Các ca lâm sàng sốc phản vệ tại Bệnh viện Hùng Vương

pdf 24 trang yendo 6081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các ca lâm sàng sốc phản vệ tại Bệnh viện Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_ca_lam_sang_soc_phan_ve_tai_benh_vien_hung_vuong.pdf

Nội dung text: Các ca lâm sàng sốc phản vệ tại Bệnh viện Hùng Vương

  1. CÁC CA LÂM SÀNG SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Bs. Lương Minh Tuấn
  2. Ca lâm sàng thứ 1 • Bệnh nhân: Trần Ngọc Bình Tuổi : 38 Nam • ĐC: Gò măng – chí đám – đoan hùng – phú thọ • Vào viện : 6 h ngày 24- 11 – 2013 • Lý do vào viện : đau bụng mạng sườn T • Tiền sử: khỏe mạnh không có tiền sử dị ứng gì • Bệnh sử : trước vào viện 1 hôm bệnh nhân xuất hiện đau bụng mạng sườn trái,đau quặn thành cơn đau lan xuông hạ vị và bộ phận sinh dục. ở nhà chưa điều trị gì vào viện • Lúc vào :bệnh nhân tỉnh ,đau bụng mạng sườn T, M:76l/p ,HA:120/80 • Chẩn đoán: Cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản T
  3. • Bệnh nhân được chỉ đị điều trị bằng ,cefotaxim,ciprofloxacin ,nospa , natriclorua • Sau test cefotaxim bệnh nhân xuất hiên dương tính với cefotaxim , bệnh nhân được chuyển vào khoa ngoại,BS phòng CC đã không ghi cảnh báo ,và thiếu sót trong quá trình bàn giao Bn • Bệnh nhân vẫn đươc tiêm cefotaxim vào lúc 8h 20 24/11 /2013, sau khi tiêm bệnh nhân xuất hiện tê môi,nói khó,khàn tiếng ,ngứa ở tay chân, M: 90l/p,HA: 120/80.Bệnh nhân được tiêm methylprednisolon 40mg 1lọ,dimedron 10mg 1ống • Sau khi tiêm song bệnh nhân vẫn không hết triệu chứng ,xuất hiện khó thở tăng dần,vật vã kích thích,M:100l/p,HA :80/50,bệnh nhân được thở oxy kính và chuyển lên khoa hồi sức
  4. • Khi chuyển lên khoa sức lúc 8h30 24/11/2013-tức sau 30 phút khi tiêm cefotaxim, bệnh nhân trong tình trạng khích thích vật vã,toát mồ hôi, khó thở thở rít,nghe có tiếng rít thanh quản HA không đo được,mạch quay nhanh nhỏ khó bắt. BN đã được tiêm ½ ống Adrenalin bắp thịt 2 lần và pha 10 ống Adrenalin truyền tĩnh mạch liều o,6ug/kg/p ,thở oxy maks 5l/p. • Sau 10 phút bệnh nhân bớt khó thở, HA tăng lên 70/40, bệnh nhân vẫn duy trì Adre với liều như trên. • 9h 10 ngày 24/11/2013 bệnh nhân tỉnh,hết khó thở, HA:130/80 ,tiến hành giảm dần liều Adrenalin. • Tới hồi 14h45 24/11/2013 sau 6h15p sau dùng Adrenalin Bệnh nhân đã được dừng Adre.Tổng liều Adrenalin 12 ống. • Bệnh nhân tiếp tục điều trị tại khoa HS và ra viện sau 3 ngày điều trị.
  5. • Cận lâm sàng bệnh nhân • CTM: HC :4,71 HB:140 • BC :10,1 TT :49.3% • TC :146 • SH Ure :3,0 Cre:91 G:5,6 Na:139 K: 4,0 • Siêu Âm : hình ảnh sỏi niệu quản giữa trái gây giãn thận niệu quản T
  6. Ca lâm sàng thứ 2 • Bệnh nhân :PHẠM THỊ THU HUYỀN 12 tuổi Nữ • Địa chỉ : thái sơn – hàm yên – tuyên quang • Vào viện hồi : 8h 30 ngày 4/3/2014 • Lý do : Đau bụng ,nôn Tiền sử : điều trị viêm loét thực quản năm 2011 tại viện nhi TƯ • : không có tiền sử dị ứng • Bệnh sử:trước vào viện 1 ngày trẻ ở nhà đau bụng âm ỉ thượng vị ,tiết nhiều nước bọt, buồn nôn nhiều vào buổi tối vào viện • Lúc vào: trẻ tỉnh ,đau bụng từng cơn,tiết nhiều nước bọt • Chẩn đoán: loét thực quản
  7. • Bệnh nhân được điều trị: natriclorua 9%, glucose 5%, kháng sinh Cefotaxim, Gentamycin, nospa 40mg 1ống, omeprarole 40mg. • Bệnh nhân đang điều trị ngày thứ 2 ,hồi 9h30 ngày 5/3 sau tiêm nospa 40mg ½ ống ,chưa dùng kháng sinh bệnh nhân xuất hiện nổi ban đỏ tại vị trí tiêm, khó thở, đau tức ngực, không có tiếng rít thanh quản, SpO2 :90 -94%, nhịp thở 32 l/p, mạch 130l/p. • Tại buồng tiêm điều dưỡng đã tiêm 1/2 ống Adrenalin tiêm bắp, sau 5 phút tiêm nhắc lại 1/2 ống, sau 5 phút trẻ hết ban đỏ, hết khó thở SpO2: 98-99%, bệnh nhân đã được chuyển về khoa HS theo dõi tiếp trong 24 h trẻ hoàn toàn bình thường. • Trẻ đã được điều trị tai khoa hồi sức và ra viên trong tình trạng tốt, hết nôn sau 8 ngày.
  8. • Cận lâm sàng của bệnh nhân: • CTM: Hc:3,89 Hb:111 Bc:6,3 TT:80 Tc:203 • Ure :8 Cre :44 Protein:85 Albumin: 40 Na:138 K:3,8 Clo:103 • SA :ổ bụng bình thường • tets HB âm tính
  9. Ca lâm sàng thứ 3 • Bệnh nhân :Lê Thị Thủy tuổi: 33 Nữ • Địa chỉ : Thôn 2 – Hùng Long – Đoan Hùng – Phú Thọ • Vào viện: 9 giờ 5 phút ngày 17-12-2013 • Lý do vào viện: mẩn ngứa toàn thân • Bệnh sử:trước vào viện 4 ngày bệnh nhân ở nhà mân ngứa kẽ chân và tự mua thuốc Griseofulvin, ketoconarol uống. Sau uống sưng nề mi mắt ,ngứa tăng -> vào viện. Lúc vào : Tỉnh, mẩn ngứa, toàn thân có ban đỏ, không khó thở, M:70l/p , T:36 ,HA:100/60mmHg • Chẩn đoán: dị ứng thuốc chống nấm
  10. • Bệnh nhân được điều trị bằng 2 ngày đầu: Methylpresnisolon, dimedron. Tình trạng ban đỏ đã giảm nhiều. • Ngày thứ 3 bệnh nhân được dùng thêm Erythromycin (thử test dưới lưỡi âm tính) ,bệnh nhân uống thuốc lúc 11h 10 19/12/2014, ngay sau uống bệnh nhân xuất hiện khó thở,buồn bực, bồn chồn, buồn nôn nhưng không nôn, M: 100l/p, HA:110 /80mmHg. • Ngay lập tức được điều dưỡng tiêm ½ ống Adrenalin bắp thịt,thở oxy kính 4l/p, sau tiêm 5 phút bệnh nhân mất hết các triệu chứng,M:76l/p,HA :120/80mmHg. • Sau đó bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức theo dõi tiếp,bệnh nhân không có diễn biến gì, ngừng dùng kháng sinh. • Bệnh nhân ổn định ra viện sau 8 ngày điều trị.
  11. • Cận lâm sàng: • CTM HC:4,14 HB:149 BC:16 TT:87% • SH Ure :5,1 Cre:65 GOT:27 GPT:27 Na:136 K:4,2 Clo:100 • Các thăm dò khác trong giới han bình thường
  12. Ca lâm sàng thứ 4 • Bệnh nhân :Lê Thị Kiều Trinh Tuổi: 4 tháng Giới: Nữ • Địa chỉ : thôn 9 – Minh tiến – Đoan hùng – Phú thọ. • Vào viện : 19h ngày 9-4-2014 • Lý do vào viện : ho khò khè,khó thở • Bệnh sử : Trẻ ho, khò khè 4-5 ngày nay đã đi khám kê đơn uống thuốc không đỡ, khò khè tăng -> viện • Lúc vào: Trẻ tỉnh, thở khí phòng, khò khè, khó thở, nhịp thở 55l/p, phổi nhiều rasle nổ 2 bên, rút lõm lồng ngực không rõ, đi ngoài phân lỏng 4 lần. • Chẩn đoán: viêm phế quản phổi SHH độ 2/ Tiêu chảy cấp
  13. • Bệnh nhân được chỉ định dùng cefotaxim 300mg/ngày, Gentamycin 30mg/ngày, sau thử test với Gentamycin dương tính, cefotaxim âm tính • Hồi 20h15p sau khi tiêm cefotaxim bệnh nhân xuất hiện nổi ban đỏ toàn thân, sau khoảng 1 phút trẻ xuất hiện đỏ mặt, quấy khóc, khó thở nhịp thở 98l/p, rút lõm lồng ngực rõ, bệnh nhân được tiêm methylprednisolon 40ng 1/3 lọ,dimedron 10mg 1/2 ống,thở oxy. (chưa phù hợp) • Sau 5 phút trẻ xuất hiện kích thích, tím tái toàn thân, da lạnh nhợt, rút lõm lồng ngực, khó thở, thở nhanh nhịp thở 98l/p. Trẻ được tiêm Adrenalin 1mg 1/3 ống, khí dung ventolin, pulmicort, Diaphylin 4,8% truyền tĩnh mạch sau 10 phút trẻ hồng trở lại. • Sau đó gia đình trẻ xin chuyển xuống bệnh viện việt trì, trên đường đi tiêm một lần Adrenalin với liều như trên. Khi tới phòng cấp cứu việt trì bn đã bớt khó thở nhiều. • Hiện tại (theo thông tin):trẻ đã ra viện.
  14. • Cận lâm sàng : • CTM HC: 4,26 HB: 97 • BC : 13 TT: 24% • CRP :dương tính • XQ : phế quản hai bên tăng đậm
  15. Ca lâm sàng thứ 5 • Bệnh nhân: Triệu Thị X 83 tuổi nữ • Địa chỉ : thôn 3 – đông khê – đoan hùng - phú thọ • Vào viện khám hồi 9h ngày 18/4/2014 • Lý do tới khám : đau bụng • tiền sử tăng HA ,HA nền 160/90 • Bệnh nhân được khám tại phòng khám có khối cứng ở thượng vị, siêu âm có hình ảnh theo dõi u gan, Bn được chỉ định chụp CT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để xác định chẩn đoán
  16. • Hồi 12h 15 bệnh nhân được đưa vào phòng chụp CT, sau chụp thì đầu không tiêm thuốc bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang vào hồi 12h 25p sau tiêm bệnh nhân xuất hiện xuất hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn kèm theo khó thở, tê môi, nói khó không nói được thành câu • Bệnh nhân được tiêm ngay Adrenalin 1mg ống tiêm bắp thịt sau tiêm vài giây bệnh nhân hết nôn,hết khó thở, nói được, sau 1 phút bệnh nhân hết buồn nôn nói bình thường và được chuyển về khoa cấp cứu theo dõi • Tại khoa cấp cứu bệnh nhân được đo HA thấy HA 210/110 mmhg , nhịp thở 18l/p SpO2 :99% , sau 5 phút HA xuống 180/60mmhg • Sau 20 phút kể từ khi tiêm Adrenalin bệnh nhân tỉnh HA 160/80 mmhg M 110l/p SpO2 :98% ,BN đói bụng uống được hộp sữa tươi • Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi tới 17h hoàn toàn bình thường ,kết quả chụp U đầu tụy gia đình bệnh nhân xin về không điều trị ở viện
  17. Bàn luận • Ca LS thứ 1 :Chẩn đoán muộn, mất thời gian cho việc sử dụng thuốc khác làm bệnh nhân tiến triển nặng và nguy kịch, tổng liều Adrenalin cao. • Ca LS thứ 2: Xử lý nhanh ngay khi bắt đầu xuất hiện tình trạng phản vệ,tình trạng phản vệ qua nhanh,bệnh nhân an toàn. • Ca LS thứ 3: Tình trạng phản vệ nặng (ban dị ứng, khó thở) nhưng bệnh nhân sau khi tiêm Adrenalin tiến triển tốt, không có tác dụng phụ. • Ca LS thứ 4:Bệnh nhi diễn biến nhanh, ban đầu đã tiêm dimedrol và methylprednisolon là chưa phù hợp, ngay sau dùng Adrenalin trẻ tiến triển tốt. • Ca LS thứ 5: Bệnh nhân nghĩ đến chẩn đoán phản vệ nặng (sau tiếp xúc dị nguyên – thuốc cản quang có khó thở) dù HA tăng nhưng tiêm Adrenalin bệnh nhân hết các triệu chứng nhanh