Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 123 trang thiennha21 6251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_cau_truc_von_cua_cac_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH Trường Đại học Kinh tế Huế LÊ THỊ MINH TUYỀN Khóa học: 2015-2019
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH Tên sinh viên: Lê Thị Minh Tuyền Giảng viên hướng dẫn Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Lớp: K49C Kế Toán Niên khóa: 2015- 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa LỜI CẢM ƠN Kính gửi: Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế. Em là Lê Thị Minh Tuyền, sinh viên lớp K49C Kế Toán, Khoa Kế toán- Kiểm toán. Qua thời gian 4 năm được trường Đại học Kinh tế Huế đào tạo chuyên ngành Kế toán, sau khi đã thực tập và nghiên cứu về doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.Trong quá trình thực hiện thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ nhiều phía, em thật sự rất biết ơn. Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn trực tiếp cô Ths. Hoàng Thị Kim Thoa là người đã hướng dẫn tận tình và theo sát em trong quá trình làm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hơn tất cả, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Kinh tế Huế đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Em xin cảm ơn chân thành đến thầy cô Khoa Kế Toán- Kiểm Toán đã tạo điều kiện để cho chúng em có thể hoàn thành bài tốt nghiệp lần này một cách thuận lợi nhất, những kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực tế mà thầy cô đã truyền đạt cho chúng em là một nguồn tri thức vô cùng to lớn. Bài khoá luận lần này của em có được là một quá trình được học tập và rèn luyện kĩ năng dưới môi trường đầy nhiệt huyết và có tâm với sinh viên. Em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến thầy cô và mong sự nghiệp trồng người của thầyTrườngcô sẽ thành công hĐạiơn nữa trong học tương lai.Kinh Chúc cho mtếái trư Huếờng Đại học Kinh tế Huế luôn là điểm cầu vững chắc đào tạo nhân tài cho đất nước. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em để giúp em hoàn thiện bài khóa luận một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là quá trình nghiên cứu khóa luận độc lập của em. Các số liệu trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng được lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất, và một số báo cáo khác của các công ty Cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Những ý kiến tham khảo được trích dẫn rõ ràng và được phân tích dựa trên nền tảng đã học là môn Phân tích báo cáo tài chính ở trường. Nếu có gì sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Huế, ngày 07 tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Tuyền LÊ THỊ MINH TUYỀN Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh BCTC Báo cáo tài chính GDCK Giao dịch chứng khoán TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị ROA Hệ số sinh lời của tài sản ROE Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu EPS Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu TSCĐ Tài sản cố định BĐS Bất động sản HĐQT Hội đồng quản trị TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu DN Doanh nghiệp CTCP Công ty cổ phần SGD Sở giao dịch NHNN Ngân hàng nhà nước TGHĐ Thời gian hoạt động DNBĐS Doanh nghiệp Bất động sản Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1. Cơ sở lí luận về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 5 1.1.1. Lý thuyết về vốn 5 1.1.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn 5 1.1.3. Nhân tố cấu thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp 6 1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp 10 1.1.5. Ý nghĩa của cấu trúc vốn 12 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty ngành bất động sản 13 1.2.1. QuyTrường mô doanh nghi ệĐạip học Kinh tế Huế 13 1.2.2. Thời gian hoạt động 14 1.2.3. Quyết định của nhà quản trị 14 1.2.4. Tính thanh khoản 14 1.2.5. Hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản 15 1.2.6. Hệ số tài trợ (Hệ số đầu tư) 15 1.2.7. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 16
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.8. Chỉ số thị trường EPS ( Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu) 17 1.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng khác 17 1.3. Các lý thuyết về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 21 1.3.1. Theo quan điểm truyền thống 21 1.3.2. Theo quan điểm hiện đại 22 1.4. Các công trình đã nghiên cứu về chủ đề cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 26 1.4.1. Đề tài: “ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp: nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh” (Khóa luận tốt nghiệp - Nguyễn Thái Hà chuyên ngành tài chính) 26 1.4.2. Đề tài: “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh - Nguyễn Thị Hương Mai chuyên ngành kế toán) 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33 CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH 35 2.1. Lịch sử hình thành và Sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 35 2.2. Đặc điểm của ngành bất động sản trong những năm gần đây 36 2.2.1. Kinh doanh bất động sản 36 2.2.2. Thực trạng ngành Bất động sản hiện nay của Việt Nam 36 2.3. Tác động của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô lên cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh 37 2.3.1. TTrườngốc độ tăng trưởng kinhĐại tế học Kinh tế Huế 37 2.3.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán 38 2.3.3. Chính sách tiền tệ 39 2.3.4. Tình hình lạm phát 40 2.3.5. Một số tình hình kinh tế vĩ mô khác 41 2.4. Thiết kế các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty 42
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 2.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn 42 2.4.2. Đo lường các biến 44 2.5. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh 49 2.5.1. Mô hình nghiên cứu 49 2.5.2. Quy trình nghiên cứu và xử lí dữ liệu 49 2.6.1. Biến đưa vào mô hình hồi quy tương quan 52 2.6.2. Thống kê mô tả các biến đưa vào phân tích hồi quy 53 2.6.3. Kết quả hồi quy của mô hình 57 2.7. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu 70 2.7.1. Kết quả nghiên cứu 70 2.7.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu vốn các công ty Cổ Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH 78 3.1. Đối với doanh nghiệp 79 3.2. Đối với nhà nước 83 3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán 83 3.2.2. Ổn định kinh tế vĩ mô 84 3.3. Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng 85 3.4. Đối với nhà đầu tư 86 3.5. ĐTrườngối với thị trường Đại học Kinh tế Huế 87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 1. Kết luận 89 1.1. Đóng góp nghiên cứu 89 1.1.1. Về mặt lý thuyết 89 1.1.2. Về mặt thực tiễn 89 1.2. Hạn chế của đề tài 90
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 1.3. Điểm mới của đề tài 91 2. Kiến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2017 37 Biểu đồ 2.2 Sự tăng trưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017 38 Biểu đồ 2.3 Ngân sách nhà nước giai đoạn 2012- 2017 40 Biểu đồ 2.4 Diễn biến chỉ số CPI các năm 2015 – 2017 41 Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nhân tố mà một số đề tài trước đã nghiên cứu 20 Bảng 2.1 Bảng mã hóa các biến độc lập 45 Bảng 2.2 Bảng giả định tương quan mà các đề tài trước đã làm 46 Bảng 2.3 Mã biến hóa các nhân tố biến độc lập 50 Bảng 2.4 Thống kê mô tả các biến đưa vào phân tích hồi quy 53 Bảng 2.5 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 1 57 Bảng 2.6 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 1 58 Bảng 2.7 Sự tương quan của các thông số trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 1 61 Bảng 2.8 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 2 62 Bảng 2.9 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 2 63 Bảng 2.10 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 3 64 Bảng 2.11 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 3 64 Bảng 2.12 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 4 65 Qua bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta có thông số thống kê trong mô hình hồiTrường quy như sau: Đại học Kinh tế Huế 66 Bảng 2.13 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 4 66 Bảng 2.14 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 5 67 Bảng 2.15 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 5 67 Bảng 2.16 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 6 68
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.17 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter của mô hình lần 6 69 Bảng 2.18 Bảng kiểm định sự khác biệt trung bình của mô hình lần 6 70 Bảng 2.19 Giả thiết và kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến cấu trúc vốn 71 Bảng 2.20 Phân tổ hệ số nợ * Phân tổ tài sản Crosstabulation 73 Bảng 2.21 Phân tổ hệ số nợ * Phân tổ số năm Crosstabulation 75 Bảng 2.22 Phân tổ hệ số nợ * Phân tổ ROE Crosstabulation 77 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Một trong những mục tiêu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới đó là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và điều quan trọng hơn cả mà bất kì doanh nghiệp nào cũng không ngừng nỗ lực và phát triển bền vững chính là tối đa hóa lợi nhuận. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có thể chia thành các nhân tố đặc trưng bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) như vốn, lao động, phong cách lãnh đạo và các nhân tố điều kiện kinh tế vĩ mô (nhân tố khách quan) như lạm phát, ngân sách nhà nước, chính sách cung tiền .Trong đó vốn là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi nó chính là cái gốc quyết định sự hình thành, tồn tại của doanh nghiệp đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi lẽ doanh nghiệp cần vốn để tiến hành đầu tư máy móc, nguyên vật liệu, thuê nhân công, các chi phí liên quan phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, trừ khi doanh nghiệp mới thành lập mới sử dụng hoàn toàn là vốn chủ sở hữu và cũng không có doanh nghiệp nào mà năng lực vốn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nợ phải trả. Từ đó, sự kết hợp giữa hai nguồn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp được gọi là cấu trúc vốn. Vấn đề đặt ra là cần phải chủ động lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp ngày càng cấp thiết, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. VTrườngậy vấn là làm thế nĐạiào để xây học dựng m ộtKinh cấu trúc vố ntế phù hHuếợp với quy mô và định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai? Trong xu thế nền kinh tế hội nhập, thì cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp Bất động sản trong việc xây dựng được cấu trúc vốn phù hợp cho sự phát triển lâu dài? Đó chính là xác định những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và mức độ ảnh hướng đến định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng, cấu trúc vốn riêng và chịu sự tác động của các nhân SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa tố khác nhau. Thị trường Bất động sản Việt Nam cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, với sự phát triển thị trường còn nhiều bất cập và khó khăn, đây còn là ngành đòi hỏi vốn lớn và phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay trong khi thị trường tín dụng ngày càng thắt chặt và mặt bằng chung lãi suất có sự biến động liên tục. Do đó các công ty cổ phần ngành Bất động sản cần tìm ra một cấu trúc vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Với những lí do nêu trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: ”Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”. Đề tài nhằm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần ngành Bất động sản, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn trong doanh nghiệp đựa trên nền tảng môn Phân tích báo cáo tài chính đã học và xử lí số liệu qua phần mềm SPSS cũng như kiến thức về nền kinh tế thị trường hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của của các công ty ngành Bất động sản năm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lí luận cơ sở về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty. Đánh giá tình hình chung của các công ty ngành bất động sản hiện nay, từ đó phân tícTrườngh cấu trúc vốn củ a Đạicác công họcty ngành BKinhất động sản tếtrong Huếnăm 2017. Tìm ra được nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện cấu trúc vốn và dễ dàng hơn trong quá trình hoạch định chính sách vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 3. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Báo cáo tài chính của các công ty ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM trong năm 2017 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng cấu trúc vốn và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM. Phạm vi về không gian: Khóa luận nghiên cứu đối với 44 công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM có đầy đủ dữ liệu được nêu trong các Báo cáo tài chính hợp nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu các tài liệu : Đọc, tổng hợp, ghi chép các thông tin liên quan về cấu trúc vốn, về các nhân tố ảnh hưởng và các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ở cả trong và ngoài nước để tham khảo, chuẩn bị về cơ sở lý luận và lựa chọn mô hình cũng như phương pháp nghiên cứu đề tài.Thu thập thông tin từ các giáo trình và các công trình nghiên cứu công bố trước đó, đã chọn các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn như quy mô hoạt động, tăng trưởng kinh tế, cấu trúc tài sản đã xây dựng mô hình cấu trúc vốn và có những giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc vốnTrườngdựa trên mô hình đĐạiã ước lượ nghọcđể có hư Kinhớng cho chủ đtếề đang Huế nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Lấy số liệu của 44 công ty Cổ phần ngành Bất động sản từ các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo hội đồng quản trị, báo cáo thường niên từ sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn thu thập thêm các thông tin, dữ liệu trên mạng internet Sau khi có số liệu đầy đủ, tiến hành SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa nhập số liệu vào Microsoft Excel 2013 để có dữ liệu xử lí ban đầu trước khi chạy dữ liệu. Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá từ mô hình chạy được để có thể xác định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.Từ đó đưa ra kết quả của quá trình phân tích và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực trạng ngành Bất động sản hiện nay nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty Cổ phần ngành Bất động sản. 5.2. Phương pháp xử lí số liệu Phương pháp sử dụng phầm mềm SPSS để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và xác định sự biến động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các công ty. Trong quá trình chạy SPSS sử dụng phương pháp thống kê mô tả để loại dần biến phù hợp với nguyên tắc để giữ lại các biến có ý nghĩa thống kê. 6. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Chương 2: Cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phTrườngần ngành Bất động Đạisản niêm yhọcết tại Sở giaoKinh dịch chứ ngtế khoán Huế Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn cho các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1.1.1. Lý thuyết về vốn Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. [23] Vốn là một điều kiện tiên quyết để cho một doanh nghiệp có thể ra đời và hoạt động. Mỗi một loại nguồn vốn đều có chi phí và sử dụng nhất định. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu từng nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu chi phí của từng nguồn vốn cụ thể để từ đó xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn của doanh nghiệp. 1.1.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiTrườngệp. [13] Đại học Kinh tế Huế Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu là sự kết hợp giữa nợ, vốn cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tại cấu trúc vốn làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp thì tổng giá trị doanh nghiệp là lớn nhất. [1] SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Cấu trúc vốn là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và định nghĩa. Em xin đề xuất một số quan điểm về cấu trúc vốn mà các đề tài trước đó đã nghiên cứu về cấu trúc vốn nhận định: “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp” [4, Trang 3] “Cấu trúc vốn (Capital structure) là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp” [7, Trang 10] “Cấu trúc vốn (Capital Structure) là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và duy trì hoạt động kinh doanh” [14, Trang 1] Từ lý thuyết cấu trúc vốn đã được tìm hiểu, từ việc kế thừa và phát triển về các quan điểm về cấu trúc vốn của các tác giả đã nghiên cứu trên, em xin đưa ra quan điểm của mình về cấu trúc vốn để có thể xuyên suốt quá trình nghiên cứu được thống nhất: Cấu trúc vốn được tạo nên bởi mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Như chúng ta đã biết cấu trúc vốn xuất phát từ bảng cân đối kế toán, bất cứ sự tăng lên của tổng tài sản phải được tài trợ bằng việc tăng lên một hay một số yếu tố cấu thành vốn (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu). Do đó mà từ bảng cân đối kế toán nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình trạng phát triển của doanh nghiệp qua cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 1.1.3. Nhân tố cấu thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp NguTrườngồn vốn của doanh Đại nghiêp vhọcề cơ bản gKinhồm 2 bộ ph ậntế lớn: HuếNợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa a. Nợ phải trả Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà phải bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay sử dụng đáng kể. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Trong cấu trúc vốn người ta thường xét đến nguồn vốn vay nợ vì nó ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Nguồn vốn vay nợ là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nợ phải trả gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu, các khoản thanh toán cho cán bộ công nhân viên, phải trả nộp ngân sách nhà nước, phải trả nhà cung cấp và một số khoản phải trả khác. Việc doanh nghiệp sử dụng loại nguồn vốn này nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của lọai hình doanh nghiệp và doanh nghiệp đang ở trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nào. Vay ngắn hạn là hình thức vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng, lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn và thường được bổ sung tài sản ngắn hạn.Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc vay và trả nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư, nguyên vật liệu, hoặc trangTrường trải các chi phí sảĐạin xuất, ho họcặc mua hàng Kinh hoá (đối vớtếi các Huếdoanh nghiệp kinh doanh thương mại). Khi hàng hoá được tiêu thụ, khách hàng có doanh thu, cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ. Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay trên cơ sở chu kỳ sản xuất – kinh doanh của người vay. Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh. Vay dài hạn là những khoản vay có thời hạn vay trên 2 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, có những khoản vay cá biệt lên tới 40 năm, lãi suất vay dài SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn, thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố định. Nguồn này có thể đi vay từ các định chế tài chính (Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, ) hay phát hành trái phiếu trên thị trường vốn.  Việc sử dụng nguồn vốn vay có một số ưu và nhược điểm sau Ưu điểm: Nguồn huy động vốn là từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng nên phải trả lãi vay theo một mức cố định giảm áp lực trả nợ cho nhà quản trị do đó chi phí sử dụng vốn thấp hơn vốn chủ sở hữu. Thuế thu nhập doanh nghiệp là chỉ tiêu sau chi phí lãi vay, nên nguồn vốn vay có ảnh hưởng và quyết định đến sự điều chỉnh mức thuế phải nộp. Đây được xem là lá chắn thuế của doanh nghiệp, bên cạnh đó chi phí sử dụng nợ được khấu trừ thuế còn chi phí sử vốn chủ sỡ hữu thì không. Huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn vay thì chỉ trả lãi cố định chứ không bị chia sẻ quyền lực như việc góp vốn chủ sở hữu. Điều này giúp cho việc quản trị doanh nghiệp sẽ thống nhất. Nhược điểm: Khi doanh nghiệp sử dụng nợ quá cao, công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh, mất khả năng tự chủ về tài chính, phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài làm mất đi sự tin tưởng từ các nhà đầu tư và nhiều rủi ro xuất hiện. Các khoản trả lãi phụ thuộc vào ngân hàng nên khi có sự biến động của nền kinh tế Trườngvĩ mô thì khoản tr ảĐạicũng sẽ bihọcến động, khKinhông mang ttếính ổ nHuếđịnh. Và dù có lỗ hay lãi thì doanh nghiệp cũng phải trả một mức cố định lãi vay. Doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp hay nhờ bảo lãnh khi vay nợ, và sẽ không có toàn quyền trong việc sử dụng chúng. Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ khi đáo hạn ngoại trừ nguồn huy động từ tín dụng ưu đãi. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa b. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu đó là: Số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối), các quỹ (quỹ đầu tư và phát triển, quỹ xây dựng cơ bản ) và một số nguồn khác. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong bảng cân đối kế toán, gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định theo công thức: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp. Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nguồn vốn này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh  Việc sử dụng vốn chủ sở hữu có một số ưu và nhược điểm sau Ưu điểm: Khi tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tính tự chủ của doanh nghiệp, đảm bảo uy tín và độ tinTrường cậy đối với các nh àĐạiđầu tư. học Kinh tế Huế Chỉ chia lợi tức cho chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lãi, lợi tức chia cho các chủ sở hữu tùy theo quyết định của Hội đồng quản trị và tùy thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty. Doanh nghiệp không phải thế chấp khi huy động vốn. Doanh nghiệp cũng không phải hoàn trả tiền vốn đã nhận từ chủ sở hữu, trừ khi doanh nghiệp phá sản. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Nhược điểm: Vốn chủ sở hữu cao làm cho chi phí sử dụng vốn chủ sỡ hữu lớn ảnh hưởng đến chiến lược tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, mặt khác tốn kém chi phí phát hành trên thị trường. Khi tăng hay giảm vốn chủ sở hữu làm thay đổi cấu trúc quyền lực của Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến quyết định chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có lãi càng cao thì việc trả cổ tức cũng phải tương ứng, vì là sự đóng góp của chủ sở hữu nên có sự chia sẽ quyền lực. 1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là chỉ tiêu: Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ ngắn hạn. a. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả (MS 300) Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu (MS 400) ( Chỉ tiêu MS 300 của nợ phải trả và MS 400 của vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty, phản ánh quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có mối quan hệ với nhau và được sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêuTrường hệ số nợ trên vốn chĐạiủ sở hữ uhọc hay còn gKinhọi là đòn cân tế nợ phHuếản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho bao nhiêu đồng nợ phải trả. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu, phản ảnh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa b. Hệ số nợ Nợ phải trả (MS 300) Nợ phải trả (MS 300) Hệ số nợ = = X 100= Tổng tài sản (MS 270) Tổng nguồn vốn (MS 440) ( Chỉ tiêu MS 270 của tổng tài sản và MS 440 của tổng nguồn vốn được lấy từ bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được tài trợ từ nợ phải trả. Nếu hệ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản, về mặt tích cực thì doanh nghiệp đang có khả năng tự chủ tài chính và khả năng vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên nó cũng cho thấy doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, của lá chắn thuế. Ngược lại, hệ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng vay nợ của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên muốn xác định hệ số này cao hay thấp cần phải so sánh với hệ số bình quân của ngành. c. Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu (MS 400) Vốn chủ sở hữu (MS 400) Hệ số tự tài trợ = = Tổng tài sản (MS 270) Tổng nguồn vốn (MS 440) = 1 - Hệ số nợ Hệ số này cho biết khả năng tự tài trợ doanh nghiệp đối với các tài sản của mình (khTrườngả năng tự chủ về tàiĐại chính). Trênhọc cơ sở Kinhxem xét mức tếđộ củ aHuế các hệ số này nhà quản trị có phương án để tăng hay giảm các hệ số trên cho phù hợp với tình hình kinh doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì tính tự chủ của công ty càng cao, rủi ro của công ty sẽ thấp lại và công ty sẽ được đánh giá cao bởi các tổ chức tài chính. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa d. Hệ số nợ dài hạn Nợ dài hạn (MS 330) Nợ dài hạn (MS 330) Hệ số nợ dài hạn = = Tổng tài sản (MS 270) Tổng nguồn vốn (MS440) ( Chỉ tiêu MS 330 của nợ dài hạn được lấy từ bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, cho biết cứ trong 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được tài trợ từ nợ dài hạn. Hệ số nợ dài hạn càng tăng thì chi phí sử dụng vốn càng tăng, tính cấp thiết về thời gian trả nợ giảm. Hệ số nợ dài hạn này càng nhỏ thì áp lực trả nợ càng lớn. e. Hệ số nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn (MS 310) Nợ ngắn hạn (MS 310) Hệ số nợ ngắn hạn = = Tổng tài sản (MS 270) Tổng nguồn vốn (MS 440) ( Chỉ tiêu MS 310 của nợ ngắn hạn được lấy từ bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, cho biết cứ trong 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được tài trợ từ nợ ngắn hạn. Hệ số nợ ngắn hạn càng lớn thì cho thấy áp lực về khả năng trả nợ càng lớn và đòi hỏi tính thanh khoản cao của tài sản ngắn hạn. Hệ số nợ ngắn hạn nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nguồn nợ ngắn hạn lúc này thì chi phí sử vốn sẽ nhỏ. Đồng thời qua công thức hệ số trên ta có thể thấy được doanh nghiệp ưu tiên cho việc sử dụng nợTrườngngắn hạn hay nợ dài Đại hạn nhi ềhọcu hơn. D ựKinha vào hệ số n ợtếngắ nHuế hạn ta có thể đánh giá được cấu trúc vốn của doanh nghiệp là dựa vào nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn. 1.1.5. Ý nghĩa của cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu Kinh tế- Tài chính quan tâm và dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp doanh SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa nghiệp có thể kịp thể theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, cấu trúc khả năng đem lợi như thế nào, dự đoán được mức độ rủi ro của doanh nghiệp để có thể kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn để ổn định giá trị của doanh nghiệp nhằm hạn chế mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đảm bảo được hài hòa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau: - Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp? - Nên vay nợ nhiều hay là không? Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào? - Giải pháp nào để tối thiếu chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận và hoàn thiện được cấu trúc vốn cho doanh nghiệp? Việc hiểu tường tận về cấu trúc vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả họat động của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Và quan trọng là tạo ra giá trị trong định hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty ngành bất động sản 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp Quy mô của một doanh nghiệp được xem là yếu tố quyết định cơ bản của nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả của quáTrường trình phát triển lâu Đạidài, tiềm họclực tài chính Kinh vững mạnh tế và tạHuếo được uy tín trên thị trường cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh đó doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì có điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô của một doanh nghiệp được nhà đầu tư đánh giá đó chính là quy mô tài sản. Quy mô doanh nghiệp càng lớn muốn đáp ứng được việc mở rộng trang thiết bị, máy móc, đảm bảo nguồn lực đầu vào thì doanh nghiệp phải sử SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa dụng nhiều nguồn vốn vay, quan trọng ở đây là sử dụng vốn vay dài hạn hay ngắn hạn sẽ phù hợp với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Thời gian hoạt động Doanh nghiệp có tuổi đời càng cao thì hình ảnh và thông tin về doanh nghiệp trên thị trường nhiều, chính vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn của các nhà đầu tư hơn là đi vay. Hơn nữa, doanh nghiệp càng hình thành lâu thì việc mở rộng quy mô càng lớn, lúc này việc đánh giá tiềm lực và xây dựng cấu trúc vốn là vấn đề cấp thiết được đặt ra. 1.2.3. Quyết định của nhà quản trị Việc cấp quản lí có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và giám đốc chấp nhận các cấu trúc vốn có nhiều rủi ro một cách khác thường. Khi một cấu trúc vốn dưới tối ưu được chọn, thị trường tài chính sẽ phạt doanh nghiệp vì hành động này. Do đó mà số lượng thành viên Hội đồng quản trị có quyền quyết định nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến quyết định về vốn của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Tính thanh khoản Các công ty có tính thanh khoản cao sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình trong thời gian ngắn hạn. Tính thanh khoản thường thể hiện ở chỉ tiêu Hệ số thanh toán hiện hành (thanh toán ngTrườngắn hạn, thanh toán Đạihiện thời) họccho biết mKinhỗi đồng nợ ngtếắn hHuếạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời với sự thanh khoản cao công ty có thể được các chủ nợ chấp nhận cho vay. Khi chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp ưu tiên những khoản vay ngắn hạn thay vì huy động từ những khoản vay dài hạn. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Tài sản ngắn hạn (MS 100) Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn (MS 310) 1.2.5. Hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản Hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản thường sử dụng chỉ tiêu số vòng quay tài sản TAT, TAT cho biết bình quân đầu tư 1 đồng tài sản bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Từ việc sử dụng và quản lí hiệu quả tài sản thì đây chính là động lực để bổ trợ cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh thu thuần (MS10) Số vòng quay của tài sản = Tổng tài sản bình quân (MS270 bq) (Chỉ tiêu MS10 lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu MS270 bq được tính bằng thương số tổng của tổng tài sản 2017 và tổng tài sản 2016 cho 2) 1.2.6. Hệ số tài trợ (Hệ số đầu tư) Hệ số tài trợ thường sử dụng chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản để thể hiện sự ảnh hưởng của tài sản cố định đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cho biết cứ 1 đồng tàiTrườngsản thì chưa bao nhiĐạiêu đồng họctài sản c ốKinhđịnh. Bộ ph ậtến quan Huế trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN là các tài sản cố định. Một công ty mà có tài sản cố định càng nhiều thì có thể thấy nguồn vốn vay dài hạn của công ty đó lớn đủ điều kiện để mua sắm tài sản cố định, tài sản cố định lúc này được xem như là chỉ tiêu đảm bảo tài sản lâu dài cho cho doanh nghiệp. Tài sản cố định (MS220) Tài sản cố định (MS220) Hệ số tài trợ = = Tổng nguồn vốn (MS440) SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Tổng tài sản (MS270) (MS220 của tài sản cố định được lấy từ bảng cân đối kế toán) 1.2.7. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu là ROA, ROE. a. Hệ số sinh lời của tài sản (Return on Assets - ROA) Lợi nhuận sau thuế (MS60) Hệ số sinh lời của tài = sản (ROA) Tổng tài sản bình quân (MS270 bq) (MS60 của lợi nhuận sau thuế được lấy từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Hệ số này phản ánh bình quân đầu tư 1 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Đây cũng là chỉ tiêu đảm bảo sự ổn định về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó tạo được sự tin ưởng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay và vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. b. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) Hệ số sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế (MS60) vốn chủ sở hữu = Trường(ROE) Đại học Kinh tế Huế Vốn chủ sở hữu bình quân (MS 400bq) (Chỉ tiêu MS60 lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu MS400 bq được tính bằng thương số tổng của vốn chủ sở hữu 2017 và vốn chủ sở hữu 2016 cho 2) SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Hệ số này phản ánh bình quân đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào để đem lại hiệu quả cao, đây được xem như là hệ số đánh giá tiềm năng tương lai. Thông thường ROE cao và ổn định phản ánh khả năng sinh lời cao và hiệu quả. 1.2.8. Chỉ số thị trường EPS ( Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu) Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu, hay Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Nói cách khác, nếu công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế (Earnings) của công ty là 1 triệu USD, thì 1 cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD Lợi nhuận sau thuế (MS60) - Cổ tức ưu đãi Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu = Số lượng cổ phiếu đang phát hành 1.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng khác a. Đặc điểm của nền kinh tế Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp xây dựng phải gắn liền với dự báo triển vọng của nền kinh tế trong thời gian tới. Do đó doanh nghiệp hoạch định một cấu trúc vốn trong hiện tại và mang tính ổn định trongTrường một giai đoạn. HơnĐại nữa Vi họcệt Nam đang Kinh trong giai tếđoạn đHuếẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên phát sinh nhu cầu cao về bất động sản công nghiệp, nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư dài hạn, trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS công nghiệp. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa b. Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong thị trường kinh tế cạnh tranh hiện nay thì cấu trúc tài sản của doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến cấu trúc vốn. Về mặt lí thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có có hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Còn khi tỉ lệ tài sản ngắn hạn lớn thì khả năng thanh khoản càng cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thanh toán đối với những khoản nợ ngắn hạn tạo điều kiện để luân chuyển vốn một cách thuận tiện. c. Rủi ro kinh doanh Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Rủi ro chiến lược: Mỗi doanh nghiệp thành công cần phải có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Nhưng thực tế xảy ra là mọi kế hoạch có thể trở nên lạc hậu. Ở đây có thể là do sự rủi ro về công nghệ, do đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng bước vào thị trường, do nhu cầu của khách hàng thay đổi, do chi phí nguyên vật liệu thay đổi đột biến hoặc do bất kì thay đổi mang tính quy mô nào khác. Rủi ro tuân thủ: Luật pháp (thông tư, nghị định, chính sách ban hành ) thay đổi liên tục và doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các luật bổ sung trong tương lai. Khi mở rộng doanh nghiệp, cần tuân theo những quy định mới mà chưa từng áp dụng trước đó. Trong những trường hợp cực đoan, rủi ro tuân thủ có thế ảnh hưởng đến tương lai doanh nghiệp của bạn và biến thành rủi ro chiến lược. Rủi ro hoạt động: Thường thì chúng ta chỉ tìm hiểu về những rủi ro do nguyên Trườngnhân khách quan nhưngĐạichính học nội bộ côngKinhty cũng làtế mộ t Huếnhân tố rủi ro. Rủi ro hoạt động là lỗi không mong muốn trong hoạt động thường ngày của công ty. Đó có thể là do lỗi kỹ thuật như mất điện hay do nhân công hoặc quy trình sản xuất hay có thể là sai sót trong một quy trình môi giới đất, hay đơn giản là viết sai số ở một tờ sec Rủi ro tài chính: Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi phí phát sinh hay sụt giảm doanh thu. Nhưng rủi ro tài chính lại phản ánh cụ thể dòng SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột. Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nếu đó là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả 8% thì bây giờ phải trả tới 15%. Đó là khoản chi phí phát sinh lớn đối với doanh nghiệp và đó được coi là một rủi ro tài chính. Rủi ro về uy tín: Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: dù kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì uy tín của doanh nghiệp là thứ quan trọng bậc nhất. Một khi uy tín bị tổn hại, doanh thu sẽ bị giảm đi, khách hàng cũng sẽ có cái nhìn cẩn trọng hơn khi làm việc lần sau, có khả năng sẽ mất đi nhân viên, các nhà cung cấp sẽ giảm bớt ưu đãi, nhà tài trợ hay đối tác có thể quyết định không hợp tác, ngân hàng sẽ có chính sách thắt chặt hơn trong quá trình cho vay vốn. d. Cơ hội tăng trưởng Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. e. Thuế thu nhập công ty Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp công ty sẽ tiết kiệm thuế. Tuy nhiên nó lại không có ý nghĩa nữa đối với những công ty được ưu đãi hay vì một lí do gì đó mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp hoặc bằng 0. f. Sự chủ động về tài chính Nếu sử dụng nợ sẽ giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình củaTrường bảng cân đối kế toánĐại khiến họccho những Kinh nhà cung c ấptế vốn Huếngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty. g. Các yếu tố vĩ mô khác Các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, ngân sách nhà nước, thiên tai SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa  Các đề tài đã nghiên cứu trước đó: (1) Nguyễn Thị Thanh Nga, Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. (2) Lê Thị Kim Thư, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. (3) Nguyễn Thị Mai Hương, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (4) Nguyễn Thái Hà, Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (5) Lê Thị Thục Oanh, Phân tích cấu trúc vốn công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng 1.1 Các nhân tố mà một số đề tài trước đã nghiên cứu Nhân tố (1).2010 (2).2012 (3).2013 (4).2014 (5).2015 Quy mô doanh nghiệp X X X X X Thời gian hoạt động X Quyết định của nhà quản trị Tính thanh khoản X X X Hiệu quả HĐKD và quản lí tài sản TAT Hệ số Trườngtài trợ Đại họcX Kinh tế HuếX Hệ số sinh lời của tài sản ROA X X Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE X X Chỉ số thị trường EPS SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Từ bảng trên ta có thể thấy ở một số đề tài trước nhân tố quy mô doanh nghiệp luôn được lựa chọn để nghiên cứu độ tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong khi đó nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lí tài sản TAT và chỉ số thị trường EPS chưa được lựa chọn. 1.3. Các lý thuyết về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1.3.1. Theo quan điểm truyền thống Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng những ưu điểm của việc bắt đầu vay mượn sẽ vượt trội hơn nhược điểm của nó. Chi phí nợ thấp kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ làm chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng dẫn đến sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn CSH tăng, các cổ đông buộc phải tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn CSH tăng). Theo đó, chi phí nợ cũng tăng do khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn) và dẫn đến WACC tăng. Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là làm thế nào để xác định được nên sử dụng bao nhiêu nợ để tối ưu hóa WACC. Chi phí sử dụng vốn là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn cụ thể nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư của mình. Chi phí sử dụng vốn bao gồm chi phí trả cho việc sử dụng nợ vay và chi phí trả cho việc đầu tư bằng nguồn VCSH dưới các hình thức bổ sung bằng các lợi nhuận chưa phân phối hoặc bổ sung bằng các quỹ chuyên dụng của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn của một dự án phụ thuộc vào rủi ro của chính dự án đó. Vì vậy, có thể nói chi phí sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào cách sử dụng ngân quỹ chứ không phải ở cách huy động ngân quỹ. [5] ChiTrường phí sử dụng vố nĐại bình quân học là chi phí Kinh sử dụng vố ntế đượ cHuế doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán như sau: WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Trong đó: SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Re = chi phí sử dụng vốn cổ phần Rd = chi phí sử dụng nợ E = giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần D = giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp V = tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp Tc = thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.3.2. Theo quan điểm hiện đại a. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller  Trường hợp không có thuế Các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn bắt nguồn từ sự đóng góp của Modigliani và Miller vào năm 1958. Dưới giả định thị trường vốn hoàn hảo và nếu không có thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, không có chi phí giao dịch, chi phí phá sản và chi phí khó khăn tài chính, cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau, nội dung của lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề sau: Mệnh đề I: “Trong điều kiện không có thuế, giá trị của công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị của công ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VL= VU”. Nói cách khác, giá trị của công ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn không ảnh hưởng đến giá trị công ty. Vì vậy không có cấu trúc vốn nào là tối ưu và doanh nghiệp không thể gia tăng giá trị bằng cách thay đổi cấu trúc vốn. [7] Mệnh đề II: “Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bấy tài chính hay chỉ số nợ”. Về mặt toán học, mệnh đề M&M II có thể đưTrườngợc biểu diễn bởi công Đạithức: [học7] Kinh tế Huế rE = rU + (rU - rD) * D * E Trong đó: rE : Lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD : Lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa rU : Chi phí sử dụng vốn khi công ty sử dụng 100% vốn cổ phần D : Giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành E : Giá trị của vốn cổ phần của công ty Tuy nhiên trong điều kiện không có thuế, WACC không đổi bất chấp cấu trúc vốn thay đổi như thế nào. Tóm lại, trong điều kiện không có thuế, giá trị của doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn.  Trường hợp có thuế Năm 1963, Modigliani và Miller nới lỏng giả định về thuế thu nhập doanh nghiệp và mệnh đề M&M được phát biểu như sau: Mệnh đề I : “Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị công ty không có vay nợ (VU) cộng với hiện giá của lá chắn thuế”. Mệnh đề này có thể biểu diễn dưới dạng công thức như sau: VL = VU + TC * D Trong đó: VL : Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ VU : Tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ D : Tổng số nợ sử dụng TC : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Khi công ty vay nợ thì tiết kiệm được thuế do lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay. Như vậy, sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanhTrường nghiệp được tài trĐạiợ 100% nhọcợ, hay nói Kinh cách khác, ctếấu trúc Huế vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Mệnh đề II: “Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bấy tài chính hay chỉ số nợ”. Mệnh đề M&M II được diễn tả như sau: rE = rU + (rU - rD) * ( 1 – TC) * D SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Trong đó: rE : Lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rU : Chi phí sử dụng vốn khi công ty sử dụng 100% vốn cổ phần rD : Lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ D : Giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành TC : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp b. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Costs) Jensen và Meckling (1976) Lý thuyết về chi phí đại diện chỉ ra rằng chi phí đại diện cơ bản được tạo ra bởi sự tách rời quyền sở hữu và kiểm soát của các công ty, theo đó các nhà quản lý có xu hướng tối đa hóa lợi ích riêng của họ chứ không phải là giá trị của công ty. Khi một nhà quản trị nhận thấy số tiền mặt của công ty dư giả, anh ta sẽ sử dụng nó với các mục đích cá nhân hơn là các mục đích sinh lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, việc sử dụng nhiều nợ hoặc tăng tỷ lệ trả cổ tức sẽ làm giảm dòng tiền tự do vì doanh nghiệp phải chịu áp lực chi trả lãi và gốc của nợ, đồng thời tăng tỷ lệ trả cổ tức sẽ làm tăng lợi ích của cổ đồng và giảm mức độ phân tán của các quyết định đầu tư. [6] c. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) Những tranh luận về việc cho rằng doanh nghiệp nên được tài trợ bằng 100% nợ để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự phát triển của “Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính”, trong đó các công ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên nhân từ khả năng phá sản. Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn này thừa nhận rằng các tỉ số nợ mục tiêu có thể thay đổi từ công ty này sang công ty Trườngkhác. Các công ty vĐạiới các tài họcsản hữu hìnhKinh an toàn vàtế có nhiHuếều thu nhập chịu thuế để che chắn khỏi thuế nên có tỉ số nợ mục tiêu cao. Các công ty không sinh lợi với các tài sản vô hình nhiều rủi ro phải dựa chủ yếu vào việc huy động vốn cổ đông (tài trợ bằng vốn cổ đông). Nếu như không có chi phí điều chỉnh cấu trúc vốn thì mỗi công ty sẽ luôn luôn duy trì được tỉ số nợ mục tiêu. Tuy nhiên, việc tồn tại các chi phí dẫn đến sự chậm trễ trong việc điều chỉnh cấu trúc vốn đến điều kiện tối ưu. Các công SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa ty không thể bù trừ ngay tức thì các biến cố ngẫu nhiên đẩy công ty xa rời khỏi các mục tiêu về cấu trúc vốn của mình, vì thế chúng ta sẽ thấy những khác biệt ngẫu nhiên trong các tỉ số nợ thực sự của các công ty có cùng tỉ số nợ mục tiêu như nhau. [6] d. Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory) Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng một thuật ngữ cho thấy rằng các giám đốc biết nhiều hơn về các triển vọng, rủi ro và giá trị của công ty họ so với các nhà đầu tư bên ngoài. Chúng ta có thể chứng minh điều đó bằng cách quan sát những thay đổi giá cổ phiếu do những công bố của các giám đốc gây ra. Khi một công ty công bố gia tăng cổ tức thường xuyên, giá cổ phiếu tin tưởng của ban quản lý (ban giám đốc) đối với thu nhập trong tương lai. Nói cách khác, sự gia tăng cổ tức chuyển thông tin từ các giám đốc sang các nhà đầu tư. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu ngay từ đầu các giám đốc biết thông tin nhiều hơn các nhà đầu tư. Thông tin bất cân xứng ảnh hưởng đến chọn lựa giữa việc huy động vốn bên trong và bên ngoài và giữa việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn mới. Điều này dẫn đến một thứ bậc phân hạng trong đó đầu tư được tài trợ trước tiên bởi các nguồn tiền bên trong, chủ yếu là thu nhập giữ lại; kế đó bởi những đợt phát hành chứng khoán nợ mới; và cuối cùng với những đợt phát hành chứng khoán vốn mới. Những đợt phát hành cổ phiếu là phương án cuối cùng khi công ty hết khả năng vay nợ, đó là khi mối đe dọa về các chi phí liên quan đến khả năng phá sản. thường tăng lên bởi vì các nhà đầu tư giải thích sự gia tăng này là một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của ban quản lý (ban giám đốc) đối với thu nhập trong tương lai. [6] e. Lý thuyết phát tín hiệu (Signaling Theory) ThTrườngực tế, trái với giả Đạiđịnh thông học tin cân x ứKinhng của M&M, tế nhà Huế quản lý thường có thông tin tốt hơn so với nhà đầu tư bên ngoài. Theo lý thuyết phát tín hiệu, chúng ta sẽ dự tính là công ty có triển vọng tốt sẽ sử dụng nhiều nợ hơn vì không muốn chia sẻ lợi ích từ dòng tiền tương lai và công ty có triển vọng không tốt sẽ muốn tài trợ bằng cổ phiếu để chia sẻ những thua lỗ. Khi tồn tại thông tin bất cân xứng, nếu nhà quản trị tin rằng cổ phiếu công ty bị định giá thấp so với giá trị thực thì họ sẽ ưu tiên vay nợ hơn phát hành cổ phiếu để làm tăng giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu nhà quản trị tin rằng cổ SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa phiếu của công ty được định giá quá cao họ sẽ ưu tiên phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu là một dấu hiệu không tốt đối với các công ty đã trưởng thành hơn là đối với công ty mới tăng trưởng nhanh vì các công ty này cần thêm vốn chủ sở hữu để phát triển. [6] 1.4. Các công trình đã nghiên cứu về chủ đề cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.4.1. Đề tài: “ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp: nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh” (Khóa luận tốt nghiệp - Nguyễn Thái Hà chuyên ngành tài chính) a. Nghiên cứu đã làm được Đề tài nghiên cứu 17 công ty thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm và 38 công ty thuộc lĩnh vực Bất động sản niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE ) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Đề tài nghiên cứu dựa trên 2 mô hình:  Mô hình (1): Leverageit= α000 + α1Sizeit + α2Profit + α3Tangiit + ci + uit (1) Trong đó: Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc trong mô hình (1) là đòn bẩy tài chính (leverage), được tính bằng cách lấy logarith tỷ số giữa nợ phải trả và tổng nguồn vốn hàng năm của công ty. Biến Leverage được sử dụng để đại diện cho cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, khi đòn bẩy tài chính tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn so với vốn chủ sở hữu, và ngược lại. BiTrườngến độc lập gồm: Đại học Kinh tế Huế Size: Biến quy mô của doanh nghiệp được tính bằng cách lấy logarith của tổng tài sản. Trong mô hình, biến quy mô của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, nghĩa là quy mô của công ty tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn. Lý do là vì các doanh nghiệp lớn thường có nhiều ưu thế hơn khi vay nợ nên thường ưa thích sử dụng nguồn vay bên ngoài hơn là tự tài trợ. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Prof: Là biến đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Profitability). Biến Prof được tính bằng cách lấy thương số của thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) và tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong mô hình, biến khả năng sinh lời của doanh nghiệp được kì vọng sẽ mang dấu dương, tức là giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ đòn bẩy có mối quan hệ thuận chiều. Thông thường, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt thường có lợi thế khi đi vay vì tỷ lệ hoàn trả khoản vay đúng hạn cho chủ nợ sẽ cao hơn. Tangi: Biến tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp (Tangible assets). Trong mô hình, biến tài sản cố định được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, tức là tài sản cố định có tác động thuận chiều đến tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn. Tài sản cố định thường được sừ dụng làm tài sản đảm bảo, vì vậy, tài sản cố định hữu hình càng nhiều, số lượng và giá trị khoản vay càng lớn. ci: Đại diện cho các đặc điểm riêng biệt không quan sát được của công ty, ví dụ như trình độ của nhà quản lý Kết quả nghiên cứ là ba biến chính trong mô hình là đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.  Mô hình (2): Leverageit= α0 + α1Shortdebtit + α2Longdebtit + ci + uit (2) Trong đó: Biến độc lập bao gồm Shortdebt (Biến nợ ngắn hạn của doanh nghiệp) và Longdebt (Biến nợ dài hạn của doanh nghiệp) Kết quả ước lượng là các biến chính trong mô hình (2) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.Trường Đại học Kinh tế Huế Về ý nghĩa thực tiễn khóa luận đã tóm lược được sự hình thành và phát triển của chứng khoán Việt Nam nói chung và Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) nói riêng. Những hoạt động cổ phiếu cơ bản của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm và Bất động sản niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2014 cũng được hệ thống một cách tương đối đầy đủ. Dựa trên những số liệu thu thập được, khóa SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa luận đã đưa ra mô hình nhằm đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các công ty, chỉ ra sự mối quan hệ cụ thể của 5 nhân tố: quy mô của doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình, khả năng sinh lời, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xem xét và đưa ra những quyết định phù hợp nhằm sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. b. Nghiên cứu chưa làm được Khóa luận chỉ thực hiện trong phạm vi nghiên cứu là 55 công ty, các công ty này không chỉ đơn thuần kinh doanh Tài chính-Ngân hàng- Bảo hiểm và Bất động sản mà còn đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, khóa luận mới chỉ xem xét đến các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE nên kết quả thu được chưa có tính ứng dụng rộng rãi trên phạm vi rộng. Số liệu được thu thập dựa trên báo cáo tài chính hàng năm của các công ty, tức là chỉ được tính toán theo giá trị sổ sách, không xét đến giá trị thị trường. Trên thực tế, giá trị thị trường có thể có sự chênh lệch đáng kể với giá trị sổ sách, từ đó dẫn đến kết quả thực tế có thể có sự khác biệt. Bên cạnh đó, số liệu nghiên cứu chỉ dựa trên Bảng CĐKT và BCKQKD, chưa tận dụng được thông tin của báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên chưa mở rộng được số lượng các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài của khóa luận có thể mở rộng thêm bằng cách đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố khác, cả trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những quyết định tài chính chính xác nhất. Ngoài ra, đề tài này cũng có thể được ứng dụng cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác, tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. 1.4.2. ĐTrườngề tài: “ Phân tích Đạicác nhân thọcố ảnh hư ởKinhng đến cấu trúctế v ốHuến của các Công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh - Nguyễn Thị Hương Mai chuyên ngành kế toán) a. Nghiên cứu đã làm được Đề tài nghiên cứu 42 công ty vận tải đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa hồi quy bội với sự hỗ trợ của công cụ SPSS. Tác giả đã lựa chọn biến phụ thuộc là tỷ suất nợ, còn biến độc lập bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước, rủi ro kinh doanh. Đề tài đã sử dụng các lí thuyết cấu trúc vốn sau: Lý thuyết cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống, lý thuyết cấu trúc vốn theo quan điểm của Modigliani và Miller Modigliani , lý thuyết cân đối ( Trade-off Theory-TOT), lý thuyết trật tự phân hạng ( Pecking Order Theory-POT), lý thuyết tín hiệu. Tác giả tiến hành đo lường qua 4 bước: Đầu tiên đề tài xây dựng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Sau đó xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến bằng cách tính hệ số tương quan từng phần r (Peason Correlation Coefficinent). Tiếp theo phân tích hồi quy tuyến tính đơn và hồi quy tuyến tính bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến giải thích đến tỷ suất nợ của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và cuối cùng là kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Sau quá trình nghiên cứu tác giả đã kết luận được cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu sử dụng đòn bẩy tài chính. Kết quả đạt được tính về nghiên cứu lý thuyết thì đề tài đã xác định đươc cấu trúc vốn của doanh nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn. Về ý nghĩa thực tiễn : Đề tài đã khái quát đặc điểm của hoạt động kinh doanh của ngành vận tải cũngTrường như tình hình hoạ t Đạiđộng kinh học doanh c ủKinha các công ty tếvận tảHuếi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Đề tài lựa chọn 10 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất nợ của các công ty vận tải tuy nhiên với việc sử dụng phương pháp hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh); Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa b. Nghiên cứu chưa làm được Đề tài không đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn nợ vay nên trong đề tài mặc định tất cả các khoản vay đều là vay nợ của các tổ chức tín dụng. Đề tài chỉ xét đến giá trị sổ sách mà không xét đến giá trị thị trường của các chỉ tiêu phân tích, đây là một hạn chế lớn vì trong nền kinh tế mở thị trường cạnh tranh và thay đổi liên tục thì lợi thế thương mại của một công ty luôn được các nhà đầu tư quan tâm, do đó việc chưa xét đến giá trị thị trường sẽ chưa tiếp cận đủ với mô hình cấu trúc vốn được xác lập. Đề tài chưa đưa ra một giải pháp cụ thể để hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty vận tải mà chỉ mới đưa ra những kiến nghị mang tính chung chung. Vẫn chưa thấy được giải pháp riêng cho ngành vận tải để thấy được sự khác biệt so với các ngành khác như tiêu dùng, bất động sản, dược, xây dung niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí minh. Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn có thể là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục được những hạn chế để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu trong tương lai. 1.4.3. Chủ đề: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh- Lê Thị Kim Thư chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng) a. Nghiên cứu làm được LuTrườngận văn nghiên cứ uĐại đối với 13học Công ty Kinhcổ phần ngành tế Bấ t Huếđộng sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM trong 05 năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011. Đề tài đã phân tích và dựa trên các nhân tố ảnh hưởng là: Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động, rủi ro kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, thuế, một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Đề tài đã sử dụng các lí thuyết cấu trúc vốn sau: Lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống, lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm của Modigliani và Miller, lý thuyết cân đối (The trade – off Theory), lý thuyết thông tin bất đối xứng (The Asymmetric Information Theory), lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking – order Theory), lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Theory). Tác giả đã chọn biến phụ thuộc là tỷ suất nợ và các biến độc lập bao gồm quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ trọng TSCĐ, tỷ suất sinh lời tài sản (ROA), hệ số biến thiên ROA, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ giá vốn hàng bán, hình thức sở hữu. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Bất động sản niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM, cụ thể là tỷ suất nợ, cho thấy chỉ có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất nợ của công ty là quy mô vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ lệ giá vốn hàng bán. Về mặt ý nghĩa thực tiễn đã nghiên cứu phân tích cấu trúc vốn trong thực tiễn bằng việc phân tích định lượng, đề tài đã khái quát được đặc điểm kinh doanh của ngành Bất động sản và thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM trong giai đoạn 2007-2011. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM bằng thủ tục BACKWARD cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc vốn của các công ty nghiên cứu, đó là quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp và đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp. Cả bốn nhân tố này góp phần giải thích đến 70,9% ý nghĩa của mô hình. Điều đó có thể khẳng định, bốn nhân tố trên đóng vaiTrường trò quan trọng trong Đại quyết địhọcnh cấu trúc Kinh vốn của các tế công Huếty. Đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tài trợ một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện cơ cấu tài trợ của các công ty trong ngành để các nhà quản trị doanh nghiệp xem xét khi xây dựng cấu trúc vốn. b. Nghiên cứu chưa làm được SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Mẫu nghiên cứu chỉ hạn chế ở 13 công ty nên kết quả nghiên cứu chỉ chính xác ở một chừng mực nhất định. Đề tài không đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn nợ vay nên trong đề tài mặc định tất cả các khoản vay đều là vay nợ của các tổ chức tín dụng. Do đặc thù các Công ty cổ phần ngành Bất động sản kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên việc tách số liệu cho riêng lĩnh vực bất động sản để phân tích là rất khó. Đề tài này không thực hiện một cuộc khảo sát nhằm tìm ra nhiều nhất các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của các công ty ngành Bất động sản. Một hạn chế khác của việc thu thập và xử lý dữ liệu của đề tài là việc tính toán các số liệu tài chính được xây dựng hoàn toàn từ báo cáo tài chính của các công ty, nghĩa là giá trị tài sản hay nghĩa vụ nợ, đều được tính toán theo giá trị sổ sách mà không xét đến giá trị thị trường của chúng. Do những giới hạn của sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, những quy định của chuẩn mực kế toán trong việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên việc sử dụng giá trị thị trường là hết sức khó khăn. Việc đưa ra một cấu trúc vốn phù hợp không phải là điều đơn giản nên đề tài chưa đưa ra một giải pháp cụ thể để hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản mà chỉ mới dưa ra những kiến nghị mang tính chung chung. Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn có thể là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục được những hạn chế để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Một cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp theo sát tiến trình phát triển của doang nghiệp mình, đồng thời gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Tổng quan chương 1 của đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” đã hệ thống hóa được lý luận về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu, chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn, lí thuyết về cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp. Đề tài xây dựng cấu trúc vốn với các biến được lựa chọn dựa trên kế thừa và phát huy các đề tài trước đã nghiên cứu, với các nhân tố được lựa chọn là quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quyết định của nhà quản trị, tính thanh khoản, hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản, hệ số tài trợ, hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số thị trường. Từ. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình nghiên cứu này thì quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải xác định được mình đang nằm trong giai đọan nào để có chiến lược huy động xây dựng cấu trúc vốn hợp lý. Một yếu tố nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý. Nếu tất cả mọi phân tích của bạn đều tốt, bạn xác định được một cấu trúc vốn mang lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp, Trườngnhưng người có quy Đạiền quyế thọc định lại khôngKinh thích vaytế nợ Huếthì bạn cũng đành chịu. Điều kiện kinh tế tài chính Việt Nam có những đặc thù khác biệt với những giả định trong lý thuyết về cấu trúc vốn nên nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra nghi ngờ và thận trọng với những lý thuyết này. Tuy nhiên, lý thuyết cấu trúc vốn đang có cơ hội ứng dụng ở Việt Nam khi số doanh nghiệp cổ phần ngày càng tăng và thị trường tài chính ngày càng phát triển mở rộng hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam qua những bước chập chững ban đầu, cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động suôn sẻ hơn, tạo SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện được chiến lược phát triển và định hướng tương lai của mình. Tiếp theo của đề tài là xây dựng mô hình cấu trúc vốn dựa trên việc giả định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH 2.1. Lịch sử hình thành và Sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. [25] Đây là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần. Tên tiếng Anh của sở giao dịch này là Ho Chi Minh Stock Exchange, được biết đến với tên viết tắt là HOSE. Tên website của sở này lại là HSX (www.hsx.vn) (H - Ho Chi Minh, S - Stock, X - do có cách phát âm giống từ Ex nên được chọn làm từ viết tắt của Exchange) [25] Lãnh đạo Sở hiện nay: Ông Lê Hải Trà - Phụ trách Hội đồng quản trị; Ông NguyễnTrường Vũ Quang Trung, Đại Thành viên học Hội đ ồngKinh quản trị, Phótế T ổHuếng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở GDCK TP.HCM [25] Ngày nay, thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là một trong những biểu tượng của nền kinh tế hiện đại với nhịp độ phát triển cực kỳ mạnh mẽ trên khắp thế giới. TTCK ra đời do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và trở thành cầu nối hiệu quả giữa những người dư thừa vốn và cần huy động vốn, góp phần phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế. Với vai trò là một bộ phận SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách khái quát nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán. Điểm khác biệt của TTCK và cũng là yếu tố khiến TTCK trở thành thị trường hấp hẫn trong hệ thống thị trường tài chính chính là bản chất tự do của nó. Ở TTCK không có sự độc đoán, can thiệp hay cưỡng ép về giá mà giá cả hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. 2.2. Đặc điểm của ngành bất động sản trong những năm gần đây 2.2.1. Kinh doanh bất động sản Kinh doanh bất động sản có thể hiểu khái quát là việc đầu tư nguồn vốn nhằm thực hiện hoạt động mua, xây dựng, nhận chuyển nhượng để bán (chuyển nhượng tức cho thuê, cho thuê lại hoặc cho thuê mua bất động sản, thực hiện môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm vào mục đích sinh lợi. [25] 2.2.2. Thực trạng ngành Bất động sản hiện nay của Việt Nam Nhiều chuyên gia uy tín trong ngành khẳng định tình hình thị trường BĐS hiện tại chưa cần lo ngại về bong bóng, vẫn đang tiếp tục phát triển ổn định và chưa có hiện tượng bất thường. Thị trường chỉ đang diễn ra những “cơn sốt” giá cục bộ phân khúc đất nền một số tỉnh thành.Thị trường BĐS vẫn đang được kiểm soát tốt sau nhiều đợt tăng trầm, nhờ vào kinh nghiệm của các thành phần tham gia, từ cơ quan nhà nước đến chủ đầu tư và các nhà đầu tư cá nhân. Họ đều đã có trình độ cao hơn để nhận biết và đánh giá tình hình. [26] Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, đặc biệt quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại thì Bất động sản công nghiTrườngệp đang có sự tă ngĐại vượt b ậchọcvề lượng Kinhcầu trong th ịtếtrườ ngHuếvà có chiến lược phát triển dài hạn. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam thời gian qua và phân tích triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp thời gian tới. [25] SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên phát sinh nhu cầu cao về bất động sản (BĐS) công nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư dài hạn, trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS công nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển, thị trường BĐS công nghiệp cũng đối mặt nhiều rủi ro, bất ổn, do đó cần phải lường trước rủi ro và tận dụng cơ hội để phát triển bền vững. Chính phủ cần có nhiều giải pháp thúc đẩy hiệu quả và đảm bảo sự công bằng. [25] Các chính sách kinh tế nói chung đều hoặc nhằm vào mục tiêu làm cho nền kinh tế phát triển lên, hoặc làm thay đổi cách thức phân chia nguồn lực của nền kinh tế. Khi nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn, thị trường vận hành theo quy luật cung cầu sẽ góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả. 2.3. Tác động của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô lên cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh 2.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thực tế tại Việt Nam trong những năm 2011 – 2017 tình hình tăng trưởng GDP được thể hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: vietnamnet.vn) Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2017 SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được năm 2017 có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất 6,81%. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Bất động sản nói riêng phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2017 là sự “nổi dậy” của nhiều nhà đầu tư lớn vào ngành Bất động sản, nên có thể nhận định tốc độ tăng trưởng của GDP ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đến quyết định của nhà đầu tư. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý 1 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%; quý 4 tăng 7,65% [27] Tổng cục Thống kê cho rằng, đây là dấu hiệu của một nền kinh tế tăng trưởng tích cực với xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên phát sinh nhu cầu cao về bất động sản (BĐS) công nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư dài hạn, trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS công nghiệp. [27] 2.3.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: vietnamnet.vn) Biểu đồ 2.2 Sự tăng trưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017 SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Năm 2017 thực sự là một năm đáng nhớ và rất nhiều cảm xúc của TTCK khi hàng loạt con số liên tục “lập đỉnh”.Vào thời điểm cuối năm 2016, đầu năm 2017, nhiều chuyên gia đều nhận định rằng, chỉ số VN-Index sẽ dao động xung quanh mốc 800 điểm, thậm chí những nhận định khả quan nhất cũng chỉ dự báo đạt tới 850 điểm. Nhưng diễn biến thực tế của chỉ số VN-Index trong năm 2017 quả thực là tích cực vượt ngoài dự báo. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 19/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm 2016. Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970 điểm - một con số kỷ lục trong gần 10 năm qua và có lẽ người lạc quan nhất cũng chưa từng nghĩ tới vào thời điểm đầu năm. [22] Năm 2017, làn sóng lên sàn của các “đại gia” và các ngân hàng đã giúp thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Dự báo cho thấy “sức khỏe” của doanh nghiệp thông qua con số lợi nhuận sẽ tăng trưởng ở mức khá so với năm 2016. Cùng với đó, tất cả các nhóm ngành nghề nói chung và ngành Bất động sản nói riêng đều ghi nhận sự tăng trưởng trong đó, dấu ấn lớn nhất là cổ phiếu đầu ngành. Trong đó, mức tăng nổi bật và đáng chú ý nhất thuộc về nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và thực phẩm tiêu dùng. Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận 1-2 cổ phiếu đầu ngành vượt trội so với mức tăng chung của thị trường, thậm chí rất nhiều cổ phiếu có mức tăng trưởng về giá tính bằng “lần”. 2.3.3. Chính sách tiền tệ Năm 2017 là năm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nướTrườngc, thể hiện ở hai điĐạiểm chính, học đó là hài Kinhhòa với các mtếục tiêuHuế vĩ mô và sự ổn định, an toàn trong hệ thống ngân hàng được cải thiện. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy vào năm 2017 cân đối ngân sách ở ngân hàng nhà nước ổn định, có sự phù hợp giữa thu và chi. Nếu 2016 chênh lệch thu chi đến (258,7 nghìn tỷ đồng) thì năm 2017 chênh lệch thu chi chỉ còn (115,5 nghìn tỷ đồng). Sự yên tâm, ổn định về chính sách tiền tệ của nhà nước là động lực cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Bất động sản nói riêng có cơ hội được phát triển mô hình kinh SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa doanh và tạo được sự tin cậy, ổn định đối với nhà đầu tư. Hơn nữa mô hình ngân sách nhà nước giai đợn 2012- 2017 có thể cho tra niềm tin về sự ổn định trong tương lai của nền kinh tế mở. (Nguồn: vietnamnet.vn) Biểu đồ 2.3 Ngân sách nhà nước giai đoạn 2012- 2017 Ông Eric Sigwick – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng: “Tôi nghĩ năm 2017 là năm thành công chung của Chính phủ Việt Nam và NHNN. Tốc độ tăng trưởng GDP đang hướng tới mục tiêu 6,7% cho cả năm- mục tiêu mà nhiều năm trước không thể đạt được. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, dưới 4%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 18% có thể đạt được. Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định. Đặc biệt, NHNN đã rất thành công trong việc tăng dự trữ ngoại hốTrườngi lên mức kỷ lục, trênĐại 46 tỷ USD. học Đây sKinhẽ là dự trữ an tếtoàn choHuế Việt Nam trong tương lai”.[22] 2.3.4. Tình hình lạm phát Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, năm 2017 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát bởi tỷ lệ lạm phát thấp chỉ tăng 3,53%. Trong khi đó thì GDP Việt Nam năm nay ước tính tăng 6,81%, là mức cao SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa nhất trong 6 năm qua, cả hai chỉ tiêu này điều vượt mục tiêu và mọi dự báo. Đây là một trong những chỉ số ấn tượng về kết quả tình hình kinh tế xã hội năm 2017 do Tổng cục Thống kê thông báo. Biểu đồ 2.4 Diễn biến chỉ số CPI các năm 2015 – 2017 Về thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, CPI bình quân tháng 12-2017 chỉ tăng 2,6% so với tháng 12-2016. Lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân 2016. Lạm phát tổng thể đạt khoảng 3% so với năm 2016. Đây là năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng của ổn định vĩ mô đang được thiếp lập rõ nét. Đây là dấu hiệu tốt cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Bất động sản nói riêng. [22] 2.3.5. MTrườngột số tình hình kin hĐại tế vĩ mô kháchọc Kinh tế Huế Từ việc tìm hiểu một số yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và ngành Bất động sản nói riêng, thì ta có thể thấy rằng các yếu tố này có sự ảnh hưởng xuyên suốt trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy đây là những nhân tố không thể đo lường trong phạm vi khóa luận SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa cho phép nhưng cũng có thể giúp ta nhận định được sự ảnh hưởng không hề nhỏ của nó, nhất là trong thời đại kinh tế nhiều biến động trong và ngoài nước như hiện nay. 2.4. Thiết kế các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty 2.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn Mô hình xây dựng giả thiết các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn dự kiến có các nhân tố sau: H1: Đề tài giả thiết quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ và sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Một doanh nghiệp Bất dộng sản có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả của quá trình phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính vững mạnh và tạo được uy tín trên thị trường cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh đó doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì có điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô doanh nghiệp càng lớn muốn đáp ứng được việc mở rộng trang thiết bị, máy móc, đảm bảo nguồn lực đầu vào đây là điều cần thiết đối với doanh nghiệp Bất dộng sản cần nguồn vay lớn, lúc đó tài sản dài hạn chính là tài sản thế chấp. H2: Đề tài giả thiết thời gian hoạt động của doanh nghiệp Bất động sản có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ. Doanh nghiệp Bất động sản có tuổi đời càng cao thì hình ảnh và thông tin về doanh nghiệp trên thị trường nhiều, chính vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay. Hơn nữa, doanh nghiệp càng hình thành lâu thì việc mở rộng quy mô càng lớn, lúc này việc đánh giá tiềm lực và xây dựngTrườngcấu trúc vốn là v ấĐạin đề cấp thihọcết được đKinhặt ra. tế Huế H3: Đề tài giả thiết số thành viên hội đồng quản trị có quyền quyết định có mối quan hệ tỷ lệ thuận chiều với hệ số nợ. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp Bất động sản có quyền quyết định nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến quyết định về vốn của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc cấp quản lí có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa H4: Đề tài giả thiết tính thanh khoản của công ty Bất động sản có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ và sử dụng chỉ tiêu hệ số thánh toán ngắn hạn. Đó là điều dễ hiêu bởi doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn ngắn hạn thì tăng khả năng cấp thiết trả nợ và gây ra áp lực tài chính cho nhà quản lí. Với doanh nghiệp Bất động sản cần nguồn vốn vay dài hạn thì cần phải xem xét nhiều đến yếu tố này. H5: Đề tài giả thiết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản có ảnh hưởng với hệ số nợ và sử dụng số vòng quay tài sản TAT để đáng giá. Chỉ số TAT giúp doanh nghiệp Bất động sản đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của , chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Từ việc sử dụng và quản lí hiệu quả tài sản thì đây chính là động lực để bổ trợ cho nguồn vốn của doanh nghiệp . Do đó, chiể tiêu này có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. H6: Đề tài giả thiết hệ số tài sản cố định trên tổng tài sản có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ. Tài sản cố định là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN là các tài sản cố định. Công ty Bất động sản có tài sản cố định càng nhiều thì có thể thấy nguồn vốn vay dài hạn của công ty đó lớn đủ điều kiện để mua sắm tài sản cố định, tài sản cố định lúc này được xem như là chỉ tiêu đảm bảo tài sản lâu dài cho cho doanh nghiệp H7: Nhân tố hiệu quả kinh doanh: Đề tài giả thiết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hệ số nợ. Đề tài sử dụng chỉ tiêu đánh giá là hệ số sinh lời trên tài sản ROA và hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Không riêng gì doanh nghiệp BTrườngất động sản, thì haiĐại yếu tố ROAhọc và ROE Kinh đều có ả nhtế hư ởHuếng đến chiến lược vốn lâu dài của doanh nghiệp, bởi nó liên quan đến lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp Bất động sản, đến khả năng sinh lời trên tài sản, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. H8: Nhân tố chỉ số thị trường EPS: Đề tài giả thiết lãi cơ bản trên cổ phiếu có ảnh hưởng đến hệ số nợ. Đây được xem là yếu tố thị trường của doanh nghiệp Bất SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa động sản, bởi sự thay đổi giá trị của chỉ số này không chỉ dựa vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, mà còn có sự ảnh hưởng của lượng cổ phiếu đang lưu hành chịu sự chi phối của thị trường chứng khoán và biến động chung của tình hình kinh tế. 2.4.2. Đo lường các biến a. Đối với biến phụ thuộc Để đo lường cấu trúc vốn, thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ suất nợ, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ chủ sở hữu. Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” lựa chọn biến phụ thuộc là hệ số nợ. Nợ phải trả Nợ phải trả Hệ số nợ = = Tổng tài sản Tổng nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa b. Đối với các biến độc lập Bảng 2.1 Bảng mã hóa các biến độc lập Nhân tố Mã hóa Cách xác định Tương quan (+) 1.Quy mô doanh nghiệp (X1) Lấy Logarit cơ số 10 của tổng tài sản (+) 2.Thời gian hoạt động (X2) Số năm kể từ ngày thành lập (+) TV HĐQT K có quyền/ TV HĐQT 3.Quyết định của nhà quản trị (X3) Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ (-) 4.Tính thanh khoản (X4) Nợ ngắn hạn 5.Hiệu quả quản lí và sử Số vòng quay tài sản TAT = Doanh thu thuần/ (±) dụng tài sản (X5) Tổng tài sản bình quân Hệ số tài trợ = Tài sản cố định/ Tổng tài sản (+) 6.Hệ số tài trợ (X6) (±) ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình (X7) quân (±) 7. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (X8) bình quân (±) EPS = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu 8. Chỉ số thị trường (X9) đang phát hành Trong đó: (+) là cùng chiều, (-) là ngược chiều, (±) là có ảnh hưởng.  Giả định mà một số đề tài đã làm (1) NguyTrườngễn Thị Thanh Nga,Đại Các nhânhọc tố ảnh Kinhhưởng đến c ấtếu trúc Huế vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. (2) Lê Thị Kim Thư, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa (3) Nguyễn Thị Mai Hương, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (4) Nguyễn Thái Hà, Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (5) Lê Thị Thục Oanh, Phân tích cấu trúc vốn công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng 2.2 Bảng giả định tương quan mà các đề tài trước đã làm Nhân tố (1).2010 (2).2012 (3).2013 (4).2014 (5).2015 Quy mô doanh nghiệp (+) (+) (+) (+) (+) Thời gian hoạt động (+) Quyết định của nhà quản trị Tính thanh khoản (-) (-) (-) Hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lí tài sản TAT Hệ số tài trợ (-) (+) Hệ số sinh lời của tài sản (±) (-) ROA Hệ số sinh lời trên vốn chủ (±) (-) sở hữu ROE Chỉ số thị trường EPS Nhìn vào bảng, ta có thể thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp luôn biến động cùng chiều với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trong tất cả nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 2.5. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên SGDCK Hồ Chí Minh 2.5.1. Mô hình nghiên cứu Đề tài lựa chọn mô hình ước lượng bình phương bé nhất OLS với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM. Mô hình phân tích hàm hồi quy tương quan: Y = β0 + β1Xi + ε Hàm được viết lại: Y = β0 +β1 X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + .+ βnXn + ε Trong đó: β0: Hệ số tự do n: là số mẫu được chọn để nghiên cứu ε: là sai số của mô hình ước lượng Y: là biến phụ thuộc X1,X2, Xn: là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc 2.5.2. Quy trình nghiên cứu và xử lí dữ liệu a. Thu thập dữ liệu và phương pháp xây dựng mô hình Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu trong nămTrường 2017 của 44 Công Đại ty Cổ ph họcần ngành BKinhất động sản niêmtế yHuếết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: mô hình ước lượng bình phương bé nhất OLS các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn dựa trên phân tích hàm hồi quy tương quan. Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy: Dữ liệu được kiểm tra độ chính xác trước khi hồi quy. b. Trình tự tiến hành xử lí số liệu SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Bước 1: Thu thập dữ liệu từ Báo cáo tài chính hợp nhất (Bảng cân đối kế toán; Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính) của 44 Công ty Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu thêm ở các báo cáo quản trị, báo cáo hội đồng thường niên Và các trang sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), cophieu68, vnstock Bước 2: Trên cơ sở tham khảo các đề tài trước và quá trình phân tích, đề tài sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ để đại diện cho cấu trúc vốn, chọn ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN Bất động sản là: Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quyết định của nhà lãnh đạo, hệ số thanh toán ngắn hạn, số vòng quay tài sản TAT, hệ số sinh lời trên tài sản ROA, hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS. Bước 3: Mã biến hóa Bảng 2.3 Mã biến hóa các biến độc lập Biến Nhân tố Mã biến hóa Quy mô doanh nghiệp Tổng tài sản X1 Thời gian hoạt động Số năm hoat động X2 Quyết định của nhà quản trị X3 Quyết định của nhà quản trị Hệ số thanh toán ngắn hạn X4 Tính thanh khoản Biến X5 độc lập Hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản Số vòng quay của tài sản TAT TrườngHệ số tài trợ Đại học HKinhệ số tài trợ tế Huế X6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh Hệ số sinh lời của tài sản ROA X7 Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu ROE X8 Chỉ số thị trường Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS X9 Biến phụ thuộc Cấu trúc vốn Hệ số nợ Y SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Bước 4: Nhập số liệu hệ số nợ và nhân tố hưởng vào Excel. Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy : ngoài việc kiểm tra tính chính xác của dữ liệu đưa vào còn kiểm tra độ tương quan hợp lý của dữ liệu. Bước 5: Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS kết hợp cùng với phần mềm Microsoft Office Excel. Quy trình được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích sau: + Phân tích mô tả: dùng để mô tả về hiện tượng hoặc những đặc điểm, tính chất liên quan đến tổng thể nghiên cứu. Chủ yếu đi sâu thống kê mô tả đối với cấu trúc vốn doanh nghiệp Bất động sản và thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. + Phân tích tương quan: dùng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau Nghiên cứu này sử dụng hệ số tương quan Durbin- Watson để kiểm định mối quan hệ giữa các biến và phát hiện vấn đề tự tương quan giữa chúng, nếu có mối quan hệ này thì xem như mô hình ước lượng không có ý nghĩa. Đề tài còn sử dụng hệ số tham quan Sig., nếu hệ số này > 0,1 thì xem như yếu tố đó không có ý nghĩa thông kê và xem xét ưu tiên lợi ra khỏi mô hình. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) là chỉ số thường dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong mô hình ước lượng lần này có VIF >2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong một phương trình, nếu tồn tại đa cộng tuyến thì có thể sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt những tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc nên có khả năng sẽ ưu tiên xét để loại trừ ra khỏi mô hình. Trường Đại học Kinh tế Huế + Phân tích hồi quy đa biến: dùng để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng. Dựa vào hệ số R2 đã được điều chỉnh (Adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào, yếu tố nào có hệ số beta lớn hơn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu. SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa Bước 6: Thông qua kiểm định dữ liệu, tính toán các tham số cơ bản, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính để tìm ra yếu tố thực sự ảnh hưởng. Bước 7: Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn trong doanh nghiệp ngành Bất động sản. 2.6. Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Bất động sản niêm yết trên sở GDCK TP Hồ Chí Minh 2.6.1. Biến đưa vào mô hình hồi quy tương quan Y = β0 +β1 X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + ε Trong đó: Biến phụ thuộc Y: Hệ số nợ Biến độc lập: X1: Tổng tài sản (theo mô hình nghiên cứu thì tổng tài sản đã lấy logarit theo cơ số 10) X2: Số năm hoạt động X3: Quyết định của nhà quản trị X4: Hệ số thanh toán ngắn hạn X5: Số vòng quay của tài sản TAT X6: Hệ số tài trợ X7:Trường Hệ số sinh lời c ủĐạia tài sản ROAhọc Kinh tế Huế X8: Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu ROE X9: Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Hoàng Thị Kim Thoa 2.6.2. Thống kê mô tả các biến đưa vào phân tích hồi quy Từ việc lựa chọn biến phụ thuộc là hệ số nợ, các biến độc lập được chọn: Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quyết định của nhà quản trị, số vòng quay tài sản TAT, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số tài trợ, ROA, ROE, lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS đưa vào phần mềm SPSS, ta có bảng thống kê mô tả các biến như sau: Bảng 2.4 Thống kê mô tả các biến đưa vào phân tích hồi quy Descriptive Statistics (Thống kê mô tả) N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hesono 44 0,187 0,843 0,513 0,165 TongTS 44 9,990 14,330 12,429 0,749 Sonamhd 44 6,000 27,000 14,432 4,106 HDQT 44 0,429 0,857 0,701 0.126 HesoTT 44 0,655 7,272 2,169 1,429 HesoTaitro 44 0,001 0,657 0,054 0,107 TAT 44 -0,003 1,127 0,311 0,239 ROA 44 -0,492 0,256 0,041 0,098 ROE 44 -0,727 0,551 0,093 0,165 EPS 44 -5.038,158 12.313,669 2.033,479 2.699,356 Valid N (listwise) 44 (Nguồn: Phân tích dữ liệu- Phụ lục 3) (Giá trị tổng tài sản của một doanh nghiệp bằng 12,43 có nghĩa là 10^12,43 =2.691,54 tỷ đồng. Vì bài toán đã lấy Logarit cơ số 10 của tổng tài sản) Trong đó N: Số quan sát MinimumTrường: Giá trị nhỏ nhấ t Đại học Kinh tế Huế Maximum: Giá trị lớn nhất Mean: Giá trị trung bình Std. Deviation: Độ lệch chuẩn SVTH: Lê Thị Minh Tuyền 53