Đồ án Ứng dụng mô hình CLIM đánh giá khả năng chịu tải cho sông Thị Vải

pdf 55 trang thiennha21 14/04/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Ứng dụng mô hình CLIM đánh giá khả năng chịu tải cho sông Thị Vải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_ung_dung_mo_hinh_clim_danh_gia_kha_nang_chiu_tai_cho_s.pdf

Nội dung text: Đồ án Ứng dụng mô hình CLIM đánh giá khả năng chịu tải cho sông Thị Vải

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU VIỆN KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CLIM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CHO SÔNG THỊ VẢI Trình độ đào tạo : Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học Chuyên ngành : Công nghệ môi trƣờng Khóa học : 2013-2017 GVHD : PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG SV thực hiện : LƢƠNG VĂN NGHĨA MSSV : 13030601 Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện và làm đồ án tốt nghiệp tôi cam đoan không sao chép đồ án dƣới bất kỳ hình thức nào, các số liệu đƣợc thu thập, đo đạc trích dẫn trong đồ án là trung thực và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. BRVT, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện LƢƠNG VĂN NGHĨA
  3. LỜI CẢM ƠN Phía sau sự thành công, vinh quang của mỗi học trò đều có những sự hy sinh thầm lặng của ngƣời Thầy. Trong suốt quá trình học tập Thầy đã không ngừng dìu dắt, trau dồi những kiến thức cần thiết vì một tƣơng lai trồng ngƣời. Trƣớc hết em xin cảm ơn chân thành đến: Trung tâm quan trắc tỉnh BRVT, trung tâm khí tƣợng thủy văn tỉnh BRVT đã hỗ trợ, tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, thầy cô viện Kỹ thuật – Kinh tế biển đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Và đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy PGS.TSKH. Bùi Tá Long cùng nhóm Envim đã hƣớng dẫn và giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình. Với vốn kiến thức và thời gian thực hiện đồ án có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện LƢƠNG VĂN NGHĨA
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4 1.1. Tổng quan vị trí địa lý 4 1.2. Điều kiện tự nhiên 4 1.2.1 Đặc điểm địa hình 4 1.2.2 Tài nguyên đất, rừng, khoảng sản 5 1.2.3 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh vật học 11 1.2.4 Khí hậu 12 1.3. Đặc điểm kinh tế -xã hội 14 1.3.1. Dân số lao động 14 1.3.2. Văn hóa – giáo dục 15 1.3.3. Vệ sinh môi trƣờng – y tế 16 1.3.4. Giao thông vận tải 16 1.3.5. Hoạt động kinh tế 16 CHƢƠNG 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đặc điểm thủy văn 19 2.2. Chế độ thủy triều 21 CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 23 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 28 4.1. Kết quả của quá trình nhập liệu vào mô hình CLIM [5] 28 4.2. Kết quả chạy mô hình 31 4.2.1.Chỉ tiêu COD 31 4.2.2.Chỉ tiêu BOD5 33 + 4.2.3.Chỉ tiêu NH4 34 4.2.4Chỉ tiêu TSS 36
  5. 4.2.5.Chỉ tiêu Tổng Coliforms 38 4.2.6.Tổng hợp các kết quả đạt đƣợc 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BRVT : Bà Rịa Vũng Tàu QCVN08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt TNMT : Tài nguyên môi trƣờng CSDL : Cở sở dữ liệu CSSX : Cở sở sản xuất TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh COD : Nhu cầu oxy hóa học BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa + NH4 : Hàm lƣợng amoni TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1: Diện tích và dân số các xã ven sông Thị Vải 15 Bảng 2-1: Các yếu tố đặc trƣng của hệ thống sông Thị Vải 20 Bảng 3-1: Thông tin trạm quan trắc nƣớc mặt 24 Bảng 3-2: Thông tin trạm thủy văn 24 Bảng 3-3: Thông tin nguồn xả 25
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2-1. Bản đồ hành chính Bà Rịa – Vũng Tàu 4 Hình 3-1. Hệ thống phạm vi nghiên cứu Sông Thị Vải 19 Hình 3-2. Diễn biến mực nƣớc lên xuống theo thủy triều 21 Hình 4-1. Sơ đồ quy trình các bƣớc thực hiện 23 Hình 4-2. Đoạn sông cần số hóa đƣợc tích hợp trên Google EarthError! Bookmark not defined. Hình 4-3. Sơ đồ mạng lƣới thông tin, dữ liệu cho mô hình chịu tải 27 Hình 5-1. Danh sách cơ sở sản xuất Error! Bookmark not defined. Hình 5-2. Danh sách trạm quan trắc chất lƣợng nƣớcError! Bookmark not defined. Hình 5-3. Danh sách đo tại trạm Error! Bookmark not defined. Hình 5-5. Danh sách đo đạc tại điểm xả Error! Bookmark not defined. Hình 5-6. Danh sách chỉ tiêu đo đạc Error! Bookmark not defined. Hình 5-7. Nhập dữ liệu đoạn sông Error! Bookmark not defined. Hình 5-8. Danh sách trạm thủy văn Error! Bookmark not defined. Hình 5-9. Danh sách đo tại các trạm thủy văn Error! Bookmark not defined. Hình 5-10. Nhập dữ liệu tính trên từng đoạn sông Error! Bookmark not defined. Hình 5-11. Kết quả khả năng chịu tải COD mùa mƣaError! Bookmark not defined. Hình 5-12. Khả năng chịu tải COD mùa mƣa Error! Bookmark not defined. Hình 5-13. Kết quả khả năng chịu tải BOD5 mùa mƣaError! Bookmark not defined. Hình 5-14. Khả năng chịu tải BOD5 mùa mƣa Error! Bookmark not defined. + Hình 5-15. Kết quả khả năng chịu tải NH4 mùa mƣaError! Bookmark not defined. + Hình 5-16. Khả năng chịu tải NH4 mùa mƣa Error! Bookmark not defined. Hình 5-17. Kết quả khả năng chịu tải TSS mùa mƣa Error! Bookmark not defined. Hình 5-18. Khả năng chịu tải TSS mùa mƣa Error! Bookmark not defined. Hình 5-19. Kết quả khả năng chịu tải Tổng Coliforms mùa mƣaError! Bookmark not defined. Hình 5-20. Khả năng chịu tải Tổng Coliforms mùa mƣaError! Bookmark not defined. Hình 5-21. Tổng hợp kết quả tính toán Error! Bookmark not defined.
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Sông đƣợc bắt nguồn từ huyện Long Thành chảy theo hƣớng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hƣớng theo hƣớng nam đổ ra biển tại Vịnh Gành Rái. Sông có tổng chiều dài khoảng 76km đoạn chảy theo hƣớng nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là con sông bị ô nhiễm nặng. Để giải quyết vấn đề thực trạng trên, ta cần phải xác định đƣợc tải lƣợng ô nhiễm, khả năng chịu tải của sông, từ đó đƣa ra đƣợc cái nhìn toàn diện về nguyên nhân gây ô nhiễm, chất gây ô nhiễm chính, giúp cho các nhà quản lý và những nhà hoạch định chiến lƣợc đƣa ra đƣợc những biện pháp ứng phó và xử lý phù hợp. Chính vì thế, tác giả đã sử dụng mô hình tính toán khả năng chịu tải CLIM do nhóm ENVIM nghiên cứu và cải tiến. Kết quả chạy mô hình cho thấy chất lƣợng nƣớc ô + nhiễm COD, BOD5, TSS, NH4 và Tổng Coliforms nặng, cần có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhằm bảo đảm chất lƣợng nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất của ngƣời dân trong khu vực. Lƣu vực sông Thị Vải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chảy qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh với diện tích lƣu vực là 394 km2. Sông Thị Vải dài khoảng 46km, lòng sông sâu (trung bình 30 – 50 m) và rộng (trung bình 300 – 800 m) nên rất thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy, đặc biệt là xây dựng các cảng nƣớc sâu. Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ 51 - tuyến đƣờng huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn nhƣ TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa cùng với hệ thống cảng nƣớc sâu thì quá trình phát triển công nghiệp và cảng dọc theo lƣu vực sông là điều tất yếu.Error! Reference source not found. 1
  10. Quá trình phát triển công nghiệp đem lại nhiều nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hội, nhƣng bên cạnh có nhiều vấn đề liên quan đến môi trƣờng nảy sinh làm gia tăng các hoạt động xấu, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực đối với môi trƣờng, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng chất lƣợng nƣớc sông Thị Vải. Thực tế, nƣớc thải tại các khu công nghiệp đã làm cho nƣớc sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là từ khu vực cảng Phú Mỹ trở lên Nhơn Trạch. Điều đó đƣợc thể hiện qua màu nƣớc sông đã bị chuyển sang màu đen và có mùi hôi thối rất khó chịu, các chỉ tiêu phân tích chất lƣợng nƣớc không đạt tiêu chuẩn, hệ động - thực vật thủy sinh và động vật đáy bị ảnh hƣởng nghiêm trọng theo chiều hƣớng xấu cả về thành phần và số lƣợng loài. Tuy nhiên từ sau năm 2008, khi vụ việc vi phạm của công ty Vedan bị phát hiện và ngăn chặn, công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng trên lƣu vực sông Thị Vải diễn ra chặt chẽ hơn, đã có nhiều hệ thống xử lý nƣớc thải đƣợc xây dựng và hoạt động. Hiện nay, các nhà máy, xí nghiệp trên lƣu vực sông không còn xả thải trực tiếp nƣớc thải chƣa xử lý ra sông, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Thị Vải đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Chính vì vậy, đề tài Ứng dụng mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, Nhằm mục đích đánh giá đƣợc tải lƣợng của kênh với các chỉ tiêu + nhƣ: COD, BOD5, TSS, NH4 và tổng Coliforms, từ đó vạch ra những biện pháp giải quyết phù hợp với chất lƣợng nƣớc khu vực nhằm đảm bảo chất lƣợng sống cũng nhƣ hoạt động sản xuất của ngƣời dân. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá khả năng chịu tải của sông Thị Vải bằng phần mềm CLIM, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc sông. 2
  11. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết bao gồm: Tổng quan tài liệu: Phƣơng pháp này nhằm mục đích kế thừa và thu thập thông tin về tài nguyên nƣớc, tình hình môi trƣờng sông Thị Vải do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp. Khảo sát điều tra: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu thập và bổ sung thông tin về tình hình chất lƣợng nƣớc mặt và tình hình sử dụng nƣớc của ngƣời dân trong khu vực. Ứng dụng mô hình: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định khả năng chịu tải của kênh sông Thị Vải một cách chính xác và mang tính khoa học cao. Phƣơng pháp so sánh: Kết quả chạy mô hình đƣợc so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT về chất lƣợng nƣớc mặt. 3
  12. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ có diện tích 1.989,46 km2, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có cắc mặt tiếp giáp nhƣ sau: Phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh; Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Đông giáp Bình Thuận; Phía Nam giáp Biển Đông. Về tọa độ địa lý 10o24‟37‟Bắc đến 107o08‟12‟‟Đông.Error! Reference source not found. Hình 1-1: Bản đồ hành chính Bà Rịa – Vũng Tàu 1.2 . Điều kiện tự nhiên 1.2.1 Đặc điểm địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán 4
  13. đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nƣớc, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thƣa có những bãi cát ven biển. 1.2.2 Tài nguyên đất, rừng, khoảng sản a.Tài nguyên đất Đất cát: diện tích đất cát ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 21.658ha (11,03% diện tích toàn tỉnh). Phân bố dọc theo bờ biển thuộc huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành và Tp Vũng Tàu. Đất cát có 3 dạng địa hình cơ bản: Cồn cát và đụn cát; Đất cát trắng vàng; Đất cát glây. Đất cát tuy không phải là loại đất tốt nhƣng lại có nhiều loại hình sử dụng đất phong phú, bao gồm: rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lƣơng thực và thực phẩm. Đất mặn: có diện tích 536 ha (0,27% diện tích toàn tỉnh). Phân bố chủ yếu ở huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa và Tp Vũng Tàu ven quốc lộ 51 đi TP.HCM, giáp ranh giữa khối đất đồi núi và đất phèn dƣới rừng ngập mặn. Đất mặn đã đƣợc khai thác trồng lúa lâu năm, có bờ bao ngăn mặn. Đất chỉ mặn trong mùa khô do mao dẫn đƣa muối lên tầng đất mặt, mùa mƣa đất không bị mặn. Căn cứ độ mặn nhóm đất này đƣợc chia thành 2 đơn vị: Đất mặn ít : 449 ha Đất mặn trung bình : 449 ha 5
  14. Đất phèn: có diện tích 19.463 ha (chiếm 9,91% diện tích toàn tỉnh). Phân bố tập trung ở huyện Tân Thành và Tp Vũng Tàu. Xét về khía cạnh phát triển và thành thục của đất, có thể chia đất phèn thành 2 nhóm: Nhóm đất phèn chƣa phát triển: bao gồm các loại đất phèn tiềm tàng bị nhiễm mặn thƣờng xuyên và luôn ở trạng thái ngập nƣớc. Nhóm đất phèn đã phát triển: bao gồm các loại đất phèn đã bị oxy hóa, tầng pyrite bị oxyt hóa từng phần hoặc toàn phần tạo thành tầng jarosite có hình thái phẫu diện rất đa dạng. Đất phèn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 hạn chế lớn: tầng sinh phèn và tầng sinh phèn rất nông, chỉ cách mặt đất vài chục cm, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lƣợng lƣu huỳnh và các độc tố Fe3+ , Al3+ cao. Hàm lƣợng muối cao trong đất phèn làm cho đất phèn trong vùng trở nên phức tạp và diễn biến rất nhanh chóng theo hƣớng bất lợi cho sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng khi điều kiện tự nhiên thay đổi. Đất phù sa: có diện tích 8.198 ha (4,17% diện tích toàn tỉnh). Phân bố dọc ven sông Dinh và sông Ray thuộc các huyện Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Căn cứ đặc điểm hình thái phẫu diện và tính chất của chúng, đất phù sa đƣợc chia thành 3 loại (chiếm 16,06% diện tích toàn tỉnh). Phân bố ở các huyện Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc; có rải rác ở thị xã Bà Rịa, Tp Vũng Tàu và huyện Côn Đảo: Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng : 2.820 ha Đất phù sa ven suối : 5.013 ha Đất phù sa glây : 356 ha Đất xám tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đƣợc hình thành trên 2 mẫu chất khác nhau; trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistosen muộn); trên đá Granite, giàu thạch anh, nghèo kiềm và kiềm thổ. Đất xám trên phù sa cổ : 17.453 ha 6
  15. Đất xám trên đá Granite : 14.086 ha Đất đen: có diện tích 11.133 ha (chiếm 5,67% diện tích toàn tỉnh). Phân bố thành những khối tập trung ở huyện Tân Thành, Châu Đức, thị xã Bà Rịa và một ít ở các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Đất đen hình thành trên mẫu chất: tàn tích, sƣờn tích, lƣu tích của đá bazan (đá bọt bazan và đá bazan). Đất đen trong tỉnh đƣợc chia thành 2 đơn vị bản đồ: Đất nâu thẫm trên đá bọt bazan : 10.370 ha Đất đen trên sản phẩm bồi tụ : 763 ha Đất đỏ vàng : chiếm diện tích khá lớn 82.233 ha, chiếm 41,87% diện tích toàn tỉnh. Phân bố tập trung ở phía Bắc của tỉnh, trong phạm vi các huyện Tân Thành, Châu Đức, thị xã Bà Rịa, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và một diện tích nhỏ ở Vũng Tàu và huyện Côn Đảo. Nhóm đất đỏ vàng đƣợc tách thành các loại nhƣ sau: Đất nâu đỏ trên đá bazan : 37.437 ha Đất nâu vàng trên đá bazan : 24.657 ha Đất vàng đỏ trên đá Granite : 13.578 ha Đất đỏ vàng trên đá phiến sét : 144 ha Đất nâu vàng trên phù sa cổ : 6.417 ha Nhóm đất dốc tụ : có diện tích 8.897 ha (4,53% diện tích toàn tỉnh). Phân bố rải rác ở khắp tỉnh trong các hợp thủy vùng đồi núi. Đất dốc tụ hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân sƣờn phải hoặc khe dốc. Vật liệu feralit hóa đƣợc dòng nƣớc mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Cùng với vật liệu này thƣờng có một lƣợng chất hữu cơ từ ít đến nhiều. Nƣớc mặt đọng trong thời gian dài làm cho đất bị glây, lớp thực vật mọc dày đặc bị vùi lấp có thể tồn tại trong hố sâu phẫu diện đất. 7
  16. Đất xói mòn trôi sỏi đá : nhóm này có diện tích 7.095 ha (3,61% diện tích toàn tỉnh). Phân bố tập trung ở các núi đá Macma acid, địa hình cao và dốc, phân bố tập trung ở Vũng Tàu, Côn Đảo, Tân Thành và Châu Đức. b.Tài nguyên rừng Diện tích rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn, đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha chiếm 19,7% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất có rừng là 35.080 ha (rừng tự nhiên 15.993 ha, rừng trồng 14.741 ha, rừng tự nhiên nghèo kiệt cần phải khoanh nuôi phục hồi thƣờng 4.346 ha). Hiện nay, tài nguyên rừng chủ yếu tập trung tại hai khu vực Bình Châu – Phƣớc Bửu (huyện Xuyên Mộc) với diện tích 11.392 ha và Vƣờn Quốc gia Côn Đảo diện tích 5.998 ha. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có rừng ngập mặn ven sông Thị Vải, sông Dinh và ven biển. Theo thông kê, rừng ngập mặn hiện nay tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ƣớc tính khoảng 11.000 ha, bao gồm các quần thể thực vật chủ yếu sau: quần thể Mắm, quần thể Đƣớc, quần thể Mắm + Đƣớc + Chà Là. Các quần thể này phân bố tại các khu vực ven sông Thị Vải thuộc xã Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phƣớc Hòa, Tân Phƣớc, Tân Hòa, Tân Hải (huyện Tân Thành), ven hạ lƣu sông Dinh (thị xã Bà Rịa), xã Lộc An (huyện Đất Đỏ), xã Long Sơn (Tp Vũng Tàu) và huyện Côn Đảo. 8
  17. c.Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng Khoáng sản rắn: Khoáng sản rắn của tỉnh đƣợc chia làm 2 nhóm: Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng : đá xây dựng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đất và cát san lấp. Đá xây dựng: các khối đá granit riolit lộ thiên trên địa bàn huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Côn Đảo. Chúng có tiềm năng lớn, điều kiện khai thác và chế biến rất thuận lợi. Đây là loại vật liệu có chất lƣợng cao trong việc xây dựng nền móng các công trình, sản xuất bê tông chịu lực, bê tông sàn làm đƣờng giao thông. Dự báo tổng trữ lƣợng đạt đƣợc khoảng 10 tỉ m3. Đá bazan ít lỗ hổng: đây là nguồn nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất sỏi bazan và đá xây dựng, phân bố rải rác ở các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức. Hiện nay, vẫn chƣa có công trình nghiên cứu, điều tra về trữ lƣợng mỏ đá bazan, nguồn nguyên liệu này hiện nay vẫn tồn tại ở dạng nguyên thủy và chƣa đƣợc khai thác. Sét gạch ngói: là nguồn nguyên liệu quan trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 mỏ, trong đó mỏ sét gạch ngói Mỹ Xuân có trữ lƣợng 1,2 triệu m3 đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất gạch ngói để đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng sản làm nguyên vật liệu phụ gia và sản xuất gốm thủy tinh: cát thủy tinh SiO2, Puzolan, Bentonit, sét Caolin. Puzolan: phần lục địa có gần chục điểm khoáng sản puzolan phân bố ở các miệng núi lửa cổ, lộ ra trên bề mặt địa hình thuộc huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức. trong các năm qua chỉ khai thác mỏ puzolan Gia Huy, xã Long Phƣớc, thị xã Bà Rịa. Bentonit: có tại mỏ Gia Huy, xã Long Phƣớc, thị xã Bà Rịa. Qua phân tích thành độ hạt, tổng dung tích trao đổi cation, thành phần khoáng vật, độ keo, độ 9
  18. pH, độ trƣơng phồng của sét và nghiên cứu các loại mẫu công nghệ, kết luận sét bentonit mỏ này có chất lƣợng kém, khả năng tẩy màu thấp không đủ tiêu chuẩn làm dung dịch khoan dầu khí. Tuy nhiên, bentonit của mỏ này có thể sử dụng làm khuôn đúc tƣơi. Sét Caolin: có 2 điểm sét Caolin tại phía Bắc thị xã Bà Rịa và xã Châu Pha (Tân Thành), công suất khoảng 1.300.000 tấn. Cát thủy tinh: mỏ cát thủy tinh tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) đƣợc tìm kiếm và đánh giá trữ lƣợng năm 1994 là loại cát thạch anh màu trắng đục, trắng xám, có chỗ hơi vàng. Thành phần gồm: 97,92% SiO2; 0,47% Fe2O3 và các tập chất khác. Cát thủy tinh ở Bình Châu có chất lƣợng trung bình nên chƣa đƣợc khai thác quy mô lớn, chủ yếu nhân dân địa phƣơng khai thác phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Dầu khí: Ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam đƣợc xếp thứ 4 ở Đông Nam Á và xếp thứ 44 trong danh sách các quốc gia dầu khí trên thế giới. Trong những năm gần đây dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là nguồn thu lớn và ổn định của ngân sách nhà nƣớc. Tổng trữ lƣợng tiềm năng (quy đổi) dầu khí Việt Nam vào khoảng 2.500 – 3.500 triệu m3 (bao gồm, dầu: 957 triệu m3; khí: 1.500 tỷ m3). Trong đó, tổng trữ lƣợng đã xác định đến năm 2000 là 1.130 triệu m3 (quy đổi) chiếm khoảng 30% trữ lƣợng tiềm năng, bao gồm: dầu 429 triệu m3, khí 617 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lƣợng khí cả nƣớc. Hiện nay, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dầu thô đang đƣợc khai thác tại mỏ Bạch Hồ, Ruby, Rạng Đông, Đại Hùng, Ngoài ra, ngành dầu khí đã và đang tiến hành thăm dò và khai thác tại một số mỏ nhƣ Sƣ Tử Vàng, Sƣ Tử Đen, Nguồn khí hiện nay chƣa đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của các ngành công nghiệp trong tỉnh, công suất khai thác khoảng 3 triệu m3/ngày đêm. Chủ yếu cung cấp cho các nhà máy điện và một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 10
  19. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, ngành thăm dò và khai thác dầu khí đã và đang gây ra một số tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc biển trong khu vực. Tại các khu vực thăm dò và khai thác dầu khí, các dung dịch khoan, bùn khoan, mùn khoan và nƣớc vỉa hầu hết chƣa đƣợc xử lý triệt để nên gây ô nhiễm môi trƣờng biển xung quanh khu vực khai thác. 1.2.3 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh vật học Thảm thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất phong phú về thành phần, phức tạp về cấu trúc thảm, đa dạng về các quần hệ và cấu trúc lâm phần. Có 29 quần hệ thực vật khác nhau, trong đó có 21 quần hệ thực vật hình thành và phát triển trên đất lâm nghiệp, 7 quần hệ trến đất canh tác nông nghiệp và 1 quần hệ trên đất thổ cƣ. Tỉnh có hệ thực vật rất phong phú, qua điều tra hệ thực vật của Vƣờn Quốc gia Côn Đảo và Khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng thì Vƣờn Quốc gia Côn Đảo có 822 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi của 161 họ. Hệ động vật có một số loài đặc hữu nhƣ Bò biển, cá Voi, các loại Rùa biển, Đồi Mồi, Vích, Mòng Bể, Chim Điên, Lớp động vật có vú của tỉnh: trong số 70 loài thú ghi nhận, có 35 loài thú đƣợc xác nhận có trên thực địa và có 20 loài đã đƣợc ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam với mức độ quý hiếm cần đƣợc bảo vệ. Lớp chim có thành phần loài tƣơng đối phong phú, có 296 loài thuộc 56 họ của 20 bộ chim, gồm chim Sẻ, bộ Rẻ, Gõ Kiến, Sả, Hạc, bộ Bồ Câu, bộ Cắt, bộ cu Cu, bộ Cú và một số bộ khác có dƣới 10 loài. Lớp lƣỡng thể có 18 loài lƣỡng thể của 4 họ của bộ không đuôi. Lớp bò sát gồm 81 loài thuộc 20 họ của 3 bộ gồm: bộ có vảy, bộ Rùa, bộ Cá Sấu. Trong đó có 21 loài bò sát quý hiếm đã đƣợc ghi vào sách Đỏ Việt Nam. Có thể thấy thánh phần loài của lớp bò sát phong phú, đa dạng sinh học cao. 11
  20. Lớp Côn Trùng có 133 loài của 34 họ thuộc 10 bộ. Số lƣợng các loài động thực vật quý hiếm giảm nghiêm trọng do săn bắt, cháy rừng và do mất nơi cƣ trú. Những cánh rừng thƣa dần rồi mất hẳn gây hậu quả xấu với đất trồng, làm cho đất xói mòn và bạc màu theo thời gian. 1.2.4 Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ, trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khí hậu phân hóa rõ rệt theo 2 mùa: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Phía Bắc của tỉnh có thể xem là chân của cao nguyên Di Linh – một vùng mƣa nhiều của Nam Tây Nguyên, phía Đông Bắc giáp với Bình Thuận – mảnh đất cực Nam Trung Bộ khô cằn và thiếu nƣớc, phía Tây Bắc và Tây giáp tỉnh Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh, phía Đông là biển Đông có bờ biển kéo dài khoảng 100km. Do đặc điểm địa hình đã làm cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có kiểu khí hậu mang nét đặc trƣng khí hậu biển, vừa mang đặc trƣng khí hậu sƣờn Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Sự phân hóa nói trên về nhiệt độ không rõ nét bằng sự phân hóa lƣợng mƣa và chế độ mƣa. a.Nhiệt độ Do nằm gần xích đạo, lại ngay sát biển nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 26,8 – 27,5oC. Tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình tháng khoảng 28 – 29oC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng XII trên đất liền, tháng I trên biển) dao động trong khoảng 25 – 26oC. Theo số liệu đo đƣợc năm 2003, tháng nóng nhất trong năm là tháng IV với 29,3oC, tháng lạnh nhất trong năm là tháng I với 25,6oC. Biên độ nhiệt năm nhỏ, chỉ khoảng 3 – 4oC cho cả vùng biển và đất liền. Biên độ nhiệt ngày ở những vùng xa biển dao động trong khoảng 7 – 8oC vào mùa hè và khoảng 10 – 11oC vào các tháng mùa đông. Còn ở những vùng ven biển và ngoài khơi có biên độ nhiệt độ ngày càng nhỏ hơn, chỉ khoảng 4,0 – 6,5oC.Error! Reference source not found. 12
  21. b.Số giờ nắng Nằm trong vùng cận xích đạo, có thời gian chiếu sáng dài và không phải là vùng mƣa nhiều nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có số giờ nắng vào loại cao trong cả nƣớc. Hằng năm trung bình có khoảng 2400 – 2800 giờ nắng. c.Độ ẩm tƣơng đối của không khí Do sự phân hóa sâu sắc giữ hai mùa mƣa, mùa khô rõ rệt nên chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa. Trong mùa mƣa (tháng V – X) độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình tháng dao động trong khoảng 80 – 83% (trên đất liền), khoảng 84 – 88% (trên biển). Trong mùa khô (tháng XI – IV) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 – 80%, trên biển khoảng 80 – 85%. Trong biến trình ngày, độ ẩm tƣơng đối thấp nhất là thời gian từ 12 – 14 giờ và độ ẩm cao nhất rơi vào thời gian từ 5 – 6 giờ.Error! Reference source not found. d.Lƣợng mƣa Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có một mùa mƣa và một mùa khô rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng V – X trên đất liền và từ X – XI trên biển. Lƣợng mƣa trong 6 tháng mùa mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trong cả năm. Tháng V – X trung bình khoảng 200 – 300 mm/tháng, các tháng II – IV chỉ vào khoảng 10 – 15 mm/tháng. Lƣợng mƣa trung bình năm trên đất liền ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có xu hƣớng giảm dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Lƣợng mƣa trên đất liền thấp hơn trên biển và mùa mƣa cũng ngắn hơn trên biển khoảng một tháng. Khu vực Vũng Tàu và phụ cận có lƣợng mƣa trung bình năm thấp (khoảng 1300 – 1400 mm/năm). Khu vực Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc có lƣợng mƣa 13
  22. cao hơn (khoảng 1600 – 1800 mm/năm). Vùng biển ngoài khơi Côn Đảo có lƣợng mƣa khoảng 2000 – 2100 mm/năm. e.Lƣợng bốc hơi Mùa khô độ bay hơi từ 91,8 – 143,4mm. Trong mùa mƣa là từ 49,8 – 90,9mm. f.Gió Do nằm trong khu vực gió mùa nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hƣớng gió thổi theo mùa một cách rõ rệt, các tháng XI đến tháng III (trên đất liền) và đến tháng IV (trên biển) là thời kỳ gió Đông Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ƣu thế với tần số lớn nhất (trên 70%). Các tháng VI – IX là thời điểm gió mùa Tây Nam chiếm ƣu thế. Các tháng V và tháng X là thời điểm giao mùa giữa 2 luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hƣớng gió luân phiên thay đổi, không thịnh hành rõ nét một hƣớng gió nào. Ngay trong mỗi mùa gió thịnh hành vẫn xuất hiện những hƣớng gió khác nhƣ gió Tây, gió Đông hoặc gió Đông Nam, song chúng chiếm tần suất không lớn so với hƣớng gió chính thống. 1.3. Đặc điểm kinh tế -xã hội 1.3.1. Dân số lao động Theo số liệu thống kê năm 2006 của cục thống kê tỉnh Đồng Nai, BR – VT và TP.HCM, tổng diện tích các xã ven sông Thị Vải khoảng 74.546 ha, tổng dân số 96.708 ngƣời, mật độ dân số trung bình khoảng 130 ngƣời/km2. Phần đông dân số sống ven sông Thị Vải chủ yếu dựa vào nghề nông, làm muối, nuôi tôm và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, một số lao động có trình độ văn hóa cao đƣợc tuyển dụng vào các khu công nghiệp, nhƣng do mặt bằng trình độ học vấn của dân cƣ ở đây còn thấp nên số lao động này không nhiều, chủ yếu làm công nhân 14
  23. trong các KCN, còn lực lƣợng lao động kĩ thuật cao trình độ đại học chủ yếu từ nơi khác đến. Huyện Xã/thị trấn Diện tích(ha) Dân số(ngƣời) Xã Long Phƣớc 4.420 12.933 Long Thành Xã Phƣớc Thái 1.720 15.794 Xã Phƣớc An 14.799 7.240 Nhơn Trạch Xã Long Thọ 2.388 7.292 Xã Mỹ Xuân 37.059 19.544 Thị trấn Phú Mỹ 3.174 20.235 Tân Thành Xã Tân Phƣớc 5.500 8.322 Xã Phƣớc Hòa 5.540 10.896 Tổng cộng 74.546 96.708 Bảng 1-1: Diện tích và dân số các xã ven sông Thị Vải (Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2006) 1.3.2. Văn hóa – giáo dục Nhìn chung mặt bằng trình độ dân trí của những ngƣời trong độ tuổi lao động trong vùng còn thấp. Đa số ngƣời dân học hết cấp 1, cấp 2 đã nghỉ học do gia đình gặp nhiều khó khăn, và do các công việc lúc bấy giờ chƣa đòi hỏi trình độ cao (nhƣ làm ruộng lúa, làm muối, đánh bắt thủy sản). Đây là một hạn chế trong việc tuyển lựa công nhân có kĩ thuật ngƣời địa phƣơng phục vụ cho các khu công nghiệp. Những năm gần đây, việc đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo nghề ven lƣu vực sông Thị Vải đã đƣợc chú trọng, trình độ dân trí đƣợc nâng cao rõ rệt. 15
  24. 1.3.3. Vệ sinh môi trƣờng – y tế Công tác vệ sinh môi trƣờng trên khu vực chƣa tốt: hầu hết các hộ gia đình đều đã có nhà vệ sinh riêng nhƣng phân và nƣớc thải của các chuồng chăn nuôi gia cầm gia súc còn tùy tiện nên làm ô nhiễm môi trýờng và phát triển ruồi, muỗi gây dịch bệnh cho khu dân cƣ. Hiện nay, mới chỉ có các xã dọc theo trục đƣờng chính (nhƣ quốc lộ 51) và những nơi đông dân cƣ nhƣ chợ, trƣờng học có dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, còn lại vẫn xả rác bừa bãi hoặc thiêu đốt tự tiện không hợp vệ sinh. Hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt vẫn chƣa có nên hiện tƣợng ngập úng thƣờng xảy ra vào mùa mƣa. Công tác khám chữa bệnh ở các xã trong vùng nhìn chung tƣơng đối tốt, hầu hết các xã đều có trạm y tế và bác sĩ khám chữa bệnh, sức khỏa ngƣời dân đƣợc đảm bảo. 1.3.4. Giao thông vận tải Tuyến quốc lộ 51 nằm dọc phía Đông sông Thị Vải là tuyến đƣờng huyết mạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ BR – VT về Đồng Nai, Tp.HCM và ngƣợc lại, thúc đẩy quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa trên địa bàn. Nhiều tuyến đƣờng nông thôn trên địa bàn đã đƣợc bê tông hóa và xây dựng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lƣu thông hàng hóa. Sông Thị Vải tƣơng đối rộng và sâu kéo dài trên toàn chiều dài sông, ít bị bồi lắng nên rất thuận lợi xây dựng các cảng nƣớc sâu, góp phần làm cho hoạt động giao thông đƣờng thủy ngày càng phát triển. 1.3.5. Hoạt động kinh tế  Nông nghiệp Song song quá trình phát triển công nghiệp, hiện nay đất nông nghiệp đã bị thu hẹp dần do quy hoạch chuyển sang đất xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, chủ yếu là phát triển kinh tế vƣờn với nhiều loại cây ăn trái, rau, đậu Lúa một vụ với năng suất thấp vẫn còn đƣợc duy trì trong 16
  25. mùa mƣa ở các vùng đất giáp ranh giữa vùng triền gò và vùng trũng thấp của lƣu vực sông Thị Vải.  Công nghiệp Do thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lƣợng và đổi mới các chính sách nên quá trình công nghiệp hóa phát triển rất nhanh, những năm gần đây số lƣợng các khu công nghiệp đã tăng đáng kể. Ven sông Thị Vải có rất nhiều Khu công nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nhƣ: Công nghiệp hóa chất: superphotphate Long Thành, nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, nhà máy sản xuất PVC Công nghiệp chế biến thực phẩm: nhà máy Vedan, dầu thực vật Tƣờng An, các nhà máy chế biến bột mì Công nghiệp chế biến thủy tinh: thủy tinh Nhật, nhà máygốm Taicera, sứ vệ sinh Caesar Việt Nam Công nghiệp thuộc da, dệt may. Công nghiệp điện - điện tử - cơ khí.  Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản Nghề khai thác thủy sản mang tính truyền thống lâu đời của nhiều hộ dân tại đây. Trƣớc đây, nghề khai thác thủy sản rất phát triển, chủ yếu là khai thác tôm, cá trên sông rạch. Trong những năm gần đây, sản lƣợng khai thác đang có chiều hƣớng giảm dần do môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm và nạn sử dụng xung điện khai thác thủy sản đã làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Việc phá rừng để làm ao nuôi tôm đã làm diện tích rừng ngập mặn giảm đi đáng kể, cộng với việc lạm thác nguồn lợi thủy sản của ngƣ dân đã làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản của rừng ngập mặn. Trên 50% hộ dân hành nghề khai thác trƣớc đây có điều kiện đã chuyển sang nghề khác để sinh sống. Những hộ không đủ điều kiện để chuyển nghề khác do thu nhập không đủ trang trải có nhiều ngƣời vẫn cố 17
  26. tình sử dụng những nghề mang tính hủy diệt nhƣ te điện, cào điện để khai thác thủy sản trong khi Chính phủ đã có quy định cấm từ lâu. Nhiều năm qua, ngành thủy sản của tỉnh đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu. Xác định là địa bàn có tiềm năng và thế mạnh trong khai thác thủy hải sản, trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tƣ vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ, chính vì vậy, kỹ thuật khai thác đƣợc nâng cao, tàu thuyền phần lớn đƣợc đầu tƣ trang thiết bị tiên tiến, phƣơng thức tổ chức sản xuất đƣợc đổi mới. Nhiều mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã đƣợc hình thành, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm những hình thức đánh bắt gây suy kiệt, hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đƣợc chuyển dần từ hình thức nuôi quảng canh sang nhiều hình thức nuôi nhƣ quảng canh cải tiến, bán thâm canh, và thâm canh. Với 7.852 ha diện tích mặt nƣớc, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản hàng năm toàn tỉnh đạt gần 19 nghìn tấn, chủ yếu tập trung tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Tân Thành và thị xã Bà Rịa. 18
  27. CHƢƠNG 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu. Hình 2-1: Hệ thống phạm vi nghiên cứu Sông Thị Vải 2.1. Đặc điểm thủy văn Sông Thị Vải bắt nguồn từ suối Bƣng Môn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) kéo dài đến cửa Cái Mép (huyện Tân Thành, tỉnh BR – VT ) và cuối cùng đổ ra vịnh Gành Rái với tổng chiều dài sông khoảng 46 km. Tại hạ lƣu của sông có một số nhánh nối với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai nhƣ Tắc Nha Phƣơng, sông Gò Gia. Có 4 phụ lƣu đổ vào sông Thị Vải là: sông Sóc, sông Quýt, sông Nƣớc Lớn, sông Chân. Ngoài các phụ lƣu trên còn có một số suối nhỏ đổ vào với lƣu lƣợng không đáng kể. 19
  28. Sông Thị Vải có phần thƣợng nguồn rất nhỏ bé và có thể coi nó là một con sông cụt nếu so sánh ảnh hƣởng của phần thƣợng nguồn này với ảnh hƣởng của phần hạ nguồn. Sông Thị Vải là một hệ thống tƣơng đối biệt lập nhờ các giáp nƣớc và nối với vịnh Gành Rái. Vịnh này là một vùng biển nông và tƣơng đối khép kín. Đƣờng bờ sông Thị Vải khá quanh co. Sông Thị Vải không có các mùa kiệt và mùa lũ tƣơng ứng với hai mùa khô và mùa mƣa nhƣ các sông khác trong vùng Nam bộ. Ở đây chỉ có thể có các cơn lũ quét nhỏ, thời gian ngắn hay sự ngập úng do mƣa lớn tại chỗ, tuyệt đối không có lũ dài ngày do nƣớc trên thƣợng nguồn đổ về. Tên sông Sóc Quýt Nƣớc Lớn Chân Thị Vải Cao độ nguồn 175 125 100 50 265 Chiều dài 16 16 21 24 76 sông(km) Chiều dài lƣu 16 14 16 23 55 vực(km) Chiều rộng các 1,4 3,5 6 3,6 14 phụ lƣu(km) Diện tích lƣu 23 48,6 96 81,8 120 vực(km2) Diện tích giữa 16,4 30,8 68,4 53,3 76,5 các phụ lƣu(km2) Hệ số uốn 1,24 1,25 1,38 1,48 1,61 Bảng 2-1: Các yếu tố đặc trƣng của hệ thống sông Thị Vải (Nguồn: Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam Bộ) Mức ngập nước và dòng chảy 20
  29. Đối với sông Thị Vải, hiệu ứng ngập nƣớc do mƣa và do nƣớc từ thƣợng nguồn đã bị che lấp hoàn toàn bởi yếu tố thủy triều. Mức ngập nƣớc tại đây đƣợc hiểu là mức ngập triều thuần túy, chế độ ngập phụ thuộc tính chất bán nhật triều không đều. Độ lớn mực nƣớc dao động trong ngày triều cƣờng có thể đạt tới 400 cm, cƣờng suất các cƣỡng bức của thủy triều về phía biển đối với sông Thị Vải trong thời kì này là rất lớn. Ngƣợc lại vào các ngày triều kém độ dao động mực nƣớc chỉ bằng 1/3 – 2/3 thời kì triều cƣờng. Độ lớn của triều vào những ngày chuyển tiếp là khoảng 250 – 300 cm. Tại khu vực gần cửa sông (Cái Mép), dòng chảy vào có hƣớng Bắc – Tây Bắc với vận tốc cực đại khoảng +59,4 cm/s (cực tiểu -24,0 cm/s), lƣu lƣợng cực đại khoảng +8,384 m3/s (cực tiểu khoảng -3,054 m3/s). Dòng chảy ra có hƣớng Nam – Đông Nam với vận tốc cực đại khoảng +90,8 cm/s (cực tiểu khoảng -62,8 cm/s), lƣu lƣợng cực đại khoảng +11,236 m3/s (cực tiểu khoảng -7,252 m3/s). Tại khu vực Gò Dầu, dòng chảy vào có hƣớng Đông Bắc với vận tốc cực đại +54,2 cm/s (cực tiểu - 9,3 cm/s) và lƣu lƣợng cực đại khoảng +3,129 m3/s (cực tiểu -0,572m3/s), dòng chảy ra có hƣớng Tây Nam với vận tốc cực đại khoảng +80,7 cm/s (cực tiểu -4,3 cm/s) và lƣu lƣợng cực đại khoảng +5,034 m3/s (cực tiểu -188 m3/s). 2.2. Chế độ thủy triều Hình 2-2: Diễn biến mực nƣớc lên xuống theo thủy triều Triều lên lúc 4 – 9h sáng và 16 – 23h đêm, triều xuống lúc 9 – 16h và 23 – 4h sáng hôm sau. Mực nƣớc sông trung bình thay đổi từ 39 – 35 cm. Mực nƣớc cao 21
  30. nhất đã quan trắc đƣợc là +180 cm, mực nƣớc thấp nhất là -329 cm. Giá trị trung bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465 cm và độ lớn thủy triều nhỏ nhất là 141 cm. Lƣu lƣợng nƣớc cực đại pha triều rút là 3.400 m3/s. Lƣu lƣợng nƣớc cực đại pha triều lên là 2.300 m3/s. Lƣu lƣợng nƣớc mùa khô là 200 m3/s, thấp nhất 40 – 50 m3/s. Lƣu lƣợng nƣớc mùa mƣa 350 – 400 m3/s. Mùa triều kiệt (tháng VI và tháng VII) và mùa triều cƣờng (tháng XI và tháng XII) trên thềm lục địa Nam bộ đồng thời cũng là mùa nƣớc cƣờng và nƣớc kém trên sông Thị Vải. Đó là thực tế về tính chất vật lý đặc biệt quan trọng đối với việc tiếp cận và nghiên cứu chế độ thủy văn của sông Thị Vải.  Biên độ triều Biên độ triều rất cao, khoảng 492 cm. Biên độ dao động mực nƣớc triều tăng dọc sông. Đây là hiện tƣợng lạ của một con sông, nhƣng lại rất phổ biến đối với các vịnh dài và hẹp. Điều này giúp khẳng định sông Thị Vải có tính chất của một vịnh biển hẹp hơn là một con sông.  Tóm lại Đối với sông Thị Vải, thủy triều là cơ chế động lực quan trọng nhất trong số các yếu tố thủy văn của sông. Nó có vai trò quyết định đối với quá trình trao đổi vật chất trong các thủy vực thuộc sông Thị Vải. Ảnh hƣởng của thủy triều cũng chính là ảnh hƣởng của chế độ thủy văn nói chung đối với diễn biến môi trƣờng tại khu vực này. Ảnh hƣởng này thể hiện ở ba cơ chế chính: cơ chế ngập nƣớc, cơ chế vận chuyển của nƣớc và vật chất theo pha triều. 22
  31. CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN Sơ đồ khối quy trình các bƣớc thực hiện: Hình 3-1. Sơ đồ quy trình các bƣớc thực hiện Để hoàn thành mục tiêu và nội dung đặt ra, sinh viên đã thực hiện trình tự các bƣớc nhƣ sau: B1: Thu thập thông tin khảo sát thực tế nhằm đạt đƣợc kết quả chính xác nhất. Khi thu thập số liệu, xác định trƣớc phần mềm xử lý số liệu mà mình muốn sử dụng, thủ tục thống kê sẽ áp dụng để có cách nhập số liệu cho hợp lý. Có 2 nhóm dữ liệu cần thu thập, gồm: Dữ liệu bản đồ: bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bản đồ phân đoạn sông Thị Vải cần tính toán khả năng chịu tải. Các dữ liệu trên đƣợc số hóa bằng phần mềm ArcGIS 10.1. Dữ liệu số: thông tin quan trắc của các trạm thủy văn, quan trắc nƣớc mặt và các nguồn thải trên đoạn sông cần tính toán: kế thừa đề tài „„ Xây dựng và tổ 23
  32. chức thực hiện kiểm soát ô nhiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, các khu vực sông Thị Vải” của PGS.TSKH Bùi Tá Long năm 2016. Tên trạm X Y N-TV-6G 721085 1169435 N-TV-5G 718315 1175265 N-TV-4GZ 721355 116649500 Bảng 3-1: Thông tin trạm quan trắc nƣớc mặt Lƣu Mực STT X Y Loại nƣớc Ngày lƣợng(m3/s) nƣớc(m) 1 720282 1178008.39 -3.59 -0.33 Nƣớc đứng 12/08/2008 2 721163.09 1172097.24 -3.04 -0.28 Nƣớc đứng 12/08/2008 3 719878.93 1167785.77 -2.78 -0.07 Nƣớc đứng 12/08/2008 4 720486.67 1164432.7 -4.03 0.01 Nƣớc đứng 12/08/2008 Bảng 3-2: Thông tin trạm thủy văn 24
  33. Tên Lƣu Tổng + STT nguồn X Y COD BOD5 TSS NH4 lƣợng Coliform thải NT1(KCN MỸ 1 720034 1176801 151774 149.7 49.2 2.23 23.6 38790 XUÂN A2) NT2(KCN 2 721744 1171316.00 2397 138.8 55.8 168.96 3.42 43668431 PHÚ MỸ) NT3(KCN 3 CÁI 721725 1166453.00 1219 171.4 129.5 118.7 0 1476 MÉP) Bảng 3-3: Thông tin nguồn xả B2: Khảo sát khu vực nhằm thu thập và bổ sung thông tin về tình hình chất lƣợng nƣớc mặt và tình hình sử dụng nƣớc trên sông Thị vải. B3: Thống kê số liệu thu thập. B4: Chuyển các thông tin từ bản đồ về máy tính, sử dụng GIS định vị tọa độ đoạn sông cần tính và sử dụng chức năng GIS để số hóa.Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found. 25
  34. Hình 3-2: Đoạn sông cần số hóa đƣợc tích hợp trên Google Earth B5: Chạy mô hình Mike 11 để tính ra giá trị lƣu lƣợng và mực nƣớc cho đoạn sông cần tính toán.Error! Reference source not found. MIKE 11 là công cụ lập mô hình động lực, một chiều và thân thiện với ngƣời sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản và phức tạp. Với tính năng hữu dụng, linh hoạt và tốc độ, MIKE 11 cung cấp một môi trƣờng thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nƣớc, quản lý chất lƣợng nƣớc và các ứng dụng quy hoạch. MIKE 11 bao gồm các module chính: Mô hình thủy động lực học (Hydrodynamics – module HD) Mô hình tải – phân tán (Advection – Dispersion – module AD) Mô hình chất lƣợng nƣớc (Water Quality – module WQ) 26
  35. Module mô hình thủy động lực (HD) là một phần trọng tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các module bao gồm: dự báo lũ, tải khuếch tán, chất lƣợng nƣớc và các module vận chuyển bùn lắng. Module MIKE 11 HD giải các phƣơng trình tích phân Saint - Venant theo phƣơng đứng để đảm bảo tính liên tục và động lƣợng. Cấu trúc của Mike 11: CSDL cần thiết để chạy mô hình gồm: chuỗi số liệu theo thời gian (lƣu lƣợng, mực nƣớc sông tại các điểm đo, lƣu lƣợng, tải lƣợng các nguồn thải), module xử lý đồ họa, module xử lý dữ liệu không gian địa lý. Các module này đƣợc kết nối với các module dòng chảy, tính toán thủy lực, lan truyền chất và chất lƣợng nƣớc. B6: Nhập các dữ liệu về quan trắc, thủy văn và điểm xả thải vào mô hình CLIM. B7: Chạy mô hình và nhận xét kết quả đạt đƣợc. Sơ đồ mạng lƣới thông tin, dữ liệu cho mô hình chịu tải: Hình 3-3: Sơ đồ mạng lƣới thông tin, dữ liệu cho mô hình chịu tải 27
  36. CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 4.1 Kết quả của quá trình nhập liệu vào mô hình CLIM [5] Kết quả của quá trình nhập liệu vào mô hình CLIM đƣợc trình bày nhƣ sau: 4.1.1 Thông tin Cơ sở sản xuất: Hình 4-1: Danh sách cơ sở sản xuất 4.1.2. Thông tin Danh sách trạm quan trắc chất lƣợng nƣớc: Hình 4-2: Danh sách trạm quan trắc chất lƣợng nƣớc 28
  37. 4.1.3 Danh sách đo tại trạm Hình 4-3: Danh sách đo tại trạm 4.1.4.Thông tin Điểm xả Hình 4-4: Danh sách điểm xả 4.1.5.Thông tin đo đạc tại điểm xả Hình 4-5: Danh sách đo đạc tại điểm xả 29
  38. 4.1.6.Danh sách chỉ tiêu đo đạc Hình 4-6: Danh sách chỉ tiêu đo đạc 4.1.7.Thông tin Đoạn sông Hình 4-7: Nhập dữ liệu đoạn sông 4.1.8.Thông tin Trạm thủy văn Hình 4-8: Danh sách trạm thủy văn 30
  39. 4.1.9.Danh sách đo đạc tại trạm thủy văn Hình 4-9: Danh sách đo tại các trạm thủy văn 4.1.10.Chạy mô hình Hình 4-10: Nhập dữ liệu tính trên từng đoạn sông 4.2 .Kết quả chạy mô hình 4.2.1.Chỉ tiêu COD Hình 4-11: Kết quả khả năng chịu tải COD mùa mƣa 31
  40. Hình 4-12: Khả năng chịu tải COD mùa mƣa Thảo luận kết quả: Dựa vào hình ta thấy thì 3 đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận thêm lƣợng COD, lƣợng COD đã vƣợt quá mức quy định theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT vê chất lƣợng nƣớc mặt cột B1. 32
  41. 4.2.2.Chỉ tiêu BOD5 Hình 4-13: Kết quả khả năng chịu tải BOD5 mùa mƣa Hình 4-14: Khả năng chịu tải BOD5 mùa mƣa Thảo luận kết quả: 33
  42. Dựa vào hình ta thấy thì 3 đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận thêm lƣợng BOD5, lƣợng BOD5 đã vƣợt quá mức quy định theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT vê chất lƣợng nƣớc mặt cột B1. + 4.2.3.Chỉ tiêu NH4 + Hình 4-15: Kết quả khả năng chịu tải NH4 mùa mƣa 34
  43. + Hình 4-16: Khả năng chịu tải NH4 mùa mƣa 35
  44. Thảo luận kết quả: Dựa vào hình ta thấy thì đoạn sông 3 vẫn còn khả năng tiếp nhận thêm + lƣợng NH4 còn đoạn 1 và 2 đã vƣợt quá mức quy định theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT về chất lƣợng nƣớc mặt cột B1. 4.2.4.Chỉ tiêu TSS Hình 4-17: Kết quả khả năng chịu tải TSS mùa mƣa 36
  45. Hình 4-18: Khả năng chịu tải TSS mùa mƣa Thảo luận kết quả: Dựa vào hình ta thấy thì đoạn sông 1vẫn còn khả năng tiếp nhận thêm lƣợng TSS còn đoạn 2 và 3 đã vƣợt quá mức quy định theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT vê chất lƣợng nƣớc mặt cột B1. 37
  46. 4.2.5.Chỉ tiêu Tổng Coliforms Hình 4-19: Kết quả khả năng chịu tải Tổng Coliforms mùa mƣa Hình 4-20: Khả năng chịu tải Tổng Coliforms mùa mƣa Thảo luận kết quả: 38
  47. Dựa vào hình ta thấy thì đoạn sông 3 vẫn còn khả năng tiếp nhận thêm lƣợng Tổng Coliform còn đoạn 1 và 2 đã vƣợt quá mức quy định theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT vê chất lƣợng nƣớc mặt cột B1. 39
  48. 4.2.6.Tổng hợp các kết quả đạt đƣợc Hình 4-21: Tổng hợp kết quả tính toán 40
  49. Thảo luận kết quả: Dựa vào kết và theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT về chất lƣợng nƣớc mặt cột B1, tác giả có một số nhận xét nhƣ sau: Đoạn sông 1 chỉ có thể tiếp nhận thêm lƣợng TSS, còn các chiểu tiêu + còn lại là COD, BOD5, NH4 và Tổng Coliforms đã vƣợt quá mức quy định. Đoạn sông 2 bị ô nhiễm nặng không thể tiếp nhận thêm chỉ tiêu nào. + Đoạn sông 3 chỉ có thể tiếp nhận thêm lƣợng NH4 và Tổng Coliforms còn TSS, COD và BOD5 đã vƣợt quá mức quy định. Dựa trên những kết quả kể trên, để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt trong khu vực, một số kiến nghị đƣợc đề xuất nhƣ sau: Chính quyền địa phƣơng cùng các sở ban ngành cần phối hợp khảo sát, quan trắc nƣớc mặt trong khu vực thƣờng xuyên báo cáo kịp thời để có thể nắm bắt kịp thời chất lƣợng, có những biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời. Cần đƣa nƣớc máy đến các hộ ở vùng sâu, những khu vực nội đồng, nhằm hạn chế tình trạng sử dụng nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm cho mục đích sinh hoạt. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nƣớc nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm phù hợp và hiệu quả với nguồn nƣớc trong khu vực. Cơ quan địa phƣơng có thể sử dụng các mô hình quản lý nƣớc để dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng tình hình nguồn nƣớc khu vực. 41
  50. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  KẾT LUẬN: Sông Thị Vải là nguồn nƣớc mặt cung cấp nƣớc cho ngƣời dân sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là nguồn nƣớc tƣới cho ngành nông nghiệp. Thông qua việc đánh giá khả năng chịu tải và thực hiện khảo sát trong khu vực có thể rút ra những kết luận sau: + Chất lƣợng nƣớc sông bị ô nhiễm COD, BOD5,TSS, NH4 và Tổng Coliforms nặng. Nƣớc chủ yếu ô nhiễm ở đoạn 1 (trừ TSS) và đoạn 2, còn + đoạn 3 thì Tổng Coliforms và NH4 chƣa bị ô nhiễm nặng.Trong thực tế, ngƣời dân trong khu vực đều đã sử dụng nƣớc máy cho sinh hoạt, chỉ có một phần nhỏ ngƣời dân khu vực chƣa đƣợc cung cấp tới vẫn còn phải sử dụng nƣớc sông cho sinh hoạt và đã có những biểu hiện ra ngoài nhƣ da dẻ nổi mẩn do sự ô nhiễm của đoạn kênh. Nguồn nƣớc mặt nơi đây chủ yếu đƣợc ngƣời dân sử dụng vào tƣới cây,nuôi trồng thủy hải sản , mặc dù lƣợng nƣớc vẫn đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp này Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt trong khu vực chủ yếu là do hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhƣ dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, xác động vật chết chủ đem thả xuống sông mà không xử lý. Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt trong gia đình mặc dù đã có xe thu gom nhƣng vẫn có những hộ dân thải trực tiếp ra sông, . Một trong những đơn vị gây ô nhiễm nhất là xƣởng Vedan đã xả chất thải ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trƣờng gây hại đến dòng sông.  KIẾN NGHỊ: Trong quá trình thực hiện đề tài, dù có nhiều cố gắng tuy nhiên sinh viên cũng gặp phải những khó khăn trong việc thu thập số liệu, đặc biệt là các số liệu về 42
  51. nguồn xả và thủy văn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng gặp trở ngại khi lần đầu tiếp cận với mô hình. Chính từ những kết quả đạt đƣợc, sinh viên nhận thấy bài toán chịu tải là thực trạng đang vƣớng mắc của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với giới hạn về thời lƣợng, sinh viên chƣa thể đánh giá và đƣa ra bức tranh toàn cảnh về khả năng tiếp nhận nguồn thải cho tất cả các nhánh kênh sông của tỉnh với chuỗi thời gian dài. Chính vì vậy, cần có những đề tài với hƣớng nghiên cứu này trong giai đoạn tiếp theo của tƣơng lai. 43
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Bà Rịa – Vũng Tàu, [2] Nguyễn Đức Phƣơng(2012). “Tích hợp GIS và viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên, [3] Hồ Văn Hóa (2013). “Ứng dụng công nghệ viễn thông thông tin địa lý gí đễ thành lập bản đồ ngập lụt tỉnh bình định”, thong-thong-tin-dia-ly-gis-de-thanh-lap-ban-do-ngap-lut-tinh-binh-dinh.htm [4] Nguyễn Xuân Phùng(2016). “Ứng dụng mô hình mike 11 trong tính toán thủy văn, thủy lực, mùa lũ lƣu vực sông BA”, Nguyen%20Xuan%20Phung%20-%20BAO_MIKE11_SBA.pdf [5] PGH.TSKH Bùi Tá Long (2013). “Nghiên cứu phát triển công nghệ mới Evim”, PHỤ LỤC Hình ảnh khảo sát tại sông thị vải 44