Đề tài Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước: Minh chứng ở Việt Nam

pdf 71 trang yendo 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước: Minh chứng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tac_dong_tai_khoa_cua_chinh_sach_co_phan_hoa_len_ngan.pdf

Nội dung text: Đề tài Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước: Minh chứng ở Việt Nam

  1. Mã số: . TÁC ĐỘNG TÀI KHÓA CỦA CHÍNH SÁCH CỔ PHẦN HÓA LÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: MINH CHỨNG Ở VIỆT NAM
  2. Công trình nghiên cứu: TÁC ĐỘNG TÀI KHÓA CỦA CHÍNH SÁCH CỔ PHẦN HÓA LÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: MINH CHỨNG Ở VIỆT NAM Tóm lược Bài nghiên cứu này kiểm định mối tương quan giữa chính sách cổ phần hóa của chính phủ và ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế ở Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam, tập trung vào nghiên cứu tác động tài khóa của cổ phần hóa đến ngân sách nhà nước, ảnh hưởng của chúng đến tổng doanh thu thuế ở Việt Nam. Vậy giữa chúng sẽ tồn tại mối quan hệ như thế nào, tăng trưởng hay suy giảm ngân sách nhà nước liệu có phải là kết quả của cổ phần hóa? Sử dụng mô hình ARCH/GARCH và VECM, đồng thời tiến hành phân tích định lượng chuỗi số liệu từ quý 4 năm 1995 đến quý 4 năm 2013, chúng tôi kết luận tồn tại một mối tương quan âm không đáng kể giữa cổ phần hóa và ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế ở Việt Nam. Điều này được giải thích bởi phần lớn là chính sách miễn giảm và ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam áp dụng đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Từ khóa: cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, tổng doanh thu thuế.
  3. MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 1.1. Nội dung nghiên cứu 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.3. Cấu trúc bài nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4 2.1. Lý thuyết nền tảng về cổ phần hóa 4 2.1.1. Khái niệm cổ phần hóa 4 2.1.2. Vài nét về cổ phần hóa ở Việt Nam. 5 2.1.3. Các hình thức cổ phần hoá 8 2.1.4. Mục tiêu cổ phần hóa 9 2.1.5. Tác động của cổ phần hóa ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển 11 2.1.5.1. Tác động tài khóa 11 2.1.5.2. Tác động đến các biến số vĩ mô 13 2.2. Những vấn đề lý luận về thuế 17 2.2.1. Khái niệm và chức năng 17 2.2.2. Chính sách thuế ở các nền kinh tế đang phát triển 19 2.2.3. Vai trò của doanh thu thuế trong nền kinh tế đang phát triển 21 2.3. Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở các quốc gia đang phát triển . 24 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Các mô hình nghiên cứu: 30 3.2. Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH 31 3.3. Lý thuyết mô hình VECM: 32 3.4. Dữ liệu nghiên cứu và phân tích các biến 34 3.4.1. Phân tích các biến ảnh hưởng trong mô hình 34 3.4.2. Phân tích biến chính 37 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
  4. 4.1. Mô hình ARCH/GARCH 41 4.1.1. Kiểm định tính dừng 41 4.1.2. Tiến trình ước lượng mô hình ARCH/GARCH 42 4.2. Mô hình VECM: 45 4.2.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VECM: 45 4.2.2. Ước lượng mô hình VECM cho 10 biến 46 4.2.3. Mô hình VECM cho hai biến thuế và cổ phần hóa: 47 4.3. Giải thích kết quả mô hình thực nghiệm tại Việt Nam: 48 5. KẾT LUẬN 52 PHỤ LỤC HÌNH 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SOE : State Owner Enterprise (Doanh nghiệp nhà nước) SIP : Share issue privatization (Phát hành cổ phiếu cổ phần hóa) OECD : Oganization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế) ARCH : Autoregressive Conditional Heterokadasticity (Mô hình phương sai có điều kiện thay đổi tự hồi quy) GARCH : Generalised Autoregressive Conditional Heteroskedasticity (mô hình phương sai có điều kiện thay đổi tự hồi quy tổng quát). VAR : Vector autoregression (Mô hình tự hồi quy vector var) VECM : Vector error correction model (Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM) IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương Mại Thế Giới)
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động tài khóa và vĩ mô của cổ phần hóa. 14 Bảng 2.2: Đánh giá cải cách chính sách thuế ở những quốc gia đang phát triển 21 Bảng 2.3: Ngân sách nhà nước qua các năm 23 Bảng 3.1: Nguồn dữ liệu thu thập số liệu 36 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng 41 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH 43 Bảng 4.3: Kết quả hệ số mô hình GARCH 44
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu thuế khu vực khai thác mỏ ở Zambia 26 Biểu đồ 2.2: Số tiền thu được từ cổ phần hóa giai đoạn 1995-2013 37 Biểu đồ 2.3: Doanh thu thuế Việt Nam giai đoạn 1995-2013 39 Biểu đồ 2.4: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa 1990 - 2013 49 Biểu đồ 2.5: Phần trăm doanh thu thuế so với GDP giai đoạn 1995-2013 49
  8. Trang 1 1. TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1. Nội dung nghiên cứu Trong hai năm cuối cùng của nhiệm kỳ khóa 13, Chính phủ dốc sức cho cuộc chạy đua có tính lịch sử, mang tên “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” với mục tiêu đề ra trong hai năm 2014 và 2015, bình quân mỗi năm cổ phần hóa 216 doanh nghiệp. Từ năm 2001, khi nền kinh tế đất nước đi vào chiều sâu của công cuộc đổi mới, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 đã khẳng định: “Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa”. Theo số liệu tại Hội nghị, đến hết năm 2007 tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa là 3.756 doanh nghiệp.Có thể thấy, cổ phần hóa hay nói cách khác là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đang được các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp ráo riết thực hiện nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả cho nền kinh tế. Gần hai thập kỷ qua, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã gần như quét qua toàn thế giới, hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ latinh cùng Đông Âu và Tâu Âu đều tiến hành cổ phần hóa .Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể hiểu như là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Về bản chất, đây là phương thức xã hội hóa đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp một chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội mà không một cá nhân nào có thể đáp ứng được. Chính vì vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tầm quan trọng của cổ phần hóa đã được phân tích bởi nhiều nhà kinh tế học khác nhau. Các quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, bằng việc áp dụng mô hình kinh tế theo các nước Liên Xô cũ và Đông Âu
  9. Trang 2 khiến quy mô doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm đến 80-90% tổng tài sản quốc gia. Kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam đã chứng minh rằng việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần không những giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn của mình mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn trước đây. Nhờ đó hoạt động của doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hóa nhạy bén, năng động và tự chủ hơn trước khiến các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Cổ phần hóa tác động rất nhiều đến nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như tác động ổn định tài chính (thâm hụt ngân sách, nợ công, doanh thu thuế, ) và gián tiếp ảnh hưởng lên các biến số vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó vai trò quan trọng nhất của cổ phần hóa là tác động tài khóa của chúng đến ngân sách quốc gia mà đặc biệt là doanh thu thuế của chính phủ. Vậy giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế - ngân sách quốc gia tồn tại mối quan hệ như thế nào? Chúng tôi quyết định thực hiện công trình nghiên cứu với đề tài “Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước: Minh chứng ở Việt Nam”. Có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề cổ phần hóa ở các quốc gia. Nhìn chung, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ theo cách tiếp cận của Ernesto Crivelli (2013), sử dụng các biến vĩ mô để ước lượng mức độ và tầm ảnh hưởng của cổ phần hóa vào ngân sách quốc gia mà đặc biệt là doanh thu thuế. Chúng tôi sử dụng số liệu theo quý từ giai đoạn năm 1995 đến năm 2013 để đi sâu vào phân tích tác động tài khóa của cổ phần hóa thông qua việc sử dụng mô hình ARCH/GARCH và VECM để ước lượng mức độ ảnh hưởng tại Việt Nam. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một câu hỏi nghiên cứu duy nhất: “Có mối quan hệ tồn tại giữa cổ phần hóa và ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế trong nền kinh tế Việt Nam hay không?”
  10. Trang 3 1.3. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm có 5 phần. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ khái quát thuyết cổ phần hóa, một số vấn đề lý luận về thuế và kết quả một số nghiên cứu mối tương quan giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế tại các quốc gia đang phát triển. Phần 3 của bài, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu hơn về phương pháp, mô hình và cách lựa chọn số liệu nghiên cứu. Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và những nhận định thực tiễn tại thị trường Việt nam. Cuối cùng là phần kết luận.
  11. Trang 4 2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Lý thuyết nền tảng về cổ phần hóa 2.1.1. Khái niệm cổ phần hóa Thuật ngữ cổ phần hóa xuất hiện ở Việt Nam cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, gắn với công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Cho đến nay, dường như mọi người mặc nhiên sử dụng thuật ngữ cổ phần hóa, mà chưa quan tâm nhiều tới việc định nghĩa hay đưa ra một khái niệm đầy đủ cho thuật ngữ này. Đa số mọi người thường nhầm lẫn thuật ngữ cổ phần hóa và tư hữu hóa, về bản chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc về tư hữu hóa: “Tư hữu hoá là quá trình biến đổi mối tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường". Theo đó, toàn bộ chính sách, luật lệ và thể chế nhằm khuyến khích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giành cho thị trường vai trò điều tiết ngày càng lớn. Trong khi đó ở Việt Nam, việc cổ phần hóa chỉ mang tính chất là một phương thức cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, làm các doanh nghiệp nhà nước này có nhiều chủ sở hữu, tăng tiềm lực tài chính, vốn và tài sản của nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn và thu hút thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm động lực và cơ chế quản lý mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chủ trương của cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước là xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  12. Trang 5 2.1.2. Vài nét về cổ phần hóa ở Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam bắt đầu thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Có thể nói cổ phần hóa đã và đang là một trong những vấn đề chính trong tranh luận về chính sách ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, nhưng dường như thái độ của chính phủ về vấn đề này vẫn còn mâu thuẫn. Một mặt, cổ phần hóa được nhấn mạnh trong báo chí và các báo cáo về chính sách. Mặc khác, tiến độ cổ phần hóa ở Việt Nam vẫn còn tương đối khiếm tốn và cho tới thời điểm này doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chiếm lĩnh vị trí trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Theo tác giả Fredrik Sjoholm (2006), cổ phần hóa ở Việt Nam được nhận thấy chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ nhưng không hướng đến các doanh nghiệp lớn, và nó không giải quyết vấn đề về hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp nhà nước bởi vì nhà nước vẫn gần như kiểm soát một một phần lớn cổ phần ở các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Thực tế đã cho thấy sau 22 năm tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá còn gặp nhiều hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Thời gian thực hiện cổ phần hoá một doanh nghiệp còn dài, tiến độ cổ phần hoá chậm, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2011 - 2012, số doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ ở con số 60 và 13. Bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp thực hiện sắp xếp cổ phần hóa không thuộc diện nhà nước cần chi phối có tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên 51% vốn điều lệ còn rất nhiều, đặc biệt là tại các tập đoàn, tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Nhiều ngành nghề Việt Nam cho là nhạy cảm, như các ngành như dệt may, xi măng, mặc dù trên thế giới lại không được coi là những ngành chiến lược nhạy cảm, không có nắm giữ bí mật về khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng thì việc Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên là không cần thiết. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy rằng cổ phiếu các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa thuộc lĩnh vực công nghiệp vẫn còn nhỏ và thị phần của khu vực nhà nước
  13. Trang 6 trong nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì ổn định trong suốt những năm qua. Điều này có vẻ như không gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tăng trưởng nền kinh tế của Việt nam trong ngắn hạn. Trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện một mức tăng trưởng kinh tế rất cao mặc dù theo đuổi một chính sách kinh tế không chính thống (Van Arkadie và Mallon, 2003). Trong dài hạn, chính sách kinh tế chủ trương doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số có thể sẽ không mang lại một mức tăng trưởng kinh tế đều đặn được. Không một quốc gia nào trở nên giàu có bằng cách chỉ dựa vào các doanh nghiệp nhà nước. So với các nền kinh tế đang phát triển khác, chương trình cổ phần hóa ở Việt Nam được đặc trưng bởi sự “cẩn trọng”. Điều này một phần là do chính phủ Việt Nam chần chừ trong việc cổ phần hóa. Chính xác hơn, chương trình cổ phần hóa ở Việt Nam mang đầy tính mâu thuẫn và thiếu tính cam kết, dứt khoát. Hơn nữa, chiến lược phát triển dường như thiếu sự gắn kết: Một mặt nhà nước cho rằng doanh nghiệp tư nhân là một động lực để tăng trưởng và phát triển nhưng mặt khác lại cho rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (CPV, 2000). Tuy nhiên, theo đuổi một lượng cổ phần hóa nhỏ có thể tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận một phương pháp cổ phần hóa các doanh nghiệp SOEs tương đối an toàn và hiệu quả. Bởi vì: Đầu tiên, điều kiện kinh tế và ổn định tăng trưởng tốt tại Việt Nam cung cấp cho chính phủ cơ hội để thực hiện việc cổ phần hóa từ từ chứ không cần phải theo đuổi một chiến lược cổ phần hóa bùng nổ. Thứ hai, Việt Nam cũng có lợi khi là một trong những nền kinh tế tham gia cổ phần hóa trễ, nên có thể học tập và rút kinh nghiệp từ những quốc gia đi trước. Cổ phần hóa trước đó đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nên sẽ có nhiều điều để Việt Nam có thể học hỏi được. Đặc biệt, cổ phần hóa rất phổ biến trong các nền kinh tế đang phát triển với thu nhập thấp. Cụ thể ở những quốc gia này, thị phần của các doanh nghiệp nhà nước đã giảm dần từ 15% vào cuối 1980 đến dưới 5% cho đến thời điểm này (Megginson và Netter, 2001). Cuối cùng, Việt Nam có thể học hỏi từ những nỗ lực “cổ phần hóa từng bước” của riêng mình trong các cải cách doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa: Việt Nam đã bắt
  14. Trang 7 đầu chương trình cổ phần hóa vào năm 1992, và các chương trình cổ phần hóa mới đã được đưa ra trong những năm gầy đây. Hơn nữa, với những phương pháp cổ phần hóa khác đã được thử nghiệm gần đây ở Việt Nam, điều đó có nghĩa là Việt Nam có thể so sánh kết quả của các chiến lược cổ phần hóa khác nhau mang lại. Do đó thay vì cố tìm những phương pháp cổ phần hóa mới, Việt Nam có thể sử dụng các chiến lược đã được chứng minh là hữu ích trong quá khứ của mình cũng như ở các quốc gia khác. Vậy liệu có cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước? Cần phải nói rằng, vấn đề doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề “nóng”. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả đầu tư thấp, sản phẩm đầu tư có khả năng cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực dệt, may, giấy, đường, phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, trang thiết bị lạc hậu, trình độ năng lực quản lý hạn chế, dẫn đến kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, mất vốn. Nhiều lĩnh vực quan trọng do doanh nghiệp nhà nước giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế như thiếu điện, tham gia điều tiết thị trường chưa hiệu quả. Tính chung tỉ suất lợi nhuận trên vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2010 chỉ đạt 16,5%, tương đương chi phí vay vốn trung bình của các ngân hàng trong cùng thời kỳ. Nhưng trong số lợi nhuận đó có đến 80% tập trung ở một số ít tập đoàn như: Dầu khí Quốc gia, Viễn thông Quân đội, Than Khoáng sản, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Cao su; còn đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước khác đều bị thua lỗ. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp được cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi; nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%. Theo căn cứ trên, có thể thấy cổ phần hoá là giải pháp quan trọng trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và làm cho các doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu, vốn và tài sản của nhà nước được sử dụng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cổ phần hoá tạo cơ
  15. Trang 8 sở thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cổ đông về hoạt động và kết quả kinh doanh. Đặc biệt, cổ phần hoá tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang là một giải pháp cấp bách hiện nay 2.1.3. Các hình thức cổ phần hoá Như ta đã biết, đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần là vốn chủ sở hữu do nhiều cổ đông nắm giữ, đồng sở hữu thông qua việc sở hữu các cổ phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhất thiết phải chào bán cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ đông. Chính phủ Việt Nam phân lọai tất cả các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) ra thành 3 nhóm dựa vào mức độ quan trọng riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhóm 1 bao gồm các SOEs quan trọng chiến lược và do đó các doanh nghiệp này được đặt hoàn toàn dưới quyền kiểm soát và sở hữu của nhà nước. Nhóm 2 bao gồm các SOEs mà chính phủ muốn giữ quyền biểu quyết, kiểm soát nếu chúng được cổ phần hóa. Và nhóm 3 bao gồm các SOE còn lại, các SOE này có thể bị cổ phần hóa theo một trong bốn phương pháp như sau: Phương án 1: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Phương án 2: Bán 1 phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp Phương án 3: Tách và sau đó cổ phần hóa các phần của một doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là áp dụng cho các tổng công ty nhà nước). Phương án 4: Bán toàn bộ các cổ phần nhà nước cho người lao động và các cổ đông tư nhân (chủ yếu là áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ).
  16. Trang 9 2.1.4. Mục tiêu cổ phần hóa Có thể nói cổ phần hóa làm tăng tính hiệu quả kinh tế bởi vì các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân thì tối thiểu hóa chi phí hiệu quả hơn và tối đa hóa lợi nhuận tốt hơn, trong khi các doanh nghiệp sở hữu công thường phải đối mặt với những hạn chế do việc thắt chặt ngân sách yếu kém và họ chỉ chú trọng vào các mục tiêu khác hơn là cắt giảm chi phí, chẳng hạn như đảm bảo các mục tiêu về thực hiện các chính sách an sinh xã hội của một doanh nghiệp Nhà nước. Một số chính phủ cố gắng cải thiện tình hình tài khóa bằng cổ phần hóa. Điều này phổ biến ở những quốc gia mà chính phủ của họ không muốn hoặc không có khả năng tự trợ cấp cho các thâm hụt gây ra bởi các doanh nghiệp Nhà nước (Davis và các cộng sự 2000). Khi tiến hành cổ phần hóa, nghĩa là chính phủ đã quyết định rút ra khỏi sự tham gia điều hành trực tiếp trong hoạt động kinh doanh và do đó gạt bỏ hầu hết quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho các doanh nghiệp Nhà nước này có hoạt động thua lỗ hay mang lại lợi nhuận. Lúc này các doanh nghiệp Nhà nước sẽ sẵn sàng tiếp nhận dòng vốn góp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và đồng thời phải đối mặt với việc các nhà đầu tư này có thể áp dụng các biện pháp tước bỏ hoặc thanh lý khi cần thiết. Điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp cải thiện ngân sách trong các tổ chức công, phân phối lại thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển thị trường chứng khoáng và đạt được các ảnh hưởng về mặt chính trị. Kết quả nghiên cứu của Perihan và Ozlem (2007) cho thấy những mục tiêu chính thường theo đuổi các chương trình cổ phần hóa thường là: Đạt được lợi nhuận trong hiệu quả kinh tế, do doanh nghiệp Nhà nước thường tụt hậu phía sau về hiệu suất kinh tế, trong khi những nỗ lực để cải cách của các doanh nghiệp như vậy thường đạt được thành công hạn chế. Khi được sở hữu bởi nhiều chủ sở hữu, họ có xu hướng hoạt động để tạo ra lợi nhuận là chủ yếu và cố gắng để cải thiện hiệu suất. Tài trợ thâm hụt ngân sách với số tiền thu được từ cổ phần hóa trong trường hợp chính phủ phải đối mặt với khó khăn thanh khoản nghiêm trọng.
  17. Trang 10 Giảm bớt gánh nặng của các doanh nghiệp Nhà nước vào ngân sách của chính phủ. Mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cho phép Chính phủ tập trung nguồn lực đóng góp bởi quần chúng vào vai trò chính của Nhà nước đó là cung cấp các dịch vụ công cơ bản, bao gồm y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng xã hội. Thúc đẩy thị trường vốn phát triển. Vì khi cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa phát hành trên thị trường nói chung, thị trường vốn trở nên sôi động hơn do tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của người dân vào việc sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Cổ phần hóa cũng hướng đến các cải cách thông qua thương mại hóa hoặc tái cơ cấu hiệu suất của hầu hết các doanh nghiệp khu vực công, đảm bảo tính thanh khoản của tất cả các doanh nghiệp Nhà nước không có khả năng chi trả sớm nhất có thể. Trong chừng mực phù hợp với các mục tiêu chính, cổ phần hóa phải đáp ứng các mục tiêu thứ cấp sau đây: Tạo ra một nền kinh tế định hướng thị trường Nâng cao mức độ tiếp cận thị trường vốn nước ngoài và công nghệ. Ngược lại có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và duy trì được tính độc lập. Tuy nhiên, tiến trình thương mại hóa và tái cấu trúc được thiết kết sao cho đảm bảo rằng các doanh nghiệp Nhà nước còn lại trong khu vực công đáp ứng được thị trường, chi phí hợp lý và có xu hướng sinh lợi. Hành động như những thực thế kinh doanh khác mà không cần phải thực hiện các hoạt động phi thương mại trừ khi nhận được bồi thường rõ ràng từ chính phủ. Không can thiệp vào chính trị trong hoạt động của mình bao gồm cả các ngân hàng; nhận được sự hướng dẫn của các cơ quan giám sát để có thể phù hợp tối thiểu với việc đuổi lợi ích của người tiêu dùng. Có hội đồng và ban giám đốc độc lập và có trách nhiệm; và có hệ thống giám sát hoạt động hiệu quả.
  18. Trang 11 2.1.5. Tác động của cổ phần hóa ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển 2.1.5.1. Tác động tài khóa Có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của cổ phần hóa ở các quốc gia đang phát triển, nhìn chung bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ theo cách tiếp cận của Yannis Katsoulakos và Elissavet Likoyanni (2002). Tác giả cho rằng tác động về mặt tài chính của cổ phần hóa được phản ánh không chỉ là số lượng tiền thu được từ cổ phần hóa và việc sử dụng số tiền đó như thế nào mà còn là tác động của chúng đến dòng tài chính trong ngân sách nhà nước, đặc biệt là doanh thu thuế. Lợi ích ròng mà chính phủ nhận được từ cổ phần hóa là một quá trình đầu tư lâu dài. Nếu khu vực tư nhân dự kiến sẽ điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn so với nhà nước thì lợi ích ròng của chính phủ nhận được từ cổ phần hóa sẽ tăng lên, dẫn đến chính phủ sẽ sẵn lòng tiến hành cổ phần hóa và có thể thu thuế hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, cổ phần hóa sẽ mang đến một tác động tích cực lâu dài về mặt tài chính công. Tuy nhiên, cũng không thể không xét đến trường hợp chính phủ phải đối mặt với khó khăn về mặt thanh khoản nên có thể họ sẽ sẵn lòng bán tài sản của mình ở một mức giá thấp hơn giá trị kinh tế của tài sản để tài trợ cho chi tiêu của mình, lúc này cổ phần hóa chưa chắc sẽ mang lại một tác động tích cực lâu dài về mặt tài chính mặc dù trước mắt chúng giúp chính phủ giải quyết được vấn đề thanh khoản của mình. Yannis và Ellisavet (2002) cho rằng số tiền thu được từ cổ phần hóa phản ánh tác động của chúng lên các biến số vĩ mô cũng như lên lợi ích ròng của chính phủ. Mức độ tác động tài chính được tài trợ bởi số tiền thu được từ cổ phần hóa phụ thuộc phần lớn vào nguồn gốc của số tiền thu được (trong hay ngoài nước), mức độ lưu chuyển vốn và cơ chế quản lý tỷ giá. Đặc biệt, nếu số tiền thu được từ cổ phần hóa có nguồn gốc trong nước thì sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong cầu tiền cho khu vực tư nhân để mua các tài sản được cổ phần hóa, cũng như khi số tiền thu được đến từ nước ngoài chứng tỏ thị trường tài chính trong nước hoạt động hiệu quả, tác động của chúng giống như việc chính phủ vay nợ nước ngoài dẫn đến áp lực tăng giá thực của đồng tiền.
  19. Trang 12 Một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách hoặc do chính phủ chi tiêu nhiều hơn hoặc do chính phủ đánh thuế thấp hơn. Nếu thâm hụt này được bù đắp bởi số tiền cổ phần hóa thu được thì sẽ có kết quả giống như chính sách tài chính mở rộng được tài trợ bởi sự gia tăng nợ công (McKenzie, 1998), dẫn đến sự gia tăng cầu trong nước, ngoài ra còn ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác như lạm phát, tài khoản vãng lai bên ngoài. Những ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như việc chính phủ gia tăng chi tiêu như thế nào trong nhập khẩu và hàng hóa dịch vụ trong nước. Một số bài nghiên cứu được biên soạn dưới danh nghĩa của IMF (2000) để kiểm tra xem liệu có phải số tiền thu được từ cổ phần hóa sau khi chuyển giao cho ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng để tài trợ cho các thâm hụt lớn hay được dùng để tài trợ cho các nguồn tài chính khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số tiền thu được từ cổ phần hóa không được sử dụng để tài trợ cho các thâm hụt lớn, bên cạnh đó nó cũng chỉ ra rằng tình hình tài chính có xu hướng tốt hơn nếu cổ phần hóa xảy ra. Các tài khoản tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi cổ phần hóa theo nhiều cách: trực tiếp, thông qua các ảnh hưởng của cổ phần hóa lên dòng tài chính ra vào của các doanh nghiệp được cổ phần hóa và gián tiếp, thông qua các quyết định về việc sử dụng số tiền từ cổ phần hóa như thế nào. Nếu các yếu tố khác không đổi, thuế thu được từ các doanh nghiệp được cổ phần hóa phản ánh những thay đổi trong hiệu quả hoạt động. Ở cấp độ vĩ mô, có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hóa sẽ trả thuế nhiều hơn so với các thời kỳ trước khi cổ phần hóa. Ở nhiều quốc gia, tổng ngân sách nhà nước phân bổ cho khu vực các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm xuống sau khi cổ phần hóa được tiến hành, trong khi đó số tiền thu được từ cổ phần hóa cũng được tìm thấy là được sử dụng để giảm nợ. Một trong những nghiên cứu được công bố đầu tiên kiểm tra tác động tài chính của cổ phần hóa là Jeronimo, Pagan và Soydemir (2000). Tác giả sử dụng dữ liệu bảng số tiền thu được từ cổ phần hóa qua các quốc gia và thâm hụt ngân sách ở các nước OECD từ 1990-1997 để phân tích những vấn đề về thâm hụt ngân sách ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp trong những năm 1990 và những thay đổi khi cổ phần hóa đóng vai trò như một công cụ tái cơ cấu kinh tế so với việc cổ phần hóa đóng vai trò như một công cụ
  20. Trang 13 quy tụ tiền tệ Châu Âu. Tác giả đã dẫn chứng một mối quan hệ nghịch chiều giữa các số tiền thu từ cổ phần hóa và thâm hụt trong bốn quốc gia này, nhưng điều này lại không đúng cho các thành viên còn lại của EU. Đối với các nước miền Nam Châu Âu, cổ phần hóa dường như được hưởng ứng nhiều hơn như một phương tiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quy tụ Maastricht hơn là một công cụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.5.2. Tác động đến các biến số vĩ mô Các tài liệu nghiên cứu vĩ mô ủng hộ mạnh mẽ rằng các doanh nghiệp tư nhân thì hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp được điều hành bởi nhà nước. Kết quả này cũng được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu khác về thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển và đang phát triển (Davis, 2000) cũng như trong các nền kinh tế chuyển đổi (Havrylyshyn và McGettigan, 1999). Aziz và Westcott (1997) và Salai-Martin (1997) nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng nhanh hơn trong các nền kinh tế có phần đóng góp của khu vực tư nhân trong GDP cao hơn. Theo các bằng chứng thực nghiệm của Davis (2000), có một mối quan hệ tích cực rõ ràng giữa cổ phần hóa và tốc độ tăng trưởng, điều này rõ nhất ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng cổ phần hóa không liên quan đến thất nghiệp ở quy mô lớn nhưng theo Davis (2000) cổ phần hóa lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp hiện thời và trước đó. Bởi theo tác giả các kết quả như thế này xuất phát từ kết hợp của nhiều chính sách khuyến khích tăng trưởng và giảm thất nghiệp.
  21. Trang 14 Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động tài khóa và vĩ mô của cổ phần hóa. Mô tả mẫu, thời gian Tóm tắt kết quả thực Nghiên cứu của tác giả nghiên cứu, và phương nghiệm và kết luận. pháp nghiên cứu Đầu tiên kiểm tra tác động Kết quả chỉ ra rằng có một tài chính của cổ phần hóa là mối quan hệ nghịch chiều Jeronimo, Pagan và giữa các số tiền thu từ cổ Soydemir (2000). Tác giả phần hóa và thâm hụt trong sử dụng dữ liệu bảng số tiền bốn quốc gia này, nhưng thu được từ cổ phần hóa qua điều này lại không đúng các quốc gia và thâm hụt cho các thành viên còn lại ngân sách ở các nước của EU. Đối với các nước OECD từ 1990-1997 để miền Nam Châu Âu, cổ Jeronimo, Pagan, và phân tích những vấn đề về phần hóa dường như được Soydemir (2000). thâm hụt ngân sách ở Tây hưởng ứng nhiều hơn như Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, một phương tiện để đáp Hy Lạp trong những năm ứng các tiêu chuẩn quy tụ 1990 và những thay đổi khi Maastricht hơn là một công cổ phần hóa đóng vai trò cụ để chuyển dịch cơ cấu như một công cụ tái cơ cấu kinh tế kinh tế so với việc cổ phần hóa đóng vai trò như một công cụ quy tụ tiền tệ Châu Âu. Nghiên cứu tác động tài Kết luận rằng số tiền thu Macedo (2000) chính của các chương trình được từ chương trình cổ cổ phần hóa ở Brazil. Các phần hóa cơ bản đã bị lãng
  22. Trang 15 chương trình này đã huy phí. Các khoản thu được động được hơn 71 tỷ USD bù đắp cho việc thắt chặt thông qua việc bán 115 ngân sách lỏng lẻo và góp doanh nghiệp từ 1991 đến phần làm chậm lại( nhưng 1998. Ông đặc biệt hướng không ngăn chặn) giảm giá đến việc liệu số tiền thu thực tế. Thay vì sự sử dụng được đã được sử dụng hợp số tiền thu được này để trả lý chưa để cải thiện tình nợ, số tiền này chỉ kéo theo hình tài chính các khoản nợ nợ công càng lúc càng của chính phủ Brazil, hay nhiều và mở rộng hơn và được dùng để giảm việc bất cuối cùng chính phủ đành bình đẳng trong thu thập phải kết thúc chương trình của người dân Brazil trong sự vỡ nợ, bất bình đẳng gia tăng, bởi vì thực tế chỉ có những người dân với thu nhập ở mức cao hoặc ở mức trung bình mới mua được cổ phần của các doanh nghiệp thoái vốn Xem xét các tác động của Ghi nhận rằng số tiền thu cổ phần hóa các SOE ở các được trên trung bình tương nước đang phát triển. Họ đương với 1.75% GDP Davis, Ossowski, cũng xác định làm cách nào (2% đối với các quốc gia Richardson, và Barnett việc phát hành cổ phần hóa chuyển đổi) cho toàn bộ 18 (2000) được hoạch toán vào tài quốc gia trong giai đoạn cổ khoản thu nhập quốc gia phần hóa được tiến hành. cũng như đánh giá xem Họ cũng chứng minh được trong thực tế số tiền thu rằng số tiền thuần thu được
  23. Trang 16 được từ cổ phần hóa được đạt trên trung bình ít hơn sử dụng như thế nào ở 8 nền một nữa số tiền thu được kinh tế chuyển đổi và 10 từ phát hành cổ phần. Các nền kinh tế không chuyển bằng chứng kinh tế chỉ ra đổi từ đó đưa ra các trình cổ rằng doanh thu từ cổ phần phần hóa khá lớn từ 1987- hóa đã được tiết kiệm chứ 1998. Đặc biệt, các tác giả không phải dùng cho chi cũng đặt câu hỏi liệu số tiền tiêu, và cũng chỉ ra được cổ phần hóa thu được có rằng tình hình tài chính của được “tiết kiệm” (sử dụng các nước nghiên cứu có xu để trả nợ hoặc giảm các hướng được cải thiện khi khoản vay mới) hay “chi nhấn mạnh đến sự cần thiết tiêu” cho các chương trình phải minh bạch công khai mới hoặc duy trì các trong quá trình cổ phần hóa chương trình cổ phần hiện và đề nghị nên xem xét số có ở các cấp độ không bền tiền thu được từ cổ phần khác nhau hóa như một mục trong tài khoản tài chính của quốc gia chứ không đơn thuần là doanh thu nói chung. Nghiên cứu tác động của cổ Ghi nhận có mối quan hệ phần hóa lên thâm hụt ngân nghịch chiều đáng kể giữa sách, nợ công, thất nghiệp số tiền cổ phần hóa thu Katsoulakos and Likoyanni và tăng trưởng bằng cách được và nợ công cho toàn (2002) tiến hành phân tích bằng thể các nước OECD, kinh tế lượng dữ liệu cấp nhưng điều này lại không quốc gia của 23 quốc gia ở đúng đối với các quốc gia OECD giai đoạn 1990- có số công nợ quá cao (Bỉ,
  24. Trang 17 2000. Và họ cũng tiến hành Hy Lạp, Ý). Số tiền cổ xem xét lại ở mẫu 4 quốc phần hóa thu được không gia Tây Ban Nha, Bồ Đào tương quan đáng kể với Nha, Ý, Hy Lạp để có thể thâm hụt ngân sách đối với xác nhận hay bác bỏ các toàn bộ các quốc gia bằng chứng mà Jeronimo, OECD và cho cả bốn quốc Pagan, và Sovdemir (2000) gia phía Nam Châu Âu. Họ đã đưa ra cũng tìm thấy rằng doanh thu từ cổ phần hóa hiện hành có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ thất nghiệp hiện tại nhưng lại có một mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ thất nghiệp trước đó. 2.2. Những vấn đề lý luận về thuế 2.2.1. Khái niệm và chức năng 2.2.1.1. Khái niệm Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước, vì Nhà nước và do Nhà nước. Thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. Tuy nhiên, cho đến nay có nhiều cách nhìn nhận khác nhau và người ta vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế cũng như nhìn chung chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế. Chẳng hạn theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản : “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế khóa ” (Mác - Ăng ghen).
  25. Trang 18 Càng về sau, khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Hai nhà kinh tế Mỹ Makkhell và Bruy –M.(1993) lại đưa ra khái niệm mới rằng “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ)”. Ở Việt Nam, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế mà tùy theo cách nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, người ta có thể hiểu khác nhau về thuế. Nhưng hiện nay các nhà kinh tế đều nhất trí kết luận rằng: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước. 2.2.1.2. Chức năng Theo TS. Nguyễn Ngọc Thanh, thuế có hai chức năng: Chức năng phân phối và phân phối lại và Chức năng điều tiết kinh tế. Chức năng phân phối và phân phối lại là chức năng đặc thù nhất của thuế. Nhà nước sử dụng tiền thu từ thuế để tái đấu tư và phân phối thu nhập trong toàn xã hội. Mặc dù nhà nước có nhiều phương pháp mở rộng hay thu hẹp quy mô ngân sách nhưng việc sử dụng công cụ thuế luôn có ưu thế hơn hẳn. Điều này được phản ánh bằng tỷ trọng thu từ thuế trong tổng thu ngân sách của nhà nước luôn ở mức cao nhất, nhiều nước vượt cả 90%. Chức năng điều tiết kinh tế của thuế: Thuế thực hiện chức năng điều chỉnh thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Hai chức năng của thuế tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ. Chức năng phân phối và phân phối lại là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết kinh tế, nhưng chức năng điều tiết kinh tế của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập (Theo ThS. Châu Thành Nghĩa)
  26. Trang 19 2.2.2. Chính sách thuế ở các nền kinh tế đang phát triển Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các khu vực vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Trong điều kiện như vậy, một quốc gia có chính sách thuế thích hợp sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và đảm bảo độ an toàn trong quá trình hội nhập. Theo tài liệu nghiên cứu của Martinez – Vazquez và McNab (2000), các quốc gia mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia hướng đến việc liên kết với nền kinh tế quốc tế, chính sách thuế vô cùng nhạy cảm. Các quốc gia đang phát triển thường được đặc trưng bởi sản phẩm nông nghiệp - chiếm phần lớn tổng thu nhập đầu vào của đất nước, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ - đa số là các khu vực hoạt động kinh tế không chính thức, tiền lương tương đối thấp trên tổng thu nhập quốc gia, Tất cả những đặc trưng này làm giảm đảng kể khả năng thu thuế của Nhà nước như thuế thu nhập cá nhân đến một mức thấp hơn nhiều là thuế giá trị gia tăng, như vậy cũng làm giảm khả năng nâng cao mức đánh thuế. Chính vì vậy, ở các quốc gia này, hệ thống thuế nên: (1) nâng cao doanh thu thuế đủ để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu mà không cần trông cậy quá mức vào việc vay mượn khu vực công, (2) nâng cao doanh thu theo nhiều cách – công bằng, tối thiểu hóa các tác động tiêu cực lên hoạt động kinh tế và bằng các cách không làm đi chệch đáng kể các định mức kinh tế sẵn có. Với cấu trúc nền kinh tế đang phát triển đi cùng nền dân trí và nguồn lực con người thấp, đội ngũ quản lý thuế học vấn không cao và được đào tạo tốt, nguồn lực để chi trả tiền công và mua các thiết bị thiết yếu không sẵn có, thật khó khăn để tạo nên một hệ thống quản lý thuế tốt và hiệu quả (Vito Tanzi và Howell H. Zee, 2000). Chính vì những lý do này, các quốc gia thường phát triển hệ thống thuế mà cho phép họ khai thác các nguồn lực sẵn có hơn là phát triển hệ thống thuế hiện đại như ở các quốc gia phát triển. Hậu quả là các quốc gia đang phát triển có rất nhiều nguồn thuế nhỏ, phụ thuộc khá nhiều vào thuế ngoại thương và tận dụng không đáng kể nguồn thuế thu nhập cá nhân.
  27. Trang 20 Một tài liệu nghiên cứu có giá trị khác về hệ thống thuế ở các quốc gia đang phát triển là của George Tsibouris và Vivo Tanzi (2000), ở những nền kinh tế đang phát triển, phần lớn doanh thu thuế được thu thập từ ba nguồn lực chính: thuế doanh thu, thuế đánh trên thu nhập doanh nghiệp và thuế lương bổng. Các quốc gia luôn cố gắng nỗ lực sửa đổi thể chế cũ để tạo ra một thể chế mới tốt đẹp và hoàn thiện hơn nhưng trở ngại lớn nhất mà các quốc gia này gặp phải chính là đội ngũ quản lý thuế – những người được giáo dục và đào tạo theo các phương pháp cũ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay đổi tư duy và những người có liên quan, chịu trách nhiệm về những thể chế này thường không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu hệ thống quản lý thuế vận hành như thế nào trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, đội ngũ quản lý thuế cảm thấy thoải mái hơn khi vẫn tiếp tục duy trì hệ thống cũ. Rất nhiều chính phủ cảm thấy khó khăn và khó chấp nhận rằng, trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thuế nên là công cụ với mục tiêu tăng cường doanh thu thuế một cách hiệu quả và công bằng. Thay vì vậy, hệ thống thuế lại được xem như công cụ làm giảm số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời duy trì việc làm khi cho phép các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trả lương thay vì đóng thuế cùng các hoạt động kích thích nền kinh tế khác. Bằng những cách như vậy, hệ thống thuế đã dần thay thế cho các công cụ trong nền kinh tế cũng như những chính sách an sinh xã hội khác. Cuối cùng có thể thấy rằng, ở những quốc gia này, chính phủ luôn dành nhiều thời gian giải quyết các vấn đề của cá nhân nộp thuế hơn là tiến hành cải cách lại hệ thống thuế quốc gia (Tanzi, 1998). Điều này có thể làm tăng gánh nặng thuế lên nền kinh tế hơn là thu lợi từ những lợi ích của chúng. Tuy vậy, quy trình cải cách thuế cũng rất đa dạng ở những nền kinh tế đang phát triển. Bảng dưới đây là nghiên cứu được tiến hành bởi đội ngũ IMF được hướng dẫn bởi Ebril và Havrylyshyn (1999), đưa ra sự đánh giá cho quy trình cải cách hệ thống thuế ở các quốc gia Baltics, Russia và các quốc gia khác trong Liên bang Xô-viết (Soviet Union (BRO)) từ năm 1992 đến giữa năm 1998. Chỉ số xếp hạng các quốc gia BRO từ 1 (thấp) đến 5 (cao). Chỉ số xếp hạng này không tránh khỏi những đánh giá chủ quan, tuy nhiên, vẫn phản ánh được những điểm cơ bản nhất của việc cải cách chính sách thuế. Tanzi
  28. Trang 21 (2000) kỳ vọng rằng có mối tương quan giữa cải cách chính sách thuế và thành quả doanh thu. Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc cải cách thuế diễn ra tương đối khá nhiều trong các giai đoạn đó, nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả, việc cải cách (như loại trừ thuế xuất khẩu và thuế trên tiền công dư thừa) đã làm giảm doanh thu trong ngắn hạn. Hơn nữa, nhiều cải cách chính sách thuế gặp khó khăn bởi đội ngũ quản lý thuế. Bảng 2.2: Đánh giá cải cách chính sách thuế ở những quốc gia đang phát triển giai đoạn 1992 đến giữa năm 1998 Nguồn: Đội ngũ IMF, hướng dẫn bởi L.Ebrill và O.Havrylyshyn (1999) 2.2.3. Vai trò của doanh thu thuế trong nền kinh tế đang phát triển Quan điểm về thời kỳ chuyển đổi đến nền kinh tế thị trường hiện nay rất khác nhau. Sau sự sụp đổ của nhà nước một đảng, hầu hết các nền kinh tế Đông Âu và các nước Liên bang Xô-Viết dường như đã có thời kỳ chuyển đổi nhanh chóng. Daniel Berkowitz và Wei Li (2000) tiến hành nghiên cứu tác động của doanh thu thuế đến nền kinh tế ở hai quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi vào thời điểm đó là Trung Quốc và Nga. Tác giả nhận thấy rằng số lượng cơ quan thuế độc lập ở Trung Quốc ngày càng giảm và doanh thu thuế đã trở nên rõ ràng hơn, trong khi đó lại có bằng chứng cho thấy số lượng cơ quan thuế độc lập ở Nga (bao gồm các cấp độ khác nhau của chính phủ) tăng lên nhưng lợi ích thu được từ thuế lại kém rõ ràng hơn hẳn.
  29. Trang 22 Trường hợp ở Trung Quốc, giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1993, doanh thu thuế chính phủ ở Trung Quốc tăng hơn 40%, đây là kết quả từ việc mở rộng nhanh chóng các cơ sở thuế cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Từ đây, chính phủ Trung Quốc ở các cấp khác nhau có điều kiện tăng cường chi tiêu vào hàng hóa công và cơ sở hạ tầng như giáo dục, sức khỏe, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tuy nhiên đến giai đoạn nhà nước đặt mục tiêu thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính phủ ra quyết định tiến hành cắt giảm thuế. Hoãn thuế, miễn, giảm thuế được liên tục áp dụng cho các doanh nghiệp từ địa phương - xã, phường, thị trấn cho đến cả các công ty nước ngoài. Kết quả là, các doanh nghiệp này tăng trưởng rất nhanh. Từ giữa năm 1990 đến năm 1998, khu vực phi chính phủ của Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp tập thể, tư nhân và đầu tư nước ngoài, tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm là 26%, tăng hơn hẳn so với giai đoạn trước đó. Cổ phần của khu vực phi chính phủ trên tổng sản lượng đầu ra ngành công nghiệp cũng tăng đáng kể từ 24% năm 1990 đến 68% năm 1998. Có bằng chứng còn cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước thậm chí đã cắt giảm một phần gánh nặng thuế, căn cứ trên bảng khảo sát 769 doanh nghiệp nhà nước (Li (1997)), doanh thu thuế giảm từ 48% năm 1990 đến 33% năm 1998. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn chỉ khuyến khích cắt giảm thuế cho doanh nghiệp trong phạm vi cho phép. Gordon và W.Li (1991) tranh luận rằng, khi chính quyền địa phương khai nộp thuế thu với chính quyền trung ương, có thể họ sẽ không báo cáo chính xác, thậm chí lấy đi một phần doanh thu thuế của các doanh nghiệp họ kiểm soát. Qua hai sự kiện trên ở Trung Quốc, chúng tôi có thể kết luận rằng, doanh thu thuế đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc điều hành chính sách ở mỗi quốc gia. Đối với trường hợp ở Nga, việc đóng thuế ở các doanh nghiệp thật sự là một gánh nặng. Các nhà quản lý doanh nghiệp than phiền rất nhiều về gánh nặng thuế cũng như những vấn đề phức tạp liên quan đến việc chi trả thuế cho chính phủ. Có bằng chứng ủng hộ cho giả thiết của tác giả rằng việc đóng thuế quá mức ở Nga đã buộc nhiều doanh nghiệp không muốn hoạt động công khai (Johnson, Kaufman và Shleifer (1997)). Cũng có bằng chứng (theo Shleifer và Treisman (1999)) cho rằng việc đăng ký thành lập doanh
  30. Trang 23 nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ - động lực tăng trưởng của Trung Quốc cũng như ở các nền kinh tế mới nổi khác – đã bị trì trệ ở Nga. Các doanh nghiệp nhỏ thường xuyên báo cáo về việc thất thu ngân sách cũng như tình trạng kinh tế tồi tệ nhiều hơn các doanh nghiệp trung bình và lớn. Dựa trên bảng khảo sát được tiến hành năm 1998, Shleifer và Treisman (1999) đưa đến kết luận rằng các doanh nhân trong giao dịch thương mại bán lẻ cho rằng việc đóng thuế cao được xem là gánh nặng lớn nhất của họ so với các yếu tố khác (81% câu trả lời) để giải thích cho việc phát triển bị giới hạn ở các doanh nghiệp nhỏ. Từ đây, có thể kết luận rằng thuế tác động rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế, tăng trưởng hay sụt giảm số lượng doanh nghiệp lớn nhỏ tùy thuộc rất nhiều vào chính sách thuế ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển đáng chú ý. Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã giới thiệu các nền kinh tế đang nổi và sắp xếp theo nhóm, Việt Nam là quốc gia được đưa vào một số nhóm nước đang nổi rất đáng chú ý do sức phát triển khá nhanh. Chính vì vậy, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó thuế là một công cụ hết sức quan trọng. Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước: Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước Bảng 2.3: Ngân sách nhà nước qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: www.mof.goc.vn
  31. Trang 24 Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ: Thông qua pháp lệnh về thuế, Nhà nước chủ động tác động đến cung – cầu của nền kinh tế góp phần phân bổ lại nguồn lực. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát. Thuế góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội: Nhà nước sử dụng công cụ thuế để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao và thấp hay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thông qua các chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập. Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3. Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở các quốc gia đang phát triển Một thực tế không thể phủ nhận là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phân tích của các nhà kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ cổ phần hóa tỷ lệ thuận với nhau. Có rất ít quan điểm nghi ngờ việc tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra tác động chủ yếu lên vị thế tài chính của chính phủ (David cùng các cộng sự (2000) và Barnett (2000)). Các quốc gia thực sự quan tâm đến tác động tiềm năng của cổ phần hóa lên cân đối ngân sách và sâu hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô nước nhà. Cơ sở lí luận của đa số các nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Helena Beddari (2011) cùng phân tích thực nghiệm tại Zambia, kết quả nghiên cứu của Helena cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân cho việc tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước nhưng đối với Zambia, mục tiêu được đặt ra là nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế (Zambian Authorities et al 1999). Để hiểu được tác động tài khóa của việc cổ phần hóa, ông đi phân
  32. Trang 25 tích tác động lên dòng chảy thu nhập vào và giá trị tài sản của chính phủ. Mối quan hệ tài chính giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước bao gồm thuế và cổ tức và các giao dịch khác có cả trợ cấp. Sau khi cổ phần hóa, thay đổi trong giá trị tài sản chính phủ sẽ cân bằng với tổng lợi nhuận thu được từ cổ phần hóa và giá trị ròng của thuế thu được từ các doanh nghiệp cổ phần hóa, trừ đi giá trị ròng các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và giá trị ròng các khoản thuế mất đi từ các doanh nghiệp này. Nếu khu vực tư nhân điều hành công ty hiệu quả hơn nhà nước, giá trị tài sản ròng của chính phủ được kỳ vọng sẽ còn tăng cao hơn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu chính phủ có thể cổ phần hóa và thu thuế hiệu quả, cổ phần hóa sẽ đem đến các tác động tích cực đến khu vực tài chính công (Davis cùng các cộng sự, 2000). Vậy thì liệu tiền thuế phải trả của các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ thay đổi như thế nào? Doanh thu thuế hay nói cách khác là ngân sách quốc gia có được thu lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp? Galal cùng cộng sự (1994) đã đưa ra bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ trả nhiều thuế hơn hẳn trước khi cổ phần hóa. Kết quả thu thập từ Zambia, doanh thu thuế của chính phủ tăng đáng kể từ sau khi cổ phần hóa khu vực quặng mỏ. Trước khi cổ phần hóa, chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp rất lớn để duy trì hoạt động khu vực khai thác quặng này, nhưng ngày hôm nay, công ty khai thác quặng Kansanshi Mining PLC trở thành đối tượng đóng thuế lớn nhất Zambia. Năm 2010, doanh thu nội địa của Zambia đạt 1,8%, chính là nhờ phần lớn thu nhập thuế từ các công ty khai thác quặng khu vực tư nhân hóa (Theo IMF 2011).
  33. Trang 26 Biểu đồ 2.1: Doanh thu thuế khu vực khai thác mỏ ở Zambia Nguồn: ZRA2011 Ngoài ra trong các bài nghiên cứu khác, các tác giả đều đưa ra những nhận định riêng của mình về tác động tài khóa của cổ phần hóa cũng như cung cấp các bằng chứng ủng hộ quan điểm như cho rằng cổ phần hóa dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc GDP, các khu vực được cổ phần hóa trả thuế nhiều hơn, bên cạnh đó tác giả còn thấy rằng quy trình cổ phần hóa đi cùng với sự cải thiện chính sách quản lý vĩ mô, bao gồm chính sách thuế và quản trị của chính phủ. Một bằng chứng thuyết phục hỗ trợ quan điểm của tác giả là kết quả nghiên cứu từ các dữ liệu thu thập qua các năm khi cổ phần hóa tăng 1% trên GDP thì doanh thu thuế tăng vào khoảng ¼% trên GDP Tuy vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế có tồn tại mối tương quan nào khác? Tác giả Ernesto Crivelli (2013) lại có quan điểm đi ngược với các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận định rằng cổ phần hóa có liên quan đến sự suy giảm trong ngân sách nhà nước, mà đặc biệt là doanh thu thuế ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Tác giả thu thập số liệu và thực hiện công trình nghiên cứu ở 29 quốc gia ở Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, kết quả cho thấy dấu hiệu về một tác động tiêu cực mạnh mẽ của việc cổ phần hóa đến các nguồn thu thuế khi số tiền thu được từ doanh thu thuế có thể xấu đi đáng kể bởi cơ sở căn cứ tính thuế có thể bị thu hẹp và các phương pháp tính
  34. Trang 27 thuế đặc biệt cho một số khu vực kinh tế thường được áp dụng có sự thay đổi. Mặc dù trong hai thập kỷ qua, các cải cách trong hệ thống thuế liên tục được thực hiện, bao gồm cả việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thì số tiền thu được từ doanh thu thuế vẫn mờ nhạt ở các quốc gia đang phát triển sau sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu thuế trong những năm đầu 1990. Một ngoại lệ nổi bật nhất có lẽ là kinh nghiệm trải qua của một số nước Đông Âu khi thực hiện cải cách thuế và thành công rất sớm trong tiến trình quá độ và tiến tới hiện đại hóa nền kinh tế - ở một chừng mực nào đó việc quản lý doanh thu thuế có sự cải thiện rõ rệt. Tác giả nhận thấy rằng doanh thu thuế đặc biệt bị ảnh hưởng ở các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tự do hóa, cổ phần hóa và các cải cách ổn định (Ebrill và Havrylyshyn (1990), Martinez – Vazquez và McNab (2000)). Trước khi chuyển đổi, các nguồn doanh thu thuế chính chủ yếu gần như đến từ thuế thu từ các doanh nghiệp nhà nước, thuế đánh trên lợi nhuận (tax on profits) và thuế đánh trên doanh số (the turnover tax) là nguồn doanh thu thuế lớn và quan trọng nhất. Thuế đánh trên lợi nhuận được thu chủ yếu dựa vào cơ sở thương lượng giữa các doanh nghiệp với các quan chức chính phủ, với mức thuế suất được điều chỉnh thường xuyên và gánh nặng thuế thông thường khác nhau tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp (Buiter, 1997). Thuế đánh vào doanh số được đánh chủ yếu trên hàng hóa, thu từ các đại lý bán buôn hoặc bán lẻ và thường được sử dụng như một cơ chế để điều tiết giá cả và hỗ trợ cho việc phân bổ các nguồn lực trong kế hoạch. Cơ sở tính thuế thường là chênh lệch giữa giá bán lẻ (được cố định bởi chính phủ) và chi phí sản xuất. Bài nghiên cứu của Ernesto Crivelli (2013) cho rằng với việc đóng vai trò như một kết quả của cấu trúc hệ thống thuế trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, cổ phần hóa dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể trong số tiền doanh thu thuế thu được, điều này có thể là do ba nguyên nhân chính sau: Sự suy giảm trong các căn cứ tính thuế truyền thống Suy giảm năng lực quản lý thuế Việc áp dụng rộng rãi các chính sách miễn giảm thuế và ưu đãi thuế khác để thu hút đầu tư.
  35. Trang 28 Cụ thể, cổ phần hóa gây ra một tác động tiêu cực đáng kể lên các căn cứ tính thuế đáng tin cậy trước đó, như là một sự sụt giảm trong sản xuất, lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước và tiền lương thực tế. Năng lực quản lý thuế đã bị suy yếu trầm trọng vì các lý do khác nhau (Tanzi và Tsibouris, 2000). Cổ phần hóa bỏ qua hầu hết các thông tin về số lượng sản xuất và giá cả mà tại đó sản lượng được bán, số lượng người nộp thuế tăng lên đáng kể và những hạn chế trước đây về các phương pháp thanh toán giữa các người nộp thuế với nhau, bằng cách này các khoản thanh toán thuế được chuyển giao cho chính phủ đã được gỡ bỏ. Cổ phần hóa cũng có thể tác động đến doanh thu thuế trên phạm vi mà các chính phủ nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nên đã cung cấp một số ưu đãi về thuế như giảm thuế suất, một số trường hợp miễn thuế, thành lập các khu kinh tế đặc biệt và miễn giảm các loại thuế khác (Cass, 2007). Một điều rõ ràng là tác động lên các nguồn thu thuế khác nhau có thể khác nhau, chẳng hạn như căn cứ tính thuế của họ thu hẹp ở những mức độ khác nhau. Ví dụ, thuế đánh trên thương mại quốc tế không phải là nguồn thu chính của doanh thu thuế và ở một số nước thậm chí còn mở rộng việc bảo hộ cho các ngành công nghiệp quốc gia thông qua việc áp dụng các mức thuế cao hơn trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển. Tác động của việc thu thuế trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn là một vấn đề có liên quan mật thiết. Trong khi một số nền kinh tế đã tiến xa trong quá trình cổ phần hóa với tiến trình tích lũy cổ phần hóa chiếm trên 30% GDP, đối với những nền kinh tế khác, đặc biệt là ở nhóm các nước Liên Xô cũ, cổ phần hóa vẫn đang trong giai đoạn mới bắt đầu. Điều quan trọng nhất là phần lớn các nước trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn phải đối mặt với những thử thách trong việc áp dụng các cải chính sách thuế có căn cứ và hợp lý, tăng cường việc quản lý doanh thu thuế, đến một mức độ lớn hơn là liên quan đến cấu trúc của hệ thống thuế. Vậy một câu hỏi được đặt ra là làm cách nào cổ phần hóa có ảnh hưởng đến cân đối ngân sách ở các quốc gia đang phát triển và mức độ mà doanh thu thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước (và doanh thu thuế nào có đóng góp nhiều nhất). Davis cùng các cộng sự (2000) đã tìm thấy một số bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng cổ phần hóa cải thiện cân đối ngân sách và doanh thu thuế. Ngược lại, các tài liệu nghiên cứu mô
  36. Trang 29 tả có giá trị tham khảo như Martinez – Vazquez và McNab (2000), Tazbi và Tsibouris (2000) về các hệ thống thuế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển đã nhận ra tác động tiêu cực của cổ phần hóa lên doanh thu thuế. Tuy nhiên một trong những lý do mà các nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế liên quan đến việc thiếu các dữ liệu đáng tin cậy về doanh thu thuế, chiều dài chuỗi dữ liệu và thường thì chúng quá ngắn để đưa ra các kết quả đáng tin cậy trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi cũng như thiếu các chỉ dẫn tin cậy cho việc cổ phần hóa. Để khắc phục trở ngại này, bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng những dữ liệu được cho là thực sự đáng tin cậy phân tích mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013. Bản chất của phương pháp thực nghiệm này là để kiểm tra xem bằng cách nào ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế bị tác động bởi chính sách cổ phần hóa của chính phủ.
  37. Trang 30 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Các mô hình nghiên cứu: Trong phần mở rộng ở Việt Nam, do hạn chế về mặt số liệu đối với hai biến chính là doanh thu thuế và cổ phần hóa đối với các quốc gia liên quan, nên chúng tôi chỉ tiến hành hồi quy chỉ riêng cho Việt Nam và dùng các mô hình ARCH/GARCH, VECM và các kiểm định có liên quan để ước lượng phù hợp với số liệu mà chúng tôi thu thập được. Khác với mô hình trong bài nghiên cứu gốc là sử dụng dữ liệu bảng và mô hình GMM để tiến hành xem xét tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Lý do chọn mô hình ARCH/GARCH Trong mô hình hồi quy ban đầu chúng tôi hồi quy thuế với các biến cổ phần hóa, chúng tôi phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình OLS ban đầu, do đó để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, chúng tôi dùng mô hình ARCH/GARCH để khắc phục hiện tượng đó, bên cạnh đó mô hình ARCH/GARCH cũng thể hiện được sự tác động các cú sốc trong quá khứ sẽ tác động đến rủi ro trong hiện tại. Vì vậy, mô hình ARCH/GARCH là cần thiết trong ước lượng mối tương quan thuế và cổ phần hóa. Lý do chọn mô hình VECM Bên cạnh sự phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi. Chúng tôi cũng phát hiện từ các chuỗi dừng ban đầu có hiện tương đồng liên kết. Một mặc chúng tôi lấy sai phân để ước lượng mô hình, ngoài ra chúng tôi vẫn dùng mô hình VECM để tiến hành xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến thuế và cổ phần hóa. Mặt khác, chúng tôi cũng dùng mô hình VECM để xem xét sự tương quan của thuế với cổ phần hóa có giống với mô hình ARCH/GARCH hay không, hay nói cách khác mô hình VECM có thể gia tăng độ tin cậy cho kết quả hồi quy trong mô hình của chúng tôi.
  38. Trang 31 3.2. Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH ARCH là viết tắt của Autoregressive Conditional Heterokadasticity Mô hình ARCH (q) sẽ mô hình hóa đồng thời giá trị trung bình và phương sai có điều kiện của một chuỗi thời gian theo các cách xác định sau; gt = α1 gt-1 + β1 xt +t (3.1) 2 q 2 σt = 0 +∑i=1 αiε t-q (3.2) 2 εt ̴ N(0, σ ) Với 0 >0 và i >0 và phải thõa mãn một số điều kiện nhất định sao cho phương sai không điều kiện là hữu hạn, εt tuân theo quy luật phân phối chuẩn Phương trình (3.1) là phương trình ước lượng giá trị trung bình và phương trình (3.2) là phương trình ước lượng phương sai có điều kiện thay đổi. Quy trình xây dựng mô hình: Gồm 5 bước: Bước 1: Ước lượng giá trị trung bình của chuỗi dữ liệu. Bước 2: Kiểm định hiệu ứng ARCH. Nếu phần dư của mô hình trung bình có hiệu ứng ARCH thực hiện tiếp bước 3, nếu không có hiệu ứng ARCH thì dừng lại. Bước 3: Ước lượng mô hình ARCH(q) Bước 4: Kiểm định tính phù hợp của mô hình và lựa chọn mô hình tối ưu. Bước 5: Ứng dụng dự báo GARCH - General Autoregressive Conditional Heterokadasticity – mô hình phương sai có điều kiện thay đổi tự hồi quy tổng quát
  39. Trang 32 gt = 2 gt-2 + 2 Xt + εt 2 εt ̴ N(0, σ ) 2 퐩 2 퐪 2 σ = ω + ∑퐢= 훅iσ t-i+ ∑퐣= 후jε t-j I.3 p: bậc của mô hình GARCH q: bậc của mô hình ARCH Phương trình (I.3) cho thấy phương sai có điều kiện σ2bây giờ phụ thuộc vào: - Giá trị quá khứ của những cú sốc, đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình 2 phương ε t-j 2 - Các giá trị quá khứ của chính bản thân nó, đại diện bởi các biến trễ σ t-iGARCH (0, q) chính là ARCH(q) Quy trình thực hiện mô hình: GARCH(p,q) hoàn toàn tương tự mô hình ARCH(q), chỉ khác ở bước 3 : ước lượng, lúc này chúng ta sẽ ước lượng phương sai có điều kiện thay đổi theo (I.3); 2 퐩 2 퐪 2 σ = ω + ∑퐢= 훅i σ t-i+ ∑퐣= 후jε t-j Hầu hết các nhà nghiên cứu đề nghị dùng GARCH(1,1) để ước lượng mô hình vì GARCH(1,1) phù hợp và tốt nhất đối với chuỗi thời gian tài chính 3.3. Lý thuyết mô hình VECM: Khi xem xét một chuỗi các biến không dừng chúng ta cần thận trọng khi mô tả mối quan hệ giữa các biến này.Vì nếu hai biến không dừng kết hợp với nhau thì có thể sẽ tạo thành một biến dừng. Khái niệm đồng tích hợp (Cointegration) được đưa ra để mô tả cho mối quan hệ này. Về mặt kinh tế lượng, hai hoặc nhiều biến quan sát có mối quan hệ đồng tích hợp với nhau có nghĩa là các biến này có cùng bậc tích hợp (đều là các chuỗi I(p)) và tồn tại một tổ hợp tuyến tính của các biến này là một chuỗi dừng( I(0)).
  40. Trang 33 Hai chuỗi {y1,t} và {y2,t} là đồng liên kết nếu: {y1,t} và {y2,t} đều là chuỗi đồng liên kết bậc p: I(p) Tồn tại một bộ số (a1,a2) không đồng thời bằng 0 sao cho: a1.y1,t +a2.y2, t là một chuỗi dừng: I(0). Mô hình VECM là một trong những mô hình được đưa ra để quan sát mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi thời gian. Giả sử hai chuỗi y1,t và y2,t là 2 chuỗi tích hợp bậc 1, ta sử dụng mô hình VAR để mô tả mối quan hệ giữa 2 biến này. Hay còn gọi là mô mình VECM với hệ phuong trình cơ bản là y1,t –y1,t-1= a1,0+ α1.(y1.t-1+β.y2,t-1) +ɛ1,t y2,t-y2,t-1 = a2,0 +α2.(y1,t-1+β.y2,t-1) +ɛ2,t Ý nghĩa mô hình: Hệ số β trong ngoặc đơn biểu hiện mối quan hệ dài hạn giữa 2 biến y1,t và y2,t, hệ số α1, α2 thể hiện cho cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn. Quy trình Jonhansen trong ước lượng mô hình VECM: Bước 1: kiểm định tính đồng liên kết, nếu không có đồng liên kết thì không sử dụng mô hình này. Bước 2: ước lượng mô hình VECM không ràng buộc với số véc tơ đồng tích hợp xác định ở bước trên để thu được các véc tơ đồng tích hợp. Bước 3: ước lượng mô hình VECM có ràng buộc, trong đó các ràng buộc dựa trên hệ số ước lượng được từ véc tơ đồng tích hợp ở bước trên. Sử dụng các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.
  41. Trang 34 3.4. Dữ liệu nghiên cứu và phân tích các biến 3.4.1. Phân tích các biến ảnh hưởng trong mô hình Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam, chúng tôi tham khảo việc sử dụng biến và mô hình nghiên cứu GMM của tác giả Ernesto Crivelli (2013) - nghiên cứu về tác động tài khóa đến doanh thu thuế qua 29 nền kinh tế đang phát triển, giai đoạn 1991-2010. Theo Ebrill và Havrylyshyn (1999), Martinez-Vazquez và McNab (2000), doanh thu thuế đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện chương trình cổ phần hóa, tự do hóa và cải cách ổn định. Điều này hoàn toàn giống với tình trạng hiện tại của Việt Nam. Dựa theo nghiên cứu của các tác giả Baunsgard và Keen (2010), Davis và các cộng sự (2000), Rodrik (1998) hay Tanzi (1987), đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và doanh thu thế với các biến kiểm soát bao gồm: GDP trên đầu người (PCGDP) ảnh hưởng đến “cầu” chi tiêu công của chính phủ và vì thế đòi hỏi phải có một doanh thu chính phủ cao hơn. Độ mở cửa kinh tế (OPEN) được đo lường bằng tổng thị phần xuất nhập khẩu chiếm trong GDP, độ mở kinh tế được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với doanh thu của chính phủ. Lạm phát (INF) được xem là rất quan trọng trong năm đầu tiên thời kỳ quá độ ở Việt Nam vì các tác động của nó đến thu nhập. Thị phần của nông nghiệp trong GDP (AGR) được tìm thấy là có mối liên hệ cùng chiều với quy mô doanh thu thuế, nông nghiệp được xem là một khu vực rất khó khăn đối với thuế. Dân số 65 tuổi (POP65) - “một tỷ số phụ thuộc từng quốc gia”, phản ánh các ảnh hưởng tiềm năng đến chính sách tài khóa từ cả hai hướng : doanh thu và chi tiêu.
  42. Trang 35 Đối với việc kiểm tra độ bền, trong nghiên cứu của tác giả Ernecto Crivelli (2013), tác giả bổ sung hai biến giả VAT và EU run-up để giải thích cho những phân tích sâu hơn. Biến giả đầu tiên thể hiện cho việc chấp nhận thuế VAT hay không, nếu quốc gia đó chấp nhận hệ thống thuế VAT tại thời điểm t thì nhận giá trị là 1 và ngược lại nhận giá trị là 0. Biến thứ hai là EU run-up đại diện cho thời gian gia nhập Liên Minh Châu Âu, nhận giá trị là 1 nếu trong vòng 4 năm quốc gia đó nỗ lực để gia nhập Liên Minh Châu Âu và ngược lại nhận giá trị 0. Những biến này được sử dụng để phản ánh những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai của chính sách tài khóa, cụ thể là các cải cách về chính sách thuế (đối với biến EU run-up là nỗ lực thay đổi tỷ lệ thuế tối thiểu hoặc cải cách thuế được yêu cầu để gia nhập EU), điều này có thể tác động đến doanh thu thuế. Tuy nghiên, nhóm nghiên cứu xét thấy, khi ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam, hai biến này xét không cần thiết, vì nước ta đã chấp nhận áp dụng thuế VAT trong mẫu thời gian quan sát mà nhóm nghiên cứu sử dụng. Để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả, chúng tôi so sánh hai kết quả thu được từ mô hình ARCH/GARCH và VECM. Hai biến chính của mô hình là TAX ( Tax revenues) thể hiện cho doanh thu thuế và biến PP (Privatization proceeds) thể hiện cho số tiền thu được từ cổ phần hóa. Cụ thể, dưới đây chúng tôi sẽ trình bày bản tóm tắt số liệu thống kê và giới thiệu đôi nét về hai biến chính là doanh thu thuế (tax revenues) và doanh thu cổ phần hóa (privatization proceeds). Chi tiết toàn bộ dữ liệu và tóm tắt thống kê được cung cấp trong bảng 3.1 và phần trình bày dưới đây:
  43. Trang 36 Bảng 3.1: Nguồn dữ liệu thu thập số liệu Đơn Ký Kỳ vọng Biến Cách tính Nguồn vị Hiệu dấu Tổng doanh thu Tổng doanh thu thuế trên Tổng cục thống % Tax thuế tổng GDP kê Global Tổng doanh thu từ các Privatization Doanh thu cổ % công ty đã cổ phần hóa Pp + Database phần hóa trong năm trên tổng GDP (GPD) GDP trên đầu Tổng GDP trên tổng dân Ngân hàng phát USD Ca + người số Việt Nam triển Châu Á Tốc độ phát RGDP Ngân hàng phát % + triển GDP thực triển Châu Á Tổng cục thống Lạm phát % Inf - kê Độ mở của nền Tổng xuất khẩu và nhập Ngân hàng phát % Open + kinh tế khẩu trên cho tổng GDP triển Châu Á Thị phần nông nghiệp Ngân hàng phát Nông nghiệp % Agr + trên tổng GDP triển Châu Á Tỷ lệ dân số trên Tổng dân số trên 65 tuổi % Pop - World Bank 65 tuổi trên tổng dân số Tổng cung tiền M1 trên M1 Ngân hàng phát Cung tiền M1 % + tổng GDP triển Châu Á Tổng cung tiền M2 trên Ngân hàng phát Cung tiền M2 % M2 + tổng GDP triển Châu Á
  44. Trang 37 3.4.2. Phân tích biến chính Biến doanh thu cổ phần hóa (PP- privatization proceeds) Doanh thu cổ phần hóa bao gồm tất cả các khoản tiền mà chính phủ nhận được từ các giao dịch liên quan đến các giao dịch bán hoặc cho thuê một phần vốn hay toàn bộ vốn của nhà nước. Theo đó, chỉ có những giao dịch tạo ra doanh thu cho chính phủ từ cổ phần hóa hoặc sự gia tham gia của khu vực tư nhân vào các doanh nghiệp nhà nước hiện hành ( hoặc bao gồm các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước ). Trích dẫn theo phương pháp đo lường cổ phần hóa của của World Bank: “Các dữ liệu về số tiền thu được được lấy trực tiếp từ các nguồn dữ liệu khác nhau qua các khoản thời gian khác nhau”. Cần lưu ý rằng các nguồn dữ liệu khác nhau có thể cung cấp các số liệu về số tiền cổ phần hóa được tính toán theo những cách khác nhau ( cụ thể là theo giá trị thị trường hay theo mệnh giá). Do đó có thể có một số khác biệt về các cơ sỡ dữ liệu khác nhau. Hơn nữa, số tiền cổ phần hóa thu được được ghi nhận dựa trên cơ sở “ dồn tích” nhiều hơn là dựa trên số tiền cổ phần nhận được, nó có thể trả trong nhiều năm. Dưới đây là hình thống kê thể hiện số tiền thu được từ cổ phần ở Việt Nam giai đoạn (1995-2013). Biểu đồ 2.2: Số tiền thu được từ cổ phần hóa giai đoạn 1995-2013 Privatization proceeds ( tỷ VND) 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Global Privatization Database (GPD)
  45. Trang 38 Nhìn vào sơ đồ thể hiện số tiền cổ phần hóa thu được giai đoạn 1995-2013, ta có thể thấy mặc dù giai đoạn năm 2003-2005 được xem là giai đoạn tiến hành cổ phần hóa được nhiều doanh nghiệp nhất, cụ thể năm 2003 cổ phần hóa được 622 doanh nghiệp, 2005 được 813 doanh nghiệp và đỉnh cao nhất là 2004 là 813 doanh nghiệp nhưng dường như số tiền thu được từ cổ phần hóa trong những năm này (2003-2004) không có mấy khởi sắc. Trong khi đó, giai đoạn 2007-2010 cả nước chỉ cổ phần hóa được 118 doanh nghiệp vào năm 2007 và xấp xĩ mức trung bình 19 doanh nghiệp cho các năm 2008-2010. Nhưng nhìn vào sơ đồ trên ta có thể nhận thấy một sự tăng vọt đáng kể số tiền cổ phần hóa thu được trong giai đoạn này. Lý do xảy ra nghịch lý này là do, mặc dù 2003-2005 nhà nước ta tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhưng đa số chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhà nước nhỏ. Giai đoạn 2007-2010, tuy số lượng các DNNN được CPH giảm mạnh nhưng qui mô của các DNNN lại lớn hơn thậm chí là rất lớn, cụ thể trong giai đoạn này tập trung đến 70% các DNNN lớn với giá trị vốn hóa thị trường khá cao. Tiêu biểu như vào 2008, nước ta đã tiến hành cổ phần hóa công ty bia Sài Gòn và tổng công ty bia rượu và nước giải khát SABECO với tổng doanh thu từ cổ phần hóa là 341 triệu USD và ngân hàng Công Nghiệp & Thương Mại Việt Nam với số tiền cổ phần hóa thu được xấp xĩ 64 triệu USD. Riêng năm 2007 cả nước cổ phần hóa được 118 doanh nghiệp nhà nước, trong đó bao gồm công ty thủy điện Thác Mơ, với số tiền cổ phần hóa thu được gần 59 triệu USD.
  46. Trang 39 Biến tổng doanh thu thuế (tax revenues) Biểu đồ 2.3: Doanh thu thuế Việt Nam giai đoạn 1995-2013 Tax revenues ( tỷ VND) 800000 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 1996 2007 2013 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 2009 2010 2011 2012 1995 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn cải cách thuế quan trọng và đều rất thành công. Các cải cách thuế được thực hiện góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Cải cách đầu tiên được thực hiện vào trước 1990 với việc giới thiệu một hệ thống thuế thống nhất, gồm 9 loại thuế quan trọng thay thế cho các loại thuế khác nhau áp dụng cho khu vực nhà nước, công nghiệp và thương mại thuộc sở hữu tư nhân và lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng dân số lúc bấy giờ. Cải cách thứ hai được thực hiện vào cuối những năm 1990 trong bối cảnh Việt Nam đang ký hiệp định Tự do thương mại ASEAN (AFTA) và chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với việc giới thiệu các loại thuế hiện đại, tiêu biểu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Giai đoạn cải cách này thể hiện một nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong chỉ đạo cải cách, phản ánh sự chuyển hướng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế định hướng thị trường. Nhờ các cải cách này mà tổng doanh thu từ thuế đã gia tăng đáng kể:
  47. Trang 40 Doanh thu thuế giai đoạn 1996-2000 tăng 2,3 lần trong so với doanh thu thu được trong giai đoạn 1991-1995 Doanh thu thuế trong giai đoạn 2001-2005 tăng 2,0 lần trong so với doanh thu thuế trong giai đoạn 1996-2000 Doanh thu thuế trong giai đoạn 2010-2013 tăng 2,03 lần trong so với doanh thu thuế trong giai đoạn 2008-2009 Trong phần mở rộng ở Việt Nam, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc tổng doanh thu thuế và các biến độc lập: cổ phần hóa, GDP trên đầu người, tốc độ phát triển GDP thực, lạm phát, độ mở của nền kinh tế, nông nghiệp, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi, cung tiền M1 và M2. Do hạn chế về dữ liệu thống kê, nên hầu hết các dữ liệu được thu thập theo năm từ 1995 đến 2013, và dùng phương pháp nội suy tuyến tính (Linear-match last) để chuyển dữ liệu sang quý để tiến hành ước lượng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.
  48. Trang 41 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô hình ARCH/GARCH 4.1.1. Kiểm định tính dừng Trong tất cả các biến, hầu hết các biến đều được xử lý dưới dạng phần trăm chỉ duy nhất biến GDP bình quân trên đầu người là đơn vị USD và mức biến động của chuỗi này tương đối lớn, nên chúng tôi tiến hành lấy logarith tư nhiên để giảm mức biến động của chuỗi đồng thời đồng hóa đơn vị với các biến khác trong mô hình. Trước tiên, chúng tôi tiến hành kiểm định tính dừng ở chuỗi gốc của tất cả các biến. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) phương pháp ADF được thống kê ở bảng dưới: Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng Biến P-value Mức ý nghĩa Kết quả LTax 0.4164 5% Không dừng LPP 0.2904 5% Không dừng LCa 0.9982 5% Không dừng LRGDP 0.0141 5% Không dừng LInf 0.5950 5% Không dừng LOpen 0.3038 5% Không dừng LAgr 0.4039 5% Không dừng LPop 0.5053 5% Không dừng LM1 0.2516 5% Không dừng LM2 0.2625 5% Không dừng Ghi chú: Biến phụ thuộc LTax (tổng doanh thu thuế), các biến độc lập LPP (doanh thu cổ phần hóa), LCa (GDP trên đầu người), LRGDP (tốc độ phát triển GDP thực), Linf (lạm phát), Lopen (độ mở nền kinh tế), LAgr (nông nghiệp), LPop (tỷ lệ dân số trên 65 tuổi), LM1 (cung tiền M1), Lm1 (cung tiền M2).
  49. Trang 42 Kết quả kiểm định phần lớn các chuỗi đều không dừng ở chuỗi gốc. Chúng tôi tiếp tục tiến hành lấy sai phân các chuỗi không dừng, kết quả cho thấy các chuỗi đều dừng ở sai phân bậc 1, do vậy chúng tôi sẽ tiến hành ước lượng mô hình với chuỗi đã lấy sai phân. 4.1.2. Tiến trình ước lượng mô hình ARCH/GARCH Trước tiên, chúng tôi dùng ước lượng OLS để xem xét sự biến động đơn biến giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Phương trình ban đầu là: Taxt = c+ α1ppt+ α2cat+ α3rgdpt + α4inft + α5opent + α6agrt + α7popt + α8M1t + α9M2t + εt Ghi chú: Biến phụ thuộc LTax (tổng doanh thu thuế), các biến độc lập LPP (doanh thu cổ phần hóa), LCa (GDP trên đầu người), LRGDP (tốc độ phát triển GDP thực), Linf (lạm phát), Lopen (độ mở nền kinh tế), LAgr (nông nghiệp), LPop (tỷ lệ dân số trên 65 tuổi), LM1 (cung tiền M1), Lm1 (cung tiền M2). Nhưng trong quá trình ước lượng chúng tôi thấy rằng nếu dùng mô hình OLS để hồi qui thì mặc dù các biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên để mô hình đáng tin cậy, thì cần phải vượt qua kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi. Chúng tôi nhận thấy rằng: mô hình không tồn tại sự tự tương quan (dựa trên sự ước lượng Breusch- Godfrey Serial Correlation LM Test) 1. Tuy nhiên, kết quả cho thấy mô hình có phương sai thay đổi thông qua kiểm định hiệu ứng ARCH, do đó chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình ARCH/GARCH thay vì mô hình OLS ban đầu.2 Tuy nhiên sau khi ước lượng mô hình với các biến phù hợp trong mô hình, chúng tôi nhận thấy mô hình trên có hiệu ứng ARCH. Chúng tôi tiếp tục phát triển mô hình ARCH bằng kiểm định liệu là mô hình ban đầu phù hợp với ARCH bậc mấy? Nếu mô hình phù hợp với ARCH bậc cao thì chúng tôi tiếp tục phát triển thành GARCH(1,1) để 1 Kết quả kiểm định tự tương quan có p-value = 0.4290, không có ý nghĩa thống kê, xem hình 4.1: kết quả kiểm định tự quan ở phần phụ lục. 2 Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH có p-value = 0.0001*, xem hình 4.2 : kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH ở phần phụ lục. Ý nghĩa thống kê 1% *
  50. Trang 43 xem xét các cú sốc trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến mối tương quan các biến hiện tại. Bảng 4.1: Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH Bậc ARCH(1) ARCH(2) ARCH(3) ARCH(4) ARCH(5) ARCH(6) p-value 0.0000* 0.0000* 0.0000* 0.0000* 0.0000* 0.1766 Ý nghĩa thống kê 1% * Từ kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH. Chúng tôi nhận thấy rằng mô hình của chúng tôi phù hợp với ARCH bậc 5 (phát triển từ phương trình (3.1) và (3.2) với phương trình: gt = α1 gt-1 + β1 xt +t 2 εt ̴ N(0, σ ) 2 2 2 2 2 σt = 0 + 1ε t-1+ 2ε t-2 + 3ε t-3 + 4ε t-5 Tuy nhiên vì bậc của ARCH là khá cao nên thay vì dùng phương trình này để dự báo các cú sốc chúng tôi dùng GARCH(1,1) để ước lượng, sẽ có ít các hệ số cần ước lượng hơn và vì thế sẽ giúp hạn chế khả năng mất đi một số bậc tự do trong mô hình. Bên cạnh đó, việc sử dụng GARCH(1,1) cũng cho thấy phương sai sẽ phụ thuộc vào giá trị quá khứ của các cú sốc, đại diện bởi các biến trễ và các giá trị trong quá khứ của chính bản thân nó. Bên cạnh GARCH(1,1) thì chúng em cũng tiến hành kiểm định với GARCH(2,1) và GARCH(2,2), tuy nhiên các kết quả đều cho thấy GARCH(1,1) phù hợp hơn hẳn. Phương trình dùng trong ước lượng GARCH(1,1) là: gt = α2 gt-2 + β1 xt + εt 2 εt ̴ N(0, σ ) 2 2 2 2 E(ε tǁ gt-1, xt-1) = σ t = ω + γσ t-1 + δε t-1
  51. Trang 44 Tiếp đến T-GARCH(1,1) thì chúng tôi sẽ phân biệt tác động của các cú sốc âm và các cú sốc dương đối với biến động của thuế vì theo nhiều lý thuyết kinh tế cho rằng: “các cú sốc âm thường có tác động lớn hơn các cú sốc dương” chúng ta sẽ thêm biến giả vào phương trình, nếu phần dư ở kỳ trước đó dương thì biến giả sẽ là 0, ngược lại nếu phần dư là âm thì biến giả sẽ là 1. gt = α2 gt-2 + β1xt + εt 2 εt ̴ N(0, σ ) 2 2 2 2 σ = ω + δ1σ t-1 + γ1ε t-1+ v1ε t-1dt-1Với dt= 1 (εt = 0) Chúng tôi nhận thấy kết quả ước lượng cho T-GARCH có p-value = 0.3834 > 5%, do đó mô hình T-GARCH không phù hợp để ước lượng 3. Cuối cùng để xem xét tác động giữa biến thuế và các biến độc lập như cổ phần hóa, lạm phát thì mô hình GARCH(1,1) là mô hình phù hợp nhất. Bảng 4.1: Kết quả hệ số mô hình GARCH DLPP DCA DLRGDP DLINF DLOPEN -0.000913 0.15179 0.139559 -0.00234 0.346246 (0.0000)* (0.0000)* (0.0000)* (0.0004)* (0.0000)* DLAGR DLPOP DLM1 DML2 0.8312 -2.3575 0.1925 0.23528 (0.0000)* (0.0000)* (0.000)* (0.0000)* Ghi chú: các biến độc lập LPP (doanh thu cổ phần hóa), LCa (GDP trên đầu người), LRGDP (tốc độ phát triển GDP thực), Linf (lạm phát), Lopen (độ mở nền kinh tế), LAgr (nông nghiệp), LPop (tỷ lệ dân số trên 65 tuổi), LM1 (cung tiền M1), Lm1 (cung tiền M2). Ký hiệu * và lần lượt tương ứng với kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Xem hình 4.4 về kết quả hồi quy mô hình GARCH trong phần phụ lục. Hệ số ARCH = 1.4557 với p-value = 0.0003 và GARCH = 0.1854 với p-value = 0.0533.Với các p-value có được từ mô hình ước lượng, các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, nên mô hình đáng tin cậy để ước lượng. Trong ngắn hạn, mức 3 Xem hình 4.3 ở phần phụ lục A về kết quả hồi quy mô hình T-GARCH.
  52. Trang 45 tác động của cổ phần hóa dường như rất thấp, khi cổ phần hóa tăng 1% thì tổng thu thuế sẽ giảm 0.0009%, mức tương quan này dường như không có tác động ngay lập tức mà phải cần một độ trễ chính sách nhất đinh. Đối với các biến còn lại trong mô hình,giống như kỳ vọng dấu ban đầu của chúng tôi, độ mở cửa nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến doanh thu thuế trong nền kinh tế. Cụ thể từ kết quả trong mô hình GARCH, khi độ mở cửa nền kinh tế tăng 1% thì doanh thu thuế tăng 0.34%, ảnh hưởng tương đối lớn trong mô hình. Biến tốc độ phát triển GDP thực có tương quan dương, cụ thể là khi thuế GDP thực tăng 1% thì doanh thu thuế tăng 0.14%. Phần này sẽ được chúng tôi phân tích sâu hơn trong phần thực tiễn Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục xem xét mô hình VECM để giải thích mối quan hệ trong nhiều độ trễ và mối quan hệ hai chiều giữa biến thuế và cổ phần hóa 4.2. Mô hình VECM: Đối với các chuỗi không dừng ở chuỗi gốc chúng tôi tiến hành kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Johansen để xem xét mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Nếu trường hợp các biến có mối liên hệ đồng liên kết thì chúng tôi sẽ không tiến hành lấy sai phân, mà sẽ ước lượng trên chuỗi gốc mô hình điều chỉnh sai số VECM. Chúng tôi thấy rằng từ sự kiểm đinh đồng liên kết bằng phương pháp Johansen, nếu giá trị “Trace statistic” > “Critical Value” sẽ bác bỏ giả thuyết Ho. Từ kết quả hồi qui 4, chúng tôi tìm thấy ba mối liên hệ đồng liên kết. Từ dữ liệu ban đầu tồn tại mối liên hệ đồng liên kết giữa các biến, chúng tôi sẽ tiến hành dùng mô hình VECM để tiến hành ước lượng mối liên hệ trong dài hạn lẫn ngắn hạn giữa hai biến chính là thuế và cổ phần hóa trong mô hình của chúng tôi. 4.2.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VECM: Từ kết quả hồi qui 5, chúng tôi thấy rằng các chỉ số quan trọng như AIC, SC đều gợi ý cho độ trễ tối ưu là 5 trong mô hình. Tuy nhiên, để phù hợp với số liệu hiện có, 4 Xem hình 4.5 trong phần phụ lục về kết quả kiểm định đồng liên kết. 5 Xem hình 4.6 trong phần phụ lục về kết quả hồi quy độ trễ.
  53. Trang 46 chúng tôi chỉ chọn độ trễ là 4 và mức độ trễ này cũng tương đối phù hợp với mục tiêu phân tích mối quan hệ cân bằng trong dài hạn của chúng tôi. 4.2.2. Ước lượng mô hình VECM cho 10 biến Dựa vào kết quả hồi qui mô hình VECM 10 Biến6, hệ số ECM thể hiện mối quan hệ tác động của các biến cổ phần hóa, dân số, độ mở nền kinh tế, tốc độ phát triển GDP thực đến thuế. Nếu hệ số này có ý nghĩa thống kê thì sẽ tồn tại mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đến biến thuế. Đối với mối quan hệ cân bằng ngắn hạn, chúng tôi sẽ kiểm định các hệ số D(LPP(-1)), D(LPP(-2)), D(LPP(-3)), D(LPP(-4)), nếu các hệ số này có ý nghĩa thống kê thì có nghĩa là sẽ tồn tại mối quan hệ tác động của cổ phần hóa đến thuế trong ngắn hạn. Đối với hàm cổ phần hóa cũng vậy, chúng tôi cũng lần lượt kiểm định hệ số CointEq1 và hệ số của D(LTAX(-1)), D(LTAX(-2)), D(LTAX(-3)), D(LTAX(-4)) đế xem xét mối quan hệ tác động của thuế đến cổ phần hóa. Để mô hình ước lượng trên đáng tin cậy thì chúng tôi cũng tiếp tục kiểm định tính dừng cho phần dư từng mô hình. Kết quả đều cho thấy các phần dư của các phương trình dừng ở mức 1% 7, nên mô hình đáng tin cậy để ước lượng Đối với các hệ số ECM thể hiện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, thì chỉ có hệ số của hàm thuế (p-value = 0.0317) là có ý nghĩa thống kê, ngược lại hệ số của hàm cổ phần hóa (p-value = 0.4804) thì không có ý nghĩa thống kê 8. Do đó, trong mối quan hệ dài hạn cố phần hóa sẽ tác động đến mức thu thuế của chính phủ, và ngược lại thuể không ảnh hưởng đến mục tiêu cổ phần hóa của chính phủ. Tiếp theo chúng tôi tiếp tục kiểm định các hệ số để xem xét mối quan hệ tương quan ngắn hạn giữa biến thuế và biến cổ phần hóa. Kết quả cho thấy rằng hệ số p-value đề lớn hoen 10%, không có ý nghĩa thống kê 9, nghĩa là trong ngắn hạn thì cả hai biến này không có tương quan với nhau, đều này phù hợp với chính sách thực tế ở VN. 6 Xem hình 4.7 trong phần phụ lục về kết quả hồi quy mô hình VECM 10 biến. 7 Xem hình 4.8 trong phần phục về kiểm định tính dừng phần dư cho mô hình VECM. 8 Xem hình 4.9 ở phần phụ lục về kiểm định tương quan dài hạn mô hình VECM ban đầu. 9 Xem hình 4.10 ở phần phụ lục về kiểm định tương quan ngắn hạn mô hình VECM ban đầu
  54. Trang 47 4.2.3. Mô hình VECM cho hai biến thuế và cổ phần hóa: Ở phần trên chúng tôi đã thiết lập phương trình cho cả 10 biến chính trong mô hình và các kết quả đạt được như mong đợi của chúng tôi. Để kiểm định độ bền cho mối quan hệ cân bằng giữa thuế và cổ phần hóa thì chúng tôi tiến hành lập phương trình chỉ cho hai biến thuế và cổ phần hóa, lượt bỏ các biến còn lại ra khỏi phương trình. Trước tiên chúng tôi kiểm định mối quan hệ nhân quả hai chiều cho hai biến này. Kết quả 10 kiểm định nhân quả cho thấy rằng, cổ phần hóa là nguyên nhân ảnh hưởng đến biến thuế (p-value = 0.0353 bác bỏ giả thuyế Ho), ngược lại p-value = 0.1791 chấp nhận giả thuyết H0: biến thuế không là nguyên nhân ảnh hưởng đến biến cổ phần hóa. Kết quả này bước đầu phù hợp với những kết quả đạt được ở phần VECM 10 biến. Tương tự với mô hình VECM 10 biến, chúng tôi tiến hành kiểm định mối quan hệ đồng liên kết. Kết quả cho thấy tồn tại mối liên hệ đồng liên kết giữa biến thuế và cổ phần hóa 11. Với những giả thuyết đạt được, chúng tôi đủ cơ sở đê xây dụng mô hình VECM cho hai biến thuế và cổ phần hóa. Kết quả thu được từ mô hình VECM hai biến 12, mức tương quan giống như mô hình GARCH chúng tôi ước lượng ở phần đầu. Biến thuế và biến tư nhân hóa có mức tương quan âm với nhau, cụ thể khi tư nhân hóa tăng 1% thì doanh thu thuế giảm 0.06%. Các hệ số t-statistic tương đối lớn càng khẳng định thêm ý nghĩa cho mô hình ước lượng. Hệ số điều chỉnh mối quan hệ cân bằng trong dài hạn của cổ phần hóa đến thuế: ECM = - 0.0552 có p-value = 0.0000. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cổ phần hóa đến thuế có hệ số ECM = 0.1413 , p-value= 0.7908 không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này hoàn toàn giống với kết quả mô hình VECM ban đầu. Trong dài hạn, cổ phần hóa sẽ tác động đến doanh thu thuế của chính phủ nhưng ở mức tương quan tương đối thấp, ngược lại cổ phần hóa không tác động đến doanh thu thuế. Ngược lại, từ 10 Xem hình 4.11ở phần phụ lục về kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger: 11 Xem hình 4.12: Mối liên hệ đồng liên kết giữa thuế và cổ phần hóa 12 Xem hình 4.14: Kết quả hồi quy mô hình VECM 2 biến.
  55. Trang 48 kết quả kiểm đinh Wald-test, khi xét mối quan hệ hai chiều trong ngắn hạn thì cả hai biến này đều không có mối quan hệ tương quan lẫn nhau.13 4.3. Giải thích kết quả mô hình thực nghiệm tại Việt Nam: Như vậy có thể khẳng định có một số nguyên nhân nào đó gây ra mối tương quan âm giữa việc cổ phần hóa và ngân sách Nhà nước Việt Nam, mà đặc biệt là doanh thu thuế trong giai đoạn 1995-2013. Theo chúng tôi đó có thể là: Chính sách miễn và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa Đây có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế, được cụ thể hóa tại Điểm 1, Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần quy định các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa: “Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp thành lập mới mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư”. Chính vì lẽ đó mà sau gần 20 năm triển khai, đến hết năm 2013, cả nước đã cổ phần hóa gần 3900 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 70% số doanh nghiệp nhà nước tái cơ cấu) góp phần cơ bản vào việc xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và thông qua cổ phần hóa, các doanh nghiệp có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn, 90% doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần có kết quả tốt trong họat động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu thuế của tổng ngân sách nhà nướcđối với các doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn không có dấu hiệu khả quan. Điều này được thể hiện rõ qua hai biểu đồ dưới đây: 13 Xem hình 4.13 ở phụ lục về kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn bằng kiểm định Wald-test
  56. Trang 49 Biểu đồ 2.4: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa 1990 - 2013 Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa bình quân giai đoạn 1990-2013 856 900 813 800 700 600 622 500 400 300 250 359 200 253 118 212 60 100 5 6 7 18.7 13 3 0 100 Biểu đồ 2.5: Phần trăm doanh thu thuế so với GDP giai đoạn 1995-2013 Tax revenues (% GDP) 25 20 15 10 5 0 Quan sát hai biểu đồ thể hiện số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa bình quân qua các năm và tổng doanh thu thuế trong tổng thu Ngân sách Việt Nam, chúng tôi quan sát thấy rằng vào năm 2004 số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa đạt đỉnh điểm là 856 doanh nghiệp, tới thời điểm này có thể xem đây là giai đoạn “hưng thịnh” nhất của chiến lược
  57. Trang 50 cổ phần hóa ở nước ta. Tuy nhiên tổng doanh thu thuế thu được trong năm này chỉ đạt khoảng dưới 20% trên tổng GDP thấp hơn so với năm 2003. Một trường hợp khác là giai đoạn 2008-2010, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trung bình chỉ khoảng 18.7 doanh nghiệp, nhưng lại có sự cải thiện đáng kể trong tổng doanh thu thuế đạt mức xấp xĩ 23% trên GDP. Điều này chứng tỏ rằng giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế tồn tại mối tương quan âm không đáng kể. Mặc dù sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận dẫn đến kỳ vọng một sự gia tăng trong doanh thu thuế, tuy nhiên kết quả lại đi ngược với những gì kỳ vọng bởi để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa, giai đoạn 2004-2008, Nhà nước có chính sách miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu cổ phần hóa và giảm 50%trong 3 năm tiếp theo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ernesto Crivelli (2013). Năng lực quản lý thuế Hiện nay hệ thống thuế ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Đối với các quốc gia trên thế giới yếu tố ổn định luôn được đặt lên hàng đầu khi xây dựng một sắc thuế . Bởi, điều đó sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế có kế hoạch và chiến lược phát triển phù hợp. Việc cổ phần hóa ở Việt Nam vẫn chưa minh bạch về thông tin như số lượng cổ phần hóa được phát hành, mức giá rao bán cổ phần cũng như số tiền thu được từ cổ phần hóa được sử dụng ra sao. Cứ sau mỗi đợt cổ phần hóa được tiến hành, số lượng người nộp thuế cũng theo đó mà gia tăng đáng kể. Chính vì thế những hạn chế về phương pháp, quy trình tính và nộp thuế trước đây dường như cũng trở nên lạc hậu phần nào và cần phải có sự đổi mới thích ứng với tình hình hiện tại hơn. Bên cạnh đó, có thể thấy, năng lực quản lý thuế ở nước còn yếu kém cùng với công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ, thủ tục pháp lý còn phức tạp. Có thể nói rằng công tác quản lý thuế ở Việt nam vẫn còn bỡ ngỡ và chưa sẵn sàng hoàn toàn để đối phó với một môi trường mới với những chương trình cổ phần hóa được xúc tiến trong dài hạn, vì thế triển vọng xảy ra hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, làm thất thu thuế, gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nhà nước là rất cao.
  58. Trang 51 Tuy nhiên, tổng hợp hai nguyên nhân trên chúng tôi nghĩ vẫn chưa thật sự đủ để giải thích cho mối tương quan âm giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế tại Việt Nam. Chần chừ cổ phần hóa Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước chần chừ trong việc triển khai thực hiện cổ phần hóa bởi họ e ngại những quy định, chính sách mới sẽ được áp dụng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu khó khăn, phức tạp cộng thị trường ảm đạm của bối cảnh kinh tế hiện nay khiến doanh nghiệp lo ngại liệu có bán được cổ phần của doanh nghiệp hay không. Điều này được thể hiện khá rõ qua Biểu đồ 2.4, quan sát số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng này có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ 60 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa năm 2011 đến năm 2012 con số sụt giảm một cách nghiêm trọng xuống còn 13 doanh nghiệp và năm 2013 vừa qua, con số này chỉ vỏn vẹn nằm ở mức 3 doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ đã coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong cả nhiệm kỳ của chính phủ, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mà tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Chính vì vậy trong hiện tại việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể gặp khó khăn nhưng trong tương lai, chắc chắn sẽ thu được kết quả khả quan hơn Cổ phần hóa không hiệu quả Từ trước đến nay, cổ phần hóa ở Việt Nam khá khó khăn. Trước đây, khi chính phủ công bố đã cổ phần hóa một con số rất lớn là hơn 3000 doanh nghiệp nhà nước trong 6-7 năm, nhưng thực chất đây đều là những đơn vị rất nhỏ, có thể là một cửa hàng mậu dịch quốc doanh đang hoạt động yếu hoặc thực tế là đã chết. Khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, sau Đại hội Đảng năm 2006, người đứng đầu cổ phần tuyên bố sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, nhưng cuối cùng chỉ đạt không tới một nửa, chỉ làm trong 2 năm 2006-2007, sau đó chững lại. Bên cạnh đó, một câu hỏi được đặt ra nữa là nguồn quỹ từ cổ phần hóa đang ở đâu và đã được sử dụng như thế nào trong những năm qua, ngay cả đến Quốc hội – cơ quan đại diện cho toàn dân cũng còn bỏ ngõ trước câu hỏi này.
  59. Trang 52 5. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu này của chúng tôi nghiên cứu tác động tài khóa của cổ phần hóa đến doanh thu thuế ở Việt Nam giai đoạn từ quý 4 năm 1995 đến quý 4 năm 2013 bằng việc sử mô hình ARCH/ GARCH, VECM. Mặc dù trước đây có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của cổ phần hóa ở các quốc gia khác nhưng đây là bài nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa cổ phần hóa và ngân sách nhà nước đặc biệt là doanh thu thuế ở nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi đã phân tích được tác động của cổ phần hóa đến doanh thu thu thuế trong cùng thời điểm, đồng thời đo lường được tác động cân bằng dài hạn giữa hai biến này. Đầu tiên, chúng tôi tập trung vào thiết lập nền tảng bằng cách phân tích tác động của cổ phần hóa đến các biến số vĩ mô và ổn định tài chính với mục đích chính là mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế. Từ kết quả ước lượng mô hình kết hợp cùng các bằng chứng thuyết phục, chúng tôi có thể khẳng định rằng tồn tại mối tương quan âm giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế, điều này phản ánh gần như chính xác thực trạng cổ phần hóa hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể, chần chừ tiến hành cổ phần hóa vì những bất cập và không đồng bộ trong bộ máy nhà nước, cổ phần hóa không thật sự hiệu quả, năng lực quản lý thuế yếu kém gây thất thoát nguồn thu thuế nghiêm trọng nhưng quan trọng nhất có thể kể đến là chính sách miễn, giảm thuế của nhà nước đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa trong những năm gần đây. Chính sách này đã làm giảm đáng kể tác động của cổ phần hóa đến ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế. Bài nghiên cứu của chúng tôi có thể được xem xét bởi các nhà điều hành chính sách tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động tài khóa của cổ phần hóa theo thời gian có thể tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước nếu cải cách thuế không được thông qua một cách kịp thời, đồng thời quản lý doanh thu thuế không có những bước cải tiến nhất định để bắt kịp những thay đổi mới trong nền kinh tế định hướng thị trường. Đã có rất nhiều các quốc gia trên thế giới thành công trong chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khi áp dụng cải cách thuế hay tăng cường lợi nhuận thuế
  60. Trang 53 bằng cách hợp lý hóa nhượng quyền ưu đãi thuế. Đây có thể được xem là kinh nghiệm đáng quý cho Việt Nam. Vẫn còn nhiều khiếm khuyết chưa thể giải quyết được trong bài nghiên cứu của chúng tôi khi thực hiện tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng chính sách cổ phần hóa thật sự là một hướng đi đúng đắn tiếp theo mà Việt Nam cần theo đuổi. Nếu cổ phần hóa đi kèm với các cải cách thuế kịp thời và phù hợp, chúng tôi kỳ vọng trong tương lai mối quan hệ giữa cổ phần hóa và ngân sách nhà nước đặc biệt là doanh thu thuế sẽ có những bước tiến khả quan hơn. Đây có thể được xem là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng cho các công trình tiếp theo.
  61. Trang 54 PHỤ LỤC HÌNH Hình 4.1: Kết quả kiểm định tự tương quan Hình 4.2: Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH
  62. Trang 55 Hình 4.3: Kết quả hồi quy mô hình T-GARCH Hình 4.4: Kết quả hồi quy mô hình GARCH
  63. Trang 56 Hình 4.5:Kiểm định đồng liên kết Hình 4.6: Kết quả hồi quy độ trễ
  64. Trang 57 Hình 4.7: Kết quả hồi quy mô hình VECM 10 biến
  65. Trang 58 Hình 4.8: Kiểm định tính dừng phần dư mô hình VECM Hình 4.9: Kiểm định tương quan dài hạn mô hình VECM ban đầu Hình 4.10: Kiểm định tương quan ngắn hạn mô hình VECM ban đầu Hình 4.11: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger
  66. Trang 59 Hình 4.12: Mối liên hệ đồng liên kết giữa thuế và cổ phần hóa Hình 4.13: Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn bằng kiểm định Wald-test
  67. Trang 60 Hình 4.14: Kết quả hồi quy mô hình VECM 2 biến
  68. Trang 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Antonio Fat´ as and Ilian Mihov (2004). The Macroeconomic Effects Of Fiscal Rules In The U.S. States. Jorge Martinez-Vazquez and Robert McNab (2000). The Tax Reform Experiment in Transitional Countries. World Development Report (2002). Building Institution for Markets. Albuquerque, R., 2003. The composition of international capital flows: risk sharing through foreign direct investment. Journal of International Economics 61, 353 –383 Bekaert, G., Harvey, C.R., Lundblad, C., 2005. Does financial liberalization spur growth? Journal of Financial Economics 77, 3–55. Bortolotti, B., de Jong, F., Nicodano, G., Schindele, I., 2007. Privatization and stock market liquidity. Journal of Banking and Finance 31, 297–316 Bortolotti, B., Fantini, M., Siniscalco, D., 2003. Privatization around the world: evidence from panel data. Journal of Public Economics 88, 305–332 Julie Roin (2011). Privatization and the Sale of Tax Revenues. Helena Beddari (2011). Fiscal and Macroeconomic Impacts of Privatization. Fabian Gouret (2007). Privatization and output behavior during the transition: Methods matter. Journal of Comparative Economics 35, 3–34. Athar Hussain and Nicholas Stem (1993). The Role of the State, Ownership and Taxation in Transitional Economies*. Economics of Transition, Volume (I), 61-87. Jukka Pirttilä (1999). Tax Evasion and Economies in Transition: Lessons from Tax Theory. BOFIT, Discussion Papers
  69. Trang 62 Daniel Berkowitz and Wei Li (1999). Tax Rights in Transition Economies: A Tragedy of the Commons?. Rosa Capolupo and Giuseppe Celi (1989). Openness and growth in alternative trading regimes. Evidence from EEC and CMEA’s customs unions. TS. Phan Hiển Minh; TS. Nguyễn Ngọc Thanh; ThS. Châu Thành Nghĩa (2001). Giáo trình Thuế thực hành. PriceWaterHouse Corporation (2013). Sổ tay thuế Việt Nam Vito Tanzi and Howell H.Zee (2000). Tax Policy for Emerging Markets: Developing Countries. IMF Working Paper WP/00/35. Vito Tanzi and George Tsibouris (2000). Fiscal Reform Over Ten Years of Transition. IMF Working Paper WP/00/113. John Nellis (2005). Privatization In Developing Countries: A Summary Assessment. Distinguished Lecture Series 24. Rui Sousa Monteiro (2010. Fundamentals of Public-Private Partnerships and Privatization. Vietnam Development Report (2012). Market Economy For A Middle-Income Vietnam. William L. Megginson (2009). Privatization Trends and Major Deals. Adnan Filipovic, Furman University (2005). Impact of Privatization on Economic Growth. Issues in Political Economy, Vol. 14 Anh T.T Vu (2006). Competition and Privatization in Vietnam: Substitutes or Complements?. Yannis Katsoulakos and Elissavet Likoyanni (2002). Fiscal and Other Macroeconomic Effects of Privatization.
  70. Trang 63 Fredrik Sjöholm (2006). State Owned Enterprises And Equitization In Vietnam. Working Paper 228. Steven Barnett (2000). Evidence on the Fiscal and Macroeconomic Impact of Privatization. Nancy Brune, Geoffrey Garrett and Bruce Kogut (2003). The International Monetary Fund And The Global Spread Of Privatization. Thomas Baunsgaard and Michael Keen (2005). Tax Revenue and (or?) Trade Liberalization. Saul Estrin, London School of Economics and Political Science (2007). The Impact of Privatization in Transition Economies. Boubakri, N., Cosset, J.-C., Smaoui, H., 2009. Does privatization foster changes in the quality of legal institutions? Journal of Financial ReseARCH 32, 169–197. Boycko, M., Shleifer, A., Vishny, R., 1996. A theory of privatization. Economic Journal 106, 309–319. Daude, C., Fratzscher, M., 2008. The pecking-order of cross-border investment. Journal of International Economics 74, 94–119. Dyck, A., 2001. Privatization and corporate governance: principles, evidence and future challenges. The World Bank ReseARCH Observer 16, 59–84. Globerman, S., Shapiro, D., 2003. Governance infrastructure and US foreign direct investment. Journal of International Business Studies 34, 19–39. Henisz, W.J., 2000. The institutional environment for economic growth. Economics and Politics 12, 1–31.