Báo cáo Phân loại, đặc điểm và cơ chế các thiết bị trộn trong sản xuất

pptx 27 trang thiennha21 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phân loại, đặc điểm và cơ chế các thiết bị trộn trong sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_phan_loai_dac_diem_va_co_che_cac_thiet_bi_tron_trong.pptx

Nội dung text: Báo cáo Phân loại, đặc điểm và cơ chế các thiết bị trộn trong sản xuất

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG BÁO CÁO CNSXDP PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ CÁC THIẾT BỊ TRỘN TRONG SẢN XUẤT 1. Phạm Qui Quyền 2. Lương Diễm Trinh GVHD: Ths. Nguyễn Ngọc Lê 3. Nguyễn Thị Huỳnh Như ( 20/8) Nhóm 2 – Đại học Dược 11C 4. Nguyễn Lê Oanh Tuyền 5. Nguyễn Thị Bích Ngân 6. Nguyễn Anh Thư 7. Trần Thị Kiều Phuy 1
  2. DANH SÁCH NHÓM 2 1. Phạm Qui Quyền 2. Lương Diễm Trinh 3. Nguyễn Thị Huỳnh Như ( 20/8) 4. Nguyễn Lê Oanh Tuyền 5. Nguyễn Thị Bích Ngân 6. Nguyễn Anh Thư 7. Trần Thị Kiều Phuy
  3. PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ CÁC THIẾT BỊ TRỘN TRONG SẢN XUẤT
  4. KHUẤY TRỘN VẬT LIỆU • Khuấy trộn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dược để chế biến huyền phù, nhũ tương và các hỗn hợp rắn. • Dựa vào trạng thái liên kết của vật liệu đem trộn, phân loại: - Khuấy trộn trong môi trường lỏng - Khuấy trộn trong môi trường rắn, xốp, nhão.
  5. 1.KHUẤY TRỘN MÔI TRƯỜNG LỎNG Mục đích: • Thực hiện quá trình thủy cơ: tạo nhũ tương, huyền phù, hoà tan, đồng hoá. • Thực hiện quá trình nhiệt: cô đặc dung dịch, đun nóng, làm nguội. • Thực hiện các phản ứng hoá học. • Thực hiện các phản ứng sinh học.
  6. Khuấy trong môi trường lỏng, trong đó: - Pha liên tục là một chất lỏng - Pha phân tán có thể là: pha lỏng, pha rắn hoặc khí (Pha phân tán có thể hòa tan hoặc không hòa tan vào pha liên tục) - Điều kiện của môi trường khuấy trộn được xác định bởi: + Gián đoạn/ liên tục + Nhiệt độ + Áp suất + Nồng độ phân tán
  7. THIẾT BỊ - Dạng kín/ dạng hở - Dạng hình trụ thẳng đứng, dạng nằm ngang
  8. 1.1. Nguyên tắc và cấu tạo thiết bị khuấy: a. Cấu tạo 1.Thùng khuấy 2.Thân thùng khuấy 3.Nắp thùng khuấy 4.Trục khuấy 5.Khớp nối trục khuấy 6.Hộp giảm tốc 7.Động cơ 8.Cửa nhập nguyên liệu 9.Cửa quan sát và sửa chữa 10. Băng quanh thùng theo tâm 11.Cánh khuấy 12.Tai đỡ thùng khuấy và bu lông 13.Chân đỡ thùng khuấy 14.Cửa xả
  9. b. Các dạng cánh khuấy Cánh khuấy có nhiều dạng nhiều kiểu khác nhau.
  10. Khuấy là quá trình tạo dòng chuyển động của khối chất lỏng trong thiết bị nhờ các cánh khuấy. Theo quan điểm tốc độ, cánh khuấy được chia thành hai nhóm chính - Nhóm cánh khuấy tốc độ chậm: mỏ neo, cánh khuấy khung, cánh khuấy vis [1]
  11. - Nhóm cánh khuấy tốc độ nhanh: bản 2 cánh, bản 3 cánh, bản 6 cánh, chân vịt,tuốc bin kín, tuốc bin hở [2]
  12. Một số chi tiết về hình ảnh của các loại máy khuấy - Máy khuấy dạng chân vịt được dùng để khuấy trộn các chất lỏng không ở dạng dung dịch đặc sệt, độ nhớt cao, được trộn với tốc độ trung bình. - Máy khuấy dạng mái chèo thì khuấy 2 cánh. Mái chèo có thể phát ra dòng phản xạ nên có thể khuấy được cả môi trường lỏng lẫn rắn ở tốc độ khuấy thích hợp hoặc thấp
  13. - Máy khuấy dạng mỏ neo Quay tốc độ từ thấp đến trung bình, thích hợp với việc phân tán, đồng nhất, phản ứng có độ bền cơ học cao. Dùng bể khuấy trộn các chất lỏng có độ nhớt vượt quá 1Ns/m2. - Máy khuấy tuabin Dùng để khuấy ở tốc độ trung bình và cao, khuấy trộn các dung dịch chất lỏng có độ nhớt cao, hòa tan các chất rắn nhanh, khuấy động các hạt rắn đã lắng cặn.
  14. - Máy sục khi tuần hoàn Giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, khử mùi, khử mài, diệt khuẩn và làm oxy hóa những chất có độc trong nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, giảm thiểu ô nhiễm Hiện nay máy tạo khí ozone được sử dụng phổ biến rộng rãi trong cuộc sống và trong sản xuất. [3]
  15. 2. KHUẤY TRỘN TRONG MÔI TRƯỜNG HẠT RẮN RỜI VÀ BỘT NHÃO • Được sử dụng rộng rãi: thuốc bột, thuốc viên, cốm,bột nhão • Phân loại (căn cứ vào cấu tạo): _Thiết bị trộn có các cánh quay _Thùng trộn
  16. 2.1 Thiết bị trộn có cánh quay • Để trộn các vật liệu dạng bột rời và bột nhão mềm, có hoặc không thêm chất lỏng • Có sự phân chia vật liệu. Cùng với hiện tượng này, những lực tác động từ cánh khuấy hướng vào trong khối vật liệu , điểm đặt của các lực thay đổi từ từ, kết quả đạt được sự trộn bằng hồi chuyển.
  17. - Cánh khuấy vít tải Cánh khuấy vít tải phù hợp với việc khuấy đảo đều hỗn hợp chất rắn có kích thước không đồng bộ và có độ ẩm thấp đến rất thấp - Cánh khuấy dạng lò xo Được dùng để khuấy trộn vật liệu rắn có biên dạng hạt tương đồng nhau. Nguyên liệu khuấy trộn độ ẩm nằm mức độ trung bình và cao, không dùng khuấy trộn vật liệu khô với nhau [4]
  18. 2.2 Thùng trộn • Các dạng: hình chữ V, hình khối lập phương, hình trụ, hình côn hai đầu, được quay nhờ một trục nằm ngang. Hình khối lập phương Hình côn hai đầu Hình chữ V
  19. - Máy trộn hình chữ V Máy được dùng để trộn các nguyên liệu dạng hạt nhỏ, khối hay các nguyên liệu có chứa một lượng nước nhất định.[5]
  20. - Máy trộn hình khối lập phương 1. Thùng trộn 2. Bảng điện điều khiển 3. Gối đở 4. Hàng rào an toàn 5. Hợp giãm tốc 6. Động cơ trộn chính 7. Cánh trộn phụ 8. Van xả liệu - Máy trộn lập phương chủ yếu là trộn bột khô, máy sử dụng inox chất lượng cao nên đảm bảo chất lượng sản phẩm. [6]
  21. - Máy khuấy polimix Máy khuấy polimix được thiết kế cho mục đích đặc biệt là hút bột bằng hệ thống hút chân không. Máy polimix được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sinh học, hóa chất, vật liệu điện tử. Hiện nay máy khuấy Polimix được sử dụng nhiều trong môi trường chất rắn. [7]
  22. Cơ chế trộn • Trộn đối lưu: gần giống sự chuyển khối trong khuấy trộn chất lỏng. • Trộn trượt: các mặt phẳng trượt tạo thành như là kết quả của các lực ở trong khối hạt, phụ thuộc vào đặt tính chảy của bột • Trộn khuếch tán: sự phát sinh khi có sự chuyển động ngẫu nhiên của các hạt trong khối bột trộn gây thay đổi vị trí tương đối với nhau.Dẫn đến kết quả giảm cường độ phân ly.
  23. Cơ chế phân ly • Các chất rắn dạng hạt hướng tới sự phân ly bởi các tác dụng khác nhau về cỡ hạt, tỷ trọng, hình dáng và các đặc tính khác của hạt. • Quá trình phân ly có thể xảy ra trong quá trình trộn cũng như trong các công đoạn như dập viên, đóng nang.
  24. Hiệu quả trộn • Phụ thuộc vào tốc độ quay của thùng trộn: _ Quá chậm: không tạo ra được cường độ chuyển động đổ ụp xuống hay chảy xuống hoặc tốc độ trượt cao. _ Quá nhanh: tạo ra lực ly tâm hay phân ly bột ra phía thành thùng trộn ->Tối ưu: 30-100 vòng/phút • Phụ thuộc vào đặc tính loại vật liệu được trộn, lượng vật liệu được nạp vào thùng • Thời gian trộn: _ Quá ngắn: trộn không đều _ Quá dài: dễ phân ly • Độ ẩm của bột
  25. 3.KẾT LUẬN Tùy theo mục đích sử dụng mà con người sẽ chọn lựa các loại máy phù hợp với mục đích và giá tiền của họ. Sự ra đời của thiết bị máy móc có ảnh hưởng đến sản xuất nói chung và ngành dược phẩm nói riêng giúp cho chất lượng sản phẩm được được nâng cao, tăng năng suất sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh. Nguồn:
  26. Tài liệu tham khảo [1] (truy cập ngày 12/05/2020) [2] (truy cập ngày 12/05/2020) [3] (truy cập ngày 12/05/2020) [4] (truy cập ngày 12/05/2020) [5] chat-thuc-pham-chu-v/ (truy cập ngày 12/05/2020) [6] may-tron-bot-thuc-pham-my-pham- duoc-pham-cong-suat-cao-pd,10048 (truy cập ngày 12/05/2020) [7] hang-kns/ (truy cập ngày 12/05/2020)