Khóa luận Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet

pdf 59 trang thiennha21 18/04/2022 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_chan_doan_phong_va_tri_mot_so_be.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN SÁU Tên đề tài: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y QUỐC TUYÊN CỦA CÔNG TY MARPHAVET” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2019 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN SÁU Tên đề tài: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y QUỐC TUYÊN CỦA CÔNG TY MARPHAVET” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: TY46N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Trang Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Suốt 4,5 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, em được phân công thực tập tại Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo TS. Phạm Thị Trang cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hữu Quốc và chị Trần Thị Tuyên – chủ đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại cơ sở. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo UBND huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên, cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Văn Sáu
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo TS. Phạm Thị Trang, em đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Văn Sáu
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà thịt lông mầu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 31 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công việc tại đại lý Quốc Tuyên 33 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà 34 Bảng 4.4. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh 37 Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh 39 Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả 41
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CRD: Choronic Respiratory Diseae Cs.: Cộng sự CNTY: Chăn nuôi thú y ĐHNL: Trường Đại học Nông Lâm MG: Mycoplasma gallisepticum MS: Mycoplasma synoviae Nxb: Nhà xuất bản P: Thể trọng
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI NÓI ĐẦU ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Vài nét về Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet 3 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 6 2.2.1. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi 6 2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập 13 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà 21 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 28 3.1. Đối tượng 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 28 3.3. Nội dung thực hiện 28 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 28 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 28
  8. vi 3.4.2. Phương pháp thực hiện 28 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30 PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 31 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2018 31 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet 32 4.2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc tại đại lý Quốc Tuyên 32 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin 33 4.2.3. Một số triệu chứng bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám trên đàn gà trong thời gian thực tập 37 4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp 39 4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập 41 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Tồn tại 44 5.3. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình xóa đói giảm nghèo. Với điều kiện địa lý là một tỉnh trung du miền núi, huyện Phú Bình có rất nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn. Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà được người nông dân đầu tư và phát triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân. Phát triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc biệt người dân biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn phát triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là công tác phòng bệnh cho gà phải tốt. Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương có số lượng gà nuôi thả vườn khá lớn trong tỉnh, nhằm cung cấp lượng thực phẩm lớn cho người dân trong địa bàn và góp phần cải thiện kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình phòng trừ dịch bệnh cho gà. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc mùa hè nóng ẩm, mùa đông có mưa phùn gió bấc.
  10. 2 Những yếu tố thời tiết đó rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những giải pháp quan trọng như: Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh. - Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gà mắc bệnh. - Áp dụng quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gà. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững các nguyên tắc phòng trị bệnh cho vật nuôi nói chung. - Thành thạo phương pháp chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích trên gà. - Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh đối với gia cầm và các vật nuôi khác.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vacxin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi cùng thời điểm đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất manh múm, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị cao. Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước Đức Hạnh Marphavet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh Marphavet khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên. Với 12 chi nhánh khác trên cả nước như: Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Đắk Lắc, Chi nhánh Nha Trang,
  12. 4 Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội. 2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 Bác sĩ thú y và Kĩ sư chăn nuôi, 15 Dược sĩ nhân y, 12 Cử nhân Công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 Cử nhân kinh tế, Kế toán, Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh, Marketing, Cơ khí chế tạo máy, Điện lạnh có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.1.3. Một số thông tin về đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet Trong quá trình thực tập, theo sự phân công của công ty Marphavet, em đã tham gia hỗ trợ đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên - một trong những đại lý cấp I của công ty. Đại lý nằm trên địa bàn xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện 2 km. Đại lý do ThS. Nguyễn Hữu Quốc quản lý và điều hành. Đại lý gồm 1 quản lý, 1 kỹ thuật viên kiêm marketing, 2 nhân viên và 1 sinh viên thực tập. Nhờ có sự hợp tác của công ty Marphavet và ThS. Nguyễn Hữu Quốc, tính đến nay đã có 5 đợt sinh viên của các trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, trường đại học Nông Lâm Bắc Giang hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp tại đại lý. Tại đại lý, các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y bày bán được sắp xếp gọn gàng, khoa học. Quản lý và nhân viên của đại lý có tay
  13. 5 nghề cao, năng động, nhiệt tình, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chỉ dạy và giúp đỡ tận tình các sinh viên thực tập. 2.1.1.4. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Bình Huyện Phú Bình là 1 huyện trung du nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên, các phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện Phú Bình nằm trong khoảng: 21023 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông. Phú Bình cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km về phía đông nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8 % chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và chăn nuôi gà thả vườn. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp. Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1o - 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9oC) và tháng lạnh nhất (15,2oC) là 13,7oC. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 1.206 – 1.570 giờ, lượng bức xạ 155 Kcal/cm2.
  14. 6 Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Có thể nói điều kiện khí hậu, thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du. Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn. Với xu hướng công nghiệp hóa như hiện nay, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm, ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè giống như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du nhưng do quỹ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động vật cảm thụ. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần xóa bỏ một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm quá trình sinh dịch không xảy ra được - Đó là nguyên lý cơ bản của biện pháp phòng và chống dịch. Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp lệnh thú y của nước ta bao gồm: - Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
  15. 7 - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật. - Thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người.4 2.2.1.1. X ác định các biện pháp phòng bệnh cho gà Công tác vệ sinh phòng bệnh cho gà có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành công của chăn nuôi gà. - Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương pháp sau: * Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Gia cầm, gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm mầm bệnh. Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh. Chuột, côn trùng và chim hoang dã Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [6]. * Nâng cao sức đề kháng cho gà: Song Song với công tác vệ sinh phòng bệnh thì phải tăng cường sức đề kháng cho gà thường xuyên như: - Đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng, mát, sạch sẽ. - Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
  16. 8 - Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ không có mầm bệnh và chất độc hại đến sức khỏe. - Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc. Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng bệnh sau: Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp súc của mầm bệnh với gia cầm - Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua gà từ những cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo không có bệnh truyền từ trứng sang gà con. Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang nuôi) trong vòng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi. - Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi. - Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan. - Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt công tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi. * Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị. + Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi. + Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà ốm, chết do bệnh phải đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột. + Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa + Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở. + Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô d- ưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại. + Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.
  17. 9 Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm - Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi có chỗ ở tốt. - Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống không có độc chất) và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật. - Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin. - Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm - Xây dựng lịch tiêm phòng và lập sổ ghi chép theo dõi quá trình tiêm phòng của vật nuôi chặt chẽ. - Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu của vật nuôi (HI, HA). - Phát hiện kịp thời chẩn đoán chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh. 2.2.1.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi - Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi. Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào. - Vệ sinh trong khi nuôi : + Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. + Sân thả gà cần khô, thoáng. mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày. + Nếu nuôi gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà. + Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
  18. 10 + Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt. + Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài. - Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi: Theo trình tự sau: + Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh. + Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện + Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng + Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao. + Sát trùng bằng chất khử trùng + Để trống chuồng 2 - 3 tuần. - Các biện pháp khử trùng: + Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn. + Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi + Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng. + Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét. + Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường. + Dùng các chất sát trùng: Han-lodin, Cloramin, Anticept, BKA, Crezil, Biocid, để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát trùng nước uống. + Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng quần áo. máy móc liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy móc, quần áo, kho dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Fomlol cho 1 m3 trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng.
  19. 11 2.2.1.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống - Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho ăn cần rửa sạch hàng ngày. - Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày. - Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên. - Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ. 2.2.1.4. Cách ly hạn chế dịch bệnh - Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người ngoài đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch. - Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chim sẻ, chuột, lợn và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh. - Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh. - Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị. + Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi. + Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột. + Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa + Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở. + Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô d- ưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại. + Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch. 2.2.1.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.
  20. 12 Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh. - Phòng bệnh bằng vắc xin: Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN ) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại: + Vắc xin vô hoạt (còn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn giữ nguyên các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vô hoạt dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da. Vắc xin vô hoạt thường rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém. + Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vào cơ thể, mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng có thể có loại gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như sử dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng. + Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm được dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.
  21. 13 Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vắc xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch Nó đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai. - Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh: Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miễn dịch bị động. Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết thanh, xử lý và bảo quản. Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch hoặc vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 – 3 tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây miễn dịch chủ động lâu dài. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập 2.2.2.1. Bệnh Đầu đen (Histomonosis) - Nguyên nhân: bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis (H. meleagridis) gây ra ở gà. - Động vật cảm thụ: Trong tự nhiên bệnh đã phát ra hầu hết các loại gia cầm và hoang cầm như: gà Tây, gà ta, chim trĩ, chim công, chim câu, chim sẻ, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan Trong đó, theo Lotfi A. R. và cs. (2012) [30] cho biết: gà Tây và gà là loại gia cầm mẫn cảm nhất, tỷ lệ mắc, ốm, chết cao nhất so với các loại gia cầm và hoang cầm khác. - Đường lây nhiễm: Histomonas meleagridis thâm nhập vào cơ thể gà bằng hai đường cơ bản: đó là đường miệng và lỗ huyệt. Trong tự nhiên gà bị nhiễm Histomonas meleagridis chủ yếu qua đường tiêu hóa.
  22. 14 - Cơ chế sinh bệnh: Các H. meleagridis khi vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng bám vào niêm mạc dạ dày, ruột và di hành đến các tế bào biểu mô ở đoạn hồi tràng đặc biệt là manh tràng. Tại đây, chúng chui vào ký sinh trong các tế bào đích và sinh trưởng, phát triển rất nhanh theo nguyên tắc trực phân và chỉ trong thời gian rất ngắn chúng đã tăng lên với số lượng khổng lồ dẫn đến các tế bào biểu mô đích bị phá vỡ và giải phóng ra hàng loạt các H. meleagridis thế hệ mới gọi là thể phân lập 1. Các thể phân lập 1 này nhanh chóng thâm nhập vào các tế bào biểu mô mới và tiếp tục sinh trưởng, phát triển để tạo ra các thể phân lập thế hệ 2, 3 Về bản chất quá trình này của bệnh do H. meleagridis gây ra hoàn toàn có cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh giống hệt như bệnh cầu trùng (Lê Văn Năm, 2011 [18]). - Triệu chứng của bệnh Theo Lê Văn Năm (2010) [17], bệnh xảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dạng rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn, sốt cao 43 - 44oC, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt màu lưu huỳnh, nhưng đôi khi là phân vàng xanh, vàng trắng lẫn máu. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi chuyển sang xanh đen hoặc thâm đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà Tây, từ đây bệnh có tên là bệnh đầu đen (Black Head). - Bệnh tích của bệnh Bệnh tích bệnh do Histomonas tập trung chủ yếu ở manh tràng và gan. Manh tràng bị viêm sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần. Sau đó trong dịch tiết có hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng và chất dịch từ thức ăn tích lại tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát. Đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét, thủng, rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc. Tổn thương gan thường bắt đầu vào ngày thứ 10. Gan sưng to cực đại, gấp 2 - 3 lần bình thường, mềm nhũn và nhìn thấy rất nhiều ổ viêm xuất huyết, hoại tử trên bề mặt gan. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của bệnh marek. Về sau các ổ viêm
  23. 15 loét hoại tử có màu trắng xám đỏ, đặc nhưng lõm ở giữa. Chúng có hình tròn, rìa mép ổ viêm có hình răng cưa. Với độ lớn rất khác nhau, nhưng chủ yếu to từ 1 - 2 cm, khi cắt đôi ổ loét ta thấy chúng có hình nón chứa đầy chất chứa đặc quánh. Nếu lấy chất chứa xung quanh ổ loét để xét nghiệm sẽ thấy chúng gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào, đơn bào và ký sinh trùng Histomonas còn sống. Các tổn thương ở các cơ quan khác như túi Fabricius, phổi, lá lách, tuyến tụy, thận, dạ dày tuyến và màng treo ruột đôi khi có thể xảy ra dưới dạng các ổ hoại tử tròn, màu trắng hoặc màu vàng (Shivaprasaud H. L. và cs., 2002 [34]). * Chẩn đoán bệnh - Với gà còn sống Hiện nay, ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối với gà còn sống chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm mắt, ăn ít, lười vận động, thường đứng giấu đầu dưới cánh, da vùng đầu sạm màu, đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh ). Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là gà đi ỉa phân màu vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen (Trương Thị Tính, 2016 [20]). - Với gà đã chết Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác nhất. Việc chẩn đoán được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích kết hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để tìm đơn bào H. meleagridis ký sinh. Tiến hành mổ khám gà chết do Histomonosis, quan sát thấy ở gan và manh tràng bị tổn thương nặng, bệnh tích điển hình của bệnh là: gan to gấp 2 - 3 lần, bề mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá hoa cương hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc màu trắng hoặc vàng nhạt (Trương Thị Tính và cs, 2015) [19].
  24. 16 * Biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh: Để phòng bệnh Histomonosis, trước hết không được nuôi chung gà Tây với gà ta. Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi (Lê Văn Năm, 2011) [18]. Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực chăn nuôi. Chia khu vực chăn nuôi thành nhiều ô, thực hiện nuôi luân phiên gà trên các ô, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi, để trống chuồng một thời gian dài giúp phòng bệnh Histomonosis có hiệu quả. Thức ăn và nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, thiết kế vị trí để sao cho không lây nhiễm phân vào thức ăn, nước uống của gà H. meleagridis có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh, do đó cần hạn chế cho gà tiếp xúc với đất, nên nuôi gà trên nền bê tông. Hàng tuần cần phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới vườn rồi rắc vôi bột để diệt trứng giun kim. - Trị bệnh Ở Hoa Kỳ, Dimetridazole và Ipronidazole là 2 loại thuốc điều trị Histomonosis hiệu quả. Cả hai đều là thuốc thuộc nhóm Nitro-imidazoles. Tuy nhiên, những năm 1990 các nhà quản lý thực phẩm và thuốc ở Hoa Kỳ đã có quyết định cấm sử dụng 2 sản phẩm này vì thuốc tồn dư lâu trong sản phẩm và có thể gây ung thư. Nitarsone, một hợp chất chứa asen, có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh đầu đen khi sử dụng liên tục trong thức ăn, nhưng đây là một loại thuốc đắt tiền. Hiện tại, chưa có loại hóa dược đặc hiệu nào điều trị đầu đen thực sự có hiệu quả cao. 2.2.2.2. Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính (Chonic Respiatory Disease – CRD) - Đặc điểm của bệnh: Bệnh CRD - còn gọi là bệnh hô hấp mạn tính - là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm, trong đó phổ biến nhất là ở gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp trên và các thành túi hơi.
  25. 17 - Nguyên nhân: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên, chúng ít mẫn cảm với kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, và chúng có nhiều serotype khác nhau có loại gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm khớp, có loại gây viêm túi khí. - Sức đề kháng: Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngoài thiên nhiên nó bị tiêu diệt rất nhanh. Các chất sát trùng thông thường cũng dễ dàng tiêu diệt. Nó có khả năng tồn tại trong phân, chất độn chuồng ẩm ướt khá lâu. Đặc biệt là Mycoplasma có sức đề kháng cao với kháng sinh như: Penicilin và Thalium axetat. - Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà và gà tây dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn. Thường gà lớn và gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. Gà nuôi theo hướng công nghiệp bị bệnh nhiều hơn gà nuôi gia đình vì mật độ gia cầm cao rất thuận tiện cho việc lan truyền bệnh theo đường hô hấp. - Đường lây nhiễm: Mầm bệnh lấy trực tiếp từ ngoài không khí (do gà bệnh hắt hơi sổ mũi bắn ra) vào cơ thể gà khoẻ mạnh qua đường hô hấp. Căn bệnh có khả năng truyền qua thai trứng, nên trứng đẻ ra từ dàn gà bệnh có ý nghĩa về mặt dịch tễ rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy mầm bệnh xâm nhập vào trứng không phải từ buồng trứng gà bệnh mà từ ống dẫn trứng trong quá trình tạo vỏ cứng. Gà con nở ra từ trứng bị bệnh sẽ phát bệnh và lây lan. Gà trống bị bệnh có khả năng truyền bênh sang gà mái qua đường sinh dục. - Cơ chế sinh bệnh: Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, nó ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đương hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành túi hơi. Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm nhẹ có khi không nhìn thấy. Nếu sức đề kháng giảm sút bệnh sẽ nặng hơn và khi này các vi khuẩn khác có sẵn trong đường hô hấp sẽ kết phát gây bệnh, gây viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương con vật gầy, kiệt sức dần rồi chết.
  26. 18 - Triệu chứng của bệnh Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì. - Bệnh tích của bệnh Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột. - Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh: + Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia cầm lớn, và vào những khi thời tiết thay đổi vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp gây khó thở bại huyết và chết rất nhanh. Ngoài ra còn có các bệnh tích đặc trưng là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan có những điểm hoại tử nhỏ, xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng. Gia cầm chết nhanh sau những tác động mạnh. + Bệnh Newcastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhưng gia cầm còn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững thức ăn không tiêu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: viêm xuất huyết, loét ruột, dạ dày cơ và dạ dày tuyến. + Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ (5 - 12 tháng), gà con không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hô hấp nhưng không có bệnh tích ở buồng trứng, không viên mắt, bệnh rất khó chẩn đoán. + Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm màu vàng xám to nhỏ không đều.
  27. 19 - Phòng bệnh: + Đối với trứng giống: Nhúng trứng vào dung dịch kháng sinh gồm một trong các thuốc sau: tylosin 2.500 mg/lít nước, tiamulin 1.000 mg/lít nước, gentamycin 2.500 mg/lít nước. Trứng nhúng 10 phút trước khi ấp. + Đối với gà: Vắc xin phòng bệnh: Nobivac.Mg: tiêm dưới da cho gà bố mẹ từ 35 - 40 ngày tuổi. Phòng bệnh dùng tiamulin 1 g/8 lít nước uống 3 ngày/tuần, gà đẻ uống 1 tuần/tháng. - Điều trị: Sử dụng một trong những thuốc sau để điều trị: + Tylosin 98 %. Liều dùng: 1g/ 2 lít nước hoặc 10 kg P. + Timicosin 25 %. Liều dùng: 1g/ 4 - 5 lít nước hoặc 20 - 25kg P. + Flor 20 %. Liều dùng: 1g/ 2 - 3 lít hoặc 10 - 15kg P. + Doxy 50 %. Liều dùng: 1g/ 5 - 6 lít hoặc 25 - 30kg P. Hoà nước cho uống hoặc trộn cám, dùng liên tục 5 - 7 ngày. Kết hợp: + Bromhexin liều dùng 1 - 2g/ 1 lít nước. + Anagin liều dùng 1 - 2g/ 1 lít nước. Ngoài ra nếu dùng Tylosin phòng bệnh 1 g/ 4 lít và chữa dùng liều 1 g/ 2 lít nước. Các thuốc khác cũng tốt như Gentamycin, Gentadox, Tetramycin. Kết hợp uống B.complex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ, giữ ấm khi trời lạnh. 2.2.2.3. Bệnh cầu trùng gà (Eimeria) Theo Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [14], bệnh cầu trùng gà là bệnh rất phổ biến và được xem là một trong những bệnh gây tác hại lớn trong chăn nuôi. Ở Việt Nam bệnh rất phổ biến trên đàn gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả gà thả vườn. - Đặc điểm của bệnh: Bệnh cầu trùng gà là 1 bệnh truyền nhiễm của loài gà, đặc biệt là gà 2 tháng tuổi do các loại bào tử trùng thuộc giống Emeria gây ra với đặc điểm là: gà ủ rũ, kém ăn, phân có máu tươi.
  28. 20 - Nguyên nhân: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [11], ở gia cầm có 5 loại cầu trùng thường gặp đó là: + Cầu trùng manh tràng: Emeria tenella. + Cầu trùng ruột non: Emeria necatris, Emeria maxinra, Emeria acewulian. + Cầu trùng ruột già: Emeria bumetis. Cầu trùng sinh sản qua 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Quá trình này vừa xảy ra trong cơ thể gà, vừa xảy ra ngoài môi trường. - Sức đề kháng: Noãn nang cầu trùng có sức đề khánh tương đối cao ở ngoại cảnh. ở điều kiện bình thường nó có thể tồn tại hàng tháng, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được noãn nang nhưng rất chậm, noãn nang cầu trùng ít mẫn cảm với các chất sát trùng, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở 600C nó bị tiêu diệt trong vài phút, ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt được noãn nang (theo Bạch Mạnh Điều, Phan Lục, 1999 [3]). -Triệu chứng bệnh Cầu trùng manh tràng: Bệnh hay gặp ở gà con dưới 2 tháng tuổi, triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lượng noãn nang mà gà ăn phải. Nếu nhiễm bệnh sẽ phát ra nhanh và tỷ lệ chết cao. Gà ủ rũ, chậm chạp, lông xù, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân màu đỏ (có máu tươi) hoặc màu sôcôla. Mào nhợt nhạt bệnh kéo dài 24 ngày, gà có thể chết hàng loạt nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2016 [12]). Cầu trùng ruột non: Gà bị bệnh ủ rũ chậm chạp, lông xù, cánh rã, ỉa chảy phân nhầy đôi khi lẫn máu. Tỷ lệ gà ốm và chết thấp. Bệnh có thể ở dạng mạn tính gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài. Cầu trùng ruột già: Bệnh thường nhẹ, gà ủ rũ kém ăn, ỉa chảy phân nhầy đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà khỏi bệnh thường được miễn dịch với bệnh. - Bệnh tích Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to, trong chứa đầy máu.
  29. 21 Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng phồng, trong chứa dịch nhày lẫn máu và fibrin. Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều điểm trắng xám. Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có nhiều điểm trắng, niêm mạc có thể bị hoại tử. - Chẩn đoán bệnh: Dựa vào triệu trứng lâm sàng và bệnh tích để chẩn đoán. Lấy phân soi tìm noãn bào của cầu trùng. - Phòng bệnh: Luôn giữ chuồng khô và ấm, ngoài ra vệ sinh chuồng và dụng cụ sạch sẽ, (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [10]). - Điều trị bệnh: Dùng một trong các thuốc sau để chữa: + Sulphadiazin. Liều dùng: 1g/1 lít nước hoặc 5 kg P. + Bio-cox. Liều dùng: 1 - 2ml/1 lít nước hoặc 3,5 kg P. + Diclazuzil. Liều dùng: 1ml/1 lít nước hoặc 5 kg P. + Anticox. Liều dùng: 1 - 2g/1 lít nước hoặc 3,5 kg P. + Bổ sung vitamin K để cầm máu. Dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng 2 ngày nữa. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893 ở Rhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác. Dịch bệnh do H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae (McDougald L. R., 2008 [32]). Các nhà nghiên cứu cho rằng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà Tây và gà dò, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.
  30. 22 Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà Tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền đơn bào H. meleagridis cho đàn gia cầm (McDougald L. R., 2003 [31]). Liebhart D. và cs. (2006) [28] đã phát triển phương pháp lai tại chỗ với một nghiên cứu cụ thể, dựa trên gen 18S rRNA để phát hiện H. meleagridis trong các mẫu mô và phân biệt đơn bào này với các vi sinh vật khác. Bleyen N. và cs. (2007) [23] cho biết, hiện nay, chẩn đoán Histomonas bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Kỹ thuật PCR giúp tìm ra DNA của đơn bào H. meleagridis trong các mẫu mô và phân. Van der Heijden H. M. và cs. (2011) [35] đã nghiên cứu tình hình nhiễm Histomonosis ở gia cầm nuôi tại Hà Lan trên quy mô lớn. Tác giả đã thu thập 3.376 mẫu máu của gia cầm nghi mắc bệnh và kiểm tra bằng phương pháp ELISA. Kết quả, có 87% số mẫu dương tính với H. meleagridis. Theo các nhóm tác giả nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở gà Shirley W. M. và cs. (2005) [33]; Donal P. và cs. (2007) [24] và Intervet (2009) [27] đều cho rằng gà bị cầu trùng sẽ làm rối loạn tiêu hóa, các tế bào thượng bị của ruột bị tổn thương, không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả của việc chuyển hóa thức ăn và giảm tăng trọng Nhiều tác giả đã nghiên cứu bệnh CRD gà tại một số nước trong khu vực Châu Á cho thấy: bệnh là do Mycoplasma gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS) gây ra. Các tác giả đã dùng vắc xin nhược độc phòng bệnh đạt hiệu quả kinh tế và tạo ra đàn gà sạch bệnh. Năm 1979, Harbi và cs. [25] đã thông báo về kết quả phân lập và giám định mầm bệnh ở gà bị mắc bệnh CRD tại Sudan là do MG. Năm 1984, Lin M. Y. và Kleven S. H. [29] đã nghiên cứu đánh giá khả năng tạo miễn dịch của các chủng vắc-xin nhược độc cho thấy các loại vắc- xin nhược độc có hiệu quả phòng bệnh cho gà con.
  31. 23 Việc lưu thông hàng hóa giữa các nước, đặc biệt là xuất, nhập khẩu trứng và gà giống đã tạo điều kiện cho bệnh CRD lây lan mạnh. Năm 1898, Nocard E. và cs. lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm phổi màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm phổi màng phổi (Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma (dẫn theo Nguyễn Lân Dũng và cs., 2007) [2]. CRD được Dobb (người Hà Lan) phát hiện lần đầu tiên ở gà tây vào năm 1905. Đến năm 1935, Nelson J.B. và Gibbs đã phân lập được MG là loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu. Năm 1952, bác sỹ Van Roekei đã tiến hành nuôi cấy và tìm hiểu rõ về đặc tính của loại vi khuẩn này. Tiếp đó là hai bác sỹ Adler và Yamato phát hiện ra vi khuẩn MG gây CRD cùng loại với Mycoplasma gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm. Họ cũng đã thấy mức độ nghiêm trọng khi cùng một lúc gà nhiễm hai loại vi khuẩn này (Theo Hoàng Huy Liệu, 2002) [15]. Theo Harry và Yoder (1943) [26], thì sự nhiễm Mycoplasma thường liên quan nhiều đến môi trường và các tác nhân gây bệnh có liên quan. Cũng theo các tác giả này thì sự tiếp xúc giữa các gia cầm mẫn cảm với các gà lây mang trùng làm bệnh xảy ra. Bệnh cũng truyền dọc, qua trứng do gà mẹ mang mầm bệnh. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [13] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắc xin nhược độc và vắc-xin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng. Vắc xin với chủng F nhược độc dùng cho gà 45 tuần tuổi đã không đạt kết quả tốt đối với chức năng của vòi trứng, độ dày của vỏ trứng cũng như chất lượng của trứng. Việc sử dụng vắc-xin bằng cách nhỏ mắt tốt hơn là
  32. 24 phun vào không khí. Vắc xin chủng R sử dụng bằng hai cách nhỏ mắt và phun ngoài không khí đều đạt được kết quả. Khi sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị đàn gà bệnh do MG. Kết quả cho thấy: Valnemulin, Tiamulin, Tylosin, Enrofloxacin có tác dụng tốt hơn so với Lincomycin và Streptomycin. Cũng theo tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [13], đến tháng 5/1951, Hội nghị tổ chức dịch tễ thế giới đã cho phép đổi tên bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thành Mycoplasmosis, gây ra do Mycoplasma gallisepticum. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước * Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [5] cho biết: Giun Heterakis kích thích niêm mạc ruột gây tụ huyết, ngoài ra còn chiếm đoạt dinh dưỡng của gà làm con vật gầy yếu, gà con chậm lớn. Trong quá trình ký sinh, chúng tiết độc tố và sản vật khác nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do loại đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh. Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [1], đơn bào H. meleagridis gây bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh. Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [14] đã có những thông tin về đơn bào H. meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà Tây ở nước ta và cũng thống nhất đặt tên bệnh là “bệnh viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)”. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [9], H. meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà Tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.
  33. 25 Tháng 3/2010, Lê Văn Năm (2010) [17] đã bắt đầu đề cập về căn bệnh này tại một số tỉnh phía Bắc. Tác giả kết luận rằng, nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng chết hàng loạt gà thịt tại thời điểm đó là do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có chứa ấu trùng gây bệnh. Trương Thị Tính (2016) [20] đã gây nhiễm bệnh đầu đen cho 20 gà qua lỗ huyệt, liều 300.000 Histomonas/gà để nghiên cứu bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen. * Tình hình nghiên cứu bệnh Cầu trùng Đoàn Thị Thảo và cs. (2014) [21], Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm, kết quả cho thấy, nghiệm số hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, tỷ khối huyết cầu của gà mắc bệnh cầu trùng thực đều giảm so với lô đối chứng. Ngược lại, thể tích bình quân hồng cầu tăng khi nồng độ huyết sắc tố bình quân hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu không thay đổi. Số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính và ái toan tăng, trong khi tế bào lympho giảm. công thức tiểu phần globulin cũng có sự thay đổi nhất định. Theo Lê Văn Năm (2004) [16], thì: ở châu Âu và châu Mỹ bệnh thường mang tính thời vụ rõ rệt thường xảy ra vào tháng 5 – 8 nhưng ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm mang tính dịch cao, tỷ lệ mắc bệnh lớn đặc biệt vào những tháng mưa ẩm. Theo Lê Văn Năm (2004) [16], nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng bằng thuốc phải dùng từ 7 - 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ 1 tháng tiếp tục dùng thuốc 3 ngày kể cả thời gian đẻ. Việc dùng thuốc phải đúng theo các chỉ dẫn mới đạt kết quả. Khi bệnh nổ ra ta phải tăng gấp đôi liều điều trị. Sau khi bệnh đã khỏi phải tiếp tục duy trì liều phòng đúng như chỉ dẫn của từng loại thuốc.
  34. 26 Theo Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005) [7], tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Gà nuôi trong điều kiện vệ sinh kém có tỷ lệ nhiễm là cao nhất. Về sự biến động của bệnh theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [8], sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: bệnh cầu trùng gà phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 35oC bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu. * Tình hình nghiên cứu bệnh CRD Đào Thị Hảo và cs. (2007) [4] cho biết, sử dụng phương pháp kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 có kết quả tốt trong việc chẩn đoán bệnh CRD. Kháng huyết thanh được chế đạt tiêu chuẩn đã giúp cho việc xác định vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh phân lập được từ gà mắc bệnh CRD. Việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG, MS trên thỏ, ngoài việc có giá trị lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phương pháp ngưng kết nhanh độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm. Hoàng Huy Liệu (2002) [15], cho biết, bệnh CRD được Đào Trọng Đạt và cộng tác viên phát hiện ở gà công nghiệp vào năm 1972. Tác giả đã cho biết bệnh CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Tương tự như vậy, những nghiên cứu sau đó của tác giả Phan Lục và cs. (1990 - 1994), đã đưa ra kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi tại các xí nghiệp gà ở phía Bắc đều bị nhiễm MG ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82 - 11,97 % trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,7 %) và thấp nhất là Lerghorn (0,82 %).
  35. 27 Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [22], nguyên nhân gây bệnh: bệnh CRD là do Mycoplasma galisepticum gây ra. Tỷ lệ nhiễm bệnh: miền Bắc là 51,6 % ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10 %, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 – 30% khi gà mắc bệnh. Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [13] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.
  36. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Đàn gà nuôi tại một số trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên khi đưa đến đại lý Quốc Tuyên để chẩn đoán, phòng và trị bệnh. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Đại lý Quốc Tuyên của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. - Thời gian: từ 18/05/2018 đến 18/11/2018. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Phú Bình. - Áp dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích để đánh giá tình hình mắc bệnh của đàn gà. - Áp dụng quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn gà (theo hướng dẫn của Đại lý Quốc Tuyên của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet). 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Số lượng đầu gia cầm nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Số lượng gia cầm được tiêm phòng vắc xin. - Hiệu quả của công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại. - Số lượng gia cầm được mổ khám, quan sát triệu chứng, bệnh tích. - Số lượng gia cầm được chẩn đoán, điều trị. 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà của huyện Phú Bình Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà của huyện Phú Bình, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi gà trong quá trình đến thăm khám và điều trị bệnh cho đàn gà cùng cán bộ hỗ trợ kỹ thuật thị trường của công ty. Đồng thời, em kết hợp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
  37. 29 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà Chúng em áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt bằng thuốc và vắc xin, tiêu độc, vệ sinh, sát trùng theo khuyến cáo của công ty đối với các trang trại chăn nuôi gà thịt lông màu. 3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt. Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn gà, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn gà. Nếu trong đàn gà có gà chết, thì tiến hành mổ khám bệnh tích của gà, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật của công ty. Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau: * Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh - Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Ngoài ra quan sát trạng thái và mầu sắc của phân trên nền chuồng. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày. - Phương pháp nghe: Để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà. * Phương pháp mổ khám chẩn đoán bệnh trên gà: việc này sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gia cầm. - Khám tổng thể bên ngoài.
  38. 30 + Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gấy hay béo. + Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, mầu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da. - Mổ khám. + Làm chết gia cầm bằng cách bẻ cổ, sau đó cắt tiết + Làm ướt lông và da của gia cầm + Đặt gia cầm nằm ngửa: mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ và lấy mẫu. + Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, mầu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật. + Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng. + Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái. Và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống. - Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách. - Quan sát túi Fabracius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thức và màng nhày của túi Fa 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010.
  39. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2018 Trong thời gian thực tập tại Đại lý Quốc Tuyên của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, em được đi theo cán bộ hỗ trợ kỹ thuật thị trường của công ty đến các trang trại và gia trại chăn nuôi để tư vấn kỹ thuật chăn nuôi gà, và mời sử dụng thuốc thú y của công ty. Trong quá trình đi thị trường, em đã tiếp cận với người chăn nuôi, điều tra quy mô, số lượng cũng như các giống gà mà các trại thường nuôi, cũng như kết hợp số liệu điều tra thường xuyên của công ty về thị trường chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà năm 2018 của huyện Phú Bình được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà thịt lông mầu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Xã Phúc Tân Tân Tân Bàn Đông Tân Tân Thượng Quy Thuận Hòa Khánh Thành Đạt Cao Đức Kim Đình mô Trên 1000 - 35 20 18 3 1 3 36 1 Dưới 1000 2 7 1 1 - - - - - Tổng số gà 1.200 145.500 166.500 152.500 122.000 1.000 3.000 179.000 1.500 (con) Kết qủa điều tra tổng số đàn gà thịt lông mầu nuôi tại huyện Phú Bình năm 2018 cho thấy: Trong năm 2018, tổng số đàn gà nuôi tại Phú Bình khoảng 772.200 con. Trong đó tập trung chăn nuôi chính tại các xã trọng điểm là Tân Kim, Tân Khánh, Tân Đức, Tân Hòa, Bàn Đạt, Tân Thành với nhiều giống gà khác nhau.
  40. 32 Qua điều tra người chăn nuôi tại các xã cho thấy, giống gà màu nuôi chủ yếu ở Phú Bình gồm các loại gà như: Xã Tân Hòa chủ yếu nuôi gà Lai chọi và Minh Dư. Xã Tân Khánh chủ yếu nuôi gà Lương Huệ, Vạn Phúc. Xã Bàn Đạt chủ yếu nuôi gà Ta Lò. Xã Tân Kim chủ yếu nuôi gà Ta Lò, Vạn Phúc, Minh Dư, Lương Huệ và gà Lai chọi. Ngoài ra còn một số giống gà khác cũng được nuôi ở Phú Bình. Kết quả ở bảng 4.1 cũng cho thấy: số lượng gà được nuôi nhiều nhất ở các xã Tân Kim, Tân Khánh, Tân Thành, Tân Hòa và ít nhất ở xã Đông Cao. Năm 2014, sau khi thương hiệu gà đồi Phú Bình được chứng nhận về nhẵn hiệu thì phong trào chăn nuôi gà lông màu, thả vườn được mở rộng với quy mô, diện tích dành cho đầu tư nuôi gà đồi ngày càng nhiều. Gà thịt lông màu được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả ra đồi, môi trường tự nhiên rộng lớn cho phép gà tự do vận động, sức đề kháng tốt hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Gà mặc dù được chăn thả tự nhiên nhưng vẫn được áp dụng quy tình phòng bệnh nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn đối với người tiêu dùng. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà ở đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên của Công ty Marphavet 4.2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc tại đại lý Quốc Tuyên Trong thời gian thực tập tại công ty Marphavet, em được tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật thị trường đến khám bệnh cho gà ở các trang trại chăn nuôi gà. Việc nắm bắt được tên sản phẩm cũng như công dụng của chúng để nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như các bước cơ bản ban đầu khi vào một doanh nghiệp, thời gian đầu em đã được phân công, đi hỗ trợ đại lý. Em đã tham gia vào công tác đứng quầy thuốc hỗ trợ anh chị nhân viên bán hàng, kinh doanh thuốc thú y tại đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên. Từ quá trình đó, em đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm về nguyên tắc điều trị và dùng thuốc điều trị cho vật nuôi bị bệnh.
  41. 33 Trong thời gian hỗ trợ đại lý thuốc thú y Quốc Tuyên, em đã nắm bắt được những sản phẩm của công ty Marphavet và các công ty khác như Năm Thái, Greenvet, Tiến Thành, Em đã đứng bán thuốc trực tiếp tại đại lý, hỗ trợ đi giao thuốc cho trang trại, đại lý cấp 2, đặc biệt, em đã được tham gia chẩn đoán, điều trị một số bệnh phổ biến ở trên gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công việc tại đại lý Quốc Tuyên Khối lượng Khối lượng Tỷ lệ hoàn thành công việc công việc thực so với nhiệm vụ STT Công việc được giao hiện được được giao (Số lần) (Số lần) (%) Hỗ trợ đại lý bán 1 168 168 100 thuốc Chẩn đoán, phòng 2 133 133 100 và trị bệnh cho gà Đi giao thuốc cho 3 trang trại và đại 161 161 100 lý cấp 2 Qua bảng 4.2 cho thấy, em đã học tập được rất nhiều kiến thức, kinh ngiệm thực tế từ đại lý. Em đã đứng bán thuốc tại đại lý và dọn dẹp xếp thuốc, vacxin được 168 ngày trong thời gian đó em đã được mổ khám chẩn đoán triệu trừng, bệnh tích 133 ca bệnh. Công việc hàng ngày em còn được đi giao hàng vào các trang trại và các đại lý cấp 2 và các nhà lò ấp trứng với số lần 161 lần đi, cũng như đã được tiếp xúc với người dân chăn nuôi. Đây cũng là kết quả để em rèn luyện bản thân cả về kĩ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm. 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin Để phát triển chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Tiêm phòng vắc xin cho gia cầm là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt
  42. 34 hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong thời gian thực tập, em được đến hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà Thời Số gà điểm được phòng Mục đích dùng Loại vắc xin, thuốc Cách dùng phòng (ngày bệnh tuổi) (con) Tăng lực, tăng sức, Điện giải Gluco K,C Cho uống hoặc trộn 2– 4 1000 giảm Stress Ampicoli thức ăn Phòng bệnh 5 Newcastle, viêm phế Myvac ND - IB Nhỏ mắt hoặc mũi 1.000 quản truyền nhiễm 7 Phòng bệnh đậu gà Pox Chủng màng cánh 400 Bổ sung các vitamin Cho uống hoặc trộn 6 – 9 ADE + Vit C 1.000 cần thiết thức ăn Myvac Gumboro Nhỏ miệng hoặc 10 Phòng bệnh Gumboro 1.000 plus cho uống Tăng sức đề kháng ADE + Vit C, Cho uống hoặc trộn 11-14 1.000 cho cơ thể Men thức ăn Phòng bệnh 15 Nhỏ Lasota lần 2 Nhỏ mắt hoặc mũi 1.000 Newcastle 16-19 Phòng cầu trùng Bio-cox Trộn thức ăn 500 Phòng bệnh 20 Newcastle, viêm phế Myvac ND - IB Nhỏ mắt hoặc mũi 1.000 quản truyền nhiễm 20 Phòng bệnh đậu Myvac Pox Chủng cánh Myvac Gumboro Nhỏ miệng hoặc 25 Phòng bệnh Gumboro 300 plus cho uống Trộn thức ăn hoặc 33-35 Tẩy giun sán Levamyson 500 cho uống Phòng bệnh 36- 42 Myvac ND “S” Tiêm bắp 1.500 Newcastle Phòng bệnh cúm gia 50- 53 Cúm gia cầm Tiêm 800 cầm Cho uống hoặc trộn 55- 60 Phòng bệnh CRD Doxy, Tyloxin 800 thức ăn (Kết quả trực tiếp làm vắc xin tại các gia trại, trang trại )
  43. 35 Thế mạnh của công ty Marphavet chủ yếu hoạt động mạnh trong lĩnh vực thuốc thú y cho gà, và đặc biệt là gà thả vườn, phù hợp với đặc thù chăn nuôi gà thả vườn của huyện Phú Bình. Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Qua đợt thực tập, em được tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật thị trường đến các trang trại, gia trại chăn nuôi gà thả vườn để tư vấn dùng thuốc, kinh doanh thuốc thú y và hỗ trợ làm vắc xin, điều trị bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi. Qua thực tế làm việc tại các trang trại, em nhận thấy, các trang trại nuôi gà thả vườn rất tự giác trong việc thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin cho gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả phòng bệnh cao. Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho các trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như: - Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào để hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin. - Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật. - Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng). Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin. Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước
  44. 36 khi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn nhất, Lượng nước pha với vắc xin phải tính toán sao cho đàn gà có thể uống hết trong vòng 1 – 2 giờ sau khi pha, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm, những gia trại nhỏ nuôi với số lượng ít thì có thể tiến hành tiêm bằng xy lanh thường, còn đối với những trang trại nuôi với số lượng lớn, công ty thường sử dụng xy lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian. Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25 oC) ít nhất 30 phút. Đối với các loại vắc xin nội như: Lasota gà, Newcastle gà, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm, tả ngan, vịt nên dùng tăng liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phòng bệnh Gumboro nên dùng vắcxin Gum A (Ấn Độ), giá vừa phải, hiệu quả phòng bệnh khá cao, dùng liều 500 con cho 400 con là vừa. Các loại vắc xin do Mỹ, Hà Lan sản xuất rất tốt nhưng quá đắt, chỉ có các trại giống lớn mới có điều kiện sử dụng. Sau khi sử dụng vắc xin 2 - 4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt. Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho gia cầm (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Hai loại vắc xin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. Riêng vắc xin tụ huyết trùng trước khi sử dụng nên lắc kỹ cho phần cặn (vi khuẩn nhược độc) tan đều. Sử dụng phải đúng cách: ví dụ vắc xin Lasota gà phải nhỏ mỗi con 2 giọt (mắt nọ mũi kia), vắc xin đậu, Newcastle gà phải tiêm dưới da (tiêm dưới da cánh, bụng hoặc đùi),
  45. 37 4.2.3. Một số triệu chứng bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám trên đàn gà trong thời gian thực tập Trong thời gian thực tập tại một số trại liên kết với công ty, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của công ty đến thăm khám bệnh cho các đàn gà của các gia trại, trại trại. Trong quá trình đó, em đã gặp một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh Số lượng Số gà Tên Triệu chứng lâm sàng gà kiểm có triệu Tỷ lệ bệnh tra chứng bệnh Gà ủ rũ, lông xù 21 21 100,00 Sốt cao > 43℃ 21 20 95,24 Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 21 20 95,24 Đầu đen Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu hoặc vàng màu lưu huỳnh hoặc 21 17 80,95 màu trắng đục lẫn bã trầu Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt 21 12 57,14 hoặc thâm tím Gà đi ỉa, phân lẫn máu 25 23 92,00 Gà gầy, bỏ ăn, hoặc ăn ít 25 20 80,00 Cầu Nằm tụm đống kêu khác lạ. 25 22 88,00 trùng Thiếu máu: mào, da nhợt nhạt 25 20 80,00 Xù lông, sã cánh xuống sát nền, 25 20 80,00 Chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác 11 11 100,00 Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết 11 9 81,82 CRD Da màu xanh tím 11 3 27,27 Dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc 11 7 63,64
  46. 38 Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp là bệnh Cầu trùng, Đầu đen và bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Đối với bệnh đầu đen xảy ra nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuần tuổi, Gà ủ rũ, lông xù, sốt cao > 43˚C. Gà gầy, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh. Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh. Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu, mào tích, da vùng đầu thâm tím Đối với bệnh Cầu trùng, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100% số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có mầu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100% số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu, nên xác chết rất gầy. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%. Một trong những bệnh rất điển hình ở gà thịt đó là bệnh viêm thanh khí quản truyển nhiễm của gà. Những gà bị bệnh thường hay có triệu chứng điển hình khi quan sát là gà chẩy nước mắt nước mũi, khó thở, hoặc thở khò khè. Mắt có hiện tượng lèm nhèm, dính lại với nhau do quá trình bị viêm kết mạc mắt nên hai mắt dính chặt vào nhau. Một số gà chết, xác chết thường có mầu xanh do gà bị thiếu oxy. Trong quá trình chuẩn đoán lâm sàng, chúng em chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác nhất.
  47. 39 4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp Đề có phác đồ điều trị chính xác, ngoài việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh, em còn mổ khám gà để kiểm tra các cơ quan bên trong. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh Số lượng Số Cơ quan, gà có Tên Biểu hiện lượng gà Tỷ lệ bộ phận bệnh bệnh bệnh tích mổ % của gà tích khám điển hình Viêm xuất huyết hoại Gan 20 19 95,00 tử hình hoa cúc Viêm, xuất huyết, hoại Đầu Manh tràng 20 20 100,00 tử tạo kén đen Thận Sưng và sung huyết 20 16 80,00 Có giun kim Manh tràng 20 11 55,00 (Heterakis) Sưng dày lên, có Thành ruột 23 23 100,00 những nốt xuất huyết Phình to, chứa đầy hơi Manh tràng và máu, viêm xuất 23 21 91,30 Cầu huyết trùng Niêm mạc Trên bề mặt có nhiều 23 23 100,00 ruột non điểm trắng xám Trên bề mặt có nhiều Niêm mạc điểm trắng, có thể bị 23 17 73,91 ruột già hoại tử Mắt gà sưng, chảy Đầu, mắt 17 17 100,00 nước mắt, nước mũi Phổi, Phù thũng, viêm 17 16 94,11 túi khí CRD Màng Viêm 17 17 100,00 bao tim Nhiều dịch viêm có Khí quản 17 17 100,00 màu hơi vàng
  48. 40 Bệnh đầu đen ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 100% số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Gà có chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hoặc manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu. Đối với bệnh tích ở gan có 95% số gà gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược. Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những gà cùng đàn với gà mổ khám. Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng. Bệnh cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết. Đối với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, mắt, mũi chẩy nước, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp
  49. 41 thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: Đường dẫn khí có nhiều dịch mầu hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh E.coli, khi gà bị CRD ghép với E.coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh để điều trị và kết hợp với sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà. 4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, em xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả Số gà Tỷ lệ an được điều toàn Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình trị % (con) CRD-MYCO 2 g/lít nước. Pha uống CRD 2.000 98,00 Bổ sung điện giải 3 - 5 ngày liên tục. COLICOC 10 ml/lít nước. Pha uống 5 Cầu trùng Bổ sung thêm 5.000 99.00 ngày liên tục. vitamin K 1g/25kgTT/ngày Sulfamono - tri Trộn thức ăn 2g/lít nước. Pha nước uống 5 Đầu đen T. cúm gia súc 5.000 97,00 ngày liên tục. Giải độc gan, 1g/lít nước. Pha nước uống 5 thận, lách ngày liên tục.
  50. 42 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: về nguyên tắc khi phát hiện trong đàn gà có một số gà có biểu hiện mắc bệnh, và khi đã xác định được đúng bệnh, công ty thường khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi, các trang trại dùng thuốc của công ty để điều trị cho toàn đàn gà. Vì vậy, khó có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm một cách chính xác tỷ lệ khỏi bệnh của đàn gà. Vì vậy mà kết quả ở bảng 4.6 không có tỷ lệ khỏi bệnh. Trong quá trình mang thuốc đến cho các hộ chăn nuôi điều trị bệnh cho gà mắc bệnh, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà, thì thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình điều trị bằng thuốc của công ty, thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà khỏi bệnh.
  51. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trải qua quá trình thực tập tại Đại lý Quốc Tuyên của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, được sự giúp đỡ tận tình của giám đốc công ty, nhân viên quản lý và giáo viên hướng dẫn, em đã bước đầu được tiếp cận với thực tiễn sản xuất. Qua đợt thực tập này, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự lỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng hơn là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Cụ thể là: - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong chăn nuôi. - Biết cách sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh trong chăn nuôi. - Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thường. - Củng cố thêm kiến thức và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học. - Hiểu biết về xã hội, cách sống và quan hệ trong một tập thể, cơ quan. - Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân. Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn gà, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: - Hiệu quả chăn nuôi tại một số gia trại, trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên khá tốt. - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà được các hộ chăn nuôi áp dụng đúng cách, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gà để đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời. - Công tác phòng, trị bệnh áp dụng đúng quy trình, đảm bảo. - Quy trình phòng bệnh cho đàn gà được thực hiện đầy đủ, đúng thời điểm.
  52. 44 5.2. Tồn tại Đối với bản thân, do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên kết quả thu được chưa cao. Các kiến thức được học và rèn luyện chưa được áp dụng hết vào thực tiễn. 5.3. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh trên nhiều đối tượng gà khác nhau, phương thức nuôi khác nhau, với số mẫu lớn hơn để thu được kết quả chính xác hơn. - Tiếp tục nghiên cứu thêm về các bệnh xảy ra phổ biến trên gà cũng như các biện pháp phòng trị thích hợp, tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh đó để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra với đàn gà. - Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các cơ sở thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi tốt nghiệp.
  53. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 66 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 - 21. 2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb Giáo dục, tr.44 – 45. 3. Bạch Mạnh Điều, Phan Lục (1999), Kết quả nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp phòng bệnh cầu trùng gia cầm, báo cáo khoa học năm 1999 – trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. 4. Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, nguyễn Xuân Huyên (2007), “Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở gà”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 14 số 3 năm 200, tr.7. 5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 130 - 133, 138 - 140. 6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2000), Giáo trình kiểm tra vệ sinh thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y tập XIII, số 3, trang 36-40. 8. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Giáo trình ký sinh trùng thú y (dùng cho học viên cao học chuyên ngành thú y) Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.
  54. 46 10. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh, Dương Thị Hồng Duyên (2014), Bệnh phổ biến ở gia cầm khu vực miền núi và kỹ thuật phòng trị, Nxb Đại học Thái Nguyên. 12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình đào tạo trình độ Tiến sĩ) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 13. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr. 109 – 129. 14. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi Nxb Nông nghiệp Hà Nội trang 138 - 142. 15. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/1423). 16. Lê Văn Năm (2004), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. . Lê Văn Năm (2010), “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh đầu đen, bệnh kén ruột thừa”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập II, số 3, tr. 53 - 58. 18. Lê Văn Năm (2011), “Bệnh đầu đen ở gà và gà tây”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, tr. 88 - 91. 19. Trương Thị Tính, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Văn Năm, Đỗ Thị Vân Giang (2015), ‘‘Tình hình mắc bệnh đầu đen ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang’’, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXII, số 3, tr. 53 - 59. 20. Trương Thị Tính (2016), Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  55. 47 21. Đoàn Thị Thảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Vũ Sơn (2014), “Một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm”, Tạp chí khoa học và Phát triển, số 4 tập 12, trang 567 – 573. 22. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 23. Bleyen N., De Gussem K., De Gussem J., Goddeeris B. M. (2007), Specific detection of Histomonas meleagridis in turkeys by a PCR assay with an internal amplification control, Vet. Parasitol, 143, 3 - 4, pp. 206 - 213. 24. Donal P., Conway, Elizabeth M. (2007), Poultry coccidiosis, diagnostic and testing proceduces, Blackwell Publishing, Iowa, USA, pp164. 25. Harbi M. M., Mustafa A., Salih M. M. (1979), Isolation and identification of Mycoplasma gallisepticum from indigenous chicken in the Sudan, Sudan Journal of Veterinary Reseach 1. pp. 51; 5 ref. 26. Harry Yoder J. R. (1943), “The protation of a virut in embryonted chicken eggs causing a chronic respiratory disease of chicken”, A. J. Vet. Res.4, pp. 225 – 332. 27. Intervet (2009), important poultry disease, Intervet international bv, Netherlands, pp 73 – 80. 28. Liebhart D., Weissenbock H., Hess M. (2006), “In - situ hybridization for the detection and identification of Histomonas meleagridis in tissues”, J. Comp. Pathol., 135, pp. 237 - 242. 29. Lin M. Y., Kleven S. H. (1984), Evaluation of attenuated strains of Mycoplasma gallisepticum as vaccines in young chicken, Avian Diseases, 28, pp. 88 – 89. 30. Lotfi A. R. và cs. (2012), “Persistence of Histomonas meleagridisin or on materials used in poultry houses”, Avian Dis., pp. 224 - 226.
  56. 48 31. McDougald L. R. (2003), Protozoal infections coccidiosis In Diseases of poultry, Iowa State University Press, Ames, IA, pp. 974 - 991. 32. McDougald L. R. (2008), Histomoniasis (Blackhead) and other protozoan diseases of the intestinal tract, Blackwell Publishing Ltd, Oxford, pp. 1095 - 1117. 33. Shirley W. M., Smith Tomley F. (2005), The biology of avian Eimeria with an emphasis on their control by vaccination. Adv, Parasitol, 60: pp285 – 330. 34. Shivaprasaud H. L., Senties - Cue G., Chin R. P., Crespo R., Charlton B. và Cooper G. (2002), Blackhead in turkeys, a re-emerging disease? Proc. 4th International Symposium on Turkey Diseases, Berlin. Ed. H. M.Hafez, pp. 143 - 144. 35. Van der Heijden H. M., De Gussem K., Landman W. J. (2011), “Assessment of the antihistomonal effect of paromomycin and tiamulin”, Tijdschr Diergeneeskd, 136 (6), pp. 410 - 416.
  57. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ảnh 1: Mổ khám gà tại đại lý Ảnh 2: Quá Trình Pha Vacxin Quốc Tuyên cầu trùng gà 4 ngày tuổi Ảnh 3: Tiêm vacxin Ảnh 4: pha vacxin cho gà 1 ngày tuổi marek nitơ
  58. Ảnh 5: gà mắc bệnh cầu trùng Ảnh 6: gà có túi khí đục và có bọt do ghép viêm ruột hoại tử CRD gây ra Ảnh 7: Gan hoại tử hình hoa cúc, Ảnh 8: Gà mắc đầu đen bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen ở gà lớn tuổi
  59. Ảnh 9: Bộ trị bệnh Ảnh 10: Thuốc đặc trị bệnh đầu đen của năm thái đầu đen Ảnh 11: Thuốc trị CRD Ảnh 12: Thuốc đặc trị kí sinh trùng cầu trùng