 không cần thiết trong mô hình H1: β ≠ 0 Biến X1 cần thiết trong mô hình Redundant Variables Test Equation: UNTITLED Specification: DDT C DSL_BOTGIAT DSL_NRC KM CK Redundant Variables: DSL_BOTGIAT 43
  57. Value df Probability t-statistic 2.089769 118 0.0388 F-statistic 4.367133 (1, 118) 0.0388 Likelihood ratio 4.469966 1 0.0345 F-test summary: Mean Sum of Sq. df Squares Test SSR 1.61E+10 1 1.61E+10 Restricted SSR 4.51E+11 119 3.79E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 LR test summary: Value df Restricted LogL -1528.933 119 Unrestricted LogL -1526.698 118 Restricted Test Equation: Dependent Variable: DDT Method: Least Squares Date: 06/14/16 Time: 19:38 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -24663.37 8142.643 -3.028915 0.0030 DSL_NRC 17.26836 6.881996 2.509209 0.0134 KM 66847.56 12518.03 5.340101 0.0000 CK 2.609896 0.660329 3.952416 0.0001 R-squared 0.352234 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.335904 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 61570.67 Akaike info criterion 24.92574 Sum squared resid 4.51E+11 Schwarz criterion 25.01719 Log likelihood -1528.933 Hannan-Quinn criter. 24.96289 F-statistic 21.56945 Durbin-Watson stat 1.119461 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.16: Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ cho mô hình (Nguồn: Eview 8) 44
  58. Sau kết quả kiểm định ta có P-value=0.0388<α=5% nên ta bác bỏ H0, có nghĩa là chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ cần thiết cho mô hình. 4.3.4.2 Kiểm định số lượng nước rửa chén tiêu thụ Gỉa thiết : H0 : β = 0 Biến X2 không cần thiết trong mô hình H1: β ≠ 0 Biến X2 cần thiết trong mô hình Redundant Variables Test Equation: UNTITLED Specification: DDT C DSL_BOTGIAT DSL_NRC KM CK Redundant Variables: DSL_NRC Value df Probability t-statistic 2.983451 118 0.0035 F-statistic 8.900982 (1, 118) 0.0035 Likelihood ratio 8.944866 1 0.0028 F-test summary: Mean Sum of Sq. df Squares Test SSR 3.28E+10 1 3.28E+10 Restricted SSR 4.68E+11 119 3.93E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 LR test summary: Value df Restricted LogL -1531.170 119 Unrestricted LogL -1526.698 118 Restricted Test Equation: Dependent Variable: DDT Method: Least Squares Date: 06/14/16 Time: 19:44 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -25628.95 8282.159 -3.094477 0.0025 DSL_BOTGIAT -4.134241 3.064826 -1.348932 0.1799 KM 76628.79 12071.99 6.347654 0.0000 45
  59. CK 2.711270 0.676722 4.006476 0.0001 R-squared 0.328234 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.311298 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 62700.93 Akaike info criterion 24.96212 Sum squared resid 4.68E+11 Schwarz criterion 25.05357 Log likelihood -1531.170 Hannan-Quinn criter. 24.99927 F-statistic 19.38164 Durbin-Watson stat 1.158569 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.17: Kết quả kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ cho mô hình (Nguồn: Eview 8) Do P-value=0.0035<α =5% nên bác bỏ H0, vậy chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ cần thiết cho mô hình. 4.3.4.3 Kiểm định chỉ tiêu khuyến mãi Gỉa thiết : H0 : β = 0 Biến X3 không cần thiết trong mô hình H1: β ≠ 0 Biến X3 cần thiết trong mô hình Redundant Variables Test Equation: UNTITLED Specification: DDT C DSL_BOTGIAT DSL_NRC KM CK Redundant Variables: KM Value df Probability t-statistic 5.174744 118 0.0000 F-statistic 26.77798 (1, 118) 0.0000 Likelihood ratio 25.15556 1 0.0000 F-test summary: Mean Sum of Sq. df Squares Test SSR 9.87E+10 1 9.87E+10 Restricted SSR 5.34E+11 119 4.49E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 LR test summary: Value df Restricted LogL -1539.276 119 Unrestricted LogL -1526.698 118 46
  60. Restricted Test Equation: Dependent Variable: DDT Method: Least Squares Date: 06/14/16 Time: 20:24 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -3273.601 7831.952 -0.417980 0.6767 DSL_BOTGIAT -8.013433 3.361800 -2.383673 0.0187 DSL_NRC 33.06008 7.279861 4.541306 0.0000 CK 2.848445 0.722930 3.940140 0.0001 R-squared 0.233600 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.214279 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 66971.92 Akaike info criterion 25.09391 Sum squared resid 5.34E+11 Schwarz criterion 25.18537 Log likelihood -1539.276 Hannan-Quinn criter. 25.13106 F-statistic 12.09044 Durbin-Watson stat 1.150260 Prob(F-statistic) 0.000001 Hình 4.18: Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu khuyến mãi cho mô hình (Nguồn: Eview 8) Kết quả kiểm định cho thấy P-value=0.0000<α=5% ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Như vậy ta có thể kết luận chỉ tiêu khuyến mãi cần thiết cho mô hình. 4.3.4.4 Kiểm định chỉ tiêu chiết khấu Gỉa thiết : H0 : β = 0 Biến X4 không cần thiết trong mô hình H1: β ≠ 0 Biến X4 cần thiết trong mô hình Redundant Variables Test Equation: UNTITLED Specification: DDT C DSL_BOTGIAT DSL_NRC KM CK Redundant Variables: CK Value Df Probability t-statistic 4.223140 118 0.0000 F-statistic 17.83491 (1, 118) 0.0000 Likelihood ratio 17.31294 1 0.0000 F-test summary: 47
  61. Mean Sum of Sq. Df Squares Test SSR 6.58E+10 1 6.58E+10 Restricted SSR 5.01E+11 119 4.21E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 Unrestricted SSR 4.35E+11 118 3.69E+09 LR test summary: Value Df Restricted LogL -1535.354 119 Unrestricted LogL -1526.698 118 Restricted Test Equation: Dependent Variable: DDT Method: Least Squares Date: 06/14/16 Time: 20:43 Sample: 2006M02 2016M04 Included observations: 123 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -4883.460 7285.970 -0.670255 0.5040 DSL_BOTGIAT -4.902865 3.251198 -1.508018 0.1342 DSL_NRC 20.03290 7.481723 2.677578 0.0085 KM 65444.54 13253.88 4.937764 0.0000 R-squared 0.280941 Mean dependent var 16527.29 Adjusted R-squared 0.262813 S.D. dependent var 75554.17 S.E. of regression 64870.49 Akaike info criterion 25.03015 Sum squared resid 5.01E+11 Schwarz criterion 25.12161 Log likelihood -1535.354 Hannan-Quinn criter. 25.06730 F-statistic 15.49801 Durbin-Watson stat 0.745339 Prob(F-statistic) 0.000000 Hình 4.19: Kiểm định sự cần thiết của chỉ tiêu chiết khấu cho mô hình (Nguồn: Eview 8) Ta có: P-value=0.0000<α =5% nên chấp nhận H1, vì thế chỉ tiêu chiết khấu cần thiết cho mô hình. 4.3.5 Kiểm định đa cộng tuyến 4.3.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ so với các biến còn lại. 48
  62. Sau khi thực hiện mô hình kiểm định ta được kết quả: Dependent Variable: DSL_BOTGIAT Method: Least Squares Date: 06/23/16 Time: 23:01 Sample (adjusted): 2 124 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 248.4006 240.2620 1.033874 0.3033 DSL_NRC 0.567446 0.203065 2.794413 0.0061 KM -411.5638 369.3650 -1.114247 0.2674 CK 0.024802 0.019484 1.272910 0.2055 R-squared 0.073709 Mean dependent var 335.0569 Adjusted R-squared 0.050357 S.D. dependent var 1864.289 S.E. of regression 1816.743 Akaike info criterion 17.87946 Sum squared resid 3.93E+08 Schwarz criterion 17.97091 Log likelihood -1095.587 Hannan-Quinn criter. 17.91661 F-statistic 3.156433 Durbin-Watson stat 2.382506 Prob(F-statistic) 0.027370 DependentHình 4.20: Variable: Kiể mDSL_BOTGIAT định đa cộ ng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ so với các chỉ Method: Least Squares Date: 06/23/16 Time: 23:01 tiêu còn lại Sample (adjusted): 2 124 Included observations: 123 after adjustments (Nguồn: Eview 8) Variable MôCoefficient hình hồiStd. quy Error ph ụ cót-Statistic dạng: DSL_BOTGIATProb. = 248.400581287 + 0.567446167546*DSL_NRC - 411.563758769*KM + 0.0248015082124*CK C 248.4006 240.2620 2 1.033874 0.3033 DSL_NRC G0.567446ỉa thiết : H0:0.203065 R =0 m ô h2.794413ình không x0.0061ảy ra hiện tượng đa cộng tuyến KM -411.5638 369.36502 -1.114247 0.2674 CK 0.024802 H1:0.019484 R #0 m ô h1.272910ình xảy ra hi0.2055ện tư ợng đa cộng tuyến R-squared Do0.073709 giá tr ịMean P-value=0.027370 dependent var <α =5%335.0569 nên ta kết luận mô hình hồi quy Adjusted R-squared 0.050357 S.D. dependent var 1864.289 phụS.E. ofnày regression tồn tại hay nói1816.743 cách khác Akaike là infocó criterionxảy ra hiện tượng17.87946 đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số Sum squared resid 3.93E+08 Schwarz criterion 17.97091 lưLogợng likelihood bột gi ặt tiêu thụ -1095.587với các bi Hannanến độc-Quinn lập criter.còn lại. R-squared=17.91661 0.073709 cho thấy 7,3709% F-statistic 3.156433 Durbin-Watson stat 2.382506 sựProb(F thay-statistic) đổi của biến này0.027370 là do các biến kia giải thích., sự cộng tuyến của hai biến độc lập này tương đối nhỏ nên không gây ra ảnh hưởng đến mô hình. 4.3.5.2 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ với các chỉ tiêu còn lại Dependent Variable: DSL_NRC Method: Least Squares Date: 06/24/16 Time: 00:05 Sample (adjusted): 2 124 49
  63. Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -122.2860 104.9432 -1.165259 0.2462 DSL_BOTGIAT 0.108519 0.038834 2.794413 0.0061 KM 594.0388 152.9641 3.883517 0.0002 CK -0.002747 0.008575 -0.320365 0.7493 R-squared 0.158796 Mean dependent var 88.39024 Adjusted R-squared 0.137589 S.D. dependent var 855.5152 S.E. of regression 794.4835 Akaike info criterion 16.22524 Sum squared resid 75113279 Schwarz criterion 16.31669 Log likelihood -993.8523 Hannan-Quinn criter. 16.26239 F-statistic 7.487954 Durbin-Watson stat 2.578489 Prob(F-statistic) 0.000124 Hình 4.21: Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ với các chỉ tiêu còn lại (Nguồn: Eview 8) Gỉa thiết: H0: R2=0 mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến 2 H1: R #0 mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Dựa vào mô hình kiểm định trên ta thấy được: P-Value=0.000124<α =5% vì thế xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ với các chỉ tiêu còn lại.15,8796% sự thay đổi của biến này dẫn đến sự thay đổi của biến còn lại, điều này không ảnh hưởng nhiều đến mô hình. 4.3.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu khuyến mãi với các chỉ tiêu còn lại Sau khi thực hiện mô hình hồi quy phụ với biến phụ thuộc là chỉ tiêu khuyến mãi và biến độc lập là chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ, chiết khấu ta được kết quả như sau: Dependent Variable: KM Method: Least Squares Date: 06/24/16 Time: 00:06 Sample (adjusted): 2 124 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.308342 0.052455 5.878200 0.0000 DSL_BOTGIAT -2.51E-05 2.25E-05 -1.114247 0.2674 50
  64. DSL_NRC 0.000189 4.88E-05 3.883517 0.0002 CK 1.24E-06 4.84E-06 0.256530 0.7980 R-squared 0.112977 Mean dependent var 0.325203 Adjusted R-squared 0.090615 S.D. dependent var 0.470367 S.E. of regression 0.448550 Akaike info criterion 1.266385 Sum squared resid 23.94242 Schwarz criterion 1.357838 Log likelihood -73.88268 Hannan-Quinn criter. 1.303533 F-statistic 5.052188 Durbin-Watson stat 1.140934 Prob(F-statistic) 0.002494 DependentHình 4.22: Variable: Kết KMquả kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu khuyến mãi với các chỉ tiêu còn Method: Least Squares Date: 06/23/16 Time: 23:58 lại Sample: 1 124 Included observations: 124 (Nguồn: Eview 8) 2 Variable GCoefficientỉa thi ết: H0: Std.R =0 Error m ô hìnht-Statistic không xảProb. y ra hiện tượng đa cộng tuyến 2 C H1:0.152595 R #0 m ô h0.079700ình xảy ra hi1.914626ệ n tượ ng đ0.0579a cộng tuyến SL_BOTGIAT -1.16E-06 7.48E-06 -0.155078 0.8770 SL_NRC Do6.04E P-value=0.-05 3.09E002494-05 < α1.955105 =5% nên 0.0529 tồn tại mô hình hồi quy phụ này CK -6.89E-06 5.85E-06 -1.178401 0.2410 cũng như giữa chỉ tiêu khuy ến mãi v ới các chỉ ti êu còn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. R-squared 0.072345 Mean dependent var 0.330645 Adjusted R-squared 4.3.5.40.049153 Ki ểm S.D. định dependent đa c ộngvar tuyến gi0.472354ữa ch ỉ tiêu chiết khấu với các chỉ S.E. of regression 0.460599 Akaike info criterion 1.319148 tiSumêu csquaredòn lại resid 25.45815 Schwarz criterion 1.410125 Log likelihood -77.78716 Hannan-Quinn criter. 1.356105 F-statistic 3.119462 Durbin-Watson stat 1.006075 Dependent Variable: CK Prob(F-statistic) 0.028652 Method: Least Squares Date: 06/24/16 Time: 00:02 Sample (adjusted): 2 124 Included observations: 123 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 6569.736 953.5496 6.889768 0.0000 DSL_BOTGIAT 0.541623 0.425500 1.272910 0.2055 DSL_NRC -0.313691 0.979169 -0.320365 0.7493 KM 444.9770 1734.599 0.256530 0.7980 R-squared 0.013583 Mean dependent var 6868.191 Adjusted R-squared -0.011284 S.D. dependent var 8442.411 S.E. of regression 8489.910 Akaike info criterion 20.96312 Sum squared resid 8.58E+09 Schwarz criterion 21.05458 Log likelihood -1285.232 Hannan-Quinn criter. 21.00027 F-statistic 0.546230 Durbin-Watson stat 1.306379 Prob(F-statistic) 0.651634 Hình 4.23: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa chỉ tiêu chiết khấu với các chỉ tiêu còn lại. Gỉa thiết: H0: R2=0 mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến 51
  65. 2 H1: R #0 mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Ta có: P-value=0.651634>α =5% nên ta chấp nhận H0, có nghĩa là giữa chỉ tiêu chiết khấu với các chỉ tiêu còn lại không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 4.3.6 Dự báo doanh thu 4.3.6.1 Dự báo điểm Gỉa sử ta lần lượt thay thế các giá trị X1=80.000, X2=15.000, X3=1, X4=25000 ta được phương trình như sau: DDT = -23073.0009292 - 6.40244962159*80.000 + 20.9014090102*15.000 + 64212.5418356*1 + 2.7686868898*25000= 41.372.768,05 đồng. 4.3.6.2 Dự báo khoảng Ta chọn ngẫu nhiên các dữ liệu trong năm tiếp theo của chuỗi thời gian như sau: X1=20000, X2=7000,X3=1,X4=35000.Sau khi thiết lập phương trình mới với 125 quan sát ta được biểu đồ: 400,000 Forecast: YDB 300,000 Actual: DDT Forecast sample: 1 125 200,000 Adjusted sample: 2 125 Included observations: 123 100,000 Root Mean Squared Error 59470.75 Mean Absolute Error 37303.86 0 Mean Abs. Percent Error 1059.214 Theil Inequality Coefficient 0.471939 -100,000 Bias Proportion 0.000000 Variance Proportion 0.240187 -200,000 Covariance Proportion 0.759813 -300,000 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 YDB ± 2 S.E. Biểu đồ 4.11: Dự báo khoảng thời gian của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Kiều An trong tháng 5/2016 (Nguồn: Eview 8) Đồng thời từ các phương pháp tính toán dữ liệu ta có được bảng số liệu sau: CANDUOITRUNGBINH CANTRENTRUNGBINH CANDUOICABIET CANTRENCABIET 1 NA NA NA NA 2 29571.13 76330.54 -86377.63 192279.3 52
  66. 3 19264.05 68830.21 -95523.69 183617.9 4 -44513.83 -8309.810 -164952.4 112128.8 5 -24134.25 7309.780 -146662.0 129837.5 6 -32584.85 -1311.066 -155188.1 121292.1 7 -26018.31 6677.897 -147992.6 128652.1 8 -45309.30 -8998.810 -165701.6 111393.5 9 -41916.64 -4924.408 -162013.2 115172.1 10 -44391.62 -8058.687 -164774.2 112323.9 11 -40209.02 -3217.653 -160305.9 116879.2 12 37190.92 83661.08 -78878.28 199730.3 13 39810.76 83912.06 -77250.21 200973.0 14 40606.94 85751.27 -76016.13 202374.3 15 -39874.82 -3043.699 -160041.2 117122.6 16 -41203.76 -4695.959 -161510.4 115610.7 17 -19996.06 10712.98 -142850.0 133566.9 18 -16471.91 19941.54 -136819.5 140289.1 19 -30854.06 456.1509 -153441.1 123043.2 20 -33594.05 -2158.074 -156125.4 120373.2 21 -42837.22 -5638.715 -162844.4 114368.5 22 -34932.43 4416.336 -154012.8 123496.8 23 -41370.36 -4459.913 -161502.3 115672.0 24 26124.79 75147.32 -88886.76 190158.9 25 26855.94 75676.08 -88239.05 190771.1 26 54271.00 99377.56 -62367.90 216016.5 27 -9387.826 56219.41 -117800.0 164631.5 28 -39948.42 -3131.673 -160121.0 117040.9 29 -43599.46 -7324.610 -164007.3 113083.2 30 -32835.01 10452.85 -150238.8 127856.6 31 -23235.30 7172.452 -146223.2 130160.4 32 -46244.68 -9855.865 -166603.0 110502.4 33 -14625.56 18404.71 -136452.6 140231.8 34 -25928.32 5768.079 -148344.3 128184.0 35 -980.3696 45715.72 -116955.5 161690.8 36 -19408.18 15861.88 -140253.5 136707.2 37 50647.83 99067.60 -64612.46 214327.9 38 48448.05 95978.71 -67180.32 211607.1 39 -60010.42 -17590.79 -177781.4 100180.2 40 -41952.01 -5562.617 -162310.0 114795.4 41 -29608.99 15699.42 -146163.4 132253.8 42 -50020.73 -12305.64 -169804.5 107478.1 43 -30207.21 13971.29 -147235.7 130999.8 44 -59640.80 -19115.38 -178217.5 99461.35 53
  67. 45 -8391.070 29617.69 -128048.1 149274.7 46 -35662.16 -3083.074 -157688.1 118942.8 47 -13175.34 23084.87 -133589.5 143499.0 48 73598.80 156476.7 -28430.03 258505.5 49 -40025.31 58147.18 -136799.5 154921.4 50 5111.824 59412.29 -107748.5 172272.6 51 -3101.760 41633.16 -119896.5 158427.9 52 -1634.289 44728.63 -117748.2 160842.5 53 -18747.78 18907.29 -138557.5 138717.0 54 -44093.32 -7317.830 -164283.8 112872.6 55 -21045.84 21644.47 -138702.2 139300.9 56 -4858.190 33503.62 -124363.0 153008.4 57 -10452.05 23574.28 -131841.4 144963.6 58 -45622.95 -1848.017 -162821.3 115350.4 59 -42573.86 -6072.927 -162883.5 114236.7 60 30243.29 80594.31 -84222.24 195059.8 61 49295.83 94388.08 -67349.06 211033.0 62 58550.86 104847.4 -57590.69 220989.0 63 -38103.37 -267.1198 -157834.8 119464.3 64 -50159.85 -6929.639 -167588.0 110498.5 65 -48729.25 -11193.63 -168590.6 108667.7 66 -52806.07 -14818.36 -172472.2 104847.7 67 21045.08 70435.87 -93814.80 185295.7 68 59595.05 107682.4 -55802.71 223080.1 69 -45299.14 -7078.551 -164864.8 112487.1 70 -28842.01 3381.193 -151025.0 125564.2 71 5859.419 52260.86 -110238.4 168358.7 72 56232.36 108764.6 -57343.31 222340.2 73 18059.05 67589.07 -96743.55 182391.7 74 9139.297 61758.77 -104400.9 175299.0 75 -49300.65 -12523.40 -169490.4 107666.3 76 -8354.308 27191.63 -129079.3 147916.6 77 -4545.098 31896.94 -124880.3 152232.1 78 -36194.75 2585.296 -155519.5 121910.0 79 -52665.83 -11015.50 -170763.3 107082.0 80 14154.30 66548.73 -99477.33 180180.4 81 -47648.07 -9941.030 -167435.3 109846.2 82 -21852.06 19241.15 -140186.6 137575.7 83 -16374.91 24934.54 -134617.4 143177.0 84 32776.60 81767.57 -82247.95 196792.1 85 87317.03 148290.1 -22891.99 258499.1 86 16538.20 66267.18 -98182.60 180988.0 54
  68. 87 -29071.09 26000.56 -141621.1 138550.5 88 -41740.51 467.1759 -159601.4 118328.0 89 -51036.78 -9869.366 -169339.7 108433.6 90 -4585.139 33705.79 -124120.5 153241.1 91 -1557.791 41375.36 -119111.4 158929.0 92 46415.28 128406.3 -55929.50 230751.1 93 45663.69 104943.6 -65210.89 215818.2 94 -131197.2 -39486.28 -230146.9 59463.42 95 -9928.533 33282.52 -127364.8 150718.7 96 -50610.06 -6358.116 -167607.7 110639.5 97 24702.51 94208.70 -82225.69 201136.9 98 37701.82 89000.00 -76376.28 203078.1 99 13128.99 69642.50 -98843.55 181615.0 100 -43590.26 13485.48 -155338.6 125233.8 101 -62899.15 -6876.299 -175067.8 105292.3 102 23750.54 106628.8 -78278.16 208657.5 103 54033.71 138728.5 -47351.68 240113.9 104 -98836.13 24060.79 -187859.3 113084.0 105 19678.35 110109.1 -79710.02 209497.5 106 -80195.86 20238.27 -176223.7 116266.1 107 -44109.98 53596.19 -141039.0 150525.3 108 932.2666 60429.83 -109856.5 171218.6 109 4065.450 98812.10 -93854.18 196731.7 110 2715.042 66455.22 -106416.7 175587.0 111 -42403.75 11685.42 -155349.2 124630.9 112 -38477.47 48188.69 -139170.7 148881.9 113 34587.88 130572.0 -62915.94 228075.8 114 -12365.76 70080.24 -114548.3 172262.8 115 -3161.787 55495.92 -114282.2 166616.3 116 -24518.51 59862.56 -126014.6 161358.7 117 -97750.40 34941.42 -183941.7 121132.7 118 -37935.45 4831.498 -155559.4 122455.5 119 -6501.191 73476.32 -109568.1 176543.2 120 88314.77 160477.5 -17616.82 266409.1 121 93846.98 163520.7 -13018.04 270385.7 122 84483.65 151898.1 -23237.51 259619.3 123 107790.9 192732.8 6492.645 294031.1 124 106151.8 197393.7 7041.675 296503.8 125 3128.557 309480.3 -49434.87 362043.8 Bảng 4.2: Bảng dự báo khoảng giá trị trung bình và giá trị cá biệt của doanh thu trong 1 tháng tới 55
  69. (Nguồn: Eview 8) Dựa vào bảng trên ta có thể đưa ra kết luận về khoảng giá trị doanh thu của công ty trong vòng một tháng tới như sau: -Khoảng giá trị trung bình của công ty là: (3128.557;309480.3) -Khoảng giá trị cá biệt của công ty là : (-49434.87;362043.8) 4.4 Phân tích kết quả hồi quy 4.4.1 Phân tích kết quả hồi quy dựa trên mô hình hồi quy mẫu Ta có mô hình hồi quy mẫu: DDT = -23073.0009292 - 6.40244962159*DSL_BOTGIAT + 20.9014090102*DSL_NRC + 64212.5418356*KM + 2.7686868898*CK Trong đó: -Khi không có các yếu tố số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ, khuyến mãi, chiết khấu thì doanh thu của công ty giảm 23073.0009292 đơn vị. -Cố định chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ(X2), khuyến mãi(X3), chiết khấu(X4); khi chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ tăng 1 đơn vị thì doanh thu của công ty sẽ giảm 6.40244962159 đơn vị. -Cố định chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ(X1), khuyến mãi(X3),chiết khấu(X4); khi chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ tăng 1 đơn vị thì doanh thu của công ty tăng 20.9014090102 đơn vị. -Cố định chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ(X1), số lượng nước rửa chén tiêu thụ(X2), chiết khấu(X4); khi chỉ tiêu khuyến mãi tăng 1 đơn vị thì doanh thu của công ty tăng 64212.5418356 đơn vị. -Cố định chỉ tiêu số lượng bột giặt tiêu thụ(X1), số lượng nước rửa chén tiêu thụ(X2), khuyến mãi(X3); khi chỉ tiêu chiết khấu tăng 1 đơn vị thì doanh thu của công ty sẽ tăng 2.76868898 đơn vị. Ta có thể nhận xét các ký hiệu khác trong mô hình hồi quy mẫu như sau: -R-Squared=0.375352. Nghĩa là trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc DDT là có 37,5352% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình. 56
  70. -F=17.72661>F0.05(4,123)=2.372 và các giá trị P-value của biến độc lập đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Vậy các biến đưa vào mô hình là hợp lý. Kết luận: Mô hình phù hợp ở mức độ khá. 4.4.2 Phân tích mô hình hồi quy từ các kết quả kiểm định Kiểm định tính dừng của các dữ liệu trong mô hình để biết được phương thức kiểm định giả thuyết thông thường dựa trên t, F, các kiểm định khi bình phương (X2 ) và tương tự có thể trở nên đáng tin cậy hay không. Vì thế bước đầu tiên không thể thiếu trước khi thực hiện kết quả hồi quy đó là kiểm định tính dừng. Qua các bước kiểm định đối với từng biến phụ thuộc và độc lập thì có ba biến không dừng ở bậc 0 mà dừng ở bậc 1(đã có tính dừng khi ta thực hiện sai phân bậc 1), đó là chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu số lượng nước rửa chén tiêu thụ, số lượng bột giặt tiêu thụ. Từ kiểm định Wald ta thấy được các biến độc lập như số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ, khuyến mãi, chiết khấu đồng thời ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu và mỗi yếu tố tạo nên một tác động khác nhau đến doanh thu. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau cho ta kết quả hầu hết đều xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến (số lượng bột giặt tiêu thụ, số lượng nước rửa chén tiêu thụ,khuyến mãi) với các biến còn lại. Chỉ riêng chỉ tiêu chiết khấu là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến với các biến còn lại. Như vậy cũng giải thích phần nào mối lien hệ tác động lẫn nhau giữa các nhân tố nhằm mục tiêu tối đa hóa doanh thu của công ty. Qua bước kiểm định sự cần thiết của các biến cho mô hình thì ta thấy tất cả các biến đều cần thiết cho mô hình, mỗi biến có sự tác động đến doanh thu khác nhau nhưng tổng quan chung đều đem đến lượng doanh thu tăng cao qua mỗi tháng cho công ty, đặc biệt là việc áp dụng chương trình khuyến mãi và chiết khấu nhận được từ quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng. Kiểm định tự tương quan bậc 1 cho thấy có sự tương quan giữa số liệu kì trước so với kì này và xảy ra ở tất cả các biến trong mô hình. Qua bước kiểm định ta có thể thấy được gữa các số liệu trong các tháng có mối liên hệ mật thiết với nhau, số liệu kỳ trước làm tiền đề cho số liệu có được của kỳ này. Cuối cùng về phần dự báo giá trị của doanh thu trong tháng tới thì doanh thu sẽ tăng tương đối ổn định nếu số lượng hàng hóa tiêu thụ cùng với việc kết hợp chặt chẽ các 57