Đề tài Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_su_anh_huong_cua_don_bay_tai_chinh_den_viec_lam_dep_b.pdf
Nội dung text: Đề tài Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012
- Mã số: . Sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012
- i SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÊN VIỆC LÀM ĐẸP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2013 Tóm tắt Bài nghiên cứu tìm hiểu về mức độ làm đẹp báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, nguyên nhân cũng như những động cơ thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện những thủ thuật trên những con số kế toán. Theo đó, trọng tâm của bài sẽ phân tích thực tiễn của việc làm đẹp báo cáo như một hàm số bao gồm các biến là những yếu tố bên trong của công ty như hiệu quả hoạt động, loại hình hoạt động và yếu tố bên ngoài như vấn đề kiểm soát bởi các công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ ngược chiều rõ rệt giữa LEV và REM hát hiện này nói lên rằng những công ty có mức vay nợ càng cao thì có mức REM càng thấp.Điều này ủng hộ cho quan điểm đòn bẩy tài chính có tác dụng làm hạn chế các hoạt động REM, kết qủa này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng doanh thuvà lợi nhuận của mỗi công ty được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và REM, điều này chứng tỏ những công ty có quy mô càng lớn thì có độ biến động trong hoạt động càng thấp, vì thế mà việc làm đẹp báo cáo tài chính sẽ có xu hướng ít hơn. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng làm nổi bật hai luồng ý kiến đánh giá về mối quan hệ giữa ROA và REM, kết quả chỉ ra rằng những công ty có quy mô lớn sẽ có khả năng thực hiện REM thấp hơn hoặc cao hơn những công ty có quy mô nhỏ, điều này xảy ra một phần nào đó phụ thuộc vào đường lối chính sách của bộ máy quản trị trong mỗi công ty trong từng giai đoạn kinh tế.
- ii Mục lục: 1. Giới thiệu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Phạm vi và đối tượng 3 1.6 Nội dung nghiên cứu 3 2. Cơ sở lý luận 3 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 3 2.1.1 Vì sao các công ty lại phù phép báo cáo tài chính 3 2.1.2 Việc lựa chọn giữa hai phương pháp AEM và REM 5 2.1.3 Thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực (REM ) 8 2.1.4 Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên REM 10 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm đẹp báo cáo tài chính 11 2.2.1 Chi phí lãi ròng (INTEXP) 11 2.2.2 Lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA) 12 2.2.3 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) 12 2.2.4 Công ty kiểm toán 12 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 13 3.1 Dữ liệu 13 3.1.1 Biến phụ thuộc 14 3.1.2 Biến giải thích 14 3.2 Phương pháp luận 15 3.2.1 Ba mô hình đại diện cho REM 15 3.2.2 Mô hình ước lượng 16 4. Kết quả nghiên cứu 18 4.1 Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình hồi quy đối với ba mô hình đại diện 18 4.2 Kiểm tra và khắc phục hiện tượng “ Đa cộng tuyến” 23 4.3 Kết quả nghiên cứu của mô hình ước lượng 24
- iii 4.3.1 Kết quả phân tích mô tả 24 4.3.2 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_CFO 25 4.3.3 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_PROD 26 4.3.4 Kết quả nghiên cứu của biến đại diện RES_DISXEPT 28 4.3.5 Kết quả tổng hợp từ ba mô hình 31 5. Kết luận 32 Phục lục Tài liệu tham khảo
- iv Bảng 1: Tóm tắt ý nghĩa của các biến trong mô hình ước lượng 17 Bảng 2: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_ CFO 19 Bảng 3: Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_PROD 21 Bảng 4: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_DISXEPT 22 Bảng 5: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_CFO 23 Bảng 6: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_PRO 23 Bảng 7: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_DISXEPT 24 Bảng 8: Thống kê mô tả 25 Bảng 9: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_CFO 26 Bảng 10: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_PROD 28 Bảng 11: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_DISEXPT 30
- 1 1. Giới thiệu 1.1 Lý do chọn đề tài Khởi đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu phục hồi về các chỉ số kinh tế vĩ mô, tuy nhiên các chuyên gia đánh giá nhận định rằng đất nước vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, trì trệ, và tăng trưởng dưới mức tiềm năng, đồng thời nhiều yếu tố mang tính chất nền tảng khác vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nền kinh tế khó khăn với hệ lụy theo sau nó là sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp trong nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong năm 2013 có khoảng 60.700 doanh nghiệp (DN) phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. Phần lớn những doanh nghiệp này đang trong tình cảnh “khát vốn” để hoạt động kinh doanh thế nhưng hầu hết họ không thể tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng. Ngoài những nhân tố khách quan như lãi suất cho vay cao dẫn đến tình trạng trên thì không thể phủ nhận là cũng có những nguyên nhân chủ quan từ chính các doanh nghiệp. Nguyên nhân nằm ở chỗ khi quyết định cho một doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng thường quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để làm đẹp thủ tục xin vay vốn, không ít doanh nghiệp đã chỉnh sửa báo cáo tài chính theo đúng tiêu chuẩn quy định do ngân hàng đặt ra. Ngoài ra, hiện nay, báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, hàng năm là thông tin đầy đủ nhất về doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách chính thức. Báo cáo tài chính có thể xem là bộ mặt của một doanh nghiệp. Việc "làm đẹp" do vậy cũng trở nên cực kỳ cần thiết khi một doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng những thủ thuật làm đẹp này cũng mang lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, ngược lại nếu sử dụng không có chiến lược, doanh nghiệp có thể sẽ tự tay đẩy mình vào tình trạng khó khăn, bế tắc, đồng thời chịu sức ép kiểm soát từ các công ty kiểm toán. Thực tế cho thấy, “làm đẹp” báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực (REM) đang trở thành lối đi khác an toàn và hiệu quả hơn được các nhà quản lý sử dụng thay thế cho việc thay đổi các ước tính kế toán (AEM)
- 2 vốn được áp dụng từ trước đến nay. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp thay đổi báo cáo tài chính đang trở thành chủ đề mà các doanh nghiệp đáng quan tâm hiện nay đặc biệt đối với những doanh nghiệp mong muốn duy trì hoạt động kinh doanh bền vững. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề: - Vì sao các doanh nghiệp lại làm đẹp BCTC? - Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM? - Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên REM của các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 như thế nào? - Giải pháp kiến nghị đưa ra để giảm thiểu việc làm đẹp BCTC ở Việt Nam hiện nay. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của bài nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và vấn đề làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực,ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên chiến lược “ làm đẹp” báo cáo tài chính (EM) như thế nào đối với những doanh nghiệp đang sử dụng nợ. Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình dòng tiền hoạt động kinh doanh, mô hình chi phí sản xuất và mô hình chi phí hữu ích dựa theo nghiên cứu của Roychowdhury 2006, thông qua việc kiểm định kết quả của ba biến đại diện bằng phương pháp Likelihood và sử dụng mô hình hồi quy mảng và chéo cho mỗi trường hợp. Kết quả cho thấy, rõ ràng việc làm đẹp báo cáo tài chính bị ảnh hưởng bởi vấn đề vay nợ của doanh nghiệp. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman hoặc Likelihood để lựa chọn mô hình mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) hoặc mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects model). Kết quả hồi quy của từng mô hình ở trên sẽ được lấy làm đại diện cho REM để tiếp tục thực hiện việc hồi quy trong mô hình ước lượng OLS.
- 3 1.5 Phạm vi và đối tượng Mẫu bao gồm 100 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội, bao gồm 6 nhóm ngành kinh tế trong giai đoạn 2008-2013, trừ các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính ( ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, và công ty chứng khoán và những công ty có bộ dữ liệu không đầy đủ hoặc bị mất dữ liệu). 1.6 Nội dung nghiên cứu Cơ sở lý luận về việc làm đẹp BCTC và ảnh hưởng của LEV đến REM. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM đối với các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 2. Cơ sở lý luận 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1.1 Vì sao các công ty lại phù phép báo cáo tài chính 2.1.1.1 Làm đẹp báo cáo tài chính nhằm thu hút các nhà đầu tư Schipper,1989 trong nghiên cứu của mình đã tranh luận rằng (EM) là những hành động can thiệp có mục đích vào tiến trình đưa báo cáo tài chính ra bên ngoài, với mục đích đạt đươc các lợi ích cá nhân. Đồng quan điểm trên, Aini và các cộng sự, 2006, đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy các nhà quản lý tham gia các hoạt động EM nhằm cải thiện bức tranh tài chính được xây dựng bởi các báo cáo tài chính để thu hút các nhà giao dịch chứng khoán và xây dựng niềm tin đầu tư. Tuy nhiên việc làm đẹp báo cáo tài chính cũng gặp phải những ý kiến đánh giá tiêu cực, như theo Yan,2006; Aini và các cộng sự, việc tiến hành EM mang tính cơ hội theo các bút toán dồn tích có thể làm cho các báo cáo tài chính thiếu chính xác và sai lệch. Điều này làm giảm chất lượng của các báo cáo tài chính. Khoản thu nhập được báo cáo trong báo cáo tài chính không phải là một số tiền chính xác mà là một khoản tiền được lấy từ một chuỗi liên tục các khoản thu được từ việc áp dụng các lựa chọn phương pháp kế toán dồn tích khác nhau có thể chấp nhận được (Healy và Wahlen, 1999; Dechow
- 4 và Skinner, 2000). Các công ty có thể lựa chọn giữa những phương pháp kế toán được cho phép hoặc có thể áp dụng những giả thiết hoặc những ước lượng trong một phương pháp kế toán. Do đó vai trò của phương pháp kế toán dồn tích được tin rằng đã gây ra những dạng làm đẹp báo cáo tài chính, chẳng hạn như làm mượt thu nhập, những dạng này khó để phân biệt được đối với những phương pháp kế toán dồn tích thích hợp. Việc làm đẹp báo cáo tài chính đã đi lệch với trọng tâm cơ bản của báo cáo tài chính, cung cấp những thông tin về tình hình hoạt động của công ty được đo lường bằng thu nhập và những thành phần của nó ( Dechow và Skinner, 2000). Áp lực làm đẹp báo cáo tài chính không phải đến từ một bên. Các nhân tố như dự đoán của nhà phân tích, việc tiếp cận thị trường nợ, vấn đề canh tranh, các nghĩa vụ hợp đồng, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, các giao dịch tài chính mới, bỏ qua chi phí giao dịch lớn, sức hấp dẫn của việc sáp nhập, chi phí quản lý, trọng tâm trong ngắn hạn, những kế hoạch và ngân sách không thực tế, những yêu cầu cuối kỳ của cấp trên, giai đoạn lợi nhuận quá mức theo sau đó là một đợt suy giảm, việc che giấu các giao dịch bất hợp pháp, tiền thưởng cá nhân, các chương trình khuyến mãi, việc tập trung vào nhóm và vấn đề duy trì việc làm là những nguyên nhận được đề cập trong bài nghiên cứu ( Ducan, 2001). Ảnh hưởng của những biến này lên việc làm đẹp báo cáo tài chính ở các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ, lý thuyết nợ cho rằng công ty có tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần lớn hơn thì được dự đoán sẽ lựa chọn bút toán dồn tích làm gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, ở các công ty Nhật thì thích sử dụng bút toán làm giảm thu nhập hơn (Kesterm,1992; Phan và Yoshikawa,1996; Pourjalali và Hansen, 1996). Có bằng chứng cho rằng các nhà quản lý của cả các công ty ở Nhật và Mỹ đều chọn bút toán dồn tích làm tăng thu nhập để làm gia tăng tiền thưởng của họ và số tiền tài trợ từ bên ngoài. Việc lựa chọn bút toán làm tăng thu nhập của các công ty Nhật cũng được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với quyền sở hữu của các nhà đầu tư cá nhân và các công ty uy tín nhưng lại có mối quan hệ ngược chiều với quyền sở hữu của các tổ chức tài chính và các tập đoàn khác( Darrough, Pourjalali và Saudagaran,
- 5 1998). Việc lựa chọn các bút toán dồn tích của các nhà quản lý cũng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về kinh tế chính trị xã hội và môi trường ở các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, những thay đổi kinh tế bất thường ( chẳng hạn như sự tuột dốc bất thường của thị trường hay sự tăng trường của thị trường) có thể gây ra những động lực khác nhau cho việc làm đẹp báo cáo tài chính. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường năm 1990 ở Nhật đã gây ra sự thay đổi trong các nhân tố kinh tế làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế toán ( Darrough, Pourjalali, và Saudagaran,1998) 2.1.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính để đáp ứng các thay đổi thuế suất Roubi và Richardson, (1998) cho rằng việc làm đẹp báo cáo tài chính của các công ty phi sản xuất ở Malaysia, Singapore và Canada nhằm mục đích đáp ứng việc thay đổi thuế suất. Phân tích của họ cung cấp những bằng chứng về việc làm đẹp báo cáo tài chính thông qua các bút toán dồn tích theo ý mình của của các công ty Canada và Singapore tương tự như các bằng chứng được tìm thấy ở Mỹ. Chúng không đóng góp nhiều vào các nhân tố văn hóa được tìm thấy trong những kết quả của Malaysia. Cụ thể, Crazy Eddie, một công ty bán lẻ thiết bị điện tử, đã trốn thuế trong nhiều năm bằng cách báo cáo thu nhập thấp hơn thực tế. Những kết quả này ủng hộ cho những bằng chứng trước đây khi cho rằng các công ty Mỹ tiến hành việc lựa chọnphương pháp kế toán nhằm đạt được những mục đích kinh tế. 2.1.2 Việc lựa chọn giữa hai phương pháp AEM và REM Theo nghiên cứu của Jeff Z. Chen: AEM đề cập đến sự linh hoạt của các nhà quản lý trong việc sử dụng những ước tính kế toán nằm trong GAAP một cách cơ hội nhằm thay đổi thu nhập được báo cáo mà không làm thay đổi dòng tiền cơ bản. REM đề cập đến việc tạo ra một chu kỳ thời gian mớivà tái cấu trúc một hoạt động, một vụ đầu tư và các giao dịch tài chính một cách thuận lợi nhằm làm ảnh hưởng đến thu nhập báo cáo theo một hướng cụ thể, nó tạo ra hiệu quả gần tối ưu và áp đặt một chi phí thực tế lên công ty. Trường hợp đầu tiên, khi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của công ty tốt thì doanh nghiệp sẽ làm gia tăng thu nhập thông qua AEM không phải REM.
- 6 Đồng thời, điều này sẽ làm tăng mức đầu tư nhằm tạo ra thu nhập trong tương lai cao hơn. Trường hợp thứ hai, khi độ nhạy cảm của các khoản bù đắp cho nhà quản lý đối với giá chứng khoán và/hoặc giá cả thu nhập tăng lên, công ty sẽ sử dụng AEM không phải REM, nhằm thổi phồng thu nhập trong giai đoạn hiện tại. Các nhà quản lý sẽ gia tăng đầu tư trong giai đoạn đầu tiên nhằm thổi phồng thu nhập trong tương lai và làm giảm tác động ngược lại của AEM trong giai đoạn thứ hai. Trường hợp thứ ba, khi chi phí của AEM lớn nhà quản lý sẽ cắt giảm cơ hội tiếp cận với đầu tư. Thu nhập hiện tại sẽ gia tăng như là kết quả của sự sụt giảm trong việc đầu tư quá mức. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý đang cắt giảm chi phí đầu tư và thổi phồng thu nhập hiện tại nhằm làm gia tăng thu nhập. AEM gia tăng cùng với triển vọng tăng trưởng của một công ty, nhằm chỉ ra rằng các công ty tăng trưởng sẽ có nhiều khả năng sử dụng AEM để thổi phồng thu nhập. REM giảm cùng với triển vọng tăng trưởng của một công ty, cho thấy rằng các công ty này ít có khả năng sử dụng REM và thích những tác động trong dài hạn của việc đầu tư. AEM gia tăng cùng với độ nhạy cảm liên quan đến giá chứng khoán của nhà quản lý - dựa trên cơ sở cho rằng các khoản bù đắp ảnh hưởng đến giá chứng khoán và giá cả thị trường của thu nhập. Nghiên cứu của Matsumoto (2002) cũng cho thấy những kết quả tương tự, ngoại trừ việc tác giả chỉ tập trung vào hành vi của AEM trong thiết lập MBE.Một số nghiêu cứu lại cho rằng không phát hiện thấy mối quan hệ đáng kể giữa REM và chi phí sử dụng của nó.Burgstahler và Dichev (1997) cho thấy rằng cả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và những thay đổi trong phương pháp hạch toán gần đây được quản lý nhằm làm gia tăng thu nhập. Burgstahler và Eames (2006) nghiên cứu cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và phương pháp hạch toán tùy ý được kiểm soát nhằm tránh xảy ra kết quả thu nhập trong báo cáo thấp hơn so với phân tích dư đoán.
- 7 Barton ( 2001) và Pincus, Rajgopal (2002) đưa ra những bằng chứng cho thấy rằng các nhà quản lý sử dụng các công cụ phái sinh và các phương pháp hạch toán tùy ý như việc thay thế một phần cho vấn đề làm mượt thu nhập. Áp dụng sớm hơn quyền chọn cổ phiếu là một trong những bằng chứng cho phương pháp sử dụng công cụ phái sinh, Doanh nghiệp tặng tặng nhân viên quyền chọn cổ phiếu được định ngày trước so với ngày công ty thực sự tặng quyền chọn đó. Do đó, khoản tiền tăng thêm do chênh lệch giá cổ phiếu sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế. Apple chính là ví dụ điển hình cho thủ thuật này. Sau khi bị phát hiện, Steve Jobs và các lãnh đạo khác của Apple đã phải nộp khoản tiền phạt trị giá 14 triệu USD cộng với phí luật sư. Những quyết định về vấn đề làm đẹp báo cáo tài chính chủ yếu xoay quanh vào kỳ vọng tăng trưởng của một công ty, kinh phí đãi ngộ cấp quản lý, và chi phí của những hoạt động mánh khóe thực sự. Những công ty nằm trong những vòng quay hoạt động khác nhau thì có kỳ vọng về mặt tăng trưởng kinh tế khác nhau.Graham và các cộng sự (2005) khi nói về các bằng chứng khảo sát cho rằng những nhà quản lý của các công ty đang phát triển thìthích làm đẹp báo cáo tài chính bởi vì họ kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trong tương lai sẽ bù đắp lại cho những quyết định về việc làm đẹp báo cáo tài chính trong quá khứ. Họ cũng tin rằng nếu tình hình tài chính của công ty tiếp tục xấu hơn, thì những quyết định về việc làm đẹp báo cáo tài chính nhỏ cũng có thể tạo ra và dẫn đến những kết quả trái ngược lại trong những giai đoạn sau. Nhiều nghiên cứu tranh luận rằng các nhà quản lý thực hiện những phương pháp hạch toán theo chủ ý của mình nhằm làm tối đa hóa mức bù đắp cho mình (Cheng và Warfield 2005, Bergstresser và Philippon 2006).Ngoài ra, một số bài nghiên cứu đưa ra những bằng bằng chứng về mối quan hệ giữa kinh phí đãi ngộ và REM, tương tự với AEM.Zang (2007) và Ewert, Wagenhofer (2005) cho rằng những mánh khóe về mặt kế toán hay các giao dịch thực là những thay thế trong chi phí cho những mánh khóe về kế toán.
- 8 2.1.3 Thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính bằng các giao dịch thực (REM ) REM là một hành động có mục đích của ban quản lý công ty nhằm làm thay đổi thu nhập được báo cáo theo một hướng cụ thể, điều này đạt được bằng cách thay đổi chu kỳ thời gian hoặt cơ cấu lại một hoạt động, một vụ đầu tư hoặc một giao dịch tài chính với những tác động lên dòng tiền và mang lại những kết quả gần như tối ưu. Định nghĩa này dựa trên những định nghĩa được thực hiện bởi Healy và Wahlen (1999) và Zang (2007). Ví dụ, vào những ngày cuối năm, công ty có thể ghi nhận doanh thu trước khi thực sự xuất hàng để đạt chỉ tiêu doanh thu. Việc hạch toán doanh thu được thực hiện ngay khi xuất hóa đơn vào ngày cuối năm trong khi sang năm mới, sau nhiều ngày, hàng mới được xuất đi. Đối với các công ty xuất khẩu, chênh lệch thời gian nói trên thường rất lớn, đẩy doanh thu tăng lên đáng kể. Thủ thuật này cũng có thể dễ dàng áp dụng đối với doanh thu cung cấp dịch vụ bằng cách thay đổi thời gian và mức độ hoàn thành dịch vụ. Một hình thức khác là phân bổ chi phí hoặc thu nhập cho nhiều kỳ, thay vì ghi nhận toàn bộ một lần hay ngược lại. Theo Graham và các cộng sự 2005: Các CFO tin rằng các nhà đầu tư bên ngoài quan tâm đến thu nhập hơn là dòng tiền. Hai tiêu chuẩn thu nhập quan trọng nhất là thu nhập từng quý so với cùng quý năm trước và sự ước lượng tính đồng nhất. Các giám đốc điều hành tin rằng việc đạt được các tiêu chuẩn về thu nhập sẽ tạo dựng nên sự tin tưởng với thị trường và giúp hoặc duy trì hoặc làm gia tăng giá cổ phiếu của công ty họ.Các nhà quản lý sẵn sàng đánh mất một khoản hy sinh nhỏ hoặc trung bình trong giá trị kinh tế để đạt được những kỳ vọng thu nhập theo phân tích đồng thời những nhà đầu tư thì tránh những tác động nặng nề của thị trường đối với vấn đề phân phối dưới mức (under-delivering).Đại đa số các CFO thích nguồn thu nhập ổn định ( so với thu nhập biến động). Với việc nắm giữ dòng tiền chảy liên tục thì nguồn thu nhập biến động được cho là rủi ro hơn so với nguồn thu nhập ổn định. Hơn nữa, nguồn thu nhập ổn định làm giảm nhẹ công việc dự đoán dòng tiền trong tương lai của nhà phân tích. Các giám đốc tài chính tin rằng nguồn thu nhập ít mang tính dự
- 9 đoán – được phản ánh trong việc bỏ lỡ những mục tiêu thu nhập hoặc sự biến động trong thu nhập – yêu cầu một mức bảo hiểm rủi ro trên thi trường. Điều đáng ngạc nhiên là 78% các giám đốc tài chính được khảo sát muốn từ bỏ giá trị kinh tế để đạt được thu nhập ổn định.Các CFO tranh luận rằng hệ thống thị trường ( những sức ép thị trường và các phản ứng quá mức) khuyến khích các quyết định hy sinh giá trị trong dài hạn để đạt được những mục tiêu về thu nhập. Theo Roychowdhury, 2006, mặc dù (REM) có thể làm giảm giá trị của doanh nghiệp nhưng các nhà quản lý vẫn sẵng sàng thực hiện những thủ thuật làm đẹp thu nhập thông qua các hoạt động thực,cụ thể là các hoạt động không bị ảnh hưởng bởi việc kiểm toán hoặc các hoạt động giám sát. Tác giả định nghĩa những thủ thuật sử dụng các hoạt động thực là những hành động bắt nguồn từ những hoạt động vận hành bình thường được thúc đẩy bởi kỳ vọng của các nhà quản lý để đánh lừa ít nhất một số cổ đông tin tưởng vào mục tiêu của các báo cáo tài chính chắc chắn sẽ đạt được trong một chu kỳ hoạt động nhất định. Những hành động này không đóng góp vào giá trị của công ty mặc dù chúng giúp cho các nhà quản lý đạt được những mục tiêu báo cáo của mình. Những phương pháp thực hiện các hoạt động thực, chẳng hạn như giảm giá hoặc giảm chi phí tùy chỉnh, là những hành động tối ưu trong chu trình kinh doanh cố định. Kết quả của Graham và các cộng sự (2005) đã tìm thấy rằng (a) các giám đốc tài chính gắn hiệu quả hoạt động cao vào việc đạt được những mục tiêu thu nhập chẳng hạn như thu nhập ở mức 0, thu nhập trong giai đoạn trước, dự đoán phân tích và (b) họ sẵn sàng thực hiện những hoạt động thực để đạt được những mục tiêu này, thâm chí việc cắt giảm giá trị tiềm năng của công ty. Việc thực hiện các hoạt động thực có thể cắt giảm giá trị của công ty bởi vì những hoạt động thực hiện trong hiện tại nhằm làm gia tăng thu nhập có tác động tiêu cực đố với dòng tiền trong tương lai. Healy và Wahlen (1999), Fudenberg và Tirole (1995), Dechow và Skinner (2000) chỉ ra rằng tăng tốc độ bán hàng, thay đổi trong lịch trình vận chuyển, trì hoãn việc nghiên cứu và phát triển (R&D) và duy trì chi phí là những phương pháp làm đẹp báo cáo tài chính
- 10 hợp lý đối với các nhà quản lý.Bruns và Merchant (1990), Graham và các cộng sự (2005) cho rằng các giám đốc tài chính thích thực hiện các thao tác thông qua các hoạt động thực hơn là bằng các bút toán. Có ít nhất hai lý do cho điều này. Lý do thứ nhất, các thao tác hạch toán thường bị kiểm soát bởi các công ty kiểm toán hoặc bị điều chỉnh hơn các hoạt động thực về giá trị và sản xuất. Lý do thứ hai, việc dựa vào các thao tác hạch toán đòi hỏi một rủi ro. Sự thiếu hụt cuối năm được nhận ra giữa thu nhập thực tế và mức mong muốn có thể vượt quá một số lượng có thể điều chỉnh bằng phương pháp hạch toán. Nếu điều này xảy ra, và thu nhập giảm xuống ngưỡng đề ra, các hoạt động thực có thể không được thực hiện vào cuối năm 2.1.4 Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên REM 2.1.4.1 Đòn bẩy tài chính làm tăng REM Một số nhà phân tích và các nhà đầu tư tập trung vào dòng tiền hơn là thu nhập của một công ty, điều này được xem như là kết quả về việc phân tích các vụ bê bối của những công ty đã bị đánh mất lòng tin về những số liệu về thu nhập của mình. Nguyên nhân là do công ty phải đối mặt với chi phí lãi suất tăng cao nhiều hơn, đây là kết quả của việc gia tăng các khoản vay tài chính và gia tăng lãi suất. Dòng tiền hiệu quả từ những hoạt động kinh doanh là cần thiết đối với những công ty này để giữ cho công ty vẫn có lợi nhuận và tồn tại.việc thiếu hụt dòng tiền có thể dẫn đến kết quả là sự sụp đổ hoặc công ty sẽ trở thành nạn nhân của một vụ thôn tính. Nhận thức được các nhà đầu tư sẽ sử dụng báo cáo lưu chuyển dòng tiền để đưa ra các quyết định đầu tư, các nhóm nhà quản lý thông minh và năng động sẽ có nhiều khả năng giải quyết vấn đề bằng REM nhằm làm ảnh hưởng lên bức tranh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thực chất của công ty ( CFO) và nhận được hoặc duy trì khả năng vay nợ bên ngoài. Những công ty có đòn bẩy tài chính cao có thể thích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hơn là nhờ vào các nguồn lực hỗ trợ tài chính cơ bản bởi vì một số nhà phân tích tin rằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là chỉ số minh bạch hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả của bài nghiên cứu được trình bày bởi Nwaeze và
- 11 các cộng sự (2005), cho rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực và đáng kể vào vai trò của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. 2.1.4.2 Đòn bẩy tài chính làm hạn chế REM Một nghiên cứu về các phương pháp phù phép thu nhập nhấn mạnh rằng đòn bẩy tài chính làm hạn chế EM ( theo Jelinek, 2007; Wasimullah và các cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu của Jelinek, 2007, tác giả cho rằng “ gia tăng đòn bẩy tài chính‟ làm giảm EM. „ Tăng đòn bẩy‟ làm giảm những thủ thuật về thu nhập có tính cơ hội vì một số lý do: 1) công ty sử dụng đòn bẩy tài chính yêu cầu phải trả nợ vay, vì vậy làm giảm lượng tiền mặt sẵn có cho vấn đề quản lý đối với những chi tiêu không tối ưu ( Jensen,1986); 2) Khi một công ty đi vay, nó phải thực hiện việc trả nợ cho người cho vay, và thường gặp phải những giới hạn trong việc sử dụng tiền (Jensen,1986).Vì vậy việc sử dụng nợ được xem là một trong những phương pháp thúc đẩy hiệu quả làm việc của một tổ chức. 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm đẹp báo cáo tài chính 2.2.1 Chi phí lãi ròng (INTEXP) Nghiên cứu của Irina Zagers-Mamedova cho rằng các công ty muốn tồn tại trong nền kinh tế hiện tại phải tham gia vào các vụ sáp nhập hoặc mua lại.Lợi thế thương mại thể hiện giá trị những tài sản vô hình của công ty (thương hiệu, quan hệ khách hàng ). Dưới áp lực từ phía nhà đầu tư, đặc biệt là trong các thương vụ mua lại và sáp nhập, giá trị của lợi thế thương mại thường được đẩy lên cao hơn so với thực tế. Green Mountain đã thực hiện thủ thuật này trong thương vụ mua lại Van Houtte.Sau thương vụ này, giá trị tài sản của hãng tăng vọt. Kết quả của những gian lận về thương mai là việc gia tăng trong nguồn vốn và giúp cho các công ty có thể vay thêm nợ từ phía bên ngoài và hậu quả của điều này là làm gia tăng chi phí lãi vay, và làm giảm nguồn thu nhập ròng. Jensen (1986) cho rằng chi phí lãi vay tăng lên có thể là một trong những phương pháp nhằm kiểm soát những hành vi mang tính cơ hội của các nhà quản lý.Việc phát hành một lượng nợ lớn để mua lại cổ phiếu có thể tạo ra
- 12 những động lực nhằm thúc đẩy các nhà quản lý vượt qua những kháng cự đến từ các tổ chức thông thường về việc cắt giảm trong những khoản chi tiêu không cần thiết.Mối đe dọa đến từ việc thất bại làm cho các khoản nợ phải trả đóng vai trò như một sức ép có hiệu quả nhằm giúp cho các tổ chức hoạt động một cách hiệu quả hơn.Vì vậy bài nghiên cứu này bao hàm cả biến INTEXP. 2.2.2 Lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA) Nghiên cứu của Kothari và các cộng sự ( 2005) và Jiraporn và các cộng sự (2007) cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữu EM và ROA. Kết quả chỉ ra rằng các công ty có hiệu suất hoạt động thấp hơn thì khả năng tạo ra động lực để công ty thực hiện các hoạt động EM càng cao. 2.2.3 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Quy mô ảnh hưởng đến việc làm đẹp báo cáo tài chính bằng các ước tính kế toán ( theo nghiên cứu của Gu và các cộng sự,2005 và Aini và các cộng sự 2006). Tuy nhiên có hai luồng tranh luận trong mối quan hệ này. Một mặt, Gu và các cộng sự cho rằng sự biến động trong việc thực hiện các ước tính kế toán giảm theo quy mô của công ty, phù hợp với việc những công ty lớn thì có độ biến động trong hoạt động và việc làm đẹp báo cáo tài chính ít hơn do chi phí chính trị cao hơn so với những công ty nhỏ hơn. Mặt khác, Aini và các cộng sự 2006 cho rằng các công ty có quy mô lớn hơn thì thích lựa chọn những phương pháp kế toán làm giảm thu nhập để tránh các chi phí chính trị. 2.2.4 Công ty kiểm toán Nghiên cứu của Charles E. Jordan trong tác phẩm “ Sự ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán đến việc làm đẹp báo cáo tài chính để đạt được những thành tựu trong EPS” cho thấy mục đích chính của kiểm toán báo cáo tài chính là cung cấp cho người sử dụng sử đảm bảo rằng các báo cáo tài chính được thực hiện theo những chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận, tức là cung cấp những thông tin có tính trung thực. Viêc thực hiện làm đẹp báo cáo tài chính nhằm mục đích đạt được mục
- 13 tiêu về EPS dường như vi phạm trực tiếp đến tính trung thực đại diện do những kết quả tài chính được thực hiện không phản ánh hiệu suất thực hiện để đặt được thu nhập được xác định trước. Vì vậy, tác giả cho rằng chất lượng kiểm toán có mối tương quan tỷ lệ nghịch với hình thức của việc làm đẹp báo cáo tài chính. Cùng lúc đó, theo nghiên cứu của Ahmed Ebrahim trong “Auditing Quality, Auditor Tenure, Client Importance, and Earnings Management: An Additional Evidence” cho rằng tiến trình kiểm toán được giả định như một thiết bị quản lý sẽ giảm những động lực của các nhà quản lý để làm đẹp báo cáo tài chính. Vì vậy tác giả cũng cho rằng chất lượng kiểm toán cao hơn thì các nhà quản lý ít thực hiện những hoạt động làm đẹp báo cáo tài chính hơn. Dưới đây là bảng tổng hợp về kết quả nghiên cứu của các tác giả về mối quan hệ giữa các biến và REM. Biến Tác giả Mối tương quan Lãi vay Jensen (1986) Tương quan âm ROA Kothari và các cộng sự ( 2005) Tương quan âm Jiraporn và các cộng sự (2007) SIZE Gu và các cộng sự (2005) Tương quan âm Aini và các cộng sự (2006) Tương quan dương AUDITOR Charles E. Jordan Tương quan âm Ahmed Ebrahim 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu Mẫu bao gồm 100 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội, bao gồm 6 nhóm ngành kinh tế trong giai đoạn 2008-2013, trừ các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính ( ngân hàng thương mại, công ty tài chính,
- 14 công ty bảo hiểm, và công ty chứng khoán và những công ty có bộ dữ liệu không đầy đủ hoặc bị mất dữ liệu). Trọng tâm của bảng số liệu là phác họa được tối đa các chỉ số thể hiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đưa ra được nhận định đáng tin cậy cho mục tiêu của bài nghiên cứu. Dữ liệu được sử dụng trong quá trình đánh giá được lấy từ nhiều nguồn thông tin có sẵn như báo cáo thường niên, hồ sơ tại Ủy Ban Chứng Khoán và sàn giao dịch, trang web công ty. 3.1.1 Biến phụ thuộc Theo những nhận định trong bài tổng quan nghiên cứu và mô hình, bài nghiên cứu sử dụng biến RES_REM được đại diện bằng RES_CFO, RES_PROD và RES_ DISEXP là kết quả lần lượt trong ba mô hình khác nhau. Ba biến đại diện trên thể hiện cho mức độ biến động trong dòng tiền hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất chung và chi phí hữu ích của từng công ty. Nguồn dữ liệu để chạy ra ba biến này là các chỉ số được lấy từ các bảng thuyết minh BCTC của các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam như dòng tiền, giá vốn hàng bán, chi phí nghiên cứu và phát triển, tài sản, doanh thu vàgiá vốn hàng bán của từng công ty quan sát. 3.1.2 Biến giải thích Biến đòn bẩy tài chính ( LEV), thể hiện mức sử dụng nợ của công ty i trong năm t, được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng nợ trên tổng tài sản. Biến chi phí lãi vay ( INTEXP), thể hiện chi phí lãi ròng của tất cả các khoản nợ mà công ty i đang gánh chịu trong năm t. Biến hiệu suất sử dụng tài sản ( ROA t-1) thể hiện khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ lệ giữa thu nhập ròng và tổng tài sản của công ty i trong năm t-1. Biến quy mô doanh nghiệp ( SIZE t ) thể hiện quy mô của doanh nghiệp, được đo lường bằng cách lấy loga cơ số 10 của tài sản của công ty i trong năm t.
- 15 Biến công ty kiểm toán (AUDITOR) là biến giả thể hiện loại hình công ty kiểm toán đối với doanh nghiệp. Biến này bằng 1 nếu công ty i được kiểm toán bởi Big 4 trong năm t và bằng 0 trong trường hợp còn lại. Biến loại hình công nghiệp (IND) là biến giả thứ hai thể hiện lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t, biến giả này có giá trị bằng 1 nếu quan sát nằm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và bằng 0 trong trường hợp còn lại. Biến năm (YR) là biến giả cuối cùng thể hiện cho năm được phân tích trong bài nghiên cứu đối với công ty i trong năm t, biến này nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát nằm trong 2010, và bằng 0 trong trường hợp còn lại 3.2 Phương pháp luận 3.2.1 Ba mô hình đại diện cho REM Thực tế cho thấy những công ty đang có xu hướng gia tăng việc làm đẹp báo cáo tài chính thường có một hoặc tất cả những hậu quả về mặt kế toán như : (i) dòng tiền thấp bất thường từ hoạt động sản xuất kinh doanh do chính sách giảm giá hoặc nới rộng kỳ hạn tín dụng nhằm làm gia tăng doanh thu cho giai đoạn hiện tại, (ii) chi phí hữu ích thấp bất thường do việc cắt giảm chi phí R&D, quảng cáo, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm giúp cải thiện thu nhập cho giai đoạn hiện tại, và (iii) chi phí sản xuất cao bất thường do cắt giảm giá vốn hàng bán, chính điều này làm tăng doanh thu biên cho giai đoạn hiện tại. Chính vì thế, có ba mô mình được sử dụng để đại diện cho REM: mô hình dòng tiền bất thường: RES_CFO, mô hình chi phí sản xuất bất thường: RES_PROD, mô hình chi phí hữu ích bất thường: RES_DISEXP Mô hình RES_CFO CFOit / Ait-1 = β1 [1/Ait-1] + β2 [Salesit /Ait-1] + β3 [ΔSalesit /Ait-1] + εit CFOit : dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp i tại thời điểm t Ait-1: tổng tài sản của doanh nghiệp i trong năm t-1 Salesit :doanh thu của doanh nghiệp i năm t
- 16 ΔSalesit: doanh thu của doanh nghiệp i trong năm t trừ đi doanh thu trong năm t-1 εit :phần dư thể hiện mức độ chênh lệch của dòng tiền bất thường của công ty i trong năm t Mô hình RES_PROD PRODit/Ait-1 = β1 [1/Ait-1] + β2 [Salesit /Ait-1] + β3[ΔSalesit /Ait-1] + β4[ΔSalesit -1 /Ait-1] + εi PRODit :tổng giá vốn hàng bán và thay đổi trong hàng hóa của công ty i trong năm t) ΔSalesit-1: doanh thu của doanh nghiệp trong năm t trừ đi doanh thu của doanh nghiệp trong năm t-2 Và các biến khác được xác định tương tự như ở trên Mô hình RES_DISEXP DISEXPit/A it-1 = β1 [1/Ait-1] + β2 [Sales it -1 /Ait-1] + εit DISEXPit : tổng chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty i trong năm t, và tất cả những biến được xác định như ở trên Mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu này là hồi quy mảng và chéo. Hồi quy mảng sử dụng cả dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, trong khi hồi quy chéo ước lượng mô hình cho mỗi năm của tập dữ liệu. Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman hoặc Likelihood để lựa chọn mô hình mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model) hoặc mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects model). 3.2.2 Mô hình ước lượng Kết quả hồi quy của từng mô hình ở trên sẽ được lấy làm đại diện cho REM để tiếp tục thực hiện việc hồi quy trong mô hình ước lượng. Việc kiểm tra và khắc phục tình trạng “ Đa cộng tuyến” là điều cần thiết trong quá trình chạy mô hình, lý do được đưa ra là do các biến độc lập trong mô hình ước lượng được dự đoán là có mối liên quan với nhau.
- 17 Giả thuyết chính của bài nghiên cứu „H1: những công ty có đòn bẩy tài chính cao thì ít có khả năng xảy ra REM hơn những công ty có đòn bẩy tài chính thấp hơn „ , với LEV là biến đại diện cho mức đòn bẩy tài chính. Vì vậy, thử nghiệm cho giả thuyết H1 dựa trên mối tương quan với LEV, β1, như trong công thức dưới đây. Để ủng hộ cho giả thuyết, kỳ vọng rằng β1 là âm. Mô hình ước lượng này được trình bày như sau : RES_REM = β0 + β1.LEV + β2.INTEXP + β3.ROA t-1 + β4.SIZE + β5.AUDITOR + β6.IND + β7.YR +εit Bảng 1: Tóm tắt ý nghĩa của các biến trong mô hình ước lượng Biến Ý nghĩa LEV Tổng nợ được đo lường bởi tổng tài sản của công ty i trong năm t INTEXP Chi phí lãi vay ròng của các khoản nợ ngắn và dài hạn (tổng nợ ) của công ty i trong năm t ROAt-1 Thu nhập trên tổng tài sản của công ty i trong năm t-1 SIZE Loga của tổng tài sản của công ty i trong năm t AUDITOR Biến giả, bằng 1 nếu công ty i được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Big 4 trong năm t và bằng 0 trong trường hợp khác IND Biến giả về loại hình công ty đối với công ty i trong năm t ( bằng 1 nếu quan sát nằm trong ngành công nghiệp được lựa chọn và bằng 0 trong trường hợp còn lại) YR Biến giả cho năm của công ty i trong năm t ( bằng 1 nếu quan sát nằm trong năm được lựa chọn và 0 cho trường hợp còn lại ) ᵋit Khoảng chênh lệch của mô hình Mô hình chính là một hàm gồm có bảy biến trong đó có bốn biến đại diện cho đặc điểm tài chính của mỗi công ty, ngoài biến LEV đóng vai trò mấu chốt, mô hình còn sử dụng biến quy mô,ROA và lãi vay nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho bài nghiên cứu. Ngoài ra, ba biến giả về IND, AUDITOR và YR cũng được đưa vào mô
- 18 hình với mục đích lượng hóa các biến chất bên ngoài công ty nhằm làm rõ hơn trong cách nhìn nhận khi đánh giá kết quả thực nghiệm được thực hiện ở môi trường Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình hồi quy đối với ba mô hình đại diện Tiến hành kiểm định ba mô hình đại diện thông qua phương pháp Likelihood, Likelihood là một kỹ thuật trong thống kê dùng để ước lượng giá trị tham số của một mô hình xác suất dựa trên những dữ liệu có được, ngoài ra phương pháp này cung cấp một khả năng cao nhất về kết quả, nó đưa ra giả thiết H1 rằng : mô hình được xét chạy theo Fixed Effect, kết quả trong ba bảng trên đều bác bỏ giả thuyết H1, điều này cho thấy rằng cả ba mô hình đại diện đều chạy theo mô hình Random affect. Ngoài ra, cả ba mô hình đều cho thấy một mối tương quan dương có ý nghĩa giữa hiệu suất sử dụng tài sản với dòng tiền hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất và chi phí hữu ích, điều này góp phần vào nhận định rằng hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty càng cao sẽ góp phần làm gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng mang lại một sự gia tăng trong chi phí sản xuất và những chi phí hữu ích nhằm xúc tiến quá trình bán hàng để tạo ra mức doanh thu đó.
- 19 Bảng 2: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_ CFO Redundant Fixed Effects Tests Equation: RES_CFO Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross-section F 4.015721 (99,496) 0.0000 Cross-section Chi-square 352.591481 99 0.0000 Cross-section fixed effects test equation: Dependent Variable: CFO Method: Panel Least Squares Date: 03/08/14 Time: 22:18 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 599 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.011389 0.017108 0.665696 0.5059 1/At -1554.180 451.5679 -3.441743 0.0006 Salet-1/At-1 0.017236 0.007930 2.173675 0.0301 ∆Salet/At-1 0.155231 0.009458 16.41283 0.0000 R-squared 0.673969 Mean dependent var 0.079581 Adjusted R-squared 0.672325 S.D. dependent var 0.501350 S.E. of regression 0.286987 Akaike info criterion 0.347898 Sum squared resid 49.00525 Schwarz criterion 0.377249 Log likelihood -100.1956 Hannan-Quinn criter. 0.359325 F-statistic 409.9926 Durbin-Watson stat 1.195940 Prob(F-statistic) 0.000000 Kết quả trong bảng 2 cho thấy, biến đại diện RES_CFO có mối tương quan dương với tài sản một cách đáng kể tại mức ý nghĩa 1% với hệ số tương quan cao,đồng thời biến RES_CFO còn thể hiện tính chất đồng xu hướng với hiệu suất sử
- 20 dụng tài sản của các công ty, với hệ số tương quan 0,017 và 0,155 tương ứng với ý nghĩa 5% và 1%. Điều này cho thấy rằng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản là các nhân tố tác động đáng kể đến sự biến động trong dòng tiền hoạt động kinh doanh của các công ty này.
- 21 B ảng 3: Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_PROD Redundant Fixed Effects Tests Equation: RES_PROD Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross -section F 7.437007 (99,495) 0.0000 Cross-section Chi-square 545.831905 99 0.0000 Cross-section fixed effects test equation: Dependent Variable: PRODCHIATS Method: Panel Least Squares Date: 03/09/14 Time: 16:17 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 599 Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C 0.618819 0.340592 1.816895 0.0697 1/At-1 15856.92 8978.020 1.766194 0.0779 Salet/At-1 0.843138 0.174238 4.839011 0.0000 ∆Sale t/At-1 -0.076492 0.201483 -0.379644 0.7043 ∆Sale t-1/At-1 0.063355 0.338257 0.187299 0.8515 R -squared 0.157177 Mean dependent var 2.253002 Adjusted R- squared 0.151502 S.D. dependent var 6.143951 S.E. of regression 5.659436 Akaike info criterion 6.312838 Sum squared resid 19025.36 Schwarz criterion 6.349526 Log likelihood -1885.695 Hannan-Quinn criter. 6.327121 F-statistic 27.69366 Durbin-Watson stat 0.663693 Prob(F-statistic) 0.000000
- 22 Bảng 4: : Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình RES_DISXEPT Equation: RES_DISXEPT Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross -section F (99,496) 0.0000 395.48315 Cross-section Chi-square 0 99 0.0000 Cross-section fixed effects test equation: Dependent Variable: DISXEPT Method: Panel Least Squares Date: 03/09/14 Time: 16:54 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 598 Coefficien Std. Variable t Error t-Statistic Prob. C 0.113484 0.026929 4.214247 0.0000 1/At-1 2483.883 681.1215 3.646754 0.0003 Salet/At-1 0.034875 0.012446 2.802039 0.0052 R -squared 0.035740 Mean dependent var 0.181628 Adjusted R- squared 0.032499 S.D. dependent var 0.458596 S.E. of regression 0.451082 Akaike info criterion 1.250670 Sum squared resid 121.0678 Schwarz criterion 1.272712 Log likelihood -370.9505 Hannan-Quinn criter. 1.259252 F-statistic 11.02672 Durbin-Watson stat 0.590305 Prob(F-statistic) 0.000020 Những con số thể hiện trong bảng 3 và 4 đều cho thấy những kết quả tương tự đối với bảng 2 khi cho rằng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản có mối tương quan dương với cả hai biến đại diện cho việc làm đẹp BCTC còn lại, kết quả kiểm định đều có ý nghĩa với α lần lượt bằng 1% và 10%.
- 23 4.2 Kiểm tra và khắc phục hiện tượng “ Đa cộng tuyến” Trong mô hình ước lượng, các biến giải thích được sử dụng phần lớn là những chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy, một phần nào đó chúng có mối tương quan với nhau và gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này đều được thể hiện trong cả ba mô hình đại diện YR SIZE ROA RESID LEV INT IND AUDIT YR 1.000000 0.089177 0.071024 -0.134183 -0.168287 -0.168287 0.000700 -0.0853 SIZE 0.089177 1.000000 -0.027892 -0.133222 0.286430 0.286430 0.022571 0.2621 ROA 0.071024 -0.027892 1.000000 -0.080763 -0.066411 -0.066411 0.288903 0.0215 RESID -0.134183 -0.133222 -0.080763 1.000000 0.014054 0.014054 2.63E-17 -0.0108 LEV -0.168287 0.286430 -0.066411 0.014054 1.000000 1.000000 0.027820 0.2495 INT -0.168287 0.286430 -0.066411 0.014054 1.000000 1.000000 -0.027820 0.2495 IND 0.000700 0.022571 0.288903 2.63E-17 -0.027820 -0.027820 1.000000 0.1456 AUDIT -0.085251 0.262117 0.021536 -0.010829 0.249450 0.249450 0.145603 1.000 Bảng 5: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_CFO YR SIZE ROA RESID LEV INT IND AUDIT YR 1.000000 0.249450 -0.054286 -0.068089 0.021536 0.262117 0.145603 0.145603 SIZE 0.249450 1.000000 0.007462 -0.043305 -0.066411 0.286430 -0.027820 -0.027820 ROA -0.054286 0.007462 1.000000 0.055212 0.565809 -0.036996 0.095669 0.095669 RESID -0.068089 -0.043305 0.055212 1.000000 0.136983 -0.054927 -0.050860 -0.050860 LEV 0.021536 -0.066411 0.565809 0.136983 1.000000 -0.027892 0.288903 0.288903 INT 0.262117 0.286430 -0.036996 -0.054927 -0.027892 1.000000 0.022571 0.022571 IND 0.145603 -0.027820 0.095669 -0.050860 0.288903 0.022571 1.000000 1.000000 AUDIT 0.145603 -0.027820 0.095669 -0.050860 0.288903 0.022571 1.000000 1.000000 Bảng 6: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_PRO
- 24 YR SIZE ROA RESID LEV INT IND AUDIT YR 1.000000 0.089147 0.071196 0.059824 0.000935 -0.169279 -0.003399 -0.082949 SIZE 0.089147 1.000000 -0.029394 0.051674 -0.037858 0.285747 0.024563 0.260378 ROA 0.071196 -0.029394 1.000000 0.184305 0.565554 -0.067284 0.291263 0.021058 RESID 0.059824 0.051674 0.184305 1.000000 0.111918 -0.024128 0.081339 0.106934 LEV 0.000935 -0.037858 0.565554 0.111918 1.000000 0.007114 0.097539 -0.055184 INT -0.169279 0.285747 -0.067284 -0.024128 0.007114 1.000000 -0.027044 0.247518 IND -0.003399 0.024563 0.291263 0.081339 0.097539 -0.027044 1.000000 0.143989 AUDIT -0.082949 0.260378 0.021058 0.106934 -0.055184 0.247518 0.143989 1.000000 Bảng 7: Bảng mô tả “Đa cộng tuyến” đối với mô hình RES_DISXEPT Kết quả được thể hiện trong bảng 5,6,7 cho thấy các cặp biến (LEVINTEXP); (IND - YR)có mối tương quan cao với nhau với hệ số tương quan gần bằng 1. Điều này dễ dàng được giải thích khi thực tế ta có thể nhận thấy rằng, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lãi vay của công ty, và loại hình hoạt động kinh doanh của mỗi công ty sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chính trị tại những thời điểm khác nhau. Cách khắc phục được đưa ra là bỏ lần lượt những biến có mối tương quan cao với nhau ra khỏi mô hình cho đến khi nào không còn hiện tượng “ Đa cộng tuyến”. 4.3 Kết quả nghiên cứu của mô hình ước lượng 4.3.1 Kết quả phân tích mô tả Bảng 8 cho thấy rằng RES_PROD có mức trung bình cao nhất bằng 0.0122 so với hai đại diện còn lại của REM ( tương ứng là 0.011 và -0.0002), điều này chỉ ra những công ty thường xuyên thực hiện việc làm đẹp báo cáo tài chính phần lớn sẽ là những công ty có chi phí sản xuất biến động cao. Bất cứ một công ty nào cũng phải quan tâm đến chi phí này, bởi lẽ việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc gia tăng trong lợi nhuận. Vì vậy, các công ty muốn duy trì được mức doanh thu hoặc lợi nhuận theo mong muốn của mình thông thường sẽ sử dụng biện pháp thay đổi chi phí sản xuất. Mặt khác, chi phí sản xuất cũng đóng góp một phần trong giá thành của sản phẩm, cho nên việc cắt giảm được nguồn chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá bán,
- 25 từ đó giúp thúc đẩy nguồn doanh thu bán hàng của công ty. Mức trung bình của LEV bằng 59% cho thấy mức vay nợ của các công ty Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 cao đáng kể. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều công ty phá sản, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và họ có nhu cầu vay vốn cao để có thể duy trì cũng như phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh. Hiệu suất hoạt động ROA ở mức thấp gần 8% thể hiện năng suất hoạt động chưa hiệu quả và các công ty vẫn chưa tận dụng được nguồn lực của mình. Chính những điều này đã trở thành những động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi những chỉ số trên báo cáo tài chính để có thể huy động được nguồn vốn vay hoặc thu hút được các nhà đầu tư Mean Min Max Sd RES_CFO 0.011 -1.6116 6.5938 0.3433 RES_PROD 0.0122 -19.0692 76.7222 5.6572 RES_DISEXPT -0.0002 -1.10435 6.3354 0.4504 LEV 0.594 0 10.1117 0.8797 INTEXP ( triệu VND) 35,515 0 996,936 81,613 ROA t-1 0.078 -0.6455 1.0781 0.1083 SIZE 5.582 0 7.6674 0.9402 Bảng 8: Thống kê mô tả 4.3.2 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_CFO Bảng 9 trình bày kết quả cho thấy quy mô và ROA đều có mối tương quan âm với REM với hệ số tương quan lần lươt bằng -0,03 và -0,14 tương ứng với mức ý nghĩa 1% và 10% có độ tin cậy cao. Điều này cho thấy những công ty có hiệu suất hoạt động càng thấp thì khả năng tạo ra động lực để thực hiện các hoạt động EM càng cao, đồng thời những công ty có quy mô lớn hơn thì có độ biến động trong hoạt động thấp hơn từ đó dẫn đến kết quả là họ thực hiện ít thực hiện REM hơn do chi phí mà họ phải gánh chịu sẽ lớn hơn so với những công ty nhỏ.
- 26 Dependent Variable: RES_CFO Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/29/14 Time: 17:11 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 599 Swamy and Arora estimator of component variances Coefficien Variable t Std. Error t-Statistic Prob. C 0.213276 0.058629 3.637747 0.0003 LEV 6.96E-08 1.23E-07 0.563946 0.5730 SIZE -0.030755 0.010679 -2.879973 0.0041 ROA -0.147776 0.086275 -1.712849 0.0873 AUDITOR 0.005860 0.026506 0.221066 0.8251 YR -0.050336 0.020309 -2.478528 0.0135 Effects Specification S.D. Rho Cross -section random 0.000000 0.0000 Idiosyncratic random 0.227414 1.0000 Weighted Statistics R -squared 0.039352 Mean dependent var 6.26E -19 Adjusted R-squared 0.031252 S.D. dependent var 0.213280 S.E. of regression 0.209921 Sum squared resid 26.13163 F-statistic 4.858354 Durbin-Watson stat 2.183061 Prob(F-statistic) 0.000230 Unweighted Statistics R -squared 0.039352 Mean dependent var 6.26E -19 Sum squared resid 26.13163 Durbin-Watson stat 2.183061 B ảng 9: Kết quả hồi quy c ủa mô hình ước lượ ng đối với biến đại diện RES_CFO 4.3.3 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_PROD Kết quả mô hình được trình bày trong bảng 10 cho thấy một mối tương quan dương đáng kể giữa ROA và REM với hệ số tương quan là 5.8 tương ứng với mức ý nghĩa 5% . Điều này đi ngược lại với kết quả trong mô hình thứ nhất và các nghiên cứu trước đây khi cho rằng những công ty có ROA càng thấp thấp thì họ càng ít thực hiện REM. Điều này một phần là do hầu hết những công ty này có độ biến động trong
- 27 chi phí sản xuất cao, việc tạo ra ROA thấp làm cho các nhà quản lý ít có động lực để thực hiện REM do sự tốn kém về tiền bạc và thời gian và một phần lý do khác đến từ chính sách riêng của ban quản trị
- 28 Dependent Variable: RES_PROD Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/09/14 Time: 16:41 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 599 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C 0.140894 1.342229 0.104970 0.9164 LEV 0.169001 0.460479 0.367012 0.7137 LAIVAY 2.50E-07 2.83E-06 0.088178 0.9298 ROA 5.799499 2.372603 2.444362 0.0148 SIZE -0.063853 0.226689 -0.281676 0.7783 AUDITOR -0.445811 0.772193 -0.577331 0.5639 YEAR -1.040543 1.015257 -1.024906 0.3058 Effects Specification S.D. Rho Cross -section random 4.062966 0.5177 Idiosyncratic random 3.921705 0.4823 Weighted Statistics R -squared 0.012726 Mean dependent var 0.000228 Adjusted R-squared 0.002719 S.D. dependent var 3.923152 S.E. of regression 3.917814 Sum squared resid 9086.765 F-statistic 1.271778 Durbin-Watson stat 1.379571 Prob(F-statistic) 0.268294 Unweighted Statistics R -squared 0.027335 Mean dependent var 0.001194 Sum squared resid 18604.08 Durbin-Watson stat 0.673822 Bảng 10: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_PROD 4.3.4 Kết quả nghiên cứu của biến đại diện RES_DISXEPT Mô hình với biến đại diện RES_DISXEPT trong bảng 11 cũng cho ra những mối tương quan có ý nghĩa đáng kể, kết quả nghiên cứu cũng đồng ý kiến khi cho rằng ROA có mối tương quan dương với REM khi kết quả cho thấy hệ số tương quan bằng 0.714 với mức ý nghĩa 1%. Những công ty có ROA thấp sẽ không thích thực
- 29 hiện REM bằng cách thay đổi trong các chi phí hữu ích một mặt bởi vì những chi phí này không mang lại hiệu quả tức thì, mặt khác một số nhà quản lý không thích thành quả trong ngắn hạn, họ quan tâm đến vấn đề đầu tư dài hạn, vì vậy họ sẽ không thay đổi chi phí cho những hoạt động này. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng, những công ty có mức lãi vay cao sẽ ít thực hiện REM hơn, điều này một phần nào đó tương đồng với mối quan hệ giữa LEV và REM, tuy nhiên mối tương quan này rất nhỏ, không đáng kể với mức ý nghĩa 5%.Vấn đề kiểm toán cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động làm đẹp báo cáo tài chính, kết quả mô hình cho thấy AUDIOR có mối tương quan dương với REM với hệ số tương quan dương bằng 0.119 tại mức ý nghĩa 10%, những công ty do BIG4 kiểm toán lại là những công ty thực hiện REM nhiều hơn so với những công ty khác, nguyên nhân là do các hoạt động REM xuất phát từ những hoạt động thực tế xảy ra và chúng không bị kiểm soát bởi kiểm toán, vì thế những phương pháp này ngày nay được ưa chuộng hơn so với việc thực hiên AEM.
- 30 Dependent Variable: DISXEPT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/09/14 Time: 17:16 Sample: 2008 2013 Periods included: 6 Cross-sections included: 100 Total panel (unbalanced) observations: 598 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C 0.207038 0.115465 1.793082 0.0735 LEV 0.019787 0.034904 0.566908 0.5710 LAIVAY -5.64E-07 2.53E-07 -2.232939 0.0259 ROA 0.713716 0.210294 3.393901 0.0007 SIZE -0.024364 0.020216 -1.205159 0.2286 AUDITOR 0.119125 0.064771 1.839173 0.0664 IND 0.028462 0.072365 0.393313 0.6942 YEAR 0.054280 0.032469 1.671721 0.0951 Effects Specification S.D. Rho Cross -section random 0.272240 0.3685 Idiosyncratic random 0.356348 0.6315 Weighted Statistics R -squared 0.050405 Mean dependent var 0.085779 Adjusted R-squared 0.039139 S.D. dependent var 0.363442 S.E. of regression 0.356239 Sum squared resid 74.87479 F-statistic 4.473961 Durbin-Watson stat 1.007149 Prob(F-statistic) 0.000072 Unweighted Statistics R -squared 0.064446 Mean dependent var 0.181628 Sum squared resid 117.4637 Durbin-Watson stat 0.641986 B ảng 11: Kết quả h ồi quy củ a mô hình ư ớc lượng đ ối với biến đại diện RES_DISEXPT
- 31 4.3.5 Kết quả tổng hợp từ ba mô hình Biến RES_CFO RES_PROD RES_DISEXPT Constant 0.213276 0.140894 0.207038 LEV 6.96E - 08 0.169001 0.019787 (0.573) (0.7137) (0.5710) INTEXP 2.50E-07 -5.64E-07 (0.9298) (0.0259) ROA -0.17776 5.799499 0.713716 (0.0873)* (0.0148) (0.0007) SIZE -0.030755 -0.063853 -0.024364 (0.0041) (0.7783) (0.2286) AUDITOR 0.00586 -0.445811 0.119125 (0.8251) (0.5639) (0.0664)* R2 0.039352 0.012726 0.050405 ADJUST R2 0.031252 0.002719 0.039139 F- statistics 0.359258 1.271778 4.473961 N 599 599 598 Bảng kết quả hồi quy tổng hợp từ 3 mô hình, với các hệ số ước lượng ghi trong ngoặc *, , tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Bảng 12: Bảng tổng hợp kết quả của ba mô hình Kết quả của cả ba mô hình trên đều cho thấy được mối tương quan giữa các biến trong mô hình với nhau. Lãi vay có mối tương quan dương với REM, điều này góp phần khẳng định, mức vay nợ của công ty đóng góp một phần vào việc hạn chế những hoạt động REM, đòn bẩy tài chính đươc nhận định rằng có vai trò giúp các công ty hoạt động có hiệu quả và năng suất hơn. Những công ty có ROA cao sẽ có xu hướng thực hiện REM thấp hơn hoặc cao hơn những công ty có ROA thấp, điều này được giải thích do tính biến động của dòng tiền và chính sách của ban quản trị. REM cũng có mối tương quan âm với quy mô công ty, những công ty có quy mô lớn thì hạn chế thực hiện REM hơn do chi phí thực hiện những hoạt động này cao hơn nhiều so
- 32 với những công ty có quy mô nhỏ. Vấn đề kiểm toán cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc thực hiện REM của mỗi công ty, nó xuất phát từ bản chất của REM, nó khắc phục được điểm yếu của AEM, chính điều này làm cho các doanh nghiệp ngày nay sử dụng REM nhiều hơn. 5. Kết luận Bằng việc xem xét vấn đề hoạt động của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên số liệu được công bố, bài nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính vẫn chưa phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc làm đẹp BCTC, tuy nhiên kết quả trong mô hình RES_DISXEPT lại cho thấy một mối tương quan âm giữa lãi vay và REM, tuy mối tương quan này khá nhỏ và không đáng kể, nhưng nó cũng góp phần vào kết quả nhận định rằng, đòn bẩy tài chính là một trong những hệ thống kiểm soát và quản lý nhằm làm hạn chế REM. Những kết quả được thực hiện trong bài nghiên cứu này trên thị trường Việt Nam góp phần làm sáng tỏ cho những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM, điều này cũng đưa ra lời giải đáp cho những công ty bị thất bại gần đây vì vấn đề lạm dụng REM từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản thu nhập được ghi trên sổ sách, điều này tạo ra sự phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới (Jensen, 1986; Denis và Denis, 1993; Jelinek, 2007; Wasimullah và các cộng sự, 2010). Đặc biệt, bài nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ giữa REM với quy mô và hiệu suất sử dụng tài sản của công ty, cụ thể REM có mối quan hệ ngược chiều với quy mô công ty, những công ty có quy mô nhỏ có xu hướng thực hiện REM nhiều hơn so với những công ty khác, ngược lại những công ty lớn, họ lại hạn chế thực hiện REM do chi phí phải gánh chịu cao hơn nhiều so với những công ty có quy mô nhỏ. Mặt khác, bài nghiên cứu còn cho thấy hai luồng kết quả nhận định về mối quan hệ giữa REM và ROA khi chạy mô hình thực nghiệm ở các công ty Việt Nam, kết quả cho thấy có mối tương quan cùng chiều giữa ROA và phần chênh lệch thể hiện mức độ biến động của chi phí sản xuất và chi phí hữu ích, hai đại diện của REM trong mô
- 33 hình chính, đồng thời ROA còn có mối tương quan ngược chiều với phần chênh lệch trong mô hình dòng tiền hoạt động kinh doanh. Điều này xảy ra một phần là do chính sách điều hành của bộ máy quản lý công ty đề ra dựa trên những khó khăn thực tế mà họ đang phải đối mặt. Việc làm đẹp báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam là một vấn đề đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư cũng như các tổ chức nhà nước. Việc làm đẹp báo cáo tài chính diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện hơn, vì vậy việc phòng tránh và khắc phục là vô cùng cần thiết đối với mỗi thành phần trong xã hội, từ ban quản lý các công ty cho đến các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước. Do tính khách quan cũng như chủ quan, bài nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn chế. Trước tiên là vấn đề lấy mẫu có thể chưa bao hàm hết thị trường để có một đánh giá toàn diện hơn.Thứ hai, cơ cấu tổ chức trong bộ máy quản lý tại Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác, điều này dẫn đến các kết quả trong bài có thể có một vài điểm bất tương đồng với các nghiên cứu của các giả trước đây. Bài nghiên cứu trong tương lai sẽ có thể được mở rộng theo hướng tìm ra những biện pháp thay thế cho việc làm đẹp báo cáo tài chính một cách tích cực hơn, cụ thể là biện pháp sử dụng các công cụ phái sinh, đồng thời kết quả của bài nghiên cứu sẽ kết hợp với những nghiên cứu liên quan đến tính minh bạch trong công bố thông tin của các công ty trên thị trường chứng khoán nhằm giúp cho các nhà đầu tư nhận diện được tình hình hoạt động thực chất của những công ty mà mình muốn đầu tư.
- 34 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình hồi quy đối với ba mô hình đại diện Kết quả hồi quy đối với biến đại diện RES_CFO
- 35 Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_PROD
- 36 Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_DISXEPT
- 37 Phụ lục 2: Giới thiệu về thực trạng làm đẹp báo cáo tài chính trên thế giới và Việt Nam Với sự kiện hàng loạt các công ty trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21, việc gian lận trong việc công bố thông tin trên báo cáo tài chính đã nổi lên như một chủ đề nóng bỏng hiện nay. Những cái tên Lucent, Xerox, Enron, Worldcom v.v, được xem là những công ty đã thực hiện những hành vi gian lận với sự tham gia chủ yếu của ban quản lý bao gôm CEO và CFO. Tại Việt Nam, những trường hợp phá sản vì gian lận không phải là hiếm, tiêu biểu là công ty Cổ phần Dược Viễn Đông và công ty Bạch Tuyết. Trên thực tế, báo cáo tài chính ở nước ngoài hiếm khi gặp sai sót, nhưng đã sai thì đó là những vấn đề rất lớn còn ở Việt Nam, trên một bản Báo cáo tài chính các nhà chuyên môn có thể phát hiện rất nhiều lỗi sai sót nhỏ, từ đó tạo ra việc sự sai sót lớn nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục. Sự phơi bày những vụ gian lận trên sổ sách ở những công ty có quy mô lớn đã làm cho dư luận và các nhà đầu tư càng quan tâm nhiều hơn về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Điều này trở thành câu hỏi lớn và thách thức mà ban quản lý của các công ty phải đối mặt cũng như bộ phận kiểm toán viên trong việc phát hiện và xử lý những vụ gian lận này. Thống kê tình hình gian lận của Hiệp Hội các nhà điều tra gian lận của Mỹ Các nhà điều tra tập trung vào việc phân tích những bước tiến hành gian lận để từ đó có thể giúp các các công ty cũng như các nhà đầu tư đưa ra những biện pháp ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận được thực hiện trên Báo cáo tài chính. Kết quả thống kê cho thấy: Việc gian lận đã làm thiệt hại khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội của Mỹ, tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD do gian lận. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và tất nhiên là nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003.
- 38 Bảng kết quả cuộc nghiên cứu của ACFE cho thấy: Loại gian lận Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 % Thiệt hại % Thiệt hại % Thiệt hại (USD) (USD) (USD) Biển thủ 92.7% 93.000 91,5% 150.000 88,7% 150.000 Tham ô 30,1% 250.000 30,8% 538.000 27,4% 375.000 Gian lận trên 7,9% 1.000.000 10,6% 2.000.000 10,3% 2.000.000 BCTC Bảng 11: bảng kết quả nghiên cứu của ACFE Kết quả nghiên cứu của ACFE cho thấy, trong các trường hợp khảo sát, gian lận liên quan đến tài sản tuy chiếm khoảng 90% trường hợp nhưng mức thiệt hại cho nền kinh tế là thấp nhất. Trong khi đó, các gian lận trên Báo cáo tài chính, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng hậu quả gây ra cho nền kinh tế là lớn nhất. Những phương pháp phổ biến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính Một trong những đóng góp rất lớn của ACFE là việc thống kê các phương pháp gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính. Theo số liệu thống kê, dù gian lận trên Báo cáo tài chính xảy ra ít thường xuyên hơn nhưng tác động của chúng đối với báo cáo tài chính lớn hơn nhiều lần so với hành vi tham ô, biển thủ. Dưới đây là thống kê các loại gian lận phổ biến trên BCTC.
- 39 Loại gian lận Trường hợp báo cáo % (trường hợp) Che dấu công nợ 54 45% Ghi nhận doanh thu không có 52 43.3% thật Định giá sai tài sản 45 37.5% Ghi nhận sai niên độ 34 28,3% Không công bố đầy đủ thông tin 56 48% Che dấu công nợ và chi phí Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Cụ thể ở Việt Nam : Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex (PJT) thông báo báo cáo tài chính năm 2010 đã kiểm toán với lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PJT đạt 10,58 tỷ đồng, giảm 22,74% so với con số 13,7 tỷ đồng đã công bố trước đó. Nguyên nhân điều chỉnh giảm lợi nhuận là do phải trích lập thêm 4,15 tỷ đồng dự phòng đầu tư bị lỗ ở công ty con năm 2010.
- 40 Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VSA 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA 16, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng. Định giá sai tài sản Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010. Theo báo cáo sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của HJS đạt 4,78 tỷ đồng trong đó lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 4,54 tỷ đồng. So với mức 6,48 tỷ đồng trước kiểm toán, lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm 30%. Điều đáng lưu ý trong Báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá tài sản cố định và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất: Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT
- 41 ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Công ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng tài sản cố định. Ghi nhận sai niên độ Trong mùa kiểm toán năm 2010, Đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu.Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010. Không khai báo đầy đủ thông tin Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận
- 42 sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần nhựa tân Hoá có mã chứng khoán VKP, kiểm toán viên phát hành ý kiến kiểm toán ngoại trừ, đồng thời kiểm toán viên chỉ ra rằng một khoản hàng tồn kho thiếu với giá trị 5,36 tỷ đồng xảy ra ở năm 2009, công ty trình bày số tiền này trên khoản mục phải thu khác của báo cáo tài chính năm 2010 và đang nhờ cơ quan pháp luật làm rõ. Nếu công ty không thể tìm ra nguyên nhân cho số hàng mất này (vì hơn 1 năm), thì điều này sẽ làm cho khoản lỗ trên khoản mục lợi nhuận chưa phân phối cột đầu năm và cuối năm sẽ gia tăng tương ứng. Các khuyến nghị phòng chống gian lận trên Báo cáo tài chính Gian lận nói chung và gian lận trên Báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao. Đối với doanh nghiệp Để hạn chế và phát hiện gian lận, trước hết cần xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Ngoài ra, để phát hiện gian lận, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp khác như là: thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, hay thiết lập đường dây nóng để thu nhận các thông tin nhanh chóng nhất.
- 43 Đối với Kiểm toán viên Cần tăng cường trách nhiệm của kiểm toán đối với gian lận trong kiểm toán Báo cáo tài chính và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khoán, thông qua việc xác nhận là các Báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán sẽ không còn cần thiết. Để giúp kiểm toán phát hiện gian lận, cần có các hướng dẫn chi tiết cho kiểm toán viên về các nhân tố đưa đến gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận. Đối với nhà đầu tư Bông Bạch Tuyết có thể không phải là trường hợp cuối cùng về thiếu minh bạch tài chính, mà sẽ thể hiện ở những hình thức khác nhau. Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nào cũng cần có thêm hiểu biết về kinh tế, tài chính và cả kế toán. Báo cáo của doanh nghiệp cũng cần được theo dõi trong nhiều thời kỳ và xâu chuỗi, thì mới nhìn thấy được sức khoẻ thực sự của doanh nghiệp. Nhà đầu tư Trần Tiến Dũng tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) cho biết, sau nhiều năm đầu tư, ông đã quen với việc thường xuyên đọc và xâu chuỗi báo cáo tài chính của những mã ông quan tâm. "Báo cáo một quý hoặc 1 năm chưa nói lên nhiều điều, mà chỉ khi liên hệ với những kỳ trước, mới có thể hình dung về sức khỏe thực sự của doanh nghiệp". Hãy thận trọng với những giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau soát xét cũng như công bố Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Điều thú vị là các doanh nghiệp có rất nhiều cách để lý giải về sự chênh lệch này, đây là những nguy cơ ẩn chứa gia lận rất cao nên nhà đầu tư hết sức thận trọng, cụ thể nhữ chênh lệch như: chênh lệch tỷ giá, chênh lệch về trích lập dự phòng, chênh lệch ghi nhận doanh thu, chênh lệch chi phí trích trước, chi phí trả trước và một số chênh lệch khác.
- 44 Hãy thận trọn với những “chiêu” làm đẹp sổ sách của các công ty mẹ, công ty con. Đó là hiện tượng chuyển vốn lòng vòng từ các công ty họ hàng, công ty mẹ, công ty con Những thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm của những doanh nghiệp này gồm: Đẩy nợ cho các công ty con và công ty con nuôi công ty mẹ. Hãy cẩn thận với những doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính không đúng thời hạn.Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy doanh nghiệp thiếu minh bạch, bởi nếu tình hình kinh doanh diễn ra như thế nào đều được phản ánh vào sổ sách kế toán và trong báo cáo tài chính, thì việc hoàn thành và công bố sẽ rất nhanh. Đối với quản lý nhà nước Cần tăng cường xử phạt gian lận Báo cáo tài chính. Bộ Tài chính đã lường trước tất cả các hành vi vi phạm trong việc lập BCTC có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe không cao. Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ nâng mức phạt tối đa đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán lên 30 triệu đồng. Bộ tài chính nên tăng cường nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập.Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên độc lập, đồng thời nâng cao tính thực thi của luật Kiểm toán độc lập.
- 45 Phụ lục 3 : Bảng viết tắt Viết tắt Viết đầy đủ tiếng việt Viết đầy đủ tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính REM Làm đẹp Báo cáo tài chính Real Earnings Management bằng các giao dịch thực AEM Làm đẹp Báo cáo tài chính Accrual Earnings Management bằng các ước tính kế toán EM Làm đẹp Báo cáo tài chính Earnings Management
- 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aini, A., Takia, M.I ., Pourjalahi, H. and Teruya, J. ( 2006). Earnings Manangement in Malysia : A study on Effects of Accounting Choice. Malaysian Accounting Review, 5(1), 185 – 187. 2. Beatty, A. and Weber, J. (2003). The Effects of Debt Contracting on Voluntary Accounting Method Changes. The Accounting Review, 78(1), 119– 142. 3. Becker, C.L., Defond, M.L., Jiambalvo, J. and Subramanyam, K.R. (1998). The Effect of Audit Quality on Earnings Management. Contemporary Accounting Research, 15(1), 1-24. 4. Denis, D.J. and Denis, D.K. (1993). Managerial Discretion, Organizational Structure and Corporate Performance. Journal of Accounting and Economics,16, 209-236. 5. Graham, J., Harvey, R. and Rajgopal, S. (2005). The Economic Implications of Corporate Financial Reporting. The Accounting Review, 80 (4), 1101-24. 6. Gu, Z., Lee, C.W.J. and Rosett, J.G. (2005). What Determines the Variability of Accounting Accruals ?Review of Quantitative Finance and Accounting, 24, 313–334. 7. Gunny, K., (2010). The Relation between Earnings Management Using Real Activities Manipulation and Future Performance: Evidence from Meeting Earnings Benchmarks. Contemporary Accounting Research, 27(3), 855-888 8. Jelinek, K. (2007). The Effect of Leverage Increases on Earnings Management. Journal of Business & Economic Studies, 13(2), 24-46. 9. Jensen, M.C.(1986). Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance and Takeovers. American Economics Review, 76(2), 323-329.
- 47 10. Kothari, S.P., Leone, A.J. and Wasley, C.E. (2005).Performance Matched Discretionary Accrual Measures. Journal of Accounting and Economics, 39, 163–197. 11. Roychowdhury, S. (2006). Earnings Management through Real Activities Manipulation. Journal of Accounting and Economics, 42 (3), 335-370. 12. Schipper, K. (1989). Commentary on Earnings Management. Accounting Horizons, 3(4), 91-102. 13. Sweeney, A.P. (1994). Debt Covenant Violations and Managers‟ Accounting Responses. Journal of Accounting and Economics, 17, 281-308. 14. Wasimullah, Toor, I.K and Abbas, Z. (2010), Can High Leverage Control the Opportunistic Behavior of Managers: Case Analysis of Textile Sector of Pakistan. International Research Journal of Finance and Economics, ISSN 140-2887, 47. 15. Jeff Z. Chen ( 2009) The Choice between Real and Accounting Earnings Management 16. Zhaoyang Gu, Chi-Wen Jevons Lee, Joshua G. Rosett (2004) What determines the variability of accounting accruals?. Website tham khảo: Trung tâm lưu ký chứng khoán www.vsd.org.vn. Uỷ ban chứng khoán nhà nước: www.ssc.gov.vn. Sở GDCK TP.HCM www.hsx.vn. Website luattaichinh.wordpress.com.