Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt

pdf 19 trang tranphuong11 27/01/2022 7260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cong_ty_tnhh_ky_thuat_tu.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt

  1. 1.1.1.1.1.1.1.1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT GVHD: PHAN HÀ THANH NHÃ SVTH: VI ĐÌNH BẢO LỚP: D14-TCO2 12 THÁNG 03 NĂM 2018
  2. MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài : 3 2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu : 4 3. Phƣơng pháp nghiên cứu : 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu : 4 5. Giới hạn đề tài : 4 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1. Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính 5 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích cảu phân tích báo cáo tài chính. 5 1.2 Tài liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 7  Phƣơng pháp so sánh. 8  Phƣơng pháp tỷ lệ. 9  Phƣơng pháp Dupont. 9 1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 10 1.4 Phân tích khái quát báo cáo tài chính 10 1.4.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 10 1.4.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 10 1.4.3 Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 11 CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 15 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt 15 1.1 Giới thiệu về công ty TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT 15 1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT 15 2. Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển của công ty 15 2.1 Nhiệm vụ 15 2.2 Chức năng 15 3. Quá trình hoạt động kinh doanh chính 15 4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 15 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 15 4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 15 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt 15 6. Phân tích thực trạng 15 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 16 1. Giải pháp 16 2. Kiến nghị 16 PHẦN KẾT LUẬN 17 PHỤ LỤC 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cừng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó, và họ mong muốn với sự đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao. Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải có một đội ngũ, để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một các đầy đủ và đúng đắn. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt, em nhận thấy công ty cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến tình hình tài chính của mình. Do đó em quyết định chọn đề tài “ Phân tích báo cáo tài chính Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt ” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
  4. 2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu : Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu : Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chính của công ty. 4. Đối tƣợng nghiên cứu : Tình hình tài chính của công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tê. 5. Giới hạn đề tài : Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính của công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt thông qua các số liệu trong các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của năm 2015, năm 2016 và năm 2017.
  5. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích cảu phân tích báo cáo tài chính. Khái niệm và báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt dộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành. Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lại về xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhắm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tai, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
  6. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lại để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán. Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra. Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đich làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chinh phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu kahsc như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường Điều đó chỉ được thực hiện khi kinh doang có lãi và thanh toán được nợ nần. Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp đặc biệt họ chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn.
  7. Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn Vì vậy họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai. Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không. Vì vậy họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tài và thời gian sắp tới. Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động mối quan tâm cũng như các đối tượng kể trên ở gốc độ này hay gốc độ khác.Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính. 1.2 Tài liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính Tài liệu phân tích: - Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí trong một kỳ báo cáo. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chinh: là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
  8. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính: Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau.  Phương pháp so sánh. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành. - So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. - So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau: - Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”. - Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
  9.  Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. - Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.  Phương pháp Dupont. Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.Từ việc phân tích: Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
  10. 1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm để “ hiểu được các con số” hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại. và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 1.4 Phân tích khái quát báo cáo tài chính 1.4.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng của tài sản và nguồn vốn. Từ đó, đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh hiệu quả. 1.4.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Từ đó, đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động hiệu quả.
  11. 1.4.3 Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Phân tích khoản phaỉ thu Khái niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, từ đó đánh giá tình hình tài chính của công ty Công thức: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn = Phân tích khoản phải trả Khái niệm: Phân tích các khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính công ty. Công thức: Tỷ số nợ = Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Khái niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đô lường số tiền mặt hiện tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượng lưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu. Công thức: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khái niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải cho các khoản nợ ngăn hạn. Công thức: Khả năng thanh toán hiện thời =
  12. Phân tích khả năng thanh toán nhanh Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn Công thức: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Vòng quay hàng tồn kho Khái niệm: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một năm và qua đây cũng biết được số ngày hàng tồn kho. Công thức: Vòng quay hàng tồn kho = Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay) / 2 Vòng quay các khoản phải thu Khái niệm: Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hiệu động của công ty. Công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (các khoản còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay) / 2 Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một vòng quay khoản phải thu. Công thức: Kỳ thu tiền bình quân =
  13. Vòng quay tài sản cố định: Khái niệm: Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu. Công thức: Vòng quay tài sản cố định = Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = (tài sản cố định năm trước + tài sản cố định năm nay) / 2 Vòng quay tổng tài sản Khái niệm: Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Công thức: Vòng quay tổng tài sản= Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm nay) / 2 Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phẩn tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu. Công thức: Vòng quay vốn chủ sở hữu =
  14. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Tỷ số nợ trên tổng tài sản Khái niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản Công thức: Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Khái niệm: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu do lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu Công thức: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Khái niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt được chiến lược kinh doanh của mình. Công thức: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay so với tổng tài sản Khái niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của công ty hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận căn bản là nhằm đánh gái khả năng sinh lợi căn bản của công ty. Công thức: Tỷ số lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay = Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Khái niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản =
  15. CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt 1.1 Giới thiệu về công ty TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT 1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÀN MỸ VIỆT 2. Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển của công ty 2.1 Nhiệm vụ 2.2 Chức năng 3. Quá trình hoạt động kinh doanh chính 4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt 6. Phân tích thực trạng
  16. CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp 2. Kiến nghị
  17. PHẦN KẾT LUẬN
  18. PHỤ LỤC
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO